Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_no_phai_tra_nha_cung.pdf
Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH FAC THỰC HIỆN Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Tên: TrTrườngần Văn Chung Đại học KinhTS. H ồtếThị ThúyHuế Nga Lớp: K48D – Kế toán Niên khóa : 2014 – 2018 Huế, tháng 4 năm 2018
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp như ngày hôm nay, em gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và các thầy, cô giáo trong khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền đạt cho em những kiến thức trong những năm học vừa qua. Đặc biệt là cô giáo TS. Hồ Thị Thúy Nga là người trực tiếp hướng dẫn và chỉ dẫn tận tình để giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất của mình đối với những tâm huyết mà cô đã dành cho sinh viên chúng em. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị em kiểm toán viên của Công ty TNHH Kiểm toán FAC tại thành phố Huế đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất để giúp đỡ, hỗ trợ sinh viên trong suốt thời gian thực tập. Do điều kiện hạn chế về thời gian cũng như về mặt kiến thức nên khóa luận này không thể tránh khỏi những sai sót. Chính vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo, các anh chị trong Công ty TNHH Kiểm toán FAC đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 04 năm 2018 Trường Đại học Kinh tếSinh Huế viên thực hiện Trần Văn Chung SVTH: Trần Văn Chung i
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC BIỂU v DANH MỤC SƠ ĐỒ v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu 1 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Bố cục đề tài nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1 Cơ sở lý luận về khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 4 1.1.1 Khái niệm và phân loại nợ phải trả nhà cung cấp 4 1.1.2 Ảnh hưởng của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp đến BCTC 4 1.1.3 Tài khoản, quy tắc và sơ đồ hạch toán tài khoản 5 1.1.4 Chứng từ, sổ sách liên quan đến khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 8 1.2 Những vấn đề lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 8 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 8 1.2.2 Một số sai sót thường gặp đối với nợ phải trả nhà cung cấp 9 1.3 Nội dung quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 12 1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 12 1.3.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 12 1.3.1.2 Thu thập thông tin cơ sở 17 1.3.1.3 Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng 18 1.3.1.4 Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 18 1.3.1.5 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát 21 1.3.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.22 1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 23 1.3.2.1TrườngThử nghiệm kiểm Đại soát học Kinh tế Huế 23 1.3.2.2 Thử nghiệm cơ bản 24 1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC 31 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH kiểm toán FAC 31 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH kiểm toán FAC 31 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 31 2.1.3 Nguyên tắc hoạt động và cam kết của Công ty 32 SVTH: Trần Văn Chung ii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.4 Hoạt động kinh doanh chính của Công ty 33 2.1.5 Tình hình nhân sự của Công ty 33 2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 34 2.2 Thực hiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công ty Cổ phần ABC do Công ty TNHH kiểm toán FAC thực hiện 35 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 35 2.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 35 2.2.1.2 Tìm hiểu môi trường hoạt động 38 2.2.1.3 Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính 39 2.2.1.4 Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro gian lận 40 2.2.1.5 Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán 41 2.2.1.6 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 42 2.2.1.7 Chương trình kiểm toán Nợ phải trả người bán 42 2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 44 2.2.2.1 Thủ tục chung 44 2.2.2.2 Kiểm tra phân tích 46 2.2.2.3 Kiểm tra chi tiết 47 2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 52 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC 53 3.1 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán FAC 53 3.1.1 Ưu điểm 53 3.1.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 53 3.1.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 54 3.1.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 54 3.1.2 Hạn chế 55 3.1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 55 3.1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 55 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công ty TNHH kiểm toán FAC 55 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 57 3.1 Kết luận 57 3.2 Kiến nghị 58 DANHTrường MỤC TÀI LIỆU ĐạiTHAM KHẢO học Kinh tế Huế 59 PHỤ LỤC 1 SVTH: Trần Văn Chung iii
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TNHH Trách nhiệm hữu hạn BCTC Báo cáo tài chính TSCĐ Tài sản cố định TK Tài khoản GTGT Giá trị gia tăng CMKT Chuẩn mực kế toán KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ CP Cổ phần CĐKT Cân đối kế toán CSH Chủ sở hữu PTNCC Phải trả nhà cung cấp TS Tài sản CP XDCB DD Chi phí xây dựng cơ bản dở dang DN Doanh nghiệp BCĐSPS Bảng cân đối số phát sinh HĐ Hóa đơn LNST Lợi nhuận sau thuế Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung iv
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 8 Bảng 1.2: Ma trận rủi ro phát hiện 20 Bảng 1.3: Mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán khoản mục Nợ phải trả 25 Bảng 2.1: Thông tin tài chính của Công ty CP ABC hai năm vừa qua 36 DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1. Phân tích Bảng CĐKT của Công ty cổ phần ABC tại ngày 31/12/2017 39 Biểu 2.2.Chương trình kiểm toán – Phải trả người bán 42 Biểu 2.3.Tìm hiểu chính sách và trình bày BCTC 44 Biểu 2.4. Phân tích các khoản phải trả 46 Biểu 2.5. Kiểm tra tổng quát khoản mục phải trả người bán 47 Biểu 2.6. Danh mục các bút toán điều chỉnh và phân loại lại 49 Biểu 2.7. Tổng hợp kết quả kiểm toán 51 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán nợ phải trả nhà cung cấp 8 Sơ đồ 1.2: Các bước trong giai đoạn lập kế hoạch 12 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán FAC 34 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện FAC tại Huế 35 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung v
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường hiện nay và môi trường mở cửa, hội nhập, yêu cầu đặt ra đối với hoạt động kiểm toán phải cung cấp những thông tin kinh tế tài chính toàn diện, đầy đủ, kịp thời, tin cậy cho mọi đối tượng trong và ngoài đơn vị; thỏa mãn yêu cầu quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, phân tích và dự báo kinh tế - tài chính, phục vụ điều hành và các quyết định kinh tế - tài chính. Kiểm toán là một trong những biện pháp hiệu lực nhất để khắc phục các rủi ro thông tin trong các báo cáo tài chính do kế toán cung cấp. Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nợ phải trả là một bộ phận cấu thành nên nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, việc huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả là một vấn đề quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Đứng trên khía cạnh của công ty kiểm toán độc lập, nợ phải trả nhà cung cấp là khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính, nhìn vào khoản mục này ta có thể đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp đó là tốt hay xấu. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Chính vì vậy, kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp được xem là một trong những phần quan trọng đối với công ty kiểm toán. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH kiểm toán FAC, em nhận thấy tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong báo cáo tài chính, em đã quyết định chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện” làmTrường khóa luận tốt nghi Đạiệp của mình. học Kinh tế Huế 1.2 Mục tiêu của đề tài nghiên cứu Đề tài nhằm thực hiện một số mục tiêu sau: + Nghiên cứu cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán nợ phải trả nhà cung cấp. SVTH: Trần Văn Chung 1
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Tìm hiểu và phân tích quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC. Cụ thể hơn là nghiên cứu các giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp mà Công ty TNHH Kiểm toán FAC đã thực hiện đối với khách hàng thực tế là Công ty CP ABC. Phạm vi nghiên cứu: + Thời gian nghiên cứu: từ ngày 02/01/2018 đến ngày 23/04/2018 + Địa điểm: khách hàng của Công ty TNHH Kiểm toán FAC là Công ty CP ABC + Số liệu đề tài thu thập được từ các giấy tờ làm việc lưu trong hồ sơ làm việc của Công ty TNHH Kiểm toán FAC và báo cáo kiểm toán của Công ty CP ABC năm 2017 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập thông tin trên sách vở, các giáo trình, luận văn, Internet, các tạp chí kế toán, Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu nghiên cứu: Thu thập những số liệu thô và nhữngTrường thông tin liên quan Đại đến khoả họcn mục nợKinh phải trả nhà tếcung Huế cấp như: các sổ sách, chứng từ, báo cáo tài chính và các chứng từ liên quan. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: Nhằm tính toán và phân tích số liệu thu thập được để kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của các số liệu được trình bày trên báo cáo tài chính của Công ty khách hàng, từ đó tìm ra những sai sót trong công tác hạch toán và điều chỉnh lại cho phù hợp. SVTH: Trần Văn Chung 2
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.5 Bố cục đề tài nghiên cứu Bố cục đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung 3
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Cơ sở lý luận về khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp 1.1.1 Khái niệm và phân loại nợ phải trả nhà cung cấp (Giáo trình “Kiểm toán tập 1” – Trường Đại học kinh tế TP.HCM) a. Khái niệm Nợ phải trả cho nhà cung cấp là các nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp, phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà trong tương lai doanh nghiệp sẽ phải thanh toán bằng các nguồn lực của mình. b. Phân loại Căn cứ vào kỳ hạn của nợ phải trả nhà cung cấp, nợ phải trả chia thành 2 loại: Nợ ngắn hạn: là khoản tiền mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường (nếu doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn một năm). Nợ dài hạn: là các khoản phải trả trong thời gian nhiều hơn một năm hoặc nhiều hơn một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường (nếu chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn một năm). 1.1.2 Ảnh hưởng của khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp đến BCTC (GiáoTrường trình “Kiểm toán tậĐạip 1” – Trư họcờng Đại họcKinh kinh tế TP.HCM tế Huế) Nợ phải trả là một khoản mục quan trọng trên báo cáo tài chính do đơn vị sử dụng nguồn tài trợ ngoài vốn chủ sở hữu. Những sai sót về nợ phải trả có thể gây ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính về các mặt: - Tình hình tài chính: Các tỷ số quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính thường liên quan đến nợ phải trả, thí dụ tỷ số nợ hoặc hệ số thanh toán hiện thời. Vì SVTH: Trần Văn Chung 4
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thế sai sót trong việc ghi chép hoặc trình bày nợ phải trả trên báo cáo tài chính có thể làm người sử dụng hiểu sai tình hình tài chính của đơn vị. - Kết quả hoạt động kinh doanh: Nợ phải trả có mối quan hệ mật thiết với chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thí dụ việc ghi thiếu một khoản chi phí chưa thanh toán sẽ ảnh hưởng đồng thời đến chi phí trong kỳ và nợ phải trả cuối kỳ. Vì thế sai sót trong việc ghi chép và trình bày nợ phải trả có thể dẫn đến sai sót trong kết quả hoạt động kinh doanh. 1.1.3 Tài khoản, quy tắc và sơ đồ hạch toán tài khoản a. Tài khoản và quy tắc hạch toán Theo Thông tư 200/TT-BTC: Tài khoản sử dụng: TK 331 – Phải trả cho người bán Quy tắc hạch toán: Bên Nợ: - Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp. - Số tiền ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, dịch vụ, khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao. - Số tiền người bán chấp nhận giảm giá hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp đồng. - Chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại được người bán chấp nhận cho doanh nghiệpTrường giảm trừ vào khoảnĐại nợ phảihọc trả cho Kinh người bán. tế Huế - Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt, kém phẩm chất khi kiểm nhận và trả lại người bán. - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). SVTH: Trần Văn Chung 5
