Khóa luận Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

pdf 61 trang thiennha21 4311
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_kien_thuc_thai_do_thuc_hanh_ve_suc_khoe.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC TRẦN THỊ LỆ NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI - 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC TRẦN THỊ LỆ NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN PHÁ THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH2013Y Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Duy Ánh 2. Ths.Bs. Phan Thị Huyền Thương HÀ N Ộ@I -School 2019 of Medicine and Pharmacy, VNU
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè, gia đình. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Khoa Y Dược, Trường Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện để tôi học tập và bảo vệ thành công khóa luận. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc, tập thể các anh chị bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên, Bác sĩ Nguyễn Bích Ngọc và khoa Sinh đẻ Kế hoạch, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cùng toàn bộ các đối tượng tham gia nghiên cứu đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS- Tiến sĩ Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - Phó chủ nhiệm bộ môn Phụ Sản, Đại học Y Hà Nội; Chủ nhiệm Bộ môn Sản Phụ Khoa, Khoa Y - Dược, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, đồng gửi lời cám ơn đến Thạc Sĩ - Bác Sĩ Phan Thị Huyền Thương, Bác sĩ sản khoa, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, thầy và cô đã tận tình dạy dỗ, giúp đỡ, hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Sản Phụ Khoa, Khoa Y - Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn những người bạn thân mến đã cổ vũ, giúp đỡ động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Và cuối cùng, kết quả học tập này con xin kính tặng bố mẹ thân yêu, người đã sinh thành, nuôi dưỡng và luôn động viên, giúp đỡ con, cho con nghị lực và ý chí vươn lên. Hà Nội, ngày 07 tháng 05 năm 2019 Trần Thị Lệ @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  4. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên 3 1.1.1. Khái niệm chung vị thành niên 3 1.1.2. Khái niệm và nội dung về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên 4 1.2. Tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai 5 1.2.1. Tình dục an toàn 5 1.2.2. Các biện pháp tránh thai 6 1.3.Khái niệm chung về kiến thức, thái độ, hành vi 9 1.3.1. Khái niệm về kiến thức 9 1.3.2. Khái niệm về thái độ 10 1.3.3. Khái niệm về hành vi 10 1.4. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên 10 1.4.1. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới 10 1.4.2. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Việt Nam và tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 12 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13 2.1. Đối tượng nghiên cứu 13 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn 13 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ 13 2.2. Phương pháp nghiên cứu 13 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 13 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu 13 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 13 2.3. Phương pháp thu thập số liệu 13 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  5. 2.4. Nội dung và biến số nghiên cứu 13 2.4.1. Nghiên cứu các đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 13 2.4.2. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản 14 2.4.3. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của vị thành niên nạo phá thai 15 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá 15 2.6. Thời gian nghiên cứu 17 2.7. Phương pháp xử lí số liệu 17 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 17 2.9. Hạn chế sai số 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 19 3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng 19 3.1.2. Đặc điểm của gia đình đối tượng 19 3.2. Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của tuổi vị thành niên phá thai 21 3.2.1. Kiến thức về sức khỏe sinh sản 21 3.2.2. Thái độ về sức khỏe sinh sản 24 3.2.3. Hành vi về sức khỏe sinh sản 25 3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu 28 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe sinh sản 28 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe sinh sản 30 3.3.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi về sức khỏe sinh sản 30 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 31 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 31 4.1.1. Trình độ 31 4.1.2. Môi trường sống 32 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  6. 4.1.3. Đặc điểm về tuổi dậy thì 32 4.2. Một số đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu 32 4.2.1. Mức học vấn của bố mẹ đối tượng nghiên cứu 32 4.2.2. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ 32 4.2.3. Kinh tế gia đình 32 4.3. Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của đối tượng 33 4.3.1. Kiến thức về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu 33 4.3.2. Thái độ về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu 36 4.3.3. Hành vi về sức khỏe sinh sản của đối tượng 38 KẾT LUẬN 41 KIẾN NGHỊ 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLTQĐTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục BPTT Biện pháp tránh thai CTC Cổ tử cung DCTC Dụng cụ tử cung DMPA Depomedroxy progesterone acetat (thuốc tiêm tránh thai) KHHGD Kế hoạch hóa gia đình NPT Nạo phá thai QHTD Quan hệ tình dục QHTDTHN Quan hệ tình dục trước hôn nhân SAVY Servey Assessment of Vietnamese youth (Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam) SKSS Sức khỏe sinh sản VTN Vị thành niên WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế Giới) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Bảng đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu 19 Bảng 3.2: Bảng đặc điểm dậy thì của đối tượng nghiên cứu 19 Bảng 3.3: Bảng đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu 19 Bảng 3.4: Bảng kiến thức về sức khỏe sinh sản, tuổi dậy thì, nạo phá thai và biện pháp tránh thai 21 Bảng 3.5: Bảng kiến thức các bệnh lây truyền qua đường tình dục 23 Bảng 3.6: Bảng thái độ về phim ảnh, sách báo có nội dung tình dục, về cung cấp kiến thức các biện pháp tránh thai và nạo phá thai 24 Bảng 3.7: Bảng phân loại thái độ sức khỏe sinh sản 25 Bảng 3.8: Bảng hành vi chia sẻ về sức khỏe sinh sản 25 Bảng 3.9: Bảng hành vi đã từng quan hệ tình dục trước đó 27 Bảng 3.10: Bảng tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục 27 Bảng 3.11: Các yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe sinh sản 28 Bảng 3.12: Các yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe sinh sản 30 Bảng 3.13: Các yếu tố liên quan đến hành vi sức khỏe nói chung 30 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  9. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Kiến thức về các loại biện pháp tránh thai 22 Biểu đồ 3.2: Kiến thức đúng về khả năng có thai trong quan hệ tình dục 22 Biểu đồ 3.3: Phân loại kiến thức về sức khỏe sinh sản 23 Biểu đồ 3.4: Thái độ đúng của đối tượng về quan hệ tình dục trước hôn nhân 24 Biểu đồ 3.5: Cảm nhận của đối tượng khi nói chuyện với bố mẹ về sức khỏe sinh sản 26 Biểu đồ 3.6: Lý do tại sao không nói chuyện với người thân về sức khỏe sinh sản 26 Biểu đồ 3.7: Phân loại hành vi sức khỏe sinh sản 28 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Vị thành niên là giai đoạn chuyển đổi quan trọng từ thiếu niên sang người lớn. Vị thành niên là độ tuổi từ 10 - 19 tuổi chiếm 1/5 dân số. Độ tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển tâm sinh lý, cơ thể và đặc điểm cá nhân từ một đứa trẻ dần trở thành người trưởng thành. Giai đoạn hình thành và phát triển vị thành niên chịu tác động của nhiều yếu tố bao gồm cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội tới các hành vi liên quan đến sức khỏe của tuổi vị thành niên. Do phong tục tập quán ở những môi trường xã hội khác nhau rất khác nhau nên rất khó đánh giá vị thành niên theo khía cạnh văn hóa quốc gia. Tuy nhiên vị thành niên cũng có những đặc tính chung như tính tò mò, ảnh hưởng của bạn đồng lứa đối với vấn đề tình dục, sự thiếu hiểu biết về thụ thai, sinh sản cũng như các biện pháp tránh thai. Đây là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến tỉ lệ mang thai của trẻ vị thành niên. Theo nghiên cứu của Trung tâm Tư vấn sức khỏe sinh sản và phát triển cộng đồng và Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam cũng chỉ ra rằng, có 96% học sinh khẳng định có cảm xúc yêu đương ở lứa tuổi học sinh, sinh viên, gần 70% cho rằng đây là tình trạng phổ biến [27]. Điều đó để lại những hậu quả không nhỏ, trong đó có thai ngoài ý muốn là trường hợp hay gặp và đi kèm với nó là hành vi nạo phá thai không an toàn, qua đó thấy rằng quan hệ tình dục không an toàn tỉ lệ thuận với số ca nạo phá thai. Vấn đề nạo phá thai là một đề tài chung rất được quan tâm. Vì thế nạo phá thai không an toàn trong độ tuổi vị thành niêm là mối lo ngại của toàn xã hội. Thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nạo phá thai không an toàn sẽ dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản. Thiếu kiến thức về tình dục, sinh sản, các biện pháp tránh thai cơ bản, cũng như các dịch vụ phá thai hợp pháp và an toàn đã dẫn đến hệ quả tăng nguy cơ về quan hệ tình dục, có thai, nạo phá thai và các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục ảnh hưởng trực tiếp và lâu dài đến sức khỏe. Tỉ lệ di chứng do nạo phá thai không đảm bảo như: băng huyết, thiếu máu, sót rau, nhiễm trùng, tắc ống dẫn trứng, vô sinh, tử vong ngày càng tăng. Tỉ lệ nạo phá thai ở độ tuổi vị thành niên (từ 15 - 19 tuổi) của Việt Nam@ School hiện bị xế pof vào Medicine hàng cao nhấ tand Đông Pharmacy, VNU 1
  11. Nam Á và đứng thứ 5 trên thế giới [40] (khoảng 300000 ca nạo hút thai mỗi năm). Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản Trung ương, những năm gần đây có trên 5000 ca nạo phá thai, trong đó có tới 30% dưới 24 tuổi, đa số trường hợp đi nạo hút thai khi thai được 3 - 4 tháng [2]. Đây là một thực trạng cấp thiết và đang là mối quan tâm trọng yếu của nhiều Quốc Gia. Đặc biệt, vị thành niên là nguồn lực cần cho sự phát triển của xã hội. Chính vì thế, nắm rõ được kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của tuổi vị thành niên để từ đó đưa ra được các biện pháp, cung cấp các kiến thức, hình thành tư tưởng, lối sống, quan hệ tình dục lành mạnh để tự bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ tương lai chung của đất nước là việc làm rất cần thiết. Do vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của trẻ vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội”, nhằm hai mục tiêu: 1. Mô tả kiến thức, thái độ, thực hành về SKSS của VTN phá thai tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội năm 2018 2. Mô tả mối liên quan giữa kiến thức, thái độ và thực hành về SKSS đến hành vi phá thai của VTN phá thai tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội năm 2018 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 2
