Khóa luận Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị

pdf 79 trang thiennha21 23/04/2022 4001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_ly_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_tai_cuc_thue_ti.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ NGUYỄN THỊ HIỀN Trường ĐạiNiên khóa học 2013 - Kinh2017 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện T.S Trần Thị Bích Ngọc Nguyễn Thị Hiền Mã sinh viên: 13K4071134 Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa 2013 – 2017
  3. Lời Cảm Ơn Luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp với kinh nghiệm trong quá trình thực tập tại phòng kiểm tra - cục thuế tỉnh Quảng Trị. Đạt được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy, cô giáo Khoa Tài chính ngân hàng đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ cho em. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Trần Thị Bích Ngọc, cô đã trực tiếp hướng dẫn khoa học và đã giúp đỡ cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Cục thuế tỉnh Quảng Trị, các anh chị cô chú phòng kiểm tra thuế - Cục thuế tỉnh Quảng Trị đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận văn. Mặc dù bản thân đã cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Quảng Trị, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hiền Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hiền
  4. MỤC LỤC Trang PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của luận văn 3 PHẦN II: NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4 1. Lý luận chung về thuế TNDN và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 4 1.1 Khái niệm, đặc điểm, mục đích và nội dung của thuế TNDN 4 1.1.1 Khái niệm của thuế TNDN 4 1.1.2 Đặc điểm của thuế TNDN 4 1.1.3 Mục đích của thuế TNDN 4 1.1.4 Nội dung của thuế TNDN 4 1.2 Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 9 1.2.1 Khái niệm quản lý thuế TNDN 9 1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý thuế TNDN 9 1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế TNDN 10 1.2.4 Nội dung quản lý thuế TNDN 12 1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý thuế. 19 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN 23 1.2.7 Kinh nghiệm về quản lý thuế TNDN đối với các DN và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho cục thuế Quảng Trị 26 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ. 32 2.1 Đặc điểmTrường kinh tế xã hội Đại tỉnh Quảng học Trị Kinh tế Huế 32 2.2 Tổng quan về cục thuế tỉnh Quảng Trị 32 SVTH: Nguyễn Thị Hiền
  5. 2.3 Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị. 35 2.3.1 Thực trạng công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và ấn định thuế 35 2.3.2 Quản lý công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế 37 2.3.3 Quản lý công tác kiểm tra và thanh tra thuế 40 2.3.4 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế 45 2.3.5 Thực trạng thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế 49 2.3.6 Thực trạng khiếu nại, tố cáo về thuế 51 2.3.7 Thực trạng quản lý thông tin của người nộp thuế 51 2.3.8 Đánh giá về công tác quản lý thuế TNDN tại cục thuế tỉnh Quảng Trị 53 2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị 56 2.4.1 Thành tựu đạt được 56 2.4.2 Hạn chế cần khắc phục và nguyên nhân 57 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ 59 3.1. Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN tại cục thuế tỉnh Quảng Trị 59 3.2. Giải pháp tăng cường quản lý thuế TNDN tại cục thuế tỉnh Quảng Trị 60 3.2.1 Hoàn thiện tổ chức bộ máy thuế theo mô hình chức năng kết hợp với quản lý thuế theo đối tượng vàn nâng cao chất lượng cán bộ 60 3.2.2 Hoàn thiện công tác đăng ký kê khai thuế TNDN 61 3.2.3 Thực hiện quản lý thuế theo đối tượng NNT 63 3.2.4 Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra xử lý vi phạm theo pháp luật về thuế 63 3.2.5 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật thuế, đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền 65 3.2.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý thuế 66 3.3 Kiến nghị 66 PHẦN III: KẾT LUẬN 68 DANH MỤCTrường TÀI LIỆU THAM Đại KHẢO học Kinh tế Huế 69 SVTH: Nguyễn Thị Hiền
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Bảng 2.1.1 Tình hình doanh nghiệp khai thuế TNDN 2013-2016 do phòng kê khai - cục thuế tỉnh Quảng Trị quản lý 35 Bảng 2.1.2 Kết quả thu thuế TNDN tại cục thuế tỉnh Quảng Trị năm 2013 - 2016 37 Bảng 2.2 Kết quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT năm 2013 -2016 38 Bảng 2.3 Kết quả các cuộc kiểm tra thuế của phòng Kiểm tra - cục thuế tỉnh Quảng Trị năm 2013-2016 42 Bảng 2.4 Tình hình nợ thuế của các Doanh nghiệp do cục thuế tỉnh Quảng Trị quản lý năm 2013 - 2016 46 Bảng 2.5 Tình hình hoàn thuế TNDN từ năm 2013- 2016 49 Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 35 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Hiền
  7. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng và nhiệm vụ của mình. Thuế đóng vai trò rất quan trọng đối với nguồn ngân sách nhà nước và là nguồn thu chính đối với ngân sách nhà nước nên công tác quản lý thuế là công tác quan trọng hàng đầu mà nhà nước ta quan tâm xây dựng và cải cách sao cho phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Nền kinh tế ngày càng phát triển và hội nhập toàn cầu, doanh nghiệp ngày càng lớn về số lượng cũng như chất lượng do vậy thuế thu được từ doanh nghiệp là nguồn thu thuế chủ yếu trong tổng thu thuế của nước ta, vì vậy quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công tác quản lý thuế. Nhất là đối với nước ta đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế thì nguồn lực về thuế càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất nước. Năm 2016, ngành Thuế đã thu NSNN đạt 884.399 tỷ đồng, vượt 9,3 % dự toán, có 59/63 địa phương hoàn thành và vượt dự toán đề ra. Tổng thu nội địa tỉnh Quảng Trị xấp xỉ 1.866 tỷ đồng , đạt 111,7% dự toán pháp lệnh, 100,7% dự toán Hội đồng nhân dân và 121,6% cùng kỳ năm 2015. Trong đó số thu do ngành Thuế quản lý cân đối gần 1.781 tỷ đồng, đạt 113,3% dự toán pháp lệnh và bằng 124,1% cùng kỳ năm trước. Như vậy, Ngành Thuế nói chung và cục thuế tỉnh Quảng Trị nói riêng hệ thống quản lý thu thuế đang từng bước cải cách, hiện đại hóa và chuyển biến mạnh mẽ trong những năm vừa qua. Tuy vậy vẫn còn những bất cập lớn trong hệ thống thu thuế, cơ cấu tổ chức, tình trạng trốn tránh thuế của các doanh nghiệp càng tinh vi và khó phát hiện. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả thu thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng là một đòi hỏi cấp thiết và là nhiệm vụ trọng tâm của cục Thuế hiện nay. Để có cái nhìn tổng quan về công tác quản lý thuế tại địa bàn tỉnh nói riêng từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu thuế TNDN, luận văn “Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉTrườngnh Quảng Trị” có Đạiý nghĩa thi họcết thực v ềKinh lý luận và thtếực ti ễHuến. 1
  8. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị, qua đó có những giải pháp hợp lý và hiệu quả đối với hệ thống quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị, đánh giá những thành tựu và những hạn chế cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. - Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Công tác quản lý thuế TNDN đối với các Doanh nghiệp do Cục thuế tỉnh Quảng Trị trực tiếp quản lý. Phạm vi thời gian: Trong giai đoạn 2013-2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận Thông qua các nghiệp vụ và các văn bản luật về quản lý thuế TNDN từ đó có tính bao quát và thâý được về tình hình quản lý thuế TNDN tại cục thuế tỉnh Quảng Trị như công tác đăng ký thuế, khai thuế, thu thuế, kiểm tra và thanh tra thuế, nợ thuế, cưỡng chế thuế, công tác tuyên truyền hỗ trợ thuế, Qua đó phân tích nguyên nhân và hạn chế về công tác quản lý thuế tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị và có giải pháp cụ thể và định hướng cho giai đoạn 2016 -2020. Phương pháp thu thập dữ liệu Số liTrườngệu thứ cấp: Dữ li ệuĐại về đặc đihọcểm tình hìnhKinh kinh tế xãtế hộ i Huếtỉnh Quảng Trị. Số liệu liên quan đến công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục thuế tỉnh 2
  9. Quảng Trị như: số liệu về số lượng doanh nghiệp kê khai thuế và đăng ký thuế, số thuế TNDN thu được trong giai đoạn 2013 - 2016, số liệu về công tác kiểm tra và thanh tra thuế TNDN năm 2013 -2016, số liệu về nợ thuế và công tác tuyên truyền hỗ trợ thuế. Số liệu sơ cấp: Bảng hỏi về công tác quản lý thuế TNDN tại cục thuế tỉnh Quảng Trị qua việc lấy ý kiến của 50 cán bộ cục thuế tỉnh Quảng Trị. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Qua số liệu thứ cấp thu thập được từ đó phân tích , tổng hợp và thống kê, so sánh đối xứng dữ liệu. Qua bảng hỏi ta đưa ra các ý liến định tính về công tác quản lý thuế tại cục thuế tỉnh Quảng Trị. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Quảng Trị. Chương 3: Một số giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế Thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay. Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  10. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1. Lý luận chung về thuế TNDN và quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1 Khái niệm, đặc điểm, mục đích và nội dung của thuế TNDN 1.1.1 Khái niệm của thuế TNDN Thuế TNDN là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí hợp lý, hợp pháp liên quan đến thu nhập của đối tượng nộp thuế. 1.1.2 Đặc điểm của thuế TNDN Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào thu nhập chịu thuế của các cơ sở kinh doanh nên nó phụ thuộc vào kết quả họat động kinh doanh của các doanh nghiệp, được xem là thuế khấu trừ trước thuế TNCN. Mức thuế suất khác nhau có thể được áp dụng đối với các nhóm đối tượng hoặc một số loại thu nhập khác nhau. 1.1.3 Mục đích của thuế TNDN - Tạo cho Nhà nước một khoản thu gắn với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và của toàn nền kinh tế nói chung. - Bao quát và điều tiết được các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh hoạt động trong nền kinh tế thị trường. - Thông qua ưu đãi về thuế suất, về miễn thuế, giảm thuế, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào Việt Nam. - Tạo sự công bằng giữa các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần và trong tiến trình hội nhập ở nước ta hiện nay. 1.1.4 Nội dung của thuế TNDN Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ dưới đây có thu nhập chịu thuế phTrườngải nộp thuế TNDN Đại: học Kinh tế Huế 4
  11. - Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gồm: Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước; doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; công ty ở nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam; tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; hợp tác xã,tổ hợp tác; các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ. - Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bao gồm: Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh; hộ kinh doanh cá thể; cá nhân hành nghề độc lập có hoặc không có văn phòng, địa điểm hành nghề cố định thuộc đối tượng kinh doanh phải đăng ký nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế: bác sỹ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sỹ, kiến trúc sư, nhạc sỹ và những người hành nghề độc lập khác; cá nhân cho thuê tài sản như nhà đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác. - Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt hoạt động kinh doanh được thực hiện tại Việt Nam hay tại nước ngoài như: cho thuê tài sản, cho vay vốn, chuyển giao công nghệ, hoạt động tư vấn, tiếp thị, quảng cáo. - Công ty ở nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam: Cơ sở thường trú là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty ở nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình tại Việt Nam mang lại thu nhập. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế và thu nhập không chịu thuế - Hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. - Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt chănTrường nuôi, nuôi trồ ngĐại thuỷ s ản,học trừ hộ giaKinh đình và cá tế nhân Huế nông dân sản xuất hàng hóa lớn, có thu nhập cao từ sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thuỷ sản. 5
