Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ bản đồ số 14 tỉ lệ 1:1000 tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

pdf 74 trang thiennha21 19/04/2022 3350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ bản đồ số 14 tỉ lệ 1:1000 tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ung_dung_cong_nghe_tin_hoc_va_may_toan_dac_dien_tu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ bản đồ số 14 tỉ lệ 1:1000 tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG VĂN GÓP Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ BẢN ĐỒ SỐ 14 TỈ LỆ 1:1000 TẠI XÃ VINH SƠN – THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG – TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2017 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  HOÀNG VĂN GÓP Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ MÁY TOÀN ĐẠC ĐIỆN TỬ THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH TỜ BẢN ĐỒ SỐ 14 TỈ LỆ 1:1000 TẠI XÃ VINH SƠN – THÀNH PHỐ SÔNG CÔNG – TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Liên thông chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K49 – LT QLĐĐ Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2017 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Ngọc Anh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Qua thời gian học tập và rèn luyện đạo đức tại trường, bản thân em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên, cũng như các thầy, cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, các Phòng ban và phòng Đào tạo của Trường Đại học Nông lâm. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập tốt nghiệp bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Ngọc Anh đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Xí nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc địa Bản đồ, các chú, các anh trong Đội đo đạc đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Văn Góp
  4. ii DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BĐĐC Bản đồ địa chính BTNMT Bộ Tài nguyên & Môi trường CSDL CSDL QĐ Quyết định SLD Số liệu đo TT Thông tư UTM Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ 11 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ 14 Bảng 4.1: Hiện trạng dân số xã Vinh Sơn năm 2019 30 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 xã Vinh Sơn 33 Bảng 4.3: Số liệu điểm gốc 35 Bảng 4.4: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính 36 Bảng 4.5 Số lần đo quy định 37 Bảng 4.6. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định 37 Bảng 4.7: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ 38 BẢNG 4.8: BẢNG KẾT QUẢ TỌA ĐIỂM LƯỚI VÀ ĐỘ CAO SAU BÌNH SAI HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC : 106°30' ELLIPSOID : WGS-84 40 Bảng 4.9: Thống kê diện tích tờ bản đồ số 14 58
  6. iv DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger 7 Hình 2.2: Phép chiếu UTM 8 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính 12 Hình 2.4: Trình tự đo 17 Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Gcadas 21 Hình 2.6: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử 22 Hình 4.1. Bản đồ xã Vinh Sơn 28 Hình 4.3: Kết quả đo vẽ một số điểm chi tiết. 44 Hình 4.4: Chọn thông số trên máy toàn đạc điện tử 45 Hình 4.5: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử 46 Hình 4.6: Chọn file dữ liệu 46 Hình 4.7: Cài đặt thông số cho file 47 Hình 4.8: File số liệu sau khi được sử lý 47 Hình 4.9: Hiển thị thanh chọn đường dẫn tới file cần mở 48 Hình 4.10: Hiển thị sửa chữa số liệu đo 48 Hình 4.11: Một số điểm đo chi tiết. 49 Hình 4.12: Nối vẽ một số điểm đo chi tiết 49 Hình 4.13: Sửa lỗi tự động 50 Hình 4.14: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất 51 Hình 4.15: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi 51 Hình 4.16: Bản đồ sau khi phân mảnh 52 Hình 4.17: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa 53 Hình 4.18: Đánh số thửa tự động 53 Hình 4.19: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn 54 Hình 4.20: Vẽ nhãn thửa 55 Hình 4.21: Sửa bảng nhãn thửa 56 Hình 4.22: Tạo khung bản đồ địa chính 56 Hình 4.23: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh 57
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính 3 2.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐC 3 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính 3 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 4 2.1.5. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính 7 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính 9 2.2. Cơ sở thực tiễn 11 2.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 11 2.3.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính 11 2.3.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc 12 2.4. Thành lập lưới khống chế trắc địa 13 2.4.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính 13 2.4.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ 13 2.4.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ 15 2.5. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 15 2.5.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu 15 2.5.2. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 16 2.6. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 18 2.6.1. Phần mềm MicroStation V8i 18 2.6.2. Phần mềm Gcadas 19
  8. vi 2.7. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 22 2.7.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử 22 2.7.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi 23 2.7.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 26 3.3. Nội dung nghiên cứu 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1. Phương pháp đo vẽ chi tiết 27 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 28 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Vinh Sơn 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 28 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 30 4.1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất đai của Xã Vinh Sơn 31 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai 32 4.2. Tình hình quản lý đất đai 33 4.3. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Vinh Sơn 34 4.3.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu 34 4.3.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ. 38 4.3.3. Bình sai lưới kinh vĩ 39 4.4. Công tác đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation V8i và gcadas. 44 4.4.1. Đo vẽ chi tiết 44 4.4.2. Ứng dụng phần mềm Gcadas, DPSurvey và Microstation V8i thành lập bản đồ địa chính. 45
  9. vii 4.4.3. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu 59 4.4.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình đo đạc bản đồ địa chínhxã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 59 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 5.1. Kết luận 62 5.2. Kiến nghị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
  10. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam, kỹ thuật điện tử và công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực trắc địa bản đồ đã đóng góp một vai trò hết sức quan trọng trong các công việc như lưu trữ, tìm kiếm, sửa đổi, tra cứu truy cập, xử lý thông tin. Áp dụng công nghệ số cho ta khả năng phân tích và tổng hợp thông tin bằng máy tính một cách nhanh chóng và sản xuất bản đồ có độ chính xác cao, chất lượng tốt, đúng quy trình, quy phạm hiện hành, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, khả năng tăng năng suất lao động, giảm bớt thao tác thủ công lạc hậu trước đây. Công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hiện nay dưới những hoạt động của con người và những thay đổi của tự nhiên làm cho đất đai có những biến đổi không ngừng do đó. Để bảo vệ quỹ đất đai cũng như để phục vụ tốt hơn cho công tác quản lý đất đai thì bản đồ địa chính là một trong những tài liệu hết sức cần thiết, vì nó là nguồn tài liệu cơ sở cung cấp thông tin cho người quản lý, sử dụng đất đai, đồng thời là tài liệu cơ bản nhất của bộ hồ sơ địa chính mang tính pháp lý cao. Với tính chất hết sức quan trọng của hệ thống bản đồ địa chính. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, với sự phân công, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Đội đo đạc thuộc Xí nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc dịa Bản đồ với sự hướng dẫn của thầy giáo T.S Nguyễn Ngọc Anh em tiến hành nghiên cứu đề tài:
  11. 2 “Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập bản đồ địa chính tờ bản đồ số 14 tỉ lệ 1:1000 tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu công nghệ từ máy GPS RTK Trimble R2 và tính năng của nó thực tập ứng dụng công nghệ tin học vào thành lập lưới khống chế đo vẽ - Tìm hiểu công nghệ toàn đạc điện tử và tính năng của nó, nắm rõ quy trình thành lập bản đồ bằng phương pháp toàn đạc điện tử, đo vẽ chi tiết và biên tập tờ bản đồ địa chính số 14 tại xã Vinh Sơn. - Lồng ghép việc hỗ trợ việc quản lý, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính, công tác quản lý nhà nước của UBND xã, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc - Trong thực tiễn. + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính Theo mục 4 Điều 3 luật đất đai 2013, NXB chính trị quốc gia Hà Nội [3]: Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. 2.1.2. Tính chất, vai trò của BĐĐC Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở thực hiện đăng kí đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại,tố cáo tranh chấp đất đai (Nguyễn Thị Kim Hiệp 2006)[2]. 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy. Bản đồ số địa chính có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được số hóa, mã hóa và lưu trữ dưới dạng số trong máy tính. Trong đó các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. - Cơ bản bản đồ địa chính có 2 loại:
  13. 4 + Bản đồ địa chính gốc: là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sử dụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị cấp xã. + Bản đồ địa chính: là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh giới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính (Nguyễn Thị Kim Hiệp 2006)[2]. 2.1.4. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 2.1.4.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Một số yếu tố cơ bản và các yếu tố phụ khác có liên quan của bản đồ địa chính mà chúng ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất. Yếu tố điểm: Điểm chỉ một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng của địa vật, chúng ta cần chú ý quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng hay những đường cong. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối. Đối với đường gấp khúc và các đường cong cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó và đưa về dạng hình học cơ bản để có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Thửa đất: là một mảnh đất tồn tại ở thực địa được giới hạn bởi một đường bao khép kín, có diện tích xác định, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các khu được sử dụng vào các mục đích khác nhau, mức tính thuế khác nhau. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế. Lô đất: Là vùng đất gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện tương đồng nhất định (độ cao, độ dốc, mục đích sử dụng) Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu.
  14. 5 Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư, cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp Xã, Phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản, tổ dân phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện trong phạm vi lãnh thổ của mình (Nguyễn Thị Kim Hiệp 2006)[2]. 2.1.4.2. Bản đồ địa chính là tài liệu chủ yếu trong bộ hồ sơ địa chính Vì vậy, trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý đất đai. Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các yếu tố sau: - Điểm khống chế tọa độ và độ và độ cao: Trên bản đồ cần thể hiện đầy đủ các điểm khống chế các cấp, lưới tọa độ địa chính cấp 1, cấp 2 và các điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ở thực địa để sử dụng lâu dài. Đây là yếu tố dạng điểm cần thể hiện chính xác đến 0,1 mm trên bản đồ. - Địa giới hành chính các cấp: Cần thể hiện chính xác đường địa giới quốc gia, địa giới hành chính các cấp Tỉnh, Huyện, Xã, các mốc địa giới hành chính, các điểm ngoặt của đường địa giới. Khi đường địa giới cấp thấp trùng với đường địa giới cấp cao hơn thì ưu tiên biểu thị đường địa giới cấp cao hơn. Các đường địa giới phải phù hợp với hồ sơ địa giới đang được lưu thông trong các cơ quan nhà nước. - Ranh giới thửa đất: Thửa đất là yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính. Ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ bằng đường viền khép kín dạng đường gấp khúc hoặc đường cong. Để xác định vị trí thửa đất cần đo vẽ chính xác các điểm đặc trưng trên đường ranh giới của nó như điểm góc thửa điểm ngoặt, điểm cong của đường biên. Đối với mỗi thửa đất, trên bản đồ còn phải thể hiện đầy đủ 3 yếu tố là số thửa, diện tích và phân loại đất theo mục đích sử dụng. - Loại đất: Tiến hành phân loại và thể hiện 5 loại đất chính là đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng. Trên bản đồ địa chính cần phân loại đến từng thửa đất, từng loại đất chi tiết.
