Khóa luận Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019

pdf 76 trang thiennha21 18/04/2022 3271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_va_cac_yeu_to_lien_quan_den_stress_tram.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC LƯU THỊ LIÊN THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2019 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội - 2020
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: LƯU THỊ LIÊN THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS, TRẦM CẢM, LO ÂU CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THUỘC TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI, NĂM 2019 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khoá: QH.2014.Y Người hướng dẫn: 1. TS. Vũ Ngọc Hà 2. ThS. Nguyễn Thành Trung Hà Nội - 2020
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khoá luận này, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới: Ban Chủ nhiệm Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và nghiên cứu để em có thể hoàn thành khoá luận này. Em xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành tới TS. Vũ Ngọc Hà, ThS. Nguyễn Thành Trung, ThS. Mạc Đăng Tuấn – những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em rất nhiều trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn, các Phòng khám đa khoa khu vực và các Trạm y tế thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và thu thập số liệu cho nghiên cứu này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng viên Khoa Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, trang bị kiến thức cho em trong suốt 6 năm theo học tại trường. Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình, những người bạn thân thiết của em, những người đã cùng chia sẻ khó khăn, dành cho em những lời động viên, chia sẻ quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2020
  4. LỜI CAM ĐOAN Em là Lưu Thị Liên, sinh viên khoá QH.2014.Y, ngành Y đa khoa, Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân em trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Ngọc Hà, ThS. Nguyễn Thành Trung. 2. Công trình này không trùng lặp với bất kì nghiên cứu nào đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này. Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2020 Tác giả LƯU THỊ LIÊN
  5. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BV Bệnh viện BSGĐ Bác sĩ gia đình DASS Depression, Anxiety and Stress Scale (Thang đánh giá trầm cảm, lo âu, stress) ĐTNC Đối tượng nghiên cứu GTNN Giá trị nhỏ nhất GTLN Giá trị lớn nhất NVYT Nhân viên y tế n Toàn bộ đối tượng tham gia nghiên cứu PK Phòng khám RLTT Rối loạn tâm thần SKTT Sức khoẻ tâm thần TYT Trạm y tế UBND Uỷ ban Nhân dân WHO World health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 17 Bảng 2.2. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo thang điểm DASS 21 20 Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu 22 Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu 22 Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo, nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu 23 Bảng 3.4. Đặc điểm về hôn nhân, số con của đối tượng nghiên cứu 24 Bảng 3.5. Đặc điểm về lĩnh vực chuyên môn của đối tượng nghiên cứu 25 Bảng 3.6. Đặc điểm về trình độ của đối tượng nghiên cứu 25 Bảng 3.7. Đặc điểm về thời gian công tác trong ngành y, thời gian công tác tại PK/TYT của đối tượng nghiên cứu 26 Bảng 3.8. Đặc điểm về chức vụ của đối tượng nghiên cứu 27 Bảng 3.9. Đặc điểm về thu nhập của đối tượng nghiên cứu 27 Bảng 3.10. Đặc điểm về thời gian làm việc một ngày của đối tượng nghiên cứu 28 Bảng 3.11. Mức độ stress của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân 32 Bảng 3.12. Mức độ lo âu của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân 33 Bảng 3.13. Mức độ trầm cảm của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân 34 Bảng 3.14. Mức độ stress của NVYT theo đặc điểm công việc 35 Bảng 3.15. Mức độ lo âu của NVYT theo đặc điểm công việc 36 Bảng 3.16. Mức độ trầm cảm của NVYT theo đặc điểm công việc 38 Bảng 3.17. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng stress của NVYT huyện Sóc Sơn 39 Bảng 3.18. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn. 40 Bảng 3.19. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng trầm cảm của NVYT huyện Sóc Sơn 41
  7. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Hình thức lao động của đối tượng nghiên cứu 27 Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ mắc stress, trầm cảm và lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 29 Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ của các mức độ stress theo thang điểm DASS 21 của NVYT huyện Sóc Sơn 29 Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ của các mức độ lo âu theo thang điểm DASS 21 của NVYT huyện Sóc Sơn 30 Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ của các mức độ trầm cảm theo thang điểm DASS 21 của NVYT huyện Sóc Sơn 31 Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu biểu hiện theo các nhóm stress, lo âu, trầm cảm 31
  8. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Giới thiệu về stress, lo âu, trầm cảm 3 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.1.1. Khái niệm stress 3 1.1.1.2. Khái niệm lo âu 4 1.1.1.3. Khái niệm trầm cảm 5 1.1.1.4. Khái niệm Nhân viên y tế (NVYT) 5 1.1.1.5. Stress nhân viên y tế 5 1.1.2. Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm ở nhân viên y tế 6 1.1.2.1. Nguyên nhân gây ra stress, lo âu và trầm cảm 6 1.1.2.2. Những yếu tố gây ra rối loạn tâm thần trong lao động 6 1.1.2.3. Những điều kiện gây rối loạn tâm thần trong ngành y tế 7 1.1.3. Hậu quả của rối loạn tâm thần lên sức khoẻ 7 1.2. Giới thiệu về các thang đo lường stress, lo âu, trầm cảm và bộ công cụ DASS 21 của Lovibond 8 1.3. Một số nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm trên thế giới và tại Việt Nam 9 1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới 9 1.3.2. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế tại Việt Nam 11 1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 13 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 16 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 16 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16
  9. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 16 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu 16 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 16 2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu 17 2.4. Công cụ nghiên cứu 19 2.5. Phương pháp thu thập số liệu 20 2.6. Phương pháp phân tích số liệu 20 2.7. Các sai số và cách khắc phục 20 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 21 2.9. Hạn chế của nghiên cứu 21 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 22 3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 22 3.1.2. Đặc điểm công việc của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn 25 3.2. Xác định tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 29 3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 32 3.3.1. Phân bố mức độ rối loạn tâm thần ở nhân viên y tế theo đặc điểm cá nhân 32 3.3.2. Phân bố mức độ rối loạn tâm thần ở nhân viên y tế theo đặc điểm công việc 35 3.4. Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan với stress, trầm cảm, lo âu 39 Chương 4: BÀN LUẬN 43 4.1. Đặc điểm của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 43 4.2. Mô tả thực trạng về tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 44
  10. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 49 4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm 49 4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố về đặc điểm công việc với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm 52 KẾT LUẬN 54 KHUYẾN NGHỊ 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại hội nghị Y tế Quốc tế, New York, năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa về sức khỏe: “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải là chỉ không có bệnh hay tật” [51]. Từ định nghĩa về sức khỏe cho thấy rằng từ những thập kỉ 40 của thế kỉ 20 sức khỏe tâm thần đã được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá có vai trò rất quan trọng, ngang hàng với sức khỏe thể chất và sức khỏe xã hội. Thực tế cho thấy sức khoẻ tâm thần có mối liên quan mật thiết với tâm lý xã hội và sức khỏe thể chất, không có bất kì biến cố bất lợi nào trong xã hội mà không ảnh hưởng đến tâm lý, và cũng không có bất kì bệnh lý cơ thể nào lại không ảnh hưởng đến tâm lý. Theo Liên hợp quốc, ước tính khoảng 25% dân số thế giới bị gánh nặng về sức khoẻ tâm thần, là một trong ba lý do chính làm tăng gánh nặng kinh tế ở các nước trên thế giới [5]. Vấn đề sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam không nằm ngoài tình hình chung của toàn cầu. Kết quả điều tra quốc gia năm 1999-2000 cho thấy tỉ lệ mắc 10 bệnh tâm thần phổ biến là 15%, trong đó có trầm cảm và lo âu [17]. Gần đây một số nghiên cứu ở quy mô nhỏ hơn cho thấy tỉ lệ rối loạn tâm thần khoảng 20-30% [17]. Nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng về “Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008” cho kết quả nhóm bệnh chấn thương, tâm thần kinh và bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây nên gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam [8]. Hậu quả của rối loạn tâm thần không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ mỗi cá nhân mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn xã hội. Nghiên cứu của Viện Sức khoẻ tâm thần (2008) trên 9.201 người thuộc 10 nhóm ngành nghề lao động đặc biệt chịu căng thẳng cho thấy 10,7% người lao động bị các rối loạn liên quan đến sức khoẻ tâm thần [1]. Đối với ngành y tế, nhiều nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế có tỉ lệ lạm dụng thuốc và tự tử cao hơn các ngành nghề khác, có tỉ lệ cao stress, lo âu, trầm cảm liên quan đến công việc căng thẳng. Các rối loạn tâm thần của nhân viên y tế góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên có ý định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc [36]. Tại tuyến y tế huyện, nhiều nghiên cứu đã cho thấy tỉ lệ rối loạn tâm thần (RLTT) ở nhân viên y tế (NVYT) đang ở mức cao. Nghiên cứu của Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân, Trần Trúc Linh (2008) “Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên 1
  12. điều dưỡng”, tiến hành trên đối tượng là 40 điều dưỡng viên đang công tác tại BV đa khoa huyện Châu Thành - Hậu Giang cho kết quả tỉ lệ stress của điều dưỡng là 32,5%. Các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho điều dưỡng bao gồm thâm niên công tác, làm việc nhiều giờ (>8h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người nhà, mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên, thu nhập chưa thoả đáng và công việc ít có cơ hội thăng tiến [18]. Theo Sở y tế Hà Nội, huyện Sóc Sơn được coi là một trong những đơn vị đi đầu trong việc phát triển mô hình Bác sĩ gia đình (BSGĐ). Với sự giúp đỡ của các bệnh viện (BV) tuyến trên, chất lượng khám và điều trị cho bệnh nhân được nâng lên, số lượng bệnh nhân cũng tăng lên một cách rõ rệt, tổng số lượt khám bệnh năm 2015 là 300.178, năm 2016 là 345.000 lượt, năm 2017 là 528.595 lượt. Song song với việc triển khai mô hình BSGĐ, Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn vẫn làm tốt các công tác tiêm chủng mở rộng cho trẻ, truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân để nâng cao sức khỏe cho nhân dân [11]. Cùng với đó là đặc thù nghề nghiệp căng thẳng, đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, đối mặt với người bệnh và người nhà có phản ứng không tốt thì các NVYT rất dễ lâm vào trạng thái rối loạn tâm thần. Vì vậy việc xác định, đánh giá các tình trạng sức khỏe tâm thần hiện nay của NVYT Huyện Sóc Sơn để trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp dự phòng cho tình trạng này là hết sức cần thiết. Từ những lý do trên, chúng em tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019” với 2 mục tiêu: 1. Xác định tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019. 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, năm 2019. 2
