Khóa luận Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KTXH làm cơ sở đề xuất quy hoạch phát triển tổng thểKTXH huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030

pdf 70 trang thiennha21 18/04/2022 8390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KTXH làm cơ sở đề xuất quy hoạch phát triển tổng thểKTXH huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_tiem_nang_cac_nguon_luc_phat_trien_ktxh_l.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KTXH làm cơ sở đề xuất quy hoạch phát triển tổng thểKTXH huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 - 2030

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VIỆT NAM KHOA LÂM HỌC o0o KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG CÁC NGUỒN LỰC PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN TỔNG THỂ KINH TẾ- XÃ HỘI HUYỆN TĨNH GIA- TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2021-2030 NGÀNH: LÂM SINH MÃ NGÀNH: 7620205 Giáo viên hướng dẫn : ThS. Hoàng Thị Thu Trang Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Huyền Khóa học : 2016-2020 Hà Nội, 2020 i
  2. LỜI NÓI ĐẦU Hoàn thành chương trình đào tạo đại học chính quy Trường Đại học Lâm nghiệp, cũng như tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận thực tế, củng cố, hoàn thiện kiến thức đã học và đánh giá chất lượng đã học sau mỗi bài học theo mục đào tạo của nhà trường, được sự cho phép của Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban Chủ nhiệm khoa Lâm học, Bộ môn Điều tra- Quy hoạch rừng, tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển kinh tế- xã hội làm cơ sở đề xuất Quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội Huyện Tĩnh Gia- Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030”. Trong quá trình thực hiện hóa luận, ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên hướng dẫn – Th.S Hoàng Thị Thu Trang, người trực tiếp hướng dẫn tôi các thầy cô trong bộ môn Điều tra- Quy hoạch rừng, toàn thể các cán bộ Huyện Tĩnh Gia đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi thực hiện khóa luận. Nhân dịp này cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong nhà trường, Khoa Lâm học, Bộ môn Điều tra- Quy hoạch rừng và đặc biệt là Th.S Hoàng Thị Thu Trang đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa luận này Trong thời gian thực hiện khóa luận, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do thời gian, trình độ và kiện thức còn hạn chế, lần đầu làm quen với công tác nghiên cứu khóa học nên bài khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiết sót nhất định. Vì vậy, tôi kính mong nhận được sự chỉ bảo, những đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn giúp cho bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Huyền ii
  3. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC BIỂU ĐỒ vi DANH MỤC HÌNH ẢNH vii CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2 1.1. Trên thế giới 2 1.2. Tại Việt Nam 7 CHƯƠNG II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12 2.1 Mục tiêu nghiên cứu 12 2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 12 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu 12 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu 12 2.2.3 Giới hạn nghiên cứu 12 2.3 Nội dung nghiên cứu 13 2.3.1. Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia 13 2.3.2.Đánh giá tiềm năng các nguồn lực 13 - Tài nguyên nước 13 2.3.3. Đề xuất phương hướng mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế xã hội 14 2.4 Phương pháp nghiên cứu 14 2.4.1. Phương pháp luận 14 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 14 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và xây dựng bản đồ 14 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16 3.1. Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia 16 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 16 3.1.2. Đặc điểm KTXH 20 3.1.3. Nguồn nhân lực 27 3.2. Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KT - XH 39 3.2.1 Vị trí địa lý 39 3.2.2. Địa hình 41 3.2.3. Tài nguyên đất 46 3.2.4. Tài nguyên nước 48 3.2.5. Tài nguyên sản vật và thiên nhiên 50 iii
  4. 3.2.6. Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch 51 3.3. Đề xuất phương hướng mục tiêu phát triển kinh tế xã hội 55 3.3.1. Quan điểm phát triển 55 3.3.2. Mục tiêu phát triển 58 CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN – TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ 61 4.1 Kết luận 61 4.2. Tồn tại 61 4.3. Kiến nghị 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO iv
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ KT – XH Kinh tế xã hội NTM Nông thôn mới UBND Ủy ban nhân dân KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế GDP Bình quân lương thực TTYT Trung tâm y tế CP Cổ phần QHTT Quy hoạch tổng thể ĐVT Đơn vị tính TDTT Thể dục thể thao PTKTXH Phát triển kinh tế xã hội PT Phát triển KT Kinh tế LĐ Lao động THCS Trung học cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế QHTTPTKTXH xã hội KH Kế hoạch KH HĐND Kế hoạch hội đồng nhân dân CK Cùng kỳ VAC Vườn ao chuồng MTKK Môi trường không khí QL KKT Quản lý khu kinh tế CNH – ĐTH Công nghiệp hóa, đô thị hóa HĐND Hội đồng nhân dân THPT Trung học phổ thông v
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tĩnh Gia năm 2019 18 Bảng 3.1.Lao động trong các ngành kinh tế cơ bản huyện Tĩnh Gia năm 2018 29 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các loại đất đai huyện Tĩnh Gia năm 2019 17 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế ngành huyện Tĩnh Gia năm 2019 22 vi
  7. DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia năm 2019 17 Hình 3.2. Bản đồ địa lý tỉnh Thanh Hóa 41 Hình 3.3.Ô nhiễm không khí tại Khu Kinh Tế Nghi Sơn. 54 Hình 3.4.Ô nhiễm môi trường tại các điểm tập kết rác thải trong Khu Kinh Tế 55 Hình 3.5. Hình ảnh biển Hải Hòa ngày mùa hè 34 Hình 3.6. Cảng Nghi Sơn 37 vii
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Thanh Hóa là một tỉnh nằm ở cực bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km là 2 thành phố phát triển nhất cả nước. Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng viên biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo hướng quốc lộ 1A. Tổng diện tích đất tự nhiên là 45.828,66ha, dân số trung bình 214.420 người (2018). Tĩnh gia là một huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp với tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp với huyện Quảng Xương, phía tây giáp Nông Cống và Như Thanh. Vừa có biển, vừa có núi rừng cùng nhiều danh lam thắng cảnh, huyện Tĩnh Gia có nhiều lợi thế phát triển kinh tế tương đối toàn diện, đặc biệt là khu du lịch, công nghiệp và thủy sản, hải sản. Với những tiềm năng biển, đất rừng trong những năm qua kinh tế huyện Tĩnh Gia đã có những bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 29,7%(2016) và tương đối toàn diện đòi hỏi Tĩnh Gia phải xây Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội (QHTTPTKTXH) của huyện. Quy hoạch để phù hợp với sự thay đổi, hội nhập càng ngày sâu vào nền kinh tế khu vực, đặc biệt trước sự thay đổi hình thành của các khu công nghiệp trong địa bàn huyện. QHTT Huyện Tĩnh Gia đến năm 2030là phương án trở thành tỉnh công nghiệp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chủ yếu đồng bộ và hiện đại, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của Thanh Hóa. Huyện có rất nhiều tiềm năng phát triển KTXH, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, huyện đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn. Để đánh giá những điều kiện đó làm cơ sở để xuất phương án QHTTPTKTXH toàn diện, tôi thực hiện đề tài: “Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KTXH làm cơ sở đề xuất quy hoạch phát triển tổng thểKTXH huyện Tĩnh Gia - Tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2030. 1
  9. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1Trên thế giới Trong nghiên cứu lãnh thổ thường nảy sinh những khái niệm khác nhau về từ “quy hoạch”, có những nơi hiểu quy hoạch là kế hoạch. Trên thực tế quy hoạch và kế hoạch gần nghĩa như nhau, bao hàm hai tầng nghĩa: một là suy nghĩ phác họa miêu tả tương lai – giả tưởng căn cứ vào nhận thức hiện tại đối với mục tiêu và trạng thái phát triển trong tương lai; hai là hành vi quyết sách về trình tự và các bước hành động thực hiện mục tiêu trong tương lai. Quy hoạch là việc sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên lãnh thổ xác định để sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đấy nước phục vụ mục tiêu bền vững cho thời kỳ xác định. Kế hoạch là một nội dung và là một chức năng quan trọng nhất của quản lý, vì nó gắn liền với việc lựa chọn và tiến hành các chương trình hoạt động trong tương lai của một tổ chức, của một doanh nghiệp. QHTTPTKTXH huyện thuộc phạm trù quy hoạch vùng lãnh thổ. QHTTPTKTXH huyện là quy hoạch vùng lãnh thổ được giới hạn trong đơn vị hành chính cấp huyện. Vì quy hoạch vùng lãnh thổ mang tính chất hành chính kinh tế. Mục đích quy hoạch vùng lãnh thổ: Quy hoạch vùng lãnh thổ nhằm xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ về kinh tế, kỹ thuật để giải phóng và phát triển sản xuất, sử dụng hợp lý và hiểu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động tăng cường cơ sở hạ tầng, khai thác các nguồn lực trong địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, đáp ứng yêu cầu đời sống của con người trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới và xã hội mới. Nhiệm vụ của quy hoạch vùng lãnh thổ: 2
  10. Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hóa sản xuất và phát triển tổng hợp. Bố trí cơ cấu đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế. Xây dựng cơ sở hạ tầng (thủy lợi, giao thông, cơ khí, năng lượng và dịch vụ sản xuất và đời sống). Tổ chức lao động, xây dựng và phát triển các ngành phù hợp với lợi ích xã hội. Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường. Nguyên tắc của quy hoạch vùng lãnh thổ: Xây dựng nền kinh tế hàng hóa phù hợp với nhu cầu xã hội và cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đất, rừng và lao động một cách có hiệu quả nhằm tạo ra cơ cấu kinh tế hợp lý, giải phóng và phát triển sức sản xuất. Trên cơ sở phát triển kinh tế, giải pháp yêu cầu nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần con người. Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống. Xây dựng hệ thống các điểm dân cư, tạo điều kiện cho sự phát triển đồng nhất về sản xuất, văn hóa đời sống tinh thần của nhân dân trong vùng. Áp dụng các quy trình công nghệ tiến bộ, hiện đai các giải pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng hiệu quả sản xuất xã hội. Giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên với việc bảo vệ môi trường sống. Nội dung quy hoạch vùng lãnh thổ: * Điều tra đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, KTXH. Nội dung QHTTPTKTXHhuyện, - Phân tích các đặc điểm tự nhiên, KTXH của vùng trên các mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kỹ thuật và công nghệ. - Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản. 3
  11. - Bố trí cơ cấu sử dụng đất. - Xác định phương hướng, quy mô phát triển các ngành và các lĩnh vực. - Bố trí các cơ sở hạ tầng. - Tổ chức sử dụng lao động. - Tổ chức các khu dân cư. - Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường. - Ước tính nhu cầu vốn đầu tư cho phương án. - Dự tính kết quả của phương án quy hoạch. *Quy hoạch vùng lãnh thổ ở một số quốc gia Liên Xô (cũ): Ở Liên Xô (cũ) nghiên cứu tổ chức lãnh thổ (quy hoạch) thể hiện ở tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cả nước và các vùng vĩ mô, đây cũng là cơ sở cho nghiên cứu quy hoạch vùng (ray-on-naia plan-nhia-roopka). Nội dung quy hoạch vùng gắn liền với quy hoạch đất đai, thực hiện trên quy mô một tỉnh, một tiểu vùng. Những tư liệu luận chứng kinh tế kỹ thuật này được chấp nhận là cơ sở khoa học cho công tác xây dựng kế hoạch.Sơ đồ quy hoạch vùng thể hiện cơ cấu kiến thức – quy hoạch, bảo đảm các điều kiện hợp lý cho sự phát triển sản xuất, dịch vụ, xây dựng đô thị, sử dụng hợp lý điều kiện tự nhiên và bảo vệ môi trường. Phương hướng phát triển KTXH phải gắn liền với phương hướng sử dụng đất. Ở các nước phương Tây, các chương trình, dự án phát triển vùng đều tiến hành dựa trên sơ đồ cấu trúc kiến trúc – quy hoạch vùng gắn với quy hoạch sử dụng đất, dựa trên phương hướng mục tiêu phát triển (hay chiến lược) của vùng vĩ mô. Nội dung tổ chức lãnh thổ ở Pháp là chấn chỉnh lãnh thổ, chia cả nước thành 21 vùng, sau nâng lên thành 22 vùng, 95 tỉnh. Năm 1965 thành lập cơ quan chuyên trách về tổ chức lãnh thổ, lấy mục tiêu cân bằng để chấn chỉnh lãnh thổ, khống chế dân số và ngành nghề quá tập trung vào vùng Thủ đô Paris, sử dụng các biện pháp kinh tế và hành chính để phát triển các vùng núi lạc hậu: 4
