Luận văn Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước năm 2015
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_phan_tich_danh_muc_thuoc_duoc_su_dung_tai_trung_tam.pdf
Nội dung text: Luận văn Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước năm 2015
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN THỊ HỒNG THÚY PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I HÀ NỘI 2017
- BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI TRẦN THỊ HỒNG THÚY PHÂN TÍCH DANH MỤC THUỐC ĐƯỢC SỬ DỤNG TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI TỈNH BÌNH PHƯỚC NĂM 2015 LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I CHUYÊN NGHÀNH: TCQLD MÃ SỐ: CK 60720412 Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Xuân Thắng Thời gian thực hiện: Từ ngày 18/07/2016 đến ngày 18/11/2016 HÀ NỘI 2017
- LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, các Thầy, các Cô Bộ môn Quản lý kinh tế dược của Trường Đại học Dược Hà Nội, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi học tập trong suốt thời gian qua và đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và khoa Dược, Phòng tổ chức cán bộ, Phòng kế hoạch tổng hợp, Phòng tài chính kế toán của Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai đề tài nghiên cứu tại Trung tâm. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn: TS Đỗ Xuân Thắng -Thầy đã tận tình hướng dẫn, tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Xin cảm ơn chân thành gia đình, bạn bè, những người đã giành cho tôi tình cảm và nguồn động viên, khích lệ trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 11 năm 2016 Học viên Trần Thị Hồng Thúy
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ĐẶT VẤN ĐỀ1 Chương I. TỔNG QUAN3 1.1.Danh mục thuốc 3 1.1.1.Xây dựng Danh mục thuốc trong Bệnh viện 3 1.1.2.Vai trò của Hướng dẫn điều trị trong việc xây dựng DMT 5 1.1.3.Một số phương pháp phân tích Danh mục thuốc 6 1.2.Thực trạng về Danh mục thuốc 11 1.2.1.Thực trạng phân tích Danh mục thuốc tại các bệnh viện 11 1.2.2.Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện 14 1.3.Giới thiệu về Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài 17 1.3.1.Tổ chức và nhân lực 17 1.3.1.1.Mô hình tổ chức 17 1.3.1.2.Nhân lực 17 1.3.2.Hội đồng thuốc và điều trị 18 1.3.2.1.Tổ chức 18 1.3.2.2.Chức năng nhiệm vụ 19 1.3.2.Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị 19 1.3.3.Khoa Dược 20 1.3.4.Hoạt động khám chữa bệnh 22 1.4.Tính thiết yếu của đề tài 23 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1.Đối tượng nghiên cứu 25 2.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 25 2.3. Phương pháp nghiên cứu 25 2.3.1.Thiết kế nghiên cứu 25 2.3.2.Mẫu nghiên cứu 25 2.4. Các biến số nghiên cứu 25 2.5. Phương pháp thu thập số liệu 27 2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 28
- 2.6.1. Phân tích cơ cấu và giá trị DMTBV đã sử dụng 28 2.6.2. Phân tích việc thực hiện DMTBV sau ĐTTT 29 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35 3.1.Phân tích cơ cấu và giá trị danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y Tế Đồng Xoài Tỉnh Bình Phước năm 2015 35 3.1.1. Cơ cấu DMTBV năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý 35 3.1.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ 39 3.1.3. Cơ cấu tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần 40 3.1.4. Cơ cấu DMTSD tại Trung Tâm năm 2015 theo biệt dược gốc và thuốc generic 41 3.1.5.Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm năm 2015 theo đường dùng 41 3.1.6.Cơ cấu DMTSD của Trung tâm năm 2015 theo nhóm thuốc Tân dược và Chế phẩm y học cổ truyền 42 3.1.7.Cơ cấu DMT sử dụng năm 2015 theo một số phương pháp phân tích 43 3.1.7.1.Cơ cấu DMT sử dụng năm 2015 theo phương pháp phân tích ABC 43 3.1.7.2.Phân tích VEN cho các thuốc nhóm A 45 3.1.8. Cơ cấu danh mục thuốc nhóm A theo tác dụng dược lý 47 3.2.Phân tích việc thực hiện DMT năm 2015 sau đấu thầu tập trung tại Sở Y . 47 3.2.2. Cơ cấu DMT Tân dược năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế theo kết quả trúng thầu và không trúng thầu47 3.2.3.Cơ cấu DMT Chế phẩm YHCT năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế theo kết quả trúng thầu và không trúng thầu 48 3.2.6. Tỷ lệ DMT thuốc Trung tâm điều chỉnh bổ sung thêm trong quá trình cung ứng thuốc năm 2015 theo kết quả thầu 52 3.2.7 Phân tich1DMT TTYT điều chuyển giảm đấu thầu tập trung tại Sở y tế năm 2015 53 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1.Cơ cấu và giá trị DMT được sử dụng tại Trung tâm Y tế thị xã đồng xoài năm 2015 56 4.2.Cơ cấu DMT của TT xây dựng năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế 58 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 KẾT LUẬN 62 KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết Tiếng Anh Tiếng Việt tắt ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc BDG Biệt dược gốc BHYT Bảo hiểm y tế BV Bệnh viện CK Chuyên khoa DLS Dược lâm sàng DMT Danh mục thuốc DMTBV Danh mục thuốc bệnh viện DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu DS Dược sĩ ĐTTT Đấu thầu tập trung TTYT Trung tâm y tế GTSD Giá trị sử dụng HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị International Classification ICD Mã bệnh quốc tế Diseases SLDM Số lượng danh mục SX Sản xuất SYT Sở Y tế Thuốc Thuốc giảm đau hạ sốt; kháng NSAIDs viêm không steroid TLSL Tỳ lệ số lượng V-Vital drugs; E-Essential Thuốc tối cần; thuốc thiết VEN drugs; N-Non-Essential drugs yếu; thuốc không thiết yếu YHCT Y học cổ truyền WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới
- DANH MỤC CÁC BẢNG ST Bảng Tên bảng Trang T 1 Bảng 1.1 Mô hình tổ chức của TTYT thị xã Đồng Xoài 2 Bảng 1.2 Nhân lực của TTYT thị xã Đồng Xoài 3 Bảng 1.3 Sơ đồ tổ chức của Khoa dược Mô hình bệnh tật của TTYT thị xã Đồng Xoài 4 Bảng 1.4 năm 2015 5 Bảng 2.5 Các biến số nghiên cứu 6 Bảng 2.6 Các chỉ số nghiên cứu Cơ cấu nhóm dược lý và giá trị sử dụng của các 7 Bảng 3.7 nhóm thuốc năm 2015 8 Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ Cơ cấu tỷ lệ thuốc đơn thành phần, đa thành 9 Bảng 3.9 phần Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và 10 Bảng 3.10 generic trong DMTBV Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm năm 2015 theo 11 Bảng 3.11 dường dùng Bảng 3.12 Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm theo nhóm 12 thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT Cơ cấu nhóm thuốc ABC của DMT sử dụng 13 Bảng 3.13 năm 2015 14 Bảng 3.14 Cơ cấu phân tích VEN thuốc hạng A 15 Bảng 3.15 Danh mục thuốc nhóm AN Phân tích DMT của TT năm 2015 ĐTTT tại 16 Bảng 3.16 SYT Phân tích DMT của TTYT năm 2015 ĐTTT tại 17 Bảng 3.17 SYT dựa vào kết quả trúng thầu, không trúng thầu
- Phân tích DMT của TTYT năm 2015 ĐTTT tại 18 Bảng 3.18 SYT dựa vào kết quả trúng thầu, không trúng thầu theo thuốc chế phẩm YHCT Phân tích DMT Tân dược của TTYT năm 2015 19 Bảng 3.19 ĐTTT tại SYT dựa vào kết quả trúng thầu, không trúng thầu theo nhóm dược lý Tỷ lệ DMT của TT điều chỉnh bổ sung thêm 20 Bảng 3.20 trong quá trình cung ứng thuốc năm 2015 theo kết quả thầu Phân tích DMT của TT điều chỉnh tăng thêm 21 Bảng 3.21 sau ĐTTT tai SYT năm 2015 theo nhóm dược lý Tỷ lệ DMT của TT điều chuyển giảm sau 22 Bảng 3.22 ĐTTT tại SYT
- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Hình Tên hình Trang Biểu đồ số lượng thuốc theo nhóm tác dụng 1 Hình 3.1 dược lý Biểu đố cơ cấu tỷ lệ giá trị sử dụng các nhóm 2 Hình 3.2 thuốc theo tác dụng dược lý năm 2015 Biểu đồ cơ cấu số lượng danh mục của các 3 Hình 3.3 nhóm ABC Biểu đồ cơ cấu DMT của TT xây dựng năm 4 Hình 3.4 2015 ĐTTT tại Sở Y tế. Biểu đồ cơ cấu DMT Tân dược trúng thầu 5 Hình 3.5 và không trúng thầu trong kết quả thầu. Biểu đồ cơ cấu DMT Chế phẩm YHCT trúng 6 Hình 3.6 thầu và không trúng thầu trong kết quả thầu.
- ĐẶT VẤN ĐỀ Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng đến công tác chăm sóc sức khỏe cho toàn dân bởi vì con người là nguồn lực quan trọng quyết định cho sự phát triển của đất nước một cách bền vững. Trong những năm qua, ngành y tế nước ta đã có nhiều nỗ lực trong việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thị trường thuốc đã đáp ứng đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh. Tình hình cung ứng thuốc, quản lý sử dụng thuốc trong điều trị đã được cải thiện. Tuy nhiên trước tác động của cơ chế thị trường, việc sử dụng thuốc không hiệu quả và bất hợp lý trong bệnh viện đã và đang là điều đáng lo ngại lạm dụng biệt dược trong điều tri, lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc bất hợp lý, tỷ lệ đơn thuốc ghi không đầy đủ, rõ ràng nội dung vẫn còn xảy ra ở một số bệnh viện. Sử dụng thuốc không hợp lý không chỉ ảnh hưởng tới công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh và là nguyên nhân làm tăng chi phí đáng kể cho người bệnh tạo gánh nặng cho nền kinh tế xã hội, giảm chất lượng chăm sóc sức khỏe và uy tín của bệnh viện Sử dụng thuốc kém hiệu quả và bất hợp lý đã và đang là vấn đề bất cập của nhiều quốc gia. Đây cũng là một trong các nguyên nhân chính làm gia tăng chi phí điều trị, tăng tính kháng thuốc và giảm chất lượng chăm sóc sức khoẻ. Theo một số nghiên cứu, kinh phí mua thuốc chiếm khoảng 30% - 40% ngân sách ngành Y tế của nhiều nước, phần lớn số tiền đó bị lãng phí do sử dụng thuốc không hợp lý và các hoạt động cung ứng thuốc không hiệu quả. Chính vì vậy một danh mục thuốc hiệu quả sẽ mang lại lợi ích rất lớn.Trong lĩnh vực cung ứng, nó giúp cho việc mua sắm dễ dàng hơn, đảm bảo thuốc có chất lượng, giá cả phù hợp. Trong lĩnh vực kê đơn, sử dụng các bác sỹ sẽ tập trung được nhiều kinh nghiệm khi số lượng thuốc ít đi, hạn chế sử dụng và thay thế thuốc bất hợp lý. Để phản ánh hiệu quả của việc xây dựng danh mục thuốc và hoạt động mua sắm cũng như có cái nhìn tổng thể về việc sử dụng thuốc tại Bệnh viện, cần tiến hành phân tích cơ cấu danh mục thuốc đã sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định. 1
- Trung tâm Y tế thị Xã Đồng Xoài là Trung tâm y tế tuyến huyện, thị tương đương bệnh viện hạng III với quy mô 100 giường bệnh; Chịu sự quản lý toàn diện của Sở Y tế tỉnh Bình Phước. Từ trước tới nay, chưa có đề tài nào nghiên cứu về danh mục thuốc được thực hiện tại bệnh viện; Do đó, tôi tiến hành đề tài: "Phân tích danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y tế thị Xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước năm 2015” với hai mục tiêu: 1. Phân tích cơ cấu và giá trị danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y tế thị Xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước năm 2015. 2. So sánh về số lượng và giá trị danh mục thuốc đã sử dụng với danh mục thuốc trúng thầu năm 2015. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần phản ánh được thực trạng hoạt động sử dụng thuốc của Trung tâm Y tế thị Xã Đồng Xoài, nhằm đưa ra những đề xuất góp phần tăng cường sử dụng thuốc hiệu quả, an toàn và hợp lý 2
- Chương I. TỔNG QUAN 1.1. Danh mục thuốc 1.1.1. Xây dựng Danh mục thuốc trong Bệnh viện a. Khái niệm Danh mục thuốc Danh mục thuốc là danh mục những loại thuốc cần thiết thỏa mãn nhu cầu khám chữa bệnh, phù hợp với MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng Bệnh viện và khả năng chi trả của người bệnh. Những thuốc này trong phạm vi không gian, thời gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn sẵn có với số lượng cần thiết, chất lượng đảm bảo, dạng bào chế thích hợp, giá cả phải chăng [29]. Danh mục thuốc Bệnh viện là một Danh mục thuốc thường xuyên được cập nhật các thuốc và các thông tin liên quan tới thuốc đáp ứng nhu cầu lâm sàng của bác sỹ, dược sỹ, các chuyên gia y tế khác trong chẩn đoán, phòng ngừa, điều trị bệnh cải thiện sức khỏe [30]. b. Các bước xây dựng Danh mục thuốc Bệnh viện Nguyên tắc xây dựng DMTBV [4] [28]. - DMTBV phải thống nhất với DMT thiết yếu của WHO, DMT chủ yếu của Bộ Y tế. - Đảm bảo phù hợp với mô hình bệnh tật, phân tuyến chuyên môn kỹ thuật, căn cứ vào các hướng dẫn điều trị chuẩn đã được xây dựng và áp dụng tại Bệnh viện, đáp ứng được các phương pháp mới kỹ thuật mới, phù hợp với phạm vi chuyên môn, ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. HĐT&ĐT chịu trách nhiệm xây dựng giám sát mọi quy định và quy trình liên quan đến thuốc tại Bệnh viện. Việc lựa chọn và xây dựng DMTBV là một nhiệm vụ của HĐT&ĐT [23]. Tiêu chí lựa chọn thuốc trong DMTBV [4] [29]. - Chỉ chọn các thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, độ an toàn thông qua các thử nghiệm lâm sàng. 3
