Khóa luận Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2018

pdf 74 trang thiennha21 19/04/2022 1990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_ket_qua_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dung.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THƯ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG BỤC, HUYỆN LỘC BÌNH TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ THƯ Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ĐỒNG BỤC, HUYỆN LỘC BÌNH TỈNH LẠNG SƠN GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : 47 – QLĐĐ N01 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Quang Thi Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọngđối với mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằmcủng cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã họcđượctrong nhà trường. Được sự nhất trí của Ban Giám Hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoaQuản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành thực hiện đề tài:“Đánh giá công tácấ c p giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Xã Đồng bục, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng sơn giai đoạn 2016 - 2018”. Sau một thời gian nghiên cứu và thực tập bản báo cáo tốt nghiệp của em đã hoàn thành chương trình, kế hoạch thực tập tốt nghiệp tại doanh nghiệp. Để hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng nhất tới các thầy cô giáo trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy và hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đồng thời em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Quang Thi người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn đến công ty BĐS SGĐ Thái Nguyên, các anh ịch trong công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành khóaluận. Mặc dù đã ấr t cố gắng nhưng do kiến thức có hạn nên không thể tránh được những thiếu sót, em rất mong nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Thị Thư
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Đồng Bục năm 2018 30 Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệpã x Đồng Bục năm 2018 31 Bảng 4.3. Hiện trạng sử đất chưa sử dụng xã Đồng Bục năm 2018 32 Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã năm 2016 37 Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã năm 2017 39 Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã năm 2018 41 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộgia đình, cá nhân trên địa bàn xã giai đoạn 2016 - 2018 42 Bảng 4.8. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất cho tổ chức, cộng đồng dân cư giai đoạn 2016 - 2018 45 Bảng 4.9. Kết quả cấp GCNQSD đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016 – 2018 45 Bảng 4.10. Kết quả cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016– 2018 46 Bảng 4.11. Công tác cấp GCNQSD theo từng nội dung trên địa bàn xã 47 Bảng 4.12. Kết quả cấp GCNQSD theo từng nội dung trên địa bàn phường 47 Bảng 4.13. Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng đất năm 2018so với năm 2017 48 Bảng 4.14. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước về đất đai 51 Bảng 4.15. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục qua ý kiến của người dân. 53
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvàtài sản khác gắn liền với đất 8 Hình 4.2. Biểu đồ kết quả cấp GCNQSD đất giai đoạn 2016– 2018 43
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ ĐKQSDĐ Đăng ký quyền sử dụng đất GCN Giấy chứng nhận GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng QSD Quyền sử dụng TN & MT Tài nguyên & Môi trường UBND Ủy ban nhân dân VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất TNMT Tài nguyên môi trường BĐĐC Bản đồ địa chính CP Chính phủ CT – TTg Chỉ thị Thủ tướng NĐ Nghị định NĐ – CP Nghị định Chính phủ Nxb Nhà xuất bản QĐ – UBND Quyết định Ủy ban nhân dân QĐ – BTNMT Quyết định Bộ Tài nguyên Môi trường TT – BTNMT Thông tư Bộ Tài nguyên Môi trường TT – TCĐ Thông tư Tổng cục Địa chính
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Khái quát về đăng ký đất, nhà ở tài sản gắn liền với đất 3 2.1.2. Khái quát về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 6 2.1.3. Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữunhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 9 2.2. Cơ sở pháp lý 15 2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác cấp GCNQSD đất 15 2.2.2. Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ 16 2.3. Tổng quan tình hình cấp GCNQSD đất trên thế giới và Việt Nam 18 2.4.1. Thế giới 18 2.4.2. Việt Nam 19 2.5. Tổng quan tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địabàn huyện Lộc Bình. 21
  8. vi PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23 3.3. Nội dung nghiên cứu 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 24 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp 24 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 24 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu và viết báo cáo 24 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 25 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 25 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 27 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất xã Đồng Bục 30 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Bục 30 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai tại xã Đồng Bục 33 4.3. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016-2018 37 4.3.1. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục qua cácnăm. 37 4.3.2. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất cho tố chức, cộng đồng dâncư 45 4.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo loại đất trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016– 2018 45 4.3.4. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất theo từng nội dung trên địa bàn xã Đồng Bục giaiđoạn 2016 – 2018 47 4.3.5. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttrên địa bàn
  9. vii xã Đồng Bục qua ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước và người dân 51 4.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục 55 4.4.1. Thuận lợi 55 4.4.2. Khó khăn 56 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó là nguồn gốc của mọi quá trình sống và cũng là nguồn gốccủa mọi sản phẩm hàng hoá xã hội. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, giátrị của đất đai ngày càng được thể hiện rõ nét. Ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện quản lý, một trong những công cụ quản lý hết sức quan trọng của nhà nước về đất đai làđăng ký và cấp GCNQSD đất cho người sử dụng đất. Trong giai đoạn hiện nay, tình hình sử dụng đất rất phức tạp, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, đất đai trở nên khan hiếm và cógiá trị hơn, bên cạnh đó hàng loạt các vụ tranh chấp về đất đai diễn ra, ảnh hưởng đến sựphát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Do đó, việc nâng cao công tác quản lý đất đai là hết sức cần thiết, đặc biệt là công tác cấp GCNQSD đất. Công tác cấp GCNQSD đất có vị trí đặc biệt trong quá trình quản lý đất đai của nhà nước, nó xác lập mối quan hệ pháp lý về quyền sử dụng đấtgiữa Nhà nước và người sử dụng đất, nó không những đảm bảo sự thống nhất về quản lý mà còn đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng, giúp người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, kinh doanh và cũng là cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho Nhà nước. Dân số phát triển và nhu cầu đất ở ngày càng tăng gây khó khăn cho việc quản lý. Trước tình hình đó đòi hỏi việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất. Đăng ký, cấp GCNQSD đất của xã Đồng Bục mặc dù đã được các ngành các cấp quan tâm nhưng kết quả vẫn còn hạn chế. Việc tìm hiểu và đánh giá tình hình thực hiện việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục giúp UBND xã với tư cách đại diện Nhà nước sở hữu về đất đai có những biện phápđẩy
  11. 2 nhanh công tác này. Do những yêu cầu cấp thiết, cùng sự nhất trícủa Ban chủ nhiệm Khoa Quản Lý Tài Nguyên - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn của thầy giáo: TS. Nguyễn Quang Thi em đã lựa chọn đề tài: “Đánh giá kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Bục, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2018”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát tình hình quản lý, sử dụng đất tại xã ĐồngBục - Đánh giá được kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016– 2018. - Đề xuất các biện pháp để khắc phục khó khăn và nâng cao hiệuquả công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Đồng Bục, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016 - 2018. 1.3. Ý nghĩa - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức đã học trên lớp, học hỏi, tiếp nhận những kiến thức, kinh nghiệm thực tế và hiểurõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể là công tác đăng kíđất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. - Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được những thuận lợi, khó khăn của công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính để từ đó rút ra những giảipháp khắc phục, giúp phần đẩy nhanh công tác đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Khái quát về đăng ký đất, nhà ở tài sản gắn liền với đất 2.1.1.1. Khái niệm đăng ký đất, nhà ở tài sản gắn liền với đất Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tàisản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối vớimột thửa đất vào hồ sơ địa chính[1]. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý; đăng ký quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thực hiện theo yêu cầu của chủ sở hữu[1]. 2.1.1.2. Phân loại đăng ký đất, nhà ở tài sản gắn liền với đất Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được phân thành hai loại: * Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu: Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăngký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháplývề quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất vàquyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính[6] Theo khoản 3 điều 95 luật đất đai 2013 quy định đăng ký lần đầu được thực hiện trong các trường hợp sau đây: - Thửa đất được giao, chothuê để sử dụng; - Thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký; - Thửa đất được giao để quản lý mà chưa đăng ký; - Nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chưa đăng ký. * Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất:
  13. 4 Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc mộtsố thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật[7]. Theo khoản 4 điều 95 luật đất đai 2013 quy định đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặcđã đăng ký mà có thay đổi sau đây: - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiệncác quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; thế chấp, góp vốn bằng quyềnsử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; - Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổitên; - Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửađất; - Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăngký; - Chuyển mục đích sử dụng đất; - Có thay đổi thời hạn sử dụng đất; - Chuyển từ hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thờigian thuê; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất;từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật này. - Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng; - Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặccủa nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất; - Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;
  14. 5 quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhândân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; vănbản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; - Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liềnkề; - Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất. 2.1.1.3. Vai trò của đăng ký đất đai * Đăng ký đất là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân có nghĩa là Nhà nước không thừa nhận hình thứcsở hữu tư nhân hoặc bất kỳ hình thức sở hữu nào khác ngoài hình thức sở hữu toàn dân. Quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai là quyền sở hữu duy nhấtvà tuyệt đối. Nhà nước chỉ giao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khi có nhu cầu. Người sử dụng đất được hưởng quyền lợi và cótrách nhiệm thực hiện nghĩa vụ sử dụng đất theo các quy định của pháp luật[1] Thông qua việc lập hồ sơ địa chính và cấp GCN, đăng ký đất quy định trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước về quản lý đất đai và người sử dụng đất trong việc chấp hành pháp luật đất đai. Hồ sơ địa chính và GCN cung cấp thông tin đầy đủ nhất và là cơ sở pháp lý chặt chẽ để xác định các quyền của người sử dụng đất được bào vệ khi bị tranh chấp xâm phạm, cũng như xác định các nghĩa vụ mà người sử dụng đất phải tuân theo pháp luật, như nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả * Đăng ký đất là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ. Với tư cách là đại diện chủ sở hữu về đất đai, Nhà nước thực hiệnviệc thống nhất quản lý về đất đai trong phạm vi cả nước nhằm đảm bảo cho đất
  15. 6 đai được sử dụng theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo cho lợi ích của Nhà nước cũng như của người sử dụng đất. Các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đấtđai: - Đối với đấtà m Nhà nước đã giao quyền sử dụng, các thông tin bao gồm: Tên chủ sử dụng, vị trí, hình thể, kích thước, diện tích, hạng đất,mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng đất và cơ sở pháp lý. - Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin bao gồm: vị trí, hình thể, diện tích, loại đất. 2.1.2. Khái quát về GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2.1.2.1.Khái niệm CGCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởvàtàisản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyềnsử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắnliền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sảnkhác gắn liền với đất [1] 2.1.2.2. Quy định về mẫu GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Giấy chứng nhận do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành theo một mẫu thống nhất và được áp dụng trong phạm vi cả nước đối với mọi loạiđất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy chứng nhận gồm một tờcó04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước190mm X 265mm; bao gồm các nội dung theo quy định như sau :