  12. chú trọng xây dựng đô thị mới, phát triển du lịch và bảo vệ môi trường trên cơ sở các sơ đồ kiến trúc – quy hoạch chi tiết tỉnh, thành phố. Nghiên cứu phát triển các vùng ở nước Anh thể hiện chủ yếu trong công tác kế hoạch hóa vùng (Regional Planning), nhằm sử dụng hợp lý quỹ đất quốc gia trong chính sách định vị công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và các đô thị; giải quyết những vấn đề cơ cấu liên ngành, liên vùng, liên ngành – liên vùng, xây dựng các phương án phân vùng vĩ mô (11 đến 16 vùng); với các chính sách can thiệp thúc đẩy các vùng mới, cải thiển các đỉnh đốn. * Malaysia: Phát triển kinh tế lãnh thổ ở Malaysia được tiến hành mạnh từ năm 1972. Quốc hội phê chuẩn thành lập 7 vùng: cùng với sự chỉ đạo của Bộ Tài nguyên đất và Phát triển vùng ở Tung ương, mỗi vùng có cơ quan phát triển vùng chỉ đạo trực tiếp các trọng điểm, soạn thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đưa ra các quyết định ngân sách đảm thực thi các dự án như một động lực thúc đẩy sản xuất, lưu thông phân phối trong công nghiệp, dịch vụ và cơ cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội, gắn kết các đô thị lớn hình thành mạng lưới các cực tăng trưởng trong phát triển vùng và các điểm dân cư ở các vùng biên giới. * Nhật Bản: Chương trình phát triển vùng ở Nhật Bản là một chương mục trong kế hoạch toàn diện quốc gia, phải mang tính toàn diện, không chỉ vì kinh tế xã hội, mà phải đảm bảo tiêu chuẩn sử dụng hiệu quả quỹ đất quốc gia, tài nguyên nước, năng lượng, giao thông sau chiến tranh phải tập trung liền kề vào các thành phố lớn Tokyo – Osaka – Chib, hình thành vành đai Thái Bình Dương. Sau đó bố trí phân tán các phân xưởng mới ở ngoại vi các thành phố lân cận tạo thành các trung tâm công việc mới, khống chế đô thị lớn, chấn hưng địa phương theo loại hình phân tán nhiều cực, khai thác các vùng định cư, nhằm phát triển cân đối toàn quốc. Phát triển mạng lưới quốc gia có vai trò chiến lược trong gia tăng nguồn lực trên các vùng chậm phát triển, kết hợp chính sách công nghệ và chính sách vùng. Chiến lược được thực hiển bởi các sơ đồ kiến trúc – quy hoạch cụ thể. 5
  13. * Trung Quốc: Khoảng 300 năm trước công nguyên, nước Trung Hoa đã mô tả đất, nước và các vùng trên bản đồ, lấy sản xuất nông nghiệp là chính, xoay quanh các trung tâm là thành thị, có nhiều đường có nhiều đường nhỏ chạy ngang dọc, xung quanh là ruộng, vườn;ở thời kỳ đó có tính đến bao nhiêu đất có thể nuôi sống bao nhiêu người, xây dựng bao nhiêu thành thị thị trấn là thích hợp. Sản vật đã mở rộng nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản, khoáng sản, thủ công nghiệp; thành phố được khảo sát lại những nút giao thông quan trọng, đi lại thuận lợi, hàng hóa giao lưu xuất nhập phồn vinh Những mô tả phân tích bố trí sản xuất và định cư đã phản ánh tư tưởng quy hoạch vùng, tuy còn sơ lược. Sau cách mạng công nghiệp, quy hoạch vùng là vấn đề kinh tế xã hội đặt ra nhằm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển công nghiệp và mở rộng thành thị. Chủ xí nghiệp tự lựa chọn ví trị vùng công nghiệp, tuyến đường giao thông, vị trí vùng cảng , gây nhiều lộn xôn và xung đột giữa sản xuất. Dân số thành thị tăng nhanh, hình thành nhiều điểm dân cư, nảy sinh mối quan hệ giữa nội thị và ngoại ô, gắn với công trình giao thông cấp nước xử lý nước thải, giáo dục, bệnh viện, khu nghỉ ngơi, khu bảo vệ tự nhiên, đòi hỏi phải tiến hành điều hòa xây dựng và quản lý đất đai. Ngày nay những nội dung này được hoàn thiện với tên gọi là Quy hoạch vùng với sơ đồ “kiến trúc – quy hoạch”. Năm 1956, Ủy ban Xây dựng Quốc gia Trung Quốc thành lập Cục Quản lý quy hoạch vùng và quy hoạch thành thị, đến 1958 – 1960 nhiều tỉnh đã xây dựng tổng sơ đồ và sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất và Sơ đồ Quy hoạch vùng với sự giúp đỡ của đoàn cố vấn Liên Xô. Sau năm 1985, do sự thúc đẩy của công tác quy hoạch lãnh thổ quốc gia, lấy chấn chỉnh khai thác tổng hợp làm quy hoạch phát triển vùng các cấp, triển khai toàn diện trong phạm vi cả nước. Theo nhận xét của các nhà khoa học Trung Quốc thì hiện nay quy hoạch vùng nước này còn chưa hoàn toàn thoát khỏi sự trói buộc bởi tư tưởng của thể chế kinh tế cũ, còn mang màu sắc kế hoạch và mệnh lệnh, phương án quy hoạch, chiến lược vĩ mô quá nhiều mà tính hiện thực khá kém, do sự kết hợp phân tích định tính và nghiên cứu định lượng 6
  14. chưa đầy đủ, đề xuất các chính sách còn ít. Để khắc phục những yếu kém, Trung Quốc đã đưa quy hoạch vào quỹ đạo lập pháp pháp chế thay cho kế hoạch. 1.2 Tại Việt Nam Quy hoạch vùng lãnh thổ Từ “Quy hoạch” được du nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc khi giúp ta xây dựng khu công nghiệp Việt Trì, khu gang thép Thái Nguyên trong những năm 50 – 60 của thế kỷ trước; sau đó quy hoạch vùng lúa Đồng Bằng sông Hồng, vùng Bò sữa Ba Vì Trong khi đó miền Nam sử dụng từ hoạch định từ khi có khu công nghiệp Biên Hòa. Về góc độ lãnh thổ, trong những năm 70 được sự giúp đỡ của Liên Xô, để phân biệt với nội dung quy hoạch vùng thuộc phạm vi xây dựng cơ bản như đã nêu ở trên, Nhà nước đã triển khai lập Tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho cả nước, sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất cho các ngành, các vùng vĩ mô và các tỉnh Nhưng sau khi Liên Xô tan rã, đến năm 2000 chương trình này kết thúc. Từ đó đến nay công tác nghiên cứu lãnh thổ được gọi là quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng và tỉnh, làm cơ sở khoa học cho việc soạn thảo kế hoạch thuộc sự chỉ đạo của Bộ kế hoạch và Đầu tư, còn nhiệm vụ như quy hoạch vùng như cơ cấu kiến trúc – quy hoạch trước đây thuộc sự chỉ đạo của Bộ xây dựng thì nay chuyển với tên gọi là quy hoạch đô thị và nông thôn; đương nhiên vẫn phải dựa vào bản cơ cấu kiến trúc – quy hoạch và phương hướng mục tiêu của quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội vùng. Cho đến nay các cấp quản lý lãnh thổ gồm các đơn vị hành chính: Từ toàn quốc tới Tỉnh (Thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển mỗi đơn vị đều phải xây dựng phương án QHTTPTKTXH, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển văn hóa, xã hội QHTTPTKTXH tỉnh thể hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh và những căn cứ xác định. 7
  15. QHTTPTKTXH là một khẩu quan trọng trong toàn bộ quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch phải gắn với chiến lược phát triển KTXH và làm căn cứ cho xây dựng kế hoạch thực hiện. Quy hoạch ngành và quy hoạch huyện, tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương phải căn cứ vào chiến lược và định hướng quy hoạch tổng thể kinh tế phát triển KTXH của vùng. Quy hoạch tổng thể KTXH phải được làm trước, tất cả các quy hoạch chi tiết như quy hoạch xây dựng hay quy hoạch mặt phẳng, quy hoạch vùng chuyên canh cây trồng, vật nuôi, khu công nghiệp phải căn cứ vào quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội. QHTTKTXH tính dựa trên chiến lược phát triển của tỉnh và trung ương. Từ quy hoạch chiến lược phát triển của tỉnh, vùng, Trung ương mới tiến hành nghiên cứu và xây dựng quy hoạch tổng thể và phát triển KTXH của tỉnh. Như vậy, quy hoạch tổng thể phát triển KTXH chính là sự cụ thể hóa chiến lược phát triển. Quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế tỉnh như là kim chỉnam cho quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh, để từ đó tỉnh đề xuất và xây dựng phương án quy hoạch cho các ngành nghề và các lĩnh vực. Như vậy, mục tiêu tổng quát của quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh một phần thể hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh. Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thể phát triển KTXHcủa tỉnh Chiến lược phát triển KTXH của cả nước. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH cả nước. Các nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển KTXH của Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh và các chủ trương phát triển KTXH của Đảng bộ tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH của vùng. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực (cấp quốc gia). 8
  16. Quyhoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Quy hoạch xây dựng, đô thị và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh giai đoạn trước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan. Những căn cứ xác định quy hoạch tổng thế phát triển KTXH của huyện. Quy hoạch vùng chuyên canh. Trong quá trình xây dựng nền kinh tế, đã quy hoạch các vùng chuyên canh lúa ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, các vùng rau thực phẩm cho các thành phố lớn, các vùng cây nông nghiệp ngắn ngày ( hàng năm): Vùng bông Thuận Hải, vùng đay Hưng Yên, vùng thuốc lá Quảng An – Cao Bằng, Ba Vì – Hà Tây, Hữu Lũng – Lạng Sơn, Nho Quan – Ninh Bình, vùng mía Vạn Điềm , Việt Trì, Sông Lam, Quảng Ngãi Các vùng cây công nghiệp dài ngày ( lâu năm): Vùng Cao su Sông Bé, Đồng Nai, Buôn Hồ - Đắk Lắc, Chư Pả - Gia Lai Kom Tum, vùng café Krông Búc, Krông Bách – Đắk Lắc, Chư Pả, Ninh Đức – Gia Lai, Kom Tum (hợp tác với Liên Xô trước đây, Cộng hòa Dân chủ Đức, Tiệp Khắc, Bungari), vùng chè ở Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Phú Thọ , Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Gia Lai, Kom Tum, vùng dâu tằm Bảo Lộc – Lâm Đồng Quy hoạch vùng chuyên canh đã có tác dụng: Xác định phương hướng sản xuất, chỉ ra những vùng chuyên môn hóa và những vùng có khải năng hợp tác kinh tế. Xác định và chọn những vùng trọng điểm giúp Nhà nước tập trung đầu tư vốn đúng đắn. Xây dựng được cơ cấu sản xuất, các chỉ tiêu sản xuất sản phẩm và sản phẩm hàng hóa của vùng, yêu cầu xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất, nhu cầu lao động. Cơ sở để xây dựng kế hoạch phát triển nghiên cứu tổ chức quản lý kinh doanh theo ngành và theo lãnh thổ. 9
  17. Quy hoạch vùng chuyên canh đã thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là bố trí cơ cấu cây trồng được chọn với quy mô và chế độ canh tác hợp lý, theo hướng tập trung để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm cây trồng đồng thời phân bố các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ sở sản xuất, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, kế hoạch của các cơ sở sản xuất. Quy hoạch vùng chuyên canh có các nội dung chủ yếu sau: Xác định quy mô, ranh giới vùng. Xác định phương hướng, chỉ tiêu nhiệm vụ sản xuất.Bố trí sử dụng đất đai. Xác định quy mô, ranh giới, nhiệm vụ chủ yếu cho các xí nghiệp trong vùng và tổ chức sản xuất ngành nông nghiệp. Xác định hệ thống cơ sở sản xuất kỹ thuật phục vụ đời sống. Tổ chức và sử dụng lao động, ước tính đầu tư và hiệu quả kinh tế. Dự kiến tiến độ thực hiện quy hoạch. *Những mục tiêu cơ bản PTKTXH của Việt Nam: Mục tiêu tổng quát: Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế sớm đưa Việt Nam thoát khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của người dân, tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc đôc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế Mục tiêu cụ thể: Tăng tốc độ phát triển kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang PT và có thu nhập thấp; nâng lên đáng kể chỉ số Phát triển con người của nước ta (HDI)*. Giảm tốc độ tăng dân số, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, tăng tỷ lệ người LĐ đươc đào tạo, hoàn thành phổ cập THCS, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân. Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần, văn hóa. Môitrường xã hội lành mạnh, mt tự nhiên được bảo vệ và cải thiện; phát triển khoa học và công nghệ giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lương nguồn nhân lực; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng văn hóa, đạo đức và lỗi 10
  18. sống, kiếm chế tốc độ tăng dân số, nâng cao đời sống thể chất và sức khỏe của nhân dâ, bảo vệ và cải thiện môi trường; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xóa đói giảm nghèo, PT hệ thống an ninh, đẩy lùi các tệ nạn xã hội; phát huy dân chủ, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao hiệu lưc của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo bước chuyển biến rõ rệt về cải cách hành chính, ngăn chặn đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Khái quát chung về QHTTPTKTXH * Nội dung chiến lược PTKTXH Việt Nam: - Phân tích và đánh giá các căn cứ xây dựng chiến lược. - Cụ thể hóa và phát triển đường lỗi, chính sách của Đảng, xác định quan điểm cơ bản của chiến lược PT trong từng thời kỳ. - Đề ra mục tiêu tổng quát và mục tiêu chủ yếu của thời kỳ chiến lược. - Cơ cấu kinh tế và các phương hướng chủ yếu của thời kỳ chiến lược. - Các giải pháp cơ chế, chính sách nhằm khai thác, phát huy, phân bố, sử dụng các nguồn lực phát triển để đạt được các mục tiêu nhiệm vụ chiến lược. - Các giải pháp tổ chức thực hiện việc đưa ra chiến lược vào cuộc sống. * Các chiến lược KTXH ở Việt Nam - Chiến lược về cơ cấu KT (bao gồm cả cơ cấu về kinh tế và xã hội). - Chiến lược ngành và lĩnh vực (nhất là ngành và lĩnh vực mũi nhọn) - Chiến lược phát triển lãnh thổ (nhất là chiến lược phát triển vùng động lực). - Chiên lược đô thị hóa (phát triển đô thị). - Chiến lược khai thác biển. - Chiến lược biên giới. - Chiến lược an ninh quốc gia. - Chiến lược con người. - Chiến lược kinh tế đối ngoại (bao gồm cả chiến lược thị trường). - Chiến lược tích lũy tiêu vùng (chiến lược vay va trả nợ). 11