- - Thuốc lựa chọn phải có sẵn ở dạng bào chế đảm bảo sinh khả dụng, cũng như sự ổn định về chất lượng trong điều kiện bảo quản và sử dụng nhất định. - Khi có hai hay nhiều hơn hai thuốc tương đương nhau về hai tiêu chí trên thì cần phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố như hiệu quả điều trị, độ an toàn, giá cả và khả năng cung ứng. - Khi so sánh chi phí giữa các thuốc cần so sánh tổng chi phí cho toàn bộ quá trình điều trị chứ không phải chỉ tính chi phí theo đơn vị của từng thuốc. Khi mà các thuốc không hoàn toàn giống nhau thì khi chọn cần phải tiến hành phân tích hiệu quả - chi phí [1]. - Thuốc thiết yếu nên được bào chế ở dạng đơn chất. Những thuốc ở dạng đa thành phần phải có đủ cơ sở chứng minh liều lượng của từng hoạt chất đáp ứng nhu cầu điều trị của nhóm đối tượng cụ thể và có lợi thế vượt trội về hiệu quả, độ an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng đơn chất. - Thuốc ghi tên Generic hoặc tên chung quốc tế, tránh đề cập đến tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể. Các bước cụ thể xây dựng DMTBV [4] [28]. - Bước 1: Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử dụng trong đó có áp dụng phân tích ABC – VEN để phát các vấn đề về sử dụng thuốc. Phân tích ABC là công cụ để phân loại các thuốc vào các nhóm có giá trị từ cao đến thấp để từ đó biết được thuốc chiếm phần lớn chi phí. Nhưng nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là không cung cấp được thông tin để so sánh hiệu quả điều trị của các thuốc khác nhau [30]. Để khắc phục nhược điểm này tiến hành kết hợp phân tích ABC DMT với phương pháp phân tích VEN. Kết quả phân tích ABC/VEN có thể cho HĐT&ĐT thấy được các vấn đề còn tồn tại của DMT Bệnh viện cung cấp thông tin tư vấn cho Giám đốc Bệnh viện để có những chính sách ưu tiên trong mua sắm, cấp phát, dự trữ và bảo quản thuốc. Phân tích ABC/VEN đảm bảo mục đích DMT được 4
- xây dựng theo khuyến cáo của WHO: Đó là, trước khi xây dựng DMT chính thức cần xây dựng một dự thảo DMT trong đó xác định những thuốc quan trọng nhất, thuốc ít thiết yếu, thuốc có giá thành cao nhất [30]. - Bước 2: Đánh giá các thuốc được đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách khách quan. Trước khi xây dựng DMT, các khoa phòng dựa trên nhu cầu thực tế sẽ đề xuất bổ sung hoặc loại bỏ các thuốc trong DMT Bệnh viện. HĐT&ĐT tổng hợp, đánh giá và cân nhắc dựa trên hướng dẫn điều trị, kết quả sử dụng thuốc trên lâm sàng, hiệu quả thuốc đã được chứng minh. Từ đó thống nhất lựa chọn DMT Bệnh viện. - Bước 3: Xây dựng DMT và phân loại DMT theo nhóm điều trị, theo phân loại VEN. - Bước 4: Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng DMT. Sau khi hoàn thiện DMTBV, Bệnh viện tổ chức tập huấn hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng DMT, định kỳ hàng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung DMT. 1.1.2. Vai trò của Hướng dẫn điều trị trong việc xây dựng DMT Hướng dẫn điều trị là văn bản chuyên môn có tính pháp lý, nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu, trong điều trị mỗi loại bệnh. Một hướng dẫn điều trị có thể có một hoặc nhiều công thức khác nhau [4] [5]. Để có được HDĐT, HĐT&ĐT có thể xây dựng hướng dẫn điều trị mới ngay từ ban đầu, tuy nhiên đây là một công việc khó khăn và tốn nhiều thời gian, thích hợp với nhiều Bệnh viện lớn. Thay vào đó, HĐT&ĐT có thể ứng dụng các HDĐT sẵn có của quốc gia hoặc HDĐT của các tổ chức khác điều chỉnh cho phù hợp với Bệnh viện, hoặc đơn giản là sử dụng HDĐT của tổ chức khác. Do đó việc áp dụng HDĐT nào phụ thuộc vào từng Bệnh viện và phải phù hợp với nhu cầu điều trị của Bệnh viện đó. HDĐT có vai trò rất quan trọng trong xây dựng và sử dụng DMT hợp lý, đảm bảo hiệu quả điều trị. 5
- Tuy nhiên, việc có một DMT lý tưởng thì vấn đề sử dụng DMT không hợp lý vẫn có thể xảy ra. HDĐT chuẩn là một bằng chứng và chiến lược hiệu quả giúp kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng lâm sàng. Tại Việt Nam việc xây dựng DMTBV chủ yếu dựa vào DMT đã sử dụng năm trước, DMT chủ yếu của Bộ Y tế và kinh nghiệm của bác sĩ chưa có những đánh giá cụ thể, chưa chú trọng đến xây dựng phác đồ điều trị và HDĐT nên còn thiếu căn cứ khoa học. Kết quả là, với số lượng hoạt chất quá đa dạng với nhiều biệt dược được sử dụng gây khó khăn cho việc lựa chọn đúng thuốc đảm bảo chi phí – hiệu quả [3][21]. 1.1.3. Một số phương pháp phân tích Danh mục thuốc Theo WHO, các phương pháp chính để làm rõ các vấn đề sử dụng thuốc tại Bệnh viện đó là [29]: - Thu thập thông tin ở mức độ cá thể: Những dữ liệu thu được từ đối tượng được sử dụng thuốc, tìm kiếm các vấn đề liên quan, tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là thường không có đủ thông tin để điều chỉnh sử dụng thuốc phù hợp với chẩn đoán. - Các phương pháp tổng hợp dữ liệu: Phương pháp này liên quan đến các dữ liệu tổng hợp mà không phải trên từng cá thể, dữ liệu có thể thu thập dễ dàng. Phương pháp phân tích ABC, phân tích VEN, phân tích nhóm điều trị. Những phương pháp này sẽ được dùng để xác định phần lớn các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc [30]. Trong các phương pháp trên, phân tích DMT bao gồm phân tích ABC, VEN, nhóm điều trị là giải pháp hữu ích và cần được áp dụng để xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc. Phương pháp này sẽ trở thành công cụ cho HĐT&ĐT quản lý DMT [4] [29]. 6
- a. Phương pháp phân tích ABC Trên thực tế, 70-80% chi phí dành cho thuốc của Bệnh viện chỉ dành để mua 10-20% sản phẩm thuốc có giá trị cao nhất. Phân tích ABC sẽ là công cụ để xác định xác định các thuốc chiếm tỉ lệ lớn về chi phí về thuốc của Bệnh viện. Khái niệm phân tích ABC Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỷ lệ lớn chi phí về thuốc của Bệnh viện [4][30]. Các bước thực hiện Phân tích ABC được tiến hành theo các bước sau [5]: - Bước 1: Liệt kê các sản phẩm thuốc - Bước 2: Điền thông tin vào mỗi sản phẩm thuốc: Đơn giá, số lượng. - Bước 3: Tính tổng tiền cho mỗi sản phẩm. - Bước 4: Tính phần trăm giá trị của mỗi sản phẩm - Bước 5: Sắp xếp lại các sản phẩm theo thứ tự phần trăm các sản phẩm giảm dần. - Bước 6: Tính giá trị phần trăm tích lũy của tổng giá trị cho mỗi sản phẩm, bắt đầu từ sản phẩm thứ nhất, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh sách. - Bước 7: Phân hạng như sau: Thuốc hạng A chiếm 75-80% tổng giá trị tiền tương ứng với khoảng 10-20% tổng số sản phẩm thuốc. Thuốc hạng B (với tỷ lệ sử dụng trung bình), chiếm 15 - 20% tổng giá trị tiền tương ứng với khoảng 10 – 20% tổng số sản phẩm thuốc. Thuốc hạng C (gồm đại đa số các thuốc có cách sử dụng riêng lẻ ở mức thấp), chiếm 5 – 10% tổng giá trị tiền tương ứng với khoảng 60 – 80% tổng sản phẩm thuốc. 7
- Vai trò, ý nghĩa của phân tích ABC - Việc sử dụng tập trung vào một số sản phẩm có tổng số khoản mục thấp nhưng chiếm chi phí cao (nhóm A). Do vậy, nên tìm kiếm giải pháp thay thế các thuốc đó bởi thuốc đạt hiệu quả tương đương trong Danh mục thuốc sẵn có hoặc thuốc có mặt trên thị trường với mục đích: Lựa chọn những thuốc có chi phí điều trị thấp hơn, tìm ra các liệu pháp điều trị thay thế, đàm phán với nhà cung cấp để mua thuốc với giá thấp hơn. - Lượng giá mức độ tiêu thụ thuốc, phản ánh nhu cầu chăm sóc sức khỏe của cộng đồng từ đó phát hiện ra những bất hợp lý trong sử dụng thuốc, bằng cách so sánh lượng tiêu thụ thuốc với MHBT. - Xác định phương thức mua thuốc các thuốc không có trong Danh mục thuốc thiết yếu của Bệnh viện. Phân tích ABC có thể ứng dụng các số liệu tiêu thụ thuốc cho chu kỳ trên 1 năm hoặc ngắn hơn. Sau khi hoàn thành phân tích ABC, các thuốc đặc biệt là trong nhóm A cần được đánh giá lại và xem xét việc sử dụng những thuốc không có trong danh mục và thuốc đắt tiền, trên cơ sở đó lựa chọn những phác đồ điều trị có hiệu lực tương đương nhưng có giá thành rẻ hơn. Như vậy ưu điểm chính của phương pháp phân tích ABC giúp xác định xem phần lớn ngân sách được chi trả cho những thuốc nào [4] [29]. b. Phương pháp phân tích VEN Khái niệm phân tích VEN Phân tích VEN là một hệ thống xác lập sự ưu tiên trong việc chọn lựa và mua sắm và tồn trữ các thuốc trong Bệnh viện khi nguồn kinh phí không đủ để mua toàn bộ thuốc như mong muốn. Trong phân tích VEN thuốc được chia thành 3 hạng như sau: - Thuốc V (Vital Drugs): Thuốc dùng trong các trường hợp cấp cứu, hoặc các thuốc quan trọng, nhất thiết phải có để phục vụ công tác khám chữa bệnh của Bệnh viện. - Thuốc E (Essential Drugs): Thuốc dùng cho các trường hợp bệnh ít 8
- nghiêm trọng nhưng vẫn là các bệnh lý quan trọng trong MHBT của Bệnh viện. - Thuốc N (Non- Essential Drugs): Thuốc dùng trong các trường hợp bệnh nhẹ, bệnh có thể tự khỏi, có thể bao gồm các thuốc mà hiệu quả điều trị còn chưa được khẳng định rõ ràng hoặc giá thành không tương xứng với lợi ích lâm sàng của thuốc. Các bước thực hiện phân tích VEN theo Bộ Y tế [4] [29]. - Bước 1: Từng thành viên hội đồng sắp xếp các nhóm thuốc theo 3 loại V, E, N. - Bước 2: Tập hợp và thống nhất kết quả hội đồng. - Bước 3: Lựa chọn và loại bỏ những phương án điều trị trùng lặp. - Bước 4: Xem xét những thuốc thuộc nhóm N và hạn chế mua hoặc loại bỏ những thuốc không có nhu cầu điều trị. - Bước 5: Xem xét lại số lượng mua dự kiến, mua thuốc nhóm V, E trước nhóm N và đảm bảo thuốc nhóm V và E có một lượng dự trữ an toàn. - Bước 6: Giám sát đơn đặt hàng và lượng tồn kho của nhóm V và E chặt chẽ hơn nhóm N. Tiêu chí phân loại V, E, N Theo WHO việc phân loại các thuốc vào nhóm “N” khá dễ dàng, nhưng khó để phân loại nhóm “V” và “E”. Đôi khi có thể phân loại thành thuốc thiết yếu và không thiết yếu. Trong đó thuốc thiết yếu là thuốc đảm bảo đáp ứng nhu cầu chữa bệnh của đa số bệnh nhân. Ý nghĩa của phân tích VEN [4][29]. Phân tích VEN là một phương pháp đặc biệt giúp cho nhà quản lý Bệnh viện đưa ra ưu tiên mua sắm và dự trữ thuốc. Kết quả phân tích VEN giúp xác định những chính sách ưu tiên cho việc lựa chọn mua, mua sắm, sử dụng thuốc, quản lý hàng tồn kho và xác định sử dụng thuốc với giá cả phù hợp. 9
- Về lựa chọn thuốc: Thuốc V, E nên ưu tiên lựa chọn đặc biệt khi ngân sách hạn hẹp. Về mua sắm thuốc: Các thuốc V, E cần phải kiểm soát thường xuyên khi đặt hàng và dự trữ thường xuyên nhóm này, giảm dự trữ thuốc không cần thiết. Nếu ngân sách hạn hẹp thì việc sử dụng phân tích VEN được dùng để đảm bảo số lượng các thuốc V, E được mua đầy đủ trước tiên. Sau đó sẽ lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy để mua thuốc thiết yếu. Đối với nhà cung cấp mới có thể thử mua các thuốc không thiết yếu trước. Về sử dụng thuốc: Theo dõi kiểm soát sử dụng thuốc, đưa ra các kiến nghị về sử dụng thuốc V và E, xem xét sử dụng thuốc không thiết yếu. Về dự trữ: Chú ý đặc biệt lưu trữ các thuốc V, E có một lượng tồn kho an toàn nhất định, tránh trường hợp thiếu thuốc. c. Phương pháp phân tích ma trận ABC/VEN Phân tích ABC kết hợp với phân tích VEN để xác định mối quan hệ giữa thuốc có chi phí cao nhưng có độ ưu tiên thấp, để hạn chế hoặc xóa bỏ thuốc nhóm “N” nhưng chi phí thuộc nhóm A. Sự kết hợp phân tích ABC, VEN tạo thành ma trận ABC/VEN. Bảng 1.2. Ma trận ABC/VEN Nhóm A B C V AV BV CV E AE BE CE N AN BN CN Phân loại thành 3 nhóm: - Nhóm 1: AV, BV, CV, AE, AN - Nhóm II: BE, CE, BN - Nhóm III: CN Các nhóm được yêu cầu giám sát với mức độ khác nhau, nhóm I giám sát với mức độ cao hơn, thuốc nhóm II mức độ giám sát thấp hơn. Đặc biệt 10
- đối với thuốc không thiết yếu nhưng có chi phí cao (AN) thì cần hạn chế hoặc xóa bỏ khỏi DMT. d. Phương pháp phân tích nhóm tác dụng dược lý Dựa trên phân tích ABC, phân tích nhóm TDDL giúp, xác định những nhóm TDDL nào có mức tiêu thụ thuốc cao nhất và nhiều nhất. Trên cơ sở thông tin về tình hình bệnh tật, xác định những vấn đề sử dụng thuốc bất hợp lý, các thuốc bị lạm dụng hoặc những thuốc mà mức tiêu thụ không mang tính đại diện cho những ca bệnh cụ thể. Từ đó HĐT&ĐT lựa chọn những thuốc có chi phí hiệu quả cao nhất trong các nhóm TDDL và thuốc điều thị thay thế [25]. Các bước phân tích nhóm TDDL cũng giống như phân tích ABC, xem xét các nhóm TDDL có chi phí cao để xác định những thuốc đắt tiền và liệu pháp điều trị có chi phí thấp mà vẫn đạt được hiệu quả mong muốn. 1.2. Thực trạng về Danh mục thuốc 1.2.1. Thực trạng phân tích Danh mục thuốc tại các bệnh viện Trên thế giới Phân tích ABC là công cụ có ý nghĩa, rất quan trọng trong lựa chọn mua, cấp phát và sử dụng thuốc hợp lý giúp cho Bệnh viện tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể và được áp dụng phổ biến trên thế giới. Phương pháp phân tích này đã được áp dụng tại châu Phi, châu Mỹ la tinh, Ấn Độ và nhiều nước khác [27]. Một nghiên cứu tại Ấn Độ sử dụng phân tích ABC để phân tích một DMTBV nhằm xác định các nhóm cần kiểm soát nghiêm ngặt trong số 421 thuốc trong danh mục. Kết quả thu được các thuốc theo nhóm A, B, C chiếm 13,8%; 21,9%; 64,4% về số khoản mục và 70%; 20%; 10% về giá trị trong toàn bộ ngân sách thuốc từ đó chỉ ra các thuốc cần kiểm soát, hoặc thay thế [27]. Tại Pháp phân tích ABC được thực hiện qua nhiều giai đoạn, đầu tiên là các thuốc đắt tiền (60-80% ngân sách) để thực hiện tốt hợp đồng mua bán. 11
