Khóa luận Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt

pdf 91 trang thiennha21 23/04/2022 8120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_von_bang_tien_va_cac_khoan_phai_thu_phai_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY CP NGUỒN NHÂN LỰC SIÊU VIỆT Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: ThS.Lê Văn Tuấn Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thanh Huyền MSSV: 1211180255 Lớp: 12DKTC01 TP.Hồ Chí Minh, 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY CP NGUỒN NHÂN LỰC SIÊU VIỆT Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: ThS.Lê Văn Tuấn Sinh viên thực hiện: Phạm Thị Thanh Huyền MSSV: 1211180255 Lớp: 12DKTC01 TP. Hồ Chí Minh, 2016 i
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp này được thực hiện tại Công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt, không sao chép bất kì nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2106 Tác giả (Ký tên) ii
  4. LỜI CẢM ƠN Được sự chấp thuận từ phía Công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt, sau khoảng thời gian thực tập và làm việc tại đây tôi đã tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm thực tế về nghề kế toán và hoàn thành được bài luận văn này. Chính vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả mọi người đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong thời gian qua. Trước hết, tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn bộ giảng viên tại trường Hutech. Những Thầy, Cô đã giảng dạy và trang bị cho tôi kiến thức nền tảng về nghề kế toán trong bốn năm học qua. Hơn hết trong khoản thời gian gần đây, tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên THS. Lê Văn Tuấn, người trực tiếp tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình viết báo cáo thực tập và hoàn thành khóa luận này. Bênh cạnh đó tôi cũng chân thành cảm ơn Công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt đã cho phép tôi được thực tập tại đây. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn các Anh, Chị tại phòng kế toán đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi tận tình trong công việc giúp tôi có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Với thời lượng gian có hạn và vốn kiến thức còn hạn chế của bản thân, bài luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chính vì vậy tôi rất mong nhận được những đóng góp để bài làm được hoàn thiện hơn và tôi được mở rộng hơn vốn kiến thức của bản thân mình. Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp. Kính chúc Công ty Cổ phần nguồn nhân lực Siêu Việt an khang thịnh vượng. Chân thành cảm ơn ! TP.Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 6 năm 2016 (SV Kí và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Thanh Huyền iii
  5. MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Nhận xét của đơn vị thực tập Nhận xét của giáo viên hướng dẫn Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh sách các biểu đồ, đồ thị, sơ đồ, hình ảnh Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu 2 1.5 Kết cấu đề tài 2 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ 3 2.1 Kế toán vốn bằng tiền 3 2.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 3 2.1.1.1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán 3 2.1.1.2 Chứng từ, sổ sách 4 2.1.1.3 Tài khoản sử dụng 4 2.1.1.4 Phƣơng pháp hạch toán 5 2.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 7 2.1.2.1 Nguyên tắc hạch toán 7 2.1.2.2 Chứng từ, sổ sách 8 2.1.2.4 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 9 2.1.3 Kế toán tiền đang chuyển 11 2.1.3.1 Nguyên tắc kế toán 11 2.1.3.2 Tài khoản sử dụng 12 2.1.3.3 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 12 2.2 Kế toán các khoản phải thu 13 vi
  6. 2.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 14 2.2.1.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán 14 2.2.1.2 Chứng từ, sổ sách 14 2.2.1.4 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu 15 2.2.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 16 2.2.2.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán 16 2.2.2.2 Chứng từ, sổ sách 17 2.2.2.3 Tài khoản sử dụng 17 2.2.2.3 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế 18 2.2.3 Kế toán phải thu khác 19 2.2.3.1 Nguyên tắc kế toán 19 2.2.3.2 Chứng từ, sổ sách 20 2.2.3.3 Tài khoản sử dụng 20 2.2.3.4 Phƣơng pháp hạch toán 21 2.2.4 Kế toán các khoản tạm ứng cho người lao động tại doanh nghiệp 22 2.2.4.1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán 22 2.2.4.2 Chứng từ, sổ sách 23 2.2.4.3 Tài khoản sử dụng 23 2.2.4.4 Phƣơng pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 24 2.3 Kế toán các khoản phải trả 25 2.3.1 Kế toán phải trả cho người bán 25 2.3.1.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán 25 2.3.1.3 Tài khoản sử dụng 26 2.3.1.4 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế 27 2.3.2 Kế toán phải trả cho người lao động 29 2.3.2.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán 29 2.3.2.2 Chứng từ, sổ sách 29 2.3.2.3 Tài khoản sử dụng 30 2.3.2.4 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế 31 2.3.3 Kế toán thuế và các khoản phải trả cho nhà nước 32 2.3.3.1 Khái niệm 32 2.3.3.3 Tài khoản sử dụng 33 2.3.3.4 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ 33 2.3.4 Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác 34 2.3.4.1 Nguyên tắc kế toán 34 2.3.4.2 Tài khoản sử dụng 35 2.3.4.3 Phƣơng pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 36 vii
  7. Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC SIÊU VIỆT 39 3.1. Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập 39 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 39 3.1.2 Lĩnh vực họat động 39 3.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý tại công ty 40 3.2.1. Cơ cấu tổ chức 40 3.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận 40 3.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 41 3.3.1. Cơ cấu bộ máy kế toán 41 3.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán 42 3.3.3. Hình thức sổ kế toán 44 3.3.4. Chế độ kế toán 45 Chƣơng 4: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY CP NGUỒN NHÂN LỰC SIÊU VIỆT 46 4.1 Kế toán vốn bằng tiền 46 4.1.1 Kế toán tiền mặt 46 4.1.1.1 Nội dung 46 4.1.1.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng và trình tự luân chuyển 46 4.1.1.3 Tài khoản sử dụng 48 4.1.1.4 Một số nghiệp vụ phát sinh 48 4.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 48 4.1.2.1 Nội dung 48 4.1.2.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng 49 4.1.2.3 Tài khoản sử dụng 49 4.1.2.4 Một số nghiệp vụ phát sinh 49 4.2 Kế toán các khoản phải thu 50 4.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 50 4.2.1.1 Nội dung 50 4.2.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng 51 4.2.1.3 Một số nghiệp vụ phát sinh 51 4.2.2 Kế toán các khoản tạm ứng 52 4.2.2.1 Nội dung 52 4.2.2.3 Một số nghiệp vụ phát sinh 52 4.3 Kế toán các khoản phải trả 53 4.3.1 Kế toán phải trả cho người bán 53 4.3.1.1 Nội dung 53 4.3.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng 53 viii
  8. 4.3.1.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh 54 4.3.2 Kế toán phải trả cho người lao động 54 4.3.2.1 Nội dung 54 Chƣơng 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY CP NGUỒN NHÂN LỰC SIÊU VIỆT 57 5.1 Nhận xét 57 5.1.1 Ƣu điểm 57 5.1.2 Nhƣợc điểm 58 5.2 Giải pháp, kiến nghị 59 Kết luận Phụ lục Tài liệu tham khảo ix
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CP Cổ phần GTGT Giá trị gia tăng TK Tài khoản x
  10. DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ bộ bộ máy quản lý Sơ đồ 3.2 : Sơ đồ bộ máy kế toán DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH Hình 4.1 Sổ quỹ tiền mặt ngày 23/4/2016 Hình 4.2 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Hình 4.3 Phiếu chi PC408 Hình 4.4 Giấy nộp tiền Hình 4.5: Phiếu đăng ký Hình 4.6: Phiếu thu công ty fishland Hình 4.7 Phiếu thu công ty kỹ thuật KP Hình 4.8 Sổ quỹ tiền mặt Hình 4.9 Phiếu thu NANO Hình 4.10 Sao kê chuyển khoản của công ty NANO Hình 4.11 Phiếu tạm ứng Hình 4.12 Phiếu chi tạm ứng Hình 4.13 Giấy thanh toán tạm ứng Hình 4.14 Thư đề nghị thanh toán tiền điện Hình 4.15 Hóa đơn GTGT tiền điện Hình 4.16 Phiếu hạch toán tiền điện Hình 4.17 Thông báo cước FPT Hình 4.18 Phiếu đề nghị thanh toán cước fpt Hình 4.19 Xác nhận chuyển tiền liên ngân hàng Hình 4.20 Danh sách lương nhân viên tháng 4/2016 Hình 4.21 Phiếu chi PC 406 xi
  11. Chƣơng 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Mỗi doanh nghiệp đều có quyền tự do kinh doanh và chịu trách nhiệm trong kinh doanh nên việc quản lý đầu tư và sử dụng vốn sao cho có hiệu quả là vấn đề quan tâm hàng đầu. Vì nó gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Hằng ngày, tại các doanh nghiệp luôn có nguồn vốn thu chi xen kẽ nhau. Các khoản phải thu là để có vốn bằng tiền để chi. Các khoản chi là để thực hiện hoạt động kinh doanh từ đó có nguồn thu để đáp ứng các khoản chi. Dòng lưu chuyển tiền tệ diễn ra không ngừng. Có thời điểm lượng tiền thu nhiều hơn lượng tiền chi và ngược lại. Như vậy, qua sự luân chuyển vốn bằng tiền người ta có thể kiểm tra, đánh giá hiệu quả của các hoạt động kinh tế , tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, trong tình hình tài chính của doanh nghiệp luôn tồn tại các khoản phải thu, phải trả, tình hình thanh toán các khoản này phụ thuộc vào phương thức thanh toán đang áp dụng tại công ty và sự thỏa thuận giữa các đơn vị kinh tế. Để theo dõi kịp thời nhanh chóng và cung cấp đầy đủ thông tin chính xác, với sự nhận định về việc tổ chức hạch toán kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả là những khâu rất quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động với tính lưu động cao, nó được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán, thực hiện mua sắm và chi tiêu của doanh nghiệp. Đối với hoạt động kinh tế bên ngoài, vốn bằng tiền là yếu tố cơ bản để đối tác căn cứ đánh giá khả năng thanh toán tức thời của các khoản nợ đến hạn của công ty. Việc quản lý tốt vốn bằng tiền, các khoản phải thu phải trả sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi vốn hiện có, biến động tăng, giảm của các tài sản thuộc vốn bằng tiền và cũng sẽ giúp doanh nghiệp quản lý việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, bù đắp thâm hụt ngân sách, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp hoặc có thể đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi. Với tầm quan trọng như vậy , việc sử dụng làm sao , như thế nào để phát huy tính năng của vốn bằng tiền và doanh nghiệp luôn có một lượng vốn dự trữ để đáp ứng kịp thời , không ứ đọng là yêu cầu trọng điểm quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp . Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp. 1
  12. 1.2 Mục đích nghiên cứu Hiểu được tầm quan trọng của đề tài, việc nghiên cứu đề tài này sẽ một lần nữa tìm hiểu và hình dung lại các kiến thức đã học về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải chi. Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt từ đó đề ra một số giải pháp giúp công ty quản lý và hạch toán vốn bằng tiền các khoản phải thu chi hợp lý, hiệu quả hơn trong tương lai. 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu chủ yếu tìm hiểu công tác kế toán tại công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt về vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải chi. Số liệu trong bài được lấy trong năm 2016. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập số liệu trực tiếp tại công ty Tham gia trực tiếp vào quá trình công việc Phỏng vấn trực tiếp nhân viên tại phòng kế toán Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu trên sách, internet về đề tài. 1.5 Kết cấu đề tài Kết cấu đề tài bao gồm năm chương: Chương 1: Giới thiệu Chương 2: Cơ sở lý luận kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả Chương 3: Tổng quan về công ty cổ phần nguồn nhân lực siêu việt Chương 4: Thực trạng về kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả tại công ty CP nguồn nhân lực siêu việt Chương 5: Nhận xét và kiến nghị 2
