Khóa luận Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ hội phụ nữ xã tại xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

pdf 77 trang thiennha21 19/04/2022 2470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ hội phụ nữ xã tại xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_cac_hoat_dong_cua_can_bo_hoi_phu_nu_xa_ta.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ hội phụ nữ xã tại xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  CHẢO MÙI PÚ Tên đề tài : TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ HỘI LHPN XÃ NẬM KÈ, HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Hướng : Ứng dụng Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  CHẢO MÙI PÚ Tên đề tài : TÌM HIỂU CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ HỘI LHPN XÃ NẬM KÈ, HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Lớp : K47 - PTNT - N02 Khóa học : 2015 – 2019 Hướng : Ứng dụng Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Châu Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự phân công của khoa KT & PTNT và sự hướng dẫn của cô ThS. Nguyễn Thị Châu trường đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau thời gian thực tập em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ Hội LHPN xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ơn sâu sắc tới cô ThS. Nguyễn Thị Châu, người đã hướng dẫn em suốt quá trình thực tập dù cô bận nhưng không ngần ngại hướng dẫn cho em để hoàn thành tốt đề tài của em. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn cô và chúc cô luôn dồi dào sức khỏe. Em cũng gửi lời cảm ơn tới chị Pờ Thị Hằng - Chủ tịch HLHPN xã Nậm Kè, trong quá trình thực tập tại xã chị luôn tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế, chỉnh sửa những thiếu sót và cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để bài báo cáo của em được hoàn thiện một cách đầy đủ nhất, những chia sẻ của chị là rất sức bổ ích cho em sau này khi ra trường. Qua đây em cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới UBND và các đoàn thể trong xã Nậm Kè đã quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ để em có thể hoàn thành tốt kỳ thực tập tốt nghiệp trong thời gian thực tập tại cơ quan. Em xin cảm ơn tới khoa KT&PTNT và trường Đại học Nông lâm tỉnh Thái Nguyên đã tạo cho em có cơ hội được thực tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ, bổ ích cho công việc và bản thân sau này. Sau cùng xin cảm ơn tới những người thân, bạn bè đã luôn động viên em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Tuy nhiên trong quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm bài báo cáo thực tập khó tránh khỏi những sai sót em rất mong các thầy cô bỏ qua. Đồng thời do kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu
  4. ii nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không tránh khỏi những thiếu xót, em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của cô cùng toàn thể các thầy cô trong khoa và bạn bè trong trường để báo cáo này được hoàn thiện tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 02 năm 2019 Sinh viên Chảo Mùi Pú
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 3.1. Cơ cấu cán bộ xã Nậm Kè năm 2018 30 Bảng 4.1. Tài liệu thứ cấp 41 Bảng 4.2. Các hoạt của Hội phụ nữ được tham gia trong thời gian thực tập 42 Bảng 4.3. Kết quả vay vốn do Hội LHPN xã Nậm Kè quản lý năm 2018 46 Bảng 4.4. Các lớp đào tạo do Hội LHPN xã Nậm Kè phối kết hợp thực hiện 47 Bảng 4.5. Phân tích SOWT Hội LHPN xã Nậm Kè 52 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức xã Nậm Kè 29 Sơ đồ 4.1. Sơ đồ Venn Hội LHPN xã Nậm Kè 53
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ, cụm từ viết tắt Giải thích 1 CGCN Chuyển giao công nghệ 2 CT/TTG Chỉ thị của thủ tướng chính phủ 3 CT/TW Chỉ thị/trung ương 4 ĐTN Đoàn thanh niên 5 LHPN Liên hiệp phụ nữ 6 HĐND Hội đồng nông dân 7 HD-BCH Hướng dẫn-Ban chấp hành 8 HCCB Hội cựu chiến binh 9 HND Hội nông dân 10 KT & PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn 11 KĐT Khối đoàn thể 12 MTTQ Mặt trận tổ quốc 13 NQ/TW Nghị quyết/ Trung ương 14 NĐ/CP Nghị định/Chính phủ 15 NTM Nông thôn mới 16 PCCC Phòng cháy chữa cháy 17 QH Quốc hội 18 SL Sắc lệnh 19 THCS Trung học cơ sở 20 TN&MT Tài nguyên và môi trường 21 TT-BNV Thông tư-Bộ nội vụ 22 UBND Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập 1 1.2. Mục tiêu thực tập tốt nghiệp 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập 4 1.4. Ý nghĩa đề tài 5 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu 5 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 5 1.5. Nội dung và phương pháp thực hiện 5 1.5.1. Nội dung thực tập 5 1.5.2. Phương pháp thực hiện 6 1.6. Thời gian và địa điểm thực tập 7 1.6.1. Thời gian thực tập 7 1.6.2. Địa điểm thực tập 7 Phần 2. TỔNG QUAN 8 2.1. Cơ sở lý luận 8 2.1.1. Quan điểm về công tác phụ nữ 8 2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập 12 2.1.3. Tầm quan trọng của Hội liên hiệp phụ nữ xã Nậm Kè 21 2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 22
  8. vi 2.2. Cơ sở thực tiễn 22 2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác 22 2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương 23 2.2.3. Lịch sử hình thành Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 25 2.2.4. Lịch sử hình Hội phụ nữ xã Nậm Kè huyện mường nhé tỉnh điện biên 27 Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP 28 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Nậm Kè huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên 28 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 28 3.1.2. Những thành tựu đã được được của cơ sở thực tập 29 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập 32 3.1.4. Kết quả kinh tế xã hội tại xã Nậm Kè năm 2018 33 3.2. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 39 3.2.1. Nội dung thứ nhất: Thực hiện nghiệp vụ văn phòng đơn giản 39 3.2.2. Nội dung thứ hai: Dự các buổi giao ban tháng 39 3.2.3. Nội dung thứ ba: Quan sát các cán bộ tiếp dân tại văn phòng một cửa 40 3.2.4. Nội dung thứ tư: Tham gia buổi lao động công ích của xã 40 3.2.5. Nội dung thứ năm: Tìm hiểu các tài liệu thứ cấp liên quan đến cơ sở thực tập và đề tài 41 3.2.6. Thực hiện các công việc khác 41 3.3. Các hoạt của Hội LHPN xã Nậm Kè được tham gia trong thời gian thực tập 42 3.4. Các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè 42 3.4.1. Khái niệm hoạt động .38 3.4.2. Các kết quả đạt được trong năm 2018 của Hội LHPN xã Nậm Kè 38
  9. vii 3.4.3. Hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè trong việc kết nối các nguồn vốn tín dụng đối với phát triển kinh tế hộ 40 3.4.4. Hoạt động trong kết nối các khóa đào tạo đối với hộ 42 3.4.5. Hoạt động trong chuyển giao công nghệ đối với hộ .43 3.4.6. Các hoạt động khác 44 3.4.7. Cơ cấu tổ chức Hội LHPN xã Nậm Kè 49 3.4.8. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối Hội LHPN xã Nậm Kè 52 3.4.9. Mối quan hệ giữa Hội LHPN xã Nậm Kè với các tổ chức khác 53 3.4.4. Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và hạn chế Hội LHPN xã Nậm Kè 54 3.5. Tóm tắt kết quả 56 3.6. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 58 3.7. Phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngg của Hội LHPN xã Nậm Kè trong thời gian tới 60 Phần 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 64 4.1. Kết luận 64 4.2. Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm trên 50% dân số cả nước, họ tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: Kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, quốc phòng an ninh, ngày càng thể hiện vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Trong suốt chặng đường đấu tranh dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước, lịch sử Việt Nam đã ghi nhận những cống hiến to lớn của phụ nữ. Trong công cuộc đổi mới đất nước của Đảng, họ luôn giữ gìn, phát huy và nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết, năng động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để vươn lên trong học tập, lao động, phấn đấu đạt những thành tích xuất sắc trên mọi lĩnh vực góp phần vào phát triển kinh tế. Trong gia đình, mỗi phụ nữ vừa là người con dâu, người vợ, người mẹ, người thầy của các con, người thầy thuốc của gia đình. Hội liên hiệp phụ nữ xã Nậm Kè là tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ trong xã; Phấn đấu vì sự phát triển của phụ nữ và bình đẳng giới. Bám sát chức năng của Hội, nhiệm vụ chính trị của đất nước, xu thế hội nhập quốc tế và nhu cầu, nguyện vọng của phụ nữ; Hội giữ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ của xã. Với tư cách là một nửa dân số Hội đã đóng góp phần lớn vào sự phát triển chung của đất nước, nhân loại. Đất nước ngày càng phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh ổn định. Có được kết quả trên là do toàn dân và các tổ chức cùng nhau phấn đấu, trong đó Hội LHPN xã Nậm Kè là một trong số tổ chức đó, Hội còn là cơ sở để Hội LHPN các cấp hoàn thành nhiệm vụ. Nậm Kè là một xã thuộc vùng biên giới đặc biệt khó khăn người dân sống 100% sống bằng nông nghiệp, trong đó phụ nữ lại đóng vai trò chủ yếu trong
  11. 2 sản xuất nông nghiệp do ít kiến thức nên họ là người gặp khó khăn về vốn, kiến thức phát triển, bị lợi dụng buôn bán sang biên giới, Tuy nhiên trong quá trình hoạt động Hội còn nhiều hạn chế và chất lượng hoạt động còn chưa cao như: Phong trào phát triển chưa đồng đều, chưa khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội chưa mạnh, vẫn còn một bộ phận cán bộ làm việc theo kiểu hành chính, chưa sâu sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của hội viên, các hình thức tập hợp phụ nữ chưa đa dạng, chưa đáp ứng yêu cầu của tình hình. Các giải pháp hỗ trợ phụ nữ giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững còn thiếu đồng bộ. Công tác giám sát, phản biệt xã hội, tham mưu đề xuất chính sách có lúc, có nơi còn bị xem nhẹ nên chưa phát huy được tác dụng và hiệu quả thực chất. Công tác phát hiện, xây dựng và biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến chưa được thực hiện thường xuyên, kịp thời, chưa tạo được sự lan tỏa trong các tầng lớp phụ nữ. Nhiều chị em chưa nhận thức đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, trong khi công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống của Hội còn còn chậm đổi mới nhất là trong bối cảnh tình hình đất nước có nhiều thay đổi và nhu cầu của phụ nữ ngày càng đa dạng. Nhận thức rõ tầm quan trọng của Hội là nền tảng cho các tầng lớp phụ nữ phát huy tốt nhất tiềm năng và quyền của phụ nữ trong xã, đặc biệt Nậm Kè là một xã biên giới, vùng sâu vùng xa phụ nữ thực tế Hội còn gặp nhiều khó khăn và bất cập trong quá trình hoạt động của mình. Để khắc phục những hạn chế, phát huy tốt vai trò và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè trong thời gian tới, trước những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập và mở cửa thì Hội phải nâng cao chất lượng hoạt động của mình để có thể tiếp tục phát triển. Xuất phát từ những lý do trên em xin tiến hành tìm
  12. 3 hiểu đề tài “Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ hội phụ nữ xã tại xã Nậm Kè huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên”. 1.2. Mục tiêu thực tập tốt nghiệp 1.2.1. Mục tiêu chung Tìm hiểu được các hoạt động của cán bộ Hội phụ nữ xã tại xã Nậm Kè trong thời gian thực tập. Nêu được phương hướng và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của hội phụ nữ xã Nậm Kè trong thời gian tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.2.1. Về nội dung - Khái quát được điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nậm Kè năm 2018. - Mô tả được các nội dung thực tập và công việc cụ thể tại cơ sở thực tập. - Khái quát được các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè được tham gia trong thời gian thực tập. - Tìm hiểu được các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè. - Tóm tắt được kết quả thực tập. - Rút ra được bài học kinh nghiệm từ thực tế. - Nêu được phương hướng và đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè trong thời gian tới. 1.2.2.2. Về thời gian - Tuân thủ đúng thời gian theo kế hoạch thực tập của nhà trường. - Thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc tại UBND xã Nậm Kè. 1.2.2.3. Về chuyên môn - Không ngừng học tập trau dồi thêm kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
  13. 4 - Chuẩn bị tốt kiến thức chuyên ngành và những kiến thức có liên quan tới thực tế công việc trong tương lai. 1.2.2.4. Về thái độ, kỹ năng làm việc - Có tinh thần và thái độ làm việc nghiêm túc, làm theo kế hoạch đã được quy định trong thời gian thực tập và chấp hành nghiêm túc nội quy của UBND xã Nậm Kè. - Tham gia đầy đủ, tích cực các hoạt động của UBND khi được phân công. Đồng thời chủ động ghi chép về những nội dung đã thực tập tại cơ sở và chuẩn bị thông tin để viết báo cáo thực tập. 1.2.2.5. Về kỹ năng sống - Giữ mối quan hệ tốt và nghiêm túc với tất cả các cán bộ công nhân tại đơn vị thực tập. - Giao tiếp, ứng xử lịch sự, nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêm nhường. 1.2.2.6. Yêu cầu về kết quả đạt được - Tạo được mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập. - Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường. - Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm. - Thu thập đủ số liệu phục vụ cho việc viết báo cáo. 1.3. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập - Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc. - Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp hành mọi phân công của nơi thực tập. - Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập. - Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
  14. 5 - Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cộng đồng và xã hội. - Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của Pháp luật và của cơ sở thực tập. - Nhận thức đúng đắn đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân. 1.4. Ý nghĩa đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu Giúp cho sinh viên có cơ hội làm quen với thực tế, nâng cao kiến thức học tập được từ nhà trường và rút ra những bài học kinh nghiệm để phục vụ công tác sau này. Đề tài cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên các khóa sau. 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn Cho thấy thực tiễn các hoạt động của Hội, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình công tác của cán bộ Hội LHPN xã Nậm Kè từ đó xác định được phương hướng và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để tham khảo cho việc nâng cao chất lượng hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè nói riêng và các Hội LHPN xã khác. 1.5. Nội dung và phương pháp thực hiện 1.5.1. Nội dung thực tập - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nậm Kè năm 2018. - Mô tả nội dung thực tập và công việc cụ thể tại cơ sở thực tập. - Khái quát được các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè được tham gia trong thời gian thực tập.
