Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam

pdf 69 trang thiennha21 23/04/2022 3302
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cac_nhan_to_tac_dong_den_cau_truc_von_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: TS. Võ Tường Oanh Sinh viên thực hiện: Võ Khánh Được Mã số sinh viên: 1311190968 Lớp: 13DTNH03 Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: toàn bộ nội dung về Đề tài “NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM” là nghiên cứu của tôi và được thực hiện từ bài giảng các môn học và các tài liệu có liên quan; không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Các kết quả, số liệu và chứng từ trong đề tài này được lấy từ “” do em tự tìm hiểu, thu thập một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017 Tác giả - i -
  3. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, chúng em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của Quý Thầy, Cô, gia đình và bạn bè. Trước tiên em trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Công Nghệ TPHCM cùng Quý Thầy, Cô ở Khoa Kê toán – Tài chính – Ngân hàng đã truyền đạt kiến thức và tạo cơ hội cho em học tập, nghiên cứu để thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, em lại có cơ hội được áp dụng lý thuyết đã học vào thực tiễn. Và đặc biệt là lời cảm ơn sâu sắc đến ThS. Võ Tường Oanh đã nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt đề tài khóa luận này. Trong quá trình thực hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý Thầy, Cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và có thể thực hiện tốt hơn các đề tài nghiên cứu sắp tới. Một lần nữa nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn. , ngày tháng năm 2017 (SV ký và ghi rõ họ tên) - ii -
  4. MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 VẤN ĐỀ VÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.4.1 Đối tượng 2 1.4.2 Phạm vi 2 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.6 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 3 1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 KHÁI NIỆM CẤU TRÚC VỐN, CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn 4 2.1.2 Khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu 5 2.1.3 Khái niệm về ngân hàng thương mại 5 2.2 CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN (Capital Structure Theories) 6 2.2.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliami và Miller (mô hình MM) 6 2.2.2 Lý thuyết chi phí đại diện (the agency theory) 7 2.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (the pecking–order theory) 8 2.2.4 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (the trade–off theory) 8 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (Literature Review) 9 2.3.1 Nghiên cứu của buferna và cộng sự (2005) 9 2.3.2 Nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) 12 2.3.3 Nghiên cứu của gropp và heider (2009) 14 2.3.4 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (the trade–off theory) 16 2.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM 17 2.4.1 Nhân tố lợi nhuận (profit) 18 2.4.2 Nhân tố ROE 18
  5. 2.4.3 Nhân tố Quy mô (size) 19 2.4.4 Rủi ro và thuế thu nhập doanh nghiệp 20 2.4.5 Nhân tố tăng trưởng (growth) 21 2.4.6 Nhân tố GDP 22 2.4.7 Nhân tố lạm phát 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 24 3.1.1 Sự ra đời và phát triển 24 3.1.2 Phân tích tình hình hoạt động và rủi ro theo mô hình CAMEL 26 3.1.2.1 Khả năng an toàn vốn (Capital Adequacy – C) 26 3.1.2.2 Chất lượng tài sản (Asset Quality – A) 27 3.1.2.3 Năng lực quản lý (Management – M) 28 3.1.2.4 Khả năng sinh lời (Earnings – E) 29 3.1.2.5 Khả năng an toàn vốn (Capital Adequacy – L) 30 3.2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 31 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32 3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 33 3.4.1 Nguồn số liệu 33 3.4.2 Lựa chọn mẫu quan sát 33 3.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy 34 3.4.4 Lựa chọn mô hình hồi quy 38 3.4.5 Các thủ tục kiểm định 39 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN TƯƠNG QUAN 40 4.2 PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI 40 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 21 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO SVTH: Võ Khánh Được
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN Bảng 2.1. Kết quả hồi quy OLS trong nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005) 11 Bảng 2.2. Kết quả thực nghiệm của Octavia và Brown (2008) 12 Bảng 2.3. Kết quả thực nghiệm của Gropp và Heider (2009) 15 Bảng 2.4. Kết quả thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010) 17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bảng 3.1. Hệ thống các TCTD ở Việt Nam từ 31/12/2011 đến 31/12/2016 24 Bảng 3.2. Kỳ vọng tương quan của các nhân tố đến Đòn bẩy tài chính (LEV) 35 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bảng 4.1. Ma trận tương quan 40 Bảng 4.2. Kết quả hồi quy các nhân tố nội tại theo phương pháp Least Squares 40 Bảng 4.3. Kết quả hồi quy Đòn bẩy tài chính với tác động cố định (Fixed effect) 40 Bảng 4.4. Kiểm định wald với tác động cố định (Fixed effect) 40 Bảng 4.5. Kết quả hồi quy Đòn bẩy tài chính với tác động ngẫu nhiên (Random effect) . 40 Bảng 4.6. Kiểm định wald với tác động ngẫu nhiên (Random effect) 40 - vi -
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ cho vay ngắn hạn / tổng dư nợ cho vay của 11 ngân hàng TMCP tính đến hết ngày 30/06/2016 31 SƠ ĐỒ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sơ đồ 3.1. Mô hình đề xuất nghiên cứu cấu trúc vốn tại Việt Nam 39 - vii -
  8. NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 VẤN ĐỀ VÀ LÝ DO NGHIÊN CỨU Hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam trong thời gian qua tồn tại nhiều yếu kém, vi phạm pháp luật và các biểu hiện lợi ích nhóm trong các TCTD bôc̣ lô ̣ rõ rêṭ dẫn đến sự mất an toàn trong hoạt động như số lượng ngân hàng quá nhiều, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Một số NHTM cổ phần nông thôn quy mô nhỏ chuyển đổi thành NHTM cổ phần đô thị đã không nâng được năng lực quản trị điều hành, quy mô vốn để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh dẫn đến phá rào, không chấp hành các nguyên tắc kỷ luật thị trường. Cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, đặc biệt trong huy động vốn và hoạt động tín dụng Sự yếu kém trên xuất phát từ các TCTD trong trạng thái mất khả năng chi trả do tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay liên tục tăng, vốn chủ sở hữu thấp Nguyên nhân là sử dụng nguồn vốn huy động không đúng mục đích, đầu tư vào các loại tài sản rủi ro cao từ đó cho thấy việc lựa chọn cấu trúc vốn phù hợp cũng như kiểm soát các nhân tố tác động đến nó để ổn định hoạt động kinh doanh và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp là rất quan trọng. Xét về bản chất, vai trò của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng cũng quan trọng không kém phần so với các tổ chức phi ngân hàng. Với chức năng là trung gian tài chính, ngân hàng được xem như là nhịp cầu nối hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: phần lớn các quan hệ tín dụng được tập trung thông qua ngân hàng; và đối với các doanh nghiệp thì nguồn tín dụng do các ngân hàng cung cấp đã trở nên phổ biến, cấp thiết, và ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn, đóng vai trò to lớn hơn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội. Trên thực tế, cấu trúc vốn (CTV) của hệ thống NHTM Việt Nam chưa đáp ứng tốt được các chuẩn mực quốc tế. Toàn hệ thống ngân hàng không dự trữ đủ nguồn vốn tự có để có thể ngăn ngừa rủi ro từ những ngoại tác tiêu cực và sự biến đổi khó lường trong môi trường kinh doanh. Song song đó, hai nhà nghiên cứu Diamond và Rajan ("A Theory Of Bank Capital”, 2000) cũng đã tìm thấy chứng cứ thực nghiệm chứng tỏ rằng cấu trúc vốn ngân hàng có tác động đến mức độ ổn định cũng như khả năng đảm bảo tính thanh 1
  9. khoản và hiệu quả tín dụng của ngành ngân hàng nói riêng và cả thị trường tài chính nói chung. Như vậy, bài toán các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Việt Nam là một vấn đề cấp thiết cho các nhà lãnh đạo và quản trị ngân hàng. Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn và quyết định thực hiện đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM”. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Xác định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn, đồng thời kiểm định các giả thuyết nghiên cứu về mối quan hệ của các nhân tố tác động trên. Tiến hành nhận định về cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Từ đó, sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp để xây dựng cấu trúc vốn cho các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Những nhân tố nào ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam ? Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam ? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng Cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.4.2 Phạm vi Về không gian: nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng thương mại ở Việt Nam theo nguồn từ ngân hàng nhà nước việt nam cập nhật đến 31/12/2016. Về thời gian: nghiên cứu tập trung vào các ngân hàng thương mại Việt Nam, dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập được từ các báo cáo thường niên của NHNN và các báo cáo 2
  10. kiểm toán, báo cáo thường niên của các NHTN cổ phần này trong thời kỳ nghiên cứu là 06 năm, từ năm 2011 đến năm 2016. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp định tính: được sử dụng để thống kê, so sánh kết quả nghiên cứu với các kết quả của các nghiên cứu liên quan để đề xuất các giải pháp phù hợp. Phương pháp định lượng: tác giả sử dụng công cụ kinh tế lượng hồi quy để thực hiện ước lượng và kiểm định mô hình cấu trúc vốn và các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam trên cơ sở kế thừa và chọn lọc kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới và trong nước. Sử dụng các chương trình phần mềm Eviews, SPSS và Microsoft Office Excel để hỗ trợ việc tính toán và xử lý dữ liệu trong nghiên cứu. 1.6 Ý NGHĨA ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cung cấp một cái nhìn tổng quan về cấu trúc vốn của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và nhân tố tác động đến cấu trúc vốn. Điều này giúp ích cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc nghiên cứu đánh giá lợi ích và sự tương quan giữa các yếu tố trên, từ đó lựa chọn một cấu trúc vốn hiệu quả cho ngân hàng mình. 1.7 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương Chương 1: Giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu như cơ sở hình thành, mục tiêu, phương pháp, bố cục đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết trình bày các lý thuyết, những khái niệm về cấu trúc vốn và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Đồng thời, nêu ra những nghiên cứu thực nghiệm trước đây ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu trình bày về phương pháp, mô hình sẽ nghiên cứu về đề tài nhằm mục đích trả lời câu hỏi nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và kiến nghị. 3
  11. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 KHÁI NIỆM CẤU TRÚC VỐN, CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU, NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn Xét về mặt học thuật, theo tác giả nghiên cứu Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2007) thì cấu trúc vốn (Capital Structure) được hiểu như là một thuật ngữ nhằm mô tả nguồn gốc và phương pháp hình thành nên nguồn vốn để doanh nghiệp có thể sử dụng cho việc mua sắm tài sản, phương tiện vật chất hữu hình và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, cấu trúc vốn còn được định nghĩa chính là sự kết hợp của nợ ngắn hạn thường xuyên, nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường được sử dụng để tài trợ cho các quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong lĩnh vực tài chính, theo tác giả nghiên cứu Brounen và cộng sự (2005) đã khẳng định rằng: cấu trúc vốn đề cập đến phương thức mà một công ty hay doanh nghiệp nào đó tài trợ cho nguồn huy động thông qua việc kết hợp các loại vốn ngắn hạn và dài hạn (bao gồm vốn chủ sở hữu, nợ và chứng khoán lai) Bên cạnh đó, theo tác giả nghiên cứu Çağlayan và Şak (2010) cho rằng cấu trúc vốn còn được hiểu như là thành phần đòn bẩy tài chính hoặc “cơ cấu” (structure) nợ phải trả của doanh nghiệp và giải thích cho những biến động về tỷ lệ nợ trên toàn công ty. Hơn nữa, những nghiên cứu trước đây như nghiên cứu của Gropp và Heider (2009), Octavia và Brown (2008), v.v đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng (biến phụ thuộc) là biến đòn bẩy tài chính. Về mặt học thuật, đòn bẩy tài chính (Financial Leverage) là khái niệm được hiểu là có liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực tài trợ (vay nợ). Nó thể hiện mức độ các khoản nợ trong cơ cấu nguồn vốn. Đòn bẩy tài chính xuất hiện khi doanh nghiệp quyết định tài trợ cho phần lớn tài sản của mình bằng nợ vay. Tóm lại, nghiên cứu về cấu trúc vốn chính là nghiên cứu về phương thức lựa chọn tỷ lệ phù hợp giữa nợ và vốn chủ sở hữu với mục tiêu là tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp. Hay nói cách khác thì việc xác định cấu trúc vốn cho các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại (hiện hữu trên thế giới và cả Việt Nam) nói riêng là đi xác định mức độ đòn bẩy tài chính phù hợp trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Một cấu trúc vốn phù hợp là quyết định quan trọng với mọi doanh nghiệp không chỉ bởi nhu cầu tối đa 4
