Khóa luận Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 98 trang thiennha21 25/04/2022 7563
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoat_dong_cho_vay_khach_hang_doanh_nghiep_tai_ngan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ KIM DUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HCM, THÁNG 5/2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH LÊ KIM DUNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC ThS. PHẠM THANH NHẬT TP. HCM, THÁNG 5/2018
  3. NHẬN XÉT CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Tp.HCM, ngày tháng năm 2018 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
  4. ii NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT Tp. HCM, ngày tháng năm 2018 Chủ tịch Hội đồng xét duyệt
  5. iii TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trƣờng đã và đang có những bƣớc tiến vững chắc hội nhập cùng nền kinh tế thế giới. Sự mở rộng giao lƣu và hợp tác kinh tế quốc tế cũng nhƣ sự phát triển mạnh mẽ nội tại của đất nƣớc dẫn đến việc cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các NHTM. Trƣớc tình hình đó, ngân hàng BIDV – HCM đã bắt kịp xu hƣớng tăng trƣởng tín dụng trong lúc huy động vốn bắt đầu bƣớc vào giai đoạn dƣ thừa nguồn, tập trung đầu tƣ nguồn lực đáng kể hƣớng đến đối tƣợng KHDN, mà trọng tâm là hoạt động cho vay KHDN. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu này nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động cho vay KHDN của BIDV – HCM, một hoạt động đem lại nhiều nguồn thu lớn cho Chi nhánh. Nghiên cứu cũng sẽ trả lời các câu hỏi về các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động cho vay KHDN và các chỉ tiêu liên quan của BIDV – HCM trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017, những thành tựu mà BIDV – HCM đạt đƣợc trong hoạt động cho vay KHDN, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân xảy ra những hạn chế đó. Ngoài ra, đề tài nghiên cứu cũng sẽ đƣa ra một số giải pháp cần thiết để cho hoạt động cho vay KHDN tại BIDV – HCM trong thời gian tới, từ đó giúp Chi nhánh nâng cao quy mô, lợi nhuận trong kinh doanh. Phƣơng pháp sử dụng trong bài là phƣơng pháp định tính, số liệu đƣợc thu thập từ số liệu báo cáo kết quả hoạt động minh doanh tại Chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017 và đƣợc tổng hợp, thống kê, đối chiếu, so sánh và phân tích. Ngoài ra, số liệu còn đƣợc lấy từ nhiều nguồn tài liệu đáng tin cậy nhƣ báo cáo từ các hội nghị tại Chi nhánh, báo điện tử, trang web chính thống, luận văn/luận án của các trƣờng đại học có độ tin cậy cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu về quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động cho vay KHDN tại BIDV – HCM. Tóm lại, KHDN là phân khúc khách hàng mang nhiều tiềm năng cho BIDV – HCM và phát triển hoạt động cho vay KHDN đã và đang đƣợc BIDV – HCM triển khai thực hiện trong nhiều năm qua, một hoạt động mang lại nhiều nguồn lợi nhuận to lớn cho chi nhánh. Vì vậy, việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả trong cho
  6. iv vay KHDN là việc làm cần thiết của Chi nhánh, đặc biệt là ở thị trƣờng có rất nhiều tiềm năng nhƣ TPHCM, sẽ giúp Chi nhánh phát triển hơn nữa, giữ vững vị thế kinh doanh hiệu quả hàng đầu khu vực và hệ thống.
  7. v LỜI CAM ĐOAN Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. TP.HCM, ngày tháng năm 2018 Ký tên
  8. vi LỜI CẢM ƠN Đƣợc sự phân công của quý thầy cô khoa Tài chính, Trƣờng Đại học Ngân hàng TPHCM, sau gần ba tháng thực tập em đã hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp “Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam”. Để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao, ngoài sự nỗ lực học hỏi của bản thân còn có sự hƣớng dẫn tận tình của thầy cô, cô chú, anh chị tại BIDV chi nhánh TPHCM. Em chân thành cảm ơn thầy giáo – ThS. Phạm Thanh Nhật, ngƣời đã hƣớng dẫn cho em trong suốt thời gian thực tập. Mặc dù thầy rất bận trong công tác giảng dạy nhƣng không ngần ngại chỉ dẫn em, định hƣớng đi cho em, để em hoàn thành tốt nhiệm vụ. Một lần nữa em chân thành cảm ơn thầy và chúc thầy dồi dào sức khoẻ. Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, và các anh chị ở BIDV – HCM đặc biệt là phòng Khách hàng doanh nghiệp 1 đã giúp đỡ, dìu dắt em trong suốt thời gian qua. Tất cả các mọi ngƣời đều nhiệt tình giúp đỡ mặc dù số lƣợng công việc của phòng ngày một tăng lên nhƣng các anh chị vẫn dành thời gian để hƣớng dẫn rất nhiệt tình. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của khóa luận tốt nghiệp không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin gửi đến thầy Phạm Thanh Nhật, bạn bè cùng các anh chị tại phòng Khách hàng Doanh nghiệp 1, BIDV – HCM lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!
  9. vii MỤC LỤC TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP iii LỜI CAM ĐOAN v LỜI CẢM ƠN vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi DANH MỤC SƠ ĐỒ xii DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiii DANH MỤC BẢNG xiv CHƢƠNG 1: 5 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 5 1.1. Những vấn đề cơ bản của ngân hàng thƣơng mại 5 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại 5 1.1.2. Chức năng của NHTM 6 1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng 6 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phƣơng tiện thanh toán cho nền kinh tế 7 1.1.2.3. Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng 7 1.1.3. Vai trò của của ngân hàng thƣơng mại đối với nền kinh tế 8 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thƣơng mại 9 1.2. Những vấn đề cơ bản về cho vay khách hàng doanh nghiệp 10 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp 10 1.2.2. Khái niệm về cho vay 11 1.2.3. Nguyên tắc cho vay 11 1.2.4. Phân loại cho vay doanh nghiệp 12 1.2.5. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 14 1.2.6. Vai trò trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 15 1.2.7. Rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 17
  10. viii 1.2.7.1. Khái niệm về rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 17 1.2.7.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 18 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 19 1.3.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 19 1.3.1.1. Nhóm tiêu chỉ phản ánh quy mô của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 19 1.3.1.2. Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay KHDN 21 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 25 1.3.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng 25 1.3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp 29 CHƢƠNG 2: 34 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 34 2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 34 2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 34 2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh TPHCM (Gọi tắt là BIDV – HCM) 36 2.1.3. Cơ cấu tổ chức BIDV – HCM 37 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – HCM giai đoạn từ năm 2013 – 2017 39 2.1.4.1. Tình hình huy động vốn của BIDV – HCM 39 2.1.4.2. Tình hình dƣ nợ cho vay của BIDV - HCM 41 2.1.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV – HCM 43 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay của BIDV – HCM 45
  11. ix 2.2.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp tại BIDV – HCM 45 2.2.2. Tình hình dƣ nợ cho vay tại BIDV - HCM từ 2013 – 2017 48 2.2.2.1. Quy mô dƣ nợ cho vay 48 2.2.2.2 Cơ cấu dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp 52 2.2.2.3. Thu nhập từ cho vay khách hàng doanh nghiệp 57 2.2.2.4. Kiểm soát rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp 58 2.3. Đánh giá về hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chi nhánh TPHCM 59 2.3.1. Thành tựu đạt đƣợc 59 2.3.2. Hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 60 CHƢƠNG 3: 64 GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 64 3.1. Chiến lƣợc hoạt động của BIDV 64 3.1.1. Chiến lƣợc hoạt động của BIDV giai đoạn 2018 – 2020 64 3.1.2. Chiến lƣợc hoạt động của BIDV chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018-2020 66 3.2. Giải pháp cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – HCM 67 3.2.1. Tăng cƣờng các hoạt động marketing về sản phẩm, dịch vụ cho vay doanh nghiệp và chủ động trong việc tìm kiếm khách hàng 67 3.2.2. Xây dựng chính sách định hƣớng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 68 3.2.3. Nâng cao trình độ, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, nhân viên tín dụng 70 3.2.4. Cải tiến quy trình cho vay 71 3.2.5. Tăng cƣờng kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp 71 3.2.6. Cải tiến công nghệ, hệ thống thông tin 72 3.2.7. Đa dạng hóa sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp 72 3.3. Các khuyến nghị 73 3.3.1. Đối với Chính phủ 73
  12. x 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 73 3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 81
  13. xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT K hiệu vi t tắt Nguy n ngh a BIDV Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam CBTD Cán bộ tín dụng CSCV Chính sách cho vay CVDN Cho vay doanh nghiệp DNCV Dƣ nợ cho vay DNCVBQ Dƣ nợ cho vay bình quân DPRR Dự phòng rủi ro ĐVTT Đơn vị trực thuộc GDKH Giao dịch khách hàng HĐCV Hoạt động cho vay HĐTD Hoạt động tín dụng HSC Hội sở chính KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NHTM Ngân hàng thƣơng mại PGD Phòng giao dịch QLKH Quản lý khách hàng QTTD Quản trị tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TD Tín dụng TGTK Tiền gửi tiết kiệm TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VAMC Công ty quản lý tài sản
  14. xii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Chức năng trung gian tín dụng 3 Sơ đồ 1.2. Chức năng trung gian thanh toán 7 Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV – HCM 33 Sơ đồ 2.2. Sơ đồ trình tự cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp của BIDV 42
  15. xiii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng của DNCV phân theo đối tƣợng khách hàng của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 46 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu DNCV KHDN phân theo ngành nghề của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 52
  16. xiv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình HĐV tại BIDV – HCM giai đoạn 2013-2017 35 Bảng 2.2. Tình hình DNCV phân theo đối tƣợng khách hàng tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 38 Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng của DNCV phân theo đối tƣợng khách hàng tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 - 2017 38 Bảng 2.4. Tình hình HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 40 Bảng 2.5. Tình hình DNCV KHDN của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 45 Bảng 2.6. Số lƣợng KHDN vay vốn tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 47 Bảng 2.7. Tình hình DNCV phân theo kỳ hạn của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 49 Bảng 2.8. Tốc độ tăng trƣởng DNCV phân theo kỳ hạn của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 49 Bảng 2.9. Tình hình DNCV KHDN phân theo ngành nghề kinh doanh của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 51 Bảng 2.10. Thu nhập từ CVDN của BIDV – HCM giai đoạn 2013 -2017 54 Bảng 2.11. Tốc độ tăng trƣởng của thu nhập từ CVDN của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 54 Bảng 2.12. Tỷ lệ nợ xấu trong CVDN của BIDV – HCM giai đoạn 2013 - 2017 55
  17. 1 1. L do lựa chọn đề tài Trong giai đoạn từ 2013 – 2017, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trƣởng. Cùng với đó, hội nhập kinh tế quốc tế của nƣớc ta đang diễn ra ngày càng sâu rộng. Hội nhập mở ra nhiều cơ hội nhƣng đi kèm với đó là không ít thách thức đối với nền kinh tế nói chung và lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Thị phần các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) trong nƣớc dần bị chia sẻ bởi các NHTM nƣớc ngoài với năng lực tài chính mạnh hơn, trình độ quản lý tốt hơn, công nghệ chất lƣợng cao hơn và danh mục sản phẩm vô cùng đa dạng. Để tồn tại trong môi trƣờng cạnh tranh vô cùng gay gắt đó, các NHTM Việt Nam đã phải luôn kịp thời đổi mới công nghệ, áp dụng các chuẩn mực quốc tế, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, đề ra các chiến lƣợc kinh doanh dài hạn để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh hơn trong thời gian tới. Hiện nay, Việt Nam vẫn đƣợc đánh giá là một thị trƣờng tài chính còn rất nhiều tiềm năng phát triển mà trong đó phải kể đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp (KHDN) của NHTM. Đây là một trong những hoạt động vô cùng quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động tín dụng của NHTM, không những đem lại nguồn thu nhập lớn cho NHTM mà còn giúp các doanh nghiệp có vốn để duy trì hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tƣ máy móc trang thiết bị nhằm tạo ra sản phẩm, thu về lợi nhuận, đóng góp một phần vào sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Không nằm ngoài xu thế đó, BIDV với 61 năm lịch sử hình thành và phát triển, kinh nghiệm, uy tín, thƣơng hiệu, năng lực tài chính đã đƣợc khẳng định trên thị trƣờng tài chính Việt Nam đã và đang xây dựng, phát triển hoạt động cho vay KHDN. Tuy nhiên, hoạt động cho vay KHDN hiện nay vẫn chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu cả về chất lƣợng lẫn số lƣợng của thị trƣờng. Điều này không chỉ ảnh hƣởng đến hoạt động của BIDV nói chung và BIDV – HCM nói riêng mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển của nền kinh tế. Trƣớc thực trạng đó, tôi đã chọn đề tài “Hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh”.
  18. 2 2. Mục đích và mục ti u nghi n cứu đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài: - Tìm ra các giải pháp cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – HCM. 2.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài: - Tìm hiểu về quy trình cấp tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – HCM . - Tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – HCM. - Phân tích thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – HCM để thấy đƣợc những thành tựu và hạn chế còn tồn tại. - Đề xuất giải pháp cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – HCM. Bên cạnh đó đƣa ra những mặt hạn chế và phƣơng hƣớng nghiên cứu tiếp theo trong tƣơng lai. 3. Câu hỏi nghi n cứu Căn cứ vào mục tiêu của đề tài, các câu hỏi nghiên cứu của đề tài nhƣ sau: - Thế nào là khách hàng doanh nghiệp? - Hoạt động cho vay KHDN của NHTM là gì? Vai trò và tầm quan trọng của hoạt động cho vay KHDN của NHTM? - Tại sao cần phải phát triển hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp? - Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp? - Thực trạng của hoạt động cho vay KHDN tại BIDV – HCM giai đoạn 2015-2017? Thành tựu đạt đƣợc và hạn chế còn tồn tại? - Những giải pháp đặt ra giúp phát triển hoạt động cho vay KHDN của BIDV – HCM từ giai đoạn 2018-2020?
