Khóa luận Nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

pdf 134 trang thiennha21 25/04/2022 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nang_cao_he_thong_kiem_soat_noi_bo_hoat_dong_cho_v.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nâng cao hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam - Chi nhánh Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ NGUYỄN THỊ TÚ QUYÊN Khóa học: 2017-2021 i
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐỀ TÀI: NÂNG CAO HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH HUẾ SinhTrường viên thực hiệ nĐại học KinhGiả ngtế viên Huế hướng dẫn Nguyễn Thị Tú Quyên TS. Hồ Thị Thúy Nga Lớp: K51A Kiểm toán Huế, 01/2021 ii
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này, đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tình truyền đạt kiến thức nền tảng cho tôi trong suốt 4 năm tại giảng đường Đại học, nhất là quý Thầy, cô khoa Kế toán Tài chính không những chỉ dạy những kiến thức chuyên ngành mà còn hướng dẫn những kinh nghiệm, kỹ năng mềm trong cuộc sống. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên TS. Hồ Thị Thúy Nga, người luôn đồng hành cùng tôi suốt quá trình làm bài, là giảng viên hướng dẫn nhiệt tình, giúp đỡ, chỉnh sửa giúp tôi hoàn thành Khóa luận này. Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn trân trọng đến quý Ngân Hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế đã luôn tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, đặc biệt cảm ơn những Anh/Chị phòng kinh doanh đã luôn nhiệt tình giúp đỡ, góp ý để bài Khóa luận này hoàn thiện một cách tốt nhất, đúng tiến độ. Cảm ơn Anh/chị không chỉ giúp đỡ tôi trong kiến thức mà còn chỉ dạy một số kỹ năng, kinh nghiệm để sau này ra trường, đi làm. Trong bài Khóa luận tốt nghiệp này, tôi đã cố gắng hoàn thiện nội dung và mục tiêu đề ra một cách tốt nhất, tuy nhiên do kiến thức và thời gian cònTrường hạn chế nên Khóa Đại luận khó học tránh khKinhỏi những saitế sót nhHuếất định, kính mong quý Thầy cô giáo, quý Công ty góp ý để bài Khóa luận cuối khóa của tôi được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 01 năm 2021 Nguyễn Thị Tú Quyên iii
  4. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Kết cấu của đề tài: 2 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KSNB VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI NHTM 4 1.1. Tổng quan về hệ thống KSNB 4 1.1.1. Khái niệm về hệ thống KSNB 4 1.1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO 5 1.1.2.1. Môi trường kiểm soát 6 1.1.2.2. Đánh giá rủi ro 8 1.1.2.3. Hoạt động kiểm soát 9 1.1.2.4. Thông tin và truyền thông 11 1.1.2.5. Giám sát 12 1.1.3. Vai trò và mục tiêu của hệ thống KSNB 13 Trường1.1.4. Sự hữu hiệu củ aĐại hệ thống KSNBhọc Kinh tế Huế .14 1.1.5. Hạn chế tiềm tàng và tiền đề của hệ thống KSNB 14 1.2. Tổng quan về NHTM và hoạt động cho vay tại NHTM 15 1.2.1. Tổng quan về NHTM 15 1.2.1.1. Khái niệm NHTM 15 1.2.1.2. Chức năng của NHTM 16 1.2.1.3. Các hoạt động của NHTM 17 iv
  5. 1.2.2. Hoạt động cho vay tại NHTM 19 1.2.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay tại NHTM 19 1.2.2.2. Nguyên tắc cho vay 20 1.2.2.3. Phân loại cho vay tại NHTM 20 1.2.2.4. Vai trò của hoạt động cho vay 21 1.2.2.5. Quy trình cho vay tại NHTM 24 1.3. KSNB hoạt động cho vay tại NHTM 27 1.3.1. Khái niệm 27 1.3.2. Vai trò và mục tiêu của KSNB hoạt động cho vay tại NHTM 27 1.3.2.1. Vai trò 27 1.3.2.2. Mục tiêu 27 1.3.3. Rủi ro của hoạt động cho vay tại NHTM 28 1.3.3.1. Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động cho vay 28 1.3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro 28 1.3.3.3. Tác động của rủi ro đến hoạt động cho vay tại NHTM 30 1.3.4. Các thủ tục kiểm soát hoạt động cho vay tại NHTM 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KSNB HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HUẾ 33 2.1. Giới thiệu tổng quan về Techcombank Việt Nam 33 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 33 2.1.2. Chỉ tiêu, mục tiêu kinh doanh 33 2.2. Tổng quan về Techcombank Chi nhánh Huế 34 Trường2.2.1. Lịch sử hình thành Đại và phát họctriển Kinh tế Huế 34 2.2.2. Cơ cấu tổ chức 34 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 35 2.2.4. Tình hình nhân sự 35 2.2.5. Tình hình tài sản, nguồn vốn trong giai đoạn 2017-2019 của Techcombank chi nhánh Huế 38 2.2.6. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2017-2019 41 v
  6. 2.2.7. Tình hình hoạt động cho vay của Techcombank trong giai đoạn từ 2017- 2019 44 2.3. Thực trạng công tác KSNB hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank chi nhánh Huế 47 2.3.1. Quy trình cho vay KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế 47 2.3.2. Thực trạng hệ thống KSNB hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế 53 2.3.2.1. Môi trường kiểm soát 53 2.3.2.2. Đánh giá rủi ro đối với hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank Chi nhánh Huế 55 2.3.2.3. Hoạt động KSNB đối với quy trình cho vay KHCN tại Techcombank Chi nhánh Huế 56 a) Kiểm soát trước cho vay 58 b) Kiểm soát trong cho vay 63 c) Kiểm soát sau cho vay 65 2.3.2.4. Thông tin và truyền thông 67 2.3.2.5. Giám sát hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế.68 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG HẠN CHẾ, TỒN TẠI VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KSNB HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HUẾ 69 3.1. Đánh giá công tác KSNB hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế 69 Trường3.1.1. Những kết quả đạtĐại được học Kinh tế Huế 69 3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân trong công tác hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế 70 3.2. Một số biện pháp hoàn thiện công tác kiểm soát trong hoạt động cho vay đối với KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế 72 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76 1. Kết luận 76 vi
  7. 2. Kiến nghị 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  8. DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT BGĐ: Ban giám đốc BCTC: Báo cáo tài chính CBNV: Cán bộ nhân viên CBTD: Cán bộ tín dụng CBNH: Cán bộ ngân hàng DVKH: Dịch vụ Khách hàng DN: Doanh nghiệp HĐTD: Hợp đồng tín dụng HĐQT: Hội đồng quản trị KD: Kinh doanh KSNB: Kiểm soát nội bộ KHCN: Khách hàng cá nhân KH: Khách hàng KT: Kinh tế KH-KT: Khoa học – kỹ thuật MTKS: Môi trường kiểm soát TrườngNHTM: Ngân Đại hàng thươnghọc mại Kinh tế Huế NH: Ngân hàng NCC: Nhà cung cấp NQL: Nhà quản lý NHNN: Ngân hàng Nhà Nước PGD: Phòng giao dịch viii
  9. TMCP: Thương mại cổ phần TK: Tài khoản TTKS: Thủ tục kiểm soát TSCĐ: Tài sản cố định TSBĐ: Tài sản bảo đảm TS: Tài sản Trường Đại học Kinh tế Huế ix
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Các TTKS trong quy trình cho vay tại NHTM 31 Bảng 2.2. Tình hình nhân sự của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Huế giai đoạn 2017-2019 36 Bảng 2.3. Tình hình tài sản nguồn vốn của Techcombank Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2017-2019 39 Bảng 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank Chi nhánh Huế trong giai đoạn từ 2017-2019 42 Bảng 2.6. Bảng rủi ro và TTKS trước cho vay 58 Bảng 2.7. Bảng rủi ro và TTKS trong cho vay 63 Bảng 2.8. Bảng rủi ro và TTKS sau cho vay 66 Trường Đại học Kinh tế Huế x
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB 5 Sơ đồ 1.2. Quy trình cho vay tại NHTM 24 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Techcombank Chi nhánh Huế 34 Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay đối với KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế 47 Trường Đại học Kinh tế Huế xi
  12. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong nền kinh tế đang phát triển như hiện nay, NHTM đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, việc hoạt động một cách hữu hiệu và hiệu quả đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam một cách nhanh chóng, bền vững. NHTM đóng vai trò là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế và là cầu nối cho doanh nghiệp với thị trường. Tuy nhiên, nền kinh tế ngày càng mở rộng thì rủi ro hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng lớn, nổi bật là hoạt động cho vay của ngân hàng là hoạt động mang lại rủi ro lớn nhất. Hiện nay, hoạt động cho vay đang là hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho mỗi ngân hàng. Cùng với sự phát triển của xã hội vì vậy nhu cầu vay vốn ngày càng nhiều, với nhiều mục đích khác nhau, không chỉ mỗi doanh nghiệp vay vốn để mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh mà hiện nay với mỗi khách hàng cá nhân nhu cầu vay vốn để sử dụng cũng ngày càng phổ biến. Để đáp ứng nhu cầu này cũng như nhằm tăng thêm lợi nhuận kinh doah của mình, Ngân hàng đã mở rộng việc cấp vốn cho mỗi khách hàng cá nhân khi có nhu cầu, tuy nhiên việc cho vay với số lượng khách hàng lớn với hạn mức cao nên rủi ro là việc không thể tránh khỏi. Vì vậy, mỗi ngân hàng đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng hệ thống KSNB hữu hiệu và hiệu quả sẽ giúp cho NH mình giảm thiểu rủi ro nhằm đặt được các mục tiêu kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng mình. Trong quá trình thực tập tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Huế (Techcombank), Em nhận thấy hoạt động vay vốn dành cho khách hàng cá nhân là hoạt động diễn ra phổ biến nhất tại Ngân hàng. Vì vậy từ những kiến thTrườngức, kỹ năng mà bản thân Đại đã học hhọcỏi được từ Kinhnhà trường, Emtế đã nhHuếận thức được rõ hơn tầm quan trọng của hoạt động cho vay KHCN và tính cấp thiết của việc kiểm soát nội bộ đối với hoạt động cho vay, đây là lí do để Em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam- Chi nhánh Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 1
  13. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về hệ thống KSNB hoạt động cho vay của NHTM, đề tài đánh giá thực trạng hệ thống KSNB hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương – chi nhánh Huế và đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động cho vay KHCN tại NH trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về hệ thống KSNB - Phân tích thực trạng tổ chức và KSNB hoạt động cho vay KHCN tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Huế. Từ đó rút ra những đánh giá chung về kết quả, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB đối với hoạt động cho vay KHCN từ đó kiến nghị một số biện pháp đưa vào thực tiễn 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng và phạm vi: hệ thống KSNB hoạt động cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Huế - Thời gian: Nghiên cứu sâu số liệu và các thông tin thu thập được từ hoạt động kinh doanh từ năm 2017-2019 - Nội dung nghiên cứu: Quy trình cho vay KHCN tại ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, chi nhánh Huế 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin, phân tích số liệu, dữ liệu thứ cấp - TrườngPhương pháp quan sát,Đại phỏng vấhọcn trực tiế p Kinh tế Huế 5. Kết cấu của đề tài: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu Trong phần này, bố cục bao gồm 3 chương: 2
  14. Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB và kiểm soát hoạt động cho vay KHCN tại NHTM Chương 2: Thực trạng công tác KSNB hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank, chi nhánh Huế Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank, chi nhánh Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 3
  15. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG KSNB VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHCN TẠI NHTM 1.1. Tổng quan về hệ thống KSNB 1.1.1. Khái niệm về hệ thống KSNB Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315: “KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”. [Thông tư số 214/2012/TT-BTC]. Luật Kế toán 2015 cho rằng “KSNB là việc thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra” [Điều 39 Luật Kế toán số 88/2015/QH13]. Theo VAS (chuẩn mực Kiểm toán VN): KSNB là quy trình do Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc 2 đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan. Theo báo cáo COSO, sau 21 năm kể từ khi Ủy ban COSO ban hành báo cáo 1992, môi trường hoạt động kinh doanh đã có nhiều thay đổi đáng kể, đặc biệt là sự phát triển công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu. Do vậy, vào năm 2013, Ủy ban COSOTrường đã cập nhật và c ảĐạii tiến báo cáohọc nhằm giúp Kinh các tổ chứ ctế thiết kHuếế cà phát triển hệ thống kiểm soát nội bộ phù hợp. Trong khuôn mẫu báo cáo COSO 2013, định nghĩa kiểm soát nội bộ, và các bộ phận cấu thành theo báo cáo 1992 không thay đổi. Tuy nhiên các nội dung cơ bản của các bộ phận đã được tổng hợp thành 17 nguyên tắc nhằm giúp nhà quản lý dễ dàng hơn trong việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ. 4
