Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát

pdf 126 trang thiennha21 25/04/2022 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_doanh_thu_va_xac_dinh_ket_qua_kinh_doanh_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ HỒNG TRANG Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN- KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Hồng Trang Th.S Nguyễn Thị Thu Trang TrườngLớp: K50D –ĐạiKế toán học Kinh tế Huế Niên khoá: 2016-2020 Huế, tháng 12 năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp Lời Cảm Ơn Đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế, đặc biệt là các thầy cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán đã luôn dìu dắt, dạy dỗ và trang bị cho em những kiến thức bổ ích trong suốt 6 kỳ học vừa qua. Là một sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế, quá trình thực tập tại công ty không phải là dài tuy nhiên nó đã cho em những kinh nghiệm bổ ích. Sự giúp đỡ tận tình của cán bộ công nhân viên Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát đã giúp em rất nhiều trong việc tiếp cận với thực tế, có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Ths. Nguyễn Thị Thu Trang đã tận tình hướng dẫn, góp ý, giải đáp thắc mắc và truyền đạt nhưng kinh nghiệm quý báu, cũng như luôn quan tâm, nhắc nhở, động viên em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc cùng các anh chị phòng kế toán - tài chính của Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiệt tình trong thời gian thực tập tại Công ty. Qua quá trình thực tập, nghiên cứu tại đơn vị, mặc dù đã cố gắng trong việc hoàn thiện đề tài của mình nhưng do hạn chế về thời gian cũng như vốn kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh những thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến, nhận xét của các thầy cô để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 23 tháng 12 năm 2019 Trường Đại học KinhSinh viêntế Huế Lê Thị Hồng Trang SVHT: Lê Thị Phượng Page i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BTC Bộ tài chính BVMT Bảo vệ môi trường CCDV Cung cấp dịch vụ CKTM Chiết khấu thương mại CNTT Công nghệ thông tin CP Cổ phần ĐVT Đơn vị tính GGHB Giảm giá hàng bán GTGT Giá trị gia tăng HBBTL Hàng bán bị trả lại HTK Hàng tồn kho K/C Kết chuyển KKĐK Kiểm kê định kỳ KKTX Kê khai thường xuyên KQKD Kết quả kinh doanh QLDN Quản lý doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh TK Tài khoản TNDN Thu nhập doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ Tài sản cố định TT Thông tư TTĐB Tiêu thụ đặc biệt Trường ĐạiTTNT họcTrang trí n ộiKinh thất tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang i
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1-Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2017 - 2018 55 Bảng 2.2- Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 58 Biều đồ 2.1- Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2016 - 2018 59 Biều đồ 2.2- Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 60 Bảng 2.3 - Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2016- 2018 62 Bảng 2.4. Bảng lương nhân viên văn phòng tháng 10 84 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang ii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 - Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 18 Sơ đồ 1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 23 Sơ đồ 1.3 - Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX 27 Sơ đồ 1.4 - Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK 28 Sơ đồ 1.5 - Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 30 Sơ đồ 1.6 - Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 36 Sơ đồ 1.7. Kế toán Thu nhập khác 39 Sơ đồ 1.8. Kế toán chi phí khác 41 Sơ đồ 1.9 - Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành 44 Sơ đồ 1.10 - Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 45 Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 51 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang iii
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1 – Hóa đơn GTGT bán ra số 216 67 Biểu 2.2 - Phiếu thu 67 Biểu 2.3 - Hóa đơn GTGT bán ra số 189 70 Biểu 2.4 - Trích sổ chi tiết Tài khoản 5111 71 Biểu 2.5 - Trích sổ cái Tài khoản 5111 72 Biểu 2.6 - Phiếu xuất kho theo hóa đơn số 184 74 Biểu 2.7 - Phiếu xuất kho theo hóa đơn số 189 76 Biểu 2.8 - Trích sổ chi tiết Tài khoản 632 77 Biểu 2.9 - Trích sổ cái Tài khoản 632 78 Biểu 2.10 – Trích sổ chi tiết Tài khoản 515 80 Biểu 2.11 - Trích sổ cái Tài khoản 515 81 Biểu 2.12 – Hóa đơn GTGT mua vào Số 600 86 Biểu 2.13 - Phiếu chi 87 Biểu 2.14 - Trích sổ chi tiết tài khoản 6422 88 Biểu 2.15 - Trích sổ cái Tài khoản 6422 89 Biểu 2.16 – Hóa đơn GTGT mua vào được chiết khấu 91 Biểu 2.17 – Trích sổ chi tiết Tài khoản 711 92 Biểu 2.18 - Trích sổ cái tài khoản 711 93 Biểu 2.19 – Trích sổ chi tiết tài khoản 821 95 Biểu 2.20 – Trích sổ cái tài khoản 821 96 Biểu 2.21 - Trích sổ chi tiết Tài khoản 911 100 Biểu 2.22 – Trích sổ cái tài khoản 911 101 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang iv
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ii DANH MỤC SƠ ĐỒ iii DANH MỤC BIỂU iv PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 3 6. Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1. Một số lý luận cơ bản liên quan đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 5 1.1.1. Doanh thu 5 1.1.1.1. Khái niệm 5 1.1.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu 6 1.1.2. Xác định kết quả kinh doanh 7 1.1.2.1. Các khái niệm có liên quan đến xác định kết quả kinh doanh 7 1.1.2.2. Khái niệm và cách thức xác định kết quả hoạt động kinh doanh 12 1.1.3. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm 13 1.1.3.1. Phương thức bán buôn 13 1.1.3.2. Phương thức bán lẻ 14 1.2. Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 15 Trường1.2.1. Kế toán doanh Đạithu bán hàng họcvà cung cấp dKinhịch vụ tế Huế 15 1.2.1.1. Chứng từ sử dụng 15 1.2.1.2. Sổ sách kế toán 15 1.2.1.3. Tài khoản sử dụng 15 1.2.1.4. Nguyên tắc hạch toán 16 SVTH: Lê Thị Hồng Trang v
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.1.5 Phương pháp hạch toán 17 1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 19 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng 19 1.2.2.2. Sổ sách kế toán 19 1.2.2.3. Tài khoản sử dụng 19 1.2.2.4. Nguyên tắc kế toán 20 1.2.2.5. Phương pháp hạch toán: 23 1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán 24 1.2.3.1. Chứng từ sử dụng 24 1.2.3.2. Sổ sách tài khoản 24 1.2.3.3. Tài khoản sử dụng 24 1.2.3.4. Nguyên tắc kế toán 26 1.2.3.5. Phương pháp hạch toán 27 1.2.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 28 1.2.4.1. Chứng từ sử dụng 28 1.2.4.2. Sổ sách kế toán 28 1.2.4.3. Tài khoản sử dụng 28 1.2.4.4. Nguyên tắc kế toán 29 1.2.4.5. Phương pháp hạch toán 30 1.2.5. Kế toán chi phí tài chính 30 1.2.5.1. Chứng từ sử dụng 30 1.2.5.2. Sổ sách kế toán 30 1.2.5.3. Tài khoản sử dụng 31 1.2.5.4. Nguyên tắc kế toán 31 1.2.5.5. Phương pháp hạch toán 32 1.2.6. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 33 1.2.6.1. Chứng từ sử dụng 33 1.2.6.2. Sổ sách kế toán 33 Trường1.2.6.3. Tài khoản sử dĐạiụng học Kinh tế Huế33 1.2.6.4. Nguyên tắc kế toán 34 1.2.6.5. Phương pháp hạch toán 36 1.2.7. Kế toán thu nhập khác 36 SVTH: Lê Thị Hồng Trang vi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.7.1. Chứng từ sử dụng 36 1.2.7.2. Sổ sách kế toán 36 1.2.7.3. Tài khoản sử dụng 37 1.2.7.4. Nguyên tắc kế toán 37 1.2.7.5. Phương pháp hạch toán 39 1.2.8. Kế toán chi phí khác 39 1.2.8.1. Chứng từ sử dụng 40 1.2.8.2. Sổ sách kế toán 40 1.2.8.3. Tài khoản sử dụng 40 1.2.8.4. Nguyên tắc kế toán 40 1.2.8.5. Phương pháp kế toán 41 1.2.9. Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp 42 1.2.9.1. Chứng từ sử dụng 42 1.2.9.2. Sổ sách kế toán 42 1.2.9.3. Tài khoản sử dụng 42 1.2.9.4. Nguyên tắc kế toán 43 1.2.9.5. Phương pháp hạch toán 44 1.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 45 1.2.10.1. Chứng từ sử dụng 45 1.2.10.2. Sổ sách kế toán 45 1.2.10.3. Tài khoản sử dụng 45 1.2.10.4. Nguyên tắc kế toán 46 1.2.10.5. Phương pháp hạch toán 47 1.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 47 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT 49 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Trang Trí Nội thất Tiên Phát 49 Trường2.1.1. Lịch sử hình thànhĐại và phát trihọcển của Công Kinhty tế Huế49 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 50 2.1.2.1. Chức năng 50 2.1.2.2. Nhiệm vụ 51 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 51 SVTH: Lê Thị Hồng Trang vii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 2.2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy 51 2.2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận 51 2.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 52 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán 52 2.2.2.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng 53 2.2.3 Tình hình nguồn lực của Công ty qua 3 năm (2016 – 2018) 54 2.2.3.1. Tình hình lao động tại Công ty 54 2.2.3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn 56 2.2.3.3. Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 61 2.3. Thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát 64 2.3.1. Đặc điểm quá trình tiêu thụ tại Công ty 64 2.3.2. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty 65 2.3.2.1. Chứng từ sử dụng 65 2.3.2.2. Sổ sách kế toán 65 2.3.2.3. Tài khoản kế toán 65 2.3.2.4. Ví dụ minh họa 66 2.3.3. Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty 73 2.3.3.1. Chứng từ sử dụng 73 2.3.3.2. Sổ sách kế toán 73 2.3.3.3. Tài khoản sử dụng 73 2.3.3.4. Ví dụ minh họa 73 2.3.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính tại Công ty 79 2.3.4.1. Chứng từ sử dụng 79 2.3.4.2. Sổ sách kế toán 79 2.3.4.3. Tài khoản sử dụng 79 2.3.4.4. Ví dụ minh họa 79 2.3.5. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh tại Công ty 82 Trường2.3.5.1. Chứng từ sử dĐạiụng học Kinh tế Huế82 2.3.5.2. Sổ sách kế toán 82 2.3.5.3. Tài khoản sử dụng 82 2.3.5.4. Ví dụ minh họa 82 2.3.6. Kế toán thu nhập khác tại Công ty 90 SVTH: Lê Thị Hồng Trang viii
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 2.3.6.1. Chứng từ sử dụng 90 2.3.6.2. Sổ sách kế toán 90 2.3.6.3. Tài khoản sử dụng 90 2.3.6.4. Ví dụ minh họa 90 2.3.7 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp tại Công ty 94 2.3.7.1. Chứng từ sử dụng 94 2.3.7.2. Sổ sách sử dụng 94 2.3.7.3. Tài khoản sử dụng 94 2.3.7.4. Ví dụ minh họa 95 2.3.8. Kế toán xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 97 2.3.8.1 Chứng từ sử dụng 97 2.3.8.2. Sổ sách sử dụng 97 2.3.8.3. Tài khoản sử dụng 98 2.3.8.4. Ví dụ minh họa 98 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT 102 3.1. Nhận xét về công tác kế toán doanh thu và Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty 102 3.1.1. Ưu điểm 102 3.1.2. Nhược điểm 104 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát. 105 3.2.1. Về công tác quản lý 105 3.2.2. Về hệ thống tổ chức chứng từ sổ sách 106 3.2.3. Về Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 106 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 109 1. Kết luận 109 2. Kiến nghị 110 TrườngTÀI LIỆU THAM KH ĐạiẢO học Kinh tế Huế PHỤ LỤC 112 SVTH: Lê Thị Hồng Trang ix
