Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh

pdf 76 trang thiennha21 23/04/2022 3170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP KHOA KINH Tế VÀ QUảN TRị KINH DOANH o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CứU CÔNG TÁC Kế TOÁN TậP HợP CHI PHÍ SảN XUấT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SảN PHẩM TạI CÔNG TY Cổ PHầN CÔNG NGHIệP GIA MINH – HÀ NộI NGÀNH :Kế TOÁN MÃ SỐ : 404 Giáo viên hướng dẫn :ThS. Nguyễn Thị Mai Hương Sinh viên thực hiện : Lê Thanh Hà Mã sinh viên : 1454042056 Lớp : K59E - KTO Khóa học : 2014 - 2018 Hà Nội, 2018
  2. LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận em đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của rất nhiều người. Vì vậy, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường, cô Nguyễn Thị Mai Hương và các thầy cô trong Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Cùng với đó là sự giúp đỡ, chỉ bảo ân cần của các cô chú anh chị ở phòng kế toán tài chính Công ty Cổ phần công nghiệp Gia Minh. Là một sinh viên lần đầu tiên đi thực tập tại một Công ty còn nhiều bỡ ngỡ và không có kinh nghiệm thực tế qua thời gian ngắn thực tập tại quý Công ty em đã học tập và tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích. Tuy thời gian thực tập không dài nhưng với sự quan tâm tận tình và ân cần chỉ bảo của các cô chú anh chị em tại phòng tài chính kế toán cũng như các phòng ban khác trong Công ty đã giúp em nắm vững thêm những kiến thức đã được học ở trường, liên hệ với thực tế để hoàn thành tốt bài luận văn tốt nghiệp. Cuối cùng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để em có điều kiện bổ sung và hoàn thiện kiến thức, phục vụ tốt hơn cho thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 9 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Lê Thanh Hà i
  3. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC VIẾT TẮT iv DANH MỤC CÁC BẢNG v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ vi ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 4 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 4 1.2. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 4 1.2.1.Chi phí sản xuất 4 1.2.2. Giá thành sản xuất 7 1.2.3. Mối quan hệ giữ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 12 1.3. Công tác kế toán chi phí sản xuất. 13 1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 13 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 16 1.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 18 1.3.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 19 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP GIA MINH. 21 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. 21 2.1.1. Thông tin giao dịch 21 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty 21 2.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý 21 2.3.Đặc điểm về nguồn lực trong sản xuất kinh doanh 24 2.3.1. Đặc điểm về vật chất kỹ thuật 24 2.3.2. Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2015-2017) 25 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2015-2017 28 2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm bằng chỉ tiêu hiện vật . 28 ii
  4. 2.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2015-2017) bằng chỉ tiêu giá trị 29 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP GIA MINH 32 3.1. Đặc điểm chung công tác kế toán tại công ty 32 3.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty 32 3.1.2. Hình thức sổ kế toán 33 3.1.3. Các chế độ kế toán áp dụng tại công ty 34 3.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. 34 3.2.1.Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty 34 3.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành 34 3.2.3.Quy trình sản xuất tại công ty 35 3.2.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 36 3.2.5.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 43 KẾT LUẬN 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO iii
  5. DANH MỤC VIẾT TẮT Lh: Tốc độ phát triển liên hoàn Bq: Tốc độ phát triển bình quân BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp CPCĐ: Chi phí công đoàn CPSX: Chi phí sản xuất CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC: Chi phí sản xuất chung CNSX: Công nhân sản xuất ĐĐH: Đơn đặt hàng ĐVT: Đơn vị tính GTGT: Giá trị gia tăng GTSX: Giá trị sản xuất K/c: Kết chuyển NCTT: Nhân công trực tiếp NVLTT: Nguyên vật liệu trực tiếp SPDD: Sản phẩm dở dang TSCĐ: Tài sản cố định TĐPT: Tốc độ phát triển TĐPTLH: Tốc độ phát triển liên hoàn TNHH: Trách nhiệm hữu hạn iv
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cơ sở vật chất của công ty tính đến 31/12/2017 24 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty (2016-2017) 25 Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của công ty tính đến ngày 31/12 năm 2017 27 Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật qua 3 năm 2015-2017 28 Bảng 2.5. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 31 Bảng 3.1: Bảng tổng xuất theo đơn đặt hàng SCG.165 38 Bảng 3.2. Bảng thanh toán lương cho CNV sản xuất theo đơn đặt hàng SCG.165 trong tháng 12/2017 47 Bảng 3.3. Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 12/2017 54 Bảng 3.4. Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung của SCG.165 55 Bảng 3.5. Thẻ tính giá thành sản phẩm hạt chống ẩm đơn hàng SCG.165 61 v
  7. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14 Sơ đồ 1.2. Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp 16 Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung 18 Sơ đồ 1.4 :Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 19 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 22 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 32 Sơ đồ 3.2: Trình tự ghi sổ kế toán áp dụng tại Công ty 33 vi
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, đất nước ta đang trên đường phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Trong bối cảnh đó, tính cạnh tranh của nền kinh tế ngày càng khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển.Ngoài ra, để cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp phải đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã sao cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, quan trọng hơn là giá cả không quá cao.Muốn được vậy thì các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất tránh tình trạng giảm thiểu chi phí không cần thiết và lãng phí. Một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để quản lý chi phí, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm đó là công tác kế toán mà trong đó kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vị trí quan trọng là khâu trung gian của toàn bộ công tác kế toán doanh nghiệp. Vì vậy qua nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tế, em đã nhận thấy tầm quan trọng đặc biệt của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong toàn bộ công tác hạch toán cũng như đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Với mục đích hoàn thiện hơn nữa kiến thức của mình và hiểu rõ thực tế trên cơ sở lý thuyết đã nghiên cứu em quyết định chọn đề tài “ Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh”làm khóa luận của mình. *Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh.Từ đó đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. -Mục tiêu cụ thể 1
  9. + Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. + Nghiên cứu được đặc điểm cơ bản và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh + Đánh giá thực trạng và đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. *Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. - Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: Tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. Về Thời gian: Nghiên cứu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017. Nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong tháng 12 năm 2017 của công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. *Nội dung nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. - Nghiên cứu đặc điểm cơ bản và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. - Phản ánh thực trạng và đề xuất một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. *Phương pháp nghiên cứu: - Kế thừa các kết quả liên quan: Các văn bản pháp luật, các khóa luận tốt nghiệp, Tài liệu chuyên ngành kế toán, tài liệu của công ty - Thu thập số liệu từ sổ cái, sổ nhật kí chung, sổ chi tiết, 2
  10. Phương pháp chuyên gia:Xây dựng được hệ thống các chuẩn đánh giá cho các tiêu chí cụ thể, dễ hiểu và tường minh. Phương pháp thống kê kinh tế:đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp *Kết cấu của khóa luận Bài khóa luận gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. 3
  11. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 1.1. Sự cần thiết phải tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào thì lợi nhuận cũng là mục tiêu hàng đầu trong mục đích hoạt động kinh doanh.Để kinh doanh có lãi, doanh nghiệp phải biết cách quản lý và sử dụng nguồn lực của mình một cách hợp lý nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Mà chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Do đó, về bản chất chúng giống nhau nhưng chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán xác định giá thành sản phẩm. Vì vậy, kế toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm một cách khoa học, hợp lý và đúng đắn có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm. 1.2. Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.2.1.Chi phí sản xuất 1.2.1.1.Khái niệm Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất trong một thời kỳ nhất định có thể là tháng, quý, năm. Nói cách khác, chi phí là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 1.2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Chi phí sản xuất có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích của công tác quản lý. Việc hạch toán chi phí sản xuất theo từng tiêu thức sẽ nâng cao tính chi tiết của thông tin, là cơ sở cho việc phấn đấu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường hạch toán kinh 4
  12. tế trong các doanh nghiệp. Thông thường chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp thường được phân loại theo các tiêu thức sau: *Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế (yếu tố chi phí): - Để phục vụ cho việc tập hợp, quản lý chi phí theo nội dung kinh tế địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chi làm 7 yếu tố sau: + Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng vào sản xuất kinh doanh (loại trừ giá trị dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi cùng với nhiên liệu, động lực). + Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi). + Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động. + Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động. + Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ. + Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất kinh doanh. + Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. *Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí (khoản mục chi phí) Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ, chi phí được phân theo khoản mục cách phân 5