  13. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu về stress, lo âu, trầm cảm 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm stress “Stress” là một thuật ngữ tiếng Anh bắt nguồn từ chữ La tinh “strictus” và một phần của từ “stringere” mang ý nghĩa là sự căng thẳng, bất hạnh, nghịch cảnh, đè nén. Thuật ngữ stress lúc đầu được dùng trong vật lý học để chỉ sức nén mà vật liệu phải chịu. Sau đó đến thế kỉ thứ 17, stress được dùng trong y học và tâm lý học với ý nghĩa một sức ép hay một xâm phạm nào đó tác động vào con người gây ra một phản ứng căng thẳng [39]. Trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn có rất nhiều khái niệm khác nhau về stress tuỳ theo từng cách nhìn vấn đề của mỗi tác giả mà họ đưa ra những quan niệm khác nhau. Năm 1914, W.B.Cannon lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ stress trong các nghiên cứu về y sinh học. Tuy nhiên, người có công lớn trong việc đưa ra khái niệm stress một cách khoa học đó là Hans Selye (nhà sinh lý học người Canada). Theo ông, stress là phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những kích thích từ môi trường. Đó là những phản ứng của cơ thể nhằm khôi phục trạng thái cân bằng nội môi, khắc phục được các tình huống bất lợi để đảm bảo duy trì và thích nghi thoả đáng của cơ thể trước những điều kiện sống luôn luôn biến đổi. Nói cách khác, bình thường stress góp phần giúp con người thích nghi với môi trường sống. Nếu sự đáp ứng của cá nhân đối với stress không đầy đủ, không phù hợp và cơ thể không tạo nên một sự cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều cũng bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý về thể chất và tâm lý sẽ xuất hiện. Học thuyết của H.Selye nhấn mạnh vai trò của cảm xúc đối với thể chất và đó là nguyên nhân của một số bệnh tâm thể như loét dạ dày – tá tràng, hen phế quản [15] Từ phát hiện của H.Selye, rất nhiều nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về stress. Nhà tâm lý học Richard Lazarus cho rằng: Stress là trạng thái hay cảm xúc mà chủ thể trải nghiệm khi họ nhận ra rằng các yêu cầu, đòi hỏi từ bên ngoài và bên trong có tính chất đe dọa, có hại, vượt qua nguồn lực cá nhân và xã hội mà họ có thể huy động đựợc [2]. 3
  14. Nhà tâm lý học Mc Grath coi “stress như một sự mất thăng bằng giữa đòi hỏi và khả năng đáp ứng. Khi đáp ứng không thỏa đáng sẽ có hậu quả không tốt” [9]. Trong cuốn sách “Stress từ bệnh học tâm thần đến cách tiếp cận trị liệu” của Giáo sư Ferreri do Giáo sư Nguyễn Việt dịch thì stress được hiểu là mối liên quan giữa con người với môi trường xung quanh. Stress vừa chỉ tác nhân công kích vừa chỉ phản ứng của cơ thể trước tác nhân đó. Do đó, stress là mối tương tác giữa tác nhân công kích và phản ứng của cơ thể [30]. Còn theo bác sĩ Nguyễn Khắc Viện, stress tiếng anh có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là một mối kích động đánh mạnh vào con người, nghĩa thứ hai chỉ phản ứng sinh lý – tâm lý của con người ấy. Mối kích động có thể là tác nhân vật lý, hóa học, một vi khuẩn hoặc một tác nhân tâm lý xã hội, nói chung là một tình huống căng thẳng đột xuất đòi hỏi con người huy động tiềm năng thích ứng và phản ứng lại. Phản ứng gồm hai mặt: Phản ứng đặc thù riêng cho từng loại kích động và phản ứng chung cho một loại nhưng kích động khác nhau [13]. Như vậy, có thể thấy stress từ các góc độ khác nhau sẽ được hiểu theo những định nghĩa khác nhau. Có người nói đến stress như một nguyên nhân, có người nói đến như hậu quả. Có người nhìn nhận thuần túy dưới góc độ sinh học, như là phản ứng mang tính sinh lý của cơ thể, số khác, thường là của các nhà tâm lý, đề cập đến cả yếu tố sinh học và tâm lý. Trong phạm vi nghiên cứu này, dưới góc độ tâm lý học, định nghĩa về stress của Richard Lazarus được chúng em sử dụng để định nghĩa tình trạng stress do phù hợp với điều kiện, định hướng và thang công cụ đo lường sử dụng trong nghiên cứu. 1.1.1.2. Khái niệm lo âu Lo là một phản ứng cảm xúc tự nhiên của con người trước những mối đe dọa, khó khăn, thử thách mà nhận thức được của một người với tâm sinh lý bình thường, đó là cảm giác sợ hãi, mơ hồ, khó chịu lan toả cùng các rối loạn cơ thể ở một hay nhiều bộ phận nào đó. Lo âu thực chất là tín hiệu báo động, báo trước cho cá thể biết rằng sẽ có sự đe doạ từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể (những khó khăn, thử thách, đe doạ của tự nhiên hoặc xã hội), từ đó giúp con người tìm ra được các giải pháp phù hợp để tồn tại và phát triển [21]. Tuy nhiên, khi lo âu mang tính chất dai dẳng, lan tỏa, tản mạn, không liên quan, không khu trú vào một sự kiện hoàn cảnh đặc biệt nào đó ở xung quanh hoặc có liên quan với những sự kiện đã qua, không còn tính chất thời sự nữa thì nó lại trở 4
  15. thành bệnh lý. Khi đó lo âu gây trở ngại cho công việc, học tập, sinh hoạt, ảnh hưởng xấu tới các mối quan hệ bình thường của cá nhân và được gọi là rối loạn lo âu [25]. 1.1.1.3. Khái niệm trầm cảm Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ, ăn uống và kém tập trung” [10]. Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM – IV, 1984): “Trầm cảm là trạng thái rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần” [35]. Trầm cảm là một rối loạn khí sắc thường gặp trong các rối loạn tâm thần. Nó là một tình trạng buồn chán, giảm hứng thú quá mức và kéo dài, từ đó ảnh hưởng đến các hoạt động trong cuộc sống như công việc/học tập, gia đình và xã hội. Là rối loạn tâm thần có thể điều trị được [6]. Với các khái niệm trên, trầm cảm được xem xét biểu hiện ở các mặt: cảm xúc, nhận thức, cơ thể và hành vi. 1.1.1.4. Khái niệm Nhân viên y tế (NVYT) Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới năm 2006 thì NVYT là tất cả những người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe. Cụ thể hơn, nhân viên y tế bao gồm bác sĩ, điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, nha sĩ, dược sĩ, kĩ thuật viên phòng thí nghiệm, cũng như quản lý và công nhân hỗ trợ - chẳng hạn như quản lý bệnh viện, các quan chức tài chính, đầu bếp, bảo trì sửa chửa và nhân viên vệ sinh [3, 16]. Từ đó có thể hiểu NVYT là tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực y tế, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. 1.1.1.5. Stress nhân viên y tế Từ khái niệm về stress và khái niệm NVYT nêu trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng em định nghĩa stress của NVYT như sau stress của NVYT là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người NVYT trong quá trình hoạt động lĩnh vực y tế cũng như trong đời sống thường ngày. Trong đó một phần là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức 5
  16. khỏe của nhân dân hoặc từ trong chính bản thân của mỗi người gây ra, một phần là do cách họ cảm nhận và giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng xử lý của bản thân có thể ảnh hưởng đến NVYT trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội. 1.1.2. Các yếu tố liên quan đến stress, lo âu và trầm cảm ở nhân viên y tế 1.1.2.1. Nguyên nhân gây ra stress, lo âu và trầm cảm Giống như các rối loạn tâm thần khác, mặc dù nhiều nghiên cứu đã cung cấp một số dữ liệu nhưng cho đến nay khoa học vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây ra stress, lo âu, trầm cảm. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố liên quan đến các rối loạn đó. Bao gồm các yếu tố sau [7, 31, 46]: - Các đặc điểm cá nhân: tuổi, giới tính, cân nặng, tình trạng bệnh tật, tính cách, suy nghĩ, trình độ học vấn, lối sống - Gia đình: di truyền, số người trong gia đình, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, tình trạng về kinh tế, vật chất - Môi trường xã hội: an ninh trật tự, tình hình chính trị, văn hoá, kinh tế - Nơi làm việc: các mối quan hệ trong công việc, văn hoá tổ chức, môi trường làm việc, cơ sở vật chất, trang thiết bị, khối lượng công việc, các nguy cơ gặp phải trong công việc, vị trí, chức danh - Môi trường tự nhiên: thiên tai, thời tiết, tiếng ồn, nhiệt độ, giao thông, bụi, sự ô nhiễm 1.1.2.2. Những yếu tố gây ra rối loạn tâm thần trong lao động Các rối loạn tâm thần trong lao động là kết quả của sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa người lao động và điều kiện lao động. Trong một nghiên cứu của Viện Y học lao động và An toàn của Mỹ đã nhận thấy nếu cá nhân đóng vai trò quan trọng trong nguyên nhân gây ra RLTT thì điều kiện lao động cũng là một yếu tố không thể thiếu. Một số điều kiện gây ra RLTT trong lao động như [4, 37]: - Nhiệm vụ: làm việc nặng nhọc, không được giải lao thường xuyên, thời gian làm việc kéo dài và làm việc ca kíp, công việc đòi hỏi trách nhiệm cao nhưng quyền lợi thấp, không sử dụng đúng kĩ năng - Quản lý: thiếu sự tham gia của người lao động trong giải quyết cộng việc, giáo dục truyền thông nghèo nàn, thiếu chính sách gia đình-tình bạn - Quan hệ cá nhân với cá nhân: môi trường xã hội nghèo nàn và thiếu sự giúp đỡ lẫn nhau hoặc sự giúp đỡ của đồng nghiệp và lãnh đạo. 6
  17. - Vai trò công việc: có mâu thuẫn hoặc không hiểu rõ tính chất của công việc, trách nhiệm quá lớn, chịu áp lực chỉ đạo của nhiều người. - Công việc: công việc thiếu an toàn, không có cơ hội tiến thủ, thay đổi quy trình làm việc mà người lao động không được chuẩn bị từ trước. - Môi trường lao động: điều kiện vi khí hậu nơi làm việc xấu, nguy hại đến sức khoẻ như quá đông người, ồn, ô nhiễm không khí. 1.1.2.3. Những điều kiện gây rối loạn tâm thần trong ngành y tế Trong những thập kỉ vừa qua, các công đoàn ngành nghề, các tổ chức khoa học, bao gồm các Văn phòng Lao động quốc tế có mối quan tâm ngày càng tăng về tác động của RLTT đối với NVYT [39, 52]. Nhiều nghiên cứu cho thấy NVYT có tỉ lệ lạm dụng thuốc và tự tử cao hơn so với ngành nghề khác, NVYT có tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu cao liên quan đến công việc căng thẳng. Các RLTT của NVYT góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên có ý định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc [36]. Một số điều kiện phổ biến liên quan đến đặc thù ngành góp phần gây ra RLTT cho NVYT như [36]: - Mức biên chế đầy đủ. - Khối lượng công việc quá nhiều. - Thời gian làm việc kéo dài. - Mức độ ổn định của công việc. - Mức độ rõ ràng của công việc. - Mối quan hệ với người bệnh: thái độ của người bệnh và người nhà người bệnh, sự mong đợi của người bệnh - Tiếp xúc với các chất lây nhiễm và độc hại. - Sự căng thẳng khác nhau giữa các ngành nghề chăm sóc sức khoẻ, thậm chí trong cùng một ngành nghề lại tuỳ thuộc vào nhiệm vụ. 1.1.3. Hậu quả của rối loạn tâm thần lên sức khoẻ Tổng hợp từ nhiều nghiên cứu cho thấy, các RLTT nói chung và tình trạng stress, lo âu, trầm cảm nói riêng không những tác động xấu cho cá nhân mà còn ảnh hưởng bất lợi cho người xung quanh và xã hội. RLTT được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của nhiều căn bệnh như [5]: 7
  18. - Bệnh tâm thần kinh: mất ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, rối loạn trí nhớ, - Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực, - Các bệnh về da: da dễ bị mẩn ngứa, phát ban, chàm hay các bệnh về da có tính kinh niên, mãn tính rất khó chữa trị. - Bệnh tiêu hoá: viêm loét dạ dày-tá tràng, xuất huyết tiêu hoá, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, rối loạn chức năng đại tràng - Bệnh tình dục: giảm ham muốn, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm - Bệnh cơ xương khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy - Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay truyền nhiễm. Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm còn gây nên các thay đổi về hành vi, phổ biến là việc lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện. Điều này càng làm suy giảm đáng kể tình trạng thể chất, đồng thời làm tinh thần thêm bấn loạn dẫn đến các mối quan hệ cá nhân căng thẳng, cả trong gia đình lẫn nơi làm việc. Nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh sẽ mất dần sự tự tin, mất khả năng đưa ra quyết định chính xác và xuất hiện các hành vi bất thường. Từ đó dẫn đến việc bị đồng nghiệp, bạn bè và người thân xa lánh, hoặc gây ra các tổn thất về tài chính, vật chất, thậm chí xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng của bản thân và người xung quanh [19]. 1.2. Giới thiệu về các thang đo lường stress, lo âu, trầm cảm và bộ công cụ DASS 21 của Lovibond Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều bộ công cụ được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các vấn đề sức khoẻ tâm thần (SKTT). Có thể kể đến một số bộ công cụ được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học như bộ câu hỏi đánh giá cảm nhận về stress (PSS 10), thang đánh giá về stress (GHO 12), thang tự đánh giá lo âu của Zung (SAS), thang đánh giá lo âu của Beck (BAI), thang đo đánh giá trầm cảm của Beck (BDI), thang đánh giá trầm cảm và lo âu (AKUADS), thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm của Lovibond (DASS 21 và DASS 42) [26]. Năm 1995, Lovibond S.H và Lovibond P.F tại khoa tâm lý học Đại học New South Wales, Australia đã xây dựng nên thang đo đánh giá stress, lo âu và trầm cảm kí hiệu là DASS 42. Bên cạnh thang đo DASS 42 còn có một phiên bản rút gọn là DASS 21 được xây dựng năm 1997. DASS 42 thích hợp trong lâm sàng, còn DASS 8