  19. CHƯƠNG II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát Đánh giá được các tiềm năng các nguồn lực PTKTXH huyện Tĩnh Gia, trên cơ sở đó bước đầu xây dựng được phương án QHTTPTKTXHHuyện Tĩnh Gia, Tỉnh Thanh Hóa - Mục tiêu cụ thể + Đánh giá các yếu tố tiềm năng nguồn lực phát triển KTXH. Xác định rõ các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Tĩnh Gia trong thời gian tới. + Đánh giá thực trạng phát triển các ngành, các lĩnh vực trên địa bàn huyện Tĩnh Gia trong thời gian qua. + Xác định các mục tiêu, chỉ tiêu chính phát triển các ngành các lĩnh vực chủ yếu của Huyện đến năm 2020 đảm bảo khai thác hợp lý có hiệu quả các tiềm năng và lợi thế của huyện Tĩnh Gia. + Bước đầu đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế xã hội. 2.2 Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu 2.2.1 Đối tượng nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, KTXH huyện Tĩnh Gia. - Các cơ chế và chính sách ảnh hưởng đến phát triển KT – XH Huyện Tĩnh Gia. 2.2.2 Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu trên địa bàn Huyện Tĩnh Gia. 2.2.3 Giới hạn nghiên cứu - Nghiên cứu chỉ tập trung vào việc điều tra đánh giá các thông tin hiện trạng, các cơ chế chính sách để làm cơ sở đưa ra phương án QHTTPTKTXHgiai 12
  20. đoạn 2021 – 2030 của Huyện Tĩnh Gia. Đồng thời dựa trên QHTTPTKTXHcủa tỉnh và các ban ngành có liên quan. 2.3 Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia a. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lý - Địa hình diện mạo - Khí hậu, thủy văn - Nguồn tài nguyên b. Đặc điểm KTXH - Cơ sở hạ tầng - Nông – Lâm nghiệp - Thương mại – Dịch vụ - Du lịch - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Giáo dục – Đào tạo - Y tế - Dân số - Lao động – việc làm - Thu nhập và mức sống 2.3.2.Đánh giá tiềm năng các nguồn lực - Vị trí địa lý - Địa hình - Tài nguyên đất - Tài nguyên nước - Tài nguyên sản vật và thiên nhiên - Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch - Nguồn nhân lực 13
  21. 2.3.3. Đề xuất phương hướng mục tiêu phát triển tổng thể kinh tế xã hội - Phương hướng phát triển KT - XH huyện Tĩnh Gia đến năm 2030. - Mục tiêu phát triển KT – XH huyện Tĩnh Gia 2.4 Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp luận - QGTTPTKTXH huyện Tĩnh Gia phải tuân thủ nội dung QHTTPTKTXHcủa tỉnh Thanh Hóa. - QHTTPTKTXHhuyện Tĩnh Gia phải giải quyết được sự phát triển cân đối giữa các ngành. - QHTTPTKTXHhuyện Tĩnh Gia phải đảm bảo duy trì và phát triển hài hòa giữa phát triển kinh tế, ổn định xã hội và bảo vệ môi trường. - QHTTPTKTXHphải sắp xếp phát triển ưu tiên các ngành có lợi thế về nguồn lực trên địa bàn huyện. 2.4.2 Phương pháp thu thập số liệu 1. Kế thừa số liệu - Các số liệu về điều kiện tự nhiên, diện tích đất đai, tài nguyên thiên nhiên, dân số lao động, cơ sở hạ tầng, hệ thống bản đồ - Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội huyện trong những năm gần đây. - Báo cáo quy hoạch có liên quan: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất, báo cáo QHTTPTKTXHcủa tỉnh Thanh Hóa, các báo cáo quy hoạch chuyên ngành vùng, tỉnh, huyện - Những chủ chương và chính sách phát triển kinh tế xã hội có liên quan đến vấn đề nghiên cứu do Nhà nước và địa phương ban hành. - Những số liệu, tài liệu kế thừa phải đảm bảo được tính cập nhật, chính thống và đáp ứng độ chính xác theo yêu cầu của đề tài. 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu và xây dựng bản đồ - Xử lý và phân tích thông tin. 14
  22. + Phân tích định tính: Các tài liệu và các thông tin được sắp xếp theo trình tự ưu tiên, mức độ quan trọng của vân đề, phân tích các ý kiến, quan điểm lựa chọn và tìm giải pháp thích hợp cho QHTTPTKTXH huyện. + Phân tích định lượng: Từ các thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thủy văn, tài nguyên thiên nhiên Điều kiện kinh tế xã hội: Dân cư, lao động, cơ cấu xã hội, việc làm, cơ sở hạ tầng, ngành nghề, dự báo và đánh giá thị trường tất cả được tổng hợp chỉnh lý, phân tích và so sánh cụ thể để thấy được điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng phát triển của vùng từ đó là cơ sở cho quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH huyện. - Xây dựng bản đồ. + Từ các loại bản đồ thu thập được bằng phần mềm Mapinfo 7.5 tiến hành phân tích, số hóa và xử lý kết quả thu thập được của công tác khảo sát thực địa từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng bản đồ. Các bản đồ dự kiến là: Bản đồ Hành chính huyện Tĩnh Gia tỉnh Thanh Hóa, bản hồ Hiện trạng sử dụng đất Hình 3.1.Bản đồ hành chính huyện Tĩnh Gia năm 2019 15
  23. CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện cơ bản của huyện Tĩnh Gia 3.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Tĩnh Gia là một huyện đồng bằng ven biển thuộc tỉnh Thanh Hóa, trung tâm huyện cách thành phố Thanh Hóa 45km về phía Nam theo quốc lộ 1A. Tổng diện tích đất tự nhiên là 45.828,66 ha, có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc: giáp với huyện Quảng Xương – tỉnh Thanh Hóa. - Phía Nam: giáp với huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An. - Phía Đông: giáp Vinh Bắc Bộ. - Phía Tây: giáp huyện Nông Cống, huyện Như Thanh – tỉnh Thanh Hóa. b. Địa hình, địa mạo Địa hình toàn huyện có hướng nghiêng dần từ đông bắc xuống đông nam và được chia làm 3 tiểu vùng: - Vùng đồng bằng: Bao gồm các xã phía tây và tây bắc, vùng có địa hình khá bằng phẳng và hình thành khu vực đồng bằng với nhiều sông rạch chảy qua, thích hợp cho việc trồng cây lúa, cây lương thực thực phẩm - Vùng ven biển: Bao gồm các xã phía đông quốc gia 1A như Hải Châu, Hải Ninh, Hải An, Tân Dân, Nghi Sơn địa hình thấp có xu hướng nghiêng ra biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển. - Vùng trung du và bán sơn địa: Gồm các các xã phía tây và tây nam của huyện có địa hình cao,được bao trùm bởi một dãy núi chạy dài tạo nên địa hình dạng bán sơn địa rõ nét. Từ đó có thể sử dụng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản c. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu: Tĩnh Gia mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa,theo trắc quan nhiệt độ trung bình năm là 22 - 230C, nhiệt độ cao 410C (mùa hè), nhiệt độ có thể hạ thấp 16
  24. xuống 50C ở vùng núi kèm theo sương giá, sương muối (vào mùa đông).Lượng mưa trung bình năm là 17000mn. Độ ẩm không khí trung bình là 80%. -Thủy văn: Tài nguyên nước khá phong phú.Có các con sông tự nhiên và sông đào gồm: Sông Kênh Than, sông Ghép và các con suối nhỏ nơi tiêu thoát, cung cấp nước phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của các bộ phận dân cư Huyện Tĩnh Gia vùng ảnh hưởng triều, chế độ nhật triều không đều, hàng tháng vẫn có mấy ngày bán nhật triều, đỉnh triều giao động trung bình từ 0,6m đến 1,5m. Điều kiện địa hình huyện khá thuận lợi cho xây dựng hồ thủy lợi nên trên địa bàn xã có rất nhiều hồ đập thủy lợi các loại, tạo nên khả năng cung cấp nước đáp ứng nhu cầu trong sử dụng nông nghiệp và sinh hoạt d. Nguồn tài nguyên -Tài nguyên đất: Huyện Tĩnh Gia có diện tích đất tự nhiên là 45.828,66ha, hiện đang được sử dụng vào các mục đích như sau: Đất nông nghiệp: 26.015,9ha Đất phi nông nghiệp: 12.165,19ha Đất chưa sử dụng: 7.647,57ha % Đất nông nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các loại đất đai huyện Tĩnh Gia năm 2019 17
  25. Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Tĩnh Gia năm 2019 Đơn vị: ha STT Tổng diện tích tự nhiên 45.828,66 1 Đất nông nghiệp 26.015,9 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.728,81 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 9.963,98 1.1.1.1 Đất trồng lúa 6.963,76 1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 1,64 1.1.1.3 Đất trồng cây hàng năm khác 2.999,76 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 760,83 1.2 Đất lâm nghiệp 14.253,69 1.2.1 Đất rừng sản xuất 4.405,94 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9.847,75 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 793,19 1.4 Đất làm muối 241,71 1.5 Đất nông nghiệp khác 2,50 2 Đất phi nông nghiệp 12.165,19 2.1 Đất ở 3.695,07 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 3.653,65 2.1.2 Đất ở tại đô thị 41,42 2.2 Đất chuyên dùng 5.843,13 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 53,65 2.2.2 Đất quốc phòng 638,22 2.2.3 Đất an ninh 1,17 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh, phi nông nghiệp 1.598,30 2.2.5 Đất có mục đích cộng 3.551,79 2.3 Đất kênh mương, ao hồ, sông suối,Đất tôn giáo, 14,49 tín ngưỡng 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 461,07 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 2.149,79 2.6 Đất sử dụng cho mục đích tôn giáo 1,64 3 Đất chưa sử dụng 7.647,57 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 2.082 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 4.905,82 3.3 Núi đá không có rừng cây 659,75 Nguồn: Địa chí huyện Tĩnh Gia năm 2019 -Tài nguyên rừng: +Đến thời điểm năm 2019, toàn huyện có 14.297,40ha đất lâm nghiệp, trong đó: Rừng tự nhiên có 3.875,69ha, rừng trồng là 10.421,71ha, độ che phủ 18
  26. rừng đạt 28,6%. Chủ yếu là rừng thứ sinh, rừng hỗn giao có trữ lượng không lớn, cây rừng phần lớn là gỗ phức tạp như: trám, dẻ và cây bản địa. + Tĩnh Gia thuộc loại rừng phòng hộ, động vật quý hiếm hầu như không còn. Tuy nhiên, với trữ lượng rừng hiện tại cùng với rừng non đang phát triển, nếu được đầu tư, khai thác hợp lý thì lâm nghiệp sẽ là một trong những ngành không chỉ có ý nghĩa về kinh tế của huyện trong những năm tới mà còn có ý nghĩa đối với môi trường, môi sinh. -Tài nguyên nước: Nước phục vụ sản xuất cho sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện được lấy từ hai nguồn chủ yếu: + Nguồn nước mặt: được khai thác sử dụng từ các từ sông, ngòi, ao, hồ có trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống thủy nông như hồ Yên Mỹ Mạng lưới ao, hồ khá dày đặc, đây là nguồn nước cung cấp, dự trữ nước khi mực nước các con sông xuống thấp, nhất là vào mùa khô + Nguồn nước ngầm: Huyện Tĩnh Gia nằm trong dải nước ngầm đồng bằng ven biển Thanh Hóa có bề dày từ 10 – 100m. Nguồn nước ở huyện Tĩnh Gia tính đến nay có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu cho sản xuất và sinh hoạt, nhưng khi khu công nghiệp Nghi Sơn phát triển mạnh, các cơ sở công nghiệp lớn ra đời và các đô thị phát triển thì cần phải có nguồn nước từ nơi khác về, nhất là nguồn nước cấp từ các con sông suối ở các huyện phía Tây Thanh Hóa -Tài nguyên sinh vật: +Thực vật: Do nằm ở vị trí trung gian giữa các hệ thực vật Hymalaya, Hoa Nam, Ấn Độ - Myanma, Malayxia – Indonexia và sự tác động của khí hậu nhiệt đới gió mùa trên nền thổ nhưỡng và địa hình khác nhau nên thực vật ở đây đa dạng và phong phú như: các loài cây họ đậu, họ dầu, họ xoan, ngoài ra còn có các loài gỗ quý hiếm như: lát, pơ mu, trầm hương 19
  27. + Đông vật: rất phong phú và đa dạng, có một số loài đã được ghi vào sách Đỏ gồm: nhóm thú Vọoc mông trắng, Vọoc má, Vọoc đen tuyền, Gấu đen, Gấu ngựa, Cu li nhỏ, Khỉ mặt đỏ -Tài nguyên khoáng sản: Trên toàn bộ huyện Tĩnh Gia hiện nay, nguồn tài nguyên khoáng sản có trữ lượng và chất lượng hạn chế. Chủ yếu là một số loại như cát, sỏi, đá vội Vùng ven biển có cát biển, cát đen chứa titan, cát xây dựng, cát thủy tinh. - Tài nguyên biển: Huyện Tĩnh Gia có 42km bờ biển, trên đó có 3 cửa lạch: Lạch ghép, Lạch Bạng và Lạch Hà Nẫm với tổng diện tích vùng triền hàng nghìn ha thuận lợi cho phát triển nuôi trồng thủy, hải sản mặn – lợ. 3.1.2. Đặc điểm KTXH a. Cơ sở hạ tầng Những năm gần đây, Tĩnh Gia rất chú trọng đến việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thúc đẩy KTXH của địa phương phát triển. Theo chương trình phát triển đô thị của tỉnh, Tĩnh Gia sẽ hướng tới thành lập thị xã trên cơ sở phạm vi toàn bộ huyện, với diện tích trên 45.500 ha. Để thực hiện mục tiêu này, huyện Tĩnh Gia đã đẩy công tác quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị. Là huyện có khu kinh tế Nghi Sơn nên những năm qua hạ tầng cơ sở của huyện Tĩnh Gia đã được đầu tư nâng cấp với nhiều dự án quy mô lớn. Tuy nhiên những xã nằm ngoài khu kinh tế, hạ tầng cơ sở còn chưa đáp ứng được so với mục tiêu đô thị, như tỷ lệ đất xây dựng khu công trình công cộng, mật độ đường giao thông còn thấp Để khắc phục hạn chế này, cùng với các dự án đầu tư của tỉnh, huyện Tĩnh Gia đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, bệnh viện, trạm y tế, huy động các nguồn vốn để xây dựng nâng cấp mở rộng các tuyến đường. Chỉ tính riêng trong năm 2019 đã có 105 dự án cấp huyện, cấp xã được triển khi với tổng vốn đầu tư hơn 441 tỉ đồng. 20