  13. Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ 2.1 Kế toán vốn bằng tiền Theo chuẩn mực kế toán 01- chuẩn mực chung.Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản ngắn hạn tồn tại dưới hình thái tiền tệ, là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Phân theo nơi quản lý vốn bằng tiền bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Phân theo hình thức vốn bằng tiền bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý dùng làm phương tiện thanh toán. Với doanh nghiệp, vốn bằng tiền là loại tài sản có tính lưu động cao nhất, có thể chuyển đổi thành tài sản khác nên nó giữ vai trò rất quan trọng trong vốn kinh doanh. Doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch thu, chi, duy trì một lượng tồn quỹ hợp lý để sử dụng.  Tổ chức kiểm soát nôi bộ vốn bằng tiền Để giảm những rủi ro, thất thoát tài sản với vốn bằng tiền cần thực hiện tốt công tác kiểm soát nội bộ: Vì tiền rất dễ bị gian lận, nhầm lẫn nên việc sử dụng con người trong việc quản lý tiền là rất quan trọng. Cần phải sử dụng những nhân viên có đức tính thật thà, cẩn thận, liêm chính trong việc này. Các chứng từ thu chi phải được ghi chép kịp thời và đầy đủ trên cơ sở các chứng từ gốc hợp lệ. Hạn chế các khoản thu chi bằng tiền mặt. Thường xuyên kiểm tra đối chiếu giữa sổ quỹ tiền mặt và thực tồn ở quỹ, giữa sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Luôn thực hiện nguyên tắc bất kiêm nhiệm. Nên phân công mỗi người một việc trong chu trình từ khi bắt đầu đến khi kết thúc các nghiệp vụ thu, chi tiền. Nếu một người vừa chịu trách nhiệm ký duyệt các khoản thu chi, vừa giữ tiền, vừa ghi sổ kế toán thì khả năng gian lận rất cao. 2.1.1 Kế toán tiền mặt tại quỹ 2.1.1.1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán Tiền mặt của doanh nghiệp bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc đá quí được bảo quản tại quỹ tiền mặt do thủ quỹ của doanh nghiệp thực hiện. 3
  14. Công ty luôn giữ một lượng tiền mặt nhất định để phục vụ chi tiêu hàng ngày đảm bảo cho hoạt động công ty không gián đoạn. Tại doanh nghiệp chỉ những nghiệp vụ phát sinh không lớn mới thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán quỹ tiền mặt chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép theo trình tự liên tục những khoản thu chi tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc đá quí phát sinh hàng ngày và biết được số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Hàng ngày, thủ quỹ phải kiểm tra số tiền quỹ thực tế với đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có chênh lệch thủ quỹ và kế toán phải tiến hành kiểm tra để phát hiện nguyên nhân và xử lý chênh lệch. 2.1.1.2 Chứng từ, sổ sách . Chứng từ Mẫu số 01-TT - Phiếu thu Mẫu số 02-TT - Phiếu chi Mẫu số 03-TT - Giấy đề nghị tạm ứng Mẫu số 04-TT - Giấy thanh toán tiền tạm ứng Mẫu số 05-TT - Giấy đề nghị thanh toán Mẫu số 03-LĐTL - Bảng thanh toán tiền thưởng Mẫu số 08a-TT - Bảng kiểm kê quỹ (dùng cho VND) Kèm theo hóa đơn có liên quan là cơ sở hợp lý để thủ quỹ thanh toán. . Sổ sách Sổ quỹ tiền mặt Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Sổ nhật ký chung Sổ cái các tài khoản liên quan 2.1.1.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 111 “Tiền mặt” để phản ánh số hiện có và tình hình thu, chi, tồn tiền mặt tại quỹ. Tài khoản này có 3 tài khoản cấp 2 là: TK 1111: tiền Việt Nam TK 1112: Ngoại tệ TK 1113: Vàng tiền tệ Nội dung và kết cấu TK 1111 . Bên nợ 4
  15. + Các khoản tiền tăng trong kỳ. + Các khoản tiền phát hiện thừa khi kiểm kê . Bên có + Các khoản tiền giảm trong kỳ. + Các khoản tiền phát hiện thiếu chưa rõ nguyên nhân khi kiểm kê . Số dư bên nợ: Các khoản tiền mặt còn tồn quỹ tiền mặt tại thời điểm báo cáo. 2.1.1.4 Phương pháp hạch toán o Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền mặt, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi: + Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế (gián thu) phải nộp này được tách riêng theo từng loại ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. + Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. o Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (tổng giá thanh toán) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). 5
  16. o Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt; vay dài hạn, ngắn hạn bằng tiền mặt (tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế), ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112) Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122) Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411). o Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền mặt; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112) Có các TK 128, 131, 136, 138, 141, 244, 344. o Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu. o Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược Có TK 111 - Tiền mặt. o Khi mua nguyên vật liệu thanh toán bằng tiền mặt sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 111 - Tiền mặt. Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, kế toán phản ánh chi phí bao gồm cả thuế GTGT. o Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản vay, nợ phải trả, ghi: Nợ các TK 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341 Có TK 111 - Tiền mặt. 6
  17. o Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi: Nợ các TK 635, 811, Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 111 - Tiền mặt. o Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) Có TK 111 - Tiền mặt. o Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết ( Chưa rõ nguyên nhân) Có TK 3388- Phải trả, phải nộp khác 2.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 2.1.2.1 Nguyên tắc hạch toán Để giảm bớt những rủi ro, gian lận và nâng cao hiệu quả sử dụng tiền phần lớn tiền của doanh nghiệp sẽ được gửi vào ngân hàng.Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các Giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, ). Định kì kế toán phải kiểm tra, đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ kế toán với sổ phụ của ngân hàng. Trường hợp có sự chênh lệch phải thông báo với ngân hàng và các bên liên quan để cùng nhau đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng chưa xác định rõ nguyên nhân thì khoản chênh lệch sẽ được ghi vào bên Nợ TK 138 nếu số liệu trên sổ kế toán lớn hơn giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng; hoặc hạch toán vào bên Có TK 338 nếu số liệu trên sổ kế toán nhỏ hơn số liệu của ngân hàng. 7
  18. Kế toán phải mở sổ chi tiết cho từng tài khoản theo từng loại tiền gửi và ngân hàng để tiện việc kiểm tra đối chiếu. Vì một doanh nghệp có thể mở nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau. Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo nguyên tắc: - Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế. Riêng trường hợp rút quỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng thì phải được quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1112. - Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền. Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc: - Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại. 2.1.2.2 Chứng từ, sổ sách . Chứng từ : Giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi, ) . Sổ sách : Sổ chi tiết theo dõi tiền gửi ngân hàng, Sổ nhật ký chung, Sổ cái 2.1.2.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 112 để phản ánh tiền gửi ngân hàng. Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng có kết cấu và nội dung như sau: Bên Nợ: - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng; 8
  19. - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo Bên Có: - Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). - Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo Số dƣ bên Nợ: Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam. - Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam. - Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo. 2.1.2.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu o Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ thu ngay bằng tiền gửi ngân hàng, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi: + Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư thuộc đối tượng chịu thuế gián thu (thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế bảo vệ môi trường), kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế, các khoản thuế gián thu phải nộp được tách riêng theo từng loại thuế ngay khi ghi nhận doanh thu (kể cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp), ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán) 9
  20. Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. + Trường hợp không tách ngay được các khoản thuế phải nộp, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế phải nộp. Định kỳ kế toán xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và ghi giảm doanh thu, ghi: Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. o Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng (tổng giá thanh toán) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 711 - Thu nhập khác (giá chưa có thuế GTGT) Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311). o Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Có TK 111 - Tiền mặt. o Nhận được tiền ứng trước hoặc khi khách hàng trả nợ bằng chuyển khoản, căn cứ giấy báo Có của Ngân hàng, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 113 - Tiền đang chuyển. o Thu hồi các khoản nợ phải thu, cho vay, ký cược, ký quỹ bằng tiền gửi ngân hàng; Nhận ký quỹ, ký cược của các doanh nghiệp khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122) Có các TK 128, 131, 136, 141, 244, 344. o Khi nhận được vốn góp của chủ sở hữu bằng tiền mặt, ghi: 10
  21. Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu. o Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, chuyển tiền gửi Ngân hàng đi ký quỹ, ký cược, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 244 - Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược. Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng. o Thanh toán các khoản nợ phải trả bằng tiền gửi ngân hàng, ghi: Nợ các TK 331, 333, 334, 335, 336, 338, 341 Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng. o Chi phí tài chính, chi phí khác bằng tiền gửi ngân hàng, ghi: Nợ các TK 635, 811, Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng. 2.1.3 Kế toán tiền đang chuyển 2.1.3.1 Nguyên tắc kế toán Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, đã trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng. Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau: - Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng; - Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho doanh nghiệp khác; 11