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên 1.1.1. Khái niệm chung vị thành niên 1.1.1.1. Khái niệm Vị thành niên là giai đoạn trong quá trình phát triển của con người với đặc điểm lớn nhất là sự trưởng thành nhanh chóng để đạt được sự trưởng thành về cơ thể, sự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm xã hội và định hình nhân cách để có thể lãnh trách nhiệm sau này. Đây là giai đoạn được hiểu một cách đơn giản là giai đoạn chuyển tiếp giữa trẻ con và người lớn [13]. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì vị thành niên là lứa tuổi từ 10 - 19, thanh niên thì có độ tuổi từ 15 - 24 và thanh niên trẻ là người có độ tuổi từ 10 - 24 [3],[16],[24]. Tuổi vị thành niên chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn tiền VTN: 10 - 13 tuổi, giai đoạn trung VTN: 14 - 16 tuổi, giai đoạn hậu VTN: 17 - 19 tuổi [16]. Độ tuổi 15 - 19 là giai đoạn thay đổi tâm sinh lý và tình cảm nhiều nhất ở mỗi cá nhân. Sự xuất hiện tình yêu, tình dục ở VTN Việt Nam hiện nay chủ yếu rơi vào nhóm tuổi này [10]. Cùng với sự gia tăng dân số, số lượng VTN ngày càng tăng, cao nhất là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, VTN chiếm 1/4 dân số, tức là khoảng 1,2 tỉ VTN [24],[30],[31]. Theo cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2016, ở Việt Nam 16,33% VTN từ 10 - 19 tuổi, khoảng 15,251 triệu người [19]. 1.1.1.2. Các đặc trưng của tuổi dậy thì Tuổi dậy thì diễn ra ở tất cả mọi người và là giai đoạn đầu của VTN, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong đời một con người. Đây chính là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn [16]. Đặc trưng cơ bản của nhóm VTN là biến đổi thường xuyên, liên tục, mạnh mẽ cả ba mặt: thể chất, tâm lý, tình cảm, nhận thức và sau đó là hành vi. Sự nhận biết một cách đúng đắn và khoa học về những đặc trưng cơ bản của tuổi VTN là vô cùng quan trọng trong việc quan tâm, chăm sóc và giáo dục @lứa tuSchoolổi này. S ựof bi ếMedicinen đổi tâm sinh andlý củ aPharmacy, VNU 3
  13. VTN đến sớm hay đến muộn phụ thuộc vào từng người, từng giới, đời sống vật chất, tinh thần, môi trường, khí hậu, điều kiện sống ở thành thị hay nông thôn [32]. 1.1.2. Khái niệm và nội dung về sức khỏe sinh sản và sức khỏe sinh sản vị thành niên 1.1.2.1. Khái niệm sức khỏe sinh sản Theo Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển ở Cairo năm 1994 cho rằng: sức khỏe sinh sản (SKSS) là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần, xã hội, không chỉ đơn thuần là không bệnh tật, không tàn phế của hệ thống sinh sản [4]. Điều này cũng hàm ý là mọi người kể cả nam hay nữ đều có quyền được nhận thông tin và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình an toàn, có hiệu quả đảm bảo cho các cặp vợ chồng có cơ may tốt để sinh được đứa con lành mạnh. 1.1.2.2. Nội dung chủ yếu của sức khỏe sinh sản Định nghĩa về sức khỏe sinh sản trên được chấp nhận tại Hội nghị quốc tế về dân số và phát triển ở Cairo - Ai Cập tháng 4/1994, Việt Nam đã công nhận, cam kết thực hiện và chi tiết hóa thành 10 nội dung theo những vấn đề ưu tiên sau đây: 1. Làm mẹ an toàn. 2. Phá thai và tránh thai. 3. Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn. 4. Sức khỏe sinh sản vị thành niên. 5. Các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh dục. 6. Các bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS. 7. Ung thư vú và các ung thư của bộ máy sinh dục khác. 8. Vô sinh. 9. Giáo dục tình dục học. 10. Công tác thông tin giáo dụ c@ truy Schoolền thông v ofề SKSS Medicine [9],[31]. and Pharmacy, VNU 4
  14. 1.1.2.3. Nội dung sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên trẻ Là những nội dung nói chung của SKSS nhưng được ứng dụng phù hợp cho lứa tuổi vị thành niên và thanh niên trẻ. Nội dung ưu tiên Thông tin - Giáo dục - Truyền thông về sức khỏe sinh sản vị thành niên [14]: - Đặc điểm và dấu hiệu của tuổi dậy thì. - Sự phát triển tâm sinh lý tuổi VTN. - Tình yêu và tình bạn. - Tình dục lành mạnh và tình dục an toàn. - Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục (BLTQĐTD) kể cả HIV/AIDS. 1.1.2.4. Các dịch vụ y tế về chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên Các cơ sở y tế khi cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS cho vị thành niên: cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS (cả phòng và chữa bệnh) cho vị thành niên (đã kết hôn và chưa kết hôn). Các dịch vụ này bao gồm: - Tư vấn về SKSS, tình dục và các biện pháp tránh thai. - Chăm sóc cho VTN mang thai và sinh đẻ. - Phá thai an toàn. - Xử lý các nhiễm khuẩn đường sinh dục/BLTQĐTD [5]. 1.2. Tình dục an toàn và các biện pháp tránh thai 1.2.1. Tình dục an toàn - Tình dục an toàn là những hành vi tình dục bao gồm cả 2 yếu tố: không có nguy cơ nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và mang thai ngoài ý muốn. - Về phương diện tránh thai, tình dục an toàn gồm sử dụng biện pháp tránh thai an toàn, hiệu quả và đúng cách. - Về phương diện phòng nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, tình dục an toàn có thể chia thành 3 nhóm: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 5
  15. + Tình dục an toàn (không có nguy cơ hoặc nguy cơ rất ít): mơ tưởng tình dục, tự mình thủ dâm, vuốt ve trên mặt da lành lặn, ôm bạn tình, kiềm chế không quan hệ tình dục, chung thủy với một bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. + Tình dục an toàn tương đối (nguy cơ trung bình): quan hệ tình dục theo đường hậu môn có sử dụng bao cao su, bằng miệng với âm đạo hay với dương vật, bằng tay với âm đạo. + Tình dục không an toàn (nguy cơ cao): quan hệ tình dục theo đường âm đạo hay hậu môn mà không dùng bao cao su [36]. 1.2.2. Các biện pháp tránh thai BPTT là các biện pháp mà các cặp vợ chồng sử dụng nhằm kiểm soát việc sinh đẻ, để tránh có thai ngoài ý muốn [7]. Ngày nay một số BPTT còn có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục. 1.2.2.1. Các biện pháp tránh thai truyền thống Là những BPTT không cần đến dụng cụ, thuốc men hay thủ thuật tránh thai nào khác để ngăn cản thụ tinh. • Xuất tinh ngoài âm đạo (giao hợp ngắt quãng) Phương pháp xuất tinh ngoài âm đạo đòi hỏi sự chủ động của người nam giới trong lúc giao hợp. Dương vật được rút nhanh chóng ra khỏi âm đạo trước lúc có phóng tinh. Phương pháp này được sử dụng rộng rãi ở một số nước phát triển và đang phát triển. • Kiêng giao hợp định kỳ Là chọn thời điểm giao hợp cách xa những ngày phóng noãn, nhằm mục đích tinh trùng sống không gặp được noãn sống. Phương pháp này đôi khi được sử dụng kết hợp với một số phuơng pháp khác như: xuất tinh ngoài âm đạo, vách ngăn Trong trường hợp này hiệu quả tránh thai sẽ cao hơn. - Phương pháp Ogino - Knaus: Kiêng giao hợp từ ngày thứ 9 đến ngày 19 của vòng kinh 28 ngày. Cần phải theo dõi liên tiếp hai vòng kinh trước đó @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 6
  16. để đánh giá mức độ đều của vòng kinh. Phương pháp này không có hiệu quả, không thực hiện được ở những người vòng kinh không đều. - Phương pháp ghi thân nhiệt do Ferin đề xuất năm 1947 dựa trên cơ sở phát hiện ra đường cong thân nhiệt hai thì trong chu kỳ kinh nguyệt có phóng noãn của Van de Velde (1904). Theo phương pháp này chỉ được giao hợp khi tăng thân nhiệt 2 ngày, giới hạn của phương pháp này chỉ cho biết giai đoạn sau phóng noãn. - Phương pháp chất nhầy cổ tử cung (phương pháp Billings): Không giao hợp khi người phụ nữ có chất nhầy trong âm đạo (đưa 2 ngón tay vào âm đạo thấy có chất nhầy ở giữa 2 ngón tay) cho đến 4 ngày sau khi hết chất nhầy ẩm ướt. • Phương pháp tránh thai bằng cho con bú vô kinh Cho con bú sữa mẹ là cách dinh dưỡng lý tưởng nhất cho con đồng thời cũng giúp người phụ nữ đẻ thưa ra. Phương pháp này chỉ có hiệu quả khi có đủ các điều kiện sau: - Chưa có kinh nguyệt trở lại. - Người phụ nữ phải nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn. - Đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi. 1.2.2.2. Các phương pháp tránh thai vách ngăn • Bao cao su nam (ở nam giới) Bao cao su làm bằng nhựa latex mỏng có thể lồng vào dương vật hoặc đặt vào âm đạo trước khi giao hợp. Nó có tác dụng chứa và ngăn không cho tinh trùng vào âm đạo nên không thụ tinh. • Tránh thai trong âm đạo (ở nữ giới) Cơ chế tác dụng có thể là màng ngăn cơ học, màng ngăn lý học, nhưng bao giờ cũng có kèm theo chất diệt tinh trùng được bổ sung vào. - Màng ngăn âm đạo. - Mũ cổ tử cung. - Bao cao su nữ. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 7
  17. • Thuốc diệt tinh trùng Là những chế phẩm hóa chất đặt vào âm đạo trước khi quan hệ tình dục nhằm mục đích tránh thai. Thuốc có nhiều dạng khác nhau: dạng gel, kem, sủi, bọt, viên thuốc, thuốc đạn và màng mỏng. 1.2.2.3. Thuốc viên tránh thai Thuốc nội tiết tránh thai là một phương pháp tránh thai có hồi phục. Tùy theo thành phần của viên thuốc người ta có thể chia ra các loại sau: • Viên kết hợp: Trong thành phần có estrogen và progestin (có 3 loại: 1 pha, 2 pha và 3 pha). • Viên progestin: Trong thành phần chỉ có progestin. Cơ chế tác dụng: ức chế phóng noãn, ức chế phát triển nội mạc tử cung, làm đặc chất nhầy cổ tử cung ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung. • Thuốc tránh thai khẩn cấp: Là thuốc sử dụng sau giao hợp mà không sử dụng biện pháp tránh thai. Cơ chế tác dụng: ngăn cản và làm chậm sự phóng noãn. 1.2.2.4. Thuốc tiêm tránh thai (DMPA) DMPA (Depomedroxy Progesterone Acetat) có hàm lượng 150mg. Bản chất của thuốc là Progestin dạng depot, thuốc sẽ giải phóng hocmon vào trong tuần hoàn chậm, từ từ. Tiêm một liều thuốc có thể tác dụng từ 2 - 3 tháng. Cơ chế tác dụng: làm teo nội mạc tử cung, làm quánh đặc chất nhầy cổ tử cung và ức chế phóng noãn. Đây là BPTT có hiệu quả cao (99,6%), nhưng làm thay đổi kinh nguyệt như: mất kinh hoặc có thể chảy máu kéo dài, ra máu giữa kỳ kinh. 1.2.2.5. Thuốc cấy tránh thai Là Progestin cấy dưới da nhằm ngừa thai trong thời gian dài. Là dạng thuốc tránh thai có hiệu quả và tiện dụng cho phụ nữ với độ tin cậy cao. Cơ chế tác dụng: làm đặc chất nhầy CTC, niêm mạc tử cung kém phát triển. Ức chế phóng noãn do nồng độ Progestin @ cao School liên tục trong of máuMedicine (Implanon). and Pharmacy, VNU 8