  16. Quá trình nhận thức và kiểm soát hệ thống kiểm soát nội bộ đã dẫn đến sự hình thành các định nghĩa khác nhau từ đơn giản đến phức tạp hệ thống này. Đến nay, định nghĩa của COSO được chấp nhận rộng rãi là: “Kiểm soát nội bộ là một quá trình, chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, người quản lí và các nhân viên của đơn vị, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo tài chính và tuân thủ”. [Giáo trình KSNB, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh]. Từ những khái niệm được nêu ra ở trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng KSNB không chỉ là một thủ tục hay là một chính sách được thực hiện ở một vài thời điểm nhất định mà được vận hành liên tục trong mọi cấp độ của đơn vị, HĐQT và các nhà quản trị cấp cao chịu trách nhiệm cho việc thiết lập một văn hóa phù hợp, giám sát tính hiệu quả của hệ thống này một cách liên tục nhằm đảm bảo các mục tiêu hoạt động hữu hiệu và hiệu quả, báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, tuân thủ các chính sách và luật lệ hiện hành. 1.1.2. Các bộ phận cấu thành hệ thống KSNB theo báo cáo COSO Theo báo cáo COSO, hệ thống KSNB bao gồm năm bộ phận, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như sau: Giám sát Thông tin và truyền thông Hoạt động kiểm soát Đánh giá rủi ro Môi trường kiểm soát TrườngSơ đồ 1.1. ĐạiCác bộ phậnhọccấu thànhKinh hệ thống tế KSNB Huế Khuôn mẫu của báo cáo COSO năm 2013 được trình bay dưới dạng 17 nguyên tắc để giải thích các khái niệm liên quan đến 5 bộ phận của hệ thống KSNB (môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát) 5
  17. Gắn với 5 bộ phận cấu thành và 17 nguyên tắc liên quan đến cách thức tổ chức KSNB, chúng bao gồm: 1.1.2.1. Môi trường kiểm soát MTKS là tập hợp các tiêu chuẩn, quy trình, và cấu trúc làm nền tảng cho việc thiết kế và vận hành KSNB trong một đơn vị [Giáo trình KSNB, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh]. Một MTKS hữu hiệu cần đáp ứng 5 nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 1: Đơn vị thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức. Để thể hiện sự cam kết về tính trung thực và các giá trị đạo đức, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Trung thực và các giá trị đạo đức được phản ánh thông qua sứ mạng cà các giá trị cốt lõi, các chuẩn mực hay quy tắc ứng xử, các chính sách ban hành và thực tiễn áp dụng, các nguyên tắc điều hành, các hướng dẫn, chỉ thị, thái độ và cách thức xử lý đối với các sai phạm, cũng như các hành động hàng ngày của các nhà lãnh đạo cấp cao ở các cấp trong đơn vị. Các tiêu chuẩn ứng xử được thiết lập nhằm hướng dẫn nhân viên trong các hành vi, các hành động hàng ngày và khi đưa ra các quyết định để đạt được mục tiêu của đơn vị, các tiêu chuẩn ứng xử cần được thường xuyên truyền đạt không chỉ ở tất cả các cấp trong đơn vị mà còn đến nhà cung cấp dịch vụ. Các tiêu chuẩn về ứng xử đã được xây dựng phải là nền tảng cho việc đánh giá sự tuân thủ tính trung thực tính trung thực và các giá trị đạo đức của mọi cá nhân trong đơn vị và cả các NCC dịch vụ, việc đánh giá tuân thủ các quy tắc ứng xử có thTrườngể được thực hiện bới ngưĐạiời quản lýhọc hoặc bở i Kinhmột bộ phận đtếộc lậ pHuế - Nguyên tắc 2: Hội đồng quản trị thể hiện sự độc lập với người quản lý và đảm nhiệm chức năng giám sát việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB HĐQT là người sẽ chịu trách nhiệm về việc triển khai các chiến lược, thực thi các mục tiêu, và đảm bảo tính hữu hiệu của hệ thống KSNB của đơn vị. HĐQT có trách nhiệm giám sát và chất vấn NQL về các quyết định và hành động của họ, gồm 6
  18. cả trách nhiệm liên quan đến việc thiết kế và vận hàng một hệ thống KSNB hữu hiệu tại đơn vị. HĐQT phải độc lập với NQL và các thành viên HĐQT cần có kỹ năng và kiến thức cần thiết để thực hiện chức năng giám sát. - Nguyên tắc 3: Dưới sự giám sát của HĐQT, NQL xây dựng cơ cấu tổ chức, xác định các cấp bậc báo cáo, cũng như phân định trách nhiệm và quyền hạn phù hợp mục tiêu đã xác lập NQL cấp cao và HĐQT thiết lập cơ cấu tổ chức và các cấp bậc báo cáo cần thiết để giúp lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát và đánh giá định kỳ các hoạt động của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức phụ thuộc quy mô và bản chất của hoạt động của đơn vị. Phân định quyền hạn và trách nhiệm là việc xác định mức độ tự chủ, quyền hạn của từng cá nhân hay từng nhóm người trong việc đề xuất và giải quyết vấn đề, trách nhiệm báo cáo đối với các cấp liên quan. - Nguyên tắc 4: Đơn vị thể hiện cam kết sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng thông qua thu hút, phát triển và giữ chân các cá nhân có năng lực phù hợp với mục tiêu của đơn vị. Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đơn vị phải chủ động đảm bảo về năng lực của đội ngũ nhân viên thông qua quá trình tuyển dụng để thu hút các nguồn lực phù hợp với văn hóa, phong cách điều hành và nhu cầu của đơn vị. NQL cấp cao và HĐQT cũng cần xây dựng kế hoạch dự phòng về các vị trí chủ chốt trong hệ thống KSNB. Ngoài ra, cần quy hoạch người kế nhiệm đối với các chức vụ chủ chốt. - Nguyên tắc 5: Đơn vị chỉ rõ trách nhiệm giải trình của từng cá nhân liên quan đến tráchTrường nhiệm kiểm soát củĐạia họ nhằ mhọc đạt được mKinhục tiêu của đơn tế vị. Huế HĐQT cần khẳng định Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành, là người hiểu rõ các rủi ro mà đơn vị đối mặt cũng như nhận trách nhiệm thiết lập một hệ thống KSNB để giảm thiểu các rủi ro đó nhằm đạt được mục tiêu của đơn vị. 7
  19. NQL cần báo cáo và chịu sự giám sát của HĐQT về trách nhiệm này, nói cách khác NQL có trách nhiệm giải trình với HĐQT. NQL và HĐQT chịu trách nhiệm xây dựng tiêu thức đo lường kết quả hoạt động, trong đó cần chú ý đến các biện pháp khuyến khích và khen thưởng phù hợp với các trách nhiệm khác nhau ở tất cả các cấp cũng như xem xét cả việc đáp ứng cả mục tiêu ngắn và dài hạn. NQL và HĐQT cần nắm rõ các áp lực và cân bằng chúng với những thông điệp, khuyến khích, khen thưởng phù hợp. 1.1.2.2. Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của doanh nghiệp cần xem xét trong mối liên hệ với các ngưỡng chịu đựng rủi ro đã thiết lập. Điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro là thiết lập mục tiêu. Mục tiêu phải được thiết lập ở các mức độ khác nhau và phải nhất quán. NQL cũng cần xem xát sự phù hợp của các mục tiêu đối với đơn vị. Do điều kiện kinh tế, đặc điểm và hoạt động kinh doanh, những quy định pháp lý luôn thay đổi, nên cơ chế nhận dạng và đối phó rủi ro phải liên kết với sự thay đổi này. [Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh] Đánh giá rủi ro cần tuân thủ các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc 6: Đơn vị xác lập mục tiêu một cách cụ thể tạo điều kiện cho việc nhận dạng và đánh giá rủi ro liên quan đến đạt được mục tiêu. Để đánh giá rủi ro, trước tiên cần xác định mục tiêu. Các mục tiêu cần phù hợp và hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược của đơn vị. Thiết lập mục tiêu và xây dựng chiến lược không phải là một nhân tố của KSNB, nhưng nó là điều kiện tiên quyết đểTrườngđánh giá rủi ro và thi Đạiết lập các họchoạt động Kinhkiểm soát. NQL tế cầ nHuế cụ thể hóa mục tiêu, thông thường có 3 nhóm mục tiêu: hoạt động, báo cáo và tuân thủ. - Nguyên tắc 7: Đơn vị nhận dạng các rủi ro đe dọa mục tiêu và phân tích rủi ro để quản trị các rủi ro này 8
  20. Nhận dạng rủi ro là một quá trình lặp đi lặp lại và thường xuyên trong quy trình lập kế hoạch của một đơn vị. Nhận dạng rủi ro cần xem xét các rủi ro ở các cấp khác nhau trong cơ cấu tổ chức của đơn vị, bao gồm mức độ rủi ro của toàn đơn vị và rủi ro ở mức độ hoạt động như bán hàng, nhân sự, tiếp thị, sản xuất và mua hàng. Bên cạnh đó, cũng cần đánh giá rủi ro phát sinh từ các NCC dịch vụ bên ngoài, các NCC chính, các đối tác phân phối có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến mục tiêu của đơn vị. - Nguyên tắc 8: Đơn vị cân nhắc khả năng có gian lận khi đánh giá rủi ro đe dọa mục tiêu của đơn vị. Đánh giá rủi ro không chỉ bao gồm nhận diện rủi ro do sai sót mà còn cả rủi ro do gian lận gây ra, kể cả rủi ro gian lận liên quan việc lập và trình bày BCTC, rủi ro do tài sản bị đánh cắp và gian lận của các NCC dịch vụ bên ngoài. Ngoài đánh giá rủi ro liên quan đến gian lận trên báo cáo, biển thủ tài sản, NQL cần xem xét các hành vi tham ô xuất hiện trong doanh nghiệp và sự lạm quyền của các NQL vượt qua hệ thống KSNB nhằm đem lại lợi ích cá nhân. - Nguyên tắc 9: Đơn vị nhận dạng và đánh giá các thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB NQL cần có cơ chế để nhận dạng những thay đổi đã hay sẽ xãy ra trong thời gian tới. Xét về mức độ khả thi, các cơ chế này cần hướng đến tương lai, như thế đơn vị có thể lường trước và có kế hoạch cho các thay đổi quan trọng. Hệ thống cảnh báo sớm nên sẵn sàng để nhận dạng và cảnh báo các rủi ro mới có ảnh hưởng trọng yếu đến đơn vị. NQL cũng cần thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm soát có liên quan đến việc vận hành các cơ chế này. 1.1.2.3.Trường Hoạt động kiểm Đạisoát học Kinh tế Huế Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ thị của NQL để giảm thiểu rủi ro đe dọa đến việc đạt được mục tiêu của đơn vị. Hoạt động kiểm soát tổn tại ở mọi cấp độ tổ chức trong đơn vị, ở các giai 9
  21. đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh và bao gồm cả các kiểm soát đối với công nghệ. [Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh] Hoạt động kiểm soát có thể bao gồm các hoạt động kiểm soát thủ công lẫn kiểm soát tự động như xét duyệt, xác minh, chỉnh hợp và phân tích rà soát. Phân chia trách nhiệm là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát trong đơn vị. Khi việc phân chia trách nhiệm không khả thi thì NQL sẽ đưa ra các hoạt động kiểm soát thay thế phù hợp. Các hoạt động của kiểm soát liên quan đến 3 nguyên tắc của KSNB sau đây: - Nguyên tắc 10: Đơn vị lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát để giảm thiểu rủi ro (đe dọa đến việc đạt được mục tiêu) xuống mức thấp có thể chấp nhận được. Hoạt động kiểm soát hỗ trợ tất cả các bộ phận khác của KSNB trong đó sự phù hợp giữa hoạt động kiểm soát và đánh giá rủi ro là đặc biệt quan trọng. Song hành với đánh giá rủi ro, NQL sẽ xác định và đưa vào áp dụng các hoạt động kiểm soát cần thiết để triển khai biện pháp đối phó rủi ro đã được đánh giá. Bên cạnh đó, các đơn vị cần xây dựng các hoạt động kiểm soát cho từng quy trình kinh doanh để hướng tới đạt được mục tiêu của đơn vị. - Nguyên tắc 11: Lựa chọn và xây dựng các hoạt động kiểm soát chung đối với công nghệ. Để tuân thủ nguyên tắc này đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau đây: Xác định mức độ phụ thuộc giữa việc sử dụng công nghệ trong các quy trình kinh doanh với các kiểm soát chung về công nghệ. Thiết lập các hoạt động kiểm soát đối với hạ tầng công nghệ. Thiết lập các hoạt động kiểm soát đối với việc bảo mật. Thiết lập các hoạt động kiểm soát đối với việc đầu tư, phát triển và bảo trì công nghTrườngệ. Đại học Kinh tế Huế - Nguyên tắc 12: Triển khai các hoạt động kiểm soát thông qua chính sách và thủ tục kiểm soát Để tuân thủ nguyên tắc này, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau đây: 10
