Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_hieu_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_nhtm_co.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL
- [Type here] ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN THEO MÔ HÌNH CAMEL Trường Đại học Kinh tế Huế TRẦN THỊ MỸ HOÀI Niên khóa: 2014 - 2018
- [Type here] ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH- NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN THEO MÔ HÌNH CAMEL TrườngSinh viên thự cĐại hiện: học KinhGiáo viêntế hư Huếớng dẫn: Trần Thị Mỹ Hoài TS. Trần Thị Bích Ngọc Lớp: K48A TCDN Niên khóa: 2014 - 2018
- [Type here] TÓM TẮT Trên cơ sở trình bày những lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và mô hình CAMEL, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín trong giai đoạn 2015-2017. Cụ thể, đề tài phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín thông qua các yếu tố C – Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn), A – Asset ability (Chất lượng tài sản có), M – Management ability (Chất lượng quản lý), E – Earning (Thu nhập), L – Liquidity (Khả năng thanh khoản). Bên cạnh đó, đề tài tiến hành so sánh NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín với NHTM Cổ phần Á Châu, NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam để đưa ra được những đánh giá khách quan và phù hợp, từ đó tiến hành xếp hạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian sắp tới cho ngân hàng này. Trường Đại học Kinh tế Huế
- [Type here] Lời Cảm Ơn Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đối với giáo viên phụ trách- Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi xin cảm ơn các giảng viên khoa Tài chính - Ngân hàng, cũng như các giảng viên của trường đại học Kinh tế Huế đã truyền đật và trau dồi kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Cảm ơn tất cả những người bạn, người thân đã luôn động viên và tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2018 Sinh viên Trần Thị Mỹ Hoài Trường Đại học Kinh tế Huế
- [Type here] MỤC LỤC TÓM TẮT LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC BIỂU ĐỒ iii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Cấu trúc của khóa luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM VÀ MÔ HÌNH CAMEL 5 1.1 Cơ sở lý luận về NHTM [7] 5 1.1.1 Khái niệm NHTM 5 1.1.2 Một số hoạt động chính của NHTM 5 1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 6 1.3 Cơ sở lý luận về mô hình CAMEL 7 1.3.1TrườngGiới thiệu mô hình Đại CAMEL học Kinh tế Huế 7 1.3.2 Các mức xếp hạng của mô hình CAMEL [17] 8 1.3.3 Nội dung mô hình CAMEL 9 1.3.3.1.Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy) 9 1.3.3.2.Chất lượng tài sản có (Asset quality) 11 1.3.3.3. Năng lực quản lý (Management ability) 13
- [Type here] 1.3.3.4. Thu nhập (Earning) 15 1.3.3.5.Khả năng thanh khoản (Liquidity) 16 1.3.4.Ưu, nhược điểm của mô hình CAMEL 17 1.3.4.1.Ưu điểm 17 1.3.4.2.Nhược điểm 18 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN THEO MÔ HÌNH CAMEL 19 2.1 Tổng quan về NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 19 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 19 2.1.2 Ngành nghề hoạt động kinh doanh 21 2.1.3 Cơ cấu tổ chức 22 2.1.4 Tình hình biến động tài sản - nguồn vốn 23 2.1.5 Kết quả kinh doanh 24 2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tin theo mô hình CAMEL 24 2.2.1 C – Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn) 24 2.2.2 A – Asset quality (Chất lượng tài sản) 30 2.2.3 M – Management ability (Năng lực quản lý) 36 2.2.4 E – Earning (Khả năng sinh lời) 45 2.2.5 L – Liquidity (Khả năng thanh khoản) 49 2.3 Đánh giá tổng hợp hiệu quả hoạt động của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL 51 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANHTrường CỦA NHTM CĐạiỔ PHẦ Nhọc SÀI GÒN Kinh THƯƠNG tếTÍN Huế 52 3.1 Định hướng phát triển của NHTM cố phần Sài Gòn thương tín 52 3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín 56 3.2.1 Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu C - Mức độ an toàn vốn 56 3.2.2 Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu A - Chất lượng tài sản 57
- [Type here] 3.2.3 Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu M - Năng lực quản lý 58 3.2.4 Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu E – Thu nhập 59 3.2.5 Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu L – Khả năng thanh khoản 60 PHẦN 3: KẾT LUẬN 61 1. Kết luận 61 2. Hạn chế 61 3. Hướng phát triển của đề tài 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 Trường Đại học Kinh tế Huế
- [Type here] DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT HĐKD Hoạt động kinh doanh TCTD Tổ chức tín dụng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước TS Tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu VAMC Công ty quản lý TS của các TCTD Sacombank NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín Eximbank NHTM Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam ACB NHTM Cổ phần Á Châu Trường Đại học Kinh tế Huế i
- [Type here] DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình biến động tài sản – nguồn vốn của Sacombank từ 2015-2017 23 Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh của Sacombank từ 2015-2017 24 Bảng 2.3 Vốn điều lệ, VCSH của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015-2017 26 Bảng 2.4 Hệ số đòn bẩy tài chính của Sacombank, ACB, Eximbank từ 2015-2017 28 Bảng 2.5 Tổng hợp xếp hạng các yếu tố trong mô hình CAMEL 51 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
- [Type here] DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. CAR của Sacombank từ 2015 - 2017 24 Biểu đồ 2.2 CAR của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 25 Biểu đồ 2.3 Vốn điều lệ, VCSH của Sacombank từ 2015 - 2017 26 Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 27 Biểu đồ 2.5 Hệ số đòn bẩy tài chính của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 29 Biểu đồ 2.6 Cơ cấu TS có sinh lời của Sacombank từ 2015-2017 30 Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của Sacombank từ 2015- 2017 31 Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 32 Biểu đồ 2.9 Cơ cấu nợ xấu của Sacombank từ 2015- 2017 33 Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 33 Biểu đồ 2.11 Dự phòng rủi ro của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017.34 Biểu đồ 2.12 Khả năng bù đắp nợ xấu của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 35 Biểu đồ 2.13 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 42 Biểu đồ 2.14 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 43 Biểu Trườngđồ 2.15 Tốc độ tăng Đại trưởng dư học nợ của Sacombank,Kinh ACB tế và HuếEximbank từ 2015 - 2017 43 Biểu đồ 2.16 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 44 Biểu đồ 2.17 Quy mô lợi nhuận thuần của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 45 iii
- [Type here] Biểu đồ 2.18 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 46 Biểu đồ 2.19 Tỷ suất sinh lời trên VCSH của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 47 Biểu đồ 2.20 Chỉ số lãi cận biên ròng của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 48 Biểu đồ 2.21 Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 49 Biểu đồ 2.22 Tỷ lệ dư trữ thanh khoản của Sacombank từ 2015 - 2017 50 Biểu đồ 2.23 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của Sacombank từ 2015 - 2017 50 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
- [Type here] PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Làn sóng toàn cầu hóa ngày càng lan rộng, đặc trưng bởi xu hướng tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính, đã và đang có những tác động to lớn đến nền kinh tế các quốc gia. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Quá trình hội nhập kinh tế thế giới đã đặt ra cho các ngân hàng Việt Nam những cơ hội lớn đi đôi với những thách thức không nhỏ. Hòa chung tiến trình đó, hệ thống tài chính, đặc biệt là các ngân hàng đã trải qua rất nhiều thay đổi trong công cuộc cải cách và đã có những bước phát triển nhanh chóng dẫn đến việc thành lập hàng loạt ngân hàng và các chi nhánh mới. Theo báo cáo của các ngân hàng tại Việt Nam mức lợi nhuận đạt được hằng năm vẫn đạt con số kỷ lục, nhưng thực tế thì thời gian gần đây, việc giải thể, sáp nhập và tái cấu trúc các ngân hàng cho thấy hệ thống tài chính ngân hàng của chúng ta đang thực sự có vấn đề. Điều này được thể hiện qua việc còn quá nhiều ngân hàng yếu kém với tình trạng nợ xấu ngày càng tăng cao, thanh khoản kém, không đáp ứng các quy định an toàn vốn, Hơn nữa, cạnh tranh trên thị trường ngân hàng không chỉ đến từ trong nước mà còn phải đón nhận những đối tác nước ngoài với nguồn vốn khổng lồ và dày dặn kinh nghiệm. Như vậy, việc mở cửa và hội nhập, bên cạnh những tác động tích cực cũng mang lại những rủi ro nhất định, đòi hỏi các ngân hàng trong nước phải nhìn nhận, đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh để từ đó có thể khắc phục những tồn tại, thiếu sót và phát huy những điểm mạnh của bản thân ngân hàng. NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín cho tới thời điểm hiện tại là một trong 5 NHTMTrường lớn nhất Việt Nam Đại về quy học mô vốn, Kinh mạng lưới và tế nhân Huế sự. Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, Sacombank luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh. Do đó, hiện Sacombank đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản lý điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới Trước yêu cầu thay 1
- [Type here] đổi để hoàn thiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng nhằm mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn và gặp nhiều thách thức, hơn ai hết, Sacombank quan tâm tới việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, qua đó cải thiện những vấn đề yếu kém và phát huy những điểm mạnh sẵn có, nhất là với thực tế hiện tại, khi mà Sacombank đang gặp vấn đề gia tăng nợ xấu và sụt giảm lợi nhuận trầm trọng sau sát nhập với NHTM Cổ phần Phương Nam. Hiện nay, NHNN Việt Nam rất chú trọng công tác áp dụng các thông lệ và chuẩn mực quốc tế vào thực tế quản lý hoạt động hệ thống ngân hàng nước ta. CAMEL là mô hình đánh giá rủi ro có sự kết hợp phân tích các nhân tố tài chính và các nhân tố phi tài chính, dựa trên 5 nhân tố cơ bản là mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, năng lực quản lý, lợi nhuận và tính thanh khoản. Mô hình này đã được áp dụng ở nước ta thông qua quyết định 06/2008/QĐ-NHNN của NHNN ban hành ngày 12/03/2008 quy định về xếp loại NHTM Cổ phần. Điều này cho thấy những nỗ lực của Việt Nam để hoàn thiện hệ thống pháp lý về tiền tệ - ngân hàng trong quá trình hội nhập quốc tế. Qua đó, tạo nền tảng trong việc xây dựng hệ thống tài chính lành mạnh cũng như góp phần ổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mô. Bên cạnh sự tác động mạnh mẽ của môi trường quốc tế, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước và các vấn đề nội tại của chính bản thân ngân hàng đã cho thấy vai trò quan trọng và cấp thiết của việc đề ra chiến lược nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong hệ thống NHTM. Xuất phát từ những vấn đề đã phân tích như trên, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL”Trườngđể thực hiện khóaĐại luận tốhọct nghiệp. Kinh tế Huế 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Vận dụng mô hình CAMEL vào việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín trong giai đoạn 2015-2017, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng. 2
- [Type here] Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lí luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và mô hình CAMEL trong đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. - Sử dụng mô hình CAMEL để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín trong gian đoạn 2015-2017. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín. 3. Đối tượng nghiên cứu Hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM trên góc độ các nhóm chỉ tiêu của mô hình CAMEL. 4. Phạm vi nghiên cứu Không gian: NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín Thời gian: 3 năm (2015, 2016, 2017). 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiến hành vào thời điểm bắt đầu thực hiện đề tài để tìm nguồn tài liệu tham khảo quyết định nội dung đề tài, tài liệu trong phần cơ sở lí luận và mô hình CAMEL được sử dụng trong khóa luận thông qua internet, sách báo, tạp chí, Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu sử dụng là số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch của Sacombank và các ngân hàng khác được tải về từ các website liên quan. Trường Phương pháp phân Đại tích s ốhọcliệu: Kinh tế Huế - Từ các số liệu thu thập được, tiến hành tính toán, thống kê, xử lý với sự trợ giúp của phần mềm Excel, phân nhóm theo các nhóm chỉ tiêu của mô hình. - Sau khi xử lý số liệu tiến hành phương pháp so sánh, phân tích xu hướng, phân tích tỷ số, phân tích đánh giá theo thang điểm xếp loại để thu được kết quả. - Khóa luận nghiên cứu so sánh tình hình hoạt động của Sacombank với các 3