  18. 1.2.2.6. Dụng cụ tử cung Cơ chế chính là làm cản trở noãn và tinh trùng gặp nhau. DCTC làm cho tinh trùng di chuyển trong đường sinh dục nữ khó khăn, làm giảm khả năng thụ tinh của tinh trùng đối với noãn và có thể ngăn cản trứng thụ tinh làm tổ trong buồng tử cung. • Dụng cụ tử cung MINERA: Dụng cụ tử cung thế hệ mới (MIRENA) là một loại chứa nội tiết. Đây là loại DCTC được biết đến với nhiều ưu điểm, đã làm phong phú cho các phụ nữ khi chọn lựa phương pháp tránh hiện đại và hiệu quả cao. Ngoài tác dụng tránh thai, MIRENA còn được sử dụng như là phương pháp điều trị duy trì đối với những trường hợp rong kinh rong huyết, cường kinh, bảo vệ nội mạc tử cung 1.2.2.7. Triệt sản nam, triệt sản nữ (còn gọi là “ Đình sản ”) • Đình sản nữ: Nguyên tắc của đình sản nữ là làm gián đoạn 2 vòi trứng dẫn đến noãn không được gặp tinh trùng, hiện tượng thụ tinh không xảy ra. Các kỹ thuật thắt, cắt 2 vòi trứng thường được làm ở đoạn eo của vòi trứng, cách sừng tử cung khoảng 2cm, ở khoảng vô mạch của mạc treo vòi trứng. Đây là BPTT có hiệu quả cao trên 99%, tỉ lệ thất bại khoảng 0,5%. • Đình sản nam: Nguyên tắc của đình sản nam là mở một lỗ nhỏ ở da bìu, cắt và thắt 2 ống dẫn tinh là đường dẫn tinh trùng từ túi tinh tới ống phóng tinh. Sau khi thắt ống dẫn tinh, người nam giới vẫn có khả năng cương cứng và xuất tinh, nhưng trong tinh dịch không còn chứa tinh trùng [17]. 1.3.Khái niệm chung về kiến thức, thái độ, hành vi 1.3.1. Khái niệm về kiến thức Kiến thức là nhận ra ý nghĩa, bản chất, lý lẽ của sự việc, bằng sự vận dụng trí tuệ, hiểu biết nhận thức được ý nghĩa, tình cảm, quan điểm của người khác về tình hình, lĩnh vực nào đó [34 ]@. Có School kiến thức làof nh Medicineờ một quá trình and thông Pharmacy, VNU 9
  19. qua giáo dục, thông tin, truyền thông bằng cách tác động bởi các yếu tố bên ngoài và bằng ngay chính năng lực của bản thân con người [28]. 1.3.2. Khái niệm về thái độ Thái độ là những biểu hiện bên ngoài bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động của ý nghĩ, tình cảm đối với ai hoặc về sự việc nào đó (thái độ đồng tình, không đồng tình, ủng hộ, hoặc không ủng hộ, hoặc yên lặng ). Nó là cách nghĩ, cách nhìn và các hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình [34]. 1.3.3. Khái niệm về hành vi Hành vi của con người là những ứng xử trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Một tác nhân muốn có hành vi tốt cần có những kiến thức (hiểu biết đầy đủ về hành vi đó), có niềm tin và thái độ tích cực muốn thay đổi theo chiều hướng có hành vi tốt, có kỹ năng thực hiện hành vi đó, có các nguồn lực để thực hiện hành vi đó và đồng thời phải có sự ủng hộ để duy trì hành vi đó lâu dài [34]. Theo ảnh hưởng của hành vi, chúng ta thấy có hai loại hành vi bao gồm các hành vi có lợi cho sức khỏe và hành vi có hại cho sức khỏe. Ngoài ra còn có một số hành vi không có lợi cũng không có hại cho sức khỏe [28]. 1.4. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên 1.4.1. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên trên thế giới 1.4.1.1. Vấn đề quan hệ tình dục, có thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở vị thành niên Trên thế giới, các nghiên cứu về SKSS vị thành niên được tiến hành từ sau năm 1975 tại các nước thuộc các khu vực khác nhau như Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Âu Quan hệ tình dục (QHTD) sớm là vấn đề xã hội của nhiều nước: Thái Lan hơn 60% thanh thiếu niên nam có quan hệ tình dục với bạn gái hoặc gái điếm. Ở Mỹ, ở tuổi 15 có 1/4 nữ và 1/3 nam có hoạt động tình dục, đến tuổi 17 thì tỉ lệ này tăng lên 50% cho nữ và 60% cho nam [33]. Phụ nữ VTN có thai và sinh đẻ sớm muộn tùy thuộc vào quốc gia khác nhau và ngay trong mỗi quốc gia cũng có sự khác nhau giữa các vùng. Ở Châu Phi trên 1/2 và Mỹ La Tinh thì trên 1/3 @ có School thai trước oftuổ iMedicine 20. Mỹ là nư ớandc có t ỉPharmacy, VNU 10
  20. lệ VTN có thai sớm cao nhất trong các nước phát triển và có khoảng 20% phụ nữ đẻ trước tuổi 20 [24]. VTN ngày nay trên thế giới có hoạt động tình dục sớm hơn nhiều so với thế hệ trước đây, điều này được giải thích do đô thị hóa nhanh, phát triển thông tin đại chúng và mất dần vai trò truyền thống [41]. Tình trạng nạo phá thai phụ nữ chưa chồng và ở VTN khá cao, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Ở Mỹ, có 4 ca nạo phá thai trong 10 thai nghén tuổi VTN, và chiếm 1/4 tổng số nạo phá thai [12]. 1.4.1.2. Vấn đề các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục và HIV/AIDS Các BLTQĐTD gây nên do nhiều tác nhân gây bệnh. Các tác nhân này lây truyền hoặc lan truyền từ người này sang người khác thông qua quan hệ tình dục (giao hợp), nhưng không chỉ qua QHTD mà còn qua mẹ truyền cho con khi có thai, khi cho con bú và các dụng cụ tiêm, chích vào da [19]. Có rất nhiều tác nhân gây nên BLTQĐTD. Một số là các vi rút không nhìn thấy dưới kính hiển vi quang học, các loại vi khuẩn, đơn bào và nấm có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi quang học. Các loại khác như rận mu có thể nhìn bằng mắt. Các tác nhân gây ra các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục gồm các virus (ví dụ Herpes virus 1, 2, CMV, HPV, HBV, HIV ), vi khuẩn (ví dụ như lậu cầu, giang mai, chlamydia trachomatis ), các loại đơn bào, nấm, các loại kí sinh ở da như ghẻ, rận mu. QHTD sớm, QHTD trước hôn nhân, QHTD không được bảo vệ là nguy cơ làm tăng các viêm nhiễm bộ phận sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Theo đánh giá của tổ chức Y Tế Thế Giới, thì hằng năm có trên 250 triệu người mới bị bệnh lây truyền qua đường tình dục mà tỉ lệ cao nhất là ở độ tuổi từ 20 - 24 tuổi, thứ hai là 15 – 19 tuổi. Theo số liệu của WHO thì trên thế giới có khoảng 1/20 vị thành niên nhiễm các BLTQĐTD mỗi năm [24],[33]. Tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS có nguy cơ ngày càng tăng cao, nhất là độ tuổi VTN, nhiều người lây nhiễm, mắc AIDS từ khi còn ở tuổi này. Thế giới có khoảng 15 triệu người nhiễm HIV cao nhất là nhóm tuổi 15 - 25 cho nam và 25 - 35 ở nữ [24]. Muốn làm chậm tốc độ nhiễm HIV thì cần phải thay đổi hành @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 11
  21. vi tình dục của người trẻ tuổi vì đây là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục. 1.4.2. Các nghiên cứu về sức khỏe sinh sản vị thành niên tại Việt Nam 1.4.2.1. Vấn đề quan hệ tình dục, có thai, nạo hút thai, sinh đẻ ở vị thành niên - Quan hệ tình dục trước hôn nhân và nạo hút thai: QHTD trước hôn nhân và tình trạng có thai ở VTN ngày càng tăng, nhưng lại chưa có ý thức sử dụng các biện pháp tránh thai (BPTT) để hạn chế thai nghén. Theo nghiên cứu của Bộ Y Tế và WHO năm 2002 cho thấy có 11,2% VTN có QHTD nhưng chỉ có 33,9% trong số đó sử dụng BPTT [5]. - Kết quả Điều tra Quốc gia về VTN và Thanh niên Việt Nam (SAVY) năm 2003 cho thấy có 19,8% nam thành thị, 2,6% nữ thành thị và 13,6% nam nông thôn, 2,2% nữ nông thôn trong độ tuổi từ 18 - 25 có quan hệ tình dục trước hôn nhân [6]. - Theo Liên hợp quốc, Việt Nam là 7/10 quốc gia có tỉ lệ nạo hút thai cao trên thế giới [1]. Hiện nay ước tính mỗi năm có khoảng 70000 ca nạo phá thai ở tuổi VTN [11]. - Tình hình mang thai sinh đẻ: trong cả nước theo tài liệu Bộ Y Tế có 3,7 % số sinh đẻ được đăng ký ở phụ nữ dưới 18 tuổi và 15% số trẻ trên toàn quốc do các bà mẹ dưới 19 tuổi sinh ra. Số phụ nữ tử vong do thai sản ở độ tuổi dưới 20 chiếm tỉ lệ cao nhất [15]. 1.4.2.2. Vấn đề các bệnh lây truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS Theo điều tra tại Hải Phòng cho thấy còn 25,5% vị thành niên không biết các bệnh lây truyền qua đường tình dục, tỉ lệ biết cách phòng tránh thì có 67,6% trả lời được hơn hai biện pháp phòng tránh. Tỉ lệ không biết một biện pháp phòng tránh nào là 28,8% [1]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 12
  22. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn Tất cả khách hàng đến phá thai là trẻ vị thành niên (dưới 18 tuổi do pháp luật Việt Nam quy định) tại khoa KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đồng thời thỏa mãn các điều kiện sau: - Không mắc các bệnh lý về tâm thần, thần kinh, ảnh hưởng đến nhận thức (ví dụ sa sút trí tuệ bẩm sinh, trầm cảm ). - Đồng ý tham gia nghiên cứu (dưới sự đồng ý của cả bố mẹ và người giám hộ). 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ Khách hàng đến phá thai tại khoa KHHGĐ trên 18 tuổi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu tiến cứu, sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu Lấy tất cả các đối tượng là vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu toàn bộ. 2.3. Phương pháp thu thập số liệu Liên hệ với Khoa KHHGĐ, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội để tạo điều kiện tiến hành. Người điều tra gặp trực tiếp bệnh nhân hỏi các vấn đề cần cho nghiên cứu theo bộ câu hỏi, hoặc trao đổi qua điện thoại sau khi đã giải thích rõ mục đích của cuộc điều tra, hướng dẫn về nội dung trong phiếu điều tra. 2.4. Nội dung và biến số nghiên cứu 2.4.1. Nghiên cứu các đặc điểm chung @ c ủSchoola đối tượ ngof nghiên Medicine cứu and Pharmacy, VNU 13
  23. ❖ Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu - Giới: Nữ. - Tuổi: Theo năm sinh của đối tượng tính đến thời điểm điều tra, đối tượng trong độ tuổi từ 10 - 18 tuổi. - Môi trường sống: Sống với gia đình hay không sống với gia đình. - Mức độ học vấn: chia làm không biết đọc, không biết viết; biết đọc, biết viết; cấp 1; cấp 2; cấp 3; trung cấp/cao đẳng/đại học. - Tuổi dậy thì của đối tượng: tuổi hành kinh lần đầu. ❖ Đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu: - Mức độ học vấn của bố mẹ đối tượng: Chia làm không biết đọc, biết viết; biết đọc, biết viết; cấp 1; cấp 2; cấp 3; trung cấp/ cao đẳng/ đại học. - Tình trạng hôn nhân của bố mẹ: Sống cùng nhau, ly hôn, ly thân, đã mất. Chia làm hai nhóm: sống cùng nhau và ly hôn/ly thân/đã mất. - Kinh tế gia đình: Theo nhận định của đối tượng nghiên cứu so với những gia đình xung quanh. Chia làm 3 nhóm: nghèo, trung bình, khá giả. 2.4.2. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản ❖ Kiến thức về sức khỏe sinh sản: - Kiến thức về nội dung sức khỏe sinh sản. - Kiến thức về dấu hiệu dậy thì. - Kiến thức về nguy hiểm của nạo phá thai và nơi nạo phá thai an toàn nhất. - Kiến thức về các BPTT. - Kiến thức về khả năng mang thai. - Kiến thức về các triệu chứng của các bệnh LTQĐTD. - Kiến thức về cách phòng tránh các bệnh LTQĐTD. - Kiến thức về các đương lây truyền của HIV/AIDS. - Kiến thức về phòng bệnh HIV/AIDS. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 14