  15. 6 - Công trình xây đựng trên đất: Khi đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ lớn ở vùng đất thổ cư, đặc biệt là ở khu vực đô thị thì trên từng thửa đất còn phải thể hiện chính xác ranh giới các công trình xây dựng cố định như nhà ở, nhà làm việc, Các công trình được xây dựng theo mép tường phía ngoài. Trên vị trí công trình còn biểu thị tính chất công trình như gạch nhà, nhà bê tông, nhà nhiều tầng. - Ranh giới sử dụng đất: Trên bản đồ cần thể hiện ranh giới các khu dân cư, ranh giới lãnh thổ sử dụng đất của các doanh nghiệp, của các tổ chức xã hội, doanh trại quân đội, . . . - Hệ thống giao thông: Cần thể hiện tất cả các loại đường sắt, đường bộ, đường trong làng, đường ngoài đồng, đường phố, ngõ phố, . . .Đo vẽ chính xác vị trí tim đường, mặt đường, chỉ giới đường, các công trình cấu cống trên đường và tính chất cong đường. Giới hạn thể hiện hệ thông giao thông là chân đường, đường có độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0.5 mm thì vẽ một nét và ghi chú độ rộng. - Mạng lưới thủy văn: Thể hiện hệ thông sông ngòi, kênh mương, ao hồ, . . . Đo vẽ theo mức nước cao nhất hoặc mức nước tại thời điểm đo vẽ. Độ rộng lớn hơn 0,5 mm trên bản đồ phải vẽ hai nét, nếu độ rộng nhỏ hơn 0,5 mm thì trên bản đồ vẽ một nét theo đường tim của nó. Khi đo vẽ trong khu vực dân cư thì phải vẽ chính xác các rãnh thoát nước công cộng. Sông ngòi, kênh mương cần phải ghi chú tên riêng và hướng nước chảy. - Địa vật quan trọng: Trên bản đồ cần thể hiện các địa vật có ý nghĩa định hướng. - Mốc giới quy hoạch: Thể hiện đầy đủ mốc giới quy hoạch, chỉ giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, hành lang bảo vệ đường điện cao thế, bảo vệ đê điều. - Dáng đất: Khi đo vẽ bản đồ ở vùng đặc biệt còn phải thể hiện dáng đất bằng đường đồng mức hoặc ghi chú độ cao (Nguyễn Thị Kim Hiệp 2006) [2].
  16. 7 2.1.5. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau: 2.1.5.1 Lưới chiếu Gauss – Kruger Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: * Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a=6378245m - Bán trục nhỏ b=6356863.01877m - Độ dẹt =1/298.3 * Hằng số lưới chiếu k=1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m=1) * Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30). Mỗi múi được ký hiệu
  17. 8 bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo (Lê Văn Thơ 2009) [4]. 2.1.5.2 Phép chiếu UTM Hình 2.2: Phép chiếu UTM Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và 0 tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 6 là m0 = 0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m=1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m>1. Ngày nay nhiều nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a=6378137,0m - Độ dẹt =1/298,25723563 - Tốc độ quay quanh trục w=7292115,0x10-11rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM=3986005.108m3s.
  18. 9 Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1060 đến 1090 (Lê Văn Thơ 2009)[4]. 2.1.6. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính Hiện nay nước ta đang sử dụng phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính theo ô vuông tọa độ thẳng góc. Mảnh bản đồ địa chính, tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 kilômét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 héc ta (ha) ởthực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900 ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của toạ độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của toạ độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
  19. 10 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của ảnh m bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ1:10000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25 ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn. - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00 ha ngoài thực địa.
  20. 11 Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông (Bộ TNMT,2008) [9]. Bảng 2.1 Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ Tỷ lệ Cơ sở Kích thước Kích thước Diên tích Ký hiệu Ví dụ bản đồ để chia mảnh bản vẽ (cm) thực tế (m) đo vẽ (ha) thêm vào 1:25000 Khu đo 48*48 12000*12000 14400 25-340 493 1:10000 1:25000 60*60 6000*6000 3600 10-334 499 1:10000 1:10000 60*60 3000*3000 900 331.502 1:2000 1:10000 50*50 100*100 100 149 331.502-9 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 A,b,c,d 311.502-9-d 1:1000 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1) (16) 331.502-9-(16) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1,0 14100 331 502-9-100 (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)[9] 2.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ bằng máy toàn đạc điện tử. Xí Nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc địa Bản đồ đã xây dựng bản đồ ở rất nhiều tỉnh trên nước ta như: Thái Nguyên, Hà Giang, Đây là phương pháp cho kết quả và độ chính xác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ. Vì vậy, khi đi thực tập ở Xí Nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc địa Bản đồ em tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử đo vẽ chi tiết để chỉnh lý bản đồ địa chính cho xã Vinh Sơn – thành phố Sông Công – Tỉnh Thái Nguyên. 2.3. Các phương pháp thành lập bản đồ địa chính hiện nay 2.3.1. Các phương pháp đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính Hiện nay khi đo vẽ và thành lập bản đồ địa chính ta có thể chọn một trong các phương pháp sau: - Phương pháp toàn đạc (đo vẽ trực tiếp ở ngoài thực địa ). - Phương pháp ảnh hàng không.
  21. 12 - Biên tập, biên vẽ từ bản đồ có sẵn. Quá trình thành lập bản đồ địa chính thường được thực hiện qua hai bước. Bước 1: Đo vẽ, thành lập bản đồ gốc (bản đồ địa chính cơ sở) Bước 2: Biên tập, đo vẽ bổ sung, thành lập bản vẽ gốc theo đơn vị hành chính cấp xã (gọi tắt là bản đồ địa chính). 2.3.2. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp toàn đạc Việc đo vẽ bản đồ địa chính được thực hiện theo 8 bước, lần lượt như sau : Xác định khu vực thành lập bản đồ, Xác định ranh giới hành chính cấp xã Xây dựng lưới khống chế đo vẽ Đo đạc chi tiết ranh giới thửa, địa hình, địa vật kết hợp điều tra thửa đất Nhập và xử lí số liệu đo trên máy tính, nối các điểm chi tiết. In thử bản vẽ, kiểm tra thực địa,đo bù kết hợp quy chủ sử dụng đất Tự đồng tìm và sửa lỗi; Tạo vùng; Tính diện tích; đánh số thửa Biên tập bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính ở dạng giấy và dạng số - In bản đồ giấy - Ghi bản số trên đĩa CD Lập hồ sơ, giao nộp sản phẩm Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính
  22. 13 2.4. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.4.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000; 1:2000; 1:1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1:1000; 1:200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng, đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đocạnh bằng máy toàn đạc điện tử. 2.4.2. Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo bảng sau:
  23. 14 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ Chỉ tiêu kỹ STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính thuật Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau 1 ≤ 5 cm bình sai 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:100000 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 3 ≤ 1,2 cm 400 m sau bình sai Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: 4 ≤ 5 giây - Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m ≤ 10 giây - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: 5 - Vùng đồng bằng ≤ 10 cm - Vùng núi ≤ 12 cm (Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)[6] Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền không quá 15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05m; Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: f =2m√‾n Trong đó: - m là sai số trung phương đo góc; - n là số góc đường chuyền.
  24. 15 Góc trong lưới khống chế đo vẽ dùng máy toàn đạc điện tử có độ chính xác từ 3"÷ 5" thì đo một lần đo, chênh lệch giữa hai nữa lần đo và chênh lệch hướng qui “0” phải nhỏ hơn hoặc bằng 20". Cạnh lưới đường chuyền kinh vĩ đo hai lần riêng biệt, chênh lệch giữa các lần đo ≤ 2a (a là hằng số của máy đo). Chênh cao đo hai lần cùng với đo cạnh ngang chênh lệch giữa đo đi và đo về phải nhỏ hơn ± 100√‾L mm (L là chiều dài tính theo km) (Vũ Thị Thanh Thủy 2009) [5]. 2.4.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên (Vũ Thị Thanh Thủy 2009)[5]. 2.5. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.5.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất. 2.5.1.1. Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + XA1-P YP = YA1 + YA1-P Trong đó XA1-P = Cos A1 - P * S  YA1-P = Sin A1 - P * S
  25. 16 2.5.2 Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy toàn đạc điện tử 2.5.2.1. Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy toàn đạc điện tử a. Công tác chuẩn bị máy móc Tại một trạm đo cần có một máy toàn đạc điện tử, một bộ nhiệt kế và áp kế (có một số máy tự cảm ứng mà không cần đo nhiệt độ, áp xuất), một thước thép 2m để đo chiều cao máy và gương phản xạ. Tại điểm định hướng, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân gắn bảng ngắm hoặc gương phản xạ với bộ cân bằng dọi tâm quang học. Tại các điểm chi tiết có thể dùng gương sào. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh. b. Trình tự đo Tại điểm định hướng B, tiến hành cân bằng và dọi tâm chính xác bảng ngắm hoặc gương. Tại trạm đo A: - Tiến hành cân bằng và định tâm máy (đưa máy trùng với tâm mốc). Lắp ắc quy, mở máy và khởi động máy, kiểm tra chế độ cân bằng điện tử. Đặt chế độ đo và đơn vị đo. - Đưa ống kính ngắm chính xác điểm định hướng B. Bằng các phím chức năng nhập các số liệu như hằng số (K), nhiệt độ (t0), áp xuất (P), toạ độ và độ cao điểm trạm đo A (XA,YA,HA), toạ độ điểm định hướng B (XB,YB), chiều cao 0 máy im, chiều cao gương sào (lg). Đưa trị số hướng mở đầu về 0 00'00". - Quay ống kính về ngắn tâm gương sào tại điểm chi tiết 1. Lúc này máy sẽ tự động đo và nhập dữ liệu vào CPU các trị số khoảng cách nghiêng DA1,  góc bằng 1 (kẹp giữa hướng mở đầu AB và hướng A1) và góc đứng v1 (hoặc góc thiên đỉnh z1).
