Khóa luận Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

pdf 66 trang thiennha21 19/04/2022 3040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_chat_luong_nuoc_thai_benh_vien.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐÀM THỊ THÙY LINH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  ĐÀM THỊ THÙY LINH Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN NHẬT KÝ THỰC TẬP Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 - KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Hải Đăng Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là nội dung quan trọng đối với mỗi sinh viên trước lúc ra trường. Giai đoạn này vừa giúp cho sinh viên kiểm tra, hệ thống lại những kiến thức, lý thuyết và làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, cũng như vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn. Để đạt được mục tiêu đó, đồng thời đáp ứng được những nhu cầu khắt khe của nhà tuyển dụng sau khi ra trường. Được sự nhất trí của nhà trường và ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp với tên đề tài “Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn”. Hoàn thành bài khóa luận này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Trần Hải Đăng, người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Môi trường, Ban lãnh đạo và các anh chị trong Công ty TNHH Thái Bắc. Trong suốt quá trình thực tập, mặc dù em đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian thực tập, kinh nghiệm cũng như trình độ của bản thân còn hạn chế nên bản khóa luận này không tránh khỏi những khiếm khuyết và thiếu sót. Vậy em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô giáo và toàn thể các bạn để bài khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đàm Thị Thùy Linh
  4. ii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3 Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.2. Cơ sở pháp lý 6 2.3. Cơ sở thực tiễn 8 2.3.1. Hiện trạng nước thải bệnh viện trên thế giới 8 2.3.2. Hiện trạng nước thải bệnh viện tại Việt Nam 9 2.3.3. Hiện trạng nước thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn 13 2.4. Nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất nước thải bệnh viện 16 2.4.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện 16 2.4.2. Thành phần, tính chất tác động của nước thải bệnh viện 17 2.5. Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện được áp dụng tại Việt Nam 23 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 26 3.2. Nội dung nghiên cứu 26 3.3. Phương pháp nghiên cứu 26 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 26 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu 26
  5. iii 3.3.3. Phương pháp phân tích 28 3.3.4. Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh 28 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29 4.1. Tổng quan về bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 29 4.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 29 4.1.2 Thực trạng và biện pháp quản lý các chất thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 32 4.2.Tình hình sử dụng nước của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 38 4.2.1.Nguồn nước sử dụng 38 4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước 39 4.2.3. Nhu cầu xả nước thải 39 4.3. Đánh giá thực trạng nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 41 4.3.1. Hệ thống và quy trình công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. 41 4.3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 48 4.4. Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng quản lý nước thải bệnh viện 51 4.4.1. Phương pháp quản lý nước thải 51 4.4.2. Phương pháp quy hoạch quản lý 52 4.4.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố 52 4.4.4. Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường 53 4.4.5. Phương pháp giáo dục – truyền thông 53 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Đề nghị 56
  6. iv DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện 13 Bảng 2.2. Thành phần nước thải bệnh viện 18 Bảng 2.3: Một số các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong bệnh viện tại Việt Nam 24 Bảng 2.4: Số bệnh viện có hệ thống Xử lý nước thải và 25 các nhóm công nghệ đã áp dụng 25 Bảng 3.1: Vị trí đo đạc, lấy mẫu chất lượng môi trường nước 27 Bảng 3. 2: Phương pháp phân tích mẫu nước 28 Bảng 4. 1: Quy mô một số khoa của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 30 Bảng 4. 2: Các quy định hành chính 32 Bảng 4. 3: Thành phần rác thải sinh hoạt thông thường của Bênh viện 33 Bảng 4. 4: Thành phần rác thải y tế 33 Bảng 4. 5: Khối lượng và phương pháp xử lý chất thải rắn 35 Bảng 4.6: Tọa độ vị trí xả nước thải vào khe Phiêng Vỉnh 40 Bảng 4. 7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải Bệnh viện 48 Bảng 4. 8: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt 50
  7. v DANH MỤC HÌNH Hình 4. 1:Sơ đồ tổ chức bệnh viện 29 Hình 4.2 :Sơ đồ bộ máy tổ chức của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 31 Hình 4. 3: Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn tại Bệnh viện 34 Hình 4. 4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải 38 Hình 4. 5: Sơ đồ thu gom hệ thống nước thải bệnh viện 42 Hình 4. 6: Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải bệnh viện 44 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích nước thải trước và sau hệ thống xử lý của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn 49 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích chất lượng nước mặt của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn 51
  8. vi DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT BOD : Nhu cầu oxi sinh học BVMT : Bảo vệ môi trường COD : Nhu cầu oxi hóa học DO : Hàm lượng oxy hòa tan trong nước QCVN : Quy chuẩn Việt Nam SS : Chất rắn lơ lửng TC : Tiêu chuẩn TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TSS : Tổng các chất rắn lơ lửng
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 . Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, phát triển bền vững là xu hướng phát triển chủ đạo của các nước trên thế giới. Đó là sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của nền kinh tế, đồng thời với việc lành mạnh hoá xã hội và bảo vệ môi trường. Ở nước ta, Đảng và nhà nước sớm nhận rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt trong thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Với sự tăng về dân số cùng với sự phát triển của các khu đô thị thì việc phát triển về vấn đề giáo dục, kinh tế - văn hóa - xã hội đặc biệt là phát triển y tế nhằm đảm bảo sức khoẻ cho nguồn lực lao động được coi là vấn đề quan trọng và cấp thiết. Theo tổng cục thống kê Việt Nam tính đến năm 2011, Việt Nam có 13.506 cơ sở khám, chữa bệnh trong đó có 1.040 bệnh viện, 620 phòng khám đa khoa khu vực, 59 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 11.047 trạm y tế xã, phường, 710 trạm y tế cơ quan, xí nghiệp và 30 cơ sở khác. Hoạt động của bệnh viện ngoài mang lại phúc lợi cho xã hội và con người thì trong quá trình hoạt động cũng gây các tác động tiêu cực tới môi trường đặc biệt là ô nhiễm do nước thải y tế gây ra. Đáng lo ngại là cả nước hiện có tới 56% số bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải và 70% hệ thống xử lý nước thải hiện có không đạt tiêu chuẩn. Với tính chất độc hại, nước thải bệnh viện có sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh nhất là nước thải được thải ra từ các phòng khoa, bệnh viện lây nhiễm. Ngoài ra, các chất kháng sinh và thuốc sát trùng xuất hiện cùng với dòng nước thải sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi và có hại gây ra sự phá vỡ hệ cân bằng sinh thái trong hệ các vi khuẩn tự nhiên của môi trường nước thải, làm mất khả năng xử lý nước thải của vi sinh vật, nếu không quản lý tốt có thể gây ra những nguy cơ đáng kể cho con người và môi trường.
  10. 2 Xuất phát từ thực trạng trên, được sự nhất trí của Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Tiến sĩ Trần Hải Đăng , em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn” Với mục tiêu xem xét chất lượng nước thải, và đưa ra những giải pháp quản lý, các biện pháp xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường nước thông qua đó từng bước nâng cao chất lượng môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững. 1.2 . Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng chất lượng nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu một số thông tin về bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn. - Xác định tình hình sử dụng nước của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn. - Đánh giá thực trạng nước thải Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn. - Đề ra một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viện. 1.3 . Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy những kiến thức đã học tập vào nghiên cứu. - Nâng cao kiến thức, kĩ năng và rút ra những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác nghiên cứu sau này. - Tạo cho sinh viên cơ hội vận dụng lý thuyết vào thực tế. - Nâng cao khả năng tự học tập, nghiên cứu và tìm tài liệu. - Là nguồn tài liệu cho học tập và nghiên cứu khoa học. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Đánh giá được lượng nước thải phát sinh, tình hình thu gom và xử lý nước thải Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn.
  11. 3 - Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm nước thải y tế nếu không được thu gom và xử lý theo quy định. Đề xuất một số biện pháp khả thi giúp cho công tác thu gom và xử lý nước thải y tế một cách phù hợp và khoa học với điều kiện của Bệnh viện nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học - Môi trường: Bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. - Quản lý môi trường: Là tập hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế xã hội quốc gia. Các nguyên tắc quản lý môi trường, các công cụ thực hiện giám sát chất lượng môi trường, các phương pháp xử lý môi trường bị ô nhiễm được xây dựng trên cơ sở sự hình thành và phát triển ngành khoa học môi trường. - Hoạt động bảo vệ môi trường: Là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. - Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. - Tiêu chuẩn môi trường: Là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. - Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người,
  13. 5 sinh vật. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật. - Ô nhiễm nước: là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã. - Khái niệm về nước thải: Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng hoặc chúng được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó. Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng : - Nước thải sinh hoạt - Nước thải công nghiệp - Nước thấm qua - Nước thải tự nhiên - Nước thải đô thị - Độ pH: pH là độ axit hay độ chua của nước. Độ pH có ảnh hưởng tới điều kiện sống bình thường của các sinh vật nước. Sự thay đổi pH của nước thường liên quan tới sự có mặt của các hoá chất axit hoặc kiềm, sự phân huỷ 2- - chất hữu cơ, sự hoà tan của một số anion SO4 , NO3 , v.v - Chỉ số DO: là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực. - Chỉ số BOD: (Biochemical oxygen Demand - nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ. BOD có ý
  14. 6 nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. - Chỉ số COD: (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. - Sự cố môi trường : Là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng. - Chất gây ô nhiễm: Là chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm. - Sức chịu tải của môi trường : Là giới hạn cho phép mà môi trường có thể tiếp nhận và hấp thụ các chất gây ô nhiễm. - Quan trắc môi trường : Là quá trình theo dõi có hệ thống về môi trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin phục vụ đánh giá hiện trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 55/2014/QH13 được Quốc Hội Nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ 01/01/2015. - Luật tài nguyên nước đã được Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua ngày 26/06/2012. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ về việc “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường”, có hiệu lực từ 01/04/2015. - Nghị định số 154/2016/NĐ – CP ngày 16 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
  15. 7 - Thông tư số 44/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - Thông tư số 18/2013/TT – BYT ngày 01 tháng 07 năm 2013 của Bộ Y tế về việc quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm. - Thông tư liên tịch số 63/2013/TTLT – BTC – BTNMT ngày 15 tháng 05 năm 2013 của Bộ Tài chính – Bộ Tài nguyên Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 25/2013/NĐ – CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. - TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ao hồ tự nhiên và nhân tạo. - TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. - TCVN 7382: 2004 – Chất lượng nước- Nước thải bệnh viện- Tiêu chuẩn thải. - TCN- CTYT 39: 2005 Tiêu chuẩn thiết kế khoa cấp cứu, khoa điều trị tích cực và chống độc. - QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.