  12. - Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu áp dụng tại Việt Nam. - Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. Chính phủ quy định tiêu chí, điều kiện xác định doanh nghiệp dành riêng cho lao động là người tàn tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV. - Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội. - Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nước, sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật này. - Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. Căn cứ và phương pháp tính thuế Căn cứ tính thuế Là thu nhập tính thuế trong kỳ và thuế suất. Kỳ tính thuế thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật thuế TNDN và quy định của pháp luật quản lý thuế. Kỳ tính thuế được quy định theo năm dương lịch hoặc năm tài chính nhưng phải thông báo với cơ quan thuế trước khi thực hiện. Phương pháp tính thuế Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau: Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - [ Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định ] Thu nhập chịu thuế được xác định như sau: Thu nhập chịu thuế = [ Doanh thu - Chi phí được trừ ] + Các khoản thu nhập khác Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập đối với thu nhập phát sinh ở nước ngoài thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp, nhưng tối đã không quá số thuếTrường thu nhập doanh Đạinghiệp ph họcải nộp theo Kinh quy định tếcủa LuHuếật thuế thu nhập doanh nghiệp. 6
  13. Doanh nghiệp có nhiều họat động kinh doanh thì thu nhập chịu thuế từ họat động sản xuất kinh doanh là tổng thu nhập của tất cả các họat động kinh doanh. Nếu có họat động kinh doanh bị lỗ thì được bù trừ số lỗ vào thu nhập chịu thuế của các họat động kinh doanh có thu nhập do doanh nghiệp tự chọn. Phần thu nhập còn lại sau khi bù trừ áp dụng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của họat động kinh doanh còn thu nhập. Thu nhập từ họat động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản phải xác định riêng để kê khai nộp thuế. Nếu chuyển nhượng bị lỗ vì số lỗ này được bù trừ với lãi của họat động sản xuất kinh doanh trong kỳ tính thuế. Trường hợp doanh nghiệp làm thủ tục giải thể có bán bất động sản là tài sản cố định thì thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được bù trừ với thu nhập từ họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xác định thu nhập chịu thuế đối với một số họat động sản xuất kinh doanh được quy định như sau: - Đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng tổng số tiền thu theo hợp đồng chuyển nhượng trừ (-) giá mua phần vốn được chuyển nhượng, trừ (-) chi phí liên quan trực tiếp đến chuyển nhượng. Trường hợp doanh nghiệp có chuyển nhượng vốn không nhận bằng tiền mà nhận bằng tài sản, lợi ích vật chất khác có phát sinh thu nhập thì phải chịu thuế TNDN. - Đối với thu nhập từ chuyển nhượng từ chuyển nhượng chứng khoán được xác định bằng giá bán trừ (-) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng chứng khoán. Trường hợp doanh nghiệp phát hành cổ phiếu thì phần chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá không tính thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp tiến hành chia tách, hợp nhất, sát nhập mà thực hiện hoán đổi cổ phiếu tại thời điểm chia tách, hợp nhất, sát nhập nếu phát sinh thu nhập thì phần thu nhập này phải chịu thuế TNDN. - Đối với doanh nghiệp cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu cho thuê trừ (-) các khoản trích khấu hao cơ bản, chi phí duy tu sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tàiTrường sản để cho thuê lĐạiại và các học chi phí khácKinh được tr ừtế liên Huếquan đến việc cho thuê tài sản. 7
  14. - Thu nhập từ chuyển nhượng thanh lí tài sản trừ bất động sản bằng số tiền thu được từ chuyển nhượng, thanh lí tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lí và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng thanh lí tài sản. - Thu nhập từ họat động bán ngoại tệ bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ () giá vốn của số lượng ngoại tệ bán ra. - Chênh lệch do đánh giá lại tài sản, được diều chuyển khi chia tách, hợp nhất, sát nhập, giải thể, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi chủ sở hữu, góp vốn và chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại của tài sản với giá trị còn lại của tài sản đó ghi trên sổ sách kế toán trước khi đánh giá lại tài sản. - Đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh sau phân chia lợi nhuận sau thuế, thu nhập được xác định bằng tổng doanh thu theo hợp đồng hợp tác kinh doanh trừ (-) tổng chi phí liên quan đến việc tạo ra doanh thu của hợp đồng hợp tác kinh doanh. - Các khoản thu nhập nhận từ họat động kinh doanh ở nước ngoài là tổng các khoản thu nhập nhận được trước thuế. Xác định lỗ và chuyển lỗ - Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm (-) về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước được chuyển sang. - Doanh nghiệp có lỗ thì được chuyển lỗ sang năm sau, số lỗ này được trừ vào thu nhập chịu thuế. Thời gian được chuyên lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. - Lỗ từ họat động chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản sau khi đã thực hiện bù trừ với thu nhập chịu thuế của họat động này hoặc nếu còn lỗ được chuyển lỗ sang năm sau vào thu nhập tính thuế của họat động đó, thời gian được chuyên lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ. Thuế suất ThuếTrường suất thuế TNDN Đạithực hiệ n họctheo quy Kinhđịnh tại Kho ảtến 6 ĐiHuếều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều luật của luật thuế TNDN. 8
  15. Thuế suất thuế TNDN là 22% trừ trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng thuế suất 20% và thuế suất từ 32% đến 50% quy định tại Khoản 2 Điều 3 Điều này và đối tượng được ưu đãi thuế. Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 những trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất thuế TNDN là 22 % sẽ áp dụng thuế suất 20%. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật kể cả HTX, đơn vị sự nghiệp họat động sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng được áp dụng thuế suất là 20%. Tổng doanh thu năm làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% quy định tại khoản này là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp của năm trước liền kề. Thuế suất thuế TNDN đối với họat động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên qúy hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50%. Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí căn cứ vào điều kiện khai thác, trữ lượng mỏ. Thủ tướng chính phủ quyết định mức thuế suất cụ thể phù hợp với từng dự án từng cơ sở kinh doanh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ tài chính. 1.2 Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm quản lý thuế TNDN Quản lý thuế TNDN là vấn đề được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và có nhiều khái niệm khác nhau nhưng tổng quát nhất là: Quản lý thuế TNDN là quản lý hành chính nhà nước về thuế TNDN bằng pháp luật; bao gồm việc tổ chức, quản lý, điều hành quá trình thu nộp thuế nhằm đảm bảo cho các chính sách thuế được thực thi nghiêm chỉnh. 1.2.2 Sự cần thiết phải quản lý thuế TNDN Thứ nhất, vai trò của thuế là vai trò quan trọng hàng đầu của nhà nước để thực hiện yêu cầu quản lý và điểu tiết vĩ mô mọi họat động sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện các cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân. Thứ hai, từ việc quản lý thuế tốt giúp cho nhà nước có chính sách thuế phù hợp với thực trạTrườngng kinh doanh và Đại kết hợp họcvới các chínhKinh sách khác, tế t ừHuế đó nhà nước điều chỉnh kịp thời nhằm khuyến khích sản xuất, kích thích tiêu dùng, khai thác và nuôi 9
  16. dưỡng nguồn thu ngân sách nhà nước lâu dài, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế trong từng thời kỳ. Thứ ba, với sự phát triển kinh tế thị trường, số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh chóng, đồng thời quy mô, hình thức, cách thức hoạt động của các doanh nghiệp cũng đa dạng phức tạp hơn, nên cơ chế quản lý cũ đã không còn phù hợp, đòi hỏi phải chuyển qua cơ chế quản lý mới, cần có cơ chế nộp thuế tự khai, tự nộp với thuế việc đề cao tinh thần tự giác chấp hành pháp luật thuế của các tổ chức cá nhân là rất cần thiết, đặc biệt là trong điều kiện ngành thuế đang thực hiện cải cách và hiện đại hóa hệ thống thuế. 1.2.3 Mục tiêu và nguyên tắc quản lý thuế TNDN a, Mục tiêu quản lý thuế TNDN Mục tiêu cơ bản nhất của quản lý thuế là làm cho pháp luật về thuế được người nộp thuế ở mỗi địa phương thực thi một cách tự giác và nghiêm túc. b, Nguyên tắc quản lý thuế TNDN Việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng, đảm bảo quyền lợi, lợi ích của người nộp thuế. Hoạt động quản lý thuế TNDN của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đều phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định: Nguyên tắc thứ nhất, tuân thủ pháp luật. Nguyên tắc này chi phối tất cả các hoạt động của các bên trong quan hệ cả cơ quan thuế bao gồm cả cơ quan Nhà nước và các DN. Nội dung của nguyên tắc này là quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế đều do pháp luật quy định. Trong quan hệ quản lý, các bên liên quan có thể được lựa chọn những hoạt động nhất định nhưng phải trong phạm vi quy định của pháp luật về quản lý thuế TNDN. Nguyên tắc thứ hai, đảm bảo tính hiệu quả. Các hoạt động quản lý thuế TNDN được thực hiện, các phương pháp quản lý được lựa chọn phải đảm bảo số thu thuế TNDN vào NSNN là lớn nhất theo đúng theo luật thuế quy định. Đồng thời chi phí quản lý để có số thu đó là tiết kiệm nhất. Ví dụ như sự lựa chọn quy trình, thủ tục về thuế phải rõTrường ràng, đơn giản phùĐại hợp v ớhọci điều ki ệKinhn thực tiễn nhtếất địHuếnh và trình độ của người nộp thuế sẽ hứa hẹn mang lại nguồn thu cao hơn do tiết kiệm được chi phí vận 10
  17. hành bộ máy thu thuế và chi phí của người nộp thuế so với việc áp dụng một quy trình, thủ tục phức tạp hơn. Nguyên tắc thứ ba, nâng cao ý thức tuân thủ của người nộp thuế. Để đảm bảo hoạt động thu, nộp thuế TNDN đúng pháp luật, Nhà nước nào cũng tăng cường các hoạt động quản lý đối vơi người nộp thuế. Trong điều kiện quản lý thuế hiện tại, sự tăng cường vai trò của Nhà nước theo hướng tập trung vào kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế TNDN phù hợp với quy định của luật thuế TNDN, đồng thời tạo điều kiện cho các DN chủ động lựa chọn các cách thức khai thuế và nộp thuế phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình, tôn trọng tính giác của các DN. Để đảm bảo nguyên tắc này cần có hệ thống văn bản thuế đầy đủ, rõ ràng, phù hợp; có các chế tài đủ mạnh để trừng phạt các vi phạm pháp luật thuế và có tác dụng răn đe. Nguyên tắc thứ tư, là công khai minh bạch. Nguyên tắc công khai đòi hỏi mọi quy định về quản lý thuế, bao gồm pháo luật thuế và các quy trình, thủ tục thu nộp thuế TNDN phải công bố công khai cho các ĐTNT và các đối tượng liên quan được biết. Nguyên tắc minh bạch luôn luôn đòi hỏi các quy định về quản lý thuế TNDN phải rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và diễn đạt sao cho chỉ có thể hiểu một cách nhất quán, không hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nguyên tắc minh bạch cũng đòi hỏi không quy định những ngoại lệ trong thực thi pháp luật thuế TNDN, theo đó, cơ quan thuế hoặc công chức thuế được quyết định áp dụng những ngoại lệ cho những ĐTNT khác nhau. Thực hiện nguyên tắc công khai minh bạch là để hoạt động quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng được mọi công dân giám sát, là môi trường tốt để phòng chống tham nhũng, cửa quyền, sách nhiễu; qua đó, thúc đẩy hoạt động quản lý thuế TNDN đúng luật, trong sạch và tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Nguyên tắc thứ năm, quản lý thuế TNDN phải tuân thủ và phù hợp với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế là điều kiện để kinh tế phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các quốc gia trên thế giới. Đồng thời quá trình hội nhập cũng đòi hỏi mỗi quốc gia cần có những thay đổi rõ ràng quy định về quản lý, cũng như các chuẩn mực quản lý phù hợp với các cam kết và thông lệ quốc tế. Việc thực hiện các cam kết và thông lệ quốc tế về thuế TNDN tạo điều kiện cho hoạt động quản lý của các cơ quan Nhà nưTrườngớc hội nhập với hĐạiệ thống quhọcản lý thu Kinhế thế giới. Tuân tế th Huếủ thông lệ cũng tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài. 11