  16. 7 - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận (số seri) gồm 02 chữ cái tiếngViệt và 06 chữ số, được in màu đen; dấu nổi của Bộ Tài nguyênMôi và trường; - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trong đó có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổcấp Giấy chứng nhận; - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "HI. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấpGiấy chứng nhận"; Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận”; nội dung lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; - Trang bổ sung Giấy chứng nhận in chữ màu đen gồm dòng chữ "Trang bổ sung Giấy chứng nhận"; số hiệu thửa đất; số phát hành Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận và mục "IV. Những thay đổi sau khicấp Giấy chứng nhận" như trang 4 của Giấy chứng nhận;
  17. 8 Hình 2.1. Mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
  18. 9 2.1.3. Quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 2.1.3.1. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Điều 105 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ởi vàtà sản khác gắn liền với: đất 1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầutư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năngngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhàở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cánhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận,Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tàisản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứngnhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. * Điều kiện ủy quyền cấp giấy chứng nhận UBND cấp tỉnh ủy quyền cho Sở TN & MT cấp Giấy chứng nhận cho tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài và đóng dấucủa Sở TN & MT khi có các điều kiện sau:
  19. 10 1. Đã thành lập VPĐKQSDĐ trực thuộc Sở TN & MT; 2. VPĐKQSDĐ quyền sử dụng đất có bộ máy, cán bộ chuyên mônvà cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụcấp Giấy chứng nhận. 2.1.3.2. Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Nguyên tắc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định chi tiết tại Điều 98Luật Đất đai 2013như sau: (1) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sửdụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã,phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đấtđó. (2) Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầyđủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhàở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứngnhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. (3) Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền vớiđất được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàisản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắnliền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được
  20. 11 miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính vàtrường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyềnsở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. (4) Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở vàtàisản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ,tên vợ và họ, tên chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác gắn liền với đất là tài sản chung củavợ và chồng mà giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấtđểghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. (5) Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của luật này hoặcgiấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi sovới ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sửdụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổigiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sửdụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tíchđấtđo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần
  21. 12 diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đấttheo quy định tại Điều 99 của Luật này. 2.1.3.3. Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Theo Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ - CP quy định về trình tự, thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sửdụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lầnđầuvà đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất. (1) Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. (2) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam đềnghị đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận quyền sửdụngđất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dâncấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc nhưsau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dung kê khai đăng ký, trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sựphù hợp với quy hoạch. Trường hợp đăng ký tài sản gắn liền với đất thì xác nhận hiện trạngtài sản gắn liền với đất so với nội dung kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định này thì xác nhận tình trạng tranh chấp quyền sở hữu tài sản, đối với nhà ở, công trình xây dựng thì xác nhận thời điểm tạo lập tài sản, thuộc hay không thuộc trường hợpphải cấp phép xây dựng, sự phù hợp với quy hoạch được duyệt, xác nhận sơđồ nhà ở hoặc công trình xây dựng nếu chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bảnđồ.
  22. 13 b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có). c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đấttại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn15 ngày, xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửihồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. (3) Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấyý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều này. b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có). c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưacó xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xâydựnghoặc hoạt động đo đạc bản đồ. d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết, xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất vào đơn đăng ký.
  23. 14 đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấytờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31,32, 33 và 34 của Nghị định này thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lờibằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai. e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vàohồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có). g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thìgửisố liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụtài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật, chuẩn bị hồ sơ để cơ quan tài nguyên và môi trường trình ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất, cập nhật bổ sung việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđấtcho người được cấp, trường hợp hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại cấp xã thì gửigiấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắnliền với đất cho Ủy ban nhân dân cấp xã để trao cho người được cấp. (4) Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất. Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất, ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sảnkhác
  24. 15 gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tàichính theo quy định của pháp luật. b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai. (5) Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghịcấp giấy chứng nhận, Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc. 2.2. Cơ sở pháp lý 2.2.1. Các văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan đến công tác cấp GCNQSD đất Các văn bản thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành có quy định đăng ký, cấp GCN và lập HSĐC và các vấn đề liên quan gồm: - Nghị định 43/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014). - Nghị định 46/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Nghị định 45/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 44/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về giá đất. - Nghị định 47/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Các văn bản thuộc thẩm quyền của Bộ, ngành ở Trung ương ban hành có quy định về đăng ký, cấp GCN và lập HSĐC cùng các vấn đề liên quan gồm: - Thông tư số 23/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng
  25. 16 đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi làGiấy chứng nhận). - Thông tư 24/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính - Thông tư 25/2014/TT - BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính. - Thông tư số 28/2014/TT - BTNMT ngày 02 tháng 06 năm 2014 quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất - Thông tư 76/2014/TT - BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ - CP về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 77/2014/TT - BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Thông tư số 36/2014/TT - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết phương pháp định giá đất, xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất, định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giáđất. - Thông tư số 37/2014/TT - BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồiđất. - Thông tư số 02/2015/TT - BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ - CP và Nghị định số 44/2014/NĐ - CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ. 2.2.2. Các văn bản pháp quy của địa phương có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ - Chỉ thị số 04/CT - UBND ngày 28/02/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn về việc đẩy mạnh cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh LạngSơn
  26. 17 - Chỉ thị số 09/CT - UBND ngày 27/07/2017 của UBND tỉnh Lạng Sơn tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đaitrên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - Quyết định 27/2014/QĐ - UBND ban hành Quy định về cơ cấu tiếp nhận, giải quyết và thời gian các bước hoàn thành thủ tụcđăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sởhữu nhà ở,và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn - Quyết định số 23/2015/QĐ - UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng lệ phí đại chính trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Quyết định số 27/2015/QĐ - UBND ngày 21/9/2015 của UBND tỉnh Lạng Sơn quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Quyết định số 3635/2016/QĐ - UBND ngày 29/12/2016 về việc công bố chuẩn hóa thủ tục hành chính về lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnhLạng Sơn. - Quyết định số 581/QĐ - STNMT ngày 22/9/2017 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn về việc ủy quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền vớiđất. - Quyết định số 02/2018/QĐ - UBND ngày 12/2/2018 về việc sửa đổi, bổ sung quyết định số 57/2014/QĐ - UBND ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt bảng giá đất giai đoạn năm 2015 – 2019 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. - Quyết định số 44/2014/QĐ - UBND ngày 19/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn Ban hành quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở, hạn mức giao đất ở tại đô thị, nông thôn; hạn mức công nhận đất ở; hạn mức giao đối với đất trống, đồi núi trọc, đất cómặtnước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
  27. 18 2.3. Tổng quan tình hình cấp GCNQSD đất trên thế giới và Việt Nam 2.4.1. Thế giới Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn thế giới là 511 triệu km2 trong đó đất lục địa có 118 triệu2 km , đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy các nước trên thế giới đều quản lí nguồn tài nguyên này hết sức chặt chẽ, tùy theo điều kiện cụ thể mỗi quốc gia có một cách quảnlí đất đai riêng. Ở Thái Lan: Thái Lan là một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, nằm trong khối ASEAN, có điều kiện kinh tế- xã hội gần giống như Việt Nam. Đó là manh mún tập quán trồng lúa nước có từ lâu đời. Vì vậy Thái Lan cũngcấp GCNQSD đất, bất cứ đơn kê khai nào cũng được cấp GCNQSD đất. Song do tình hình phức tạp của các loại đất, từng chủ sử dụng nên việc cấp GCNQSD đất được chia thành các loại như sau: - Đất có đủ GCNQSD đất, giấy tờ hợp lệ thì được cấp sổđỏ. - Đất không có nguồn gốc rõ ràng thì cấp sổ xanh. - Đất thiếu GCNQSD đất, giấy tờ hợp lệ thì được cấp sổvàng. Trong quá trình sử dụng đất nếu đủ GCNQSD đất tờ hợp lệ vàthực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước thì sẽ được thực hiện cấp sổđỏ,một nhà nước Châu Á cũng quản lí theo cách này Ở Mỹ: Mỹ là một quốc gia phát triển đất đai thuộc sở hữu toàn dândo nhà nhà nước thống nhất quản lý. Đến nay họ đã được hoàn thành việccấp GCNQSD đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính. Họ đã xây dựng được hệ thống lưu trữ trong máy tính. Qua đó có thể lưu trữ thông tin đất đai về từng thửa đất, từng chủ sử dụng một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Ở Ba Lan: Có 95% quỹ đất do tư nhân sở hữu, trong đó nhà nước chỉ quản lý 5% tổng diện tích. Để quản lý đất đai, Ba Lan đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Họ không cấp GCNQSD đất mà quản lý bằng các dữ liệu trong
  28. 19 hệ thống thông tin đất đai. Ngoài ra mỗi chủ sử dụng đất được cấp sơ đồ trích lục thửa đất của mình sở hữu, trên bản đồ đó thể hiện tọa độ các điểm, diện tích, vị trí hình thể của thửa đất. Để làm được điều này Ba Lan hoàn thiệnhệ thống lưới đo vẽ trên toàn thể lãnh thổ. Đồng thời thông qua hệ thống thông tin đất đai, Ba Lan đã hình thành các dịch vụ hỏi đáp liên quan đến từng thửa đất như giá cả, giá cho thuê. Ở Singapore: Quy định rõ ràng đất đai do Cục đất đai Nhà nước thống nhất quản lý. Bất kể đơn vị cá nhân nào có nhu cầu sử dụng đất công hữu hay tư hữu, nhất thiết phải đến cục đất đai xin phép. Ở Nhật Bản: Lại đưa ra một số quy định pháp Luật Đất đai như luật về phát triên tổng hợp đất đai Quốc gia, Luật sông ngòi, Luật khai thác mỏ,ở đây họ cũng quản lý đất đai tương tự như Mỹ và một số nước khác. Dù ở bất kỳ quốc gia nào hay đất nước nào, việc quản lý và sử dụng chặt chẽ và có hiệu quả luôn là vân đề quan tâm hàng đầu của các nhà nước nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên này. 2.4.2. Việt Nam Tính đến hết năm 2013, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp GCNQSD đất lần đầu với 41,6 triệu giấy, tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,9 % diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp SDĐ đủ điều kiện cấp GCN. Phần lớn các địa phương đã triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thay thế hồ sơ địa chính dạng giấy. Trong đó, hai tỉnh Đồng Nai và An Giang đã hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đến cấp xã. Nhiều tỉnh khácđã xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu địa chính cho một số huyện,như Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Long An, Nghệ An.