  16. 8 - QCVN 14-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Hiện trạng nước thải bệnh viện trên thế giới Trên thế giới vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện đang là vấn đề được sự quan tâm của nhiều tổ chức và Quốc gia. Hiện nay có nhiều công nghệ xử lý đang được áp dụng tại các cơ sở y tế trên Thế giới. Một số nước trên thế giới như : Nhật Bản, Trung Quốc, Hy Lạp nước thải bệnh viện sau khi phát sinh được xử lý ngay tại chỗ. Trong khi một số nước như Thụy Sỹ nước thải bệnh viện được dẫn đến các nhà máy xử lý nước thải của thành phố. Việc xử lý nước thải tại bệnh viện ngay tại nguồn có ưu điểm tránh được sự pha loãng do sự hòa trộn với nước thải đô thị đồng thời tránh sự rò rỉ nước thải do quá trình dẫn truyền. Tổ chức y tế Thế giới (WHO) đã hướng dẫn cho nhiều bệnh viện trên Thế giới xử lý nước thải bệnh viện với hiệu suất cao hơn khả năng xử lý của các nhà máy xử lý nước thải của thành phố. WHO đã kêu gọi các bệnh viện thiết lập một cơ sở xử lý nước thải riêng biệt từ khâu phát sinh, xử lý và giám sát toàn bộ hệ thống. Nước thải bệnh viện sau khi phát sinh được thu gom xử lý về mặt hóa chất và yêu cầu an toàn sinh học. Tại Đức: Công nghệ xử Lý nước thải đươc xem là hiệu quả, nhất là xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ MBR (phản ứng màng sinh học). Công nghệ MBR có thể xử lý 95% các thành phần ô nhiễm trong nước thải. Tại Trung Quốc: theo cuộc điều tra của cơ quan quản lý môi trường Trung Quốc năm 2010. Trung Quốc có hơn 50% trong số 8515 cơ sở y tế với 133309 giường bệnh gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện. Lượng nước thải ra ước tính khoảng 823400m3. Tùy thuộc vào điều kiện của từng vùng miền mà số lượng các cơ sở y tế có hệ thống xử lý khác nhau. Các bệnh viện huyện thuộc khu vực phía Đông có
  17. 9 tới 90% các cơ sở y tế đã có hệ thống xử lý nước thải. Trong khi các cơ sở y tế ở phía Tây có hệ thống xử lý nước thải chỉ là 10-30%. Ở Nhật Bản, các bệnh viện, phòng khám đều có hệ thống xử lý nước thải. Có hai phương án thiết kế sử dụng bể Aerotank và ASBC (dạng aerotank cải tiến). Nhưng hiện Nhật Bản đang áp dụng phương án sử dụng bùn hoạt tính và màng lọc MBR. Sử dụng phương án này rõ ràng chi phí vận hành tốt hơn, ít chiếm diện tích và hiệu quả cao hơn. Việc xử lý nước thải tại các bệnh viện được WHO đưa ra các yêu cầu cụ thể, với quy trình bao gồm: xử lý chính, xử lý sinh học, khử trùng và xử lý công nghệ cao. Bùn thải sau khi xử lý chứa nhiều vi khuẩn và trứng ký sinh trùng nên được xử lý kỵ khí hay sấy khô rồi đốt với chất thải rắn y tế. Theo phân loại của Tổ chức Môi trường Thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1200mg/l, trong đó chất rắn lơ lửng là 350mg/l, tổng lượng cacbon hữu cơ 290mg/l, tổng photpho (tính theo P) là 15mg/l và tổng Nito là 85mg/l. Tại Sri Lanka, mỗi bệnh viện có lượng nước thải y tế trong ngày khoảng 175000-250000 l/ngày. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng , lượng độc trong nước gây các bệnh như ung thư,nội tiết. Nước thải bệnh viện chứa một lượng đáng kể về dược phẩm độc hại, khoảng 1mg/l của kháng sinh và 0,01-0,1mg/l của các loại thuốc gây độc tế bào. Đối với nước thải ở Chile và Peru có những nghi ngờ về việc thải nước thải bệnh viện ra cổng một cách tùy tiện đã làm lan truyền dịch tả. (Hoàng Thị Liên, 2009)[4] 2.3.2. Hiện trạng nước thải bệnh viện tại Việt Nam Căn cứ vào đặc trưng của bệnh viện gồm: lưu lượng thải, chế độ xả nước, thành phần và tính chất của nước thải, điều kiện tự nhiên,khí hậu, kinh tế, xã hội Việt Nam.
  18. 10 Tình hình xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện Việt Nam hiện nay được thể hiện qua sơ đồ 2.1. Nước thải khoa lây Nước thải các khoa Khử trùng bằng phương pháp vật lý Lắng và phân hủy kỵ khí cặn lắng Xử lý sinh học Khử trùng hóa chất Khử trùng hóa chất Xả vào tuyến cống thoát nước thải sinh Xả vào nguồn nước hoạt để xử lý tập trung (Nguồn: Hoàng Trọng Vũ, 2009)[5] Hình 2. 1: Sơ đồ xử lý nước thảib ệnh viện của Việt Nam hiện nay Nước thải bệnh viện gồm nước thải sinh hoạt, nước mưa, nước thừ khu vực khám chữa bệnh và từ các công trình phụ trợ khác. Nước thải sinh hoạt của bệnh viện phần lớn qua xử lý tại các bể tự hoại, sau đó xả vào cống chung. Ở Việt Nam, đa số các bệnh viện đã được xây dựng từ rất lâu, các bệnh viện mới được xây dựng sau này chưa tính đến mức độ độc hại nguy hiểm của chất thải bệnh viện, do đó hệ thống xử lý chất thải rắn và chất thải lỏng của bệnh viện hoặc chưa có hoặc là đã có nhưng chưa được sử dụng, hoặc đã được triển khai đạt hiệu không quả cao. Nguyên nhân do kinh phí hạn hẹp, ý thức bảo vệ môi trường còn thấp, quy chế thải loại ban hành chậm hoặc không được thực hiện nghiêm túc. Tình hình xử lý nước thải tại một số bệnh viện. - Tại Hà Nội Bệnh viện Bạch Mai hiện nay đã có hệ thống xử lý nước thải. Hệ thống
  19. 11 bao gồm bể điều hòa, bể lắng, bể lọc ngược yếm khí qua vật liệu lọc nổi, bể vớt váng, bể khử trùng. Hệ thống này hoạt động tương đối tốt, hiệu quả xử lý cao, nước ra sau hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Bệnh viện đa khoa Thanh Nhàn trước đây đã có hệ thống xử lý nước thải, nhưng chỉ hoạt đông được từ năm 1982 đến năm 1998 do không có chi phí vận hành. Bệnh viện Phụ sản trước đây đã có hệ thống xử lý nước thải nhưng do hiệu quả xử lý thấp và không có kinh phí vận hành nên hệ thống này bây giờ đã ngừng hoạt động. Hiện nay, BV không có hệ thống xử lý nước thải, xả thải trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Bệnh viện Việt Đức Hà Nội xây dựng từ những năm 1970, thiết kế không có hệ thống xử lý nước thải, từ đó đến nay BV phải xả nước thải không qua xử lý ra môi trường. BV đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 1000m3/ngày đêm. Hệ thống máy xử lý gồm các khoang chứa nước đến, có bộ phận lọc rác bên ngoài. Nước được cho vào bồn khử mùi bằng dung dịch Clo lỏng, sau đó lọc khử vi sinh, hữu cơ. Toàn bộ các khoang chứa nước được xây kín không cho thoát mùi. Hệ thống được xả cặn 2 lần/tuần. (Tổng cục Môi trường, 2013). Như vậy, mặc dù tại Hà Nội hệ thống các bệnh viện đã được xây dựng hệ thống XLNT tại các bệnh viện lớn nhưng do không có kinh phí vận hành, kinh phí tu sửa lượng quá tải cao dẫn đến công tác xử lý không đảm bảo yêu cầu, vẫn còn tình trạng nước thải xả thẳng trực tiếp ra hệ thống xả nước. - Tại Thành phố Hồ Chí Minh Quận 5 là địa bàn có số lượng bệnh viện tập trung nhiều nhất thành phố, gồm 9 bệnh viện, 1 trung tâm y tế. Thế nhưng có đến 6 bệnh viện chưa đầu tư hệ thống xử lý nước thải, 1 bệnh viện đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải nhưng đã hư hỏng hoàn toàn. Trong đó đáng nói nhất là bệnh viện Đại học Y Dược, có đến 5 cơ sở khám Đa Khoa An Bình, cách đây đã gần 10 năm đã được UBND TP.HCM cho
  20. 12 phép đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải với kinh phí lên đến gần 85,4 tỷ đồng nhưng cũng trong 10 năm qua phần lớn nước thải của bệnh viện (Trung bình 500m3/ngày đêm) đều được xả thải vào cống mà không qua bất kỳ công đoạn xử lý nào. Bệnh viện Chợ Rẫy, khối lượng nước thải lên tới 3000m3/ngày đêm, nhưng bể lọc nước thải chỉ xử lý được khoảng 300m3/lần lọc. Mặt khác, thực chất nước thải chỉ được xử lý bằng phương pháp lắng lọc qua 3 tầng nên cũng chỉ lọc được vi trùng thương hàn, tả mà không xử lý được vi khuẩn hiếm khí, nghĩa là chưa diệt được hết mối nguy hại. Tại nhiều đơn vị đã có hệ thống xử lý , tuy nhiên nước thải sau xử lý hàm lượng Coliforms, COD (nhu cầu Oxy hóa học), BOD5 (nhu cầu oxy sinh học), SS (chất rắn lơ lửng) vượt tiêu chuẩn cho phép, thậm chí nhiều đơn vị chỉ xử lý cục bộ nước thải ở một số khu vực như phẫu thuật, xét nghiệm, còn lại thì thải theo nước thải sinh hoạt. (Hoàng Nhung, 2013). Nước thải bệnh viện chứa những chất thải nguy hại bao gồm chất thải nhiễm khuẩn từ các bệnh nhân, các sản phẩm của máu, các mẫu chuẩn đoán bị hủy, hóa chất phát sinh trong quá trình giải phẫu, lọc máu, bảo quản các mẫu xét nghiệm, khử khuẩn, vi trùng, vi khuẩn gay bệnh như: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại ký sinh trùng, amit, nấm, các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh thâm chí còn chứa cả chất phóng xạ. Tuy nhiên, không phải bệnh viện nào cũng xử lý theo QCVN 28:2010 ngày 16/12/2010 Bộ TN&MT hay tiêu chuẩn TCVN 7382:2004 trước đó. * Tình hình sử dụng hệ thống xử lý nước thải trong các bệnh viện trên địa bàn cả nước được chỉ ra trong bảng 2.1
  21. 13 Bảng 2.1: Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện Không có Hoạt động Cóhệ thống Không hoạt Thành phố hệ thống không đạt XLNT động XLNT yêu cầu Đà Nẵng 16 4 0 20 TP.HCM 40 5 6 51 Hà Nội 22 36 3 61 Hải Phòng 3 11 3 17 Huế 9 11 0 20 (Nguồn: Ngô Kim Chi, 2009)[14] 2.3.3. Hiện trạng nước thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn * Hiện trạng chất thải và nước thải của các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Trung bình mỗi ngày các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thải ra khoảng 966,4 kg chất thải rắn và 294,49 m3 nước thải. Chất thải chủ yếu phát sinh từ các cơ sở y tế tuyến huyện (Chiếm 40,7% tổng lượng chất thải rắn và 41,06% tổng lượng nước thải). Do đa phần có quy mô nhỏ, chủ yếu khám, kê đơn thuốc và sử dụng những thủ thuật đơn giản nên các phòng khám tư nhân có lượng chất thải phát sinh ít nhất (Chiếm 6,7% tổng lượng chất thải rắn và 10,84% tổng lượng nước thải). Hoạt động xử lý chất thải y tế ngày càng được các cấp chính quyền quan tâm đầu tư. Tính đến thời điểm tháng 9/2012, tỉnh Bắc Kạn đã có bệnh viện đa khoa tỉnh, 06 cơ sở y tế tuyến huyện có lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại (Bệnh viện huyện Chợ Đồn, Ba Bể, Pác Nặm, Bạch Thông, Na Rì, Chợ Mới) và 04 trạm y tế xã có lò đốt chất thải thủ công (Trạm Hà Hiệu, Bành Trạch thuộc huyện Ba Bể, trạm Lãng Ngâm thuộc huyện Ngân Sơn và trạm Quảng Bạch thuộc huyện Chợ Đồn). Các cơ sở còn lại, một số hợp đồng xử lý với các bệnh viện có lò đốt, một số xử lý bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp không hợp vệ sinh. Đối với hoạt động xử lý nước thải y tế: Đã có bệnh viện đa khoa tỉnh và 6/8 bệnh viện tuyến huyện (Trừ bệnh viện huyện Chợ Đồn và huyện Ngân Sơn) được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Các hệ thống xử lý nước thải
  22. 14 chủ yếu sử dụng công nghệ hợp khối. Thiết bị xử lý hợp khối có thể cùng một lúc thực hiện đồng thời quá trình xử lý sinh học thiếu khí và hiếu khí, việc này làm tăng mật độ màng vi sinh tối đa mà không gây tắc các lớp đệm, đồng thời thực hiện oxy hóa mạnh và triệt để các chất hữu cơ trong nước thải đảm bảo loại trừ các chất gây ô nhiễm xuống dưới quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. Các cơ sở còn lại đều chưa có hoặc đang được đầu tư xây dựng, hiện tại nước thải chủ yếu được xử lý thông qua bể phốt hoặc thải trực tiếp ra ngoài gây ô nhiễm môi trường Nguồn thông tin, dữ liệu thống kê về nguồn, chủng loại, tải lượng phát sinh và thực trạng công tác quản lý chất thải là cơ sở thực tiễn giúp các cơ quan chức năng địa phương có thể quản lý tốt hơn các nguồn phát thải, kết hợp với các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để dự báo lượng chất thải sẽ phát sinh. Trên cơ sở đó đưa ra được các giải pháp quản lý có chiều sâu và dài hạn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thành phần chất thải y tế có khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn như bơm kim tiêm, bông băng đã qua sử dụng, và khoảng 5% là chất thải gây độc hại như chất phóng xạ, chất gây độc tế bào, Đây là những yếu tố có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lan truyền mầm bệnh từ các cơ sở y tế ra khu vực xung quanh. (Vũ Hải - Trung Tâm Quan Trắc Môi Trường) * Thực trạng sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn chủ yếu dưới 4 loại hình là: khai thác sử dụng nước mặt phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp; khai thác sử dụng nước cấp cho sinh hoạt đô thị; khai thác sử dụng nước cấp cho sinh hoạt nông thôn tập trung; khai thác sử dụng nước nhỏ lẻ hộ gia đình cá nhân.
