Khóa luận Quản trị vốn lưu động và cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời các công ty ngành tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM

pdf 65 trang thiennha21 23/04/2022 2951
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quản trị vốn lưu động và cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời các công ty ngành tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quan_tri_von_luu_dong_va_cau_truc_von_anh_huong_de.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quản trị vốn lưu động và cấu trúc vốn ảnh hưởng đến khả năng sinh lời các công ty ngành tiêu dùng niêm yết trên sàn chứng khoán TP.HCM

  1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIÊP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CẤU TRÚC VỐN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CÁC CÔNG TY NGÀNH TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HCM Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: Th.sĩ Hà Minh Phước Sinh viên thực hiện: Lớp 12DTDN04 Nguyễn Phạm Kim Quốc MSSV: 1211190839 TP.Hồ Chí Minh, 2016
  2. i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ CẤU TRÚC VỐN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH LỜI CÁC CÔNG TY NGÀNH TIÊU DÙNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TP.HCM Ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: Th.sĩ Hà Minh Phước Sinh viên thực hiện: Lớp 12DTDN04 Nguyễn Phạm Kim Quốc MSSV: 1211190839 TP.Hồ Chí Minh, 2016
  3. ii LỜI CAM ĐOAN  Tác giả xin cam đoan đề tài này là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của thầy Hà Minh Phước. Các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào khác và chưa được công bố toàn bộ nội dung này bất kỳ ở đâu; các số liệu, các nguồn trích dẫn trong đồ án được chú thích nguồn gốc rõ ràng, minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình Tp.HCM, ngày tháng năm 2016 Ký tên NGUYỄN PHẠM KIM QUỐC
  4. iii LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên em không có gì hơn, xin gởi đến quý thầy cô đang giảng dạy và làm việc tại trường Đại Học Công Nghệ HUTECH lời chúc sức khỏe.Em xin chúc tất cả các thầy cô giáo luôn thành công trong sự nghiệp giáo dục đào tạo cũng như mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Em xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy Hà Minh Phước, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình làm việc để em có thể hoàn thành tốt bài luận theo đúng thời gian và quy định của trường. Một lần nữa em xin chúc tất cả mọi người nhiều sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc sống. Em xin chân thành cảm ơn! TP. HCM, ngày tháng năm 2016 Ký tên NGUYỄN PHẠM KIM QUỐC
  5. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT VIẾT TẮT DỊCH THUẬT DTT Doanh thu thuần GVHB Giá vốn hàng bán HOSE Sở giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh LNST Lợi nhuận sau thuế NDH Nợ dài hạn NNH Nợ ngắn hạn SIZE Quy mô công ty TSNH Tài sản ngắn hạn TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu VLC Vốn luân chuyển
  6. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kỳ vọng về dấu 22 Bảng 4.1: Thống kê mô tả các doanh nghiệp trong mẫu quan sát 26 Bảng 4.2 : Mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc 30 Bảng 4.3 : Ý nghĩa của hệ số tương quan 30 Bảng 4.4 : Ma trận tương quan trong mô hình ROA 30 Bảng 4.5 : Ma trận tương quan trong mô hình ROS 31 Bảng 4.6 : Ma trận tương quan trong mô hình GOP 31 Bảng 4.7 : Tổng hợp các mô hình theo biến phụ thuộc ROA 33 Bảng 4.8 : Tổng hợp các mô hình theo biến phụ thuộc ROS 35 Bảng 4.9 : Tổng hợp các mô hình theo biến phụ thuộc GOP 38 Bảng 4.10 :Tổng kết Tác động của các biến từ kết quả nghiên cứu 39 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Biểu đồ 3.1 Khả năng sinh lợi và các nhân tố ảnh hưởng 22 Biểu đồ 4.1 Mức sinh lợi ROA, ROS của 30 công ty 27 Biểu đồ 4.2 Thống kê Quy mô của các công ty trong bảng 29
  7. vi MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 1 1.3 Mục tiêu của đề tài 1 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 1.5 Kết cấu bài nghiên cứu 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUÂN 3 2.1. Giới thiệu về vốn luân chuyển 3 2.2. Nền tảng lý thuyết về quản trị vốn lưu chuyển 3 2.2.1 Các nhân tố tác động đến nhu cầu vốn lưu chuyển 4 2.2.1.1 Nhân tố bên trong 4 2.2.1.2 Nhân tố bên ngoài 5 2.3. Nền tảng lý thuyết về cấu trúc vốn 6 2.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 13 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Thu Thập số liệu 20 3.2. Phương pháp đo lường các biến 20 3.2.1.Biến phụ thuộc 20 3.2.2 Biến độc lập 22 3.3.Mô hình nghiên cứu 23 3.3.1 Mô hình Pool-OLS 24 3.3.2 Mô hình FIXED EFFECT MODEL 24 3.3.3 Mô hình RANDOM EFFECT MODEL 25 3.4 Phương pháp nghiên cứu 26 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 4.1.Thống kê mô tả 27 4.2 Phân tích tương quan 30 4.3 Phân tích hồi quy 33 4.4 So sánh với các nghiên cứu trước 42 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP 44 5.1 Kết luận 44 5.2 Giải pháp 46 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và Hướng phát triển đề tài 48
  8. vii 5.3.1 Hạn chế của nghiên cứu 48 5.3.2 Hướng phát triển của đề tài 49 Tài liệu tham khảo Phụ Lục
  9. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài: Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các công ty mọc lên ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt. Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sức mạnh về chính cụ thể là vốn. Vốn là biểu hiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong việc mở rộng quy mô về chiều sâu và chiều rộng của mỗi doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp phải luôn đảm bảo vốn cho hoạt động của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó doanh nghiệp mới có thể tăng lợi nhuận, tăng thu nhập để tồn tại và phát triển. Để có thể huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của mình, giảm thiểu được rủi ro tài chình, chi phí sử dụng vốn, doanh nghiệp phải xác định cho mình một cấu trúc vốn hợp lý. Sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phẩn thay đổi tùy theo các yếu tố tác động. Vốn kinh doanh có thể được chia làm hai bộ phận gồm: vốn cố định là bộ phận vốn đầu tư vào tài sản cố định gắn với quyết định đầu tư cơ bản và bộ phận vốn lưu động là vốn đầu tư tạo ra tài sản lưu động nhằm phục vụ cho sự vận hành tài sản cố định, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục và đạt mục tiêu đề ra với hiệu quả cao. Vì vậy quản trị VLC là một phần rất quan trong trong công việc của nhà quản lý, có ảnh hưởng đến sự tồn vong của côn ty. Chính vì thế tôi lựa chọn đề tài cho khóa luận này tiến hành phân tích thực nghiệm để kiểm tra đánh giá sự ảnh hưởng của quản trị VLC và cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của những doanh nghiệp ngành Tiêu dùng trên Sàn Chứng Khoán TP.HCM. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu: Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc quản trị VLC và khả năng sinh lời của công ty chúng tôi lần lượt làm rõ các vấn đề sau:  Thứ nhất, quản trị VLC và cấu trúc vốn có tác động đến khả năng sinh lời của công ty hay không.  Thứ hai, nếu có tác động thì giữa chúng có mối quan hệ cùng hay ngược chiều.  Thứ ba, tác động của các nhân tố tới khả năng sinh lời cụ thể ra sao 1.3 Phạm vi đối tượng nghiên cứu: Để nghiên cứu mối quan hệ giữa việc quản trị VLC và cấu trúc vốn đối với khả năng sinh lời của công ty chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên dữ liệu được sử dụng bao gồm 30 1
  10. Doanh nghiệp nhóm ngành Tiêu dùng niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE) trong giai đoạn 2013-2015 với 90 quan sát. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau 1. Phân tích thống kê mô tả 2. Phân tích tương quan 3. Nghiên cứu định lượng dựa trên mô hình hồi quy tuyến tính để ước lượng sự tác động của VLC và cấu trúc vốn đến khả năng sinh lợi. Các công cụ phân tích dữ liệu để thực hiện nghiên cứu như thống kê mô tả, mô hình hồi quy với chương trình Eviews 8.1. 1.5 Kết cấu bài nghiên cứu: Bài nghiên cứu được kết cấu theo 5 chương: Chương 1 Giới thiệu Chương 2 Cơ sở lý luận Chương 3 Phương pháp nghiên cứu Chương 4 Kết quả nghiên cứu Chương 5 Kết luận và khuyến nghị Tài Liệu Tham Khảo Phụ Lục 2
  11. CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Giới thiệu về vốn luân chuyển Vốn luân chuyển (Working Capital) được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn luân chuyển là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Các yếu tố tác động lên vốn luân chuyển là các khoản mục trong tài sản ngắn hạn như: hàng tồn kho, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu và các khoản mục trong nợ ngắn hạn như: nợ ngân hàng, phải trả người bán, thuế Vốn luân chuyển đo lường sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa tài sản của cổ đông. Mỗi ngày các nhà quản lý tài chính dành phần lớn thời gian để cân bằng các thành phần của vốn luân chuyển, điều này để đáp ứng những nghĩa vụ trong ngắn hạn của công ty. Mục đích của bài nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của vốn luân chuyển như hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả đối với lợi nhuận của công ty. 2.2. Nền tảng lý thuyết về quản trị vốn luân chuyển Các công ty tốt luôn có các nhân viên tài chính có chuyên môn giỏi để phụ trách các vấn đề hằng ngày liên quan tới các quyết định về vốn luân chuyển, vì vốn luân chuyển luôn chiếm phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp và tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, từ thành phần tài sản ngắn hạn này sang thành phần tài sản ngắn hạn khác, ví dụ: từ hàng tồn kho chuyển thành thành phẩm, sau đó được bán ra và tạo ra doanh thu bán chịu, doanh thu bán chịu này được công ty ghi nhận là một khoản nợ ngắn hạn được được coi là sẽ được chi trả trong một khoảng thời gian ngắn bởi các khách hàng bên ngoài. Đầu tư vào vốn luân chuyển và các thành phần liên quan đến tài chính ngắn hạn bắt nguồn từ 3 hoạt động kinh doanh – mua nguyên vật liệu, sản xuất và bán hàng. Quản trị vốn luân chuyển tốt trong vòng 1 năm có thể làm cho các hoạt động này trở nên hiệu quả và linh hoạt hơn. Ngoài ra, các thành phần của vốn luân chuyển có thể gợi ra các giải pháp quản lý hoạt động kinh doanh tốt hơn. Trên hết, quản trị vốn luân chuyển có thể làm giảm chi phí và tạo ra thêm lợi nhuận cho công ty. (Brealey et al, 2006 pp 815-827). Quản trị vốn luân chuyển còn cực kì quan trọng đối với một công ty không có khả năng giải quyết các khoản nợ. Danh sách các tài sản ngắn hạn chiếm phần lớn so với tổng tài sản đối với các doanh nghiệp sản xuất và thương mại, vì thế điều tối quan trọng là vốn 3
  12. luân chuyển được quản lý bằng cách tối ưu, cân bằng giữa tính thanh khoản và lợi nhuận. Mặc dù một công ty làm ăn có lãi nhưng thực sự khoản lãi này bị trói buộc vào trong khoản phải thu và công ty phải đi vay mượn thêm hoặc mua nợ hàng tồn kho. Vì vậy điều này dẫn đến viễn cảnh khi công ty cần tiền mặt để mua hàng hóa và họ phải gánh thêm một khoản chi phí khi đi số tiền rút ở ngân hàng vượt quá số tiền gửi. Tóm lại, lợi nhuận và tính thanh khoản nên được quản trị một cách cẩn thận, khoản đầu tư vào hàng tồn kho là cần thiết và nếu nó được cân bằng một cách hợp lý, đúng lúc thì sẽ tạo ra cơ hội tốt để bán được hàng hóa, thông qua đó sẽ cải thiện lợi nhuận và thanh khoản của doanh nghiệp. Hàng hóa được luân chuyển nhanh hơn thì sẽ có kỳ luân chuyển tiền mặt ngắn hơn (Padachi, 2006a). Theo Rafuse (1996), phần lớn các doanh nghiệp bị thua lỗ là do không quản trị các thành phần vốn luân chuyển tốt, điều đó dẫn tới số ngày tồn kho và số ngày phải thu cao dẫn đến kỳ luân chuyển tiền mặt dài. Tiền mặt tạo ra nhanh chóng sẽ giúp công ty có thể mua thêm hàng hóa để bán cho khách hàng. Từ đó tạo ra thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp. Có được lượng vốn luân chuyển tối ưu tại thời điểm thích hợp là yếu tố cực kì quan trọng để đưa tới hoạt động kinh doanh hiệu quả. Sử dụng vốn luân chuyển một cách không kiểm soát hoặc phung phí trong thời kì kinh tế suy thoái như hiện nay là thiếu.khôn ngoan, vì khoản nợ không dễ để thu hồi có thể dẫn đến tài sản ngắn hạn phải tài trợ bằng vay mượn. Mà chính sách tiền tệ thắt chặt được nhiều chính phủ áp dụng hiện nay lại không khuyến khích các ngân hàng nói chung cho vay trong giai đoạn suy thoái. Sự thành công của một công ty có liên quan nhiều tới quản trị vốn luân chuyển. Vốn luân chuyển là kết quả của sự khác nhau giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, và nó liên kết với quản trị tài chính ngắn hạn thông qua các hoạt động sản xuất ngắn hạn. Công ty luôn ưu tiền sẽ dụng nguồn vốn có sẵn vì họ không phải trả lãi suất trên những khoản vay nợ. Một công ty không thể đảm bảo khoản nợ từ các tổ chức tài chính một cách nhanh chóng với lãi suất rất rẻ trừ khi đó là để cải thiện năng suất sản xuất của công ty. Vì vậy, vốn nội bộ đưa tới sự linh hoạt cho công ty (Brealey et al, 2006 pp 813-832). 2.2.1. Các nhân tố tác động tới nhu cầu vốn luân chuyển 2.2.1.1. Nhân tố bên trong Loại hình kinh doanh: Nhu cầu vốn luân chuyển phụ thuộc vào kiểu kinh doanh của công ty. Các doanh nghiệp sản xuất và thương mại sẽ nắm giữ nhiều hàng hóa và sẽ có 4
