Luận văn Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thành phố Hồ Chí Minh năm 2015

pdf 88 trang yendo 3951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thành phố Hồ Chí Minh năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_danh_muc_thuoc_duoc_su_dung_tai_benh_vien.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương thành phố Hồ Chí Minh năm 2015

  1. BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN HOÀNG PHI PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƢƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017
  2. BỘ Y TẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI NGUYỄN HOÀNG PHI PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI BỆNH VIỆN NGUYỄN TRI PHƢƠNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2015 LUẬN VĂN DƢỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGHÀNH:TCQLD MÃ SỐ: CK 60 72 04 12 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/07/2016 đến ngày 18/11/2016 HÀ NỘI 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và biết ơn thật sâu sắc, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới TS Đỗ Xuân Thắng, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô giáo trong bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược đã giảng dạy, trang bị cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm quý báu. Tôi xin trân trọng cảm ơn chân thành Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học, các phòng ban và các giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn chân thành Ban Giám đốc, Khoa Dược, Trưởng Khoa Dược và các khoa phòng Bệnh viện Đa khoa Nguyễn Tri Phương, quận 05 Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi rất nhiều trong quá trình công tác, học tập, hoàn thành luận văn này. Và cuối cùng xin giành riêng tặng những lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, học viên, đồng nghiệp những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên, khích lệ trong suốt quá trình thực hiện đề tài này của tôi. Hà Nội, ngày 18 tháng 11 năm 2016 Học viên Nguyễn Hoàng Phi
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chƣơng 1.TỔNG QUAN 3 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DANH MỤC THUỐC VÀ DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN 3 1.1.1. Danh mục thuốc 3 1.1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc thiết yếu 3 1.1.1.2. Khái quát về danh mục thuốc thiết yếu ở Việt Nam 3 1.1.1.3. Khái quát về DMT tại các cơ sở khám chữa bệnh 4 1.1.2. Danh mục thuốc bệnh viện 6 1.1.2.1. Xây dựng DMT bệnh viện 6 1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá lựa chọn thuốc trong DMT tại bệnh viện 7 1.1.2.3. Quy trình lựa chọn một số thuốc mới tại bệnh viện 8 1.1.3. Một số phƣơng pháp phân tích DMT 9 1.1.3.1. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC 9 1.1.3.2. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích VEN 9 1.2. THỰC TRẠNG VỀ DMT SỬ DỤNG TRONG CÁC BỆNH VIỆN TẠI VIỆT NAM VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 10 1.2.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng 10 1.2.2. Về cơ cấu nhóm tác dụng dƣợc lý 11 1.2.3. Về nguồn gốc xuất xứ 12 1.2.4. Về đơn thành phần - đa thành phần 12 1.2.5. Về thuốc biệt dƣợc gốc và generic 13 1.2.6. Về các dạng đƣờng dùng thuốc 13 1.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CUNG ỨNG THUỐC VỚI PHƢƠNG THỨC ĐTTT NĂM 2015 TẠI BV NGUYỄN TRI PHƢƠNG 14 1.3.1. Khái quát về đấu thầu 14 1.3.2. Một số vấn đề về ĐTTT ảnh hƣởng đến DMT sử dụng 14 1.4. KHÁI QUÁT VỀ BV ĐA KHOA NGUYỄN TRI PHƢƠNG QUẬN 05 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 15 1.4.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện 15
  5. 1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện 16 1.4.3. Hội đồng thuốc và điều trị của BV 17 1.4.3.1. Thành phần Hội đồng thuốc và điều trị của BV 18 1.4.3.2. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong BV 18 1.4.3.3. Quy trình xây dựng DMT kế hoạch của BV năm 2015 19 1.4.4. Sơ đồ tổ chức bệnh viện 20 1.4.5. Mô hình bệnh tật của bệnh viện 21 1.5. TÍNH THIÊT YẾU CỦA ĐỀ TÀI 23 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 25 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 25 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 25 2.2.2. Các biến số nghiên cứu 25 2.2.3. Phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu 27 2.2.3.1. Phân tích cơ cấu và giá trị DMTBV đã sử dụng 27 2.2.3.2. So sánh về số lượng và giá trị DMT đã sử dụng với DMT trúng thầu năm 2015 29 2.2.3.3. Xử lý số liệu 29 2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu 30 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 33 3.1. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƢỢC SỬ DỤNG NĂM 2015 THEO CƠ CẤU VÀ GIÁ TRỊ 33 3.1.1. Cơ cấu DMTBV theo nhóm tác dụng dƣợc lý 33 3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ 38 3.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần - đa thành phần 39 3.1.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dƣợc gốc và generic 40 3.1.5. Cơ cấu thuốc theo dạng đƣờng dùng 41 3.1.6. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn 42 3.1.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC/VEN 43 3.1.7.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC 43 3.1.7.2. Phân tích nhóm TDDL các thuốc hạng A .44 3.1.7.3. Phân tích VEN các thuốc hạng A 45
  6. 3.2. SO SÁNH VỀ SỐ LƢỢNG VÀ GIÁ TRỊ DMT ĐÃ SỬ DỤNG VỚI DMT TRÚNG THẦU NĂM 2015 47 3.2.1. Cơ cấu DMTBV năm 2015 ĐTTT theo tên biệt dƣợc gốc và generic 47 3.2.2. Cơ cấu DMTBV năm 2015 ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu 48 3.2.2.1. Cơ cấu thuốc BDG ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu 48 3.2.2.2. Cơ cấu thuốc generic ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu 49 3.2.3. Phân tích thuốc biệt dƣợc gốc trong DMT của BV năm 2015 đấu thầu tập trung không trúng thầu theo nhóm TDDL 50 3.2.4. Phân tích DMT của BV điều chuyển tăng thêm sau đấu thầu tập trung năm 2015 51 3.2.4.1. Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT 51 3.2.4.2. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc điều chuyển tăng sau ĐTTT 52 3.2.4.3. Cơ cấu thuốc generic điều chuyển tăng sau ĐTTT 52 3.2.4.4. Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT theo nhóm dược lý 53 3.2.5. Phân tích DMT của BV điều chuyển giảm sau đấu thầu tập trung năm 2015 55 Chƣơng 4. BÀN LUẬN 57 4.1. VỀ CƠ CẤU VÀ GIÁ TRỊ DMT ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI BV NGUYỄN TRI PHƢƠNG NĂM 2015 57 4.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng phân tích theo nhóm TDDL 57 4.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc – xuất xứ 59 4.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần – đa thành phần 60 4.1.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dƣợc gốc và generic 61 4.1.5. Cơ cấu thuốc theo dạng đƣờng dùng 61 4.1.6. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC 62 4.1.7. Phân tích VEN và nhóm TDDL cho các thuốc hạng A 62 4.2. SO SÁNH VỀ SL VÀ GT DMT ĐÃ SỬ DỤNG VỚI DMT TRÚNG THẦU NĂM 2015 63 4.2.1. Về cơ cấu DMT của BV năm 2015 đấu thầu tập trung tại địa phƣơng (SYT) 63 4.2.2. Về cơ cấu DMT của BV Nguyễn Tri Phƣơng ĐTTT năm 2015 trúng thầu và không trúng thầu 63 4.2.2.1. Cơ cấu thuốc BDG ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu 63 4.2.2.2. Phân tích DMT biệt dược gốc của BV ĐTTT năm 2015 không trúng thầu theo nhóm TDDL 64
  7. 4.2.2.3. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc điều chuyển tăng sau ĐTTT 64 4.2.2.4. Cơ cấu thuốc generic ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu 64 4.2.2.5. Cơ cấu thuốc generic điều chuyển tăng sau ĐTTT 65 4.2.3. Cơ cấu DMT thuốc của BV điều chuyển giảm sau ĐTTT 65 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 1. KẾT LUẬN 66 1.1. Về cơ cấu thuốc DMT đã đƣợc sử dụng tại bệnh viện Nguyễn Tri Phƣơng Quận 05 thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 66 1.2. Về so sánh SL và GT DMT đã sử dụng với DMT trúng thầu năm 2015 67 2. KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 TIẾNG VIỆT 1 TIẾNG ANH 3 INTERNET 3
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc BDG Biệt dƣợc gốc BHYT Bảo hiểm y tế BV Bệnh viện CK Chuyên khoa DLS Dƣợc lâm sàng DMT Danh mục thuốc DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu DS Dƣợc sĩ ĐTTT Đấu thầu tập trung GDP Dross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GTSD Giá trị sử dụng HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị HSTC - CĐ Hồi sức tích cực – chống độc International Classification ICD Mã bệnh quốc tế Diseases KHTH Kế hoạch tổng hợp KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn MHBT Mô hình bệnh tật PTGMHS Phẩu thuật gây mê hồi sức SLDM Số lƣợng danh mục SX Sản xuất SYT Sở Y tế TCKT Tài chính kế toán TDDL Tác dụng dƣợc lý TĐSH Tƣơng đƣơng sinh học Thuốc Thuốc giảm đau hạ sốt; kháng NSAIDs viêm không steroid
  9. TTMS Trung tâm mua sắm TLSL Tỷ lệ số lƣợng T - TT Tiêm – Tiêm truyền TTY Thuốc thiết yếu V-Vital drugs; E-Essential Thuốc tối cần; thuốc thiết VEN drugs; N-Non-Essential drugs yếu; thuốc không thiết yếu YHCT Y học cổ truyền YHCT - Y học cổ truyền – vật lý trị VLTL - liệu – Phục hồi chức năng PHCN WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Bảng Tên bảng Trang Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa 1 Bảng 1.1 Nguyễn Tri Phƣơng thành phố Hồ Chí Minh 21 năm 2015 2 Bảng 2.1 Các biến số nghiên cứu 25 3 Bảng 2.2 Các chỉ số nghiên cứu 30 Cơ cấu nhóm dƣợc lý và GTSD của các nhóm 4 Bảng 3.1 33 thuốc năm 2015 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất 5 Bảng 3.2 38 xứ Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần - đa 6 Bảng 3.3 39 thành phần Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dƣợc gốc và 7 Bảng 3.4 40 generic 8 Bảng 3.5 Cơ cấu thuốc theo dạng đƣờng dùng năm 2015 41 Cơ cấu DMT của BV năm 2015 theo quy chế 9 Bảng 3.6 43 chuyên môn 10 Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC 43 11 Bảng 3.8 Phân tích nhóm TDDL các thuốc hạng A 44 12 Bảng 3.9 Cơ cấu phân tích VEN thuốc hạng A 46 Cơ cấu DMTBV năm 2015 ĐTTT theo tên 13 Bảng 3.10 47 BDG và generic Cơ cấu thuốc BDG ĐTTT trúng thầu và không 14 Bảng 3.11 48 trúng thầu Cơ cấu thuốc generic ĐTTT trúng thầu và 15 Bảng 3.12 49 không trúng thầu Phân tích DMT biệt dƣợc gốc của BV năm 16 Bảng 3.13 2015 ĐTTT không trúng thầu theo nhóm 50 TDDL Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm 17 Bảng 3.14 51 sau ĐTTT Cơ cấu thuốc biệt dƣợc gốc điều chuyển tăng 18 Bảng 3.15 52 sau ĐTTT 19 Bảng 3.16 Cơ cấu thuốc generic điều chuyển tăng sau 53
  11. ĐTTT Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm 20 Bảng 3.17 54 sau ĐTTT theo nhóm dƣợc lý 21 Bảng 3.18 Cơ cấu DMTBV điều chuyển giảm sau ĐTTT 55
  12. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Hình Tên hình Trang 1 Hình 1.1 Chu trình quản lý cung ứng thuốc tại bệnh viện 6 Bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phƣơng Q5 Tp 2 Hình 1.2 16 Hồ Chí Minh Quy trình xây dựng DMT kế hoạch BV năm 3 Hình 1.3 19 2015 4 Hình 1.4 Sơ đồ tổ chức của BV năm 2015 20 Biểu đồ số lƣợng thuốc (đơn chất và hợp chất) 5 Hình 3.1 34 theo nhóm TDDL năm 2015 Biểu đồ tỷ lệ giá trị sử dụng của các nhóm 6 Hình 3.2 35 thuốc năm 2015 Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất 7 Hỉnh 3.3 37 xứ Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần - đa 8 Hình 3.4 39 thành phần Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dƣợc gốc và 9 Hình 3.5 40 generic 10 Hình 3.6 Cơ cấu thuốc theo dạng đƣờng dùng năm 2015 41 11 Hình 3.7 Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC 43 12 Hình 3.8 Cơ cấu phân tích VEN thuốc hạng A 44 Cơ cấu DMTBV năm 2015 ĐTTT theo tên 13 Hình 3.9 45 BDG và generic Cơ cấu thuốc BDG ĐTTT trúng thầu và không 14 Hình 3.10 46 trúng thầu Cơ cấu thuốc generic ĐTTT trúng thầu và 15 Hình 3.11 47 không trúng thầu Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm 16 Hình 3.12 49 sau ĐTTT Cơ cấu thuốc biệt dƣợc gốc điều chuyển tăng 17 Hình 3.13 50 sau ĐTTT Cơ cấu thuốc generic điều chuyển tăng sau 18 Hình 3.14 51 ĐTTT 19 Hình 3.15 Cơ cấu DMTBV điều chuyển giảm sau ĐTTT 54
