Khóa luận Tìm hiểu cơ hội tìm kiếm việc làm của dược sĩ đại học sau tốt nghiệp khoa y dược - Đại học quốc gia Hà Nội năm 2017 và năm 2018

pdf 62 trang thiennha21 18/04/2022 4441
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu cơ hội tìm kiếm việc làm của dược sĩ đại học sau tốt nghiệp khoa y dược - Đại học quốc gia Hà Nội năm 2017 và năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_co_hoi_tim_kiem_viec_lam_cua_duoc_si_dai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu cơ hội tìm kiếm việc làm của dược sĩ đại học sau tốt nghiệp khoa y dược - Đại học quốc gia Hà Nội năm 2017 và năm 2018

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC HỒNG THỊ HƯƠNG TÌM HIỂU CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC SAU TỐT NGHIỆP KHOA Y DƯỢC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2017 VÀ NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC HỒNG THỊ HƯƠNG TÌM HIỂU CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC SAU TỐT NGHIỆP KHOA Y DƯỢC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2017 VÀ NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QHY 2014 Người hướng dẫn: TS. HÀ VĂN THÚY ThS. BÙI THỊ XUÂN HÀ NỘI – 2019 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn tới Ts. Hà Văn Thúy và Ths. Bùi Thị Xuân - những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin cảm ơn chân thành tới các các anh, chị cựu sinh viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội tốt nghiệp năm 2017 và năm 2018 đã tạo điều kiện giúp đỡ em thu thập số liệu cho nghiên cứu này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 5 năm theo học tại trường. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn theo sát, chia sẻ, động viên và tạo điều kiện giúp đỗ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội tháng 5 năm 2019 Sinh viên Hồng Thị Hương @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DNTN Doanh nghiệp tư nhân DS Dược sĩ DSĐH Dược sĩ đại học ĐB Đồng bằng ĐH Đại học ĐHQG Đại học Quốc gia ĐHQG HN Đại học Quốc gia Hà Nội Đv Đơn vị QHY 2012 Sinh viên được tuyển sinh vào Khoa Y Dược năm 2012 QHY 2013 Sinh viên được tuyển sinh vào Khoa Y Dược năm 2013 TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1 Phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược 4 2 Bảng 1.2 Số DS/10.000 dân của một số nước trên thế giới 7 năm 2010 3 Bảng 1.3 Số lượng DSĐH qua các năm 9 4 Bảng 1.4 Thống kê lượng Dược sĩ đại học theo vùng miền 10 năm 2010 5 Bảng 1.5 Phân bố DSĐH tại các cơ quan quản lý và hành 11 chính sự nghiệp 6 Bảng 1.6 Nhân lực dược trong các cơ sở sản xuất kinh 12 doanh 7 Bảng 1.7 Kết quả tốt nghiệp của 78 DSĐH nằm trong đối 14 tượng khảo sát 8 Bảng 2.1 Các chỉ số và biến số nghiên cứu 15 9 Bảng 3.1 Phân bố nhân lực DSĐH theo vùng miền 21 10 Bảng 3.2 Phân bố nhân lực DSĐH theo lĩnh vực công tác 23 11 Bảng 3.3 Phân bố nhân lực DSĐH theo loại hình tổ chức 24 12 Bảng 3.4 Phân bố nhân lực DSĐH theo loại hình công tác 24 và lĩnh vực công tác 13 Bảng 3.5 Mong muốn về nơi công tác của DSĐH sau tốt 25 nghiệp 14 Bảng 3.6 Mong muốn về lĩnh vực công tác của DSĐH sau 26 tốt nghiệp 15 Bảng 3.7 Mong muốn về loại hình công tác của DSĐH sau 27 tốt nghiệp 16 Bảng 3.8 Tỷ lệ DSĐH sau tốt @ nghiệp School nhận được of Medicinecông việc 29and Pharmacy, VNU
  6. mong muốn theo nơi công tác, lĩnh vực công tác và loại hình tổ chức. 17 Bảng 3.9 Tỷ lệ các nguồn thông tin tìm việc của DSĐH 30 18 Bảng 3.10 Tỷ lệ các hình thức tuyển dụng DSĐH 31 19 Bảng 3.11 Tỷ lệ DSĐH từng không đạt yêu cầu khi tham 31 gia tuyển dụng theo học lực 20 Bảng 3.12 Tỷ lệ thời gian từ khi DSĐH tốt nghiệp cho đến 32 khi nhận công việc hiện tại. 21 Bảng 3.13 Tỷ lệ các yếu tố mà DSĐH cho rằng là lý do 32 ứng viên bị từ chối 22 Bảng 3.14 Tỷ lệ lựa chọn những kỹ năng cần thiết trong 33 quá trình làm việc 23 Bảng 3.15 Tỷ lệ các lý do lựa chọn công việc hiện tại của 34 DSĐH theo loại hình tổ chức 24 Bảng 3.16 Tỷ lệ các mức thu nhập của DSĐH theo loại 35 hình tổ chức Dược 25 Bảng 3.17 Đánh giá sự tương xứng thu nhập với lao động 36 của DSĐH 26 Bảng 3.18 Tỷ lệ DSĐH hài lòng với công việc đang có 36 theo loại hình công tác 27 Bảng 3.19 Ý định làm lâu dài tại nơi DSĐH đang công tác 37 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 3.1 Tỷ lệ DSĐH công tác tại Hà Nội 22 2 Hình 3.2 So sánh giữa mong muốn và công việc hiện tại 27 của DSĐH về lĩnh vực công tác . 3 Hình 3.4 So sánh mong muốn và công việc hiện tại của 28 DSĐH về loại hình tổ chức 4 Hình 3.6 Tỷ lệ DSĐH từng không đạt yêu cầu khi tham gia 31 tuyển dụng 5 Hình 3.8 Tỷ lệ các mức thu nhập của DSĐH 35 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  8. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Vài nét về đặc điểm công việc ngành dược và phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược 3 1.1.1. Đặc điểm công việc ngành dược 3 1.1.2. Phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược 4 1.2. Công tác đào tạo nhân lực DSĐH 4 1.2.1. Công tác đào tạo DSĐH ở Việt Nam 4 1.2.2. Công tác đào tạo DSĐH Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội 5 1.3. Tình hình nhân lực dược trên thế giới và ở Việt Nam 6 1.3.1. Tình hình nhân lực dược trên thế giới 6 1.3.2. Tình hình nhân lực dược DSĐH ở Việt Nam 9 1.4. Vài nét về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của DSĐH về công việc 12 1.5. Một số thông tin trước khi tốt nghiệp của sinh viên QHY 2012 và QHY 2013 Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội. 13 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu 15 2.2. Thời gian nghiên cứu 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu 15 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 15 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu @ School of Medicine and 15 Pharmacy, VNU
  9. 2.4. Chỉ số và các biến số nghiên cứu 15 2.5. Công cụ và quy trình thu thập thông tin 19 2.5.1. Công cụ thu thập thông tin 19 2.5.2. Quá trình thu thập thông tin 19 2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 19 2.7. Các sai số và cách khắc phục 19 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 20 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21 3.1. Tình hình vị trí công việc của nhân lực DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược -ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018 21 3.1.1. Theo vùng miền trong cả nước 21 3.1.2. Theo lĩnh vực công tác Dược 23 3.1.3. Theo loại hình tổ chức Dược 23 3.1.4. Mối quan hệ giữa lĩnh vực công tác và loại hình tổ chức 24 3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược năm 2017 và năm 2018 25 3.2.1. Quá trình tìm kiếm việc làm 25 3.2.2. Quá trình làm việc - Lý do lựa chọn công việc và các yếu tố ảnh hưởng 33 Chương 4: BÀN LUẬN 38 4.1. Tình hình vị trí công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018 38 4.1.1. Theo các vùng miền trên cả nước 38 4.1.2. Theo lĩnh vực công tác 38 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  10. 4.1.3. Theo loại hình công tác 38 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược năm 2017 và năm 2018 40 4.2.1. Quá trình tìm kiếm việc làm 40 4.2.2. Quá trình làm việc - Lý do lựa chọn công việc và các yếu tố ảnh hưởng 42 KẾT LUẬN 44 KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ trên toàn thế giới với sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực. Bản chất của cách mạng 4.0 chính là chuyển lao động từ hình thức thủ công, lao động chân tay sang lao động trí óc. Điều này đã mở ra cơ hội rất lớn cho các ngành nghề công nghệ thông tin, công nghiệp chế biến, du lịch, điện tử và không thể thiếu lĩnh vực y dược. Bên cạnh đó, nhu cầu về dược phẩm trong những năm gần đây ngày càng lớn do quá trình gia tăng dân số thế giới, nhu cầu chăm sóc y tế cũng như chỉ tiêu cho dược phẩm ngày càng nhiều, là một trong các yếu tố thúc đẩy tốc độ phát triển của kinh tế Dược. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của ngành Dược trên thế giới, thị trường dược phẩm ở Việt Nam cũng đang có sự biến chuyển tích cực, thu hút nhiều nguồn đầu tư lớn từ các nhà đầu tư nước ngoài và các tập đoàn lớn trong nước. Sự phát triển đó đã mở ra cơ hội việc làm đầy hứa hẹn cho nguồn nhân lực dược Việt Nam. Tình hình nhân lực dược hiện nay được đánh giá phân bố không đồng đều giữa các vùng/miền, tỉnh/thành, giữa cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở sản xuất kinh doanh, nhân lực dược tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh [5]. Lý do cho tình trạng trên cũng như lý do của nhân lực cán bộ y tế khác, DSĐH sau tốt nghiệp thường muốn công tác tại thành phố lớn. Điều kiện làm việc và những chính sách đãi ngộ không đủ thu hút họ về địa phương công tác khiến nhiều tỉnh thiếu DSĐH nghiêm trọng. Tình trạng vừa thừa vừa thiếu loại hình nhân lực này vẫn là bài toán khó cho các nhà quản lý. Năm 2012, Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội với sứ mệnh đào tạo nguồn lao động y tế chất lượng, bồi dưỡng nhân tài dựa vào nghiên cứu, trên nền tảng khoa học cơ bản vững chắc, Khoa đã tuyển sinh và tổ chức giảng dạy các khóa đầu tiên với hai ngành Dược sĩ và Bác sĩ đa khoa. Tháng 6 năm 2017 và tháng 6 năm 2018, hai khóa đầu tiên của ngành Dược học tốt nghiệp và bắt đầu tham gia vào thị trường lao động. Với những cơ hội mở rộng cho nguồn nhân lực Dược, là những DSĐH đầu tiên của Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội, một số câu hỏi đã đư @ợc Schoolđặt ra là các of DSĐH Medicine tốt nghi ệandp năm Pharmacy, VNU 1
  12. 2017 và năm 2018 đã lựa chọn lĩnh vực công tác gì, những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự lựa chọn đó, mức độ hài lòng cũng như mong muốn của họ về công việc, Là sinh viên Khóa 3 ngành Dược học của Khoa Y Dược và sắp ra trường, chúng em rất muốn biết cơ hội việc làm của các anh chị khóa trước cũng như sự lựa chọn công việc và các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn đó. Vì vậy, đề tài “Tìm hiểu cơ hội tìm kiếm việc làm của Dược sĩ đại học sau tốt nghiệp Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2017 và năm 2018” được thực hiện nhằm mục tiêu như sau: 1. Mô tả tình hình vị trí công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018. 2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 2
