Khóa luận Thực trạng rối loạn trầm cảm ở sinh viên chuyên ngành y đa khoa năm thứ 5 và 6 tại trường Đại học Y Dược năm học 2020-2021

pdf 62 trang thiennha21 18/04/2022 5200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng rối loạn trầm cảm ở sinh viên chuyên ngành y đa khoa năm thứ 5 và 6 tại trường Đại học Y Dược năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_roi_loan_tram_cam_o_sinh_vien_chuyen_ng.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng rối loạn trầm cảm ở sinh viên chuyên ngành y đa khoa năm thứ 5 và 6 tại trường Đại học Y Dược năm học 2020-2021

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC NGUYỄN ĐỨC LƢƠNG THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH Y ĐA KHOA NĂM THỨ 5 VÀ 6 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC NĂM HỌC 2020-2021 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƢỢC Người thực hiện: NGUYỄN ĐỨC LƢƠNG THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH Y ĐA KHOA NĂM THỨ 5 VÀ 6 TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC NĂM HỌC 2020-2021 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khoá:QH.2015.Y Người hướngdẫn: 1. ThS. Nguyễn Viết Chung 2. ThS. Mạc Đăng Tuấn 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trongquátrìnhhọctập,nghiêncứuvàhoànthànhkhoáluậnnày,emđãnhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơntới: Ban Chủ nhiệm Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, thầy cô giảng viên Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ emtrong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành khoá luậnnày. Em xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Viết Chung, ThS Mạc Đăng Tuấn – những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn các bạn sinh viên y đa khoa của trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nộiđã tham gia nghiên cứu và hỗ trợthuthậpsố liệu cho nghiên cứunày. EmxinbàytỏlòngbiếtơnchânthànhtớicácthầycôgiảngviênĐại họcYDược, ĐạihọcQuốcGiaHàNộiđãdạydỗ,trangbịkiếnthứcchoemtrongsuốt6nămtheo học tạitrường. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, nhữngngườibạnthânthiếtcủaem,nhữngngườiđãcùngchiasẻkhókhăn,dànhcho em những lời động viên, chia sẻ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiêncứu. Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2021
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Nguyễn Đức Lương, sinh viên khoá QH.2015.Y, ngành Y đa khoa, Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. ĐâylàluậnvăndobảnthânemtrựctiếpthựchiệndướisựhướngdẫncủaThS. Nguyễn Viết Chung, ThS Mạc Đăng Tuấn.Côngtrìnhnàykhôngtrùnglặpvớibấtkìnghiêncứunàođãđượccôngbốt ại ViệtNam. 2. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiêncứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 29 tháng 05 năm 2021 Tác giả Nguyễn Đức Lƣơng 1
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT SV Sinh viên SVY5 Sinh viên khối Y5 SVY6 Sinh viên khối Y6 WHO World Health Organization KTC Khoảng tin cậy
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Bảng các biến số nghiên cứu 19 Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tƣợng nghiên cứu 25 Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ giới tính của đối tƣợng nghiên cứu 25 Bảng 3.3. Đặc điểm sinh viên năm thứ mấy của đối tƣợng nghiên cứu 26 Bảng 3.4. Đặc điểm quê quán và nơi ở hiện tại của đối tƣợng nghiên cứu 26 Bảng 3.5. Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo của đối tƣợng nghiên cứu 27 Bảng 3.6. Đặc điểm về số lƣợng anh chị em ruột của đối tƣợng nghiên cứu 27 Bảng 3.7. Đặc điểm tình trạng hôn nhân của đối tƣợng nghiên cứu 28 Bảng 3.8. Đặc điểm kinh tế gia đình của đối tƣợng nghiên cứu 28 Bảng 3.9. Đặc điểm điểm trung bình kỳ vừa qua của đối tƣợng nghiên cứu 28 Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính của đối tƣợng nghiên cứu 29 Bảng 3.11. Tỉ lệ trầm cảmcủa đối tƣợng nghiên cứu theo thang đánh giá PHQ-9 29 Bảng 3.12. Tỉ lệ trầm cảmcủa đối tƣợng nghiên cứu theo thang đánh giá PHQ-9 và theo giới tính 30 Bảng 3.13. Tỉ lệ trầm cảmcủa đối tƣợng nghiên cứu theo thang đánh giá PHQ-9 30 Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nguy cơ trầm cảm với một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tƣợng nghiên cứu 31 Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nguy cơ trầm cảm với một số đặc điểm gia đình của đối tƣợng nghiên cứu 32 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nguy cơ trầm cảm với kết quả học tập của đối tƣợng nghiên cứu 35
  7. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 LỜI CAM ĐOAN 1 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 2 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1 4 TỔNG QUAN 4 1.1 Giới thiệu về trầmcảm 4 1.1.1 Định nghĩa 4 1.1.1.1. Khái niệm trầmcảm 4 1.1.1.2. Nguyên nhân gây ra trầmcảm 4 1.1.1.3. Dịch tễ 5 1.1.2 Tính chất lâm sàng trầm cảm 6 1.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm 8 1.1.4 Giới thiệu về các thang đo lường trầm cảm và đánh giá các yếu tố liên quan 10 1.2 Trầm cảm trong sinh viên Y 12 1.2.1 Đặc điểm trầm cảm sinh viên y 12 1.2.2 Những yếu tố thuận lợi dẫn đến trầm cảm ở sinh viên y 13 1.3 Một số nghiên cứu trên về trầm cảm 16 1.3.1 Nghiên cứu trầm cảm ở người trẻ 16 1.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam về trầm cảm sinh viên và sinh viên y 16 CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 18 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 18 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: 18 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 18 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: 18 2.3.3. Các biến số nghiên cứu: 19 2.3.4. Phương pháp và công cụ thu thập thông tin: 21 2.3.4.1. Công cụ thu thập số liệu: 21 2.3.4.2. Quy trình thu thập số liệu: 22 2.3.5 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu: 23
  8. 2.3.6 Các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu: 23 2.3.7 Hạn chế của nghiên cứu: 24 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 25 3.1. Mô tả tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN năm học 2020-2021 25 3.1.1. Đặc điểm thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu 25 3.1.2. Tỷ lệ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu 29 3.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN năm học 2020-2021 31 3.2.1. Yếu tố đặc điểm nhân khẩu học 31 3.2.2. Yếu tố liên quan đến gia đình 32 3.2.3. Yếu tố liên quan đến kết quả học tập 35 CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 36 4.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu: 36 4.2. Thực trạng rối loạn trầm cảm ở sinh viên chuyên ngành y đa khoa năm thứ 5 và 6 tại trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021 và các yếu tố liên quan 37 4.2.1. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa năm thứ 5 và 6 trường Đại học Y Dược năm học 2020-2021. 37 4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa năm thứ 5 và 6 trường Đại học Y Dược năm học 2020-2021 37 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN 41 5.1. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa năm thứ 5 và 6 trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021 41 5.2. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa 41 CHƢƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 PHỤ LỤC 1 45
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm là một rối loạn tâm thần gặp ở mọi lứa tuổi, từ thiếu niên tới người già và đang ngày càng gia tăng.Theo WHO và nhiều tác giả có từ 3% - 5% dân số trên thế giới (khoảng 100 triệu người) có các triệu chứng trầm cảm ở một giai đoạn nào đó trong cuộc đời[2]. Bệnh cảnh lâm sàng của trầm cảm rất đa dạng. Rối loạn trầm cảm làm cho người bệnh bị gián đoạn học tập và lao động, tách rời xã hội, nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ trở thành gánh nặng cho bản thân, gia đình và xã hội. Rối loạn trầm cảm biểu hiện là những thay đổi về cảm xúc như cảm thấy buồn, khóc, vô vọng, không quan tâm đến những hoạt động vui chơi, giải trí hay suy giảm các hoạt động học tập tại trường, có thể biểu hiện ăn không ngon miệng hay thay đổi giấc ngủ hay có những khó chịu trong cơ thể một cách mơ hồ, ngoài ra còn nghĩ rằng không thể làm được việc gì đúng hoặc cảm thấy cuộc sống không có ý nghĩa hoặc vô vọng [3]. Ngoài ra trầm cảm còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra tự sát. Khoảng 45-70% những người tự sát mắc trầm cảm và 15% bệnh nhân trầm cảm chết do tự sát [4][5] Trầm cảm đã trở thành một vấn đề lớn đối với sức khỏe của cộng đồng. Trong một nghiên cứu tổng hợp từ 43 quốc gianăm 2016 tỷ lệ trầm cảm ở sinh viên y khoa là 27,2%, và tỷ lệ có ý định tự tử là 11,1%. Trong số các sinh viên y khoa có kết quả điều tra bị trầm cảm có tới 15,7% sinh viên cần điều trị tâm thần[6]. Nghiên cứu này chỉ ra sự cần thiết trong phòng ngừa, sàng lọc sớmtrầm cảm và tăng khả năng tiếp cận điều trị tâm thần cho sinh viên y khoa. Tại Việt Nam có nghiên cứu về trầm cảm ở SV y Hà Nội năm 2012 xác định Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm là 47,6% Tỷ lệ sinh viên Y2 có nguy cơ trầm cảm là 51,3%; sinh viên Y4 là 50% và Y6 là 40%[7]. Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố liên quan trầm cảm ở sinh viên y như sau: sinh 1
  10. viên nữ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 0,51 lần sinh viên nam. Khi gặp khó khăn trong việc