  13. ĐẶT VẤN ĐỀ Đã từ rất lâu, thuốc vẫn song hành cùng với cuộc sống xã hội loài ngƣời nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh và dần trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu nhƣ các nhu cầu cơ bản khác của con ngƣời. Góp phần to lớn, quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của con ngƣời. Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ tin học, công nghệ nano, sinh học phân tử, di truyền nhiều hoạt chất, biệt dƣợc, kỹ thuật chẩn đoán mới, hiện đại đã ra đời và đƣợc đƣa vào sử dụng đã nâng công cuộc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân thế giới nói chung và nhân dân Việt Nam nói riêng lên một tầm cao mới phù hợp với sự phát triển của một thời đại mới. Trong những năm gần đây số lƣợng chế phẩm thuốc (đơn chất và hợp chất) đƣa vào sử dụng không ngừng tăng cao qua các năm. Theo số liệu thống kê của Cục quản lý Dƣợc trong 05 năm (từ năm 2010 đến tháng 12/2015), cơ quan này đã cấp số đăng ký cho 11.291 thuốc sản xuất ở nƣớc ngoài và 18.364 thuốc sản xuất trong nƣớc với hơn 1500 hoạt chất [34]. Đây là một thuận lợi to lớn trong việc cung cấp đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh tuy nhiên cũng gây không ít khó khăn, lúng túng cho ngƣời thầy thuốc khi kê đơn, cho ngƣời DS trong công tác lựa chọn cung ứng thuốc và đồng thời góp phần làm tăng thêm chi phí khám chữa bệnh của ngƣời dân. Chính vì vậy việc đảm bảo cung ứng đủ thuốc và sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho ngƣời bệnh là một nhiệm vụ cấp bách của ngành y tế hiện nay. Hiện nay thuốc đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “ Thuốc là chế phẩm có chứa dƣợc chất hoặc dƣợc liệu dùng cho ngƣời nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể ngƣời bao gồm thuốc hóa dƣợc, thuốc dƣợc liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm” [28]. Bệnh viện là một cơ sở trực tiếp khám chữa bệnh, góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho ngƣời bệnh. Là đơn vị hành chánh sự nghiệp có nghiệp vụ chuyên môn và khoa học kỹ thuật cao về lĩnh vực y tế. Đây là một mắc xích quan trọng có ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả điều trị và sử 1
  14. dụng thuốc an toàn, hợp lý cho ngƣời bệnh. Hoạt động cung ứng thuốc là một trong những hoạt động thƣờng quy của bệnh viện. Cung ứng thuốc không đảm bảo kịp thời, đầy đủ và có chất lƣợng, không những gây lãng phí tiền của, mà còn gây những tác hại đến sức khỏe, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng ngƣời bệnh, ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng khám, chữa bệnh của bệnh viện. Việc đảm bảo một danh mục thuốc hợp lý đóng một vai trò thiết yếu trong công tác cung ứng thuốc, trong đó vai trò của Hội đồng thuốc & điều trị và Khoa Dƣợc là quan trọng. Xuất phát từ thực tế đó, với mục đích góp phần có một cái nhìn tổng quan hơn về những hoạt động này tại bệnh viện tôi chọn đề tài: “Phân tích danh mục thuốc đƣợc sử dụng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phƣơng – Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015” với hai mục tiêu: 1 Phân tích cơ cấu và giá trị DMT đã đƣợc sử dụng tại Bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phƣơng Quận 05 Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015. 2 So sánh về số lƣợng và giá trị DMT đã sử dụng với DMT trúng thầu năm 2015. Trên cơ sở đó đề xuất một DMT hợp lý và giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc hiệu quả cho Bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phƣơng Quận 05 Thành phố Hồ Chí Minh những năm tiếp theo. 2
  15. Chƣơng 1.TỔNG QUAN 1.1. KHÁI QUÁT VỀ DANH MỤC THUỐC VÀ DANH MỤC THUỐC BỆNH VIỆN 1.1.1. Danh mục thuốc 1.1.1.1. Khái niệm danh mục thuốc thiết yếu Khái niệm về TTY là một khái niệm mang tính chất toàn cầu mà bất kỳ quốc gia nào đều có thể áp dụng cho cả hệ thống nhà nƣớc, tƣ nhân và các cấp khác nhau của hệ thống chăm sóc sức khỏe. Danh mục TTY là trung tâm của chính sách quốc gia về thuốc và việc sử dụng danh mục TTY góp phần cải thiện chất lƣợng của việc chăm sóc sức khỏe và cải thiện đáng kể nguồn lực và chi phí về thuốc. Theo WHO DMTTY là: “Những thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm sóc y tế theo ƣu tiên của đại bộ phận ngƣời dân, đƣợc lựa chọn trên MHBT, bằng chứng về hiệu quả điều trị, độ an toàn và so sánh hiệu quả chi phí. TTY là thuốc không thể thiếu trong hoạt động của hệ thống chăm sóc y tế và nó phải đƣợc đảm bảo cả về mặt chất lƣợng, số lƣợng và thông tin với giá cả phải chăng. Các nguyên tắc thực hiện chính sách TTY phải mang tính linh hoạt và việc áp dụng phải tùy theo từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng quốc gia. Việc xác định xem thuốc nào đƣợc đƣa vào trong TTY là trách nhiệm độc lập của từng nƣớc [33]. Khái niệm TTY và DMTTY đƣợc thể hiện rõ trong chính sách quốc gia về thuốc nhƣ sau: “TTY là những thuốc cần thiết cho chăm sóc sức khỏe của đa số Nhân dân, được Nhà nước đảm bảo bằng chính sách thuốc quốc gia, gắn liền nghiên cứu, sản xuất, phân phối với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khỏe của nhân dân, được lựa chọn và cung ứng để luôn sẵn có với số lượng đầy đủ, dạng bào chế phù hợp, chất lượng tốt, an toàn và giá cả phù hợp”[1]. “Danh mục TTY là danh mục những loại thuốc thỏa mãn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho đa số nhân dân. Những loại thuốc này luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý”[1]. 1.1.1.2. Khái quát về danh mục thuốc thiết yếu ở Việt Nam Theo quyết định số 130/QĐ-BYT ngày 23/02/1985, Bộ Y tế đã ban hành DMT thiết yếu lần thứ I gồm 225 thuốc xếp thành 31 nhóm cho cả 3 tuyến. 3
  16. Đó là những thuốc cần thiết nhất đƣợc lựa chọn trong DMT thống nhất của toàn ngành, bao gồm các loại thuốc ƣu tiên để đảm bảo cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh và bồi dƣỡng sức khỏe phù hợp với đƣờng lối, phƣơng châm y tế của nƣớc ta. Từ đó đến nay, để phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, Bộ y tế đã ban hành Danh mục TTY Việt Nam lần thứ V theo quyết định số 17/2005/QĐ-BYT ngày 01/07/2005 của Bộ Y tế bao gồm 355 tên thuốc của 314 hoạt chất tân dƣợc; 94 DMT chế phẩm y học cổ truyền; danh mục cây thuốc nam và 215 danh mục vị thuốc và mới nhất là Danh mục TTY tân dƣợc lần thứ VI gồm 466 hoạt chất [10]. Xác định DMTTY là cơ sở pháp lý để xây dựng thống nhất các chính sách của Nhà nƣớc về: đầu tƣ, quản lý giá, vốn, thuế liên quan đến thuốc phòng và cho ngƣời nhằm tạo điều kiện có đủ thuốc trong DMTTY. Cơ quan quản lý nhà nƣớc xây dựng chủ trƣơng, chính sách trong việc tạo điều kiện cấp số đăng ký lƣu hành thuốc, xuất nhập khẩu thuốc. Các đơn vị ngành y tế tập trung các hoạt động của mình trong các khâu: xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, phân phối, tồn trữ, sử dụng TTY, an toàn hợp lý phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Các cơ sở kinh doanh thuốc của nhà nƣớc và tƣ nhân phải đảm bảo DMTTY với giá thích hợp, hƣớng dẫn sử dụng an toàn, hợp lý, hiệu quả. 1.1.1.3. Khái quát về DMT tại các cơ sở khám chữa bệnh DMT chủ yếu có vai trò quan trọng trong chu trình quản lý thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh, khi xây dựng cũng phải tuân thủ về nguyên tắc, số lƣợng. Thuốc phải đảm bảo chất lƣợng, an toàn, hợp lý, hiệu quả, và kinh tế. Danh mục thuốc chủ yếu đƣợc xây dựng trên cơ sở DMTTY Việt Nam và WHO hiện hành với các mục tiêu sau: Đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả; Đáp ứng yêu cầu điều trị cho ngƣời bệnh; Đảm bảo quyền lợi về thuốc chữa bệnh cho ngƣời bệnh tham gia bảo hiểm y tế; Phù hợp với khả năng kinh tế của ngƣời bệnh và khả năng chi trả của quỹ bảo hiểm y tế [7]. Danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh đang đƣợc áp dụng tại Việt Nam hiện nay là danh mục đƣợc ban hành kèm 4
  17. Thông tƣ số 31/2011/TT-BYT ngày 11/07/2011 Bộ trƣởng Bộ Y tế. Hệ thống danh mục này bao gồm 900 mục thuốc tân dƣợc (danh mục này không ghi hàm lƣợng, nồng độ, thể tích, khối lƣợng gói, dạng đóng gói của từng thuốc đƣợc hiểu rằng bất kể hàm lƣợng, nồng độ, thể tích, khối lƣợng đóng gói, dạng đóng gói nào đều đƣợc BHYT thanh toán cho bệnh nhân); 57 mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu; 98 mục chế phẩm y học cổ truyền; 237 vị thuốc y học cổ truyền và kèm theo bảng hƣớng dẫn sử dụng. Bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt đƣợc trong năm 2015, giai đoạn 2011-2015 vẫn còn rất nhiều các khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân nhƣ: Chất lƣợng dịch vụ y tế và các chỉ số sức khỏe nhân dân giữa các vùng miền còn chênh lệch lớn; quá tải ở một số bệnh viện TW và thành phố lớn; ngƣời dân chƣa tham gia bảo hiểm y tế chiếm 25% dân số, khả năng cân đối quỹ BHYT và chia sẻ rủi ro còn thấp[14]. Với chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc thực hiện sự công bằng trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện BHYT toàn dân và đƣa ra chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt trên 80% dân số [15]. Hiện nay DMT tân dƣợc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám, chữa bệnh đang đƣợc áp dụng tại Việt Nam hiện nay là danh mục đƣợc ban hành kèm thông tƣ số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 Bộ trƣởng Bộ Y tế. Hệ thống danh mục này bao gồm 845 hoạt chất, 1064 thuốc tân dƣợc (có 27 nhóm lớn); 57 thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu. Là cơ sở để quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí thuốc sử dụng cho ngƣời bệnh có thẻ bảo hiểm y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Thông tƣ quy định thuốc, hoạt chất trong danh mục thuốc tân dƣợc đƣợc sử dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo phân hạng bệnh viện, cụ thể nhƣ sau: Bệnh viện hạng đặc biệt và hạng I sử dụng các thuốc quy định tại cột 5; Bệnh viện hạng II sử dụng các thuốc quy định tại cột 6; Bệnh viện hạng III và hạng IV, bao gồm cả phòng khám đa khoa thuộc bệnh viện đa khoa hoặc trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố sử dụng các thuốc quy định tại cột 7; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là trạm y tế xã, phƣờng, thị trấn và tƣơng đƣơng sử dụng các thuốc quy định tại cột 8 [12]. 5
  18. 1.1.2. Danh mục thuốc bệnh viện 1.1.2.1. Xây dựng DMT bệnh viện Trong chu trình xây dựng DMT và quản lý thuốc ở bệnh viện, thông thƣờng HĐT&ĐT sẽ phải phối hợp với bộ phận chịu trách nhiệm mua thuốc và phân phối thuốc (Khoa Dƣợc). HĐT&ĐT thƣờng không thực hiện chức năng mua sắm mà có vai trò đảm bảo xây dựng hệ thống DMT và các chính sách thuốc, bộ phận mua thuốc sẽ thực hiện theo yêu cầu của HĐT&ĐT. Tránh việc tập trung tất cả quyền lực của hệ thống khoa Dƣợc hoặc một cá nhân có thể làm tham nhũng nảy sinh. Vai trò của HĐT&ĐT trong chu trình quản lý thuốc đƣợc thể hiện theo hình sau: LỰA CHỌN CHỌN HĐT&ĐT SỬ DỤNG MUA THUỐC MUA THUỐC PHÂN PHỐI Hình 1.1. Chu trình quản lý cung ứng thuốc tại bệnh viện Căn cứ vào DMTTY, mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện (ngân sách nhà nƣớc, thu một phần viện phí và bảo hiểm y tế), HĐT&ĐT có nhiệm vụ giúp giám đốc bệnh viện lựa chọn, xây dựng danh mục thuốc bệnh viện theo nguyên tắc: Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong bệnh viện; Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật là bệnh viện hạng I trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào phác đồ điều trị đã đƣợc xây dựng và áp dụng tại bệnh viện; Đáp ứng với các phƣơng pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị; Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện; 6
  19. Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành; Ƣu tiên thuốc sản xuất trong nƣớc [9]. Danh mục thuốc bệnh viện là cơ sở để đảm bảo cung ứng thuốc chủ động có kế hoạch nhằm phục vụ cho nhu cầu điều trị hợp lí, an toàn, hiệu quả. DMTBV đƣợc xây dựng hàng năm và có thể bổ sung hoặc loại bỏ thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện trong các kỳ họp của HĐT&ĐT. 1.1.2.2. Tiêu chí đánh giá lựa chọn thuốc trong DMT tại bệnh viện HĐT&ĐT bệnh viện có một chức năng quan trọng nhất trong việc đƣa ra tiêu chí đánh giá và lựa chọn thuốc để xây dựng DMTBV. Thuốc đƣợc chọn phải dựa trên phác đồ điều trị của BV. Để đánh giá thuốc đòi hỏi phải có chuyên môn sâu và sự cam kết về thời gian cũng nhƣ phƣơng pháp thực hiện hiệu quả, minh bạch. Những bằng chứng về hiệu quả điều trị, độ an toàn, chất lƣợng và giá thành của tất cả các thuốc nằm trong diện xem xét để đƣa vào DMT phải đƣợc kiểm chứng [33]. Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng đƣợc thể hiện theo quy định; Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về chất lƣợng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định; Khi có từ hai thuốc trở lên tƣơng đƣơng nhau về hai tiêu chí đƣợc quy định thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lƣợng, giá và khả năng cung ứng; Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhƣng khác về dạng bào chế, cơ chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí tính theo đơn vị của từng thuốc; Ƣu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lƣợng của từng hoạt chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tƣợng ngƣời bệnh đặc biệt và có lợi thế vƣợt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất; 7