  13. Chương 1: TỔNG QUAN 1.1. Vài nét về đặc điểm công việc ngành dược và phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược 1.1.1. Đặc điểm công việc ngành dược Dược hay còn gọi là ngành Dược được gọi chung là một ngành nghề trong hệ thống y tế. Ngành Dược được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu thuốc mới, sản xuất thuốc gọi là ngành công nghiệp bào chế, kinh doanh phân phối và cung ứng thuốc, quản lý dược, kiểm nghiệm thuốc (để đảm bảo chất lượng dược phẩm khi cung ứng ra thị trường). Có thể khái quát một số đặc điểm công việc của ngành: Tính cạnh tranh trong ngành thấp: Ngành Dược có chỉ tiêu đào tạo thường hạn chế và yêu cầu đầu vào khá cao. Công việc ngành đòi hỏi chuyên môn và là ngành kinh doanh có điều kiện. Vì vậy nhân lực dược có số lượng ít và có tính độc quyền tương đối [1]. Mức thu nhập hấp dẫn: Theo báo cáo của BLS (Cục Thống kê Lao động Mỹ), năm 2014 ở Mỹ có 297.100 Dược sĩ và mức thu nhập trung bình của mỗi Dược sĩ là 120.950 USD mỗi năm, tương đương với 58,15 USD mỗi giờ [24]. Nhu cầu ngày một cao với các dịch vụ y dược dẫn đến mức tăng lương đáng kể trong lĩnh vực này [1]. Cơ hội tiếp cận khoa học công nghệ tiên tiến: Thuốc là sản phẩm kết hợp thành tựu của nhiều ngành khoa học (hóa học, công nghệ sinh học, vật lý học, công nghệ thông tin, ). Ngày nay, “cuộc đời” của nhiều loại thuốc ngày càng rút ngắn do sự ra đời của nhiều loại thuốc mới và lượng thông tin thuốc cũng ngày càng lớn. Xu hướng này vừa là điều kiện cho người Dược sĩ tiếp khoa học công nghệ mới nhưng cũng là thách thức đòi hỏi họ phải không ngừng tự học và tham gia đào tạo liên tục để đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành [1]. Nhiều lĩnh vực công việc để lựa chọn: Phạm vy hoạt động của nghề Dược rất phong phú thể hiện vai trò ngày càng lớn của Dược sĩ trong hệ thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe [1]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 3
  14. 1.1.2. Phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược Nhân lực dược là một phần của đội ngũ nhân lực y tế, những người được đào tạo kiến thức cơ bản về dược, làm việc trong các cơ sở liên quan đến sản xuất, cung ứng, phân phối sử dụng và đảm bảo chất lượng, tư vấn sử dụng thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Nhân lực dược gồm: DS (tốt nghiệp đại học trở lên), Cao đẳng dược, Trung cấp dược/ Kỹ thuật viên dược và Dược tá [5,10]. Phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược được thể hiện trong bảng sau [13]: Bảng 1.1 Phạm vi làm việc của nguồn nhân lực dược Phạm vi làm Cụ thể việc Các cơ quan Chuyên viên hoặc cán bộ quản lý các cơ quan thuộc bộ quản lý Nhà Y tế, sở Y tế. Chuyên viên hoặc cán bộ quán lý thuộc các nước bộ, sở, ban ngành có công tác liên quan đến y dược. Các đơn vị Cán bộ quản lý, giảng viên hoặc các nghiên cứu viên tại đào tạo nghiên các trường đào tạo y dược. Cán bộ quản lý, nghiên cứu cứu viên tại các viện nghiên cứu liên quan đến chuyên môn y dược. Cơ sở khám Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên tại các bộ phận chữa và chăm dược/sinh hóa tại các bệnh viện, các cơ sở khám chữa sóc sức khỏe bệnh. Chuyên gia về sử dụng thuốc tại bệnh viên, trung tâm truyền thông và các cơ sở khác. Các đơn vị sản Cán bộ quản lý hoặc chuyên viên tại các cơ sở sản xuất, kinh xuất/kinh doanh và phân phối thuốc, mỹ phẩm và thực doanh phẩm chức năng. Chuyên gia về các lĩnh vực marketing, kinh doanh thuốc. 1.2. Công tác đào tạo nhân lực DSĐH 1.2.1. Công tác đào tạo DSĐH ở Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam có nhiều trường Đại học đào tạo Dược sĩ như : @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 4
  15. - Miền Bắc: ĐH Dược Hà Nội, Học viện Quân Y, ĐH Quốc Gia, ĐH Đại Nam, ĐH Thành Tây, ĐH Thành Đô, ĐH Y Dược Thái Nguyên, ĐH Y Dược Hải Phòng và các trường Cao đẳng, Trung cấp - Miền Trung: Trường ĐH Y Dược Huế, ĐH Duy Tân - Miền Nam: ĐH Dược Sài Gòn, ĐH Hồng Bàng, ĐH Nguyễn Tất Thành, ĐH Y Dược Cần Thơ, Ở Việt Nam hiện nay để trở thành Dược sĩ sinh viên phải vào học tại các trường đại học đào tạo về dược thuộc hệ thống đào tạo nhân lực ngành Y tế, thời gian đào tạo là: 5 năm đối với sinh viên đào tạo chính quy dài hạn 4 năm với sinh viên đã có bằng trung cấp Dược, 2 năm 6 tháng đối với người có bằng cao đẳng (Dược sĩ chuyên tu) 2 năm đối với người có bằng đại học chính quy dài hạn các ngành bác sĩ y khoa, sinh học, hóa học (của các trường Đại học Khoa học tự nhiên, Bách khoa, Đại học Y - các trường có cùng đầu vào tương đương ). Chất lượng đào tạo Dược sĩ ở Việt Nam còn nhiều hạn chế. Đầu vào các trường Đại học Dược rất cao nhưng quá trình học không có sự chọn lọc, số lượng đầu ra là tương đương. Thêm vào đó yêu cầu đào tạo liên tục bắt buộc để có chứng chỉ hành nghề với DSĐH chưa được triển khai rộng trên thực tế. Các chương trình đào tạo lại chưa hệ thống, chủ yếu triển khai theo chương trình và dự án khiến nhiều cán bộ ra trường hàng chục năm không được cập nhật lại kiến thức chuyên môn [18]. Yếu tố cầu nối giữa cơ sở đào tạo và nhân lực Dược nói chung và DSĐH nói riêng vẫn còn nhiều hạn chế trên các vấn đề như: thông tin hướng nghiệp, đào tạo theo yêu cầu cơ sở, theo dõi việc làm sinh viên sau tốt nghiệp, Tất cả nhằm hướng đến mục tiêu đào tạo nhân lực theo nhu cầu của ngành y tế và xã hội [19]. 1.2.2. Công tác đào tạo DSĐH Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài dựa vào nghiên cứu, trên nền tảng khoa học cơ bản vững chắc, công nghệ cao và kinh tế - xã hội mũi nh @ọn, đóngSchool góp tíchof cMedicineực trong đổi mandới h ệPharmacy, VNU 5
  16. thống giáo dục đại học Y, Dược ở Việt Nam. Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội xác định mục tiêu phát triển thành trường đại học định hướng nghiên cứu, thuộc nhóm đại học tiên tiến trong khu vực, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển nền khoa học sức khỏe của đất nước cũng như góp phần hoàn thiện mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực, dựa trên nền tảng khoa học cơ bản và công nghệ cao, hội nhập nhanh và toàn diện vào mái nhà chung của ĐHQGHN. Khoa Y Dược đã triển khai thành công mô hình đào tạo A + B: cho phép sinh viên dược học 2 năm cơ bản tại Trường Đại học Khoa học tự nhiên trước khi quay về Khoa Y Dược học kiến thức chuyên ngành với tổng 84 học phần tương đương 173 tín chỉ [15]. Mục tiêu đào tạo ngành Dược học là đào tạo các Dược sĩ - nhà Khoa học, có phẩm chất đạo đức tốt; có kiến thức về khoa học cơ bản, công nghệ cao và khoa học Dược vững chắc; có khả năng làm việc trong lĩnh vực Dược một cách chuyên nghiệp; có tầm nhìn và năng lực sáng tạo; có khả năng hội nhập tốt [15]. 1.3. Tình hình nhân lực dược trên thế giới và ở Việt Nam 1.3.1. Tình hình nhân lực dược trên thế giới  Về số lượng Theo khảo sát năm 2012 của Liên đoàn Dược phẩm Quốc tế (FIP) về mật độ nhân lực dược và hiệu thuốc dựa trên phân loại của ngân hàng thế giới cho thấy ở các Quốc gia có kinh tế thu nhập cao thì mật độ Dược sĩ và hiệu thuốc cao. Cơ hội và vai trò của Dược sĩ trong các Quốc gia có thu nhập cao lớn hơn so với các Quốc gia có thu nhập thấp [2]. Hiện nay để đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nhân lực dược của mỗi quốc gia, người ta sử dụng chỉ số DS/10.000 dân. Năm 2012, chỉ số DS/10.000 dân của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới dao động từ 0,02 (Somalis) đến 25,07 (Malta), trung bình là 6,02 [25]. Chỉ số DS/10.000 dân của một số nước trên thế giới theo số liệu thống kê năm 2010 có sự chênh lệch rõ rệt. Cụ thể chỉ số DS/10.000 dân của một số nước trên thế giới được thể hiện trong bảng sau [31]: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 6
  17. Bảng 1.2 Số DS/10.000 dân của một số nước trên thế giới năm 2010 STT Quốc gia Số DS/10.000 dân 1 Nhật Bản 13,6 2 Pháp 12,3 3 Hàn Quốc 12,1 4 Đức 12,0 5 Tây Ban Nha 10,7 6 Mỹ 9,0 7 Anh 6,6 8 Brazil 5,4 9 Thái Lan 3,0 10 Trung Quốc 2,5 11 Việt Nam 1,76  Về chất lượng và phân bố Nhân lực dược có sự phân bố khác nhau trong các lĩnh vực và từng khu vực lãnh thổ khác nhau. Ở châu Âu, Dược sĩ làm việc ở các hiệu thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 70%) còn ở Đông Nam Á, Dược sĩ làm việc trong lĩnh vực công nghiệp dược chiếm tỷ lệ cao (khoảng 30%) [25]. Tại Pháp, nhân lực dược chủ yếu được sử dụng để phục vụ sức khỏe cộng đồng, Dược sĩ đóng vai trò quan trọng trong việc trực tiếp hướng dẫn sử dụng thuốc [32]. Theo giáo sư Vasson thuộc trường đại học Claude Bernard Lyon thì tỷ lệ làm việc của DSĐH sau tốt nghiệp tại Pháp phân bố như sau [11]: - 65% làm việc tại các nhà thuốc - 12% làm dược bệnh viện - 13% làm các lĩnh vực liên quan đến sinh hóa và xét nghiệm - 5% trong lĩnh vực công nghiệp dược @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 7
  18. - 5% làm lĩnh vực nghiên cứu và giảng dạy Ở Úc, một dự án nghiên cứu về nhân lực dược cho thấy từ năm 2002 đến năm 2008 tỷ lệ Dược sĩ nước Úc đã tăng 48% và tỷ lệ Kỹ thuật viên dược tăng 66%. Phần lớn nhân lực dược làm việc ở lĩnh vực dược cộng đồng. Ở lĩnh vực dược công, tỷ lệ Dược sĩ tăng 40%. Năm 2011, tại Úc có 21.800 Dược sĩ với 10,4 DS/10.000 dân. Dược sĩ bệnh viện chiếm khoảng 8%. Một nghiên cứu về nhu cầu Dược sĩ cho giai đoạn 2000 - 2010 đã chỉ ra có sự thiếu hụt khoảng 3.000 Dược sĩ vào năm 2010, trong đó thiếu hụt lớn nhất là khu vực nông thôn và vùng sâu, vùng xa ở Úc [32]. Nhật Bản là một nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Á, đứng thứ 2 trên thế giới. Nước Nhật có nền công nghiệp dược rất phát triển. Chương trình đào tạo Dược sĩ của Nhật Bản là 4 năm hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung ứng thuốc, kiểm tra kiểm soát môi trường. Một nửa Dược sĩ làm việc trong ngành công nghiệp dược và dược bệnh viện còn lại làm trong nhà thuốc. Từ năm 2000, ở Nhật Bản, tỷ lệ Dược sĩ trong các bệnh viện là 1DS/75 giường bệnh [28]. 1DS/75 giường bệnh là một áp lực đối với Dược sĩ khi khối lượng công việc nhiều, do đó ở Nhật công tác dược lâm sàng trong bệnh viện cũng là một thách thức. Tại một số nước khu vực Đông Nam Á, chỉ số DS/10000 dân của Singapore là 3,7 DS/10000 dân và Malaysia là 2,4 DS/10000 dân [26].Thái Lan là một quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, có nền kinh tế khá phát triển so với các nước trong khu vực. Ngành dược Thái Lan có nhiều nét tương đồng với Việt Nam. Hiện nay có khoảng 12 trường đại học ở Thái Lan đào tạo Dược sĩ, thời gian đào tạo 5 năm. Dược sĩ ra trường chủ yếu làm công tác dược cộng đồng và phân phối thuốc. Năm 2010 Thái Lan có 1 DS/3.500 người dân, Dược sĩ tốt nghiệp chủ yếu công tác tại thành phố (96%) và tại các cơ sở y tế công lập (89,1%) [30]. Nhân lực dược ở Thái Lan chủ yếu gồm Dược sĩ và Kỹ thuật viên với tỷ lệ khá đồng đều, tỷ lệ DS/KTV được ước tính là 1/1,25 (2010) và 1/1 (năm 2015) [26]. Một nghiên cứu sử dụng phương pháp dự báo chuyên gia để xác định nhu cầu nhân lực dược Thái Lan năm 2015 cho thấy Thái Lan cũng có sự thiếu hụt nhân lực dược [30]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 8
