Khóa luận Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội năm 2019

pdf 74 trang thiennha21 18/04/2022 4011
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_nhu_cau_dao_tao_lien_tuc_cua_nhan_vi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội năm 2019

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC NGUYỄN NGỌC HUẤN THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội – 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN NGỌC HUẤN THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA NHÂN VIÊN TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC (NGÀNH Y ĐA KHOA) Khoá: QH.2014.Y Người hướng dẫn: 1. Ths. Nguyễn Thành Trung 2. Ths. Mạc Đăng Tuấn Hà Nội – 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trước hết, em xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành khóa luận này. Em xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành tới ThS. Nguyễn Thành Trung, ThS. Mạc Đăng Tuấn – những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, các Phòng khám đa khoa khu vực và các Trạm Y tế xã thuộc huyện SócSơn, các cô chú, anh chị đang công tác tại các khoa phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ để em thu thập số liệu cho nghiên cứu này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 6 năm theo học tại trường. Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn theo sát, chia sẻ, động viên và tạo điều kiện giúp em hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020 Sinh viên Nguyễn Ngọc Huấn
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Nguyễn Ngọc Huấn, sinh viên khoá QH.2014.Y, ngành Y đa khoa, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thành Trung, ThS. Mạc Đăng Tuấn. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào đã ợđư c công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2020 Tác giả NGUYỄN NGỌC HUẤN
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT UBND Ủy ban nhân dân WHO Tổ chức y tế thế giới JAHR Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế WFME Liên đoàn giáo dục y học thế giới CME/CPD Tiêu chuẩn quốc tế về đào tạo liên tục PK/TYT Phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và trung tâm y tế
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu . .17 Bảng 3.1. Phân bố nhân viên y tế theo nhóm tuổi .23 Bảng 3.2. Độ tuổi trung bình của nhân viên y tế theo giới tính 23 Bảng 3.3. Lĩnh vực chuyên môn của nhân viên y tế 24 Bảng 3.4. Hình thức lao động của nhân viên y tế 26 Bảng 3.5. Tỷ lệ nhân viên y tế đã được đào tạo theo giới tính . 27 Bảng 3.6. Tỷ lệ nhân viên y tế đã được đào tạo liên tục theo nhóm tuổi 28 Bảng 3.7. Tỷ lệ nhân viên y tế được đào ạt o theo số năm công tác . 28 Bảng 3.8. Tỷ lệ nhân viên y tế đã được đào tạo liên tục theo hình thức lao động 29 Bảng 3.9. Tỷ lệ nội dung các khóa học mà nhân viên y tế đã tham gia 30 Bảng 3.10. Địa điểm các nhân viên y tế tham gia đào tạo liên tục . . 31 Bảng 3.11. Kinh phí tham gia khóa học của nhân viên y tế . . 31 Bảng 3.10. Địa điểm các nhân viên y tế tham gia đào tạo liên tục . .32 Bảng 3.11. Kinh phí tham gia khóa học của nhân viên y tế 32 Bảng 3.12. Hình thức khóa học mà nhân viên mong muốn 32 Bảng 3.13. Địa điểm/đơn vị mà nhân viên y tế mong muốn học tập . .33 Bảng 3.14. Mong muốn của nhân viên y tế về kinh phí tham gia khóa học 33 Bảng 3.15. Tỷ lệ nội dung mà các nhân viên mong muốn đào tạo liên tục 34 Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính và nhu cầu đào tạo liên tục .35 Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và nhu cầu đào tạo liên tục 35 Bảng 3.18. Mối liên quan giữa lĩnh vực chuyên môn và nhu cầu đào tạo liên tục 36 Bảng 3.19. Mối liên quan giữa số năm công tác tại PK/TYT và nhu cầu đào tạo liên tục . 37
  7. Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hình thức lao động và nhu cầu đào tạo liên tục .37 Bảng 3.21. Mối liên quan giữa việc nhân viên đã tham gia đào tạo liên tục và nhu cầu đào tạo liên tục của họ 38 Bảng 3.22. Những thuận lợi của nhân viên y tế khi được cử đi học 39 Bảng 3.23. Những khó khăn của nhân viên y tế khi được cử đi học 39
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn .22 Biểu đồ 3.2. Thời gian công tác trong ngành y dược của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn 25 Biểu đồ 3.3. Thời gian công tác tại PK/TYT của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn 26 Biểu đồ 3.4. Thực trạng đào tạo liên tục nhân viên y tế huyện Sóc Sơn 27 Biểu đồ 3.5. Thời gian khóa học mà nhân viên y tế đã tham gia 29 Biểu đồ 3.6. Nhu cầu đào ọt a liên tục của nhân viên y tế 32
  9. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM 3 1.1.1. Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam 3 1.1.2. Hệ thống tổ chức y tế ở Việt Nam hiện nay 4 1.1.3. Sơ lược về mạng lưới y tế huyện Sóc Sơn 4 1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực y tế 5 1.2.1. Khái niệm 5 1.2.2. Các loại hình nhân lực y tế 5 1.2.3. Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ thống y tế 6 1.2.4. Thực trang nguồn nhân lực y tế và phát triển nguồn nhân lực y tế 7 1.3. Đào tạo liên tục 10 1.3.1. Khái quát về đào tạo liên tục 10 1.3.2. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi 11 1.3.3. Thời gian đào tạo liên tục 12 1.3.4. Tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng đào tạo y khoa liên tục 12 1.3.5. Hệ thống tổ chức cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế 13 1.3.6. Tình hình đào tạo liên tục tại Việt Nam 13 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 2.3. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 16 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 16 2.4. Biến số và chỉ số 17 2.5. Công cụ và quy trình thu thập thông tin 19 2.5.1. Công cụ thu thập thông tin 19
  10. 2.5.2. Quy trình thu thập thông tin 19 2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 19 2.7. Các sai số và cách khắc phục 20 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 20 Chương 3: KẾT QUẢ 22 3.1. Các đặc trưng cá nhân của nhân viên Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn 22 3.2. Thực trạng đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 27 3.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 31 3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 35 Chương 4: BÀN LUẬN 41 4.1. Mô tả thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 41 4.1.1. Đặc điểm của nhân viên tại trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội .41 4.1.2. Thực trạng đào ạt o liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 43 4.1.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 47 4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 49 4.2.1. Liên quan với giới tính 49 4.2.2. Liên quan với nhóm tuổi 49 4.2.3. Liên quan với lĩnh vực chuyên môn 49 4.2.4. Liên quan với số năm công tác ạt i PK/TYT 49 4.2.5. Liên quan với hình thức lao động 50 4.2.6. Liên quan với việc đã tham gia đào tạo liên tục 50 4.2.7. Thuận lợi khi tham gia đào tạo liên tục 51 4.2.8. Khó khăn khi tham gia đào tạo liên tục 51
  11. KẾT LUẬN 52 1. Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 52 2. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội 52 KHUYẾN NGHỊ 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  12. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, cùng với quá trình triển kinh tế - xã hội, mô hình bệnh tật có nhiều thay đổi, các bệnh mãn tính ngày càng gia tăng, một số bệnh truyền nhiễm gần như được thanh toán có xu hướng quay trở lại cùng với đó là sự bùng phát của nhiều bệnh truyền nhiễm khác Đó là những thách thức đối với toàn ngành y tế nói chung và từng nhân viên y tế trong quá trình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Vì vậy đào tạo liên tục cho nhân viên y tế là công tác quan trọng nhằm nâng cao năng lực, chuyên môn cho họ đồng thời cũng là lời giải cho bài toán về mô hình bệnh tật đang ngày càng ởtr lên phức tạp như ngày nay. Tuy nhiên, nguồn lực y tế của Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế. Không chỉ là sự hạn chế về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, tài chính mà còn về nguồn nhân lực. Sự thiếu sót về số lượng nhân viên y tế được đào tạo bài bản, thiếu sót về năng lực chuyên môn của cán bộ, nhân viên y tế, dẫn tới việc xảy ra nhiều tai biến y khoa chưa đápứ ng được yêu cầu khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân. Một trong những nguyên nhân của tình trạng nàylà do cán bộ, nhân viên y tế ít được đào tạo liên tục, cập nhật kiến thức mới. Nhiều cán bộ y tế sau khi ra trường nhiều năm không được cập nhật kiến thức và kỹ năng chuyên môn do đó không đáp ứng được yêu cầu thực tế khám chữa bệnh, đặc biệt là các cán bộ y tế tại các tuyến xã, tuyến huyện, việc này không những ảnh hưởng tới công tác đảm bảo và chăm sóc sức khỏe người dân tại khu vực mà còn góp phần gây nên tình trạng quá tải tại các bệnh viện tuyến cao hơn. Trong thời gian vừa qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành một số văn bản quy phạm Pháp luật quan trọng để đẩy mạnh công tác đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế đó là: Trong Luật khám chữa bệnh ngày 23/11/2009, quyền được nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ y tế được quy định tại điều 33, điều 37 và điểu 83 [24]. 1
  13. Đặc biệt, ngày 9/8/2013, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT- BYT, Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế, thay cho Thông tư số 07/2008/TT-BYT ngày 28 tháng 5 năm 2018 [6]. Ngày 8/4/2014, Bộ Y tế đã ký Quyết định về việc ban hành Chiến lược đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 [7]. Trong những năm gần đây, huyện Sóc Sơn được xem là một trong những điểm sáng về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân tại khu vực, đặc biệt là mô hình bác sĩ gia đình đang được áp dụng đạt hiệu quả cao. Đến thời điểm hiện tại, chưa có nhiều đề tài nghiên cứu tổng thể về thực trạng và nhu cầu đào tạo của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn. Để có thêm những thông tin về công tác đào tạo liên tục tại tuyến cơ sở nhằm kịp thời có những biện pháp hỗ trợ nâng cao chất lượng chuyên môn của đội ngũ cán bộ y tế, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội năm 2019” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019. 2
