Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

pdf 85 trang thiennha21 25/04/2022 3501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_yeu_to_anh_huong_den_rui_ro_thanh_khoan_cua_ca.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÝ CÔNG MINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÝ CÔNG MINH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM NIÊM YẾT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HỒNG VINH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2018
  3. I TÓM TẮT Luận văn “Các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản của cácngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán” dựa vào các cơ sở nghiên cứu đi trƣớc liên quan đến yếu tố tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại trong và ngoài nƣớc. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là rủi ro thanh khoản của 10 ngân hàng thƣơng mại cổ phần việt nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội giai đoạn 2007-2017. Mục tiêu nghiên cứu cuối cùng của tác giả nhằm xác định đƣợc các yếu tố tác động rủi ro thanh khoản và từ đó đề xuất giải pháp nâng cao thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam. Tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng thông qua các mô hình hồi quy Pooled-OLS, REM, FEM và FGLS cùng với các kiểm định để tìm ra một mô hình có ý nghĩa thống kê. Sau khi hoàn thành các kiểm định và phân tích hồi quy, tác giả đƣa ra kết luận cuối cùng rằng đối với số liệu đã thu thập đƣợc thìFGLSphù hợp để đánh giá các tác động đến rủi ro thanh khoản.Dù mô hình cuối cùng chỉ đƣa ra duy nhất một tác động là biến tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn (LDR) của ngân hàng lên rủi ro thanh khoản nhƣng luận văn vẫn phù hợp với thực tế của việc thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam.
  4. II ABSTRACT Thesis "Factors affecting the liquidity risk of joint-stock commercial banks listed on the Vietnam Stock Exchange" is based on previous studies relating to impact on the liquidity of commercial banks in Vietnam and foreign countries. Dataset concludes the liquidity risk of 10 joint-stock commercial banks listed on the Vietnam Stock Exchange (HOSE and HNX) from 2007 to 2017. Research objective is to determine the factors that affect liquidity risk and then propose solutions to improve the liquidity of commercial banks in Vietnam. The author uses quantitative method byapplying regression model Pooled- OLS, REM, FEM and FGLS in order to find the most approriate model. After completion of the testing and regression analysis, the author concludes that for in this study, FGLS is the most appropriate model to analyze determinants on liquidity risk . Although there is only lending rate on short-term deposits (LDR) of banks impact liquidity risk, the thesis is still consistent with the reality of the liquidity of the Joint-stock commercial bank in Vietnam.
  5. III LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội” đƣợc hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp, do tôi tự thực hiện. Các số liệu và nguồn thông tin trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng và trung thực từ chính các báo cáo tài chính hợp nhất của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các kiểm định đƣợc thực hiện một cách công khai, minh bạch không có sự can thiệp về chỉnh sửa kết qủa các mô hình hồi quy. Luận văn này là mới và không sao chép từ bất kỳ một báo cáo nào khác. Tác giả
  6. IV LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, cho tôi đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM xuyên suốt bốn năm học qua đã tận tình dạy bảo tôi về kiến thức lẫn kỹ năng và đạo đức. Những kiến thức đó đƣợc tôi áp dụng vào chính trong bài luận văn này với việc sử dụng các kiến thức về tài chính ngân hàng cũng nhƣ các kiến thức liên quan đến kinh tế lƣợng ứng dụng. Luận văn này đƣợc hoàn thành không chỉ dựa trên sự nỗ lực của tôi mà còn là sự đóng góp và giúp đỡ to lớn của cô Nguyễn Thị Hồng Vinh với vai trò là giảng viên hƣớng dẫn đã hỗ trợ và góp ý cho tôi rất nhiều trong quá trình làm và chỉnh sửa luận văn. Ngoài ra, những ngƣời thân và những ngƣời bạn luôn bên cạnh không chỉ đóng góp ý nghĩa về mặt tinh thần mà còn hỗ trợ tôi về các kiến thức mà tôi có thể không đƣợc biết đến từ trong trƣờng lớp. Và cũng nhờ họ tôi có thêm động lực để làm việcm học tập và hoàn thành bài khóa luận này. Hơn nữa, tôi xin cảm ơn ban quản lý chƣơng trình Chất lƣợng cao cũng nhƣ trƣờng Đại học Ngân hàng TP.HCM đã luôn đồng hành cùng tôi trong suốt hành trình đại học, sự tận tình và luôn sẵn sàng giúp đỡ của các thầy cô khi bản thân tôi có những thắc mắc hoặc trăn trở.
  7. V MỤC LỤC Trang TÓM TẮT I LỜI CAM ĐOAN III LỜI CẢM ƠN IV MỤC LỤC V DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VIII DANH MỤC BẢNG IX DANH MỤC BIỂU ĐỒ X CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu 1 1.2. Khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm 2 1.2.1. Khung lý thuyết 2 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm 2 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 8 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 9 2.1. Lý thuyết về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại 9 2.1.1. Khái niệm 9 2.1.2. Các loại rủi ro thanh khoản 9 2.1.3. Những thiệt hại từ rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại 10 2.2.Các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại 11 2.2.1. Nhóm yếu tố khách quan 11 2.2.2. Nhóm yếu tố chủ quan 12 2.3. C c thu ết về đo ƣờng thanh hoản và c c ếu tố ảnh hƣởng đến thanh hoản của c c NHTM. 12 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 16
  8. VI CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU 17 3.1. Cơ sở dữ liệu 17 3.2. Phƣơng ph p nghiên cứu 18 3.3. Quy trình phân tích cụ thể 24 3.4. Giả thuyết nghiên cứu 25 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 27 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 4.1. Mô hình nghiên cứu 28 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu 28 4.3. Phân tích mối quan hệ tƣơng quan 30 4.4. Kiểm định các giả thuyết hồi quy 32 4.4.1. Kiểm định sự tự tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình 32 4.4.2. Kiểm định phƣơng sai của sai số không đổi 33 4.4.3. Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tƣơng quan 34 4.5. Ƣớc ƣợng các mô hình hồi quy 34 4.5.1. So sánh giữa mô hình Pooled-OLS và Fixed Effects Model 35 4.4.1.1 Phân tích hồi quy theo Pooled-OLS 35 4.5.1.2. Phân tích hồi quy theo FEM 36 4.5.1.3. Kết quả 36 4.5.2. So sánh giữa hai mô hình Fixed Effects Model và Random Effects Model bằng kiểm định Hausman 36 4.6. Tổng hợp các kiểm định và khắc phục 37 4.6.1. Tổng kết lại 37 4.6.2. Khắc phục mô hình hồi quy 38 4.7. Giải thích kết quả hồi quy 39 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 44 CHƢƠNG 5. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 45
  9. VII 5.1. Kiến nghị giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thời gian tới. 45 5.1.1. Kiến nghị đối với các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. 45 5.1.2. Kiến nghị các giải pháp từ kết quả phân tích mô hình 45 5.1.3. Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ 49 5.1.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 52 5.2. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 56 TÓM TẮT CHƢƠNG 5 57 KẾT LUẬN 58 PHỤ LỤC 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
  10. VIII DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DTBB Dự trữ bắt buộc FEM Mô hình Tác động Cố định (Fixed Effects Model) Phƣơng pháp Bình phƣơng Nhỏ nhất Tổng quát Khả thi FGLS (Feasible Generalised Least Squares) HNX Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Hanoi Stock Exchange) Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (Ho Chi HOSE Minh Stock Exchange) NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHNNg Ngân hàng nƣớc ngoài NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTW Ngân hàng Trung ƣơng Phƣơng pháp Bình phƣơng Nhỏ nhất Dữ liệu Gộp (Pooled Pooled-OLS Ordinary Least Square REM Mô hình Tác động Ngẫu nhiên (Random Effects Model) TCTD Tổ chức tín dụng TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
  11. IX DANH MỤC BẢNG TÊN NỘI DUNG TRANG Bảng 3.1 Danh sách các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu 17 Bảng 3.2 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình nghiên cứu 23 Bảng 3.3 Tóm tắt kỳ vọng mối tƣơng quan các biến độc lập với biến 24 phụ thuộc Bảng 4.1 Tóm tắt và mô tả thống kê các biến 29 Bảng 4.2 Hệ số tƣơng quan giữa rủi ro thanh khoản và các biến độc lập 31 Bảng 4.3 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 32 Bảng 4.4 Kết quảkiểm định White 33 Bảng 4.5 Kết quảkiểm định Wooldridge 34 Bảng 4.6 Ƣớc lƣợng mô hình dựa trên các biến độc lập 34 Bảng 4.7 Hồi quy mô hình Pooled-OLS 35 Bảng 4.8 Hồi quy mô hình Fixed Effects Model 36 Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Hausman 37 Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình FGLS 38 Bảng 4.11 Mô tả các kết quả hồi quy so với kỳ vọng ban đầu 38
  12. X DANH MỤC BIỂU ĐỒ TÊN NỘI DUNG TRANG Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng tín dụng và Biểu đồ 4.1 tốc độ tăng huy động vốn của 10 NHTMCP niêm 40 yết trên sàn chứng khoán Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh Biểu đồ 4.2 42 khoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận và Biểu đồ 4.3 tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản 43 của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán
  13. 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên cạnh những loại rủi ro khác nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động bình thƣờng của các ngân hàng khác và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Do đó, quản trị rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại luôn là vấn đề đƣợc quan tâm đặc biệt bởi các cơ quan nhà nƣớc thực hiện hoạt động quản lý và giám sát. Cuộc khủng hoảng từ việc cho vay dƣới chuẩn của Mỹ xảy ra vào tháng 8 năm 2007 đã nhấn chìm toàn bộ nền kinh tế Mỹ cũng nhƣ hệ thống tài chính toàn cầu. Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng BCBS 2004 chỉ ra rằng một trong những nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng là vấn đề thanh khoản, vấn đề mà phần lớn bị bỏ qua trong quá khứ. Cuộc khủng hoảng chỉ ra rằng những ngân hàng dựa nhiều vào thị trƣờng tiền tệ ngắn hạn tài trợ cho các tài sản hoạt động của họ có xu hƣớng bị vấn đề thanh khoản rất lớn. Từ sau cuộc khủng hoảng trên, đa số các ngân hàng thƣơng mại đã quan tâm đến vấn đề thanh khoản vì nó ch nh là vấn đề sống c n của các ngân hàng trong thời kỳ hiện nay. Việt Nam, hơn hai thập kỷ qua, kể từ khi hệ thống ngân hàng Việt Nam thực hiện quá trình cải cách các ngân hàng thƣơng mại đã có bƣớc phát triển mới cả về lƣợng và chất nhƣng vấn đề rủi ro thanh khoản dƣờng nhƣ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản lý ngân hàng cần thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản là khi luôn có đƣợc nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Điều này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trƣờng sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy t n và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống. Nguy cơ tiềm ẩn rủi
  14. 2 ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam còn khá cao cũng nhƣ vấn đề giám sát rủi ro thanh khoản của NHNN Việt Nam chƣa đƣợc nhƣ kỳ vọng. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là vô c ng cần thiết, nếu các ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt thì không những có thể giúp cho thị trƣờng tài chính ổn định mà nền kinh tế đất nƣớc sẽ vận hành tốt. Đặc biệt, trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, những vấn đề về thanh khoản đang đƣợc quan tâm hàng đầu và thƣờng đƣợc đƣa ra từ đầu năm để trong năm đó có thể quản lý tốt. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Namniêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán” để nghiên cứu. 1.2. Khung thu ết và c c nghiên cứu thực nghiệm 1.2.1. Khung lý thuyết Những vấn đề cơ bản về thanh khoản ngân hàng, rủi ro và nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản. 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm Nghiên cứu của spachs và cộng sự (2005) cung cấp một cái nhìn toàn diện vềnhững yếu tố quyết định chính sáchthanh khoản của các ngân hàng ở nh.Bên cạnh đó, nghiên cứu c n đi sâu tìm hiểu vềmối quan hệ giữa những chính sáchkinh tế vĩ mô, đặc biệt là ch nh sáchcủa Ngân hàng Trung ƣơng và chu kỳkinh tế có tác động nhƣ thế nào đếnmột mức hỗ trợ thanh khoản. Chắc chắn rằng NHTW sẽ đóng vai tr vô c ngquan trọng để duy trì khả năng thanhkhoản, họ có thể cung cấp sự hỗtrợ vốn trong trƣờng hợp ngân hàngthƣơng mại bị khủng hoảng thanhkhoản với tƣ cách ngƣời cho vay cuốic ng. Nghiên cứu này sử dụngdữ liệu từ bảng cân đối kế toán và báocáo thu nhập trên cơ sở hàng quý,trong giai đoạn 1985-2003. Valla vàEscorbiac (2006) nghiên cứu tập trung vào một sốyếu tố nội tại và vĩ mô ảnh hƣởng đếnkhả năng thanh khoản của các ngânhàng ở nh tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của cáctác giả spachs và cộng sự(2005).Nghiên cứu này cho rằng các yếutố quyết định thanh khoản ngân hàngcụ thể và yếu tố kinh tế vĩ mô của tínhthanh khoản của các ngân hàng Anh.Họ giả định rằng tỷ lệ thanh khoản