  19. 1.3.2. Tình hình nhân lực dược DSĐH ở Việt Nam Để thực hiện mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ Y tế đủ về số lượng, phân bố hợp lý, cơ cấu cân đối nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, trong những năm gần đây ngành Y tế đã ban hành nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực, mở thêm mã ngành đào tạo Dược sĩ đại học. Nhờ đó số lượng nhân lực dược nước ta đang tăng lên trong những năm gần đây [9,7]. Bảng 1.3 Số lượng DSĐH qua các năm Nguồn: Niên giám thống kê Bộ y tế năm 2011 [9] Loại hình cán bộ Năm 2007 2008 2009 2010 DSĐH 9.075 12.777 13.846 13.741 (Đv tính: người) Bình quân số 1,19 1,5 1,77 1,76 DSĐH/vạn dân Theo các báo cáo, nguồn nhân lực dược trong những năm gần đây vẫn còn thiếu và tồn tại nhiều vấn đề bất cập [4]. Tính đến thời điểm năm 2010, cả nước có tổng số 13.741 DSĐH đang công tác, trung bình 1,76 DSĐH/10.000 dân [9]. Tuy nhiên, việc phân bố nhân lực dược nói chung và DSĐH nói riêng không đồng đều, riêng số DSĐH ở Hà Nội và TPHCM đã chiếm tỷ trọng xấp xỷ 48% số DSĐH so với toàn quốc [14]. Hằng năm số Dược sĩ mới ra trường từ các cơ sở đào tạo đều tăng. Tuy nhiên, trong thực tế đang có sự chuyển dịch không cân bằng trong toàn quốc, tăng ở hệ thống tư nhân và giảm ở hệ thống nhà nước. Nguyên nhân chính là Dược sĩ ra trường đều có mong muốn và dự định làm cho công ty nước ngoài và công ty trách nhiệm hữu hạn, mà phần lớn tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Do vậy có những tỉnh nhiều năm không có thêm Dược sĩ về nhận công tác như Lai Châu, Điện Biên, Gia Lai, [6]. Theo số liệu báo cáo 2012, cả nước có 36.491 người có trình độ chuyên môn dược làm việc trong khu vực Nhà nước, trong đó có 5.357 người có trình độ đại học trở lên. Nhân lực dược có trình độ đại học trở lên chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị [22]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 9
  20. 1.3.2.1. Thực trạng phân bố nhân lực DSĐH theo vùng miền trên cả nước Mặc dù số lượng cán bộ dược là DSĐH tăng đáng kể từ 9.075 người năm 2007 đến 13.741 người năm 2010 nhưng DSĐH nói riêng và nhân lực dược nói chung vẫn phân bố không đồng đều giữa các vùng miền [9]. Bảng 1.4 Thống kê lượng Dược sĩ đại học theo vùng miền năm 2010 Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của 63 Sở Y tế [14] Vùng Số lượng (người) Đồng bằng sông Hồng 3.818 Đông Bắc 735 Tây Bắc 157 Bắc Trung Bộ 668 Duyên hải Nam Trung Bộ 678 Tây Nguyên 367 Đông Nam Bộ 5431 Đồng bằng sông Cửu Long 1887 Các số liệu thống kê ở trên đã cho thấy tình tình trạng mất cân đối phân bố nhân lực dược rõ rệt giữa các vùng miền, Dược sĩ đại học tập trung đông nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ [2]. Nhiều tỉnh còn thiếu nhiều Dược sĩ đại học như: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Đắk Nông, Kon Tum, Ninh Thuận nhiều tỉnh nhiều năm không tuyển chọn được Dược sĩ đại học [21]. Cùng với xu thế đô thị hóa và tập trung kinh tế xã hội, dòng nhân lực dược trong các năm gần đây tiếp tục dồn về các thành phố lớn. Mười tỉnh có nhiều dược sĩ nhất: Hà Nội, TPHCM, Cần Thơ, Đồng Nai, Nam Định, Thanh Hóa, Đồng Tháp, Bình Dương, Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng có 9.143 Dược sĩ chiếm 65,6% so với toàn quốc. Trong khi 10 tỉnh có ít Dược sĩ nhất: Kon Tum, Đăk Nông, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Bắc @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 10
  21. Kạn, Bình Phước, Ninh Thuận, Hậu Giang, Bình Thuận chỉ chiếm 2,2% so với toàn quốc [8]. 1.3.2.2. Thực trạng phân bố DSĐH trong hệ thống công lập Bảng 1.5 Phân bố DSĐH tại các cơ quan quản lý và hành chính sự nghiệp Nguồn: [14, 20, 12] Số DSĐH đang làm việc Toàn quốc Yên Hà STT Tên đơn vị (2010) Bái Giang Số Số (2010) (2012) đơn vị DS 1 Ban giám đôc sở y tế 63 33 3 5 2 Phòng Quản lý Dược 63 201 3 Thanh tra Dược 63 61 4 Trung tâm kiểm nghiệm Dược 62 316 5 5 5 Phòng quản lý hành nghề 0 27 0 0 6 Phòng Y tế quận, huyện, thị 0 80 0 0 7 Trung tâm Y tế quận, huyện, thị 0 0 3 3 Tổng cộng 63 611 11 13 Do sự chuyển dịch của nền kinh tế theo hướng phát triển nền kinh tế thị trường, nên ngành dược cũng như những ngành kinh tế khác đang diễn ra hiện tượng thiếu hụt nhân lực có trình độ đại học trở lên trong hệ thống nhà nước. Điều này dẫn đến số lượng DSĐH công tác tại các cơ quan quản lý và sự nghiệp công lập tại các địa phương trong cả nước đạt mức thấp [14], đặc biệt là các tỉnh miền núi như Yên Bái [20], Hà Giang [12]. Nhìn chung, số lượng Dược sĩ đang công tác trong cơ quan quản lý nhà nước còn rất hạn chế. Có ít nhất 30 Sở Y tế mà ban giám đốc sở chưa có Dược sĩ (trung bình 0,52 DS/đơn vị). Trung bình có khoảng 3,19 Dược sĩ làm việc tại một phòng quản lý dược (hay phòng nghiệp vụ dược) và 0,97 Dược sĩ làm việc trong đơn vị thanh tra của Sở Y tế. Đặc biệt, số Dược sĩ công tác tại @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 11
  22. phòng y tế quận/huyện/thị xã còn rất khiêm tốn, mới chỉ có 80 Dược sĩ trên tổng số 697 quận/huyện/thị xã [3]. 1.3.2.3. Thực trạng phân bố DSĐH trong các cơ sỏ sản xuất kinh doanh Bảng 1.6 Nhân lực dược trong các cơ sở sản xuất kinh doanh Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo của 63 Sở Y tế [14] Tên đơn vị Số lượng Số DS DSĐH (ĐH trở (người) lên) Doanh nghiệp nhà nước (hoặc cổ phần hóa có 1.021 1.170 vốn nhà nước) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 95 108 Công ty cổ phần, công ty TNHH, DNTN 2.095 2.269 Nhà thuốc 8.630 8.942 Đại lý lẻ bán thuốc 8 8 Quầy thuốc 17 17 Hộ cá thể sản xuất thuốc, buôn bán dược liệu 2 2 Đại lý bán vacxin, sinh phẩm y tế 6 6 Tổng 11.874 12.522 Số lượng DS tốt nghiệp Đại học trở lên trong các cơ sở kinh doanh chiếm 82,65% so với tổng số DS trong cả nước (12.522/15.150), chủ yếu tập trung vào lĩnh vực Nhà thuốc (8.942 DS), công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân (2.269 DS) và doanh nghiệp nhà nước (hoặc đã cổ phần hóa) (1.170 DS) [14]. 1.4. Vài nét về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của DSĐH về công việc Trong một nghiên cứu về mức độ hài lòng của Dược sĩ về công việc trên đối tượng 736 Dược sĩ ở Hoa Kỳ, các tác giả dựa trên các chỉ tiêu sau: lương, quyền lợi bảo hiểm, lượng công việc, áp lực công việc, cơ hội thăng tiến, an ninh làm việc, tính tự chủ trong công việc, mức độ công bằng, sự linh @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 12
  23. hoạt của kế hoạch làm việc, môi trường làm việc, tầm quan trọng của công việc với xã hội, quan hệ với cấp trên và đồng nghiệp. Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng Dược sĩ nữ có mức độ hài lòng cao hơn Dược sĩ nam mặc dù tiền lương của họ thấp hơn và áp lực công việc cao hơn [24]. Một nghiên cứu nhằm mục đích đánh giá những yếu tố thúc đẩy nghề nghiệp với đối tượng nhân viên y tế ở nông thôn miền Bắc Việt Nam, bao gồm một số yếu tố thúc đẩy sau: sự đánh giá cao và ủng hộ của đồng nghiệp và cấp trên, tầm quan trọng của công việc với cộng đồng, công việc và thu nhập ổn định, cơ hội được đào tạo thêm, niềm yêu thích với công việc và một số yếu tố làm người khảo sát nản chí với công việc: thu nhập và trợ cấp thấp, giao thông khó khăn, không được cập nhật thông tin, thiếu kiến thức, áp lực công việc. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra kết quả về mức độ quan trọng của các yếu tố này từ mức 1(quan trọng nhất) cho đến mức 5( ít quan trọng nhất) [27]. Nghiên cứu này kết luận những khích lệ về vật chất và phi vật chất đều quan trọng trong góp phần nâng cao hiệu quả công việc và giữ được nguồn nhân lực cho tổ chức. 1.5. Một số thông tin trước khi tốt nghiệp của sinh viên QHY 2012 và QHY 2013 Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội. Sinh viên QHY 2012 là khóa sinh viên được tuyển sinh vào Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2012 và được cấp bằng tốt nghiệp Dược sĩ năm 2017. Được tuyển sinh đầu vào khối A với 3 môn Toán, Lý, Hóa, các sinh viên ngành dược học khóa QHY 2012 trúng tuyển với điểm đầu vào là 21 điểm, là khóa đầu tiên ngành dược học của Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội. Tổng số sinh viên được tuyển vào là 51 sinh viên, gồm 40 nữ và 11 nam, đều đến từ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh) [16]. Sinh viên QHY 2013 là khóa sinh viên được tuyển sinh vào Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2013 và cấp bằng tốt nghiệp Dược sĩ năm 2018. Cũng như khóa QHY 2012, khóa sinh viên QHY 2013 được tuyển vào Khoa Y Dược với 3 môn khối A và điểm đầu vào là 26,5 điểm. Tổng số sinh viên được tuyển vào là 33 sinh viên, gồm 25 nữ và 8 nam, đều đến từ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ [17]. Sau 5 năm được đào tạo tại Khoa Y Dược dưới mô hình A+B (2 năm tại trường Đại học Khoa học tự nhiên @ và 3School năm tại Khoa of MedicineY Dược), khóa and QHY Pharmacy, VNU 13