  29. 20 Về xây dựng hồ sơ địa chính, Tổng cục Quản lý đất đai đã và đang phối hợp với Bộ Tài chính, chỉ đạo các địa phương rà soát. Dự ántổng thể xác định lại khối lượng thực hiện cho sát với thực tế, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình xây dựng cơ sở dữ liệu đất tại 9 tỉnh. Đồng thời, Tổng cục cũng đề xuất xây dựng văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, điều chỉnh việc xây dựng cơsở dữ liệu tại 9 tỉnh tham gia dự án hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống quảnlý đất đai Việt Nam. Cũng trong năm nay, Tổng cục Quản lý đất đai sẽ tổ chức triển khai thực hiện Đề án thí điểm kiện toàn hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụngđất thành một p,cấ trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; Dự án thí điểm xác định ranh giới, cắm mốc ranh giới, đo đạc, thống kê chi tiết hiện trạng đất nông, lâm trường quốc doanh. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm nay của Tổng cục Quản lý Đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) là đẩy nhanh tiến độ đo đạc, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại các địa phương trong cả nước. Thống kê chi tiết cho thấy, đối với đất sản xuất nông nghiệp, cả nước đã cấp được 13.392.895 giấy với diện tích 7.413.500 ha đạt 81,3% so với tổng diện tích đất nông nghiệp cần cấp giấy, trong đó có 29 Tỉnh đã hoàn thànhcơ bản (đạt trên 90%) việc cấp GCN cho đất sản xuất nông nghiệp. Đối với đất sản xuất lâm nghiệp, cả nước cũng đã cấp được hơn 1 triệu GCN với diện tích hơn 7,7 triệu ha, đạt 59,2% diện tích cần cấp. Đối với đất ở tại đô thị, cảnước cấp được khoảng 2,7 triệu giấy với diện tích gần 60.000 ha, đạt 56,9% sovới diện tích cần cấp giấy, trong đó có 7 Tỉnh cơ bản hoàn thành (đạt trên 90%). Đối với đất ở nông thôn, cả nước đã cấp được xấp xỉ 10 triệu GCN với diện tích hơn 376 ha, đạt 75% so với diện tích cần cấp GCN, trong đó có 13tỉnh cơ bản hoàn thành.
  30. 21 Việc cấp GCN chậm không những làm ảnh hưởng rất lớn tới công tác quản lý tài nguyên đất đai của Nhà nước và làm thất thoát nguồn thu ngân sách từ đất, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc thực hiện quyền và lợi íchhợp pháp của công dân, cản trở hoạt động đầu tư thông qua huy động nguồn vốn vay tín dụng từ thế chấp quyền sử dụng đất. Đặc biệt trong điều kiệnphát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta, nguồn vốn tín dụng có khả năng huy động là rất lớn khi quyền sử dụng đất được công nhận làmột loại hàng hoá đặc biệt của thị trường bất động sản. Nói chung tiến độ cấp GCN hiện còn rất nhiều vướng mắcnhư: + Vấn đề mẫu giấy chứng nhận và các nội dung ghi trên giấy chứng nhận Bộ TN - MT không đơn phương quyết định được. Sự chậm trễ trong phối hợp của các Bộ, Ngành để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội vàchỉđạo của Chính phủ không đơn thuần chỉ là do cơ chế chỉ đạo điều hành, đây đồng thời cũng là trở ngại lớn nhất trong tiến trình cải cách nền hành chính Quốc gia và quá trình hội nhập nước ta. + Hệ thống các văn bản pháp luật công kềnh, chồng chéo, thiếu thống nhất, thậm chí còn gây mâu thuẫn giữa các luật với nhau. Tất cả những vướng mắc trên khiến cho việc tổ chức thực hiên công tác cấp GCN của các địa phương trên cả nước chậm chạp, thiếu sự đồngbộ, thống nhất. Do vậy, đã gây nên những cản trở trong quá trình phát triển vàhội nhập của nước ta giai đoạn hiện nay. 2.5. Tổng quan tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Lộc Bình. Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và giải quyết những vướng mắc trong công tác cấp GCNQSD đất. Đồng thời Sở Tài nguyên và Môi trường cũng phối hợp với các ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khaivà
  31. 22 hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về công tác cấp GCNQSD đất vàcác vấn đề có liên quan. Để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho địa phương trong tiến độ cấp GCNQSD đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành chuyển giao trang thiết bị, phần mềm và hướng dẫn nghiệp vụ cho Phòng Tài nguyên và Môi trường về cấp GCNQSD đất đảm bảo đúng quy trình, đúng yêu cầu quy định. Đến nay các huyện đã phát huy được các điều kiện trên trong công tác cấp giấy. Huyện Lộc Bình theo kết quả thống kê rà soát số diện tích do cáchộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng cần cấp giấy chứng nhận QSD đấtlà 7.850,86 ha tính đến ngày 31/12/2015 trên địa bàn thành phố đã cấp được số liệu diện tích là 7.359,36ha, đạt 93,7% số diện tích cần cấp. Diện tíchchưa được cấp là 491,5ha. Năm 2013 diện tích cần cấp Giấy chứng nhận QSDđất là theo kế hoạch của tỉnh giao cho thành phố là 470 ha. Năm 2016 đã cấp 3460 giấy chứng nhận QSD đất. So với năm 2010 cao hơn 1517 giấy CNQSD đất; so với năm 2011 cao hơn 1.012 giấy CN QSD đất. So với năm 2016cao hơn 740 giấy CNQSD đất. - Về công tác cấp đổi GCNQSD đất: Tính đến năm 2016, trên địa bàn thành phố đã cấp đổi cho 3959 hộ - Công tác chuyển quyền sử dụng đất: Năm 2016 đã giải quyết 3460 hồ sơ.
  32. 23 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Kết quả công tác cấp GCNQSD đấtxã Đồng Bục - Các văn bảnliên quan tới công tác cấp GCNQSD đất. - Các hồ sơ, số liệu, báo cáo về công tác cấp GCNQSD đất của xã Đồng Bục 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục, Huyện Lộc Bình, Tỉnh Lạng Sơn,giai đoạn 2016 – 2018. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thời gian: từ 28/05/2018 đến 15/09/2018 -Địa điểm: UBND xã Đồng Bục 3.3. Nội dung nghiên cứu * Nội dung 1: Đánh giá sơ lược tình hình cơ bản của xã Đồng Bục - Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện kinh tế - xã hội. * Nội dung 2: Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất xã Đồng Bục - Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Bục - Tình hình quản lý, sử dụng đất tại xã Đồng Bục * Nội dung 3: Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2018. - Đánh giá tổng quát về công tác cấp GCNQSD đất củaxã Đồng Bục - Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đấtxã của Đồng Bục theo từng loại đất - Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất củaxã Đồng Bục theo từng năm - Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đấtxã của Đồng Bục theo từng nội dung - Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bànxã Đồng Bục qua ý kiến của các cán bộ quản lý Nhà nước và người dân.
  33. 24 * Nội dung 4:Những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp cho công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp - Từ các Nghị định, Quyết định, Công văn và Thông tư hướng dẫn thực hiện công tác cấp GCNQSDĐ. - Thu thập tài liệu từ cơ sở, các phòng, ban có liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ. - Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh- tế xã hội củaxã Đồng Bục - Thu thập số liệu về tình hình sử dụng đất củaxã. - Thu thập số liệu kết quả cấp giấy hàng năm của xã. 3.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp - Đối với cán bộ quản lý nhà nước về đất đai. Tiến hành phỏng vấn cán bộ quản lý để biết được những khó khăn cũng như trình độ của người quảnlý. Tổng số phiếu phỏng vấn cán bộ là5 - Phỏng vấn, điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên(theo mẫu phiếu điều tra đã xây dựng sẵn) các hộ gia đình trong xã. Mỗi thôn chọn ra 5 hộ, tổng số hộ được phỏng vấn là25 phiếu. 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý, phân tích số liệu và viết báo cáo - Sử dụng Microsoft Excel để tổng hợp số liệu. - Sử dụng Microsoft Word để viết báo cáo về số liệu. - Tổng hợp kết quả từ phiếu điều tra: Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định để khái quát kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã. Trên cơ sở số liệu thu thập được và phân tích chi tiết số liệu, phương pháp tổng hợp để có cái nhìn tổng quát về tình hình quản lý đất đai trên địa bàn xã. - Hoàn thiện đề tài nghiên cứu sau khi đã tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu.
  34. 25 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Đồng Bục là một xã thuộc khu vực 1, nằm ở phía tây bắc của huyện Lộc Bình, cách trung tâm huyện 2,5 km theo QL 4B. Với tổng diện tích tự nhiện của xã 972,22 ha; dân số 840 hộ với 3.755 nhân khẩu; có vịtrí tiếp giáp với các xã, thị trấn như sau: - Phía đông tiếp giáp xã Hữu Khánh và thị trấn Lộc Bình - Phía tây tiếp giáp xã Như Khuê và xã Xuân Mãn - Phía nam tiếp giáp xã Như Khuê, xã Lục Thôn và thị trấn Lộc Bình - Phía bắc tiếp giáp xã Xuân Mãn và xãMẫu Sơn. 4.1.1.2. Khí hậu Đồng Bục có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. Trong một năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân– Hạ - Thu – Đông. Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm đạt 22 - 23°C. Có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2- 5°C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,70°C và trung bình tháng thấp nhất 15°C. - Nắng: Số giờ nắng trong năm đạt 1.600 – 1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (đạt 170– 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (đạt 40 – 50 giờ). - Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764mm tập trung chủ yếu vào mùa mưa (tháng 6; 7; 8; 9), chiếm 85% lượng mưa cả năm, trong đó tháng 7; 8 có số ngày mưa nhiều nhất.