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề mà các doanh nghiệp luôn băn khoăn lo lắng là: “Hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không? Doanh thu có trang trải được toàn bộ chi phí bỏ ra hay không? Làm thế nào để tối đa hóa lợi nhuận?”. Xét về mặt tổng thể các doanh nghiệp hiện nay không những chịu tác động của quy luật giá trị mà còn chịu tác động của quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh. Khi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp được thị trường chấp nhận có nghĩa là giá trị của sản phẩm dịch vụ được thực hiện, lúc này doanh nghiệp sẽ thu về được một khoản tiền, khoản tiền này được gọi là doanh thu. Nếu doanh thu đạt được có thể bù đắp được toàn bộ chi phí bất biến và khả biến bỏ ra, thì phần còn lại sau khi bù đắp được gọi là khoản lãi, ngược lại nếu doanh thu không bù đắp lại được các khoản chi phí bỏ ra thì phần mà doanh nghiệp phải bù đắp thêm đó được gọi là khoản lỗ. Chỉ tiêu lãi, lỗ được phản ánh qua việc xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh lên tình hình kinh doanh của doanh nghiệp có phát triển hay không? Và tất nhiên, bất cứ doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng không muốn bị lỗ và mong muốn có được lợi nhuận, hơn nữa lợi nhuận đạt được phải là tối đa. Vậy để có được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải có mức doanh thu hợp lý. Như ta biết phần lớn các doanh nghiệp thương mại dịch vụ thì doanh thu đạt được chủ yếu là do quá trình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Do đó, việc thực hiện hệ thống kế toán về doanh thu và XĐKQKD sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Công tác kế toán Doanh thu và XĐKQKD là một công cụ quản lý kinh tế quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Là cơ sở của chủ doanh nghiệp điều hành, quản lý, phân tích, đánh giá lựa chọn phương án nào hợp lý, hiệu quả nhất. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác Kế toán doanh thu và xác định kết Trườngquả kinh doanh tại Doanh Đại nghiệp Ti họcên Phát, cũng Kinh như lợi nhuận m àtế doanh Huếnghiệp thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh. Và để thấy được tầm quan trọng của hệ thống kế toán nói chung và bộ phận kế toán doanh thu và XĐKQKD nói riêng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài: “Kế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát” làm khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn được tìm tòi, học hỏi, trau dồi và củng cố kiến thức về mặt lý luận, vận dụng những kiến thức đã được học trên trường vào thực tiễn và tiếp thu các kinh nghiệm thực tế để hoàn thiện bản thân, phục vụ cho công việc sau này. 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, từ đó tìm giải pháp giúp hoàn thiện về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TTNT Tiên Phát. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Thứ hai, nghiên cứu thực trạng công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TTNT Tiên Phát. Thứ ba, đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện Công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TTNT Tiên Phát. 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đề tài có đối tượng nghiên cứu cụ thể là đi sâu vào tìm hiểu và đánh giá nội dung, phương pháp, đặc điểm kế toán, quy trình kế toán và công tác kế toán Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty TNHH TTNT Tiên Phát. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Về Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Trang trí Nội thất Tiên Phát. Phạm vi không gian: Đề tài này được thực hiện tại Phòng Kế toán của Công ty TNHH Trang trí Nội thất Tiên Phát, thông qua các chứng từ có liên quan, cùng các quy định, quy chế của Công ty. TrườngPhạm vi thời gian: ĐạiĐề tài nghiên học cứu số li ệuKinh qua 3 năm từ 2016 tế- 2018 Huế về tình hình sử dụng lao động, tình hình tài sản và nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh. Lấy ví dụ minh họa trong năm 2018 của Công ty TNHH TTNT Tiên Phát SVTH: Lê Thị Hồng Trang 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: Phương pháp quan sát: Thông qua việc quan sát cách làm việc của các nhân viên Phòng Kế toán và một số cán bộ, nhân viên các phòng ban khác để nắm bắt quy trình xử lý, luân chuyển các chứng từ, định khoản, ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hiểu rõ hơn công tác kế toán Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập các dữ liệu thực tế do Công ty cung cấp. Các thông tin đó gồm thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua báo cáo tài chính năm , các tài liệu kế toán, các hóa đơn, chứng từ, sổ sách liên quan đến kế toán Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh của Công ty. Phương pháp so sánh: Là phương pháp so sánh, đối chiếu, đánh giá sự tăng, giảm của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn để thấy rõ được xu hướng biến động cụ thể của từng chỉ tiêu đó. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu: Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, phân tích số liệu thô đã thu thập được. Từ đó, khái quát vấn đề cần nghiên cứu để đưa ra nhận xét, đánh giá và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán, đặc biệt là kế toán Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty. Phương pháp thống kê, mô tả: Phương pháp này được sử dụng để thống kê, sắp xếp những thông tin, dữ liệu thu thập được theo một trật tự nhất định và có tính logic nhằm phục vụ cho việc so sánh, phân tích. Phương pháp kế toán: gồm các phương pháp chứng từ, phương pháp đối ứng tài khoản và phương pháp tổng hợp cân đối nhằm phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài tại Trườngcông ty, để hệ thống hóa Đại và tìm hiểu thônghọc tin về cácKinh nghiệp vụ kinh ttếế tài chính Huế phát sinh. 6. Kết cấu đề tài Kết cấu của đề tài “Thực trạng công tác kế toán Doanh thu và xác định kết SVTH: Lê Thị Hồng Trang 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang quả kinh doanh tại Công ty TNHH TTNT Tiên Phát” gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán Doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TTNT Tiên Phát. Chương 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và XĐKQKD tại Công ty TNHH trang trí nội thất Tiên phát. Phần III: Kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Một số lý luận cơ bản liên quan đến doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 1.1.1. Doanh thu 1.1.1.1. Khái niệm Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14 về “Doanh thu và thu nhập khác” (Ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính), định nghĩa doanh thu như sau: “Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.” Doanh thu trong doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng bao gồm các khoản thu, phụ thu bên ngoài giá bán (công vận chuyển, chi phí lắp đặt ) nếu có. Doanh thu thuần: là số chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản giảm trừ doanh thu Các khoản giảm trừ doanh thu phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ bao gồm: Chiết khấu thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Khoản giảm giá có thể phát sinh trên khối luợng từng lô hàng mà khách hàng đã mua, cũng có thể phát sinh trên tổng khối lượng hàng luỹ kế mà khách hàng đã mua trong một quãng thời gian nhất định tuỳ Trườngthuộc vào chính sách chiĐạiết khấu thư ơnghọc mại của bênKinh bán. tế Huế Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do toàn bộ do toàn bộ hay một phần hàng hoá kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Như vậy SVTH: Lê Thị Hồng Trang 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại có bản chất như nhau: đều là giảm giá cho nguời mua, song lại phát sinh trong hai tình huống khác nhau hoàn toàn. Giá trị hàng bán bị trả lại là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán do các nguyên nhân như: vi phạm cam kết; vi phạm hợp đồng kinh tế; hàng bị mất, kém phẩm chất; không đúng chủng loại, quy cách. Khi doanh nghiệp ghi nhận trị giá hàng bán bị trả lại cần đồng thời ghi giảm tương ứng trị giá vốn hàng bán trong kỳ. Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp là các khoản thuế đuợc xác định trực tiếp trên doanh thu bán hàng theo quy định hiện hành của luật thuế tuỳ thuộc vào từng mặt hàng khác nhau. Thuế tiêu thụ đặc biệt (trường hợp được coi là một trong những khoản giảm trừ doanh thu) phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp các loại sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất (hoặc các loại dịch vụ) thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho khách hàng. Khi đó doanh thu bán hàng được ghi nhận trong kỳ theo giá bán trả ngay đã bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt (chưa bao gồm thuế GTGT). Doanh nghiệp phải xác định phần thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp vào ngân sách Nhà nước căn cứ vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm: - Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu - Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn mác thương mại ) - Cổ tức, lợi nhuận được chia - Thu nhập về hoạt động đầu tu mua bán chứng khoán - Thu nhập chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác Trường- Chênh lệch lãi Đạido bán ngoại tệhọc Kinh tế Huế - Chênh lệch lãi chuyển nhượng, vốn. 1.1.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu (a) Điều kiện ghi nhận doanh thu bán hàng SVTH: Lê Thị Hồng Trang 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Theo chuẩn mực kế toán số 14, doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả 5 điều kiện sau: - Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. - Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. - Xác định được chi phí từ giao dịch bán hàng. (b) Điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn đồng thời tất cả (4) điều kiện sau: - Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. - Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập bảng cân đối kế toán. - Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao cung cấp dịch vụ đó. 1.1.2. Xác định kết quả kinh doanh 1.1.2.1. Các khái niệm có liên quan đến xác định kết quả kinh doanh (a) Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán là giá trị thực tế xuất kho của số sản phẩm, hàng hoá (hoặc gồm cả chi phí mua hàng phân bổ cho hàng hoá đã bán ra trong kỳ đối với doanh nghiệp thương mại), hoặc là giá thành thực tế lao vụ, dịch vụ hoàn thành và đã được Trườngxác định là tiêu thụ và cácĐại khoản chi họcphí liên quan Kinhtrực tiếp khác phát tế sinh đ ưHuếợc tính vào giá vốn hàng bán để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. Phương pháp xác định giá vốn hàng hóa xuất kho có thể được xác định theo một trong các phương pháp sau: SVTH: Lê Thị Hồng Trang 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Phương pháp giá bình quân gia quyền: Trị giá thực tế Số lượng Giá đơn vị = x hàng xuất kho xuất kho bình quân gia quyền Giá đơn vị bình quân có thể được tính theo một trong hai cách sau: Giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ: Theo cách này, cuối kỳ kế toán mới tiến hành xác định đơn giá bình quân theo công thức: Trị giá hàng Trị giá hàng tồn đầu + nhập trong kỳ kỳ Đơn giá bình quân = số lượng hàng cả kỳ dự trữ Số lượng hàng tồn nhập + đầu kỳ trong kỳ Giá đơn vị bình quân liên hoàn (Bình quân sau mỗi lần nhập): Theo phương pháp này, sau mỗi lần nhập kế toán phải xác định đơn giá bình quân sau lần nhập đó, theo công thức: Đơn giá bình quân sau Trị giá hàng tồn sau mỗi lần nhập = mỗi lần nhập Số lượng hàng tồn sau mỗi lần nhập Phương pháp nhập trước, xuất trước: Theo phuơng pháp này, hàng nào nhập về trước sẽ được xuất ra trước,xuất hết số nhập trước mới đến số nhập sau (hàng tồn đầu kỳ được coi là lần nhập đầu tiên). TrườngPhương pháp giá Đại bán lẻ: học Kinh tế Huế Phương pháp này thường được dùng trong ngành bán lẻ để tính giá trị cửa hàng tồn kho với số lượng lớn các mặt hàng thay đổi nhanh chóng và có lợi nhuận biên tương tự mà không thể sử dụng các phương pháp tính giá gốc khác. SVTH: Lê Thị Hồng Trang 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Giá gốc hàng tồn kho được xác định bằng cách lấy giá bán của hàng tồn kho trừ đi lợi nhuận biên theo tỷ lệ phần trăm hợp lý. Tỷ lệ được sử dụng có tính đến các mặt hàng đó bị hạ giá xuống thấp hơn giá bán ban đầu của nó. Thông thường mỗi bộ phận bán lẻ sẽ sử dụng một tỷ lệ phần trăm bình quân riêng. Chi phí mua hàng trong kỳ được tính cho hàng tiêu thụ trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ. Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí mua hàng tùy thuộc tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp nhưng phải thực hiện theo nguyên tắc nhất quán. Phương pháp giá bán lẻ được áp dụng cho một số đơn vị đặc thù (ví dụ như các đơn vị kinh doanh siêu thị hoặc tương tự). Đặc điểm của loại hình kinh doanh siêu thị là chủng loại mặt hàng rất lớn, mỗi mặt hàng lại có số lượng lớn. Khi bán hàng, các siêu thị không thể tính ngay giá vốn của hàng bán vì chủng loại và số lượng các mặt hàng bán ra hàng ngày rất nhiều, lượng khách hàng đông. Vì vậy, các siêu thị thường xây dựng một tỷ lệ lợi nhuận biên trên giá vốn hàng mua vào để xác định ra giá bán hàng hóa (tức là doanh thu). Sau đó, căn cứ doanh số bán ra và tỷ lệ lợi nhuận biên, siêu thị sẽ xác định giá vốn hàng đã bán và giá trị hàng còn tồn kho. Phương pháp giá thực tế đích danh: Theo phương pháp này sản phẩm, vật tư, hàng hóa xuất kho thuộc lô hàng nhập nào thì lấy đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính. Đây là phương án tốt nhất, nó tuân thủ nguyên tắc phù hợp của kế toán: chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế. Giá trị hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra. Hơn nữa, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi những điều kiện khắt khe, chỉ những doanh nghiệp kinh doanh ít loại mặt hàng, hàng tồn kho có giá trị lớn, Trườngmặt hàng ổn định và loĐạiại hàng tồn học kho nhận định Kinh được thì mới cótế thể ápHuế dụng phương pháp này. Còn đối với doanh nghiệp có nhiều loại mặt hàng thì không thể áp dụng phương pháp này. (b) Chi phí quản lý kinh doanh SVTH: Lê Thị Hồng Trang 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Chi phí quản lý kinh doanh là những chi phí chi ra trong quá trình bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành Và các khoản chi phi phục vụ cho quản lý chung tại doanh nghiệp, gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp, các khoản trích theo lương, chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp (c) Chi phí hoạt động tài chính Chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như chi phí tiền lãi vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền. Nội dung chi phí hoạt động tài chính bao gồm: - Các khoản chi phí hoặc các khoản lỗ liên quan đến các hoạt động đầu tư tài chính. - Chi phí cho vay và đi vay vốn. - Chi phí góp vốn liên doanh. - Lỗ chuyển nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch bán chứng khoán - Khoản nhập và hoàn nhập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán và đầu tư khác. - Khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ và bán ngoại tệ (d) Chi phí khác Chi phí khác là những khoản lỗ do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt Trườngvới hoạt động thông thĐạiường của doanh học nghiệp gây Kinh ra; cũng có thể ltếà những Huế khoản chi phí bị bỏ sót từ những năm trước. Nội dung của chi phí khác phát sinh bao gồm: SVTH: Lê Thị Hồng Trang 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang - Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có). - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế. - Bị phạt thuế, truy nộp thuế. - Các khoản chi phí do kế toán bị nhầm, hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán. - Các khoản chi phí khác. (e) Thu nhập khác Thu nhập khác là những khoản thu mà doanh nghiệp không dự tính trước được hoặc có dự tính đến nhưng ít có khả năng thực hiện, hoặc là những khoản không mang tính chất thường xuyên như: doanh thu về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, giá trị các vật tư, tài sản thừa trong sản xuất; các khoản nợ vắng chủ hay nợ không ai đòi, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi, tiền được phạt, thu chuyển quyền sở hữu trí tuệ (f) Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế Thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu đánh vào lợi nhuận của các doanh nghiệp. Theo đoạn 03, Chuẩn mực kế toán số 17: “Thuế thu nhập hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi được) tính trên thu nhập chịu thuế và thuế suất thuế TNDN của năm hiện hành.” (g) Xác định thu nhập chịu thuế theo luật Thuế Từ kỳ tính thuế TNDN từ năm 2017 trở đi, cách tính Thuế TNDN phải nộp được xác định như sau: TrườngThuế TNDN Đại phải nộ p =học Thu nhập tínhKinh thuế x Thuế su ấtết Huế Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì Thuế TNDN phải nộp được xác định như sau: SVTH: Lê Thị Hồng Trang 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Doanh thu tính thuế TNDN là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền gia công, CCDV, bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền. Nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh thu không bao gồm thuế GTGT. Nếu cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu là khoản đã bao gồm thuế GTGT. 1.1.2.2. Khái niệm và cách thức xác định kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu thuần với trị giá vốn hàng bán (Gồm cả sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư và dịch vụ, giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư, như: chi phí khấu hao, chi phí sửa chữa, nâng cấp, chi phí cho thuê hoạt động, chi phí thanh lý, nhượng bán bất động sản đầu tư), chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ tiêu này được gọi là “lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh”. Nếu doanh thu lớn hơn chi phí thì doanh nghiệp sẽ có lãi, ngược lại chi phí cao hơn doanh thu thì doanh nghiệp kinh doanh bị thua lỗ. Doanh thu Giá vốn Lợi nhuận gộp = - thuần hàng bán Trường Đại học ChiKinh phí Chitế phí quHuếản lý Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp - - bán hàng doanh nghiệp SVTH: Lê Thị Hồng Trang 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Lợi nhuận thuần (kết quả kinh doanh) chính là số lãi (lỗ) về hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. - Kết quả hoạt động tài chính là số chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động tài chính và chi phí hoạt động tài chính. Lợi nhuận thuần hoạt động tài chính = Doanh thu hoạt động tài chính - Chi phí hoạt động tài chính. - Kết quả hoạt động khác là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và các khoản chi phí khác và chi phí thuế TNDN. 1.1.3. Các phương thức tiêu thụ sản phẩm Việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp được thực hiện qua hai phương thức bán buôn và bán lẻ 1.1.3.1. Phương thức bán buôn Phương pháp bán buôn là việc bán hàng cho doanh nghiệp sản xuất hay doanh nghiệp thương mại. Kết thúc quá trình này hàng hóa vẫn nằm trong quá trình lưu thông. Thông thường phương thức bán buôn được thực hiện theo các phương thức sau: (a) Phương thức bán hàng qua kho: Phương thức này hàng hóa, thành phẩm nhập kho rồi mới xuất bán và được thực hiện qua hai hình thức: Hình thức chuyển hàng: Đối với hình thức này doanh nghiệp chuyển hàng cho bên mua theo địa điểm ghi trên hợp đồng. Hàng hóa được xác định tiêu thụ khi doanh nghiệp giao hàng xong cho người mua và người ký vào chứng từ mua hàng. Mọi tổ thất trong quá trình chuyển hàng đến nghười mua doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Hình thức nhận hàng: Đối với hình thức này bên mua cử cán bộ nghiệp vụ đến nhận hàng tại kho hàng của doanh nghiệp. hàng hóa được xác định tiêu thụ khi bên mua nhận hàng xong và ký vào chứng từ bán hàng, lúc này mọi tổn thất trong Trườngquá trình vận chuyển hàngĐại người mua học phải chịu trách Kinh nhiệm. tế Huế (b) Phương thức bán hàng vận chuyển thẳng: Phương thức này thì hàng hóa không về nhập kho mà chuyển bán thẳng cho người mua, được thực hiện qua hai hình thức sau: SVTH: Lê Thị Hồng Trang 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Là hình thức doanh nghiệp mua hàng từ nhà cung cấp và vận chuyển hàng đến bán thẳng cho người mua, về mặt thanh toán doanh nghiệp vẫn phải trả tiền mua hàng cho nhà cung cấp và đồng thời thu tiền hàng đã bán cho người mua. Vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán: Là hình thức doanh nghiệp mua hàng đến nhận hàng về, về mặt thanh toán doanh nghiệp không làm nhiệm vụ thanh toán với nhà cung cấp và thu tiền của đơn vị mua mà tùy theo từng hợp đồng doanh nghiệp sẽ được hưởng một tỷ lệ thủ tục phí nhất định do bên mua hoặc bên cung cấp trả. 1.1.3.2. Phương thức bán lẻ Phương pháp bán lẻ là phương thức áp dụng cho việc bán hàng ở các địa điểm nhất định nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cư và được tiến hành theo các hình thức sau: (a) Bán lẻ thu tiền trực tiếp: Theo hình thức này nhân viên nhân viên bán hàng vừa và người trực tiếp thu tiền, giao hàng cho khách hàng đã bán vào thẻ quầy hàng. Cuối ngày hoặc cuối ca, nhân viên phải kiểm tiền, nộp tiền cho thủ quỹ hặc nộp thẳng vào ngân hàng, đồng thời kiểm kê hàng hóa, xác định lượng hàng đã bán và lập bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ (b) Bán lẻ thu tiền tập trung: Theo hình thức này hai nghiệp vụ bán hàng và mua hàng tách rời nhau nên cần phải coa hai nhân viên đó là nhân viên thu tiền có nhiệm vụ viết hoá đơn hay phiếu thu rồi giao cho khách hàng và nhân viên bán hàng có nhiệm vụ giao hàng cho khách theo hóa đơn hoặc phiếu thu và lập bảng kê bán hàng lẻ hàng hóa. Cuối ngày hoặc cuối ca nhân viên thu tiền tổng hợp số tiền đã bán đối chiếu với bảng kê bán lẻ của nhân viên bán hàng để xác định tiền hàng đã bán. (c) Bán hàng tại các siêu thị: Theo hình thức này khác hàng tự lựa chọn hàng hóa cần mua, mang đến bộ phận thu ngân để nộp tiền. Định kỳ nhân viên thu ngân nộp tiền chi thủ quỹ hoạc nộp tiền vào ngân hàng, sau đó đối chiếu với doanh số bán và Trườngsố tiền do thu ngân báo Đại cáo để xác địnhhọc tiền hàng thKinhừa thiếu. tế Huế (d) Phương thức giao hàng cho đại lý: Là phương thức doanh nghiệp giao hàng cho các đại lý ký gửi để các đại lý này trực tiếp bán hàng. Bên nhận đại lý sẽ trực tiếp bán, thanh toán tiền hàng và hưởng hoa hồng hoặc chênh lệch giá. Số hàng chuyển SVTH: Lê Thị Hồng Trang 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang giao cho các đại lý ký gửi vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Khi các đại lý ký gửi thanh toán tiền hàng hoặc chấp nhận thanh toán hoặc gửi thông báo về số hàng đã bán được thì số hàng đó được coi là tiêu thụ. (e) Phương thức bán hàng trả góp: Bán hàng trả góp là phương thức bán hàng thu tiền nhiều lần. Người mua thanh toán lần đầu tại thời điểm mua hàng, số tiền còn lại người mua chấp nhận trả dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi suất nhất định. Thông thường số tiền trả ở các kỳ tiếp theo bằng nhau, trong đó gồm một phần doanh thu gốc và một phần lãi trả chậm. 1.2. Nội dung kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp 1.2.1. Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.1.1. Chứng từ sử dụng Doanh thu thể hiện việc doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ. Do đó, các chứng từ đi kèm làm căn cứ ghi sổ bao gồm: - Hóa đơn GTGT/ hóa đơn bán hàng - Phiếu xuất kho hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho. - Bảng kê bán lẻ hàng hóa dịch vụ, bảng thanh toán hàng đại lý ký gửi, thẻ quầy hàng - Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, báo có của ngân hàng 1.2.1.2. Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 5111, TK 131, TK 1111 - Sổ cái tài khoản 5111, TK 131, TK 1111 1.2.1.