  24. 2012 hiện tại có 51/51 sinh viên đã được cấp bằng tốt nghiệp Dược sĩ trong đó có 1 DSĐH đang học Thạc sĩ ở Hàn Quốc, 2 DSĐH đang công tác trái ngành và 48 DSĐH đang công tác trong các lĩnh vực Dược. Khóa QHY 2013 hiện tại có 31 sinh viên đã được cấp bằng Dược sỹ, trong đó có 1 DSĐH đang theo học Thạc sĩ tại Hàn Quốc. Do vậy, trong đối tượng khảo sát của nghiên cứu chỉ gồm 78 DSĐH đang công tác trong ngành Dược, gồm 48 DSĐH của khóa QHY 2012 và 30 DSĐH khóa QHY 2013. Phần lớn các DSĐH được khảo sát đều tốt nghiệp loại khá. Bảng 1.7 Kết quả tốt nghiệp của 78 DSĐH nằm trong đối tượng khảo sát Nguồn: Phòng Đào tạo, Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội Xếp loại Khóa QHY 2012 Khóa QHY 2013 Tổng Số lượng Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (người) (%) lượng (%) lượng (%) (người) (người) Xuất sắc 1 1,3 1 1,3 2 2,6 Giỏi 12 15,4 11 14,1 24 29,5 Khá 34 43,6 15 19,2 49 62,8 Trung bình 1 1,3 2 2,6 3 3,9 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 14
  25. Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Báo cáo số lượng DSĐH tốt nghiệp Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018. - DSĐH tốt nghiệp Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018. - Một số cơ quan dược có DSĐH trên công tác. 2.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 12/2018 đến 5/2019. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 2/2019 đến 4/2019. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phân tích sử dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính. 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 48 sinh viên khóa QHY 2012 dược tốt nghiệp năm 2017 và 30 sinh viên khóa QHY 2013 dược tốt nghiệp năm 2018 tại Khoa Y dược - ĐHQG Hà Nội. Tổng cỡ mẫu là 78 DSĐH. Chọn mẫu theo phương pháp không xác suất đủ điều kiện. 2.4. Chỉ số và các biến số nghiên cứu Bảng 2.1 Các chỉ số và biến số nghiên cứu Mục Tên biến số Định nghĩa Loại tiêu biến Vùng, miền Là huyện/tỉnh hoặc thành phố mà Định Mô tả sự công tác DSĐH hiện đang công tác tại thời điểm tính tình khảo sát, bao gồm: Hà Nội, TPHCM, hình Đà Nẵng, Hải Phòng, huyện/tỉnh hoặc công thành phố khác. việc của Lĩnh vực Là lĩnh vực mà DSĐH hiện đang công Định DSĐH công tác tác, bao gồm: Sản xuất - Kinh doanh, tính sau tốt Dược bệnh @ việnSchool, Đào tạoof nghiênMedicine cứu, and Pharmacy, VNU 15
  26. nghiệp Quản lý nhà nước, lĩnh vực khác trên. Khoa Y Loại hình tổ Là loại hình tổ chức của đơn vị mà Định Dược chức Dược DSĐH đang công tác, bao gồm: Nhà tính năm nước, Tư nhân, Doanh nghiệp cổ phần, 2017 và Liên doanh và nước ngoài, loại hình 2018. khác trên. Mong muốn Là nơi làm việc (huyện/tỉnh hoặc thành Định về nơi công phố) mà DSĐH mong muốn trước khi tính tác tốt nghiệp. Mong muốn Là lĩnh vực công tác của công việc mà Định về lĩnh vực DSĐH mong muốn trước khi tốt tính công tác nghiệp, bao gồm: Sản xuất - Kinh doanh, Dược bệnh viện, Đào tạo nghiên cứu, Quản lý nhà nước, Không có định Phân hướng trước. tích một số yếu tố Mong muốn Là loại hình công tác của công việc mà ảnh về loại hình DSĐH mong muốn trước khi tốt nghiệp hưởng công tác bao gồm: Nhà nước, Tư nhân, Liên đến sự doanh và nước ngoài, Không có định lựa chọn hướng trước. công Nguồn Là các kênh mà DSĐH đã sử dụng để Định việc của thông tin tìm kiếm việc làm họ đang có, bao gồm: tính DSĐH tìm việc - Nhà trường, người quen, bạn bè, sau tốt giới thiệu nghiệp - Các trang thông tin trên mạng Khoa Y (facebook, google, ) Dược - Trung tâm giới thiệu việc làm năm - Thông tin trên phương tiện thông tin 2017, đại chúng (báo, đài, tivi, ) năm - Nguồn thông tin khác @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 16
  27. 2018. Hình thức Là hình thưc tuyển dụng mà DSĐH đã Định tuyển dụng được trải qua để có công việc hiện tại, tính bao gồm: - Nộp hồ sơ - Phỏng vấn - Kí hợp đồng - Nôp hồ sơ - Thi tuyển - Nhận quyết định - Hình thức khác Không đạt Là câu trả lời có hoặc không cho câu Nhị yêu cầu hỏi: DSĐH đã từng không đạt yêu cầu phân tuyển dụng khi tham gia tuyển dụng . Nguyên Gồm một số yếu tố mà DSĐH cho rằng Định nhân không là lý do mà các nhà tuyển dụng từ chối tính đạt yêu cầu ứng viên vào làm việc, bao gồm: tuyển dụng - Học vấn chưa phù hợp - Trình độ ngoại ngữ không đáp úng yêu cầu - Trình độ tin học không đáp ứng yêu cầu - Kỹ năng trả lời phỏng vấn chưa đạt - Thiếu kinh nghiệm - Thiếu thông tin tuyển dụng - Lý do khác Thời gian Là thời gian từ khi DSSĐH tốt nghiệp Định tìm được cho đến khi nhận công việc hiện tại, bao lượng công việc gồm các khoảng thời gian: hiện tại - 6 tháng Kỹ năng Là một số kỹ năng mà DSĐH cho rằng Định cần trong cần thiết đối với sinh viên vừa ra trường tính @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 17
  28. quá trình đi làm, bao gồm: làm việc - Kỹ năng thuyết trình - Kỹ năng làm việc nhóm - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ - Kỹ năng tin học văn phòng - Kỹ năng lãnh đạo - Một số kỹ năng khác Lý do lựa Là một số lý do DSĐH chọn công việc Định chọn công hiện tại, bao gồm: tính việc đang - Do hoàn cảnh gia đình (gần gia có đình, ) - Phát huy được chuyên môn đào tạo - Môi trường và điều kiện làm việc tốt - Có mức lương thỏa đáng - Chế độ đãi ngộ tốt - Lý do khác Mức thu Mức thu nhập bình quân theo tháng của Định nhập DSSĐH từ công việc đang có, bao gồm lượng các nấc lương: - 3-5 triệu đồng - 5-7 triệu đồng - 7-10 triệu đồng - 10-15 triệu đồng - >15 triệu đồng Mức độ Là các mức tương xứng mà DSĐH cho Định tương xứng rằng là mức tương xứng giữa thu nhập tính giữa thu và lao động, bao gồm: nhập và lao - Rất tương xứng động - Tương xứng @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 18
  29. - Không tương xứng Mức độ hài Là mức độ hài lòng của DSĐH với Định lòng công việc hiện có, bao gồm tính - Hài lòng - Chấp nhận vì chưa có cơ hội tốt hơn Ý định làm Là câu trả lời có hoặc không hoặc chưa Định việc lâu dài xác định rõ ràng cho câu hỏi có ý định tính với công làm việc lâu dài đối với công việc hiện việc hiện tại tại của DSĐH. 2.5. Công cụ và quy trình thu thập thông tin 2.5.1. Công cụ thu thập thông tin Công cụ thu thập thông tin là một bộ câu hỏi (Phụ lục) được xây dựng sẵn dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu trước đó và xin ý kiến người hướng dẫn. 2.5.2. Quá trình thu thập thông tin Sau khi xây dựng bộ câu hỏi, tiến hành khảo sát thử trên 5 đối tượng nghiên cứu. Kết quả khảo sát thử thành công bắt đầu tiến hành thu thập thông tin. Thời gian khảo sát từ 2/2019 đến 4/2019. 2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu Số liệu sau khi được đọc và làm sạch, được nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata 3.1 với các tệp QES, REC và CHK nhằm hạn chế sai số khi nhập liệu. Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê STATA. Cả thống kê mô tả và thống kê suy luận được thực hiện. Thống kê mô tả biến định tính và định lượng thông qua tỷ lệ phần trăm. Thống kê suy luận cho biến định tính được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Mức ý nghĩa thống kê p< 0,05 được sử dụng trong thống kê suy luận. 2.7. Các sai số và cách khắc phục Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp phải sai số bởi các nguyên nhân: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 19
  30. - Kỹ năng của điều tra viên. - Đối tượng nghiên cứu không nhiệt tình tham gia nên có thể trả lời sai sự thật. - Sai số trong quá trình nhập liệu. Các biện pháp khắc phục sai số: - Sai số trong quá trình điều tra, các biện pháp khống chế sai số được áp dụng bao gồm xin ý kiến người hướng dẫn, chuẩn hóa bộ câu hỏi thông qua điều tra thử, giám sát chặt chẽ quá trình điều tra. - Sai số trong quá tình nhập số liệu, bộ số liệu được nhập lại 20% số phiếu nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kỹ lưỡng nhất, hạn chế sai số một cách tối đa. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu nhằm mục đích dùng làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu khóa luận của bản thân và là tài liệu tham khảo cho các sinh viên của Khoa Y Dược, ĐHQGHN trong quá trình đào tạo và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu. Trước khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đối tượng có quyền từ chối hoặc rút lui khi tham gia nghiên cứu. Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được bảo mật. Đảm bảo trích dẫn chính xác về nguồn tài liệu tham khảo. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 20
  31. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành trên tổng cộng 78 DSĐH đã tốt nghiệp tại Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018 trong khoảng thời gian từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2019 3.1. Tình hình vị trí công việc của nhân lực DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược -ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018 3.1.1. Theo vùng miền trong cả nước Bảng 3.1 Phân bố nhân lực DSĐH theo vùng miền Vùng/miền Số lượng Tỷ lệ (người) (%) Đồng bằng Sông Hồng 72 92,2 Đông Bắc 0 0 Tây Bắc 1 1,3 Bắc Trung Bộ 3 3,9 Duyên hải miền Trung 1 1,3 Tây Nguyên 0 0 Đông Nam Bộ 1 1.3 ĐB sông Cửu Long 0 0 Tổng 78 100 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 21
  32. Hình 3.1 Tỷ lệ DSĐH công tác tại Hà Nội 14% Hà Nội Các TP khác 86% Nhận xét:  Tỷ lệ DSĐH tốt nghiệp tại Khoa Y Dược năm 2017 và năm 2018 phân bố nhiều nhất là vùng Đồng Bằng sông Hồng với số lượng 72 người, chiếm tỷ lệ 92,2%. Trong khi đó, vùng Đông Bắc, Tây Nguyên và ĐB sông Cửu Long không có DSĐH về công tác .  Bên cạnh đó trong vùng Đồng bằng sông Hồng có 72 DSĐH thì có đến 67 DSĐH đang công tác tại Hà Nội. Như vậy chỉ tính riêng Hà Nội đã chiếm tỷ lệ 85,9% DSĐH về công tác trong số người được khảo sát.  Vùng Bắc Trung Bộ có 3 DSĐH thì có 2 DSĐH ở Nghệ An và 1 DSĐH ở Hà Tĩnh, vùng Duyên hải miền Trung chỉ có 1 DSSĐH là ở thành phố Đà Nẵng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 22