  19. 21 lại thích hợp cho nghiên cứu. Các nghiên cứu cần thiết đã được tiến hành và khẳng định sự nhất quán giữa DASS 42 và DASS 21 [38, 45]. Thang đo DASS 42 và DASS 21 kết hợp được cả hai yếu tố lâm sàng và xã hội, là những yếu tố cần thiết cho một nghiên cứu. Các nội dung được đề cập trong DASS không hẳn có ý nghĩa chẩn đoán như các triệu chứng được đưa ra trong hướng dẫn phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD 10), mà mục đích của nó là đưa ra một thực trạng trong quần thể nghiên cứu giúp cho nhà quản lý nhân lực có những chính sách để cải thiện, nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực. Đồng thời khuyến cáo những đối tượng nghiên cứu nếu gặp phải những vấn đề được liệt kê trong DASS một cách thường xuyên và ở mức độ nặng thì nên tìm sự giúp đỡ từ các chuyên gia tâm lý [47]. Thang đo DASS 21 đã được Viện Sức khoẻ tâm thần Quốc gia biên dịch, thử nghiệm trên một số đối tượng nghề nghiệp khác nhau. Thang đo DASS 21 đã được nhiều nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam, không có sự khác biệt về mặt văn hoá [50]. Từ những lý do trên, chúng em đã chọn thang đo DASS 21 để sử dụng cho nghiên cứu của mình. 1.3. Một số nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm trên thế giới và tại Việt Nam 1.3.1. Một số nghiên cứu trên thế giới Hiện nay, các vấn đề sức khoẻ tâm thần đang ngày được quan tâm nhiều hơn. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về stress, lo âu, trầm cảm theo nhiều hướng và trên nhiều đối tượng khác nhau như: công nhân, học sinh – sinh viên, nhân viên lái xe buýt, cựu chiến binh, đặc biệt là đối tượng là các NVYT – người trực tiếp hay gián tiếp chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân [33, 41, 43, 49]. Nghiên cứu của Refai Yassen Al-Hussein và Ahmed Moshirf Al-Mteiwty (2007) sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tỉ lệ NVYT bị trầm cảm, lo âu, stress tại 07 bệnh viện (BV) tại thành phố Mosul – Iran. Mẫu của nghiên cứu gồm hai nhóm: 250 điều dưỡng và 250 NVYT khác gồm nhân viên X-quang, nhân viên phòng xét nghiệm, dược sĩ, cán bộ vật lý trị liệu. Kết quả thu được có đến 16% điều dưỡng bị trầm cảm trong khi tỉ lệ này ở nhóm nhân viên còn lại là 7,6%; có 20,8% điều dưỡng có rối loạn lo âu, nhóm còn lại là 7,6%, có 10% điều dưỡng bị stress trong khi nhóm còn lại là 6%. Nghiên cứu khẳng định rằng điều dưỡng có nguy cơ mắc các RLTT hơn các NVYT khác. Tuy nhiên nghiên cứu chưa phân tích được nguyên nhân cụ thể 9
  20. dẫn đến kết luận cũng như các yếu tố liên quan đến vấn đề SKTT của các nhóm đối tượng [40]. Nghiên cứu của Khalid S.Al-Gelban (2009) sử dụng thang đo DASS 42 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên đối tượng là 304 bác sĩ ở vùng Aseer Saudin Arabia. Kết quả cho thấy tỉ lệ cán bộ mắc các vấn đề SKTT khá thấp với trầm cảm 7,6%, lo âu 8,6% và stress 7,2%. Nghiên cứu tìm hiểu mối liên quan giữa trạng thái stress, lo âu, trầm cảm với: tuổi, giới tính, quốc tịch, tình trạng hôn nhân, bằng cấp và số năm kinh nghiệm, nghiên cứu tìm thấy hai yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với cả trạng thái stress và lo âu là giới tính và trình độ chuyên môn, trong đó thì nữ giới bị stress, lo âu nhiều hơn nam giới [48]. Nghiên cứu của Asad Zandi và cộng sự (2011) đánh giá tỉ lệ stress, lo âu, trầm cảm của 272 điều dưỡng làm việc tại 29 khoa phòng thuộc một BV quân đội. Nghiên cứu dùng thang đo DASS 21, kết quả nghiên cứu cho thấy điều dưỡng bị trầm cảm là 24,9%, lo âu 27,9% và stress 23,8%. Nữ giới có tỉ lệ stress, lo âu và trầm cảm cao hơn nam giới. Có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa trầm cảm, lo âu, stress với tuổi, trình độ học vấn, số giờ làm thêm và nơi làm việc. Nghiên cứu chỉ tập trung tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố nhân khẩu học, công việc chưa mở rộng đến các yếu tố cá nhân như mối quan hệ với gia đình, bạn bè, xã hội [44]. Nghiên cứu của 03 tác giả Mostafa A F.Abbas, Lamiaa Z.Abu Zaid, Mona Hussaein (2013) đã khảo sát tình trạng lo âu, trầm cảm của điều dưỡng tại các BV tại King Fahad Medical City, Vương quốc Saudi Arabia. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá rối loạn lo âu và trầm cảm HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale) với cỡ mẫu nghiên cứu 715 điều dưỡng viên. Kết quả cho thấy 25% điều dưỡng có triệu chứng trầm cảm, trong đó có 10% có thể mắc bệnh trầm cảm; 27% có triệu chứng lo âu, trong đó có 20% trường hợp có thể mắc rối loạn lo âu. Nghiên cứu nhận thấy một số yếu tố như ly hôn/goá, ít rèn luyện thể dục, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ cho các triệu chứng lo âu, trầm cảm của NVYT. Tuy nhiên, khác với các nghiên cứu trước, tác giả không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố công việc như trực đêm, tăng ca với tình trạng lo âu, trầm cảm của NVYT [34] Nghiên cứu của Creedy D.K (2017) sử dụng thang đo là DASS 21 đã khảo sát tình trạng stress, lo âu, trầm cảm trên 1037 điều dưỡng/nữ hộ sinh tại Australia, cho kết quả tỉ lệ stress là 22,1%, 17,3% trầm cảm và 20,4% lo âu. Nghiên cứu cũng đưa ra ý kiến rằng các RLTT của NVYT có liên quan nhiều đến các đặc điểm công việc, tuy nhiên nghiên cứu chưa đi vào phân tích kĩ các yếu tố này [42]. 10
  21. 1.3.2. Thực trạng stress, lo âu và trầm cảm của nhân viên y tế tại Việt Nam Tại Việt Nam, vấn đề SKTT dần được quan tâm nhiều hơn, tuy nhiên các nghiên cứu về stress, lo âu và trầm cảm của NVYT vẫn còn hạn chế, chủ yếu là các nghiên cứu về stress nghề nghiệp. Có thể liệt kê một số công trình nghiên cứu sau đây: Nghiên cứu của Lê Thành Tài và cộng sự (2008) đánh giá tình trạng stress nghề nghiệp của điều dưỡng đang làm việc tại BV đa khoa Trung ương Cần Thơ, BV đa khoa thành phố Cần Thơ và BV đa khoa Châu Thành – Hậu Giang. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá stress nghề nghiệp của David Fontana (The Professional Life Stress Test). Kết quả nghiên cứu cho thấy BV đa khoa Trung ương Cần Thơ có tỉ lệ stress cao nhất (53,1%), sau đó là BV đa khoa thành phố Cần Thơ (33,9%) và thấp nhất là BV đa khoa Châu Thành – Hậu Giang (32,5%). Các yếu tố có thể gây stress nghề nghiệp cho điều dưỡng bao gồm thâm niên công tác, làm việc quá nhiều thời gian (>8h/ngày), công việc nhiều áp lực, không hứng thú, làm việc trong điều kiện thiếu máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, thường gặp phản ứng của người bệnh và người nhà, mâu thuẫn đồng nghiệp, cấp trên, thu nhập chưa thoả đáng và công việc ít thăng tiến [18]. Tại Đồng Nai, nghiên cứu của Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008) đánh giá tình trạng stress và các yếu tố liên quan trên toàn bộ NVYT huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cho thấy: tỉ lệ NVYT bị stress là 79%, tỉ lệ NVYT bị stress thường xuyên là 27%. Có mối liên quan giữa stress và các yếu tố khác bao gồm: trình độ học vấn, tính chất công việc, mức độ hài lòng, hoạt động thể lực, thời gian nghỉ ngơi không hợp lý, áp lực hạn cuối phải hoàn thành công việc, ít nhận được sự quan tâm từ cấp trên, bị quấy rối và phân biệt đối xử, thiếu trang thiết bị. Nghiên cứu cũng đã mở rộng đến các yếu tố cá nhân như: mối quan hệ với gia đình, bạn bè, hàng xóm hay tham gia các hoạt động thể lực, tuy nhiên chưa tìm thấy mối quan hệ giữa trạng thái stress với các yếu tố này [24]. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thuý (2011) đánh giá stress trên 120 NVYT khối lâm sàng tại BV Ung bướu Hà Nội. Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 21 kết hợp đánh giá 03 trạng thái stress, lo âu, trầm cảm. Kết quả thu được có 36,9% NVYT có biểu hiện stress, 41,5% biểu hiện lo âu và 15,3% có biểu hiện trầm cảm. Trong đó mức độ stress, lo âu, trầm cảm nặng lần lượt là 0,9%, 4,5% và 1,8%. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy một số yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê làm tăng trạng thái stress là: số buổi trực ³4 buổi, cảm nhận công việc ít hứng thú, thường 11
  22. xuyên tiếp xúc với hoá chất độc hại, cảm nhận thấy mối quan hệ với người bệnh không tốt. Nghiên cứu chưa đánh giá hết các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tình trạng stress như đời sống cá nhân, gia đình, các mối quan hệ ngoài công việc Đồng thời nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phân tích các yếu tố liên quan tới tình trạng stress mà chưa phân tích được các yếu tố liên quan tới tình trạng lo âu và trầm cảm [23]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Tần (2012), “Stress của NVYT tại Bệnh viện tâm thần Tiền Giang”. Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 136 NVYT tại bệnh viện tâm thần Tiền Giang cho thấy có tới 75,7% các NVYT thỉnh thoảng stress, trong đó 14,7% các NVYT rơi vào tình trạng stress thường xuyên [20]. Nghiên cứu của Đậu Thị Tuyết (2013) sử dụng thang đo DASS 21 đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của NVYT khối lâm sàng tại 02 địa điểm: một BV công là BV đa khoa thành phố Vinh và một BV tư nhân là BV đa khoa khu vực 115 Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ NVYT khối lâm sàng biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm là tương đối cao (trung bình lần lượt là 20,4%, 29%, 13,6%). BV đa khoa thành phố Vinh có tỉ lệ stress và trầm cảm thấp hơn nhưng lại có tỉ lệ lo âu cao hơn BV đa khoa khu vực 115 Nghệ An, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Kết quả phân tích hồi quy logistic xác định được 11 yếu tố liên quan tới stress, lo âu và trầm cảm, đồng thời không có yếu tố nào chung giữa 2 BV. Một số yếu tố liên quan chính như tại BV đa khoa thành phố Vinh, stress liên quan với mức độ hứng thú trong công việc, trầm cảm liên quan đến tình trạng cơ sở vật chất, máy móc và trang thiết bị; BV đa khoa 115 Nghệ An, stress liên quan đến nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, lo âu liên quan với sự rõ ràng trong phân công công việc. Nghiên cứu đã tìm hiểu thêm một số yếu tố tác động như: cá nhân, gia đình, môi trường xã hội nhưng nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc mô tả chung chứ chưa phân tích sâu hơn [31]. Nghiên cứu của Ngô Thị Kiều My và cộng sự (2014) tiến hành trên 370 điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng BV Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng, sử dụng bộ công cụ chuẩn DASS 21 của Lovibond để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm. Kết quả cho thấy tỉ lệ điều dưỡng, hộ sinh khối lâm sàng bị stress, lo âu, trầm cảm lần lượt là 18,1%, 33,2%, 18,4%. Kết quả phân tích hồi quy logistic đa biến cho thấy một số yếu tố liên quan với stress là công việc hiện tại chưa ổn định, diện tích nơi làm việc chật chội, quan hệ với cấp trên chưa tốt; các yếu tố liên quan với lo âu gồm không luyện tập thể dục, gặp biến cố cá nhân, tình trạng sức khoẻ không tốt, chưa công bằng trong đánh giá công việc; các yếu tố liên quan với trầm cảm bao gồm tình trạng sức khoẻ 12