  15. 6 - Tìm hiểu các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè. - Tóm tắt kết quả thực tập. - Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế. - Đề xuất phương và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. 1.5.2. Phương pháp thực hiện 1.5.2.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp Các thông tin được thu thập thông qua các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo liên quan đến Hội LHPN xã Nậm Kè, các tài liệu thống kê, báo cáo tổng kết của văn phòng UBND xã Nậm Kè. Ngoài ra thông tin thứ cấp còn được thu thập từ mạng internet, sách, báo, về các vấn đề liên quan đến Hội LHPN xã Nậm Kè. 1.5.2.2. Phương pháp quan sát Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và xử lí công việc của các cán bộ, công chức. 1.5.2.3. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia Tiếp cận có sự tham gia, còn được gọi là tham gia học và thực hành là một tập hợp nhiều phương pháp và kỹ năng vào sự vận dụng linh hoạt phụ thuộc vào hoàn cảnh thực tế. Phương pháp này có khả năng huy động kiến thức của người học, đúc rút kinh nghiệm từ nhiều nguồn khác nhau, mang lại hiệu quả cao hơn trong việc ứng dụng kiến thức, khuyến khích sinh viên chia sẻ kinh nghiệm và tính sáng tạo, bầu không khí hợp tác và thân thiện, có khả năng đem lại những thay đổi tích cực và lâu dài. 1.5.2.4. Phương pháp mô tả Nhằm mô tả các hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ xã Nậm Kè
  16. 7 1.5.2.5. Phương pháp phân tích swot Là phương pháp giúp xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của Hội. Thông qua bảng swot nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội. 1.5.2.6. Phân tích sơ đồ venn Đây là biểu đồ thể hiện mối quan hệ ảnh hưởng giữa các tổ chức. Biểu đồ giúp xác định vai trò, vị trí của Hội đối các tổ chức khác trong việc nâng cao chất lương hoạt động của Hội. 1.5.2.7. Phương pháp tổng hợp Tổng hợp các tài liệu, số liệu đã thu thập, chọn lọc các tài liệu cần thiết. 1.6. Thời gian và địa điểm thực tập 1.6.1. Thời gian thực tập Thời gian thực tập bắt đầu từ ngày 13 tháng 8 năm 2018 đến 23 tháng 12 năm 2018. 1.6.2. Địa điểm thực tập Địa điểm thực tập: Xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  17. 8 Phần 2 TỔNG QUAN 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Quan điểm về công tác phụ nữ 2.1.1.1. Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin đối với công tác phụ nữ Quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác đã khẳng định rằng: Địa vị của phụ nữ trong xã hội không phải là một hiện tượng riêng biệt tách rời ngoài xã hội, bất di bất dịch, mà gắn liền với sự biến đổi của loài người trải qua 5 hình thái kinh tế - xã hội cùng với phương thức sản xuất và những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.[11] Trong tác phẩm: “Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước” Ăng-ghen đã chứng minh: - Trong xã hội cộng sản nguyên thủy chưa có chế độ tư hữu, chưa có bóc lột giai cấp thì phụ nữ chưa bị áp bức bóc lột, chưa bị bất bình đẳng so với nam giới mà còn có địa vị quyết định trong bộ lạc, chế độ mẫu hệ hình thành. - Khi xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ trên cơ sở hình thành sự phân chia giai cấp đầu tiên trong lịch sử (giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ) thì cũng đồng thời diễn ra những thay đổi trong sự phân công lao động xã hội. Nam giới ngày càng chiếm hữu của cải riêng, địa vị được nâng cao và vai trò của phụ nữ bị hạ thấp. Chế độ phong kiến và chế độ tư bản ra sức tăng cường chế độ phụ quyền bằng cả hệ thống pháp luật, chính sách, văn hóa, làm cho địa vị của người phụ nữ ngày càng bị hạ thấp. Địa vị thấp kém của phụ nữ kéo dài hàng ngàn năm, tình trạng ấy dần dần thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm trở thành phong tục tập quán như tự nhiên của mọi người trong xã hội. - Từ nguồn gốc phụ nữ bị áp bức, chủ nghĩa Mác - Lê nin khẳng định: “Sự nghiệp giải phóng phụ nữ là một bộ phận khăng khít gắn liền với sự nghiệp giải phóng giai cấp, với cuộc đấu tranh cách mạng để xóa bỏ chế độ tư hữu về
  18. 9 tư liệu sản xuất, chế độ xã hội bóc lột giai cấp, xây dựng chủ nghĩa xã hội tiến lên chủ nghĩa cộng sản”.[11] Từ thực tế lịch sử, Mác đã khẳng định: “Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc chắn sẽ không làm nổi” điều này thể hiện vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội.[11] Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin còn chỉ ra mối quan hệ hữu cơ giữa sự nghiệp giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng giai cấp. Các ông cho rằng: Muốn giải phóng phụ nữ thì phải đấu tranh xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến lên cộng sản chủ nghĩa, như vậy mới xóa bỏ tận gốc sự áp bức đối với phụ nữ và tạo những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội để đảm bảo mọi quyền lợi của phụ nữ. Ngược lại muốn giải phóng giai cấp, xóa bỏ chế độ bóc lột, xây dựng chủ nghĩa xã hội thắng lợi thì giai cấp vô sản phải tạo điều kiện giải phóng phụ nữ vì: - Thứ nhất, không giải phóng phụ nữ, không huy động được phụ nữ tham gia cách mạng thì cách mạng không thể thắng lợi. - Thứ hai, phụ nữ là một nửa nhân loại, nếu phụ nữ chưa được giải phóng thì sự nghiệp của giai cấp vô sản chưa thực hiện được.[11] Như vậy, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin đã rất chú trọng đến lực lượng phụ nữ và chỉ ra được muốn giải phóng xã hội khỏi áp bức bất công thì cần phải có sự tham gia tích cực của phụ nữ.[11] Tư tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lênin là tư tưởng nền tảng quan trọng nhất khi đề cập đến vai trò phụ nữ. 2.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, công tác vận động phụ nữ Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, công tác vận động phụ nữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, nhà tư tưởng lớn của thời đại. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống hoàn chỉnh những quan điểm về đường lối cách mạng và sự chuẩn mực về tính cách Việt Nam trong thời
  19. 10 đại mới: Giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người. Sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ bắt đầu từ con người và cũng trở lại về với con người. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng và vì quần chúng, trong đó, phụ nữ là một lực lượng quan trọng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ thể hiện rõ ở những nội dung sau đây: - Một là, sự nghiệp giải phóng phụ nữ trước hết phải gắn liền với giải phóng dân tộc. - Hai phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong đời sống xã hội con người. - Ba là, phụ nữ là một lực lượng quan trọng trong xã hội. Trong công tác và cuộc sống hằng ngày, Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và quan tâm, chăm sóc đến cuộc sống của phụ nữ.[11] Có ý nghĩa đối với đề tài là tư tưởng, cơ sở tiền đề cho tìm hiểu Hội có hoạt động, phát triển hay phát huy được vai trò của mình. 2.1.1.3. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về công tác vận động phụ nữ và công tác cán bộ phụ nữ Phụ nữ Việt Nam luôn giữ một vị trí, vai trò quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Giải phóng và phát triển toàn diện phụ nữ là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam có ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sự phát triển của đất nước. Bồi dưỡng lực lượng phụ nữ, phát huy sức mạnh và chăm lo phát triển mọi mặt của phụ nữ là nhiệm vụ thường xuyên rất quan trọng của Đảng trong mọi thời kỳ cách mạng.[11] Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đổi mới và tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động phụ nữ là một yêu cầu quan trọng của sự nghiệp phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, đảm bảo phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Nghị quyết 04 - NQ/TW ngày 12/7/1993 của Bộ
  20. 11 Chính trị về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới đã nêu ra các quan điểm cụ thể như sau: - Quan điểm thứ nhất, Phụ nữ Việt Nam có truyền thống lịch sử vẻ vang, có những tiềm năng to lớn, là một động lực quan trọng của công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội. Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người. Khả năng và điều kiện lao động, trình độ văn hóa, vị trí xã hội, đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ có ảnh hưởng sâu xa đến sự phát triển của thế hệ tương lai. Vì vậy, phải xem phụ nữ là một mục tiêu và nội dung quan trọng của công cuộc đổi mới vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. - Quan điểm thứ hai, mục tiêu giải phóng phụ nữ hiện nay là thiết thực cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao vị trí xã hội của phụ nữ, thực hiện tốt nam, nữ bình đẳng, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, xây dựng người phụ nữ Việt Nam có sức khỏe, có kiến thức, năng động sáng tạo, biết làm giàu chính đáng, quan tâm đến lợi ích xã hội và cộng đồng, có lòng nhân hậu. - Quan điểm thứ ba, sự nghiệp giải phóng phụ nữ và công tác phụ nữ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân, của toàn xã hội và từng gia đình.[2] Với Nhà nước thì điều quan trọng nhất là xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách pháp luật và kiểm tra đôn đốc việc thực hiện, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của phụ nữ và trẻ em, nhằm tạo điều kiện phát huy tốt nhất nguồn lực phụ nữ đóng góp cho sự phát triển của đất nước.[11] =>Xuất phát từ những quan điểm đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh lịch sử nước ta. Từ những năm 1930 Đảng ta đã tập hợp, lãnh đạo lực lượng phụ nữ tham gia vào các tổ chức đoàn thể với mục đích là mưu cầu quyền lợi cho phụ nữ, làm cho phụ nữ được giải phóng triệt để. Hội phụ nữ
  21. 12 giải phóng, hội phụ nữ Dân chủ, Hội phụ nữ phản đế, Hội phụ nữ cứu quốc, đó là những tổ chức về giới đầu tiên trong lịch sử cách mạng. Từ những tổ chức phụ nữ tiền thân đó, ngày 20/10/1930 Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chính thức thành lập. Là cơ sở, đường lối cho sự hoạt động, phát triển của Hội. 2.1.2. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập 2.1.2.1. Khái niệm cán bộ, viên chức * Theo Luật số: 22/2008/QH12, tại điều 4 quy định như sau: Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.[3] Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.[3]
  22. 13 * Cán bộ, công chức cấp xã: - Cán bộ xã: Là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. - Công chức cấp xã: Là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã Theo Khoản 2, khoản 3 Điều 61 của Luật cán bộ, công chức 2008, Cán bộ có các chức danh như sau: + Chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân. + Chủ tịch, phó chủ tịch uỷ ban nhân dân. + Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. + Bí thư Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. + Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. + Chủ tịch hội đồng nhân dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có Tổ chức hội nông dân Việt Nam). + Chủ tịch hội cựu chiến binh Việt Nam. - Công chức cấp xã có các chức danh sau đây: + Trưởng công an. + Chỉ huy trưởng quân sự. + Văn phòng - thống kê. + Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã). + Tài chính - kế toán. + Tư pháp - hộ tịch. + Văn hoá - xã hội.
  23. 14 - Hội đồng nhân dân cấp xã: Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương (cấp xã), đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. - Ủy ban nhân dân cấp xã: Do Hội đồng nhân dân cấp xã bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên. - Bổ nhiệm: Là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật. - Luân chuyển: Là việc cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý được cử hoặc bổ nhiệm giữ một chức danh lãnh đạo, quản lý khác trong một thời hạn nhất định để tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện theo yêu cầu nhiệm vụ.[3] 2.1.2.2. Khái niệm Hội LHPN * Khái niệm Hội: - Hội trong pháp luật Việt Nam, ngay từ khi ban hành các văn bản về hội đầu tiên của nước ta, khái niệm “hội” đã được đề cập: + Theo sắc lệnh số 52/SL ngày 22/4/1946 về hội của chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa: Hội là một đoàn thể có tính cách vĩnh cửu gồm hai hoặc nhiều người giao ước hiệp lực mà hành động để đạt mục đích chung; mục đích ấy không phải để chia lợi tức (Điều 1).[1] + Hiện nay, hội theo định nghĩa pháp lý được quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ - CP của chính phủ, “Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
  24. 15 của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan”.[4] * Điều kiện để thành lập tổ chức Hội cơ sở: - Ngoài việc thành lập theo đơn vị hành chính (xã, phường, thị trấn), những tổ chức Hội có tính chất đặc thù về nhiệm vụ chính trị, về đối tượng hội viên, được sự thống nhất của cấp uỷ cùng cấp và Hội cấp trên thì thành lập tổ chức Hội tương đương Hội LHPN cơ sở và do Ban Thường vụ Hội Liên hiệp phụ nữ cấp huyện quyết định.[7] * Các loại hình tổ chức Hội cơ sở - Hội LHPN cơ sở được thành lập theo địa bàn dân cư (địa giới hành chính). - Hội LHPN cơ sở được thành lập trong các cơ quan đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. - Hội LHPN cơ sở được thành lập trong cơ quan chuyên trách Hội các cấp. - Hội LHPN cơ sở được thành lập trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - Hội LHPN cơ sở được thành lập trong các chợ, siêu thị, Trung tâm thương mại, - Hội LHPN cơ sở được thành lập trong các trường (dân lập) và một số cơ sở tôn giáo (chùa, nhà thờ).[7] * Mô hình tổ chức bộ máy Hội cơ sở Thống nhất mô hình Hội LHPN cơ sở - Chi hội. Ở những chi hội có số lượng hội viên từ 50 người trở lên có thể thành lập các tổ phụ nữ. Cán bộ chi hội gồm chi hội trưởng và một hoặc hai chi hội phó do hội viên bầu trên cơ sở giới thiệu của Chi ủy và Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở. Cán bộ tổ phụ nữ gồm tổ trưởng và một hoặc hai tổ phó do hội viên bầu. Những nơi có tổ phụ nữ, việc sinh hoạt hội có thể thực hiện tại tổ.