- [Type here] ngân hàng: NHTM Cổ phần Á Châu (ACB) và NHTM Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank). Ba ngân hàng này đều thuộc nhóm NHTM Cổ phần, hơn nữa 3 ngân hàng này được đánh giá có quy mô gần giống nhau và là đối thủ cạnh tranh của nhau trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngân hàng bán lẻ. 6. Cấu trúc của khóa luận - Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM và mô hình CAMEL - Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín Trường Đại học Kinh tế Huế 4
- [Type here] PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM VÀ MÔ HÌNH CAMEL 1.1 Cơ sở lý luận về NHTM 1.1.1Khái niệm NHTM NHTM là một loại hình TCTD được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 nhằm mục tiêu lợi nhuận. [11] 1.1.2Một số hoạt động chính của NHTM[7] a. Hoạt động huy động vốn NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau: - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các TCTD nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHNN. b. Hoạt động cấp tín dụng NHTM được cáp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết Trườngkhấu thương phiếu Đạivà giấy t ờhọccó giá khác, Kinh bão lãnh, chotế thuê Huế tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN như bao thanh toán, tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi cho vay theo hạn mức tín dụng và hạn mức tín dụng dự phòng, Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. c. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 5
- [Type here] Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, NHTM được mở tài khoản cho khách hàng trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua NHNN, NHTM phải mở tài khoản tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh NHTM được mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán theo quy định của NHNN - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép d. Các hoạt động khác Các hoạt động khác của NHTM bao gồm: góp vốn, mua Cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ liên quan đến hoạt động ngân hàng. 1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Trườnga. Khái niệm hiệu Đạiquả học Kinh tế Huế Hiệu quả là vấn đề được chú trọng trong nhiều lĩnh vực đời sống và được xem là tiêu chí đánh giá chất lượng của mọi hoạt động. [6] b. Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Theo Peter S. Rose, bản chất của NHTM cũng có thể được xem là một tập đoàn kinh doanh, hoạt động với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho 6
- [Type here] phép. Đạt được hiệu quả kinh doanh cao là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, đồng thời có thể giúp ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động của mình. [9] Theo ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB – European Central Bank), hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là khả năng tạo ra lợi nhuận bền vững. Lợi nhuận thu được đầu tiên dùng dự phòng cho các khoản lỗ bất ngờ và tăng cường vị thế về vốn, rồi cải thiện lợi nhuận thu được trong tương lại thông qua đầu tư từ các khoản lợi nhuận giữ lại. [11] Như vậy, một ngân hàng được đánh giá là có hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt thì bên cạnh việc đáp ứng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với chi phí tối thiểu, ngân hàng còn phải thường xuyên đáp ứng các yêu cầu về an toàn hoạt động và giảm thiểu rủi ro. 1.3 Cơ sở lý luận về mô hình CAMEL 1.3.1Giới thiệu mô hình CAMEL Mô hình CAMEL là là một phương pháp đánh giá sức khỏe của các TCTD được Cục quản lý TCTD Hoa kỳ (National Credit Union Administration – NCUA) thông qua năm 1987 [18]. Mô hình dùng để xếp hạng cho các tổ chức tín dụng dựa trên việc đánh giá 5 tiêu chí: - C (Capital adequacy): Mức độ an toàn vốn - A (Asset quality): Chất lượng tài sản - M (Management ability): Năng lực quản lý Trường- E (Earning): Khả năngĐại sinh lhọcời Kinh tế Huế - L (Liquidity): Khả năng thanh khoản CAMEL được coi là chuẩn mực đối với hầu hết các tổ chức trên toàn thế giới khi đánh giá hiệu quả, rủi ro của các ngân hàng nói riêng và các TCTD nói chung. Tại Việt Nam, NHNN đã áp dụng hệ thống đánh giá theo tiêu chuẩn CAMEL 7
- [Type here] đối với các NHTM trong thanh tra tại chỗ và giám sát từ xa. Các quy định đánh giá giám sát NHTM được ban hành kèm theo Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN. Việc xếp hạng sẽ được sử dụng để đánh giá thực trạng của hệ thống ngân hàng và phần nâng cao hiệu quả của hoạt động thanh tra tại chỗ: quá trình thanh tra sẽ được rút ngắn đáng kể về thời gian; nội dung thanh tra sẽ chỉ tập trung vào những chỉ tiêu cần chú ý trong hệ thống xếp hạng theo tiêu chuẩn CAMEL. 1.3.2 Các mức xếp hạng của mô hình CAMEL [17] Mô hình này dựa trên báo cáo tài chính, nghĩa là thông qua thanh tra tại chỗ để đánh gia xếp hạng theo bậc từ 1 (tốt nhất) đến 5 (kém nhất) và được tổng hợp lại để đưa ra xếp hạng cuối cùng. Hạng 1: Tổ chức tài chính hoạt động tốt với mức cao hơn trung bình chung Hạng 2: Tổ chức tài chính hoạt động ở mức trung bình hoặc trên trung bình không nhiều, vừa đủ mức an toàn Hạng 3: Tổ chức tài chính hoạt động ở dưới mức trung bình Hạng 4: Tổ chức tài chính hoạt động không đảm bảo, thấp hơn mức trung bình rất nhiều, cần phải giám sát để tránh nguy cơ mất năng lực hoạt động Hạng 5: Tổ chức tài chính hoạt động rất kém và nguy cơ mất năng lực hoạt động, cần phải được chú ý giám sát ngay. Việc đánh giá các yếu tố của CAMEL và mối liên hệ giữa chúng là cơ sở để đưa ra đánh giá tổng hợp. Mặc dù các yếu tố của CAMEL thường có liên hệ rất gần với đánh giá chỉ số tổng hợp nhưng không có nghĩa là chỉ số tổng hợp được tính toán Trườngbằng cách lấy giá trĐạiị trung bìnhhọc của các Kinh yếu tố CAMEL tế . HuếVí dụ, có thể một ngân hàng vẫn hoạt động với một đội ngũ quản lý, mức thu nhập và thanh khoản có thể chấp nhận được nhưng chất lượng tài sản không tốt. Như vậy, chỉ số tổng hợp ở mức 3 có thể là thích hợp. 8
- [Type here] Kết quả phân loại không được công bố cho công chúng biết mà chỉ phục vụ riêng cho cơ quan quản lý, giám sát tổ chức tài chính nhằm đánh giá tình trạng yếu kém và đưa ra biện pháp phòng ngừa tài sản. 1.3.3 Nội dung mô hình CAMEL 1.3.3.1.Mức độ an toàn vốn (Capital adequacy) Trên thị trường tài chính luôn tồn tại nhiều rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng nói dung và các ngân hàng nói riêng. Bên cạnh việc đánh giá đúng những rủi ro phải đối mặt như: rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro vận hành, các ngân hàng cần phải duy trì một lượng vốn đủ để trang trải cho các hoạt động của mình để bù đắp cho những tổn thất không mong đợi, đảm bảo sự an toàn cho người gửi tiền cũng như các chủ sở hữu. [12] Đáp ứng yêu cầu vốn tối thiểu theo luật định là nhân tố then chốt trong việc quyết định một ngân hàng có an toàn vốn hay không và duy trì một mức vốn đầy đủ là nhân tố quan trọng. [12] Mức độ an toàn vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ an toàn vốn Tỷ lệ an toàn vốn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh mức độ an toàn của vốn của ngân hàng, được xác định trên cơ sở vốn tự có so với tài sản có quy đổi theo tỷ trọng rủi ro của từng loại tài sản. Theo quy định của Thông tư 36, các NHTM Việt Nam đang áp dụng công thức tính tỷ lệ an toàn vốn như sau: [3] Vốn tự có CAR = X 100% Trường ĐạiTài sả n họccó điều ch Kinhỉnh rủi ro tế Huế Trong đó: Vốn tự có bao gồm: vốn cấp 1, vốn cấp 2 và các khoản giảm trừ + Vốn cấp 1 (Vốn cơ bản): bao gồm lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, như là Cổ phần thường, Cổ phần ưu đãi dài hạn, thặng dư vốn, lợi nhuận không chia, dự phòng chung các khoản dự trữ vốn khác. 9
- [Type here] + Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung): Bao gồm tất cả các vốn khác như vốn từ phát hành trái phiếu, giấy nợ và các khoản dự phòng ẩn (như trợ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê) Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Basel và của BIS (Bank for International Settlement) là 8%, theo quy định hiện hành của NHNN Việt Nam là 9%. Hệ số tự tài trợ Hệ số tự tài trợ là tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn. Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập về mặt tài chính của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng số nguồn vốn của ngân hàng, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao nhiêu phần. Trị số của chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cao, mức độ độc lập về mặt tài chính của ngân hàng càng tăng và ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏ, khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của ngân hàng càng thấp, mức độ độc lập về tài chính của ngân hàng càng giảm. [10] VCSH Hệ số tự tài trợ = Tổng vốn Hệ số đòn bẩy tài chính Hệ số đòn bẩy tài chính còn gọi là tỷ lệ D/E. Đây là hệ số phổ biến dùng để đo lường mức độ sử dụng nợ của ngân hàng trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử dụng vốn chủ sở hữu, phản ánh năng lực quản lý nợ và quy mô tài chính của ngân hàng. Với tỷ lệ này, ta có thể biết được tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, ngân hàng sử dụng bao nhiêu đồng vốn vay. Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản càng nhiều, mức độ an toàn đối với người gửi tiền hoTrườngặc chủ nợ của ngân Đại hàng càng học giảm. [8] Kinh tế Huế Tổng nợ Hệ số đòn bẩy tài chính = VCSH Xếp hạng Đối với an toàn vốn, xếp hạng là 1 cho thấy mức vốn của ngân hàng đủ lớn để bù đắp cho rủi ro. Trong khi đó, xếp hạng là 4 hoặc 5 cho thấy ngân hàng không 10
- [Type here] đảm bảo được mức vốn cần thiết. Xếp hạng 5 khi những ngân hàng đang đứng trước nguy cơ bị mất năng lực hoạt động và mất khả năng thanh toán, cần có sự hỗ trợ ngay từ các cổ đông hoặc các nguồn lực bên ngoài. 1.3.3.2.Chất lượng tài sản có (Asset quality) Tài sản có bao gồm: Dự trữ Hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm mục đích kiếm lời, song cần phải đảm bảo an toàn để giữ vững được lòng tin khách hàng. Muốn có sự tin cậy về phía khách hàng, trước hết phải đảm bảo khả năng thanh toán: đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng. Muốn vậy các ngân hàng phải để dành một phần nguồn vốn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh toán, gọi là dự trữ. Dự trữ bao gồm: + Dự trữ sơ cấp: bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại Ngân hàng Trung Ương và tại các ngân hàng khác. + Dự trữ thứ cấp: là dự trữ bằng chứng khoán ngắn hạn có thể bán để chuyển thành tiền một cách thuận lợi. Cấp tín dụng Sau khi để dành một phần dự trữ, các NHTM có thể cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân. Đây là tài sản có sinh lời quan trọng nhất của NHTM, bao gồm: cho vay (loans), chiết khấu (discount), cho thuê tài chính (financial leasing), bảo lãnh ngân hàng (bank guarantee), các hình thức khác Đầu tư Khoản mục đầu tư có vị trí quan trọng thứ hai trong tài sản có, mang lại khoảTrườngn thu nhập cho NHTM, Đại bên chọcạnh đó c ũngKinh góp phần phâtến tánHuế các rủi ro trong hoạt động của ngân hàng. Trong nghiệp vụ này, ngân hàng sẽ dùng nguồn vốn của mình để và nguồn vốn ổn định khác để đầu tư dưới dạng các hình thức: góp phần mua cổ phiếu, Cổ phần của các công ty, mua trái phiếu chính phủ, chính quyền địa phương, công ty 11
- [Type here] Tài sản cố định Tài sản cố định gồm tài sản cố định hữu hình và vô hình, trong đó có: nhà cửa, máy móc, trang thiết bị, quyền sử dụng đất Tài sản có khác: Tài sản có khác bao gồm các khoản mục còn lại như các khoản phải thu, thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại, Theo Garier (2007), chất lượng tài sản kém là nguyên nhân chính của hầu hết những cuộc sụp đổ của các ngân hàng. Một loại tài sản quan trọng nhất là danh mục cho vay. Trong đó, rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt là các khoản cho vay quá hạn. Các nhà phân tích tín dụng phải thực hiện việc đánh giá chất lượng tài sản có bằng việc quản lý rủi ro tín dụng và đánh giá chất lượng danh mục cho vay. Đo lường chất lượng tài sản có là công việc khó khăn bởi vì nó chủ yếu xuất phát từ chủ quan của người phân tích. [12] Chất lượng tài sản có được đánh giá qua các chỉ tiêu: Tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản có Cơ cấu tài sản sinh lời là chỉ tiêu phản ảnh tổng tài sản sinh lời so với tổng tài sản có của ngân hàng. Tài sản có của ngân hàng bao gồm các tài sản có sinh lời và tài sản có không sinh lời, trong đó tài sản có sinh lời là những tài sản đem lại nguồn thu nhập chính cho ngân hàng đồng thời cũng là những tài sản chứa đựng nhiều rủi ro. Nói đến chất lượng tài sản là nói đến chất lượng tài sản có sinh lời, được phản ánh chủ yếu ở chất lượng của hoạt động cấp tín dụng và hoạt động đầu tư. [6] Tài sản có sinh lời bao gồm tiền, vàng gửi tại các tổ chức tín dụng khác; khoản cho vayTrường các tổ chức tín Đại dụng khác; học khoản Kinh cấp tín dụng tế cho kháchHuế hàng; chứng khoán kinh doanh; chứng khoán đầu tư; khoản góp vốn; đầu tư dài hạn. [5] Tổng tài sản có sinh lời Tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản có = Tổng tài sản có Tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản tối thiểu là 75%. [2] 12