  28. Huyện Tĩnh Gia cũng chú trọng tới công tác quản lý quy hoạch. Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chung đô thị Tĩnh Gia, huyện đã tổ chức lập các quy hoạch chi tiết 1/500 các khu đô thị mới. Đây là cơ sở quản lý quy hoahcj và thực hiện các dự án đầu tư. Hiện nay có 11 dự án phát triển nhà ở đã được phê duyệt quy hoạch đang triển khai trên địa bàn huyện. Hiện nay huyện Tĩnh Gia đã đáp ứng hầu hết các tiêu chí đô thị. Cuối tháng 9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định công nhận huyện Tĩnh Gia đạt chuẩn đô thị loại 4. Đây là tiền đề quan trọng để thành lập thị xã Tĩnh Gia. Huyện Tĩnh Gia đang phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nội vụ và đơn vị tư vấn tiếp tục hoàn thành đề án thành lập thị xã. Sau khi được thành lập thị xã Tĩnh Gia sẽ đóng góp thêm 7% cho tỷ lệ đô thị hóa của tỉnh, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2021 tỷ lệ đô thị hóa tỉnh Thanh Hóa đạt 35% trở lên. b. Nông - Lâm nghiệp – Thủy sản Năm 2019, phát triển kinh tế xã hội của huyện đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ tăng giá trị sản xuất ước đạt 8,21% (không tính KKT Nghi Sơn) . Nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 2,27%, công nghiệp – xây dựng 6,73%, dịch vụ 9,93%. Cơ cấu kinh tế ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản 20,7%; công nghiệp xây dựng 59,7%, dịch vụ 19,6%.Trong đó đôi với nông nghiệp: +Trồng trọt: tổng diện tích gieo trồng 19,06ha, đạt 92,5% kế hoạch (KH). Tổng sản lượng lương thực có hạt ước đạt 54.353 tấn. +Chăn nuôi: đàn trâu bò 22.380 con, tăng 1,9% kế hoạch tỉnh giao, tăng 11,2% kế hoạch Hội đồng nhân dân (KHHĐND) huyện giao. Năm 2019 dịch tả lợn Châu Phi ảnh hưởng đến 769 hộ chăn nuôi tại 134 thôn của 29 xã, tổng số lợn bị tiêu hủy là 7.289 con. UBND đã kịp thời chỉ đạo công tác phòng ngừa dịch bệnh. Ngành nông nghiệp cũng chỉ ra một số tồn tại trong sản xuất nông nghiệp 2019 là: chuyển dịch sản xuất nông nghiệp sang sản xuất hàng hóa còn hạn chế, tích tụ ruộng đất nông nghiệp còn chậm, thu hút đầu tư các doanh nghiệp vào nông nghiệp còn hạn chế 21
  29. Về lâm nghiệp: trồng mới được 315ha rừng sản xuất đạt 73,6% kế hoạch 82% cùng kỳ (CK), chỉ đạo các xã, đơn vị thực hiện, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo việc trực phòng cháy, chữa cháy rừng. Tổng diện tích rừng được bảo vệ 15.852,89ha bằng 100 kế hoạch. Tổ chức thành công 1 Lễ phát động trồng rừng cây xuân Kỷ Hợi năm 2019. Về thủy sản: sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 36.349 tấn, tăng 13,5%KH HĐND huyện giao, tăng 11,7%CK, trong đó sản lượng khai thác đạt 33.772 tấn , tăng 12,5%KH HĐND huyện giao cho. Tổng lượng tàu cá toàn huyện là 2.363 tàu. Với năm 2018, tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 6,9% (không tính Khu kinh tế Nghi Sơn). Trong đó, Nông lâm nghiệp thủy sản giảm 2,59%, Công nghiệp xây dựng tăng 66,89%, Dịch vụ tăng 25%. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thủy sản chiếm 3,5%, công nghiệp – xây dựng chiếm 88,6%, ngành dịch vụ chiếm 7,9% (cơ cấu ngành dịch vụ thấp do giá trị công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng cao ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản công nghiệp xây dựng dịch vụ Biểu đồ 2.2. Cơ cấu kinh tế ngành huyện Tĩnh Gia năm 2019 c. Thương mại - Du lịch – Dịch vụ  Dịch vụ Tốc độ tang trưởng ổn định, hàng hóa đa dạng, phong phú. Công tác quản lý thị trường chống hàng giả, gian lận được thực hiện có hiệu quả, tổ chức kiểm 22
  30. tra 147 vụ, kết quả: chấp hành tốt 33 cơ sở, xử lý vi phạm 114 vụ, trong đó hàng cấm 02 vụ, hàng giả 02 vụ. Công tác chuyển đổi mô hình chợ năm 2019 đã hoàn thành chợ Chào xã Thanh Sơn, chợ Các Sơn. Lập quy hoạch xây dựng 1/500 Chợ Trúc; khởi công xây dựng chợ Còng – Thị trấn.  Thương mại Từ khi xây dựng khu kinh tế Nghi Sơn đến nay, hoạt động thương mại của huyện không ngừng được mở rộng cả về quy mô, số lượng lần loại hình kinh doanh dịch vụ, nhất là tại khu vực trung tâm huyện. Ngoài ra, hoạt động thương mại dịch vụ cũng bắt đầu nhộn nhịp tại trung tâm các xã, các điểm dân cứ đông đúc. Hoạt động thương mại chủ yếu là mua bán, kinh doanh các mặt hàng nông sản như ngô, khoai, sắn; các nguyên liệu đầu tư vào như phân bón, xăng dầu, công cụ sản xuất và các mặt hàng gia dụng phục vụ đời sống nhân dân. Huyện tập trung phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, tổ chức sắp xếp mạng lưới thương mại, dịch vụ gắn với quy hoạch phát triển đô thị. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ; thu hút các doanh nghiệp, cá nhân đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ trên địa bàn. Nhờ quan tâm, triển khai thực hiện các giải pháp nên hiện trên địa bàn huyện đã phát triển được hơn 200 doanh nghiệp, hơn 2.000 cơ sở kinh doanh hoạt động trên lĩnh vực thương mại đáng chú ý. Trên địa bàn huyện đã hình thành một số trung tâm thương mại lớn, phục vụ nhu cầu cho nhân dân trong huyện và du khách như: Siêu thị A&S tại thị trấn Còng của Công ty CP Thương mại, dịch vụ Cửa Bang. Trung tâm thương mại Vincom+, tại xã Nguyên Bình. Được biết trung tâm có nhiều dịch vụ và tiện ích phong phú, các trung tâm thương mai đem lại lợi ích kinh tế cao. Tuy nhiên, các dự án đầu tư thương mại trên địa bàn có quy mô lớn còn ít, đa phần vẫn là các điểm kinh doanh mang tính cá nhân, nhỏ lẻ, không tập trung, thiếu sự liên kết và đầu tư đồng bộ. Do vậy huyện đang tiếp tục thực hiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm kêu gọi các doanh nghiệp, thành phần kinh tế, cá nhân đầu tư phát triển thương mại trên địa bàn theo hướng đồng bộ, hiện đại. 23
  31. Gian lận thương mại 65 vụ, vi phạm 19 vụ, vi phạm khác 26 vụ, xử lý vi phạm hành chính 172,250.000 đồng.  Du lịch Từ năm 2015 đến nay, tình hình phát triển du lịch trên địa bàn huyện có nhiều khởi sắc, thu hút đông đảo khách tham quan, nghỉ dưỡng, nhất là Khu du lịch nghỉ mát Hải Hòa, và Khu dịch sinh thái đảo Nghi Sơn. Các khu, điểm du lịch mới trên địa bàn huyện cũng được xúc tiến, kêu gọi nhiều dự án như: Khu du lịch sinh thái biển Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Hải Ninh, khu du lịch hồ Hao Hao – chùa Am Các Cũng từ năm 2015 đến nay, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển du lịch đặc biệt được huyện quan tâm, chú trọng. Đến nay tổng kinh phí đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn là 24,7 tỷ đồng. Về công tác quản lý quy hoạch phát triển du lịch, tính đến tháng 5/2018, tính ra có 43 dự án du lịch, trong đó có 1 dự án đã hoàn thành, 42 dự án đang triển khai và được chấp thuận đầu tư thực hiện. Bên cạnh việc quan tâm đầu tư phát triển các điểm du lịch nghỉ dưỡng biển, hạ tầng, cơ sở vật chất du lịch; khuyến khích thực hiện đầu tư các dự án du lịch đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư chính quyền địa phương cũng quan tâm đến việc nâng cao số lượng và chất lượng nguồn nhân lực; bảo tông và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ du lịch; chú trọng quảng bá, xúc tiến du lịch; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về giá cá dịch vụ, vệ sinh môi trường, an toàn thưc phẩm, an ninh trậd. Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được chú trọng ưu đãi và phát triển. Sản xuất của ngành tiếp tục duy trì đạt tốc độ tăng trưởng cao. Cơ sở hạ tầng đầu tư phát triển, công nghiệp được quan tâm; trên địa bàn các xã các ngành nghề mới như đan lát, làm rổ rá đã đem lại thu nhập cho người dân trên địa bàn. Tuy nhiên các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. 24
  32. e. Giáo dục – Đào tạo Sự nghiệp giáo dục của huyện Tĩnh Gia trong những năm qua có những bước phát triển mạnh mẽ.Tỷ lệ học sinh đến trường ở các cấp ngày càng tăng, tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng giảm, mạng lưới trường lớp được các ngành chức năng đầu tư phát triển. Chủ trương xã hội hóa giáo dục các cấp ủy Đảng chính quyền, đoàn thể và nhân dân quan tâm đã góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục của huyện phát triển. f. Y tế Năm 2018, Trung tâm y tế (TTYT) huyện Tĩnh Gia có biên chế tổng cộng 209 cán bộ, viên chức, người lao động, trong đó tại trung tâm: 3 bệnh viện, 40 các trạm y tế xã. Vượt qua sự khó khăn, thử thách, được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo của Sở Y tế Thanh Hóa, Huyện ủy, UBND huyện Tĩnh Gia và các cơ quan ban ngành, với sự cố gắng nỗ lực trong công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện, TTYT huyện Tĩnh Gia đã đoàn kết đã cố gắng hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch năm 2018. Bên cạnh những kết quả đạt được, TTYT huyện vẫn còn một số hạn chế, bật cập cần khắc phục như chất lượng hoạt động một số trạm y tế vẫn còn thấp, công tác khám chữa bệnh, thanh quyết toán bảo hiểm y tế tại trạm y tế xã, công tác đảm bảo6 vệ sinh môi trường thu gom, xử lý rác thải còn nhiều khó khăn, bất cập, nhân lực y tế còn thiếu sót về số lượng và chủng loại, kinh phí đầu tư cho hoạt động dự phòng còn hạn hẹp Tuy nhiên, những thành quả của TTYT huyện đạt được trong năm 2019 là khá toàn diện và rất đáng trân trọng đã góp phần cùng Ngành Y tế huyện thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân, xây dựng con người phát triển toàn diện, thúc đẩy nền KTXH phát triển mạnh mẽ trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị như Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XXV đề ra. g. Dân số Huyện Tĩnh Gia có dân số 214.420 người (2018), 31 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 30 xã, 1 thị trấn. Qua rà soát thực trạng đơn vị hành chính, 25
  33. huyện Tĩnh Gia còn 30 xã, thị trấn chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích, 21 xã chưa đạt tiêu chuẩn về quy mô, dân số, trong đó có 2 xã chưa đạt 50% cả 2 tiêu chuẩn về diện tích và quy mô. Cơ cấu dân số theo dân tộc của huyện có các thành phần dân tộc khác nhưng chiếm đa số là dân tộc Kinh, nhất là các vùng đồng bằng và vùng ven biển. Dân số đông, có sự chênh lệch về giới tính, nam nhiều hơn nữ h. Lao động – việc làm Cùng với sự gia tăng dân số, lực lượng lao động của huyện không ngừng tăng. Kết cấu dân cư theo lao động và nghề nghiệp, một mặt phụ thuộc vào lứa tuổi, mặt khác phụ thuộc vào kinh tế mà trình độ kỹ thuật và tổ chức hệ thống kinh tế xã hội từng thời kì tạo ra. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi của huyện Tĩnh Gia năm 2018 chiếm 64,9% tổng dân số. Với xu thể bổ sung nguồn lao động của huyện trong mức tăng tự nhiên ổn định thì có thể cho rằng mỗi năm nguồn dân cư trong độ tuổi lao động của Tĩnh Gia chiếm khoảng 60% – 65% tổng số dân của huyện hàng năm. Năm 2018, lao động trong ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 76,27% tổng số lao động; lao động trong ngành công nghiệp xây dựng chiếm 7,12% tổng số lao động; lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 15,74% tổng số lao động. Năm 2019, lao động làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 88,26% tổng số lao động. Nguồn lao động của huyện khá dồi dào, là điều kiện thuận thuận lơi trong phát triển KTXH, nhưng số lao động qua đào có trình độ chuyên môn còn chưa được cao. Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động, có thể đáp ứng được nhu cầu lao động có tay nghề trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển. i. Thu thập và mức sống Cùng với sự phát triển kinh tế của huyện, đời sống của nhân dân đang ngày một nâng cao, thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua từng năm 26
  34. Những nhu cầu về ăn, mặc, học hành, khám chữa bệnh, vui chơi giải trí đáp ứng ngày càng tốt hơn. Tỷ lệ số hộ trên địa bàn huyện có tivi, xe máy ngày càng tăng cao. Hiện 85% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, số hộ được sử dụng nước sạch ngày càng tăng. Chương trình xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo được triển khai tích cực, đồng thời đem lại hiệu quả thiết thực. Đến cuối năm 2018, toàn huyện không còn hộ đói, số hộ nghèo giảm còn 37,53%. Bên cạnh những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, Tĩnh Gia vẫn còn những hạn chế và thách thức không nhỏ: Cũng như nhiều địa phương trong tỉnh, ý thức bảo vệ rừng của một bộ phận dân cư chưa cao, điều này đặt ra cho công tác QLBVR phải giải quyết tốt mâu thuẫn giữa bảo tồn – phát triển – môi trường huyện nhà. 3.1.3. Nguồn nhân lực a.Dân số toàn huyện hiện có 214.420 người (2018), với mật độ dân số trung bình là 474 người/km2, trong đó dân số đang trong độ tuổi lao động là 64,9% tổng dân số của huyện, lao động trong ngành kinh tế là109.568 người. Tỷ lệ nam 50,29%, tỷ lệ nữ 49,71% (2018), như vậy tỷ lệ nam nhiều hơn tỷ lệ nữ. -Với số lượng lao động nhiều, dồi dào đem lại nhiều thuận lợi đối với kinh tế xã hội, đặc biệt là các ngành thu hút vốn đầu tư nước ngoài; thị trường tiêu thụ lớn thúc đẩy sản xuất phát triển; thể hiện sự đoàn kết giữa các xã trên toàn huyện phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tạo nên sức mạnh phát triển kinh tế xã hội xây dựng đất nước. Sự phát triển của huyện hiện nay yêu cầu cần phải có lực lượng lao động nhiều. Tĩnh Gia là một huyện có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, mà đặc biệt là ruộng đất trũng, độ phì thấp, nên đòi hỏi rất nhiều sức lao động. Mặt khác, nguồn thu nhập chính của phần lớn dân cư trong tỉnh dựa vào nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp nên dân cứ sống tập trung ở vùng nông thôn. Bên cạnh những thuận về dân số cũng như số lao động trện địa bàn huyện cũng gặp nhiều khó khăn lớn về sức ép về lao động lớn, tỷ lệ nam nữ không 27