  18. 1.2.4 Nội dung quản lý thuế TNDN 1. Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và ấn định thuế Người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện đăng ký thuế theo đúng thời hạn quy định tại điều 22 Luật quản lý thuế cụ thể: Các tổ chức kinh tế, tổ chức khác có hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ: - Ngày ghi trên giấy phép thành lập hoạt động, hoặc quyết định thành lập hoặc giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Ngày ghi trên giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đơn vị trực thuộc hoặc quyết định thành lập hoặc giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp. - Ngày ghi trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do nhà nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam cấp cho tổ chức, hộ kinh doanh thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam. - Ngày bắt đầu kinh doanh với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh. - Ngày phát sinh trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh. - Ngày ký hợp đồng nhận thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế. - Ngày ký hợp đồng, hiệp định dầu khí. Quản lý kê khai thuế là việc người nộp thuế trình bày các số liệu, hồ sơ liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế cho cơ quan quản lý thuế, theo Điều 12, thông tư 156/2013/TT-BTC quy định về kê khai thuế TNDN như sau: - Khai thuế TNDN tạm tính theo quý. - Khai quyết toán thuế theo năm và khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sát nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể và chấm dứt hoạt động. NgưTrườngời nộp thuế có trách Đại nhiệm họcvới số ti ềKinhn thuế đã khai tế vào Huế NSNN, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. 12
  19. Người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế thì bị ấn định thuế. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định NNT nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong các trường hợp sau: - Không đăng ký thuế. - Không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 10 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Không khai thuế, không nộp bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế hoặc khai thuế không chính xác, trung thực, đầy đủ về căn cứ tính thuế. - Không phản ánh hoặc phản ánh không đầy đủ, trung thực, chính xác số liệu trên sổ kế toán để xác định nghĩa vụ thuế. - Không xuất trình sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp trong thời hạn quy định. - Mua bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường. - Có dấu hiệu bỏ trốn hoặc phát tán tài sản để không thực hiện nghĩa vụ thuế. Cơ quan thuế ấn định thuế căn cứ vào một trong các thông tin sau: - Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế thu thập từ: Hồ sơ khai thuế, số thuế đã nộp của các kỳ, lần khai thuế trước; thông tin về các giao dịch kinh tế giữa NNT với các tổ chức, cá nhân có liên quan; thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước cung cấp; thông tin khác do cơ quan thuế thu thập được. - Các thông tin về: NNT kinh doanh cùng mặt hàng, ngành nghề, cùng quy mô tại địa phương (hoặc địa phương khác); số thuế phải nộp bình quân của một số cơ sở kinh doanh cùng ngành nghề, cùng mặt hàng tại địa phương (hoặc địa phương khác). - Tài liệu, kết quả kiểm tra, thanh tra còn hiệu lực. 2. Lập dự toán thu thuế Dự toán thu thuế là bảng tổng hợp số thu dự kiến về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN trong một thời kỳ nhất định. Lập dự toán thu thuế là việc xác định các chỉ tiêu của dự toán thu thuế và xây dựng các biện phápTrường thực hiện các chĐạiỉ tiêu đã họcđề ra. Nói Kinh cách khác, ltếập d ựHuế toán thu thuế cũng chính là quá trình dự toán, tính toán và tổ chức động viên nguồn thu thuế cho NSNN. 13
  20. 3. Miễn thuế, giảm thuế, gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Thu nhập được miễn thuế thực hiện theo quy định tại Điều 4 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của thuế thu nhập doanh nghiệp. Người nộp thuế thuộc diện được gia hạn nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp: - Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế chưa đầy đủ theo quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế hoàn chỉnh hồ sơ. Nếu người nộp thuế không hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu của cơ quan thuế thì không được xử lý gia hạn nộp thuế. - Trường hợp hồ sơ gia hạn nộp thuế đầy đủ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị gia hạn nộp thuế của người nộp thuế, cơ quan thuế có văn bản gửi người nộp thuế. 4. Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định các trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt như sau: - Doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt. - Cá nhân được pháp luật coi là đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt còn nợ. 5. Công tác kiểm tra và thanh tra thuế Thanh tra, kiểm tra là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện ngăn ngừa vi phạm, giúp người nộp thuế nhận thấy luôn có một hệ thống giám sát hiệu quả tồn tại và kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của họ. Theo Điều 77 số 78/2006/QH11 thì Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế 1. Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồTrường sơ thuế, sự tuân th Đạiủ pháp lu ậhọct về thu ế Kinhcủa người n ộtếp thu ếHuế. 14
  21. 2. Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu có liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá trong trường hợp cần thiết đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Việc xử lý kết quả kiểm tra thuế được quy định như sau: a) Trường hợp kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan phát hiện vi phạm dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế, gian lận thuế thì người nộp thuế phải nộp đủ thuế, bị xử phạt theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. b) Trường hợp hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, cơ quan quản lý thuế thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; nếu sau khi giải trình và bổ sung hồ sơ mà không đủ căn cứ chứng minh số thuế đã khai là đúng thì cơ quan quản lý thuế yêu cầu người nộp thuế khai bổ sung. c) Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng thì thủ trưởng cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. d) Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nếu cơ quan hải quan phát hiện hồ sơ thuế có nội dung cần làm rõ liên quan đến nghĩa vụ thuế, số tiền thuế được miễn, số tiến thuế được giảm, số tiến thuế được hoàn thì cơ quan hải quan yêu cầu người nộp thuế giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu. Trường hợp người nộp thuế đã giải trình và bổ sung thông tin, tài liệu chứng minh số thuế là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận. Trường hợp không chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc quá thời hạn mà không giải trình được thì thủ trưởng cơ quan hải quan ấn định số tiền thuế phải nộp hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế. đ) QuyTrườngết định kiểm tra Đạithuế phả ihọc được gử i Kinhcho người n ộtếp thu Huếế trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày ký. Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận 15
  22. được quyết định kiểm tra thuế mà người nộp thuế chứng minh được số thuế đã khai là đúng hoặc nộp đủ số tiền thuế phải nộp thì cơ quan quản lý thuế bãi bỏ quyết định kiểm tra thuế. Căn cứ vào kế hoạch kiểm tra, cán bộ kiểm tra phải thực hiện việc tập hợp hợp và phân tích các thông tin liên quan đến công tác kiểm tra tại cơ quan thuế. Việc kiểm tra, đối chiếu số liệu được thực hiện tùy thuộc vào phạm vi, quy mô, nội dung kiểm tra. Đối với doanh nghiệp, nội dung kiểm tra tập trung chủ yếu như sau: - Kiểm tra việc chấp hành những quy định về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. - Kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, tài liệu gửi cơ quan thuế với thực tế xuất trình của doanh nghiệp. - Kiểm tra việc thực hiện kê khai, tính thuế và nộp thuế. - Kiểm tra để xác định đúng đối tượng chịu thuế. - Kiểm tra căn cứ tính thuế trên cơ sở kiểm tra sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo, chứng từ, hóa đơn và các tài liệu liên quan nhằm xác định chính xác số thuế phải nộp, số thuế đã nộp, số thuế được miễn giảm, số thuế được hoàn trong kỳ của doanh nghiệp. - Kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế để xác định xem cơ sở kinh doanh có thực hiện nghiêm túc quy định về thời hạn nộp thuế, nộp báo cáo của các luật thuế không, có nợ đọng thuế hay không. 6. Quản lý nợ thuế, cưỡng chế nợ thuế Quy trình quản lý nợ thuế được Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành kèm theo quyết định số 1395/QĐ - TCT ngày 14 tháng 10 năm 2011, trong đó có những nội dung sau: - Xây dựng chỉ tiêu thu tiền thuế nợ - Đôn đốc thu và xử lý tiền thuế nợ: Phân công quản lý nợ thuế Phân loại tiền thuế nợ Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ Đối chiếu số liệu ThTrườngực hiện đôn đốc thuĐại nộp học Kinh tế Huế 16
  23. Đối với khoản nợ từ 1 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc thu nộp bằng hình thức gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho người nộp thuế hoặc người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế. Đối với khoản nợ từ ngày 31 trở lên, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức quản lý nợ và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện: Lập thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp, trình lãnh đạo cơ quan thuế phê duyệt và gửi thông báo cho người nộp thuế theo mẫu 07/QLT. Sau khi phát hành thông báo 07/QLT mười (10) ngày làm việc nếu người nộp thuế chưa nộp tiền thuế nợ vào NSNN thì phải mời người nộp thuế đến làm việc tại trụ sở cơ quan thuế, sau thời hạn mời làm việc một (1) ngày mà người nộp thuế không đến cơ quan thuế hoặc đã đến nhưng không giải trình đầy đủ hoặc không bổ sung thông tin, tài liệu thì tổ chức làm việc trực tiếp tại trụ sở của người nộp thuế. Sau khi làm việc, lập biên bản ghi nhận kết quả, đồng thời tại biên bản yêu cầu người nộp thuế cam kế thực hiện nộp thuế trong vòng 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp thuế. Đối với khoản tiền nợ trên 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, khoản tiền thuế nợ đã quá thời hạn gia hạn nộp thuế, người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn: phòng, đội quản lý nợ lập thông báo về việc sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo mẫu 09/TB - CCNT . Đối với nhóm tiền thuế đã nộp NSNN đang điều chỉnh không ban hành thông báo tiền thuế nợ và tiền phạt nộp chậm. Xử lý các văn bản, hồ sơ đề nghị xóa nợ tiền thuế, gia hạn nộp thuế, hoàn kiêm bù trừ. Xử lý tiền thuế đã nộp NSNN đang chờ điều chỉnh, khó thu và một số nguyên nhân gây chênh lệch tiền thuế nợ. Đôn đốc tiền thuế nợ đối với các đơn vị xây dựng cơ bản vãng lai, các chi nhánh đơn vị hạch toán phụ thuộc và đơn vị ủy nhiệm thu. BáoTrường cáo kết quả thực Đạihiện công học tác quản lýKinh nợ. tế Huế Lưu trữ tài liệu về quản lý nợ. 17