  23. không tốt, chưa tự chủ trong công việc, ít tham gia hoạt động văn thể mỹ tại bệnh viện, quan hệ với cấp trên không tốt [14]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân và cộng sự (2018) sử dụng thang đo DASS 21, được tiến hành tại BV Trưng Vương nhằm đánh giá tình trạng stress, trầm cảm, lo âu của toàn bộ 650 NVYT tại BV. Kết quả cho thấy tỉ lệ stress là 10,5%, trong đó, có 6,9% ở mức độ vừa, 3,4% mức độ nặng và 0,2% mức độ stress rất nặng. Có 20,8% mẫu nghiên cứu có biểu hiện trầm cảm, mức độ vừa chiếm tỉ lệ 15,4%, 1,9% trầm cảm ở mức độ rất nặng. Tỉ lệ lo âu ở NVYT ghi nhận trong nghiên cứu là 31,5%, chủ yếu là lo âu mức độ vừa với 21,8%, có khoảng 4,6% mẫu nghiên cứu có tình trạng lo âu ở mức độ rất nặng. Kết quả phân tích hồi quy đa biến xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến stress ghi nhận là việc kiêm nhiệm quản lý, áp lực công việc và công việc đơn điệu. Đối với tình trạng trầm cảm, áp lực công việc cao và việc cảm thấy không hài lòng về nơi làm việc là 2 yếu tố tác động chính làm tăng tỉ lệ trầm cảm sau khi phân tích đa biến. Không hài lòng với môi trường làm việc, nơi làm việc và áp lực công việc cao là những nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng tỉ lệ lo âu ở NVYT. Đồng thời nghiên cứu cũng đi vào phân tích mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm, tuy nhiên kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng không tìm thấy mối liên quan giữa stress, lo âu, trầm cảm với tuổi, giới, trình độ chuyên môn, tổng thu nhập bình quân hàng tháng [29]. Qua tìm hiểu các nghiên cứu trong nước và ngoài nước, chúng em nhận thấy SKTT của NVYT cần được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, có thể thấy số lượng các nghiên cứu về stress, lo âu và trầm cảm của NVYT còn hạn chế. Với mong muốn góp phần vào nghiên cứu sức khoẻ tâm thần và một số yếu tố liên quan trên đối tượng NVYT, chúng em thực hiện nghiên cứu này để cung cấp thêm thông tin, góp phần mô tả bức tranh về sức khoẻ tâm thần cán bộ ngành y tế để từ đó có thể đưa ra các giải pháp để tăng cường sức khoẻ tâm thần cho NVYT. 1.4. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu Sóc Sơn là một trong 5 huyện ngoại thành Hà Nội, huyện nằm ở phía bắc của thành phố Hà Nội, cách trung tâm thủ đô khoảng 35km. Huyện Sóc Sơn bao gồm 26 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Sóc Sơn và 25 xã: Bắc Phú, Bắc Sơn, Đông Xuân, Đức Hoà, Hiền Ninh, Hồng Kỳ, Kim Lũ, Mai Đình, Minh Phú, Nam Sơn, Phú Cường, Phù Linh, Phù Lỗ, Phú Minh, Quang Tiến, Tân Dân, Tân Hưng, Tân Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Trung Giã, Việt Long, Xuân Giang, Xuân Thu [27]. 13
  24. Bằng sự phát huy nội lực của mình, vận dụng xu thế tất yếu khách quan của sự phát triển, Sóc Sơn đã dần phát huy vai trò là ngoại thành của trung tâm phát triển kinh tế thứ hai của đất nước. Với cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện, cùng sự xuất hiện của các trung tâm công nghiệp (Trung tâm công nghiệp Nội Bài), các cụm công nghiệp, các làng nghề được đầu tư phát triển, đã biến Sóc Sơn từ một huyện thuần nông, với nông nghiệp là chủ yếu thì giờ đây, cơ cấu kinh tế Sóc Sơn đã được chuyển dịch theo hướng tiến bộ: Công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, các lĩnh vực văn hóa xã hội cũng có những bước phát triển mạnh mẽ. Các chỉ tiêu về y tế cũng đạt nhiều thành quả đáng phấn khởi [27]. Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn được thành lập năm 1988 theo quyết định số 3025 ngày 30/06/1988 của UBND Thành phố Hà Nội và Quyết định số 494 ngày 22/07/1988 của UBND huyện Sóc Sơn. Tháng 10 năm 2008, sát nhập 26 Trạm Y tế xã, thị trấn, nâng tổng số cơ sở y tế trực thuộc lên 30 đơn vị. Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Y tế Hà Nội, ngày 10/05/2016, Trung tâm Y tế huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội thảo đề án xây dựng mô hình bác sĩ gia đình tại Hà Nội. Đến nay, Trung tâm đã có 5 khoa chuyên môn, 3 phòng chức năng, 4 phòng khám khu vực và 26 trạm y tế xã, thị trấn đạt chuẩn, với đội ngũ 417 cán bộ chuyên môn. Trong đó có 2 bác sĩ chuyên khoa II, 14 bác sĩ chuyên khoa I, 11 thạc sĩ, 4 dược sĩ đại học, 55 bác sĩ, 41 dược sĩ trung học và nhiều nhân lực khác có trình độ chuyên môn cao [28]. Cùng với nguồn nhân lực, Trung tâm còn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo có đủ các phòng chuyên môn theo quy định, đặc biệt là đầu tư trang thiết bị kĩ thuật hiện đại như: Máy siêu âm màu, máy nội soi (tai mũi họng, tiêu hoá, cổ tử cung), máy X-quang kĩ thuật số, điện tim, máy đo tật khúc xạ, ghế răng, máy xét nghiệm, kính sinh hiển vi, máy khí dung nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người bệnh và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân [28]. Ngoài ra, để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn đã liên kết với các bệnh viện lớn tuyến 1, tuyến 2 trên địa bàn thành phố Hà Nội như: BV Châm cứu Trung ương, BV Tim Hà Nội, BV Lão khoa Trung Ương, BV Ung bướu Hà Nội, BV Mắt Hà Nội, BV Bắc Thăng Long [11]. Bằng các giải pháp thiết thực và hiệu quả với phương châm “Người bệnh là trung tâm phục vụ”, Trung tâm Y tế Sóc Sơn tiếp tục khẳng định vai trò nổi bật của mình trong hoạt động chuyên môn, thực sự trở thành nơi bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho nhân nhân, góp phần tạo nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao cho 14
  25. huyện Sóc Sơn trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới, đưa Sóc Sơn sớm trở thành huyện phát triển năng động của Thủ đô [28]. 15
  26. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu (ĐTNC) là những cán bộ, nhân viên y tế đang công tác tại các Trạm Y tế (TYT), Phòng khám (PK) Đa khoa khu vực, Phòng khám Đa khoa huyện trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Là nhân viên y tế (bao gồm: bác sĩ, dược sĩ, y tá, điều dưỡng viên, kĩ thuật viên ) hiện đang công tác tại các Trạm Y tế, Phòng khám Đa khoa khu vực, Phòng khám Đa khoa huyện thuộc huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Cán bộ phải công tác tại đơn vị từ 6 tháng trở lên tính đến ngày làm nghiên cứu điều tra tại đơn vị đó. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Đối tượng không đủ các tiêu chuẩn trên. - Đối tượng vắng mặt tại thời điểm điều tra (nghỉ thai sản, nghỉ phép, nghỉ do ốm đau bệnh tật ) - Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Các Trạm Y tế, Phòng khám đa khoa khu vực, Phòng khám đa khoa huyện trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - Thời gian nghiên cứu: Tháng 06 năm 2019. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.3.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Liên hệ và phát phiếu tự điền cho toàn bộ 355 NVYT thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn đáp ứng tiêu chí chọn đối tượng. Đã có 355 NVYT đồng ý và điền thông tin vào phiếu điều tra (100%). 16
  27. 2.3.3. Các chỉ số và biến số nghiên cứu Bảng 2.1. Các chỉ số và biến số nghiên cứu Phân loại Mục tiêu Biến số Định nghĩa biến Tuổi dương lịch, lấy 2019 trừ Tuổi Định lượng đi năm sinh của ĐTNC Giới tính Là giới nam hay nữ Định tính Dân tộc Dân tộc của ĐTNC Định tính Tôn giáo Tôn giáo của ĐTNC Định tính Nơi ở hiện tại Nơi ở hiện tại của ĐTNC Định tính Tình trạng hôn Là chưa kết hôn/kết hôn/ly Định tính nhân thân, ly dị hay goá bụa Đặc trưng cá Số con Số con mà ĐTNC hiện có Định lượng nhân và đặc Lĩnh vực điểm công Chuyên ngành được đào tạo Định tính việc chuyên môn Trình độ học vấn cao nhất mà Trình độ học ĐTNC hoàn thành (trung cấp, Định tính vị cao đẳng, đại học, CK1, CK2, thạc sĩ) Thời gian công Số năm công tác của ĐTNC tác trong Định lượng trong ngành y ngành y Thời gian công Số năm công tác của ĐTNC tác tại Định lượng trong TYT và PK PK/TYT 17
  28. Phân loại Mục tiêu Biến số Định nghĩa biến Hình thức lao Hình thức lao đông của Định tính động ĐTNC (hợp đồng/ biên chế) Chức vụ tại Chức vụ của ĐTNC ở PK, Định tính PK, TYT TYT Mức thu nhập Mức thu nhập hàng tháng của Định lượng hàng tháng ĐTNC (triệu VNĐ/tháng) Thời gian làm Thời gian làm việc hàng ngày Định lượng việc hàng ngày của ĐTNC (giờ) Mức độ stress của NVYT theo thang điểm DASS 21 (không Xác định tỉ lệ Mức độ stress Định tính stress, stress nhẹ, vừa, nặng stress, trầm hoặc rất nặng) cảm và lo âu của nhân viên Mức độ lo âu của NVYT theo y tế thuộc thang điểm DASS 21 (không Mức độ lo âu Định tính Trung tâm y lo âu, lo âu nhẹ, vừa, nặng tế huyện Sóc hoặc rất nặng) Sơn, thành Mức độ trầm cảm của NVYT phố Hà Nội Mức độ trầm theo thang điểm DASS 21 năm 2019. Định tính cảm (không trầm cảm, trầm cảm nhẹ, vừa, nặng hoặc rất nặng) Xác định một Nhóm tuổi Nhóm tuổi £30 hoặc >30 Định tính số yếu tố liên Nam hoặc nữ (theo giấy khai quan đến Giới tính Định tính sinh) stress, trầm cảm và lo âu Nhóm tình Có gia đình hoặc nhóm độc Định tính của nhân viên trạng hôn nhân thân, ly thân, ly dị, goá. 18
  29. Phân loại Mục tiêu Biến số Định nghĩa biến y tế thuộc Có con Đã có con hoặc không. Định tính Trung tâm y tế huyện Sóc Nhóm lĩnh vực Nhóm bác sĩ, y sĩ, điều dưỡng Định tính Sơn, thành chuyên môn hoặc khác. phố Hà Nội. Nhóm thời Nhóm thời gian công tác trong gian công tác Định tính ngành y 8h/ngày 2.4. Công cụ nghiên cứu Bộ câu hỏi phát vấn gồm 15 câu hỏi về thông tin về cá nhân, nghề nghiệp và 21 câu hỏi theo thang đo DASS 21. Thang đo DASS 21 (Depression Anxiety Stress Scale 21) là bộ công cụ tự điền gồm 21 tiểu mục chia thành 3 phần, tương ứng với mỗi phần là 7 tiểu mục. Phần DASS Stress gồm các tiểu mục 1, 6, 8, 11, 12, 14, 18, phần DASS Lo âu gồm các tiểu mục 2, 4, 7, 9, 15, 19, 20, phần DASS Trầm cảm gồm các tiểu mục 3, 5, 11, 13, 16, 17, 21. Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 3 điểm, tuỳ mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng: 0 điểm – không đúng chút nào cả, 01 điểm – đúng phần nào, hoặc thỉnh 19
  30. thoảng mới đúng, 02 điểm – đúng phần nhiều, hoặc phần lớn thời gian là đúng, 03 điểm – hoàn toàn đúng hoặc hầu hết thời gian là đúng. Khi sử dụng DASS 21 để đo lường, tổng điểm DASS của từng rối loạn được tính bằng cách lấy tổng điểm của 07 tiểu mục nhân đôi sẽ ra kết quả kết luận [32]. Kết quả được đánh giá theo bảng dưới đây: Bảng 2.2. Mức độ stress, lo âu, trầm cảm theo thang điểm DASS 21 Mức độ Trầm cảm Lo âu Stress Bình thường 0-9 0-7 0-14 Nhẹ 10-13 8-9 15-18 Vừa 14-20 10-14 19-25 Nặng 21-27 15-19 26-33 Rất nặng ≥28 ≥20 ≥34 2.5. Phương pháp thu thập số liệu Bộ câu hỏi được phát cho NVYT tự điền. Sau 1 ngày thu lại phiếu, trước nghiên cứu NVYT được hướng dẫn cách điền phiếu, chủ trương của trạm y tế và phòng khám yêu cầu điền phiếu nghiêm túc, khách quan. 2.6. Phương pháp phân tích số liệu Thông tin được làm sạch và mã hoá. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1. Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê STATA. Cả thống kê mô tả và thống kê suy luận được thực hiện. Thống kê mô tả các biến định lượng bao gồm trung bình, trung vị và độ lệch chuẩn, thống kê mô tả các biến định tính bao gồm tỉ lệ phần trăm. Thống kê suy luận cho biến định lượng được sử dụng để so sánh sự khác biệt giữa các nhóm. Mức ý nghĩa thống kê p<0,05 được sử dụng trong thống kê suy luận. 2.7. Các sai số và cách khắc phục Việc thu thập thông tin chủ yếu qua bộ câu hỏi được thiết kế sẵn nên có thể gặp phải sai số bởi các nguyên nhân: - Đối tượng hiểu sai ý của câu hỏi. 20
  31. - Điền phiếu hộ. - Sai số nhớ lại. - Đối tượng nghiên cứu không nhiệt tình tham gia nên có thể trả lời sai sự thật. - Sai số trong quá trình nhập liệu. Các biện pháp khắc phục sai số: - Đối với các sai số trong quá trình điều tra, biện pháp hạn chế sai số được áp dụng: xin ý kiến chuyên gia, chuẩn hoá bộ câu hỏi thông qua điều tra thử. - Với các sai số trong quá trình nhập liệu, bộ số liệu được nhập lại 10% số phiếu nhằm kiểm tra thông tin nhập một cách kĩ lưỡng nhất, hạn chế sai số một cách tối đa. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu - Nghiên cứu nhằm mục đích làm nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu khoá luận của bản thân và là tài liệu tham khảo cho các sinh viên của Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học. - Nghiên cứu có sự đồng ý của cơ sở nghiên cứu và sự tham gia tự nguyện của đối tượng nghiên cứu. - Trước khi tham gia, đối tượng nghiên cứu được cung cấp rõ ràng, đầy đủ thông tin liên quan đến mục tiêu và nội dung nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu có quyền từ chối hoặc rút lui khi tham gia nghiên cứu. - Thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu được bảo mật. - Trung thực trong xử lý số liệu. - Đảm bảo trích dẫn chính xác về nguồn tài liệu tham khảo. 2.9. Hạn chế của nghiên cứu - Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang nên chỉ cho thấy được tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của NVYT tại một thời điểm và không thể chứng minh được mối quan hệ nhân quả. - Kết quả thu được từ thang đo không có ý nghĩa chẩn đoán xác định stress, lo âu, trầm cảm mà chỉ đóng vai trò sàng lọc ban đầu các đối tượng có biểu hiện của stress, lo âu, trầm cảm. - Nghiên cứu viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc thu thập và phân tích kết quả. 21