  35. đồng đều làm chênh lệch về lao động, giới tính trong các ngành kinh tế từ đó ảnh hướng đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Lao động nhiều tạo cơ hội cho việc thu hút vốn đầu tư ở rộng phát triển các ngành nghề trên địa bàn huyện; mở rộng thị trường lớn thúc đẩy kinh tế phát triển; Đẩy mạnh các hoạt động nhằm nâng cao đời sống tinh thần cho người dân toàn huyện. Bên cạnh cơ hội huyện còn một số thách như khó khăn trong vấn đề tạo việc làm cho người dân; kiểm soát lao động trong các ngành nghề, các vẫn đề trong xã hội diễn biến phức tạp -Trình độ của huyện Tĩnh Gia có phản ánh qua số liệu trình độ học sinh các cấp, tỷ lệ biết chữ của dân cư, trình độ văn hóa của công nhân viên chức, doanh nghiệp, trình độ tay nghề của các cán bộ và công nhân kỹ thuật ở các ngành nghê kinh tế và dịch vụ. Phần lớn lao động trên địa bàn huyện đều có trình độ từ trung học cơ sở trở lên, trong đó 60% tốt nghiệp trung học phổ thông. Tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn, kỹ thuật đạt khoảng 19 – 20%. Đây là mức thấp hơn so với các huyện nông nghiệp. Phần lớn lao động làm việc trong các cơ quan nhà nước đều phải trải qua đào tạo. Trong những năm gần đây, tỷ lệ lãnh đạo chuyên môn trong các xã được đào tạo tăng lên rất nhanh. Lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề cao đang được đào tạo, bổ sung ngày càng nhiều. Đó là kết quả của sự nhận thức đúng đắn và sự quan tâm đầy đủ của Đảng bộvà chính quyền huyện Tĩnh Gia đối với vấn đề nâng cao chất lượng cho người lao động trên địa bàn huyện. Đồng thời, đây là nguồn lực rất quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa huyện Tĩnh Gia. * Khó khăn trong trình độ lao như: lao động có trình độ tay nghề còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông; nhiều lao động chưa qua đào tạo; năng suất lao động còn thấp, chuyển biến chậm; đời sống của nhân dân văn gặp nhiều khó khăn do trình độ lao động thấp, từ đó ảnh hưởng tới phát triển kinh tế toàn huyện cũng như xã hội; lao động có việc làm sau khi học đại học ra 28
  36. trường còn thấp, học đúng ngành nghề còn chưa được cao; trình độ lao động ở nông thôn vẫn chưa được nâng cao tay nghề bằng thành thị, vì vậy nó sẽ làm chậm phát triển kinh tế cũng như phát triển xã hội trên địa bàn huyện. Huyện Tĩnh Gia có cơ hội trong việc thu hút được nguồn vốn đầu tư cao trong việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp trên địa ban huyện; đưa các sinh viên, cơ quan nhà nước có học lực đi theo học tại các cơ quan trên địa bản tỉnh hoặc thành phố khác để nâng cao trình độ học vấn nhằm nâng cao kinh tế xã hội của huyện; mở rộng các ngành nghề, các việc làm nhằm nâng cao trình độ của người dân. -Cơ cấu các ngành kinh tế Năm 2018, lao động trong ngành nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản chiếm 76,27% tổng số lao động; lao động trong ngành công nghiệp và xây dựng và xây dựng chiếm 7,12% tổng số lao động; lao động trong khu vực dịch vụ chiếm 15,74% tổng số lao động. Năm 2019, lao động làm việc trong các ngành kinh tế chiếm 88,26% tổng số lao động. Bảng 3.1.Lao động trong các ngành kinh tế cơ bản huyện Tĩnh Gia năm 2018 2016 2017 2018 2019 Tổng số lao động đang làm Người 110.470 110.076 109.745 105.568 việc trong các ngành kinh tế. Trong nông lâm thủy sản - 90.093 86.421 83.470 Trong công nghiệp và xây - 8.047 8.610 8.850 dựng Dịch vụ - 12.330 15.045 17.425 Nguồn: Phòng thống kê huyện Tĩnh Gia và Cục Thống Kê Thanh Hóa Con người trong các ngành nông lâm thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong các ngành kinh tế, do tận dụng tốt tiềm năng sẵn có của vùng về phát 29
  37. triển nông nghiệp cũng như tận dụng được tài nguyên của biển. Các ngành nông lâm thủy sản phát triển thúc đẩy xuất nhập khẩu các mặt hàng từ nông lâm thủy sản phát triển, từ đó đẩy mạnh phát triển kinh tế của huyện cũng như đời sống của người dân. Các ngành công nghiệp và xây dựng đang được được đầu tư và phát triển, các siêu thị nhà máy, nhà hàng đang được nâng cấp và xây dựng. Huyện đang phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì vậy vấn đề công nghiệp và xây dựng cần đang được đầu tư phát triển cao nhằm thúc đẩy kinh tế toàn huyện. Các mặt hàng dịch vụ đang được phát triển theo hướng hiện đại hóa kinh tế, đẩy mạnh đời sống vật chất và tinh thần của người dân, đóng góp lớn vào GDP của huyện phát triển hơn. Cơ cấu các ngành kinh tế của huyện cũng đang gặp phải một só khó khăn: các ngành kinh tế phát triển không đồng đều, phân bố không tập trung và còn rải rác theo khu vực phát triển của huyện; các loại hình dịch vụ còn chưa được phong phú và phát triển tốt và rộng khắp toàn huyện; lao động phân bố theo các ngành kinh tế còn chưa được đều, từ đó nó có thể làm chậm quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện;áp dụng khoa học công nghiệp vào các ngành kinh tế còn chưa được tốt và mở rộng trên toàn huyện; * Cơ hội để mở rộng và phát triển một các toàn diện các loại hình dịch vụ ở cả thị trấn và nông thôn của huyện; thu hút các nguồn vốn đầu tư từ tư nhân để mở các loại hình dịch vụ trên huyện từ đó thúc đẩy được kinh tế của huyện; cơ cấu các ngành phát triển thì thúc đẩy đời sống của nhân dân cũng được nâng cao và từ đó có thể sử dụng và đáp ứng được các loại hình dịch vụ của huyện; áp dụng khoa học công nghiệp vào các ngành kinh tế ngày càng được chú trọng hơn. * Thách thức trong cơ cấu ngành: thị trường cơ cấu mở rộng, không chỉ giới hạn trong tự do hàng hóa thương mại hàng hóa mà còn mở rộng các lĩnh vực, dịch vụ, đầu tư tạo sức ép cạnh tranh và áp lực tới sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó, khung pháp lý cửa chúng ta thường chưa được hoàn thiện kịp thời để đáp ứng với tình hình mới; việc xử lý tranh chấp thương mại gặp nhiều 30
  38. khó khăn khi năng lực giải quyết còn yếu; Ngày nay người tiêu dùng cũng có xu hướng sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm thân thiện từ tự nhiên, an toàn và có lợi cho sức khỏe con người; thị trường tiềm ẩn rất nhiều rủ ro, giá cả hàng nông sản thế giới sẽ có nhiều thay đổi bất ngờ; khi cơ chế thị trường phát triển thì có khả năng mở rộng thêm khoảng cách giàu ngheo trong xã hội do tri thức sẽ là yếu tố đại diện cho sản xuất, hơn là vốn. Điều này sẽ làm phát sinh một thị trường làm việc ngày càng tách biệt và các phân đoạn “kỹ năng thấp/lương thấp” và “kỹ năng cao/lương cao”, có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng các vấn đề xã hội. -Biển: với vị trí khá thuận lợi huyện Tĩnh Gia có một vùng biển rộng để phát triển kinh tế biển, khai thác tiềm năng thế mạnh của vùng ven biển để biến nơi đây thành mũi nhọn kinh tế của huyện. Chú trọng phát triển toàn diện các ngành nghề bao gồm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá. Tiếp tục đầu tư khai thác hải sản toàn diện hơn, tăng năng lượng khai thác, kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Gắn khai thác nuôi trồng với chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Đầu tư thâm canh diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đồng thời khai thác đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đồng thời khai thác đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản, đồng thời khai thác đất có mặt nước chưa sử dụng đưa vào nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh sự phát triển của các nguồn lực, biển là một nguồn lực quan trọng không kém đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Tĩnh Gia. Huyện phát triển rất nhiều mặt hàng xuất khẩu đem lại giá trị cao từ đó thúc đẩy nền kinh tế xã hội của huyện. Với vị trí địa lý kinh tế - chính trị đặc biệt quan trọng trong khu vực Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An, có đường biển 42km, giữ vai trò quan trọng về môi trường, sinh thái của khu vực. Sự phát triển của nên kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa chắc chắn phải gắn kết với lợi thế và tiềm năng to lớn của biển. 31
  39. Ngoài ra các loại mặt hàng này có thể chế biến thành các sản phẩm khác giữ vai trò quan trọng hơn: cá có thể chế biến thành nước mắm là sản phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của các hộ gia đình, nó giúp bữa ăn của gia đình thêm đậm đà, phong phú và vui vẻ hơn; ngoài ra cá cũng là một món ăn không thể thiếu được của mỗi người, cá là một trong những món ăn quan trọng cung cấp dinh dưỡng đối với cơ thể; các cũng có thể chế biến thành các món khác nhau như các gỏi, cá súp ; ngoài cá còn các mặt hàng từ tôm, ngao, mực là những món ăn không thể thiếu được trong bữa cơm cũng như trong nhu cầu sống hiện nay của người dân trên địa bàn huyện cũng như trên cả nước và xuất khẩu. * Toàn bộ hệ thống sông cụt, hồ đập nhỏ ao gia đình có diện tích 400ha. Trong đó, 50ha nuôi tôm càng xanh ở xã Hải Nhân và một số diện tích ở các vùng sâu trũng khác. Cùng với việc nuôi trồng thủy sản, hải sản cũng trong địa giới hành chính. Tĩnh Gia sẽ dự kiến khoảng 150ha diện tích ngoài khơi (đảo Mê, Nghi Sơn) để nuôi cá lồng và 800ha nuôi ngao (vùng Hải Ninh, Hải Châu). Như vậy, diện tích nuôi trồng thủy, hải sản quy hoạch đến năm 2020 là 1.415ha (chỉ bao gồm nước mặt nội địa, không kể mặt nước biển) tăng 735,68. * Khó khăn: nuôi trồng thủy hải sản còn chưa được đầu tư nhiều và mở rộng do kinh phí của người dân còn chưa đáp ứng được; trong quá trình nuôi trồng do mưa gió, nắng, dịch bệnh làm cho các mặt hàng bị chết với số lượng lớn và chịu tổn thất cao ảnh hưởng tới kinh tế của người dân làm cho cuộc sống của họ lại bấp bênh; hiện nay do tình hình dịch bệnh nên không thể xuất khẩu các mặt hàng thủy sản được vì vậy những mặt hàng đấy sẽ có giá thành rất thấp và có thể không bán được.Khó khăn chồng chất khó khăn làm thu nhập bị giảm mạnh, những đầm nuôi tôm, ngao bị lỗ vốn nặng và dần bị phá sản do cạn kiệt kinh tế; các hải sản sau khi đi tàu đánh bắt về sẽ không giữ được lâu và không còn được tưới, có thể chết. Những khó khăn trong nghề biển có thể làm giảm kinh tế của huyện Tĩnh Gia. 32
  40. Với đường bờ biển dài, rộng và có các làng nghề truyền thống vì vậy huyện Tĩnh Gia có cơ hội trong việc mở rộng thị trường sang các nước phát triển; phát triển mạnh các làng nghề để nâng cao vị thế của huyện Tĩnh Gia; đẩy mạnh các dự án phát triển kinh tế biển, có dự án phát triển các đầm nuôi hải sản, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ; thúc đẩy nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân trên biển; khuyến khích ngư dân đầu tư phát triển nâng cấp tàu thuyền có công suất lớn, trang thiết bị, phương tiện khai thác đánh bắt hiện đại, đẩy mạnh đánh bắt xa bờ; lập mô hình khai thác hải sản theo hình thức tổ, đội đã phát huy tình thần tương trợ, giúp đỡ nhau trong đánh bắt hải sản, tiêu thụ sản phẩm và chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất, thông tin về ngư trường, phòng chống thiên tai, bão lũ và đấu tranh tranh giành chủ quyền với các hành vi vi phạm chủ quyền biển. Điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng nguồn thủy sản đa dạng, phong phú là cơ sở cho phát triển nuôi trồng thủy sản; do dân sô tăng kinh tế phát triển nên nguồn thủy sản trong nước và thế giới tiếp tục mở rộng, sản phẩm thủy sản ngày càng chiếm lĩnh trên thị trường mở rộng; công nghệ và kỹ thuật tiên tiến đặc biệt là công nghệ sinh học phát triển nhanh và mạnh, đã và đang được áp dụng vào hoạt động nghiên cứu nuôi trồng thủy sản; nguồn nhân lực dồi dào, có kinh nghiệm thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản trong tương lai; Du lịch huyện Tĩnh Gia còn gặp nhiều khó khăn trong phát triển như: chất lượng dịch vụ chưa được cao, bất cập trong công tác xây dựng quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch; cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch còn chưa được hoàn chỉnh và nâng cấp; cơ chế chính sách phát triển du lịch còn chưa được triệt để và phong phú; chất lượng nguồn nhân lực còn chưa được cao; việc huy động vào nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn chưa được kém; quản lý của chính quyền huyện đối với hoạt động của biển còn chưa được cao; thời tiết kí hậu ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như du lịch biển. Bên cạnh đó, huyện cần phải thu hút các nhà đầu tư mạnh, tâm huyết và có kinh nghiệm; tăng cường đa dạng hóa các hoạt động tuyên truyền giáo dục 33