  24. Cưỡng chế thi hành thuế không chỉ đôn đốc người nộp thuế nộp đúng, thuế đúng hạn mà còn có tác dụng lớn hơn là răn đe, ngăn ngừa nộp thuế chậm, giúp người nộp thuế, nợ thuế cách giải quyết khó khăn phát sinh. Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định cụ thể các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế nói chung và biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế TNDN nói riêng bao gồm: - Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản; - Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; - Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; - Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; - Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu; - Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; - Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. 7. Xử lý vi phạm pháp luật về thuế. Để đảm bảo công bằng giữa NNT, mọi tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định hiện hành. Các hành vi được coi là vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế thông thường bao gồm: - Vi phạm các thủ tục thuế. - Chậm nộp tiền thuế. - Khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, trốn thuế, gian lận thuế. Theo đó, cơ quan quản lý thuế sẽ xem xét để giải quyết từng tình huống cụ thể trên đây. ChươngTrường XII của Lu ậĐạit quản lý thuhọcế năm Kinh2006 cũng đã tế quy Huếđịnh cụ thể các vấn đề liên quan đến xử lý vi phạm đối với các trường hợp này. 18
  25. 8. Quản lý thông tin về người nộp thuế, Tuyên truyền hỗ trợ NNT. Thông tin về người nộp thuế là yếu tố quan trọng trong quản lý thuế theo mô hình chức năng. Để quản lý thông tin về người nộp thuế hiệu quả, cơ quan thuế cần phối hợp với các cơ quan chức năng khác để nắm bắt thông tin tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp, cần phải xây dựng, thu thập, xử lý và quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, quản lý tính đầy đủ, chính xác, trung thực, đúng thời hạn của quá trình cung cấp các thông tin từ các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà cơ quan đang quản lý. Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế là một trong những chức năng quản lý thuế chủ yếu, có vai trò quan trọng trong việc thay đổi phương thức quản lý và hiện đại hóa công tác thuế. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền hỗ trợ NNT cần đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền và nâng cao hiệu quả hỗ trợ NNT. 1.2.5 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả công tác quản lý thuế. Dựa vào kết quả nghiên cứu các tài liệu về quản lý thuế TNDN và đối chứng với thực tiễn hoạt động quản lý thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm gần đây, một số chỉ tiêu cơ bản được sử dụng để đánh giá kết quả công tác quản lý thuế TNDN như sau • Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế TNDN. Tổng số doanh nghiệp nộp Tỷ lệ doanh nghiệp tờ khai thuế x100% kê khai thuế = Tổng số doanh nghiệp cơ quan thuế quản lý • Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế TNDN qua mạng. Tổng số doanh nghiệp nộp Tỷ lệ doanh nghiệp tờ khai thuế qua mạng x100% kê khai thuế qua mạng = Tổng số doanh nghiệp Trường Đại họccơ quan Kinh thuế quản lýtế Huế 19
  26. • Tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế TNDN nộp thuế điện tử. Công thức tính Tổng số doanh nghiệp nộp Tỷ lệ doanh nghiệp tờ nộp thuế điện tử = x100% nộp thuế điện tử Tổng số doanh nghiệp cơ quan thuế quản lý Ý nghĩa: Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền kê khai nộp thuế của cơ quan thuế và mức độ chấp hành nghĩa vụ kê khai thuế của doanh nghiệp qua từng năm. • Chất lượng kê khai thuế TNDN của doanh nghiệp. Công thức tính: Tỷ lệ tờ khai thuế Số tờ khai thuế nộp đúng hạn = x100% nộp đúng hạn Tổng số tờ khai thuế Tỷ lệ tờ khai thuế Số tờ khai thuế không nộp = x100% không nộp Tổng số tờ khai thuế phải nộp Ý nghĩa: Đánh giá mức độ tuân thủ về thời gian nộp tờ khai thuế TNDN và chất lượng tờ khai thuế TNDN của các các doanh nghiệp qua các năm. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình nộp thuế TNDN. Trường Đại học Kinh tế Huế 20
  27. * Tỷ lệ doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNDN Công thức tính Tổng số doanh nghiệp hoàn thành Tỷ lệ doanh nghiệp hoàn nghĩa vụ nộp thuế TNDN thành nghĩa vụ thuế = x100% Tổng số doanh nghiệp nộp thuế TNDN TNDN • Tỷ lệ hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế TNDN: Tổng số thuế TNDN đã nộp Tỷ lệ hoàn thành nghĩa = Tổng số thuế TNDN phải thu theo x100% vụ thuế TNDN kế hoạch • Tỷ lệ nợ thuế TNDN có khả năng thu hồi: Công thức tính: Tổng số nợ thuế TNDN có khả Tỷ lệ nợ thuế TNDN năng thu hồi x100% có khả năng thu hồi = Tổng số nợ thuế TNDN phải thu • Tỷ lệ nợ thuế TNDN không có khả năng thu hồi: Công thức tính: Tổng số nợ thuế TNDN không có Tỷ lệ nợ thuế TNDN khả năng thu hồi x100% không có khả năng thu hồi = Tổng số nợ thuế TNDN phải thu Ý nghĩa: Đánh giá mức độ chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và hiệu quả của công tác quản lý nợ thuế TNDN của cơ quan thuế qua các năm. Các Trườngchỉ tiêu đánh giá côngĐại tác thanh học tra, ki Kinhểm tra. tế Huế 21
  28. • Tỷ lệ doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra: Công thức tính: Tổng số Doanh nghiệp được thanh Tổng số doanh nghiệp được tra, kiểm tra thanh tra, kiểm tra x100% = Tổng số DN cơ quan thuế quản lý • Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra: Công thức tính: Tổng số doanh nghiệp được thanh Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tra, kiểm tra thanh tra, kiểm tra x100% = Tổng số doanh nghiệp trong kế hoạch thanh tra • Tỷ lệ doanh nghiệp sai phạm pháp luật thuế TNDN: Công thức tính: Tổng số doanh nghiệp thanh tra, Tỷ lệ doanh nghiệp phát hiện kiểm tra phát hiện có sai phạm = x100% có sai phạm Tổng số doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra • Tỷ lệ xử lý doanh nghiệp sai phạm pháp luật thuế TNDN: Tổng số doanh nghiệp bị xử lý sai Tỷ lệ doanh nghiệp bị xử lý phạm pháp luật thuế x100% sai phạm = Tổng số doanh nghiệp bị phát hiện sai phạm pháp luật thuế Ý nghĩa: Đánh giá số lượng, chất lượng của công tác thanh tra và xử lý sai phạm pháp luật thuế TNDN của cơ quan quản lý thuế. Các Trườngchỉ tiêu đánh giá côngĐại tác gi họcải quyết khiKinhếu nại, tố cáo.tế Huế 22
  29. • Tỷ lệ cán bộ công chức ngành thuế bị khiếu nại, tố cáo: Công thức tính Tổng số công chức ngành thuế bị Tỷ lệ công chức bị khiếu nại, khiếu nại, tố cáo = x100% tố cáo Tổng số công chức ngành thuế do cơ quan thuế quản lý * Tỷ lệ vụ việc khiếu nại, tố cáo Công thức tính Tổng số vụ việc bị khiếu nại tố cáo Tỷ lệ vụ việc khiếu nại, tố được giải quyết cáo được giải quyết x100% = Tổng số vụ việc bị khiếu nại tố cáo Ý nghĩa: Đánh giá tình hình giải quyết khiếu nại của cán bộ, cơ quan quản lý thuế qua các năm. Ngoài ra, bên các chỉ tiêu đánh giá bằng số tương đối trên đây, tác giả còn sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối để đánh giá tình hình quản lý thuế liên quan đến các hoạt động quản lý của cơ quan quản lý thuế như: đánh giá công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế; công tác hoàn thuế; miễn giảm thuế TNDN; công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế TNDN, vv. 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN a, Từ chính sách thuế Việc thay đổi và bổ sung chính sách thuế để sao cho phù hợp với tình hình kinh tế trong và ngoài nước khiến cho các DN không bắt kịp về nội dung lẫn thời gian cập nhật. Vì vậy chính sách thuế hiện nay đang tồn tại rất nhiều bất cập và gây ra khó khăn cho DN. Luật thuế TNDN ban hành với mục tiêu điều tiết các khoản thu nhập của doanh nghiệp, thu hút đầu tư, tạo môi trường bình đẳng về nghĩa vụ thuế tuy nhiên chính sách thuế TNDNTrường vẫn lồng ghép mĐạiột phần chínhhọc sách Kinh xã hội, cụ thtếể. T Huếại Khoản 4 Điều 5 Luật thuế TNDN quy định về miễn thuế cho các khoản: Thu nhập từ họat động sản 23
  30. xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp có từ 30% trở lên số lao động bình quân trong năm là người khuyết tật, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. Thu nhập từ họat động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. Khoản tài trọ nhận được để sử dụng cho họat động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác ở nước ta. b, Nhân tố ảnh hưởng từ cơ quan thuế Trình độ đội ngũ cán bộ quản lý thuế Ngành thuế đang được cải cách và hiện đại hóa, đòi hỏi trình độ chuyên môn cũng như trình độ tin học của cán bộ công chức thuế ngày càng phải được nâng cao. Năng lực, trình độ, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức ngành thuế phải đáp ứng được yêu cầu quản lý phù hợp với nền kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho quản lý thu thuế đạt hiệu quả cao. Cán bộ thuế phải được đào tạo bồi dưỡng thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của tình hình về chính sách thuế, nghiệp vụ quản lý các khoản thu, sắc thuế, hiện đại hóa quản lý thu bằng ứng dụng công nghệ thông tin. Cán bộ thuế phải có khả năng tuyên truyền giáo dục, tư vấn đối với đối tượng thành thạo. Thái độ và phong cách ứng xử của cán bộ thuế tận tụy, công tâm, khách quan giữa quyền lợi của nhà nước và quyền lợi của người nộp thuế. Cán bộ thuế phải là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong việc thực hiện các luật thuế. Phẩm chất cán bộ thuế tốt và phải được rèn luyện, tu dưỡng thường xuyên để không bắt tay với các doanh nghiệp vi phạm luật thuế. Cơ sở vật chất hệ thống phần mềm kỹ thuật phục vụ cho quản lý thuế Bên cạnh nhân tố con người, yếu tố cơ sở vật chất cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý thuế, đặc biệt là việc ứng dụng công Trườngnghệ thông tin trong Đại quản lý họcthu thuế . Kinh tế Huế 24
  31. Việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp hoạt động quản lý thuế đạt mục tiêu giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, đảm bảo hiệu quả trong giao dịch. Họat động này cần thực hiện với nội dung sau: Xây dựng và cập nhật hệ thống số liệu lịch sử về doanh nghiệp một cách đầy đủ. Hệ thống quản lý được nối mạng toàn quốc và có sự đối chiếu thông tin một cách tự động. Xây dựng phần mềm phân tích phục vụ công tác, kiểm tra như: phân loại đối tượng, kiểm tra phân tích kê khai, phân tích báo cáo tài chính, đối chiếu hóa đơn. Kết nối với hệ thống thông tin trong nội bộ ngành và các ngành kinh tế có liên quan cũng như với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin hỗ trọ lẫn nhau. c, Từ phía người nộp thuế Ý thức của người nộp thuế: thể hiện các hành vi chấp hành pháp luật thuế của NNT như sự nhận thức, tinh thần trách nhiệm, tự giác của người nộp thuế với nghĩa vụ của mình. Điều này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với công tác quản lý của cơ quan thuế, công tác tổ chức thu thuế góp phần nâng cao hiệu quả thu thuế, tiết kiệm chi phí về thời gian và tiền bạc. Nếu ý thức người nộp thuế tốt thì NNT sẽ tự giác với tinh thần trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế của mình, hạn chế sai sót trong khâu kê khai nộp thuế, quyết toán thuế đúng kỳ hạn, cơ quan thuế không cần phải thực hiện các biện pháp như cưỡng chế thuế, hiệu quả công tác quản lý thuế sẽ được tăng lên. Trình độ kế toán thuế và hiểu biết về chính sách thuế của người nộp thuế: Nhiều khi người nộp thuế có mong muốn thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhưng do trình độ của kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ có hạn, sự hiểu biết về chính sách thuế còn hạn chế nên xảy ra sai sót không đáng có nghĩa vụ nộp thuế của mình như nộp chậm tờ kê khai thuế, chậm nộp thuế và các hành vi vi phạm pháp luật thuế TNDN. Ngoài các nhân tố trên, công tác quản lý thu thuế còn chịu tác động của các yếu tố môi trường bên ngoài như: Trường Đại học Kinh tế Huế 25