  25. 16 Chi hội phụ nữ, tổ phụ nữ được kiện toàn định kỳ vào dịp đại hội đại biểu phụ nữ cấp cơ sở. Ngoài mô hình trên, tại các cơ sở Hội, có thể hình thành các câu lạc bộ, nhóm/tổ phụ nữ có tính chất đặc thù thuộc sự quản lý, điều hành của Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ cơ sở hoặc của chi hội.[7] * Khái niệm: + Hội Liên hiệp Phụ nữ xã (cấp cơ sở) là nền tảng của tổ chức Hội, được thành lập theo xã, phường, thị trấn và tương đương. + Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã quyết thành lập: Các chi hội theo thôn, ấp, khu phố, bản làng, buôn, dưới chi hội có thể lập tổ phụ nữ theo địa bàn dân cư. Các câu lạc bộ, chi hội, tổ phụ nữ có tính chất đặc thù theo nghề nghiệp, độ tuổi, Chi hội, tổ phụ nữ sinh hoạt ít nhất 3 tháng một lần.[7] 2.1.2.3. Hội phụ nữ Việt Nam * Khái niệm: Điều 9 Hiến pháp 2013 quy định về Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam như sau: - Là tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên, cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội: Giám sát, phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
  26. 17 - Được Nhà nước tạo điều kiện hoạt động. - Trung ương Hội LHPN Việt Nam có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội.[12] * Chức năng, nhiệm vụ Ngày 01/8/2012, đồng chí Nguyễn Thị Thanh Hòa, Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam đã kí ban hành Hướng dẫn số 13/HD-BCH về việc hướng dẫn thực hiện Điều lệ Hội LHPN Việt Nam: Điều 1: Chức năng 1.1 Chức năng của Hội LHPN Việt Nam - Chức năng đại diện: Tổ chức Hội LHPN Việt Nam thay mặt cho các tầng lớp phụ nữ Việt Nam để thực hiện một hoặc một số hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc Điều lệ Hội LHPN Việt Nam. - Chức năng đoàn kết, vận động: Hội LHPN Việt Nam tuyên truyền, thuyết phục hội viên, phụ nữ đoàn kết, tham gia thực hiện các hoạt động hướng đến mục đích chung của tổ chức Hội.[7] 1.2 Nội dung chức năng của Hội LHPN Việt Nam: - Tham gia xây dựng chính sách pháp luật: + Trình dự án Luật ra Quốc hội (Luật mới; Luật sửa đổi, bổ sung). + Tham mưu, đề xuất chính sách với Đảng, Chính phủ. + Tham gia các ban soạn thảo, tổ biên tập, nhóm công tác. + Đóng góp ý kiến vào các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. + Ký kết liên tịch với các cơ quan Nhà nước. + Thực hiện phản biện xã hội đối với luật pháp, chính sách liên quan. - Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật: + Tham gia đoàn giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước: Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
  27. 18 + Thông qua việc tham gia các cơ chế đại diện: Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ban chỉ đạo, Hội đồng bầu cử, các Hội đồng khác. + Thông qua giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. + Thông qua hoạt động của tổ chức Hội để tập hợp các kiến nghị, đề xuất của phụ nữ. + Động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát. - Thực hiện vai trò nòng cốt trong đoàn kết, vận động phụ nữ tổ chức các hoạt động phát huy tiềm năng, quyền làm chủ của phụ nữ: + Có các hình thức phù hợp, thiết thực để tập hợp các tầng lớp phụ nữ. Phát động các phong trào, cuộc vận động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, đồng thuận trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. + Tuyên truyền giáo dục tư tưởng chính trị và đạo đức cách mạng, quyền và nghĩa vụ công dân, tăng cường mối liên hệ giữa phụ nữ với Đảng và Nhà nước. + Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; hỗ trợ nâng cao năng lực, trình độ; đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp phụ nữ. - Vận động xã hội thực hiện bình đẳng giới: + Nâng cao nhận thức của xã hội về bình đẳng giới; vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và xã hội. + Xây dựng đội ngũ chuyên gia, nâng cao năng lực của cán bộ Hội LHPN các cấp. + Thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. + Huy động các nguồn lực; tăng cường vận động hành lang. + Động viên phụ nữ phát huy tự tin, chủ động tiềm năng, thế mạnh.[7]
  28. 19 Điều 2: Nhiệm vụ - Tuyên truyền, giáo dục phụ nữ về chính trị, tư tưởng, lý tưởng cách mạng, phẩm chất đạo đức, lối sống; thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. - Vận động, hỗ trợ phụ nữ nâng cao năng lực, trình độ, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và xây dựng gia đình hạnh phúc. - Tham mưu đề xuất, tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới. - Xây dựng, phát triển tổ chức Hội vững mạnh. - Đoàn kết, hợp tác với phụ nữ các nước, các tổ chức, cá nhân tiến bộ trên thế giới vì bình đẳng, phát triển và hòa bình.[7] Điều 9: Nguyên tắc tổ chức và hoạt động * Nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, liên hiệp, thống nhất hành động trong tổ chức và hoạt động của Hội LHPN các cấp: - Tự nguyện: thể hiện ở sự chủ động, tự giác tham gia tổ chức và hoạt động Hội của mỗi người phụ nữ mà không bị chi phối bởi bất kỳ một áp lực nào. - Dân chủ: là mỗi hội viên được quyền tham gia bàn bạc công việc chung của Hội; được ứng cử, đề cử, bầu cử, tham gia biểu quyết theo quy định của pháp luật. - Liên hiệp: là tập hợp đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, không phân biệt thành phần, giai cấp, tuổi tác, vùng miền, dân tộc, tôn giáo vào tổ chức Hội phấn đấu vì mục tiêu chung; cơ quan lãnh đạo các cấp bao gồm cơ cấu đại diện các ngành nghề, lĩnh vực, vùng miền, các tầng lớp phụ nữ cùng hướng tới mục đích chung của tổ chức Hội.
  29. 20 - Thống nhất hành động: Thể hiện ý chí, nguyện vọng, quyết tâm của hội viên, phụ nữ tham gia xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện tôn chỉ mục đích đã đề ra.[7] * Nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của cơ quan lãnh đạo Hội các cấp: - Cơ quan lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. - Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp báo cáo và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước Đại hội, cấp ủy cùng cấp và Ban Chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên trực tiếp. - Nghị quyết của cơ quan lãnh đạo Hội các cấp chỉ có giá trị thi hành khi có hơn một nửa số thành viên của cơ quan lãnh đạo Hội tán thành. Trước khi biểu quyết, mỗi thành viên được phát biểu ý kiến của mình. Khi thi hành, phải thực hiện Nghị quyết của tập thể; thành viên có ý kiến thuộc về thiểu số được quyền bảo lưu ý kiến và khi cần thiết được báo cáo với Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên trực tiếp hoặc cấp ủy cùng cấp. Khi chưa có ý kiến của Hội Liên hiệp phụ nữ cấp trên trực tiếp hoặc cấp ủy cùng cấp, thành viên đó phải chấp hành nghị quyết của tập thể và không được truyền bá ý kiến trái với nghị quyết. - Cơ quan lãnh đạo các cấp Hội được quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình song không được trái với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Hội cấp trên.[7] Điều 10: Hệ thống tổ chức và tư cách pháp nhân của các cấp Hội * Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam gồm 4 cấp: - Cấp Trung ương. - Cấp tỉnh (bao gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương).
  30. 21 - Cấp huyện (bao gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương); - Cấp cơ sở (bao gồm Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, phường, thị trấn và tương đương).[7] * Trung ương Hội; Hội Liên hiệp Phụ nữ các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội Liên hiệp Phụ nữ các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ các xã, phường, thị trấn có tư cách pháp nhân độc lập, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.[7] 2.1.3. Tầm quan trọng của Hội liên hiệp phụ nữ xã Nậm Kè - Hội LHPN xã Nậm Kè không chỉ hoạt động chính trị, Hội còn là đầu mối quy tụ, tổ chức thực hiện những hoạt động xã hội sâu rộng trong mọi tầng lớp phụ nữ tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh”. Hội luôn quan tâm thu hút các tầng lớp phụ nữ tham gia thực hiện các hoạt động nhân đạo từ thiện, các hoạt động xã hội phù hợp với yêu cầu xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. - Trong hoạt động phát triển hội viên: Hội quy tụ, tập hợp rộng rãi các đối tượng phụ nữ, không phân biệt tầng lớp giàu nghèo, tôn giáo, dân tộc, thu hút đa dạng đối tượng hội viên ngoài đối tượng nữ nông thôn lao động nông nghiệp, phụ nữ lực lượng vũ trang, phụ nữ công nhân viên chức và lao động phụ nữ nội trợ, nay còn thêm nhiều đối tượng mới: nữ khoa học, nữ văn nghệ sĩ, nữ doanh nhân, Vận động phụ nữ trong các thành phần kinh tế tập thể, cá nhân, tư nhân, liên doanh, hợp doanh, - Hội giúp phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng, Hội LHPN xã Nậm Kè là trường học nâng cao nâng lực và kiến thưc mọi mặt của phụ nữ, giúp chị em có cơ hội tiếp cận kiên thức thông tin, từ đó có quyền năng về chính trị, kinh tế, khẳng định vị thế của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội. Những hoạt
  31. 22 động này góp phần thay đổi và nâng cao nhận thức về giói, bình đẳng giới của toàn xã hội. - Hội còn thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về bình đẳng giới không chỉ cho hội viên mà cho cả nam giới và các chương trình, dự án cho phụ nữ được tham gia vào quá trình phát triển. 2.1.4. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập - Nghị quyết số 04 - NQ/TW về “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới" (ngày 12/7/1993) - Số 19/2003/NĐ - CP: “Nghị định quy định trách nhiệm của cơ quan Hành chính Nhà nước các cấp trong việc đảm bảo cho các cấp Hội LHPN Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước”. - Chỉ thị số 37 - CT/TW về “Một số vấn đề về công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” (ngày 29/9/1993). - Chỉ thị số 28 - CT/TW về thực hiện NQ 04 “Đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới” (ngày 16/5/1994). - Nghị quyết số 11/NQ/TW của Bộ Chính trị: Về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội: Luật cán bộ, công chức. - Số 05/HD-BCH, ngày 29 tháng 6 năm 2017: Hướng dẫn thực hiện điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam. - Nghị định số 45/2010/NĐ - CP của Chính phủ: Quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội. 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác 2.2.1.1. Kinh nghiệm của Hội liên hiệp phụ nữ huyện Hoài Nhơn tỉnh Bình Định Từ thực tế các hoạt động phong trào Hội rút ra bài học kinh nghiệm:
  32. 23 - Tranh thủ sự lãnh đạo của Đảng và hỗ trợ của chính quyền và các ngành, đoàn thể để có nguồn lực tổ chức thực hiện. - Đội ngũ cán bộ phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, của Hội, pháp luật của Nhà nước và vận dụng một cách sáng tạo vào từng điều kiện cụ thể của địa phương. Triển khai thực hiện phong trào thi đua gắn liền với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và xây dựng Hội vững mạnh. - Luôn đổi mới nội dung và phương thức hoạt động gắn liền với nhiệm vụ chính trị của địa phương, phù hợp với tâm lý của chị em. - Luôn coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ Hội gắn với việc củng cố chất lượng hoạt động của tổ chức Hội cơ sở. Đa dạng hóa các mô hình tập hợp thu hút các tầng lớp phụ nữ bảo đảm tính liên hiệp của tổ chức Hội. - Xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt có bản lĩnh chính trị, có trình độ năng lực, có phẩm chất đạo đức, tâm huyết với công tác Hội và sự bình đẳng giới. - Coi trọng phát huy trí tuệ tập thể, mở rộng dân chủ, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. - Gắn công tác quy hoạch, đào tạo nguồn với việc thực hiện các chính sách và biện pháp đồng bộ cả về đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đề bạt cán bộ. - Bản thân phụ nữ phải nổ lực phấn đấu công tác học tập, phải có sự chia sẻ, ủng hộ từ phía gia đình và đồng nghiệp, biết kết hợp hài hòa giữa công tác xã hội và công việc gia đình. - Có sự khen thưởng kịp thời để khuyến khích động viên.[11] OOOO 2.2.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương Với kinh nghiệm thực tiễn của HLHPN tỉnh Điện Biên đã đưa ra một số kinh nghiệm sau:
  33. 24 - Việc ban hành chủ trương, chính sách phù hợp tạo điều kiện cho sự tiến bộ của phụ nữ và quán triệt lồng ghép giới trong các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, đi đôi với những biện pháp chỉ đạo kiên quyết của cấp uỷ Đảng, Chính quyền, sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả của các cấp, các ngành trong tổ chức thực hiện, với sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của công tác phụ nữ và sự nghiệp bình đẳng giới. - Với vai trò chủ thể, là nhân tố trực tiếp quyết định sự tiến bộ của phụ nữ và bình đẳng giới, Hội phụ nữ Việt Nam nói chung và Hội phụ nữ xã Nậm Kè nói riêng phải không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao nhận thức, năng lực, trình độ mọi mặt, phát huy nội lực, tinh thần hợp tác, tương thân tương ái, chủ động giải quyết những vấn đề đặt ra đối với phụ nữ, bản thân và gia đình. - Giữ vai trò nòng cốt trong công tác phụ nữ, Hội phải không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, chủ động tham mưu đề xuất và làm tốt công tác vận động thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Đội ngũ cán bộ Hội là yếu tố then chốt xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, cán bộ Hội các phải gương mẫu, đoàn kết, không ngừng nâng cao trình độ, năng lực, năng động, sáng tạo, sâu sát cơ sở, gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với hội viên, phụ nữ. - Chủ động, sáng tạo, bám sát sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Hội Phụ nữ xã; sự chỉ đạo của Đảng ủy xã, tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của Chính quyền, sự phối kết hợp của các đoàn thể xã để tăng nguồn lực phục vụ cho hoạt động của Hội. - Hoạt động của Hội phải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích thiết thực của phụ nữ, phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.
