Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_san_xuat_kinh_doanh_c.pdf
Nội dung text: Khóa luận Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (Caseamex)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KINH TẾ, LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ BỘ MÔN KINH TẾ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài :PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thanh Hùng Nguyễn Thị Mỹ Ân Mssv: 111907250 Lớp: DA07KTD Khóa: 2007 Trà Vinh 2011
- LỜI CẢM TẠ Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Bộ môn Kinh Tế, Khoa Kinh tế, Luật và ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh cùng quý thầy cô đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong suốt quá trình học tập, cũng như trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của thầy Nguyễn Thanh Hùng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Do thời gian thực hiện luận văn ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên luận văn tốt nghiệp không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn hoàn chỉnh hơn. Ngày 15 tháng 06 năm 2011. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Ân i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào . Ngày 15 tháng 06 năm 2011. Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Mỹ Ân ii
- NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Ngày tháng năm 2011 Thủ trưởng đơn vị iii
- BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Họ và tên người hướng dẫn: Học vị: Chuyên ngành: Cơ quan công tác: Tên học viên: Mã số sinh viên: Chuyên ngành: Tên đề tài: NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: . 2. Về hình thức: 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, ) 6. Các nhận xét khác 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa, ) Trà vinh,, ngày tháng năm 2011. NGƯỜI NHẬN XÉT iv
- DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang BẢNG 2.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) 22 BẢNG 2.2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) 27 BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) 30 BẢNG 2.4: TỶ TRỌNG DOANH THU THEO CÁC THÀNH PHẦN QUA 3 NĂM (2008 2010) 32 BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CÚA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) 34 BẢNG 2.6: CHI PHÍ THEO CƠ CẤU QUA 3 NĂM (2008 2010) 36 BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) 38 BẢNG 2.8: LỢI NHUẬN THEO CƠ CẤU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) 40 BẢNG 2.9: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN (2008 – 2010) 42 BẢNG 2.10: CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CÔNG TY GIAI ĐOẠN (2008 – 2010) 44 BẢNG 2.11: CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM (2008 – 2010) 46 BẢNG 2.12: CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI QUA 3 NĂM (2008 2010) 48 BẢNG 2.13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ GIAI ĐOẠN ( 2008 2010) 48 BẢNG 2.14: KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) 50 BẢNG 2.15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN QUA 3 NĂM (2008 2010) 51 v
- DANH MỤC HÌNH Trang HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 16 HÌNH 2.2. BIẾN ĐỘNG TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) 30 HÌNH 2.3: BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM (2008 2010) 34 HÌNH 2.4: BIẾN ĐỘNG TỔNG LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM (2008 2010) 38 vi
- DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT LN: Lợi nhuận DT: Doanh thu KD: Kinh doanh TC : Tổ chức HC: Hành chính GTGT: Giá trị gia tăng SXKD: Sản xuất kinh doanh TNDN: Thu nhập doanh nghiệp vii
- TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ (CASEAMEX), phân tích những thuận lợi và khó khăn mà Công ty phải đối mặt; Phân tích thực trạng về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong giai đoạn (2008 2010); Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả đạt được của Công ty trong giai đoạn này chưa thật sự khả quan. Mặc dù, hàng năm Công ty đều đạt một khoản lợi nhuận nhất định, tuy nhiên các khoản lợi nhuận ở năm sau luôn nhỏ hơn năm trước. Do Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang các nước trên thế giới, và nguyên nhân của sự sụt giảm lợi nhuận trong những năm qua là Công ty bị chiếm dụng vốn kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh nên Công ty phải vay ngân hàng một khoản vốn lớn để đảm bảo cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Điều này đã dẫn đến lợi nhuận chung của toàn Công ty giảm liên tục qua các năm. viii
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm từ các nước nhập khẩu ngày càng tăng, chất lượng hàng thủy sản đông lạnh Việt Nam ngày càng cao và thương hiệu Việt Nam đang được đẩy mạnh trên thương trường quốc tế. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) đáp ứng được việc hội nhập kinh tế toàn cầu, được công nhận là một trong 10 đơn vị chế biến thủy hải sản lớn của Việt Nam nhưng cũng phải đối mặt với những thử thách lớn trên bước đường hội nhập. Mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội mới, quan hệ hợp tác với nước ngoài ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, với những cơ hội ấy đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam không ít khó khăn, thách thức trước sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau trên thị trường. Do đó, để đứng vững trên thị trường, doanh nghiệp phải luôn sáng tạo trong vấn đề kinh doanh, biết nắm bắt được cơ hội kịp thời, tranh thủ lợi thế để tăng thêm sức mạnh cạnh tranh. Đồng thời, doanh nghiệp phải luôn quan tâm đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp mình sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo đánh giá đúng hơn kết quả và quá trình kinh doanh. Xác định được những nhân tố chủ yếu, thường xuyên ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đề ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên cơ sở cải tiến quy trình công nghệ, đổi mới công tác quản trị, sử dụng có hiệu quả hơn các yếu tố đầu vào để lợi nhuận đạt được tối đa. Do đó việc phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh luôn là công tác quan trọng không thể thiếu được trong việc quản lý kinh doanh trong xu thế hiện nay. Và với lý do này, em đã chọn đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cần Thơ (CASEAMEX)” SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 1
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ thông qua việc phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính của Công ty để từ đó đánh giá tình hình hoạt động thực tế của Công ty nhằm giúp Công ty đưa ra hướng phát triển và các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Tìm hiểu và phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh, những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong những năm gần đây. Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài chính có liên quan đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ ( CASEAMEX). Địa chỉ: Lô 02 12 Khu công nghiệp Trà Nóc 2, Phường Phước Thới, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ. 3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ 04/04/2011 đến 08/05/2011. Sử dụng số liệu cung cấp từ Công ty trong 3 năm 2008, 2009 và 2010. 3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty thể hiện qua các tài liệu như bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và các tình hình tài chính của Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 2
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Đề tài sử dụng chủ yếu số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng kế toán của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX). 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Phương pháp thống kê mô tả: khái quát thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh Công ty để phân tích mối quan hệ mức độ biến động của từng chỉ tiêu nghiên cứu. Phương pháp so sánh: là đối chiếu các chỉ tiêu kinh tế nhằm rút ra những kết luận đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Bố cục luận văn gồm ba phần: Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung đề tài Gồm có ba chương: + Chương 1: Cơ sở lý luận + Chương 2: Phân tích thực trạng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX). + Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX). Phần 3: Kết luận và kiến nghị SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 3
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 CÁC CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1.1. Khái niệm doanh thu Doanh thu là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp thu được ở từng thời điểm nhất định. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. Công thức: G = ∑q ipi qi : Khối lượng sản phẩm hàng hóa và cung cấp dịch vụ loại i mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật. pi : Giá bán đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. i = 1,n n: Số lượng mặt hàng sản phẩm hàng hóa mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu hoạt động tài chính gồm: hoạt động góp vốn liên doanh, hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán ngắn hạn và dài hạn; thu lãi tiền gửi, tiền cho vay; thu lãi bán ngoại tệ; các hoạt động đầu tư khác. Thu nhập khác : thu về việc nhượng bán, thanh lý tài sản cố định; thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ; thu tiền bảo hiểm bồi thường 1.1.2. Khái niệm chi phí Chi phí là những khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền, phát sinh trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 4
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau được chia thành các khoản mục chi phí trong khâu sản xuất và ngoài khâu sản xuất như sau: Chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : là những chi phí của nguyên liệu, vật liệu chính do người công nhân trực tiếp sử dụng trong quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất chung : chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân xưởng. Chi phí ngoài khâu sản xuất: Chi phí bán hàng : chi phí phục vụ cho quá trình lưu thông hàng hóa, bao gồm chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, quảng cáo . Chi phí quản lý doanh nghiệp : chi phí phát sinh trong quá trình quản lý, điều hành doanh nghiệp như chi phí hội nghị, tiếp khách, công tác 1.1.3. Khái niệm lợi nhuận Lợi nhuận là phần còn lại của doanh thu sau khi đã trừ đi mọi chi phí của hoạt động đó. Mục tiêu của doanh nghiệp về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng của một hoạt động xuất nhập khẩu chính là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. Lợi nhuận bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính, lợi nhuận từ hoạt động khác. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: là khoản chênh lệch giữa doanh thu tiêu thụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động của các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế phải nộp. Công thức: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh DT _ Các khoản _ Giá vốn _ Chi phí _ Thuế LN Tiêu thụ Giảm trừ Hàng bán Hoạt động Phải nộp Lợi nhuận từ kinh doanh dịch vụ LN = Doanh thu dịch vụ Chi phí dịch vụ SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 5
