Khóa luận Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020

pdf 67 trang thiennha21 18/04/2022 6301
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_tuan_thu_ve_sinh_tay_thuong_quy_trong_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN THỊ VÂN ANH THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ Ở CÁC KHOA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA HÀ NỘI - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN THỊ VÂN ANH THỰC TRẠNG TUÂN THỦ VỆ SINH TAY THƯỜNG QUY TRONG CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ Ở CÁC KHOA LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN E NĂM 2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa : QH.2015.Y Người hướng dẫn : BSNT. Phạm Thị Thoa TS. Vũ Ngọc Hà HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám hiệu Trường Đại học Y dược- Đại học Quốc gia Hà Nội, các thầy cô giáo các bộ môn, phòng ban đã giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới TS Vũ Ngọc Hà và BSNT Phạm Thị Thoa đã tận tình hướng dẫn và cung cấp những kiến thức khoa học và chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn: Ban Giám đốc bệnh viện, các khoa, phòng ban, cán bộ- nhân viên y tế của bệnh viện E, đặc biệt là phòng điều dưỡng và khoa kiểm soát nhiễm khuẩn đã luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè, những người yêu quý của tôi đã luôn động viên, chia sẻ với tôi về tinh thần, thời gian và công sức để có thể vượt qua mọi khó khăn, trở ngại trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh
  4. LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Hội đồng chấm luận văn của Trường Đại học Y Dược- Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Ngọc Hà và BSNT Phạm Thị Thoa. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, do tôi trực tiếp thu thập, phân tích và xử lý. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Sinh viên Nguyễn Thị Vân Anh
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vệ sinh tay thường quy 3 1.2. Sự liên quan về thực hành vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện 4 1.2.1. Phổ vi khuẩn trên bàn tay 4 1.2.2. Tầm quan trọng của vệ sinh tay thường quy 5 1.2.3. Nhiễm khuẩn bệnh viện 6 1.2.4. Mối liên qua giữa vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện 10 1.3. Nội dung thực hành vệ sinh tay 10 1.3.1. Chỉ định và thời điểm vệ sinh tay thường quy 10 1.3.2. Phương tiện vệ sinh tay thường quy 11 1.3.3. Quy trình( kỹ thuật) vệ sinh tay thường quy 13 1.3.3.1. Quy trình vệ sinh tay bằng nước và xà phòng 14 1.3.3.2. Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn 14 1.4. Một số yếu tố liên qua tới việc tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế 15 1.4.1. Các yếu tố nhận biết được qua giám sát trực tiếp: 15 1.4.2. Các yếu tố phát hiện được qua phỏng vấn cán bộ y tế: 16 1.5. Tình hình tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế 17 1.5.1. Trên thế giới: 17 1.5.2. Tại Việt Nam 18 1.6. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu 19 Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 21 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 21 2.1.3. Thời gian nghiên cứu 21 2.2. Phương pháp nghiên cứu 22
  6. 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 22 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu 22 2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 22 2.3.1. Kỹ thuật và quy trình thu thập thông tin 22 2.3.2. Công cụ thu thập thông tin 23 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu 23 2.5. Xử lý và phân tích số liệu 25 2.6. Sai số và các biện pháp khắc phục 26 2.6.1. Sai số .26 2.6.2. Biện pháp khắc phục 26 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu 26 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 27 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu. 27 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ( n=171) 27 3.1.2. Phân bố cơ hội vệ sinh tay của các NVYT theo đặc điểm chung của NVYT (n=2052) 28 3.2. Mô tả thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020 31 3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. 36 3.3.1. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân đến tuân thủ VSTTQ của NVYT ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020 36 3.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố khác với tuân thủ VSTTQ của NVYT ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020 38 Chương 4: BÀN LUẬN 40 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu.Error! Bookmark not defined.
  7. 4.2. Mô tả thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020 40 4.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. 43 4.4. Hạn chế trong nghiên cứu 46 KẾT LUẬN 47 KHUYẾN NGHỊ 48 PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Phân bố số NVYT theo đặc điểm chung của NVYT(n=171) 27 Bảng 3.2. Số lượng cơ hội vệ sinh tay thường quy của NVYT 28 Bảng 3.3. Tỉ lệ tuân thủ vệ sinh tay chung 30 Bảng 3.4. Phân bố phương tiện vệ sinh tay 31 Bảng 3.5. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo thời điểm 32 Bảng 3.6. Phân bố tuân thủ vệ sinh tay thường quy theo giới tính 34 Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy theo nghề nghiệp 34 Bảng 3.8. Phân bố tuân thủ vệ sinh tay thường quy theo nơi làm việc 35 Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng găng đúng chỉ định trong chăm sóc bệnh nhân 36 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa giới tính và tuân thủ vệ sinh tay thường quy 36 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuân thủ vệ sinh tay thường quy 37 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nơi làm việc và tuân thủ vệ sinh tay thường quy 38 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tháng giám sát và tuân thủ vệ sinh tay thường quy 39
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Quy trình rửa tay thường quy 13 Hình 3.1. Phân bố cơ hội VST của NVYT theo giới 29 Hình 3.2. Phân bố cơ hội vệ sinh tay của các NVYT theo nghề nghiệp 29 Hình 3.3. Phân bố cơ hội vệ sinh tay của NVYT theo đơn vị công tác 30 Hình 3.4. Phân bố tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế theo tháng .33
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐTNC Đối tượng nghiên cứu KBCB Khám bệnh chữa bệnh KSNK Kiểm soát nhiễm khuẩn NB Người bệnh NKBV Nhiễm khuẩn bệnh viện NVYT Nhân viên Y tế TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới VST Vệ sinh tay VSTTQ Vệ sinh tay thường quy