  20. Ƣu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế tên biệt dƣợc hoặc nhà sản xuất cụ thể. Trong một số trƣờng hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác nhƣ các đặc tính dƣợc động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà sản xuất, cung ứng [9]. 1.1.2.3. Quy trình lựa chọn một số thuốc mới tại bệnh viện Thông tƣ số 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ Y tế ban hành và hƣớng dẫn thực hiện DMT tân dƣợc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT đã bao phủ hoàn toàn DMT của BV. Ngoài ra khi có đề nghị bổ sung thuốc mới phục vụ công tác điều trị, các khoa làm đề nghị theo mẫu gửi cho thƣ ký HĐT&ĐT (Trƣởng khoa Dƣợc). Nội dung đề nghị này sẽ đƣợc thảo luận với HĐT&ĐT để có kết luận thích hợp trƣớc khi đƣa vào DMT của nhà thuốc BV. Nếu đƣợc chấp nhận thuốc mới sẽ đƣợc đƣa vào DMT của Nhà thuốc bệnh viện năm 2015. Mẫu đề nghị bổ sung thuốc mới vào DMT nhà thuốc BV năm 2015 bao gồm những nội dung cơ bản sau: [phụ lục 1] Nội dung đề xuất: Tôi xin chịu trách nhiệm về các thông tin ghi trong bản đề xuất này. Tên ngƣời đề xuất- Khoa/phòng công tác- Chữ ký. Xác nhận: Chủ tịch HĐT&ĐT- Trƣởng Khoa Dƣợc- Trƣởng Khoa Lâm sàng. Thông tin sản phẩm: Tên hoạt chất- Tên biệt dƣợc- Hàm lƣợng, nồng độ- Dạng bào chế- Nhà sản xuất- Nƣớc sản xuất- Phân nhóm điều trị- Đơn giá/ đơn vị. Số lượng dự kiến sử dụng/tháng. Các bƣớc tiếp theo của HĐT&ĐT trong xét duyệt bổ sung thuốc mới là: Thành viên HĐT&ĐT đánh giá thuốc bằng cách rà soát lại thông tin trong bản đề xuất và chuẩn bị một bản báo cáo viết. Đƣa ra những đề xuất cho danh mục bổ sung. Trình bày kết quả đánh giá tại cuộc họp của HĐT&ĐT HĐT&ĐT chấp nhận hoặc bác bỏ yêu cầu kể trên. Phổ biến quyết định của HĐT&ĐT đến tất cả các cá nhân có liên quan và các khoa Lâm sàng. 8
  21. 1.1.3. Một số phƣơng pháp phân tích DMT 1.1.3.1. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích ABC Là phƣơng pháp phân tích tƣơng quan giữa lƣợng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí dành cho thuốc của BV. Các bƣớc thực hiện: 1. Liệt kê các sản phẩm thuốc. 2. Điền các thông tin sau mỗi sản phẩm thuốc: a) Đơn giá của sản phẩm (sử dụng giá cho các thời điểm nhất định nếu sản phẩm có giá thay đổi theo thời gian); b) Số lƣợng tiêu thụ của các sản phẩm thuốc tại bệnh viện. 3. Tính số tiền cho mỗi sản phẩm bằng cách nhân đơn giá với số lƣợng sản phẩm. Tổng số tiền sẽ bằng tổng của lƣợng tiền cho mỗi sản phẩm thuốc. 4. Tính giá trị phần trăm của mỗi sản phẩm bằng cách lấy số tiền của mỗi sản phẩm thuốc chia cho tổng số tiền. 5. Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm giá trị giảm dần. 6. Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm; bắt đầu với sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách. 7. Phân hạng sản phẩm nhƣ sau: a) Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm 75 - 80 % tổng giá trị tiền; b) Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm 15 - 20 % tổng giá trị tiền; c) Hạng C: gồm những sản phẩm chiếm 5 - 10 % tổng giá trị tiền. 8. Thông thƣờng, sản phẩm hạng A chiếm 10 – 20% tổng số sản phẩm, hạng B chiếm 10 – 20% và còn lại là hạng C chiếm 60 -80% [33][9]. 1.1.3.2. Phân tích DMT sử dụng theo phương pháp phân tích VEN Là phƣơng pháp giúp xác định ƣu tiên cho hoạt động mua sắm và tồn trữ thuốc trong BV khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ các loại thuốc nhƣ mong muốn. Trong phân tích VEN, các thuốc đƣợc phân chia thành 3 hạng mục cụ thể nhƣ sau:[33][9] a) Thuốc V (Vital drugs) - là thuốc dùng trong các trƣờng hợp cấp cứu hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện. 9
  22. b) Thuốc E (Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trƣờng hợp bệnh ít nghiêm trọng hơn nhƣng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong mô hình bệnh tật của bệnh viện. c) Thuốc N (Non-Essential drugs) - là thuốc dùng trong các trƣờng hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chƣa đƣợc khẳng định rõ ràng hoặc giá thành cao không tƣơng xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc. Các bƣớc thực hiện: 1. Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N 2. Kết quả phân loại của các thành viên đƣợc tập hợp và thống nhất. 3. Lựa chọn và loại bỏ những phƣơng án điều trị trùng lặp. 4. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trƣờng hợp không còn nhu cầu điều trị. 5. Xem lại số lƣợng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trƣớc nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lƣợng dự trữ an toàn. 6. Giám sát đơn đặt hàng và lƣợng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N [33][9]. Do hạn chế của đề tài, chúng tôi chỉ áp dụng phƣơng pháp phân tích VEN để phân tích các nhóm thuốc A theo phân loại ABC DMT đã sử dụng năm 2015 và phân tích TDDL của nhóm A. Phƣơng pháp này cung cấp cho HĐT&ĐT các dữ liệu quan trọng để quyết định thuốc nào nên loại khỏi DMT, thuốc nào là cần thiết và thuốc nào ít quan trọng hơn. 1.2. THỰC TRẠNG VỀ DMT SỬ DỤNG TRONG CÁC BỆNH VIỆN TẠI VIỆT NAM VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Giá trị tiền thuốc sử dụng Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh chủ yếu hiện nay, lƣợng thuốc tiêu thụ tại các BV chiếm khoảng 50% lƣợng thuốc tiêu thụ trong cả nƣớc. Tổng kinh phí mua thuốc của 1018 BV trên cả nƣớc (năm 2010) là khoảng 15.000 tỷ đồng, trong đó 92% kinh phí là ở khối BV công lập. Trong đó, có 5 nhóm tác dụng dƣợc lý có GTSD chiếm tỷ lệ cao trong tổng kinh phí sử dụng của BV gồm: nhóm kháng sinh cao nhất (37,7%) bằng 1/3 tổng kinh phí sử dụng thuốc, NSAIDs (18,2%), dịch truyền (8,2%), vitamin (4,7%) và corticoid (2,7%) [2]. 10
  23. 1.2.2. Về cơ cấu nhóm tác dụng dƣợc lý Một trong những vấn đề quan tâm nhất của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung là sử dụng thuốc kháng sinh an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các BV, kinh phí mua thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng. Theo kết quả khảo sát của Bộ Y tế tại một số BV cho thấy kinh phí mua thuốc kháng sinh thƣờng chiếm tỷ lệ không đổi từ 32,3% - 32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng từ năm 2007 đến năm 2009 [24]. Và theo thống kê của Bộ Y tế qua các báo cáo về tình hình sử dụng thuốc của một số BV trong năm 2009 tỷ lệ giá trị tiền thuốc kháng sinh trung bình tại các BV chuyên khoa trung ƣơng (21 BV) là 28%, tại các BV chuyên khoa tuyến tỉnh (15BV) là 34% và tại các BV đa khoa tuyến tỉnh (52BV) là cao nhất 43% [25]. Nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hƣơng và cộng sự năm 2009 trên 38 BV đa khoa (07 BV đa khoa tuyến trung ƣơng, 14 BV đa khoa tuyến tỉnh và 17 BV đa khoa tuyến quận/ huyện) tiêu biểu cho sáu vùng trên cả nƣớc cũng cho kết quả tƣơng tự với tỷ lệ tiền thuốc kháng sinh ở cả 3 tuyến BV trung bình là 32,5%, trong đó các BV tuyến trung ƣơng là 25,7% [22]. Kết quả phân tích kinh phí sử dụng một số nhóm thuốc tại bệnh viện Hữu Nghị trong năm 2012 cho thấy, nhóm thuốc kháng sinh có kinh phí sử dụng cao nhất trong các nhóm thuốc, chiếm tỷ lệ trung bình 26,4% kinh phí sử dụng [19]. Tƣơng tự tại bệnh viện C tỉnh Thái Nguyên năm 2011, kinh phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỷ lệ cao nhất là 33% kinh phí sử dụng [18]. Cũng tại bệnh viện này năm 2014, nhóm kháng sinh là một trong nhóm thuốc đƣợc sử dụng nhiều nhất chiếm tỷ lệ 35,4% về GTSD [17]. Từ những kết quả trên cho thấy việc sử dụng thuốc trong các cơ sở khám chữa bệnh ở nƣớc ta đang tồn tại nhiều vấn đề bất cập cần sự quan tâm và can thiệp của các cấp nhà quản lý. Thông tƣ hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng bệnh do Bộ Y tế ban hành năm 2011[6]. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại vừa nêu cũng nhƣ giúp cho các BV phân tích thực trạng sử dụng thuốc từ đó có giải pháp điều chỉnh việc sử dụng thuốc của BV hợp lý, an toàn và hiệu quả hơn. 11
  24. 1.2.3. Về nguồn gốc xuất xứ Với cùng một dƣợc chất và dạng bào chế, thuốc có nguồn gốc nhập khẩu luôn có giá thành cao hơn thuốc SX trong nƣớc vì những lý do nhƣ: thuế nhập khẩu, chi phí vận chuyển, tồn trữ, bảo quản hoặc do các chiến lƣợc định giá của các hãng khác nhau ảnh hƣởng ít nhiều đến ngƣời bệnh. Cho nên việc sử dụng thuốc SX trong nƣớc sẽ mang lại lợi ích về kinh tế, quản lý cho ngƣời bệnh và BV và giúp chủ động trong việc cung ứng thuốc tại cơ sở. Tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của 1018 BV là 15 nghìn tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2009, trong đó tỷ lệ tiền thuốc SX trong nƣớc chiếm 38,7%, thuốc nhập ngoại là 61,3%. Trong đó tỷ lệ sử dụng thuốc SX trong nƣớc lần lƣợt của BV tuyến trung ƣơng (34BV) là 11,9%, BV tuyến tỉnh (307BV) là 33,2% và tuyến huyện (559 BV) là 60,4% [8]. Cơ cấu thuốc SX trong nƣớc và thuốc nhập ngoại trong DMTBV của các tuyến BV cũng cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ số lƣợng và tỷ trọng của 2 nhóm này. Tỷ lệ trung bình của thuốc SX trong nƣớc khoảng 35% cả về số khoản mục và GTSD. Tuy nhiên tỷ lệ này tại tuyến BV tỉnh cao nhất là 41,1% (GTSD là 57,1%) và thấp nhất là 22,6% (GTSD là 13,3%). Tỷ lệ số khoản mục thuốc nhập ngoại từ (58,9%-77,4%) có GTSD từ (42,9%-86,7%) [22]. Thực tế cho thấy việc hƣởng ứng cuộc vận động “Ngƣời Việt Nam ƣu tiên dùng thuốc Việt Nam” giai đoạn 2012 - 2020, với mục tiêu nhằm tiết kiệm chi phí trong khám, chữa bệnh góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển công nghiệp Dƣợc Việt Nam tƣơng đƣơng với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới là biểu hiện lòng yêu nƣớc, tự hào dân tộc [8]. 1.2.4. Về đơn thành phần - đa thành phần Việc sử dụng thuốc đơn thành phần bao giờ cũng an toàn hơn so với thuốc đa thành phần vì tƣơng tác thuốc là hiện tƣợng xảy ra khi dùng đồng thời 2 hoặc nhiều thuốc. Tỷ lệ tƣơng tác thuốc tăng theo cấp số nhân với số lƣợng thuốc phối hợp [4]. Kết quả phân tích cơ cấu thuốc đơn thành phần – đa thành phần trong DMTBV năm 2009 cho thấy không có sự khác biệt về TLSL và tỷ trọng của 2 nhóm này giữa các tuyến BV. Số khoản mục thuốc và GTSD của thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ trung bình khoảng 86%, thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ khoảng hơn 13%. Tuy nhiên tỷ lệ này giữa các tuyến BV không giống 12
  25. nhau. Tại các BV tuyến tỉnh, nhóm thuốc đơn thành phần chiếm tỷ lệ từ 79% - 96% và có GTSD chiếm tỷ lệ từ 79,3% - 94,2%. Thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ từ 4% - 21% và có GTSD chiếm tỷ lệ từ 5,8% - 20,7% [22]. Kết quả phân tích DMT sử dụng tại BV Đa khoa khu vực Tây Bắc, Nghệ An năm 2014 cho thấy TLSL thuốc đơn thành phần là 71,4% có GTSD chiếm tỷ lệ 55%; thuốc đa thành phần có TLSL là 28,6% với GTSD chiếm tỷ lệ 45% [29]. 1.2.5. Về thuốc biệt dƣợc gốc và generic Thuốc biệt dƣợc gốc là thuốc mang tên thƣơng mại của nhà sản xuất phát minh, thuốc đƣợc phép lƣu hành đầu tiên, trên cơ sở đã có đầy đủ các số liệu về chất lƣợng, an toàn và hiệu quả. Thuốc generic là một thuốc thành phẩm nhằm thay thế một thuốc phát minh đuợc SX không có giấy phép nhƣợng quyền của công ty phát minh và đƣợc đƣa ra thị trƣờng sau khi bằng phát minh và các độc quyền đã hết hạn [3]. Sử dụng thuốc generic là một trong những giải pháp nhằm giảm chi phí trong sử dụng thuốc [33]. Kết quả phân tích cơ cấu thuốc biệt dƣợc gốc và generic của các BV năm 2009 cho thấy không có sự khác biệt cả về TLSL và tỷ lệ GTSD các thuốc này giữa các tuyến BV. Tại các BV tuyến tỉnh thuốc generic có TLSL từ 22,4% - 46% có GTSD chiếm tỷ lệ từ 12,1% - 38,1%; thuốc biệt dƣợc gốc có TLSL từ 54% - 77,6% có GTSD chiếm tỷ lệ từ 61,9% - 87,9% [22]. Qua kết quả phân tích DMT đã sử dụng tại BV Trung ƣơng Huế năm 2012 cho thấy thuốc biệt dƣợc gốc có TLSL là 14,2% với GTSD chiếm tỷ lệ 11,3%; thuốc generic có TLSL là 85,8% với GTSD chiếm tỷ lệ 88,7% [21]. 1.2.6. Về các dạng đƣờng dùng thuốc Việc lựa chọn đƣờng dùng thuốc cho ngƣời bệnh phải căn cứ vào tình trạng ngƣời bệnh, mức độ bệnh lý, đƣờng dùng của thuốc để ra y lệnh đƣờng dùng thuốc thích hợp. Chỉ dùng đƣờng tiêm khi ngƣời bệnh không uống đƣợc thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đƣờng uống không đáp ứng yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đƣờng tiêm [6]. Trong năm 2009 tại các BV tuyến tỉnh, thuốc uống có TLSL từ 20% - 38% có GTSD chiếm tỷ lệ từ 28,5% - 50,3%; thuốc tiêm và tiêm truyền có 13