  32. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhóm tuổi Số lượng (n) Tỉ lệ (%) ≤30 tuổi 119 33,52 31 - 40 tuổi 159 44,79 41 - 50 tuổi 50 14,08 >50 tuổi 27 7,61 Tổng số 355 100 X ± SD (GTNN – GTLN) 35,35±8,69 (22 - 59) Nhận xét: Bảng 3.1 cung cấp thông tin về độ tuổi của đối tượng tham gia nghiên cứu. Tuổi trung bình của cán bộ y tế huyện Sóc Sơn là 35,35 tuổi (SD=8,69), tuổi nhỏ nhất là 22 tuổi và lớn nhất là 59 tuổi. NVYT có độ tuổi từ 31 - 40 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (44,79%), sau đó là nhóm có độ tuổi £30 chiếm tỉ lệ 33,52%, nhóm 41 - 50 tuổi là 14,08% và chiếm tỉ lệ thấp nhất là nhóm >50 tuổi tương ứng 7,61%. Bảng 3.2. Phân bố tỉ lệ giới tính của đối tượng nghiên cứu Giới tính Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Nam 87 24,51 Nữ 268 75,49 Tổng số 355 100 22
  33. Nhận xét: Bảng 3.2 cho thấy, trong tổng số 355 NVYT huyện Sóc Sơn tham gia nghiên cứu thì nữ chiếm đa số với tỉ lệ 75,49%, nam chiếm 24,51%. Bảng 3.3. Đặc điểm về dân tộc, tôn giáo, nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Dân tộc (n=355) Kinh 353 99,44 Khác 2 0,56 Tôn giáo (n=355) Không 348 98,03 Phật giáo 6 1,69 Thiên chúa giáo 1 0,28 Nơi ở hiện tại (n=355) Xã 303 85,35 Thị trấn 46 12,96 Thành phố 6 1,69 Tổng số 355 100 Nhận xét: Với đặc điểm của mẫu khách thể nghiên cứu, qua bảng 3.3 chúng ta thấy đa số các NVYT huyện Sóc Sơn là người dân tộc Kinh chiếm 99,44%, hầu như không theo tôn giáo nào chiếm 98,03%, số ít theo Phật giáo (1,69%) và Thiên chúa giáo (0,28%). Các NVYT đa phần sống tại xã với tỉ lệ 85,35%, ở thị trấn là 12,96%, và ở thành phố là 1,69%. 23
  34. Bảng 3.4. Đặc điểm về hôn nhân, số con của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Tình trạng hôn nhân (n=355) Độc thân 37 10,42 Có gia đình 308 86,76 Ly thân, ly dị 7 1,97 Goá 3 0,85 Số con (n=355) Không 44 12,39 1 64 18,03 2 208 58,59 ³3 39 10,99 Tổng số 355 100 Nhận xét: Bảng 3.4 cung cấp thông tin về tình trạng hôn nhân, số con của đối tượng tham gia nghiên cứu. NVYT huyện Sóc Sơn có gia đình chiếm tỉ lệ cao nhất là 86,76%, độc thân chiếm 10,42%, NVYT ly thân, ly dị chiếm 1,97% và một phần nhỏ NVYT goá chiếm 0,85%. Đa số NVYT huyện Sóc Sơn có từ 1 đến 2 con, tương ứng với tỉ lệ 18,03% và 58,59%, những NVYT chưa có con chiếm 12,39%, và một phần nhỏ các NVYT có số con từ 3 trở lên chiếm 10,99%. 24
  35. 3.1.2. Đặc điểm công việc của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn Bảng 3.5. Đặc điểm về lĩnh vực chuyên môn của đối tượng nghiên cứu Lĩnh vực chuyên môn Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Bác sĩ 67 18,87 Dược sĩ 34 9,58 Y sĩ, Điều dưỡng 191 53,80 Kĩ thuật viên 20 5,63 Nữ hộ sinh 26 7,32 Khác 17 4,80 Tổng số 355 100 Nhận xét: Về lĩnh vực chuyên môn của NVYT huyện Sóc Sơn, nhóm đối tượng Y sĩ, điều dưỡng chiếm tỉ lệ cao nhất với 191 người chiếm tỉ lệ là 53,80%, sau đó là nhóm đối tượng bác sĩ 67 người chiếm 18,87%, dược sĩ 34 người chiếm 9,58%, nữ hộ sinh 26 người ứng với 7,32%, kĩ thuật viên 20 người tương ứng là 5,63%, còn lại là các lĩnh vực chuyên môn khác như hộ lý chiếm 4,79% với 17 người. Bảng 3.6. Đặc điểm về trình độ của đối tượng nghiên cứu Trình độ học vấn Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Trung cấp, Cao đẳng 249 70,14 DS trung học 27 7,61 DS/BS 51 14,37 DS/BSCK1 24 6,76 DS/BSCK2 1 0,28 25
  36. Thạc sĩ 3 0,84 Tổng số 355 100 Nhận xét: Từ bảng 3.6, chúng ta thấy, NVYT huyện Sóc Sơn chủ yếu có trình độ học vấn ở mức trung cấp, cao đẳng chiếm tỉ lệ 70,14%, tiếp đến là bác sĩ, dược sĩ trình độ đại học chiếm 14,37%, dược sĩ trung học chiếm 7,61%, DS/BSCK1 chiếm 6,76%, một phần rất nhỏ là các NVYT có trình độ DS/BSCK2, thạc sĩ tương ứng với tỉ lệ là 0,28% và 0,84%. Bảng 3.7. Đặc điểm về thời gian công tác trong ngành y, thời gian công tác tại PK/TYT của đối tượng nghiên cứu Trong ngành y tế Tại TYT và PKĐK Thời gian công tác Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Số lượng (n) Tỉ lệ (%) 10 năm 160 45,07 135 38,03 Tổng 355 100 355 100 Nhận xét: Phần lớn cán bộ nhân viên của các Trạm y tế và Phòng khám Đa khoa khu vực của Huyện Sóc Sơn có thời gian công tác trong ngành y tế trên 10 năm (chiếm 45,07%), sau đó là những NVYT công tác trong ngành y từ 5 - 10 năm chiếm 32,39%, những NVYT công tác trong ngành y dưới 5 năm chiếm tỉ lệ thấp nhất là 22,54%. Tương tự tỉ lệ NVYT huyện Sóc Sơn có thời gian công tác trên 10 năm là cao nhất với 38,03%, sau đó là các NVYT công tác tại đây dưới 5 năm chiếm 33,24%, tỉ lệ thấp nhất là các NVYT có thời gian công tác tại PK/TYT từ 5 - 10 năm chiếm 28,73%. 26
  37. 32,11% 67,89% Hợp đồng Biên chế Biểu đồ 3.1. Hình thức lao động của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Từ biểu đồ 3.1, chúng ta có thể thấy, phần lớn là nhân viên y tế huyện Sóc Sơn làm việc theo hình thức biên chế nhà nước với 241 NVYT chiếm tỉ lệ 67,89%, còn lại làm hợp đồng có 114 NVYT chiếm 32,11%. Bảng 3.8. Đặc điểm về chức vụ của đối tượng nghiên cứu Chức vụ Số lượng (n) Tỉ lệ (%) Giám đốc PK/ Trạm trưởng 15 4,23 Phó giám đốc/ Trạm phó 14 3,94 Trưởng khoa/ phòng 9 2,54 Phó trưởng khoa / Phòng 9 2,54 Nhân viên 308 86,76 Tổng số 355 100 Nhận xét: Bảng 3.8 cho thấy đa số NVYT huyện Sóc Sơn chỉ làm công tác khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ đơn thuần (86,76%), một phần nhỏ NVYT huyện Sóc Sơn phải kiêm thêm công tác quản lý, lãnh đạo như giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó khoa phòng 27
  38. Bảng 3.9. Đặc điểm về thu nhập của đối tượng nghiên cứu Thu nhập (Triệu VNĐ) Số lượng (n) Tỉ lệ (%) 9 giờ 36 10,14 Tổng số 355 100 X ± SD (GTNN – GTLN) 8,32±0,95 ( 7 – 15) Nhận xét: Trung bình NVYT phải làm việc 8,32 giờ/ngày, thời gian làm việc ngắn nhất là 7 giờ/ngày, thời gian làm việc dài nhất là 15 giờ/ngày. Đa số NVYT làm việc từ 8 - 9 giờ/ngày chiếm 89,58%, một số ít làm việc trên 9 giờ/ngày chiếm 10,14%, và chỉ có 1 NVYT làm việc dưới 8 giờ (0,28%). 28
  39. 3.2. Xác định tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 Trầm cảm 16,62% 83,38% Lo âu 25,35% 74,65% Stress 13,80% 86,20% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Có Không Biểu đồ 3.2. Tỉ lệ mắc stress, trầm cảm và lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 Nhận xét: Biểu đồ 3.2 cho thấy tỉ lệ mắc stress, lo âu, trầm cảm của NVYT huyện Sóc Sơn thành phố Hà Nội năm 2019 lần lượt là 13,8%, 25,35%, 16,62%. 100,00% 90,00% 86,20% 80,00% 70,00% 60,00% 50,00% 40,00% 30,00% 20,00% 10,00% 7,04% 4,50% 1,13% 1,13% 0,00% Mức độ stress Không Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ của các mức độ stress theo thang điểm DASS 21 của NVYT huyện Sóc Sơn 29
  40. Nhận xét: Biểu đồ 3.3 mô tả tỉ lệ stress của NVYT huyện Sóc Sơn theo các mức độ từ nhẹ tới rất nặng. Đối với tình trạng stress, chủ yếu NVYT huyện Sóc Sơn có biểu hiện stress ở mức độ nhẹ (7,04%), sau đó là stress ở mức độ vừa (4,50%), tỉ lệ stress ở mức độ nặng và rất nặng bằng nhau là 1,13%. 80,00% 74,65% 70,00% 60,00% 50,00% 40,00% 30,00% 20,00% 15,49% 10,00% 4,79% 2,82% 2,25% 0,00% Mức độ lo âu Không Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ của các mức độ lo âu theo thang điểm DASS 21 của NVYT huyện Sóc Sơn Nhận xét: Bảng 3.4 cung cấp thông tin về tỉ lệ các mức độ lo âu theo thang điểm DASS 21 từ mức độ nhẹ đến rất nặng. Đa phần NVYT trong tình trạng lo âu mức độ vừa 15,49%, sau đó là lo âu mức độ nhẹ (4,79%), nặng (2,82%) và đặc biệt có 2,25% đối tượng có biểu hiện lo âu mức độ rất nặng. 30
  41. 90,00% 83,38% 80,00% 70,00% 60,00% 50,00% 40,00% 30,00% 20,00% 7,04% 10,00% 7,04% 0,85% 1,69% 0,00% Mức độ trầm cảm Không Nhẹ Vừa Nặng Rất nặng Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ của các mức độ trầm cảm theo thang điểm DASS 21 của NVYT huyện Sóc Sơn Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy, tỉ lệ NVYT huyện Sóc Sơn trầm cảm mức độ mức độ nhẹ và vừa chiếm tỉ lệ bằng nhau là 7,04%, mức độ nặng là 0,85% và NVYT trầm cảm ở mức độ rất nặng lại chiếm tới 1,69%. 35,00% 30,99% 30,00% 25,00% 20,00% 14,37% 15,00% 10,00% 8,45% 8,17% 5,00% 0,00% Ít nhất một rối Một rối loạn Hai rối loạn Cả ba rối loạn loạn Biểu đồ 3.6. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu biểu hiện theo các nhóm stress, lo âu, trầm cảm 31
  42. Nhận xét: Trong 355 đối tượng tham gia nghiên cứu, tỉ lệ NVYT có ít nhất một biểu hiện rối loạn tâm thần (stress, lo âu, trầm cảm) là 110 NVYT chiếm 30,99%, trong đó: có duy nhất một biểu hiện hoặc stress hoặc lo âu hoặc trầm cảm có 51 NVYT (14,37%), có hai biểu hiện là 30 NVYT (8,45%) và có 29 NVYT có cả ba biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm (8,17%). 3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 3.3.1. Phân bố mức độ rối loạn tâm thần ở nhân viên y tế theo đặc điểm cá nhân Bảng 3.11. Mức độ stress của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân Stress Không Stress OR Đặc điểm cá nhân p n % n % (KTC 95%) £30 18 15,13 101 84,87 1,18 Tuổi 0,61 >30 31 13,14 205 86,86 (0,63-2,21) Nữ 38 14,18 230 85,82 1,14 Giới 0,72 Nam 11 12,64 76 87,36 (0,56-2,35) Tình Có gia đình 40 12,99 268 87,01 trạng 0,63 0,25 hôn Độc thân/ Ly (0,28-1,40) 9 19,15 38 80,85 nhân thân/ Goá Có 41 13,18 270 86,82 0,68 Có con 0,37 Không 8 18,18 36 81,82 (0,30-1,58) Tổng 49 13,80 306 86,20 32
  43. Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện stress, kết quả bảng 3.11 cho thấy có sự chênh lệch về tỉ lệ biểu hiện stress trong các nhóm như tuổi từ 30 trở xuống, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lượng con. Những NVYT tuổi từ 30 trở xuống có nguy cơ stress cao gấp 1,18 lần những người trên 30 tuổi. NVYT nữ thì có nguy cơ stress cao gấp 1,14 lần so với NVYT là nam giới. Những người có gia đình có nguy cơ bị stress thấp hơn 0,63 lần những người độc thân, li hôn, li dị, goá . Những NVYT có con thì có nguy cơ gặp stress thấp hơn những người chưa có con 0,68 lần. Tuy vậy, những đặc điểm này không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê với biểu hiện stress của NVYT (p>0,05). Bảng 3.12. Mức độ lo âu của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân Lo âu Không lo âu OR Đặc điểm cá nhân p n % n % (KTC 95%) £30 38 31,93 81 68,07 1,66 Tuổi 0,04 >30 52 22,03 184 77,97 (1,01-2,73) Nữ 66 24,91 199 75,09 1,09 Giới 0,76 Nam 21 24,14 66 75,86 (0,62-1,91) Tình Có gia đình 73 23,70 235 76,30 trạng 0,55 0,07 hôn Độc thân/ Ly (0,28-1,05) 17 36,17 30 63,83 nhân thân/ Goá Có 74 23,79 237 76,21 0,55 Có con 0,07 Không 16 36,36 28 63,64 (0,28-1,07) Tổng 90 25,35 265 74,65 33
  44. Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện lo âu, kết quả bảng 3.12 chỉ ra những NVYT tuổi đời từ 30 tuổi trở xuống với trải nghiệm cuộc sống ít ỏi, tuổi nghề còn non nớt thì có nguy cơ biểu hiện lo âu gấp 1,66 lần so với những NVYT trên 30 tuổi (p 0,05). Bảng 3.13. Mức độ trầm cảm của NVYT phân theo đặc điểm cá nhân Không trầm Trầm cảm OR Đặc điểm cá nhân cảm p (KTC 95%) n % n % £30 26 21,85 93 78,15 1,72 Tuổi 0,06 >30 33 13,98 203 86,02 (0,97-3,05) Nữ 44 16,42 224 83,58 0,94 Giới 0,86 Nam 15 17,24 72 82,76 (0,50-1,80) Tình Có gia đình 47 15,26 261 84,74 trạng 0,53 0,08 hôn Độc thân/ Ly (0,25-1,09) 12 25,53 35 74,47 nhân thân/ Goá Có 48 15,43 263 84,57 0,55 Có con 0,11 Không 11 25,00 33 75,00 (0,26-1,16) Tổng 59 16,62 296 83,38 34
  45. Nhận xét: Đối với tình trạng biểu hiện trầm cảm, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng những NVYT tuổi từ 30 trở xuống có nguy cơ trầm cảm cao gấp 1,72 lần những NVYT trên 30 tuổi. Những NVYT là nữ thì lại có nguy cơ trầm cảm thấp hơn những NVYT là nam 0,94 lần, NVYT đã có gia đình có nguy cơ trầm cảm bằng 0,53 lần những NVYT độc thân, ly thân, ly dị hoặc goá. Những NVYT đã có con thì có nguy cơ bị trầm cảm thấp hơn những NVYT chưa có con 0,55 lần. Mặc dù có tồn tại sự chênh lệch giữa tỉ lệ trầm cảm trong các nhóm tuổi từ 30 trở xuống, giới tính, tình trạng hôn nhân, số lượng con, song sự khác biệt này là không đáng kể và không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). 3.3.2. Phân bố mức độ rối loạn tâm thần ở nhân viên y tế theo đặc điểm công việc Bảng 3.14. Mức độ stress của NVYT theo đặc điểm công việc Stress Không Stress OR Đặc điểm p n % n % (KTC 95%) Bác sĩ, điều Lĩnh vực 36 13,95 222 86,05 dưỡng 1,05 chuyên 0,89 (0,53-2,07) môn Khác 13 13,40 84 86,60 Thời gian <5 14 17,50 66 82,50 công tác 1,45 0,28 trong (0,74-2,87) ngành y ³5 35 12,73 240 87,27 Thời gian <5 21 17,80 97 82,20 công tác 1,62 0,12 tại (0,87-3,00) PK/TYT ³5 28 11,81 209 88,19 35