  13. nhiều khoản phải thu cũng như nhiều khoản phải trả hơn. Vì vậy, nhu cầu về vốn luân chuyển là rất lớn. Mặt khác, những doanh nghiệp dịch vụ như nhà hàng, khách sạn sẽ có doanh thu tiền mặt và số lượng khách hàng nợ nhỏ. Do đó, nhu cầu về vốn luân chuyển của loại hình doanh nghiệp này không nhiều bằng công ty sản xuất. Quy mô công ty: công ty nhỏ, đặc biệt là những công ty mới thành lập sẽ không có đủ vốn để trang trải hoạt động của họ, các chủ nợ sẽ không sẵn lòng cho công ty vay. Vì thế, công ty có quy mô nhỏ sẽ có mức vốn lưu động thấp. Ngược lại, những công ty lớn với lượng hàng hóa và con nợ khổng lồ sẽ liên tục phát triển và ngày càng cần nhiều vốn luân chuyển hơn nữa. Chính sách sản xuất của công ty: Nhu cầu vốn luân chuyển của công ty có thể bị ảnh hưởng bởi chính sách sản xuất. Nhìn chung, có 2 trường phái chính sách sản xuất trường phái lâu dài, công ty ước tính lượng vốn luân chuyển cố định của mình trong một giai đoạn dài. Ngược lại, công ty có chính sách sản xuất thời vụ sẽ tăng sản xuất trong những giai đoạn lượng hàng bán ra đạt đỉnh và những lúc đó nhu cầu vốn luân chuyển sẽ nhiều nhất. Chính sách bán chịu: Một vài công ty chỉ cho phép mua chịu trong 15 ngày, trong khi một số khác lại cho phép khách hàng nợ đến 60 ngày. Khi số ngày bán chịu càng dài thì công ty sẽ cần nhiều vốn lưu động hơn để trang trải những khoản chưa thu hồi được. Khi một công ty có chính sách cho nợ ngắn hơn, tiền mặt sẽ có nhanh hơn, công ty ít khi phải rơi vào tình trạng đói tiền và do đó nhu cầu vốn luân chuyển cũng ít hơn. Tăng trưởng và mở rộng kinh doanh: Khi giám đốc công ty quyết định mở rộng kinh doanh hoặc công việc làm ăn đang tăng trưởng tốt, nhu cầu về tài sản cố định và tài sản ngắn hợn sẽ tăng. Vì vậy nhu cầu vốn luân chuyển sẽ tăng để bù đắp cho công việc kinh doanh trong dài hạn. Điều này có thể mang lại rủi ro cho doanh nghiệp. 2.2.1.2 Nhân tố bên ngoài Chu kỳ kinh tế và kinh doanh: Phần lớn công ty trải qua sự thay đổi bất thường trong nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ tùy theo thời điểm. Những sự thay đổi không theo quy luật này ảnh hưởng đến nhu cầu vốn luân chuyển. Khi có sự bùng nổ kinh tế, thông thường nhu cầu hàng hóa sẽ tăng và từ đó doanh thu sẽ tăng, dẫn tới sự đầu tư của công ty vào hàng tồn kho, các khoản nợ cũng như tài sản cố định sẽ tăng lên. Công ty sẽ thường xuyên vay các khoản nợ dài hạn hoặc giữ lại thu nhập. Trái lại, sự suy giảm của 5
  14. kinh tế sẽ làm giảm doanh thu và công ty sẽ giảm các khoản vay mượn và cho vay ngắn hạn. Thay đổi trong công nghệ: Công nghệ tốt hơn sẽ đẩy nhanh năng suất sản xuất công ty, mang tới những sản phẩm chất lượng và chuyên nghiệp hơn, thành phẩm cũng được bán nhanh và nhiều hơn so với trước đây, do đó làm tiền mặt luân chuyển nhanh hơn. Tuy nhiên, đầu tư ban đầu vào công nghệ mới cần nguồn tiền và nhân lực rất lớn. Chính sách thuế: Hệ thống thuế của đất nước sẽ quyết định lượng thuế phải trả hàng năm. Nếu môi trường kinh doanh ở đất nước đó thoải mái thì tỷ lệ thuế sẽ nhỏ và sẽ không đưa đến sự căng thẳng của công ty về việc đáp ứng nghĩa vụ nộp thuế. Ở một số nước, cơ quan thuế yêu cầu phải nộp thuế trước, điều này dẫn tới việc phải đi vay mượn để nộp thuế nếu trong trường hợp khoản nợ của khách hàng chưa thể thu lại. 2.3 Nền tảng lý thuyết cấu trúc vốn: Lý Thuyết Cấu Trúc Vốn Của Modigliani Và Miller (Mô Hình Mm) : Trái với quan điểm truyền thống, Modilligani và Miller (1958) đã tìm hiểu xem chi phí vốn tăng hay giảm khi một doanh nghiệp tăng hay giảm vay mượn. Để chứng minh một lý thuyết khả thi, Modilligani và Miller (MM) đã đưa ra một số những giả định đơn giản hoá rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính: họ giả định là thị trường vốn là hoàn hảo, vì vậy sẽ không có các chi phí giao dịch và tỷ lệ vay giống như tỷ lệ cho vay và bằng với tỷ lệ vay miễn phí; việc đánh thuế được bỏ qua và nguy cơ được tính hoàn toàn bằng tính không ổn định của các luồng tiền. Nếu thị trường vốn là hoàn hảo, MM tranh luận rằng thế thì các doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh giống nhau và tiền lãi mong đợi hàng năm giống nhau phải có tổng giá trị giống nhau bất chấp cấu trúc vốn bởi vì giá trị của một doanh nghiệp phải phụ thuộc vào giá trị hiện tại của các hoạt động của nó, không phải dựa trên cách thức cấp vốn. Từ đây, có thể rút ra rằng nếu tất cả những công ty như vậy có tiền lời mong đợi giống nhau và giá trị giống nhau cũng phải có WACC giống nhau ở mọi mức độ tỷ lệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Mặc dù những giả định về thị trường vốn hoàn hảo là không có thực, tuy nhiên, có 2 giả thiết cần được nhấn mạnh và chúng có tác động đáng kể đến kết quả. 6
  15. 1. Giả định là không có việc đánh thuế: đây là vấn đề quan trọng và một trong những thuận lợi then chốt của nợ là việc giảm nhẹ thuế cho những chi tiêu tiền lãi. 2. Nguy cơ trong lý thuyết của MM được tính toán hoàn toàn bởi tính biến đổi của các luồng tiền. Họ bỏ qua khả năng các luồng tiền có thể dừng vì vỡ nợ. Đây là một vấn đề đáng kể khác với lý thuyết này nếu nợ cao. Đưa ra các giả định này có nghĩa chỉ có một thuận lợi của việc vay tiền (nợ rẻ hơn và ít rủi ro cho nhà đầu tư) và một bất lợi (chi phí vốn chủ sở hữu tăng cùng với nợ vì tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn) Modigliani và Miler chỉ ra là những tác động này cân bằng một cách chính xác. Việc sử dụng nợ mang đến cho chủ sở hữu tỷ suất lợi tức cao hơn, nhưng lợi tức cao hơn này chính xác là những gì họ bù đắp cho nguy cơ tăng lên từ tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn. Với các giả thuyết trên, dẫn đến các phương trình cho lý thuyết của MM Vg = Vu: Tổng giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng tổng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ. Năm 1963, Modilligani và Miller đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ giả thiết về thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo MM, với thuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm tăng giá trị của doanh nghiệp. Vì chi phí lãi vay là chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp, do đó mà một phần thu nhập của doanh nghiệp có sử dụng nợ được chuyển được chuyển cho các nhà đầu tư theo phương trình: Vg = Vu + T.D: giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ bằng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ cộng với khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Trong đó, D là tổng số nợ sử dụng, T là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, T.D là khoản lợi từ việc sử dụng nợ. Như vậy, theo mô hình thuế MM (1963) cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị của doanh nghiệp. Sử dụng nợ càng cao thì giá trị doanh nghiệp càng tăng và gia tăng đến tối đa khi doanh nghiệp được tài trợ 100% nợ. Thuyết Quan Hệ Trung Gian Kết cấu vốn có thể ảnh hưởng đến các vấn đề trung gian và các vấn đề trung gian có lẽ cũng ảnh hưởng đến quyết định kết cấu vốn. Thuyết này đưa ra hai giả thuyết có liên quan chặt chẽ và tác động lẫn nhau. Đó là kết cấu vốn ảnh hưởng như thế nào đến các 7
  16. vấn đề trung gian và ngược lại, các vấn đề trung gian ảnh hưởng như thế nào đến kết cấu vốn. Kết cấu vốn ảnh hưởng đến các vấn đề trung gian Giả thuyết rằng lưu lượng tiền mặt tự do gây nên vấn đề trung gian. Chính vì thế, sự gia tăng trong mức độ vay mượn cho các doanh nghiệp với lưu lượng tiền mặt tự do chắc chắn sẽ giảm đi các vấn đề trung gian vì nó buộc ban quản trị phải xuất ra một khoản tiền mặt quá mức. Thuyết quan hệ trung gian tạo ra lợi nhuận khác từ tiền cho vay ngoài khoản trợ cấp do đánh thuế. Các doanh nghiệp với các vấn đề trung gian lớn đầy tiềm năng (quyền sở hữu vốn đầu tư thấp bởi ban quản trị, sự đền bù cố định cho ban quản trị, các công ty có tiền mặt thấp) sẽ tạo ra nhiều lãi cho cổ đông bởi việc tăng tiền vay mượn. Chính vì vậy đã nảy sinh mâu thuẫn giữa nhà quản lý và các cổ đông. Khi vay mượn để đầu tư có hiệu quả thì các nhà quản lý không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đó nhưng họ phải chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động làm tăng lợi nhuận này. Dự báo: Tăng tiền cho vay sẽ làm giảm lưu lượng tiền mặt tự do. Giảm lưu lượng tiền tự do sẽ giảm những sự đầu tư NPV tiêu cực Giảm những sự đầu tư NPV tiêu cực sẽ làm tăng giá trị doanh nghiệp (đặc biệt đối với doanh nghiệp lớn có tiền mặt). Điểm cốt yếu là các hoạt động liên quan đến vay mượn được xem như điểm mấu chốt của hoạt động doanh nghiệp, nó đòi hỏi ban quản trị phải điều hành doanh nghiệp có hiệu quả nhằm tránh những kết quả tiêu cực không thể trả lãi các khoản nợ của doanh nghiệp, ngoài ra nó còn đòi hỏi ban quản trị phải dốc túi vào lưu lượng tiền mặt tự do đó. Vì vậy, nảy sinh mâu thuẫn giữa các nhà quản lý và chủ nợ khi các chủ nợ lo sợ các khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư không hiệu quả do trách nhiệm hữu hạn của các khoản đầu tư. Do đó, họ đưa ra các điều khoản hạn chế trong hợp đồng vay. Bằng chứng thực nghiệm phù hợp với điểm thuyết này ở những điểm sau: 1. Tỷ suất hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị cổ phiếu. 2. Các doanh nghiệp có tiền mặt lớn sẽ có tỷ lệ D/A cao hơn (D/A: Nợ/Tài sản) 8
  17. Vấn đề trung gian ảnh hưởng đến kết cấu vốn Giả thuyết của vấn đề này nằm trong quyền lợi tốt nhất của ban quản trị đối với việc đẩy thấp tỷ suất vay nợ của doanh nghiệp nhằm giảm thiểu khả năng phá sản bởi vị trí không đa dạng của họ. Dự đoán: Các doanh nghiệp sẽ bị đẩy lùi xuống bởi vấn đề trung gian và mức độ tác động của đòn bẩy sẽ bị ảnh hưởng bởi mức độ giám sát của ban quản trị (các hội đồng quản trị tích cực/độc lập, các nhà đầu tư tích cực) và sự khuyến khích sẽ được tạo ra cho ban quản trị. Bằng chứng thực nghiệm phù hợp với thuyết này ở điểm sau: 1. Nhìn chung, các doanh nghiệp có lực đòn bẩy thấp. 2. Tỷ giá hối đoái tăng (giảm) theo tác dụng đòn bẩy sẽ làm tăng (giảm) giá trị. Mô Hình Cấu Trúc Vốn Tối Ưu (Lý Thuyết Cân Bằng) : Tại thị trường hoàn hảo và hiệu quả, Modilligani và Miler (1958) chứng minh rằng cấu trúc vốn là không thích hợp. Nhưng theo mô hình MM (1963), việc đánh thuế cao hơn vào lợi tức cho thấy nợ nhiều hơn. Còn DeAngelo và Masulis (1980) thì cho rằng bảo trợ thuế cao hơn cho thấy nợ ít hơn. Mô hình MM giả định tiền lãi mong đợi hàng năm không đổi nên giá trị doanh nghiệp là như nhau bất chấp cấu trúc vốn. Nếu thực tế tiền lãi mong đợi đang ở chiều hướng đi xuống thì việc sử dụng nợ sẽ có tác động ngược lại và có thể dẫn doanh nghiệpđến chỗ phá sản. Trong quá trình phá sản sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí pháp lý và chi phí hành chính, và các khoản thiệt hại của doanh nghiệp do thiếu sự vỡ nợ nên nợ lớn buộc các nhà quản lý bỏ qua các các cơ hội đầu tư có lời (Myers, 1977). Chi phí đó gọi là chi phí khánh tận tài chính. Các chi phí khánh tận tài chính cao hơn cho thấy nhiều vốn cổ phần hơn trong cấu trúc vốn. Thuyết chi phí trung gian thì cho thấy các vấn đề trung gian có thể là nguyên nhân cho nhiều hay ít nợ hơn. Quá nhiều vốn cổ phần có thể dẫn đến dòng tiền mặt tự do và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các nhà quản lý và cổ đông (Jensen, 1986). Nợ quá nhiều có thể dẫn đến ký quỹ tài sản và mâu thuẫn về lãi, lợi ích giữa các nhà quản lý và trái chủ (Fama 9