  22. - Thu tiền bán hàng chuyển thẳng vào Kho bạc để nộp thuế (giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và Kho bạc Nhà nước). Trong kỳ, kế toán không cần thiết phải ghi sổ về các khoản tiền đang chuyển chỉ vào cuối kỳ kế toán mới hạch toán các khoản tiền đang chuyển ở thời điểm cuối kỳ để phán ánh đầy đủ các loại tài sản của doanh nghiệp. 2.1.3.2 Tài khoản sử dụng Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 113 - Tiền đang chuyển: Bên Nợ: - Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo. Bên Có: - Số tiền kết chuyển vào tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, hoặc tài khoản có liên quan; - Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo. Số dƣ bên Nợ: Các khoản tiền còn đang chuyển tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển. - Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển. 2.1.3.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu o Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng (không qua quỹ) nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi: Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (thu nợ của khách hàng) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 12
  23. Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính Có TK 711 - Thu nhập khác Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có). o Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi: Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132) Có TK 111 - Tiền mặt (1111, 1112). o Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở Ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, ghi: Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132) Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122). o Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng (1121, 1122) Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132) o Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho người bán, người cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 113 - Tiền đang chuyển (1131, 1132). 2.2 Kế toán các khoản phải thu Trong quá trình kinh doanh, khi doanh nghiệp đã cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa được khách hàng thanh toán sẽ hình thành khoản nợ phải thu. Ngoài ra nợ phải thu còn phát sinh trong một số trường hợp như: bắt bồi thường, khoản ứng trước tiền cho người bán, các khoản tạm ứng, cho vay Vì vậy nợ phải thu là một bộ phận quan trọng trong tài sản của doanh nghiệp do người khác nắm giữ, doanh nghiệp phải kiểm soát chặt chẽ và có biện pháp thu hồi nợ nhanh chóng. 13
  24. Kế toán nợ phải thu phải cung cấp thông tin nhanh nhạy, chính xác về đối tượng nợ, nội dung các khoản nợ, thời gian thanh toán, số nợ phát sinh hay đã thu hồi, dự kiến những khoản nợ không thu hồi và mức lập dự phòng cần phải thực hiện. 2.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 2.2.1.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán Phải thu khách hàng là khoản tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp do đã được cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Đây cũng là khoản nợ phải thu chiếm tỉ trọng lớn nhất phát sinh thường xuyên và cũng gặp nhiều ruit ro nhất trong các khoản nợ phải thu phát sinh tại doanh nghiệp. Khoản phải thu của khách hàng cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng, từng nội dung phải thu, theo dõi chi tiết kỳ hạn thu hồi (trên 12 tháng hay không quá 12 tháng kể từ thời điểm báo cáo) và ghi chép theo từng lần thanh toán. Đối tượng phải thu là các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hoá, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính. 2.2.1.2 Chứng từ, sổ sách . Chứng từ : hóa đơn bán hàng, lệnh bán hàng đã được phê duyệt, phiếu thu khi khách hàng ứng trước tiền, phiếu chi nếu chi hộ khách hàng. . Sổ sách: Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 131 mở cho từng khách hàng, sổ nhật ký chung. 2.2.1.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng. Tài khoản này sẽ phản ánh số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu hoặc số tiền khách hàng ứng trước cho doanh nghiệp.Tài khoản có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Số tiền phải thu của khách hàng phát sinh trong kỳ khi bán sản phẩm, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ, các khoản đầu tư tài chính ; - Số tiền thừa trả lại cho khách hàng. Bên Có: - Số tiền khách hàng đã trả nợ - Số tiền đã nhận ứng trước, trả trước của khách hàng; 14
  25. - Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại; - Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc không có thuế GTGT); - Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua. Số dƣ bên Nợ: Số tiền còn phải thu của khách hàng. Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết theo từng đối tượng phải thu của tài khoản này để ghi cả hai chỉ tiêu bên "Tài sản" và bên "Nguồn vốn". 2.2.1.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ chủ yếu o Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ chưa thu được ngay bằng tiền, kế toán ghi nhận doanh thu, ghi: + Khi cung cấp hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ cho người mua được người mua đồng ý thanh toán Nợ TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng giá thanh toán) Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá chưa có thuế) Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. + Nếu đươn vị mua hàng thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. o Kế toán hàng bán bị khách hàng trả lại: Nợ TK 5213 - Hàng bán bị trả lại (giá bán chưa có thuế) Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, chi tiết cho từng loại thuế) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng. 15
  26. . Kế toán chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán + Trường hợp số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán đã ghi ngay trên hóa đơn bán hàng, kế toán phản ánh doanh thu theo giá đã trừ chiết khấu, giảm giá (ghi nhận theo doanh thu thuần) và không phản ánh riêng số chiết khấu, giảm giá; + Trường hợp trên hóa đơn bán hàng chưa thể hiện số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán do khách hàng chưa đủ điều kiện để được hưởng hoặc chưa xác định được số phải chiết khấu, giảm giá thì doanh thu ghi nhận theo giá chưa trừ chiết khấu (doanh thu gộp). Sau thời điểm ghi nhận doanh thu, nếu khách hàng đủ điều kiện được hưởng chiết khấu, giảm giá thì kế toán phải ghi nhận riêng khoản chiết khấu giảm giá để định kỳ điều chỉnh giảm doanh thu gộp, ghi: Nợ TK 521 - Các khoản giảm trừ doanh thu (5211, 5212)(giá chưa có thuế) Nợ TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (số thuế của hàng giảm giá, chiết khấu thương mại) Có TK 131 - Phải thu của khách hàng (tổng số tiền giảm giá). . Nhận được tiền do khách hàng trả (kể cả tiền lãi của số nợ - nếu có), nhận tiền ứng trước của khách hàng theo hợp đồng bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 131 - Phải thu của khách hàng Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (phần tiền lãi). Trường hợp nhận ứng trước bằng ngoại tệ thì bên Có TK 131 ghi theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận tiền ứng trước (tỷ giá mua của ngân hàng nơi thực hiện giao dịch) 2.2.2 Kế toán thuế GTGT được khấu trừ 2.2.2.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán Thuế GTGT được khấu trừ là số tiền thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ doanh nghiệp mua vào dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được khấu trừ vào thuế GTGT đầu ra phải nộp của sản phẩm, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng. 16
  27. Tài khoản thuế GTGT được khấu trừ dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp. Thuế GTGT được khấu trừ chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thuế GTGT đầu vào thực chất là một khoản nợ phải thu đối với cơ quan thuế. Thuế GTGT được khấu trừ vào thuế GTGT đầu ra khi doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Nếu số thuế GTGT đầu vào lớn hơn số thuế GTGT đầu ra thì doanh nghiệp được hoàn thuế hoặc doanh nghiệp sẽ ghi nhận như một khoản còn phải thu để khấu trừ cho kì sau. Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể. Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT. 2.2.2.2 Chứng từ, sổ sách . Chứng từ: Các hoá đơn giá trị gia tăng của người cung cấp hàng hoá, dịch vụ (liên 2), tờ khai thuế GTGT . Sổ sách: sổ kế toán chi tiết tài khoản 133, sổ nhật ký chung. 2.2.2.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 133 để phản ánh thuế GTGT được khấu trừ. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ như sau: Bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Bên Có: - Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ; 17
  28. - Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ; - Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá; - Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại. Số dƣ bên Nợ: Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại nhưng ngân sách nhà nước chưa hoàn trả. Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế. - Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư. 2.2.2.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế . Khi mua hàng tồn kho, TSCĐ, BĐSĐT, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 217, 611 (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331, 1332) Có các TK 111, 112, 331, (tổng giá thanh toán). . Khi mua vật tư, hàng hoá, công cụ, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất, kinh doanh, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642, 241, 242, (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có các TK 111, 112, 331, (tổng giá thanh toán). 18
  29. . Trường hợp hàng đã mua và đã trả lại hoặc hàng đã mua được giảm giá do kém, mất phẩm chất: Căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, kế toán phản ánh giá trị hàng đã mua và đã trả lại người bán hoặc hàng đã mua được giảm giá, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 111, 112, 331 (tổng giá thanh toán) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào của hàng mua trả lại hoặc được giảm giá) Có các TK 152, 153, 156, 211, (giá mua chưa có thuế GTGT). . Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT đầu ra khi xác định số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi: Nợ TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ. . Khi được hoàn thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331). 2.2.3 Kế toán phải thu khác 2.2.3.1 Nguyên tắc kế toán Các khoản nợ phải thu ngoài phạm vi đã các khoản phải thu khách hàng và thu nội bộ (TK 131, 136) sẽ được phản ánh vào tài khoản kế toán pahir thu khác. Tài khoản này sẽ gồm những nội dung chủ yếu sau: - Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý; - Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn, đã được xử lý bắt bồi thường; - Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán là cho vay trên TK 1283); 19
  30. - Tiền lãi cho vay, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính; - Các khoản phải thu khác ngoài các khoản trên. 2.2.3.2 Chứng từ, sổ sách . Chứng từ: Giấy nhận nợ, thảo thuận vay mượn tạm thời tài sản, vật tư, tiền vốn, biên bản kiểm kê tài sản, biên bản xử lý tài sản mất, thiếu, Hoá đơn GTGT,phiếu thu, phiếu chi, . Sổ sách: Sổ chi tiết tài khoản phải thu khác 2.2.3.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 138 để phản ánh các khoản phải thu khác. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 138 - Phải thu khác: Bên Nợ: - Giá trị tài sản thiếu chờ giải quyết; - Phải thu của cá nhân, tập thể (trong và ngoài doanh nghiệp) đối với tài sản thiếu đã xác định rõ nguyên nhân và có biên bản xử lý ngay; - Phải thu về tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia từ các hoạt động đầu tư tài chính; - Các khoản chi hộ bên thứ ba phải thu hồi, các khoản nợ phải thu khác; - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam) Bên Có: - Kết chuyển giá trị tài sản thiếu vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý; - Số tiền đã thu được về các khoản nợ phải thu khác. - Đánh giá lại các khoản phải thu bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam) Số dƣ bên Nợ: Các khoản nợ phải thu khác chưa thu được. 20