  19. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghi n cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: hoạt động cho vay KHDN tại BIDV – HCM. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – HCM, sử dụng dữ liệu trong quá khứ từ 2013-2017 để tiến hành phân tích và đề ra các giải pháp cho hoạt động cho vay KHDN trong thời gian tới. Bởi vì giới hạn về khả năng làm khóa luận (lần đầu làm khóa luận), thời gian nghiên cứu (3 tháng), dữ liệu thu thập nên kết quả của bài nghiên cứu không thể tránh khỏi một số sai sót. 5. Phƣơng pháp nghi n cứu 5.1. Phƣơng pháp phân tích tài liệu: tiến hành thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau nhƣ các điều luật, các bài báo, các chính sách của ngân hàng nhà nƣớc ảnh hƣởng đến hoạt động của BIDV, các đề tài nghiên cứu trong trƣờng, các báo cáo thƣờng niên của BIDV từ 2013-2017, báo cáo tài chính hơp nhất, báo các kết quả hoạt động kinh doanh, các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 5.2. Phƣơng pháp so sánh và phân tích dữ liệu: tiến hành so sánh và phân tích dữ liệu trong quá khứ để thấy đƣợc thành tựu đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại, từ đó đề xuất giải pháp cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – HCM. 6. Đóng góp của đề tài Nghiên cứu góp phần hệ thống lại các cơ sở lý luận về cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại nói chung và BIDV – HCM nói riêng. Đồng thời phân tích thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV – HCM để thấy đƣợc những thành tựu đạt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại, từ đó đƣa ra các đề xuất cho hoạt động cho vay KHDN tại BIDV – HCM trong thời gian tới.
  20. 4 7. Bố cục dự ki n của khóa luận Nội dung chính của khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về ngân hàng thƣơng mại và cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại. Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. Chƣơng 3: Giải pháp cho hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần đầu tƣ và phát triển Việt Nam chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.
  21. 5 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VÀ CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề cơ bản của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009), trong nền kinh tế hàng hóa, có nhiều doanh nghiệp, nhiều đơn vị tổ chức kinh tế hoạt động kinh doanh trong nhiều ngành, nghề, nhiều lĩnh vực khác nhau. Có ngành tạo ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội nhƣ nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, có ngành chỉ làm nhiệm vụ lƣu thông phân phối, lại có ngành chỉ thuần túy cung cấp dịch vụ (vận tải, bƣu chính viễn thông, ngân hàng). Trong đó, các NHTM hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng, tất cả đều góp phần thúc đẩy nền kinh tế - xã hội phát triển. NHTM hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng và đƣợc coi là một loại định chế tài chính đặc biệt của nền kinh tế thị trƣờng. Ngƣời ta cho rằng NHTM ra đời trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa phát triển tới một trình độ nhất định, đồng thời qua quá trình tồn tại và phát triển hàng nhiều thế kỷ, hệ thống NHTM ngày càng đƣợc hoàn thiện, trở thành một trong những định chế không thể thiếu của nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động của NHTM đã và sẽ góp phần to lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. NHTM là loại hình ngân hàng giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức đoàn thể xã hội và cá nhân, bằng việc huy động vốn dƣới hình thức nhận tiền gửi hoạt kỳ, tiền gửi định kỳ, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, đồng thời sử dụng số vốn huy động đƣợc để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phƣơng tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tƣợng là khách hàng trong nền kinh tế. NHTM là loại ngân hàng có số lƣợng lớn và rất phổ biến trong nền kinh tế. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế xã hội đã chứng minh rằng: ở đâu có một hệ thống NHTM phát triển, thì ở đó sẽ có sự phát triển với tốc độ cao của nền kinh tế - xã hội.
  22. 6 Theo Luật NHTM của các nƣớc khác trên thế giới đều khẳng định: NHTM là định chế tài chính trung gian quan trọng nhất trong nền kinh tế thị trƣờng với nhiệm vụ nhận tiền gửi của công chúng dƣới hình thức ký thác, và sử dụng nguồn lực đó cho các nghiệp vụ về tín dụng, chiết khấu và các hoạt động dịch vụ khác với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Theo điều 4, khoản 3, Luật Các TCTD 2010: NHTM là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Nhƣ vậy, có thể nói rằng NHTM là một định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trƣờng. Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này mà các nguồn tiền nhàn rỗi nằm rải rác trong xã hội sẽ đƣợc huy động, tập trung lại, đồng thời sử dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để phát triển xã hội. 1.1.2. Chức năng của NHTM 1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009), chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của NHTM, nó không những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của NHTM. Trong chức năng này, NHTM đóng vai trò là ngƣời trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế (bao gồm tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cƣ, vốn bằng tiền của các đơn vị, tổ chức kinh tế, ) biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tƣ cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng của xã hội. Sơ đồ 1.1. Chức năng trung gian tín dụng
  23. 7 (Nguồn: Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM) 1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán cho nền kinh tế Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009) cho rằng đây là chức năng quan trọng, không những thể hiện khá rõ bản chất của NHTM mà còn cho thấy tính chất đặc biệt trong hoạt động NHTM. NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa ngƣời mua, ngƣời bán để hoàn tất các quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa họ với nhau. Sơ đồ 1.2. Chức năng trung gian thanh toán (Nguồn: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế TP.HCM) 1.1.2.3. Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009), thực hiện chức năng trung gian tín dụng và trung gian thành toán, vốn đã mang lại hiệu quả to lớn cho nền kinh tế - xã hội. Nhƣng nếu chỉ dừng lại ở đó thì chƣa đủ, các NHTM cần đáp ứng tất cả các nhu cầu của khách hàng có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Đó chính là việc cung ứng dịch vụ ngân hàng, thƣờng có hai đặc điểm sau:
  24. 8 Thứ nhất, đó là các dịch vụ mà chỉ có các ngân hàng với những ƣu thế của nó mới có thể thực hiện đƣợc một cách trọn vẹn và đầy đủ. Các mặt ƣu điểm của NHTM đƣợc thể hiện nhƣ: Có mạng lƣới chi nhánh rộng khắp, không những trong nƣớc mà còn ở các nƣớc; có quan hệ với nhiều công ty, xí nghiệp, TCKT, do đó nắm bắt đƣợc tình hình sản xuất kinh doanh, tài hình tài chính của khách hàng một cách cụ thể sâu sắc; có trang thiết bị hệ thống thông tin hiện đại, nằm bắt kịp thời và nhanh chóng các thông tin chính xác về tình hình kinh tế - tài chính, giá cả, tỷ giá của thị trƣờng trong nƣớc và thế giới. Thứ hai, đó là những dịch vụ gắn liền với hoạt động của ngân hàng, không những cho phép NHTM thực hiện tốt yêu cầu của khách hàng, mà còn hỗ trợ tích cực để NHTM thực hiện tốt hơn chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán. 1.1.3. Vai trò của của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế Theo Nguyễn Đăng Dờn (2009), NHTM ra đời do yêu cầu của sự phát triển của nền kinh tế: cơ sở nền sản xuất và lƣu thông hàng hoá, và nền kinh tế ngày càng phát triển càng cần đến hoạt động của các NHTM. Thông qua việc thực hiện các chức năng, vai trò của mình nhất là chức năng trung gian tín dụng NHTM đã trở thành một bộ phận thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Sự đóng góp này thể hiện nhƣ sau: Với chức năng trung gian tín dụng, hệ thống NHTM huy động và tập trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phƣơng tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế. Bên cạnh đó, cũng nhờ chức năng này mà hệ thống NHTM cung ứng một khối lƣợng vốn tín dụng rất lớn cho nền kinh tế. Đây là nguồn vốn rất quan trọng vì nó không những lớn về số tiền tuyệt đối mà vì tính chất luân chuyển không ngừng của nó. Với chức năng trung gian thanh toán, NHTM trở thành ngƣời thủ quỹ và là trung tâm thanh toán của xã hội, cho phép làm giảm bớt khối lƣợng tiền mặt lƣu hành, tăng khối lƣợng thanh toán bằng chuyển khoản. Điều này làm giảm bớt nhiều
  25. 9 chi phí cho xã hội về in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ, tiết kiệm nhiều chi phí về giao dịch thanh toán, Đối với NHTM, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dƣ có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Mặt khác, chức năng này cũng góp phần thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Tiền – Hàng. Phần lớn các giao dịch thanh toán quan ngân hàng là những khoản giao dịch có giá trị lớn, phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp trong từng khu vực, địa phƣơng mà còn lan rộng trong phạm vi cả nƣớc và phát triển ra phạm vi thế giới. Nhờ vậy các mối quan hệ kinh tế - xã hội đƣợc thực hiện cả trên bình diện quốc nội lẫn trên bình diện quốc tế. Điều này không những chắc chắn sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội trong nƣớc phát triển mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế thƣơng mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển. Với chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng, NHTM bên cạnh tạo ra lợi nhuận cho mình còn có tác dụng hỗ trợ to lớn các mặt hoạt động chính của NHTM nhƣ hoạt động tín dụng. 1.1.4. Các hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Theo Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) 2010, các hoạt động cơ bản của NHTM bao gồm: - Hoạt động huy động vốn (HĐV) bao gồm: o Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dƣới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; o Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để HĐV của các tổ chức, cá nhân trong nƣớc và nƣớc ngoài; o Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN). - Hoạt động cấp tín dụng (TD): NHTM đƣợc cấp TD cho các tổ chức, cá nhân dƣới hình thức cho vay, chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN nhƣ bao
  26. 10 thanh toán tài trợ nhập khẩu, tài trợ xuất khẩu, cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức TD và hạn mức TD dự phòng, - Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau: o Cung cấp các phƣơng tiện thanh toán o Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nƣớc cho khách hàng o Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ o Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN o Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi đƣợc NHNN cho phép o Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng o Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nƣớc o Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi đƣợc NHNN cho phép - Các hoạt động khác nhƣ góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trƣờng tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tƣ vấn và các dịch vụ khác liên quan đến hoạt động ngân hàng. 1.2. Những vấn đề cơ bản về cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm về doanh nghiệp Theo khoản 3, điều 2, thông tƣ số: 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30 tháng 12 năm 2016 quy định: Khách hàng vay vốn tại TCTD (sau đây gọi là khách hàng) là pháp nhân, cá nhân, bao gồm: - Pháp nhân đƣợc thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân đƣợc thành lập ở nƣớc ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; - Cá nhân có quốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nƣớc ngoài. Bài bên dƣới chỉ xét đối tƣợng khách hàng là pháp nhân mà cụ thể là KHDN.
  27. 11 Theo khoản 8, điều 4, Luật doanh nghiệp 2014 cho rằng doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. 1.2.2. Khái niệm về cho vay Theo Luật Các TCTD Việt Nam (2010): cho vay là hình thức cấp tín dụng trong đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi. 1.2.3. Nguyên tắc cho vay Theo Phan Thị Cúc (2008), việc vay vốn là nhu cầu tự nguyện của khách hàng và là cơ hội để ngân hàng cấp tín dụng và thu lợi nhuận từ hợp đồng của mình. Tuy nhiên, cấp tín dụng liên quan đến việc sử dụng huy động vốn của khách hàng nên phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Nói chung khách hàng vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo hai nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Việc sử dụng vốn cho vay vào mục đích gì do hai bên, ngân hàng và khách hàng thỏa thuận và ghi trong hợp đồng tín dụng. Đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích thỏa thuận nhằm bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ sau này. Do vậy, về phía ngân hàng trƣớc khi cho vay cần tìm hiểu rõ mục đích vay vốn của khách hàng đồng thời phải kiểm tra xem khách hàng có sử dụng vốn vay đúng mục đích không. Điều này rất quan trọng vì việc sử dụng vốn đúng mục đích hay không có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng thu hồi nợ sau này. Về phía khách hàng, việc sử dụng vốn đúng mục đích góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay đồng thời giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, nâng cao uy tín của khách hàng đối với ngân hàng sau này. - Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
  28. 12 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay. Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay. Đại đa số nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để cho vay là vốn huy động từ khách hàng gửi tiền, do đó, sau khi cho vay trong một thời gian nhất định khách hàng vay tiền phải hoàn trả lại cho ngân hàng để ngân hàng hoàn trả lại cho khách hàng gửi tiền. Hơn nữa, bản chất của quan hệ tín dụng là quan hệ chuyển nhƣợng tạm thời quyền sử dụng vốn vay nên sau một thời gian nhất định vốn vay phải đƣợc hoàn trả cả gốc và lãi. 1.2.4. Phân loại cho vay doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trƣờng, hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Việc áp dụng từng loại cho vay tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế và mục đích sử dụng vốn tín dụng của từng KHDN. Qua đó, KHDN có thể sử dụng và quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng nhƣ mục đích sử dụng vốn cho vay khác nhau. Ngƣời ta thƣờng phân loại cho vay doanh nghiệp (CVDN) theo các tiêu thức sau: Theo Phan Thị Cúc (2008), căn cứ vào mục đích: - CVDN trong lĩnh vực hoạt động công thƣơng nghiệp - CVDN trong lĩnh vực bất động sản - CVDN trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp - CVDN trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu Theo Phan Thị Cúc (2008), căn cứ vào thời hạn cho vay: - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dƣới 12 tháng, mục đích thƣờng tài trợ thêm vốn lƣu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh của KHDN mà nguồn để trả nợ cho ngân hàng chính là thu nhập có đƣợc từ việc sử dụng vốn vay. Do vậy, ngân hàng cần phải xem xét đến khả năng kinh doanh, tình hình tài chính, hiệu quả sử dụng vốn vay của KHDN. Loại cho vay này thƣờng chiếm tỷ trọng cao nhất đối với các NHTM.