  12. lợi ích thu được từ các cá nhân và tổ chức liên quan tới doanh nghiệp và hoạt động của doanh nghiệp mà còn bởi tác động của quyết định này tới năng lực kinh doanh của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh. 2.1.2 Khái niệm về cấu trúc vốn tối ưu Cấu trúc vốn tối ưu là một thuật ngữ chỉ về cấu trúc vốn mà trong đó cơ cấu nợ trên vốn chủ sở hữu tồn tại dưới dạng “tốt nhất” cho một công ty, khi mà chi phí sử dụng vốn bình quân nhỏ nhất và giá trị doanh nghiệp đạt được lớn nhất. Theo tác giả nghiên cứu Trần Ngọc Thơ và cộng sự (2007) thì cấu trúc vốn tối ưu là một hỗn hợp nợ dài hạn, cổ phần ưu đãi và vốn cổ phần thường cho phép tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp. Với một cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn bình quân được tối thiểu hóa, tổng giá trị các chứng khoán của doanh nghiệp được tối đa hóa. Do đó, cấu trúc vốn có chi phí sử dụng vốn tối thiểu được gọi là cấu trúc vốn tối ưu. Về mặt lý thuyết, khoản vay nợ thường cung cấp chi phí vốn thấp nhất. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp càng vay thêm nhiều nợ thì các chi phí phát sinh và rủi ro cũng dần tăng theo. Khi đó, cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như là một sự cân bằng lý tưởng giữa nợ và vốn chủ sở hữu nhằm làm giảm chi phí sử dụng vốn một cách tối thiểu cho các tổ chức, doanh nghiệp, ngân hàng hay công ty. Ngoài ra, tỷ lệ nợ ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp cũng cần được xem xét khi kiểm định về cấu trúc vốn của doanh nghiệp và hướng đến cấu trúc vốn tối ưu. Nó cung cấp một cái nhìn rõ ràng hơn không chỉ về các rủi ro bên ngoài mà còn về các rủi ro tiềm ẩn bên trong. Chính vì vậy, xác định cấu trúc vốn tối ưu là một vấn đề đang được đặt ra không chỉ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà còn cho các nhà quản trị trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. 2.1.3 Khái niệm về ngân hàng thương mại Là một định chế tài chính trung gian, thực hiện chức năng kinh doanh tiền tệ – huy động vốn rồi đem cho vay. Ngoài ra, ngân hàng còn là nhịp cầu nối giúp lưu chuyển nguồn vốn từ những người thừa vốn đến những người thiếu vốn trong nền kinh tế. Theo luật các Tổ chức tín dụng năm 2010, ngân hàng thương mại được hiểu như là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác (theo đúng quy định) nhằm mục tiêu lợi nhuận. 5
  13. Tóm lại, một cách tổng quát, ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng chính là nhịp cầu nối, là những chiếc xe trung chuyển giúp chuyên chở và trao đổi những luồng tiền khác nhau giữa các chủ thể (tưởng chừng như không thể nào giao dịch được) đến với nhau, và rồi đáp ứng nhu cầu của nhau trong nền kinh tế. Vô hình trung, ngân hàng thương mại đã trở thành một mắc xích quan trọng không thể nào thiếu được trong sợi dây kết nối vận hành vòng quay sản xuất hoạt động kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế. 2.2 CÁC CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN (Capital Structure Theories) 2.2.1 Lý thuyết về cấu trúc vốn của Modigliami và Miller (mô hình MM) Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại bắt đầu với bài nghiên cứu Modigliani và Miller vào năm 1958 (được gọi tắt là học thuyết MM). Trong công trình khoa học của mình, hai ông đã đi tìm hiểu xem liệu rằng việc lựa chọn cấu trúc vốn có tác động đến giá trị doanh nghiệp hay không; và liệu rằng chi phí vốn tăng hay giảm khi doanh nghiệp tăng hay giảm việc đi vay nợ. Trái với quan điểm truyền thống, với một tập hợp giới hạn các giả định đơn giản hóa rất phổ biến trong lý thuyết về tài chính, hai ông đã khẳng định rằng giá trị doanh nghiệp chỉ tùy thuộc vào các quyết định đầu tư. Song song đó, hai ông còn dựng lên một bức tranh tổng quan: vấn đề lựa chọn giữa vốn chủ sở hữu và nợ không có liên quan gì đến giá trị doanh nghiệp. Nói một cách học thuật, lý thuyết của hai ông đã chỉ ra một chiều hướng: Nếu thị trường vốn được đặt trong một không gian lý tưởng và hoàn hảo thì các doanh nghiệp sẽ có rủi ro kinh doanh giống nhau và tỷ suất sinh lời mong đợi hàng năm giống nhau. Như vậy, trong thị trường vốn hoàn hảo, rõ ràng là Modigliani và Miller đã khẳng định rằng chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp không chịu tác động bởi việc lựa chọn cấu trúc vốn. Hay nói đúng hơn, tổng giá trị của doanh nghiệp không thể thay đổi bằng cách phân chia các dòng tiền tài trợ thành các dòng khác nhau. Sau đó vào năm 1963, Modigliani và Miller cũng đã đưa ra một nghiên cứu tiếp theo với việc loại bỏ một giả định ban đầu. Theo MM, với môi trường có tồn tại thuế thu nhập doanh nghiệp, việc sử dụng nợ sẽ làm gia tăng giá trị của doanh nghiệp. Như vậy, trong mô hình thuế MM (1963), hai ông đã khẳng định rằng cấu trúc vốn có liên quan đến giá trị doanh nghiệp. Nghĩa là, một khi doanh nghiệp sử dụng nợ càng cao thì giá trị 6
  14. doanh nghiệp sẽ càng tăng và rồi mức độ gia tăng đạt đến ngưỡng tối đa khi nguồn vốn doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay. Tuy nhiên, lý thuyết M&M chưa xem xét tác động của một số chi phí khác khiến cho lợi ích của lá chắn thuế bị giảm dần và đi đến triệt tiêu khi công ty gia tăng tỷ số nợ. Đó chính là tác động của chi phí khốn khó tài chính. Khi công ty gia tăng sử dụng nợ làm cho rủi ro của công ty tăng theo. Điều này làm phát sinh chi phí khốn khó tài chính tác động đồng thời với lợi ích của lá chắn thuế. Đến một điểm nào đó thì chi phí khốn khó tài chính sẽ vượt qua lợi ích của lá chắn thuế. Ở điểm đó, gọi là điểm cơ cấu vốn tối ưu, giá trị công ty đạt cực đại và chi phí sử dụng vốn trung bình đạt cực tiểu. Khi công ty tiếp tục gia tăng sử dụng nợ, công ty sẽ vượt qua điểm tối ưu, ở đó giá trị công ty bắt đầu giảm và chi phí sử dụng vốn trung bình của công ty bắt đầu tăng. Lợi ích của lá chắn thuế không đủ bù đắp cho chi phí khốn khó về tài chính. 2.2.2 Lý thuyết chi phí đại diện (the agency theory) Được nghiên cứu bởi Jensen và Meckling vào năm 1976 (thường viết tắt là J-M), xem xét lại mô hình MM với giả định các quyết định đầu tư độc lập với cấu trúc vốn. Qua đó, lý thuyết này đề cập đến vấn đề cấu trúc vốn không chỉ bị tác động bởi những nhân tố bên ngoài mà còn có thể xuất phát từ nội bộ doanh nghiệp. Trong bài nghiên cứu của mình, hai tác giả đã nêu ra vấn đề xung đột lợi ích giữa cổ đông (chủ doanh nghiệp), nhà quản lý và chủ nợ. Đầu tiên, theo tác giả nghiên cứu Eisenhardt (2006) cho rằng khi lợi ích của cổ đông và người đại diện – những nhà quản lý được thuê để điều hành doanh nghiệp – không giống nhau, xung đột với nhau thì doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những loại chi phí phát sinh khác như là: chi phí ký kết hợp đồng với người đại diện, chi phí giám sát hành vi của người đại diện, chi phí tiền thưởng và những hình thức khuyến khích để tạo động lực cho người đại diện, v.v Tất cả những loại chi phí này đều mang chung một tên gọi là “chi phí đại diện”. Jensen và Meckling (1976) đã kết luận rằng trong một thị trường thông tin không hoàn hảo (phát sinh tình trạng bất cân xứng thông tin) sẽ dẫn đến hai vấn đề về đại diện: một là, sự lựa chọn bất lợi (là trường hợp chủ doanh nghiệp không thể biết chắc chắn liệu rằng nhà quản lý được thuê điều hành doanh nghiệp có đủ khả năng để đảm nhận tốt công việc hay không, và liệu rằng số tiền bỏ ra để thuê người đại diện có xứng đáng hay không); hai là, mối nguy đạo đức (là trường hợp chủ doanh nghiệp không chắc chắn liệu 7
  15. người đại diện có phát huy khả năng tối ưu khi đảm nhận công việc hay không; hay là họ sẽ đưa ra các quyết định mạo hiểm và rủi ro để tối đa hóa giá trị riêng của chính họ). Như vậy, một cách tổng quát, lý thuyết chi phí đại diện của Jensen và Meckling (1976) đã nêu bật quan điểm: những vấn đề phát sinh trong nội bộ tổ chức cũng có tác động rất lớn đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng thương mại nói riêng. Hơn nữa, hai ông còn khẳng định: nghiên cứu cấu trúc vốn chính là nhận diện và kiểm soát các loại chi phí đại diện để có thể quản trị doanh nghiệp tốt hơn. 2.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng (the pecking–order theory) Nền tảng đầu tiên cho thuyết trật tự phân hạng là những nghiên cứu của Donaldson (1961). Myers và Majluf (1984) đã có những nghiên cứu sâu hơn để chỉ ra rằng có một trật tự ưu tiên trong sử dụng các nguồn tài trợ nội bộ và nguồn tài trợ bên ngoài, giữa phát hành nợ mới và phát hành cổ phần bắt nguồn từ thông tin không cân xứng. Theo quan điểm của nhà đầu tư, vốn cổ phần và nợ đều có rủi ro, tuy nhiên, mức độ rủi ro ở vốn cổ phần cao hơn, do đó đòi hỏi tỷ suất sinh lời cao hơn. Điều này dẫn tới một trật tự phân hạng, theo đó, đầu tư sẽ được tài trợ trước tiên bằng nguồn vốn nội bộ (chủ yếu là lợi nhuận giữ lại), tiếp theo là đến vay nợ mới và cuối cùng là phát hành vốn cổ phần mới. Ba ưu điểm lớn của thuyết trật tự phân hạng là: Giải thích tại sao các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi nhất thường vay ít hơn. Lý giải những hành động quản trị, đó là các doanh nghiệp có khả năng sinh lợi cao với cơ hội đầu tư hạn chế sẽ cố gắng duy trì tỷ lệ nợ mục tiêu thấp trong khi các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư lớn hơn các nguồn phát sinh nội bộ buộc phải tăng tỷ lệ nợ Dự báo các thay đổi trong tỷ lệ nợ của nhiều doanh nghiệp ở giai đoạn phát triển bão hòa. Tỷ lệ nợ của các doanh nghiệp tăng khi các doanh nghiệp có thâm hụt và giảm khi có thặng dư. Tiêu điểm của thuyết này không tập trung vào kết cấu vốn tối ưu nhưng tập trung vào sự quyết định tài chính hiện hành sắp tới. không giải thích được các khác biệt trong tỷ lệ nợ giữa các ngành. 2.2.4 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (the trade–off theory) 8
  16. Theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (trade-off theory), việc tài trợ từ nợ có ưu điểm là được hưởng lợi ích từ tấm chắn thuế. Ở mức nợ trung bình, xác suất kiệt quệ tài chính không đáng kể và giá trị hiện hữu của chi phí kiệt quệ tài chính cũng nhỏ nên việc vay nợ sẽ là một lợi thế cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp vay nợ ngày càng nhiều thì rủi ro phá sản sẽ ngày càng cao và làm sụt giảm giá trị doanh nghiệp; đến một lúc nào đó giá trị của tấm chắn thuế bằng với giá trị của chi phí kiệt quệ tài chính. Lý thuyết đánh đổi được viết dưới dạng công thức như sau: Giá trị doanh nghiệp = Giá trị doanh nghiệp được tài trợ hoàn toàn bằng vốn cổ phần + Giá trị hiện tại của khoản lợi thuế - Chi phí phá sản kỳ vọng. Khác với lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi giải thích được các khác biệt trong cấu trúc vốn giữa nhiều ngành. Ví dụ: như các công ty tăng trưởng công nghệ cao, có tài sản rủi ro và hầu hết là vô hình thường sử dụng tương đối ít nợ; các hãng hàng không có thể vay nhiều vì tài sản của họ là hữu hình và tương đối an toàn. Mặt khác, lý thuyết đánh đổi lại cung cấp một công thức cụ thể để xác định cơ cấu vốn tối ưu và giải thích được ảnh hưởng của thuế, chi phí phá sản và chi phí đại diện đến việc xác định cơ cấu vốn. Tuy nhiên, cũng có nhiều điều mà lý thuyết đánh đổi không thể giải thích, như việc tại sao một số doanh nghiệp vẫn thành công, kết quả kinh doanh tốt khi vay rất ít nợ; hay trong thực tế khi giá cổ phiếu của doanh nghiệp đang cao và doanh nghiệp đang có nhu cầu về tài trợ bên ngoài thì công ty có nhiều khả năng phát hành cổ phiếu (hơn là vay nợ). Tóm lại, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn là một lý thuyết khá quan trọng trong lĩnh vực kinh tế tài chính nói chung và lĩnh vực tài chính doanh nghiệp nói riêng. Qua đó, lý thuyết này với nền tảng là lý giải nguyên nhân vì sao các doanh nghiệp thường thích được tài trợ một phần bằng nợ vay, còn một phần thì bằng vốn cổ phần trong cơ cấu vốn của mình. Nguyên nhân: bên cạnh sự hiện hữu lợi ích từ tấm chắn thuế mà các khoản nợ mang lại thì việc sử dụng phương thức tài trợ này cũng phát sinh nhiều chi phí (nhất là các chi phí kiệt quệ tài chính – bao gồm cả chi phí trực tiếp lẫn chi phí gián tiếp của nguy cơ phá sản). 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (Literature Review) 2.3.1 Nghiên cứu của buferna và cộng sự (2005) Công trình nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005) bàn luận về “Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn – Bằng chứng từ quốc gia Libya”. 9