  31. Tài khoản này có thể có số dư bên Có. Số dư bên Có phản ánh số đã thu nhiều hơn số phải thu (trường hợp cá biệt và trong chi tiết của từng đối tượng cụ thể). Tài khoản 138 - Phải thu khác, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1381 - Tài sản thiếu chờ xử lý: Phản ánh giá trị tài sản thiếu chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý. Về nguyên tắc trong mọi trường hợp phát hiện thiếu tài sản, phải truy tìm nguyên nhân và người phạm lỗi để có biện pháp xử lý cụ thể. Chỉ hạch toán vào tài khoản 1381 trường hợp chưa xác định được nguyên nhân về thiếu, mất mát, hư hỏng tài sản của doanh nghiệp phải chờ xử lý. Trường hợp tài sản thiếu đã xác định được nguyên nhân và đã có biên bản xử lý ngay trong kỳ thì ghi vào các tài khoản liên quan, không hạch toán qua tài khoản 1381. - Tài khoản 1385 - Phải thu về cổ phần hóa: Phản ánh số phải thu về cổ phần hóa mà doanh nghiệp đã chi ra, như: Chi phí cổ phần hoá, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá, - Tài khoản 1388 - Phải thu khác: Phản ánh các khoản phải thu của doanh nghiệp ngoài phạm vi các khoản phải thu phản ánh ở các TK 131, 133, 136 và TK 1381, 1385, như: Phải thu các khoản cổ tức, lợi nhuận, tiền lãi; Phải thu các khoản phải bồi thường do làm mất tiền, tài sản; 2.2.3.4 Phương pháp hạch toán . Trường hợp tiền mặt tồn quỹ, vật tư, hàng hóa , phát hiện thiếu khi kiểm kê: + Khi chưa xác định rõ nguyên nhân, chờ xử lý, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1381) Có các TK 111, 152, 153, 155, 156. + Trường hợp tài sản phát hiện thiếu đã xác định được ngay nguyên nhân và người chịu trách nhiệm thì căn cứ nguyên nhân hoặc người chịu trách nhiệm bồi thường, ghi: Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388 - Phải thu khác) (số phải bồi thường) Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số bồi thường trừ vào lương) 21
  32. Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (giá trị hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ số thu bồi thường theo quyết định xử lý) Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung Có các TK 152, 153, 155, 156 Có các TK 111, 112. . Định kỳ khi xác định tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức, lợi nhuận được chia phải thu, ghi: Nợ các TK 111, 112, (số đã thu được tiền) Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388) Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. . Khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng Có TK 138 - Phải thu khác (1388). 2.2.4 Kế toán các khoản tạm ứng cho người lao động tại doanh nghiệp 2.2.4.1 Khái niệm, nguyên tắc hạch toán  Khái niệm: Tạm ứng là khoản tiền ứng trước cho người lao động làm việc tại công ty hoặc vật tư để sử dụng cho những mục đích nhất định thuộc hoạt động SXKD hoặc hoạt động khác của doanh nghiệp, sau đó ngươi nhận tạm ứng của doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán các khoản tạm ứng này với doanh nghiệp nếu chi không hết. Nội dung chi tạm ứng: - Tạm ứng để sử dụng các công việc thuộc về hành chính- quản trị: mua văn phòng phẩm, tiếp khách, tổ chức họi nghị - Tạm ứng tàu xe, tiền công tác phí của nhân viên đi công tác. - Tạm ứng cho người đi mua nguyên vật liệu, hàng hóa để trả tiền vận chuyển, bốc vác nguyên vật liệu. 22
  33.  Nguyên tắc chi tạm ứng Chi tạm ứng cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Chỉ được chi tạm ứng mới khi đã thanh toán hết số tạm ứng cũ. Đối với người nhận tạm ứng, tiền hoặc tài sản giao tạm ứng cho mục đích nào phải sử dụng đúng mục đích và nội dung công việc đã phê duyệt. Sau khi hoàn thành công việc, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng đình kèm với các chứng từ gốc xác minh việc chi tiêu để thanh toán ngay. Số tiền tạm ứng nếu chi không hết phải nộp lại quỹ đúng thời hạn, nếu quá hạn doanh nghiệp sẽ khấu trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Ngượi lại nếu số chi vượt sẽ được thanh toán bổ sung. Kế toán phải mở sổ chi tiết để theo dõi cho từng người nhận tạm ứng, theo từng lần tạm ứng và thanh toán tạm ứng. Chứng từ sử dụng: + Giấy đề nghị tạm ứng + Phiếu chi + Báo cáo thanh toán tạm ứng + Các chứng từ khác: hóa đơn mua hàng, biên lai cước phí vận chuyển, 2.2.4.2 Chứng từ, sổ sách . Chứng từ: + Mẫu số 03-TT - Giấy đề nghị tạm ứng + Mẫu số 04-TT - Giấy thanh toán tiền tạm ứng + Phiếu chi + Các chứng từ khác: hóa đơn mua hàng, biên lai cước phí vận chuyển, . Sổ sách: Mở sổ chi tiết theo dõi chặt chẽ tùng người nhận tạm ứng, từng khoản tạm ứng, từng lần tạm ứng và thanh toán tạm ứng. 2.2.4.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 141- “Tạm ứng” để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng này. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản như sau: Bên Nợ: 23
  34. Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp. Bên Có: - Các khoản tạm ứng đã được thanh toán; - Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương; - Các khoản vật tư sử dụng không hết nhập lại kho. Số dƣ bên Nợ: Số tạm ứng chưa thanh toán. 2.2.4.4 Phương pháp phản ánh một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh . Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 141 - Tạm ứng Có các TK 111, 112, 152, . Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi: Nợ các TK 152,153, 156, 241, 331, 621,623, 627, 642, Có TK 141 - Tạm ứng. . Các khoản tạm ứng chi (hoặc sử dụng) không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi: Nợ TK 111 - Tiền mặt Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu Nợ TK 334 - Phải trả người lao động Có TK 141 - Tạm ứng. . Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi: Nợ các TK 152, 153,156, 241, 621, 622, 627, Có TK 111 - Tiền mặt. 24
  35. 2.3 Kế toán các khoản phải trả 2.3.1 Kế toán phải trả cho người bán 2.3.1.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán Khoản phải trả cho người bán là khoản nợ phát sinh rất thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp liên quan đến việc mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ nhưng chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay. Phải theo dõi chi tiết thanh toán với từng đối tượng là người bán, người cung cấp hay người nhận thầu theo từng lần thanh toán. Theo đó thời hạn thanh toán từng hoá đơn để có thể cân đối tài chính nhằm thanh toán cho đúng hạn hoặc trước hạn để có thể hưởng chiết khấu thanh toán. Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng. 2.3.1.2 Chứng từ, sổ sách . Chứng từ: Hoá đơn GTGT, hoá đơn bán hàng Giấy đề nghị thanh toán Phiếu thu, phiếu chi Sổ phụ ngân hàng, biên bản kiểm kê tài sản Các chứng từ khác có liên quan 25
  36. . Sổ sách Sổ nhật ký chung Sổ cái Sổ chi tiết nợ phải trả cho người bán 2.3.1.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 331 “ Phải trả cho người bán”. Tài khoản này có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp; - Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao; - Số tiền người bán chấp thuận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng; - Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp thuận cho doanh nghiệp giảm trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán; - Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán. Bên Có: - Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp; - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hoá, dịch vụ đã nhận, khi có hoá đơn hoặc thông báo giá chính thức; Số dƣ bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp. Tài khoản này có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ (nếu có) phản ánh số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng Cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của 26
  37. từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”. 2.3.1.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế . Mua vật tư, hàng hóa chưa trả tiền người bán về nhập kho trong trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên hoặc khi mua TSCĐ: + Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ các TK 152, 153, 156, 157, 211, 213 (giá chưa có thuế GTGT) Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán). + Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị vật tư, hàng hóa, TSCĐ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán). . Khi ứng trước tiền hoặc thanh toán số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hoá, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có các TK 111, 112, 341, - Trường hợp phải thanh toán cho nhà thầu bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). - Trường hợp đã ứng trước tiền cho nhà thầu bằng ngoại tệ, kế toán ghi nhận giá trị đầu tư XDCB tương ứng với số tiền đã ứng trước theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước. Phần giá trị đầu tư XDCB còn phải thanh toán (sau khi đã trừ đi số tiền ứng trước) được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh. Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế) Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế thấp hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền) Có các TK 111, 112, (tỷ giá ghi sổ kế toán) 27
  38. Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu tỷ giá giao dịch thực tế cao hơn tỷ giá ghi sổ kế toán của TK tiền). . Khi nhận lại tiền do người bán hoàn lại số tiền đã ứng trước vì không cung cấp được hàng hóa, dịch vụ, ghi: Nợ các TK 111, 112, Có TK 331 - Phải trả cho người bán. . Nhận dịch vụ cung cấp (chi phí vận chuyển hàng hoá, điện, nước, điện thoại, kiểm toán, tư vấn, quảng cáo, dịch vụ khác) của người bán: + Nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi: Nợ TK 156 - Hàng hóa (1562) Nợ TK 241 - XDCB dở dang Nợ TK 242 - Chi phí trả trước Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635, 811 Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) Có TK 331 - Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán). + Trường hợp thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ thì giá trị dịch vụ bao gồm cả thuế GTGT (tổng giá thanh toán). . Chiết khấu thanh toán mua vật tư, hàng hoá doanh nghiệp được hưởng do thanh toán trước thời hạn phải thanh toán và tính trừ vào khoản nợ phải trả người bán, người cung cấp, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính. . Trường hợp vật tư, hàng hoá mua vào phải trả lại hoặc được người bán chấp thuận giảm giá do không đúng quy cách, phẩm chất được tính trừ vào khoản nợ phải trả cho người bán, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có) 28
  39. Có các TK 152, 153, 156, 611, . Trường hợp các khoản nợ phải trả cho người bán không tìm ra chủ nợ hoặc chủ nợ không đòi và được xử lý ghi tăng thu nhập khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán Có TK 711 - Thu nhập khác. 2.3.2 Kế toán phải trả cho người lao động 2.3.2.1 Khái niệm, nguyên tắc kế toán Khoản phải trả cho công nhân viên, người lao động là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ sự kiện nợ người lao động về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của họ. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả lao động cuối cùng. Kế toán phải trả cho người lao động sẽ phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động. Toàn bộ các khoản thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp phải được hạch toán qua tài khoản phải trả cho công nhân viên. Chi phí tiền lương, tiền công được hách toán chính xác cho từng đối tượng chịu chi phí. Thực hiện đúng pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các văn bản hướng dẫn về chế độ BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động. 2.3.2.2 Chứng từ, sổ sách . Chứng từ Người lao động trong doanh nghiệp được hưởng tiền lương chính, tiền lương phụ, tiền thưởng, tiền trợ cấp bảo hiểm xã hội. Đối với tiền lương có các loại chứng từ sau: - Bảng chấm công: phản ánh ngày công thực tế của từng người lao động trong mỗi tổ, bộ phận. 29