  23. 15 Tuy vậy, việc đánh giá hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên các công trình thủy lợi là rất khó khăn và rất ít công trình được cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Theo đánh giá của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nhìn chung chất lượng nước mặt của Bắc Kạn tương đối tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, trong các con sông chính thì sông Bắc Giang là dòng sông bị ô nhiễm nhiều nhất, các chỉ tiêu bị ô nhiễm là: BOD5, COD, TSS (nồng độ các chỉ tiêu này đã vượt qua giới hạn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT). Nguyên nhân chính làm ô nhiễm nước sông Bắc Giang là do hiện tượng khai thác cát, sỏi và vàng sa khoáng tại dòng sông và các phụ lưu của sông đó gây ra. Tài nguyên nước trong lòng đất chủ yếu được khai thác phục vụ cho mục đích sinh hoạt. Tính đến nay, Bắc Kạn có khoảng 39.320 công trình cấp nước sinh hoạt. Trong đó bao gồm cả giếng đào, giếng khoan, bể chứa nước tập trung, đường ống dẫn nước tự chảy, 297.363 người được cấp nước sinh hoạt, chiếm trên 92% dân số. Tổng lượng nước đang được khai thác, sử dụng cho sinh hoạt khoảng 11.399 m3/ ngày đêm. Với dân số khoảng 323.221 người với mật độ dân số khoảng 66,51 người/km2. Theo định mức phát thải khoảng 100 lít/người/ngày đêm thì khi đó nguồn nước thải vào môi trường trung bình gần 323 m3. Hiện nay, vấn đề giải quyết cho nước sạch cho đô thị và nông thôn ở Bắc Kạn đang được các ngành ,các cấp đẩy mạnh, quan tâm. Người dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, ngoài số dân tập trung ở khu vực một số thị trấn, thị tứ được sử dụng nước sạch từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh nước sinh hoạt, còn lại phần lớn người dân ở các xóm, xã, thôn, bản thuộc các xã vùng cao trong tỉnh khai thác nước phục vụ cho sinh hoạt chủ yếu lợi dụng thế năng nước từ các khe núi và nước mạch lộ, nước tại các mó nước tự nhiên để xây dựng công trình khai thác hoặc điểm khai thác nước tự chảy. Theo thống kê của Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, giai đoạn 2006 - 2013, Chương trình mục
  24. 16 tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, các nguồn vốn khác đã đầu tư hơn 210 tỷ đồng để xây dựng 430 công trình cấp nước sạch tập trung trên địa bàn tỉnh. Bình quân, kinh phí để đưa được nước sạch tới một hộ dân là khoảng 15 triệu đồng. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 80% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tỉnh phấn đấu đến năm 2015 có 95% số dân ở nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 40% được sử dụng nước sạch đạt chuẩn của Bộ Y tế, 75% số hộ nông dân có nhà tiêu hợp vệ sinh, 65% số hộ nông thôn có chuồng trại hợp vệ sinh, 60% số xã thu gom rác thải sinh hoạt. (Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2017)[10] 2.4. Nguồn gốc phát sinh, thành phần, tính chất nước thải bệnh viện 2.4.1. Nguồn gốc phát sinh nước thải bệnh viện Nước thải của bệnh viện chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: - Nước thải từ các khoa phòng bao gồm cả nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh: Dòng thải từ nước sàn, Lavabo của các khu xét nghiệm và X- quang, phòng cấp cứu, khu bào chế dược phẩm, phòng sản, phẫu thuật, phòng thủ thuật, - Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viện, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai: các dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt của các khu điều trị, văn phòng, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn, Nước thải từ 2 nguồn trên chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa, các hóa chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh. - Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy trên toàn bộ diện tịch mặt bằng của Bệnh viện. Thành phần các chất ô nhiễm trong nước mua chảy tràn trên mặt bằng Bệnh viện chủ yếu là tổng lượng chất rắn lơ lửng (TSS), BOD, COD, rác thải. Vì vậy có thể coi nước mưa chảy tràn là loại nước thải không gây ra ô nhiễm. (Báo cáo xả nước thải, 2018)[2]
  25. 17 2.4.2. Thành phần, tính chất tác động của nước thải bệnh viện a. Thành phần nước thải bệnh viện. Nước thải phát sinh từ rất nhiều khâu khác nhau trong quá trình hoạt động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn mền cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch các phòng bệnh, - Đây là loại nước thải có chứa nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh. - Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học. Thành phần chính gây ra ô nhiễm môi trường nước do nước thải bệnh viện là: - Các chất hữu cơ: BOD, COD - Các chất rắn lơ lửng: SS - Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: samonela, ký sinh trùng, vi khuẩn, vi rút, tụ cầu, liên cầu - Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch đờm, phân của bệnh nhân. - Các hóa chất độc hại từ chế phẩm điều trị Kết quả đánh giá theo tuyến cho thấy nước thải bệnh viện tuyến tỉnh có hàm lượng chất hữu cơ (thể hiện ở các giá trị BOD5 COD, DO) cao hơn so với bệnh viện tuyến trung ương và bệnh viện ngành.
  26. 18 Bảng 2.2. Thành phần nước thải bệnh viện Nhóm Thành phần Nguồn phát sinh Cacsbonhydrat, protein, chất béo Nước thải sinh hoạt cyar Các chất ô nguồn gốc động vật và thực vật, bệnh nhân, người nhà nhiễm hữu cơ, các hợp chất nitơ, phốtpho bệnh nhân, khách vãng các chất vô cơ lai và cán bộ công nhân viên trong bệnh viện Các chất tẩy rửa Muối của các axit béo bậc cao Xưởng giặt của bệnh viên - Formaldehyde Sử dụng trong khoa giải - Các chất quang hóa học phẫu bệnh, tiệt khuẩn, - Các dung môi gồm các hợp chất ướp xác và dùng bảo Halogen như cloroform, các thuốc quản các mẫu xét nghiệm Các loại hóa mê sốc hơi như Halothan, các hợp ở một số khoa chất chất khác như xylen, axeton Có trong dung dịch dùng - Các chất hóa học hỗn hợp: gồm cố định và tráng phim các dịch làm sạch và khử khuẩn Sử dụng trong quá trình - Thuốc sử dụng cho bệnh nhân điều trị, chuẩn đoán bệnh Vi khuẩn: Salmonalla, Shigella, Có trong máu, dịch, Các vi khuẩn, Vibrio, Cholorae, Coliorm, tụ cầu, đờm, phân của người virut, ký sinh liên cầu, Virus đường tiêu hóa, mang bệnh trùng gây bệnh virus bại liệt, nhiễm các loại ký sinh trùng, amip và các loại nấm (Nguồn : Bộ Y tế và DTM Dự án Xây dựng 2007) b. Tác động của nước thải bệnh viện. Đặc trưng của nước thải bệnh viện có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, độ hòa tan oxy thấp, hàm lượng các chât hữu cơ cao (đặc trưng bởi BOD5, COD) và đặc biệt là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm do đặc tính nước thải bệnh viện. Các tác động của nước thải:
  27. 19 - Chất rắn lơ lửng (TSS): nước thải bệnh viện có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, làm nước biến màu và giảm khả năng hòa tan oxy trong nước, gây ảnh hưởng xấu đến nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái của nguồn nước, gây bồi lắng, tác động gián tiếp đến nhu cầu sử dụng nguồn nước này cho mục đích khác. - Nhu cầu oxy hóa học, sinh hóa (COD, BOD): là lượng oxy cần thiết để oxy hóa hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là lượng oxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ. Hai chỉ số này dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm hợp chất hữu cơ trong nước. - Đối với nước thải bệnh viện có chứa nhiều vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm. Do đó, nếu công tác vệ sinh, khử trùng không được tốt, các vi trùng, vi sinh vật gây bệnh sẽ được xả ra nguồn nước tiếp nhận, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe cộng đồng. Nước là phương tiện lan truyền các nguồn bệnh, quá trình lan truyền có thể xảy ra qua sinh vật trung gian, qua thực phẩm và qua sử dụng nước bị nhiễm bẩn, lây sang con người. - Ngoài ra, trong nước thải bệnh viện còn có chứa các hợp chất hữu cơ, một số kim loại nặng với hàm lượng nhỏ, mà độc tính của nó không thể nhận biết ngay. Các chất này tích tụ trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái và có thể gây ra nhiễm độc ở người khi con người là sinh vật cuối cùng của chuỗi thức ăn đó. - Khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm nó là nguyên nhân gián tiếp gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, môi trường đất ở gần khu vực c. Tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện Nước thải bệnh viện ngoài các thành phần đặc trưng cho nước thải sinh họat như: BOD5, COD, chất rắn lơ lững. còn chứa một lượng lớn vi khuẩn gây bệnh và các chất độc hại, chất kháng sinh, chất khử trùng, tẩy rửa . Do đó nước thải bệnh viện đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh, đặc biệt là mầm bệnh truyền nhiễm. (Hoàng Xuân Thức, 2001)[6]
  28. 20 Một số khu vực có mức độ ô nhiễm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như; + Nước thải khu mổ: chứa máu và các bệnh phẩm,. + Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh khác nhau. + Nước từ khu X- Quang, rửa phim: chứa nhiều kim lọai nặng và nhiễm phóng xạ. Các chất nói trên với lưu lượng nhỏ, nồng độ pha loãng nên mức độ ô nhiễm không đến mức phải báo động. Việc xử lý nước thải nhiễm xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kỳ phân hủy các chất phóng xạ khá lâu). - 80% là nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân người bệnh và cán bộ công nhân viên bệnh viện. - 20% còn lại là nước từ phẫu thuật, dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ. Nước thải loại này không được khử trùng hoặc khử trùng không triệt để, đi vào nguồn nước ngầm và nước mặt là nguy cơ truyền bệnh cho dân cư xung quanh bệnh viện nhất là hệ thống nước thải được xả thải sau khi xử lý vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Do đó cần phải tuân thủ những quy định về những biện pháp phòng ngừa và có các phương án phòng ngừa sự cố. d. Độc tính của một số chất trong nước thải bệnh viện tới môi trường và con người. * Tác động của coliform tới môi trường và con người Coliform là các vi khuẩn hình que gram âm có khả năng lên men latose để sinh ra ở nhiệt độ 350C. Colifrom có khả năng sống ngoài đường ruột của động vật, đặc biệt trong môi trường khí hậu nóng. Nhóm vi khuẩn coliform chủ yếu bao gồm các giống như Citrobacte. Entrobacte, Escherichia, Klebesiella và cả Fecal coliform (trong đó có E.coli là loài thường dùng để chỉ định việc ô nhiễm nguồn nước bởi phân). Chỉ tiêu tổng số Colifrom không thích hợp dùng để làm chỉ tiêu chỉ thị cho việc nhiễm bẩn nguồn nước bởi phân. Tuy nhiên việc xác định số lượng Fecal coliform có thể sai lệch do có một số vi sinh vật (không có