  33. 3.1.2. Theo lĩnh vực công tác Dược Bảng 3.2 Phân bố nhân lực DSĐH theo lĩnh vực công tác Lĩnh vực Số lượng Tỷ lệ (người) (%) Sản xuất - Kinh doanh 64 82,1 Dược bệnh viện 3 3,8 Đào tạo nghiên cứu 9 11,5 Quản lý nhà nước 2 2,6 Lĩnh vực khác 0 0,0 Tổng 78 100 Nhận xét:  DSĐH tốt nghiệp tại Khoa Y Dược năm 2017 và năm 2018 công tác chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh (chiếm tới 82,1%), sau đó là lĩnh vực đào tạo nghiên cứu chiếm 12% với số lượng là 9 người đều tốt nghiệp năm 2017. Lĩnh vực dược bệnh viện cũng như quản lý nhà nước với tỷ lệ rất nhỏ là 2,6% và 3,8%.  Riêng lĩnh vực sản xuất – kinh doanh chủ yếu DSĐH theo lĩnh vực kinh doanh. 3.1.3. Theo loại hình tổ chức Dược Các loại hình tổ chức có thể được chia thành bốn nhóm: - Nhà nước: Các công ty nhà nước, các bệnh viện công, cơ quan kiểm nghiệm, các viện trường, - Liên doanh và nước ngoài: Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài - Tư nhân: Các công ty TNHH, cổ phần thương mại, nhà thuốc tư nhân - Các loại hình khác (cổ phần hóa): Các doanh nghiệp cổ phần hóa @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 23
  34. Bảng 3.3 Phân bố nhân lực DSĐH theo loại hình tổ chức Loại hình tổ chức Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Nhà nước 15 19,2 Tư nhân 54 69,2 Liên doanh và nước ngoài 8 10,3 Loại hình khác (Cổ phần hóa) 1 1,3 Tổng 78 100 Nhận xét:  Loại hình tổ chức của DSĐH tốt nghiệp năm 2017 và năm 2018 tại Khoa Y Dược phân bố không đồng đều, trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là loại hình tư nhân với tỷ lệ 69,2%, tiếp đến là loại hình nhà nước chiếm 19,2%, loại hình liên doanh và nước ngoài với số lượng 8 người chiếm 10,3%, loại hình chiếm tỷ lệ ít nhất là cổ phần với 1,3% tương đương với 1 người. 3.1.4. Mối quan hệ giữa lĩnh vực công tác và loại hình tổ chức Bảng 3.4 Phân bố nhân lực DSĐH theo loại hình công tác và lĩnh vực công tác Lĩnh vực Nhà Tư nhân Cổ phần Liên doanh nước hóa nước ngoài Sản xuất kinh doanh 1 54 1 8 Dược bệnh viện 3 0 0 0 Đào tạo nghiên cứu 9 0 0 0 Quản lý nhà nước 2 0 0 0 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 24
  35. Nhận xét:  Loại hình nhà nước phân bố trên tất cả các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, dược bệnh viện, đào tạo nghiên cứu và quản lý nhà nước nhưng chủ yếu vẫn là lĩnh vực đào tạo nghiên cứu.  Loại hình tư nhân toàn bộ DSĐH đều công tác trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh.  Cũng như loại hình tư nhân, DSĐH đang công tác trong các công ty liên doanh và nước ngoài đều làm việc trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. 3.2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược năm 2017 và năm 2018 Để phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của DSSĐH Khoa Y Dược - ĐHQQG Hà Nội, đề tài dựa trên phân tích quá trình tìm kiếm việc làm và quá trình làm việc - lý do lựa chọn công việc của một số đề tài có liên quan về cơ hội việc làm và tham khảo ý kiến người hướng dẫn và người được khảo sát. 3.2.1. Quá trình tìm kiếm việc làm 3.2.1.1. Định hướng nghề nghiệp Quá trình định hướng nghề nghiệp và tìm hiểu các cơ hội việc làm sẽ bước đầu hình thành mong muốn về công việc của DSĐH sau tốt nghiệp. Bảng 3.5 Mong muốn về nơi công tác của DSĐH sau tốt nghiệp Nơi công tác Số lượng Tỷ lệ (%) Hà Nội 39 50,0 Các TP trực thuộc trung ương khác Hà Nội 2 2,6 Các thành phố nhỏ, trực thuộc tỉnh 7 8,9 Huyện 0 0,0 Không có định hướng rõ ràng 30 38,5 Tổng 78 100 Nhận xét:  Có một nửa DSĐH trong số được khảo sát có mong muốn được làm việc tại Hà Nội, chỉ có 2 người mong muốn @ làm School việc ở Đàof Nẵng Medicine và TPHCM and là 2 Pharmacy, VNU 25
  36. thành phố trực thuộc trung ương khác, 7 DSĐH mong muốn về công tác tại các thành phố trực thuộc tỉnh, không có có DSĐH nào mong muốn về huyện. Số DSĐH không có định hướng trước cũng chiếm một tỷ lệ khá cao (30 người tương đương 38,5%). Bảng 3.6 Mong muốn về lĩnh vực công tác của DSĐH sau tốt nghiệp Lĩnh vực công tác Số lượng Tỷ lệ (%) Sản xuất - Kinh doanh 47 60,3 Dược bệnh viện 9 11,5 Đào tạo nghiên cứu 9 11,5 Quản lý nhà nước 1 1,3 Không có định hướng trước 12 15,4 Tổng 78 100 Nhận xét:  Mong muốn trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn nhất là 60,3%. Số DSĐH mong muốn công tác trong lĩnh vực dược bệnh viện và đào tạo nghiên cứu bằng nhau (11,5%). Số DSĐH không có định hướng trước chiếm tỷ lệ không nhỏ là 15,4%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 26
  37. Hình 3.2 So sánh giữa mong muốn và công việc hiện tại của DSĐH về lĩnh vực công tác . 90 82.1 80 70 60.3 60 50 Mong muốn 40 Hiện tại 30 20 11.5 11.511.5 10 3.8 1.3 2.6 0 Sản xuất- Kinh Dược bệnh viện Đào tạo nghiên cứu Quản lý nhà nước doanh Nhận xét:  So sánh giữa mong muốn và công việc hiện tại của người được khảo sát, mặc dù chỉ có 60,3% DSĐH có mong muốn công tác trong ngành sản xuất - kinh doanh nhưng hiện tại có 82,1% đang công tác trong lĩnh vực này. Số DSĐH mong muốn làm việc trong lĩnh vực đào tạo nghiên cứu đúng bằng số DSĐH hiện tại đang công tác trong lĩnh vực này. Bảng 3.7Mong muốn về loại hình công tác của DSĐH sau tốt nghiệp Loại hình công tác Số lượng Tỷ lệ (%) Nhà nước 11 14,1 Tư nhân 29 37,1 Liên doanh và nước ngoài 24 30,8 Cổ phần hóa 0 0 Không có định hướng trước 14 17,9 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 27
  38. Hình 3.3 So sánh mong muốn và công việc hiện tại của DSĐH về loại hình tổ chức 80 69.2 70 60 50 37.1 40 Mong muốn 30.8 30 Hiện tại 19.2 20 14.1 10.3 10 0 1.3 0 Nhà nước Tư nhân Liên doanh và nước Cổ phần hóa ngoài Nhận xét:  Số DSĐH mong muốn được công tác trong loại hình tố chức tư nhân vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất (37,1%), tuy nhiên hiện tại tỷ lệ DSĐH thuộc loại hình này gần như gấp đôi so với mong muốn (69,2%).  Số DSĐH đang công tác trong tổ chức nhà nước (19,2%) cũng lớn hơn so với mong muốn (14,1%).  Mặt khác, số DSĐH mong muốn được làm việc trong tổ chức liên doanh và nước ngoài tương đối lớn (30,8%) nhưng chỉ có gần 1/3 trong số đó (10,3%) hiện đang công tác trong loại hình tổ chức này.  Số DSĐH không có định hướng trước cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể (17,9%). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 28
  39. Bảng 3.8 Tỷ lệ DSĐH sau tốt nghiệp nhận được công việc mong muốn theo nơi công tác, lĩnh vực công tác và loại hình tổ chức. Theo nơi công tác Theo lĩnh vực công tác Theo loại hình tổ Dược chức Hà Nội: 39/39 Sản xuất - Kinh doanh: Nhà nước:3/11 Khác Hà Nội: 7/9 45/47 Tư nhân: 26/29 Đào tạo nghiên cứu: 5/9 Liên doanh và Dược bệnh viện: 1/9 nước ngoài: 8/24 Nhận xét:  Số DSĐH mong muốn công tác tại Hà Nội đều làm việc tại Hà Nội, phần lớn các DSĐH mong muốn công tác tại một số tỉnh/thành phố khác như Bắc Ninh, Nghệ An, Nam Định, có được nơi công tác như mong muốn.  Tỷ lệ DSĐH mong muốn công tác trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh có được công việc đúng lĩnh vực gần như tuyệt đối (45/47) trong khi tỷ lệ DSĐH mong muốn công tác đào tạo trong lĩnh vực đào tạo nghiên cứu chỉ đạt hơn một nửa (5/9). Chỉ có 1 DSĐH mong muốn công tác trong lĩnh vực Dược bệnh viện đang công tác đúng lĩnh vực mong muốn.  Số DSĐH mong muốn làm việc trong môi trường tư nhân đạt tỷ lệ cao (26/29), trong khi tỷ lệ DSĐH đạt nguyện vọng mong muốn làm việc trong các tổ chức nhà nước (3/11) hay nước ngoài (8/24) tương đối thấp. 3.2.1.2. Khai thác các nguồn tin để tìm việc Bảng 3.9 Tỷ lệ các nguồn thông tin tìm việc của DSĐH Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ (%) Qua nhà trường, người quen, bạn bè giới thiệu 24 30,8 Qua các trang thông tin trên mạng 53 67,9 Qua trung tâm giới thiệu việc làm 0 0 Qua phương tiện thông tin đại chúng 1 1,3 Qua các nguồn khác trên 0 0 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 29
  40. Nhận xét:  Nguồn thông tin sử dụng nhiều nhất là các trang thông tin trên mạng (facebook, google, ) chiếm hơn một nửa. Tiếp theo là nguồn qua nhà trường, người quen, bạn bè giới thiệu. Chỉ có 1 DSĐH tìm kiếm việc qua các thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng và không có DSĐH nào tìm việc qua trung tâm giới thiệu việc làm. 3.2.1.3. Hình thức tuyển dụng - Hình thức 1: Nộp hồ sơ - Phỏng vấn - Ký hợp đồng. - Hình thức 2: Nôp hồ sơ - Thi vấn đáp và viết - Nhận quyết định - Hình thức 3: Hình thức khác, bao gồm: + Nộp hồ sơ - Thi viết vòng đầu - Phỏng vấn 2 vòng - Thi viết vòng cuối - Ký hợp đồng + Nộp hồ sơ - Phỏng vấn - Thử việc - Ký hợp đồng Bảng 3.10 Tỷ lệ các hình thức tuyển dụng DSĐH Hình thức Nhà Tư nhân Liên tuyển dụng nước và cổ phần doanh và Tổng hóa nước ngoài Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng Tỷ lệ (%) Hình thức 1 11 47 7 65 83,3 Hình thức 2 4 5 1 10 12,8 Hình thức 3 0 3 0 3 3,9 Tổng 15 55 8 78 100 Nhận xét:  DSĐH chủ yếu trải qua tuyển dụng dưới hình thức 1: “Nộp hồ sơ - Phỏng vấn - Ký hợp đồng”. Bên cạnh đó hình thức này cũng chiếm đa số ở cả 3 tổ chức nhà nước, tư nhân, liên doanh và nước ngoài.  Tổ chức tư nhân và cổ phần hóa có số hình thức tuyển dụng đa dạng nhất với cả 3 hình thức. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 30
  41. Hình 3.4 Tỷ lệ DSĐH từng không đạt yêu cầu khi tham gia tuyển dụng 20% 26% xuất sắc, giỏi khá, trung bình chưa từng 54% Bảng 3.11 Tỷ lệ DSĐH từng không đạt yêu cầu khi tham gia tuyển dụng theo học lực Xếp loại Không đạt yêu cầu tuyển học lực dụng Đã từng Chưa lần OR 95% Cl P nào n % n % Xuất sắc, 16 61,5 10 38,5 giỏi Khá, 42 80,7 10 19,3 2,63 0,13-1,08 >0.05 trung bình Nhận xét:  Số DSĐH từng không đạt yêu cầu khi tham gia tuyển dụng chiếm tỷ lệ khá cao, gần như gấp 3 lần số còn lại.  Số DSĐH từng không đạt yêu cầu khi tham gia tuyển dụng có ở cả 2 nhóm DSĐH tốt nghiệp bằng xuất sắc hoặc giỏi và khá hoặc trung bình. Giá trị OR=2,63 cho thấy xác suất DSĐH đã từng không đạt yêu cầu khi tham gia @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 31
  42. tuyển dụng ở nhóm khá hoặc trung bình bằng 2,38 lần nhóm giỏi hoặc xuất sắc. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.12 Tỷ lệ thời gian từ khi DSĐH tốt nghiệp cho đến khi nhận công việc hiện tại. Thời gian Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 6 tháng 9 11,5 Nhận xét:  Phần lớn DSĐH đều nhận được công việc hiện tại trong khoảng thời gian dưới 3 tháng sau khi tốt nghiệp. 3.2.1.4. Một số yếu tố mà DSĐH tốt nghiệp Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017, năm 2018 cho rằng là lý do nhà tuyển dụng từ chối ứng viên vào làm việc . (Mỗi DSĐH có thể chọn một hoặc nhiều hơn một yếu tố) Các yếu tố khác mà người được khảo sát liệt kê bao gồm: thái độ chưa tốt, tính cách không phù hợp, thiếu kỹ năng mềm. Bảng 3.13 Tỷ lệ các yếu tố mà DSĐH cho rằng là lý do ứng viên bị từ chối ST Yếu tố Số lượng Tỷ lệ (%) T (người) 1 Học vấn chưa phù hợp 5 6,4 2 Trình độ ngoại ngữ không đáp ứng yêu cầu 29 37,1 3 Trình độ tin học không đáp ứng yêu cầu 8 10,3 4 Kỹ năng trả lời phỏng vấn chưa đạt 53 67,9 5 Thiếu kinh nghiệm 51 65,4 6 Thiếu thông tin tuyển dụng 14 17,9 7 Lý do khác 4 5,1 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 32