  18. và Miller, 1972; Jensen và Meckling, 1976). Đối với mâu thuẫn giữa nhà quản lý và cổ đông, mâu thuẫn phát sinh người quản lý sở hữu ít hơn 100% Vốn chủ sở hữu. Khi đó, họ không được hưởng toàn bộ lợi nhuận từ hoạt động đầu tư mà họ lại phải gánh chịu toàn bộ chi phí từ hoạt động đầu tư đó. Vì vậy, đã phát sinh các chi phí trung gian để giám sát hoạt động và hạn chế các hành vi không mong muốn. Đối với mâu thuẫn giữa nhà quản lý và trái chủ phát sinh khi các trái chủ lo sợ các khoản vốn cho vay của mình không thể thu hồi khi kết quả đầu tư không hiệu quả do trách nhiệm hữu hạn của các khoản đầu tư. Vì vậy, phát sinh các khoản chi phí trung gian của nhà quản lý dưới hình thức chi phí nợ vay cao nhằm giám sát các doanh nghiệp phải tuân thủ các điều khoản trong hợp đồng vay. Ngoài ra, các điều khoản trong hợp đồng vay cũng hạn chế nhiều lợi ích của Doanh nghiệo. Thuyết cân bằng xác định kết cấu vốn tối ưu bằng cách cộng thêm vào mô hình Modilligani và Miler (1958) các yếu tố phi hoàn hảo khác nhau, bao gồm thuế, chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian, song vẫn không mất đi các giả định tính hiệu quả của thị trường và thông tin cân bằng. Như vậy, tác động tổng hợp 3 yếu tố: thuế, chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian khi sử dụng nợ với những tác động ngược chiều nhau hình thành lý thuyết cấu trúc tài chính tối ưu. Nhìn chung, việc đưa chi phí khánh tận tài chính và chi phí trung gian vào mô hình MM và mô hình Modilligani và Miler (1958) dẫn đến lý thuyết cân bằng về cấu trúc vốn. Những mô hình này đều thừa nhận một cấu trúc vốn tối ưu. Thuyết Trật Tự Phân Hạng (Thông Tin Bất Cân Xứng) Thuyết trật tự phân hạng thị trường được nghiên cứu khởi đầu bởi Myers và Majluf (1984) dự đoán không có cơ cấu nợ trên vốn cổ phần mục tiêu rõ ràng. Giả thuyết rằng ban quản trị cho biết về hoạt động tương lai của doanh nghiệp nhiều hơn các nhà đầu tư bên ngoài (thông tin không cân xứng) và việc quyết định tài chính có lẽ cho biết mức độ kiến thức của nhà quản lý và sự không chắc chắn về lưu lượng tiền mặt tương lai. 10
  19. Khi ban quản trị tin tưởng cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, họ có thể phát hành chứng khoán (nguồn tài chính bên ngoài). Vì thế, khi doanh nghiệp đi theo thị trường vốn bên ngoài, những thị trường này chấp nhận cổ phiếu được đánh giá cao hơn là đánh giá thấp, và vì vậy, hoạt động này sẽ chuyển tải thông tin không thuận lợi cho các nhà đầu tư. Kết quả là ban quản trị sẽ nỗ lực để tránh đi theo các thị trường vốn (nguồn tài chính bên ngoài). Nếu ban quản trị đi theo những thị trường vốn này, có khả năng họ phát sinh nợ nhiều hơn nếu như họ tin là cổ phiếu của họ được đánh giá thấp và sẽ sinh ra vốn cổ phần nếu như họ cho rằng cổ phiếu của họ được đánh giá cao. Vì vậy, sự phát hành vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu sẽ chuyển tải nhiều thông tin không thuận lợi hơn là sự phát hành tiền cho vay. Điều này khiến các nhà quản trị quan tâm đến tiền cho vay hơn là vốn cổ phần từ việc bán cổ phiếu. Những quyết định về kết cấu vốn không dựa trên tỷ lệ Nợ/Tài sản tối ưu mà được quyết định từ việc phân hạng thị trường. Trước hết, các nhà quản trị sẽ dự định sử dụng nguồn tài chính nội bộ, tiếp đến có thể phát hành tiền cho vay, và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần. Tiêu điểm của thuyết này không tập trung vào kết cấu vốn tối ưu nhưng tập trung vào sự quyết định tài chính hiện hành sắp tới. Như vậy, Myers và Majluf cho rằng sẽ không có một cấu trúc vốn tối ưu với các doanh nghiệp. Thuyết Điều Chỉnh Thị Trường Thuyết điều chỉnh thị trường cho rằng thuyết cấu trúc vốn được dựa trên điều chỉnh thị trường là lời giải thích tự nhiên nhất. Thuyết này đơn giản là cấu trúc vốn phát triển như một kết quả liên tiếp của những nỗ lực trước đây nhằm điều chỉnh thị trường cổ phiếu. Có 2 mô hình điều chỉnh thị trường cổ phiếu dẫn đến mô hình cấu trúc vốn. Thứ nhất là mô hình của Myers và Majluf (1984) với các nhà quản lý và các nhà đầu tư đầy lý trí và các chi phí lựa chọn bất lợi khác nhau giữa các doanh nghiệp và khoảng thời gian khác nhau. Lucas và McDonald (1990) và Korajczyk, Lucas, và McDonald (1992) nghiên cứu lựa chọn bất lợi khác nhau theo khoảng thời gian khác nhau. Phù hợp với những chuyện này, Korajczyk và những người khác (1991) nhận thấy rằng các doanh 11
  20. nghiệp có xu hướng thông báo việc phát hành cổ phiếu theo sau việc đăng tin, như thế sẽ làm giảm đi tính phi đối xứng của thông tin. Hơn nữa, Bayless và Chaplinsky (1996) nhận thấy việc phát hành cổ phiếu tập trung vào giai đoạn ảnh hưởng của thông báo nhỏ hơn. Nếu các chi phí phát sinh từ cấu trúc vốn tối ưu nhỏ so với dao động cuối cùng trong chi phí phát hành, những dao động trước đây trong tỷ lệ giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách sau đó có tác động lâu dài. Mô hình thứ hai của điều chỉnh thị trường cổ phiếu có liên quan đến các nhà đầu tư không đủ lý trí (hay các nhà quản lý) và định giá sai trong các khoản thời gian khác nhau (hay sự am hiểu về định giá sai). Các nhà quản lý phát hành cổ phiếu khi họ tin rằng giá trị của nó thấp và mua lại cổ phiếu khi họ tin rằng giá trị của nó cao. Ngược lại giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách được biết rất rõ là có quan hệ với tiền lãi cổ phiếu tương lai, và các giá trị tuyệt đối của giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách được liên kết với những mong đợi quá xa của các nhà đầu tư. Nếu các nhà quản lý vẫn cố khai những mong đợi quá xa như vậy, việc phát hành cổ phiếu thực tế sẽ có liên quan tích cực với giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách, đây là một trường hợp theo lối kinh nghiệm. Nếu không có cấu trúc vốn tối ưu, các nhà quản lý sẽ không cần thay đổi quyết định khi mà các doanh nghiệp có vẻ như được đánh giá đúng và giá trị cổ phiếu là bình thường, bỏ qua các dao động tạm thời trong giá cả thị trường so với giá cả trên sổ sách nhằm có những ảnh hưởng vĩnh viễn lên nợ. Mô hình điều chỉnh thị trường thứ 2 không yêu cầu thị trường phải thực sự không hiệu quả. Nó không đòi hỏi các nhà quản lý phải dự báo thành công lãi của cổ phiếu. Đơn giản giả thuyết cho rằng các nhà quản lý tin rằng họ có thể điều chỉnh được thị trường. Theo thuyết này, các doanh nghiệp nợ thấp có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ cao, và ngược lại những doanh nghiệp nợ cao có xu hướng tăng nguồn vốn khi giá trị tiền của họ thấp. Phần lớn cấu trúc vốn là kết quả liên tiếp của những nỗ lực điều chỉnh thị trường cổ phiếu. Trong thuyết này, không có cấu trúc vốn tối ưu, vì thế mà các quyết định tài chính điều chỉnh thị trường chỉ nhiều lên thành kết quả cấu trúc vốn theo thời gian. 12
  21. Thuyết Hệ Thống Quản Lý Trong thuyết cấu trúc vốn được dựa trên hệ thống quản lý của Zwiebel (1996), giá trị tiền cao và cơ hội đầu tư thuận lợi tạo điều kiện dễ dàng cho tài chính cổ phần, nhưng cũng vào lúc đó cho phép các nhà quản lý trở nên cố thủ. Họ có thể từ chối tăng nợ để tạo tính cân bằng cho các giai đoạn sau. Điều này có khả năng điều chỉnh thị trường chứ không phải sự là sự phân tích thị trường khác biệt vì các nhà quản lý phát hành cổ phiếu khi giá trị tiền cao và sau đó không cân bằng lại. Các nhà quản lý vẫn không cố khai thác hết các nhà đầu tư mới. Đúng hơn, họ chỉ khai thác các nhà đầu tư hiện có từ trước đến giờ mà không cân đối lại. Các nhà lý thuyết thuần túy thường bắt đầu bằng cách chứng minh từ thị trường hoàn hảo nơi không có thuế và các chi phí rủi ro phá sản, sự gia tăng của rủi ro lên Vốn chủ sở hữu được bù đắp bằng việc gia tăng tỷ suất sinh lời kỳ vọng, do đó đòn bẩy tài chính không có ảnh hưởng gì đến giá trị doanh nghiệp. Sau đó, các nhà kinh tế học sẽ bỏ bớt các giả định không có thuế, không có chi phí phá sản để chứng minh rằng quyết định cấu trúc vốn có liên quan nhất tới sự cân bằng giữa việc tận dụng lá chắn thuế của nợ vay với việc gia tăng rủi ro phá sản. Ở mức thấp của việc vay nợ chủ yếu là lợi ích từ lá chắn thuế. Nhưng khi quá lạm dụng lá chắn thuế, sử dụng nợ vay nhiều thì nguy cơ phá sản gia tăng và giá trị doanh nghiệp giảm. Đến nay, các nhà nghiên cứu cấu trúc vốn đã rút ra 2 lợi ích: nó giúp chúng ta có được cách hiểu thấu đáo hơn về quyết định tài chính, và nó đã chứng tỏ sự hữu ích trong việc hiểu và diễn giải sự gia tăng trong việc tái cấu trúc vốn 2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đây: 2.4.1 Các nghiên cứu liên quan đến vốn lưu chuyển: Lamberson (1995) lựa chọn 50 công ty Mỹ trong giai đoạn 1980-1991 để nghiên cứu liên quan giữa hoạt động kinh tế và chính sách vốn luân chuyển. Ông đã tìm thấy mối quan hệ không có ý nghĩa giữa hoạt động kinh tế và các thành phần của vốn luân chuyển. Shin và Soenen (1998b) đã lựa chọn 58985 công ty Mỹ, trong giai đoạn 1975-1994 để điều tra có hay không mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển tiền mặt của công ty và lợi nhuận. Hai tác giả này đã sử dụng phân tích tương quan và hồi quy để nghiên cứu và đã đưa đến kết quả là đã tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận công ty và kỳ 13
  22. luân chuyển tiền mặt. Lyroudi và cộng sự (1999) nghiên cứu trên mẫu gồm các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán London trong giai đoạn 4 năm và đã phát hiện được kỳ luân chuyển tiền mặt có liên quan ngược chiều với lợi nhuận thuần, lợi nhuận trên tổng tài sản và lợi nhuận trên vốn cổ phần. Cote và Latham (1999) nhấn mạnh việc quản trị số ngày phải thu, tồn kho và phải trả một cách hiệu quả có thể ảnh hưởng tích cực tới dòng tiền của công ty. Cuối cùng dòng tiền đóng một vai trò sống còn trong quyết định sự tồn tại của công ty. Moyer và công sự (2003) tìm ra rằng vốn luân chuyển chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư của công ty vào tài sản, 40% trong các công ty sản xuất, 50-60% đối với các doanh nghiệp bán lẻ và bán sỉ. Công ty có thể giảm chi phí tài chính và tăng nguồn quỹ cho việc mở rộng sản xuất nếu họ giảm xuống mức tối thiểu nguồn vốn bị cột chặt trong tài sản ngắn hạn. Deloof (2003c) thu thập mẫu gồm 1009 công ty phi tài chính ở Bỉ từ năm 1992 đến 1996. Tác giả sử dụng phân tích tương quan và hồi quy trong bài nghiên cứu này. Kết quả là lợi nhuận hoạt động và các thành phần vốn luân chuyển có tương quan nghịch. Jose và cộng sự (2003) trong nghiên cứu của mình đã lựa chọn 2178 công ty trong giai đoạn 1974-1993 để ước tính mối quan hệ giữa lợi nhuận trên vốn đầu tư ROI và vòng quay tiền mặt. Tác giả đã sử dụng phân tích hồi quy đa biến và đã kết luận được tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa vòng quay tiền mặt và lợi nhuận công ty trong các ngành sản xuất, bán lẻ, dịch vụ, Lazaridis và Tryfonidis (2006b) nghiên cứu trên mẫu 131 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Athens trong giai đoạn 2001-2004. Họ đã quan sát thấy vòng quay tiền mặt và số ngày phải trả có tương quan ngược chiều. Padachi (2006b) xác nhận mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và các thành phần của vốn luân chuyển. Shah và Sana (2006) đã sử dụng số ngày phải thu, số ngày phải trả, số ngày tồn kho, tỷ số thanh toán nhanh và hiện hành như biến độc lập, thu nhập hoạt động như biến phụ thuộc. Với kĩ thuật phân tích tương quan và hồi quy bình phương bé nhất, tác giả đã kết luận được mối quan hệ ngược chiều giữa thu nhập hoạt động và các thành phần của vốn luân chuyển. Ganeshan (2007b) sử dụng số ngày vốn luân chuyển (DWC) để đo lường hiệu quả của vốn luân chuyển. Ông đã kết luận rằng mối quan hệ giữa lợi nhuận và DWC là không có ý nghĩa. Raheman và Nasr (2007b) chứng minh rằng tồn tại một mối quan hệ ngược 14
  23. chiều mạnh giữa các thành phần của vốn luân chuyển, nợ và lợi nhuận công ty. Hơn nữa, mối quan hệ giữa quy mô công ty và lợi nhuận là tương quan cùng chiều. Garcia và cộng sự (2007) sử dụng 8872 công ty Tây Ban Nha trong giai đoạn 1996- 2002. Họ đã kết luận được công ty có lợi nhuận tốt thì tốn ít thời gian để thu hồi các khoản phải thu, trả thuế nhanh sớm hơn và luân chuyển từ hàng tồn kho thành thành phẩm trong khoảng thời gian ngắn. Afza và Nazir (2007) nhận ra mối quan hệ ngược chiều giữa thành quả của công ty và chính sách đầu tư vào vốn luân chuyển. Samiloglo và Demirgunes (2008) khảo sát mối quan hệ giữa các thành phần của vốn luân chuyển và lợi nhuận. Họ phát hiện ra số ngày phải thu và số ngày tồn kho có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận. Zariyawati và cộng sự (2009) kết luận rằng mối liên hệ giữa vòng quay tiền mặt và lợi nhuận là ngược chiều. Nghiên cứu của Sen và Eda (2009) khám phá ra vòng quay tiền mặt càng ngắn thì sẽ càng đưa tới nhiều lợi nhuận hơn. Falope và Ajilore (2009) trong công trình của mình đã tìm ra mối quan hệ ngược chiều có ý nghĩa giữa các thành phần của vốn luân chuyển và thu nhập hoạt động thuần đối với mẫu 50 công ty Nigeria. Uyar (2009) cũng đưa ra kết luận về quan hệ ngược chiều giữa vòng quay tiền mặt và lợi nhuận trên tài sản. Theo Rezazadeh và Heidarian (2010), lợi nhuận công ty có thể được cải thiện bằng việc giảm CCC. Mohamad và Saad (2010) quan sát trên nguồn dữ liệu của Bloomberg của 172 công ty niêm yết ở Malaysia trong giai đoạn 2003-2007. Họ đã kết luận được các thành phần của vốn luân chuyển có tương quan ngược chiều với thành quả công ty. Gil và cộng sự (2010) đã chứng minh được có tồn tại quan hệ có ý nghĩa giữa vốn luân chuyển và lợi nhuận. Mathuva (2010) kết luận số ngày phải trả và số ngày tồn kho có tương quan cùng chiều với lợi nhuận trong khi số ngày phải thu lại có quan hệ ngược chiều. Danuletiu (2010) lựa chọn 20 công ty ở Alba để tìm hiểu mối quan hệ giữa vốn luân chuyển và lợi nhuận trong giai đoạn 2004-2008. Biến phụ thuộc là vốn luân chuyển thuần, trong khi đó biến độc lập gồm có lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên vốn cổ phần. Kết quả là đã tìm thấy có tồn tại mối quan hệ lợi nhuận – vốn luân chuyển. Gill, Biger và Mathur (2010) nghiên cứu trong phạm vi 88 công ty ở NewYork trong khoảng thời gian 2005-2007. Số ngày phải thu, số ngày phải trả, số ngày tồn kho, logarit của doanh thu, tỷ số nợ và vốn cổ phần là các biến độc lập. Thu nhập hoạt động là biến 15