- [Type here] Tỷ lệ nợ xấu Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm: nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. [4] Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu dùng để đo lường tỷ lệ phần trăm các khoản nợ xấu trong tổng dư nợ của ngân hàng. Phản ánh các khoản tổng dư nợ có khả năng tổn thất một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi. Chỉ tiêu này càng cao thì càng đòi hỏi ngân hàng có nhiều vốn hơn để hỗ trợ cho danh mục các khoản vay. [4] Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ Khả năng bù đắp nợ xấu Đây là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ giữa dự phòng rủi ro tín dụng với tổng nợ xấu của ngân hàng, thể hiện khả năng bù đắp của ngân hàng đối với các khoản nợ xấu khi có rủi ro xảy ra. [12] Dự phòng rủi ro tín dụng Khả năng bù đắp nợ xấu = Nợ xấu Xếp hạng Mỗi yếu tố trong mô hình CAMELS được xếp hạng từ 1-5. Đối với thành phần chất lượng tài sản có, hạng 1 cho thấy một chất lượng tài sản có mạnh và danh mục đầu tư có rủi ro tối thiểu. Mặt khác, hạng 5 phản ánh chất lượng tài sản có cực kỳ yếu, đe dọa đến khả năng tồn tại của tổ chức khi mà chất lượng tài sản có vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng tới việc duy trì và đảm bảo mức vốn của ngân, đe dọa đến năng lực hoạt động của các ngân hàng. Trường1.3.3.3. Năng lực quĐạiản lý (Management học Kinh ability) tế Huế Năng lực quản lý về cơ bản là năng lực của ban giám đốc và quản lý trong việc xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro của một tổ chức và đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với pháp luật cũng như các quy định hiện hành. [12] 13
- [Type here] Grier (2007) cho thấy rằng quản lý được coi là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống đánh giá CAMEL bởi vì nó đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của ngân hàng.Nó là đối tượng để đo lường cũng như kiểm tra chất lượng tài sản có. [12] Trong quá trình hoạt động, chất lượng quản lý của ban điều hành ngân hàng thể hiện ở các tiêu chuẩn sau: [1] - Đề ra được các chính sách kinh doanh đúng đắn và có hiệu quả; - Xây dựng các thủ tục quản lý, điều hành các quy trình nghiệp vụ hợp lý, sát thực và đúng pháp luật; - Tạo lập được cơ cấu tổ chức hợp lý, vận hành hiệu quả; - Giảm thiểu rủi ro về đạo đức trong hệ thống quản lý. - Sự tuân thủ pháp luật, các quy chế về hoạt động ngân hàng, tính lành mạnh trong kinh doanh. - Tao được độ tín nhiệm cho ngân hàng trong môi trường hoạt động, có khả năng nắm bắt kịp thời những tình huống bất lợi, nhận biết sớm các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đe dọa sự an toàn của ngân hàng để đưa ra những biện pháp đối phó kịp thời. Ngoài ra, chất lượng quản lý còn được thể hiện qua các chỉ tiêu định lượng sau: Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận trên mỗi nhân viên, là thước đo hiệu quả của việc sử dụng nhân viên của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện năng suất hoạt động của ngân hàng càng tích cực. [10] Lợi nhuận ròng TrườngTỷ lệ lợi nhuậ nĐại ròng trên họctổng nhân Kinhviên = tế Huế Tổng số nhân viên Tốc độ tăng trưởng của tổng TS, dư nợ và lợi nhuần thuần Đo lường tốc độ tăng trưởng của tổng TS, dư nợ và lợi nhuận thuần để đánh giá chất lượng quản lý của ngân hàng. [10] 14
- [Type here] Giá trị năm thứ n – Giá trị năm thứ n-1 Tốc độ tăng trưởng = Giá trị năm thứ n-1 Xếp hạng Đối với năng lực quản lý, xếp hạng 1 khi ban quản lý và hội đồng quản trị có khả năng quản lý toàn diện đối với ngân hàng, giải quyết thành công và nhanh chóng các rủi ro hiện tại và tiềm năng của ngân hàng. Mặt khác, xếp hạng 5 khi xuất hiện những vấn đề mà nguyên nhân nảy sinh từ việc quản lý yếu kém kéo theo những hậu quả xấu đối với hoạt động của ngân hàng. Lúc này, các biện pháp nâng cao năng lực quản lý hoặc thay đổi ban quản lý nhằm khôi phục lại môi trường hoạt động hiệu quả cho ngân hàng là rất cần thiết. 1.3.3.4. Thu nhập (Earning) Yếu tố này không chỉ phản ánh về khả năng tạo ra thu nhập và xu hướng tăng trưởng của thu nhập, mà còn xét đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tính bền vững, chất lượng của thu nhập: rủi ro tín dụng, năng lực quản lý, mức độ rủi ro thị trường, tác động của thuế, các chi phí dự phòng Thu nhập trong tương lai có thể bị ảnh hưởng bởi NH không có khả năng dự báo và kiểm soát chi phí, không thực hiện đúng các chiến lược kinh doanh đặt ra hoặc thực hiện các chiến lược kinh doanh thiếu khôn ngoan Xếp hạng thu nhập được xếp hạng dựa trên những chỉ tiêu sau: ROA (Return on asset): chỉ tiêu lợi nhuận trên tổng tài sản, phản ảnh khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản; [8] Lợi nhuận ròng ROA = Trường Đại họcTổ ngKinh tài sản tế Huế ROE (Return on equity): chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, phản ánh khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn bỏ ra. [8] Lợi nhuận ròng ROE = Vốn chủ sở hữu 15
- [Type here] Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net interest margin – NIM): Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. [8] Thu nhập lãi thuần NIM = Tổng TS có sinh lợi Xếp hạng Đối với thu nhập, xếp hạng 1 phản ánh thu nhập đủ lớn, đủ để hỗ trợ hoạt động và duy trì đủ vốn và dự phòng đầy đủ cho các khoản mất nợ sau khi xem xét đến chất lượng tài sản, tăng trưởng, và các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng, và xu hướng của thu nhập. Mặt khác, xếp hạng 5 khi thu nhập của ngân hàng quá thấp hoặc đang chịu những khoản mất nợ lớn. Những khoản nợ mất này có thể gây ra những nguy cơ cho khả năng hoạt động của ngân hàng đồng thời với sự mất vốn. 1.3.3.5.Khả năng thanh khoản (Liquidity) Khả năng thanh khoản được đánh giá ở khả năng ngân hàng có thể duy trì một mức độ thanh khoản đủ để đáp ứng kịp thời khả năng thanh toán khi có dòng tiền rút ra. Khả năng thanh khoản của ngân hàng còn được đánh giá ở khả năng của tổ chức trong việc ứng phó với những thay đổi của thị trường có ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi tài sản nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Ngoài ra, hoạt động quản lý quỹ phải đảm bảo thanh khoản không được duy trì với chi phí cao, hoặc phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn dự trữ có thể không có sẵn trong thời điểm thị trường tài chính khó khăn hoặc trong điều kiện thị trường thay đổi bất lợi. [1] Trường Mức độ thanh khoảnĐại đư ợchọc đánh giá Kinh dựa trên các tế chỉ tiHuếêu sau đây: Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR): Tỷ lệ này phản ánh tương quan giữa dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động, cho biết mức độ sử dụng vốn huy động vào hoạt động tín dụng, cũng như khả năng cân đối nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. + Nếu tỷ lệ này > 100%: cho biết nguồn vốn huy động tại địa bàn không đủ để cân đối nợ phát sinh hay nói cách khác là phải sử dụng nguồn vốn hệ thống. 16
- [Type here] + Nếu tỷ lệ này ≤ 100%: tức là nguồn vốn huy động không những cân đối đủ mà còn hỗ trợ cho nguồn vốn toàn hệ thống. Tổng dư nợ cho vay LDR = Tổng tiền gửi Trong đó, nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi khách hàng; tiền gửi và vay các TCTD khác; phát hành giấy tờ có giá. Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi đối với NHTM tối đa là 80%. [3] Tỷ lệ dự trữ thanh khoản Tổ chức tín dụng , chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản cao để dự trữ đáp ứng các nhu cầu chi trả đến hạn và phát sinh ngoài dự kiến. TS có tính thanh khoản cao Tỷ lệ dự trữ thanh khoản = Tổng nợ phải trả NHTM phải duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tối thiểu là 10%. [3] Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán và duy trì tỷ lệ khả năng chi trả đối với đồng Việt Nam và ngoại tệ. TS có tính thanh khoản cao Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày = Dòng tiền ra ròng trong 30 ngày tiếp theo NHTM phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày đối với đồng Việt Nam tối thiểu là 50%, đối với ngoại tệ tối thiểu là 10%. [3] Xếp hạng Đối với khả năng thanh khoản, xếp hạng 1 đại diện cho ngân hàng có đủ khả năng thanh khoản và có khả năng huy động các nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hiện tại và dự kiến của mình. Mặt khác, xếp hạng 5 khi ngân hàng thiếuTrường hụt khả năng thanh Đại khoản v à họccần có biện Kinh pháp khắc tếphục Huếtức thời hoặc được hỗ trợ về mặt tài chính để ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu rút tiền và các nghĩa vụ nợ đến hạn. 1.3.4.Ưu, nhược điểm của mô hình CAMEL 1.3.4.1.Ưu điểm Mô hình CAMEL là công cụ hiệu quả để đánh giá, xếp hạng ngân hàng trong 17
- [Type here] giai đoạn hội nhập, làm cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh cũng như khả năng hoạt động hiệu quả của các ngân hàng khi gia nhập vào môi trường toàn cầu. Dựa vào những chỉ tiêu của mô hình, ta có thể nhận ra được những điểm yếu kém trong tình hình tài chính của mỗi ngân hàng để từ đó tìm cách khắc phục, cải thiện theo ý muốn của người điều hành. Việc áp dụng mô hình CAMEL trong giai đoạn hiện tại góp phần thanh lọc ra được những ngân hàng hoạt động yếu kém, từ đó khoanh vùng quản lý, giữ cho hệ thống ngân hàng được an toàn, lành mạnh. Đây là mô hình đã được áp dụng khá lâu đời tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển nên có tính ổn định khá cao và những chỉ tiêu đã được thay đổi linh hoạt để phù hợp qua từng thời kì phát triển của nên kinh tế. 1.3.4.2.Nhược điểm Mô hình CAMEL thiên về thống kê số liệu và việc phân tích phần lớn dựa vào các yếu tố định lượng, ngay cả yếu tố M – năng lực quản lý cũng được định lượng hóa khi phân tích. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện tại, việc phân tích này có thể làm sai lệch những đánh giá chân thực vào từng thời điểm. Đây là nhược điểm rất lớn của mô hình CAMEL. Trình độ chuyên môn và thời gian nghiên cứu ảnh hưởng tới việc đưa ra kết luận. Các chuẩn so sánh có thể thay đổi phụ thuộc vào từng thời kỳ, từng ngân hàng nên nếu dựa vào đó để đưa ra nhận xét có thể chưa chính xác. Tùy vào điều kiện cụ thể mà các chỉ tiêu của mô hình có sự thay đồi linh hoạt. Đối với mỗi ngân hàng hay mỗi giai đoạn thì cần chú trọng vào một hay một vài chỉ tiêu. Thông tin không trung thực, đầy đủ và kịp thời thì kết luận không có hiệu quả, ý nghTrườngĩa. Có nhiều thông tinĐại không đhọcược thể hiệnKinh trên các báotế cáo Huế tài chính. Các báo cáo tài chính không thể cung cấp mọi thông tin một cách chính xác, đầy đủ để người phân tích có đủ căn cứ đánh giá mức độ an toàn, khả năng sinh lời và thanh khoản của một TCTD. 18
- CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NHTM CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN THEO MÔ HÌNH CAMEL 2.1 Tổng quan về NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 2.1.1Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn thương tín (Sacombank) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/12/1991, là một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên được thành lập tại Thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng và 100 nhân sự. Trải qua chặng đường lịch sử 25 năm hình thành và phát triển, Sacombank tự hào khẳng định vị thế là một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Vị thế này không chỉ khẳng định uy tín của Sacombank mà còn thể hiện sức cạnh tranh nổi bật và chiến lược hoạt động hiệu quả qua các thời kỳ. Năm 1993, Sacombank mở chi nhánh đầu tiên tại Hà Nội, tiên phong thực hiện dịch vụ chuyển tiền nhanh giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, góp phần giảm dần tình trạng sử dụng tiền mặt giữa hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. Năm 1996, Sacombank trở thành ngân hàng đầu tiên phát hành cổ phiếu đại chúng với mệnh giá 200.000 đồng/cổ phiếu để huy động vốn. Năm 1997, Sacombank tiên phong thành lập tổ tín dụng ngoài địa bàn để đưa vốn về nông thôn, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh và cải thiện đời sống của các hộ nông dân Năm 2001, Sacombank là ngân hàng đầu tiên tiếp nhận vốn góp từ cổ đông nước ngoài, mở đầu là Tập đoàn Tài chính Dragon Financial Holding (Anh Quốc) thamTrường gia góp 10% vốn điềuĐại lệ. Việc học góp vốn Kinhnày là điều kiện tế tiền Huế đề cho sự hợp tác chiến lược của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) và Ngân hàng ANZ, nâng số vốn Cổ phần của các cổ đông nước ngoài tại Sacombank lên 30% vốn điều lệ vào năm 2003. Năm 2005, Sacombank khai trương mô hình ngân hàng dành cho phụ nữ: Chi nhành 8 Tháng 3 thành phố Hồ Chí Minh, là mô hình đặc thù dành riêng cho phụ nữ 19