  35. 26 - Độ ẩm: Trung bình đạt khoảng 82%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 7; 8 lên đến 86– 87%, thấp nhất vào tháng 3 là 70%. - Gió: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). - Bão: Do nằm sâu trong đất liền nên phường ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão. . - Mùa đông lạnh giá có gió mùa đông bắc, lượng mưa ít, thường rét đậm, rét hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. 4.1.1.3. Các nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên đến thời điểm thống kê đất đai 2018 của xã Đồng Bục là 972,22 ha, trong đó bao gồm các nhóm đất sau: - Đất nông nghiệp: 841,97 ha chiếm 86,60 % diện tích tự nhiên - Đất phi nông nghiệp: 118,46 ha chiếm 12,18 % diện tích tự nhiên - Đất chưa sử dụng:11, 79 ha chiếm 1,21 % diện tích tự nhiên. * Tài nguyên nước - Nguồn nước mặt: Được cung cấp nước từsông Kì Cùng và các con suối nhỏ chảy trên địa bàn xã, hệ thống các hồ ao trong các thôn tương đối dày. Tuy nhiên do nước thải trong sinh hoạt chưa được xử lý đúng theo các quy trình kỹ thuật nên đã gây ra ô nhiễm nhất định cho nguồn nước mặt trên địa bàn xã. - Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm. Tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ của cáchộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng khơi cho thấy trữ lượng tương đối phongphú, mực nước ngầm có ở độ sâu– 4 5 m.
  36. 27 * Tài nguyên nhân văn Qua bao thế hệ với lịch sử văn hiến, truyền thống cách mạng, mảnh đất này đã sản sinh và nuôi dưỡng nên nhiều người con ưu tú để lại ngày nay những giá trị văn hóa. Ghi công những thành tựu và cống hiến, cho đếnnay Đảng bộ và nhân dân Trưng Vương đã được phong tặng danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước. Mặt khác, là trung tâm văn hóa, chính trị của thành phố và của tỉnh, trên địa bàn phường đón nhận dân cư từ nhiều khu vực đến sinh sống mang nhiều dân tộc và nhiều tôn giáo khác nhau. Mỗi dân tộc, tôn giáo có một phong tục tập quán, sinh hoạt, nền văn hóa riêng biệt nhưng mang đặc điểm cơ bản nhất rất đáng trân trọng và phát huy là các dân tộcanh em ở Trưng Vương luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, nương tựa giúp đỡ lẫn nhau mang đậm sắc thái của con người Việt Nam. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội - HĐND xã Đồng Bục khóa XIX, nhiệm kỳ 2016-2021 tổ chức kỳ họp thứ năm để đánh giá hoạt động của HĐND: Kết quả phản ánh tại kỳ họp cho thấy cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều cố gắng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, qua đó trên các mặt công tác đã cónhiều chuyển biến tích cực, tổng diện tích và năng suất cây trồng chính trong vụ Đông-xuân cơ bản đạt kế hoạch đề ra; tổng thu ngân sách đạt so với dự toán giao; làm mới được 1,5km đường giao thông nông thôn, sử dụng 140 tấn xi măng, nhân dân đóng góp được 93.000.000 đồng và 472m3 cát, sỏi, 854 ngày công lao động; đến nay xã đã đạt 11/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới; Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều chuyển biến, chất lượng giáo dụcngày càng được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Về báo cáo tổng hợp kiến nghịcủa cử tri trước Kỳ họp thứ 5, nhiều cử tri của xã đã đề nghị: cử tri thôn Khuôn
  37. 28 Van đề nghị cấp xi măng làm đường GTNT; tu sửa lại tuyến mương thôn Khòn Quắc – Phiêng Quăn; xây dựng tuyến mương thôn Pò Lạn; hỗ trợ làm ngầm qua cầu Khòn Chu – Phiêng Quăn; nâng cấp cột và đường dây điện tại các thôn Háng Cáu, Khuôn Van, Khòn Chu, Phiêng Phấy 4.1.2.1. Dân số, lao động Toàn xã có 3153 người, mật độ dân sốđạt 327 người/km2 Tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 90%, sản xuất kinh doanh chiếm 8%, dịch vụ chiếm 2% Lực lượng lao động của xã hàng năm vẫn đang được bổ sung thêm có nghĩa là gánh nặng giải quyết việc làm cho người lao động xã càng tăng 4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng * Cơ sở hạ tầng. - Về xây dựng cơ bản: Các công trình xây dựng cơ bản như trường học, trạm xá, các công trình phụ được xây dựng đáp ứng được yêu cầu của ngườidân. - Trường học bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đã được xây dựng khang trang - Trạm y tế xã đã đạt tiêu chuẩn quốc gia về nông thôn mới. * Hệ thống giao thông. - Đường giao thông tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế- xã hội. - Các tuyến đường được tu bổ thường xuyên đáp ứngđược mọi nhu cầu đi lại của người dân. Hiện nay, các tuyến đường này cơ bảnđáp ứng được ngu cầu giao thông, định hướng trong tương lai cần mở rộng hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. cụ thể là tiếp tục đổi ứng xây dựng đường bê tông liên thôn theo phương án “ Nhà nước và nhân dân cùng làm”, hoàn thiện hồ sơ
  38. 29 * Hệ thống thông tin liên lạc. Do xã hội ngày càng phát triển nên hệ thống thông tin liên lạc làmột phần không thể thiếu được của bà con nhân dân trong xã. Nhờ hệ thống thông tin thông suốt từ xã đến thôn đã thực hiện công tác tuyên truyền những đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định củađịa phương đến tận người dân. Từ đó, góp phần nâng cao dân trí và phục vụkịp thời cho các sự kiện chính trị, các ngày lễ lớn, cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tổ chức kiểm tra, xét công nhận gia đình văn hóa. * Hệ thống thủy lợi. Xã có kênh mương đã được kiên cố hóa 3,5Km, về cơ bản đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu, các hoạt động sản xuấtcủa bà con * Mạng lưới điện. Hiện nay trên địa bàn phường 100% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia. Nguồn điện đang sử dụng trên địa bàn xã tương đối ổn định do các trạm hạ thế, trạm trung chuyển. Đường dây vào các khu dân cư đãđược quản lý tốt ảmđ bảo cho việc cung cấp điện và vấn đề an toàn khi sử ện.dụng đi Toàn xã có 11 trạm biến áp, mỗi trạm 100KVA. 4.2.2.3. Văn hóa, giáo dục, y tế * Văn hóa. Các hoạt động văn hóa phát triển mạnh góp phần cải thiện đời sốngtinh thần cho người dân và bài trừ tệ nạn xã hội và phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã và đang phát triển sâu rộng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực. Phối hợp với các ban ngành trong thành phố tổ chức chỉ đạocác câu lạc bộ văn hóa như phụ nữ với gia đình văn hóa, câu lạcbộ không sinh con thứ 3 Các hoạt động quản lý di tích, lễ hội được duy trì chấp hành đúng quy định, các loại truyền thống được khôi phục và phát triển. Duy trì thường xuyên thời lượng phát triển hằng ngày nhằm tuyên truyền các nhiệm vụchính trị của Đảng và Nhà nước, các kỳ họp Hội đồng nhân dân.
  39. 30 Nhà văn hóa được xây dựng 11/11 thôn * Giáo dục. Trường học bao gồm trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở đã được xây dựng khang trang, nhưng về cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu. *Y tế. Toàn xã có 1 trạm y tế với đội ngũ cán bộ y tế, cộng tác viên đượctăng cường, đến nay trạm được xây dựng kiên cố, khang trang. 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng đất xã Đồng Bục 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Bục 4.2.1.1. Nhóm đất nông nghiệp Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Đồng Bục năm 2018 Cơ cấu(%) Diện tích So với STT Mục đích sử dụng So với Mã (ha) đất DTTN NNP 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 841,97 86,60 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 374,18 38,52 44,47 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 318,18 32,74 37,8 1.1.2 Đất trồng lúa LUA 183,08 18,86 21,79 1.1.3 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 87,33 8,98 10,38 1.1.4 Đất trồng lúa nước còn lại LUK 96,04 9,78 11,41 1.1.6 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 134,71 13,86 16,01 1.1.7. Đất bằng trồng cây hàng năm khác BHK 111,42 11,47 13,25 1.1.8 Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác NHK 23,29 2,4 2,76 1.1.9 Đất trồng cây lâu năm CLN 56,10 5,78 6,67 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 456,12 46,92 54,15 1.2.1 Đấtrừng sản xuất RSX 456,12 46,92 54,15 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 11,66 1,2 1,38 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục)
  40. 31 4.2.1.2. Nhóm đất phi nông nghiệp Bảng 4.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp xã Đồng Bục năm 2018 Cơ cấu(%) Diện STT Mục đích sử dụng Mã So với So với đất tích(ha) DTTN PNN 1 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 118,46 12,14 100 1.1 Đất ở OCT 37,60 3,83 31,5 1.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 37,60 3,83 31,5 2 Đất chuyên dùng CDG 37,01 3,81 31,35 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,17 0,02 0,14 Đất xây dựng công trình sự 2.2 DSN 1,4 0,14 1,19 nghiệp 2.3 Đất xây dựng cơ sở y tế DYT 0,06 0,01 0,05 Đất xây dựng cơ sở giáo dục và 2.4 DGD 1,34 0,14 1,14 đào tạo 2.5 Đất thương mại, dịch vụ TMD 0,62 0,06 0,53 Đất sử dụng vào mục đích công 2.6 CCC 34,83 3,58 29,51 cộng 2 6.1 Đất giao thông DGT 29,23 3,01 24,76 2.6.2 Đất thuỷ lợi DTL 5,39 0,55 4,57 2.6.3 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 0,16 0,02 0,14 2.6.4 Đất công trình năng lượng DNL 0,02 0 0,02 Đất công trình bưu chính, viễn 2.6.5 DBV 0,03 0 0,03 thông 3 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 1,71 0,18 1,45 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà 4 NTD 5,49 0,56 4,65 tang lễ, nhà hỏa táng 5 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 36,39 3,74 30,83 6 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,26 0,03 0,22 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục)
  41. 32 4.2.1.3. Nhóm đất chưa sử dụng Bảng 4.3. Hiện trạng sử đất chưa sử dụng xã Đồng Bục năm 2018 Cơ cấu(%) Diện tích STT Mục đích sử dụng Mã (ha) So với So với đất DTTN CSD 3 Đất chưa sử dụng CSD 11,79 1,21 100 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BSC 4,72 0,48 39,98 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 7,07 0,72 60,00 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - - - (Nguồn: UBND xã Đồng Bục) * Đánh giá hiện trạng sử dụng đất Theo thống kê hiện trạng tính đến ngày 31/12/2018 tổng diện tích tự nhiên của xã Đồng Bục 972,22 ha, được phân bố cho các mục đích sử dụng đất sau: - Đất nông nghiệp: 841,97 ha chiếm 86,64 % diện tích tự nhiên + Đất sản xuất nông nghiệp: 374,18 ha chiếm 38,523 % diện tích tự nhiên + Đất lâm nghiệp:456 ,12 ha chiếm 46,91 % diện tích tự nhiên + Đất nuôi tồng thủy sản: 11,66 ha chiếm 1,2 % diện tích tự nhiên - Đất phi nông nghiệp: 118,46 ha chiếm 12,14 % diện tích tự nhiên + Đất ở tại nông thôn: 37,60 ha chiếm 3,83 % diện tích tự nhiên + Đất chuyên dùng: 37,01 ha chiếm 3,81 % diện tích tự nhiên + Đất cơ sở tín ngưỡng: 1,71 ha chiếm 0,18 % diện tích tự nhiên + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 5,49 ha chiếm0 ,56 % diện tích tự nhiên + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối: 36,39 ha chiếm 3,74 % diện tích tự nhiên. - Đất chưa sử dụng:11, 79 ha chiếm 1,21 % diện tích tự nhiên.