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bên Có: - Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ và người nhận thầu xây lắp. - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, khi có hóa đơn hoặc thông báo chính thức. - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp. Số dư bên Nợ (nếu có): Số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số tiền đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết của từng đối tượng cụ thể. Khi lập Bảng cân đối kế toán, phải lấy số dư chi tiết của từng đối tượng phản ánh ở tài khoản này để ghi 2 chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”. b. Sơ đồ hạch toán tài khoản Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung 6
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 111,112,341 TK 331 151,152,153, 156,611, Ứng trước tiền cho người bán Mua vật tư, hàng hóa nhập kho Thanh toán các khoản phải trả 133 515 Thuế GTGT Chiết khấu thanh toán 211,213 152, 153, 156, Đưa TSCĐ vào sử dụng 211,611, . 152, 153, 157, 211,213 Giảm giá, hàng mua trả lại, Giá trị của hàng nhập khẩu chiết khấu thương mại 333 133 Thuế nhập khẩu 133 Thuế GTGT (nếu có) Thuế GTGT (nếu có) 711 156, 241, 242, 623 Trường hợp khoản nợ phải trả cho 627, 641,642, 635, 811 người bán không tìm ra chủ nợ 511 Nhận dịch vụ cung cấp Hoa hồng đại lý được hưởng 111, 112, 131, 3331 Khi nhận hàng hóa đại lý Thuế GTGT đúng giá hưởng hoa hồng (nếu có) 151, 152, 156, 211 111,112 Phí ủy thác nhập khẩu phải Trả trước tiền ủy thác mua hàng cho trả đơn vị nhận ủy thác đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu 133 Trả tiền hàng nhập khẩu và các chi Thuế GTGT (nếu có) Trườngphí liên quan đến nhậpĐại khẩu họccho Kinh tế Huế đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu 632 Nhà thầu chính xác định giá 413 giá trị khối lượng xây lắp Chênh lệch tỷ giá khi cuối kỳ đánh phải trả cho nhà thầu phụ giá các khoản phải trả người bán 413 bằng ngoại tệ Chênh lệch tỷ giá tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải trả người bán bằng ngoại tệ SVTH: Trần Văn Chung 7
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán nợ phải trả nhà cung cấp 1.1.4 Chứng từ, sổ sách liên quan đến khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp a. Chứng từ sử dụng Các hóa đơn mua hàng và hóa đơn giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mà nhà cung cấp đã thực hiện với doanh nghiệp. Hợp đồng kinh tế giữa nhà cung cấp với doanh nghiệp. Phiếu nhập kho, chứng từ vận chuyển, biên bản kiểm kê, . b. Hệ thống sổ sách Hệ thống sổ sách bao gồm: + Sổ cái TK 331 + Sổ chi tiết TK 331 + Bảng cân đối kế toán năm + Sổ chi tiết công nợ phải trả theo nhà cung cấp + Bảng cân đối số phát sinh 1.2 Những vấn đề lý luận về kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp Mục tiêu Diễn giải kiểm toánTrường Đại học Kinh tế Huế Hiện hữu Các khoản nợ phải trả nhà cung cấp thể hiện trên báo cáo tài chính có thật. Nghĩa vụ Các khoản nợ phải trả nhà cung cấp thể hiện trên báo cáo tài chính thật sự là nghĩa vụ của đơn vị. Đầy đủ Tất cả các khoản nợ phải trả nhà cung cấp đã được ghi chép đầy đủ. Đánh giá Các khoản nợ phải trả nhà cung cấp phải được đánh giá, ghi nhận phù SVTH: Trần Văn Chung 8
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga và phân bổ hợp. Ghi chép - Số liệu chi tiết của tài khoản nợ phải trả nhà cung cấp khớp đúng với chính xác số dư trên sổ cái. - Các phép tính liên quan đến tài khoản nợ phải trả nhà cung cấp đều chính xác về số học. Trình bày Các khoản nợ phải trả nhà cung cấp được trình bày, phân loại đúng, và thuyết diễn đạt dễ hiểu và đầy đủ các thuyết minh cần thiết. minh (Nguồn: Kiểm toán tập 2 – Trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh) 1.2.2 Một số sai sót thường gặp đối với nợ phải trả nhà cung cấp (Trích của tác giả Đào Thúy Mai năm 2014, “Những sai sót thường gặp trong kế toán nợ phải trả” (kỳ 5) – Tổng công ty điện lực Miền Bắc – Công ty điện lực Hưng Yên) Việc đối chiếu công nợ thực hiện chưa đầy đủ: - Các khoản nợ phải trả chưa có đủ Biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm cuối năm theo quy định. - Gửi thư xác nhận nhưng tỷ lệ phản hồi về thấp - Công nợ phải trả chênh lệch giữa sổ kế toán và Biên bản đối chiếu công nợ, chưa xác định được nguyên nhân. - Riêng các doanh nghiệp xây dựng, đa số không đối chiếu công nợ hoặc đối chiếu công nợ có chênh lệch và có nhiều khoản công nợ không có đối tượng rõ ràng. - Một số đơn vị các khoản công nợ bội không đối chiếu bằng văn bảng, tuy nhiên do phần mềmTrường kế toán đẩy lên Đạitrên Văn phòng,học nên Kinh khi tổng hợp tế số liệu Huế trên Văn phòng, khi phát hiện sai lệch, đã điều chỉnh số liệu đơn vị cấp dưới, tuy nhiên các điều chỉnh này chưa được thống nhất và thông báo hết cho các đơn vị cấp dưới. Nên khi đi kiểm toán các đơn vị cấp dưới số liệu trước kiểm toán khác với số liệu tổng hợp toàn đơn vị. Công tác theo dõi chi tiết công nợ còn hạn chế: - Một số đơn vị chưa mở sổ theo dõi nguyên tệ SVTH: Trần Văn Chung 9
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Việc mở sổ kế toán chi tiết chưa đảm bảo yêu cầu của chế độ kế toán. + Một số khoản nợ phải trả của các đối tượng khác nhau đang theo dõi chung trong cùng một mã chi tiết công nợ. + Một số đối tượng công nợ được mở nhiều tài khoản chi tiết để theo dõi (kể cả trường hợp cùng một loại giao dịch kinh tế), thể hiện trên nhiều tài khoản nên không thể bù trừ được công nợ. + Mốt số mã công nợ của cùng một khách hàng đang được theo dõi ở nhiều mã công nợ khác nhau. + Đơn vị không liên kết mã khi hạch toán nên có sự chênh lệch giữa sổ cái và sổ chi tiết (xảy ra nhiều ở bưu điện). + Theo dõi các khoản công nợ phải trả không theo từng nhà cung cấp mà theo đối tượng là các bộ phận, gây khó khăn cho công tác kiểm tra đối chiếu. Hạch toán chưa đúng quy định: - Một số khoản chi phí đang treo bên Nợ TK 331 (tiền vận chuyển mua vật tư phục vụ lắp đặt, chi phí tư vấn lập hồ sơ). - Hạch toán nhầm mã công nợ chi tiết. - Thực hiện Bù trừ công nợ phải thu phải trả không cùng một đối tượng. - Xác định công nợ phải trả về lãi vay cuối kỳ chưa đúng do chưa tính đến hết 31/12 năm tài chính đó, hoặc không tính lãi dự thu mà tính khi thanh toán chi trả. - Chưa thực hiện bù trừ công nợ của một khách hàng, cùng một nội dung công việc. - Các khoảnTrường công nợ chưa đượcĐại hạch họctoán kịp thờiKinh mặc dù đã tế có Hóa Huế đơn và thanh lý trong năm tài chính đó, các khoản nợ phải trả liên quan tới việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ không được ghi sổ kế toán ngay khi phát sinh nghĩa vụ trả nợ mà chỉ được ghi nhận khi thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Do vậy, chỉ tiêu Phải trả người bán trên BCTC trong năm thấp hơn thực tế. - Công nợ phải trả có gốc ngoại tệ chưa được đánh giá chênh lệch tỷ giá. SVTH: Trần Văn Chung 10
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Các khoản chi phí thực tế phát sinh trong năm đó nhưng chưa ước tính, mà chỉ hạch toán khi có hóa đơn do bên bán phát hành trong năm tài chính tiếp theo. - Các khoản chi phí trả trước nhưng đến thời điểm kết thúc niên độ nhưng chưa chi. - Các khoản công nợ phải thu, phải trả nội bộ không kịp thời đối chiếu thường xuyên, nên chênh lệch không kịp thời phát hiện ra nguyên nhân, đơn vị tạm kết chuyển vào TK 3388. - Đối với các doanh nghiệp xây dựng, đa số khoản công nợ phải trả nhà thầu thi công hạch toán theo số tiến ứng trước, trong khi nhà thầu chưa xuất hóa đơn GTGT cho phần hạn mục đã hoàn thành, dẫn đến cuối năm kế toán rất khó khăn cho công tác đối chiếu công nợ. - Theo dõi một số tài khoản nợ phải thu, nợ phải trả trong cùng một tài khoản chi tiết công nợ, làm cho số dư tài khoản phải trả khác và khoản phải trả người bán cùng bị phản ảnh thấp hơn thực tế do đã bị bù trừ. - Một số đơn vị đang phản ánh các khoản thu nhập khác, chi phí khác trên các tài khoản theo dõi công nợ phải thu khác, phải trả khác như thu, chi các hoạt động tư vấn tự làm, đấu thầu, nhượng bán vật tư cho các đơn vị, thu đền bù vật tư từ các nhà thầu, vật tư thu hồi từ các công trình sửa chữa lớn. - Các khoản công nợ phải thu, phải trả giữa các đơn vị trực thuộc với nhau và một số tài khoản công nợ phải thu, phải trả khác giữa các đơn vị trực thuộc đối với Công ty không được phản ánh trên các Tài khoản theo dõi công nợ nội bộ mà đang phản ánh như quan hệ giao dịch với các khách hàng, nhà cung cấp thông thường hoặc theo dõi trên cácTrường Tài khoản phải thu Đạikhác, phải học trả phải nộpKinh khác. tế Huế - Chưa hạch toán đúng chênh lệch tỷ giá trong kỳ và chưa đánh giá lại số dư cuối năm. Xử lý các khoản nợ tồn đọng: - Công nợ phải trả tồn đọng lâu ngày chưa xử lý - Một số khoản công nợ thực tế không phải trả nhưng chưa có biện pháp xử lý. SVTH: Trần Văn Chung 11
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.3 Nội dung quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán (Trích “Giáo trình Kiểm toán tài chính” – GS.TS Nguyễn Quang Quynh + PSG.TS Ngô Trí Tuệ) Để giúp cho việc lập kế hoạch kiểm toán và thiết kế phương pháp kiểm toán được thực hiện có hiệu quả, giám đốc kiểm toán và các KTV cao cấp thường lập chiến lược kiểm toán. Theo CMKT Việt Nam số 300 “Kế hoạch kiểm toán”, chiến lược kiểm toán là những định hướng cơ bản cho một cuộc kiểm toán dựa trên hiểu biết của KTV về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng và trọng tâm cuộc kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm kế hoạch kiểm toán tổng quát và kế hoạch kiểm toán cụ thể, gồm sáu bước công việc như sau: Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cơ sở Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Đánh giá trọng yếu, rủi ro kiểm toán Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.2: Các bước trong giai đoạn lập kế hoạch 1.3.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Quy trình kiểm toán bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán thu nhận một khách hàng. Thu nhận khách hàng là một quá trình gồm 2 bước: thứ nhất, phải có sự liên lạc giữa KTV với khách hàng tiềm năng mà khách hàng này yêu cầu được kiểm toán và khi có yêu cầu kiểm toán, KTV phải đánh giá liệu có chấp nhận yêu cầu đó hay không. SVTH: Trần Văn Chung 12
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Còn đối với những khách hàng hiện tại, KTV quyết định liệu có tiếp xúc kiểm toán hay không? Trên cơ sở đã xác định được đối tượng khách hàng có thể phụ vụ trong tương lai, công ty kiểm toán sẽ tiến hành các công việc cần thiết để chuẩn bị lập kế hoạch kiểm toán bao gồm: đánh giá lại khả năng chấp nhận kiểm toán, nhận diện các lý do kiểm toán, lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán và đạt được một hợp đồng kiểm toán. a. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán KTV phải đánh giá xem việc chấp nhận hay tiếp tục một khách hàng có làm tăng rủi ro cho hoạt động của KTV hay lam hại đén uy tín và hình ảnh của công ty kiểm toán hay không? Để làm được điều đó, KTV phải tiến hành các công việc như sau: - Xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng: Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 220 Kiểm soát chất lượng đối với việc thực hiện một hợp đồng kiểm toán của một công ty kiểm toán cho rằng KTV phải xem xét hệ thống kiểm soát chất lượng khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Một trong năm bộ phận của hệ thống KSNB của hệ thống kiểm toán chất lượng được xác định trong chuẩn mực này là việc thiết lập các chính sách và thủ tục về khả năng chấp nhận và tiếp tục khách hàng cũng như chấp nhận và tiếp tục hợp đồng kiểm toán. Để ra quyết định chấp nhận hay duy giữ một khách hàng thì KTV phải xem xét tính độc lập, khả năng phục vụ tốt khách hàng và tính liêm chính của ban quản trị doanh nghiệp khách hàng. - Tính liêm chính của Ban giám đốc Công ty khách hàng: Theo TrườngChuẩn mực Kiểm toánĐại Việt Namhọc số 400 Kinh Đánh giá rủi tế ro vàHuế KSNB, tính liêm chính của ban quản trị là bộ phận cấu thành then chốt của môi trường kiểm soát, đây là nền tảng cho tất cả các bộ phận khác của hệ thống KSNB. Vì vậy, tính liêm chính của ban quản trị rất quan trọng đối với quy trình kiểm toán bởi lẽ ban quản trị có thể phản ánh sai các nghiệp vụ hoặc giấu giếm các thông tin dẫn tới các sai sót trọng yếu trên BCTC. Nếu ban quản trị thiếu tính liêm chính, KTV không thể dựa bất kì bản giải trình nào của ban quản trị cũng như không thể dựa vào sổ sách kế toán. Thêm vào đó, SVTH: Trần Văn Chung 13
