Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái

pdf 92 trang thiennha21 26/04/2022 5870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI HỒ THỊ KIM LOAN Trường ĐạiKhóa học học: 2015 -2019Kinh tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. Hoàng Thùy Dương Hồ Thị Kim Loan Lớp: K49B – Kế toán MSV: 15K4051071 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 4 năm 2019
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Hoàn thành khóaL luờậin Cám tốt nghi ệƠnp này, em xin cám ơn các Giảng viên đã giảng dạy, cung cấp cho em những kiến thức quý giá và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập tại giảng đường trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên hướng dẫn Ths. Hoàng Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thiện đề tài nghiên cứu. Em cũng xin được bày tỏ lời cám ơn chân thành nhất tới Giám đốc và các anh chị trong Phòng Kế toán của công ty TNHH xây dựng Bảo Thái đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình tiếp cận thực tế nghề nghiệp, hướng dẫn quy trình, nghiệp vụ, cung cấp thông tin, số liệu phục vụ đề tài để em hoàn thành tốt nghiên cứu này. Mặc dù đã rất cố gắng hoàn thành tốt đề tài nhưng vì điều kiện thời gian và năng lực còn nhiều hạn chế, do đó đề tài chắc chắn sẽ không tránh khỏi những nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy cô cùng góp ý để giúp đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 31 tháng 03 năm 2019 Sinh viên Hồ Thị Kim Loan Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CPSX Chi phí sản xuất NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp SXC Sản xuất chung BL Bao La GTGT Giá trị gia tăng TK Tài khoản SPXL Sản phẩm xây lắp TNHH Trách nhiệm hữu hạn HMCT Hạng mục công trình SXKD Sản xuất kinh doanh TSCĐ Tài sản cố định Trường Đại học Kinh tế Huế ii SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương DANH MỤC BIỂU MẪU Biểu 2.1: Phiếu xuất kho cát sử dụng công trình 45 Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT mua thép hộp 46 Biểu 2.3: Sổ chi tiết TK 1541 – BL: Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La 47 Biểu 2.4: Sổ nhật ký chung 47 Biểu 2.5: Hóa đơn giá trị gia tăng chi phí nhân công lần 1 50 Biểu 2.6: Hóa đơn giá trị gia tăng chi phí nhân công lần 2 50 Biểu 2.7: Ủy nhiệm chi chi phí nhân công lần 1 51 Biểu 2.8: Sổ chi tiết tài khoản 1541-BL 51 Biểu 2.9: Sổ nhật ký chung công trình Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La 52 Biểu 2.10: Hóa đơn GTGT số 0000432 54 Biểu 2.11: Bảng thanh toán tiền lương nhân công sử dụng máy thi công tháng 3 của Công ty 55 Biểu 1.12: Sổ chi tiết của tài khoản 1541-BL 56 Biểu 1.13: Sổ nhật ký chung của tài khoản 1541-BL 57 Biểu 2.14: Bảng thanh toán tiền lương tháng 8 năm 2018 58 Biểu 2.15: Biên lai thu tiền phí sử dụng đường bộ 59 Biểu 2.16: Hóa đơn giá trị gia tăng 60 Biểu 2.17: Hóa đơn giá trị gia tăng 61 Biểu 2.18: Sổ chi tiết tài khoản 1541 - BL 62 Biểu 2.19: Sổ nhật ký chung công trình “Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề BL” 62 Biểu 2.20: Sổ chi tiết tài khoản 632-BL: Giá vốn hàng bán 64 Trường Đại học Kinh tế Huế iii SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2016-2018 34 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái giai đoạn 2016 – 2018 37 Bảng 2.3: Tình hình SXKD của Công ty giai đoạn 2016–2018 39 Trường Đại học Kinh tế Huế iv SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên 16 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hạch toán chi phí NCTT 17 Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công 19 Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí SXC 21 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tập hợp CPSX trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp trực tiếp thi công toàn bộ công trình theo phương pháp kê khai thường xuyên. 22 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán tính giá thành sản phẩm 24 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 28 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 29 Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 31 Trường Đại học Kinh tế Huế v SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 2 1.6. Cấu trúc khóa luận 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 4 1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 4 1.1.1. Chi phí sản xuất 4 1.1.1.1. Khái niệm 4 1.1.1.2. Phân loại 4 1.1.2. Giá thành sản phẩm 7 1.1.2.1. Khái niệm 7 1.1.2.2. Phân loại 8 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9 1.1.4. Nhiệm vụ của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 9 1.2.Xác định đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 10 1.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí 10 1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 11 1.2.3. Đối tượng tính giá thành 12 1.2.4. Kỳ tính giá thành 12 1.2.5. Phương pháp tính giá thành 12 Trường1.2.6. Phân biệt đối tư ợĐạing tập hợp chihọc phí và đối tưKinhợng tính giá thành tế Huế14 1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp theo thông tư 133/2016/TT-BTC 14 1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 14 vi SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 1.3.1.1. Nội dung 14 1.3.1.2. Chứng từ sử dụng 15 1.3.1.3. Tài khoản sử dụng 15 1.3.1.4. Hệ thống sổ sách kế toán 15 1.3.1.5. Phương pháp hạch toán 16 1.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 16 1.3.2.1. Nội dung 16 1.3.2.2. Chứng từ sử dụng 17 1.3.2.3. Tài khoản sử dụng 17 1.3.2.4. Hệ thống sổ sách kế toán 17 1.3.2.5. Phương pháp hạch toán 17 1.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 18 1.3.3.1. Nội dung 18 1.3.3.2. Chứng từ sử dụng 18 1.3.3.3. Tài khoản sử dụng 18 1.3.3.4. Hệ thống sổ sách kế toán 19 1.3.3.5. Phương pháp hạch toán 19 1.3.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 19 1.3.4.1. Nội dung 19 1.3.4.2. Chứng từ sử dụng 20 1.3.4.3. Tài khoản sử dụng 20 1.3.4.4. Hệ thống sổ sách kế toán 21 1.3.4.5. Phương pháp hạch toán 21 1.4. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 21 1.4.1. Nội dung 21 1.4.2. Chứng từ sử dụng 22 Trường1.4.3. Tài khoản sử d ụngĐại học Kinh tế Huế22 1.4.4. Hệ thống sổ sách kế toán 22 1.4.5. Phương pháp hạch toán 22 1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 23 vii SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 1.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TAI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI 25 2.1. Khái quát chung về công ty 25 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 25 2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 25 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty 25 2.1.2. Đặc điểm của công ty 26 2.1.3. Đặc diểm quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm 27 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 27 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 28 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 28 2.1.5.2. Nhiệm vụ và chức năng chính của từng bộ phận 28 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 29 2.1.6.1. Sơ đồ bộ máy kế toán 29 2.1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 30 2.1.6.3. Tổ chức sổ kế toán 31 2.1.6.4. Chính sách kế toán được áp dụng tại công ty 33 2.1.7. Tình hình một số nguồn lực cơ bản của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 34 2.1.7.1. Tình hình nguồn lao động của Công ty giai đoạn 2016 - 2018 34 2.1.7.2. Tình hình về tài sản nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016-2018 36 2.1.7.3. Tình hình kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2016-2018 39 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 41 Trường2.2.1. Tổng quan về côngĐại tác kế toán học chi phí sả n Kinhxuất và tính giá thànhtế s ảnHuế phẩm tại Công ty 41 2.2.1.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 41 2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm 42 viii SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 42 2.2.3. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 47 2.2.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công 52 2.2.5. Kế toán chi phí sản xuất chung 57 2.2.6. Kế toán tổng hợp các CPSX 63 2.2.7. Xác định chi phí sản xuất dở dang 64 2.2.8. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 65 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN XÂY DỰNG BẢO THÁI 66 3.1. Nhận xét những ưu, nhược điểm trong công tác kế toán của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 66 3.1.1. Ưu điểm 66 3.1.2. Nhược điểm 67 3.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty 69 PHẦN III: KẾT LUẬN 73 A.Kết luận 73 B. Kiến nghị 73 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 76 Trường Đại học Kinh tế Huế ix SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Ngày nay cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới đặc biệt là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì việc kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng được khuyến khích và mở rộng hơn, đồng thời tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra gay gắt hơn, buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên khẳng định vị trí của mình. Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất tạo ra cơ sở và tiền đề phát triển cho nền kinh tế Quốc dân. Hàng năm ngành xây dựng cơ bản thu hút gần 30% tổng số vốn đầu tư của cả nước. Với nguồn đầu tư lớn như vậy cùng với đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài và thường trên quy mô lớn đã đặt ra vấn đề lớn phải giải quyết là: “Làm sao để quản lý vốn tốt, có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất thi công, giảm chi phí hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp”. Kế toán luôn được xác định là khâu trọng tâm trong đó kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là bộ phận quan trọng hàng đầu với mục đích hạ thấp chi phí thông qua việc sử dụng tiết kiệm đầu vào, tận dụng tốt nguồn lực sản xuất hiện có, kết hợp các yếu tố sản xuất một cách tối ưu giúp quản lý chi phí, giá thành theo từng công trình, từng giai đoạn, từ đó đối chiếu, so sánh với số liệu định mức, tình hình sử dụng lao động, vật tư, chi phí dự toán để tìm ra nguyên nhân chênh lệch, kịp thời ra các quyết định đúng, điều chỉnh hoạt động SXKD theo mục tiêu đã đề ra. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp XDCB không chỉ có ý nghĩa to lớn trong phạm vi ngành mà còn có ý nghĩa to lớn đối với các ngành khác và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Thực tế hiện nay kế toán ở các doanh nghiệp XDCB nói chung và các doanh nghiệp xây lắp nói riêng còn nhiều thiếu sót dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí vật tư, lao động, tiền vốn. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ cũng như hạch toán một cách đầy đủ, kịp Trườngthời các CPSX và giá thànhĐại sản phẩ mhọc là rất cần thi Kinhết nhằm mục đích tếcân đố i Huếchi phí và lợi nhuận, giám sát đồng thời cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định của các nhà quản trị doanh nghiệp. 1 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Xuất phát từ những cơ sở nêu trên tôi chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Thứ nhất: Tổng hợp và hệ thống hóa về Kế toán chi phí và tình giá thành sản phẩm xây lắp trong doanh nghiệp xây lắp. - Nghiên cứu và phân tích thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. - Đề xuất một số biện pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái, trong đó tập trung nghiên cứu về Kế chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La. 1.4. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Số liệu về tình hình hoạt động SXKD qua 3 năm: 2016, 2017, 2018. Số liệu được sử dụng để nghiên cứu công tác CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái được lấy trong năm 2018. - Về không gian: Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. - Về nội dung: Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên đề tài không thể nghiên cứu được tất cả các công trình xây lắp của Công ty. Do đó, đề tài chỉ nghiên cứu công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cho một công trình đó là công trình Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La. 1.5. Phương pháp nghiên cứu: Để nghiên cứu đề tài tác giả đã sử dụng các phương pháp khác nhau như Trườngphương pháp điều tra, quanĐại sát, thu thhọcập tài liệu và Kinhphân tích, xử lý dữtếliệu đểHuếtừ đó lựa chọn các thông tin phù hợp với đề tài đang nghiên cứu.  