  34. 25 - Các phong trào, hoạt động Hội phải luôn bám sát thực tiễn cơ sở một cách thiết thực, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Hội. - Phải chú trọng tổng kết thực tiễn, nhân rộng các mô hình, cách làm hiệu quả; kịp thời cơ, tổng kết công tác phối hợp, liên tịch với các Ban, ngành, đoàn thể xã để thực hiện hiệu quả phương châm “Xã hội hóa công tác Hội”.[15] Bài học rút ra để tránh những hoạt động không hiệu quả của Hội. 2.2.3. Lịch sử hình thành Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam Phụ nữ Việt Nam vốn sinh ra trong một đất nước với nền văn minh với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn bị kẻ thù xâm lược, đòi sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: Là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm, là những người lao động trí óc và lao động chân tay cần cù, sáng tạo, thông minh, là người nghệ sĩ bảo vệ, gìn giữ, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hóa dân tộc, là người chủ gia gia đình, Quá trình hình thành Hội như sau: - Năm 1930-1936: Tổ chức Phụ nữ giải phóng dần hình thành, thu hút đông đảo phụ nữ tham gia vào cao trào đấu tranh cách mạng (điển hình là Xô viết Nghệ Tĩnh). Tổ chức đã tuyên truyền, vận động phụ nữ tham gia đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế, đòi cải thiện đời sống, chống áp bức của đế quốc phong kiến. - Năm 1936-1938: Trước yêu cầu của cách mạng, Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 8/1937 về công tác vận động phụ nữ đặt ra nhiệm vụ chống phát xít, chống chiến bằng hình thức công khai, hợp pháp. Vì vậy, tổ chức cách mạng của phụ nữ được đổi thành Hội phụ nữ dân chủ. Hội đã tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ, nam nữ bình đẳng và tổ chức các hoạt động gắn với tính
  35. 26 chất ngành nghề của phụ nữ để đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi cho phụ nữ như: hội Ái hữu, hội Truyền bá quốc ngữ. - Năm 1939-1941: Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ bùng nổ. Đảng chủ trương: "Vận động phụ nữ tổ chức các hội phụ nữ phản chiến, các hội cứu tế, bảo an, để giúp đỡ nhau, chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình". Để phù hợp với tình hình, hội lấy tên là Hội phụ nữ phản đế. Hội đã vận động chị em tham gia mít tinh, biểu tình, lập các hội cứu tế, bảo an, tham gia chống bắt lính với khẩu hiệu chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình, đòi bồi thường chiến tranh. - Năm 1941-1945: Đoàn phụ nữ cứu quốc được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Đoàn Phụ nữ cứu quốc đã vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập mặt trận Việt Minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc đánh Pháp, đuổi Nhật, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng. Phụ nữ là lực lượng hùng hậu, đóng góp lớn vào thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945. - Ngày 20 tháng 10 năm 1946, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam chính thức được thành lập gồm nhiều đoàn thể phụ nữ trong đó Đoàn Phụ nữ Cứu quốc là tổ chức trụ cột, lãnh đạo phong trào phụ nữ trong cả nước, góp phần quan trọng vào thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống pháp (1946-1954). - Ngày 18-29/4/1950: Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ Nhất. Đoàn Phụ nữ cứu quốc hợp nhất với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Bà Lê Thị Xuyến được bầu là Chủ tịch Hội. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế. - Ngày 8/3/1961, Hội Liên hiệp Phụ nữ giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập, là một tổ chức phân nhánh độc lập của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam do Nuyễn Thị Định được bầu làm Chủ tịch.
  36. 27 - Năm 1976, Hội Liên hiệp Phụ nữ Giải phóng miền Nam Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hợp nhất lại thành một tổ chức thống nhất thành một tổ chức là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. - Từ 1976 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam lớn mạnh không ngừng, là tổ chức chính trị - xã hội nòng cốt, đóng góp to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, hội đã đạt được những bước tiến dài trên con đường tạo lập vị thế bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam.[18] Cho thấy được vai trò của Hội phụ nữ trong công cuộc dựng và giữ nước. 2.2.4. Lịch sử hình Hội phụ nữ xã Nậm Kè huyện mường nhé tỉnh điện biên Xã Nậm Kè được chia tách từ xã Mường Toong, thành lập từ ngày 24 tháng 04 năm 2006 theo Nghị định số 27/2006/NĐ - CP ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về việc thành lập xã thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Trên cơ sở đó Hội phụ nữ xã Nậm Kè cũng được thành lập.[5]
  37. 28 Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại xã Nậm Kè huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Xã Nậm Kè có tổng diện tích tự nhiên là 15.303,29 ha, có đường biên giới dài 19,6 km tiếp giáp với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. + Diện tích đất nông nghiệp là 118,23 ha. + Diện tích đất chưa sử dụng là 3.118,77 ha + Diện tích đất chuyên dùng là 82,48ha + Diện tích đất ở là 105,44 ha - Vị trí địa lý của xã: + Phía Tây giáp xã Mường Nhé. + Phía Bắc giáp xã Mường Toong, xã Huổi Lếch. + Phía Đông giáp xã Pá Mỳ. + Phía Nam giáp xã Quảng Lâm, xã Na Cô Sa huyện Nậm Pồ. + Phía Tây Nam giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Xã Nậm Kè là xã vùng núi đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện khoảng 29km về phía Đông Nam.[8] - Khí hậu: + Xã Nậm Kè thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, đồng thời bị chi phối bởi đặc trưng của khí hậu vùng cao Tây Bắc với những đặc điểm riêng của thời tiết miền núi phía Đông Nam huyện Mường Nhé. Hàng năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng mưa nhiều. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau khí hậu khô hanh, rét và mưa nhiều. + Lượng mưa cả năm là 2439 chiếm khoảng 78% lượng mưa cả năm, song mùa mưa lại tập chung vào tháng 6,7,8 trong tháng này thường tập trung
  38. 29 mưa lớn gây sói mòn, rửa trôi đất ở những khu vực đồi núi dốc, đặc biệt là ở đồi núi dốc chiếm khoảng 22% lượng mưa cả năm. + Nhiệt độ trung bình trong khoảng năm 22,25 độ C, nhiệt độ năm trung bình chênh lệch giữa các vùng núi đã và vùng bồn địa khoảng 4 độ C. Nhiệt độ trung bình năm 19-23 độ C. + Xã Nậm Kè chịu ảnh hưởng của gió lào, gió mùa đông bắc, gió lào kéo dài từ tháng 7 rất khô và nóng. Gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.[8] - Dân cư: Dân cư xã Nậm Kè phân bố giải rác trên các sườn đồi núi. Với diện tích nêu trên xã Nậm Kè gồm 12 thôn bản có tổng số hộ là 835 hộ bằng 4.635 nhân khẩu với 7 dân tộc anh em cùng sinh sống (2018): Kinh chiếm 2,7%, Thái chiếm 12,34%, Cống chiếm 6,28%, Mông chiếm 69,58%, Dao chiếm 5,95%, Sán Chỉ chiếm 3% và Sila chiếm 0,15%.[8] 3.1.2. Những thành tựu đã được được của cơ sở thực tập 3.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu của xã Nậm Kè Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức xã Nậm Kè (Ghi chú: Mối quan hệ làm việc)
  39. 30 3.1.2.2. Cơ cấu cán bộ xã Nậm Kè năm 2018 Bảng 3.1. Cơ cấu cán bộ xã Nậm Kè năm 2018 STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng Tỷ lệ (%) 1 Tổng số cán bộ Người 50 100 Giới tính: 2 Nam Người 38 76 Nữ Người 12 24 Dân tộc: Thái Người 31 62 Kinh Người 1 2 Mông Người 6 12 3 Cống Người 9 18 Mường Người 1 2 Tày Người 1 2 Sán chỉ Người 1 2 Trình độ văn hóa: Tiểu học Người 2 4 4 Trung học cơ sở Người 21 42 Trung học phổ thông Người 27 54 Trình độ chuyên môn: Không chuyên môn Người 26 52 Sơ cấp Người 1 2 5 Trung cấp Người 18 36 Cao đẳng Người 2 4 Đại học Người 4 8 Độ tuổi: Dưới 30 tuổi Người 23 46 6 30<40 Người 19 38 40<50 Người 2 4 Trên 50 tuổi Người 6 12 (Nguồn: Văn phòng xã Nậm Kè)
  40. 31 Qua bảng trên ta thấy toàn xã có tổng số 50 cán bộ công nhân viên gồm cán bộ chuyên trách, công chức, nhân viên hợp đồng và các nhân viên khác, trong đó có 38 nam chiếm 76% và 12 nữ chiếm 24%. Gồm 7 dân tộc và tỷ lệ như sau: dân tộc thái có 31 người chiếm 62% (cao nhất), dân tộc mông có 06 người chiếm 12%, dân tộc cống có 09 người chiếm 18%, dân tộc mường, tày, sán chỉ, và kinh đều có 01 người và cùng chiếm 2%. Trình độ văn hóa như sau: tiểu học có 2 người chiếm 4%, trung học cơ sở có 21 người chiếm 42% và trung học phổ thông có 27 người chiếm 54%. Trình độ chuyên môn gồm không chuyên môn cao nhất có 26 người chiếm 52%, sơ cấp có 01 người chiếm 2%, trung cấp có 18 người chiếm 36%, cao đẳng có 02 người chiếm 4% và đại học có 4 người chiếm 8%. Độ tuổi dưới 30 có 23 người chiếm 46%, từ 30 < 40 tuổi có 19 người chiếm38%, từ 40 <50 tuổi có 2 người chiếm 4%, từ 50 tuổi trở lên có 06 người chiếm 12%. 3.1.2.3. Nông thôn mới Nậm Kè vốn là một xã đặc biệt khó khăn, địa hình bị chia cắt nhiều, giao thông đi lại khó khăn. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cộng với hạ tầng kinh tế, xã hội hạn chế đang đặt ra nhiều thách thức cho địa phương trong thực hiện chương trình xây dựng NTM. Việc hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM đang là thách thức rất lớn đối với Nậm Kè do cơ sở hạ tầng, kỹ thuật chưa đảm bảo, nền sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỉ lệ nghèo và cận nghèo quá cao. Nhu cầu nguồn lực đầu tư là khá lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách hàng năm từ cấp trên rất hạn hẹp, việc huy động nguồn lực từ nhân dân gặp nhiều khó khăn do người dân còn nghèo. Triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM cùng lúc với nhiều địa phương khác, nhưng đến hết năm 2018, Nậm Kè mới đạt được 5/19 tiêu chí NTM gồm: Tiêu chí quy hoạch và phát triển theo quy hoạch, tiêu chí về thủy lợi, tiêu chí về y tế, tiêu chí về môi trường, tiêu chí về an ninh trật tự xã