  24. ❖ Thái độ về sức khỏe sinh sản - Thái độ về phim ảnh sách báo có nội dung tình dục. - Thái độ cung cấp kiến thức về các biện pháp tránh thai. - Thái độ đối với hành vi nạo phá thai. - Thái độ đúng về quan hệ tình dục trước hôn nhân. ❖ Hành vi về sức khỏe sinh sản - Hành vi chia sẻ khi có kinh lần đầu với người thân. - Hành vi tâm sự với bố mẹ về sức khỏe sinh sản. - Hành vi tiếp cận các thông tin về sức khỏe sinh sản. - Hành vi quan hệ tình dục khác giới trước hôn nhân, mức độ sử dụng các BPTT và các biện pháp đã sử dụng khi QHTD. 2.4.3. Nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của vị thành niên nạo phá thai - Yếu tố cá nhân. - Yếu tố gia đình. 2.5. Tiêu chuẩn đánh giá ❖ Kiến thức về sức khỏe sinh sản: đánh giá bằng cách trả lời được một ý đúng sẽ được điểm của ý đó, nếu không biết là 0 điểm. Tùy theo mức độ nghiêm trọng, tính phổ biến và tầm ảnh hưởng của vấn đề, chúng tôi cho điểm theo trọng số tương ứng với 0,5 ; 1; 1,5. Có 16 câu hỏi kiến thức về SKSS ( câu 8 Đến câu 23), cụ thể như sau: - Các câu C8, C9, C14, C17, C18, C19 mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm, riêng C9.1, C14.1, C19.1 trả lời đúng được 1 điểm. - Các câu C10.1, C11.2, C12.1, C13.4, C15, C20, C21, C23 mỗi ý trả lời đúng được 1 điểm. - Câu C16.2, C22 mỗi ý trả lời đúng được 1,5 điểm. - Điểm tối đa trong phần kiến @thứ cSchool là 46 điểm. of Medicine and Pharmacy, VNU 15
  25. + Phân loại kiến thức về SKSS: Đánh giá kiến thức cho từng câu hỏi: tốt khi đối tượng nghiên cứu đạt trên 75% điểm từng câu, còn lại chưa tốt. Riêng câu C16, đối tượng trả lời đáp án C16.2 được đánh giá là tốt, còn lại là chưa tốt. Đối với các câu C10, C11, C12, C13 đối tượng nghiên cứu đối tương nghiên cứu trả lời các câu C10.1, C11.2, C12.1, C13.4 được đánh giá là có kiến thức đúng. - Đánh giá kiến thức chung về sức khỏe sinh sản: tốt khi đối tượng nghiên cứu đạt trên 75% tổng số điểm kiến thức (≥ 34,5 điểm), hiểu nhưng chưa rõ ràng (>50% và 23 và <34,5), và chưa đạt là dưới 23 điểm. ❖ Thái độ về sức khỏe sinh sản: có 8 câu hỏi về thái độ sức khỏe sinh sản (từ câu C24 đến câu C31) sẽ được chấm điểm theo thang điểm từ 1 đến 3 tương ứng với các mức độ: không đồng ý, không có ý kiến, đồng ý. Điểm tối đa cho phần thái độ là 24 điểm. Phân loại thái độ về sức khỏe sinh sản: - Đánh giá thái độ cho từng câu hỏi: đúng khi đối tượng nghiên cứu đạt 3 điểm từng câu (đồng ý), còn lại là chưa đúng. - Đánh giá thái độ chung về sức khỏe sinh sản: đúng khi đối tượng nghiên cứu đạt trên 75% tổng điểm thái độ (≥18điểm), còn lại chưa đúng (< 18 điểm). ❖ Hành vi về sức khỏe sinh sản: có 7 câu hỏi về hành vi sức khỏe sinh sản (C32, C33, C36, C37, C38, C39, C40) cụ thể như sau: - Hành vi chia sẻ với người thân khi xuất hiện các dấu hiệu có kinh: có chia sẻ với người thân được 1 điểm, không nói với ai cho 0 điểm. - Hành vi tâm sự với bố mẹ về sức khỏe sinh sản: có tâm sự với bố mẹ được 1 điểm, không tâm sự được 0 điểm. - Hành vi tiếp cận các thông tin về sức khỏe sinh sản: thường xuyên được 1 điểm, thỉnh thoảng được 0,5 điểm và không tiếp cận được 0 điểm. - Hành vi liên quan đến QHTD với người khác giới: có QHTD được 0 điểm, chưa QHTD được 2 điểm. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 16
  26. - Hành vi liên quan đến mức độ sử dụng các biện pháp tránh thai khi QHTD: có QHTD và sử dụng thường xuyên các BPTT được 1 điểm, có QHTD và sử dụng không thường xuyên các BPTT được 0,5 điểm, có QHTD và không sử dụng các BPTT được 0 điểm. - Hành vi liên quan đến QHTD và nạo phá thai không an toàn khi bạn trai muốn và yêu cầu dù biết rõ hậu quả: có tiến hành hành vi được 0 điểm, không tiến hành hành vi được 1 điểm. - Điểm tối đa cho phần hành vi là 7 điểm. - Phân loại hành vi SKSS: + Đánh giá hành vi chung về SKSS: tốt khi đối tượng nghiên cứu đạt trên 75% (≥ 5.25 điểm), còn lại chưa tốt (< 5.25 điểm). 2.6. Thời gian nghiên cứu Số liệu nghiên cứu được thu thập từ 01/01/2018 đến 31/12/2018. 2.7. Phương pháp xử lí số liệu - Thông tin trên phiếu hỏi sẽ được nhập, xử lí và phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0. - Phần mềm SPSS 20.0 giúp tính toán các thông số thực nghiệm: trung bình, độ lệch chuẩn, đối với các biến số định lượng, các biến số định tính được trình bày theo tần suất, tỉ lệ phần trăm (%). Số liệu được trình bày bằng bảng và biểu đồ minh họa. - Test kiểm định: Chi-square test (χ2) (được hiệu chỉnh Fisher’s exact test khi thích hợp), test so sánh hai tỉ lệ. - Các phép kiểm định, so sánh có ý nghĩa thống kê khi p ≤ 0,05. 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu - Tất cả những trẻ vị thành niên nạo phá thai tham gia nghiên cứu đều được hỏi ý kiến và tự nguyện tham gia nghiên cứu (dưới sự đồng ý của bố mẹ hoặc người giám hộ). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 17
  27. - Đảm bảo tuyệt đối bí mật đời tư của đối tượng nghiên cứu sau khi thu thập thông tin. 2.9. Hạn chế sai số - Đề tài nghiên cứu có nội dung khá nhạy cảm, vì vậy để hạn chế sai số khi thu thập thông tin, bộ câu hỏi được soạn sẵn và chuyển trực tiếp đến đối tượng nghiên cứu có thể tự điền vào phiếu thu và thu lại ngay. - Với những trẻ vị thành niên chưa hiểu rõ các vấn đề cơ bản, phải được giải thích đầy đủ các nội dung cần thu thập để đối tượng có thể hiểu được hoàn thiện nhất. - Bầu không khí thu thập thông tin phải thoải mái và đủ riêng tư nhằm khai thác thông tin đầy đủ, chính xác. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 18
  28. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng Bảng 3.1: Bảng đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu STT Đặc điểm N % 10 - 13 0 0 1 Tuổi 14 – 16 24 47,1 17 – 18 27 52,9 Cấp 1 0 0 2 Trình Độ Cấp 2 21 41,2 Cấp 3 30 58,8 Sống với gia đình 35 68,6 3 Môi trường sống Ở trọ 16 31,4 Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là học sinh cấp 2 và cấp 3, trình độ cấp 2 chiếm 41,2%, trình độ cấp 3 chiếm 58,8%. Đối tượng nghiên cứu không tôn giáo chiếm tỉ lệ cao 78,4%, phật giáo chiếm tỉ lệ cao hơn thiên chúa giáo. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu sống với gia đình là 68,6%. Bảng 3.2: Bảng đặc điểm dậy thì của đối tượng nghiên cứu Tuổi trung Độ lệch Đặc điểm n Minimum Maximum bình chuẩn Tuổi lần đầu 51 10 17 13,22 1,38 có kinh Tuổi có kinh của đối tượng nghiên cứu trung bình là 13,22 ± 1,38 3.1.2. Đặc điểm của gia đình đối tượng Bảng 3.3: Bảng đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 19
  29. STT Đặc điểm n % Không biết đọc, không biết viết 1 2,0 Biết đọc, biết viết 3 5,9 Cấp 1 33 64,7 1 Học vấn của bố Cấp 2 12 23,5 Cấp 3 2 3,9 Cao đẳng, trung cấp, đại học 0 0 Không biết đọc, không biết viết 1 2 Biết đọc, biết viết 3 5,9 Cấp 1 34 66,7 2 Học vấn của mẹ Cấp 2 10 19,5 Cấp 3 2 3,9 Trung cấp, đại học, cao đẳng 1 2,0 Tình trạng hôn Sống cùng nhau 43 84,3 3 nhân của bố mẹ Ly hôn/ly thân/bố mẹ mất 8 15,7 Nghèo 13 25,5 4 Kinh tế gia đình Trung bình 30 58,8 Khá/giàu có 8 15,7 Trình độ học vấn của bố mẹ đối tượng ở mức độ trung bình, chiếm tỉ lệ cao nhất là cấp 1 chiếm tỉ lệ là 65%, cấp 2 chiếm tỉ lệ khoảng 20%, số rất ít người đạt trình độ cấp 3, đại học, 1 số lượng không đáng kể không biết đọc, không biết viết. Đa số bố mẹ của đối tượng sống cùng nhau chiếm 84,3%. Theo đánh giá của đối tượng nghiên cứu, kinh tế gia đình thuộc loại trung bình là 58,8%, loại nghèo là 25,5% và loại khá/giàu chiếm khoảng 15,7%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 20
  30. 3.2. Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của tuổi vị thành niên nạo phá thai 3.2.1. Kiến thức về sức khỏe sinh sản 3.2.1.1. Kiến thức về sức khỏe sinh sản, tuổi dậy thì, nạo phá thai và biện pháp tránh thai Bảng 3.4: Bảng kiến thức về sức khỏe sinh sản, tuổi dậy thì, nạo phá thai và biện pháp tránh thai Kiến thức n % Tốt 14 27,5 Các nội dung về sức khỏe sinh sản Chưa tốt 37 72,5 Tốt 18 35,3 Dấu hiệu tuổi dậy thì Chưa tốt 33 64,7 Tốt 5 9,8 Các nguy hiểm của nạo phá thai Chưa tốt 46 90,2 Tốt 47 92,2 Nơi nạo phá thai Chưa tốt 4 7,8 Tốt 12 23,5 Các biện pháp tránh thai Chưa tốt 39 76,5 Kiến thức về các nội dung về SKSS khá thấp chỉ 27,5% có kiến thức tốt, kiến thức tốt về các dấu hiệu dậy thì là 35,3%. Chỉ có 9,8% có kiến thức tốt về các nguy hiểm của NPT. Tuy nhiên, hiểu đúng về nơi nạo phá thai an toàn khá tốt 92,2%. Tỉ lệ kiến thức tốt về các biện pháp tránh thai khá thấp chỉ 23,5%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 21
  31. KIẾN THỨC VỀ CÁC BPTT 80 68.5 70 62.7 60 50 % 40 30 23.5 20 10 3.9 0 2 0 bao cao su vòng cao su tránh thai thuốc tránh thai cấy dưới da tính chu kì kinh nguyệt xuất tinh ngoài âm đạo Biểu đồ 3.1: Kiến thức về các loại biện pháp tránh thai Bao cao su và thuốc tránh thai là hai biện pháp được các đối tượng nghiên cứu biết đến nhiều nhất chiếm tỉ lệ lần lượt là: 68,5% và 62,7%. 3.2.1.2. Kiến thức về khả năng mang thai NHẬN THỨC ĐÚNG VỀ KHẢ NĂNG CÓ THAI 50 45.1 45 39.2 40 37.3 35 30 25 TỈ LỆ % LỆ TỈ 20 15 10 3.9 5 0 QHTD lần đầu QHTD khi chưa có kinh số lần QHTD không dùng thời điểm dễ có thai nhất lần đầu BPTT Biểu đồ 3.2: Kiến thức đúng về khả năng có thai trong quan hệ tình dục Có 37,3% đối tượng cho rằng có thể mang thai trong lần QHTD đầu tiên, 39,2% đối tượng cho rằng không thể mang thai nếu quan hệ tình dục khi chưa có kinh lần đầu, 45,1% đối tượng có hiểu biết đúng về số lần QHTD không sử dụng biện pháp tránh thai có khả năng có thai, tỉ lệ học sinh biết về thời điểm dễ có thai nhất rất thấp chỉ chiếm 3,9%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 22
  32. 3.2.1.3. Kiến thức về các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS Bảng 3.5: Bảng kiến thức các bệnh lây truyền qua đường tình dục Kiến thức N % Các dấu hiệu bệnh lây truyền qua đường Tốt 9 17,6 tình dục Chưa tốt 42 82,4 Phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường Tốt 13 25,5 tình dục Chưa tốt 38 74,5 Tốt 15 29,4 Các đường lây truyền của HIV/AIDS Chưa tốt 36 70,6 Tốt 14 27,5 Cách phòng tránh HIV/AIDS Chưa tốt 37 74,5 Tỉ lệ có kiến thức tốt về các dấu hiệu của BLTQĐTD và cách phòng tránh BLTQĐTD lần lượt là 17,6% và 25,5%. Tỉ lệ kiến thức tốt các đường lây truyền của HIV/AIDS và cách phòng tránh HIV/AIDS lần lượt là 29,4% và 27,5%. 3.2.1.4. Phân loại kiến thức chung về sức khỏe sinh sản 2% 35,3% 62,7% Đạt(>75%) Hiểu nhưng chưa rõ ràng(>50%) Chưa đạt Biểu đồ 3.3: Phân loại kiến thức về sức khỏe sinh sản Nhìn chung, mức kiến thức tốt về sức khỏe sinh sản của đối tượng còn rất thấp chỉ chiếm 2%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 23
  33. 3.2.2. Thái độ về sức khỏe sinh sản 3.2.2.1. Thái độ về những kênh thông tin có nội dung tình dục, cung cấp các biện pháp tránh thai và việc nạo phá thai Bảng 3.6: Bảng thái độ về phim ảnh, sách báo có nội dung tình dục, về cung cấp kiến thức các biện pháp tránh thai và nạo phá thai Thái độ n % Về phim ảnh, sách báo có nội dung Đúng 40 78,4 tình dục Chưa đúng 11 21,6 Về cung cấp kiến thức các biện pháp Đúng 48 94,1 tránh thai Chưa đúng 3 5,9 Đúng 26 51 Đối với hành vi nạo phá thai Chưa đúng 25 49 Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có thái độ đúng về phim ảnh, sách báo có nội dung tình dục và hành vi nạo phá thai mức trung bình lần lượt là 78,4% và 51%. Tỉ lệ đối tượng có thái độ đúng về cung cấp kiến thức các biện pháp tránh thai khá cao là 94,1%. 3.2.2.2. Thái độ đúng của đối tượng về quan hệ tình dục trước hôn nhân 56.9 60 43.1 50 43.1 35.3 40 30 Tỉ Tỉ % lệ 20 10 0 Không QHTD Tự Nguyện Yêu nhau và sẽ Giữ không có lấy nhau thai Biểu đồ 3.4: Thái độ đúng của đối tượng về quan hệ tình dục trước hôn nhân Tỉ lệ đối tượng có thái độ đúng về QHTD trước hôn nhân chưa cao. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 24