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga ban quản trị đứng hàng đầu trong việc tạo ra một môi trường kiểm soát vững mạnh. Những nghi ngại về tính liêm chính của ban quan trị có thể nghiêm trọng đến nỗi KTV kết luận rằng cuộc kiểm toán không thể thực hiện được. - Liên lạc với KTV tiền nhiệm: Đối với những khách hàng tiềm năng: nếu khách hàng này trước đây đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác thì KTV mới (KTV kế tục) phải chủ động liên lạc với KTV cũ (KTV tiền nhiệm) vì đây là nguồn thông tin đầu tiên để đánh giá khách hàng. Chuẩn mực Kiểm toán yêu cầu KTV kế tục phải liên lạc với KTV tiền nhiệm về những vấn đề liên quan đến việc KTV kế tục quyết định có chấp nhận hợp đồng kiểm toán hay không; bao gồm: những thông tin về tính liêm chính của ban quản trị; những bất đồng giữa ban quản trị với KTV tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hoặc các vấn đề quan trọng khác, và lý do tại sao khách hàng thay đổi KTV. Ngoài ra, KTV có thể xem xét hồ sơ kiểm toán của KTV tiền nhiệm để hỗ trợ cho KTV kế tục trong việc lập kế hoạch kiểm toán. Đối với những khách hàng mà trước đây chưa từng được công ty kiểm toán nào kiểm toán thì để có thông tin về khách hàng, KTV có thể thu thập các thông tin này thông qua việc nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên thông tin về khách hàng sắp tới như ngân hàng, cố vấn pháp lý, các bên có mối quan hệ tài chính buôn bán với khách hàng thậm chí có thuê các nhà điều tra chuyên nghiệp để điều tra về các vấn đề cần thiết khác. Cách thu thập thông tin này cũng có thể áp dụng trong trường hợp khách hàng trước đây đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khách hàng trướcTrường đây không đồng Đại ý cho KTV học mới tiếp Kinh xúc với KTV tế hoặc Huế do trước đây có những bất đồng nghiêm trọng giữa hai bên nên KTV tiền nhiệm không cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết. Đối với khách hàng cũ: hàng năm, KTV cập nhật các thông tin về khách hàng và đánh giá xem liệu có rủi ro nào kiến KTV phải ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho họ hay không? KTV có thể ngừng cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng trong SVTH: Trần Văn Chung 14
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga trường hợp hai bên có những mâu thuẫn về các vấn đề như: phạm vi thích hợp của cuộc kiểm toán, loại báo cáo kiểm toán phải được công bố, tiền thù lao hoặc giữa hai bên có những cuộc kiện tụng hoặc trong trường hợp KTV cho rằng khách hàng thiếu liêm chính từ những thông tin thu được, KTV có thể cân nhắc đánh giá khả năng chấp nhận hay tiếp tục kiểm toán cho khách hàng. Ngoài ra, KTV phải thỏa thuận phí kiểm toán với khách hàng, phần lớn các công ty kiểm toán đều muốn lập hóa đơn dựa theo tỷ lệ chuẩn ngày hoặc giờ làm việc của các cấp bậc KTV khác nhau trong sự kiểm toán và mức phí này sẽ thay đổi theo tiến trình của cuộc kiểm toán. Những khách hàng thường đòi hỏi đi kiểm toán được ấn định trước khi hợp đồng kiểm toán thực hiện. b. Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng: Thực chất của việc nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ. Để biết được điều đó, KTV có thể phỏng vấn trực tiếp ban giám đốc khách hàng (đối với khách hàng mới) hoặc dựa vào kinh nghiệm của cuộc kiểm toán đã được thực hiện trước đó (đối với khách hàng cũ). Và trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán sau này, KTV sẽ thu thập thêm thông tin để hiểu biết thêm về lý do kiểm toán của công ty khách hàng. Việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng báo cáo của họ là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong báo cáo kiểm toán. Cụ thể, nếu các BCTC cần được sử dụng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý của thông tin trên BCTC được đòi hỏi càng cao và do đó, số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập cũng như quy mô và độ phứcTrường tạp của cuộc kiểm Đạitoán sẽ càng học tăng lên. Kinh Điều này lại tế càng Huế đòi hỏi phải có số lượng và cơ cấu KTV thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán. Như vậy, thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, công ty kiểm toán cần ước lượng được quy mô phức tạp của công việc kiểm toán cần thực hiện cuộc kiểm toán ở bước tiếp theo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. c. Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán: SVTH: Trần Văn Chung 15
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp cho hợp đồng kiểm toán không những đạt hiệu quả của cuộc kiểm toán mà tuân thủ các Chuẩn mực Kiểm toán chung được thừa nhận. Chuẩn mực Kiểm toán chung đầu tiên đã nêu rõ “quy trình kiểm toán phải được thực hiện bởi một hoặc nhiều người đã được đào tạo đầy đủ thành thạo như một KTV”. Việc lựa chọn này được tiến hành trên yêu cầu về một số người, trình độ khả năng và yêu cầu chuyên môn kĩ thuật và thường do ban giám đốc công ty kiểm toán chỉ đạo (thông thường nhóm kiểm toán có một hoặc hai trợ lý kiểm toán, một KTV cao cấp và một chủ nhiệm kiểm toán). Với các hợp đồng lớn đội ngũ KTV thường ở các mức độ kinh nghiệm khác nhau và có sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực thống kê, vi tính, còn đối với những hợp đồng nhỏ thì chỉ cần một hoặc hai thành viên trong nhóm kiểm toán. Trong quá trình lựa chọn đội ngũ nhân viên, công ty kiểm toán cần quan tâm tới 3 vấn đề: Thứ nhất: Nhóm kiểm soát có những người có khả năng giám sát thích đáng các nhân viên chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề và điều này cũng được chuẩn mực đầu tiên cho việc kiểm toán tại khách hàng đòi hỏi. Do các trợ lý kiểm toán mới thường không tự tin khi thực hiện công tác kiểm toán do thiếu kinh nghiệm hoặc không hiểu rõ các thủ tục kiểm toán đang thực hiện, tại sao họ phải thực hiện các thủ tục ấy và cách đánh giá các kết quả thu được và đôi khi các trợ lý này thực hiện một cách máy móc các thủ tục kiểm toán dựa theo chương trình kiểm toán trong hồ sơ kiểm toán nắm trước. Thứ hai: Công ty kiểm toán cần tránh thay đổi KTV trong các cuộc kiểm toán cho một kháchTrường hàng trong nhiều Đại năm. Việc học tham gia Kinh kiểm toán cho tế một Huế khách hàng trong nhiều năm có thể giúp cho KTV tích lũy được nhiều kinh nghiệm cũng như có được hiểu biết sâu sắc về ngành nghề kinh doanh của khách hàng đang được kiểm toán. Thứ ba: Khi phân công KTV thực hiện cuộc kiểm toán cần chú ý lựa chọn những KTV có kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. SVTH: Trần Văn Chung 16
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Việc quan tâm đầy đủ các vấn đề trên khi lựa chọn đội ngũ kiểm toán sẽ góp phần giúp công ty kiểm toán thực hiện cuộc kiểm toán có chất lượng và hiệu quả. d. Hợp đồng kiểm toán: Khi đã quyết định chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đề trên, bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán mà công ty kiểm toán phải đạt được là một hợp đồng kiểm toán. Đây là sự thỏa thuận chính thức giữa công ty kiểm toán và khách hàng về việc thực hiện kiểm toán và các dịch vụ liên quan khác. Hợp đồng kiểm toán bao gồm các nội dung chủ yếu sau: + Mục đích và phạm vi kiểm toán + Trách nhiệm Ban giám đốc công ty khách hàng và KTV + Hình thức thông báo kết quả kiểm toán + Thời gian tiến hành cuộc kiểm toán + Căn cứ tính giá phí cuộc kiểm toán và hình thức thanh toán + Xác định rằng KTV không chịu trách nhiệm những sai sót do bản chất và hạn chế vốn có của hệ thống kế toán, kiểm soát nội bộ và kiểm toán. 1.3.1.2 Thu thập thông tin cơ sở Trong giai đoạn này, như đã được xác định trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 “Lập kế hoạch kiểm toán”, KTV thu thập hiểu biết về ngành nghề, công việc kinh doanhTrường của khách hàng, Đại tìm hiểu vềhọc hệ thống Kinh kế toán, kiểm tế soát Huế nội bộ và các bên liên quan để đánh giá rủi ro và lên kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV đánh giá khả năng có những sai sót trọng yếu, đưa ra đánh giá đầu về mức trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết để thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác. SVTH: Trần Văn Chung 17
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Như vậy, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, KTV cần xác định các vấn đề cần có sự tư vấn của chuyên gia, nhờ đó KTV có thể chắc chắn rằng khi cần thiết, anh ta sẽ nhận được sự tư vấn của chuyên gia có năng lực và độc lập với công ty khách hàng. 1.3.1.3 Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Nếu các thông tin cơ sở được thu thập ở trên giúp cho KTV hiểu được về các hoạt động kinh doanh của khách hàng thì việc thu thập các thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng giúp cho KTV nắm bắt được các quy trình mang tính pháp lý có ảnh hưởng đến các mặt hoạt động kinh doanh này, những thông tin này được thu thập trong quá trình tiếp xúc với ban giám đốc công ty khách hàng bao gồm bốn loại sau: Thứ nhất, giấy phép thành lập và điều lệ Công ty Thứ hai, các BCTC, báo cáo kiểm toán, thanh tra hay kiểm tra của năm hiện hành hay trong vài năm trước. Thứ ba, Biên bản các cuộc họp cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc. Thứ tư, các hợp đồng và cam kết quan trọng. 1.3.1.4 Đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán a. Đánh giá mức trọng yếu Trọng yếu là khái niệm về tầm cỡ (hay độ lớn) và bản chất của các sai phạm (kể cả bỏ sót) của các thông tin tài chính hoặc là đơn lẻ, hoặc là từng nhóm mà trong bối cảnh cụ thể nếu dựa vào các thông tin này để xét đoán thì không thể chính xác hoặc là sẽ rút ra nhữngTrường kết luận sai lầm. Đại học Kinh tế Huế Trong giai đoan lập kế hoạch, KTV phải đánh giá mức độ trọng yếu để ước tính mức độ sai sót của BCTC có thể chấp nhận được, xác định phạm vi của cuộc kiểm toán và đánh giá ảnh hưởng của các sai sót lên BCTC để từ đó xác định bản chất, thời gian và phạm vi các khảo sát kiểm toán. Ở đây, KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC. SVTH: Trần Văn Chung 18
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Ước tính ban đầu về tính trọng yếu: + Mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu và lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó các BCTC có thể bị sai nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng hay nói cách khác đó chính là những sai sót có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC. + Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu giúp cho KTV lập kế hoạch thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp. Cụ thể là nếu các KTV ước lượng mức trọng yếu càng thấp, nghĩa là độ chính xác của các số liệu trên BCTC càng cao, thì số lượng bằng chứng thu thấp càng nhiều và ngược lại. + Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc làm mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do đó, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hoặc quá thấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức lượng ban đầu về tính trọng yếu bị thay đổi. - Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục: + Mục đích của việc phân bổ này là để giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu nhập đối với từng khoản mục ở mức chi phí thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt quá mức ước lượng ban đầu về tính trọng yếu. + Cơ sở để tiến hành phân bổ là bản chất của các khoản mục, đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, kinh nghiệm kiểm toán của KTV và chi phí kiểm toán đối với từng khoảnTrường mục. Đại học Kinh tế Huế + Trong thực tế, rất khó dự đoán về khả năng xảy ra sai sót cũng như chi phí kiểm toán cho từng khoản mục nên công việc này mang tính chủ quan và đòi hỏi sự xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do vậy, công ty kiểm toán thường phân công các KTV có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm để thực hiện công việc này. b. Đánh giá rủi ro kiểm toán SVTH: Trần Văn Chung 19