- Sau đó đến các thuốc đặc biệt (15% ngân sách) là các thuốc chỉ có mặt tại Bệnh viện được HĐT&ĐT lựa chọn, khó thay đổi về giá. Đối với các thuốc Generic được mua theo hình thức đấu thầu cạnh tranh [27]. Tại Indonesia năm 2012 sử dụng phân tích ABC đối với các thuốc được mua năm 2010 cho thấy chi phí cho thuốc mê cao nhất và đã đưa ra được đề xuất, và lựa chọn thuốc gây mê đảm bảo hiệu quả nhưng tiết kiệm chi phí. Như vậy, mô hình của các nước sau khi đã xác định được thuốc nhóm A là nhóm có chi phí cao, khi đó sẽ cân nhắc lựa chọn thuốc thuốc thay thế bằng các thuốc rẻ hơn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả điều trị. Xác định tần suất mua thuốc sao cho đảm bảo đủ thuốc nhưng lượng tồn kho không quá lớn làm giảm chi phí tồn kho. Tại Việt Nam Tại Việt nam việc phân tích ABC đã được qui định tại thông tư số 21/ 2013/TT-BYT, là một trong những phương pháp phân tích để phát hiện vấn đề sử dụng thuốc, và dữ liệu quan trọng để HĐT&ĐT xây dựng DMT của Bệnh viện. Nghiên cứu về cung ứng thuốc tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Lao phổi Trung ương, Bệnh viện Hữu Nghị tỉ lệ thuốc nhóm A chiếm lần lượt 9,6%, 9,9%, 15,7% khoản mục [9] [13]. Có một số điểm đáng lưu ý trong kết quả nghiên cứu trên: tỷ lệ theo chủng loại nhóm A khá thấp ở các Bệnh viện Nhi Trung Ương (9,6%), Lao phổi Trung ương (9,9%) Tác giả Vũ Thu Hương sử dụng phương pháp ABC phân tích lựa chọn kết quả này như là một trong những tiêu chí đánh giá hoạt động của HĐT&ĐT trong xây dựng DMT tại một số Bệnh viện đa khoa và nhận thấy các Bệnh viện sử dụng kinh phí tương đối tập trung vào một số thuốc, sử dụng tới 70% tổng số tiền mua thuốc vào 11.2 – 13.1% số khoản mục thuốc (Nhóm A) [14]. 12
- Phương pháp VEN Phân tích VEN thường được kết hợp với phân tích ABC để xác định mối quan hệ giữa các thuốc có chi phí cao nhưng mức độ ưu tiên thấp hơn đặc biệt tiến tới xóa bỏ các thuốc “N” có giá cao hoặc mức độ tiêu thụ cao trong nhóm A [9]. Tuy nhiên việc ứng dụng phân tích VEN giữa các Bệnh viện là khác nhau do việc đánh giá danh mục VEN của các Bệnh viện là khác nhau. Trên thế giới Phương pháp phân tích VEN được áp dụng nhiều quốc gia trên thế giới [29], khác với phân tích ABC muốn phân tích VEN phải thành lập một hội đồng chuyên gia yêu cầu sự đồng thuận trong quan điểm phân loại thuốc rất cao. Đối với các Bệnh viện đa khoa đây là một vấn đề rất khó khăn, vì với cùng một thuốc nhưng đối với các chuyên khoa khác nhau thì mức độ cấp thiết là khác nhau. Một nghiên cứu tại Ấn Độ (2003) đã thực hiện phân tích VEN như sau: Gửi DMT tiêu thụ tới một nhóm 10 người gồm dược sĩ, bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ nhi khoa, bác sĩ phụ khoa, bác sĩ gây mê, nhà bệnh học và 4 cán bộ y tế khác các chuyên gia sẽ được phỏng vấn để phân loại trong Danh mục thuốc tối ưu, thuốc thiết yếu, và thuốc không thiết yếu. Thuốc sẽ được phân loại vào nhóm VEN nếu có trên 50% thành viên đồng thuận [29]. Tại Việt Nam Đến năm 2004, tất cả các Bệnh viện đều đã xây dựng DMT sử dụng trong Bệnh viện và đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh chủ yếu [10]. Việc áp dụng ABC/VEN tại các Bệnh viện còn nhiều hạn chế. Theo khảo sát của Tác giả Vũ Thị Thu Hương (2012) tại các Bệnh viện đa khoa các tuyến hầu hết HĐT&ĐT chưa hiểu hoặc chưa biết sử dụng phương pháp ABC/VEN [14]. Việc áp dụng phân tích VEN mới được nghiên cứu gần đây. Phân tích ABC/VEN tác giả Hoàng Minh Hiền (2012) thu được kết quả phân nhóm AV trong 3 năm chiếm tỉ trọng lần lượt từ 4,7 %; 4%; 3,2 %, phân nhóm AE chiếm tỉ trọng 89,4%; 90%; 92,5%, Nhóm AN chiếm tỉ trọng 13
- 5,9%; 6%; 4,3%. Trên cơ sở đó tác giả đã khuyến cáo HĐT&ĐT can thiệp các vấn đề sử dụng thuốc như giám sát kê đơn, giảm ngân sách các thuốc nhóm N [13]. Kết quả phân tích ABC/VEN tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam năm 2013 của Nguyễn Văn Ngọc cho thấy kinh phí chủ yếu tập trung ở nhóm AV chiếm 78,5%, nhóm AN chiếm 1,4%[18]. Từ 2 kết quả trên cho thấy rằng tỉ lệ nhóm AV, AE của 2 Bệnh viện đa khoa khác nhau có kết quả chênh lệch nhau rất lớn, điều này phản ánh về sự khác nhau về phân loại nhóm V, của E của danh mục của từng Bệnh viện. Tác giả Huỳnh Hiền Trung đã dùng phân tích ABC/VEN là một tiêu chí để đánh giá sự cải thiện trong can thiệp chất lượng DMT tại Bệnh viện nhân dân 115. Theo số khoản mục, nhóm I gồm (AV, AE, AN, BV, CV) là nhóm đặc biệt quan tâm đã thay đổi về từ 14,8 % trước can thiệp xuống còn 9,1% sau can thiệp, trong đó nhóm AN giảm từ 3,5% trước can thiệp xuống còn 1,2% sau can thiệp. Nhóm II (gồm BE, BN, CE) tuy mức độ cần thiết ít hơn nhóm I nhưng là nhóm cần giám sát kỹ vì sử dụng ngân sách tương đối lớn và cần thiết cho điều trị. Từ tỉ lệ 57,3% trước can thiệp giảm xuống còn 41,6% sau can thiệp, 71 hoạt chất đã được hội đồng thuốc loại ra khỏi danh mục sau can thiệp. Nhóm III(CN) ít quan trọng nhưng chiếm tỉ lệ 27,9% giảm xuống còn 11,5% sau can thiệp, có 82 hoạt chất được loại khỏi danh mục sau can thiệp[25]. Như vậy, việc áp dụng phân tích ABC/VEN bước đầu đã thu được kết quả khả quan về sử dụng thuốc, hướng tới sử dụng thuốc đạt chi phí–hiệu quả. 1.2.2. Thực trạng sử dụng thuốc tại các bệnh viện Về sử dụng thuốc kháng sinh : Theo số liệu của Cục khám chữa bệnh năm 2011 chi phí cho kháng sinh gần 6 nghìn tỉ đồng chiếm 31%[16]. Con số này phản ánh thực trạng chi phí cho việc dùng thuốc kháng sinh trong điều trị là một gánh nặng kinh tế đối với ngân sách quốc gia dành cho y tế. Nhóm kháng sinh là nhóm sử dụng 14
- nhiều nhất trong phân tích sử dụng thuốc tại 38 Bệnh viện trong một nghiên cứu khác trong cả nước năm 2009 trong đó Bệnh viện Trung ương 25,7%; tuyến tỉnh 32%; tuyến huyện 43,1% về giá trị [16]. Bệnh viện trung ương Huế năm 2012 chi phí sử dụng nhóm kháng sinh cũng chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 34,84 % giá trị [26]. Theo một nghiên cứu về thực trạng thanh toán thuốc BHYT tổng cả năm 2010, trong số 30 hoạt chất có giá trị thanh toán tiền nhiều nhất chiếm 43,7 % tiền thuốc BHYT có đến 10 hoạt chất thuộc nhóm kháng sinh, chiếm tỉ lệ cao nhất (21,92% tiền thuốc BHYT) [24]. Các nghiên cứu trên cho thấy thuốc kháng sinh chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tiền thuốc sử dụng tại Bệnh viện, kết quả này cho thấy MHBT tại Việt Nam có tỉ lệ nhiễm khuẩn cao, mặt khác có thể đánh giá thình trạng lạm dụng kháng sinh vẫn còn phổ biến. Về sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc nhập khẩu Trong năm 2012 Cục quản lý Dược đã tổ chức thành công diễn đàn “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”. Đây là một trong những giải pháp quan trọng hỗ trợ cho ngành Dược Việt Nam phát triển bền vững, đảm bảo nguồn cung ứng thuốc phòng chữa bệnh cho nhân dân và không lệ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ nước ngoài [6]. Thuốc sản xuất tại Việt Nam đã đa dạng về chủng loại và số lượng như: các nhóm thuốc dung dịch tiêm truyền, thuốc tiêm, kháng sinh và các nhóm thuốc khác. Giá trị tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam tăng mạnh qua các năm đáp ứng đến 50% trị giá tiền thuốc sử dụng [7]. Thuốc sản xuất trong nước chiếm gần 43% các mặt hàng trúng thầu, trong đó chủ yếu là thuốc do các Công ty của Việt Nam sản xuất [20]. Tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam trên tổng số tiền mua thuốc năm 2010 của các Bệnh viện chiếm 38,7%. Trong đó Bệnh viện tuyến trung ương (11,9%), Bệnh viện tỉnh/thành phố (33,9%), Bệnh viện huyện chiếm (61.5% [10] [22]. Điều này cho thấy các Bệnh viện tuyến 15
- trung ương là tuyến cuối điều trị các bệnh nặng đã được chuyển tuyến nên yêu cầu về thuốc điều trị là những thuốc có tác dụng mạnh nên sử dụng thuốc có nguồn gốc nhập khẩu cao hơn. Nghiên cứu về cơ cấu sử dụng thuốc sản xuất trong nước của Bệnh viện Hữu Nghị giai đoạn 2008 đến 2010 thuốc nội chiếm tỷ lệ từ 20,35% đến 22,37% giá trị tiêu thụ trong tổng giá trị kinh phí mua thuốc. Khối lượng tiêu thụ thuốc nội chiếm tỷ lệ 82,97% đến 87,3% trong tổng khối lượng tiêu thụ tại Bệnh viện, do thuốc nội có giá trị thấp. Trong đó nhóm A, thuốc ngoại chiếm tỷ lệ 79,6%; 79,93%: 82,92% tổng giá trị tiêu thụ, tuy nhiên thuốc nội lại chiếm 80,6%; 73,57%; 77,40% tổng khối lượng tiêu thụ[13]. Về sử dụng thuốc Biệt dược gốc, thuốc Generic Kết quả phân tích cơ cấu thuốc Biệt dược gốc - Generic của tác giả Vũ Thu Hương tại 36 Bệnh viện trong cả nước cho thấy không có sự khác biệt cả về tỷ lệ số lượng và giá trị sử dụng các thuốc này giữa các tuyến BV [14]. Tuyến TW thuốc Generic chiếm 32,6 - 35,1% SKM; 21,1- 31,2% giá trị, tại các Bệnh viện tuyến tỉnh, chiếm 22,4 - 46% SKM, 12,1- 38,1% giá trị, Bệnh viện tuyến huyện 35,5 - 47,8% SKM, 17,8 - 21,8% giá trị. Như vậy, bệnh viện tuyến huyện sử dụng kháng sinh với số SKM thuốc cao nhất nhưng chiếm giá trị thấp nhất, BV tuyến TW chiếm tỉ lệ cao về SKM và giá trị. Các thuốc Generic tập trung vào các nhóm kháng sinh, vitamin dạng đơn chất, dịch truyền được sản xuất trong nước hoặc liên doanh sản xuất trong nước và một số thuốc Generic nhập khẩu thuộc nhóm thuốc điều trị ung thư, kháng sinh, tim mạch. Tại Bệnh viện Hữu Nghị giai đoạn năm 2008-2010, trong nhóm A thuốc Biệt dược gốc chiếm tỷ lệ 40%; 38,33%; 41,79% tổng giá trị tiêu thụ; khối lượng tiêu thụ chiếm 6,66%; 7,1%; 7,34%. Nhóm Generic có khối lượng tiêu thụ trên 90% [13]. 16
- 1.3. Giới thiệu về Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước Trung tâm Y tế thị Xã Đồng Xoài là Trung tâm y tế tuyến huyện, thị tương đương bệnh viện hạng III với quy mô 100 giường bệnh; Chịu sự quản lý toàn diện của Sở Y tế tỉnh Bình Phước. 1.3.1. Tổ chức và nhân lực 1.3.1.1. Mô hình tổ chức Mô hình tổ chức của TTYT Thị Xã Đồng Xoài - Công đoàn ĐẢNG ỦY - Hội đồng Thuốc&ĐT - Đoàn thanh niên BAN GIÁM ĐỐC - Hội đồng NCKH - Hội đồng KSNK PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phụ Trách hệ điều Phụ trách hệ dự trị phòng Các khoa hệ dự Các phòng chức Các khoa lâm phòng: năng: sàng, cận lâm - Khoa vệ sinh an sang: toàn thực phẩm. - Phòng tổ chức - Khoa chẩn đoán - Khoa kiểm soát hành chính. hình ảnh dịch bệnh. - Phòng Tài chính - Khoa xét nghiệm. - Khoa chăm sóc sức kế toán - Khoa Nội. khỏe sinh sản. - Phòng kế hoạch - Khoa Nhi - Khoa Y tế công tổng hợp. cộng. - Khoa Ngoại. - Khoa dược - Phòng truyền - Khoa Khám thông. bệnh. - Khoa cấp cứu nội nhi. - Khoa liên chuyên khoa. - Khoa sản. Bảng 1.1 Mô hình tổ chức Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài. 1.3.1.2. Nhân lực Tình hình nhân lực của Trung tâm Y tế Thị xã Đồng Xoài năm 2015 được khái quát qua bảng sau. 17
- Bảng 1.2 Nhân lực của Trung tâm Y tế Thị Xã Đồng Xoài năm 2015 Cơ cấu chuyên Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Ghi chú môn: Bác sỹ: Chuyên khoa I 3 2.4 Đang hoc CK2:1 Đa khoa 10 8.0 Đang học CK1:3 Đông Y 1 0.8 Tổng 14 11.2 Dược sỹ Đại học 3 2.4 Đang học DSCkI: 1 Trung học 12 9.6 Đang hoc Dược Sỹ 3 Tổng 15 12 Y sỹ, điều Đại học 3 2.4 dưỡng, nữ hộ Cao đẳng 3 2.4 sinh, kỹ thuật Trung cấp 71 56.8 Đang hoc viên Bác sỹ: 4 Tổng 77 61.6 Cán bộ khác Đại học 1 0.8 Cao đẳng, TC, SC 18 14.4 Tổng 19 15.2 Tổng cộng 125 100 1.3.2. Hội đồng thuốc và điều trị HĐT&ĐT Trung tâm có vai trò tư vấn cho Giám đốc Trung tâm các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc, thực hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong Trung tâm. 1.3.2.1. Tổ chức Hội đồng thuốc và điều trị của Trung tâm gồm có 10 thành viên do Giám đốc Trung tâm ra quyết định thành lập. Chủ tịch hội đồng là Giám đốc Trung tâm; Phó chủ tịch hội đồng kiêm uỷ viên thường trực là trưởng khoa Dược; thư ký hội đồng là trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp. Các thành viên khác bao 18