  43. Nhận xét:  Số DSĐH cho rằng lý do nhà tuyển dụng từ chối ứng viên vào làm việc chiếm tỷ lớn nhất là “kỹ năng trả lời phỏng vấn chưa đạt” và “thiếu kinh nghiệm”, tiếp theo là do “trình độ ngoại ngữ không đáp ứng yêu cầu”. 3.2.2. Quá trình làm việc - Lý do lựa chọn công việc và các yếu tố ảnh hưởng 3.2.2.1. Quá trình làm việc, một số kỹ năng cần thiết Sinh viên vừa ra trường cần một số kỹ năng cho quá trình làm việc. Bảng sau đây thể hiện tỷ lệ DSĐH cho rằng là kỹ năng mà họ cần có trong quá trình làm việc. Các kỹ năng được tham khảo bởi người hướng dẫn đề tài và các đối tượng khảo sát. (Một DSĐH có thể lựa chọn một hoặc nhiều hơn một kỹ năng) Bảng 3.14 Tỷ lệ lựa chọn những kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc Kỹ năng Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Kỹ năng thuyết trình 33 42,3 Kỹ năng làm việc nhóm 49 62,8 Kỹ năng giao tiếp 72 92,3 Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ 51 65,4 Kỹ năng tin học văn phòng 47 60,3 Kỹ năng lãnh đạo 15 19,2 Một số kỹ năng khác 1 1,3 Nhận xét:  Trên 90% DSĐH cho rằng kỹ năng giao tiếp rất cần thiết trong quá trình đi làm. Một số kỹ năng như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và kỹ năng tin học văn phòng được nhiều DSĐH lựa chọn và có tỷ lệ xấp xỉ nhau (60% - 65%). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 33
  44. 3.2.2.2. Lý do lựa chọn công việc hiện tại của DSĐH (Một DSĐH có thể lựa chọn một hoặc nhiều hơn một lý do) Một số lý do khác bao gồm: Theo đam mê: 2 người, Có cơ hộ học ngoại ngữ: 1 người, Có cơ hội học lên: 1 người, Chưa tìm được công việc tốt hơn: 1 người. Bảng 3.15 Tỷ lệ các lý do lựa chọn công việc hiện tại của DSĐH theo loại hình tổ chức Nhà Tư nhân Liên Tổng nước và cổ doanh và Số Tỷ lệ Lý do phần hóa nước lượng (%) ngoài Do hoàn cảnh gia 1 12 0 13 16,6 đình (gần gia đình, ) Phát huy được 7 17 0 24 30,8 chuyên môn đào tạo Môi trường và điều 8 28 6 42 53,9 kiện làm việc tốt Mức lương thỏa đáng 2 23 3 28 36,0 Có chế độ đãi ngộ tốt 2 13 2 17 21,9 Một số lý do khác 2 3 0 5 6,5 Nhận xét:  Lý do có số DSĐH lựa chọn nhiều nhất là do môi trường và điều kiện làm việc tốt (53,9%), tiếp theo là lý do có mức lương thỏa đáng (36%) và phát huy được chuyên môn đào tạo (30,8%).  Ở tổ chức nhà nước, DSĐH chủ yếu lựa chọn lý do có môi trường và điều kiện làm việc tốt và phát huy được chuyên môn đào tạo.  Ở tổ chức tư nhân và cổ phần hóa, lý do được lựa chọn nhiều nhất là môi trường và điều kiện làm việc tốt, sau đó là lý do có mức lương thỏa đáng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 34
  45. 3.2.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng tới mức độ hài lòng với công việc Hình 3.5 Tỷ lệ các mức thu nhập của DSĐH 1% 12% 15% 3-5 triệu 5-7 triệu 24% 7-10 triệu 10-15 triệu >15 triệu 48% Bảng 3.16 Tỷ lệ các mức thu nhập của DSĐH theo loại hình tổ chức Dược Mức thu nhập Nhà Tư nhân Liên Tổng nước và cổ phần doanh và Số Tỷ lệ (người) hóa nước lượng (%) (người) ngoài (người) (người) 3-5 triệu đồng 8 1 0 9 11,5 (>3 triệu ) 5-7 triệu đồng 3 16 0 19 24,4 (>5 triệu ) 7-10 triệu đồng 3 31 3 37 47,4 (>7 triệu) 10-15 triệu đồng 1 7 4 12 15,4 (>10 triệu) >15triệu đồng 0 0 1 1 1,3 Tổng 15 55 8 78 100 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 35
  46. Nhận xét:  Gần một nửa số DSĐH được khảo sát có mức lương 7-10 triệu đồng (47,4%), chiếm tỷ cao thứ 2 là mức lương 5-7 triệu (24,4%). Số DSĐH có mức lương >15 triệu chỉ có 1 người chiếm 1,3%.  Mức lương 3-5 triệu đồng chủ yếu rơi vào tố chức nhà nước.  Mức lương 10-15 triệu đồng chủ yếu thuộc nhóm tư nhân và liên doanh nước ngoài. Tuy số DSĐH thuộc nhóm liên doanh và nước ngoài chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ (8 DSSĐH) nhưng đều có mức lương trên 7 triệu đồng (3 DSĐH: 7-10 triệu và 4 DSĐH: 10-15 triệu). Chỉ có 1 DSĐH có mức lương >15 triệu đồng cũng thuộc nhóm này. Bảng 3.17 Đánh giá sự tương xứng thu nhập với lao động của DSĐH Mức độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Rất tương xứng 2 2,6 Tương xứng 52 66,7 Chưa tương xứng 24 30,7 Nhận xét:  Phần lớn DSĐH đánh giá mức lương của họ tương xứng với lao động (66,7%). Số DSĐH cho rằng mức lương không tương xứng cũng chiếm tỷ lệ tương đối cao (30,7%). Chỉ 2,6% đánh giá ở mức độ rất tương xứng. 3.2.2.4. Tỷ lệ DSĐH hài lòng với công việc đang có và ý định làm việc lâu dài với công việc hiện tại Bảng 3.18 Tỷ lệ DSĐH hài lòng với công việc đang có theo loại hình công tác Hài lòng Chấp nhận vì chưa có cơ hội Loại hình tốt hơn OR Cl 95% p n % n % Nhà nước 4 26,7 11 73,3 Ngoài nhà 21 33,3 42 66,7 0,72 0,21-2,54 >0,05 nước @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 36
  47. Nhóm ngoài nhà nước bao gồm các nhóm còn lại: Tư nhân, Liên doanh và nước ngoài, Cổ phần hóa. Nhận xét:  Số DSĐH hài lòng với công việc đang có chưa bằng một nửa so với số DSĐH chấp nhận vì chưa có cơ hội tốt hơn.  OR=0,72 cho thấy mức độ hài lòng với công việc của nhóm đang công tác trong loại hình nhà nước chỉ bằng 0,72 nhóm đang công tác tại các đơn vị tư nhân và nước ngoài. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.20 Ý định làm lâu dài tại nơi DSĐH đang công tác Ý định Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Có 27 34,6 Không 25 32,1 Chưa xác định rõ ràng 26 33,3 Nhận xét:  Số DSĐH có ý định làm việc lâu dài và số không có ý định lâu dài cũng như số DSSĐ chưa xác định rõ ràng xấp xỉ bằng nhau và bằng 1/3 số người được khảo sát. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 37
  48. Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Tình hình vị trí công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018 4.1.1. Theo các vùng miền trên cả nước Kết quả khảo sát cho thấy DSĐH chủ yếu công tác tại Hà Nội (85,9%). Hà Nội và TPHCM là một trong những thành phố có kinh tế phát triển nhất cả nước, các công ty dược và thiết bị y tế đa dạng, tập trung nhiều, đặc biệt các cơ sở tư nhân phát triển mạnh với nhiều cơ hội việc làm và điều kiện làm việc tốt. Vì vậy, hai thành phố này tập trung nhiều DSĐH nhất cả nước. Mặt khác DSĐH tốt nghiệp tại Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018 chủ yếu đến từ các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Vì vậy phần lớn DSĐH sau tốt nghiệp ở lại công tác tại Hà Nội. 4.1.2. Theo lĩnh vực công tác 82,1 % DSĐH tham gia vào lĩnh vực sản xuất - kinh doanh. Đây là lĩnh vực có cơ hội việc làm phong phú với nhiều vị trí tuyển dụng khác nhau. Đặc biệt khi các DSĐH chủ yếu tập trung tại Hà Nội, là nơi có nhiều công ty, doanh nghiệp dược hoạt động mạnh trên lĩnh vực kinh doanh thì phần lớn DSĐH sau khi ra trường tham gia vào mảng này là điều dễ hiểu. Sau lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, lĩnh vực có DSĐH tham gia cao thứ hai là đào tạo nghiên cứu, chiếm 11,5%. Tuy nhiên số lượng DSSĐH tham gia vào mảng này vẫn rất ít mặc dù định hướng của Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội là đào tạo các Dược sĩ nhà khoa học. Một trong những nguyên nhân chính là ở nước ta cơ chế chính sách đối với cán bộ khoa học chưa được ưu tiên, điều kiện và môi trường nghiên cứu còn hạn hẹp. Số DSĐH tham gia mảng Dược bệnh viện vô cùng ít. Đây là lĩnh vực rất thiếu DSĐH nhưng những cản trở về cơ chế tuyển dụng, vị trí công tác, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng nên ít DSĐH tham gia công tác tại các bệnh viện. 4.1.3. Theo loại hình công tác Phần lớn DSĐH công tác trong các đơn vị tư nhân (69,2%), xuất phát từ một số nguyên nhân: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 38
  49. - Các công ty dược tư nhân tập trung nhiều ở các thành phố lớn, ngày càng tăng về số lượng và mở rộng quy mô phát triển. - Cơ hội việc làm phong phú, dễ tiếp cận, tuyển dụng liên tục và công khai. - Nhiều vị trí công việc thích hợp cho sinh viên mới ra trường do yêu cầu sự năng động, nhiệt tình và đam mê. - Các đơn vị tư nhân có tầm nhìn dài hạn, chú trọng phát triển nhân sự nên sinh viên mới ra trường có cơ hội được đào tạo nâng cao nhiều kỹ năng: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, - Môi trường làm việc, phong cách quản lý chuyên nghiệp, cạnh tranh minh bạch, công bằng tạo điều kiện cho cá nhân phát triển năng lực bản thân. - Chế độ thưởng phạt công minh, mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt. Trong khi tỷ lệ DSĐH công tác ở tổ chức nhà nước và nước ngoài thấp vì một số nguyên nhân sau: - Các tổ chức nhà nước như bệnh viện công, viện nghiên cứu có chế độ tuyển dụng và biên chế giới hạn, mức lương trung bình tương đối thấp, điều kiện làm việc và chế độ đãi ngộ chưa tương xứng nên không thu hút DSĐH. - Các tổ chức liên doanh và nước ngoài mặc dù có nhiều DSĐH có mong muốn được vào làm việc nhưng tỷ lệ làm việc hiện tại thấp do quá trình tuyển dụng yêu cầu cao về kinh nghiệm, kỹ năng, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ nên nhiều DSĐH tham gia ứng tuyển nhưng không đạt. Như vậy tình hình phân bố nhân lực DSĐH của Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội phản ánh phần nào tình hình phân bố nhân lực dược của cả nước nói riêng và nhân lực y tế nói chung. Nhân lực dược phân bố không đồng đều giữa các vùng miền và các lĩnh vực, chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM và công tác trong lĩnh vực kinh doanh, phân phối. Sự bất cập còn thể hiện ở việc thiếu hụt nhân lực dược tại các cơ quan quản lý nhà nước về y tế như: sở y tế, phòng y tế, công ty dược các tỉnh/thành phố, các cơ sở điều trị, đặc biệt là các bệnh viện tuyến huyện. Điều này đòi hỏi nhà nước, các đơn vị phải có chính sách hợp lý để thu hút các Dược sĩ về công tác tại khu vực này. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 39