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga (Giáo trình “Kiểm toán tập 1” – Trường Đại học kinh tế TP.HCM) Rủi ro kiểm toán (AR) là rủi ro xảy ra khi KTV đưa ra ý kiến rằng BCTC được trình bày trung thực, hợp lý trong khi chúng có những sai sót trọng yếu, bao gồm 3 thành phần cấu thành: + Rủi ro tiềm tàng (IR) là rủi ro tiềm ẩn, sẵn có do khả năng BCTC có thể chức đựng sai sót trọng yếu, trước khi xem xét đến bất kỳ hoạt động hay thủ tục kiểm toán nào có liên quan. + Rủi ro kiểm soát (CR) là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, mà KSNB của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. + Rủi ro phát hiện (DR) là rủi ro mà các thủ tục mà KTV thực hiện vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu. Mối quan hệ giữa rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện với rủi ro kiểm toán được thể hiện qua mô hình rủi ro kiểm toán như sau: + AR = IR x CR x DR + DR = AR / (IR xCR) Một cách diễn đạt khác của mô hình rủi ro kiểm toán là bằng ma trận rủi ro phát hiện. Bảng 1.2: Ma trận rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của Cao Tối thiểu Thấp Trung bình KTV về rủi ro Trung bình Thấp Trung bình Cao tiềm Trườngtàng Thấp Đại Trunghọc bình KinhCao tế HuếTối đa c. Mối quan hệ giữa mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán Mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ ngược chiều nhau, nghĩa là nếu mức trọng yếu càng cao thì rủi ro kiểm toán càng thấp và ngược lại. KTV phải quan SVTH: Trần Văn Chung 20
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga tâm tới mối quan hệ này khi xác định bản chất, thời gian và phạm vi của thủ tục kiểm toán cần thực hiện. Xác định trọng yếu rủi ro là thủ tục phức tạp đòi hỏi trình độ cũng như kinh nghiệm phán đoán của KTV. 1.3.1.5 Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát a. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng Tìm hiểu về KSNB được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, trong đó KTV phải tìm hiểu về thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB của khách theo từng yếu tố cấu thành để: Đánh giá xem liệu có các BCTC có thể kiểm toán được hay không. KTV phải thu thập thông tin về tính trung thực của Ban quản trị với bản chất và phạm vi của sổ sách kế toán để được thỏa mãn là các bằng chứng đủ thích hợp và có sẵn để chứng minh cho các số dư trên BCTC: + Để nhận diện và đánh giá các sai phạm tiềm tàng. + Để quyết định về mức đánh giá thích hợp của rui ro kiểm soát ảnh hưởng đến rủi ro phát hiện từ đó ảnh hưởng đến quyết định số lượng bằng chứng kiểm toán phải thu thập. + Để có kế hoạch thiết kế các cuộc khảo sát thích hợp. Phương pháp tiếp cận để thu thập hiểu biết về hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát, trong đó có hai cách phổ biến như sau: + PhươngTrường pháp tiếp cận theoĐại khoản mục.học Kinh tế Huế + Phương pháp tiếp cận theo chu trình nghiệp vụ. Các phương pháp KTV thường áp dụng khi tìm hiểu hệ thống KSNB là: + Dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng. + Phỏng vấn ban quản trị và nhân viên khách hàng. + Kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn tất. SVTH: Trần Văn Chung 21
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của công ty khách hàng. + Bảng câu hỏi về hệ thống KSNB + Bảng trường thuật + Lưu đồ b. Đánh giá rủi ro kiểm soát Khi đã nhận diện được quá trình kiểm soát và các nhược điểm của hệ thống KSNB, KTV tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu đối với từng mục tiêu kiểm soát của từng loại nghiệp vụ kinh tế. KTV có thể đánh giá rủi ro theo yếu tố định tính thấp, trung bình, cao hoặc theo tỷ lệ phần trăm. Trong kiểm toán BCTC việc đánh gái rủi ro kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định các phép thử nghiệm áp dụng. Nếu rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức tối đa (khi KSNB không hoạt động hoặc hoạt động không có hiệu lực, không phát hiện và ngăn chặn các gian lận và sai sót trọng yếu) thì KTV không thể dựa vào KSNB của đơn vị để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Trái lại, KTV phải tăng cường các thử nghiệm cơ bản để phát hiện những hành vi gian lận và sai sót. Trong trường hợp này, KTV không cần thực hiện thử nghiệm kiểm soát. Nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hơn mức tối đa KTV sẽ dựa vào KSNB của đơn vị để giảm bớt thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ. Ở trường hợp này, KTV sẽ thực hiện tuần tự thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản trong thực hiện kiểm toán BCTC. 1.3.1.6 Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán a. Lập Trườngkế hoạch kiểm toán Đạitoàn diện học Kinh tế Huế Nội dung của kế hoạch kiểm toán toàn diện bao gồm: tình hình kinh doanh của khách hàng, những rủi ro kinh doanh khách hàng thường gặp, những mục tiêu kiểm toán trọng tâm, hiểu biết về hệ thống KSNB, đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu, b. Soạn thảo chương trình kiểm toán SVTH: Trần Văn Chung 22
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. Chương trình kiểm toán của hầu hết các cuộc kiểm toán được thiết kế thành 3 phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích và trắc nghiệm trực tiếp các số dư. Việc thiết kế các loại hình trắc nghiệm bao gồm bốn nội dung sau: + Các thủ tục kiểm toán cần sử dụng : Đây là những hướng dẫn chi tiết về quá trình thu thập một loại bằng chứng kiểm toán cá biệt ở một thời điểm nào đó trong khi tiến hành kiểm toán. + Quy mô chọn mẫu: Do đối tượng kiểm toán bao gồm nhiều loại nghiệp vụ khác nhau với khối lượng nghiệp vụ phát sinh, nhưng những người sử dụng thông tin tài chính lại đòi hỏi KTV phải có kết luận chính xác về các thông tin đó. Vì vậy, KTV phải tiến hành chọn mẫu theo phương pháp khoa học để chọn được mẫu có tính đại diện, phản ánh được đặc trưng cơ bản của tổng thể. + Khoản mục được chọn: Khi quyết định được số lượng mẫu thì lại phải chọn được mẫu có tính đại diện, do vậy phương pháp được chọn ngẫu nhiên thường hay sử dụng (sử dụng bảng số ngẫu nhiên). Ngoài ra, nếu các nghiệp vụ bất thường hoặc có số tiền quá lớn thì cũng được xem xét đến mặc dù không có trong mẫu. + Thời gian thực hiện: Xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc các thủ tục kiểm toán đã đề ra.Trường Đại học Kinh tế Huế 1.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 1.3.2.1 Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát: Là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. (Chuẩn mực Kiểm toán - VSA 330) (Giáo trình “Kiểm toán tập 1 – Trường Đại học kinh tế TP. HCM) SVTH: Trần Văn Chung 23
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Một số thử nghiệm kiểm soát liên quan đến nợ phải trả có thể áp dụng: - Căn cứ các nghiệm vụ ghi chép trên sổ cái Nợ phải trả để kiểm tra các nhật ký có liên quan: Mục đích thử nghiệm là xem xét sự có thực của các nghiệp vụ đã được ghi chép trên sổ cái bằng cách đối chiếu chúng với các nhật ký liên quan (Nhật ký chứng từ thanh toán, hay nhật ký chi quỹ). Thử nghiệm này thực hiện trên cở sở chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ cái Nợ phải trả và kiểm tra ngược lại đến nhật ký liên quan. Công việc này có thể tiến hành trước ngày kết thúc niên độ. - Kiểm tra chứng từ gốc của các nghiệp vụ ghi chép trên một số sổ chi tiết: Nhằm mục đích xem việc thực hiện các thủ tục kiểm soát có hữu hiệu đối với các nghiệp vụ mua hàng và thanh toán hay không, KTV sẽ lựa chọn một số sổ chi tiết người bán hoặc chủ nợ, từ đó truy hồi về nhật ký và xem xét toàn bộ chứng từ gốc (đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, hóa đơn, chứng từ thanh toán, ) của các nghiệp vụ đã ghi trên các sổ chi tiết này. Thử nghiệm này cũng có thể thực hiện theo một hướng khác, đó là lựa chọn một số nghiệp vụ trên nhật ký và theo dõi việc ghi chép chúng trên các sổ chi tiết. Cách này sẽ cho phép kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi chép từ nhật ký vào các sổ chi tiết. Sau khi hoàn thành các bước công việc trên, KTV sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm toán cho các cơ sở dẫn liệu chủ yếu của nợ phải trả người bán để làm cơ sở cho việc thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản cần thiết. Mức rủi ro kiểm soát là thấp khi KTV nhận thấy hệ thống kiểm soát của đơn vị hữa hiệu, các thử nghiệm cơ bản có thể được thực hiện giới hạn lại. Ngược lại, khi rủi ro kiểm toán được đánh giá ở mức cao, KTV phải mở rộng các thử nghiệm cơ bản. 1.3.2.2 ThửTrường nghiệm cơ bản Đại học Kinh tế Huế Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 330, thử nghiệm cơ bản là thủ tục kiểm toán được thiết kế nhằm phát hiện các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Các thử nghiệm cơ bản bao gồm: + Kiểm tra chi tiết (các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh). + Thủ tục phân tích cơ bản SVTH: Trần Văn Chung 24
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán: Bảng 1.3: Mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán khoản mục Nợ phải trả Thử Mục tiêu nghiệm Thủ tục kiểm toán kiểm toán kiểm toán Thủ tục - Tỷ lệ Nợ phải trả người bán trên tổng giá trị hàng mua Hiện hữu, phân tích trong kỳ. đầy đủ cơ bản - Tỷ lệ Nợ phải trả người bán trên tổng số vốn Nợ ngắn hạn. - Đối chiếu bản số dư chi tiết Nợ phải trả với sổ cái và sổ Ghi chép, chi tiết. chính xác - Gửi thư xác nhận một số tài khoản phải trả. Hiện hữu, - Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên nghĩa vụ, quan. đánh giá và phân Kiểm tra bổ chi tiết - Kiểm tra bảng chỉnh hợp Nợ phải trả với bảng kê hóa đơn hàng tháng của người bán. Đầy đủ - Tìm kiếm các khoản Nợ phải trả người bán không được ghi chép. - Xem xét việc trình bày và thuyết minh các khoản phải trả Trình bày trên báo cáo tài chính. và thuyết minh Thủ tục phân tích cơ bản Để đảm bảo tính hợp lý chung của Nợ phải trả nhà cung cấp, KTV có thể tính một số chỉ tiêu dưới đây và so sánh với năm trước để nhận dạng các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân: + Tỷ lệTrường Nợ người bán trên Đại tổng giá trịhọc hàng mua Kinh trong kỳ. tế Huế + Tỷ lệ Nợ người bán trên tổng Nợ ngắn hạn. Một số thủ tục phân tích khác là nghiên cứu số liệu chi tiết Nợ phải trả theo từng người bán để phát hiện những điểm bất thường. Chẳng hạn so sánh số liệu của từng người bán với số liệu của chính họ trong các năm trước, như so sánh số liệu mua vào, số dư cuối kỳ SVTH: Trần Văn Chung 25
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết Nợ phải trả để đối chiếu với sổ cái và sổ chi tiết Mục đích là để xác minh xem số liệu Nợ phải trả trên BCTC có thống nhất với tất cả các khoản trả của từng đối tượng trong các sổ chi tiết hay không. Ngoài ra, qua bảng số dư chi tiết, KTV cũng tiến hành việc chọn mẫu để thực hiện các thử nghiệm khác. Cụ thể là: + KTV yêu cầu đơn vị cung cấp bảng số dư chi tiết Nợ phải trả vào thời điểm khóa sổ, sau đó kiểm tra tổng số và đối chiếu với sổ cái và các sổ chi tiết, cần phải tìm hiểu nguyên nhân, thí dụ có thể phối hợp nhân viên của đơn vị để tìm kiếm sai sót và đề nghị bút toán điều chỉnh thích hợp. + Cần lưu ý rằng sự thống nhất giữa số liệu của hàng ngày với sổ sách chưa phải là bằng chứng đầy đủ về toàn bộ khoản phải trả. Thí dụ như các hóa đơn vào thời điểm cuối năm vẫn có thể không được ghi chép đúng kỳ trên cả sổ chi tiết lẫn sổ cái. Gửi thư xác nhận một số khoản phải trả Việc xin xác nhận thường được thực hiện đối với tất cả các nhà cung cấp chủ yếu của đơn vị, dù rằng số dư cuối kỳ có thể rất thấp hoặc bằng không. Để nhận diện các đối tượng này, KTV có thể xem trên sổ chi tiết hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị. Mục đích của việc lựa chọn này là nhằm phát hiện những khoản phải trả không được ghi chép. Một số đối tượng khác cũng cần xin xác nhận, đó là các nhà cung cấp không cung cấp bảng kê hóa đơn hàng tháng; những khoản phải trả có tính chất bất thường; các khoản phTrườngải trả cho các bên Đại liên quan; học những khoKinhản phải tr ảtếđượ cHuế thế chấp bằng tài sản, Đây là những khoản phải trả có rủi ro cao tức có khả năng xảy ra sai sót về số tiền hoặc khai báo. Cần lưu ý rằng thủ tục xác nhận trong kiểm toán các khoản phải trả không mang tính chất bắt buộc như đối với Nợ phải thu, xuất phát từ những lý do sau: + Vấn đề đáng quan tâm nhất khi kiểm tra khoản phải trả là phát hiện các khoản không được ghi chép. Thế nhưng, nhìn chung thủ tục xác nhận không cung cấp bằng SVTH: Trần Văn Chung 26