  11. tìm bạn mới sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,7 lần sinh viên không gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới.Sinh viên giảm sút sức khỏe có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,62 lần sinh viên khỏe mạnh.Khi tăng áp lực học hành sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,2 lần những sinh viên khác.Khi môi trường sống lộn xộn, bừa bãi thì tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,91 lần những sinh viên khác. Cho đến nay thì có rất ít nghiên cứu về trầm cảm ở sinh viên Việt Nam, đặc biệt là sinh viên ngành Y. Đây là một ngành đào tạo mang tính đặc thù và yêu cầu cao sinh viên vừa phải trang bị một lượng kiến thức lớn, rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp, lại phải tu dưỡng đạo đức để có thể trở thành một bác sĩ tốt. Những yếu tố đó vô hình chung đã tạo nên một áp lực không nhỏ tác động đến sức khỏe tinh thần và tâm sinh lý của sinh viên. Vì vậyem đã thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng rối loạn trầm cảm ở sinh viên chuyên ngành y đa khoa năm thứ 5 và 6 tại trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021” Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa năm thứ 5 và 6 trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa năm thứ 5 và 6trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021. 3
  12. Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu về trầmcảm 1.1.1 Định nghĩa 1.1.1.1. Khái niệm trầmcảm Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): ―Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung‖ [8]. Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ(DSM– IV, 1984): ―Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảmhoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần‖. Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó làmộttìnhtrạngbuồnchán,giảmhứngthúquámứcvàkéodài,từđóảnhhưởngđế n các hoạt động trong cuộc sống như công việc/học tập, gia đình và xã hội. Là rốiloạn tâm thần có thể điều trị được. Hội chứng trầm cảm là một hội chứng cấp cứu trong tâm thần học. Đứng trước một hội chứng trầm cảm cần phải đánh giá được mức độ trầm trọng, nguy cơ tự sát cũng như tính đa dạng về mặt lâm sàng[9]. Tính đa dạng này được biểu hiện trên các mặt: cảm xúc, nhận thức, cơ thể, hành vi. 1.1.1.2. Nguyên nhân gây ra trầmcảm Giống như các rối loạn tâm thần khác, mặc dù nhiều nghiên cứu đã 4
  13. cung cấp mộtsốdữliệunhưngchođếnnaykhoahọcvẫnchưatìmrađượcnguyênnhânchín h xácgâyratrầmcảm.Tuynhiêncó thể phân chia ra 3 loại như sau: - Trầm cảm nội sinh: chưa phát hiện được tổn thương đặc biệt về mặt hình thái của hệ thần kinh. Và phần lớn bệnh nhân có thể ăn khoẻ, chơi khoẻ, đi đứng bình thường nhưng có ý nghĩa, cảm xúc, hành vi không phù hợp, kỳ dị khó hiểu. - Trầm cảm tâm sinh: gặp sau các sang chấn tâm lý - Trầm cảm thực tổn: do các bệnh thực tổn ở não Hiện nay, có nhiềunghiêncứuđãchỉrađượccácyếu tố liên quan đến các rối loạn trầm cảm. Bao gồm các yếu tố sau [10,11,12]: - Các đặc điểm cá nhân: tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng bệnh tật, tính cách, suy nghĩ, trình độ học vấn, lốisống - Gia đình: di truyền, số người trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tình trạng về kinh tế, vậtchất - Môi trường xã hội: an ninh trật tự, tình hình chính trị, văn hoá, kinhtế - Nơi làm việc: các mối quan hệ trong công việc, văn hoá tổ chức, môi trường làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, khối lượng công việc, các nguy cơ gặp phải trong công việc, vị trí, chứcdanh - Môi trường tự nhiên: thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, nhiệt độ, giao thông, bụi, sự ônhiễm 1.1.1.3. Dịch tễ Trầm cảm là một bệnh lý khá phổ biến. Các nghiên cứu về rối loạn trầm cảm cho thấy nguy cơ bị bệnh trong toàn bộ cuộc đời là khoảng 10%. Theo DSM- V (2013) tỉ lệ mắc trầm cảm trong 12 tháng ở Mỹ là 7% dân số [13]. 5
  14. - Tỉ lệ trầm cảm ở nữ/nam là 2/1. Trong toàn bộ cuộc đời nguy cơ rối loạn trầm cảm ở nữ giới là 10-25% và ở nam giới là 5-12%[14]. Ở hầu hết các quốc gia, không phân biệt về văn hóa đều thấy tỉ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn nam giới từ 1,5- 3 lần. Nguyên nhân của sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về hormon và do phụ nữ sinh con. Ở tuổi thiếu niên, nam giới và nữ giới có tỉ lệ trầm cảm như nhau. - Rối loạn trầm cảm gặp nhiều ở lứa tuổi 25-44. - Những người li di, hoặc li thân có nguy cơ trầm cảm cao hơn những người có giađình ở cùng một lứa tuổi. - Tái diễn là khuynh hướng thường gặp ở trầm cảm. - Theo Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia Việt Nam (2019) tỉ lệ trầm cảm chung ở Việt Nam khoảng 25% dân số. Bệnh trầm cảm đang tăng lên trong những năm gần đây do tuổi thọ của người tăng lên, người dân cũng quan tâm nhiều hơn về vấn đề trầm cảm và do các bác sĩ áp dụng những tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm chính xác hơn[15]. 1.1.2 Tính chất lâm sàng trầm cảm Giai đoạn trầm cảm điển hình (Major depressive period): Giai đoạn trầm cảm thường hìnhthành từ từ trong nhiều tuần với biểu hiện của hội chứng suy nhược và khí sắc ngày càng suygiảm sau đó xuất hiện đủ bộ 3 triệu chứng trầm cảm: - Cảm xúc bị ức chế (Depressed affect): Là triệu chứng chủ yếu nhất biểu hiện bằng cảm xúcbuồn rầu biểu hiện ở các mức độ khác nhau: chán nản, thất vọng, có trạng thái buồn chán nặngnề, sâu sắc, buồn không lối thoát dễ dẫn đến tự sát. - Tư duy bị ức chế (Depressed thinking): Quá trình liên tưởng chậm chạp, hồi ức khó khăn, tưduy bị chìm đắm trong những chủ đề trầm cảm, bi quan, xấu hổ, tủi nhục, bất hạnh, nhiềutrường hợp kết tinh thành hoang tưởng bị buộc tội 6
  15. hoặc tự buộc tội dễ dẫn đến tự sát. - Bệnh nhân thường nói chậm chạp, trả lời câu hỏi khó khăn, nói nhỏ, thì thào từng tiếng một,đôi khi không nói hoàn toàn có khi rên rỉ, khóc lóc. - Bệnh nhân rất dễ tự sát, ý tưởng tự sát dai dẳng và hành vi tự sát có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhiều khi bệnh nhân giả vờ khỏi bệnh để về nhà tự sát, lừa thầy thuốc và người thân đểthực hiện hành vi tự sát, cho nên phải theo dõi bệnh nhân thật sát sao để ngăn chặn hành vi tựsát. - Hoạt động bị ức chế (Depressed activity): Bệnh nhân ngồi im hoặc nằm im lìm hàng giờ, khom lưng, cúi đầu, nằm ép ở giường hàngngày, hàng tháng, hoạt động bị ức chế hoặc những hành vi đơn điệu, đi lờ đờ, quanh quẩntrong phòng. - Rối loạn tâm thần khác (Other mental disorders): - Hoang tưởng, ảo giác xuất hiện nhiều hơn trong hưng cảm. Nội dung thường là bị tội, tựbuộc tội, nghi bệnh. - Ảo thanh nghe tiếng nói tố cáo tội lỗi của mình hay báo trước hình phạt, tiếng khóc tiếngthan của đám ma. - Khả năng chú ý giảm sút do bị ức chế. - Những rối loạn khác (Other disorders): + Nhiều rối loạn thần kinh thực vật, tim mạch như: trương lực mạch giảm, mạch chậm, giảmtrương lực cơ, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác nghẹn thở, đổ mồ hôi trộm nên dễ bị chẩnđoán nhầm sang các bệnh tim mạch, hô hấp + Rối loạn tiêu hoá thường xuyên, chán ăn buồn nôn, lưỡi trắng, táo bón, tiêu chảy, viêm loétdạ dày tá tràng nên dễ nhầm với các bệnh tiêu hoá. + Rối loạn tiết niệu như rối loạn tiểu tiện, khó đái, đái rắt dễ nhầm với các bệnh đường tiếtniệu 7
  16. + Rối loạn nội tiết, sinh dục: Phụ nữ thường mất kinh, rối loạn kinh nguyệt, lãnh cảm; namthường là liệt dương hoặc cường dương, mất hứng thú tình dục 1.1.3Tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm Các triệu chứng trầm cảm theo ICD-10[9] Chẩn đoán xác định trầm cảm: Khi bệnh nhân có từ 5 triệu chứng trong 9 triệu chứng sau và kéo dài ít nhất 2 tuần lễ thì được chẩn đoán là trầm cảm. Nhưng nếu bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự sát thì thời gian không cần đến 2 tuần. + Khí sắc giảm (khí sắc trầm cảm): là nét mặt của bệnh nhân rất đơn điệu, luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều, thậm chí là mất nếp nhăn. Khí sắc giảm kéo dài và rất bền vững do bệnh nhân buồn, bi quan, mất hy vọng. Một số người than phiền rằng họ không còn sự nhiệt tình, không còn cảm giác gì, và luôn trong tình trạng lo âu, buồn bã. + Giảm hoặc mất mọi quan tâm thích thú: mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động mà trước đây vốn có. Tất cả các sở thích của người bệnh đều bị ảnh hưởng nặng nề, kể cả ham muốn tình dục + Giảm năng lượng, tăng mệt mỏi và giảm hoạt động: Người bệnh thấy năng lượng của mình bị giảm sút, kệt sức và mệt mỏi thường xuyên mà không có một nguyên nhân rõ ràng nào. + Giảm sút tính tự trọng và lòng tự tin, khó khăn trong việc quyết định: Người bệnh cảm thấy rất khó khăn khi cần đưa ra quyết định, họ thường phải câm nhắc rất nhiều thời gian với những việc thông thường. Họ mất tự tin vào chính bản thân mình có thể hoàn thành một việc nào đó, cảm thấy mình vô dụng và có thể làm hỏng mọi việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, cơ quan, xã hội. 8
  17. + Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan: Người bệnh trở nên bi quan khi nghĩ về tương lai của mình. + Giảm sự tập trung và sự chú ý: đây là triệu chứng rất hay gặp, bệnh nhân rất khó chịu và phải đi khám bệnh. Người bệnh than phiền khó suy nghĩ khó tập trung chú ý vào một việc gì đó. Ở mức độ nhẹ, chúng xuất hiện dưới dạng phân tán sự chú ý nhẹ. Nặng hơn, người bệnh khó tập trung sự chú ý ngay cả với hoạt động đơn giản nhất như đọc xong một bài báo, nghe hết một bài hát. + Ý tưởng và hành vi hủy hoại hoặc tự sát: Hầu hết người bệnh trầm cảm điển hình đều có ý nghĩ về cái chết họ có thể có ý định tự sát hoặc hành vi tự sát. Lúc đầu họ nghĩ rằng bệnh của mình nặng( mất ngủ, chán ăn, mệt mỏi, mất tập trung ) nên muốn chết. Dần dần bệnh nhân cho rằng nên chết đi để giảm bớt sự đau khổ. Các ý nghĩ này khiến họ cho rằng những người xung quanh, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp có thể sẽ tốt hơn nếu họ chết; từ đó sẽ có hành vi tự sát. Các trường hợp tự sát có nguyên nhân là trầm cảm điển hình, vì vậy phải hết sức chú ý đến triệu chứng này. + Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh thường mất ngủ giữa giấc( tỉnh ngủ vào lúc ban đêm và khó quay lại ngủ tiếp) hoặc tỉnh ngủ quá sớm. Mất ngủ là triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh vì họ sẽ trằn trọc suốt đêm dài mà không ngủ được. + Rối loạn ăn uống (giảm hoặc thèm ăn uống) và thay đổi trọng lượng cơ thể: Sự ngon miệng thường bị giảm, nhiều người bệnh cho rằng họ cảm giác bị ép phải ăn. Họ ăn rất ít, thậm chí các trường hợp nặng bệnh nhân nhịn ăn hoàn toàn nên sụt cân nhanh chóng. Người bệnh có thể sút tới vài kilogam trong một tháng. Người bệnh không cảm thấy đói mặc dù không ăn gì. Với một số người bữa ăn đã trở thành gánh nặng với họ. Họ đã rất cố gắng nhưng vẫn chỉ ăn được rất ít so với bình thường 9