  26. TLSL từ 51,8% - 72% có GTSD chiếm tỷ lệ từ 46,1% - 65,3%; thuốc dạng khác có TLSL từ 5% - 10,2% có GTSD chiếm tỷ lệ từ 2,5% - 6,4% [22]. 1.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CUNG ỨNG THUỐC VỚI PHƢƠNG THỨC ĐTTT NĂM 2015 TẠI BV NGUYỄN TRI PHƢƠNG 1.3.1. Khái quát về đấu thầu Những năm qua, ngành y tế đã có nhiều nỗ lực trong cung ứng thuốc phục vụ sức khỏe cho Nhân dân với mục tiêu sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, chi phí hợp lý. Phƣơng thức đấu thầu thuốc đƣợc sử dụng chủ yếu ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay là đấu thầu rộng rãi. Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế [27]. Đấu thầu là một phƣơng thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp quy, khách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và hợp pháp trên thị trƣờng. Đó là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự thành công cho chủ đầu tƣ thông qua tính tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm kinh phí đầu tƣ, sản phẩm đƣợc đảm bảo về chất lƣợng và thời hạn. Do vậy đấu thầu thuốc đƣợc đƣa ra nhằm mục đích thống nhất giá thuốc đồng thời là hy vọng để lựa chọn đƣợc thuốc có chất lƣợng tốt với giá rẻ [23]. 1.3.2. Một số vấn đề về ĐTTT ảnh hƣởng đến DMT sử dụng Các cơ sở y tế trực thuộc trên địa bàn thành phố căn cứ kết quả ĐTTT của Sở y tế thực hiện việc ký kết hợp đồng với các nhà thầu và mua thuốc với mức giá thống nhất trong toàn thành phố. Phƣơng thức đấu thầu này có nhiều ƣu điểm nhƣ: áp dụng giá thuốc chung trong toàn thành phố, hoạt động đấu thầu đƣợc chuyên nghiệp hóa, tăng cƣờng hiệu quả của công tác quản lý thuốc trên địa bàn Song bên cạnh đó, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, khi áp dụng phƣơng thức đấu thầu này vẫn có những tồn tại, vƣớng mắc nhất định, điều đó phần nào làm giảm hiệu quả đấu thầu và gây khó khăn cho các cơ sở y tế trong việc mua thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh [16]. 14
  27. Kết quả ĐTTT khi có những thuốc không trúng thầu do: không có nhà thầu tham dự, số lƣợng không đủ sẽ dẫn đến việc thiếu thuốc phục vụ điều trị, không bảo đảm cung ứng thuốc đủ ảnh hƣởng trực tiếp đến chất lƣợng, hiệu quả điều trị cũng nhƣ thƣơng hiệu và uy tín của bệnh viện. Qua kết quả thực hiện công tác này cho thấy, việc ĐTTT đã xây dựng đƣợc danh mục thuốc đƣợc chỉ định theo đúng phác đồ điều trị nhằm hạn chế lạm dụng chỉ định thuốc; đồng thời hạn chế những mặt hàng thuốc có hàm lƣợng, phối hợp không đúng trong điều trị, thống nhất giá thuốc trong các bệnh viện thành phố, quận huyện, đảm bảo chất lƣợng thuốc điều trị và giá cả hợp lý. Đồng thời, công tác ĐTTT không chỉ khắc phục những hạn chế của đấu thầu riêng lẻ; vừa mang lại lợi ích về mặt xã hội vừa mang lại lợi ích về mặt kinh tế, tiết kiệm ngân sách. Ngoài ra, việc ĐTTT còn tiết kiệm thời gian, chi phí tổ chức lựa chọn nhà thầu cho các đơn vị; nâng cao tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện và sự cạnh tranh cho nhiều nhà cung cấp tham gia đấu thầu. Qua công tác đấu thầu thuốc, BV đã xây dựng đƣợc danh mục thuốc đảm bảo cho hoạt động thanh quyết toán BHYT; xây dựng thành công phác đồ điều trị giúp tránh đƣợc việc lạm dụng thuốc, thuốc không đảm bảo chất lƣợng trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh và các công ty, xí nghiệp dƣợc cũng nghiêm túc trong việc tham gia đấu thầu [36]. 1.4. KHÁI QUÁT VỀ BV ĐA KHOA NGUYỄN TRI PHƢƠNG QUẬN 05 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.4.1. Giới thiệu lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện Vào năm 1903, một Trạm y tế khiêm tốn với chỉ một Đông y sĩ chuyên chữa trị miễn phí cho cộng đồng ngƣời Hoa thuộc bang Quảng Đông đã đựơc hình thành tại địa điểm này. Năm 1919 trạm đƣợc xây dựng qui mô lớn hơn với tên mới là Y viện Quảng Đông, hoạt động theo mô hình bệnh viện tƣ nhân cho đến sau ngày đất nƣớc hoàn toàn giải phóng. Năm 1978 Y viện Quảng Đông đƣợc công lập hóa theo chủ trƣơng của Chính phủ và một thời gian sau đƣợc đổi tên thành Bệnh viện Nguyễn Tri Phƣơng [35]. 15
  28. Hình 1.2. Bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phương Q5 Tp Hồ Chí Minh Từ năm 1978 BV đƣợc chính thức mang tên Bệnh viện Nguyễn Tri Phƣơng ở địa chỉ: 468 đƣờng Nguyễn Trãi, phƣờng 08 quận 05 thành phố Hồ Chí Minh. Là một bệnh viện đa khoa hạng 1 trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Chịu sự quản lý về mặt chuyên môn của Sở Y tế và quản lý nhà nƣớc của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện đƣợc phong tặng Huân chƣơng Lao động hạng 2 năm 2004, hiện nay có số giƣờng bệnh là 800 và trên đà phát triển Ban Giám đốc BV xin đƣợc nâng số giƣờng bệnh lên 900 giƣờng. Bệnh viện luôn đặt việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân lên hàng đầu theo đúng chủ trƣơng và chính sách của ngành, của Đảng và Nhà nƣớc. Điều này càng đƣợc chứng minh qua slogan của BV là Năng động – Thân thiện – Phát triển. 1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bệnh viện Cấp cứu, khám bệnh và chữa bệnh Bệnh viện tiếp nhận mọi ngƣời bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nƣớc quy định. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nƣớc. Có trách nhiệm giải quyết toàn bộ bệnh tật từ các nơi chuyển đến cũng nhƣ tại địa phƣơng. Tổ chức khám giám định sức khỏe khi hội đồng giám định y khoa trung ƣơng hoặc tỉnh, thành phố trƣng cầu; khám giám định pháp y khi cơ quan bảo vệ pháp luật trƣng cầu. 16
  29. Đào tạo cán bộ BV là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ Y tế ở bậc trên đại học, đại học và trung học. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện. Nghiên cứu khoa học BV là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc ngƣời bệnh. Kết hợp các BV chuyên khoa đầu ngành để phát triển các kỹ thuật của BV. Chỉ đạo tuyến Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc chỉ đạo bệnh viện tuyến dƣới phát triển khoa học kỹ thuật chuyên môn, nâng cao chất lƣợng chẩn đoán và điều trị. Kết hợp bệnh viện tuyến dƣới thực hiện chƣơng trình và kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu trong khu vực. Phòng bệnh Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho cộng đồng. Phối hợp với các cơ sở Y tế dự phòng thực hiện thƣờng xuyên nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch. Hợp tác quốc tế Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở ngoài nƣớc theo quy định của Nhà nƣớc. Hiện nay BV đang hợp tác tốt với các viện trƣờng trong nƣớc. Quản lý kinh tế y tế Có kế hoạch sử dụng hiệu quả ngân sách Nhà nƣớc cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh quy định của Nhà nƣớc về thu, chi tài chính, từng bƣớc thực hiện hoạch toán chi phí tài khám bệnh, chữa bệnh. Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tƣ nƣớc ngoài và các tổ chức kinh tế khác. 1.4.3. Hội đồng thuốc và điều trị của BV Do số lƣợng bệnh nhân ngày càng tăng nhất là bệnh nhân BHYT làm cho hệ thống y tế không đủ khả năng cung cấp thuốc cho điều trị, cho nên ở mỗi bệnh viện cần phải có một hội đồng tham mƣu về điều trị và vấn đề kinh tế đƣợc mang ra bàn bạc, thảo luận và giải quyết. Vì vậy mà cần thiết phải có một hội đồng có chức năng tƣ vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề liên 17
  30. quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện. 1.4.3.1. Thành phần Hội đồng thuốc và điều trị của BV HĐT&ĐT của BV năm 2014 đƣợc thành lập theo quyết định số 332/QĐ-NTP ngày 25/03/2014 của Giám đốc BV gồm 09 thành viên: Chủ tịch: Giám đốc BV Phó chủ tịch: Phó Giám đốc BV. Phó chủ tịch kiêm Ủy viên thƣờng trực: Trƣởng Khoa Dƣợc. 6 Ủy viên: Phó và trƣởng phòng KHTH, trƣởng phòng TCKT, trƣởng khoa HSTC-CĐ, phó trƣởng khoa Dƣợc và DS khoa Dƣợc. 1.4.3.2. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong BV HĐT&ĐT của BV xây dựng các quy định cụ thể về: 1. Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện; 2. Lựa chọn các hƣớng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho việc xây dựng DMT; 3. Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc BV; 4. Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc; 5. Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dƣợc đến ngƣời bệnh nhằm bảo đảm thuốc đƣợc sử dụng đúng, an toàn; 6. Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong trƣờng hợp phát sinh do nhu cầu điều trị; 7. Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ an toàn; 8. Sử dụng thuốc biệt dƣợc và thuốc thay thế trong điều trị; 9. Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng; 10. Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dƣợc viên, công ty dƣợc và các tài liệu quảng cáo thuốc [9]. 18
  31. 1.4.3.3. Quy trình xây dựng DMT kế hoạch của BV năm 2015 Yêu cầu xây dựng DMT kế hoạch Khoa Dƣợc Khoa điều trị Phân tích ABC Phân tích VEN Dự trù số lƣợng Thuốc đang sử dụng Thuốc mới Thuốc hiếm Thuốc nghiện- hƣớng thần và tiền chất Khoa Dƣợc tổng hợp danh Phòng KHTH tổng hợp mục & số lƣợng dự trù, phân phác đồ điều trị của BV tích ABC/VEN Hội đồng thuốc và điều trị Danh mục thuốc kế hoạch hoàn chỉnh Hình 1.3. Quy trình xây dựng DMT kế hoạch BV năm 2015 19
  32. 1.4.4. Sơ đồ tổ chức bệnh viện Hình 1.4. Sơ đồ tổ chức của BV năm 2015 20
  33. 1.4.5. Mô hình bệnh tật của bệnh viện Mô hình bệnh tật của bệnh viện phụ thuộc vào đặc thù và chức năng của bệnh viện đó. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phƣơng thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 (dữ liệu từ phần mềm chƣơng trình quản lý BV): Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của Bệnh viện đa khoa Nguyễn Tri Phương thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 Tại khoa Điều trị nội trú Mã ICD phòng khám STT Tên bệnh X WHO Số % Số % ngƣời ngƣời ngƣời ngƣời bệnh bệnh bệnh bệnh Bệnh nhiễm khuẩn và 1 A00-B99 13.152 2,67 1.610 3,51 ký sinh vật 2 Khối u C00-D48 4.959 1,01 1.347 2,94 Bệnh máu, cơ quan tạo 3 máu và cơ chế miễn D50-D89 540 0,11 48 0.10 dịch Bệnh nội tiết, dinh 4 E00-E90 49.948 10,12 1.688 3,68 dƣỡng chuyển hóa Rối loạn tâm thần và 5 F00-F99 5.186 1,05 575 1,26 hành vi Bệnh của hệ thống 6 G00-G99 21.992 4,46 961 2,10 thần kinh Bệnh của mắt và phần 7 H00-H59 18.180 3,68 774 1,69 phụ Bệnh của tai và xƣơng 8 H60-H95 7.860 1,59 1.280 2,79 chũm 9 Bệnh của hệ tuần hoàn I00-I99 87.490 17,73 5.606 12,23 10 Bệnh của hệ hô hấp J00-J99 49.110 9,95 5.342 11,66 11 Bệnh của hệ tiêu hóa K00-K93 38.669 7,83 7.805 17,04 Bệnh của da và tổ chức 12 L00-L99 9.316 1,89 795 1,74 dƣới da 13 Bệnh của hệ thống cơ, M00-M99 88.118 17,85 3.271 7,14 21
  34. Tại khoa Điều trị nội trú Mã ICD phòng khám STT Tên bệnh X WHO Số % Số % ngƣời ngƣời ngƣời ngƣời bệnh bệnh bệnh bệnh xƣơng và mô liên kết Bệnh của hệ tiết niệu 14 N00-N99 19.337 3,92 4.696 10,25 sinh dục 15 Chửa, đẻ và sau đẻ O00-O99 12.921 2,62 4.597 10,03 Một số bệnh trong thời 16 P00-P96 16 0,00 793 1,73 kì chu sinh Dị dạng bẩm sinh, biến 17 Q00-Q99 66 0,01 49 0,01 dạng của Cromosom Triệu chứng, dấu hiệu và phát hiện bất 18 R00-R99 12.345 2,50 600 1,31 thƣờng lâm sàng,xét nghiệm Vết thƣơng, ngộ độc và kết quả của các nguyên nhân bên ngoài 19 S00-T98 12.584 2,55 2.342 2,71 (ví dụ: Tự tử do uống thuốc trừ sâu; đánh nhau, ) Nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và 20 V01-Y98 46 0,017 182 0,40 tử vong (ví dụ: Sốc thuốc phiện ) Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời 21 Z00-Z99 41.727 8,54 1.509 3,29 khám nghiệm và điều tra Tổng 493.562 100 45.816 100 Nhận xét: Phân chia MHBT của bệnh viện thành 2 mảng: Khám và điều trị ngoại trú với điều trị nội trú cho thấy: 22
  35. Khám và điều trị ngoại trú: Bệnh của hệ thống cơ xƣơng và mô liên kết có số lƣợng bệnh nhân khám ngoại trú cao nhất (88.118 lƣợt bệnh nhân chiếm 17,85% số lƣợt bệnh nhân đến khám), vị trí thứ hai là các bệnh của hệ tuần hoàn (87.490 lƣợt bệnh nhân chiếm 17,73% số lƣợt bệnh nhân đến khám), thứ ba là bệnh nội tiết và dinh dƣỡng chuyển hóa (49.948 lƣợt bệnh nhân chiếm 10,12%), bệnh của hệ hô hấp (49.110 lƣợt bệnh nhân chiếm 9,95%), kế đến là các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe ngƣời khám nghiệm và điều tra (41.727 lƣợt bệnh nhân chiếm 8,54%) và bệnh có tỷ lệ cũng cao là bệnh của hệ tiêu hóa (38.669 lƣợt bệnh nhân chiếm 7,83%), bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật chỉ có (13.152 lƣợt bệnh nhân chiếm 2,67%). Điều trị nội trú: Bệnh của hệ tiêu hóa có số lƣợng bệnh nhân cao nhất (7.805 bệnh nhân chiếm 17,04% tổng số). Bệnh của hệ tuần hoàn có số lƣợng bệnh nhân đứng thứ 2 (5.606 bệnh nhân chiếm 12,23%), bệnh của hệ hô hấp điều trị cao thứ 3 (5.342 bệnh nhân chiếm 11,66%). Kế đó hai chƣơng bệnh khác nhƣ: bệnh của hệ tiết niệu sinh dục và chƣơng bệnh chửa, đẻ và sau đẻ chiếm ngang nhau với tỷ lệ khoảng 10%. Bệnh nội tiết, dinh dƣỡng chuyển hóa chiếm tỷ lệ 3,68%, bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật chiếm 3,51% . Một số bệnh có số lƣợng bệnh nhân ít nhƣ: chƣơng nguyên nhân bên ngoài của bệnh tật và tử vong (0,40%), bệnh máu, cơ quan tạo máu và cơ chế miễn dịch (0,10%), rất ít là chƣơng bệnh dị dạng bẩm sinh, biến dạng của Cromosom có 49 bệnh nhân chiếm 0,01%. Điểm đặc biệt là không có chƣơng bệnh nào mà bệnh viện không có ngƣời bệnh. 1.5. TÍNH THIÊT YẾU CỦA ĐỀ TÀI Trong năm 2015, với 539.378 lƣợt bệnh nhân khám, chữa bệnh nội ngoại trú, chi phí thuốc tân dƣợc 141.561,9 triệu đồng chiếm 42,34% tổng số thu viện phí năm 2015 của BV là 334.290,4 triệu đồng. Với MHBT đa dạng, việc thực hiện kết quả ĐTTT năm 2015 của BV gặp nhiều khó khăn do phải điều chuyển thuốc tăng thêm hay điều chuyển giảm ảnh hƣởng nhiều trong việc cung cấp đủ thuốc cho công tác khám chữa bệnh. Cùng với thƣơng hiệu, uy tín của BV và sự tín nhiệm của bệnh nhân hiện nay, nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng tăng đòi hỏi công tác quản lý sử dụng thuốc ngày càng đƣợc chú trọng trong đó việc phân tích thực trạng sử dụng thuốc tại BV là hết sức cần thiết. 23