  41. 32 hội.[9] 3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập 3.1.3.1. Đối với UBND Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy - HĐND - UBND huyện. Được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân các dân tộc xã luôn đoàn kết, quốc phòng an ninh ổn định trật tự an toàn xã hội, được hưởng các chương trình dự án được đầu tư trên địa bàn xã tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm so với các năm.[9] Khó khăn: Là xã đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nhân dân sống rải rác không tập trung và nhiều dân tộc anh em sinh sống, thời tiết thay đổi nắng nóng kéo dài, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi còn chậm, năng suất lao động thấp. Tỷ lệ đói nghèo còn cao chiếm 78,45%, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, hầu hết các bản còn chưa áp dụng các biện phán kỹ thuật công nghệ vào sản xuất, chân nuôi, thị trường tiêu thụ nông sản luôn biến động làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.[9] 3.1.3.2. Đối với bản thân * Thuận lợi: - Được UBND xã tạo điều kiện tốt nhất trong suốt quá trình thực tập. - Nhận được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn. - Sự hướng dẫn, chỉ bảo, chỉnh sửa khuyết điểm từ cán bộ chuyên môn. - Cán bộ nhân viên trong xã đều thân thiện, hòa nhã và nhiệt tình, luôn sẵn sàng giải đáp các thắc mắc của sinh viên và hướng dẫn sinh viên rất tận tình, cặn kẽ. * Khó khăn: - Thực tế khác xa so với lý thuyết nên còn nhiều bỡ ngỡ. - Chưa có nhiều kỹ năng mềm và kiến thức chuyên nghành còn hạn hẹp
  42. 33 nên gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý một số công việc. - Còn lúng túng trong việc xử lý công việc như soạn thảo các công văn, thông báo, in ấn, sử dụng máy photo, vẫn phải nhờ các anh chị giúp đỡ nhiều. - Công việc đi xuống các cơ sở xóm tham mưu, quan sát, thực hiện khó khăn do không có phương tiện. 3.1.4. Kết quả kinh tế xã hội tại xã Nậm Kè năm 2018 3.1.4.1. Đặc điểm tình hình chung - Nậm Kè là một xã vùng cao biên giới của huyện Mường Nhé. - Được sự quan tâm đầu tư của Đảng, Chính phủ và tỉnh, huyện với nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư trên địa bàn xã nhưng với những khó khăn vốn có của xã biên giới về cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội phát triển còn thấp, giao thông đi lại khó khăn nhất là vào mùa mưa, nhân dân sống rải rác không tập trung, trình độ dân trí không đồng đều, phong tục tập quán còn lạc lậu. - Nhân dân chưa thực sự hiểu được các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ hộ nghèo của xã còn cao, người dân chưa có khả năng thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm.[9] 3.1.4.2. Về lĩnh vực phát triển kinh tế * Sản xuất nông nghiệp - Cây lương thực: Tổng diện tích cây lương thực có hạt đậu 1.169,54 ha, bằng 2.653 tấn tăng so với cùng kỳ năm trước là 675,35 tấn, đạt 137,45% kế hoạch huyện giao. Bình quân lương thực đầu người là 551,44kg/người/năm, đạt 141,79% chỉ tiêu huyện giao. - Cây công nghiệp: Cây đậu tương diện tích 12 ha, đạt 20,33% kế hoạch huyện giao. Cây lạc diện tích 9 ha, đạt 56,25% kế hoạch huyện giao. Cây cao su diện tích 173,26 ha hiện cây phát triển bình thường và cho thu mủ ở một số
  43. 34 diện tích bản Nậm Kè. - Cây trồng khác: Cây sắn diện tích là 184,7 ha đạt 100% kế hoạch giao. Diện tích thảo quả là 16,3 ha hiện phát triển bình thường, diện tích khoai các loại 41ha, rau các loại 2 ha. - Chăn nuôi: Chủ động triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, thực hiện tốt tiêm phòng đúng định kỳ, tổng đàn gia súc tiếp tục được duy trì và phát triển: Đàn trâu 1.439 con, đạt 99,93% kế hoạch giao. Đàn bò 271con đạt 61,59% kế hoạch giao. Đàn dê 235 con, đạt 51, 08% kế hoạch giao. Đàn lợn 1.784 con đạt 77,16% kế hoạch giao. Gia cầm các loại 13.256 con đạt 105,7% kế hoạch giao. - Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản được tiếp tục duy trì và phát triển, tổng diện tích là 8,1 ha đạt 100% kế hoạch huyện giao. - Kiểm lâm: Tổng diện tích rừng bảo vệ là 897,25 ha. Làm tốt công tác tuyên truyền bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng được 12/12 bản bằng 727 người tham gia, thành viên bảo vệ rừng là 108 người, ký cam kết bảo vệ rừng 867 hộ, củng cố lại 14 tổ đội PCCC rừng của các bản gồm 250 người, phối hợp với các ban ngành đoàn thể xã tuần tra rừng phòng hộ được 04 lần bằng 21 người tham gia và rừng đặc dụng được 25 lượt bằng 325 người tham gia. Ngoài ra còn vận động các lực lượng liên quan cùng kiểm tra và bảo vệ rừng. Vận động nhân dân trồng thêm được 16,47 ha đạt 12,66% chỉ tiêu kế hoạch huyện giao.[9] 3.1.4.3. Giao thông - Thủy lợi - Xây dựng cơ bản - Giao thông - Thủy lợi: + Chỉ đạo nhân dân các bản thường xuyên phát quang các tuyến đường dân sinh lên các bản để đảm bảo nhu cầu cho nhân dân, cán bộ đi lại thuận lợi trong mùa mưa lũ. + Chỉ đạo nhân dân nạo vét các kênh mương, phai đảm bảo nước tưới tiêu
  44. 35 cho diện tích mùa vụ. - Xây dựng cơ bản: + Chương trình 135: Tổng nguồn vốn là 322 triệu đồng, hỗ trợ giống trâu tổng số 11 con bằng 22 hộ, 2 hộ/1 con. Duy tu bảo dưỡng nước sinh hoạt bản Huổi Khon 1 là 66 triệu đồng. + Chương trình 30a: Tổng nguồn vốn là 1.088, hỗ trợ giống trâu tổng số 45 con bằng 91 hộ, 2 hộ/1 con trong đó có 01 con là 03 hộ gồm 08 bản. - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM: + Đề án 29 xã biên giới: Tổng nguồn vốn là 457 triệu đồng, hỗ trợ giống cây xa nhân tím cho 03 bản bằng 39 hộ với 45.700 cây, diện tích 15,280ha. + Hỗ trợ trực tiếp: Tổng nguồn vốn là 328 triệu đồng, hỗ trợ giống cây xa nhân tím cho 03 bản bằng 39 hộ với 32.800 cây, diện tích 15,280ha. + Nghiệm thu thủy lợi, nước sinh hoạt bản đưa vào sử dụng bản Huổi Thanh 1. + Nghiệm thu 05 phòng học tại trung tâm trường tiểu học Nậm Kè số 1 và 2 tại bản Huổi Hẹt đã đưa vào sử dụng. + Đang thi công tuyến đường Huổi Hôc - Chuyên Gia 1, 2 và trụ sở làm việc UBND xã Nậm Kè. - Phân phối lưu thông: + Tài chính: Tổng thu ngân sách ước thực hiện trong năm 2018 là 7.886.716.000 đồng đạt 104% dự toán huyện giao. Ước thực hiện chi ngân sách là 7.886.716.000 đồng đạt 102% dự toán huyện giao. + Thương mại dịch vụ: Các mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn xã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân nhất là các mặt tiêu dung hằng ngày, tạo điều kiện cho nhân dân và các hộ kinh doanh trên địa bàn xã. + Bưu điện: Luôn đảm bảo và phục vụ nhân dân thông tin liên lạc, thư báo
  45. 36 và các tài liệu liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội.[9] 3.1.4.4. Lĩnh vực văn hóa - xã hội - Giáo dục: Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện chương trình phát triển giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở. Đầu tư thêm cơ sở vật chất đảm bảo việc dạy học và huy động dân số trong độ tuổi đến trường đạt kế hoạch huyện giao. Năm 2018-2019 toàn xã có 04 trường, 66 lớp, 1.759 lớp, trong đó cấp mầm non có 19 lớp bằng 584 cháu, cấp tiểu học có 34 lớp bằng 716 học sinh, cấp trung học cơ sở có 13 lớp bằng 461 học sinh. - Y tế - Dân số kế hoạch hóa gia đình: Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân tiếp tục được quan tâm, chương trình mục tiêu y tế được triển khai đúng kế hoạch và tiến độ để ra. Công tác phòng chống dịch bệnh được chú trọng, làm tốt công tác tuyên truyền cho nhân dân hiểu biết và phòng chống các loại bệnh. + Tổng số lượt khám chữa bệnh năm 2018 là 42.434 lượt/4.811 khẩu đạt 88,17% tổng số toàn xã. + Thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe KHHGĐ cho 12/12 bản bằng 2349 lượt người nghe. + Làm các công tác cấp phát dịch vụ, duy trì trạm chuẩn y tế quốc gia. - Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao: + Tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, tết truyền thống, xây dựng đời sống văn hóa, công nhận 209 gia đình văn hóa. Phối hợp tốt với đội chiếu bóng lưu động tỉnh Điện Biên được 12/12 bản bằng 18 buổi với 5.726 người đến xem. + Phong trào luyện tập thể dục, thể thao được duy trì và phát triển ở các cơ quan.[9] 3.1.4.5. Lĩnh vực địa chính, tư pháp, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, tiếp công dân và tiếp nhận dơn thư của nhân dân * Công tác địa chính:
  46. 37 - Trong năm 2018 địa chính xã nhận được 10 đơn đề nghị của nhân dân về lĩnh vực tranh chấp đất đai, đã hòa giải thàng 08 vụ còn 02 vụ đang tiến hành hòa giải. - Phối hợp với phòng TN&MT huyện kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước trên địa bàn xã. - Quản lý tốt nguồn tài nguyên khoáng sản trên địa bàn xã, không để khai thác tràn lan gây ô nhiễm môi trường. - Phối hợp với kiểm lâm địa bàn, các ban ngành đoàn thể xã tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ rừng và trồng rừng sản xuất năm 2018 đạt chỉ tiêu kế hoạch giao. - Công tác đăng ký hộ tịch: + Đăng ký khai sinh: 201 lượt. + Đăng ký khai tử: 08 trường hợp. + Đăng ký kết hôn: 33 lượt. + Chứng thực: 3.501 văn bản. + Thay đổi cải chính hộ tịch: 28 trường hợp. - Hoạt động của các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý duy trì sinh hoạt thường xuyên vào ngày 20 hàng tháng. - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật: tuyên truyền luật hôn nhân và gia đình, luật đất đai, * Cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng: Thường xuyên kiểm tra công tác cải cách hành chính trên địa bàn xã, tuyên truyền đến toàn thể cán bộ công chức, niêm yết các loại thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực cấp xã tại trụ sở UBND xã để tiện cho cán bộ và nhân dân tra cứu. * Công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo: Được quan tâm thường xuyên, triển khai thực hiện quyết liệt, thực hiện tốt
  47. 38 lịch tiếp công dân tại UBND xã, năm 2018 tiếp nhận được 31 lượt, tiếp nhận, xử lý 28 đơn xử lý đúng thẩm quyền và thời hạn.[9] 3.1.4.6. Lĩnh vực quốc phòng - An ninh - Quân sự: + Trong 2018 Ban chỉ huy Quân sự xã đã thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra, trực đảm bảo, phối kết hợp chặt chẽ với các lực lượng đứng chân trên địa bàn xã đảm bảo tốt về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đặc biệt là trong thời gian giáp tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 các ngày lễ tết được 10 lần với 31 lượt người tham gia. + Phối hợp với Đồn biên phòng Nậm Kè tuần tra đường biên mốc giới được 12 lần với 72 lượt người tham gia. + Ban chỉ huy Quân sự xã chuẩn bị các giáo án, chương trình huấn luyện dân quân tự vệ năm 2018 đạt 100% quân số tham gia huấn luyện, kết quả đạt loại khá. + Tuyển chọn và đưa công dân lên đường nhập ngũ được 07 công dân đạt kế hoạch huyện giao. + Tổ chức rà soát, đăng ký cho thanh niên đủ 17 tuổi chuẩn bị sãn sang nhập ngũ là 36 người. + Xây dựng kế hoạch công tác quân sự,quốc phòng năm 2018 và kế hoạch tuần tra mốc giới theo hàng tháng, quý đảm bảo an ninh chính trị, quốc phòng được giữ vững. - An ninh: + Trong năm 2018 phối kết hợp với các lựu lượng đứng chân trên địa bàn bảo vệ an toàn tuyệ đối trong dịp tết Nguyên đán Mậu Tuất năm 2018 và các ngày lễ, kỷ niệm của đất nước. + Tình hình giải quyết các vụ việc trong năm 08 vụ bằng 16 đối tượng. Trộm cắp tài sản 02 vụ bằng 02 đối tượng, gây mất trật tự công cộng 03 vụ bằng 11 đối tượng, cố ý gây thương tích 01 vụ bằng 01 đối tượng, buôn bán chất ma túy 02 vụ bằng 02 đối tượng, hủy tài sản 01 vụ bằng 02 đối tượng.