  14. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. HỆ THỐNG Y TẾ VIỆT NAM 1.1.1. Hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam Các cơ sở y tế gần dân, rộng khắp các khu vực: thành thị, nông thôn, hải đảo, miền núi đảm bảo phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân kịp thời, hiệu quả, công bằng. Xây dựng theo hướng dự phòng, chủ động tích cực: mạng lưới y tế làm tham mưu tốt công tác vệ sinh ăn, ở, sinh hoạt, lao động. Tổ chức phòng chống dịch, phòng chống các bệnh xã hội, bệnh nghề nghiệp, các bệnh thường lưu hành ở địa phương. Các cơ sở y tế xây dựng phù hợp với mạng lưới phân tuyến kỹ thuật (trung ương, tĩnh, huyện, xã) cần đảm bảo: thể hiện qua quy mô cơ sở y tế (số giường bệnh/bệnh viện tỉnh, huyện, ) Đủ cán bộ y tế về số lượng và chất lượng (loại cán bộ, trình độ cán bộ). Đủ diện tích sử dụng. Đủ trang thiết bị y tế thông thường và hiện đại để thực hiện các kỹ thuật theo phân qui đinh, tính đến khả năng sử dụng trang thiết bị y tế của nhân viên y tế. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ phù hợp với tình hình hiện tại và phát triển trong tương lai: Trình độ chuyên môn, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỉ thuật. Trình độ quản lý, thực hiện hoạch toán kinh tế, thực hành tiết kiệm. Phát huy mọi tiềm lực cơ sở, thiết bị, nhân lực trong cơ sở y tế nhà nước, liên doanh và tư nhân nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân. Lồng ghép các hoạt động phòng bệnh và chữa bệnh, khám bệnh và đào tạo, nghiên cứu khoa học. 3
  15. 1.1.2. Hệ thống tổ chức y tế ở Việt Nam hiện nay Hình 1: Sơ đồ hệ thống tổ chức ngành y tế (từ trung ương đến cơ sở) [8], [15], [16] 1.1.3. Sơ lược về mạng lưới y tế huyện Sóc Sơn Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn được thành lập năm 1988 theo quyết định số 3025 ngày 30/6/1988 của Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội và Quyết định số 494 ngày 22/7/1988 của UBND huyện Sóc Sơn. Tháng 10 năm 2008, sau khi sáp nhập 26 Trạm Y tế xã, thị trấn, đã nâng tổng số cơ sở y tế trực thuộc Trung tâm Y tế Sóc Sơn lên 30 đơn vị. Trong những năm qua, cán bộ viên chức Trung tâm luôn phát huy tinh thần trách nhiệm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện [28]. Gần 30 năm xây dựng và phát triển, được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn, cùng với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán ộb Trung tâm, nên công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được phát triển toàn diện. Đến nay, Trung tâm đã có 5 khoa chuyên môn, 3 phòng 4
  16. chức năng, 4 phòng khám khu vực và 26 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn, với đội ngũ 417 cán bộ chuyên môn. Trong đó có 2 bác sỹ chuyên khoa II, 14 bác sỹ chuyên khoa 1, 11 thạc sỹ, 4 dược sỹ Đại học, 55 bác sỹ, 41 dược sỹ trung học và nhiều nhân lực khác có trìnhộ đ chuyên môn cao. Hiện, Trung tâm đang tiếp tục cử đi đào tạo 20 bác sỹ chuyên khoa để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh tại cơ sở [28]. 1.2. Khái niệm về nguồn nhân lực y tế 1.2.1. Khái niệm Nguồn nhân lực là tổng thể các yếu tố bên trong và bên ngoài của mỗi cá nhân, bảo đảm nguồn sáng tạo cùng các nội dung khác cho sự thành công đạt được mục tiêu của tổ chức [19]. Năm 2006, Tổ chức y tế thế giới (WHO) đã đưa ra định nghĩa: “Nhân lực y tế bao gồm tất cả những người tham gia chủ yếu vào các hoạt động nhằm nâng cao sức khoẻ”. Theo đó, nhân lực y tế bao gồm những người cung cấp dịch vụ y tế, người làm công tác quản lý và cả nhân viên giúp việc mà không trực tiếp cung cấp các dịch vụ y tế. Nó bao gồm cán bộ y tế chính thức và cán bộ không chính thức (như tình nguyện viên xã hội, những người chăm sóc sức khỏe gia đình, lang y ); kể cả những người làm việc trong ngành y tế và trong những ngành khác (như quân đội, trường học hay các doanh nghiệp) [31]. Nguồn nhân lực này không chỉ là các cán bộ chuyên môn về y, dược mà còn bao gồm cả đội ngũ kĩ sư, cử nhân, kĩ thuật viên, những người làm công tác quản lý và nhân viên đang tham gia các hoạt động phục vụ y tế trên khắp các cơ sở y tế từ trung ương đến cơ sở. Nguồn nhân lực này cũng bao gồm cả các nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm tại các khu vực y tế công lập (bao gồm cả quân y) và khu vực y tế tư nhân. 1.2.2. Các loại hình nhân lực y tế Cần nhiều loại nguồn nhân lực khác nhau để chăm sóc sức khỏe cộng đồng, trong đó quan trọng nhất là nguồn lực con người. Nguồn lưc con người 5
  17. quyết định toàn bộ số lượng và chất lượng các hoạt động, dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Nhân lực y tế chủ yếu là bác sĩ, dược sĩ, y tá trung học, sơ học, cử nhân y tế công cộng, điều dưỡng viên bậc đại học, các loại kỹ thuật viên từ bậc đại học trở xuống [17]. Các bậc đào tạo bao gồm: bậc nghề (dược tá, công nhân kỹ thuật y tế, hộ sinh ), bậc trung học (y sĩ, trung cấp dược, y tế dự phòng, xét nghiệm ), bậc cao đẳng (dược sĩ cao đẳng, điều dưỡng cao đẳng, kỹ thuật viên y học cao đẳng ), bậc đại học (bác sĩ đa khoa, bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ y học cổ truyền, dược sĩ đại học, cử nhân điều dưỡng, cử nhân kỹ thuật viên, cử nhân y tế công cộng ), bậc sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sĩ nội trú ) [9], [10]. 1.2.3. Mối quan hệ giữa nguồn nhân lực và các thành phần khác của hệ thống y tế Theo WHO, hệ thống y tế gồm có 6 thành phần cơ bản [32]. - Nguồn nhân lực y tế được coi là một trong những thành phần cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống. Nguồn nhân lực có mối liên hệ rất chặt chẽ và không thể thiếu đối với các thành phần khác của hệ thống y tế. - Phát triển nguồn nhân lực không chỉ thông qua đào tạo, mà còn phải sử dụng, quản lý một cách phù hợp để cung cấp hiệu quả các dịch vụ y tế đến người dân. - Cần có một mô hình tổ chức và chức năng của các thành phần của hệ thống cung ứng dịch vụ để biết được nhu cầu về quy mô và cơ cấu nhân lực y tế như thế nào, ngược lại, hệ thống cung ứng dịch vụ y tế phụ thuộc mật thiết vào mô hình tổ chức và cơ ấc u nhân lực y tế. - Hệ thống thông tin y tế cũng phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, tin cậy cho việc lập kế hoạch và sử dụng nhân lực đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân, đồng thời giúp phát hiện những vấn đề của 6
  18. nguồn nhân lực như phân bổ không hợp lý, năng lực không phù hợp để đápứ ng yêu cầu chăm sóc sức khỏe từ phía người dân và cộng đồng, hoặc phát hiện và phân tích tần suất sai sót chuyên môn để khắc phục. - Cấp tài chính cho nhân lực y tế cũng phải đảm bảo cho công tác đào ạt o mới và đào tạo liên tục cán bộ y tế, đủ để trả lương và chính sách khuyến khích ở mức đảm bảo được cuộc sống cho cán bộ y tế, tạo ra động lực khuyến khích cán bộ y tế làm việc có chất lượng và sẵn sàng làm việc ở các miền núi, vùng sâu, vùng xa, hoặc trong các môi trường, chuyên ngành độc hại, nguy hiểm. - Các sản phẩm y tế, vaccin, dược phẩm. 1.2.4. Thực trang nguồn nhân lực y tế và phát triển nguồn nhân lực y tế Theo Báo cáo chung Tổng quan ngành y tế 2013 (JAHR 2013), số lượng nhân lực y tế tiếp tục được cải thiện. Số y sỹ, bác sỹ trên 1 vạn dân tiếp tục tăng lên và đạt 13,4 vào năm 2011, riêng số bác sĩ trên 1 vạn dân tăng từ 7,33 năm 2011 lên 7,46 năm 2012. Số dược sĩ đại học trên 1 vặn dân năm 2011 đạt 1,92; số lượng điều dưỡng trên 1 vạn dân cũng tăng đạt 10,02 năm 2011 [1]. Số lượng nhân lực y tế các loại tăng qua các năm, bao gồm cả số lượng bác sĩ, dược sĩ đại học và điều dưỡng. Năm 2013 đã đạt 7,5 bác sĩ/vạn dân và 2,01 dược sĩ đại học/vạn dân [30]. Đối chiếu với chỉ tiêu 8 bác sĩ/vạn dân và 1,8 dược sĩ đại học/vạn dân trong Kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 của ngành y tế thì chỉ tiêu về dược sĩ đại học đã đạt được. Tỷ số bác sĩ trên vạn dân vẫn còn một khoảng cách khá lớn so với chỉ tiêu đặt ra [11]. Nguồn bổ sung cho đội ngũ nhân lực y tế khá dồi dào. Số lượng cơ sở đào tạo và quy mô đào tạo của các trường tiếp tục tăng, tuy không còn tăng nhiều như trước đây. Số lượng sinh viên đại học ra trường tiếp tục tăng nhanh, năm 2014 có trên 7000 bác sĩ ra trường, tăng hơn 1000 so với năm 2013. Ước tính trong 3 năm tiếp theo con số này sẽ tiếp tục tăng với tốc độ như vậy. Số 7
  19. lượng dược sĩ đại học tốt nghiệp tăng từ 1000 năm 2009 lên hơn 2000 năm 2012 và vào khoảng 3000 năm 2013. Nguồn nhân lực điều dưỡng bao gồm bậc đại học, cao đẳng, trung cấp rất lớn. Với chỉ tiêu tuyển sinh trung cấp điều dưỡng từ khoảng trên 10.000 năm 2006 và tăng dần đến trên 20.000 vào 2014, chỉ tiêu tuyển sinh cao đẳng tăng nhanh từ hơn 1000 năm 2006 lên gần 15.000 năm 2013, chỉ tiêu tuyển sinh điều dưỡng đại học cũng tăng đều đặn từ hơn 1500 năm 2006 lên gần 5000 năm 2013, nguồn cung của đối tượng này đang vượt quá nhiều so với nhu cầu của hệ thống y tế. Tình trạng cung nhiều hơn cầu cũng xảy ra với y sĩ, dược trung cấp và tương lai không xa là dược cao đẳng [5]. Bên cạnh các chính sách phát triển số lượng nhân lực y tế, ngành y tế cũng triển khai các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực y tế. Việc cấp chứng chỉ hành nghề được áp dụng với tất cả những người khám chữa bệnh (bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên y, lương y và người có bài thuốc gia truyền) trong và ngoài công lập nhằm từng bước hội nhập với y tế các nước trên thế giới và trong khu vực. Phân bổ nhân lực y tế vẫn chưa đồng đều, nhân lực y tế có trìnhộ đ đại học trở lên tập trung chủ yếu ở các thành phố và khu vực kinh tế phát triển. Năm 2010, số lượng dược sĩ đại học ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 48% tổng số dược sĩ của cả nước. Chủ yếu (92%) các dược sĩ này làm việc trong khu vực tư nhân, chiếm hơn một nửa số dược sĩ thuộc khối tư nhân của cả nước [2]. Bộ Y tế tiếp tục triển khai các giải pháp cải thiện chất lượng nhân lực, tăng cường năng lực cho tuyến thông qua một số đề án. Đề án 1816 tiếp tục được thực hiện nhưng chuyển từ chỗ hỗ trợ nhân lực cho tuyến dưới sang đào tạo, chuyển giao gói kỹ thuật. Đề án Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013 – 2020 bắt đầu được triển khai. Giai đoạn 1 từ 2013 đến 2015, 14 bệnh viện hạt nhân 8
  20. được giao nhiệm vụ xây dựng và phát triển cho 45 bệnh viện vệ tinh ở 32 tỉnh [12]. Các hoạt động chủ yếu của đề án là các bệnh viện hạt nhân đào tạo nhân lực y tế, chuyển giao kỹ thuật, cung cấp trang thiết bị y tế, tư vấn khám chữa bệnh từ xa qua mạng internet cho các bệnh viện vệ tinh. Đề án xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình giai đoạn 2013 – 2020 được Bộ trưởng Bộ y tế phê duyệt tại quyết định 935/QĐ-BYT ngày 22/3/2013, với mục tiêu xây dựng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình trong hệ thống y tế của cả nước nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, toàn diện, liên tục cho cá nhân, gia đình và cộng đồng, góp phần giảm quá tải bệnh viện. Trong cả nước, thành phố Hồ Chí Minh là địa phương đi đầu trong triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình. Đến cuối năm 2013, thành phố có khoảng 200 bác sĩ được đào ạt o chuyên về y học gia đình. Mô hình này được đánh giá là góp phần giảm tải bệnh viện tuyến trên và từng bước tăng cường chất lượng y tế cơ sở [13]. Ngành y tế cũng có các chương trình, dự án và hoạt động hỗ trợ kỹ thuật mà đa số tập trung ở tuyến tỉnh (chiếm hơn 50%), sau đó là tuyến huyện (36 – 38%) [25]. Nhà nước tiếp tục cải thiện chất lượng đào ạt o tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế: Ngày 4/11/2013, Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào ạt o trong đó đưa ra quan điểm chỉ đạo về sự cần thiết phải đổi mới cả về sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước, các hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục đào tạo, và sự tham gia của xã hội, cộng đồng, bản thân người học, đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học. Bộ y tế hiện đang xây dựng kế hoạch hành động để triển khai Nghị quyết này. Hệ thống văn bản pháp quy, hướng dẫn về đào tạo nhân lực y tế đang được xây dựng, hoàn thiện nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo. Các 9