  29. 21 nguồn gốc từ phân) có thể phát triển ở nhiệt độ 44oC. Do đó số lượng E.coli được coi là chỉ tiêu thích hợp nhất cho việc quản lý nguồn nước *Tác động của COD tới môi trường và con người Trong hóa học môi trường, chỉ tiêu và thử nghiệm nhu cầu oxi hóa học (COD viết tắt tiếng Anh: Chemical Oxygen Demand) được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Nền tảng cho thử nghiệm COD là gần như mọi trường hợp hữu cơ đều có thể bị oxy hóa đầy đủ để tạo thành Đioxitcacbon bằng các chất oxy hóa mạnh trong điều kiện môi trường axit. Khối lượng oxi hóa cần thiết để oxi hóa một hợp chất hữu cơ thành đioxitcacbon , ammoniac và nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước thải bề mặt, làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó cần tiêu hiệu trên một lít dung dịch.Các nguồn tài liệu cũ còn biểu hiện nó dưới dạng các đơn vị đo khác nhau như phần triệu (ppm). Khi nhu cầu oxi hóa vượt chỉ tiêu cho phép thì khả năng tự làm sạch của nước không đáp ứng được. Trong một thời gian dài sẽ gây ô nhiễm chất hữu cơ trong nước, làm suy giảm chất lượng nước. Khi sử dụng nước này cho hoạt đông tưới tiêu trong nông nghiệp có thể gây độc với các loại cây trồng. * Tác động của BOD tới môi trường và con người Nhu cầu oxi hóa sinh học hay nhu cầu oxi sinh học (ký hiệu: BOD,từ viết tắt Tiếng anh của Biochemical hay Biological Oxy gen Demand), là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết oxi trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường. BOD không là một thử nghiệm chính xác về mặt định lượng mặc dù nó có thể coi như là một chỉ thị về chất lượng nguồn nước. Nhu cầu oxi sinh học là khối lượng oxi cần thiết để oxi hóa các chất hữu cơ theo con đường sinh học. BOD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước. Lượng
  30. 22 BOD và COD thường theo một tỉ lệ nhất định và mỗi nguồn nước khác nhau .Nếu hàm lượng BOD và COD quá cao sẽ làm suy giảm chất lượng nước gây ảnh hưởng tớ sức khỏe con người và sinh vât. (Nguyễn Thanh Sơn, 2005) * Tác động của chất phóng xạ tới môi trường Các chất phóng xạ luôn có mặt trong tự nhiên: Đất đá, nước, tia vũ trụ, cơ thể sinh vật. Con người có thể thích nghi với nền phóng xạ tự nhiên, trừ những chỗ có nồng độ quá cao, phóng xạ có hai dạng: Bức xạ hạt (các hạt a, b, proton, notron, notrion) và các bức xạ điện tử, chất phóng xạ thường tập trung trong các mỏ phóng xạ và đất đá tự nhiên chứa chất phóng xạ, trong chất thải hạt nhân, vũ khí phóng xạ, thanh nhiên liệu trong lò phản ứng hạt nhân của các viện nghiên cứu, máy trị xạ trong bênh viện Nếu hoạt động xả thải của con người vô ý thức sẽ gây ra hậu quả khó lường đó là làm chậm quá trình phân chia tế bào khiến thai nhi không phát triển đây đủ, làm đứt các sợi dây nhiễm sắc thể, các đoạn đứt không được nối lại hoặc nối nhầm gây lệch lạc di truyền quái thai dị dạng, da bị chiếu xạ có thể bị viêm tấy, hoại tử. Khi chiếu xạ liều cao có thể gây chết, nếu bị chiếu xạ liều nhỏ nhưng kéo dài, có thể gây bệnh phóng xạ mãn tính như huỷ hoại hệ thông tạo huyết giảm hồng cầu, chảy máu nội tạng, giảm sức khoẻ đề kháng hay bị nhiễm trùng, phóng xạ đặc biệt gây tác hại đến cơ quan sinh sản làm rối loạn sinh sản, đột biến di truyền, gây ra các bệnh ung thư máu, ung thư tuyến giáp, vú, dạ dày, gan, tuyến nước bọt, trẻ em và phụ nữ có thai rất nhạy cảm với chất phóng xạ. * Tác động của Clo tới môi trường và sức khỏe con người Clo có mùi hăng nồng dễ nhận biết, Clo là thành phần không thể thiếu của các chất khử trùng, tẩy trắng vải, dụng cụ y tế, bể chứa nước bệnh viện Khi trong nước có các chất hữu cơ, Cloramin có thể kết hợp tạo thành các hợp chất độc, khí Clo gây ngạt thở, đau rát xương ức, ho, ngứa mắt và miệng, chảy nước mắt, tiết
  31. 23 nhiều nước bọt, nếu bị nhiễm năng có thể đau đầu, đau thượng vị, viêm da, thậm chí phù nề phổi. (Nguyễn Đình Hòe và cộng sự, 2005) * Tác động của Nitơ tới môi trường và sức khoẻ con người Trong các phương pháp xử lý nitơ, thì xử lý nitơ bằng phương pháp sinh học cho hiệu suất khử nitơ cao từ 70-95% lượng nitơ trong nước thải. Quá trình xử lý ổn định, đáng tin cậy. Các công trình sử dụng cũng dễ vận hành và quản lý, diện tích đất yêu cầu nhỏ, chi phí đầu tư hợp lý. Bên cạnh quá trình khử nitơ bằng phương pháp thông thường là nitrat hóa và phản nitrat thì quá trình Anammox (Anaerobic Ammonia Oxidation) cho hiệu suất xử lý cao hơn với nhiều ưu điểm nổi trội nhất là giảm được lượng bùn xử lý và lượng oxi cung cấp cho quá trình xử lý. Với những tác hại do nitơ trong nước thải đem đến cho sức khỏe con người và cho môi trường, việc tìm ra các biện pháp xử lý cho hiệu quả cao, ít tốn kém đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững, dùng chính những yếu tố sinh thái trong tự nhiên để xử lý là vô cùng cần thiết. Chúng ta cần nghiên cứu để phát triển và hoàn thiện hơn nữa các quá trình xử lý này. 2.5. Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện được áp dụng tại Việt Nam Nước thải Bệnh viện có các chỉ số đặc trưng BOD: 180-280mg/l, COD: 250-500mg/l, SS: 150 - 300mg/l, H2S: 6-8mg/l, T-N: 50-90mg/l, T-P: 3- 12(mg/l), Coliform: 106-109 MNP/100ml. Công nghệ bùn hoạt tính, bể lọc sinh học, tiếp xúc sinh học, màng sinh học (MBR), bể phản ứng theo mẻ (SBR) là công nghệ phổ biến cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tại Việt Nam và phân thành các nhóm: Nhóm 1: sục khí bùn hoạt tính và xử lý sinh học nhỏ giọt sau đó lọc. Chiếm ưu thế hơn (56,9%) do chi phí đầu tư thấp, ở TP HCM tỷ lệ này là 60,9% Nhóm 2: CN2000 xử lý hữu cơ tải trọng cao (là loại màng sinh học cải tiến). Xử lý sinh học cao tải (CN2000 mới đầu tư, có nhiều ở Đà Nẵng) và Hà Nội 10,8% (11/102). Tuy nhiên, nước thải bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bệnh viện E (Hà Nội) không đáp ứng yêu cầu amoni theo QCVN 28-2010, mức 2.
  32. 24 Nhóm 3: Sục khí tiếp xúc màng sinh học (MBR), lọc sinh học Bio-for, V69, FBR.Chiếm 9,8%, Hải Phòng có 5 bệnh viện (5,75%) trang bị loại công nghệ này với tên V69. Bên cạnh đó còn một số tên gọi thiết bị khác là BIOX1, BIO sinh học, FBR. Nhóm 4: xử lý sơ bộ + yếm khí/bể tự hoại. Có 15,7% bệnh viện sử dụng công nghệ này vì nó đơn giản, đầu tư thấp. Nhóm 5: công nghệ AAO, SBR và khử trùng 03, UV. 6,9% bệnh viện được đầu tư hệ xử lý công nghệ AAO, công nghệ SBR và một số khác với suất đầu tư cao hơn, (bảng 2.3). Phương pháp khử trùng hiện các bệnh viện sử dụng là dùng Hypochlorite calcium (CaOCh), chloruamin B, ozone, tia cực tím. Chưa có bệnh viện nào khử trùng công nghệ lọc màng ngăn các vi khuẩn, vi rút và không sử dụng hóa chất. Bảng 2.3: Một số các công nghệ xử lý nước thải hiện đang áp dụng trong bệnh viện tại Việt Nam Loại Tên công nghệ Mô tả 1a: Nước thải - Thu gom - Chắn rác - Lắng(có hoặc không có keo tụ) - Bể sục khí bùn hoạt tính - Lắng - Nhóm Hệ thống sục khí Khử trùng - Thải nước, Quay vong bùn. 1 thông thường 1b: Gom nước thải - Chắn rác - Lắng - Lọc sinh học nhỏ giọt - Lọc - Khử trùng. Nước thải - Chắn rác - Bể điều hoà - Tiền xử lý - Nhóm Lò phản ứng sinh học Bể xử lý sinh học xử lý kết hợp thiết bị CN2000 - 2 với CN2000 lắng - Khử trùng - Xả. Màng sinh học (MBR) Nhóm Nước thải - Chắn rác - Bể điều hoà bể xử lý sinh các vật liệu lọc khác 3 học - MBR - Lắng - Khử trùng. nhau Tiền xử lý đơn giản-kị Nhóm Nước thải - Thu gom - Bể lắng và bể kỵ khí - Keo khí/tự hoại-xử lý hoá- 4 tụ/hoá chất - Khử trùng(Cl ,UV,O ). lý. 2 3 Nước thải - Lắng - Tiền xử lý với công nghệ AAO: bể xử lý kỵ khí - Bể hiếu khí - Bể oxy hoá - Lọc - Nhóm CN tiên tiến AAO, Khử trùng - Xả. Thiêt bị Kobuta, Jokushu. 5 SBR, lọc than hoạt Xử lý sục khí - Lắng - Lọc bằng cacbon hoạt tính. tính. SBR công nghệ phản ứng theo mẻ. (Nguồn: Ngô Kim Chi,2009)[14]
  33. 25 Tỷ lệ các các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải và các nhóm công nghệ đã được áp dụng trong cả nước được thể hiện trong bảng 2.3 Bảng 2.4: Số bệnh viện có hệ thốngử X lý nước thải và các nhóm công nghệ đã áp dụng TP.Hồ Hải Đà Nẵng Hà Nội Huế Tổng Chí Minh Phòng XL XL XL XL XL XL % % % % % % NT NT NT NT NT NT Nhóm I 14 87,5 28 60,9 12 52 1 16,7 2 22 58 56,9 Nhóm II 2 12,5 1 2,2 8 32 - - - - 11 10,8 Nhóm III - - 5 10,9 1 4 4 66,7 - - 10 9,8 Nhóm - - 6 15,2 1 4 1 16,7 7 77,8 16 15,7 IV (Nguồn: Ngô Kim Chi, 2009)[14] Theo số liệu thống kê cho thấy, có 773 bệnh viện cần được xây dựng và trang bị mới hoặc sửa chữa và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải, trong đó khoảng gần 563 bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải (chủ yếu là ở tuyến huyện và tỉnh). Hiện có khoảng 54,4% các bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (73,5% các bệnh viện tuyến Trung ương, 60,3% các bệnh viện tuyến tỉnh và 43,5% các bệnh viện tuyến huyện). Tuy vậy hệ thống xử lý nước thải ở nhiều bệnh viện đã xuống cấp cần được sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với quy mô phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân và đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
  34. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, thời gianvà địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nước thải của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn. - Địa điểm: Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn - Thời gian: Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 05 năm 2019. 3.2. Nội dung nghiên cứu * Tổng quan về bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn + Lịch sử hình thành và phát triển. + Quy mô của bệnh viện, hoạt động. * Tình hình sử dụng nước của Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn - Nhu cầu . - Nguồn nước sử dụng. * Đánh giá thực trạng nước thải Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn - Lượng nước thải phát sinh của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn - Hệ thống và quy trình xử lý của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn - Đánh giá chất lượng nước thải của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn + Chất lượng nước thải trước khi xử lý. + Chất lượng nước thải sau quá trình xử lý. - Đánh giá chất lượng nguồn nước mặt của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn * Đề xuất giải pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm nước thải bệnh viện 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu, kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu đã nghiên cứu có liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội, môi trường và công tác quản lý môi trường của Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Bắc Kạn. 3.3.2. Phương pháp lấy mẫu - Số lượng mẫu: 03 mẫu - Ký hiệu mẫu: + NT1: Nước thải 1 + NT2: Nước thải 2 + NM: Nước mặt - Thời gian lấy mẫu: 14/03/2019 - Địa điểm lấy mẫu:
  35. 27 + Hệ thống xử lý nước thải của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn + Nước mặt tại khe Phiêng Vỉnh Bảng 3.1: Vị trí đo ạđ c, lấy mẫu chất lượng môi trường nước Ký hiệu Tọa độ STT Tên mẫu Vị trí lấy mẫu mẫu Nước mặt tại khe Mẫu nước NM Phiêng Vỉnh cách vị trí X: 432.698; 1 mặt xả thải 50m về phía hạ Y: 2.452.287. lưu Nước thải tại hệ thống Mẫu nước xử lý nước thải của X:432788; thải trước 2 NT1 bệnh viện Đa Khoa Y: 2.452.365. khi vào hệ tỉnh Bắc Kạn thống xử lý Nước thải sau hệ Mẫu nước thống xử lý của bệnh X: 432.709; 3 thải sau hệ NT2 viện Đa Khoa tỉnh Y: 2.452.349. thống xử lý Bắc Kạn - Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu nước theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành: + TCVN 6663-1:2011 (ISO 5667-1:2006) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lập chương trình lấy mẫu và kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 6663-3:2016 (ISO 5667-3:2012) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. + TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4:1987) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ao hồ tự nhiên và nhân tạo. + TCVN 6663-6:2018 (ISO 5667-6:2014) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. + TCVN 7382: 2004 – Chất lượng nước- Nước thải bệnh viện- Tiêu chuẩn thải.