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) là các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi người bệnh ( NB) nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện. NKBV thường do các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc gây bệnh như: tụ cầu vàng kháng methicilin, cầu khuẩn đường ruột kháng vancomycin, trực khuẩn gram âm sinh men β-lactamase phổ rộng. NKBV hay còn gọi là nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế (Healthcare Associated Infection - HAI) đang là vấn đề y tế toàn cầu do làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ tử vong, kéo dài ngày nằm viện và tăng chi phí điều trị. NKBV là một trong những thách thức và mối quan tâm rất lớn tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Theo thống kê, tỷ lệ NKBV chiếm khoảng 5 - 10% ở các nước phát triển và 15 - 20% ở các nước đang phát triển[1]. Tại Việt Nam, năm 2014 theo nghiên cứu tại các bệnh viện cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 2,5%, nhiễm trùng vết mổ trên những người bệnh có phẫu thuật chiếm từ 2,5% – 8,45% và viêm phổi bệnh viện trên các người bệnh có thở máy từ 40% – 50%[2]. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới chính NB, gia đình và xã hội, có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong, tăng chi phí cho y tế đồng thời ảnh hưởng đến uy tín và tăng gánh nặng cho các cơ sở y tế[3]. Có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng NKBV như: môi trường ô nhiễm, bệnh truyền nhiễm, xử lý dụng cụ, các thủ thuật xâm lấn nhưng nhiễm bẩn bàn tay của nhân viên y tế (NVYT) là một mắt xích quan trọng trong dây truyền NKBV. Kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) là việc áp dụng đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn ngừa sự lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn trong thực hành khám bệnh, chữa bệnh (KBCB), là nội dung quan trọng nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc NB tại các cơ sở KBCB. Trong các biện pháp KSNK, vệ sinh tay (VST) từ lâu luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất, không chỉ trong chăm sóc NB mà ngay cả ở cộng đồng khi đang phải đối mặt với nhiều bệnh dịch nguy hiểm xảy ra trên diện rộng như dịch tả, cúm A (H5N1, H1N1), Vệ sinh tay thường quy (VSTTQ) trước và sau khi tiếp xúc với mỗi 1
  12. NB luôn được coi là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV. Tỷ lệ NKBV là một trong những chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng chuyên môn của bệnh viện, liên quan đến sự an toàn của NB và NVYT, vì thế mang tính nhạy cảm về phương diện xã hội[4]. Một trong số những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng NKBV là việc tuân thủ của NVYT về VSTTQ còn hạn chế. Tuân thủ về VSTTQ có ảnh hưởng rất lớn trong việc hạn chế NKBV, hạ thấp tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ, tỷ lệ lây chéo trong điều trị, giảm tỷ lệ tử vong và tiết kiệm chi phí điều trị, chi phí chăm sóc và chi phí cơ hội chung của gia đình và xã hội. Bệnh viện E là bệnh viện lớn, có chức năng khám, cấp cứu, điều trị và phòng bệnh, mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận rất nhiều NB đến khám, điều trị tại viện Điều này đồng nghĩa với tần suất chăm sóc và thăm khám của NVYT trên người bệnh rất nhiều, vì vậy khi NVYT thực hành tốt VSTTQ sẽ làm giảm nguy cơ NKBV. Bệnh viện đã và đang triển khai các chương trình VST theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá khảo sát về thực trạng tuân thủ VST của NVYT tại bệnh viện. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh việnE năm 2020” với 2 mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. 2
  13. Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến vệ sinh tay thường quy Bệnh viện(hospital): Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), bệnh viện là một bộ phận của một tổ chức mang tính y học và xã hội, có chức năng đảm bảo cho nhân dân được chăm sóc sức khỏe toàn diện cả về y tế, phòng bệnh và chữa bệnh. Công tác điều trị ngoại trú của bệnh viện tỏa tới tận gia đình nằm trong phạm vi quản lý của bệnh viện. Bệnh viện còn là nơi đào tạo cán bộ y tế và nghiên cứu y sinh học. Nhiễm khuẩn bệnh viện(hospital infection): Theo TCYTTG, NKBV là“các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện”[5]. Vệ sinh tay(hand hygiene): là làm sạch tay bằng nước với xà phòng có hay không có chất sát khuẩn và sát khuẩn tay với dung dịch có chứa cồn[6]. Theo WHO (2009) VST là nền tảng trong việc phòng chống nhiễm trùng và KSNK [7]. Rửa tay(Hand washing): là rửa tay với nước và xà phòng. Rửa tay khử khuẩn(Antiseptic handwash):: là rửa tay với nước và xà phòng khử khuẩn. Chà tay khử khuẩn(Antiseptic handrub): Là chà toàn bộ bàn tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn (không dùng nước) nhằm làm giảm lượng vi khuẩn có trên bàn tay. Những chế phẩm vệ sinh tay chứa cồn thường chứa 60% đến 90% cồn ethanol hoặc isopropanol hoặc kết hợp các loại cồn trên với một chất khử khuẩn khác. Xà phòng khử khuẩn(Antimicrobial soap): Là xà phòng ở dạng bánh hoặc dung dịch có chứa chất khử khuẩn. Xà phòng thường (Normal/Plain soap): Là hợp chất có hoạt tính làm sạch, không chứa chất khử khuẩn. 3
  14. Dung dịch vệ sinh tay chứa cồn (Alcohol-based handrub): Là chế phẩm vệ sinh tay dạng dung dịch, dạng gel hoặc dạng bọt chứa cồn isopropanol, ethanol hoặc n-propanol, hoặc kết hợp hai trong những thành phần này hoặc với một chất khử khuẩn và được bổ sung chất làm ẩm, dưỡng da, được sử dụng bằng cách chà tay cho tới khi cồn bay hơi hết, không sử dụng nước. Vệ sinh tay ngoại khoa (Surgical hand hygiene): Là rửa tay khử khuẩn hoặc chà tay khử khuẩn được kíp phẫu thuật thực hiện trước mọi phẫu thuật nhằm loại bỏ phổ vi khuẩn vãng lai và định cư trên tay (từ bàn tay tới khuỷu tay). Phổ vi khuẩn vãng lai (Transient flora): Là các vi khuẩn ở bề mặt da tay, chủ yếu do ô nhiễm khi tay tiếp xúc với NB và bề mặt môi trường, dễ dàng loại bỏ bằng VSTTQ. Phổ vi khuẩn định cư (Resident flora): Là các vi khuẩn tồn tại và phát triển trong tế bào biểu bì da tay, đồng thời cũng thấy ở bề mặt da tay và được loại bỏ (diệt khuẩn) bằng VST ngoại khoa. Vùng kề cận NB (Patient zone): Là vùng xung quanh NB như: giường bệnh, bàn, ga trải giường, các dụng cụ thiết bị trực tiếp phục vụ NB. Vùng kề cận NB thường ô nhiễm các vi sinh vật có từ NB. Tuân thủ vệ sinh tay trong nghiên cứu này là: rửa tay với nước và xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn/ cồn tại các thời điểm cần VST. 1.2. Sự liên quan về thực hành vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện 1.2.1. Phổ vi khuẩn trên bàn tay Năm 1938, Price P.B chia vi khuẩn trên da bàn tay làm 2 nhóm: Vi khuẩn vãng lai và vi khuẩn định cư [8]. Vi khuẩn định cư: Gồm các cầu khuẩn gram (+): S. epidermidis, S. aurers, S. hominis, v.v. và các vi khuẩn gram (-): Acinetobacter, Enterobacter Các vi khuẩn gram (-) thường chiếm tỷ lệ cao ở tay NVYT thuộc đơn vị hồi sức cấp cứu, đặc biệt ở những người VST dưới 8 lần/ngày. Phổ vi khuẩn định cư thường cư trú ở lớp sâu của biểu bì da. VST thường quy 4