  24. phụ thuộc. Họ đã thống nhất được có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa lợi nhuận và số ngày phải thu. Vì vậy công ty cần phát triển các chiến lược hiệu quả nhằm thu hồi các khoản nợ đúng hạn. Các tác giả cũng kết luận rằng mối quan hệ giữa vòng quay tiền mặt và lợi nhuận là cùng chiều. Dong (2010) kết luận rằng mối quan hệ giữa lợi nhuận và quản trị vốn luân chuyển ở Việt Nam là ngược chiều trên mẫu gồm các công ty từ 2006 đến 2008. Điều này dẫn đến sự thật là để tăng lợi nhuận thì một công ty cần giảm số ngày phải thu và số ngày tồn kho xuống thấp nhất. Ikram ul Haq, Sohail, Zaman, và Alam (2011) đo lường trên 14 công ty trong ngành xi măng ở Pakistan trong thời kì 2004 đến 2009. Họ sử dụng số ngày phải thu, số ngày phải trả, số ngày tồn kho, tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh khoản và tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản để dự đoán thay đổi trong tỷ số lợi nhuận trên đầu tư. Cuối cùng, kết luận là mối quan hệ giữa các biến này là ở mức độ vừa phải. Nobanee và cộng sự (2011) sử dụng dữ liệu của 2123 công ty phi tài chính Nhật Bản để nghiên cứu và kết luận được nhà quản trị có thể tăng lợi nhuận thông qua giảm độ dài của kỳ luân chuyển tiền mặt. Sebastian Ofumbia (2012) lựa chọn công ty ở Nigeria để tìm ra ảnh hưởng của vốn luân chuyển lên lợi nhuận. Tác giả đã tìm thấy mối quan hệ giữa kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi nhuận thì có ý nghĩa. Ngoài ra, thời gian chuyển đổi hàng tồn kho và thời gian thu nợ đóng vai trò cực kì quan trọng. Ông ta đã khuyến nghị các công ty nên thu hồi tiền mặt từ các người nợ đúng hạn, số tiền thu được nên được tái đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn, chính phủ Nigeria nên khuyến khích vốn đầu tư trược tiếp nước ngoài để thúc đẩy kinh tế cũng như tình hình các công ty. Bagchi và Khamrui (2012b) chọn mẫu 10 công ty thuộc nhóm hàng tiêu dùng nhanh trong giai đoạn 2000-2010. Lợi nhuận trên tài sản được sử dụng để đo lường lợi nhuận. kỳ luân chuyển tiền mặt, hệ số khả năng thanh toán lãi vay, số ngày tồn kho, số ngày phải trả, số ngày phải thu, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu được dùng như biến độc lập. Khám phá của bài là tìm ra tương quan ngược chiều giữa các thành phần của vốn luân chuyển với lợi nhuận công ty. Tóm lại, từ những nghiên cứu ở trên, rõ ràng là phần lớn các nhà nghiên cứu đều tìm thấy những kết quả tương tự nhau. Những tác giả cùng phát hiện ra mối quan hệ ngược 16
  25. chiều giữa số ngày trả nợ và lợi nhuận, điều này ủng hộ thực tế là những công ty lợi nhuận thấp sử dụng hết khoảng thời gian cho nợ đưa ra bởi các nhà cung cấp. Mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày phải thu và lợi nhuận có nghĩa là công ty lợi nhuận cao cần ít thời gian hơn để thu hồi các khoản nợ. Mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ tồn kho và lợi nhuận cũng vậy, công ty có lợi nhuận cao chuyển đổi hàng tồn kho thành thành phẩm trong giai đoạn ngắn. Ngoài ra, lợi nhuận được đo lường thông qua nhiều thước đo như lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn cổ phần, lợi nhuận trên vốn đầu tư hay lợi nhuận hoạt động càng làm chắc chắn thêm vai trò của quản trị vốn luân chuyển đến thành quả của một công ty. Với việc sử dụng mẫu lớn, kết luận của Shin và Soenen (1998), Deloof (2003), Garcia(2007) và Nobanee (2011) là khá tin cậy. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu đã lâu và đã khá cũ so với hiện tại. Theo Raheman and Nasr (2007), Alam (2011), Bagchi và Khamrui (2012), có một mối quan hệ ngược chiều giữa nợ của công ty cũng như quy mô công ty, logarit của doanh thu và lợi nhuận. Mặt khác, những điều tìm thấy của Ganeshan (2007) và Mathuva (2010) lại khác. Ganeshan nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa số ngày luân chuyển vốn và lợi nhuận thì không có ý nghĩa. Họ nghiên cứu trên ngành viễn thông, khá khác so với ngành sản xuất. Cũng trong nghiên cứu của mình, Mathuva (2010) đã kết luận mối quan hệ giữa số ngày phải trả, số ngày tồn kho và lợi nhuận là cùng chiều, điều này mâu thuẫn với các nghiên cứu khác. Mathuva nghiên cứu trên mẫu 30 công ty trên sàn Nairobi, một thị trường kém phát triển hơn các thị trường phương tây rất nhiều, và đây có thể là lý do cho sự khác biệt này. 2.4.2 Các nghiên cứu liên quan đến cấu trúc vốn Abor (2005) Abor đã nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và khả năng sinh lời của 20 doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Ghana. Kết quả cho thấy, mối quan hệ dương giữa nợ ngắn hạn với hiệu quả hoạt động đo bằng tỷ số ROE và mối quan hệ âm giữa nợ dài hạn với hiệu quả hoạt động đo bằng tỷ số ROE. Đối với tổng nợ, nghiên cứu của Abor (2005) cho thấy mối quan hệ dương giữa tổng nợ và hiệu quả hoạt động đo bằng tỷ số ROE. Kết quả nghiên cứu của Abor (2005) cho thấy rằng sự gia tăng 17
  26. quy mô nợ có liên quan đến sự gia tăng lợi nhuận và do đó nợ cao hơn thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn. Theo Abor (2005), do chi phí nợ ngắn hạn rẻ hơn nên khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ ngắn hạn hơn thì khả năng sinh lời sẽ cao hơn. Ngược lại, sự gia tăng các khoản nợ dài hạn sẽ làm giảm khả năng sinh lời do chi phí nợ dài hạn đắt hơn. Gill, et al (2011) Gill và các cộng sự của ông đã cùng nhau mở rộng nghiên cứu của Abor (2005) bằng việc khảo sát sự tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp ngành dịch vụ và sản xuất ở Mỹ. Dữ liệu nghiên cứu gồm dữ liệu tài chính của 272 công ty hoạt động trong ngành dịch vụ và sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán New York giai đoạn 2005 – 2007. Kết quả cho thấy, tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa nợ ngắn hạn và tổng nợ đến khả năng sinh lời đo bằng ROE đối với các doanh nghiệp hoạt động trong nagnh2 dịch vụ; đồng thời nghiên cứu củ Gill và các cộng sự (2011) cũng tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và tổng nợ đến ROE đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành sản xuất. Mohammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah (2012) Nghiên cứu này xem xét sự ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời bằng việc mở rộng nghiên cứu của Abor (2005) và Gill, et al (2011). Nguồn dữ liệu được sử dụng bao gồm dữ liệu tài chính của 39 công ty hoạt động trong ngành công nghiệp niêm yết trên Sàn Chứng Khoán Amman trong khoảng thời gian 6 năm từ 2004 đến 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ âm giữa nợ và khả năng sinh lời. Điều này có nghĩa là sự tăng lên của nợ sẽ dẫn đến sự giảm xuống của khả năng sinh lời. Hay nói cách khác, nợ càng nhiều thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng thấp. Kết quả cũng cho thấy khả năng sinh lời tăng lên với các biên kiểm soát; quy mô công ty và sự tăng trưởng doanh thu. Sự phát hiện này của Mohammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah (2012) mâu thuẫn với nghiên cứu trước như Abor (2005). Nguyên nhân của sự mâu thuẫn này có thể là do suy thoái kinh tế ở Jordan làm cho doanh thu của các doanh nghiệp này giảm xuống gây ra vấn đề về dòng tiền vào. Vì thế, các công ty ở Jordan bắt đầu rơi vào nguy cơ mất khả năng thanh toán nợ. Do đó, việc chủ nợ cần phải xem xét kĩ về dòng tiền, chất lượng tài sản, giá trị thị trường và tính ổn định của tài sản, khả năng thanh toán bằng tiền,v v thông qua các số liệu hằng năm là rất quan trọng vì điều đó sẽ làm giảm nguy cơ vỡ nợ và hạn chế tổn thất xảy ra trong việc cho vay nợ. 18
  27. Ths. Đoàn Ngọc Phúc – Đại học Tài chính Marketing TP.HCM Bài viết này nhằm nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của 217 doanh nghiệp niêm yết trên 2 Sàn Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội trong giai đoạn 2007 – 2012. Các biến độc lập sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tổng nợ và các biến phụ thuộc đo lường hiệu quả hoạt động bao gồm ROA và ROE. Kết quả hồi quy cho thấy nợ dài hạn có tác động tích cực đến ROA và ROE, trong khi nợ ngắn hạn và tổng nợ có tác động tiêu cực có ý nghĩa thống kê đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đo bằng ROA và ROE. 19
  28. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nếu chương 2 đã đề cập đến các khái niệm, các lý thuyết về vốn lưu chuyển, cấu trúc vốn và một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu thì chương 3 sẽ nói về phương pháp nghiên cứu. Có thể nói, xác định đúng phương pháp nghiên cứu là một phần quan trọng, không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Nếu chúng ta có cơ sở lý thuyết tốt, mô hình được xác định đúng và có phân tích một cách cẩn thận, thì việc có được một kết quả nghiên cứu có ý nghĩa là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 3.1. Thu thập và xử lý số liệu: Dữ liệu nghiên cứu của đề tài bao gồm 30 công ty ngành tiêu dùng thiết yếu được niêm yết trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh (HOSE), Việt Nam. Những công ty được đưa vào nghiên cứu phải có đầy đủ bộ dữ liệu trong giai đoạn 2013-2015, liên tục hoạt động trong giai đoạn này và tiếp tục hoạt động trong năm 2016. Kế thừa từ bài nghiên cứu của Iluta Arbidane và Svetlana Ignatjeva (2012), đề tài xem xét mối quan hệ giữa các biến đại diện cho các thành phần của vốn luân chuyển và các biến đại diện cho tỷ suất sinh lợi là mối quan hệ tuyến tính. Các biến được đưa vào mô hình bao gồm: tỷ suất sinh lợi gộp, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay hàng tồn kho theo ngày, chu kì khoản phải trả, vòng quay tiền mặt, tỷ số nợ, tỷ số thanh toán hiện hành, quy mô công ty. 3.2 Phương pháp đo lường các biến: 3.2.1 Biến phụ thuộc: Performance (khả năng sinh lời của doanh nghiệp): đo lường bằng ROA và ROS, GOP ROA Tỷ số này được dùng để đánh giá tính hiệu quả của doanh nghiệp trong việc sử dụng TS để tạo ra lợi nhuận. Tỷ số này càng cao thể hiện hiệu suất sử dụng TS của doanh nghiệp càng cao. ROA cho biết cứ 100 đồng TS đưa vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì thu được bao nhieu đồng lợi nhuận sau thuế. ROS Tỷ số này dùng để đánh giá khả năng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi nhuận từ doanh thu sau khi loại trừ thuế tất cả các chi phí. ROS cho biết cứ 100 đồng doanh thu có được từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế . Chỉ tiê này càng cao chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt. 20
  29. GOP: (Lợi nhuận hoạt động gộp) Mục đích chính của quá trình hoạt động kinh doanh là để làm tăng giá trị tài sản cho cổ đông. Một công ty hoạt động tốt hay không có thể được đo lường thông qua lợi nhuận. Lợi nhuận của một công ty đơn giản là đo lường bao nhiêu thu thập có thể được tạo ra mà đã tính đến chi phí để bán hàng hóa đó. Nhìn chung, một biên lợi nhuận lớn nghĩa là công ty có khả năng giữ chi phí ở mức thấp nhất. 3.2.2 Biến độc lập: Biến độc lập: biến độc lập được sử dụng là các thành phần cấu tạo nên việc quản trị VLC và cấu trúc vốn RCP (average collection period): kỳ thu tiền bình quân được đo lường bằng các khoản phải thu bình quân chia cho doanh thu thuần sau đó nhân cho 360 ngày. Có rất nhiều quan điểm đề cập đến tác động của kỳ thu tiền bình quân lên khả năng sinh lời của công ty. Với chính sách thắt chặt kỳ thu tiền sẽ đảm bảo công ty thu tiền được về nhanh chóng đảm bảo cho các hoạt động đầu tư sinh lời cũng như khả năng thanh toán ngắn hạn từ đó làm tăng giá trị công ty. Một quan điểm khác cho thấy với 1 chính sách tín dụng thương mại thoáng công ty có thể giữ được và thu hút them nhiều khách hàng, điều này cũng dẫn đến làm tăng khả năng sinh lời của công ty. ICP (inventory turnover in days): số ngày hàng tồn kho bình quân được đo bằng hàng tồn kho bình quân chia cho giá vốn hàng bán nhân cho 360 ngày. Các quan điểm thông thường cho thấy tác động của số ngày tồn kho lên khả năng sinh lời của công ty là nghịch biến, việc rút ngắn vòng quay hàng tồn kho sẽ đẩy nhanh quá trình kinh doanh làm tăng doanh thu và giảm các chi phí liên quan đến việc nắm giữ hàng tồn kho từ đó làm tăng khả nằng sinh lời của công ty. Mặt khác trong những thời kỳ lạm phát cao, hoặc thiếu hụt nguồn cung ứng thì công ty thường tích trữ hàng tồn kho nhiều hơn nhờ đó có thể giảm chi phí phải gánh chịu do lạm phát hoặc thiếu hụt nguồn cung ứng, với phương thức này cũng làm tăng khả năng sinh lời của công ty. PDP (average payment period): kỳ thu tiền bình quân được tính bằng các khoản phải trả bình quân chia cho giá vốn hàng bán chịu nhân 360 ngày. Việc kéo dài kỳ thanh toán để dành cho các khoản đầu tư khác thì có thể làm mất uy tín của công 21