  46. Stress Không Stress OR Đặc điểm p n % n % (KTC 95%) Biên chế 29 12,03 212 87,97 Hình thức 0,64 0,16 lao động Hợp đồng 20 17,54 94 82,46 (0,35-1,20) Lãnh đạo 4 8,51 43 91,49 0,54 Chức vụ 0,26 Nhân viên 45 14,61 263 85,39 (0,19-1,59) 8 8 15,38 44 84,62 1,16 làm việc 0,72 (0,51-2,65) một ngày £8 41 13,53 262 86,47 Tổng 49 13,80 306 86,20 Nhận xét: Qua bảng 3.14, chúng ta thấy các yếu tố: lĩnh vực chuyên môn, thời gian công tác trong ngành y, thời gian công tác tại PK/TYT, hình thức lao động, chức vụ, thu nhập, thời gian làm việc một ngày chưa liên quan đến thực trạng stress của NVYT huyện Sóc Sơn. Bảng 3.15. Mức độ lo âu của NVYT theo đặc điểm công việc Lo âu Không lo âu OR Đặc điểm p n % n % (KTC 95%) Bác sĩ, điều Lĩnh vực 65 25,19 193 74,81 dưỡng 0,97 chuyên 0,91 (0,57-1,66) môn Khác 25 25,77 72 74,23 36
  47. Lo âu Không lo âu OR Đặc điểm p n % n % (KTC 95%) Thời gian 8 12 23,08 40 76,92 0,87 làm việc 0,68 (0,43-1,74) một ngày £8 78 25,74 225 74,26 Tổng 90 25,25 265 74,65 Nhận xét: Đối với tình trạng có dấu hiệu lo âu, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa hình thức lao động và tình trạng này ở NVYT huyện Sóc Sơn. Đối với những NVYT lao động theo hình thức biên chế có nguy cơ có biểu hiện lo âu thấp hơn những NVYT làm hợp đồng 0,59 lần (p<0,05). 37
  48. Chưa có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa các đặc điểm lĩnh vực chuyên môn, thời gian công tác, chức vụ, thu nhập, thời gian làm việc hàng ngày với nguy cơ có dấu hiệu lo âu ở NVYT huyện Sóc Sơn (p>0,05). Bảng 3.16. Mức độ trầm cảm của NVYT theo đặc điểm công việc Không trầm Trầm cảm OR Đặc điểm cảm p (KTC 95%) n % n % Bác sĩ, điều Lĩnh vực 40 15,50 218 84,50 dưỡng 0,75 chuyên 0,36 (0,41-1,38) môn Khác 19 19,59 78 80,41 Thời gian <5 22 27,50 58 72,50 công tác 2,44 0,03 trong (1,33-4,49) ngành y ³5 37 13,45 238 86,55 Thời gian <5 27 22,88 91 77,12 công tác 1,9 0,03 tại (1,07-3,37) PK/TYT ³5 32 13,50 205 86,50 Hình thức Biên chế 36 14,94 205 85,06 0,69 0,22 lao động Hợp đồng 23 20,18 91 79,82 (0,39-1,24) Lãnh đạo 7 14,89 40 85,11 0,86 Chức vụ 0,73 Nhân viên 52 16,88 256 83,12 (0,37-2,03) < 5 37 19,68 151 80,32 1,61 Thu nhập 0,10 ³5 22 13,17 145 86,83 (0,91-2,88) 38
  49. Không trầm Trầm cảm OR Đặc điểm cảm p (KTC 95%) n % n % Thời gian >8 8 15,38 44 84,62 0,90 làm việc 0,80 (0,40-2,02) một ngày £8 51 16,83 252 83,17 Tổng 59 16,62 296 83,38 Nhận xét: Đối với tình trạng trầm cảm của NVYT huyện Sóc Sơn, kết quả ở bảng 3.16 cho thấy mối liên quan giữa thời gian công tác trong ngành y, thời gian công tác tại PK/TYT và dấu hiệu trầm cảm của NVYT. Những NVYT có thời gian công tác trong ngành y dưới 5 năm có nguy cơ biểu hiện trầm cảm cao gấp 2,44 lần những NVYT có thời gian công tác trong ngành y từ 5 năm trở lên (p<0,05). Tương tự đối với những NVYT công tác tại PK/TYT dưới 5 năm có nguy cơ gặp phải tình trạng trầm cảm cao gấp 1,9 lần những NVYT có thời gian công tác tại đây từ 5 năm trở lên (p<0,05). Bảng 3.16 cho thấy, không có mối liên quan giữa lĩnh vực chuyên môn, hình thức lao động, chức vụ, thu nhập hay thời gian làm việc mỗi ngày tới nguy cơ biểu hiện trầm cảm ở NVYT mặc dù cũng có sự khác biệt tỉ lệ giữa các nhóm này. 3.4. Phân tích đa biến giữa các yếu tố liên quan với stress, trầm cảm, lo âu Bảng 3.17. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng stress của NVYT huyện Sóc Sơn Yếu tố trong mô hình Hệ số b KTC 95% p Tuổi -0,26 -1,25-0,73 0,61 Giới 0,11 -0,65-0,88 0,77 Tình trạng hôn nhân -0,41 -1,51-0,68 0,46 Có con 0,23 -1,01-1,47 0,37 39
  50. Yếu tố trong mô hình Hệ số b KTC 95% p Lĩnh vực chuyên môn 0,05 -0,65-0,76 0,89 Thời gian công tác -0,16 -1,36-1,03 0,79 trong ngành y Thời gian công tác tại 0,60 -0,36-1,55 0,22 PK/TYT Hình thức lao động -0,44 -1,29-0,41 0,32 Chức vụ -0,67 -1,88-0,55 0,28 Thu nhập -0,27 -1,12-0,59 0,54 Thời gian làm việc 0,40 -0,49-1,29 0,38 hàng ngày Nhận xét: Trong mô hình hồi quy logistic, chưa tìm được yếu tố nào liên quan đến thực trạng stress của NVYT huyện Sóc Sơn năm 2019. Bảng 3.18. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn. Yếu tố trong mô hình Hệ số b KTC 95% p Tuổi 0,31 -0,45-1,07 0,43 Giới 0,06 -0,54-0,66 0,85 Tình trạng hôn nhân -0,33 -1,23-0,56 0,47 Có con -0,15 -1,14-0,85 0,77 Lĩnh vực chuyên môn -0,09 -0,66-0,47 0,75 Thời gian công tác 0,12 -0,90-1,15 0,81 trong ngành y 40
  51. Yếu tố trong mô hình Hệ số b KTC 95% p Thời gian công tác tại -0,30 -1,17-0,57 0,49 PK/TYT Hình thức lao động -0,32 -0,99-0,34 0,34 Chức vụ 0,07 -0,82-0,95 0,89 Thu nhập 0,05 -0,63-0,73 0,89 Thời gian làm việc -0,03 -0,79-0,73 0,94 hàng ngày Nhận xét: Trong mô hình hồi quy logistic, chưa tìm được yếu tố nào liên quan đến thực trạng lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn năm 2019. Bảng 3.19. Mô hình hồi quy các yếu tố liên quan và tình trạng trầm cảm của NVYT huyện Sóc Sơn Yếu tố trong mô hình Hệ số b KTC 95% p Tuổi -0,02 -0,94-0,89 0,96 Giới -0,08 -0,77-0,61 0,83 Tình trạng hôn nhân -0,45 -1,49-0,59 0,40 Có con 0,18 -0.97-1,33 0,76 Lĩnh vực chuyên môn -0,41 -1,06-0,23 0,21 Thời gian công tác 0,99 -0,23-2,20 0,11 trong ngành y Thời gian công tác tại -0,02 -1,07-1,02 0,96 PK/TYT Hình thức lao động 0,26 -0,55-1,06 0,53 41
  52. Yếu tố trong mô hình Hệ số b KTC 95% p Chức vụ 0,29 -0,75-1,32 0,59 Thu nhập 0,23 -0,58-1,04 0,57 Thời gian làm việc 0,04 -0,85-0,93 0,94 hàng ngày Nhận xét: Trong mô hình hồi quy logistic, chưa tìm được yếu tố nào liên quan đến thực trạng trầm cảm của NVYT huyện Sóc Sơn năm 2019. 42
  53. Chương 4 BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 Tổng số nhân viên y tế tham gia nghiên cứu là 355 NVYT với độ tuổi trung bình là 35,35 tuổi, tuổi nhỏ nhất là 22 và tuổi lớn nhất là 59. Hầu hết cán bộ nhân viên y tế thuộc nhóm tuổi từ 40 tuổi trở xuống: trong đó nhóm tuổi từ 31 - 40 chiếm tỉ lệ cao nhất với 44,79%, nhóm tuổi từ 30 tuổi trở xuống chiếm 33,52%. NVYT nữ tham gia nghiên cứu chiếm 75,49%, gấp 3 lần so với NVYT nam. Đa số NVYT là người dân tộc Kinh (99,44%), không theo tôn giáo nào (98,03%) và sống chủ yếu trên địa bàn các xã (85,35%) gần với trạm y tế, phòng khám đa khoa khu vực nên thuận tiện cho việc di chuyển. Hầu hết trong số này thì đã lập gia đình (86,76%) và có con (87,61%), qua kết quả nghiên cứu cho thấy NVYT chủ yếu có từ 1 đến 2 con (76,62%), điều này cho thấy mọi người đều ý thức được việc kế hoạch hoá gia đình để để nuôi dạy con cho tốt. Về đặc điểm công việc của NVYT huyện Sóc Sơn thì nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn NVYT huyện Sóc Sơn là y sĩ, điều dưỡng chiếm 53,80%, sau đó là bác sĩ với 18,87%, phần lớn cán bộ nhân viên có trình độ học vấn ở mức trung cấp, cao đẳng (70,14%) phù hợp với phân bố của NVYT chủ yếu là y sĩ, điều dưỡng. Về thời gian công tác trong ngành y, những NVYT có tuổi nghề trên 10 năm chiếm đa số (45,07%), sau đó là tuổi nghề từ 5-10 năm, tương tự với thời gian công tác tại TYT/PKĐK thì những NVYT làm việc tại đây trên 10 năm chiếm đa số (38,03%), tiếp đến là NVYT có thời gian công tác dưới 5 năm là 33,24%. Tuy nhiên, sự khác biệt này cũng không nhiều, nhìn chung thì thời gian công tác trong ngành y tế, thời gian công tác tại TYT/PKĐK của NVYT huyện Sóc Sơn phân bố khá đều, từ những NVYT mới vào nghề đến những NVYT có thâm niên trong nghề trên 10 năm. NVYT huyện Sóc Sơn đa số làm việc theo hình thức biên chế chiếm 67,89%, những NVYT kiêm thêm chức vụ quản lý, lãnh đạo như giám đốc, phó giám đốc, trưởng, phó khoa/phòng chiếm tỉ lệ 13,24%, điều này làm tăng thêm khối lượng công việc và trách nhiệm, vai trò đối với các NVYT này, vừa phải làm tốt vai trò chăm sóc sức khoẻ, vừa phải đảm nhiệm vai trò quản lý. Về thu nhập hàng tháng, đa phần NVYT có thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/tháng (63,94%), tiếp đến là mức thu nhập từ trên 5 - 10 triệu đồng/tháng chiếm 31,27%, không có NVYT nào có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng. Với mức thu nhập từ 3-10 triệu đồng hiện nay ở nông thôn thì đa số là có điều kiện đủ sống, mặc 43
  54. dù vậy vẫn còn những NVYT có mức thu nhập dưới 3 triệu đồng, cho thấy dù đang làm trong đơn vị sự nghiệp nhà nước nhưng kinh tế vẫn còn khó khăn, đây cũng là gợi ý cho các cấp lãnh đạo nên tạo điều kiện để nâng cao đời sống vật chất cho NVYT. Thời gian làm việc trung bình của NVYT là 8,32 giờ/ngày, vượt quá thời gian làm việc hành chính là 8 giờ/ngày. Thời gian làm việc nhiều nhất là 15 giờ, ít nhất là 7 giờ. Số NVYT làm việc trên 8 giờ chiếm 14,65%, cho thấy vẫn còn nhiều NVYT phải làm việc quá thời gian quy định, điều này là phù hợp với đặc thù công việc có những buổi phải trực đêm của ngành y tế, tuy nhiên, nó cũng ảnh hưởng ít nhiều tới sức khoẻ, sinh hoạt của NVYT nói chung và NVYT huyện Sóc Sơn nói riêng. 4.2. Mô tả thực trạng về tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 Thang đo DASS 21 đánh giá 03 tình trạng stress, lo âu, trầm cảm do Lovibond công bố năm 1997 [38, 45] và được Quỹ Tâm lý của Úc (Psychology Foundation of Australia) giới thiệu. Tại Việt Nam, thang đo DASS 21 đã được Viện Sức khoẻ tâm thần quốc gia thử nghiệm, đánh giá và khuyến nghị dùng. Thang đo DASS 21 thích hợp dùng trong các nghiên cứu nhằm đưa ra một thực trạng sức khoẻ tâm thần trong quần thể nghiên cứu giúp cho nhà quản lý nhân lực có những chính sách để cải thiện, nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực. Trong các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam, thang đo này đã được đánh giá là có tính giá trị và độ tin cậy cao [50]. Thực trạng stress Kết quả nghiên cứu cho thấy có 7,04% nhân viên stress mức độ nhẹ, 4,51% mức độ vừa, 1,13% mức độ nặng và 1,13% stress ở mức độ rất nặng. Tỉ lệ stress chung của NVYT huyện Sóc Sơn năm 2019 là 13,8%. Tỉ lệ stress trong nghiên cứu của chúng em cao hơn so với nghiên cứu của tác giả Khalid S.Al-Gelban (2009) với tỉ lệ stress là 7,2%. Nghiên cứu sử dụng thang đo DASS 42 để đánh giá stress, lo âu, trầm cảm trên đối tượng là 304 bác sĩ ở vùng Aseer Saudin Arabia [48]. Sự chênh lệch giữa hai kết quả nghiên cứu có thể giải thích do nghiên cứu của tác giả Khalid S. Al-Gelban tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là các bác sĩ còn ở nghiên cứu của chúng em, đối tượng nghiên cứu là nhân viên y tế chung trong bệnh viện, hơn nữa cũng có sự khác nhau về văn hoá tổ chức, cách vận hành cũng như về đời sống xã hội của đối tượng tại các địa điểm khác nhau. Nghiên cứu của tác giả Asad Zandi và cộng sự (2011) sử dụng thang đo DASS 21 trên đối tượng nghiên cứu là 272 điều dưỡng tại một BV quân đội cho kết quả tỉ 44
  55. lệ stress là 23,8%, cao hơn tỉ lệ stress trong nghiên cứu của chúng em [44]. Sự khác biệt này có thể được giải thích bởi hai địa điểm nghiên cứu có đặc điểm tương đối khác nhau, một là tại BV quân đội, một là tuyến y tế cơ sở, rất có thể môi trường làm việc trong các BV quân đội có áp lực và yêu cầu kĩ thuật cao hơn các BV thông thường, nhất là so với các TYT/PK tuyến cơ sở của nước ta. Điều này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Creedy D.K và cộng sự (2017) nghiên cứu trên 1037 điều dưỡng/nữ hộ sinh tại Australia có tỉ lệ stress là 22,1% [42], kết quả nghiên cứu của chúng em có tỉ lệ stress thấp hơn. Điều này có thể giải thích bởi nghiên cứu của tác giả được tiến hành trên rất nhiều các BV ở các tuyến khác nhau, các tuyến dưới thường có áp lực công việc thấp hơn các BV đầu ngành. Hơn nữa, tác giả nghiên cứu trên đối tượng là điều dưỡng, nữ hộ sinh hầu hết là nữ (98%), đây là đối tượng dễ có nguy cơ rối loạn sức khoẻ tâm thần hơn nam giới, điều này đã được khẳng định bởi một số nghiên cứu trên thế giới [40, 44, 48]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thành Tài và cộng sự (2008) trên đối tượng là các điều dưỡng tại BV đa khoa Trung ương Cần Thơ sử dụng bộ công cụ đánh giá stress nghề nghiệp của David Fontana (The Professional Life Stress Test) cho kết quả tỉ lệ stress là 53,1%, cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của chúng em [18]. BV đa khoa Trung ương Cần thơ là bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Y tế, là bệnh viện tuyến cuối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với quy mô 1000 giường, trang thiết bị hiện đại, đòi hỏi nhiều kĩ thuật cao, cùng với sứ mệnh đào tạo, chuyển giao kĩ thuật cho tuyến dưới Trong khi đó, địa điểm nghiên cứu của chúng em là TYT/PK đa khoa khu vực tại huyện Sóc Sơn – tuyến y tế cơ sở. Sự chênh lệch này phù hợp với đặc điểm các BV tuyến dưới thì thường có áp lực công việc ít hơn các BV đầu ngành, điều này cũng được khẳng định qua một vài nghiên cứu [18, 42]. Ngoài ra sự khác biệt này cũng có thể là do khác nhau về việc sự dụng các thang đo, công cụ đánh giá. Kết quả này cũng tương tự với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Trung Tần (2012), nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 136 NVYT tại BV Tâm thần Tiền Giang cho kết quả 75,7% các NVYT thỉnh thoảng stress, trong đó 14,7% các NVYT rơi vào tình trạng stress thường xuyên, cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng em. Sự khác biệt này có thể được giải thích bởi sự khác nhau trong môi trường làm việc của 2 địa điểm nghiên cứu, tính đặc thù chuyên ngành của đối tượng nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Trung Tần nghiên cứu trên NVYT BV Tâm thần có thể có nhiều yếu tố nguy cơ đặc thù dẫn đến RLTT hơn. 45