  26. 17 Hình 2.4: Trình tự đo c. Nguyên tắc xử lý Số liệu trong CPU. Với các lệnh được thực hiện trên bàn phím của máy, bộ xử lý CPU bằng các phần mềm tiện ích lần lượt thực hiện các bài toán sau: Tính số gia toạ độ giữa điểm trạm máy A và điểm định hướng B: XAB= XB - XA YAB= YB - YA Tính góc định hướng của cạnh mở đầu: YAB SAB= artg AB Tính góc định hướng của cạnh SA1.  SA1= SAB+ 1 (Vì trị số hướng mở đầu BC đã đạt 0 00'00"). - Chuyển cạnh nghiêng DA1 về trị số cạnh ngang SA1: SA1 = DA1cosv1 hoặc SA1= DA1sinz1 - Tính số gia toạ độ giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: XA1= SA1cos SA1 YA1= SA1sin SA1 Tính toạ độ mặt phẳng của điểm chi tiết 1: X1= XA+ XA1 Y1= YA+ XA1
  27. 18 - Tính chênh cao giữa điểm đặt máy A và điểm chi tiết 1: HA1= SA1tgv+v1+ im- lg Hoặc HA1= SA1cotgZ1+ im- lg - Tính độ cao điểm chi tiết 1: H1= HA+hA1 Như vậy số liệu toạ độ không gian ba chiều (x, y, H) của điểm chi tiết 1 được CPU tự động tính toán. Số liệu này có thể được biểu thị trên màn hình tinh thể hoặc lưu giữ trong bộ nhớ trong hoặc bộ nhớ ngoài (Field book) (Lê Văn Thơ 2009)[4]. 2.6. Giới thiệu một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 2.6.1. Phần mềm MicroStation V8i MicroStationV8i là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế. Nó có khả năng quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn. Do vậy nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ xung rất tiện lợi. MicroStationV8i cho phép in bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau (Hoàng Thị Nga 2015)[14] Các công cụ của MicroStationV8i được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản đồ. MicroStationV8i có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. Ngoài ra các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các bản đồ. Các bản vẽ trong MicroStationV8i được ghi ướid
  28. 19 dạng các file *.dgn ngoài ra còn có các định dạng file khác như *.dwg, *.dxf, *.dgnlib,*.rdl. Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệ tọa độ nhất định với các tham số về lưới tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc. Nếu như không gian làm việc là hai chiều thì có file 2D (x,y), nếu không gian làm việc là ba chiều thì có file 3D (x,y,z). Các tham số này thường được xác định sẵn trong một file chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn file seed phù hợp để sao chép các tham số này từ file seed sang file bản vẽ cần tạo. MicroStationV8i còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ liệu đồ họa sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg). Chức năng nhập dữ liệu trong MicroStationV8i: Xây dựng dữ liệu không gian cho phần mềm chính là tạo CSDL bản đồ số. Dữ liệu không gian được tổ chức theo nguyên tắc phân lớp các đối tượng, mã hóa, số hóa để có tọa độ trong hệ tọa độ và được lưu chủ yếu ở dạng vector. Các tài liệu, số liệu để xây dựng bản đồ địa chính được thu thập từ các tài liệu và quá trình đo vẽ ngoài thực địa để đưa vào trong MicroStationV8i làm dữ liệu không gian xây dựng bản đồ địa chính. MicroStationV8i cho phép thành lập bản đồ từ các nguồn dữ liệu như: dữ liệu đo ngoại nghiệp, bản đồ giấy hay trao đổi dữ liệu từ các phần mềm khác. Chức năng biên tập dữ liệu Một số chức năng tiêu biểu để biên tập bản đồ trong MicroStationV8i như: Biên tập các text theo đúng cỡ chữ, font, màu sắc bằng công cụ Main/Text (Nguyễn Ngọc Anh 2013)[1]. 2.6.2. Phần mềm Gcadas 2.6.2.1. Giới thiệu chung Gcadas là một phần mềm chuyên nghiệp với sự kết hợp của các công cụ hỗ trợ - phục vụ công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính (eMap), đăng ký - lập hồ sơ địa chính (eCadas), kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), xây dựng CSDL địa chính (eData), thống kê - kiểm kê đất đai theo “Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT” trong môi trường Microstation V8i
  29. 20 (phiên bản đồ hoạ mới nhất hiện nay của hãng Bentley). Phần mềm ra đời với mục đích làm đơn giản hoá, tự động hoá các khâu trong thành lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng góp phần làm tăng năng suất lao động một cách tối đa, giảm thời gian nội nghiệp (Hoàng Thị Nga 2015)[14]. 2.6.2.2. Các chức năng của phần mềm Gcadas * Hệ thống: Hệ thống bao gồm các chức năng: Kết nối CSDL; Gộp CSDL; Cập nhật CSDL; Thiết lập đơn vị hành chính, quản lý danh mục; Thông tin bản vẽ hiện thời; Tùy chọn. * Bản đồ: Phần này bao gồm quy trình để thực hiện việc thành lập bản đồ địa chính * Hồ sơ địa chính: Phần này bao gồm quy trình để thực hiện việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận theo Thông tư 28; Chuẩn hóa Dữ liệu. * CSDL địa chính: Phần này bao gồm quy trình để thực hiện việc xây dựng CSDL đất đai, * Kiểm kê đất đai: Phần này đặc tả chi tiết từng quy trình thực hiện kiểm kê theo từng cấp (xã, huyện, tỉnh) và theo từng nguồn tư liệu của địa phương * Trợ giúp: - Thông tin về phần mềm - Hướng dẫn sử dụng - Giao diện. - Cập nhật phiên bản mới [12]. 2.6.2.3. Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Gcadas Chúng ta có thể tóm tắt quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Gcadas như sau: [8].
  30. 21 Kết nối cơ sở dữ liệu Nhập số liệu đo đạc (file TXT) Hiển thị, sửa chữa trị đo Biên tập nối vẽ hình thể thửa đất và nhập tên chủ sdđ, mã loại đất theo hiện trạng sử dụng Trên thanh công cụ gcadas vào Bản đồ Tìm và sửa lỗi, rồi tạo Topology Gán các trường dữ liệu trên bản đồ (tên chủ sử dụng, mã loại đất) Bản đồ - Bản đồ địa chính + Đánh số thửa + Vẽ nhãn thửa + Tạo khung bản đồ Lưu trữ, in bản đồ Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Gcadas
  31. 22 2.7. Giới thiệu sơ lược về máy toàn đạc điện tử 2.7.1. Đặc điểm và chức năng của máy toàn đạc điện tử Máy toàn đạc điện tử (Total Station) cho phép ta giải quyết nhiều bài toán trắc địa, địa chính, địa hình và công trình, ở đây trong đề tài tốt nghiệp. Em chỉ trình bày những vấn đề liên quan đến việc đo vẽ bản đồ địa chính. Cấu tạo của máy toàn đạc điện tử là sự ghép nối giữa 3 khối chính là máy đo xa điện tử EDM, máy kinh vĩ số DT với bộ vi sử lý trung tâm CPU.(Central Processing Unit - Micropocessor ). Hình 2.6: Sơ đồ cấu tạo máy toàn đạc điện tử Đặc trưng cơ bản của khối EDM là xác định khoảng cách nghiêng D từ điểm đặt máy đến điểm đặt gương phản xạ (điểm chi tiết), còn đối với kinh vĩ số DT là các định trị số hướng ngang (hay góc bằng  ) và góc đứng v (hay thiên đỉnh z). Bộ vi xử lý CPU cho phép nhập các dữ liệu như hằng số máy (K), số liệu khí tượng môi trường đo (nhiệt độ, áp xuất), toạ độ và độ cao (X, Y, H) của trạm đặt máy và của điểm định hướng, chiều cao máy (im), chiều cao gương (lg). Nhờ sự trợ giúp của các phần mềm tiện ích cài đặt trong CPU mà với các dữ liệu trên sẽ cho ta số liệu toạ độ và độ cao của điểm chi tiết. Số liệu này có thể được hiển thị trên màn hình tinh thể, hoặc lưu trữ trong bộnhớ trong (RAM- Random Access Memory) hoặc bộ nhớ ngoài (gọi là field book- sổ tay điện tử) và sau đó được trút qua máy tính. Việc biên tập bản đồ gốc được thực hiện nhờ các phần mềm chuyên dụng của các thông tin địa lý (GIS) cài đặt trong máy tính (Tổng cục địa chính)[7].
  32. 23 2.7.2. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vi Góc và cạnh của đường truyền kinh vĩ được đo bằng máy toàn đạc điện tử SOUTH NTS – 332R6M số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Chênh cao được đo bằng phương pháp lượng giác và đo đồng thời với quá trình đo góc cạnh. Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy toàn đạc bằng máy toàn đạc điện tử SOUTH NTS - 3332R6M . - Tạo Job là Ngày-tháng (ví dụ: 22-06) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy - Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chênh cao máy, chiều cao gương. - Nhập tên điểm trạm máy, tên điểm định hướng, chiều cao máy, chiều cao gương. - Ngắm máy vào điểm định hướng, đặt hướng khởi đầu bằng 0, quay máy vào điểm tiếp theo đo góc, cạnh, độ chênh cao. - Sau mỗi làn bấm nút đo máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu . - Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác (Tổng cục địa chính)[7]. 2.7.3. Đo vẽ chi tiết bằng máy toàn đạc điện tử Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử. 2.8. Cơ sở pháp lý [1]. Luật Đất đai được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2013
  33. 24 [2]. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; [3]. Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; [4]. Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính; [5]. Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về bản đồ địa chính; [6]. Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; [7]. Thông tư số 49/2016/TT-BTNMT 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc “ Quy định về công tác giám sát, kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu sản phẩm trong lĩnh vực quản lý đất đai’’. 2.9. Cơ sở thực tiễn - Trong thời gian từ ngày 8/10 đến ngày 9/12/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch đo đạc chỉnh lý, Căn cứ Quyết định số 980/QĐ-UBND, ngày 16/04/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Thiết kê kỹ thuật - Dự toán Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và CSDL địa chính thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Căn cứ Quyết định số 1129/QĐ-UBND, ngày 07/05/2018 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt phương thức va đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công thực hiện thi công giám sát, kiểm tra chất lượng , khối lượng công trình, dản phẩm Thiết kê kỹ thuật - Dự toán Xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và CSDL địa chính thành phố Sông Công, để thực hiện đo đạc bổ sung bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính trên địa bàn 10 xã, thị trấn thuộc thành phố Sông Công. Đây là các
  34. 25 hạng mục công việc của Thiết kế kỹ thuật - Dự toán đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính, đăng ký cấp GCNQSDĐ, lập hồ sơ địa chính và xây dựng CSDL địa chính các xã, thành phố Sông Công và, được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3129/QĐ-UBND ngày 23/11/2016. Tham gia thực hiện có 10 đơn vị tư vấn thi công, 2 đơn vị tư vấn giám sát, kiểm tra nghiệm thu sản phẩm được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 3605/QĐ-UBND ngày 26/12/2018. - Theo kế hoạch công tác đo đạc chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính, lập hồ sơ đăng ký cấp GCNQSDĐ trên địa bàn các xã, thị trấn, thành phố Sông Công được triển khai thực hiện từ nay đến cuối quý 4 năm 2017 sẽ hoàn thành, bàn giao sản phẩm cho các cấp để đưa vào quản lý, khai thác, sử dụng bao gồm bản đồ địa chính đã chỉnh lý, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ cấp GCN biểu tổng hợp diện tích đất đai. Sản phẩm của dự án sẽ giúp tăng cường hiệu lực, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như của toàn tỉnh [10].