  36. 28 3.3.3. Phương pháp phân tích Bảng 3. 2: Phương pháp phân tích ẫm u nước QCVN Phương pháp phân TT Thông số Đơn vị 28:2010/BTNMT tích Cột B 1 pH - TCVN 6492:2011 6,5 ÷ 8,5 Nhu cầu ôxy SMEWW 2 mg/L 50 sinh hóa (BOD5) 5210D:2012 Nhu cầu oxi hóa SMEWW 3 mg/L 100 học (COD) 5220C:2012 Tổng chất rắn lơ SMEWW 4 mg/L 100 lửng (TSS) 2540D:2012 SMEWW 4500- 5 Photphat (PO 3-) mg/L 10 4 P.E:2012 Sunfua (theo SMEWW 4500-S2- 6 mg/L 4 H2S) .F:2012 SMEWW 7 Tổng dầu mỡ mg/L 20 5520B&F:2012 + 8 Amoni (NH4 ) mg/L TCVN 5988:1995 10 SMEWW 4500-NO - 9 Nitrat (NO -) mg/L 3 50 3 .E:2012 MPN/100 SMEWW 10 Coliform 5.000 mL 9221B:2012 3.3.4. Phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh Đưa ra đầy đủ các số liệu cụ thể. Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Quy chuẩn và Tiêu chuẩn Việt Nam đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường nước thải của bệnh viện. - QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. - QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. - QCVN 14-MT:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.
  37. 29 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tổng quan về bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 4.1.1. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn Là bệnh viện thuộc tỉnh Bắc Thái cũ. Sau khi tách tỉnh Bắc Kạn năm 1997 bệnh viện được đổi tên thành bệnh viện Đa khoa tỉnh bắc Kạn và trở thành bệnh viện hạng 2 tuyến tỉnh, Được thành lập theo quyết định số 53/QĐ-UB ngày 04/02/1997 của UBND tỉnh Bắc Kạn Bệnh viện là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y Tế Bắc Kạn, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc miền núi vùng Đông Bắc Việt Nam. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn là bệnh viện đa khoa hạng II, bao gồm 32 khoa phòng. Trong đó có: 04 phòng chức năng; 19 khoa lâm sàng và 01 đơn nguyên sơ sinh; 05 khoa cận lâm sàn và 03 đơn vị hậu cần (Khoa Dược, Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn; khoa dinh dưỡng). Phòng chức năng Hệ thống các đơn vị hậu cần BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH BẮC KẠN Hệ thống các Hệ thống khoa khoa lâm sàng cận lâm sàng Hình 4. 1:Sơ đồ tổ chức bệnh viện (Báo cáo xả nước thải ,2018)[2] Trong quá trình hoạt động từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đạt nhiều kết quả trong công tác khám chữa bệnh và cứu người. Với sứ mệnh của mình là chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân các dân tộc khu vực miền núi phía Đông Bắc, gồm 6 tỉnh với 7.000.000 dân và 1/6 diện tích quốc gia. Bệnh viện đóng
  38. 30 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn có trách nhiêm phục vụ trực tiếp cho hơn 1 triệu dân của tỉnh. Bệnh viện có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực về các mặt chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng. Công trình Bệnh viện 500 giường đã đưa vào sử dụng từ ngày 19/12/2016, với quy mô 500 giường bệnh nhưng có khả năng thu dung mở rộng từ 600 đến 800 giường bệnh, cùng với có sở vật chất khang trang hiện đại và các trang thiết bị y tế phục vụ điều trị chuẩn đoán được đầu tư cơ bản, chuyên sâu như: Hệ thống Xquang chụp vú; máy siêu âm màu 4D; máy siêu âm Dopler màu chuyên tim 3 đầu dò; hệ thống trang thiết bị xét nghiệm và hệ thống phòng mổ tương đối hiện đại, đồng bộ Tăng khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ y tế, góp phần cứu chữa nhiều người mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo mà trước đây phải lên tuyến Trung ương. Vì vậy đã đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh không chỉ người dân trong tỉnh mà còn của người dân các tỉnh lân cận như Cao Bằng, Lạng Sơn. Bảng 4. 1: Quy mô một số khoa của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn Các khoa Số lượng bệnh Số giường Số nhân viên, y tá STT chính nhân bệnh và bác sĩ 1 Khoa nội 2361 65 31 2 Khoa ngoại 3374 50 40 3 Khoa Nhi 3142 48 30 4 Khoa lây 1367 26 14 5 Khoa Đông y 1356 35 15 Tổng 4.6805 500 330 (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 2018)[1] Khám chữa bệnh là nhiệm vụ trọng tâm của bệnh viện, hầu hết các cán bộ của bệnh viện đều tập trung cho công tác này, để đảm bảo cấp cứu, khám chữa bệnh thường xuyên tất cả các ngày trong năm. Thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy chế chuyên môn, quy trình kỹ thuật, mở rộng và nâng cao dịch vụ khám bệnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Trong những năm qua, Bệnh viện đã sắm sửa nhiều thiết bị máy
  39. 31 móc để phục vụ cho khâu chuẩn đoán và điều trị, đưa thêm nhiều kỹ thuật lâm sàng và cận lâm sàng vào điều trị rất cao, luân lưu giường bệnh luôn vượt mức kế hoạch. Ngoài một số bệnh nhân lân cận trong tỉnh còn tiếp các bệnh nhân từ các huyện trong tỉnh như Ngân Sơn, Pác Nặm, Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới * Sơ đồ tổ chức của Bệnh Viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc P.Giám đốc Khoa lâm sàng Khoa cận lâm sàng Các phòng chức (16 khoa) (8 khoa) năng 1.Cấp cứu 1.Xét nghiệm (5 phòng) 2.Điều trị tích cực và 2.Chuẩn đoán hình ảnh 1. Phòng tổ chức hành chống độc 3.Nội A 3.Thăm dò chức năng chính 4. Nội 4. Dược 2. Phòng kế hoạch 5. Nhi 5. Chống nhiễm khuẩn tổng hợp 6.Ngoại tổng hợp 6.Khám bệnh 3. Phòng kế toán tài 7.Ngoại chấn thương 7.U bướu và giải phẫu chính 8.Sản 8.Gây mê hồi sức 4. Phòng điều dưỡng 9. Đông Y 5. Phòng pháp y 10.Truyền nhiễm 11.Lao và bệnh phổi 12. Tai mũi họng 13. M ắt 14.Răng hàm mặt 15. Da liễu 16.Tâm thần kinh Hình 4.2 :Sơ đồ bộ máy tổ chức của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 2018)[1]
  40. 32 4.1.2 Thực trạng và biện pháp quản lý các chất thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn Tình hình thực hiện các quy định về hành chính Bảng 4. 2: Các quy định hành chính TT Thông tin Có Không Báo cáo ĐTM/ Đề án bảo vệ môi trường/Cam kết 1 X bảo vệ môi trường Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải 2 X nguy hại Sổ theo dõi lượng chất thải rắn phát sinh hằng 3 X ngày 4 Giấy phép xả nước thải ra môi trường X 5 Giấy phép hành nghề quản lý chất thải y tế X Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ theo 6 báo cáo ĐTM/ Đề án bảo vệ môi trường/Cam kết X bảo vệ môi trường (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn,2018)[1] Vấn đề vệ sinh môi trường của bệnh viện do phòng Hành chính Quản trị phụ trách và quản lý. Khoa chống nhiễm khuẩn của Bệnh viện trực tiếp phân công người làm vệ sinh khu vực bên trong và khu vực ngoại cảnh của bệnh viện. Khoa này bao gồm 12 nhân viên bao gồm cả các cán bộ về môi trường chịu trách nhiệm về vệ sinh môi trường bên trong và cả bên ngoài Bệnh viện. Ở khu vực bên ngoài Bệnh viện được bố trí có người thường xuyên quét dọn và làm vệ sinh nên nhìn chung cảnh quan bên ngoài của bệnh viện rất sạch đẹp. Ở khu vực bên trong Bệnh viện, tại mỗi khoa sẽ do các hộ lý của khoa đảm nhận, thường xuyên lau dọn hành lang, nhà vệ sinh, nơi sinh hoạt của bệnh nhân, Nhân viên khoa này quản lý và tập trung rác thải tại nhà chứa rác Bệnh viện. Các loại rác thải đã được phân loại và tập trung sẽ được xử lý theo đúng một quy trình phù hợp. * Chất thải rắn - Lượng thải:
  41. 33 Lượng rác thải phát sinh trong Bệnh viện tỷ lệ thuận với số giường bệnh trong Bệnh viện. + Rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là 320kg/ngày đêm. + Rác thải sinh hoạt từ các hoạt động chuyên môn và quá trình khám chữa bệnh vào khoảng 115kg/ngày đêm. -Thành phần của rác thải: + Thành phần của rác thải thông thường (chất thải sinh hoạt của bênh nhân, cán bộ y tế ) (Báo cáo xả nước thải,2018)[2] Bảng 4. 3: Thành phần rác thải sinh hoạt thông thường của Bênh viện TT Thành phần Tỷ lệ khối lượng (%) 1 Rác hữu cơ 70 2 Nhựa và chất dẻo 3 3 Các chất khác 10 4 Rác vô cơ 17 5 Độ ẩm 65-69 (Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn,2018)[1] + Thành phần của rác thải y tế (các chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn, từ các quá trình khám chữa bệnh) Bảng 4. 4: Thành phần rác thải y tế TT Thành phần Tỷ lệ khối lượng (%) 1 Chất hữu cơ các loại 53,2 2 Giấy các loại 3 3 Thủy tinh 3,2 4 Kim loại 0,7 5 Bông băng, thạch cao 8,8 6 Plastic 10,1 7 Chất rắn khác 21 (Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn,2018)[1] - Biện pháp thu gom và xử lý: Để đảm bảo vệ sinh môi trường trong Bệnh viện cũng như môi trường xung quanh, trong bệnh viện có một tổ công nhân vệ sinh chuyên trách việc quét
  42. 34 dọn, thu gom rác thải. Tất cả các loại rác thải của Bệnh viện được phân loại ngay tại phòng bệnh theo đúng quy định của Bộ Y tế. Sơ đồ phân loại và thu gom rác thải của Bệnh viện được thể hiện trên hình 4.3 Tại buồng bệnh Tại khoa/phòng ĐT, chuyên môn Chất Chất Chất Chất Chất thải thải hóa thải lây thải sắc thải tái thông học nhiễm nhọn chế Túi màu Túi màu Túi màu Hộp bìa Túi xanh đen vàng cứng hoặc màu chai nhựa trắng Xe đẩy rác Thùng nhựa Thùng nhựa Kho khoa màu đen màu vàng KSNK Nhà chứa rác Khu xử lý chất thải thị Bán tái chế chung toàn BV xã (có hợp đồng vận chuyển) Chất thải rắn y tế nguy hại (đốt tại lò đốt c ủa bệnh viện) Hình 4. 3: Sơ đồ phân loại và thu gom chất thải rắn tại Bệnh viện - Đối với rác thải thông thường: Được thu gom tập kết tại nhà chứa rác thải sinh hoạt bằng các túi và xe đẩy chuyên dụng. Sau đó được Công ty cổ phần môi trường và công trình đô thị Bắc Kạn vận chuyển, xử lý đảm bảo vệ sinh theo quy định.