  17. Một cách tổng quan, bài báo này đã cung cấp thêm bằng chứng về lý thuyết cấu trúc vốn liên quan đến các quốc gia đang phát triển. Kết quả hồi quy OLS đã chỉ ra rằng cả lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn và lý thuyết chi phí đại diện đều thích hợp cho các công ty tại quốc gia Libya. Trong khi đó, bài nghiên cứu lại có rất ít bằng chứng để hỗ trợ cho lý thuyết thông tin bất cân xứng (The Asymmetric Information Theory). Hơn nữa, các tác giả cũng khẳng định việc thiếu một thị trường vốn thứ cấp có thể ảnh hưởng đến chi phí đại diện của các công ty tại quốc gia Libya. Trước tiên, thời gian của mẫu quan sát trong bài nghiên cứu này là 5 năm (từ năm 1995 đến năm 1999). Các tác giả đã sử dụng bảng dữ liệu chéo với 257 trường hợp cho 55 công ty (bao gồm 32 công ty cổ phần và 23 công ty trách nhiệm hữu hạn). Mẫu nghiên cứu này bao gồm cả các công ty có sức khỏe tài chính tốt lẫn những công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Lý do các tác giả chọn mẫu như vậy là nhằm mục đích tránh đi những hành vi thiên vị trong việc phân tích về khả năng duy trì tài chính và xác suất phá sản (có thể có phát sinh). Bên cạnh đó, khá tương đồng với Bevan và Danbolt (2002) và Michaelas (1998), nghiên cứu này cũng đã phân chia tổng nợ thành hai nguồn: một là nợ dài hạn, và hai là nợ ngắn hạn. Do đó, 3 biến phụ thuộc cần kiểm định là: đòn bẩy tài chính (tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản), đòn bẩy tài chính ngắn hạn (tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng tài sản), đòn bẩy tài chính dài hạn (tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản). Đồng thời, trong bài nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra 4 biến đại diện làm biến độc lập là: Tỷ suất lợi nhuận (ROE), Tăng trưởng (Growth), Tài sản hữu hình (Tangibility), và Quy mô (Size) để kiểm định mức độ ảnh hưởng đến cấu trúc vốn. Mô hình nghiên cứu: ̂ ̂ ̂ ̂ ̂ 푌̂ = 훽1+ 훽2 2𝑖 + 훽3 3𝑖 + 훽4 4𝑖 + 훽5 5𝑖 푌̂: đòn bẩy tài chính 2𝑖: tỷ suất lợi nhuận (ROE) 3𝑖: tốc độ tăng trưởng ủ 푡ổ푛 푡à푖 푠ả푛 (GROWTH) 4𝑖: quy mô (SIZE) 5𝑖: tài sản hữu hình (tangibility) 10
  18. Sau cùng, kết quả thực nghiệm đã chỉ ra chiều hướng tác động của các biến này như sau: Bảng 2.1: Kết quả hồi quy OLS trong nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005) ĐÒN BẨY ĐÒN BẨY ĐÒN BẨY BIẾN ĐỘC LẬP TÀI TÀI CHÍNH TÀI CHÍNH CHÍNH NGẮN HẠN DÀI HẠN ROE Tỷ suất lợi nhuận 3.705 3.813 -0.108 Growth Tăng trưởng -0.025 -0.026 0.001 Tangibility Tài sản hữu hình 0.028 0.018 0.009 Size Quy mô 0.072 0.072 0.0003 Số quan sát 55 55 55 R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2) 0.95 0.88 0.51 biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 1% Nguồn: Nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005) Kết quả nghiên cứu cho thấy:  Biến Tỷ suất lợi nhuận có tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tài chính ngắn hạn, có tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính dài hạn.  Biến Tăng trưởng có tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính và đòn bẩy tài chính ngắn hạn, có tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính dài hạn.  Biến Tài sản hữu hình và biến Quy mô có tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tài chính ngắn hạn và đòn bẩy tài chính dài hạn. Nhìn chung, những phát hiện của nghiên cứu này đã góp phần hướng đến một sự hiểu biết sâu hơn, hoàn thiện hơn về hành vi tài chính của các công ty tại quốc gia Libya. Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở dữ liệu (đặc biệt là những nguồn dữ liệu tốt) có thể tạo nên rào cản chính trong bài nghiên cứu khi phân tích về cấu trúc vốn ở Libya. Chính vì thế, cần có nhiều nghiên cứu xa thêm, sâu thêm với những nguồn dữ liệu phong phú hơn, đa dạng hơn để kiểm định lại các nhân tố này; đồng thời bổ sung thêm sự thiếu hụt các nhân tố khác có thể ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty tại nước Libya (mà bài nghiên cứu vẫn còn chưa đề cập đến). Tóm lại, qua những biến nghiên cứu trên mà hai nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa vào thì tác giả nhận thấy các biến sau sẽ tác động đến cấu trúc vốn ở các NHTM Việt Nam gồm: đòn bẩy tài chính, tỷ suất lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, quy mô. Vì trong 11
  19. cấu trúc vốn ở các NHTM Việt Nam nếu xét ở khía cạnh đòn bẩy tài chính thì tỷ lệ nợ chiếm nhiều hơn. Vì lợi nhuận chủ yếu ở các NHTM Việt Nam hiện nay thu từ cấp tín dụng, nếu như thu hồi nợ chậm hoặc không thể thu hồi từ đó sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận và ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng cũng như quy mô của ngân hàng. Điển hình gần đây nhất là Ngân Hàng Phương Nam (tháng 9 năm 2015), Ngân Hàng Đại Dương (tháng 2 năm 2015) 2.3.2 Nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) Công trình nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) thiên về chiều hướng kiểm định các ngân hàng của những quốc gia đang phát triển. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã sử dụng mẫu khảo sát với thời gian là từ năm 1996 đến thời điểm cuối là năm 2005. Dữ liệu nghiên cứu được các tác giả thu thập từ nhiều nguồn báo cáo tài chính khác nhau. Sau khi loại trừ các ngân hàng không phù hợp và không đủ dữ liệu ra khỏi mẫu, kết quả cuối cùng, hai tác giả đã tổng hợp được 56 ngân hàng thương mại niêm yết từ 10 quốc gia đang phát triển (Cộng hòa Liên bang Brazil, Ấn Độ, Jordan, Hàn Quốc, Malaysia, Mexico, Pakistan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, và Zimbabwe) trong khoảng thời gian 1996 – 2005. Về ước lượng mô hình, các tác giả đã tiến hành kiểm định năm nhân tố: Quy mô (Size), Lợi nhuận (Prof), Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB), Tài sản thế chấp (Coll), và Cổ tức (Div). Mô hình nghiên cứu: ̂ ̂ ̂ ̂ ̂ ̂ 푌̂ = 훽1+ 훽2 2𝑖 + 훽3 3𝑖 + 훽4 4𝑖 + 훽5 5𝑖 + 훽6 6𝑖 푌̂: đòn bẩy tài chính 2𝑖: lợi nhuận (prof) 3𝑖: Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) 4𝑖: quy mô (SIZE) 5𝑖: Tài sản thế chấp (coll) 6𝑖: cổ tức (div) Sau cùng, kết quả thực nghiệm đã chỉ ra chiều hướng tác động của các biến này như sau: 12
  20. Bảng 2.2: Kết quả thực nghiệm của Octavia và Brown (2008) Kết quả hồi quy Gropp và Heider (2007) Đòn bẩy Đòn bẩy Đòn bẩy Đòn bẩy BIẾN ĐỘC LẬP tài chính tài chính tài chính tài chính (Theo giá (Theo giá trị (Theo giá trị (Theo giá trị trị sổ sách) thị trường) sổ sách) thị trường) Size Quy mô 0.020 0.030 0.006 0.006 Profits Lợi nhuận - 0.156* - 0.041 -0.210 -0.298 Market-to- Tỷ số giá trị thị book trường so với giá trị 0.084 - 0.301 -0.066 -0.560 ratio sổ sách Collateral Tài sản thế chấp -0.000 0.000 0.032 0.020 Dividends Cổ tức 0.008 - 0.008 -0.009 -0.019 Số quan sát 318 318 2415 2415 R2 hiệu chỉnh (Adjusted R2) 0.772 0.757 0.32 0.71 * biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 10% biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 5% biểu thị biến quan sát tại mức ý nghĩa 1% Nguồn: Nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) Đồng thời, hai tác giả đã tiến hành kiểm định xem liệu rằng các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn có phải là nhân tố quan trọng tại những nước đang phát triển hay không. Kết quả là Octavia và Brown đã tìm thấy chứng cứ cho thấy tầm quan trọng và khả năng giải thích của các biến độc lập tại các quốc gia này. Ngoài ra, hai tác giả cũng khám phá ra rằng kết quả giải thích của các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn có vẻ như có khác biệt giữa giá trị sổ sách và giá trị thị trường của biến đòn bẩy tài chính. Thêm vào đó, chiều hướng tác động của các biến dường như không giống với sự tương quan đã được kỳ vọng ban đầu. Hơn nữa, nghiên cứu cũng kết luận rằng đâu đó có một số bằng chứng thuyết phục đã hỗ trợ cho kỳ vọng ảnh hưởng khá quan trọng của các nhân tố vĩ mô trong việc xác định cấu trúc vốn ngân hàng (có ý nghĩa thống kê). Ngoài ra, trong kết quả thực nghiệm, Octavia và Brown (2008) còn khám phá ra rằng các khu vực tư nhân ở các quốc gia đang phát triển dường như đóng một vai trò quan trọng hơn khi xem xét mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn cơ cấu vốn so với các quốc gia phát triển. 13
  21.  Nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho luận điểm có sự khác biệt (với mẫu nghiên cứu là các ngân hàng tại các quốc gia đang phát triển). Kết quả nghiên cứu cho thấy:  Biến Quy mô (Size), biến Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) và biến Cổ tức (Div) có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách).  Biến Lợi nhuận (Prof), biến Tài sản thế chấp (Coll) có tác động nghịch biến đến đòn bẩy tài chính (theo giá trị sổ sách). Như vậy, một cách sơ khởi, nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã hỗ trợ cho luận điểm: tại các quốc gia khác nhau, các nhân tố tác động lên cấu trúc vốn của các ngân hàng theo chiều hướng có thể giống nhau, nhưng cũng có thể khác nhau (còn cần xem xét đến những yếu tố ngoại sinh như tình hình kinh tế, chính trị đặc thù, v.v của từng quốc gia cụ thể). Tóm lại, tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu của Octavia và Brown (2008) đã kế thừa một phần từ các biến nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005). Điều đó cho thấy cả 2 biến: quy mô, lợi nhuận đều có tác động đến cấu trúc vốn của NHTM 2.3.3 Nghiên cứu của gropp và heider (2009) Công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kiểm định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngân hàng của các nước phát triển bằng cách sử dụng những dữ liệu đã thu thập được từ 200 ngân hàng lớn tại đất nước Hoa Kỳ và Châu Âu trong khoảng thời gian kể từ năm 1991 đến mốc thời điểm cuối là năm 2004. Các tác giả đã nghiên cứu những tác động của 6 biến độc lập là: Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (Market-to-book ratio), Lợi nhuận (Profits), Quy mô (Size), Tài sản thế chấp (Collateral), Cổ tức (Dividends), và Rủi ro (Risk). Đồng thời, các tác giả cũng đã sử dụng biến đại diện cho cấu trúc vốn ngân hàng là biến Đòn bẩy tài chính. Biến phụ thuộc này được tính theo hai cách: một là giá trị sổ sách (Book Leverage) và hai là giá trị thị trường (Market Leverage). Mô hình nghiên cứu: ̂ ̂ ̂ ̂ ̂ ̂ ̂ 푌̂ = 훽1+ 훽2 2𝑖 + 훽3 3𝑖 + 훽4 4𝑖 + 훽5 5𝑖 + 훽6 6𝑖 + 훽7 7𝑖 푌̂: đòn bẩy tài chính 14
  22. 2𝑖: lợi nhuận (prof) 3𝑖: Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) 4𝑖: quy mô (SIZE) 5𝑖: Tài sản thế chấp (coll) 6𝑖: cổ tức (div) 7𝑖: Rủi ro (risk) Sau cùng, kết quả thực nghiệm đã chỉ ra chiều hướng tác động của các biến này như sau: Bảng 2.3: Kết quả thực nghiệm của Gropp và Heider (2009) CÁC QUỐC GIA PHÁT TRIỂN BIẾN ĐỘC LẬP Tất cả Các Các các ngân ngân hàng ngân hàng hàng tại Hoa Kỳ tại Châu Âu Market-to-book Tỷ số giá trị thị trường so - + - Ratio với giá trị sổ sách Profits Lợi nhuận - - - Size Quy mô + + + Collateral Tài sản thế chấp + + + Dividends Cổ tức - - - Risk Rủi ro - - - Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến Đòn bẩy tài chính Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến Đòn bẩy tài chính Nguồn: Nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) Kết quả nghiên cứu cho thấy:  Biến Quy mô (Size), biến Tài sản thế chấp (Coll), biến Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính.  Biến Lợi nhuận (Prof), biến Cổ tức (Div), biến rủi ro (risk) có tác động nghịch biến đến đòn bẩy tài chính. Công trình nghiên cứu này đã khám phá ra rằng hầu hết các ngân hàng dường như đã lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của họ theo cùng một cách tương tự như các công ty. Thêm vào đó, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm của họ cũng đã chứng minh cho quan điểm: thực sự có tồn tại hiện hữu những nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng (tương đồng như các doanh nghiệp phi tài chính). 15