  15. 3 phụthuộc vào các yếu tố sau: xác suất cóđƣợc sự hỗ trợ từ ngƣời cho vay cuối c ng,tăng trƣởng cho vay, tăng trƣởng tổngsản phẩm quốc nội, lãi suất ngắn hạnvà lợi nhuận ngân hàng có tƣơng quanâm với khả năng thanh khoản. Ngƣợclại, quy mô ngân hàng có thể tƣơngquan âm hoặc dƣơng với khả năngthanh khoản. Nghiên cứu của ucchetta 2007 lại không đi sâu vàonhững hỗ trợ vốn từ ngân hàng trungƣơng hay những ch nh sách kinh tế vĩmô mà nó quan tâm đến mối quan hệgiữa các ngân hàng với nhau trên thịtrƣờng liên ngân hàng. Nghiên cứu này đề cập đến quá trình cho vay liên ngân hàng để đáp ứng với những thay đổi về lãi suất. Qua đó, cung cấp những bằng chứng cho thấy lãi suất bình quân liên ngân hàng có ảnh hƣởng đến những rủi ro và khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Shenvà cộng sự (2009) đã áp dụng mô hình nguyên nhân rủi ro thanh khoản ƣớc lƣợng cho các hệ thống NHTM của 12 nền kinh tế hàng đầu thế giới trong phạm vi thời gian 1994–2006. Qua đó, các biến đo lƣờng nguyên nhân rủi ro thanh khoản, với các biến độc lập bên trong ngân hàng gồm các biến tổng tài sản, tỉ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng tài sản, sự phụ thuộc các nguồn tài trợ bên ngoài, tỉ lệ vốn tự có trên tổng nguồn vốn, tỉ lệ tổng cho vay trên tổng tài sản và dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ. Các biến độc lập bên ngoài ngân hàng bao gồm các biến kinh tế vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát. Vazquez và Federico (2012) đƣa ra một khái niệm rủi ro thanh khoản hệ thống mở rộng hơn, theo đó, rủi ro thanh khoản hệ thống xảy ra khi hệ thống ngân hàng không đáp ứng đƣợc các nhu cầu thanh toán sắp tới hoặc nhu cầu tăng trƣởng tín dụng chung của nền kinh tế. Đƣa ra bộ chỉ số thanh khoản hệ thống truyền thống bao gồm các chỉ số về nợ nƣớc ngoài, và các chỉ số về tài chính, tiền tệ. Trƣơng Quang Thông 2013 đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thông qua việc nghiên cứu định lƣợng bằng Pooled-OLS, FEM và REM để ƣớc lƣợng cho mô hình các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của 27 NHTM Việt Nam từ năm 2002 đến 2011. Kết quả nghiên cứu, gia tăng quy mô ngân hàng có tác động biên làm gia tăng rủi ro thanh khoản, dự trữ thanh khoản trên tổng tải sàn tăng sẽ làm giảm rủi ro
  16. 4 thanh khoảnmặt khác khi tỉ lệ vay ngân hàng và vay khác trên tổng nguồn vốn giảm cũng giúp ngân hàng giảm rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, tác giả cũng sử dụng các biến độc lập là những yếu tố tác động từ bên ngoài nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế, và lạm phát cũng ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015)kết luận rằng rủi ro thanh khoản đƣợc thể hiện tập trung khi xuất hiện mất khả năng thanh toán của TCTD. Rủi ro thanh khoản của các ngân hàng chƣa đƣợc quản lý bền vững do mất cân đối kỳ hạn. Rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đƣợc giảm thiểu nhờ các cố gắng của NHNN trong việc liên tục giảm lãi suất trần và khuyến khích ngân hàng lớn hỗ trợ ngân hàng nhỏ. Những dấu hiệu đánh giá việc cải thiện rủi ro thanh khoản thể hiện ở lãi suất liên ngân hàng qua đêm trong thời gian ngắn, giảm giao dịch qua đêm, không xuất hiện các cuộc chạy đua lãi suất huy động công khai và không có dấu hiệu suy giảm tiền gửi kể cả các ngân hàng buộc phải tái cấu trúc. Phạm Thị Hoàng nh 2015 giới thiệu chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại, trong đó các phƣơng pháp đo lƣờng chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống dựa trên các quy định mới về rủi ro thanh khoản trong Hiệp định Basel III. Mới đây nhất là nghiên cứu của Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017) tìm ra mối quan hệ giữa sở hữu nƣớc ngoài và rủi ro thanh khoản của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009-2015, trong đó tác giả cũng sử dụng phƣơng pháp hồi quy bảng với mẫu dữ liệu bao gồm 35 NHTM Việt Nam. Biến phụ thuộc (rủi ro thanh khoản) là tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng (i) ở năm (t). Các biến độc lập gồm: mức độ sở hữu nƣớc ngoài của ngân hàng và các biến kiểm soát thể hiện đặc trƣng của ngân hàng (i) ở năm (t) (bao gồm các biến: rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, vốn ngân hàng). Kết quả cho thấy, sở hữu nƣớc ngoài càng cao thì rủi ro thanh khoản của NHTM càng thấp và ngƣợc lại. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản năm trƣớc có quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản của NHTM trong năm hiện tại. 1. MỤC TIÊU CỦA NGHIÊN CỨU
  17. 5 - Phân tích rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007-2017. - Xác định các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại, nguồn số liệu tình hình hoạt động theo năm của NHTMCP Việt Nam từ năm 2007-2017. - Đề xuất giải pháp nâng cao thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. Từ mục tiêu trên, một số câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra nhƣ sau: - Có tồn tại mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu hay không? - Các yếu tố nào tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần? - Những giải pháp nào để nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng cổ phần Việt Nam? 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam. Tuy nhiên đánh giá rủi ro thanh khoản là một phạm trù rất rộng và phức tạp. Do đó, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu các tiêu ch thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng và đánh giá rủi ro thanh khoản bên trong hoạt động NHTM. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là 10 NHTMCP tại Việt Nam đƣợc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE – HồChí Minh Stock Exchange) và Hà Nội (HNX – Hà Nội Stock Exchange) và thời gian nghiên cứu là 11 năm từ 2007 đến 2017.Mẫu nghiên cứu với tổng cộng 110 quan sáttập trung vào các yếu tố nội tại của các NHTMCP, không đi sâu vào phân t ch ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô và ch nh sách đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu ở trên, khóa luận chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, cụ thể nhƣ sau:
  18. 6 Thứ nhất, sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để so sánh và phân t ch đánh giá trong phân tích mô tả các tiêu ch tác động đến tính thanh khoản của NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017. Thứ hai, phân tích mối tƣơng quan giữa các biến và hồi quy bảng các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thông qua Phƣơng pháp Bình phƣơng Nhỏ nhất Dữ liệu Gộp (Pooled-OLS Pooled Ordinary Least Squares), Mô hình Tác động Cố định (Fixed Effects Model - FEM), Mô hình Tác động Ngẫu nhiên (Random Effects Model -REM)và Phƣơng pháp Bình phƣơng Nhỏ nhất Tổng quát Khả thi (FGLS - Feasible Generalised Least Squares)trên phần mềm thống kê Stata 13. 4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Về mặt lý thuyết Luận văn đã hệ thống hóa và vận dụng các lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính, phân tích các chỉ số tài chính trong quản trị ngân hàng hiện đại để mô tả bức tranh toàn cảnh về các tiêu ch tác động đến tính thanh khoản của NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017. Về mặt thực tiễn - Luận văn đã thành công trong việc ứng dụng các phần mềm hiện đại để xử lý số liệu và phân t ch đƣợc mức độ và chiều hƣớng tác động của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản để từ đó đề xuất giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam thời gian tới. - Bên cạnh đó, luận văn hỗ trợ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị NHTM trong việc hoạch định các chiến lƣợc nhằm quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam thời gian tới. 5. DỰ KIẾN CÁC THÀNH PHẦN CỦA LUẬN VĂN CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
  19. 7 CHƢƠNG 2: CƠ S Ý UẬN VỀ RỦI RO TH NH KHOẢN CỦ CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ IỆU CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ
  20. 8 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Từ thực trạng của tình hình các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam hiện nay cũng nhƣ t nh cấp thiết của nghiên cứu, tác đã đƣa ra đƣợc các cơ sở lý thuyết đi trƣớc làm nền tảng cho nghiên cứu của mình. Ngoài ra, chƣơng 1 tác giả còn nêu lên những vấn đề cơ bản của toàn thể luận văn, cụ thể nhƣ đƣa ra đƣợc các mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, cụ thể lại đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu của bài, ý nghĩa của đề tài hƣớng tới về mặt lý thuyết và cả trong thực tiễn và dự kiến luận văn sẽ có 5 chƣơng ch nh hỗ trợ và làm rõ cho nội dung mà tác giả đang tìm hiểu là “Các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán”. Vì hiện nay có ba sàn giao dịch chứng khoán tập trung là HOSE, HNX, UPCOM, tuy nhiên đối với các dữ liệu trong luận văn chỉ bao gồm 10 ngân hàng thƣơng mại cổ phần đƣợc niêm yết trên hai sàn là HOSE và HNX trong thời gian nghiên cứu 11 năm từ năm 2007 tới 2017.
  21. 9 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1. L thu ết về rủi ro thanh hoản của ngân hàng thƣơng mại 2.1.1. Khái niệm Khái niệm về thanh khoản Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng cho rằng: “Thanh khoản là một thuật ngữ chuyên ngành nói về khả năng đáp ứng các nhu cầu về sử dụng vốn khả dụng phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại mọi thời điểm nhƣ chi trả tiền gửi, cho vay, thanh toán, giao dịch vốn ”.Do vậy, tính thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại đƣợc xem nhƣ khả năng tức thời (the short-run ability để đáp ứng nhu cầu rút tiền gửi và giải ngân các khoản tín dụng đã cam kết. Khái niệm về rủi ro thanh khoản Từ trƣớc đến nay đã có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản. Nhƣng rủi ro thanh khoản có thể đƣợc hiểu là rủi ro khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán; hoặc do các nguyên nhân chủ quan khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, theo đó nó sẽ k o theo những hậu quả không mong muốn (Duttweiler, 2009).Nhƣ vậy, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi ngân hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lƣợng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung ứng đủ nhƣng với chi ph cao. Nói cách khác, đây là loại rủi ro xuất hiện trong trƣờng hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả do không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền mặt hoặc không thể vay mƣợn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 2.1.2. Các loại rủi ro thanh khoản Theo Tsuzuri (2011) thìrủi ro thanh khoản cóthể đƣợc chia thành rủi ro thanh khoản nguồn vốnvà rủi ro thanh khoản tài sản. Rủi ro thanh khoản nguồn vốn là rủi ro mà một tổ chức có thể bị rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt và không thể huy động nguồn vốn mới để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán của nó, mà có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán ch nh thức. Do đó việc xem xét tính thanh khoản cần đƣợc xem xét
  22. 10 trong bối cảnh của các tài sản nợ. Rủi ro thanh khoản tài sản liên quan đến rủi ro mà giá trị thanh khoản của tài sản khác đáng kể so với giá trị theo giá thị trƣờng hiện tại. Theo Drehmann và Nikolaou (2008) thì rủi ro thanh khoản có thểphân thành: Rủi ro thanh khoản thị trƣờng (Market liquidity risk) và Rủi ro thanh khoản tài trợ (Funding liquidity risk). Rủi ro thanh khoản thị trƣờng là rủi ro khi một ngân hàng không thể bán đƣợc tài sản của họ trên thị trƣờng với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Trong khi đó, rủi ro thanh khoản tài trợ đƣợc hiểu là rủi ro khi một ngân hàng không đủ vốn để đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình. Hai loại rủi ro thanh khoản này thƣờng có tác động qua lại với nhau thông qua các thị trƣờng tài chính, từ đó có thể gây ảnh hƣởng tới rất nhiều các tổ chức tài chính, trong đó có NHTM. Trong giai đoạn thị trƣờng tài chính có những biến động bất thƣờng, sự tƣơng tác giữa hai loại rủi ro thanh khoản này sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro thanh khoản trong toàn hệ thống tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. 2.1.3. Những thiệt hại từ rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại - Xem xét ở chức năng trung gian tính dụng: Khi ngân hàng không đủ nguồn lực để đáp ứng nhu cầu về vốn khả dụng của mình, họ sẽ phải tìm cách có đƣợc vốn bằng nhiều cách khác nhau và gây những thiệt thại nhƣ: + Buộc phải chạy đua huy động vốn dẫn đến lãi suất huy động cao; + ãi suất huy động cao buộc lãi suất cấp t n dụng cao và khó cho vay; + Khi buộc phải trả lãi suất huy động nhƣng không thể cho vay rõ ràng ngân hàng sẽ bị lỗ; + Không đáp ứng đƣợc nhu cầu rút tiền dẫn đến mất niềm tin của Ngƣời gửi tiền kể cả các giao dịch liên ngân hàng ; + Không đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các khoản cấp t n dụng. - Những thiệt hại đối với nền inh tế: nhƣ liên quan vấn đề lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, ổn định đời sống xã hội + Ảnh hƣởng đến các hoạt động đầu tƣ. Khi lãi suất tiền gửi tăng, nguồn tiền tập trung gửi vào ngân hàng làm cho nền kinh tế sẽ giảm kênh huy động vốn;