  29. 13 - Cho vay trung hạn: là loại cho vay nếu ở Việt Nam thì có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng, còn đối với các nƣớc trên thế giới có thể từ 12 tháng đến trên 60 tháng, mục đích cho vay để các doanh nghiệp đầu tƣ mua sắm tài sản dài hạn, cải tiến hoặc đổi mới thiệt bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh. - Cho vay dài hạn: là loại cho vay ở Việt Nam có thời hạn trên 60 tháng, mục đích cho vay để tài trợ cho các dự án đầu tƣ xây dựng nhà ở, thiết bị, xây dựng các xí nghiệp mới. Theo Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN, căn cứ vào phƣơng thức cho vay: - Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, TCTD và KHDN thực hiện thủ tục cho vay và ký kết thỏa thuận cho vay. - Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai TCTD trở lên cùng thực hiện cho vay đối với KHDN để thực hiện một phƣơng án, dự án vay vốn. - Cho vay lƣu vụ: Là việc TCTD thực hiện cho vay đối với KHDN để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lƣu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, TCTD và KHDN thỏa thuận dƣ nợ gốc của chu kỳ trƣớc tiếp tục đƣợc sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhƣng không vƣợt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp. - Cho vay theo hạn mức: TCTD xác định và thỏa thuận với KHDN một mức dƣ nợ cho vay tối đa đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Trong hạn mức cho vay, TCTD thực hiện cho vay từng lần. Một năm ít nhất một lần, TCTD xem xét xác định lại mức dƣ nợ cho vay tối đa và thời gian duy trì mức dƣ nợ này. - Cho vay theo hạn mức cho vay dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho KHDN vay vốn trong phạm vi mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận. TCTD và KHDN thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhƣng không vƣợt quá 01 (một) năm. - Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: TCTD chấp thuận cho KHDN chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của KHDN một mức
  30. 14 thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa đƣợc duy trì trong một khoảng thời gian tối đa một năm. - Cho vay quay vòng: TCTD và KHDN thỏa thuận áp dụng cho vay đối với nhu cầu vốn có chu kỳ hoạt động kinh doanh không quá một tháng, KHDN đƣợc sử dụng dƣ nợ gốc của chu kỳ hoạt động kinh doanh trƣớc cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo nhƣng thời hạn cho vay không vƣợt quá ba tháng. - Cho vay tuần hoàn: TCTD và KHDN thỏa thuận áp dụng cho vay ngắn hạn với điều kiện: o Đến thời hạn trả nợ, KHDN có quyền trả nợ hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thêm một khoảng thời gian nhất định đối với một phần hoặc toàn bộ số dƣ nợ gốc của khoản vay; o Tổng thời hạn vay vốn không vƣợt quá 12 tháng kể từ ngày giải ngân ban đầu và không vƣợt quá một chu kỳ hoạt động kinh doanh; o Tại thời điểm xem xét cho vay, KHDN không có nợ xấu tại các TCTD. o Trong quá trình cho vay tuần hoàn, nếu KHDN có nợ xấu tại các TCTD thì không đƣợc thực hiện kéo dài thời hạn trả nợ theo thỏa thuận. 1.2.5. Đặc điểm cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại CVDN thƣờng mang những đặc điểm cơ bản sau: - Số lƣợng KHDN tại ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp hơn số lƣợng KHCN nhƣng dƣ nợ KHDN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong dƣ nợ toàn ngân hàng đó. - Do đặc thù ngành nghề của từng doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhƣ lĩnh vực xây lắp, lĩnh vực xuất nhập khẩu, nông nghiệp, nên đối tƣợng cho vay KHDN cũng rất đa dạng. - Nhu cầu cho vay của doanh nghiệp thƣờng rất lớn để phục vụ sản xuất kinh doanh, tái sản xuất, mua sắm tài sản cố định, mở rộng quy mô, đổi mới công nghiệp và thiêt bị nhƣng tài sản đảm bảo và khả năng trả nợ vay của doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng. - Thủ tục, quy trình CVDN phức tạp hơn nhiều so với cho vay cá nhân vì ngân hàng phải thẩm định rất nhiều thứ của doanh nghiệp nhƣ: báo cáo tài chính,
  31. 15 báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh, nhà xƣởng, máy móc thiết bị, - Thông tin của doanh nghiệp thƣờng tốt hơn so với KHCN vì doanh nghiệp có hệ thống thông tin từ báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thuế, - Nguồn trả nợ của doanh nghiệp chủ yếu từ dòng tiền tạo ra trong tƣơng lai nhƣ tiền bán hàng. - Rủi ro trong CVDN thƣờng lớn hơn rất nhiều so với cho vay cá nhân vì số tiền doanh nghiệp vay thƣờng lớn hơn rất nhiều so với số tiền cá nhân vay. 1.2.6. Vai trò trong cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại CVDN của NHTM ngày càng đóng vai trò quan trọng và to lớn trong sự phát triển kinh tế đất nƣớc, những vai trò đó, theo Nguyễn Thị Thu Thủy (2010), đƣợc thể hiện nhƣ sau: o Đối với NHTM - Thu nhập từ hoạt động cho vay đem lại lợi nhuận cho NHTM. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động lớn của NHTM do đó doanh thu từ hoạt động này thƣờng chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của NHTM. Lãi cho vay thu đƣợc giúp NHTM bù đắp lại các chi phí phát sinh của NHTM nhƣ chi phí trung gian, chi phí quản lý, chi phí dự trữ, - Thông qua hoạt động CVDN, NHTM mở rộng được các hoạt động dịch vụ khác Nhờ có hoạt động cho vay của NHTM, các KHDN có thể đầu tƣ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô, cải tiến và đổi mới máy móc, trang thiết bị, từ đó lợi nhuận thu đƣợc từ hoạt động kinh doanh không những doanh nghiệp đủ tiền trả cho NHTM mà còn có tiền gửi vào NHTM, nghĩa là làm tăng hoạt động HĐV của NHTM. Mặt khác, khi sản xuất kinh doanh phát triển, doanh nghiệp không chỉ có quan hệ kinh doanh với các đối tác trong nƣớc mà còn với những đối tác nƣớc ngoài, kéo theo đó làm các hoạt động dịch vụ của NHTM cũng
  32. 16 phát triển nhƣ hoạt động thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, chiết khấu thƣơng mại, - Giúp NHTM đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng Trên thực tế, do đặc thù ngành nghề của từng doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực nhƣ lĩnh vực xây lắp, lĩnh vực xuất nhập khẩu, nông nghiệp, nên đối tƣợng cho vay KHDN cũng rất đa dạng. Nhờ đó, có thể dựa vào từng đặc trƣng của KHDN mà NHTM có chính sách tín dụng phù hợp, ngày càng đổi mới và hoàn thiện chính sách tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay để mở rộng quy mô cho vay và thu hút thêm đƣợc nhiều khách hàng mới đến với NHTM. o Đối với doanh nghiệp - Đảm bảo các hoạt động của doanh nghiệp được diễn ra liên tục. Trên thực tế hầu nhƣ không một doanh nghiệp nào có đủ 100% năng lực tài chính để phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, nền kinh tế thị trƣờng luôn đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải đảm bảo đủ năng lực cạnh tranh để tồn tại nhƣ: cải tiến máy móc, áp dụng công nghệ và phƣơng thức tiên tiến, đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã, tăng cƣờng quảng bá thƣơng hiệu, tiếp thị sản phẩm, Trong trƣờng hợp đó, ngân hàng đã kịp thời tài trợ vốn bằng cách cho vay để các doanh nghiệp đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra đƣợc liên tục. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trƣớc khi giải ngân, ngân hàng tiến hành thẩm định khoản vay đối với doanh nghiệp, cần phải có tài sản đảm bảo phù hợp, phƣơng án sản xuất kinh doanh trong thời gian tới khả thi thì ngân hàng mới xem xét và giải ngân. Sau khi giải ngân, ngân hàng vẫn tiến hành kiểm tra, giám sát xem doanh nghiệp sử dụng vốn có đúng mục đích nhƣ cam kết ban đầu hay không, phƣơng án sản xuất kinh doanh tiến hành đến giai đoạn nào. Bên cạnh đó, cho dù doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không thì doanh nghiệp vẫn phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho ngân hàng nên buộc doanh nghiệp phải tìm cách sử dụng vốn vay thật hiệu quả để tạo ra lợi nhuận lớn hơn số tiền lãi phải trả.
  33. 17 - Góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Hiện nay, hiếm có doanh nghiệp nào sử dụng 100% vốn tự có để sản xuất kinh doanh vì điều này dẫn đến giá thành sản phẩm sẽ cao và khó cạnh tranh trên thị trƣờng. Do đó, vốn vay là nguồn tốt nhất giúp doanh nghiệp cơ cấu nguồn vốn của mình một cách hiệu quả để sản xuất vì chi phí lãi vay đã đƣợc khấu trừ ra khỏi thu nhập hoạt động trƣớc khi thu nhập bị đánh thuế, đây đƣợc xem nhƣ là lá chắn thuế cho doanh nghiệp nào sử dụng nợ vay. - Nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trƣờng ngày càng cho thấy sự cạnh tranh là vô cùng khốc liệt, muốn tồn tại đƣợc đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đổi mới sản phẩm, áp dụng khoa học công nghệ, phƣơng pháp tiên tiến, trang thiết bị hiện đại vào sản xuất, xây dựng hình ảnh, tiếp thị quảng bá sản phẩm và thƣơng hiệu đến khách hàng. Để làm đƣợc những điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải có nguồn vốn đủ lớn để đầu tƣ cải tiến và đổi mới trong quá trình sản xuất kinh doanh, tuy nhiên trên thực tế không phải doanh nghiệp nào cũng đủ năng lực tài chính để có thể đầu tƣ đƣợc. Trong trƣờng hợp này, chỉ có NHTM mới có thể tài trợ vốn vay cho doanh nghiệp để thực hiện mở rộng sản xuất kinh doanh. 1.2.7. Rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 1.2.7.1. Khái niệm về rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), rủi ro trong cho vay đối với KHDN là rủi ro phát sinh do khách hàng vay không thực hiện đúng các điều khoản của hợp đồng tín dụng, với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn các khoản gốc và lãi vay, gây ra những tổn thất về tài chính và khó khăn trong HĐKD của NHTM. Rủi ro có thể phát sinh do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan và từ cả hai phía khách hàng và ngân hàng.
  34. 18 1.2.7.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), các nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong CVDN đƣợc phân loại gồm: - Nhóm nguyên nhân từ môi trƣờng: Cũng nhƣ hoạt động của các chủ thể kinh tế khác, hoạt động cho vay của NHTM chịu ảnh hƣởng của nhiều nhân tố khách quan từ môi trƣờng kinh tế, môi trƣờng chính trị, đặc điểm văn hóa – xã hội, môi trƣờng pháp lý và các tác động chung của khu vực và địa phƣơng Ví dụ, khi có thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn làm ảnh hƣởng đến khả năng sản xuất kinh doanh làm cho doanh nghiệp phải tạm ngƣng quá trình sản xuất hoặc có thể xấu hơn là mất khả năng sản xuất, điều này ảnh hƣởng đến dòng tiền hình thành trong tƣơng lai từ tiền bán hàng của chính doanh nghiệp. Vì vậy mà một số doanh nghiệp không thể thực hiện trả lãi hoặc nợ vay cho ngân hàng theo đúng kì hạn, hoặc mất hoàn toàn khả năng trả nợ vay. - Nhóm nguyên nhân từ phía ngân hàng: Rủi ro cho vay có thể phát sinh do nguyên nhân chủ quan nhƣ quá trình phân tích và thẩm định khoản vay không kỹ lƣỡng dẫn đến sai lầm trong quyết định cho vay. Mặt khác, cũng có thể quyết định cho vay đúng đắn nhƣng do sự yếu kém của đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng thiếu kiểm tra kiểm soát sau khi cho vay dẫn đến khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích nhƣng ngân hàng vẫn không phát hiện để ngăn chặn kịp thời. - Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng: Rủi ro cho vay phát sinh có thể do những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Về mặt chủ quan có thể do trình độ quản lý của khách hàng yếu kém dẫn đến sử dụng vốn vay kém hiệu quả hoặc thất thoát ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ. Cũng có thể do khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ trong khi biện pháp xử lý thu hồi nợ của ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả. Về mặt khách quan có thể do khách hàng gặp phải những thay đổi môi trƣờng kinh doanh không thể lƣờng trƣớc đƣợc, chẳng hạn sự thay đổi về giá cả hay nhu cầu thị trƣờng, sự thay đổi về môi trƣờng pháp lý hay chính sách của chính phủ
  35. 19 khiến doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn tài chính không thể khắc phục đƣợc. Từ đó, doanh nghiệp dù có thiện chí nhƣng vẫn không thể trả đƣợc nợ. 1.3. Những nhân tố ảnh hƣởng đ n hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thƣơng mại 1.3.1. Các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp 1.3.1.1. Nhóm tiêu chỉ phản ánh quy mô của hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Dư nợ CVDN Dƣ nợ CVDN của ngân hàng phản ánh trực tiếp kết quả hoạt động cho vay KHDN. Một ngân hàng có dƣ nợ dồi dào và tăng trƣởng qua các năm cho thấy ngân hàng đó có uy tín và năng lực tài chính lớn mạnh, luôn đáp ứng kịp thời nhu cầu cho vay các khoản vay ngắn hạn để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lƣu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh, và các khoản vay trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu các dự án đầu tƣ của KHDN. Từ đó quy mô cho vay ngày càng phát triển và mở rộng, giúp ngân hàng đáp ứng đƣợc nhu cầu vay vốn của khách hàng cũ và tiếp cận đƣợc nhiều khách hàng mới hơn. Ngƣợc lại, một ngân hàng có dƣ nợ CVDN nhỏ cho thấy khả năng phát triển quy mô cho vay trung, dài hạn là rất khó vì chủ yếu các doanh nghiệp luôn có nhu cầu vốn vay lớn với kỳ hạn dài. Cơ cấu dư nợ CVDN Cơ cấu dƣ nợ CVDN của ngân hàng đƣợc đánh giá là hợp lí nếu các thành phần của nó đáp ứng đƣợc kế hoạch CVDN và thu đƣợc chi phí cao nhất. Cơ cấu dƣ nợ CVDN hợp lý sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng hoạt động thuận lợi, mở rộng quy mô cho vay, chủ động trong hoạch định chiến lƣợc phát triển, nâng cao uy tín và sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, thông qua việc xác định cơ cấu dƣ nợ CVDN có thể xác định mặt mạnh, mặt yếu của ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Có thể đánh giá cơ cấu dƣ nợ CVDN thông qua chỉ tiêu tỷ trọng dƣ nợ CVDN phân theo đối tƣợng và theo kỳ hạn.