  21. thông tư hướng dẫn đào tạo chuyên khoa I, chuyên khoa II, bác sĩ nội trú đang được xây dựng mới để thay thế các Thông tư hiện tại không còn phù hợp. Hiện nay các bản thảo đang được lấy ý kiến các đơn vị liên quan như cơ sở đào tạo, cơ sở sử dụng nhân lực y tế. Để giải quyết tình trạng chất lượng đào ạt o thấp ở các khóa đào tạo liên thông khối ngành khoa học sức khỏe, đặc biệt là đào tạo bác sĩ liên thông, Bộ y tế triển khai xây dựng Thông tư hướng dẫn đào ạt o liên thông trình độ cao đẳng, đại học khối ngành khoa học sức khỏe. Thông tư này sẽ thay thế Thông tư 06/2008/TT-BYT trước đây về hướng dẫn tuyển sinh liên thông trình độ cao đẳng, đại học y dược và công văn số 1915/BYT-K2ĐT ngày 8/4/2013. Đồng thời, Bộ y tế cũng đã có một số văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị kiểm soát chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành đang đào tạo quá nhiều, kiểm soát việc đào ạt o liên thông, đào tạo theo địa chỉ, quy định chặt chẽ về mở mã ngành đào tạo mới. Bộ Y tế cũng bắt đầu tổ chức triển khai xây dựng văn bản quy phạm luật về kết hợp viện – trường trong đào tạo thực hành ểđ thay thế Thông tư 09/2008/TT-BYT ngày 1/8/2008 về hướng dẫn việc kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện thực hành trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân đã không còn phù hợp trong tình hình các bệnh viện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính và sinh viên có rất ít cơ ộh i được thực hành [13]. 1.3. Đào tạo liên tục 1.3.1. Khái quát về đào tạo liên tục Hiện nay, với sự phát triển không ngừng nghỉ các ngành khoa học-kĩ thuật cùng nhu cầu được chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao thì sự cần thiết việc đào tạo liên tục cho đội ngũ nhân lực y tế là không thể bàn cãi. Các tổ chức, cơ quan y tế trên khắp thế giới cũng như Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sách nhằm tăng cường, đẩy mạnh việc đào tạo liên tục cho cán bộ y tế. 10
  22. Theo thông tư số 22/2013/TT-BYT của Bộ Y tế ban hành ngày 09/08/2013 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế có quy định: “Đào tạo liên tục là các khóa àđ o tạo ngắn hạn, bao gồm: đào tạo bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ; cập nhật kiến thức y khoa liên tục; phát triển nghề nghiệp liên tục; đào tạo chuyển giao kĩ thuật, đào tạo chỉ đạo tuyến và những khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khác cho cán bộ y tế không thuộc hệ thống bắng cấp quốc gia.” [6]. 1.3.2. Các hình thức đào tạo liên tục và nguyên tắc quy đổi Tập huấn, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ ngắn hạn trong và ngoài nước theo hình thức tập trung hoặc trực tuyến (E- learning) được cấp chứng chỉ, chứng nhận, xác nhận: thời gian tham gia đào tạo liên tục được tính theo thực tế chương trình đào tạo. Hội thảo, hội nghị, tọa đàm khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực chuyên môn y tế có xác nhận của đơn vị chủ trì tổ chức căn cứ vào chương trình của hội thảo, hội nghị, tọa đàm: thời gian tham gia đào tạo được tính cho người chủ trì hoặc có bài trình bày tối đa 8 tiết học và người tham dự tối đa 4 tiết học cho mỗi hội thảo/hội nghị/tọa đàm. Thực hiện nghiên cứu khoa học; hướng dẫn luận án, luận văn; viết bài báo khoa học đã được công bố theo qui định: được tính tối đa 12 tiết học cho người hướng dẫn luận án, chủ trì/thư ký đề tài cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ; 8 tiết học cho hướng dẫn luận văn hoặc chủ trì/thư ký đề tài cấp cơ sở (tính tại thời điểm luận văn được bảo vệ thành công hoặc đề tài được nghiệm thu đạt). Biên soạn giáo trình chuyên môn được tính tối đa không quá 8 tiết đối với 1 tài liệu do người đứng đầu đơn vị xem xét (tính vào thời điểm xuất bản); cán bộ y tế không phải là giảng viên của cơ sở giáo dục tham gia giảng dạy liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ được tính theo thời gian thực tế. 11
  23. Hình thức đào ạt o liên tục qui định tại Khoản 1 Điều này phải có chương trình và tài liệu đào ạt o được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Các bác sĩ tìm thấy hoạt động đào tạo liên tục bằng nhiều cách khác nhau: bài giảng, hội thảo, các lớp học, cuộc họp, video, internet. Các bác sĩ cũng có thể tham gia đào tạo liên tục dựa trên đọc tạp chí khoa học (như JAMA) hoặc sách [22]. 1.3.3. Thời gian đào tạo liên tục Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp. Cán bộ y tế không thuộc trường hợp qui định tại Khoản 1 Điều này có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó ỗm i năm tối thiểu 12 tiết học. Cán bộ y tế tham gia các hình thức đào ạt o liên tục khác nhau được cộng dồn để tính thời gian đào tạo liên tục. 1.3.4. Tiêu chuẩn về đảm bảo chất lượng đào tạo y khoa liên tục Nâng cao sức khỏe cho mọi người là mục tiêu cơ bản của giáo dục y học. Năm 1998, Liên đoàn giáo dục y học thế giới (WFME) với sự phối hợp của WHO đã khởi xướng xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế trong giáo dục y học. Bộ tiêu chuẩn quốc tế của WHO và WFME gồm có ba tập: - Giáo dục y học cơ bản. - Giáo dục y học sau đại học. - Đào tạo liên tục/phát triển nghề nghiệp liên tục. Tiêu chuẩn quốc tế về đào tạo liên tục (CME/CPD) gồm 9 tiêu chuẩn với 36 tiêu chí: - Tiêu chuẩn 1. Nhiệm vụ và kết quả đầu ra, có 4 tiêu chí. - Tiêu chuẩn 2. Các phương pháp học tập, có 6 tiêu chí. - Tiêu chuẩn 3. Lập kế hoạch và dẫn chứng bằng tư liệu, có 2 tiêu chí. 12
  24. - Tiêu chuẩn 4. Cá nhân người bác sĩ, có 4 tiêu chí. - Tiêu chuẩn 5. Những người cung cấp CME/CPD, có 4 tiêu chí. - Tiêu chuẩn 6. Ngữ cảnh học tập và nguồn lực, có 7 tiêu chí. - Tiêu chuẩn 7. Đánh giá các phương pháp và năng lực, có 4 tiêu chí. - Tiêu chuẩn 8. Tổ chức, có 4 tiêu chí. - Tiêu chuẩn 9. Đổi mới liên tục, có 1 tiêu chí [14] 1.3.5. Hệ thống tổ chức cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế Hình 2: Hệ thống tổ chức cơ sở đào tạo liên tục cán bộ y tế [14] 1.3.6. Tình hình đào tạo liên tục tại Việt Nam Nghề Y có đặc thù quan trọng do gắn liền với tính mạng và sức khỏe của con người, việc cập nhật liên tục những kiến thức, kỹ thuật mới, hạn chế tối thiểu những sai sót chuyên môn là một nhiệm vụ bắt buộc với mọi người hành nghề. Trên thế giới đào ạt o y khoa liên tục luôn gắn với lịch sử ra đời và phát triển của nghề Y. Trong bối cảnh hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa 13
  25. học kỹ thuật và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng dịch vụ y tế, việc đào tạo liên tục càng trở nên cấp thiết. Ở nước ta, đào tạo liên tục nhân lực y tế đã được triển khai thông qua các hình thức ban đầu như tập huấn chuyên môn, chỉ đạo tuyến, hội thảo, hội nghị, giao ban chuyên môn bệnh viện, Nghị quyết số 46/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ “nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”, đây là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt nêu bật tính đặc thù trong đào ạt o, sử dụng nhân lực y tế [4]. Các luật cán bộ, công chức; viên chức; giáo dục; giáo dục đại học đều đề cập đến chất lượng nhân lực y tế nói riêng. Luật khám bệnh, chữa bệnh đã quy định nghĩa vụ học tập cho bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên hành nghề khám chữa bệnh và chỉ rõ những người không tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong 2 năm sẽ bị thu hồi chứng chỉ hành nghề. Trong vòng 10 năm qua, chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến đào tạo, sử dụng, đãi ngộ cán bộ y tế: Quyết định số 243/2005/QĐ- TTg “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 46/NQ- TW”; Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về đào ạt o bồi dưỡng công chức đã quy định nghĩa vụ học tập của mọi công chức; Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức có hướng dẫn thực hiện bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành Năm 2008, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 07/2008/TT-BYT hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế. Bộ y tế quy định tất cả cán bộ y tế đang hoạt động trong lĩnh vực y tế ở Việt Nam phải được đào tạo cập nhật về kiến thức, kỹ năng, thái độ trong lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Tuy nhiên, việc triển khai đào tạo liên tục nhân lực y tế theo luật khám bệnh chữa bệnh và Thông tư về đạo tạo liên tục còn khá chậm, nhiều đơn vị y tế vẫn còn thụ động, trông chơ ở Bộ Y tế và sự hỗ trợ từ các dự án, vì vậy việc đào 14
  26. tạo liên tục nhân lực y tế còn chưa đápứ ng yêu cầu như mong muốn. Đến nay, Việt Nam tuy bước đầu đã hình thành hệ thống đào tạo liên tục nhưng chưa hoàn chỉnh. Những chế độ chính sách còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ khiến việc triển khai thực hiện đào tạo liên tục gặp nhiều khó khăn. Chất lượng đội ngũ nhân lực y tế không phát triển kịp theo nhu cầu, làm ảnh hưởng đến công tác chuyên môn của ngành [14]. Theo báo cáo đánh giá năng lực của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, chương trình đào tạo mới và đào tạo liên tục vẫn chưa được chú trọng. Phần lớn các ý kiến cho rằng chương trình đào tạo cần dành nhiều thời gian hơn cho thực hành kỹ năng, tập trung hơn nữa để tăng cường kỹ năng lâm sàng cho sinh viên, kỹ năng y tế công cộng cũng như kỹ năng mềm. Thời gian dành cho học lâm sàng chỉ chiếm bằng 1/3 tổng số chương trình giảng dạy. Phương pháp dạy học phổ biến tại các trường vẫn là học lý thuyết trên giảng đường [29]. Theo nghiên cứu của Phạm Việt Hoàng (2013) về trình độ học vấn của cán bộ y tế y học cổ truyền tại các cơ sở y tế công lập tình Hưng Yên thì chỉ có 2,9% là sau đại học, trình ộđ đại học/cao đẳng là 7,1%, còn lại hầu hết là trung cấp và sơ ấc p [20]. Theo một nghiên cứu khác của Nguyễn Thành Trung (2015) thì tỷ lệ cán bộ y tế sau đại học cũng chỉ là 11,6%, trình độ đại học là 17,4%, còn lại là dưới đại học [27]. 15