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Trong đó: + Doanh thu dịch vụ bao gồm: các khoản doanh thu từ hoạt động cho thuê kho, dịch vụ vận chuyển, bốc xếp + Chi phí dịch vụ bao gồm: các khoản chi cho nhân công bốc xếp, phí đi đường, chi phí nhân viên dịch vụ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: số thu lớn hơn số chi của các hoạt động tài chính bao gồm: các hoạt động cho thuê tài sản, mua bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ, lãi tiền gởi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi do góp vốn liên doanh, lãi vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần. Lợi nhuận từ hoạt động khác: là khoản thu nhập bất thường lớn hơn chi phí bất thường bao gồm: các khoản phải trả nhưng không có chủ nợ, thu hồi các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ, các vật tư tài sản thừa sau khi bù trừ hao hụt, mất mát, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, khoản trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết bảo hành. Công thức tính tổng lợi nhuận: LN trước thuế = LN thuần + LN tài chính + LN khác + LN thuần: khoản lợi nhuận thu được do hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp đem lại. + LN tài chính: khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được khi tham gia hoạt động tài chính. + LN khác: khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác. 1.2. CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.2.1. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh + Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng) là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của Công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của Công ty. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ. Đơn vị SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 6
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ tính là %. Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty. Công thức tính tỷ suất này như sau: Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100% Doanh thu thuần + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh: chỉ tiêu cho biết vốn kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ kinh doanh đem lại hiệu quả như thế nào. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = Vốn kinh doanh bình quân Vốn KD đầu kỳ + Vốn KD cuối kỳ Vốn kinh doanh bình quân = 2 + Sức sản xuất của một đồng vốn: chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra như thế nào. Doanh thu Sức sản xuất của 1 đồng vốn = Vốn kinh doanh bình quân Hiệu quả sử dụng vốn lưu động + Vòng quay vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp hoạt động từ vốn tiền tệ sang vốn dự trữ, vốn sản xuất, vốn thành phẩm rồi trả về vốn tiền tệ. Vòng quay của vốn lưu động là tổng số thời gian vốn đó dừng lại trong lĩnh vực sản xuất và lưu thông được coi là thời gian cần thiết để vốn thay đổi hình thái. Doanh thu Vòng quay vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động, cứ một đồng vốn sử dụng tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 7
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ + Số ngày của một vòng luân chuyển: Số ngày cần thiết để hoàn thành một số vòng luân chuyển. Xác định chỉ tiêu này giúp ta biết được hiệu quả sử dụng vốn có hợp lý hay không để có biện pháp xử lý kịp thời. Số ngày trong kỳ Số ngày của một vòng luân chuyển = Vòng quay vốn lưu động + Sức sinh lời của vốn lưu động: một lượng vốn lưu động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu lợi nhuận cho đơn vị. Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Hiệu quả sử dụng vốn cố định + Sức sản xuất của vốn cố định: cứ một đồng vốn cố định bình quân tham gia sản xuất sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu tạo ra càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Doanh thu Sức sản xuất của vốn cố định = Vốn cố định bình quân + Sức sinh lời của vốn cố định: cứ một đồng vốn cố định tham gia sản xuất thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận tạo ra càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao. Lợi nhuận Sức sinh lời của vốn cố định = Vốn cố định bình quân Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn + Vòng quay toàn bộ tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản, tiền vốn hiện có của doanh nghiệp. Doanh thu Vòng quay toàn bộ tài sản = Tổng tài sản bình quân SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 8
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Tài sản đầu kỳ + Tài sản cuối kỳ Tổng tài sản bình quân = 2 1.2.2. Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí: cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu Hiệu suất sử dụng chi phí = Tổng chi phí Doanh lợi trên chi phí: phản ánh một đồng chi phí bỏ ra để thực hiện quá trình luân chuyển hàng hóa thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Lợi nhuận sau thuế Doanh lợi trên chi phí = Tổng chi phí 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): (%) phản ánh mức độ sinh lợi của doanh thu thuần, tức trong một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Lợi nhuận ròng ROS = x 100% Doanh thu thuần Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): (%) phản ánh mức độ sinh lời của tài sản, cho biết trong một đồng tài sản thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản càng hợp lý. Lợi nhuận ròng ROA = x 100% Tổng tài sản SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 9
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): (%) phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, cứ một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. Lợi nhuận sau thuế ROE = x 100% Vốn chủ sở hữu 1.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán Khả năng thanh toán ngắn hạn + Tỷ lệ thanh toán hiện hành: thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Tài sản lưu động Tỷ lệ thanh toán hiện hành = Nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này là thước đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp khi các khoản nợ đến hạn. Tỷ số thanh toán hiện hành là 2:1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính bình thường. Một tỷ số thanh toán hiện thời quá thấp sẽ rắc rối về dòng tiền mặt chắc chắn sẽ xuất hiện. Một tỷ số thanh toán hiện thời quá cao có thể nói rằng doanh nghiệp không quản lý được các tài sản lưu động của mình. + Tỷ lệ thanh toán nhanh: thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tiền mặt và các khoản tương đương tiền với các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ lệ thanh toán nhanh là một tiêu chuẩn khắt khe hơn về khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn so với tỷ số thanh toán hiện thời. Tỷ số thanh toán nhanh là 1:1. Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Tỷ lệ thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Khả năng thanh toán dài hạn + Hệ số thanh toán lãi vay: Tỷ số này được dùng để đo lường mức độ mà lợi nhuận phát sinh do việc sử dụng vốn để đảm bảo khả năng trả lãi vay. Thông thường hệ SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 10
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ số này lớn hơn 2 được xem là đảm bảo cho các khoản nợ dài hạn dùng để đánh giá khả năng đảm bảo chi trả lãi nợ vay. Lợi nhuận trước thuế + Lãi nợ vay Hệ số thanh toán lãi vay = Lãi nợ vay + Tỷ lệ tự tài trợ và tỷ lệ nợ Tỷ lệ tự tài trợ: so sánh giữa nguồn vốn chủ sở hữu với tổng vốn đơn vị đang sử dụng. Khi tỷ lệ tự tài trợ càng cao thì tỷ lệ nợ càng thấp. Do đó, mức độ tự chủ về tài chính của doanh nghiệp càng cao, ít bị ràng buộc bởi các chủ nợ. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ lệ tự tài trợ = Tổng số nguồn vốn Tỷ lệ nợ: so sánh giữa nợ phải trả với nguồn vốn đơn vị đang sử dụng. Tỷ số nợ càng thấp, món nợ càng được đảm bảo trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Ngược lại các chủ sở hữu doanh nghiệp muốn có một tỷ số nợ cao vì họ muốn gia tăng lợi nhuận nhanh. Nợ phải trả Tỷ lệ nợ = Tổng số nguồn vốn 1.2.5. Các chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ Vòng luân chuyển các khoản phải thu: phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, xác định bằng mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng và số dư bình quân các khoản phải thu. Doanh thu Số vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân: phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản phải thu. Thời gian của kỳ phân tích Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoản phải thu SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 11
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Nếu kỳ thu tiền bình quân thấp thì vốn của doanh nghiệp ít bị động trong khâu thanh toán. Tuy nhiên, các khoản phải thu trong nhiều trường hợp cao hay thấp chưa thể có một kết luận chắc chắn thì phải xem lại các chính sách của doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 12
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty Xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ còn gọi tắt là CATACO được thành lập vào ngày 05/03/1989 là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc tỉnh ủy Cần Thơ. Theo quyết định của UBND thành phố Cần Thơ ngày 01/07/2006 xí nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa và đổi tên mới là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ ( CASEAMEX), với nhiệm vụ chế biến thủy sản xuất khẩu và kinh doanh xuất nhập khẩu. + Tên giao dịch: CASEAMEX ( CẦN THƠ IMPORT EXPORT SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY). + Trụ sở chính: Lô 2 12, khu công nghiệp Trà Nóc 2, phường Ô Môn, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ. + Điện thoại: (84).710.3841989 – Fax: (84).710.3841116. + Văn phòng đại diện: 718A đường Hùng Vương, quận 6, TP.HCM + Website: & Email: caseamex@vnn.vn + Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần. Tiền thân là Công ty Nông Súc sản xuất thực phẩm Cần Thơ, là Công ty giống và thức ăn gia súc, được thành lập năm 1976 trực thuộc sở Nông Nghiệp tỉnh Hậu Giang. Nhiệm vụ của Công ty là xây dựng và quản lý đàn gia súc, gia cầm trong tỉnh, cung cấp con giống, thức ăn gia súc nhằm ổn định và phát triển ngành chăn nuôi. Năm 1992, Công ty có 7 đơn vị trực thuộc và đến nay có 20 xí nghiệp trực thuộc. Trong đó, xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu Cần Thơ là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực của Công ty CATACO thành lập vào ngày 05/03/1989, trụ sở chính tại số 09 Trần Hưng Đạo, P.An Nghiệp, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Trong thời gian đầu với khoảng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 13
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ 80 cán bộ công nhân viên và xí nghiệp chỉ chế biến các sản phẩm chủ yếu tiêu thụ trong nước. Những năm 1990 1991, xí nghiệp bắt đầu gia công thịt heo xuất khẩu theo Nghị định của Chính phủ. Và trong những năm tiếp theo xí nghiệp tiến hành cải tạo và xây dựng nhà máy chế biến hàng đông lạnh xuất khẩu với công suất 800 tấn/năm. Do thiết bị cũ, lạc hậu nên xí nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Với quy luật cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao chất lượng là yếu tố hàng đầu để xí nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Vì vậy, xí nghiệp mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu đầu tư và quyết định dời về khu chế xuất Trà Nóc từ ngày 27/04/1992. Với vị trí thuận lợi: Mặt trước nằm gần cổng sau khu công nghiệp, mặt sau nằm sát bờ sông Hậu, với diện tích 2,4 ha cách trung tâm thành phố Cần Thơ gần 10km về hướng Tây Bắc. Thông với cảng Cần Thơ trên tuyến đường 91 và cách sân bay Trà Nóc 4km, đây là vị trí thuận lợi cho xí nghiệp trong việc vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa theo đường bộ lẫn đường thủy. Đến năm 1996 1997 xí nghiệp đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị dây chuyền công nghệ mới hiện đại của Mỹ với công suất 2000 tấn/năm. Sau đó, xí nghiệp đã nghiên cứu nâng cao công suất dây chuyền sản xuất lên 4500 tấn/năm. Xí nghiệp chuyên sản xuất chế biến các mặt hàng thủy hải sản như: tôm, cá, lương, ếch, mực và một số mặt hàng thủy hải sản cao cấp khác. Với công nghệ hiện đại vừa mới đầu tư kết hợp với những thiết bị và những kinh nghiệm sẵn có, xí nghiệp đã đạt được những kết quả rất khả quan. Các sản phẩm chế biến chủ yếu của xí nghiệp hiện nay là tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm chì, cá tra, đùi ếch và các loại thủy sản khác. Để nâng cao năng lực sản xuất, xí nghiệp đã xây dựng thêm một phân xưởng chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp, sản phẩm ăn liền với tổng số vốn đầu tư trên 1 triệu USD. Nhờ đầu tư thiết bị công nghệ mới, trang bị cơ sở vật chất tương đối đồng bộ và tiên tiến, cộng với đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý kinh doanh có trình độ, nhiều kinh nghiệm, xí nghiệp đã xác định được hướng phát triển lấy sản xuất để xuất khẩu làm hướng đi chính nên chất lượng và mẫu mã sản phẩm hàng hóa ngày càng được nâng cao, đạt tiêu chuẩn hàng xuất khẩu, đảm bảo vệ sinh, đáp ứng nhu cầu khách hàng, thâm nhập vào một số thị trường quốc tế như: Mỹ, Pháp, Nhật, Thái Lan, SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 14