- đầu tiên tại Việt Nam được Sacombank triển khai với sứ mệnh “Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam hiện đại.” Năm 2006, Sacombank là ngân hàng TMCP Việt Nam đầu tiên niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với mã chứng khoán STB, thể hiện cam kết hoạt động chuẩn mực, minh bạch vì sự phát triển an toàn, bền vững của Sacombank. Năm 2009, Sacombank nâng cấp hệ thống ngân hàng lõi từ Smartbank lên T24, phiên bản R8, góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, giúp xử lý giao dịch nhanh chóng chuyên nghiệp, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hỗ trợ công tác quản trị Hiện hệ thống đã được nâng cấp lên phiên bản R11. Năm 2011, Sacombank thành lập ngân hàng 10% vốn nước ngoài tại Campuchia, đánh dấu bước chuyển tiếp giai đoạn mới của chiến lược phát triển và nâng cao năng lực hoạt động của Sacombank tại Campuchia nói riêng và khu vực Đông Dương nói chung. Năm 2012, 2013, 2014, Sacombank lần lượt thay đổi cơ cấu cổ đông và cơ cấu hội đồng quản trị, đưa vào sử dụng hệ thống ngân hàng điện tử phiên bản mới với nhiều tính năng hiện đại và vượt trội, đẩy mạnh hoạt động hợp tác với các đối tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau như bất động sản, viễn thông, giáo dục, y tế, thực phẩm Đặc biệt, năm 2014, Sacombank được NHNN lựa chọn là 1 trong 10 ngân hàng thí điểm triển khai Basel II. Năm 2015, Sacombank thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Lào. Trong năm này, Sacombank cũng chính thức sát nhập Southern bak, nâng tầm quy mô hoạt động thuộc Nhóm 5 NHTM lớn nhất Việt Nam. Năm 2016, Sacombank đạt chứng nhận ISO:2015 về Hệ thống Quản lý chất lượng. TrườngNăm 2017 là năm Đại đầu tiên Sacombankhọc Kinh hoạt động theotế ĐềHuế án tái cơ cấu đã được Chính phủ và NHNN phê duyệt. Tuy đối mặt với nhiều khó khan và thách thức nhưng Sacombank đã được nhiều kết quả khả quan và tăng trưởng tích cực, tiêu biểu là lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.488 tỷ đồng, gấp 9,5 lần so với năm 2016. 20
- 2.1.2Ngành nghề hoạt động kinh doanh Sacombank cung cấp các dịch vụ tài chính, ngân hàng như: dịch vụ huy động vốn, dịch vụ cho vay, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ tài trợ xuất nhập khẩu, dịch vụ tài khoản, dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền nhanh trong nước, nước ngoài, dịch vụ chi trả kiều hối, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt, dịch vụ bao thanh toán, các giải pháp bảo hiểm và đầu tư; và các dịch vụ ngân hàng khác trong khuôn khổ được cho phép hoạt động của Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 21
- 2.1.3Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Kinh tế(Ngu Huếồn: Báo cáo thường niên Sacombank) 22
- 2.1.4Tình hình biến động tài sản - nguồn vốn Bảng 2.1 Tình hình biến động tài sản – nguồn vốn của Sacombank từ 2015-2017 (Đơn vị: triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/ 2017/ 2015 2016 Tài sản 292.032.736 332.023.043 368.468.840 13,69% 10,98% Nguồn NPT 269.952.241 309.831.109 345.232.548 14,77% 11,43% vốn VCSH 22.080.485 22.191.934 23.236.292 0,50% 4,71% (Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu Báo cáo tài chính Sacombank) Sau sát nhập NHTM Cổ phần Phương Nam vào cuối năm 2015, tổng tài sản của Sacombank lên tới 292 nghìn tỷ đồng, trở thành NHTM thuộc top 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn, mạng lưới và nguồn nhân lực, chỉ đứng sau các NHTM khối quốc doanh. Năm 2016 và 2017, dù gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đầu tái cơ cấu, Sacombank vẫn duy trì được năng lực tài chính của mình với tổng tài sản không ngừng gia tăng. Đối với nguồn vốn, các khoản mục nợ phải trả và VCSH của Sacombank cũng tăng qua các năm. Vốn chủ sở hữu của Sacombank năm 2017 đã đạt hơn 23 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ lên tới 18.852 tỷ đồng. Quy mô huy động vốn là một điểm mạnh của Sacombank, trong đó, huy động vốn của Sacombank từ các tổ chức Trườngkinh tế và dân cư luônĐạiở mứ c họccao, tăng trưKinhởng mạnh, tếnhất làHuế 2016 và 2017 đạt cao nhất trong các NHTM ngoài quốc doanh. Điều này không chỉ cho thấy khả năng cạnh tranh, năng lực bán hàng của Sacombank mà còn thể hiện niềm tin của khách hàng dành ngân hàng trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn hiện nay. 23
- 2.1.5Kết quả kinh doanh Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu thể hiện kết quả kinh doanh của Sacombank từ 2015-2017 Đơn vị: triệu đồng Tốc độ tăng trưởng 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Thu nhập lãi thuần 6.575.107 4.020.697 5.278.035 -38,85% 31,27% Tổng thu nhập hoạt động 8.288.716 6.530.157 8.645.286 -21,22% 32,39% Lợi nhuận trước thuế 878.155 155.591 1.491.804 -82,28% 858,80% (Nguồn: Tác giả tính toán theo số liệu Báo cáo tài chính của Sacombank) Trái với xu hướng gia tăng của tài sản và nguồn vốn, các chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Sacombank lại có nhiều biến động trong giai đoạn 2015-2017. Các khoản mục thu nhập và lợi nhuận đều giảm rất mạnh vào năm 2016, trong đó lợi nhuận trước thuế giảm tới hơn 82% so với năm 2015. Tuy nhiên, nhờ những nỗ lực thực hiện Đề án tái cơ cấu sau sát nhập, kết quả kinh doanh của Sacombank đã được cải thiện đáng kể vào năm 2017, với tốc độ tăng trưởng mạnh nhất đến từ chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Sacombank có triển vọng sẽ tiếp tục hoàn thành mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận vào những năm tiếp theo. 2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Cổ phần Sài Gòn Thương Tin theo mô hình CAMEL 2.2.1C – Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn) a. Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.1. CAR của Sacombank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank) 24
- Nhìn chung, CAR qua các năm đều ở mức an toàn và ổn định, CAR trung bình trên mức 10%. Tuy nhiên vào năm 2016, hệ số này của Sacombank giảm mạnh xuống còn 9,61%. Tuy vẫn cao hơn tỷ lệ an toàn tối thiểu quy định (9%) nhưng sự sụt giảm đột ngột này là một con số đáng báo động vào thời điểm đó. Nguyên nhân có thể lý giải vì năm 2016 là giai đoạn đầu tiên tái cơ cấu sau sáp nhập Ngân hàng TMCP Phương Nam, ngân hàng đang gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề xử lý nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2016 là 6,91%, ở mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, cao hơn mức nợ xấu trung bình của toàn ngành. Tuy nhiên, tính đến thời điểm cuối năm 2017, thông qua việc thực hiện Đề án tái cơ cấu sau sát nhập, Sacombank tuyên bố đã xử lý được hơn 19.660 tỷ đồng nợ xấu, nâng hệ số CAR lên tới 11,30 %. Đây là mức CAR cao nhất của Sacombank từ năm 2015 đến nay, chứng tỏ quyết tâm của ngân hàng trong việc đảm bảo an toàn hoạt động, tạo niềm tin cho khách hàng và các nhà đầu tư. Biểu đồ 2.2 CAR của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank, ACB và Eximbank) TrườngTheo Báo cáo thư ờĐạing niên c ủhọca Sacombank Kinh qua các năm,tế tỉHuếlệ an toàn vốn tối thiểu của Sacombank luôn ở mức cao hơn so với quy định hiện hành, tuy nhiên mức chênh lệch bình quân không lớn như đối với các NHTM khác trong cùng nhóm NHTM ngoài quốc doanh. CAR bình quân 3 năm của Sacombank đạt khoảng 10,62%, trong khi của ACB khoảng 12,49%, còn của Eximbank lên tới 16,54%. 25
- b. Vốn điều lệ, vốn chủ sở hữu Hiện tại, Sacombank thuộc top 5 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam về quy mô vốn, chỉ đứng sau 4 NHTM trong khối quốc doanh và dẫn đầu trong khối các NHTM ngoài quốc doanh. Đơn vị tính: triệu đồng Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ 23,236,292 2017 18,852,157 22,191,934 2016 18,852,157 22,080,495 2015 18,852,157 0 5,000,000 10,000,000 15,000,000 20,000,000 25,000,000 BiểuBiểu đồ 2.3đồ 2.3 Vố Vốnn đi ềđiềuu lệ ,lệ, VCSH VCSH c ủcủaa Sacombank Sacombank từtừ 20152015-2017- 2017 (Nguồn: Báo cáo tài chính Sacombank) Bảng 2.3 Vốn điều lệ, VCSH của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng Ngân hàng 2015 2016 2017 Sacombank 18.852.157 18.852.157 18.852.157 Vốn điều lệ ACB 9.376.965 9.376.965 10.273.239 Eximbank 12.355.229 12.355.229 12.355.229 Sacombank 22.080.495 22.191.134 23.236.292 Vốn chủ TrườngAC ĐạiB học12.787.542 Kinh14.062.716 tế Huế16.030.847 sở hữu Eximbank 13.144.721 13.448.419 14.252.181 (Nguồn: Báo cáo tài chính của Sacombank, ACB và Eximbank) - Về quy mô vốn điều lệ, Sacombank từ một ngân hàng chỉ có 3 tỷ đồng khi mới thành lập thì đến năm 2015, ngân hàng đã tăng mức vốn điều lệ lên tới hơn 26
- 18.852 tỷ đồng sau 24 năm hoạt động. Việc tăng vốn điều lệ này xảy ra khi Sacombank tiến hành sát nhập NHTM Cổ phần Phương Nam, đưa Sacombank trở thành một trong 5 NHTM Cổ phần lớn nhất Việt Nam. Từ năm 2015, vốn điều lệ của ngân hàng vẫn tiếp tục giữ nguyên. So với ACB, Eximbank bình quân vốn điều lệ 3 năm của Sacombank cao gần gấp đôi. - VCSH của Sacombank tăng qua các năm, năm 2016 tăng khoảng 0,5% so với năm 2015, năm 2017 tăng khoảng 4,7% so với năm 2016. VCSH bình quân của Sacombank cao gấp khoảng 1,5 lần so với ACB, Eximbank và cũng cao hơn rất nhiều lần so với các NHTM Cổ phần khác trong khối ngoài quốc doanh. c. Vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn Biểu đồ 2.4 Tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank, ACB và Eximbank) Tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn giúp đánh giá mức độ tự chủ về tài chính của ngân hàng và khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủ sở hữu. Tuy VCSH của Sacombank cao hơn nhiều so với ACB và Eximbank nhưng chỉ tiêu VCSH trên tổng Trường nguồn vốn lại không Đại chênh học lệch nhi ềKinhu so với ACB tế và Huế thấp hơn so với Eximbank rất nhiều. Như vậy, Sacombank có nguồn vốn từ nợ phải trả cao hơn 2 ngân hàng còn lại. Điều này chứng tỏ năng lực tự đảm bảo về mặt tài chính của Sacombank chưa cao bằng hai ngân hàng còn lại. 27
- d. Hệ số đòn bẩy tài chính Bảng 2.4 Hệ số đòn bẩy tài chính của Sacombank, ACB, Eximbank từ 2015-2017 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Sacombank ACB Eximbank 2015 269.952.241 188.669.443 111.704.954 Nợ phải trả 2016 309.831.109 219.618.161 115.353.089 2017 345.232.548 268.285.276 135.118.373 2015 22.080.495 12,787.542 13.144.721 VCSH 2016 22.191.934 14.062.716 13.448.419 2017 22.236.292 16.030.847 14.251.181 2015 12,23 14,75 8,50 Nợ/VCSH 2016 13,96 15,62 8,58 2017 15,53 16,74 9,48 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo số liệu Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Nhìn vào bảng trên, ta có thể nhận thấy hệ số đòn bẩy tài chính của Sacombank tăng dần qua các năm. Năm 2016, trong khi tốc độ tăng VCSH là 0,5% thì tốc độ tăng của nợ phải trả là 14,8%. Năm 2017, tốc độ tăng VSCH là 4,7% thì tốc độ tăng của nợ phải trả là 11,4%. Như vậy, khả năng tận dụng được nguồn lực từ bên ngoài của Sacombank là rất lớn. Tuy nhiên, tương ứng với mỗi đồng vốn chủ sTrườngở hữu, ngân hàng sửĐạidụng bình học quân kho Kinhảng gần 14 đtếồng nHuếợ. Điều này mang lại nhiều rủi ro cho ngân hàng khi phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn từ bên ngoài. Trong trường hợp xấu xảy ra, ví dụ như khách hàng đến rút tiền ồ ạt, ngân hàng sẽ khó có thể chống đỡ được. Hệ số đòn bẩy tài chính càng thấp sẽ càng an toàn hơn cho Sacombank nói riêng và các ngân hàng nói chung. 28
- Biểu đồ 2.5 Hệ số đòn bẩy tài chính của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa theo số liệu Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Hệ số đòn bẩy tài chính của Sacombank qua 3 năm đều thấp hơn ACB nhưng lại cao hơn so với Eximbank rất nhiều. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ so với vốn chủ sở hữu của Eximbank hợp lí hơn và năng lực quản lý nợ cũng tốt hơn. Kết luận về mức độ an toàn vốn: Sacombank có nguồn VSCH lớn, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tốt, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu cao hơn quy định của NHNN, các tỷ lệ an toàn khác đều phù hợp với tiêu chuẩn an toàn hoạt động của ngành ngân hàng. Xếp hạng mức độ an toàn vốn: Hạng 2 Trường Đại học Kinh tế Huế 29