  34. 3.2.2.3. Phân loại thái độ chung về sức khỏe sinh sản Bảng 3.7: Bảng phân loại thái độ sức khỏe sinh sản Phân loại thái độ chung về sức khỏe sinh sản N % Đúng 19 37,3 Chưa đúng 32 62,7 Nhìn chung tỉ lệ đối tượng có thái độ đúng về sức khỏe sinh sản còn thấp 37,3%. 3.2.3. Hành vi về sức khỏe sinh sản 3.2.3.1. Hành vi chia sẻ về vấn đề sức khỏe sinh sản Bảng 3.8: Bảng hành vi chia sẻ về sức khỏe sinh sản Hành vi N % Chia sẻ với người thân khi có dấu hiệu có Có 34 66,7 kinh lần đầu Không 17 33,3 Có tâm sự 23 45,1 Tâm sự với bố mẹ về sức khỏe sinh sản Không tâm sự 28 54,9 Thường xuyên 1 2 Tiếp cận các thông tin sức khỏe sinh sản Thỉnh thoảng 24 47 Không tiếp cận 26 51 Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu chia sẻ về dấu hiệu hành kinh lần đầu khá cao (66,7%), tỉ lệ đối tượng có tâm sự với bố mẹ về sức khỏe sinh sản là 45,1%. Phần lớn các đối tượng đều không hoặc ít tiếp cận với thông tin về sức khỏe sinh sản với tỉ lệ lần lượt là 51% và 47%. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 25
  35. 5,9% 37,3% Rất dễ dàng/ thoải mái 56,8% Bình thương Khó nói Biểu đồ 3.5: Cảm nhận của đối tượng khi nói chuyện với bố mẹ về sức khỏe sinh sản Khi nói chuyện với bố mẹ về sức khỏe sinh sản phần lớn đối tượng đều cảm thấy khó nói (56,8%), cảm thấy bình thường chiếm 37,3%, 5,9% cảm thấy rất dễ dàng, thoải mái. 7,1% 35,7% 57,2% Cảm thấy ngại, xấu hổ sợ bị mắng lý do khác Biểu đồ 3.6: Lý do tại sao không nói chuyện với người thân về sức khỏe sinh sản Có 52,7% đối tượng nghiên cứu cảm thấy ngại, xấu hổ khi nói với người thân về sức khỏe sinh sản, 35,7% sợ bố mẹ mắng và 7,1% là lí do khác. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 26
  36. 3.2.3.2. Hành vi quan hệ tình dục với người khác giới Bảng 3.9: Bảng hành vi đã từng quan hệ tình dục trước đó (không kể lần QHTD dẫn đến phá thai này) Hành vi n % Đã từng QHTD Đã từng 20 39,2 trước đây Chưa từng 31 60,8 Tỉ lệ đối tượng đã QHTD trước đây là 39,2%. Bảng 3.10: Bảng tỉ lệ sử dụng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục Biện pháp tránh thai khi QHTD n % Thường xuyên 4 7,8 Mức độ sử dụng BPTT Không thường xuyên 23 45,1 Không sử dụng 24 47,1 Bao cao su 27 53 Thuốc tránh thai khẩn cấp 23 45 Loại BPTT được sử dụng Tính chu kì kinh kinh nguyệt/xuất tinh ngoài âm 1 2 đạo Tỉ lệ các đối tượng có sử dụng BPTT thường xuyên rất thấp (7,8%). Bao cao su và thuốc uống tránh thai khẩn cấp là 2 biện pháp tránh thai được sử dụng phổ biến. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 27
  37. 3.2.3.3. Phân loại hành vi chung về sức khỏe sinh sản 7,8 % tốt chưa tốt 92,2% Biểu đồ 3.7: Phân loại hành vi sức khỏe sinh sản Tỉ lệ học sinh có hành vi sức khỏe sinh sản tốt rất thấp (7,8%). 3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, hành vi sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu 3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe sinh sản Bảng 3.11. Các yếu tố liên quan đến kiến thức về sức khỏe sinh sản Tốt Chưa tốt Kiến thức P n % n % Cấp 2 0 0 21 100 Trình đô >0,05 Cấp 3 1 3.3 29 96,7 Môi trường Sống với gia đình 0 0 35 100 >0,05 sống ở trọ 1 6,2 15 93,8 Không biết đọc, không 0 0 1 100 biết viết Học vấn của Biết đọc, biết viết 0 0 3 100 <0,05 bố Cấp 1 1 3,0 32 97 Cấp 2 0 0 12 100 Cấp 3 0 0 2 100 Không biết đọc, không Học vấn của 0 0 1 100 biết viết <0,05 mẹ Biết đọc, biết viết @ School0 0 of Medicine3 100 and Pharmacy, VNU 28
  38. Tốt Chưa tốt Kiến thức P n % n % Cấp 1 0 0 34 100 Cấp 2 1 10 9 90 Cấp 3 0 0 2 100 Trung cấp/ cao đẳng/ 1 100 0 0 đại học Tình trạng Sống cùng nhau 1 2,3 42 97,7 hôn nhân của Ly hôn/ ly thân/ bố mẹ >0,05 0 0 8 100 bố, mẹ mất Nghèo 0 0 13 100 Kinh tế gia Trung bình 1 3,3 29 96,7 <0,05 đình Khá/ giàu 0 0 8 100 Học vấn của bố, học vấn của mẹ là các yếu tố có liên quan có ý nghĩa thống kê với kiến thức về sức khỏe sinh sản (p<0,05). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 29
  39. 3.3.2. Các yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe sinh sản Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến thái độ về sức khỏe sinh sản Tốt Chưa tốt Thái độ P N % N % Trình độ Cấp 2 4 19 17 81 Cấp 3 15 50 15 50 0,05 sống Ở trọ 3 18,8 13 81,2 Học vấn của Không biết đọc, không 1 100 0 0 bố biết viết Biết đọc, biết viết 2 66,7 1 33,3 >0,05 Cấp 1 12 36,3 21 63,7 Cấp 2 4 33,3 8 66,7 Cấp 3 2 100 0 0 Học vấn của Không biết đọc, không 0 0 1 100 mẹ biết viết Biết đọc, biết viết 2 66,7 1 33,3 Cấp 1 13 38,2 21 61,8 >0,05 Cấp 2 3 30 7 70 Cấp 3 2 100 0 0 Trung cấp/cao đẳng/ đại 1 100 0 0 học Tình trạng Sống cùng nhau 15 34,9 28 65,1 hôn nhân Ly hôn/ly thân/ bố mẹ 4 50 4 50 >0,05 của bố mẹ mất Kinh tế gia Nghèo 5 38,5 8 61,5 đình Trung bình 10 33,3 20 66,7 >0,05 Khá giả/giàu 4 50 4 50 Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu với thái độ về sức khỏe sinh sản. 3.3.3. Các yếu tố liên quan đến hành vi về sức khỏe sinh sản Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan đến hành vi sức khỏe nói chung @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 30
  40. Tốt Chưa tốt Hành vi P n % N % Trình độ Cấp 2 2 9,5 19 90,5 >0,05 Cấp 3 2 6,7 28 93,3 Môi trường Sống cùng gia đình 3 8,6 32 91,4 >0,05 sống Ở trọ 1 6,2 15 93,8 Học vấn Không biết đọc, không biết 0 0 1 100 của bố viết Biết đọc, biết viết 1 33,3 2 66,7 >0,05 Cấp 1 3 9,0 30 91 Cấp 2 0 0 12 100 Cấp 3 1 50 1 50 Học vấn Không biết đọc, không biết 0 0 1 100 của mẹ viết Biết đọc, biết viêt 1 33,3 2 66,7 Cấp 1 3 8,8 31 91,2 >0,05 Cấp 2 0 0 10 100 Cấp 3 1 50 1 50 Trung cấp/cao đẳng/ 0 0 1 100 đại học Tình trạng Sống cùng nhau 3 7 40 93 >0,05 hôn nhân Ly dị/ ly thân/ bố mẹ mất 1 12,5 7 87,5 Kinh tế gia Nghèo 2 15,4 11 84,6 đình Trung bình 2 6,7 28 93,3 >0,05 Khá giả/giàu 0 0 8 100 Không có yếu tố nào có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với hành vi về sức khỏe sinh sản. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 4.1.1. Trình độ @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 31
  41. Đối tượng nghiên cứu có trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu chủ yếu tập trung ở cấp 2 và cấp 3 chiếm tỉ lệ lần lượt là 41,2% và 58,8%. 4.1.2. Môi trường sống Phần lớn học sinh sống với gia đình chiếm 68,6%. Tỉ lệ này khá cao, vì vậy đối tượng nghiên cứu dễ dàng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chịu ảnh hưởng nhiều hơn từ phía bố mẹ. 4.1.3. Đặc điểm về tuổi dậy thì Tuổi dậy thì biểu hiện tuổi lần đầu hành kinh là 13,22 ± 1,38, kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu trước đó. Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm [22] thì tuổi có dấu hiệu hành kinh ở nữ là 13,86. Ngày nay, tuổi dậy thì có thể đến sớm hơn do các em ở thành phố chịu ảnh hưởng của các yếu tố dinh dưỡng, môi trường, xã hội và lối sống sinh hoạt hiện đại. 4.2. Một số đặc điểm của gia đình đối tượng nghiên cứu 4.2.1. Mức học vấn của bố mẹ đối tượng nghiên cứu Trình độ học vấn của bố và mẹ của đối tượng nghiên cứu nhìn chung khá là thấp, tỉ lệ học vấn từ THPT chỉ chiếm 3,9% (ở bố), 5,9% (ở mẹ) và vẫn còn một bộ phận nhỏ không biết đọc, không biết viết hoặc chỉ biết đọc chỉ biết viết. Yếu tố này có ý nghĩa thống kê và có mối liên quan đến kiến thức về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu. 4.2.2. Tình trạng hôn nhân của bố mẹ Tỉ lệ bố mẹ của các em đang sống cùng nhau là 84,3%, tỉ lệ bố mẹ ly hôn, ly thân hay bố/mẹ mất chỉ chiếm 15,7%. Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Tâm [27] 91,6% bố mẹ các em đang cùng nhau chung sống, tỉ lệ li hôn, li thân hay bố mẹ mất thấp chỉ chiếm 8,4%. 4.2.3. Kinh tế gia đình Hoàn cảnh kinh tế của đối tượng thuộc loại khá giàu chiếm 15,7%, trung bình chiếm 58,8% và nghèo chiếm 25,5%. Yếu tố này có ý nghĩa thống kê và có mối liên quan đến kiến thức về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 32
  42. Kinh tế gia đình tác động đến sự tiếp cận các kênh truyền thông giáo dục sức khỏe sinh sản của các đối tượng. 4.3. Kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của đối tượng 4.3.1. Kiến thức về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu Theo kết quả nghiên cứu, nhìn chung kiến thức của trẻ vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội rất thấp, chỉ có 2% đối tượng có hiểu biết tốt về kiến thức chung về sức khỏe sinh sản. Cụ thể khi được hỏi các câu hỏi về nội dung sức khỏe sinh sản, phần đa các đối tượng chỉ trả lời được tối đa 3 nội dung: kế hoạch hóa gia đình/các biện pháp tránh thai có 27,5% đối tượng, phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục có 39,2% đối tượng, có 64,7% đối tượng biết về tuyên truyền về sức khỏe sinh sản trong đó có sức khỏe sinh sản vị thành niên. Hầu hết các đối tượng đã được nghe về các nội dung SKSS, xong mức độ hiểu biết sâu sắc về vấn đề này đang còn rất kém. Các đối tượng đã từng được nghe về biện pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục và tuyên truyền giáo dục sức khỏe sinh sản ở nhà trường hoặc trên các phương tiện tryền thông đại chúng. Các nội dung khác ví dụ như làm mẹ an toàn, nạo hút thai, điều trị vô sinh đa phần các đối tượng chưa từng nghe qua hoặc đối tượng nghĩ rằng các vấn đề này là các vấn đề mà đối tượng nghiên cứu cho là chưa cần tìm hiểu ở độ tuổi vị thành niên. Ở lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi được cho là “một nửa người lớn, một nửa trẻ con”, là giai đoạn có những thay đổi nhất định về mặt tâm lý và hình thức bên ngoài, là giai đoạn bắt đầu định hình được tính cách, có tính độc lập, tự quyết và bước đầu nhận thức được hành vi và trách nhiệm của bản thân. Tất cả các đối tượng tham gia trong nghiên cứu đều đã trải qua tuổi dậy thì, tuy nhiên, kiến thức về các dấu hiệu tuổi dậy thì của các đối tượng chưa cao. Tỉ lệ hiểu biết tốt về các dấu hiệu tuổi dậy thì là 35,3%, hầu hết các bạn chỉ để ý các dấu hiệu thay đổi rõ rệt như hành kinh, sự phát triển của vú và ngực, mọc lông mu, lông nách, ít đối tượng để ý đến sự phát triển về chiều cao và cân nặng, sự xuất hiện của mụn trứng cá (là dấu hiệu không phải bạn nào cũng có). Điều này chứng tỏ, sự hiểu biết, nắm bắt sự thay đổi của bản thân và sinh lý lứa tuổi của các đối tượng rất thấp, không toàn diện, chưa tính đến các kiến thức ngoài được @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 33