  41. nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng về du lịch; chú trọng hơn nữa đến công tác phát triển đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng văn hóa du lịch. Để đảm bảo cho hoạt động du lịch được an toàn cũng như vui vẻ thì huyện Tĩnh Gia cũng gặp nhiều thách thức cho phát triển kinh tế như: Cần tiến hành điều tra, nghiên cứu có hệ thống về biển, xây dựng cơ sở dữ liệu và thường xuyên cập nhật thông tin, kết quả điều tra, nghiên cứu mới. Xây dựng các trạm cảnh báo thiên tai (động đất, sóng thần xâm nhập mặn ). Giám sát và đánh giá mức độ suy thoái của tài nguyên các hệ sinh thái biển. Hình 3.5. Hình ảnh biển Hải Hòa ngày mùa hè * Bảo vệ rừng ngập mặn: diện tích đất rừng ngập mặn ổn định (44ha ở xã Hải Châu), cần quy hoạch các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất (tại các xã ven biển), xây dựng 1 khu bảo tồn có thể kết hợp với du lịch sinh thái. Nhằm đảm bảo tính ổn định của kinh tế biển, các cơ sở hậu cần và thương mại cần được xây dựng thích ứng; cảng cá, làng cá, chợ đầu mối thủy sản, các loại hình công nghiệp hâu cần nghề cá và chế biến thủy hải sản. 34
  42. Huyện Tĩnh Gia tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy liên quan đến phát triển bền vững vùng biển và dải ven bờ biển. Xây dựng chiến lược và các chương trình, kế hoạch hành động, các dự án ưu tiên để kiểm soát ô nhiễm, ngăn ngừa suy thoái, phát triển tài nguyên biển, cảnh báo thiên tai và ngăn ngừa sự cố môi trường trên biển. Phát huy thế mạnh của nền kinh tế thị trường đối với khai thác tiềm năng và bảo vệ môi trường vùng biển. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế biển. Để có được sản phẩm du lịch chất lượng cao, cần phát triển du lịch theo hướng bền vững trên cơ sở bảo tồn được các hệ sinh thái – ven biển, bảo vệ được chất lượng môi trường biển. * Khu kinh tế nghi Sơn: là một khu kinh tế tổng hợp, đẩy mạnh quá trình phát triển KT – XH của huyện. Khu kinh tế Nghi Sơn là một khu kinh tế được thành lập nam 2006 tại huyện Tĩnh Gia, phía Nam tỉnh Thanh Hóa nhằm mục đích phát huy lợi thế địa lý trên quốc lộ 1A, đường sắt Bắc – Nam và có hệ thống cảng Nghi Sơn để tạo ra một động lực đẩy mạnh phát triển KTXH tỉnh Thanh Hóa, cho khu vực kém phát triển Nam Thanh Hóa – Bắc Nghệ An và cho các tỉnh phía Bắc nói chung. Khu kinh tế Nghi Sơn là một khu kinh tế tổng hợp, song các ngành kinh tế được ưu tiên là công nghiệp nặng và công nghiệp hóa dầu. Khu kinh tế này gồm 1 phi thuế quan (khu thương mại tự do) và 1 khu thuế quan. Các khu có chức năng gồm khu cảng biển, khu đô thị nhà ở, khu vui chơi giải trí, trung tâm tài chính, trung tâm dịch vụ Toàn bộ khu kinh tế (KKT) có diện tích là 186.118 km2, bao trùm 12 xã của huyện Tĩnh Gia. Khu kinh tế Nghi Sơn có tổng diện tích là 106.000ha, bao gồm 66.497,57ha đất liền và đảo, 39.502,43ha nước mặt (trong đó phần diện tích hiện hữu là 16.611,8ha, phần diện tích mở rộng là 47.885,77ha đất liền và đảo, 39.502,43ha mặt nước). 35
  43. Phần đất liền và đảo bao gồm toàn bộ diện tích thuộc địa giới hành chính của các xã trên địa bàn huyện Tĩnh Gia bao gồm 30 xã và 1 thị trấn. Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn là một dự án trọng điểm hiện nay tại KKT Nghi Sơn với tổng vốn đầu tư (giai đoạn 1) lên tới 6 tỷ Dallar Mỹ. Mục tiêu xây dựng và phát triển khu kinh tế Nghi Sơn của Thanh Hóa cũng như của Việt Nam là một khu kinh tế tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực như công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản như: công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp cán thép cao cấp, cơ khí chế tạo, sửa chữa và đóng mới tàu biển, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến xuất khẩu gắn với việc xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Nghi Sơn, hình thành các sản phẩm mũi nhọn, có chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao, các loại hàng dịch vụ cao cấp đẩy mạnh xuất khẩu; mở rộng thị trường khu vực và thế giới. Đánh giá tiềm năng của cảng Nghi Sơn, đoàn chuyên gia thuộc Viện phát triển kinh tế Nhật Bản (JICA) khảo sát đã nhận định: “ Nằm ở cuối phía Nam bờ biển Thanh Hóa, Nghi Sơn có tiềm năng về cảng biển nước sâu có độ sâu từ 15 – 18m. Sau khi xây dựng một nhà máy xi măng lớn, một cảng chuyên dùng và mộ tuyến kỹ thuật hạ tầng vào KCN, đồng thời với sự tổng hợp cho phép vùng Nghi Sơn trở thành một trong các trung tâm công nghiệp hiện đại nhất của bắc Trung Bộ và cả nước, sẽ là ngõ cửa ngõ chính của tam giác kinh tế phía Bắc. Cảng Nghi Sơn có một tiềm năng phát triển thành một trong những cảng lớn nhất của cả nước với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lên tới 50.000DWT, năng lực xếp dỡ lên đến hàng trăm triệu tấn/năm. Để thực hiện mục tiêu phát triển thành KKT đa ngành để thu hút các ngành công nghiệp nặng và công nghiệp cơ bản. Chính phủ Việt Nam đã ban hành và cho áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất cho các nhà đầu tư. Dân số đông, vì vậy lực lượng lao động trong KKT khoảng 45.000 người. Lực lương trên toàn tỉnh Thanh Hóa là lao động trẻ có trình độ văn hóa được phổ cập tốt nghiệp THCS và THPT, có khả năng 36
  44. tiếp thu khoa học kỹ thuật và đào tạo thành lao động có tay nghề cao. Thanh Hóa có hệ thống giáo dục và đào tạo khá hoàn chỉnh với đủ các cấp và ngành học. Tại KKT Ngi Sơn có Trường Trung cấp nghề Nghi Sơn đang hoạt động và Cao đẳng Công nghê Locogi đang xây dựng đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho KKT, hiện nay Ban quản lý KKT Nghi Sơn đang xây dựng Đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực KKT Nghi Sơn giai đoạn 2015 – 2025 trình chính phủ phê duyệt. Hình 3.6. Cảng Nghi Sơn Thanh hóa nói chung và Tĩnh Gia nói riêng xuất phát từ tỉnh nghèo, sau khi có Khu kinh tế Nghi Sơn đã mang lại hiệu quả rất lớn cho cả tỉnh và khu vực bắc Trung Bộ. Tỉnh, huyện đang tiếp tục thu hút các dự án lớn, xây dựng Nghi Sơn thành khu kinh tế đầu tầu. Cùng với đó, mang lại giá trị cốt lõi là tạo ra nhiều việc cho người lao động. Người lao động có việc làm, có thu nhập ổn định thì tiêu dùng cũng tăng, kéo theo một loạt dịch vụ xã hội tốt lên. Đây là điều kiện tốt cho tỉnh, huyện. Hi vọng năm 2021 có nhiều dư án mới tiếp tục tạo nền móng cho nhiệm kỳ sau. 37
  45. * Khó khăn như các chất thải, khí của nhà máy được thải ra môi trường gây ra ô nhiễm bầu không khí; nguồn vốn thu hút đầu tư còn chưa được cao; yêu cầu nguồn nhân lực cao, biết áp dụng khoa học công nghệ vào việc làm; khoa học công nghệ đầu tư cho các dự án còn chưa được hiện đại như mong muốn; Hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng kịp, nhiều nhà đầu tư khi đến Việt Nam họ muốn đem theo cả con cái và gia đình nhưng hạ tầng chưa đáp ứng cũng gây khó khăn như trường học, bệnh viện hay vệ sinh an toàn thực phẩm hay các khu vui chơi giải trí ; các nhà đầu tư đang gặp phải khó khăn về luật, mặc dù luật đã điều chỉnh nhưng chưa kịp thời nên vẫn còn vướng gây cản trở cho nhà đầu tư. Các luật còn chồng chéo như luật về đất đai, môi trường, đầu tư, đầu tư công, xây dựng cũng làm ảnh hướng đến đầu tư. Phát triển khu kinh tế Nghi Sơn cũng là cơ hội để đẩy mạnh các hoạt động, các loại hàng dịch vụ. Trong địa bàn huyện để nâng cao chất lượng kinh tế cũng như đời sống của người dân; đầu tư xã hội hạ tầng như trường học, bệnh viện, các khu vui chơi giải trí để có nhiều điểm vui chơi để cho nhà đầu tư yên tâm làm việc; cố gắng khai thác xăng hóa dầu. Mở công ty tại địa bàn huyện Tĩnh gia có một số cơ hội tốt như: môi trường, điều kiện tự nhiên, đất đai rộng và tốt ổn định; thu hút nguồn vốn đầu tư từ nhiều nơi khác nhau; đẩy mạnh phát triển hàng hóa tạo thu nhập cho người dân lao động; nguồn lao động dồi dào đáp ứng đủ nhu cầu tuyển dụng của công ty giúp công ty duy trì và phát triển, điều đó cũng thúc đẩy đời sống của nhân viên được ổn định; nằm trong khu kinh tế Nghi Sơn vì vậy mà doanh nghiệp có cơ hội phát triển cao hơn. Hiện nay do ảnh hưởng của dịch COVID -19 đã gây một số thách thức: khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, cắt giảm lao động là giải pháp mà các doanh nghiệp đã và đang thực hiện để vượt qua khó khăn này; nhiều đơn hàng đã bị hủy hoặc giãn tiến độ giao hàng, nên buộc doanh nghiệp phải giảm dần số lao động. Tính đến ngày 26/3 đã có một số công ty giày da chấm dứt hợp đồng và thanh toán đầy đủ tiền công đối với những lao động đang trong thời gian thử việc. Khi bị công ty cho nghỉ số lao động mất việc làm trên toàn huyện rất cao, nó làm cho người dân không kiếm ra được thu nhập, kinh tế bị cạn kiệt 38
  46. từ đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của họ cũng như sự phát triển của xã hội hiện nay. 3.2. Đánh giá tiềm năng các nguồn lực phát triển KT - XH 3.2.1 Vị trí địa lý Huyện Tĩnh Gia có một vị trí khá thuận lợi cho sự phát triển KTXH. Huyện nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Tây Nam của tỉnh Thanh Hóa và là 1 trong 15 khu kinh tế ven biển quốc gia đem lại nền kinh tế thị trường phát triển cho huyện. Cảng nước sâu Nghi Sơn nằm trong quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia với tiềm năng phát triển thành cảng trung chuyển quốc tế của miền Bắc – Việt Nam và khu vực, trong tương lai có thể trở thành một trong những cửa ngõ quan trọng thông thương các tỉnh trong nước, với các nước trên khu vực và trên thế giới. Tĩnh Gia là huyện cực nam của tỉnh Thanh Hóa, phía nam giáp tỉnh Nghệ An, phía đông giáp biển, phía bắc giáp với huyện Quảng Xương, phía tây giáp huyện Nông Cống, vừa có biển, vừa có núi rừng cùng với nhiều danh lam thắng cảnh, huyện Tĩnh Gia có nhiều lợi thế phát triển kinh tế tương đối toàn diện, đặc biệt là phát triển du lịch, công nghiệp và thủy, hải sản. Huyện có đường quốc lộ 1A chạy theo tuyến đường theo chiều Bắc – Nam với chiều dài khoảng 34km, tuyến đường sắt khoảng 29,5km, tuyến đường 8 liên huyện từ Chợ Kho (Hải Ninh) đi Nông Cống; tuyến đường tỉnh lộ Nghi Sơn đi Bãi Trành, nối với đường Hồ Chí Minh. Đây là thuận lợi mà không phải huyện nào cũng có được, nó tạo nên vị thếKTXH đáng kể cho huyện Tĩnh Gia. Trên địa bàn huyện Tĩnh Gia có vùng đồng bằng ven biển ở phía đông và vùng đồi núi ở phía tây; đây chính là điều kiện để Tĩnh Gia trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Thanh Hóa với sự phát triển đa dạng, tổng hợp kinh tế công, nông nghiệp, kinh tế miền núi bán sơn địa và kinh tế biển. Như vậy, vị trí địa lý đặc thù đã tạo điều kiện thuận lợi cho huyện Tĩnh Gia trong trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội với các địa 39
  47. phương khác trong tỉnh, với các tỉnh bạn lân cận, với các địa phương khác trên phạm vi cả nước và quốc tế, là nơi giao thoa giữa các nền văn hóa.Bên cạnh đó, với vị trí tiếp giáp biển, huyện có đủ điều kiện phát triển kinh tế biển như đánh bắt, chế biến và thông qua cảng Nghi Sơn, nối tiếp mối kết giao, phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội với các nước ASEAN đại dương. Đó là thế mạnh để Tĩnh Gia có thể đẩy mạnh nhanh tốc độ phát triển kinh tế của mình nhằm khai thác triệt để những tiềm năng hiện có, tạo ra động lực mạnh mẽ làm thay đổi toàn bộ diện mạo kinh tế huyện, phục vụ mục tiêu nâng cao đời sống và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Với thế mạnh đó, Tĩnh Gia đã và đang trở thành vùng kinh tế trọng điểm vững chắc trong địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như trên phạm vi cả nước. Những thuận lợi đó đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống. Khó khăn trong vị trí địa lý như: với vị trí tiếp giáp nhiều với các khu vực vấn đề lưu thông hàng hóa sẽ bị chậm, bên cạnh đó Tĩnh Gia cũng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm nên vấn đề cạnh tranh với các khu vực khác ngày càng cao; huyện còn nằm trong vùng có nhiều thiên tai nhất là bão, lũ, nắng nóng cao; vị trí kéo dài, tiếp giáp với nhiều khu vực làm giao thông tốn kiếm, khó khăn trong việc điều hành quản lý kinh tế của cả huyện; tiếp giáp gần với khu vực phía trong ảnh hưởng tới khí hậu gió lào nắng nóng tới huyện đòi hỏi người dân phải có kinh tế ổn định mới có thể sử dụng các thiết bị điện tử điện lạnh nhằm phục vụ tốt cho người dân trong thời gian như vậy, nếu những gia đình không có điều kiện về kinh tế nó cũng ảnh hưởng tới đời sống vật chật của các gia đình. Với một vị trí thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội như vậy đòi hỏi Tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng cần phải có những chính sách để phát huy tiềm năng sẵn có này. Năm 2019, UBND huyện Tĩnh Gia đã chỉ đạo thực hành quyết liệt, sáng tạo, hiệu quả có trọng tâm, trọng điểm phát triển kinh tế xã hội. Trong công tác chỉ đạo đó đã nhấn mạnh vai trò của vị trí đối với phát triển kinh tế xã hội: nâng cao chính sách giao lưu buôn 40