- 2.2.2A – Asset quality (Chất lượng tài sản) a. Tỷ lệ tài sản có sinh lời trên tổng tài sản có Cơ cấu TS có sinh lời Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.6 Cơ cấu TS có sinh lời của Sacombank từ 2015-2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Sacombank) Qua các biểu đồ cơ cấu TS có sinh lời của Sacombank trong 3 năm, ta có thể thấy rằng hoạt động tín dụng và hoạt động đầu tư là 2 hoạt động sinh lời chủ yếu, 30
- trong đó, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng cao nhất, bình quân chiếm đến khoảng 76,2% tổng TS có sinh lời. Năm 2016, tỷ trọng dư nợ cho vay trong tổng TS có sinh lời giảm so với năm 2015, và năm 2017 cũng tiếp tục giảm. Mặc dù dư nợ cho vay vẫn tăng trưởng nhưng không theo kịp tốc độ tăng trưởng chứng khoán đầu tư. Điển hình là năm 2016, tốc độ tăng trưởng cho vay chỉ đạt 6,95% trong khi tốc độ tăng trưởng chứng khoán đầu tư lên tới 63,9%. Nguyên nhân có thể lý giải vì đây là giai đoạn tiến hành đề án tái cơ cấu sau thương vụ sát nhập NHTM Cổ phần Phương Nam nên ngân hàng thắt chặt các hoạt động tín dụng, thay vào đó lại chú trọng cho các hoạt động đầu tư chứng khoán để sinh lời. Tuy nhiên, năm 2017, tốc độ tăng trưởng cho vay lại tăng cao, đạt 12,1%, trong khi tốc độ tăng trưởng chứng khoán đầu tư giảm xuống còn 12,54%. Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của Sacombank từ 2015- 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Sacombank) Năm 2015, mặc dù tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có vẫn đảm bảo trên mức Trườngquy định tối thiểu (75%)Đại nhưng học tỷ lệ này Kinh lại giảm đáng tế k ểHuếso với năm 2014. Nguyên nhân vì đây là thời điểm sau sát nhập, tổng TS của Sacombank tăng từ gần 190 nghìn tỷ đồng lên tới khoảng 292 nghìn tỷ đồng, chủ yếu là tăng TS cố định và các TS có khác, là loại TS có không sinh lời. Tốc độ tăng trưởng TS quá nhanh, đạt tới 53,86%, khiến tốc độ tăng trưởng TS có sinh lời không theo kịp, dẫn đến tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có giảm khoảng 11,63% so với năm trước đó. 31
- Năm 2016, tốc độ tăng trưởng của tỷ lệ này đã được cải thiện đáng kể, từ - 10,42% lên tới 5,44%, chủ yếu là do tăng của chứng khoán đầu tư, từ 39 nghìn tỷ đồng lên tới 65 nghìn tỷ đồng. Điều đặc biệt là, trong khoản mục chứng khoán đầu tư này, Sacombank có tới 37 nghìn tỷ đồng trái phiếu đặc biệt, là loại trái phiếu dùng để bán nợ xấu, do VAMC phát hành. Chính vì thế, TS có sinh lời đã được thổi phồng lên một cách đáng kể. Năm 2017, tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng đã giảm xuống còn 2,52% so với năm 2016. Trong đó, điềm đáng chú ý là Sacombank chú trọng tăng cường hoạt động tiền gửi, cho vay tại các TCTD khác, từ khoảng 2,5 nghìn tỷ đồng lên tới 7,3 nghìn tỷ đồng. Điều đó chứng tỏ Sacombank đã bắt kịp xu hướng tăng trưởng tín dụng liên ngân hàng trong giai đoạn này. Biểu đồ 2.8 Tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Qua biểu đồ, ta có thể thấy tỷ lệ TS có sinh lời trên tổng TS có của Sacombank trongTrường cả 3 năm đều thấp hơnĐại đáng k ểhọcso với ACB Kinh và Eximbank, tế m ặHuếc dù bình quân tổng tài sản có của Sacombank rất lớn, gấp gần 1,5 lần ACB và gần 2,5 lần Eximbank. Điều này cho thấy tỷ trọng tài sản có sinh lời của Sacombank cũng thấp hơn 2 ngân hàng còn lại, chứng tỏ quản lý tài sản có của Sacombank chưa thực sự hiệu quả bằng ACB và Eximbank. 32
- b. Tỷ lệ nợ xấu Biểu đồ 2.9 Cơ cấu nợ xấu của Sacombank từ 2015- 2017 Đơn vị tính: triệu đồng (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của Sacombank) Biểu đồ 2.10 Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 Trường(Nguồn: Tác giĐạiả tính toán học dựa trên Kinh Báo cáo tài chínhtế cHuếủa các ngân hàng) Cuối năm 2015, sau sát nhập, tỷ lệ nợ xấu của Sacombank tăng vọt lên, trở thành một con số báo động trong ngành ngân hàng. Trong khi tỷ lệ này ở đầu năm chỉ có 1,89% thì vào thời điểm cuối năm đã tăng lên 5,8%. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank cao gấp khoảng 4,5 lần của ACB và gấp khoảng 3 lần của Eximbank. Trong đó, tỷ trọng nợ có khả năng mất vốn chiếm tỷ trọng 72,94% trong cơ cấu nợ xấu, ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng. 33
- Thương vụ sát nhập đã để lại gánh nặng nợ xấu cho Sacombank khi mà tỷ nợ xấu tiếp tục tăng vào năm 2016. Cuối năm này, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng lên tới 6,91%. Đây là mức cao nhất trong số các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, và cao hơn mức nợ xấu trung bình của toàn ngành (2,46% tính đến tháng 30/11/2016). Sacombank vì thế tbị đưa vào trọng tâm xử lý của NHNN vào năm 2017. Năm 2017, với việc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được NHNN phê duyệt, Sacombank hoàn thành mục tiêu xử lý nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về còn 4,67%. Mặc dù đây vẫn là tỷ lệ khá cao so với các ngân hàng khác nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu đã được giảm đáng kể, từ 19,1% vào cuối năm 2016 xuống còn -32,4% vào cuối năm 2017. Bằng nhiều nỗ lực áp dụng các biện pháp xử lý nợ xấu như bán nợ xấu cho VAMC, thanh lý tài sản cấn trừ nợ , tình hình nợ xấu của Sacombank đã dần được cải thiện. Sacombank đặt mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 3% vào năm 2018 c. Khả năng bù đắp nợ xấu Dự phòng rủi ro tín dụng TrườngBiểu đồ 2.11 D ựĐạiphòng rủi rohọc của Sacombank, Kinh ACB và Eximbanktế Huế từ 2015- 2017 (Đơn vị: triệu đồng) (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank tăng trưởng qua từng năm với tốc độ tăng trưởng tăng dần. Năm 2016, dự phòng rủi ro tăng khoảng 11,9% so với năm 34
- 2015, năm 2017 tăng khoảng 11,69% so với năm 2016. Hậu quả nợ xấu để lại sau sát nhập buộc Sacombank phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Bình quân giá trị dự phòng này của Sacombank gấp khoảng 3 lần của ACB và gấp tới 4 lần của Eximbank. Đây là mức trích lập rất lớn so với toàn ngành, đẩy lợi nhuận của Sacombank trong giai đoạn này giảm xuống đáng kể. Khả năng bù đắp nợ xấu Biểu đồ 2.12 Khả năng bù đắp nợ xấu của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) So với năm 2015, khả năng bù đắp nợ xấu của Sacombank giảm nhẹ vào năm 2016 nhưng đã tăng trở lại vào năm 2017. Mặc dù Sacombank tiến hành trích lập mức dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn rất nhiều so với ACB và Eximbank nhưng khả năng bù đắp nợ xấu của Sacombank vẫn thấp hơn đáng kể so với 2 ngân hàng này. Bình quân khả năng bù đắp nợ xấu của Eximbank và ACB gấp từ 1,5 lần đến gTrườngần 3 lần của Sacombank. Đại Đi ềhọcu này ch ứKinhng tỏ nợ xấu tếcủa Sacombank Huế quá lớn, dù mức trích lập dự phòng rủi ro đã lên tới hơn 4 nghìn tỷ đồng vào năm 2016 và gần 5 nghìn tỷ đồng vào năm 2017 vẫn không thể cải thiện khả năng bù đắp nợ xấu lên cao. Như vậy, khi có rủi ro xảy ra, Sacombank sẽ gặp khó khăn trong việc bù đắp các khoản nợ xấu, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận và thậm chí là đe dọa an toàn hoạt động của ngân hàng. 35
- Kết luận về chất lượng tài sản có: Mặc dù Sacombank có lợi thế lớn về quy mô tài sản nhưng lại có rất nhiều hạn chế trong việc tạo ra khả năng sinh lời cho tài sản. Cho vay khách hàng là tài sản có sinh lời chủ yếu trong cơ cấu tài sản. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu quá cao là nhược điểm lớn đã làm giảm đi chất lượng tài sản có của ngân hàng Xếp hạng chất lượng tài sản có: Hạng 3 2.2.3M – Management ability (Năng lực quản lý) Hoạt động quản lý rủi ro Trong những năm qua Sacombank đã xây dựng hệ thống đánh giá và quản lý rủi ro trong hoạt động thường nhật của ngân hàng nhằm chủ động đề ra các biện pháp đối phó với các tình huống rủi ro, khủng hoảng phát sinh; tập trung xây dựng phần mềm quản lý rủi ro trên cơ sở tổng hợp, phân tích các số liệu lịch sử, tin học hóa công tác giám sát thông qua các chỉ số báo cáo, xem xét lại các quy trình nghiệp vụ nhằm giảm thiểu và hạn chế những rủi ro có thể phát sinh Hoạt động quản lý rủi ro luôn được Sacombank đề cao, nhất là hiện nay, khi Sacombank đang trong giai đoạn thực hiện Đề án tái cơ cấu sau sát nhập. Sacomank có Uỷ ban quản lý rủi ro, là bộ phận điều hành và triển khai các hoạt động quản lý rủi ro, đảm bảo an toàn cho hệ thống với những mục tiêu hướng đến chuẩn mực của Basel, thông lệ quốc tế và quy định của NHNN, và quan trọng là phải phù hợp với thực tế hoạt động của Sacombank. Năm 2016, Sacombank được NHNN chọn là 1 trong 10 NHTM thí điểm thực hiện áp dụng Hiệp ước quốc tế Basel II vào hệ thống quản trị rủi ro của ngân hàng. TrongTrường khuôn khổ thực hi Đạiện dự án này,học Sacombank Kinh đã tiến hànhtế cácHuế tiểu dự án như : phối hợp với công ty E&Y triển khai và phát hành báo cáo đánh giá GAP toàn diện về cơ cấu tổ chức, quy trình, chính sách, cơ sở dữ liệu cho các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng, quy trình đánh giá vốn rủi ro (ICAAP) 36
- Quản lý rủi ro tín dụng: Sacombank tiếp thu công cụ và kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế, cũng như đầu tư các thiết bị kỹ thuật hiện đại, trong đó, phải kể đến mô hình xếp hạng tín dụng đã góp phần đáng kể trong quá trình quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng. Mô hình xếp hạng tín dụng là một công cụ tối ưu quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và chấm điểm tín dụng. Mô hình này tuân theo các trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, bao gồm: hệ thống các tiêu chí và trọng số; cách xác định giá trị của từng tiêu chí; cách quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí; cách tính hạng tín dụng từ tiêu chí định tính và định lượng; cách xác định giá trị của khoản lỗ dự kiến. Thông qua mô hình này, Sacombank sẽ chấm điểm tín dụng đối với từng khách hàng doanh nghiệp và cá nhân để làm cơ sở quyết định cấp phát tín dụng theo hạn mức cho phép và phù hợp. Đây là một trong những công cụ giúp Sacombank nâng cao chất lượng cấp phát tín dụng của mình, tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý rủi ro. Đầu năm 2018, Sacombank đã ký hợp đồng xây dựng hệ thống phần mềm khởi tạo, phê duyệt và quản lý cấp tín dụng (LOS) có tổng giá trị đầu tư hơn 100 tỷ đồng với đối tác là liên danh Aurionpro – Integro. Phần mềm gồm 3 hệ thống chính là: Khởi tạo hồ sơ tín dụng, quản lý hạn mức, quản lý tài sản đảm bảo. Xây dựng phần mềm LOS là một bước đi rất quan trọng của Sacombank, giúp ngân hàng quản lý xuyên suốt toàn bộ quy trình, tác nghiệp, từ khâu tạo hồ sơ khách hàng, xét duyệt khoản vay, đến triển khai phán quyết. Một khi phần mềm được hoàn thiện, Sacombank có thể rút ngắn chi phí vận hành, tăng độ chính xác và tiết kiệm thời gian tối đã xử lý hồ sơ tín dụng, và nhất là tăng cường công tác quản lý rủi roTrường tín dụng. Đại học Kinh tế Huế Hiện nay, Sacombank cũng đang tiến hành lựa chọn các nhà thầu có đủ năng lực chuyên môn để hỗ trợ Sacombank triển khai các tiểu dự án trong lộ trình triển khai Basel II như: Dự án Xây dựng hệ thống khởi tạo khoản vay (Loan Origination System - LOS); Dự án nâng cấp Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Credit Rating 37
- System); Dự án tính tài sản có rủi ro (RWA) theo Basel II dựa trên phương pháp cơ bản để áp dụng nội bộ Quản lý rủi ro thị trường: Nhận thức được thị trường luôn luôn biến động và chứa đựng nhiều rủi ro, Sacombank chú trọng ngày càng nhiều hơn đối với hoạt động quản lý rủi ro thị trường. Trong khuôn khổ thực hiện dự án Basel II, Sacombank đang tìm kiếm nhà thầu triển khai Dự án Hoàn thiện khung quản lý rủi ro thị trường. Hoạt động quản lý rủi ro thị trường bao gồm quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá. + Quản lý rủi ro thanh khoản: . Triển khai hệ thống phân tích và báo cáo rủi ro thanh khoản thông qua bảng phân tích tài sản Có và tài sản Nợ theo thời gian đáo hạn thực tế, các tỷ lệ đảm bảo an toàn thanh khoản. . Hoàn thiện các quy định về quản lý khả năng chi trả, quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng; tiến hành xây dựng mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (stress test); thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả và các biện pháp xử lý, hệ thống báo cáo và chế độ báo cáo về khả năng chi trả. . Quản lý chặt chẽ dòng tiền ra, vào của cả hệ thống trên cơ sở hoàn thiện việc quản lý nguồn vốn tập trung nhằm quản lý tốt thanh khoản và tăng hiệu quả sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng. Trường+ Quản lý rủi ro lãi Đạisuất: học Kinh tế Huế . Áp dụng chính sách duy trì mức lãi suất trên thị trường, đồng thời cho phép chi nhánh điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp theo từng đối tượng khách hàng để giữ khách hàng hiện có và thu hút khách hàng mới; điều chỉnh chu kỳ thay đổi lãi suất phù hợp. . Theo dõi chặt chẽ diễn biến lãi suất trên thị trường, phân tích “ Gap” lãi 38