  27. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Cán bộ nhân viên y tế tại các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và trung tâm y tế (PK/TYT) huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. • Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng: là các nhân viên y tế (bao gồm bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, ) hiện đang công tác tại Trung tâm y tế, các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế huyện Sóc Sơn. • Tiêu chuẩn loại trừ đối tượng: - Đối tượng không đủ các tiêu chuẩn trên. - Đối tượng vắng mặt tại thời điểm điều tra (nghỉ thai sản, nghỉ phép, ốm đau, bệnh tật ). - Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành tại các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và trung tâm y tế thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội từ tháng 06/2019 đến tháng 07/2019. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu mô tả. 2.3.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu Chọn toàn bộ nhân viên y tế đang công tác tại các phòng khám đa khoa khu vực, trạm y tế xã và trung tâm y tế thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 16
  28. Trên thực tế, tôi đã thu thập được thông tin của 355 nhân viên y tế tại các địa điểm trên. 2.4. Biến số và chỉ số Bảng 2.1 Các biến số, chỉ số trong nghiên cứu Mục tiêu Tên biến số Định nghĩa Loại biến Tuổi của đối tượng Tuổi Định lượng (Theo dương lịch) Giới tính của đối tượng Giới Nhị phân (theo giấy khai sinh) Trình ộđ chuyên Trình ộđ chuyên môn Danh mục môn của đối tượng Đặc trưng cá Hình thức lao đông của nhân Hình thức lao đối tượng (hợp đồng/ Danh mục động biên chế) Số năm công tác của đối tượng trong bệnh viện Số năm công tác Định (tính từ khi làm việc trong bệnh viện lượng trong bệnh viện đến nay) Mục tiêu: Được đào tạo Đối tượng có tham 1.Mô tả thực liên tục/bổ sung gia/không tham gia đào Nhị phân trạng và nhu kiến thức tạo liên tục cầu đào tạo 17
  29. liên tục của Nội dung được Những nội dung mà đối Định tính nhân viên tại đào tạo liên tục tượng được đào tạo Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội dung mong Những nội dung mong Nội năm 2019 muốn được đào muốn được đào tạo liên Định tính tạo liên tục tục Mối liên quan Thời gian tổ chức các giữa giới tính và Định lớp đào tạo liên tục mà nhu cầu đào tạo lượng đối tượng mong muốn liên tục Địa điểm mong Địa điểm đối tượng muốn được đào mong muốn được đào Định tính tạo liên tục tạo liên tục 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào Thuận lợi và khó khăn tạo liên tục Thuận lợi và mà đối tượng gặp phải của nhân viên Định tính khó khăn khi tham gia khóa đào tại Trung tâm tạo liên tục y tế huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội năm 2019 18
  30. 2.5. Công cụ và quy trình thu thập thông tin 2.5.1. Công cụ thu thập thông tin Công cụ thu thập thông tin là một bộ câu hỏi được xây dựng sẵn dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu trước đó và xin ý kiến chuyên gia. Bộ công cụ bao gồm: 3 phần. - Các phần về thông tin chung. - Đánh giá quá trình đào tạo liên tục của các nhân viên y tế tại các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Đánh giá nhu cầu đào tạo liên tục của các nhân viên y tế tại phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 2.5.2. Quy trình thu thập thông tin Sau khi được tập huấn về phương pháp điều tra, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài và triển khai thu thập thông tin tại các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Quá trình thu thập thông tin diễn ra từ tháng 06/2019 – 07/2019 tại phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 2.6. Quản lý, xử lý và phân tích số liệu Số liệu sau khi được đọc và làm sạch được nhập vào máy tính bằng phần mềm Epidata với các tệp QES, REC và CHK nhằm hạn chế sai số khi nhập liệu. Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê STATA. Cả thống kê mô tả và thống kê suy luận được thực hiện. Thống kê mô tả biến định lượng bao gồm trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn; thống kê mô tả biến định tính bao gồm tỷ lệ phần trăm. Thống kê suy luận cho biến định lượng được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Mức ý nghĩa thống kê p < 0,05 được sử dụng trong thống kê suy luận. 19
  31. 2.7. Các sai số và cách khắc phục Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp phải sai số bởi các nguyên nhân: - Đối tượng hiểu sai ý của câu hỏi. - Sai số nhớ lại. - Từ chối tham gia. - Đối tượng nghiên cứu không nhiệt tình tham gia nên có thể trả lời sai sự thật. - Sai số trong quá trình nhập liệu Các biện pháp khắc phục sai số: - Sai số trong quá trình điều tra, các biện pháp khống chế sai số được áp dụng bao gồm xin ý kiến chuyên gia, chuẩn hóa bộ câu hỏi thông qua điều tra thử. - Sai số trong quá tình nhập số liệu, bộ số liệu được nhập lại 10% số phiếu nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kỹ lưỡng nhất, hạn chế sai số một cách tối đa. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu nhằm mục đích làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu khóa luận của bản thân. Nghiên cứu có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu. Trước khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu. Đối tượng có quyền từ chối hoặc rút lui khi tham gia nghiên cứu. Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được bảo mật. Trung thực trong xử lý số liệu. 20
  32. Đảm bảo trích dẫn chính xác về nguồn tài liệu tham khảo. 21
  33. Chương 3 KẾT QUẢ Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên tổng cộng 355 cán bộ y tế đang công tác tại các phòng khám đa khoa khu vực và trạm y tế xã huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 3.1. Các đặc trưng cá nhân của nhân viên Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn 24,5% Nam Nữ 75,5% Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn Nhận xét Nhân viên y tế là nữ giới chiếm tỷ lệ chủ yếu với 75,5%; còn lại là nam giới chiếm tỷ lệ 24,5%. Tỷ lệ nam/nữ là 1/3. 22
  34. Bảng 3.1. Phân bố nhân viên y tế theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 20 - 30 tuổi 119 33,5 31 - 40 tuổi 159 44,8 41 - 50 tuổi 50 14,1 >50 tuổi 27 7,6 Tổng số 355 100,0 Nhận xét Tuổi của các nhân viên y tế huyện Sóc Sơn phần lớn là từ 31 đến 40 tuổi (159 nhân viên chiếm 44,8%), đứng thứ hai là nhóm tuổi từ 20 đến 30 tuổi (119 nhân viên chiếm 33,5%), sau đó là nhóm tuổi từ 41 đến 50 tuổi (50 nhân viên chiếm 14,1%) và tỷ lệ nhân viên nhóm nhân viên y tế trên 50 tuổi là ít nhất (27 nhân viên chiếm 7,6%). Bảng 3.2. Độ tuổi trung bình của nhân viên y tế theo giới tính Giá trị nhỏ Giá trị lớn Giới Số lượng (n) 퐗̅ ± SD nhất nhất Nam 87 39,3 ± 10,8 22 59 Nữ 268 34,1 ± 7,5 22 59 Chung 355 35,4 ± 8,7 22 59 Nhận xét Độ tuổi trung bình của nhân viên y tế là 35,4 ± 8,7 tuổi với tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 59 tuổi. Độ tuổi trung bình của nam giới là 39,3 ± 10,8 tuổi và nữ giới là 34,1 ± 7,5 tuổi. 23
  35. Bảng 3.3. Lĩnh vực chuyên môn của nhân viên y tế Lĩnh vực chuyên môn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Bác sĩ 67 18,9 Dược sĩ 34 9,6 Y sĩ, điều dưỡng 192 54,1 Kỹ thuật viên 20 5,6 Nữ hộ sinh 26 7,3 Khác (Kế toán, dân số) 16 4,5 Tổng 355 100,0 Nhận xét Đối với nhân viên y tế đang công tác tại các trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực huyện Sóc Sơn, thì nhóm y sĩ, điều dưỡng có tỷ lệ cao nhất (192 nhân viên chiếm 54,1%). Tiếp theo là bác sĩ (67 nhân viên chiếm 18,9%), sau đó là dược sĩ (34 nhân viên chiếm 9,6%), tiếp đến là nữ hộ sinh (26 nhân viên chiếm 7,3%), kỹ thuật viên (20 nhân viên chiếm 5,6%) và cuối cùng tỷ lệ thấp nhất là nhóm nhân viên kế toán, dân số (16 nhân viên chiếm 4,5%). 24
  36. 45,1% 28,7% ≤ 5 năm 5 – 10 năm ≥10 năm 26,2% Biểu đồ 3.2. Thời gian công tác trong ngành y dược của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn Nhận xét Tỷ lệ nhân viên y tế có thời gian công tác trên trong ngành y dược trên 10 năm chiếm tỷ lệ cao 45,1%, nhân viên y tế công tác dưới 5 năm là 28,7% và từ 5 đến 10 năm là 26,2%. 25
  37. 38,0% 39,2% ≤ 5 năm 5 – 10 năm ≥10 năm 22,8% Biểu đồ 3.3. Thời gian công tác tại PK/TYT của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn Nhận xét Tỷ lệ nhân viên y tế có thâm niên công tác dưới 5 năm tại trạm y tế và phòng khám đa khoa khu vực huyện Sóc Sơn chiếm tỷ lệ lớn nhất là 39,2%, nhân viên y tế công tác trên 10 năm cũng chiếm tỷ lệ cao là 38%. Tỷ lệ nhân viên y tế có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 22,8%. Bảng 3.4. Hình thức lao động của nhân viên y tế Hình thức lao động Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Biên chế 241 67,9 Hợp đồng 114 32,1 Tổng 355 100,0 Nhận xét 26
  38. Trong số 355 nhân viên y tế có 241 người trong biên chế chiếm tỷ lệ 67,9%; có 114 nhân viên là hợp đồng chiếm tỷ lệ 32,1%. 3.2. Thực trạng đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 32,4% Đã tham gia ĐTLT Chưa tham gia ĐTLT 67,6% Biểu đồ 3.4. Thực trạng đào tạo liên tục nhân viên y tế huyện Sóc Sơn Nhận xét Trong số 355 nhân viên y tế thì có 240 nhân viên đã từng được tham gia đào tạo liên tục, chiếm 67,6%. Bảng 3.5. Tỷ lệ nhân viên y tế đã được đào tạo theo giới tính Giới tính Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nam 65 74,7 Nữ 175 61,2 Chung 240 67,6 Nhận xét 27
  39. Tỷ lệ nhân viên nam đã được đào ạt o liên tục (74,7%) cao hơn tỷ lệ nhân viên nữ đã được đào ạt o liên lục (61,2%). Bảng 3.6. Tỷ lệ nhân viên y tế đã được đào tạo liên tục theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) 20 - 30 tuổi 76 63,9 31 - 40 tuổi 110 69,2 41 - 50 tuổi 35 70 > 50 tuổi 19 70 Chung 240 67,6 Nhận xét Trong số 240 nhân viên y tế đã tham gia đào tạo liên tục, nhân viên ở độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi có tỷ lệ được đào tạo nhiều nhất (69,2%). Tiếp đến là nhóm nhân viên từ 20 đến 30 tuổi (63,9%) và cuối cùng là nhóm từ 41 đến 50 tuổi và nhóm trên 50 tuổi đều có tỷ lệ được đào tạo là 0,7%. Bảng 3.7. Tỷ lệ nhân viên y tế được đào tạo theo số năm công tác Số năm công tác tại PK/TYT Số lượng (n) Tỷ lệ (%) ≤ 5 năm 86 61,9 5 – 10 năm 60 74,1 >10 năm 94 69,6 Chung 240 67,6 Nhận xét 28
  40. Trong số 240 nhân viên y tế đã tham gia đào tạo liên tục, nhóm nhân viên công tác từ 5 đến 10 năm có tỷ lệ được đào tạo cao nhất (74,1%), tiếp đến là nhóm công tác trên 10 năm (69,6%) và cuối cùng là nhóm dưới 5 năm (61,9%). Bảng 3.8. Tỷ lệ nhân viên y tế đã được đào tạo liên tục theo hình thức lao động Hình thức lao động Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Biên chế 174 72,2 Hợp đồng 66 57,9 Tổng 240 100,0 Nhận xét Trong số 240 nhân viên y tế đã được đào ạt o liên tục, thì nhóm biên chế (72,2%) có tỷ lệ đào ạt o lien tục cao hơn nhóm hợp đồng (57,9%). Thời gian khóa học 40.00% 35.00% 35.00% 30.80% 30.00% 30.00% 25.00% 23.80% 20.00% 15.00% 14.20% 10.00% 7.50% 5.00% 0.00% 1-2 ngày 1 tuần 1-3 tháng 3-6 tháng 6-9 tháng > 9 tháng Biểu đồ 3.5. Thời gian khóa học mà nhân viên y tế đã tham gia (n=240) Nhận xét 29