  56. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thu Thuỷ và Nguyễn Thị Liên Hương (2015) trên 600 điều dưỡng đang làm việc tại BV Hữu nghị Việt Đức, sử dụng thang đo DASS 21 cho kết quả tỉ lệ stress là 18,5%. Trong đó mức độ nhẹ chiếm 9%, mức độ vừa là 7%, mức độ nặng và rất nặng là 2,5% [22]. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng em, sự khác biệt này có thể xuất phát từ cùng một nguyên nhân với nghiên cứu của tác giả Lê Thành Tài. Ngoài sự khác biệt về địa điểm nghiên cứu, nghiên cứu của tác giẻ Trần Thị Thu Thuỷ và Nguyễn Thị Liên Hương tiến hành trên đối tượng là các điều dưỡng viên, còn đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu của chúng em là các NVYT chung. Thực trạng lo âu Nghiên cứu cho thấy tỉ lệ lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn năm 2019 là 25,35%, nghĩa là cứ trong 10 NVYT thì có ít nhất 2 NVYT có dấu hiệu lo âu ở các mức độ khác nhau. Tỉ lệ NVYT biểu hiện lo âu ở các mức độ lo âu nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 4,79%, 15,49%, 2,82% và 2,25%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của 02 tác giả Refai Yassen Al-Hussein và Ahmed Moshirf Al-Mteiwty (2007) cho kết quả 20,8% các điều dưỡng tại 07 bệnh viện tại thành phố Mosul-Iran có biểu hiện lo âu với cùng thang đo DASS 21 [40]. Sự khác biệt này có thể là do có sự khác nhau về văn hoá tổ chức, cách vận hành cũng như về đời sống xã hội của đối tượng tại các địa điểm khác nhau, tại các quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu của chúng em cho kết quả về tỉ lệ lo âu của NVYT thấp hơn nghiên cứu của 03 tác giả Mostafa A F.Abbas, Lamiaa Z.Abu Zaid và Mona Hussaein (2013). Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá rối loạn lo âu và trầm cảm HADS (Hospital Anxiety and Depression Scale) cho kết quả 27% các điều dưỡng các BV tại King Fahad Medical City có biểu hiện lo âu [34]. Nghiên cứu của tác giả được thực hiện trên đối tượng là điều dưỡng, còn trong nghiên cứu của chúng em là NVYT nói chung. Vì vậy không thể tránh khỏi có sự khác nhau về đặc điểm đối tượng nghiên cứu, cũng như nền văn hoá, kinh tế giữa 2 địa điểm nghiên cứu. Hơn nữa, sự khác biệt này cũng có thể do bộ công cụ đánh giá rối loạn lo âu sử dụng trong hai nghiên cứu là khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thuý (2011) đánh giá trên 120 NVYT khối lâm sàng tại BV Ung bướu Hà Nội cho thấy tỉ lệ NVYT có biểu hiện lo âu là 41,5%, trong đó mức lo âu rất nặng là 4,5% [23]. Kết quả này cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ 46
  57. lo âu ở nghiên cứu của chúng em. Tỉ lệ lo âu ở mức rất nặng cũng cao hơn tỉ lệ này ở nghiên cứu của chúng em. Sự chênh lệch này có thể do sự khác nhau về đặc điểm cũng như đối tượng nghiên cứu. Mặt khác, có thể xuất phát từ đặc thù của bệnh viện chuyên khoa Ung thư phải đối diện với các bệnh nhân nặng, mắc bệnh hiểm nghèo, nên BV Ung bướu Hà Nội có thể có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến tỉ lệ RLTT cao hơn tại tuyến y tế cơ sở như trong nghiên cứu của chúng em. Kết quả nghiên cứu của chúng em có tỉ lệ NVYT bị rối loạn lo âu cao hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hương, Nguyễn Hữu Xuân Trường và Trần Thị Giáng Hương (2012). Nghiên cứu của tác giả sử dụng thang tự đánh giá lo âu của Zung (SAS) trên 175 NVYT đang công tác tại BV Tâm thần Đà Nẵng năm 2012 cho kết quả tỉ lệ lo âu là 14,3%, trong đó chỉ ở mức độ nhẹ và vừa, tương ứng là 12,6% và 1,7% [12]. Lý giải về sự khác biệt này, chúng em cho rằng có thể do bộ công cụ đánh giá sử dụng trong 2 nghiên cứu là khác nhau: tác giả Nguyễn Thanh Hương và cộng sự đã sử dụng thang đánh giá lo âu SAS có đến 20 tiểu mục để đánh giá về rối loạn lo âu, trong khi đó nghiên cứu của chúng em sử dụng DASS 21 chỉ có 07 tiểu mục đánh giá về rối loạn lo âu, vì vậy không thể tránh được những khác biệt trong kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu của Ngô Thị Kiều My và cộng sự (2014) tiến hành trên 370 điều dưỡng và hộ sinh khối lâm sàng BV Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng, sử dụng bộ công sụ chuẩn DASS 21 cho kết quả tỉ lệ lo âu là 33,2%, kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của chúng em. Sự chênh lệch này có thể được lý giải bởi sự khác nhau về đặc điểm đối tượng nghiên cứu và đặc điểm về môi trường làm việc của đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả được tiến hành trên đối tượng nghiên cứu là các điều dưỡng, nữ hộ sinh, đa số giới tính nữ (98,1%), là đối tượng dễ gặp rối loạn tâm thần hơn nam giới [40, 44, 48]. Ngoài ra, BV Phụ Sản – Nhi là BV chuyên khoa khoa đầu ngành về Phụ Sản – Nhi ở khu vực Nam Trung Bộ, chịu trách nhiệm khám chữa bệnh về chuyên khoa Phụ Sản - Nhi không chỉ ở thành phố Đà Nẵng mà còn ở các tỉnh lân cận, với quy mô lớn 600 giường bệnh, vì vậy áp lực công việc, khả năng gặp các rối loạn tâm thần có thể sẽ cao hơn TYT/PK tại huyện Sóc Sơn - tuyến y tế cơ sở như trong nghiên cứu của chúng em [14]. Thực trạng trầm cảm Kết quả nghiên cứu cho thấy tỉ lệ NVYT huyện Sóc Sơn bị trầm cảm là 16,62%. Trong đó, mức độ nhẹ và vừa chiếm tỉ lệ bằng nhau là 7,04%, nặng là 0,85% và có tới 1,69% trầm cảm ở mức độ rất nặng. 47
  58. Kết quả nghiên cứu của chúng em có tỉ lệ trầm cảm cao hơn kết quả nghiên cứu của Khalid S. Al-Gelban (2009). Tác giả sử dụng thang đo DASS 42 trên đối tượng là 304 bác sĩ ở vùng Aseer Saudin Arabia cho kết quả tỉ lệ trầm cảm là 7,6% [48]. Sự chênh lệch giữa hai kết quả nghiên cứu có thể giải thích do nghiên cứu của tác giả Khalid S. Al-Gelban tiến hành nghiên cứu trên đối tượng là các bác sĩ còn ở nghiên cứu của chúng em, đối tượng nghiên cứu là nhân viên y tế chung trong bệnh viện, hơn nữa cũng có sự khác nhau về văn hoá tổ chức, cách vận hành cũng như về đời sống xã hội của đối tượng tại các địa điểm khác nhau. So với kết quả nghiên cứu của Asad Zandi và cộng sự (2011), kết quả nghiên cứu của chúng em có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn. Tác giả sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của 272 điều dưỡng làm tại một BV quân đội, kết quả thu được tỉ lệ trầm cảm là 24,9% [44]. Sự khác biệt này có thể được giải thích bởi hai địa điểm nghiên cứu có đặc điểm tương đối khác nhau, một là tại BV quân đội, một là tuyến y tế cơ sở, rất có thể môi trường làm việc trong các BV quân đội có áp lực và yêu cầu kĩ thuật cao hơn các BV thông thường, nhất là so với các TYT/PK tuyến cơ sở của nước ta. Điều này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu của Creedy D.K và cộng sự (2017) nghiên cứu trên 1037 điều dưỡng/nữ hộ sinh tại Australia có tỉ lệ trầm cảm là 17,3% [42], kết quả nghiên cứu của chúng em có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn nghiên cứu của tác giả. Điều này có thể giải thích bởi nghiên cứu của tác giả được tiến hành trên rất nhiều các BV ở các tuyến khác nhau, các tuyến dưới thường có áp lực công việc thấp hơn các BV đầu ngành. Hơn nữa, nghiên cứu của tác giả trên đối tượng là điều dưỡng, nữ hộ sinh hầu hết là nữ (98%), đây là đối tượng dễ có nguy cơ rối loạn sức khoẻ tâm thần hơn nam giới, điều này đã được khẳng định bởi một số nghiên cứu trên thế giới [40, 44, 48]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Đậu Thị Tuyết (2013) thực hiện trên tất cả các NVYT khối lâm sàng của hai BV tại Nghệ An cho thấy tỉ lệ NVYT có biểu hiện trầm cảm là 13,6% [31]. Sự khác biệt này có thể do sự khác nhau về đặc điểm đối tượng nghiên cứu. Ngoài sự khác biệt này, nghiên cứu của tác giả Đậu Thị Tuyết được tiến hành song song tại một BV công lập và một BV tư nhân, hai BV có thể có sự khác nhau về môi trường làm việc, các mối quan hệ trong tổ chức, chế độ động viên, khuyến khích trong khi đó nghiên cứu của chúng em được tiến hành toàn bộ trên các cơ sở y tế công lập. 48
  59. So với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân và cộng sự (2018), nghiên cứu của chúng em có tỉ lệ trầm cảm thấp hơn nghiên cứu của tác giả. Tác giả sử dụng thang đo DASS 21 đánh giá tỉ lệ stress, lo âu, trầm cảm trên 650 NVYT BV Trưng Vương cho kết quả 20,8% NVYT có biểu hiện trầm cảm [29]. Điểm khác biệt này có thể là do sự khác nhau về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu tại các địa điểm khác nhau. Hơn nữa có thể đó là do sự khác nhau của môi trường làm việc, BV Trưng Vương là một bệnh viện đa khoa lớn, với quy mô lớn gồm 700 giường bệnh nội trú, các kĩ thuật cao, trong khi đó, nghiên cứu của chúng em thực hiện tại các TYT/PK đa khoa khu vực trên địa bản huyện Sóc Sơn – tuyến y tế cơ sở. Trong nghiên cứu của mình, ngoài việc đánh giá tỉ lệ stress, lo âu, trầm cảm chung của đối tượng nghiên cứu, chúng em có nhận thấy rằng tình trạng stress, lo âu, trầm cảm có nhiều biểu hiện tương đồng và có mối liên quan tương hỗ với nhau khá chặt chẽ. Nghiên cứu của chúng em đã cho thấy tỉ lệ NVYT có ít nhất một biểu hiện RLTT (stress, lo âu, trầm cảm) là 30,99%, cụ thể: có duy nhất một biểu hiện hoặc stress hoặc lo âu hoặc trầm cảm là 14,37%, có hai biểu hiện là 8,45%, có cả ba biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm là 8,17%. Như vậy, các kết quả của nghiên cứu về tình trạng biểu hiện stress, lo âu và trầm cảm của NVYT huyện Sóc Sơn đã cho thấy sự cần thiết phải có biện pháp hỗ trợ tâm lý cho NVYT từ phía lãnh đạo đơn vị, gia đình và quan trọng hơn nữa là từ chính bản thân các NVYT. 4.3. Một số yếu tố liên quan đến stress, lo âu, trầm cảm của nhân viên y tế huyện Sóc Sơn năm 2019 4.3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm Đối với tình trạng biểu hiện stress Ở các nghiên cứu trước đây, một số nghiên cứu có chỉ ra rằng có mối liên quan giữa yếu tố cá nhân với tình trạng biểu hiện stress của nhân viên y tế. Ví dụ như nghiên cứu của Khalid S.Al-Gelban (2009) cho thấy nữ giới có nguy cơ biểu hiện stress cao hơn nam giới [48]. Tương tự với nghiên cứu của tác giả Asad Zandi và cộng sự (2011) cũng cho thấy nữ giới có tỉ lệ stress cao hơn nam giới và có mối liên quan giữa stress với tuổi của NVYT [44]. 49
  60. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Nguyễn Nhựt Trần và cộng sự (2008) chỉ ra rằng có mối liên quan giữa stress và sự hoạt động thể lực, những NVYT chăm hoạt động thể lực có nguy cơ bị stress thấp hơn những NVYT không hoạt động thể lực [24]. Tuy nhiên, ở một số nghiên cứu lại chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân tới tình trạng biểu hiện stress của NVYT. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân và cộng sự (2018) đã chỉ ra rằng không tìm thấy mối liên quan giữa stress với đặc điểm về tuổi, giới của NVYT [29]. Kết quả nghiên cứu này của chúng em cho thấy không có mối liên quan giữa yếu tố cá nhân: tuổi, giới, tình trạng hôn nhân, có con với tình trạng biểu hiện stress ở NVYT huyện Sóc Sơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân (2018). Đối với tình trạng biểu hiện lo âu Một số nghiên cứu trước đây đã cho thấy yếu tố cá nhân có mối liên quan tới tình trạng biểu hiện lo âu của nhân viên y tế. Trong đó, có thể kể đến, nghiên cứu của tác giả Khalid S (2009) cho thấy giới tính có mối liên quan với tình trạng biểu hiện lo âu, những NVYT nữ có nguy cơ lo âu cao hơn những NVYT nam [48]. Tương tự, nghiên cứu của tác giả Asad Zandi và cộng sự (2011) cũng cho thấy nữ giới có tỉ lệ lo âu cao hơn nam giới và có mối liên quan giữa tình trạng lo âu với tuổi của NVYT [44]. Bên cạnh yếu tố giới, tuổi, nghiên cứu của tác giả Mostafa A F.Abbas và cộng sự (2013) chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tình trạng biểu hiện lo âu với yếu tố hôn nhân, thói quen rèn luyện thể dục thể theo, thói quen hút thuốc lá của NVYT, những điều dưỡng ly hôn/goá thì có tỉ lệ lo âu cao hơn những NVYT có gia đình, những NVYT ít rèn luyện thể dục thì có nguy cơ lo âu cao hơn những NVYT chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao, những NVYT có thói quen hút thuốc lá thì có nguy cơ lo âu cao hơn những NVYT không hút thuốc [34]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hương và cộng sự (2012) cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố tuổi và hoạt động thể dục thể thao với tình trạng biểu hiện lo âu qua phân tích đơn biến [12]. Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kiều My (2014) cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng biểu hiện lo âu với thói quen rèn luyện thể dục thể thao, biến cố/sự kiện cá nhân, tình trạng sức khoẻ bản thân, chăm sóc con nhỏ qua phân tích đơn biến [14]. 50