  18. 1.1.4 Giới thiệu về các thang đo lƣờng trầm cảm và đánh giá các yếu tố liên quan - Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bộ công cụ được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các vấn đề sức khoẻ tâm thần (SKTT). Có thể kể đến một số bộ công cụ đượcsửdụngnhiềutrongnghiêncứukhoahọcnhưthang đo đánh giá trầm cảm của Beck (BDI), thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm của Lovibond (DASS 21 và DASS 42), thang đo trầm cảm PHQ-9, thang đánh giá DSM V Trong nghiên cứu này em sử dụng thang đánh giá trầm cảm PHQ-9 (Patient Questionare Health - 9) Modified for Teens. Thang đo trầm cảm PHQ-9 (Patient Questionare Health - 9) Modified for Teens do bác sỹ Spitzer, Williams và Kroenke thiết kế để sàng lọc và theo dõi đáp ứng điều trị trầm cảm. Đối với điểm số sau khi làm bộ câu hỏi PHQ-9 trên 10 có độ nhạy và độ đặc hiệu cao với bệnh trầm cảm ở mức độ nặng. Thang đo này gồm 9 câu hỏi, gần như là bộ câu hỏi ngắn nhất trong các loại thang đo trầm cảm hiện nay. Tuy nhiên, bộ câu hỏi có độ chính xác cao nên được sử dụng rộng rãi. Đối với PHQ-9, mức độ biểu hiện trầm cảm được chia ra như sau: 10 – 14: mức độ nhẹ; 15 – 19: mức độ vừa; 20 – 27: mức độ nặng. PHQ-9 là thang đo giúp đánh giá mức độ trầm cảm, khả năng cần phải can thiệp điều trị tâm thần và hiệu quả điều trị. Có thể nói đây là một công cụ được các bệnh nhân chấp nhận tốt, sử dụng dễ dàng, chính xác và đặc biệt đã được điều chỉnh phù hợp với nghiên cứu. Vì vậy e đã chọn PHQ-9 Modified for Teens để làm thang đánh giá trầm cảm cho nghiên cứu này. - Để đánh giá một số yếu tố liên quan đến trầm cảm ở sinh viên y khoa em sử dụng 2 thang đánh giá là: MSSQ và trắc nghiệm nhân cách EPI + Thang đo MSSQ(The Medical Student Stressor Questionnaire) do Tiến sĩ Muhamad Saiful Bahri Yusoff và Ahmad Fuad Abdul rahim thiết kế nhằm 10
  19. đánh giá stress và các yếu tố liên quan tới đào tạo y khoa. MSSQ được phát triển để xác định các yếu tố gây căng thẳng cho sinh viên y khoa cũng như đo cường độ căng thẳng do các tác nhân gây ra căng thẳng. Được chia làm 6 nhóm nguyên nhân gây ra căng thẳng dựa trên các nghiên cứu khác nhau. Các nhóm nguyên nhân này được thiết kế dựa trên sự phù hợp và tương thích của nó với các nền văn hóa địa phương và các giá trị. MSSQ chia làm 6 nhóm nguyên nhân sau [16]: 1. Các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến học thuật 2. Các yếu tố gây căng thẳng liên quan giữa các cá nhân và giữa các cá nhân 3. Các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến dạy và học 4. Các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến xã hội 5. Thúc đẩy và mong muốn các yếu tố gây căng thẳng liên quan 6. Các yếu tố gây căng thẳng liên quan đến hoạt động nhóm MSSQ là thang đo rất chi tiết để xác định các yêu tố liên quan đến căng thẳng cho sinh viên y khoa, được phát triển và tương thích với nhiều nên văn hóa khác nhau. Vì vậy em đã chọn MSSQ làm thang đo để đánh giá các yếu tố liên quan đến trầm cảm của sinh viên y khoa. + Trắc nghiệm nhân cách EPI (Eysenck Personality Inventory) được phát triển bởi Hans Eysenck (1962) bao gồm 57 câu hỏi đánh giá đúng sai. Trắc nghiệm gồm có 57 câu hỏi trong đó 24 câu về tính hướng nội - hướng ngoại; 24 câu khảo sát tính ổn định của thần kinh và 9 câu dành để kiểm tra độ tin cậy của các câu trả lời. Eysenck cũng đã cố gắng đi sâu tìm hiểu và lí giải các yếu tố. Cho ra kết quả là: 1. Độ tin cậy của đánh giá. 2. Loại tính cách hướng nội hay hướng ngoại 3. Loại khí chất: ổn định hay không ổn định 11
  20. Trong nghiên cứu này e sử dụng trắc nghiệm nhân cách EPI để đánh giá liên quan trầm cảm ở sinh viên và nhân cách. 1.2 Trầm cảm trong sinh viên Y 1.2.1 Đặc điểm trầm cảm sinh viên y Sinh viên chịu áp lực từ việc học, những lo toan cho cuộc sống, áp lực thi cử, khiến họ dễ bị rối loạn sức khỏe tâm thần. Khi có rối loạn sức khỏe tâm thần, chất lượng cuộc sống của sinh viên có nguy cơ bị giảm xuống trầm trọng. Có thể khiến sinh viên mất sự cân bằng về thể chất, cảm xúc, mất niềm tin vào bản thân và không có khả năng đương đầu cũng như giải quyết những vấn đề xảy ra trong cuộc sống, khiến họ không thể hoàn thành tốt việc học của mình cũng như xây dựng các mối quan hệ xã hội. Nghiêm trọng hơn là từ các rối loạn sức khỏe tâm thần nhẹ có thể dẫn đến những rối loạn nặng hơn như stress, lo âu, trầm cảm, kể cả những hành vi tự sát cá nhân và tập thể. Một số biểu hiện rối loạn sức khỏe tâm thần thường thấy ở sinh viên như tình trạng thường xuyên nhức đầu do thiếu ngủ, lo lắng thái quá, không kiểm soát được cảm xúc của bản thân nên dễ rơi vào tình trạng buồn bã, dễ kích động, tâm trạng bất an, lo lắng khi gặp bất cứ vấn đề gì trong cuộc sống, tình trạng căng thẳng kéo dài vì những áp lực từ việc học hành, từ bạn bè, từ gia đình Nhưng trên thực tế, nhiều sinh viên khi có những biểu hiện nói trên lại không cho rằng đó chính là những biểu hiện của rối loạn sức khỏe tâm thần. Nhận thức sai lầm về các vấn đề của sức khỏe tâm thần khiến sinh viên không thể nhìn nhận đúng tình trạng sức khỏe tâm thần của bản thân và coi thường các biểu hiện của sự rối loạn sức khỏe tâm thần. Việc cho rằng những tổn 12
  21. thương về sức khỏe tâm thần là dành cho những người bị trầm cảm, bị điên đã khiến cho không ít sinh viên không tìm đến sự giúp đỡ chính thức của các nhà tham vấn, trị liệu cũng như có cái nhìn ―miệt thị‖ đối với những người có những rối loạn về sức khỏe tâm thần. Chính vì vậy, có một thực tế là khi các bạn trẻ tìm đến với các hỗ trợ chuyên môn về sức khỏe tâm thần thì đã quá nặng, có những biểu hiện của tự sát. Những thái độ như vậy sẽ góp phần vào việc cản trở sinh viên đi tìm những hỗ trợ chuyên môn và gây những tác động tiêu cực khác lên tâm lý. 1.2.2 Những yếu tố thuận lợi dẫn đến trầm cảm ở sinh viên y Sinh viên y khoa phải chịu rất nhiều áp lực trong học tập và đặc thù nghề nghiệp. Các sinh viên y khoa năm 1,2 thường gặp các khó khăn trong việc giao tiếp, kết bạn, làm quen với môi trường đại học. Sinh viên năm 3,4 bắt đầu làm quen dần với việc trực tại bệnh viện, lịch trực này đòi hỏi phải có sự sắp xếp thời gian khoa học trong ăn uống ngủ nghỉ và học tập. Sinh viên năm 5,6 chịu nhiều áp lực về kiến thức nhất các em phải chuẩn bị đủ kiến thức để tốt nghiệp và tím kiếm việc làm. Với đặc thù như vậy có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trầm cảm ở sinh viên y khoa. Theo nghiên cứu: ―Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan― Mộtsốđiềukiệnphổbiếnliênquangópphầngâyratrầm cảm cho sinh viên y như: Gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới, khi mâu thuẫn với bạn cùng phòng, tham gia các hoạt động xã hội, hay khi gặp rắc rối trong gia đình. Vì khi mâu thuẫn với bạn cùng phòng, sinh viên trở nên mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, nếu mâu thuẫn kéo dài không được giải quyết dễ dẫn đến trầm 13
  22. cảm. Khi tham gia vào các hoạt động xã hội sinh viên cần phải năng động, hòa đồng và cần có cách giải quyết công việc thích hợp; nếu không dễ rơi vào trạng thái cô lập thất vọng và có suy nghĩ tiêu cực về xã hội, điều này làm tăng nguy cơ trầm cảm. Với những sinh viên gặp khó khăn trong việc tìm bạn mới thì nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,7 lần so với những sinh viên không gặp khó khăn. Vì sẽ thiếu đi sự quan tâm, chia sẻ khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Khó khăn tiếp theo là sinh viên phải thay đổi thói quen ngủ, ăn uống. Do không đủ thời gian: lịch học ở trường và lịch trực ở viện chồng chéo, sinh viên không thể sắp xếp hợp lí. Khi thay đổi thói quen ăn uống và ngủ tức là thay đổi nhịp sinh học, khiến cơ thể lâm vào trạng thái thường xuyên mệt mỏi, buồn chán cáu gắt điều này cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến trầm cảm. Trong số những sinh viên có nguy cơ trầm cảm thì thay đổi thói quen ăn uống 65,6% thay đổi thói quen ngủ 70,7%. Khi có vấn đề về sức khỏe sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,62 lần so với những sinh viên bình thường. Đặc biệt với sinh viên Y4, tỷ lệ nguy cơ trầm cảm cao gấp 2.13 lần. Vì khi không đảm bảo sức khỏe, sinh viên mất sự tập trung trong việc học, không thể đạt được mục tiêu học tập đã đặt ra, sợ thua kém bạn bè khiến sinh viên có cảm giác buồn chán, thất bại và bất lực dẫn đến trầm cảm. Khi được hỏi về học tập, trong số những sinh viên có nguy cơ trầm cảm sinh viên có điểm thấp hơn so với mong đợi là 86,4%. Những sinh viên thi vào Đại học Y Hà Nội là những sinh viên có học lực khá trở lên và luôn đặt mục tiêu học tập cho mình thật cao vì vậy khi không đạt được mục tiêu đó khiến sinh viên cảm thấy thất vọng về bản thân, sinh ra buồn chán và không có cách giải quyết, không có cách nào đạt được mục tiêu học tập thì sinh viên rất dễ bị trầm cảm. 14