  40. - Bảng thanh toán lương, thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán bảo hiểm xã hội, bảng tính thuế thu nhập cá nhân. - Chứng từ nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho các cơ quan quản lý quỹ này. 2.3.2.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng tài khoản 334 - Phải trả người lao động để theo dõi chi tiết các khoản thanh toán cho công nhân viên (3341) và thanh toán cho người lao động khác (TK 3348). Tài khoản 334 ngày có kết cấu như sau: Bên Nợ: - Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động; - Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động. Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động; Số dƣ bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động. Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 rất cá biệt - nếu có phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động. Tài khoản 334 phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán lương và thanh toán các khoản khác. - Tài khoản 3341 - Phải trả công nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. - Tài khoản 3348 - Phải trả người lao động khác: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động khác ngoài công nhân viên của doanh nghiệp về tiền công, tiền thưởng (nếu có) có tính chất về tiền công và các khoản khác thuộc về thu nhập của người lao động. 30
  41. Để theo dõi việc trích lập và sử dụng các khoản trích theo tiền lương cho doanh nghiệp, kế toán sử dụng TK 3383- Bảo hiểm xã hội, TK 3384 Bảo hiểm y tế, TK 3382 Kinh phí công đoàn, TK 3389 Bảo hiểm thất nghiệp. 2.3.2.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế o Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi: Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348). o Tiền thưởng trả cho công nhân viên: - Khi xác định số tiền thưởng trả công nhân viên từ quỹ khen thưởng, ghi: Nợ TK 353 - Quỹ khen thưởng, phúc lợi (3531) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). - Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341) Có các TK 111, 112, o Tính tiền bảo hiểm xã hội (ốm đau, thai sản, tai nạn, ) phải trả cho công nhân viên, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3383) Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341). o Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quyết định xử lý ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có TK 141 - Tạm ứng Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác Có TK 138 - Phải thu khác. 31
  42. o Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112, o Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí, thẻ hội viên : - Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi: Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642 Có TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348). - Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi: Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (3341, 3348) Có các TK 111, 112, 2.3.3 Kế toán thuế và các khoản phải trả cho nhà nước 2.3.3.1 Khái niệm Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là số tiền mà doanh nghiệp phải có nghĩa vụ thanh toán với nhà nước về các khoản nộp tài chính bắt buộc như các loại thuế gián thu, trực thu, các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác phát sinh theo chế độ quy định. 2.3.3.2 Chứng từ, sổ sách . Chứng từ - Hoá đơn GTGT đầu ra, hoá đơn bán hàng. - Thông báo nộp thuế - Phiếu chi - Chứng từ liên quan. . Sổ sách - Sổ chi tiết thuế GTGT 32
  43. - Báo cáo thuế 2.3.3.3 Tài khoản sử dụng Kế toán sử dụng TK 333: thuế và các khoản phải nộp nhà nước để phản ánh. Có tất cả 9 tài khoản cấp 2: TK33311: Thuế GTGT đầu ra TK33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu TK3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt TK3333: Thuế xuất, nhập khẩu TK3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp TK3335: Thuế thu nhập cá nhân TK3336: Thuế tài nguyên TK3337: Thuế nhà đất, tiền thuế đất TK3338: Các loại thuế khác TK3339: Phí, lệ phí vá các khoản phải nộp khác Nội dung và kết cấu: Bên nợ: số thuế GTGT đã được khấu trừ trong kỳ, của hàng bán bị trả lại, bị giảm giá. Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác (phải nộp) đã nộp vào ngân sách nhà nước. Số thuế được giảm trừ vào số thuế phải nộp. Bên có: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp vào ngân sách nhà nước. 2.3.3.4 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ Các khoản phải nộp cho nhà nước: - Thuế GTGT đầu ra phải nộp (khi bán SP, hàng hóa, dịch vụ): Nợ TK 111, 112, 131 Có TK 331 - Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp Nợ TK 511 (hoặc TK 711) 33
  44. Có TK 3332, 3333 - Thuế thu nhập doanh nghiệp Nợ TK 821 Có TK 3334 - Thuế, phí, lệ phí tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK 642 Có TK 3338 - Thuế nhà đất, tiền thuê đất: Nợ TK 624 Có 3337 - Thuế nhập khẩu phải nộp đối với vật tư, hàng hóa nhập khẩu: Nợ TK 152, 156, 211 Có TK 3333 - Thuế thu nhập của người lao động Nợ TK 334 Có 3335 - Lệ phí trước bạ phải nộp cho TSCĐ mà doanh nghiệp mua: Nợ 211 Có TK 3338 Khi doanh nghiệp nộp thuế, các khoản phí, lệ phí sẽ ghi: Nợ TK 333 Có TK 111, 112 2.3.4 Kế toán các khoản phải trả, phải nộp khác 2.3.4.1 Nguyên tắc kế toán Tài khoản các khoản phải trả, phải nộp khác dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác thuộc nhóm TK 33 (từ TK 331 đến TK 337). Tài khoản này cũng được dùng để hạch toán doanh thu nhận trước về các dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng và các khoản chênh lệch giá phát sinh trong giao dịch bán thuê lại tài sản là thuê tài chính hoặc thuê hoạt động. 34
  45. Nội dung và phạm vi phản ánh của tài khoản này gồm các nghiệp vụ chủ yếu sau: - Giá trị tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân, còn chờ quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền; Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định của cấp có thẩm quyền ghi trong biên bản xử lý, nếu đã xác định được nguyên nhân; - Số tiền trích và thanh toán bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; - Các khoản khấu trừ vào tiền lương của công nhân viên theo quyết định của toà án; - Các khoản lợi nhuận, cổ tức, phải trả cho các chủ sở hữu; - Khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả ngay. - Các khoản phải trả, phải nộp khác, như phải trả để mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ và các khoản hỗ trợ khác (ngoài lương) cho người lao động 2.3.4.2 Tài khoản sử dụng Tài khoản 338- phải trả, phải nộp khác sẽ được kế toán dùng để phản ánh nội dung này. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý; - Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị; - Số BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn; - Doanh thu chưa thực hiện tính cho từng kỳ kế toán; trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản; - Số phân bổ khoản chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp theo cam kết với giá bán trả tiền ngay (lãi trả chậm) vào chi phí tài chính; - Các khoản đã trả và đã nộp khác. 35
  46. Bên Có: - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý (chưa xác định rõ nguyên nhân); Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể (trong và ngoài đơn vị) theo quyết định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân; - Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh hoặc khấu trừ vào lương của công nhân viên; - Các khoản thanh toán với công nhân viên về tiền nhà, điện, nước ở tập thể; - Kinh phí công đoàn vượt chi được cấp bù; - Số BHXH đã chi trả công nhân viên khi được cơ quan BHXH thanh toán; - Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kỳ; - Các khoản phải trả khác. Số dƣ bên Có: - BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc kinh phí công đoàn được để lại cho đơn vị chưa chi hết; - Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết; - Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán; - Các khoản còn phải trả, còn phải nộp khác. Tài khoản này có thể có số dƣ bên Nợ: Số dư bên Nợ phản ánh số đã trả, đã nộp nhiều hơn số phải trả, phải nộp hoặc số bảo hiểm xã hội đã chi trả công nhân viên chưa được thanh toán và kinh phí công đoàn vượt chi chưa được cấp bù. 2.3.4.3 Phương pháp hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh o Trường hợp phát hiện tài sản thừa chưa xác định rõ nguyên nhân phải chờ giải quyết: + Kế toán phản ánh giá trị tài sản thừa theo giá trị hợp lý tại thời điểm phát hiện để ghi sổ kế toán, ghi: Nợ các TK 111, 152, 153, 156, 211 (Theo giá trị hợp lý) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381). 36
  47. + Khi có biên bản xử lý của cấp có thẩm quyền về số tài sản thừa, kế toán căn cứ vào quyết định xử lý ghi vào các tài khoản liên quan, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3381) Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu; hoặc Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB; Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388); Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 711 - Thu nhập khác. Trường hợp thừa tài sản: Doanh nghiệp chủ động theo dõi và ghi chép thông tin tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê trong phần thuyết minh Báo cáo tài chính. - Kế toán xử lý tài sản thừa, thiếu trong kiểm kê: Đối với tài sản phát hiện thừa qua kiểm kê, căn cứ vào “Biên bản xử lý tài sản thừa, thiếu qua kiểm kê”, ghi: Nợ TK 3381 - Tài sản thừa chờ giải quyết Có TK 331 - Phải trả cho người bán (nếu tài sản thừa của người bán) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác(3388) Có TK 411 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (đối với tài sản thừa không xác định được nguyên nhân hoặc không tìm được chủ sở hữu). o Kế toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ - Khi trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi: Nợ các TK 622, 623,627, 641, 642 (số tính vào chi phí SXKD) Nợ TK 334 - Phải trả người lao động (số trừ vào lương người lao động) Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386). - Khi nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, ghi: Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386) Có các TK 111, 112, - Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị, ghi: 37
  48. Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382) Có các TK 111, 112, - Kinh phí công đoàn chi vượt được cấp bù, khi nhận được tiền, ghi: Nợ các TK 111, 112 Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3382) o Doanh thu chưa thực hiện, ghi: Nợ 131- Phải thu khách hàng Nợ 133 - Thuế GTGT được khấu trừ Có 3387 - Doanh thu chưa thực hiện 38
  49. Chƣơng 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NGUỒN NHÂN LỰC SIÊU VIỆT 1.1. Giới thiệu tổng quan về đơn vị thực tập 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Nguồn Nhân Lực Siêu Việt ( tiền thân là công ty Cổ phần Tìm Việc Nhanh) được thành lập vào năm 2004 với sứ mệnh trở thành cầu nối hiệu quả giữa người tìm việc và nhà tuyển dụng. Trải qua hơn 10 năm phát triển, Công ty Cổ phần Nguồn Nhân lực Siêu Việt tự hào là đối tác của hơn 400.000 doanh nghiệp và hơn 2 triệu hồ sơ người tìm việc. Công ty sở hữu hệ thống 2 website tuyển dụng hàng đầu là timviecnhanh.com và vieclam24h.vn, chiếm lĩnh 45% thị phần tuyển dụng trực tuyến Việt Nam, với hơn 500.000 lượt truy cập mỗi ngày (theo thống kê của comscore). Công ty cổ phần Nguồn Nhân Lực Siêu Việt Mã số thuế: 0303452460 Địa chỉ: 111D Lý Chính Thắng, Phường 07, Quận 3, TP Hồ Chí Minh Giấy phép kinh doanh: 0303452460 - Ngày cấp: 03/09/2004 Ngày hoạt động: 01/10/2004 Website: Điện thoại: 0873098888 - Fax: 08 39301800 Giám đốc: Ông ONG XUÂN MINH 3.1.2 Lĩnh vực họat động Hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng, Nguồn Nhân Lực Siêu Việt hiểu rõ tầm quan trọng của con người đối với tổ chức. Công ty luôn ưu tiên và chú trọng tuyển dụng, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự trẻ. Là một thành viên của Nguồn Nhân Lực Siêu Việt, 39