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Hồng Kong, Singapore, Châu Mỹ và uy tín ngày càng được nâng cao trên thị trường quốc tế. Có được những kết quả như trên, xí nghiệp đã trải qua quá trình tự tìm hướng đi, tìm thị trường, thử nghiệm sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm trong điều kiện cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu. Xí nghiệp đã thực sự trưởng thành từ khó khăn, khẳng định mình trong cơ chế thị trường, đủ khả năng cạnh tranh với các đơn vị bạn, làm giàu cho tỉnh nhà và xã hội. Chính vì vậy, xí nghiệp chế biến thực phẩm xuất khẩu CATACO đã thực sự đứng vững trên thị trường và có thể tự hạch toán và được UBND thành phố Cần Thơ cho phép tách ra khỏi Công ty CATACO và được phép cổ phần hóa với tên mới là Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ, gọi tắt là CASEAMEX kể từ ngày 01/07/2006. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.2.1. Chức năng Chế biến thực phẩm đông lạnh xuất khẩu Thực hiện gia công chế biến cho các đơn vị cùng ngành. Là đơn vị sản xuất chế biến các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu và được phép xuất khẩu trực tiếp. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Thực hiện đầy đủ trách nhiệm, nhiệm vụ đối với Nhà nước. Thực hiện đúng quy định về chất lượng sản phẩm. Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty 2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức Hoạt động sản xuất kinh doanh của một Công ty bao gồm nhiều công đoạn và nhiều bộ phận tổ chức hợp thành. Do đó, một cơ cấu tổ chức hợp lý là rất cần thiết và giữ vai trò hết sức quan trọng. Nó tạo điều kiện thuận lợi trong việc quản lý và phân công trách nhiệm giữa các bộ phận, phòng ban, tránh được sự lẫn lộn, chồng chéo công việc trong hệ thống hoạt động sản xuất kinh doanh. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 15
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM Đ ỐC PHÓ GIÁM PHÓ GIÁM Đ ỐC ĐỐC NHÂN SỰ KỸ THUẬT TÀI CHÍNH PHÒNG PHÒNG PHÒNG PHÒNG TỔ QU ẢN TỔ PHÒNG KẾ XUẤT KINH TC HC CUNG ĐỐC ĐIỆN KỸ TOÁN NHẬP DOANH ỨNG MÁY THUẬT KHẨU HÌNH 2.1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CÔNG TY 2.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban Giám đốc Công ty Là người có quyền cao nhất, định hướng hoạt động kinh doanh của đơn vị. Tổ chức xây dựng mối quan hệ kinh tế với khách hàng. Đồng thời phải chịu trách nhiệm cao nhất đối với việc quản lý, điều hành, mọi hoạt động đã đề ra trước Nhà nước. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và khách hàng về các sản phẩm do Công ty sản xuất. Chỉ đạo các phòng ban chức năng xây dựng chiến lược phát triển của Công ty dài hạn, quyết định dự án đầu tư và đổi mới thiết bị công nghệ. Tổ chức xây dựng các mối quan hệ cả bên trong lẫn bên ngoài Công ty nhằm thực hiện hiệu quả nhất các hoạt động của Công ty. Phó Giám đốc: Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý điều hành vào một số lĩnh vực hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm về mọi việc làm trước Giám đốc Công ty và Pháp SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 16
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ luật. Công ty có 03 Phó Giám đốc: Phó Giám đốc Tài chính, Phó Giám đốc Nhân sự và Phó Giám đốc Kỹ thuật. Phòng Kế toán: Chức năng: Tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc Công ty về công tác tài chính kế toán, ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, trung thực, đầy đủ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, các chế độ báo cáo thống kê, hạch toán kế toán phục vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Nhiệm vụ: Theo dõi vốn và toàn bộ tài sản của doanh nghiệp về mặt giá trị, sổ sách đồng thời thanh toán tiền cho khách hàng và lương của cán bộ công nhân viên. Đồng thời, lập báo cáo quyết toán hàng tháng hàng quý. Phân tích hoạt động tài chính, báo cáo kim ngạch xuất khẩu cho Công ty và Bộ Thương mại cũng như cho cơ quan thuế. Phòng Xuất Nhập khẩu: Chức năng: Thực hiện các hoạt động về xuất nhập khẩu các loại sản phẩm của Công ty, tiến hành xúc tiến thương mại nhằm mở rộng thị trường mới và thực hiện công tác quản lý tập trung hồ sơ xuất nhập khẩu của Công ty. Nhiệm vụ: Quản lý điều phối công tác vận chuyển đường bộ, quan hệ với các hãng tàu vận chuyển đường thủy để phục vụ cho công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện báo cáo định kỳ các nghiệp vụ phát sinh. Phòng Kinh doanh: Chức năng: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác kinh doanh bao gồm các lĩnh vực: thị trường, khách hàng, tiếp thị, giá cả mua bán, xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh. Nhiệm vụ: Nghiên cứu, xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án kinh doanh. Tổ chức nghiên cứu và tiếp cận thị trường để làm cơ sở cho việc tổ chức, cung ứng và khai thác các nguồn hàng. Đồng thời, có nhiệm vụ giao dịch với khách hàng để từ đó soạn thảo các thủ tục chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh tế, theo dõi tình hình thực hiện hợp đồng đó. Phòng Tổ chức – Hành chính: Chức năng: Tổ chức bộ máy, quản lý lao động, quản lý tiền lương, bảo hiểm xã hội và các chế độ quy định của Nhà nước, tổ chức thực hiện phong trào thi đua của SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 17
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Công ty, tích cực tham gia các phong trào của liên đoàn lao động khu chế xuất và của thành phố. Nhiệm vụ: Tiến hành tổ chức quản lý, thực hiện trực tiếp công tác quản lý hành chính quản trị văn phòng, văn thư, tiếp tân, quản lý cơ sở vật chất. Tổ cung ứng: Xây dựng hệ thống thông tin, nắm sát thực tế tình hình nguyên liệu về mùa vụ, sản lượng, giá Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ thu mua nguyên liệu đáp ứng yêu cầu của Công ty. Quản lý về mặt chuyên môn kỹ thuật công tác thu mua ở các trạm thu mua nguyên liệu của Công ty. Thực hiện báo cáo định kỳ công tác của Ban Giám đốc và các nghiệp vụ phát sinh theo đúng quy định của Công ty. Quản đốc: Có nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất, theo dõi, kiểm tra báo cáo đầy đủ với Ban Giám đốc tình hình sản xuất của Công ty, kịp thời giải quyết các vấn đề trong hoạt động sản xuất. Tổ điện máy: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý, sử dụng, kiểm tra, bảo trì, sửa chữa . các loại máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất, luôn đảm bảo liên tục theo yêu cầu sản xuất và bảo quản của Công ty. Tổ chức nghiên cứu cải tiến kỹ thuật, vận hành và bảo trì nhằm tạo điều kiện khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị. Phòng kỹ thuật: Chức năng: Thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật, tổ chức quản lý chất lượng nguyên liệu, chất lượng sản phẩm và kỹ thuật đo lường, quy trình công nghệ, máy móc thiết bị. Đảm bảo sản xuất phải an toàn bằng cách tổ chức thực hiện đúng các yêu cầu về kỹ thuật an toàn, quy trình vận hành máy Nhiệm vụ: Thông báo kịp thời những tiêu chuẩn mới ban hành và sửa đổi trong tiêu chuẩn. Nghiên cứu thực hiện và ứng dụng các chứng chỉ nhập khẩu ở các thị trường trên thế giới. Nghiên cứu phân tích những nhược điểm của sản phẩm trong quá trình sản xuất và sử dụng. 2.1.4. Lĩnh vực hoạt động của Công ty Lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty là kinh doanh chế biến, xuất khẩu các mặt hàng chính như: SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 18
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ + Cá: tất cả các loại cá (cá nguyên con, phi lê, cắt miếng hay cắt khúc). + Tôm sú: tôm sú nguyên con, tôm sú bỏ đầu, lột vỏ, vỏ sú tỉa bướm. + Các loại sản phẩm khác như: mực, mực ống, cua, bạch tuộc và các loại hải sản khác. Công ty chủ yếu kinh doanh xuất khẩu ra thị trường nước ngoài + Thị trường Châu Á: Nhật, Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kong + Thị trường Châu Âu: Anh, Bỉ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ và một số nước ở Đông Âu. + Thị trường Mỹ, Canada, Mexico, Costa, Rica, Colombia và thị trường Châu Phi. 2.1.5. Những thuận lợi và khó khăn của Công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.5.1. Thuận lợi Vào năm 2007, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) đạt danh hiệu uy tín với các tiêu chuẩn như: ISO, HACCP, GMP, HALAL, SQF, SSOP. Về đội ngũ cán bộ, công nhân viên : rất hăng hái, nhiệt tình, đoàn kết, nhất trí, có trình độ cao trong tay nghề, có kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh. Về cơ sở hạ tầng : Công ty đã xây dựng một hệ thống bến nhập nguyên liệu và đường nội bộ. Thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Các dây chuyền thiết bị đã được thay thế mới với công suất và công nghệ cao cùng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn và tay nghề cao với tinh thần nhiệt tình, đoàn kết tạo điều kiện tốt cho việc phát triển kinh doanh. Về chính sách pháp luật : ngày càng thông thoáng cùng với sự quan tâm hỗ trợ của các ban ngành tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty làm thủ tục dễ dàng, nhanh chóng. Về mặt địa lí : Công ty tọa lạc tại trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, nơi có nguồn thủy sản dồi dào, có giao thông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, có nguồn nhân lực tại chỗ và trình độ học vấn chuyên môn cao. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 19
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ 2.1.5.2. Khó khăn Về thị trường : sự cạnh tranh giữa các Công ty diển ra ngày càng gay gắt thể hiện qua các chính sách như: giảm giá, khuyến mãi làm cho khâu tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do đội ngũ cán bộ marketing chưa thật sự am hiểu thị trường nước ngoài nên việc thâm nhập vào các thị trường lớn còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, hiện tại Công ty vẫn chưa có thị trường tiêu thụ nội địa. Về nguyên liệu đầu vào : hiện nay việc nuôi trồng thủy sản nước ta mang tính thời vụ và tự phát. Mặt khác, Nhà nước chưa có chính sách quy hoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính khoa học cao, nên còn có những vụ mùa thất thu lớn đẩy các doanh nghiệp chế biến các loại mặt hàng thủy sản rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Các nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty đa số được mua từ các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng nên gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra, ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay có rất nhiều Công ty chế biến thủy sản như: Cafatex, Bình An, Nam Việt, Agifish, Công ty 404 đa số đều xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh giống nhau dẫn đến tình trạng cạnh tranh trên thị trường nguyên liệu đầu vào làm cho số lượng và giá cả nguyên liệu bị biến động, không ổn định. Nói chung đây là một vấn đề làm đau đầu không chỉ của riêng Công ty CASEAMEX mà là của tất cả các Công ty hoạt động trong nghề. Về điều kiện giao thông : vị thế của Công ty được đặt tại trung tâm Đồng Bằng Sông Cửu Long nhưng phương tiện vận chuyển của Công ty còn thiếu nên Công ty phải thường xuyên đi thuê ngoài. Về phương tiện cất trữ và chuyên chở: do đặc trưng của chuyên ngành nên đòi hỏi kho bãi và phương tiện vận chuyển chuyên dụng. Do sự khó khăn về vốn, phương tiện vận chuyển và kho bảo quản của Công ty cùng một lúc còn thiếu nên thường xuyên phải thuê ngoài nên chi phí thường lên cao. Về vốn : Công ty gặp không ít khó khăn về vốn và trang thiết bị. Phần lớn nguồn vốn lưu động của Công ty là vốn vay ngân hàng. Do đó, Công ty chịu ảnh hưởng lớn về chi phí lãi vay. 2.1.6. Chiến lược và phương hướng phát triển của Công ty trong tương lai Muốn có thể xâm nhập vào thị trường thế giới trong xu thế đất nước đang trong quá trình mở cửa hội nhập, đòi hỏi các Công ty phải tự cải thiện mình. Đặc biệt đối với SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 20