  23. Những sinh viên thường xuyên bỏ nhiều tiết học có nguy cơ trầm cảm cao hơn những sinh viên không bỏ tiết. Do họ không thể nắm bắt được bài học trên lớp, không thường xuyên trao đổi thông tin học tập nên đến kì thi sẽ không có kết quả học tập cao, không đạt được mục tiêu học tập; có thể bị lưu ban, cảm giác bị bạn bè coi thường, chịu áp lực lớn từ gia đình, ngày càng trở nên tự ti, xa lánh mọi người. Sinh viên được đặt nhiều kì vọng của gia đình và chính bản thân thì áp lực học tập tăng, thời gian biểu không hợp lý, giờ học kéo dài không có thời gian nghỉ ngơi, luôn trong trạng thái căng thẳng, lo lắng dẫn đến suy giảm trí nhớ, tâm thần luôn bất an. Nhóm sinh viên này có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2,2 lần những sinh viên không có tăng áp lực học tập. Trong môi trường sống ồn ào, lộn xộn, bừa bãi sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao (45,6%) và gấp 1,91 lần những sinh viên khác. Môi trường là nơi sinh viên diễn ra mọi hoạt động sống và học tập, do đó nếu môi trường bừa bãi, lộn xộn thì sinh viên không thể tập trung học tập, bất an và mệt mỏi, đặc biệt là sẽ xuất hiện cảm giác buồn chán kéo dài. Đặc biệt ở sinh viên Y6 mà có yếu tố stress từ môi trường thì tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm cao gấp 4,49 lần những sinh viên khác, vì Y6 phải đối mặt với nhiều vấn đề về tương lai như: tốt nghiệp, nghề nghiệp và việc làm, Bước vào năm học cuối, các bạn sinh viên thường phải dành rất nhiều thời gian việc học tập, thi cử và đi thực tập. Các bạn cũng không khỏi băn khoăn và lo lắng về việc tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. Trong khi đa số các nơi làm việc, học tập luôn đòi hỏi phải có phương tiện đi lại, đây là một yếu tố khiến sinh viên Y6 phải suy nghĩ. Theo nghiên cứu này tỷ lệ sinh viên Y6 có nguy cơ trầm cảm khi gặp vấn đề rắc rối về xe cộ gấp 3,8 lần các sinh viên khác trong khối 15
  24. 1.3 Một số nghiên cứu trên về trầm cảm 1.3.1 Nghiên cứu trầm cảm ở ngƣời trẻ Trầm cảm là một rối loạn thường gặp trên thế giới ngay cả ở những vùng mà người ta chưa nhận thức được rối loạn này. Bất chấp sự khác biệt về nhóm tuổi, văn hóa, tầng lớp xã hội ở cả nam và nữ, trẻ và già song tùy từng độ tuổi, từng giới mà tỷ lệ mắc khác nhau. Nghiên cứu của Ganesh S. Kumar về trầm cảm trên sinh viên y ở Karnataka tỷ lệ trầm cảm chung được phát hiện là 71,25%. Trong số những người bị trầm cảm, phần lớn (80%) bị trầm cảm mức độ nhẹ và trung bình. Nghiên cứu cho thấy 46,3% người trầm cảm là phụ nữ và 53,7% là nam. Theo thang điểm BECK, 29,8% bình thường, 27,8% ở mức nhẹ, 29,3% là vừa, 7,5% là trầm cảm nặng, và 6,7% là trầm cảm rất nặng. Tỷ lệ trầm cảm tương đối ít hơn ở sinh viên y khoa năm 1 và năm 2[17]. Nghiên cứu căng thẳng và trầm cảm ở sinh viên y Karolinska Institute Medical University, Stockholm, Thụy Điển. Tỷ lệ mắc các triệu chứng trầm cảm ở sinh viên là 12,9%, cao hơn đáng kể so với dân số chung và là 16,1% ở học sinh nữ so với 8,1% ở nam giới. Tổng cộng 2,7% học sinh đã có ý định tự tử[18]. 1.3.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam về trầm cảm sinh viên và sinh viên y Theo kết quả nghiên cứu: ―Áp lực học tập và một số vấn đề về sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội năm 2011‖ của Nguyễn Triệu Phong [19] cho biết, trung bình có khoảng 8% sinh viên thường xuyên cảm thấy bị trầm cảm; 6,5% thường xuyên cảm thấy buồn; 6,3% thấy cô đơn; 8% thấy nói chuyện ít hơn bình thường; 5,3% không thể bắt đầu việc gì; 5% khóc nhiều lần Tỷ lệ thỉnh thoảng mắc phải các vấn đề liên quan tới trầm 16
  25. cảm nhiều hơn: 10,5% thấy buồn; 6% thấy cô đơn; 17,3% có vấn đề về việc ghi nhớ; 6,5% tự thấy mình bị trầm cảm; 10% không muốn ăn và ăn không ngon; 6,5% thấy mọi việc mình làm là sai. Kết quả nghiên cứu của Niemi, lo lắng, căng thẳng và khó chịu cũng như nhức đầu và đau ở cổ và vai rất phổ biến trong suốt 6 năm học ở trường Y. Trầm cảm thường gặp ở thời điểm tốt nghiệp hơn so với lúc bắt đầu đi lâm sàng (36% so với 17%). Vào cuối thời gian đào tạo tiền lâm sàng, 47% sinh viên được phỏng vấn cảm thấy căng thẳng rất mạnh. Tổng cộng có 36% sinh viên cảm thấy căng thẳng rất nhiều vào đầu và 40% sinh viên cảm thấy rất căng thẳng vào cuối thời gian đào tạo lâm sàng [20]. Trong nghiên cứu sinh viên năm thứ nhất trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy 39,6% sinh viên có triệu chứng trầm cảm và 60,4% sinh viên không có triệu chứng trầm cảm [21]. Nghiên cứu tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y2, Y4, Y6 đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011. Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm là 47,6%. Tỷ lệ sinh viên Y2 có nguy cơ trầm cảm là 51,3%; sinh viên Y4 là 50% và Y6 là 40% [7] 17
  26. CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu  Tiêu chuẩn lựa chọn: Các sinh viên y đa khoa từ năm thứ 5và năm thứ 6 thuộc tất cả chuyên ngành đang học tập tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội. Các sinh viên đồng ý tham gia điền vào biểu mẫu trực tuyến sau khi được giới thiệu và giải thích về nghiên cứu.  Tiêu chuẩn loại trừ: Sinh viên không đồng ý tham gia nghiên cứu. Sinh viên đã thôi học tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Thời gian: Tháng 8/2020 đến tháng 6/2021. - Thời gian thu thập số liệu: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 nên chúng tôi gửi phiếu khảo sát để thu thập thông tin từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021 - Địa điểm: Trường đại học Y Dược – ĐHQG Hà Nội 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: Cỡ mẫu nghiên cứu: chọn toàn bộ sinh viên y đa khoa năm thứ 5 và năm thứ 6 Trường Đại học Y Dược, ĐHQG Hà Nội đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. Cách thức thu thập số liệu: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 nên chúng tôi gửi phiếu khảo sát từ tháng 3/2021 đến tháng 5/2021 và thực tế đã 18
  27. thu thập được thông tin của 96 đối tượng nghiên cứu. Trong đó có 30 sinh viên y đa khoa năm thứ 5 và 35 sinh viên y đa khoa năm thứ 6. 2.3.3. Các biến số nghiên cứu: Bảng 2.1: Bảng các biến số nghiên cứu Mục tiêu 1: Mô tả tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021. Tỷ lệ có nguy cơ Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm trầm cảm theo khối Mục tiêu 2: Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021. Nhóm biến số Biến số Phân loại biến Đặc điểm chung Tuổi (tính theo tuổi dương lịch) Định lượng Giới Định tính (Nhị phân) Dân tộc Định tính (Danh mục) Tôn giáo Định tính (Nhị phân) Con thứ mấy Định tính (Danh mục) Số lượng anh chị em ruột Định lượng Tình trạng hôn nhân Định tính (Danh mục) Kinh tế gia đình Định tính (Danh mục) Tình trạng gia đình (bố, mẹ) Định tính (Nhị phân) Nơi ở hiện tại Định tính (Danh mục) Nơi cư trú (theo CMT/CCCD) Định tính (Danh mục) Điểm trung bình kỳ vừa qua Định lượng Hiện là sinh viên năm Định tính (Danh mục) Có bệnh mãn tính Định tính (Nhị phân) Yếu tố căng thẳng Kiểm tra / thi cử liên quan đến Lượng kiến thức cần học quá lớn trường học Quá tải trong học tập Bị điểm kém Môi trường học tập cạnh tranh 19
  28. Thiếu thời gian cho gia đình và bạn bè Yếu tố căng thẳng liên quan đến cá Loại tính cách nhân và mâu thuẫn Loại khí chất nội tâm Không thể trả lời câu hỏi của bệnh nhân Đối mặt với bệnh tật hoặc cái chết của bệnh nhân Yếu tố căng thẳng Hệ thống đánh giá trong thi cử liên quan đến việc Không đủ tài liệu nghiên cứu hay công dạy và học cụ học tập Không theo kịp lịch học Thiếu sự hướng dẫn của giáo viên Giáo viên thiếu kỹ năng giảng dạy Bài tập không phù hợp Gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài Không thể trả lời các câu hỏi từ giáo viên Phản hồi không đủ từ giáo viên Quy trình chấm điểm không hợp lý Không có/thiếu động cơ học tập Thiếu thời gian để xem lại những gì đã học Không đủ kỹ năng thực hành lâm sàng Thiếu sự công nhận đối với công việc đã hoàn thành Yếu tố căng thẳng Xung đột với các sinh viên khác 20
  29. liên quan đến xã hội Bị miệt thị bởi lời nói hoặc bị quấy rối bởi các sinh viên khác Bị miệt thị bởi lời nói hoặc bị quấy rối bởi các nhân viên y tế hay nhân viên trong trường Xung đột/mâu thuẫn với giáo viên Bị miệt thị bởi lời nói hoặc bị quấy rối bởi giáo viên Thường xuyên bị gián đoạn việc học bởi những người khác Nói chuyện về các vấn đề cá nhân người bệnh Xung đột với thầy cô hay nhân viên ở bệnh viện Yếu tố căng thẳng Tự áp lực phải học tốt (tự kỳ vọng) liên quan đến động Áp lực phải học tốt (do người khác áp lực và ham muốn đặt) Trách nhiệm với gia đình Kỳ vọng của cha mẹ cho sinh viên y Cảm giác kém cỏi/bất tài Sự không chắc chắn về tương lai Không muốn học y Yếu tố căng thẳng Làm việc/học tập bằng máy tính liên quan đến hoạt Tham gia thảo luận trong lớp động nhóm Là người tham gia thuyết trình trong lớp 2.3.4. Phƣơng pháp và công cụ thu thập thông tin: 2.3.4.1. Công cụ thu thập số liệu: Thang đo trầm cảm PHQ-9 (Phụ lục 2) Modified for Teens gồm 9 câu hỏi. Đối với PHQ-9, mức độ biểu hiện trầm cảm được chia ra như sau: 10 – 14: mức độ nhẹ; 15 – 19: mức độ vừa; 20 – 27: mức độ nặng 21
  30. Thang đo MSSQ (Phụ lục 3) đánh giá stress và các yếu tố liên quan tới đào tạo y khoa. MSSQ được phát triển để xác định các yếu tố gây căng thẳng cho sinh viên y khoa cũng như đo cường độ căng thẳng do các tác nhân gây ra căng thẳng. Được chia làm 6 nhóm nguyên nhân gây ra căng thẳng dựa trên các nghiên cứu khác nhau, bao gồm 40 câu hỏi tình huống. MSSQ chia làm 6 nhóm nguyên nhân sau[16]: 1 Yếu tố căng thẳng liên quan đến trường học 2 Yếu tố căng thẳng liên quan đến cá nhân và mâu thuẫn nội tâm, 3 Yếu tố căng thẳng liên quan đến việc dạy và học, 4 Yếu tố căng thẳng liên quan đến xã hội, 5 Yếu tố căng thẳng liên quan đến động lực và ham muốn, 6 Yếu tố căng thẳng liên quan đến hoạt động nhóm 2.3.4.2. Quy trình thu thập số liệu: - Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên các biến số nghiên cứu. Sau khi đã hoàn thành bộ câu hỏi sẽ được tập huấn và điều tra thử trên sinh viên nhằm kiểm tra tính logic, phù hợp của bộ câu hỏi. - Sau khi chọn sinh viên vào nghiên cứu, liên hệ phòng Đào tạo Đại học để xem lịch học của sinh viên. Trên cơ sở lịch học, chọn thời điểm phù hợp nhất với sinh viên để ít ảnh hưởng đến thời gian học tập của sinh viên. - Những sinh viên tham gia nghiên cứu sẽ được gửi giấy mời tham gia nghiên cứu, gửi mã cá nhân, giải thích đầy đủ mục đích, tính bảo mật của nghiên cứu, thời gian cần thiết để hoàn thành một phiếu điều tra, và trên cơ sở đó quyết định có tham gia nghiên cứu hay không. - Sinh viên đồng ý tham gia nghiên cứu được cung cấp phiếu điều tra online và tự đánh giá. - Phiếu điều tra không thu thập các thông tin để nhận diện đối tượng nghiên cứu. 22