  43. 35 - Đối với rác thải có tính nguy hại (chất thải rắn y tế): Nhận biết được vấn đề nguy hiểm của rác thải y tế, Sở y tế đã đầu tư xây dựng cho Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn một hệ thống lò đốt rác thải nguy hại đảm bảo yêu cầu và tiêu chuẩn hiện hành với công suất 30 kg/lần mỗi ngày đốt 02 lần. Bảng 4. 5: Khối lượng và phương pháp xử lý chất thải rắn Lượng chất thải được xử lý Tổng lượng Thuê đơn vị Tên/loại chất Tổng lượng Bằng phương TT phát sinh khác đem đi xử thải rắn được xử lý pháp đốt tại (kg/ngày) lý (ghi rõ hình (kg/ngày) đơn vị (kg) thức xử lý) (kg) Tổng lượng chất 1 thải lây nhiễm: 45 45 X CTNH trong đó -Loại A (CT sắc 18 18 X nhọn) -Loại B, loại C (CT lây nhiễm không sắc nhọn và 24 24 X chất thải nguy cơ lây nhiễm cao) -Loại D (CT giải 3 3 X phẫu) Tổng lượng chất 2 thải hóa học nguy 0 hại Tổng lượng chất 3 0 thải phóng xạ Tổng lượng bình 4 0 chứa áp suất Tổng lượng chất 5 thải thông thường 435 trong đó: -Chất thải sinh 320 X hoạt -Chất thải tái chế 75 -Chất thải y tế răn 40 X nguy hại ( Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn,2018)[1]
  44. 36 * Nhận xét: Chất thải sinh hoạt hàng ngày được các khoa phòng thu gom vào thùng rác tại khoa sau đó được nhân viên tổ vệ sinh vận chuyển đến khu vực tập trung gần cổng sau của bệnh viên, cuối ngày được Công ty môi trường đô thị Bắc Kạn vận chuyển đi xử lý theo hợp đồng. - Chất thải rắn y tế nguy hại được xử lý tập trung tại lò đốt, qúa trình xử lý đạt hiệu quả, các thông số về khí thải tại ống khói của lò đốt khi thải ra môi trường trong quá trình vận hành nằm trong giới hạn cho phép. - Chất thải rắn y tế thông thường bao gồm các vỏ chai đựng dung dịch, thuốc tiêm không chứa thành phần nguy hại được lưu trữ ở khu vực riêng phục vụ mục đích tái chế, việc xử lý tuân thủ theo điều 26/chương V của quy chế quản lý chất thải do Bộ Y tế quy định * Hệ thống và quy trình xử lý nước thải của bệnh viện - Các loại nước thải: + Nước thải sinh hoạt: Nước thải của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách của bệnh viện: Các dòng thải từ nước sàn nhà, lavabo và bể tự hoại của các khu điều trị, văn phòng, khu hành chính, nhà ăn, + Nước thải y tế: Phát sinh ra từ các khoa khám, chữa bệnh, khu điều trị bệnh nhân và nước thải từ quá trình rửa dụng cụ khám, điều trị và xét nghiệm, rửa các bệnh phẩm, giặt là và khử trùng. + Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy trên toàn bộ diện tích mặt bằng Bệnh viện. Hiện nay, Bệnh viện đã có hệ thống thoát nước sinh hoạt, nước thải từ các phòng khoa sinh ra từ quá trình khám chữa bệnh và xét nghiệm và nước mưa chảy tràn. Nhu cầu xả nước thải tối đa của bệnh viện là 400m3/ngày, nhu cầu xả thải trung bình trên thực tế hiện nay vào khoảng 165,34m3/ngày, trong đó: + Nước thải sinh hoạt: 99,2m3/ngày + Nước thải y tế: 66,14m3/ngày Nguồn nước thải phát sinh từ nước mưa chảy tràn được thu gom qua hệ thống cống rãnh bố trí xung quanh các khu nhà, trên hệ thống mương có bố trí
  45. 37 các hố ga lắng cặn. Sau khi thu gom vào hệ thống cống rãnh nước mưa được thải trực tiếp ra ngoài môi trường. - Biện pháp xử lý + Đối với nước thải sinh hoạt và nước thải từ các khoa, phòng sinh ra từ quá trình khám chữa bệnh và xét nghiệm: Nước thải sinh hoạt được xử lý qua hệ thống bể tự hoại được lắp đặt trong các khu nhà sau đó cùng với nước thải từ các khoa, phòng sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh và xét nghiệm theo đường ống thoát nước dẫn đến khu xử lý nước thải tập trung của Bệnh viện. + Nước mưa chảy tràn: Thu gom bằng hệ thống cống rãnh thoát nước mưa xung quanh các khu nhà của Bệnh viện sau đó thải ra mương nước bên ngoài bệnh viện. (Báo cáo xả nước thải,2018)[2] Nước thải Bể chưa – Song chắn rác Bể phản ứng Hóa chất (NaOH, Fe+) Bể lắng Lamen Bể aroten 1 Cấp khí Bể aroten 2 Bể lắng thứ cấp Bùn thải Clo khử trùng Nước thải đã qua xử lý
  46. 38 Hình 4. 4: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải Tại hệ thống xử lý, nước thải được xử lý theo công nghệ sinh học, khử khuẩn bằng khí Clo, hóa chất được dùng trong hệ thống gồm chất tạo keo, PAC, NaOH, Fe3+. Quy trình công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện như sau: Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được xử lý qua hệ thống bể tự hoại sau đó được thải ra hệ thống thoát nước chung của Bệnh viện bao gồm cả nước mưa chảy tràn và nước thải từ các khoa phòng khám bệnh, xét nghiệm, phòng mổ Trước khi chảy vào bể chứa nước thải, nước thải được lọc qua song chắn rác với mục đích loại bỏ các tạp chất thô có kích thước lớn như vỏ đồ hộp, các loại rác vì chúng có thể gây ra sự cố trong quá trình hoạt động của hệ thống. Đây là bước quan trọng đảm bảo an toàn và làm hoạt động thuận lợi cho cả hệ thống xử lý. Sau đó nước thải được bơm lên bể phản ứng tiếp tục được đưa sang bể lắng Lamen qua hai bể Aeroten1 và Aeroten 2 (Hai bể sinh học khi nước thải vào đó đồng thời cũng được cung cấp không khí O2 bằng hệ thống bơm khí) sau đó sang bể lắng thứ cấp. Một phần bùn sẽ được tuần hoàn lại bể Aeroten 1. Trước khi thải ra môi trường nước thải được khử trùng bằng hóa chất Clo. 4.2.Tình hình sử dụng nước của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 4.2.1.Nguồn nước sử dụng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn sử dụng nguồn nước máy do Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên cấp thoát nước Bắc Kạn cung cấp. Nguồn nước được lấy từ nước sông Cầu về xử lý tại nhà máy nước Bắc Kạn và cung cấp cho toàn tỉnh Bắc Kạn trong đó có Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Hệ thống nước được đưa về các khoa, các khoa có bể chứa nước và hệ thống cấp nước riêng phục vụ cho hoạt động khám chữa bệnh và các hoạt động sinh hoạt của Bệnh viện.
  47. 39 4.2.2. Nhu cầu sử dụng nước Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn đi vào hoạt động sử dụng nguồn nước cấp của Nhà máy nước Bắc Kạn. Nước sạch được lấy từ mạng lưới đường ống cấp 2 từ thành phố đi lên ngã 3 Nam Cao theo đường Quốc lộ 3 cách bệnh viện 200m vào bể chứa bằng đường ống D50mm. Nước được dẫn về bể chứa 750 m3 sử dụng bơm để cấp nước cho các khu vực và tòa nhà của Bệnh viện. Đối với bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn với quy mô 500 giường bệnh có khả năng thu dung mở rộng từ 600-800 giường bệnh nhu cầu sử dụng nước từ 200-500m3/ngày/đêm, sử dụng cho toàn bộ hoạt động khám chữa bệnh và sinh hoạt của bệnh viện. Theo hoạt động thực tế của bệnh viện nhu cầu sử dụng nước của bệnh viện vào khoảng 6.200 m3/tháng (Theo hóa đơn thanh toán tiền nước các tháng gần đây) tương đương với 206,67m3/ngày đêm. 4.2.3. Nhu cầu xả nước thải Với nhu cầu sử dụng nước tối đa 400 m3/ngày đêm và căn cứ theo Điều 39 Nghị định 80/2014/NĐ-CP, nước thải sinh hoạt tính bằng 100% lượng nước cấp, đối với các loại nước thải khác tính bằng 80% lượng nước cấp (Đối với trường hợp sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trung). Như vậy, nhu cầu xả nước thải tối đa của bệnh viện là 400 m3/ngày; nhu cầu xả thải trung bình theo thực tế hiện nay vào khoảng 165,34 m3/ngày đêm. Hệ thống thu gom nước thải của Bệnh viện được thiết kế với 02 hệ thống riêng biệt nhau trước khi đưa vào ống thoát nước thải dẫn về khu xử lý nước thải tập trung. Nguồn nước thải bệnh viện được thiết kế tổ chức một hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn với hệ thống thoát nước mưa. - Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh bố trí ở các tầng của nhà bệnh nhân nội trú 1, nhà trung tâm kỹ thuật cao, nhà khám bệnh, cấp cứu, nhà hành chính, nhà giặt là, nhà khoa dược và trang thiết bị. Một phần nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý tại bể tự hoại được dẫn vào hệ thống thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. Một phần nước thải được vào hệ thống thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung.
  48. 40 - Hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế: Nước thải y tế từ các hoạt động y tế, từ các khoa phòng của bệnh viện. Nước thải được thu gom và đưa vào hệ thống cống thu gom nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. - Đối với hệ thống thu gom và xử lý nước thải nhiễm xạ: Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 440/QĐ- UBND ngày 24 tháng 3 năm 2011, nước thải y tế nhiễm xạ phát sinh từ khoa Y học hạt nhân, được thu gom xử lý sơ bộ trước khi dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung của bệnh viện. Tuy nhiên, Khoa Y học hạt nhân không thuộc các hạng mục dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được phê duyệt tại Quyết định số 1880/QĐ-UBND ngày 13/11/2012, chuyển thời gian xây dựng sang giai đoạn 2, nên hệ thống xử lý nước thải y tế nhiễm xạ chưa được xây dựng. Đồng thời đã được UBND tỉnh chấp thuận tại Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 29/6/2017 về việc điều chỉnh, bổ sung một số nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Nước thải bệnh viện được xử lý tại trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo chất lượng theo quy định của QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. - Khu vực xử lý và xả nước thải + Khu vực xử lý nước thải tập trung được xây dựng tại phía Nam của dự án có diện tích 470 m2, cửa xả nước thải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và có vị trí giao thông thuận lợi. + Khu vực xả nước thải: Toàn bộ nước thải tại khu vực xử lý nước thải tập trung được dẫn qua cống thoát nước thải với chiều dài 80m từ trạm xử lý đến vị trí điểm xả ra ngoài môi trường, rộng 1,2 m và cao 2,2m có nắp bê tông kín. + Vị trí xả nước thải: Điểm xả thải vào khe Phiêng Vỉnh thuộc thôn Khuổi Thuổm, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc kạn có tọa độ như sau: Bảng 4.6: Tọa độ vị trí xả nước thải vào khe Phiêng Vỉnh Tên Hệ Tọa độ Tọa độ X(m) Y(m)
  49. 41 VN 2000 KTT 106030’ VTXT 2.452.327 432.709 múi chiếu 30 + Vị trí tiếp nhận nước thải vào nguồn tiếp nhận: Nước thải của bệnh viện được đổ thải vào khe Phiêng Vỉnh là khe nước tự nhiên chảy từ khu vực phía Bắc của bệnh viện. Khe Phiêng Vỉnh từ điểm xả thải kéo dài khoảng 400m trước khi dẫn nước vào suối Pá Danh. Nước thải bệnh viện hòa với suối Pá Danh khoảng 2 km trước khi đổ ra Sông Cầu tại địa phận giáp danh phường Minh Khai và phường Huyền Tụng. Khe Phiêng Vỉnh và suối Pá Danh đều nằm trong lưu vực của hệ thống Sông Cầu với chiều dài từ điểm xả thải đến điểm tiếp nhận nước thải trên sông Cầu vào khoảng 2.400 m. (Báo cáo xả nước thải, 2018)[2] 4.3. Đánh giá thực trạng nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn 4.3.1. Hệ thống và quy trình công nghệ xử lý nước thải của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. * Sơ đồ và mô tả hệ thống thu gom, cách thức thu gom, các thông số thiết kế của hệ thống thu gom nước thải bệnh viện Nước thải sinh hoạt Nước thải y tế Ống thoát Ống thoát Nước thải sinh D110hoạt Đường ống thoát nướD110c riêng của từng khoa, phòng Ống thoát D110M ạng lưới thoát nước thải Ống thoát Trạm xử lý nướ c thải tập trung Cống xả(Cống tiêu thủy Bắc Nam) Khe Viêng Vỉnh 400m Suối Pá Danh 2000m Sông Cầu
  50. 42 Hình 4. 5: Sơ đồ thu gom hệ thống nước thải bệnh viện Hệ thống thu gom nước thải bệnh viện được thiết kế với 02 hệ thống riêng biệt nhau trước khi đưa vào ống thoát nước thải dẫn về khu xử lý nước thải tập trung: - Hệ thống thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt từ các khu vệ sinh bố trí ở các tầng của nhà bệnh nhân nội trú 1, nhà trung tâm kỹ thuật cao, nhà khám bệnh, cấp cứu, nhà hành chính, nhà giặt là, nhà khoa dược và trang thiết bị. Nước thải sinh hoạt được thu gom từ các khu vực phát sinh được xử lý tại bể xử lý nước thải sinh hoạt (Bể tự hoại) của từng công trình trong bệnh viện trước khi thải ra hệ thống cống thoát nước thải dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung. - Hệ thống thu gom và xử lý nước thải y tế: Nước thải phát sinh từ các hoạt động y tế, từ các khoa phòng của bệnh viện nước thải đc thu gom và đưa vào hệ thống cống thu gom thoát nước thải dẫn về trạm xử lý nước thải tập trung. Cấu tạo mạng lưới thoát nước thải: - Mạng lưới đường ống thoát nước thải sử dụng cống tròn bê tông ly tâm đúc sẵn đường kính D300 chôn dưới vỉa hè dọc theo các tuyến đường giao thông trong bệnh viện để thu nước thải từ các khoa, phòng trong bệnh viện sau đó dẫn tới trạm xử lý nước thải tập trung - Trên tuyến đường ống có xây dựng các hố thăm bằng bê tông cốt thép, khoảng cách giữa các hố từ 30 – 50 m, độ sâu từ ống trung bình từ 1,2m đến 3m, độ dốc đặt ống tối thiểu imin=1/D, vận tốc dòng chảy v=0,8-1,5 m/s. * Công nghệ xử lý nước thải - Hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn được áp dụng công nghệ xử lý nước thải AAO kết hợp màng lọc MBR. Công nghệ xử lý nước thải AAO kết hợp màng lọc MBR là công nghệ hiện đại và được sử dụng khá phổ biến hiện nay vì những ưu điểm vượt trội. Công nghệ này là sự kết hợp của cả phương pháp sinh học và lý học. Mỗi đơn vị MBR được cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết với nhau, mỗi sợi rỗng lại cấu tạo giống như một