  35. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu. Sử dụng máy toàn đạc điện tử, máy GPS RTK và các phần mềm Microstation V8i, Gcadas vào xây dựng lưới khống chế đo vẽ và đo vẽ chi tiết xây dựng bản đồ địa chính. - Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, chỉnh lý bản đồ địa chínhtờ số 14 trên địa bàn xã Vinh Sơn – thành phố Sông Công – tỉnh Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Xí Nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc địa Bản đồ, xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên - Thời gian tiến hành: Từ 16/04/2019 đến 25/08/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nội dung 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội và công tác Quản Lý Nhà Nước về đất đai của xã Vinh Sơn. - Nội dung 2: Thành lập lưới khống chế đo vẽ. + Công tác ngoại nghiệp + Công tác nội nghiệp - Nội dung 3: Thành lập và biên tập bản đồ - Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu: Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân xã Vinh Sơn, phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Sông Công về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài. + Phương pháp đo đạc: Đề tài sử dụng máy GPS RTK Trimble R2 đo đạc lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp toàn đạc với 2 lần đo là đo đi và đo về, sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành
  36. 27 đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử SOUTH NTS – 332R6M đo chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. + Phương pháp xử lý số liệu: - Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Trimble Business Center 3.5 để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, cho ra kết quả. - Số liệu đo vẽ chi tiết xuất ra máy tính, sau đó sử dụng các phần mềm DPSurvey 2.9 để tính toán, kết quả nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu. + Phương pháp bản đồ: Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i và phần mềm Gcadas, phần mềm chuẩn dùng để biên tập bản đồ địa chính. 3.4.1. Phương pháp đo vẽ chi tiết - Chuẩn bị máy móc: Máy toàn đạc điện tử SOUTH NTS – 332R6M do Trung Quốc sản xuất, 2 gương phục vụ cho công tác đo. - Nhân lực: Nhóm đo gồm 3 người + 1 người đứng máy + 2 người đi gương - Dụng cụ: sổ ghi chép, bút, cọc, sơn, để đánh dấu điểm trạm - Phương pháp làm ngoài thực địa gồm 3 bước như sau : Bước 1: Rọi tâm, cân bằng máy tại trạm đo. Bước 2: Đặt tên Job (ngày đo), đặt điểm trạm máy, đặt điểm định hướng. Bước 3: Quay máy đến điểm định hướng đưa góc bằng về 0 rồi đo các điểm chi tiết. - Phương pháp làm nội nghiệp gồm 6 bước như sau : Bước 1: Trút số liệu từ máy toàn đạc vào máy tính. Bước 2: Xử lý số liệu. Bước 3: Triển điểm chitiết bằng Gcadas trong Microstation MV8 Bước 4: Nối điểm, đối soát lại khu đo, kiểm tra độ chính xác. Bước 5: Chỉnh sửa, chuẩn hóa các đối tượng trên bản đồ. Bước 6: Bản đồ hoàn chỉnh.
  37. 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội và công tác quản lý nhà nước về đất đai của xã Vinh Sơn 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Hình 4.1. Bản đồ xã Vinh Sơn Xã Vinh Sơn là một đơn vị hành chính nằm ở phía Tây thành phố Sông Công, cách trung tâm thành phố Sông Công 3,8 km với các tuyến liên xã Vinh Sơn - Bình Sơn, Vinh Sơn – Minh Đức đi qua địa bàn xã dài trên 3 km, cùng các tuyến liên thôn, liên xóm khác đã phần nào tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội với những mũi nhọn đặc thù và tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật. Có vị trí địa lý: - Phía Đông giáp với dòng sông Công và cũng là ranh giới giữa xã Vinh Sơn với phường Lương Châu, Mỏ Chè, Thắng Lợi của thành phố Sông Công. - Phía Tây giáp với xã Phúc Thuận– thị xã Phổ Yên. - Phía Nam giáp với xã Minh Đức – thị xã Phổ Yên. - Phía Bắc giáp với xã Bình Sơn – thành phố Sông Công [13].
  38. 29 4.1.1.2. Điạ hình Là một xã có địa hình bán sơn địa ( Trung du miền núi) dốc dần từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Phía Tây có đồi núi cao với đỉnh cao 293.9 m,phía Đông là những đồi thấp xen kẽ đồng bằng có độ cao trung bình khoảng 24 đến 25 m so với mặt nước biển [13]. 4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu: Xã Vinh Sơn mang các đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa: Một năm chia làm 4 mùa rõ rệt: Nhiệt độ bình quân năm là 220C, nhiệt độ trung bình hàng tháng cao nhất là 28,5 0C (tháng 7, tháng 8), thấp nhất là 15,60C (tháng 1, tháng 2). - Thủy văn: Phía tây có dòng sông Công là hệ thống sông chính chảy dọc từ Bắc xuống Nam qua địa bàn xã, với độ dốc lưu vực 27.3% độ dốc dòng sông là 1.03% va lưu lượng nước trung bình mua mưa là 29,7m3/s và trung bình mùa mưa là 4,217m3/s Ngòi Đỏ Đông, ngòi Sơn Tía, chảy dài từ phía Tây Bắc xuống phía Đông Nam và chảy vào dòng sông Công. Suối Thu Quang được bắt nguồn từ dãy núi phí Tây Nam chảy xuống phía Đông Nam và hòa vào nhánh sông Công ở phía Nam của xã. Hồ Núc Nác nằm ở phía Tây Bắc của xã cùng đầm Cổ Rắn nằm ở phía Nam của xã và các con suối, hồ lớn nhỏ khác nhau đã tạo nên mạng lưới thủy văn của xã [14]. 4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2018, tổng diện tích tự nhiên của xã là 828.65 ha. Trong đó: - Đất nông nghiệp là 708.53 ha, chiếm 85.50 % tổng diện tích tự nhiên; - Đất phi nông nghiệp 120.12 ha, chiếm 14.50 % tổng diện tích tự nhiên.
  39. 30 b. Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Nhìn chung, hệ thống sông suối, ao hồ nơi đây khá phong phú, phân bổ tương đối đồng đều, thuận lợi cho khai thác nước mặt, cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt trên địa bàn xã; - Nguồn nước ngầm: Nhìn chung, nguồn nước ngầm của xã không phong phú. Chất lượng nước đảm bảo vệ sinh đạt tiêu chuẩn khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt [14]. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1. Dân số Theo báo cao kết quả của ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương của xã Vinh Sơn năm 2019 như sau: Bảng 4.1: Hiện trạng dân số xã Vinh Sơn năm 2019 Số hộ đã Tr đó: Số phụ Số nhân Tr đó: STT Tên địa bàn (xóm) hoàn Số hộ nữ 10- khẩu Số nữ thành PV mẫu 49 tuổi 1 Tân Sơn 114 30 461 230 39 2 Vinh Quang 2 122 29 515 267 38 3 Sơn Tía 101 30 409 206 39 4 Bờ lở 118 0 456 229 0 5 Vinh Quang 3 103 0 391 198 0 6 Vinh Quang 1 134 0 537 261 0 692 89 2769 1391 116 Tổng (Nguồn: UBND xã Vinh Sơn)[11] Qua bảng ta thấy dân số xã vinh sơn có 692 hộ và 2769 khẩu, phân bố tương đối đều, xóm đông dân nhất xóm là xóm Vinh Quang 1 có 537 khẩu, 134 hộ. Xóm thưa dân nhất là xóm Sơn Tía có 101 hộ và 206 khẩu. * Lao động Toàn xã có 1522 người trong độ tuổi lao động, lực lượng lao động dồi dào, trong đó có khoảng 1026 lao động nông lâm nghiệp và 496 lao động phi nông nghiệp. Bằng các biện pháp xóa đói giảm nghèo, nâng cao học vấn. * Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường
  40. 31 + Những lợi thế chủ yếu và kết quả đạt được: - Xã Vinh Sơn có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá xã hội trong và ngoài nước, đây là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Xã có nguồn lao động dồi dào về số lượng. 4.1.3. Tình hình quản lý sử dụng đất đai của Xã Vinh Sơn 4.1.3.1. Tình hình quản lý đất đai Trong những năm qua xã Vinh Sơn đã chỉ đạo và thực hiện tốt các văn bản pháp luật về đất đai của trung ương, theo đúng đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước; bên cạnh đó thành phố cũng thực hiện tốt các văn bản của Tỉnh hướng dẫn trong công tác về đất đai . . . Tuyên truyền phổ biến nội dung các văn bản pháp luật về đất đai đến các cán bộ địa chính cấp xã cũng như người sử dụng đất nắm được và thực hiện theo. Việc cập nhập các văn bản mới, thường xuyên được thực hiện và áp dụng kịp hời.t Nên công tác quản lý về đất đai ngày càng chặt chẽ và phù hợp với thực tế hơn. Nhưng do qua trình phát triển kinh tế xã hội, nhu cầu về đất đai đa dạng. Số lượng các văn bản pháp luật về đất đai lớn, và thường xuyên được bổ sung sửa đổi nên công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn. Hồ sơ địa giới hành chính là một tài liệu quan trọng, là cơ sở pháp luật cho việc quản lý Nhà nước về hành chính, lãnh thổ trong phạm vi cả nước. Thực hiện chỉ thị 364/CT – TTg ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết những tranh chấp về đất đai có liên quan đến địa giới hành chính. - Công tác cấp giấy chứng nhận. Được sự tuyên truyền của chính quyền các cấp, đồng thời sự nâng cao hiểu biết của người dân nên trong những năm qua việc đăng ký quyền sử dụng đất đã trở thành phổ biến đối với hộ gia đình cá nhân Qua đó
  41. 32 công tác cấp giấy chứng nhận và quản lý hồ sơ địa chính diễn ra tương đối nhanh. Việc cấp GCN đất nông nghiệp tại xã được tiến hành đồng thời theo đúng quy định và đạt kết quả cao bởi nhiều điều kiện thuận lợi như: Sự quan tâm chỉ đạo của Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố. Xã đạt được tỷ lệ cấp GCN đất ở cao là do sự phối hợp chặt chẽ giữa cán bộ địa chính xã với văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trong xét duyệt hồ sơ xin cấp GCN đất ở; mặt khác các địa phương này có nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong vấn đề triển khai sớm công tác cấp GCN như: việc tiếp nhận các văn bản chỉ đạo, trình độ dân trí cao nên họ sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký, cấp GCN đất ở. - Công tác thống kê, kiểm kê đất đai. Công tác thống kê, kiểm kê được thực hiện hằng năm và theo định kỳ 5 năm theo quy định thông tư số 28/2004/QĐ – BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về thống kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai theo Luật Đất đai năm 2013.Về chất lượng số liệu, chất lượng hồ sơ và thời gian thực hiện luôn đạt yêu cầu. Biến động đất đai hằng năm đã được cập nhật, chỉnh lý cho hợp mục đích sử dụng và phù hợp với hiện trạng. 4.1.4. Hiện trạng sử dụng đất và công tác quản lý đất đai 4.1.4.1. Hiện trang sử dụng đất đai Qua bảng 4.2 ta thấy: Trong những năm qua tình hình sử dụng đất trên địa xã Vinh Sơn đã có những biến động đáng kể, một mặt biến động đất đai là do sai số khi đo đạc của cán bộ địa chính bên cạnh đó còn tồn tại một số trường hợp tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng của người dân mà không có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổng diện tích đất tự nhiên của xã Vinh Sơn là 828.65 ha, tình hình sử dụng đất cụ thể như sau: - Quỹ đất nông nghiệp là: 708.53 ha. Chiếm 85.50% tổng diện tích đất tự nhiên.