- gồm: Trưởng các khoa lâm sàng; Điều dưỡng trưởng Trung tâm và Trưởng phòng tài chính kế toán. 1.3.2.2. Chức năng nhiệm vụ Tư vấn thường xuyên cho Giám đốc Trung tâm về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện Trung tâm. Xây dựng danh mục thuốc phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao điều trị của Trung tâm; - Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn đều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược; - Theo dõi hiệu quả sử dụng thuốc và phản ứng có hại, rút kinh nghiệm sai sót trong sử dụng thuốc; - Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong điều trị; - Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sỹ, bác sỹ và điều dưỡng.Trong đó dược sỹ là tư vấn, bác sỹ chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh. 1.3.2. Hoạt động của hội đồng thuốc và điều trị Hội đồng thuốc và điều trị họp một tháng một lần và khi cần thiết. Phó chủ tịch hội đồng chuẩn bị nội dung họp và gửi tài liệu đến các thành viên trước khi diễn ra cuộc họp. Trên cơ sở đó hội đồng sẽ thảo luận và đưa ra các kiến nghị, đề xuất trình lên giám đốc phê duyệt và ra quyết định thực hiện[]. Các nội dung hoạt động của HĐT&ĐT - Xây dựng danh mục thuốc sử dụng tại BV và đề nghị SYT tổ chức đấu thầu; - Lựa chọn thuốc sử dụng tại Trung tâm theo kết quả đấu thầu; - Kiến nghị việc mua sắm thuốc men, hóa chất, vật tư theo nhu cầu điều trị của BV mà không có trong kết quả đấu thầu; - Bình đơn thuốc, bình hồ sơ bệnh án rút kinh nghiệm điều trị; - Xây dựng phác đồ điều trị chuẩn; - Xây dựng các quy trình liên quan đến việc sử dụng thuốc; - Đánh giá thực trạng quá trình sử dụng thuốc; 19
- - Theo dõi giám sát các phản ứng có hại của thuốc, tư vấn, hướng dẫn bác sỹ, điều dưỡng theo dõi, phát hiện, xử trí và báo cáo ADR; - Tổ chức học tập theo các chuyên đề về sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, các tương tác thuốc cho cán bộ công nhân viên trong Trung tâm. 1.3.3. Khoa Dược * Vị trí: Khoa dược chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc Trung tâm; có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc về toàn bộ công tác dược trong Trung tâm nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý. Khoa dược là nơi thực hiện các chính sách quốc gia về thuốc. * Chức năng nhiệm vụ: Lập kế hoạch, cung ứng và đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa, hoá chất vật dụng y tế tiêu hao cho điều trị và đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý; kiểm tra theo dõi, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; tham gia quản lý kinh phí thuốc, thực hành tiết kiệm và thực hiện một số chức năng nhiện vụ khác quy định tại thông tư 22/2011/TT-BYT[ ]. * Tổ chức Khoa Dược: Sơ đồ tổ chức Khoa Dược TTYT thị xã Đồng Xoài: TRƯỞNG KHOA PHÓ KHOA Hành chính: Nhà thuốc Kho Thuốc - Kho Thuốc- Kho thuốc- - Thống kê dược Trung tâm Vật tư BHYT Vật tư Vật tư - Dược lâm sàng- chương trình KPSN Thông tin thuốc dự phòng Bảng 1.3 Sơ đồ tổ chức Khoa Dược Căn cứ thông tư 08/ 2007/TTLT-BYT-BNV ngày 5/6/2007 thông tư liên tịch hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước. Tỷ lệ cơ cấu bộ phận, chuyên môn đối với Dược sỹ đại học / Bác sỹ: 20
- 1/8 và Dược sỹ đại học / Dược sỹ trung cấp 1/2 Vì vậy nhân lực khoa Dược của Trung tâm năm 2015 phù hợp để phân bổ vào các vị trí công việc theo quy định tại Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 Quy định hoạt động,tổ chức của khoa Dược bệnh viện nên khoa Dược hoạt động ổn định và hiệu quả. Khoa dược thực hiện tham mưu cho ban giám đốc toàn bộ công tác về dược trong đơn vị, căn cứ vào kế hoạch chung của Trung tâm, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc xây dựng kế hoạch cung ứng thuốc, kế hoạch kiểm tra gíam sát các bộ phận kho. Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với phòng Tài chính - kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc đảm bảo chính xác, theo đúng các quy định hiện hành - Khoa Dược phân công các vị trí nhằm thực hiện đầy đủ các chức năng nhiệm vụ theo Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 Quy định hoạt động, tổ chức của khoa Dược bệnh viện như: Nghiệp vụ dược; Kế – thồng kê dược và bao gồm các kho chẵn lẽ ngồn BHYT; kho nguồn kinh phí sự nghiệp và kho thuốc chương trình Y tế Quốc gia; nhà thuốc bệnh viện. - Dược lâm sàng – Thông tin thuốc: Hoạt động kiêm nhiệm, chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong Trung tâm, triển khai mạng lưới theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược. Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và người bệnh. Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả. Hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng thuốc trong Trung tâm; chịu trách nhiệm tính toán hiệu chỉnh liều đối với người bệnh cần điều chỉnh liều; được quyền xem xét thay thế thuốc (nếu phát hiện thấy có tương tác trong kê đơn, kê đơn cùng hoạt chất, thuốc trong kho của Khoa dược hết) bằng thuốc tương đương đồng thời thông tin lại cho khoa lâm sàng biết và thống nhất việc thay thế thuốc. 21
- 1.3.4. Hoạt động khám chữa bệnh Theo kết quả thống kê, năm 2015 Trung tâm Y tế đã khám chữa bệnh cho 60.317 lượt bệnh nhân ngoại trú BHYT. Cung ứng tương đối đầy đủ thuốc, vật tư y tế, các dịch vụ lâm sàng, cận lâm sàng cho bệnh nhân. Bảo đảm hoàn thành được chỉ tiêu khám chữa bệnh Sở Y tế giao và thực hiện nhiệm vụ chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày càng tốt hơn. Mô hình bệnh tật của TTYT Thị Xã Đồng Xoài năm 2015 Mô hình bệnh tật của TTYT TX Đồng Xoài năm 2015 (theo mã ICD 10) được trình bày theo bảng sau.(Thống kê từ dữ liệu phần mềm của bệnh viện) Bảng 1.4 Mô hình bệnh tật của TTYT TX Đồng Xoài năm 2015 theo mã ICD 10 ST Chương bệnh Mã ICD Tần Tỷ lệ T X xuất (%) C01 Bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật A00-B99 1795 2.98 C02 Khối U C00-D48 1072 1.78 C04 Bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển E00-E90 4452 7.38 hóa C05 Rối loạn tâm thần và hành vi G00-G999 1881 3.12 C07 Bệnh mắt và phần phụ H00-H59 1054 1.75 C08 Bệnh tai và xương chũm H60-H95 1678 2.78 C09 Bệnh hệ tuần hoàn I00-I99 5632 9.34 C10 Bệnh hệ hô hấp J00-J99 16.753 27.77 C11 Bệnh hệ tiêu hóa K00-K99 6444 10.68 C12 Bệnh da và mô dưới da L00-L99 673 1.12 C13 Bệnh cơ - xương và mô liên kết M00-M99 12.713 21.08 C14 Bệnh hệ sinh dục-tiết niệu N00-N99 3665 6.08 C15 Chửa, đẻ và sau đẻ O00-O99 348 0.58 C19 Chấn thương, ngộ độc và một số hậu S00-S99 900 1.49 quả khác do nguyên nhân bên ngoài 22
- 06 chương bệnh khác 1.257 2.08 Cộng 60.317 100,00 Nhận xét Qua bảng thống kê ta thấy chương bệnh hô hấp chiếm số lượng bệnh nhân cao nhất (16.753 lượt bệnh nhân chiếm 27.77%). Bệnh của hệ thống cơ xương và mô liên kết có số lượng bệnh nhân đứng ở vị trí thứ hai (12.713 lượt bệnh nhân, chiếm 21.08% tổng số lượt bệnh nhân đến khám), vị trí thứ ba là bệnh hệ tuần hoàn với (6.444 lượt bệnh nhân khám và điều trị chiếm 10.68% tổng số lượt bệnh nhân đến khám), kế đến vị trí thứ tư là bệnh thuộc chương bệnh hệ tuần hoàn với (5.632 lượt khám bệnh và chiếm 9.34% tổng số lượt bệnh đến khám), tiếp theo là bệnh nội tiết, dinh dưỡng và chuyển hóa (chiếm 4.452 lượt và 7.38% tổng số lượt bệnh nhân đến khám). Số 3.665 lượt và chiếm 6.08% tổng số lượt bệnh nhân đến khám là bệnh hệ sinh dục, tiết niệu. Còn lại phân bố các bệnh thuộc các chương bệnh khác nhau với số lượt bệnh ít hơn 2000 bệnh nhân và chiếm dưới 4% cho mỗi chương bệnh. 1.4. Tính thiết yếu của đề tài Hơn 20 năm thành lập và hoạt động Trung tâm Y tế Đồng Xoài dần phát triển hơn, ngày càng thu hút đông bệnh nhân đến khám và điều trị, Trung tâm đã chú trọng quan tâm đào tạo đội ngũ nhân lực bệnh viện, chú trọng công tác khám chẩn đoán cũng như chú trọng bổ sung thêm nhiều trang thiết bị cận lâm sàng, đổi mới các dịch vụ, cách chăm sóc bệnh nhân, cập nhật phác đồ điều trị mới để phục vụ công tác khám chữa bệnh ngày càng tốt hơn, thời gian qua có nhiều đề tài nghiên cứu về bệnh lý, về sáng kiến kỷ thuật mới trong y khoa, về tổ chức nhân sự được tiến hành thực hiện phân tích và đề xuất trong Trung tâm. Còn vấn đề sử dụng thuốc như thế nào, đã hợp lý, an toàn và hiệu quả hay chưa? Cũng như việc xây dựng danh mục sử dụng tại Trung tâm và việc cung ứng thuốc có được cung ứng đầy đủ kịp thời chưa? Đặc biệt từ khi đấu thầu tập trung tại địa phương thì phát sinh nhiều bất cập như thuốc thừa thuốc thiếu đã liên tục diễn ra nên vấn đề cấp thiết phải thống kê, phân tích nguyên nhân là cần thiết nên Tôi tiến hành nghiên cứu phân tích 23
- danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm năm 2015 nhằm tiến tới đảm bảo một danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm có chất lượng, hợp lý, an toàn, hiệu quả, phù hợp với mô hình bệnh tật của địa phương và phù hợp với nguồn quỹ thanh quyết toán BHYT tại Trung tâm. 24
- Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu - DMTBV xây dựng đấu thầu năm 2015 - DMTBV sau khi có kết quả thầu năm 2015 - DMTBV đã được sử dụng năm 2015 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài, Tỉnh Bình Phước. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2015 đến tháng 12/2015. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu - Mô tả hồi cứu 2.3.2. Mẫu nghiên cứu Hồi cứu từ danh mục thuốc sử dụng thuốc năm 2015 được lấy ra từ phần mềm của bệnh viện. DMTBV xây dựng đấu thầu tập trung và DMTBV sau khi có kết quả thầu 2015; 2.4. Các biến số nghiên cứu Các biến số nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.5 Các biến số nghiên cứu NGUỒN LOẠI STT TÊN BIẾN SỐ ĐỊNH NGHĨA THU BIẾN THẬP Phần 1: Phân tích cơ cấu và giá trị DMT được sử dụng tại TT Y tế Đồng xoài, tỉnh Bình Phước Báo cáo xuất Căn cứ theo thông tư 1 Nhóm tác dụng Phân nhập tồn kho 40/2014/TT-BYT chia dược lý loại của BV năm thành 27 nhóm TDDL 2015 Phân Báo cáo xuất Nguồn gốc – Thuốc có nguồn gốc SX loại, nhập tồn kho 2 xuất xứ trong nước và nhập ngoại Nhị của BV năm phân 2015 25
- Đơn thành phần: trong Phân Báo cáo xuất Thành phần công thức có 1 chất loại, nhập tồn kho 3 thuốc Đa thành phần: trong công Nhị của BV năm thức có 2 chất trở lên phân 2015 Phân Báo cáo xuất Biệt dược gốc Thuốc biệt dược gốc loại, nhập tồn kho 4 và generic Thuốc generic Nhị của BV năm phân 2015 Đường dùng là tiêm Báo cáo xuất Dạng đường Đường dùng là uống, hoặc Phân nhập tồn kho 5 dùng dùng ngoải, đặt, nhỏ mắt. loại của BV năm Đường dùng khác 2015 Phân Báo cáo xuất Thuốc tân dược Thuốc tân dược và thuốc loại, nhập tồn kho 6 và thuốc chế chế phẩm Y học cổ truyền Nhị của BV năm phẩm YHCT phân 2015 Báo cáo xuất Thuốc hạng A Theo phân tích Phân nhập tồn kho 7 Thuốc hạng B ABC loại của BV năm Thuốc hạng C 2015 Báo cáo xuất Phân tích VEN Phân nhập tồn kho 8 Ma trận AV, AE, AN nhóm A loại của BV năm 2015 Phần 2: So sánh về số lượng và giá trị danh mục thuốc đã sử dụng với danh mục thuốc trúng thầu năm 2015. Thuốc tân SL thuốc tân dược và DMTBV dược và thuốc thuốc chế phẩm YHCT 9 Nhị phân ĐTTT chế phẩm SL thuốc tân dược và năm 2015 YHCT thuốc chế phẩm YHCT ĐTTT năm SL thuốc tân dược trúng DMTBV 2015 có kết thầu và không trúng thầu sau khi 10 Phân loại quả trúng thầu GT thuốc tân dược trúng có kết và không trúng thầu và không trúng thầu quả thầu 26
- thầu theo thuốc năm 2015 tân dược ĐTTT năm SL thuốc chế phẩm YHCT 2015 có kết DMTBV trúng thầu và không trúng quả trúng thầu sau khi thầu 11 và không trúng Phân loại có kết GT thuốc chế phẩm thầu theo thuốc quả thầu YHCT trúng thầu và chê phẩm năm 2015 không trúng thầu YHCT ĐTTT năm DMTBV 2015 có kết SL thuốc trúng thầu theo sau khi quả trúng thầu nhóm TDDL 12 Số có kết và không trúng GT thuốc không trúng quả thầu thầu theo thầu theo nhóm TDDL năm 2015 nhóm TDDL SL & GT thuốc tân dược và chế phẩm YHCT điều Thuốc điều chuyển tăng do không DMTBV chuyển tăng cung ứng đủ và nhu cầu Số 13 ĐTTT sau ĐTTT năm tăng. năm 2015 2015 SL > thuốc tân dược điều chuyển tăng theo nhóm TDDL. Thuốc Thuốc điều điều SL> thuốc tân dược và 14 chuyển giảm Số chuyển thuôc chế phẩm YHCT sau ĐTTT năm giảm sau điều chuyển giảm 2015 ĐTTT năm 2015 2.5. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập và hồi cứu các số liệu thứ cấp thông qua các tài liệu sẵn có: DMT đã sử dụng tại Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài năm 2015. 27
- DMT tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT được ban hành kèm theo thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014. DMT tối cần thiết, thuốc thiết yếu, thuốc không thiết yếu (VEN) tại Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài năm 2015 đã được HĐT&ĐT xây dựng trên cơ sở: Mô hình bệnh tật của BV trong năm 2015 (dữ liệu từ phần mềm chương trình quản lý BV) DMTTY Tân dược lần VI được ban hành kèm theo thông tư số 41/2013/TT- BYT ngày 26 tháng 12 năm 2013. DMT Tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT được ban hành kèm theo thông tư số 40/2014/TT-BYT ngày 17 tháng 11 năm 2014. DMTBV xây dựng đấu thầu tập trung năm 2015 DMTBV sau khi có kết quả đấu thầu tập trung năm 2015. 2.6. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 2.6.1. Phân tích cơ cấu và giá trị DMTBV đã sử dụng Các số liệu sau khi thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel để xử lý và phân tích theo các bước sau: Bước 1: Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMT đã được sử dụng năm 2015 trên cùng 1 bản tính Excel gồm: Tên thuốc (cả biệt dược gốc và generic); nồng độ, hàm lượng; đơn vị tính; số lượng; đơn giá; nước SX; công ty cung cấp. Bước 2: Tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu: Xếp theo nhóm TDDL Xếp theo nước SX Xếp theo thuốc đơn/ đa thành phần Xếp theo tên BDG và generic Xếp theo đường dùng của thuốc Bước 3: Tính tổng SL khoản mục, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu (nếu cần) Phương pháp phân tích ABC: Các bước tiến hành - Tính tổng giá trị tiêu thụ của các thuốc đã sử dụng - Tính giá trị % của mỗi sản phẩm 28