  51. 43 màng lọc với các lỗ lọc rất nhỏ mà một số vi sinh không có khả năng xuyên qua. Các đơn vị MBR này sẽ liên kết với nhau thành những module lớn hơn và đặt vào các bể xử lý. Cơ chế hoạt động của vi sinh vật trong công nghệ MBR cũng tương tự như bể bùn hoạt tính hiếu khí nhưng thay vì tách bùn sinh học bằng công nghệ lắng thì công nghệ MBR lại tách bằng màng. - Công suất: Công suất xử lý nước thải 400 m3/ngày đêm. * Sơ đồ dây truyền công nghệ xử lý nước thải NƯỚC THẢI SONG CHĂN TRÁC THÔ BỆNH VIỆN HỐ GA THU GOM SONG CHẮN ỐNG TÁCH DẦU RÁC TINH BỂ TIẾP NHẬN VÀ TÁCH DẦU DÀN ĐĨA MÁY BƠM BƠM DUNG THỔI KHUẤY CHÌM DỊCH AXIT KHÍ TRỘN CHÌM BỂ ĐIỀU HÒA MÁY KHUẤY BƠM CHÌM TRỘN CHÌM Bùn tuần hoàn BỂ THIẾU KHÍ (ANOXIC) DÀN ĐĨA THỔI KHÍ MÁY THỔI KHÍ 3, 4 BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ SỐ 1 MÁY THỔI KHÍ 1, 2 DÀN ĐĨA THỔI BƠM CHÌM KHÍ BỂ SINH HỌC HIẾU KHÍ SỐ 2 HỆ THỐNG THỔI HỆ THỐNG HỆ THỐNG KHÍ MÀNG LỌC BƠM HÚT MODULE MBR MÁY ÉP BỂ BÙN BỂ KHỬ TRÙNG BÙN
  52. 44 Hình 4. 6: Sơ đồ nguyên lý hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Thuyết minh sơ đồ công nghệ Nước thải bệnh viện được xử lý qua 3 giai đoạn sau:  Giai đoạn 1: Xử lý sơ bộ Ở giai đoạn 1, nước thải được xử lý qua các bể tiếp nhận tách dầu và bể điều hòa. Song chắn rác: - Song chắn rác thô: có tác dụng tách các vật chất có kích thước lớn như túi ni lông, lá cây, cành cây, thức ăn thừa - Song chắn rác tinh: (kích thước mắt lưới 2mm) nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ. Bể tiếp nhận, bể tách dầu: - Bể tiếp nhận có nhiệm vụ tập trung nước thải từ các nơi trong khuôn viên bệnh viện chảy về. Nước được lưu thông trong thời gian ngắn nhằm tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí sinh mùi hôi. Ngoài ra, bể này còn có tác dụng lắng cát và các tạp chất khác. Bể điều hòa: - Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm liên tục bằng 02 máy bơm chìm hoạt động luân phiên vào bể Anoxic để xử lý. - Ở bể này sử dụng thiết bị đo và kiểm soát pH online, bơm định lượng axit sẽ tự động điều chỉnh độ pH của nước thải về mức trung tính.  Giai đoạn 2: xử lý sinh học Giai đoạn 2 nước thải được xử lý qua các bể anoxic, bể sinh học hiếu khí và module MBR.
  53. 45 Bể anoxic: - Bể anoxic là bể chưa hệ vi sinh hoạt động trong môi trường thiếu khí. - Bể được thiết kế kín, duy trì môi trường thiếu khí có lắp đặt 02 máy khuấy trộn chìm để tạo ra sự xáo trộn trong bể giúp bọt khí N2 (từ quá trình khử Nitrat) dễ dàng lên khỏi mặt nước. Sau đó nước thải từ bể Anoxic chảy tràn sang bể sinh học hiếu khí để khử các hợp chất hữu cơ. Bể sinh học hiếu khí: - Trong bể sinh học hiếu khí, các vi sinh vật (VSV) hiếu khí (các vi sinh vật sống trong môi trường có oxy) sẽ sử dụng các chất hữu cơ có trong nước thải như là thức ăn để sinh trưởng và phát triển thành VSV mới. Một phần chất hữu cơ cũng bị oxy hóa thành khí CO2 và NH3. - Ngoài ra trong bể hiếu khí còn diễn ra quá trình Nitrat hóa. Quá trình nitrate hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất chứa nitơ, đầu tiên là ammonia thành nitrite sau đó oxy hóa nitrite thành nitrate. - Lượng nitrat tại bể sinh học hiếu khí sẽ được tuần hoàn tại bể anoxic nhằm xử lý triệt để nitơ trong nước thải bằng 02 máy bơm tuần hoàn hoạt động luân phiên. - Oxy được cung cấp liên tục vào bể bằng 02 máy thổi khí hoạt động luân phiên. Nhờ đó mà quá trình sinh trưởng của hệ VSV được diễn ra liên tục và ổn định - Từ bể sinh học hiếu khí, nước thải được bơm lên module màng MBR bằng 02 máy bơm chìm nước thải hoạt động luân phiên. - 04 máy bơm chìm ở bể này được lắp đặt trong hố đựng bơm. Hỗn hợp nước và bùn sẽ chảy tràn từ bể sinh học hiếu khí sang hố đựng bơm. Module xử lý nước: - Module xử lý nước có nhiệm vụ: tiếp tục thực hiện quá trình xử lý sinh học hiếu khí bậc hai và phân tách nước sạch với hỗn hợp bùn hoạt tính.
  54. 46 - 02 máy thổi khí hoạt động luân phiên cung cấp khí cho module MBR. Không khí cấp cho module có tác dụng cung cấp oxy cho quá trình xử lý hiếu khí và làm sạch màng. - Một lượng hỗn hợp bùn và nước từ module màng MBR sẽ được tuần hoàn về bể Anoxic, nhằm hồi lưu bùn và cung cấp thêm nitrat cho phản ứng khử nitrat trong bể Anoxic. - Lượng bùn dư được chuyển về bể chứa bùn. - Phần nước sạch bên trong lõi lọc màng di chuyển đến các ống dẫn để được rút ra bởi bơm rút nước. - Module MBR được làm bằng inox và đặt nồi. Nhà đặt thiết bị cũng được làm bằng thép và đặt bên cạnh module MBR. - Quá trình rửa ngược online được thực hiện tự động một tuần một lần với hóa chất NaOCl ở nồng độ 300-1000mg/L. - Ngoài ra, hàng ngày màng lọc sẽ được rửa ngược tự động bằng nước đầu ra của hệ thống xử lý.  Giai đoạn 3: Xử lý bùn thải và khử trùng nước thải đầu ra Xử lý bùn thải: Xử lý bùn thải bao gồm bể chứa bùn và máy ép bùn. - Bể chứa bùn có tác dụng lưu chứa và phân hủy bùn, làm giảm thể tích bùn Nước trong trên bề mặt bể phân hủy bùn sẽ chảy quay lại bể tiếp nhận để tiếp tục xử lý. - Máy ép bùn có tác dụng tách nước, tạo thành bùn khô. Lượng bùn khô này sẽ đem đi xử lý theo quy định. Còn nước ép bùn sẽ được thu hồi trở lại bể tiếp nhận để xử lý. Khử trùng nước thải: Khi màng MBR bị hỏng hóc hoặc bảo dưỡng định kỳ, để đảm bảo chất lượng nước đơn vị thiết kế sẽ sử dụng clo để khử trùng nước thải đầu ra. Nước sạch rút ra từ module màng được khử trùng bằng clo trước khi xả ra môi trường tiếp nhận. Sử dụng bơm định lượng để điều chỉnh và châm chính xác
  55. 47 lượng clo trong quá trình khử trùng. Clo có thể tiếp xúc với nước thải đầu ra trên đường ống.
  56. 48 4.3.2. Kết quả phân tích chất lượng nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn * Đánh giá chất lượng nước thải trước và sau xử lý của bệnh viện Bảng 4. 7: Kết quả phân tích chất lượng nước thải Bệnh viện QCVN Chỉ tiêu phân STT Đơn vị NT1 NT2 28/2010/BTNMT tích Cột A Cột B 1 pH - 8,2 7,8 6,5-8,5 6,5-8,5 2 BOD5 mg/l 35 12 30 50 3 COD mg/l 70 25 50 100 4 TSS mg/l 165 6 50 100 5 Sunfua (theo 1,0 4,0 mg/l 5,63 0,04 H2S) + 6 NH4 _N mg/l 12,4 4,16 5 10 + 7 NO3 _N mg/l 3,67 0,68 30 50 3- 8 PO4 _P mg/l 12,7 0,08 6 10 9 Dầu mỡ ĐTV mg/l 2,1 1,3 10 20 10 Tổng Coliform MPN/100ml 1,2x105 2500 3000 5000 (Mẫu phiếu kết quả phân tích số: MNT/01/2503/2019 - nước thải trước và sau hệ thống xử lý Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn) Ghi chú: - “-“: Không quy định - QCVN 28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế. - Cột A: Quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế vào các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. - Cột B: Quy định giá trị C của các thông số và các chất gây ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. - NT1: Nước thải trước khi vào hệ thống xử lý,tọa độ X: 432788; Y: 2.452.365 (Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 1060 30’ múi chiếu 30). - NT2: Nước thải sau hệ thống xử lý, tọa độ X: 432.709; Y: 2.452.349 (Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 1060 30’ múi chiếu 30).
  57. 49 - Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích các thành phần môi trường trong nước thải của Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn hiện đang hoạt động trước hệ thống xử lý cho thấy có 5/10 thông số, chỉ tiêu chất ô nhiễm trong nước thải trước khi xử lý vượt giới hạn cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Như vậy nếu nước thải tại bệnh viện không được xử lý sẽ gây tác động lớn đến nguồn tiếp nhận và môi trường xung quanh. Tuy nhiên nước thải sau khi xử lý qua hệ thống xử lý tập chung của bệnh viện tất cả các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 28:2010/BTNMT, cột B. Điều đó chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải tập chung của bệnh viện đạt hiệu quả tốt và đảm bảo các yêu cầu. Hệ thống xử lý nước thải tập chung đã được xác nhận hoàn thành theo giấy xác nhận số: 879/XN-STNMT ngày 11/7/2017 của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Kạn xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của dự án đầu tư xây dựng công trình Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn. Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích nước thải trước và sau hệ thống xử lý của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn * Đánh giá chất lượng nguồn nước khu vực tiếp nhận nước thải Nước thải của bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đổ thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận là khe Phiêng Vỉnh. Các thông số lấy mẫu nước mặt được lấy theo các
  58. 50 thông số trong QCVN 08:2015/BTNMT (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt) để đối chiếu. Bảng 4. 8: Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước mặt Kết quả QCVN 08- TT Tên Thông số Đơn Vị phân tích MT:2015/BTNMT NM B1 B2 1 pH - 6,8 5,5 - 9 5,5 - 9 o 2 BOD5(20 C) mg/l 5,8 15 25 3 COD mg/l 12,4 30 50 4 TSS mg/l 9 50 100 - 5 Tổng N (NO3 ) mg/l 1,13 10 15 6 Amonia tính theo N(NH4) mg/l <0,01 0,9 0,9 3- 7 Phốt phát tính theo P (PO4 ) mg/l 0,023 0,3 0,5 8 Tổng dầu, mỡ mg/l <0,3 1 1 9 Coliform MPN/100ml 1.100 7500 10000 10 Ôxy hòa tan (DO) mg/L 5,6 ≥ 4 ≥ 2 11 Cl- mg/L 148,2 350 - 12 F- mg/L 0,65 1,5 2 - 13 NO2 mg/L 0,012 0,05 0,05 (Mẫu phiếu kết quả phân tích số: MNM/02/2503/2019 – nước mặt khe Viêng Vỉnh cách vị trí xả thải 50m về phía hạ lưu) Ghi chú: - “-“: Không quy định - QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. - NM: Nước mặt tại khe Phiêng Vỉnh, tọa độ X: 432.698; Y: 2.452.287. (Hệ tọa độ VN-2000, kinh tuyến trục 1060 30’, múi chiếu 30) - Cột B1: Nước dùng cho mục đích tưới tiêu, thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2 - Cột B2: Phục vụ giao thông thuỷ và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. Nhận xét: Từ bảng tổng hợp kết quả phân tích trên cho thấy toàn bộ các chỉ tiêu được quan trắc trong nguồn nước mặt tại Khe Phiêng Vỉnh, đều nằm giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT, cột B1. Như vậy,
  59. 51 chất lượng nước nguồn tiếp nhận nước thải vẫn còn tương đốt tốt và có khả năng tiếp nhận lượng lớn nước thải. Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích chất lượng nước mặt của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn 4.4. Đề xuất các biện pháp nâng cao khả năng quản lý nước thải bệnh viện 4.4.1. Phương pháp quản lý nước thải - Cần phải nâng cấp hệ thống xử lý để có thể đáp ứng được các trường hợp quá tải, tiếp tục đánh giá chất lượng nước thải trước khi cho thải vào hệ thống cống chung của thành phố và nên thiết kế thêm bể dự trữ vào hệ thống xử lý để có thể chứa lượng nước quá tải của bệnh viện. - Xây dựng bệnh viện xanh - nước thải và các yếu tố phát thải môi trường khác đạt chuẩn. - Để đảm bảo nguồn nước khỏi sự ô nhiễm bẩn do nước thải bệnh viện cũng như để tránh sự ô nhiễm tự nhiên, các cơ quan chức năng cần theo dõi thường xuyên việc xả các loại nước thải vào hệ thống thoát nước chung của thị xã theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của Nhà nước hiện hành. - Các cán bộ kỹ thuật ở các công trình cần phải có kỹ sư, hoặc cán bộ trung cấp kỹ thuật, số lượng cán bộ kỹ thuật, công nhân ở mỗi công trình tùy thuộc vào công suất xử lý nước thải của bệnh viện.