  36. 20 Cơ cấu dƣ nợ CVDN theo đối tƣợng Cơ cấu dƣ nợ CVDN theo kỳ hạn Hai chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại dƣ nợ CVDN, tính hợp lí trong quá trình cho vay các loại vốn khác nhau. Cơ cấu vốn CVDN cần đa dạng, cân đối trong đó cần đảm bào một tỷ lệ hợp lí giữa vốn cho vay ngắn hạn với trung hạn và dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ mỗi dƣ nợ CVDN có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc cho vay. Do đó sự biến đổi về cơ cấu CVDN sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngân hàng. Xu hƣớng biến đổi trong cơ cấu vốn CVDN phụ thuộc một phần vào kế hoạch chủ động điều chỉnh của ngân hàng và sự biến động của các yếu tố bên ngoài, điều này đặt ra yêu cầu ngân hàng phải luôn quan tâm, nghiên cứu thị trƣờng, để có những điều chỉnh phù hợp và kịp thời. Số lượng KHDN có quan hệ vay vốn với NHTM Số lƣợng KHDN có quan hệ vay vốn với NHTM cũng là một tiêu chí giúp NHTM xác định đƣợc quy mô của hoạt động CVDN. Một NHTM có số lƣợng KHDN vay vốn ổn định và tăng dần qua các năm cho thấy NHTM đó đã thành công trong việc giữ chân khách hàng cũ và thu hút đƣợc thêm khách hàng mới. Qua đó, góp phần làm tăng uy tín, thƣơng hiệu của NHTM trên địa bàn, thị trƣờng tài chính nói chung và trong lòng mỗi KHDN vay vốn nói riêng, giúp NHTM ngày càng khả định đƣợc năng lực tài chính và mở rộng quy mô trong hoạt động cho vay KHDN.
  37. 21 Ngƣợc lại, một NHTM có lƣợng KHDN vay vốn ít ỏi và không ổn định thì NHTM cần phải xem xét trong chính sách cho vay, lãi suất cho vay, đội ngũ cán bộ tín dụng (CBTD), của mình để tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp để giữ chân KHDN đã từng có quan hệ vay vốn và thu hút thêm KHDN đến vay vốn tại NHTM. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay (DNCV) Tốc độ tăng trƣởng DNCV thể hiện khả năng mở rộng quy mô cho vay của ngân hàng qua các năm, chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện đƣợc khả năng của ngân hàng trong việc mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng. Đồng thời tỷ lệ tăng trƣởng DNCV càng cao thì chất lƣợng cho vay ngày càng cải thiện hơn để phù hợp với tăng trƣởng DNCV, đồng thời tạo thế chủ động cho ngân hàng trong việc hoạch định chiến lƣợc phát triển lâu dài. Mặt khác, chỉ tiêu này cũng thể hiện khả năng cạnh tranh của ngân hàng đối với các NHTM khác trong hoạt động cho vay. Về mặt lƣợng, chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng DNCV thƣờng đƣợc đánh giá thông qua công thức: 1.3.1.2. Nhóm tiêu chí phản ánh hiệu quả của hoạt động cho vay KHDN Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (Nim) Công thức tính: Ngân hàng phải có tài sản để đƣa vào kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. Trong danh mục tài sản của ngân hàng, cho vay KHDN chiếm tỷ trọng lớn. Thu nhập sản sinh ra từ các khoản cho vay KHDN đƣợc hạch toán dƣới khoản mục thu nhập lãi thuần từ cho vay KHDN. Để đo lƣờng hiệu quả tạo lợi nhuận của các khoản cho vay này của ngân hàng, ngƣời ta tính NIM cho vay KHDN.
  38. 22 Trên thực tế, theo cách tính của BIDV – HCM thì Nim cho vay đƣợc tính nhƣ sau: FTP (Fund Transfer Pricing) bán vốn: là giá bán vốn của Hội sở chính đối với các khoản cho vay của Hội sở chính áp dụng đối với Chi nhánh (BIDV áp dụng cơ chế quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính). Thu nhập từ hoạt động CVDN Hoạt động cho vay tuy là một trong những hoạt động mang tính rủi ro cao nhƣng lợi nhuận mà nó mang lại cũng không kém phần hấp dẫn. Thƣờng thì nguồn thu nhập mang lại từ hoạt động CVDN chiếm một tỷ trọng rất đáng kể trong tổng thu nhập của NHTM. Nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay càng lớn và tăng dần về các năm sau chứng tỏ ngân hàng đang ngày càng phát triển và mở rộng quy mô cho vay của mình. Ngƣợc lại, nguồn thu nhập từ hoạt động cho vay thấp cho thấy ngân hàng đang bị hạn chế trong việc cho vay nhƣ hạn chế về khách hàng, thị trƣờng, mô quy và kỳ hạn cho vay Kiểm soát rủi ro trong hoạt động CVDN Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Theo Bùi Diệu Anh (2009), rủi ro trong cho vay luôn mang tính tất yếu và ngân hàng không thể loại bỏ, triệt tiêu hoàn toàn. Rủi ro xảy ra khi thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng không đƣợc hình thành đầy đủ. Mặt khác trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay, có rất nhiều biến cố khách quan ngoài tầm kiểm soát của cả ngân hàng lẫn khách hàng, làm cho khả năng trả nợ thay đổi. Chính vì ý thức đƣợc điều đó nên các ngân hàng hết sức thận trọng trong quá trình
  39. 23 cung cấp tín dụng. Một loạt những biện pháp bảo đảm an toàn đƣợc các ngân hàng thiết lập và thực hiện trong hoạt động tín dụng (HĐTD) nhƣ: xây dựng chính sách tín dụng nhằm định hƣớng cho công tác quản trị rủi ro tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro (DPRR), thiết lập quy trình cấp tín dụng, gồm nhiều bƣớc, nhiều giai đoạn nhằm kiểm soát chặt chẽ quá trình cấp tín dụng, áp dụng các biện pháp bảo đảm thu hồi nợ thông qua thế chấp cầm cố tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba, xây dựng chính sách lãi suất thích hợp đảm bảo bù đắp rủi ro, quy định vốn đối ứng từ phía khách hàng, quy định các điều khoản ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng tín dụng, Các NHTM hiện nay thƣờng sử dụng hai chỉ số sau để đánh giá và kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay đối với KHDN: Tỷ lệ nợ xấu Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ngày 21/01/2013 thì TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm nhƣ sau: Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) Nhóm 3 (Nợ dƣới tiêu chuẩn) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 là nhóm nợ quán hạn trên 90 ngày và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ vay. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ lệ giữa nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) so với tổng nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5, cho biết trong 100 đồng tổng dƣ nợ thì có bao nhiêu đồng là
  40. 24 nợ xấu. Nếu tỷ lệ nợ xấu có xu hƣớng tăng lên cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý hiệu quả hoạt động cho vay. Công thức tính: Tỷ lệ trích lập DPRR Theo Thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập DPRR và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài ngày 21/01/2013 thì DPRR là số tiền đƣợc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. DPRR gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung. Dự phòng cụ thể là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ nhƣ sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 5%; nhóm 3: 20%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%. Nếu ngân hàng có danh mục cho vay càng rủi ro thì tỷ lệ trích lập dự phòng sẽ càng cao. Dự phòng chung là số tiền đƣợc trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra nhƣng chƣa xác định đƣợc khi trích lập dự phòng cụ thể. Thƣờng thì dự phòng chung đƣợc xác định bằng 0.75% tổng số dƣ các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4, trừ tiền gửi và cho vay liên ngân hàng. Công thức tính:
  41. 25 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại 1.3.2.1. Nhóm nhân tố thuộc về ngân hàng Nguồn vốn ngân hàng Theo Dƣơng Tuấn Anh (2015), đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh (HĐKD) đƣợc thì phải có vốn, vì vốn phản ánh năng lực kinh doanh. Điều này thể hiện ở vốn tự có, vốn huy động, vốn đi vay của ngân hàng. Nếu vốn tự có giữ vai trò quan trọng trong sự thành lập của ngân hàng, thì nguồn vốn huy động trong khoản mục nợ phải trả quyết định tới quy mô đầu tƣ, tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, vốn là tiền đề để tiến hành HĐKD của ngân hàng. Ngân hàng nào có khối lƣợng vốn lớn hơn thì ngân hàng đó có thế mạnh cạnh tranh trong kinh doanh để rồi từ đó mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Muốn phát triển hoạt động cho vay KHDN thì ngân hàng cần phải có nguồn vốn huy động dồi dào về khối lƣợng và kỳ hạn nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả, nhu cầu vốn của các thành phần trong nền kinh tế. Thông thƣờng, so với các ngân hàng nhỏ, ngân hàng lớn sẽ có những khoản mục đầu tƣ, cho vay trung và dài hạn nhiều hơn, đa dạng hơn với phạm vi lớn hơn. Trong khi các ngân hàng nhỏ, do nguồn vốn tự có và huy động đƣợc hạn chế nên phạm vi và khối lƣợng cho vay của ngân hàng này đối với các chủ thể nền kinh tế cũng hạn chế. Vì thế, nếu khả năng vốn của các ngân hàng dồi dào thì ngân hàng có thể phát triển hoạt động cho vay một cách dễ dàng thông qua việc đa dạng hóa cách sản phẩm cho vay, phạm vi và khối lƣợng hơn để đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế. Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Quản trị doanh nghiệp và khả năng huy động vốn của ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn chiến lƣợc kinh doanh ngân hàng phù hợp (J.M.Groeneveld, J.M.Wagemakers, 2004). Trong chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng, chính sách cho vay đóng vai trò điều tiết các mặt hoạt động của ngân hàng và
  42. 26 tác động đến hoạt động huy động vốn, điều hành lãi suất cho vay, cung cấp các sản phẩm cho vay, biện pháp quản lý rủi ro cho vay và thu hút khách hàng, Chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng có tính quyết định tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng, căn cứ vào tình hình thực tế và từng giai đoạn cụ thể, các ngân hàng xây dựng chiến lƣợc tính dụng phù hợp. Theo Phạm Đình Hƣớng (2017), NHTM cần có chiến lƣợc kinh doanh phù hợp để không rơi vào thế bị động trong hoạt động kinh doanh của mình. Dựa trên chiến lƣợc kinh doanh dài hạn đúng đắn, NHTM mới có thể có những kế hoạch đúng đắn cho từng thời kỳ để bảo đảm thực hiện mục tiêu đề ra. Chính sách cho vay (CSCV) của ngân hàng Theo Dƣơng Tuấn Anh (2015): CSCV là một trong những chính sách trong chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Đó là yếu tố đầu tiên tác động đến việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. CSCV và một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế quy mô cho vay để đạt đƣợc mục tiêu đã hoạch địch và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong HĐKD của Ngân hàng. CSCV đóng vai trò then chốt điều tiết các mặt hoạt động nhƣ: huy động vốn và cho vay, lãi suất, sản phẩm cho vay, kỹ thuật quản lý rủi ro cho vay Một CSCV đúng đắn, đồng bộ và đầy đủ sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng sử dụng tối ƣu hóa nguồn vốn của mình khi cho vay, thu hút nhiều khách hàng, đảm bảo cho CBTD thực hiện tốt nghiệp vụ của mình trên cơ sở hạn chế rủi ro, tuân thủ phƣơng pháp, đƣờng lối chính sách của Nhà nƣớc và đảm bảo công bằng xã hội để rồi từ đó mang lại lợi nhuận nhƣ chỉ tiêu đã đề ra. Ngƣợc lại, một CSCV không thống nhất và đồng bộ sẽ gây ra các quyết định sai lệch cho CBTD, rủi ro lớn vì không cấp đúng đối tƣợng. CSCV của mỗi ngân hàng thƣờng thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với tình hình nền kinh tế. Mạng lưới của ngân hàng Theo Dƣơng Tuấn Anh (2015), mạng lƣới ngân hàng là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng tới việc thu hút và mở rộng cho vay đối với các đối tƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn. Hệ thống kênh phân phối thể hiện ở số lƣợng chi nhánh,