- - Dựa vào % sắp xếp các thuốc theo thứ tự giảm dần - Tính giá trị % tích lũy cho mỗi sản phẩm, bắt đầu từ sản phẩm số 1, sau đó cộng với sản phẩm tiếp theo trong danh mục thuốc - Phân hạng sản phẩm dựa vào giá trị % tích lũy: Hạng A: gồm những sản phẩm chiếm từ 75% đến 80% tổng giá trị tiền. Hạng B: gồm những sản phẩm chiếm từ 15% đến 20% tổng giá trị tiền. Hạng C: gồm những sản phẩm chiếm từ 5% đến 10% tổng giá trị tiền. - Tính tổng số và tỷ lệ % số lượng, số đơn vị tiêu thụ thuốc hạng A, B, C. Thông thường: Sản phẩm hạng A chiếm từ 10% - 20% tổng số sản phẩm. Sản phẩm hạng B chiếm từ 10% - 20% tổng số sản phẩm. Sản phẩm hạng C chiếm từ 60% - 80% tổng số sản phẩm Phương pháp phân tích VEN Các bước phân tích VEN: - Phân nhóm các thuốc VEN: HĐT&ĐT xây dựng trên DMTBV năm 2015 để phân loại VEN. - Tính tổng số, tỷ lệ phần trăm số lượng thuốc và GTSD của các thuốc nhóm A theo VEN. 2.6.2. Phân tích việc thực hiện DMTBV sau ĐTTT Các số liệu sau khi thu thập được đưa vào phần mềm Microsoft Excel để xử lý và phân tích theo các bước sau: Bước 1: Tổng hợp toàn bộ những dữ liệu về DMTBV xây dựng ĐTTT năm 2015, DMTBV ĐTTT sau khi có kết quả thầu. Bước 2: Tổng hợp số liệu theo các chỉ số cần nghiên cứu: SL thuốc BDG; generic và GT của nhóm BDG; generic SL thuốc Tân dược trúng thầu và không trúng thầu. GT thuốc Tân dược trúng thầu và không trúng thầu. SL thuốc Chế phẩm YHCT trúng thầu và không trúng thầu. GT thuốc Chế phẩm YHCT trúng thầu và không trúng thầu. SL thuốc Tân dược trúng thầu theo nhóm TDDL và GT thuốc tân dược không trúng thầu theo nhóm TDDL. 29
- SL & GT thuốc điều Tân dược và thuốc Chế phẩm YHCT điều chuyển tăng do không cung ứng đủ và do nhu cầu tăng. SL & GT thuốc Tân dược điều chuyển tăng theo nhóm TDDL. SL & GT thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT điều chuyển giảm. Bước 3: Tính tổng SL khoản mục, trị giá của từng biến số, tính tỷ lệ phần trăm giá trị số liệu (nếu cần) - Xử lý số liệu và trình bày kết quả - Số liệu sau khi được thu thập, được xử lý bằng phần mềm excel 2007. - Sắp xếp theo mục đích phân tích; - Tính số liệu, giá trị và tỷ lệ phần trăm của từng biến; - So sánh, mô hình hóa dưới dạng biểu đồ, đồ thị; - Trình bày kết quả bằng phần mềm Microsoft Word 2010. - Báo cáo kết quả nghiên cứu bằng phần mềm Microsoft Powerpoint. - Các chỉ số nghiên cứu Các chỉ số nghiên cứu được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.6 Các chỉ số nghiên cứu STT NỘI DUNG CHỈ SỐ CỤ THỂ CÁCH TÍNH Tỷ lệ % SL và GTSD từng nhóm thuốc theo nhóm TDDL Công thức 1: Tỷ lệ % SL và GTSD Tỷ lệ % thuốc (hoạt chất) của thuốc SX trong từng nhóm= số thuốc nước và nhập ngoại (hoạt chất) mỗi Phân tích cơ Tỷ lệ % SL và GTSD nhóm/tổng số thuốc (hoạt 1 cấu, giá trị thuốc đơn thành phần chất) đã sử dụng x 100 DMT và đa thành phần Công thức 2: Tỷ lệ % SL và GTSD Tỷ lệ % GTSD mỗi thuốc biệt dược gốc nhóm=(Tổng GTSD của và generic nhóm/Tổng GTSD thuốc Tỷ lệ % SL và GTSD năm 2015) x100 thuốc theo dạng đường dùng 30
- Tỷ lệ % SL và GTSD thuốc tân dược và Chế phẩm YHCT Công thức 1: Tỷ lệ % SL và GTSD Tỷ lệ % SL=số loại thuốc nhóm A,B,C của mỗi nhóm A,B,C/Tổng số loại thuốc Phân tích sử dụng x100 2 ABC/VEN Công thức 2: Tỷ lệ % GT= GT thuốc Tỷ lệ % SL và GTSD của mỗi nhóm nhóm A theo VEN A,B,C/Tổng số GTSD x100 Tỷ lệ % SL= số loại thuốc BDG (generic)/Tổng số loại Tỷ lệ % SL và GT thuốc ĐTTTx100 thuốc BDG (generic) Tỷ lệ % GT= GT nhóm thuốc BDG (generic)/Tổng GT thuốc ĐTTTx100 Tỷ lệ % SL= số loại thuốc BDG đạt (không 3 So sánh đạt) được/Tổng số thuốc BDG x100 Tỷ lệ % GT= GT thuốc Tỷ lệ % SL và GT BDG đạt (không đạt) thuốc BDG; generic được/Tổng GT thuốc trúng thầu (không BDG x100 trúng thầu) được Tỷ lệ % SL= số loại thuốc generic đạt (không đạt) được/Tổng số thuốc generic x100 Tỷ lệ % GT= GT thuốc 31
- generic đạt (không đạt) được/Tổng GT thuốc generic x100 Tỷ lệ % SL= số loại thuốc Tân dược không trúng thầu theo nhóm TDDL /Tổng số thuốc Tỷ lệ % SL và GT không trúng thầu x100 nhóm thuốc Tân dược Tỷ lệ % GT= GT theo không trúng thầu theo nhóm TDDL của thuốc nhóm TDDL tân dược không trúng thầu/Tổng GT thuốc BDG không đạt được x100 32
- Tỷ lệ % SL= số thuốc tân dược điều chuyển tăng do không cung ứng đủ (nhu cầu tăng)/ Tổng số thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT điều chuyển tang x100 Tỷ lệ % GT= GT thuốc Tân dược điều chuyển tăng do không cung ứng đủ (nhu cầu tăng)/ Tổng GT thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT điều chuyển tăng x100 Tỷ lệ % SL và GT Tỷ lệ % SL= số thuốc thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT điều Chế phẩm YHCT chuyển tăng do không điều chuyển tăng do cung ứng đủ (nhu cầu không cung ứng đủ tăng)/ Tổng số thuốc Tân và nhu cầu tăng dược và Chế phẩm YHCT điều chuyển tang x100 Tỷ lệ % GT= GT thuốc Chế phẩm YHCT điều chuyển tăng do không cung ứng đủ (nhu cầu tăng)/ Tổng GT thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT điều chuyển tang x100 Tỷ lệ % SL= số thuốc Tỷ lệ % SL và GT Tân dược điều chuyển thuốc Tân dược điều tăng do không cung ứng chuyển tăng theo đủ (nhu cầu tăng)/ Tổng nhóm TDDL số thuốc Tân dược điều 33
- chuyển tang x100 Tỷ lệ % GT= GT thuốc Tân dược điều chuyển tăng do không cung ứng đủ (nhu cầu tăng)/ Tổng GT thuốc Tân dược điều chuyển tăng x100 Tỷ lệ % SL= số thuốc tân dược điều chuyển giảm / Tổng số thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT điều chuyển giảm x 100 Tỷ lệ % GT= GT thuốc Tân dược điều chuyển giảm / Tổng GT thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT điều chuyển giảm Tỷ lệ % SL và GT x 100 thuốc Tân dược và Tỷ lệ % SL= số thuốc Chế phẩm YHCT Chế phẩm YHCT điều điều chuyển giảm. chuyển giảm / Tổng số thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT điều chuyển giảm x100 Tỷ lệ % GT= GT thuốc Chế phẩm YHCT điều chuyển giảm / Tổng GT thuốc Tân dược và Chế phẩm YHCT điều chuyển giảm x100 34
- Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Phân tích cơ cấu và giá trị danh mục thuốc được sử dụng tại Trung tâm Y Tế Đồng Xoài Tỉnh Bình Phước năm 2015 3.1.1. Cơ cấu DMTBV năm 2015 theo nhóm tác dụng dược lý Danh mục thuốc do hội đồng thuốc và điều trị xây dựng: Danh mục các thuốc tân dược thực hiện theo Thông tư 40/2014/TT-BYT ngày 17/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn thực hiện Danh mục thuốc tân dược thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế; Các Chế phẩm y học cổ truyền theo thông tư số 05/2015/TT-BYT ngày 17/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục thuốc đông y, thuốc từ dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế . Bảng 3.7 Cơ cấu nhóm dược lý và giá trị sử dụng của các nhóm thuốc năm 2015 Giá trị S Số Tỷ lệ sử dụng Tỷ lệ T Nhóm thuốc thuốc (%) (triệu (%) T đồng) 1 Thuốc gây tê, mê 02 0,69 4,0 0,03 Thuốc giảm đau hạ sốt; chống viêm 2 không steroid; thuốc điều trị gút và 24 8,33 1.118,2 9,62 các bệnh xương khớp Thuốc chống dị ứng và dùng trong 3 06 2,08 59,1 0,51 các trường hợp quá mẫn Thuốc chống co giật, chống động 4 01 0,35 15,8 0,14 kinh Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống 5 47 16,32 2.697,3 23,21 nhiễm khuẩn 6 Thuốc điều trị bệnh đường tiết niệu 01 0,35 18,3 0,16 35
- Giá trị S Số Tỷ lệ sử dụng Tỷ lệ T Nhóm thuốc thuốc (%) (triệu (%) T đồng) 7 Thuốc tác dụng đối với máu 05 1,74 56,6 0,49 8 Thuốc tim mạch 27 9,38 1.178,1 10,14 9 Thuốc tẩy trùng và sát khuẩn 01 0,35 12,0 0,10 10 Thuốc lợi tiểu 03 1,04 5,3 0,05 11 Thuốc đường tiêu hóa 29 10,07 567,9 4,89 Hocmon và các thuốc tác động vào 12 14 4,86 616,1 5,30 hệ thống nội tiết Thuốc giãn cơ và ức chế 13 02 0,69 101,0 0,87 cholinesterase Thuốc điều trị bệnh mắt, tai mũi 14 08 2,78 43,5 0,37 họng Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm 15 03 1,04 10,0 0,09 máu sau đẻ và chống đẻ non 16 Thuốc chống rối loạn tâm thần 04 1,39 6,1 0,05 17 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 09 3,13 47,9 0,41 Dung dịch điều chỉnh nước, điện 18 giải, cân bằng acid – base và các 07 2,43 18,4 0,16 dung dịch triêm truyền khác 19 Khoáng chất và vitamin 18 6,25 449,1 3,86 20 Thuốc chế phẩm y học cổ truyền 77 26,74 4.597,1 39,56 Tổng 288 100 11.621,8 100 Số lượng thuốc của từng nhóm dược lý trong danh mục được minh họa qua biểu đồ sau: 36
- Số lượng thuốc theo nhóm dược lý 77 80 70 60 47 50 27 29 40 24 30 14 18 8 6 1 1 5 3 2 9 20 2 1 3 4 7 10 0 Số lượng thuốc Biểu đồ 3.1 Số lượng thuốc theo nhóm tác dụng dược lý Nhận xét: Cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện năm 2015 gồm 20 nhóm thuốc, 228 thuốc (Tân dược và thuốc chế phẩm y học cổ truyền). Trong đó thuốc chế phẩm y học cổ truyền có số lượng thuốc nhiều nhất 77 thuốc chiếm 26.74 % số lượng thuốc và chiếm 39.56 % giá trị sử dụng của thuốc trong toàn danh mục. Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 47 thuốc bằng 16.32% với giá trị sử dụng chiếm 23.21%. Nhóm thuốc tim mạch có giá trị sử dụng chiếm 10.14% đứng thứ ba với 27 thuốc. Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp chiếm tỷ lệ 9,62% giá trị sử dụng với số lượng thuốc là 24 thuốc. Tuy số lượng thuốc của nhóm thuốc điều trị đường tiêu hóa với 29 thuốc nhiều hơn so với nhóm tim mạch và nhóm thuốc giảm đau hạ số nhưng chỉ chiếm 4,89% giá trị sử dụng. Kế đến là nhóm thuốc Hormon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết có 14 thuốc chiếm 5,3% với giá trị sử dụng. Nhóm thuốc khoáng chất và vitamin với 18 thuốc và tỷ lệ 3,86% giá trị sử dụng. Và các nhóm thuốc còn lại lần lượt có số lượng dưới mười thuốc và chiếm tỷ lệ dưới 1% giá trị sử dụng 37
- đối với mỗi nhóm thuốc. Như vậy có 7 nhóm thuốc trên 10 thuốc và còn lại là 13 nhóm thuốc dưới 10 thuốc. Nhóm thuốc có số lượng thuốc ít nhất là 01 thuốc ( 03 nhóm). Như vậy số lượng thuốc ở mỗi nhóm là rất khác nhau, sự khác nhau này do số lượng mắc của mỗi chương bệnh có liên quan tới nhóm thuốc điều trị và phác đồ điều trị. Nhóm thuốc có số lượng thuốc nhiều nhất là nhóm thuốc chế phẩm y học cổ truyền chiếm 39,56% giá trị sử dụng. Căn cứ vào số liệu của bảng 3.7 tỷ lệ giá trị sử dụng các nhóm thuốc theo tác dụng dược lý năm 2015 được minh họa bằng biểu đồ sau: Tỷ lệ giá trị sử dụng của các nhóm thuốc Hormon Vitamin và và các Thuốc khoáng Các nhóm thuốc đường chất thuốc Thuốc tiêu hóa nội tiết 4% còn lại giảm đau, 5% 5% 3% hạ sốt Thuốc điều trị ký 10% sinh trùng 23% Thuốc tim mạch 10% Thuốc chế phẩm y học cổ truyền 40% Biểu đồ 3.2 cơ cấu tỷ lệ giá trị sử dụng các nhóm thuốc theo tác dụng dược lý năm 2015 Nhận xét: Từ kết quả phân tích cơ cấu danh mục thuốc theo nhóm tác dụng dược lý (bảng 3.7) ta có nhận xét về mối tương quan giữa mô hình bệnh tật năm 2015 tại bệnh viện và các nhóm thuốc đã được sử dụng như sau: Chương bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật có số người điều trị chỉ chiếm 2,98% lượt khám chữa bệnh nhưng giá trị tiền thuốc của nhóm điều trị ký sinh trùng và 38
- chống nhiễm khuẩn chiếm tới 23.21% đứng vị trí thứ hai sau thuốc Chế phẩm y học cổ truyền, điều này có thể lý giải rằng thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn không chỉ dùng riêng cho chương bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh vật mà còn được dùng trong các trường hợp khác khoa như khoa Sản, các bệnh ở đường hô hấp, tiêu hóa, tuần hoàn . Do thống kê theo mã ICD trong báo cáo thì các Y, Bác sỹ chọn một mã bệnh chính để thể hiện trên báo cáo của phần mềm tuy nhiên còn nhiều bệnh lý mắc kèm khác cũng được chẩn đoán nhưng không thể hiện ra. 3.1.2. Cơ cấu thuốc tiêu thụ theo nguồn gốc, xuất xứ Cơ cấu theo nguồn gốc, xuất xứ của các thuốc được tiêu thụ tại BV được thể hiện trong bảng dưới đây: Bảng 3.8 Cơ cấu tiêu thụ thuốc tại BV theo nguồn gốc, xuất xứ Giá trị tiêu thụ Số lượng mặt hàng Chỉ tiêu Giá trị (triệu đồng) Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Nhập khẩu 1.105,3 9,51 36 12,5 SX trong 10.516,5 nước 90,49 252 87.5 Tổng 11.621,8 100 288 100 Nhận xét: Khi xây dựng DMT, Trung tâm đã rất quan tâm đến việc ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước khi số lượng danh mục thuốc nội với 252 mặt hàng, chiếm 87.5 % số lượng thuốc và 90.49% giá trị sử dụng . Căn cứ vào quỹ thanh quyết toán BHYT và là bệnh viện tuyến huyện, thị hạng III nên trong quá trình xây dựng danh mục, lựa chọn thuốc sao cho phù hợp với phân tuyến sử dụng nên Trung tâm ưu tiên chọn thuốc sản xuất trong nước có chất lượng tốt tuy nhiên đối với một số loại thuốc Trung tâm đã lựa chọn thuốc nhập khẩu nhằm đáp ứng điều trị tốt hơn cho những bệnh nặng nhưng vẫn đảm bảo được quỹ BHYT thanh quyết toán, vì vậy tỷ lệ thuốc ngoại nhập trong DMTBV chiếm tỷ lệ 9.51% và có giá trị là 12.5%. Điều này cho thấy 39