  22. Thiết lập các chính sách và thủ tục kiểm soát nhằm hỗ trợ việc triển khai các chỉ thị của NQL. Xác định trách nhiệm thực hiện và trách nhiệm giải trình của các cấp quản lý đối với việc thực thi chính sách và thủ tục kiểm soát. Thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát một cách kịp thời. Áp dụng các biện pháp sửa chữa cần thiết. Sử dụng nhân sự đủ năng lực. Thực hiện việc đánh giá lại các chính sách và thủ tục kiểm soát. NQL thiết lập các chính sách và thủ tục kiểm soát để triển khai các chỉ thị của mình hướng tới việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Các chính sách và thủ tục kiểm soát được tích hợp vào các quy trình kinh doanh và các hoạt động thường ngày của nhân viên để giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp có thể chấp nhận được. 1.1.2.4. Thông tin và truyền thông Thông tin rất cần thiết cho việc thực thi trách nhiệm kiểm soát trong đơn vị nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu đã đề ra. NQL thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chất lượng từ các nguồn bên trong lẫn bên ngoài đơn vị. Truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin. Truyền thông bên trong đóng vai trò là phương tiện giúp truyền tải thông tin khắp trong đơn vị. Truyền thông bên ngoài giúp truyền tải thông tin thích hợp từ bên ngoài vào trong đơn vị đồng thời cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài theo yêu cầu của họ. [Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh] Thông tin và truyền thông liên quan đến ba nguyên tắc sau đây của KSNB: - Nguyên tắc 13: Đơn vị thu thập, tạo lập và sử dụng các thông tin thích hợp và có chTrườngất lượng nhằm hỗ trợ choĐại sự vậ n họchành của KSNB.Kinh tế Huế NLQ cần xác định các yêu cầu về thông tin cho từng cấp độ quản lý thích hợp và các tiêu chuẩn cụ thể nhằm hỗ trợ cho việc vận hành của hệ thống KSNB. Xác định yêu cầu về thông tin vì vậy là một quá trình liên tục, lặp đi lặp lại nhằm duy trì sự hữu hiệu của toàn hệ thống KSNB. 11
  23. - Nguyên tắc 14: Đơn vị truyền thông trong nội bộ các thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ cho sự vận hành của KSNB. Đơn vị cần ban hành các chính sách và thủ tục để đảm bảo truyền thông trong đơn vị được diễn ra thuận lợi và suôn sẻ, mỗi cá nhân cần được biết rõ về quyền và trách nhiệm của mình cũng như mối quan hệ với những người khác. Chuẩn mực ứng xử hay quy tắc ứng xử cần được truyền đạt tới mọi người. HĐQT cần có trao đổi trực tiếp với các cá nhân khác trong đơn vị để có được thông tin khách quan, không bị ảnh hưởng bởi NQL. - Nguyên tắc 15: Đơn vị truyền thông với bên ngoài các vấn đề có tác động tới việc vận hành của KSNB. Đơn vị cần xây dựng các chính sách và thủ tục kiểm soát để đảm bảo việc truyền thông với bên ngoài diễn ra thuận lợi. Phải đảm bảo các thông tin từ bên ngoài được truyền đạt tới NQL và HĐQT và các cá nhân có liên quan. 1.1.2.5. Giám sát Bản thân hệ thống KSNB cần được giám sát để đảm bảo rằng năm bộ phận của hệ thống KSNB của đơn vị đang hoạt động hữu hiệu. Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát chính là cơ sở quan trọng giúp đơn vị nhận biết về sự hữu hiệu của hệ thống KSNB. [Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh] Giám sát hữu hiệu cần thỏa mãn 2 nguyên tắc sau: Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB theo thời gian. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ. Giám sát chính là cơ sởTrườngquan trọng giúp đơn vĐạiị nhận bi ếthọc về sự hữu hiKinhệu của hệ th ốtếng KSNB Huế. [Giáo trình KSNB, Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh] Giám sát có thể được thực hiện theo hai cách là giám sát thường xuyên hoặc giám sát định kỳ hay kết hợp cả hai. Các hoạt động giám sát thường xuyên chính là giám sát hàng ngày gắn chặt với các quy trình kinh doanh và được thực hiện đồng 12
  24. thời các hoạt động của quy trình của quy trình. Giám sát định kỳ được thực hiện định kỳ bởi các nhân viên độc lập và khách quan, kiểm toán viên nội bộ hay các NCC dịch vụ bên ngoài. - Nguyên tắc 17: Đơn vị đánh giá và truyền đạt các khiếm khuyết về KSNB kịp thời cho các cá nhân có trách nhiệm để họ thực hiện các hành động sửa chữa, bao gồm các NQL cấp cao và HĐQT, khi cần thiết. Để đánh giá và truyền đạt kịp thời các khuyết điểm về hệ thống KSNB cũng như thực hiện các hành động cải thiện, đơn vị cần lưu ý các điểm quan trọng sau: Đánh giá kết quả hoạt động giám sát. Báo cáo về những khiếm khuyết của hệ thống KSNB. Giám sát các hành động sửa chữa. 1.1.3. Vai trò và mục tiêu của hệ thống KSNB  Vai trò: - Phát hiện và sửa chữa kịp thời những sai phạm trong xử lý nghiệp vụ giúp cho DN tránh khỏi những rủi ro về kinh doanh, thất thoát tài sản. - Đảm bảo mọi thành viên tuân thủ nội quy, quy chế, quy tình hoạt động của DN cũng như tuân thủ những quy định, chính sách của pháp luật - Ngăn ngừa các sai phạm trong xử lý nghiệp vụ  Hệ thống KSNB bao gồm những nhóm mục tiêu sau đây: - Đối với BCTC, KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy, bởi vì chính người quản lý đơn vị phải có trách nhiệm lập BCTC phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành - Đối với tính tuân thủ, KSNB trước hết phải bảo đảm hợp lý việc chấp hành luật pháp và các quy định. Điều này xuất phát từ trách nhiệm của người quản Trườnglý đối với những Đạihành vi không học tuân thKinhủ trong đơn vtếị. Bên Huế cạnh đó, KSNB còn phải hướng mọi thành viên trong đơn vị vào việc tuân thủ các chính sách, quy định nội bộ của đơn vị, qua đó bảo đảm đạt được những mục tiêu của đơn vị. 13
  25. - Đối với mục tiêu sự hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, kiểm soát nội bộ giúp đơn vị bảo vệ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần, thực hiện các chiến lược kinh doanh Như vậy, các mục tiêu của hệ thống KSNB rất rộng, chúng bao trùm lên tất cả mọi mặt hoạt động và có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị. [Giáo trình KSNB, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh] 1.1.4. Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB Một hệ thống KSNB hữu hiệu cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Nói cách khác, hệ thống KSNB hữu hiệu phải giảm thiểu rủi ro của việc không đạt được một, hai hay cả ba nhóm mục tiêu xuống dưới mức thấp có thể chấp nhận được. Do vậy, một hệ thống KSNB hữu hiệu đòi hỏi thỏa mãn đồng thời hai tiêu chuẩn sau: - Năm bộ phận cấu thành của hệ thống KSNB và các nguyên tắc kiểm soát liên quan đều phải hiện hữu và vận hành hữu hiệu trong thực tế - Năm bộ phận cấu thành cùng hoạt động như một thể thống nhất NQL là người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị. Các đơn vị bên ngoài như kiểm toán viên độc lập hay cơ quan quản lý Nhà nước có thể tham gia đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB tại đơn vị, nhưng nó không thay thế cho quy trình đánh giá của người quản lý. [Giáo trình KSNB, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh] 1.1.5. Hạn chế tiềm tàng và tiền đề của hệ thống KSNB TrườngKSNB dù được thiĐạiết kế và vhọcận hành m ộKinht cách tốt nh ấtết cũng Huếchỉ đảm bảo hợp lý một cách đạt được các mục tiêu của đơn vị, không thể đảm bảo tuyệt đối do luôn có các hạn chế tiềm tàng. Hạn chế này có thể xuất phát từ xét đoán không hợp lý của con người khi đưa ra quyết định, cũng có thể xuất phát từ sự thông đồng giữa các nhân viên hay người quản lý không chế hệ thống KSNB. Tuy nhiên, đảm bảo hợp lý không có nghĩa là hệ thống KSNB sẽ thường xuyên thất bại trong việc kiểm 14
  26. soát. Việc phối hợp nhiều hoạt động kiểm soát sẽ giúp giảm thiểu rủi ro không đạt được mục tiêu của đơn vị. Trong quá trình thiết kế và vận hành, người quản lý cần chú trọng đến các hạn chế tiềm tàng khi lựa chọn, phát triển và mở rộng các kiểm soát để giảm thiểu các hạn chế này. Bao gồm những hạn chế sau đây: - Tiền đề của KSNB - Sự xét đoán - Các sự kiện bên ngoài - Sự thất bại của hệ thống KSNB - Sự khống chế KSNB của người quản lý - Sự thông đồng [Giáo trình KSNB, trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh] 1.2. Tổng quan về NHTM và hoạt động cho vay tại NHTM 1.2.1. Tổng quan về NHTM 1.2.1.1. Khái niệm NHTM NTHM đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hóa. Sự phát triển của hệ thống NHTM đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển nền kinh tế hàng hóa, ngược lại kinh tế hàng hóa phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường – thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Thông qua hoạt động thương mại thì NHTM tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cả cho NH thông qua chênh lệch lãi suất mà thu được lợi nhuận cho NH. TrườngỞ Mỹ, NHTM làĐại công ty kinhhọc doanh Kinhtiền tệ, chuyên tế cung Huế cấp dịch vụ tài chính và công cụ trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính. Theo đạo luật ngân hàng của Pháp (1941): “NHTM là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chứng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính”. 15
  27. Theo Luật các tổ chức tín dụng tại Việt Nam: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì lợi nhuận theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật [Nghị định số 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM]. Từ những nhận định trên có thể thấy NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa dạng các dịch vụ tài chính với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, các NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội. [Nguồn: Ngân hàng Thương Mại Việt Nam] 1.2.1.2. Chức năng của NHTM a) Chức năng trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay nhằm góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của NHTM, nó mang đến lợi nhuận lớn cho NHTM. b) Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện thanh toán theo yêu cầu của KH như trích tiền từ tài khoản vào tiền gửi của KH tiềTrườngn thu bán hàng và các Đạikhoản thu họckhác theo lệKinhch của họ. tế Huế Các NHTM cung cấp cho KH nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, KH có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp 16
  28. người phải thanh toán dù ở gần hay ở xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. c) Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Thông qua chức năng trung gian tín dụng, NH sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được KH sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của KH vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. NHTM tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dữ trữ bắt buộc của NH trung ương đã áp dụng đối với NHTM, do vậy NH trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn. 1.2.1.3. Các hoạt động của NHTM a) Hoạt động huy động vốn Hoạt động huy động vốn là hoạt động tiền đề có ý nghĩa đối với bản thân ngânTrường hàng cũng như đ ốĐạii với xã h ộhọci. Trong nghiKinhệp vụ này, tếngân hàngHuế thương mại được phép sử dụng những công cụ và biện pháp cần thiết mà luật pháp cho phép để huy động các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội làm nguồn vốn tín dụng để cho vay đối với nền kinh tế. NHTM được huy động vốn dưới các hình thức sau: 17
  29. - Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. - Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ chức nước ngoài. - Vay vốn ngắn hạn của NHNN. b) Hoạt động tín dụng NHTM được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình thức cho vay, chiết khẩu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bão lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Trong các hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. - Cho vay: NHTM được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới các hình thức sau: + Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. + Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống. - Bão lãnh: NHTM được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bão lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác bằng uy tín và bằng khả năng tài chính của mình đối với người nhận bão lãnh. - Chiết khấu: NHTM được chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức, cá nhân và có thể tái chết chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác. - ChoTrườngthuê tài chính: NHTM Đại được hohọcạt động cho Kinh thuê tài chính tế nhưng Huế phải thành lập công ty cho thuê tài chính riêng. Việc thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính. c) Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 18