  36. Trong thời gian qua, chƣa có một đề tài nghiên cứu nào phân tích về DMT đã đƣợc sử dụng cũng nhƣ phân tích việc thực hiện DMTBV sau ĐTTT năm 2015. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân tích danh mục thuốc đƣợc sử dụng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phƣơng – Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015” nhằm hoàn thiện hơn nữa tính hợp lý trong DMT đã sử dụng và đƣa ra một số kiến nghị trong việc thực hiện DMTBV sau ĐTTT của BV năm 2015. 24
  37. Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu DMTBV đã đƣợc sử dụng năm 2015 DMTBV đề xuất đấu thầu tập trung năm 2015 DMTBV trúng thầu tập trung năm 2015 DMTBV áp thầu sau đấu thầu tập trung năm 2015 2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: BV Đa khoa Nguyễn Tri Phƣơng, Thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015. 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Mô tả hồi cứu 2.2.2. Các biến số nghiên cứu Các biến số nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.1. Các biến số nghiên cứu LOẠI NGUỒN STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA BIẾN THU THẬP Phần 1: Phân tích cơ cấu và giá trị DMT đƣợc sử dụng tại BV năm 2015 Căn cứ theo thông tƣ Báo cáo xuất Nhóm tác dụng 1 40/2014/TT-BYT chia Phân loại nhập tồn kho của dƣợc lý thành 27 nhóm TDDL BV năm 2015 Báo cáo xuất Nguồn gốc – xuất Thuốc có nguồn gốc SX 2 Nhị phân nhập tồn kho của xứ trong nƣớc và nhập ngoại BV năm 2015 Đơn thành phần: trong công thức có 1 chất Báo cáo xuất 3 Thành phần thuốc Nhị phân nhập tồn kho của Đa thành phần: trong công BV năm 2015 thức có 2 chất trở lên Báo cáo xuất Biệt dƣợc gốc và Thuốc biệt dƣợc gốc 4 Nhị phân nhập tồn kho của generic Thuốc generic BV năm 2015 Đƣờng dùng là tiêm Báo cáo xuất 5 Dạng đƣờng dùng Đƣờng dùng là uống Phân loại nhập tồn kho của Đƣờng dùng khác BV năm 2015 25
  38. Thuốc gây nghiện Báo cáo xuất Quy chế chuyên 6 Phân loại nhập tồn kho của môn Thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất BV năm 2015 Thuốc hạng A Báo cáo xuất Theo phân tích 7 Thuốc hạng B Phân loại nhập tồn kho của ABC Thuốc hạng C BV năm 2015 Báo cáo xuất Phân tích TDDL 8 Thuốc hạng A Số nhập tồn kho của nhóm A BV năm 2015 Báo cáo xuất Phân tích VEN 9 Ma trận AV, AE, AN Phân loại nhập tồn kho của nhóm A BV năm 2015 Phần 2: So sánh về số lƣợng và giá trị DMT đã sử dụng với DMT trúng thầu năm 2015 SL thuốc biệt dƣợc gốc và Biệt dƣợc gốc và generic DMTBV ĐTTT 10 Nhị phân generic GT thuốc biệt dƣợc gốc và năm 2015 generic SL thuốc BDG; generic ĐTTT năm 2015 ĐTTT trúng thầu và không DMTBV ĐTTT trúng thầu và trúng thầu đƣợc năm 2015 11 không trúng thầu Phân loại và DMTBV áp theo biệt dƣợc gốc GT thuốc BDG; generic thầu sau ĐTTT và generic ĐTTT trúng thầu và không năm 2015 trúng thầu SL thuốc BDG không trúng Thuốc BDG ĐTTT thầu theo nhóm TDDL DMTBV áp thầu năm 2015 không 12 Số sau ĐTTT năm trúng thầu theo GT nhóm thuốc BDG 2015 nhóm TDDL không trúng thầu theo nhóm TDDL SL > thuốc BDG điều chuyển tăng do không cung ứng đủ và nhu cầu tăng DMTBV ĐTTT SL > thuốc generic Thuốc điều chuyển năm 2015 và điều chuyển tăng do không Số 13 tăng sau ĐTTT DMTBV ĐTTT cung ứng đủ và nhu cầu năm 2015 trúng thầu năm tăng 2015 SL > thuốc BDG và generic điều chuyển tăng theo nhóm TDDL 26
  39. Thuốc điều chuyển DMTBV ĐTTT SL> thuốc BDG và 14 giảm sau ĐTTT Số trúng thầu năm generic điều chuyển giảm năm 2015 2015 2.2.3. Phƣơng pháp thu thập, xử lý và phân tích số liệu 2.2.3.1. Phân tích cơ cấu và giá trị DMTBV đã sử dụng Thu thập và hồi cứu các số liệu thứ cấp thông qua các tài liệu sẵn có: DMT đã sử dụng tại BV Nguyễn Tri Phƣơng năm 2015. DMT tân dƣợc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT đƣợc ban hành kèm theo thông tƣ số 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014. DMT tối cần thiết, thuốc thiết yếu, thuốc không thiết yếu (VEN) tại BV Nguyễn Tri Phƣơng năm 2015 đã đƣợc HĐT&ĐT xây dựng trên cơ sở: Mô hình bệnh tật của BV trong năm 2015 (dữ liệu từ phần mềm chƣơng trình quản lý BV) DMTTY tân dƣợc lần VI đƣợc ban hành kèm theo thông tƣ số 41/2013/TT-BYT ngày 26 tháng 12 năm 2013. DMT tân dƣợc thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT đƣợc ban hành kèm theo thông tƣ số 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014. DMTBV đề xuất đấu thầu tập trung năm 2015 DMTBV trúng thầu tập trung năm 2015 DMTBV áp thầu sau đấu thầu tập trung năm 2015  Phân tích cơ cấu và giá trị DMTBV đã sử dụng Các số liệu sau khi thu thập đƣợc đƣa vào phần mềm Microsoft Excel để xử lý và phân tích theo các bƣớc sau: Bước 1: Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã đƣợc sử dụng năm 2015 trên cùng 1 bản tính Excel gồm: Tên thuốc (cả biệt dƣợc gốc và generic); nồng độ, hàm lƣợng; đơn vị tính; số lƣợng; đơn giá; nƣớc SX; công ty cung cấp. Bước 2: Tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu: Xếp theo nhóm TDDL 27
  40. Xếp theo nƣớc SX Xếp theo thuốc đơn/ đa thành phần Xếp theo tên BDG và generic Xếp theo đƣờng dùng của thuốc Xếp theo thuốc gây nghiện, hƣớng tâm thần và tiền chất Bước 3: Tính tổng SL khoản mục, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu (nếu cần)  Phương pháp phân tích ABC: Các bƣớc tiến hành - Tính tổng giá trị tiêu thụ của các thuốc đã sử dụng - Tính giá trị % của mỗi sản phẩm - Dựa vào % sắp xếp các thuốc theo thứ tự giảm dần - Tính giá trị % tích lũy cho mỗi sản phẩm, bắt đầu từ sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh mục thuốc - Phân hạng sản phẩm dựa vào giá trị % tích lũy: Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm từ 75% đến 80% tổng giá trị tiền. Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm từ 15% đến 20% tổng giá trị tiền. Hạng C: gồm những sản phẩm chiếm từ 5% đến 10% tổng giá trị tiền. - Tính tổng số và tỷ lệ % số lƣợng, số đơn vị tiêu thụ thuốc hạng A, B, C. Thông thƣờng: Sản phẩm hạng A chiếm từ 10% - 20% tổng số sản phẩm. Sản phẩm hạng B chiếm từ 10% - 20% tổng số sản phẩm. Sản phẩm hạng C chiếm từ 60% - 80% tổng số sản phẩm [33][9]  Phương pháp phân tích VEN Các bƣớc phân tích VEN: Từng thành viên Hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E và N Kết quả phân loại của các thành viên đƣợc tập hợp và thống nhất, sau đó, Hội đồng sẽ: Lựa chọn và loại bỏ những phƣơng án điều trị trùng lặp. Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc này trong trƣờng hợp không còn nhu cầu điều trị. 28
  41. Xem lại số lƣợng mua dự kiến, mua các thuốc nhóm V và E trƣớc nhóm N và bảo đảm thuốc nhóm V và E có một lƣợng dự trữ an toàn. Giám sát đơn đặt hàng và lƣợng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N [33][9]. - Phân nhóm các thuốc VEN: HĐT&ĐT xây dựng trên DMTBV năm 2015 để phân loại VEN. - Tính tổng số, tỷ lệ phần trăm số lƣợng thuốc và GTSD của các thuốc nhóm A theo nhóm TDDL. - Tính tổng số, tỷ lệ phần trăm số lƣợng thuốc và GTSD của các thuốc nhóm A theo VEN. 2.2.3.2. So sánh về số lượng và giá trị DMT đã sử dụng với DMT trúng thầu năm 2015 Các số liệu sau khi thu thập đƣợc đƣa vào phần mềm Microsoft Excel để xử lý và phân tích theo các bƣớc sau: Bước 1: Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMTBV ĐTTT năm 2015, DMTBV ĐTTT năm 2015 trúng thầu và DMTBV áp thầu sau ĐTTT năm 2015 Bước 2: Tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu: SL thuốc BDG; generic và GT của nhóm BDG; generic SL thuốc BDG; generic trúng thàu và không trúng thầu. GT thuốc BDG; generic trúng thầu và không trúng thầu SL thuốc BDG không trúng thầu theo nhóm TDDL và GT thuốc BDG không trúng thầu theo nhóm TDDL SL & GT thuốc BDG điều chuyển tăng do không cung ứng đủ và do nhu cầu tăng. SL & GT thuốc generic điều chuyển tăng do không cung ứng đủ và do nhu cầu tăng. SL & GT thuốc BDG và generic điều chuyển tăng theo nhóm TDDL SL & GT thuốc BDG và generic điều chuyển giảm Bước 3: Tính tổng SL khoản mục, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu (nếu cần) 2.2.3.3. Xử lý số liệu Số liệu sau khi đƣợc thu thập, đƣợc xử lý bằng phần mềm excel 2010. Sắp xếp theo mục đích phân tích; 29
  42. Tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến; So sánh, mô hình hóa dƣới dạng biểu đồ, đồ thị; Trình bày kết quả bằng phần mềm Microsoft Word 2010. Báo cáo kết quả nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Powerpoint. 2.2.4. Các chỉ số nghiên cứu Các chỉ số nghiên cứu đƣợc thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2. Các chỉ số nghiên cứu STT NỘI DUNG CHỈ SỐ CỤ THỂ CÁCH TÍNH Tỷ lệ % SL và GTSD từng nhóm thuốc theo nhóm TDDL Công thức 1: Tỷ lệ % SL và GTSD của thuốc Tỷ lệ % thuốc (hoạt SX trong nƣớc và nhập ngoại chất) từng nhóm= số thuốc (hoạt chất) mỗi Tỷ lệ % SL và GTSD thuốc đơn nhóm/tổng số thuốc Phân tích cơ cấu, thành phần và đa thành phần (hoạt chất) đã sử dụng 1 giá trị DMT Tỷ lệ % SL và GTSD thuốc biệt *100 dƣợc gốc và generic Công thức 2: Tỷ lệ % SL và GTSD thuốc theo Tỷ lệ % GTSD mỗi dạng đƣờng dùng nhóm=(Tổng GTSD của nhóm/Tổng GTSD Tỷ lệ % SL và GTSD thuốc theo thuốc năm 2015) *100 quy chế chuyên môn Công thức 1: Tỷ lệ % SL và GTSD nhóm Tỷ lệ % SL=số loại A,B,C thuốc của mỗi nhóm A,B,C/Tổng số loại Phân tích thuốc sử dụng *100 2 ABC/VEN Công thức 2: Tỷ lệ % GT= GT thuốc Tỷ lệ % SL và GTSD nhóm A của mỗi nhóm theo VEN A,B,C/Tổng số GTSD *100 30
  43. Tỷ lệ % SL và GT =số Tỷ lệ % SL và GT thuốc hạng A loại thuốc và GT của theo nhóm TDDL mỗi nhóm TDDL/Tổng số thuốc hạng A *100 Tỷ lệ % SL= số loại thuốc BDG (generic)/Tổng số loại Tỷ lệ % SL và GT thuốc BDG thuốc ĐTTT*100 (generic) Tỷ lệ % GT= GT nhóm thuốc BDG (generic)/Tổng GT thuốc ĐTTT*100 Tỷ lệ % SL= số loại thuốc BDG trúng thầu (không trúng thầu)/Tổng số thuốc BDG*100 Tỷ lệ % GT= GT thuốc BDG trúng thầu (không trúng thầu)/Tổng GT Tỷ lệ % SL và GT thuốc BDG; thuốc BDG*100 So sánh về SL và generic trúng thầu (không trúng GT DMT đã sử Tỷ lệ % SL= số loại thầu) 3 dụng với DMT thuốc generic trúng trúng thầu năm thầu (không trúng 2015 thầu)/Tổng số thuốc generic*100 Tỷ lệ % GT= GT thuốc generic trúng thầu (không trúng thầu)/Tổng GT thuốc generic*100 Tỷ lệ % SL= số loại thuốc BDG không trúng thầu theo nhóm TDDL /Tổng số thuốc Tỷ lệ % SL và GT nhóm thuốc BDG không trúng thầu BDG không trúng thầu theo *100 nhóm TDDL Tỷ lệ % GT= GT theo nhóm TDDL của thuốc BDG không trúng thầu /Tổng GT thuốc BDG không trúng thầu *100 31
  44. Tỷ lệ % SL= số thuốc BDG (generic) điều chuyển tăng do không cung ứng đủ (nhu cầu tăng)/ Tổng số thuốc Tỷ lệ % SL và GT thuốc BDG BDG (generic) điều (generic) điều chuyển tăng do chuyển tăng*100 không cung ứng đủ và nhu cầu Tỷ lệ % GT= GT thuốc tăng BDG (generic) điều chuyển tăng do không cung ứng đủ (nhu cầu tăng)/ Tổng GT thuốc BDG (generic) điều chuyển tăng*100 Tỷ lệ % SL= số thuốc BDG (generic) điều chuyển tăng theo nhóm TDDL/Tổng số thuốc BDG (generic) điều Tỷ lệ % SL và GT thuốc BDG chuyển tăng*100 (generic) điều chuyển tăng theo nhóm TDDL Tỷ lệ % GT= GT thuốc BDG (generic) điều chuyển tăng theo nhóm TDDL/Tổng GT thuốc BDG (generic) điều chuyển tăng*100 Tỷ lệ % SL= số loại thuốc BDG (generic) điều chuyển giảm/ Tổng số thuốc điều Tỷ lệ % SL và GT thuốc BDG chuyển giảm*100 (generic) điều chuyển giảm Tỷ lệ % GT= GT thuốc BDG (generic) điều chuyển giảm/ Tổng GT thuốc điều chuyển giảm*100 32
  45. Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƢỢC SỬ DỤNG NĂM 2015 THEO CƠ CẤU VÀ GIÁ TRỊ 3.1.1. Cơ cấu DMTBV theo nhóm tác dụng dƣợc lý Phân tích Danh mục thuốc và Danh mục thuốc tiêu thụ sẽ cho các nhà quản lý nắm rõ đƣợc tình hình sử dụng thuốc trong năm vừa qua. Kết quả phân tích danh mục thuốc và danh mục thuốc tiêu thụ năm 2015 đƣợc trình bày trong bảng 3.1 nhƣ sau: Bảng 3.1. Cơ cấu nhóm dược lý và GTSD của các nhóm thuốc năm 2015 Giá trị Số Tỷ lệ Tỷ lệ STT Nhóm thuốc sử dụng thuốc (%) (%) (triệu đồng) 1 Thuốc gây tê, mê 14 1,81 12.214,2 8,63 Thuốc giảm đau hạ sốt; chống viêm không steroid; 2 53 6,84 10.419,2 7,36 thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp Thuốc chống dị ứng và dùng 3 trong các trƣờng hợp quá 14 1,81 154,6 0,11 mẫn Thuốc giải độc và các thuốc 4 dùng trong trƣờng hợp ngộ 17 2,19 738,1 0,52 độc Thuốc chống co giật, chống 5 20 2,58 2.380,4 1,68 động kinh Thuốc điều trị ký sinh trùng, 6 134 17,31 29.440,1 20,80 chống nhiễm khuẩn 7 Thuốc điều trị đau nữa đầu 03 0,39 16,8 0,01 Thuốc điều trị ung thƣ và 8 08 1,03 165,5 0,12 điều hòa miễn dịch Thuốc điều trị bệnh đƣờng 9 04 0,52 251 0,18 tiết niệu 10 Thuốc chống parkinson 03 0,39 353,2 0,25 11 Thuốc tác dụng đối với máu 38 4,91 15.344,9 10,84 33