  13. loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Giá thành toàn bộ của sản phẩm bao gồm 5 khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm tiền lương và các khoản phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo tiền lương của công nhân sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế + Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí sản xuất liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng đội sản xuất, chi phí sản xuất chung bao gồm các yếu tố chi phí sản xuất sau. - Chi phí nhân viên phân xưởng bao gồm chi phí tiền lương, các khoản phải trả, các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng và đội sản xuất. - Chi phí vật liệu: bao gồm chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng sản xuất với mục đích là phục vụ quản lý sản xuất. - Chi phí dụng cụ: bao gồm về chi phí công cụ, dụng cụ ở phân xưởng để phục vụ sản xuất và quản lý sản xuất. - Chi phí khấu hao TSCĐ: bao gồm toàn bộ chi phí khấu hao của TSCĐ thuộc các phân xưởng sản xuất quản lý sử dụng. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động phục vụ và quản lý sản xuất của phân xưởng và đội sản xuất. - Chi phí khác bằng tiền: là các khoản trực tiếp bằng tiền dùng cho việc phục vụ và quản lý và sản xuất ở phân xưởng sản xuất. + Chi phí bán hàng: là chi phí lưu thông và chi phí tiếp thị phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ loại chi phí này có: chi phí 6
  14. quảng cáo, giao hàng, giao dịch, hoa hồng bán hàng, chi phí nhân viên bán hàng và chi phí khác gắn liền đến bảo quản và tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa + Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung của toàn doanh nghiệp. - Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, khấu hao TSCĐ dùng chung toàn bộ doanh nghiệp, các loại thuế, phí có tính chất chi phí, chi phí tiếp khách, hội nghị. 1.2.1.3. Xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất Đối tượng kế toán chí phi sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp CPSX theo phạm vi và giới hạn đó. Xác định CPSX là xác định nơi gây ra chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ (sản xuất xe máy, các sản phẩm cơ khí, may mặc ) hoặc đối tượng chịu chi phí (sản phẩm , đơn đặt hàng .) 1.2.2. Giá thành sản xuất 1.2.2.1. Khái niệm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các chi phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ hoàn thành. 1.2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Để nâng cao chất lượng quản lý giá thành và tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm một cách trùng thực, nhanh chóng và kịp thời trong lý luận cũng như trong thực tiễn người ta thường phân loại giá thành theo các tiêu thức khác nhau. Tùy thuộc vào yêu cầu quản lý và tiêu thức sử dụng, giá thành được phân loại theo 2 tiêu thức sau : *Phân loại giá thành theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành Căn cứ vào cơ sở số liệu và thời điểm tính giá thành, giá thành sản phẩm được chia thành 3 loại 7
  15. - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch, nó là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành của đoanh nghiệp. -Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí các định mức chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Giá thành định mức là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. -Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tính dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Giá thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành.Giá thành thực tế là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. *Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm được chia thành 2 loại -Giá thành sản xuất: Giá thành sản xuất của sản phẩm bao gồm các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tính cho sản phẩm, công việc hay lao vụ đã hoàn thành, dịch vụ đã cung cấp. -Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đã bán. Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ là căn cứ để tính toán,xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. 1.2.2.3. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành sản phẩm là các loại sản phẩm, lao vụ mà doanh nghiệp đã sản xuất hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. 1.2.2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 8
  16. *Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp) Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn và xen kẽ, liên tục (như sản phẩm điện, nước, than, bánh kẹo ) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành là hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo. Trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ và trị giá của sản phẩm dở dang đã xác định, giá thành sản phẩm hoàn thành được tính theo từng khoản mục chi phí. Công thức tính giá thành :Z = DĐK + C - DCK z = Trong đó: Z, z : tổng giá thành sản xuất thực tế hoặc giá thành đơn vị của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. C : tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng. DĐK, DCK : trị giá của sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Q : sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Để phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán doanh nghiệp lập bảng tính giá thành theo từng loại sản phẩm, dịch vụ. *Phương pháp tính giá thành theo hệ số Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuât, trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên liệu, vật liệu nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau (công nghệ sản xuất hoá chất, công nghệ hoá dầu, công nghệ nuôi ong ), trong trường hợp này đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo. Trình tự của phương pháp tính giá thành theo hệ số: 9
  17. - Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹ thuật (hệ số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy một loại sản phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số =1). - Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sản phẩm tiêu chuẩn theo công thức : Q = ΣQiHi Trong đó: Q: tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra sản lượngsản phẩm tiêu chuẩn. Qi : sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i Hi : hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i *Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ Phương pháp này thích hợp với loại hình doanh nghiệp mà trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, kết quả sản xuất được một nhóm sản phẩm cùng loại với nhiều chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau (như doanh nghiệp sản xuất ống nước, sản xuất áo dệt kim, sản xuất bê tông ) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất của cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.Kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo kế toán. Căn cứ tỉ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí để tính giá thành thực tế cho từng quy cách theo công thức sau: Tổng giá thành thực tế từng qui cách sản phẩm= Tiêu chuẩn phân bố của từng qui cách × Tỷ lệ giá thành *Phương pháp tổng cộng chi phí Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm phải qua nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ (như doanh nghiệp dệt, cơ khí chế tạo, may mặc ) Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ phận sản xuất (từng giai đoạn công nghệ sản xuất), còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở các bước chế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ. 10
  18. Trình tự tính giá thành của phương pháp này: Tập hợp chi phí sản xuất theo từng bộ phận sản xuất, giai đoạn công nghệ sản xuất. Cộng chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất, các giai đoạn công nghệ sản xuất theo công thức : Z = Σ Ci Trong đó: Ci là chi phí sản xuất tập hợp được ở từng bộ phận, giai đoạn công nghệ sản xuất (i = 1,n). *Phương pháp liên hợp Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ( như doanh nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giày ). Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp giản đơn với phương pháp cộng chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỉ lệ. *Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định. Trình tự tính giá thành của phương pháp này : - Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành và dự toán chi phí hiện hành được duyệt để tính ra giá thành định mức của sản phẩm; - Tổ chức hạch toán rõ ràng chi phí sản xuất thực tế phù hợp với định mức và số chi phí sản xuất chênh lệch do thoát ly định mức; - Khi có thay đổi định mức kinh tế kỹ thuật, cần kịp thời tính toán được số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức. - Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, số chênh lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của sản phẩm sản xuất trong kỳ theo công thức áp dụng: Giá thành sản xuất thực tế = Giá thành định mức +- chênh lệch do thay đổi định mức +- chênh lệch do thoát ly định mức 11
  19. 1.2.3. Mối quan hệ giữ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Về mặt bản chất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là biểu hiện hai mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chúng giống nhau về chất vì đều cùng biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Tuy nhiên, chúng lại có những sự khác nhau về mặt lượng.Khi nói đến chi phí sản xuất là giới hạn cho chúng một thời kỳ nhất định, không phân biệt là cho loại sản phẩm nào, đã hoàn thành hay chưa.Còn khi nói đến giá thành sản phẩm là ta nói đến việc xác định một lượng chi phí sản xuất nhất định, tính cho một lượng kết quả hoàn thành nhất định. Đứng trên góc độ quá trình hoạt động để xem xét thì quá trình sản xuất là một quá trình hoạt động liên tục, còn việc tính giá thành sản phẩm thực hiện tại một điểm cắt có tính chất chu kỳ để so sánh chi phí với khối lượng sản phẩm, lao vụ, dịch vụ hoàn thành. Tại thời điểm tính giá thành có thể có một khối lượng sản phẩm chưa hoàn thành, chứa đựng một lượng chi phí cho nó – đó là chi phí sản xuất dở dang cuối kì. Tươnh tự như vậy, đầu kỳ có thể có một số khối lượng sản phẩm sản xuất chưa hoàn thành ở kì trước chuyển sang để tiếp tục sản xuất, chứa đựng một lượng chi phí cho nó – đó là chi phí sản xuất dở dang đầu kì. Như vậy giá thành sản phẩm hoàn thành trong kì bao gồm chi phí sản xuất dở dang của kì trước chuyển sang và một phần chi phí phát sinh trong kì. Nó được thể hiện ngắn gọn, súc tích thông qua công thức sau: Tổng giá thành CPSX của CPSX CPSX của sản phẩm = SPDD + phát sinh _ SPDD hoàn thành đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Như vậy, trong trường hợp không có CPSX dở dang đầu kì và cuối kì hay CPSX dở dang đầu kì và cuối kì bằng nhau thì tổng giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ bằng với chi phí phát sinh trong kỳ. 12
  20. 1.3. Công tác kế toán chi phí sản xuất. 1.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.3.1.1. Khái niệm Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những chi phí về nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ và các vật liệu khác dùng để sản xuất sản phẩm. 1.3.1.2. Cách thức tập hợp, phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Đối tượng NVLTT xuất dùng liên quan đến đối tượng nào thì tập hợp chi phí cho đối tượng kế toán đó, trên cơ sở chứng từ gốc. Trường hợp không có khả năng tập hợp trực tiếp thì phân bổ cho đối tượng chịu chi phí theo tiêu chuẩn thích hợp. Tiêu chuẩn thường được sử dụng để phân bổ là chi phí định mức, chi phí nguyên vật liệu chính, khối lượng sản phẩm sản xuất ra, chi phí kế hoạch. *Công thức phân bổ Ci = × Ti Trong đó : Ci là chi phí phân bổ cho đối tượng i C là tổng chi phí cần phân bổ T là tổng tiêu thức cần phân bổ Ti là tiêu thức phân bổ cho đối tượng i 1.3.1.3. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng TK 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.Tài khoản phải được mở cho từng đối tượng, tài khoản này không có số dư. Kết cấu của tài khoản như sau: Bên Nợ Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc 13