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dùng để phản ánh doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp thực hiện trong một kỳ kế toán của hoạt động sản xuất kinh doanh. TrườngTài khoản 511 khôngĐại có số dư học cuối kỳ. Tài khoKinhản 511 có bố n tếtài kho ảHuến cấp 2 như sau: - TK 5111 – Doanh thu bán hàng. - TK 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm SVTH: Lê Thị Hồng Trang 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang - TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ - TK 5118 – Doanh thu khác. Kết cấu của TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Bên Nợ TK 511 Bên Có - Thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu và thuế - Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, GTGT tính theo phương pháp trực tiếp phải bất động sản đầu tư và cung cấp nộp tính trên doanh thu bán hàng thực tế của dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện doanh nghiệp trong kỳ. trong kỳ kế toán. - Các khoản ghi giảm doanh thu bán hàng (giảm giá hàng bán, doanh thu hàng đã bán bị trả lại và chiết khấu thương mại). - Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh". 1.2.1.4. Nguyên tắc hạch toán Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế doanh thu bán hàng là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. Trường hợp bán theo giá trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá trả ngay và ghi nhận vào doanh thu chưa thực hiện về phần tính lãi trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận. Những sản phẩm, hàng hóa được xác định là tiêu thụ nhưng vì lý về chất lượng, Trườngvề quy cách kỹ thuật, ngĐạiười mua từ chốihọc thanh toán, Kinh gửi trả lại ngư ờitế bán hoặcHuế yêu cầu giảm giá và được doanh nghiệp chấp thuận hoặc người mua hàng với khối lượng lớn được chiết khấu thương mại thì theo TT số 133/2016/TT-BTC các khoản giảm trừ doanh thu bán hàng này được theo dõi chung trong TK 521 - “ các khoản SVTH: Lê Thị Hồng Trang 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang giảm trừ doanh thu” trong đó TK 5211 - “Chiết khấu thương mại”, TK 5212 - “Giảm giá hàng bán”, TK 5213 - “ Hàng bán trả lại”. Trong trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua thì trị giá số hàng này không được coi là tiêu thụ và không được ghi vào TK 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”, mà chỉ hạch toán vào bên có TK 131 - “Phải thu khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực hiện giao hàng cho người mua sẽ hạch toán TK 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” về giá trị hàng đã giao, đã thu tiền trước của khách hàng phù hợp với điều kiện ghi nhận doanh thu. Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế toán được kết chuyển vào Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.1.5 Phương pháp hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang TK 511 TK 3331 TK 111,112,131 (1) (4) TK 3331 TK 111,112,131 TK 521 (2a) (5) TK515 TK3387 (2c) (2b) TK 911 TK 152,156,611 (6) TK 131 (3a) (3b) TK 3331 TK 133 Sơ đồ 1.1 - Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang  Giải thích sơ đồ: (1) Doanh thu bán hàng và CCDV chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thu tiền ngay hoặc người mua chấp nhận thanh toán (2) Bán hàng theo phương thức trả góp: (2a) Giá trả ngay (2b) Mức chênh lệch giữa giá bán trả góp với giá bán thanh toán ngay (2c) Phân bổ lãi trả góp (3) Bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng: (3a) Doanh thu thành phẩm, hàng hóa đem đi đổi (3b) Giá trị hàng hóa dịch vụ đã được nhận (4) Thuế GTGT phải nộp (đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp) (5) Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (6) Kết chuyển doanh thu để xác định KQKD 1.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu 1.2.2.1. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn GTGT - Phiếu nhập kho - Biên bản hàng bán bị trả lại - Biên bản giảm giá hàng bán 1.2.2.2. Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 521, TK 511 - Sổ cái tài khoản 521, TK 511 1.2.2.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu dùng để phản ánh các khoản Trườnggiảm trừ doanh thu phátĐại sinh trong họcquá trình thanh Kinh toán khi khách hàngtế mua Huế hàng với số lượng lớn, hàng hóa bị khách trả lại hoặc hàng bán đuợc giảm giá. Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 521 có ba tài khoản cấp 2 như sau: SVTH: Lê Thị Hồng Trang 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang - Tài khoản 5211 – Chiết khấu thương mại - Tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại - Tài khoản 5213 – Giảm giá hàng bán Kết cấu TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu: Bên Nợ TK 521 Bên Có - Số chiết khấu thương mại đã chấp nhận thanh - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển số chiết toán cho khách hàng phát sinh trong kỳ. khấu thương mại, giảm giá hàng bán, - Doanh thu của hàng bán bị trả lại, đã trả lại hàng bán bị trả lại sang tài khoản tiền hàng cho người mua hoặc tính trừ vào 511 - “Doanh thu bán hàng và cung khoản phải thu của khách hàng về số sản phẩm cấp dịch vụ” để xác định doanh thu hàng hóa đã bán. thuần của kỳ kế toán. - Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng do hàng kém chất lượng hoặc sai quy cách trong hợp đồng kinh tế. 1.2.2.4. Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được điều chỉnh giảm trừ vào doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ phát sinh trong kỳ, gồm: Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại. Tài khoản này không phản ánh các khoản thuế được giảm trừ vào doanh thu như thuế GTGT đầu ra phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp. Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau: Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm giá doanh thu của kỳ phát sinh; TrườngTrường hợp sả n Đạiphẩm, hàng hóa,học dịch vụ đ ãKinh tiêu thụ từ các k ỳtếtrước, đHuếến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc: SVTH: Lê Thị Hồng Trang 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Nếu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát inh sau ngày lập Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Báo cáo tình hình tài chính và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước). Trường hợp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau). (a) Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau: Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại do người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần). Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chỉ trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khuấ thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như: Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hóa đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người Trườngmua hàng nhiều lần m ớĐạii đạt được lư ợhọcng hàng mua Kinhđược hưởng chiế t tếkhấu và Huế khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã SVTH: Lê Thị Hồng Trang 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ. (b) Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hóa kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau: Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hóa đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thuu thuần). Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hóa đơn (giảm giá ngoài hóa đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất (c) Đối với hàng bán bị trả lại, tài khoản này dùng để phản ánh giá trị của sổ sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do các nguyên nhân: Vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị kém, mất phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách. Kế toán phải theo dõi chi tiết chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại cho từng khách hàng và từng loại hàng bán, như: bán hàng (sản phẩm, hàng hóa), cung cấp dịch vụ. cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản giảm trừ doanh thu sang tài khoản 511 - “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” để xác định doanh thu thuần của khối lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thực tế thực hiện trong kỳ báo cáo. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.2.5. Phương pháp hạch toán: Sơ đồ 1.2. Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.3. Kế toán giá vốn hàng bán 1.2.3.1. Chứng từ sử dụng - Hóa đơn mua hàng, hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT - Phiếu nhập kho, bản kiểm kê hàng hóa, phiếu chi - Phiếu xuất kho, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, phiếu xuất vật tư, phiếu tính giá thành sản phẩm 1.2.3.2. Sổ sách tài khoản - Sổ chi tiết tài khoản 632, TK 156 - Sổ cái tài khoản 632, TK 156 1.2.3.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán dùng để phản ánh trị giá vốn của hàng hóa, dịch vụ bán trong kỳ. Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán không có số dư cuối kỳ. Kết cấu của TK 632 – Giá vốn hàng bán: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKTX Bên Nợ TK 632 Bên Có - Trị giá vốn của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa đã - Kết chuyển giá vốn của sản bán trong kỳ. phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ sang tài khoản - Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công 911 – Xác định kết quả kinh vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất doanh. chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ. - Kết chuển toàn bộ chi phí kinh doanh bất động sản đầu - Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn tư phát sinh trong kỳ để xác kho sau khi trừ bồi thường do trách nhiệm cá định kết quả hoạt động kinh nhân gây ra. doanh. - Chi phí xây dựng, tự chế tài sản cố định vuợt -Khoản hoàn nhập dự phòng trên mức bình thường không được tính vào giảm giá hàng tồn kho cuối nguyên giá tài sản cố định hữu hình tự xây năm tài chính (chênh lệch giữa dựng, tự chế hoàn thành. số dự phòng phải lập năm nay - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhỏ hơn số đã lập năm trước). (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng - Trị giá hàng bán bị trả lại tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết). Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK Bên Nợ TK 632 Bên Có - Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho - Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ đầu kỳ. Tài khoản 155 “Thành phẩm”. - Số trích lập dự phòng giảm giá hàng - Hoàn nhập dự phòng giảm giá tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng hàng tồn kho cuối năm tài chính phải lập năm nay lớn hơn số đã lập (chênh lệch giữa số dự phòng phải năm trước chua sử dụng hết). lập năm nay nhỏ hơn số đã lập dự phòng năm trước chưa sử dụng - Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất hết). xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn - Kết chuyển giá vốn của thành thành. phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.3.4. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 632 “giá vốn hàng bán” dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp (đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ. Ngoài ra, TK này còn được dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: chi phí khấu hao, chi phí sữa chữa, chi phí nhượng bán, thanh lý bất động sản đầu tư Khi bán sản phẩm, hàng hóa kèm thiết bị, phụ tùng thay thế thì giá trị thiết bị, phụ tùng thay thế được ghi nhận vào giá vốn hàng bán. TrườngĐối với phần giá trĐạiị HTK hao hhọcụt, mất mát, kKinhế toán phải tính ngaytế vào giáHuế vốn hàng bán (sau khi trừ đi các khoản bồi thường, nếu có). Đối với chi phí NVL trực tiếp tiêu hao vượt mức bình thường, chi phí nhân công, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá trị sản phẩm nhập kho, SVTH: Lê Thị Hồng Trang 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang kế toán phải tính ngay vào giá vốn hàng bán kể cả khi hàng hóa, sản phẩm chưa được xác định là tiêu thụ. Các khoản thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế BVMT đã tính vào giá trị hàng mua, nếu khi xuất bán hàng hóa mà các khoản thuế đó được hoàn lại thì được ghi giảm giá vốn hàng bán 1.2.3.5. Phương pháp hạch toán TK 632 TK 156 TK 911 Giá vốn HH Kết chuển giá vốn hàng bán Hàng bán bị trả lại Sơ đồ 1.3 - Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKTX Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang TK 632 TK 156 TK 911 Kết chuyển giá vốn Giá v n HH ố hàng bán Hàng bán bị trả lại TK 611 Kết chuyển trị giá vốn của hàng xuất bán Sơ đồ 1.4 - Kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp KKĐK 1.2.4. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 1.2.4.1. Chứng từ sử dụng - Bảng tính lãi vay - Phiếu thu - Giấy báo có, giấy báo nợ - Biên bản góp vốn - Chứng từ liên quan đến chia cổ tức 1.2.4.2. Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 515, TK 1121 - Sổ cái tài khoản 515, TK 1121 1.2.4.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 515 – Doanh thu hoạt động tài chính dùng để phản ánh tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác Trườngcủa doanh nghiệp. Tài khoĐạiản 515 không học có số dư cuKinhối kỳ. tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Kết cấu của TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính: Bên Nợ TK 515 Bên Có - Số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp - Các khoản doanh thu hoạt trực tiếp (nếu có); động tài chính phát sinh trong - Kết chuyển doanh thu hoạt động tài chính thuần kỳ. sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.4.4. Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh doanh thu tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức, lợi nhuận được chia và doanh thu hoạt động tài chính khác của doanh nghiệp, gồm: - Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu, CKTT được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ - Cổ tức, lợi nhuận được chia cho giai đoạn sau ngày đầu tư. - Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn; Lãi chuyển nhượng vốn khi thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác. - Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác. - Lãi tỷ giá hối đoái, gồm cả lãi do bán ngoại tệ. Đối với lãi tiền gửi: Doanh thu không bao gồm khoản lãi tiền gửi phát sinh do hoạt động đầu tư tạm thời của khoản vay sử dụng cho mục đích xây dựng tài sản dở dang theo quy định của Chuẩn mực kế toán chi phí đi vay. Đối với tiền lãi phải thu từ các khoản cho vay, bán hàng trả chậm, trả góp: Doanh thu chỉ được ghi nhận khi chắc chắn thu được và khoản gốc cho vay, nợ gốc phải thu không bị phân loại là quá hạn cần phải lập dự phòng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.4.5. Phương pháp hạch toán TK 911 TK 515 TK 111,112,138 Lãi tiền gửi, trái phiếu, cổ tức được chia Kết chuyển doanh thu Lãi bán ngoại tệ hoạt động tài chính TK 1112, 1122 TK 1111, 1121 Bán ngoại tệ TK 152, 153, 156, 211 Mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ Lãi tỷ giá TK 121, 221 Dùng cổ tức, lợi nhuậnchưa được chia bổ sung vốn góp TK 331 Chiết khấu thanh toán thươngmại TK 413 Kết chuyển tỷ giá hối đoái Sơ đồ 1.5 - Kế toán doanh thu hoạt động tài chính 1.2.5. Kế toán chi phí tài chính 1.2.5.1. Chứng từ sử dụng Trường- Phiếu chi, Bảng Đạikhấu hao TSCĐ học Kinh tế Huế 1.2.5.2. Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 635 - Sổ cái tài khoản 635 SVTH: Lê Thị Hồng Trang 30
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.5.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 635 – Chi phí tài chính dùng để phản ánh các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động về vốn và đầu tư tài chính. Tài khoản 635 không có số dư cuối kỳ. Kết cấu TK 635 – Chi phí tài chính: Bên Nợ TK 635 Bên Có - Các khoản chi phí tài chính phát sinh- Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng trong kỳ. khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu - Trích lập bổ sung dự phòng giảm giá tư vào đơn vị khác (chênh lệch giữa số dự chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự thất đầu tư vào đơn vị khác (chênh lệch phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng giữa số dự phòng phải lập kỳ này lớn hết). hơn số dự phòng đã lập kỳ trước). - Các khoản được ghi giảm chi phí tài chính. - Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi 1.2.5.4. Nguyên tắc kế toán phí tài chính phát sinh trong kỳ để xác Tài khoản này phản ánh những khoản chiđịnh phí kế hot quạtả đhoộngạt tàiđộ ngchính kinh bao doanh. gồm: - Chi phí tiền lãi vay, lãi mua hàng trả chậm, lãi thuê tài sản thuê tài chính. - Chiết khấu thanh toán cho người mua. - Các khoản lỗ do thanh lý, nhượng bán các khoản đầu tư; chi phí giao dịch bán chứng khoán. - Lỗ tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ; Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại cuối kỳ các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ; Lỗ bán ngoại tệ. Trường- Số trích lập dự phĐạiòng giảm giá học chứng khoán Kinh kinh doanh, dự phtếòng t ổnHuế thất đầu tư vào đơn vị khác. - Các khoản chi phí của hoạt động đầu tư tài chính khác. SVTH: Lê Thị Hồng Trang 31
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang - Các khoản chi phí tài chính khác. Tài khoản 635 phải được hạch toán chi tiết cho từng nội dung chi phí. Không hạch toán vào tài khoản 635 những nội dung chi phí sau đây: - Chi phí phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm, cung cấp dịch vụ - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí kinh doanh bất động sản - Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản - Các khoản chi phí được trang trải bằng nguồn kinh phí khác - Chi phí khác. Việc hạch toán khoản chi phí tài chính phát sinh liên quan đến ngoại tệ được thực hiện theo quy định tại phần Tài khoản 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. 1.2.5.5. Phương pháp hạch toán Tập hợp chi phí thuộc hoạt động tài chính (chi phí liên doanh, chi phí đầu tư ngắn hạn ): Nợ TK 635: Tập hợp chi phí hoạt động tài chính Có TK liên quan (111, 112, 229 ): Chi phí hoạt động đầu tư tài chính phát sinh trong kì. Giá vốn hàng bị trả lại thuộc hoạt động tài chính: Nợ TK liên quan Có TK 635: Gỉa giá đầu tư tài chính. Kết chuyển chi phí đầu tư tài chính trừ vào kết quả cuối kỳ: TrườngNợ TK 911: Xác Đại định kết quả họckinh doanh Kinh tế Huế Có TK 635: Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính vào cuối kỳ. SVTH: Lê Thị Hồng Trang 32
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.6. Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 1.2.6.1. Chứng từ sử dụng - Bảng lương và các khoản trích theo lương - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ - Phiếu xuất kho - Phiếu chi - Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT - Bảng kê thanh toán tạm ứng - Các chứng từ liên quan khác 1.2.6.2. Sổ sách kế toán - Sổ cái tài khoản 642, TK 1111, TK 1121, TK 334 - Sổ chi tiết tài khoản 642, TK 1111, TK 1121, TK 334 1.2.6.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 642 dùng để phản ánh những khoản chi phí phát sinh tại doanh nghiệp từ bán hàng, tiếp khách, văn phòng phẩm, khấu hao TSCĐ, lương nhân viên bán hàng, lương nhân viên quản lý Tài khoản 642 – Chi phí quản lý kinh doanh không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 642 có hai tài khoản cấp 2: - TK 6421 – Chi phí bán hàng - TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 33
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Kết cấu của TK 642 – Chi phí quản lý kinh doanh: Bên Nợ TK 642 Bên Có - Các chi phí quản lý kinh doanh Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi, phát sinh trong kỳ. dự phòng phải trả (Chênh lệch giữa số phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã lập kỳ trước - Số dự phòng phải thu khó đòi, dự chưa sử dụng hết). phòng phải trả (Chênh lệch giữa số Kết huyển chi phí quản lý kinh doanh dự phòng phải lập kỳ này lớn hơn vào TK 911 “Xác định kế quả kinh số dự phòng đã lập kỳ trước chưa doanh”. sử dụng hết). 1.2.6.4. Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí quản lý kinh doanh bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh: Chi phí bán hàng bao gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển, lương nhân viên bộ phận bán hàng (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp ), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng,; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax ); chi phí bằng tiền khác. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhận viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp ); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật Trườngliệu văn phòng, công cụĐạilao động, kh ấhọcu hao TSCĐ Kinhdùng cho quản lý tếdoanh nghiHuếệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ ); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị ) SVTH: Lê Thị Hồng Trang 34
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý kinh doanh nghiệp không được coi là chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã kế hoạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm giá chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. Tài khoản 642 được mở chi tiết theo từng nội dung chi phí, theo quy định. Tùy theo yêu cầu quản lý của từng ngành, từng doanh nghiệp, tài khoản 642 có thể được mở chi tiết theo từng loại chi phí như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 35
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.6.5. Phương pháp hạch toán TK 152, 153 TK 642 TK 911 Chi phí NVL, CCDC TK 334,338 Kết chuyển chi phí Chi phí lương và các xác định KQKD khoản trích theolương TK 214 Chi phí trích khấu hao TSCĐ TK 111,112,141,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác TK 1331 Thuế GTGT TK 242, 335 đầu vào Phân bổ chi phí trả trước,chi phí phải trả Sơ đồ 1.6 - Kế toán chi phí quản lý kinh doanh 1.2.7. Kế toán thu nhập khác 1.2.7.1. Chứng từ sử dụng - Biên bản đánh giá tài sản - Biên bản thanh lý nhượng bán tài sản cố định - Biên bản góp vốn liên doanh Trường- Phiếu thu, phiếu Đại chi học Kinh tế Huế 1.2.7.2. Sổ sách kế toán - Sổ cái tài khoản 711 - Sổ chi tiết tài khoản 711 SVTH: Lê Thị Hồng Trang 36
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.7.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 711 – Thu nhập khác dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác, các khoản doanh thu ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài khoản 711 không có số dư cuối kỳ. Kết cấu của TK 711 – Thu nhập khác: Bên Nợ TK 711 Bên Có - Số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) - Các khoản thu nhập khác phát tính theo phương pháp trực tiếp đối với các sinh trong kỳ. khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp trực tiếp. - Cuối kỳ kế toán kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.7.4. Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gồm: - Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý TSCĐ; - Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; - Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác; - Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản; Trường- Các khoản thuế phải nộpĐại khi bán h ànghọc hóa, cung cKinhấp dịch vụ nhưng tế sau đó đưHuếợc giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế GTGT, TTĐB, BVMT phải nộp nhưng sau đó được giảm); - Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng; SVTH: Lê Thị Hồng Trang 37
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang - Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự); - Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; - Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ; - Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có); - Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp; - Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại; - Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 38