  42. 33 + Đất bằng chưa sử dụng: 4,72 ha chiếm 0,48% tổng diện tích tự nhiên. + Đất đồi núi chưa sử dụng: 7,07 ha chiếm 0,73 % tổng diện tích tự nhiên. * Phân tích cơ cấu, diện tích theo đối tượng sử dụng đất - Hộ gia đình cá nhân (GDC): 880,19 ha, chiếm tỷ lệ 90,53 % so với tổng diện tích tự nhiên. - Tổ chức kinh tế (TKT): 0,05 ha, chiếm tỷ lệ 0,01 % so với tổng diện tích tự nhiên. - Cơ quan đơn vị của nhà nước (TCN): 0,17 ha, chiếm tỷ lệ 0,02 % so với tổng diện tích tự nhiên. - Tổ chức sự nghiệp công lập(TSN): 1,4 ha, chiếm tỷ lệ 0,14 % so với tổng diện tích tự nhiên. - Cộng đồng dân cư và Cơ sở tôn giáo (CDS): 1,87 ha, chiếm tỷ lệ 0,19 % so với tổng diện tích tự nhiên. * Phân tích cơ cấu, diện tích theo đối tượng được giao để quản lý đất. - UBND cấp xã (UBQ): 71,08 ha, chiếm tỷ lệ 7,31 % so với tổng diện tích tự nhiên. - Cộng đồng dân cư và Tổ chức khác (TKQ): 17,47 ha, chiếm tỷ lệ 1,8 % so với tổng diện tích tự nhiên. 4.2.2. Tình hình quản lý đất đai tại xã Đồng Bục 4.2.2.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai Hiến pháp 1992 khẳng định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý ”. Như vậy, ở nước ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân, đất đai là tài sản chung và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và quản lý toàn bộ đấtđai. Để quản lý và sử dụng đất đai thực sự có hiệu quả thì việc xây dựng vàhoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về đất đai là vô cùng g.quan trọn
  43. 34 Sau khi Luật Đất đai năm 2013 và các nghị định, thông tư dưới luật có hiệu lực, UBND xã Đồng Bục đã tổ chức triển khai mở các lớp tập huấncho cán bộ và tuyên truyền cho nhân dân, dần đưa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp. 4.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính Hồ sơ địa giới hành chính của xã gồm: + Bản đồ địa giới hành chính Xã + Sơ đồ vị trí các mốc địa giới hành chính xã. + Bảng tọa độ các mốc địa giới hành chính, các điểm đặc trưng trên đường địa giới hành chính xã. + Biên bản xác nhận mô tả đường địa giới hành chính Xã. + Phiếu thống kê các yếu tố địa lý có liên quan đến địa giới hành chính. + Biên bản bàn giao mốc địa giới hành chính. 4.2.2.3. Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất Hiện nay xã đang sử dụng bản đồ địa chính năm 2016, 2009. Bản đồ giải thửa 299 đo vẽ năm 1988 tuy đã cũ nhưng được bảo quản cận thận, đáp ứng được nhu cầu tra cứu vị trí thửa đất, số thửa, diện tích đấtcủa các xóm trên địa bàn xã. Bản đồ quy hoạch của xã đến năm 2020. Ngoài ra còn có hệ thống bản đồ số nhằm đáp ứng các yêu cầu của công việc liên quan đến đấtđai. 4.2.2.4. Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết của xã đến năm 2020 đãđược lập, thẩm định và xét duyệt theo quy định đã góp phần quan trọng thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn, làm căn cứ pháplý cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất Ngoài ra hàng năm Ủy ban nhân dân xã đều lập kế hoạch sử dụng đất với mục đích đápứng nhu cầu các nhu cầu kinh tế - xã hội trên địa bàn.
  44. 35 4.2.2.5. Tình hình tranh chấp, khiếu nại tố cáo về sử dụng đất và kết quả xử lý Công tác kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật vềđất đai trên địa bàn xã trong những năm qua được tiến hành thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tốt. Thường xuyên kiểm tra theo dõi các trường hợpsử dụng đất không đúng mục đích, không đúng quy hoạch. Đôn đốc kiểm tra, theo dõi các quy hoạch treo trên địa bàn xã để đảm bảo sử dụng đất theo pháp luật về đất đai. 4.2.2.6. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai Được sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn của Sở Tài nguyên vàMôi trường, sự chỉ đạo của Phòng Tài nguyên và Môi trường công tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn xã được triển khai khá tốt. Đất đai của xã đãđược thống kê hàng năm theo quy định của ngành. 4.2.2.7. Tình hình quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản Công tác quản lý Nhà nước về giá đất nhìn chung còn nhiều vấn đềbất cập, chưa đạt hiệu quả cao do phụ thuộc chủ yếu vào khả năng cung- cầu trên thị trường. Cơ chế vận hành, quản lý và phát triển thị trường quyền sửdụng đất trong thị trường bất động sản, vai trò quản lý Nhà nước về giá đất còn gặp nhiều khó khăn. Theo khung giá của UBND huyện ban hành, xã tổchức hướng dẫn về giá đất, giá trị bất động sản cho nhân dân trong xã tạo điều kiện cho nhân dân trao đổi và tham khảo, quản lý chặt chẽ việc chuyển nhượng, cho thuê quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất. 4.2.2.8. Tình hình quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Trong những năm qua xã đã cố gắng, quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn cácquyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
  45. 36 Tuy nhiên diện người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất (1 trong số 6 quyền chung của người sử dụng đất) và sử dụng theo quy hoạch còn hạn chế có ảnh hưởng không nhỏ đến sự cố gắng, vai tròvàhiệu quả của công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụcủa người sử dụng đất. 4.2.2.9. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và sử lý vi phạm pháp luật về đất đai Công tác kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn xã trong những năm qua được tiến hành thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tốt, nhằm giúp phát hiện và giải quyết các vi phạmpháp luật về đất đai. Thường xuyên kiểm tra theo dõi các trường hợpsửdụng đất không đúng mục đích, không đúng quy hoạch. Đôn đốc kiểm tra, theo dõi các quy hoạch trên địa bàn xã để đảm bảo sử dụng đất theo pháp luật về đấtđai. 4.2.2.10. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai Công tác giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tốcáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai được duy trì thường xuyên và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. UBND xã đã lập biên bản xửlý các trường hợp xây dựng không phép, do nhiều nguyên nhân, tình trạng sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm, tranh chấp đất đai trên địa bànxã còn xảy ra; việc thu hồi đất, đền bù giải phóng mặt bằng thực hiệnrất khó khăn. 4.2.2.11. Công tác đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Năm 2018 tiếp tục triển khai thực hiện công tác quản lý đất đai, xãđã chỉ đạo quyết liệt trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấtvà thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai đến nay đã hoàn thành kếhoạch
  46. 37 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do phòng tài nguyên giao cho; tập trung giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo, xử lý các trường hợp viphạm pháp luật về đất đai, môi trường. 4.3. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016-2018 4.3.1. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục qua các năm 4.3.1.1. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Đồng Bục năm 2016 Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã năm 2016 Số hộ gia đình, cá nhân (hộ) Diện tích (m2) STT Thôn Tỷ lệ Cần cấp Đã cấp Tỷ lệ (%) Cần cấp Đã cấp (%) 1 Pò Lạn 4 4 100 878,6 878,6 100 2 Pò Vèn 3 3 100 540,7 540,7 100 3 Khòn Miện 3 2 66,67 306,0 199,0 65,03 4 Khòn Có - - - - - - 5 Khòn Chu - - - - - - 6 Phiêng Quan 5 5 100 1.010,6 1.010,6 100 7 Lăng Xè 6 6 100 1.563,4 1.563,4 100 8 Khòn Quắc 1 1 1 100 150,0 150,0 100 9 Khòn Quắc 2 3 3 100 889,1 889,1 100 10 Phiêng Phấy 4 4 100 782,7 782,7 100 11 Khuân Van - - - - - - Tổng 35 34 95.8 6.030,4 5.923,7 95,63 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục)
  47. 38 * Nhận xét: Tình hình cấp GCNQSD đất năm 2016 của các tổ trên địa bàn xã là khá đồng đều. Trong tổng số 11 thôn của xã thì có 7 tổ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nhất có tỷ lệ cấp GCNQSD đất cao nhất, đạt 100% số đơn cần cấp, tức là trong 1 thôn này có bao nhiêu đơn cần cấp thì cấp được bấy nhiêu giấy chứng nhận. Trong năm 2016: - Về diện tích: Xã Đồng Bục theo kết quả thống kê rà soát số diện tích do các hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng cần cấp giấy chứng nhậnQSD đất là 6.030,4m2 tính đến ngày 31/12/2016 trên địa bàn xã đã cấp được số liệu diện tích là 5.923,7m2, đạt 95,63% số diện tích cần cấp. Diện tích chưa được cấp là 107 m2. Năm 2016 diện tích cần cấp Giấy chứng nhận QSDđất là theo kế hoạch của Huyện giao cho xã là 7.000 m2. - Về số hộ: Qua kết quả rà soát trên toàn địa bàn xã có 35 hộ. Trong đó đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất là34 hộ. Số hộ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 1 hộ. - Kết quả thực hiện: Tính đến 20/11/2016 kết quả cấp Giấy chứng nhậnQSD đất như sau: + Về diện tích: Đã cấp 5.923,7/7.000 m2 đất hộ gia đình, cá nhân đạt 84,62% so với kế hoạch của thành phố giao choxã. + Về số hộ: Đã cấp 34/35 hộ đạt 95,8% số hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất số hộ còn lại 1 hộ phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/12/2016. + Số hộ chưa đủ điều kiện cấp là01 hộ gồm ở các dạng: Số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sử dụng sai mục đích (xây nhà trên đất nông nghiệp)01 hộ ở Thôn Khòn Miện.