  43. 27 phòng giao dịch (PGD) và các đơn vị trực thuộc (ĐVTT) ngân hàng cũng nhƣ sự phân bố các đơn vị đó theo lãnh thổ địa lý. Ngân hàng có mạng lƣới hoạt động rộng khắp thì sẽ có nhiều cơ hội trong việc tiếp cận các khách hàng hơn, ngân hàng sẽ đƣợc biết đến nhiều hơn, thƣơng hiệu sẽ cao hơn trong mắt ngƣời dân và chủ thể xã hội, để từ đó có thể dễ dàng triển khai tiếp thị và bán các sản phẩm, dịch vụ của mình, tăng thị phần cho ngân hàng nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung. Quy trình, thủ tục CVDN Theo Trần Trọng Huy (2013): Quy trình nghiệp vụ tín dụng là tập hợp những nội dung kỹ thuật hƣớng dẫn về trình tự tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay từ ngân hàng từ khi phát sinh đến khi kết thúc một khoản vay. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ với nhau song cũng không phải kém linh hoạt. Dựa vào quy trình tín dụng, ngân hàng sẽ thiết lập những thủ tục cần thiết theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong kinh doanh mà không gây phiền hà cho khách hàng, tiết kiệm thời gian cho cả hai bên. Điều này sẽ thiết lập đƣợc lòng tin cho khách hàng, hạn chế bỏ lỡ khách hàng tốt và hạn chế cho vay khách hàng xấu, vì vậy mà thu hút đƣợc khách hàng đến với ngân hàng, tăng cƣờng mở rộng quy mô cho vay, đồng thời cũng giúp nâng cao chất lƣợng cho vay của ngân hàng. Chất lượng CBTD của ngân hàng Theo Chen anh Yeh (1998) số lƣợng và chất lƣợng nhân viên là nhân tố hết sức quan trọng trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng. Sự thành công trong hoạt động cho vay phụ thuộc vào năng lực, trách nhiệm của CBTD. Chất lƣợng CBTD chứa đựng tất cả những yếu tố thuộc về con ngƣời bao gồm trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, giao tiếp với khách hàng, CBTD trong hoạt động cho vay là những nhân viên cũng nhƣ lãnh đạo của các NHTM có liên quan đến việc thực hiện xem xét, phê duyệt, giải ngân các khoản vay. Theo Hoàng Nguyễn Anh Vũ (2015): Chất lƣợng của một khoản vay lệ thuộc phần lớn vào kết quả công tác thẩm định và quyết định cho vay. CBTD có trình độ
  44. 28 cao, phẩm chất đạo đức tốt có thể tránh đƣợc những sai sót trong quá trình thẩm định và tránh đƣợc những sai lầm trong quyết định cấp vốn vay cho doanh nghiệp. Do vậy sẽ hạn chế đƣợc những rủi ro và nâng cao chất lƣợng cho vay của ngân hàng. Chính sách marketing của ngân hàng Theo Trƣơng Thị Hồng Hạnh (2015) : Công tác marketing ngân hàng – đó là công cụ hữu hiệu nhất để nâng cao sức mạnh cạnh tranh, để chiến thắng đối thủ cạnh tranh, mở rộng các đối tƣợng và quy mô vay vốn của khách hàng. Thông qua các hoạt động truyền thông, marketing của ngân hàng làm cho công chúng hiểu rõ, đầy đủ hơn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các cơ chế, chính sách cho vay giúp khách hàng có căn cứ quyết định việc lựa chọn sản phẩm và dịch vụ ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động quan hệ giúp ngân hàng nắm đƣợc những thông tin phản hồi từ khách hàng cả về mức độ thỏa mãn và sự không hài lòng của chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, thái độ cán bộ nhân viên, lãi suất, Đây sẽ là căn cứ quan trọng để ngân hàng điều chỉnh sản phẩm, giá, hệ thống phân phối và các hoạt động khác cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, giúp khách am hiểu về sản phẩm, tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng, từ đó ngân hàng mở rộng và phát triển sản phẩm nói chung và sản phẩm tín dụng nói riêng. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh Theo Trƣơng Thị Hồng Hạnh (2015), nền kinh tế thị trƣờng ngày càng phát triển tạo điều kiện và cơ hội cho tất cả các nƣớc trên thế giới cùng hội nhập và phát triển, cùng với đó thì sự cạnh tranh là điều tất yếu. Cạnh tranh là một động lực tốt để ngân hàng ngày càng hoàn thiện, ngày càng phát triển để không tụt hậu so với đối thủ cạnh tranh và phải nâng cao hiệu quả hoạt động của mình để vƣợt qua đối thủ cạnh tranh. Ngân hàng nào chiếm ƣu thế hơn sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn, thậm chí làm thay đổi sự trung thành của khách hàng đối với ngân hàng trƣớc đây mà họ từng giao dịch. Các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh bằng hình thức lãi suất và dịch vụ cho nên ngân hàng phải xây dựng lãi suất nhƣ thế nào là hợp lý, hấp
  45. 29 dẫn nhất kết hợp với uy tín, danh tiếng của bản thân để tăng thị phần cả huy động lẫn cấp tín dụng. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu đối thủ cạnh tranh nhƣ tìm kiếm và phân tích thông tin, tình hình hoạt động hiện tại, dự đoán chiến lƣợc trong thời gian tới là vô cùng quan trọng. 1.3.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn là vấn đề đƣợc ngân hàng chú trọng xem xét khi quyết định cấp tín dụng vì đây là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ vay trong tƣơng lai của doanh nghiệp đối với ngân hàng. Ngân hàng sẽ chỉ phê duyệt khoản vay khi đã tìm hiểu kĩ về năng lực tài chính nội tại của doanh nghiệp đủ mạnh, các hệ số đảm bảo tài chính đều nằm trong khoảng cho phép, phƣơng án kinh doanh khả thi, khả năng tạo ra dòng tiền đủ để hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng. Năng lực quản trị của doanh nghiệp Quản trị doanh nghiệp là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra. Quản trị doanh nghiệp là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có định hƣớng của ngƣời chủ doanh nghiệp làm tập thể những ngƣời lao động trong doanh nghiệp sử dụng một cách tốt nhất những tiềm năng và cơ hội để tiến hành hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc mục tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội. Quản trị doanh nghiệp tốt có thể sử dụng một cách triệt để nguồn nhân lực hiện tại của công ty, nâng cao hiệu quả lao động trong quá trình thực hiện mục tiêu, tạo ra một cấu trúc, tổ chức hợp lý giúp doanh nghiệp duy trì và phát triển. Đây là nền tảng cho sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp. Đồng thời, ngƣợc lại quản trị công ty kém, thiếu minh bạch đã là nguyên do dẫn tới phá sản của rất nhiều công ty.
  46. 30 Đạo đức và uy tín của doanh nghiệp Quan hệ cho vay là giữa ngân hàng và khách hàng dựa trên cơ sở sự tin tƣởng tín nhiệm nên yếu tố đạo đức và uy tín của doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng ra quyết định cho vay. Đạo đức và uy tín thƣờng đƣợc thể hiện trên hai phƣơng diện: đối với xã hội và đối với đối tác. Một ngân hàng có mức tín nhiệm cao hơn so với các ngân hàng khác và có sự tin tƣởng cao hơn trong xã hội sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến việc khách hàng lựa chọn giao dịch và một khách hàng có đƣợc sự tin tƣởng tín nhiệm cao của ngân hàng thì khả năng đƣợc giải ngân vốn dễ dàng hơn, nhanh gọn hơn, hoặc có thể đƣợc vay với lãi suất ƣu đãi hơn so các khách hàng khác. Bảo đảm tiền vay Theo Nguyễn Minh Kiều (2009) cho rằng hoạt động cho vay của ngân hàng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Mặc dù, trƣớc khi quyết định cho vay, ngân hàng đã trải qua các khâu thu thập, xử lý, phân tích và thẩm định kỹ khả năng trả nợ của khách hàng nhƣng vẫn không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro cho vay. Do vậy, tài sản đảm bảo có thể đƣợc sử dụng nhƣ là một trong những cách thức nhằm gia tăng khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp và giảm thiểu rủi ro cho vay của ngân hàng. Bất kỳ tài sản hoặc quyền phát sinh từ tài sản có thể tạo ra ngân lƣu đều có thể dùng làm bảo đảm tiền vay miễn là phải đủ ba yếu tố: giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ đƣợc bảo đảm; tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra đƣợc ngân lƣu; có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngƣời cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. Hiện nay, có rất nhiều hình thức bảo đảm tiền vay nhƣ bảo đảm bằng tài sản thế chấp (bất động sản, giá trị quyền sử dụng đất); bảo đảm bằng tài sản cầm cố (là các động sản của bên đi vay giao cho bên cho vay làm đảm bảo tiền vay, có thể là loại động sản không cần đăng ký quyền sở hữu và loại động sản cần đăng ký quyền sở hữu); bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay; bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào đi vay cũng có đủ tài sản để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay của mình. Vậy nên, sẽ là một
  47. 31 bất lợi rất lớn đối với doanh nghiệp đi vay nếu ngân hàng chỉ chú trọng vào tài sản đảm bảo khi xét duyệt khoản vay. 1.3.2.3. Nhóm nhân tố khách quan Chính sách của Cơ quan quản lý Nhà nước Theo Dƣơng Tuấn Anh (2015), NHTM chịu sự tác động lớn nhất bởi các chính sách của NHNN. Rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng luôn mang tính lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn nhiều lĩnh vực khác. Do đó, đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải có các biện pháp quản lý nghiêm ngặt sao cho chính sách tiền tệ quốc gia đƣợc đảm bảo, hệ thống tài chính ngân hàng đƣợc an toàn, cùng với đó là các chính sách mục tiêu phát triển kinh tế của Nhà nƣớc đạt đƣợc nhƣ kế hoạch đã đề ra. Thông qua việc ban hành các mục tiêu, luật định hay sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ mà Nhà nƣớc nói chung và NHNN nói riêng có những biện pháp để mở rộng hay thắt chặt tín dụng ngân hàng đối với nền kinh tế. Các biện pháp đó đƣợc thể hiện nhƣ sau: - Đƣa ra các mục tiêu tăng trƣởng trong từng thời kỳ. Đối với một đất nƣớc mà tăng trƣởng GDP lệ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn đầu tƣ và tăng trƣởng tín dụng từ ngân hàng nhƣ Việt Nam thì việc đặt ra mục tiêu tăng trƣởng GDP cũng nhƣ tăng trƣởng tín dụng sẽ ảnh hƣởng rất lớn đến xu hƣớng mở rộng tín dụng hay thắt chặt tín dụng của NHNN và cũng nhƣ của các ngân hàng trong từ thời kỳ cụ thể. Theo nghiên cứu của Imran và Nishatm (2013), Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011) khi lãi suất danh nghĩa và GDP tăng sẽ khiến tăng trƣởng cho vay tại ngân hàng tăng lên. GDP tăng thể hiện nền kinh tế có dấu hiệu tốt, từ đó tạo môi trƣờng ổn định trong hoạt động cho vay của ngân hàng. - Định hƣớng ngành nghề ƣu tiên phát triển. Tùy theo từng thời kỳ, mà Nhà nƣớc sẽ đƣa ra những ngành nghề ƣu tiên phát triển và những ngành nghề không ƣu tiên phát triển nữa do thị trƣờng đã bảo hòa, những hàng hóa ở ngành này
  48. 32 cung đã vƣợt quá cầu. Đối với những ngành nghề ƣu tiên, Nhà nƣớc sẽ có những chính sách hỗ trợ cho những doanh nghiệp thuộc những ngành nghề này phát triển, nhƣ hỗ trợ việc tiếp cận vốn từ ngân hàng một cách dễ dàng hơn, từ đó giúp cho việc mở rộng và phát triển tín dụng của ngân hàng đối với những doanh nghiệp này diễn ra một cách thuận lợi hơn theo đúng với chính sách, kế hoạch mà Chính phủ và NHNN đƣa ra. Đối với những ngành nghề không ƣu tiên phát triển, NHNN sẽ đƣa ra nhƣng luật định khống chế hạn mức dƣ nợ đối với những lĩnh vực này trên tổng dƣ nợ của ngân hàng, từ đó sẽ làm thu hẹp hoạt động tín dụng của ngân hàng đối với những doanh nghiệp ngành nghề đó. - Xây dựng và hoàn chỉnh khung pháp lý là tiền đề đảm bảo sự ổn định và rõ ràng về môi trƣờng đầu tƣ, tính công khai, minh bạch về chế độ, chính sách đầu tƣ. Bên cạnh đó, việc rà soát và bổ sung, sửa đổi các văn bản trong hệ thống luật pháp nhằm đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh là điều rất cần thiết. Một đất nƣớc có khung pháp lý rõ ràng sẽ tạo môi trƣờng cạnh tranh công bằng để các doanh nghiệp đƣợc tiếp cận vốn tín dụng, đất đai, công nghệ mới, thông tin, thị trƣờng, đào tạo và các chế độ ƣu đãi hiện hành của Nhà nƣớc. Tình hình kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước Điều kiện kinh tế của khu vực mà ngân hàng phục vụ ảnh hƣớng lớn tới mở rộng và nâng cao hiệu quả cho vay. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản vay có chất lƣợng cao và mở rộng cho vay, ngƣợc lại nền kinh tế không ổn định thì các yếu tố lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng cho vay và khả năng trả nợ vay biến động lớn làm ảnh hƣởng trực tiếp đến việc thu hồi vốn cho vay của NHTM (Timothy Clark, 2007, tr.52)
  49. 33 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Chƣơng một của khóa luận đã trình bày những điểm cơ bản nhƣ khái niệm, chức năng, những hoạt động cơ bản và vai trò đối với nền kinh tế của NHTM, những lý luận chung về hoạt động cho vay KHDN của NHTM, đặc điểm cho vay KHDN, rủi ro trong cho vay KHDN và các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay KHDN của NHTM. Hiểu rõ những đặc trƣng đó của hoạt động cho vay KHDN sẽ giúp NHTM cải thiện đƣợc những khuyết điểm còn vƣớng mắc, ngày càng hoàn thiện hơn về cơ sở pháp lý, quy trình cho vay, và chất lƣợng sản phẩm dịch vụ để từ đó, NHTM có thể hạn chế đƣợc những rủi ro trong quá trình cho vay KHDN.