  46. Giá trị Số Tỷ lệ Tỷ lệ STT Nhóm thuốc sử dụng thuốc (%) (%) (triệu đồng) 12 Thuốc tim mạch 144 18,60 26.469,2 18,70 13 Thuốc điều trị bệnh da liễu 02 0,26 5,7 0,01 14 Thuốc dùng chẩn đoán 09 1,16 3.235,7 2,29 15 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 03 0,39 186,1 0,13 16 Thuốc lợi tiểu 06 0,75 420,7 0,30 17 Thuốc đƣờng tiêu hóa 73 9,43 9.425 6,66 Hocmon và các thuốc tác 18 66 8,52 7.144,1 5,04 động vào hệ thống nội tiết Huyết thanh và globulin 19 03 0,39 290,6 0,21 miễn dịch Thuốc giãn cơ và ức chế 20 14 1,81 1.870,8 1,32 cholinesterase Thuốc điều trị bệnh mắt, tai 21 12 1,55 245,3 0,17 mũi họng Thuốc có tác dụng thúc đẻ, 22 cầm máu sau đẻ và chống đẻ 09 1,16 972,4 0,68 non Dung dịch thẩm phân phúc 23 05 0,64 5.992,2 4,23 mạc Thuốc chống rối loạn tâm 24 21 2,71 360 0,25 thần Thuốc tác dụng trên đƣờng 25 27 3,49 2.645,1 1,87 hô hấp Dung dịch điều chỉnh nƣớc, điện giải, cân bằng acid – 26 36 4,65 6.015,3 4,25 base và các dung dịch tiêm truyền khác 27 Khoáng chất và vitamin 17 2,19 2.241,3 1,58 28 Nhóm khác (vắc xin) 19 2,45 2.564,2 1,81 Tổng 774 100 141.561,9 100 34
  47. Số lƣợng danh mục thuốc của từng nhóm đƣợc minh họa qua biểu đồ sau: Số lƣợng thuốc của từng nhóm dƣợc lý 160 144 140 134 120 100 80 60 53 73 66 40 20 38 14 17 20 14 3 8 4 36 2 9 3 6 0 3 3 14 12 21 27 9 19 1 2 3 4 5 17 5 6 7 8 9 101112 13141516 1718 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Hình 3.1. Biểu đồ số lượng thuốc (đơn chất và hợp chất) theo nhóm TDDL năm 2015 Nhận xét Danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện gồm 28 nhóm thuốc, 774 thuốc (đơn chất, hợp chất). Số lƣợng thuốc (đơn chất và hợp chất) của các nhóm thuốc trong danh mục thuốc của bệnh viện năm 2015 rất khác nhau. Nhóm thuốc tim mạch là nhóm thuốc có số lƣợng thuốc nhiều nhất: 144 thuốc chiếm tỷ lệ 18,60% trên tổng số. Nhóm thuốc chống ký sinh trùng và nhiễm khuẩn (kháng sinh) đứng vị trí thứ hai có 134 thuốc bằng 17,31%. Nhóm thuốc đƣờng tiêu hóa đứng thứ ba có 73 thuốc bằng 9,43%. Nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết đứng thứ tƣ với 66 thuốc bằng 8,52%. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp có 53 thuốc bằng 6,84% đứng thứ năm và nhóm thuốc tác dụng đối với máu xếp thứ sáu có 38 thuốc bằng 4,91%. Sáu nhóm trên có số lƣợng thuốc nhiều với tổng cộng 508 thuốc và chiếm tỷ lệ hơn 65% trên tổng số thuốc. Có mƣời nhóm thuốc có trên 20 thuốc, có bảy nhóm thuốc có trên 10 thuốc và có mƣời một nhóm thuốc có 09 thuốc trở xuống, ít nhất là nhóm thuốc có 02 thuốc. Nhƣ vậy số lƣợng thuốc ở mỗi nhóm là rất khác nhau, sự khác nhau này 35
  48. do số lƣợng mắc của mỗi chƣơng bệnh có liên quan tới nhóm thuốc điều trị và phác đồ điều trị. Căn cứ vào số liệu của bảng 3.1, tỷ lệ giá trị sử dụng các nhóm thuốc năm 2015 đƣợc minh họa bằng biểu đồ sau: 25 Tỷ lệ giá trị sử dụng của các nhóm thuốc 20.8% 20 18.70% 15 10.84% 10 8.63% 7.36% 6.66% 5.04% 5 4.23% 4.25% 2.29% 1.81% 1.68% 1.32% 1.87% 0.12% 0.25% 0.68% 1.58% 0.52% 0.01% 0.30% 0.11% 0.18% 0.01% 0.13% 0.21% 0.17% 0.25% 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ giá trị sử dụng của các nhóm thuốc năm 2015 Nhận xét Từ biểu đồ trên ta thấy cả sáu nhóm có số lƣợng thuốc (đơn chất, hợp chất) sử dụng nhiều nhƣ phân tích ở phần trên đều là các nhóm có GTSD cao trong chín nhóm thuốc (tổng GTSD là 122.464,4 triệu đồng chiếm tỷ lệ 86,51%) điển hình sau: nhóm thuốc kháng sinh là nhóm thuốc có GTSD nhiều nhất trong năm 2015 là 29.440,1 triệu đồng chiếm 20,80% trên tổng giá trị đƣợc sử dụng. Nhóm thuốc tim mạch đƣợc sử dụng nhiều thứ hai có giá trị lên tới 26.469,2 triệu đồng chiếm 18,70%, thứ ba là nhóm thuốc tác dụng đối với máu có giá trị là 15.344,9 triệu đồng và chiếm 10,84%. Nhóm thuốc thuốc gây tê, mê đứng vị trí thứ tƣ có giá trị hơn 12.214,2 triệu đồng chiếm 8,63%. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp xếp thứ năm với giá trị là 10.419,2 triệu đồng chiếm 7,36%. Vị trí thứ sáu thuộc về nhóm thuốc đƣờng tiêu hóa có GTSD là 9.425 triệu đồng chiếm 6,66%. Kế đó là nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có GTSD là 7.144,1 triệu đồng chiếm 5,04%. Ở vị trí thứ tám và thứ chín lần lƣợt là nhóm thuốc dung dịch thẩm phân phúc mạc và dung dịch điều chỉnh 36
  49. nƣớc, điện giải, cân bằng acid – base và các dung dịch tiêm truyền khác có GTSD là 6.000 triệu đồng chiếm 4,25%. Các nhóm thuốc còn lại (19 nhóm thuốc đứng sau về GTSD) có tổng giá trị sử dụng là 19.097,5 triệu đồng chiếm tỷ lệ 13,49% gần bằng hai phần ba GTSD của nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn. Từ kết quả phân tích cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dƣợc lý (bảng 3.1) ta có nhận xét về mối tƣơng quan giữa mô hình bệnh tật năm 2015 tại bệnh viện và các nhóm thuốc đã đƣợc sử dụng nhƣ sau: Chƣơng bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật có số ngƣời điều trị chiếm 2,67% ngoại trú, 3,51% nội trú nhƣng giá trị tiền thuốc của nhóm điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn chiếm tới 20,80% đứng ở vị trí thứ nhất, điều này có thể lý giải rằng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn không chỉ dùng riêng cho chƣơng bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật mà còn đƣợc dùng trong các trƣờng hợp khác nhƣ trong phẫu thuật (01 khoa PTGMHS và 06 khoa ngoại), khoa HSTC - CĐ, khoa Sản, các bệnh ở đƣờng hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn. Phần lớn các trƣờng hợp chuyển bệnh từ tuyến dƣới lên đều là những ca nhiễm khuẩn nặng, kháng thuốc, điều trị dài ngày. Trên thực tế ở các bệnh viện đa khoa trong cả nƣớc, nhất là bệnh viện hạng một tuyến trên của thành phố, kháng sinh là nhóm thuốc đƣợc sử dụng nhiều. Điều này cần đƣợc xem xét thêm so với tình hình chung hiện tại. Nhóm thuốc tim mạch đứng thứ hai về giá trị sử dụng chiếm 18,70% là hoàn toàn phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện: chƣơng bệnh của hệ tuần hoàn xếp thứ hai về khám điều trị ngoại trú lẫn điều trị nội trú. Điều này cũng giải thích đƣợc vì sao nhóm thuốc tác dụng đối với máu phụ thuộc phần lớn vào phác đồ điều trị bệnh của hệ tuần hoàn có giá trị sử dụng đứng thứ ba chiếm 10,84%. Có một câu hỏi đặt ra là vì sao số lƣợng nhóm thuốc gây tê, mê chỉ là 14 thuốc nhƣng lại có GTSD cao thứ tƣ chiếm 8,63%. Có thể giải thích qua việc sử dụng nhóm thuốc này trong 24 khoa lâm sàng của bệnh viện là hầu nhƣ tất cả, chỉ có riêng khoa YHCT - VLTL - PHCN là không sử dụng. Sử dụng nhiều nhất vẫn là khoa PTGMHS, kế đến là 06 khoa ngoại, khoa HSTC - CĐ, khoa Sản, khoa hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, tim mạch học can thiệp, nội thận tiết 37
  50. niệu. Các khoa còn lại sử dụng ít. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổ chức của BV. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt; kháng viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp cũng không liên quan trực tiếp với một chƣơng bệnh cụ thể nào và chúng đáp ứng đƣợc tất cả các chƣơng bệnh và nhóm này phục vụ trực tiếp chƣơng bệnh đứng ở vị trí số một về số ngƣời bệnh đến khám (17,85%) và xếp thứ sáu về số ngƣời bệnh điều trị tại BV (7,14%) là bệnh của hệ thống cơ, xƣơng và mô liên kết chính vì thế nhóm thuốc này đứng ở vị trí thứ năm về giá trị sử dụng (7,36%) cũng là phù hợp với mô hình bệnh tật. 3.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ đƣợc thể hiện trong bảng 3.2 và hình 3.3 Bảng 3.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ Giá trị sử dụng Số lƣợng mặt hàng Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ % Số lƣợng Tỷ lệ % SX trong nƣớc 34.362,6 24,27 339 43,80 Nhập khẩu 107.199,3 75,73 435 56,20 Tổng 141.561,9 100 774 100 100 80 56,20% 60 75,73% 40 Thuốc nhập ngoại 43,80% Thuốc SX trong nƣớc 20 24,27% 0 Số GTSD lƣợng Hình 3.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc - xuất xứ năm 2015 38
  51. Nhận xét Kết quả phân tích cho thấy các thuốc sử dụng tại BV năm 2015 thuốc SX trong nƣớc đƣợc sử dụng là 339 khoản mục thuốc chiếm 43,80% thấp hơn thuốc nhập ngoại (56,20% về số lƣợng). Về GTSD của thuốc SX trong nƣớc chỉ đạt có 24,27% nhỏ hơn gấp ba lần thuốc nhập ngoại (75,73% ). Điều này có thể giải thích là khi xây dựng DMT, BV đã rất quan tâm đến việc ƣu tiên sử dụng thuốc SX trong nƣớc trong quá trình lựa chọn thuốc vào DMTBV theo khuyến cáo của Bộ Y tế là ƣu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc từ các doanh nghiệp SX trong nƣớc đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc”. Đồng thời với một số mặt hàng thuốc, BV đã kết hợp lựa chọn cả thuốc đắt tiền (thƣờng là thuốc nhập khẩu) và thuốc rẻ tiền (thƣờng là thuốc SX trong nƣớc) để các bác sĩ có thể sử dụng tùy theo tình trạng của bệnh nhân hoặc giảm chi phí tối đa mà vẫn đạt đƣợc hiệu quả điều trị cao nhất. Tuy nhiên, vì là BV hạng 1 tuyến trên của thành phố đông dân nhất nƣớc, các thuốc dùng trong chẩn đoán, cận lâm sàng hay kháng sinh tiêm, thuốc sử dụng trong các trƣờng hợp cấp cứu, HSTC – CĐ và nhất là các thuốc phục vụ điều trị kỹ thuật cao thƣờng đƣợc sử dụng loại ngoại nhập do tính hiệu quả trong đáp ứng điều trị cho dù giá thành cao gấp nhiều lần so với thuốc SX trong nƣớc. 3.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần - đa thành phần Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần - đa thành phần đƣợc thể hiện trong bảng 3.3 và hình 3.4 sau: Bảng 3.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần - đa thành phần Tỷ lệ Trị giá Tỷ lệ STT Chỉ tiêu Số lƣợng % (triệu đồng) % 1 Thuốc đơn thành phần 657 84,88 110.616,9 78,14 2 Thuốc đa thành phần 117 15,12 30.945 21,86 Tổng số 774 100 141.561,9 100 39
  52. 100% 15,12% 21,86% 80% 60% Thuốc đa thành phần 40% 84,88% 78,14% 20% Thuốc đơn thành phần 0% Số GTSD lƣợng Hình 3.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần - đa thành phần Nhận xét Các thuốc sử dụng tại BV năm 2015 chủ yếu là các thuốc đơn thành phần, chiếm 84,88% về khoản mục thuốc và 78,14% về GTSD. Thuốc đa thành phần chiếm tỷ lệ nhỏ cả về khoản mục thuốc (15,12%), cũng nhƣ GTSD (21,86%) bao gồm các dạng phối hợp của thuốc kháng sinh (chiếm 41% gần bằng nữa GTSD của thuốc đa thành phần), thuốc tim mạch chiếm 8%, thuốc nội tiết chiếm 6%, vắc xin, tiêu hóa, NSAIDs và vitamin. 3.1.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dƣợc gốc và generic Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dƣợc gốc và generic đƣợc thể hiện trong bảng 3.4 và hình 3.5: Bảng 3.4. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và generic Số lƣợng Tỷ lệ Giá trị (triệu Tỷ lệ STT Chỉ tiêu thuốc % đồng) % 1 Thuốc biệt dƣợc gốc 203 26,22 55.145,8 38,95 2 Thuốc generic 571 73,78 86.416,1 61,05 Tổng số 774 100 141.561,9 100 40
  53. 100% 80% 61,05% 60% 73,78% Generic 40% Biệt dƣợc gốc 20% 38,95% 26,22% 0% Số lƣợng GTSD Hình 3.5. Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và generic Nhận xét Kết quả phân tích cho thấy DMT sử dụng tại BV năm 2015 chủ yếu là generic chiếm đa số là 73,78% về số khoản mục thuốc và 61,05% về GTSD. Các thuốc mang tên biệt dƣợc gốc chiếm tỷ lệ thấp hơn về số khoản mục thuốc (26,22%) và cả về GTSD (38,95%). Điều này hoàn toàn phù hợp với tiêu chí tỷ lệ 70-30%. Hầu hết các thuốc generic này đã đƣợc khẳng định thƣơng hiệu và đƣợc sản xuất từ các công ty có uy tín và đƣợc chọn lựa bằng cách tổ chức đấu thầu tập trung tại Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên về GTSD thì thuốc biệt dƣợc gốc lại chiếm 2/5 trong tổng số. Điều này cho thấy việc sử dụng thuốc biệt dƣợc gốc tại BV vẫn chiếm tỷ trọng cao về GTSD nhƣng vẫn phù hợp với tỷ lệ khuyến cáo cho phép là 40-60%. 3.1.5. Cơ cấu thuốc theo dạng đƣờng dùng Cơ cấu thuốc uống, thuốc tiêm - tiêm truyền và các dạng đƣờng dùng khác đƣợc thể hiện trong bảng 3.5 và hình 3.6 sau: Bảng 3.5. Cơ cấu thuốc theo dạng đường dùng năm 2015 Giá trị STT Chỉ tiêu SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Thuốc dạng uống 429 55,43 45.011,9 31,79 Thuốc dạng tiêm – 2 288 37,21 86.560 61,15 tiêm truyền 3 Các dạng thuốc khác 57 7,36 9.990 7,06 Tổng số 774 100 141.561,9 100 41
  54. 70 61,15% 60 55,43% 50 37,21% 40 31,79% 30 Số lƣợng 20 7,36% GTSD 10 7,06% 0 Thuốc uống Tiêm - tiêm Dạng khác truyền Hình 3.6. Cơ cấu thuốc theo dạng đường dùng năm 2015 Nhận xét Thông tƣ hƣớng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giƣờng bệnh đƣợc Bộ Y tế ban hành ngày 10/6/2011 cũng đã quy định các bệnh viện phải tuân thủ việc sử dụng thuốc tiêm:“Chỉ dùng đƣờng tiêm khi ngƣời bệnh không uống đƣợc thuốc hoặc khi sử dụng thuốc theo đƣờng uống không đáp ứng đƣợc yêu cầu điều trị hoặc với thuốc chỉ dùng đƣờng tiêm.”[6]. Trong DMT của BV đã sử dụng trong năm 2015 thì chủ yếu là thuốc uống và thuốc tiêm – tiêm truyền trong đó tỷ lệ số lƣợng thuốc uống chiếm 55,43% cao so với thuốc tiêm – tiêm truyền chiếm tỷ lệ 37,21%, tuy nhiên về GTSD thì thuốc tiêm – tiêm truyền là 61,15% chiếm gấp đôi GTSD thuốc uống là 31,79%. 3.1.6. Cơ cấu DMT theo quy chế chuyên môn Dựa vào danh mục thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc đƣợc ban hành theo Thông tƣ số: 19/2014/TT-BYT ngày 02 tháng 06 năm 2014 [11]. Cơ cấu thuốc theo quy chế chuyên môn đƣợc thể hiện trong bảng sau: 42