  60. 52 - Bệnh viện nên có phòng thí nghiệm để kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra trước khi thải vào hệ thống thoát nước chung của thị xã hoặc kiểm tra ở các trung tâm kiểm nghiệm để có thể theo dõi thường xuyên hiệu quả xử lý. - Phải thường xuyên quản lý về các mặt an toàn kỹ thuật, PCCC, lập báo cáo theo dõi chế độ làm việc của hệ thống để tiến hành sửa chữa, nâng cấp đúng thời hạn. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho các cán bộ kỹ thuật về cách quản lý, vận hành và an toàn lao động. 4.4.2. Phương pháp quy hoạch quản lý - Xây dựng, bổ sung hướng quy hoạch môi trường như một nội dung của quy hoạch tổng thể, tương đồng với quy hoạch ngành trong toàn tỉnh. Nó được xem như một biện pháp bảo vệ môi trường để chỉ đạo và điều chỉnh các dự án chi tiết, các hoạt động kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững. - Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về môi trường; mỗi cấp chính quyền thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, về hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định trong Luật BVMT và các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên. - Tổ chức quan trắc thường xuyên hiện trạng môi trường tại bệnh viện và khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm môi trường. 4.4.3. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố - Yêu cầu cán bộ phụ trách hệ thống xử lý nước thải thực hiện các biện pháp bảo quản, sử dụng hóa chất khi vận hành hệ thống hạn chế đến mức thấp nhất rò rỉ hóa chất vào nguồn nước thải vào nguồn tiếp nhận. - Kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế kịp thời những đường ống dẫn nước thải có nguy cơ bị vỡ và rò rỉ nước thải.
  61. 53 - Thường xuyên kiểm tra hệ thống xử lý nước thải nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời các hỏng hóc tại hệ thống qua đó đảm bảo nước thải qua hệ thống được xử lý đảm bảo theo đúng yêu cầu trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. - Yêu cầu cán bộ phụ trách môi trường luôn kiểm tra và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy trình hướng dẫn qua đó đảm bảo nước thải được xử lý theo đúng quy trình. - Cử cán bộ phụ trách vận hành hệ thống xử lý tham gia các khóa đào tạo, hội thảo nhằm nâng cao kiến thức về môi trường nói chung và kiến thức về việc vận hành xử lý nước thải. - Định kỳ bảo dưỡng, nạo vét các bể xử lý qua đó đảm bảo cho yêu cầu xử lý nước thải. 4.4.4. Nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường - Tăng cường công tác giám sát, đồng thời theo dõi quá trình thu gom, vận chuyển, nhà lưu giữ rác hay công tác vệ sinh xung quanh bệnh viện. - Tăng cường thiết lập hệ thống thông tin liên lạc với các khoa phòng trong bệnh viện bằng các văn bản hướng dẫn, điện thoại để nhanh chóng phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm. - Rà soát những tài liệu phù hợp với hệ thống quản lý môi trường, cập nhật thường xuyên các quy định, văn bản pháp luật mới trong quy chế quản lý bệnh viện. - Đưa ra các tiêu chí để cải tiến công tác quản lý như giám sát tỉ lệ ô nhiễm, nâng cao năng lực khám chữa bệnh 4.4.5. Phương pháp giáo dục – truyền thông - Cần có sự hợp tác toàn diện giữa Ban quản lý các dự án với các ban ngành có liên quan của địa phương bàn về vấn đề tổ chức thực hiện, về tiến độ thi công, về biện pháp thi công và về giám sát thi công công trình. - Giám sát việc thực thi các hạng mục công trình theo nội dung thiết kế, khi có các vấn đề ô nhiễm môi trường xảy ra cần đề xuất ngay các giải pháp cụ
  62. 54 thể mang tính khả thi để khắc phục mà không phải chờ đợi kéo dài thời gian tăng thêm mức độ nghiêm trọng. - Thông báo cho người dân trong vùng dự án về những kế hoạch, tiến độ xây dựng các công trình và lợi ích của các công trình này đối với đời sống dân sinh kinh tế. - Tuyên truyền vận động quần chúng hưởng ứng các chương trình chống ô nhiễm môi trường nước: Không thải các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi và chất thải rắn xuống các kênh rạch. - Xây dựng các khu tái định cư cần phải bố trí hệ thống thu gom xử lý nước thải, rác thải, xây dựng hệ thống nước cấp sinh hoạt. - Cần xây dựng kế hoạch thu thập, phân tích định kỳ về chất lượng nước trong vùng. Phân tích diễn biến về thành phần các loài sinh vật nước. - Không ngừng nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố về vấn đề bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
  63. 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, thực tập tại Công ty TNHH Thái Bắc, quá trình đi khảo sát thực tế để thực hiện đề tài và căn cứ vào kết quả phân tích chất lượng nước thải của bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn. Có thể rút ra một vài kết luận như sau: - Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Bắc Kạn với quy mô là 500 giường bệnh và diện tích bệnh viện tương đối lớn như vậy công tác bảo vệ môi trường của bệnh viện cũng đã được thực hiện đúng quy định về thu gom và xử lý nước thải y tế, cũng như các chất thải y tế khác. - Nhu cầu xả nước thải tối đa của bệnh viện là 400m3/ngày, nhu cầu xả thải trung bình trên thực tế hiện nay vào khoảng 165,34m3/ngày, trong đó: + Nước thải sinh hoạt: 99,2m3/ngày + Nước thải y tế: 66,14m3/ngày - Khu vực xử lý nước thải tập trung được xây dựng tại phía Nam của dự án có diện tích 470 m2, cửa xả nước thải thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát và có vị trí giao thông thuận lợi. - Vị trí xả nước thải: Điểm xả thải vào khe Phiêng Vỉnh thuộc thôn Khuổi Thuổm, phường Huyền Tụng, thành phố Bắc Kạn. - Tại hệ thống xử lý, nước thải được xử lý theo công nghệ sinh học, khử khuẩn bằng khí Clo, hóa chất được dùng trong hệ thống gồm chất tạo keo, PAC, NaOH, Fe3+. Kết quả phân tích chất lượng nước thải cho thấy: Nước thải trước hệ thống xử lý vẫn còn một số chất vượt quá giới hạn cho phép của QCVN, còn nước thải sau hệ thống xử lý đã xử lý được hết các chỉ tiêu gây độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Tất cả các thông số ô nhiễm đều nằm trong giới hạn cho
  64. 56 phép của QCVN 28:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế và QCVN 08:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. Điều đó chứng tỏ hệ thống xử lý nước thải tập chung của bệnh viện đạt hiệu quả tốt và đảm bảo các yêu cầu. Từ đó cho ta thấy bệnh viện đã thực hiện khá tốt công tác Bảo vệ môi trường. 5.2. Đề nghị - Thường xuyên quan trắc định kỳ để báo cáo, xác định nguyên nhân gây ra hiệu suất thấp như do quá tải, do thiết bị hư hỏng, do quá trình vận hành của bệnh viện không tốt để có thể kịp thời đưa ra biện pháp để khắc phục. - Khuyến khích nhân viên quản lý, vận hành hệ thống tiếp tục duy trì tình trạng hoạt động tốt của hệ thống xử lý. - Cần có các đợt gặp gỡ, trao đổi giữa các bệnh viện với nhau về tình hình xử lý nước thải. - Các cán bộ chuyên trách cần phải theo dõi sát sao quá trình vận hành, khi có sự cố cần báo ngay cho cơ sở sửa chữa để khắc phục kịp thời. - Mỗi cán bộ công nhân viên trong bệnh viện đều phải nâng cao ý thức trong công tác thu gom và xử lý các chất thải tại bệnh viện - Thường xuyên theo dõi, cập nhật các công nghệ tiên tiến. - Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên em chỉ tiến hành đánh giá một số chỉ tiêu cơ bản. Đề nghị tiếp tục tiến hành nghiên cứu phân tích, đánh giá thêm một số chỉ tiêu ô nhiễm khác để đánh giá được toàn diện hơn về chất lượng môi trường nước thải bệnh viện.
  65. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn (2018) - Báo cáo quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải chất thải nguy hại. 2. Báo cáo xả nước thải (2018) , Vào nguồn nước của bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn 3. Chi cục Bảo vệ Môi Trường tỉnh Bắc Kạn - Báo cáo kết quả quan trắc môi trường đợt 1 năm 2019 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn. 4. Hoàng Thị Liên (2009), Nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố liên quan đến quản lý chất thải y tế tại bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên, luận văn thạc sỹ, Đại học Thái Nguyên. 5. Hoàng Trọng Vũ (2009), Khảo sát hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện trên địa bàn TP.HCM và đề xuất các giải pháp khắc phục, luận văn thạc sỹ, Đại học Bách khoa TP.HCM 6. Hoàng Xuân Thức (2001), “Đánh giá hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ sinh học AEROTEN tại một số bệnh viện khu vực Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ y học, Học viện Quân y, Hà Nội. 7. Nguyễn Sơn Hải và Hoàng Văn Hùng (2010), Bài giảng “Ô nhiễm Môi Trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 8. Nguyễn Đình Hòe và cộng sự, 2005, Quy hoạch và quản lý nguồn nước, NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội. 9. Nguyễn Thanh Sơn (2005) - Đánh giá tài nguyên nước Việt Nam 2005 - 2010 - NXB Giáo dục. 10. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Kạn (năm 2017) 11. Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn (2018) - Đề án về tỉnh Bắc Kan năm 2018. 12. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), “Luật Bảo vệ môi trường 2014”, Thư viện pháp luật.
  66. Tài liệu Internet 13. Bách khoa toàn thư. 14. Ngô Kim Chi – Viện hóa học các hợp chất thiên nhiên; Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2009. 15. Hoàng Nhung. Chung quanh việc xử lý chất thải bệnh viện. viec-xu-ly-chat-thai-benh-vien.html 16. Môi trường xanh. Hệ thống xử lý nước thải y tế Bệnh viện Đa khoa An Phú. vien-da-khoa-an-phu 17. Thu Phương. 56% số bệnh viện chưa có hệ thống xử lý nước thải. thai/148687.vnp 18. Thanh Toàn. Gần 90% hệ thống xử lý nước thải của y tế dự phòng không đạt chuẩn. khong-dat-chuan/82/11978434.epi 19. Huyền Thương. Quảng Nam đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế. thai-y-te/14813082308.epi 20. Tổng cục Môi trường. Công nghệ và công trình phù hợp xử lý nước thải bệnh viện. ngh%E1%BB%87-v%C3%A0-c%C3%B4ng-tr%C3%ACnh-ph%C3%B9- h%E1%BB%A3p-x%E1%BB%AD-1%C3%BD- n%C6%B0%E1%BB%9Bc-th%E1%BA%A3i-b%E1%BB%87nh- vi%E1%BB%87n.aspx