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ các Công ty xuất nhập khẩu thủy sản luôn luôn đòi hỏi phải đạt được những tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, dư lượng kháng sinh, bao bì, nhãn hiệu Nhận thức được những khó khăn trước mắt, Công ty luôn vận động để đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh trước mắt và lâu dài, đưa hoạt động sản xuất ngày càng phát triển. Thông qua đó, Công ty đưa ra những định hướng phát triển trong tương lai cụ thể như sau: Phát triển và chuyên nghiệp hóa đội ngũ marketing, tiến hành nghiên cứu thị trường, mở rộng thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, áp dụng quảng cáo, tiếp thị đưa sản phẩm nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Tăng cường đầu tư, tìm nguồn nguyên liệu chất lượng, ổn định để đảm bảo hạ thấp chi phí sản xuất. Đa dạng hóa sản phẩm và đầu tư phát triển cá Tra mặt hàng chủ lực trong điều kiện tự nhiên nước ta. Đầu tư thêm máy móc thiết bị, áp dụng các quy trình quản lý chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường. Phấn đấu tăng lương cho cán bộ công nhân viên của Công ty, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân viên toàn Công ty ngày càng tốt hơn. 2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN CẦN THƠ (CASEAMEX) 2.2.1. Phân tích tình hình chung của Công ty 2.2.1.1. Phân tích tình tình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán (2008 2010) Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty trong một thời điểm nhất định. Để thấy được thực trạng tài chính của Công ty một cách chính xác và đầy đủ, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán. Đó là sự phân tích biến động về cơ cấu của tổng tài sản và tổng nguồn vốn qua các năm để thấy được xu hướng thay đổi như thế nào. Để thấy rõ tình hình tài chính của Công ty, ta cần phân tích bảng cân đối kế toán của Công ty qua ba năm (2008 2010). SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 21
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ BẢNG 2.1: BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) TT Tài sản Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 A Tài sản ngắn hạn 178,012 400,905 378,313 I Tiền 9,655 7,436 6,697 1 Tiền mặt 14 15 69 2 Tiền gửi ngân hàng 9,641 7,421 6,628 II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn III Các khoản phải thu 134,026 239,827 211,733 1 Phải thu khách hàng 131,643 189,116 186,949 2 Thuế GTGT được khấu trừ 1,567 9,717 5,245 3 Phải thu nội bộ 31,376 10,002 4 Phải thu khác 816 9,618 9,537 IV Hàng tồn kho 33,613 148,875 145,177 1 Nguyên liệu, vật liệu 1,426 2,241 1,813 2 Chi phí SXKD dở dang 1,850 3,753 2,713 3 Thành phẩm 30,337 142,881 140,651 V Tài sản lưu động khác 718 4,767 14,706 1 Tạm ứng 130 3,510 13,489 2 Chi phí trả trước 588 1,257 1,217 B Tài sản dài hạn 47,747 119,282 121,395 I Các khoản phải thu dài hạn II Tài sản cố định 44,140 114,780 117,027 1 Tài sản cố định hữu hình 20,851 80,133 93,423 2 Tài sản cố định thuê tài chính 3 Tài sản cố định vô hình 2,683 2,542 2,542 4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 20,606 32,105 21,062 III Bất động sản IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 100 100 100 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 22
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ V Tài sản dài hạn khác 3,507 4,402 4,268 Tổng tài sản 225,759 520,187 499,708 TT Nguồn vốn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 A Nợ phải trả 190,016 405,039 380,216 I Nợ ngắn hạn 189,001 370,007 349,058 1 Vay và nợ ngắn hạn 163,079 319,132 301,846 2 Phải trả người bán 32,985 21,291 40,526 3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 675 6,920 2,618 4 Phải trả người lao động 2,379 3,571 2,150 5 Chi phí phải trả 1,370 (863) 940 6 Phải trả nội bộ (13,815) 1,392 7 Các khoản phải trả, nộp ngắn hạn khác 2,328 18,564 978 II Nợ dài hạn 1,015 35,033 31,158 1 Phải trả dài hạn khác 1,015 2,015 2,015 2 Vay và nợ dài hạn 33,018 29,143 B Nguồn vốn chủ sở hữu 35,743 115,148 119,492 I Nguồn vốn chủ sở hữu 35,280 114,022 123,523 1 Nguồn vốn kinh doanh 35,280 55,160 55,160 2 Thặng dư vốn cổ phần 58,380 58,380 3 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 482 482 4 Lợi nhuận chưa phân phối 9,501 II Nguồn kinh phí và quỹ khác 463 1,126 (4,031) Tổng nguồn vốn 225,759 520,187 499,708 (Nguồn: Phòng kế toán) Thông thường khi xét đến một đối tượng phân tích, ta chia sự phân tích đó ra thành 2 phần: phân tích theo chiều ngang và phân tích theo chiều dọc. Trước tiên ta tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn theo chiều ngang, tức là phản ánh sự biến động của từng chỉ tiêu và mối quan hệ của các chỉ tiêu phản ánh trên cùng một khoản mục của bảng báo cáo tài chính. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 23
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Tổng tài sản: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: dựa vào bảng số liệu trên ta thấy tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2008 đạt 178,012 triệu đồng, năm 2009 đạt 400,905 triệu đồng tăng 222,893 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 125.21% so với năm 2008. Đến năm 2010 chỉ tiêu này lại có xu hướng giảm xuống còn 378,313 triệu đồng, giảm 22,592 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 5.64% so với năm 2009. Nguyên nhân: sự tăng giảm này là do sự biến động của các khoản phải thu khách hàng qua các năm. Vào năm 2009, các khoản phải thu của Công ty tăng lên rất cao so với năm 2008, làm cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn ở năm 2009 lớn hơn nhiều so với năm 2008. Đến năm 2010, các khoản phải thu có xu hướng giảm nhẹ, làm cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn cũng có xu hướng giảm theo. Bên cạnh đó, nhân tố ảnh hưởng kế tiếp là khoản mục hàng tồn kho. Hàng tồn kho cũng tăng lên giảm xuống không đồng đều qua các năm. Năm 2008 đạt 33,613 triệu đồng, đến năm 2009 tăng mạnh đạt 148,875 triệu đồng và năm 2010 có sự giảm nhẹ đạt 145,177 triệu đồng. Qua phân tích ta thấy, Công ty đã có khối lượng tiêu thụ sản phẩm ngày càng nhiều và đến năm 2010 lại có sự tuột dốc. Nguyên nhân cho ta thấy đó là do Công ty chưa có thị trường nội địa, doanh thu hàng năm là dựa vào hoạt động xuất khẩu sang các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, do sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng gây ra không ít khó khăn cho Công ty. Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 đạt 119,282 triệu đồng, tăng 71,535 triệu đồng tương ứng tăng 149.82% so với năm 2008. Năm 2010 đạt 121,395 triệu đồng, tăng 2,113 triệu đồng tương ứng tăng 1.77% so với năm 2009. Nguyên nhân là do giá trị của tài sản cố định tăng lên qua các năm, còn các chỉ tiêu khác như: khoản đầu tư tài chính dài hạn hay tài sản dài hạn khác cũng biến động nhưng không đáng kể. Tổng nguồn vốn: Nợ phải trả: tăng giảm không đồng đều, năm 2009 là 405,039 triệu đồng, tăng 215,023 triệu đồng tương ứng tăng 113.16% so với năm 2008. Đến năm 2010, chỉ đạt 380,216 triệu đồng, giảm 24,823 triệu đồng tương ứng giảm 6.13% so với năm 2009. Ta thấy, trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty thì nguồn vốn chủ sở hữu chiếm SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 24
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ thấp hơn nhiều so với các khoản nợ. Điều này cho thấy, Công ty hoạt động chủ yếu dựa vào các nguồn vốn vay ngân hàng. Nguyên nhân của sự biến động nợ phải trả qua các năm là do sự ảnh hưởng của các nguồn vốn vay này, vừa vay ngắn hạn vừa vay dài hạn để bù đắp nguồn vốn hoạt động của Công ty. Nguồn vốn chủ sở hữu: liên tục tăng, năm 2009 đạt 115,148 triệu đồng, tăng 79,405 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 222.16% so với năm 2008. Đến năm 2010, nguồn vốn chủ sở hữu tiếp tục tăng đạt 119,492 triệu đồng, tăng 4,344 triệu đồng tương ứng tăng 3.77% so với năm 2009. Nguyên nhân do nguồn vốn chủ sở hữu được bù đắp thêm phần thặng dư vốn cổ phần năm 2009. Còn các khoản mục khác thuộc nguồn vốn chủ sở hữu có biến động nhưng không đáng kể. Cuối cùng, ta tiến hành phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn theo chiều dọc, tức là sự so sánh các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với tổng tài sản (hay tổng nguồn vốn) để đánh giá sự biến động của từng khoản mục so với quy mô tổng thể. Tổng tài sản: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: nhìn chung thì khoản mục này không biến động theo một chiều hướng nhất định về quy mô giá trị, tuy nhiên lại có sự giảm dần về tỷ trọng chiếm trên tổng tài sản qua các năm. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 78.85% trên tổng tài sản. Năm 2009 tỷ trọng này là 77.07% và năm 2010 thì tỷ trọng này chiếm 75.71%, có những khoản mục tăng lên rồi giảm xuống, đồng thời cũng có những khoản mục liên tục tăng hay ít biến động qua các năm. Các khoản mục đáng kể nhất là: + Các khoản phải thu của khách hàng: năm 2008 đạt 134,026 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 59.37% trên tổng tài sản. Năm 2009 đạt 239,827 triệu đồng, chiếm tỷ trọng là 46.10%, đến năm 2010 đạt 211,733 triệu đồng chiếm tỷ trọng là 42.37% trên tổng tài sản. Nhìn chung thì tỷ trọng các khoản phải thu giảm dần qua các năm mặc dù các khoản mục này có tăng lên về quy mô giá trị. + Hàng tồn kho: có xu hướng tăng lên về mặt tỷ trọng trên tổng tài sản qua các năm. Năm 2008 đạt tỷ trọng là 14.89%, năm 2009 tăng lên là 28.62% và năm 2010 tiếp tục tăng với tỷ trọng là 29.05% trên tổng tài sản. Trong hàng tồn kho thì thành phẩm tồn kho luôn cao, do chủ trương của Công ty là đảm bảo thành phẩm tồn kho luôn duy trì đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ngày càng cao. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 25
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Đối với khoản mục này thì xu hướng biến động về mặt tỷ trọng trên tổng tài sản ngược chiều với sự biến động của khoản mục tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Năm 2008 đạt tỷ trọng 21.15% trên tổng tài sản, năm 2009 tỷ trọng này đạt 22.93%, đến năm 2010 chiếm tỷ trọng 24.29% trên tổng tài sản. Trong khoản mục này thì tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Tổng nguồn vốn: Nợ phải trả: có xu hướng giảm dần về mặt tỷ trọng trên tổng nguồn vốn. Mặc dù, quy mô giá trị tăng mạnh ở năm 2009 so với năm 2008 và giảm nhẹ ở năm 2010. Nợ phải trả năm 2008 chiếm tỷ trọng 84.17% trên tổng nguồn vốn, năm 2009 tỷ trọng này giảm còn 77.86% và năm 2010 tỷ trọng này tiếp tục giảm còn 76.09% trên tổng nguồn vốn. Nguồn vốn chủ sở hữu: luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng nguồn vốn. Tuy nhiên, do sự biến động ngược chiều với nợ phải trả nên tỷ trọng của nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng lên qua các năm. Năm 2008 tỷ trọng này là 15.83%, năm 2009 là 22.14% và năm 2010 tỷ trọng này đạt 23.91% trên tổng nguồn vốn. 2.2.1.2. Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2008 2010) Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là bảng báo cáo phản ánh doanh thu, chi phí, lợi nhuận của một Công ty trong một giai đoạn nhất định, thường là cuối quý hoặc cuối năm. Nó phản ánh toàn bộ về giá trị sản phẩm, dịch vụ mà đơn vị thực hiện trong kỳ và phần chi phí được tạo ra tương ứng với kết quả đó. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 26