  30. ty việc này có thể làm giảm khà năng sinh lợi của công ty vì thế công ty luôn muốn rút ngắn kỳ thanh toán bình quân. CR (cash ratio): chúng tôi muốn đo khả năng đáp ứng đáp ứng đúng hạn các nghĩa vụ ngắn hạn. Tỷ lệ tiền mặt (tiền mặt/nợ ngắn hạn) nên duy trì ở mức thích hợp, nếu giữ tiền mặt quá cao cũng ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh lời của công ty. SDA, LDA: Nợ là một nghĩa vụ của một công ty đối với công ty khác. Nợ có thể là trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Nợ ngắn hạn nghĩa là nợ cần phải trả trong vòng 1 năm. Mặt khác, nợ dài hạn có thời giạn phải trả lớn hơn 1 năm. Tỷ lệ nợ là mốt trong các chỉ số quan trọng để đo sức khỏe tài chính của một công ty. Một tỷ lệ nợ cao không phải là một dấu hiệu tốt đối với “sức khỏe” công ty, điều này có thểm làm cản trở các cơ hội có được các khoản cho vay trong tương lai. Vì vậy nó là rảo cản đối với sự phải triển của một công ty. Tuy nhiên nếu vay nợ ở một mức độ hợp lý thì công ty sẽ tận dụng được nguồn vốn vay được để sản xuất làm tăng lợi nhuận cho công ty cũng như hưởng được lợi ích từ tấm chắn thuế. Nợ của công ty bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn SIZE Quy mô công ty có thể ảnh hưởng đến thành quả của công ty theo một vài khía cạnh. Đầu tiên, nếu một doanh nghiệp là một chủ thể lớn trong thị trường thì nó sẽ năng lực trả giá cao để có được các thỏa thuận mua bán tốt với thời gian nhanh nhất với các nhà cung cấp. Quy mô lớn cũng giúp công ty dễ dàng vay mượn hơn. Công ty lớn sẽ có kênh phân phối rộng, hình thức quảng cáo đa dạng nên có thể dễ dàng tiếp cận, đưa hàng tới tay người tiêu dùng nhanh chóng và tạo dấu ấn khó phai trong tiềm thức của họ. Do đó những công ty quy mô lớn thường có lợi nhuận ổn định và luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định. Để xác định quy mô công ty và ảnh hưởng của nó lên quản trị vốn luân chuyển, logarit tự nhiên của tổng tài sản được sử dụng. 22
  31. Kỳ vọng về dấu: Bảng 2.1: Kỳ vọng về dấu Biến Cách tính Dấu ROA LNST/ TTS ROS LNST/ GOP DTT-GVHB RCP 360*KPT/DTT + ICP 360*HKT/DTT - PDP 360*KPT/DTT - CR TSNH/NNH + SDA NNH/TTS - LDA NDH/TTS - SIZE LOGARIT TTS + Nguồn: Tác giả 3.3 Mô hình nghiên cứu: Biểu đồ 3.1: Khả năng sinh lợi và các nhân tố ảnh hưởng Kỳ phải thu Kỳ phải trả Kỳ tồn kho Khả năng sinh Nợ dài hạn/ TTS lời Nợ ngắn hạn/ TTS CR Quy mô công ty (SIZE) Nguồn: Tác giả Tự thực hiện 23
  32. 3.3.1Mô hình hồi quy Pool – OLS: Hồi quy kết hợp tất cả các quan sát Yit = α1 + β1X1it + + βkXkit + Uit Trong đó: Yit: Biến phụ thuộc của quan sát i trong thời kỳ t X2it, X3it: Biến độc lập của quan sát i trong thời kỳ t Với mỗi đơn vị chéo, εi là yếu tố không quan sát được và không thay đổi theo thời gian, nó đặc trưng cho mỗi đơn vị chéo. Nếu εi tương quan với bất kỳ biến Xt nào thì ước lượng hồi quy từ hồi quy Y theo Xt sẽ bị ảnh hưởng chéo bởi những nhân tố không đồng nhất không quan sát được. Thậm chí, nếu εi không tương quan với bất kỳ một biến giải thích nào thì sự có mặt của nó cũng làm cho cho các ước lượng OLS không hiệu quả và sai số tiêu chuẩn không có hiệu lực. Mô hình này có nhược điểm là: Ràng buộc quá chặt về các đơn vị chéo, điều này khó xảy ra trong thực tế Vì vậy, để khắc phúc các nhược điểm gặp phải ở mô hình Pure Pooled OLS, mô hình FEM và REM được sử dụng. 3.3.2. Mô hình tác động cố định (FEM) Với giả định mỗi đơn vị đều có những đặc điểm riêng biệt có thể ảnh hưởng đến các biến giải thích, FEM phân tích mối tương quan này giữa phần dư của mỗi đơn vị với các biến giải thích qua đó kiểm soát và tách ảnh hưởng của các đặc điểm riêng biệt (không đổi theo thời gian) ra khỏi các biến giải thích để chúng ta có thể ước lượng những ảnh hưởng thực (net effects) của biến giải thích lên biến phụ thuộc. Mô hình ước lượng sử dụng: Yit = Ci + β Xit + Uit * Trong đó Yit : thời gian (năm). Xit : biến độc lập Ci (i=1 .n) : hệ số chặn cho từng đơn vị nghiên cứu. β : hệ số góc đối với nhân tố X. Uit : phần dư. 24
  33. Mô hình trên đã thêm vào chỉ số i cho hệ số chặn “c” để phân biệt hệ số chặn của từng doanh nghiệp khác nhau có thể khác nhau, sự khác biệt này có thể do đặc điểm khác nhau của từng doanh nghiệp hoặc do sự khác nhau trong chính sách quản lý, hoạt động của doanh nghiệp. 3.3.3. Mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) Điểm khác biệt giữa mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên và mô hình ảnh hưởng cố định được thể hiện ở sự biến động giữa các đơn vị. Nếu sự biến động giữa các đơn vị có tương quan đến biến độc lập – biến giải thích trong mô hình ảnh hưởng cố định thì trong mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên sự biến động giữa các đơn vị được giả sử là ngẫu nhiên và không tương quan đến các biến giải thích. Chính vì vậy, nếu sự khác biệt giữa các đơn vị có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc thì REM sẽ thích hợp hơn so với FEM. Trong đó, phần dư của mỗi thực thể (không tương quan với biến giải thích) được xem là một biến giải thích mới. Ý tưởng cơ bản của mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên cũng bắt đầu từ mô hình: Yit = Ci + β Xit + Uit Thay vì trong mô hình trên, Ci là cố định thì trong REM có giả định rằng nó là một biến ngẫu nhiên với trung bình là C1 và giá trị hệ số chặn được mô tả như sau: Ci = C + εi (i=1, n) εi : Sai số ngẫu nhiên có trung bình bằng 0 và phương sai là σ2 Thay vào mô hình ta có: Yit = C + β Xit + εi + uit hay Yit = C + β Xit + wit wit = εi + uit εi : Sai số thành phần của các đối tượng khác nhau (đặc điểm riêng khác nhau của từng doanh nghiệp) uit: Sai số thành phần kết hợp khác của cả đặc điểm riêng theo từng đối tượng và theo thời gian. Trong phần hồi quy nghiên cứu này sẽ lần lượt đi qua cả ba mô hình hồi quy tuyến tính thông tường Pooled OLS, FEM và REM để chọn mô hình thích hợp nhất. 3.4 Phương pháp nghiên cứu: Trước tiên, các dữ liệu thu thập xong sẽ nhập liệu vào Excel. Thứ hai, tính toán các giá trị ROS, ROA, RCP,ICP,PDP,CR, SDA, LDA, DA và SIZE theo công thức đo lường trực tiếp vào Excel. 25
  34. Thứ ba, nhập (import) dữ liệu Excel đã tính toán xong vào phần mềm EVIEWS 8.1. Thứ tư, dựa trên bảng Descriptive Statistics phân tích thống kê mô tả để tìm ra đặc điểm của mẫu nghiên cứu. Thứ năm, dựa trên bảng Correlation phân tích sự tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Thứ sáu, chạy các mô hình hồi quy ứng với 3 biến phụ thuộc là ROA, ROS, GOP so sánh để lựa chọn mô hình phù hợp giữa OLS, fix effect, random effect Thứ bảy, dựa trên các bảng kết quả hồi quy của tứng mô hình nghiên cứu nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu (bằng 2 kiểm định redundant và hausman) và kiểm định các giả thuyết để xác định rõ mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập và SIZE đến khả năng sinh lời được đo lường bằng ROA và ROS, GOP. 26
  35. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 4.1. Thống kê mô tả: Bảng 4.1 Thống kê mô tả các doanh nghiệp trong mẫu quan sát ROA ROS GOP CR RCP ICP PDP LDA SDA SIZE Mean 0.058880 0.045425 9.85E+08 2.272487 67.79785 156.5674 35.11951 0.059639 0.445508 21.00808 Median 0.045530 0.038581 1.63E+08 1.445642 42.36547 83.13709 28.62642 0.014546 0.412243 20.71993 Maximum 0.783739 1.678260 1.63E+10 46.55137 631.0641 1416.203 190.0653 0.431182 0.930772 24.99784 Minimum -0.523565 -2.462440 -90202176 0.720119 4.383642 9.419650 0.850848 0.000000 0.016918 18.04514 Std. Dev. 0.122346 0.338246 2.69E+09 4.821775 91.35861 209.6787 31.19988 0.103161 0.208249 1.493795 Observa. 90 90 90 90 90 90 90 90 90 90 Nguồn: Thống kê bằng Eviews 8.1 Bảng 4.1 trình bày thống kê mô tả của các biến sử dụng trong bài nghiên cứu đƣợc thu thập từ 30 công ty ngành tiêu dùng niêm yết giai đoạn 2013-2015. Nhìn vào bảng , có thể thấy giá trị trung bình của ROA là 0.058880, ROA có giá trị nhỏ nhất là -0.523565 và giá trị lớn nhất là 0.783739, một nửa số công ty có ROA lớn hơn 0.045530, độ lệch tiêu chuẩn của biến ROA là 0.154508. Tương tự, đối với ROS, giá trị trung bình của ROS thông qua thống kê là 0.045425 , ROS có giá trị nhỏ nhất là -2.462440 và giá trị lớn nhất là 1.678260, một nửa số công ty có ROS lớn hơn 0.038581. Có thể thấy được ROS của các công ty ngành tiêu dùng có sự chênh lệch rõ ràng giữa một số công ty, có một vài công ty đã thua lỗ trầm trọng ví dụ như Công ty cổ phần chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà mau CMX năm 2014 và công ty cổ phần thủy hải sản Việt Nhật VNH 27
  36. Biểu đồ 4.1: Mức sinh lợi ROA, ROS của 30 công ty 2 1 0 -1 -2 -3 IDI - 13 ICF - 13 LAF LAF - 13 TS4 - 13 ABT - ABT 13 - ACL 13 - ATA 13 ANV - ANV 13 - BBC 13 - BHS 13 CLC - 13 DAT - 13 NAF - 13 - SSC 13 TAC - 13 VCF - 13 HLG HLG - 13 - KDC 13 - NSC 13 - SCD 13 - VHC 13 - VNH 13 AAM AAM - 13 GTN - 13 HVG - 13 CMX CMX - 13 FMC - 13 HNG - 13 VNM - 13 MSN - 13 ROA ROS Nguồn: Thống kê bằng Eviews 8.1 Đối với biến phụ thuộc GOP có giá trị trung bình là 9.85E+08, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất lần lượt là 1.63E+10 và -90202176. Giá trị GOP cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của công ty, thống kê mô tả cho thấy rằng lợi nhuận của các công ty trong mẫu nghiên cứu có sự chênh lệch cực lớn giữa một vài công ty,đặc biệt có những công ty có hoạt động kinh doanh rất tốt như VNM, tạo ra được lợi nhuận hơn một nửa tài sản công ty, trong khi đó lại có một số công ty làm ăn thua lỗ hơn một phần ba tài sản của mình như VNH Tỷ số thanh khoản hiện thời (CR) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường năng lực thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số thanh khoản hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Thông qua kết quả nghiên cứu trong bảng ta có thể thấy giá trị trung bình là 2.272487 có sự lớn hơn không nhiều so với chỉ số trung bình ngành là 2,03. Ta cũng quan sự chênh lệch khá lớn giữa công ty có khả năng thanh toán tốt nhất và xấu nhất. Trong khi có công 28
  37. ty chỉ giữ khả năng thanh toán là 0.720119 , thì có công ty lại giữ tỷ lệ này lên tới 46.55137. Giữ tỷ số thanh toán hiện hành cao là một chính sách nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản, đồng thời đem lại niềm tin cho cổ đông và nhà cung cấp vào nguồn lực tài chính vững mạnh của công ty. Các doanh nghiệp Việt Nam trung bình mất hơn 67.79785 ngày để thu hồi tiền từ việc bán hàng chậm, hơn một nửa số doanh nhiệp mất hơn 42.36547 ngày để thu hồi số tiền này. Trong đó có công ty mất hơn 631.0641 ngày (gần 2 năm) để nhận được sự thanh toán từ khách hàng, nhưng cũng có doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính thanh khoản cao cho công ty và giảm thiểu rủi ro tín dụng, chỉ cho phép trung bình 4.383642 ngày cho việc thu tiền. Điều này dẫn đến sự chênh lệch rất lớn giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của RCP (kỳ thu tiền bình quân). Số ngày phải trả PDP trung bình của các công ty trong mẫu là 35.11951, tức là công ty có trung bình 35 ngày để thanh toán các khoản nợ cho người cung cấp. Một nữa số doanh nghiệp trong nghiên cứu có kỳ phải trả > 28.62642 Kỳ phải trả dài nhất và kỳ phải trả ngắn nhất cũng có sự chênh lệch khá lớn với giá trị lần lượt là 190.0653và 0.850848, kỳ phải trả ngắn hay dài phụ thuộc vào chính sách bán chịu của nhà cung cấp, giá trị khoản nợ cũng như quan hệ của 2 công ty có tốt hay không. Kỳ tồn kho có giá trị trung bình là 156.5674, vậy là thời gian từ lúc hàng tồn kho được mua về đến lúc bán ra là khoảng 157 ngày, thời gian này khá dài do phần lớn các công ty trong mẫu là công ty sản xuất nên trước khi được bán ra thị trường thì hàng tồn kho phải qua giai đoạn sản xuất để ra được thành phẩm. Số ngày tồn kho cao nhất và nhỏ nhất lần lượt là 1416.203 và 9.419650. Nếu kỳ tồn kho quá cao thì công ty nên xem xét lại khâu sản xuất và bán hàng của mình vì có thể hàng tồn kho đã lỗi thời và không bán được nên tồn kho trong thời gian dài, do đó không thể thu hồi được tiền mặt để tái sản xuất kinh doanh. Bên cạnh vốn chủ sở hữu, nợ là một nguồn vốn chủ lực trong gia tăng tỷ suất sinh lợi cho công ty. Tỷ trọng nợ phụ thuộc vào chính sách của từng công ty, Tỷ số Nợ ngắn hạn trên tổng TS (SDA) trung bình là 0.445508, mức cao nhất là 0.930772 và thấp nhất là 0.016918, độ lệch chuẩn là 0.208249. Tỷ số Nợ dài hạn trên tổng TS (LDA) trung bình là 0.059639, mức cao nhất là 0.431182 và thấp nhất là 0, độ lệch chuẩn là 0.103161. 29