  48. 39 4.3.1.2. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Đồng Bục năm 2017 Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã năm 2017 Số hộ gia đình, cá nhân (hộ) Diện tích (m2) STT Thôn Cần cấp Đã cấp Tỷ lệ (%) Cần cấp Đã cấp Tỷ lệ (%) 1 Pò Lạn 3 3 100 878,6 878,6 100 2 Pò Vèn 5 5 100 940,5 940,5 100 3 Khòn Miện 1 0 0 120,0 0 0 4 Khòn Có 3 3 100 527,1 527,1 100 5 Khòn Chu 5 4 80 1.021,2 661.2 64,75 6 Phiêng Quan 7 7 100 1.975,8 1.975,8 100 7 Lăng Xè 1 1 100 360 360 100 8 Khòn Quắc 1 - - - - - - 9 Khòn Quắc 2 7 5 71,4 2.132,3 1.562,3 73,3 10 Phiêng Phấy 5 4 80 978,7 878,7 89,9 11 Khuân Van 2 2 100 432,6 432,6 100 Tổng 39 34 92,4 9.366,7 8.216,8 92 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục) * Nhận xét: Trong năm 2017 toàn xã có 39 đơn đăng ký cấp GCNQSD đất, có 34 trường hợp hộ gia đình, cá nhân được cấp vớitổng diện tích cấp được là 8.216,8m2. Có 3 trường hợp chưa cấp GCNQSD đất với lý do đang trong quá trình cấp GCNQSD đất.
  49. 40 Trong năm 2017: - Về diện tích: Xã Đồng Bục theo kết quả thống kê rà soát số diện tích do các hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng cần cấp giấy chứng nhậnQSD đất là 9.366,7 m2 tính đến ngày 31/12/2016 trên địa bàn xã đã cấp được số liệu diện tích là 8.216,8 m2, đạt 92% số diện tích cần cấp. Diện tích chưa được cấp là 1.149,9 m2. Năm 2017 diện tích cần cấp Giấy chứng nhận QSDđất là theo kế hoạch của Huyện giao cho xã là 10.000 m2. - Về số hộ: Qua kết quả rà soát trên toàn địa bàn xã có 39 hộ. Trong đó đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất là 37 hộ. Số hộ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 2 hộ. - Kết quả thực hiện: Tính đến 20/11/2017 kết quả cấp Giấy chứng nhận QSD đất như sau: + Về diện tích: Đã cấp 8.216,8/10.000 m2 đất hộ gia đình, cá nhân đạt 82,2% so với kế hoạch của thành phố giao choxã. + Về số hộ: Đã cấp 34/39 hộ đạt 92,4% số hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất số hộ còn lại 7 hộ phấn đấu hoàn thành trước ngày 30/12/2017. + Số hộ chưa đủ điều kiện cấp là02 hộ gồm ở các dạng: Sốhộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đang tranh chấp 01 hộ . Số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa rõ nguồn gốc (chưa xác định được nguồn gốc đất) 01 hộ
  50. 41 4.3.1.3. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Đồng Bục năm 2018 Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã năm 2018 Số hộ gia đình, cá nhân (hộ) Diện tích (m2) STT Thôn Cần cấp Đã cấp Tỷ lệ (%) Cần cấp Đã cấp Tỷ lệ (%) 1 Pò Lạn 6 6 100 1.043,6 1.043,6 100 2 Pò Vèn 3 2 66,7 752,5 517,6 68,8 3 Khòn Miện 5 3 60 1.108,7 648,8 58,5 4 Khòn Có 1 1 100 527,1 527,1 100 5 Khòn Chu 5 5 100 1.021,2 1.021,2 100 6 Phiêng Quan 7 7 100 1.987,1 1.987,1 100 7 Lăng Xè 8 7 87,5 2.087,5 1.679.9 80,5 8 Khòn Quắc 1 2 2 100 489,4 489,4 100 9 Khòn Quắc 2 5 5 100 912,5 912,5 100 10 Phiêng Phấy 2 0 0 532,2 0 0 11 Khuân Van - - - - - - Tổng 44 38 90,5 9.929,6 8.827,2 89,8 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục) * Nhận xét: Tình hình cấp GCNQSD đất năm 2018 của các Thôn trên địa bàn xã là không đồng đều. - Về diện tích: Xã Đồng Bục theo kết quả thống kê rà soát số diện tích do các hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụng cần cấp giấy chứng nhậnQSD đất là 9.929,6m2 tính đến ngày 31/12/2018 trên địa bàn xã đã cấp được số liệu
  51. 42 diện tích là 8.8227,2m2, đạt 89,8 số diện tích cần cấp. Diện tích chưa được cấp là 1102,4 m2. Năm 2018 diện tích cần cấp Giấy chứng nhận QSD đất là theo kế hoạch của thành phố giao choxã là 10.000 m2. - Về số hộ: Qua kết quả rà soát trên toàn địa bàn xã có 44 hộ. Trong đó đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất là 44 hộ. - Kết quả thực hiện: Tính đến 20/11/2018 kết quả cấp Giấy chứng nhận QSD đất như sau: + Về diện tích: Đã cấp 8.827,2/10.000m2 đất hộ gia đình, cá nhân đạt 88,3% so với kế hoạch của thành phố giao choxã. + Về số hộ: Đã cấp 38/44 hộ đạt 90,5% số hộ đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đất số hộ còn lại 5 hộ phấnđấu hoàn thành trước ngày 30/12/2018. 4.3.1.4. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSD đất cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 4.7. Tổng hợp kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã giai đoạn 2016 - 2018 Không được Cần cấp Đã cấp Chưa cấp cấp Năm Số Diện Tỷ Số Diện Số Diện Tỷ Số Diện Tỷ Tỷ lệ hộ tích lệ hộ tích hộ tích lệ hộ tích lệ (%) (hộ) (m2) (%) (hộ) (m2) (hộ) (m2) (%) (hộ) (m2) (%) 2016 35 6.030,4 100 34 5.923,7 95,63 0 0 0 1 107 1,8 2017 39 9.366,7 100 34 8.216,8 92,0 3 969 10,3 2 280 3 2018 44 9.929,6 100 38 8.827,2 89,8 4 1.102,4 11,1 0 0 0 Tổng 25.326,7 100 106 22.867,7 92,5 7 1.798,4 10,7 3 387 2,4 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục)
  52. 43 50 45 40 35 30 2016 25 2017 20 2018 15 10 5 0 cần cấp đã cấp chưa cấp Không được cấp Hình 4.2. Biểu đồ kết quả cấp GCNQSD đất giai đoạn 2016 – 2018 Trong 03 năm từ năm 2016 đến năm 2018: - Về diện tích: Xã Đồng Bục theo kết quả thống kê rà soát số diện tích do các hộ gia đình, cá nhân quản lý và sử dụngcần cấp giấy chứng nhận QSD đất 25.326,7 m2 trong 3 năm từ năm 2016 đến năm 2018 trên địa bàn xã đã cấp được số liệu diện tích là22.867,7 m2, đạt 92,5 số diện tích cần cấp. Diện tích được cấp bổ sung là1.798,4 m2. Diện tích chưa được cấp là 387m2. - Về số hộ: Qua kết quả rà soát trên toàn địa bàn thành phố có118 hộ. Trong đó đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận QSD đấtlà106 hộ. Số hộ chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận là 03 hộ; đã giải quyết đơn từ năm 2016 trường hợp 1 hộ , hoàn thành việc cấp GCNQSD đất cho hộ này. - Kết quả thực hiện: Tính đến 31/12/2018 kết quả cấp Giấy chứng nhận QSD đất như sau: + Về diện tích: Đã cấp 22.867,7/25.326,7 m2 đất hộ gia đình, cá nhân đạt92,5 % so vớitổng diện tích đất cần cấp.
  53. 44 + Về số hộ: Đã cấp 109/118 hộ đạt 92,4% còn lại 03 chưa đủ điều kiện cấp GCNQSD đất. + Số hộ chưa đủ điều kiện cấp là03 hộ gồm ở các dạng: Số hộ gia đình, cá nhân đã có Thông báo nộp tiền sử dụng đất nhưng không thực hiện 01 h. Năm 2016 hộ này sử dụng sai mục đích, đến năm 2016 đã chuyển mục đích sử dụng đất từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm; năm 2017 tiếp tục chuyển từ đất trồng cây lâu năm sang đất ởnhưng đã quá thời hạn nộp tiền sử dụng đất; Số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất đang tranh chấp 01 hộ ở từ nă 2016 đến nay vẫn dang trong thời gian hòa giải; Số hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất chưa rõ nguồn gốc (chưa xác định được nguồn gốc đất) 01 hộ từ năm 2017. - Năm 2017 là năm có số đơn cần cấp thấp nhất trong 3 năm tuy nhiên diện tích cần cấp lại đứng thứ 2 trong 03 năm qua và công việc hoàn thànhlà nhanh, tỷ lệ hoàn thành việc cấp GCNQSD đất là cao nhất. Trong 68 đơn cần cấp thì chỉ có 5 đơn chưa được cấp giấy chứng nhận nhưng đã được cấp bổ sung trước tết năm 2018 và không có đơn tồn, đơn không được cấp GCNQSD đất. - Năm 2018, số đơn cần cấp cao nhất trong 3 năm qua; diện tích cần cấp cũng là nhiều nhất, nhiều hơn năm 2016 là 3.003,5 m2 và nhiều hơn năm 2017 là 610,4 m2. Nhưng tỷ lệ hoàn thành công tác cấp GCN của năm 2017 cao hơn năm 2018 là và thấp hơn năm 2016. Nguyên nhân: Do Luật đất đai ban hành năm 2013 đã xử lý được nhiều điểm thiếu sót của các Luật đất đai trước đây. Các văn bản dưới luật được ban hành giúpcho việc thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai nói chung vàcấp GCNQSD đất nói riêng được diễn ra một cách nhanh chóng. Do sự hiểu biết của người dân về đất đai những nămgần đây được cải thiện rõ rệt.