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ BẢNG 2.2: BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán 1 368,970 597,855 279,737 228,885 62.03 (318,118) (53.21) hàng Các khoản giảm 2 2,575 6,188 2,321 3,613 140.31 (3,867) (62.49) trừ Chiết khấu bán hàng Giảm giá hàng 515 352 349 (163) (31.65) (3) (0.85) bán Giá trị hàng bán 2,060 5,836 1,972 3,776 183.30 (3,864) (66.21) bị trả lại Thuế tiêu thụ đặc biệt 3 Doanh thu thuần 366,395 591,667 277,416 225,272 61.48 (314,251) (53.11) Giá vốn hàng 4 319,270 528,630 238,703 209,360 65.57 (289,927) (54.84) bán 5 Lợi nhuận gộp 47,125 63,037 38,713 15,912 33.77 (24,324) (38.59) Doanh thu hoạt 6 1,616 1,154 2,637 (462) (28.59) 1,483 128.51 động tài chính 7 Chi phí tài chính 7,327 20,141 17,067 12,814 174.89 (3,074) (15.26) Trong đó: Chi 7,327 20,141 17,067 12,814 174.89 (3,074) (15.26) phí lãi vay Chi phí bán 15.49 8 21,730 25,095 13,834 3,365 (11,261) (44.87) hàng SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 27
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Chi phí quản lý 9 875 2,753 1,306 1,878 214.63 (1,447) (52.56) doanh nghiệp Lợi nhuận thuần 10 từ hoạt động 18,809 16,202 9,143 (2,607) (13.86) (7,059) (43.57) kinh doanh 11 Thu nhập khác 598 916 598 100.00 318 53.18 12 Chi phí khác 52 28 557 (24) (46.15) 529 1,889.29 13 Lợi nhuận khác (52) 570 359 622 1196.15 (211) (37.02) Tổng lợi nhuận 14 18,757 16,772 9,502 (1,985) (10.58) (7,270) (43.35) trước thuế Chi phí thuế 15 5,252 4,696 2,660 (556) (10.58) (2,036) (43.36) TNDN Lợi nhuận sau 16 13,505 12,076 6,842 (1,429) (10.58) (5,234) (43.34) thuế TNDN (Nguồn: Phòng kế toán) Qua số liệu bảng trên ta thấy doanh thu của Công ty luôn biến động, doanh thu năm 2009 là cao nhất đạt 591,667 triệu đồng tăng 225,272 triệu đồng tương đương tăng 61.48% so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2009 Công ty đã đầu tư một dây chuyền sản xuất với công suất 8500 tấn/năm đi vào hoạt động để đáp ứng nhu cầu mở rộng thị trường với sản lượng 11,624 tấn. Đến năm 2010, doanh thu giảm xuống còn 277,416 triệu đồng, tức là giảm 314,251 triệu đồng tương đương giảm 53.11% so với năm 2009. Bên cạnh doanh thu năm 2009 tăng cao thì chi phí năm 2009 cũng tăng tương ứng, cụ thể là giá vốn hàng bán của Công ty năm 2008 là 319,270 triệu đồng, sang năm 2009 giá vốn hàng bán đạt 528,630 triệu đồng, tăng 209,360 triệu đồng tương đương tăng 65.57% so với năm 2008. Điều này cho thấy, doanh thu tăng thì chi phí tăng theo do Công ty đầu tư công nghệ sản xuất và mở rộng thị trường nên chi phí cũng tăng cao. Đến năm 2010, giá trị này giảm xuống còn 238,703 triệu đồng, giảm 289,927 triệu đồng tương đương giảm 54.84% so với năm 2009. Do thời kỳ khủng hoảng kinh tế nhu cầu thủy sản cũng giảm theo cùng với sự khan hiếm nguyên liệu nên Công ty chủ yếu chỉ xuất sang các thị trường truyền thống SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 28
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ không có chú trọng mở rộng thị trường. Tập trung làm sao để nâng cao chất lượng sản phẩm và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Đó là một hướng đi đúng đắn trong thời kỳ khủng hoảng. Cùng với sự sụt giảm của giá vốn hàng bán thì hàng loạt các chi phí khác cũng giảm xuống như: chi phí bán hàng, chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp Do doanh thu và các loại chi phí của Công ty biến động qua các năm làm cho lợi nhuận trước thuế của Công ty biến động theo, cụ thể: năm 2008 lợi nhuận trước thuế của Công ty là 18,757 triệu đồng, năm 2009 là 16,772 triệu đồng, tức là lợi nhuận trước thuế của Công ty đã giảm 1,985 triệu đồng tương đương giảm 10.58% so với năm 2008. Đến năm 2010, lợi nhuận đạt 9,502 triệu đồng tiếp tục giảm 7,270 triệu đồng tương đương giảm 43.35% so với năm 2009. Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cho ta thấy lợi nhuận giảm dần qua các năm nhưng điều này không có nghĩa là Công ty đang trên đà đi xuống mà là do nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. Trong đó, lợi nhuận hoạt động tài chính luôn mang giá trị âm làm giảm tổng lợi nhuận Công ty gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 2.2.2. Phân tích tình hình doanh thu của Công ty 2.2.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu Đối vối Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ (CASEAMEX) thì tổng doanh thu đạt được qua các năm là sự tổng hợp của ba thành phần chủ yếu: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác. Công ty chủ yếu thực hiện các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sang nước ngoài nên trong cơ cấu của tổng doanh thu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản doanh thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu. Các khoản còn lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ không đáng kể. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 29
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ BẢNG 2.3: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Chênh lệch Năm 2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán hàng 366,395 591,667 277,416 225,272 61.48 (314,251) (53.11) và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt 1,616 1,154 2,637 (462) (28.59) 1,483 128.51 động tài chính Thu nhập khác 598 916 598 100.00 318 53.18 Tổng 368,011 593,419 280,969 225,408 61.25 (312,450) (52.65) (Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2008 2010)) HÌNH 2.2. BIẾN ĐỘNG TỔNG DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Biểu đồ biến động tổng doanh thu 593,41 600,00 500,00 368,01 400,00 Tổng doanh 280,96 thu 300,00 200,00 100,00 0 2008 2009 2010 Nhìn vào bảng 2.3 và hình 2.2 ta thấy tổng doanh thu biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2009 tổng doanh thu tăng hơn năm 2008 là 225,408 triệu đồng tương ứng tăng 61.25% so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng doanh thu giảm 312,450 triệu đồng tương ứng giảm 52.65% so với năm 2009. Tổng doanh thu giảm SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 30
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ theo xu hướng chung của cả nước do cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giá cả sản lượng có nhiều biến động. Giai đoạn 2009 2010: Ở giai đoạn này ta thấy tổng doanh thu có xu hướng biến động hoàn toàn ngược lại so với giai đoạn 2008 2009. Năm 2008 tổng doanh thu đạt 368,011 triệu đồng, năm 2009 tổng doanh thu đạt 593,419 triệu đồng, tăng 225,408 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 61.25% so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng doanh thu giảm xuống còn 280,969 triệu đồng, giảm 312,450 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 52.65% so với năm 2009. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: năm 2009 doanh thu tăng 225,272 triệu đồng tương ứng tăng 61.48% so với năm 2008. Đến năm 2010, doanh thu giảm 314,251 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 53.11% so với năm 2009. Doanh thu hoạt động tài chính: có xu hướng biến động ngược lại. Năm 2009 doanh thu giảm so với năm 2008 là 462 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 28.59%. Đến năm 2010, doanh thu có sự tăng lên đáng kể so với năm 2009 là 1,483 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 128.51%. Thu nhập khác: Năm 2009 doanh thu tăng hơn so với năm 2008 là 598 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 100%. Năm 2010, doanh thu tăng so với năm 2009 là 318 triệu đồng tương đương tỷ lệ tăng 53.18%. Nhìn chung tổng doanh thu có sự tăng lên chủ yếu nhờ sự gia tăng của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Vì nó là nhân tố tác động mạnh đến sự tăng giảm của tổng doanh thu. Còn các khoản doanh thu hoạt động tài chính và các khoản thu nhập khác cũng tăng giảm qua các năm. Tuy nhiên do tăng quá nhỏ so với khoản giảm xuống nên không chuyển biến được tình hình doanh thu. 2.2.2.2. Phân tích doanh thu theo cơ cấu Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu. Do đó, phân tích tình hình biến động doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện hơn. Dưới đây ta sẽ xét đến tình hình doanh thu của Công ty qua 3 năm (2008 2010). SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 31
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ BẢNG 2.4: TỶ TRỌNG DOANH THU THEO CÁC THÀNH PHẦN QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền % % % Doanh thu bán hàng 366,395 99.56 591,667 99.70 277,416 98.74 và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động 1,616 0.44 1,154 0.19 2,637 0.94 tài chính Thu nhập khác 0.00 598 0.11 916 0.32 Tổng 368,011 100 593,419 100 280,969 100 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (2008 2010) Nhìn vào bảng số liệu 2.4 ta thấy cơ cấu tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm có một đặc điểm chung là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn trên tổng doanh thu, cụ thể là: Năm 2008, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng 99.56% trên tổng doanh thu, doanh thu hoạt động tài chính chiếm 0.44% và không có phát sinh các khoản thu nhập khác. Năm 2009, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng 99.70% trên tổng doanh thu, doanh thu hoạt động tài chính chiếm 0.19% và các khoản thu nhập khác chiếm 0.11%. Năm 2010, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng 98.74% trên tổng doanh thu, doanh thu hoạt động tài chính chiếm 0.94% và các khoản thu nhập khác chiếm 0.32%. Ta thấy, sự thay đổi phần trăm trong cơ cấu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ có phần tăng giảm nhẹ qua 3 năm. Năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 0.14%, đến năm 2010 lại giảm xuống 0.96% so với năm 2009. Tuy nhiên, tổng doanh thu của Công ty có sự biến động không theo một chiều hướng nhất định, tăng giảm một khoản rất lớn qua các năm, chỉ có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đóng vai trò chủ đạo và quyết định đến tình hình hoạt động của Công ty. Đây là điều đáng quan tâm vì SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 32
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ một khi doanh thu từ hoạt động này bị ảnh hưởng xấu hay gặp rủi ro thì Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc tạo lập một nguồn thu khác ổn định. Nhận xét: Qua việc phân tích tình hình thực hiện doanh thu của Công ty qua 3 năm (2008 2010) ta thấy được Công ty đã đáp ứng được việc thâm nhập vào thị trường từ rất sớm. Dù kinh tế đang trong tình trạng khủng hoảng nhưng Công ty không chỉ duy trì mà còn mở rộng được thị trường. Đó là nhờ Công ty đưa ra những chính sách hợp lý trong thời kỳ khủng hoảng như: các tiêu chuẩn chất lượng hàng thủy sản, đảm bảo chất lượng sản phẩm cùng với việc tích cực mở rộng thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty theo chiều hướng biến động doanh thu chưa thật sự khả quan. Công ty gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự khủng hoảng tài chính toàn cầu làm sụt giảm tổng doanh thu. Tổng doanh thu biến động không theo một chiều hướng nhất định, tăng giảm một khoản rất lớn qua các năm. Điều này chứng tỏ quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty chưa đạt được mức ổn định tương đối trong cơ cấu tổng doanh thu của Công ty. Công ty chưa có thị trường tiêu thụ trong nước, đa số thị phần là xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. Vì đây là thị trường tiêu thụ sản phẩm chính của Công ty. Đây là một hạn chế mà Công ty cần khắc phục. Khả năng cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp ngày càng cao thì vấn đề về chất lượng sản phẩm và năng lực sản xuất chế biến cần phải được quan tâm và cải thiện ngày càng tốt hơn. 2.2.3. Phân tích tình hình chi phí của Công ty 2.2.3.1. Phân tích chung về chi phí Chi phí là một vấn đề mà Công ty nào cũng phải quan tâm, vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của Công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh. Công ty luôn tìm cách cải tiến bộ máy quản lý, nâng cấp các dây chuyền sản xuất, đổi mới trang thiết bị, thực hiện chính sách tiết kiệm với mục đích giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 33