  38. Sự chênh lệch về quy mô giữa các công ty ở Việt Nam rất lớn, được thể hiện bằng khoảng cách giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của biến độc lập SIZE.Sự chênh lệch khá lớn về quy mô công ty có thể dẫn tới hiện tượng một số công ty lớn có ưu thế hơn hẳn so với những công ty khác trong việc ra các quyết định tài chính, mở rộng thị phần, thay đổi các chính sách bán hàng. Biểu đồ 4.2 Thống kê Quy mô của các công ty trong bảng SIZE 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 IDI - 13 ICF - 13 LAF LAF - 13 TS4 TS4 - 13 ABT - ABT 13 ACL - ACL 13 ATA - ATA 13 ANV - ANV 13 BBC - BBC 13 BHS - BHS 13 CLC CLC - 13 DAT DAT - 13 NAF NAF - 13 SSC - SSC 13 TAC TAC - 13 VCF VCF - 13 HLG HLG - 13 KDC - KDC 13 NSC - NSC 13 SCD - SCD 13 VHC - VHC 13 VNH - VNH 13 AAM AAM - 13 GTN - 13 HVG HVG - 13 CMX CMX - 13 FMC - 13 HNG HNG - 13 VNM VNM - 13 MSN MSN - 13 Nguồn: Thống kê bằng Eviews 8.1 4.2 Phân tích tương quan: Quá trình phân tích tương quan (Correlation Analysis) được thực hiện dựa trên ma trận tương quan (Correlation Matrix). Phân tích tương quan trong khóa luận này được thực hiện giữa các biến phụ thuộc gồm ROA VÀ ROS, GOP với các biến độc lập SDA, LDA, DA và SIZE trong 2 ma trận tương quan ứng với 2 mô hình. Mục đích chạy tương quan nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập trong mô hình do điều kiện để hồi quy được trước nhất phải tương quan. Hệ số tương quan r đo lường mức độ phụ thuộc tuyến tính giữa biến độc lập với biến phụ thuộc. 30
  39. Bảng 4.2 Mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc Giá trị r Mối quan hệ giữa biến độc lập với biến phụ thuộc r > 0 Có quan hệ đồng biến r = ±1 Có quan hệ tuyến tính chặt chẽ r = 0 Không có quan hệ tuyến tính r < 0 Có quan hệ nghịch biến Nguồn : Giáo trình kinh tế lượng của Ths Nguyễn Trọng Phụng. Băng 4.3 :Ý nghĩa của hệ số tương quan Trị tuyệt đối r Ý nghĩa 0.01 đến 0.1 Mối tương quan quá thấp, không đáng kể 0.2 đến 0.3 Mối tương quan thấp 0.4 đến 0.5 Mối tương quan trung bình 0.6 đến 0.7 Mối tương quan cao 0.8 đến < 1 Mối tương quan rất cao Nguồn : Giáo trình kinh tế lượng của Ths Nguyễn Trọng Phụng. Do việc chay 3 mô hình nên ta có ba bảng phân tích tương quan phía dưới: Bảng 4.4 Ma trận tương quan trong mô hình ROA ROA RCP PDP ICP SDA LDA CR SIZE ROA 1.000000 RCP -0.211361 1.000000 PDP -0.271211 0.368557 1.000000 ICP -0.219009 0.704443 0.360385 1.000000 SDA -0.350494 0.097919 0.159760 0.274461 1.000000 LDA -0.194912 0.184618 0.087666 0.065542 -0.209927 1.000000 CR 0.094153 -0.039596 -0.040768 -0.106580 -0.355377 -0.106374 1.000000 SIZE 0.248330 -0.123369 -0.044988 -0.119676 -0.122877 0.461058 -0.138434 1.000000 31
  40. Bảng 4.5 Ma trận tương quan trong mô hình ROS ROS RCP ICP PDP SDA LDA CR SIZE ROS 1.000000 RCP -0.065879 1.000000 ICP -0.060247 0.704443 1.000000 PDP -0.149457 0.368557 0.360385 1.000000 SDA -0.208930 0.097919 0.274461 0.159760 1.000000 LDA 0.000820 0.184618 0.065542 0.087666 -0.209927 1.000000 CR 0.044905 -0.039596 -0.106580 -0.040768 -0.355377 -0.106374 1.000000 SIZE 0.319256 -0.123369 -0.119676 -0.044988 -0.122877 0.461058 -0.138434 1.000000 Bảng 4.6 Ma trận tương quan trong mô hình GOP GOP RCP ICP PDP SDA LDA CR SIZE GOP 1.000000 RCP -0.134869 1.000000 ICP -0.136469 0.704443 1.000000 PDP -0.117820 0.368557 0.360385 1.000000 SDA -0.301997 0.097919 0.274461 0.159760 1.000000 LDA 0.208246 0.184618 0.065542 0.087666 -0.209927 1.000000 CR -0.010473 -0.039596 -0.106580 -0.040768 -0.355377 -0.106374 1.000000 SIZE 0.632026 -0.123369 -0.119676 -0.044988 -0.122877 0.461058 -0.138434 1.000000 Nguồn: Thực hiện bằng EVIEWS Trong bảng 1, thể hiện mức độ tương quan giữa biến phụ thuộc ROA với các biến độc lập RCP, ICP, PDP, SDA, LDA, CR và SIZE được thể hiện như sau : Nhìn vào ma trận tương quan trong bảng 1 ta thấy rằng hầu như ROA đều tương quan âm với các biến RCP, ICP, PDP, SDA, LDA với hệ số tương quan lần lượt như sau - 0.211361, -0.271211, -0.219009, -0.350494, -0.194912. Đối với biến CR và SIZE thì ROA thể hiện tương quan dương với hệ số tương quan là 0.044905, 0.248330 điều này cho thấy rằng SIZE ( quy mô của công ty ) có mối quan hệ tương quan cao nhất đối với khả năng sinh lời của doanh nghiệp ROA. 32
  41. Đối với ma trận tương quan ở bảng 2 ta nhận thấy rằng ROS có mối tương quan âm với các biến lập RCP, ICP, PDP, SDA với hệ số tương quan lần lượt như sau : -0.065879 ,- 0.060247, -0.149457,-0.208930 điều này cho thấy rằng tỷ suất sinh lợi trên doanh thu tương quan nghịch với kì phải thu bình quân, kỳ tồn kho bình quân, kf phải trả bình quân và tý suất nợ trên tổng tài sản. Đối với các biến độc lập LDA, CR và SIZE thì ROS thể hiện tương quan dương 0.000820, 0.044905, 0.319256 đồng thời quy mô công ty SIZE thể hiện tương quan chặt chẽ nhất ở mức 0.319256 với mức ý nghĩa Với ma trận tương quan ở bảng 3 lợi nhuận gộp GOP được thể hiện mối tương quan dương với biến LDA và SIZE với mức tương quan 0.208246, 0.632026 đối với các biến RCP, ICP, PDP, SDA và CR thì lợi nhuận gộp thể hiện mối tương quan âm lần lượt là - 0.134869, -0.136469, -0.117820, -0.301997, -0.010473. Từ kết quả trên ta có thể nhận định rằng quy mô của công ty ( SIZE ) có mỗi tương quan thuận và có mức tương quan cao nhất đối với cả 3 biến phụ thuộc ROA, ROS và GOP, do đó quy mô công ty có tác động mạnh nhất đến lần lượt cả 3 mô hình. 4.3. Phân tích hồi quy: Như đã phân tích ở Chương 3, tác giả sẽ hồi quy 3 mô hình nhằm phân tích tác động của từng nhân tố trong vốn luân chuyển và cấu trúc vốn đó là kỳ phải trả, kỳ phải thu, kỳ tồn kho, nợ dài hạn trên tổng tài sản, nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, quy mô công ty ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Đầu tiên, tôi sẽ hồi quy lần lượt 3 mô hình theo 3 phương pháp hồi quy khác nhau, đó là OLS, Fixed effects và Random effects. Tiêu chuẩn để lựa chọn mô hình thích hợp dựa trên kiểm định Redundant fixed efffect test để chọn ra mô hình ols hay Fixed effects là phù hợp , và kiểm định Hausman để xác định random hay fixed là phù hợp. Dưới đây là kết quả của 3 phương pháp tiêu chuẩn này cho từng mô hình. Giả thuyết của kiểm định Redundant fixed efffect test: H0: OLS là mô hình thích hợp H1: Fixed effects là mô hình thích hợp Giả thuyết của kiểm định Hausman: H0: Random effects là mô hình thích hợp H1: fixed effects là mô hình thích hợp 33
  42. Bảng 4.7 Tổng hợp các mô hình theo biến phụ thuộc ROA Biến phụ thuộc: ROA POOL-OLS FIX RANDOM CONS -0.470639 0.351767 -0.470501 (0.0111) (0.6909) (0.0073) ICP 7.87E-06 -0.000520 7.37E-06 (0.9184) (0.0095) 0.9190 RCP 1.05E-05 0.000829 1.19E-05 (0.9525) (0.0047) 0.9430 PDP -0.000630 -0.000301 -0.000629 (0.1012) (0.6045) 0.0825 LDA -0.537995 0.069968 -0.537827 (0.0001) (0.8241) 0.0000 SDA -0.229487 -0.245528 -0.229530 (0.0003) (0.2896) 0.0001 SIZE 0.032676 -0.006994 0.032669 (0.0002) (0.8663) 0.0001 CR -0.001078 -0.002207 -0.001081 (0.6634) (0.5124) 0.6432 R2 35.9337 % 63.3267 % 35.8326 % R2 hiệu chỉnh 30.4647 % 38.4165 % 30.3548 % Số quan sát 90 90 90 Nguồn: Dữ liệu từ năm 2013-2015 chạy bằng Eviews 8.1 Kiểm định Redundant fixed efffect test: Redundant Fixed Effects Tests Equation: Untitled Test cross-section fixed effects Effects Test Statistic d.f. Prob. Cross -section F 1.365107 (29,53) 0.1607 Cross-section Chi-square 50.208193 29 0.0086 34
  43. Thông qua kiếm định trên thấy giá trị p-value Cross-section Chi-square 0.8% Mô hình fixed effect là mô hình thích hợp hơn để hồi quy đối với biến phụ thuộc ROA. Tiếp tục thực hiện kiểm định hausman test: Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled Test cross-section random effects Chi -Sq. Chi -Sq. Test Summary Statistic d.f. Prob. Cross -section random 17.428755 7 0.0148 Tiếp tục thực hiện Hausman Test để so sánh Fixed Effect Model và Radom Effect Model tác giả thấy p-value 1,48% < 5% nên bác bỏ H0 do đó Fixed Effect Model lại phù hợp hơn. Thêm một yếu tố nữa chứng minh Fixed Effect Model phù hợp hơn là R2 và R2 hiệu chỉnh của phương pháp hồi qui Fixed Effect Model lớn hơn hai phương pháp hồi qui còn lại. Thông qua bảng 4.7 thấy xét về phương diện mối tương quan của các yếu tố khả năng sinh lời của các công ty tiêu dùng Việt Nam, phương pháp REM khá tương đồng với phương pháp Pooled Regression. Hai mô hình này cho kết quả khá tương đương nhau là 3 biến LDA , SDA và SIZE (p-value <0.05) có ý nghĩa tác động đến ROA. Hệ số beta chuẩn hóa lần lượt là -0.537995, -0.229487 < 0 do đó LDA và SDA và có tác động nghịch chiều với khả năng sinh lợi đo bằng ROA. Mô hình ROA được rút ra từ bảng 4.7 theo phương pháp Fixed effect: Thông qua mô hình và bảng 4.7 R2= 63% cho biết các biến (nhân tố) độc lập giải thích được 63 % biến thiên của biến (nhân tố) phụ thuộc. Kết quả các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy cho thấy giá trị p-value của 2 biến độc lập là “Kỳ phải thu” (RCP); “Kỳ tồn kho” (ICP); đều nhỏ hơn 0,05. Do đó có thể nói rằng 2 biến độc lập này đều có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROA của công ty. Trong khi đó 5 biến còn lại là “Kỳ phải trả”(PDP) “Nợ dài hạn/ TTS” (LDA) “Nợ ngắn hạn/ TTS” (SDA) 35
  44. “Quy mô công ty” (SIZE) và “Khả năng thanh toán hiện hành” CR lại có p-value > 0,05, điều đó cho thấy về mặt thống kê, các biến này không có ý nghĩa lớn trong mô hình. Hệ số beta chuẩn hóa của 2 biến RCP và ICP lần lượt là -0.000520, -0.000829 < 0 do đó RCP và ICP và có tác động nghịch chiều với khả năng sinh lợi đo bằng ROA. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Kỳ phải thu tăng 1 đơn vị, thì ROA giảm 0.000520 đơn vị, tức khả năng sinh lời của công ty bị sụt giảm. Tương tự trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Kỳ tồn kho tăng 1 đơn vị, ROA giảm 0.000829 đơn vị tức là tức khả năng sinh lời của công ty bị sụt giảm. Bảng 4.8 Tổng hợp các mô hình theo biến phụ thuộc ROS Biến phụ thuộc: ROS POOL-OLS FIX RANDOM CONS -1.694543 -0.195628 -1.707859 (0.0036) (0.9362) (0.0022) ICP 0.000130 -0.001791 1.68E-05 (0.5878) (0.0015) (0.9405) RCP 0.000133 0.003432 0.000465 (0.8086) (0.0000) (0.3482) PDP -0.001286 -0.000329 -0.001194 (0.2804) (0.8373) (0.2557) LDA -0.766556 0.323639 -0.790182 (0.0557) (0.7100) (0.0366) SDA -0.343998 -0.666225 -0.357634 (0.0723) (0.2983) (0.0500) SIZE 0.092996 0.028273 0.093699 (0.0007) (0.8055) (0.0004) CR 0.000476 -0.007097 -0.000405 (0.9508) (0.4464) (0.9522) R2 18.59% 63.36% 16.5% R2 hiệu chỉnh 11.65% 38.47% 9.37% 36
  45. Số quan sát 90 90 90 Nguồn: Dữ liệu từ năm 2013-2015 chạy bằng Eviews 8.1 Redundant fixed efffect test ros: Redundant Fixed Effects Tests Equation: Untitled Test cross-section fixed effects Effects Test Statistic d.f. Prob. Cross-section F 2.232823 (29,53) 0.0055 Cross-section Chi-square 71.845889 29 0.0000 Thông qua kiếm định trên thấy giá trị p-value Cross-section Chi-square 0% Mô hình fixed effect là mô hình thích hợp hơn để hồi quy đối với biến phụ thuộc ROS. Tiếp tục thực hiện kiểm định hausman test để lựa chọn mô hình thích hợp giữa 2 phương pháp Fixed effects và Random effects: Hausman test ros Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled Test cross-section random effects Chi -Sq. Chi -Sq. Test Summary Statistic d.f. Prob. Cross-section random 31.235863 7 0.0001 Tiếp tục thực hiện Hausman Test để so sánh Fixed Effect Model và Radom Effect Model tác giả thấy p-value 0.01% < 5% nên bác bỏ H0 do đó Fixed Effect Model lại phù hợp hơn. Thêm một yếu tố nữa chứng minh Fixed Effect Model phù hợp hơn là R2 và R2 hiệu chỉnh của phương pháp hồi qui Fixed Effect Model lớn hơn hai phương pháp hồi qui còn lại. 37