  31. - Nghiên cứu này sử dụng phương pháp thu thập số liệu khảo sát trực tuyến thông qua mẫu phiếu điện tử được thiết kế bằng Google form. Khảo sát trực tuyến được thực hiên từ tháng 3/2021 đến hết tháng 05/2021. 2.3.5 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu: - Số liệu được làm sạch trước khi nhập liệu. - Số liệu điều tra được nhập vào máy tính với phần mềm EPI-DATA. - Việc phân tích được tiến hành dựa trên phần mềm EPI-DATA. 2.3.6 Các khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu: Nghiên cứu được sự đồng ý của Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo và công tác Học sinh sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép thực hiện nghiên cứu. Trước khi tham gia nghiên cứu, tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được cung cấp thông tin rõ ràng liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đối tượng được thông báo là tự nguyện quyết định tham gia vào nghiên cứu hay không. Các thông tin thu thập được từ các đối tượng chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, hoàn toàn được giữ bí mật. Số liệu đảm bảo tính khoa học, tin cậy và chính xác. 23
  32. 2.3.7 Hạn chế của nghiên cứu: - Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang nên chỉ cho thấy được tình trạng stress,trầm cảm của sinh viên tại một thời điểm và không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả. - Việc thu thập số liệu online có thể làm giảm độ chính xác khi đưa ra các đáp án trong bệnh án nghiên cứu. - Kết quả thu được từ thang đo không có ý nghĩa chẩn đoán xác định trầm cảm mà chỉ đóng vai trò sàng lọc ban đầu các đối tượng có biểu hiện của stress, lo âu, trầm cảm. Cần lựa chọn ít nhất 2 thang đo để chẩn đoán và so sánh kết quả với nhau - Để xác định được các yếu tố liên quan đến trầm cảm cần phải nghiên cứu trên số lượng sinh viên đủ lớn. - Nghiên cứu viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu thập và phân tích kết quả. 24
  33. Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Mô tả tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa trƣờng Đại học Y Dƣợc, ĐHQGHN năm học 2020-2021 3.1.1. Đặc điểm thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Tuổi Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) 23 48 50,5 24 42 44,2 > 24 tuổi 5 5,3 Tổng số 95 100 X ± SD (GTNN – GTLN) 23,6 ± 0,9 (23 – 30) Nhận xét: Sinh viên có số tuổi là 23. 24 và lớn hơn 24 tuổi lần lượt là: 50,5%,44,2%, 5,3%. Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu Giới tính Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Nam 38 40,0 Nữ 57 60,0 Tổng số 95 100 Nhận xét: Trong số 95 sinh viên, có 57 sinh viên nữ chiếm tỉ lệ 60%; còn lại 38 sinh viên nam chiếm tỉ lệ 40%. 25
  34. Bảng 3.3. Đặc điểm sinh viên năm thứ mấy của đối tượng nghiên cứu Sinh viên năm thứ Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Năm thứ 5 51 53,7 Năm thứ 6 44 46,3 Tổng số 95 100 Nhận xét: Đối tượng tham gia khảo sát nhiều nhất là sinh viên năm thứ 5 (53,7%), sinh viên năm sáu là 46,3% Bảng 3.4. Đặc điểm quê quán và nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu Nơi ở hiện tại Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Thành phố 35 36,8 Nông thôn 55 57,9 Quê quán Miền núi 5 5,3 Tổng số 95 100 Ở cùng gia đình 28 29,5 Ở nhà người thân 7 7,4 Nơi ở hiện tại Ký túc xá 15 15,8 Nhà trọ 45 47,3 Tổng số 95 100 Nhận xét: Trong các đối tượng tham gia khảo sát quê quán ở vùng nông thôn là nhiều nhất chiếm tỉ lệ cao nhất là 57,9%, sau đó là thành phố 36,8%, quê ở miền núi chỉ chiếm 5,3%. Nơi ở hiện tại phần lớn là ở nhà trọ 47,3%, ở cùng gia đình chiếm 29,5%, ở ký túc xá chiếm 15,8%, ở cùng người thân chiếm 7,4%. 26
  35. Bảng 3.5. Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Kinh 95 100 Dân tộc Khác 0 0 Tổng số 95 100 Không 91 95,8 Phật giáo 2 2,1 Tôn giáo Đạo thiên chúa 2 2,1 Tổng số 95 100 Nhận xét:100% các bạn được khảo sát đều là dân tộc kinh. Trong đó có 2,1% các bạn theo đạo phật và 2,1% các bạn theo đạo thiên chúa còn lại không theo đạo. Bảng 3.6. Đặc điểm về số lượng anh chị em ruột của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Con cả 42 44,2 Con thứ mấy Con thứ 53 55,8 trong gia đình Tổng số 95 100 0 3 3,2 Số lượng anh 1 37 39,0 chị em ruột 2 34 35,8 trong gia đình > 2 21 22,0 (người) Tổng số 95 100 Nhận xét: Trong 95 bạn thì có 55,8% các bạn là con thứ,44,2% là con cả. Gia đình chỉ có 1 anh chị em thêm chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 39%, có 2 anh 27
  36. chị em nữa chiếm 35,8%, nhiều hơn 2 anh chị em chiếm 22% và chỉ có 3,2% là con một. Bảng 3.7. Đặc điểm tình trạng hôn nhân của đối tượng nghiên cứu Tình trạng hôn nhân Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Độc thân 93 97,9 Đã kết hôn 2 2,1 Tổng số 95 100 Nhận xét: Đối tượng tham gia khảo sát chỉ có 2,1% là đã kết hôn còn lại là độc thân. Bảng 3.8. Đặc điểm kinh tế gia đình của đối tượng nghiên cứu Kinh tế gia đình Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Nghèo/cận nghèo 5 5,3 Đủ ăn 82 86,3 Khá giả 8 8,4 Tổng số 95 100 Nhận xét:Về tình trạng kinh tế gia đình đủ ăn chiếm 86,3%, gia đình khá giả chiếm 8,4% và hộ nghèo chiếm 5,3%. Bảng 3.9. Đặc điểm điểm trung bình kỳ vừa qua của đối tượng nghiên cứu Điểm trung bình kỳ vừa qua Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Giỏi+ xuất sắc (>3,2) 39 41 Khá+Trung bình+ yếu (<3,19) 56 59 Tổng số 95 100 Nhận xét:Xếp loại học lực đa số thuộc nhóm khá+ trung bình+ yếu chiếm 59%, học lực giỏi+ xuất sắc chiếm 41%. 28
  37. Bảng 3.10. Tỷ lệ mắc bệnh mạn tính của đối tượng nghiên cứu Mắc bệnh mạn tính Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Có 18 18,9 Không 77 81,1 Tổng số 95 100 Nhận xét:Trong đối tượng tham gia nghiên cứu có 18,9% mắc bệnh mãn tính. 3.1.2. Tỷ lệ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.11. Tỉ lệ trầm cảmcủa đối tượng nghiên cứu theo thang đánh giá PHQ-9 Mức độ trầm cảm Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Bình thường (0 – 4 điểm) 30 31,5 Trầm cảm tối thiếu (5 – 9 điểm) 40 42,2 Trầm cảm nhẹ (10 – 14 điểm) 20 21,0 Trầm cảm trung bình (15 – 19 điểm) 4 4,2 Trầm cảm nặng (> 19 điểm) 1 1,1 Tổng số 95 100 X ± SD (GTNN – GTLN) 7,0 ± 4,5 (0 – 25) Nhận xét: Theo PHQ-9 trong các đối tượng nhiên cứu tỷ lệ sinh viên bình thường là 31,5%, có dấu hiệu trầm cảm tối thiểu là 42,2%, trầm cảm nhẹ là 21%, mức độ trầm cảm trung bình là 4,2%, trầm cảm nặng là 1,1% 29
  38. Bảng 3.12. Tỉ lệ trầm cảmcủa đối tượng nghiên cứu theo thang đánh giá PHQ-9 và theo giới tính Giới tính Nam Nữ p Mức độ trầm cảm n % n % Bình thường (0 – 4 điểm) 13 34,2 17 29,8 Trầm cảm tối thiếu (5 – 9 điểm) 12 31,6 28 49,1 Trầm cảm nhẹ (10 – 14 điểm) 10 26,3 10 17,5 >0,05 Trầm cảm trung bình (15 – 19 3 7,9 1 1,8 điểm) Trầm cảm nặng (> 19 điểm) 0 0 1 1,8 Tổng số 38 100 57 100 X ± SD 7,1 ± 4,6 6,9 ± 4,4 >0,05 (GTNN – GTLN) (0 – 16) (0 – 25) Nhận xét: Tỷ lệ trầm cảm tối thiểu giữa sinh viên nam và nữ là 31,6% và 49,1%; mức nhẹ là 26,3% và 17,5%; mức trung bình là 7,9% và 1,8%, trầm cảm nặng chỉ có ở nữ là 1,8%. Trong nghiên cứu này, p>0,05 cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.13. Tỉ lệ trầm cảmcủa đối tượng nghiên cứu theo thang đánh giá PHQ-9 Nguy cơ trầm cảm Số lƣợng (n) Tỉ lệ (%) Bình thường (0 – 4 điểm) 30 31,6 Nguy cơ trầm cảm (≥ 5 điểm) 65 68,4 Tổng số 95 100 Nhận xét: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên năm thứ 5 và 6 là 68,4% và tỉ lệ bình thường là 31,6% 30
  39. 3.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa trƣờng Đại học Y Dƣợc, ĐHQGHN năm học 2020-2021 3.2.1. Yếu tố đặc điểm nhân khẩu học Bảng 3.14. Mối liên quan giữa nguy cơ trầm cảm với một số đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu Nguy cơ trầm cảm Có Không OR Yếu tố liên quan n % n % KTC 95% Giới Nam 25 65,8 13 34,2 OR = 1,22 Nữ 40 70,2 17 29,8 (0,51 – 2,96) Sinh viên năm thứ Năm thứ 5 37 72,6 14 27,4 OR = 0,67 Năm thứ 6 28 63,6 16 36,4 (0,28 – 1,59) Nơi ở hiện tại Ở cùng gia đình 20 71,4 8 28,6 OR = 0,82 Không ở cùng gia đình 45 67,2 22 32,8 (0,31 – 2,16) Bệnh mạn tính Có 12 66,7 6 33,3 OR = 1,10 Không 53 68,8 24 31,2 (0,37 – 3,31) Nhận xét: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở nữ sinh viên là 70,2%; tỷ lệ này ở nam giới là 65,8%. Nữ sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao hơn gấp 1,22 lần so với nam sinh viên, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (OR = 1,22; KTC 95%: 0,51 – 2,96). Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên năm thử 5 là 72,6%; tỷ lệ này ở sinh viên năm thử 6 là 63,6%. Sinh viên năm thứ 6 có nguy cơ trầm cảm 0,66 31
  40. lần so với sinh viên năm thứ 5, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (OR = 0,67; KTC 95%: 0,28 – 2,16). Tỉ lệ có nguy cơ trầm cảm của sinh viên ở cùng gia đình là 71,4% và tỉ lệ ở sinh viên không ở cùng gia đình là 67,2%. Sinh viên không ở cùng gia đình có nguy cơ trầm cảm 0,82 lần so với sinh viên ở cùng gia đình, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (OR = 0,82; KTC 95%: 0,31 – 2,16) Tỉ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên có bệnh mạn tính là 66,7% và tỉ lệ không có bệnh mạn tính là 68,8%. Sinh viên không có bệnh mãn tính có tỉ lệ trầm cảm gấp 1,1 lần so với sinh viên đã có bệnh mãn tính, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (OR = 1,1; KTC 95%: 0,37 – 3,31) 3.2.2. Yếu tố liên quan đến gia đình Bảng 3.15. Mối liên quan giữa nguy cơ trầm cảm với một số đặc điểm gia đình của đối tượng nghiên cứu Nguy cơ trầm cảm Có Không OR Yếu tố liên quan n % n % KTC 95% Con thứ mấy Con cả 31 73,8 11 26,2 OR = 0,63 Con thứ 34 64,2 19 35,8 (0,26 – 1,56) Số lượng anh chị em Từ 1 người trở xuống 28 70,0 12 30,0 OR = 0,89 Có trên 1 người 37 67,3 18 32,7 (0,36 – 2,13) Tình trạng hôn nhân Độc thân 64 68,8 29 31,2 OR = 0,45 Đã kết hôn 1 50,0 1 50,0 (0,01 – 36,78) 32