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ BẢNG 2.5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CÚA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Khoản mục 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Giá vốn hàng 319,270 528,630 238,703 209,360 65.57 (289,927) (54.84) bán Chi phí bán 21,730 25,095 13,834 3,365 15.49 (11,261) (44.87) hàng Chi phí quản lý 875 2,753 1,306 1,878 214.63 (1,447) (52.56) doanh nghiệp Chi phí tài 7,327 20,141 17,067 12,814 174.89 (3,074) (15.26) chính Chi phí khác 52 28 557 (24) (46.15) 529 1,889.29 Tổng 349,254 576,647 271,467 227,393 65.11 (305,180) (52.92) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008 2010) HÌNH 2.3: BIẾN ĐỘNG CỦA TỔNG CHI PHÍ QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Biểu đồ biến động của tổng chi phí 576,647 600,000 500,000 349,254 400,000 271,467 Tổng chi phí 300,000 200,000 100,000 0 2008 2009 2010 SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 34
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Qua bảng 2.5 và hình 2.3 ta thấy, tổng chi phí qua 3 năm có xu hướng biến động tăng giảm gần giống với sự biến động của tổng doanh thu. Cụ thể, năm 2009 tổng chi phí là 576,647 triệu đồng, tăng 227,393 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 65.11% so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng chi phí giảm ở mức 271,467 triệu đồng, giảm 305,180 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 52.92% so với năm 2009. Nguyên nhân: Dẫn đến sự biến động này là do sự tác động của các thành phần nằm trong tổng chi phí như: các khoản chi phí giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính, chi phí khác. Ta xét sự biến động của từng thành phần trong tổng chi phí như sau: Giá vốn hàng bán: Năm 2009 đạt 528,630 triệu đồng, tăng 209,360 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 65.57% so với năm 2008. Đến năm 2010, giá vốn hàng bán chỉ đạt 238,703 triệu đồng, giảm 289,927 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 54.84% so với năm 2009. Giá vốn hàng bán là khoản chi phí Công ty sản xuất thành các thành phẩm xuất khẩu bao gồm: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất, chi phí sản xuất chung. Chi phí này còn phụ thuộc vào sự biến động của giá cả nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất thành các thành phẩm. Chi phí bán hàng: có sự biến động tương tự như trên. Năm 2009 đạt 25,095 triệu đồng, tăng 3,365 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 15.49% so với năm 2008. Đến năm 2010, chi phí bán hàng chỉ đạt 13,834 triệu đồng, giảm 11,261 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 44.87% so với năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng giảm này cũng được giải thích tương tự giống như sự biến động của chi phí giá vốn hàng bán, chủ yếu là phụ thuộc vào sự biến động của tổng sản lượng Công ty xuất ra mỗi năm. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2009 đạt 2,573 triệu đồng, tăng 1,878 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ tăng 214.63% so với năm 2008. Đến năm 2010, chi phí quản lý doanh nghiệp chỉ đạt 1,306 triệu đồng, giảm 1,447 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ giảm 52.56% so với năm 2009. Ta thấy chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm có sự biến động tăng giảm lớn về mặt tỷ lệ. Tuy nhiên, do giá trị của khoản chi phí này tương đối nhỏ nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự biến động của tổng chi phí. Chi phí tài chính: chủ yếu là chi phí trả lãi tiền vay ngân hàng, tùy theo sản lượng xuất khẩu trong năm mà Công ty vay tiền ngân hàng nhiều hay ít. Điển hình năm 2009 là 20,141 triệu đồng, tăng 12,814 triệu đồng tương ứng tăng 174.89% so với năm SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 35
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ 2008. Đến năm 2010, chi phí tài chính là 17,067 triệu đồng, giảm 3,074 triệu đồng tương ứng giảm 15.26% so với năm 2009. Chi phí khác: Năm 2009 là 28 triệu đồng, giảm 24 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 46.15% so với năm 2008. Đến năm 2010, khoản chi phí khác là 557 triệu đồng, tăng 529 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 1,889.29% so với năm 2009. 2.2.3.2. Phân tích kết cấu chi phí Chi phí là những khoản tiền bỏ ra để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa. Phân tích chi phí là một bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn đạt được lợi nhuận cao thì giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp phải có sự quản lý chặt chẽ chi phí, tiết kiệm chi phí, tránh những khoản chi phí không cần thiết nhằm tạo điều kiện giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sau đây, ta sẽ xét đến tình hình chi phí theo cơ cấu qua 3 năm (2008 2010) của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. BẢNG 2.6: CHI PHÍ THEO CƠ CẤU QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Số tiền trọng Số tiền trọng Số tiền trọng % % % Giá vốn hàng bán 319,270 91.41 528,630 91.67 238,703 87.93 Chi phí bán hàng 21,730 6.22 25,095 4.35 13,834 5.10 Chi phí quản lý doanh 875 0.25 2,753 0.48 1,306 0.48 nghiệp Chi phí tài chính 7,327 2.10 20,141 3.49 17,067 6.29 Chi phí khác 52 0.02 28 0.01 557 0.20 Tổng 349,254 100 576,647 100 271,467 100 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm (2008 2010) SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 36
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Qua bảng 2.6 ta thấy, cơ cấu tổng chi phí qua 3 năm của Công ty có sự biến động tăng giảm không đồng đều nhưng có một điểm chung là chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí. Năm 2008 chiếm tỷ trọng 91.41%, năm 2009 tỷ trọng đạt 91.67%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 87.93% trong tổng chi phí. Năm 2008: chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 6.22% tổng chi phí, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 0.25%, chi phí tài chính chiếm 2.10%, còn lại 0.02% là tỷ trọng của các khoản chi phí khác trên tổng chi phí. Năm 2009: chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 4.35% tổng chi phí, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 0.48%, chi phí tài chính chiếm 3.49%, còn lại 0.01% là tỷ trọng của các khoản chi phí khác trên tổng chi phí. Năm 2010: chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng 5.10% tổng chi phí, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 0.48%, chi phí tài chính chiếm 6.29%, còn lại 0.20% là tỷ trọng của các khoản chi phí khác trên tổng chi phí. Tóm lại, sự thay đổi phần trăm trong cơ cấu tổng chi phí chỉ có hoạt động chính của Công ty là tốn nhiều chi phí nhất, còn các hoạt động khác chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Vì vậy, Công ty cần phải hết sức thận trọng trong việc sử dụng các khoản chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh, sao cho tiết kiệm tối đa chi phí để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối ưu nhất. Nhận xét: Qua việc phân tích tình hình chi phí của Công ty qua 3 năm (2008 2010) ta thấy được sự tăng giảm của giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tổng chi phí qua các năm. Nhìn chung, tổng chi phí của Công ty có một khoản biến động rất lớn qua các năm, tăng giảm không đồng đều qua các năm. 2.2.4. Phân tích tình lợi nhuận của Công ty 2.2.4.1. Phân tích chung về lợi nhuận Tổng lợi nhuận của Công ty là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí, đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty. Nói lên quy mô kết quả và phản ánh một phần hiệu quả hoạt động của Công ty. Tổng lợi nhuận của Công ty bao gồm nhiều yếu tố: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 37
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ BẢNG 2.7: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Chênh lệch Chỉ tiêu 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Lợi nhuận hoạt 24,520 35,189 23,573 10,669 43.51 (11,616) (33.01) động kinh doanh Lợi nhuận hoạt (5,711) (18,987) (14,430) (13,276) (232.46) 4,557 24.00 động tài chính Lợi nhuận khác (52) 570 359 622 1196.15 (211) (37.02) Tổng 18,757 16,772 9,502 (1,985) (10.58) (7,270) (43.35) Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008 2010) HÌNH 2.4: BIẾN ĐỘNG TỔNG LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM (2008 2010) (Đơn vị tính: Triệu đồng) Bi ểu đồ biến động tổng lợi nhuận 18,757 20,000 16,772 15,000 9,502 10,000 Tổng lợi nhuận 5,000 0 2008 2009 2010 Qua bảng 2.7 và hình 2.4 ta thấy, sự biến động tổng lợi nhuận qua 3 năm liên tục giảm từ năm 2008 đến năm 2010. Năm 2008, tổng lợi nhuận đạt 18,757 triệu đồng, năm 2009 tổng lợi nhuận là 16,772 triệu đồng, giảm 1,985 triệu đồng tương ứng giảm 10.58% so với năm 2008. Đến năm 2010, tổng lợi nhuận tiếp tục giảm xuống chỉ còn 9,502 triệu đồng, giảm 7,270 triệu đồng tương ứng giảm 43.35% so với năm 2009. Sự SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 38
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ biến động của tổng lợi nhuận là do sự ảnh hưởng của các thành phần cấu thành nên tổng lợi nhuận bao gồm: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh: biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2009 lợi nhuận đạt 35,189 triệu đồng tăng 10,699 triệu đồng tương ứng tăng 43.51% so với năm 2008. Đến năm 2010, lợi nhuận giảm xuống chỉ đạt 23,573 triệu đồng, giảm 11,616 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 33.01% so với năm 2009. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là phần lợi nhuận đạt được khi lấy lợi nhuận gộp trừ cho chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy, sự tăng giảm của lợi nhuận hoạt động kinh doanh hoàn toàn phụ thuộc vào sự biến động của các khoản mục này. Lợi nhuận hoạt động tài chính: luôn mang một giá trị âm qua các năm. Năm 2009 lợi nhuận giảm mạnh nhất là 18,987 triệu đồng giảm 13,276 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm là 232.46% so với năm 2008. Đến năm 2010, mặc dù lợi nhuận tài chính vẫn mang giá trị âm nhưng có phần được cải thiện hơn chỉ giảm 14,430 triệu đồng, tăng 4,557 triệu đồng tương ứng 24% so với năm 2009. Nguyên nhân: Lợi nhuận từ hoạt động tài chính qua các năm mang số âm do Công ty phải trả lãi vay cho ngân hàng một khoản rất lớn hàng năm trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính thu được là rất nhỏ. Do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cao nên đã bù đắp được khoản lỗ từ lợi nhuận hoạt động tài chính. Lợi nhuận khác: biến động không đồng đều qua các năm. Năm 2009 đạt 570 triệu đồng tăng 622 triệu đồng tương ứng tăng 1196.15% so với năm 2008. Đến năm 2010, lợi nhuận giảm xuống chỉ còn 359 triệu đồng, giảm 211 triệu đồng tương ứng tỷ lệ giảm 37.02% so với năm 2009. So với lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận từ hoạt động tài chính thì lợi nhuận khác chỉ chiếm một khoản nhỏ trong tổng lợi nhuận của Công ty. Qua sự phân tích 3 thành phần trên cấu thành nên tổng lợi nhuận ta thấy qua các năm, lợi nhuận hoạt động kinh doanh luôn bù đắp khoản lỗ tương đối lớn từ lợi nhuận hoạt động tài chính. Ở năm 2009, lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác tăng so với năm 2008. Tuy nhiên do lợi nhuận từ hoạt động tài chính có giá trị âm một khoản lớn dẫn đến lợi nhuận năm 2009 thấp hơn năm 2008. Năm 2010 không có gì tiến triển, mặc dù lợi nhuận từ hoạt động tài chính có được cải thiện phần nào, nhưng hai khoản lợi nhuận còn lại giảm đáng kể nên ở năm 2010 lợi nhuận vẫn giảm so với năm SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 39