  15. không loại bỏ được các vi khuẩn này khỏi bàn tay nhưng VST thường xuyên có thể làm giảm mức độ định cư của vi khuẩn trên tay. Để loại bỏ các vi khuẩn này trên da tay trong VST ngoại khoa, các thành viên kíp phẫu thuật cần VST bằng dung dịch VST chứa cồn hoặc dung dịch xà phòng chứa chlorhexidine 4% trong thời gian tối thiểu 3 phút. Vi khuẩn vãng lai: Loại vi khuẩn này gồm các vi khuẩn trên da NB hoặc trên các bề mặt môi trường bệnh viện (chăn, ga giường, dụng cụ phương tiện phục vụ NB) và làm ô nhiễm bàn tay trong quá trình chăm sóc và điều trị. Mức độ ô nhiễm bàn tay phụ thuộc vào loại thao tác sạch/bẩn, thời gian thực hiện thao tác và tần suất VST của NVYT. Phổ vi khuẩn vãng lai là thủ phạm chính gây NKBV, tuy nhiên phổ vi khuẩn này có thể loại bỏ dễ dàng bằng VST thường quy (rửa tay với nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian 20 giây-30 giây). Do vậy, VST trước và sau tiếp xúc với mỗi NB là biện pháp quan trọng nhất trong phòng ngừa NKBV. VST trước phẫu thuật cần loại bỏ cả hai phổ vi khuẩn vãng lai và định cư, do vậy cần áp dụng quy trình VST ngoại khoa. 1.2.2. Tầm quan trọng của vệ sinh tay thường quy Bàn tay là phương tiện trung gian làm lan truyền tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện và các tác nhân gây bệnh kháng kháng sinh. Bàn tay dễ dàng bị ô nhiễm khi chăm sóc và điều trị người bệnh vì các vi khuẩn cư trú ở lớp sâu của da và xung quanh móng tay NVYT hàng ngày dùng bàn tay là công cụ để khám chữa bệnh và chăm sóc người bệnh, do đó bàn tay của NVYT thường xuyên tiếp xúc với da, máu, dịch tiết sinh học, dịch tiết của người bệnh. Các vi khuẩn gây bệnh từ bệnh nhân truyền qua tay của NVYT, làm cho bàn tay của NVYT là nguồn chứa các vi khuẩn gây bệnh tiềm năng [9]. 5 bước bàn tay phát tán mầm bệnh: • Mầm bệnh định cư trên da người bệnh và bề mặt các đồ vật • Mầm bệnh bám vào da tay của NVYT • Mầm bệnh sống trên da tay • Vệ sinh tay ít dẫn đến da tay nhiễm khuẩn 5
  16. • Da tay nhiễm khuẩn phát tán mầm bệnh sang người bệnh, đồ vật Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định VSTTQ bằng dung dịch có chứa cồn là biện pháp quan trọng nhất để dự phòng sự lây truyền tác nhân gây bệnh trong các cơ sở y tế. Một nghiên cứu ở Thụy Sỹ từ năm 1994 đến năm 1997 trên 20.000 cơ hội VST của NVYT tại bệnh viện Geneva đã cho thấy: Khi tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT tăng từ 48% (1994) lên 66% (1997) thì tỷ lệ NKBV giảm từ 16,9% (1994) xuống còn 6,9% (1997). Tại Việt Nam, can thiệp làm tăng sự tuân thủ VST của NVYT cũng mang lại hiệu quả tích cực trong việc làm giảm tỷ lệ NKBV từ 17,1% trước can thiệp xuống còn 4,8% sau can thiệp [10]. Đánh giá được tầm quan trọng của VSTTQ trong việc phòng ngừa và giảm bớt tỷ lệ NKBV, từ năm 1996 Bộ Y Tế đã ban hành Quy trình VSTTQ có minh họa bằng hình ảnh. Năm 2009, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 18/2009/TT - BYT: “Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác KSNK tại các cơ sở khám chữa bệnh” [11]. Ban hành theo Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 1.2.3. Nhiễm khuẩn bệnh viện 1.2.3.1. Định nghĩa nhiễm khuẩn bệnh viện: Theo TCYTTG, NKBV là “các nhiễm khuẩn xuất hiện sau 48 giờ kể từ khi bệnh nhân nhập viện và không hiện diện cũng như không có ở giai đoạn ủ bệnh tại thời điểm nhập viện” [5]. 1.2.3.2. Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện Các tác nhân vi sinh vật: Tất cả mọi vi sinh vật đều có thể là tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện: Vi khuẩn, virut, nấm, ký sinh trùng. • Vi khuẩn Là tác nhân gây bệnh phổ biến nhất. Vi khuẩn gây NKBV có thể từ hai nguồn gốc khác. Vi khuẩn nội sinh, thường cư trú ở lông, tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn. Vi khuẩn ngoại sinh có thể từ dụng cụ y tế, NVYT, không khí, nước hoặc lây nhiễm chéo giữa các người bệnh [12]. 6
  17. • Virus Một số vi rút có thể lây truyền NKBV như vi rút viêm gan B và C, vi rút hợp bào đường hô hấp, SARS và vi rút đường ruột. Các vi rút khác cũng luôn lây truyền trong bệnh viện như Cytomegalovirus, HIV, Ebola, Influenza, Herper, Varicella- Zoster [12]. • Ký sinh trùng và nấm Một số ký sinh trùng (Giardia lamblia) có thể lây truyền dễ dàng giữa người trưởng thành và trẻ em. Nhiều loại nấm và ký sinh trùng là các sinh vật cơ hội và là nguyên nhân nhiễm trùng trong khi điều trị quá nhiều kháng sinh và trong trường hợp suy giảm miễn dịch (Candida albicans, Aspergillus spp, Cryptococcus neoformans, ).Căn nguyên nhiễm trùng là nấm thường kháng thuốc cao và gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình điều trị [12]. Từ môi trường Các tác nhân gây bệnh có thể gặp trong môi trường (không khí, nước, bề mặt vật dụng xung quanh người bệnh) như nấm vi khuẩn hoặc các loại vi rút và các ký sinh trùng. Từ người bệnh Các yếu tố từ người bệnh làm thuận lợi cho NKBV gồm tuổi, tình trạng sức khỏe và phương pháp điều trị được áp dụng. Nguy cơ có thể được phân loại theo 3 mức độ khác nhau: nguy cơ mức độ thấp, trung bình và mức độ cao. Ngoài ra người bệnh cao tuổi dễ mắc bệnh còn liên quan đến tình trạng dinh dưỡng kém. Từ hoạt động chăm sóc và điều trị Do sử dụng các dụng cụ, thiết bị xâm nhập Từ việc sử dụng kháng sinh không thích hợp Tình trạng kháng thuốc của trực khuẩn Gram (-) gây NKBV ngày càng gia tăng và phổ biến ở tất cả các khoa điều trị trong bệnh viện và tình trạng đa kháng thường xảy ra với các kháng sinh thuộc nhóm quinolon, cephalosporin thế hệ 3 và aminoglycosid. Sự bùng nổ ngày càng nhiều chủng trực khuẩn mủ 7
  18. xanh và A.baumannii đa kháng kháng sinh ở trong và ngoài khoa điều trị tích cực đang là vấn đề thường xuyên được đề cập tới ngày càng nhiều ở hầu hết các nghiên cứu gần đây.Khi sử dụng kháng sinh không hợp lý sẽ làm tăng chủng kháng thuốc do có sự phối hợp chọn lọc tự nhiên và thay đổi các thành phần gen kháng thuốc của vi khuẩn. Do NVYT chưa tuân thủ các quy định phòng ngừa nhiễm khuẩn của như tuân thủ vệ sinh tay còn thấp, sử dụng chung găng tay, xử lý các dụng cụ y tế để dùng lại đặc biệt là các dụng cụ nội soi chưa đúng quy định [6]. 1.2.3.3. Đường lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện Có 3 đường lây truyền chính trong cơ sở y tế là lây qua tiếp xúc, giọt bắn và qua không khí [13]. Trong đó lây qua đường tiếp xúc là đường lây nhiễm quan trọng và phổ biến nhất trong NKBV (chiếm 90% các NKBV) và được chia làm hai loại khác nhau là lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp (trực tiếp với các tác nhân gây bệnh) và lây qua tiếp xúc gián tiếp (tiếp xúc với vật trung gian truyền bệnh). Nhiễm khuẩn huyết cũng được coi là một dạng đặc biệt của lây truyền qua tiếp xúc bởi các phương tiện dụng cụ có chứa vi khuẩn xâm nhập vào đường máu. 1.2.3.4. Hậu quả của nhiễm khuẩn bệnh viện Nhiễm khuẩn bệnh viện gây ra những hậu quả nặng nề với người bệnh cũng như các NVYT. Các hậu quả của NKBV bao gồm: - Tăng chi phí và tăng ngày điều trị: Tại Việt Nam, thông tin tại Đại hội Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội năm 2008 cho biết, mỗi NKBV làm kéo dài thời gian nằm viện trung bình từ 9,4 đến 24,3 ngày và tăng chi phí điều trị trung bình từ 2 đến 32,3 triệu đồng [10]. - Tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật Nhiễm khuẩn bệnh viện không những gây hậu quả nặng nề về mặt lâm sàng, kinh tế mà còn là nguyên nhân làm tăng sự kháng thuốc của vi sinh vật, làm xuất hiện những chủng vi khuẩn đa kháng kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến tử vong trong các bệnh viện. 8