  50. chỉ cần bạn có đủ nhiệt huyết và thể hiện được năng lực trong công việc, công ty sẽ luôn sẵn sàng dành cho bạn cơ hội thăng tiến cùng những đãi ngộ hấp dẫn. Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực Siêu Việt hiện là đối tác tin cậy của các doanh nghiệp hàng đầu như: FPT, VietinBank, Ford, Unilever, Honda, Viettel, Toyota 1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý tại công ty 1.2.1. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 3.1 : Sơ đồ bộ bộ máy quản lý . 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận Chức năng các bộ phận  Ban Giám Đốc Ban Giám Đốc trực tiếp quản lí và điều hành các công việc của công ty, định hướng hoạt động và chịu trách nhiệm cao nhất. Thành viên Ban Giám Đốc gồm: - Ông: Ong Xuân Minh - Giám đốc - Bà: Tô Thanh Nga - Phó Giám Đốc  Các nhóm CSKH : Trưởng nhóm CSKH: Chịu trách nhiệm về doanh số của nhóm và hỗ trợ các thành viên nhóm nhằm đạt mục tiêu doanh số đề ra. Quản lí nhân sự nhóm. 40
  51.  Phòng kế toán - HCNS – giao nhận: Phòng kế toán: Cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động tài chính ở đơn vị. Thu nhận, ghi chép, phân loại, xử lý và cung cấp các thông tin. Tổng hợp, báo cáo lý giải các nghiệp vụ tài chính diễn ra ở đơn vị, giúp cho Giám đốc có khả năng xem xét toàn diện các hoạt động của đơn vị kinh tế. Phản ánh đầy đủ tổng số vốn, tài sản hiện có như sự vận động của vốn và tài sản ở đơn vị qua đó giúp Giám đốc quản lý chặt chẽ số vốn, tài sản của công ty nhằm nâng cao hiệu quả của việc sử dụng vốn trong sản xuất kinh doanh. Thực hiện công tác hạch toán – kế toán hoạt động kinh doanh của đơn vị. Thực hiện theo chế độ báo cáo định kỳ của công ty và các báo cáo tài chính hiện hành của Nhà nước. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được giám đốc công ty giao. Hành chính nhân sự: Quản lí nhân sự công ty. Giao nhận: Chịu trách nhiệm thu tiền thanh toán cho các nhóm CSKH  Quản lí chất lượng: Là bộ phân hỗ trợ Hồ sơ ứng viên trên hệ thống trang chủ TimViecNhanh.Com và Vieclam24h.vn Hỗ trợ các công việc liên quan đến CSKH và Nhà Tuyển Dụng Tổng hợp các báo cáo, Hỗ trợ xử lý các công ty có công nợ xấu từ CSKH.  QA ( Giám sát chất lượng cuộc gọi): Theo dõi số lượng cuộc gọi các nhóm trong ngày Theo dõi và phân tích file ghi âm cuộc gọi Tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho các nhóm CSKH Hỗ trợ các nhóm CSKH để tối đa hiệu quả tuyển dụng 1.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 1.3.1. Cơ cấu bộ máy kế toán Công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Tức là toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng kế toán từ công việc xử lý chứng từ, ghi sổ tổng hợp đến việc lập báo cáo kế toán. 41
  52. Phòng kế toán gồm có sáu người: một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp, một kế toán công nợ, 2 kế toán bán hàng và một thủ quỹ. Sơ đồ 3.2 : Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán bán Kế toán công nợ Kế toán bán Thủ quỹ hàng 1 hàng 2 1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán Mỗi nhân viên thực hiện các công việc theo sự chỉ đạo của kế toán trưởng phân công và cùng nhau hỗ trợ làm tốt các báo cáo kế toán của công ty.  Kế toán trưởng : + Tổ chức công tác tài chính, lập hệ thống kế toán chi tiết, kế toán chuyên ngành, sổ chi tiết công ty theo quy định, hạch toán kế toán tổng hợp, phụ trách chỉ đạo hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho các kế toán chi tiết. + Tổ chức ghi chép, tính toán tình hình hoạt động kinh doanh và phân tích kết quả tài chính của công ty. + Tính toán và trích lập đầy đủ các khoản nộp ngân sách, nộp cấp trên. + Lập và gởi lên Giám đốc các báo cáo kế toán đúng hạn, tổ chức các cuộc kiểm kê định kỳ. + Tổ chức phổ biến hướng dẫn kịp thời các chế độ tài chính kế toán của Nhà nước cho các cán bộ trong công ty. + Tổ chức lưu trữ bảo vệ các tài liệu kế toán. 42
  53.  Kế toán tổng hợp: Thay mặt kế toán trưởng giải quyết các công việc khi vắng kế toán trưởng. Kiểm tra, theo dõi và hướng dẫn và đôn đốc các kế toán viên trong công việc đồng thời ký duyệt các giấy tờ hạch toán của nhân viên trong phòng. Đồng thời kế toán tổng hợp là người sẽ chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết, chứng từ tổng hợp, chứng từ ghi sổ và sổ kế toán tổng hợp theo định kỳ, trích lập các quỹ, phân bổ chi phí, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế định kỳ.  Kế toán công nợ: + Có nhiệm vụ theo dõi cập nhật việc thanh toán nợ và công nợ giữa công ty và khách hàng. + Cập nhật và theo dõi sổ chi tiết tài khoản tiền mặt, tiền gởi ngân hàng. + Cập nhật và theo dõi sổ chi tiết tài khoản tiền vay tại các ngân hàng. + Cuối ngày đối chiếu số liệu giữa kế toán chi tiết tiền mặt với sổ quỹ. + Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết tài khoản tiền gởi,tiền vay ngân hàng với sổ Ngân hàng.  Kế toán bán hàng 1: + Duyệt giá, kích tin bán hàng trên trang web vieclam24h.vn + Hàng ngày cập nhật và theo dõi chi tiết doanh thu thực hiện của từng nhóm chăm sóc khách hàng. +Tổng hợp và báo cáo tình hình doanh thu tiêu thụ của từng dịch vụ theo từng ngày, tháng, quý, năm. + Lập phiếu thu tiền mặt  Kế toán bán hàng2: + Xuất hóa đơn giá trị gia tăng + Có nhiệm vụ theo dõi cập nhật công nợ giữa công ty và khách hàng. + Theo dõi, ghi nhận việc thu phí của bộ phận giao nhận.  Thủ quỹ : + Thu chi các khoản tiền theo phiếu thu, phiếu chi được duyệt . 43
  54. + Nhận tiền và nộp tiền tại ngân hàng và các đơn vị có liên quan, đối chiếu sổ quỹ tiền mặt hằng ngày trên sổ sách với thực tế và chi tiết của kế toán. + Có nhiệm vụ chi tiền mặt khi có quyết định của lãnh đạo và thu tiền vốn vay của các đơn vị, theo dõi, ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác tình hình tăng, giảm và số tiền còn tồn tại quỹ. Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho kế toán trưởng để làm cơ sở cho việc kiểm soát, điều chỉnh vốn bằng tiền, từ đó đưa ra những quyết định thích hợp cho hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính của Công ty. + Kích tin bán hàng trên trang web timviecnhanh@gmail.com 1.3.3. Hình thức sổ kế toán Công ty hiện đang áp dụng hình thức kế toán trên máy và sử dụng mẫu sổ theo hình thức nhật ký chung. Hình thức này phù hợp với mọi loại hình công ty, thuận tiện cho việc áp dụng máy tính. Hiện tại công ty đang dùng phần mềm kế toán EFFECT để giảm bớt công tác ghi chép bằng tay cho công việc kế toán cũng như để hoàn thiện công tác quản lý. Chính vì thế đã phần nào hạn chế được những sai sót phát sinh trong việc liên kết thông tin xử lý số liệu giữa các phần hành hoạt động trong Công ty, tiết kiệm được rất nhiều thời gian đồng thời giảm bớt các loại sổ sách, giúp cho quá trình lưu giữ chứng từ thuận tiện hơn. Phần mềm xử lý các số liệu cho ra các báo cáo cần thiết, kế toán chỉ việc vào hệ thống kiểm tra. Khi có việc cần muốn xem chỉ việc mở phần mềm lên là có thể xem, không cần phải lục lại chứng từ.  Trình tự ghi sổ kế toán + Hàng ngày trên cơ sở chứng từ gốc nhận được, các cán bộ kế toán đảm nhiệm các phần hành cụ thể sẽ xem xét, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ có liên quan tới phần hành mà mình phụ trách, làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các mẫu biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp, sổ Nhật ký chung và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. + Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng 44
  55. hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. + Cuối tháng, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và được đóng dấu, ký tên của Giám Đốc, kế toán trưởng để khóa sổ và tiến hành lưu trữ. 1.3.4. Chế độ kế toán + Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 cùng với các chuẩn mực kế toán do Bộ trƣởng Bộ Tài Chính ban hành. + Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng + Tổ chức hệ thống tài khoản: theo bảng hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam của thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014. + Khấu hao TSCĐ: Hiện công ty đang sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng. + Tính thuế Giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ. + Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. 45
  56. Chƣơng 4: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY CP NGUỒN NHÂN LỰC SIÊU VIỆT 1.1 Kế toán vốn bằng tiền Cũng như nhiều doanh nghiệp khác vốn bằng tiền đối với công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt là một bộ phận của tài sản lưu động với tính lưu động cao, nó được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán, thực hiện mua sắm và chi tiêu của doanh nghiệp. Hiện tại công ty đang quản lý tốt vốn bằng tiền, các khoản phải thu, phải trả giúp doanh nghiệp theo dõi vốn hiện có, biến động tăng, giảm của các tài sản thuộc vốn bằng tiền và cũng giúp doanh nghiệp quản lý việc thu hồi nợ, kiểm soát chi tiêu, dự báo nhu cầu tiền mặt của doanh nghiệp và có thể đầu tư những khoản tiền nhàn rỗi. 1.1.1 Kế toán tiền mặt 1.1.1.1 Nội dung Tiền mặt tại quỹ của công ty chủ yếu là Việt Nam đồng. Hàng ngày, tại công ty luôn phát sinh những khoản tăng tiền mặt thu từ hách hàng. Bộ phận giao nhận sẽ trực tiếp giao phiếu thu, hóa đơn và thu tiền từ khách hàng sau đó nộp lại tổng số tiền thu được cho thủ quỹ vào sáng ngày hôm sau. Thủ quỹ sẽ ghi nhận vào sổ quỹ tiền mặt. Kế toán sẽ ghi nhận số lượng phiếu đi thu cho từng nhân viên giao nhận để làm căn cứ tính lương cho bộ phận này. Công ty luôn giữ một lượng tiền mặt nhất định để phục vụ chi tiêu hàng ngày đảm bảo cho hoạt động công ty không gián đoạn. Tại doanh ngiệp chỉ những nghiệp vụ phát sinh không lớn sẽ được thanh toán bằng tiền mặt. Khi lượng tiền mặt tại công ty lớn sẽ Kế toán chịu trách nhiệm mở sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt để ghi chép theo trình tự liên tục những khoản thu chi tiền mặt và luôn biết được số tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Hàng ngày, thủ quỹ luôn kiểm tra số tiền quỹ thực tế đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt. Nếu có chênh lệch thủ quỹ và kế toán sẽ tiến hành kiểm tra để phát hiện nguyên nhân và xử lý chênh lệch. 1.1.1.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng và trình tự luân chuyển Chứng từ hạch toán: 46
  57. +Phiếu thu: mẫu số 01 – TT +Phiếu chi: mẫu số 02 – TT + Giấy đề nghị tạm ứng: mẫu số 03 – TT +Giấy thanh toán tiền tạm ứng: mẫu số 04 – TT +Giấy đề nghị thanh toán: mẫu số 05 – TT + Hóa đơn + Phiếu đăng kí ( có giá trị như hợp đồng) Số sách kế toán sử dụng : + Sổ cái tài khoản 111 +Sổ chi tiết từng tài khoản liên quan + Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt + Số quỹ tiền mặt: Do thủ quỷ lập để quản lí tình hình chi của quỹ tiền mặt. + Sổ nhật ký chung: Phần mềm kế toán tự động ghi vào sổ nhật kí chung để ghi lại tất cả những nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng . Trình tự vận chuyển chứng từ: Khi phát sinh nghiệp vụ thu chi tiền mặt, kế toán căn cứ vào chứng từ Phiếu đăng kí và hóa đơn để lập phiếu thu, phiếu chi, chuyển cho kế toán tổng hợp và giám đốc ký duyệt. _Phiếu thu: được lập thành hai liên Liên 1: Kế toán, thủ quỹ lưu lại Liên 2: Đưa cho người nộp tiền _Phiếu chi: được thành lập thành hai liên Liên 1: Kế toán thủ quỹ lưu lại Liên 2: Đưa cho người nhận tiền Sau đó chuyển cho thủ quỹ thực hiện việc xuất nhập quỹ tiền mặt, thủ quỹ ký tên và giữ lại liên 1 để ghi sổ quỹ, kế toán sẽ ghi sổ thu, chi tiền mặt, liên 2 giao cho khách hàng. Bên cạnh đó hàng ngày khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh thủ quỷ căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi và chứng từ liên quan tiến hành thu, chi tiền mặt sau đó ghi vào sổ quỹ, cuối ngày thũ quỹ tiến hành kiểm tra lại số tiền phát sinh và số tiền tồn quỹ. Kiểm tra, đối chiếu số tiền thực tế với số tiền trên sổ quỹ và sổ kế toán. 47