  42. 33 - Quỹ đất phi nông nghiệp là: 120.12 ha. Chiếm 14.50 % tổng diện tích đất tự nhiên [14]. Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2018 xã Vinh Sơn Diện tích Cơ cấu STT Loại đất Mã (ha) (%) I Tổng diện tích đất của đơn vị hành chính (1+2+3) 828.65 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 708.53 85.50 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 359.52 43.39 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 171.83 20.74 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 143.69 17.34 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 28.14 3.40 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 187.69 22.65 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 344.80 41.61 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 344.80 41.61 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4.15 0.50 1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 0.06 0.01 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 120.12 14.50 2.1 Đất ở OCT 20.26 2.44 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 20.26 2.44 2.2 Đất chuyên dùng CDG 41.13 4.96 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 1.44 0.17 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 3.28 0.40 2.2.3 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1.76 0.21 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 4.40 0.53 2.2.5 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 30.25 3.65 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 3.65 0.44 2.4 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 42.67 5.15 2.5 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 12.41 1.50 (Nguồn: UBND xã Vinh Sơn năm 2018) [12] 4.2. Tình hình quản lý đất đai * Quản lý đất đai: Tăng cường công tác kiểm soát việc thực hiện các quy trình giải quyết thủ tục hành chính về đất đai; thực hiện các nội dung đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về đất đai và môi trường trên địa bàn toàn xã giai đoạn 2015-2020.
  43. 34 Tập trung vào các nội dung: Đẩy mạnh, nâng cao công tác quản lý nhà nước về đất đai, khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý đất đai, đẩy mạnh công tác cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khắc phục những tồn tại, sai sót của những giấy chứng nhận đã cấp, hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính để phục vụ tốt công tác quản lý. Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật. * Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất của địa phương - Đánh giá chung Đất đai là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, chính vì vậy mà việc quản lý đất đai đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ, đất sản xuất nông nghiệp bị giảm do chuyển mục đích sử dụng đất, thực hiện các dự án do nhu cầu sử dụng đất ở ngày càng phát triển. - Tình hình sử dụng đất của các tổ chức Nhìn chung việc sử dụng đất của các cơ quan tổ chức đóng trên địa bàn xã Vinh Sơn là khá ổn định và hiệu quả. Diện tích được giao đã được đưa vào sử dụng đúng mục đích, được xác định ranh giới rõ ràng. Trên đây là toàn bộ nội dung báo cáo thống kê diện tích đất đai năm 2018 của xã Vinh Sơn. với hiện trạng sử dụng đất như trên, UBND xã sẽ cố gắng quản lý tốt hơn nữa đối với từng loại đất, có kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất cụ thể hơn, hợp lý hơn để khai thác tốt quỹ đất vốn có của địa phương. 4.3. Công tác thành lập lưới khống chế đo vẽ xã Vinh Sơn 4.3.1. Khảo sát, thu thập tài liệu, số liệu Để phục vụ cho công tác đo đạc lưới khống chế đo vẽ cũng như cho công tác thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát khu đo để đánh giá mức độ thuận lợi, khó khăn của địa hình, địa vật đối với quá trình đo vẽ. Nhìn
  44. 35 chung địa hình không quá phức tạp, mức độ chia cắt không nhiều, do đó việc bố trí lưới khống chế đo vẽ không quá khó khăn. Những tài liệu, số liệu thu thập được tại những cơ quan địa chính cấp tỉnh và cấp xã gồm 02 điểm địa chính cơ sở và 01 điểm tọa độ địa chính hạng IV được phân bố đều trên toàn khu vực xã Vinh Sơn cụ thể như sau: Bảng 4.3: Số liệu điểm gốc Tọa độ STT Tên điểm X(m) Y(m) 1 92549 2375746.774 429091.679 2 92553 2373120.597 428326.481 3 SC-55 2374163.195 427511.542 (Nguồn: Số liệu đo đạc) [15] Qua bảng 4.3 ta thấy: có 02 điểm địa chính cấp cơ sở và 01 điểm tọa độ hạng IV có vị trí thuận lợi cho công thiết kế lưới tại xã Vinh Sơn. Ngoài ra còn các tài liệu khác phục vụ cho công tác thành lập bản đồ: - Bản đồ giải thửa thành lập theo chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1985 do ban quản lý ruộng đất duyệt năm 1986 được số hóa năm 2006. - Bản đồ lâm nghiệp 1998 tỷ lệ 1:5000 - Bản đồ hiện trạng làm cơ sở để thành lập BDĐC - Bản đồ địa giới hành chính 364 và sổ địa chính, sổ mục kê. - Thiết kế sơ bộ lưới kinh vĩ: Căn cứ vào hợp đồng của Xí nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc địa Bản đồ & Sở Tài Nguyên và Môi Trường Thái Nguyên về việc đo đạc bản lập bản đồ địa chính, xây dựng hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Từ các điểm địa chính trong xã ( có 34 điểm địa chính được đo bằng công nghệ GNSS ). Thực hiện bằng công nghệ GNSS theo đồ hình chuỗi tam giác, tứ giác dày đặc được đo nối với 03 điểm địa chính cơ sở hạng cao. Lấy 03 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính. Các điểm lưới kinh vĩ được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất.
  45. 36 Bảng 4.4: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính STT Các yếu tố cơ bản của đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Góc ngoặt đường chuyền ≥ 300 2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15 Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao ≤ 8 km 3 - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai ≤ 5 km điểm nút ≤ 20 km - Chu vi vòng khép Chiều dài cạnh đường chuyền : - Cạnh dài nhất ≤ 1400 m 4 - Cạnh ngắn nhất ≥ 200 m - Chiều dài trung bình một cạnh 500 m - 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường 6 chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong ≤ 5 n giây đường chuyền hoặc vòng khép) 7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/ [s] ≤ 1: 25.000 (Nguồn: TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) [6] - Một vài thông số kỹ thuật được quy định trong Thông tư 25/2014/TT- BTNMT: + Cạnh đường chuyền được đo bằng máy đo dài có trị tuyệt đối sai số trung phương đo dài lý thuyết theo lý lịch của máy đo (ms) không vượt quá 10 mm + D mm (D là chiều dài tính bằng km), được đo 3 lần riêng biệt, mỗi lần đo phải ngắm chuẩn lại mục tiêu, số chênh giữa các lần đo không vượt quá 10 mm;
  46. 37 + Góc ngang trong đường chuyền được đo bằng máy đo góc có trị tuyệt đối sai sốtrung phương đo góc lý thuyết theo lý lịch của máy đo không vượt quá 5 giây, đo theo phương pháp toàn vòng khi trạm đo có 3 hướng trởlên hoặc theo hướng đơn (không khép về hướng mở đầu). Bảng 4.5 Số lần đo quy định STT Loại máy Số lần đo 1 Máy có độ chính xác đo góc 1 - 2 giây ≥4 2 Máy có độ chính xác đo góc 3 - 5 giây ≥6 (Nguồn: TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) [6] Bảng 4.6. Các hạn sai khi đo góc (quy định chung cho các máy đo có độ chính xác đo góc từ 1 - 5 giây) không lớn hơn giá trị quy định STT Các yếu tố đó góc Hạn sai (giây) 1 Số chênh trị giá góc giữa các lần đo 8 2 Số chênh trị giá góc giữa các nửa lần đo 8 Dao động 2C trong 1 lần đo (đối với máy không có 3 12 bộ phận tự cân bằng) 4 Sai số khép về hướng mở đầu 8 Chênh giá trị hướng các lần đo đã quy “0” (quy 5 8 không) (Nguồn: TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường) [6]
  47. 38 Bảng 4.7: Chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản chung của lưới khống chế đo vẽ Chỉ tiêu kỹ thuật Tiêu chí đánh giá chất lượng STT Lưới KC đo Lưới KC đo vẽ lưới khống chế đo vẽ vẽ cấp 1 cấp 2 Sai số trung phương vị trí điểm 1 ≤5 cm ≤7 cm sau bình sai so với điểm gốc Sai số trung phương tương đối 2 ≤1/25.000 ≤1/10000 cạnh sau bình sai 3 Sai số khép tương đối giới hạn ≤1/10000 ≤1/5.000 (Nguồn: TT25-2014 ngày 19.5.2014 quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường)[6] Chọn điểm, đóng cọc thông hướng: - Vị trí chọn điểm kinh vĩ phải thông thoáng, nền đất chắc chắn ổn định, các điểm khống chế phải tồn tại lâu dài đảm bảo cho công tác đo ngắm và kiểm tra tiếp theo. - Sau khi chọn điểm xong dùng cọc gỗ có kích thước 4 * 4 cm, dài 30 – 50 cm đóng tại vị trí đã chọn, đóng đinh ở đầu cọc làm tâm, dùng sơn đỏ đánh dấu cho dễ nhận biết. - Kích thước cọc và chỉ tiêu kĩ thuật phải tuân theo quy phạm thành lập bản đồ địa chính của Bộ TN – MT Trong quá trình chọn điểm kinh vĩ đã thu được kết quả như sau. Tổng số điểm địa chính: 3 Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 34 điểm [15]. 4.3.2. Bố trí và đo vẽ đường chuyền kinh vĩ. Dựa trên các tư liệu đã có là bản đồ hiện trạng sử dụng đất, kết hợp với việc đi khảo sát thực địa, tiến hành xây dựng lưới khống chế đo vẽ cho khu vực toàn xã. Trước tiên dựa vào sự phân bố của các điểm địa chính cấp cao kết
  48. 39 hợp với điều kiện địa hình để phân khu thành lập các dạng lưới khống chế đo vẽ . Tùy theo điều kiện địa hình thực tế của từng khu vực để bố trí lưới khống chế đo vẽ cho phù hợp, điểm khởi và khép của lưới đo vẽ là các điểm địa chính cơ sở và cấp IV trở lên. Lưới khống chế đo vẽ toàn bộ khu vực xã Vinh Sơn gồm 34 điểm và 03 điểm địa chính cấp cao đã biết được dùng làm các điểm khởi tính cho các dạng đường chuyền. Lưới được xây dựng theo phương pháp định vị vệ tinh GNSS RTK, thời gian tối thiểu 45 phút đối với một các đo (ca đo 05 máy), đảm bảo theo đúng quy trình, quy phạm của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 4.3.3. Bình sai lưới kinh vĩ - Trút số liệu đo lưới từ máy GPS RTK Trimble R8 bằng phần mềm TrimnleDL. - Từ số liệu đo đạc lưới kinh vĩ đã tiến hành sử dụng phần mềm bình sai Trimble Business Center 3.5 để bình sai lưới kinh vĩ. - Kết quả bình sai được thể hiện qua bảng sau. Trong bảng chỉ là trích dẫn một số điểm tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục.