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ 2009. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm qua có chiều hướng phát triển chưa thật sự hiệu quả, lợi nhuận giảm liên tục qua 3 năm. 2.2.4.2. Phân tích lợi nhuận theo cơ cấu Trong cơ cấu của tổng lợi nhuận thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn đứng đầu về mặt tỷ trọng. Đặc biệt ở đây là giá trị của lợi nhuận hoạt động kinh doanh luôn lớn hơn giá trị của tổng lợi nhuận nên tỷ trọng của khoản lợi nhuận này trên tổng lợi nhuận luôn đạt cao hơn mức 100% qua các năm. BẢNG 2.8: LỢI NHUẬN THEO CƠ CẤU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM ( 2008 2010) ( Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Số tiền Số tiền Số tiền % % % Lợi nhuận hoạt 24,520 130.72 35,189 209.81 23,573 248.08 động kinh doanh Lợi nhuận từ hoạt (5,711) (30.45) (18,987) (113.21) (14,430) (151.86) động tài chính Lợi nhuận khác (52) (0.28) 570 3.40 359 3.78 Tổng 18,757 100 16,772 100 9,502 100 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008 – 2010) Dựa vào bảng 2.8 ta thấy: Năm 2008, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng 130.72% trên tổng lợi nhuận, lợi nhuận từ hoạt động tài chính chiếm 30.45% trên tổng lợi nhuận, còn lại lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng 0.28% trên tổng lợi nhuận. Năm 2009, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng 209.81% trên tổng lợi nhuận, lợi nhuận từ hoạt động tài chính chiếm 113.21% trên tổng lợi nhuận, còn lại lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng 3.40% trên tổng lợi nhuận. Năm 2010, lợi nhuận hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng 248.08% trên tổng lợi nhuận, lợi nhuận từ hoạt động tài chính chiếm 151.86% trên tổng lợi nhuận, còn lại lợi nhuận khác chiếm tỷ trọng 3.78% trên tổng lợi nhuận. Nhìn chung, sự thay đổi phần trăm trong cơ cấu của lợi nhuận có sự tương quan giữa hai thành phần, cụ thể là: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có tỷ trọng tăng liên SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 40
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ tục qua các năm, tương ứng lợi nhuận từ hoạt động tài chính có tỷ trọng mang giá trị âm ngày càng lớn. Điều này cũng được giải thích rằng, qua các năm sản lượng xuất khẩu của Công ty càng lớn thì lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh càng cao, kèm theo khoản tiền vay của Công ty từ ngân hàng càng lớn để bù đắp cho sản lượng xuất khẩu tăng. Khi khoản tiền vay lớn thì chi phí lãi vay cũng sẽ tăng lên làm cho lợi nhuận hoạt động tài chính mang giá trị âm càng lớn. Do đó, lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động tài chính có sự biến động ngược chiều về mặt tỷ trọng trên tổng lợi nhuận. Nhận xét: Qua việc phân tích tình hình lợi nhuận của Công ty qua ba năm, ta thấy: Công ty bị chiếm dụng vốn kéo dài dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh nên Công ty phải vay ngân hàng một khoản vốn lớn để đảm bảo cung cấp đủ vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Điều này đã dẫn đến lợi nhuận chung của toàn Công ty giảm liên tục qua các năm. Đây là mặt hạn chế mà công ty cần khắc phục. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 41
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ 2.2.4.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty BẢNG 2.9: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN GIAI ĐOẠN (2008 – 2010) ( Đơn vị tính: Triệu đồng) Năm Chênh lệch Các nhân tố 2009/2008 2010/2009 2008 2009 2010 Số tiền % Số tiền % Doanh thu bán hàng 368,970 597,855 279,737 228,885 62.03 (318,118) (53.21) Giá vốn hàng bán 319,270 528,630 238,703 209,360 65.57 (289,927) (54.84) Chi phí bán hàng 21,730 25,095 13,834 3,365 15.49 (11,261) (44.87) Chi phí quản lý 875 2,753 1,306 1,878 214.63 (1,447) (52.56) doanh nghiệp Lợi nhuận hoạt động (5,711) (18,987) (14,430) (13,276) (232.46) 4,557 24.00 tài chính Lợi nhuận khác (52) 570 359 622 1196.15 (211) (37.02) Thuế thu nhập doanh 5,252 4,696 2,660 (556) (10.58) (2,036) (43.36) nghiệp Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008 – 2010) Từ bảng 2.9 ta thấy: Doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán: Doanh thu bán hàng là khoản doanh thu chính và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu hàng năm của Công ty. Do đó, mức ảnh hưởng của nhân tố này là lớn nhất đến tổng lợi nhuận. Còn giá vốn hàng bán là khoản giảm trừ bao gồm nhiều loại chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp Năm 2009, doanh thu bán hàng tăng với tỷ trọng 62.03% nhưng lợi nhuận lại giảm 10.58% so với năm 2008 và tốc tăng doanh thu nhỏ hơn tốc độ tăng chi phí so với năm 2008. Vì vậy lợi nhuận mới có chiều hướng giảm xuống. Đến năm 2010, doanh thu bán hàng tăng với tỷ trọng 53.21% nhưng lợi nhuận lại giảm 43.35% so với năm 2009. Đây là hai nhân tố quan trọng nhất mà Công ty cần phải quan tâm nhiều hơn. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 42
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Chi phí bán hàng: là khoản chi phí làm giảm trừ trong tổng lợi nhuận. Do Công ty hoạt động chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng đông lạnh như: tôm các loại, cá tra, đùi ếch nên khoản chi phí bán hàng của Công ty qua các năm là khá lớn, chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ sau giá vốn hàng bán trên tổng chi phí của Công ty. Năm 2009, chi phí bán hàng tăng 15.49% so với năm 2008. Trong khi đó, doanh thu bán hàng tăng 62.03%, cho thấy Công ty có kế hoạch bán hàng rất tốt trong năm 2009, hạn chế được một khoản chi phí bán hàng. Tuy nhiên đến năm 2010 tốc độ giảm doanh thu bán hàng 53.21% so với năm 2009, trong khi đó tốc độ giảm chi phí bán hàng chỉ có 44.87%. Cho thấy khoản chi phí bán hàng năm 2010 Công ty sử dụng chưa thật sự hợp lý. Sự tăng giảm của chi phí bán hàng góp phần ảnh hưởng đến sự tăng giảm lợi nhuận của Công ty. Chi phí quản lý doanh nghiệp: Năm 2009, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 214.63% so với 2008 trong khi đó thi doanh thu bán hàng chỉ tăng 62.03% so với năm 2008 điều này ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận của Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2010, sự biến đổi của chi phí quản lý doanh nghiệp có chiều hướng ngược lại, giảm xuống 52.56% so với năm 2009, còn doanh thu cũng giảm 53.21% so với năm 2009. Với tỷ lệ này thì tốc độ giảm của chi phí quản lý doanh nghiệp và doanh thu bán hàng là ngang nhau. Điều này chứng tỏ rằng Công ty thực hiện công tác quản lý chi phí quản lý doanh nghiệp tương đối tốt hơn. Lợi nhuận ngoài hoạt động kinh doanh: bao gồm lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi nhuận khác của Công ty. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận. Dựa vào số liệu ta thấy: ba năm lợi nhuận từ hoạt động tài chính luôn mang một giá trị âm, đây là khoản làm giảm tổng lợi nhuận trong những năm qua. Điều này cho thấy Công ty phải trả một khoản chi phí lãi vay rất lớn trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính là không đáng kể. Đối với lợi nhuận từ hoạt động khác qua ba năm thu được một lượng rất thấp thậm chí bị lỗ vào năm 2008. Đến năm 2009 – 2010 có gia tăng nhưng không đáng kể. Thuế thu nhập doanh nghiệp: Theo quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp, theo định kì mỗi năm thì Công ty phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 28% số tiền thuế dựa trên lợi nhuận đạt được. Nếu xét về tỷ lệ thì lợi nhuận sau thuế không có gì thay đổi so với trước thuế, năm 2009 lợi nhuận sau thuế và lợi nhuận trước thuế đều SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 43
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ giảm 10.58% so với năm 2008 và sang năm 2010 cả hai lợi nhuận đều tiếp tục giảm xuống với tỷ lệ 43.36% so với 2009. Nhưng nếu xét về số tiền thì yếu tố thuế thu nhập doanh nghiệp làm cho lợi nhuận sau thuế giảm 28% so với lợi nhuận trước thuế đạt được sau mỗi năm. 2.2.5. Phân tích các chỉ số tài chính về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Để thấy rõ hơn thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của một Công ty, ta phân tích các chỉ số tài chính có liên quan. Các tỷ số tài chính không chỉ cho thấy mối quan hệ giữa các khoản mục khác nhau trong các báo cáo tài chính mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc so sánh các khoản mục đó. Các chỉ số tiến hành phân tích bao gồm: các chỉ tiêu hoạt động, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn, các chỉ tiêu khả năng sinh lời, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, chỉ tiêu về tình hình công nợ. 2.2.5.1. Phân tích các chỉ tiêu hoạt động BẢNG 2.10: CÁC CHỈ TIÊU HOẠT ĐỘNG CÔNG TY GIAI ĐOẠN (2008 – 2010) Năm Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Triệu Doanh thu thuần 366,395 591,667 277,416 225,272 (314,251) đồng Triệu Giá vốn hàng bán 319,270 528,630 238,703 209,360 (289,927) đồng Triệu Các khoản phải thu 131,643 189,116 186,949 57,473 (2,167) đồng Triệu Hàng tồn kho 33,613 148,875 145,177 115,262 (3,698) đồng Vòng quay khoản Vòng 2.78 3.13 1.48 0.35 (1.65) phải thu Vòng quay hàng Vòng 9.50 3.55 1.64 (5.95) (1.91) tồn kho Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn (2008 2010) Vòng quay khoản phải thu: biến động tăng giảm không đồng đều qua các năm. Năm 2008, vòng quay khoản phải thu là 2.78 vòng, đến năm 2009 tăng lên 3.13 vòng. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 44
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Cho thấy Công ty có khả năng thu hồi nợ tốt, làm giảm các khoản phải thu. Tuy nhiên, đến năm 2010 lại giảm xuống chỉ còn 1.48 vòng. Đây là một biểu hiện không khả quan, khả năng thu hồi nợ của Công ty còn rất chậm, gây nên các khoản nợ phải thu chiếm tỷ lệ rất cao sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn trong kinh doanh. Công ty bắt buộc phải vay ngân hàng nhiều hơn để bù đắp phần vốn bị thâm hụt, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động của Công ty. Vòng quay hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một khoản mục nằm trong tổng tài sản của bảng cân đối kế toán của Công ty. Đây là một loại tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá trình sản xuất bình thường, liên tục. Mỗi Công ty đều phải xây dựng một mức dự trữ hàng hóa tồn kho hợp lý cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Qua số liệu 3 năm ta thấy, chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho liên tục giảm. Năm 2008, chỉ tiêu này là 9.50 vòng, năm 2009 là 3.55 vòng, đến năm 2010 chỉ còn 1.64 vòng. Nhận xét: Công ty cần có biện pháp tích cực để thu hồi nhanh các khoản nợ để hạn chế tình trạng nguồn vốn bị thâm hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh do các khoản phải thu chiếm tỷ lệ cao qua các năm. Đồng thời, vòng quay hàng tồn kho của Công ty rất thấp chính là nguy cơ hàng dự trữ trở thành hàng ứ đọng, Công ty phải tốn nhiều chi phí cho việc tồn trữ. Tuy nhiên, vòng quay hàng tồn kho thấp không phải hoàn toàn xấu. Lượng hàng tồn kho cao cũng có mặt tích cực, đó là khối lượng hàng hóa đáp ứng kịp thời khi nhu cầu thị trường tăng. Do đó, Công ty cần phải dựa vào nhu cầu thị trường và tình hình hoạt động kinh doanh của mình để xây dựng và điều chỉnh hợp lý. Đây là mặt hạn chế mà Công ty cần phải khắc phục. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 45
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ 2.2.5.2. Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn BẢNG 2.11: CÁC CHỈ TIÊU VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN QUA 3 NĂM (2008 – 2010) Năm Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Triệu Doanh thu thuần 366,395 591,667 277,416 225,272 (314,251) đồng Triệu Tổng tài sản 225,759 520,187 499,780 294,428 (20,407) đồng Triệu Vốn lưu động 178,012 400,905 378,313 222,893 (22,592) đồng Triệu Vốn cố định 47,747 119,282 121,395 71,535 2,113 đồng Vòng quay toàn Vòng 1.62 1.14 0.56 (0.48) (0.58) bộ vốn Vòng quay vốn Vòng 2.06 1.48 0.73 (0.58) (0.75) lưu động Vòng quay vốn Vòng 7.67 4.96 2.26 (2.71) (2.70) cố định Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn (2008 2010) Vòng quay toàn bộ vốn: liên tục giảm xuống qua 3 năm. Năm 2008 là 1.62 vòng, năm 2009 là 1.14 vòng, năm 2010 là 0.56 vòng. Nguyên nhân giảm do ảnh hưởng của sự biến động doanh thu thuần qua các năm. Đặc biệt, doanh thu thuần năm 2010 giảm 53.11% so với năm 2009, trong khi đó tốc độ giảm của tổng tài sản ở năm này giảm chỉ còn 3.94% so với năm 2009, làm cho vòng quay toàn bộ vốn giảm xuống chỉ còn 0.56 vòng ở năm 2010. Điều này cho thấy việc sử dụng vốn của Công ty trong những năm qua chưa thật sự đạt hiệu quả. Vòng quay vốn lưu động: việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hay không cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Chỉ tiêu này phản ánh khi một đồng vốn lưu động tham gia sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 46