  41. Đối với 240 nhân viên y tế đãtham gia các khóa học đào tạo liên tục, thì khóa học từ 3 đến 6 tháng là được học nhiều nhất (35,0%), sau đó lần lượt là các khóa học từ 1 đến 2 ngày (30,8%), từ 1 đến 3 tháng (30,0%), 1 tuần (23,8%), trên 9 tháng (14,2%) và cuối cùng là khóa học từ 6 đến 9 tháng là được lựa chọn ít nhất (7,5%). Bảng 3.9. Tỷ lệ nội dung các khóa học mà nhân viên y tế đã tham gia (n=240) Số lượng Nội dung đào tạo Tỷ lệ (%) (n) An toàn tiêm chủng 49 20,4 Chẩn đoán hình ảnh 26 10,8 Xét nghiệm cơ bản 29 12,1 Y học gia đình 59 24,6 Định hướng, chuyên khoa I, II 69 28,8 Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm 20 8,3 Chứng chỉ sản khoa, sàng lọc sơ sinh 13 5,4 Kỹ năng khác (tin học, giao tiếp, lãnh đạo ) 14 5,8 Nhận xét Các khóa học về định hướng, chuyên khoa I, II chiếm tỷ lệ cao nhất là 28,8%, sau đó là các khóa học về y học gia đình, an toàn tiêm chủng, xét nghiệm cơ bản, chẩn đoán hình ảnh và thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ năng khác tương tự lần lượt là 24,6%; 20,4%; 12,1%; 10,8%; 8,3 và 5,8%. Tỷ lệ thấp nhất là khóa học về chứng chỉ sản khoa, sàng lọc sơ sinh chỉ 5,4%. 30
  42. Bảng 3.10. Địa điểm các nhân viên y tế tham gia đào tạo liên tục (n=240) Nơi học tập Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tại đơn vị 23 9,6 Trung tâm y tế huyện 101 42,1 Trường, học viên 116 48,3 SYT, BYT 31 12,9 Nhận xét Trong số 240 nhân viên y tế đã tham gia đào tạo liên tục thì trường, học viên là nơi được lựa chọn nhiều nhất (116 lần chiếm 48,3%), tiếp theo là trung tâm y tế huyện (101 lần chiếm 42,1%), sau đó là SYT, BYT (31 lần chiếm 12,9%) và cuối cùng là tại đơn vị (23 lần chiếm 9,6%). Bảng 3.11. Kinh phí tham gia khóa học của nhân viên y tế (n=240) Kinh phí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tự túc kinh phí 49 20,4 Đơn vị cử đi 150 62,5 Một phần kinh phí đơn ịv + cá nhân 56 23,3 Nhận xét Trong số 240 nhân viên y tế đã tham gia đào tạo liên tục thì kinh phí do đơn vị cử đi có tỷ lệ cao nhất (62,5%), tiếp theo là tự túc kinh phí (20,4%), và ít nhất là kinh phí đơn vị + cá nhân (23,3%). 3.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 31
  43. 25,1% Có nhu cầu Không có nhu cầu 74,9% Biểu đồ 3.6. Nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên y tế Nhận xét Nhu cầu đào tạo liên tục trong thời gian sắp tới là rất lớn với 266 đối tượng có nhu cầu chiếm 74,9%. Bảng 3.12. Hình thức khóa học mà nhân viên mong muốn (n=266) Hình thức khóa học Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Nâng cao trình độ bằng cấp 207 77,8 Học định hướng chuyên khoa 36 13,5 Tham gia hội thảo hội nghị 31 11,7 Tham gia khóa học ngắn hạn cấp chứng 52 19,5 nhận Tham gia khóa học ngắn hạn cấp chứng chỉ 50 18,8 Nhận xét 32
  44. Hình thức khóa học mà nhân viên mong muốn nhất là nâng cao trình độ bằng cấp (207 nhân viên chiếm 77,8%), sau đó là tham gia khóa học ngắn hạn cấp chứng nhận và khóa học ngắn hạn cấp chứng chỉ (lần lượt là 52 nhân viên chiếm 19,5% và 50 nhân viên 18,8%), tiếp theo là học định hướng chuyên khoa (36 nhân viên chiếm 13,5%) và cuối cùng là hình thức tham gia hội thảo hội nghị chiếm tỷ lệ thấp nhất (31 nhân viên chiếm 18,8%). Bảng 3.13. Địa điểm/đơn vị mà nhân viên y tế mong muốn học tập (n=266) Địa điểm/đơn vị mong muốn học tập Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tại đơn vị 44 16,5 Trung tâm y tế huyện 98 36,8 Trường, học viên 135 50,8 Sở y tế, Bộ y tế 27 10,2 Nhận xét Địa điểm/đơn vị tổ chức các khóa học mà nhân viên y tế mong muốn nhất là tại trường, học viện (50,8%), tiếp theo là trung tâm y tế huyện (36,8%), sau đó là tại đơn vị công tác (16,5%) và cuối cùng là tại Sở y tế, Bộ y tế chiếm tỷ lệ thấp nhất (10,2%). Bảng 3.14. Mong muốn của nhân viên y tế về kinh phí tham gia khóa học (n=266) Mong muốn về kinh phí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tự túc kinh phí 7 2,6 Đơn vị cử đi 178 66,9 Một phần kinh phí đơn ịv + cá nhân 81 30,5 33
  45. Tổng 266 100,0 Nhận xét Tỷ lệ nhân viên y tế mong muốn được đơn vị cử đi hỗ trợ hoàn toàn kinh phí là cáo nhất (66,9%), tiếp theo là mong muốn được đơn vị hỗ trợ một phần kinh phí kết hợp với tự cá nhân (30,5%) và cuối cùng là nhóm muốn tự túc kinh phí chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,6%). Bảng 3.15. Tỷ lệ nội dung mà các nhân viên mong muốn đào tạo liên tục (n=266) Mong muốn về kinh phí Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Y học gia đình 67 25,2 Chẩn đoán hình ảnh 36 13,5 Y học hiện đại kết hợp y học cổ truyền 43 16,2 Da liễu 14 5,3 Tổ chức quản lý y tế 22 8,3 Truyền nhiễm, các bệnh không lây 31 11,7 Phục hồi chức năng 31 11,7 Y học cổ truyền 18 6,8 Sức khỏe tâm thần 14 5,3 Nghiên cứu khoa học 13 4,9 Nhận xét Nội dung mà các nhân viên y tế huyện Sóc Sơn mong muốn được đào tạo nhiều nhất là y học gia đình (67 nhân viên chiếm 25,2%) và nội dung chiếm tỷ lệ thấp nhất là nghiên cứu khoa học (13 nhân viên chiếm 4,9%). 34
  46. 3.4. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính và nhu cầu đào tạo liên tục Nhu cầu đào tạo liên tục OR Giới tính Có Không p (KTC 95%) n % n % Nam 66 75,9 21 24,1 1,1 Nữ 200 74,6 68 25,4 0,8 (0,6 – 1,9) Chung 266 74,9 89 25,1 Nhận xét Tỷ lệ nhân viên y tế có nhu cầu đào tạo liên tục ở nam là 75,9% và ở nữ là 74,6%. Nhân viên y tế nam có nhu cầu đào tạo liên tục cao gấp 1,1 lần so với nhân viên y tế nữ. Mỗi liên quan này chưa có ý nghĩa thống kê (OR=1,1; KTC 95%: 0,6 - 0,9; p>0,05). Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhóm tuổi và nhu cầu đào tạo liên tục Nhu cầu đào tạo liên tục OR Nội dung Có Không (KTC p 95%) n % n % ≤ 30 tuổi 100 84,0 19 16,0 2,2 > 30 tuổi 166 70,3 70 29,7 0,005 (1,2 – 3,9) Chung 266 74,9 89 25,1 35
  47. Nhận xét Tỷ lệ nhân viên y tế có nhu cầu đào tạo liên tục ở nhóm dưới 30 tuổi là 84% và ở nhóm trên 30 tuổi là 70,3%. Nhóm nhân viên y tế dưới 30 tuổi có nhu cầu đào tạo liên tục cao gấp 2,2 lần so với nhóm nhân viên y tế trên 30 tuổi. Mối liên quan này có ý nghĩath ống kê (OR=2,2; KTC 95%: 1,2 - 3,9; p 0,05). 36
  48. Bảng 3.19. Mối liên quan giữa số năm công tác tại PK/TYT và nhu cầu đào tạo liên tục Nhu cầu đào tạo liên tục Số năm công OR Có Không p tác (KTC 95%) n % n % ≤ 5 năm 113 81,3 26 18,7 1,8 > 5 năm 153 70,8 63 29,2 0,03 (1,1 – 3,0) Chung 266 74,9 89 25,1 Nhận xét Tỷ lệ nhân viên y tế có nhu cầu đào tạo liên tục ở nhóm công tác tại PK/TYT dưới 5 năm là 81,3% và ở nhóm công tác trên 5 năm là 70,8%. Nhóm nhân viên y tế công tác dưới 5 năm có nhu cầu đào tạo liên tục cao gấp 1,8 lần nhóm nhân viên y tế công tác trên 5 năm. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (OR=1,8; KTC 95%: 1,1 – 0,3; p<0,05). Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hình thức lao động và nhu cầu đào tạo liên tục 37
  49. Nhu cầu đào tạo liên tục Hình thức OR Có Không p lao động (KTC 95%) n % n % Biên chế 172 71,4 69 28,6 0,53 Hợp đồng 94 82,5 20 17,5 0,02 (0,3 – 0,9) Chung 266 74,9 89 25,1 Nhận xét Tỷ lệ nhân viên y tế có nhu cầu đào tạo liên tục ở nhóm trong biên chế với PK/TYT là 71,4% và ở nhóm làm việc theo hợp đồng là 82,5%. Nhóm nhân viên y tế làm việc trong biên chế có nhu cầu đào tạo liên tục chỉ bằng 0,53 lần nhóm nhân viên y tế làm việc theo hợp đồng. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (OR=0,53; KTC 95%: 0,3 – 0,9; p<0,05). Bảng 3.21. Mối liên quan giữa việc nhân viên đã tham gia đào tạo liên tục và nhu cầu đào tạo liên tục của họ Nhu cầu đào tạo liên tục Tham gia OR đào tạo Có Không p (KTC 95%) liên tục n % n % Đã từng 199 82,9 41 17,1 3,5 Chưa từng 67 58,3 48 41,7 0,00 (2,1 – 5,8) Chung 266 74,9 89 25,1 Nhận xét 38
  50. Tỷ lệ nhân viên y tế có nhu cầu đào tạo liên tục ở nhóm đã từng tham gia đào tạo liên tục là 82,9% và ở nhóm chưa từng tham gia đào tạo liên tục là 58,3%. Nhóm nhân viên đã từng tham gia đào tạo liên tục có nhu cầu đào tạo liên tục cao gấp 3,5 lần nhóm nhân viên y tế chưa từng tham gia đào tạo liên tục. Mối liên quan này có ý nghĩa thống kê (OR=3,5; KTC 95%: 2,1 – 5,8; p<0,05). Bảng 3.22. Những thuận lợi của nhân viên y tế khi được cử đi học (n=266) Thuận lợi Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Được nâng cao trình độ chuyên môn 176 66,2 Cơ quan tạo điều kiện về thời gian 140 52,6 Được hỗ trợ về kinh phí 123 46,2 Tuổi trẻ, có khả năng tiếp thu tốt 5 1,9 Nhận xét Trong số 266 nhân viên y tế có nhu cầu đào tạo liên tục thì tỷ lệ nhân viên có thuận lợi là được nâng cao trình độ chuyên môn cao nhất (176 người chiếm 66,2%), sau đó là được cơ quan tạo điều kiện về thời gian (140 người chiếm 52,6%), tiếp theo là là được hỗ trợ về kinh phí (123 người chiếm 46,2%) và cuối cùng là tuổi trẻ, có khả năng tiếp thu tốt (5 người chiếm 1,9%). 39
  51. Bảng 3.23. Những khó khăn của nhân viên y tế khi được cử đi học (n=266) Khó khăn Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Đi lại khó khăn 117 44,0 Bận việc tại PK/TYT 112 42,1 Bận việc gia đình 73 27,4 Gia đình khó khăn, thiếu kinh phí 153 57,5 Vừa học vừa làm gây căng thẳng mệt mỏi 10 3,8 Tuổi cao, khó tiếp thu 2 0,8 Nhận xét Trong số 266 nhân viên y tế có nhu cầu đào tạo liên tục thì tỷ lệ người có hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu kinh phí là cao nhất (153 người chiếm 57,5%), sau đó là đi lại khó khăn (117 người chiếm 44,0%), bận việc tại PK/TYT (112 chiếm 42,1%), tiếp đến là bận việc gia đình (73 người chiếm 27,4%), tiếp nữa là căng thẳng mệt mỏi khi vừa học vừa làm (10 người chiếm 3,8%) và cuối cùng là tuổi cao, khó tiếp thu (2 người chiếm 0,8%). 40
  52. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Mô tả thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 4.1.1. Đặc điểm của nhân viên tại trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Theo định nghĩa nhân lực y tế của WHO, ở Việt Nam các ốđ i tượng được coi là “Nhân lực y tế” sẽ bao gồm các cán bộ, nhân viên y tế thuộc biên chế và hợp đồng đang làm trong hệ thống công lập (bao gồm cả quân y), các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học y/dược và tất cả những người khác đang tham gia vào các hoạt động quản lý và cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân (nhân lực y tế tư nhân, các ộc ng tác viên y tế, lang y và bà đỡ/mụ vườn) [31]. Đặc điểm chung của nhân viên y tế bao gồm các đặc trưng về giới tính, tuổi, lĩnh vực chuyên môn, thâm niên làm việc trong PK/TYT, hình thức lao động. Qua nghiên cứu cho thấy trong hệ thống PK/TYT huyện Sóc Sơn nhân viên y tế phần lớn là nữ chiếm tỷ lệ 75,5% cao hơn so với nam giới chiếm tỷ lệ 24,5% (biểu đồ 3.1) chúng tôi thấy rằng kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với báo cáo của các PK/TYT trên địa bàn thành phố Hà Nội hàng năm. Điều này cho thấy một trong những khó khăn của các PK/TYT huyện Sóc Sơn là nhân lực tập trung chính là nữ giới. Về độ tuổi, kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn nhân viên y tế có ộđ tuổi từ 31 đến 40 tuổi (chiếm 44,8%), dưới 30 tuổi (chiếm 33,5%), chỉ một lượng nhỏ nhân viên có độ tuổi từ 41 đến 50 (chiếm 14,1%) và trên 50 tuổi (chiếm 7,6%) (bảng 3.1). Kết quả nghiên cứu này có sự chênh lệch với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung tại các bệnh viên tuyến huyện tỉnh Thanh Hóa, tỷ lệ nhân viên y tế từ 31 đến 40 tuổi là 32,6%; dưới 30 tuổi là 31,5%; từ 41 đến 50 tuổi là 30,4% và trên 50 tuổi là 5,5% [27] và nghiên cứu của Phạm Việt Hoàng tại trạm y tế xã của tỉnh Hưng Yên, tỷ lệ cán bộ y tế < 30 tuổi là 41