- việc lựa chọn DMT của BV đã thực hiện phù hợp theo khuyến cáo của Bộ Y tế là ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc từ các doanh nghiệp sản xuất trong nước đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc”. 3.1.3. Cơ cấu tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và đa thành phần trong DMTBV năm 2015 được thể hiện qua bảng 3.9 sau: Bảng 3.9 Tỷ lệ thuốc đơn thành phần và thuốc đa thành phần trong DMTBV Tỷ lệ Trị giá STT Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ % % (triệu đồng) Thuốc đơn thành 1 176 61,1 5.211,4 44.84 phần 2 Thuốc đa thành phần 112 38,9 6.410,4 55.16 Tổng số 288 100 11.621,8 100 Nhận xét: Trong DMT của BV, thuốc đa thành phần chiếm 2/5 và thuốc đơn thành phần đơn thành chiếm 3/5 trên tổng số lượng thuốc. Tỷ lệ sử dụng thuốc đơn thành phần là 44,84% giá trị sử dụng và thuốc đa thành phần chiếm 55,16% giá trị sử dụng. Như vậy giá trị sử dụng của hai thuốc đơn thành phần và đa thành phần là gần tương đương nhau. Do nhu cầu điều trị của bệnh nhân bằng thuốc chế phẩm y học cổ truyền nhiều, thuốc chế phầm y học cổ truyền hầu hết được bào chế sản xuất từ hai thành phần trở lên nên kết quả phân tích danh mục thì tỷ lệ giá trị sử dụng của hai thuốc này gần tương đương nhau. Tuy nhiên theo khuyến cáo không nên sử dụng thuốc có từ hai thành phần trở lên nhiều vì để xảy ra hiện tượng tương tác bất lợi của thuốc nhưng do tình hình thực tế tại Trung tâm sử dụng nhiều thuốc Chế phẩm Y học cổ truyền nên khó tránh khỏi tình trạng tỷ lệ thuốc đa thành phần tăng cao. 40
- 3.1.4. Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm năm 2015 theo biệt dược gốc và thuốc generic Tỷ lệ thuốc biệt dược gốc và thuốc generic trong DMT của BV năm 2015 được thể hiện qua bảng 3.10: Bảng 3.10 Tỷ lệ thuốc biệt dược gốc – thuốc generic trong DMTBV Số Giá trị ST Chỉ tiêu lượng Tỷ lệ % (triệu Tỷ lệ % T thuốc đồng) 1 Thuốc biệt dược gốc 11 3,8 263,0 2,3 2 Thuốc generic 277 96,2 11.358,8 97,7 Tổng số 288 100 11.621,8 100 Nhận xét: Kết quả phân tích ở trên cho thấy, thuốc generic chiếm đa số trong DMT của Trung tâm với 96.2% về số lượng so với thuốc biệt dược gốc là 3.8% vì tiêu chí của Trung tâm là lựa chọn thuốc Genergic có chất lượng thông qua kinh nghiệm sử dụng thuốc của các năm trước để đề xuất đấu thầu, thuốc vừa đáp ứng điều trị vừa có giá thành rẻ phù hợp với quỹ BHYT thanh quyết toán. 3.1.5. Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm năm 2015 theo đường dùng Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm năm 2015 theo đường dùng như sau: Bảng 3.11 Cơ cấu DMTSD tại Trung tâm năm 2015 theo dường dùng STT Đường dùng Danh mục thuốc Giá trị sử dụng Số lượng Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % 1 Thuốc dạng uống 234 81,23 11169.8 96,11 2 Thuốc dạng tiêm 30 10,42 206,0 1,77 3 Thuốc dùng ngoài 11 3,83 53,0 0,46 4 Thuốc đường đặt 5 1,74 143,0 1,23 5 Thuốc nhỏ mắt 8 2,78 50,0 0,43 41
- Tổng số 288 100 11.621,8 100 Nhận xét: Qua bảng số liệu thấy rằng tỷ lệ thuốc uống chiếm cao nhất với 234 thuốc và chiếm 96.11 % giá trị sử dụng. Điều đó cho thấy các Y, Bác sỹ của Trung tâm đã chấp hành thực hiện đúng quy chế chuyên môn về sử dụng thuốc. Ưu tiên sử dụng thuốc dạng uống, còn thuốc tiêm là các thuốc dịch truyền, kháng sinh dạng tiêm, thuốc Insulin và các thuốc tiêm dùng trong trường hợp bệnh cấp cứu, bệnh cấp tính cần đạt hiệu quả nhanh và đáp ứng tốt trong điều trị. Thuốc dạng tiêm chiếm 10.42 % số lượng nhưng chỉ chiếm có 1.77% giá trị sử dụng có thể nói rất ít so với lượng thuốc uống vì Bệnh viện chủ yếu điều trị bệnh ngoại trú nhiều còn nội trú không thu dung được do gần Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước nên bệnh nhân lựa chọn tuyến bệnh viện cao hơn để điều trị những bệnh nặng. 3.1.6. Cơ cấu DMTSD của Trung tâm năm 2015 theo nhóm thuốc Tân dược và Chế phẩm y học cổ truyền Thuốc Chế phẩm Y học cổ truyền sử dụng tại Trung tâm được thể hiện qua bảng 3.12 sau: Bảng 3.12 Cơ cấu DMTSD của Trung tâm năm 2015 theo nhóm thuốc Tân dược và Chế phẩm y học cổ truyền Tỷ lệ Trị giá Tỷ lệ STT Chỉ tiêu SLDM % (triệu đồng) % 1 Thuốc tân dược 211 73.3 7.024 60.44 2 Thuốc chế phẩm YHCT 77 26.7 4.597 39.56 Tổng số 288 100 11.621 100 Nhận xét: Trong số 288 thuốc sử dụng tại Trung tâm có 77 thuốc Chế phẩm y học cổ truyền tương đương 26,7 % số lượng danh mục thuốc. 42
- Về giá trị sử dụng: Thuốc chế phẩm y học cổ truyền chiếm 39,56% tổng giá trị sử dụng. Điều này thấy rõ được rằng số lượng thuốc Chế phẩm y học cổ truyền gần 1/3 trong tổng số thuốc sử dụng tại Trung tâm nhưng giá trị sử dụng lại tương đối cao (Mỗi khoảng mục thuốc tân dược có giá trị tiêu thụ bình quân khoảng 0,29% tổng GTSD); trong khi đó, thuốc Chế phẩm y học cổ truyền có giá trị tiêu thụ bình quân 0,51% tổng GTSD). Điều này Hội đồng thuốc đã tiến hành họp và phân tích do nguyên nhân một Trung tâm y tế có điều trị tương đương tuyến BV huyện, thị hạng ba chủ yếu khám và điều trị ngoại trú và vị trí Trung Tâm Y tế nằm cạnh Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Bình Phước, người dân có nhu cầu khám chữa bệnh bằng thuốc Y học Cổ truyền nhiều nên để đáp ứng dược nhu cầu khám chữa bệnh Đông tây y kết hợp, Trung tâm chú trọng những thuốc Chế phẩm YHCT tiện lợi cho việc sử dụng thuốc của bệnh nhân. 3.1.7. Cơ cấu DMTSD năm 2015 theo một số phương pháp phân tích 3.1.7.1. Cơ cấu DMT sử dụng năm 2015 theo phương pháp phân tích ABC Để quản lý kinh phí sử dụng thuốc một cách hiệu quả cần có các phương pháp phân tích dữ liệu tổng hợp sử dụng thuốc. Một trong những phương pháp thực hiện được xem như là công cụ hỗ trợ cho việc quản lý kinh phí sử dụng thuốc đó là phương pháp phân tích ABC có nhiều lợi ích trong lựa chọn thuốc, phân tích được thuốc nhóm A có chi phí cao, các thuốc này có thể được thay thế bởi các thuốc rẻ hơn . Sử dụng phương pháp phân tích ABC với toàn bộ danh mục thuốc được sử dụng năm 2015, đánh giá thuốc được sử dụng trong năm có phù hợp với nhu cầu điều trị. Phân loại các nhóm thuốc ABC Phân hạng sản phẩm như sau: + Hạng A: gồm các thuốc có giá trị tích lũy từ 0 đến 75% + Hạng B: gồm các thuốc có giá trị tích lũy từ 75 - 90% + Hạng C: gồm các thuốc có giá trị tích lũy trên 90% 43
- Áp dụng phương pháp phân tích ABC, đề tài thu được kết quả thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.13 Cơ cấu nhóm thuốc ABC của DMT tiêu thụ năm 2015 Số mặt hàng Giá trị tiêu thụ Hạng Giá trị SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) A 56 19.4 8.738,9 75.2 B 43 14.9 1.758,3 15.1 C 189 65.6 1.124,6 9.7 Tổng 288 100 1.1621,8 100 Hai biểu đồ dưới đây biểu diễn cơ cấu SLDM và giá trị theo phân loại ABC: 75.2% 80.0% 65.5% 70.0% 60.0% 50.0% Số lượng 40.0% Giá trị tiêu thụ 30.0% 19.4% 14.9% 15.1% 20.0% 9.7% 10.0% 0.0% Nhóm A Nhóm B Nhóm C Hình 3.3 Biểu đồ cơ cấu số lượng danh mục của các nhóm ABC Nhận xét: Từ kết quả phân tích chỉ ra rằng có 56 trong 288 mặt hàng thuộc hạng A chiếm 19.4% về tổng số lượng thuốc là phù hợp với quy định (từ 10 – 20%), chiếm 75,2% về giá trị kinh phí tiêu thụ là phù hợp. Trong khi các thuốc nhóm B có 43 mặt hàng chiếm 14.9% tổng số lượng thuốc phù hợp quy 44
- định (từ 10 – 20%), giá trị tiêu thụ ở mức thấp là 15,1%. Nhóm C chiếm 65,6% tổng số lượng thuốc, chiếm khoảng 9,7% giá trị tiêu thụ, cho thấy các thuốc nhóm B và C có số lượng và GTSD đúng quy định. Như xậy DMTSD của bệnh viện năm 2015 là hoàn toàn phù hợp với quy định về số lượng các nhóm thuốc, về kinh phí tiêu thụ cũng phù hợp với yêu cầu. Phân tích ABC cho thấy nhóm thuốc A chỉ có 56 khoản mục thuốc chiếm 19,4% mà giá trị sử dụng chiếm 75,2%.Vì vậy cần tiến hành phân tích nhóm thuốc A theo phương pháp phân tích VEN để đánh giá tình hình sử dụng thuốc năm 2015. 3.1.7.2. Phân tích VEN cho các thuốc nhóm A Sử dụng phân tích VEN đối với các thuốc nhóm A để phân loại ra được các thuốc có giá trị tiêu thụ lớn nhưng lại không cần thiết. Đề tài thu được kết quả sau: Bảng 3.8 Cơ cấu phân tích VEN thuốc nhóm A Số mặt hàng Giá trị tiêu thụ Phân Giá trị loại SLDM Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) (triệu đồng) AV 11 19,6 2100,1 24,0 AE 42 73,3 6.280,8 71,9 AN 04 7,1 358,0 4,1 Tổng 56 100 8738,9 100 Nhận xét: Kết quả phân tích (Qua đánh giá của hội đồng thuốc và điều trị) đối với thuốc hạng A: nhóm AV có 11 thuốc chiếm 24% GTTTSD các thuốc hạng A; nhóm AE có 42 thuốc chiếm 71,9% GTTTSD các thuốc hạng A; Nhóm AN có 04 thuốc chiếm 4,1 GTTTSD các thuốc hạng A. Tổng giá trị tiêu thụ của nhóm AV và AE là 95,9% đã cho thấy việc sử dụng thuốc tại BV là hoàn toàn phù hợp. 45
- Bảng 3.15 Danh mục thuốc nhóm AN Giá trị tiêu thụ (triệu đồng) STT Tên thuốc Đơn vị Tỷ lệ % (tổngGTTTS: Giá trị 357,8=100%) 1 3B Pluzs viên 88,2 24,6 2 Gonpat 750mg gói 85,7 24,0 3 Dầu khuynh diệp lọ 82,3 23.0 4 Pyme Ginmacton 120mg viên 101,7 28,4 Tổng: 357.8 100% Nhận xét: Những thuốc được Hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn nhóm AN qua bảng trên ta thấy giá trị sử dụng chiếm không nhiều so với tổng giá trị sử dụng thuốc của toàn danh mục, tuy nhiên hội đồng phân tích và xem xét việc tiếp tục sử dụng những thuốc trên với số lượng như vậy là phù hợp và làm đa dạng thuốc điều trị cho bệnh nhân. Giá trị S Số Tỷ lệ sử dụng Tỷ lệ T Nhóm thuốc thuốc (%) (triệu (%) T đồng) Thuốc giảm đau hạ sốt; chống viêm 1 không steroid; thuốc điều trị gút và 12 21.4 1223.4 14.0 các bệnh xương khớp Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống 2 10 17.9 2347.5 26.9 nhiễm khuẩn 3 Thuốc tim mạch 6 10.7 861.1 9.85 4 Thuốc đường tiêu hóa 3 5.36 303.3 3.47 Hocmon và các thuốc tác động vào 5 3 5.36 410.3 4.7 hệ thống nội tiết 6 Khoáng chất và vitamin 2 3.57 209.0 2.39 46
- Giá trị S Số Tỷ lệ sử dụng Tỷ lệ T Nhóm thuốc thuốc (%) (triệu (%) T đồng) 7 Thuốc chế phẩm y học cổ truyền 20 35.7 3384.3 38.7 Tổng 56 100 8738.9 100 Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy DMT nhóm A theo phân nhóm tác dụng dược lý thì thuốc chế phẩm YHCT chiếm 20 thuốc và chiếm 38.7% GTSD, Thứ hai là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 17.9% SKM và 26.9% GTSD, thứ ba là nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chiếm 21.4% SKM và chiếm 14% GTSD. 3.2 So sánh về số lượng và giá trị danh mục thuốc đã sử dụng với danh mục thuốc trúng thầu năm 2015. Danh mục thuốc đấu thầu tập trung tại Sở Y tế năm 2015 của Trung tâm được hội đồng thuốc và điều trị xây dựng thống nhất và gửi lên Sở Y tế Bình Phước tiến hành tổ chức đấu thầu, kết quả sẽ được gửi về Trung tâm sau khi đấu thầu xong. 3.2.1. Cơ cấu DMT Trung tâm xây dựng năm 2015 ĐTTT tại SYT Bảng 3.16 Cơ cấu DMT Trung tâm xây dựng năm 2015 ĐTTT tại SYT Giá trị STT Phân loại SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Thuốc tân dược 333 74.8 17,373 70,9 Thuốc chế phẩm y 2 112 25.2 7,133 29,1 học cổ truyền Tổng số 445 100 24,506 100 47
- Cơ cấu DMT Trung tâm xây dựng năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế được minh họa qua biểu đồ sau: 74.8% 80.0% 70.9% 70.0% 60.0% 50.0% 40.0% Tỷ lệ số 25.2% 29.1% lượng 30.0% 20.0% Tỷ lệ giá trị 10.0% 0.0% Thuốc tân dược Thuốc CPYHCT Hình 3.4 Biểu đồ cơ cấu danh mục thuốc của TT xây dựng năm 2015 ĐTTT tại Sở Y tế. Nhận xét: Qua phân tích cơ cấu tỷ lệ DMT mà Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng gửi Sở Y tế đấu thầu thì thuốc Tân dược chiếm 74.8% về số lượng và 70.9% về giá trị sử dụng; thuốc chế phẩm Y học cổ truyền được xây dựng là 25.2% về số lượng và 29.1% vê giá trị sử dụng, điều này cho thấy rằng TTYT thị xã vẫn ưu tiên xây dựng và sử dụng thuốc Tân dược để điều trị cho bệnh nhân vì là một Trung tâm y tế có giường bệnh, thực hiện chỉ tiêu giao khám chữa bệnh tuyến cơ sở ban đầu và nhằm giảm tải cho tuyến trên Trung tâm muốn chú trọng phát triển khám chữa bệnh bằng Y học hiện đại, đội ngũ các Y, Bác sỹ của Trung tâm hầu hết là Đa khoa, chỉ có một phòng khám Đông Y với một bác sỹ và hai Y sỹ Đông Y 3.2.2. Cơ cấu DMT Tân dược năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế dựa vào kết quả trúng thầu và không trúng thầu. Sở Y tế Bình Phước tiến hành tổ chức đấu thầu theo tiến độ thời gian nhất định, kết quả sẽ được gửi về TT kể cả DMT trúng thầu được cũng như DMT không trúng thầu được. 48