  23. 11 + Khi lãi suất cấp t n dụng cao làm ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến giá cả tăng lạm phát tăng , giảm quy mô đầu tƣ dẫn đến giảm tăng trƣởng kinh tế; + Khi giá cả tăng sẽ ảnh hƣởng đến đời sống của ngƣời dân. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có đƣợc nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Điều này có nghĩa nếu ngân hàng không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trƣờng sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy t n và dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề thanh khoản trong hệ thống ngân hàng là vô c ng cần thiết, nếu các ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt thì không những có thể giúp cho thị trƣờng tài chính ổn định mà nền kinh tế đất nƣớc sẽ vận hành tốt. 2.2. Các ếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh hoản của ngân hàng thƣơng mại 2.2.1. Nhóm yếu tố khách quan Nhóm yếu tố khách quan làđề cập đến các yếu tố vĩ mô nhƣ: tỷ lệ tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản của NHTW, lãi suất bình quân liên ngân hàng Nghiên cứu của Vodová 2011 xác định các yếu tố quyết định tính thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại ở Cộng hòa S c (Czech Repulic). Các kết quả phân tích hồi quy dữ liệu cho thấy rằng có mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản ngân hàng và lệ nợ xấu và lãi suất cho vay, lãi suất cơ bản của NHTW trên thị trƣờng giao dịch liên ngân hàng. Đồng thời, tác giả đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến của tỷ lệ lạm phát, chu kỳ kinh doanh và cuộc khủng hoảng tài chính với tính thanh khoản. Nghiên cứu của Trƣơng Quang Thông (2013) cũng đãtìm ra mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản với những yếu tố tác động từ bên ngoài nhƣ tốc độ tốc độ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát. Ngoài ra, nghiên cứu của spachs và cộng sự(2005) đã cung cấpmột cái nhìn toàn diện về những yếu tố quyết định chính sách thanh khoản của các ngân hàng ở Anh. Bên cạnh đó, nghiên cứu c n đi sâu tìm hiểu về mối quan hệ giữa những chính
  24. 12 sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là ch nh sách của NHTW và chu kỳ kinh tế có tác động nhƣ thế nào đến một mức hỗ trợ thanh khoản (Liquidity buffer). Chắc chắn rằng Ngân hàng Trung ƣơng sẽ đóng vai tr vô c ng quan trọng để duy trì khả năng thanh khoản, họ có thể cung cấp một sự hỗ trợ vốn trong trƣờng hợp ngân hàng thƣơng mại bị khủng hoảng thanh khoản với tƣ cách ngƣời cho vay cuối c ng. Do đó, rủi ro thanh khoản còn chịu tác động bởi các yếu tốvề thể chế và giám sát. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung vào các yếu tố nội tại, không đi sâu vào phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô và chính sách đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Do đó, tác giả không phân tích kỹ tác động của các yếu tố khách quan này đến rủi ro thanh khoản. 2.2.2. Nhóm yếu tốchủ quan Nghiên cứu về t nh thanh khoản rất quan trọng đối với thị trƣờng tài chính và các ngân hàng, đặc biệt là từ sau khủng hoảng kinh tế 2008. Theo Aspachs (2005) và Nikolaou (2009) thì tính thanh khoản không đơn giản phụ thuộc vào các yếu tố khách quan bên ngoài (chẳng hạn nhƣ thị trƣờng hiệu quả, cơ sở hạ tầng, chi phí giao dịch thấp, số lƣợng lớn ngƣời mua và ngƣời bán, đặc tính minh bạch của tài sản giao dịch mà điều quan trọng là nó ảnh hƣởng bởi yếu tố bên trong, đặc biệt là các phản ứng của ngƣời tham gia thị trƣờng khi đối mặt với sự không chắc chắn và thay đổi giá trị tài sản. Những yếu tố nội tại của chính bản thân các ngân hàng đó nhƣ: lợi nhuận, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ cho vay trên huy động, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dự ph ng rủi ro tín dụng Mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố sẽ đƣợc tác giả nghiên cứu và trình bày kỹ hơn trong mục 2.3 Luận văn này. 2.3. C c thu ết về đo ƣờng thanh hoản và c c ếu tố ảnh hƣởng đến thanh hoản của c c NHTM. Ngƣời ta thƣờng sử dụng các tỷ lệ thanh khoản để đƣa ra các biện pháp quản lý rủi ro thanh khoản tốt hơn. Tỷ lệ mà các nghiên cứu trƣớc đây sử dụng bao gồm: - Tỷ Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản:Theo Aspachs và cộng sự (2005), Rychtárik (2009), Praet và Herzberg (2008) thì tỷ số này cung cấp một thông tin chung về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Tức là trong tổng tài sản của ngân
  25. 13 hàng tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ số này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng rất tốt. - Tỷ ản thanh khoản/T ửi khách hàng: Theo các nghiên cứu của Aspachs và cộng sự(2005), Rychtárik (2009), Praet và Herzberg (2008) cho rằng tỷ số này sử dụng tài sản thanh khoản để đo lƣờng khả năng thanh khoản là rất tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ này là tập trung vào mức độ nhạy cảm của ngân hàng khi lựa chọn các loại kinh phí (bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, doanh nghiệp và các tổ chức tài chính khác). Tỷ số này cao cũng thể hiện thanh khoản của ngân hàng là tốt. - Tỷ Khoản cho vay/Tổng tài sản: Dựa vào các nghiên cứu củaDemirgüç- Kunt và Huizinga (1999), Athanasolou và cộng sự(2006),Bonin và cộng sự 2008),Trƣơng Quang Thông (2013) cho thấy rằng tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm khoản cho vay trên tổng tài sản ngân hàng. Do đó tỷ lệ này cao tức là khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu. - Khoả ửi + Nguồn vốn ngắn hạn): Trong nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou (2007), Naceur và Kandil (2009) thìtỷ số này cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng yếu. - Dự trữ thanh khoản: Theo Duttweiler (2009), Shenvà cộng sự (2009) thì chỉ tiêu này yêu cầu việc duy trì khả năng thanh toán, một mặtbuộc các ngân hàng thƣơng mại phảiđảm bảo toàn bộ giá trị tài sản có phải lớn hơn các khoản nợ ở mọi thời điểm. Nếu trong kinh doanh vốn cho vay không có khả năng thu hồi và lỗ trong nghiệp vụ chứng khoán sẽ làm cho giá trị tài sản có xuống thấp hơn tài sản nợ và nhƣ vậy sẽ dẫn đến ngân hàng mất khả năng thanh toán, có thể phải đóng cửa hoặc phải bán tài sản cho ngân hàng khác. Trong các nguồn dự trữ để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng có hai nguồn quan trọng mà các nhà quản lý trong ngân hàng phải đặc biệt quan tâm, đó là: nguồn dự trữ sơ cấp và nguồn dự trữ thứ cấp Duttweiler, 2009 . Dự trữ sơ cấp là các khoản mục về ngân quỹ tiền mặt, tiền gửi ở Ngân hàng Trung ƣơng, tiền gửi các ngân hàng khác. Các khoản dự trữ này đƣợc sử dụng để dự trữ theo quy định của NHTW và đáp ứng nhu cầu bất thƣờng về tiền mặt cho khách hàng hoặc để thực hiện các khoản thanh toán cho ngân hàng
  26. 14 khác trong việc thanh toán giữa các ngân hàng. Dự trữ thứ cấp bao gồm các loại chứng khoán có khả năng chuyển thành tiền dễ dàng nhƣ: trái phiếu kho bạc, giấy chấp nhận trả tiền của ngân hàng Dự trữ thứ cấp đƣợc d ng để hỗ trợ cho dự trữ sơ cấp về các nhu cầu rút tiền, thanh toán giữa các ngân hàng và vay mƣợn của khách hàng đã đƣợc dự kiến trƣớc. - Tỷ ới khách hàng/Tài trợ ngắn hạn:Nghiên cứu của Pasiouras và Kosmidou(2007 cũng nhƣ Naceur và Kandil(2009)đã chứng minh rằng tỷ lệ này d ng để đánh giá rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Nếu tỷ số này cao có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. - Qu mô ổ ả â :Nghiên cứu của Vodová 2011), Valla và Escorbiac 2006 , Bonfim và Kim (2009),Trƣơng Quang Thông 2013 đều đƣa ra các nhận định khác nhau về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản. - Vốn chủ ữu: Dựa vào nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả, cụ thể là Vodová (2011), Bonfim và Kim (2009), Aspachs và cộng sự (2005), Repullo(2003), Dewatripont và Tirole (1993), Gorton và Huang (2004) và Thakor (1996) đều đƣa ra những kết quả khác nhau về tỷ lệ vốn chủ sở hữu và khả năng thanh khoản của ngân hàng. - Tỷ Lợi nhuậ /Vốn chủ ữu: Đa số các nghiên cứu trƣớc đều sử dụng tỷ lệ ợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản để đánh giá khả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại. Những nghiên cứu tìm ra tác động c ng chiều của tỷ lệ lợi nhuận với khả năng thanh khoản của các ngân hàng, cụ thể là nghiên cứu của Bonfim và Kim (2011), Bunda và Desquilbet(2008), Bryant (1980), Diamond và Dybvig(1983 . Nhƣng cũng có nghiên cứu tìm ra tác động ngƣợc chiều của tỷ lệ lợi nhuận với khả năng thanh khoản, nhƣ nghiên cứu của Aspachs và cộng sự (2005), Rauch và cộng sự (2009), Vodová (2011) và Lucchetta(2007). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nƣớcđã ban hành nhiều văn bản để hƣớng dẫn và tạo khung pháp lý quản lý rủi ro thanh khoản, văn bản mới nhất còn hiệu lực là Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ an toàn
  27. 15 trong hoạt động của các TCTD và chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Quy định về các chỉ tiêu thanh khoản mà NHTM phải tuân thủ: ) ỷ k ả ă ả. ) ỷ ố đ ủ uồ ố ắ ạ đượ ử dụ để u d ạ . ) G ớ ạ ấp í dụ , ớ ạ óp ố , mu ổ p ầ , ỷ dư ợ ớ ổ ử . ) ỷ ố ự ó ê ổ ả ó ủ .
  28. 16 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 Chƣơng 2 tác giả đề cậpđến khung lý thuyết về những vấn đề cơ bản của thanh khoản ngân hàng, rủi ro thanh khoản. Theo đó, khung lý thuyết gồm: Lý thuyết về rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại, các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại, các lý thuyết về đo lƣờng thanh khoản và các yếu tố ảnh hƣởng đến thanh khoản của các NHTM. Với xuất phát từ lý thuyết cơ bản làm cơ sở lý luận cũng nhƣ các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây về rủi ro thanh khoản của NHTM, tác giả căn cứ vào tình hình thực tiễn tại Việt Nam để áp dụng và xây dựng mô hình hồi quy bảng các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam niêm yết trên HOSE và HNX. .
  29. 17 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP SỐ LIỆU 3.1. Cơ sở dữ iệu Bài luận văn này sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian theo năm giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 để phân tích các yếu tố tác động đến thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam. Các dữ liệu đƣợc thu thập từ IMF’s International Financial Statistics (IFS) Databank, Worldbank (WB), Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, trang điện tử của các NHTMCP, trang điện tử www.cafef.vn. Các báo cáo tài chính hợp nhất là cơ sở để xem x t hoạt động của các ngân hàng hiện đại. Bởi vì, ngày nay phần lớn các ngân hàng đều phát triển theo hƣớng tập đoàn đa ngành nghề, đa lĩnh vực nên các báo cáo tài chính riêng không thể phản ánh đƣợc tình hình tài ch nh cũng nhƣ tình hình kinh doanh thực sự của các ngân hàng này. Thế nên, chỉ có báo cáo tài chính hợp nhất mới đáp ứng đƣợc các mục tiêu trên. Dữ liệu nghiên cứu gồm 110 quan sát của 10 NHTMCP tại Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội và thời gian nghiên cứu là 11 năm từ 2007 đến 2017. Bảng 3.1 Danh sách các NHTMCP trong mẫu nghiên cứu STT Mã niêm yết Tên ngân hàng 1 ACB NHTMCP Á Châu 2 BID NHTMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 3 CTG NHTMCP Công thƣơng Việt Nam 4 EIB NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam 5 MBB NHTMCP Quân Đội 6 NVB NHTMCP Quốc Dân 7 SHB NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội 8 STB NHTMCP Sài G n Thƣơng T n 9 VCB NHTMCP Ngoại thƣơng 10 VIB NHTMCP Quốc tế Việt Nam (Nguồn: Tổng hợp từ website www://cafef.vn)
  30. 18 3.2. Phƣơng ph p nghiên cứu Cơ sở lý thuyết:Vận dụng các lý thuyết về phân tích báo cáo tài chính, chỉ số tài chính trong Quản trị ngân hàng hiện đại để đánh giá t nh thanh khoản của NHTMCP. Nhƣ đã đề cập tại đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu các tiêu ch thƣờng đƣợc sử dụng để đo lƣờng và đánh giá tính thanh khoản bên trong hoạt động NHTM. Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng là phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, sử dụng phân t ch tƣơng quan, kỹ thuật hồi quy bảng để phân t ch tác động của các yếu tốđến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Sử dụng đồng thời nhiều phƣơng pháp và mô hình để ƣớc lƣợng các tác động bao gồm: Pooled- OLS, REM, FEM vàFGLS. Trong đó, để đƣa ra kết luận các mô hình có phù hợp, tác giả đã sử dụng nhiều phƣơng pháp kiểm định khác nhau, cụ thể là kiểm định White, kiểm định Hausman, kiểm định đa cộng tuyến, để kiểm định sự phù hợp của mô hình. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để so sánh và phân t ch đánh giá trong phân t ch mô tả các tiêu ch tác động đến tính thanh khoản. M h nh nghiên cứu Thông qua tham khảo các nghiên cứu của Trƣơng Quang Thông 2013 , Võ Xuân Vinh và Mai Xuân Đức (2017), Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức t n dụng, chi nhánh NHNNg, nghiên cứu của Shen và cộng sự (2009), Vodová 2013 Mô hình nghiên cứu đƣợc đề xuất nhƣ sau: FGAP it = β0 + β1C Pit + β2T it+ β3ROEit + β4SIZE1it + β5LDRit +β6 Rit + ei Trong đó: - Biến phụ thuộc:FGAPit(rủi ro thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t))có thể đo lƣờng bằng hai phƣơng cách: khe hở tài trợ (hay khe hở thanh khoản) và các hệ số thanh khoản. Theo Vodová (2013), khe hở thanh khoản là chênh lệch