  61. Ngược lại, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân (2018) lại chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân như: tuổi, giới đến tình trạng biểu hiện lo âu của NVYT [29]. Kết quả nghiên cứu của chúng em cho thấy yếu tố tuổi có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn. Mối liên quan này đã được khẳng định khi có ý nghĩa thống kê trong phân tích đơn biến (p=0,04). Những NVYT có tuổi từ 30 trở xuống có khả năng bị lo âu gấp 1,66 lần những NVYT trên 30 tuổi. Đội ngũ NVYT huyện Sóc Sơn hầu hết là nữ (75,49%), NVYT ở độ tuổi trẻ cũng chiếm tỉ lệ cao (33,52%). Đối với những NVYT trẻ, họ là đối tượng làm việc rất năng động và đầy nhiệt huyết, họ không ngừng học hỏi để hoàn thiện về chuyên môn. Tuy nhiên, vì tuổi đời còn trẻ, nên khả năng điều chỉnh tâm lý chưa tốt, rất dễ tạo ra các áp lực, rào cản cho bản thân. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Asad Zandi (2011). Chúng em không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố cá nhân còn lại là giới tình, tình trạng hôn nhân, tình trạng có con với sự biểu hiện lo âu của NVYT huyện Sóc Sơn (p>0,05). Đối với tình trạng xuất hiện dấu hiệu trầm cảm Nghiên cứu của tác giả Asad Zandi (2011) cho thấy có mối liên quan giữa tuổi, giới tính với tình trạng biểu hiện trầm cảm của NVYT [44]. Mostafa A F.Abbas và cộng sự (2013) chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm của NVYT với yếu tố hôn nhân, thói quen rèn luyện thể dục thể theo, thói quen hút thuốc lá [34]. Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kiều My (2014) chỉ ra có mối liên quan giữa tình trạng trầm cảm với tình trạng sức khoẻ bản thân, sự kiện/biến cố gia đình [14]. Trong khi đó, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân (2018) lại chỉ ra rằng không có mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân như: tuổi, giới đến tình trạng biểu hiện trầm cảm của NVYT [29]. Nghiên cứu của chúng em không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa các yếu tố cá nhân như tuổi, giới tình, tình trạng hôn nhân, tình trạng có con với sự biểu hiện trầm cảm của NVYT huyện Sóc Sơn (p>0,05). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân (2018). 51
  62. 4.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố về đặc điểm công việc với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm Đối với tình trạng biểu hiện stress Nhiều nghiên cứu đã cho thấy, có mối liên quan giữa đặc điểm công việc với tình trạng biểu hiện stress của NVYT. Ví dụ như nghiên cứu của tác giả Asad Zandi (2011) cho thấy trình độ học vấn, số giờ làm thêm và nơi làm việc có mối liên quan với tình trạng biểu hiện stress của NVYT [44]. Tại Việt Nam, tác giả Lê Thành Tài (2008) chỉ ra các yếu tố nghề nghiệp như thâm niên công tác, thời gian làm việc một ngày quá dài, công việc nhiều áp lực, không hứng thú, điều kiện làm việc thiếu máy móc, trang thiết bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ bị thương tích, phản ứng của người bệnh và người nhà, thu nhập chưa thoả đáng có mối liên quan đến tình trạng biểu hiện stress của NVYT [18]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kiều My (2014) là có mối liên quan giữa tình trạng stress với các yếu tố nghề nghiệp như công việc chưa ổn định, diện tích nơi làm việc chật chội, quan hệ với cấp trên chưa tốt [14]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân (2018) cho kết quả có mối liên quan giữa các yếu tố nghề nghiệp là kiêm nhiệm quản lý, áp lực công việc, công việc đơn điệu với tình trạng stress của NVYT [29]. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng em, không tìm thấy mối liên quan giữa các đặc điểm công việc như: lĩnh vực chuyên môn, thời gian công tác trong ngành y, thời gian công tác tại PK/TYT, hình thức lao động, chức vụ, thu nhập, thời gian làm việc một ngày đến thực trạng stress của NVYT huyện Sóc Sơn. Đối với tình trạng biểu hiện lo âu Nghiên cứu của tác giả Asad Zandi (2011) cho thấy trình độ học vấn, số giờ làm thêm và nơi làm việc có mối liên quan với tình trạng biểu hiện lo âu của NVYT [44]. Khác với những nghiên cứu trên, tác giả Mostafa A F.Abbas (2013) không tìm thấy mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố công việc như trực đêm, tăng ca với tình trạng lo âu, trầm cảm của NVYT [34]. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Hương và cộng sự (2012) cho thấy có mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp như: đối diện với những hành động bất thường, nguy hiểm của bệnh nhân, mức thu nhập từ BV, sự thiếu tôn trọng của xã hội với tình trạng biểu hiện lo âu qua phân tích hồi quy logistic đa biến [12]. Nghiên cứu của Ngô 52
  63. Thị Kiều My (2014) cho kết quả có mối liên quan giữa tình trạng lo âu của NVYT với đặc điểm chưa công bằng trong đánh giá công việc [14]. Nghiên cứu của chúng em cho kết quả hình thức lao động có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng lo âu của NVYT. Những NVYT làm theo hình thức biên chế có nguy cơ biểu hiện lo âu thấp hơn những NVYT làm việc theo hình thức hợp đồng 0,59 lần (p=0,03). Điều này có thể giải thích do làm việc hình thức lao động hợp đồng thì cá nhân chỉ làm việc theo thời hạn và có thể phải nghỉ việc, tìm việc làm mới nếu đơn vị tuyển dụng không kí tiếp hợp đồng, điều này làm tăng thêm sự lo lắng và áp lực lên NVYT hơn so với hình thức lao động biên chế - là một vị trí công việc phục vụ lâu dài, vô thời hạn trong cơ quan Nhà nước, đảm bảo sự ổn định hơn cho NVYT. Đối với tình trạng biểu hiện trầm cảm Nghiên cứu của tác giả Ngô Thị Kiều My (2014) chỉ ra rằng các yếu tố liên quan đến trầm cảm bao gồm chưa tự chủ trong công việc, quan hệ với cấp trên không tốt [14]. Nghiên cứu của Nguyễn Mạnh Tuân (2018) cho kết quả các yếu tố liên quan tới tình trạng trầm cảm của NVYT là áp lực công việc cao, việc cảm thấy không hài lòng với môi trường làm việc [29]. Trong nghiên cứu này, chúng em chỉ tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng trầm cảm với các yếu tố là thời gian công tác trong ngành y tế và thời gian công tác tại PK/TYT (p=0,03). Những NVYT có thời gian công tác trong ngành y dưới 5 năm có nguy cơ bị trầm cảm gấp 2,44 lần những NVYT làm việc trong ngành y tế từ 5 năm trở lên. Điều này có thể hiểu là do các NVYT mới bước vào nghề, từ lý thuyết đến thực tế rất khác nhau, đòi hỏi mỗi NVYT phải ra sức rèn luyện, tu dưỡng tương cả về chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp, quy tắc ứng xử, nên những NVYT có tuổi nghề còn trẻ, thường dễ mắc các RLTT hơn những NVYT đã có tuổi nghề lâu hơn. Tương tự, những NVYT có thời gian công tác tại PK/TYT dưới 5 năm có nguy cơ bị trầm cảm gấp 1,90 lần những NVYT làm việc tại PK/TYT từ 5 năm trở lên. Ngoài công tác chăm sóc sức khoẻ, những NVYT có thời gian công tác tại PK/TYT dưới 5 năm phải nỗ lực hơn để hoà nhập với môi trường mới, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp mới. 53
  64. KẾT LUẬN Nghiên cứu của chúng em sử dụng thang đo DASS 21 của Lovibond để xác định tình trạng stress, lo âu, trầm cảm của 355 nhân viên y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội và một số yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu cho thấy: 1. Tỉ lệ stress, trầm cảm và lo âu của nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2019 lần lượt là 13,8%, 16,62%, 25,35%. Tỉ lệ NVYT có ít nhất một rối loạn tâm thần là 30,99%, cụ thể: 8,17% đối tượng nghiên cứu có cả 03 biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm, 8,45% có 02 biểu hiện và 14,37% chỉ có 01 biểu hiện hoặc stress hoặc lo âu hoặc trầm cảm. Phân theo mức độ biểu hiện stress, lo âu, trầm cảm chúng em ghi nhận được: Đối với tình trạng stress, tỉ lệ giảm dần theo các mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 7,04%, 4,51%, 1,13%, 1,13%; Đối với tình trạng lo âu, mức độ vừa chiếm cao nhất với 15,49%, nhẹ là 4,79%, nặng là 2,82% và đặc biệt có tới 2,25% lo âu ở mức độ rất nặng; Đối với tình trạng trầm cảm, mức độ nhẹ và vừa chiếm tỉ lệ bằng nhau là 7,04%, nặng là 0,85% và có tới 1,69% trầm cảm ở mức độ rất nặng. 2. Một số yếu tố liên quan với tình trạng stress, lo âu, trầm cảm ở nhân viên y tế thuộc Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn Dấu hiệu lo âu ở nhân viên y tế có mối liên quan với một yếu tố cá nhân là tuổi của nhân viên y tế (OR=1,66, p=0,04) và một yếu tố về đặc điểm nghề nghiệp là hình thức lao động của nhân viên y tế (OR=0,59, p=0,03). Dấu hiệu trầm cảm ở nhân viên y tế có mối liên quan với yếu tố về đặc điểm công việc là thời gian công tác trong ngành y tế (OR=2,44, p=0,03), thời gian công tác tại phòng khám/trạm y tế (OR=1,90, OR=0,03). 54
  65. KHUYẾN NGHỊ Từ kết quả, bàn luận và kết luận của nghiên cứu, chúng em đưa ra một số khuyến nghị như sau: 1. Đối với ban lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn - Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn cần tổ chức các đợt khám sàng lọc cho toàn bộ cán bộ nhân viên y tế. Đối với những trường hợp nhân viên y tế có rối loạn tâm thần nặng thì Trung tâm y tế cần hỗ trợ điều trị và tạo điều kiện nghỉ ngơi. - Phối hợp mời chuyên gia tâm lý về nói chuyện chuyên đề về tâm lý lao động, tâm lý xã hội. Cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng, hậu quả của các rối loạn tâm thần, các yếu tố nguy cơ và cách phòng tránh. - Tổ chức thêm nhiều các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan du lịch Chú trọng đến sự phù hợp của từng nhóm đối tượng như trẻ tuổi, lớn tuổi, có gia đình nhằm thu hút sự tham gia của tất cả các cán bộ nhân viên. - Cải thiện các mối quan hệ nghề nghiệp: tăng cường sự trao đổi giữa cán bộ quản lý cấp khoa phòng và các nhân viên y tế để tăng cường hỗ trợ nhân viên kịp thời từ các cán bộ quản lý trực tiếp, tổ chức các lớp đào tạo về giao tiếp ứng xử. 2. Đối với nhân viên y tế - Cho mình thời gian để nghỉ ngơi thư giãn. - Sắp xếp công việc một cách khoa học, hợp lý. - Tham gia các hoạt động giải trí, rèn luyện thể dục thể thao đều đặn, chế độ dinh dưỡng hợp lý để có một sức khoẻ tốt. 55
  66. TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. 10,7% người lao động bị rối loạn tâm thần (2008), truy cập ngày 11/11/2013, tại trang web than/82/1881892.epi. 2. Võ Văn Bản (2002), Thực hành điều trị tâm lý, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 3. Bộ Y Tế - Nhóm đối tác y tế (Health Partnership Group - HPG) (2014), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2014 (JAHR 2014). 4. Bộ Y tế (2012), Gánh nặng tâm thần trong lao động, Sức khoẻ nghề nghiệp - Sách đào tạo Bác sỹ chuyên khoa Định hướng Y học dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 5. Cẩm nang bệnh, truy cập ngày 26/04/2020, tại trang web 6. Nguyễn Hữu Chiến (2016), Rối loạn trầm cảm, truy cập ngày-2020, tại trang web =34&MN=7. 7. Trần văn Cường (2005), Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các cùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay. 8. Đại học Y tế Công cộng (dự án VINE) (2011), Gánh nặng bệnh tật và chấn thương ở Việt Nam 2008, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 48-50. 9. Nguyễn Ý Đức (2013), Đời sống và stress, truy cập ngày, tại trang web 1439230.html. 10. Trương Thị Hoà (2018), Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 11. Nguyễn Thị Huyền (2018), TTYT huyện Sóc Sơn: Phát triển toàn diện theo mô hình Bác sĩ gia đình quản lý sức khỏe toàn dân, truy cập ngày, tại trang web trien-toan-dien-theo-mo-hinh-bac-si-gia-dinh-quan-ly-suc-khoe-toan-dan- 3315.html.