  23. Qua đó, tác giả nhìn thấy các biến mà các nhà nghiên cứu sử dụng trên đều có sự tương đồng nhưng các nhà nghiên cứu trên đã nghiên cứu các biến đó dưới nhiều góc độ khác nhau để cho ra kết quả chính xác và đầy đủ hơn. Chính vì vậy, tác giả đưa thêm biến rủi ro vào mô hình để nghiên cứu. 2.3.4 Nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010) Công trình nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010) đã tiến hành kiểm định về cấu trúc vốn của các ngân hàng dựa trên nền tảng cơ sở lý thuyết và kết quả thực nghiệm của các doanh nghiệp, tổ chức phi tài chính bằng cách sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Các tác giả thực hiện khám phá và kiểm tra xem liệu rằng các nền tảng lý thuyết khoa học về cấu trúc vốn có thể lý giải cho sự lựa chọn cấu trúc vốn của các ngân hàng hay không, và liệu rằng chiều hướng tác động có tương tự nhau giữa các lý thuyết kỳ vọng và kết quả thực nghiệm, hay là phải chăng có bằng chứng thuyết phục cho thấy đâu đó một vài sự khác biệt. Câu hỏi được đặt ra và công trình nghiên cứu tiến hành thực hiện tìm kiếm chứng cứ. Trong phần giới thiệu mở đầu của bài nghiên cứu, các tác giả đã tiến hành hệ thống lại những kỳ vọng khác nhau về mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến đòn bẩy tài chính trong ba lý thuyết: một là Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The Trade-off Theory), hai là Lý thuyết trật tự phân hạng (The Pecking-order Theory), và ba là Lý thuyết về chi phí đại diện (The Agency Theory) thể hiện qua bảng sau. Về thời gian nghiên cứu của mẫu dữ liệu, các tác giả đã xác định và phân chia ra hai giai đoạn thời gian khác nhau để khảo cứu sự khác biệt các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các ngân hàng tại đất nước Thổ Nhĩ Kỳ: một là thời gian sau cuộc khủng hoảng tài chính (1992 – 2000) và hai là thời gian thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế (2001 – 2007). Mô hình nghiên cứu: ̂ ̂ ̂ ̂ ̂ 푌̂ = 훽1+ 훽2 2𝑖 + 훽3 3𝑖 + 훽4 4𝑖 + 훽5 5𝑖 푌̂: đòn bẩy tài chính 2𝑖: lợi nhuận (prof) 3𝑖: Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) 4𝑖: quy mô (SIZE) 16
  24. 5𝑖: Tài sản cố định (tang) Sau cùng, kết quả thực nghiệm đã chỉ ra chiều hướng tác động của các biến này như sau: Bảng 2.4: Kết quả thực nghiệm của Çağlayan và Şak (2010) THỜI GIAN MẪU NGHIÊN CỨU BIẾN ĐỘC LẬP Cả 2 giai đoạn Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 (1992-2007) (1992-2000) (2001-2007) SIZE Quy mô + + + Tỷ số giá trị thị trường so MTB + + + với giá trị sổ sách PROF Lợi nhuận - - - TANG Tài sản cố định - - - Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến ĐBTC Nguồn: Nghiên cứu của Çağlayan và Şak (2010) Kết quả nghiên cứu cho thấy:  Biến Quy mô (Size), biến Tỷ số giá trị thị trường so với giá trị sổ sách (MTB) có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính.  Biến Lợi nhuận (Prof), biến Cổ tức (Div), biến rủi ro (risk) có tác động nghịch biến đến đòn bẩy tài chính Tóm lại, qua các nghiên cứu thực nghiệm của các nhà nghiên cứu trên thế giới mà tác giả đã tham khảo và nhận thấy theo quan điểm của mình có tác động đến cấu trúc vốn của NHTM ở Việt Nam gồm: quy mô, lợi nhuận, rủi ro, tốc độ tăng trưởng và tăng trưởng quốc nội (GDP). 2.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM Từ những cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn của các nhà nghiên cứu trên, thì tác giả xin đưa ra mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam dự kiến có các nhân tố sau:  Lợi nhuận  Quy mô  ROE  Rủi ro và thuế thu nhập doanh nghiệp 17
  25.  Tăng trưởng  GDP  Lạm phát 2.4.1 Nhân tố lợi nhuận (profit) Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh. Hay nói đúng hơn, theo kinh tế học, lợi nhuận chính là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm sau khi đã trừ đi các chi phí liên quan đến đầu tư đó (bao gồm cả chi phí cơ hội) (Mankiw, 2009). Trong các ngân hàng thương mại, lợi nhuận được hiểu như là phần lợi ích còn lại sau khi đã tất toán các khoản chi phí phát sinh. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng thương mại đều tìm kiếm lợi nhuận theo ba phương pháp. Đầu tiên, các ngân hàng thu lời từ việc kinh doanh tiền tệ: nhận tiền gửi riêng lẻ, tổng hợp thành nguồn vốn lớn để đem cho vay. Thứ hai, các ngân hàng cũng có thể thu lợi nhuận trên các dự án đầu tư của họ. Và một phần nhỏ lẻ sau cùng, các ngân hàng thương mại đôi khi cũng kiếm tiền thông qua kênh thu phí khách hàng. Về mặt học thuật, lý thuyết trật tự phân hạng trong cấu trúc vốn (Myers, 1984) đã lập luận rằng các doanh nghiệp thích tài trợ cho các dự án đầu tư mới từ nguồn lợi nhuận giữ lại. Họ chỉ tìm kiếm các nguồn vốn vay bên ngoài khi mà nguồn nội bộ không còn đủ cho các kế hoạch sinh lời hấp dẫn của họ. Như vậy, khi có sẵn các nguồn lợi nhuận giữ lại, ta sẽ kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính. Tương tự, kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Rajan và Zingales (1995), Titman và Wessels (1988) cũng đã xác nhận dấu kỳ vọng tương quan này. Do vậy, dựa trên nền tảng lý thuyết và kết quả thực nghiệm trước đây, nghiên cứu này sẽ kỳ vọng mối quan hệ nghịch biến giữa lợi nhuận và đòn bẩy tài chính 2.4.2 Nhân tố ROE Chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời ROE phản ánh hiệu quả của vốn tự có, hay nói chính xác hơn là nó thực hiện công việc đo lường mức sinh lời đầu tư của vốn chủ sở hữu. Trên thực tế, các nhà đầu tư tại các ngân hàng thương mại thường rất quan tâm đến chỉ tiêu này vì nó phản ánh được khả năng tạo lãi của một đồng vốn mà họ đã bỏ ra để đầu tư vào chính ngân hàng họ kỳ vọng (Trần Ngọc Thơ và cộng sự, 2007). Theo Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn, các doanh nghiệp với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu cao sẽ chịu ít rủi ro hơn. Có lẽ chính vì vậy mà họ đã chấp nhận một hạn mức đòn bẩy tài chính tương đối cao trong tổng nguồn vốn huy động so với các doanh 18
  26. nghiệp khác. Đồng thời, dường như họ cũng muốn gia tăng hiệu quả sử dụng vốn tự có và rồi từ đó nâng cao hơn nữa tỷ suất sinh lời cho các chủ sở hữu. Ngoài ra, kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu của Buferna và cộng sự (2005) cũng đã tìm thấy mối tương quan thuận giữa biến Tỷ suất lợi nhuận ROE và biến Đòn bẩy tài chính. Vì thế, dựa trên những lập luận trên, ta sẽ kỳ vọng Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) có tác động tích cực đến Đòn bẩy tài chính (LEV) 2.4.3 Nhân tố Quy mô (size) Quy mô ngân hàng được hiểu như là: dựa trên những đặc điểm chung cơ bản nào đó mà ta quy các ngân hàng ra thành các cấp bậc, tầm vóc, trình độ, hay giá trị khác nhau. Để phân biệt các ngân hàng có quy mô khác nhau, tác giả dựa vào hai tiêu chí: một là tiêu chí định tính và hai là tiêu chí định lượng. Nhóm tiêu chí định tính dựa trên những đặc trưng cơ bản của ngân hàng như trình độ chuyên môn hóa, năng lực quản lý, ứng dụng công nghệ hiện đại, v.v Các tiêu chí này có ưu thế là phản ánh đúng bản chất của các ngân hàng nhưng thường rất khó xác định rõ ràng trên thực tế. Nhóm tiêu chí định lượng có thể dựa vào các chỉ tiêu như: số lượng nhân sự, tổng giá trị tài sản, giá trị vốn, doanh thu hay lợi nhuận mà ngân hàng đạt được trong kỳ nghiên cứu, v.v Một cách tổng quát, quy mô ngân hàng chính là một lá chắn hữu hiệu và có tác động ngược với xác suất phá sản (Rajan và Zingales, 1995). Chính vì vậy, các ngân hàng lớn hơn (vì nhu cầu đa dạng hóa) thường có khả năng vay nợ cao hơn để nhằm tối đa hóa lợi ích mà tấm chắn thuế mang lại. Thêm vào đó, Marsh (1982) cũng đã tìm thấy chứng cứ thực nghiệm cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô lớn thường lựa chọn tài trợ bằng nguồn nợ dài hạn. Trái ngược lại, các ngân hàng có quy mô nhỏ thì thường ưa thích nguồn vốn vay ngắn hạn hơn. Còn các ngân hàng có quy mô lớn thường có dòng tiền khá ổn định nên xác suất phá sản của những ngân hàng này có vẻ thấp hơn so với những ngân hàng có quy mô nhỏ. Ngoài ra, Fama (1985) đã lập luận rằng nội dung chuyển tải thông tin của ngân hàng nhỏ và lớn đôi khi cũng không giống nhau. Các ngân hàng lớn với khả năng tiếp cận dễ dàng thị trường vốn nên thường có thể vay nợ với chi phí thấp hơn. Rất nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng quy mô ngân hàng có thể là một lời giải thích mạnh mẽ cho việc lựa chọn khác biệt về tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giữa các doanh nghiệp (Michaelas và cộng sự, 1999). Chính bởi vì quy mô ngân hàng tỷ lệ nghịch với xác suất phá sản nên 19
  27. những ngân hàng có quy mô lớn thường chiếm ưu thế hơn trong việc huy động nguồn vốn vay. Xét về chiều hướng tác động, mối tương quan thuận giữa quy mô và đòn bẩy tài chính đã được tìm thấy trong công trình nghiên cứu của Myers và Majluf (1984) để hỗ trợ cho lý thuyết thông tin bất cân xứng trong chuyên đề của các tác giả. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu sau đó cũng đã tìm thấy chứng cứ cho thấy có mối quan hệ đồng biến này: Antoniou và cộng sự (2002), Buferna và cộng sự (2005), Octavia và Brown (2008), Gropp và Heider (2009), Çağlayan và Şak (2010). Vì vậy, dựa trên nền tảng những nghiên cứu và kết quả thực nghiệm trước đây, quy mô ngân hàng trong bài nghiên cứu này được kỳ vọng là có tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính. 2.4.4 Rủi ro và thuế thu nhập doanh nghiệp Với ngân hàng, rủi ro là một điều luôn thường trực và nhận được sự quan tâm rất lớn không chỉ từ phía các nhà quản trị ngân hàng mà còn từ phía các cơ quan quản lý. Rủi ro ngân hàng liên quan đến rủi ro hệ thống, đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính. Rủi ro càng lớn, niềm tin của công chúng càng giảm, vì vậy, khả năng tiếp cận và huy động vốn từ bên ngoài trở nên khó khăn và tốn kém. Khả năng chấp nhận và quản trị rủi ro của các nhà lãnh đạo tác động đến lượng vốn chủ và nợ mà một ngân hàng quyết định duy trì và sử dụng. Bên cạnh đó, việc duy trì một tỷ lệ đòn bẩy cao còn giúp ngân hàng tạo ra lá chắn thuế, và kết quả là giảm được thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Midiglinani và Miller (1963) xem đó là lí do tại sao ngân hàng, hay doanh nghiệp thường sử dụng nhiều nợ để gia tăng giá trị cho mình. Tuy nhiên, khoản thuế được giảm từ khấu hao được gọi là tấm chắn thuế không phải từ nợ. DeAngelo & Masulis (1980) tranh cãi rằng tấm chắn thuế này sẽ thay thế cho lợi ích thuế từ việc tài trợ nợ cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ ưu tiên sử dụng tấm chắn thuế này hơn, rủi ro cũng vì thế mà thấp hơn. Rủi ro càng cao, tỷ lệ nợ tối ưu càng được các nhà quản trị giảm thấp để đảm bảo sự an toàn cho mình. Trong khi đó, việc sử dụng nợ sẽ giúp giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi mức rủi ro quá cao, việc sử dụng nợ cũng sẽ không có nhiều ý nghĩa vì tất nhiên, chủ ngân hàng sẽ ưu tiên cho việc đảm bảo an toàn hơn là lợi nhuận. Do vậy, việc đánh giá rủi ro và ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp thường được phân tích cùng nhau khi xem xét đến việc xác định một tỷ lệ nợ tối ưu 20
  28. 2.4.5 Nhân tố tăng trưởng (growth) Tăng trưởng được hiểu như là một sự gia tăng hay quy mô biến đổi theo chiều hướng tăng lên của một giá trị hay một đối tượng nghiên cứu nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Một cách cụ thể, tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng trong nghiên cứu này được hiểu như là sự gia tăng của tổng tài sản năm nay so với năm trước. Như ta đã biết, lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết chi phí đại diện đã kết luận rằng tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch biến với cấu trúc vốn. Thật vậy, hai lý thuyết này cho rằng khi doanh nghiệp tăng trưởng càng nhanh thì có xu hướng sẽ sử dụng đòn bẩy tài chính càng giảm đi (để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh). Ngoài ra, theo Myers và Majluf (1984), tình trạng bất cân xứng thông tin đã làm gia tăng một gánh nặng chi phí phụ trội cho các doanh nghiệp khi tìm kiếm những nguồn vốn từ bên ngoài. Trong trường hợp đi vay nợ, gánh nặng phụ trội được phản ánh thông qua tỷ suất sinh lời yêu cầu cao hơn từ các khoản vay. Các doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao thường nhận ra rằng việc đi vay nợ để tài trợ cho tăng trưởng là một giải pháp vô cùng tốn kém. Kết quả là, những doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao thì thường không lựa chọn tài trợ nợ cho tăng trưởng ở vị trí đầu tiên. Tuy nhiên, Myers (1977) đã lập luận rằng vấn đề chi phí có thể giảm nhẹ một phần nếu nợ dài hạn được thay thế bằng nợ ngắn hạn. Ông còn cho rằng tỷ lệ nợ ngắn hạn thực sự sẽ có tác động đồng biến đến tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Jensen và Meckling (1976) cũng kết luận: vấn đề chi phí đại diện sẽ không còn nếu các doanh nghiệp phát hành thêm nợ chuyển đổi. Điều này cho thấy rằng một lúc nào đó tỷ lệ nợ chuyển đổi có thể có tác động đồng biến đến các cơ hội tăng trưởng. Hơn nữa, Doanh và Pentley (1999) cũng đã tìm được bằng chứng cho thấy rằng các doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng thường tìm kiếm các khoản vay ngắn hạn hoặc những kênh huy động khác từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, v.v để tổng hợp thành những nguồn vốn lớn tài trợ cho các hoạt động tăng trưởng của họ. Vì vậy, dựa trên phương pháp xác định của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây (tăng trưởng của ngân hàng được đo lường bằng sự thay đổi tỷ lệ phần trăm trong tổng tài sản), nhân tố tăng trưởng trong nghiên cứu này được kỳ vọng là có tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính. 21