  48. bán với các vùng trong khu vực nhằm thúc đẩy chất lượng cũng như phát triển kinh tế thị trường khu vực được cao; giao lưu các nền văn hóa khác nhau nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết hỗ trợ lẫn nhau trong công việc cũng như các vấn đề xã hội đối với người dân; thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước thúc đẩy phát triển kinh tế và đời sống xã hội cho huyện Tĩnh Gia; đánh dấu mốc quan trọng của vị trí địa lý ảnh hưởng trực tiếp đối với kinh tế xã hội; đảm bảo quốc phòng – an ninh, tập trung nâng cao chiến lược dài hạn, hoàn thành thể chế và các chiển lược phát sinh. Hình 3.2. Bản đồ địa lý tỉnh Thanh Hóa 3.2.2. Địa hình * Thuận lợi: Địa hình bán sơn trà bao gồm những hang động hoang sơ, vùng đồng bằng và đất ven biển, đường bờ biển dài với những bãi cát mịn, cùng toàn thể các quần đảo nhỏ, 3 cửa lạch, 2 cảng biển lớn đã tạo cho Tĩnh Gia tiềm năng và lợi thế “đặcbiệt”. Những tiềm năng và lợi thế đó cùng với những lợi thế đạt được trong thời kỳ đổi mới đang và sẽ là điểm tựa để Tĩnh Gia vươn mạnh, khẳng định vị thế của mình trong thế kỷ XXI. 41
  49. Vừa có biển, vừa có núi cùng nhiều danh lam thắng cảnh, huyện Tĩnh Gia có nhiều lợi thế phát triển kinh tế tương đối toàn diện, đặc biệt là phát triển du lịch, công nghiệp và thủy, hải sản. Đến với Tĩnh Gia du khách có thể tham quan du lịch Lạch Bạng, chùa Đót Tiên, đền Quang Trung, đảo Hòn Mê. Với sự hội tụ của 3 vùng sinh thái: vùng đồng bằng, vùng ven biển và vùng trung du miền núi, mỗi khu vực có những vị thế khác nhau từ đó điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội cũng có những điểm riêng biệt và phong phú mang đậm bản chất riêng. + Vùng đồng bằng: vùng có địa hình khá bằng phẳng và hình thành khu vực đồng bằng với nhiều sông rạch chảy qua, thích hợp cho việc trồng cây lúa, cây lương thực thực phẩm Ở các xã như Các Sơn, Anh Sơn, Ngọc Lĩnh, Hải An, Thanh Sơn là những khu vực có địa hình khá bằng phẳng và Các Sơn là một xã có lớn như Hồ Yên Mỹ và các con sông nhỏ đầu nguồn chảy qua và tạo điều kiện thuận lợi cho trồng lúa hàng năm không bị hạn hán và chậm phát triển. Từ đó, nâng cao năng suất mùa vụ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân kiếm thêm thu nhập từ nông nghiệp và đời sống của họ sẽ được nâng cao hơn. Bên cạnh đó, với địa hình như vậy thuận lợi cho tạo điều kiện cho các khu vực phát triển các loại hình hàng hóa khác như thương mại, dịch vụ , ngoài ra đây còn phát triển cung cấp, buôn bán các sản phẩm từ thiên nhiên như thủy sản, khoáng sản và lâm sản đáp ứng đủ nhu cầu đời sống và xuất khẩu các mặt hàng có giá trị kinh tế cao cho người dân và cho cả nước nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế thị trường cũng như cung và cầu hiện nay; là nơi có điều kiện để nơi tập trung các nguồn đầu tư lớn như: KKT Nghi Sơn, Khu Lọc hóa dầu Nghi Sơn, các siêu thị và các loại dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của huyện và hình thành một nguồn kinh tế mới hội nhập và phát triển hơn, góp phần nâng cao cơ cấu GDP của huyện.; vùng đồng bằng là khu vực có địa hình khá thuận lợi để lưu thông phát triển giao thông vận tải đường bộ đẩy mạnh mở rộng kinh tế thị trường, lưu thông thuận lợi qua các khu vực có liên quan; hình thành các khu chăn nuôi VAC giúp ổn định được kinh tế cho các hộ gia đình và đời sống 42
  50. của họ; môi trường trong lành thoải mái giúp người dân sẽ cảm thấy bình yên sau mỗi giờ làm việc căng thẳng giúp tinh thần họ được sảng khoải và thoải mái hơn. * Khó khăn: quản lý chính sách phát triển của huyện còn chưa được rõ ràng và nâng cao hơn để phát triển các loại hình kinh tế được thuận lợi và tốt hơn; thị trường tiêu thụ các mặt hàng còn chưa được nhiểu và còn thấp; nhu cầu việc làm cho nguồn lao động trên vùng còn chưa dồi dào và tay nghề lao động còn chưa được cao từ đó làm chậm đến sự phát triển kinh tế của khu vực và huyện; trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông chưa được quan tâm cao; thiên tai bão lũ thường xuyên xảy ra ảnh hưởng tới các hoa màu, lương thực thực phẩm của người dân làm nguồn kinh tế của họ bị ảnh hưởng dẫn tới đời sống bị chênh vênh và thiếu thốn. Địa hình vẫn chưa có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch tham quan tốt, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế nhưng phát triển với quy mô còn ít; nguồn đầu tư vào cơ cấu hạ tầng giao thông, hệ thống tươi tiêu cho nông nghiệp còn chưa được đầu tư hiện đại và còn yếu; mở rộng nhiều khu vui chơi giải trí giúp nâng cao đời sống tinh thần, luyện tập thể dục thể thao tạo nên xã hội đoàn kết và khỏe mạnh. + Vùngven biển: Bao gồm các xã phía đông quốc gia 1A như Hải Châu, Hải Ninh, Hải An, Tân Dân, Nghi Sơn địa hình thấp có xu hướng nghiêng ra biển, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển. Huyện Tĩnh Gia là khu vực không thể không nhắc tới biển nó là một phần đời sống của người dân nơi đây. * Thuận lợi: Nằm trong vùng ven biển đã đem lại rất nhiều thuận lợi thúc đẩy nền kinh tế xã hội cho người dân nơi đây. Người dân sống vùng ven biển chủ yếu sống và hình thành các ngành nghề biển, biển đã nuôi sống người dân ở đây thúc đẩy được nền kinh tế phát triển. Vùng biển đã đem lại nhiều điều kiện thuận lợi như: phát triển các phố, khu công nghiệp và các hoạt động dịch vụ và thương mại, buôn bán quan hệ với các nước nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội; với khí hậu nóng cao 43
  51. thuận lợi cho bảo quản hải sản, phát triển nghề muối và du lịch quanh năm; giữ vừng được phong tục văn hóa nghề biển của khu vực tạo nên một nét đẹp riêng biệt cho khu vực; phong tục đánh bắt các tài nguyên biển như tôm, cá, tạo ra nguồn thu nhập chính và lớn cho người dân khu vực nơi đây, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Các mặt hàng được sử dụng từ biển còn là những sản phẩm đặc sắc và đem lại giá trị xuất khẩu cao thúc đẩy thị trường hàng hóa được mở rộng, đóng góp vào nên kinh tế của cả nước nói chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng; ven biển được xem là khu vui chơi giải trí của những đứa con nít, người lớn nơi đây từ đó nó nâng cao đời sống tinh thần thoải mái cho những người sinh sống ở đây; ngoài đánh bắt ra người dân xây thêm những nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng đầy mới mẻ giúp thu hút được khách du lịch hàng năm tới đấy tham quan nghỉ ngơi; phương tiện giao thông khá thuận lợi và phong phú như tàu thuyền, các loại xe otô đẩy mạnh vận chuyển và mở rộng hàng hóa. * Khó khăn: gặp bão lũ thường xuyên ảnh hưởng tới vấn đề ra khơi và đánh bắt thủy hải sản làm cho kinh tế của họ sẽ bị bấp bênh, gâu thiệt hại về người rất lớn; nguồn kinh tế chủ yếu là từ việc đánh bắt và đi tàu vì vậy mà không kể ngày hay đêm nắng hay mưa đều phải làm công việc của mình từ đó mà nguy cơ an toàn trong đánh bắt là rất thấp; khoa học công nghệ mới được áo dụng cho đánh bắt xa bờ chưa được áp dụng nhiều do kinh tế người dân còn chưa đáp ứng đủ; yêu cầu nguồn lao động chủ yếu là nam còn chưa đáp ứng đủ đối với các hộ gia đình; môi trường biển còn rất bẩn ảnh hướng lớn tơi bầu không khí sinh sống của người dân nơi đây; tý thức con người khi sống và tham quan du lịch còn rất kém đó cũng là vấn đề làm chậm qua trình phát triển nền kinh tế cũng như xã hội hiện nay. Tạo cơ hội mở rộng thị trường ra bên bên ngoài lớn thúc đẩy được nền kinh tế phát triển; mở rộng các mặt hàng từ biển, các mặt hàng hóa khác đáp ứng được nhu cầu thị trường đặt ra; mở rộng các khu kinh tế mới tại Nghi Sơn nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực và giải quyết được việc làm cho 44
  52. hàng nghìn lao động tại địa phương; thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước ngoài vào huyện càng nhiều. Địa hình này còn gặp phải thách thức lớn trong việc chưa kiểm soát được thời tiết xấu trên biển ảnh hưởng lớn tới đánh bắt của người dân; vấn đề vệ sinh môi trường vẫn chưa đươc giải quyết triệt để và khắt khe ảnh hưởng tới cảnh quan sinh thái du lịch ít được quan tâm trong những năm tiếp theo; tạo nguồn vốn đầu tư vào vùng còn chưa được cao từ đó nhu cầu giải quyết việc làm thấp làm ảnh hưởng tới trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện cao; áp dụng các khoa học công nghệ mới và hiện tại còn ít và chưa phong phú. + Vùng trung du và bán sơn địa: * Thuận lợi: gồm các các xã phía tây và tây nam của huyện có địa hình cao, được bao trùm bởi một dãy núi chạy dài tạo nên địa hình dạng bán sơn địa rõ nét. Từ đó có thể sử dụng phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc, khai thác tài nguyên khoáng sản. Các xã Nguyên Bình, Phú Lâm, Phú Sơn với địa hình khó khăn như vậy nơi đầy thường tập trung chủ yếu trồng các loại cây rừng giúp chống xói mòn và tạo nguồn thu nhập ổn định kinh tế nơi đây; đất càng rộng thì các trang trại nuôi trồng gia súc gia cầm được xây dựng rất nhiều, sản phẩm từ nó đem lại giá trị cao và tạo nguồn thu nhập cho các chủ trại giúp đời sống của họ được ổn định và tốt hơn; các mô hình VAC được áp dụng hiện đại và mở rộng nhiều ra phát triển kinh tế từ nhiều nguồn khác nhau để đáp ứng đủ nhu cầu sống của người dân. * Khó khăn: trình độ dân trí còn thấp, người dân còn nghèo lao động việc làm còn ít vậy nên mức lương còn thấp vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu đời sống; địa hình đi lại còn khó khăn, đường đi vẫn còn nhiều đường đất do như cầu kinh tế còn rất thấp dẫn tới đời sống không được cải thiện. Địa phương có cơ hội trong các dự án phát triển trồng rừng sản xuất với diện tich lớn từ đó có thể cải thiện được kinh tế và đời sống của người dân nơi đây; phát triển mạnh các mô hình VAC để các mặt hàng phong phú đem cung cấp ra thị trường để nâng cao kinh tế và đời sống. 45
  53. Nắm bắt được những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức của địa hình do vậy huyện Tĩnh Gia cần phải có những chính sách giúp cải thiện và phát triển đồng đều giữa các khu vực với nhau: nâng cao đào tạo đội ngũ cán bộ trên toàn huyện; thu hút nguồn vốn đầu tư tạo việc làm cho nhân dân và đẩy mạnh nền kinh tế; mở rộng thị trường và mở rộng hàng hóa ra các khu vực; đầu tư xây dựng lại cơ sở hạ tầng, đường giao thông trên địa bàn huyện; đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo cho vùng trung du và bán sơn địa và các vùng khác. 3.2.3. Tài nguyên đất Với diện tích đất lớn, đa dạng huyện Tĩnh Gia có ưu thế rất lớn tới phát triển kinh tế, xã hội. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện đã và đang được khai thác chiếm 66,53%. Còn lại đất chưa sử dụng bao gồm đất hoang đồng bằng, đồi núi, trọc, cồn cát, bãi đồi ven biển, ao hồ * Thuận lợi: đất nhiều giúp ổn định đời sống, nơi ở khi dân số của huyện tăng lên từ đó đảm bảo trật tự an ninh xã hội cũng như ổn định nền kinh tế; đất phong phú thuận lợi cho nhu cầu canh tác cũng như phát triển các ngành nghề đem lại nguồn thu nhập tại địa phương; diện tích đất bỏ hoang còn nhiều thuận lợi cho thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài xây dựng các công ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện. Từ đó giải quyết được nguồn lao động trên địa bàn huyện thúc đẩy được kinh tế cũng như đời sống vật chất của người dân; nhu cầu mở rộng kinh tế từ các cá nhân ngày càng cao giúp ổn định mức thu nhập bình quân, nâng cao trình độ nhận thức cũng như đời sống tinh thần tốt nhất. Nước ta chủ yếu phát triển nông nghiệp, vậy nên đất dành cho nông nghiệp của huyện Tĩnh Gia chiếm tỷ trọng lớn nhất(56,8%) tập trung chủ yếu ở các xã Các Sơn, Hùng Sơn, Ngọc Lĩnh, Thanh Thủy Điều này thuận lợi cho việc quy hoạch vùng lua tập trung của huyện và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển khu vực trồng lúa cao sản, bảo đảm lương thực cho toàn huyện và phục vụ phát triển công nghiệp chế biến và chăn nuôi. Trồng lúa đã đem lại kinh tế cho người dân, giúp người dân có thêm thu nhập, ngoài ra khi trồng lúa các sản phẩm từ 46
  54. lúa sẽ phục vụ và đáp ứng cho việc chăn nuôi gà, ngan ngỗng kiếm thu nhập cho người dân. Khi người dân có thêm thu nhập thì cuộc sống của họ sẽ tốt hơn từ đó thúc đẩy nền kinh tế và xã hội phát triển hơn. Đất lâm nghiệp tập trung chủ yếu ở địa phận 13 xã: Tùng Lâm, Phú Lâm, Phú Sơn, Định Hải, Tân Trường Nguồn tài nguyên đất lâm nghiệp giúp cho huyện Tĩnh Gia hình thành khu vực kinh tế rừng, bao gồm các khu chuyên canh cây nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy của tỉnh, khu chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn quả, cây mía nguyên liệu. Chủ yếu tập trung trồng các loại cây như thông, bạch đàn với loài thông người dân có thể bán mủ thông kiếm thêm thu nhập cho người dân, mủ cao su có thể dùng làm keo dính cho các sản phẩm khác. Người dân khi sử dụng đất lâm nghiệp, cũng như các các dịch vụ khác từ lâm nghiệp thúc đẩy kinh tế của người dân được nâng cao cũng như thúc đẩy kinh tế xã hội của huyện được phát triển.Khi đất rộng có thể phát triển mô hình “vườn ao chuồng” để đem lại thu nhập. Đất phi nông nghiệp tập trung chủ yếu vào quỹ đất sử dụng cho mục đích mở mang cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông và hệ thống các công trình thủy lợi. Tĩnh Gia có một diện tích bãi bồi và bờ rạch tương đối lớn, có thể phát triển nuôi và dưỡng nghêu, sò; trong đó cần chú trọng quy hoạch vùng giống để bảo vệ giống tự nhiên và xây dựng quy trình, quy cách nuôi, khai thác hợp lý. Theo quy hoạch chung của ngư trường cả nước và vùng miền Trung, nhằm bảo vệ tài nguyên hải sản, sản lượng khai thác biển khống chế dưới 100.000 tấn/năm. Mục tiêu chính phát triển bền vững ngành khai thác thủy sản là ổn định năng suất đánh bắt (>0,5T/CV) nhằm đảm bảo hiệu quả khai thác; đa dạng hóa về loại hình, ngư trường, độ sâu và đối tượng khai thác; giảm dần khai thác nội địa và khai thác ven bờ nhằm bảo vệ tài nguyên sinh vật. * Khó khăn: phân bố các loại đất còn chưa được đồng đều, chưa phát huy được hết tiềm năng của đất; đất trống đồi núi trọc vẫn còn nhiều, chưa khắc phục được hiện trạng này; đất trống bỏ hoang không khai thác và đât khai thác 47