Phương pháp quan sát: Việc quan sát là phương pháp được tiến hành thường xuyên, liên tục từ khi khảo sát, làm đề tài và kết thúc đề tài. Quan sát trực tiếp tại văn 2 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương phòng kế toán của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái. Qua việc quan sát quá trình kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp để từ đó đối chiếu so sánh với kết quả khảo sát. Kết quả quan sát thể hiện kết quả bài viết từ chương 1, chương 2, chương 3.  Phương pháp thu thâp số liệu: - Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: nghiên cứu tài liệu, dùng để thu thập thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu qua giáo trình, thông tư, chuẩn mực kế toán, các khóa luận, trang web để làm cơ sở nền tảng tìm hiểu thực tiễn tại Công ty. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: quan sát, phỏng vấn nhằm thu thập thông tin thực tế về tình hình doanh nghiệp, về công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm, làm rõ các thắc mắc trong quá trình thu thập tài liệu thông qua việc trao đổi với các nhân viên kế toán của Công ty.  Phương pháp so sánh: So sánh chỉ tiêu của các năm, từ đó đưa ra những kết luận về tình hình SXKD của doanh nghiệp.  Phương pháp thống kê, mô tả: Dựa vào thông tin thu thập được để mô tả lại bộ máy kế toán, bộ máy quản lý, quy trình luân chuyển chứng từ của công tác kế toán chi phí tại Công ty.  Phương pháp phỏng vấn: các lãnh đạo, các anh chị kế toán tại công ty.  Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu: Tổng hợp lại số liệu đã thu thập được, từ đó chọn lọc, xử lý thông tin, đánh giá thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu. 1.6. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo, phụ lục. Luận văn gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung nghiên cứu và kết quả Chương I: Cơ sở lý luận về cpsx và tính giá thành spxl tại doanh nghiệp xây lắp. Chương II: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản Trườngphẩm tai công ty tnhh xâyĐại dựng bảo tháihọc Kinh tế Huế Chương III: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty TNHH xây dựng bảo thái. PHẦN III: Kết luận và kiến nghị 3 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 1.1. Những vấn đề chung về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm 1.1.1. Chi phí sản xuất 1.1.1.1. Khái niệm Sản xuất gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của loài người. Quá trình sản xuất là sự kết hợp của 3 yếu tố cơ bản: đối tượng lao động, tư liệu lao động và lao động sống. Các yếu tố này qua quá trình biến đổi sẽ tạo ra sản phẩm, lao vụ. Đó chính là sự tiêu hao ba yếu tố trên. Trong xã hội tồn tại quan hệ hàng hóa – tiền tệ thì hao phí yếu tố nguồn lực cho sản xuất được biểu hiện dưới hình thức giá trị được gọi là CPSX. Tóm lại: “CPSX của doanh nghiệp xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành hoạt động xây lắp trong một thời kỳ” (Võ Văn Nhị, Huỳnh Lợi – Kế toán chi phí – Nhà xuất bản thống kê 2002). Trong đó: chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động và chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính. “CPSX trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây lắp, nhằm tạo ra các sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết” (Võ Văn Nhị - Kế toán doanh nghiệp xây lắp – Nhà xuất bản tài chính 2010). 1.1.1.2. Phân loại Trường- Phân loại chi Đại phí sản xu ất họctrong xây lắ pKinh là việc sắp xếp chi tế phí s ảnHuế xuất vào từng loại, từng nhóm khác nhau theo nội dung nhất định. - Việc phân loại chi phí sản xuất được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Để thuận lợi cho công tác quản lý chi phí sản xuất được hiệu quả và công tác hạch 4 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương toán kế toán được chính xác, đầy đủ thì cần phải phân loại chi phí sản xuất theo các tiêu thức phân loại thích hợp: a. Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc tính giá thành toàn bộ chi phí được phân theo khoản mục. Cách phân loại này dựa vào công dụng chung của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng. Theo PGS.TS.Bùi Văn Dương, Kế toán tài chính phần 3&4, NXB Giao thông vận tải, 2008 có các loại chi phí sau: - Chi phí NVLTT: bao gồm tất cả chi phí vật liệu trực tiếp sử dụng cho thi công xây lắp, Ví dụ: Vật liệu chính: gạch, xi măng, cát, đá, gỗ Vật liệu phụ: đinh, kẽm, dây buộc Nhiên liệu: củi nấu nhựa đường Vật kết cấu: bê tông đúc sẵn, vì kèo lắp sẵn Giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như thiết bị vệ sinh, thiết bị thông hơi, thông gió, chiếu sáng, truyền dẫn hơi nóng, hơi lạnh (kể cả chi phí sơn mạ, bảo quản các thiết bị này). - Chi phí NCTT: bao gồm toàn bộ tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp xây lắp. - Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí các chi phí vật liệu, nhân công, các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ cho các công trình xây lắp. Chi phí sử dụng máy thi công được chia làm hai loại sau: Chi phí thường xuyên: Là những chi phí hằng ngày cần thiết cho việc sử dụng máy thi công. Các chi phí này khi phát sinh được tính hết vào chi phí sử dụng máy. Bao gồm chi phí nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công, tiền lương chính, Trườnglương phụ, phụ cấp củĐạia công nhân họcđiều khiển máy,Kinh kể cả công nhântế ph ụcHuế vụ máy, khấu hao máy, chi phí thuê máy, chi phí sửa chữa thường xuyên máy thi công Chi phí tạm thời: Chi phí phát sinh một lần tương đối lớn, không định mức hay tính trước được. Các chi phí này khi phát sinh không tính hết một lần vào chi phí 5 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương sử dụng máy mà được phân bổ dần theo thời gian sử dụng máy thi công. Các chi phí này thường là chi phí tháo lắp, chạy thử sau khi lắp để sử dụng, kể cả lần lắp sau khi giao trả để đặt máy, chi phí vận chuyển máy đến địa điểm xây dựng, chi phí trả xe, máy về nơi để máy, chi phí chuyển máy trong phạm vi công trường, chi phí xây dựng tháo dỡ các công trình tạm phục vụ máy thi công - Chi phí SXC: Phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng bao gồm lương nhân viên quản lý đội, quản lý công trường, các khoản trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ) theo tỷ lệ quy định trên tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp, công nhân điều khiển xe, máy thi công và nhân viên quản lý đội, khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. b. Phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí - Căn cứ vào sự biến động của chi phí khi mức độ hoạt động thay đổi, chi phí được phân thành 3 loại: biến phí, định phí và chi phí hỗn hợp. - Biến phí là chi phí nếu xét về tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành tỷ lệ thuận chỉ trong một phạm vi hoạt động. - Định phí là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp là những loại chi phí bao gồm hỗn hợp cả định phí và biến phí, ở một mức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của định phí, ở một mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định phí, biến phí, đặc điểm của định phí và biến phí. (Theo TS Huỳnh Lợi, Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, 2010). Trườngc. Phân loại chiĐại phí theo y ếhọcu tố chi phí Kinh tế Huế - Để phục vụ cho việc tập hợp và quản lý chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu thống nhất của nó mà không xét đến công dụng cụ thể, địa điểm phát sinh, chi phí được phân theo yếu tố. Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định 6 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương mức vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố: Chi phí nguyên liệu, vật liệu: gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ sử dụng trong SXKD. Chi phí nhiên liệu, động lực: Sử dụng trong quá trình sản xuất. Chi phí nhân công: Tiền lương và các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân viên chức. Chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân viên. Chi phí khấu hao TSCĐ: Tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng trong SXKD. Chi phí phục vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho SXKD. d. Một số cách phân loại khác - Ngoài các cách phân loại chi phí như trên thì chi phí trong doanh nghiệp còn được phân loại theo một số tiêu thức khác như: phân loại theo cách thức kết chuyển chi phí, phân loại theo phương pháp quy nạp, phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát chi phí gồm chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được, hoặc chi phí có thể phân biệt thành chi phí chênh lệch, chi phí cơ hội, chi phí chìm 1.1.2. Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm - “Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định” (TS. Huỳnh Lợi, Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, 2010). - Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa bỏ ra để tiến hành sản xuất khối lượng sản phẩm, Trườngdịch vụ nhất định hoàn Đạithành. học Kinh tế Huế - Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất, kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất cũng như các biện pháp kinh tế kĩ thuật mà doanh nghiệp đã 7 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương thực hiện nhằm đạt được mục đích sản xuất khối lượng sản phẩm nhiều nhất với chi phí thấp nhất và hạ giá thành. - Giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục sau: Khoản mục chi phí vật liệu, Khoản mục chi phí nhân công, Khoản mục chi phí máy thi công, Khoản mục CPSX chung. 1.1.2.2. Phân loại Trong quản lý, hạch toán tùy theo yêu cầu cụ thể mà giá thành sản phẩm xây lắp được phân loại thành các trường hợp sau: (Theo PGS.TS Võ Văn Nhị - Kế toán doanh nghiệp xây lắp, đơn vị chủ đầu tư, NXB Tài chính 2010). - Giá thành dự toán: Là các chi phí theo dự toán về vật liệu, nhân công, chi phí sử dụng máy và chi phí khác được thiết kế theo dự toán, theo định mức hoạt động, theo đơn giá quy định. Giá thành dự toán của Giá thành dự toán của từng = - Lãi định mức từng công trình, HMCT công trình, HMCT Trong đó: Lãi định mức là số phần trăm trên giá thành xây lắp do Nhà Nước quy định đối với từng loại xây lắp khác nhau, từng sản phẩm xây lắp cụ thể. - Giá thành kế hoạch: Dựa trên cơ sở định mức đơn giá của nhà nước quy định và dựa trên cơ sở giá thành của nhà nước. Giá thành kế hoạch được xác định theo công thức: Giá thành kế hoạch công Giá thành dự toán Mức hạ giá thành = - tác xây lắp công tác xây lắp kế hoạch - Giá thành định mức: Là tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể được tính toán dựa trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công. Trường Khi đặc đi ểĐạim kết cấu công học trình thay Kinhđổi hay có sự thay tế đổi vHuếề phương pháp tổ chức, về quản lý thi công thì định mức sẽ thay đổi và khi đó giá thành định mức được tính toán lại cho phù hợp. 8 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương - Giá thành thực tế: Sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của CPSX thực tế mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để thực hiện xây lắp. Giá thành thực tế được xác định dựa trên cơ sở số liệu kế toán CPSX. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa CPSX và giá thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí đã tập hợp. Tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau về phạm vi, quan hệ và nội dung, vì vậy cần phải phân biệt giữa chi phí SXKD và giá thành sản phẩm xây lắp. CPSX được xác định theo một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) mà không tính đến chi phí có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Ngược lại giá thành sản phẩm bao gồm những CPSX có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong thời kỳ mà không xét đến nó phát sinh vào thời kỳ nào. Trong giá thành của sản phẩm sản xuất ra trong kỳ có thể bao gồm cả những chi phí đã chi ra trong kỳ trước (hoặc trong nhiều kỳ trước) đồng thời CPSX có thể chi ra trong kỳ này lại nằm trong giá thành sản phẩm của kỳ sau. Chi phí SXKD và giá thành sản phẩm đều là hao phí về lao động sống, lao động vật hóa nhưng trong chỉ tiêu giá thành thì bao gồm những chi phí gắn với sản phẩm hay khối lượng công việc hoàn thành mà không kể đến việc chi phí đó đã chi ra trong kỳ kinh doanh nào. Như vậy, tuy có sự khác nhau song giữa giá thành sản phẩm xây lắp và CPSX có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tài liệu hạch toán chi phí xây lắp là cơ sở để tính giá thành sản phẩm xây lắp và chi phí xây lắp có tác dụng quyết định đến sự chính xác của giá thành sản phẩm xây lắp. Có thể phản ánh mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm qua công thức: Tổng giá thành sản CPSX dở CPSX phát Mức hạ giá = + - phẩm hoàn thành dang đầu kì sinh trong kì thành kế hoạch Trường1.1.4. Nhiệm vụĐạicủa kế toán học chi phí và tính Kinh giá thành sản phtếẩm Huế Trong quản trị doanh nghiệp, CPSX và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng luôn được các nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm. Đặc biệt là trong doanh nghiệp xây lắp vì CPSX và giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu phản ánh 9 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Tính đúng, tính đủ CPSX và giá thành sản phẩm là tiền đề để hạch toán kinh doanh, xác định kết quả của hoạt động sản xuất xây lắp cũng như từng loại sản phẩm, công việc lao vụ và dịch vụ trong doanh nghiệp. Dựa vào các tài liệu về CPSX và giá thành sản phẩm còn là căn cứ quan trọng để phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các định mức chi phí và dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. Để doanh nghiệp có được các quyết định quản lý phù hợp để tăng cường hạch toán kinh tế nội bộ. Để tổ chức tốt kế toán CPSX và giá thành sản phẩm, đáp ứng tốt yêu cầu quản lý CPSX và giá thành ở doanh nghiệp xây lắp, kế toán CPSX và giá thành sản phẩm đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau: - Xác định đối tượng kế toán CPSX và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp xây lắp và yêu cầu quản lý. - Doanh nghiệp đã tổ chức vận dụng các tài khoản kế toán hạch toán CPSX và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hoặc kiểm kê định kỳ). - Doanh nghiệp đã tổ chức tập hợp, kết chuyển hoặc phân bổ CPSX theo đúng đối tượng kế toán tập hợp CPSX đã xác định, theo các yếu tố chi phí và khoản mục giá thành. - Lập báo cáo CPSX theo yếu tố (trên thuyết minh báo cáo tài chính); định kỳ tổ chức phân tích CPSX và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp. - Tổ chức kiểm kê và đánh giá khối lượng sản phẩm khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản phẩm hoàn thành sản xuất một cách đầy đủ và chính xác. 1.2. Xác định đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Trường1.2.1. Đối tượ ngĐại tập hợp chi học phí Kinh tế Huế Đối tượng tập hợp CPSX là phạm vi giới hạn mà các CPSX phát sinh được tập hợp nhằm đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát chi phí. Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX là khâu đầu tiên của công tác kế toán tập hợp CPSX. Xác định đúng đắn đối 10 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương tượng tập hợp CPSX phù hợp với hoạt động, đặc điểm của từng công trình thi công và đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp mới tạo điều kiện tốt nhất để tổ chức công việc kế toán tập hợp CPSX. Việc xác định đối tượng tập hợp CPSX trong doanh nghiệp xây lắp cần phải dựa vào những đặc điểm sau: - Đặc điểm tổ chức thi công của doanh nghiệp - Quy trình công nghệ kỹ thuật sản xuất ra sản phẩm xây lắp - Địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí - Yêu cầu về trình độ quản lý của doanh nghiệp cũng như yêu cầu tính giá thành Đối tượng tập hợp chi phí của doanh nghiệp xây lắp là: Từng bộ phận, từng đội công trình, từng HMCT hoặc các giai đoạn công trình của từng hạng mục. 1.2.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau với nhiều chủng loại, quy cách khác nhau, có nhiều loại chi phí khác nhau. Những CPSX này liên quan đến một hay nhiều đối tượng tập hợp chi phí, nhiều sản phẩm. Để tập hợp chi phí một cách hợp lí, chúng ta có thể sử dụng một trong phương pháp sau: - Phương pháp tập hợp CPSX trực tiếp Phương pháp trực tiếp được áp dụng trong trường hợp CPSX có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng tập hợp chịu chi phí riêng biệt. Trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu thep từng đối tượng liên quan vào sổ kế toán. - Phương pháp tập hợp CPSX gián tiếp Phương pháp gián tiếp được áp dụng trong trường hợp CPSX liên quan đến nhiều đối tượng chịu CPSX mà không thể ghi chép riêng rẽ theo từng đối tượng chịu chi phí. Vì vậy cần phải thực hiện việc phân bổ cho từng đối tượng có liên quan. Việc phân bổ gồm 2 bước: Bước 1: Xác định hệ số phân bổ Trường Đại Thọcổng số chi phí Kinh cần phân bổ tế Huế Hệ số phân bổ chi phí = Tổng tiêu thức phân bổ 11 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Bước 2: Tính số chi phí phân bổ cho từng đối tượng Chi phí phân bổ cho từng Tiêu thức phân bổ cho Hệ số phân bổ chi = đối tượng từng đối tượng phí 1.2.3. Đối tượng tính giá thành × Các sản phẩm, dịch vụ, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị. Khác với hạch toán CPSX, công việc tính giá thành nhằm xác định giá thành thực tế của từng loại sản phẩm đã hoàn thành. Việc xác định đối tượng tính giá thành phải dựa vào cơ sở đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và quy trình sản xuất sản phẩm. Đối tượng tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây lắp: - Sản phẩm hoàn thành: Là các công trình hoặc HMCT đã xây lắp đến giai đoạn cuối cùng của công trình hoặc chuẩn bị bàn giao. - Sản phẩm hoàn thành theo giai đoạn quy ước: Là các đối tượng xây lắp ở từng giai đoạn hoàn thành đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý. 1.2.4. Kỳ tính giá thành - Là thời kỳ mà kế toán tính giá thành cần phải tính được giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành. - Xác định kỳ tính giá thành thích hợp sẽ giúp cho việc tổ chức, công tác tính giá thành khoa học hợp lý, đảm bảo cung cấp số liệu về giá thành thực tế kịp thời, phát huy được chức năng Giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của doanh nghiệp. 1.2.5. Phương pháp tính giá thành - Phương pháp tính giá thành là một phương pháp hay hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán cho chi phí từng đối tượng tính giá thành. Có nhiều phương pháp được Trườngsử dụng để tính giá thành, Đại tùy theo đhọcặc điểm cụ thKinhể của doanh nghi tếệp như Huếđối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành đã xác định để áp dụng phương pháp tính giá thành cho phù hợp, hoặc áp dụng kết hợp một số phương pháp khác nhau. 12 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương  Phương pháp tính giá thành bao gồm: - Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) Áp dụng cho những quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp CPSX được chọn trùng với đối tượng tính giá thành. CPSX CPSX phát CPSX Điều chỉnh Tổng giá thành = dở dang + sinh trong - dở dang - giảm giá thực tế sản phẩm đầu kì kì cuối kì thành Giá thành thực tế đơn vị sản Tổng giá thành thực tế sản phẩm = phẩm Số lượng sản phẩm hoàn thành - Phương pháp tỷ lệ Trong trường hợp chi phí sản xuất được tập hợp theo đơn vị thi công, kế toán có thể căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình và chi phí sản xuất cho cả nhóm để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó. - Phương pháp tổng cộng chi phí: Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp các doanh nghiệp xây lắp thi công các công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra các bộ phận sản xuất khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, còn đối tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành. Giá thành công trình được xác định bằng cách tổng cộng chi phí sản xuất phát sinh tại từng đội, cộng với giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và trừ đi giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Phương pháp tính giá thành theo định mức Phương pháp này có mục đích kịp thời phát hiện ra mọi chi phí sản xuất và phát sinh vượt quá định mức, từ đó tăng cường phân tích và kiểm tra kế hoạch giá thành. Giá thành thực Giá thành định Chênh lệch do Chênh lệch so = ± ± Trườngtế của sản phẩm Đạimức sản ph ẩhọcm thay đKinhổi định mức tếvới đ ịnhHuế mức 13 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 1.2.6. Phân biệt đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành - Trong các doanh nghiệp xây lắp đối tượng tính giá thành thường trùng với đối tượng tập hợp CPSX đó là các công trình, HMCT hay khối lượng hoàn thành công việc bàn giao. - Đối tượng tập hợp chi phí là căn cứ để mở các tài khoản, các sổ chi tiết, tổ chức ghi chép ban đầu, tập hợp số liệu CPSX chi tiết theo từng đối tượng chịu CPSX, từng địa điểm phát sinh. Còn việc xác định đối tượng tính giá thành là căn cứ để lập các bảng biểu chi tiết tính giá thành và tổ chức công tác tính giá thành theo từng đối tượng phục vụ cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm. - Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tập hợp giá thành có mối quan hệ mật thiết với nhau vì bản chất của chúng là những phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí. Số liệu về CPSX đã tập hợp được trong kỳ là cơ sở và căn cứ để tính giá thành. 1.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp theo thông tư 133/2016/TT-BTC - Do đặc thù của ngành xây lắp, với điều kiện sản xuất thi công ngoài trời, vật liệu chủ yếu được mua và đưa đến sử dụng ngay cho từng công trình, các kho chỉ được dựng tạm thời nên dễ xảy ra mất mát, hư hỏng, như vậy rất khó khăn trong việc quản lý nguyên vật liệu. Vì vậy, để phản ánh số lượng hiện có, tình hình biến động tăng giảm của nguyên vật liệu trong các kho dựng tạm một cách thường xuyên, liên tục, chính xác theo từng loại nguyên vật liệu, các doanh nghiệp xây lắp phải sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. 1.3.1. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.3.1.1. Nội dung - Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực tể sản phẩm xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn Trườngthành khối lượng xây lĐạiắp (không k ểhọcvật liệu phụ choKinh máy móc, phương tế ti ệnHuế thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung) (Theo TS Huỳnh Lợi, Kế toán chi phí, NXB Giao thông vận tải, 2010). 14 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương - Chi phí NVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị công trình xây lắp nên việc hạch toán chính xác khoản mục chi phí này có tầm quan trọng đặc biệt để đảm bảo tính chính xác của giá trị công trình xây lắp. - Trong quá trình hạch toán chi phí NVLTT cần tuân thủ nguyên tắc sau: Nếu chi phí NVLTT có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí như công trình, hạng mục công trình thì được tập hợp theo phương pháp trực tiếp. Nếu chi phí nguyên vật liệu sử dụng có liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì phải phân bổ cho từng đối tượng theo tiêu thức hợp lý như số lần sử dụng, định mức chi phí, khối lượng xây lắp hoàn thành. Nếu trong kỳ sản xuất có những nguyên vật liệu đã xuất dùng cho các tổ, đội, công trình nhưng chưa sử dụng hết vào sản xuất phải được loại trừ khỏi CPSX trong kỳ bằng các bút toán điều chỉnh thích hợp, đồng thời phải hạch toán đúng đắn số phế liệu thu hồi (nếu có) theo từng đối tượng công trình. - Chi phí NVLTT dùng để thi công xây lắp công trình hay HMCT, gồm: vật liệu xây dựng chính: gạch, gỗ, cát, đá, xi măng; vật liệu phụ và vật liệu khác; đinh, kẽm, dây buộc; nhiên liệu: củi nấu, nhựa đường; vật kết cấu: bê tông đúc sẵn; vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm: ván, khuôn, giàn giáo; giá trị thiết bị đi kèm với vật kiến trúc như: thiết bị vệ sinh, thiết bị thông gió, thông hơi, chiếu sang, truyền dẫn hơi nóng, hơi lạnh. 1.3.1.2. Chứng từ sử dụng - Phiếu yêu cầu vật tư, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, ủy nhiệm chi, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng 1.3.1.3. Tài khoản sử dụng - Để phản ánh tình hình NVLTT trong kì, kế toán sử dụng TK 154 – Chi phí SXKD dở dang chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. - Kết cấu của tài khoản 154: (Phụ lục 1) Trường1.3.1.4. Hệ th ốngĐại sổ sách k ếhọctoán Kinh tế Huế - Sổ chi tiết tài khoản 154 chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, sổ cái TK 154, sổ nhật ký chung. 