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga chứng rằng mọi khoản phải trả đều được ghi chép, ngoại trừ việc gửi thư xác nhận về các khoản phải trả có số dư cuối kỳ rất thấp hay bằng không như đã nêu trên. + Ngoài thư xác nhận, KTV còn có những bằng chứng khác có độ tin cậy cao đối với Nợ phải trả. Đó là những bằng chứng do bên ngoài lập, như hóa đơn của người bán, bảng kê các hóa đơn hàng tháng của người bán Trong khi đó đối với kiểm toán Nợ phải thu thường sẽ không có các bằng chứng có độ tin cậy tương tự. + Nhiều khoản phải trả trong số dư cuối năm có thể đã được đơn vị thanh toán vào đầu năm sau, nghĩa là trước khi kiểm toán việc hoàn thành kiểm toán. Đây cũng là một bằng chứng có giá trị về các khoản phải trả đã được ghi chép. Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu liên quan Đây là thủ tục nhằm kiểm tra sự có thực của các khoản phải trả. KTV chọn lựa một số khoản phải trả trên số dư chi tiết cuối năm để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan, như chứng từ thanh toán, hóa đơn, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, Đối với các đơn vị sử dụng hệ thống chứng từ thanh toán, việc kiểm tra khá thuận tiện vì các số dư chi tiết Nợ phải trả đã thể hiện sẵn trong những hồ sơ chứng từ thanh toán chưa trả tiền. Khi được thanh toán, đơn vị sẽ chuyển các chứng từ thanh toán này sang hồ sơ chứng từ thanh toán đã trả tiền. Do công việc này tiến hành hàng ngày, nên đơn vị cần lưu lại bảng kê chứng từ thanh toán chưa thanh toán vào thời điểm khóa sổ. Bảng kê này bao gồm tên người bán, số chứng từ thanh toán, ngày và số tiền phải trả. Kiểm tra bảng chỉnh hợp Nợ phải trả với bảng kê hóa đơn hàng tháng của người bán Căn cTrườngứ vào bảng kê của ngưĐạiời bán họcđã gửi cho Kinh đơn vị trong tế tháng, Huế nhân viên đơn vị sẽ đối chiếu các số liệu này với số dư trên sổ chi tiết để lập một bảng chỉnh hợp và thuyết minh sự khác biệt số liệu (nếu có) giữa hai bên. Sự khác biệt này có thể do nhầm lẫn, sai sót trong ghi chép của một bên, nhưng cũng có thể do khác biệt về thời điểm khóa sổ. Trong trường hợp đơn vị có tiến hành chỉnh hợp, KTV chỉ cần kiểm tra lại các chỉnh hợp xem có được thực hiện chính xác hay không. SVTH: Trần Văn Chung 27
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Nếu đơn vị không tiến hành việc chỉnh hợp, KTV có thể tự thực hiện. Khi KSNB đối với nợ phải trả là yếu kém, KTV cần kiểm tra sổ công văn đến để xem đơn vị đã nhận được mọi bảng kê của người bán hay chưa. Một trong những khác biệt về số liệu giữa đơn vị và người bán có thể sẽ phát hiện được nhờ bảng chỉnh hợp, đó là các khoản người bán tính cho những lô hàng đã gửi đi, thế nhưng đơn vị vẫn chưa nhận được hoặc chưa ghi chép. Vì vậy, cần lập danh sách các khoản hàng đang đi đường, và căn cứ mức trọng yếu để điều chỉnh cho thích hợp. Một mục đích khác của thủ tục này là đảm bảo sự ghi chép đúng kỳ của số dư Nợ phải trả. Sự ghi chép đúng kỳ Nợ phải trả có mối quan hệ chặt chẽ với việc khóa sổ của hóa đơn mua hàng và giúp xác dịnh số dư hàng tồn kho. Vì thế, khi quan sát kiểm kê tồn kho vào thời điểm khóa sổ, KTV nên ghi chép lại số hiệu của các phiếu nhập kho cuối cùng, chúng sẽ được dùng để đối chiếu với những hóa đơn tương ứng của người bán trên các bảng kê các khoản phải trả vào thời điểm khóa sổ: + Các hóa đơn tương ứng với những phiếu nhập kho từ phiếu nhập kho cuối cùng trở về trước phải được ghi nhận trong Nợ phải trả cuối kỳ. + Ngược lại, các hóa đơn tương ứng với những phiếu nhập kho sau phiếu nhập kho cuối cùng sẽ không được phép tính vào Nợ phải trả cuối kỳ, trừ trường hợp hàng đang đi đường đã nói ở phần trên. Tìm hiểu các khoản nợ phải trả không được ghi chép Đây là một nội dung quan trọng trong kiểm toán Nợ phải trả. Ngoài các thủ tục phát hiện đã được giới thiệu như là gửi thư xác nhận, chỉnh hợp, phân tích KTV còn có thể áp dụngTrường những thử tục kiểmĐại tra sau học đây: Kinh tế Huế - Kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khóa sổ: + Thông qua việc xem xét các khoản thực chi vào đầu niên độ sau, kiểm toán viên có thể phát hiện các khoản chi quỹ. + Để đảm bảo cơ sở dồn tích, các khoản chi phí này đáng lẽ phải được đơn vị tính vào chi phí của niên độ, đồng thời làm phát sinh các khoản phải trả vào cuối kỳ; thế nhưng họ lại ghi chép không đúng kỳ, mà lại ghi vào niên độ sau khi thực chi. Hậu quả tất nhiên là SVTH: Trần Văn Chung 28
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Nợ phải trả cuối kỳ và chi phí của niên độ kiểm toán bị ghi thiếu một khoản, đồng thời số liệu của niên độ sau cũng bị ảnh hưởng tương ứng. - Xem xét các tài liệu có khả năng chứa đựng các khoản nợ phải trả không được ghi chép: + Các trường hợp hàng về nhưng chưa có hóa đơn, hay hóa đơn đã về mà hàng chưa nhận được thì KTV cần nghiên cứu các hồ sơ mua hàng dở dang của đơn vị. + Các chứng từ thanh toán được phát hành sau thời điểm khóa sổ thì KTV cần xem xét cẩn thận để phát hiện những khoản thực tế phát sinh trước thời điểm khóa sổ. + Các hóa đơn của người bán nhận được sau ngày kết thúc niên độ thì cần lưu ý vì có những hóa đơn này thực sự thuộc niên độ kiểm toán nhưng hóa đơn chỉ được người bán gửi vài ngày sau khi đã gửi hàng, do đó chúng là Nợ phải tả của niên độ này. Xem xét việc trình bày và thuyết minh các khoản phải trả trên báo cáo tài chính Xem xét các trường hợp phát sinh số dư bên Nợ trên các tài khoản Nợ phải trả. Các khoản Nợ phải trả trọng yếu đối với các bên liên quan cần được công bố trên thuyết minh báo cáo tài chính. Các khoản nợ phải trả được đảm bảo bằng tài sản thế chấp phải được thuyết minh và tham chiếu với tài sản bị thế chấp. Kiểm toán một số khoản phải trả khác Ngoài những vấn đề trên, KTV cần kiểm toán một số khoản phải trả khác như: Kiểm toán các khoản ký cược, ký quỹ; Kiểm toán thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước; Kiểm toán khoản phải trả cho công nhân viên; Kiểm toán chi phí phải trả; Kiểm toán các khoảnTrường dự phòng phải trả Đại và Kiểm họctoán thuế thuKinh nhập hoãn tếlại phải Huế trả. 1.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán (Trích “Giáo trình Kiểm toán tài chính” – GS.TS Nguyễn Quang Quynh + PSG.TS Ngô Trí Tuệ) Các công việc cơ bản mà KTV cần thực hiện trong giai đoạn kết thúc kiểm toán gồm: SVTH: Trần Văn Chung 29
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Xem xét các khoản Nợ phải trả không chắc chắn: Trong năm tài chính, có những sự kiện phát sinh có thể dẫn đến trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán trong việc thanh toán các khoản nợ cho bên thứ 3. Tuy nhiên, đến thời điểm khóa sổ kế toán lập BCTC, không thể xác định chắc chắn nghĩa vụ này có phải thực hiện hay không với giá trị khoản công nợ là bao nhiêu. Trong trường hợp như vậy, KTV cần phải xem xét và đánh giá khả năng của đơn vị được kiểm toán có đối mặt với các khoản nợ phải trả không chắc chắn hay không. - Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC: Trong mối quan hệ với trách nhiệm của KTV trong kiểm toán BCTC, các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC được hiểu là “những sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian từ sau ngày khóa sổ lập BCTC để kiểm toán đến ngày ký báo cáo kiểm toán; và những sự kiện được phát hiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán”. - Đánh giá giả định hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập dựa trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định giải thể hoặc bị buộc phải ngừng hoạt động, hoặc thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Khi giả thiết hoạt động liên tục không được đảm bảo thì BCTC phải được lập theo một cơ sở khác, đồng thời đơn vị phải giải thích cơ sở đã sử dụng để lập BCTC. - Đánh giá kết quả kiểm toán: + Đánh giá sự đầy đủ của bằng chứng kiểm toán. + Đánh giá tổng hợp các sai sót chưa điều chỉnh. + Rà soátTrườnglại hồ sơ kiểm toán Đại. học Kinh tế Huế + Kiểm tra các công bố trên BCTC. + Xem xét các thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán. Sau tất cả các bước công việc trên KTV sẽ thống nhất số liệu với khách hàng và sẽ phát hành báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán do KTV lập thể hiện ý kiến chính thức của KTV về BCTC của đơn vị đã được kiểm toán. SVTH: Trần Văn Chung 30
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC 2.1 Tổng quan về Công ty TNHH kiểm toán FAC 2.1.1 Giới thiệu về Công ty TNHH kiểm toán FAC Tên công ty: CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC Tên viết tắt: FAC Co., Ltd Văn phòng giao dịch: 64/4 ĐHT 21, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP. HCM Trụ sở chính: 156/12 Ngô Gia Tự, Phường 9, Quận 10, TP. HCM Điện thoại: 028 3636 4038 – 028 3636 4039 Vốn điều lệ: 6.000.000.000 đồng Email: kiemtoandenhat@gmail.com Văn phòng đại diện tại Huế: Đia chỉ: 06 Nguyễn Lương Bằng, P. Phú Hội, TP. Huế Trưởng văn phòng: Ông Hoàng Lê Minh Điện thoại:Trường 0935 747 245 Đại học Kinh tế Huế Email: kiemtoan.hue@gmail.com 2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Bắt đầu hoạt động từ năm 2006, Công ty TNHH Kiểm toán FAC tự hào là một trong những công ty kiểm toán độc lập của Việt Nam. SVTH: Trần Văn Chung 31
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Tiền thân của Công ty TNHH Kiểm toán FAC là Công ty Hợp danh Kiểm toán và Tư vấn Đệ Nhất. Công ty TNHH Kiểm toán FAC hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0305992447 cấp ngày 23 tháng 09 năm 2010. Công ty được thành lập trên cơ sở Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đệ Nhất và sát nhập từ Công ty TNHH Tư vấn tài chính và Kiểm toán Đông Dương, Mã số doanh nghiệp: 0308292718, số Đăng ký kinh doanh: 410207912, do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp ngày 20 tháng 04 năm 2009 vào Công ty TNHH Kiểm toán FAC, tên cũ Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Đệ Nhất theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 4102064826 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. HCM cấp ngày 06 tháng 09 năm 2008. FAC chuyên cung cấp dịch vụ Kiểm toán, Thẩm định, Tư vấn thuộc lĩnh vực Quản trị doanh nghiệp, Tài chính kế toán, Thuế, Đầu tư, Xây dựng cơ bản . Và dịch vụ ghi sổ kế toán. 2.1.3 Nguyên tắc hoạt động và cam kết của Công ty - FAC hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính mình trên cơ sở tuân thủ luật pháp. - Không ngừng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, tích cực ứng dụng công nghệ tiên tiến để phục vụ khách hàng trong tiến trình phát triển và hội nhập toàn cầu. - Cung cấp cho khách hàng các dịch vụ với chất lượng cao theo phong cách chuyên nghiệp. - Xây dựng và phát triển mối quan hệ với khách hàng trong môi trường làm việc chuyênTrường nghiệp, thân thiện Đại và chuẩn học mực. Kinh tế Huế - Hỗ trợ tối đa để khách hàng gặt hái thành công trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam. - Không ngừng đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và toàn xã hội. Việc lựa chọn FAC cung cấp dịch vụ là giải pháp tối ưu, mang đến khách hàng hiệu quả trong quản lý doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để trao đổi những yêu SVTH: Trần Văn Chung 32
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga cầu cấp thiết của Quý doanh nghiệp. FAC sẽ là bạn đồng hành đáng tin cậy của Quý doanh nghiệp. 2.1.4 Hoạt động kinh doanh chính của Công ty Hoạt động kinh doanh chính của Công ty: + Hoạt động liên quan đến kế toán, kiểm toán và tư vấn về thuế. + Dịch vụ kiểm toán. + Tư vấn ứng dụng công nghệ thông tin. + Tư vấn quản lý. + Dịch vụ bồi dưỡng, cập nhật kiến thức tài chính, kế toán kiểm toán. + Dịch vụ kế toán + Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính. + Tư vấn tài chính thuế. + Tư vấn nguồn nhân lực. + Dịch vụ làm thủ tục về thuế. + Thẩm định giá tài sản. 2.1.5 Tình hình nhân sự của Công ty Trình độ và năng lực Nhân viên là yếu tố hàng đầu đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển củaTrường Công ty: Đại học Kinh tế Huế + FAC có đội ngũ hơn 100 nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo ở nhiều trường đại học của Việt Nam; với 13 Chứng chỉ Kiểm toán viên cấp Nhà nước (CPA) và Thẩm định viên về giá; 90% có bằng Kỹ sư, Cử nhân: kinh tế, luật. + Chất lượng dịch vụ, đạo đức nghề nghiệp và uy tín Công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của FAC luôn luôn tuân thủ. SVTH: Trần Văn Chung 33