  31. 19 giữa tài sản và nguồn vốn đối với cả thời điểm hiện tại và tƣơng lai. Còn các hệ số thanh khoản là các hệ số khác nhau đƣợc tính toán từ bảng cân đối kế toán ngân hàng, thƣờng đƣợc sử dụng để dự đoán xu hƣớng diễn biến của thanh khoản.Vận dụng theo nghiên cứu của Trƣơng Quang Thông(2013) “ rủi ro thanh khoản được đo lường bằng cách lấy chênh lệch giữa các khoản tín dụng và huy động vốn chia cho tổng tài sản”. Do vậy, luận văn đo lƣờng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thông biến phụ thuộc FGAPbằng cách lấy chênh lệch giữa các khoản tín dụng và huy động vốn chia cho tổng tài sản. - Biến độc lập: Dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm trƣớc thì những quy định về quản lý rủi ro thanh khoản của các NHTM là nhóm quy định thƣờng xuyên đƣợc cập nhật, thay đổi trong hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam. Văn bản hiện hành điều chỉnh đối với hoạt động quản lý rủi ro thanh khoản của NHTM có thể kể tới: Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010; Thông tƣ số 36/2014/TT- NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ngày 20/11/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NHNNg; Thông tƣ số 06/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nƣớc ngày 25/05/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 36/2014/TT-NHNN. Những quy định tại các văn bản này mặc dù còn có những khoảng cách nhất định so với thông lệ quốc tế, song đã phần nào đáp ứng đƣợc yêu cầu giám sát, quản lý của Ngân hàng Nhà nƣớc và mục tiêu an toàn hoạt động của hệ thống NHTM. Một cách khái quát, tác giả đề xuất đƣa vào mô hình các biến độc lập có khả năng tác động đến rủi ro thanh khoản nhƣ sau: + CAPit: Tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (i) tại thời điểm (t). Tỷ lệ vốn chủ sở hữu đƣợc đo lƣờng bằng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản. Đây có thể xem nhƣ biến thay thế cho tỷ lệ an toàn vốn của Basel (Capital Adequacy Ratio –CAR), trong khuôn khổ của các quy định an toàn vốn (Vodová, 2013). Tỷ số này thể hiện tình trạng đủ vốn và sự an toàn, lành mạnh về tài ch nh của một ngân hàng. Tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng sử dụng đ n bẩy tài ch nh cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của ngân hàng giảm khi chi phí vốn vay
  32. 20 cao. Các công trình nghiên cứu của các tác giả Vodová (2011), Bonfim và Kim (2009), Aspachs và cộng sự (2005), Repullo(2003), Dewatripont và Tirole (1993), Gorton và Huang (2004), Thakor (1996) đều đƣa ra các kết quả không giống nhau về tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nghiên cứu này kỳ vọng rằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu sẽ có mối tƣơng quan âm với rủi ro thanh khoản của các ngân hàng. + TLAit: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng (i) thời điểm (t), các khoản cho vay thông thƣờng có tính thanh khoản thấp; do đó, những khoản rút tiền lớn và không đƣợc dự báo trƣớc có thể dẫn đến việc mất thanh khoản của ngân hàng (Bonin và cộng sự, 2008). Tác giả kỳ vọng mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cho vay và rủi ro thanh khoản. + ROEit: Tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng (i) tại thời điểm t . Đƣợc đo lƣờng bằng Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu. Cho nên tỷ lệ này phần nào phản ánh đƣợc hiệu quả quản trị của các ngân hàng với việc sử dụng vốn chủ sở hữu. Hầu hết mọi nghiên cứu trƣớc thƣờng sử dụng tỷ lệ ợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản để đƣa ra đánh giá vềkhả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại, từ đó giúp cho ta cũng dễ dàng đánh giá rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. Có những nghiên cứu tìm ra đƣợc tác động c ng chiều giữa tỷ lệ lợi nhuận và khả năng thanh khoản của các ngân hàng, cụ thể nhƣ các nghiên cứu của Bonfim và Kim (2011), Bunda và Desquilbet (2008), Bryant(1980), Diamond và Dybvig (1983). Bên cạnh đó, có những nghiên cứu đƣa ra đƣợc tác động ngƣợc chiều của tỷ lệ lợi nhuận và khả năng thanh khoản, nhƣ các nghiên cứu của Aspachs và cộng sự (2005), Rauch và cộng sự (2009), Vodová(2011) và Lucchetta(2007). Tác giả sử dụng tỷ số ROE vì không chỉ muốn đánh giá khả năng sử dụng vốn chủ sở hữu mà còn muốn xem x t tác động của yếu tố này lên rủi ro thanh khoản ngân hàng. Tác giả muốn thông qua nghiên cứu này để xem mô hình của nghiên cứu đi theo tƣơng quan của các nghiên cứu đi trƣớc nào. Và vì ROE của các nghiên cứu trên đều dựa trên tính thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại. Cho nên khi ROE đồng biến với FGAP điều đó sẽ
  33. 21 phù hợp với các nghiên cứu cho đƣa ra nhận xét về ROE có tác động ngƣợc chiều lên khả năng thanh khoản, và ngƣợc lại. + SIZE1it: Quy mô tổng tài sản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t). Tác giả sẽ áp dụng logarit tự nhiên với số liệu tổng tài sản(SIZE) để đo lƣờng đƣợc quy mô ngân hàng từ đó tìm mối quan hệgiữa của tổng tài sản đối với rủi ro thanh khoản (Dinger, 2009). Trên cơ sở dựa trên lý thuyết kinh tế quy mô, các ngân hàng nếu có tổng tài sản càng lớn thì sẽ càng ít gặp rủi ro thanh khoản hơn. Thƣờng những ngân hàng lớn có thể dựa vào thị trƣờng liên ngân hàng hay có sự hỗ trợ thanh khoản từ ph a ngƣời cho vay cuối cùng (Vodová, 2013). Theo Lin (2010)cũng có nhiều cơ sở lập luận cho rằng “Quá lớn để sụp đổ, quá m quáng để nhận ra” “Too Big to Fail, Too Blind to See”) tức là các ngân hàng, hoặc doanh nghiệp quá lớn thƣờng đƣợc hƣởng các đặc quyền từ nhà nƣớc để tránh những rủi ro quá lớn. Cho nên điều đó cho phép họ có thể mạnh dạn dầu tƣ vào những tài sản rủi ro hơn, và từ đó làm cho rủi ro thanh khoản càng gia tăng. Và chính nghiên cứu của Valla và Escorbiac 2006 cũng khẳng định rằng quy mô ngân hàng có thể tƣơng quan âm hoặc dƣơng với khả năng thanh khoản.Tƣơng tự nhƣ ROE, tác giả cũng không đƣa ra nhận định riêng của bản thân mà muốn dựa vào chính nghiên cứu này để xem xét tình hình của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn chứng khoán sẽ phù hợp với cơ sở lý thuyết nào hơn. + LDRit: Tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn của ngân hàng (i) tại thời điểm (t). Cách tính dữ liệu này cụ thể nhƣ sau, bằng Tổng cho vay chia cho Tổng huy động ngắn hạn, trong đó, nguồn vốn huy động ngắn hạn bao gồm tiền gửi khách hàng và tiền huy động đƣợc từ các tổ chức t n dụng khác hay trên thị trƣờng tài chính.Với mục đ ch đảm bảo thanh khoản cũng nhƣ an toàn cho hệ thống ngân hàng, NHNN quy định giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng hoặc một nhóm khách hàng, trƣờng hợp không đƣợc cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần. Cơ bản, những nội dung này là sự hƣớng dẫn từ quy định của Luật các Tổ chức tín dụng 2010. Thêm vào đó, NHTM phải thực hiện tỷ lệ tối đa dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam là 90%.Tỷ số này
  34. 22 càng lớn chứng tỏ ngân hàng cho vay cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động đƣợc. Vì vậy, lúc ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản sẽ rất khó huy động đƣợc những nguồn vốn rẻ nếu cho vay quá nhiều, làm cho rủi ro thanh khoản sẽ tăng. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng cho vay t hơn so với nguồn vốn huy động đƣợc hoặc có thể có các nguồn khác nhƣ vay trên thị trƣờng liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá, . thấp hơn so với các khoản huy động làm cho rủi ro thanh khoản của ngân hàng giảm. + LLRit: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t). đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tài sản có tính thanh khoản cao1 trên tổng nợ phải trả. Tỷ lệ này cho biết khả năng thanh khoản của NHTM khi đáp ứng tổngnợ phải trả tại tất cả các kì hạn. Tỷ lệ này càng cao thì nguy cơ rủi ro thanh khoản càng giảm, và ngƣợc lại. Theo quy định của pháp luật hiện hành, NHTM phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả làTỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng nợ phải trả): 10%. Dự trữ thanh khoản là khoản tiền đƣợc trích lập để dự ph ng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tài chính quy mô nhỏ không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết vay. Ngân hàng có thẻ bán hay cầm cố tài sản thanh khoản để có đƣợc những nguồn vốn thanh toán, do đó, giữ những tài sản thanh khoản có thể làm giảm rủi ro thanh khoản (Shen và cộng sự, 2009). Tác giả kỳ vọng mối quan hệ ngƣợc chiều giữa dự trữ thanh khoản và rủi ro thanh khoản. 1Tài sản có tính thanh khoản cao: Theo Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì Tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm: Tiền mặt, vàng; Tiền gửi thanh toán (bao gồm cả dự trữ bắt buộc) và tiền gửi ký quỹ tại Ngân hàng Nhà nƣớc; Các loại giấy tờ có giá đƣợc sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nƣớc; Tiền trên tài khoản thanh toán tại các ngân hàng đại lý, trừ các khoản đã cam kết cho mục đ ch thanh toán cụ thể; Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài khác ở trong nƣớc và nƣớc ngoài; Các loại trái phiếu, tín phiếu do Chính phủ các nƣớc, Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc có mức xếp hạng từ AA trở lên phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
  35. 23 Bảng 3.2: M tả c c biến sử dụng trong m h nh nghiên cứu Tác giả, năm Mã biến Tên biến Cách tính Vodová(2013), Rủi ro thanh Chênh lệch giữa các khoản tín Trƣơng Quang FGAP khoản của ngân dụng và huy động vốn chia Thông (2013) hàng cho tổng tài sản Tỷ lệ vốn tự có Vốn chủ sở hữu chia cho tổng Vodová(2013) CAP của ngân hàng tài sản Bonin và cộng Tỷ lệ dƣ nợ cho sự 2008),Trƣơng Dƣ nợ cho vay trên tổng tài TLA vay trên tổng tài Quang Thông sản sản (2013) Bonfim và Kim, năm (2011), Bunda và Desquilbet, Tỷ lệ lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở ROE (2008), Bryant, của ngân hàng hữu (1980), Diamond và Dybvig(1983) Dinger(2009), Quy mô tổng tài Lấy logarit tự nhiên của tổng Trƣơng Quang SIZE1 sản tài sản(SIZE) Thông (2013) uật các Tổ chức t n dụng (2010),Trƣơng LDR Tỷ lệ cho vay trên Cho vay trên huy động Quang Thông huy động (2013) Shen và cộng sự Tỷ lệ dự trữ thanh Tài sản có t nh thanh khoản LLR (2009) khoản cao trên tổng nợ phải trả
  36. 24 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Bảng 3.3: Tóm tắt ỳ vọng mối tƣơng quan c c biến độc ậpvới biến phụ thuộc Mã biến Tên biến Cách tính Dấu kỳ vọng Tỷ lệ vốn tự có của Vốn chủ sở hữu chia cho CAP + ngân hàng tổng tài sản Tỷ lệ dƣ nợ cho vay Dƣ nợ cho vay trên tổng tài TLA + trên tổng tài sản sản Tỷ lệ lợi nhuận của Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ ROE +/- ngân hàng sở hữu Lấy logarit tự nhiên của tổng SIZE1 Quy mô tổng tài sản +/- tài sản(SIZE) LDR Tỷ lệ cho vay trên huy Cho vay trên huy động + động Tỷ lệ dự trữ thanh Tài sản có t nh thanh khoản LLR - khoản cao trên tổng nợ phải trả (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.3. Qu tr nh phân tích cụ thể Bƣớc1: Mô tả mẫu nghiên của dữ liệu bảng Bƣớc 2: Phân tích mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến Bƣớc 3: Kiểm định các giả thuyết hồi quy Bƣớc 4: Ƣớc lƣợng và kiểm định giữa các mô hình hồi quy Bƣớc 5: Kiểm định phƣơng sai thay đổi của mô hình REM. Bƣớc 6: Tổng hợp và đƣa ra phƣơng hƣớng khắc phục
  37. 25 3.4. Giả thu ết nghiên cứu Mục đ ch của bài nghiên cứu là nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội và các yếu tố bên trong của ngân hàng. Giả thuyết 1: H01: Không có mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng; H11: Có mối quan hệ giữa tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Giả thuyết 2: H02: Không có mối quan hệ giữa tỷ lệ dự nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng; H12: Có mối quan hệ giữa tỷ lệ dự nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Giả thuyết 3: H03: Không có mối quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng; H13: Có mối quan hệ giữa tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Giả thuyết 4: H04: Không có mối quan hệ giữa quy mô tổng tài sản của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng; H14: Có mối quan hệ giữa quy mô tổng tài sản của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Giả thuyết 5: H05: Không có mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trên huy động của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng H15: Có mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trên huy động củangân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
  38. 26 Giả thuyết 6: H06: Không có mối quan hệ giữa tỷ lệ dự trữ thanh khoản của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng H16: Có mối quan hệ giữa tỷ lệ dự trữ thanh khoản của ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng.
  39. 27 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 Từ các lý thuyết về rủi ro thanh khoản ở chƣơng 2 và bằng chứng thực nghiệm ở chƣơng 1tác giả đã xây dựng đƣợc mô hình để đánh giá các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Tác giả còn dự kiến trƣớc quá trình phân t ch định lƣợng của mình và đƣa ra các giả thuyết cho từng biến của mô hình nghiên cứu. Về các biến đƣợc sử dụng trong mô hình hồi quy, tác giả sử dụng biến phụ thuộc là FGAP để đại diện cho rủi ro thanh khoản của các NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội.Và các biến độc lập lần lƣợt là: Tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (CAP), Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản (TLA), Tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng (ROE), Quy mô tổng tài sản (SIZE1), Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) và Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LLR).