- Bảng 3.17 . Cơ cấu DMT Tân dược năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế dựa vào kết quả trúng thầu và không trúng thầu. Giá trị STT Thuốc Tân dược SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Kết quả trúng thầu 290 87,1 15,563 89,6 Kết quả không trúng 2 43 12,9 1,810 10,4 thầu Tổng số 333 100 17,373 100 Tỷ lệ số lượng thuốc Tân dược trúng thầu và không trúng thầu năm 2015 thể hiện qua biểu đồ sau: Tỷ lệ số lượng thuốc Tân dược trúng thầu và không trúng thầu năm 2015 87.1% 100.0% 12.9% tỷ lệ số lượng 50.0% 0.0% Kết quả ĐTTT được Kết quả ĐTTT không được Hình 3.5 Biểu đồ cơ cấu DMT Tân dược năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế dựa vào kết quả trúng thầu và không trúng thầu. Nhận xét: Tỷ lệ thuốc Tân dược trúng thầu đạt 87.1% còn lại không trúng thầu chiếm tỷ lệ 12.9%, với tỷ lệ này đã gây khó khăn cho Trung tâm nên việc phải điều chuyển thuốc từ nhóm khác của các Bệnh viện, Trung tâm trong địa bàn tỉnh là vấn đề tồn tại hàng năm. 49
- 3.2.3 Cơ cấu DMT Chế phẩm YHCT năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế dựa vào kết trúng thầu và không trúng thầu Bảng 3.18 Cơ cấu DMT Chế phẩm YHCT năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế dựa vào kết trúng thầu và không trúng thầu Thuốc Chế phẩm Giá trị STT SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % YHCT (triệu đồng) 1 Kết quả trúng thầu 84 75 6,026 84,5 2 Kết không trúng thầu 28 25 1,107 15,5 Tổng số 112 100 7,133 100 Tỷ lệ số lượng DMT Chế phẩm YHCT năm 2015 trúng thầu và không trúng thầu sau ĐTTT. Tỷ lệ số lượng DMT Chế phẩm YHCT trúng thầu và không trúng thầu 75% 80% 70% 60% 50% 25% 40% Tỷ lệ số lượng 30% 20% 10% 0% Kết quả ĐTTT được Kết quả ĐTTT không được Hình 3.6 Biểu đồ cơ cấu DMT Chế phẩm YHCT năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế dựa vào kết trúng thầu và không trúng thầu Nhận xét: Qua phân tích kết quả DMT của Trung tâm năm 2015 đấu thầu tập trung tại Sở Y tế nhận thấy với kết quả thuốc chế phẩm y học cổ truyền đấu thầu 2015 không đáp ứng được trong tổng số thuốc là 28 thuốc chiếm tỷ lệ 25%. 50
- 3.2.4 Phân tích DMT thuốc Tân dược đấu thầu tập trung tại Sở Y tế có kết quả không trúng thầu theo nhóm dược lý. Bảng 3.19 Phân tích DMT thuốc Tân dược Trung tâm năm 2015 ĐTTT tại Sở Y tế có kết quả không trúng thầu theo nhóm dược lý. Giá trị STT Nhóm dược lý SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) Thuốc điều trị ký sinh 1 trùng, chống nhiễm 07 16.2 317 17,5 khuẩn Thuốc NSAIDs; thuốc 2 điều trị gut và các 06 14 205 11,3 bệnh xương khớp Thuốc điều trị bệnh 3 06 14 42 2,3 mắt tai mũi họng 4 Thuốc khác 06 14 67 3,7 5 Thuốc đường tiêu hóa 05 11,6 172 9,5 Thuốc chống dị ứng và 04 6 9,3 68 3,8 trường hợp quá mẫn 7 Thuốc tim mạch 04 9,3 350 19,4 Thuốc giãn cơ và ức 8 03 7 386 21,3 chế cholinesterase Thuốc tác dụng đối 9 02 4,6 11,2 với máu 203 Tổng số 43 100 1,810 100 Nhận xét: Qua phân tích số liệu ở bảng 3.19 nhận thấy có 9 nhóm thuốc theo thứ tự giảm dần về giá trị là kháng sinh thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn, thuốc NSAIDs- thuốc điều trị gut và các bệnh xương khớp, Thuốc điều trị mắt tai mũi họng, thuốc khác, thuốc đường tiêu hóa, thuốc chống dị 51
- ứng và trường hợp quá mẫn gây nên tình trạng thiếu chủng loại thuốc của các nhóm thuốc trên để điều trị cho bệnh nhân. 3.2.5 Phân tích DMT thuốc Trung tâm điều chỉnh bổ sung thêm sau kết quả đấu thầu thầu tập trung tại SYT năm 2015 Sau khi có kết quả thầu, Trung tâm tiến hành họp hội đồng thuốc xây dựng danh mục sử dụng tại Trung tâm tuy nhiên do cơ cấu bệnh tật thay đổi, hoặc do thói quen kê thuốc của Y bác sỹ và do một số thuốc cần thiết không trúng thầu dẫn đến tình trạng một số thuốc hết nên trong quá trình cung ứng thì phát sinh thêm những vấn đề sau: Số lượng từng mặt hàng thuốc phải xin Sở Y tế điều chỉnh bổ sung thêm vì: Một số mặt hàng tuy số lượng cần ít nhưng không có nhà thầu tham gia nên không có thuốc ; do nhóm bệnh tăng nên nhu cầu sử dụng nhóm thuốc tăng; một vài thuốc công ty trúng thầu không cung ứng do hết hàng chờ nhập khẩu hoặc hết số đăng ký. Số lượng từng mặt hàng thuốc phải xin Sở Y tế điều chuyển sang cho các bệnh viện khác duy nhất là mặt hàng thuốc đó tại BV sử dụng không hết số lượng do mô hình bệnh tật thay đổi hoặc do khi làm dự trù để đảm bảo đủ thuốc cho bệnh nhân những thuốc cần thiết Trung tâm phải dự trù từ hai nhóm thuốc trở lên nhưng lại không sử dụng hết và điều chuyển cho các đơn vị khác có nhu cầu sử dụng. Bảng 3.20 Tỷ lệ DMT thuốc Trung tâm điều chỉnh bổ sung thêm trong quá trình cung ứng và sử dụng thuốc năm 2015 theo sau kết quả thầu. Giá trị TT Phân loại SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Thuốc tân dược 07 70 362 77,0 Thuốc chế phẩm y 2 03 30 108 23,0 học cổ truyền Tổng số 10 100 470 100 52
- Nhận xét: Cơ cấu tỷ lệ DMT thuốc của Trung tâm điều chỉnh tăng thêm trong quá trình cung ứng và sử dụng thuốc tại Trung tâm năm 2015 là do công ty không cung ứng, do Bệnh viện có nhu cầu sử dụng nhiều hơn số lượng trúng thầu, và năm 2015 có một loại kháng sinh tiêm không đáp ứng điều trị vì thuốc trúng thầu ở nhóm III do công ty trong nước sản xuất nên hội đồng thuốc phải đề nghị xin điều chuyển bổ sung kháng sinh dạng tiêm ở nhóm II của bệnh viện khác về. Nhìn kết quả phân tích số lượng thuốc điều chỉnh bổ sung thêm cũng không quá nhiều nhưng rơi vào một số thuốc không có nhóm khác thay thế thì gây khó khăn không nhỏ cho bệnh viện vì không thể đủ chủng loại thuốc cho phác đồ điều trị, hoặc phải để bệnh nhân mua thêm bên ngoài gây khó khăn cho bệnh nhân, buộc phải điều chuyển bổ sung thêm 3.2.6 Phân tích DMT thuốc Tân dược của TT điều chỉnh tăng thêm sau ĐTTT tại SYT năm 2015 theo nhóm dược lý. Bảng 3.21 Phân tích DMT thuốc Tân dược của BV điều chỉnh tăng thêm sau ĐTTT tại SYT năm 2015 theo nhóm dược lý. Giá trị Nhóm dược lý Số Lượng Tỷ lệ % (triệu đồng) Thuốc tim mạch 03 208 57,5 Hocmon và các thuốc tác động 01 32 8,8 vào hệ thống nội tiết Thuốc tác dụng trên đường hô 02 98 27,1 hấp Thuốc NSAIDs; thuốc điều trị 01 24 6,6 gut và các bệnh xương khớp Tổng 07 362 100 Nhận xét: Trong 07 thuốc tân dược phải điều chỉnh bổ sung thêm thì có 03 thuốc thuộc nhóm tim mạch, thuốc tim mạch thường thì rất cần thiết cho bệnh nhân bệnh 53
- huyết áp, tim mạch, là bệnh mãn tính phải sử dụng thuốc liên tục và thời gian dài buộc phải điều chỉnh bổ sung tăng thêm không thể để bệnh nhân thiếu nhóm thuốc này. 3.2.7 Phân tích DMT thuốc của TTYT điều chuyển giảm sau đấu thầu tập trung tại Sở Y tế năm 2015 Bảng 3.22 Tỷ lệ DMT thuốc của Trung tâm điều chuyển giảm sau ĐTTT tại Sở Y tế năm 2015. Giá trị STT Phân loại SLDM Tỷ lệ % Tỷ lệ % (triệu đồng) 1 Thuốc Tân dược 5 62,5 151 57,6 Thuốc chế phẩm y 2 2 37,5 111 42,4 học cổ truyền Tổng số 7 100 262 100 Nhận xét: Qua phân tích tỷ lệ theo bảng 3.22 Tỷ lệ danh mục thuốc của Trung tâm điều chuyển giảm sau ĐTTT tại Sở Y tế năm 2015 nhận thấy thuốc Tân dược có số lượng điều chuyển giảm là 05 thuốc và thuốc chế phẩm y học cổ truyền là 02 thuốc trong tổng số thuốc điều chuyển giảm đi. Xem xét những thuốc điều chỉnh cho các bệnh viện khác thì chỉ điều chuyển đi một phần của thuốc đó, có nghĩa là Trung tâm vẫn sử dụng thuốc đó nhưng không sử dụng hết nên điều chuyển sang bệnh viện khác có nhu cầu sử dụng. Số lượng thuốc tân dược đưa lên đấu thầu với tổng giá trị lớn hơn nhiều lần so với giá trị sử dụng tại đơn vị lý do vì danh mục trúng thầu của Bệnh viện bị khống chế số lượng sử dụng theo nhóm thuốc đã dự trù nên bệnh viện lo lắng không đủ thuốc hoặc thuốc của nhóm đó vì lý do nào đó mà công ty trúng thầu không cung ứng bệnh viện còn cố số lượng bên nhóm khác để mua về điều trị cho bệnh nhân nên việc xây dựng danh mục đấu thầu còn trừ hao nhiều vấn đề nên giá trị danh mục trúng thầu thuốc tương đối cao hơn nhiều 54
- so với sử dụng thực tế. đã gây nên tình trạng thừa thuốc ở bệnh viện này và thiếu thuốc ở Bệnh viên kia nên buộc phải điều chuyển qua lại. 55
- Chương 4. BÀN LUẬN 4.1. Cơ cấu và giá trị DMT được sử dụng tại Trung tâm Y tế thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước năm 2015 Cơ cấu thuốc sử dụng phân tích theo nhóm TDDL Trong phân tích cơ cấu nhóm thuốc theo tác dụng dược lý được sử dụng tại Trung tâm Cơ cấu Danh mục thuốc sử dụng của bệnh viện năm 2015 gồm 20 nhóm thuốc, 288 thuốc bao gồm cả thuốc Tân dược và thuốc Chế phẩm Y học cổ truyền. Trong đó thuốc chế phẩm y học cổ truyền có số lượng thuốc nhiều nhất 77 thuốc chiếm 26.74 % số lượng thuốc và chiếm 39.56 % giá trị sử dụng của thuốc trong toàn danh mục. Việc sử dụng nhiều thuốc Chế phẩm YHCT đối với một Trung tâm Y tế có giường bệnh, là một bệnh viện tuyến huyện, thị hạng III có vẽ chưa hợp lý vì sử dụng thuốc thuốc chế phẩm Y học cổ truyền đòi hỏi phải cần thời gian tác dụng lâu dài chỉ thích hợp cho những bệnh nhẹ mãn tính và kết hợpchâm cứu, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng thì thuốc mới thực sự phát huy được hiệu quả , mặt khác Bệnh viện không phải là Bệnh viện Y học cổ truyền mà là bệnh viện tuyến huyện, thị nơi được xem là cơ sở chăm sóc sức khỏe cho nhân dân đầu tên khi bệnh phải chuyển lên tuyến trên nữa nếu cần thiết. Việc sử dụng nhiều thuốc Chế phẩm YHCT là do nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân vì vị trí địa lý của TT ngay cạnh Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh và rất gần Bệnh viện Đa khoa tỉnh nên Bệnh nhân nặng cần nhập viện đã lựa chọn BV Đa khoa tỉnh còn lại bệnh dạng nhẹ hoặc mãn tính thì khám và điều trị tại Trung tâm và muốn sử dụng hình thức Đông tây y kết hợp vì vậy Trung tâm dần đáp ứng nhu cầu điều trị bệnh cho Bệnh nhân. Đứng thứ hai là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn 47 thuốc bằng 16.32% với giá trị sử dụng chiếm 23.21%. Điều này hoàn toàn phù hợp theo khuyến cáo của WHO giá trị sử dụng kháng sinh chiếm từ 20-30%. Đồng thời Trung tâm ưu tiên lựa chọn thuốc nhóm kháng sinh đấu thầu trong nhóm I hoặc nhóm II để đạt chất lượng cao để đáp ứng 56
- điều trị tốt hơn nên giá thành cũng cao hơn so với nhóm thuốc trong nước sản xuất nên tỷ lệ tổng giá trị sử dụng kháng sinh là lớn. Trong thống kê thuốc kháng sinh được sử dụng 16.32% và 23.21% phù hợp với Tổ chức Y tế WHO tỷ lệ kháng sinh từ 20-30% giá trị sử dụng. Ngược lại bệnh lý đường hô hấp chiếm tỷ lê khám bệnh là 27.77% nhưng chỉ sử dụng có 0.41% giá trị tiền thuốc là quá thấp thì xem xét những thuốc sử dụng cho nhóm bệnh này có giá thành tương đối rẻ đồng thời sử dụng thuốc chế phẩm y học cổ truyền nhiều, cũng như đối với nhóm bệnh cơ xương khớp và mô liên kết thì chiếm tỷ lệ 21.08% tầng xuất khám bệnh nhưng thuốc sử dụng ở đây phần lớn là thuốc Chế phẩm y học cổ truyền như ( Độc hoạt tang ký sinh, Dưỡng cốt hoàn, Thấp khớp nam dược, Phong thấp hoàn ) Điều này chứng minh vì sao Trung tâm y tế thị xã Đồng Xoài lại sử dụng nhiều thuốc Chế phẩm y học cổ truyền chiếm 39,56% giá trị tiền thuốc của toàn bệnh viện. Nhóm thuốc tim mạch có giá trị sử dụng chiếm 10.14% đứng thứ ba với 27 thuốc. Đặc thù Trung tâm điều trị bệnh mãn tính bệnh nhân phải sử dụng thuốc thường xuyên và lâu dài như tim mạch, tiểu đường, huyết áp nên thuốc tim mạch chiếm vị trí thứ ba là hợp lý cũng như nhóm thuốc giảm đau hạ sốt; chống viêm không steroid; thuốc điều trị gút và các bệnh xương khớp chiếm tỷ lệ 9,62% giá trị sử dụng với số lượng thuốc là 24 thuốc và điều này cũng chứng minh rằng đối với thuốc CP YHCT thì nhóm thuốc điều trị về xương khớp cũng chiếm nhiều nhất và phù hợp với phân tích cơ cấu bệnh tật theo mã IDC 10 thì nhóm bệnh cơ xương và mộ liên kết đứng ở vị trí thứ hai với 12.713 lượt khám chữa bệnh với 21.08% tổng số lược khám chữa bệnh tại Trung tâm. Nhóm thuốc khoáng chất và vitamin với 18 thuốc và tỷ lệ 3,86% giá trị sử dụng, Việc sử dụng nhóm thuốc Vitamin và khoáng chất trong vài năm gần đây có phần hạn chế rất nhiều do ràng buộc từ Thông tư 31/2011/TT-BYT và Thông tư 40/2014/TT ( Trong thông tư này nhóm thuốc Vitamin tổng hợp được thanh quyết toán). Nên năm 2015 tỷ lệ sử dụng nhóm 57