  19. 1.2.3.5. Tình hình nhiễm khuẩn bệnh viện trên thế giới và Việt Nam - Trên thế giới: Các nghiên cứu quy mô vùng, quốc gia và liên quốc gia của các nước và TCYTTG ghi nhận tỷ lệ NKBV từ 3,5% đến 10% người bệnh nhập viện. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ NKBV từ 5-15% và tỷ lệ NKBV tại các khoa hồi sức cấp cứu từ 9-37%. Ngày điều trị trung bình cho một người bệnh nhiễm khuẩn liên quan tới chăm sóc y tế lên tới 17,5 ngày và chi phí hàng năm để giải quyết hậu quả NKBV lên tới 6,5 tỷ US (2004) [14]. Tại Brazil, một nghiên cứu tại đơn vị HSTC bệnh viện đại học Brazil, kết quả cho thấy tỷ lệ NKBV là 20,3% . Thời gian nằm viện trung bình ở các bệnh nhân NKBV là 19,3 và 20,2 ngày đối với bệnh nhân mắc NKBV có tác nhân là các vi khuẩn đa kháng thuốc. Các tác nhân được xác định là VSV đa kháng thuốc thường gặp nhất gây NKBV là A.baumannii và P. aeruginosa [15]. Một nghiên cứu khác tại khoa HSTC tại một bệnh viện miền Đông Ấn Độ, kết quả cho thấy tỷ lệ NKBV là 11,98%. NKBV được chẩn đoán thường xuyên nhất là viêm phổi bệnh viện, kết hợp cả viêm phổi liên quan đến máy thở và không thở máy tỷ lệ là 62,07%[16]. Tỷ lệ mắc các loại NKBV rất đa dạng ở các quốc gia khác nhau. Ở các nước đang phát triền thì tỷ lệ NKBV cũng cao hơn so với nhứng nước phát triển có thể là do điều kiện kinh tế, công nghệ và hệ thống KSNK ở các nước đang phát triển này chưa được chú trọng như các quốc gia phát triển. - Tại Việt Nam: Theo một nghiên cứu của tác giả Lương Quốc Hùng thực hiện tại khoa HSTC - bệnh viện E vào năm 2014 cho thấy tỷ lệ NKBV là 12,27%. Các tác nhân gây NKBV trong đó vi khuẩn Gram(-) là tác nhân chủ yếu 73,3% (VK A.baumannii chiểm tỷ lệ cao nhất 33,3%), vi khuẩn Gram (+) chiếm 18,7% và có 8% tác nhân gây NKBV là từ nấm [17]. Năm 2014, theo kết quả nghiên cứu tại bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho thấy tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện là 2,5%, nhiễm trùng vết mổ trên những 9
  20. người bệnh có phẫu thuật chiếm từ 2,5% – 8,45% và viêm phổi bệnh viện trên người bệnh có thở máy từ 40% – 50% [2]. Một nghiên cứu khác của tác giả Đinh Thị Minh Nguyệt trên 576 bệnh nhân tại khoa HSTC bệnh viện Việt Nam-Thụy Điển năm 2017, tỷ lệ NKBV là 8,9% . Các tác nhân gây NKBV là: A.baumannii(27,5%), K. pneumonia (23,5%), P. aeruginosa (19,6%), E.coli (9,8%) [18]. Qua các nghiên cứu tại một số bệnh viện trên toàn quốc đều chỉ ra rằng nhiễm khuẩn bệnh viện do rất nhiều tác nhân gây ra và là một vấn đề nan giải cần giải quyết sớm và kịp thời. 1.2.4. Mối liên qua giữa vệ sinh tay và nhiễm khuẩn bệnh viện Gần đây, nhiều nghiên cứu tại những khu vực lâm sàng khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả phòng ngừa NKBV của thực hành VSTTQ đã cho thấy tỷ lệ NKBV giảm khi cải thiện tỷ lệ tuân thủ vệ VSTTQ ở nhân viên y tế, đặc biệt ở những khu vực có nhiều thủ thuật xâm lấn như cấp cứu, ngoại khoa, nhi khoa. Tóm lại, bàn tay là phương tiện quan trọng làm lan truyền NKBV. VST giúp loại bỏ hầu hết vi sinh vật có ở bàn tay, do đó, có tác dụng ngăn ngừa lan truyền tác nhân nhiễm khuẩn từ NB này sang NB khác, từ NB sang dụng cụ và NVYT, từ vị trí này sang vị trí khác trên cùng một NB và từ NVYT sang NB. VSTTQ là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất trong phòng ngừa NKBV, đồng thời cũng là biện pháp đảm bảo an toàn cho NVYT trong thực hành chăm sóc và điều trị NB. 1.3. Nội dung thực hành vệ sinh tay 1.3.1. Chỉ định và thời điểm vệ sinh tay thường quy Tại một số bệnh viện NVYT chưa nhận thức tầm quan trọng của tuân thủ các thời điểm VST nên tỷ lệ VST còn chiếm khá thấp như nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thúy Ly năm 2008 [19] tại viện Lão khoa quốc gia cho thấy kiến thức VST thấp: 27,9% có nhận thức đúng về VST trước và sau khi tiếp xúc bệnh nhân nhưng trong đó chỉ có 56,8% điều dưỡng cho rằng bàn tay là một yếu tố lan truyền NKBV. 10
  21. 1.3.1.1. Thời điểm Mọi đối tượng trực tiếp chăm sóc NB cần rửa tay bằng nước và xà phòng thường hoặc chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn vào những thời điểm sau: • Trước khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB. • Trước khi thực hiện mỗi thủ thuật sạch/vô khuẩn. • Ngay sau mỗi khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể. • Sau khi tiếp xúc trực tiếp với mỗi NB. • Sau tiếp xúc với bề mặt đồ dùng, vật dụng trong buồng bệnh. Ngoài ra, các thời điểm chăm sóc sau cũng cần VST: • Khi chuyển từ chăm sóc ẩb n sang chăm sóc sạch trên cùng người bệnh. • Trước khi mang găng và sau khi tháo găng. • Trước khi vào buồng bệnh và sau khi ra khỏi buồng bệnh. • Mọi NVYT trong buồng phẫu thuật không trực tiếp động chạm vào NB (phụ mê, chạy ngoài, học viên ) phải VST trước khi vào buồng phẫu thuật. Trong buồng phẫu thuật, bất kỳ khi nào bàn tay chạm vào bề mặt thiết bị phương tiện phải VST ngay bằng dung dịch VST chứa cồn. • NVYT khi làm việc trong buồng xét nghiệm cần tuân thủ nghiêm thời điểm 3 và 5 về VST để phòng ngừa lây nhiễm cho bản thân. 1.3.1.2. Chỉ định • Thực hiện kỹ thuật VST với nước và xà phòng khi tay nhìn thấy vấy bẩn bằng mắt thường hoặc sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết. • VST bằng dung dịch có chứa cồn khi tay không thấy bẩn bằng mắt thường. • Phải đảm bảo tay luôn khô hoàn toàn trước khi bắt đầu hoạt động chăm sóc NB. 1.3.2. Phương tiện vệ sinh tay thường quy Hóa chất vệ sinh tay Các loại sản phẩm vệ sinh tay: 11
  22. • Xà phòng thường: Dạng bánh hoặc dạng dung dịch không chứa tác nhân diệt khuẩn. • Dung dịch VST chứa cồn (isopropanol, ethanol, n-propanol hoặc kết hợp hai trong các thành phần này hoặc kết hợp với 1 chất khử khuẩn). Mọi hóa chất VST sử dụng trong y tế phải được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Các hóa chất VST cần có chất làm ẩm da hoặc chất dưỡng da. Bình cấp hóa chất VST cần kín, có bơm định lượng tự động hoặc bằng cần gạt hoạt động tốt, có nhãn ghi rõ loại dung dịch VST và còn hạn sử dụng, được gắn tại các vị trí thuận lợi cho người sử dụng. Hạn chế sử dụng xà phòng dạng bánh, nếu sử dụng thì cần lựa chọn loại bánh nhỏ, để trong giá đựng có nắp đậy kín và có lỗ thoát nước. Bồn rửa tay Bồn rửa tay thường quy: Vòi cấp nước có cần gạt hoặc khóa vặn hoạt động tốt; bồn sạch, quanh bồn không để phương tiện, đồ vật khác. Nước rửa tay Nước rửa tay thường quy: Nước sạch (ví dụ nước máy đạt tiêu quy chuẩn Quốc gia về nước sinh hoạt QCVN 02: 2009/BYT được cấp qua vòi có khóa hoạt động tốt). Khăn lau tay Khăn lau tay cho rửa tay thường quy: Khăn sạch sợi bông hoặc khăn giấy sử dụng một lần. Nếu là khăn sợi bông, cần giặt khử khuẩn sau mỗi lần sử dụng, được đựng trong hộp cấp khăn kín tại mỗi điểm rửa tay. Trang bị phương tiện vệ sinh tay Phương tiện VST thường quy phải luôn có sẵn ở mọi buồng phẫu thuật, thủ thuật, mọi khu vực chăm sóc NB, khu hành chính, khu tiếp đón NB và các buồng vệ sinh. Tại các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, các giường NB nặng, xe tiêm, xe thủ thuật, buồng phẫu thuật, thủ thuật cần được trang bị dung dịch VST tay chứa cồn. Các buồng thủ thuật, buồng hành chính, buồng NB nặng, khu tiếp đón NB và khu ệv sinh phải có bồn rửa tay. 12