  41. Kinh tế của gia đình Nghèo/ cận nghèo 4 80,0 1 20,0 OR = 0,53 Đủ ăn + khá giả 61 67,8 29 32,2 (0,05 – 4,99) Nhận xét: Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên là con cả trong gia đình là 73,8%; tỷ lệ này ở sinh viên là con thứ trong gia đình là 64,2%. Sinh viên là con thứ trong gia đình có nguy cơ trầm cảm chỉ bằng 0,63 lần so với sinh viên là con cả, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (OR = 0,63; KTC 95%: 0,26 – 1,56). Tỉ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên có 1 anh chị em hoặc không là 70%; tỷ lệ này ở sinh viên có trên 1 anh chị em là 67,3%. Sinh viên có trên 1 anh chị em có nguy cơ trầm cảmchỉ bằng 0,89 lần so với sinh viên có dưới 1 anh chị em, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (OR= 0,89%; KTC 95%: 0,36-2,13) Tỉ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên độc thân là 58.8% và tỉ lệ trầm cảm ở sinh viên đã kết hôn là 50%. Sinh viên đã kết hôn có nguy cơ trầm cảm chỉ bằng 0,45 lần so với sinh viên độc thân,tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (OR = 0,45; KTC 95%: 0,01 – 36,78). Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên có kinh tế trong gia đình nghèo, cận nghèo là 80%; tỷ lệ này ở sinh viên có kinh tế gia đình đủ ăn và khá giả là là 67,8%. Sinh viên có kinh tế gia đình đủ ăn và khá giả có nguy cơ trầm cảm chỉ bằng 0,53 lần so với sinh viên có kinh tế gia đình nghèo, cận nghèo; tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (OR = 0,53; KTC 95%: 0,05 – 4,99). 33
  42. 3.2.3. Yếu tố liên quan đến kết quả học tập Bảng 3.16. Mối liên quan giữa nguy cơ trầm cảm với kết quả học tập của đối tượng nghiên cứu Nguy cơ trầm cảm Có Không OR n % n % KTC 95% Kết quả học tập Từ khá trở lên 62 69,7 27 31,3 OR = 0,44 Từ trung bình trở xuống 3 50,0 3 50,0 (0,08 – 2,34) Chung 65 68,4 30 31,6 Nhận xét: Tỉ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm có mức kết quả học tập khá trở lên là 69,7%, tỉ lệ này ở sinh viên có kết quả học tập trung bình trở xuống là 50%. Sinh viên có mức học tập trung bình trở xuống có nguy cơ trầm cảm bằng 0,44 lần so với sinh viên có mức học tập khá trở lên, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kế (OR = 0,44; KTC 95%: 0,08- 2,34). 35
  43. CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu: Trong số 95 sinh viên y đa khoa năm thứ 5 và 6, có 57 sinh viên nữ chiếm tỉ lệ 60%; còn lại 38 sinh viên nam chiếm tỉ lệ 40%. Sinh viên có số tuổi là 23, 24 tuổi và lớn hơn 24 tuổi lần lượt là: 50,5%, 44,2%, 5,3%. Đối tượng tham gia khảo sát nhiều nhất là sinh viên năm thứ 5 (53,7%), sinh viên năm sáu là 46,3%. Trong các đối tượng tham gia khảo sát quê quán ở vùng nông thôn là nhiều nhất chiếm tỉ lệ cao nhất là 57,9%, sau đó là thành phố 36,8%, quê ở miền núi chỉ chiếm 5,3%. Nơi ở hiện tại phần lớn là ở nhà trọ 47,3%, ở cùng gia đình chiếm 29,5%, ở ký túc xá chiếm 15,8%, ở cùng người thân chiếm 7,4%. Về dân tộc: 100% các bạn được khảo sát đều là dân tộc kinh. Trong đó có 2,1% các bạn theo đạo phật và 2,1% các bạn theo đạo thiên chúa còn lại không theo đạo. Trong 95 bạn thì có 55,8% các bạn là con thứ, 44,2% là con cả. Gia đình chỉ có 1 anh chị em thêm chiếm tỉ lệ nhiều nhất là 39%, có 2 anh chị em nữa chiếm 35,8%, nhiều hơn 2 anh chị em chiếm 22% và chỉ có 3,2% là con một. Đối tượng tham gia khảo sát chỉ có 2,1% là đã kết hôn còn lại là độc thân. Về tình trạng kinh tế gia đình đủ ăn chiếm 86,3%, gia đình khá giả chiếm 8,4% và hộ nghèo chiếm 5,3%. Xếp loại học lực đa số là học lực khá chiếm 52,6%, tiếp đến là học lực giỏi chiếm 36,8%, học lực trung bình chiếm 5,3%, xuất sắc chiếm 4,2% và yếu chiếm 1,1%. 36
  44. Trong đối tượng tham gia nghiên cứu có 18,9% mắc bệnh mãn tính. 4.2. Thực trạng rối loạn trầm cảm ở sinh viên chuyên ngành y đa khoa năm thứ 5 và 6 tại trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021 và các yếu tố liên quan 4.2.1. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa năm thứ 5 và 6 trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên năm thứ 5 và 6 là 68,4% và tỉ lệ này tương đương so với nghiên cứu Ganesh S. Kumar 2012 về trầm cảm trên sinh viên y ở Karnataka tỷ lệ trầm cảm chung được phát hiện là 71,25%. Vì năm Y5 sinh viên chủ yếu tập trung vào học phải đi rất nhiều bệnh viện và các chuyên khoa lẻ, còn sinh viên Y6 chuẩn bị tốt nghiệp có nhiều mối lo lắng về thi tốt nghiệp hay làm khóa luận, về điểm tổng kết 6 năm học, về công việc và gia đình. Trong các đối tượng nhiên cứu tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm là 42,2%, trầm cảm nhẹ là 21%;so với nghiên cứu Ganesh S. Kumar lớn (57%) có dấu hiệu trầm cảm và trầm cảm mức độ nhẹ. Trong nhiên cứu của em mức độ trầm cảm trung bình là 4,2%, trầm cảm nặng là 1,1%. So với nghiên cứu Ganesh S. Kumartỷ lệ trầm cảm trung bình và nặng là 14,25%. Sự khác biệt này có thể do khác biệt về lượng người tham gia nghiên cứu và đặc điểm môi trường đào tạo y khoa khác biệt giữa các quốc gia. 4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa năm thứ 5 và 6 trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021 Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở nữ sinh viên là 70,2%; tỷ lệ này ở nam giới là 65,8%. Nữ sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao hơn gấp 1,22 lần so với nam sinh viên, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê (OR = 1,22; KTC 95%: 0,51 – 2,96).Tỷ lệ trầm cảm tối thiểu giữa sinh viên nam và nữ là 31,6% và 49,1%; mức nhẹ là 26,3% và 17,5%; mức trung bình là 7,9% 37
  45. và 1,8%, trầm cảm nặng chỉ có ở nữ là 1,8%. Trong nghiên cứu này, p >0,05 cho thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Thường trong tất cả các nghiên cứu ở cả Việt Nam và thế giới tỉ lệ trầm cảm của nữa cao gấp từ 1,5-3 lần so với nam ở mọi mức độ. Do đa phần tính cách các bạn nữ yếu đuối hơn nam và đặc điểm sinh lý nên thường bị ảnh hưởng tới tâm lý dẫn tới nguy cơ trầm cảm cao hơn. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên năm thử 5 là 72,6%; tỷ lệ này ở sinh viên năm thử 6 là 63,6%. So với các bạn sinh viên y Hà Nội theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên tỉ lệ sinh viên Y6 có nguy cơ trầm cảm là 40%. Có thể do sinh viên Y Hà Nội ít chịu áp lực về đầu ra công việc, có nhiều chương trình đào tạo sau đại học và trường Y Hà Nội có hệ thống đào tạo lâu đời hơn so với đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tỉ lệ có nguy cơ trầm cảm của sinh viên ở cùng gia đình là 71,4% và tỉ lệ ở sinh viên không ở cùng gia đình là 67,2%. Sinh viên không ở cùng gia đình có nguy cơ trầm cảm 0,82 lần so với sinh viên ở cùng gia đình, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Môi trường sinh sống là nơi các sinh viên thực hiện tất cả hoạt động nghỉ ngơi học tập tại nhà, nên việc được sống trong môi trường thoải mái sẽ giúp cải thiện và làm giảm các yếu tố gây ra stress của sinh viên Tỉ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên có bệnh mạn tính là 66,7% và tỉ lệ không có bệnh mạn tính là 68,8%. Sinh viên không có bệnh mãn tính có tỉ lệ trầm cảm gấp 1,1 lần so với sinh viên đã có bệnh mãn tính, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Sinh viên y5, y6 là người đã được tiếp cận với những kiến thức y học và qua quá trình học tập tại bệnh viện đã được các thầy cô giảng dạy, giải đáp các thắc mắc về bệnh mãn tính của mình nên các bạn đều có kiến thức đầy đủ về bệnh mãn tính của mình. Do vậy các 38
  46. bạn mắc bệnh mãn tính đã có tâm lý sẵn sàng đối mặt với bệnh tật nên tỉ lệ trầm cảm so với nhóm không mắc bệnh mãn tính là tương đương nhau. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên là con cả trong gia đình là 73,8%; tỷ lệ này ở sinh viên là con thứ trong gia đình là 64,2%. Sinh viên là con thứ trong gia đình có nguy cơ trầm cảm chỉ bằng 0,63 lần so với sinh viên là con cả, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên có 1 anh chị em hoặc không là 70%; tỷ lệ này ở sinh viên có trên 1 anh chị em là 67,3%. Sinh viên có trên 1 anh chị em có nguy cơ trầm cảm chỉ bằng 0,89 lần so với sinh viên có dưới 1 anh chị em, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Tỉ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên độc thân là 58.8% và tỉ lệ trầm cảm ở sinh viên đã kết hôn là 50%. Sinh viên đã kết hôn có nguy cơ trầm cảm chỉ bằng 0,45 lần so với sinh viên độc thân,tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Việc đã kết hôn trong thời gian đi học sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thời gian phân bổ trong học tập của sinh viên dẫn tới tỉ lệ trầm cảm có thể gia tăng. Trong nghiên cứu của em vì số lượng sinh viên kết hôn tham gia nghiên cứu quá ít nên không có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên có kinh tế trong gia đình nghèo, cận nghèo là 80%; tỷ lệ này ở sinh viên có kinh tế gia đình đủ ăn và khá giả là là 67,8%. Sinh viên có kinh tế gia đình đủ ăn và khá giả có nguy cơ trầm cảm chỉ bằng 0,53 lần so với sinh viên có kinh tế gia đình nghèo, cận nghèo; tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê. Sinh viên y phải chi tiêu rất nhiều tiền cho sách vở tài liệu và các vật dụng y tế phục vụ cho mục đích học tập, phương tiện di chuyển; nếu kinh tế gia đình không đáp ứng đủ sẽ làm các bạn bị stress và ảnh hưởng đến kết quả học tập. Ở đại học Y Dược các chương trình miễn giảm học phí và cấp học bổng cho các bạn sinh viên nghèo hoạt 39