- suất và mô phỏng các khả năng tác động đến lợi nhuận của lãi suất; giám sát, báo cáo chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào- đầu ra nhằm đảm bảo mức an toàn lãi suất kỳ vọng. + Quản lý rủi ro tỷ giá: . Sacombank chủ động dự báo biến động lãi suất và tỷ giá để xây dựng các chương trình tài trợ tín dụng xuất khẩu, tài trợ nhập khẩu phù hợp với nhu cầu của khách hàng và điều kiện tín dụng ưu đãi cho khách hàng, góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ để hạn chế tối đa rủi ro về tỷ giá cho khách hàng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. . Trong hoạt động kinh doanh vàng, ngoại tệ: Sacombank thực hiện xác lập hệ thống hạn mức giao dịch ngoại tệ, vàng; theo dõi và phân tích biến động tỷ giá, trạng thái ngoại tệ hàng ngày; sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các nghiệp vụ phái sinh như các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi ngoại tệ, quyền chọn Quản lý rủi ro hoạt động Rủi ro hoạt động mới được Sacombank chú trọng trong những năm gần đây, nhất là khi Thông tư 41/2016 của NHNN quy định vốn yêu cầu tối thiểu phải tính đến rủi ro hoạt động. Lập báo cáo dấu hiệu rủi ro: Các đơn vị là Chi nhánh, Sở giao dịch và các phòng kinh doanh tại Hội sở báo cáo tức thời hoặc định kỳ hàng tháng các lỗi tác nghiệp và phổ biến công khai cho tất cả các nhân viên trong toàn hệ thống Sacombank để học hỏi và rút kinh nghiệm. TrườngRà soát hệ thống các Đại quy chế, học quy trình Kinh nghiệp vụ đồng tế thời Huế thực hiện rà soát lại sản phẩm mới và quy trình phê duyệt. Ban hành các quy định về phân công nhiệm vụ và trách nhiệm cũng như hạn mức kinh doanh cho từng bộ phận; trích lập kịp thời quỹ dự phòng rủi ro 39
- Trên đây là một số nỗ lực nhằm quản trị rủi ro tốt hơn trong những năm vừa qua và những năm tiếp theo, tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét thêm một số chỉ tiêu định lượng của Sacombank để có cái nhìn toàn diện về chất lượng quản lý. Ban kiểm tra, kiểm toán nội bộ Qua nhiều năm, Ban kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Sacombank đã thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và Điều lệ của ngân hàng trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh ngân hàng. Ban kiểm toán nội bộ có trách nhiệm thông tin kịp thời về Uỷ ban Quản lý rủi ro ngay khi phát hiện hoặc nhận được thông tin, báo cáo sự vụ, sự việc rủi ro; gửi báo cáo kiểm toán định kỳ đột xuất và báo cáo kiểm toán sự vụ, sự việc cho Ủy ban Quản lý rủi ro khi phát hành báo cáo. Ban kiểm tra nội bộ có trách nhiệm tổng hợp các sự vụ sự việc phát hiện trong tháng, những vấn đề cò tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ và các đề xuất cải tiến nâng cao hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ; báo cáo kết quả thực hiện các ý kiến của Ủy ban Quản lý rủi ro trong kỳ trước; đưa ra các kiến nghị đề xuất liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro nhằm đưa ra những giải pháp hữu hiệu cùng công tác quản lý rủi ro. Phát triển nguồn nhân lực Nguồn nhân lực của Sacombank luôn được đánh giá cao trong toàn hệ thống ngân hàng. Đó là nhờ vào những chính sách phát triển nguồn nhân lực hiệu quả mà Sacombank đề ra. TrườngPhát triển nguồn nhân Đại lực có họcchất lượng Kinh cao là giải pháptế trọngHuế tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển 10 năm từ 2011 đến 2020 của Sacombank trên cơ sở nhận thức nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Từ 100 cán bộ nhân viên khi mới thành lập, nguồn nhân lực của Sacombank đã lên đến gần 10,000 người trên toàn hệ thống tại Việt Nam, Lào và Campuchia. Bên cạnh việc xây dựng môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp cùng 40
- với chính sách đãi ngộ và lộ trình thăng tiến cụ thể, Sacombank đặc biệt chú trọng đến công tác đào tạo mọi cấp, từ cán bộ quản lý cấp cao, quản lý trung gian đến chuyên viên, nhân viên. Nội dung đào tạo được mở rộng dần từ các kỹ năng mềm đến các kiến thức chuyên môn, với sự giảng dạy của các chuyên gia uy tín trong, ngoài nước và đội ngũ giảng viên nội bộ của Sacombank. Ngoài ra, Sacombank còn thực hiện theo chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước thông qua chương trình "Thực tập viên tiềm năng" được tổ chức định kỳ trên phạm vi rộng, để tạo điều kiện cho sinh viên các ngành liên quan có cơ hội tiếp cận thực tế và định hướng nghề nghiệp tương lai. Thông qua chương trình, Sacombank đã chủ động được nguồn nhân sự dự trữ để phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động của Ngân hàng. Phát triển hệ thống công nghệ thông tin Nằm trong định hướng phát triển chung của ngân hàng, hướng đến một ngân hàng hiện đại hoạt động trên nền tảng công nghệ tiên tiến, trong từng giai đoạn phát triển, Sacombank luôn có kế hoạch để nâng cấp, cải tiến hệ thống ngân hàng lõi, các ứng dụng thẻ cùng hệ thống ngân hàng điện tử, hệ thống an toàn bảo mật, nhằm đảm bảo có thể cung cấp và đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ kịp thời cho khách hàng. Bên cạnh đó, Sacombank còn là một trong những ngân hàng tiên phong triển khai các ứng dụng ngân hàng số (digital banking) trên nền tảng các thiết bị di động, các ứng dụng thanh toán trên mạng xã hội (social payment) Ngoài ra, Sacombank cũng rất chú trọng đến việc tự động hoá các quy trình xử lý để nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian giao dịch với khách hàng. Thông qua việc chú trọng đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin, SacombankTrường muốn xây dựngĐại một hhọcình ảnh ngânKinh hàng hiện tế đại, Huếđa năng trong mắt khách hàng. Trên đây là một số nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng quản lý trong những năm vừa qua và những năm tiếp theo, tuy nhiên chúng ta cần phải xem xét thêm một số chỉ tiêu định lượng của Sacombank để có cái nhìn toàn diện về công tác quản trị của ngân hàng này. 41
- Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên Biểu đồ 2.13 Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015- 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên là chỉ tiêu thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận trên mỗi nhân viên, phản ánh hiệu quả sử dụng nhân viên của ngân hàng. Qua 3 năm, tỷ lệ này của Sacombank giảm mạnh từ 46,29 triệu đồng/nhân viên vào năm 2015 xuống chỉ còn 5,25 triệu đồng/nhân viên vào năm 2016, tức là giảm gần 89%. Đây là năm Sacombank phải tiến hành xử lý khoản nợ xấu khổng lồ để lại sau sát nhập, lợi nhuận của ngân hàng đã giảm rất mạnh. Tuy nhiên, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên lại tăng trở lại vào năm 2017, thậm chí đạt giá trị lớn hơn của năm 2015, chứng tỏ chất lượng sử dụng nguồn nhân lực của Sacombank đã tăng mạnh trở lại. Điều này cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong việc tái cơ cấu lại hệ thống. Khi so sánh với ACB và Eximbank, hiệu quả sử dụng nhân viên của SacombankTrường tốt hơn Eximbank Đại chhọcỉ duy nhấtKinh vào năm tế 2015. Huế Từ 2016-2017, Sacombank kém xa 2 ngân hàng này trong việc tận dụng nguồn nhân lực để tạo ra lợi nhuận, nhất là đối với ACB. Từ đây ban quản trị Sacombank cần phải nỗ lực hơn nữa trong công tác quản lý và đưa ra những chính sách phù hợp để phát huy nguồn nhân lực, tăng sức cạnh tranh với các ngân hàng khác, cũng như đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho chính ngân hàng của mình. 42
- Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản Biểu đồ 2.14 Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Sau sát nhập vào năm 2015, tài sản của Sacombank tăng vượt trội so với ACB và Eximbank với tốc độ tăng trưởng đạt 53,86%, cao nhất trong 3 ngân hàng qua cả 3 năm. Bước sang năm 2016, tài sản của Sacombank tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống còn khoảng 1/3 so với năm 2015. Xu hướng giảm vẫn tiếp tục vào năm 2017. Tốc độ tăng trưởng dư nợ Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.15 Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Tốc độ tăng trưởng cho vay của Sacombank có xu hướng giống với tăng trưởng tài sản trong 2 năm đầu, tăng mạnh vào năm 2015, sau đó giảm mạnh vào năm 2016, tuy 43
- nhiên đã tăng trở lại vào năm 2017. Đây là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang tích cực tăng trưởng tín dụng theo xu hướng chung của ngành ngân hàng. Bình quân tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay của Sacombank đều lớn hơn 2 ngân hàng còn lại, đặc biệt là gấp tới 5 lần của Eximbank. Điều này chứng tỏ Sacombank đã thực hiện công tác huy động vốn vay hiệu quả hơn. Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần Biểu đồ 2.16 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thuần của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Xu hướng tăng trưởng lợi nhuận của 3 ngân hàng từ 2015- 2017 hoàn toàn khác nhau. Nếu tốc độ tăng trưởng này của Sacombank và Eximbank tăng giảm liên tục thì ACB lại ổn định hơn với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận tăng dần qua 3 năm. Năm 2015, mặc dù tổng tài sản tăng vọt nhưng lợi nhuận ròng của Sacombank lại sụt giảm nặng nề sau sát nhập, dẫn đến tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng bị âm. Năm 2016, tốc độ này lại tiếp tục giảm mạnh khi Sacombank vẫn còn gặp khó khăn trong vấn đề giải quyết nợ xấu. Năm 2017 chứng kiến sự đột phá trong tốc độ tăng trưởng, đưa lợi nhuận Sacombank tăng cao trở lại. Như vậy, Sacombank thật sự rất nỗ lực để vượt qua giaiTrường đoạn khó khăn, dầnĐại khẳng địnhhọc vị thế Kinhcủa mình trở lạitế trong Huế ngành. Kết luận về năng lực quản lý: Sacombank luôn ban hành đầy đủ, chuẩn hóa các quy chế nội, tạo cơ sở để các bộ phận chức năng hoàn thành tốt những vai trò, nhiệm vụ của mình. Ban quản trị ngân hàng cũng rất chú trọng đến các hoạt động phát triển nhân sự, hệ thống thông tin, quản lý rủi ro. Tuy nhiên, do gặp phải nhiều 44
- khó khăn sau sát nhập nên trong giai đoạn 2015-2017, thu nhập và lợi nhuận tạo ra chưa tương xứng với quy mô hoạt động của ngân hàng. Xếp hạng năng lực quản lý: Hạng 2 2.2.4E – Earning (Khả năng sinh lời) Lợi nhuận thuần (Đơn vị: triệu đồng) Biểu đồ 2.17 Quy mô lợi nhuận thuần của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Lợi nhuận thuần của Sacombank có sự biến động mạnh từ 2015 đến 2017: sụt giảm mạnh vào năm 2016 nhưng tăng mạnh trở lại vào năm 2017. Nếu như lợi nhuận trước thuế của Sacombank trước năm 2015 lên tới con số trên 2 nghìn tỷ thì 3 năm sau đã bị suy giảm quá nặng nề, nhất là vào năm 2016, lợi nhuận thuần của Sacombank giảm gần 64% so với năm 2015 và thấp nhất khi đem so sánh với ACB và Eximbank. Nguyên nhân của sự suy giảm trong năm 2016 là vì ngoài hậu quả nợ xấu nặng nề sau sát nhập, hoạt động kinh doanh của Sacombank cũng gặp phải thua lỗ. Tuy nhiên, năm 2017, tình hình đã trở nên khả quan hơn khi Sacombank đạt lợi nhuTrườngận trước thuế lên Đạitới gần 1,5học tỷ đồng, Kinh tăng gần gấ ptế 10 lầHuến năm 2015, vượt qua Eximbank. Dù lợi nhuận trước thuế của Sacombank trong năm 2017 vẫn chưa thể theo kịp của ACB nhưng tốc độ tăng trưởng của Sacombank lại cao hơn ACB vào năm này. Như vậy, Sacombank đã có một cuộc lội ngược dòng ngoạn mục để vượt qua khó khăn, nâng tầm vị thế của mình trở lại như trước đây. 45
- Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Biểu đồ 2.18 Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Trong khi tỷ suất sinh lời trên tổng TS của ACB và Eximbank đều tăng trong giai đoạn 2015-2017 thì của Sacombank lại tiếp tục có sự biến động. Năm 2016, ROA sụt giảm trầm trọng, thấp nhất trong 3 ngân hàng với sự chênh lệch rất lớn, sắp sửa chạm đáy 0%. Lý giải cho sự sụt giảm đáng chú ý này, ta có thể thấy rằng bên cạnh việc lợi nhuận bị sụt giảm thì năm 2016, tổng TS của Sacombank cũng tăng lên đáng kể sau sát nhập, vì thế ROA chắc chắn kém xa 2 ngân hàng còn lại. Sau những nỗ lực tái cơ cấu, năm 2017, lợi nhuận ròng của Sacombank tăng trở lại kéo theo sự khởi sắc cho tỷ suất sinh lời trên tổng TS của ngân hàng. Tuy nhiên, ROA vẫn còn khá thấp so với ACB và Eximbank chứng tỏ Sacombank vẫn cần phải tiếp tục cố gắng để gia tăng ROA, nâng cao khả năng sinh lời cho TS của ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 46