  29. 2.4.6 Nhân tố GDP Trong kinh tế học, tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ quốc gia được xét trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) (Mankiw, 2009). Ngoài ra, theo Gropp và Heider (2009), tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội là phần trăm thay đổi hàng năm của sản phẩm trong nước. Như vậy, GDP là một trong những chỉ số cơ bản để đánh giá sự phát triển kinh tế của một vùng lãnh thổ nào đó. Nó cũng chính là thước đo cho tình trạng kinh tế của một quốc gia. Về cơ sở thực tiễn, trong giai đoạn đất nước có GDP tăng trưởng thì nguồn vốn lưu chuyển trong nền kinh tế khá nhiều, dòng tiền nhàn rỗi trong dân cư khá dồi dào. Đây dường như là những bước đệm thuận lợi cho các ngân hàng thương mại gia tăng trong việc huy động vốn (nhất là thông qua kênh vay nợ). Hơn nữa, công trình nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) cũng đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ đồng biến giữa GDP và đòn bẩy tài chính (tại mức ý nghĩa 1%). Dựa trên nền tảng lý luận và kết quả nghiên cứu trước đây, tác giả kỳ vọng biến GDP có tác động thuận chiều đến biến đòn bẩy tài chính, ví dụ như nghiên cứu của tác giả Trần Đình Khôi Nguyên (2006). 2.4.7 Nhân tố lạm phát (inflation) Tình trạng lạm phát được đánh giá bằng cách so sánh giá cả của một loại hàng hóa vào hai thời điểm khác nhau, với giả thiết chất lượng không thay đổi. Khi giá trị của hàng hóa và dịch vụ tăng lên (đồng nghĩa với sức mua của đồng tiền giảm đi), với cùng một số tiền nhất định ban đầu, người ta chỉ có thể mua được số lượng hàng hóa ít hơn so với kỳ trước. Xét về mối tương quan, nghiên cứu của Gropp và Heider (2009) đã kết luận rằng lạm phát có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, thực tiễn Việt Nam lại có vẻ như thiên về chiều hướng ngược lại: khi đất nước xảy ra tình trạng lạm phát thì các ngân hàng khó có thể vay nợ từ các tầng lớp dân cư (có lẽ thay vì đem tiền nhàn rỗi đi gửi tiết kiệm ngân hàng, người dân dường như đã ưu tiên lựa chọn chi tiêu nhiều hơn một phần cho những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của mình). Do vậy, giả thuyết nghiên cứu đưa ra ở đây là: biến lạm phát và biến đòn bẩy tài chính kỳ vọng sẽ có mối tương quan ngược chiều 22
  30. Tóm lại, các yếu tố ảnh hưởng tới đòn bẩy tài chính của NHTM rất đa dạng và phong phú, có yếu tố có ảnh hưởng nhiều, có yếu tố ảnh hưởng ít, có yếu tố ảnh hưởng thuận chiều, nhưng cũng có yếu tố ảnh hưởng trái chiều. Điều này giải thích tại sao các ngân hàng lại có tỷ lệ nợ không giống nhau. Chính vì vậy, việc xác định nhân tố nào ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của mỗi ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, cũng như sự an toàn và ổn định trong hoạt động của bản thân ngân hàng đó nói riêng, toàn hệ thống ngân hàng nói chung. 23
  31. CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 3.1.1 Sự ra đời và phát triển Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chính thức đánh dấu sự ra đời và phát triển khoảng trên hai mươi lăm năm (kể từ đầu thập niên 1990 cho đến nay). Các ngân hàng Việt Nam đã thực hiện cung ứng vốn cho rất nhiều các dự án đầu tư kinh doanh của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế. Thật vậy, với vai trò là kênh dẫn vốn hữu ích từ người tiết kiệm đến người đi vay theo nguyên tắc thị trường, hoạt động của các ngân hàng Việt Nam về cơ bản thực chất là một hình thức hoạt động thương mại. Tuy nhiên, đối tượng của nghiệp vụ thương mại này không phải là hàng hóa vật chất thông thường mà là các tài sản tài chính: đó là sự tin tưởng, những hợp đồng, những cam kết, những lời hứa được mang ra giao dịch trao đổi, v.v (Trần Huy Hoàng, 2011). Đồng thời, các ngân hàng cũng giúp thị trường tài chính tránh khỏi việc ứ đọng và lãng phí vốn, có tác dụng tích cực góp phần vào việc thăng bằng cung cầu, tạo thuận lợi cho việc quản lý thị trường, giữ vững giá cả, v.v Trải qua nhiều chặng đường gian nan vất vả, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng, mạng lưới chi nhánh ngày càng mở rộng, ), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh cũng có xu hướng ngày càng nâng cao hơn Bảng 3.1: Hệ thống các TCTD ở Việt Nam từ 31/12/2011 đến 31/12/2016 STT Loại hình 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 NHTM nhà nước 5 5 5 5 7(*) 4(*) 2 Ngân hàng chính sách xã hội 1 1 1 1 1 1 3 Ngân hàng phát triển 1 1 1 1 1 1 4 NHTM cổ phần 37 34 33 33 28 31 5 Ngân hàng liên doanh 5 4 4 4 3 2 6 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5 5 8 7 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài 53 49 53 47 50 51 24
  32. TCTD phi ngân hàng 30 30 29 28 27 27 8 Gồm: công ty tài chính 18 18 17 17 16 16 Công ty cho thuê tài chính 12 12 12 11 11 11 9 Ngân hàng HTX Việt Nam 1 1 1 1 1 1 10 Quỹ tín dụng nhân dân 1095 1132 1144 1145 1147 1147 11 Tổ chức tài chính vi mô 1 2 2 3 3 3 Nguổn: ngân hàng nhà nước (*) Bao gồm 03 NHTM cổ phần được NHNN mua lại 0 đồng (Xây dựng Việt Nam, Dầu khí toàn cầu, Đại Dương) Nhìn vào bảng 3.1, ta nhận thấy rằng số lượng các NHTM Việt Nam biến động thăng trầm qua các năm, có lúc tăng, có lúc giảm, nhưng có lúc đứng yên không đổi (trong đó dao động mạnh nhất là các NHTM cổ phần). Vào năm 1991, Việt Nam chỉ có 9 ngân hàng thương mại (4 ngân hàng thương mại nhà nước, 4 ngân hàng thương mại cổ phần, 1 ngân hàng thương mại liên doanh, chưa có ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài). Tiếp theo những năm sau đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ngân hàng được hình thành. Đồng thời, luật NHNN và Luật các TCTD ra đời và thừa nhận nhiều loại hình sở hữu ngân hàng, giúp hệ thống NHTM Việt Nam “thay da đổi thịt” với sự gia tăng số lượng các NHTM qua các năm (nhất là ngân hàng thương mại cổ phần: từ 4 NHTM cổ phần vào năm 1991 đã tăng lên đến 41 NHTM cổ phần vào năm 1993). Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, số lượng các NHTM cổ phần ở Việt Nam đang có xu hướng giảm đi. Thật vậy, nếu như vào năm 1997 (thời điểm đánh dấu cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á nổ ra), có tới 51 NHTM cổ phần (ngưỡng điểm cao nhất trong toàn bộ quá trình phát triển) thì đến năm 2011 chỉ còn lại 37 và đến cuối thời điểm năm 2016 là 31 NHTM cổ phần. Điều đặc biệt đáng chú ý là mô hình NHTM cổ phần nông thôn đã hoàn toàn biến mất. Về NHTM Nhà nước: khởi điểm là 4 ngân hàng vào năm 1991 và tăng lên đến 5 ngân hàng vào năm 1997, sau đó duy trì ổn định số lượng này cho đến hiện nay 4. Về NHTM liên doanh: năm 1991 thành lập 1 NHTM liên doanh, đến năm 2011 là 5 NHTM liên doanh và 2016 đã giảm chỉ còn 2 NHTM liên doanh. Riêng đối với NHTM 100% vốn nước ngoài, loại hình này được ra đời ở Việt Nam vào năm 2008 với số lượng 25
  33. là 5 ngân hàng (ngưỡng điểm này được duy trì không đổi qua các năm sau đó và đến cuối năm 2016 theo thống kê của NHNN thì NHTM 100% vốn nước ngoài đã tăng lên 8 ). Song song đó, vấn đề các ngân hàng đua tranh nhau trong thời điểm ban đầu cũng đã tạo ra rất nhiều hệ lụy. Đó cũng chính là nguyên nhân chủ chốt dẫn đến sự ra đời của đề án tái cấu trúc các ngân hàng. Tổng kết lại, đến thời điểm cuối năm 2016, cơ cấu NHTM Việt Nam còn 45 ngân hàng (4 NHTM nhà nước, 31 NHTM cổ phần, 2 NHTM liên doanh, và 8 NHTM 100% vốn nước ngoài). Về nguyên tắc, việc gia tăng số lượng và yêu cầu tăng vốn điều lệ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng đầu tư thêm về công nghệ, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, mở rộng thêm mạng lưới và quy mô hoạt động, từ đó kéo theo kỳ vọng về doanh thu và lợi nhuận sẽ lớn hơn, góp phần cải thiện đáng kể độ sâu tài chính. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh ở đây là sự tăng trưởng về chất lượng hoạt động chưa tương xứng với tốc độ gia tăng số lượng. Hơn nữa, tăng vốn nhiều hơn không có nghĩa là sẽ an toàn hơn. Mở rộng quy mô hoạt động cũng không đi đôi với việc sẽ kinh doanh hiệu quả hơn. Đôi khi, ta có thể nhận ra đâu đó rằng: việc duy trì quy mô nhỏ lại có vẻ sẽ bền vững hơn (như các mô hình ngân hàng của Hoa Kỳ). Nhìn chung, dù rằng còn nhiều khiếm khuyết, nhưng sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài song hành với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã mang đến cho ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng nhiều cơ hội cũng như thách thức trong tương lai. Hơn nữa, sự lớn mạnh và thay đổi nhanh chóng theo chiều hướng ngày càng hiện đại hơn, phù hợp hơn với các tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực sự được hoàn thiện và dự báo sẽ trở thành những định chế tài chính không thể nào thiếu được trên sân chơi cộng hưởng toàn cầu. 3.1.2 Phân tích tình hình hoạt động và rủi ro theo mô hình CAMEL 3.1.2.1 Khả năng an toàn vốn (Capital Adequacy – C) Tác giả nhận thấy rằng vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTM ở Việt Nam đều tăng dần lên qua các năm (phụ lục 01). Vào năm 2011, các ngân hàng chỉ dừng lại ở con số 8.386.391 triệu đồng. Đến năm 2016, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đã tăng lên 12.956.522 triệu đồng (bình quân vốn của các ngân hàng đã tăng lên gấp 1,5 lần so với năm 2011). Nguyên nhân là trong những năm vừa qua có sự sáp nhập giữa các ngân hàng làm cho vốn chủ sỡ hữu tăng lên, mặt khác các ngân hàng cũng thường tăng vốn điều lệ qua các năm bằng việc phát hành cổ phiếu. 26
  34. Với đà tăng trưởng vốn chủ sở hữu trên, theo phụ lục 01 quy mô tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam cũng đã gia tăng vượt bậc. Nếu vào năm 2011, tài sản của các ngân hàng dừng lại ở ngưỡng 122.835.957 triệu đồng; thì đến năm 2016, tổng tài sản đã vượt lên đến 230.754.348 triệu đồng (bình quân tài sản của các ngân hàng đã tăng lên gần gấp 2 lần so với năm 2011). Như vậy, theo phụ lục 01 từ năm 2011 cho đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các ngận hàng đều tăng giảm không đồng đều. Cụ thể: tốc độ tăng trưởng tổng tài sản từ năm 2011 đến năm 2016 đạt lần lượt qua mỗi năm là 20,31%; 5,85%; 11,21%; 15,42%; 16,92%; 18,23%. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu tại các mốc thời gian tương ứng lần lượt là: 18,86%; 15,34%; 8,71%; 2,48%; 13,1%; 6,3% . Điều này chứng tỏ rằng các ngân hàng trong những năm gần đây đã cố gắng gia tăng “bức tường an toàn” vốn chủ sở hữu của mình. Tuy nhiên, với hai chỉ tiêu trên, ta nhận thấy rằng tỷ lệ Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản của các ngân hàng ở mức trung bình chỉ đạt khoảng 6,64% (cụ thể, qua từng năm như sau: năm 2011 là 6,83%; năm 2012 là 7,44%; năm 2013 là 7,27%; năm 2014 là 6,46%; năm 2015 là 6,24%; năm 2016 là 5,61%. Xét về tốc độ, tỷ lệ này có vẻ như đã tăng dần lên qua các năm, và năm 2012 là đạt ngưỡng cao nhất (7,44%). Nhưng dù vậy, nhìn một cách tổng quát, vốn chủ sở hữu vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn vốn của các ngân hàng (nhỏ hơn 9%). Điều này cho thấy rằng các ngân hàng vẫn chú trọng tận dụng tối đa đòn bẩy tài chính trong hoạt động kinh doanh của mình. Tổng quát lại, khả năng an toàn vốn của các ngân hàng luôn ở mức đảm bảo nhất định. Tuy nhiên, trong thời gian tới, các NHTM Việt Nam vẫn cần phải gia tăng hơn nữa vốn điều lệ của mình (nhằm đảm bảo tối đa mức độ an toàn và hạn chế tối thiểu những rủi ro không mong đợi phát sinh). 3.1.2.2 Chất lượng tài sản (Asset Quality – A) Chất lượng tài sản ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận thu nhập trong tương lai, khả năng tái tạo đồng vốn cũng như những vấn đề về rủi ro tổn thất thiệt hại của các ngân hàng. Xét về cả lý thuyết và thực tiễn, chỉ tiêu này chủ yếu được đánh giá thông qua tỷ lệ nợ xấu. Quả thực, tỷ lệ này có được kiểm soát tốt và chặt chẽ hay không chính là biểu hiện rõ ràng cho hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Đầu tiên, vào năm 2011, do ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính và lạm phát tăng cao, tỷ lệ nợ xấu có chiều hướng tăng lên. Đến cuối năm 2012, tỷ lệ nợ xấu 27