  55. không đúng với mục đích làm cho đất bị thoái hóa, bác màu. Với những khó khăn trong tài nguyên đất như vậy sẽ làm cho diện tích đất tốt khôn còn và từ đó nó sẽ làm ảnh hưởng đến mục đích sau này và ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của khu vực đó cũng như toàn huyện Tĩnh Gia. Với diện tích đất nhiều, trồng được rừng thì huyện sẽ có cơ hội trong việc thu hút vốn đầu tư nhằm nâng cao chất lượng rừng, cải tạo đất cũng như phát triển kinh tế sau này; mở rộng diện tích đất làm các bãi đầm lầy nuôi tôm, ngao đem lại giá trị kinh tế cao; xây dựng các công trình, các khu nhà nghĩ dưỡng cho khách tham quan tại vùng biển. Đất nhiều huyện cũng gặp một số thách thức như: diện tích đất tỷ lệ nghịch với con người theo năm tháng, từ đó sẽ dẫn đến đất không tăng mà người lại tăng ảnh hưởng tới trật tự an ninh xã hội và đời sống của những người dân, làm cho kinh tế không được đảm bảo; mực đích sử dụng đất chưa được hợp lý ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của các thế hệ sau này; vấn đề xây dựng các nhà máy trên toàn huyện ảnh hưởng rất lớn tới vấn đề môi trường trên huyện. Huyện Tĩnh Gia cần có biện pháp quy hoạch lại đất, nhằm khắc phục những khó khăn, nhưng sai lầm khi người dân sử dụng đất. Khi khắc phục được nó sẽ thúc đẩy được kinh tế huyện phát triển trong những năm tới. 3.2.4. Tài nguyên nước Trên địa bàn huyện có các con sông tự nhiên và sông đào là nơi tiêu thụ nước, cung cấp nước vào mùa khô, nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống sinh hoạt của người dân. Từ đó hoa màu, lúa phát được chăm sóc tốt giúp đẩy mạnh kinh tế cho người và thúc đẩy kinh tế của huyện. Sông dài, chảy nhiều nơi và nằm trong khu vực mưa lớn thượng nguồn dốc, nhiều đồi trọc, hạ du bị ảnh hưởng của thủy triều nên lũ trên sông tập trung rất nhanh và rút chậm, gây ra ngập úng nghiêm trọng. Tĩnh Gia nằm trong vùng ảnh hưởng triều, có chế độ nhật triều không đều, hàng tháng vẫn có mấy ngày bán nhật triều, đỉnh triều giao động trung bình từ 0,6m đến 1,5m. 48
  56. Từ những đặc điểm của hệ thống thủy văn huyện Tĩnh Gia, ta có thể thấy rõ định hướng sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước của huyện gắn kết chặt chẽ với định hướng sử dụng đất lâm nghiệp, với định hướng bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng. Rừng đầu nguồn bị tàn phá là một mối đia dọa nặng nề khác đối với các dòng sông, nhất là các vùng nhiệt đới. Mất rừng kéo theo xói mòn, lũ quét và rửa trôi đất mà hâu quả là nâng cao đáy các hồ đập, thay đổi địa mạo của vùng, của lòng sông và chế độ thủy văn. Tiến tới năm 2021, cần xây dựng cơ chế quản lý tổng thể các nguồn nước nhằm xem xét các nhu cầu khác nhau về hoạt động của con người, tưới tiêu trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, thủy điện, du lịch và giải trí để cân đối những nhu cầu hàng này với tính lợi ích của tự nhiên và tiêu chí quản lý hệ sinh thái. Đặc biệt chú ý quy hoach tổng thể nguồn cung cấp nước cho các khu đô thị và các khu công nghiệp; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý và bảo vệ tài nguyên nước; xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, các vùng đâu nguồn, nước ngầm; mở rộng và nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng nước; xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc “người sử dụng nước phải trả tiền”; tu bổ các sông ngòi và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị xuống cấp trầm trọng. Đẩy mạnh xử lý công nghệ nước thải, khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất để giảm lượng chất thải. Nâng caonhận thức của cộng đồng dân cư về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước; khuyến khích các cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước. Cùng với cơ hội, bản thân tài nguyên nước của huyện cũng gặp một số thách thức như: thách thức về tài nguyên nước đang bị khai thác nhiều, nước ngọt, sạch ngày càng mất đi, nước ngày càng bị ô nhiễm do các nhà máy thải ra từ đó làm cho đời sống xã hội của người dân càng bị ảnh hưởng; Sử dụng khoa học công nghệ để áp dụng cho các hoạt động sử dụng nước cho nông nghiệp, thủy điện ngày càng phải hiện đại, tuy nhiên cần phải có kinh tế phát triển thì vấn đề này mới được áp dụng vào huyện. 49
  57. 3.2.5. Tài nguyên sản vật và thiên nhiên Vùng núi cao phía tây bắc của huyện Tĩnh Gia có hệ thống núi khá phong phú, mỗi ngọn núi đều có một số loại khoáng sản có giá trị kinh tế như: Núi Bợn (xã Tân Dân, An Hải) có đá chịu lửa; núi Khoa Trường ở xã Trường Lâm có khe nước lạnh; ở Phú Sơn, Thanh Kỳ có mỏ sắt; ở phía tây nam huyện (xã Tân Trường, Trường Lâm, Tùng Lâm) có mỏ đá vôi có trữ lượng hàng tỷ mét khối; ở xã Ngọc Lĩnh, Đinh Hải có đá xây dựng các loại. Vùng biển trải dài ở khu vực phía đông huyện có cát biển, cát thủy tinh ở Nguyên Bình, Mai Lâm; sét làm xi măng, làm gạch ở Trường Lâm, Các Sơn. Cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử có giá trị như: Pháo đài Tĩnh Hải, Thành Thổ Sơn (xã Nguyên Bình); cụm di tích lịch sử Lạch Bạng (đền thờ Quang Trung, đền Cửa Lạch, chùa Đót Tiên); nhà thờ xứ Ba Làng; khu di tích hang động , sông, suối, hồ kéo dài suốt khu vực tây nam là tiềm năng lớn cho phát triển du lịch và hoạt động văn hóa phong phú. Bên cạnh đó vùng biển còn tạo ra những tài nguyên hải sản phong phú như cá, tôm, cua, mực, hải sâm (tập trung nhiều nhất ở khu vực Cửa bạng) và có nước xanh trong tạo nên những bãi tắm đẹp, hấp dẫn du khách. Ngoài ra huyện Tĩnh Gia còn có các sản phẩm đặc sản nổi tiếng như: nước nắm Du Xuyên, Ba Làng (nổi tiếng cả nước), chim cu Hòn Mê, yến sào Hòn Đót Với tiềm năng biển, đất rừng những năm qua kinh tế huyện Tĩnh gia có bước phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng GDP cao (15% năm 2017) và tương đối toàn diện. Có được thành công đấy là huyện Tĩnh Gia đã thực hiện thành công chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và nuôi trồng thủy hải sản. Nhiều di sản, danh lam tuy nhiên huyện vẫn gặp khó khăn như: các di tích từ lâu đời vấn đề kiểm soát còn chưa được tốt, lỏng lẻo dẫn tới hiệu quả du lịch chưa được cao; hiện nay đã có nhiều di tihcs đang được bảo vệ, giữ gìn và phát huy đúng mức những cũng có không ít những di sản lịch sử - văn hóa quốc 50
  58. gia như bị bỏ queen, đang xuống cấp, đang bị xâm hại nghiêm trọng và khai thác quá mức. Có những di tích lâu đời huyện Tĩnh Gia có cơ hội được xếp vào những di tích có giá trị tiêu biểu trong quốc gia; thu hút được rất nhiều khách du lịch tham quan đem lại hiệu quả kinh tế cao cho; tạo và giữ vững được nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam nói chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng. Huyện còn gặp thách thức do tập trung phát triển kinh tế nên vấn đề di tích còn chưa được quan tâm nhiều, ý thức bảo vệ phát triển chưa được triệt đề vì vậy mà không đem lại hiệu quả kinh tế cao; Tỉnh Thanh Hóa nói chung và huyện Tĩnh Gia nói riêng cần phải có chính sách bảo vệ di tích lịch sử hiện nay; quản lý đội ngũ cán bộ bảo vệ phát triển di tích lịch sử. 3.2.6. Vấn đề môi trường và dự báo tác động môi trường trong thời kỳ quy hoạch - Hiện nay vấn đề môi trường nước rất cần thiết đối với huyện. Nguồn nước mặt cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt trên địa bàn huyện chủ yếu là nước sông và các suối, ao, hồ. Nó có những mặt tốt, mặt xấu nhất định. Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, chủ yếu phục vụ tưới lúa và hoa màu, việc sử dụng phân bón, hóa chất trong trồng trọt và gia tang không ngừng lượng chất thải trong chăn nuôi nhưng công tác xử lý chất thải chưa được đầu tư đúng mức nên có tác động tiêu cực đến nước mặt. Nhìn chung nước mặt trên địa bàn huyện tương đối ổn định vẫn đáp ứng đươc nhu cầu sử dụng trong quá trình phát triển KTXH. Nước thải công nghiệp chủ yếu phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện, trong đó có một số nhà máy nước xả thải công nghiệp lớn như: Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn chảy 24 giờ/ ngày đêm với lưu lượng lớn nhất 500m3/ ngày đêm. Hiện nay trên toàn huyện có một số hoạt động nhưng chưa đầu tư xây dựng hệ thống nước thải tập trung, chủ yếu các cơ 51
  59. sở sản xuất tự xử nước thải tập trung, chủ yếu được sản xuất tự xử lý theo quy định trước khi xả thải ra môi trường bên ngoài. Lượng nước thải sinh hoạt tang theo hàng năm do tốc độ đô thị hóa tang cùng với việc nâng cao đời sống của người dân. Hiện tại dự án “xây dựng mô hình quản lý tổng hợp chất thải sinh hoạt áp dụng cho xã Đảo Nghi Sơn huyện Tĩnh Gia” đang trong quá trình thực hiện nhằm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, tạo điều kiện phát triển du lịch và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện. Nước thải y tế có lưu lượng ước tính khoảng 350m3/ ngày đêm (toàn huyện), chiếm tỷ lệ không lớn trong lượng nước thải phát sinh toàn huyện. Lượng nước thải naỳ chủ yếu từ Bệnh viện đa khoa. Nguồn nước thải này chứa rất nhiều ô nhiễm, đặc biệt là tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng. Hiện nay, Tĩnh Gia đang phải đối mặt với vấn đề: Loay hoay giải bài toán rác thải nông thôn. Hòa chung với nhịp phát triển kinh tế của tỉnh, nhiều năm qua, bộ mặt KTXH của huyện Tĩnh Gia đã có nhiều đổi thay. Tuy nhiên, song song với tốc độ phát triển nhanh chóng đó, vấn nạn rác thải nông thôn cũng đã, đang đặt ra nhiều thách thức và trở thành một bài toán nan giải của huyện. Thách thức Có dịp đi qua các vùng quê trên địa bàn huyện Tĩnh Gia, điều dễ nhận thấy đó là rác thải nông thôn vẫn còn xuất hiện rất nhiều trên các vệ đường, trước cổng làng, chân cầu, mương nước, ao hồ và các bãi đất trống trong khu dân cư, hầu hết lượng rác thải không được phân loại và xử lý, chất đống nhiều ngày, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống của người dân. Đặt chân tới xã Nguyên Bình, dễ dàng bắt gặp các bãi rác lộ thiên, nằm ngổn ngang ven đường, hoặc bất kỳ bãi đất trống nào gần các khu dân cư. Thậm chí, ở những thôn như Tào Trung, Xuân Nguyên, Cao Thắng, mỗi thôn có tới 3 - 4 bãi rác. Trời mưa, nước từ bãi rác rỉ ra màu đen ngòm và bốc mùi hôi thối. Còn trời nắng, những người trong tổ thu gom lại tiến hành đốt. Rác thải không được phân loại ứ đọng lâu ngày cháy âm ỉ cả ngày lẫn đêm, phát tán khói, mùi 52
  60. khó chịu vào không khí. Chưa kể những ngày nồm trời thì “giặc ruồi” từng đàn bay vào trong các gia đình. Những khó khăn trong công tác thu phí rác thải nông thôn trên địa bàn huyện Tĩnh Gia cũng là khó khăn chung của các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc thu gom, xử lý chất thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn cũng chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương. Công tác quy hoạch, lựa chọn điểm chôn lấp rác chưa hợp lý, gây tốn kém quỹ đất; công nghệ lò đốt chưa phù hợp; kinh phí hoạt động cho công tác bảo vệ môi trường còn thiếu so với nhu cầu thực tế. Nhận thức của người dân tại các khu vực nông thôn về vấn đề môi trường chưa cao, nhất là việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, xả rác thải không đúng nơi quy định và chưa tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường tại khu vực mình sinh sống Rõ ràng, hiện tại, bài toán rác thải nông thôn vẫn chưa có lời giải hữu hiệu. - Với sự phát triển các nhà máy, các công trình, phương tiện giao thông và con người trên địa bàn huyện đồng hành cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường không khí. Ô nhiễm không khí (ONKK) không chỉ là vấn đề nóng tập trung ở các đô thị phát triển, các khu, cụm công nghiệp mà đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. ONKK được xem là một trong những tác nhân hàng đầu có nguy cơ tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng. Các yếu tố khí hậu và thời tiết (bao gồm chế độ bức xạ, nhiệt độ, lượng mưa ) có ảnh hưởng nhất định đến MTKK. Tĩnh Gia có khí hậu khô, nóng vậy nên bức xạ không khí ngày càng cao dẫn tới ô nhiễm không khí lớn. Các hoạt động xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đô thị mặc dù đã có quy định công trình che chắn bụi tại các công trình xây dựng và chuyên chở vật liệu và phế thải xây dựng, rửa xe trước khi ra khỏi công trường, phun nước ra đường tuy nhiên việc thực hiện còn nhiều hạn chế. Do đó, phát tán bụi từ những hoạt động này vẫn là nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí đáng kể. 53