- Tỷ suất sinh lời trên VCSH (ROE) Biểu đồ 2.19 Tỷ suất sinh lời trên VCSH của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Tác giả tính toán dựa trên Báo cáo tài chính của các ngân hàng) Trong các chỉ số phân tích tài chính thì một trong những tỷ số quan trọng nhất là ROE - suất sinh lời trên VCSH. ROE phản ảnh tác động của tất cả các tỷ số tài chính và là thước đo tốt nhất hiệu quả hoạt động của công ty trên phương diện kế toán. Nếu ROE là cao thì giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao, và các hành động làm tăng ROE cũng sẽ làm tăng giá cổ phiếu. Chính vì thế tỷ số ROE luôn được các nhà đầu tư, nhà phân tích quan tâm khi đánh giá khả năng sinh lời của 1 ngân hàng. Trong giai đoạn 2015-2017, xu hướng tăng giảm tỷ suất sinh lời trên VCSH của cả 3 ngân hàng tương tự như xu hướng tăng giảm tỷ suất sinh lời trên tài sản. Bình quân ROE của Sacombank ngang ngửa với Eximbank nhưng kém xa ACB. Điều Trườngnày chứng tỏ hoạt đĐạiộng kinh họcdoanh củ aKinh Sacombank chưatế hiHuếệu quả khi VCSH của ngân hàng chưa tạo ra được lợi nhuận tốt cho cổ đông như đối với ACB. Năm 2015, ROE của Sacombank chỉ đạt 2,93% trong khi năm 2014, tỷ lệ này đạt tới 12,2%. Cùng với sự sụt giảm này, cổ phiếu của Sacombank cũng rớt giá trầm trọng, từ một cổ phiếu dẫn dắt giá thị trường, được nhiều nhà đầu tư ưa thích trước 47
- đó thì STB (tên cổ phiếu của Sacombank) đã trở thành một cổ phiếu có rất ít giao dịch. Năm 2016 cùng với ROA giảm mạnh, Sacombank chứng kiến tỷ suất sinh lời trên VCSH thấp nhất trong lịch sử của ngân hàng này với ROE chỉ đạt 0,4%, là một trong những hậu quả nặng nề nhất của thương vụ sát nhập ngân hàng thực hiện vào cuối năm 2015. Trái lại với Sacombank, tỷ suất này của ACB và Eximbank lại tăng vào năm 2016. Tuy nhiên, vào năm 2017, tỷ lệ ROE của Sacombank tăng lên đến 5,31%, gấp hơn 13 lần năm 2016, đạt tốc độ tăng trưởng kỷ lục. Tuy ROE đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn còn kém xa so với ACB và thấp hơn bình quân ngành ngân hàng. Sacombank cần tiếp tục đưa ra những chính sách, phương án hoạt động kinh doanh tốt hơn để tăng hiệu quả sử dụng đồng vốn của mình. Chỉ số lãi cận biên ròng (NIM) Biểu đồ 2.20 Chỉ số lãi cận biên ròng của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 Trường(Nguồn: Tác giĐạiả tính toán học dựa trên Kinh Báo cáo tài chínhtế cHuếủa các ngân hàng) Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà NH có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ TS sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Theo như đánh giá của S&P thì tỷ lệ NIM dưới 3% được xem là thấp trong khi NIM lớn hơn 5% thì được xem là quá cao. Tỷ lệ NIM tăng cho thấy dấu hiệu của quản trị tốt TS Nợ - Có trong khi NIM có xu hướng thấp và bị thu hẹp thì cho thấy lợi nhuận ngân hàng đang bị co hẹp lại. 48
- Từ năm 2015-2017, NIM của Scombank đều thấp hơn 2 ngân hàng còn lại, thậm chí đều thấp hơn dưới mức 3%. Cuối năm 2015, NIM của Sacombank đạt 2,91%, giảm nhiều so với trước đó. Năm 2016, NIM tiếp tục giảm so với năm 2015. Đó là do chi phí lãi và các chi phí tương tự tăng lên khiến thu nhập lãi thuần giảm, trong khi đó TS có sinh lời vẫn tiếp tục tăng trong 2 năm này. Năm 2017, NIM đã tăng nhẹ trở lại nhờ sự tăng lên của thu nhập lãi thuần và sự giảm xuống của tốc độ tăng trưởng TS có sinh lời. Tỷ lệ NIM khá thấp chứng tỏ Sacombank cần phải xem xét lại các hoạt động kiểm soát TS có sinh lời của mình. Kết luận về Thu nhập: Khả năng sinh lời của Sacombank khá thấp trong giai đoạn 2015-2017. Các tỷ lệ ROE, ROA đều thấp hơn so với các ngân hàng so sánh, đặc biệt là tỷ lệ ROE. Dù có quy mô tài sản và nguồn VCSH lớn nhưng Sacobank vẫn chưa sử dụng hiệu quả 2 lợi thế này. Xếp hạng Thu nhập: Hạng 3 2.2.5L – Liquidity (Khả năng thanh khoản) Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.21 Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của Sacombank, ACB và Eximbank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng) Trong cả 3 năm, Sacombank đều duy trì tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi bé hơn 80% theo quy định của NHNN tại thông tư 36 ban hành năm 2014. Năm 49
- 2015, LDR của ngân hàng là 70%, cao nhất trong cả 3 năm vì sau sát nhập, tín dụng tăng trưởng đột biến, tốc độ tăng trưởng huy động vốn không theo kịp tốc độ tăng trưởng cho vay. Năm 2016 và 2017, tỷ lệ này đã được giảm xuống dưới 70%. So với ACB và Eximbank, Sacombank luôn giữ LDR bé nhất trong cả 3 năm. Điều này chứng tỏ Sacombank không những cân đối tốt nguồn vốn huy động mà còn đảm bảo khả năng thanh khoản cho hệ thống. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản Biểu đồ 2.22 Tỷ lệ dư trữ thanh khoản của Sacombank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank) Trong cả 3 năm, Sacombank đều duy trì tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên 12%, cao hơn mức quy định tối thiểu 10% của NHNN. Tỷ lệ thanh khoản qua các năm có biến động nhưng không đáng kể. Như vậy, Sacombank có thể đảm bảo được khả năng đáp ứng đối với nhu cầu rút tiền của khách hàng, kể cả những khoản không dự báo trước. Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.23 Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của Sacombank từ 2015 - 2017 (Nguồn: Báo cáo thường niên của Sacombank) 50
- Trong giai đoạn 2015-2017, tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày của Sacombank đối với VND và đối với ngoại tệ đều đáp ứng yêu cầu tối thiểu của NHNN. Thậm chí, đối với ngoại tệ, quy định của NHNN đối với tỷ lệ này chỉ là 10% nhưng Sacombank đạt trên 80% từ 2015-2016, trên 70% vào năm 2017. Đối với VND, Sacombank luôn duy trì tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày trên mức tối thiểu 50% của NHNN. Như vậy, Sacombank có khả năng chi trả tốt đối với cả VND và ngoại tệ, tạo được niềm tin cho khách hàng. Kết luận về khả năng thanh khoản: Sacombank có khả năng thanh khoản rất tốt, không có nguy cơ bị mất thanh khoản dù đang ở trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn sau sát nhập. Các tỷ lệ về an toàn thanh khoản của Sacombank đều đáp ứng tốt quy định của NHNN. Xếp hạng mức độ thanh khoản: Hạng 1 2.3 Đánh giá tổng hợp hiệu quả hoạt động của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín theo mô hình CAMEL Bảng 2.5 Tổng hợp xếp hạng các yếu tố trong mô hình CAMEL C A M E L Xếp hạng 2 3 2 3 1 (Nguồn: Tác giả tự đánh giá) Tổng hợp các yếu tố đánh giá hoạt động hiệu quả của Sacombank theo mô hình CAMEL, ta thấy có 2 yếu tố xếp hạng 2, 2 yếu tố xếp hạng 3 và 1 yếu tố xếp hạng 1. Như vậy, có thể đánh giá tổng hợp hiệu quả hoạt động kinh doanh của Sacombank xếp hạng Trường2. Đây là hạng mứ c Đạicho thấy Sacombankhọc Kinhhoạt động ở mtếức trung Huế bình, vừa đủ để đảm bảo an toàn. Gặp nhiều khó khăn sau sát nhập với NHTM Cổ phần Phương Nam, hiệu quả hoạt động của Sacombank đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn luôn giữ lấy phương châm hoạt động “Vững tin tiến bước” để vươn lên giành lại vị thế, bằng chứng là những cải thiện rõ rệt về các chỉ tiêu trong năm 2017 như đã phân tích ở trên. Với những tín hiệu tích cực đó, có thể tin rằng Sacombank sẽ có thể cải thiện được hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình trong những năm tiếp theo. 51
- CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN 3.1Định hướng phát triển của NHTM cố phần Sài Gòn thương tín Sacombank đề ra những nhiệm vụ trọng tâm để định hướng phát triển cho ngân hàng vào năm 2018 như sau: Bám sát Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, triển khai quyết liệt các phương án tái cơ cấu nhằm hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đã đề ra. Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, tạo sự tiên phong, năng động, linh hoạt và sáng tạo trong kinh doanh Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức và hoạt động của Sacombank theo mô hình mới, phát huy tính tiên phong, năng động và sáng tạo, sẵn sàng cho chiến lược phát triển trong giai đoạn mới: Chiến lược Ngân hàng số và công nghệ thanh toán; Nâng cao quản trị, điều hành trên nền tảng minh bạch, dân chủ, tuân thủ quy định của pháp luật; Xây dựng mô hình quản trị ngân hàng tiên tiến, từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế (Basel II) cho mô hình ngân hàng bán lẻ; Hoàn thiện quy trình, quy chế, đảm bảo tính chặt chẽ trong nghiệp vụ để hạn chế rủi ro phát sinh; Chủ động nắm bắt cơ hội thị trường, điều hành kinh doanh theo hướng linh hoạt, tạo ra hệ thống sản phẩm dịch vụ tiện ích, tạo sự đột phá trong kinh doanh. Cải thiện năng suất lao động, nâng cao chất lượng nhân sự Tiên quyết tăng năng suất lao động được xem là nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2018 của Sacombank nhằm làm nền tảng phát triển bền vững trong mọi hoạt động;Trường Đại học Kinh tế Huế Đánh giá lại đội ngũ nhân sự để tái bố trí phù hợp nhằm tái cấu trúc và tinh gọn bộ máy hoạt động; giao KPIs cụ thể cho tất cả CBNV trên toàn hệ thống; Đẩy mạnh công nghệ hoá trong quy trình tác nghiệp, quản lý rủi ro, quản lý khách hàng ; 52
- Tăng cường đào tạo cán bộ nhân viên, đẩy mạnh E-learning, chuẩn hoá mô hình đào tạo theo khung năng lực, outsource chi phí đào tạo tân tuyển; Tăng động lực làm việc, cải tiến hệ thống quản lý kết quả công việc, hoàn thiện mô hình lương, thưởng theo KPIs, nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo. Không ngừng tăng trưởng nhanh quy mô hoạt động Tiếp tục gia tăng quy mô huy động và cho vay để giữ vững vị thế; Tăng trưởng nguồn huy động trung dài hạn và quản trị lãi suất hợp lý, chú trọng huy động không kỳ hạn nhằm gia tăng hiệu quả; Đảm bảo an toàn thanh khoản làm nền tảng vững chắc cho hoạt động kinh doanh; Tái lập và xây dựng mới mối quan hệ với các Định chế tài chính, nhất là tại khu vực Châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia ), mở rộng đối tượng Định chế tài chính nhằm tăng hạn mức vốn, khai thác nguồn vốn cấp 2, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước ; Tiếp tục tăng trưởng tín dụng trên cơ sở an toàn, bền vững nhằm tạo nguồn thu nhập cốt lõi ổn định, ưu tiên cho vay SXKD, phân tán, trong các lĩnh vực, ngành nghề ít rủi ro; Chuyên biệt cho vay tiêu dùng, nhỏ lẻ thông qua bộ phận chuyên trách; kiểm soát cho vay trung dài hạn, ưu tiên các món vay gắn liền với tăng trưởng dịch vụ; Định hướng và phát triển nhóm các sản phẩm dịch vụ mũi nhọn, phù hợp với nhu cầu và xu hướng thị trường, mang tính đặc thù vùng miền và cạnh tranh cao. Quyết liệt đẩy mạnh, tạo đột phá về quy mô và hiệu quả trên toàn hệ thống. Xây dựng các chương trình thi đua kích thích tinh thần hoàn thành/vượt kế hoạch của các Đơn vị. Trường Tiếp tục ngăn ch Đạiặn và xử họclý nợ xấu Kinh tế Huế Bám sát Đề án Tái cơ cấu sau sáp nhập, khẩn trương hoàn thiện văn bản lập quy liên quan đến công tác xử lý nợ và các tài sản tồn đọng và thành lập Ủy ban chuyên trách nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ của Ngân hàng. Xây dựng cụ thể và chi tiết kế hoạch thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu, nợ bán VAMC và các tài sản tồn đọng; 53
- Nâng cao ý thức, chung tay xử lý nợ quá hạn hiện hữu tại từng đơn vị, chú trọng kiểm soát nợ kéo theo CIC, nợ trễ hạn, không để nợ quá hạn mới phát sinh, đảm bảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu ≤ 3%; Định giá lại tài sản nhận cấn trừ phù hợp, nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý để sớm đưa nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh. Xây dựng những đặc điểm văn hoá doanh nghiệp khác biệt, tạo ấn tượng tốt Thay đổi quan điểm quản trị điều hành theo hướng phát triển văn hoá cộng đồng, đảm bảo tính công bằng hợp lý trên toàn hệ thống, thay đổi tư duy theo hướng minh bạch hoá mọi mặt hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành; tạo môi trường làm việc thân thiện, gắn bó cho toàn thể cán bộ nhân viên; Chấn chỉnh công tác chăm sóc khách hàng, thực hiện khen thưởng/chế tài phù hợp; lập kế hoạch chăm sóc, tiếp thị khách hàng cụ thể; rút ngắn thời gian phục vụ khách hàng và giám sát chất lượng dịch vụ góp phần gia tăng sự hài lòng của khách hàng ; phát triển dịch vụ ngân hàng cao cấp, tăng cường áp dụng mô hình tư vấn tài chính dành cho phân khúc khách hàng ở mọi phương diện đầu tư bất động sản, bảo hiểm, tiền tệ Tăng cường đầu tư công nghệ, tập trung phát triển Ngân hàng số và sản phẩm dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao Hiện đại hoá các giải pháp - tối ưu hoá các mục tiêu, tận dụng và khai thác nền tảng công nghệ hiện có, tiếp tục đẩy mạnh hoạt động Ngân hàng số, tiên phong cho ra mắt nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại theo xu hướng thanh toán di động về thẻ, ngân hàng điện tử, ví điện tử Sacombank vừa nâng cấp hệ thống InternetTrường banking, Mobile Đại banking dhọcựa trên n ềKinhn tảng Omni channel;tế Huế đã áp dụng nhận diện và xác thực bằng phương pháp Nhân trắc sinh học trên giao dịch trực tuyến; tiếp tục phát triển mạnh hình thức thanh toán bằng QR code; triển khai ví điện tử Sacombank; Hệ thống Quản lý thông tin khách hàng (CRM), hệ thống quản lý cấp tín dụng (LOS), số hóa quy trình là những thành phần trong hệ sinh thái Ngân hàng số 54