- Vitamin và khoáng chất là 6.25% về số lượng và chiếm 3.86% giá trị sử dụng. Cơ cấu thuốc sử dụng theo nguồn gốc – xuất xứ Kết quả phân tích tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước được sử dụng tại Trung tâm năm 2015 là 90.49% số lượng thuốc và chiếm 87.5% về tổng giá trị sử dụng điều này rất phù hợp với một bệnh viện tuyến huyện, thị hạng III và đúng với một trong những tiêu chí mà Bộ Y tế đề ra trong việc lựa chọn thuốc sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay là ưu tiên lựa chọn thuốc sản xuất trong nước. Kết quả này cho thấy Trung tâm đã xây dựng DMT ưu tiên lựa chọn thuốc SX trong nước theo khuyến cáo của Bộ Y tế là ưu tiên sử dụng thuốc sản xuất trong nước, thuốc từ các doanh nghiệp SX trong nước đạt tiêu chuẩn “thực hành tốt sản xuất thuốc”. Nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ thầy thuốc trong việc chỉ định sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm chi phí trong điều trị và thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước nâng cao chất lượng, giảm giá thành, nâng cao vị thế Ngành công nghiệp Dược Việt Nam trong nước và Quốc tế, góp phần tăng trưởng kinh tế phát triển đất nước. [6] Cơ cấu thuốc sử dụng theo đơn thành phần – đa thành phần Đối với cơ cấu DMT sử dụng theo đơn thành phần và đa thành phần thì Trung tâm còn nhiều vấn đề phải bàn luận vì tỷ lệ thuốc đa thành phần khá cao chiếm tỷ lệ 38.9% tổng số lượng và 55.16% tổng giá trị sử dụng thấy rõ rằng tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc đa thành phần hơn thuốc đơn thành phần điều này không phù hợp theo khuyến cáo không nên sử dụng nhiều thuốc đa thành phần vì dễ xảy ra tương tác bất lợi của thuốc cho bệnh nhân. Nhưng do đặc thù của Trung tâm như đã nêu cụ thể ở phần trên nên Bệnh viện vẫn phát triển khám chữa bệnh đông tây y kết hợp nhằm đáp ứng nhu cầu khám và điều trị bệnh của nhân dân trên địa bàn. 58
- Cơ cấu thuốc sử dụng theo biệt dược gốc và generic Theo kết quả phân tích, thuốc sử dụng tại TT năm 2015 chủ yếu là thuốc generic (96.2% về số lượng và 97.7% về GTSD), thuốc biệt dược gốc được sử dụng với số lượng rất thấp 3.8% chiếm 2.3% tổng GTSD. Trung tâm đã ưu tiên lựa chọn thuốc generic nhằm giảm được chi phí điều trị cho bệnh nhân và phù hợp với quỹ thanh quyết toán BHYT vì Trung tâm khám và điều trị chủ yếu cho đối tượng bệnh nhân có thẻ BHYT. Cơ cấu thuốc theo dạng đường dùng Thuốc sử dụng tại Trung tâm tập trung chủ yếu dùng theo đường uống chiếm 81.23% về số lượng và 96.11% GTSD, khá phù hợp đặc thù khám chữa bệnh của Trung tâm theo báo cáo chỉ khám chữa bệnh ngoại trú là phần lớn. Cơ cấu thuốc sử dụng theo phân tích ABC Từ kết quả phân tích chỉ ra rằng có 56 trong 288 mặt hàng thuộc hạng A chiếm 19.4% về tổng số lượng thuốc là phù hợp với quy định (từ 10 – 20%), chiếm 75,2% về giá trị kinh phí tiêu thụ là phù hợp. Trong khi các thuốc nhóm B có 43 mặt hàng chiếm 14.9% tổng số lượng thuốc phù hợp quy định (từ 10 – 20%), giá trị tiêu thụ ở mức thấp là 15,1%. Nhóm C chiếm 65,6% tổng số lượng thuốc, chiếm khoảng 9,7% giá trị tiêu thụ, cho thấy các thuốc nhóm B và C có số lượng và GTSD đúng quy định. Như xậy DMT sử dụng của bệnh viện năm 2015 là hoàn toàn phù hợp với quy định về số lượng các nhóm thuốc, về kinh phí tiêu thụ cũng phù hợp với yêu cầu. Như vậy, kết cấu phân bổ sử dụng thuốc qua kết quả nghiên cứu tại BV năm 2015 là phù hợp với khuyến cáo của WHO và Bộ Y tế. Phân tích VEN cho các thuốc hạng A Phân tích ABC nhằm chỉ ra các thuốc, nhóm thuốc có GTSD cao thì phân tích VEN cho thấy cơ cấu chi phí hữu ích của BV trong sử dụng thuốc. Kết quả phân tích ( Qua đánh giá của hội đồng thuốc và điều trị) đối với thuốc hạng A: nhóm AV có 11 thuốc chiếm 24% GTTTSD các thuốc hạng A; nhóm 59
- AE có 42 thuốc chiếm 71,9% GTSD các thuốc hạng A; Nhóm AN có 04 thuốc chiếm 4,1% GTSD các thuốc hạng A. Tổng giá trị tiêu thụ của nhóm AV và AE là 95,9% đã cho thấy việc sử dụng thuốc tại BV là hoàn toàn phù hợp. Nhóm AN có 04 thuốc với 4.1% GTSD và những thuốc này được hội đồng thuốc và điều trị lựa chọn nhóm AN qua bảng trên ta thấy giá trị sử dụng chiếm không nhiều so với tổng giá trị sử dụng thuốc của toàn danh mục tuy nhiên hội đồng phân tích và xem xét việc tiếp tục sử dụng những thuốc trên với số lượng như vậy là phù hợp và làm đa dạng thuốc điều trị cho bệnh nhân. 4.2. Việc thực hiện DMT năm 2015 sau ĐTTT tại Sở Y tế . Qua phân tích cơ cấu tỷ lệ DMT mà Hội đồng thuốc và điều trị xây dựng gửi Sở Y tế đấu thầu thì thuốc Tân dược chiếm 74.8% về số lượng và 70.9% về giá trị sử dụng; thuốc chế phẩm Y học cổ truyền được xây dựng là 25.2% về số lượng và 29.1% vê giá trị sử dụng, điều này cho thấy rằng TTYT thị xã vẫn ưu tiên xây dựng và sử dụng thước Tân dược để điều trị cho bệnh nhân. Tuy nhiên thực tế thì năm 2015 Trung tâm đã sử dụng Thuốc CP YHCT khá cao chiếm 39.56 % Tổng giá trị sử dụng thuốc, chiếm 2/5 tổng số lượng thuốc sử dụng toàn bệnh viện, điều này thấy rằng không phù hợp đối với một bệnh viện tuyến huyện, thị hạng III là cơ sở khám chữa bệnh ban đầu cho nhân nhân trên địa bàn thị xã, việc sử dụng thuốc Chế phẩm YHCT nhiều do nhu cầu sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh ngày càng tăng cao của người dân. Bệnh viện một phần thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân đồng thời hoạt động kinh tế hiệu quả nhằm bảo đảm chất lượng đời sống cho nhân viên nên dần đáp ứng theo xu hướng điều trị đông tây y kết hợp. Sau khi có kết quả thầu theo phân tích cho thấy tổng giá trị thuốc tân dược năm 2015 trúng thầu 15.563 triệu nhưng chỉ sử dụng hết 7.024,7 triệu đồng còn thuốc chế phẩm Y học cổ truyền thì giá trị trúng thầu là 6.026 triệu đồng và thực tế sử dụng 4.597 triệu đồng tương đối gần sát với số lượng dự trù và trúng thầu. Việc dự trù vẫn ưu tiên thuốc Tân dược nhưng số lượng sử dụng ít chỉ bằng ½ cơ số trúng thầu còn thuốc Đông y thì sử dụng gần hết cơ 60
- số. Tình hình này đòi hỏi công tác xây dựng DMT cho việc đấu thầu năm tiếp theo phải sát với nhu cầu sử dụng tránh tình trạng giá trị gói thầu vượt quá nhiều so với thực tế sử dụng. Tình hình thực hiện DMT sau khi có kết quả thầu và những phát sinh trong quá trình cung ứng và sử dụng thuốc theo kết quả thầu đã gặp các vấn đề như sau: Trước tiên nói về ưu điểm của việc đấu thầu tập trung là: Giá thuốc chung thống nhất trong tất cả các bệnh viện công và tư ( Khám chữa bệnh BHYT) trên đại bàn cả tỉnh. Mỗi bệnh viện không phải mất nhiều thời gian cho việc đấu thầu riêng lẽ. Bộ phận đấu thầu của Sở Y tế làm việc chuyên nghiệp, đấu thầu tập trung số lượng lớn đạt được giá thành rẽ. Tuy nhiên còn nhiều khó khăn vướng mắc như sau: DMT xây dựng gửi lê Sở Y tế đấu thầu nhưng tỷ lệ trúng thầu đối với thuốc tân dược là 87.1%, không trúng là 12.9%; Đối với thuốc CP YHCT tỷ lệ trúng thầu là 75%, không trúng là 25% điều này gây khó khăn cho việc có đủ chủng loại thuốc sử dụng điều trị cho bệnh nhân nguyên nhân không trúng thầu do: + Nhà thầu không đạt đủ yêu cầu về cơ sở pháp lý nên rớt thầu. + Thuốc không có nhà thầu tham gia đấu thầu. + Các bệnh viện xây dựng DMT có thuốc với số lượng ít nằm rải rác các nhóm (I,II,III,IV,V) nên khi Sở Y tế tổng hợp danh mục mời thầu thì nhóm quá ít không có nhà thầu tham gia và BV nào dự trù rơi vào nhóm đó thì không có thuốc trúng thầu dẫn đến thiếu thuốc. Khi có kết quả trả về bệnh viện sẽ thực hiện thương thảo và ký kết hợp đồng cung ứng thuốc, trong quá trình cung ứng phát sinh thêm nhưng vấn đề sau dẫn đến tình trạng thiếu thuốc buộc phải luân chuyển từ các BV khác về như: + Mô hình bệnh tật trong năm có sự thay đổi làm biến động cơ số thuốc sử dụng. 61
- + Các Y, Bác sỹ sử dụng thuốc theo thói quên hoặc sở thích nên số lượng thuốc đó vượt quá số lượng xây dựng và trúng thầu nên dẫn đến trong năm bị thiếu thuốc. + Phía nhà thầu cung ứng vì lý do nào đó không có đủ thuốc cung ứng như hết số đăng ký thuốc, không nhập khẩu được thuốc, trúng thầu giá cố định cả năm nhưng sau đó nguyên liệu tăng không đảm bảo được lợi nhuận sản xuất mua bán. Hoặc công nợ bệnh viện kéo dài nên nhà thầu không cung ứng hoặc cung ứng cầm chừng. Tiếp khó khăn nữa là thời gian đấu thầu kéo dài chậm trễ không đảm bảo thuốc điều trị cho bệnh nhân vì thời điểm giao thoa giữa thầu cũ và thầu mới gây khó khăn cho việc dự trù dự trữ thuốc sử dụng cho đến khi có thầu mới nếu thuốc của thầu mới không trúng lại như thầu cũ thì bị xuất toán hoặc trúng thầu lại với giá rẻ hơn thì bị xuất toán giá chênh lệch. Không thể dự trù chính xác cơ số sử dụng cho đến khi có kết quả thầu mới nên bị thiếu hoặc thừa. 62
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Cơ cấu và giá trị danh mục thuốc sử dụng tại Trung tâm năm 2015 - Danh mục thuốc Trung tâm sử dụng năm 2015 gồm 20 nhóm thuốc với 288 mặt hàng , nhóm có giá trị sử dụng nhiều nhất là Chế phẩm Y học cổ truyền chiếm 39.56%. - Thuốc có nguồn gốc sản xuất trong nước chiếm tỷ lệ tiêu thụ cao là 87.5%, thuốc nhập khẩu là 12,5%. - Thuốc đơn thành phần có tỷ lệ tiêu thụ chiếm 44.84%, thuốc đa thành phần chiếm 55.16%. - Thuốc Generic sử dụng 97.7%, thuốc biệt dược gốc chiếm 2.3%. - Thuốc có đường dùng sử dụng nhiều nhất là đường uống có tỷ lệ tiêu thụ cao nhất chiếm 96.11% - Thuốc hạng A có tỷ lệ giá trị tiêu thụ cao nhất chiếm 75.2%; thuốc hạng C có tỷ lệ giá trị tiêu thụ thấp nhất 9.7%. - Thuốc theo nhóm tác dụng dược lý trong nhóm A có kết quả phân tích cho thấy thuốc chế phẩm YHCT chiếm 20 thuốc và chiếm 38.7% GTSD, Thứ hai là nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 17.9% SKM và 26.9% GTSD, thứ ba là nhóm thuốc giảm đau hạ sốt chiếm 21.4% SKM và chiếm 14% GTSD. 2. Việc thực hiện danh mục thuốc sau đấu thầu tại Trung tâm - Danh mục thuốc Trung tâm xây dựng ĐTTT là thuốc Tân dược 333 thuốc. kết quả trúng thầu thuốc 290 thuốc( đạt 89.6%) và Chế phẩm y học cổ truyền xây dựng 112 thuốc, trúng thầu 84 thuốc( đạt 84.5%) - Thuốc Tân dược phải bổ sung tăng thêm là 07 thuốc; Thuốc Chế phẩm YHCT phải bổ sung tăng thêm là 03 thuốc. - Thuốc Tân dược phải điều chuyển giảm là 05 thuốc; Thuốc Chế phẩm YHCT phải điều chuyển giảm là 02 thuốc. 63
- KIẾN NGHỊ - Sở Y tế nên tiến hành và hoàn thành công tác đấu thầu kịp thời điểm và nhanh chóng sử lý những khó khăn vướng mắc kịp thời. - Cần có cơ chế pháp lý ràng buộc những nhà thầu không cung ứng thuốc đủ số lượng theo hợp đồng. - Hội đồng thuốc và điều trị sâu sát hơn nữa trong việc dự trù thuốc vì qua phân tích cho thấy tổng giá thuốc tân dược năm 2015 trúng thầu 15.563 triệu nhưng chỉ sử dụng hết 7.024,7 triệu đồng chiếm 45.14% tổng GTSD thuốc Tân dược còn thuốc chế phẩm Y học cổ truyền thì giá trị trúng thầu là 6.026 triệu đồng và thực tế sử dụng 4.597 triệu đồng chiếm 76.29% tổng GTSD - Hội đồng thuốc và điều trị cần tăng cường những buổi họp thật sự có chất lượng (bình đơn thuốc, bình bệnh án, bàn luận nguyên nhân giải pháp ) để rút ra kinh nghiệm trong khám điều trị và kê đơn cũng như những hướng giải quyết các vấn đề phát sinh. - Trung tâm nên chú trọng xây dựng cả hai mảng khám điều trị bằng Y học hiện đại và khám điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền. + Đối với khám và điều trị bằng Y học cổ truyền thì cần xây dựng danh mục thuốc chế phẩm y học cổ truyền lựa chọn thuốc của những công ty có chất lượng đạt GMP đề xuất đấu thầu đồng thời tăng cường đào tạo châm cứu, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng để đáp ứng điều trị cho bệnh nhân tốt hơn. + Đối với khám và điều trị bằng Y học hiện đại cần trang bị thêm các trang thiết bị hiện đại, đào tạo nhân lực, tăng cường thu dung điều trị nội trú. 64
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ môn Quản lý kinh tế dược (2007), Quản lý kinh tế dược, Trường Đại Học Dược Hà Nội. 2. Bộ Y tế (2013), Báo cáo tổng kết công tác Y tế năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014, 2013, Hà Nội. 3. Bộ Y tế - Nhóm đối tác y tế (2013), Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm 2013, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, Hà Nội. 4. Bộ Y tế (2013), Thông tư 21/2013/TT-BYT ngày08/08/2013 qui định về tổ chức và hoạt động thuốc của Hội đồng thuốc và điều trị trong Bệnh viện, Bộ Y tế. 5. Bộ Y tế (2005), Hướng dẫn điều trị, Nhà xuất bản y học. 6. Bộ Y tế (2012), Quyết định phê duyệt đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", số 4824/QĐ-BYT ngày 03/12/2012, Hà Nội. 7. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh, Hà Nội. [39] 8. Bộ Y tế (2014), Dịch tễ dược học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [40] 9. Nguyễn Thị Phương Châm, Đỗ Kháng Chiến (2004), Đánh giá bước đầu việc thực hiện chỉ thị 05/2004/CT-BYT về chấn chỉnh công tác Dược Bệnh viện, Hà Nội. 10. Ngô Hoàng Điệp (2016), Phân tích kết quả hoạt động đấu thầu thuốc tại Sở Y tế tỉnh Bắc Giang năm 2013 và năm 2014, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Đại học dược Hà Nội. 11. Nguyễn Trung Hà (2014), Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc tại Bệnh viện Trung Ương quân đội 108, Luận án Tiến sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 12. Vũ Thị Bích Hạnh (2010), Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc ở Bệnh viện đa khoa Saint Paul Hà nội giai đoạn 2006 - 2008, Luận văn Thạc sĩ Dược học, Trường Đại học Dược Hà Nội. 13. Hoàng Thị Minh Hiền (2012), Hoạt động cung ứng thuốc tại Bệnh viện Hữu Nghị, thực trạng và một số giải pháp, Luận án Tiến sĩ Dược học Trường Đại học Dược Hà Nội.