  32. Môi trường kinh tế: Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế được xem xét trên các chỉ tiêu chung của nền kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, thị trường lao động, hàng hóa và vốn. Môi trường xã hội: Các yếu tố thuộc môi trường xã hội như là yếu tố về tập quán, truyền thống, trình độ dân trí của cộng đồng dân cư, các giá trị xã hội, mật độ dân cư. Kỹ thuật công nghệ: Phản ánh trình độ phát triển của khoa học công nghệ và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ vào cuộc sống. 1.2.7 Kinh nghiệm về quản lý thuế TNDN đối với các DN và bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho cục thuế Quảng Trị. 1.2.7.1 Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của một số địa phương trong nước. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh. Với số lượng các DNthành lập, hoạt động và giải thể hàng năm nhiều nhất trong cả nước trong khi định biên công chức thuế ngày càng giảm, nhằm quản lý thuế có hiệu quả, tránh thất thu ngân sách cho Nhà nước, Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện thành công như sau: - Ứng dụng hiệu quả công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế. Cục thuế TP Hồ Chí Minh đã triển khai chương trình “tin học hóa”, thực hiện kết nối mạng từ Cục tới Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính, tới UBND thành phố, tạo khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, giúp cho vệc quản lý chính xác, khoa học và hiệu quả. Cán bộ của Cục Thuế TP Hồ Chí Minh làm chủ các phương tiện kỹ thuật hiện đại, sử dụng thành thạo máy vi tính, khuyến khích cán bộ viết các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý thuế, từng bước đưa nghiệp vụ công tác quản lý thuế theo hướng hiện đại. - Đẩy mạnh cải cách hành chính, phát huy hiệu quả, hiệu lực của bộ máy quản lý thuế, xây dựng được một đội ngũ cán bộ thuế giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm trong công việc, tạo được một bộ máy gọn nhẹ mà vẫn giám sát có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm các yêu cầu khoa học, đúng pháp luật, tránh phiền hà, chống thất thu. - Đa dạng hóa công tác tuyên truyền hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp mới thành lập như: Nâng cao công tác tuyên truyền hỗ trợ cho đội ngũ tư vấn thuế bằng cáchTrường thường xuyên Đạimở các lớhọcp đào tạ o,Kinh bồi dưỡng chuyêntế Huế sâu hoặc kiểm tra kiến thức định kỳ theo từng chuyên đề, từng lĩnh vực khác nhau về thuế, kế toán hoặc 26
  33. định kỳ giúp nâng cao kiến thức chuyên môn cho cán bộ tuyên truyền, tư vấn thuế vì nếu cán bộ tuyên truyền yếu thì những sai sót gây ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí có thể dẫn đến thiệt hại cho doanh nghiệp. Đồng thời tổ chức các buổi sinh hoạt, thảo luận về chính sách thuế giữa các nhân viên công tác tại bộ phận tuyên truyền hỗ trợ nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và cũng để thống nhất với nhau về các nội dung tư vấn, hỗ trợ. Ngoài ra mỗi nhân viên tư vấn thuế cần biết sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng tin học của ngành để hỗ trợ công tác và phục vụ người dân tốt hơn. Khi triển khai ứng dụng bất kỳ chương trình nào, điều cần thiết là tập huấn ngay và chi tiết đến nhân viên bộ phận hướng dẫn để tránh gặp lúng túng, vụng về khi hướng dẫn doanh nghiệp. Cục Thuế đã triển khai thực hiện các chương trình đào tạo và bồi dưỡng những kỹ năng giao tiếp cho công chức viên chức thuế; Công khai bảng tên người được phân công làm tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp, lắp đặt máy ghi hình quan sát, thực hiện kiểm tra công vụ đột xuất hoạt động tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trực tiếp tại bộ phận hướng dẫn; thiết lập hòm thư góp ý, đường dây nóng tiếp nhận đơn thư, ý kiến phản ánh của người dân nhằm phát hiện và xử lý những trường hợp công chức viên chức thuế gây nhũng nhiễu, có thái độ không đúng khi tiếp xúc với doanh nghiệp. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội. Qua công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN Cục Thuế thành phố Hà Nội xác định việc sai phạm về thuế thường xảy ra tại các DN. Vì vậy Cục Thuế đã tập trung mạnh vào nội dung thanh tra, kiểm tra thuế và đã có một số kinh nghiệm như sau: Thứ nhất, công tác chỉ đạo điều hành phải thường xuyên, sát sao và gắn với việc giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra. Việc tuân thủ sự chỉ đạo điều hành và định hướng triển khai công tác thanh, kiểm tra thuế của Tổng cục Thuế theo ngành nghề, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế. Đồng thời, phải có sự linh hoạt trong đề xuất bổ sung nhiệm vụ thanh tra theo diễn biến rủi ro và khai thác tăng thu thực tế của DN theo từng ngành nghề, lĩnh vực ít bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Thường xuyên báo cáo đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời những vướng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Đối với những trường hợp quan trọng liên quan đến số thu lớn, các giao dịch mới phát sinh hoặc phức tạp chưa có quy định cụ thể Cục Thuế đã tổ chức trao đổi lấy ý kiến của các bộ phận chuyên môn trong cơ quan, lãnh đạo cấp trên và các bên liên quan để tìmTrường ra phương án giả iĐại quyết phù học hợp. Kinh tế Huế 27
  34. Thứ hai, coi trọng công tác xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế. Sau khi sàng lọc rủi ro từ cao xuống thấp, danh sách người nộp thuế phân tích rủi ro được công khai, lấy ý kiến phản hồi từ bộ phận kiểm tra thuế, các Chi cục Thuế và Bộ phận Kê khai Kế toán thuế nhằm thu thập thêm thông tin, sàng lọc kỹ đối tượng thanh tra. Khi đã lựa chọn kế hoạch thanh tra, các đơn vị sẽ tiếp tục sử dụng dữ liệu tính điểm rủi ro để lựa chọn doanh nghiệp thuộc kế hoạch kiểm tra. Việc xây dựng kế hoạch được kết hợp giữa công nghệ thông tin với kinh nghiệm quản lý của cán bộ và thực hiện tập trung qua nhiều bước giúp hạn chế tối đa việc lựa chọn DN vào kế hoạch kiểm tra, thanh tra. Đối với công tác thanh tra, sau khi nhận kế hoạch được giao các phòng ban thanh tra đã triển khai phân tích bước 1 để rà soát toàn bộ kế hoạch thanh tra dựa trên các tiêu chí chủ yếu như doanh thu, số lỗ phát sinh, số tiền hoàn thuế, ngành nghề kinh doanh,số năm chưa được thanh tra, kiểm tra để tiếp tục định hướng trong công tác xây dựng và điều chỉnh kế hoạch. Thứ ba, tăng cường, chủ động phối hợp với các cơ quan điều tra. Xác định đây là việc làm thường xuyên và liên tục nên trong thời gian qua, Cục thuế TP. Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan, đặc biệt là với công an trong việc xác minh điều tra các DN cố tình không kê khai, điều chỉnh các hóa đơn có dấu hiệu bất hợp pháp theo thông báo đối chiếu chéo hóa đơn của cơ quan thuế. Thứ tư, tăng cường công tác giám sát hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Việc làm này cần được thực hiện từ trước khi ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra cho tới khi kết thúc, lưu hồ sơ, nhập báo cáo kết quả thực hiện và đôn đốc thu nộp sau thanh tra, kiểm tra thông qua hệ thống các biểu mẫu được chuẩn hóa. Thứ năm, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thanh tra, kiểm tra. Việc ứng dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa quan trọng giúp cho cán bộ thuế không mất nhiều thời gian chiết xuất dữ liệu về hồ sơ kế khai thuế của người nộp thuế mà tập trung vào đánh giá rủi ro. Đồng thời, xây dựng công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra có hiệu quả như: phân loại nhóm DN có dấu hiệu rủi ro, nhóm DN trọng điểm, nhóm ngành nghề cần đi sâu phân tích. Khai thác từ hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý thuế các thông tin liên quan đến các khoản, mục nhiều khả năng xảy ra rủi ro Thứ sáu,Trường tăng cường đào tĐạiạo, bồi dư họcỡng cán bKinhộ thanh tra, kitếểm tra.Huế 28
  35. Xác định con người là yếu tố quan trọng quyết định đến chất lượng của công tác quản lý thuế nói chung và các tác thanh tra, kiểm tra thuế nói riêng, do vậy việc nâng cao kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế, văn hóa công sở và cập nhật các kiến thức, nghiệp vụ, cơ chế chính sách mới cần phải tiến hành thương xuyên thực hiện. Kinh nghiệm của tỉnh Vĩnh Phúc. Xác định công tác quản lý nợ đọng thuế và cưỡng chế nợ thuế là khâu cuối cùng trong hệ thống quản lý thuế, là một trong những chức năng chính và cơ bản của mô hình quản lý thuế theo chức năng trong cơ chế tự khai, tự nộp thuế. Chức năng quản lý nợ đóng vai trò quan trọng, đảm bảo đối tượng nộp thuế nộp các khoản nợ thuế khi đến hạn phải nộp và nộp tờ khai đúng hạn. Đảm bảo công bằng xã hội khi các cơ sở kinh doanh cùng phát sinh nghĩa vụ thuế thì phải nộp vào ngân sách nhà nước đúng hạn. Đảm bảo các chính sách thuế được thực hiện đúng và triệt để. Quản lý nợ đọng thuế và kết quả đem lại từ việc đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế là một phần thước đo để đánh giá và nâng cao hiệu quả của công tác khác, đặc biệt là công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Vì vậy Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện như sau: Thứ nhất, về công tác cán bộ: bố trí sắp xếp cán bộ hợp lý, khoa học đối với những cán bộ có trình độ chuyên môn, có thâm niên nghề nghiệp, có kinh nghiệm công tác thì có thể phân công quản lý các đối tượng nợ thuế có mức tuân thủ pháp luật thấp, luôn chây ỳ, nợ thuế dây dưa; Đối với những cán bộ trẻ, chưa có thâm niên, ít kinh nghiệm có thể được phân công quản lý các đối tượng nợ thuế có tính tuân thủ pháp luật cao. Thứ hai, công tác chuyên môn: Tập trung mạnh mẽ lực lượng của Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế vào việc đôn đốc thu nợ đối với doanh nghiệp nợ thuế lớn trên 90 ngày. Tổ chức ban hành các thông báo tiền thuế nợ nhiều lần và mời đơn vị lên làm việc để đối chiếu số nợ, lập biên bản xác nhận nợ và yêu cầu doanh nghiệp làm cam kết thực hiện trả nợ. Đối với Phòng Kê khai kế toán thuế phối hợp chặt chẽ với phòng Quản lý Nợ và Cưỡng chế nợ thuế theo sát tình hình kê khai thuế của các doanh nghiệp đôn đốc kịp thời các khoản thuế phát sinh phải nộp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, hạn chế sô nợ mới phát sinh, lập danh sách các doanh nghiệp đã nộp thuế nhưng ghi sai mục lục NSNN dẫn tới các khoản nợ ảo, lập tờ trình trình Lãnh đạo Cục đề nghị điều chỉnh nợ. Chịu trách nhiệm chính trong việc đối chiếu, điều chỉnh số nợ (nếu có sự saiTrường sót); Đại học Kinh tế Huế 29
  36. Đối với các Phòng kiểm tra, thanh tra phối hợp phối hợp chặt chẽ với phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế trong việc đối chiếu nợ xác định số chênh lệch, phân tích nguyên nhân lập hồ sơ chuyển bộ phận Kê khai kế toán thuế điều chỉnh kịp thời. Đối với bộ phận Ấn chỉ, Phòng đã phối hợp thông qua việc lập danh sách các doanh nghiệp có số thuế nợ gửi bộ phận Ấn chỉ, khi doanh nghiệp lên mua hoá đơn bộ phận Ấn chỉ sẽ yêu cầu đơn vị làm việc với Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế về kế hoạch nộp các khoản nợ rồi mới bán hoá đơn. Phối hợp với Phòng Thanh tra thuế, Phòng Kiểm tra thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế bằng hình thức đề nghị ngân hàng phong toả tài khoản: Lập danh sách các doanh nghiệp có số nợ đọng lớn, kéo dài quá thời hạn nộp thuế trên 90 ngày chuyển bộ phận Kiểm tra, Thanh tra để thực hiện kiểm tra, thanh tra ngay đối với những doanh nghiệp này; Tổ chức triển khai đi thực tế các Chi cục trong việc hướng dẫn báo cáo, rà soát các khoản nợ và có thể kết hợp cùng với cán bộ quản lý nợ Chi cục trong việc đôn đốc các doanh nghiệp có nợ thuế lớn (thuộc Chi cục quản lý). 1.2.7.2 Bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Cục Thuế tỉnh Quảng Trị. Dựa trên những phân tích, đánh giá về kinh nghiệm trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh, Cục Thuế Hà Nội, Cục Thuế Vĩnh Phúc, tác giả rút ra những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng cho Cục Thuế Quảng Trị. Cụ thể: - Hoàn thiện cơ chế quản lý với mục tiêu đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủ động xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện đúng thời hạn cũng như xác định các ưu đãi thuế, quyền lợi về thuế của mình. - Tăng cường sử dụng, ứng dụng công nghệ tin học vào tất cả các khâu của quy trình quản lý thuế TNDN, triển khai các giải pháp nhằm tăng cường triển khai mạnh mẽ cơ chế tự khai – tự nộp trong chính sách quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN. - Thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, chuyển từ quản lý truyền thống mang tính thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và quản lý rủi ro. - Đẩy mạnh và đa dạng hóa công tác tuyên truyền và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của doanh nghiệp về thực hiện nghĩa vụ thuế, giúp các doanh nghiệp nắm vững chính sách, quy trình, thủ tục thu nộp thuế, trên cơ sở đó thực hiện việc nộTrườngp thuế đúng, đủ, kĐạiịp thời vào học NSNN như:Kinh tế Huế 30