  48. 39 + Lập hồ sơ cho 01 đối tượng đi cơ sở giáo dục tỉnh Điện Biên nhưng do mắc bệnh nên cơ sở giáo dục trả về. + Phối kết hợp với các lực lượng đứng chân trên địa bàn xã tiến hành mời, gọi 07 đối tượng theo tà đạo Giê Sùa, Chúa trời yêu thương chúng ta lên UBND xã lấy lời khai. + Phối hợp với tổ công tác tuyên truyền, vận động được 01 hộ bằng 08 khẩu theo tà đạo bản Huổi Khon 1 quay lại hệ chính thống là liên hữu cơ đốc, nắm tình hình tại bản Huổi Khon 2 theo hệ phái mới (chúa yêu thương chúng ta) có 25 hộ bằng 135 khẩu. - Tình hình đăng ký, quản lý cư trú: + Đăng ký thường trú cho 12 hộ bằng 53 khẩu. + Đăng ký tạm trú 21 lượt bằng 74 khẩu. + Tách hộ 13 hộ bằng 54 khẩu. + Cấp đổi sổ 27 hộ bằng 159 khẩu. + Nhập khẩu thêm 106 lượt bằng115 khẩu.[9] 3.2. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại cơ sở thực tập 3.2.1. Nội dung thứ nhất: Thực hiện nghiệp vụ văn phòng đơn giản Trong các cuộc họp về chuyên môn phụ trách, cũng như trong các cuộc họp dân, tập huấn hay trao đổi những kinh nghiệm, em được giao nhiệm vụ: - Em được giao nhiệm vụ là đến sớm để quét dọn, xếp lại bàn ghế phòng Hội trường, pha trà chuẩn bị cho cuộc họp, tập huấn. - Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho cuộc họp như: Photo giấy tờ, sắp xếp tài liệu cho từng vị trí và cán bộ, phát tài liệu cho các đồng chí đến tham dự, - Sau khi thực hiện các nghiệp vụ văn phòng đầu tiên, bản thân em đã rút ra được những kỹ năng như: in ấn và quy tắc soạn thảo văn bản, kỹ năng sắp xếp tài liệu và kĩ năng đánh máy nhanh hơn. 3.2.2. Nội dung thứ hai: Dự các buổi giao ban tháng - Dọn dẹp và chuẩn bị cho các buổi giao ban, cuộc họp. Chuẩn bị tài liệu về
  49. 40 các nội dung liên quan liên quan đến giao ban tháng cho chị Pờ Tahị Hằng. - Người chủ trì các cuộc họp là Chủ tịch UBND, em đã ghi chép và quan sát được cách trình bày, cách chủ trì buổi giao ban, của Chủ tịch UBND, cũng như cách làm việc của chị Pờ Thị Hằng, Chủ tịch UBND đánh giá báo cáo của các trưởng xóm và đánh giá báo cáo của các phòng ban của các tháng trước và đua ra nhận xét các công việc chưa hoàn thành, yêu cầu các cán bộ phụ trách chuyên môn đưa ra các ý kiến, những thuận lợi, khó khăn, tồn tại chưa giải quyết được. Đồng thời đua ra các giải pháp để giải quyết những tồn tại và triển khai các nhiệm vụ của tháng tiếp theo. 3.2.3. Nội dung thứ ba: Quan sát các cán bộ tiếp dân tại văn phòng một cửa - Trực tiếp tiếp dân cùng các cán bộ xã tại phòng một cửa. Tiếp nhận, ghi chép các văn bản, đơn thư của người dân gửi tới, phân loại các văn bản, đơn thư và chuyển cho cán bộ chuyên môn giải quyết. - Các loại giấy khai sinh, giấy báo tử và giấy đăng kí kết hôn sẽ mang đến bộ phận thường trực Tư pháp giải quyết. - Các đơn khiếu nại, tranh chấp về xâm phạm quyền sử dụng đất đai sẽ mang đến bộ phận địa chính - quản lý đất đai xã giải quyết. - Sau khi tham gia giải quyết các công việc tiếp dân trực tiếp tại UBND xã em đã rút ra được một số kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp với người dân với thái độ cầu thị, khiêm nhường, cởi mở vui vẻ; kỹ năng tư duy, nhận thức của bản thân được thay đổi và mở rông và kỹ năng quản lý thời gian làm việc một cách khoa học và hợp lý. 3.2.4. Nội dung thứ tư: Tham gia buổi lao động công ích của xã Cùng với các anh chị cán bộ xã thực hiện buổi lao động công ích, em được phân công thực hiện các công việc như sắp xếp lại tài liệu, quét dọn văn phòng, dọn dẹp quanh UBNB, từ những thực tế đó em nhận thấy lao động công ích là việc làm rất có lợi cho mỗi con người chúng ta, giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe sau những tháng ngày làm việc trong văn phòng, mọi người được hòa đồng với nhau hơn, tinh thần tự giác của mỗi người được nâng cao.
  50. 41 3.2.5. Nội dung thứ năm: Tìm hiểu các tài liệu thứ cấp liên quan đến cơ sở thực tập và đề tài Bảng 3.2. Tài liệu thứ cấp STT Nội dung thông tin Loại thông Nguồn tin thông tin 1 Sắc lệnh, số 52/SL ngày 22/4/1945 Sắc lệnh Internet 2 Báo cáo: Tình hình thực hiện kế hoạch kinh Báo cáo Văn phòng tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh năm thống kê 2018, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội , xã đảm bảo quốc phòng-an ninh năm 2019 . 3 Báo cáo tổng kết năm 2018 và phương Báo cáo Phòng Hội hướng nhiệm vụ năm 2019 của Hội LHPN LHPN xã xã Nậm Kè. 4 Luật cán bộ công chức, số 22/2008/QH12. Luật Internet 5 Nghị định 45/2010 NĐ-CP Nghị định Internet 6 Hiến pháp 2013 Hiến pháp Internet 7 Điều lệ hội phụ nữ Việt Nam Internet 8 Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 12-7-1993 Nghị quyết Internet của bộ chính trị: Về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới. 9 Thống kê, số lượng, chất lượng cán bộ, công Thống kê Văn phòng chức, nhân viên hợp đồng cấp xã năm 2018. thống kê xã 3.2.6. Thực hiện các công việc khác Thực hiện các công việc đơn giản với sự giám sát của cán bộ hướng dẫn như: Xin dấu, đánh máy, photocopy tài liệu, Đọc các tài liệu, sách, công văn từ huyện, tỉnh gửi xuống xã liên quan tới hoạt động của Hội.
  51. 42 3.3. Nội dung thứ 7: Các hoạt của Hội LHPN xã Nậm Kè được tham gia trong thời gian thực tập Bảng 3.3. Các hoạt của Hội phụ nữ được tham gia trong thời gian thực tập Số Mức độ hoàn STT Các hoạt động ĐVT lượng thành Hỗ trợ và tham gia buổi tập huấn: 1 Vượt biên trái phép và bất bình Ngày 1 Tốt đẳng giới. Tham gia giúp làm báo cáo tháng 2 Buổi 5 Tốt về tình hình vay vốn Giao lưu với trạm biên phòng bản 3 Buổi 1 Tốt Huổi Thanh I. Giao lưu với phó trưởng đồn biên 4 phòng xã Nậm Kè và phó chủ tịch Buổi 1 Tốt Hội phụ nữ huyện Mường Nhé Tham gia giúp làm tờ trình xin 5 Lần 1 Tốt kinh phí tổ chức 20/10/2018 6 Mua văn phòng phẩm Lần 4 Tốt Qua những hoạt động đoàn thể trên, em được tiếp xúc với mọi người nhiều hơn, được giao lưu, học hỏi dược rất nhiều kinh nghiệm của các anh chị trong cơ quan và đặc biệt qua những hoạt động này đã giúp em tự tin hơn, không còn rụt rè như trước. 3.4. Các hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè 3.4.1. Khái niệm hoạt động: Có nhiều định nghĩa - Là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới và cả về phía con người (chủ thể).
  52. 43 - Theo tâm lí học duy vật biện chứng: Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, là sự tác động một cách tích cực giữa con người với hiện thực,thiết lập mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan. Nhằm tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. - Hoạt động là phương thức tồn tại của con người, phương thức tồn tại của mọi sự vật hiện tượng, quy định tồn tại của sự vật hiện tượng đó. Khi phương thức thay đổi sự vật hiện tượng bị thay đổi thành sự vật hiện tượng khác. 3.4.2. Các kết quả đạt được trong năm 2018 của Hội LHPN xã Nậm Kè - Tình hình tư tưởng, đời sống của các tầng lớp phụ nữ các dân tộc trong xã cơ bản được ổn định, được Đảng và Nhà nước quan tâm nhân dịp tết nguyên đán đoàn thể chính quyền các cấp đã chăm lo tết cho các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và hộ gia đình có công với cách mạng, gia đình chính sách. Tư tưởng cán bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân các dân tộc trong xã đều phấn khởi luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tích cực hưởng ứng các hoạt động công tác Hội và lập nhiều thành tích chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước.[6] * Tình hình kết quả trong 6 tháng đầu năm đạt được một số kết quả: - Tết nguyên đán năm 2018 Hội đã tuyên truyền vận động các chị em phụ nữ 12/12 bản quyên góp tặng quà trong dịp tết cho các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn và hộ gia đình thương binh liệt sỹ, hai hộ gia đình chính sách được 179kg gạo. - Nhân dịp 27 tháng 7 Hội vận động chị em phụ nữ hai chi Hội bản Phiêng Vai và Nậm Kè cấy giúp hộ gia đình ông Đao Văn Xóm và Lò Thị Len được hai buổi với 46 ngày công lao động. - Trong năm 2018 Hội đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động các chị em phụ nữ và nhân dân đón tết nguyên đán năm 2018, thực hiện tốt việc vệ sinh an toàn thực phẩm, vận động chị em và nhân dân tham gia phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu các trò chơi dân gian như ném
  53. 44 còn, kéo co tại chi Hội Bản Phiêng Vai và Nậm Kè các chị em tự giao lưu tại hai chi Hội được 3 buổi bằng 143 lượt người xem. - Hội phối kết hợp với ban văn hóa xã đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức đêm giao lưu văn nghệ, kéo co, đẩy gậy được cho 12/12 bản tại trường THCS được 3 buổi có 20 đội văn nghệ với hơn một nghìn lượt người đến xem. - Hội kết hợp với Đồn biên phòng Nậm Kè tuyên truyền phổ biến pháp luật cho cán bộ, Hội viên và nhân dân 12/1/2 bản: + Tuyên truyền chỉ thị số 01/CT-TTG ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Thủ tướng chính phủ. + Tuyên truyền nội dung không di cư tự do. + Tuyên truyền Nghị quyết số 34 của thủ tướng chính phủ. + Tuyên truyền về tệ nạn mua bán người qua khu vực biên giới. + Tuyên truyền về Luật hôn nhân và gia đình. Tổng số buổi tuyên truyền được 12/12 bản bằng 677 lượt cán bộ hội viên phụ nữ và nhân dân tham gia. - Hội LHPN xã phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể và đồn biên phòng Nậm Kè tham gia dự lễ phục sinh tại bản Huổi Hốc được 2 buổi có 5 người tham gia, dân tổ chức cả nam và nữ là 200 người. - Hội phối kết hợp với các ban nghành đoàn thể trong xã vào bản Huổi Khon 1 tuyên truyền vận động học sinh ra lớp được 2 buổi. - Tập trung chỉ đạo các hoạt động tuyên truyền vận động chị em phụ nữ các dân tộc thực hiện tốt các phong trào của Hội và phong trào của Đảng và Nhà nước, tuyên truyền vận động chị em thực hiện tốt mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước. - Hội phối kết hợp với đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh tuyên truyên vận động con em lên đường nhập ngũ được 2 buổi bằng 11 người tham gia, Hội động viên 03 đồng chí lên đường nhập ngũ với 03 xuất quà trị giá 517.000 đồng.
  54. 45 - Hội phối kết hợp với ban chỉ huy quân sự xã tuyên truyền vận động đìan viên thanh niên đi khám tuyển quan năm 2019 theo chỉ tiêu huyện giao là 25 đồng chí nhưng đủ điều kiện nhập ngũ năm 2019 là 14 đồng chí. - Hội tổ chức tọa đàm Kỷ niệm Quốc tế phụ nữ 8/3 Hội tổ chức được 01 buổi bằng 83 chị em tham gia và 20/10. Hội tổ chức giao lưu bóng chuyền, cầu long với các Tổ chức nữ công được 8 buổi bằng 90 chị em tham gia với hơn hai trăm chị em đến cổ vũ. - Vận động chị em dùng biện pháp tránh thai: + Tổng phụ nữ đẻ: 137 chị. + Khám thai tại trạm: 404 chị. + Phụ nữ được quản lý thai nghén: 114chị. + Phụ nữ đẻ tại trạm y tế xã: 49chị. + Số phụ nữ đẻ được cán bộ y tế chăm sóc: 125 chị. + Tổng số điều trị phụ khoa: 45 chị. + Khám phụ khoa: 189 chị.[6] 3.4.3. Hoạt động của Hội LHPN trong việc kết nối các nguồn vốn tín dụng đối với phát triển kinh tế hộ * Phát triển kinh tế hộ: Phát triển kinh tế: Có thể hiểu là quá trình lớn lên về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế xã hội. Kinh tế hộ nông dân: Theo Frank Ellis (1988) thì kinh tế hộ nông dân là: Các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường, hoạt động với một trình độ không hoàn chỉnh cao. * Vai trò của Hội LHPN xã Nậm Kè - Là bên nhận ủy thác cho vay, là người khảo sát, quản lý, mở các lớp tập huấn hướng dẫn quy trình, thủ tục vay vốn tới người dân.