  35. lại tiếp tục gia tăng mạnh. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và đã giảm dần qua các năm. Theo phụ lục 02, khởi điểm là năm 2011, tỷ lệ nợ xấu chỉ là 2,86%; năm 2012 là 4,2%; năm 2013 là 3,6%; năm 2014 là 3,7%; năm 2015 là 2,9%; đến cuối năm 2016, tỷ lệ này chỉ còn lại 2,46%. Cụ thể hóa thực trạng, nếu nhìn lại kết quả hoạt động trong năm 2016, tác giả nhận thấy rằng hầu hết các NHTM lớn đều duy trì tỷ lệ nợ xấu ở ngưỡng an toàn (khoảng dưới 3%) (Phụ lục 02). Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn xuất hiện những ngân hàng có nợ xấu tăng lên rất cao: điển hình là Eximbank với nợ xấu chiếm 2,95% và Sacombank với nợ xấu chiếm đến 5,35% trên tổng dư nợ (cao hơn cả ngưỡng 3% của toàn hệ thống) với nguyên nhân là do phải gánh vác thêm nợ xấu sau vụ Ngân Hàng Phương Nam sáp nhập vào. Nhìn chung, chất lượng tài sản của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn đầu khảo sát vào năm 2011 đều ở mức tương đối ổn định. Tuy nhiên, bước sang năm 2016 trở đi, chất lượng tài sản có xu hướng tăng lên, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đã giảm đi nhiều so với những năm trước đó. Chính vì vậy, nền kinh tế sẽ có một hệ thống ngân hàng “khỏe mạnh”, phát triển ổn định và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng cũng như các cổ đông và nhà đầu tư do những ngân hàng hoạt động yếu kém, thua lỗ sẽ được NHNN mua lại hoặc cho sáp nhập với ngân hàng khác. Các ngân hàng khi đó có cơ hội tăng trưởng thần tốc về quy mô, về tổng tài sản, vốn điều lệ, nhân sự, mạng lưới chỉ trong thời gian ngắn mà không phải mất nhiều năm mới có được. Dù thế nào đi chăng nữa, các NHTM Việt Nam vẫn phải luôn cảnh giác và tìm ra các biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả nhất để có thể nâng cao chất lượng tài sản và gia tăng hơn nữa hiệu quả hoạt động trong môi trường kinh doanh ngày càng tiềm ẩn quá nhiều rủi ro như hiện nay. 3.1.2.3 Năng lực quản lý (Management – M) Khả năng quản lý của các ngân hàng được đánh giá là nhân tố năng động nhất, chủ đạo nhất. Thật vậy, điều hiển nhiên là nếu năng lực quản lý tốt thì ta có thể biến một ngân hàng yếu kém trở thành một ngân hàng hoạt động tốt hơn (thậm chí là tốt nhất với nhiều bài học kinh nghiệm trong quá khứ được tích lũy và trau dồi). Đánh giá một cách tổng quan, trong những năm gần đây, khả năng quản lý của các ngân hàng Việt Nam về tổ chức, nhân sự, chính sách, tài sản nợ, tài sản có, các loại rủi ro trong kinh doanh (như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng), ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại hóa hệ thống, v.v có xu hướng cải thiện rõ rệt so với buổi đầu hoạt động sơ khai còn non kém. Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy rằng năng lực 28
  36. quản lý vẫn còn nhiều gút mắt, nan giải (điển hình như năm 2012 khi phải chịu nhiều tác động từ các ngoại lực bên ngoài đã dẫn đến ngành ngân hàng vào cuối năm với quá nhiều biến động và bất ổn – xét về cả quản lý nội bộ lẫn cạnh tranh thị trường). Đồng thời, các loại rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh vẫn luôn là những mối lo hàng đầu làm trăn trở các nhà hoạch định chính sách ngân hàng. Đi trên chiếc cầu quá hẹp với nhiều sự cố luôn rình rập, ngành ngân hàng nói chung và các NHTM Việt Nam nói riêng phải luôn không ngừng hoàn thiện và nâng cao hơn nữa khả năng quản trị của chính mình (thông qua con đường tự tích lũy và học tập từ các nước tiên tiến hơn). Từ đó, các ngân hàng mới thực sự có đủ năng lực để sinh tồn, trụ vững, cạnh tranh trên thị trường nội địa và có thể hội tụ đủ tiềm lực tài chính để vươn ra các cường quốc hùng mạnh sau này. 3.1.2.4 Khả năng sinh lời (Earnings – E) Trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016, lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng Việt Nam nhìn chung đều có xu hướng tăng giảm không đồng đều (phụ lục 04). Tuy nhiên, với những biến cố của ngành ngân hàng Việt Nam trong những thời gian vừa qua, lợi nhuận sau thuế bình quân đã tăng lên rất nhiều so với năm 2013. Thật vậy, vào năm 2014: lợi nhuận sau thuế bình quân là 1.198.261 triệu đồng. Đến năm 2015, lợi nhuận sau thuế bình quân tăng lên 1.250.043 triệu đồng. Vào cuối năm 2016, thì lợi nhuận sau thuế bình quân đã tăng lên đến 1.602.696 triệu đồng (tăng 500.913 triệu đồng tương đương 145,46%) so với năm 2013. Kéo theo vấn đề trên là từ năm 2014 (Phụ lục 03), các tỷ số ROA và ROE đã tương đối ổn định, tăng nhẹ không còn biến động nhiều so với từ những năm 2013 trở về trước và so với mức bình quân của ngành. Rõ ràng là khả năng sinh lời của các ngân hàng Việt Nam là khá tốt trong giai đoạn đầu, nhưng lại có chiều hướng giảm đi ở giai đoạn cuối (nhất là năm 2013 với quá nhiều bất ổn diễn ra liên tiếp). Hay nói đúng hơn, vào những thời điểm còn nhiều thuận lợi tiềm năng, ngành ngân hàng đã đạt được các khoản lợi nhuận kếch xù và duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao so với những ngành kinh doanh khác (được đánh giá là ngành đầu tư hấp dẫn). Tuy nhiên, đến năm 2013, lợi nhuận sau thuế, tỷ số ROA và ROE đều có dấu hiệu chững lại (thậm chí ROA và ROE còn sụp giảm rất mạnh đến mức thấp nhất so với các năm trước). Có vẻ như tình hình lợi nhuận ảm đạm trong năm 2013 đã 29
  37. chấm dứt những năm tháng hoàng kim sinh lời cao ngất ngưởng của ngành ngân hàng trong giai đoạn đầu hoạt động kinh doanh. Tổng kết lại, do những biến động của các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, xung đột chính trị, quá nhiều bất ổn của nền kinh tế cũng như ngành ngân hàng Việt Nam trong những thời gian vừa qua (hàng loạt các vụ bắt bớ kiện tụng, nợ xấu tăng cao, hay vấn đề sở hữu chéo, sáp nhập v.v ) nên cái tên gọi “ngành đầu tư hấp dẫn cao” ban đầu dường như không còn phù hợp nữa. Thêm vào đó, cái bánh sinh lời của ngành ngân hàng ngày càng phải chia sẻ cho quá nhiều thành viên. Chính vì thế, các ngân hàng Việt Nam cần phải cơ cấu lại nhiều mặt để có thể đảm bảo hoạt động kinh doanh luôn có lãi và hấp dẫn các nhà đầu tư trong nước lẫn quốc tế 3.1.2.5 Khả năng thanh khoản (Liquidity – L) Rủi ro thanh khoản là một trong những rủi ro nghiêm trọng nhất mà các ngân hàng cần phải quản trị chặt chẽ. Để đánh giá đúng khả năng thanh khoản cần một hệ thống đánh giá rất phức tạp. LDR (tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động) là chỉ tiêu đơn giản và phần nào phản ánh được tình trạng thanh khoản của NH Nhìn tổng quát, (theo phụ lục 05) tỷ lệ cho vay / huy động có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn đầu khảo cứu (2011 với 94,73%; 2012 với 95%), giảm ở năm tiếp theo (2013 với 82,4%), hồi phục ở giai đoạn sau đó và tiếp tục tăng ở năm cuối (2016 với 86.8%) . Bên cạnh đó, tổng tiền gửi và cho vay khách hàng đều tăng dần qua các năm (trong đó, đối với năm 2016, tình hình huy động khách hàng được đánh giá là cao hơn nhiều so với cấp tín dụng) (theo phụ lục 05). Đầu tiên, nếu xét trong giai đoạn 2011 – 2012, (theo phụ lục 05) ta nhận thấy rằng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của các ngân hàng cao nhất so với những năm còn lại mặc dù nhu cầu tăng trưởng tín dụng ở mức tương đối cao (trên 90%) nhưng các ngân hàng vẫn có đủ nguồn vốn để chuẩn bị. Nhưng từ năm 2013 trở đi, thanh khoản của các ngân hàng có chiều hướng giảm xuống. Lãi suất huy động và cho vay đều giảm xuống mạnh mẽ. Tăng trưởng huy động được đánh giá là tương đối cao hơn so với tăng trưởng tín dụng. Do vậy, tình hình thanh khoản của các ngân hàng vào những năm này được đánh giá là tương đối ổn định và khả quan hơn. Suy cho cùng, dù tình trạng thanh khoản có hay không có ổn định đi chăng nữa thì các ngân hàng Việt Nam vẫn phải luôn luôn chuẩn bị các chiến lược cụ thể và rõ ràng để đối phó với rủi ro thanh khoản. Một khi kế hoạch được đưa ra càng chi tiết và khoa 30
  38. học bao nhiêu thì khả năng đối phó với rủi ro thanh khoản sẽ càng chủ động và hiệu quả hơn bấy nhiêu. 3.2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM Qua bảng số liệu về đòn bẩy tài chính (phụ lục 06), kết quả cho ta thấy rằng đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến năm 2016 bình quân là 89,96%. Trong đó, tỷ lệ đòn bẩy cao nhất là 91.37% và thấp nhất là 88,61%. Cụ thể, đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm như sau: 2011 là 89,09%; 2012 là 88,61%; 2013 là 89,55%; 2014 là 90,53%; 2015 là 90,6%; 2016 là 91,37%. Trong đó, cả bốn năm 2013 (+0,94%), 2014 (+0,99%), 2015 (+0,07%) và 2016 (+0,77%) đều tăng lên so với các năm tài chính trước đó. Trái ngược lại, đòn bẩy tài chính lại sụp giảm vào năm 2012 (-0.49%) so với năm 2011. Đồng thời, xét về cơ cấu tổng nợ phải trả, có vẻ như các NHTM Việt Nam trong những năm gần đây có xu hướng gia tăng nợ ngắn hạn hơn là nợ dài hạn. Hay nói đúng hơn, các NHTM Việt Nam thường thiên về duy trì đòn bẩy tài chính ngắn hạn hơn là dài hạn. Biểu đồ 3.2: tỉ lệ cho vay ngắn hạn / tổng dư nợ cho vay của 11 ngân hàng TMCP tính đến hết ngày 30/06/2016 31
  39. Nguồn: vietnamfinance.vn Cụ thể trong năm 2016, NHTM Cổ Phần Công Thương (VCB), Ngoại Thương (VIETINB), Á Châu (ACB), Đầu tư và Phát triển (BIDV), quân đội (MBB) có tỉ lệ nợ ngắn hạn chiếm trên 50%. Thực tế thì việc cho vay ngắn hạn nhiều là có lợi cho các ngân hàng. Nguyên nhân là bởi tiền gửi khách hàng tại các ngân hàng chủ yếu là kỳ hạn ngắn hạn (nhỏ hơn hoặc bằng 1 năm), do vậy sẽ dễ dàng hơn khi sử dụng nguồn vốn này để cho vay ngắn hạn, tránh phát sinh rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Hơn nữa, các khoản cho vay ngắn hạn vốn có đặc tính thời gian ngắn, nhờ đó mà tiềm ẩn ít rủi ro hơn so với các khoản cho vay trung và dài hạn. Tuy nhiên, các khoản cho vay ngắn hạn thường được sử dụng để bổ sung tạm thời vốn lưu động hay tiêu dùng cá nhân. Trong khi đó, các khoản cho vay trung và dài hạn được dùng để mua sắm tài sản cố định, đầu tư cải tiến và đổi mới công nghệ, đầu tư vào xây dựng cơ bản như đầu tư xưởng mới, xí nghiệp mới, cơ sở hạ tầng Động lực tăng trưởng của doanh nghiệp, động lực tăng trưởng của nền kinh tế chính nằm ở các khoản đầu tư trung và dài hạn này. Nhìn chung, xét về toàn cục, có vẻ như tỷ lệ đòn bẩy tài chính bình quân qua các năm đều có xu hướng tăng lên (nhiều hơn là giảm xuống) khi ngành ngân hàng ngày càng hiện đại, phổ biến và phát triển (Vào năm 2011, các ngân hàng có đòn bẩy tài chính là 89,09%. Qua sáu năm sau, vào năm 2016, tỷ lệ này đã tăng lên đến 91,37% (vượt hơn 2,28%)). Tổng kết lại, ta có thể nói rằng: Các NHTM tại Việt Nam dường như ngày càng thiên về chiều hướng cấu trúc vốn thâm dụng nợ cao. 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong phương pháp nghiên cứu định tính, sẽ tiến hành thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại kết hợp với một số nguồn thông tin từ trên web như sbv.gov.vn, mof.gov.vn, vietstock.vn, vietnamfinance.vn Sau đó đi tính các chỉ tiêu của các nhân tố ảnh hưởng từ các số liệu đã thu thập được để tiến hành phân loại dữ liệu rồi vào mô hình như là cơ sở ban đầu cho việc nghiên cứu định lượng. Mục đích của việc thu thập này nhằm làm rõ hơn những lý thuyết đã nghiên cứu trước, theo mô hình CAMEL, qua đó sẽ nhận dạng ra những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các ngân hàng. 32
  40. Còn phương pháp nghiên cứu định lượng dựa vào các chỉ tiêu từ các nhân tố ảnh hưởng đã tính từ các số liệu thu thập được trong nghiên cứu định tính sẽ tiến hành lập mô hình phân tích thông qua phương pháp ước lượng và định lượng. Về mặt ước lượng sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất – OLS (Ordinary Least Squares) để ước lượng tham số trong mô hình bằng phần mềm eview hay SPSS. Sau đó đi kiểm định mô hình dựa vào các giả thuyết để đo lường mức độ mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng nhằm đưa ra những kết luận có tính chính xác tương đối cao về cấu trúc vốn của các NHTM. 3.4 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.4.1 Nguồn số liệu Đối với các dữ liệu về ngân hàng: tác giả thu thập dữ liệu thông qua trang web hệ thống các tổ chức tín dụng của ngân hàng nhà nước cập nhật đến ngày 31/12/2016, Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính của NHNN, các NHTM được công bố hàng năm trên website của các ngân hàng trong giai đoạn từ năm 2010 – 2016. Đối với các dữ liệu về biến vĩ mô được thu thập thông qua Tổng cục Thống kê Việt Nam, trên website Bộ Tài Chính hoặc thông qua website của NHNN. 3.4.2 Lựa chọn mẫu quan sát Dựa trên nguồn dữ liệu đã xác định, tác giả tiến hành thu thập số liệu sau đó đi tính các chỉ tiêu từ các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn, tiếp theo là lựa chọn mẫu quan sát Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm 2010, yêu cầu vốn điều lệ của các NHTM tối thiểu là 3.000 tỷ đồng. Vì vậy, trong nghiên cứu mẫu được lựa chọn các ngân hàng từ 45 NHTM theo phụ lục 08 của NHNN công bố cập nhật đến ngày 31/12/2016 với điều kiện là  Loại hình ngân hàng: NHTM nhà nước, các NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng nước ngoài.  Vốn điều lệ: Tính đến hết tháng 12/2010 các NHTM lựa chọn có vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng.  Thời gian hoạt động: NHTM có thời gian hoạt động trên 8 năm (kể cả thởi gian đổi tên ngân hàng). 33