  50. 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh 2.1.1. Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ngày 26 tháng 04 năm 1957, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) chính thức đƣợc thành lập theo Quyết định số 117/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ, trải qua hơn 61 năm thành lập và phát triển BIDV đã có những tên gọi: - Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam Lịch sử 61 năm của BIDV cũng chính là lịch sử của tinh thần sáng tạo, đoàn kết, của ý chí nỗ lực vƣơn lên trong mọi hoàn cảnh của các thế hệ cán bộ BIDV. Chính sự trải nghiệm qua những thăng trầm, thử thách ấy đã tôi luyện nên một bản lĩnh, một cốt cách ngành nghề của BIDV: luôn là công cụ đắc lực, xung kích, sáng tạo và quyết tâm cao để hoành thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nƣớc đã tin tƣởng giao phó. Trải qua 61 năm xây dựng, trƣởng thành và phát triển, từ 11 chi nhánh ban đầu với 200 cán bộ, chỉ làm nhiệm vụ cấp phát và giám đốc vốn đơn thuần khi mới thành lập, trải qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm, sáp nhập cho đến 2018, BIDV đã phát triển vƣợt bậc với một mạng lƣới kinh doanh rộng khắp đất nƣớc và vƣơn ra quốc tế. Với hơn 24000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tƣ vấn tài chính đƣợc đào tạo bài bản, có kinh nghiệm đƣợc tích lũy và chuyển giao trong hơn nửa
  51. 35 thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy. Về mạng lƣới ngân hàng, BIDV có 01 trụ sở chính, 190 chi nhánh trong nƣớc, 01 chi nhánh tại Myanmar, 03 văn phòng đại diện tại Việt Nam, 06 văn phòng đại diện tại nƣớc ngoài và 854 phòng giao dịch, 1822 ATM, 15962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc; về mạng lƣới phi ngân hàng: Gồm các Công ty Chứng khoán Đầu tƣ (BSC), Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Bảo hiểm Phi nhân thọ (BIC) ; Các liên doanh với nƣớc ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào) Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife; Hiện diện thƣơng mại tại nƣớc ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc ; Hiện diện thƣơng mại: rộng khắp tại Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc và Đài Loan (Trung Quốc). Trọng tâm hoạt động và là nghề nghiệp truyền thống của BIDV là phục vụ đầu tƣ phát triển, các dự án thực hiện các chƣơng trình phát triển kinh tế then chốt của đất nƣớc. Thực hiện đầy đủ các mặt nghiệp vụ của ngân hàng phục vụ các thành phần kinh tế, có quan hệ hợp tác chặt chẽ với các Doanh nghiệp, Tổng công ty. BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với trên 50 ngân hàng trên thế giới. BIDV là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tƣ phát triển. Để ghi nhận những đóng góp của BIDV qua các thời ký, Đảng và Nhà nƣớc đã tặng cho BIDV nhiều danh hiệu và phần thƣởng cao quý nhƣ : - Huân chƣơng độc lập hạng I, hạng III - Huân chƣơng lao động hạng I, II, III - Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới - Huân chƣơng Hồ Chí Minh
  52. 36 2.1.2. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh TPHCM (Gọi tắt là BIDV – HCM) BIDV – HCM là đơn vị trực thuộc, chịu sự quản lý, giám sát về tất cả các mặt của hoạt động kinh doanh của BIDV, là một trong những chi nhánh lớn, chủ lực, đứng đầu hệ thống. Trải qua 42 năm thành lập và phát triển, BIDV – HCM đã có những tên gọi sau: - Thành lập ngày 15/11/1976 với tên gọi là Chi nhánh ngân hàng Kiến thiết TPHCM. - Từ 1981: mang tên Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng TPHCM. - Từ 26/11/1990: mang tên Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TPHCM. - Từ 27/04/2012 đến nay: mang tên Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP HCM. Một số giải thƣởng mà BIDV – HCM đƣợc BIDV trao tặng và khen thƣởng: - Đơn vị xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh năm năm liền từ 2013 - 2017 - Đơn vị kinh doanh xuất sắc đứng đầu cụm Động lực phía Nam – Địa bàn TPHCM 2017 - Đơn vị xuất sắc về lợi nhuận trƣớc thuế năm 2015, 2016, 2017 - Đơn vị xuất sắc về hoạt động kinh doanh Ngân hàng Bán lẻ năm 2015, 2016, 2107
  53. 37 2.1.3. Cơ cấu tổ chức BIDV – HCM 2.1.3.1. Mô hình tổ chức của BIDV – HCM BIDV – HCM hiện nay có tổng số CBNV là 248 ngƣời Ban Giám đốc Chi nhánh: gồm 07 ngƣời (Giám đốc và 6 Phó giám đốc) Mô hình tổ chức của BIDV – HCM hiện nay, gồm có 5 khối, với 16 phòng, trong đó có 13 phòng tại Hội sở Chi nhánh và 3 đơn vị trực thuộc, cụ thể: Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BIDV – HCM (Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV 2017)
  54. 38 2.1.3.2. Nhiệm vụ của các phòng, ban, đơn vị trực thuộc BIDV – HCM Đầu mối đề xuất, tham mƣu, giúp việc Giám đốc Chi nhánh xây dựng kế hoạch, chƣơng trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ đƣợc phân giao, các văn bản hƣớng dẫn, pháp chế thuộc lĩnh vực nghiệp vụ đƣợc giao. Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ đƣợc giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực đƣợc giao, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về tính tuân thủ đúng đắn, chính xác, trung thực, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong phạm vi nghiệp vụ của Phòng đƣợc giao, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn Chi nhánh. Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức chức năng, nhiệm vụ của Phòng về nghiệp vụ và các vấn đề chung của BIDV – HCM. Tổ chức lƣu trữ hồ sơ, quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lƣu trữ, phân tích, bảo mật, cung cấp ) tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của Phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của BIDV – HCM, của BIDV và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Thƣờng xuyên cải tiến phƣơng pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tƣợng tốt đẹp về BIDV nói chung và BIDV – HCM nói riêng. Nghiên cứu, đề xuất nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin vào nghiệp vụ đƣợc giao quản lý. Thƣờng xuyên tự kiểm tra việc thực hiện nghiệp vụ đƣợc phân công. Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ƣớc lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua, góp phần xây dựng BIDV – HCM vững mạnh. Thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ của phòng để góp phần phát triển nguồn lực nhân lực của Chi nhánh.
  55. 39 2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV – HCM giai đoạn từ năm 2013 – 2017 2.1.4.1. Tình hình huy động vốn của BIDV – HCM Bảng 2.1. Tình hình HĐV tại BIDV – HCM giai đoạn 2013-2017 (Đvt: tỷ đồng) Chỉ ti u 2013 2014 2015 2016 2017 HĐV 18,573 17,883 20,905 22,838 25,850 Cuối kỳ Theo đối tƣợng khách hàng KH 1,569 1,985 2,464 2,383 3,488 ĐCTC TCKT 9,895 8,938 11,062 12,174 13,658 KHCN 7,109 6,910 7,379 8,281 8,693 Theo kỳ hạn Không 4,255 3,175 4,713 5,428 6,450 kỳ hạn Ngắn 9,005 8,663 9,027 9,518 10,537 hạn Trung, 5,313 6,045 7,165 7,892 8,863 dài hạn Nim 1.71% 1.65% 1.70% 1.63% 1.86% HĐV (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017) Theo bảng 2.1, có thể thấy giai đoạn từ năm 2013 – 2017, tình hình HĐV của BIDV – HCM có sự tăng trƣởng tốt. Năm 2014, HĐV cuối kỳ có sự giảm nhẹ so với năm 2013 (-690 tỷ đồng, tƣơng đƣơng -3.71%), tuy nhiên, trong ba năm về sau có sự tăng trƣởng nhanh và vững chắc. Năm 2017, HĐV đạt 25,850 tỷ đồng, tăng 3,012 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 13.18%, hoàn thành vƣợt kế hoạch HSC giao 105%. Quy mô HĐV của BIDV – HCM xếp thứ 2 hệ thống và thứ 1 khu vực HCM. HĐV tập trung chủ yếu và phân khúc là KHDN, đều có sự tăng trƣởng tốt qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng gần 50% trong tổng VHĐ, do BIDV nói
  56. 40 chung và BIDV – HCM nói riêng là một trong những ngân hàng có vị thế hàng đầu trong lĩnh vực thị trƣờng tài chính Việt Nam, với tên tuổi, uy tín và thƣơng hiệu lâu năm nên đƣợc các Tổng công ty, Tập đoàn Nhà nƣớc và các doanh nghiệp lớn trong nƣớc ƣu tiên lựa chọn là nơi gửi tiền. Đứng thứ hai là phân khúc KHCN, luôn chiếm tỷ trọng khoản 30% - 34% trong tổng VHĐ, năm 2013, HĐV KHCN đạt 9,895 tỷ đồng, sang năm 2014, có sự sụt giảm nhẹ còn 8,938 tỷ đồng ( -957 tỷ đồng, tƣơng đƣơng -9.67%) nhƣng lại tăng trƣởng tốt ba năm về sau. Năm 2017, HĐV KHCN đạt 13,658 tỷ đồng, tăng 1,484 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 12.18%. HĐV KHCN có sự tăng trƣởng chậm, chƣa đạt sự kỳ vọng nhƣ kế hoạch đã đề ra, nguyên nhân do BIDV – HCM bàn giao nguồn lực cho chi nhánh mới thành lập (CN Thống Nhất tại thời điểm tháng 06/2016). Nguồn VHĐ của BIDV – HCM chủ yếu là nguồn ngắn hạn, chiếm khoảng 40% trong tổng VHĐ của chi nhánh. Xếp thứ hai là nguồn VHĐ trung, dài hạn, thƣờng chiếm khoảng 34% trong tổng VHĐ toàn chi nhánh. VHĐ không kỳ hạn chỉ chiếm khoảng 24% trong tổng VHĐ, nhƣng đây lại là nguồn vốn mà BIDV – HCM luôn muốn cải thiện theo chiều hƣớng ngày càng gia tăng tỷ trọng hơn, do đây là nguồn với mang lại lợi nhuận cao cho BIDV – HCM và với mức chi phí thấp nhất. Năm 2017, BIDV – HCM đã tích cực gia tăng nguồn tiền gửi không kỳ hạn, tăng 1,022 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 18.82% so với năm 2016, làm cho Nim HĐV cũng tăng nhẹ lên 1.86% so với mức Nim 1.63% của năm 2016.
  57. 41 2.1.4.2. Tình hình dư nợ cho vay của BIDV - HCM Bảng 2.2. Tình hình dƣ nợ cho vay (DNCV) phân theo đối tƣợng khách hàng tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 DNCV 10,687 13,277 15,402 17,353 18,450 KHDN DNCV 1,158 1,216 1,882 1,733 2,209 KHCN Tổng 11,845 14,493 17,284 19,086 20,659 DNCV (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017) Bảng 2.3. Tốc độ tăng trƣởng của DNCV phân theo đối tƣợng khách hàng tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 - 2017 Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chỉ 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 tiêu +/- % +/- % +/- % +/- % DNCV 2,590 24.23% 2,125 16.00% 1,951 12.66% 1,097 6.32% KHDN DNCV 58 5.00% 666 54.76% (149) (7.91%) 476 27.40% KHCN Tổng 2,648 22.35% 2,791 19.25% 1,802 10.42% 1,573 8.24% DNCV (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)
  58. 42 DNCV cuối kỳ của BIDV – HCM trong vòng năm năm đều ổn định và có sự tăng trƣởng khá tốt, tuy tốc độ tăng không quá cao nhƣng cũng là một con số khả quan trong thời buổi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động cùng với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong nƣớc lẫn ngân hàng nƣớc ngoài trên địa bàn HCM. Tổng DNCV của BIDV – HCM năm 2013 đạt 11,845 tỷ đồng và sau đó tăng lên đến 20,659 tỷ đồng vào năm 2017, tăng 8,814 tỷ đồng tƣơng đƣơng tăng 74.41% với tốc độ tăng trung bình hằng năm là 12%/năm. Năm 2014, DNCV của BIDV – HCM có mức tăng mạnh nhất, đạt hơn 2,648 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 22.35% so với năm 2013, trong đó mức tăng có đƣợc chủ yếu do sự đóng góp của DNCV KHDN, đạt 13,277 tỷ đồng, tăng 2,590 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 24.23% so với năm 2013. Nguyên nhân do TPHCM chủ trƣơng xây dựng chƣơng trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp là điểm sáng trong chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong HĐKD, mở rộng quy mô và sản xuất kinh doanh. Năm 2017 có mức tăng thấp nhất với mức tăng chỉ đạt 1,573 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 8.24%, trong đó, tăng trƣởng của DNCV KHDN đạt 6.32% so với năm 2016. DNCV năm 2017 tuy tăng trƣởng ổn định nhƣng vẫn hoàn thành vƣợt kế hoạch HSC giao (kế hoạch DNCV năm 2017 HSC giao là 20,250 tỷ đồng). Hiện nay, quy mô tín dụng của BIDV - HCM hiện đang đứng thứ 1 địa bàn và thứ 1 hệ thống. Với kết quả đạt đƣợc nhƣ trên đã phản ánh nỗ lực của BIDV – HCM trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, thực hiện chỉ đạo của NHNN và BIDV trong hỗ trợ các doanh nghiệp, kiên quyết xử lý nợ xấu, gia tăng trích lập DPRR, lành mạnh hóa tình hình tài chính của BIDV – HCM.