  55. 46 * Kết quả vay vốn tại xã Nậm Kè năm 2018 do Hội phụ nữ quản lý Bảng 3.4. Kết quả vay vốn do Hội LHPN xã Nậm Kè quản lý năm 2018 STT Nguồn vay Số hộ Kết quả Tỷ lệ vay (nghìn đồng) (%) 1 Hộ nghèo 75 2.731.500 45, 80 2 Vay về nhà ở 53 574.475 9,63 3 Vay học sinh sinh viên 1 6.000 0,10 4 Vay hộ sản xuât vùng khó khăn 36 1.588.000 26,63 5 Vay nước sạch vệ sinh môi trường 22 262.000 4,39 6 Vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó 73 581.000 9,47 khăn theo QĐ755 7 Hộ thoát nghèo 3 40.000 0,67 8 Hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn 2 30.000 0,77 9 Vay giải quyết việc làm 3 150.000 2,51 Tổng 268 5.962.975 100 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo Hội LHPN xã Nậm Kè năm 2018) Qua kết quả trên ta thấy, các hộ vay vốn khá cao do Hội LHPN quản lý cụ thể nhiều nhất là: Vay qua hộ nghèo (45,808%), lần lượt là vay hộ sản xuất vùng khó khăn (26,631%), vay về nhà ở (9,634%), vay hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (0,773%), vay nước sạch vệ sinh môi trường (4,394%), vay giải quyết việc làm (2,516%), vay dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn theo QĐ 755 (9,473%) và sau cùng là vay học sinh sinh viên (0,100%). Ngoài ra theo sự phản hồi của người dân do có nguồn vay vốn ưu đãi nên nhiều hộ đã thoát nghèo, các hộ cơ bản cũng đã sử dụng vốn đúng mục đích, từ đó phụ nữ đã góp phần thu nhập hạn chế sự di chuyển ra thành phố làm và đi lao động chui nhằm ổn định chính trị - xã hội trên địa bàn. 3.4.4. Hoạt động trong kết nối các khóa đào tạo đối với hộ - Khái niệm:
  56. 47 Đào tạo được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp cho người lao động có thể thực hiện có hiệu quả hơn chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó chính là quá trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về công việc của mình, là những hoạt động học tập để nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động có hiệu quả hơn.[16] - Vai trò của Hội: Hội đóng vai trò là người trực tiếp kết nối, phối hợp với các đoàn thể khác để tổ chức các lớp tập huấn như phối kết hợp với: Khuyến nông viên, phòng nông nghiệp, lâm nghiệp, đồn biên phòng, đoàn thanh niên, bưu điện và với nhiều tổ chức triển khai các lớp đào tạo và quản lý các lớp đạo tạo với nhiều nội dung khác nhau. - Kết quả thực hiện: Bảng 3.5: Các lớp đào tạo do HLHPN xã Nậm Kè phối kết hợp thực hiện STT Lớp đào tạo 1 Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xả 2 Tập huấn kỹ thuật trồng cây keo 3 Tập huấn vượt biên trái phép và bất bình đẳng giới Vận động Hội viên quyên góp tặng quà trong dịp tết cho lực lượng vũ 4 trang đứng chân trên địa bàn và các hộ gia đình chính sách. 5 Tư vấn pháp luật 6 Tập huấn công tác phối hợp với bưu điện huyện Mường Nhé Hội thảo: Nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa HLHPN xã với 7 các lực lượng vũ trang trên địa bàn xã 8 Kỹ thuật nuôi và chăm sóc bò (Nguồn: Tổng hợp từ Hội LHPN xã Nậm Kè) Qua các lớp đào tạo hội viên, phụ nữ nâng cao được kỹ năng cũng như kiến thức tay nghề đặt được nhiều kết quả, nhiều tấm gương điển hình như: Chị Vàng Thị Thủy, sinh năm 1972, hội viên bản Phiêng Vai, xã Nậm Kè, huyện
  57. 48 Mường Nhé, chị là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, luôn nhiệt tình tham gia các hoạt động của Hội, đồng thời là tấm gương sáng cho những hội viên khác noi theo trong vượt khó vươn lên làm kinh tế giỏi. Cuộc sống của vợ chồng chị Thủy khi mới lấy nhau gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nhiều năm liền gia đình chị thuộc diện hộ nghèo của xã, nhưng với tính cần cù, chịu thương, chịu khó, chị Thủy đã tìm tòi trên sách vở, các tài liệu hướng dẫn chăm sóc cây trồng, vật nuôi, học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, tham gia các lớp tập huấn do Hội LHPN huyện phối hợp với Trung tâm dạy nghề và Khuyến nông huyện tổ chức. Năm 2013, chị đã mạnh dạn vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội với số tiền 50 triệu đồng để đầu tư vào chăn nuôi, mới đầu chị còn làm nhỏ lẻ nuôi lợn, nuôi gà, ngan, đào 1 ao thả cá, thu nhập hằng năm từ việc chăn nuôi đó vào khoảng 40-50 triệu đồng/năm. Qua một thời gian đầu tư chị nhận thấy có hiệu quả, chị tiếp tục mở rộng chăn nuôi nuôi trâu, bò, đào thêm ao cá. Đến nay gia đình chị có đàn bò 7 con, trâu 8 con, lợn 10 con, gà hơn 100 con, ngan trên 80 con, 3 ao thả cá có diện tích vào khoảng hơn 2ha, nương mía rộng 1ha. Thu nhập hằng năm từ 110 - 120 triệu đồng/năm, chị đã trả hết nợ ngân hàng, làm được nhà ở khang trang, vợ chồng chị có 2 con, hiện 1 người con học hết THCS ở nhà làm kinh tế, 01 người con đang học Đại học Luật. 3.4.5. Hoạt động trong chuyển giao công nghệ đối với hộ - Khái niệm: Theo Luật CGCN: “Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm” (Điều 3.2, Luật CGCN). Khái niệm công nghệ của Luật CGCN, cũng trùng với khái niệm công nghệ, nêu tại Điều 3.2, Luật khoa học và công nghệ năm 2013. Trong đó, khái niệm “Bí quyết kỹ thuật” được Luật CGCN diễn giải: “Bí quyết kỹ thuật là thông tin được tích luỹ, khám phá trong quá
  58. 49 trình nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh của chủ sở hữu công nghệ có ý nghĩa quyết định chất lượng, khả năng cạnh tranh của công nghệ, sản phẩm công nghệ” (Điều 3.1, Luật CGCN).[13] - Vai trò của Hội LHPN xã Nậm Kè trong cuyển giao công nghệ đối với hộ Trực tiếp phối hợp với phòng khuyến nông, phòng nông nghệp chuyển giao công nghệ cho người dân: tập huấn kỹ thuật trồng cây xả, cây keo 3.4.6. Các hoạt động khác - Tập trung chỉ đạo các hoạt động vận động chị em phụ nữ các dân tộc thực hiện tốt các phong trào của Hội, của Đảng và Nhà nước, thực hiện các chủ trương, đường lối chính sách. - Xây dựng kế hoạch hoạt động của Hội. - Lập báo cáo theo tháng, quỹ, năm. - Phối kết hợp với các tổ chức khác. - Tiếp tục thực hiện các hoạt động, phong trào của Hội. - Tổ chức tọa đàm, - Giao ban và báo cáo hàng tháng về Hội. 3.4.7. Cơ cấu tổ chức Hội LHPN xã Nậm Kè 3.4.7.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức gồm: Một chủ tịch và một phó chủ tịch hội phụ nữ xã, 5 đồng chí Ban thường vụ và 18 đồng chí Ban chấp hành. 3.4.7.2. Nhiệm vụ của từng bộ phận Tại điều 18 của Hội LHPN Việt Nam quy định nhiệm vụ của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Hội LHPN cấp xã như sau: * Ban chấp hành: - Nắm tình hình đời sống, tư tưởng, nhu cầu, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ, phản ánh, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương, Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp trên.
  59. 50 - Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết đại hội, Nghị quyết Ban Chấp hành Hội cùng cấp và Hội cấp trên. - Đại diện cho tổ chức Hội và phụ nữ địa phương tham gia góp ý xây dựng chính sách, chương trình, kế hoạch, đề án và giám sát việc thực hiện; phát hiện, có biện pháp giải quyết kịp thời khi quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ bị vi phạm. - Công nhận hội viên; tuyên truyền, vận động và tổ chức cho hội viên thực hiện đầy đủ các quyền, nhiệm vụ của hội viên theo quy định Điều lệ. - Bầu Ban Thường vụ trong số ủy viên Ban Chấp hành cùng cấp; bầu Chủ tịch, Phó Chủ tịch trong số ủy viên Ban Thường vụ cùng cấp. - Ban Chấp hành họp ba tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.[6] * Ban thường vụ: - Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành, triệu tập và chuẩn bị nội dung họp Ban Chấp hành. - Quản lý, phát triển hội viên; xây dựng, quản lý quỹ hội; thu, chi, trích nộp hội phí và sử dụng các nguồn thu đảm bảo đúng quy định của pháp luật và quy định của tổ chức Hội; thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp nhân theo quy định của pháp luật. - Ban Thường vụ họp một tháng một lần, khi cần có thể họp bất thường.[6] * Chủ tịch Hội LHPN xã: Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp xã là cán bộ chuyên trách chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Hội, đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.[6] 3.4.7.3. Nhiệm vụ trọng tâm của Hội - Tăng cường nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền giáo dục vận động phụ nữ, xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, trung hậu, đảm đang.
  60. 51 - Thường xuyên nắm tình hình đời sống, tư tưởng, nguyện vọng của chị em phụ nữ, quan tâm đến chị em phụ nữ ở vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng bị lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo. - Tích cực tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước tới mọi cán bộ, hội viên, phụ nữ. - Tiếp tục thực hiện vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. - Tiếp tục tuyên truyền lòng yêu nước, truyền thống cách mạng của Đảng và của phụ nữ và nhân dân. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp phụ nữ bằng nhiều hình thức: sinh hoạt định kỳ, tọa đàm mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước của tỉnh, huyện, hội khơi dậy niềm tự hào dân tộc, ý chí quyết tâm thực hiện thắn lợi nghị quyết của Đảng, của Hội vì mục tiên dân giàu-nước mạnh-xã hội công bằng-văn minh. - Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của phòng chống tội phạm công tác xây dựng gia đình thời kỳ đổi mới và các mô hình điểm tiên tiến trong thực hiện Nghị quyết liên tịch số 01 phối hợp với công an, các ban ngành đoàn thể xã. - Tuyên truyền vận động Hội viên phụ nữ các dân tộc thực hiện tốt 4 phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam “Tự tin-Tự trọng-Trung hậu-Đảm đang”. - Tham gia xây dựng phản biệt xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. - Hỗ trợ phụ nữ xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các Luật: Hôn nhân gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình vàluật buôn bán phụ nữ và trẻ em. - Tuyên truyền về kỹ năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em.[6]
  61. 52 3.4.8. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối Hội LHPN xã Nậm Kè Bảng 3.6. Phân tích sowt Hội LHPN xã Nậm Kè Điểm mạnh(S) Điểm yếu(W) - Hội hoạt động có hệ thống từ trung - Lực lượng cán bộ Hội tại xã còn ương tới cơ sở. mỏng, trình độ cán bộ không đồng Đội ngũ cán bộ Hội còn trẻ, khả năng đều. tiếp thu kiến thức tốt và nhanh. - Chưa được đào tạo theo hệ thống - Luôn xây dựng và củng cố tổ chức về công tác hoạt động Hội. hội để đổi mới nội dung, phương thức - Chương trình, nội dung hoạt động hoạt động. theo chỉ thị từ trên xuống. -Luôn được sự bám sát của cấp ủy - Kinh phí hoạt động còn thấp. Đảng chính quyền, các cấp. - Nhận thức của xã hội về giới vẫn - Phong trào của hội luôn thu hút các còn hạn chế, định kiến giới vẫn còn hội viên tham gia hoat động. tồn tại. - Hội luôn tạo được uy tín trong cán - Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ ở xã bộ, hội viên, phụ nữ và nhân dân. hoạt động còn hình thức chưa hỗ trợ - Hoạt động của Hội trên nhiều lĩnh vực. cho Hội phụ nữ hoạt động hiệu quả. Cơ hội(O) Thách thức(T) - Sự đầu tư, quan tâm của các cấp - Chính sách đãi ngộ cán bộ Hội còn Đảng, chính quyền. chưa hợp lý đặc biệt là các cán bộ xã - Sự phát triển của kinh tế xã hội. của Hội. -Trình độ dân trí ngày càng cao. - Yêu cầu của chị em ngày càng cao. - Hội tiếp tục được nâng cao, vững - Xã hội ngày một đi lên cùng với mạnh. các tệ nạn ngày một tinh vi. - Hội viên có uy tín trong chi hội. - Yêu cầu kiến thức, kỹ năng cho - Vai trò hoạt động trong cán bộ, hội cán bộ Hội ngày càng cao. viên, phụ nữ được nâng cao. - Cần hát động các phong trào phù - Hội LHPN hoạt động linh hoạt trong hợp mỗi giai đoạn yêu cầu của triển khai phong trào, hoạt động. nhiệm vụ. Qua phân tích trên ta thấy còn nhiều thách thức và điểm yếu Hội cần khắc phục và tiếp tục phát huy những điểm mạnh, tận dụng tốt các cơ hội trong
  62. 53 thời gian tới. 3.4.9. Mối quan hệ giữa Hội LHPN xã Nậm Kè với các tổ chức khác Sơ đồ 4.1: Sơ đồ Venn HLHPN xã Nậm Kè Qua sơ đồ trên ta có thể thấy được Hội liên hiệp phụ nữ xã Nậm Kè không hoạt động riêng lẻ mà trong mối liên hệ chặt chẽ và chịu sự chi phối mạnh mẽ của các đoàn thể trong xã để có thể hoàn thành nhiệm vụ. - Đảng ủy có vai trò quan trọng nhất: Trực tiếp lãnh đạo, triển khai các đường lối, chính sách của Đảng đối với Hội. - UBND có vai trò quan trọng: Quản lý chung các hoạt động của Hội. - Đoàn thanh niên có vai trò khá quan trọng: Phối hợp cùng tham gia các phong trào tình nguyện, phong trào tổ chức kỉ niệm các ngày lễ kỉ niệm, - Mặt trận tổ quốc có vai trò qan trọng: Cùng tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ và trẻ em. - Hội nông dân có vai trò quan trọng: Cùng hướng dẫn, tập huấn, thực hiện