  23. Tại mỗi bồn rửa tay thường quy, ngoài xà phòng thường rửa tay cần trang bị đồng bộ các phương tiện khác gồm quy trình rửa tay, khăn lau tay sử dụng một lần và thùng thu gom khăn đã sử dụng (nếu là khăn sợi bông sử dụng lại) hoặc thùng chất thải thông thường (nếu sử dụng khăn giấy dùng một lần). Nhìn chung, nên ưu tiên lựa chọn dung dịch xà phòng thường và cồn VST tay cho VST thường quy. Để hạn chế rủi ro của NVYT trước bất kỳ hoạt động chăm sóc sức khỏe như tiếp xúc với chất hoặc các bề mặt bị ô nhiễm thì họ đều thực hiện thói quen mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân [20]. 1.3.3. Quy trình( kỹ thuật) vệ sinh tay thường quy Theo Hướng dẫn của Bộ Y tế có hai phương pháp vệ sinh tay thường quy [11]. Ban hành theo Quyết định số: 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế • Vệ sinh tay với nước và xà phòng • Sát khuẩn tay nhanh với chế phẩm chứa cồn Quy trình VSTTQ của NVYT với nước và xà phòng hoặc với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn gồm 6 bước như hình vẽ sau: Hình 1.1: Quy trình rửa tay thường quy 13
  24. 1.3.3.1. Quy trình vệ sinh tay bằng nước và xà phòng Quy trình này được thực hiện khi bắt đầu hoặc kết thúc một ngày làm việc, khi tay dây bẩn mà mắt nhìn thấy được hoặc cảm giác có dính bẩn, dính máu, dịch cơ thể. Phải tháo trang sức ở tay trước khi tiến hành các bước sau: • Bước 1: Lấy 3 - 5ml dung dịch vệ sinh tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng và mu hai bàn tay. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch xà phòng dàn đều. • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại. • Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. • Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. • Buớc 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian vệ sinh tay tối thiểu là 30 giây 1.3.3.2. Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn Sát khuẩn tay bằng chế phẩm chứa cồn là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tăng số lần vệ sinh tay của nhân viên y tế. Vì vậy, các khoa cần trang bị các lọ đựng chế phẩm chứa cồn có sẵn ở những nơi cần thiết để nhân viên y tế sử dụng. Tối thiểu ở các vị trí sau đây: - Ðầu giường bệnh trong các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Truyền nhiễm, khoa Gây mê - Hồi sức. - Trên các xe tiêm, xe thay băng, xe dụng cụ làm thủ thuật. - Trên các bàn khám bệnh - Tường cạnh cửa ra vào, cửa chính của mỗi khoa. Quy trình: • Bước 1: Lấy 3ml chế phẩm chứa cồn. Chà hai lòng bàn tay vào nhau cho dung dịch dàn đều. 14
  25. • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ các ngón của bàn tay kia và ngược lại. • Bước 3: Chà hai lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay. • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia. • Bước 5: Dùng lòng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại. • Bước 6: Xoay đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Chà sát tay đến khi tay khô. Ghi chú: Mỗi bước chà tối thiểu 5 lần, thời gian chà sát tay từ 20-30 giây, hoặc chà sát cho đến khi tay khô. Khi thực hiện quy trình VST thường quy cần lưu ý một số điểm sau: • Lựa chọn đúng phương pháp VST. • Lấy đủ 3ml -5 ml dung dịch VST cho mỗi lần VST. • Tuân thủ đúng kỹ thuật VST • Tuân thủ đúng thời gian VST • Không rửa lại tay bằng nước và xà phòng sau khi đã chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn.Tránh làm ô nhiễm lại bàn tay sau VST: Sử dụng nước sạch để rửa tay, sử dụng khăn sợi bông/khăn giấy sạch dùng 1 lần để lau khô tay, sử dụng khăn đã dùng lau khô tay để đóng vòi nước. Không dùng một khăn lau tay chung cho nhiều lần rửa tay. • Phải đảm bảo bàn tay khô hoàn toàn trước khi bắt đầu bất kỳ hoạt động chăm sóc nào cho người bệnh. Không sử dụng máy sấy tay để làm khô tay. Xem xét lựa chọn loại găng tay không có bột talc để thuận lợi cho việc khử khuẩn tay bằng dung dịch VST chứa cồn. 1.4. Một số yếu tố liên qua tới việc tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế 1.4.1. Các yếu tố nhận biết được qua giám sát trực tiếp: • Bác sĩ tuân thủ kém hơn điều dưỡng • Hộ lý tuân thủ kém hơn điều dưỡng • Nam và nữ tuân thủ như nhau.˙ • Làm việc ở khu vực cấp cứu, hồi sức tích cực 15
  26. • Thời gian làm việc trong tuần (không phải cuối tuần) • Mang găng tay • Các thực hành chăm sóc có nguy cơ lây nhiễm cao • Khu vực chăm sóc đòi hỏi tần suất vệ sinh tay cao 1.4.2. Các yếu tố phát hiện được qua phỏng vấn cán bộ y tế: • Hoá chất vệ sinh tay gây khô da hoặc kích ứng da • Bồn vệ sinh tay thiếu hoặc bố trí ở nơi không thuận tiện • Thiếu dung dịch vệ sinh tay, thiếu hoặc không có khăn lau tay • Quá bận, không đủ thời gian • NB quá đông, thiếu nhân viên • Cần tập trung thời gian cho chăm sóc người bệnh • Vệ sinh tay làm ảnh hưởng tới mối liên hệ giữa cán bộ y tế và người bệnh • Nguy cơ lấy nhiễm chéo không cao • Quên không VSTTQ • Không được yêu cầu hoặc hướng dẫn từ người có trách nhiệm • Không tin tưởng về hiệu quả VSTTQ trong phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện • Không đồng ý với quy trình VSTTQ Một số yếu tố khác: • Thiếu các biện pháp thúc đẩy vệ sinh tay từ lãnh đạo/ bệnh viện • Thiếu sự quan tâm của lãnh đạo khoa/ bệnh viện • Thiếu các biện pháp hành chính liên quan tới thực hành VSTTQ (phê bình, khiển trách, khen thưởng). Có một số yếu tố liên quan đến việc tuân thủ vệ sinh tay thường quy: trình độ học vấn, đặc điểm của nhân viên y tế (tuổi, giới, thâm niên công tác ), vị trí công việc, tính khẩn cấp,tác dụng không mong muốn của các hoá chất vệ sinh tay thường quy Sự khác nhau về trình độ chuyên môn của NVYT là Bác sĩ, Điều dưỡng, Hộ lý, Học sinh sinh viên thì thái độ đối với sự tuân thủ các biện pháp về 16