  46. Từ bảng 4.7 tác giả thấy xét về phương diện mối tương quan của các yếu tố khả năng sinh lời của các công ty tiêu dùng Việt Nam, phương pháp REM khá tương đồng với phương pháp Pooled Regression. Hai mô hình này cho kết quả khá tương đương nhau khi cùng có biến SIZE (p-value 0 do đó biến SIZE và có tác động cùng chiều với khả năng sinh lợi đo bằng ROS. Mô hình ROS phù hợp nhất được rút ra từ bảng 4.8 theo phương pháp Fixed effect. Thông qua mô hình và bảng 4.8 R2= 63% cho biết các biến (nhân tố) độc lập giải thích được 63 % biến thiên của biến (nhân tố) phụ thuộc. Kết quả các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy cho thấy giá trị p-value của 2 biến độc lập là “Kỳ phải thu” (RCP); “Kỳ tồn kho” (ICP); đều nhỏ hơn 0,05. Do đó có thể nói rằng 2 biến độc lập này đều có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi được đo lường bằng ROS của công ty. Trong khi đó 5 biến còn lại là “Kỳ phải trả”(PDP) “Nợ dài hạn/ TTS” (LDA) “Nợ ngắn hạn/ TTS” (SDA) “Quy mô công ty” (SIZE) và “Khả năng thanh toán hiện hành” CR lại có p-value > 0,05, điều đó cho thấy về mặt thống kê, các biến này không có ý nghĩa lớn trong mô hình. Hệ số beta chuẩn hóa của biến ICP là -0.001791 0 do đó ICP có tác động thuận chiều với khả năng sinh lợi đo bằng ROS. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi Kỳ phải thu tăng 1 đơn vị, thì ROS tăng 0.003432 đơn vị, tức khả năng sinh lời của công ty bị sụt giảm. Tương tự trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi kỳ tồn kho tăng 1 đơn vị, Thì ROS giảm 0.001791 tức là tức khả năng sinh lời của công ty bị sụt giảm. 38
  47. Bảng 4.9 Tổng hợp các mô hình theo biến phụ thuộc GOP Biến phụ thuộc: GOP POOL-OLS FIX RANDOM CONS -2.24E+10 -6.27E+09 -1.43E+10 (0.0000) (0.3265) (0.0019) ICP 709679.8 250941.5 370292.9. (0.6432) (0.8572) (0.7628) RCP -621083.1 -412329.6 -1087377 (0.8599) (0.8391) (0.5712) PDP -3843439. 1255709. -756040.7 (0.6132) (0.7636) (0.8417) LDA -4.04E+09 2.77E+09 9.32E+08 (0.1140) (0.2243) (0.6458) SDA -3.45E+09 8.37E+08 -1.10E+09 (0.0054) (0.6141) (0.3912) SIZE -14614862 3.16E+08 7.49E+08 (0.0000) (0.2926) (0.0005) CR 1.20E+09 7523158 -8043719. (0.7672) (0.7559) (0.7184) R2 0.472191 0.960687 0.182213 R2 hiệu chỉnh 0.427134 0.933984 0.112402 Số quan sát 90 90 90 Nguồn: Dữ liệu từ năm 2013-2015 chạy bằng Eviews 8.1 Redundant Fixed Effects Tests Equation: Untitled Test cross-section fixed effects Effects Test Statistic d.f. Prob. Cross-section F 22.709420 (29,53) 0.0000 233.74677 Cross-section Chi-square 0 29 0.0783 39
  48. Thông qua kiếm định trên thấy giá trị p-value Cross-section Chi-square 8% > 5% nên chấp nhận H0 => Mô hình Pool-OLS là mô hình thích hợp hơn để hồi quy đối với biến phụ thuộc GOP. Tiếp tục thực hiện kiểm định hausman test: Correlated Random Effects - Hausman Test Equation: Untitled Test cross-section random effects Chi -Sq. Chi -Sq. Test Summary Statistic d.f. Prob. Cross-section random 8.275463 7 0.3089 Tiếp tục thực hiện Hausman Test để so sánh Fixed Effect Model và Radom Effect Model tác giả thấy p-value 30% > 5% nên bác bỏ H0 do đó Radom Effect Model lại phù hợp hơn. Từ bảng 4.8 tác giả thấy xét về phương diện mối tương quan của các yếu tố khả năng sinh lời của các công ty tiêu dùng Việt Nam, phương pháp REM khá tương đồng với phương pháp Pooled Regression. Hai mô hình này cho kết quả giống nhau khi cùng có biến SIZE (p-value <0.05) có ý nghĩa tác động đến GOP, bên cạnh đó với mô hình OLS còn có thêm biến SDA cũng có ý nghĩa tác động tới GOP. Hệ số beta chuẩn hóa lần lượt là -3.45E+09, -14614862 < 0 do đó biến SIZE và có tác động nghịch chiều với khả năng sinh lợi đo bằng GOP. Tuy nhiên trong mô hình REM biên SIZE lại có tác động cùng chiều với GOP Mô hình GOP phù hợp nhất được rút ra từ bảng 4.9 theo phương pháp Fixed effect: Thông qua mô hình và bảng 4.9 R2= 47% cho biết các biến (nhân tố) độc lập giải thích được 47 % biến thiên của biến (nhân tố) phụ thuộc. Kết quả các thông số của từng biến trong phương trình hồi quy cho thấy giá trị p-value của 2 biến độc lập là “Nợ nh/ TTS” (SDA); “Quy mô công ty” (SIZE); đều nhỏ hơn 0,05. Do đó có thể nói rằng 2 biến độc lập này đều có ý nghĩa thống kê hay nói cách khác đều có ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi được đo lường bằng GOP của công ty. Trong khi đó 5 biến còn lại là “Kỳ phải trả”(PDP) “Nợ dài hạn/ TTS” (LDA) “Kỳ phải thu” (RCP) “Kỳ 40
  49. tồn kho” (ICP) và “Khả năng thanh toán hiện hành” CR lại có p-value > 0,05, điều đó cho thấy về mặt thống kê, các biến này không có ý nghĩa lớn trong mô hình. Hệ số beta chuẩn hóa của biến SDA là - 3.45E+09 < 0 do đó SDA có tác động nghịch chiều với khả năng sinh lợi đo bằng GOP. Hệ số beta chuẩn hóa của biến SIZE là - 14614862 < 0 do đó SIZE có tác động thuận chiều với khả năng sinh lợi đo bằng GOP. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi SDA tăng 1 đơn vị, thì GOP giảm - 3.45E+09 đơn vị, tức khả năng sinh lời của công ty bị sụt giảm. Tương tự trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi SIZE tăng 1 đơn vị, Thì ROS giảm - 14614862 tức là tức khả năng sinh lời của công ty bị sụt giảm. 4.4 Tổng hợp kết quả, so sánh với các nghiên cứu trước: 4.4.1. Tổng hợp kết quả: Từ các mô hình đã chạy trên, tác giả rút ra được các kết quả về dấu và so sánh với kì vọng ban đầu, tất cả được ghi lại trong bảng dưới: Bảng 4.10 Tổng kết tác động của các biền suy ra từ kết quả nghiên cứu Biến Kỳ vọng về dấu ban đầu Kết quả nghiên cứu ROA Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc ROS Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc GOP Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc RCP + +/- ICP - - PDP - Không có ý nghĩa CR + Không có ý nghĩa SDA - - LDA - - SIZE + + Nguồn: Tác giả tự thống kê 41
  50. 4.4.2 So sánh với các nghiên cứu trước: Như đã tổng kết chương 2 rõ ràng là phần lớn các nhà nghiên cứu đều tìm thấy những kết quả tương tự nhau. Những tác giả cùng phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày trả nợ và lợi nhuận, điều này ủng hộ thực tế là những công ty lợi nhuận thấp sử dụng hết khoảng thời gian cho nợ đưa ra bởi các nhà cung cấp. Mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày phải thu và lợi nhuận có nghĩa là công ty lợi nhuận cao cần ít thời gian hơn để thu hồi các khoản nợ. Mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ tồn kho và lợi nhuận cũng vậy, công ty có lợi nhuận cao chuyển đổi hàng tồn kho thành thành phẩm trong giai đoạn ngắn. Ngoài ra, lợi nhuận được đo lường thông qua nhiều thước đo như lợi nhuận trên doanh thu, lợi nhuận trên tài sản, lợi nhuận trên vốn cổ phần, lợi nhuận trên vốn đầu tư hay lợi nhuận hoạt động càng làm chắc chắn thêm vai trò của quản trị vốn luân chuyển đến thành quả của một công ty. Với bản thân tác giả sau quá trình nghiên cứu cũng đưa ra được một số kết quả tương tự như là mối quan hệ ngược chiều giữa số ngày phải thu và lợi nhuận có nghĩa là công ty lợi nhuận cao cần ít thời gian hơn để thu hồi các khoản nợ. Mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ tồn kho và lợi nhuận. Tuy nhiên với riêng bản thân tác giả, sau khi chạy nghiên cứu lại thấy không có sự tác động của kỳ phải trả đến lợi nhuận của công ty. Sự khác biệt về biến kỳ phải trả này có thể xuất hiện do mẫu dữ liệu chỉ 30 công ty nên khi chạy nghiên cứu kết quả có sự sai lệch một ít. Còn dối với các thành phần cấu trúc vốn SDA, LDA và SIZE, sau khi nghiên cứu và tổng hợp kết quả, tác giả nhận thấy kết quả của mình giống với kết quả của tác giả (Mohammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah) Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ âm giữa nợ và khả năng sinh lời. Điều này có nghĩa là sự tăng lên của nợ sẽ dẫn đến sự giảm xuống của khả năng sinh lời. Hay nói cách khác, nợ càng nhiều thì khả năng sinh lời của doanh nghiệp càng thấp. Có nghĩa là công ty càng vay nợ nhiều mà không kinh doanh hiệu quả thì sẽ bị buộc chặt vào các khoản lãi vay, nợ đến hạn, từ đó làm giảm lợi nhuận và kéo công ty tới bờ vực phá sản Kết quả cũng cho thấy khả năng sinh lời tăng lên với các biên kiểm soát; quy mô công ty và sự tăng trưởng doanh thu. Sự phát hiện này của Mohammad Fawzi Shubita & Jaafer Maroof Alsawalhah (2012) mâu thuẫn với nghiên cứu trước như Abor (2005). 42
  51. Tóm lại, nội dung chương 4 của khóa luận gồm kết quả phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy để các giả thuyết nghiên cứu đặt ra ban đầu. Qua đó đánh giá mức độ ảnh hưỡng của vốn lưu động và cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp nhóm ngành Xây dựng được niêm yết trên Sàn chứng khoán TP.HCM. Mặc dù chỉ thực hiên trên mẫu quan sát từ 30 công ty nhưng kết quả đạt được khá tốt khi đã chỉ ra được rõ ràng những yếu tố tác động đến khả năng sinh lời. 43
  52. Chương 5: Kết Luận và Giải Pháp 5.1 Kết luận: Đề tài này nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 công ty ngành tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) trong giai đoạn 2013- 2015, hình thành nên dữ liệu bảng với 90 quan sát. Đề tài đã phân tích tác động của các thành phần vốn luân chuyển và cấu trúc vốn như kỳ thu tiền bình quân (RCP), vòng quay hàng tồn kho theo ngày (ICP), chu kì khoản phải trả (PDP), , tỷ số nợ ngắn hạn, nợ dài hạn trên TTS (SDA, LDA), tỷ số thanh toán hiện hành (CR), quy mô công ty (SIZE) lên tỷ suất sinh lợi đại diện bởi tỷ suất sinh lợi gộp, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Phương pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng là phân tích thống kê mô tả, thống kê tương quan, và hồi quy các mô hình fixed effect, random effect với dữ liệu bảng (panel data), với RCP,ICP, PDP, CCC, CR, LDA, SDA , SIZE là biến độc lập và ROA, ROS, GOP là biến phụ thuộc Kết quả nghiên cứu chỉ ra mối tƣơng quan giữa kỳ thu tiền bình quân với tỷ suất sinh lợi (đại diện bởi GOP và ROA) là tƣơng quan âm có ý nghĩa thống kê, khá phù hợp với những nghiên cứu trước. Điều này thể hiện rằng, doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ suất sinh lợi bằng cách giảm kỳ thu tiền bình quân. Ngoài ra, đề tài cũng chứng minh được mối quan hệ giữa tỷ số nợ ngắn hạn trên tổng tài sản, nợ dài hạn trên tổng tài sản với tỷ suất sinh lợi là tương quan âm có ý nghĩa thống kê. Do đó, doanh nghiệp phải có chiến lược tài chính đúng đắn để có sự hòa hợp giữa hai mục tiêu này, hướng tới lợi ích trong ngắn hạn và dài hạn, sao cho giá trị doanh nghiệp là lớn nhất. Trong khi đó, quy mô công ty lại có tác động cùng chiều lên tỷ suất sinh lợi. Quy mô công ty lớn hơn, tỷ suất sinh lợi có thể cao hơn. Với các thành phần khác của vốn luân chuyển như khả năng thanh toán hiện hành, chu kì khoản phải trả thì nghiên cứu này chƣa tìm ra được chứng cứ thuyết phục về tác động của chúng lên tỷ suất sinh lợi với những tuơng quan trái chiều và không có ý nghĩa thống kê khi chạy hồi quy. 44
  53. 5.2 Giải pháp: Khi đã thấy được tầm quan trọng của quản trị vốn luân chuyển đối với lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp thì nhiệm vụ của các nhà quản trị là phải làm sao điều chỉnh các thành phần của vốn luân chuyển một cách hợp lý tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí cũng như cân bằng giữa các mục tiêu của công ty để có thể có được tình trạng sản xuất tốt nhất. Phần này sẽ trình bày những gợi ý về mặt chính sách của chúng tôi đối với các công ty dựa trên những phát hiện từ bài nghiên cứu này. Nghiên cứu này đã phát hiện ra một mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ tồn kho và lợi nhuận => Tăng vòng quay hàng tồn thì sẽ làm giảm chi phí nắm giữ hàng tồn kho như chi phí thuê, tồn trữ, bảo hiểm và các chi phí khác liên quan tới việc duy trì chất lượng hàng tồn kho. Việc giảm chi phí nắm giữ sẽ làm tăng thu nhập ròng và lợi nhuận vì doanh thu từ việc bán hàng hóa cao hơn. Nghiên cứu này đã phát hiện ra một mối quan hệ ngược chiều giữa kỳ phải thu và lợi nhuận. Điều này có nghĩa là muốn tăng lợi nhuận lên, công ty phải có các chính sách để điều chỉnh việc thu hồi các khoản nợ. Điều này có thể là trao cho khách hàng một khoản chiết khấu nếu thanh toán sớm và có một tiêu chuẩn sản xuất và bán hàng để khoản phải thu được ổn định. Việc quản trị khoản phảu thu là một vấn đề thực tiễn, công ty có thể bị khủng hoảng nghiêm trọng trong tính thanh khoản nếu mức độ khoản phải thu không được điều chỉnh một cách thích hợp. Vì thế việc quản trị các khoản nợ từ khách hàng là rất quan trọng, nếu không quản lý tốt sẽ làm khoản phải thu tăng vượt mức dẫn tới giảm dòng tiền của công ty, đương nhiên sẽ dẫn tới nợ xấu và giảm lợi nhuận công ty. Tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa tỷ lệ nợ và tỷ lệ tài sản tài chính đối với lợi nhuận của một công ty. Điều này có nghĩa là công ty càng vay nợ nhiều mà không kinh doanh hiệu quả thì sẽ bị buộc chặt vào các khoản lãi vay, nợ đến hạn, từ đó làm giảm lợi nhuận và kéo công ty tới bờ vực phá sản. Do đó duy trì một tỷ lệ nợ tối ưu là nhiệm vụ cực kì quan trọng. Thêm vào đó, cũng cần lựa chọn được một tỷ lệ tài sản tài chính thích hợp để tránh trường hợp nguồn vốn công ty tập trung hết vào các tài sản này dẫn tới thiếu hụt tiền đầu tư và sản xuất. Quy mô công ty lại có tác động cùng chiều lên tỷ suất sinh lợi. Quy mô công ty lớn hơn, tỷ suất sinh lợi có thể cao hơn. một doanh nghiệp là một chủ thể lớn trong thị trường thì nó sẽ năng lực trả giá cao để có được các thỏa thuận mua bán tốt với thời gian nhanh nhất với các nhà cung cấp. Quy mô lớn cũng giúp công ty dễ dàng vay mượn hơn. Công ty lớn 45