  55. Bảng 3.6. Cơ cấu DMT của BV năm 2015 theo quy chế chuyên môn Tỷ lệ Trị giá Tỷ lệ STT Chỉ tiêu SLDM % (triệu đồng) % Thuốc Gây nghiện – thuốc 1 13 1,68 919,9 0,65 hƣớng tâm thần và tiền chất 2 Thuốc thƣờng 761 98,32 140.642 99,35 Tổng số 774 100 141.561,9 100 Nhận xét Qua phân tích các thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất có tỷ lệ số lƣợng là 1,68% và GTSD là 0,65% trên tổng số. Giải thích vì BV thƣờng xuyên có những trƣờng hợp cấp cứu và có lợi thế về ngoại khoa, phẫu thuật nên các thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc cũng đƣợc dự trữ và sử dụng. BV đã thực hiện đúng theo thông tƣ của Bộ Y tế quy định về quản lý thuốc gây nghiện, thuốc hƣớng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc trong tất cả các bƣớc từ dự trù, mua sắm, cấp phát, bảo quản, sổ sách báo cáo và hủy các loại thuốc gây nghiện, hƣớng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc đảm bảo sử dụng các thuốc này hợp lý, an toàn và hiệu quả. 3.1.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC/VEN 3.1.7.1. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC đƣợc thể hiện trong bảng 3.7 và hình 3.7 sau: Bảng 3.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC Số mặt hàng Giá trị tiêu thụ Hạng Giá trị SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) A 108 13,95 105.868,4 74.78 B 115 14,86 21.456 15,16 C 551 71,19 14.237,5 10,06 Tổng 774 100 141.561,9 100 43
  56. 74,78% 80 71,19% 70 60 50 40 Số lƣợng 30 15,16% GTSD 13,95% 20 14,86% 10,06% 10 0 A B C Hình 3.7. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC Nhận xét Kết quả phân tích cho thấy, nhóm hạng A có 108 khoản mục thuốc (13,95%) nhƣng có GTSD là 105.868,4 triệu đồng chiếm 74,78% . Nhóm hạng B có 115 khoản mục thuốc (14,86%) có GTSD là 21.456 triệu đồng chiếm 15,16%. Nhóm hạng C có số khoản mục nhiều nhất 551 (71,19%) nhƣng GTSD nhỏ nhất chỉ có 14.237,5 triệu đồng chiếm 10,06% Nhƣ vậy cơ cấu thuốc sử dụng tại BV năm 2015 hoàn toàn phù hợp với quy định về hƣớng dẫn thuốc theo phân tích ABC do Bộ Y tế ban hành [9]. 3.1.7.2. Phân tích nhóm TDDL các thuốc hạng A Phân tích ABC cho thấy nhóm thuốc A chỉ có 108 khoản mục thuốc (13,95%) nhƣng có GTSD cao nhất là 105.868,4 triệu đồng chiếm 74,78%. Cần tiến hành phân tích nhóm TDDL thuốc hạng A để đánh giá tình hình sử dụng thuốc năm 2015. Kết quả đƣợc thể hiện qua bảng 3.8 sau: Bảng 3.8: Phân tích nhóm TDDL các thuốc hạng A Giá trị Số Tỷ lệ Tỷ lệ STT Nhóm thuốc sử dụng thuốc (%) (%) (triệu đồng) 1 Thuốc gây tê, mê 03 2.8 11.345,8 10.7 Thuốc giảm đau hạ sốt; chống viêm không steroid; 2 06 5.5 7.031,2 6.6 thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp 44
  57. Giá trị Số Tỷ lệ Tỷ lệ STT Nhóm thuốc sử dụng thuốc (%) (%) (triệu đồng) Thuốc chống co giật, chống 3 02 1.9 1.489,7 1.4 động kinh Thuốc điều trị ký sinh trùng, 4 25 23.1 23.595,6 22.3 chống nhiễm khuẩn 5 Thuốc chống parkinson 01 0.9 339,5 0.3 6 Thuốc tác dụng đối với máu 08 7.4 13.117,2 12.4 7 Thuốc tim mạch 21 19.4 2.751,8 2.6 8 Thuốc dùng chẩn đoán 03 2.8 3.235,7 3.1 9 Thuốc đƣờng tiêu hóa 08 7.4 7.214,8 6.8 Hocmon và các thuốc tác 10 10 9.3 6.198,3 5.8 động vào hệ thống nội tiết Thuốc giãn cơ và ức chế 11 02 1.9 953,9 0.9 cholinesterase Dung dịch thẩm phân phúc 12 04 3.8 5.991,3 5.7 mạc Thuốc tác dụng trên đƣờng 13 03 2.8 1.220,1 1.2 hô hấp Dung dịch điều chỉnh nƣớc, điện giải, cân bằng acid – 14 07 6.5 4.485,5 4.2 base và các dung dịch tiêm truyền khác 15 Khoáng chất và vitamin 02 1.9 1.753,1 1.6 16 Nhóm khác (vắc xin) 03 2.8 1.219,5 1.2 Tổng 108 100 105.868,4 100 3.1.7.3. Phân tích VEN cho các thuốc hạng A Phân tích VEN các thuốc hạng A để phân loại ra đƣợc các thuốc có GTSD lớn nhƣng lại không cần thiết. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.9 và hình 3.8 sau: 45
  58. Bảng 3.9. Cơ cấu phân tích VEN thuốc hạng A Số mặt hàng Giá trị tiêu thụ Phân Giá trị loại SLDM Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (triệu đồng) AV 29 26,85 47.519,4 44,89 AE 77 71,30 56.595,9 53,45 AN 02 1,85 1.753,1 1,66 Tổng 108 100 105.868,4 100 71,30% 53,45% 44,89% 26,85% 1,85% 1,66% AV AE AN SLDM Giá trị tiêu thụ Hình 3.8. Cơ cấu phân tích VEN thuốc hạng A Nhận xét Thuốc nhóm AV (sử dụng nhiều, tối cần thiết) chiếm giá trị tiêu thụ là 44,89% và thuốc nhóm AE (sử dụng nhiều, thuốc thiết yếu) chiếm giá trị tiêu thụ là 53,45%. Tổng giá trị tiêu thụ của nhóm AV và AE là 98,34% (104.115,3 triệu đồng) đã cho thấy việc sử dụng thuốc tại BV là hoàn toàn phù hợp với quy định về phân tích ABC – VEN. Điều này càng đƣợc giải thích rõ hơn khi thuốc nhóm AN (sử dụng nhiều, không cần thiết) chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số cả về SLDM cụ thể là 2 thuốc điều trị, chống loãng xƣơng: Calci Carbonat + Calci gluconolactat (321 triệu đồng) và Calcitriol (1.431,8 triệu đồng) chiếm 1,9% về SL và có giá trị tiêu thụ là 1.753,1 triệu đồng chiếm 1,6%. 46
  59. 3.2. SO SÁNH VỀ SỐ LƢỢNG VÀ GIÁ TRỊ DMT ĐÃ SỬ DỤNG VỚI DMT TRÚNG THẦU NĂM 2015 Danh mục thuốc của BV đấu thầu tập trung địa phƣơng (SYT) năm 2015 đƣợc xây dựng qua chƣơng trình phần mềm quản lý danh mục thuốc từ cơ sở (BV) gửi lên Trung tâm mua sắm hàng hóa và tài sản công ngành Y tế thành phố Hồ Chí Minh trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh gọi tắt là Trung tâm mua sắm (TTMS). Tất cả DMT đấu thầu tập trung sẽ đƣợc một bộ phận của BV cập nhật vào chƣơng trình phần mềm trực tuyến đúng về chuyên môn, thời gian và kịp tiến độ về TTMS. Sau khi TTMS tiến hành tổ chức đấu thầu, kết quả sẽ đƣợc gửi về BV kể cả DMT trúng thầu cũng nhƣ DMT không trúng thầu. 3.2.1. Cơ cấu DMTBV năm 2015 ĐTTT theo tên biệt dƣợc gốc và generic Cơ cấu DMT của BV năm 2015 đề xuất đấu thầu tập trung đƣợc thể hiện trong bảng 3.10 và hình 3.9 sau: Bảng 3.10. Cơ cấu DMTBV năm 2015 ĐTTT theo tên BDG và generic Giá trị STT Phân loại SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Biệt dƣợc gốc 237 26 115.349 42 2 Generic 674 74 159.870 58 Tổng số 911 100 275.219 100 74% 58% 42% 26% Biệt dƣợc Generic gốc Số lƣợng DMT Giá trị Hình 3.9. Cơ cấu DMTBV năm 2015 đề xuất ĐTTT theo tên BDG và generic 47
  60. Nhận xét Kết quả phân tích cho thấy thuốc tên biệt dƣợc gốc có 237 khoản mục thuốc (26%) chỉ bằng một phần ba thuốc tên generic có 674 khoản mục thuốc (74%) nhƣng lại có giá trị là 115.349 triệu đồng (42%) bằng hơn hai phần ba thuốc tên generic có giá trị là 159.870 triệu đồng (58%). 3.2.2. Cơ cấu DMTBV năm 2015 ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu 3.2.2.1. Cơ cấu thuốc BDG ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu Cơ cấu thuốc biệt dƣợc gốc ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu thể hiện trong bảng 3.11 và hình 3.10 sau: Bảng 3.11. Cơ cấu thuốc BDG trúng thầu và không trúng thầu Thuốc Giá trị STT SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % biệt dƣợc gốc (triệu đồng) 1 ĐTTT trúng thầu 220 92,83 108.549 94,10 2 ĐTTT không trúng thầu 17 7,17 6.800 5,90 Tổng số 237 100 115.349 100 94,10% 92,83% 5,90% 7,17% ĐTTT trúng thầu ĐTTT không trúng thầu SLDM Giá trị Hình 3.10. Cơ cấu thuốc BDG ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu Nhận xét Qua phân tích thuốc biệt dƣợc gốc trong DMT của BV ĐTTT năm 2015 chủ yếu trúng thầu với 220 khoản mục thuốc (92,83%) với giá trị 108.549 triệu đồng chiếm 94,10%. Không trúng thầu ít chỉ có 17 khoản mục (7,17%) với giá trị 6.800 triệu đồng chiếm 5,90% tuy nhiên ảnh hƣởng rất nhiều đến 48
  61. việc cung ứng các thuốc BDG này do: không thể dùng một loại thuốc khác thay thế đƣợc vì là thuốc phát minh, có những loại bệnh trong MHBT của BV chỉ sử dụng thuốc này mới đáp ứng. 3.2.2.2. Cơ cấu thuốc generic ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu Cơ cấu thuốc generic ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu thể hiện trong bảng 3.12 và hình 3.11 sau: Bảng 3.12. Cơ cấu thuốc generic trúng thầu và không trúng thầu Giá trị STT Thuốc generic SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 ĐTTT trúng thầu 662 98,22 156.304 97,77 ĐTTT không trúng 2 12 1,78 3.566 2,23 thầu Tổng số 674 100 159.870 100 97,77% 98,22% 2,23% 1,78% ĐTTT trúng thầu ĐTTT không trúng thầu SLDM Giá trị Hình 3.11. Cơ cấu thuốc generic ĐTTT trúng thầu và không trúng thầu Nhận xét Qua phân tích thuốc generic trong DMT của BV ĐTTT năm 2015 trúng thầu rất cao với 662 khoản mục thuốc (98,22%) với giá trị 156.304 triệu đồng chiếm 97,77%. Không trúng thầu rất ít chỉ có 12 khoản mục (1,78%) với giá trị 3.566 triệu đồng chiếm 2,23%. 49
  62. 3.2.3. Phân tích thuốc biệt dƣợc gốc trong DMT của BV năm 2015 ĐTTT không trúng thầu theo nhóm TDDL Thuốc biệt dƣợc gốc là dạng thuốc Brand name đã đƣợc chứng minh độ ƣu việt về sinh khả dụng trong điều trị nhất định một bệnh lý, nhóm bệnh nào đó hay phục vụ cho y học trong chẩn đoán, gây tê mê Nếu không trúng thầu thì trong quá trình sử dụng sẽ phải cung ứng bằng hình thức khác, gây khó khăn cho khoa Dƣợc. Bảng 3.13. Phân tích DMT biệt dược gốc của BV năm 2015 ĐTTT không trúng thầu theo nhóm TDDL Giá trị STT Nhóm dƣợc lý SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Thuốc gây tê, mê 04 23,5 627 9,2 Thuốc NSAIDs; 2 thuốc điều trị gut và 02 11,8 796 11,7 các bệnh xƣơng khớp Thuốc điều trị ký sinh 3 trùng, chống nhiễm 01 5,9 3.239 47,6 khuẩn Thuốc tác dụng đối 4 01 5,9 70 1,0 với máu 5 Thuốc tim mạch 04 23,5 1.652 24,3 6 Thuốc đƣờng tiêu hóa 03 17,6 347 5,1 7 Thuốc khác 01 5,9 69 1,0 Tổng số 17 100 6.800 100 Nhận xét Qua phân tích số liệu ở bảng 3.13 nhận thấy có 5 nhóm thuốc bao gồm 17 thuốc không trúng thầu theo thứ tự giảm dần về giá trị là thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, tim mạch, thuốc NSAIDs- thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp, thuốc tê mê và tiêu hóa giải thích rõ hơn những khó khăn cho việc cung ứng thuốc của BV khi những nhóm thuốc này chiếm giá trị sử dụng cao mà phần trên của đề tài đã phân tích DMT sử dụng của BV năm 2015 và phải cung ứng mua bằng hình thức khác. 50
  63. 3.2.4. Phân tích DMT BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT năm 2015 Số lƣợng của từng mặt hàng thuốc trong DMT của BV năm 2015 sau khi có kết quả ĐTTT sẽ đƣợc sử dụng cung ứng thuốc tại BV năm 2015. Trong quá trình triển khai mua sắm thì phát sinh hai vấn đề: Số lƣợng từng mặt hàng thuốc phải xin TTMS điều chuyển tăng thêm với hai lý do cơ bản là: TTMS không cung ứng đầy đủ số lƣợng từng mặt hàng thuốc và nhu cầu sử sụng thuốc của BV tăng đột biến, do dự trù chƣa sát với nhu cầu. Số lƣợng từng mặt hàng thuốc phải điều chuyển giảm với lý do duy nhất là mặt hàng thuốc đó tại BV sử dụng chƣa hết số lƣợng đƣợc phê duyệt nhƣng tại các đơn vị khác lại có nhu cầu sử dụng. 3.2.4.1. Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT đƣợc thể hiện trong bảng 3.14 và hình 3.12 sau: Bảng 3.14. Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT Giá trị STT Phân loại SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Thuốc biệt dƣợc gốc 20 2,27 2.473,9 0,94 2 Thuốc generic 118 13,38 14.671,6 5,53 Thuốc không điều 3 744 84,35 247.707,8 93,53 chuyển tăng thêm Tổng số 882 100 264.853,3 100 84,35% 93,53% 13,38% 2,27% 0,94% 5,53% Thuốc biệt dƣợc Thuốc generic Thuốc không gốc điều chuyển tăng thêm SLDM Giá trị Hình 3.12. Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT 51
  64. 3.2.4.2. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc điều chuyển tăng sau ĐTTT Cơ cấu thuốc biệt dƣợc gốc điều chuyển tăng do nhu cầu sử dụng tăng và không cung ứng đủ đƣợc thể hiện qua bảng 3.15 và hình 3.13 sau: Bảng 3.15. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc điều chuyển tăng sau ĐTTT Giá trị STT Thuốc biệt dƣợc gốc SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Không cung ứng đủ 14 70 1.605,3 65 2 Do nhu cầu tăng 06 30 868,6 35 Tổng số 20 100 2.473,9 100 100% 30% 35% 80% 60% 40% 70% 65% 20% 0% Số lƣợng Giá trị Không cung ứng đủ Do nhu cầu tăng Hình 3.13. Cơ cấu thuốc biệt dược gốc điều chuyển tăng sau ĐTTT Nhận xét Qua kết quả phân tích phân tích DMT thuốc của BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT năm 2015 cho thấy thuốc biệt dƣợc gốc là 20 khoản mục thuốc (2,27%) có giá trị là 2.473,9 triệu đồng chiếm 0,94% trên tổng số, trong đó do nhu cầu tăng có 6 thuốc (30%) với giá trị là 868,6 triệu đồng (35%) và do không cung ứng đủ có 14 thuốc (70%) với giá trị là 1.605,3 triệu đồng (65%). 3.2.4.3. Cơ cấu thuốc generic điều chuyển tăng sau ĐTTT Cơ cấu thuốc generic điều chuyển tăng do nhu cầu sử dụng tăng và không cung ứng đủ đƣợc thể hiện qua bảng 3.16 và hình 3.14 sau: 52