  50. 4.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược năm 2017 và năm 2018 4.2.1. Quá trình tìm kiếm việc làm Quá trình định hướng nghề nghiệp và tìm hiểu các cơ hội việc làm sẽ bước đầu hình thành mong muốn của DSĐH trước khi xin việc làm. Kết quả khảo sát DSĐH về mong muốn sau khi tốt nghiệp đã chỉ ra một phần nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối trong phân bố nhân lực DSĐH ở nước ta. Tỷ lệ lớn DSĐH có định hướng công tác trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh tại các đơn vị tư nhân và nước ngoài. Về mong muốn nơi công tác, không có DSĐH nào muốn về công tác tại huyện, đây là một trong các nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt nhân lực dược tại các huyện/tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Bên cạnh phần lớn DSĐH có định hướng trước về nghề nghiệp thì một bộ phận không nhỏ DSĐH không có định hướng trước về nơi công tác (38,5%), lĩnh vực công tác (15,4%) và loại hình công tác (17,9%), đa số trong bộ phận này sẽ rơi vào nhóm phân bố có tỷ lệ cao nhất ở hiện tại. Điều đáng nói về mong muốn của DSĐH trước khi ra trường là số DSĐH có mong muốn làm việc trong các công ty liên doanh và nước ngoài khá lớn nhưng tại thời điểm hiện tại thì số lượng DSĐH đang làm việc trong nhóm tổ chức này rất ít. Nguyên nhân chính là các công ty nước ngoài đa số đều có mức lương cao, chế độ đãi ngộ tốt và nhiều cơ hội phát triển, tuy nhiên song song với những yếu tố thu hút trên thì yêu cầu về tuyển dụng tại các công ty nước ngoài khá cao và nghiêm ngặt trong đó phải kể đến yêu cầu về trình độ ngoại ngữ lại là điểm yếu của các sinh viên Dược mới ra trường. Phần lớn nguồn tin để tìm việc là thông qua các trang trên internet và sau đó đến nguồn qua nhà trường, người quen, bạn bè giới thiệu. Điều này xuất phát từ nguyên nhân sự phát triển bùng nổ công nghệ thông tin, việc tìm kiếm việc làm thông qua các trang tuyển dụng trên mạng đã phổ biến. Phần lớn DSĐH tham gia tuyển dụng dưới hình thức: “Nộp hồ sơ - Phỏng vấn - Kí hợp đồng”. Đây cũng là hình thức phổ biến ở cả 3 loại hình tổ chức: nhà nước, tư nhân, liên doanh và nước ngoài. Hình thức tuyển dụng này là thế mạnh đối với các DSĐH năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoại khóa vì sẽ dễ ghi điểm với nhà tuyển dụng bởi khả năng ăn nói trôi chảy, linh hoạt, giải quyết tình huống @ nhanh. School DSĐH of tốtMedicine nghiệp từ Khoa and Y Pharmacy, VNU 40
  51. Dược nói riêng và DSĐH từ các trường đào tạo y dược trên cả nước nói chung phần lớn đều phân bố thời gian khi ngồi trên ghế nhà trường cho việc học và nghiên cứu, thời gian đi làm thêm hay tham gia hoạt động ngoại khóa rất ít nên một số kỹ năng mềm chưa tốt bằng sinh viên một số ngành khác khi mới ra trường. Đó cũng là một trong các nguyên nhân DSĐH sau tốt nghiệp đa số đều từng bị nhà tuyển dụng từ chối ngay sau lần phỏng vấn đầu tiên. Số DSĐH đã từng không đạt yêu cầu khi tham gia tuyển dụng tương đối nhiều, chiếm tỷ lệ 74,4%. Nhóm DSĐH từng không đạt yêu cầu khi tuyển dụng đều phân bố tại các nhóm đối tượng tốt nghiệp bằng giỏi, khá và trung bình. Phân tích kết quả nghiên cứu của chúng tôi chưa nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa xếp loại bằng tốt nghiệp của DSĐH và tỷ lệ DSĐH không đạt yêu cầu tuyển dụng. Phân tích trên chứng tỏ kết quả học tập chỉ là một yếu tố có ảnh hưởng nhỏ đến quá trình tìm kiếm việc làm. Khi khảo sát các yếu tố mà DSĐH cho rằng là lý do nhà tuyển dụng từ chối ứng viên vào làm việc, đa số DSĐH chọn yếu tố kỹ năng trả lời phỏng vấn chưa đạt và thiếu kinh nghiệm, tiếp theo là do trình độ ngoại ngữ không đáp ứng yêu cầu. Nguyên nhân trực tiếp của 3 yếu tố trên là sinh viên Dược phần lớn thiếu năng động nên kỹ năng trả lời phỏng vấn lần đầu tiên chưa đạt yêu cầu các nhà tuyển dụng; các doanh nghiệp khi tiếp nhận sinh viên mới ra trường đều mất thời gian và chi phí đào tạo nên một số DSĐH sẽ bị từ chối bởi lý do chưa có kinh nghiệm; còn trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là trong các công ty nước ngoài là yêu cầu quan trọng trong cả quá trình phỏng vấn và làm việc, là lý do để nhà tuyển dụng chọn lọc một vài ứng viên trong số nhiều các ứng viên khác đều chưa có ưu thế nổi trội hơn. Phần lớn DSĐH (66,7%) có được công việc hiện tại trong khoảng thời gian ít hơn 3 tháng sau khi ra trường. Tuy nhiên một số DSĐH cũng mất trên 6 tháng để tìm được công việc hiện tại. Những trường hợp này chủ yếu rơi vào các đối tượng khảo sát chưa xác định rõ ràng mục tiêu và định hướng nghề nghiệp khi mới ra trường nên nhảy việc liên tục, tìm kiếm cơ hội tốt và phù hợp với bản thân hơn. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 41
  52. 4.2.2. Quá trình làm việc - Lý do lựa chọn công việc và các yếu tố ảnh hưởng Trong quá trình làm việc, DSĐH cho rằng một sinh viên mới ra trường cần nhiều kỹ năng cho công việc của mình. Kỹ năng giao tiếp được DSĐH lựa chọn nhiều nhất (92,3%). Đây cũng là một trong những kỹ năng mà sinh viên y dược còn kém hơn so với sinh viên một số ngành khác như kinh tế, ngoại ngữ, Một số kỹ năng khác như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ và kỹ năng tin học văn phòng được phần lớn DSĐH lựa chọn và có tỷ lệ xấp xỉ nhau (60% - 65%), bởi đó là những kỹ năng cơ bản mà người đi làm cần cho quá trình làm việc. Khảo sát lý do mà DSĐH lựa chọn công việc hiện tại, hơn một nửa số người được khảo sát ưu tiên lý do môi trường và điều kiện làm việc tốt (53,9%). Ở tổ chức nhà nước, DSĐH chủ yếu lựa chọn lý do phát huy được chuyên môn đào tạo. Những lĩnh vực được lựa chọn vì lý do chuyên môn thường là dược bệnh viện, đào tạo nghiên cứu và quản lý nhà nước. Tuy nhiên mức lương phổ biến ở các lĩnh vực này thấp hơn so với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc. Bên cạnh đó, các lĩnh vực này thiếu nhân lực do việc tuyển dụng bị khống chế bởi biên chế và quỹ lương. Vì vậy, dù thiếu nhân lực nhưng cũng không tuyển dụng chủ động, linh hoạt như lĩnh vực kinh doanh - sản xuất. Về mức thu nhập hằng tháng, gần một nửa số DSĐH được khảo sát có mức lương 7-10 triệu đồng (47,4%). Mức lương thấp nhất 3-5 triệu đồng chủ yếu rơi vào nhóm nhà nước. Nhóm liên doanh và nước ngoài tuy số lượng ít nhưng hơn một nửa đều nằm trong có thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên và không có DSĐH nào có thu nhập ít hơn 7 triệu đồng. Đó là một trong các nguyên nhân có nhiều DSĐH mong muốn được làm việc trong các công ty nước ngoài và số ít mong muốn làm việc trong các cơ quan nhà nước. Đánh giá sự tương xứng thu nhập với lao động của DSĐH, có 66,7% DSĐH đánh giá mức lương của họ tương xứng với lao động, chủ yếu rơi vào những người có mức thu nhập từ 10 triệu đồng trở lên và một số thuộc nhóm 7-10 triệu đồng. Số DSĐH hài lòng với công việc đang có (32,1%) chưa bằng một nửa so với số DSĐH chấp nhận vì chưa @có cơ School hội tốt hơn of (67,9%).Medicine Ở nhóm and nhà Pharmacy, VNU 42
  53. nước hay tư nhân thì số DSĐH không hài lòng (chấp nhận vì chưa có cơ hội tốt hơn) vẫn chiếm phần đông. Phân tích của chúng tôi cho thấy không có mối liên hệ giữa loại hình tổ chức và tỷ lệ DSĐH hài lòng với công việc hiện tại (p>0,05). Về ý định làm lâu dài, chỉ 1/3 trong số được khảo sát có ý định làm lâu dài với công việc hiện tại, 1/3 không có ý định làm việc lâu dài, 1/3 còn lại chưa xác định rõ ràng. Nguyên nhân chủ yếu do các DSĐH tốt nghiêp năm 2017 và năm 2018 đều còn trẻ, chưa có nhiều thời gian để hiểu rõ công việc nào phù hợp với bản thân, luôn có xu hướng tìm môi trường mới tốt hơn, thu nhập cao hơn. Nhìn chung, các DSĐH dù công tác trong lĩnh vực hay loại hình tố chức nào đều mong muốn có môi trường và điều kiện làm việc tốt, và có mức thu nhập tương xứng với lao động của họ. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 43
  54. KẾT LUẬN 1. Tình hình phân bố nhân lực DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội năm 2017 và năm 2018.  Phần lớn DSĐH sau tốt nghiệp tại Khoa Y Dược - ĐHQGHN công tác tại Hà Nội (85,6%).  Phần lớn DSĐH công tác trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh (82,1%).  Chỉ có 19,2 % số DSĐH công tác trong đơn vị nhà nước; 80,8% còn lại công tác trong các cơ sở tư nhân hoặc cổ phần hóa và công ty nước ngoài. 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn công việc của DSĐH sau tốt nghiệp Khoa Y Dược năm 2017 và năm 2018.  Quá trình tìm kiếm việc làm  50% DSĐH mong muốn công tác tại Hà Nội sau khi tốt nghiệp; 60,3% DSĐH mong muốn công tác trong lĩnh vực sản xuất - kinh doanh; 37,1% mong muốn công tác trong các đơn vị tư nhân; 30,8% mong muốn công tác trong các công ty nước ngoài.  Nguồn thông tin được sử dụng để tìm kiếm việc làm nhiều nhất là qua các trang thông tin trên mạng (facebook, google, ), chiếm 67,9%; tiếp theo là qua nhà trường, người quen, bạn bè giới thiệu, chiếm 30,8%.  Phần lớn DSĐH tuyển dụng dưới hình thức nộp hồ sơ - phỏng vấn - kí hợp đồng (83,3%).  74,4% DSĐH từng không đạt yêu cầu khi tham gia tuyển dụng, bao gồm cả DSĐH tốt nghiệp bằng giỏi, khá và trung bình.  Đa số DSĐH đều nhận được công việc sau ít hơn 3 tháng sau khi tốt nghiệp.  Hai yếu tố mà các DSĐH cho rằng là lý do ứng viên bị từ chối vào làm việc được lựa chọn nhiều nhất là kỹ năng trả lời phỏng vấn chưa đạt (67,9%) và thiếu kinh nghiệm (65,4%).  Quá trình làm việc - Lý do lựa chọn công việc và các yếu tố ảnh hưởng  Các kỹ năng mà DSĐH cho rằng cần thiết với sinh viên mới ra trường: 92,3 % DSĐH chọn kỹ năng giao tiếp; 65,4% chọn kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ; 62,8% chọn kỹ năng làm việc nhóm; 60,3% chọn kỹ năng tin học văn phòng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 44