  37. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế, cụ thể xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế và triển khai phân tích sâu các dấu hiệu rủi ro tại trụ sở cơ quan thuế, chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong việc xác minh điều tra các doanh nghiệp cố tình gian lận thuế. - Tăng cường các giải pháp thu tiền nợ thuế như giao chỉ tiêu thu nợ và chỉ đạo cán bộ quản lý nợ thuế đối chiếu xác định chính xác số tiền thuế nợ của từng người nộp thuế; phân loại các khoản nợ thuế; theo dõi, nắm bắt diễn biến, tình trạng nợ để xây dựng kế hoạch, biện pháp thu nợ chi tiết đến từng đối tượng nợ thuế; thường xuyên theo dõi, giám sát chặt chẽ công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm đối với các trường hợp chậm nộp, chây ỳ nợ thuế. Tiến hành thu thập, xác minh thông tin người nợ thuế một cách linh hoạt, phù hợp với từng đặc điểm doanh nghiệp để có thông tin chính xác. Tăng cường kiểm tra các hồ sơ khai thuế sai, nếu phát hiện không đúng, yêu cầu người nộp thuế điều chỉnh kịp thời tránh tình trạng khi phát hành thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp không chính xác ; thực hiện phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan thuế, như: Thanh tra, Kiểm tra và Kê khai kế toán thuế nhằm xác định đầy đủ, chính xác số tiền thuế còn nợ để kịp thời đôn đốc thu nợ thuế. Trường Đại học Kinh tế Huế 31
  38. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ. 2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Quảng Trị Tỉnh Quảng Trị là tỉnh thuộc vùng có toạ độ địa lý 17010' đến 16018' vĩ độ Bắc, 106032' đến 107024' kinh độ Ðông, cách Thủ đô Hà Nội 598 km. Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào và phía Đông giáp biển đông. Tỉnh có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện. Quảng Trị nằm trên các trục giao thông quan trọng của quốc gia, có Quốc lộ 9 nằm trên tuyến Hành lang Kinh tế Đông – Tây (EWEC) qua cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, thuận lợi cho các ngành giao thông, thương mại, du lịch và hợp tác đầu tư với các nước ASEAN. Quảng Trị có lợi thế về địa lý - kinh tế, là đầu mối giao thông, nằm ở trung điểm đất nước, ở vị trí quan trọng - điểm đầu trên tuyến đường huyết mạch chính của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào - Thái Lan - Mianmar qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo đến các cảng biển Miền Trung như: Cửa Việt, Chân Mây, Đà Nẵng, Vũng Áng Đây là điều kiện rất thuận lợi để Quảng Trị mở rộng hợp tác kinh tế trong khu vực, giao thương hàng hóa, vận tải quốc tế, phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch 2.2 Tổng quan về cục thuế tỉnh Quảng Trị Ngày 21/08/1990, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 314 TC/QĐ/TCCB về việc thành lập Cục Thuế tỉnh Quảng Trị, trên cơ sở sát nhập Chi cục thu quốc doanh, Chi cục Thuế công thương nghiệp và bộ phận thuế nông nghiệp của Sở Tài chính theo hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay bộ máy tổ chức quản lý của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị được thực hiện theo mô hình tổ chức cơ cấu trực tuyến – chức năng. Đây là kiểu cơ cấu trong đó có hai cấp quản lý: cấp Cục Thuế (cấp Tỉnh) và cấp Chi Cục Thuế (cấp Huyện, Thị xã, Thành phố). Bộ máy tổ chức Cục Thuế gồm Văn phòng Cục Thuế và 10 Chi cục Thuế (09 huyện, thị xã và thành phố Đông Hà), trong đó Văn phòng Cục Thuế có 11 phòng. Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  39. Chức năng và nhiệm vụ của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đóng tại phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị gồm có Cục trưởng chỉ đạo, điều hành chung các mặt công tác của Cục Thuế và 03 Phó Cục trưởng giúp việc cho Cục trưởng. Theo nguồn tài liệu từ cục Thuế tỉnh Quảng Trị ,chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế được quy định như sau: - Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý; tư vấn, hỗ trợ, trả lời các vướng mắc về thuế; biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao và thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý; Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế và thống kê thuế đối với các Chi cục Thuế và thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý; Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra công tác quản lý thu nợ và CCNT đối với các Chi cục Thuế; Tổng hợp, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện công tác quản lý nợ và CCNT trên địa bàn; biên soạn tài liệu và tham gia đào tạo cán bộ, công chức thuế thuộc lĩnh vực được giao; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Kiểm tra Thuế: Kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toánTrường thu đối với ngư ờiĐại nộp thu ếhọc thuộc ph ạKinhm vi quản lý tế trực Huếtiếp của Cục Thuế. 33
  40. - Tổ chức thu thập thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Thanh tra thuế: Triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán: Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Kiểm tra nội bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Tin học: Tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Tổ chức cán bộ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục Thuế; thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. - Phòng Hành chính – Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý ấn chỉ thuế trong toàn Cục thuế; thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. Trường Đại học Kinh tế Huế 34
  41. Ta có hình biểu hiện cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Quảng Trị như sau: TỔNG CỤC THUẾ CỤC THUẾ TỈNH QUẢNG TRỊ VĂN PHÒNG CỤC THUẾ CÁC CHI CỤC THUẾ HUYỆN, TX, TP Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng kê quản quản thanh kiểm hành tổ tổng kiểm tuyên khai lý lý nợ tra tra chính chức hợp tra truyền và kế thuế và thuế thuế quản cán nghiệp nội bộ và hỗ toán thu cưỡng trị tài bộ vụ - dư trợ thuế nhập chế vụ ấn toán người cá nợ chỉ nộp nhân thuế thuế Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Văn phòng Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 2.3 Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Quảng Trị. 2.3.1 Thực trạng công tác đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế và ấn định thuế Công tác quản lý doanh nghiệp, đăng ký thuế, kê khai và kế toán thuế được thực hiện theo quy trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế ban hành theo Quyết định số 879/QĐ-TCT ngày 15/5/2015 của Tổng cục Thuế. Trường Đại học Kinh tế Huế 35
  42. Bảng 2.1.1 Tình hình doanh nghiệp khai thuế TNDN 2013-2016 do phòng kê khai - cục thuế tỉnh Quảng Trị quản lý Tình hình khai nộp thuế Số ĐTNT Số ĐTNT % ĐTNT % ĐTNT Số tờ khai Năm Số tờ khai thuế phải nộp đã nộp khai đã nộp chưa nộp thuế nộp quá hạn khai thuế thuế khai thuế khai thuế đúng hạn 2013 478 453 94,76 5,24 413 40 2014 474 460 97,05 2,95 419 35 2015 467 459 98,39 1,61 425 30 2016 453 450 99,33 0,67 418 27 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tình hình kê khai thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế Quảng Trị như sau: Về việc nộp khai thuế Các doanh nghiệp có xu hướng nộp khai thuế tăng qua các năm từ năm 2013 đến năm 2016 cụ thể năm 2013 là 94,76 %, năm 2014 tăng lên đến 97,05%, năm 2015 tăng lên đến 98,39%, năm 2016 đạt 99,33 %. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp đã tiếp cận và am hiểu đồng thời tuân thủ chính sách thuế, cán bộ thuế đã tích cực trong việc tuyên truyền chính sách thuế đến các doanh nghiệp một cách tích cực. Tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp chậm trễ và cố tình trong việc nộp chậm và không nộp khai thuế, nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp mới thành lập chưa nắm rõ về các chính sách, một số tờ khai thuế còn sai sót nên dẫn đến tình trạng nộp chậm tờ khai thuế. Về việc nộp thuế Xác định thuế TNDN là một trong những nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Thời gian qua Cục Thuế Quảng Trị đã có sự quan tâm đặc biệt đến công tác quản lý thu thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Vì vậy giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2016 số thu, nộp thuế TNDN đều hoàn thành và vượt dự toán, số nộp năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2013 có tỷ lệ hoàn thành đạt 126,62 %, là năm có tỷ Trườnglệ hoàn thành cao Đại nhất trong học các năm. Kinh Năm 2014 tế có tỷHuế lệ hoàn thành đạt 117,76%, năm 2015 có tỷ lệ hoàn thành đạt 113,62 %, năm 2016 có tỷ lệ hoàn thành đạt 36
  43. 113,29%. Điều này chứng tỏ tình hình quản lý thuế TNDN tại Cục Thuế Quảng Trị những năm vừa qua đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên tỉnh Quảng Trị vẫn là một tỉnh nghèo, chưa có sự đầu tư và phát triển thương mại, du lịch, khai khoáng chưa được tận dụng một cách hữu hiệu nên số thu về thuế vẫn thấp so với khu vực. Bảng 2.1.2 Kết quả thu thuế TNDN tại cục thuế tỉnh Quảng Trị năm 2013 - 2016 Dự toán (tỷ Năm Thực hiện (tỷ đồng) % Thực hiện/ Dự toán đồng) 2013 875 1108 126,62 2014 1030 1213 117,76 2015 1350 1534 113,62 2016 1572 1781 113,29 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị 2.3.2 Quản lý công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế là khâu quan trọng trong toàn bộ lộ trình cải cách và hiện đại hóa ngành thuế. Nó giúp người nộp thuế nâng cao ý thức trách nhiệm về việc khai thuế và nộp thuế, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành, tạo sợi dây gắn kết giữa người nộp thuế và cơ quan thuế. Thực hiện luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/07/2007, công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế luôn được quan tâm thực hiện. Đây được xem là nhiệm vụ quan tâm hàng đầu trong công tác quản lý thuế hiện nay.Công tác tuyên truyền tại Cục Thuế tỉnh Quảng Trị bao gồm các công việc chủ yếu sau: - Công tác tiếp nhận hồ sơ giải quyết vướng mắc cho NNT tại bộ phận “một cửa” Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã thành lập và đưa vào hoạt động của bộ phận giao dịch “1 cửa” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho NNT khi thực hiện nghĩa vụ thuế cũng như cần tư vấn và tìm hiểu về chính sách thuế. - Về công tác tuyên truyền. Cục Thuế đã tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế như: viết các tin, bài tuyên truyền trên báo địa phương và tạp chí thuế; phối hợp với SởTrường tư pháp, Đài phát Đại thanh truyhọcền hình Kinh tỉnh mở chuyên tế Huế mục về thuế; Xây dựng các cụm panô, áp phích tuyên truyền về thuế; Tủ sách miễn phí đã kịp thời cung 37
  44. cấp các tài liệu về chính sách thuế cho NNT; Thường xuyên phối hợp với các ban ngành trong tỉnh như: Ban Tuyên giáo, Ban dân vận tuyên truyền chính sách thuế đến mọi người dân trên địa bàn. Công tác tuyên truyền đã phát huy được hiệu quả quan trọng trong việc truyền tải những nội dung chính sách pháp luật thuế đến đông đảo NNT, nhân dân và cán bộ trong tỉnh. - Về công tác hỗ trợ Cục Thuế Quảng Trị đã tổ chức kịp thời các buổi tập huấn Luật thuế TNDN và các văn bản hướng dẫn mới; các chính sách thuế mới sửa đổi, bổ sung, các chính sách về miễn thuế, giãn thuế, gia hạn nộp thuế TNDN cho toàn bộ doanh nghiệp. Hướng dẫn, giải thích, trả lời các chính sách liên quan đến thuế TNDN cho các doanh nghiệp tại cơ quan thuế, qua điện thoại và bằng văn bản kịp thời, thái độ của cán bộ thuế nhiệt tình, xem NNT là bạn đồng hành, được NNT tin tưởng, chất lượng công tác hỗ trợ ngày càng cao. Bảng 2.2 Kết quả công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT năm 2013 -2016 Năm Năm Năm Năm STT Nội dung 2013 2014 2015 2016 1 Tuyên truyền chính sách Thuế Số bài viết của Cục thuế tuyên truyền trên các 1.1 13 56 121 211 phương tiện thông tin đại chúng + Trên phạm vi toàn quốc 2 4 7 9 + Phạm vi địa phương 11 52 Các cuộc họp báo, trả lời phỏng vấn, bài phát biểu của lãnh đạo (hoặc người đại diện) của 1.2 3 5 13 10 cơ quan Thuế đối với các phương tiện truyền thông Các chương trình giáo dục pháp luật thuế đến 1.3 0 2 7 4 cộng đồng dân cư Số lượng các mẫu tờ khai đã cung cấp cho 1.4 NNT + Số loTrườngại tờ khai Đại học Kinh18 tế42 Huế23 19 38