  58. Vào cuối tháng thủ quỹ tiến hành lưu hồ sơ chứng từ liên quan đến việc thu, chi và tiến hành khóa sổ quỹ tháng đó sau khi đã đối chiếu sổ quỹ thực tế với sổ trên máy. 1.1.1.3 Tài khoản sử dụng Công ty sử dụng tài khoản cấp 2 của tài khoản 111 là 1111- tiền Việt Nam để phản ánh các nghiệp vụ về tiền mặt tại quỹ.Và các tài khoản liên quan khác như: 1311, 133, 112 1.1.1.4 Một số nghiệp vụ phát sinh . Ngày 23/4/2016 căn cứ phiếu thu PT04/23/002, thu tiền mặt công nợ khách hàng LaMay Cafe số tiền 1.624.500 số hóa đơn CHDL7059. Kế toán ghi: Nợ 11111 1.624.500 Có 1311 1.624.500 . Ngày 23/4/2016 căn cứ phiếu thu PT04/23/004, thu tiền mặt công nợ khách hàng công ty Cổ phần Niso số tiền 1.500.000 đ số hóa đơn 0013443. Kế toán ghi: Nợ 11111 1.500.000 Có 1311 1.500.000 . Ngày 23/4/2016 căn cứ phiếu thu PT04/23/005, thu tiền mặt công nợ khách hàng công ty Cổ phần Big Sun Việt Nam số tiền 1.080.000đ số hóa đơn 0013427. Kế toán ghi: Nợ 11111 1.080.000 Có 1311 1.080.000 Các phiếu thu này sau khi được thủ quỹ thu tiền và ghi vào sổ quỹ tiền mặt của thủ quỹ sẽ chuyển cho kế toán nhập vào phần mềm kế toán để cấn trừ công nợ của khách hàng. Phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật vào sổ liên quan. Cuối ngày thủ quỹ và kế toán sẽ đối chiếu với số quỹ tồn thực tế với sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt. Sổ sách kèm theo: Xem Hình 4.1 Sổ quỹ tiền mặt ngày 23/4/2016 và hình 4.2 Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt Phụ lục 1. 1.1.2 Kế toán tiền gửi ngân hàng 1.1.2.1 Nội dung 48
  59. Hiện tại tiền gửi ngân hàng của doanh nghiệp là đồng Việt Nam. Để giảm bớt những rủi ro, gian lận và nâng ca o hiệu quả sử dụng tiền phần lớn tiền của công ty được gửi vào ngân hàng. Tài khoản này giúp công ty phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Khi số tiền mặt quá lớn kế toán tổng hợp sẽ rút tiền mặt nộp vào tài khoản tiền gửi ngân hàng. Theo quy định của công ty người khi đi nộp tiền vào ngân hàng bắt buộc phải là 2 nhân viên của phòng kế toán. Hàng ngày, kế toán công nợ đối chiếu giữa số liệu ghi trên sổ kế toán với sổ phụ của ngân hàng trên trang web của ngân hàng để theo dõi, ghi nhận các khoản tiền được nhận, chi từ tài khoản ngân hàng. Trường hợp có sự chênh lệch sẽ thông báo với ngân hàng và các bên liên quan như chăm sóc khách hàng, nhà cung cấp sẽ cùng nhau đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Nếu đến cuối tháng chưa xác định rõ nguyên nhân thì khoản chênh lệch sẽ được ghi vào bên Nợ TK 138 nếu số liệu trên sổ kế toán lớn hơn giấy báo hoặc bản sao kê ngân hàng; hoặc hạch toán vào bên Có TK 338 nếu số liệu trên sổ kế toán nhỏ hơn số liệu của ngân hàng. 1.1.2.2 Chứng từ, sổ sách sử dụng Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc. Kế toán dùng sổ quỹ tiền gửi ngân hàng để theo dõi tài khoản này. 1.1.2.3 Tài khoản sử dụng Doanh nghiệp đang sử dụng các tài khoản cấp 2 của tài khoản 112 để theo dõi chi tiết tiền gửi ngân hàng tại các tài khoản ngân hàng khác nhau: Tài khoản 11217 - Tiền gửi ngân hàng tại ngân hàng Vietcombank Tài khoản 11213 - Tiền gửi ngân hàng tại ngân hàng TP bank 1.1.2.4 Một số nghiệp vụ phát sinh Ngày 9/5 căn cứ phiếu chi PC 408 chi tiền mặt nộp vào tài khoản Tiên Phong Bank 330.000.000đ. Kế toán ghi: Nợ 11213 330.000.000 Có 11111 330.000.000 49
  60. Kế toán sẽ nhập liệu vào phần mềm, phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật vào các loại sổ liên quan. Chứng từ kèm theo: Phiếu chi PC408 và Giấy nộp tiền xem hình 4.3 và 4.4 Phụ lục 2 1.2 Kế toán các khoản phải thu 1.2.1 Kế toán phải thu khách hàng 1.2.1.1 Nội dung Khoản phải thu khách hàng là doanh thu chính, lớn và phát sinh thường xuyên nhất tại công ty. Khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào phiếu đăng kí được cung cấp từ cahwm soác khách hàng kế toán sẽ ghi nhận doanh thu và ghi nợ cho từng khách hàng bằng cách nhập liệu vào phần mềm kế toán. Phần mềm kế toán sẽ tự động ghi nhận vào các sổ sách có liên quan. Khi đến hạn thu nợ khách hàng, kế toán sẽ vào phần mềm chọn đúng phần công nợ của khách hàng cần thu phí để lập phiếu thu. Phiếu thu sẽ được lập thành hai liên. Hai liên phiếu thu này cùng với phiếu đăng kí, hóa đơn sẽ được bộ phận giao nhận của công ty đưa đến thu tiền mặt khách hàng. Liên một của phiếu thu và hóa đơn cùng phiếu đăng kí sẽ giao cho khách hàng. Liên còn lại sẽ giao về cho kế toán khi đã thu được tiền và có chữ kícủa khách hàng. Khi thủ quỹ đã nhận tiền thu được của khách hàng từ bộ phận giao nhận sẽ kí vào phiếu thu và ghi nhận vào sổ quỹ tiền mặt. Nếu khách hàng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản kế toán sẽ căn cứ vào sao kê ngân hàng. Kế toán công nợ sẽ cấn trừ công nợ cho khách hàng. Hàng ngày tại công ty thường phát sinh những lỗi ghi nhận công nợ sai. Lỗi này phát sinh do chăm sóc khách hàng cung cấp phiếu đăng kí trùng nhau đẫn đến kế toán ghi nhận sai. Hay những khoản nâng gói, đổi gói dịch vụ kế toán thực hiện chuyển đổi công nợ chưa chính xác. Cuối ngày kế toán tổng hợp luôn phải đối chiếu với chăm sóc khách hàng và kế toán viên để kiểm tra công nợ. Định kì kế toán tổng hợp sẽ kiểm tra sổ sách và in ra sổ sách, báo cáo khi cần thiết. 50
  61. 1.2.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng Chứng từ: + Phiếu thu + Phiếu đăng ký ( có giá trị như hợp đồng với khách hàng) + Hóa đơn Sổ sách: + Sổ cái tài khoản 111 + Sổ chi tiết tiền mặt +Sổ quỹ tiền mặt + Sổ chi tiết tài khoản 131 + Sổ nhật ký chung 1.2.1.3 Một số nghiệp vụ phát sinh . Căn cứ phiếu thu số 01 ngày 14/4/2016 Công ty Fistland thanh toán tiền mặt công nợ hóa đơn số CHDH513 số tiền 6.498.000đ Nợ 11111 6.498.000 Có 1311 6.498.000 Kế toán dựa vào chứng từ để nhập số liệu vào từng danh điểm nguyên liệu vật liệu đã được cài đặt sẵn trong phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật, kết chuyển vào các phiếu nhập kho và phiếu chi, đồng thời ghi tăng TK 152. . Căn cứ phiếu thu số 63 Công ty TNHH thương mại Kỹ thuật KP thanh toán công nợ hóa đơn 13088 số tiền 1.692.900đ. Kế toán ghi: Nợ 11111 1.692.900 Có 1311 1.692.900 . Căn cứ phiếu thu công ty Cổ phần kiến trúc & nội thất NANO- chi nhánh Đồng Nai thanh toán tiền mặt công nợ hóa đơn số 11411 số tiền 5.668.650đ Nợ 11111 5.668.650 Có 1311 5.668.650 . Ngày 5/5 /2016 công ty nhận được chuyển khoản từ công ty Cổ phần kiến trúc & nội thất NANO- chi nhánh Đồng Nai thanh toán tiền mặt công nợ hóa đơn số 11411 số tiền 5.668.650đ vào ngân hàng Vietcombank. Công ty khách hàng đã chuyển nhầm phần công nợ đã thanh toán cho công ty lần hai. Kế toán ghi: . 51
  62. Nợ 11213 5.668.650 Có 3388 5.668.650 Chứng từ đính kèm: Phiếu đăng kí hình 4.5, Phiếu thu hình 4.6, Phiếu thu hình 4.7, sổ quỹ tiền mặt hình 4.8, Phiếu thu hình 4.9, Hình 4.10 Sao kê chuyển khoản của công ty NANO (xem phụ lục 3) 1.2.2 Kế toán các khoản tạm ứng 1.2.2.1 Nội dung Hiện tại công ty đang sử dụng các khoản tạm ứng đúng theo Điều 22 , thông tư 200 về nguyên tắc kế toán với các khoản tạm ứng. Tại công ty đang thực hiện qui trình như sau: Nhân viên cần tạm ứng sẽ làm phiếu tạm ứng. Phiếu này sau khi được ban giám đốc phê duyệt sẽ chuyển đến cho kế toán. Kế toán sẽ lập phiếu chi theo số tiền đã phê duyêt. Sau khi công việc đã hoàn thành người được nhận tạm ứng sẽ cung cấp cho kế toán những chứng từ, hóa đơn liên quan đã sử dụng cho số tiền đã tạm ứng. Căn cứ vào những chứng từ này và phiêu chi tạm ứng đã chi trước đó, kế toán lập giấy thanh toán tạm ứng. Nếu khoản thực chi lớn hơn tạm ứng, thì kế toán sẽ chi thêm cho nhân viên. Còn nếu thực chi lớn hơn số tiền đã tạm ứng thì nhân viên sẽ hoàn tạm ứng. 1.2.2.2 Tài khoản sử dụng Kế toán đang sử dụng tài khoản 141 để phản ánh các khoản tạm ứng Sổ sách: Sổ nhật ký chung, Sổ cái tài khoản 141, sổ chi tiết tài khoản 141, sổ chi tiết các ài khoản liên quan. Phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật vào các sổ này khi kế toán nhập liệu nghiệp vụ phát sinh. 1.2.2.3 Một số nghiệp vụ phát sinh Ngày 11/5 trợ lý giám đốc nộp phiếu xin tạm ứng số tiền 5.160.000đ cho việc đăng kí gian hàng ngày hội 14/5 tại nhà văn hóa thanh niên. Phiếu tạm ứng này đã được giám đốc duyệt. Kế toán đã lập phiếu chi PC415 để chi cho khoản tạm ứng này. Kế toán ghi: Nợ 141 5.160.000 Có 11111 5.160.000 52
  63. Ngày 12/5 sau khi chi xong các cho việc đăng kí gian hàng ngày hội 14/5. Người nhận tạm ứng sẽ cung cấp cho kế toán giấy thanh toán tạm ứng cũng với các biên lai, hóa đơn đã chi. Vì số tiền đã chi tạm ứng với số tiền đã chi thực tế bằng nhau nên kế toán không cần chi thêm hay thu hồi tạm ứng. Kế toán ghi : Nợ 6428 5.160.000 Có 141 5.160.000 Chứng từ kèm theo: Phiếu tạm ứng, phiếu chi số PC415, giấy thanh toán tạm ứng. (xem phụ lục 4 hình 4.11, 4.12, 4.13) Căn cứ trên các chứng từ gốc, kế toán nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào sổ chi tiết và sổ nhật ký chung. 1.3 Kế toán các khoản phải trả 1.3.1 Kế toán phải trả cho người bán 1.3.1.1 Nội dung Quy trình thực hiện Khi đến thời hạn thanh toán, nhà cung cấp sẽ gửi Giấy đề nghị thanh toán cho công ty. Nhận được giấy đề nghị thanh toán kế toán sẽ kiểm tra hợp đồng nếu chấp nhận thanh toán sẽ nhập vào phần mềm để máy tính xử lý. Phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật số liệu vào các sổ sách liên quan. Sau đó kế toán sẽ in ra phiếu chi hai liên. Hai liên phiếu chi cùng với giấy đề nghị thanh toán sẽ được giám đốc hoặc P.giám đốc ký duyệt. Phiếu chi sau khi đươc duyệt làm căn cứ cho thủ quỹ trả nợ. Thủ quỹ chi tiền và kí vào phiếu chi và ghi vào sổ quỹ để theo dõi. Thủ quỹ chuyển một liên phiếu chi cùng các chứng từ liên quan cho kế toán lưu, liên cong lại giao cho người nhận tiền. 1.3.1.2 Chứng từ và sổ sách sử dụng Chứng từ: + Phiếu chi/ Giấy báo nợ + Hợp đồng + Giấy đề nghị thanh toán Sổ sách: 53
  64. + Sổ cái tài khoản 111/ 112 + Sổ quỹ tiền mặt + Sổ chi tiết tài khoản 331 + Sổ nhật ký chung + Sổ cái tài khoản 331 1.3.1.3 Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh . Khi kế toán nhận được phiếu đề nghị thanh toán và hóa đơn VAT từ nhà cung cấp điện. Kế toán sẽ nhập vào phần mềm trong mục bút toán tổng hợp nghiệp vụ phát sinh. Sau đó làm phiếu hạch toán và đóng dấu Posted trên hóa đơn của nhà cung cấp. Định khoản: Nợ 6428 11.604.420 Nợ 13311 1.160.442 Có 3311 12.764.862 . Ngày 31/3/2016 công ty nhận được thông báo cước phí FPT. Ngày 19/4 kế toán lập đề nghị thanh toán và thanh toán cước phí này qua tài khoản ngân hàng. Nợ 6428 160.258.000 Nợ 13311 16.025.800 Có 3311 176.283.800 Khi thanh toán cươc qua ngân hàng. Kế toán ghi: Nợ 3311 176.283.800 Có 11213 176.283.800 Chứng từ đính kèm: Thư đề nghị thanh toán tiền điện- hình 4.14, hóa đơn GTGT số 1270- hình 4.15, phiếu hạch toán PK04/16-020 – hình 4.16, thông báo cước ivoice- hình 4.17, Phiếu đề nghị thanh toán hình - 4.18, xác nhận chuyển tiền liên ngân hàng- hình 4.19 ( Xem phụ lục 5) 1.3.2 Kế toán phải trả cho người lao động 1.3.2.1 Nội dung Hiện tại với tổng số lao động là 123 người công ty đang thực hiện đúng pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và các văn bản hướng dẫn về chế độ BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động. . Qui trình công tác tiền lương tại công ty như sau: 54