  43. cung cấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga [20] “khi được hỏi về dấu hiệu tuổi dậy thì ở nam và nữ thì có khoảng 50% VTN trả lời là không biết, hoặc khi hỏi 2 dấu hiệu quan trọng nhất của tuổi dậy thì là hành kinh ở nữ và mộng tinh ở nam, tỉ lệ còn khá thấp (tương ứng là 53,3% và 22,8%)”. Có sự tương đồng trong nghiên cứu của chúng tôi với nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga bởi vì đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tuy là hầu hết sinh sống ở Hà Nội nhưng là VTN phá thai, còn nghiên cứu của Nguyễn Thị Nga thực hiện ở một huyện nghèo, trình độ dân trí chưa cao tại Tỉnh Bắc Kạn. Không chỉ những kiến thức về dấu hiệu dậy thì, các đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi có kiến thức rất thấp trong các vấn đề khả năng mang thai trong lần quan hệ đầu tiên, khi không sử dụng biện pháp tránh thai và thời gian dễ có thai trong chu kì kinh nguyệt. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có nhận thức đúng về khả năng có thai trong lần quan hệ đầu tiên, khi chưa có kinh, không dùng biện pháp tránh thai và thời điểm dễ có thai nhất chiếm tỉ lệ lần lượt là: 37,3%, 39,2%, 45,1% và 3,9%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Dương Thị Thu Hương [18] có hơn 50% học sinh cho rằng có thể mang thai ngay trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, 10% cho là không thể, và 33% không có ý kiến. Nguyên nhân của sự khác biệt lớn này là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng là trẻ vị thành niên phá thai, có rất nhiều độ tuổi tham gia nghiên cứu, mà bản thân các em khi đã dẫn đến hậu quả phải phá thai thì một phần các em đã có kiến thức không cao về mang thai và các vấn đề sức khỏe sinh sản khác. Trong khi nghiên cứu của Dương Thị Thu Hương có đối tượng nghiên cứu là học sinh trung học phổ thông, các em vừa được trang bị kiến thức về sức khỏe sinh sản ở trường thì sự chênh lệch này là dễ hiểu. Qua đó, cho thấy cần phải trang bị thêm cho các em đặc biệt là nữ về khả năng có thai khi quan hệ lần đầu, khi không sử dụng BPTT, nguyên nhân mang thai, cũng như thời điểm nào dễ có thai nhất vì nếu không biết các kiến thức này sẽ vô cùng khó khăn trong phòng tránh thai ngoài ý muốn. Ngày nay tỉ lệ nạo phá thai ngày một tăng, không chỉ ở độ tuổi vị thành niên, nó đã đạt đến con số đáng báo động, là vấn đề đang được cả xã hội quan tâm nên các kiến thức về ảnh hưởng @ củ aSchool nạo phá thai of vàMedicine tuyên truyền and về sử Pharmacy, VNU 34
  44. dụng các BPTT cũng ngày càng được chú trọng. Mặc dù vậy các đối tượng trong nghiên cứu của chúng tôi, là đối tượng chưa được tiếp xúc nhiều với các kênh truyền thông hay được giáo dục tại trường và cộng đồng. Khi được hỏi: “đã được tư vấn về sức khỏe sinh sản?” hầu hết các em đều trả lời chưa được học ở trường, hoặc là chưa biết. Nhận thức về ảnh hưởng của nạo phá thai, các BLTQĐTD, việc sử dụng các BPTT của đối tượng nghiên cứu rất kém. Tỉ lệ đối tượng nghiên cứu có kiến thức đúng về ảnh hưởng của nạo phá thai, các BLTQĐTD và sử dụng các BPTT lần lượt là: 9,8%, 17,6% và 23,5%. Hầu hết các em chỉ biết nạo phá thai có thể dẫn đến vô sinh, đau đớn về thể xác, sang chấn tinh thần và tử vong. Tỉ lệ đối tượng có sử dụng các biện pháp tránh thai của chúng tôi giống với nghiên cứu của Cao Ngọc Thành, có tỉ lệ học sinh có sử dụng BPTT khi QHTD là 23,5%, trong đó bao cao su và thuốc tránh thai là 2 biện pháp được sử dụng nhiều nhất, lí do không sử dụng biện pháp tránh thai là không biết cách sử dụng (30,8%), không thích sử dụng hoặc bạn tình không thích sử dụng (30,8%) [25]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi khá giống với các nghiên cứu được thực hiện ở địa điểm khác trên thế giới, như nghiên cứu của Boamah EA “nghiên cứu việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở Kintampo, Ghana”, trong nghiên cứu này, khoảng 22,9% thanh thiếu niên dùng biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục, trong đó bao cao su (84%) được sử dụng phổ biến nhất , tiếp đó là thuốc uống tránh thai 7,9% [38]. Theo nghiên cứu của Akers A.Y “Kiến thức tránh thai và phá thai, thái độ thực hành của thanh thiếu niên từ các nước có thu nhập thấp và trung bình, đánh giá hệ thống”, khi được hỏi về những gì họ biết về biện pháp tránh thai và phá thai, các thanh niên hầu hết có kiến thức/thông tin sai lệch, họ nói rằng mặc dù họ được dạy về tình dục ở trường học nhưng họ thiếu các thông tin chi tiết về cách tự bảo vệ khỏi nhiễm trùng, ví dụ thanh thiếu niên phàn nàn rằng họ được thông báo rằng tầm quan trọng của việc sử dụng bao cao su, nhưng không biết cách đeo [37]. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Tuấn, nghiên cứu về giới và tình dục ở trẻ VTN thấy rằng, mặc dù phần lớn thanh niên Việt Nam biết ít nhất một phương pháp tránh thai, nhưng họ chỉ nghe nói về điều đó chứ không tìm hiểu sâu về nó, có 27,6% thanh niên nghĩ rằng đeo bao cao ngay trước khi xuất tinh [29]. Cung cấp kiến thức về các BPTT là vô cùng quan trọng, hiểu biết đầy đủ về các BPTT không chỉ giúp cho các em chủ động phòng @tránh School có thai ngoài of Medicineý muốn mà còn and tránh Pharmacy, VNU 35
  45. các BLTQĐTD. Không chỉ ở Việt Nam, mà ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trên thế giới, tỉ lệ vị thành niên có kiến thức tốt về các BPTT và ảnh hưởng của nạo phá thai rất thấp. Chính vì lí do đó, cần củng cố hơn nữa tronng việc cung cấp các kiến thức SKSS cho vị thành niên, phải kết hợp vừa cung cấp lí thuyết vừa cung cấp thực tiễn cách sử dụng, nhấn mạnh ưu nhược điểm của từng BPTT để đối tượng có thể có những lựa chọn phù hợp trong từng hoàn cảnh cụ thể. Theo nghiên cứu của chúng tôi, có mối liên quan giữa trình độ học vấn của bố, mẹ, kinh tế gia đình có mối quan hệ mật thiết với kiến thức về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đình Sơn. Ở nghiên cứu của Nguyễn Đình Sơn [21], cũng có sự liên quan giữa các yếu tố trên với sức khỏe sinh sản. Điều này khá hợp lý, nếu bố mẹ có kiến thức tốt về sức khỏe sinh sản thì sẽ dễ dàng cung cấp cho con cái nhìn tổng quan, toàn diện và những thông tin chính thống về sức khỏe sinh sản, họ cũng sẽ có những cách nhìn thoải mái hơn, chia sẻ, quan tâm tới các em nhiều hơn, nắm bắt tâm lý tốt hơn và giúp các em có quan điểm và hành vi tốt. Kinh tế gia đình tốt giúp các em có khả năng tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản dễ dàng hơn. Nhìn chung, tỉ lệ kiến thức tốt về SKSS vị thành niên phá thai ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội rất thấp. Việc thiếu các kiến thức cơ bản về sức khỏe sinh sản dẫn đến các em không thể chủ động về vấn đề thai nghén và quyết định các hành vi tình dục của mình cũng như ý thức được hậu quả có thể xảy ra. 4.3.2. Thái độ về sức khỏe sinh sản của đối tượng nghiên cứu Khi được hỏi có đồng ý “phim ảnh, sách báo có nội dung khiêu dâm là không phù hợp với thanh thiếu niên, có ảnh hưởng tiêu cực”, có 78,4% đối tượng trả lời đúng, tức là đồng ý. Theo nghiên cứu của Nguyễn Quý Thanh, có khảng 90% sinh viên sử dụng internet với thời lượng sử dụng 40-60 phút/ ngày, so với số liệu cuộc điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên quốc gia năm 2009, tỉ lệ sinh viên sử dụng internet như vậy là cao hơn nhiều (chỉ chiếm 61%), điều đấy cho thấy thanh niên Việt Nam nói chung và sinh viên nói riêng đang là công dân mạng chủ chốt [23]. Theo một quan sát được thực hiện trên @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 36
  46. 100 chuyến tàu ở Nhật Bản từ tháng 4 đến tháng 10 năm 2017, có trên 40% thanh niên dùng điện thoại để chơi điện tử. Theo nghiên cứu của Khoa Quản lý và Chính sách Y tế, Trường Y tế Công cộng, Đại học Zambia, các chàng trai thường chọn truyền hình phương tiện truyền thông hoặc nội dung khiêu dâm là nguồn thông tin mà họ lựa chọn, vì dễ dàng tiếp cận. Mặc dù biết các nội dung khiêu dâm là không đúng về mặt đạo đức, làm tăng nguy cơ tình dục, bạo lực và mang thai ngoài ý muốn nhưng họ vẫn lựa internet là nguồn thông tin chủ yếu [39]. Điều này nói lên phim ảnh sách báo, các phương tiện thông tin hiện đại cũng ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ vị thành niên. Vì vậy, việc sàng lọc các thông tin rất quan trọng để tránh cho trẻ có cách nhìn sai lạc và có kiến thức không đúng về sức khỏe sinh sản. Có thể khẳng định rằng QHTDTHN đi ngược lại với giá trị truyền thống dân tộc. Mặc dù chuẩn mực văn hóa không cho phép, trên thực tế điều này vẫn đang diễn ra ngày một phổ biến. Khi được hỏi “có đồng ý về việc QHTDTHN, khi 2 người tự nguyện, khi 2 người yêu nhau, 2 người kết hôn và 2 người trưởng thành” có tỉ lệ lần lượt là 43,1%, 56,9%,64,7%và 57,9%, đây là con số không hề nhỏ. Tỉ lệ này đã cao hơn rất nhiều so với báo cao quốc gia về thanh niên Việt Nam được thực hiện năm 2009, thái độ đồng ý về quan hệ tình dục trước hôn nhân khi 2 người tự nguyện, khi 2 người yêu nhau, khi 2 người sắp kết hôn, khi 2 người trưởng thành có tỉ lệ lần lượt là: 37%, 27%, 34% và 36% [8]. Điều đó cho thấy càng về sau, thanh thiếu niên Việt Nam càng có cái nhìn cởi mở hơn về QHTD trước hôn nhân và nạo phá thai. Mặc dù nền văn hóa Á Đông đã ăn sâu vào tâm thức của nhiều người, nhưng dường như với sự hấp dẫn của một nền văn hóa mới mẻ và thoáng về tình dục như ở Phương Tây đã ảnh hưởng đến các đối tượng này. Trong đó, một bộ phận không nhỏ vị thành niên đã xem QHTDTHN là sự lựa chọn lối sống của cá nhân, không phải tiêu chuẩn để đánh giá nhân cách, đạo đức như quan niệm truyền thống. Họ cho rằng, khi hai người đến với nhau, đủ yêu nhau thì việc đi xa hơn là điều dễ hiểu. Quan điểm của đối tượng không phải chỉ là do quan điểm cá nhân của đối tượng mà đối tượng còn bị ảnh hưởng bởi thái độ nhìn nhận của xã hội. Ngày nay, việc các cặp đôi đang trong thời kì yêu đương có quan hệ tình dục không bị đánh giá nặng nề như ngày xưa. Chính quan niệm, thái đ@ộ trư Schoolớc vấn đề ofQHTDTHN Medicine này, d andẫn đế nPharmacy, VNU 37