  21. TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. Được thể hiện ở sơ đồ 1.1 TK 152 TK 621 TK 152 Xuất kho vật liệu sử dụng cho SP Vật liệu không sử dụng hết cho sản phẩm Cuối kỳ nhập lại kho TK 113 111,112,141,331 TK 154 Thuế GTGTCuối kì, tính phân bổ và kết chuyển CP NVLTT Theo đối tượng tập hợp chi phí (1) Mua NVL sử dụng ngay cho sản xuất sản phẩm (2) TK 631 Mua NVL sử dụng ngay cho sản suất SP(3) Cuối kỳ, tính, phân bổ và kết chuyển TK 611 chi phí NVLTT Giá trị NVL xuất kho sử dụng trong kì cho sản xuất sản phẩm (4) Sơ đồ 1.1.Sơ đồ kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chú thích: (1) Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên (2) Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (3) Doanh nghiệp hạch toán thuế theo phương pháp trực tiếp (4) Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 1.3.2.1. Khái niệm 14
  22. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và thuê ngoài theo từng công việc, như: Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ). 1.3.2.2. Cách thức tập hợp, phân bổ chi phí nhân công trực tiếp CPNCTT thường là các khoản chi phí trực tiếp nên nó được tập hợp trực tiếp vào các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Trong trường hợp không tập hợp trực tiếp được thì chi phí nhân công trực tiếp cũng được tập hợp chung sau đó kế toán sẽ phân bổ cho từng đối tượng theo một tiêu chuẩn phân bổ hợp lý như : Chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, giờ công thực tế . 1.3.2.3. Tài khoản sử dụng Để kế toán chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. Kết cấu của tài khoản như sau: Bên Nợ Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định phát sinh trong kỳ. Bên Có - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK631 “Giá thành sản xuất”; - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. 15
  23. TK 334 TK 622 TK 154 Tiền lương phải trả cho công nhân sxK/c chi phí nhân công trực tiếp(1) TK 335 Lương nghỉ phépTrích trước lương phải trả CNSXnghỉ phép của CNSX TK 338 TK 631 Các khoản trích theo lương của CNSXCuối kì, tính, phân bổ K/c CPNCTT (2) Sơ đồ 1.2.Sơ đồ kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chú thích: (1): Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên (2): Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kiểm kê định kì 1.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 1.3.3.1. Khái niệm Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất. Chi phí sản xuất chung bao gồm: - Chi phí nhân viên phân xưởng - Chi phí vật liệu - Chi phí dụng cụ sản xuất - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Chi phí khác bằng tiền khác 1.3.3.2. Cách thức tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất chung CPSXC được tổ chức tập hợp theo từng phân xưởng, đội sản xuất. Mặt khác chi phí sản xuất chung còn phải được tổng hợp theo chi phí cố định và chi 16
  24. phí biến đổi. Việc tính toán xác định chi phí sản xuất chung tính vào chi phí chế biến sản phẩm còn phải căn cứ vào công suất hoạt động thực tế của phân xưởng. CPSXC cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm được dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. CPSXC biến đổi được phân bổ hết trong kì theo chi phí thực tế. 1.3.3.3. Tài khoản sử dụng Để hạch toán chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “chi phí sản xuất chung”. Kết cấu của tài khoản này như sau: Bên Nợ Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung; - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường. - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang”, hoặc bên Nợ Tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. Được thể hiện ở sơ đồ 1.3 Tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung, có 6 tài khoản cấp 2 - Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng -Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu . - Tài khoản 6273 - Chí phí dụng cụ sản xuất - Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài - Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác 17
  25. TK 334,338 TK 627 TK 154 Chi phí nhân viên phân xưởngCPSXC phân bổ vào chi phí chế biến TK152,153,214 Chi phí vật liệu,CCDC, khấu hao TSCĐ TK 242,335 TK111,112,152,153 Chi phí theo dự toánCác khoản thu hồi ghi giảm CPSXC TK 111,112,141 TK 631 Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền Cuối kì, tính,phân bổ và kết chuyển Chi phí sản xuất chung(2) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí Bằng tiền khác(2) TK 632 TK 133 Thuế GTGTCPSXC cố định không được phân bổ Sơ đồ 1.3. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung Chú thích : (1) Doanh nghiệp hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên (2) Doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ (3) Doanh nghiệp hạch tóa theo phương pháp kiểm kê định kì. 1.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ kế toán , sau khi đã tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung theo từng đối tượng trên các tài 18
  26. khoản 621 , 622 , 627, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển hoặc phân bổ các loại chi phí này để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất cho từng đối tượng chịu chi phí , tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ, thực hiện tính giá thành các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp đã hoàn thành trong kỳ, được thể hiện ở sơ đồ 1.4 Để tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên , kế toán sửdụng tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang. TK 621 TK 154 TK 138 .811 , 152 Kết chuyển , phân bổ cho phí NVLTT cuối kỳ Kết chuyển các khoản làm giảm CPSX TK 622 Kết chuyển , phân bổ chi phí NCTT cuối kỳ TK 155 Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm nhập kho TK 627 Phân bổ CPSXC cuối kỳ TK 157 GTSX thực tế sản phẩm gửi bán TK 632 GTSX thực tế Chi phí SXC cố định không được tính vào giá thành sản phẩm Sơ đồ 1.4 :Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên 1.3.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Sau khi đã tổng hợp chi phí để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành, kế toán cần phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang là khối lượng sản 19
  27. phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ. *Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành định mức hoặc trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất, quy đổi theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và định mức khoản mục phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp cho từng loại sản phẩm. *Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp(hoặc chi phí vật liệu trực tiếp), còn các chi phí gia công chế biến tính cả cho sản phẩm hoàn thành. Phương pháp này chỉ áp dụng ở doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chỉ phí vật liệu phụ và các chi phí chế biến chiếm tỷ trọng khồn đáng kể. *Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Theo phương pháp này thì sản phẩm dở dang trong kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành, do đó khi kiểm kê sản phẩm dở dang người ta phải đánh giá mức độ hoàn thành sau đó quy đổi sản phẩm hoàn thành tương đương. 20
  28. CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP GIA MINH. 2.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. 2.1.1. Thông tin giao dịch - Tên công ty: Công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh - Tên tiếng anh: Gia Minh Industry Joint Stock Company - Tên viết tắt: GiaMinh Indus., JSC - Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 4, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, Tp Hà Nội. - Mã số thuế: 01042411669 - Đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Kim Thanh - Ngày cấp giấy phép kinh doanh:10/11/2009 - Ngày hoạt động: 10/11/2009 - Vốn điều lệ lúc mới thành lập: 8.000.000.000 (Tám tỷ đồng). - Tài khoản ngân hàng: 012922115820011 tại ngân hàng Techcombank CN Hà Tây. 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty Công ty chuyên sản xuất và kinh doanh hạt chống ẩm theo tiêu chuẩn quốc tế; túi PP (polypropylene), PE (polyetylene); màng PP; hạt nhựa HDPE; hạt nhựa LLDPE các loại 2.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý 21
  29. Đại hội cổ đông Hội đồng quản Ban kiểm soát trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng hành Phòng kế Phòng kỹ Phòng kinh chính hoạch thuật doanh Phòng kế toán Phân xưởng sản xuất Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của Công ty Ghi chú: Tham mưu giúp việc Chỉ đạo trực tiếp Hỗ trợ lẫn nhau Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty.Đại hội cổ đông có quyền và nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển, quyết định các phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; quyết định sửa đổi, bổ sung vốn điều lệ của Công ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; và quyết định tổ chức lại, giải thể Công ty và các quyền, nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị là tổ chức quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 01 (một) Chủ tịch Hội đồng quản trị và 04 (bốn) thành viên với nhiệm kỳ là 5 (năm) năm. Thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.Tổng số thành viên Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị.Hội đồng quản trị nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến 22
  30. mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT có trách nhiệm giám sát hoạt động của Giám đốc và những cán bộ quản lý khác trong Công ty. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do Pháp luật, Điều lệ Công ty và Nghị quyết ĐHĐCĐ quy định. Ban kiểm soát của Công ty Cổ phần bao gồm 04 (bốn) thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm) năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập BCTC nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của các cổ đông. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Ban Giám đốc. Giám đốc: Là đại diện pháp nhân cho Công ty trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, có vai trò lãnh đạo các phòng ban và chỉ đạo trực tiếp phân xưởng sản xuất. Là người chịu mọi trách nhiệm với cơ quan quản lý Nhà nước, quyết định mọi công việc và định hướng phát triển cho Công ty – Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ chủ yếu là tìm nguồn hàng Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ chủ yếu là tìm nguồn hàng, thực hiện các chiến lược bán hàng, phân tích nhu cầu thị trường, mở rộng thị trường sản phẩm Xây dựng các chiến lược kinh doanh ngắn và dài hạn. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ hạch toán kế toán và thực hiện công tác tài chính. Ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thu thập, tổng hợp các số liệu phát sinh, lập báo cáo tài chính và phân tích kết quả kinh doanh Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách các vấn đề liên quan đến nhân sự, lập kế hoạch về đào tạo nhân viên, giải quyết các thủ tục hành chính. Phòng kỹ thuật: Làm nhiệm vụ kiểm tra chất lượng các mặt hàng của Công ty, tư vấn kỹ thuật và bảo hành sản phẩm cho khách hàng.Các phòng ban có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau trong các công việc của Công ty để tham mưu cho giám đốc đưa ra các giải pháp phù hợp hiệu quả trong việc điều hành, quản lý Công ty. 23