15 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 1.3.1.5. Phương pháp hạch toán (4) 152 154 (1) 632 (5) 111,112,331 (2) 152,111 141 (3a) (3b) Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí NVLTT theo phương pháp kê khai thường xuyên. Ghi chú: (1) Chi phí NVLTT thi công xây lắp phát sinh trong kỳ (2) Mua nguyên vật liệu đưa thẳng vào công trường (không qua kho) (3a) Tạm ứng chi phí NVL cho các đội xây lắp (3b) Quyết toán tạm ứng về chi phí NVLTT khi công trình đã bàn giao (4) Giá trị nguyên vật liệu dùng không hết vào xây lắp để tại công trường cuối kì (5) Chi phí NVLTT vượt trên mức bình thường, không tính vào giá thành sản phẩm 1.3.2. Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 1.3.2.1. Nội dung - Theo giáo trình Kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải thì chi phí NCTT trong các đơn vị xây lắp bao gồm thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp thực hiện khối lượng công tác xây lắp như tiền lương chính, tiền lương phụ, chi phí NCTT ở các đơn vị xây lắp khác với các doanh nghiệp sản xuất khác là không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực Trườngtiếp xây lắp. Đại học Kinh tế Huế - Chi phí NCTT nếu có liên quan đến đối tượng tập hợp chi phí nào thì hạch toán cho đối tượng đó theo phương pháp tập hợp trực tiếp, nếu liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí, không hạch toán trực tiếp được thì phải dùng phương pháp phân 16 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương bổ chi phí cho các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Khi sử dụng phương pháp phân bổ, kế toán có thể áp dụng các tiêu thức phân bổ sau: chi phí tiền công định mức kế hoạch, giờ công định mức hoặc thực tế, khối lượng sản phẩm - Chi phí NCTT trong hoạt động xây lắp không bao gồm: Lương của công nhân vận chuyển ngoài công trường. Lương nhân viên thu mua, bốc dỡ, bảo quản vật liệu trước khi đến kho công trường. Lương công nhân sản xuất phụ, nhân viên quản lý, công nhân điều khiển sử dụng máy thi công, những người làm công tác bảo quản công trường. Các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp thi công công trình. 1.3.2.2. Chứng từ sử dụng - Bảng thanh toán lương, bảng chấm công, hợp đồng lao động, phiếu chi lương, hợp đồng giao khoán, phiếu xác nhận khối lượng hoàn thành 1.3.2.3. Tài khoản sử dụng - Để phản ánh tình hình chi phí NCTT, kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. 1.3.2.4. Hệ thống sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 154 chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, sổ cái TK 154, sổ nhật ký chung. 1.3.2.5. Phương pháp hạch toán 334, 111 154 (1542) (1) 632 (3) 335 141 (2a) (2b) Trường SơĐại đồ 1.2: Sơ đhọcồ hạch toán chiKinh phí NCTT tế Huế Ghi chú: (1) Chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất (2a) Tạm ứng chi phí NCTT cho các đội xây lắp. 17 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương (2b) Quyết toán tạm ứng về chi phí nhân công trực tiếp khi công trình bàn giao (3) Chi phí NCTT vượt mức không tính vào giá thành sản phẩm xây lắp. 1.3.3. Kế toán tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 1.3.3.1. Nội dung - Máy thi công xây lắp: là một bộ phận của tài sản cố định, gồm các loại xe, máy kể cả thiết bị được chuyển động bằng động cơ (chạy bằng hơi nước, diesel, xăng dầu ) được sử dụng trực tiếp cho công tác xây lắp trên công trường thay thế cho sức lao động của con người trong các công việc làm đất, đá, bê tông, nền móng, xúc, nâng cao, vận chuyển như máy nghiền đá, máy trộn bê tông, máy san nền, máy xúc, cần cẩu - Chi phí sử dụng máy thi công: gồm chi phí về vật liệu, nhân công và các chi phí khác trực tiếp dùng cho quá trình sử dụng máy phục vụ cho các công trình xây lắp. - Do máy thi công phải di chuyển theo các địa điểm thi công theo từng thời kỳ, nên chi phí sử dụng máy thi công chia thành 2 loại: Chi phí thường xuyên: Tiền lương, phụ cấp của công nhân điều khiển máy, kể cả công nhân phục vụ máy; chi phí nhiên liệu, động lực dùng cho máy thi công; chi phí công cụ dụng cụ; khấu hao máy thi công; chi phí dịch vụ mua ngoài: thuê máy thi công (nếu có), chi phí sửa chữa thường xuyên, điện, nước; chi phí khác Chi phí tạm thời: Chi phí phát sinh một lần thường được phân bổ hoặc trích trước theo thời gian sử dụng máy ở công trường: Chi phí tháo lắp, chạy thử sau khi lắp sử dụng; chi phí vận chuyển máy thi công đến địa điểm xây dựng, chi phí trả máy về nơi đặt máy; chi phí sửa chữa lớn máy thi công; chi phí xây dựng các công trình tạm phục vụ máy thi công: lều lán che máy, bệ để máy. 1.3.3.2. Chứng từ sử dụng - Nhật trình máy thi công, biên bản phân bổ khấu hao máy móc, phiếu yêu cầu vật tư, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, biên bản nghiệm thu sửa chữa máy thi công, bảng chấm công, bảng thanh toán lương. Trường1.3.3.3. Tài kho Đạiản sử dụng học Kinh tế Huế - Để phản ánh tình hình chi phí sử dụng MTC trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình. 18 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương - Nội dung và kết cấu của TK 154: [Phụ lục 1] 1.3.3.4. Hệ thống sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 154 chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, sổ cái TK 154 và sổ nhật ký chung. 1.3.3.5. Phương pháp hạch toán 152, 153, 242 154 (1543) (1) 632 334 (6) (2) 214 (3) 111, 112, 331 (4) 133 111, 112 (5) Sơ đồ 1.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sử dụng máy thi công Ghi chú: (1) Chi phí vật liệu, dụng cụ phục vụ máy thi công (2) Tính lương phải trả cho công nhân vận hành, điều khiển máy thi công (3) Khấu hao máy thi công (4) Mua nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng ngay không nhập kho (5) Chi phí mua ngoài phục vụ máy thi công (6) Chi phí nhân máy thi công vượt mức không tính vào giá thành sản phẩm xây lắp Trường1.3.4. Kế toán tĐạiập hợp chi phíhọcsản xuất chungKinh tế Huế 1.3.4.1. Nội dung - Chi phí SXC là những chi phí phục vụ cho sản xuất của đội, công trường xây dựng, chi phí SXC bao gồm: Tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích 19 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy, nguyên vật liệu dùng cho quản lý đội, công cụ dụng cụ, khấu hao máy móc thiết bị sử dụng ở đội, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí chung bằng tiền khác. Các khoản chi phí SXC thường được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội ) cuối kỳ sẽ tiến hành phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí (Giáo trình kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải). - Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, CPSX chung được chia làm hai loại: CPSX chung biến đổi và CPSX chung cố định. CPSX chung biến đổi là những chi phí thường thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất CPSX chung cố định là những chi phi sản xuất gián tiếp thường không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất như chi phí khấu hao, chi phí bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí quản lí hành chính ở các đội. - Do ngành xây lắp có một số đặc thù riêng biệt nên kế toán cần chú ý: Hạch toán CPSX chung theo công trình, HMCT đồng thời đối chiếu với định mức đã quy định. Trường hợp CPSX chung có liên quan tới nhiều đối tượng xây lắp khác nhau, kế toán phải phân bổ CPSX chung theo tiêu thức phân bổ hơp lý. Tiêu thức phân bổ CPSX chung liên quan tới nhiều công trình, HMCT: Tổng CPSX chung cần phân bổ CPSX chung phân bổ Tổng tiêu thức phân = Tổng tiêu thức cần phân bổ của × cho từng đối tượng bổ của từng đối tượng tất cả các đối tượng 1.3.4.2. Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho, phiếu chi, biên bản phân bổ khấu hao máy móc, phiếu yêu cầu vật tư, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn bán hàng, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng phân bổ công cụ dụng cụ. Trường1.3.4.3. Tài kho Đạiản sử dụng học Kinh tế Huế - Để phản ánh tình hình chi phí SXC trong kỳ, kế toán sử dụng tài khoản 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang chi tiết cho từng công trình, HMCT. - Nội dung và kết cấu của TK 154: [Phụ lục 1] 20 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 1.3.4.4. Hệ thống sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 154 chi tiết cho từng công trình, HMCT, sổ cái TK 154 và sổ nhật ký chung. 1.3.4.5. Phương pháp hạch toán 334 154 (1544) (1) 338 632 (2) (8) 152, 153 (3) 214 (4) 111, 112 (5) 334 (6) (7) Sơ đồ 1.4: Kế toán tập hợp chi phí SXC Ghi chú: (1) Tiền lương, tiền công phụ cấp phải trả cho nhân viên và quản lý đội (2) Các khoản trích theo lương (3) Chi phí NVL, CCDC xuất dùng (4) Trích khấu hao thiết bị máy móc (5) Chi phí điện nước, điện thoại (6) Tạm ứng giá trị xây lắp giao khoán (7) Quyết toán tạm ứng (8) Chi phí SXC vượt mức quy định không tính vào giá thành sản phẩm Trường1.4. Kế toán tổ ngĐại hợp chi phí học sản xuất Kinh tế Huế 1.4.1. Nội dung - Trên cơ sở nguyên tắc giá gốc, chi phí được kết chuyển hoặc phân bổ cho các đối tượng tính giá thành phải tuân thủ nguyên tắc giá gốc. Vì vậy, chi phí sau khi 21 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương được tập hợp theo số thực tế phát sinh cần điều chỉnh cho phù hợp với giá gốc (Giáo trình kế toán chi phí - TS. Huỳnh Lợi - NXB Giao thông vận tải). - Sản phẩm xây lắp không phải làm thủ tục nhập, chỉ làm thủ tục nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng. Trong trường hợp sản phẩm xây lắp đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao thì cũng được coi là sản phẩm được nhập kho thành phẩm (TK 155). 1.4.2. Chứng từ sử dụng - Phiếu xuất kho, bảng chấm công, hợp đồng lao động, các hoá đơn giá trị giá tăng, hoá đơn bán lẻ 1.4.3. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán, TK 155 – Thành phẩm và các tài khoản khác liên quan như: 111, 152, 138, 1.4.4. Hệ thống sổ sách kế toán - Sổ chi tiết TK 632, TK 155; sổ cái tài khoản 632, TK 155. 1.4.5. Phương pháp hạch toán 1541 154 111 (1) (5) 152 1542 (2) (6) 138 1543 (7) (3) 155 1544 (8) (4) 632 (9) Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán tập hợp CPSX trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp Trườngtrực tiếp thi công toànĐại bộ công trìnhhọc theo ph ươngKinh pháp kê khai thưtếờng xuyên.Huế Ghi chú: (1) Kết chuyển chi phí NVLTT (2) Kết chuyển chi phí NCTT 22 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương (3) Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (4) Kết chuyển hoặc phân vổ chi phí SXC (5) Giá trị vật tư, phế liệu thu hồi trong quá trình thi công, bán ra ngoài (6) Giá trị vật tư, phế liệu thu hồi nhập kho (7) Giá trị các khoản thiệt hại phá đi làm lại do bên thi công chịu (8) Giá thành thực tế hạng mục, công trình hoàn thành chờ bán (9) Giá thành thực tế khối lượng công trình/HMCT hoàn thành bàn giao trong kỳ 1.5. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ - Đặc điểm của sản phẩm xây lắp có tính đơn chiếc, thời gian thi công tương đối dài nên kỳ tính giá thành sản phẩm không trùng với kỳ kế toán mà tính giá thành sản phẩm bắt đầu khi khởi công công trình và kết thúc khi hoàn thành bàn giao công trình. Trong kỳ, kế toán chỉ hạch toán CPSX phát sinh của kỳ đó theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Khi công trình hoàn thành, căn cứ vào các chi phí phát sinh của mỗi công trình để tính giá thành sản phẩm. Để tính giá thành sản phẩm trước hết phải kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang. - Khi đánh giá sản phẩm dở dang cần chú ý những vấn đề cụ thể sau: Đối với những công trình xây lắp bàn giao một lần chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo chi phí thực tế chính là tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh của công trình, hạng mục công trình. Đối với những công trình bàn giao nhiều lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ có thể đánh giá bằng một trong hai phương pháp sau Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương: Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất + Giá thành dự Chi phí DDĐK PSTK toán của khối Trườngsản xuất = Giá Đại thành dự toán học của Giá Kinh thành dự toán tếx Huế lượng công DDCK khối lượng công việc + của khối lượng việc DDCK hoàn thành công việc DDCK 23 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Giá thành dự toán bao gồm: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC, chi phí SXC tính theo dự toán. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức Chi phí sản xuất Khối lượng công việc thi Định mức chi phí = x DDCK công xay lắp DDCK sản xuất 1.6. Kế toán tính giá thành sản phẩm - Căn cứ vào các đối tượng tập hợp chi phí, kế toán mở cho mỗi đối tượng một sổ hoặc một thẻ chi tiết theo dõi chi phí từ lúc khởi công cho tới khi hoàn thành theo từng khoản mục chi phí. Căn cứ vào chi phí đã tập hợp và bảng kê đánh giá sản phẩm dở dang để xác định giá thành thực tế của sản phẩm hoàn thành. Giá thành thực tế CPSX dở dang CPSX dở dang CPSX dở dang = + - (sản phẩm xây lắp) đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ  Phương pháp hạch toán 154 152,1388,111,112 (1) 632 (2) (3) 155 (4) Sơ đồ 1.6: Sơ đồ kế toán tính giá thành sản phẩm Ghi chú: (1) Vật tư thừa, phế liệu/bồi thường/thanh lý máy móc thiết bị chuyên dùng Trường(2) Thiệt hại (sau Đại bồi thường) học Kinh tế Huế (3) Tổng sản phẩm xây lắp tiêu thụ (4) Tổng sản phẩm xây lắp chờ bán 24 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TAI CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI 2.1. Khái quát chung về công ty 2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.1.1.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái - Tên chính thức: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI - Tên giao dịch: XADAVATA LTD., COMPANY - Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên. - Đại diện pháp luật: Trương Văn Lợi. - Nhận thầu theo phương thức tự tìm kiếm, tự đấu thầu. - Mã số thuế: 3300383214 - Địa chỉ: Thôn Phú Lễ, Xã Quảng Phú, Huyện Quảng Điền, Tỉnh Thừa Thiên - Huế - Ngày cấp giấy phép: 06/12/2005, đăng ký bổ sung lần 3 ngày 09/06/2011 (kèm bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3300383214 ngày 09 tháng 06 năm 2011 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp). - Ngày hoạt động: 01/01/2006 (Đã hoạt động 13 năm) - Điện thoại: 054.3556005 - Ngành nghề kinh doanh: Xây dựng công trình dân dụng, sản xuất đồ gỗ xây dựng, xây dựng công trình giao thông, mua bán xăng dầu, mua bán vật liệu xây dựng, kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô, san lấp mặt bằng, khai thác và chế biến khoán sản. 2.1.1.2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Công ty Trường- Công ty TNHH Đại xây dựng họcBảo Thái đư ợKinhc thành lập vào thángtế 12 nămHuế 2005. Trong quá trình hoạt động công ty đã thi công nhiều công trình trên địa bàn Huyện. Từ năm 2005 đến nay, song song cùng với công cuộc đổi mới của đất nước, Công ty đã không ngừng phát triển, từ một doanh nghiệp rất non trẻ trong ngành xây dựng của 25 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương huyện nhà, chỉ nhận thầy những công trình, hạng mục nhỏ, những với sự tận tâm, nhiệt huyết và năng lực của mình nay Công ty đã trở thành một trong những Công ty lớn nhất huyện Quảng Điền. Hằng năm, công ty nhận nhiều công trình trọng điểm của Huyện, từ đó góp phần không nhỏ vào công cuộc giải quyết việc làm, tăng thu nhập của người lao động của huyện Quảng Điền, đóng góp một phần ngân sách nhà nước thông qua nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp, thường xuyên tham gia ủng hộ các phong trào yêu nước, ủng hộ đồng bào khó khăn và nhận được rất nhiều bằng khen, giấy chứng nhận của Huyện. Từ đó giúp nâng cao uy tín, giá trị của Công ty trên địa bàn. - Sự phát triển của Công ty là một quá trình phấn đấu kiên trì và bền bỉ trong việc học hỏi nâng cao trình độ, rèn luyện kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm của Ban lãnh đạo và toàn thể các thành viên nhằm thực hiện những sứ mệnh, mục tiêu và chính sách đã xác định. Những thành quá đặt được là sự hợp lực của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái cộng với sự nhiệt tình giúp đỡ từ nhiều phía, Công ty luôn đặt mục tiêu hoàn thiện mọi mặt, đảm bảo chất lượng hàng đầu trong ngành xây dựng, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng về khẳng định giá trị của mình trên thị trường. - Đơn vị đã thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động, trật tự an toàn xã hội và phòng chống cháy nổ. - Trong thời gian qua đơn vị đã thi công công trình và bàn giao đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật nhiều công trình được chủ đầu tư tín nhiệm. 2.1.2. Đặc điểm của công ty - Xây lắp là ngành sản xuất vật chất quan trọng mang tính chất công nghiệp nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân. Thông thường, cong tác xây lắp do các đơn vị xây lắp nhận thầu tiến hành. Ngành sản xuất có các đặc điểm sau: Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết câu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất dài. Do vậy, việc tổ chức quản lý Trườnghạch toán nhất thiết ph ảĐạii có các dự toánhọc thiết kế, thiKinh công. tế Huế Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thỏa thuận với chủ đầu tư từ trước, do đó tính chất hàng hóa của sản phẩm thể hiện không rõ. 26 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.  Mục tiêu hoạt động - Chế tạo sản phẩm đạt tiến độ, chất lượng, chính xác và thỏa mãn nhu cầu của khác hàng. Trang bị thêm thiết bị mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. - Phát triển nguồn nhân lực, đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, huy động nội lực, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để xây dựng hệ thống quản lí chất lượng vững chắc. 2.1.3. Đặc diểm quy trình công nghệ của việc sản xuất sản phẩm - Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái là công ty SXKD chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, do vậy việc tổ chức hoạt động kinh doanh của Công ty cũng có nhiều sự khác biệt so với các ngành sản xuất vật chất khác. Quy trình công nghệ của quá trình SXKD trong công ty TNHH xây dựng Bảo Thái có thể khái quát như sau: Đặc điểm quy trình sản xuất của Công ty là quy trình sản xuất hỗn hợp vừa thi công bằng lao động thủ công vừa thi công bằng máy móc, đối với các công việc đơn giản như dọn dẹp, giải phóng mặt bằng, tát nước, đào xúc đất Công ty có thể sử dụng lao động thuê ngoài. Giai đoạn thi công phần nền móng và phần thô thường do máy móc đảm nhiệm. Máy móc thiết bị thi công do Phòng kỹ thuật quản lý, được điều động theo yêu cầu của đội thi công xây dựng, tiếp theo là giai đoạn xây dựng và hoàn thiện là giai đoạn chủ yếu là do lao động thực hiện bên cạnh sự hỗ trợ của máy móc như máy trộn bê tông, máy mài, máy mơn sau đó nghiệm thu và bàn giao sản phẩm xây lắp cho chủ đầu tư. 2.1.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty Công ty có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu: - Chuyên xây dựng nhà các loại Trường- Xây dựng côngĐại trình kỹ thuhọcật dân dụng Kinhkhác tế Huế - Chuẩn bị mặt bằng - Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 27 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương - Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh - Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế - Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét - Sản xuất đồ gỗ xây dựng 2.1.5. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.1.5.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý BAN GIÁM ĐỐC PHÒNG TÀI VỤ PHÒNG KĨ THUẬT ĐỘI THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐỘI THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐỘI XE CƠ GIỚI, VẬN TẢI DÂN DỤNG GIAO THÔNG, THỦY LỢI Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.1.5.2. Nhiệm vụ và chức năng chính của từng bộ phận - Ban giám đốc: Toàn quyền quyết định mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản cấp trên về kết quả hoạt động SXKD. Có quyền điều hành mở rộng SXKD của công ty mình, điều phối việc chi tiêu trong hoạt động SXKD của công ty. - Phòng kế toán tài vụ: Tham mưu giúp việc cho Ban Giám đốc về các vấn đề sau: Lập kế hoạch SXKD hàng năm của đơn vị, kế hoạch cấp vốn cho từng công Trườngtrình. Thường xuyên báoĐại cáo Giám đhọcốc về nguồn tàiKinh chính của đơn vịtế. Huế Kiểm tra quản lý các thu chi tài chính đảm bảo đúng chế độ của Nhà nước quy định. Thanh quyết toán công trình đã được nghiệm thu, bàn giao. 28 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Hoàn thành tốt các công tác hành chính, lao động tiền lương. - Phòng kĩ thuật: Khảo sát công trường. Thiết kế bản vẽ, tư vấn đấu thầu, giám sát kĩ thuật của một dự án, công trình. Lập dự toán khối lượng, dự toán tổng thể và chi tiết cho các dự án, công trình. Cán bộ kỹ thuật làm nhiệm vụ của 1 kế toán tại công trình được phân công. - Đội thi công công trình dân dụng: Tiến hành thi công các dự án tại công trường bao gồm các loại nhà ở, nhà và công trình công cộng. Đảm bảo chất lượng, an toàn cũng như hoàn thành công trình theo đúng tiến độ. - Đội xe cơ giới, vận tải: Quản lý, sử dụng các chủng loại xe hoạt động tại công trình phục vụ cho công tác xây dựng của từng công trình. Lập kế hoạch dự trù sửa chữa xe, thanh quyết toán chi phí hàng tháng. Kiểm tra, theo dõi về mặt kỹ thuật xe thường xuyên và đúng định kỳ theo quy định. - Đội thi công, công trình giao thông, thủy lợi: Tiến hành thi công các dự án tại công trường bao gồm dự án về giao thông, thủy lợi. Đảm bảo an toàn, chất lượng cũng như hoàn thành công trình theo đúng tiến độ. 2.1.6. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.1.6.1. Sơ đồ bộ máy kế toán Kế toán trưởng Trường Đại học Kinh tế Huế Kế toán vật tư Kế toán thanh Kế toán Lương Thủ quỹ TSCĐ toán Công nợ Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 29 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 2.1.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo cao nhất của phòng, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về tất cả hoạt động của phòng do mình phụ trách. Tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách. Tham mưu cho Ban Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của chế độ qua từng thời kì trong hoạt động kinh doanh. Kí duyệt các báo cáo, các chứng từ kế toán. Lập đầy đủ và giữ đúng hạn các báo cáo kế toán và quyết toán của công ty theo chế độ hiện hành. Phân tích, đánh giá tài chính của các dự án, công trình trước khi trình lãnh đạo. Tham mưu cho Ban Giám đốc về nguồn vốn và giá dự toán làm cơ sở ký kết các hợp đồng với đối tác. Giữ bí mật về số liệu kế toán - tài chính và bí mật kinh doanh của công ty. Thực hiện một số chức năng khác khi được Giám đốc giao. - Kế toán vật tư, TSCĐ: theo dõi tình hình nhập xuất tồn của các loại nguyên vật liệu trong kỳ. Lập và lưu trữ các phiếu xuất kho, nhập kho. Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng TSCĐ trong công ty. - Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản công nợ với người bán, các khoản phải thu khách hàng Kiểm tra, đối chiếu sổ sách với các đơn vị, tiến hành nhập số liệu phát sinh hàng tháng về công nợ khách hàng, nhà cung cấp. Đồng thời thu chi tiền mặt trên cơ sở hợp lí, hợp lệ đã được phê duyệt và thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng, theo dõi tiền vay, trả nợ ngân hàng. - Kế toán lương, công nợ: Ghi chép phản ánh kịp thời số lượng thời gian lao động, chất lượng sản phẩm, tính chính xác tiền lương phải trả cho người lao động; tính chính xác số tiền BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí và thu từ thu nhập của người lao động; trả lương kịp thời cho người lao động, giám sát tình hình sử dụng quỹ lương, cung cấp tài liệu cho các phòng quản lý, chức năng, lập kế hoach quỹ lương kỳ sau; lập báo cáo về lao động, tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ thuộc phạm vi trách nhiệm Trườngcủa kế toán; phản ánh Đạivà ghi chép đhọcầy đủ, kịp th ờKinhi và chính xác các tế nghi ệpHuế vụ thanh toán phát sinh theo từng đối tượng, từng khoản thanh toán có kết hợp với thời hạn thanh toán, đôn đốc việc thanh toán, tránh chiếm dụng vốn lẫn nhau; tổng hợp và cung 30 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương cấp thông tin kịp thời về tình hình công nợ từng loại cho quản lý để có biện pháp xử lý (nợ trong hạn, nợ quá hạn, các đối tượng có vấn đề ). - Thủ quỹ: Thu, chi tiền mặt tại quỹ, đối chiếu, báo cáo quỹ với kế toán để đảm bảo tính chính xác; tập hợp nhu cầu thu chi hằng ngày; lập phiếu thu chi tiền mặt, theo dõi thực chi với sổ sách, báo cáo thu chi hằng ngày; kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc thu - chi theo đúng quy định trước khi trình Giám đốc phê duyệt. 