  47. tăng cao hành vi QHTDTHN, hậu quả là có thai ngoài ý muốn và nạo phá thai ở độ tuổi VTN. Nghiên cứu của chúng tôi thấy rằng, hầu hết các em đều mong muốn được cung cấp các thông tin về sức khỏe sinh sản ở nhà trường và xã hội. Khi được hỏi: “bạn có đồng ý thanh thiếu niên cần được cung cấp biện pháp tránh thai và giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản cho vị thành niên trong nhà trường là cần thiết”, có 98% đối tượng đồng ý với ý kiến trên. Theo nghiên cứu của MAY M. TAWFIK, nghiên cứu tại 10 trường trung học, có 77% học sinh nói rằng họ biết rất ít hoặc không biết gì về kiến thức về SKSS, khi được hỏi họ có muốn nhận thông tin về sức khỏe sinh sản hay không, đại đa số (80%) trả lời mong muốn được biết thêm, họ muốn được nhận thông tin thông qua các buổi thảo luận và đào tạo. Điều này cho thấy nhu cầu về nguồn thông tin và kiến thức của vị thành niên khá cao, nhưng kiến thức và thái độ thực hành của đối tượng chưa cao có thể do chưa biết cách chọn lọc nguồn thông tin hoặc là các nguồn thông tin được cung cấp quá ít. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng với thái độ về sức khỏe sinh sản. Các em có trình độ học vấn tốt hơn thì có thái độ, quan điểm về sức khỏe sinh sản tốt hơn. Điều này cho thấy, vai trò của giáo dục nhà trường rất là quan trọng, giúp các em có cái nhìn khách quan nhất về các vấn đề về sức khỏe sinh sản. Chính vì thế, muốn thay đối thực trạng về nạo phá thai thì phải thay đổi và nâng cấp rất nhiều vấn đề, mà trong đó nâng cao giáo dục nhà trường về sức khỏe sinh sản VTN là vô cùng quan trọng. 4.3.3. Hành vi về sức khỏe sinh sản của đối tượng Người Việt Nam có quan niệm xã hội Phương Đông, đặc biệt là những người lớn tuổi. Chuyện tình dục vốn rất khắc khe và kín đáo, nhiều người vẫn chưa có thiện cảm hay còn e dè khi nhắc đến 2 chữ tình dục, vì theo họ đó là chuyện riêng của hai người trong phòng ngủ, lôi ra trước bàn dân thiên hạ để bàn tán là việc không nên. Nên họ rất ngại trong việc nói và chia sẻ các vấn đề liên quan đến tình dục nói riêng, hay sức khỏe sinh sản nói chung. Nhiều bậc phụ huynh còn có quan điểm sai lệch khi chia sẻ các thông tin về sức khỏe sinh sản cho con cái là “vẽ đường cho hươu chạy”, điều đấy khiến nhiều đối tượng @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 38
  48. không muốn chia sẻ hay nói chuyện với bố, mẹ về sức khỏe sinh sản, giới tính tình dục. Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ đối tượng chia sẻ về lần đầu tiên hành kinh và các vấn đề sức khỏe tình dục với bố mẹ có tỉ lệ lần lượt là 66,7% và 45,1%. Phần lớn các em đều cảm thấy ngại, xấu hổ khi nói về sức khỏe sinh sản với bố mẹ (56,8%), có 37,3% đối tượng thấy bình thường khi chia sẻ với bố mẹ. Theo nghiên cứu thực hiện ở các nước đang phát triển cho thấy giáo dục tình dục, sức khỏe sinh sản ở nhà trường không cụ thể và hạn chế giao tiếp với phụ huynh nên vị thành niên tiếp nhận thông tin về tình dục, biện pháp tránh thai, sức khỏe sinh sản chủ yếu là từ bạn bè, sách báo và internet [39]. Theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Khánh Trang, ghi nhận nguồn cung cấp các thông tin về giới tính, tình dục ở học sinh theo thứ tự là bạn bè (90%), phim ảnh (gần 70%), sách báo (60%), internet (40%), trong khi từ cha mẹ chỉ chiếm khoảng 20% và thầy cô (khoảng 10%) [26]. Điều này cho thấy, các em rất hiếm khi trao đổi với bố mẹ, thầy cô kể cả các cán bộ y tế về sức khỏe sinh sản mà những nguồn này là những nguồn thông tin thực sự đáng tin và chính thống. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hành vi ít trao đổi với bố mẹ, nghiên cứu này cũng như nghiên cứu trước đây đều thấy rằng các nhóm nguyên nhân gồm: trình độ học vấn của phụ huynh và cách diễn giải vấn đề của phụ huynh chưa tốt, thái độ e ngại của phụ huynh và thầy cô khi cho rằng vị thành niên sẽ tò mò và thử khi chúng biết, thái độ chủ quan khi cho rằng vị thành niên sẽ biết các vấn đề trên khi trưởng thành, sự phát triển của khoa học công nghệ vì vậy rất nhiều thông tin có trên internet nên việc tìm kiếm không phải là khó khăn, do thiếu quan tâm đúng cách đối với vị thành niên của phụ huynh và thầy cô Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến các hành vi nêu trên. Theo nghiên cứu của Hồ Thị Thu Nguyệt những đứa trẻ có tâm sự với bố mẹ giảm tỉ lệ mang thai 3 lần so với những đứa trẻ tâm sự với người khác. Khi được hỏi: “Lần đầu tiên quan hệ tình dục là khi nào”, phần lớn các em đều trả lời là đã từng quan hệ (với những người khác không phải lý do đợt có thai này) chiếm tỉ lệ khá cao 39,2%. Và tỉ lệ khi quan hệ tình dục sử dụng biện pháp tránh thai thường xuyên cũng rất thấp chỉ chiếm 7,8%, bao cao su và thuốc tránh thai khẩn câp vẫn là hai phương pháp được sử dụng phổ biến. Đây có thể hậu quả của rất nhiều yếu tố hợ p@ thành School, đó là quan of đi Medicineểm thoáng về QHTDand Pharmacy, VNU 39
  49. và kiến thức về sức khỏe sinh sản còn thấp, dẫn đến tăng tỉ lệ nạo phá thai lên cao. Theo nghiên cứu của chúng tôi, không có mối liên quan nào giữa các yếu tố cá nhân của đối tượng với hành vi sức khỏe sinh sản. Để hình thành được hành vi, phải do nhiều yếu tố cộng gộp không chỉ là các yếu tố về cá nhân mà còn bao gồm sự tác động của xã hội làm thay đổi kiến thức, quan điểm dẫn đến sự thay đổi hành vi. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Vinh đã chỉ ra 4 yếu tố quyết định mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở những thanh niên chưa lập gia đình bao gồm các chuẩn mực về văn hóa, thái độ và cách nhìn nhận về QHTDTHN; thiếu hoặc không đủ chất lượng giáo dục giới tính trong các trường học; thiếu các dịch vụ sức khỏe sinh sản và tình dục cho giới trẻ và không có chính sách riêng biệt giải quyết các vấn đề SKSS và tình dục thanh niên [35]. Chính vì thế, để thay đổi được thực trạng nạo phá thai hiện tại thì phải thay đổi kiến thức, cách nhìn, suy nghĩ của tất cả các thế hệ, chung tay góp sức của cả cộng đồng, chứ không phải riêng gì VTN. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 40
  50. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của 51 đối tượng là vị thành niên phá thai tại Bệnh Viện Phụ Sản Hà Nội, chúng tôi kết luận như sau: Phần lớn các đối tượng tham gia nghiên cứu đều có reinhf độ học vấn là cấp 2, cấp 3 và chiếm tỉ lệ tương đương nhau. Trình độ học vấn của bố mẹ đối tượng khá thấp, kinh tế gia đình phần đa ở mức độ trung bình. Về kiến thức SKSS: có 62,7% đối tượng có nhận thức chưa tốt về sức khỏe sinh sản, có 35,3% biết nhưng chưa hiểu rõ, 2% có kiến thức tốt về sức khỏe sinh sản. Phần đa đối tượng có hiểu biết chưa đúng về khả năng mang thai khi quan hệ tình dục, bao cao su và thuốc tránh thai là hai biện pháp được hiểu biết nhiều nhất. Về thái độ SKSS: có 62,7% đối tượng có thái độ chưa đúng về sức khỏe sinh sản. Về hành vi SKSS: có 92,2% đối tượng có hành vi chưa đúng về sức khỏe sinh sản. Có mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng, trình độ học vẫn của bố mẹ đối tượng, kinh tế gia đình với kiến thức, thái độ, hành vi về sức khỏe sinh sản của đối tượng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 41
  51. KIẾN NGHỊ Từ những kết quả nghiên cứu và phân tích mối liên quan giữa kiến thức, thái độ, hành vi của các đối tượng vị thành niên phá thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, chúng tôi đưa ra những kiến nghị sau: 1. Đối tượng giáo dục giới tính là học sinh cấp 2, cấp 3. 2. Tăng cường cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản bằng nhiều cách: ✓ Đưa giáo dục SKSS vào giáo dục học đường ở mọi nơi trên cả nước. ✓ Tổ chức các buổi truyền thông nhằm cung cấp kiến thức về sức khỏe sinh sản dưới nhiều hình thức: bài giảng, tình huống mô phỏng Đặc biệt là ở nông thôn và các vùng có kinh tế thấp vì kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên quan giữa kinh tế gia đình với kiến thức SKSS của đối tượng. ✓ Tuyên truyền cho bố mẹ để tăng cường tương tác giữa bố mẹ và con cái về vấn đề sức khỏe sinh sản, để bố mẹ hiểu và tâm sự với con cái nhiều hơn. Khi con cái tâm sự với bố mẹ, học cũng sẽ nhận được lời khuyên và định hướng tốt hơn. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 42
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Mỹ Hương (1999), Sức khỏe sinh sản vị thành niên - Khảo sát đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của thanh thiếu niên Hải Phòng với các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản, Ủy ban Quốc gia Dân số-kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội. 2. Bệnh viện Phụ sản Trung ương (2012), Số ca nạo phá thai trung bình mỗi năm. 3. Bộ Y Tế - Vụ BVBMTE/KHHGD (1997), Cách tiếp cận sức khỏe vị thành niên, Hà Nội. 4. Bộ Y Tế (1998), Sức khỏe sinh sản vị thành niên, Sức khỏe sinh sản, tài liệu dùng đào tạo về BVSKBMTE/KHHGĐ cho dự án dân số-sức khỏe sinh sản và dự án hỗ trợ y tế quốc gia, Hà Nội, trang 319-326. 5. Bộ Y Tế, Tổ chức Y tế Thế giới (2002), Đầu tư cho vị thành niên đầu tư cho tương lai, Chương trình hành động cho tương lai về sức khỏe và phát triển vị thành niên Việt Nam, Hà Nội. 6. Bộ Y Tế (2005), Điều tra quốc gia về Vị Thành niên và Thanh niên Việt Nam 2003, Hà Nội. 7. Bộ Y Tế (2005), Hướng dẫn chuẩn Quốc Gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội, trang 121-146; trang 183-195. 8. Bộ Y Tế, Tổng cục thống kê (2009), Báo cáo quốc gia về thanh niên Việt Nam( SAVY 2). 9. Bộ Y Tế, Tổng cục dân số - KHHGĐ (2010), Thái độ của thanh thiếu niên Việt Nam về một số vấn đề xã hộiĐiều tra quốc gia về Vị Thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ II, Hà Nội. 10. Trần Thị Trung Chiên, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thị Thơm (2001), Sức khỏe sinh sản, Dân số - sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, Ủy ban Quốc gia Dân số - kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội, trang 52 - 62. 11. Trần Thị Trung Chiên, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thị Thơm (2001), Sức khỏe sinh sản, Dân số - sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, Ủy ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội, trang 23 - 24. 12. Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Quỹ dân số Liên Hợp Quốc (1999), Hội thảo các nhà hoạch định chính sách về sức khoẻ sinh sản vị thành niên, Đà Nẵng. 13. Phạm Thị Minh Đức (2001), Sức khỏe sinh sản vị thành niên Việt Nam, Báo cáo tại hội thảo vị thành niên, sức khỏe và phát triển do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện xã hội học tổ chức, Hà Nội. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  53. 14. Phạm Minh Đức (2001), Sức khỏe sinh sản vị thành niên Việt Nam, Hà Nội. 15. Grand Ducny of Luxembourg, VINAFPA UNFPA (2002), "Bình đẳng giới trong chăm sóc sức khỏe sinh sản và chống bạo lực trong gia đình ", trang 42. 16. Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam - EU/UNFPA, Hiệp hội kế hoạch hóa gia đình Quốc Tế, Dự án RAS/98/P19 (2005), "Vị thành niên họ là ai, Sức khỏe sinh sản vị thành niên", trang 7 - 21. 17. Nguyễn Đức Hinh (2012), "Những biện pháp kế hoạch hóa gia đình", Bài Giảng Sản Phụ Khoa dùng cho Sau Đại Học, Nhà Xuất Bản Y Học, trang 322 - 340. 18. Dương Thị Thu Hương, Đào Thị Thu Trang (2015), "Khác biệt về giới và những thiếu hụt kiến thức về sức khỏe sính sản và tình dục an toàn của học sinh bậc trung học phổ thông", Tạp chí Y tế công cộng(35), 26. 19. Kế hoạch Việt tổng hợp; (2016), Tháp dân số Việt Nam năm 2016, web ww.kehoachviet.com/thap-dan-so-viet-nam-2016. 20. Nguyễn Thị Nga, Hứa Thanh Thủy (2012), "Kiến thức, thái độ và thực hành về sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục của vị thành niên và phụ nữ 15-49 tuổi tại huyện Na Rì, Bắc Kạn", Tạp chí Y tế công cộng(26), trang 6. 21. Nguyễn Đình Sơn (2014), Nghiên cứu kiến thức, thái độ và hành vi sức khỏe sinh sản của học sinh Trung Học Phổ Thông huyện Vũ Quang, Tỉnh Hà Tĩnh năm 2014. 22. Hoàng Thị Tâm (2003), Nghiên cứu thực trạng hiểu biết, thái độ và hành vi về sức khỏe sinh sản của học sinh THPT ở thành phố Huế, luận văn Thạc sĩ công cộng, Trường Đại Học Y Dược Huế. 23. Nguyễn Quý Thanh (2011), "Internet - Sinh viên - Lối sống: Nghiên cứu xã hội học về phương tiện truyền thông kiểu mới", Xã Hội Học. 2, trang 104. 24. Cao Ngọc Thành, Võ Văn Thắng (2002), Sức khỏe sinh sản vị thành niên, vấn đề và giải pháp, Sức khỏe sinh sản dành cho đối tượng cao học y tế công cộng, Trường Đại Học Y Dược Huế, Bộ môn Y học xã hội, Sản Phụ Khoa, Huế. 25. Cao Ngọc Thành, Nguyễn Vũ Quốc Huy (2017), "Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành chăm sóc sức khỏe sinh sản ở nữ vị thành niên người dân tộc thiểu số, tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Y học - Trường Đại Học Y Dược Huế. 7(4), Trang 25. 26. Huỳnh Nguyễn Khánh Trang (2005), "Yếu tố ảnh hưởng hành vi quan hệ tình dục ở nữ học sinh cấp 3 tại TP HCM", Tạp chí y tế công cộng. 4(4), Trang 8. 27. Trung tâm tư vấn sức khỏe sinh sản và phát triển cộng đồng, Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam (2007),@ School Nghiên cofứu Medicinetình trạng yêu andđương Pharmacy, VNU