  53. 32,9%; từ 30 - 39 tuổi là 14,3% và từ 40 tuổi trở lên là 52,8% [20]. Sự khác nhau này có thể là do đối tượng, cỡ mẫu, thời gian và ịđ a điểm tiến hành nghiên cứu khác nhau. Độ tuổi trung bình của nhân viên y tế là 35,4 ± 8,7 tuổi với tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 59 tuổi. Độ tuổi trung bình của nam giới là 39,3 ± 10,8 tuổi và nữ giới là 34,1 ± 7,5. Theo chúng tôi kết quả này phù hợp với thực tế các cán bộ y tế đang công tác tại PK/TYT huyện Sóc Sơn và không có chênh lệch nhiều theo giới tính. Phân tích về lĩnh vực chuyên môn của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn cho thấy lĩnh vực chuyên môn chính ở đây là y sĩ, điều dưỡng (54,1%), bác sĩ chiếm 18,9%, còn lại là dược sĩ, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh và nhân viên khác đều chiếm tỷ lệ thấp không quá 10%. Như vậy trình độ sau đại học ở đây còn ấr t hạn chế, chỉ một số rất ít bác sĩ có đào tạo sau đại học. Đây cũng là ặm t khó khăn về trình ộđ để phát triển ngành y tế huyện Sóc Sơn, tuy nhiên có thể thấy được đây là nguồn nhân viên y tế cần được chú trọng đào tạo liên tục trong thời gian tới. Từ biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ nhân viên y tế huyện Sóc Sơn có thâm niên công tác trong ngành y tế trên 10 năm năm chiếm tỷ lệ 45,1%, cao hơn nhóm nhân viên có thâm niên công dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 28,7%, và thấp nhất là nhóm nhân viên y tế có thâm niên công tác từ 5 đến 10 năm chiếm tỷ lệ 26,2%. Nghề y là nghề đòi ỏh i cần phải có kiến thức và kinh nghiệm, chính vì thế mà phần lớn nhân viên y tế của huyện Sóc Sơn có thâm niên công tác trong ngành trên 10 năm. Đội ngũ nhân viên trẻ có thâm niên công tác trong nghê dưới 5 năm tuy năng động nhưng kinh nghiệm cũng như kỹ năng trong thăm khám, điều trị còn nhiều hạn chế. Ở điêm này thì PK/TYT huyện Sóc Sơn đã cóớ hư ng đi rất tốt khi thu hút được nhiều nguồn nhân lực có thâm niên trong ngành về với mình. Cụ thể theo như biểu đồ 3.3 thì số nhân viên y tế làm việc tại PK/TYT dưới 5 năm rất cao với 39,2%. Qua kết quả nghiên cứu, có 241/355 nhân viên y tế trong biên chế (67,9%), có sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2015) tỷ 42
  54. lệ nhân viên trong biên chế là 141/184 (76,6%) nhân viên y tế [27] và kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Hà (2017) có tỷ lệ nhân viên trong biên chế là 91,9% và hợp đồng là 8,,9% [18]. Trong kết quả nghiên cứu trên chỉ nghiên cứu trên các nhân viên y tế PK/TYT huyện Sóc Sơn, nên có sự khác nhau về đặc thù nguồn nhân lực của mỗi đơn vị. Với tỉ lệ nhân viên y tế trong biên chế là 67,9%, đây vừa là thuận lợi và cũng vừa là hạn chế, thuận lợi là ngành y tế sẽ có nguồn lao động ổn định, lâu dài tuy nhiên việc vào biên chế cũng có thể là rào cản các nhân viên y tế phấn đấu và mong muốn được đào tạo. Để khắc phục những hạn chế trên, cần thiết phải có những chính sách và chủ trương đào tạo phù hợp để khuyến khích các cán bộ y tế tham gia đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn. 4.1.2. Thực trạng đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 Nhà nước đã ban hành Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 09/08/2013 hướng dẫn công tác đào tạo liên tục đối với cán bộ y tế nhưng hiện nay việc triển khai công tác đào tạo liên tục vẫn còn nhiều bất cập như: thiếu cơ chế kiểm định chất lượng của các chương trình đào tạo, thiếu cơ chế buộc tất cả cán bộ y tế phải tuân thủ quy định, thiếu cơ chế hình thức xử phạt nếu cán bộ y tế không tham gia, thiếu sự điều phối chung để việc triển khai các chương trình diễn ra có hiệu quả. Các chủ đề của các lớp đào tạo ngắn hạn do Bộ Y tế chủ trì được xác định để đápứ ng nhu cầu cải cách hành chính công, như quản lý hành chính nhà nước, nguyên lý quản lý bệnh viện, kỹ năng lãnh đạo, hội nhập kinh tế quốc tế và nguyên lý cơ bản về kinh tế y tế. Bộ Y tế đã thành lập Ban Đào tạo lại, với sự tham gia của Vụ Tổ chức - Cán bộ, Cục Khoa học - Đào tạo và Công nghệ và một số đơn vị tham gia đào tạo như Đại học Y tế Công cộng, Viện Vệ sinh Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm tin học Bộ Y tế, dưới sự lãnh đạo của Thứ trưởng phụ trách công tác đào tạo. Đại học Y tế Công cộng 43
  55. và Viện Vệ sinh y tế Công cộng TP Hồ Chí Minh là hai đơn vị được phân công tổ chức thực hiện các lớp đào tạo lại cho hai miền Bắc và Nam. Ngoài ra chúng ta còn các đơn vị đào tạo liên tục khác như Trung tâm đào tạo theo nhu cầu xã hội, Đại học Y Hà Nội hay Đơn vị đào tạo liên tục khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong tương lai sẽ có nhiều đơn vị đào tạo liên tục khác thuộc khối ngành Y Dược sẽ cùng tham gia vào quá trình đào tạo [27]. Thông tư số 22/2013/TT-BYT đã chỉ rõ: - Cán bộ y tế đã được cấp chứng chỉ hành nghề và đang hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 48 tiết học trong 2 năm liên tiếp. - Cán bộ y tế không thuộc trường hợp quy định tại Khoản I Điều 5 có nghĩa vụ tham gia đào tạo liên tục tối thiểu 120 tiết học trong 5 năm liên tiếp, trong đó mỗi năm tối thiểu 12 tiết học. - Cán bộ y tế là người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không thực hiện đủ nghĩa vụ đào tạo trong 2 năm liên tiếp theo quy định tại Thông tư này còn bị thu hồi chứng chỉ hành nghề theo quy định của Pháp luật về khám bệnh và chữa bệnh [6]. Như vậy, theo thông tư 22/2013/TT-BYT thì tất cả cán bộ đều phải bắt buộc tham gia đào tạo liên tục. Tuy nhiên trên thực tế tỷ lệ cán bộ y tế đã được tham gia đào tạo liên tục còn rất hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu, chỉ có 240/355 nhân viên y tế đã được đào tạo liên tục (chiếm 67,6%). kết quả này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2016) (17,4% cán bộ y tế đã được đào tạo liên tục) [27]. Có sự cao hơn này là do nghiên cứu của Nguyễn Thành Trung (2016) được tiến hành bao gồm trên các cán bộ Y học cổ truyền tuyến huyện của tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra kết quả nghiên cứu này còn có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thu Trang (2018) có tỷ lệ nhân viên y tế được đào ạt o liên tục là 70,81%. Do cơ sở y tế tuyến huyện thường trong tình trạng thiếu cán bộ nên nếu cử cán bộ đi học nâng cao năng 44
  56. lực, hoặc những chương trình đào tạo khác, thì không có người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Còn nghiên cứu của chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên các cán bộ y tế của các PK/TYT huyện Sóc Sơn. Nơi mà được thành phố thí điểm mô hình y học gia đình và được đầu tư rất nhiều với đội ngũ nhân viên y tế đông đảo nên các cán bộ, nhân viên y tế có điều kiện tham gia các lớp đào tạo liên tục tốt hơn so với bệnh viện tuyến huyện khác. Kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Trịnh Yên Bình năm 2013 (36% cán bộ y tế đã được đào tạo liên tục) [3]. Có sự cao hơn này có thể là do nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện vào năm 2019, còn nghiên cứu của Trịnh Yên Bình đã thực hiện cách đây khá lâu (năm 2013), các nhân viên y tế hiện nay ngày càng có nhiều cơ hội hơn được tham gia học tập, thực hành nhờ sự phát triển của y học và công nghệ thông tin. Do đó, bên cạnh việc phải có chính sách khuyến khích các thầy thuốc tham gia học tập, nâng cao chuyên môn hơn nữa trong thời gian tới thì cũng cần phải chú ý tới địa điểm tổ chức, thời gian đào tạo khi xây dựng chương trình đào tạo để tạo điều kiện thuận lợi đối với người học. Về chuyên môn y tế, những vùng khó khăn và tuyến cơ sở có nhân viên y tế trình ộđ thấp hơn, có nhu cầu được củng cố, cập nhật và nâng cao trình độ cao hơn nơi khác. Chính phủ đã có chương trình đầu tư lớn để xây dựng, cải tạo nâng cấp cơ sở y tế tuyến huyện, xã. Trong đó có cả mục tiêu nâng cao năng lực chuyên môn kỹ thuật của nhân viên y tế, ưu tiên tập tủng đào tạo, bồi dưỡng ngay trong 2 năm đầu thực hiện Đề án ểđ kịp có cán bộ đủ năng lực sử dụng, phát huy hiệu quả của trang thiệt bị được đầu tư mới. Nhiều lớp ngắn hạn khác do các dự án tổ chức thường có chủ đề trùng lặp rất nhiều. Các chủ đề này có thể không đáp ứng được nhu cầu thực tế của các đơn ịv . Hiện nay có loại hình đào tạo theo hợp đồng với các cơ sở đào tạo. Loại hình này đáp ứng nhu cầu thật sự của nhân viên y tế ở cơ sở. Cơ sở y tế muốn đào tạo theo hợp đồng phải có nguồn kinh phí chi trả cho hợp đồng đào 45
  57. tạo. Chất lượng của các khóa đào tạo chưa cao, lại chủ yếu giảng dạy về lý thuyết mà ít đi thực hành do vậy mà không có nhiều nhân viên tham gia vào các khóa học ngắn hạn nói trên. Mặt khác nhiêu cơ sở y tế không tranh thủ cử người đi học nâng cao năng lực. Do các cơ sở y tế tuyến dưới thường thiếu nhân viên, nên nếu cử người đi học sẽ dẫn đến tình trạng thiếu người thực hiện nhiệm vụ chuyên môn. Vì vậy cần có chế độ đầu tư thời gian và địa điểm thuận lợi đối với người học. Theo bảng 3.7 cho thấy tỷ lệ được đào tạo liên tục ở các nhóm tuổi khá đồng đều và cao, lần lượt là 61,9%; 74,1% và 69,6%. Điều này khá dễ hiểu khi mà lãnh đạo của các khoa phòng thường xuyên được cử đi học nâng cao kiến thức, năng lực chuyên môn chủ yếu năm trong nhóm này. Ngoài ra thì nhóm nhân viên y tế trẻ có nhu cầu học tập nâng cao kiến thức chuyên môn lớn, để kịp thời bổ sung, nâng cao kiến thức chuyên môn, tay nghề để phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, cũng là nguồn nhân lực chủ yếu cho huyện sau này. Nội dung chủ yếu các đối tượng được tham gia đào tạo là các khóa học về định hướng, chuyên khoa cấp I, II (28,8%) và y học gia đình (24,6%), còn lại là các khóa học về an toàn tiêm chủng, xét nghiệm cơ bản, chẩn đoán hình ảnh, thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng chỉ sản khoa, sàng lọc sơ sinh và các kĩ năng khác. Điều này cho thấy tỷ lệ đàot ạo tập trung về chuyên ngành là chủ yếu, đặc biệt y học gia đình ở Sóc Sơn là một mô hình được biết đến là phát triển ở miền Bắc, vì thế phần lớn các bác sĩở đây đều đã tham gia các khóa học về y học gia đình tạo nên thương hiệu cho ngành y tế huyện. Nhờ đó chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng cao giảm được chi phí và thời gian đi lại cho người bệnh, đặc biệt là giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên. Theo bảng 3.8 cho thấy, tỷ lệ nhân viên trong biên chế được đào tạo liên tục khá cao (72,2%). Kết quả này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của 46