  47. động rất tích cực và hiệu quả nên áp lực kinh tế với sinh viên y5 và y6 không còn quá nặng nề. Tỉ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm có mức kết quả học tập khá trở lên là 69,7%, tỉ lệ này ở sinh viên có kết quả học tập trung bình trở xuống là 50%. Sinh viên có mức học tập trung bình trở xuống có nguy cơ trầm cảm bằng 0,44 lần so với sinh viên có mức học tập khá trở lên, tuy nhiên sự khác biệt này chưa có ý nghĩa thống kê.Trong nghiên cứu Nguyễn Thị Bích Liên số những sinh viên có nguy cơ trầm cảm sinh viên có điểm thấp hơn so với mong đợi là 86,4%[7]. Những sinh viên thi vào Đại học Y Dược là những sinh viên có học lực khá trở lên và luôn đặt mục tiêu học tập cho mình cao vì vậy khi không đạt được mục tiêu đó khiến sinh viên cảm thấy thất vọng về bản thân, sinh ra buồn chán và không có cách giải quyết, không có cách nào đạt được mục tiêu học tập thì sinh viên rất dễ bị trầm cảm. 40
  48. CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN Qua nghiên cứu 95 sinh viên y5 và y5 của trường Đại học Y Dược: 5.1. Tỷ lệ có nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa năm thứ 5 và 6 trƣờng Đại học Y Dƣợcnăm học 2020-2021 - Tỷ lệ sinh viên có nguy cơ trầm cảm là68,4% - Tỷ lệ sinh viên có dấu hiệu trầm cảm là 42,2%, trầm cảm nhẹ là 21%, trầm cảm trung bình là 4,2%, trầm cảm nặng là 1,1%. 5.2. Một số yếu tố liên quan đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên Y đa khoa năm thứ 5 và 6 trƣờng Đại học Y Dƣợc năm học 2020-2021 Do là nghiên cứu khảo sátbước đầu cũng như thời gian nghiên cứu ngắn (ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19) nên còn nhiều hạn chế về cỡ mẫu, phương pháp thu thập số liệu, vì vậy chúng tôi chưa tìm được các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến nguy cơ trầm cảm ở sinh viên y đa khoa năm thứ 5 và 6 của Trường ĐH Y Dược năm học 2020-2021. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra một số yếu tố liên quan mang tính chất gợi ý như sau: Giới: nữ sinh viên có nguy cơ trầm cảm cao hơn gấp 1,22 lần so với nam sinh viên (OR = 1,22; KTC 95%: 0,51 – 2,96) Kinh tế gia đình: sinh viên có kinh tế gia đình đủ ăn và khá giả có nguy cơ trầm cảm chỉ bằng 0,53 lần so với sinh viên có kinh tế gia đình nghèo, cận nghèo (OR = 0,53; KTC 95%: 0,05 – 4,99) Áp lực học tập: Sinh viên có mức học tập trung bình trở xuống có nguy cơ trầm cảm bằng 0,44 lần so với sinh viên có mức học tập khá trở lên (OR = 0,44; KTC 95%: 0,08 – 2,34). 41
  49. CHƢƠNG 6: KHUYẾN NGHỊ Để hạn chế tỉ lệ trầm cảm của sinh viên y nhằm mục đích hỗ trợ điều kiện tốtnhất đẻ sinh viên y có thể học tập và thực hành đạt hiệu quả cao trong trường đạihọc Y Dược – ĐHQG Hà Nội, xin đề suất một vài phương án sau: 1. Phát hiện và tư vấn tâm lí cho các sinh viên có dấu hiệu trầm cảm nhằm giải quyết các vấn đề vềtâm lí cho sinh viên khi gặp khó khăn trong học tập và cuộc sống. 2. Có bài kiểm tra tâm lý định kỳ (có thể một năm một lần) nhằm sàng lọc nhữngsinh viên có nguy cơ trầm cảm để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. 3. Tổ chức hội thảo, câu lạc bộ trao đổi về phương pháp học giữa các sinh viên đểgiúp tránh căng thẳng và mệt mỏi. 4. Khuyến khích sinh viên tham gia vào các hoạt động tập thể, các nhóm nhảy, cáccâu lạc bộ thể dục thể thao Khuyến khích sinh viên tâm sự chia sẻ với bạn bè,thầy cô để giảm căng thẳng. 5. Cải thiện cơ sở vật chất và hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong kinh tế. 42
  50. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Health Organization (1946), 1948, New York, truy cập ngày, tại trang web 2. Trần Viết Nghị (2003) ―Thuốc chống trầm cảm hiện tại và tương lai ‖ Tài liệu báo cáo hội nghị khoa học về tác dụng của thuốc remeron – Hạ Long, trang 3 3. Bài báo ―Một số yếu tố nguy cơ và bảo vệ đối với vấn đề trầm cảm và lo âu của học sinh 2 trường Trung học cơ sở, thành phố Hà Nội‖ Nguyễn Thanh Hương – Tiến sỹ, Phó trưởng khoa các Khoa học xã hội. 4. Nguyễn Văn Siêm Trần Viết Nghị, Nguyễn Viết Thiêm và c.s ((2004), Nghiên cứu dịch tễ - lâm sàng các rối loạn trầm cảm tại một số quần thể và cộng đồng, tài liệu hội thảo quốc gia về chăm sóc sức khoẻ tâm thần và phòng chống tự tử, Huế, 76-80. 5. Patten S. (2005), Markov models of major depression for linking psychiatric epidemiology to clinical practice, Clinical Practice and Epidemiology in Mental Health, 1(1): 2. 6. Lisa S. Rotenstein, Prevalence of Depression, Depressive Symptoms, and Suicidal Ideation Among Medical Students (2017) 7. Nguyễn Thị Bích Liên (2012) ―Nguy cơ trầm cảm ở một số khối sinh viên đa khoa trường Đại học Y Hà Nội năm học 2010-2011 và một số yếu tố liên quan‖. Khóa luận tốt nghiệp bác sĩ đa khoa 2006 – 2012 8. Trương Thị Hoà (2018), Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 9. ―The ICD-10 Classification of Mental and Behavioural Disorders: Clinical descriptions and diagnostic guidelines‖ . World Health Organization. 2010. 10. Trần văn Cường (2005), Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các cùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay. 43
  51. 11. Đậu Thị Tuyết (2013), Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện đa khoa thành phố Vinh, bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một số yếu tố liên quan, 2013, Đại học Y tế Công cộng, Hà Nội. 12. National Institete of menatl Health (2011), Depression, NIH Publisher, 24 13. Kessing LV. Epidemiology of subtypes of depression. Acta Psychiatr Scand. (2007) 115:85–9. 10.1111/j.1600-0447.2007.00966.x 14. Kessler RC, Bromet EJ. The epidemiology of depression across cultures. Annu Rev Public Heal. (2013) 34:119–38. 10.1146/annurev- publhealth-031912-114409 15. Cao Tiến Đức, Lâm sàng và điều trị trầm cảm, Nhà xuất bản y học. (2020) 10 16. Muhamad.S, Ahmad.F, The Medical Student Stressor Questionnaire (MSSQ) Manual, (2010) 9 17. Ganesh S. Kumar, Animesh Jain, Supriya Hegde, Prevalence of depression and its associated factors using Beck Depression Inventory among students of a medical college in Karnataka(2012) 18. Marie Dahlin, Nils Joneborg, Bo Runeson, Stress and depression among medical students: across-sectional study(2005) 19. Nguyễn Triệu Phong, Áp lực học tập và một số vấn đề về sức khỏe tâm thần ở sinh viên năm thứ nhất Đại học Y Hà Nội (2011) 20. Niemi, P. M. and Vainiomäki, P. T.(2006) ―Medical students' distress - quality, continuity and gender differences during a six-year medical programme‖, Medical Teacher,28:2,136 — 141 21. Do Dinh Quyen (2007) ―Depression and among the first year medical students in university of medicine and pharmacy Ho Chi Minh city, Viet Nam‖, College of Public Health Sciences, Chulalongkorn University. 44
  52. PHỤ LỤC 1 PHQ-9 Modified for Teens: Bạn gặp mỗi triệu chứng sau đây thường xuyên Hoàn Vài Hơn Gần như thế nào trong HAI TUẦN vừa qua toàn ngày một như không nửa mỗi số ngày ngày Ít quan tâm hoặc ít muốn làm các việc? Cảm thấy buồn chán, trầm cảm, cáu giận hoặc tuyệt vọng Khó ngủ, khó ngủ ngon, hoặc ngủ quá nhiều? Cảm thấy mệt mỏi, hoặc ít sinh lực? Chán ăn, giảm cân hoặc ăn quá nhiều? Cảm thấy chán ghét bản thân – hoặc cảm thấy bạn là kẻ thất bại, hoặc cảm giác bạn để bản thân hoặc gia đình thất vọng? Khó tập trung chú ý vào những việc như bài vở, đọc, hoặc xem TV? Di chuyển hoặc nói chậm đến mức những người khác có thể nhận thấy? Hoặc ngược lại – vận động quá mức hoặc ngồi không yên tới mức bạn di chuyển lại nhiều hơn bình thường? Nghĩ rằng tốt nhất là bạn nên chết đi, hoặc gây tổn hại cho bản thân theo cách nào đó 45
  53. Tổng số điểm cao nhất của bộ câu hỏi là 27. Câu trả lời sẽ tương ứng với số điểm bên cạnh, nếu tổng số điểm: 0-4: Bình thường 5-9: Bạn ở mức trầm cảm tối thiểu 10-14: Trầm cảm nhẹ 15-19: Trầm cảm trung bình >19: Trầm cảm nặng Nếu có tổng điểm từ 5-9, bạn có thể tự điều chỉnh bản thân và các mối quan hệ để giảm triệu chứng bệnh trầm cảm. Nếu có tổng điểm từ trên 10, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa sức khỏe tâm thần, chuyên gia tâm lý hoặc khám từ xa để được tư vấn và điều trị. Tránh để bệnh diễn tiến quá nặng, sẽ mất nhiều thời gian điều trị và dễ bị tái trầm cảm. 46
  54. PHỤ LỤC 2 The Medical Student Stressor Questionnaire (MSSQ) Hƣớng dẫn: Khi đặt mình vào các tình huống dưới đây, từ 1 đến 40, hãy trả lời mức độ căng thẳng mà bạn cảm thấy bằng cách đánh dấu (x) vào ô tương ứng bên cạnh. Không Căng Căng Căng Căng căng thẳng thẳng thẳng thẳng thẳng mức độ mức nhiều rất STT Các tình huống chút nhẹ độ nhiều nào vừa (0) (1) (2) (3) (4) 1 Kiểm tra / thi cử 2 Nói chuyện với bệnh nhân về các vấn đề cá nhân họ 3 Xung đột với các sinh viên khác 4 Hệ thống đánh giá trong thi cử 5 Bị miệt thị bởi lời nói hoặc bị quấy rối bởi các sinh viên khác 6 Kỳ vọng của cha mẹ cho sinh viên y 7 Tự áp lực phải học tốt (tự kỳ vọng) 8 Không đủ tài liệu nghiên cứu hay công cụ học tập 9 Xung đột với thầy cô hay nhân viên ở bệnh viện 10 Quá tải trong học tập 11 Tham gia thảo luận trong lớp 12 Không theo kịp lịch học 13 Là người tham gia thuyết trình trong lớp 14 Thiếu sự hướng dẫn của giáo viên 15 Cảm giác kém cỏi/bất tài 16 Sự không chắc chắn về tương lai 17 Không đủ kỹ năng thực hành lâm sàng 18 Thiếu thời gian cho gia đình và bạn bè 19 Môi trường học tập cạnh tranh 20 Giáo viên thiếu kỹ năng giảng dạy 21 Không thể trả lời câu hỏi của bệnh nhân 47
  55. 22 Bài tập không phù hợp 23 Gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài 24 Đối mặt với bệnh tật hoặc cái chết của bệnh nhân 25 Bị điểm kém 26 Không có/thiếu động cơ học tập 27 Thiếu thời gian để xem lại những gì đã học 28 Bị miệt thị bởi lời nói hoặc bị quấy rối bởi giáo viên 29 Thường xuyên bị gián đoạn việc học bởi những người khác 30 Không thể trả lời các câu hỏi từ giáo viên 31 Xung đột/mâu thuẫn với giáo viên 32 Không muốn học y 33 Lượng kiến thức cần học quá lớn 34 Áp lực phải học tốt (do người khác áp đặt) 35 Phản hồi không đủ từ giáo viên 36 Quy trình chấm điểm không hợp lý 37 Thiếu sự công nhận đối với công việc đã hoàn thành 38 Làm việc/học tập bằng máy tính 39 Bị miệt thị bởi lời nói hoặc bị quấy rối bởi các nhân viên y tế hay nhân viên trong trường 40 Trách nhiệm với gia đình 48