  30. Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các doanh nghiệp thông qua ngân hàng, NHTM được mở TK cho KH trong và ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các NH với nhau thông qua NHNN, NHTM phải mở TK tiền gửi tại NHNN nơi NHTM đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc theo quy định. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của NHTM bao gồm các hoạt động sau: - Cung cấp các phương tiện thanh toán - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho KH - Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ - Thực hiện các dịch vụ thanh toán theo quy định của NHNN - Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép - Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho KH - Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước - Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được NHNN cho phép d) Các hoạt động khác Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, NHTM còn có thể thực hiện một số hoạt động khác bao gồm: Góp vốn và mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh doanh ngoại hối, ủy thác và nhận ủy thác, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, tư vấn tài chính 1.2.2. Hoạt động cho vay tại NHTM 1.2.2.1. Khái niệm hoạt động cho vay tại NHTM TrườngCho vay là sự chuy Đạiển như ợhọcng tạm th ờKinhi một lượng giátế tr ị Huếtừ người sỡ hữu (NHTM) sang người sử dụng (người vay), sau một thời gian nhất định lại quay về với lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. [Giáo trình tín dụng Ngân hàng của PGS. TS Phan Thị Cúc] 19
  31. 1.2.2.2. Nguyên tắc cho vay Khi thực hiện hoạt động cho vay các NH phải luôn đảm bảo các nguyên tắc nhất định, đây cũng chính là sự đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các NH. Các nguyên tắc đó là: - Sử dụng vốn đúng mục đích: Sau khi được chấp thuận cho vay, KH phải sử dụng vốn đúng mục định vay vốn được thể hiện trong hồ sơ vay - Trả nợ gốc gốc và lãi tiền vay: KH sẽ phải trả cả gốc lẫn lãi cho phía NH, tiền lãi có thể trả theo thỏa thuận hai bên khi làm thủ tục cho vay - Trả đúng hạn: KH phải có nghĩa vụ trả cả tiền lẫn lãi tiền gốc đúng hạn đã thỏa thuận. Nếu trả vượt quá thời gian trong thỏa thuận thì KH phải chịu nộp phạt một khoản phí trả nợ quá hạn theo hợp đồng đã ký 1.2.2.3. Phân loại cho vay tại NHTM Trong nền kinh tế thị trường hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng và phong phú với nhiều loại tín dụng khác nhau. Việc áp dụng cho vay nào là tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế của đối tượng sử dụng vốn tín dụng nhằm sử dụng vốn và quản lý vốn tín dụng có hiệu quả và phù hợp với sự vận động cũng như đặc điểm kinh tế khác nhau của đối tượng tín dụng. Trên thực tế việc phân loại cho vay theo các tiêu thức sau: a) Theo mục đích sử dụng vốn: - Chi vay phục vụ sản xuất kinh doanh: đối tượng cho vay ở đây có thể là cá nhân. Hộ gia đình hay doanh nghiệp nhưng có cùng mục đích sử dụng vốn là phục vụ sản xuất kinh doanh. - Cho vay tiêu dùng: đối tượng vay là cá nhân muốn dùng tiền vay thỏa mãn nhu cầu chiTrường tiêu của mình như mua Đại nhà, sử ahọc nhà, mua ôKinh tô, du học tế Huế b) Phân loại theo thời hạn tín dụng - Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới 1 năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động, chi tiêu ngắn hạn của cá nhân hoặc các khoản thanh toán khác. 20
  32. - Cho vay trung dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 1 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào TSCĐ, đầu tư vào các dự án đầu tư hay nhu cầu chi tiêu dài hạn cá nhân c) Phân loại theo mức độ tín nhiệm của KH - Cho vay không có đảm bảo (vay tín chấp): Là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân KH vay vốn để quyết định cho vay. - Cho vay có đảm bảo (vay thế chấp): là loại cho vay dựa trên cơ sở các đảm bảo cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. d) Phân loại theo phương thức cho vay - Cho vay từng lần - Cho vay theo hạn mức tín dụng e) Phân loại theo tính chất hoàn trả - Cho vay hoàn trả trực tiếp: Là khoản cho vay trong đó người đi vay chính là người phải trả nợ trực tiếp cho NH - Cho vay hoàn trả gián tiếp: Là khoản cho vay trong đó người đi vay không phải là người trực tiếp trả nợ, loại cho vay này thường được thực hiện bằng cách chiết khấu và các giấy tờ có giá trị còn thời hạn thanh toán. f) Phân loại theo phương thức hoàn trả nợ vay - Cho vay trả nợ 1 lần khi đáo hạn - Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ, cho vay trả góp - Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn trả nợ cụ thể mà tùy thuộc vào khả năngTrường của KH để trả nợ bĐạiất cứ lúc nàohọc Kinh tế Huế 1.2.2.4. Vai trò của hoạt động cho vay Hoạt động cho vay là hoạt động truyền thống của NH. Từ các nguồn vốn dư thừa trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay nguồn vốn nhàn rỗi của các cá nhân mà NH huy động được, sau đó biến tiết kiệm thành đầu tư, nói cách khác là cho 21
  33. vay. NH đã tạo điều kiện cho các DN, cá nhân có cơ hội đầu tư, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống.  Vai trò của hoạt động cho vay: Đối với nền kinh tế: - Cho vay góp phần thu hút vốn đầu tư cho nền KT Do đặc điểm cho vay là quy mô rộng, KH đa dạng. Mặt khác nó là hình thức kinh doanh chủ yếu của NH. Với vai trò là trung gian tài chính, NH đóng vai trò là cầu nối cho nền KT giữa người thừa vốn và người cần vốn để đầu tư. Cho vay đóng vai trò trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện KT vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Đây cũng là kênh truyền tải tác động của Nhà nước đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô như việc ổn định giá cả, tăng cường kinh tế, tạo công ăn việc làm Thúc đẩy cho các DN tăng cường chế độ kiểm toán, giúp các DN khai thác có hiệu quả tiềm năng kinh tế trong hoạt động kinh doanh vì các NH chỉ cho vay vốn khi các DN làm ăn có lãi. - Hoạt động cho vay góp phần mở rộng sản xuất, thúc đẩy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến KH-KT Việc vay vốn không những giải quyết được nhu cầu kinh doanh mà còn làm thay đổi cách nghĩ, cách làm, làm thể nào để sử dụng vốn một cách hiệu quả kinh tế và mở rộng sản xuất kinh doanh, áp dụng mô hình công nghệ kỹ thuật hiện đại nhằm tăng năng suất, lợi nhuận cho DN của mình - Vai trò đối với người đi vay Cung cấp nguồn vốn cho KH một cách an toàn, nhanh chóng, dễ dàng tiếp cậTrườngn và có nhiều sự lựa chĐạiọn trong họckhả năng chiKinh trả về thờ i tếgian, chiHuế phí. Giúp KH DN nắm bắt được cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất. KHCN có đủ chi phí để trang trải, nâng cao chất lượng cuộc sống. Với trách nhiệm hoàn trả khoản vay theo thời hạn đã thỏa thuận, buộc KH luôn có ý thức trong việc trả lãi cũng như sử dụng vốn 22
  34. một cách hợp lý, đẩy nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh giúp cho thu nhập cũng như chất lượng cuộc sống được cải thiện. - Vai trò đối với NH Hoạt động chủ yếu của NHTM là thu hút vốn để mở rộng cho vay và đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh trong NH. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao nên các NH quan tâm đến việc mở rộng và nâng cao đến chất lượng cho vay. Mở rộng cho vay làm tăng doanh thu và lợi nhuận của NH khi NH cho vay thu được tiền lãi. Tiền lãi chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của NH. Khi NH mở rộng cho vay về chiều sâu, chất lượng các khoản vay tăng lên, khả năng thu hồi vốn vay là lãi cao, đặc biệt đối với các khoản vay là thời hạn dài thì doanh thu và lợi nhuận từ các khoản này cũng tăng lên. Đồng thời việc nâng cao chất lượng cho vay giúp NH mang lại uy tín cho KH nhiều hơn cũng như tồn tại và phát triển bền vững hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế 23
  35. 1.2.2.5. Quy trình cho vay tại NHTM Lập hồ sơ đề nghị cho vay Thẩm định hồ sơ và phân tích cho vay Quyết định cho vay Giải ngân Kiểm tra, giám sát sau cho vay Sơ đồ 1.2. Quy trình cho vay tại NHTM  Lập hồ sơ đề nghị vay vốn: Lập hồ sơ vay vốn là bước đầu tiên trong quy trình cho vay và là khâu quan trọng vì nó là khâu thu thập thông tin làm cơ sở để thực hiện các khâu sau, là tiền đề của việc thẩm định và ra quyết định cho vay. Sau khi thu thập xong thông tin của KH, CBTD sẽ hướng dẫn KH cung cấp các thông tin hồ sơ vay chi tiết. Mỗi KH sẽ có một bộ hồ sơ khác nhau, tuy nhiên về cơ bản hồ sơ cần cung cấp các thông tin: - Thông tin về năng lực pháp lý và năng lực hành vi của KH - Thông tin về khả năng sử dụng, mục đích vay vốn và hoàn trả vốn vủa TrườngKH Đại học Kinh tế Huế - Thông tin về đảm bảo tín dụng Để thu thập được các thông tin này, KH sẽ được yêu cầu lập và nộp các loại giấy tờ sau: - Hồ sơ pháp lý: 24
  36. CMND/Hộ chiếu Giấy tờ xác nhận thông tin nơi ở (Sổ hộ khẩu ) Giấy tờ thể hiện tình trạng hôn nhân - Hồ sơ vay vốn Giấy tờ thể hiện giá trị thu nhập Giấy tờ thể hiện tính tồn tại của nguồn thu Giấy đề nghị vay vốn  Thẩm định hồ sơ và phân tích cho vay Thẩm định cho vay là phân tích khả năng hiện tại và tiềm tàng của KH về sử dụng vốn tín dụng, khả năng hoàn trả và khả năng thu hồi vốn vay cả gốc lẫn lãi. Mục tiêu của thẩm định cho vay là tìm kiếm những tình huống có thể dẫn đến rủi ro cho NH, tiên lượng khả năng kiểm soát các loại rủi ro và dự kiến các biện pháp phòng ngừa và hạn chế thiệt hại có thể xãy ra. Phân tích cho vay là việc phân tích những khả năng hiện tại và tiềm ẩn của KH về sử dụng vốn vay, khả năng hoàn trả và thu hồi vốn. Mục tiêu của phân tích cho vay là phát hiện những trường hợp có thể dẫn đến rủi ro cao, từ đó tìm ra những biện pháp phòng ngừa và hạn chế những rủi ro đó. Ngoài ra, phân tích cho vay còn liên quan đến việc xác minh tính chân thực của những thông tin mà KH cung cấp, từ đó nhận định về thái độ và uy tín của KH để ra quyết định. Trong giai đoạn này, CBTD cần thực hiện: - Thẩm định tư cách pháp lý của KH - Thẩm định mục đích sử dụng vốn vay - Thẩm định tài sản đảm bảo Trường- Thẩm định kh Đạiả năng tài chínhhọc của KHKinh tế Huế  Quyết định cho vay Quyết định cho vay là một khâu cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng đến uy tín và hiệu quả hoạt động tín dụng của NH, nó cũng là khâu khó xử lý và thường dễ 25
  37. phạm sai lầm. Khi ra quyết định đồng ý hoặc từ chối cho vay đối với một hồ sơ vay vốn của KH, NH thường mắc phải 2 sai lầm cơ bản, đó là: - Đồng ý cho vay với một KH không tốt - Từ chối cho vay với một KH tốt Cả hai sai lầm trên đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng, thậm chí sai lầm thứ 2 còn gây ảnh hưởng đến uy tín của NH. Để hạn chế những sai lầm dễ xãy ra trong bước quyết định cho vay này, các NH thường chú ý đến hai vấn đề sau: - Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ, chính xác để làm cơ sở ra quyết định. Các thông tin cần thu thập và xử lý là những thông tin từ hồ sơ cho vay do giai đoạn trước chuyển sang các thông tin cập nhật liên tục như thông tin cập nhật về thị trường, chính sách tín dụng của NH, nguồn vốn cho vay của NH - Trao quyền quyết định cho Hội đồng tín dụng, nếu chấp nhận cho vay thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng ký kết hợp đồng và làm các bước tiếp theo. Nếu từ chối thì NH sẽ trả lời à giải thích rõ ràng với KH.  Giải ngân Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng nhiều ở NH. Nghĩa là xuất tiền bạc, tài chính cho KH theo thỏa thuận vay mượn để giải quyết công việc theo kế hoạch đã vạch ra cụ thể. Giải ngân cũng là khâu quan trọng vì nó góp phần phát hiện và chấn chỉnh kịp thời nếu có sai sót ở khâu trước. Căn cứ để thực hiện giải ngân cho KH: - Hồ sơ vay vốn của KH Trường- Báo cáo đề xuĐạiất giải ngân học Kinh tế Huế - Hợp đồng tín dụng - Chứng từ pháp lý TSBĐ - Chứng minh thư theo nhu cầu sử dụng vốn 26
  38. Tùy theo nhu cầu của KH có thể giải ngân theo hình thức gửi tiền mặt hoặc chuyển khoản.  Kiểm tra giám sát sau cho vay và thanh lý hợp đồng. Giám sát cho vay nhằm đảm bảo cho tiền vay sử dụng đúng mục đích đã kí kết trong HĐ, kiểm soát rủi ro tín dụng, phát hiện và chấn chỉnh những sai phạm có thể xãy ra ảnh hưởng tới khả năng thu hồi nợ sau này. Sau khi giải ngân cho KH, NH vẫn tiến hành kiểm tra, theo dõi tình hình sử dụng vốn vay, công nợ của KH, cũng như đánh giá lại TSĐB. Thanh lý hợp đồng cho vay (hay gọi là tất toán) đây là khâu kết thúc quy trình cho vay, khâu này gồm các việc quan trọng cần xử lý: - Thu nợ cả lãi lẫn gốc - Tái xét HĐ cho vay - Thanh lý HĐ cho vay 1.3. KSNB hoạt động cho vay tại NHTM 1.3.1. Khái niệm KSNB hoạt động cho vay được hiểu là một quá trình chịu sự ảnh hưởng của HĐQT, Ban lãnh đạo và cán bộ, nhân viên tác nghiệp cho vay, được thiết lập trong hoạt động cho vay nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý đạt được các mục tiêu liên quan về cho vay như hoạt động, báo cáo và tuân thủ. 1.3.2. Vai trò và mục tiêu của KSNB hoạt động cho vay tại NHTM 1.3.2.1. Vai trò KSNB hoạt động cho vay được thiết kế và vận hành không chỉ nhằm bảo đảTrườngm quy trình cho vay, hoĐạiạt động mhọcột cách hi ệKinhu quả mà còn tế ngăn chHuếặn những thiếu sót của CBTD trong quá trình xử lý nghiệp vụ, đồng thời bảo đảm việc chấp hành các quy định, chính sách đã được ban hành của NH. 1.3.2.2. Mục tiêu - Ngăn ngừa kịp thời những thiếu sót trong quá trình xử lý nghiệp vụ 27