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga FAC hiểu biết thấu đáo về đất nước, con người và Luật pháp Việt Nam và có khả năng phối hợp với các cơ quan quản lý của Việt Nam để giải quyết hiệu quả nhu cầu về dịch vụ của khách hàng. 2.1.6 Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty GIÁM ĐỐC Chi nhánh Chi nhánh Văn phòng Chi nhánh Chi nhánh Vũng Tàu Nha Trang Công ty Miền Trung Bình Định Các Bộ phận Bộ phận phòng ban kiểm toán tư vấn & dịch vụ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Kiểm toán FAC Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Tại Văn phòng đại diện Công ty TNHH Kiểm toán FAC tai Huế, đây gần như là một Công ty thu nhỏ của Công ty TNHH Kiểm toán FAC với cơ cấu tổ chức đơn giản nhưng hợp lý, các bộ phận làm việc một cách khoa học và hệu quả dưới sự chỉ đạo của giám đốc chi nhánh và lãnh đạo chính tại TP. HCM, đã không ngừng mở rộng địa bàn khách hàng tại Miền trung và luôn mang đến cho khách hàng gói dịch vụ chất lượng tốt nhất.Trường Đại học Kinh tế Huế BAN GIÁM ĐỐC Bộ phận tư vấn & dịch vụ Bộ phận Kế toán & Tài chính kế toán Kiểm toán Thủ quỹ SVTH: Trần Văn Chung 34
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Tổ Kiểm toán báo Tổ kiểm toán cáo tai chính quyết toán XDCB Sơ đồ 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức văn phòng đại diện FAC tại Huế Chú thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm cao nhất trong chi nhánh, có đầy đủ tư cách pháp lý và năng lực quản lý hành chính, là người tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh mình. Đại diện cho công ty ký hợp đồng kinh doanh tại khu vực Miền Trung, giao dịch với khách hàng và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh trước công ty mẹ, pháp luật, chế độ chính sách của nhà nước. Bộ phận kiểm toán: Trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán, làm dịch vụ kế toán cho khách hàng. Bộ phấn tư vấn: Chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ tư vấn về thuế, sử dụng các nguồn tài chính, tư vấn quản lý cho khách hàng. Ngoài ra còn tư vấn, cung cấp các phần mềm quản lý, phần mềm kế toán cho khách hàng. Kế toán: Ghi sổ kế toán, tổng hợp đối chiếu số liệu tổng hợp với chi tiết, xác định kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính, Thủ quỹ: Theo dõi thu chi bằng tiền mặt hàng ngày của chi nhánh. 2.2 Thực hiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công tyTrường Cổ phần ABC doĐại Công tyhọc TNHH Kinhkiểm toán FAC tế thHuếực hiện 2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 2.2.1.1 Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán a. Chấp nhận, duy trì khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng SVTH: Trần Văn Chung 35
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Để xem xét khả năng chấp nhận khách hàng, KTV tiến hành tìm hiểu thông tin cở bản của Công ty Cổ phần ABC, phỏng vấn nhân viên, Ban Giám đốc và KTV tiền nhiệm, xem xét hồ sơ kiểm toán năm trước. Từ những thông tin thu thập được, KTV sử dụng mẫu A120 – Chấp nhận, duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro hợp đồng để tiến hành xem xét và đánh giá rủi ro hợp đồng (Phụ lục 01). Các thông tin cơ bản của Công ty CP ABC: + Tổng quan về Công ty: Công ty CP ABC được thành lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3301568666 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 25/08/2015. + Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, truyền tải và phân phối điện; Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác; Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh. + Thông tin tài chính của Công ty CP ABC 2 năm vừa qua: Bảng 2.1: Thông tin tài chính của Công ty CP ABC hai năm vừa qua (Đơn vị tính: đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Tổng tài sản 61.307.832.207 232.379.129.255 Nguồn vốn kinh doanh 57.031.978.615 130.000.000.000 Lợi nhuận sau thuế (15.307.020) (2.903.358) Từ những thông tin thu thập được, KTV nhận thấy không có những biến động bất thường Trườngnên chấp nhận ký kết Đại hợp đồng học với khác hKinhhàng ABC. tế Huế b. Hợp đồng kiểm toán Sau khi Công ty chấp nhận khách hàng, Công ty TNHH Kiểm toán FAC và Công ty cổ phần ABC tiến hành ký kết hợp đồng và thỏa thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán – Mẫu A210 (Phụ lục 02). Sau khi hợp đồng được ký kết, Công ty FAC gửi SVTH: Trần Văn Chung 36
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thư hẹn kiểm toán – Mẫu 212 (Phụ lục 03) và thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán – Mẫu 230 (Phụ lục 04). c. Danh mục tài liệu Trước khi kiểm toán, trưởng phòng kiểm toán sẽ liên lạc với bộ phận kiểm toán tại công ty CP ABC và gửi danh sách các tài liệu cần khách hàng cung cấp – Mẫu 240 (Phụ lục 05). Danh mục tài liệu cần thiết để tiến hành kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán như sau: + Bảng cân đối kế toán kết thúc tại ngày 31/12/2017 + Sổ tổng hợp TK 331 tại ngày 31/12/2017 + Sổ chi tiết TK 331 tại ngày 31/12/2017 . d. Lựa chọn nhân viên thực hiện cuộc kiểm toán Lựa chọn đội ngũ KTV: dựa trên quy mô của cuộc kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lựa chọn nguồn lực kiểm toán như: số người, trình độ chuyên môn, kiến thức và kinh nghiệm về ngành nghề kinh doanh của khách hàng. Yêu cầu về tính độc lập được xem như là điều kiện cần để đạt được mục tiêu của hoạt động kiểm toán, độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiêm toán viên. Kết quả kiểm toán sẽ không có giá trị khi những người sử dụng kết quả kiểm toán tin rằng cuộc kiểm toán thiếu tính độc lập cho dù cuộc kiểm toán được thực hiện bởi người có trình độTrườngcao đến đâu. Yêu cĐạiầu về tính họcđộc lập đ òiKinh hỏi sự trung tế thực Huếvà trách nhiệm của kiểm toán viên đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán, đồng thời các kiểm toán viên không bị ràng buộc trong việc tiếp xúc với các tài liệu và báo cáo của doanh nghiệp. Trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tính thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Mọi câu hỏi về tình hình kinh doanh hoặc các sử lý kế toán trong các giao dịch của doanh nghiệp cần được trả lời SVTH: Trần Văn Chung 37
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga đầy đủ và đảm bảo rằng kiểm toán viên không bị hạn chế trong việc thu thập các bằng chứng kiểm toán. Để đảm bảo yêu cầu này, ngoài mặt chủ quan về tư chất đạo đức của kiểm toán viên cần duy trì và đảm bảo tính độc lập trong quá trình kiểm toán, pháp luật yêu cầu các kiểm toán viên không được thực hiện kiểm toán cho các khách hàng mà kiểm toán viên có quan hệ gia đình, họ hàng hoặc quyền lợi về mặt kinh tế.Trước khi thực hiện cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán, trưởng nhóm thực hiện xoát sét về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán – Mẫu 270 (Phụ lục 06). Cam kết về tính độc lập của thành viên nhóm kiểm toán được thực hiện theo mẫu A260 (Phụ lục 07). 2.2.1.2 Tìm hiểu môi trường hoạt động Hoạt động toàn ngành: ngành sản xuất ở Việt Nam có tổng công suất lắp đặt khoảng 38.676 MW tính tới tháng 10/2016. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), tổng sản lượng điện thương phẩm ở Việt Nam có tốc độ tăng tưởng hàng năm là 10,84% trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015. Trong 10 tháng đầu năm 2016, tổng sản lượng điên thương phẩm của ngành đạt 132,6 tỷ kWh, tăng 11,34% so với cùng kỳ năm 2015. EVN đặt kế hoạch sản lượng điện thương phẩm của ngành trong năm 2016 là 159,1 tỷ kWh, cao hơn 10,72% so với sản lượng điện thương phẩm trong năm 2015. Ngành sản xuất điện ở Việt Nam đang có xu hướng tập trung vào đầu tư các nhà máy nhiệt điện. Quy hoạch điện VII điều chỉnh mục tiêu tăng tổng công suất nhiệt điện than trên tổng công suất của cả ngành (hiện là 32,8% vào tháng 10/2016) lên 42,7% năm 2020 và 49,3% năm 2025. Tỷ trong điện năng sản xuất từ nhiệt điện than (hiện là 37,05%Trườnglũy kế 10 tháng năm Đại 2016) đượchọc đặt mục Kinh tiêu tăng lêntế 49,3% Huế vào năm 2020 và 555 năm 2025. Nguyên nhân chính cho định hướng đầu tư vào nhiệt điện than của chính phủ Việt Nam là do tiềm năng thủy điện ở Việt Nam không còn nhiều, không thể đáp ứng kịp nhu cầu điện năng có tốc độ tăng trưởng cáo trên 10%/năm của Việt Nam. Thủy điện: Trong giai đoạn 9 tháng năm 2016, điều kiện thủy văn đã có những chuyển biến lớn ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nhóm thủy điện. Đợt El Nino đã kết SVTH: Trần Văn Chung 38
- GVHD: TS. Năm 2017, với diễn biến gần như trái ngược với chuyển động tiêu cực trong năm 2016. Ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu khiến mưa lớn bất thường diễn ra trên hầu hết cả nước, tạo điều kiện cho nhóm DN thủy điện đạt tăng trưởng mạnh mẽ về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm, nhiều doanh nghiệp thủy điện đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm trong quý III như CTCP Thủy điện miền Trung (CHP, vượt 21%) hay CTCP Thủy điện Cần Đơn (SJD, vượt 14%). – Phân 2.1. A510 1/4 Tên Công ty CP ABC Ngày kết thúc kỳ kế toán: 31/12/2017 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tại ngày 31/12/2017 Trường Đại học31/12/2017 Kinh31/12/2016 tế Huế Sau KT VND % 68.365.301.072 20.200.430.276 48.164.870.796 238,43 7.241.771 3.042.778 4.198.993 138,00 7.241.771 3.042.778 4.198.993 138,00 55.240.523.450 16.604.189.300 38.636.334.150 232,69 55.239.592.450 16.604.189.300 38.635.403.150 232,68 931.000 0 931.000 3.636.364 39.997.978 (36.361.614) -90,91 39
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1. Hàng tồn kho 3.636.364 39.997.978 (36.361.614) -90,91 V. Tài sản ngắn hạn khác 13.113.899.487 3.553.200.220 9.560.699.267 269,07 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 39.524.999 0 39.524.999 2. Thuế GTGT được khấu trừ 13.074.374.488 3.553.200.220 9.521.174.268 267,96 B.TÀI SẢN DÀI HẠN 164.013.828.183 41.107.401.931 122.906.426.252 298,99 IV. Tài sản dở dang dài hạn 164.013.828.183 41.107.401.931 122.906.426.252 298,99 2. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 164.013.828.183 41.107.401.931 122.906.426.252 298,99 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 232.379.129.255 61.307.832.207 171.071.297.048 279,04 NGUỒN VỐN C. NỢ PHẢI TRẢ 102.397.339.633 4.291.160.612 98.106.179.021 2286,24 I. Nợ ngắn hạn 102.397.339.633 4.291.160.612 98.106.179.021 2286,24 1.Phải trả người bán ngắn hạn 0 3.319.103.800 (3.319.103.800) -100,00 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 592.841.000 592.841.000 0 0,00 3. Thuế và các khoản phải nộp NN 0 266.776 (266.776) -100,00 4. Phải trả người lao động 175.103.467 369.650.136 (194.546.669) -52,63 9. Phải trả ngắn hạn khác 1.764.491.308 9.298.900 1.755.192.408 18875,27 10. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 99.864.903.858 0 99.864.903.858 D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 129.981.789.622 57.016.671.595 72.965.118.027 127,97 I. Vốn chủ sở hữu 129.981.789.622 57.016.671.595 72.965.118.027 127,97 1. Vốn góp của chủ sở hữu 130.000.000.000 57.031.978.615 72.968.021.385 127,94 - Số nháp (Doanh nghiệp chưa cổ phần) 130.000.000.000 57.031.978.615 72.968.021.385 127,94 11. Lợi nhuân sau thuế chưa phân phối (18.210.378) (15.307.020) (2.903.358) 18,97 - LNST chưa phân phối kỳ này (18.210.378) (15.307.020) (2.903.358) 18,97 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 232.379.129.255 61.307.832.207 171.071.297.048 279,04 Dựa vào vào phân tích bảng CĐKT trên, KTV nhận thấy rằng: - Khoản trả trước cho người bán năm 2017 so với năm 2016 tăng 232,69% tương ứng với 38.635.403.150 đồng. Đây là một biến động khá lớn, tuy nhiên sự tăng đột biến nay là do dự án của công ty trong giai đoạn xây dựng cơ bản dở dang. - Khoản phải trả người bán ngắn hạn năm 2017 so với năm 2016 giảm 100%. NguyênTrường nhân là do Công ty Đạihoàn tất nghĩahọc vụ thanh Kinh toán cho ngườitế bán.Huế 2.2.1.4 Đánh giá hệ thống KSNB và rủi ro gian lận a. Đánh giá chung hệ về hệ thống KSNB Tìm hiểu hệ thống KSNB của Công ty Cổ phần ABC, giúp KTV nhận diện và đánh giá sai phạm kiểm toán, rủi ro kiểm soát và có kế hoạch thiết kế các khảo sát phù hợp. KTV thu thập thông tin về hệ thống KSNB bằng cách thực hiện phỏng vấn theo bảng SVTH: Trần Văn Chung 40