  54. của lứa tuổi vị thành niên khu vực Hà Nội, Hội kế hoạch hóa gia đình Việt Nam. 28. Trường Đại Học Y Dược Huế, Khoa YTCC (2009), Giáo Trình Giáo Dục Sức Khỏe, Huế, trang 79-106. 29. Phạm Văn Tuấn (2012), Nghiên cứu về giáo dục giới tính và tình dục ở trẻ vị thành niên, Hà Nội. 30. Ủy ban dân số Quốc gia - KHHGD, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Đại Học Sư Phạm Hà Nội (1998), Một số vấn đề chung về sức khỏe sinh sản, Sức khỏe sinh sản vị thành niên, Hà Nội. 31. Ủy ban dân số gia đình và trẻ em (2002), Sức khỏe sinh sản vị thành niên, Chăm sóc sức khỏe sinh sản tài liệu dành cho cán bộ y tế cơ sở, Hà Nội, trang 6-16. 32. Ủy ban dân số, gia đình, trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế (2003), Báo cáo khảo sát tình hình nạo hút thai ở tỉnh thừa thiên Huế năm 2000 -2002, Huế. 33. Ủy ban dân số, gia đình, trẻ em, Viện khoa học (2004), Giáo dục DS, SKSS và KHHGĐ cho học sinh trung học phổ thông và vị thành niên, Nhà xuất bản thanh niên, Hà Nội. 34. Viện Ngôn Ngữ Học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học Hà Nội - Đà Nẵng, trang 423, 524, 909. 35. Nguyễn Thành Vinh, Phạm Công Tuấn (2017), "Các yếu tố ảnh hưởng đến mang thai ngoài ý muốn và phá thai ở thanh niên chưa lập gia đình tại Việt Nam", Y tế công cộng. 36. Vụ sức khỏe - Bộ Y Tế (2007), Tài liệu đào tạo sức khỏe sinh sản vị thành niên/ Thanh niên. Tiếng Anh 37. Aker A.Y (2011), "intervention to improve parental communiaction about sex: a systematic review", Pediatrics. 3(127), page 494-510. 38. Boamah E.A, Asante K.P (2014), Use of contraceptives among adolescents in Kintampo, Ghana: a cross-sectional study, Kintampo Health Research Center, Ghana Health Service, Kintampo, Ghana. 39. Department of Health Policy and Management, School of Public Health, Department of Epidemiology & Biostatistics Strategic, Centre for Health Systems Metrics & Evaluations (SCHEME), University of Zambia, Lusaka, Zambia (2018), Contraception and abortion knowledge, attitudes and practices among adolescents from low and middle-income countries: a systematic review, School of Public Health, University of Zambia. 40. Gilda Sedgh (2007), "Induced abortion: estimated rates and trends worldwide", page 1338-1370. 41. Swedish Association for Sex Education (1995), Sharing experienceces across cultures, Red card or yellow@ School – are you of stliiMedicine the game? and Being Pharmacy, VNU
  55. young and coping with sexual and reproductive health in Tanzania RFSU. BỘ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Phần 1: Thông tin chung về cá nhân và gia đình Trình độ học vấn của 1. Không biết đọc, không biết bạn? viết 2. Biết đọc, biết viết 3. Cấp 1 C1 4. Cấp 2 5. Cấp 3 6. Trung cấp/ cao đẳng/ đại học Hiện tại bạn đang 1. Sống với gia đình C2 sống với ai? 2. ở trọ Tuổi xuất hiện kinh tuổi/ lớp nguyệt lần đầu tiên C3 của bạn (có thể ghi lớp nếu bạn không nhớ tuổi) Học vấn của bố 1. Không biết đọc, không biết viết 2. Biết đọc, biết viết 3. Cấp 1 C4 4. Cấp 2 5. Cấp 3 6. Trung cấp/ cao đẳng/ đại học Học vấn của mẹ 1. Không biết đọc, không biêt viết 2. Biết đọc, biết viết 3. Cấp 1 C5 4. Cấp 2 5. Cấp 3 6. Trung cấp/ cao đẳng/ đại học Tình trạng hôn nhân 1. Sống cùng nhau của bố và mẹ? 2. Ly hôn C6 3. Ly thân 4. Bố hoặc mẹ đã mất 5. @ B ốSchool và mẹ đều of mấ tMedicine and Pharmacy, VNU
  56. 6. Khác (ghi rõ) Theo bạn, kinh tế gia 1. Nghèo đình bạn thuộc loại 2. Trung bình C7 nào? 3. Khá 4. Giàu có Phần 2: Kiến thức về sức khỏe sinh sản Bạn hãy kể các nội 1. Kế hoạch hóa gia đình/ các dung sức khỏe sinh biện pháp tránh thai 2. Làm mẹ an toàn sản mà bạn biết? 3. Phòng chống các bệnh lây (câu hỏi nhiều lựa truyền qua đường tình dục, chọn) HIV C8 4. Giảm nạo hút thai và nạo hút thai an toàn 5. Tuyên truyền về sức khỏe sinh sản trong đó có giáo duc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên 6. Điều trị vô sinh 7. Không biết Theo bạn những dấu 1. Bạn gái có hành kinh( ra máu hiệu nào cho thấy âm đạo) 2. Vú và ngực phát triển một bạn gái tuổi dậy C9 3. Mọc lông mu, lông nách thì? (câu hỏi nhiều 4. Phát triển về chiều cao và lựa chọn) cân nặng 5. Có mụn trứng cá 6. Không biết Theo bạn bạn gái có 1. Có thể có thể mang thai trong 2. Không thể có C10 3. Không biết lần quan hệ tình dục đầu tiên không? Theo bạn, bạn gái có 1. Có quan hệ tình dục khi 2. Không 3. Không biết C11 chưa có kinh nguyệt lần đầu có thể mang thai không? @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  57. Theo bạn, khi không 1. Chỉ cần 1 lần sử dụng biện pháp 2. 2-4 lần 3. Trên 4 lần C12 tránh thai phải quan 4. Không biết hệ bao nhiêu lần mới có thai? Bạn có biết trong 1. Trong khi có kinh chu kỳ kinh nguyệt, 2. 7 ngày trước khi có kinh C13 3. 7 ngày sau khi có kinh thời điểm nào là dễ 4. 7 ngày giữa hai lần có kinh có thai nhất? 5. Bất kỳ ngày nào trong tháng 6. Không biết Bạn hãy kể những 1. Mất kinh dấu hiệu mà bạn cho 2. Mệt mỏi, chán ăn C14 3. Buồn nôn, nôn là có thai? (câu hỏi 4. Cương vú nhiều lựa chọn) 5. Bụng lớn dần 6. Không biết Nạo phá thai có thể 1. Chảy máu gây nguy hiểm gì? 2. Nhiễm trùng đường sinh dục 3. Vô sinh C15 4. Gây đau đớn thể xác, sang chấn tinh thần 5. Tử vong Theo bạn, nạo phá 1. Nơi kín đáo thai ở nơi nào là an 2. Cơ sở y tế chuyên khoa 3. Phòng mạch tư C16 toàn nhât? 4. Thầy lang, mụ vườn 5. Tự mua thuốc hoặc kiếm cây lá thuốc uống 6. Không biết Bạn biết những biện 1. Bao cao su pháp tránh thai nào 2. Vòng cao su tránh thai được sử dụng để 3. Thuốc tránh thai C17 tránh thai (câu hỏi 4. Cấy dưới da nhiều lựa chọn). 5. Tính chu kì kinh 6. Xuất tinh ngoài âm đạo 7. Không biết Bạn biết những nơi 1. Các cơ sở y tế C18 nào có thể cung cấp 2. Hiệu thuốc 3. @Trạ mSchool y tế phườ ofng Medicine and Pharmacy, VNU
  58. các biện pháp tránh 4. Cán bộ dân số thai (câu hỏi nhiều 5. Không biết lựa chọn). Bạn hãy kể các bệnh 1. HIV/AIDS lây truyền qua 2. Nấm 3. Giang mai đường tình dục mà C19 4. Viêm gan B bạn biết? (câu hỏi 5. Lậu nhiều lựa chọn). 6. Mụn cóc bộ phận sinh dục 7. Chlamydia 8. Không biết Theo bạn những 1. Chảy mủ từ dương vật, âm biểu hiện nào là biểu đạo có mủ 2. Đau lúc đi tiểu hiện mắc các bệnh C20 3. Ngứa nhiều. ra khí hư nhiều, lây truyền qua đường màu bất thường, có mùi hôi tình dục? (câu hỏi 4. Vết loét ở bộ phận sinh dục 5. Không biết nhiều lựa chọn) Theo bạn làm thế 1. Không quan hệ tình dục với nào để có thể phòng nhiều bạn tình 2. Sử dụng bao cao su khi quan tránh được các bệnh hệ tình dục C21 lây truyền qua 3. Chỉ chung thủy 1 vợ, 1 đường tình dục? chồng 4. Không quan hệ tình dục với (câu hỏi nhiều lựa gái mại dâm chọn) 5. Không biết Bạn hãy liệt kê các 1. Đường máu đường lây truyền 2. Quan hệ tình dục không an toàn C22 của HIV/AIDS mà 3. Mẹ truyền sang con em biết? (câu hỏi 4. Không biết nhiều lựa chọn) Theo bạn, có những 1. Dùng riêng bơm kim tiêm cách nào để phòng 2. Không tiêm chích/sử dụng ma túy C23 tránh lây nhiễm 3. Quan hệ tình dục an toàn HIV/AIDS (câu hỏi 4. Truyền máu an toàn nhiều lựa chọn) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  59. 5. Đeo gang khi tiếp xúc với máu và dịch của người nhiễm HIV/AIDS 6. Không biết Phần 3: Thái độ về sức khỏe sinh sản Không Không có Đồng ý Câu hỏi đồng ý ý kiến Bạn có đồng ý rằng: “việc xem phim ảnh, sách báo có nội dung khiêu dâm là C24 không phù hợp với thanh thiếu niên, có ảnh hưởng tiêu cực”. Bạn có đồng ý yêu nhau cả hai phải giữ gìn cho nhau, C25 không quan hệ tình dục cho đến ngày kết hôn không? Bạn có đồng ý không nên quan hệ tình dục trước hôn C26 nhân nếu cả hai người đồng ý? Bạn có đồng ý không nên quan hệ tình dục trước hôn C27 nhân nếu cả hai người yêu nhau và sẽ lấy nhau? Bạn có đồng ý không nên quan hệ tình dục trước hôn C28 nhân nếu cả hai người biết cách tránh thai? Bạn có đồng ý thanh thiếu niên cần được cung cấp C29 kiến thức về biện pháp tránh thai không? @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  60. Bạn có đồng ý việc nạo phá C30 thai là đáng lên án, không thể chấp nhận được? Bạn có đồng ý việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh C31 sản, tình dục cho vị thành niên trong nhà trường là cần thiết? Phần 4: Hành vi về sức khỏe sinh sản Khi hành kinh, bạn có chia sẻ 1. Có chia sẻ với người thân C32 với người thân không? 2. Không nói với ai Bạn đã bao giờ nói chuyện với 1. Có C33 bố, mẹ về sức khỏe sinh sản, 2. Không giới tính, tình dục chưa? Bạn cảm thấy thế nào khi nói 1. Rất dễ dàng/ thoải mái C34 chuyện về sức khỏe sinh sản, 2. Bình thường 3. Khó nói giới tính, tình dục với bố mẹ? Vì sao bạn lại không nói 1. Cảm thấy ngại, xấu hổ C35 chuyện về sức khỏe sinh sản 2. Sợ bị mắng 3. Khác (ghi rõ): với bố mẹ? Bạn có thường xuyên tiếp cận 1. Thường xuyên C36 các thông tin về sức khỏe sinh 2. Thỉnh thoảng 3. Không tiếp cận sản không? Bạn đã từng quan hệ tình dục 1. Có C37 với người khác giới chưa? 2. Chưa Bạn có sử dụng các biện pháp 1. Sử dụng thường xuyên C38 tránh thai khi quan hệ tình dục 2. Sử dụng không thường xuyên không? 3. Không sử dụng Bạn đã sử dụng các biện pháp 1. Bao cao su C49 tránh thai nào? (câu hỏi nhiều 2. Viên tránh thai khẩn cấp 3. Tính chu kì/xuất tinh ngoài lựa chọn). âm đạo @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  61. Nếu bạn đã biết nạo phá thai và 1. Có quan hệ tình dục không an toàn 2. Không (kết thúc phiếu hỏi) gây ra nhiều hậu quả xấu đối C40 với sức khỏe, bạn có nạo phá thai và quan hệ tình dục không an toàn nếu người yêu bạn muốn hay không? @ School of Medicine and Pharmacy, VNU