  41.  Điều kiện loại trừ khác: Lợi nhuận sau thuế (EAT) quá thấp hoặc âm so với tất cả các NHTM còn lại Một số NHTM mới được thành lập nên có số liệu không đầy đủ và trùng khớp với dòng thời gian 6 năm của mẫu nghiên cứu Một số NHTM chưa cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến việc không hội tụ đầy đủ dữ liệu cần thiết cho mô hình Sáp nhập vào ngân hàng khác và biến mất khỏi thị trường ngân hàng vào năm 2012, 2013, 2014, 2015 theo phụ lục sáp nhập 09. Từ những điều kiện trên, tác giả tổng hợp dữ liệu của 23 NHTM trong nước thỏa mãn các điều kiện của mẫu từ năm 2011 - 2016. Đây là giai đoạn mà ngành Ngân hàng gặp nhiều khó khăn, thách thức nhất nhưng cũng là giai đoạn thành công nhất từ trước đến nay. Uy tín, niềm tin của ngành Ngân hàng đang lên cao, vai trò trong nền kinh tế được khẳng định mạnh mẽ và đặc biệt là có được sự ủng hộ đồng tình rất lớn từ công chúng”. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ góp phần đánh giá biến động phần nào về đòn bẩy tài chính trong giai đoạn này. Về kích thước mẫu nghiên cứu của mô hình: với quy mô mẫu được chọn 23 ngân hàng trong số 45 NHTM ở Việt Nam chiếm trên 50% tổng tài sản và trên 60% vốn tự có. Vì vậy, mẫu đủ mang tính đại diện thống kê. 3.4.3 Xây dựng mô hình hồi quy Dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu về cấu trúc vốn ngân hàng trên thế giới, tác giả đã vận dụng và mở rộng trên cơ sở các tài liệu hiện có tại Việt Nam. Đồng thời, do trình độ phát triển kinh tế không đồng đều, quy định về quản lý và rủi ro của ngân hàng ở các quốc gia của cũng tương đối khác nhau nên cần thiết lựa chọn và sử dụng các biến phù hợp với các NHTM Việt Nam. Trong nghiên cứu này, dựa vào việc thu thập dữ liệu và đặc thù của các NHTM Việt Nam, tác giả đã xây dựng các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của NHTM gồm H1: Lợi nhuận ngân hàng có mối quan hệ nghịch chiều với Đòn bẩy tài chính. H2: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính. H3: Quy mô ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính. H4: Rủi ro kinh doanh ngân hàng có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính. H5: Tăng trưởng ngân hàng có mối quan hệ nghịch chiều với Đòn bẩy tài chính. 34
  42. H6: Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có mối quan hệ thuận chiều với Đòn bẩy tài chính. H7: Lạm phát có mối quan hệ nghịch chiều với Đòn bẩy tài chính. BẢNG 3.2: Kỳ vọng tương quan của các nhân tố đến Đòn bẩy tài chính (LEV) DẤU BIẾN ĐỘC KÝ KỲ DIỄN GIẢI LẬP HIỆU VỌNG Ngân hàng có lợi nhuận càng nhiều thì càng ít Lợi nhuận PROF – có nhu cầu đi vay nợ, và kéo theo tỷ lệ nợ vay thấp. Ngân hàng với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở Tỷ suất sinh lời hữu cao sẽ chịu ít rủi ro hơn nên sẽ chấp nhận trên vốn chủ sở ROE + một hạn mức đòn bẩy tài chính tương đối cao hữu trong tổng nguồn vốn huy động. Quy mô của ngân hàng càng lớn thì ngân hàng Quy mô SIZE + càng có rủi ro phá sản và chi phí kiệt quệ tài chính thấp, do đó càng có nhiều cơ hội vay nợ. Rủi ro kinh doanh và Đòn bẩy tài chính được Rủi ro kinh RISK + kỳ vọng có mối tương quan thuận (bởi vì đòn doanh bẩy tài chính càng cao thì rủi ro càng cao). Khi ngân hàng tăng trưởng càng nhanh thì sẽ Tăng trưởng GROW – càng có xu hướng sử dụng đòn bẩy tài chính ít hơn trong cấu trúc vốn. Những giai đoạn kinh tế có tốc độ tăng trưởng Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội cao cho thấy nguồn tổng sản phẩm GDP + vốn lưu chuyển trong nền kinh tế khá dồi dào. quốc nội Và đây cũng chính là môi trường thuận lợi để ngân hàng gia tăng tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Khi nền kinh tế xảy ra lạm phát thì các ngân Lạm phát INF – hàng thương mại gặp nhiều khó khăn trong kênh huy động vốn từ khách hàng. 35
  43. Dấu cộng "+" thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến LEV. Dấu trừ "-" thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến LEV. Các biến này đo lường dựa trên giá trị sổ sách của các Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính được công bố của NHNN, NHTM. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài này được xây dựng có dạng tổng quát như sau n LEV i, t = ( + ) +  j Xj, i, j 1 Trong đó t i: là ngân hàng quan sát thứ i (i = 1, 2, 3, ,23) t: là năm quan sát thứ t (t = 1, 2, 3, 4, 5, 6) LEVi, t : Biến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t Xj, i, t : Biến độc lập thứ j, của ngân hàng thứ i, trong năm thứ t i + t : Hệ số tự do (điểm chặn của mô hình) Mô hình thực nghiệm (LEV1) được thể hiện qua phương trình hồi quy tuyến tính có dạng như sau LEV1 = 1 + 2 Ln(PROF) + 3 ROE + 4 Ln(SIZE) + 5 RISK + 6 GROW Ngoài ra, nghiên cứu cũng bổ sung kiểm định các nhân tố vĩ mô của nền kinh tế trong mô hình. Hai biến vĩ mô được lựa chọn nghiên cứu trong mô hình của đề tài này là biến Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và biến Lạm phát (INF). Do vậy, mô hình hồi quy tuyến tính thứ hai (LEV2) phân tích bổ sung các biến kinh tế vĩ mô ảnh hưởng lên đòn bẩy tài chính là LEV2 = + Ln(PROF) + ROE + 4 Ln(SIZE) + RISK + GROW + 7 GDP + 8 INF Mô tả biến khảo sát 36
  44. KÝ BIẾN Công thức DIỄN GIẢI HIỆU Cách tính này đã được sử dụng trong Đòn bẩy tài ổ푛𝑔 푛ợ các công trình nghiên cứu của Group và LEV = chính ổ푛𝑔 푡à𝑖 푠ả푛 Heider (2009), Monica Octavia và Rayna Brown (2008). Công thức tính biến lợi nhuận được xác định dựa trên các nghiên cứu của Lợi nhuận PROF = Ln(EAT) Group và Heider (2009), Huỳnh Hữu Mạnh (2010) thì lợi nhuận tác động ngược chiều lên đòn bẩy tài chính Theo các lý thuyết và nghiên cứu thực Tỷ suất sinh lời nghiệm của buferna và cộng sự (2005) trên vốn chủ sở ROE = về các nhân tố tác động đến cấu trúc 푆 hữu vốn thì ROE tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính. Cách xác định này tương tự như trong nghiên cứu của: Group và Heider = Ln(Tổng (2009), Monica Octavia và Rayna Quy mô SIZE Tài Sản) Brown (2008) cũng khẳng định rằng quy mô có tác động đồng biến lên đòn bẩy tài chính. Biến RISK đã được sử dụng trong các Rủi ro kinh công trình nghiên cứu của gropp và RISK = % 푡ℎ đổ𝑖 doanh % 푡ℎ đổ𝑖 heider (2009). Biến này sẽ tương quan thuận với đòn bẩy tài chính Cách xác định biến Tăng trưởng này đã được sử dụng trong nghiên cứu Trần 푆− 푆푛−1 Tăng trưởng GROW = Đình Khôi Nguyên (2006). Tăng trưởng 푆푛−1 là một bằng chứng ngày càng mở rộng đối với ngân hàng. Do đó, tốc độ tăng 37
  45. trưởng sẽ tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính Việc xác định biến GDP đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006), Group và Heider (2009). Trong thời kỳ GDP tăng trưởng thì nguồn vốn trong Tăng trưởng = tăng trưởng nền kinh tế thường dồi dào, nên là điều tổng sản phẩm GDP tổng sản phẩm kiện thuận lợi cho các NHTM huy động quốc nội quốc nội vốn. Đồng thời, trong các nghiên cứu của Trần Đình Khôi Nguyên (2006), Group và Heider (2009) cũng cho rằng GDP có quan hệ cùng chiều với Đòn bẩy tài chính. Việc xác định biến INF đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của = tỷ lệ lạm Gropp và Heider (2009) đã kết luận Lạm phát INF phát rằng lạm phát có tác động đồng biến đến đòn bẩy tài chính. Nhưng ở Việt Nam thì ngược lại. 3.4.4 Lựa chọn mô hình hồi quy Để phân tích mô hình nghiên cứu trên, đề tài chọn mô hình hồi quy bội sẽ cho cái nhìn khái quát hơn và giải thích chính xác về mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các NHTM. Một nguyên nhân nữa là trong thực tế, một vấn đề nào đó ít khi chỉ chịu một ảnh hưởng duy nhất mà thông thường nó bị ảnh hưởng bởi rất nhiều tác nhân bên ngoài, đôi khi các tác nhân cho một vấn đề nào đó lại có sự liên hệ, chúng tương tác giữa các biến độc lập làm cho sự liên kết trở nên phức tạp. Do đó, việc chọn mô hình hồi quy bội là cần thiết và sau đó đi kiểm định mô hình từ đó sẽ đánh giá được cấu trúc vốn của các NHTM. 38
  46. Như vậy, dựa trên những giả thuyết và dấu kỳ vọng ban đầu, tác giả có mô hình đề xuất nghiên cứu cấu trúc vốn được lựa chọn sau cùng (phù hợp với những điều kiện kinh tế của thị trường và ngành ngân hàng Việt Nam) như sau H (–) 1 Lợi nhuận Nghịch biến H2 (+) Tỷ suất sinh lời Đồng biến ROE H3 (+) Quy mô Đồng biến H4 (+) Cấu trúc vốn Rủi ro kinh doanh Đồng biến ngân hàng thương mại H (–) 5 Tăng trưởng Nghịch biến H6 (+) Tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội Đồng biến H (–) 7 Lạm phát Nghịch biến Sơ đồ 3.1: Mô hình đề xuất nghiên cứu cấu trúc vốn tại Việt Nam 3.4.5 Các thủ tục kiểm định Đề tài sẽ chọn mức ý nghĩa 5% (nói cách khác là độ tin cậy 95%) khi đi kiểm định. Vì mức ý nghĩa đó sẽ cho tác giả kết quả tương đối chính xác cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến cấu trúc vốn Thủ tục kiểm định của nhóm gồm:  Kiểm định tính dừng  Kiểm định Wald  Kiểm định tham số beta  Kiểm định đa cộng tuyến  Kiểm định phương sai có thay đổi  Kiểm định tự tương quan 39
  47. CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 PHÂN TÍCH MA TRẬN TƯƠNG QUAN Phân tích độ tương quan là để đo lường mối quan hệ giữa các biến trong mô hình. Nếu giữa các biến độc lập trong mô hình, không có cặp biến nào có hệ số tương quan lớn hơn 0,8 là chấp nhận được và ngược lại xem như mô hình bị hiện tượng đa cộng tuyến – nghĩa là các khái niệm nghiên cứu trùng lắp với nhau và có thể chúng đang đo lường cùng một chỉ tiêu (Hoàng Thị Phương Thảo và cộng sự, 2010). BẢNG 4.1: MA TRẬN TƯƠNG QUAN LEV PROF ROE SIZE RISK GROW GDP INF LEV 1 PROF 0.473201 1 ROE 0.322478 0.789536 1 SIZE 0.762046 0.791829 0.457757 1 RISK -0.08479 -0.07036 0.018362 -0.1258 1 GROW 0.161958 0.069805 0.238952 -0.01295 -0.09277 1 GDP 0.178104 -0.05558 -0.10507 0.131243 -0.02219 0.016925 1 INF -0.13868 0.150506 0.439316 -0.13694 -0.01388 0.226796 -0.344746 1 Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews. Từ bảng ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình, tác giả nhận thấy rằng không có hiện tượng tương quan trầm trọng giữa các cặp biến độc lập. Quả thực, tất cả các hệ số tương quan tuyệt đối giữa các biến độc lập dao động từ 0.01295 đến 0.791829 (Giá trị tương quan lớn nhất là giữa 2 biến SIZE và PROF: rSIZE và PROF = 0.791829), nghĩa là không vượt quá hệ số điều kiện 0.8. Điều này cho thấy các biến trong mô hình là phù hợp. Đối với biến phụ thuộc, tác giả nhận thấy các biến SIZE (0.762046) và PROF (0.473201) có tương quan khá cao với biến LEV. Biến ROE (0.322478) có mức tương quan vừa phải, và 4 biến còn lại là RISK (0.08479), GROW (0.161958), GDP (0.178104) và INF (0.13868) có mức tương quan thấp với biến Đòn bẩy tài chính (LEV). Như vậy, các biến tồn tại trong mô hình là tương đối phù hợp. Tiếp theo phần phân tích ma trận tương quan, tác giả sẽ tiến hành ước lượng mô hình hồi quy các nhân tố 40
  48. tác động đến cấu trúc vốn của các NHTM Việt Nam. Bước đầu tiên, tác giả sẽ phân tích hồi quy các nhân tố nội tại 4.2 PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI Bảng 4.2: Kết quả hồi quy các nhân tố nội tại theo phương pháp Least Squares Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews. Từ bảng trên, tác giả nhận thấy rằng mô hình với 5 biến độc lập nội tại là PROF, ROE, SIZE, RISK và GROW tác động đến biến phụ thuộc là LEV. Qua đó, có hệ số xác định R2 hiệu chỉnh cho thấy độ tương thích của mô hình là 68,61%. Hay nói cách khác, khoảng 68,61% sự biến thiên của biến phụ thuộc Đòn bẩy tài chính (LEV) được giải thích bởi năm biến độc lập trong mô hình. Hơn nữa, chỉ số kiểm nghiệm F là 60.87924 với mức ý nghĩa thống kê rất nhỏ (0.000000) cho thấy mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp với bộ dữ liệu thu thập. Ngoài ra, các biến độc lập là PROF, ROE, SIZE, và GROW có giá trị T tuyệt đối > 2 và mức ý nghĩa đều nhỏ hơn = 0.01. Điều này chứng tỏ rằng cả bốn biến này đều có tác động đến biến Đòn bẩy tài chính với mức ý nghĩa 1%. Trong đó, PROF là tương quan nghịch với LEV. Trái ngược lại, ROE, GROW và SIZE có tương quan thuận với LEV. Riêng đối với biến GROW, ta chỉ đạt được mức ý nghĩa thống kê là 63.12%, nên tác giả vẫn chưa thể khẳng định biến này thực sự có hay không có ảnh hưởng lên biến LEV. 41
  49. Tuy nhiên, đối với các mô hình hồi quy tuyến tính mà dữ liệu bảng thì để tăng sự phù hợp của mô hình và đánh giá được tác động chéo của các biến thời gian và ngân hàng thì cần sử dụng phân tích hồi quy với hiệu ứng cố định hay với tác động ngẫu nhiên, và điều này đã được chứng minh trong nghiên cứu Rient Group và Florian Heider (2009), và được áp dụng trong nghiên cứu Ebu Caglayan (2010). Vì vậy, cần tiến hành hồi quy mô hình tuyến tính với các hiệu ứng cố định và tác động ngẫu nhiên để đánh giá và lựa chọn mô hình phù hợp nhất. 4.2.1 Hồi quy Đòn bẩy tài chính với tác động cố định (Fixed effect) Bảng 4.3: Kết quả hồi quy Đòn bẩy tài chính với tác động cố định (Fixed effect) Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews. Từ bảng trên, tác giả thấy hệ số xác định R2 hiệu chỉnh cho thấy độ tương thích của mô hình là 86.62%. Hơn nữa, chỉ số kiểm nghiệm F là 33.85126 với mức ý nghĩa thống kê rất nhỏ (0.000000) cho thấy mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp. Tiếp theo, tác giả đi thực hiện kiểm định wald xem các biến độc lập trên có cần thiết cho mô hình không ? Đặt cặp giả thuyết H0 : các biến độc lập có ràng buộc α = 5% H1 : các biến độc lập cần thiết cho mô hình Bảng 4.4: Kiểm định Wald 42
  50. Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews.  Tác giả thấy p-value Bác bỏ giả thiết H0  Các biến cần thiết được đưa vào mô hình. Cuối cùng, tác giả thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình trên thì nhận thấy ma trận hệ số tương quan ở trên không có cặp biến nào có hệ kết quả lớn hơn 0,8, nên có thể khẳng định rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. 4.2.2 Hồi quy Đòn bẩy tài chính với tác động ngẫu nhiên (Random effect) Bảng 4.5: Kết quả hồi quy Đòn bẩy tài chính với tác động ngẫu nhiên (Random effect) Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews. Tương tự như tác động cố định, thì ta có hệ số xác định R2 hiệu chỉnh cho thấy độ tương thích của mô hình là 57.42%. Hơn nữa, chỉ số kiểm nghiệm F là 37.95483 với mức ý nghĩa thống kê rất nhỏ (0.000000) cho thấy mô hình hồi quy xây dựng là phù hợp. 43