  58. Nguyễn Hải Hà (2017) khi có 87,1% nhân viên y tế trong biên chế đã qua đào tạo liên tục [18]. 4.1.3. Nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 Nghiên cứu cho thấy nhu cầu được tham gia đào tạo liên tục của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn là trong thời gian tới là 74,9%. Kết quả này của chúng tôi cao hơn khá nhiều so với so với nghiên cứu của Hoàng Thị Hoa Lý (2015) khi có 59,4% nhân viên tại 27 trạm y tế xã có nhu cầu tham gia đào tạo liên tục [21]. Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về địa lý và thời điểm nghiên cứu. Ở thời điểm nghiên cứu của chúng tôi thì do xu thế chúng về sự hội nhập và phát triển nên ngày càng có nhiều người hiểu rõ hơn về lợi ích của việc được đào ạt o liên tục và muốn được nâng cao chuyên môn bản thân, chính vì thế tỷ lệ nhân viên có nhu cầu tham gia đào ạt o liên tục tăng lên rất cao. Nghiên cứu trên 266 đối tượng cho thấy, nội dung chính mà các đối tượng muốn học là được nâng cao trình độ chuyên môn (77,8%), tham gia khóa học ngắn hạn cấp chứng nhận (19,5%), tham gia khóa học ngắn hạn cấp chứng chỉ (18,8%), học đính hướng chuyên khoa (13,3%), tham gia hội thảo hội nghị (13,3%). Có thể thấy rằng, nội dung chủ yếu mà cácố đ i tượng muốn tham gia là các khóa học nâng cao trình độ chuyên môn trong lĩnh vực hiện tại của mình. Thật vậy, ngày nay với sự chuyên môn hóa đang được đặt lên hàng đầu và có sự phối hợp lẫn nhau giữa các nhân viên thì việc mỗi người nên tập trung vào một đến hai chuyên môn của mình là rất cần thiết. Nếu mỗi nhân viên y tế đều có chuyên môn cao trong lĩnh vực của mình và kết hợp cùng nhau sẽ làm việc hiểu quả hơn một nhân viên y tế am hiểu về nhiều lĩnh vực nhưng không có sự sâu sắc. Điều này cũng thể hiện sự nhanh nhạy, thức thời, bắt kịp với xu thế phát triển ngành y dược trong nước và trên thế giới. 47
  59. Theo bảng 3.13, phần lớn các đối tượng mong muốn các lớp đào tạo liên tục được tổ chức ở trường, học viện (50,8%), và ở trung tâm y tế huyện (36,8%). Kết quả này có sự khác biệt lớn với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang (2018) khi địa điểm mà các nhân viên y tế mong muốn là ngay tại bệnh viện nơi công tác [26]. Điều này cũng dễ hiểu khi nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang là ở bệnh viện Y Dược Cổ truyền tỉnh Thanh Hóa có khoảng cách rất xa các trường, học viện đào tạo y học cổ truyền, trong khi ở nghiên cứu của chúng tôi thì huyện Sóc Sơn nằm ở vị trí tương ốđ i thuận lợi cho việc đi học ở các trường, học viện trên thành phố cũng như trung tâm y tế huyện. Hơn nữa thì với đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm nhiều năm thì trường, học viện luôn là nơi mà các nhân viên y tế mong muốn tham gia đào ạt o liên tục. Đây là ộm t điểm đáng lưu ý cho các nhà tổ chức, xây dựng kế hoạch đào tạo liên tục để thu hút cà tạo điều kiện cho các nhân viên y tế tham gia cập nhật kiến thức. Ngân sách nhà nước dành cho đào tạo ở các trường trực thuộc ngành y tế tăng lên qua các năm. Nhưng nếu tính về tỷ trọng so với tổng ngân sách nhà nước dành cho y tế thì lại giảm đi tương đối rõ. Hiện nay, ngân sách đào tạo trong các trường công lập hầu như là bao cấp. Mỗi năm nhà nước cấp 3,5 triệu cho 1 học sinh trung cấp, và 6,5 triệu cho 1 học sinh đại học, định mức này được quy định từ cách đây hàng chục năm nhưng chưa được thay đổi. Với chi phí đào tạo tăng như hiện nay, kinh phí đào tạo của nhà nước không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo; cơ chế tài chính cho các cơ sở đào tạo lạc hậu, định mức thu không đủ chi, cũng cóả nh hưởng đến chất lượng đào tạo [23]. Theo bảng 3.14 đa số các đối tượng đều mong muốn được hỗ trợ toàn bộ kinh phí cho các khóa học đào tạo liên tục (66,9%). Kinh phí trên có thể đến từ PK/TYT mà các nhân viên y tế đang công tác hoặc đến từ những nguồn hỗ trợ khác. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Hà (2017) với 80,8% các đối tượng mong muốn được hỗ trợ toàn bộ kinh phí khi 48
  60. tham gia đào tạo liên tục [18]. Đây cũng là một vấn đề quan trọng cần lưu ý khi tổ chức các khóa đào tạo liên tục để giúp thu hút nhiều đối tượng tham gia hơn. 4.2. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 4.2.1. Liên quan với giới tính Phân tích kết quả nghiên cứu chúng tôi chưa nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính nhân viên y tế và nhu cầu đào tạo liên tục của họ (p=0,8). Kết quả này có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Hà (2017) [18] và Nguyễn Thành Trung (2015) [27] cũng đều không tìm thấy môi liên quan giữa giới tính và nhu cầu đào ạt o liên tục. 4.2.2. Liên quan với nhóm tuổi Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa nhóm tuổi và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên y tế có ý nghĩa thống kê (p=0,005). Nhóm nhân viên y tế dưới 30 tuổi có nhu cầu đào tạo liên tục cao gấp 2,2 lần so với nhóm nhân viên y tế trên 30 tuổi. Điều này là dễ hiểu vì nhóm nhân viên y tế dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ lớn (33,5%). Ngoài ra, nhóm cán bộ y tế dưới 30 tuổi là đội ngũ cán bộ trẻ, vừa là thành phần nòng cốt chính của đội ngũ cán bộ đang công tác tại bệnh viện, với nhu cầu được học tập, đào tạo cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như sự nhanh nhạy, đầy nhiệt huyết và nhu cầu cầu tiến lớn. Kết quả này có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thu Trang (2018) [26] khi cũng có sự liên quan giữa nhóm tuổi và nhu cầu đào tạo liên tục. 4.2.3. Liên quan với lĩnh ựv c chuyên môn Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa lĩnh vực chuyên môn và nhu cầu đào tạo liên tục (p=0,6). 4.2.4. Liên quan với số năm công tác tại PK/TYT Chúng tôi nhận thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số năm công tác tại PK/TYT nhân viên y tế và nhu cầu đào tạo liên tục của họ (p=0,03). 49
  61. Nhóm nhân viên y tế công tác tại PK/TYT dưới 5 năm có nhu cầu đào tạo liên tục cao gấp 1,8 lần nhóm nhân viên y tế công tác trên 5 năm. Điều đó có thể là do nhóm nhân viên công tác tại PK/TYT dưới 5 năm còn trẻ, hoàn thiện vả về kiến thức và tay nghề nên có nhu cầu đi học nâng cao chuyên môn bản thân phục vụ cho công việc tương lai. Kết quả này có sự chênh lệch với kết quả nghiên cứu của Nguyến Hải Hà (2017) khi không thấy mối liên quan giữa số năm công tác [18]. Sự khác biệt này có thể là do ịđ a điểm nghiên cứu khác nhau và trung tâm y tế huyện Sóc Sơn đang trong thời kỳ phát triển thu hút nhân lực, cần nguồn nhân viên y tế trẻ có trình độ chuyên môn cao phù hợp với định hướng phát triển của huyện. 4.2.5. Liên quan với hình thức lao động Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng mối liên quan giữa hình thức lao động và nhu cầu đào tạo liên tục là có y nghĩa thống kê (p=0,02). Nhóm nhân viên y tế làm việc trong biên chế có nhu cầu đào tạo liên tục chỉ bằng 0,53 lần nhóm nhân viên y tế làm việc theo hợp đồng. Điều này có thể là do đa số nhân viên y tế đều muốn được vào biên chế với bệnh viện, vì thế nhóm nhân viên y tế theo hợp đồng muốn được học hỏi nâng cao chuyên môn nhiều hơn, từ đó sẽ có nhiều khả năng trúng thi đỗ được vào biên chế với PK/TYT. Kết quả này có sự chệnh lệch với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Trang (2018) khi không thấy mối liên quan giữa hình thức lao động và nhu cầu đào tạo liên tục [26]. 4.2.6. Liên quan với việc đã tham gia đào tạo liên tục Phân tích kết quả nghiên cứu thấy rằng có mối liên quan giữa việc đã được tham gia đào tạo liên tục và nhu cầu tham gia đào tạo liên tục của nhân viên y tế (p=0,00). Nhóm nhân viên đã từng tham gia đào tạo liên tục có nhu cầu đào tạo liên tục cao gấp 3,5 lần nhóm nhân viên y tế chưa từng tham gia đào tạo liên tục. Điều này có thể là do những nhân viên y tế đã tham gia đào tạo liên tục đã thu được một lượng kiến thức nhất định giúp ích cho công việc của họ, vì thế muốn tiếp tục tham gia đào tạo liên tục để nâng cao, trau dồi năng 50
  62. lực chuyên môn của mình, trong khi nhóm chưa từng tham gia đào tạo liên tục có thể cho rằng những khóa đào tạo liên tục không có nhiều hiệu quả giúp cho vốn kiến thức của họ. 4.2.7. Thuận lợi khi tham gia đào tạo liên tục Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, có khá nhiều thuận lợi khi nhân viên y tế tham gia đào tạo liên tục. Đa phần mọi người cảm thấy rằng bản thân mình được nâng cao về trình ộđ chuyên môn sau các khóa học, kiến thức vững chắc, t tự tin hơn khi tiếp xúc với bệnh nhân. Đó là một trong những thành công của việc tổ chức các khóa đào tạo liên tục. Ngoài ra, khi tham gia đào tạo liên tục, các nhân viên y tế còn được cơ quan PK/TYT tạo điều kiện cả về thời gian và kinh phí kết hợp với việc nguồn nhân lực hiện tại của huyện còn trẻ, giàu nhiệt huyết, có khả năng tiếp thu tốt tạo cho họ một nguồn động lực khi tham gia học hỏi tiếp thu kiến thức từ các khóa học. 4.2.8. Khó khăn khi tham gia đào tạo liên tục Bên cạnh những thuận lợi có được khi tham gia đào tạo liên tục thì nhân viên y tế huyện Sóc Sơn cũng gặp phải rất nhiều khó khăn khiến họ khó có thể chuyên tâm và tham gia vào các khóa học. Yếu tố khó khăn hàng đầu là về kinh phí (153 người chiếm 57,5%). Rất nhiều những nhân viên y tế có hoàn cảnh khó khăn, không đủ kinh phí để tham gia vào các lớp học ngắn hạn. Bên cạnh đó nhân viên y tê còn gặp một số khó khăn nữa như đi lại, bận công việc ở PK/TYT hoặc công việc ở gia đình, không có thời gian để tham gia vào các khóa học đào tạo liên tục. Một phần nhỏ khác thì thấy căng thẳng mệt mỏi do áp lực vừa học vừa làm và tuổi cao, khó tiếp thu. Các lý do kể trên dù ít hay nhiều cũng khiến nhân viên y tế khó mà tiếp cận được với các kháo đào tạo liên tục. Chính vì thế các tổ chức, cơ quan cần có một cái nhìn khách quan giúp đỡ nhân viên y tế vượt qua các khó khăn cũng như tạo thêm điều kiện thuận lợi để họ có thể nâng cao chuyên môn, tay nghề nhằm tăng cường chất lượng khám chữa bệnh. 51