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB của Công ty cổ phần ABC theo mẫu A610 – Đánh giá hệ thống KSNB cấp độ toàn doanh nghiệp (Phụ lục 08). b. Đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Qua tìm hiểu hệ thống KSNB ở cấp độ toàn doanh nghiệp của Công ty CP ABC, KTV nhận thấy hệ thống KSNB chưa hoàn thiện và hoạt động ở mức trung bình, nên KTV đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ trung bình. Đây là căn cứ để KTV quyết định có thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát hay không ở giai đoạn thực hiện kiểm toán. 2.2.1.5 Xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán a. Xác định mức trọng yếu Đối với Công ty CP ABC, KTV tiến hành ước lượng mức độ trọng yếu theo mẫu A710 – Xác định mức trọng yếu (Phụ lục 09). Kết luận: Theo nguyên tắc thận trọng, KTV tính toán mức trọng yếu tổng thể tại Công ty CP ABC là PM = 2.323.791.293 đồng. Như vậy, nếu tổng sai phạm phát hiện được trong cuộc kiểm toán mà lớn hơn PM sẽ được coi là trọng yếu. Đối với kiểm toán khoản mục Nợ phải trả người bán, nếu KTV phát hiện được sai sót từng nghiệp vụ phát sinh lớn hơn ngưỡng sai só có thể bỏ qua (lớn hơn 23.237.912 đồng) thì phải điều chỉnh. Nếu sai sót của từng nghiệp vụ phát sinh nhỏ hơn ngưỡng sai sót có thể bỏ qua thì sau khi kiểm toán xong tất cả các khoản mục, KTV cần tổng hợp những sai sót của BCTC so sánh với mức trọng yếu thực hiện. Nếu tổng hợp tất cả các sai sót của toàn bộ BCTC nhỏ hơn mức trọng yếu thực hiện (MP = 1.161.895.647 đồng) thìTrường KTV có thể bỏ qua.Đại Nếu cáchọc sai sót Kinhlớn hơn mức tế trọng Huế yếu thực hiện thì KTV sẽ yêu cầu khách hàng điều chỉnh và đưa ra ý kiến. b. Đánh giá rủi ro kiểm toán Đánh giá rủi ro tiền tàng (IR): Từ những thông tin thu thập được, Công ty CP ABC đang trong quá trình xây dựng và dần hoàn thành công trình. KTV đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mức độ trung bình. SVTH: Trần Văn Chung 41
- GVHD: TS. , ). 2.2. – E230 Tên ĐHTT năm 2017 1 – 2 A. Đảm bảo các khoản phải trả nhà cung cấp ngắn hạn và dài hạn là có thực, thuộc nghĩa vụ thanh toán của DN; đã được ghi nhận chính xác, đầy đủ; được đánh giá và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng B. C. STTTrường Đại học Kinh tế Huế A C E O P R V 1 Kiểm tra các nguyên tắc kế toán áp x x E220 dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. 2 Lập bảng số liệu tổng hợp có so x E220 sánh với số dư cuối năm trước. Đối chiếu các số dư trên bảng số liệu tổng hợp với BCĐSPS, sổ cái, sổ chi tiết, và giấy tờ làm việc của 42
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga kiểm toán năm trước (nếu có). II. Kiểm tra phân tích 1 So sánh, phân tích biến động số dư E240 phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước. 2 Phân tích tỷ trọng khoản phải trả, E240 các tỷ suất tài chính về hệ số thanh toán nợ so với năm trước. III. Kiểm tra chi tiết 1 Thu thập đối chiếu số liệu báo cáo x x E260 với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC ). 2 Xác định các nghiệp vụ bất thường; x x x E250 tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng. 3 Kiểm toán số dư đầu kỳ (nếu có) 4 Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế x x x E270; đối với Phải trả và trả trước cho nhà E271 cung cấp 5 Kiểm tra các khoản trả trước cho x x x x E280 nhà cung cấp 6 Kiểm tra các khoản nợ chưa được x x E290 ghi sổ 7 Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ x E292 (nếu có): kiểm tra hợp đồng, biên bản thỏa thuận và chuyển nợ giữa các bên. 8 Kiểm tra và công bố các giao dịch x x E293 với KH là bên liên quan. 9 Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy x E291 đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá. 10 Kiểm tra tính trình bày các khoản x E230 phải trả nhà cung cấp trên BCTC. IV. Thủ tục kiểm toán khác D. Kết luận Theo ý kiến của tôi, trên cơ sở các bằng chứng thu thập được từ việc thực hiện các thủ tục ở trên, các mục tiêu kiểm toán trình bày ở phần đầu của chương trình kiểm toán đã đạt, ngoại trừTrường các vấn đề sau: Đại học Kinh tế Huế Chữ ký của người thực hiện: Kết luận khác của Thành viên BGĐ và/hoặc Chủ nhiệm kiểm toán (nếu có): SVTH: Trần Văn Chung 43
- GVHD: TS. o trong BCTC). C210 – bao BC – 2.3. E220 Tên ĐHTT Trường: Đại học Kinh tế Huế BCTC A. 44
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Nợ ngắn hạn là các khoản trả trong vòng một năm hoặc một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường (nếu doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn một năm). - Nợ dài hạn là các khoản trả trong thời gian nhiều hơn một năm hoặc một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường (nếu doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn một năm). Kết luận: Việc hạch toán các khoản phải trả nhà cung cấp là phù hợp với Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam hiện hành. (Nếu không phù hợp hoặc nhất quán nên trình bày rõ, công bố Thuyết minh BCTC) B. Số liệu thuyết minh BCTC Số cuối năm (Sau KiT) Số đầu năm (Đã KiT) Tham Giá trị Số có Giá trị Số có chiếu khả khả năng trả năng trả Ngắn hạn Phải trả nhà cung cấp - Công ty cổ phần đầu tư - 350.000.000 Thủy điện Sông Lam - Trung tâm quy hoạch và - 251.425.800 thiết kế Nông Lâm Nghiệp - Công ty CP Thành Đạt – - 2.717.678.000 Dự án nâng cấp, sửa chữa đường 71 Cộng 3.319.103.800 Trả trước cho người bán Bên liên quan 37.162.325.350 11.753.863.000 - Công ty cổ phần Thành 37.162.325.350 11.753.863.000 Đạt Trả trước cho các nhà 1.696.967.100 3.607.564.300 cung cấp khác - Công ty CP tư vấn LiGi 303.750.000 760.000.000 - B Fouress Private Limited - - (BFL) - Trung tâm khoa học và 1.006.519.500 - triểnTrường khai kỹ thuật Thủy Đại học Kinh tế Huế Lợi - Các đối tượng khác 386.697.600 2.847.564.300 Cộng 38.859.292.450 15.361.427.300 SVTH: Trần Văn Chung 45
- GVHD: TS. ỷ trọ ỷ suất tài chính về ớ – P 2.4. E240 Tên ĐHTT : 1. 2. 3. - 3.319.103.800 (3.319.103.800) -100,00% 55.239.592.450 15.361.427.300 39.878.165.150 259,60% - - - 0,00% - - - 0,00% (55.239.592.450) (12.402.323.500) (43.197.268.950) 358,71% Phân 102.397.339.633 4.291.160.612 98.106.179.021 2286,24% Trường129.981.789.622 Đại học57.016.671.595 Kinh tế72.965.118.027 Huế 127,97% 232.379.129.255 61.307.832.207 171.071.297.048 279,04% 68.365.301.072 20.200.430.276 48.164.870.796 238,43% 0,00 0,77 -77,35% 0,0000 0,0582 -5,82% 0,0000 0,0541 -5,41% 0,0000 0,1643 -16,43% 46
- GVHD: TS. 4. - - BCĐSPS, BCTC, ) , BCTC. ). Trường Đại học Kinh tế Huế 2.5. E250 Tên FAC Công ty CP ABC 47
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga năm 2017 Nội dung: Kiểm tra tổng quát khoản mục nợ Người soát xét 2 phải trả người bán 1. Mục tiêu: Chính xác 2. Nguồn gốc số liệu: Sổ kế toán 3. Công việc: Đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần). 331 13.285.085.500 oV 1121 74.540.999.388 400 1111 1331 350.000.000 11.833.690.113 1331 341 98.975.109.200 21.636.363 153 153 - 120.056.274.762 2412 173.866.108.588 131.911.601.638 SDCK 55.239.592.450 Ghi chú: 1. Phát hiện: 2. Kết luận: Chú giải: oV : Đã đối chiếu Báo cáo năm trước V : Đã Trườngđối chiếu tài khoản liênĐại quan học Kinh tế Huế ^ : Cộng dồn đúng BS : Đã đối chiếu với bảng cân đối kế toán c. Gửi thư xác nhận và thủ tục thay thế đối với Trả trước cho nhà cung cấp Mục tiêu: Đảm bảo tính hiện hữu và quyền, tính đầy đủ SVTH: Trần Văn Chung 48
- GVHD: TS. g ). ). ủa công ty CP Thành Đạt ngày 28/12/2016: nghiệm thu thanh toán KL thi công hoàn thành đợt 1: Nhà điều hành theo Hợp đồng số 08/2016, Hồ sơ nghiệm thu thanh toán ngày 28/12/2016 đơn vị hạch toán ngày 1/1/2017 là không phù hợp niên độ. Đề nghị điều chỉ 0. 2.6. B360 Trường Đại học Kinh tế HuếTên ĐHTT : STT 1.1 Điều chỉnh CP XDCB DD theo Hóa 2412 331 1.129.783.636 đơn số 72 ngày 28/12/2016 (Nghiệm 49
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thu đợt 1 nhà điều hành) hạch toán 1331 331 112.978.634 trong năm 2017 Điều chỉnh trong kỳ 1.2 Điều chỉnh CP XDCB DD theo Hóa 331 2412 1.129.783.636 đơn số 72 ngày 28/12/2016 (Nghiệm thu đợt 1 nhà điều hành) hạch toán 331 1331 112.978.634 trong năm 2017 d. Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp Mục tiêu: Chính xác, Đầy đủ, Hiện hữu, Sở hữu Nguồn số liệu: Bảng tổng hợp nợ theo đối tượng, Thư xác nhận/ Chứng từ xác nhận số dư khác Công việc: Đối chiếu các khoản trả trước cho nhà cung cấp với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ. Xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc niên độ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước lớn cho nhà cung cấp. Kết quả công việc: + KTV lập bảng kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp và lưu lại tại mẫu E280 (Phụ lục 14). + Sau khi kiểm tra khoản trả các khoản trả trước cho nhà cung cấp, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết xây dựng bản và nhận thấy Công ty CP ABC hạch toán thiếu nghiệp vụ. KTV tiến hành lập bảng kiểm tra chi tiết xây dựng cơ bản và lưu tại mẫu E770.2 (Phụ lục 15). e. KiểmTrường tra Cut - off Đại học Kinh tế Huế Kiểm tra việc hạch toán đúng kỳ Nợ phải trả nhà cung cấp và kiểm tra các khoản phải trả sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Công ty FAC không tiến hành kiểm tra cut – off tại công ty CP ABC. f. Tổng hợp số liệu khoản phải trả người bán SVTH: Trần Văn Chung 50
- GVHD: TS. ( ). g 2.7. E231 Tên ĐHTT : STT Ref ( Y/N) (*) I 1 1.1 Điều chỉnh CP XDCB DD theo Hóa đơn số 72 ngày 28/12/2016 E770 Y (NghiTrườngệm thu đợt 1 nhà Đại điều hành) học hạch toán trongKinh năm 2017 tế: Huế 1.2 Điều chỉnh CP XDCB DD theo Hóa đơn số 72 ngày 28/12/2016 E770 Y (Nghiệm thu đợt 1 nhà điều hành) hạch toán trong năm 2017: 51
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.3 Đơn vị hạch toán thiếu Invoice của Công ty B Fouress Private Limited (BFL) Hạch toán công nợ: Nợ TK 241: 16.380.300.000 Có TK 331: 16.380.300.000 2 Các vấn đề khác: 2.1 2.2 2.3 II Các vấn đề cần nêu Thư giải trình: III Các vấn đề chưa được giải quyết tại thời điểm này: Không có IV Các vấn đề cần xem xét ở cuộc kiểm toán này: Không có 2.2.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán Sau khi đã thực hiện xong các thử nghiệm cơ bản, thu thập các bằng chứng kiểm toán, có đủ cơ sở để đưa ra ý kiến nhận xét về BCTC của khách hàng được kiểm toán, KTV tổng hợp các tài liệu làm việc và các bằng chứng kiểm toán vào hồ sơ kiểm toán. Soát xét lại một lần nữa quá trình kiểm toán và phát hành báo cáo kiểm toán. Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, KTV có thể thực hiện các công việc cần thiết như: xem xét các khoản Nợ phải trả không chắc chắn, xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ kế toán lập BCTC, đánh giá giả định hoạt động liên tục và đánh giá kết quả kiểm toán. Công ty CP ABC được công ty TNHH Kiểm toán FAC phát hành báo cáo kiểm toán nămTrường 2017 (Phụ lục 17 ).Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung 52
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC NỢ PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN FAC 3.1 Đánh giá quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH kiểm toán FAC 3.1.1 Ưu điểm 3.1.1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán - Phương pháp tiếp cận đối tượng kiểm toán theo khoản mục là phương pháp khá phổ biến của các công ty kiểm toán. Công ty TNHH Kiểm toán FAC cũng sử dụng phương pháp này, giúp KTV thực hiện các công việc một cách đơn giản, hiệu quả và tập trung vào khoản mục quan trọng, ngoài ra phương pháp này còn giúp cho trưởng nhóm kiểmTrường toán dễ dàng hơn Đại trong việc học theo dõi Kinh và kiểm tra côngtế việcHuế của KTV. - Chương trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán FAC được thiết kế dựa trên chương trình kiểm tra mẫu VACPA và liên tục cập nhật khi chương trình kiểm mẫu VACPA cập nhật. Tùy theo từng khách hàng cụ thể, một số thủ tục kiểm toán có thể được bổ sung hoặc giảm bớt để cho chương trình kiểm toán phù hợp, bám sát với thực tế, giảm thiểu thời gian công việc và chi phí. Chương trình kiểm toán bao gồm những SVTH: Trần Văn Chung 53