2.1.6.3. Tổ chức sổ kế toán  Tình hình vận dụng chế độ kế toán tại Công ty - Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán: kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng Bộ tài chính với niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hằng năm.  Hình thức sổ kế toán - Công tác kế toán tại công ty được thực hiện và xử lí trên phần mềm kế toán đã được thiết kế theo yêu cầu quản lí của bộ phận kế toán công ty. Đặc điểm về áp dụng máy tính trong công tác kế toán tại công ty: Do yêu cầu quản lí của bộ phận kế toán nên số liệu kế toán được lưu trên máy tính và hàng tháng, hàng quý được in ra các sổ, báo cáo, các chứng từ cần thiết theo yêu cầu và quy định. Hằng ngày, kế toán cập nhật số liệu phát sinh và hạch toán vào máy tính. Kế toán trưởng là người kiêm tra số liệu tổng hợp trước khi nộp cho cấp trên. - Hiện nay, công ty đang áp dụng hình thức ghi sổ trên máy vi tính, sử dụng phần mềm kế toán: “Kế toán Việt Nam” phiên bản 10.8 theo hình thức “Nhật ký chung”. Sổ kế toán Chứng từ kế Phần mềm kế toán Việt - Sổ chi tiết toán Trường Đại họcNam Kinh- Stếổ cái Huế Báo cáo tài chính Sơ đồ 2.3: Quy trình ghi sổ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành 31 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Ghi chú: Nhập liệu hằng ngày In sổ, báo cáo cuối quý, năm  Hệ thống chứng từ kế toán - Hệ thống chứng từ mà công ty đang sử dụng bao gồm những loại sau: Lao động, tiền lương: Bảng chấm công, hợp đồng giao khoán, hợp đồng lao động, bảng tính lương, bảng thanh toán lương, phiếu yêu cầu thanh toán, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội. Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa, bảng kê mua hàng, bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ. Tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán, giấy thanh toán tiền tạm ứng, bảng kiểm kê quỹ, bảng kê chi tiền. Tài sản cố định: Biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.  Hệ thống sổ kế toán trong công ty bao gồm: - Sổ nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, sổ này vừa dùng để đăng ký nghiệp vụ kinh tế, quản lý chứng từ ghi sổ đối chiếu kiểm tra số liệu với bảng cân đối số phát sinh và căn cứ để ghi sổ này là các chứng từ sau khi đã kiểm tra. - Sổ chi tiết bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng, sổ công nợ thanh toán với người bán, sổ công nợ thanh toán với khách hàng, sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ chi tiết tài sản cố định.  Đặc điểm hệ thống tài khoản kế toán Trường- Việc sử d ụngĐại phần mềm họckế toán giúp Kinhcho công ty mở đưtếợc h ệHuếthống tài khoản phù hợp rất thuận lợi cho công tác hạch toán kế toán. Ngoài những tài khoản sẵn có trong phần mềm kế toán như: TK 111, 112, 152, 153, 211, 331, 154, 632 công ty còn mở thêm được các tài khoản chi tiết của các tài khoản cấp 1, cấp 2 cho 32 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương từng công trình, HMCT. Các tài khoản được mã hóa bằng số hiệu tài khoản gồm: số hiệu tài khoản cấp trên và phần mở rộng tùy chọn – được tự động sinh ra khi đăng kí tài khoản mới (theo thứ tự tăng dần). Ví dụ tài khoản 152.1 mở chi tiết cho công trình Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La. - Đặc biệt khi nhập số dư hay số phát sinh kế toán phải nhập từ tài khoản cấp thấp nhất, chương trình sẽ tự động cộng dồn số dư, số phát sinh lên các tài khoản cấp trên. Một số tài khoản được Công ty hay sử dụng như: TK 111, TK 112, TK 131, TK 133, TK 141, TK 152, TK 153, TK 154, TK 211, TK 214, TK 241, TK 311, TK 333, TK 335, TK 338, TK 341, TK 411, TK 421, TK 431, TK 511, TK 515, TK 521, TK 632, TK 635, TK 642, TK 711, TK 811, TK 911. 2.1.6.4. Chính sách kế toán được áp dụng tại công ty - Niên độ kế toán của công ty áp dụng để lập báo cáo tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12. Báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo tài chính được lập bằng đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán của Công ty là đồng Việt Nam (VNĐ). - Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp nộp thuế giá trị gia tăng: Theo phương pháp khấu trừ. - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Giá gốc. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo đường thẳng. - Tính giá thành thành phẩm: Phương pháp giản đơn. - Kỳ kế toán: Kỳ kế toán năm (bắt đầu từ 01/01 đến 31/12). Trường- Đơn vị tiền tĐạiệ sử dụng: Đ ồhọcng Việt Nam. Kinh tế Huế 33 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 2.1.7. Tình hình một số nguồn lực cơ bản của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.1.7.1. Tình hình nguồn lao động của Công ty giai đoạn 2016 - 2018 - Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình SXKD và là yếu tố quyết định của quá trình này. Chính vì vậy, cơ cấu và đặc điểm của đội ngũ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả SXKD của Công ty. - Theo số liệu thống kê của Công ty, số lượng và chất lượng lao động của Công ty thể hiện qua các bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2016-2018 ĐVT: Người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu SL % SL % SL % ± % ± % Tổng số lao động 44 100 46 100 51 100 2 4,55 5 10,87 Phân theo giới tính Nam 40 90,91 42 91,30 47 92,16 2 5,00 5 11,90 Nữ 4 9,09 4 8,70 4 7,84 0 0.00 0 0,00 Phân theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 15 34,09 13 28,26 17 33,33 (2) (13,33) 4 30,77 Lao động gián tiếp 29 65,91 33 71,74 34 66,67 4 13,79 1 3,03 Phân theo trình độ chuyên môn Trên ĐH-CĐ 6 13,64 6 13,04 7 13,73 0 0,00 1 16,67 Trung cấp 9 20,45 10 21,74 13 25,49 1 11,11 3 30,00 Lao động phổ 29 65,91 30 65,22 31 60,78 6 20,69 1 3,33 thông Qua bảng trên ta thấy: - Tổng số lao động của công ty có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2017, tổng số lao động là 46 người, tăng 2 người tương ứng tăng 4,55% so với năm 2016. Năm 2018, tổng lao động là 51 người, tăng 5 người tương ứng tăng 10,87% so với năm 2017. Xu hướng này cho thấy quy mô sản xuất của công ty càng dần được mở rộng. - Xét theo tính chất công việc: Nhìn vào bảng trên ta có thể nhận thấy lao Trườngđộng trực tiếp chiếm tỷĐạilệ gần 30% học tổng lao độ ngKinh của công ty, m ặtếc dù đặHuếc thù của ngành xây lắp cần nhiều lao động trực tiếp sản xuất và thi công, số lượng lao động trực tiếp là lực lượng chính tạo nên khối lượng sản phẩm. Tuy nhiên, nguồn lao động trong ngành xây lắp của huyện dồi dào, chưa bao giờ Công ty gặp phải tình trạng thiếu hụt 34 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương nhân công xây lắp, nên chủ yếu khi nhận thầu công trình rồi thì bắt đầu lên kế hoạch và thuê ngoài nhân công. Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp có xu hướng tăng qua 3 năm. Ví dụ: Số lao động trực tiếp trong năm 2016 là 15 người, năm 2017 so với năm 2016 số lượng lao động trực tiếp giảm 2 người, tương ứng giảm 13,33%. Sang năm 2018, số lao động trực tiếp đã tăng lên 4 người, tương ứng tăng 30,77% so với năm 2017. Trong khi đó, năm 2016 số lao động gián tiếp là 29 người, năm 2017 so với năm 2016 số lao động gián tiếp tăng 4 người hay tăng 13,79%, năm 2018 so với năm 2017 số lao động gián tiếp tăng 1 người, tương ứng tăng 3,03% - Xét theo trình độ văn hóa: Vì đặc điểm của công ty là xây lắp, công việc nặng nhọc nên lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao (chiếm gần 70%). Số lượng lao động tăng lên qua 3 năm. Năm 2018, số lượng lao động có trình độ trung cấp tăng 3 người tương ứng tăng 30,00% còn lao động có trình độ đại học, cao đẳng chỉ tăng 1 người tương ứng tăng 16,67% so với năm 2017. Số lao động phổ thông năm 2018 là 31 người, tăng 1 người so với năm 2017. Sự thay đổi đó là do công ty mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường công tác đào tạo độ ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học chính quy theo từng chuyên ngành đủ khả năng, năng lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường. - Xét theo giới tính: Lao động nam luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ (trên 90% trong tổng lao động) qua các năm. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là xây lắp nên đòi hỏi những người lao động phải có sức khỏe tốt mới đảm nhận được công việc một cách dễ dàng. Còn lại một số công việc đòi hỏi tính cẩn thận và kỹ càng phù hợp với phụ nữ như việc văn phòng, kế toán nên tỷ lệ lao động nữ không tăng qua 3 năm. - Nhìn chung công ty TNHH xây dựng Bảo Thái có đội ngũ lao động có tay Trườngnghề khá cao, có nhiề u Đạikinh nghiệm họctrong sản xu ất,Kinh có khả năng nắ mtế bắt nhanh Huế với sự thay đổi công nghệ mới. Do đó, phân xưởng trộn bê tông có điều kiện thuận lợi trong việc cải tiến kỹ thuật và quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng 35 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương thời có điều kiện tốt trong việc tổ chức cải tiến sản xuất phù hợp với sự đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. 2.1.7.2. Tình hình về tài sản nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016-2018 - Tài sản và nguồn vốn kinh doanh là những nhân tố quan trọng bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn chúng ta biết về hiện trạng nguồn lực kinh tế của đơn vị, là cơ sở để nhà quản trị ra quyết định như đầu tư mua sắm, thay thế một cách đúng đắn nhất. - Dựa vào số liệu bảng 2.2 ta thấy được cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2016 – 2018. Trường Đại học Kinh tế Huế 36 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái giai đoạn 2016 – 2018 ĐVT: Đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 ChØ tiªu Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % Tæng céng tµi s¶n 15.597.161.353 100,00 13.275.348.326 100,00 18.514.525.136 100,00 (2.321.813.027) (14,89) 5.239.176.810 39,47 A-Tµi s¶n ng¾n h¹n 7.797.868.989 50,00 6.120.483.830 46,10 11.987.339.722 64,75 (1.677.385.159) (21,51) 5.866.855.892 95,86 I- TiÒn vµ c¸c kho¶n t­¬ng ®­¬ng tiÒn 26.970.710 0,17 27.653.077 0,21 79.205.164 0,43 682.367 2,53 51.552.087 186,42 III- C¸c kho¶n ph¶i thu ng¾n h¹n 7.447.782.662 47,75 4.588.453.252 34,56 5.933.009.635 32,05 (2.859.329.410) (38,39) 1.344.556.383 29,30 IV- Hµng tån kho 323.115.617 2,07 1.474.842.425 11,11 5.866.136.397 31,68 1.151.726.808 356,44 4.391.293.972 297,75 V- Tµi s¶n ng¾n h¹n kh¸c 0 0,00 29.535.076 0,22 108.988.526 0,59 29.535.076 0,00 79.453.450 269,01 B-Tµi s¶n dµi h¹n 7.799.292.364 50,00 7.154.864.496 53,90 6.527.185.414 35,25 (644.427.868) (8,26) (627.679.082) (8,77) I- Tµi s¶n cè ®Þnh 7.522.378.196 48,23 6.993.721.496 52,68 6.360.232.358 34,35 (528.656.700) (7,03) (633.489.138) (9,06) II- BÊt ®éng s¶n ®Çu t­ 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 III- C¸c kho¶n ®Çu t­ tµi chÝnh dµi h¹n 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 0 0,00 IV- Tµi s¶n dµi h¹n kh¸c 276.914.168 1,78 161.143.000 1,21 166.953.056 0,90 (115.771.168) (41,81) 5.810.056 3,61 Tæng céng nguån vèn 15.597.161.353 100,00 13.275.348.326 100,00 18.514.525.136 100,00 (2.321.813.027) (14,89) 5.239.176.810 39,47 A-Nî ph¶i tr¶ (300=310+330) 6.796.043.744 43,57 4.486.531.043 33,80 9.621.146.893 51,97 (2.309.512.701) (33,98) 5.134.615.850 114,45 I- Nî ng¾n h¹n 6.796.043.744 43,57 4.486.531.043 33,80 6.121.146.893 33,06 (2.309.512.701) (33,98) 1.634.615.850 36,43 II- Nî dµi h¹n 0 0,00 0 0,00 3.500.000.000 18,90 0 0,00 3.500.000.000 0,00 B-Vèn chñ së h÷u 8.801.117.609 56,43 8.788.817.283 66,20 8.893.378.243 48,03 (12.300.326) (0,14) 104.560.960 1,19 I-Vốn chủ sở hữu 8.801.117.609 56,43 8.788.817.283 66,20 8.893.378.243 48,03 (12.300.326) (0,14) 104.560.960 1,19 37 SVTH: Hồ Thị KimTrường Loan Đại học Kinh tế Huế