  39. - Rủi ro tín dụng được quản lý chặt chẽ, giảm thiểu xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được - Các quyết định tín dụng đưa ra đúng đắn đạt chất lượng, hiệu quả cao tránh những sai sót không đáng có 1.3.3. Rủi ro của hoạt động cho vay tại NHTM 1.3.3.1. Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động cho vay Rủi ro NH không những là nổi ám ảnh của hệ thống NH một nước mà còn là nổi ám ảnh chung của hệ thống NH trên thế giới. Những bất ngờ luôn xãy ra ngay cả đối với các NH có đội ngũ nhân sự giỏi nhất, nhiều kinh nghiệm nhất cũng khó lường trước được rủi ro. Vì thế nhận thức được rủi ro trong cho vay là những vấn đề thời sự cho hệ thống NH. Các loại rủi ro chính thường xãy ra trong hoạt động cho vay trong hệ thống ngân hàng: - Rủi ro thanh toán tiền vay - Rủi ro khi có sự thay đôi tỷ giá hối đoái - Rủi ro khi có sự thay đổi lãi suất bình quân trên thị trường - Rủi ro về tài sản Để thực hiện việc cho vay một cách có hiệu quả, điều không thể không làm là phòng ngừa và hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, vừa đảm bảo cho vay có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh trong khi bên cho vay vẫn thu hồi được gốc và có lãi. 1.3.3.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro a)Trường Nguyên nhân bất kh ả Đạikháng học Kinh tế Huế Những nguyên nhân bất khả kháng xuất phát từ những nhân tố bên ngoài môi trường tác động vào. Những nguyên nhân này xuất hiện đột ngột, khó đoán, khó kiểm soát, có thể gây ra thiệt hại cho chính KH cũng như NH. Bao gồm các nguyên nhân sau: 28
  40. - Do sự thay đổi chính sách của Chính phủ: Nước ta đang thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế thị trường. Mỗi khi nền kinh tế biến động lên xuống thì lập tức chính phủ phải đưa ra các chính sách kinh tế mới phù hợp với điều kiện nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế đất nước. Các chính sách của Chính phủ thường xuyên quan tâm và có sự thay đổi kịp thời là: Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách đầu tư phát triển. - Môi trường pháp lý: Hoạt động kinh doanh của các NHTM liên quan đến nhiều lĩnh vực của nền KT, mang tính xã hội cao, khi hệ thống pháp luật ổn định và lành mạnh thì môi trường kinh doanh của NHTM sẽ có nhiều thuận lợi. Ngược lại nếu môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, có nhiều khe hở thì rất dễ bị lợi dụng gây ra tình trạng tham ô, chiếm đoạt tài sản Kinh tế xã hội kém ổn định dẫn đến kinh doanh gặp nhiều khó khăn, NH cho vay gặp rủi ro. - Môi trường tự nhiên: Những biến động lớn về thời tiết, khí hậu gây ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt là linh vực sản xuất nông nghiệp, điều kiện tự nhiên là yếu tố khó dự đoán, nó thường xãy ra bất ngờ với thiệt hại lớn ngoài tầm kiểm soát của con người. Điều đó đồng nghĩa với các NH cho vay phải cùng chia sẽ rủi ro với KH của mình. - Môi trường kinh tế: Với nền kinh tế hội nhập hiện nay, việc cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trong và ngoài nước đã tăng nguy cơ rủi ro nợ xấu do Kh có tiềm lực tài chính lớn bị thu hút bởi các NH có nhiều sản phẩm, dịch vụ tiện ích hơn. b)Trường Nguyên nhân từ phía ĐạiKH học Kinh tế Huế Những nguyên nhân chủ quan từ phía KH là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro cho vay. Đối với mỗi KH sẽ có mỗi nguyên nhân khác nhau gây nên rủi ro, có thể là khả năng kinh doanh yếu kém, sử dụng vốn vay sai mục đích hay KH 29
  41. có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật hoặc do một số nguyên nhân ngoài ý muốn như vấn đề về sức khỏe, gia đình gặp khó khăn hoặc KH tạm thời thất nghiệp. c) Nguyên nhân từ phía NH Chính sách cho vay không phù hợp: NH đưa ra các chính sách cho vay không phù hợp, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ hay đặt mục tiêu lợi nhuận quá cao dẫn đến những lỗ hỏng trong các quyết định cho vay gây ra rủi ro lớn. Trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBNV: Đặc thù nghề nghiệp buộc một CBNH không những phải có trình độ mà còn hải có đạo đức tốt. Trình độ năng lực của CBNH sẽ quyết định tính chính xác việc đánh giá KH và phương án vay vốn, sự an toàn các HĐTD. Nếu trình độ chuyên môn của CBNH không đảm bảo thì mức độ rủi ro trong trường hợp này sẽ ngày càng tăng trong suốt quá trình kể từ khi xét duyệt đến giám sát và cuối cùng là thu nợ. Cùng với sự hạn chế về trình độ là vấn đề phẩm chất đạo đức của CBNH. Trước sự cám dỗ của vật chất, nhiều CBNH có thể hành động vô nguyên tắc, vô tổ chức, làm trái quy định, thông đồng của KH, gây tổn thất to lớn của NH cho vay. 1.3.3.3. Tác động của rủi ro đến hoạt động cho vay tại NHTM Từ những nguyên nhân gây nên rủi ro trong hoạt động cho vay, nó đem đến nhưng tác động đến hoạt động cho vay bao gồm: - Tăng chi phí, giảm lợi nhuận - Giảm khả năng thanh toán - Giảm uy tín của khách hàng 1.3.4. Các thủ tục kiểm soát hoạt động cho vay tại NHTM TrườngThủ tục kiểm soát Đại hoạt độ nghọc cho vay Kinhtại NHTM đư tếợc th ựHuếc hiện trong các giai đoạn của quy trình cho vay, xuyên suốt từ giai đoạn đầu tiên đến giai đoạn kết thúc. 30
  42. Bảng 1.1 Các TTKS trong quy trình cho vay tại NHTM Các giai đoạn của Các thủ tục kiểm soát Quy trình cho vay Lập hồ sơ tín dụng - Kiểm tra sự độc lập giữa CBTD và KH - Xây dựng hồ sơ chuẩn về việc thu thập thông tin KH và Kiểm tra tính xác thực của những thông tin của KH - Độc lập kiểm tra lại các hồ sơ đã tiếp nhận Thẩm định hồ sơ và- Xây dựng mô hình chuẩn cho khâu thẩm định này, phân nhóm phân tích cho vay cho từng đối tượng KH cụ thể - Độc lập kiểm tra công việc của CBTD ở khâu này - Phỏng vấn CBTD về cách thức thu nhập và thẩm định hồ sơ của KH và chốt lỗi Quyết định cho vay - Thu thập và xử lý thông tin một cách đầy đủ và chính xác làm cơ sở cho việc ra quyết định - Người có thẩm quyền phê duyệt trước khi phê duyệt phải rà soát, kiểm tra kỹ mọi thông tin và điều khoản quy định trong HĐTD - Tùy vào quy mô và lượng vốn cần vay của KH mà sẽ trao quyền quyết định cho Hội đồng cho vay hoặc những người có năng lực phân tích và ra quyết định Giải ngân - Kiểm tra dấu vết của sự phê duyệt - Quy định khoảng thời gian cho phép giữa việc phê duyệt và thực hiện giải ngân Trường- Đ ốĐạii chiếu th ờhọci gian trên Kinhcác giấy tờ phêtế duy ệHuết và giải ngân xem có hợp lý không - Độc lập kiểm tra lại cách thức giải ngân của CBTD chịu trách nhiêmk - Thu nhập phản hồi từ phía KH để kịp thời điều chỉnh khi có sai 31
  43. sót xãy ra Kiểm soát sau vay và- Giám sát hoạt động TK của KH tại NH thanh lý HĐ cho vay - Xem xét mối quan hệ của KH đối với các NH hay tổ chức tín dụng khác - Thường xuyên theo dõi, kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nơi cư ngụ của KH đứng ra vay vốn - Đôn đốc việc thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi - Thu hồi các TSBĐ tiền vay Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  44. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KSNB HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI KHCN TẠI TECHCOMBANK CHI NHÁNH HUẾ 2.1. Giới thiệu tổng quan về Techcombank Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam hay còn gọi là Techcombank được thành lập năm 1993, trong bối cảnh kinh tế đang chuyển mình từ chế độ kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Tại thời điểm đó, Việt Nam thực hiện nhiều cải cách và đã cho thấy những thay đổi kinh tế ngoạn mục, trong đó nổi bật là tăng trưởng GDP đã tăng gấp 2 lần trong thập kỷ trước. Với số vốn điều lệ ban đầu chỉ 20 tỷ Việt Nam đồng, Techcombank hôm nay đã trở thành NH lớn hàng đầu về vốn điều lệ. Sự thành công của Techcombank đến từ chiến lược tập trung giải quyết nhu cầu luôn thay đổi của KH. Đến nay, Techcombank đã cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng cho hơn 6 triệu KH cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam. Với 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện và 314 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước, không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch NH thông thường mà còn đảm bảo nhu cầu an toàn tài chính cho người Việt Nam. Năm 2018, trong số 9 NH TMCP lớn nhất cả nước, Techcombank là NH dẫn đầu về tỷ lệ doanh thu ngoài lãi, chi phí trên doanh thu, lợi nhuận ròng trên tài sản và thu nhâp hoạt động trung bình trên mỗi cán bộ nhân viên. 2.1.2. Chỉ tiêu, mục tiêu kinh doanh Techcombank sẽ không ngừng đổi mới để áp ứng nhu cầu của KH. Dù là KH cáTrường nhân hay DN, mục tiêuĐại của Techcombank học Kinhlà trở thành đitếểm tậHuếp trung cho mọi giải pháp tài chính. Với tầm nhìn và sứ mệnh của Techcombank là trở thành NH số 1 Việt Nam, đồng hành cùng người dân và doanh nghiệp Việt Nam trên con đường chinh phục những ước mơ. 33
  45. 2.2. Tổng quan về Techcombank Chi nhánh Huế 2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam, Chi nhánh Huế tên gọi tắt Techcombank, có mã số thuế 0100230800-037 được cấp vào ngày 19/12/2007, cơ quan Thuế đang quản lý: Cục Thuế Tỉnh TT-Huế. Trụ sở chính công ty được đặt tại 24 Lý Thường Kiệt, Phường Vĩnh Ninh, Thành Phố Huế. Qua hơn 10 năm hoạt động đến nay Techcombank ngày càng được phát triển mạnh và gần gũi với KH nhiều hơn. Hiện tại Techcombank đang có 2 phòng giao dịch trực thuộc bao gồm: - PGD đặt tại chi nhánh chính - PGD Đông Ba: 91 Trần Hưng Đạo, Phường Phú Hội, TP Huế  Các sản phẩm chính của Techcombank Chi nhánh Huế - Vay vốn lưu động theo món - Vay vốn lưu động theo hạn mức - Vay trung và dài hạn theo món - Cho vay KHCN - Bảo hiểm tài sản, con người 2.2.2. Cơ cấu tổ chức Ban giám đốc Phòng kinh Phòng dịch vụ Bộ phận văn Trườngdoanh Đại họckhách hàngKinh tế Huếphòng PGD Đông Ba Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức quản lý Techcombank Chi nhánh Huế [Nguồn: bộ phận văn phòng Techcombank Chi nhánh Huế] 34
  46. 2.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban - Ban giám đốc: Gồm 1 giám đốc và 2 Phó giám đốc Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung trong mọi hoạt động của NH và có nhiệm vụ tổ chức bộ máy điều hành của Techcombank Chi nhánh Huế. - Phó giám đốc KHCN: có nhiệm vụ lãnh đạo điều hành các hoạt động tín dụng của NH tho ủy quyền của GĐ cơ sở. Trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của phòng kinh doanh. - Phó giám đốc DVKH: có trách nhiệm lãnh đạo đến các hoạt động dịch vụ, giao dịch tại NH. - Phòng kinh doanh: Thực hiện nhiệm vụ tiếp thị và cho vay với các đối tượng là KHCN. Thực hiện các nhiệm vụ lập hồ sơ tín dung, giải ngân, giám sát sau vay và tất toán - Phòng dịch vụ khách hàng: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi nội bộ, hạch toán chuyển khoản liên NH. Hàng ngày phòng có trách nhiệm tổng hợp, kiểm tra số liệu từ đó cung cấp các báo cáp cho Ban giám đốc một cách kịp thời và chính xác. Phòng DVKH bao gồm cả bộ phận kế toán và bộ phận quỹ. - Bộ phận văn phòng: Là nơi tiếp nhận và xử lý các công việc như nhân sự, quảng cáo và các công việc khác liên quan đến NH về mặt tài chính. Quản lý những chi tiêu của NH và thanh toán vào cuối mỗi tháng - Phòng giao dịch: Phòng giao dịch cũng tương tự những hoạt động ở trụ sở, tuy nhiên với quy mô nhỏ hơn. PGD thực hiện các giao dịch như cho vay, gửi tiết kiểm, làm thẻ tín dụng, các dịch vụ chăm sóc khách hàng 2.2.4.Trường Tình hình nhân sĐạiự học Kinh tế Huế Nhân sự được xem là 1 trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triền của tổ chức kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh vực NH. Trong suốt thời gian hoạt động từ khi thành lập NH cho đến nay, mỗi sự thành công đều có sự đóng góp không nhỏ đến từ cán bộ nhân viên, lao động. Do đó, Techcombank luôn 35