  40. 28 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Mô hình nghiên cứu Để xác định các yếu tố tác động lên thanh khoản của NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2007-2017, luận văn sử dụng khung lý thuyết xây dựng mô hình hồi quy đƣợc trình bày tại mục 3.2. Trong mô hình hồi quy này, khởi điểm luận văn dự kiến sử dụng 06 biến độc lập đóng vai trò biến giải thích cho biến phụ thuộc FGAP (rủi ro thanh khoản của NHTMCP). Tác giả tổng hợp số liệu từ các báo cáo hợp nhất của NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội từ năm 2007 đến năm 2017. Dữ liệu theo năm với 110 quan sát từ năm 2007-2017 (Xem thêm Phụ lục 1), kỳ vọng độ tin cậy 95%, tƣơng đƣơng mức ý nghĩa α = 5%. Mô hình hồi quy có thể viết dƣới dạng đa biến, tuyến t nh nhƣ sau: FGAPi,t = β0 + β1C Pi,t + β2T i,t+ β3ROEi,t + β4SIZE1i,t + β5 DRi,t +β6 Ri,t+ ei Trong đó: - Biến phụ thuộc FGAPi,t:rủi ro thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t) - Biến độc lập: + CAPi,t:Tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); + TLAi,t:Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản của ngân hàng (i) thời điểm (t); + ROEi,t:Tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); + SIZE1i,t: Quy mô tổng tài sản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); + LDRi,t:Tỷ lệ cho vay trên huy động ngắn hạn của ngân hàng (i) tại thời điểm (t); + LLRi,t:Tỷ lệ dự trữ thanh khoản của ngân hàng (i) tại thời điểm (t). 4.2. M tả mẫu nghiên cứu Thông qua việc sử dụng hàm Sum trong phần mềm thông kếStata 13 nhằm mục đ ch tóm tắt các đặc điểm của dữ liệu. Thống kê mô tả phân tích các chỉ tiêu phổ biến nhƣ giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất. Dữ liệu đƣợc thu thập từ 10 ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam đƣợc niêm yết
  41. 29 trên hai sàn chứng khoán là HOSE và HNX trong giai đoạn 2007-2017 với các thông số về thống kê đƣợc thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.1: Tóm tắt và m tả thống ê c c biến ĐVT: Tỷ đồng, tỷ lệ % (Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu từ phần mềm thống kê Stata 13) Bảng 4.1 thống kê các biến đƣợc sử dụng trong mô hình nghiên cứu với số liệu của 110 quan sát từ 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội giai đoạn từnăm 2007 đến năm 2017. Kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình rủi ro thanh khoản (FGAP) của các NHTM ở mức-10.6%, có ngân hàng có mức FGAP rất thấp là-62.62%, nhƣng cũng có ngân hàng có năm FGAP ở mức với 11.7%.Nhƣ vậy, có thể nhận xét thấy rằng rủi ro thanh khoản ở các NHTMCP Việt Nam đƣợc xem là tốt. Việc rủi ro thể hiện các đại lƣợng âm nhƣ muốn ám chỉ việc các ngân hàng thƣơng mại cổ phần luôn trong tình trạng thanh khoản tốt. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) trung bình là 8.27%, cao nhất là 26.62% và thấp nhất là 3.82%. Đối với các ngân hàng nhỏ thì tỉ lệ này luôn cao hơn các ngân hàng lớn. Tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng (ROE), kết quả thống kê cho thấy giá trị trung bình ROE của các ngân hàng là 11.68%, có ngân hàng có mức ROE rất cao lên tới 28.46%, nhƣng cũng có ngân hàng có năm ROE với 0.068%. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay so với tổng tài sản (TLA) trung bình các năm của ngành là 55,1%, trongđó có ngân hàngcó tỷ lệ TLA lên tới 71.45% cho thấy đã có ngân hàng sử dụngđ n bẩy tài chính rất lớn, tiềm ẩn rủi ro thanh khoản rất cao nhƣng
  42. 30 cũng cónhững ngân hàng sử dụng dƣ nợ cho vay rất thấp chỉ ở mức 33.08% cho thấy mức độ tự chủtài chính tốt. Tổng tài sản của ngân hàng (SIZE), chúng ta có thể thấy tổng tài sản của các ngân hàng đƣợc hiện nay trong 10 ngân hàng tác giả đang xem x t có sự biến động lớn về quy mô. Tổng tài sản trung bình ở mức 248,377 tỷ đồng nhƣng lại có khoảng cách quá xa với ngân hàng có tổng tài sản ít nhất (9,903 tỷ đồng) với ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất (1,202,284 tỷ đồng). Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) trung bình khoảng 86.12% đáp ứng đúng tỷ lệ tối đa mà NHNN quy định về dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam là 90%), tuy nhiên cá biệt có ngân hàng có năm đạt tỷ lệ rất cao 148.86 %, trong khi đó có ngân hàng đạt tỷ lệ thấp 41.01%. Riêng tỷ lệ này không thể đánh giá đƣợc thấp hay cao là tốt cho ngân hàng thƣơng mại, vì còn tùy thuộc vào chính sách quản trị của ngân hàng dựa trên tỷ lệ tài sản nợ và có. Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LLR) trung bình 23.55%, trong đó có ngân hàng có tỷ lệ dự trữ thanh khoản rất cao 55.44%. Tuy nhiên cũng có ngân hàng có rủi ro mất thanh khoản, do tỷ lệ thanh khoản rất thấp 4.87%.Theo quy định của pháp luật hiện hành, NHTM phải duy trì tỷ lệ khả năng chi trả là Tỷ lệ dự trữ thanh khoản tối thiểu đƣợc tính theo tỷ lệ phần trăm giữa tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng nợ phải trả): 10%. Nhƣ vậy có thể nói những ngân hàng có mức dự trữ thanh khoản thấp đang vi phạm quy định của pháp luật, cần nhanh chóng khắc phục tỷ lệ này. 4.3. Phân tích mối quan hệ tƣơng quan Hệsốtƣơngquanđolƣờngmứcđộquanhệtuyếntính giữacácbiếnmàkhôngphânbiệtbiến nàolàbiếnphụthuộcbiến vànào làbiếngiảithích. Nếu hệ số tƣơng quan càng gần với /1/ thì phản ảnh mối tƣơng quan tuyến tính giữa 2 biến càng chặt chẽ.
  43. 31 Bảng 4.2:Hệ số tƣơng quan giữa rủi ro thanh hoản và các biến độc ập (Nguồn: Tổng hợp từ dữ liệu nghiên cứu từ phần mềm thống kê Stata 13) Sau khi x t tƣơng quan có thể dễ dàng nhận thấy rằng tƣơng quan của các biến độc lập lên biến phụ thuộc (rủi ro thanh khoản) là phù hợp với kì vọng cũng nhƣ ph hợp với các nghiên cứu đi trƣớc. Riêng hai biến là Tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng (ROE) và Quy mô tổng tài sản SIZE1 ta đã nhận biết đƣợc tƣơng quan phù hợp của hai biến trên, cụ thể cả hai có tƣơng quan đồng biến với biến phụ thuộc. Ngoài ra, ta còn có thể nhận thấy biến LDR có sự tác động mạnh mẽ lên biến phụ thuộc của mô hình, +0.994. Điều đó cho ta biết rằng, khi tỷ lệ vay trên huy động càng cao sẽ càng dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho các NHTMCP Việt Nam. Ngoài ra, các biến nhƣ T và SIZE1 cũng có nằm trong nhóm có tác động rõ ràng lên biến FGAP, cụ thể, nếu ngân hàng cho vay quá nhiều (tỷ lệ dự nợ cho vay trên tổng tài sản cao cũng khiến cho ngân hàng rơi vào tình cảnh mất khả năng thanh khoản. Và biến quy mô tài sản trong trƣờng hợp này lại cho ta thấy đúng những gì đang diễn ra tại thị trƣờng các ngân hàng Việt Nam, khi các ngân hàng nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ từ ph a nhà nƣớc. Hiện nay, ngành ngân hàng giữ một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế bền vững cho nên nhà nƣớc luôn giám sát và ƣu tiên các quyền lợi cho các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng lớn). Và điều này rất đúng với lập luận mà in 2010 đƣa ra “Too Big to Fail, Too Blind to See” để nói về việc các ngân hàng liều lĩnh trong việc đầu tƣ vào các loại tài sản rủi ro. Tuy nhiên, tác động này là rất nhỏ (+0.059), chứng minh rằng chỉ có một nhóm ngân hàng đƣợc nhà nƣớc bảo hộ, cụ thể là các ngân hàng chiếm thị phần lớn trong các NHTMCP.
  44. 32 Với hai biến ROE và SIZE1, hai biến mà ban đầu tác giả không đƣa ra nhận định của cá nhân vì muốn xem xét hai biến trên phù hợp với nghiên cứu đi trƣớc nào. Đối với biến SIZE1 chúng ta đã nói ở trên. Biến ROE có tƣơng quan dƣơng với biến phụ thuộc thể hiện rằng khi tỷ lệ này tăng sẽ khiến rủi ro thanh khoản của ngân hàng sẽ gia tăng, tuy nhiên tác động của biến lên rủi ro thanh khoản chỉ ở mức +0.2505. 4.4. Kiểm định c c giả thu ết hồi qu 4.4.1. Kiểm định sự tự tƣơng quan giữa các biến độc lập trong mô hình Đa cộng tuyến là hiện tƣợng các biến độc lập trong mô hình tƣơng quan tuyến tính với nhau. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị hiện tƣợng đa cộng tuyến bằng cách dùng chỉ tiêu VIF. Khi phân tích hiện tƣợng tự tƣơng quan, nếu hệ số tƣơng quan giữa các biến cao là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Để tìm ra trƣờng hợp biến nào đó có tƣơng quan tuyến tính mạnh với các biến còn lại của mô hình, ta sử dụng hệ số phóng đại phƣơng sai VIF . Theo kinh nghiêmk thì VIF> 10 thì khả năng xuất hiện hiện tƣợng đa cộng tuyến đƣợc xem là cao. Lúc đó, các hệ số hồi quy của mô hình sẽ dẫn tới tình trạng ƣớc lƣợng với độ chính xác không cao. So sánh với kết quả kiểm định hồi quy tuyến tính với hệ số VIF, các biến có VIF lớn hơn 10 sẽ bị loại ra khỏi mô hình và sẽ đƣợc tiếp tục thực hiện việc phân tích hồi quy cho đến lúc không còn xuất hiệnbiến nào có giá trị VIF lớn hơn 10 tức là không còn hiện tƣợng đa cộng tuyến). Bảng 4.3: Kết quả iểm định đa cộng tu ến
  45. 33 Theo kết quả hồi quy ở Bảng 4.3, hệ số phóng đại phƣơng sai VIF của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 10 nên hiện tƣợng đa cộng tuyến trong mô hình đƣợc đánh giá là không nghiêm trọng. 4.4.2. Kiểm định phƣơng sai của sai số h ng đổi Phƣơng sai của sai số thay đổi sẽ làm cho các ƣớc lƣợng thu đƣợc bằng phƣơng pháp hồi quy thông thƣờng trên dữ liệu bảng không c n đáng tin cậy. Từ đó dẫn đến hiện tƣợng ngộ nhận các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu có ý nghĩa, lúc đó kiểm định hệ số hồi quy và R2 không d ng đƣợc. Bởi vì phƣơng sai của sai số thay đổi làm mất tính hiệu quả của ƣớc lƣợng, nên cần thiết phải tiến hành kiểm định giả thuyết phƣơng sai của sai số không đổi bằng kiểm định White, với giả thuyết: H0: Không có hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi. Bảng 4.4: Kết quả kiểm định White Dựa vào kiểm định trên, ta thấy prob = 0 <α (5%), ta chấp nhận H0, tức là mô hình Pooled-OLS có xuất hiện hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi. Từ đó, ta nhận thấy mô hình Pooled-OLS không thể sử dụng đƣợc trong trƣờng hợp này.
  46. 34 4.4.3. Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tƣơng quan Giữa các sai số có mối quan hệ tƣơng quan với nhau sẽ làm cho các ƣớc lƣợng thu đƣợc bằng phƣơng pháp hồi quy thông thƣờng trên dữ liệu bảng không c n đáng tin cậy. Nghiên cứu tiến hành kiểm định giả thuyết không bị tự tƣơng quan trên dữ liệu bảng, với giả thuyết: H0: Không có sự tự tƣơng quan. Bảng 4.5: Kết quả iểm định Woo dridge Với mức ý nghĩa = 5%, kiểm định cho kết quả là: P-value = 0.0000 Vậy, P- value <α (0.05) nên bác bỏ giả thuyết H0: Không có sự tự tƣơng quan. Suy ra mô hình xuất hiện hiện tƣợng tự tƣơng quan. 4.5. Ƣớc ƣợng c c m h nh hồi qu Bảng 4.6:Ƣớc ƣợng m h nh dựa trên c c biến độc ập CHỈ Pooled-OLS FEM REM TIÊU Coef. Std. Err. Coef. Std. Err. Coef. Std. Err. CAP 0.0353869 0.1492543 0.2828881 0.2010827 0.0904412 0.1596139 ROE 0.0915731 0.0834552 0.2146618 0.1075304 0.1149181 0.0867698 TLA -0.1019094 0.0689757 -0.103941 0.0746552 -0.1125661 0.0690575 SIZE1 0.0056642 0.0059065 0.0175004* 0.0099609 0.0063813 0.0065372 LDR 0.6868422 0.026591 0.6687021 0.032799 0.6841177 0.0279347 LLR -0.0835258 0.0541101 -0.0921819 0.065057 -0.0955297* 0.0565224 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu trong Phụ lục 3) Ký hiệu , , chỉ ra các hệ số hồi quy lần lƣợt có ý nghĩa thống kê tại các mức ý nghĩa 10%, 5%, 1% Dựa vào những mô hình hồi quy Pooled-OLS, FEM và REM ta có một bảng tóm tắt các giá trị hồi quy và sai số chuẩn đồng thời dựa trên độ tin cậy lần lƣợt là 99%, 95% và 90% chúng ta tìm ra đƣợc những biến có ý nghĩa với từng mô hình. cả ba mô hình hồi quy, biến DR đều có ý nghĩa với mô hình hồi quy với mức ý
  47. 35 nghĩa 1%. Riêng REM, ta có thêm biến LLR (α =10%) và mô hình FEM với biến ROE (α = 5%) và SIZE1 (α= 10%). Yêu cầu đặt ra trong trƣờng hợp này là tìm ra một mô hình phù hợp nhất, chúng ta lần lƣợt dùng các kiểm định dƣới đây cho việc lựa chọn giữa ba mô hình hồi quy. 4.5.1. So sánh giữa mô hình Pooled-OLS và Fixed Effects Model Ta thực hiện việc so sánh giữa hai mô hình Pooled-Regression và FEM với giả thuyết: H0: Pooled-OLS phù hợp hơn. 4.4.1.1 Phân tích hồi quy theo Pooled-OLS Bảng 4.7: Hồi qu m h nh Pooled-OLS
  48. 36 4.5.1.2. Phân tích hồi quy theo FEM Bảng 4.8: Hồi qu m h nh Fixed Effects Mode 4.5.1.3. Kết quả Nhận xét: Với mức ý nghĩa 5%, ta có: P-value = 0.0000 < 0.05 Nên tabác bỏ giả thuyết H0, điều có nghĩa rằng mô hình FEM phù hợp hơn để hồi quy. 4.5.2. So sánh giữa hai mô hình Fixed Effects Model và Random Effects Model bằng kiểm định Hausman Ta dùng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FEM và REM
  49. 37 Bảng 4.9: Kết quả iểm định Hausman Với mức ý nghĩa 5%, sử dụng kiểm định Haumans nhằm tìm ra sự phù hợp của hai mô hình tác động cố định và tác động ngẫu nhiên trong trƣờng hợp này với giả thuyết sau: H0: Mô hình REM phù hợp hơn. Với P-value = 49% >α(5%) tachấp nhận H0, tức mô hình hồi quy REM phù hợp để sử dụng hơn so với mô hình FEM. 4.6. Tổng hợp c c iểm định và hắc phục 4.6.1. Tổng kết lại Sau khi sử dụng các kiểm định và các yêu cầu đặt ra ta nhận thấy rằng trong trƣờng hợp này ta dùng mô hình REM là phù hợp nhất. Nhƣng theo Phạm Thị Tuyết Trinh (2016) rằng “ REM không thể được ước lượng bằng OLS. Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (GLS, Generalised Least Squares) thường được sử dụng trong tình huống này ”. Hơn nữa, mô hình Pooled-OLS còn xuất hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan nên để khắc phục ta sử dụngphƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất tổng khả thi, viết tắt là FGLSđể hồi quy trong trƣờng hợp này.