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ bảng số liệu, ta thấy vòng quay vốn lưu động liên tục giảm xuống qua 3 năm qua. Năm 2008 là 2.06 vòng, năm 2009 là 1.48 vòng, năm 2010 lại giảm tiếp chỉ còn 0.73 vòng. Cho ta thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm sau luôn thấp hơn năm trước. Điều này cũng đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản lưu động của Công ty ngày càng có xu hướng xấu đi. Vòng quay vốn cố định: cũng giảm liên tục qua các năm qua. Tuy nhiên thì chỉ tiêu này tương đối cao hơn so với hai chỉ tiêu trên. Năm 2008 là 7.67 vòng, năm 2009 là 4.96 vòng, đến năm 2010 chỉ tiêu này là 2.29 vòng. Biểu hiện cho việc sử dụng không hiệu quả tài sản cố định của Công ty trong những năm qua. Nhận xét: Nhìn chung thì kết quả đạt được về việc sử dụng tài sản là kém khả quan, hiệu quả đạt được của những năm sau luôn thấp hơn năm trước. Điều này, do việc sử dụng vốn của Công ty không đạt hiệu quả trong quá trình hoạt động kinh doanh Công ty cần bố trí hợp lý việc sử dụng tài sản cố định và tài sản lưu động. Đây là mặt hạn chế Công ty cần phải khắc phục. 2.2.5.3. Phân tích khả năng sinh lời Khi phân tích khả năng sinh lời của Công ty là ta sẽ phân tích đến các chỉ tiêu như tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE). + Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS): (%) phản ánh mức độ sinh lợi của doanh thu thuần, tức là một đồng doanh thu sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. + Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): (%) phản ánh mức độ sinh lời của tài sản, cho biết một đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản càng hợp lý. + Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): (%) phản ánh mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu, cứ một đồng vốn chủ sở hữu sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. Ta sẽ phân tích đến các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời qua 3 năm qua (2008 2010) của Công ty dưới đây: SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 47
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ BẢNG 2.12: CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG SINH LỜI QUA 3 NĂM (2008 2010). Năm Chênh lệch Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Triệu Doanh thu thuần 366,395 591,667 277,416 225,272 (314,251) đồng Triệu Lợi nhuận ròng 13,505 12,076 6,842 (1,429) (5,234) đồng Triệu Tổng tài sản 225,759 520,187 499,780 294,428 (20,407) đồng Nguồn vốn chủ sở Triệu 35,743 115,148 119,492 79,405 4,344 hữu đồng ROS % 3.69 2.04 2.47 (1.65) 0.43 ROA % 5.98 2.32 1.37 (3.66) (0.95) ROE % 37.78 10.49 5.73 (27.29) (4.76) Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn (2008 2010) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần (ROS): qua bảng số liệu tính toán trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần giảm xuống rồi tăng lên trong 3 năm qua, cụ thể: năm 2008 chỉ tiêu này đạt 3.69% tức là một đồng doanh thu thuần thì tạo ra được 3.69 đồng lợi nhuận. Năm 2009 chỉ tiêu này giảm còn 2.04% làm cho mức lợi nhuận tạo ra trên một đồng doanh thu thuần giảm 1.65% so với năm 2008. Đến năm 2010 chỉ tiêu tăng lên 2.47%, một đồng doanh thu thuần tạo được 2.47 đồng lợi nhuận, mức lợi nhuận được tạo ra tăng 0.43 đồng tương ứng với lợi nhuận tăng 0.43% so với năm 2009. Kết quả cho thấy, chỉ tiêu này biến động theo hướng tương đối khả quan, Công ty cần phải duy trì và nâng cao hơn nữa kết quả đã đạt được. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA): đối với chỉ tiêu này lại có sự giảm xuống liên tục và tương đối nhanh trong 3 năm qua. Năm 2008 chỉ tiêu là 5.98%, năm 2009 giảm xuống còn 2.32% tương ứng giảm 3.66% so với năm 2008. Đến năm 2010 chỉ tiêu còn 1.37% giảm 0.95% so với năm 2008. Cho ta thấy, cũng một đồng doanh thu thuần nhưng mức lợi nhuận tạo ra qua các năm giảm liên tục, năm 2008 lợi nhuận tạo ra được 5.98 đồng, năm 2009 là 2.32 đồng, đến năm 2010 là 1.37 đồng. Khả SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 48
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ năng tạo ra lợi nhuận giảm dần đây là dấu hiệu không tốt. Đó là sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản của Công ty chưa hợp lý, chưa đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): chỉ tiêu này có chiều hướng biến động tương tự. Năm 2008, chỉ tiêu đạt 37.78%, năm 2009 đạt 10.49% giảm 27.29% so với năm 2008, năm 2010 tiếp tục giảm còn 5.73%, giảm 4.76% so với năm 2009. Mặc dù mức sinh lời của nguồn vốn chủ sở hữu tương đối cao hơn so với doanh thu thuần, nhưng tốc độ giảm của chỉ tiêu này rất nhanh trong những năm qua. Đây là biểu hiện cho thấy Công ty chưa thật sự tự chủ về khả năng tài chính của mình. Nhận xét : Nhìn chung, Công ty cần tăng cường thêm các biện pháp tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu. Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thực trạng các chỉ tiêu đang trên đà giảm xuống. 2.2.5.4. Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí Hiệu suất sử dụng chi phí và doanh lợi trên chi phí là hai chỉ tiêu được phân tích để biết được hiệu quả sử dụng chi phí. BẢNG 2.13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG CHI PHÍ GIAI ĐOẠN ( 2008 2010) Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Doanh thu thuần Triệu đồng 366,395 591,667 277,416 Lợi nhuận sau thuế Triệu đồng 13,505 12,076 6,842 Tổng chi phí Triệu đồng 349,202 576,619 270,910 Hiệu suất sử dụng chi Lần 1.05 1.03 1.02 phí Doanh lợi trên chi phí % 3.87 2.09 2.53 Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008 2010) Hiệu suất sử dụng chi phí: chi phí này phản ánh một đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Qua bảng số liệu thì chỉ tiêu này giảm nhẹ qua các năm. Năm 2008 là 1.05 lần, năm 2009 là 1.03 lần, đến năm 2010 là 1.02 lần. Nguyên SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 49
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ nhân do tốc độ tăng của chi phí nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu. Vì vậy, hiệu suất sử dụng chi phí giảm dần qua các năm, một đồng chi phí bỏ ra thu được ít hơn doanh thu thuần năm sau luôn thấp hơn so với năm trước. Doanh lợi trên chi phí: Qua 3 năm, doanh lợi trên chi phí giảm xuống rồi tăng lên. Doanh lợi trên chi phí năm 2009 giảm 1.78% so với năm 2008. Năm 2010 tăng 0.44% so với năm 2009. Nguyên nhân do tốc độ tăng của lợi nhuận chậm hơn so với tốc độ tăng của chi phí năm 2009 so với năm 2008. Đến năm 2010, có chiều hướng ngược lại, tốc độ tăng lợi nhuận có phần nhanh hơn. Điều này cho thấy, sự tham gia của chi phí để tạo ra lợi nhuận có kết quả tương đối khả quan. Tuy nhiên, năm 2010 chỉ tiêu này tăng lên với một tỷ lệ tương đối nhỏ, do đó nếu Công ty giảm được chi phí thì sẽ tăng lợi nhuận lên rất nhiều. 2.2.5.5. Phân tích tình hình công nợ Phân tích tình hình công nợ qua chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân. Kỳ thu tiền bình quân thể hiện khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu tiêu thụ bình quân một ngày. BẢNG 2.14: KỲ THU TIỀN BÌNH QUÂN CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2008 2010) Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Doanh thu thuần Triệu đồng 366,395 591,667 277,416 Các khoản phải thu Triệu đồng 131,643 189,116 186,949 Vòng quay khoản Vòng 2.78 3.13 1.48 phải thu Kỳ thu tiền bình Ngày 131.29 116.61 246.62 quân Nguồn: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2008 2010) Năm 2008 kỳ thu tiền bình quân là 131.29 ngày. Năm 2009 chỉ tiêu này giảm còn 116.61 ngày. Đến năm 2010 tăng cao 246.62 ngày. Cho thấy kỳ thu tiền bình quân của Công ty rất cao trong những năm qua. Năm 2010 tăng 130.01 ngày so với năm 2009. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 50
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ Nhận xét: ta thấy kỳ thu tiền bình quân tăng cao thể hiện khả năng thu hồi vốn chậm của Công ty. Do Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lâu nên Công ty cần phải đẩy mạnh việc thu hồi nhanh các khoản phải thu khách hàng. Đây cũng chính là cơ sở để tăng hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.5.6. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán BẢNG 2.15: CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THANH TOÁN QUA 3 NĂM (2008 2010) Năm Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 Tổng tài sản lưu động Triệu đồng 178,012 400,905 378,313 Hàng tồn kho Triệu đồng 33,613 148,875 145,177 Nợ phải trả Triệu đồng 190,016 405,039 380,216 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 189,001 370,007 349,058 Nguồn vốn chủ sở Triệu đồng 35,743 115,148 119,492 hữu Lãi nợ vay Triệu đồng 7,327 20,141 17,067 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 225,759 520,187 499,708 Lợi nhuận trước thuế Triệu đồng 18,757 16,772 9,502 Tỷ lệ thanh toán Lần 0.94 1.08 1.08 hiện hành Tỷ lệ thanh toán Lần 0.76 0.68 0.67 nhanh Hệ số thanh toán lãi Lần 3.56 1.83 1.56 vay Tỷ lệ tự tài trợ Lần 0.16 0.22 0.24 Tỷ lệ nợ Lần 0.84 0.78 0.76 Nguồn: Phòng kế toán Khả năng thanh toán ngắn hạn: là xem tài sản hiện hành của Công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 51
- Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh GVHD: Nguyễn Thanh Hùng của Công ty CP XNK Thủy Sản Cần Thơ + Tỷ lệ thanh toán hiện hành: có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009 chỉ tiêu là 1.08 lần, tức là một đồng nợ ngắn hạn phải trả được đảm bảo bằng 1.08 đồng tài sản lưu động so với năm 2008 thì chỉ tiêu này cao hơn 0.14 lần, so với năm 2010 thì chỉ tiêu này ngang bằng là 1.08 lần. Điều này là một biểu hiện tốt cho thấy việc thanh toán ngắn hạn của Công ty hoàn toàn nằm trong khả năng. + Tỷ lệ thanh toán nhanh: để đo lường khả năng thanh toán của Công ty trong trường hợp kém nhất. Ta thấy trong 3 năm, tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty giảm xuống một cách rõ rệt. Năm 2008 là 0.76 lần, năm 2009 là 0.68 lần, đến năm 2010 là 0.67 lần. Như vậy, tỷ lệ thanh toán nhanh của Công ty là không cao so với tỷ lệ thanh toán hiện hành, Công ty không thể đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình. Khả năng thanh toán dài hạn: + Hệ số thanh toán lãi vay: đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay của một Công ty. Nó phụ thuộc vào hiệu quả sản suất kinh doanh và với mức độ sử dụng nợ cũ Công ty. Qua số liệu 3 năm ta thấy, hệ số thanh toán lãi vay biến động theo hướng giảm dần. Năm 2008 chỉ tiêu là 3.56 lần, năm 2009 là 1.83 lần, đến năm 2010 giảm còn 1.56 lần. Cho ta thấy, khả năng thanh toán lãi vay của ngân hàng giảm dần qua các năm, có thể do Công ty cần nhiều vốn để mở rộng quy mô sản xuất làm cho khoản vay tăng dần, kéo theo lãi vay cũng tăng lên trong khi lợi nhuận giảm dần. Trong giai đoạn 2008 2010 chỉ tiêu này nhỏ hơn 2, chứng tỏ Công ty chưa sãn sàng trả lãi vay cho ngân hàng. + Tỷ lệ tự tài trợ: có xu hướng tăng dần. Năm 2008 cứ một đồng vốn hoạt động có 0.16 đồng vốn chủ sở hữu, năm 2009 cứ một đồng vốn hoạt động có 0.22 đồng vốn chủ sở hữu. Năm 2010 chỉ tiêu là 0.24 lần, cứ một đồng vốn hoạt động có 0.24 đồng vốn chủ sở hữu. Mặc dù chỉ tiêu này tăng qua các năm, tuy nhiên khoản tăng lên không đáng kể. Cho thấy, ba năm qua vốn chủ sở hữu của Công ty luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn, dẫn đến chỉ tiêu tăng không cao qua các năm. + Tỷ lệ nợ: giảm dần qua các năm. Năm 2008 là 0.84 lần, năm 2009 là 0.78 lần, năm 2010 là 0.76 lần. Nguyên nhân do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn trong những năm qua luôn ở mức cao hơn tốc độ tăng của nợ phải trả, làm cho tỷ lệ nợ năm sau SVTH: Nguyễn Thị Mỹ Ân 52