  63. 54 các mô hình kinh tế điển hình do phụ nữ làm chủ. - Hội cựu chiến binh có vai trò khá quan trọng: Cùng thực hiện các hoạt động: Thăm hỏi, tặng quà, thực hiện các chính sách liên quan tới các bà mẹ anh hùng Việt Nam. - Quân sự có vai trò khá quan trọng: Cùng vận động nam thanh niên bản đủ 18 tuổi lên đường nhập ngũ. - Văn phòng có vai trò quan trọng: Lưu, chuyển các văn bản liên quan đến Hội. - Tư pháp có vai trò quuan trọng: Giải quyết các vấn đề: Đăng ký giấy khai sinh cho trẻ em gái, giấy kết hôn, - Văn hóa: Lưu giữ các nét đẹp truyền thống dân tộc, nâng cao chất lượng cuộc sống cho phụ nữ và trẻ em. - Công an: Phối hợp cùng giải quyết các vấn đề liên quan đến phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực, bắt cóc. - Địa chính có vai trò khá quan trọng: Tổ chức vận động nhân dân bảo vệ môi trường, đo đạc, trên địa bàn cấp xã. - Kế toán có vai trò quan trọng: Trực tiếp chi chả tiền lương cho cán bộ Hội, kinh phí hoạt động liên quan đến Hội, 3.4.10. Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và hạn chế Hội LHPN xã Nậm Kè * Thuận lợi Các hoạt động và phong trào phụ nữ luôn được thường trực Đảng ủy quan tâm, đặc biệt là được quan tâm sát sao của Hội LHPN huyện Mường Nhé và có sự phối kết hợp giữa các ban ngành đoàn thể, các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn, các chị em luôn khắc phục mọi khó khăn và phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao. * Khó khăn - Xã Nậm Kè là một xã đặc biệt khó khăn, điạ bàn xã rộng giao thông đi lại
  64. 55 khó khăn, thông tin báo cáo và làm công tác tuyên truyền của các chi hội còn thiếu xót, kinh nghiệm về làm công tác tuyên truyền của các chi hội còn chưa thường xuyên sâu sát. - Tình hình phát triển kinh tế của các chị em còn chưa khắc phục được những vấn đề về dịch bệnh gia súc gia cầm trong năm 2018 đã làm thiệt hại hơn hai nghìn con gia súc gia cầm đặc biệt là tại chị Hội bản Phiêng Vai, Nậm Kè, Huổi Khon I và II và các bản khác đã làm thiệt hại không nhỏ đến các hộ gia đình chị em trên địa bàn. - Tình hình thời tiết trong năm nắng nóng kéo dài làm ảnh hưởng đến mặt kinh tế của chị em nói riêng và nhân dân trên địa bàn xã nói chung. - Trình độ mọi mặt của đại bộ phận của chị em và nhân dân các dân tộc trong xã còn hạn chế. - Tình hình di cư tự do và tệ nạn xã hội vẫn còn diễn ra phức tạp, chưa đáp ứng được theo chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. * Những tồn tại và hạn chế - Công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ, hội viên, phụ nữ chưa đồng bộ, chưa sao sát đến từng chi hội dấn đến tư tưởng một bộ phận hội viên, phụ nữ các dân tộc thiểu số chưa yên tâm lao động sản xuất, còn có chị em bỏ nhà đi không rõ nguyên nhân đặc biệt là chị em dân tộc Mông. - Chất lượng hoạt động của chị em hội Viên còn nhiều hạn chế, nhiều chị em chưa có ý thức tụ giác tham gia thực hiện các phong trào của Hội. - Trong phong trào thi đua một số chi Hội trưởng chưa gắn chặt giữa công tác Hội phát động với sơ tổng kết và các phong trào. * Nguyên nhân của tồn tại và hạn chế - Trình độ nhận thức của chị em phụ nữ còn nhiều thiếu sót, kinh nghiệm về công tác tuyên truyền vận động cán bộ, hội viên, phụ nữ còn chưa sâu sát
  65. 56 với cơ sở. - Công tác phối kết hợp giữa các ban nghành đoàn thề, lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn còn chưa thường xuyên. - Công tác tuyên truyền vận động của chị em còn hạn chế về trình độ chuyên môn của Hội còn chậm chưa kịp thời, công tác tuyên truyền của Hội vẫn chưa đi sâu đi sát. - Chi Hội vẫn còn hạn chế về trình độ văn hóa vì vậy công tác tuyên truyền còn chưa cao. - Ý thức, trách nhiệm của các chi tổ chưa cao và chưa đạt hiệu quả. Các phong trào thi đua của Hội đề ra và tuyên truyền chưa được thường xuyên và sâu sát. - Việc xử lý lãi tồn còn cao và còn gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra, các thành viên còn chưa có ý thức tự giác nộp tiền lãi còn làm khó cho tổ trưởng thu lãi. - Công tác chỉ đạo của Hội phụ nữ xã còn chưa chủ động, các hoạt động chỉ đạo còn chung chung còn hạn chế về năng lực. 3.5. Tóm tắt kết quả Qua quá trình thực tập và quá trình tổng hợp viết khóa luận về đề tài “Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ hội phụ nữ xã tại xã Nậm Kè huyện Mường Nhé tỉnh Điện Biên” em xin đưa ra một số kết quả đạt được như sau: * Về nội dung: - Qua tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Nậm Kè mặc dù đặt được nhiều kết quả và hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu kinh tế, xã hội do huyện giao xong kinh tế ở địa bàn xã còn chậm phát triển, thu nhập người dân thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao. Cơ cấu cán bộ có trình độ chuyên môn ít, bất bình đẳng giới còn cao (nam chiếm 76%, nữ chiếm 26%). Nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn chỉ đạt được 5/19 tiêu chí. Bản thân còn gặp nhiều khó khăn
  66. 57 trong quá trình thực tập. - Em đã mô tả được các nội dung thực tập và thực hiện theo yêu cầu của nội dung công việc do chị Pờ Thị Hằng và UBND xã chỉ đạo và giám sát. - Qua các hoạt động của Hội em được tham gia trong thời gian thực tập đã giúp em rút ra nhiều bài học, kinh nghiệm quý báu, thực tế với lý thuyết khác xa nhau. - Các hoạt động của Hội tuy có nhiều kết quả đáng khen ngợi xong chất lượng hoạt động của Hội còn thấp: + Hoạt động của Hội trong vay vốn chỉ quan tâm đến kết quả vay và lãi suất, thời gian thu hồi nhưng chưa đi khảo sát được mục đích và hiệu quả sử dụng vốn vay của người dân. + Các hoạt động của Hội trong kết nối các khóa đào tạo cho hội viên, phụ nữ còn thấp chỉ mang tính bắt buộc từ trên xuống. Không nắm bắt được các thông tin các lớp đào tạo do các ban nghành tổ chức để phối kết hợp và lựa chọn nội dung phù hợp. + Hoạt động trong chuyển giao công nghệ của Hội đối với hội viên, phụ nữ hầu như không có, trong khi đó phụ nữ là lực lượng trực tiếp tham gia lao động nhiều hơn mà không có kỹ thuật công nghệ thì hiệu quả lao động thấp dẫn đến thu nhập thấp, đời sống của tầng lớp phụ nữ chưa được nâng cao. - Tóm tắt được cơ bản kết quả thực tập. - Qua quá trình thực tập thì em đã tự rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân từ thực tiễn các hoạt động. - Sau thời gian tìm hiểu về các hoạt động của Hội thì em cũng đã đề ra được một số giải pháp nhằm nâng cao hơn chất lượng hoạt động của Hội LHPN xã Nậm Kè. * Về thời gian: Về cơ bản em đã tuân thủ đúng thời gian thực tập của trường và thời gian làm việc của UBND xã Nậm Kè.
  67. 58 * Về chuyên môn: Em đã nâng cao hơn chuyên môn nghiệp vụ thông qua các hoạt động thực tế. * Yêu cầu về kết quả đạt được: Cơ bản hoàn thành các mục tiêu của đề tài và bản thân đặt ra. * Về hoạt động thực tế: Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại UBND xã Nậm Kè, em đã được học hỏi, trao đổi, vận dụng tất cả những kiến thức học tập tại trường vào thực tiễn. Tại đó, em đã tập trung tìm hiểu, thu thập những thông tin nội dung chính của đề tài về hoạt động của cán bộ Hội phụ nữ xã Nậm Kè, đặc biệt tìm hiểu kỹ hơn những công việc cụ thể được thực hiện bởi một số cán bộ, công chức chủ chốt trong cơ quan nhằm hoàn thiện nội dung khóa luận. Bên cạnh đó, em được tham gia các hoạt động của ủy ban, hoạt động diễn ra tại cơ quan như tham gia giao lưu những ngày lễ do ủy ban tổ chức. Qua đó, em tiếp thu được nhiều kiến thức thực tế, hiểu rõ hơn về cơ cấu, hệ thống làm việc của một cơ quan hành chính cấp xã. Về cách thức tổ chức, chuẩn bị một cuộc họp. * Về kỹ năng sống, làm việc: Về kỹ năng sống cần có thái độ lễ phép, khiêm tốn, tôn trọng và biết ơn đối với các cán bộ cơ quan nhất là cơ quan làm việc. Về kỹ năng làm việc cần có thái độ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ được giao, nhanh nhạy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, không dấu diếm yếu điểm bản thân sẵn sàng học để hiểu, hỏi để biết để làm tốt hơn. 3.6. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế Trong thời gian thực tập tại UBND xã Nậm Kè, vượt qua những khó khăn, trở ngại ban đầu, đó chính là khoảng thời gian để em học hỏi, tích lũy hành trang cho mình trước khi chính thức đến với công việc sau khi ra trường. Thời gian thực tập tại UBND đã giúp em rút ra được những bài học quý giá, hữu ích cho bản thân như sau:
  68. 59 Về kỹ năng giao tiếp: Là một kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng, bởi nó giúp truyền đạt những suy nghĩ, ý tưởng của em đến với đối tượng mà em cần giao tiếp. Tuy nhiên, cũng cần lắng nghe, luôn tôn trọng và để thấu hiểu những ý kiến của người khác và cần chú ý những điểm như: Tùy từng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp mà mình có cách ứng xử linh hoạt, phù hợp. Điều quan trọng nhất là tự tin thì khi giao tiếp mới có hiệu quả và ngoài ra trong quá trình học tập hay làm việc thì kỹ năng quản lý thời gian và tư duy sáng tạo cũng rất quan trọng. Vì khi sắp xếp thời gian một cách khoa học, điều chỉnh hợp lý và luôn học hỏi, tìm tòi để sáng tạo ra những điều mới thì công việc sẽ có hiệu quả cao, thuyết phục hơn. Về trang phục: Trang phục không phải là vấn đề để nhận xét hay đánh giá một người nhưng đây là điều đầu tiên mà người đối diện nhìn vào chúng ta trong lần gặp đầu tiên và khi trang phục lịch sự, gọn gàng, phù hợp sẽ gây ấn tượng tốt đối với người đối diện. Về sự chủ động: Chủ động là bài học lớn nhất và cũng là bài học đầu tiên mà em khi đi thực tập em đã học hỏi được. Chủ động làm quen với mọi người, chủ động tìm hiểu công việc tại nơi thực tập, chủ động đề xuất và cùng làm việc với mọi người tất cả đều giúp cho em hòa nhập được nhanh hơn trong môi trường mới. Khi đến UBND xã Nậm Kè thực tập, mỗi người ở đó đều có những công việc riêng và không phải khi nào cũng có thời gian để quan tâm, theo sát và chỉ bảo cho em được vậy nên em đã chủ động cũng giúp cho em nắm bắt được nhứng cơ hội và học hỏi được nhiều điều trong thực tế. Những bài học nghề từ thực tế: Những công việc mà em đã trải qua từ thực tế khác hoàn toàn so với những lý thuyết mà em được học từ trên lớp. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc, em nhìn thấy những lỗ hổng của bản thân để có thể tiếp tục hoàn thiện. Đồng thời, với sự giúp đỡ của những người có
  69. 60 kinh nghiệm tại nơi thực tập, em có được những bài học để tránh được những sai sót trong quá trình đi làm thực tế sau này. Những người bạn và những mối quan hệ mới: Sau khoảng thời gian thực tập, em thấy mình có thêm những người bạn mới, những anh chị đồng nghiệp. Chính những người bạn quen tại cơ quan thực tập đã mang đến cho em những bài học nghề từ thực tế và cả những mối quan hệ để có thể phát triển nghề nghiệp của bản thân trong tương lai. Phát hiện được những khuyết điểm của mình: Em đã làm quen được, thấy được công việc nơi cơ quan làm việc thẩm quyền cấp xã. Những công việc mà em đã trải qua từ thực tế khác hoàn toàn so với những lý thuyết mà em được học từ trên lớp. Được làm việc trong môi trường thực tế, được trao cơ hội để áp dụng những kiến thức đã học vào công việc, em nhìn thấy những lỗ hỏng của bản thân để có thể tiếp tục hoàn thiện. Tinh thần ham học hỏi, không sợ sai và sự tự tin. Những cơ hội mới: Cơ hội sẽ luôn đến với những ai cố gắng và thực sự bỏ tâm huyết với công việc của mình, vậy nên, nếu trong thời gian thực tập, chúng ta chịu bỏ thời gian để học hỏi để làm việc và để học nghề một cách nghiêm túc và cầu thị thì chắc chắn sẽ có được những cơ hội mới. Đó có thể là cơ hội nghề nghiệp, cơ hội để phát triển trong tương lai hay đơn giản là cơ hội để được học hỏi trong một trường tốt. 3.7. Phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt độngg của Hội LHPN xã Nậm Kè trong thời gian tới * Phương hướng - Tập trung chỉ đạo các tổ chức Hội một số hoạt động lớn: Tập chung chỉ đạo triển khai học tập Nghị quyết của Đảng và Nghị quyết của Hội phụ nữ các cấp. - Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 11/NQ-TW của bộ chính trị,