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.7.5. Phương pháp hạch toán Sơ đồ 1.7. Kế toán Thu nhập khác 1.2.8. Kế toán chi phí khác Chi phí khác là chi phí phát sinh do các sự kiện hay nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp, bao gồm: Trường- Tiền phạt do vi phạmĐại hợp đồng học kinh tế. Kinh tế Huế - Bị phạt thuế, truy thu thuế - Chi phí nhượng bán, thanh lý TSCĐ - Chênh lệch lỗ đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn liên SVTH: Lê Thị Hồng Trang 39
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác - Các khoản chi phí khác. 1.2.8.1. Chứng từ sử dụng - Biên bản thanh lí, nhượng bán TSCĐ, phiếu chi, Giấy báo nợ 1.2.8.2. Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 811 - Sổ cái tài khoản 811 1.2.8.3. Tài khoản sử dụng TK 811 – Chi phí khác dùng để phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ. Kết cấu TK 811 – Chi phí khác: Bên Nợ TK 811 Bên Có - Các khoản chi phí khác phát sinh. - Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.8.4. Nguyên tắc kế toán Tài khoản chi phí khác phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm: Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ; TrườngChênh lệch giữa Đại giá trị hợp lýhọc tài sản được Kinhchia từ BCC nhỏ htếơn chi phíHuế đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát; Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ; SVTH: Lê Thị Hồng Trang 40
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có); Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hóa, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty liên doanh, liên kết và đầu tư khác; Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính; Các khoản chi phí khác. Các khoản chi phí không được coi là chi phí được trừ theo quy định củaLuật thuế TNDN nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp. 1.2.8.5. Phương pháp kế toán Sơ đồ 1.8. Kế toán chi phí khác Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 41
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.9. Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp 1.2.9.1. Chứng từ sử dụng - Tờ khai tạm tính thuê TNDN hàng quý - Tờ khai tự quyết toán thuế TNDN năm - Biên lai nộp thuế - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1.2.9.2. Sổ sách kế toán Sổ chi tiết tài khoản 821, TK 334, TK 1111, TK 1121 Sổ cái tài khoản 821, TK 334, TK 1111, TK 1121 1.2.9.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản 821 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” Tài khoản 821 có 2 tài khoản cấp 2 sau đây: - TK 8211 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - TK 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Kết cấu TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp: Bên Nợ TK 821 Bên Có - Chi phí thuế TNDN hiện hành phát sinh trong- Số thuế TNDN hiện hành thực tế năm. phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN hiện hành đã ghi nhận trong - Thuế TNDN hiện hành của năm trước phải năm. nộp bổ sung do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước được ghi tăng chi phí- Số thuế TNDN phải nộp được ghi thuế TNDN hiện hành của năm hiện tại. giảm do phát hiện sai sót không trọng yếu của các năm trước ghi - Chi phí thuế TNDN hoãn lại phát sinh trong giảm chi phí thuế TNDN hiện hành năm từ việc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại trong năm hiện tại. Trườngphải trả (là số chênh lĐạiệch giữa thuế học thu nhập Kinh tế Huế hoãn lại phải trả trong năm lớn hơn thuế thu- Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn nhập hoãn lại phả trả được hoàn nhập tronglại và ghi nhận tài sản thuế thu nhập năm). hoãn lại (số chênh lệch giữa tài sản SVTH: Lê Thị Hồng Trang 42
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang thuế thu nhập hoãn lại phát sinh - Ghi nhận chi phí thuế TNDN hoãn lại (số trong năm lớn hơn tài sản thuế thu chênh lệch giữa tài sản thuế thu nhập hoãn lại nhập hoãn lại được hoàn nhập trong được hoàn nhập trong năm lớn hơn tài sản thuế năm). thu nhập hoãn lại phát sinh trong năm). - Ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn - Kết chuyển chênh lệch giữa số phát sinh bên lại (số chênh lệch giữa thuế thu có TK 8212 ”chi phí thuế TNDN hoãn lại” lớn nhập hoãn lại phải trả được hoàn hơn số phát sinh bên nợ TK 8212 “chi phí thuế nhập trong năm lớn hơn thuế thu TNDN hoãn lại” phát sinh trong kỳ vào bên có nhập hoãn lại phải trả phát sinh TK 911 “xác định kết quả kinh doanh”. trong năm). - Kết chuyển sang 911 để xác định kết quả kinh doanh 1.2.9.4. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 821 “chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” dùng để phản ánh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh trong năm làm căn cứ xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau thuế của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành. (a) Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành Hàng quý, kế toán căn cứ vào tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Cuối năm tài chính, căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế toán ghi nhận số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải Trườngnộp trong năm lớn hơn Đại số phải nộp củahọc năm đó, kếKinh toán phải ghi giảm tế chi phíHuế thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành là số chênh lệch giữa số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm phải nộp trong năm lớn hơn số phải nộp. Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải kết chuyển chi phí thuế thu nhập doanh SVTH: Lê Thị Hồng Trang 43
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang nghiệp hiện hành phát sinh vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh” để xác định lợi nhuận sau thuế trong kỳ kế toán. (b) Nguyên tắc kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán phải xác định chi phí thuế thu nhập hoãn lại theo quy định của Chuẩn mực kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp”. Kế toán không được phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế thu nhập hoãn lại hoặc thuế thu nhập hoãn lại phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu. Cuối kỳ, kế toán phải kết chuyển số chênh lệch giữa số phát sinh bên Nợ và số phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” vào tài khoản 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”. 1.2.9.5. Phương pháp hạch toán TK 8211 TK 3334 TK 3334 Số thuế TNDN hiện hành Số chênh lệch giữa thuế phải nộp trong kỳ do doanh TNDN tạm phải nộp lớn nghiệp tự xác định hơn số phải nộp TK 911 TK 911 Kết chuyển chi phí thuế TNDN Kết chuyển chi phí thuế TNDN (nếu SPS Nợ SPS Có) Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.9 - Kế toán chi phí thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện hành SVTH: Lê Thị Hồng Trang 44
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang TK 8212 TK 243 TK 243 Hoàn nhập tài sản thuế thu Tài sản thuế thu nhập hoãn nhập hoãn lại lại phát sinh nhỏ hơn số được hoàn TK 911 TK 911 K/C TS thuế thu nhập hoãn lại K/C TS thuế thu nhập hoãn lại (nếu Số PS Có > số PS Nợ) (nếu Số PS Có < số PS Nợ) Sơ đồ 1.10 - Kế toán thuế Thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả 1.2.10. Kế toán xác định kết quả kinh doanh 1.2.10.1. Chứng từ sử dụng - Chứng từ gốc phản ánh các khoản doanh thu, chi phí như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường, bảng phân bổ tiền lương và BHXH, CCDC - Phiếu thu, phiếu chi. - Giấy báo Nợ, giấy báo Có của Ngân hàng. - Các chứng từ liên quan khác. 1.2.10.2. Sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 911 - Sổ cái tài khoản 911 Trường1.2.10.3. Tài khoản sử dụĐạing học Kinh tế Huế Tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh không có số dư cuối kỳ Kết cấu của TK 911 – xác định kết quả kinh doanh SVTH: Lê Thị Hồng Trang 45
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Bên Nợ TK 911 Bên Có Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa Doanh thu thuần về số sản phẩm, hàng và dịch vụ đã tiêu thụ. hóa, bất động sản đầu tư và dịch vụ đã Chi phí hoạt động tài chính, chi phí thuế bán trong kỳ. thu nhập doanh nghiệp và chi phí khác. Doanh thu hoạt động tài chính, các Chi phí bán hàng và chi phí QLDN. khoản thu nhập khác và khoản ghi giảm Kết chuyển lãi sản xuất kinh doanh. chi phí thuế TNDN. Kết chuyển lỗ sản xuất kinh doanh. 1.2.10.4. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 911 “xác đinh kết quả kinh doanh” dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, kết quả hoạt động tài chính và kết quả hoạt động khác. Tài khoản này phản ánh đầy đủ, chính xác kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán. Kết quả hoạt động kinh doanh phải được hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động (hoạt động sản xuất, chế biến, hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ, hoạt động tài chính ). Trong từng loại hoạt động kinh doanh có thể cần hạch toán chi tiết cho từng loại sản phẩm, từng ngành hàng, từng loại dịch vụ. Các khoản doanh thu và thu nhập được kết chuyển vào tài khoản này là số doanh thu thuần và thu nhập thuần. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 46
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang 1.2.10.5. Phương pháp hạch toán TK 632,641,642,635,811 TK 911 K t chuy n chi phí ế ể Kết chuyển doanh thu và thu nhập khác TK 821 TK 8212 Kết chuyển thuế TNDN Kết chuyển khoản giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại TK 421 TK 421 Kết chuyển lãi hoạt động Kết chuyển lỗ hoạt động kinh doanh trong kỳ kinh doanh trong kỳ Sơ đồ 1.11 - Kế toán xác định kết quả doanh kinh 1.3. Nhiệm vụ của công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh Để đáp ứng các yêu cầu quản lý về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, kế toán cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau: Ghi chép và phản ánh đầy đủ kịp thời và chính xác các khoản doanh thu và chi phí phát sinh trong kỳ. Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh để làm cơ sở đề ra các quyết định quản trị. Theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và có hệ thống nhằm đảm bảo tính hợp lệ của các khoản doanh thu theo điều kiện ghi nhận doanh thu trong chuẩn mực 14 “Doanh thu và thu nhập khác”, ngăn ngừa các hành vi tham ô tài sản của Nhà nước Trườngvà tập thể. Đại học Kinh tế Huế Tổ chức doanh thu theo từng yếu tố, từng khoản mục nhằm đáp ứng yêu cầu theo chế độ kế toán hiện hành, phục vụ cho công tác xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. SVTH: Lê Thị Hồng Trang 47
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Cung cấp nhưng thông tin kinh tế cần thiết cho bộ phận liên quan, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 48
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TRANG TRÍ NỘI THẤT TIÊN PHÁT 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Trang Trí Nội thất Tiên Phát 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH TTNT Tiên Phát được thành lập ngày 01 tháng 07 năm 2007. Theo giấy phép kinh doanh số: 3300542552 do sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. Nền kinh tế trong và ngoài nước ngày càng phát triển nên nhu cầu đòi hỏi và đáp ứng những thiết yếu cuộc sống ngày càng cao. Đứng trước những thách thức đó công ty TNHH trang trí nội thất Tiên Phát được thành lập và vươn mình ra thị trường với những mặt hàng làm nhân tố quyết định phục vụ nhân dân như bàn, ghế, tủ, kệ Tên công ty: Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát Địa chỉ trụ sở: 222-224 Phan Đăng Lưu – Phường Phú Hòa – Thành Phố Huế Mã số thuế: 3300542552 Số điện thoại giao dịch: (054).3502125 Email: Tienphat_hue@yahoo.com Tổng số vốn kinh doanh ban đầu: 1.000.000.000 đồng Tài khoản ngân hàng: 55110000108380 Tại ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Thừa Thiên Huế. Công ty TNHH TTNT Tiên Phát Nằm ở vị trí giao thông thuận lợi, có điều kiện tốt để giao lưu hàng hóa, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong cả nước đặc biệt là Thành phố Huế. TrườngNgày 01 tháng 07 nămĐại 2007 công học ty đã chính Kinhthức ra đời. Cũng tế như các Huế Công ty mới thành lập khác, khi bước vào hoạt động kinh doanh thì trong những năm đầu mới thành lập Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất Tiên Phát gặp phải không ít khó khăn. Đầu tiên là về cơ sở vật chất, công tác tổ chức, vốn, thị trường cũng như kinh SVTH: Lê Thị Hồng Trang 49