  31. Phân xưởng sản xuất: Phụ trách các công việc liên quan đến sản xuất các sản phẩm của Công ty theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. 2.3.Đặc điểm về nguồn lực trong sản xuất kinh doanh 2.3.1. Đặc điểm về vật chất kỹ thuật Cơ sở vật chất kỹ thuật là một phần quan trọng không thể thiếu ở mỗi doanh nghiêp. Và được thể hiện qua bảng 2.1 Bảng 2.1. Cơ sở vật chất của công ty tính đến 31/12/2017 ĐVT: Đồng Tỷ lệ Nguyên giá Giá trị còn Loại tài sản GTCL/NG lại Giá trị Tỷ trọng (%) (%) Nhà cửa, vật kiến trúc 1.025.237.469 34,06 490.865.347 47,88 Máy móc thiết bị 1.491.853.360 49,57 1.132.986.987 75,94 Phương tiện vận tải 455.614.412 15,14 322.473.118 70,77 Thiết bị , dụng cụ quản lý 37.000.000 1,23 28.088.155 75,91 Tổng 3.009.705.241 100 1.974.413.607 65,60 (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Qua bảng 2.1 ta thấy xét về mặt nguyên giá thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn nhất 49,57% trong tổng tài sản, điều này là hoàn toàn hợp lý do công ty là doanh nghiệp hoạt động sản xuất sản phẩm chủ yếu bằng công nghệ nên máy móc là thiết bị quan trọng. Tiếp đó là nhà cửa, vật kiến trúc chiếm 34,06% trong đó bao gồm trụ sở Công ty, kho bãi và khu sản xuất kinh doanh. Còn lại là phương tiện vận tải, chiếm 15,14%, còn chiếm tỷ trọng thấp nhất là thiết bị dụng cụ quản lí chiếm 1,23%. Do Công ty là đơn vị chuyên sản xuất nên kết cấu TSCĐ như vậy là phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Xét về mặt giá trị còn lại thì tỷ lệ GTCL/NG của nhà cửa, vật kiến trúc là thấp nhất 47,88% do Công ty thành lập đã lâu nên tỷ lệ hao mòn này lớn. Còn tỷ 24
  32. lệ GTCL/NG của máy móc thiết bị là cao nhất 75,94% nguyên nhân là Công ty gần đây đã chú trọng đầu tư mua sắm đổi mới máy móc thiết bị. Nhận xét: Tỷ trọng giá trị còn lại so với nguyên giá là 65,60 % điều này cho thấy nhìn chung hiện trạng TSCĐ của Công ty còn khá mới chứng tỏ cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty được trang bị khá tốt. Nó sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động và tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.3.2. Đặc điểm về tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2015-2017) Vốn kinh doanh có ý nghĩa quyết định tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tình hình tài sản và nguồn vốn công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh được thể hiện qua bảng 2.2 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty (2016-2017) ĐVT: Đồng Năm 2016 Năm 2017 TĐPT TĐPT TĐPT Chỉ tiêu Năm 2015 LH LH Giá trị Giá trị BQ(%) 2016/2015 2017/2016 (%) (%) I. Tài sản 11.110.489.078 12.259.444.724 110,34 14.026.746.487 114,42 112,36 Tài sản ngắn hạn 7.962.176.637 9.128.611.803 114,65 11.013.990.201 120,65 117,61 Tài sản dài hạn 3.148.312.441 3.130.832.921 99,44 3.012.756.286 96,23 97,82 II.Nguồn vốn 11.110.489.078 12.259.444.724 110,34 14.026.746.487 114,42 112,36 Vốn CSH 4.600.317.682 4.891.023.886 106,32 5.213.465.201 106,59 106,45 Nợ phải trả 6.510.171.396 7.368.420.838 113,18 8.813.281.286 119,61 116,35 (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Qua bảng 2.2 ta thấy tổng vốn kinh doanh của công ty biến động tăng qua các năm với tốc độ bình quân đạt 112,36%. Năm 2016 tổng tài sản tăng 10,34% so với năm 2015, năm 2017 tăng 14,42% so với 2016. Trong đó tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng tài sản và tăng dần qua các năm . Tốc độ phát triển bình quân đạt 117,61%. Nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho tăng gây ứ 25
  33. đọng vốn. Mặt khác tài sản dài hạn của công ty lại có xu hướng giảm qua các năm nguyên nhân là do sự hao mòn của tài sản cố định trong công ty. Vì vậy tốc độ phát triển bình quân đạt 97,82%. Nguồn vốn của công ty cũng không ngừng tăng lên, trong tổng số nguồn vốn kinh doanh thì tổng số nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn tổng vốn chủ sở hữu. Nguyên nhân là do công ty đầu tư mua một số thiết bị mới phục vụ cho sản xuất nên phải vay mượn bên ngoài. Điều này cho ta thấy công ty đang đi chiếm dụng vốn từ bên ngoài. Cụ thể năm 2016 nợ phải trả của công ty tăng 13,18% so với năm 2015, năm 2017 tăng 19,61% so với năm 2016, tương ứng với tốc độ phát triển bình quân 116,35%. Vì vậy để không rơi vào tình trạng nợ nần, cũng như bị chiếm dụng vốn lớn công ty cần đưa ra các chính sách, phương án sử dụng vốn một cách hiệu quả hơn. 2.3.3. Đặc điểm về lao động Lao động là một yếu tố góp phần làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được diễn ra thường xuyên, liên tục không bị gián đoạn. Cho dù máy móc, thiết bị có hiện đại đến đâu cũng không thể thiếu được sự đóng góp của bàn tay và khối óc con người. Do vậy, bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển thì đòi hỏi họ phải có cách bố trí và sử dụng lao động thật hiệu quả. Cơ cấu lao động của công ty được thể hiện qua bảng 2.3: 26
  34. Bảng 2.3. Cơ cấu lao động của công ty tính đến ngày 31/12 năm 2017 ĐVT: Người Số lượng Tỷ trọng Chỉ tiêu (Người) (%) Tổng số lao động 48 100 Phân theo tính chất Lao động trực tiếp 34 70,83 lao động Lao động gián tiếp 14 29,17 Đại học 5 10,42 Phân theo trình độ lao Cao đẳng 14 29,17 động Trung cấp 3 6,25 Lao động phổ thông 26 54,16 Nam 32 66,67 Phân theo giới tính Nữ 16 33,33 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Nhìn vào bảng trên ta thấy cơ cấu phân bổ nguồn lực ở công ty tương đối hợp lý, lao động trực tiếp chiếm 70,83%, còn lao động gián tiếp là 29,17%, do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh cần nhiều lao động trực tiếp . Ta thấy lao động của công ty tương đối hợp lý về mặt giới tính. Trong 48 lao động thì có 16 nữ chiếm 33,33% và 32 nam chiếm 66,67% trong tổng số lao động là hợp lý. Hầu hết lao động nữ trong công ty thuộc bộ phận đóng gói văn phòng yêu cầu độ khéo léo còn các lao động nam thuộc phân xưởng yêu cầu sức khỏe. Điều này phù hợp với đặc điểm sản xuất của công ty đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe tốt. Theo trình độ học vấn, chủ yếu lao động chưa qua đào tạo chiếm 54,16%, số lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 1 tỷ lệ nhỏ trong đó trình độ đại học là 5 người 910,42% trong tổng số lao động. Cao đẳng và trung cấp là 17 người chiếm 35,42% trong tổng số lao động. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý với công ty là công ty sản xuất, công nhân lao động trực tiếp là chủ yếu. Tuy nhiên trong thời 27
  35. gian tới, công ty nên tuyển thêm những lao động có bằng cấp để có thể đề ra những mục tiêu dài hạn và thích ứng nhanh, tốt hơn so với sự cạnh tranh trên thị trường. 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2015-2017 2.4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm bằng chỉ tiêu hiện vật Bảng 2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh bằng chỉ tiêu hiện vật qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: Kg Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 TĐPT Mặt Tỷ Tỷ Tỷ TĐPTLh STT Số Số Số hàng trọng trọng trọng TĐPT lượng lượng lượng TĐPTLh TĐPTLh Bq (%) (%) (%) 2015/2014 2016/2015 1 Túi PP 114.950 30,81 96.352 24,28 100.065 24,49 83,82 103,85 93,30 Màng 2 74.982 20,10 85.196 21,46 86.321 21,12 113,62 101,32 107,29 PP Hạt 3 chống 100.912 27,05 106.532 26,84 108.032 26,44 105,57 101,41 103,47 ẩm Hạt 4 nhựa 29.021 7,78 39.153 9,86 43.216 10,57 134,91 110,38 122,03 HDPE Hạt 5 nhựa 53.232 14,27 69.675 17,55 70.965 17,38 130,89 101,85 115,46 LLDPE Tổng 373.097 100 396.908 100 408.599 100 106,38 102,95 104,65 (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Trong những năm qua, nền kinh tế suy thoái khiến các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.Công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh cũng không tránh khỏi vòng quay đó.Vì vậy để cạnh tranh trên thị trường công ty đã sản xuất và kinh doanh rất nhiều các mặt hàng khác nhau. Và để quản lý tốt lượng hàng tiêu thụ thì Công ty cần chú trọng đến tình hình tiêu thụ của từng mặt hàng để thấy được mặt hàng nào đang tiệu thụ tốt, mặt hàng nào đang tiêu thụ chậm, từ đó tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng và các giải 28
  36. pháp khắc phục và có hướng kinh doanh hiệu quả hơn. Tình hình tiêu thụ các mặt hàng của Công ty được thể hiện qua biểu 2.4. Qua bảng 2.4 cho ta thấy trong giai đoạn 2015-2017 quy mô sản xuất đều tăng lên dẫn đến tốc độ phát triển bình quân cũng tăng 4,65%. Trong đó hạt nhựa HDPE có tốc độ phát triển bình quân cao nhất 122,03% , tiếp đó là hạt nhựa LLDPE có tốc độ phát triển bình quân 115,46% đều này chứng tỏ công ty đang mở rộng sản xuất hạt nhựa HDPE và hạt nhựa LLDPE. Nhưng nếu xét về tỷ trọng thì hai mặt hàng trên không phải là hai mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất, mà mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất và luôn chiếm tỷ trọng cao là hạt chống ẩm. 2.4.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm (2015-2017) bằng chỉ tiêu giá trị Qua bảng 2.5 ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh được phản ánh rõ qua chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế. Ta thấy qua 3 năm 2015-2017 tốc độ phát triển bình quân đạt 126,0% tăng tương đối cao. Trong đó lợi nhuận trước năm 2016/2015 đạt 131,52% tăng 31,52%, lợi nhuận trước thuế năm 2017/2016 đạt 120,71 tăng 20,71%. Kết quả này cho thấy hoạt động của doanh nghiệp đang có những bước chuyển biến tích cực và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Đây là chỉ tiêu quan trọng để phản ánh tình hình tiêu thụ hàng hóa của công ty qua 3 năm 2015-2017. Doanh thu năm 2016 tăng 2,28% so với năm 2015, năm 2017 tăng 4,02 so với 2016 điều này chứng tỏ công ty đang mở rộng xu hướng sản xuất. Nhờ vậy mà tốc độ phát triển bình quân cũng đạt 103,15% Các khoản giảm trừ doanh thu: ta thấy năm 2016 các khoản làm giảm trừ doanh thu có xu hướng giảm 21,59% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 các khoản làm giảm trừ doanh thu lại tăng 3,09% so với 2016. Tốc độ bình quân đạt 89,91 điều này chứng tỏ công ty vẫn đang có những biện pháp để quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm để đạt hiệu quả. 29
  37. Giá vốn hàng bán: Nhìn chung giá vốn qua 3 năm của công ty đều có xu hướng tăng lên, năm 2016 tăng 1,84% so với năm 2015, năm 2017 tăng 4,37% so với năm 2016. Tốc độ phát triển bình quân đạt 103,1%. Điều này chứng tỏ công ty đang chú trọng chi phí đầu vào để nâng cao doanh số sản phẩm đầu ra. Các khoàn chi phí: Nhìn chung các khoản chi phí của công ty qua 3 năm đều có xu hướng tăng lên. Cụ thể chi phí tài chính có tốc độ phát triển bình quân đạt 109,80%, chi phí bán hàng có tốc độ phát triển bình quân đạt 100,81%, chi phí quản lí doanh nghiệp tốc độ phát triển bình quân đạt 97,16%. Tốc độ phát triển bình quân của chi phí khác đạt 106,76%. Các khoản chi phí tăng sẽ làm giảm đi lợi nhuận nên công ty cần có những giải pháp để làm giảm chi phí. Qua những nhận xét ở trên, ta thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển theo chiều hướng tích cực. Lợi nhuận và doanh thu có xu hướng tăng lên qua các năm làm đấy mạnh quá trình kinh doanh của công ty. Song bên cạnh mặt tích cực đó thì các khoản chi phí vẫn tăng lên qua các năm vì vậy công ty nên tìm ra biện pháp để quản lý chặt chẽ hơn các khoản chi phí để đem lại lợi nhuận cao nhất. 30