  27. VSTTQ có sự khác nhau. Tuy nhiên, học vấn cao lại không phải là một yếu tố làm tăng hiệu quả của việc tuân thủ quy định KSNK, theo thống kê ngay cả bác sĩ cũng thường không tuânthủ nghiêm túc so với điều dưỡng . Về vị trí công việc c( hức danh): công tác vệ sinh tay thường quy là khâu rất quan trọng trong các bệnh viện hiện nay. Để NVYT có thể trang bị cho mình kiến thức và thái độ tốt thì rất cần sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo . Tính khẩn cấp: Cấp cứu NB luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của NVYT. Khi CBYT đứng giữa hai sự lựa chọn tuân thủ VSTTQ và cấp cứu để cứu sống NB thì đa phần họ đều chọn cấp cứu bởi do họ không có thời gian tuân thủ quy định đó. Ngoài ra có một yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ vệ sinh tay ở cán bộ y tế gồm thiếu phương tiện, thiếu kiến thức, thiếu cán bộ y tế (quá tải), lạm dụng găng tay, thiếu kiểm tra giám sát và thiếu các biện pháp tạo dựng thói quan vệ sinh tay thường quy [21]. 1.5. Tình hình tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế Tuân thủ VST phòng tránh được NKBV, tuy nhiên tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT còn rất thấp. 1.5.1. Trên thế giới: Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST ở NVYT thay đổi từ 13% - 81%, tính chung là 40,5%. Tỷ lệ tuân thủ VST không đồng nhất giữa các khu vực lâm sàng, khu vực hồi sức cấp cứu thường cao hơn các khu vực khác. Tỷ lệ tuân thủ VST ở bác sỹ thấp hơn các nhóm NVYT khác. Tại Hoa Kỳ, một số nghiên cứu về tỷ lệ này được thực hiện trong khoảng từ năm 1991 đến năm 2000 cho thấy tỷ lệ tuân thủ chỉ đạt 29% đến 40% [22]. Một nghiên cứu nhằm thu thập các thông tin về VSTTQ để từ đó đưa ra các biện pháp KSNK. Trong số các sinh viên điều dưỡng Thổ Nhĩ Kỳ được hỏi theo bộ câu hỏi, có 80,2% sinh viên trả lời có VSTTQ sau mỗi lần làm thủ thuật cho bệnh nhân, thời gian trung bình một lần VSTTQ từ 1 phút trở lên chiếm 71,9%. Kết luận từ nghiên cứu cho thấy tất cả các sinh viên đều được 17
  28. học về cách vệ sinh tay nhưng thực sự sinh viên vẫn chưa quan tâm tới vệ sinh tay và chưa thực hành được kiến thức đã học [23]. Nghiên cứu của Khaled và cộng sự thực hiện năm 2008 tại bệnh viện Đại học Ain Shams (Cairo, Ai Cập) cho thấy điều dưỡng có kiến thức VST tốt hơn bác sĩ nhưng các bác sĩ lại là những người tuân thủ tốt hơn (37,5%), tuy nhiên, tỷ lệ VST đúng của họ chỉ là 11,6% [24]. 1.5.2. Tại Việt Nam Nghiên cứu can thiệp của Nguyễn Việt Hùng, Trương Anh Thư và cộng sự thực hiện năm 2005 cho thấy: trước can thiệp tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT chỉ đạt 6,3%. Sau 4 tháng tổ chức chiến dịch vận động NVYT tăng cường VST, tỷ lệ tuân thủ rửa tay đã tăng lên 65,7% [25]. Năm 2010, Đặng Thị Vân Trang đã khảo sát tỷ lệ tuân thủ VST theo 5 thời điểm tại bệnh viện Chợ Rẫy. Kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT trung bình là 25,7%, tỷ lệ tuân thủ VST của điều dưỡng (67,5%) cao hơn so với bác sĩ (24,6%), kỹ thuật viên (3,1%), nhân viên khác (4,8%). Tỷ lệ tuân thủ VST lần lượt là 17,0% trước khi tiếp xúc NB, 31,8% trước thao tác vô khuẩn, 56,7% sau tiếp xúc dịch, 29,2% sau tiếp xúc NB và 12,3% sau khi chạm vào môi trường xung quanh NB. Tỷ lệ tuân thủ rửa tay khác nhau ở khoa Hồi sức (36,1%), các khoa Nội (21,6%), và các khoa Ngoại (28,4%) [26]. Năm 2012, nghiên cứu khảo sát thực trạng sự tuân thủ VSTTQ của NVYT tại bệnh viện Tim Hà Nội. Kết quả cho thấy, Khi quan sát 400 cơ hội VSTTQ của NVYT tại 3 khoa lâm sàng, kết quả cho thấy tỷ lệ tuân thủ VST đạt 68,5%. Khi so sánh giữa các đối tượng NVYT tại 3 khoa lâm sàng số cơ hội VST của điều dưỡng là cao nhất (290; 72,5 %) BS là 75;18,6%, ít nhất là hộ lý có 35; 8,7% và sự tuân thủ VST của điều dưỡng cũng cao hơn bác sĩ và hộ lý (73,1% trong 290 cơ hội), hộ lý là đối tượng có tỉ lệ tuân thủ VST kém nhất (37,1% trong 35 cơ hội). VST thấp tại những khu vực có cường độ chăm sóc và điều trị cao, khối lượng chăm sóc điều trị càng lớn hay sốcơ hội VST càng lớn thì tỷ lệ tuân thủ VST càng thấp. Về sự tuân thủ thực hành VST của NVYT theo từng thời điểm cho thấy 90 -100% NVYT đều có ý thức vệ sinh tay tại thời điểm 18
  29. ngay sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể và trước, sau khi làm thủ thuật xâm lấn, sau khi tháo găng [27]. Dương Duy Quang và cộng sự năm 2015 cũng chỉ ra có 94,5% các bác sỹ, điều dưỡng tại các khoa lâm sàng đã hiểu đúng khái khái niệm vệ sinh tay. 98% đối tượng nghiên cứu cho rằng vệ sinh tay là biện pháp quan trọng và đơn giản nhất để phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện và các vi khuẩn kháng thuốc, 29% các bác sỹ, điều dưỡng có kiến thức chưa đúng về thời gian thích hợp để vệ sinh tay [28]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ VST ở NVYT gồm thiếu phương tiện, thiếu kiến thức, thiếu NVYT (quá tải), lạm dụng găng, thiếu kiểm tra giám sát và thiếu các biện pháp tạo dựng thói quen VST . Thực hành rửa tay của NVYT và người đi học còn rất hạn chế. Thực hành VST khi tiếp xúc với NB lần 1 của các đối tượng nghiên cứu còn hạn chế (12,1 - 53,4%),thực hành VST trước khi thực hiện thủ thuật sạch/vô khuẩn lần 1 (12,8 - 71,5%), thực hành VST khi tiếp xúc dịch cơ thể lần 1 (6 - 58,3%) [29]. 1.6. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu Bệnh viện E là bệnh viện đa khoa hạng I trực thuộc Bộ Y tế, được thành lập từ ngày 17/10/1967 theo Quyết định số 175/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đến nay, bệnh viện đã phát triển thành bệnh viện đa khoa tương đối hoàn chỉnh với 1132 giường bệnh, 4 trung tâm: Trung tâm Tim mạch, Trung tâm Tiêu hóa, Trung tâm Cơ xương khớp, Trung tâm Ung bướu và 62 khoa phòng chức năng với chức năng nhiệm vụ: khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, hợp tác quốc tế, chỉ đạo tuyến và quản lý kinh tế y tế. Bệnh viện có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm bao gồm các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II, Thạc sĩ, Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh tiếp nhận người bệnh, chuyển tuyến từ khắp cả nước. Đồng thời cũng là cơ sở thực hành của các một số trường đại học thuộc khối ngành y - dược. Trong những năm gần đây liên tục được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và phát triển đội ngũ nhân viên y tế chất lượng cao, triển khai khu khám bệnh ngoại trú tại nhà E, đa dạng hóa các dịch vụ khám chữa 19
  30. bệnh: khám tư vấn online, khám chữa bệnh từ xa, đặt khám theo hẹn bằng tổng đài hoặc qua website của bệnh viện. Đồng thời bệnh viện có triển khai một số khoa mới: khoa Dị ứng - Miễn dịch - Da liễu, khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế, khoa Sức khỏe tâm thần, Lão khoa, Xạ trị, hóa trị liệu, phẫu thuật ung bướu và điều trị giảm nhẹ. Tại bệnh viện đội ngũ bác sĩ không chỉ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, giàu y đức, mà rất có tâm huyết với sự nghiệp thiết lập sức khỏe. Với đội ngũ các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II và các bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện là cơ sở điều trị, nghiên cứu, và giảng dạy lớn trong cả nước. Với đầy đủ các chức năng của một bệnh viện đa khoa trung ương về công tác khám chữa bệnh, phát triển kỹ thuật y học chuyên sâu, nghiên cứu khoa học, đào tạo và chỉ đạo tuyến phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, số lượng người bệnh đến khám chữa bệnh tại bệnh viện đều tăng lên hàng năm. Bên cạnh đó, tình hình tập huấn và tuân thủ vệ sinh tay thường quy được bệnh viện triển khai khá tốt và vẫn đang được thực hiện thường xuyên qua các năm. 20