  59. 43 2.1.4.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV – HCM Bảng 2.4. Tình hình HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng thu nhập từ 652 663 760 710 828 ba hoạt động Thu nhập từ HĐV 253 269 344 336 410 Thu nhập từ TD 179 233 250 230 275 Thu nhập từ DV & 220 161 166 144 143 MBNT Chi phí QLKD 119 45 90 137 127 Chênh lệch thu chi 533 618 670 573 701 Lợi nhuận trƣớc thu 528 563 627 575 635 Tổng tài sản 20,676 21,022 22,500 24,020 25,489 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017) Thông qua số liệu bảng 2.4, có thể thấy đƣợc hầu hết các chỉ tiêu nhƣ HĐV cuối kỳ, DNCV, tổng thu nhập từ ba hoạt động, tổng tài sản của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 đều có sự tăng trƣởng tốt. Thu nhập từ ba hoạt động với sự đóng góp lớn nhất từ hoạt động HĐV, chiếm khoảng 50% tổng thu nhập toàn chi nhánh. Đứng thứ hai là thu nhập là hoạt động TD, chiếm khoảng 35% tổng thu nhập. Thấp nhất là thu nhập từ hoạt động DV và MBNT với tỷ trọng khoảng 15% tổng thu nhập. Chi phí QLKD của BIDV – HCM có sự biến động trng năm năm qua. Năm 2014, chi phí QLKD đạt 45 tỷ đồng, giảm 74 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ giảm 62.18% so với năm 2013. Tuy nhiên, năm 2015 và năm 2016 chi phí QLKD đều tăng lần lƣợt là 90 tỷ đồng (tăng 100% so với năm 2014) và 137 tỷ đồng (tăng 52.22% so với năm 2015). Nguyên nhân do năm 2015, BIDV tiến hành sát nhập
  60. 44 ngân hàng MHB và 2016 BIDV tiến hành tái cơ cấu, mở rộng quy mô, thành lập nhiều chi nhánh, phòng giao dịch mới. Riêng BIDV – HCM đã có nhiều nỗ lực để giúp đỡ và san sẻ nguồn lực của mình trong việc thành lập các chi nhánh mới (ví dụ: bàn giao PGD Bùi Thị Xuân cho chi nhánh Thống Nhất, san sẻ bớt lƣợng KHDN cho chi nhánh Bình Chánh, chi nhánh Hóc Môn, ). Năm 2017, chi phí QLKD có giảm nhẹ so với năm 2016 (giảm 10 tỷ đồng với tốc độ giảm 7.3%). Nhìn chung, chi phí QLKD có sự biến động nhƣng vẫn có sự phù hợp giữa thu nhập và chi phí của chi nhánh. Chênh lệch thu chi (đƣợc tính bằng cách lấy thu nhập từ ba hoạt động trừ đi chi phí QLKD) trong năm năm qua hầu nhƣ đều tăng, chủ yếu do thu nhập từ ba hoạt động đều có sự tăng trƣởng tốt qua các năm (năm 2017 với mức tăng cao nhất trong năm năm qua, đạt 828 tỷ đồng với tốc độ tăng 16.61% so với năm 2016), chỉ trừ năm 2016 có giảm so với năm 2015 (giảm 97 tỷ đồng với tốc độ giảm 14.47%) với nguyên nhân nhƣ đã nói ở trên, trong việc hỗ trợ san sẻ nguồn lực cho chi nhánh mới thành lập nên ít nhiều có ảnh hƣởng đến hoạt động của BIDV – HCM nói chung. LNTT của BIDV – HCM tăng trƣởng qua các năm, tuy nhiên chỉ có năm 2016, LNTT có sự sụt giảm nhẹ, -97 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ giảm 15.47%. Nguyên nhân do BIDV tiến hành tái cơ cấu, mở rộng quy mô, thành lập nhiều chi nhánh, PGD mới, nên BIDV – HCM đã nỗ lực rất nhiều trong việc giúp đỡ, san sẻ nguồn lực cho các chi nhánh mới thành lập. Năm 2017, BIDV – HCM có sự tăng trƣởng trở lại, đạt 635 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 10.43%, hoàn thành tốt các chỉ tiêu cũng nhƣ kế hoạch mà HSC đề ra. Luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà HSC đề ra trong năm năm qua, có thể thấy đƣợc quy mô, uy tín và năng lực tài chính của BIDV – HCM ngày càng đƣợc khả định trên thị trƣờng tài chính Việt Nam. Tổng tài sản của BIDV – HCM đều tăng dần qua các năm. Năm 2013, tổng tài sản của chi nhánh đạt 20,676 tỷ đồng và tăng lên 4,813 tỷ đồng, đạt 25,489 tỷ đồng vào năm 2017.
  61. 45 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay của BIDV – HCM 2.2.1. Quy trình cho vay doanh nghiệp tại BIDV – HCM Hiện tại, hoạt động cấp tín dụng tại BIDV – HCM chịu sự chi phối của luật Các TCTD 2010 số 47/2010/QH12 ngày 17/06/2010 do Quốc hội ban hành. Bên cạnh đó, BIDV – HCM còn chịu sự chi phối trực tiếp của Quy định số 4633/BIDV- QLTD ngày 30/06/2015 do BIDV ban hành về việc trình tự, thủ tục, thầm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Cụ thể thủ tục và các bƣớc tiến hành để thực hiện nghiệp vụ cấp tín dụng tại BIDV – HCM nhƣ sau: Sơ đồ 2.2. Sơ đồ trình tự cấp tín dụng đối với KHDN của BIDV (Nguồn: Quy định số 4633/BIDV-QLTD của BIDV)
  62. 46 Bước 1: Tiếp thị khách hàng, đề xuất tín dụng. Bộ phận quản lý khách hàng (QLKH) chịu trách nhiệm: Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra mục đích yêu cầu cấp tín dụng. Hƣớng dẫn khách hàng cung cấp và lập hồ sơ tín dụng. Khảo sát thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh của KHDN, thu thập các thông tin liên quan để phục vụ cho mục đích phân tích, thẩm định tín dụng. Căn cứ vào hồ sơ khách hàng cung cấp và các thông tin thu đƣợc trong quá trình thẩm định KHDN, lập báo cáo đề xuất tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu cấp có thẩm quyền đồng ý phê duyệt, bộ phận QLKH chuyển hồ sơ tín dụng sang bộ phận quản lý rủi ro (QLRR) hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng. Nếu khoản tín dụng vƣợt thẩm quyền cấp tín dụng của Chi nhánh, trình Giám đốc chi nhánh ký công văn gửi hồ sơ tín dụng về HSC. Nếu cấp thẩm quyền phê duyệt không đồng ý, bộ phận QLKH thông báo từ chối cấp tín dụng đối với khách hàng. Bước 2: Thẩm định rủi ro. Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm Tiếp nhận hồ sơ đề xuất tín dụng từ bộ phận QLKH để đánh giá, lập báo cáo thẩm định rủi ro và trình cấp phê duyệt. Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng. Cấp có thẩm quyền phê duyệt tín dụng xem xét hồ sơ, thực hiện phê duyệt tín dụng trên báo cáo đề xuất cấp tín dụng. Bước 4: Tiến hành các thủ tục sau phê duyệt. Bộ phận QLRR chịu trách nhiệm Soạn thảo quyết định cấp tín dụng có thẩm quyền phê duyệt cấp tín dụng ký, gửi bộ phận QLKH để bộ phận QLKH thực hiện các bƣớc tiếp theo. Bộ phận QLKH thông báo cấp tín dụng với khách hàng. Bộ phận QLKH soạn thảo hợp đồng cấp tín dụng, đảm bảo nội dung phù hợp với nội dung phê duyệt tín dụng và tuân thủ quy định của pháp luật và sau đó hai bên ký kết hợp đồng.
  63. 47 Bước 5: Giải ngân. Bộ phận QLKH tiếp thị và kiểm tra hồ sơ đề nghị giải ngân, lập đề xuất giải ngân. Sau đó chuyển hồ sơ đề nghị giải ngân cho bộ phận quản trị tín dụng (QTTD). Bộ phận QTTD tiếp nhận hồ sơ, xem xét, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức cấp tín dụng, thẩm quyền và chữ ký của ngƣời đề xuất, phê duyệt tín dụng. Sau khi xem xét kĩ hồ sơ, bộ phận QTTD và giao dịch khách hàng (GDKH) thực hiện giải ngân. Bước 6: Quản lý, giám sát. Bộ phận QLKH và QLRR có trách nhiệm theo dõi, quản lý, giám sát khoản cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng tín dụng. Bước 7: Điều chỉnh tín dụng. Căn cứ và đề nghị điều chỉnh tín dụng của khách hàng, hoặc đề xuất của bộ phận QLKH trên cơ sở nắm bắt đƣợc thông tin trong quá trình theo dõi, kiểm tra, giám sát khoản vay. Nội dung điều chỉnh tín dụng gồm: điều chỉnh tăng hạn mức tín dụng; điều chỉnh mục đích sử dụng vốn vay; gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; điều chỉnh điều kiện cấp tín dụng; điều chỉnh về bảo đảm của khoản tín dụng; gia hạn thời gian hiệu lực của hợp đồng cấp tín dụng hạn mức; Bước 8: Thu nợ gốc, lãi, phí. Bộ phận QLKH và bộ phận QTTD thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn. Sau đó, bộ phận QTTD, GDKH, QLKH thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí bằng hình thức thu nợ tự động hoặc thu nợ thủ công. Bước 9: Xử lý khi khách hàng thay đổi tình trạng pháp lý. Bộ phận QLKH bám sát, theo dõi diễn biến của khách hàng để nắm bắt kịp thời, đầy đủ, chính xác những động thái chuẩn bị cho thay đổi tình trạng pháp lý của khách hàng để có phƣơng án ứng xử kịp thời. Tùy phƣơng án thay đổi tình trạng pháp lý cụ thể của khách hàng, căn cứ quy định pháp luật có liên quan, bộ phận QLKH đề xuất các biện pháp, công việc cần thực hiện phù hợp với quy định của
  64. 48 pháp luật để đảm bảo đầy đủ quyền chủ nợ của BIDV, trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Bước 10: Xử lý nợ. Ngay khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu hoặc khi phát hiện dấu hiệu rủi ro, bộ phận QLKH phối hợp với bộ phận QTTD thực hiện rà soát phân tích nguyên nhân và đề xuất biện pháp xử lý nợ trình cấp thẩm quyền. Sau đó, triển khai các biện pháp xử lý nợ theo phê duyệt của cấp thẩm quyền nhƣ cơ cấu lại nợ; xử lý TSĐB; bán nợ; miễn giảm lãi để khuyến khích trả nợ; chứng khoán hóa khoản nợ; khởi kiện khách hàng ra tòa án để thu hồi nợ; sử dụng quỹ DPRR để xử lý chuyển hạch toán ngoại bảng; 2.2.2. Tình hình dư nợ cho vay tại BIDV - HCM từ 2013 – 2017 2.2.2.1. Quy mô dư nợ cho vay Bảng 2.5. Tình hình DNCV KHDN của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 DNCV KHDN 10,687 13,277 15,402 17,353 18,450 DNCVBQ KHDN 8,529 12,168 13,937 15,166 17,658 Tổng DNCV 11,845 14,493 17,284 19,086 20,659 Nim cho vay 2.01% 1.88% 1.67% 1.43% 1.34% (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017) DNCV KHDN luôn chiếm tỷ trọng khoảng 90% trong tổng DN toàn chi nhánh. Do BIDV nói chung và BIDV – HCM nói riêng là một ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời, đã có thƣơng hiệu và uy tín vững chắc trong khu vực và thị trƣờng tài chính Việt Nam nên từ lâu đã có mối quan hệ truyền thống lâu năm với các DNNN, các Tập đoàn kinh tế Nhà nƣớc, các doanh nghiệp cổ phần hóa từ DNNN, các doanh nghiệp lớn,
  65. 49 100% 92% 90% 89% 91% 90% 89% 80% 70% 60% 50% DNCV KHDN 40% DNCV KHCN 30% 20% 10% 11% 9% 11% 10% 8% 0% 2013 2014 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng của DNCV phân theo đối tƣợng khách hàng của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: %) (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017) DNCV năm 2014 có mức tăng cao nhất, đạt 14,493 tỷ đồng, tăng 2,648 tỷ đồng, tƣơng đƣơng với tốc độ tăng 22.35% so với năm 2013, trong đó mức tăng có đƣợc chủ yếu do sự đóng góp của DNCV KHDN đạt 13,277 tỷ đồng, tăng 2,590 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 24.23% so với năm 2013 và chiếm 92% trong tổng DNCV toàn chi nhánh. Nguyên nhân chủ quan do BIDV – HCM đã vận dụng linh hoạt các gói ƣu đãi tín dụng của HSC và các chính sách khách hàng phù hợp để đảm bảo hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên địa bàn. Nguyên nhân khách quan do NHNN chủ động thực hiện mở rộng chính sách tiền tệ, đặt mục tiêu tăng trƣởng tín dụng khoảng 12% - 14%; tổ chức thực hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận vốn của doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh. Năm 2017, DNCV đạt 20,659 tỷ đồng, tăng 1,573 tỷ đồng với tốc độ 8.24% so với năm 2016. Trong đó, DNCV của KHDN chiếm 89% trong tổng DNCV toàn chi nhánh, đạt 18,450 tỷ đồng, tăng 1,097 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 6.32% so với năm 2016. Nguyên nhân do NHNN chủ động mở rộng chính sách tiền tệ, tăng trƣởng tín dụng 18.17% và tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD giảm lãi suất cho vay và