  54. 45 4.3.2. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất cho tố chức, cộng đồng dân cư Bảng 4.8. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất cho tổ chức, cộng đồng dân cư giai đoạn 2016 - 2018 Tổng số tổ Diện tích cần Tổng số tổ Diện tích được STT Năm chức cần cấp cấp (m2) chức đã cấp cấp (m2) 1 2016 1 450,4 1 450,4 2 2017 1 500 1 500 3 2018 2 1.012,6 2 1.012,6 Tổng 5 1.963,1 4 1.963,1 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục) Qua bảng 4.8 cho thấy toàn xã đã có 4 tổ chức, cộng đồng dân cư được giao đất, thuê đất trong giai đoạn này với diện tích 1.963,1m2 và đã cấp GCNQSD đất cho tất cả diện tích trên. Kết quả cấp GCNQSD đất cho các tổ chức đạt kết quả cao như vậy là do cơ chế thông thoáng của địa phương muốn thu hút các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào xã. Đó là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nướcta mang lại quyền lợi chính đáng cho các tổ chức yên tâm đầu tư sản xuất. 4.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất theo loại đất trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016 – 2018 4.3.3.1. Kết quả cấp GCNQSD đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 4.9. Kết quả cấp GCNQSD đất nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016 – 2018 Tổng số đất Diện tích Tổng số đất nông Diện tích Năm nông nghiệp đã được cấp STT nghiệp cần cấp cần cấp (m2) cấp (m2) 1 2016 30 5.630,7 30 5.630,7 2 2017 27 5.050,5 26 4.744,5 3 2018 33 6.540,3 33 6.540,3 Tổng 90 17.221,5 89 16.915,1 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục)
  55. 46 Từ bảng 4.9 ta thấy: Tình hình cấp GCNQSD đất nông nghiệp của cáctổ trên địa bàn xã là không đồng đều. Tính đến trước 1/1/2019, trong xã Đồng Bục hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận. Chỉ có 1 trường hợp không được cấp GCNQSD đất với lý dođ ã nêu ở trên. Trong 3 năm 2016 – 2018 có 90 trường hợp cấp GCNQSD đất nông nghiệp với tổng diện tích là 17.221,5m2. Cấp được 89/90 đơn chiếm tỷ lệ 98,8% trên tổng số đơn, với diện tích là 16.915,1/17.221,5m2 chiếm tỷ lệ 89,2% trên ổng diện tích cần cấp. Việc cấp GCNQSD đất diễn ra tương đối nhanh chóng. 4.3.3.2. Kết quả cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 4.10. Kết quả cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016 – 2018 Tổng số đất phi Diện tích Tổng số đất phi Diện tích STT Năm nông nghiệp cần cần cấp nông nghiệp đã được cấp cấp (m2) cấp (m2) 1 2016 12 1.751,6 12 1.644,6 2 2017 20 2.452,5 19 2.332,5 3 2018 18 2.406,1 18 2.406,1 Tổng 50 6.610,1 48 6.383,2 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục) Từ bảng 4.10 ta thấy: Tình hình cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp của các tổ trên địa bàn xã là không đồng đều. Tính đến trước tết Nguyên đán năm 2019, trong xã Đồng Bục thì có 48 hộ hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận. Còn 02 hộ không được cấp GCNQSD đất với lý do đã nêu ở trên.
  56. 47 Trong 3 năm 2016 – 2018 có 50 trường hợp cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp với tổng diện tích là6.610,1m2. Cấp được 48/50 đơn chiếm tỷ lệ 96% trên tổng số đơn, với diện tích là 6.383,2/6.610,1m2 chiếm tỷ lệ 96,6% trên tổng diện tích cần cấp. Việc cấp GCNQSD đất diễn ra tương đối nhanh chóng. 4.3.4. Đánh giá kết quả cấp GCNQSD đất theo từng nội dung trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 4.11. Công tác cấp GCNQSD theo từng nội dung trên địa bàn xã Số bộ hồ sơ (bộ) Diện tích (m2) STT Nội dung Cần Được Tỷ lệ Cần Cấp Tỷ lệ cấp cấp (%) cấp được (%) 1 Cấp đổi 20 19 95,0 6.078,1 5.672,4 93,3 2 Cấp mới 40 38 95,0 14.076,4 13.387,8 95,1 3 Chuyển nhượng 18 17 94,4 5.277,2 4.917,2 93,2 4 Tặng cho 9 9 100,0 1.698,1 1.698,1 100 5 Thừa kế 16 15 93,8 6.703,7 5.204,6 77,6 6 Chuyển mục đích 15 14 93,3 1.932,9 1.803,5 93,3 Tổng 118 112 95,25 35.766,4 32.683,6 92,08 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục) Trong đó: Bảng 4.12. Kết quả cấp GCNQSD theo từng nội dung trên địa bàn xã Số bộ hồ sơ được Diện tích đã Số GCNQSD STT Nội dung cấp (bộ) cấp (m2) đất đã cấp (giấy) 1 Cấp đổi 19 5.672,4 19 2 Cấp mới 38 13.387,8 60 3 Chuyển nhượng 17 4.917,2 26 4 Tặng cho 9 1.698,1 13 5 Thừa kế 15 5.204,6 30 6 Chuyển mục đích 14 1.803,5 16 Tổng 112 32.683,6 164 (Nguồn: UBND xã Đồng Bục)
  57. 48 * Nhận xét: - Về cấp đổi GCNQSD đất: tính đến nay, xã đã được cấp được19 GCNQSD đất với tổng diện tích là 7.078,1m2 trong đó có 1 trường hợp chưa được cấp đổi. Hoàn thành 95% việc cấp đổi GCNQSD đất. - Về mới GCNQSD đất: tính đến nay có 38 trường hợp, xã đã đượccấp mới 60 GCNQSD đất với tổng diện tích .là 13 387,8m2, còn 2 trường hợp không được cấp với diện tích 688,6m2 chưa xác định được nguồn gốc sử dụng đất. - Chuyển nhượng là 17 trường hợp, cấp được 26 GCNQSD đất còn lại 1 trường hợp không được cấp do tranh chấp với diện tích 360m2. - Tặng cho là 9 trường hợp, cấp được 13 GCNQSD đất, hiệu quả đạt 100%. - Thừa kế là 15 trương hợp, cấp được 30 GCNQSD đấ với tổng diện tích 5.204,6 m2, còn 1 trường hợp chưa giải quyết - Đã chuyển mục đích. 1 803,5/1.932,9m2 từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và đất lúa sang đất vườn tạp. Còn lại 01 trường hợp với diệntích 129,4m2 do quá hạn nộp tiền sử dụng đất nên không được cấp GCNQSD đất. Bảng 4.13. Biến động diện tích đất theo mục đích sử dụng đất năm 2018 so với năm 2017 Đơn vị: ha Diện tích Diện tích Tăng (+) STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã năm 2018 năm 2017 giảm (-) (ha) (ha) Tổng diện tích tự nhiên 972,22 972,22 0,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 841,97 842,09 -0,12 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 374,18 374,30 -0,12 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 318,08 318,17 -0,09 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 183,37 183,39 -0,02 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 134,71 134,78 -0,07 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 56,10 56,13 -0,03
  58. 49 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 456,12 456,12 0,00 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 456,12 456,12 0,00 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH - - - 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD - - - 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 11,66 11,66 0,00 1.4 Đất làm muối LMU - - - 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH - - - 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 118,46 118,34 0,12 2.1 Đất ở OCT 37,6 37,48 0,12 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 37,6 37,48 0,12 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT - - - 2.2 Đất chuyên dùng CDG 37,01 37,01 0,00 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,17 0,17 0,00 2.2.2 Đất quốc phòng CQP - - - 2.2.3 Đất an ninh CAN - - - 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 1,40 1,40 0,00 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông 2.2.5 CSK 0,62 0,62 0,00 nghiệp 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công ộc ng CCC 34,83 34,83 0,00 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON - - - 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 1,71 1,71 0,00 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang 2.5 NTD 5,49 5,49 0,00 lễ, nhà hỏa táng 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 36,39 36,39 0,00 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 0,26 0,26 0,00 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK - - - 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 11,79 11,79 0,00 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 4,72 4,72 0,00 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 7,07 7,07 0,00 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS - - - (Nguồn: UBND xã Đồng Bục)
  59. 50 Từ những số liệu 4.13 bảng trên cho thấy: Tổng diện tích tự nhiên năm 2018 không tăng giảm so với năm 2017. * Đất nông nghiệp diện tích: 841,97 ha: Giảm 0,05 ha Trong đó: - Đất sản xuất nông nghiệp diện tích: 374,54 ha: Giảm 0,12 ha - Đất trồng cây hàng năm diện tích: 318,08 ha: Giảm 0,09 ha - Đất trồng lúa diện tích: 183,37 ha. Giảm 0,02 ha - Đất trồng cây hàng năm khác diện tích: 134,71 ha. Giảm 0,07ha. - Đất trồng cây lâu năm diện tích: 56,10 ha: Giảm 0,1ha - Đất lâm nghiệp diện tích: 456,12 ha: Giảm 0,2ha - Đất nuôi trồng thủy sản diện tích: 11,66 ha: Không tăng giảm * Đất phi nông nghiệp diện tích: 118,46 Tăng 0,12 ha Trong đó: - Đất ở nông 37,60 Tăng 0,12 ha - Đất chuyên dùng diện tích: 37,01 ha: Không tăng giảm - Đất trụ sở cơ quan diện tích: 0,17 ha: - Đất cơ sở sản xuất kinh doanh: 0,61 ha. - Đất có mục đích công ộc ng diện tích: 34,83 ha. + Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 1,40 ha. + Đất giao thông diện tích: 29,23 ha. + Đất công trình năng lượng: 0,02 ha. + Đất bưu chính viễn thông diện tích 0,02 ha. + Đất cơ sở văn hoá diện tích: 0,16 ha: + Đất cơ sở y tế diện tích: 0,06 ha. + Đất cơ sở giáo dục đào tạo diện tích: 1,34 ha. + Đất cơ sở thể dục thể thao diện tích: 0,51 ha. - Đất tôn giáo tín ngưỡng diện tích: 1,71 ha: Không tăng giảm