  49. 40 *Thành quả tọa độ sau khi bình sai. Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục. BẢNG 4.8: BẢNG KẾT QUẢ TỌA ĐIỂM LƯỚI VÀ ĐỘ CAO SAU BÌNH SAI HỆ TỌA ĐỘ PHẲNG VN-2000 KINH TUYẾN TRỤC : 106°30' ELLIPSOID : WGS-84 Số Tên Tọa độ Độ cao Sai số tọa độ TT điểm X(m) Y(m) h(m) ∆X(m) ∆Y (m) ∆S(m) 1 92549 2375746.774 429091.679 55.831 2 92553 2373120.597 428326.481 58.479 3 SC-55 2374163.195 427511.542 20.807 3 ĐV-01 2376572.561 428278.112 15.002 0.023 0.020 0.079 4 ĐV-02 2376366.806 428594.903 16.350 0.022 0.019 0.078 5 ĐV-04 2376089.447 428395.961 23.086 0.020 0.017 0.069 6 ĐV-05 2376249.736 427912.753 29.722 0.020 0.018 0.069 7 ĐV-06 2376109.664 427649.796 14.317 0.020 0.018 0.065 8 ĐV-07 2375779.548 427828.841 14.054 0.018 0.015 0.057 9 ĐV-08 2375805.360 428238.663 14.248 0.018 0.015 0.060 10 ĐV-09 2375570.815 427985.033 16.193 0.016 0.014 0.053 11 ĐV-10 2375461.537 428306.326 14.836 0.015 0.013 0.052 12 ĐV-11 2375259.080 428567.763 15.078 0.015 0.013 0.053 13 ĐV-12 2375366.233 429404.618 16.799 0.018 0.017 0.073 14 ĐV-13 2375073.419 429492.661 17.552 0.017 0.016 0.073 15 ĐV-14 2375029.632 428848.399 14.339 0.014 0.013 0.052 16 ĐV-15 2374763.404 428462.772 15.791 0.012 0.010 0.040 17 ĐV-16 2374527.553 428541.793 14.793 0.011 0.010 0.038 18 ĐV-17 2374848.811 428884.199 15.310 0.013 0.012 0.051 19 ĐV-18 2374724.113 429304.314 15.656 0.015 0.015 0.064 20 ĐV-19 2374438.952 429025.986 14.953 0.012 0.012 0.051 (Nguồn: Số liệu bình sai ) [15]
  50. 41 * Các chỉ tiêu độ chính xác gia số toạ độ của các BaseLine Sau khi tính toàn bình sai gia số tọa độ và các chỉ tiêu sai số baseline thu được kết quả như sau: - RMS lớn nhất: RMS = 0.127 (ĐV-14_ĐV-15) - RMS nhỏ nhất: RMS = 0.002 (92549_ĐV-11) - PDOP lớn nhất: PDOP = 12.021 (92549_ĐV-02) - PDOP nhỏ nhất: PDOP = 1.503 (ĐV-23_ĐV-24) * Các chỉ số khép hình Bước tiếp theo là bước tính toàn sai số khép hình thu được kết quả như sau: Tổng số tam giác: 50 - Sai số khép tương đối tam 1/11208 [S]= 1337.8m (ĐV-14_ĐV-15_ĐV-11) giác lớn nhất: - Sai số khép tương đối tam giác 1/39360803 [S]= 1807.3m (ĐV-08_ĐV-01_ĐV-05) nhỏ nhất: 97636886 - Sai số khép chênh cao tam 0.000m [S]= 839.0m (ĐV-25_ĐV-24_ĐV-30) giác nhỏ nhất: - Sai số khép chênh cao tam -0.127m [S]= 1837.9m (ĐV-11_92549_ĐV-14) giác lớn nhất: * Kết quả các chỉ tiêu sai số và số hiệu chỉnh cạnh Tiếp đến hiệu chỉnh và trị bình sai góc phương vị thu được kết quả như sau: - Sai số đo phương vị lớn nhất: mamax = 8.86" (92549_ĐV-26) - Sai số đo phương vị nhỏ nhất: mamin = 1.03" (ĐV-31_ĐV-30) - Số hiệu chỉnh phương vị lớn damax = 12.86" (92549_ĐV-26) nhất: - Số hiệu chỉnh phương vị nhỏ damin = 0.00" (ĐV-01_ĐV-05) nhất:
  51. 42 * Kết quả đánh giá độ chính xác Bình sai toàn mạng lưới Cuối cùng tính toàn bình sai toàn mạng lưới đánh giá độ chính xác kết quả như sau: 1. Sai số trung phương trọng đơn M0 = 1.000 vị: 2. Sai số vị trí điểm: - Nhỏ nhất: mpmin = 0.007m (Điểm: ĐV-25) - Lớn nhất: mpmax = 0.030m (Điểm: ĐV-01) 3. Sai số đối cạnh: - Nhỏ nhất: ms/smin = 1/114241 (Cạnh: ĐV-23_ĐV-27, S = 1384.1m) - Lớn nhất: ms/smax = 1/27508 (Cạnh: 92549_ĐV-26, S = 428.7m) 4. Sai số phương vị: - Nhỏ nhất: mamin = 1.75" (ĐV-23_ĐV-27) - Lớn nhất: mamax = 8.09" (92549_ĐV-26) 5. Sai số chênh cao: - Nhỏ nhất: mdhmin = 0.013m (ĐV-17_ĐV-14) - Lớn nhất: mdhmax = 0.078m (ĐV-02_92549) 6. Chiều dài cạnh: - Nhỏ nhất: Smin = 184.331m (ĐV-17_ĐV-14) 1384.085 - Lớn nhất: Smax = (ĐV-23_ĐV-27) m - Trung bình: Stb = 472.287m Số liệu cụ thể được thể hiện ở phần phụ lục. Sau khi tính toán bình sai kết quả thu được lưới kinh vĩ như sau : Tổng số điểm địa chính, điểm lưới kinh vĩ của toàn bộ khu đo: Tổng số điểm địa chính: 3 điểm Tổng số điểm lưới kinh vĩ: 34 điểm Tổng số điểm cần đo : 37 điểm Thành quả sơ đồ lưới đo vẽ như hình 4.2
  52. 43 Hình 4.2: Sơ đồ lưới đo vẽ
  53. 44 4.4. Công tác đo vẽ chi tiết và biên tập bản đồ bằng phần mềm Microstation V8i và gcadas. 4.4.1 Đo vẽ chi tiết Sau khi có kết quả bình sai lưới ta có được tọa độ chính xác của các điểm lưới, tiến hành đo chi tiết. Đánh mốc sơn xác định ranh giới giữa các thửa đất để công việc đo vẽ được tiến hành thuận lợi và chính xác. Sau khi xác định ranh giới hành chính, các ranh giới các thửa đất ta tiến hành dùng máy SOUTH NTS -332R6M để đo vẽ chi tiết ranh giới các thửa đất, các công trình xây dựng trên đất. Trong quá trình đo chi tiết, kết hợp công việc ghi kết quả đo được vào sổ đo vẽ chi tiết + Bố trí ca đo như đã giới thiệu mục (3.4.1) + Đo vẽ thửa đất, các công trình trên đất như nhà ở vẽ sơ họa và ghi chú ngoài thực địa để tránh nhầm lẫn trong quá trình biên tập bản đồ. + Đo vẽ thể hiện hệ thống giao thông: Đo vẽ lòng mép đường. + Đo vẽ thể hiện hệ thống thủy văn. Đo thể hiện lòng mương, mép nước, ghi chú hướng dòng chảy của hệ thống. + Đo vẽ thể hiện hệ thống đường điện: thể hiện các cột điện, hướng đường dây và các vật cố định: cầu, cống Hình 4.3: Kết quả đo vẽ một số điểm chi tiết.