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương - Về tài sản: Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng tài sản của Công ty trong 3 năm 2016-2018 có xu hướng tăng lên. Tổng tài sản trong năm 2017 đã giảm xuống gần 2.322 triệu đồng, tương ứng giảm 14,89% và trong năm 2018 tăng lên 5.239 triệu đồng, tương ứng tăng 39,47%. Trong đó: Tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối bằng nhau. Tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm 2016-2018 có tốc độ tăng giảm không ổn định. Cụ thể, năm 2017 TSNH giảm 1.677 triệu đồng tương ứng giảm 21,51% so với năm 2016 và năm 2018 tăng gần 5.867 triệu đồng hay tăng 95,86% so với năm 2017. Nguyên nhân dẫn đến TSNH tăng trong năm 2018 chủ yếu là do khoản mục hàng tồn kho tăng lên, cụ thể hàng tồn kho tăng 4.391 triệu đồng tương ứng tăng 297,75% so với năm 2017. Thời gian qua, công ty đã dự thầu nhiều công trình, tham gia nhiều loại hình SXKD nên có nhiều khách hàng và việc gia tăng khoản mục hàng tồn kho là điều không thể tránh khỏi, nhất là trong nền kinh tế sôi động, mang tính cạnh tranh hiện nay. Và điều này có nghĩa là lượng vốn bị ứ động ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề có thể ảnh hưởng đến vòng quay vốn, hiệu quả SXKD nếu doanh nghiệp không chú tâm trong công tác quản lý. Tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm 2016-2018 có xu hướng giảm. Thể hiện, so với năm 2016 thì năm 2017 giảm 644 triệu đồng hay giảm 8,26% và năm 2018 TSDH giảm thêm 627 triệu đồng hay giảm 8,77% so với năm 2017. Nguyên nhân có sự biến động này là do sự giảm mạnh qua 3 năm của TSCĐ. Cụ thể, năm 2017 so với năm 2016 giảm 528 triệu đồng tương ứng giảm 7,03% và năm 2018 giảm 633 triệu đồng tương ứng giảm 9,06%. Ta thấy trong năm 2017 và năm 2018 công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản hư hỏng, giảm năng suất lao động và trích các khoản khấu hao. - Về nguồn vốn: Nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng giảm không ổn định qua 3 năm. Nguồn vốn của công ty gồm có nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Trong Trườngđó, vốn chủ sở hữu chi ếĐạim tỷ trọng lớhọcn nhất trong cơKinh cấu nguồn vốn. tếNăm 2 017Huế, khoản mục này giảm 2.321 triệu đồng tương ứng giảm 14,89% so với năm 2016, điều này phần nào làm cho khả năng tự chủ về tài chính của công ty được cải thiện hơn. Tuy nhiên so với năm 2017 nguồn vốn năm 2018 lại tăng 5.239 triệu đồng hay tăng 38 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 39,47%. Sự tăng lên đột biến nguồn vốn này là do nợ phải trả của Công ty tăng lên. Năm 2018, nợ phải trả của công ty là 9.621 triệu đồng, tăng 5.134 triệu đồng tương ứng tăng 114,45%. Điều này là do Công ty có nhu cầu sử dụng vốn vay ngắn hạn và dài hạn từ ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn vốn. - Qua 3 năm 2016-2018 mặc dù giá trị tài sản và nguồn vốn có nhiều biến động nhưng cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong từng năm tương đối ổn định. 2.1.7.3. Tình hình kết quả hoạt động SXKD của Công ty giai đoạn 2016- 2018 Kết quả kinh doanh là mối quan tâm hàng đầu và là nhân tố quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp, hơn thế nữa nó là cơ sở để các nhà đầu tư, chủ nợ đưa ra quyết định quan trọng. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh khả năng, trình độ quản lý cũng như hiệu quả kinh doanh của công ty. Vì vậy mà trong những năm qua, công ty đã không ngừng đẩy mạnh công tác đấu thầu, có nhiều biện pháp tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận. Bảng 2.3: Tình hình SXKD của Công ty giai đoạn 2016–2018 ĐVT: Đồng 2017/2016 2018/2017 ChØ tiªu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 ± % ± % 1. Doanh thu b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 16.121.521.694 7.479.013.070 14.965.390.689 (8.642.508.624) (53,61) 7.486.377.619 100,10 2. C¸c kho¶n gi¶m trõ doanh thu 0 0 0 0 0,00 0 0,00 3. Doanh thu thuÇn vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 16.121.521.694 7.479.013.070 14.965.390.689 (8.642.508.624) (53,61) 7.486.377.619 100,10 4. Gi¸ vèn hµng b¸n 14.131.724.285 6.150.141.293 12.629.700.084 (7.981.582.992) (56,48) 6.479.558.791 105,36 5. Lîi nhuËn gép vÒ b¸n hµng vµ cung cÊp dÞch vô 1.989.797.409 1.328.871.777 2.335.690.605 (660.925.632) (33,22) 1.006.818.828 75,76 6. Doanh thu ho¹t ®éng tµi chÝnh 1.989.416 791.400 781.181 (1.198.016) (60,22) (10.219) (1,29) 7. Chi phÝ tµi chÝnh 15.869.444 0 190.121.417 (15.869.444) (100,00) 190.121.417 - 8. Chi phÝ qu¶n lý kinh doanh 1.433.519.548 1.185.716.102 1.869.378.395 (247.803.446) (17,29) 683.662.293 57,66 9. Lîi nhuËn thuÇn tõ ho¹t ®éng kinh doanh 542.397.833 143.947.075 276.971.974 (398.450.758) (73,46) 133.024.899 92,41 10. Thu nhËp kh¸c 172.727.272 0 72.727.273 (172.727.272) (100,00) 72.727.273 0,00 11. Chi phÝ kh¸c 287.834.371 0 78.619.047 (287.834.371) (100,00) 78.619.047 0,00 12. Lîi nhuËn kh¸c (115.107.099) 0 (5.891.774) 115.107.099 (100,00) (5.891.774) 0,00 13. Tæng lîi nhuËn kÕ to¸n tr­íc thuÕ 427.290.734 143.947.075 271.080.200 (283.343.659) (66,31) 127.133.125 88,32 14. Chi phÝ thuÕ thu nhËp doanh nghiÖp 85.458.147 28.789.415 54.216.040 (56.668.732) (66,31) 25.426.625 88,32 15. Lîi nhuËn sau thuÕ TNDN 341.832.587 115.157.660 216.864.160 (226.674.927) (66,31) 101.706.500 88,32 - Qua bảng trên ta thấy, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng giảm không đều. Năm 2017, lợi nhuận gộp giảm gần 660 triệu tương ứng giảm Trường33,22% so với năm 2016. Đại Năm 2018, học lợi nhuận gộKinhp đã tăng hơn 1 tỷtếđồng tươngHuếứng tăng 75,76%. Lợi nhuận gộp tăng giảm không đều là do sự ảnh hưởng của giá vốn hàng bán và doanh thu thuần. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty biến động tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2017, doanh thu thuần giảm 39 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 8.642 triệu đồng hay giảm 53,61% so với năm 2016. Việc doanh thu giảm cho thấy tình hình SXKD của Công ty đang rơi vào khó khăn, gặp phải sự cạnh tranh lớn cả về xây dựng lẫn vận tải. Nhưng qua năm 2018 doanh thu thuần đã tăng lên đáng kể là 7.486 triệu đồng tương ứng tăng 100,10% so với năm 2017. Đây là một dấu hiện tốt cho công ty, do đấu thầu được nhiều công trình dẫn đến doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên. Đối với khoản mục giá vốn hàng bán, qua bảng số liệu ta thấy năm 2017 khoản mục này cũng giảm nhưng lại tăng lên trong năm 2018 và có tốc độ tăng là 105,36%. Nguyên nhân có thể là do chi phí đầu vào (điện, nước, nguyên vật liệu, giá nhân công ) tăng làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm kéo theo giá vốn tăng. Mặc dù giá vốn tăng mạnh nhưng tốc độ tăng của nó vẫn thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp của công ty so với năm 2017 vẫn tăng lên hơn 1 tỷ đồng tương ứng mức tăng 75,76%. Mức tăng đó là do công ty đã quản lý tương đối tốt các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. - Về các khoản mục chi phí như chi phí tài chính, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng có nhiều biến động. Cụ thể, chi phí tài chính qua 3 năm tăng giảm không ổn định, năm 2017 giảm gần 16 triệu đồng tương ứng giảm 100% nhưng năm 2018 chi phí tài chính tăng 190 triệu đồng. Năm 2017 chi phí quản lý là 1.185 triệu đồng, giảm 247 triệu đồng tương ứng giảm 17,29% so với năm 2016. Năm 2018 chi phí quản lý là 1.869 triệu đồng tăng 683 triệu đồng hay tăng 57,66%. Chi phí quản lý doanh nghiệp qua 3 năm đều lớn hơn chi phí tài chính. Việc chi phí tăng lên là cơ sở để lợi nhuận bị giảm xuống nhưng còn phải xem xét trong mối quan hệ với doanh thu. - Trong một công ty bên cạnh khoản doanh thu từ hoạt động bán hàng, doanh thu từ hoạt động tài chính, thì những khoản thu nhập khác cũng chiếm phần quan trọng. Nó cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận trước thuế của công ty. Qua bảng số liệu trên ta thấy khoản thu nhập khác có biến động qua ba năm. Năm 2017 thu nhập khác không Trườngphát sinh, giảm 172 tri ệĐạiu đồng tương họcứng giảm 100 Kinh% so với năm 2016tế còn Huếnăm 2018 tăng so với năm 2017 là 72 triệu đồng. Thu nhập khác của công ty chủ yếu là thu nhập từ nguồn thanh lý TSCĐ. Như vậy, khoản thu nhập khác tăng đã góp phần vào việc tạo ra lợi nhuận cho công ty. 40 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương - Từ những yếu tố trên dẫn đến lợi nhuận kế toán trước thuế qua 3 năm biến động không đều, năm 2017 giảm 283 triệu đồng hay giảm 66,31% và năm 2018 lại tăng so với năm 2017 127 triệu đồng hay tăng 88,32%. Tổng lợi nhuận trước thuế của công ty không ngừng biến động kéo theo khoản thuế đóng cho nhà nước cũng biến động theo. Khoản thuế phải đóng cho nhà nước đồng nghĩa với việc lợi nhuận sau thuế của công ty đã ít lại còn ít hơn. Lợi nhuận sau thuế năm 2017 giảm 226 triệu đồng so với năm 2016 và qua năm 2018 khoản mục này đã tăng lên gần 102 triệu đồng. Có thể thấy năm 2017 công ty hoạt động đang không hiệu quả, nhưng đến năm 2018, công ty đã làm tốt hơn, công ty đã tìm được nhiều công trình, hạng mục hơn làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên. 2.2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái 2.2.1. Tổng quan về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 2.2.1.1. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất  Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất - Xuất phát từ đặc điểm của ngành xây dựng, mỗi hạng mục công trình đều có dự toán thiết kế thi công riêng. Để đáp ứng nhu cầu của công tác kế toán chi phí sản xuất, đối tượng tập hợp chi phí của công ty được xác định là từng công trình, hạng mục công trình.  Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất - Công ty áp dụng phương pháp tập hợp trực tiếp khi tập hợp chi phí sản xuất. Tất cả các chi phí có liên quan trực tiếp đến công trình nào thì hạch toán ghi chép ban đầu và cho phép phân bổ trực tiếp các chi phí vào công trình đó. Phương pháp này đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu theo từng đối tượng, trên cơ sở đó kế toán tập hợp số liệu từ các chứng từ gốc theo từng đối tượng liên quan và ghi trực tiếp vào Trườngcác tài khoản cấp 1, c ấpĐại 2 hoặc các chihọc tiết theo đúng Kinh đối tượng. Phương tế pháp Huế ghi trực tiếp đảm bảo việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng chi phí với mức độ chính xác cao. 41 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương 2.2.1.2. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm  Đối tượng tính giá thành: Được xác định là các công trình, HMCT hoàn thành bàn giao hoặc khối lượng hoàn thành theo giai đoạn xây lắp hoặc theo điểm dừng kĩ thuật hợp lý. Ngoài ra công ty còn tính giá thành cho những lao vụ mà công ty cung cấp cho các công trình thi công hoặc cung cấp cho bên ngoài như: hoạt động kinh doanh vật tư, cung cấp dịch vụ  Phương pháp tính giá thành: Sau khi tính toán, xác định được số liệu tổng hợp về CPSX, chi phí thực tế của khối lượng xây lắp dở dang ta có thể xác định được giá thành khối lượng hoàn thành cho từng công trình, HMCT. Áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn cho từng đối tượng cần tính giá thành theo công thức sau: Giá thành thực CPSX thực tế CPSX thực tế của tế của khối CPSX trực tiếp của khối lượng khối lượng xây lượng xây lắp phát sinh trong xây lắp dở dang = lắp dở dang đầu + - hoàn thành của kì của từng công cuối kì của từng kì của từng công từng công trình/HMCT công trình/HMCT trình/HMCT trình/HMCT Để minh họa cho đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty, tôi xin lấy công trình “Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La” làm ví dụ minh họa. 2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - NVLTT của công ty bao gồm: đá 1x2, bê tông, bình chữa cháy, chống sét, cát vàng, đá granite, đất cấp phối, gạch, gạch lát, gỗ, kính trắng, ngói lợp, sắt, sika, sơn, thép hộp, thí nghiệm vật liệu, tôn, sản xuất phần tre, vật liệu điện, vật liệu xây dựng, thiết bị nhà vệ sinh, xi măng, dầu.  