  47. có những chính sách tuyển dụng và ưu đãi dành cho nhân sự của mình một cách hợp lý nhất qua từng năm. Luôn lấy “Nhân sự là trọng tâm” làm kim chỉ nam cho mỗi hành động, “Chất” và “Lượng” nhân sự tại Techcombank đã và đang tiếp tục được nâng cao. Bảng 2.2. Tình hình nhân sự của Ngân hàng Techcombank chi nhánh Huế giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: người 2017 2018 2019 So sánh Năm Số Số Số 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu % % % lượng lượng lượng +/- % +/- % 1. Tổng 38 100 42 100 47 100 4 10.53 5 11.63 lao động Trình độ học vấn Trên Đại 2 5.26 2 4.76 3 6.38 0 0 1 50 học Đại học 36 94.74 40 95.24 44 93.62 4 11.11 4 9.76 Cao đẳng, 0 0 0 trung cấp Giới tính Nam 17 44.74 19 45.24 21 44.68 2 11.76 2 10.53 Nữ 21 55.26 23 54.76 26 55.32 2 9.52 3 13.04 Trường Đại học Kinh tế Huế 36
  48. Nhìn vào bảng ta có thể thấy quy mô lao động của chi nhánh thay đổi không đáng kể từ năm 2017-2019, cụ thể năm 2018 tăng thêm 4 người so với năm 2017, chiếm 10.53% trong tổng số lao động toàn chi nhánh, năm 2019 tăng thêm 5 người so với năm 2018 và chiếm 11.9% trong tổng số lao động toàn chi nhánh. Techcombank đang ngày càng nổ lực mở rộng quy mô trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vì vậy việc tuyển dụng thêm nhân sự là điều tất yếu, đồng thời để tăng chất lượng cho Ngân hàng thì Techcombank luôn có những lớp đào tạo nhân viên khi mới vào làm tại những trụ sở chính và luôn có những chính sách ưu đãi phục vụ tốt nhất cho nhân sự của mình nhằm nâng cao chất lượng cũng như số về cả số lượng để cạnh tranh với những ngân hàng khác. Theo tiêu chí trình độ: Trình độ đại học và trên luôn chiếm phần lớn trong toàn bộ lao động trong chi nhánh, trong đó tỷ trên Đại học tăng ít hơn và tỷ lệ Đại học tăng dần qua các năm: cụ thể năm 2017 chiếm 94.74%, năm 2018 chiếm 95.24% và chiếm 93.62% trong năm 2019. Điều này hoàn toàn là hợp lý với bất kể hệ thống NH nào vì các hoạt động trong NH đều cần những lao động có năng lực và trình độ, được đào tạo chuyên nghiệp và nhạy bén trong bất kỳ thay đổi nào của nền kinh tế. Về cơ cấu nhân sự theo giới tính: Số lao động nữ nhiều hơn so với số lao động nam trong 3 năm qua từ 2017-2019. Tỷ lệ trung bình của nữ trong 3 năm qua chiếm 55.11% và lao động nam chiếm 44.89%. Tuy số lượng chênh lệch nữ nhiều hơn nhưng đây là cơ cấu giới tính phù hợp với hoạt động trong NH, lao động nữ thường hoạt động ở các quầy giao dịch nên cần tính cẩn thận và khả năng giao tiếp, thuyết phục được KH tốt và tiềm năng. Còn lao động nam đảm nhận các nhiệm vụ vềTrườnghoạt động kinh doanh, Đại cho vay, họccần có sứ c Kinhkhỏe tốt, ch ịutế đượ c Huếáp lực công việc nên hầu như làm việc tại phòng kinh doanh. NH luôn ưu tiên và chú trọng việc đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ lãnh đạo và đội ngũ kế cận, thông qua việc liên tục cải tiến các chương trình đào tạo chủ chốt nhằm xây dựng một đội ngũ CBNV tinh nhuệ, sẵn sàng đương đầu với những thay đổi không ngừng và đảm nhiệm những nhiệm vụ, mục tiêu mới. 37
  49. 2.2.5. Tình hình tài sản, nguồn vốn trong giai đoạn 2017-2019 của Techcombank chi nhánh Huế Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  50. Bảng 2.3. Tình hình tài sản nguồn vốn của Techcombank Chi nhánh Huế trong giai đoạn 2017-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2017 2018 2019 So sánh 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % 1. Tài sản 2.715 100 3.732 100 4.479 100 1.017 37,5 747 20 Tiền tại quỹ tiền mặt 11 0,4 13 0,3 21 0,5 2 17,6 8 63 Cho vay khách hàng 637 23,5 875 23,4 1.000 22,3 238 37,4 125 14 Tài sản cố định 12 0,4 17 0,5 26 0,6 5 4,07 9 54 Tài sản có khác 2.055 75,7 2.828 75,8 3.432 76,6 773 37,6 604 21 2. Nguồn vốn 2.715 100 3.732 100 4.479 100 1.017 37,5 747 20 Tiền gửi của khách hàng 2.630 96,9 3.591 96,2 4.316 96,4 961 36,5 725 20 Phát hành giấy tờ có giá 0 0 0 0 0 0 - - - - Các khoản nợ khác 47 1,7 70 1,9 78 1,7 23 48,9 8 11 Vốn và các quỹ Trường38 1,4 Đại71 học1,9 85Kinh1,9 tế33 Huế86,8 14 20 [Nguồn: Phòng DVKH của Techcombank chi nhánh Huế] 39
  51. Tài sản và nguồn vốn là những chi tiêu quan trọng trong việc đánh giá hoạt động của NH, Có thể nói tình hình tài sản và nguồn vốn của Techcombank có sự tăng trưởng khá mạnh trong giai đoạn này, cụ thể: Về tài sản: Năm 2018 tổng tài sản đã tăng 37.5% so với năm 2017 và năm 2019 đã tăng 20% so với năm 2018. Có thể thấy, khoản mục tiền mặt và cho vay khách hàng, tiền gửi của KH chiếm tỷ trọng tăng trưởng khá lớn trong 3 năm qua: Cụ thể năm 2018 tiền mặt tại quỹ đã tăng 2 tỷ đồng tương đồng 17.6% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 8 tỷ đồng tương đường 63% so với năm 2018. Về khoản cho vay KH, năm 2018 tăng 238 tỷ đồng tương đương 37.4% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 125 tỷ đồng tương đương 14% so với năm 2018. Các loại tài sản cố định và tài sản khác cũng chiếm tỷ lệ tăng tương đối tong 3 năm qua. Với tình hình tài sản như vậy, có thể nói rằng Techcombank đã không ngừng đầu tư phát triển về mặt chất lượng dịch vụ của NH đến với KH, luôn có chiến lược tốt, phát triển, nhằm hướng đến nhu cầu của Khách hàng cũng như mang lại uy tín cho Techcombank, nổi bật là tổng tài sản 3 năm qua đều có sự thay đổi đáng kể. Về nguồn vốn: Có thể thấy khoản tiền gửi của khách hàng cũng chiếm tỷ trọng khá lớn: năm 2018 tiền gửi của KH tăng 961 tỷ đồng tương đương 36.5% so với năm 2017 và năm 2019 tăng 725 tỷ đồng tương đương tăng 20% so với năm 2018. Điều này cho thấy Techcombank luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ đến với khách hàng để khách hàng có thể tin tưởng và sử dụng những dịch vụ Techcombank nhiều hơn. Tuy nhiên các khoản nợ khác cũng có xu hướng tăng qua từng năm: cụ thể năm 2018 tăng 23 tỷ đồng tương đương 48.9% và năm 2019 tăng 8 tỷ đồng tương đương 11%, nhìn trên cũng có thể hiểu được bên cạnh việc chTrườngất lượng dịch vụ củ aĐại Techcombank học ngàng Kinh càng phát tri tếển thì Huế bên bộ phận tín dụng vẫn còn 1 số chỗ quản lý chưa tốt ở các khoản nợ cho vay, khi nợ vay quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của NH. Nhìn chung, nguồn vốn của Techcombank có sự tăng lên đáng kể, để đạt được những thành tích như ngày hôm nay, NH Techcombank đã không ngừng cố gắng trong công tác quản lý, điều hành cũng như những chính sách đến nhân viên, CBNH để giảm thiểu những rủi ro, đẩy 40
  52. mạnh chất lượng dịch vụ và thu hút vốn đầu tư cũng như khách hàng ngày càng tốt hơn. 2.2.6. Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2017-2019 Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  53. Bảng 2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank Chi nhánh Huế trong giai đoạn từ 2017-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng 2017 2018 2019 So sánh Năm Giá Giá 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu Giá trị % % % trị trị +/- % +/- % 1. Thu nhập 38.1 100 44.5 100 52.3 100 6.4 16.8 7.7 17.4 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 33.9 89 39.9 89 46.3 88.5 6 17.7 6.4 16.1 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 3.7 10 4.1 9 5.4 10.3 0.4 10.8 1.3 31.7 Thu nhập từ hoạt động khác 0.5 1 0.5 1 0.6 1,2 0 0 0.1 20 2. Chi phí 29 100 31.9 100 35 100 2.9 10 3.1 9.7 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 19 65.5 22.1 69 24 68.6 3.1 16.3 1.9 8.6 Chi phí từ hoạt động dịch vụ 2.2 7.6 1.4 5 1.7 4.9 -0.8 -36.4 0.3 21.4 Chi phí hoạt động khác 0.9 3.1 1.1 3 1.2 3.4 0.2 22.2 0.1 9 Chi phí hoạt động 6.5 22.4 7.2 22.8 7.8 22.2 0.7 10.8 0.6 8.3 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 0.4 1.4 0.1 0.2 0.3 0.9 -0.3 -75 0.2 200 3. Lợi nhuận (1) - (2) 9.1 12.6 17.3 3.5 38.5 4.7 37.3 Trường Đại học[Ngu Kinhồn: Phòng tếDVKH Huế của Techcombank chi nhánh Huế] 42
  54. Với sự phát triển của nền kinh tế thì lĩnh vực ngân hàng cũng đang trên đà phát triển. Ngày càng nhiều Ngân hàng được mở rộng nhằm thu hút lượng KH và mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng của mình. Nhận biết được điều đó, Techcombank không ngừng nổ lực và phát triển, mở rộng quy mô, điều chỉnh cơ cấu phù hợp, nâng cao chất lượng dịch vụ để mang lại lợi nhuận cho mình. Qua bảng tình hình hoạt động kinh doanh ta có thể thấy hoạt động của Techcombank từ 2017-2019 như sau: Về thu nhập: Nhìn chung tổng thu nhập của ba năm qua đều có xu hướng tăng rõ rệt, cụ thể vào năm 2018 thu nhập tăng 6.4 tỷ đồng tương đương tăng 16,83% so với năm 2017 và vẫn tiếp tục tăng khá nhanh vào năm 2019: thu nhập tăng 7.7 tỷ đồng tương đương tăng 17.4% so với năm 2018. Việc thu nhập tăng nhanh qua từng năm là chủ yếu nhờ vào thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự: cụ thể năm 2018 chi phí này tăng 6 tỷ đồng tương đương tăng 17.7%, vào năm 2019 tăng 6.4 tỷ đồng tương đương 16.1% so với năm 2018. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ: đây là chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao thứ 2 trong tổng nguồn thu nhập của NH. Năm 2018 chỉ tiêu này tăng 0.4 tỷ đồng tương đương tăng 10.8% và năm 2019 tăng 1.3 tỷ đồng tương đương tăng 31.7%, bên cạnh đó chỉ tiêu thu nhập từ các hoạt động khác cũng tăng lên qua các năm tuy có phần tăng ít hơn so với các chỉ tiêu về thu nhập khác. Về chi phí: Tổng chi phí của Ngân hàng qua các năm đều có xu hướng tăng, cụ thể năm 2018 so với năm 2017 tăng 2.9 tỷ đồng tương đương tăng 10% và năm 2019 tăng 3.1 tỷ đồng tương đương tăng 9.7% so với năm 2018. Có thể thấy chi phí tăng dần qua các năm chủ yếu là do chi phí lãi và các chi phí tương tự khác tăng lên, điều này cũng nói lên rằng hoạt động cho vay tại công ty đang được ổn định và thu hútTrường được nhiều KH. Cụ Đạithể chi phí học lãi năm 2018 Kinh tăng3.1 tỷ tếđồng tươngHuế đương tăng 16.3% so với năm 2017. Năm 2019 tăng lên so với năm 2018 là 1,9 tỷ đồng tương đương 8.6%. Các khoản chi phí hoạt động khác, chi phí hoạt động, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng chiếm một phần tăng, tuy nhiên về chi phí dự phòng rủi ro tín dụng có xu hướng giảm qua các năm, cụ thể năm 2018 giảm 0.3 tỷ đồng tương 43
  55. đương giảm 75% so với năm 2017 và năm 2019 chỉ tiêu này lại có xu hướng tăng 0.2 tỷ đồng tương đương tăng 200% so với năm 2018. Về lợi nhuận: Để đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của NH thì chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu được xem là quan trọng nhất. Đây là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Chỉ tiêu này là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng, bởi vì sự tăng trưởng của chỉ tiêu này phù hợp với quy mô tín dụng đảm bảo cho bộ máy hoạt động bình thường, một khi lợi nhuận tăng lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc trích lập dự phòng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn. Qua bảng tình hình hoạt động kinh doanh trên, có thể thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng qua các năm và tăng mạnh từ năm 2019. Cụ thể vào năm 2018 lợi nhuận tăng 3.5 tỷ đồng tương đương tăng 38.5% so với năm 2017, và tăng mạnh hơn vào năm 2019 cụ thể: Năm 2019 tăng 4.7 tỷ đồng tương đương tăng 37.3% so với năm 2018. Tổng quan ta có thể thấy được, Techcombank trong giai đoạn 2017-2019 có sự phát triển và tăng trưởng ổn định, và luôn đặt mục tiêu là ngân hàng chất hượng, ổn định nhất so với những ngân hàng khác trên địa bàn. Đây là kết quả của sự nổ lực không ngừng của toàn thể Ban lãnh đạo và cán bộ tín dụng tại Techcombank chi nhánh Huế. Techcombank đã lần lượt hoàn thành vượt trội các mục tiêu cốt lõi trong 4 năm triển khai chiến lược 2016-2019. Điều này đã mang lại cho toàn thể Ban lãnh đạo cũng như toàn thể nhân viên Techcombank niềm tin kiên định thực hiện chiến lược đã chọn và kết quả vượt trội mang lại trong những năm tiếp theo. Với sự tăng trưởng ấn tượng trong những năm qua, Techcombank là Ngân hàng duy nhất có mặt trong TOP 3 của bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp tư nhân có lợi nhuận cao nhất năm 2019 (Vietnam Profit500), do VNReport công bố. Techcombank vẫn duy trì vị thế Ngân hàng có hiệu quả cao nhất trong ngành Ngân hàngTrường và nằm trong Top dẫnĐại đầu về họctỷ lệ Tiền gửiKinh không kỳ hạntế tr ênHuế Tổng huy động trong năm 2019. 2.2.7. Tình hình hoạt động cho vay của Techcombank trong giai đoạn từ 2017- 2019 44
  56. Bảng 2.5. Tình hình hoạt động cho vay của Techcombank chi nhánh Huế từ 2017-2019 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2017 2018 2019 So sánh Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2018/2017 2019/2018 +/- % +/- % Doanh số cho vay 45.6 100.0 53.9 100.0 62.7 100.0 8.3 18.2 8.8 16.3 Doanh số cho vay KHCN 32.6 71.5 38.0 70.5 43.7 69.7 5.4 16.6 5.7 15.0 Doanh số cho vay khác 13.0 28.5 15.9 29.5 19.0 30.3 2.9 22.3 3.1 19.5 Doanh số thu nợ 42.8 100.0 44.5 100.0 52.0 100.0 1.7 4.0 7.5 16.9 Doanh số thu nợ KHCN 31.0 72.4 31.9 71.7 37.0 71.2 0.9 2.9 5.1 16.0 Doanh số thu nợ khác 11.8 27.6 12.6 28.3 15.0 28.8 0.8 6.8 2.4 19.0 Dư nợ cho vay 22.8 100.0 23.5 100.0 26.1 100.0 0.7 3.1 2.6 11.1 Dư nợ cho vay KHCN 14.8 64.9 15.7 67.0 16.2 62.2 0.9 6.1 0.5 3.2 Dư nợ cho vay khác 8.0 35.1 7.8 33.0 9.9 37.8 -0.2 (25.0) 2.1 26.9 Trường Đại học Kinh tế Huế [Nguồn: Phòng kinh doanh Techcombank chi nhánh Huế] 45