  50. 38 4.6.2. Khắc phục mô hình hồi quy Sau khi kiểm định mô hình FGLS ta loại các biến có P-value >α(5%), sau đó thực hiện hồi quy lại một lần nữa (Xem thêm Phụ lục 3), ta có kết quả nhƣ sau: Bảng 4.10: Kết quả hồi qu m h nh FGLS Với biến phụ thuộc là FGAPi,t, sau khi vận d ng mô hìnhFG S để khắc phục hiện tƣợng tự tƣơng quan giữa các sai số và hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi để đảm bảo ƣớc lƣợng thu đƣợc bền vững và hiệu quả hơn, ta có kết quả nhƣ sau: FGAPi,t= -0.6864768 + 0.6738324LDRi,t + εi,t Ta nhận xét rằng, chỉ có duy nhất biến tỷ lệ cho vay trên huy động có tác động lên rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại, và có tác động cùng chiều với mô hình. Bảng 4.11:M tả ết quả hồi qu so với ỳ vọng ban đầu Mã Dấu kỳ Dấu hệ số Dấu hệ số Tên biến Kết quả biến vọng tƣơng quan hồi quy Tỷ lệ cho Phù hợp với thực LDR vay trên + + + tế,phù hợp với kỳ huy động vọng
  51. 39 4.7. Giải thích ết quả hồi qu Kết quả hồi quy cho ta thấy ở mô hình trên với dữ liệu các NHTMCP Việt Nam đƣợc niêm yết trên hai sàn chứng khoán HOSE và HNX có sự tác động cùng chiều giữa biến tỷ lệ dự nợ cho vay trên huy động có tƣơng quan tỷ lệ thuận với rủi ro thanh khoản. Điều này bản thân tác giả cho rằng rất đúng với thực tế bởi vì cũng đã có nhiều nghiên cứu đi trƣớc chỉ ra những kết quả tƣơng tự nhƣ vậy. Với nghiên cứu của Bonfim và Kim 2011 đã chỉ ra rằng tác động của nợ lên rủi ro thanh khoản là cùng chiều trong cuộc nghiên cứu về rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng Châu Âu và Bắc Mỹ giai đoạn 2002-2009. Tỷ ệ dƣ nợ cho va trên hu động (LDR) có quan hệ tỷ ệ thuận với rủi ro thanh hoản. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động (LDR) có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro thanh khoản cho thấy có khả năng tỷ lệ dự nợ cho vay trên vốn huy động càng cao thì rủi ro thanh khoản càng cao. Quan hệ tỷ lê thuận giữa tỷ lệ cho vay trên huy động và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng đƣợc lý giải bởi 02 nguyên nhân sau: Thứ nhất, nếu trong tổng nguồn vốn huy động đƣợc chủ yếu là trong ngắn hạn, ngân hàng cho vay nhiều thì nó sẽ tài trợ cho các tài sản thanh khoản t hơn và thanh khoản ngân hàng sẽ giảm. Thứ hai, tỷ lệ cho vay trên huy động càng lớn chứng tỏ ngân hàng cho vay cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động đƣợc. Lúc ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản sẽ rất khó huy động đƣợc những nguồn vốn rẻ nếu cho vay quá nhiều, làm cho khả năng thanh khoản sẽ giảm đi trông thấy. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp tỷ số này thấp chứng tỏ ngân hàng cho vay t hơn so với nguồn vốn huy động đƣợc hoặc có thể có các nguồn khác nhƣ vay trên thị trƣờng liên ngân hàng, phát hành giấy tờ có giá thấp hơn so với các khoản huy động làm cho khả năng thanh khoản của ngân hàng tăng lên. Liên hệ với thực tiễn việc mất cân đối giữa huy động và cho vay của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn từ 2007 đến 2017 nhƣ sau:
  52. 40 45% 40% 35% 30% 25% 20% 15% 10% 5% 0% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 % tăng trưởng huy động vốn %tăng trưởng tín dụng Biểu đồ 4.1: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng tín dụng và tốc độ tăng huy động vốn của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo hợp nhất của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán) Nhìn vào Biểu đồ 4.1 cho thấy, có giai đoạn tín dụng tăng trƣởng rất cao, nhất là giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011, toàn bộ hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, các NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán nói riêng đều bị ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007, nên tình hình huy động vốn rất khó khăn. Trong khi đó 10 NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội là những ngân hàng có vị thế là NHTM hàng đầu ở Việt Nam, là kênh ch nh để Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc thông qua các ngân hàng thƣơng mại này thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất cho các doanh nghiệp vƣợt qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế và tăng trƣởng. Theo kết quả báo cáo của Ngân hàng nhà nƣớc năm 20102, nhiều NHTM phụ thuộc vào thị trƣờng liên ngân hàng khiến lãi suất trên thị trƣờng này tăng mạnh ở nhiều thời điểm: Tỷ lệ huy động thị trƣờng liên ngân hàng/Tổng tài sản tăng từ 16% năm 2010 lên 21.3% năm 2011. Có một vài ngân hàng tỷ lệ này chiếm tới 50% tổng tài sản, huy động thị trƣờng liên ngân hàng tăng tới 56% so với cùng kỳ năm 2010. 2Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam 2010 , Báo cáo tổng kết hoạt động ngành ngân hàng năm 2010.
  53. 41 Tỷ lệ dự nợ cho vay/Tổng tài sản (TLA) có mối tƣơng quan dƣơng so với rủi ro thanh khoản (FGAP) Kết quả phần tích mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến tại Bảng 4.2:Hệ số tƣơng quan giữa rủi ro thanh khoản và các biến độc lập, cho thấy Tỷ lệ dự nợ cho vay/Tổng tài sản (TLA) có mối tƣơng quan dƣơng và ở mức tƣơng quan cao là 0.402 so với rủi ro thanh khoản (FGAP).Hơn nữa tại Bảng 4.1: Tóm tắt và mô tả thống kê các biến, cho thấy tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) trung bình của các ngân hàng này khoảng 86.12% đáp ứng đúng tỷ lệ tối đa mà NHNN quy định về dƣ nợ cho vay so với tổng tiền gửi theo đồng Việt Nam là 90%). Tuy nhiên tại Bảng 4.1 nêu trên cá biệt có ngân hàng có năm đạt tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR) rất cao 149%. Cho thấy, nếu các ngân hàng chỉ quan tâm đến viêc cho vay nhiều mà không quan tâm đến nguồn huy động và cân đối tài sản nợ, tài sản có thì chắc chắn trong một giai đoạn nào đó sẽ gây ra thiếu hụt thanh khoản và tƣ đó có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng. Điều đó cũng có nghĩa nếu các ngân hàng có những biện pháp cân đối giữa nguồn huy động đƣợc và cho vay, nhất là trong ngắn hạn; đồng thời chú trọng đến chất lƣợng tín dụng thì có thể tháo gỡ đƣợc rất nhiều khó khăn liên quan đến khả năng thanh khoản. Tỷ ệ dự trữ thanh khoản trên tổng nợ (LLR) có mối tƣơng quan âm so với rủi ro thanh hoản (FGAP); tƣơng quan âm với tỷ ệ dƣ nợ cho va /tổng tài sản (TLA) và tƣơng quan dƣơng với tỷ ệ ợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE). Mặc dù theo kết quả tại Bảng 4.2, mối tƣơng quan nghịch giữa Tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng nợ (LLR) rủi ro thanh khoản (FGAP) không cao, tuy nhiên mối tƣơng quan nghịch cho thấy đối với 10 NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thì nếu tỷ lệ dự trữ thanh khoản cao cũng sẽ giúp đảm bảo tính thanh khoản của ngân hàng. Xét mối tƣơng quan nghịch ở mức tƣơng đối cao -0.668tỷ lệ dƣ nợ cho vay/tổng tài sản (TLA) và tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LLR), một lần nữa khẳng định nếu tỷ lệ cho vay quá cao thì sẽ giảm tài sản có khả năng thanh khoản cao, gây ra rủi ro thanh khoản. Hơn nữa, qua việc xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng
  54. 42 tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán, thể hiện qua biểu đồ dƣới đây: 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 % tăng trƣởng tổng tài sản % tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản Biểu đồ 4.2: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh hoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo hợp nhất của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán) Nhìn vào Biểu đồ 4.2, cho thấy tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản thấp hơn tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản. Điều đó cho thấy tổng tài sản của các ngân hàng trong 11 năm 2007-2017 tăng thì các ngân hàng chủ yếu cũng đầu tƣ vào các tài sản thanh khoản nhƣ tăng tỷ lệ dự trữ các tài sản có khả năng thanh khoản cao. Kết quả này hoàn toàn phủ hợp với kết quả nghiên cứu của Shen và cộng sự (2009) cho rằng giữ những tài sản thanh khoản có thể làm giảm rủi ro thanh khoản. Vì vậy, quan hệ giữa quy mô ngân hàng và rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong khoảng thời gian nghiên cứu là tỷlệ nghịch. Trong thời gian tới, để giảm rủi ro thanh khoản ngoài việc tăng quy mô tài sản, thì việc cân đối rủi ro bằng những tài sản thanh khoản cũng là một giải pháp có hiệu quả. Tƣơng quan giữa tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ dự trữ thanh khoản(LLR) là 0.2817, cụ thể chứng minh qua biểu đồ về mối quan hệ giữa tốc độ
  55. 43 tăng trƣởng lợi nhuận và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán nhƣ sau: 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 -10% -20% % tăng trưởng lợi nhuận % tăng trưởng tài sản có khả năng thanh khoản Biểu đồ 4.3: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh hoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo hợp nhất của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán) Nhìn vào Biểu đồ 4.3 cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận và tốc độ tăng trƣởng tài sản có khả năng thanh khoản của 10 NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán. Điều đó có thể kết luận nếu ngân hàng có lợi nhuận cao đa số các NHTMCP tại Việt Nam thì nguồn thu chủ yếu từ tín dụng chiếm 70% trong tổng nguồn thu của ngân hàng3) thì ngân hàng sẽ tăng tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản, hay nói cách khác thì việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động để cho vay, các khoản vay có chất lƣợng cao thì sẽ làm cho rủi ro thanh khoản t đi. 3 Nguồn: Thu nhập của hàng loạt ngân hàng đang phải lệ thuộc trên 70% vào hoạt động tín dụng. 20170208101328921.chn
  56. 44 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 Tác giả đã sử dụng phần mềm thống kê Stata 13 để tiến hành hồi quy lần lƣợtmô hình Pooled-OLS, FEM, REM, FGLSđể ƣớc lƣợng các mô hình từ đó tìm ra tác động của các yếu tố đến rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. Cũng nhƣ d ng các kiểm định khác nhau để tìm ra mô hình ƣớc lƣợng phù hợp nhất cho dữ liệu mà tác giả đã thu thập đƣợc. Theo đó tác giả đã xây dựng mô hình để đo lƣờng các tác động đến rủi ro thanh khoản (FGAP) bao gồm: Tỷ lệ vốn tự có của ngân hàng (CAP), Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản (TLA), Tỷ lệ lợi nhuận của ngân hàng (ROE), Quy mô tổng tài sản (SIZE1), Tỷ lệ cho vay trên huy động (LDR), Tỷ lệ dự trữ thanh khoản (LLR). Tác giả đã sử dụng các phƣơng pháp kiểm định White, kiểm định Hausman, kiểm định đa cộng tuyến, để kiểm định sự phù hợp của mô hình từ đó xây dựng mô hình hồi quy các yếu tố tác động đến rủi ro thanh khoản của các NHTMCP niêm yết trên sản chứng khoán TP.HCM và Hà Nội là: FGAPi,t= -0.6864768 + 0.6738324LDRi,t + εi,t Theo đó, kết quả hồi quy của mô hình nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động (LDR) có quan hệ tỷ lệ thuận với rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy: Tỷ lệ dự nợ cho vay/Tổng tài sản (TLA) có mối tƣơng quan dƣơng so với rủi ro thanh khoản (FGAP); Tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng nợ (LLR) có mối tƣơng quan âm so với rủi ro thanh khoản (FGAP ; tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ dƣ nợ cho vay/tổng tài sản T và tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE). Với kết quả nghiên cứu trên tác giả sẽ kiến nghị nhữnggiải pháp để nâng cao khả năng thanh khoản của các ngân hàng thƣơng cổ phần Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán tại chƣơng 5.