  55.  53,9% DSĐH chọn công việc hiện tại vì môi trường và điều kiện làm việc tốt; 36% DSĐH chọn công việc hiện tại vì mức lương thỏa đáng.  Mức thu nhập phổ biến nhất hiện tại của DSĐH là 7-10 triệu đồng (chiếm 47,4%); 11,5% có mức thu nhập 3-5 triệu đồng chủ yếu phân bố ở nhóm DSĐH trong các cơ quan nhà nước.  2,6% DSĐH đánh giá mức thu nhập của họ rất tương xứng với lao động, 66,7% đánh giá tương xứng và 30,7% đánh giá không tương xứng.  Đánh giá mức độ hài lòng về công việc hiện tại: 32,1% DSĐH hài lòng; 67,9% chấp nhận vì chưa có cơ hội tốt hơn; không có mối liên hệ giữa loại hình tổ chức và tỷ lệ DSĐH hài lòng với công việc.  Gần 1/3 DSĐH có ý định làm việc lâu dài với công việc hiện tai, 1/3 không có ý định làm việc lâu dài và 1/3 còn lại chưa có định hướng rõ ràng. KIẾN NGHỊ  Đối với các cơ sở đào tạo: Ngoài đào tạo kiến thức chuyên ngành nên chú trọng đào tạo ngoại ngữ chuyên ngành và các kỹ năng mềm, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp cho sinh viên để đáp ứng công việc và xu thế hội nhập xã hội. Cập nhật tình hình sinh viên ra trường, tạo cầu nối giữa các khóa sinh viên sắp ra trường và cựu sinh viên.  Đối với sinh viên ra trường: Tìm hiểu, định hướng việc làm trước khi ra trường. Trau dồi ngoại ngữ và kỹ năng mềm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.  Đối với các cơ quan quản lý: Nên đưa ra các chế độ thu hút sinh viên Dược sau tốt nghiệp tham gia công tác Dược ở các tỉnh miền núi và các vùng khó khăn trong thời gian nhất định nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối phân bố nhân lực DSĐH như hiện nay. Cải cách chế độ tiền lương, đãi ngộ, điều kiện làm việc cho nhân lực Dược ở hệ thống nhà nước. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 45
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. Phạm Quốc Bảo (2004), “Công tác đào tào nhân lực dược - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Dược học, số 08, tr.7, số 09, tr.4,7,8. 2. Đinh Thị Bẩy (2013), Phân tích thực trạng và xác định nhu cầu nhân lực dược trong khu vực y tế công lập tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2012-2016, Luận án dược sĩ chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Dược Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên (2012), “Phân tích thực trạng phân bố nguồn nhân lực dược Việt Nam”, Tạp chí Dược học (437). 4. Nguyễn Thanh Bình, Trần Bá Kiên (2012), “Phân tích thực trạng phân bố nguồn nhân lực dược Việt Nam”, Tạp chí Dược học (438). 5. Bộ Giáo dục đào tạo (2001), Quyết định số: 12/2001/QĐ - BGD &ĐT về chương trình khung đào tạo Dược sĩ, ban hành ngày 26 tháng 4 năm 2001. 6. Bộ Y tế (2011), Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2010 7. Bộ Y tế (2013), Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện, ban hành theo Quyết định số 4858/QĐ – BYT ngày 03 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 8. Bộ Y tế (2012), Đề án phát triển hệ thống đào tạo nhân lực giai đoạn 2011-2020. 9. Bộ Y tế (2012), Niên giám thống kê y tế 2011, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 10. Bộ Y tế (2003), Quyết định số: 475/2003/QĐ - BYT về việc ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp ngành đào tạo Dược sĩ trung học, ban hành ngày 07 tháng 02 năm 2003. 11. Bộ Y tế (2006), Tổ chức quản lý và chính sách y tế, Nhà xuất bản Y học, tr126 -129. 12. Hoàng Quốc Cử (2013), Thực trạng nguồn Nhân lực Dược ngành Y tế tỉnh Hà Giang và xây dựng giải pháp, Luận án chuyên khoa cấp II Bác sĩ, Trường đại học y dược Thái Nguyên, Thái Nguyên. 13. Nguyễn Hải Hà (2017), “Thực trạng đào tạo liên tục cho cán bộ Dược sĩ ở các Bệnh viện tại Thành phố Hải Dương năm 2017”, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Khoa Y Dược - ĐHQG Hà N@ội. School of Medicine and Pharmacy, VNU
  57. 14. Nguyễn Tuấn Hưng (2012), “Thực trạng nguồn nhân lực công tác trong lĩnh vực dược toàn quốc năm 2010”, Tạp chí Y học thực hành (814), số 3/2012. 15. Khoa Y Dươc - ĐHQG Hà Nôi, Cổng thông tin chương trình đào tạo 16. Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, Cổng thông tin tuyển sinh năm 2012. 17. Khoa Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội, Cổng thông tin tuyển sinh năm 2013. 18. Phạm Đình Luyến (2003), Nghiên cứu thực trạng đào tạo và sử dụng nhân lực dược tại các tỉnh phía Nam, Luận án Tiến sĩ Dược học, Học viện Quân Y, tr 3-32. 19. Nguyễn Thu Trang (2008), Tìm hiểu cơ hội việc làm của Dược sĩ Đại học sau tốt nghiệp trường Đại học Dược Hà Nội năm 2007, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trương đại học Dược Hà Nội. 20. Nguyễn Quốc Tuấn (2012), Thực trạng nguồn nhân lực Dược của ngành Y tế tỉnh Yên Bái và giải pháp đến năm 2016, Luận án chuyên khoa cấp II Bác sĩ, Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, Thái Nguyên. 21. Vụ Kế hoach đầu tư – Bộ Y tế (2008), Báo cáo hội thảo từ xa về nhu cầu nhân lực y tế, 6/2008 22. Y tế Việt Nam qua tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp năm 2012. B. TIẾNG ANH 23. Alex Barker (2016), “2016 Pharmacist Salary Guide”, Pharmacy Times, pp. 1 24. Carvajaal MJ, Bernhardt NJ, Armayor GM, “Gender differences in the measurement of pharmacists’job satisfaction”, Human Resources for Health, 31/07/2018. 25. FIP Global Pharmacy (2012), Workforce Report, Fip. 26. Kate Anne Walker, Marie Pirotta (2007), “What keeps Melbourne Gps satisfied in their jobs?”, Australian family physician, 09/2007. 27. Majolein Dieleman, Tim Martineau, Pham Viet Cuong, Le Vu Anh (2003), “Identyfying factors for job motivation of rural health worker in North Vietnam 05/11/2003”, BioMed Central @, p p.School 2,6,9. of Medicine and Pharmacy, VNU
  58. 28. N Tongnopnea (2002), “Changing of context that affect pharmacy education: strategic to develop”, Young Pharmacist. 29. N.Srisombat (2010), “Challenges of Pharmacy Education in Thailand”, Silpakorn University, Silpakorn University International Journal. 30. Ugri M. Amphon J, Paichit P, Benjapora R (2012), “Future policy options for human”, Future policy options for human. 31. US Bureau Of Labor Statistiscs (2011), Occupational Outlook Handbook 2010 . 32. World Health Organization (2011), Pharmceutical technicians and assistants (Classifying health workers). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  59. PHỤ LỤC BỘ CÂU HỎI TÌM HIỂU CƠ HỘI TÌM KIẾM VIỆC LÀM CỦA DƯỢC SỸ ĐẠI HỌC SAU TỐT NGHIỆP KHOA Y DƯỢC - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NĂM 2017 VÀ NĂM 2018 A. Phần thông tin cá nhân 1. Họ và tên: 2. Giới tính: □Nam □Nữ 3. Anh/chị tốt nghiệp năm: □2017 □2018 4. Kết quả tốt nghiệp của anh/chị xếp loại: □Xuất sắc □Giỏi □Khá □Trung bình B. Phần câu hỏi khảo sát Câu 1: Nơi làm việc hiện tại của anh/chị thuộc thành phố hay huyện /tỉnh nào: 1. Hà Nội 2. Thành phố Hồ Chí Minh 3. Đà Nẵng 4. Hải Phòng 5. Khác (ghi rõ): Câu 2:Công việc hiện tại của anh/chị thuộc lĩnh vực công tác nào trong ngành Dược: 1. Sản xuất- Kinh doanh 2. Dược bệnh viện 3. Đào tạo nghiên cứu (trường đào tạo y dược, viện nghiên cứu, ) 4. Cơ quan quản lý nhà nước (bộ y tế, sở y tế, ) 5. Khác (ghi rõ): Câu 3: Công việc hiện tại của anh/chị thuộc loại hình tổ chức nào: 1. Nhà nước 2. Tư nhân 3. Liên doanh nước ngoài 4. Khác (ghi rõ): Câu 4:Trước khi tốt nghiệp anh/chị mong muốn được làm việc ở đâu: 1. Huyện/tỉnh hay thành phố nào (ghi @ rõ): School of Medicine and Pharmacy, VNU
  60. 2. Không có định hướng trước Câu 5: Trước khi tốt nghiệp anh/chị mong muốn tìm được việc làm thuộc lĩnh vực công tác nào trong ngành Dược: 1. Sản xuất- Kinh doanh 2. Dược bệnh viện 3. Đào tạo nghiên cứu (trường đào tạo y dược, viện nghiên cứu, ) 4. Cơ quan quản lý nhà nước (bộ y tế, sở y tế, ) 5. Không có định hướng trước Câu 6: Trước khi tốt nghiệp anh/chị mong muốn công việc của anh/chị thuộc loại hình tố chức nào: 1. Nhà nước 2. Tư nhân 3. Liên doanh nước ngoài 4. Không có định hướng trước Câu 7: Anh/chị lấy nguồn thông tin nào dưới đây để tìm kiếm việc làm: 1. Qua nhà trường, người quen, bạn bè giới thiệu 2. Qua các trang thông tin trên mạng (facebook, google, ) 3. Qua trung tâm giới thiệu việc làm 4. Qua thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, tivi, ) 5. Khác (ghi rõ): Câu 8: Anh chị đã từng tham gia tuyển dụng mà không đạt yêu cầu của nhà tuyển dụng: 1. Có 2. Không Câu 9: Theo anh/chị, lý do nhà tuyển dụng từ chối ứng viên vào làm việc là: (câu hỏi có nhiều lựa chọn) 1. Học vấn chưa phù hợp 2. Trình độ ngoại ngữ không đáp ứng yêu cầu 3. Trình độ tin học không đáp ứng yêu cầu 4. Kỹ năng trả lời phỏng vấn chưa đạt 5. Thiếu kinh nghiệm 6. Thiếu thông tin tuyển dụng 7. Khác (ghi rõ): @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  61. Câu 10: Thời gian từ khi anh/chị tốt nghiệp cho đến khi anh/chị nhận công việc hiện tại là: 1. 6 tháng Câu 11: Hình thức thi tuyển vào làm ở nơi anh/chị đang làm là: 1. Nộp hồ sơ + Phỏng vấn trực tiếp + Ký hợp đồng 2. Nộp hồ sơ + Thi vấn đáp và viết + Nhận quyết định tiếp nhận 3. Khác (ghi rõ): Câu 12: Lý do anh/chị lựa chọn công việc hiện tại: (câu hỏi có nhiều lựa chọn) 1. Do hoàn cảnh gia đình (gần gia đình, ) 2. Phát huy được chuyên môn đào tạo 3. Môi trường và điều kiện làm việc tốt 4. Có mức lương thỏa đáng 5. Chế độ đãi ngộ tốt 6. Khác (ghi rõ): Câu 13: Thu nhập bình quân theo tháng của anh/chị với công việc hiện tại: 1. 3-5 triệu đồng 2. 5-7 triệu đồng 3. 7-10 triệu đồng 4. 10-15 triệu đồng 5. >15 triệu đồng Câu 14: Thu nhập này có tương xứng với lao động của anh/chị không? 1. Rất tương xứng 2. Tương xứng 3. Chưa tương xứng Câu 15: Anh/chị có hài lòng với công việc hiện tại không? 1. Hài lòng 2. Chấp nhận (vì chưa có cơ hội tốt hơn) Câu 16: Anh/chị có ý định làm việc lâu dài với công việc hiện tại không? 1. Có 2. Không @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  62. 3. Chưa xác định rõ ràng Câu 17: Trong quá trình làm việc, anh chị cảm thấy một sinh viên vừa ra trường và tìm việc làm cần những kĩ năng nào sau đây: (câu hỏi có nhiều lựa chọn) 1. Kỹ năng thuyết trình 2. Kỹ năng làm việc nhóm 3. Kỹ năng giao tiếp 4. Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ 5. Kỹ năng tin học văn phòng 6. Kỹ năng lãnh đạo 7. Kỹ năng khác (ghi rõ): Câu 18: Anh/chị có lời khuyên nào dành cho các em sinh viên Khoa y dược trước khi tốt nghiệp và tìm kiếm việc làm: Xin trân trọng cảm ơn sự tham gia của anh/chị! Chúc các anh/chị luôn có đủ sức khỏe, nhiệt huyết để trở thành những người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống sau này! @ School of Medicine and Pharmacy, VNU