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang nghiệm quản lý, khách hàng chưa nhiều, chưa khẳng định được uy tín của Công ty trên thị trường. Bên cạnh đó nguồn vốn nhỏ, nguồn nhân công trình độ kỹ thuật còn yếu kém chưa có kinh nghiệm, phương hướng kinh doanh chưa được mở rộng còn thiếu sót Nhưng trong suốt 6 năm hoạt động công ty đã nổ lực phấn đấu không ngừng thay đổi chiến lược, chế độ quản lý nâng cao tay nghề bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên. Thường xuyên thay đổi phương thức kinh doanh mới để phù hợp với sự đi lên của nền kinh tế. Chính vì vậy, chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng tốt và được nhiều khách hàng quan tâm. Hàng hóa tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát được hầu hết khách hàng trong và ngoài tỉnh ưu chuộng. Tuổi đời thành lập còn ít, nhưng Công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thương trường và thị trường nội thất. Công ty đã tạo dựng mối quan hệ ổn định với nhiều khách hàng lớn, các sản phẩm của Công ty luôn tạo được uy tín và được khách hàng ưu chuộng. Công ty phát triển với tốc độ nhanh chóng và trở thành Công ty khá mạnh, có uy tín về lĩnh vực Nội Thất, có quan hệ rộng rãi với các Công ty nội thất lớn khác. Và Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong lĩnh vực kinh doanh trang trí nội thất. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty TNHH TTNT Tiên Phát là một loại hình doanh nghiệp sản xuất thương mại: Nên Công ty mở rộng, khai thác thị trường và thực hiện các hợp đồng kinh tế, tìm kiếm khách hàng tạo chữ tín và cung cấp mọi nhu cầu cần thiết cho khách hàng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cung cấp các đồ trang trí nội Trườngthất cho các công trình Đại với yêu cầu caohọc về chất lưKinhợng như: Khách sạn,tế trư ờngHuế học, nhà ở, văn phòng Hiện nay, Công ty chủ yếu kinh doanh các mặt hàng đồ gỗ, đồ gia dụng và tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống bán hàng của công ty với nhiều hình thức: Ký hợp SVTH: Lê Thị Hồng Trang 50
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang đồng, nhận vận chuyển và cung cấp sản phẩm đến tận tay khách hàng. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD, mở rộng phạm vi hoạt động đến nhiều quốc gia trên thế giới và giải quyết việc làm cho người lao động. Thực hiện nghiêm chỉnh các hợp đồng kinh tế mà Công ty đã ký kết với khách hàng, đồng thời chú trọng đến chất lượng sản phẩm nhằm tạo uy tín cho Công ty trên thị trường trong và ngoài tỉnh. Quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng kinh doanh thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các chế độ bảo hiểm, an toàn lao động. Tuân thủ các chính sách quản lý của Nhà nước. Tổ chức mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng hóa cho các cơ sở sản xuất kinh doanh, các đơn vị khác và các cá nhân trong nước. Tổ chức tốt công tác bảo quản hàng hóa, đảm bảo lưu thông hàng hóa thường xuyên, liên tục và ổn định trên thị trường. 2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty 2.2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát là một công ty có quy mô nhỏ vì vậy cơ cấu bộ máy tổ chức khá đơn giản. Sau đây là sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tại Công ty. P. Kế hoạch kinh doanh Giám đốc P. Kế toán Sơ đồ 2.1 - Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Trường2.2.1.2. Chức năng nhiệ mĐại vụ của từng bhọcộ phận: Kinh tế Huế Giám đốc: gồm 1 giám đốc. Ban giám đốc điều hành toàn bộ thông qua người đứng đầu bộ phận về các vấn đề liên quan. Ban giám đốc chịu trách nhiệm tìm kiếm thị trường. Có tư cách pháp nhân ký kết các hợp đồng kinh tế và chịu trách nhiện về SVTH: Lê Thị Hồng Trang 51
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang quyết định đó. Phòng kế toán: gồm 1 kế toán trưởng, 1 kế toán viên và 1 thủ quỹ. Có trách nhiệm ghi nhận nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp báo cáo tài chính, giám sát, kiểm tra toàn bộ tình hình tài chính của công ty. Chịu trách nhiệm về chế độ chính sách kế toán và báo cáo tài chính với cấp trên theo chế độ kế toán nhà nước quy định. Phòng kế hoạch kinh doanh: gồm 4 người, trong đó có 1 quản lý và 3 nhân viên bán hàng. Có trách nhiệm lập kế hoạch kinh doanh, nghiên cứu thị trường, dự báo theo dõi tình hình bán hàng của bộ phận được giao phụ trách cho Công ty. Qua sơ đồ trên cho thấy cơ cấu bộ máy của Công ty hết sức gọn nhẹ phù hợp với quy mô hoạt động của Công ty, giảm thiểu tối đa chi phí quản lý cho Công ty. 2.2.2 Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 2.2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Việc tổ chức công tác kế toán hiện nay tại Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát là theo hình thức tập trung. Toàn bộ công tác kế toán tại đơn vị được tiến hành tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Bộ máy kế toán của Công ty gồm có 3 người nhưng vẫn đảm bảo công việc cung cấp thông tin kế toán kịp thời cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là bộ máy kế toán của Công ty THNN Trang trí nội thất Tiên Phát: Kế toán viên Kế toán trưởng Thủ quỹ Sơ đồ 2.2 - Tổ chức bộ máy của phòng kế toán Nhiệm vụ của phòng kế toán là kiểm tra việc thực hiện toàn bộ việc thu thập xử Trườnglý thông tin kế toán, theoĐại dõi thông học tin kinh doanh. Kinh Tham mưu cho tế giám Huếđốc để quản lý tài chính theo quy chế của Công ty, thực hiện các chế độ chính sách kế toán, tài chính. Lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế, lưu trữ chứng từ kế toán theo quy SVTH: Lê Thị Hồng Trang 52
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang định. Thực hiện thanh toán lương cho người lao động. Đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ phục vụ cho công tác quản lý và chỉ đạo của giám đốc. Nhiệm vụ của các thành viên trong bộ máy kế toán: Kế toán trưởng là bà: Lương Thị Thanh Xuân. Đã có gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán. Kế toán trưởng có nhiệm vụ điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của bộ máy kế toán tài chính của Công ty, chịu trách nhiệm về chuyện môn nghiệp vụ kế toán tài chính. Tổ chức chỉ đạo bộ máy theo quy định hiện hành, tổ chức kiểm tra công việc kế toán trong Công ty. Giúp cho giám đốc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán tài chính, kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc Công ty. Kế toán viên là chị Hồ Thị Hồng Yến là người phụ việc cho kế toán trưởng. Kế toán viên có nhiệm vụ tổng hợp số liệu, chứng từ kế toán, kiểm tra bút toán định khoản, đối chiếu số liệu, hạch toán thu thập, lập báo cáo tài chính. Thủ quỹ là chị Phạm Thị Kim Ngân có nhiệm vụ cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời việc thu chi tồn quỹ tiền mặt vào sổ quỹ, báo cáo cho giám đốc vs kế toán trưởng khi cần. Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm quản lý quỹ tiền mặt, kiểm tra tính hợp pháp hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi trước khi thực hiện thu chi. Căn cứ chứng từ phát sinh hạch toán vào sổ quỹ. 2.2.2.2. Chế độ và chính sách kế toán áp dụng (1) Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ Tài Chính. (2) Chính sách kế toán Niên độ kế toán : Do đặc điểm kinh doanh và do quy mô của công ty nên niên Trườngđộ kế toán của công ty bĐạiắt đầu từ ngày học 01/01/N và Kinhkết thúc ngày 31/12/N. tế Huế Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán : Đồng Việt Nam (VNĐ) Để thuận tiện cho việc theo dõi các hoạt động kinh tế phát sinh, phòng kế toán của Công ty đã vận dụng hình thức ghi sổ kế toán chứng từ - ghi sổ. Đặc điểm của SVTH: Lê Thị Hồng Trang 53
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang hình thức này là rõ ràng, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, đối chiếu nếu có sai sót thì dễ điều chỉnh phù hợp với Công ty. Phương pháp hạch toán: Kê khai thường xuyên. Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Bình quân gia quyền. Phương pháp hạch toán thuế GTGT: Công ty TNHH TTNT Tiên Phát tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, và sử dụng TK 133 để tính thuế đầu vào, TK 333 để tính thuế đầu ra. Phương pháp khấu hao áp dụng:Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng để trừ dần nguyên giá tài sản cố định theo thời gian hữu dụng ước tính. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm: Với mức thuế bằng 20% trên thu nhập chịu thuế. Theo thông tư 133/2016/TT – BTC áp dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2.2.3 Tình hình nguồn lực của Công ty qua 3 năm (2016 – 2018) 2.2.3.1. Tình hình lao động tại Công ty Trên quan điểm lao động là nguồn lực sáng tạo ra mọi của cải vật chất. Do đó việc tăng cường công tác quản lý lao động trong Công ty sẽ phát huy được sức mạnh của đội ngũ lao động, khơi dậy những tiềm năng to lớn tạo ra động lực để phát huy khả năng chuyên môn của người lao động. Từ đó sức lao động được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm nhằm tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, lực lượng lao động trong Công ty không phải đảm bảo về số lượng mà còn phải đảm bảo về chất lượng. Bởi hoạt động của Công ty có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ, công nhân viên ở đó. TrườngCông ty TNHH TTNT Đại Tiên Phát học đã xây dựng Kinh cho mình một đội tế ngũ laoHuế động có trình độ chuyên môn, tâm huyết với công việc, năng động sáng tạo cùng với ý thức kỹ luật cao đã đưa Công ty đi lên và phát triển. SVTH: Lê Thị Hồng Trang 54
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Để hiểu rõ hơn về tình hình lao động của Công ty TNHH TTNT Tiên Phát qua 3 năm ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.1-Tình hình lao động của công ty qua 2 năm 2017 - 2018 ĐVT: Người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao 7 100 7 100 8 100 - - 1 14.29 động 1.Theo giới tính Nam 5 71,43 5 71,43 5 60.00 - - 0 - Nữ 2 28,57 2 28,57 3 40.00 - - 1 50.00 2.Theo tính chất công việc Trực tiếp 3 42,86 3 42,86 4 40.00 - - 1 33.33 Gián tiếp 4 57,14 4 57,14 4 60.00 - - 0 - 3. Theo trình độ văn hóa Đại học và trên 2 28,57 2 28,57 3 40.00 - - 1 50.00 đại học Cao đẳng và 2 28,57 2 28,57 2 40.00 - - 0 - trung cấp Phổ thông 3 42,86 3 42,86 3 20.00 - - 0 - (Nguồn: Bảng thống kê lao động từ Phòng hành chính của Công ty) TrườngQua bảng số liệ u Đạitrên ta thấy tìnhhọc hình lao Kinhđộng chung của Côngtế ty HuếTNHH TTNT Tiên Phát không đổi qua 2 năm 2016 với năm 2017, tăng qua 2 năm 2017 với 2018 cụ thể: Số lao động của năm 2018 so với năm 2017 tăng 1 lao động tương SVTH: Lê Thị Hồng Trang 55