- cần hoàn thiện. Từ năm 2017, Sacombank đã chú trọng và chính thức khởi động các dự án này. Mục tiêu sẽ giúp Sacombank hiểu được khách hàng nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ theo xu hướng cá nhân hóa nhu cầu một cách nhanh chóng Tăng cường công tác quản trị rủi ro và giám sát hoạt động Tăng cường quản lý rủi ro và giám sát hoạt động, xây dựng hệ thống cảnh báo tất cả rủi ro hoạt động của ngân hàng cũng như đưa ra chiến lược dài hạn cho tất cả các chỉ số an toàn theo quy định của NHNN và đáp ứng chuẩn mực quốc tế; nghiên cứu về việc áp dụng theo chuẩn quy định kiểm toán mới (IFRS) trong công bố Báo cáo tài chính 2018; Tăng cường đào tạo, nâng cao tính tuân thủ quy chế/quy trình tại các Đơn vị; triển khai rộng rãi ý thức đạo đức nghề nghiệp; mở rộng việc phân quyền, uỷ quyền để tăng tính chủ động, linh hoạt, đồng thời phải gắn liền với trách nhiệm cụ thể. Quản trị chi phí theo hướng cần và kiệm, ưu tiên chi phí gắn liền với hiệu quả mang lại Đặt trọng tâm vào lợi nhuận, tiết giảm chi phí quản lý, chi phí mua sắm, xây dựng cơ bản, tạo điều kiện trích lập dự phòng rủi ro, trích lập các nguồn phúc lợi, tăng tích luỹ cho cổ phiếu Sacombank; Rà soát tình hình sử dụng tài sản thuộc sở hữu của Sacombank, khai thác phù hợp (cho thuê, bán/ thanh lý tài sản không sử dụng ) để tăng nguồn tài chính; Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, đảm bảo tính công khai, minh bạch và cạnh tranh cao nhằm tiết kiệm tối đa chi phí, gia tăng nguồn thu. Triển khai nhanh công tác tái bố trí mạng lưới, đẩy mạnh phát triển toàn diện Trườngtại các Công ty con/Ngân Đại hàng học con Kinh tế Huế Nhanh chóng thực hiện tái cấu trúc mạng lưới, triển khai nhanh công tác mở rộng mạng lưới tại khu vực Miền Bắc nhằm phát triển kinh doanh, hoàn thiện Đề án; 55
- Quyết liệt công tác tái cấu trúc tại các Công ty con và Ngân hàng con, phải tăng trưởng quy mô, gia tăng thị phần hoạt động, minh bạch trong công tác điều hành và quản trị rủi ro. Tăng cường truyền thông và đẩy mạnh quan hệ đối ngoại Tổ chức hoạt động truyền thông theo xu thế thời đại số và ưu tiên truyền thông định hướng chiến lược hoạt động công khai – minh bạch để củng cố niềm tin của cổ đông, khách hàng, đối tác; Truyền thông thương hiệu gắn với các sản phẩm dịch vụ mang hàm lượng công nghệ cao và tổ chức kênh tiếp cận một cách chuyên nghiệp, phong phú thông qua các phương tiện truyền thông hiện đại. Tăng cường truyền thông nội bộ, củng cố và phát huy văn hóa đặc thù của Sacombank, hoàn thiện bộ nhận dạng thương hiệu chuẩn của Sacombank; Triển khai mạnh mẽ các quan hệ đối ngoại nhằm nâng cao vị thế, gia tăng thị phần và xếp hạng tín nhiệm của Sacombank; Tích cực tham gia chủ trương, chính sách của Nhà nước, hưởng ứng các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế và quan tâm đến xã hội, cộng đồng. 3.2Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM Cổ phần Sài Gòn thương tín 3.2.1Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu C - Mức độ an toàn vốn Tỷ lệ an toàn vốn của Sacombank cao hơn mức quy định tối thiểu của NHNN. Tuy nhiên Sacombank cần tiếp tục gia tăng vốn tự có để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn, tiến tới thực hiện quy định của NHNN áp dụng chuẩn Hiệp ước Basel II, bằng cách: Trường- Gia tăng vốn tự cóĐại học Kinh tế Huế Tăng vốn cấp 1 bằng cách tăng vốn từ nội bộ ngân hàng. Đây là nguồn vốn bổ sung vốn cơ bản của ngân hàng trích từ lợi nhuận không chia. Nguồn vốn này không phụ thuộc vào thị trường vốn. Với ưu thế về chi phí huy động không cao, không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát ngân hàng của các cổ đông. Tăng vốn cấp 2 thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi (CDs) dài hạn với 56
- lãi suất cao. CDs không cho phép người mua rút tiền trước hạn, sẽ giúp ngân hàng chủ động được nguồn vốn, tránh được hiện tượng xáo trộn giữa chừng, nhất là khi Sacombank đang có những cam kết cho vay các dự án vốn lớn, đòi hỏi nguồn vốn phải được giải ngân liền mạch. Bên cạnh đó, CDs giúp cho Sacombank chủ động trong các đợt phát hành hơn, tối ưu hơn so với việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu. Hơn nữa, phát hành CDs thì sẽ không phải nộp thuế. Do đó, đây là giải pháp nhanh, tiện lợi và tiết kiệm chi phí nhất cho việc tăng vốn tự có. - Giảm dần tỷ trọng các khoản vay có hệ số rủi ro cao, đặc biệt là các khoản cho vay bất động sản. Theo quy định của Thông tư 41/2016/TT-NHNN có hiệu lực vào năm 2020, các hệ số rủi ro được phân nhóm từ 0-250%, trong đó các khoản vay bất động sản có hệ số rủi ro cao nhất. Như vậy, Sacombank cần hướng tới những lĩnh vực cho vay có hệ số rủi ro thấp hơn để giảm bớt tài sản có yêu cầu rủi ro tín dụng, từ đó đảm bảo hệ số an toàn vốn theo đúng quy định của NHNN. 3.2.2Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu A - Chất lượng tài sản Theo như phân tích ở chương 2, Sacombank có quy mô tài sản lớn nhưng tỷ trọng tài sản sinh lời lại chưa cao. Như vậy, Sacombank cần: - Cơ cấu lại tài sản, đặc biệt cần chú trọng tăng cường tỷ trọng tài sản có sinh lời bằng cách tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng và đầu tư. Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo tỷ lệ phù hợp giữa huy động vốn và huy động cho vay để có thể gia tăng khả năng sinh lời cho tài sản có mà vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản. Sacombank có thể tăng trưởng tín dụng bằng cách mở rộng thị trường cho vay: Tiến hành thu hút khách hàng thông qua chính sách cho vay ưu đãi, các ưu đãi có thể là cho vay với lãi suất thấp hoặc ưu đãi về thời hạn trả nợ, phát triển dịch vụ tư vấn tài chính. Trường Bên cạnh đó có Đạithể tăng đhọcầu tư trái phiKinhếu, ưu tiên tế đầu tưHuế trái phiếu Chính phủ bởi đây là tài sản có hệ số rủi ro thấp, có triển vọng tăng trưởng ổn định. - Tiếp tục nỗ lực giải quyết nợ xấu tồn đọng, đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 3% để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng. Để làm được điều này, các bộ phận có trách nhiệm, đặc biệt là Uỷ bản quản lý rủi ro và Ủy ban quản lý Đề án tái cơ cấu Sacombank sau sát nhập cần xây dựng được các lộ trình chi tiết, phù 57
- hợp. - Bên cạnh việc xử lý nợ xấu, cải thiện chất lượng cho vay là công tác rất cần được chú trọng nhằm nâng cao chất lượng tài sản có, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu cho ngân hàng. Nhân viên tín dụng cần nắm bắt thông tin về khách hàng một cách chính xác, sàng lọc, lựa chọn những khách hàng có đủ điều kiện trước khi cho vay, thận trọng trong việc đánh giá năng lực quản lý, thực trạng tài chính hay nguồn trả nợ của khách hàng để có được đánh giá khách quan hơn về khách hàng vay. Giao cho các nhân viên thẩm định tăng cường kiểm tra giám sát các món vay sau khi cho vay nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, tư vấn giúp đỡ khách hàng khi gặp trở ngại trong kinh doanh, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và tăng cường công tác thu hồi nợ cho ngân hàng. 3.2.3Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu M - Năng lực quản lý Theo tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng nhân viên tính được ở phần đánh giá năng lực quản lý, nhận thấy rằng dù Sacombank là một trong những ngân hàng có số lượng nhân sự lớn nhất cả nước nhưng khả năng tận dụng nguồn lực để tạo ra lợi nhuận của Sacombank vẫn còn thấp. Như vậy, Sacombank cần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực bằng cách: - Tạo động lực cho nhân viên ngân hàng về mặt vật chất lẫn tinh thần. Tạo động lực về mặt vật chất là kích thích về mặt tiền lương, tiền thưởng. So với mặt bằng ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng Cổ phần có quy mô nhỏ hơn nói riêng thì lương cho nhân viên tại Sacombank vẫn còn thấp. Sacombank cần cânTrường nhắc để có mức Đạilương phù học hợp hơn, Kinhtừ đó thúc đ ẩytế nhân Huế viên nỗ lực, hăng say hơn trong công việc nhằm đạt kết quả cao. Song song với các kích thích về mặt vật chất, ban lãnh đạo cần có những kích thích về mặt tinh thần. Trước hết cần tạo ra được bầu không khí thoải mái, tránh tình trạng làm thêm giờ, gây chán nản, mệt mỏi và ức chế đối với nhân viên. Vấn đề làm thêm giờ phải xuất phát trên tinh thần tự nguyện, có chế độ đãi ngộ phù 58
- hợp. Ngoài ra, ban lãnh đạo cần tạo ra sự gần gũi, thấu hiểu đối với cấp dưới, như vậy sẽ tạo cho nhân viên cảm giác thoải mái, muốn gắn bó lâu dài và nỗ lực cống hiến cho ngân hàng. - Nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng Quá trình tuyển dụng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bên cạnh đó lượng tuyển dụng tốt cũng sẽ giúp ngân hàng giảm được chi phí đào tạo lại nhân viên. Vì vậy cần phải được thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc. Thực hiện tuyển dụng một cách công bằng, minh bạch, có quy trình đầy đủ, rõ ràng, không có sự ưu tiên, đặc cách đối với những trường hợp quen biết. Yêu cầu trình độ Tiếng Anh đối với nhân viên được tuyển dụng Có chính sách ưu tiên đối với sinh viên mới ra trường nhằm trẻ hóa đội ngũ nhân viên. - Nâng cao chất lượng đào tạo Trước hết, đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo cần được nâng cao chất lượng thường xuyên, phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tận tâm, tận lực đối với công tác đào tạo nhân sự. Tăng cường tham gia vào các dự án quốc tế để có thể đào tạo được nguồn nhân lực theo tiêu chuẩn quốc tế. 3.2.4Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu E – Thu nhập Các chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất sinh lời của Sacombank còn quá thấp so với quy mô của ngân hàng. Chính vì vậy, Sacombank cần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởngTrường thu nhập trong nhữngĐại năm học tiếp theo. Kinh Các hoạt độngtế lãiHuế của Sacombank đem lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng và tăng trưởng đều đặn. Chính vì thế, bên cạnh tăng trưởng thu nhập lãi, Sacombank cần đẩy mạnh tăng trưởng thu nhập ngoài lãi bằng các hoạt động dịch vụ đa dạng nhằm tạo ra thêm thu nhập cho ngân hàng, từ đó đảm bảo việc sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng có hiệu quả hơn thông qua cải thiện các chỉ tiêu ROE, ROA. 59
- Cùng với xu hướng của toàn ngành, Sacombank cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để tập trung vào hoạt động ngân hàng bán lẻ nhằm đưa ra những sản phẩm, dịch vụ đột phá, nâng cao tính an toàn, bảo mật, có khả năng cạnh tranh cao đối với các ngân hàng khác, bởi đây là lĩnh vực mang lại doanh thu cao, phát triển chắc chắn và có ít rủi ro. Đồng thời, Sacombank cần tận dụng được lợi thế về mạng lưới trong hoạt động này. Đối với các dịch vụ truyền thống (như dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán ): Đây là yếu tố nền tảng không chỉ có ý nghĩa duy trì khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mà còn tạo ra thu nhập lớn nhất cho ngân hàng. Vì vậy, Sacombank cần phải duy trì và nâng cao chất lượng theo hướng: Hoàn thiện quá trình cung cấp dịch vụ, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản thủ tục, tiện lợi làm cho dịch vụ dễ tiếp cận và hấp dẫn khách hàng; Đối với các dịch vụ như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, thẻ tín dụng, bảo lãnh ngân hàng, thấu chi, các sản phẩm phái sinh cần phải nâng cao năng lực marketing của ngân hàng, giúp các doanh nghiệp và công chúng biết đến nhiều hơn, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ; nâng cao tính tiện ích của các dịch vụ ngân hàng; xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp trong từng thời kỳ, nghiên cứu lợi thế và bất lợi của từng dịch vụ, giúp khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng một cách hiệu quả nhất. 3.2.5Giải pháp nâng cao nhóm chỉ tiêu L – Khả năng thanh khoản Cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh, Sacombank nên chú trọng tăng trưởng huy động vốn, đảm bảo tỷ lệ phù hợp giữa 2 hoạt động này để tiếp tục phát huy điểm mạnh về khả năng thanh khoản của mình. TrườngSacombank nên gi ảĐạim tăng trư họcởng huy đKinhộng vốn trên tế thị trưHuếờng II (liên ngân hàng), nhất là khi lãi suất này đang có chiều hướng tăng mạnh, ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Thay vào đó, ngân hàng cần xác định huy động vốn trên thị trường I (dân cư và các tổ chức kinh tế) là trọng tâm, từ đó có thể đưa ra một số giải pháp như: huy động tiền gửi với lãi suất cạnh tranh; đưa ra các chương trình khuyến mãi, ưu đãi để hấp dẫn khách hàng; bố trí các điểm giao dịch ở các vị trí thuận lợi, có tiềm năng như gần các chợ, các cơ quan, 60