Chứng từ sử dụng - Phiếu yêu cầu vật tư, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hóa đơn giá trị gia tăng, hóa đơn mua hàng, hợp đồng kinh tế, ủy nhiệm chi, phiếu chi, giấy đề nghị tạm Trườngứng Đại học Kinh tế Huế  Tài khoản sử dụng - Để tập hợp chi phí NVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 1541 – chi phí SXKD dở dang công trình xây dựng – chi tiết cho từng công trình. 42 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương - Tại công ty TNHH xây dựng Bảo Thái, tài khoản 154 chỉ chi tiết theo từng loại hình sản phẩm, dịch vụ chứ không chi tiết theo từng công dụng kinh tế. Vì vậy tất cả các chi phí liên quan đến công trình xây dựng như chi phí NVLTT, NCTT đều được tập hợp vào tài khoản 1541 – Chi phí cho từng công trình xây dựng. 1541-BL: Chi phí sản xuất dở dang công trình xây dựng Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La 1541-DNL: Chi phí sản xuất dở dang công trình xây dựng đê Nho Lâm 1541-KB: Chi phí sản xuất dở dang công trình xây dựng đê kênh Bố 1541-NCT: Chi phí sản xuất dở dang công trình xây dựng đường Nguyễn Chí Thanh  Hệ thống sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 1541- chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, sổ nhật ký chung.  Quy trình luân chuyển chứng từ - Tại các công trình do công ty quản lý tập trung, NVLTT phục vụ cho thi công do công ty xuất kho hoặc mua chuyển thẳng tới công trình xuất dùng trực tiếp không qua kho. Kho của công ty được đặt trực tiếp tại công trường đang tiến hành thi công để tạo thuận lợi cho việc xuất dùng nguyên vật liệu một cách nhanh chóng phù hợp với tiến độ thi công. - Khi tiến hành thi công công trình phòng kĩ thuật, chỉ huy trưởng cùng phó giám đốc căn cứ tiến độ thi công, mức tiêu hao nguyên vật liệu, dự toán tiêu hao nguyên vật để lập dự toán lượng cung ứng vật tư cần thiết phục vụ công trường trong từng giai đoạn cụ thể. Khi có nhu cầu về vật liệu, đội trưởng lập Phiếu yêu cầu vật tư gồm 3 liên có xác nhận của ban chỉ huy công trường. Sau đó chuyển cho giám đốc kí duyệt. Sau khi kí duyệt, 1 liên chuyển cho phòng kế toán lưu, 1 liên giao cho Thủ kho của công trình để kiểm tra, đối chiếu khi nhận nguyên vật liệu. Liên còn lại giao cho TrườngThủ kho chính của Công Đại ty chuyên họccung cấp nguyên Kinh vật liệu cho tếcác công Huế trình để xuất kho sử dụng nếu còn tồn kho loại nguyên vật liệu yêu cầu hoặc tiến hành mua các loại nguyên vật liệu đó nếu trong kho không còn. 43 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Đối với vật tư qua kho: Thủ kho tiến hành viết phiếu xuất kho gồm 3 liên trình Giám đốc, Kế toán trưởng ký duyệt. Một liên chuyển cho thủ kho. Thủ kho xuất kho theo đúng số lượng ghi trên phiếu xuất vào cột thực xuất. Thủ kho giữ lại 1 liên để vào thẻ kho và lưu tại kho. Một liên chuyển cho kế toán vật liệu để hạch toán và lưu trữ. Liên còn lại người nhận đưa về nộp cho đội trưởng hoặc cán bộ kỹ thuật phụ trách công trường để kiểm tra số lượng và chất lượng vật liệu. Sau đó lập Phiếu giao nhận vật tư gồm 3 liên, 1 liên lưu tại kho công trình, 1 liên lưu tại kho chính của Công ty, liên còn lại dùng để tập hợp các chứng từ để chờ chuyển đến phòng kế toán để lưu trữ. Các chứng từ có liên quan là các hóa đơn giá trị gia tăng, chứng từ phản ánh chi phí thu mua, chi phí vận chuyển và biên bản giao nhận vật tư đối với bộ phận sử dụng. Căn cứ vào các chứng từ này, kế toán nhập liệu, phản ánh nghiệp vụ kinh tế vào máy. Chi phí mua vật tư sẽ được trừ vào tiền tạm ứng của công trình hoặc ghi Có phải trả người bán. Định kỳ 3 đến 5 ngày cán bộ kĩ thuật sẽ chuyển chứng từ liên quan đến nghiệp vụ mua cho phòng kế toán ở công ty. Cuối tháng, kĩ thuật phụ trách công trình tập hợp các chứng từ trên về phòng kế toán của công ty. Tại đây, kế toán vật tư kiểm tra tính hợp pháp, đúng đắn của chứng từ chuyển về rồi lập chứng từ hạch toán và nhập vào máy. Đối với vật tư không qua kho (mua nguyên vật liệu xuất thẳng cho công trình): Căn cứ vào giấy yêu cầu cung cấp vật tư, cán bộ vật tư tiến hành mua (công ty có nhà cung cấp có sẵn chuyên cung cấp vật tư cho công ty) và chuyển thẳng tới nơi thi công không qua kho của công ty. Căn cứ vào bộ chứng từ gốc, kế toán nhập liệu vào phần mềm, từ đây phần mềm tự động cập nhật dữ liệu lên các Sổ chi tiết và Sổ nhật ký chung.  Phương pháp hạch toán - Sau đây là ví dụ minh họa về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp công trình “Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La” của Công ty TNHH xây Trườngdựng Bảo Thái. Đại học Kinh tế Huế Ví dụ: Ngày 31/08/2018 xuất kho cát sử dụng công trình Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La theo Phiếu yêu cầu vật tư số PYC46 (Phụ lục 2) 44 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Sau khi bộ phận kế toán của Công ty nhận được chứng từ là phiếu xuất kho do thủ kho công trình chuyển về và phiếu giao nhận vật tư số PGN46 (Phụ lục 3) kế toán nhập liệu vào phần mềm. Căn cứ vào chứng từ đó, kế toán tiến hành nhập liệu vào phần mềm kế toán trên máy tính theo định khoản và sau đó phần mềm sẽ tự động cập nhật lên các Sổ chi tiết, Sổ nhật ký chung. Căn cứ vào phiếu xuất kho số PX27 kế toán hạch toán: Nợ TK 1541-BL: 14.537.176 đồng Có TK 1562: 14.537.176 đồng Biểu 2.1: Phiếu xuất kho cát sử dụng công trình Ví dụ: Ngày 24/07/2018, Chỉ huy trưởng lập “Phiếu yêu cầu vật tư” [Phụ lục 1], yêu cầu cấp vật liệu để phục vụ cho Công trình. Ngày 25/07/2018 mua thép hộp chuyển thẳng đến công trình “Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La”. TrườngCăn cứ vào hóa đơnĐại GTGT s ốhọc0001120, k ế toánKinh hạch toán như tế sau: Huế Nợ TK 1541-BL: 4.460.000 đồng Nợ TK 1331: 446.000 đồng Có TK 1111: 4.906.000 đồng 45 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Biểu 2.2: Hóa đơn GTGT mua thép hộp Ngày 25/07/2018, kế toán căn cứ vào Hóa đơn GTGT số 0001120, Phiếu giao nhận vật tư số PGN36, Phiếu yêu cầu vật tư số PYC36, kế toán nhập dữ liệu, phản ánh nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào máy. Sau khi nhập xong chứng từ, máy tự động chuyển dữ liệu, cập nhật lên các sổ của hình thức nhật ký chung. Sau đây là Sổ chi tiết và Sổ nhật ký chung công trình “Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La” Trường Đại học Kinh tế Huế 46 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương Biểu 2.3: Sổ chi tiết TK 1541 – BL: Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI SỔ CHI TIẾT Quảng Phú - Quảng Điền - TT Huế MST: 3300383214 TÀI KHOẢN 1541-BL: Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La Ngµy GSæ Sè CTõ Ngµy CTõ DiÔn gi¶i Tk ®.ø PS Nî PS Cã D­ Nî 02/08/2018 PC03 02/08/2018 Thanh to¸n tiÒn mua xi m¨ng 1111 10.863.637 604.681.943 04/08/2018 PC06 04/08/2018 Thanh to¸n tiÒn mua xi m¨ng 1111 10.863.637 615.545.580 17/08/2018 PC27 17/08/2018 Thanh to¸n tiÒn mua Sika 1111 1.509.091 619.781.944 31/08/2018 PXDAT 31/08/2018 XuÊt kho ®Êt sd c«ng tr×nh 1562 21.719.755 751.557.091 31/08/2018 PXCAT 31/08/2018 XuÊt kho c¸t sd c«ng tr×nh 1562 14.537.176 766.094.267 Cộng phát sinh tháng 12/2018 908.695.684 2.124.735.736 Lũy kế phát sinh từ đầu năm 2.124.735.736 2.124.735.736 Dư cuối tháng 12/2018 Người ghi sổ Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Kế toán trưởng Trần Đình Tuấn Biểu 2.4: Sổ nhật ký chung CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG BẢO THÁI SỔ NHẬT KÝ CHUNG Quảng Phú - Quảng Điền - TT Huế MST: 3300383214 Công trình: Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La Ngµy GSæ Sè CTõ Ngµy CTõ DiÔn gi¶i M· TK Sè tiÒn Nî Sè tiÒn Cã 02/08/2018 PC03 02/08/2018 Thanh to¸n tiÒn mua xi m¨ng 154 10.863.637 02/08/2018 PC03 02/08/2018 133 1.086.363 02/08/2018 PC03 02/08/2018 111 11.950.000 04/08/2018 PC06 04/08/2018 Thanh to¸n tiÒn mua xi m¨ng 154 10.863.637 04/08/2018 PC06 04/08/2018 133 1.086.363 04/08/2018 PC06 04/08/2018 111 11.950.000 31/08/2018 PXDAT 31/08/2018 XuÊt kho ®Êt sd c«ng tr×nh 154 21.719.755 31/08/2018 PXDAT 31/08/2018 156 21.719.755 31/08/2018 PXCAT 31/08/2018 XuÊt kho c¸t sd c«ng tr×nh 154 14.537.176 31/08/2018 PXCAT 31/08/2018 156 14.537.176 Ngày 31 tháng 12 năm 2018 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc Trần Đình Tuấn Trương Văn Lợi Trường2.2.3. Kế toán chiĐại phí nhân cônghọc trực ti ếpKinh tế Huế - Hiện nay, lực lượng lao động tại Công ty TNHH xây dựng Bảo Thái gồm 2 loại: công nhân viên trong danh sách và công nhân ngoài danh sách (nhân viên thuê ngoài). Đối với công nhân trực tiếp sản xuất, công ty áp dụng hình thức trả lương theo 47 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương sản phẩm. Đối với lao động gián tiếp sản xuất, công ty trả lương theo lương đã thỏa thuận kí hợp đồng. - Chi phí NCTT bao gồm: Tiền lương của lao động biên chế, tiền lương của lao động thuê ngoài và tiền theo hợp đồng giao khoán xây dựng, phụ cấp làm thêm giờ - Chi phí NCTT không bao gồm các khoản trích theo lương: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp của công nhân trực tiếp sản xuất, cũng như lương và khoản trích theo lương của nhân viên quản lý.  Chứng từ sử dụng - Đối với lao động thuê ngoài: Hợp đồng giao khoán, Phiếu chi, ủy nhiệm chi, Bảng chấm công, Phiếu yêu cầu thanh toán, Bảng thanh toán lương. - Đối với lao động biên chế: Hợp đồng lao động, Bảng chấm công, Phiếu chi, Bảng tính lương, Bảng thanh toán lương, Các thủ tục liên quan đến thuế TNCN.  Tài khoản sử dụng - Để tập hợp chi phí NCTT kế toán sử dụng tài khoản 1541 – chi phí SXKD dở dang công trình xây dựng – chi tiết cho từng công trình. - Kết cấu tài khoản 154 (Phụ lục 1)  Hệ thống sổ sách kế toán - Sổ chi tiết tài khoản 1541 - chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình, Sổ nhật ký chung.  Quy trình luân chuyển chứng từ - Đối với lao động của công ty: Hằng ngày, Đội trưởng công trình chấm công cho lao động của Công ty, cuối tháng đối chiếu và chuyển bảng chấm công cho kế toán tiền lương. Kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công, hợp đồng lao động và biên bản nghiệm thu công trình để nhập liệu và cập nhật lên các sổ sách liên quan rồi lập phiếu tính lương trình Giám đốc ký duyệt. Sau khi ký duyệt kế toán dựa vào đó để thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng. Trường- Đối với lao đĐạiộng thuê ngoài: học Kinh tế Huế Khi có một công trình hay HMCT Công ty sẽ tiến hành kiếm chủ thầu và ký hợp đồng giao khoán. Khi công việc được hoàn thành như trong hợp đồng giao khoán, trên cơ sở đó lập “Bản nghiệm thu thanh toán” và “Bản thanh toán khối lượng 48 SVTH: Hồ Thị Kim Loan
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Hoàng Thùy Dương hợp đồng giao khoán”. Các đội tập hợp chứng từ liên quan tới công việc thi công thực hiện phần việc được giao, gửi lên phòng kế toán để thanh toán. Cuối quý, kế toán căn cứ vào số liệu trên chứng từ ghi sổ để nhập liệu vào phần mềm.  Ví dụ: ở công trình “Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La” không có nhân viên biên chế của Công ty, công ty kí hợp đồng giao khoán với ông Phan Gia Khánh. - Với số tiền ký hợp đồng giao khoán là 400.000.000 đồng đối với chi phí nhân công của Công trình “Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề Bao La” được ký kết trước đó (hóa đơn GTGT số 0064934 và số 0069225). Ngày 31/12/2018, kế toán lập bảng thanh toán hợp đồng trình Giám đốc ký. Sau khi ký duyệt, kế toán thanh toán cho chủ thầu được giao khoán với các chứng từ Hợp đồng xây dựng [Phụ lục 4], Biên bản nghiệm thu khối lượng [Phụ lục 5]. Kế toán tiền lương kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ rồi nhập liệu vào phần mềm. Vào ngày 05/11/52018, công ty đã thương lượng với bên nhận khoán thanh toán cho bên nhận khoán 150.000.000 đồng, nợ lại 50.000.000 đồng. Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0064934, kế toán định khoản: Nợ TK 1541-BL: 200.000.000 đồng Có TK 334: 200.000.000 đồng Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0069225, kế toán định khoản: Nợ TK 1541-BL: 200.000.000 đồng Có TK 334: 200.000.000 đồng Căn cứ vào ủy nhiệm chi số 67, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 334: 150.000.000 đồng Có TK 112: 150.000.000 đồng Trường Đại học Kinh tế Huế 49 SVTH: Hồ Thị Kim Loan