  38. Bảng 2.5. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015-2017 ĐVT: Đồng 2016/2015 2017/2016 TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Φbq Chênh lệch Φlh Chênh lệch Φlh Doanh thu bán hàng và cung 1 14.809.575.270 15.147.738.929 15.756.367.347 338.163.659 102,28 608.628.418 104.02 103,15 cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ 7.580.000 5.943.217 6.126.745 (1.636.783) 78,41 183.528 103,09 89,91 Doanh thu thuần bán hàng 3 14.801.995.270 15.141.795.712 15.750.240.602 339.800.442 102,30 608.444.890 104.02 103,16 và cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 13.363.901.601 13.609.633.213 14.203.876.245 245.731.612 101,84 594.243.032 104,37 103,1 Lợi nhuận gộp về bán hàng 5 1.438.093.669 1.532.162.499 1.546.364.357 94.068.830 106,54 14.201.858 100,93 103,70 và cung cấp dịch vụ 6 Doanh thu hoạt động tài chính 6.842.973 5.005.206 5.154.987 (1.837.767) 73,14 149.781 103,00 86,80 Chi phí tài chính 90.948.481 108.857.454 109.645.865 17.908.973 119,69 788.411 100,72 109,80 7 -Trong đó: Chi phí lãi vay 80.333.205 84.864.407 86.235.765 4.531.202 105,64 101,62 103,61 8 Chi phí bán hàng 350.538.773 354.414.874 356.246.785 3.876.101 101,11 1.831.911 100,52 100,81 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.175.593.761 1.119.258.855 1.109.578.987 (56.334.906) 95,21 (9.679.868) 99,14 97,16 Lợi nhuận thuần từ hoạt 10 (172.144.373) (45.363.478) (23.952.293) 126.780.895 26,35 21.411.185 52,80 37,30 động kinh doanh 11 Thu nhập khác 409.669.000 330.130.000 342.134.000 (79.539.000) 80,58 12.004.000 103,64 91,39 12 Chi phí khác 131.568.900 145.415.655 149.965.355 13.846.755 110,52 4.549.700 103.13 106,76 13 Lợi nhuận khác 278.100.100 184.714.345 192.168.645 (93.385.755) 66,42 7.454.300 104,04 83,13 Tổng lợi nhuận kế toán trước 14 105.955.727 139.350.867 168.216.352 33.395.140 131,52 28.865.485 120,71 126,0 thuế 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 21.191.145 27.870.173 33.643.270 6.679.028 131,52 5.773.097 120,71 126,0 16 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 84.764.582 111.480.694 134.573.082 26.716.112 131,52 23.092.388 120,71 126,0 31
  39. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP GIA MINH 3.1. Đặc điểm chung công tác kế toán tại công ty 3.1.1. Tổ chức bộ máy kế toán của công ty Phòng kế toán của Công ty gồm 5 người với nhiệm vụ kế hoạch tài chính, thu thập xử lý thông tin. Cung cấp đầy đủ kịp thời những thông tin kinh tế tài chính cho các nhà quản lý Công ty. Lập báo cáo tài chính đầy đủ theo đúng chế độ quy định. Tổ chức bộ máy kết toán thể hiện qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Thủ quỹ Kế toán tiền mặt Kế toán tiền gửi Kế toán vật và thanh toán và công nợ tư, tài sản Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Giải thích: : Quan hệ trực tuyến : Quan hệ phối hợp - Kế toán trưởng: Là người phụ trách chung về điều hành toàn bộ công tác hạch toán và tình hình tài chính của Công ty. Tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của Nhà nước, xác định kết quả sản xuất kinh doanh và lập báo cáo theo quy định. - Thủ quỹ: Hàng ngày, hàng tháng vào sổ thu chi quỹ và thường xuyên kiểm tra tiền mặt tồn quỹ và đảm bảo chứng từ thu, chi. - Kế toán tiền mặt và thanh toán: Ghi chép, phản ánh kịp thời đầy đủ các khoản thu chi tiền mặt, thanh toán nội bộ và các khoản tạm ứng khác. 32
  40. - Kế toán tiền gửi và công nợ: Theo dõi tiền gửi và tiền vay ngân hàng, theo dõi công nợ của các khách hàng và nhà cung cấp. - Kế toán vật tư, tài sản: Theo dõi tình hình cung ứng, nhập – xuất vật tư, kiểm tra giám sát số lượng, hiện trạng tài sản cố định, tình hình tăng giảm, tính và phân bổ khấu hao từng tài sản. 3.1.2. Hình thức sổ kế toán Công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật kí chung. Trình tự ghi sổ kế toán: Chứng từ kế toán Sổ nhật ký SỔ NHẬT KÝ CHUNG Sổ, thẻ kế đặc biệt toán chi tiết SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng Cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 3.2: Trình tự ghi sổ kế toán áp dụng tại Công ty Ghi chú: Ghi hàng ngày. Ghi hàng tháng, định kỳ. Quan hệ đối chiếu, kiểm tra. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra mà kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ nhật ký chung, và căn cứ số liệu đã ghi đó để ghi vào sổ cái và các thẻ chi tiết liên quan. 33
  41. Định kỳ hoặc hàng tháng, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số phát sinh.Sau khi đã kiểm tra, đối chiếu khớp số liệu trên sổ cái và các thẻ chi tiết thì dùng để lập báo cáo tài chính. 3.1.3. Các chế độ kế toán áp dụng tại công ty Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01/N và kết thúc vào ngày 31/12/N. Chế độ kế toán áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT - BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính. Đơn vị tiền tệ sử dụng để hạch toán: Đồng Việt Nam (VNĐ). Phương pháp hạch toán thuế GTGT: phương pháp khấu trừ. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp KKTX. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng. Giá nhập kho tính theo giá trị thực tế. Tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. 3.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. 3.2.1.Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất tại công ty Chi phí sản xuất ở công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh được phân theo hoạt động, công dụng kinh tế của chi phí, bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chí phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu. Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm chi phí nhân viên các phân xưởng và các khoản ăn ca của nhân viên. Chi phí sản xuất chung: Gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu phụ, chi phí dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ ở phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác 3.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành * Đối tượng tập hợp chi phí: Là sản phẩm được sản xuất tại công ty, bao gồm: nhiều chủng loại, mẫu mã khác nhau trong đó mặt hàng sản xuất chủ yếu của Công ty là hạt chống ẩm dùng để bảo quản thực phẩm, thuốc men, hàng 34
  42. hóa.Túi PP (polypropylene) và PE (polyetylene); màng PP dùng làm bao lót trong trong các bao bì đựng sản phẩm trong lĩnh vực đựng gạo, phân bón, thức ăn gia súc, các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các mặt hàng như hạt nhựa HDPE; hạt nhựa LLDPE * Đối tượng tính giá thành: Công ty sản xuất các loại theo đơn đặt hàng của khách hàng. Chính vì vậy đối tượng tính giá thành của công ty là đơn đặt hàng. Vào tháng 12 công ty có 3 đơn hàng nhưng do thời gian làm khóa luận có hạn nên trong bài này em chỉ xin tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của đơn hàng SCG.165 (Silica gel.165) của công ty của công ty TNHH Long Bích Tea. 3.2.3.Quy trình sản xuất tại công ty Công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh là một công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh hạt chống ẩm theo tiêu chuẩn quốc tế, túi PP, màng PP, hạt nhựa HDPE, LLDPE Do sản phẩm của Công ty có nhiều loại khác nhau, tính đặc thù của sản phẩm là chất lượng phải đảm bảo đúng kỹ thuật, hình thức mẫu mã phải đẹp, phù hợp với nhu cầu của khách hàng nên để đáp ứng yêu cầu về chuyên môn hóa Công ty tổ chức sản xuất kinh doanh theo từng phân xưởng sản xuất. Hiện nay cơ cấu hệ thống tổ chức sản xuất của Công ty có hai phân xưởng sản xuất. Quy trình sản xuất sản phẩm tại Công ty là quy trình sản xuất kiểu liên tục, khép kín trong từng phân xưởng. Sản phẩm được sản xuất với số lượng lớn qua nhiều giai đoạn song chu kỳ sản xuất ngắn. Cụ thể quy trình sản xuất được tiến hành như sau Bước 1: Căn cứ vào yêu cầu của sản xuất hay vào các hợp đồng và đơn đặt hàng, phòng kỹ thuật tiếp nhận và nghiên cứu. Bước 2: Phòng kỹ thuật tiến hành tính toán định mức nguyên vật liệu. Bước 3: Chuyển nguyên vật liệu từ kho của Công ty xuống từng phân xưởng để tiến hành sản xuất. 35
  43. Bước 4: Sau khi sản xuất hoàn thành phòng kỹ thuật tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho thành phẩm. Trong mỗi công đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm gồm nhiều công việc khác nhau. Do đó các công đoạn được chuyên môn hóa thành từng công việc cụ thể. Với quy trình công nghệ đó các sản phẩm sản xuất ra của Công ty luôn đạt chất lượng cao, đảm bảo thông số kỹ thuật. 3.2.4. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp * Tài khoản sử dụng: Để theo dõi và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công ty sử dụng TK 621” Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” TK 621.SCG.165 (Silica gel.165) * Chứng từ và sổ sách sử dụng: - Chứng từ: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu,công cụ dụng cụ - Sổ sách: Sổ chi tiết tài khoản, sổ nhật ký chung, sổ cái * Trình tự kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại công ty Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu chi phí sản xuất của công ty (khoảng 70%).Nguyên vật liệu chính chủ yếu của quá trình sản xuất là silica gel. Ngoài ra cũng cần một số nguyên vật liệu phụ để phục vụ cho quá trình sản xuất như hợp chất đioxit silic, nhiên liệu dầu, để tạo ra sản phẩm hạt chống ẩm hoàn chỉnh. Nguyên vật liệu sẽ được xuất có kế hoạch và theo định mức nhất định cho từng đơn đặt hàng. Nguyên vật liệu trong kho của công ty được xuất kho để tiến hành sản xuất theo đơn đặt hàng. Khi làm thủ tục xuất vật liệu phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lệnh sản xuất, nhu cầu sản xuất thực tế Phân xưởng sản xuất viết giấy xin lĩnh và ghi danh mục nguyên liệu cần lĩnh cụ thể, sau đó trình lên giám đốc. Khi được giám đốc duyệt thì tiến hành lĩnh vật tư căn cứ theo phiếu xuất kho do thủ kho lập. Toàn bộ nguyên vật liệu (Silica gel) xuất kho trong kỳ để được tính vào chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng ĐĐH. 36
  44. Do công ty tính trị giá nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ nên đơn giá nguyên vật liệu xuất kho được xác định theo công thức: Đơn giá bình quân = Giá trị NVL tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ NVL xuất kho Số lượng NVL tồn ĐK + Số lượng NVL nhập trong kỳ Trị giá NVL xuất kho = Đơn giá bình quân NVL xuất kho số lượng NVL xuấtkho Ví dụ:Ngày 11/12/2017 xuất 2900kg Silicagelphục vụ sản xuất cho đơn hàng SCG.165 (Mẫu 3.1). Cách tính giá xuất kho Silica gel TT Chỉ tiêu Số lượng (Kg) Đơn giá(đ/kg) Thành tiền 1 Số dư đầu kỳ 1.300,65 85.000 110.555.250 2 Nhập trong kỳ 2.800 95.000 266.000.000 Đơn giá bình quân Silica gel= 110.555.250+266.000.000=91.828,18đ Xuất trong kỳ1.300,65+2.800 Trị giá Silica gel của SCG.165=91.828,18×2900 =266.301.738(đồng) Sau khi tính giá trị thực tế xuất kho của vật tư, kế toán ghi trị giá thực tế xuất của lô vật liệu vào cột giá trị trên phiếu xuất kho, đồng thời định khoản trực tiếp trên phiếu xuất. Với lô hàng Silica gel trên, kế toán định khoản: Nợ TK 621.SCG.165: 266.301.738(đồng) Có TK 152: 266.301.738( đồng) Từ định khoản kế toán ghi vào sổ sách có liên quan: 37