  57. Hoạt động cho vay của Techcombank trong giai đoạn 2017-2019 chiếm tỷ trọng khá lớn trong tình hình hoạt động cho vay chung của toàn chi nhánh. Cụ thể, 3 chỉ tiêu nổi bật đó là doanh số cho vay, doanh số thu nợ, và dư nợ cho vay. Tình hình cho vay của chi nhánh được thể hiện cụ thể như sau: Về doanh số cho vay: Tình hình cho vay của NH nhìn chung qua 3 năm đều có xu hướng tăng. Năm 2018 doanh số cho vay tăng 8.3 tỷ đồng tương đương tăng 18,2% so với năm 2017, năm 2019 tăng 8.8 tỷ đồng tương đương 16,3%. Trong đó doanh số cho vay KHCN chiếm tỷ lệ lớn hơn so với doanh số cho vay khác, cụ thể doanh số cho vay KHCN năm 2018 tăng 5.4 tỷ đồng tương đương tăng 16.6% và năm 2019 tiếp tục tăng tăng 5.7 tỷ đồng tương đương tăng 15%. Doanh số cho vay khác cũng có xu hướng tăng lên nhưng vẫn ít hơn so với cho vay KHCN. Về doanh số thu nợ: Việc thu nợ trong 3 năm vừa qua tăng theo từng năm tương đối rõ rệt, cụ thể năm 2018 tăng 1,7 tỷ đồng tương đương tăng 4% so với năm 2017 và đến năm 2019 có tỷ lệ tăng cao hơn, cụ thể tăng 7.5 tỷ đồng tương đương tăng 16,9% so với năm 2018. Công tác thu nợ KHCN cũng tăng rõ qua từng năm, chứng tỏ công tác thu nợ đối với khoản mục cho vay KHCN kiểm soát khá tốt. Bên cạnh đó doanh số thu nợ khác cũng có sự tăng trưởng ổn định qua từng năm, cụ thể năm 2018 tăng 0.8 tỷ triệu đồng tương đương tăng 6.8% so với năm 2017, và năm 2019 tiếp tục tăng 2.4 tỷ tương đương tăng 19% so với năm 2018. Qua đó cũng có thể nhận định răng chuyên viên KHCN đã làm việc tốt trong khâu thẩm định hồ sơ KH, để có thể thu lại khoản vốn cho ban đầu một cách đúng thời hạn, tránh khả năng rủi ro, nợ xấu đối với cho vay KHCN. Về dư nợ cho vay: Dư nợ của Techcombank tăng qua các năm, cụ thể năm 2018Trườngtăng 0.7 tỷ đồng tươngĐại đương học tăng 3.1% Kinhso với năm 2017,tế năm Huế 2019 tăng 2,6 tỷ đồng tương đương tăng 11,1%, tuy nhiên đối với chỉ tiêu dư nợ cho vay khác có xu hướng giảm, cụ thể năm 2018 giảm 0.2 tỷ đồng tương đương giảm 25% và năm 2019 có xu hướng tăng 2,1 tỷ đồng tương đương tăng 26.9%. 46
  58. 2.3. Thực trạng công tác KSNB hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Techcombank chi nhánh Huế 2.3.1. Quy trình cho vay KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế Khách hàng có nhu cầu vay vốn (1) Tiếp nhận thông tin và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn (2) Thẩm định hồ sơ Thông tin KH, TSĐB (vay thế chấp) Từ chối (3) Phê duyệt tín dụng Kết thúc cho vay (phê duyệt cho vay: bước tiếp theo) CBTD xác định vốn vay KH, giao nhận (4) Hoàn thiện thủ tục pháp lý và ký kết TSĐB (vay thế chấp) hợp đồng tín dụng KH ký giấy cam kết sử dụng vốn và phong tỏa TK (5) Thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ Theo dõi KH sử dụng vốn (6) Kiểm tra và giám sát sau vay Thu nợ và lãi đối với KH vay vốn Giao trả TSĐB (nếucó) Trường Đại(7) Thanh học lý h Kinhng tế Huế Tất toán cho KH, giải ợp đồ tỏa TK thu nợ của KH Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay đối với KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế 47
  59. Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn Tại Techcombank có 2 phương thức vay vốn dành cho KHCN đó là vay tín chấp và vay thế chấp có TSBĐ. KH có nhu cầu muốn vay vốn sẽ đến tại Quầy giao dịch để được hướng dẫn những thủ tục vay vốn. Sau khi CBTD nhận được thông tin KH muốn vay vốn thì sẽ trực tiếp gặp KH và yêu cầu KH cung cấp thông tin cá nhân để CBTD có thể hướng dẫn lập hồ sơ tín dụng. Những thông tin về KH bao gồm: - Họ tên KH - Ngày tháng năm sinh - Địa chỉ thường trú - Thông tin cơ quan làm việc - Thông tin giao dịch tại NH - Thông tin về khoản vay - Mục đích vay vốn Tiếp đó CBTD ngân hàng xem xét nhu cầu vay vốn của KH cũng như thông tin của KH có chính xác hay không, sau đó sẽ tiến hành tư vấn cho KH thời hạn vay và cách thức trả lãi để phù hợp với nhu cầu cũng như thu nhập của KH. Bước 2: Thẩm định hồ sơ Khi hồ sơ tín dụng của KH được hoàn thành, CBTD sẽ kiểm tra lại các thông tin mà KH đã cung cấp để xem xét có sự sai sót nào không. Sau đó tiến hành thẩm định tư cách pháp nhân của KH, đối với TH vay thế chấp có TSBĐ thì Cán bộ thẩm định sẽ tiến hành khảo sát thực tế xem tài sản đó thế nào để có quyết định cho vay phù hợp.Trường Việc xác minh và Đạithẩm định họcđóng vai trKinhò quan trọng tếtrong việcHuế có cho vay đối với KH hay không. Cán bộ tín dụng phải xem xét khả năng tín dụng của KH trong khoảng thời gian trước và thời điểm vay vốn, khi thẩm định CBNH chủ yếu dựa vào số liệu tuyệt đối và số liệu tương đối để đưa ra kết luận từng phần hay toàn phần về khả 48
  60. năng tài chính của KH từ đó làm cơ sở đánh giá việc cho vay có xãy ra rủi ro hay không và đưa ra quyết định từ chối hoặc cho vay đối với KH. Sau khi thẩm định nếu được CBTD và thẩm định phê duyệt cho vay thì KH sẽ được CBTD lập báo cáo Đề nghị vay vốn (phụ lục 1) trình lên Ban giám đốc. Bước 3: Phê duyệt tín dụng Sau khi lập báo cáo đề nghị vay vốn, hồ sơ sẽ được trình báo lên BGĐ để BGĐ xem xét lại từng mục trong hồ sơ khách hàng, đối chiếu một số chứng từ so với trong báo cáo xem có trùng khớp hay không. Sau khi xem xét, BGĐ sẽ đưa ra quyết định cho KH vay vốn hoặc từ chối cho vay đến với KH. Nếu phê duyệt thì tiếp tục Bước 4. Bước 4: Hoàn thiện thủ tục pháp lý và ký kết hợp đồng CBTD sẽ dựa vào nhu cầu vay vốn của KH cũng như sau quá trình thẩm định về hồ sơ KH, sau đó xác định được định mức cho vay mà KH mong muốn, CBTD sẽ trao đổi với KH về lãi suất cũng như phướng thức trả lãi và vốn phù hợp. Sau khi hoàn thành xong mọi thủ tục, cam kết thì CBTD tiến hành lập hợp đồng tín dụng và đưa đến KH đọc, xem xét và ký duyệt. Hợp đồng tín dụng được in thành 2 bản. Một bản NH sẽ lưu lại hồ sơ KH, một bản KH giữ. (Đối với khoản vay tín chấp thì Giấy đề nghị vay vốn sẽ kiêm là Hợp đồng tín dụng) (phụ lục 1). Sau khi kế kết xong HĐTD, CBTD đưa bảng kê khai và cam kết mục đích sử dụng vốn đến với KH (phụ luc 2) để cam kết rằng sau khi mọi thủ tục giải ngân hoàn tất, số tiền mà KH nhận được phải sử dụng đúng mục đích sau khi đã kí kết, thỏa thuận với Techcombank. (Đây cũng là một phần trong HĐTD). Ngoài ra trước khi giải ngân cho KH, CBTD sẽ tiến hành lập giấy cam kết chuyển đến KH về việc phong tỏa TK ngân hàng của KH về số tiền lương mà KH nhTrườngận được trong mỗi tháng Đại để hoàn học thành thủ tụcKinh trả lãi cũng tế như nHuếợ cho NH (phụ lục 3), đây cũng là một phần của Hợp đồng tín dụng. Sau khi hoàn thành mọi thủ tục, HĐTD sẽ được chuyển lên BGĐ xem xét lại, sau đó kí duyệt, đóng dấu của NH trước khi chuyển hồ sơ đến bộ phận Quỹ. Sau khi mọi thủ tục kí duyệt giải ngân được hoàn tất, hồ sơ KH sẽ được chuyển đến bộ phận Quỹ để xét duyệt giải ngân cho KH. 49
  61. Bước 5: Thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ Sau khi hoàn thiện hồ sơ KH, mọi thủ tục pháp lý cũng như ký kết hợp đồng, CBTD sẽ tiến hành chuyển hồ sơ xuống bộ phận Quỹ để tiến hành giải ngân. Khi KH xuống bộ phận Quỹ sẽ trình báo CMND để được xét duyệt nhận tiền. Tùy vào nhu cầu muốn nhận khoản vay của KH có thể là thông qua chuyển khoản, nếu số tiền không quá lớn NH sẽ trực tiếp đưa tiền mặt nhằm đảm bảo sự an toàn cho KH cũng như về phía NH. Sau khi hoàn tất thủ tục giải ngân, Hồ sơ KH sẽ được lưu trữ tại Bộ phận Kho của NH, chỉ có người có thẩm quyền mới được phép sử dụng. Bước 6: Kiểm tra và giám sát sau vay Sau khi đã giải ngân cho KH, trong vòng 15 ngày nhận tiền, CBTD sẽ tiến hành kiểm tra xem mục đích sử dụng vốn của KH có đúng trong thỏa thuận hay không. CBTD sẽ đến tận nơi để kiểm tra, sau đó kết quả sẽ được ghi nhận lại tại biên bản kiểm tra say vay (phụ lục 4) sau đó tiến hành kí xác nhận giữa CBTD và bên KH đã vay vốn. Sau đó cứ 6 tháng – 1 năm, CBTD sẽ tiến hành kiểm tra lại quá trình sử dụng vốn của KH, đối với KH vay thế chấp có TSBĐ thì CBTD sẽ tiến hành kiểm tra xem TSBĐ có hư tổn gì hay không để đánh giá được rủi ro nếu xãy ra. Tại Techcombank, mọi khoản vay trả sau khi giải ngân đều sẽ được thực hiện trên hệ thống LOS, khi KH đến kỳ trả lãi hệ thống sẽ tự động thu tiền trong TK của KH được ký kết trước đó ở HĐTD, đối với trường hợp TK của KH không đủ tiền để trả, CBTD sẽ chủ động gọi điện nhắc nhở tránh TH nợ xấu, gây ảnh hưởng đến NH cũng như đối với KH BưTrườngớc 7: Thanh lý hợp đồngĐại tín dụng học (Tất toán) Kinh tế Huế Theo đúng quy định trong hợp đồng, khi hết thời hạn HĐ, và KH đã thanh toán trả đầy đủ lãi và gốc thì CBTD sẽ tiến hành giải tỏa TK khách hàng cũng như hoàn thành thủ tục đã trả hết nợ cho KH. Tuy nhiên, một số KH muốn thanh toán lãi và gốc 50
  62. trước thời hạn vay vốn thì cũng sẽ được phía NH chấp thuận với điều kiện KH phải trả thêm phí trả trước hạn. (phụ lục 5) Ví dụ cụ thể: Đây là ví dụ về trường hợp cho vay tín chấp với sản phầm Vay tiền có liền đối với KHCN với mục đích tiêu dùng. (KH Nguyễn Văn Q) (phụ lục 6) (1) Hướng dẫn KH làm hồ sơ vay vốn Sau khi tiếp xúc với KH là Trần Văn Q, được biết Ông Q có nhu cầu vay vốn nên CBTD thu thập một số thông tin sau: - Họ và tên: Trần Văn Q - Ngày sinh: 04/08/1982 - Số CMND: 19145xxxx - Nơi cấp: Công an Thừa Thiên Huế - Hộ khẩu thường Trú: Phú Vang - Cơ quan làm việc: Công ty HBI - Thông tin người lên hệ, gia đình - Thông tin về vốn vay + Số tiền vay: 40.000.000 VNĐ + Mục đích vay: tiêu dùng + Nguồn thu nhập: 5.000.000 VNĐ/tháng Căn cứ thông tin mà ông Q cung cấp, CBTD sẽ tiến hành tư vấn cho ông Q hình thức vay phù hợp, lãi suất và thời hạn vay vốn hợp lý. Khi hai bên đã thống nhất, CBTD sẽ tiến hành lập hồ sơ bằng văn bản. (2) Thẩm định hồ sơ và (3) phê duyệt tín dụng SauTrường khi đã kiểm tra tính Đạiđầy đủ và hhọcợp lệ hồ sơKinh của ông Q thìtế CBTD Huế sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ cuả ông Q: Kiểm tra thông tin nơi làm việc của ông Q, mức thu nhập, kiểm tra thông tin giao dịch tại NH khác: Sau khi kiểm tra được biết ông Q có vay tại NH Home credit khoản vay 9.000.000 VNĐ hiện dư nợ 3.000.000 VNĐ để mua máy giặt. (4) Hoàn thiện thủ tục pháp lý và ký kết hợp đồng tín dụng 51
  63. Kết thúc quá trình thẩm định, CBTD xem xét, đồng ý cho ông Q vay và tiến hành lập biên bản đề xuất phê duyệt cho ông Q vay rồi trình lên Giám đốc ký duyệt, xác nhận và kiểm tra lại. Sau khi đưa hồ sơ lên trình BGĐ, giám đốc xét duyệt (ký và đóng dấu) toàn bộ hồ sơ và đưa ra quyết định cho ông Q vay vốn, với số tiền 40.000.000 VNĐ trong thời hạn 48 tháng. Sau đó CBTD tiến hành lập HĐTD gửi đến ông Q. Trong phòng tín dụng kiểm tra, rà soát lại hồ sơ, rà soát lại những thông tin và một số chứng chừ cần phải nộp của ông Q trước khi cán bộ tín dụng lập HĐTD. (5) Thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ Toàn bộ hồ sơ vay vốn sẽ được chuyển đến bộ phận Quỹ, tại đây bộ phận Quỹ tiến hành kiểm tra và hạch toán, bàn giao các giấy tờ liên quan của ông Q đúng theo quy định. Kiểm soát viên thực hiện kiểm soát hồ sơ, phê duyệt cách giải ngân và đẩy hồ sơ lên hệ thống LOS. Cán bộ ngân hàng thực hiện giải ngân cho ông Q số tiền là 40.000.000 VNĐ theo hình thức chuyển khoản vào STK của ông Q. (6) Kiểm tra và giám sát sau vay Sau khi giải ngân cho ông Q được 15 ngày, CBTD sẽ gọi điện xác nhận mục đích sử dụng vốn của ông. Định kỳ sẽ tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay và thu nhập của ông Q để tiến hành thu lãi và nợ. Vì ông Q vay vốn vào tháng 02/2020 với khoảng thời gian là 48 tháng nên chưa đến khâu Thanh lý hợp đồng. (chưa có chứng từ xác nhận đã kiểm soát sau vay) Quá trình kiểm tra, giám sát sau vay được CBNH thực hiện đầy đủ, theo đúng quyTrường định của NH. Việc thựcĐại hiện giámhọc sát đều Kinhđược sự đồng tếý của mỗiHuế KH. (7) Thanh lý hợp đồng Theo đúng trong thời hạn đã ký, khi ông Q thanh toán lãi và gốc đầy đủ thì CBTD sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng cũng như giải tỏa TK thu nợ của ông Q. 52