  65. + Hằng ngày nhân viên đi làm sẽ được chấm công bằng vân tay. + Cuối tháng toàn bộ số liệu về ngày công sẽ được phòng nhân sự xử lý, tổng hợp cùng các chứng từ có liên quan gửi đến phòng kế toán. + Tại phòng kế toán, người phụ trách về tiền lương hiện tại của công ty là kế toán tổng hợp sẽ căn cứ căn cứ vào số liệu và các chứng từ có liên quan tính ra số lương mà người lao động được nhận trong tháng và lập bảng thanh toán lương, thưởng, trợ cấp cùng các khoản trích theo lương. + Nếu như bảng lương chính xác sẽ được đưa đến ban giám đốc xem xét và ký duyệt. Sau khi được ban giám đốc ký duyệt kế toán sẽ lập phiếu chi và thủ quỹ tiến hành chi lương cho nhân viên. . Phương pháp tính lương: Là một công ty dịch vụ với thành phần nhân viên đa dạng nên việc tính lương cũng sẽ phân theo nhiều cách khác nhau cho từng đối tượng. Hầu hết các nhân viên tại công ty có hợp đồng lao động đang được áp dụng hình thức trả lương theo thời gian (lương tháng). Theo thỏa thuận ban đầu giữa người lao động và ban giám đốc công ty, những lao động thuộc đối tượng này sẽ được hưởng một mức lương cố định theo Hợp dồng lao động đã thỏa thuận. Riêng các nhân viên tại phòng kinh doanh (chăm sóc khách hàng) ngoài mức lương cố định sẽ được hưởng thêm lương theo doanh thu thực hiện. Ở công ty quy định ngày công đầy đủ của nhân viên trong tháng là 24 ngày, tùy vào số ngày làm việc đầy đủ hay vắng mặt tại công ty sẽ được điều chỉnh hợp lý. Trong tháng nếu nhân viên nào làm đủ 24 ngày công sẽ được cọng 100000đ tiền chuyên cần vào lương. Ngoài mức lương theo ngày công mỗi nhận viên sẽ được lãnh các khoản phụ cấp về cơm trưa, xăng xe, điện thoại Bên cạnh đó nhân viên cũng sẽ bị trừ lương nếu vi phạm qui định của công ty. Chế độ nghỉ phép, lễ tết được hưởng lương theo qui định. Nếu nhân viên nghỉ quá số ngày quy định sẽ lấy tiền lương theo hợp đồng trừ số ngày nghỉ. . Hình thức trả lương: Cuối tháng, bảng lương sau khi được ban giám đốc duyệt và kế toán lập phiếu chi thủ quỹ sẽ tiến hành trả lương cho nhân viên. Hiện tại công ty đang có hai hình 55
  66. thức trả lương là chuyển khoản và tiền mặt. Đối vơi các nhân viên chính thức có tài khoản ngân hàng TP Bank sẽ được chuyển khoản, các nhân viên mới, thử việc, cộng tác viên sẽ nhận lương bằng tiền mặt. Tiền lương của công ty sẽ được thanh toán một lần vào trong khoảng từ ngày 5 đến ngày 10 hàng tháng. 1.3.2.2 Một số nghiệp vụ phát sinh Ngày 9/4 bảng lương nhân viên tháng 4/2016 được giám đốc phê duyệt cho các đối tượng là nhân viên mới, thử việc, cộng tác viên nhận lương bằng tiền mặt. Kế toán lập phiếu chi tiền mặt chi lương bổ sung cho nhân viên tháng 4/2016. Kế toán ghi: Nợ 3341 124.592.000 Có 11111 124.592.000 Chứng từ kèm theo: danh sách lương nhân viên tháng 4/2016 số 020402016/LSV, phiếu chi số CP406. Xem hình 4.20 và 4.21 phụ lục 6. Kế toán căn cứ trên các chứng từ để nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ tự động cập nhật vào sổ chi tiết và sổ nhật ký chung. 56
  67. Chƣơng 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ CÁC KHOẢN PHẢI THU, PHẢI TRẢ TẠI CÔNG TY CP NGUỒN NHÂN LỰC SIÊU VIỆT 5.1 Nhận xét Sau thời gian thực tập, làm việc và nghiên cứu đề tài tại công ty CP Nguồn nhân Lực Siêu Việt, với sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình từ các anh chị trong công ty tôi đã được làm việc trong môi trường, công việc của một kế toán trong thực tế. Tôi đã học hỏi được nhiều điều bổ ích từ đây, có những điều mà lý thuyết tôi chưa gặp phải tại trường. Qua thời gian này tôi có một số nhận xét về công ty như sau: 5.1.1 Ƣu điểm . Về tổ chức bộ máy kế toán – Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty theo hình thức tập trung đảm bảo cho quá trình quản lý và chỉ đạo kịp thời, nhanh chóng và chính xác từ cấp trên. Với sự phân công công việc một cách khoa học, rõ ràng giữa các thành viên trong bộ máy kế toán. Vì vậy tất cả các công tác hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều tập trung giải quyết tại phòng kế toán nên đảm bảo được tính thống nhất, chặt chẽ, việc xử lý và cung cấp thông tin được thuận tiện và hiệu quả, qua đó đảm bảo sự kiểm tra chính xác về số liệu cũng như ngăn chặn, phát hiện được những sai sót trong quá trình hoạt động. – Với cách bố trí không gian mở phòng kế toán có quan hệ chặt chẽ với phòng kinh doanh, cung cấp thông tin số liệu cho nhau, đảm bảo chứng từ luân chuyển đúng quy trình, tránh sai sót trên chứng từ và thất lạc chứng từ. – Điều quan trọng hơn hết dẫn đến kết quả làm việc tốt nhất của phòng kế toán tại công ty hiện tại đó chính là yếu tố con người. Đội ngũ kế toán viên của Công ty là những người năng động, với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán, sử dụng thành thạo phần mềm kế toán ứng dụng, có kiến thức về kinh tế, tài chính kế toán khá vững vàng nên tại Công ty các nghiệp vụ phát sinh được xử lý một cách nhanh chóng, kịp thời, độ chính xác cao, phục vụ tốt yêu cầu công tác quản trị. Họ đều có những phẩm chất tốt, sự cố gắng nhiệt tình và trách nhiệm cao trong công việc. Tuy có sự phân công công việc rõ ràng nhưng mọi người luôn hỗ trợ nhau trong công việc giúp cho công việc tại phòng kế toán luôn trôi chảy và hoàn thành nhanh chóng một cách tốt nhất. . Về hình thức kế toán 57
  68. Việc lựa chọn hình thức kế toán trên máy tính được thiết kế theo hình thức Nhật ký chung rất phù hợp với đặc điểm bộ máy kế toán và tình hình hạch toán thực tế tại Công ty. Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán sẽ hạch toán theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên sổ nhật ký chung, sau đó từ nhật ký chung sẽ hạch toán vào các sổ cái, ngoài ra còn có các sổ kế toán chi tiết. Đây là hình thức sổ được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay, vì nó đơn giản, dễ làm, kiểm tra, thuận tiện cho việc phân công công việc trong phòng kế toán. Hiện nay, Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán EFFECT để hạch toán các nghiệp vụ nên đã giảm được khối lượng ghi chép cho nhân viên kế toán. Phần mềm kế toán EFFECT có giao diện dễ sử dụng, sổ sách chứng từ kế toán cập nhật và bám sát chế độ kế toán hiện hành, hệ thống báo cáo đa dạng, tốc độ xử lý rất nhanh, cho phép kết xuất báo cáo ra Excell dễ dàng. . Về tổ chức luân chuyển chứng từ – Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận đầy đủ, kịp thời và chính xác với chứng từ gốc. Công tác lưu trữ chứng từ được thực hiện một các khoa học, chứng từ được sắp xếp theo loại chứng từ, theo thời gian một cách hợp lý. – Công ty đã sử dụng phần mềm kế toán vào hạch toán, hệ thống sổ, báo cáo được thiết lập sẵn trên phần mềm do đó số liệu được rút trích tự động và luồng thông tin giữa các phòng ban được cung cấp nhanh chóng, chính xác, là tiền đề để Ban Giám Đốc ra các quyết định kịp thời, tránh tình trạng tiêu cực trong quản lý. Bên cạnh đó việc Công ty cũng sử dụng linh hoạt ứng dụng Google Drive cho các báo cáo doanh thu thực hiện hay các dữ liệu về tiền mặt và chuyển khoản giúp cho công tác kế toán được hiệu quả hơn Nhìn chung trong công tác kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu, phải trả của công ty CP Nguồn nhân lực Siêu Việt là tương đối hoàn chỉnh đảm bảo được tính đúng đắn, đầy đủ và kịp thời. Công ty đã quản lý vốn một cách chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả. 5.1.2 Nhƣợc điểm Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì tình hình quản lý và công tác kế toán của Công ty vẫn còn tồn tại những điểm hạn chế sau đây: 58
  69. - Vào cuối ngày, với số nghiệp vụ phát sinh bán ra lớn kế toán tổng hợp phải kiểm tra đối chiếu số liệu nhập liệu của kế toán viên với báo cáo từ chăm sóc khách hàng. Đã có nhiều trường hợp sai sót của kế toán viên trong quá trình nhập liệu như: cấn trừ công nợ sai khi khách hàng nâng gói, đổi hay hủy gói dịch vụ. - Hóa đơn liên 2 giao cho khách hàng. Kế toán lưu trữ liên 1 riêng và liên 3 với phiếu đăng kí riêng. Công việc này tuy đơn giản nhưng lại mất nhiều thời gian của kế toán trong khi đó kế toán còn nhiều công việc khác phải làm. - Với số lượng công việc nhiều phòng kế toán luôn phải hoàn thành công việc muộn và ra về trễ. - Kế toán chưa xuất được hết những hóa đơn phát sinh trong ngày và dẫn đến ứ đọng vào những ngày cuối tháng. - Phần mềm kế toán EFFECT thường gặp phải lỗi kỹ thuật như tự động thoát khỏi chương trình khi kế toán đang thao tác trên phần mềm. - Là một công ty dịch vụ, khi giao dịch với khách hàng có thể họ thanh toán tiền ngay cho công ty nhưng có những trường hợp khách hàng nợ, khi đến hạn mà vẫn chưa trả. Tuy nhiên kế toán không trích các khoản dự phòng phải thu khó đòi điều này ảnh hưởng đến việc thu hồi vốn của công ty. - Tại công ty phát sinh nhiều khoản chi tạm ứng, tuy nhiên khi thanh toán toán tạm ứng nhân viên tạm ứng lại không cung cấp đủ các hóa đơn chứng từ chứng minh các khoản đã thanh toán từ tiền tạm ứng cho kế toán. Để có thể phát triển hơn nữa trên thị trường hiện nay và phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian sắp đến, Công ty cần có những giải pháp cụ thể để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm hạn chế từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh. 5.2 Giải pháp, kiến nghị Trong quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực Siêu Việt, tôi đã được tiếp cận môi trường làm việc thực tế và tìm hiểu quá trình hoạt động của Công ty. Nhìn chung cơ cấu tổ chức bộ máy và công tác kế toán tại Công ty tương đối hoàn thiện, đều tuân thủ theo quy định của Nhà nước nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số điểm hạn chế. Và từ những vấn đề còn hạn chế đã nêu trên em xin đề xuất một số giải pháp sau đây. Tuy nhiên vì tầm nhìn và kiến thức của tôi còn hạn chế nên những giải pháp, kiến 59
  70. nghị của tôi chỉ mang tính chất tham khảo. Và tôi hy vọng nó có thể giúp ích được phần nào cho Công ty. - Kế toán viên trong quá trình nhập liệu phải thật cẩn thận, nhanh và chính xác. Để hạn chế những sai sót nhằm tiết kiệm thời gian cho kế toán tổng hợp trong quá trình kiểm tra đối chiếu với chăm sóc khách hàng. Kế toán tổng hợp cần thống nhất việc xử lý cấn trừ công nợ vói kế toán viên đối với các trường hợp khách hàng nâng, đổi hay hủy gói dịch vụ. - Việc sắp xếp chứng từ đặc biệt là hóa đơn, kế toán nên thực hiện trong ngày để tránh tình trạng ứ đọng và gây khó khăn cho việc tìm kiếm chứng từ. Kế toán nến kẹp chung liên 1, liên 3 và phiếu đăng ký chung để tránh mất thời gian và tiện cho việc sắp xếp. - Tuy số lượng công việc nhiều nhưng phòng kế toán phải biết cách thu xếp thời gian và công việc hợp lý để tránh việc về trễ ảnh hưởng đến tinh thần làm việc của nhân viên cho ngày hôm sau. - Công ty nên tuyển thêm một nhân viên kế toán phụ trách việc xuất hóa đơn và sắp xếp chứng từ. - Kế toán nên liên lạc với kỹ thuật của phần mềm kế toán EFFECT để khắc phục lỗi. Tránh mất thời gian của kế toán trong quá trình làm việc. - Kế toán nên theo dõi kỹ hơn những khoản nợ phải thu khó đòi và tiến hành trích lập dự phòng các khoản này. Bên cạnh đó nên lập ra danh sách những đối tượng khách hàng không tin cậy để chăm sóc khách hàng hạn chế giao dịch với những đối tượng này. Như vậy sẽ giúp hoạt động của công ty hiệu quả hơn. - Đối với các khoản chi tạm ứng, kế toán phải thanh toán tạm ứng với nhũng khoản có hóa đơn chứng từ đầy đủ. Ngoài những khoản này người tạm ứng phụ trách công việc này phải chi chịu. Phía công ty không chịu trách nhiệm. - Hiện nay chi phí chi cho bộ phận giao nhận để thu phí tiền mặt cũng rất nhiều. Công ty nên hạn chế các khoản thu tiền mặt. Chăm sóc khách hàng sẽ khuyến khích khách hàng thanh toán bằng hình thức chuyển khoản. Như vậy chi phí cho bộ phận giao nhận sẽ được giảm và công việc của kế toán cũng sẽ được giảm bớt các khâu như lập phiếu thu và theo dõi ghi nhận cho bộ phận giao nhận. 60