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga dự kiến về công việc cần thực hiện, hướng dẫn thu thập các tài liệu, nêu rõ mục tiêu, cách thực hiện, biểu mẫu hướng dẫn chi tiết, cụ thể của từng phần công việc đó. - Việc phân công nhiệm vụ cho mỗi thành viên rõ ràng, hợp lý, dựa trên mức độ quan trọng của trừng khoản mục, trình độ, chuyên môn và kinh nghiệm của mỗi người. Đảm bảo cho công việc thực hiện các thủ tục một cách chính xác, linh hoạt, tiết kiệm thời gian và chi phí. 3.1.1.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Thu thập, kiểm tra, đối chiếu số liệu rõ ràng. KTV thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp theo trình tự chương trình kiểm toán đề ra, kết hợp kiểm tra, đối chiếu các tài liệu được khách hàng cung cấp. Linh hoạt trong việc thực hiện kiểm tra những vấn đề quan trọng, cần thiết. - Thực hiện kiểm tra chi tiết chứng từ gốc đến sổ nhằm đảm bảo các nghiệp vụ được hạch toán đúng kỳ, không bị thiếu xót và đảm bảo mục tiêu kiểm toán đầy đủ. - Thủ tục gửi thư xác nhận đối với khoản mục nợ phải trả và trả trước cho nhà cung cấp được thực hiện một cách độc lập với khách hàng. Quá trình gửi và nhận thư xác nhận do KTV kiểm soát nhằm đảm được tính khách quan. - Quá trình thực hiện kiểm toán, KTV gặp phải một số vướng mắc, khó khăn thì KTV không tự ý thực hiện, quyết định theo ý kiến cá nhân mà cần phải bàn bạc, trao đổi, hỏi ý kiến của những thành viên trong đoàn kiểm toán. 3.1.1.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán Trong giai đoạn này, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành kiểm tra lại các giờ làm việc củaTrường các thành viên trong Đại nhóm, tổnghọc hợp lạiKinh các rủi ro trọngtế yếuHuế phát hiện được trong quá trình kiểm toán. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ trao đổi với KTV về kết quả làm việc, nhằm tránh những nhầm lẫn cũng như thiếu xót của KTV trong quá trình kiểm toán, để có biện pháp điều chỉnh kịp thời. SVTH: Trần Văn Chung 54
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 3.1.2 Hạn chế 3.1.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán - Tìm hiểu hệ thống KSNB: Đối với khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thì Công ty FAC mới đi sâu tìm hiểu kỹ lưỡng hệ thống KSNB của khách hàng. Còn đối với khách hàng cũ, công ty FAC ít chú trọng và chủ yếu xem xét lại hệ thống KSNB qua hồ sơ kiểm toán năm trước. - Đánh giá mức trọng yếu: KTV xác định mức trọng yếu chi tiết cho tất cả các khoản mục mà không xác định ngưỡng sai sót có thể bỏ qua cho từng khoản mục là không hợp lý vì quy mô của mỗi khoản mục khách nhau. 3.1.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán - Công tác chọn mẫu: Công ty FAC tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu hệ thống. Bước nhảy được xác định trên việc phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho các khoản mục. Công ty cũng tiến hành chọn mẫu dựa trên xét đoán nghề nghiệp của các KTV trên cơ sở nhận định về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát được đánh giá trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Điều này có thể dẫn tới việc bỏ sót các nghiệp vụ trọng yếu cần được kiểm tra, do đó ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán. - Về thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích của Công ty FAC mới chỉ phân tích xu hướng tức là so sánh biến động số liệu giữa năm nay so với năm trước, mà chưa chú trọng phân tích biến động số liệu qua nhiều năm, cũng như không so sánh với số liệu có được của trung bình ngành. Đặt biệt, KTV chỉ tính ra hệ số mà chưa phân tích cụ thể ý nghĩa của hệ số đó như thế nào, điều này khiến cho thủ tục phân tích chưa hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại Công ty TNHH kiểm toán FAC - Hoàn thiện hệ thống KSNB: Quá trình tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát là bước đầu tiên và hết sức quan trọng của gian thực hiện kiểm toán. Vì vậy công ty nên thiết kế chương trình đánh giá hệ thống KSNB phù hợp với từng khách hàng và thiết kế các bảng câu hỏi cho từng khoản mục theo từng dấu hiệu của KSNB SVTH: Trần Văn Chung 55
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga để đánh giá sự có mặt hay thiếu mặt các hoạt động KSNB. Ngoài ra, KTV có thể sử dụng thêm các phương pháp khác để đánh giá hệ thống KSNB như lập bảng trường thuật, lưu đồ. - Hoàn thiện đánh giá mức trọng yếu: Bên cạnh xác định mức trọng yếu tổng thể mà công ty FAC đã thực hiện, cũng cần xây dựng mức trọng yếu cho từng khoản mục. Bởi vì, việc phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục nhằm xác định phạm vi kiểm toán cho từng khoản mục, nghiệp vụ và dễ dàng thu thập bằng chứng kiểm toán hơn. - Hoàn thiện về công tác chọn mẫu: FAC nên sử dụng thêm một số phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên khác. Đây là phương pháp lựa chọn mỗi phần tử trong tổng thể đều có cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu. KTV có thể chọn mẫu dựa vào Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu theo chương trình máy vi tính. - Hoàn thiện về thủ tục phân tích: Thủ tục phân tích là một thủ tục hữu hiệu, giúp KTV có thể nhận dạng những biến động bất thường xảy ra trong doanh nghiệp. KTV nên thực hiện kết hợp phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất kết hợp với nghiên cứu, so sánh với các số liệu của những đơn vị cùng ngành để có cái nhìn cụ thể về tình trạng của đơn vị. Ngoài ra, KTV nên mở rộng việc so sánh số liệu qua 3 năm và phân tích cụ thể các hệ số mà KTV tính ra để thấy rõ tình trạng khoản mục đó. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung 56
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Tùy vào loại hình và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, sẽ có một vài khoản mục mang tính trọng yếu và quan trọng so với các khoản mục khác. Trong đề tài nghiên cứu về Công ty CP ABC thì khoản mục Nợ phải trả mang tính trọng yếu trên BCTC, nó ảnh hưởng đến nhiều khoản mục khác. Để kiểm toán hiệu quả khoản mục này, KTV phải có những hiểu biết chuyên sâu về đặc điểm Nợ phải trả của doanh nghiệp và có kinh nghiệp về lĩnh vực hoạt động của Công ty khách hàng. Qua quá trình thực tập thực tế tại Công ty TNHH Kiểm toán FAC và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã giải quyết các vấn đề cơ bản đã đặt ra trong nghiên cứu: - Nắm được cơ sở lý luận về quy trình quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn tất công việc kiểm toán. - Tìm hiểu, phân tích thực trạng thực hiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cungTrường cấp tại công ty CP Đại ABC do cônghọc ty TNHH Kinh Kiểm toán tế FAC Huế thực hiện. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp do Công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện. Tuy nhiên do kinh nghiệm thực tế, tiếp xúc số liệu còn hạn chế và những điều kiện khách quan khác, nên đề tài của em còn những điểm hạn chế sau: SVTH: Trần Văn Chung 57
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Đề tài chỉ mới nghiên cứu khoản mục nợ phải trả, chưa có cơ hội để tìm hiểu, nghiên cứu các khoản mục khác. - Đề tài vẫn còn mang tính lý thuyết quá trình kiểm toán, chư nêu rõ được thực tế và cặn kẽ quy tình kiểm toán nợ phải trả người bán. - Những ý kiến, giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp tại công ty FAC vẫn còn chung chung và chưa được kiểm chứng thực tế. 3.2 Kiến nghị Do phạm vi, thời gian và điều kiện tiếp cận số liệu còn hạn chế nên đề tài này mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu quy trình kiểm toán nợ phải trả nhà cung cấp do Công ty TNHH Kiểm toán FAC thực hiện. Để tiếp tục phát triển đề tài, em xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Nghiên cứu quy trình kiểm toán khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp mà công ty TNHH Kiểm toán FAC áp dụng đối với nhiều loại hình doanh nghiệp khác nhau, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. - Trực tiếp thực hiện quy trình kiểm toán nợ phải trả nhà cung cấp để có cái nhìn thực tế hơn, từ đó mới có thể đưa ra các nhận xét và đề xuất mang tính thực tiễn hơn. - Nếu có cơ hội thực tập ở nhiều công ty kiểm toán, chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về quá trình này, từ đó chúng ta có thể đánh giá ưu, nhược điểm một cách chínhTrường xác hơn. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung 58
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kiểm toán trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2. Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp 3. Đào Thúy Mai (2014), “ Những sai sót thường gặp trong kế toán nợ phải trả”, Tạp chí kế toán, Tổng công ty Điện lực Miền Bắc, kỳ 5. 4. Giáo trình Kiểm toán tài chính” – GS.TS Nguyễn Quang Quynh + PSG.TS Ngô Trí Tuệ, Nhà xuất bản Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội. 5. Chương trình kiểm toán mẫu áp dụng cho kiểm toán toán báo cáo tài chính, ban hành theo quyết định số 366-2016/QĐ-VACPA ngày 28/12/2016 và có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2017. 6. Khóa luận tốt nghiệp của các sinh viên trường Đại học Kinh tế Huế 7. Một sốTrường trang website tham Đại khảo: học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung 59
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung 60
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Văn Chung
- A120 Tên 31/12/2017 CHẤP NHẬN, DUY TRÌ KHÁCH HÀNG CŨ VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO HỢP ĐỒNG 1. 2. 3. 4. – 5. Fax: 02343938866 Email: Website: 6. Giấy CNĐKDN/Giấy CNĐKKD/Giấy CNĐT 3301568666 Vốn đầu tư/vốn điều lệ Các cổ đông, thành viên chính HĐQT BGĐ Các đơn vị trực thuộc Các công ty con Các công ty liên kết Nội dung giao dịch với các bên liên quan Các ngân hàng giao dịch (vay hoặc tài trợ vốn) VIETTINBANK Các sản phẩm và dịch vụ chính Vị thế trong ngành Các đối thủ cạnh trạnh Luật sư tư vấn Trường Đại học Kinh tế Huế Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán VND Năm tài chính 2017
- Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Chính sách kế toán Các chính sách kế toán đặc biệt Phần mềm kế toán Các quy trình/các quy định chính thức về KSNB Quy chế tài chính Quy chế hoạt động liên quan đến bán hàng, mua hàng, sản xuất (manual/SOP) Nhân sự phòng kế toán Các thay đổi đã xảy ra từ thời điểm năm tài chính trước hoặc dự định của khách hàng trong vòng 1 năm tới (ví dụ các giao dịch mua lại sáp nhập, niêm yết .). Các thay đổi khác 7. Các vấn đề lưu ý từ cuộc kiểm toán năm trước 8. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, tạp chí, internet, ). 9. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành. 10. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan nào cần sử dụng BCTC đó. II. XEM XÉT NĂNG LỰC CHUYÊN MÔN, KHẢ NĂNG THỰC HIỆN HĐKiT, TÍNH CHÍNH TRỰC CỦA ĐƠN VỊ ĐƯỢC KIỂM TOÁN/KHÁCH HÀNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ TRỌNG YẾU KHÁC Có Không N/A Ghi chú /Mô tả 1. Năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện hợp đồng DNKiT có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh x nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục duy trì quan hệ khách hàng và thực hiện hợp đồng không ? 2. Tính chính trực của đơn vị được kiểm toán và các vấn đề trọng yếu khác BCKiT về BCTC năm trước có “ý kiến kiểm toán không x phải là ý kiến chấp nhận toàn phần”? Có dấu hiệu nào cho thấy sự lặp lại của vấn đề dẫn đến ý x kiến kiểm toán như vậy trong năm nay không? Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc x ngoại trừ/từ chối đưa ra ý kiến trên BCKT năm nay không? Có vấn đề trong việc nhận biết người chủ thực sự của đơn vị x không? Có thànhTrường viên nào trong BGĐ Đại hoặc HĐQT/HĐTV học cóKinh khả tếx Huế năng ảnh hưởng đến các vấn đề liên quan đến rủi ro kiểm toán không? Có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan x đến tính chính trực của BGĐ DN không? DN có hoạt động trong môi trường pháp lý đặc biệt, hoạt x động trong lĩnh vực suy thoái, giảm mạnh về lợi nhuận Có vấn đề nào liên quan đến sự không tuân thủ pháp luật x nghiêm trọng của BGĐ DN không? Có nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của DN x SVTH: Trần Văn Chung