  54. 45 4.4.2. Ứng dụng phần mềm Gcadas, DPSurvey và Microstation V8i thành lập bản đồ địa chính. 4.4.2.1. Quy trình thành lập bản vẽ. Sau khi đã hoàn thành công tác đo vẽ ngoài thực địa, tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas để thành lập bản đồ địa chính. Quá trình được tiến hành như sau. * Trút số liệu - Sử dụng thao tác trút trực tiếp từ máy toàn đạc sang thẻ nhớ SD thực hiện như sau: Menu/ Data/ Dataexport/ Tongmia/ Rawdata/ Exportfile/ OK. Hình 4.4: Chọn thông số trên máy toàn đạc điện tử - Sau khi trút số liệu xong thì cấu trúc File dữ liệu từ máy đo điện tử South như sau Trong file số liệu này thì các số liệu đo cũng là khoảng cách từ điểm chi tiết đến máy, giá trị góc đứng và giá trị góc bằng. Trong khi đo mã của các điểm đo trạm phụ ta phải ghi code. Cấu trúc của file có dạng như sau:
  55. 46 Hình 4.5: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử * Xử lý số liệu Sau khi số liệu được copy từ thẻ nhớ sang máy vi tính file số liệu có tên ( 22-6) như ví dụ trên file có đuôi dạng .txt Để xuất được ra bản vẽ ta phải xử lý số liệu bằng phần mềm DPSurvey 2.9 chuyển đổi file 22-6.txt sang đuôi .xy Thực hiện thao tác từ phần mềm DPSurvey 2.9/Tiện ích/ xử lý SLD chi tiết/đọc SLD/South Top/22-06.txt được hình 4.6. Hình 4.6: Chọn file dữ liệu
  56. 47 + Thao tác soạn số liệu chèn thêm 1 hàng sau đó điền thông tin TRẠM MÁY, TÊN TRẠM, TÊN HƯỚNG, GÓC QUY O từ sổ tay. + Từ phần mềm DPSurvey 2.9/ Đọc tọa độ gốc/ chuẩn Pxyzc/ ToadoFULL. SLG + Tính XYH (Tính tọa độ độ cao các điểm chi tiết): khi chuyển dữ liệu và đổi đuôi sang .txt phần mềm sẽ tính tọa độ, độ cao chi tiết theo lưới khống chế đã được đo và báo khi xảy ra lỗi trong số liệu để ta xử lý trực tiếp,tạo ra các file .XYH, .asc, .txt.Sau khi cài đặt thông số ta được như hình 4.7 Hình 4.7: Cài đặt thông số cho file Sau khi xử lý qua phần mền DPSuvery 2.9 File số liệu có cấu trúc sau Hình 4.8: File số liệu sau khi được sử lý
  57. 48 * Nhập số liệu đo Khi xử lý được File số liệu điểm chi tiết có đuôi .xy ta tiến hành triển điểm lên bản vẽ. Khởi động Gcadas trên nền Microstation V8i, thiết lập kết nối dữ liệu thuộc tính, rồi chọn đường dẫn đến têp dữ liệu thuộc tính. Sau khi đã chọn đường dẫn xong ta chọn thiết lập. Hình 4.9: Hiển thị thanh chọn đường dẫn tới file cần mở * Hiển thị trị đo Từ giao diện gCadas ta chọn chức năng: Bản đồ/ Nhập số liệu đo đạc/ Nhập số liệu đo đạc từ tệp văn bản/ Tongmia.xy/ Đọc dữ liệu/ Tùy chọn. Để thiết lập Level, màu cho điểm đo chi tiết. [8] Hình 4.10: Hiển thị sửa chữa số liệu đo
  58. 49 Vậy ta được một file thứ tự điểm chi tiết gồm có tâm điểm và số thứ tự điểm như sau: Hình 4.11: Một số điểm đo chi tiết. * Thành lập bản vẽ Từ các điểm chi tiết và bản vẽ sơ hoạ ngoài thực địa ta sử dụng thanh công cụ vẽ đường thẳng Place Smartline và chọn lớp cho từng đối tượng của chương trình Micorstation V8i và GCadas để nối các điểm đo chi tiết. Tuân thủ theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT.[] Lần lượt thực hiện các công việc nối điểm theo bản vẽ sơ hoạ của tờ bản đồ ta thu được bản vẽ của khu vực đo vẽ như hình minh hoạ . Lúc này các thửa đất trên bản vẽ thể hiện rõ vị trí hình dạng và một số địa vật. Hình 4.12: Nối vẽ một số điểm đo chi tiết
  59. 50 * Sửa lỗi cho bản đồ vừa tạo Như đã nói ở trên tâm thửa chỉ được tạo khi các thửa đã đóng vùng hay khép kín. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẽ không tránh khỏi sai sót. Gcadas cung cấp cho chúng ta một chức năng tự động tìm và sửa lỗi. Từ menu chính của phần mềm trước tiên vào Bản đồ/ Topology/ Sửa lỗi tự động. Hình 4.13: Sửa lỗi tự động Vào sửa lỗi tự động, chọn lever cần sửa. Chức năng này chỉ sửa được các lỗi thông thường như: Bắt quá, bắt chưa tới, trùng nhau. Các lỗi này thể hiện cụ thể như các hình minh hoạ dưới đây:
  60. 51 Các lỗi còn lại phải tiếp tục dùng chức năng tìm lỗi dữ liệu để sửa. Từ menu chọn Bản đồ/ Topology/ Tìm lỗi dữ liệu/ Chọn lever cần sửa lỗi. Kích chuột vào nút Chấp nhận để hiển thị các lỗi trên màn hình bản đồ xuất hiện, nơi nào có chữ D là nơi đó còn lỗi, cần tự sửa bằng tay sử dụng thanh công cụ modifi của Microstaion với các chức năng như vươn dai đối tượng, cắt đối tượng. . . Các hình minh hoạ dưới đây là hình thanh công cụ Modifi của Microstaion và những lỗi được tính năng sửa lỗi báo để sửa cùng với các hình minh hoạ các thửa đất sau khi được sửa lỗi. [8] Hình 4.14: Màn hình hiển thị các lỗi của thửa đất Hình 4.15: Các thửa đất sau khi được sửa lỗi
  61. 52 * Chia mảnh bản đồ Sau khi sửa hết các lỗi trên bản đồ, ta tiến hành tạo bảng chắp và chia mảnh bản đồ. - Từ giao diện Gcadas chọn chức năng Bản đồ/Bản đồ tổng/Tạo sơ đồ phân mảnh (Cắt mảnh bản đồ địa chính).Tại đây ta chọn tỷ lệ, loại bản đồ, vị trí mảnh và phương pháp chia mảnh. Hình 4.16: Bản đồ sau khi phân mảnh 4.4.2.2. Biên tập tờ mảnh bản đồ hoàn chỉnh * Tạo vùng thửa đất Từ giao diện Gcadas chọn Bản đồ/ Topology/ Tạo thửa đất từ ranh thửa. Hiển thị giao diện tạo thửa đất bao gồm: Các lớp tạo thửa (chọn level thửa đất), gán thông tin mặc định, vẽ tâm thửa đất (Thông tin vẽ tâm thửa đất). Chọn Level cần tạo vùng (ở đây là level của thửa đất) nếu nhiều lớp tham gia tính diện tích thửa đất thì ta phải tích chuột chọn các level cần chọn. Kích chọn nút lệnh/ Chấp nhận thực hiện tạo vùng thửa đất/ Hiển thị thông báo tạo vùng thửa đất thành công. Tạo vùng xong ta vào Bản đồ/ Topology/ Tạo thửa đất từ ranh thửa [8]. Hình 4.17. Một góc các thửa đất của tờ bản đồ gốc sau khi được tạo tâm thửa.
  62. 53 Hình 4.17: Thửa đất sau khi được tạo tâm thửa * Đánh số thửa Từ giao diện Gcadas chọn chức năng Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Đánh số thửa/ Nhấp chọn nút lệnh Chấp nhận để thực hiện đánh số thửa cho các thửa đất. Số hiệu thửa sẽ được ghi vào tệp dữ liệu thuộc tính của tờ bản đồ. Tại mục bắt đằu từ chọn 1, chọn khoảng băng rộng theo chiều ngang tại mục độ rộng là 20, chọn kiểu đánh Đánh tất cả Chọn kiểu đánh zích zắc. Chương trình sẽ thực hiện đánh số thửa từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Hình 4.18: Đánh số thửa tự động
  63. 54 * Gán dữ liệu từ nhãn Để phục vụ cho việc thành lập các tài liệu quản lý đất và các loại hồ sơ địa chính, bước gán dữ liệu từ nhãn này cung cấp đầy đủ các thông tin số liệu cho việc tành lập các loại hồ sơ địa chính. Trước khi tiến hành bước này các thông tin thửa đất phải được thu thập đầy đủ và được gắn nằm trong các thửa. Các lớp thông tin của thửa đất được gắn bằng lớp nào thì bước gán thông tin từ nhãn xẽ tiên hành gán nhãn bằng lớp đó: Từ giao diện Gcadas chọn chức năng Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Vẽ nhãn địa chính [8]. Hình 4.19: Thửa đất sau khi được gán dữ liệu từ nhãn Trong bước gắn nhãn thửa ta gắn ( họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ ) bằng lớp 53 do vậy ta gan thông tin từ nhãn lớp 53 cho hai loại thông tin (họ và tên chủ sử dụng đất, loại đất, địa chỉ), và gán địa chỉ chủ sử dụng đất bằng lớp 52.
  64. 55 * Vẽ, sửa bảng nhãn thửa: - Vẽ nhãn thửa Vẽ nhãn thửa là một trong nhưng công cụ thường dùng để hiển thị các dữ liệu thuộc tính thành các đối tượng đồ hoạ theo một cách định dạng cho trước. Có thể có rất nhiều dữ liệu thuộc tính đi kèm theo tại một thời điểm không thể hiển thị được tất cả các dữ liệu. Từ giao diện gcadas chọn Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Vẽ khung bản đồ / Vẽ nhãn địa chính [8]. Đánh dấu vào vẽ tự động rồi vẽ nhãn chương trình sẽ tự động vẽ nhãn toàn bộ bản đồ với mục đích sử dụng là mục đích lúc tạo tâm thửa và số thửa ứng với số thửa đã đánh. Hình 4.20: Vẽ nhãn thửa - Sửa bảng nhãn thửa Để đảm bảo cho đầy đủ các thông tin địa chính được cập nhật trong file báo cáo, ta phải kiểm tra bảng nhan thửa xem file báo cáo đã cập nhật đầy đủ hay chưa. Có nhưng trường hợp các thông tin của thửa đất khi gắn bị chồng đè lên ranh thửa, do vậy khi gán nhãn thửa file báo cáo sẽ không cập nhật được các thộng tin vào bản nhãn [8].