  31. Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Nhân viên y tế Bệnh viện E ❖ Tiêu chuẩn lựa chọn Các bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý và học viên hiện đang làm việc tại các khoa Hồi sức tích cực, Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Phẫu thuật thần kinh, Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học, Ung bướu có cơ hội vệ sinh tay trong quá trình chăm sóc và điều trị người bệnh. Các đối tượng đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu. ❖ Tiêu chuẩn loại trừ Những nhân viên y tế làm việc tại các khoa Hồi sức tích cực, Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Phẫu thuật thần kinh, Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học, Ung bướu của bệnh viện không đồng ý tham gia nghiên cứu. Nhân viên làm việc tại các khoa lâm sàng, cận lâm sàng và phòng ban khác trong bệnh viện. Nhân viên y tế không có mặt tại bệnh viện trong thời gian nghiên cứu vì các lý do như: nghỉ ốm, nghỉ sinh, công tác, cử đi học. 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện E. Địa chỉ: 89 Trần Cung, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Thời gian nghiên cứu: 06/2020- 06/2021 Thời gian thu thập số liệu: 06/2020- 12/2020 21
  32. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện lấy tất cả các nhân viên y tế thuộc 6 khoa: Hồi sức tích cưc, Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Phẫu thuật thần kinh, Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học, Ung bướu của bệnh viện trong thời gian nghiên cứu, đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn được tham gia vào nghiên cứu. Cỡ mẫu: Có 2052 cơ hội vệ sinh tay (được thực hiện bởi 171 nhân viên y tế) tham gia vào nghiên cứu. 2.3. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin 2.3.1. Kỹ thuật và quy trình thu thập thông tin Thu thập thông tin tuân thủ VSTTQ của nhân viên y tế được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp dựa trên phiếu giám sát tuân thủ thời điểm vệ sinh tay được ban hành theo Hướng dẫn vệ sinh tay trong quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017 Trước khi quan sát, nhóm quan sát viên được tập huấn để thống nhất cách quan sát, cách điền phiếu giám sát và đặc biệt là đảm bảo tính khách quan trong quá trình quan sát. Trước khi tiến hành quan sát thực hành, nghiên cứu viên chính báo cho khoa biết được sẽ xuống khoa quan sát VST vào một thời điểm bất kỳ mà không thông báo trước. Các quan sát viên dùng phiếu giám sát quan sát. Với phiếu giám sát tuân thủ các điểm thời VST, trong phiếu ghi rõ 5 thời điểm nhân viên y tế cần VST khi chăm sóc người bệnh. Các quan sát viên dựa trên 5 thời điểm rửa tay cần thực hiện khi chăm sóc người bệnh mà quan sát xem nhân viên y tế có hay không tuân thủ VST tại thời điểm đó và đánh dấu vào phiếu đánh giá tuân thủ rửa tay. Nhóm quan sát viên gồm 5 thành viên được phân công về các khoa lâm sàng quan sát các nhân viên y tế trong quá trình nhân viên y tế thực hiện chăm sóc cho người bệnh, chọn vị trí quan sát phù hợp để không gây sự chú ý của 22
  33. đối tượng được quan sát, không để NVYT biết mình đang bị quan sát, nhưng vẫn đảm bảo quan sát được đầy đủ các hoạt động mà NVYT thực hiện khi chăm sóc người bệnh. Mỗi NVYT được quan sát trong thời gian 15 - 20 phút, đảm bảo có ít nhất 1 thao tác chăm sóc được quan sát. Mỗi NVYT được quan sát sẽ ghi vào phiếu giám sát. 2.3.2. Công cụ thu thập thông tin Quan sát có phiếu giám sát về thực hành VST thường quy. Phiếu này được xây dựng dựa trên phiếu giám sát tuân thủ thời điểm vệ sinh tay được ban hành theo Hướng dẫn vệ sinh tay trong quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017. Trong đó có 5 thời điểm cần rửa tay khi chăm sóc NB để quan sát NVYT có tuân thủ VST tại thời điểm đó hay không và đánh dấu vào phiếu (Phụ lục 1). 2.4. Các biến số và chỉ số nghiên cứu Phương Tên biến STT Khái niệm biến số Chỉ số pháp thu số thập I. Mô tả thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020 1 Trước Cơ hội vệ sinh tay vào Tỷ lệ % cơ hội tuân thủ Bảng bệnh thời điểm trước khi vệ sinh tay trước khi kiểm nhân tiếp xúc với bệnh nhân tiếp xúc với bệnh nhân 2 Trước vô Cơ hội vệ sinh tay Tỷ lệ % cơ hội tuân Bảng khuẩn vào thời điểm trước thủ vệ sinh tay trước kiểm khi thực hiện các thủ khi thực hiện các thủ thuật sạch, vô khuẩn thuật sạch, vô khuẩn 3 Sau Cơ hội vệ sinh tay Tỷ lệ % cơ hội tuân Bảng người vào thời điểm sau khi thủ vệ sinh tay sau khi kiểm bệnh tiếp xúc với NB tiếp xúc với NB 23
  34. 4 Sau dịch Cơ hội vệ sinh tay Tỷ lệ % cơ hội tuân Bảng cơ thể vào thời điểm sau khi thủ vệ sinh tay sau khi kiểm tiếp xúc với máu, tiếp xúc với máu, dịch dịch cơ thể người cơ thể người bệnh bệnh 5 Sau xung Cơ hội vệ sinh tay vào Tỷ lệ % cơ hội tuân thủ Bảng quanh thời điểm sau khi tiếp vệ sinh tay sau khi tiếp kiểm người xúc với đồ dùng, bề xúc với bề mặt, đồ dùng bệnh mặt vùng xung quanh xung quanh người bệnh người bệnh 6 Phương Loại dung dịch dùng Tỷ lệ % cơ hội tuân Bảng pháp vệ để VST: bằng nước thủ vệ sinh tay bằng 2 kiểm sinh tay và xà phòng, bằng phương pháp: bằng cồn/ dung dịch chứa nước và xà phòng, cồn bằng cồn/ dung dịch chứa cồn 7 Đeo găng Cơ hội vệ sinh tay có Tỷ lệ % cơ hội có đeo Bảng sử dụng găng găng kiểm 8 Chỉ định Cơ hội vệ sinh tay có Tỷ lệ % cơ hội đeo Bảng đeo găng sử dụng găng đúng găng đúng chỉ định kiểm chỉ định II. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. 1 Khoa Khoa đang làm việc Tỷ lệ % cơ hội vệ sinh tay phân bố theo khoa Phát vấn đang làm việc của nhân viên y tế 24
  35. 2 Nghề Trong nghiên cứu chia Tỷ lệ % cơ hội vệ sinh nghiệp thành các nhóm: tay phân bố theo nghề nghiệp + Bác sĩ Phát vấn + Điều dưỡng + Hộ lý + Học sinh sinh viên 3 Giới Gồm 2 giới: Tỷ lệ % cơ hội vệ sinh + Nữ tay phân bố theo giới Phát vấn tính + Nam 2.5. Xử lý và phân tích số liệu Các phiếu khảo sát được làm sạch, loại bỏ những phiếu không đạt yêu cầu: thiếu nội dung, Số liệu sau khi được làm sạch sẽ được nhập vào máy tính và quản lý bằng phần mềm EPI –DATA 3.1 Phân tích và sử lý số liệu dự kiến dùng trên phần mềm STATA 14.0 Cách đánh giá sự tuân thủ VSTTQ và các yếu tố liên quan đến sự tuân thủ VSTTQ: • Đánh giá thực hành VSTTQ: đánh giá thực hành VSTTQ theo 5 thời điểm VST của NVYT được thực hiện bằng phương pháp quan sát trực tiếp dựa trên phiếu giám sát tuân thủ thời điểm vệ sinh tay được ban hành theo Hướng dẫn vệ sinh tay trong quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017. • NVYT được đánh giá có thực hành VSTTQ là đạt (tức có tuân thủ VSTTQ) khi có VST với nước và xà phòng hoặc với cồn/ dung dịch VST có chứa cồn ở tất cả các thời điểm VST được quan sát. • Xác định các yếu tố liên quan đến việc tuân thủ VSTTQ: Các yếu tố liên quan đến tuân thủ VSTTQ của NVYT được xác định bằng phương pháp định tính: tìm hiểu mối liên quan giữa các yếu tố về giới tính, nghề nghiệp, khoa làm việc với sự tuân thủ VSTTQ. 25