  63. KẾT LUẬN 1. Thực trạng và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Có 240/355 nhân viên y tế đã từng được đào ạt o liên tục chiếm 67,6%. Các khóa học mà nhân viên y tế đã tham gia ấr t đa dạng, thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau như: định hướng chuyên khoa I, II (28,8%), y học gia đình (24,6%), an toàn tiêm chủng (20,4%), xét nghiệm cơ bản (12,1%), chẩn đoán hình ảnh (10,8%), thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm (8,3%), kỹ năng khác (tin học, giao tiếp lãnh đão ) (5,8%), chứng chỉ sản khoa, sàng lọc sơ sinh (5,4%). Có 266/355 nhân viên y tế có nhu cầu tham gia đào ạt o liên tục chiếm 74,9%. Nội dung mà các nhân viên y tế huyện Sóc Sơn mong muốn được đào tạo liên tục nhiều nhất là y học gia đình (67 nhân viên chiếm 25,2%) và nội dung chiếm tỷ lệ thấp nhất là nghiên cứu khoa học (13 nhân viên chiếm 4,9%). 2. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên tại Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội Có mối liên quan giữa nhóm tuổi và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên y tế (OR=2,2; KTC 95%: 1,2 - 3,9; p=0,005). Có mối liên quan giữa số năm công tác tại PK/TYT và nhu cầu đào tạo liên tục của nhân viên y tế (OR=1,8; KTC 95%: 1,1 – 0,3; p=0,03). Có mối liên quan giữa hình thức lao động và nhu cầu đào ạt o liên tục của nhân viên y tế (OR=0,53; KTC 95%: 0,3 – 0,9; p=0,02). Có mối liên quan giữa việc nhân viên y tế đã tham gia đào tạo liên tục và nhu cầu đào tạo liên tục của họ (OR=3,5; KTC 95%: 2,1 – 5,8; p=0,00). Khi tham gia đào tạo liên tục, nhân viên y tế thường hay gặp được một số thuận lợi: được nâng cao trình độ chuyên môn (66,2%), cơ quan tạo điều 52
  64. kiện về thời gian (52,6%), được hỗ trợ về kinh phí (46,2%) và tuổi trẻ có khả năng tiếp thu tốt (1,9%). Bên cạnh những thuận lợi có được thì nhân viên y tế cũng gặp phải một số khó khăn: hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu kinh phí (57,5%), đi lại khó khăn (44,0%), bận việc tại PK/TYT (42,1%), bận việc gia đình (27,4%), căng thẳng mệt mỏi khi vừa học vừa làm (3,8%) và tuổi cao, khó tiếp thu (0,8%). 53
  65. KHUYẾN NGHỊ Tăng cường sự lãnh ạđ o của các cấp Ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong công tác ẩđ y mạnh phát triển nền y tế địa phương. Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn phối hợp với các cơ sở đào tạo thường xuyên tổ chức các lớp đào ạt o liên tục, tập huấn, lập kế hoạch hằng năm về kinh phí và thời gian nhằm nâng cao tay nghề chuyên môn và ộđ ng viên các nhân viên y tế tích cực tham gia. Tiếp tục bám sát chức năng, nhiệm vụ tại Trung tâm y tế huyện cũng như các phòng khám và trạm y tế. Các nhân viên y tế cũng cần sắp xếp công việc, gia đình và đầu tư một khoảng thời gian nhất định cho việc đào tạo liên tục, không ngừng tăng cường, nâng cao chuyên môn. 54
  66. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo chung tổng quan ngành y tế hàng năm (JAHR) (2013), "Hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân", tr. 17. 2. Nguyễn Thanh Bình và Trần Bá Kiên (2014), "Phân tích thực trạng phân bố nguồn nhân lực dược Việt Nam", Tạp chí Dược học, 437, tr. 2-5. 3. Trịnh Yên Bình (2013), Thực trạng nhân lực, nhu cầu đào tạo liên tục cho cán bộ y dược cổ truyền và đánh giá hiệu quả một số giải pháp can thiệp, Luận án Tiến sĩ Y học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Hà Nội. 4. Bộ Chính trị (2005), "Nghị Quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 23/2/2005 Về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của nhân dân trong tình hình mới". 5. Bộ Giáo dục và Đàoạ t o (2006), "Những điều cần biết về tuyển sinh trung cấp, cao đẳng các năm 2006 - 2014. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội". 6. Bộ Y tế (2013), "Thông tư số 22/2013/TT-BYT ngày 9 tháng 8 năm 2013 của Bộ Y tế về Hướng dẫn đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế". 7. Bộ Y tế (2014), "Quyết định về việc ban hành Chiến lược đào tạo liên tục trong lĩnh vực y tế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ". 8. Bộ Y tế (1993), "Tài liệu hội thảo đánh giá về tổ chức chỉ đạo đưa Y học cổ truyền vào chămsóc sức khỏe cộng đồng". 9. Bộ Y tế (2011), "Dự thảo quy hoạch phát triển nhân lực y tế giai đoạn 2011-2020". 10. Bộ Y tế (2007), "Báo cáo y tế Việt Nam 2006, công bằng, hiệu quả, phát triển trong tình hình mới", NXB Y học. 11. Bộ Y tế (2012), "Niên giám thống kê y tế năm 2012". 12. Bộ Y tế (2013), "Báo cáo tóm tắt công tác y tế năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014". 13. Bộ Y tế (2014), "Báo cáo chung tổng quan ngành y tế: Tăng cường dự phòng và kiểm soát bệnh không lây nhiễm". 14. Bộ Y tế (2014), "Quản lý công tác đàoạ t o liên tục cán bộ y tế", Nhà xuất bản y học. 15. Chính phủ (2007), "Quy định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế". 16. Trương Việt Dũng Nguyễn Văn Hiến, Nguyễn Duy Luật, Vũ Khắc Lương (2007), Những quan điểm chiến lược và chính sách y tế Việt Nam, Tổ chức và quản lý y tế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 17. Nguyễn Thùy Dương (2013), Phân tích thực trạng nhân lực dược ở bệnh viện tuyến huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội, Hà Nội.
  67. 18. Nguyễn Hải Hà (2017), Thực trạng đào tạo liên tục cho các bộ Dược sĩ ở các Bệnh viện tại thành phố hải Dương năm 2017, Khoa Y Dược, ĐHQGHN, Hà Nội. 19. Tạ Ngọc Hải, "Một số nội dung đánh giá về nguồn nhân lực và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực, Viện khoa học tổ chức Nhà nước". 20. Phạm Việt Hoàng (2013), Thực trạng y học cổ truyền tỉnh Hưng Yên và hiệu quả can thiệp tăng cường hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện y học cổ truyền tỉnh, Luân án tiến sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 21. Hoàng Thị Hoa Lý (2015), Đánh giá thực trạng và hiệu quả can thiệp y học cổ truyền tại tuyến xã ở 3 tỉnh Miền Trung, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 22. Cassio Lynm và Richard M. Glass MD. Janet M. Torpy (2009), "Continuing Medical Education", JAMA, 12(302), tr. 1386. 23. Quốc Hội Viêt Nam (2008), "Nghị quyết số 18/2008/NQ – QH12 ngày 03/06/2008 về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật xã hội hóa để nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân". 24. Quốc Hội (2009), "Luật khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH2012". 25. Trần Thị Minh Thi và Trần Thị Giáng Hương (2013), "Hỗ trợ kỹ thuật ngành y tế tuyến tỉnh: Thực trạng, khó khăn, thuận lợi và một số tác động chính sách", Tạp chí Y học thực hành, 9(879), tr. 6-11. 26. Trần Thị Thu Trang (2018), Thực trạng và nhu cầu về đào tạo liên tục cho nhân viên y tế tại Bệnh viện Y Dược Cổ truyền Thanh Hóa giai đoạn 2016 – 2017, Khoa Y Dược, ĐHQGHN, Hà Nội. 27. Nguyễn Thành Trung (2015), Nhu cầu và khả năng cung cấp các loại hình đào tạo liên tục về y học cổ truyền cho nhân viên y tế tuyến huyện tại tỉnh Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 28. Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn (2019),Gi ới thiệu Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, truy cập ngày-27/8/2019, tại trang web 29. Trường Đại học Y tế công cộng (2012), Báo cáo đánh giá hiện trạng đào tạo nhân lực y tế tại Việt Nam, Hà Nội. 30. Vụ kế hoạch Tài chính - Bộ Y tế (2014), "Tình hình thực hiện các chỉ tiêu cơ bản trong Kế hoạch 5 năm 2011-2015". 31. WHO (2006), The World Health report: Working together for health, Geneva. 32. WHO (2007), Everybody’s business: Strengthening health systems to improve health outcomes: WHO’s framework for action, Geneva.
  68. PHỤ LỤC THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO LIÊN TỤC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2019 Giới thiệu: Xin Anh/chị, tên em là , hiện đang là sinh viên tại Khoa Y Dược, ĐHQGHN. Hiện nay, chúng em đang thực hiện một nghiên cứu nhằm tìm hiểu về mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân: gia đình, xã hội, áp lực công việc đối với một số rối loạn tâm thần thường gặp trong cán bộ, nhân viên y tế. Nghiên cứu này nhằm mục đích cung cấp thêm thông tin cho việc xác ịđ nh, đánh giá tình trạng sức khỏe tâm thần hiện nay của cán bộ, nhân viên y tế, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp dự phòng về một số rối loạn tâm thần. Mọi thông tin Anh/Chị cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ sử dụng với mục đích nghiên cứu trong đề tài này. Rất mong Anh/chị đồng ý tham gia nghiên cứu. Thời gian phát vấn khoảng 20 - 25 phút. Rất mong sự hợp tác và giúp đỡ của Anh/chị! Điều tra viên: Ngày phát vấn: / /201 . Địa điểm phát vấn:
  69. A. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Anh/chị cung cấp thông tin bằng cách khoanh tròn hoặc tự điền thông tin vào mỗi câu trả lời tương ứng. STT Câu hỏi Câu trả lời 1 Anh/chị sinh năm nào? ___ 2 Giới tính 1. Nam 2. Nữ 3 Dân tộc 1. Kinh 2. Khác (ghi rõ): . 4 Tôn giáo 1. Không 2. Phật giáo 3. Thiên chúa giáo 4. Khác (ghi rõ): . 5 Nơi ở hiện tại 1. Xã 2. TT huyện, thị trấn 3. Thành phố 4. Khác (ghi rõ): . 3 Lĩnh vực chuyên môn của 1. Bác sỹ (chuyên khoa) anh/chị? 2. Dược sỹ 3. Y sĩ, Điều dưỡng (chuyên khoa)
  70. 4. Kỹ thuật viên (chuyên khoa) 5. Nữ hộ sinh 6. Khác (ghi rõ): . 4 Trình ộđ học vị của anh/chị? 1. GS/PGS 2. Tiến sĩ 3. DS/BSCK2 4. Thạc sỹ 5. DS/BSCK1 6. Dược sỹ/Bác sỹ 7. DS trung học 8. Khác 5 Anh/chị đã công tác bao nhiêu ___năm năm trong ngành y? 6 Anh/chị đã công tácạ t i ___năm PK/TYT bao nhiêu lâu? 7 Anh/chị làm hợp đồng hay 21. 1. Biên chế biên chế? 2. Hợp đồng 8 Chức vụ tại PK, TYT? 1.Giám đốc PK/ Trạm trưởng 2.Phó giámố đ c / Trạm phó 3.Trưởng khoa/phòng 4.Phó trưởng khoa/phòng 5.Nhân viên
  71. 6.Khác:___ 9 Mức thu nhập hàng tháng .(VNĐ) (VNĐ) 10 Tình trạng hôn nhân 1. Độc thân 2. Có gia đình 3. Ly thân, ly dị 4. Góa 11 Có con 1. Có, số lương cụ thể: 2. Không 12 Thời gian làm việc hàng ngày của anh / chị là bao nhiêu giờ?
  72. C. THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU ĐÀO TẠO C1. Anh chị đã từng tham gia khóa học ngắn hạn nào chưa? 1. Đã từng tham gia → chuyển C2 2. Chưa → chuyển C6 C2. Khóa học đó diễn ra trong bao lâu? □ 1-2 ngày □ 3 – 6 tháng □ 1 tuần □ 6 – 9 tháng □ 1 - 9 tháng C3. Khoa học đó ấc p chứng chỉ hay chứng nhận? □ Chứng chỉ □ Chứng nhận C4. Tên/nội dung cụ thể của khoá học đó: ▪ ▪ ▪ ▪ ▪ C5. Nơi học? □ Tại đơn vị công tác □ Trường, Học viện □ TTYT huyện □ SYT BYT C5. Kinh phí tham gia khóa học đó? □ Tự túc kinh phí □ Một phần kinh phí đơn vị + cá □ Đon vị cử đi nhân □ Khác (ghi rõ) C6. Trong tương lai, Anh/chị có nhu cầu mong muốn được học tập thêm? 1. Có 2. Không → Kết thúc phiếu PV C7. Nếu có, Anh/chị mong muốn được học tập theo hình thức? □ Nâng cao trình độ chuyên môn □ Tham gia khóa học ngắn hạn hiện tại (học lên) cấp chứng nhận
  73. □ Học định hướng chuyên khoa □ Tham gia khóa học ngắn hạn □ Tham gia Hội thảo, hội nghị cấp chứng chỉ C8. Địa điểm mà Anh/chị mong muốn được học tập? □ Tại đơn vị công tác □ Trường, học viện □ TTYT huyện □ SYT BYT C9. Mong muốn của Anh/chị về kinh phí tham gia khóa học? □ Tự túc kinh phí □ Một phần kinh phí đơn vị + cá □ Đon vị cử đi nhân □ Khác (ghi rõ) C10. Nội dung khóa học mà Anh/chị mong muốn tham gia? □ Y học gia đình □ Truyền nhiễm, các bệnh không □ Chẩn đoán hình ảnh lây □ YHHĐ kết hợp YHCT □ Phục hội chức năng □ Da liễu □ Y học cổ truyền □ Tổ chức quản lý y tế □ Sức khỏe tâm thần □ Nghiên cứu khoa học Khác (ghi rõ): ▪ ▪ ▪ ▪ ▪ C11. Xin Anh/chị cho biết những thuận lợi khi Anh/chị được cử đi học? ▪ ▪ ▪ ▪ ▪ C12. Những khó khăn? ▪ ▪