  51. Tiếp theo, tác giả đi thực hiện kiểm định wald xem các biến độc lập trên có cần thiết cho mô hình không ? Đặt cặp giả thuyết H0 : các biến độc lập có ràng buộc α = 5% H1 : các biến độc lập cần thiết cho mô hình Bảng 4.6: Kiểm định Wald Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews.  Tác giả thấy p-value Bác bỏ giả thiết H0  Các biến cần thiết được đưa vào mô hình. Cuối cùng, tác giả đi thực hiện kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình trên thì nhận thấy ma trận hệ số tương quan ở trên không có cặp biến nào có hệ kết quả lớn hơn 0,8, nên có thể khẳng định rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. Để chọn mô hình hồi quy giữa mô hình Random effect và Fixed effect tác giả sử dụng kiểm định Hausman Bảng 4.7: Kiểm định hausman 44
  52. Từ kết quả kiểm định, ta thấy giá trị Prob > chi2 < 0,01 nên quyết định sử dụng mô hình với hiệu ứng cố định. Vậy hồi quy với mô hình Fixed effect sẽ mang lại kết quả tốt nhất. 4.3 PHÂN TÍCH HỒI QUY CÁC NHÂN TỐ NỘI TẠI VÀ HAI NHÂN TỐ BỔ SUNG Bảng 4.8: Kết quả hồi quy các nhân tố nội tại và hai nhân tố bổ sung theo phương pháp Least Squares Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews. Với kết quả này, ta thấy độ tương thích của mô hình (R2 hiệu chỉnh = 98.62%) không khác biệt mấy so với mô hình ước lượng các nhân tố nội tại ban đầu (70.40%). Chỉ kiểm nghiệm F là 1404.244 với mức ý nghĩa thống kê cũng rất nhỏ (0.000000). Ngoài ra, nhìn vào bảng so sánh hai mô hình LEV1 và LEV2, ta thấy giá trị Durbin-Watson trong mô hình LEV2 (1.271966) lớn hơn 0.2806 so với mô hình LEV1 (0.991366). Nhưng một vấn đề phát sinh ở mô hình LEV2 là cả bốn biến GROW, RISK, GDP và INF đều có giá trị T tuyệt đối < 2 và các mức ý nghĩa cũng vượt qua ngưỡng = 0.05. Tiếp theo, tác giả tiến hành kiểm định wald xem các biến độc lập trên có cần thiết cho mô hình không ? Đặt cặp giả thuyết 45
  53. H0 : các biến độc lập có ràng buộc α = 5% H1 : các biến độc lập cần thiết cho mô hình Bảng 4.9: Kiểm định Wald Nguồn: Tính toán từ chương trình Eviews.  Tác giả thấy p-value Bác bỏ giả thiết H0  Các biến cần thiết được đưa vào mô hình. Cuối cùng, tương tự ở kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến mô hình trên thì nhận thấy ma trận hệ số tương quan ở trên không có cặp biến nào có hệ kết quả lớn hơn 0,8, nên có thể khẳng định rằng không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra. 46
  54. CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 5.2 MỐT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 47
  55. PHỤ LỤC [1] Bảng số liệu của các NHTM về khả năng an toàn vốn theo mô hình CAMEL 2011 2012 2013 2014 2015 2016 VCSH bình 8.386.391 9.672.826 10.515.783 10.776.652 12.188.174 12.956.522 quân (tr.đồng) Tổng TS bình 122.835.957 130.032.435 144.619.174 166.924.696 195.168.913 230.754.348 quân (tr.đồng) Tăng trưởng 18,86% 15,34% 8,71% 2,48% 13,1% 6,3% VCSH Tăng trưởng 20,31% 5,85% 11,21% 15,42% 16,92% 18,23% tổng TS Tỷ lệ VCSH / 6,83% 7,44% 7,27% 6,46% 6,24% 5,61% Tổng TS Nguồn: ngân hàng nhà nước [2] Bảng số liệu của các NHTM về tỷ lệ nợ xấu theo mô hình CAMEL
  56. Đơn vị: % 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ nợ xấu 2,86 4,2 3,6 3,7 2,9 2,46 Nguồn: ngân hàng nhà nước [3] Bảng số liệu của các NHTM về khả năng sinh lời theo mô hình CAMEL Đơn vị: % 2011 2012 2013 2014 2015 2016 ROA 1,02 0,79 0,67 0,84 0,76 0,82 ROE 10,4 10,34 9,03 9,28 8,42 8,87 Nguồn: ngân hàng nhà nước [4] Bảng số liệu của các NHTM về lợi nhuận sau thuế theo mô hình CAMEL Đơn vị tính: triệu đồng 2011 2012 2013 2014 2015 2016 EAT bình quân 1.491.435 1.186.304 1.101.783 1.198.261 1.250.043 1.602.696 Nguồn: ngân hàng nhà nước
  57. [5] Bảng số liệu của các NHTM về khả năng thanh khoản theo mô hình CAMEL 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Tỉ lệ cho vay / huy 94,73% 95% 82,4% 83% 85,7% 86,8% động CAR 11,62% 13,75% 13,25% 12,75% 13% 12,84% Cho vay (nghìn tỷ) 2.316,5 2.885,3 3.077,3 3.700,1 4367,4 5.206,6 Huy động (nghìn tỷ) 2.445,4 3.037,1 3.734,6 4.458 5096,1 5.998,4 Nguồn: ngân hàng nhà nước [6] Bảng số liệu về đòn bẩy tài chính từ năm 2011 đến năm 2016 Đơn vị: % 2011 2012 2013 2014 2015 2016 LEV 0,8909 0,8861 0,8955 0,9053 0,906 0,9137 Nguồn: ngân hàng nhà nước [7] Bảng số liệu về GDP và lạm phát từ năm 2011 đến năm 2016 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Lạm phát (%) 18,1 6,81 6,04 1,84 0,6 4,74% Tăng trưởng GDP (%) 5,89 5,25 5,42 5,98 6,68 6,21% GDP BQ đầu người 27.000 36.556 39.825 43.402 45.717 48.600 (nghìn đồng) Nguồn: ngân hàng nhà nước [8] Danh sách các ngân hàng thương mại cập nhật đến ngày 31/12/2016
  58. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI DO NHÀ NƯỚC NĂM GIỮ TRÊN 50% VỐN ĐIỀU LỆ Đơn vị tính: tỷ đồng SỐ GIẤY VỐN SỐ CN TT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ PHÉP ĐIỀU & SGD NGÀY CẤP LỆ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Số 02 Láng Hạ, 280/QĐ-NH5 Nam 1 Thành Công, quận ngày 29.126 942 (Vietnam Bank for Ba Đình, Hà Nội 15/01/1996 Agriculture and Rural Development - Agribank) Capital Tower, số Ngân hàng TNHH MTV 109 Trần Hưng 1304/QĐ- Dầu khí toàn cầu (GP Bank) 2 Đạo, phường Cửa NHNN ngày 3.018 13 (Global Petro Sole Member Nam, quận Hoàn 7/7/2015 Limited Commercial Bank) Kiếm, Hà Nội Ngân hàng TNHH MTV 199 Nguyễn Lương Đại Dương 663/QĐ- Bằng, TP Hải 3 (Ocean Commercial One NHNN ngày 4.000 21 Dương, tỉnh Hải Member Limited Liability 6/5/2015 Dương Bank) Ngân hàng TNHH MTV 145-147-149 Xây dựng đường Hùng 250/QĐ- 4 (Construction Commercial Vương, phường 2 NHNN ngày 3.000 16 One Member Limited thị xã Tâm An, tỉnh 5/3/2015 Liability Bank) Long An
  59. DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRONG NƯỚC Đơn vị tính: tỷ đồng SỐ GIẤY VỐN TÊN NGÂN HÀNG SỐ CN TT ĐỊA CHỈ PHÉP ĐIỀU TMCP & SGD NGÀY CẤP LỆ Á Châu 442 Nguyễn Thị 0032/NHGP 1 (Asia Commercial Joint Minh Khai, Quận 3, ngày 9.377 81 Stock Bank - ACB) TP. Hồ Chí Minh 24/4/1993 0031/NH-GP 170 Hai Bà Trưng, ngày An Bình phường Đa Kao, 15/4/1993 2 (An Binh Commercial Joint 5.319 30 Quận 1, TP. Hồ Chí 77/QĐ-NH5 Stock Bank - ABB) Minh ngày 15/4/1993 Tầng 1 và Tầng 5, Tòa nhà 328/GP- Bảo Việt (Baoviet bank) CornerStone, số 16 NHNN 3 Bao Viet Joint Stock 3.150 12 Phan Chu Trinh, ngày commercial Bank quận Hoàn Kiếm, Hà 11/12/2008 Nội Bản Việt Toà Nhà số 112-114- (trước đây là Gia Định) 116-118 đường Hai 0025/ NHGP 4 (Viet Capital Commercial Bà Trưng, phường ngày 3.000 27 Joint Stock Bank - Viet Đa Kao, Quận 1, TP. 22/8/1992 Capital Bank) Hồ Chí Minh 0052/NHGP ngày Bắc Á 117 Quang Trung, 01/9/1994 5 (BAC A Commercial Joint TP. Vinh, tỉnh Nghệ 5.000 22 183/QĐ-NH5 Stock Bank - Bac A Bank) An ngày 01/9/1994
  60. Tòa nhà Capital Bưu điện Liên Việt Tower số 109 Trần 91/GP-NHNN (LienViet Commercial Joint Hưng Đạo, phường 6 ngày 6.460 61 Stock Bank – Lienviet Post Cửa Nam, Quận 28/3/2008 Bank - LPB) Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Đại Chúng Việt Nam 279/GP- Số 22 Ngô Quyền, 7 (Public Vietnam Bank - NHNN ngày 9.000 33 Hoàn Kiếm, Hà Nội PVcomBank) 16/9/2013 Đông Á 130 Phan Đăng Lưu, 0009/NHGP 8 (DONG A Commercial Quận Phú Nhuận, ngày 5.000 56 Joint Stock Bank - EAB) TP. Hồ Chí Minh 27/3/1992 Đông Nam Á 0051/NHGP 25 Trần Hưng Đạo, 9 (Southeast Asia Commercial ngày 5.466 39 Hoàn Kiếm, Hà Nội Joint Stock Bank - Seabank) 25/3/1994 Hàng Hải 0001/NHGP Sky tower A – 88 10 (The Maritime Commercial ngày 11.750 45 Láng Hạ, Hà Nội Joint Stock Bank - MSB) 08/6/1991 0056/NH-GP ngày Kiên Long 16-18 Phạm Hồng 18/9/1995 11 (Kien Long Commercial Thái, TP Rạch Giá, 3.000 28 2434/QĐ- Joint Stock Bank - KLB) tỉnh Kiên Giang. NHNN ngày 25/12/2006 Kỹ Thương 191 Bà Triệu, 0040/NHGP (Viet Nam Technological 12 quậnHai Bà Trưng, ngày 8.878 62 and Commercial Joint Stock Hà Nội 06/8/1993 Bank - TECHCOMBANK) Nam Á 201-203 Cách mạng 0026/NHGP 13 3.021 23 (Nam A Commercial Joint tháng 8, phường 4, ngày
  61. Stock Bank - NAM A Quận 3, TP. Hồ Chí 22/8/1992 BANK) Minh Phương Đông 0061/ NHGP 45 Lê Duẩn, Quận 1, 14 (Orient Commercial Joint ngày 4.000 34 TP. Hồ Chí Minh Stock Bank - OCB) 13/4/1996 Quân Đội 0054/NHGP 21 Cát Linh, Đống 15 (Military Commercial Joint ngày 17.127 71 Đa, Hà Nội Stock Bank - MB) 14/9/1994 Tầng 1,6,7 Tòa nhà Quốc Tế (Vietnam 0060/ NHGP CornerStone số 16 16 International Commercial ngày 5.644 50 Phan Chu Trinh, Joint Stock Bank - VIB) 25/01/1996 Hoàn Kiếm, Hà Nội 0057/NHGP Quốc dân ngày (Đổi tên từ Ngân hàng Nam 28C-28D Bà Triệu, 18/9/1995 17 Việt) quận Hoàn Kiếm, Hà 3.010 20 970/QĐ- (National Citizen bank - Nội NHNN ngày NCB) 18/5/2006 Sài Gòn 927 Trần Hưng Đạo, 238/GP- 18 (Sai Gon Commercial Joint Quận 5, TP. Hồ Chí NHNN ngày 14.295 50 Stock Bank - SCB) Minh 26/12/2011 Sài Gòn Công Thương Số 2C Phó Đức 0034/NHGP 19 (Saigon Bank for Industry & Chính, Quận 1, TP. ngày 3.080 33 Trade - SGB) Hồ Chí Minh 04/5/1993 55 0041/NH-GP (không ngày Sài Gòn – Hà Nội 77 Trần Hưng Đạo, bao 13/11/1993 20 (Saigon-Hanoi Commercial quận Hoàn Kiếm, Hà 11.196 gồm 02 93/QĐ-NHNN Joint Stock Bank - SHB) Nội CN ở ngày nước 20/01/2006 ngoài)
  62. Sài Gòn Thương Tín 266-268 Nam Kỳ 0006/NHGP (Saigon Thuong 21 Khởi Nghĩa, Quận 3, ngày 18.852 109 TinCommercial Joint Stock TP. Hồ Chí Minh 05/12/1991 Bank - Sacombank) Số 57 Lý Thường 123/GP- Tiên Phong Kiệt, phường Trần NHNN 22 (TienPhong Commercial 5.842 26 Hưng Đạo, Hoàn ngày Joint Stock Bank - TPB) Kiếm, Hà Nội 05/5/2008 34A-34B Hàn Việt Á Thuyên, phường 12/NHGP 23 (Viet A Commercial Joint Phạm Đình Hổ, quận ngày 3.500 21 Stock Bank - VIETA Bank) Hai Bà Trưng, Hà 09/5/2003 Nội Việt Nam Thịnh Vượng 72 Trần Hưng Đạo, 0042/NHGP (Vietnam Commercial Joint 24 quận Hoàn Kiếm, Hà ngày 9.181 50 Stock Bank for Private Nội 12/8/1993 Enterprise - VPBank) Việt Nam Thương Tín 47 Trần Hưng Đạo, 2399/QĐ- (Viet Nam Thuong Tin 25 TP. Sóc Trăng, tỉnh NHNN ngày 3.249 11 Commercial Joint Stock Sóc Trăng 15/12/2006 Bank - Vietbank) 0045/NHGP Tầng 16, 23, 24 tòa Xăng dầu Petrolimex ngày nhà MIPEC số 229 (Petrolimex Group 13/11/1993 26 Phố Tây Sơn, 3.000 16 Commercial Joint Stock 125/QĐ- phường Ngã Tư Sở, Bank - PGBank) NHNN ngày Đống Đa, Hà Nội 12/01/2007 Xuất Nhập Khẩu Tầng 8 Tòa nhà 0011/NHGP (Viet nam Export Import Vincom, số 72 Lê 27 ngày 12.355 42 Commercial Joint Stock - Thánh Tôn và 47 Lý 06/4/1992 Eximbank) Tự Trọng, phường
  63. Bến Nghé, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh 25 bis Nguyễn Thị (Ho Chi Minh city Minh Khai, phường 00019/NH-GP 28 8.100 50 Development Joint Stock Bến Nghé, Quận 1, ngày 6/6/1992 Commercial Bank - TP. Hồ Chí Mịnh HDBank) Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 142/GP- 108 Trần Hưng Đạo, 29 (Vietnam Joint Stock NHNN ngày 37.234 149 Hoàn Kiếm, Hà Nội Commercial Bank of 03/7/2009 Industry and Trade) Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tháp BIDV 35 Hàng 84/GP-NHNN 30 (Joint Stock Commercial Vôi, Hoàn Kiếm, Hà ngày 34.187,2 190 Bank for Investment and Nội 23/4/2012 Development of Vietnam) Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam 198 Trần Quang 286/QĐ-NH5 31 (Joint Stock Commercial Khải, Hoàn Kiếm, ngày 35.977 101 Bank for Foreign Trade of Hà Nội 21/9/1996 Vietnam - VCB) DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG 100% VỐN NƯỚC NGOÀI Đơn vị tính: tỷ đồng SỐ GIẤY PHÉP VỐN TT TÊN NGÂN HÀNG ĐỊA CHỈ NGÀY CẤP ĐIỀU LỆ ANZ Việt Nam Tòa nhà Suncity, 13 Hai 268/GP-NHNN 1 3.000 (ANZ Bank (Vietnam) Bà Trưng, Hà Nội ngày 09/10/2008
  64. Limited - ANZVL) Hong Leong Việt Nam Tầng trệt, tòa nhà Centec, ( Hong Leong Bank 72-74 Nguyễn Thị Minh 342/GP-NHNN 2 3.000 Vietnam Limited - Khai, Phường 6, quận 3, ngày 29/12/2008 HLBVN) TP. Hồ Chí Minh HSBC Việt Nam 235 Đồng Khởi, phường 235/GP-NHNN 3 ( Hongkong-Shanghai Bank Bến Nghé, Quận 1, 7.528 ngày 08/9/2008 Vietnam Limited - HSBC) TP.Hồ Chí Minh Tầng trệt, tầng lửng, tầng Shinhan Việt Nam 2,3 Tòa nhà Empress, số 341/GP-NHGP 4 ( Shinhan Bank Vietnam 138-142 đường Hai Bà 4.547 ngày 29/12/2008 Limited - SHBVN) Trưng, phường Đa Kao, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Standard Chartered Việt P 1810-1815, tòa nhà Nam Keangnam, lô E6, Phạm 236/GP-NHNN 5 ( Standard Chartered Bank Hùng, phường Mễ Trì, 3.080 ngày 08/9/2008 (Vietnam) Limited - quận Nam Từ Liêm, Hà SCBVL) Nội Tầng 7, tòa nhà Prime Public Bank Việt Nam Centre, 53 Quang Trung, 38/GP-NHNN 6 (Ngân hàng TNHH MTV Phường Nguyễn Du, 3.000 ngày 24/3/2016 Public Viet Nam) Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Tầng 2 Tòa nhà Cornerstone 16 Phan Chu 61/GP-NHNN 3203 tỷ 7 CIMB Việt Nam Trinh, P. Phan Chu Trinh, ngày 31/8/2016 đồng Q. Hoàn Kiếm, TP Hà Nội Tầng 34, toà nhà 71/GP-NHNN 3000 tỷ 8 Woori Việt Nam Keangnam hanoi ngày 31/10/2016 đồng