  45. + Số lượng tờ khai đã phát 1243 4656 754 265 Số lượng các tài liệu,ấn phẩm tuyên truyền đã 1.5 phát cho NNT (miễn phí) + Số loại tài liệu 5 24 34 28 + Số lượng các loại tài liệu đã phát 1.370 1.200 1.854 1.352 2 Hỗ trợ NNT qua các hình thức 2.1 Hướng dẫn tại cơ quan thuế - Số lượt người đến đề nghị hướng dẩn 1.533 2.263 1.644 1.328 - Số trường hợp phải đính chính 0 0 0 0 - Tỷ lệ % số câu trả lời phải đính chính 0 0 0 0 2.2 Trả lời qua điện thoại - Số cuộc gọi đến 1.460 1.660 2.453 2.846 - Số câu trả lời phải đính chính 0 0 0 0 -Tỷ lệ % số câu trả lời phải đính chính 0 0 0 0 2.3 Trả lời bằng văn bản - Tổng số văn bản hỏi 15 28 34 53 - Số văn bản đã trả lời đúng hạn (trong 10 9 27 32 47 ngày) - Tỷ lệ % số câu trả lời được trả lời đúng hạn 100% 100% 100% 100% - Số văn bản phải báo cáo cấp trên và đã trả lời 1 1 2 6 - Số văn bản đã báo cáo cấp trên mà không 0 0 0 0 được xử lý - Tỷ lệ % số câu trả lời phức tạp đã báo cáo 0 0 0 0 (cấp trên) mà không được xử lý 2.5 Hỗ trợ thông qua Hội nghị, hội thảo - Số cuộc 9 12 11 12 2.6 Tổ chức các lớp tập huấn - Số lớp tập huấn 9 23 18 15 Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Trường Đại học Kinh tế Huế 39
  46. Từ bảng trên đưa ra nhận xét: Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tăng lên một cách rõ rệt qua những bài viết, bài báo, các lớp tập huấn, hội nghị, các văn bản trả lời Từ đó cho thấy được, cục thuế tỉnh chú trọng và lấy công tác tuyên truyền hỗ trợ làm nhiệm vụ hằng đầu. Công tác được triển khai một cách đa dạng, đúng kế hoạch, dễ ghi nhớ. - Công tác tổ chức tuyên dương NNT Cục Thuế Quảng Trị đã trình UBND Tỉnh tuyên dương kịp thời các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế hàng năm, đồng thời đề nghị Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính khen thưởng những doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách thuế. Phối hợp với Ban thi đua khen thưởng Tỉnh khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp chấp hành tốt nhân ngày doanh nhân Việt Nam. - Công tác cải cách thủ tục hành chính thuế. Ngành Thuế tỉnh Quảng Trị đã chủ động xây dựng ban hành Kế hoạch chương trình hành động thực hiện Kế hoạch, Chương trình hành động trọng tâm để nâng cao chỉ số PCI năm 2016 ban hành kèm theo Công văn số 197/CT-TTHT ngày 14/01/2016 nhằm thức hiện có hiệu quả Quyết định số 1383/QĐ-UBND ngày 07/7/2014 về việc Ban hành Chương trình hành động cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2014-2020 Việc hướng dẫn, giải quyết các thủ tục hành chính về nhận hồ sơ và trả kết quả cho NNT như đăng ký thuế, nhận hồ sơ khai thuế, hoàn thuế cho NNT nhanh chóng, trả kết quả trước thời hạn quy định. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục thuế, Cục Thuế Quảng Trị đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thông tuyên truyền và hỗ trợ đến các DN về lợi ích của việc kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử một cách sâu rộng kịp thời, 100% các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn đã tiến hành kê khai thuế qua mạng và nộp thuế điện tử. Vì vậy Năm 2015 Cục Thuế Quảng Trị vinh dự là 1 trong 3 Cục Thuế được Tổng Cục Thuế tặng bằng khen về công tác tuyên truyền thực hiện chương trình thuế điện tử. Trường Đại học Kinh tế Huế 40
  47. 2.3.3 Quản lý công tác kiểm tra và thanh tra thuế Để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý thuế TNDN, nâng cao năng lực của cơ quan thuế trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các doanh nghiệp có hành vi gian lận, trốn thuế; đồng thời phát huy tính tự giác chấp hành và tự chịu trách nhiệm của người nộp thuế. Trong thời gian qua, Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã không ngừng đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thuế, góp phần đảm bảo nguồn thu ngân sách. Nội dung của công tác kiểm tra, thanh tra như sau: - Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. - Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. - Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế Để hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất thu ngân sách Nhà nước, cục thuế Tỉnh Quảng Trị đã lên kế hoạch để kiểm tra và thanh tra thuế một cách hợp lý. Kế hoạch kiểm tra các doanh nghiệp được dựa trên việc phân tích, đánh giá, chọn lựa từ 15% - 20% các cơ sở kinh doanh có rủi ro về thuế như:[ 8] - Nộp hồ sơ khai thuế thường không đầy đủ các tài liệu kèm theo. - Khai thuế hay sai sót, không đúng với số thuế phải nộp, phải điều chỉnh nhiều lần, cơ quan thuế đã nhắc nhở nhiều lần nhưng vẫn chậm khắc phục. - Vi phạm về hồ sơ khai thuế tháng, quý mà cơ quan phải ra quyế định kiểm tra tại cơ sở kinh doanh ít nhất 3 lần trong 1 năm. - Không nộp đúng số thuế đã kê khai và nộp chậm kéo dài, thường xuyên có tình trạng nợ thuế. - Có đột biến về doanh thu hoặc số thuế phải nộp tăng hoặc giảm trên 20%. Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  48. Bảng 2.3 Kết quả các cuộc kiểm tra thuế của phòng Kiểm tra - cục thuế tỉnh Quảng Trị năm 2013-2016 So sánh (%) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Số DN kiểm 107 148 214 177 138,32 144,59 82,71 tra Số DN vi 95 134 181 165 141,06 135,07 91,16 phạm Tổng tiền 8617 9155 8842 6390 106,25 96,58 72,27 truy thu(Trđ) Tổng tiền 1603 2100 2471 1641 131,01 117,67 66,41 phạt(Trđ) Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Qua bảng kết quả trên có thể thấy từ năm 2013 - 2015 số DN kiểm tra tăng lên rõ rệt, cụ thể năm 2014 tăng 38,32% so với năm 2013, năm 2015 tăng 44,59 % so với năm 2014. Tuy nhiên năm 2016 giảm 18,79% so với năm 2015. Do đó số tiền truy thu cũng tương ứng với số doanh nghiệp được kiểm tra, cụ thể năm 2014 số tiền truy thu tăng 6,25 % so với năm 2013, năm 2015 số tiền truy thu giảm 3,42 % so với năm 2014, năm 2016 số tiền truy thu giảm 27,73 % so với năm 2015. Điều này cho thấy rõ khi cục thuế tỉnh Quảng Trị đã thực hiện nghị quyết 19/ NQ- CP ngày 12/03/2015 của chính phủ về việc cắt giảm thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người doanh nghiệp đối với công tác kiểm tra thanh tra thuế. Tuy nhiên để tránh tình trạng thất thu NSNN, việc đâỷ mạnh công tác thanh tra kiểm tra nên có kế hoạch hợp lý nhằm răn đe, ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế, mà trước tiên là ngăn chặn đẩy lùi tình trạng “ Doanh nghiệp ma”. Điều này góp phần tạo lập công bằng về nghĩa vụ thuế giữa các doanh nghiệp. Qua công tác thanh tra kiểm tra cho thấy những dạng sai phạm chủ yếu về thuế TNDN như sau: Không hạch toán, hạch toán không đủ doanh thu, thu nhập chịu thuế; Hạch toán doanh thu không đúng thời điểm làm giảm số thuế phải nộp do chênh lệch về thuế suấTrườngt; Kết chuyến giá vĐạiốn (giá thànhhọc sản xuKinhất) không tươngtế Huếứng với doanh thu, 42
  49. giảm số thuế phải nộp; Hạch toán chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế sai quy định làm giảm số thuế phải nộp; Kê khai, quyết toán sai thuế suất thuế TNDN. Các doanh nghiệp được thanh tra, kiểm tra đều có sai phạm trong việc hạch toán, kê khai, quyết toán thuế với các mức độ khác nhau, điều này dẫn đến việc thất thu ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân của các sai phạm: - Các doanh nghiệp đã không xác định rõ thời điểm ghi nhận, hạch toán doanh thu của các công trình, dự án do đơn vị thi công theo quy định của pháp luật thuế và chuẩn mực doanh thu; phần lớn các doanh nghiệp đều hạch toán doanh thu theo số tiền thực tế được thanh toán. Do đó, dẫn đến việc chậm kê khai, nộp thuế so với quy định. - Do các doanh nghiệp không loại bỏ chi phí được trừ theo quy định khi xác định thu nhập chịu thuế và quyết toán thuế. Do đó, kê khai thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp không chính xác, làm giảm số thuế phải nộp. - Một số doanh nghiệp chỉ hạch toán doanh thu từ 90% - 95%, trừ dự phòng giá trị cắt giảm khi quyết toán vốn đầu tư. Do đó, kê khai, xác định số thuế phải nộp không đúng với doanh thu thực tế. - Một số doanh nghiệp chưa nắm bắt và hiểu đầy đủ chính sách pháp luật về thuế, tài chính, kế toán; năng lực của một số kế toán doanh nghiệp còn yếu kém, hạch toán sai một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong niên độ kế toán; kê khai thuế sai thuế suất, sai đơn giá, sai thời điểm, sai số học Công tác thanh tra, kiểm tra thuế, xử lý kết quả thanh tra, kiểm tra được thực hiện cơ bản theo đúng quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 460/QĐ-TCT ngày 05/5/2009 của Tổng cục Thuế và các quy định của Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt làm được, công tác kiểm tra quyết toán thuế cũng còn những mặt tồn tại cần được khắc phục: Bước kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế còn tiến hành chậm, làm ảnh hưởng đến bước kiểm tra báo cáo quyết toán bước 2 tại trụ sở người nộp thuế. Một số nội dung kiểm tra còn phụ thuộc nhiều vào khai báo chủ quan của doanh nghiệp: - ThTrườngời gian cho một cu Đạiộc kiểm trahọc hiện nay Kinh quy định làtế không Huế quá 5 ngày (nếu vì lý do nào đó cần kéo dài thời gian kiểm tra thì phải xin quyết định bổ sung của cấp 43
  50. trên). Thời gian đó quá eo hẹp so với khối lượng công việc mà đoàn kiểm tra phải tiến hành. Chính vì thế, để đảm bảo tiến độ, không vượt giới hạn thời gian quy định, ở một số nội dung đoàn kiểm tra không có điều kiện xác minh, tìm hiểu mà phải dựa hoàn toàn vào số liệu do doanh nghiệp cung cấp. Thông thường những nội dung đó là: phần vốn, tăng giảm TSCĐ, tăng giảm trích khấu hao, phần công nợ, sản phẩm dở dang, thành phẩm tồn kho Tại một số doanh nghiệp, đoàn kiểm tra cũng không có điều kiện để tiến hành đối chiếu hoá đơn, chứng từ giữa người mua và người bán. Điều này làm cho kết quả kiểm tra không được chính xác và thực tế, mà phụ thuộc rất lớn vào ý thức tự giác, sự trung thực của các doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có tự giác cao, chấp hành pháp luật thuế thì những số liệu mà họ cung cấp có thể tin cậy được và kết quả kiểm tra sẽ có cơ sở chính xác. Ngược lại, nếu doanh nghiệp cố tình vi phạm, sử dụng những biện pháp tinh vi để “chế biến” số liệu để trốn thuế mà cán bộ thuế kiểm tra không sáng suốt nhìn nhận thì rất khó phát hiện được và kết quả kiểm tra sẽ khó mà chính xác được. - Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế được tiến hành thường xuyên từ khi thực hiện Luật quản lý thuế, đảm bảo phần lớn các tờ khai thuế đều được kiểm tra nhưng cán bộ thuế chưa khai thác hết các thông tin trên tờ khai thuế, báo cáo tài chính của DN có tại cơ quan thuế để phục vụ cho công tác đánh giá, phân tích, kịp thời phát hiện các sai phạm. Thực hiện kiểm tra DN theo rủi ro phải dựa trên hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin NNT để phân tích đánh giá, nhưng thực tế hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về NNT chưa đầy đủ và chưa xây dựng đầy đủ hệ thống chỉ tiêu cho việc phân tích hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế để lựa chọn đơn vị có rủi ro cao. Từ đó việc kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và khả năng của từng cán bộ thuế. - Trình độ của cán bộ còn nhiều hạn chế, lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra còn quá mỏng (chỉ chiếm 14% trên tổng số công chức) so với yêu cầu quản lý thuế theo cơ chế tự khai, tự nộp. Về công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN đã đạt được những kết quả đáng ghi nhTrườngận tại Cục Thuế QuĐạiảng Tr ị họcthời gian Kinhqua. Các trư ờtếng hợHuếp liên quan đến vi phạm pháp luật về thuế như trốn thuế, gian lận thuế được xử lý khá tốt tại địa bàn. Cục 44