  64. 2.3.2. Thực trạng hệ thống KSNB hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank chi nhánh Huế 2.3.2.1. Môi trường kiểm soát  Sự trung thực và giá trị đạo đức Ban lãnh đạo NH Techcombank đã xây dựng những chuẩn mực đúng đắn về đạo đức trong toàn NH và phổ biến cho toàn thể các phòng ban và các cán bộ trong NH. Các thành viên trong Ban giám đốc phải luôn có những hành vi, thái độ cử xử, đúng mực đúng với những chuẩn mực mà NH đã đưa ra. Từ đó các CBNH sẽ lấy đó để làm gương về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức và ngăn chặn những hành vi thiếu trung thực xãy ra trong đơn vị của mình. Techcombank luôn tạo điều kiện môi trường làm việc một cách tốt nhất, thoải mái đến với nhân viên NH của mình. Luôn quan tâm đến những khó khăn hay đời sống tình thần của mỗi nhân viên, từ đó giúp nhân viên có thái độ làm việc nghiêm túc, đúng quy định, không bị áp lực và sẽ giảm bớt tình trạng trái với đạo đức do một số áp lực gây nên. Techcombank luôn nhắc nhở đến nhân viên của mình những quy định, văn hóa mà công ty đã đề ra và yêu cầu các nhân viên phải thực hiện một cách chính xác và nghiêm túc như đi làm đúng giờ, mặc đúng đồng phục quy định và luôn có thái độ tốt đến với KH. Tùy vào thời gian, NH sẽ có người đến kiểm tra đột xuất (đóng giả làm KH) để biết được CBTD có thực hiện tốt nhiệm vụ, tác phong của mình hay không. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo công ty luôn hiểu rõ được tầm quan trọng của hoạt động KSNB, vì vậy luôn nhắc nhở CBNH phải làm việc một cách tốt nhất từ đó mang lạiTrường hiểu quả hoạt động choĐại ngân h ànghọc của mình, Kinh tránh những tế sai phạmHuế không đáng có xãy ra.  Đảm bảo về năng lực: Để đảm bảo cho NH luôn đạt được những mục tiêu đã đề ra, cũng như CBNH phải luôn tuân thủ đúng những quy định của mình. Do đó, Ban lãnh đạo NH luôn 53
  65. tuyển dụng những CBNH có trình độ Đại học trở lên cũng như có những kinh nghiệm, năng lực phù hợp để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất.  Triết lý quản lý và phong cách của Ban lãnh đạo Ban lãnh đạo NH rất quan tâm đến những rủi ro trong hoạt động của NH. Đặc biệt là hoạt động tín dụng, mặc dù trên địa bàn đang có rất nhiều đối thủ cạnh tranh làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của NH, tuy nhiên Ban lãnh đạo luôn có những quy định trong hoạt động tín dụng để tránh những rủi ro về cho mình, cụ thể: phải có mục đích vay cụ thể, rõ ràng đối với mỗi khách hàng, phải quản lý chặt chẽ từng khâu cho vay của mình, CBTD phải chịu trách nhiệm nếu những giai đoạn cho vay xãy ra những sai sót. Mỗi hồ sơ KH đều phải được trình lên Ban lãnh đạo để Ban lãnh đạo xem xét và ký duyệt tránh những sai sót mà CBTD không nhìn thấy. Để tránh những sai sót một các hữu hiệu nhất, Ban lãnh đạo luôn tạo điều cho CBNH tham gia những lớp tập huấn như về kiểm soát cho vay, tuân thủ Bảo hiểm, các lớp tập huấn về văn hóa của NH, luôn tạo ra những cuộc gặp gỡ giao lưu giữa các phòng ban, chi nhánh làm việc với nhau để tạo ra sự gắn kết cho NH của mình.  Phần này nằm trong bước 1 (Tiếp nhận thông tin và hướng dẫn KH lập hồ sơ vay vốn) và bước 2 (Thẩm định hồ sơ) của Quy trình cho vay đối với KHCN.  Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của Techcombank luôn có sự phân chia rõ ràng và hợp lý nhất. Các phong ban luôn có sự phân chia công việc hợp lý, có quan hệ chặt chẽ với nhau và có sự giúp đỡ trong công việc lẫn nhau. Mỗi ngày, Techcombank luôn tổ chức giữa các phòng ban với nhau nhằm trao đổi công việc với nhau trong ngày để thực hiện một cáchTrường thuận lợi, nhanh chóngĐại và tốthọc nhất. Giám Kinh đốc phòng tế KD phHuếải có trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của phòng sau đó trình báo lên Giám đốc của NH. Giám đốc phòng DVKH phải luôn theo dõi giám sát các hoạt động của PGD cũng như ký duyệt những giấy tờ liên quan đến hoạt động say vay cụ thể như tất toán, đề nghị mở lại TK (phụ lục 1,2,4) 54
  66.  Phần này nằm trong Bước 4 (Hoàn thiện thủ tục pháp lý và ký kết hợp đồng tín dung, Bước 6 (Kiểm tra giám sát sau vay) và Bước 7 (Thanh lý hợp đồng) của Quy trình hoạt động cho vay KHCN 2.3.2.2. Đánh giá rủi ro đối với hoạt động cho vay KHCN tại Techcombank Chi nhánh Huế  Cụ thể hóa các mục tiêu của đơn vị Để có cái nhìn toàn diện hơn về hoạt động tín dụng tại Techcombank, Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBTD luôn đặt cho mình những mục tiêu cần đạt được cho đơn vị của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó sẽ tồn tại những rủi ro tác động tiêu cực đến mục tiêu của đơn vị, vì vậy đơn vị cần dựa vào mục tiêu chung đã được thiết lập để cụ thể hóa mục tiêu và phổ biến đến từng phòng ban, bộ phận của đơn vị mình. Nhằm kiểm soát chặt chẽ và từ đó có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế nợ xấu phát sinh.  Nhận dạng rủi ro Quá trình đánh giá rủi ro quy trình cho vay tại Techcombank chi nhánh Huế được thực hiện một cách đúng quy định mà ban lãnh đạo cấp trên đã đề ra. Có rất nhiều loại rủi ro có thể xãy ra trong quy trình cho vay, có thể nhận dạng rủi ro trong quy trình cho vay KHCN như sau: - Tìm hiểu kỹ về nguồn thu nhập của KH thông thường qua 3 nguồn: nguồn đi làm, nguồn kinh doanh, cho thuê tài sản - Đối với cho vay có TSĐB: phải tìm hiểu rõ đó là TS gì, nguồn gốc ở đâu, sự sụt giảm TSBĐ chính là rủi ro tín dụng của NH - Yêu cầu KH cung cấp đầy đủ các thông tin một cách chi tiết phục vụ cho việc thẩm định tín dụng sau này, phân tích hồ sơ, số liệu tổn thất trong quá khứ của Trườngmỗi KH để nhận biếtĐại được KHhọc đó có tốt Kinh hay không tế Huế - Kiểm tra thực tế trước và sau khi cho vay để CBTD có thể biết được KH có sử dụng số tiền vay có đúng mục đích hay không, từ đó đưa ra những hiệu quả về sử dụng vốn của KH 55
  67.  Phần này nằm trong Bước 2 (Thẩm định hồ sơ) của Quy trình hoạt động cho vay KHCN.  Phân tích và đánh giá rủi ro Từ việc nhận dạng được những rủi ro trong quá trình cho vay của KHCN, CBTD sẽ xem xét và phân tích tìm ra những phương pháp quản lý rủi ro phù hợp, làm giảm thiểu rủi ro xuống mức thấp nhất có thể chấp nhận được sau đó tiến hành những thủ tục còn lại để hoàn thành việc cho vay. Sau khi đưa ra quyết định cho vay, CBTD sẽ đẩy hồ sơ KH lên hệ thống LOS để các bộ phận kiểm định xem xét lại hồ sơ và tiến hành giải ngân, tránh những rủi ro tiềm tàng mà CBTD không nhìn thấy, sau đó trích lập dự phòng rủi ro theo quy định của NH. 2.3.2.3. Hoạt động KSNB đối với quy trình cho vay KHCN tại Techcombank Chi nhánh Huế Hoạt động kiểm soát diễn ra xuyên suốt quá trình cho vay KHCN cũng như ở các phòng ban của NH, để giúp NQL có thể phát hiện những sai sót bất thường từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất, từ đó đạt được những mục tiêu mà đơn vị đã đề ra.  Phân chia trách nhiệm hợp lý Trong đơn vị, mỗi CBNH sẽ có mỗi nhiệm vụ khác nhau, quy trình làm việc xuyên suốt nên mỗi nhân viên không thể đảm nhiệm cho mình nhiều công việc. Các bộ phận như tín dụng, phê duyệt tín dụng, kế toán, thủ quỹ không thể cùng lúc một người đảm nhận vì để tránh các rủi ro sai sót cũng như hành vi gian lẫn xãy ra trong đơn vị. Cụ thể, quy trình cho vay của mỗi KH sẽ được tiến hành thực hiện bởi 1 CBTD. MTrườngỗi thông tin, tài sản của Đại KH sẽ do học chính cán bộKinh đó chịu trách tế nhiệm. Huế Sau khi bộ phận kiểm duyệt cho vay xác định được thông tin của KH, những thông tin đã đầy đủ và chính xác thì CBTD sẽ đẩy hồ sơ lên hệ thống và đưa đến Giám đốc khách KHCN ký, xem xét. Sau khi hồ sơ KH được xét duyệt cho vay, bộ phận thủ kho, ngân quỹ sẽ tiến hành giải ngân. Việc phân chia trách nhiệm rõ ràng trong quá trình cho vay đóng vai 56
  68. trò rất quan trọng, nó sẽ đảm bảo hiệu quả hơn, quá trình cho vay diễn ra nhanh hơn, rà soát lẫn nhau từ đó tránh những sai sót xãy ra. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng sẽ có những công việc mà CBTD sẽ đồng thời thực hiện như việc gặp gỡ KH, ký kết HĐ, kiểm soát sau vay, tất toán, vì mỗi công việc đó có sự liên quan đến nhau mà ít xãy ra sai sót, gian lận nên sẽ có một CBTD đảm nhận công việc đó.  Kiểm soát chứng từ, sổ sách Mọi chứng từ, hồ sơ của mỗi KH đều được bảo quản một cách cẩn thận, TSĐB đều được bộ phận thủ kho theo dõi và lưu trữ cẩn thận, tài liệu về KH đều được đảm bảo an toàn. Mỗi hồ sơ sẽ được cất một cách an toàn, dễ tìm  Chứng từ, sổ sách phải đầy đủ Techcombank quy định đối với hoạt động cho vay KHCN để hạn chế được những rủi ro thì phải đảm bảo thông tin thu thập được của KH phải cung cấp đầy đủ mọi chứng từ, sổ sách, các tài liệu liên quan đến vay vốn phải đầy đủ nhất để thuận lợi cho việc kiểm tra, thẩm định và quyết định cho vay sau này. Techcombank sử dụng hệ thống LOS để lưu trữ thông tin KH một cách đầy đủ, chính xác và thuận tiện cho việc kiểm tra hồ sơ KH khi KH có nhu cầu, thắc mắc cũng như thanh toán trả nợ khoản vay, khi đến NH chỉ cần mang theo CMND thì có thể tìm kiếm thông tin KH một cách nhanh chóng và chính xác.  Phần này nằm trong Bước 5 (Thực hiện giải ngân và lưu trữ hồ sơ) của Quy trình cho vay đối với KHCN.  Kiểm tra quá trình xử lý thông tin và các nghiệp vụ Hoạt động cho vay được NH thiết lập một cách chặt chẽ với hệ thống chứng từ hợp lý. Mỗi KH sẽ có mỗi mã KH khác nhau khi đến vay vốn và đều được lưu tại hệ thTrườngống LOS. Các hồ sơ Đại sau khi hoàn học thành thKinhủ tục cho vay tế đều sẽHuế được đẩy lên hệ thống một cách nhanh chóng, nhằm đảm bảo sự đầy đủ và tránh sai sót. Đối với cho vay có TSĐB, mọi giấy tờ của KH đều phải có bản gốc đối chiếu và phải có xác thực ở địa phương mới được CBTD xác thực. Sau khi giải ngân cho 57
  69. KH, NH sẽ tự động chuyển tiền theo hình thức mà KH mong muốn, tuy nhiên cũng phải đảm bảo sự an toàn nhất đến với KH.  Phân tích rà soát Hằng ngày, CBTD phải kê khai công việc của mình trong ngày lên bảng trực quan phòng, nhằm để Giám đốc KHCN theo dõi tiến độ thực hiện của mỗi CBTD đối với KH của mình, các chỉ tiêu cần phải đạt được trong mỗi tháng. Từ đó sẽ có những khen thưởng đối với CBTD đạt được chỉ tiêu, cũng như vượt quá chỉ tiêu mà NH đã đề ra trong mỗi tháng, mỗi năm. Techcombank thường xuyên tổ chức những buổi họp nhằm đánh giá lại tình hình hoạt động cho vay cũng như hoạt động của NH, từ đó đưa ra những kế hoách phù hợp trong thời gian tới. Quá trình KSNB cho vay KHCN tại Techcombank được diễn ra xuyên suốt từ thời điểm bắt đầu vay cho đến kết thúc của KH: Bao gồm 3 giai đoạn kiểm soát: - Kiểm soát trước cho vay - Kiểm soát trong cho vay - Kiểm soát sau cho vay a) Kiểm soát trước cho vay Kiểm soát trước cho vay gồm các bước từ ban đầu cho đến đưa ra phê duyệt cho vay hay không đối với mỗi KH. Đây là giai đoạn sàng lọc KH, nhận biết được KH tốt hay xấu từ đó đưa ra những quyết định hợp lý đồng ý hay từ chối cho vay, sau đó hoàn tất những khâu tiếp theo trong quy trình vay đối với KHCN Mục tiêu kiểm soát: Đưa ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối cho vay đến với KH Nội dung kiểm soát: Bao gồm thông tin của KH, những TSĐB của KH đối với vayTrường thế chấp, thẩm định Đại TSBĐ có họchợp lệ đối Kinhvới những điều tế kiện Huế mà NH đưa ra, sự tuân thủ của CBTD đối với các thủ tục cho vay. Bảng 2.6. Bảng rủi ro và TTKS trước cho vay Công việc Rủi ro phát sinh Thủ tục kiểm soát 58
  70. Tiếp nhận thông CBTD giả mạo/ thông đồng với Kiểm tra xác thực của CMND: tin và hướng dẫn KH giả mạo hồ sơ pháp lý hoặc Đối chiếu bản sao CMND của KH KH làm hồ sơ biết hồ sơ pháp lý giả mạo nhưng lưu tại hồ sơ và bản scan CMND vay vốn vẫn trình cấp tín dụng nhằm mục trên hệ thống đích cá nhân Đối chiếu số CMND (ngày, tháng, năm sinh, tên, ngày cung cấp ) có đồng nhất hay không? Có dấu hiệu tẩy xóa không? Toàn bộ hồ sơ sẽ được cấp trên kiểm tra lại để đảm bảo tính hợp pháp CBTD cấp tín dụng cho KH Xem xét tính độc lập giữa CBTD không đủ điều kiện theo quy định với KH. Đối chiếu hồ sơ vay vốn của NH của KH với điều kiện vay vốn trong quy định của NH Hồ sơ gốc và bản sao của KH Xem xét lại Danh mục hồ sơ cho chưa đầy đủ, chưa phù hợp vay để kiểm tra tính đầy đủ cho hồ sơ KH. Đối chiếu thông tin KH cung cấp với hồ sơ pháp lý để đảm bảo sự trùng khớp và chính xác hơn. CBTD giải quyết hồ sơ của KH Toàn bộ việc tiếp nhận và thực chậm trễ, sơ sài hiện hồ sơ khách hàng phải được Trường Đại học Kinhghi s ổtế cụ thểHuế để thuận tiện cho việc theo dõi và kiểm tra Thẩm định hồ sơ KH không có phẩm chất đạo đức Kiểm tra mối quan hệ của KH với tốt, hay cờ bạc, cá độ, ăn cắp các tín dụng NH khác xem có nợ xấu hay không, kiểm tra KH xem 59