  65. 56 Kiểm tra bảng cơ sở dữ liệu địa chính xem các thông tin trong bảng đã đầy đủ chưa nêu thiếu ta có đầy đủ các cửa sổ cho phép ta thay đổi bổ sung các thông tin như (Tên chủ sử dụng, địa chỉ chủ sử dụng đất, xứ đồng, loại đất) sửa chữa bổ sung xong ta ghi lại và báo cáo vào file (báo cáo.TXT) để thông tin được cập nhật đầy đủ. Hình 4.21: Sửa bảng nhãn thửa * Tạo khung bản đồ địa chính Khung bản đồ địa chính cần phải tạo ra với vị trí và cách thể hiện theo đúng quy định trong pham vi thành lập bản đồ địa chính của Bộ– TN MT ban hành. Từ menu Gcadas chọn Bản đồ/ Bản đồ địa chính/ Vẽ khung bản đồ [8] Hình 4.22: Tạo khung bản đồ địa chính
  66. 57 Khi ta ấn vào nút ‘ Tạo khung ‘ lúc này quá trình tạo khung bản đồ sẽ được thực hiện. Đây là các toạ độ được tính dựa trên các tham số tỷ lệ. Sau khi hoàn tất các quá trình cơ bản nêu trên. Đã hoàn thành công việc ứng dụng phần mềm Gcadas và Microstation V8i xây dựng bản đồ địa chính từ số liệu đo chi tiết. * Tờ bản đồ hoàn chỉnh Sau khi đã hoàn thành các bước theo quy trình trên dựa theo hướng dẫn Thông tư 25/2014, ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT. và Tổng cục địa chính, (2014), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation V8i và gCadas. Ta thu được tờ bản đồ số 14 hoàn chỉnh, phục vụ cho đề tài tốt nghiệp như hình 4.23. Hình 4.23: Tờ bản đồ sau khi được biên tập hoàn chỉnh
  67. 58 Kết quả thống kê tờ bản đồ số 14 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.9: Thống kê diện tích tờ bản đồ số 14 Tổng số Diện tích STT Loại đất Ký hiệu thửa (m2) 1 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 71 24565,5 2 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 62 28038,2 3 Đất trồng cây lâu năm CLN 51 33047,8 4 Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 33 6797,0 5 Đất ở tại nông thôn ONT 33 74791,7 6 Đất bằng chưa sử dụng BCS 17 1124,9 7 Đất thủy lợi DTL 10 1089,1 8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 8 4721,4 9 Đất giao thông DGT 7 12129,8 10 Đất ở + đất vườn ONT+CLN 5 15947,3 11 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 3 9329,7 12 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 1 1442,0 (Nguồn số liệu đo đạc) [15] Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy tờ bản số 14 có tổng 12 loại đất trong đó: Diện tích Đất trồng lúa nước còn lại 71 thửa tổng diện tích 24565,5 m2, Đất chuyên trồng lúa nước 62 thửa với tổng diện tích 28038,2 m2, Đất trồng cây lâu năm 51 thửa với tổng diện tích 33047,8 m2, Đất bằng trồng cây hàng năm khác 33 thửa với tổng diện tích 6797,0 m2, Đất ở tại nông thôn 33 thửa với tổng diện tích 74791,7 2m , Đất bằng chưa sử dụng 17 thửa với tổng diện tích 1124,9 m2, Đất thủy lợi 10 thửa với tổng diện tích 1089,1 m2, Đất nuôi trồng thuỷ sản 8 thửa với tổng diện tích 4721,4 m2, Đất giao thông 7 thửa với tổng diện tích 12129,8m2, Đất ở + đất vườn 5 thửa với diện tích 15947,3 m2,
  68. 59 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 03 thửa với tổng diện tích 9329,7 m2, Đất sinh hoạt cộng đồng 01 thửa với tổng diện tích 1442,0 m2. 4.4.2.3. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và đánh giá độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ số 14, được đính kèm đằng sau phụ lục [8]. 4.4.3. Kiểm tra và nghiệm thu các tài liệu Sau khi xem xét các tài liệu đạt chuẩn trong quy phạm bản đồ và luận chứng kinh tế kỹ thuật của công trình, chúng tôi đóng gói và giao nộp tài liệu: - Các loại sổ đo - Bản đồ địa chính - Các loại bảng biểu - Biên bản kiểm tra - Biên bản bàn giao kết quả đo đạc và bản đồ địa chính - Đĩa CD ghi file số liệu [8]. 4.4.4. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình đo đạc bản đồ địa chính xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên 4.4.4.1. Thuận lợi - Xã Vinh Sơn có điều kiện tự nhiên vị trí địa hình khá thuận lợi, giao thông nhựa hóa và bê tông hóa đạt 90% thuận tiện cho việc di chuyển trạm máy và đo vẽ chi tiết. - Với cách sử dụng đơn giản ít thao tác dễ sử dụng, khả năng cho phép đo được tất cả các yếu tố: góc, khoảng cách và chênh cao, đo được không gương 600m với độ chính xác rất cao của máy toàn đạc điện tử SOUTH NTS – 332R6M đã tạo thuận lợi cho việc xây dựng bản đồ, đo chi tiết các điểm phục vụ công tác đo đạc thành lập mảnh bản đồ địa chính số 14 của xã Vinh Sơn. - Phần mềm thực hiện bình sai lưới Trimble Business Center 3.5, biên tập chỉnh lý bản đồ địa chính (gCadas và MicroStations) tương đối dễ thao tác cho người sử dụng; giao diện của phần mềm gCadas toàn bộ đều là tiếng việt.
  69. 60 - Dữ liệu đo đạc bản đồ chính xác với hiện trạng sử dụng đất của người dân phục vụ tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai tại xã Vinh Sơn. 4.4.4.2. Khó khăn Ngoài những ưu điểm nổi trội thì bên cạnh đó khi ứng dụng vẫn còn gặp không ít khó khăn như: - Nhận thức của một số chủ sử dụng đất chưa cao, chưa phối hợp trong việc xác định ranh giới các hộ liên quan. - Thiếu tài liệu để triển khai công việc, đây là nguyên nhân chủ yếu, nó là cơ sở cho công việc xác định vị trí, kích thước, hình thể, diện tích, loại đất, tên chủ sử dụng để phục vụ cho công tác lập hồ sơ địa chính chắc chẽ, chính xác và lâu dài, là tài liệu kê khai đăng ký và lập hồ sơ địa chính hoàn toàn sử dụng những tài liệu cũ mà những tài liệu này đã rách nát, thất thoát không đồng bộ. Chính vì vậy việc đo đạc xây dựng bản đồ địa chính,kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính và cấp GCN còn gặp nhiều khó khăn. - Do đo đạc bằng máy toàn đạc điện tử nên nếu gặp thời tiết khó khăn (mưa) sẽ không thực hiện được công tác đo đạc. - Máy toàn đạc điện tử phải được đặt trên nền địa hình (đất) cứng, nếu như đặt dưới nền địa hình kém không ổn định (đất bùn) thì không thể thực hiện công tác đo đạc. - Tình trạng tranh chấp đất đai, tự ý chuyển mục đích,tự chuyển đổi giữa các chủ sử dụng về ranh giới sử dụng đất diễn ra phức tạp gây trở ngại cho việc xác định ranh giới, đo vẽ chi tiết và đăng kí kê khai lập hồ sơ cấp GCN. 4.4.4.3. Đề xuất giải pháp Để đạt được mục tiêu đề ra trong năm tới, cần có những đề xuất giải pháp khắc phục những khó khăn cụ thể như sau: - Trước tiên là phải có sự phối hợp từ các cấp đặc biệt là cấp cơ sở trong công tác tuyên truyền vận động bà con nhân dân nắm được chủ trương đo đạc thành lập bản đồ địa chính.
  70. 61 - Đối với cán bộ cấp xã cần Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào công tác cấp GCN như: Truy cập các thông tin về thửa đất ( tên chủ sử dụng, diện tích, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, hồ sơ thửa đất ) trên vi tính để việc quản lý kiểm tra được chính xác, khách quan và thường xuyên hơn. - Tuyên truyền vận động Giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, yêu cầu các trường hợp tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất chuyển mục đích sử dụng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước để công tác đo đạc được thuận lợi hơn. - Cán bộ đo đạc phải tiếp tục tìm hiểu học tập nâng cao trình độ truyên môn và kĩ năng giao tiếp tốt, linh hoạt trong khi triển khai công việc. - Cần có sự đầu tư về kinh phí để mua thêm những loại máy toàn đạc điện tử mới thay thế những loại máy cũ độ chính xác thấp phục vụ công tác đo đạc. - Cần liên tục update các phần mềm chuyên nghành như, Microstation, gCadas, .để thuận tiện cho việc biên tập bản đồ có hiệu quả hơn, giảm tải được sức lao động.
  71. 62 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Bản đồ địa của xã Vinh Sơn được đo vẽ thô sơ đã quá cũ và có nhiều thay đổi không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của xã nên Xí Nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc địa Bản đồ được sự phê duyệt của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cho toàn xã Vinh Sơn Trong quá trình thực tập tại Xí Nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc địa Bản đồ kết qủa đạt được cụ thể như sau: - Khảo sát thực địa, xác định ranh giới giữa các hộ gia định và các xóm. - Đã thành lập lưới đo vẽ bao gồm: 03 điểm địa chính và 34 điểm lưới kinh vĩ có độ chính xác tương đối cao. - Đã thành lập được một mảnh bản đồ địa chính 1:1000 thuộc xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên, số hiệu tờ bản đồ đã thành lập khi kết thúc đợt thực tập là tờ 14 trong số 40 tờ bản đồ. Tổng số tờ bản đồ địa chính của toàn xã: 37 tờ tỷ lệ 1: 1000, 03 tờ tỷ lệ 1: 5000, tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas đã đạt kết quả tốt. - Tờ bản đồ số 14 có tổng diện tích là 213024.4 m2 trong đó có các loại đất sau: LUK, LUC, CLN, BHK, ONT, BCS, DTL, NTS, DGT, ONT+CLN, SON, DSH. 5.2. Kiến nghị Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation, Gcadas và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới.
  72. 63 - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Gcadas để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác. - Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành. - Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các cấp, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  73. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Nguyễn Thị Kim Hiệp (Chủ biên) Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, Bài giảng bản đồ địa chính. (2006) Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 3. Luật đất đai 2013, NXB chính trị gia Hà Nội 4. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 5. Vũ Thị Thanh Thủy (2009), Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 6. TT25-2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập BĐĐC, Bộ TN&MT. 7. Tổng cục địa chính, (2002), Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc điện tử. 8. Tổng cục địa chính, (2014), Hướng dẫn sử dụng phần mềm Microstation V8i và gCadas. 9. Quyết định 08/2008/QĐ – BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:1000; 1:1000; 1:2000; 1:100000; 1:10000. 10. Quyết định phê duyệt số 980 /QĐ-UBND ngày 16 tháng 04 năm 2018, Triển khai công tác đo vẽ chỉnh lý, đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, lập hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. 11. UBND xã Vinh Sơn (2019), Báo cáo tổng điều tra dân số nhà ở xã Vinh Sơn – thành phố Sông Công– tỉnh Thái Nguyên. Tài liệu nội bộ 12. UBND xã Vinh Sơn (2019), Báo cáo Kết quả thống kê kiểm kê xã Vinh Sơn – thành phố Sông Công– tỉnh Thái Nguyên. Tài liệu nội bộ. 13. UBND xã Vinh Sơn (2015), Báo cáo thuyết minh tổng hợp Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu ( 2011-2015) xã Vinh Sơn – thành phố Sông Công– tỉnh Thái Nguyên. Tài liệu nội bộ.
  74. 65 14. Hoàng Thị Nga, (2015), Ứng dụng phần mềm Microstation V8i và gCadas thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính. Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 15. Xí Nghiệp Phát triển Công nghệ Trắc địa Bản đồ (2019),Số liệu đo đạc, số liệu lưới, Kế hoạch thi công: Thực hiện công tác công đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính, và xây dựng CSDL quản lý đất đai tại xã Vinh Sơn, thành phố Sông Công, tỉnh Thái Nguyên. Báo cáo kỹ thuật công đoạn công trình.