  66. 50 tăng cƣờng khả năng cung ứng tín dụng cho nền kinh tế, góp phần hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế đạt 6.81% (đây là mức tăng trƣởng cao nhất trong vòng 10 năm qua và cao hơn mục tiêu đề ra 6.7%). Về Nim cho vay KHDN: Nim cho vay có chiều hƣớng giảm nhẹ qua các năm. Năm 2017, Nim cho vay của BIDV – HCM là 1.34%/năm, tuy nhiên để đạt mức Nim bình quân cao nhƣ vậy là nhờ các khoản vay trung dài hạn trƣớc đây có Nim cao. Mặt khác, nền khách hàng chi nhánh chủ yếu là các Tổng công ty, tập đoàn và khách hàng lớn có quan hệ với nhiều TCTD. Để duy trì mối quan hệ đẩy mạnh tăng trƣởng tín dụng theo đúng định hƣớng, chi nhánh phải chấp nhận cho vay với mức Nim khá thấp. (Ví dụ nhƣ trƣờng hợp của Công ty kinh doanh Địa ốc Hòa Bình, trên cơ sở duy trì mối quan hệ lâu năm với khách hàng và nguồn phí bảo lãnh dự kiến thu đƣợc, chi nhánh phải cho vay khách hàng với mức LSCV là 5.6%/năm đối với kỳ hạn 5 tháng, Nim cho vay 0.1%/năm). Nim bình quân năm 2017 đã giảm nhẹ so với mức 1.43% của năm 2016 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm trong năm 2018 do khách hàng trả nợ các dự án trung dài hạn, nếu không tìm kiếm, phát triển đƣợc các khoản vay trung dài hạn khác thay thế. Thêm vào đó, Nim cho vay giảm là để phù hợp với tình hình thị trƣờng do lãi suất cho vay của BIDV đang ở mức cao, khó cạnh tranh đƣợc so với Vietinbank, Vietcombank nên chi nhánh đang thực hiện áp dụng các gói cho vay để cạnh tranh mới mức lãi suất của hai ngân hàng trên. Bảng 2.6. Số lƣợng KHDN vay vốn tại BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: khách hàng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Số lƣợng KHDN vay vốn 1374 1492 1657 1833 2079 Số lượng KHDN mới 235 283 322 364 439 Số lượng KHDN mới có quan 101 173 199 232 326 hệ vay vốn (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)
  67. 51 Bảng 2.6 cho thấy, số lƣợng KHDN vay vốn tại BIDV – HCM có sự tăng trƣởng qua các năm. Năm 2017, số lƣợng KHDN vay vốn có sự tăng trƣởng cao nhất trong vòng năm năm qua, đạt 2079 khách hàng (tăng 246 khách với tốc độ 13.42% so với năm 2016; tăng 705 khách hàng với tốc độ 51.31% so với năm 2013). Nguyên nhân chủ quan do năm 2017, BIDV – HCM triển khai chƣơng trình hợp tác với Sở Kế Hoạch đầu tƣ TPHCM để đẩy mạnh nguồn phát triển khách hàng chủ yếu của chi nhánh trong năm tập trung vào phân khúc KHDN vừa và nhỏ. Nguyên nhân khách quan do NHNN chủ động mở rộng chính sách tiền tệ, tăng trƣởng tín dụng 18.17% và tạo điều kiện thuận lợi cho các TCTD giảm lãi suất cho vay để tăng cƣờng khả năng tiếp cận vốn cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm bớt tỷ trọng phụ thuộc vào khách hàng lớn. Từ đó, đƣa quy mô tín dụng của BIDV – HCM đứng thứ nhất hệ thống và thứ nhất địa bàn TPHCM. Kết quả đạt đƣợc nhƣ trên chứng tỏ BIDV – HCM đã luôn nỗ lực cố gắng để hoàn thành tốt các chỉ tiêu mà HSC đề ra. DNCV KHDN của chi nhánh giai đoạn 2013 – 2017 luôn có sự tăng trƣởng tốt, song song với đó là công tác tìm kiếm và phát triển khách hàng mới của đội ngũ CBTD luôn có sự tăng trƣởng qua các năm. Năm 2013, số lƣợng KHDN mới của BIDV – HCM là 235 khách, trong đó có 101 khách có quan hệ vay vốn, chiếm 43% trong số lƣợng KHDN mới phát triển đƣợc. Số lƣợng KHDN mới tiếp tục tăng dần sang các năm sau. Đáng chú ý, năm 2017, số lƣợng KHDN mới có quan hệ vay vốn là 326 khách, chiếm 74% trong số lƣợng KHDN mới phát triển đƣợc trong năm. Năm 2017, BIDV – HCM tiếp tục triển khai chƣơng trình hợp tác với Sở Kế Hoạch đầu tƣ Tp. HCM để đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp thành lập mới. Đây là nguồn phát triển khách hàng chủ yếu của BIDV - HCM trong năm 2016 và 2017, tập trung chủ yếu là khách hàng nhỏ và vừa, giảm bớt tỷ trọng phụ thuộc vào khách hàng lớn có Nim hoạt động chƣa cao.
  68. 52 2.2.2.2 Cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp Bảng 2.7. Tình hình DNCV phân theo kỳ hạn của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Năm 2013 2014 2015 2016 2017 Ngắn hạn 6,534 8,653 9,934 10,671 11,677 Trung, 4,153 4,624 5,468 6,682 6,773 dài hạn DNCV KHDN 10,687 13,277 15,402 17,353 18,450 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017) Bảng 2.8. Tốc độ tăng trƣởng DNCV phân theo kỳ hạn của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chênh lệch Chỉ tiêu 2014/2013 2015/2014 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % +/- % +/- % Ngắn 2,119 32.43% 1,281 14.80% 737 7.42% 1,006 9.42% hạn Trung, 471 11.34% 844 18.25% 1,214 22.20% 91 1.36% dài hạn DNCV 2,590 24.23% 2,125 16.00% 1,951 12.66% 1,097 6.32% TCKT (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017) DNNH là các khoản cho vay luôn chiếm tỷ trọng hơn 60% trong tổng DNCV toàn chi nhánh và cũng là các khoản vay mà chi nhánh luôn ƣu tiên tăng trƣởng quy mô. Năm 2014, chi nhánh có sự tăng trƣởng vƣợt trội trong DNNH, đạt 8,653 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65% trong toàn DNCV, tăng 2,119 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 32.43% so với năm 2013. Có đƣợc kết quả nhƣ trên là do Chi nhánh đã có sự định
  69. 53 hƣớng đúng ngay từ đầu năm 2014, BIDV – HCM đã tập trung tăng trƣởng tín dụng, lấy tăng trƣởng tín dụng quyết định kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh hoạt động HĐV bƣớc vào giai đoạn dƣ thừa nguồn, đồng thời nắm bắt nhu cầu mở rộng HĐKD của khách hàng khi nền kinh tế có dấu hiếu phục hồi và áp dụng hiệu quả và linh hoạt các gói ƣu đãi tín dụng của HSC và chính sách tín dụng phù hợp để thu hút đƣợc nhiều khách hàng trên địa bàn, nâng cao năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng trong khu vực. Thêm vào đó, nền KHDN là khách hàng lớn, có quan hệ truyền thống lâu đời, nên dƣ địa mở rộng tín dụng còn lớn. Năm 2017, lãi suất trên thị trƣờng hiện nay đối với VND kỳ hạn 6 tháng là 5.1-5.5%/năm (hiện nay Vietinbank, VCB đang là các TCTD tích cực lôi kéo khách hàng của chi nhánh thông qua con đƣờng lãi suất thấp), trong khi đó FTP bán vốn kỳ hạn tƣơng ứng của BIDV là 6.9%/năm, do đó nếu không có các gói chính sách của BIDV thì gần nhƣ BIDV – HCM sẽ không thể cho vay đƣợc, và nếu không có tín dụng thì các khoản HĐV cũng nhƣ phí dịch vụ sẽ giảm theo. Trƣớc khó khăn đó, BIDV – HCM vẫn nỗ lực hết mình hoàn thành 100% kế hoạch HSC giao (kế hoạch DNNH của HSC giao năm 2017 là 11,620 tỷ đồng – báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM 2017), năm 2017, DNNH đạt 11,677 tỷ đồng, tăng 1,006 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 9.42% so với năm 2016. DNTDH đều có sự tăng trƣởng trong vòng năm năm qua, chiếm tỷ trọng khoảng 40% trong tổng dƣ nợ của toàn chi nhánh. Năm 2016, DNTDH có sự tăng trƣởng cao nhất, đạt 6,682 tỷ đồng, tăng 1,214 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 22.20% so với năm 2015. Năm 2017, DNTDH có sự tăng trƣởng thấp nhất trong vòng năm năm qua, chỉ tăng thêm 91 tỷ đồng so với con số 6,682 tỷ đồng của năm 2016, tƣơng đƣơng tốc độ tăng 1.36%. Nguyên nhân do theo định hƣớng của BIDV không tăng trƣởng tín dụng trung dài hạn, do đó FTP bán vốn khá cao, dẫn đến không thể tiếp cận các dự án trung dài hạn tốt, không thể gia tăng quy mô tín dụng trung dài hạn để gia tăng thu nhập.
  70. 54 Bảng 2.9. Tình hình DNCV KHDN phân theo ngành nghề kinh doanh của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, 1,366 1,583 1,762 2,065 2,502 mô tô Công nghiệp ch bi n, ch tạo 3,593 4,095 4,749 5,019 5,286 Cung cấp nƣớc; hoạt động quản lý 386 462 598 774 619 và xử l nƣớc thải Dịch vụ lƣu trữ và ăn uống 11 15 10 12 7 Hoạt động chuyên môn, khoa học và 13 16 18 24 22 công nghệ Hoạt động tài chính, ngân hàng 372 401 365 424 455 và bảo hiểm Kinh doanh bất động sản 1,322 1,946 2,256 2,652 2,723 Nghệ thuật, vui chơi, giải trí 56 72 95 105 118 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1,202 1,385 1,573 1,733 1,801 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, 195 298 419 506 359 nhiên liệu Vận tải kho bãi 283 322 469 556 301 Xây dựng 1,797 2,583 2,952 3,290 4,043 Y t và hoạt động trợ giúp xã hội 58 71 96 162 176 Khác 33 28 40 31 38 Tổng cộng 10,687 13,277 15,402 17,353 18,450 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017)
  71. 55 120% 100% Khác 13% 13% 14% 15% 10% Xây dựng 80% 17% 22% 19% 19% 20% Nông nghiệp, lâm nghiệp và 11% 10% 10% 60% 10% 10% thủy sản 12% Kinh doanh bất động sản 15% 15% 14% 15% 40% Công nghiệp chế biến, chế 34% 31% 31% 29% 29% tạo 20% Bán buôn và bán lẻ; Sửa chữa ô tô, mô tô 13% 12% 11% 12% 14% 0% 2013 2014 2015 2016 2017 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu DNCV KHDN phân theo ngành nghề của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017 (Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của BIDV – HCM giai đoạn 2013 – 2017) Theo bảng 2.9, có thể thấy, giai đoạn từ 2013 – 2017, DNCV KHDN phân theo ngành nghề hầu nhƣ đều có sự tăng trƣởng. DNCV KHDN tập trung chủ yếu vào nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; kinh doanh bất động sản; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô. Dẫn đầu trong DNCV KHDN là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, luôn chiếm một tỷ trọng đáng kể so với các ngành nghề còn lại. Năm 2013, DNCV ngành công nghiệp chế biến chế tạo đạt 3,593 tỷ đồng (chiếm 34% trong tổng DNCV KHDN) và sau đó đạt 5,286 tỷ đồng vào năm 2017 (tăng 1,693 tỷ đồng với tốc độ tăng 47.11% so với năm 2013 và tăng 267 tỷ đồng với tốc độ tăng 5.3% so với năm 2016). Đứng thứ hai trong cơ cấu DNCV KHDN là ngành xây dựng, năm 2013, DNCV ngành xây dựng đạt 1,797 tỷ đồng (chiếm 17% trong tổng DNCV KHDN) và tăng dần trong bốn năm tiếp theo. Năm 2017, DNCV ngành xây dựng đạt 4,043 tỷ đồng, chiếm 22% trong tổng DNCV KHDN (đây là một tỷ trọng DNCV cao nhất của ngành xây dựng trong vòng năm năm qua) và tăng 753 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tăng 22.88% so với con số 3,290 tỷ đồng của