  51. Thuế Quảng Trị đã phối hợp, tổ chức thu hiệu quả các khoản nợ thuế còn đọng lại và thực hiện đúng chương trình kế hoạch của Cục Thuế đã đề ra từ đầu năm. Tuy nhiên, công tác xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNDN tại Cục Thuế Quảng Trị vẫn còn nhiều hạn chế ở quy trình xử lý vi phạm pháp luật chưa được thống nhất và hoàn thiện. Đồng thời, đội ngũ nhân viên thực hiện xử lý vi phạm pháp luật còn hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ. Đây là những điểm cần khắc phục trong giai đoạn tới. 2.3.4 Quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế Chức năng chính và cơ bản của Luật quản lý thuế là công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế. Chính vì vâỵ công tác quản lý thu nợ và cưỡng chế thuế được cục thuế tỉnh Quảng Trị đặc biệt quan tâm. Không chỉ để đáp ứng nguồn thu NSNN mà còn chấn chỉnh và làm chuyển biến nhận thức về chấp hành chế độ chính sách pháp luật của người nộp thuế trên địa bàn. Theo quy định cơ sở kinh doanh có trách nhiệm tạm nộp thuế TNDN hàng quý theo tờ khai thuế TNDN hoặc theo số thuế cơ quan thuế ấn định đầy đủ, đúng hạn vào NSNN. Thời hạn chậm nhất không quá ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Nếu đối tượng nộp thuế không nộp theo đúng hạn, sẽ bị phạt chậm nộp. Khi kết thúc năm tài chính, cơ sở kinh doanh phải thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế theo mẫu tờ khai quyết toán thuế (trừ trường hợp ấn định tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu). Cơ sở kinh doanh có trách nhiệm kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán thuế như: số thuế TNDN phải nộp, số thuế TNDN đã tạm nộp trong năm, số thuế TNDN nộp thiếu hoặc nộp thừa cơ sở kinh doanh phải nộp số thuế còn thiếu theo báo cáo quyết toán thuế chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính. Nếu sau ngày trên thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế còn thiếu, cơ sở kinh doanh còn bị nộp tiền phạt về hành vi chậm nộp tiền thuế. Trường Đại học Kinh tế Huế 45
  52. Bảng 2.4 Tình hình nợ thuế của các Doanh nghiệp do cục thuế tỉnh Quảng Trị quản lý năm 2013 - 2016 Đơn vị: Triệu đồng So sánh % Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2014/2013 2015/2014 2016/2015 Tổng 7031 6242 6018 5940 88,78 96,41 98,70 nợ thuế Nợ đang chờ 943 995 666 285 105,51 66,93 42,79 xử lý Nợ 2677 1773 2403 3433 66,23 135,54 142,86 khó thu Nợ có khả 3411 3474 2949 2222 101,85 84,88 75,35 năng thu Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Qua bảng số liệu cho thấy tổng nợ thuế năm 2014 giảm 11,22% so với năm 2013, nợ thuế năm 2015 giảm 3,59% so với năm 2014, nợ thuế năm 2016 giảm 1,3 % so với năm 2015. Nợ khó thu qua các năm có xu hướng tăng. Cụ thể năm 2015 tăng 35,54% so với năm 2014, năm 2016 tăng 42,86% so với năm 2015. Từ đó có thể thấy cục thuế Quảng Trị đã nỗ lực hết mình trong việc giảm nợ thuế qua các năm. Tuy nhiên nợ khó thu vẫn tăng do doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh các qui định của pháp luật về thuế; một số đối tượng bỏ trốn, mất tích hoặc không còn khả năng thanh toán. Bên cạnh đó còn do ảnh hưởng của biến động thị trường, lạm phát, lãi suất cho vay của các ngân hàng biến động liên tục và chính sách giãn thuế của Nhà nước. Nhìn chung công tác quản lý và đôn đốc nợ thuế của cục thuế khá tốt. Nợ thuế chủ yếu bởi các nguyên nhân khách quan sau: - Một số doanh nghiệp có nợ đọng thuế trước thời điểm cổ phần hóa nhưng không đủ thTrườngủ tục xóa nợ, sau đóĐại gặp khó học khăn nên Kinh không có ngu tếồn nHuếộp thuế. 46
  53. - Nợ thuế còn do doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản nhưng không ký hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư, thi công các công trình bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước nhưng chưa được ngân sách thanh toán nên doanh nghiệp không có tiền để nộp thuế. - Về công tác quản lý hành thu: Với cơ chế hiện nay, cán bộ thuế phải trực tiếp đến từng cơ sở kinh doanh để đôn đốc thu nộp thuế là vấn đề rất khó khăn phải cải tiến nhanh. Với cách thu này đòi hỏi một lực lượng hành thu rất lớn, mất nhiều thời gian và hiệu quả mang lại không cao. Về chủ quan, do cán bộ thuế chuyên quản chưa thực hiện tốt quy trình quản lý thuế, công tác theo dõi tổ chức, đôn đốc thu của đội thuế chưa kịp thời. Tập quán nộp thuế gối đầu của các hộ kinh doanh đây là một cản ngăn lớn. Tình trạng nghỉ kinh doanh tự do không khai báo cho cơ quan thuế còn nhiều, đã xảy ra các trường hợp hộ đã nghỉ kinh doanh nhưng cơ quan thuế vẫn còn lập sổ tính thuế, tạo ra nợ thuế dồn lên nhưng không thu được. Tập trung nhất vẫn là cơ sở kinh doanh cố tình không chịu nộp thuế, trốn thuế, dây dưa nợ thuế không giải quyết dứt điểm được. - Công tác xử lý các trường hợp nợ thuế chưa có hiệu quả. Phổ biến nhất là, cơ quan thuế kiểm tra các trường hợp nợ thuế, trốn thuế tiến hành lập hồ sơ xử lý phạt nộp chậm tiền thuế, xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo luật định nhưng người nợ thuế vẫn không chấp hành. Cơ quan thuế tiếp tục chuyển hồ sơ cho cơ quan chức năng xử lý theo pháp luật Nhưng thực tế, công tác xử lý nợ thuế đến khâu này thì thường bị bế tắc, chậm trễ, thường xem việc thu thuế, xử lý thuế là làm “giúp” cho cơ quan thuế. Cách làm này đã tạo nên “sức ì” nợ thuế ngày càng lớn, hiệu lực của pháp luật kém hiệu lực. Đây là vấn đề bức xúc nhất hiện nay trong thực hiện luật thuế. - Nguyên nhân cơ bản là sự chưa đồng bộ về hệ thống chính sách thuế với hệ thống chính sách quản lý nhà nước về thuế. Tuy hầu hết các luật thuế đều có phần xử lý vi phạm thuế và nhà nước đã ban hành Nghị định 22/CP của Thủ tướng Chính phủ, quy định xử phạt hành chính về thuế. ở đây nêu không cụ thể các mức xử phạt theo từng loại vi phạm thuế nên trong thực tế rất khó thực hiện. Trong bộ luật hình sự thì chưa quy định cụ thể trốn thuế mức nào bị xử lý hình sự. Trong các luật chuyên ngành của các cơ Trườngquan bảo vệ pháp Đại luật cũng học chưa nói Kinh rõ mức độ tếvà trách Huế nhiệm xử lý vi phạm thuế Do vậy, sự phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan pháp luật trong công 47
  54. tác xử lý vi phạm thuế chưa chặt chẽ theo quy định của pháp luật, nên kết quả xử lý nợ đọng thuế không tốt thì chưa biết quy trách nhiệm này về ai. Do vậy tình trạng nợ đọng thuế ngày càng tăng và hiệu quả thực hiện pháp luật ngày càng giảm sút. Để khắc phục tình trạng nợ đọng thuế, Cục Thuế tỉnh đã thực hiện các biện pháp mạnh để thu hồi nợ đọng thuế. Cục Thuế tỉnh đã tổ chức hội nghị chuyên đề về chống thất thu, nợ đọng thuế. Qua hội nghị này, Cục Thuế đã xây dựng quy chế thực hiện và giao chỉ tiêu thu nợ đến từng đơn vị, cá nhân, theo từng sắc thuế, loại thuế từ năm 2013. Dự kiến, ngành Thuế sẽ đưa vào dự toán thu năm sau số lượng nợ đọng có thể thu của năm trước để ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị, cá nhân trong ngành với nhiệm vụ chống nợ đọng thuế. Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế phối hợp với các bộ phận như Phòng Kê khai và Kế toán thuế, Phòng Kiểm tra thuế, Phòng Thanh tra thuế thực hiện thống kê, xác định rõ từng trường hợp nợ thuế để từ đó có biện pháp thu nợ thích hợp; kiên quyết, xử lý những trường hợp trốn tránh trách nhiệm nộp thuế, áp dụng biện pháp cưỡng chế, đình chỉ hóa đơn đối với đối tượng nợ đọng thuế. Trong năm 2014, cùng với tổ chức cho 25 doanh nghiệp có số nợ thuế lớn ký cam kết sẽ trả nợ, ngành Thuế tỉnh đã tiến hành cưỡng chế thu nợ thuế hàng chục trường hợp cố tình nợ đọng. Đối với các doanh nghiệp cố tình nợ đọng thuế, Cục Thuế đã sử dụng biện pháp cưỡng chế thu nợ, đặc biệt đối với những khoản nợ thuế được phân loại, xác định có khả năng thu được. Để triển khai biện pháp cưỡng chế và cưỡng chế đạt hiệu quả thì cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng như Kho bạc, Ngân hàng, Công an Thực tế các cuộc cưỡng chế nợ thuế trong thời gian qua cho thấy sự phối hợp, tham gia của các ngành, nhất là chính quyền địa phương chưa thực sự đồng bộ, tạo kẽ hở cho đối tượng nợ thuế đối phó. Cùng với việc kiên quyết ngăn chặn tình trạng cố tình nợ đọng thuế, ngành Thuế đã rà soát, tạo điều kiện cho những doanh nghiệp thật sự khó khăn để có hướng tháo gỡ khó khăn, có cơ hội phát triển; tránh tình trạng doanh nghiệp không những không trả được nợ đọng mà số tiền bị phạt chậm nộp ngày càng cao, dẫn tới ngày càng khó khăn hơn.Trường Điều này đòi hĐạiỏi mỗi cán học bộ thu ếKinh phải nắm bắtết đầ yHuế đủ thông tin, diễn 48
  55. biến hoạt động, nguyên nhân nợ đọng thuế để có biện pháp thích hợp, chống được chậm nộp thuế nhưng vẫn tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục, tiếp tục phát triển sản xuất. 2.3.5 Thực trạng thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế Hoàn thuế đối với các doanh nghiệp là vấn đề đặc biệt quan trọng. Nó liên quan đến vấn đề tài chính của dianh nghiệp. Do vậy, trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi vướng mắc. Đến nay, công tác hoàn thuế cho các doanh nghiệp đã tốt hơn và được tiến hành theo những quy định cụ thể, chi tiết và công khai, minh bạch, rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi cho NNT thực hiện. Thời gian qua việc hoàn thuế TNDN đối với các doanh nghiệp được thể hiện tại bảng như sau: Bảng 2.5 Tình hình hoàn thuế TNDN từ năm 2013- 2016 Năm Năm Năm Năm 2014/ 2015/ 2016/ Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2013 2014 2015 Số lượng DN có thuế 42 55 70 38 130,9 127,3 54,3 TNDN nộp thừa Số thuế TNDN nộp thừa 1.842 954 1.024 756 51,79 107,3 73,8 triệu đồng) Tổng số hồ sơ đề nghị hoàn 6 3 5 2 50 166,6 40 thuế TNDN Số thuế TNDN xin 634,5 25 69 93 3,9 276 134,7 hoàn (triệu đồng) Tổng số hồ sơ đã hoàn 6 3 5 2 50 166,6 40 Số thuế TNDN được 634,5 25 69 93 3,9 276 134,7 Hoàn (triệu đồng) Tổng số hồ sơ không 0 0 0 0 được hoàn Nguồn: Cục Thuế tỉnh Quảng Trị Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  56. Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy: - Số lượng DN có số thuế TNDN nộp thừa biến động từ năm 2013 đến năm 2016 khá lớn. Sở dĩ như vậy là do: Thuế TNDN là loại thuế nộp tạm tính theo quý, quyết toán năm, vì vậy trong năm căn cứ kế hoạch được giao, các doanh nghiệp tự tính toán và tạm nộp thuế TNDN theo từng quý. Đến hết năm sau khi có số liệu quyết toán chính thức DN mới xác định được số thuế TNDN phải nộp của năm đó. - Tuy nhiên số doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNDN nộp thừa so với số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện đề nghị hoàn thuế (số DN có số thuế TNDN nộp thừa sau khi quyết toán năm) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2013 chiếm 14,3%, năm 2014 chiếm 1,8%, năm 2015 chiếm 7,1%, năm 2016 chiếm 5,3%. Điều này có thể lý giải như sau: Phần lớn các DN khi xác định trong năm có thuế TNDN nộp thừa đã lựa chọn xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại mục 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006, đó là lựa chọn hình thức bù trừ vào tiền thuế TNDN phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo thay vì chọn hình thức yêu cầu cơ quan thuế hoàn trả lại tiền thuế TNDN nộp thừa. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong quản lý thu nộp thuế TNDN của các doanh nghiệp, mặt khác giảm bớt các thủ tục hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp khi thực hiện nghĩa vụ thuế đối với NSNN. Điều này được thể hiện rõ qua số liệu về số hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNDN nộp thừa giảm qua từng năm. Cụ thể năm 2013 có 6 hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNDN nộp thừa, số tiền đề nghị hoàn là 634,5 triệu đồng thì đến năm 2016 chỉ có 2 hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNDN nộp thừa với số tiền đề nghị hoàn là 93 triệu đồng. Trong quy trình quản lý thuế, việc quản lý chặt chẽ ở khâu miễn giảm là một điều kiện hết sức quan trọng trong công tác quản lý thuế. Song công tác này cần có sự phối kết hợp giữa nhiều ban ngành từ khâu cấp giấy phép đầu tư, xác định điều kiện miễn giảm, xác định thời hạn cho miễn giảm, Trong thời gian qua Cục Thuế tỉnh Quảng Trị đã làm rất tốt công tác này trong thẩm quyền của mình, Cục Thuế đã xem xét và quản lý thời hạn miễn giảm của các doanh nghiệp rất sát sao, không để xảy ra tình trạng các doanh nghiệp được hưởng thời hạn miễn giảm nhiều hơn so với giấy phép đầu tư đã cấp. Từ năm 2013 đến năm 2016 Cục Thuế Quảng Trị đã giải quyết miễn giảm Trườngvà gia hạn 1.484 hĐạiồ sơ giảm học thuế TNDN Kinh của các DNtế v ớHuếi số tiền miễn giảm là: 22.543 triệu đồng. 50