  54. sẽ có kênh phân phối rộng, hình thức quảng cáo đa dạng nên có thể dễ dàng tiếp cận, đưa hàng tới tay người tiêu dùng nhanh chóng và tạo dấu ấn khó phai trong tiềm thức của họ. Do đó những công ty quy mô lớn thường có lợi nhuận ổn định và luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu Tuy đã cố gắng hết sức để hoàn thiện bài nghiên cứu một cách tốt nhất nhưng trong quá trình thực hiện tôi đã gặp một ít vấn đề cả nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, điều này dẫn đến những hạn chế khó tránh khỏi, nhưng từ đây tôi xin đưa ra một vài kiến nghị để những bài nghiên cứu sau về đề tài này ở thị trường Việt Nam được tốt hơn. 5.3.1. Hạn chế: Vấn đề bỏ sót biến Tuy đã sử dụng kiểm định để kiểm tra việc không bỏ sót biến quan trọng nhưng giá trị của R2 cho thấy các biến trong bài vẫn chưa giải thích hết được những thay đổi trong lợi nhuận của công ty. Ngoài ra, có nhiều thước đo dùng để đo lường thành quả của một công ty như ROI, Tobin’s Q. Do đó việc chỉ dùng một thước đo là GOP làm kết quả nghiên cứu chưa được bao quát. Vấn đề mẫu dữ liệu. Năm 2013, số công ty Việt Nam niêm yết trên 2 sàn HNX và HOSE là khoảng gần 1000 công ty, trong khi mẫu dữ liệu thu thập trong bài chỉ là 30 công ty nên kết quả đưa ra có thể bị sai lệch một ít và không thể bao quát được tất cả thị trường. Ngoài ra, thời gian thu thập dữ liệu là 2013-2015, thời gian thu thập không quá dài để có thể bao hàm được một số thay đổi của các công ty. 5.3.2. Hướng phát triển của đề tài Qua những khuyết điểm nêu trên, để có thể có những nghiên cứu mang lại kết quả chính xác hơn, tôi khuyến nghị 2 hướng nghiên cứu mở rộng trong chủ đề này, đó là: Mở rộng mẫu dữ liệu: Việc mở rộng dữ liệu về cả số lượng công ty và thời gian nghiên cứu là cực kì quan trọng để đưa đến kết quả chính xác hơn và nắm bắt được những thay đổi trong mối quan hệ này một cách sớm nhất. Tăng thêm nhiều biến Đưa thêm vào mô hình một số biến cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. 2 nhóm biến có thể thêm vào đó là nhóm biến vĩ mô ví dụ như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm 46
  55. phát và nhóm biến liên quan tới tình hình công ty như tỷ lệ thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán nhanh hay tỷ lệ vốn cổ phần trên tổng tài sản. 47
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SÁCH: ThS. Nguyễn Trung Đông, ThS. Nguyễn Văn Phong hướng dẫn sử dụng phần mềm Eviews 7.0, Đại học Tài Chình Marketing. PGS.TS.Phan Đình Nguyên, ThS Hà Minh Phước, ThS. Ngô Đình Tâm, Tài chính doanh nghiệp 4, Tài liệu lưu hành tại HUTECH. Ths. Đoàn Ngọc Phúc: Ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI Số 7 (219) năm 2014 Nguyễn Minh Kiều (2012), Tài chính doanh nghiệp căn bản, Nhà xuất bản Thống kê. Trường đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (2008), “Giáo trình Kinh tế lượng”, NXB TP Hồ Chí Minh. Abor, J. (2005): Journal of Risk Finance, Emerald Group Publishing, page 438-445. Gill, A., Biger, N., & Mathur, N (2011): The effect of Capital Structure on Profitability: Evidence from United State, International journal of Management, Vol.28, No.4, page 3- 15. Dong H. P. (2010), “The Relationship between Working Capital Management and Profitability”. International Research Journal of Finance and Economic, issue-49. WEBSITES : Cơ sở lý luận về vốn lưu động và hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp thương mại dong-trong-doanh-nghiep-thuong-mai/c11c3003 Một số lý thuyết về cấu trúc vốn Báo cáo tài chính 30 doanh nghiệp nhóm ngành tiêu dùng thiết yếu (sàn HOSE) 9477dfe1dac3&rid=169977213 48
  57. Hướng dẫn thực hành Eviews Mô hình dữ liệu bảng: Panel Data. Fixed and Random Effect. Model One. EVIEWS Kiểm định hausman hausman-cho-lua-chon-giua-fem-va-rem.html 49
  58. PHỤ LỤC Phụ lục 1 Thông tin 30 doanh nghiệp ngành tiêu dùng dùng trong nghiên cứu STT MÁ CP TÊN CÔNG TY 1 AAM Công ty Cổ phần Thủy sản Mekong 2 ABT Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An 3 ACL Giang 4 ANV Công ty Cổ phần Nam Việt 5 ATA Công ty Cổ phần NTACO 6 BBC Công ty Cổ phần Bibica 7 BHS Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa 8 CLC Công ty Cổ phần Cát Lợi 9 CMX Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Cà Mau 10 DAT Công ty Cổ phần Đầu Tư Du lịch và Phát triển Thủy Sản 11 FMC Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta 12 GTN Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Thống Nhất 13 HLG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Long 14 HNG Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai 15 HVG Công ty Cổ phần Hùng Vương 16 ICF Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại Thủy sản 17 IDI Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia 18 KDC Công ty Cổ phần tập đoàn Kido 19 LAF Công ty Cổ phần Chế biến hàng xuất khẩu Long An 20 NAF Công ty Cổ phần Nafoods Group
  59. 21 NSC Công ty Cổ phần Giống cây trồng Trung Ương 22 SCD Công ty Cổ phần Nước Giải khát Chương Dương 23 SSC Công ty Cổ phần Giống cây trồng miền Nam 24 TAC Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An 25 TS4 Công ty Cổ phần Thủy sản số 4 26 VCF Công ty Cổ phần Vinacafé Biên Hòa 27 VHC Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn 28 VNM Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam 29 VNH Công ty Cổ phần Thủy hải sản Việt Nhật 30 MSN Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San Phụ lục 2 Chạy mô hình hồi quy theo 3 phương pháp đối với 3 biến phụ thuộc ROA, ROS, GOP. ROA: OLS: Dependent Variable: ROA Method: Panel Least Squares Date: 06/21/16 Time: 02:50 Sample: 1 90 Periods included: 3 Cross-sections included: 30 Total panel (balanced) observations: 90 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. ICP 7.87E -06 7.66E -05 0.102775 0.9184 RCP 1.05E-05 0.000176 0.059788 0.9525 PDP -0.000630 0.000380 -1.657657 0.1012 LDA -0.537995 0.126753 -4.244451 0.0001 SDA -0.229487 0.060628 -3.785135 0.0003 SIZE 0.032676 0.008461 3.862182 0.0002 CR -0.001078 0.002468 -0.436746 0.6634 C -0.470639 0.181128 -2.598374 0.0111 R-squared 0.359337 Mean dependent var 0.058880 Adjusted R-squared 0.304647 S.D. dependent var 0.122346
  60. S.E221. of regression 0.102022 Akaike info criterion -1.642573 Sum squared resid 0.853492 Schwarz criterion -1.420368 Log likelihood 81.91580 Hannan-Quinn criter. -1.552967 F-statistic 6.570358 Durbin-Watson stat 2.091852 Prob(F-statistic) 0.000004 FIX: Dependent Variable: ROA Method: Panel Least Squares Date: 06/21/16 Time: 02:51 Sample: 1 90 Periods included: 3 Cross-sections included: 30 Total panel (balanced) observations: 90 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. ICP -0.000520 0.000193 -2.693098 0.0095 RCP 0.000829 0.000281 2.951871 0.0047 PDP -0.000301 0.000578 -0.520988 0.6045 LDA 0.069968 0.313309 0.223321 0.8241 SDA -0.245528 0.229522 -1.069736 0.2896 SIZE -0.006994 0.041344 -0.169164 0.8663 CR -0.002207 0.003347 -0.659479 0.5124 C 0.351767 0.879931 0.399767 0.6909 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables) R-squared 0.633267 Mean dependent var 0.058880 Adjusted R-squared 0.384165 S.D. dependent var 0.122346 S.E. of regression 0.096011 Akaike info criterion -1.555998 Sum squared resid 0.488563 Schwarz criterion -0.528298 Log likelihood 107.0199 Hannan-Quinn criter. -1.141569 F-statistic 2.542203 Durbin-Watson stat 2.495052 Prob(F-statistic) 0.000990 RANDOM: Dependent Variable: ROA Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 06/21/16 Time: 02:52 Sample: 1 90 Periods included: 3 Cross-sections included: 30 Total panel (balanced) observations: 90 Swamy and Arora estimator of component variances Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Pro b. ICP 7.37E -06 7.22E -05 0.102014 0.9190 RCP 1.19E-05 0.000166 0.071677 0.9430
  61. PDP -0.000629 0.000358 -1.757695 0.0825 LDA -0.537827 0.119579 -4.497655 0.0000 SDA -0.229530 0.057208 -4.012215 0.0001 SIZE 0.032669 0.007984 4.091596 0.0001 CR -0.001081 0.002325 -0.464928 0.6432 C -0.470501 0.170930 -2.752598 0.0073 Effects Specification S.D. Rho Cross-section random 0.004322 0.0020 Idiosyncratic random 0.096011 0.9980 Weighted Statistic s R-squared 0.358326 Mean dependent var 0.058702 Adjusted R-squared 0.303548 S.D. dependent var 0.122144 S.E. of regression 0.101934 Sum squared resid 0.852024 F-statistic 6.541522 Durbin-Watson stat 2.094015 Prob(F-statistic) 0.000004 Unweighted Statistics R-squared 0.359337 Mean dependent var 0.058880 Sum squared resid 0.853493 Durbin-Watson stat 2.090409 GOP OLS: Dependent Variable: LNHUAN_GOP__GOP_ Method: Panel Least Squares Date: 06/21/16 Time: 03:13 Sample: 1 90 Periods included: 3 Cross-sections included: 30 Total panel (balanced) observations: 90 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. RCP -621083.1 35 08080. -0.177044 0.8599 ICP 709679.8 1526503. 0.464906 0.6432 PDP -3843439. 7573831. -0.507463 0.6132 LDA -4.04E+09 2.53E+09 -1.597702 0.1140 SDA -3.45E+09 1.21E+09 -2.857435 0.0054 SIZE 1.20E+09 1.69E+08 7.134968 0.0000 CR -14614862 49213882 -0.296966 0.7672 C -2.24E+10 3.61E+09 -6.208551 0.0000 R-squared 0.472191 Mean dependent var 9.85E+08 Adjusted R-squared 0.427134 S.D. dependent var 2.69E+09 S.E. of regression 2.03E+09 Akaike info criterion 45.78926 Sum squared resid 3.39E+20 Schwarz criterion 46.01147 Log likelihood -2052.517 Hannan-Quinn criter. 45.87887 F-statistic 10.47989 Durbin-Watson stat 0.177418 Prob(F-statistic) 0.000000
  62. FIX Dependent Variable: LNHUAN_GOP__GOP_ Method: Panel Least Squares Date: 06/21/16 Time: 03:14 Sample: 1 90 Periods included: 3 Cross-sections included: 30 Total panel (balanced) observations: 90 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. RCP -412329.6 2020701. -0.204053 0.8391 ICP 250941.5 1388252. 0.180761 0.8572 PDP 1255709. 4154491. 0.302253 0.7636 LDA 2.77E+09 2.25E+09 1.229597 0.2243 SDA 8.37E+08 1.65E+09 0.507278 0.6141 SIZE 3.16E+08 2.97E+08 1.063070 0.2926 CR 7523158. 24074341 0.312497 0.7559 C -6.27E+09 6.33E+09 -0.990258 0.3265 Effects Specification Cross-section fixed (dummy variables) R-squared 0.960687 Mean dependent var 9.85E+08 Adjusted R-squared 0.933984 S.D. dependent var 2.69E+09 S.E. of regression 6.91E+08 Akaike info criterion 43.83652 Sum squared resid 2.53E+19 Schwarz criterion 44.86422 Log likelihood -1935.643 Hannan-Quinn criter. 44.25095 F-statistic 35.97678 Durbin-Watson stat 1.738532 Prob(F-statistic) 0.000000 RANDOM Dependent Variable: LNHUAN_GOP__GOP_ Method: Panel EGLS (Cross-section random effects) Date: 06/21/16 Time: 03:16 Sample: 1 90 Periods included: 3 Cross-sections included: 30 Total panel (balanced) observations: 90 Swamy and Arora estimator of component variances Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. RCP -1087377. 1912491. -0.568566 0.5712 ICP 370292.9 1223091. 0.302752 0.7628 PDP -756040.7 3773047. -0.200379 0.8417 LDA 9.32E+08 2.02E+09 0.461277 0.6458 SDA -1.10E+09 1.27E+09 -0.862007 0.3912 SIZE 7.49E+08 2.08E+08 3.603583 0.0005 CR -8043719. 22231908 -0.361810 0.7184 C -1.43E+10 4.45E+09 -3.204953 0.0019
  63. Effects Specification S.D. Rho Cross-section random 2.10E+09 0.9024 Idiosyncratic random 6.91E+08 0.0976 Weighted Statistics R-squared 0.182213 Mean dependent var 1.84E+08 Adjusted R-squared 0.112402 S.D. dependent var 7.39E+08 S.E. of regression 6.96E+08 Sum squared resid 3.97E+19 F-statistic 2.610091 Durbin-Watson stat 1.171269 Prob(F-statistic) 0.017496 Unweighted Statistics R-squared 0.389054 Mean dependent var 9.85E+08 Sum squared resid 3.93E+20 Durbin-Watson stat 0.118421 ROS: OLS: Dependent Variable: ROS Method: Panel Least Squares Date: 06/22/16 Time: 03:24 Sample: 1 90 Periods included: 3 Cross-sections included: 30 Total panel (balanced) observations: 90 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. RCP 0.000133 0.000548 0.242993 0.8086 ICP 0.000130 0.000239 0.544185 0.5878 PDP -0.001286 0.001184 -1.086544 0.2804 LDA -0.766556 0.395002 -1.940640 0.0557 SDA -0.343998 0.188938 -1.820694 0.0723 SIZE 0.092996 0.026366 3.527152 0.0007 CR 0.000476 0.007692 0.061938 0.9508 C -1.694543 0.564454 -3.002091 0.0036 R-squared 0.185992 Mean dependent var 0.045425 Adjusted R-squared 0.116504 S.D. dependent var 0.338246 S.E. of regression 0.317933 Akaike info criterion 0.630734 Sum squared resid 8.288662 Schwarz criterion 0.852939 Log likelihood -20.38302 Hannan-Quinn criter. 0.720340 F-statistic 2.676588 Durbin-Watson stat 2.283094 Prob(F-statistic) 0.015129