  57. 45 CHƢƠNG 5. GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 5.1. Kiến nghị giải ph p quản trị rủi ro thanh hoản NHTMCP niêm ết trên sàn giao dịch chứng ho n thời gian tới. Hoạt động kinh doanh của các NHTM nói chung và NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hiện nay phải đối mặt với nhiều rủi ro, trong đó rủi ro thanh khoản luôn đƣợc các ngân hàng qua tâm hàng đầu. Thông qua phƣơngpháp hồi quy để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro thanh khoản, sau đây tác giả xin gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán trong thời gian tới. 5.1.1. Kiến nghịđối với các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. 5.1.2. Kiến nghị các giải pháp từ kết quả phân tích mô hình Kiểm soát rủi ro tín dụng Đối với các các NHTM nói chung và NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, tăng trƣởng tín dụng luôn là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu, bởi tín dụng tăng trƣởng một cách hợp lý và chất lƣợng sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định và an toàn cho ngân hàng. Dƣ nợ tín dụng chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Hoạt động này thƣờng chiếm khoảng 60 – 80% tổng tài sản của NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, cho nên thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của các NHTM. Nghiên cứu tại chƣơng 4 cho thấy, Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động (LDR) có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản cho thấy có khả năng tỷ lệ dự nợ cho vay trên vốn huy động càng cao thì rủi ro thanh khoản càng cao. Hay nói cách khác tăng trƣởng tín dụng quá cao sẽ làm rủi ro thanh khoản tăng cao. Do vậy, để kiểm soát rủi ro thanh khoản, các ngân hàng cần kiểm soát rủi ro tín dụng. Để tăng cƣờng và nâng cao cho hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong kinh doanh và việc các ngân hàng đang dần áp dụng các chuẩn mực quản trị rủi ro theo Hiệp ƣớc quốc tế Basel II, các NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán cần quan tâm đến một số giải pháp nhƣ sau:
  58. 46 Thứ nhất, cần tăng cƣờng hệ thống kiểm tra và kiểm soát nội bộ trong quản trị rủi ro tín dụng. Việc nâng cao trách nhiệm cũng nhƣ vai trò kiểm tra, kiểm soát nội bộ là cách hữu hiệu để ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. Qua các hoạt động kiểm soát từ đó phát hiện, ngăn ngừa và có thể chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Ngoài ra, cần chú trọng hơn nữa việc tăng cƣờng hoạt động kiểm soát các chuẩn mực đạo đức nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các rủi ro về đạo đức do cán bộ tín dụng gây ra. Thứ hai, luôn phải kiểm soát hiệu quả của hoạt động tín dụng bằng các chuẩn mực cụ thể rõ ràng, tránh các tình trạng cho vay tràn lan ồ ạt với quy trình thẩm định lỏng lẻo. Đặc biệtvới nhóm ngành nhƣ là bất động sản, d đó có là khoản vay cho mục đ ch đầu tƣ bất động sản hay sử dụng các bất động sản dƣới hình thức các tài sản thế chấp/đảm bảo cho khoản vay thì ngân hàng luôn cần có các quy định nghiêm ngặt để giám sát chặt chẽ trƣớc và sau khi giải ngân. Ba là, giải quyết những tồn đọng về tài chính. Giải quyết những tồn đọng về tài chính ở đây bao gồm việc giải quyết các khoản nợ xấu và thoái vốn tại các tổ chức tín dụng do việc sở hữu chéo gây nên. Để đáp ứng đúng các yêu cầu đó, mỗi ngân hàng cần phải đánh giá chính xác về thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại chính ngân hàng mình cũng nhƣ xác định đúng bản chất để có thể giải quyết nợ xấu bằng việc chủ động thu hồi nợ, giảm dần khoản nợ quá hạn (nhóm 2) và các khoản nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5). Hỡn nữa, cần phân loại nợ xấu theo các tiêu chí một cách chi tiết, cụ thể nhƣ nợ xấu do tác động khách quan, do chủ quan; phân loại dựa vào mức độ rủi ro; phân loại nợ xấu theo từng lĩnh vực nợ xấu để có các biện pháp riêng để giải quyết phù hợp theo từng tiêu chí. Ngân hàng nênlập kế hoạch cũng nhƣ cần có lộ trình chi tiết để có thể triển khai đảm bảo thoái vốn đúng quy định, góp phần tạo môi trƣờng tài chính lành mạnh cho hoạt động ngân hàng. Từ đó, phần nào hạn chế rủi ro đến từ sự chi phối của sở hữu chéo, giúp tình hình hoạt động của các ngân hàng trở nên an toàn hơn.
  59. 47 Bốn là, phát triển các quy trình quản trị rủi ro tín dụng. Vận dụng quy trình quản trị rủi ro cần phải đƣợc thực hiện đối với riêng từng rủi ro và cả toàn bộ danh mục rủi ro. Đối với việc quản trị rủi ro tín dụng, từng ngân hàng cần thực hiện quản trị rủi ro đối với riêng mỗi khoản tín dụng và đối với toàn bộ danh mục tín dụng. Phải luôn có hệ thống kiểm tra, giám sát chất lƣợng của toàn bộ danh mục tín dụng và hệ thống này cần tƣơng th ch với tính chất, quy mô và tính phức tạp của từng danh mục tín dụng. Bên cạnh đó, để tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng các ngân hàng cần phải hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hƣớng sau: tăng cƣờng trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu theo quy định của pháp luật; thực hiện việc phát hành giấy tờ có giá, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều nhƣ chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng. Quản lý tốt các tài sản thanh khoản Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự trữ thanh khoản trên tổng nợ mặc dù không có ý nghĩa thống kê, nhƣng có mối tƣơng quan nghịch với rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Để giảm rủi ro thanh khoản thì các nhà lãnh đạo phải chú trọng đến tỷ lệ này. Tài sản thanh khoản đƣợc hiểu là loại tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt c ng với chi phí thấp nhất. Những loại tài sản này có thể dễ dàng đƣợc mua bán trên thị trƣờng thứ cấp hoặc đƣợc Ch nh phủ chiết khấu. Cơ cấu của loại tài sản này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Quy định vê dự trữ bắt buộc của NHTW; Khả năng tạo ra thu nhập của loại tài sản; Quản lý chủ động danh mục các tài sản thanh khoản; Quản lý tốt các quỹ thanh toán. Các ngân hàng đều phải duy trì một tỷ lệ dự trữ thanh khoản bao gồm cả dự trữ bằng tiền (tiền mặt tại quỹ, tiền gửi NHNN, tiền gửi các TCTD khác) và dự trữ thứ cấp (giấy tờ có giá có đủ điều kiện để tái cấp vốn/ tái chiết khấu; hạn mức tín dụng đƣợc cấp bởi tổ chức tài ch nh khác . àm nhƣ vậy nhằm đảm bảo duy trì DTBB của yêu cầu từ Ngân hàng Nhà nƣớc và để đối phó với các dòng tiền đi ra.
  60. 48 Mức độ dự trữ về ngân quỹ, dự trữ thanh toán cần thiết của mỗi ngân hàng thƣơng mại là rất khác nhau vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ uy t n của NHTM trên thị trƣờng, bao gồm các yếu tố sau: yếu tố thị trƣờng là thị trƣờng liên ngân hàng và thị trƣờng với tổ chức kinh tế, dân cƣ; yếu tố chính sách tái chiết khấu, tái cấp vốn của NHNN; yếu tố chất lƣợng tín dụng Trong thực tiễn, một số ngân hàng không thể lƣợng định tốt hoặc không có khả năng lƣợng đƣợc mức độ dự trữ ngân quỹ, dự trữ thanh toán cần thiết của ngân hàng mình; cơ cấu về dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản có hoặc trên tổng nguồn vốn huy động tiền gửi luôn ở ngƣỡng cao. Thì ngân hàng cần giải quyết tình trạng vay mƣợn quá nhiều ở các khoản tiền gửi, quỹ dự trữ từ các cá nhân và các tổ chức tài chính khác, rồi sau đó chuyển hoá thành những tài sản đầu tƣ có kỳ hạn. Để không dẫn đến tình trạng mất cân đối về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn xảy ra đối với ngân hàng. Để đảm bảo đƣợc khả năng chi trả mọi thời điểm, các NHTM cần phải giám sát hằng ngày lƣợng ngân quỹ, dự trữ thanh khoản của chính ngân hàng mình. khía cạnh này, một số t ngân hàng đã không thực sự chú trọng, cho nên đã không nắm giữ đủ một khối lƣợng những giấy tờ có giá nhƣ Trái phiếu Chính phủ, Tín phiếu NHNN Do vậy, ngân hàng rất bị động khi có sự biến động hơi bất thƣờng về cung hoặc cầu thanh khoản trong hoạt động, khi không thể vay nhanh chóng nguồn tín dụng tái cấp vốn, tái chiết khấu từ NHNN. Do đó, các NHTM cần phải đo lƣờng, phân tích và tính toán con số một cách hợp lý về dự trữ thanh khoản để sao cho vừa không dƣ thừa một lƣợng tiền mặt trong ngân quỹ lại vừa có thể đảm bảo đƣợc an toàn thanh khoản. Điều kiện thanh khoản thƣờng đƣợc đảm bảo không chỉ bằng các khoản tín dụng ngắn hạn có chất lƣợng mà còn bằng các khoản đầu tƣ vào giấy tờ có giá dễ chuyển đổi ra tiền trên thị trƣờng. Cần xác định dự trữ thanh khoản với từng nhóm nguồn vốn cũng nhƣ yêu cầu dự trữ thanh khoản đối với từng nhóm nguồn vốn,đƣợc tính bằng tỷ lệ dự trữ thanh khoản của từng nhóm. Tỷ lệ dự trữ nêu trênđƣợc xác định tỷ lệ nghịch với mức độ ổn định của nguồn vốn, thƣờngdao động trong khoảng 90%-95% nguồn vốn
  61. 49 nóng còn lại sau khi trích lập dự trữ bắt buộc, bằng 30% nguồn vốn kém ổn định sau khi trích lập DTBB và bằng 15% nguồn vốn ổn định sau khi trích lập DTBB. 5.1.3. Kiến nghị các giải pháp hỗ trợ Để có thể đồng bộ hóa với các giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản của NHTMCP niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nêu trên, luận văn đề xuất một số giải pháp hỗ trợ về quản trị rủi ro thanh khoản nhƣ sau: Hoàn thiện hơn mô hình quản trị rủi ro thanh khoản trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của Ngân hàng Nhà nƣớc Hoàn thiện hơn nữa mô hình quản trị rủi ro thanh khoản những vẫn phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế theo mô hình “3 lớp phòng vệ”. Cụ thể gồm các bộ phận sau: Hộ đồng quản trị: Hội đồng quản trị là bộ phận có quyền hạn và nhiệm vụ cao nhất trong việc điều hành toàn bộ hoạt động của ngân hàng liên quan đến từng khâu quản lý rủi ro, luôn bảo đảm hoạt động kinh doanh của ngân hàng không ngừng phát triển, an toàn và bền vững. Để có thể thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình một cách hiệu quả, Hội đồng quản trị có trách nhiệm ban hành các chính sách và chiến lƣợc quản lý rủi ro phù hợp với từng gian đoạn. Ngoài ra, cần phải xác lập ra từng giới hạn kinh doanh an toàn cho từng giai đoạn cũng nhƣ trực tiếp phê duyệt các giao dịch kinh doanh có giá trị lớn theo quy định của pháp luật và ngân hàng trong từng giai đoạn và quyết định cơ cấu tổ chức và các vị trí nhân sự chủ chốt. Các chính sác về hoạt động quản lý rủi ro của Hội đồng quản trị luôn phải phù hợp với các quy định tại Điều lệ của ngân hàng và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong từng giai đoạn. Bộ phận Quản lý rủi ro thanh khoản: Có trách nhiệm và nhiệm vụ thực thi chiến lƣợc và chính sách phù hợp với yêu cầu về rủi ro Hội đồng quản trị đƣa ra. Với mục tiêu giám sát rủi ro thanh khoản hằng ngày và định kỳ đạt hiệu quả, bộ phận quản lý rủi ro thanh khoản nên: Thực hiện và phát triển các thủ tục theo hƣớng tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu của Hội đồng quản trị. Giám sát việc thực hiện và
  62. 50 duy trì hệ thống thông tin quản lý đảm bảo việc xác định, đo lƣờng, giám sát và kiểm soát rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Thiết lập các kiểm soát nội bộ sao cho hiệu quả trong quá trình quản lý rủi ro thanh khoản cũng nhƣ có thể đảm bảo truyền đạt tới tất cả các nhân viên. Bộ phận Quản lý Tài sản Nợ - Có: Từ các đề xuất xây dựng các chiến lƣợc, chính sách, quy trình, thủ tục, hạn mức quản lý thanh khoản và rủi ro thanh khoản, đảm bảo rằng các thủ tục, quy trình luôn đƣợc cập nhật để đảm bảo t nh đầy đủ, thận trọng, các trƣờng hợp vƣợt hạn mức đƣợc xem xét và phê duyệt. Phê duyệt các công cụ đo lƣờng, kiểm soát rủi ro thanh khoản và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và xử lý. Quyết định cơ cấu bảng cân đối kế toán, các tài sản và công nợ theo tính thanh khoản và theo thời gian đáo hạn. Lập kế hoạch dự phòng chỉ rõ các hoạt động quản lý trong trƣờng hợp có khủng hoảng và khả năng thanh khoản. Lập báo cáo cho bộ phận Quản lý rủi ro thanh khoản, Hội đồng quản trị về các hoạt động thanh khoản và cơ cấu rủi ro của ngân hàng một cách thƣờng xuyên. Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của NHNN về tỷ lệ an toàn vốn và thanh khoản trong hoạt động ngân hàng, cụ thể: (i)Luôn theo dõi, phân tích tài sản và công nợ theo kỳ đáo hạn thực tế; (ii)Tuân thủ các hạn mức thanh khoản theo quy định; (iii)Kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở nắm bắt và dự đoán lƣu lƣợng tiền gửi, rút và cho vay, các động thái của khách hàng theo từng ngày, từng tuần, từng tháng để xây dựng kế hoạch sử dụng vốn, đƣa ra đề xuất kịp thời nhằm ứng phó với từng diễn biến thanh khoản song song với việc đảm bảo hiệu quả đầu tƣ tài ch nh; (iv)Triển khai các biện pháp ứng phó một cách có hệ thống trên cơ sở phối hợp nhịp nhàng và nhanh chóng giữa các bộ phận tác nghiệp. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro thanh khoản Quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro thanh khoản nói riêng là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các NHTM, do đó, các NHTM hoàn toàn có quyền chủ động trong việc đƣa ra những kế hoạch, định hƣớng, phƣơng án thực hiện để quản trị rủi ro có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh của mình. Những nội dung này sẽ đƣợc thể hiện qua các Quy định nội bộ của NHTM. Tuy