  45. Mẫu 3.1: Trích phiếu xuất kho Mẫu sổ: 02 – VT Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Gia Minh (Ban hành theo Thông tư số: Địa chỉ: Tổ 4, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông, 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của TP Hà Nội BTC) PHIẾU XUẤT KHO Số: 144 Ngày 11 tháng 12 năm 2017 Nợ: 621 Họ và tên người nhận: Nguyễn Thị Hoa Có: 1521 Xuất tại kho: công ty. Địa điểm: Số 4, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông TP Hà Nội Tên, nhãn hiệu, quy Số lượng cách, phẩm chất vật Mã Đơn vị Theo STT Thực Đơn giá Thành tiền tư, dụng cụ, sản số tính chứng xuất phẩm, hàng hóa từ A B C D 1 2 3 4 1 Silica gel Kg 2900 2900 91.828,18 266.301.738 Cộng: X X X X X 266.301.738 Tổng số tiền(bằng chữ): Ba trăm chín mươi triệu một trăm ba mươi tư nghìn tám trăm năm mươi năm đồng Số chứng từ gốc kèm thèo:01 Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, đóng dấu, họ tên) Bảng 3.1: Bảng tổng xuất theo đơn đặt hàng SCG.165 38
  46. STT Tên vật tư Đơn vị Số lượng Giá trị 1 Silica gel kg 2900 266.301.738 2 Hợp chất đioxit silic kg 2689 222.156.453 3 Dầu Diezen lít 3661,6 43.126.154 Tổng 531.584.345 Đến cuối tháng, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán kế toán ghi vào sổ chi tiết kế toán, sổ cái, sổ nhật ký chung. 39
  47. Mẫu 3.2: Trích sổ chi tiết Công ty Cổ Phần công nghiệp Gia Minh Mẫu sổ: S36 – DN Địa chỉ:Tổ 4, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông,TP Hà (Ban hành theo Thông tư số: Nội 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CHI TIẾT TK 621.SCG.165 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho đơn hàng SCG.165 Tháng 12 năm 2017 ĐVT: Đồng. Chứng từ TK Số phát sinh Ngày Diễn giải đối Số hiệu Nợ Có tháng ứng Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ PXK129 11/12 Xuất hợp chất đioxit silic 1522 222.156.453 PXK130 11/12 Xuất dầu diezen 1523 43.126.154 . . . . . PXK144 11/12 Xuất Silica gel 1521 266.301.738 31/12 Kết chuyển 621 154 154 531.584.345 Cộng số phát sinh trong kỳ 531.584.345 531.584.345 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) 40
  48. Từ các chứng từ, kế toán viên vào sổ nhật ký chung Kế toán căn cứ vào sổ nhật kí chung và sổ chi tiết tài khoản , sau đó ghi vào sổ cái khoản Mẫu 3.3: Trích sổ cái Mẫu sổ: S03b – DN Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Gia Minh (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC ngày Địa chỉ: Tổ 4, Phường Phú Lãm, Quận Hà Đông,TP Hà Nội . 22/12/2014 của BTC) SỔ CÁI Tháng 12 năm 2017 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Số hiệu: 621 Đơn vị tính: Đồng Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Chứng từ Số Số tiền Ngày Ngày Diến giải hiệu ghi sổ SH Nợ Có tháng TKĐƯ A B C D E (1) (2) Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 11/12 PXK129 11/12 Xuất hợp chất đioxit silic (SCG.165) 1522 222.156.453 11/12 PXK130 11/12 Xuất dầu Diezen (SCG.165) 1523 43.126.154 . 11/12 PXK144 11/12 Xuất Silica Gel (SCG.165) 1521 266.301.738 . . . . 20/12 PXK146 20/12 Xuất Silica Gel (SCG.166) 1521 58.765.231 20/12 PXK147 20/12 Xuất hợp chất đioxit silic (SCG.166) 1522 61.034.067 20/12 PXK148 20/12 Xuất dầu Diezen (SCG.166) 1523 25.532.000 . . . 25/12 PXK162 25/12 Xuất Silica Gel (SCG.167) 1521 41.567.201 25/12 PXK163 25/12 Xuất hợp chất đioxit silic (SCG.167) 1522 67.890.267 25/12 PXK164 25/12 Xuất dầu Diezen (SCG.167) 1523 17.320.376 31/12 31/12 Kết chuyển 621.SCG.165 154 154 531.584.345 31/12 31/12 Kết chuyển 621.SCG.166 154 154 145.331.298 31/12 31/12 Kết chuyển 621.SCG.167 154 154 126.777.864 Cộng số phát sinh trong kỳ 803.693.507 803.693.507 Số dư cuối kỳ Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 41
  49. Mẫu 3.4: Trích sổ nhật ký chung Mẫu sổ: S03a – DN Công ty Cổ phần công nghiệp Gia Minh (Ban hành theo Thông tư số: Địa chỉ: Tổ 4, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của TP Hà Nội BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG Tháng 12 năm 2017 ĐVT: Đồng Ngày Chứng từ Số phát sinh Số hiệu thángghi Ngày Diễn giải SH TKĐƯ Nợ Có sổ tháng A B C D E (1) (2) - Trang trước chuyển sang Chi tiền mặt trả tiền 6421 3.000.000 01/12 01/12 quảng cáo cho doanh 1111 3.000.000 PC100 nghiệp Thanh toán cước dịch vụ 642 413.210 01/12 PC101 01/12 viễn thông tháng 133 41.321 11/2016 1111 454.531 152 38.000.000 PC102 Mua silica gel về nhập 01/12 01/12 133 3.800.000 kho 1111 41.800.000 193.089.454 Xuất Silicagel dùng cho 621 11/12 PXK128 11/12 sản xuất 1521 193.089.454 Xuất hợp chất Đioxit 621 212.156.453 11/12 PXK129 11/12 silic dùng cho sản xuất 1522 212.156.453 621 53.126.154 PXK130 Xuất dầu diezen dùng 11/12 11/12 1523 53.126.154 cho sản xuất . . . . 266.301.738 Xuất Silica Gel 621 11/12 PXK144 11/12 (SCG.165) 1521 266.301.738 . . Xuất Silicagel dùng cho 621 98.765.231 20/12 PXK146 20/12 sản xuất 1521 98.765.231 42
  50. Xuất hợp chất Đioxit 621 101.034.067 20/12 PXK147 20/12 silic dùng cho sản xuất 1522 101.034.067. Xuất dầu diezen dùng 621 45.532.000 20/12 PNK148 20/12 cho sản xuất 1523 45.532.000 . . . . . Xuất dụng cụ bảo hộ lao 6273 17.020.000 22/12 PXK201 22/12 động 153 17.020.000 Chi tiền trả lương cho 6271 26.500.000 31/12 PC157 31/12 quản lý phân xưởng 334 26.500.000 6271 11.800.000 31/12 PC158 31/12 Chi tiền ăn ca 334 11.800.000 Chi tiền trả lương cho 622 78.000.000 31/12 PC 159 31/12 công nhân trực tiếp sản xuất. 334 78.000.000 . . . . 6274 26.340.000 31/12 PC252 31/12 Chi phí khấu hao TSCĐ 2141 26.340.000 . . . . 6277 8.000.000 31/12 PC255 31/12 Chi tiền điện T12/2017 1111 8.000.000 . . . . . . Cộng số phát sinh . Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) 3.2.5.Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là toàn bộ tiền lương, tiền ăn ca, phụ cấp. *Tài khoản sử dụng: Để hạch toán nhân công trực tiếp công ty sử dụng tài khoản 622 – “Chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản 334 – Phải trả công nhân để theo dõi các khoản thanh toán với công nhân trực tiếp sản xuất. Ngoài ra , kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: 334,338,141 * Chứng từ và sổ kế toán sử dụng: Chứng từ : Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương, bảng thanh toán tiền lương 43
  51. Sổ kế toán: sổ cái , sổ nhật ký chung * Phương pháp tính tiền lương tại công ty: Chi phí nhân công trực tiếp tại công ty bao gồm: tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, tiền tăng ca phải trả cho công nhân viên trực tiếp, trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép, lương tháng thứ 13, phép năm và các khoản trích: BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ. *Một số nghiệp vụ phát sinh thực tế tại công ty: Công ty phân bổ chi phí nhân công trực tiếp theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, áp dụng công thức: Chi phí NCTT= Tổng chi phí NCTT × Chi phí NVLTT Tổng chi phí NVLTT Chi phí NCTT.SCG.165= Tổng chi phí NCTT × Chi phí NVL SCG.165 (622.SCG.165) Tổng chi phí NVLTT = 109.000.000×531.584.345= 72.095.511đ 803.693.507 44
  52. Mẫu 3.5: Trích sổ cái Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Gia Minh Mẫu sổ: S03b – DN Địa chỉ: Tổ 4, Phường Phú Lãm, Quận Hà (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC Đông, TP Hà Nội ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CÁI Tháng 12 năm 2017 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Số hiệu: 622 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số tiền Ngày Số hiệu Ngày Diến giải ghi sổ SH TKĐƯ Nợ Có tháng A B C D E (1) (2) Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 31/12 31/12 Lương công nhân trực tiếp sản xuất 334 78.000.000 31/12 31/12 Trích BHXH cho công nhân sản xuất 3383 16.000.000 31/12 31/12 Trích BHYT cho công nhân sản xuất 3384 2.500.000 31/12 31/12 Trích BHTN cho công nhân sản xuất 3386 700.000 31/12 31/12 Trích CPCĐ cho công nhân sản xuất 3382 1.450.000 31/12 31/12 Tiền lương ăn ca của CNTT 334 20.350.000 31/12 31/12 Kết chuyển 622.SCG.165 154 154 72.500.000 31/12 31/12 Kết chuyển 622.SCG.166 154 154 22.500.000 31/12 31/12 Kết chuyển 622.SCG.167 154 154 14.000.000 Cộng số phát sinh trong kỳ 109.000.000 109.000.000 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 45
  53. Ví dụ: Ngày 31/12/2017 tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất đơn hàng SCG. 165 số tiền là 50.600.000đ, tiền ăn ca của công nhân trực tiếp sản xuất là 9.604.511đ ( Theo Bảng 2.2: Bảng thanh toán lương cho CNV sản xuất theo đơn đặt hàng SCG.165 trong tháng 12/2017) Nợ TK 622.SCG.165 : 50.600.000 Có TK 334 :50.600.000 Trích BHXH (17.5%), BHYT ( 3%),BHTN ( 1%), KPCĐ (2%) Nợ TK 622.SCG.165 :11.385.000 Có TK 3383 : 8.855.000 Có TK 3384 : 1.518.000 Có TK 3386 : 506.000 Có TK 3382 : 1.012.000 Tiền ăn ca: Nợ TK 622.SCG.165: :9.604.511 Có TK 334: :9.604.511 Từ các định khoản kế toán ghi vào các sổ sách có liên quan (Sổ nhật ký chung, sổ chi tiết SCG.165, ) 46
  54. Bảng 3.2. Bảng thanh toán lương cho CNV sản xuất theo đơn đặt hàng SCG.165 trong tháng 12/2017 TK 334_ Phải trả CNV TK 338_ Phải trả phải nộp khác TK 338_ Phải trả phải nộp khác STT Thực lĩnh Cộng có BHXH BHYT BHTN KPCĐ BHXH BHYT BHTN Các khỏa Lương Lương Cộng có Cộng có TK phụ cấp( sản phẩm thời gian TK 338 338 ăn ca, ) TK 334 17.5% 3% 1% 2% 8% 1,5% 1% TK 1 50.600.000 9.604.511 60.204.511 8.855.000 1.518.000 506.000 1.012.000 11.385.000 4.048.000 759.000 506.000 5.313.000 76.902.011 622.SCG.165 TK 2 28.500.000 7.950.000 36.450.000 5.130.000 855.000 285.000 570.000 6.840.000 2.280.000 427.500 285.000 2.992.500 33.457.500 627.SCG.165 TK 3 26.478.650 8.278.150 34.756.800 4.766.157 794.360 264.787 529.573 6.354.877 2.118.292 397.180 264.787 2.780.259 31.976.541 641.SCG.165 TK 4 33.056.740 9.856.350 42.910.090 5.950.213 991.702 330.567 661.134 7.933.616 2.644.539 495.851 330.567 3.470.957 39.439.133 642.SCG.165 Cộng 88.035.390 35.689.011 114.789.011 24.701.370 4.114.062 1.386.354 2.772.671 26.794.493 11.090.831 2.079.531 1.386.363 14.556.716 181.775.185 (Nguồn: Phòng tài chính - kế toán) Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập biểu Giám đốc (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên,đóng dấu) 47
  55. Mẫu 3.6: Trích sổ chi tiết Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Gia Minh Mẫu sổ: S36 – DN Địa chỉ: Tổ 4, Phường Phú Lãm, Quận Hà (Ban hành theo Thông tư số: Đông, TP Hà Nội 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CHI TIẾT Từ ngày 01/12/2017 đến ngày 31/12/2017 Tài khoản: 622.SCG.165- Chí phí nhân công trực tiếp Chứng từ Số phát sinh TK Ngày Diễn giải Số hiệu đối ứng Nợ Có tháng Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 31/12 Lương công nhân trực tiếp sản xuất 334 50.600.000 31/12 Trích BHXH cho công nhân sản xuất 3383 8.855.000 31/12 Trích BHYT cho công nhân sản xuất 3384 1.518.000 31/12 Trích BHTN cho công nhân sản xuất 3386 506.000 31/12 Trích CPCĐ cho công nhân sản xuất 3382 1.012.000 31/12 Tiền lương ăn ca của CNTT 334 9.604.511 31/12 Kết chuyển 622 154 154 72.095.511 Cộng số phát sinh trong kỳ 72.095.511 72.095.511 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) 48
  56. 3.2.6. Kế toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung ở Công ty bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến phục vụ quản lý sản xuất trong phạm vi phân xưởng. Bao gồm các khoản như: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác và tiền ăn ca, bồ dưỡng của các bộ phận. * Tài khoản sử dụng: Tài khoản 627.SCG.165 – “Chi phí sản xuất chung” Tài khoản 627.SCG.165 được mở chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2 như sau: TK 627.SCG.165: Chi phí nhân viên phân xưởng. TK 6272.SCG.165: Chi phí vật liệu. TK 6273.SCG.165: Chi phí dụng cụ sản xuất. TK 6274.SCG.165: Chi phí khấu hao tài sản cố định. TK 6277.SCG.165: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278.SCG.165: Chi phí bằng tiền khác. * Chứng từ sử dụng: Chứng từ : Bảng thanh toán tiền lương , bảng phân bổ tiền lương, bảng trích khấu hao TSCĐ, phiếu thu, phiếu chi Sổ sách: Sổ cái, sổ nhật kí chung, sổ chi tiết tài khoản 627 * Trình tự kế toán : Kế toán chi phí nhân viên quản lý phân xưởng: Là những khoản phải trả cho nhân viên quản lý phân xưởng như tiền lương, tiền ăn trưa và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT,BHTN, CPCĐ + Căn cứ vào bảng tính lương kế toán thực hiện việc trích BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định cho nhân viên phân xưởng. Khi đó kế toán định khoản như sau: Ví dụ: Ngày 31/12/2017 tiền lương trả cho bộ phận quản lý phân xưởng 26.500.000đ, tiền ăn ca là 11.800.000đ. Tiền lương trả cho bộ phận phân xưởng, kế toán ghi: 49