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang ứng tăng 14.29%, sự gia tăng này hoàn toàn hợp lý vì quy mô của đơn vị ngày càng được mở rộng. Xét theo giới tính: Do tính chất công việc nặng nhọc, đòi hỏi người lao động có sức khỏe tốt mới có thể vận chuyển, bốc vác hàng hóa thuận tiện. Nên số lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với đặc điểm ngành nghề của Công ty. Tuy nhiên, lại có một số nhân viên đòi hỏi tính cẩn thận và kỹ công phù hợp với nữ như kế toán, văn phòng do vậy lao động nữ trong Công ty cũng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2017 lao động nam là 5 người chiếm 71,43% trong khi đó lao động nữ có 2 người chiếm 28,57%. Sang năm 2018 số lao động nữ tăng 1 người tương ứng tăng 50 %, và số lao động nam không thay đổi. Xét theo tính chất công việc: Công ty TNHH TTNT Tiên Phát hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, chủ yếu kinh doanh đồ gỗ nội thất, không trực tiếp sản xuất nên tính chất công việc lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn Xét theo trình độ văn hóa: Số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học, cao đẳng trung cấp thấp hơn so với lao động phổ thông. Ta thấy lao động phổ thông chiếm tới 42,86 % năm 2017, trong khi đó trình độ đại học, cao đẳng chỉ chiếm 28,57%. 2.2.3.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn Bên cạnh yếu tố lao động thì tài sản và nguồn vốn cũng được xem là một nhân tố rất quan trọng, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Nó thể hiện khả năng và tiềm lực kinh tế của Công ty. Công ty TNHH TTNT Tiên Phát là Công ty TNHH đăng ký vốn điều lệ là vốn góp của 03 thành viên Công ty. Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hạch toán độc lập, có con dấu riêng, độc lập về tài sản. TrườngCông ty có trách nhiệm Đại sử dụng hiệu học quả, bảo to ànKinh phát triển vốn vàtế các ngu Huếồn lực khác để hoạt động sản xuất kinh doanh. Công ty tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm hữu hạn về dân sự trước pháp luật đối với hoạt động kinh doanh trong phạm vi số vốn và nguồn lực khác trong điều lệ. SVTH: Lê Thị Hồng Trang 56
  69. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Trong những năn qua, Công ty TNHH TTNT Tiên Phát luôn tìm cách tạo ra một chính sách vốn linh hoạt, một cơ cấu vốn hợp lý, tổ chức huy động các loại vốn cần thiết cho nhu cầu kinh doanh của công ty nhằm đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thông suốt. Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH TTNT Tiên Phát qua 3 năm 2016 - 2018 như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Lê Thị Hồng Trang 57
  70. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2.2- Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 (Đơn vị tính: triệu đồng) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % A. TÀI SẢN 2.173 100 2.400 100 2.322 100 227 10,45 -78 -3,25 Tiền và các khoản tương 474 21,813 1.241 51,708 1.325 57,063 767 161,81 84 6,77 đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn 664 30,557 353 14,708 142 6,115 -311 -46,84 -211 -59,77 Hàng tồn kho 1.033 47,538 805 33,542 846 36,434 -228 -22,07 41 5,09 B. NGUỒN VỐN 2.173 100 2.400 100 2.322 100 227 10,45 -78 -3,25 Nợ phải trả 566 26,047 728 30,333 613 26,4 162 28,62 -115 -15,80 Phải trả cho người bán 538 95,053 693 95,192 589 96,085 155 28,81 -104 -15,01 Thuế và các khoản phải nộp 27 4,77 34 4,670 24 3,915 7 25,93 -10 -29,41 nhà nước Vốn chủ sở hữu 1.606 73,953 1.672 73,953 1.708 73,557 66 4,11 36 2,15 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.000 62,267 1.000 59,809 1.000 58,548 0 0 0 0 Lợi nhuận sau thuế chưa phân 606 37,733 672 40,191 708 41,452 66 10,89 36 5,36 phối (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Trang trí nội thất Tiên Phát) SVTH: Lê Thị HồngTrường Trang Đại học Kinh58 tế Huế
  71. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang (1) Tình hình tài sản 3,000 2,500 2,000 805 846 1.033 1,500 353 142 1,000 664 1.241 1.325 500 474 - Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tiền và các khoản tương đương tiền Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Biều đồ 2.1- Tình hình tài sản của Công ty giai đoạn 2016 - 2018 Từ bảng số liệu và biểu đồ ta thấy tình hình tài sản của Công ty chỉ có tài sản ngắn hạn nhưng lại không có tài sản dài hạn bởi vì địa chỉ kinh doanh và các vật dụng đều là của bên cho thuê. Tổng tài sản của Công ty thay đổi thất thường qua các năm ví dụ như năm 2017 tổng tài sản của Công ty là 2.400 triệu đồng, so với năm 2016 thì tổng tài sản của Công ty tăng lên hơn 227 triệu đồng tương ứng tăng hơn 10%. Năm 2018 tổng tài sản của Công ty lại là 2.322 triệu đồng giảm so với năm 2017 là 3,250% tương ứng giảm hơn 78 triệu. Tiền và các khoản tương đương tiền: Năm 2017 tiền và các khoản tương đương tiền của công ty là 1.241 triệu đồng tăng lên cao so với năm 2016 là 161,814% tương ứng tăng 767 triệu đồng. Năm 2018 tiền và các khoản tương đương tiền là 1.325 triệu đồng tương ứng tăng lên 6,769% tức tăng lên 84 triệu so với năm 2017, tỷ lệ % tăng của năm 2018/2017 thấp hơn tỷ lệ tăng của năm 2017/2016. Vì Công ty Trườngkinh doanh mặt hàng Đại nội thất gia đhọcình, văn ph òngKinh nên người mua tế hàng Huế thường thanh toán bằng tiền mặt trừ những trường hợp mua nhiều. Còn mua hàng thì Công ty thường trả bằng hình thức chuyển khoản nên lượng tiền mặt của công ty khá lớn. Các khoản phải thu ngắn hạn: Qua bảng biển ta thấy khoản phải thu ngắn hạn SVTH: Lê Thị Hồng Trang 59
  72. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang giảm dần qua từng năm cụ thể là năm 2017 các khoản phải thu ngắn hạn là 353 triệu đồng giảm so với năm 2016 là 311 triệu đồng tương ứng giảm 46,837%. Năm 2018 các khoản phải thu là 142 triệu đồng tương ứng giảm 211 triệu đồng tương ứng giảm 59,773% so với năm 2017. Trong năm 2016 phải thu ngắn hạn của Công ty chiếm hơn 30% tổng tài sản nhưng tỷ lệ này giảm dần cho đến năm 2018 thì phải thu ngắn hạn chỉ còn 6,094% so với tổng tài sản, điều này cho thấy khả năng bị chiếm dụng vốn của Công ty giảm đi phần đáng kể. Hàng tồn kho: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong phần tổng tài sản của Công ty do đặc thù của Công ty là Công ty kinh doanh buôn bán. Hàng tồn kho qua 3 năm có phần tăng giảm thay đổi không đáng kể. Năm 2017 hàng tồn kho là 805 triệu đồng giảm 228 triệu đồng tương ứng giảm tới 22,072% so với năm 2016, năm 2018 hàng tồn kho có tăng lên 41 triệu đồng tương ứng tăng 5,093% so với năm 2017, lượng hàng tồn kho tăng lên không đán kể. Tình hình hàng tồn kho của Công ty đã được cải thiện bên cạnh đó Công ty cũng tối thiểu hóa được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng tồn kho. (2) Tình hình nguồn vốn: 3,000 2,500 2,000 1.672 1,500 1.708 1.606 1,000 500 566 728 613 - Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trường ĐạiNợ phải học trả Vốn chủKinh sở hữu tế Huế Biều đồ 2.2- Tình hình nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 Nợ phải trả của Công ty tăng cao trong năm 2017 là 728 triệu đồng, tăng 162 SVTH: Lê Thị Hồng Trang 60
  73. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang triệu đồng tương ứng tăng 28,622% so với năm 2016, tuy nhiên năm 2018 nợ phải trả của công ty lại giảm 115 triệu đồng tương ứng giảm 15,797%. Mặc dù nợ phải trả tăng giảm thất thường qua các năm tuy nhiên so sánh tỷ trọng của nợ phải trả so với tổng nguồn vốn thì tỷ trọng cũng xấp xỉ ngang nhau. Trong đó phải trả người bán chiến tỷ trọng lớn nhất trong phần nợ phải trả, năm 2017 phải trả người bán là 693 triệu đồng tăng 155 triệu đồng tương ứng tăng 28,810% so với năm 2016. Năm 2018 phải trả người bán là 589 triệu đồng giảm so với năm 2017 là 104 triệu đồng tương ứng giảm 15,007%. Cho thấy Công ty đã chiếm dụng vốn của doanh nghiệp cung cấp và sử dụng khoản tiền này để giài quyết một số vấn đề trong ngắn hạn. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: năm 2017 là 34 triệu đồng chiếm 4,670% so với tổng nợ phải trả, tăng 25,926% so với năm 2016, năm 2018 giảm đi 10 triệu đồng tương ứng giảm 29,412%. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước không thay đổi nhiều qua các năm, điều này cho thấy trong các năm qua hoạt động kinh doanh của Công ty khá thuận lợi do lợi nhuận kế toán trước thuế tăng và tướng ứng với nó là số thuế phải nộp cho nhà nước tăng lên. Đây cũng là một dấu hiệu tốt đối với doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng dần qua 3 năm 2016, 2017, 2018, tuy lượng tăng không lớn chỉ dưới 5% nhưng đây cũng là điều tốt cho doanh nghiệp. Trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu không tăng lên chỉ giữ nguyên 1.000 triệu đồng trong các năm nên luộng tăng lên của vốn chủ hữu là nhờ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm 2017 là 672 triệu đồng tương ứng tăng lên 66 triệu đồng so với năm 2016, năm 2018 tăng lên 36 triệu đồng tương ứng tăng 5,357% so với năm 2017. Phần lợi nhuận sau thuế tăng lên không đáng kể nhưng nó cũng góp phần cho Công ty ngày một phát triển. Trường2.2.3.3. Tình hình kết qu ảĐạihoạt động s ảnhọc xuất kinh doanh Kinh tế Huế Tất cả các doanh nghiêp muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm đến hiệu quả SXKD của mình. Tình hình hoạt động SXKD của Công ty TNHH Trang Trí Nội Thất tiên Phát trong giai đoạn 2016 - 2018 được thể hiện rõ thông qua bảng sau: SVTH: Lê Thị Hồng Trang 61
  74. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2.3 - Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2016-2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm Năm Năm Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 ± % ± % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 2.986 3.507 2.367 521 17,45 -1,140 -32,51 Giá vốn hàng bán 2.500 2.947 1.921 447 17,88 -1,026 -34,82 LN gộp về bán hàng và CCDV 486 560 445 74 15,23 -115 -20,54 DT hoạt động tài chính 0,21 0,23 - 0,02 8,49 -0,23 -100 CPQLDN 462 516 440 54 11,69 -76 -14,73 LN thuần về HĐKD 23 44 4 21 91,30 -40 -90,91 LN khác 14 37 40 23 164,29 3 8,11 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 38 82 45 44 115,79 -37 -45,12 Chi phi thuế TNDN 7 16 9 9 128,57 -7 -43,75 LN sau thuế TNDN 30 65 36 35 116,67 -29 -44,62 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trang trí nội thất Tiên Phát) SVTH: Lê Thị HồngTrường Trang Đại học Kinh62 tế Huế
  75. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S. Nguyễn Thị Thu Trang  Nhận xét: Nhìn vào bảng báo cáo trên ta thấy: Nhìn chung trong 2 năm tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có biến động. - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2018 so với năm 2017 giảm 294.688.028 đồng, tương ứng giảm 11,28%. - Giá vốn hàng bán năm 2018 là 1.945.693.273 đồng, giảm 225.932.657 đồng so với năm 2017. Tương ứng với giảm 10,4%. Dẫn đến lợi nhuận gộp về doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm theo, cụ thể giảm 68.755.371 đồng, tương ứng giảm 15,61%. Do tình hình kinh tế năm 2018 gặp nhiều khó khăn, lạm phát kéo dài, nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến việc mua sắm trang thiết bị nội thất bị chậm lại. - Doanh thu hoạt động tài chính giảm từ 445.550 đồng năm 2017 xuống còn 207.815 đồng năm 2018. Tương ứng với giảm 237.735 đồng với 53,36%. Do lượng tiền mặt của Công ty không nhiều cộng với việc lạm phát, lãi suất tiền gửi ngân hàng giảm. Nên Công ty đã hạn chế việc dùng tiền để gửi tiết kiệm. - Chi phí quản lý doanh nghiệp giảm từ 419.673.632 đồng năm 2017 xuống còn 349.525.937 đồng năm 2018, giảm 70.147.695 đồng, tương ứng giảm 16,71%. Với tình trạng kinh tế là hoạt động bán hàng của Công ty bị chậm lại, hàng tồn kho nhiều, gây tồn đọng, không tiêu thụ được thì phần nào là do doanh nghiệp chưa đẩy mạnh các hoạt động marketing như: Tiếp thị, quảng cáo tuyển thêm nhân công để tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm, hàng hóa giúp đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa của Công ty. - Mặc dù cả doanh thu và các chi phí của Công ty đều giảm. Nhưng do tốc độ giảm của các chi phí lớn hơn nên dẫn đến lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Trườngtăng lên. Cụ thể, năm Đại2018 lợi nhuận học thuần tăng Kinh 1.154.589 đồng, tếtương ứngHuế với tăng 5,47% so với năm 2017. - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế giảm 7.643.584 đồng tương ứng giảm 16,23%. SVTH: Lê Thị Hồng Trang 63