  63. 51 nhiên, với t nh đặc thù của hoạt động ngân hàng, nên pháp luật có những yêu cầu đối với những quy định nội bộ mà NHTM phải ban hành nhằm đảm bảo có cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ, quản lý rủi ro gắn với từng quy trình nghiệp vụ kinh doanh, phƣơng án xử lý các trƣờng hợp khẩn cấp có thể xảy ra. Theo đó, các NHTM sẽ phải ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản chứa đựng những nội dung tối thiểu do pháp luật quy định. Đồng thời, Quy định nội bộ này phải đƣợc rà soát, xem xét sửa đổi, bổ sung định kỳ ít nhất một năm một lần và phải gửi cho NHNN khi Quy định đƣợc ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế. Xây dựng quy trình quản trị rủi ro thanh khoản bao gồm: Xác định, đo lƣờng và giám sát rủi ro thanh khoản phù hợp với ngân hàng mình. Thực hiện giám sát toàn diện lƣu chuyển tiền tệ phát sinh từ tài sản, nợ phải trả và các hạng mục ngoài bảng cân đối kế toán. Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản cần hƣớng dẫn rõ ràng các bƣớc cần thiết và quá trình hoạt động để thực hiện kiểm soát rủi ro thanh khoản. Ngoài việc xây dựng quy trình quản trị rủi ro thanh khoản, các NHTM cần phải tuân thủ các giới hạn về quản lý rủi ro do NHNN đặt ra trong từng thời kỳ. Quy trình và các giới hạn nên đƣợc xem xét lại định kỳ và cập nhật và có thể thay đổi hệ thống và cách tiếp cận quản lý rủi ro. Ngoài những giới hạn theo luật định, các NHTM cần phải thiết lập giới hạn về tính chất và mức độ rủi ro thanh khoản của ngân hàng, các giới hạn cần đƣợc xem x t định kỳ và điều chỉnh khi điều kiện hoặc mức độ chấp nhận rủi ro thay đổi Thực hiện tốt quản lý rủi ro lãi suất khe hở lãi suất Cần hoàn thiện các quy định liên quan đến huy động và cho vay (nhất là huy động, cho vay trung, dài hạn) theo lãi suất thị trƣờng; cần có cách giải quyết khoa học để không xảy ra tình trạng các khách hàng gửi tiền rút tiền trƣớc hạn khi lãi suất thị trƣờng tăng cao hoặc khi có các đối thủ khác đƣa ra lãi suất cao, hấp dẫn khách hàng hơn. Hiện nay, xuất hiện một thực tế là các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng đến hạn không chịu trả nợ vay vì họ e ngại sau khi trả sẽ rất khó vay lại đƣợc tiền từ ngân hàng. Vì thế, họ sẵn sàng chịu phạt lãi suất quá hạn ghi trong hợp đồng vì nhƣ
  64. 52 vậy, so ra vẫn còn thấp hơn lãi suất cho vay mới. Ch nh điều này đã gây ảnh hƣởng lớn đến rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Cần nâng cao sự phối hợp, hỗ trợ thanh khoản giữa các ngân hàng trong cùng một hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng đều có những lúc tạm thời dƣ thừa thanh khoản và có những ngân hàng tạm thời thiếu thanh khoản, khi đó sự hỗ trợ thanh khoản giữa các ngân hàng là việc làm quan trọng và cần thiết. Phát triển nguồn nhân lực chuyên môn sâu về dự báo rủi ro thanh khoản Việc xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, năng lực trong lĩnh vực dự báo tại các ngân hàng sẽ tham mƣu đắc lực cho cấp lãnh đạo ngân hàng trong việc đƣa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời nhằm ngăn chặn, khắc phục những rủi ro thanh khoản phát sinh và hƣớng hoạt động kinh doanh đến những thành công mới. Do vậy, các ngân hàng cần có kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, sử dụng nhân viên quản trị rủi ro thanh khoản một cách khoa học, minh bạch và bình đẳng và đặt nhân viên của ngân hàng vào những vị trí thích hợp với khả năng là một khâu quan trọng trong công tác cán bộ, nhằm đảm bảo rằng ch nh đội ngũ nhân viên này sẽ là những ngƣời góp phần vào thành công chung của ngân hàng. 5.1.4. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Theo spachs và cộng sự(2005)cho rằng mối quan hệ giữa những chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là ch nh sách của Ngân hàng Trung ƣơng đến một mức hỗ trợ thanh khoản. Chắc chắn rằng Ngân hàng Trung ƣơng sẽ đóng vai tr vô c ng quan trọng để duy trì khả năng thanh khoản, họ có thể cung cấp một sự hỗ trợ vốn trong trƣờng hợp ngân hàng thƣơng mại bị khủng hoảng thanh khoản với tƣ cách ngƣời cho vay cuối c ng. à cơ quan thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, điều tiết đối với lƣợng tiền lƣu thông trong nền kinh tế và đóng vai tr là ngân hàng của các ngân hàng, nên khi khả năng thanh khoản của một NHTM bị đe dọa, để đảm bảo tính ổn định cho hoạt động của hệ thống ngân hàng, NHNN cần thực hiện các biện pháp sau:
  65. 53 Thứ nhất, Nghiên cứu và ban hành hƣớng dẫn chi tiết về các tiêu chí rủi ro thanh khoản theo thông lệ quốc tế. Trƣớc khi áp dụng các bộ chỉ số đo lƣờng rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng: NHNN Việt Nam cần yêu cầu các NHTM tuân thủ chặt chẽ những nguyên tắc cho việc giám sát và quản lý rủi ro tahnh khoản hoàn chỉnh theo khuyến nghị của Basel, đi kèm với đó là xây dựng và nâng cao chất lƣợng hệ thống cơ sở dữ liệu, nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực phục vụ dự báo, thống kê. Thứ hai, cần xâ dựng và nâng cao chất ƣợng hệ thống cơ sở dữ iệu. Một trong những vấn đề ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng dự báo các chỉ số kinh tế vĩ mô từ đó giúp xây dựng các kịch bản cũng nhƣ đảm bảo tính chính xác của các chỉ số rủi ro thanh khoản ngân hàng đó là chất lƣợng, t nh đầy đủ, và cập nhật của nguồn số liệu. Không chỉ vậy, để cảnh báo chính xác những thời điểm có nguy cơ xảy ra rủi ro thanh khoản ngân hàng, tác giả cho rằng, NHNN cần tăng tần suất thu thập các số liệu (theo tháng, theo tuần, theo ngày) thay vì theo quý, theo năm. Đi kèm với đó là nâng cao chất lƣợng của cơ sở dữ liệu cho hoạt động dự báo rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng. Để làm đƣợc điều này, tác giả cho rằng: (i)Về phía NHNN: Cần sử dụng các phƣơng pháp thống kê và phƣơng pháp xử lý số liệu hiện đại để tránh sai sót trong khâu thu thập số liệu; Xây dựng một hệ thống báo cáo theo chuẩn mực bao gồm cả báo cáo định kì và báo cáo đột xuất trên tiêu chí phải đảm bảo tính dễ hiểu, dễ thực hiện. (ii)Về phía các NHTM: Cần thực hiện đầy đủ và đúng hạn các báo cáo định kì và đột xuất của NHNN giúp nâng cao chất lƣợng của số liệu thống kê; Thực hiện đúng các chuẩn mực kế toán theo quy định của Nhà nƣớc để đảm bảo t nh ch nh xác và đầy đủ của số liệu. Thứ ba, cần thúc đẩ c ng t c đào tạo, tăng cƣờng năng ực chu ên m n trong ĩnh vực cảnh b o sớm và phân tích rủi ro thanh hoản hệ thống ngân hàng. Một đội ngũ chuyên gia đƣợc đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn không chỉ về thống kê mà còn phải am hiểu về ngân hàng, tài ch nh. Đây là những yêu cầu để đội ngũ chuyên gia đó có thể thu thập đầy đủ, chính xác số liệu về ngân hàng tài
  66. 54 ch nh, đồng thời những chuyên gia này còn có khả năng kiểm tra tính chính xác một cách tƣơng đối các số liệu thu thập đƣợc. Trên cơ sở mô hình tổ chức của NHNN, theo ý kiến tác giả, NHNN có thể: (i) Giao Vụ Tổ chức cán bộ và Trƣờng Bồi dƣỡng cán bộ ngân hàng: phối hợp thiết kế, tổ chức triển khai các khóa tự đào tạo và đào tạo lại trong nội bộ thông qua việc huấn luyện, chuyển giao kiến thức và kỹ thuật của đội ngũ chuyên gia hiện tại về cảnh báo sớm rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng của NHNN cho các cán bộ kế cận, cán bộ của các Vụ, Cục có liên quan thực hiện công tác cảnh báo sớm căng thẳng thanh khoản hệ thống ngân hàng; (ii)Giao Vụ Hợp tác quốc tế và các Vụ, Cục chức năng: tăng cƣờng tìm kiếm các nguồn tài trợ và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức trong và ngoài nƣớc nhằm tiếp tục đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ của NHNN trong việc xây dựng các mô hình cảnh báo sớm rủi ro thanh khoản K hệ thống ngân hàng theo hƣớng kết hợp các loại mô hình khác nhau nhằm giảm thiểu rủi ro về sai số của mô hình. Tạo điều kiện cử cán bộ tham gia các khóa học ở nƣớc ngoài nhằm tăng cƣờng năng lực về phân tích, cảnh báo an toàn, ổn định vĩ mô đối với hệ thống tiền tệ và hoạt động ngân hàng cả trên góc độ định t nh và định lƣợng. Tạo điều kiện cử cán bộ thực tập tại Ngân hàng Trung ƣơng các nƣớc trong khu vực và trên thế giới có kinh nghiệm lâu năm về phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng nhƣ nh, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Chile để tìm hiểu chi tiết về cách thức xây dựng và vận hành các chỉ số trong phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng, từ đó vận dụng cải tiến các mô hình theo hƣớng phù hợp với Việt Nam. Thứ 4, qu định về c c biện ph p hỗ trợ, gi m s t thanh hoản của NHNN đối với c c NHTM. Các biện pháp hỗ trợ chủ yếu là tái cấp vốn, tái chiết khấu, thực hiện nghiệp vụ thị trƣờng mở. Mặt khác, đóng vai tr là cơ quan quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng và là ngân hàng trung ƣơng, NHNN c n thực hiện hoạt động quản lý, giám sát, xử lý đối với NHTM không đảm bảo các chỉ tiêu thanh khoản do NHNN quy định. Hoạt động này đƣợc đánh giá là có t nh đặc thù của NHNN và
  67. 55 đóng vai tr quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn trong hoạt động của các NHTM. Thứ năm, qu định tỷ ệ sử dụng vốn ngắn hạn cho va trung và dài hạn. Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của NHTM là 60% thay cho giới hạn thấp hơn là 30% tại Thông tƣ 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức t n dụng. Quy định này giúp cho các NHTM tăng t n dụng trung và dài hạn, thỏa mãn nhu cầu về vốn của khách hàng, đồng thời lãi suất cho vay trung và dài hạn dần giảm do nguồn vốn huy động ngắn hạn thƣờng có lãi suất thấp hơn. Tuy nhiên, trong bối cảnh tiềm ẩn khả năng tăng trƣởng nóng của bất động sản, khả năng rủi ro tăng cao khi t n dụng tăng trƣởng mạnh nhƣng dựa nhiều vào nguồn vốn huy động ngắn hạn, hơn một năm sau, Thông tƣ 06/2016/TT-NHNN đã quy định điều chỉnh tỷ lệ này theo lộ trình giảm dần. Trên thực tế, việc siết tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn là phƣơng pháp giảm thiểu rủi ro chung cho hệ thống ngân hàng, tuy nhiên, việc làm này sẽ chỉ ph hợp khi thị trƣờng t n dụng phát triển mạnh và tiềm ẩn rủi ro cần kiểm soát. Kết quả nghiên cứu tại chƣơng 4, cho thấy Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên huy động DR đều có quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Điều đó chứng minh rằng, trong trƣờng hợp tăng trƣởng tín dụng chững lại, việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn của NHNN khó có tính khả thi. Trong nội hàm quy định tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn của NHTM là 60%, dƣờng nhƣ, cơ quan có thẩm quyền mới đang hƣớng đến việc giải quyết những bất cập trƣớc mắt có thể ảnh hƣởng đến an toàn thanh khoản của các NHTM. Trong thời gian tới, NHNN cần tính tới việc đƣa ra những quy định mang tính chính sách, tính ổn định cao để các NHTM tuân thủ. Thứ s u, qu định tỷ ệ dƣ nợ trung, dài hạn trên tổng dƣ nợ của c c NHTM.
  68. 56 NHNN chƣa ban hành quy định này. Thực tế, hoạt động cho vay của các NHTM có thể chia theo các kỳ hạn khác nhau: ngắn, trung và dài hạn. Tại Việt Nam, các NHTM thƣờng cho vay trung và dài hạn nhiều, điều này sẽ hạn chế khả năng huy động thanh khoản khi cần của các ngân hàng. Do đó, để quản lý rủi ro thanh khoản, các NHTM đã có t nh toán và theo dõi chỉ số dƣ nợ tín dụng trung, dài hạn trên tổng dƣ nợ. Tỷ lệ này ở mức bao nhiêu phụ thuộc vào mục tiêu kinh doanh, chiến lƣợc đầu tƣ cũng nhƣ khẩu vị rủi ro của từng ngân hàng. Tuy nhiên, việc NHNN quy định giới hạn chỉ số này vẫn đƣợc xem x t nhƣ một thƣớc đo mức độ rủi ro thanh khoản của các NHTM. Do đó, quy định này cần đƣợc NHNN cân nhắc bổ sung vào thời gian tới. 5.2. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo Nghiên cứu chỉ dùng 110 quan sát của 10 NHTMCP Việt Nam niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2017 là chƣa đủ dài và mẫu quan sát và đểmô tả bức tranh toàn cảnh về các tiêu ch tác động đến tính thanh khoản củatoàn bộ 31 NHTMCP Việt Nam t nh đến cuối quý II/2017). Hơn nữa, nghiên cứu rủi ro thanh khoản thì cần phải nghiên cứu các yếu tố tác động bên ngoài, và nội tại của ngân hàng. Luận văn chỉ dừng lại ở nghiên cứu các yêu tố nội tại của ngân hàng, bỏ qua các biến lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trƣởng kinh tế đây lànhững yếu tố hỗ trợ quan trọng cho khả năng thanh khoản. Ch nh vì điều đó rất mong các đề tài nghiên cứu tiếp tới về rủi ro thanh khoản của NHTM bên cạnh những yếu tố bên trong hệ thống ngân hàng nhƣ quy mô tài sản, dự trữ thanh khoản, tỷ lệ vốn tự có, cho vay sẽ đƣa thêm các biến phụ thuộc là các biến của yếu tố bên ngoài, yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, độ trễ ch nh sách vào trong mô hình. Hơn nữa, dữ liệu nghiên cứu cần thu thập từ tất cả các NHTMCP Việt Nam chứ không riêng gì NHTMCP niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM và Hà Nội.