  57. Nợ TK 6271: 26.500.000đ Có TK 334: 26.500.000đ Trích BHXH ,BHYT,BHTN,CPCĐ, kế toán ghi: Nợ TK 6271: 5.920.000đ Có TK 3383: 4.100.000đ Có TK 3384: 900.000đ Có TK 3386: 300.000đ Có TK 3382: 620.000đ Tiền ăn ca, kế toán ghi: Nợ TK 6271: 11.800.000đ Có TK 334: 11.800.000đ Từ các định khoản kế toán ghi vào sổ sách có liên quan (Sổ nhật ký chung, bảng tập hợp chi phí sản xuất ) + Kế toán chi phí dụng cụ sản xuất là những chi phí về công cụ dụng cụ dùng chung cho sản xuất trong phân xưởng như chi phí dụng cụ bảo hộ lao động, giá đỡ Ví dụ: Ngày 22/12/2017 xuất dụng cụ bảo hộ lao động cho bộ phận phân xưởng sản xuất trị giá 17.020.000đ ( Mẫu 3.6: Trích sổ xuất kho) 50
  58. Mẫu 3.6: Trích phiếu xuất kho Mẫu sổ: 02 – VT Công ty Cổ phần công nghiệp Gia Minh (Ban hành theo Thông tư số: Địa chỉ: Tổ 4, phường Phú Lãm, quận Hà 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Đông, TP Hà Nội BTC) PHIẾU XUẤT KHO Số: 201 Ngày 22 tháng 12 năm 2017Nợ: 627 Có:153 Họ và tên người nhận: Nguyễn Thị Hoa Tên, nhãn hiệu, Số lượng quy cách, phẩm chất vật tư, Mã Đơn vị Theo STT Thực Đơn giá Thành tiền dụng cụ, sản số tính chứng xuất phẩm, hàng từ hóa A B C D 1 2 3 4 Dụng cụ bảo 1 Cái 100 100 170.020 17.020.000 hộ lao động Cộng: X X X X X 17.020.000 Tổng số tiền(bằng chữ): Mười bảy triệu không trăm hai mươi nghìn đồng. Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký, đóng dấu, họ tên) Kế toán định khoản : Nợ TK 6273: 17.020.000đ Có TK 153: 17.020.000đ Từ các định khoản kế toán ghi vào sổ sách có liên quan (Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết, ) + Kế toán chi phí khấu hao tài sản cố định: Là chi phí khấu hao của nhà xưởng, máy móc thiết bị, trang thiết bị quản lý, mối loại TSCĐ được trích khấu hao theo tỉ lệ nhất định trên nguyên giá của TSCĐ. Công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Cụ thể như sau: 51
  59. Nguyên giá TSCĐ phải trích khấu hao Mức khấu hao phải trích = Số năm sử dụng bình quân năm Mức trích khấu hao bình Mức khấu hao bình quân năm = quân tháng 12 Ví dụ: Ngày 31/12/2017 chi phí khấu hao TSCĐ của công ty số tiền 26.340.000đ Nợ TK 6274: 26.340.000đ Có TK 2141: 26.340.000đ Từ định khoản kế toán ghi vào sổ sách có liên quan (Sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết, ) +Chí phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản phải trả cho những dịch vụ phải mua ngoài như: Tiền điện, nước, tiền điện thoại, chi phí bảo hiểm hỏa hoạn, Ví dụ: Ngày 31/12 thanh toán tiền điện tháng 12 cho bộ phận phân xưởng số tiền 8.000.000đ 52
  60. Mẫu 3.7: Trích sổ xuất kho Công ty Cổ phần công nghiệp Gia Minh Mẫu sổ: 02 – TT Địa chỉ:Tổ 4, phường Phú Lãm, quận Hà Đông, (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT- Hà Nội BTC ngày 22/12/2014 của BTC) PHIẾU CHI Số: 255 Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Họ và tên người nhận tiền: Nguyễn Thị Hoa Địa chỉ: Lý do chi: Chi tiền điện tháng 12/2017 Số tiền: 8.000.000 Bằng chữ: Tám triệu đồng Kèm theo: chứng từ gốc Giám đốc Kế toán trưởng Thủ quỹ Người lập phiếu Người nhận tiền (Ký, họ tên đóng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) dấu) Kê toán định khoản: Nợ TK 6277: 7.200.0000đ Nợ TK 133: 800.000đ Có TK 1111: 8.000.000đ Căn cứ vào các nghiệp vụ đã tập hợp ở trên ta lập được bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 12/2017 được nêu trên bảng Ta lập được bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung trong tháng 12/2017 được nêu trên bảng 53
  61. Bảng 3.3. Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung tháng 12/2017 Đơn vị tính: Đồng Tài khoản STT Chi phí Số tiền chi tiết 1 Lương nhân viên phân xưởng 6271 44.220.000 2 Chi phí công cụ dụng cụ 6273 17.020.000 3 Chi phí khấu hao tài sản cố định 6274 26.340.000 4 Chi phí dich vụ mua ngoài 6277 52.700.000 5 Chi phí khác bằng tiền 6278 60.895.000 Tổng 201.175.000 (Nguồn: Phòng kế toán tổng hợp) Từ đó kế toán tiến hành lập bảng chi tiết tài khoản theo từng hóa đơn Ta phân bổ chi phí sản xuất chung theo nguyên vật liệu trực tiếp, áp dụng công thức : Chi phí SXC SCG.165= Tổng chi phí SXC × Chi phí NVL SCG.165 Tổng chi phí NVLTT Chi phí SXC SCG.165= 201.175.000 ×531.584.345 =133.062.517(đồng) 803.693.507 54
  62. Bảng 3.4. Bảng tập hợp chi phí sản xuất chung của SCG.165 Đơn vị tính: Đồng Tài khoản STT Chi phí Số tiền chi tiết 1 Lương nhân viên phân xưởng 6271 29.165.000 2 Chi phí công cụ dụng cụ 6273 11.500.000 3 Chi phí khấu hao tài sản cố định 6274 16.425.659 4 Chi phí dich vụ mua ngoài 6277 34.360.192 5 Chi phí khác bằng tiền 6278 41.611.666 Tổng 133.062.517 55
  63. Mẫu 3.8: Trích sổ chi tiết Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Gia Minh Mẫu sổ: S38 – DN Địa chỉ: Tổ 4, Phường Phú Lãm, Quận Hà (Ban hành theo Thông tư số: Đông, TP Hà Nội 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CHI TIẾT TK 627.SCG.165 – Chi phí sản xuất chung Tháng 12/2017 ĐVT: Đồng. Chứng từ Số phát sinh TK Ngày Diễn giải Số hiệu đối ứng Nợ Có tháng Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 31/12 Chi phí nhân viên phân xưởng 334 23.100.000 31/12 Các khoản trích theo lương tháng 12 3383 3.918.000 31/12 Các khoản trích theo lương tháng 12 3384 878.000 31/12 Các khoản trích theo lương tháng 12 3386 376.000 31/12 Các khoản trích theo lương tháng 12 3382 893.000 31/12 Chi phí công cụ dụng cụ 153 11.500.000 31/12 Chi phí khấu hao tài sản cố định 214 16.425.659 31/12 Chi phí dich vụ mua ngoài 331 34.360.192 31/12 Chi phí khác bằng tiền 111 41.611.666 31/12 Kết chuyển 627 154H 133.062.517 Cộng số phát sinh 133.062.517 133.062.517 trong kỳ Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) 56
  64. Căn cứ chứng từ kế toán và sổ chi tiết các tài khoản kế toán ghi vào sổ nhật ký chung theo phụ biểu, sau đó ghi vào sổ cái : Mẫu 3.9: Trích sổ cái Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Gia Minh Mẫu sổ: S03b – DN Địa chỉ: Tổ 4,Phường Phú Lãm, Quận Hà (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC Đông,TP Hà Nội ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CÁI Tháng 12 năm 2017 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất chung Số hiệu: 627 Đơn vị tính: Đồng Chứng từ Số Số tiền Ngày hiệu Ngày Diến giải ghi sổ SH TKĐ Nợ Có tháng Ư A B C D E (1) (2) Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 31/12 31/12 Trả lương cho nhân viên QLPX tháng 12 334 34.550.000 31/12 31/12 Trích lương theo các khoản bảo hiểm 3383 7.561.000 Trích lương theo các khoản bảo hiểm 3384 1.100.500 Trích lương theo các khoản bảo hiểm 3386 474.500 Trích lương theo các khoản bảo hiểm 3382 534.000 31/12 31/12 Chi phí công cụ dụng cụ 153 17.020.000 31/12 31/12 Chi phí khấu hao tài sản cố định 214 26.340.000 31/12 31/12 Chi phí dich vụ mua ngoài 331 52.700.000 31/12 31/12 Chi phí khác bằng tiền 111 60.895.000 31/12 31/12 Kết chuyển 627.SCG.165 154 154 133.062.517 31/12 31/12 Kết chuyển 627.SCG.166 154 154 40.258.793 31/12 31/12 Kết chuyển 627.SCG.167 154 154 27.797.927 Cộng số phát sinh trong kỳ 201.175.000 201.175.000 Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 57
  65. 3 2.7. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất * Tài khoản sử dụng: Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên, nên tập hợp chi phí sẩn xuất , kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí SXKDD” * Chứng từ và sổ sách kế toán sử dụng: -Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán lương, bảng phân bổ nguyên vật liệu - Sổ sách sử dụng: Sổ chi tiết, sổ cái , sổ nhật kí chung * Trình tự kế toán tập hợp chi phí sản xuất Căn cứ vào chứng từ gốc, bảng tổng hợp chứng từ, kế toán tiến hành lập sổ chi tiết 154.SCG.165, sổ cái 154 58
  66. Mẫu 3.10: Trích sổ chi tiết Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Gia Minh Mẫu sổ: S38 – DN Địa chỉ: Tổ 4 , Phường Phú Lãm, Quận Hà (Ban hành theo Thông tư số: Đông,TP Hà Nội 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CHI TIẾT TK 154.SCG.165 –Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tháng 12 năm 2017 ĐVT: Đồng. Chứng từ TK Số phát sinh Diễn giải Số hiệu Ngày đối ứng Nợ Có tháng Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 31/12 Kết chuyển chi phí 621 531.584.345 31/12 Kết chuyNVLTTển chi phí NCTT 622 72.095.511 Kết chuyển chi phí sản 31/12 627 133.062.517 xuất chung 31/12 Giá thành sản xuât 155 736.742.373 Cộng số phát sinh 736.742.373 736.742.373 Số trongdư cu kốiỳ kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu) 59
  67. Mẫu 3.11: Trích sổ cái Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Gia Minh Mẫu sổ: S03b – DN Địa chỉ: Tổ 4, Phường Phú Lãm, Quận Hà (Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT- Đông, TP Hà Nội BTC ngày 22/12/2014 của BTC) SỔ CÁI Tháng 12 năm 2017 Tên tài khoản: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số hiệu: 154 Đơn vị tính: Đồng Ngày Chứng từ Số tiền Số hiệu ghi Ngày Diến giải SH TKĐƯ Nợ Có sổ tháng A B C D E (1) (2) Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí NVLTT 621 803.693.507 31/12 31/12 Kết chuyển chi phí NCTT 622 109.000,000 Kết chuyển chi phí sản xuất 31/12 31/12 627 201.175.000 chung 31/12 31/12 Giá thành sản xuât 155 1.113.868.507 Cộng số phát sinh trong 1.113.868.507 1.113.868.507 kỳ Số dư cuối kỳ Ngày 31 tháng 12 năm 2017 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 60
  68. 3.2.8.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và tính giá thành sản phẩm. Xuất phát từ việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng . Do vậy cuối tháng căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất và các tài liệu liên quan trong từng kỳ để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm trong từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành. Công ty thực hiện phương pháp tính giá thành giản đơn để tính tổng giá thành đơn vị của các mặt hàng đã hoàn thành trong tháng bằng cách cộng trực tiếp chi phí phát sinh. Do đơn hàng SCG.165 thực hiện và sản xuất trong tháng 12 nên không có sản phẩm dở dang nên tổng giá thành từng mặt hàng chính bằng tổng chi phí sẩn xuất đã tập hợp trong tháng. Bảng 3.5. Thẻ tính giá thành sản phẩm hạt chống ẩm đơn hàng SCG.165 THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Tháng 12 năm 2017 Tên sản phẩm: Hạt chống ẩm Số lượng : 15.700 Kg ĐVT:Đồng Chi phí Chi phí Chi phí Tổng giá Giá thành đơn vị NVLTT NCTT SXC thành (đ/kg) 531.584.345 72.095.511 133.062.517 736.742.373 46.926,2 (Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán) Ngày 31 tháng 12 năm 2017 61