  56. BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU Bạn có đồng ý tham gia nghiên cứu này không? Tôi đã đƣợc giải thích rõ về mục tiêu, nguy cơ và lợi ích đối với cá nhân tôi khi tham gia nghiên cứu (sinh viên khoanh vào ô phù hợp) 1. Có 2. Không A- ĐẶC ĐIỂM CỦA SINH VIÊN Nội dung trả lời Câu hỏi A1. Tuổi A2. Giới tính của bạn? . A3. Sinh viên năm thứ mấy 0.Nam 1.Nữ A4. Dân tộc của bạn là gì? 0. Kinh 1. Khác A5. Bạn theo tôn giáo nào? 0.Không1.Có (ghi rõ) A6.Là con thứ mấy trong nhà? A7. Số lượng anh chị em ruột A8. Tình trạng hôn nhân 0.Độc thân 1. Đã có gia đình 2. Khác . A9. Kinh tế gia đình 0 Nghèo/ cận nghèo 2. Đủ ăn 3. Khá giả A10. Tình trạng gia đình( bố mẹ) 0.Sống chung 1.Ly thân/li hôn 2 Khác A11. Hiện tại bạn đang sống ở đâu? 0.Sống ở nhà bố mẹ 1.Sống ở nhà riêng 2.Nhà trọ 3.Ở nhà người quen, họ hàng 4.Khác (ghi rõ) . A12. Nơi cứ trú( tỉnh nào, theo CCCD) A13. Điểm trung bình kỳ vừa qua 1.Xuất sắc 3,6-4 2. Giỏi 3,2-3,59 3. Khá 2,5-3,19 4. Trung bình 2,0-2,49 5. Yếu <2,0 A14. Có bệnh mạn tính? 0.Không 2.Có 49
  57. B. Đánh giá Bạn gặp mỗi triệu chứng sau đây thường xuyên như Hoàn Vài Hơn Gần như thế nào trong HAI TUẦN vừa qua toàn ngày một nửa mỗi ngày (Chọn đáp án phù hợp nhất bên Phải) không số ngày 1. Ít quan tâm hoặc ít muốn làm các việc? 2. Cảm thấy buồn chán, trầm cảm, cáu giận hoặc tuyệt vọng 3. Khó ngủ, khó ngủ ngon, hoặc ngủ quá nhiều? 4. Cảm thấy mệt mỏi, hoặc ít sinh lực? 5. Chán ăn, giảm cân hoặc ăn quá nhiều? 6. Cảm thấy chán ghét bản thân – hoặc cảm thấy bạn là kẻ thất bại, hoặc cảm giác bạn để bản thân hoặc gia đình thất vọng? 7. Khó tập trung chú ý vào những việc như bài vở, đọc, hoặc xem TV? 8. Di chuyển hoặc nói chậm đến mức những người khác có thể nhận thấy? Hoặc ngược lại – vận động quá mức hoặc ngồi không yên tới mức bạn di chuyển lại nhiều hơn bình thường? 9. Nghĩ rằng tốt nhất là bạn nên chết đi, hoặc gây tổn hại cho bản thân theo cách nào đó Trong bảng này gồm 21 đề mục được đánh số từ 1 đến 21, ở mỗi đề mục có ghi một số câu phát biểu. Trong mỗi đề mục, bạn hãy đọc cẩn thận tất cả các câu và hãy chọn ra một câu mô tả gần giống nhất tình trạng mà bạn cảm thấy trong 1 tuần trở lại đây, kể cả hôm nay. Khoanh tròn vào con số trước câu phát biểu mà bạn đã chọn. Hãy đừng bỏ sót đề mục nào! 50
  58. Câu 1 0 : Tôi hoàn toàn không cảm thấy có tội lỗi gì ghê gớm cả. 0 : Tôi không cảm thấy buồn. 1 : Phần lớn thời gian tôi cảm thấy mình tồi hoặc không 1 : Nhiều lúc tôi cảm thấy chán hoặc buồn. xứng đáng. 2 : Lúc nào tôi cũng cảm thấy chán hoặc buồn và tôi 2 : Tôi cảm thấy mình hoàn toàn có tội. không thể thôi được. 2 : Giờ đây tôi luôn cảm thấy trên thực tế mình tồi hoặc 2 : Lúc nào tôi cũng cảm thấy buồn và bất hạnh đến mức không xứng đáng. hoàn toàn đau khổ. 3 : Tôi cảm thấy như là tôsi rất tồi hoặc vô dụng. 3 : Tôi rất buồn hoặc rất bất hạnh và khổ sở đến mức Câu 6 không thể chịu được. 0 : Tôi không cảm thấy đang bị trừng phạt. Câu 2 1 : Tôi cảm thấy một cái gì xấu có thể đến với tôi. 0 : Tôi hoàn toàn không bi quan và nản lòng về tương lai. 2 : Tôi cảm thấy mình sẽ bị trừng phạt. 1 : Tôi cảm thấy nản lòng về tương lai hơn trước. 3 : Tôi cảm thấy mình đang bị trừng phạt. 2 : Tôi cảm thấy mình chẳng có gì mong đợi ở tương lai cả. 3 : Tôi muốn bị trừng phạt. 2 : Tôi cảm thấy sẽ không bao giờ khắc phục được những Câu 7 điều phiền muộn của tôi. 0 : Tôi không cảm thấy thất vọng với bản thân. 3 : Tôi cảm thấy tương lai tuyệt vọng và tình hình chỉ có 1 : Tôi không thích bản thân. thể tiếp tục xấu đi hoặc không thể cải thiện được. 2 : Tôi ghê tởm bản thân. Câu 3 3 : Tôi căm thù bản thân. 0 : Tôi không cảm thấy như bị thất bại. Câu 8 1 : Tôi thấy mình thất bại nhiều hơn những người khác. 0 : Tôi không tự cảm thấy một chút nào xấu hơn bất kể ai. 2 : Tôi cảm thấy đã hoàn thành rất ít điều đáng giá hoặc đã 1 : Tôi tự chê mình về sự yếu đuối và lỗi lầm của bản thân. hoàn thành rất ít điều có ý nghĩa. 2 : Tôi khiển trách mình vì những lỗi lầm của bản thân. 2 : Nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình đã có quá nhiều thất 3 : Tôi khiển trách mình về mọi điều xấu xảy đến. bại. Câu 9 3 : Tôi cảm thấy mình là một người hoàn toàn thất bại. 0 : Tôi không có bất kỳ ý nghĩ gì làm tổn hại bản thân. 3 : Tôi tự cảm thấy hoàn toàn thất bại trong vai trò của tôi 1 : Tôi có những ý nghĩ làm tổn hại bản thân nhưng tôi (bố, mẹ, chồng, vợ) thường không thực hiện chúng. Câu 4 2 : Tôi cảm thấy giá mà tôi chết thì tốt hơn. 0 : Tôi còn thích thú với những điều mà trước đây tôi vẫn 2 : Tôi cảm thấy gia đình tôi sẽ tốt hơn nếu tôi chết. thường ưa thích. 2 : Tôi có dự định rõ ràng để tự sát. 1 : Tôi ít thấy thích những điều mà tôi vẫn thường ưa thích 3 : Nếu có cơ hội tôi sẽ tự sát. trước đây. 2 : Tôi không thõa mãn về bất kỳ cái gì nữa. 3 : Tôi không hài lòng với mọi cái. Câu 10: Câu 5 51
  59. 0 : Tôi không khóc nhiều hơn trước kia. 0 : Tôi thấy mình vẫn tràn đầy sức lực như trước đây. 1 : Hiện nay tôi hay khóc nhiều hơn trước. 1 : Tôi phải cố gắng để có thể khơỉ động làm một việc gì. 2 : Hiện nay tôi luôn luôn khóc, tôi không thể dừng được. 2 : Tôi phải cố gắng hết sức để làm một việc gì. 3 : Trước đây thỉnh thoảng tôi vẫn khóc, nhưng hiện tại tôi 3 : Tôi hoàn toàn không thể làm một việc gì cả. không thể khóc được chút nào mặc dù tôi muốn khóc. Câu 16 Câu 11 0 : Tôi có thể ngủ tốt như trước. 0 : Hiện nay tôi không dễ bị kích thích hơn trước. 1 : Tôi ngủ dậy buổi sáng mệt hơn trước 1 : Tôi cảm thấy dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ. 2 : Tôi thức dậy 1, 2 giờ sớm hơn trước và khó ngủ lại. 1 : Tôi bực mình hoặc phát cáu dễ dàng hơn trước. 3 : Hàng ngày tôi dậy sớm và không thể ngủ hơn 5 tiếng 2 : Tôi luôn luôn cảm thấy dễ phát cáu. Câu 17 3 : Tôi thấy rất bồn chồn và kích động đến mức phải đi lại 0 : Tôi làm việc không mệt hơn trước một chút nào. liên tục hoặc làm việc gì đó. 1 : Tôi làm việc dễ mệt hơn trước. Câu 12 2 : Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước rất nhiều. 0 : Tôi không mất sự quan tâm đến những người xung 2 : Làm bất cứ việc gì tôi cũng mệt. quanh hoặc các hoạt động khác. 3 : Làm bất cứ việc gì tôi cũng quá mệt. 1 : Tôi ít quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh Câu 18 hơn trước. 0 : Tôi ăn vẫn ngon miệng như trước. 2 : Tôi mất hầu hết sự quan tâm đến mọi người, mọi việc 1 : Sự ngon miệng của tôi không tốt hơn trước. xung quanh và ít có cảm tình với họ. 2 : Hiện nâ sự ngon miệng của tôi kém rất nhiều. 3 : Tôi không còn quan tâm đến bất kỳ điều gì nữa. 3 : Tôi không thấy ngon miệng một chút nào cả. 3 : Tôi hoàn toàn không còn quan tâm đến người khác và Câu 19 không cần đến họ chút nào. 0 : Gần đây tôi không sút cân chút nào. Câu 13 1 : Tôi bị sút cân trên 2 Kg. 0 : Tôi quyết định mọi việc cũng tốt như trước. 2 : Tôi bị sút cân trên 4 kg. 1 : Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước. 3 : Tôi bị sút cân trên 6 kg. 2 : Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước rất nhiều. Câu 20 2 : Không có sự giúp đỡ, tôi không thể quyết định gì được 0 : Tôi không lo lắng về sức khỏe hơn trước. nữa. 1 : Tôi có lo lắng về những đau đớn hoặc những khó chịu ở 3 : Tôi chẳng còn có thể quyết định được việc gì nữa. dạ dày hoặc táo bón và những cảm giác của cơ thể. Câu 14 2 : Tôi quá lo lắng về sức khỏe của tôi, tôi cảm thấy thế 0 : Tôi không cảm thấy tôi xấu hơn trước chút nào. nào và điều gì đó đến nổi tôi rất khó suy nghĩ gì thêm nữa. 1 : Tôi buồn phiền là tôi trông như già hoặc không hấp dẫn. 3 : Tôi hoàn toàn bị thu hút vào những cảm giác của tôi. 2 : Tôi cảm thấy có những thay đổi trong diện mạo làm cho Câu 21 tôi có vẻ không hấp dẫn. 0 : Tôi không thấy có thay đổi gì trong hứng thú tình dục. 3 : Tôi cảm thấy tôi có vẻ xấu xí hoặc ghê tởm. 1 : Tôi ít hứng thú với tình dục hơn trước. 2 : Hiện nay tôi rất ít hứng thú với tình dục. 3 : Tôi hoàn toàn mất hứng thú tình dục. Câu 15 52
  60. Không Căng Căng thẳng Căng Căng thẳng căng thẳng thẳng mức mức độ thẳng rất nhiều STT Các tình huống chút nào độ nhẹ vừa nhiều (4) (0) (1) (2) (3) 1 Kiểm tra / thi cử 2 Nói chuyện với bệnh nhân về các vấn đề cá nhân họ 3 Xung đột với các sinh viên khác 4 Hệ thống đánh giá trong thi cử 5 Bị miệt thị bởi lời nói hoặc bị quấy rối bởi các sinh viên khác 6 Kỳ vọng của cha mẹ cho sinh viên y 7 Tự áp lực phải học tốt (tự kỳ vọng) 8 Không đủ tài liệu nghiên cứu hay công cụ học tập 9 Xung đột với thầy cô hay nhân viên ở bệnh viện 10 Quá tải trong học tập 11 Tham gia thảo luận trong lớp 12 Không theo kịp lịch học 13 Là người tham gia thuyết trình trong lớp 14 Thiếu sự hướng dẫn của giáo viên 15 Cảm giác kém cỏi/bất tài 16 Sự không chắc chắn về tương lai 17 Không đủ kỹ năng thực hành lâm sàng 18 Thiếu thời gian cho gia đình và bạn bè 19 Môi trường học tập cạnh tranh 20 Giáo viên thiếu kỹ năng giảng dạy 21 Không thể trả lời câu hỏi của bệnh nhân 22 Bài tập không phù hợp 23 Gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài 24 Đối mặt với bệnh tật hoặc cái chết của bệnh nhân 25 Bị điểm kém 26 Không có/thiếu động cơ học tập 27 Thiếu thời gian để xem lại những gì đã học 28 Bị miệt thị bởi lời nói hoặc bị quấy rối bởi giáo viên 29 Thường xuyên bị gián đoạn việc học bởi những người khác 30 Không thể trả lời các câu hỏi từ giáo viên 31 Xung đột/mâu thuẫn với giáo viên 32 Không muốn học y 33 Lượng kiến thức cần học quá lớn 34 Áp lực phải học tốt (do người khác áp đặt) 35 Phản hồi không đủ từ giáo viên 53
  61. 36 Quy trình chấm điểm không hợp lý 37 Thiếu sự công nhận đối với công việc đã hoàn thành 38 Làm việc/học tập bằng máy tính 39 Bị miệt thị bởi lời nói hoặc bị quấy rối bởi các nhân viên y tế hay nhân viên trong trường 40 Trách nhiệm với gia đình 54