  65. Bảng 3.16. Cơ cấu thuốc generic điều chuyển tăng sau ĐTTT Giá trị STT Thuốc generic SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Không cung ứng đủ 47 40 9.615,3 66 2 Do nhu cầu tăng 71 60 5.056,3 34 Tổng số 118 100 14.671,6 100 100 34% 80 60% 60 40 66% 40% 20 0 Số lƣợng Giá trị Không cung ứng đủ Do nhu cầu tăng Hình 3.14. Cơ cấu thuốc generic điều chuyển tăng sau ĐTTT Nhận xét Qua kết quả phân tích phân tích DMT thuốc của BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT năm 2015 cho thấy thuốc generic là 118 khoản mục thuốc (13,38%) có giá trị là 14.671,6 triệu đồng chiếm 5,53% trên tổng số, trong đó do nhu cầu tăng có 71 thuốc (60%) với giá trị là 5.056,3 triệu đồng (34%) và do không cung ứng đủ có 47 thuốc (40%) với giá trị là 9.615,3 triệu đồng (66%). 3.2.4.4. Cơ cấu DMT của BV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT theo nhóm dược lý Cơ cấu DMTBV điều chuyển tăng thêm sau ĐTTT theo nhóm dƣợc lý đƣợc thể hiện trong bảng 3.17 sau: 53
  66. Bảng 3.17. Cơ cấu DMT BV điều chuyển tăng sau ĐTTT theo nhóm TDDL Biệt dƣợc Generic Tổng Nhóm dƣợc lý Giá trị Giá trị SL SL (triệu đồng) (triệu đồng) (triệu đồng) Thuốc tim mạch 03 510,3 14 1.479,4 1.989,7 Thuốc tác dụng đối 05 1.220,2 1.220,2 với máu Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống 10 489,8 489,8 nhiễm khuẩn Dung dịch điều chỉnh nƣớc, điện giải, cân bằng acid – 02 405,8 405,8 base và các dung dịch triêm truyền khác Hocmon và các thuốc tác động vào 09 399,5 399,5 hệ thống nội tiết Thuốc đƣờng tiêu 10 357,1 357,1 hóa Thuốc tác dụng trên 02 324,6 02 29,9 354,5 đƣờng hô hấp Thuốc NSAIDs; thuốc điều trị gut và 05 343,5 343,5 các bệnh xƣơng khớp Thuốc khác 01 33,7 14 331,1 364,8 Tổng 06 868,6 71 5.056,3 5.924,9 Nhận xét: Kết quả phân tích nhƣ sau: Thuốc biệt dƣợc gốc điều chuyển tăng do nhu cầu sử dụng tăng chỉ tập trung ở 2 nhóm là nhóm thuốc tim mạch (3 thuốc có giá trị 510,3 triệu đồng chiếm tỷ lệ 59% trong tổng số thuốc biệt dƣợc gốc) trong đó 2 thuốc chính là 54
  67. Micardis 40mg và Micardis 80mg (Telmisartan) có tổng giá trị chiếm 79% trong nhóm thuốc tim mạch. Nhóm thuốc tác dụng trên đƣờng hô hấp (2 thuốc có giá trị là 324,6 triệu đồng chiếm tỷ lệ 37% trong tổng số thuốc biệt dƣợc gốc) tập trung hoàn toàn vào 2 thuốc chính đó là: Ventolin inhaler 100mcg/liều xịt (salbutamol dạng sulfat) và Symbicort turbuhaler 60 dose (budesonide + fomoterol). Thuốc generic điều chuyển tăng do nhu cầu sử dụng tăng tập trung ở các nhóm bệnh là: bệnh của hệ thống cơ, xƣơng và mô liên kết; bệnh của hệ tiêu hóa; bệnh của hệ hô hấp; bệnh của hệ tuần hoàn và bệnh của nội tiết dinh dƣỡng chuyển hóa. 3.2.5. Phân tích DMT của BV điều chuyển giảm sau ĐTTT năm 2015 DMT của BV điều chuyển giảm sau ĐTTT do BV không sử dụng theo số lƣợng đã dự trù nên phải điều chuyển cho các đơn vị khác có nhu cầu sử dụng đƣợc thể hiện trong bảng 3.18 và hình 3.15 sau: Bảng 3.18. Cơ cấu DMTBV điều chuyển giảm sau ĐTTT Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ STT Phân loại SLDM % (triệu đồng) % 1 Thuốc biệt dƣợc gốc 14 1,59 3.444 1,30 2 Thuốc generic 42 4,76 6.716 2,54 3 Thuốc không điều chuyển 826 93,65 254.693,3 96,16 Tổng số 882 100 264.853,3 100 93,65%96,16% 100 80 60 40 1,59% 4,76% Số lƣợng 20 1,30% 2,54% Giá trị 0 Thuốc biệt Thuốc Thuốc dƣợc gốc generic không điều chuyển Hình 3.15. Cơ cấu DMTBV điều chuyển giảm sau ĐTTT 55
  68. Nhận xét: Qua phân tích theo bảng 3.18 và hình 3.15 cho thấy thuốc biệt dƣợc gốc số lƣợng điều chuyển giảm là 14 (1,59%) có giá trị là 3.444 triệu đồng chiếm tỷ lệ 1,30%; thuốc generic có số lƣợng điều chuyển giảm là 42 (4,76%) có giá trị là 6.716 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 2,54% trong tổng số thuốc điều chuyển giảm. 56
  69. Chƣơng 4. BÀN LUẬN 4.1. VỀ CƠ CẤU VÀ GIÁ TRỊ DMT ĐƢỢC SỬ DỤNG TẠI BV NGUYỄN TRI PHƢƠNG NĂM 2015 4.1.1. Cơ cấu thuốc sử dụng phân tích theo nhóm TDDL Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, với một BV đa khoa hạng 01 tuyến tỉnh, các thuốc đã sử dụng tại BV Nguyễn Tri Phƣơng năm 2015 gồm 774 khoản mục thuốc có GTSD là 141.561,9 triệu đồng bao gồm toàn bộ 27 nhóm thuốc TDDL theo thông tƣ số 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014 tuy nhiên có thêm 01 nhóm thuốc thứ 28 nữa đó là nhóm khác (vắc xin), điều này phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của BV. Kinh phí mua thuốc trong năm chủ yếu tập trung 9 nhóm thuốc có GTSD lớn, chiếm đến 75,7% tổng GTSD và hơn 73% số khoản mục thuốc, cụ thể: nhóm thuốc gây tê, mê; thuốc NSAIDs; thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn; thuốc tác dụng đối với máu; thuốc tim mạch; thuốc đƣờng tiêu hóa; hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết; dung dịch thẩm phân phúc mạc; dung dịch điều chỉnh nƣớc điện giải, cân bằng acid-base và các dịch tiêm truyền khác. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn là nhóm thuốc có GTSD nhiều nhất trong năm 2015 là 29.440,1 triệu đồng chiếm 20,80% trên tổng GTSD mặc dù số khoản mục chỉ xếp thứ hai là 134 thuốc chiếm tỷ lệ 17,31% thấp hơn với thống kê của Bộ Y tế qua các báo cáo về tình hình sử dụng thuốc của một số BV trong năm 2009 (tỷ lệ GTSD thuốc kháng sinh tại BV đa khoa tuyến tỉnh là 43%) [25]. Thấp hơn kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Thu Hƣơng tại 38 BV đa khoa năm 2009 (tỷ lệ trung bình về GTSD kháng sinh tại các BV tuyến tỉnh là 32,5%) [22]. Thấp hơn GTSD thuốc kháng sinh tại bệnh viện Hữu Nghị năm 2012 là 26,4% [19] và bệnh viện C tỉnh Thái nguyên năm 2014 là 35,4% [17]. Sử dụng kháng sinh luôn là một trong những vấn đề đƣợc quan tâm tại các BV. Việc tập trung một tỷ lệ lớn về số lƣợng cũng nhƣ kinh phí sử dụng cho nhóm này hoàn toàn phù hợp với MHBT của BV năm 2015. BV cần phát huy hơn nữa nhƣng cũng cần phải tiến hành rà soát lại xem nhóm này có đang bị lạm dụng hay không. Mặt khác trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng kháng sinh không phải chỉ chủ yếu dựa trên trình độ, nhu cầu điều trị khách quan của bác sĩ hay kháng sinh đồ mà đòi hỏi phải có bằng chứng kháng sinh nhất định theo quy định việc thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh 57
  70. trong BV [13]. Điều này sẽ giúp hạn chế việc lạm dụng kháng sinh trong điều trị cũng nhƣ tình trạng kháng thuốc trong cộng đồng, kháng thuốc bệnh viện. Nhóm thuốc tim mạch có số khoản mục nhiều nhất là 144 thuốc chiếm tỷ lệ 18,60%, đƣợc sử dụng nhiều thứ 2 có GTSD lên tới 26.469,2 triệu đồng chiếm 18,70%, tuy GTSD nhóm thuốc này có cao hơn so với mức độ sử dụng tại BV Trung ƣơng Huế năm 2012 là 19.240 triệu đồng (chiếm 6,39%) [30] và cao gấp đôi so với BV Đà Nẵng năm 2013 là 13.608,2 triệu đồng (chiếm 7,64%) [20]. Nhƣng điều này cũng có thể giải thích đƣợc là tại BV có đến 02 khoa điều trị bệnh hệ tuần hoàn là khoa Nội Tim Mạch và khoa Tim mạch học can thiệp. Hợp lý hơn khi nhóm này hàng năm trúng thầu đa phần theo danh mục thuốc biệt dƣợc gốc, thuốc nhập ngoại và thƣờng điều trị mãn tính nên thuốc thƣờng hay đƣợc sử dụng nhiều ngày trong một đợt điều trị nên GTSD cao hơn các nhóm khác. Nhóm thuốc tác dụng đối với máu chiếm tỷ lệ sử dụng thứ ba với giá trị là 15.344,9 triệu đồng (10,84%) cao hơn so với mức độ sử dụng tại BV Trung ƣơng Huế năm 2012 là 21.800 triệu đồng (7,24%) [30] và BV Đà Nẵng là 9.091,8 triệu đồng (5,10%) [20]. Nhóm thuốc này phụ thuộc hoàn toàn vào phác đồ điều trị bệnh của hệ tuần hoàn và điều này phù hợp với MHBT của BV năm 2015 là bệnh của hệ tuần hoàn ngoại trú là cao nhất (17,73%) và nội trú cao thứ nhì (12,23%). Nhóm thuốc thuốc gây tê, mê đứng vị trí thứ tƣ có giá trị hơn 12.214,2 triệu đồng chiếm 8,63%. Có một câu hỏi đặt ra là vì sao giá trị sử dụng của nhóm thuốc gây tê, mê cao thứ tƣ chiếm 8,63%. Có thể giải thích qua việc sử dụng nhóm thuốc này trong 24 khoa lâm sàng của bệnh viện là hầu nhƣ tất cả, chỉ có riêng khoa YHCT - VLTL - PHCN là không sử dụng. Sử dụng nhiều nhất vẫn là khoa PTGMHS, kế đến là 06 khoa ngoại, khoa HSTC - CĐ, khoa Sản, khoa hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, tim mạch học can thiệp, nội thận tiết niệu. Các khoa còn lại sử dụng ít. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu tổ chức của BV. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xƣơng khớp xếp thứ năm với giá trị là 10.419,2 triệu đồng chiếm 7,36%. Nhóm thuốc này cũng không liên quan trực tiếp với một chƣơng bệnh cụ thể nào và chúng đáp ứng đƣợc tất cả các chƣơng bệnh và nhóm này 58
  71. phục vụ trực tiếp chƣơng bệnh đứng ở vị trí số một về số ngƣời bệnh đến khám (17,85%) và xếp thứ sáu về số ngƣời bệnh điều trị tại BV (7,14%) là bệnh của hệ thống cơ, xƣơng và mô liên kết chính vì thế nhóm thuốc này đứng ở vị trí thứ năm về giá trị sử dụng (7,36%) cũng là phù hợp với MHBT của BV. Bên cạnh năm nhóm trên, các nhóm thuốc đƣờng tiêu hóa có giá trị sử dụng là 9.425 triệu đồng (6,66%); nhóm hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có giá trị sử dụng là 7.144,1 triệu đồng (5,04%). Ở vị trí thứ tám và thứ chín lần lƣợt là nhóm thuốc dung dịch thẩm phân phúc mạc và dung dịch điều chỉnh nƣớc, điện giải, cân bằng acid – base và các dung dịch tiêm truyền khác có giá trị sử dụng là 6.000 triệu đồng (4,25%). Điều này cho thấy đƣợc tình trạng bệnh nặng và khó thƣờng hay gặp phải tại bệnh viện tuyến trên hạng 1, gánh nặng từ các bệnh không lây nhiễm nhƣ: tim mạch, đái tháo đƣờng, bệnh tiêu hóa, thận đang ngày càng tăng ở nƣớc ta theo nhƣ nhận định của Bộ Y tế: “Mô hình bệnh tật của Việt Nam hiện nay đang ở giai đoạn chuyển tiếp dịch tễ học. Các bệnh lây nhiễm, suy dinh dƣỡng vẫn ở mức khá cao trong khi nhóm bệnh không lây nhiễm và tai nạn thƣơng tích tăng nhanh” [5]. Việc sử dụng nhiều thuốc trong các nhóm này cũng hoàn toàn phù hợp với MHBT của BV. 4.1.2. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc – xuất xứ Một trong những tiêu chí mà Bộ Y tế đề ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay là ƣu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nƣớc [8]. Với kết quả năm 2015, tỷ lệ thuốc SX trong nƣớc là 43,80% về số lƣợng nhƣng chỉ chiếm 24,27% về GTSD, thuốc nhập ngoại có GTSD gấp 3 lần thuốc SX trong nƣớc 75,73% tuy nhiên chỉ chiếm 56,20% về số khoản mục. So với kết quả nghiên cứu tại BV Đà Nẵng năm 2013 thì tỷ lệ số khoản mục thuốc SX trong nƣớc cao hơn (28,49%) cả về GTSD (18,80%) và tỷ lệ số khoản mục thuốc nhập ngoại thấp hơn (71,51%) cả về GTSD (81,20%) [20]. Thấp hơn tỷ lệ sử dụng thuốc SX trong nƣớc trung bình của 307 BV tuyến tỉnh năm 2010 (33,2%) [8]. Mặt khác, tại một số bệnh viện tuyến tỉnh, thuốc SX trong nƣớc chiếm tỷ lệ cao hơn so với tuyến trung ƣơng. Thuốc SX trong nƣớc chiếm tỷ lệ 22,6% - 41,1% số khoản mục thuốc và có GTSD chiếm 13,3% - 57,1%, thuốc nhập 59
  72. ngoại chiếm 58,9% - 77,4% về số khoản mục và có GTSD chiếm 42,9% - 86,7% [22]. Kết quả này cho thấy tại BV Nguyễn Tri Phƣơng năm 2015 khi xây dựng DMT, BV đã rất quan tâm đến việc ƣu tiên sử dụng thuốc SX trong nƣớc trong quá trình lựa chọn thuốc vào DMTBV theo khuyến cáo của Bộ Y tế là ƣu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nƣớc, thuốc từ các doanh nghiệp SX trong nƣớc đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc”. Tuy nhiên do giá thành thuốc SX trong nƣớc thấp hơn nhiều lần so với thuốc nhập ngoại nên GTSD thuốc nhập ngoại vẫn còn cao. Theo báo cáo của Cục Quản lý Dƣợc, các thuốc SX trong nƣớc chỉ đang tập trung vào các nhóm thuốc thông thƣờng với dạng bào chế đơn giản nhƣ nhóm: NSAIDs, kháng sinh, Còn các thuốc chuyên khoa nhƣ: nhóm gây mê, nhóm thuốc điều trị ung thƣ, nội tiết tố, điều hòa miễn dịch thì công nghiệp Dƣợc chƣa SX đƣợc [26] nên để đáp ứng nhu cầu điều trị các bệnh theo MHBT tại cơ sở thì BV vẫn sử dụng thuốc nhập khẩu. Ngoài ra HĐT&ĐT của BV đã có những biện pháp tích cực tăng cƣờng sử dụng thuốc SX trong nƣớc nhằm tiết kiệm chi phí khám, chữa bệnh và góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp Dƣợc Việt Nam. 4.1.3. Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần – đa thành phần Thuốc sử dụng tại BV năm 2015 chủ yếu là thuốc đơn thành phần, chiếm tỷ lệ cao về số lƣợng (84,88%) gấp 6 lần thuốc đa thành phần và GTSD (78,14%) gấp 4 lần thuốc đa thành phần, gần tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu tại BV Đà Nẵng năm 2013 cũng là thuốc đơn thành phần có số khoản mục thuốc chiếm tỷ lệ cao là 85,58% gấp khoảng 6 lần thuốc đa thành phần và có GTSD chiếm tỷ lệ 87,37% gấp khoảng 7 lần thuốc đa thành phần [20]. Nhƣ vậy về cơ bản BV đã thực hiện đúng theo ƣu tiên lựa chọn thuốc đơn thành phần để sử dụng đúng theo thông tƣ 31/2011/TT-BYT [7]. Các thuốc đa thành phần dạng phối hợp hoặc các hoạt chất trong dạng phối hợp đều nằm trong DMTBV thuộc phạm vi thanh quyết toán của BHYT, đảm bảo chi phí thanh toán đúng quy định [12]. 60