  69. Cuối kỳ nhập kho thành phẩm , kế toán ghi: Nợ TK 155: 736.742.373đ Có Tk 154.SCG.165: 736.742.373đ 3.3.Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3.3.1.Đánh giá chungvề công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. Qua thời gian thực tập và nghiên cứu tại Công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh, em nhận thấy công tác hạch toán kế toán của Công ty hoạt động khá tốt.Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh kịp thời, kết quả hoạt động kinh doanh được cập nhật định kỳ hàng tháng, hàng quý đáp ứng tốt yêu cầu quản lý của ban quản lý Công ty. * Ưu điểm: + Về cơ cấu tổ chức Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp luôn đứng trước những cạnh tranh gay gắt nhưng công ty đã nhanh chóng tiếp cận với thị trường, nhanh chóng tổ chức, sắp xếp lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, lựa chọn đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao, dám nghĩ dám làm. Công ty đã tìm kiếm giải pháp, tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với tình hình mới, tìm biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, mọi hình thức sản xuất kinh doanh, quan tâm chú trọng đến khách hàng.Với mục tiêu sản phẩm sản xuất ra phải được khách hàng chấp nhận, điều đó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty. Do vậy, vấn đề nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động luôn được ban lãnh đạo của công ty quan tâm đến. Hình thức tổ chức công tác kế toán: Là một đơn vị sản xuất có sự phân cấp quản lý tương đối toàn diện, rõ ràng và có hệ thống đối với từng phòng ban. Công ty áp dụng hình thức tổ chức kế toán hợp lý.Phòng tài chính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của 62
  70. công ty.Phòng kế toán gồm 5 người, mỗi kế toán đảm nhiệm một công việc cụ thể. Tổ chức công tác kế toán: Công ty nói chung đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đảm bảo tính thống nhất về phạm vi phương pháp tính toán các chỉ tiêu kinh tế giữa kế toán và các bộ phận có liên quan. Công ty luôn chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ về thuế, sổ sách kế toán phù hợp để phản ánh và giám sát tình hình thu, chi trong doanh nghiệp, đồng thời tiến hành ghi chép đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, nhờ đó góp phần bảo vệ tài sản của công ty trong lĩnh vực tiêu thụ sản phẩm, đảm bảo khâu sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả cao. + Về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Về đối tượng tính giá thành: Những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng như không vỡ mẻ, số lượng đúng tiêu chuẩn thì mới được coi là thành phẩm. Hơn nữa không có sản phẩm dơ dang, nên việc xác định đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành qua tất cả các giai đoạn công nghệ là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản phẩm sản xuất của công ty. Về phương pháp tính giá thành: Việc xác định đối tượng tính giá thành như trên nên công ty lựa chọn phương pháp tính giá thành giản đơn để tính tổng giá thành của các mặt hàng đã hoàn thành trong tháng là hợp lý, giúp cho việc tính giá thành đơn giản hơn, giảm bớt khối lượng công tác kế toán vẫn đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản lý. Về kì tính giá thành: Việc xác định kì tính giá thành hàng tháng giúp công ty quyết định giá bán sản phẩm một cách chính xác, nhanh chóng phát hiện ra các biến đổi bất thường của giá thành để từ đó đưa ra các quyết định thích hợp. Về cách phân loại chi phí sản xuất: Cách phân loại chi phí theo yếu tố đã giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức vốn lưu động cũng như lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. * Nhược điểm: 63
  71. Bên cạnh những ưu điểm đạt được, công ty vẫn còn một số điểm hạn chế còn tồn tại. Về xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Hiên nay, công ty tập hợp chi phí theo từng nội dung chi phí, từng loại chi phí và thực hiện mở tài khoản tổng hợp và chi tiết theo từng nội dung chi phí phát sinh ( CPNVLTT, CPNCTT, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ ) Tập hợp chi phí theo cách này giúp cho việc tính toán và phân bổ các chi phí liên quan đến giá thành được dễ dàng, nhanh chóng, song không xác định và đánh giá được chính xác từng loại chi phí phát sinh ở từng nơi phát sinh chi phí. Do việc sản xuất sản phẩm của công ty được thực hiện qua nhiều công tẩy, nhuộm, máy ) nên không xác định được chi phí riêng rẽ từng phân xưởng sẽ rất khó khăn trong việc đánh giá hoạt động từng nhà máy có hiệu quả hay không , sử dụng chi phí có hợp lý hay không từ đó tổ chức quản lý chí phí, kiến nghị các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thành sẽ không được chính xác và hiệu quả. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất Đối với công nhân sản xuất trực tiếp, công ty sử dụng đa số là lao động phổ thông với hợp đồng ngắn hạn (Ba tháng) nên cơ cấu công nhân không được ổn định. Vì là hợp đồng ngắn hạn nên công ty chưa tiến hành đóng báo hiểm cho công nhân, điều này có thể khiến công nhân không gắn bó lâu dài với công ty , dẫn đến cơ cấu công nhân không ổn định và công ty thì tốn thêm một khoản chi phí không nhỏ để dào tạo công nhân mới. Về việc sử dụng hệ thống chứng từ sổ sách: Công ty nên mở thêm sổ nhật ký đặc biệt, điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giảm nhẹ khối lượng công tác kế toán giúp cho kế toán tập chung vào công tác tính tổ chức phân tích giá thành trong tương lai. 3.3.2. Một số ý kiến đề xuất góp phần hoàn thiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 64
  72. Là một học sinh chuyên ngành kế toán đang thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh, với kiến thức đã được trang bị ở trường và qua tìm hiểu các biện pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh, em xin đưa ra một số ý kiến mong muốn góp phần nhỏ vào việc khắc phục những nhược điểm đã nêu trên để cho công tác của công ty ngày càng hoàn thiện hơn. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất của công ty nhìn chung là phù hợp với đặc điểm của công ty nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vướng mắc sau: Thứ nhất:Về bộ máy kế toán Thực tế hiện nay công ty Gia Minh có bộ máy kế toán tổ chức khá gọn nhẹ. Chính vì thế dẫn đến một người kiêm quá nhiều việc, dẫn đến ảnh hưởng không ít đến kết quả công việc của các nhân viên kế toán. Như vậy công ty nên tuyển thêm kế toán để giảm bớt công việc.Từ đó nâng cao hiệu quả cho toàn doanh nghiệp. Thứ hai: Về tập hợp chi phí nhân công trực tiếp cho các bộ phận sản xuất,theo dõi chi tiết cho phân xưởng, sau đó là chi tiết cho từng mã hàng Về việc tập hợp này, công ty cũng nên tách biệt chi phí sản xuất thành định phí và biến phí từ đó phản ánh đúng khoản chi phí sản xuất cố định không được tính vào giá thành sản phẩm và khoản chi phí sản xuất cố định không được tính vào giá thành sản phẩm. Thứ ba: Công ty nên ký hợp đồng lâu dài để công nhân gắn bó với công ty lâu hơn. Thực hiện đúng quy định về việc trích trước khoản tiền lương nghỉ phép của công nhân trưc tiếp sản xuất: Công ty cần thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất theo kế hoạch để đảm bảo một tỷ lệ tiền lương tương đối ổn định trong giá thành sản phẩm. Trong đó: 65
  73. Mức trích trước tiền Tiền lương thực tế phải Tỷ lệ lương nghỉ pháp theo kế = trả CNTTSX trong X trích trước hoạch tháng Tỷ lệ trích Tổng tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch = trước Tổng tiền lương chính theo kế hoạch năm của CNTTSX Hàng tháng, ghi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK 622 Có TK 335 Chi phí nguyên vật liệu: Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh do vậy công ty cần đặc biệt quan tâm khoản chi phí này. Các phân xưởng tại công ty có nhiệm vụ xây dựng và điều hành kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch và cung ứng vật tư dầu tư và đáp ứng nhu cầu sản xuất.Bộ phận này cung cấp kịp thời cho các phân xưởng sản xuất tránh gián đoạn quá trình sản xuất. Công ty cần xây dựng chế độ thưởng phạt về vật chất trong các khâu thu mua, dự trữ, tiêu hao, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các định mức đó và đảm bảo lượng hàng tồn kho hợp lý, không quá dư thừa, gây ứ đọng vốn. Phòng tổ chức điều hành sản xuất phải được bố trí cán bộ dày dạn kinh nghiệm trong giao dịch, khai thác, tìm kiếm các nguồn hàng, đối tác làm ăn nhằm cung ứng nguyên vật liệu cho công ty hàng tháng với chất lượng tốt số lượng không hạn chế về giá cả hợp lý. Về chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác: Công ty nên thực hiện chế độ khoán chi phí cho các phòng ban, phân xưởng biết sử dụng hợp lý triệt để để tiết kiệm, tránh tình trạng sử dụng bừa bãi lãng phí. Công ty nên trích lập sửa chữa lớn TSCĐ để phục hồi năng lực hoạt động của máy móc thiết bị.Tuy nhiên, Chi phí cho việc sủa chữa lớn thường kéo dài nên công ty phải lập kế hoạch, dự toán cho từng máy móc thiết bị sửa chữa của mình. 66
  74. Thứ tư: Hiện đại hóa công tác kế toán Công ty đã trang bị hệ thống máy tính tương đối hiện đại, đây là một điều kiện rất thuận lợi của công ty nhưng để khai thác tối đa ưu việt của máy vi tính, công ty nên thường xuyên đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán sử dụng máy vi tính hiệu quả nhất. 67
  75. KẾT LUẬN Để có thể tồn tại được trong nền kinh tế thị trường thì sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất phải được tiêu thụ và đảm bảo có lãi, muốn tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp phải quan tâm không chỉ chất lượng, mẫu mã sản phẩm mà còn phải quan tâm đến giá cả. Để có giá bán hợp lý, phù hợp với túi tiền của khách hàng thì doanh nghiệp phải chú ý đến việc tăng năng suất lao động, giảm giá thành sản phẩm. Đây là vấn đề hết sức phức tạp không chỉ liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp mà còn liên quan tới lợi ích của từng lao động và của Nhà nước. Công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh thực hiện tốt công tác đó là cơ sở đánh giá kết quả sản xuất ý thức được tầm quan trọng của việc quản lý tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Để công tác kế toán nói chung và công tác tập hợp chi phí sản xuát, tính giá thành sản phẩm nói riêng thực sự trở thành công cụ sản xuất góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cần hoàn thiện và tổ chức công tác kế toán một cách chính xác và khoa học hơn. Trong chuyên đề tốt nghiệp em đã trình bày cơ sở lý luận tình hình thực tiễn quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh.Trên cơ sở đó kết hợp với sự hướng dẫn của THS.Nguyễn Thị Mai Hương em đã mạnh dạn đưa ra một số ý kiến mong muốn góp phần nhỏ vào công việc đổi mới và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh bản thân em đã có nhiều cố gắng song do kiến thức, thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế còn hạn chế cho nên chuyên đề khóa luận này không thê tránh khỏi những thiếu xót, kính mong thầy cô giáo, cán bộ công nhân viên phòng kế toán của công ty cổ phần công nghiệp Gia Minh đóng góp ý kiến để chuyên đề tốt nghiệp này thêm phong phú, khoa học và có giá trị thuyết phục trong thực tiễn. 68
  76. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BCT, ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ trưởng BTC. 2. Công ty Cổ phần công nghiệp Gia Minh Hà Nội, tài liệu kế toán tài chính năm 2017 3. Th.s.Đào Lan Phương(2016), Bài giảng Tài chính doanh nghiệp, Trường Đại học Lâm Nghiệp Việt Nam. 4. GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thủy (2007), Giáo trình kế toán tài chính, NXB Tài Chính, Hà Nội. 5. PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2006), Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 6. Võ Thị Phương Nhung (2015), Phân tích hoạt động kinh doanh, Trường Đại Học Lâm Nghiệp Việt Nam.