  60. 51 - Đất nghĩa trang, nghĩa địa diện tích: 5,49 ha: Không tăng giảm - Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 36,39 ha: Không tăng giảm - Đất có mặt nước chuyên dùng: 0,26 ha. - Đất chưa sử dụng diện tích: 11,78 ha: Không tăng giảm + Đất bằng chưa sử dụng: 4,71 ha: Không tăng giảm + Đất đồi núi chưa sử dụng: 7,07 ha: Không tăng giảm. 4.3.5. Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Đồng Bục qua ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước và người dân 4.3.5.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất đất trên địa bàn xã Đồng Bục qua ý kiến của cán bộ quản lý nhà nước về đất đai Bảng 4.14. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý nhà nước về đất đai. Không Đồng ý Chỉ tiêu đồng ý Số phiếu Số phiếu Có được tập huấn thường xuyên về công tác cấp giấy 5 - chứng nhận QSDĐ Có hiểu biết về thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ 5 - Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đáp ứng yêucầu - 5 công việc Người dân cung cấp thiếu thông tin 4 1 Công việc, hồ sơ quá nhiều gây áp lực lên đội ngũ cánbộ 5 - Các thay đổi pháp lý liên tục có gây khó khăn trong 1 4 việc áp dụng (Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
  61. 52 Nhận xét: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đấttheo ý kiến cán bộ quản lý nhà nước trên địa bàn xã Đồng Bục giai đoạn 2016 – 2018 có nhưng điểm như sau: - Với câu hỏi cán bộ quản lý được tập huấn thường xuyên về công tác cấp giấy chứng nhận QSDĐ hay không? Có 5 ý kiến đồng ý trên tổng số5 phiếu điều tra. Tỷ lệ phần trăm ý kiến đồng ý là 100%. Nắm được tầm quan trọng trong công tác quản lý. - Câu hỏi hiểu biết về thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐ? Có 5ýkiến đồng ý tổng số 5/5 phiếu điều tra. Tỷ lệ phần trăm đồng ý là 100%. - Cơ sở vật chất, điều kiện làm việc đã đáp ứng yêu cầu công việc chưa? Có 5ý kiến không đồng ý trên tổng số 5 phiếu điều tra. - Những khó khăn gặp phải khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận QSDĐlà: + Người dân cung cấp thiếu về thủ tục, hồ sơ cấp giấy chứng nhận QSDĐ. Có 4 ý kiến đồng ý và 1 ý kiến không đồng ý trên tổng số 5 phiếu điều tra. Tỷ lệ phần trăm ý kiến đồng ý là 80%. + Công việc, hồ sơ quá nhiều gây áp lực lên đội ngũ cán bộ? Có5 ý kiến đồng ý. Tỷ lệ phần trăm ý kiến đồng ý là 100%. + Các văn bản pháp lý liên tục thay đổi gây khó khăn trong việc áp dụng? Có 1 ý kiến đồng ý và 4 ý kiến không đồng ý trên tổng số 5 phiếu điều tra. Tỷ lệ phần trăm ý kiến đồng ý là 20%. + Do áp khối lượng công việc quá nhiều, nguồn nhân lực chưađáp ứng. Đã có5 phiếu đồng ý trong tổng số 5 phiếu điều tra. - Ngoài ra cán bộ địa chính – xây dựng còn kiến nghị một số điều sau: - UBND xã Đồng Bục cần tăng cường thêm đội ngũ cán bộ choxã để giảm áp lực công việc cho đội ngũ cán bộ. - Giúp cán bộ tiếp cận với các phương tiện kỹ thuật hiện đại: cácloại máy móc thiết bị, các phần mềm trong quản lý sử dụng đất
  62. 53 4.3.5.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất trên địa bàn xã Đồng Bục qua ý kiến của người dân. Bảng 4.15. Kết quả công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục qua ý kiến của người dân. Không Không Đồng ý đồng ý biết Chỉ tiêu Số Số phiếu Số phiếu phiếu Khi chưa hoàn thiện hồ sơ thì người SDĐ có được - 25 - cấp GCNQSD đất Trường hợp được cấp GCNQSD đất phải nộp tiền 22 2 1 lệ phí trước khi ra bìa Khi chưa có GCN người SDĐ được chuyển QSDĐ 5 17 3 cho người khác Đã nắm được các loại giấy tờ để hoàn thiện thủ tục 1 24 - cấp GCNQSD đất Hồ sơ cấp giấy có phải làm lại nhiều lần do ghi sai 25 - - thông tin Cán bộ địa chính có từ chối tiếp nhận hồsơcấp 2 23 - GCNQSD đất Đã được phổ biến về công tác cấp GCNQSD đất 15 10 - Diện tích đất có thể hiện trên GCNQSD đất không 15 4 6 Trình tự, thủ tục cấp GCN có phức tạp không54 24 1 - Nội dung ghi trên GCN có đầy đủ và chi tiết 20 5 - Thời gian từ khi nộp đơn đến khi được nhận GCN 10 12 3 có lâu không Thái độ cuả cán bộ địa chính trong quá trình làm 22 3 - thủ tục xin cấp GCNQSDĐ có nhiệt tìn Cấp mới GCNQSD đất và cấp lần đầu có phải là 12 12 1 một không Đất ở đô thị được ký hiệu như nào 7 18 - (Nguồn: Tổng hơp phiếu điều tra)
  63. 54 Người SDĐ là những đối tượng chính tham gia vào công tác cấp GCNQSDĐ. Để có kết quả đánh giá khách quan cho đề tài của mình vềcông tác cấp GCNQS trên tại địa bàn xã Đồng Bục, trong thời gian thực tập em đã tiến hành điều tra lấy ý kiến đánh giá của người dân trên địa bànthị xã Đồng Bục. Qua đó phần nào thấy được rõ nét hơn về công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn thịxã Đồng Bục thể hiện rõ trong bảng 4.15 Qua điều tra lấy ý kiến người SDĐ nhìn chung công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã diễn ra khá phổ biến. - Các hộ dân cũng hiểu được khi chưa hoàn thiện hồ sơ thì không được cấp GCN với tỷ lệ 100%. - Với câu hỏi với trường hợp phải nộp lệ phí trước hay sau khi nhận GCN, phần lớn người dân trả lời đúng với tỷ lệ 88% . - Phần lớn người dân nhận thấy rằng phải có GCN mới có thể chuyển nhượng QSD đất cho người khác với tỷ lệ 68%. - Phần lớn người dân đều biết trong GCN có những nội dung gì, ghi đầy đủthông tin của thửa đất mà mình đang sử .dụng - Với những câu hỏi liên quan đến cán bộ quản lý, hầu hết người dân nhận xét cán bộ tại xã nhiệt tình hướng dẫn người dân làm hồ sơ cấp GCNQSD đất, hồ sơ ít bị sai phải trả về, do được cán bộ hướng dẫn làm thủ tục. Tuy có được phổ biến qua về công tác cấp GCNQSD đất nhưng người dân chỉ thực hiện các thủ tục liên quan đến GCN khi cần thiết nênvẫn chưa nắm được các loại giấy tờ, trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất. - Thời gian cấp giấy là bình thường nhưng trình tự, thủ tục làm hồsơ là tương đối khó khăn với người dân do không có sự hiểu biết. Cán bộ địa chính - xây dựng nhiệt tình giúp đỡ người dân hoàn thành thủ tục.
  64. 55 4.4. Thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Đồng Bục 4.4.1. Thuận lợi - Nhận thức của cán bộ và nhân dân về phápluật đất đai nói chung, về chính sách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói riêng ngày càngđược nâng cao. - Công tác kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất được các cấp, các ngành quan tâm chú trọng; - Hầu hết nhân dân trong xã chấp hành tốt chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước; - Một bộ phận người dân đã nhận thức được vai trò của công tác đăng ký cấp GCNQSD đất nên việc tổ chức thực hiện kê khai, đăng ký cấp giấy được thuận lợi hơn; - Giấy tờ từ trước tới nay còn tương đối đầy đủ nên thuận tiện choviệc xét cấp GCNQSD đất; - Việc mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng diễn ra dưới sự giám sát và kiểm tra của chính quyền. - Luật đất đai năm 2013 ra đời và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai đã cụ thể hơn và tăng tính pháp lý của trình tự, thủ tục hành chínhđã phần nào khắc phục tình trạng tùy tiện, quy định thủ tục hành chính gây phiền hà cho đối tượng sử dụng đất xin cấp GCNQSD đất. - Đã nâng cao được ý thức trách nhiệm, ý thức chấp hành chính sách pháp lý về đất đai của các chủ sử dụng đất nói riêng và của tổchứccông dân nói chung trên địa bàn xã - Tổ chức kiểm tra đôn đốc thường xuyên tại chỗ, kịp thời xử lý tháo gỡ vướng mắc, công khai dân chủ, tạo được sựđoàn kết ổn định tình hình kinh tế - chính trị, trật tự xã hội.
  65. 56 - Việc cấp GCNQSD đất cho các hộ gia đình, cá nhân đã đạt được kết quả tốt đảm bảo đúng chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để các chủsử dụng thực hiện 5 quyền ( chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp) và nghĩa vụ của mình. - Công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chính sách và nội dung văn bản pháp luật đã tạo được sự nhiệttình ủng hộ của nhân dân. 4.4.2. Khó khăn * Nguyên nhân chủ quan - Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đaivẫn còn các vụ việc giải quyết chậm, tình trạng khiếu kiện vượt cấp vẫn còn, một số đơn thư khiếu nại tranh chấp đất đai giao chocán bộ địa chính – xây dựng xã giải quyết còn chậm chưa đúng với quy trình về thời gian quy định. - Công tác quản lý hồ sơ về đất đai chưa khoa học, dẫn đến việc còn để hồ sơ thất lạc do đó việc thực hiện một số thủ tục hành chính bịchậm, nguyên nhân là do thay đổi địa điểm làm việc của cơ quan quản lý đất đai, do thiên tai - Thời gian xử lý, giải quyết một số hồ sơ, thủ tục hành chính về đất đai còn chậm chưa đảm bảo quy trình quy định. - Việc cấp đổi giấy chứng nhận QSD đất, cấp lại giấy chứng nhận QSD đất bị mất giấy chứng nhận thực hiện còn chậm nguyên nhân doxác định nguồn gốc đất, việc mất giấy chứng nhận khó khăn và phức tạp. - Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng, chuyển mục đích sử dụng đất, hợp thửa đất, táchthửa đất hiện nay còn nhiều nơi và chậm so với quy trình đã ban hành. Tập trung ở khâu rà soát và hoàn thiện hồ sơ của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường, địa chính xã, xã còn khó khăn và chậm so với quy trình.