  36. 2.6. Sai số và các biện pháp khắc phục 2.6.1. Sai số • Sai số do lựa chọn đối tượng nghiên cứu: bỏ sót ốđ i tượng nghiên cứu, lựa chọn đối tượng nghiên cứu không đủ tiêu chuẩn. • Sai số trong quá trình điền phiếu giám sát và thu thập thông tin. • Sai số trong quá trình nhập liệu, quản lý và xử lý số liệu. 2.6.2. Biện pháp khắc phục • Phiếu giám sát được thiết kế rõ ràng, thống nhất có sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. • Các định nghĩa tiêu chuẩn đưa ra thống nhất, rõ ràng • Tập huấn kỹ cho điều tra viên về cách điền phiếu nhằm thống nhất nội dung trong phiếu giám sát . • Để hạn chế thiếu sót thông tin, sau khi điều tra thu thập số liệu, các phiếu điều tra được kiểm tra ngay sau khi tiến hành giám sát để bổ sung những thông tin còn thiếu. 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu • Nghiên cứu được thông qua Hội đồng đề cương của trường Đại học Y Dược- Đại học Quốc Gia Hà Nội. • Nghiên cứu được chấp thuận bởi Ban lãnh đạo Bệnh viện E. • ĐTNC được giải thích rõ hơn về mục đích và nội dung của nghiên cứu và chỉ tiến hành khi có sự đồng ý và tự nguyện tham gia nghiên cứu. • Trước khi tiến hành quan sát các nhân viên y tế thực hiện các cơ hội vệ sinh tay, nghiên cứu viên chính báo cho khoa biết được sẽ xuống khoa quan sát VST vào một thời điểm bất kỳ mà không thông báo trước. • Các số liệu thông tin thu thập được chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác. Mọi thông tin cá nhân của ĐTNC đều được mã hoá, giữ bí mật. • Kết quả nghiên cứu được phản hồi tới lãnh đạo Bệnh viện E nhằm cải thiện tình hình tuân thủ vệ sinh tay của NVYT tại Bệnh viện. 26
  37. Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ( n=171) Bảng 3.1. Phân bố số NVYT theo đặc điểm chung của NVYT(n=171) Đặc điểm chung Số lượng Tỷ lệ (số người) (n) (%) Giới 1. Nữ 113 66,08 2. Nam 58 33,92 Nghề nghiệp 1. Bác sĩ 26 15,20 2. Điều dưỡng 106 61,99 3. Hộ lý 4 2,34 4. Học viên 35 20,47 Nơi làm việc (Khoa) 1. Hồi sức tích cực 48 28,07 2. Ngoại chấn thương 22 12,87 3. Ngoại tổng hợp 21 12,28 4. Phẫu thuật thần kinh 20 11,70 5. Phẫu thuật thận tiết 29 16,96 niệu và Nam học 6. Ung bướu 31 18,12 27
  38. Nhận xét: - Đối tượng tham gia nghiên cứu chủ yếu là nữ giới có 113 người, chiếm 66,08%, nam giới chiếm 33,92%. - Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu đa phần là điều dưỡng, chiếm tỷ lệ cao nhất là 61,99%, bác sĩ chiếm tỷ lệ 15,20%, học viên chiếm tỷ lệ 20,47% và hộ lý chiếm tỷ lệ ít nhất là 2,34%. - Đối tượng tham gia nghiên cứu làm việc nhiều nhất là ở khoa Hồi sức tích cực với tỷ lệ 28,07%, sau đó lần lượt là các khoa Ung bướu(18,13%), Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học(16,96%), Ngoại chấn thương(12,87%), Ngoại tổng hợp(12,28%), Phẫu thuật thần kinh(11,70%). 3.1.2. Phân bố cơ hội vệ sinh tay của các NVYT theo đặc điểm chung của NVYT (n=2052) Bảng 3.2. Số lượng cơ hội vệ sinh tay thường quy của NVYT Tổng số cơ hội vệ sinh Số lượng nhân viên y Số cơ hội VST trung tay tế bình/NVYT 2052 171 12 Nhận xét: Có tổng số 2052 cơ hội vệ sinh tay được thực hiện bởi 171 nhân viên y tế của các khoa trong bênh viện 28
  39. 33.77% Nữ 66.23% Nam Hình 3.1. Phân bố cơ hội VST của NVYT theo giới Nhận xét: Trong 2052 cơ hội vệ sinh tay quan sát được thì số cơ hội xuất hiện khi quan sát nhân viên y tế là nữ chiếm chủ yếu với 66,23%, trong khi số này ở nhân viên y tế là nam chiếm ít hơn với 33,77%. 12.77% 0.49% 17.69% Bác sĩ Điều dưỡng Hộ lý 69.05% Học sinh, sinh viên Hình 3.2: Phân bố cơ hội vệ sinh tay của các NVYT theo nghề nghiệp 29
  40. Nhận xét: Trong 2052 cơ hội vệ sinh tay quan sát thì số cơ hội vệ sinh tay xuất hiện khi quan sát ở điều dưỡng chiếm chủ yếu với 69,05%, đây cũng là đối tượng thường xuyên tiếp xúc và chăm sóc bệnh nhân, số cơ hội vệ sinh tay xuất hiện ở hộ lý chiếm tỷ lệ thấp nhất với 0,49%. Hồi sức tích cực 12.48% Ngoại chấn thương 27.97% 13.74% Ngoại tổng hợp 15.64% Phẫu thuật thần kinh 20.37% 9.80% Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học Ung bướu Hình 3.3: Phân bố cơ hội vệ sinh tay của NVYT theo đơn vị công tác Nhận xét: Trong số 2052 cơ hội vệ sinh tay quan sát thì số cơ hội vệ sinh tay xuất hiện nhiều nhất tại khoa Hồi sức tích cực với tỷ lệ 27,97%, sau đó lần lượt là các khoa: khoa Ngoại tổng hợp (20,37%), khoa Ngoại chấn thương (15,64%), khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học (13,74%), khoa Ung bướu(12,48%), và ít nhất là ở khoa Phẫu thuật thần kinh (9,80%). 30
  41. 3.2. Mô tả thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. Bảng 3.3: Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay chung Vệ sinh tay thường quy Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Tuân thủ 1368 66,67 Không tuân thủ 684 33,33 Tổng 2052 100 Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của nhân viên y tế cao hơn không tuân thủ VSTTQ, chiếm 66,67% Bảng 3.4 : Phân bố phương tiện vệ sinh tay Phương tiện vệ sinh tay Số lượng (n) Tỷ lệ (%) Dung dịch VST chứa cồn 1218 89,04 Nước và xà phòng 150 10,96 Tổng 1368 100 Nhận xét: Trong số 1368 cơ hội có vệ sinh tay, thì tỷ lệ vệ sinh tay bằng cồn là chủ yếu chiếm 89,04%, tỷ lệ vệ sinh tay với nước và xà phòng chiếm 10,96%. 31
  42. Bảng 3.5: Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay theo thời điểm VST Có VST Không VST Tổng Bằng cồn/dung dịch Bằng nước và xà chứa chất cồn phòng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ (n) (%) (n) (%) (n) (%) (n) (%) Thời điểm Trước khi tiếp xúc với bệnh 536 58,90 34 3,74 340 37,36 910 100 nhân Trước khi thực hiện các thủ 232 66,48 9 2,58 108 30,94 349 100 thuật sạch, vô khuẩn Sau khi tiếp xúc với bệnh nhân 484 64,48 67 8,90 202 26,82 753 100 Sau khi tiếp xúc với máu, dịch 146 63,48 36 15,65 48 20,87 230 100 cơ thê người bệnh. Sau khi tiếp xúc với các bề măt, 183 49,73 49 13,32 136 36,95 368 100 đồ dùng xung quanh người bệnh 32
  43. Nhận xét: Thời điểm có tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay bằng cồn/dung dịch chứa cồn khá cao vào các thời điểm trước khi thực hiện các thủ thuật sạch, vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với bệnh nhân và sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thê người bệnh chiếm tỷ lệ lần lượt là 66,48% , 64,28% và 63,48. Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay bằng nước và xà phòng thấp nhất vào 2 thời điểm trước khi tiếp xúc với bệnh nhân , trước khi thực hiện các thủ thuật sạch, vô khuẩn lần lượt là 3,74% và 2,58%. Tỷ lệ không tuân thủ vệ sinh tay thường quy cao nhất vào 2 thời điểm trước khi tiếp xúc với bệnh nhân và sau khi tiếp xúc với các bề măt, đồ dùng xung quanh người bệnh tương ứng với tỷ lệ tương ứng là 37,36% và 36,95%. 100.00% 5.88% 90.00% 17.65% 26.56% 31.40% 33.33% 80.00% 37.48% 40.19% 70.00% 60.00% Không tuân 50.00% 94.12% thủ 40.00% 82.35% 73.44% 68.60% 66.67% Tuân 30.00% 62.52% 59.81% thủ 20.00% 10.00% 0.00% Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng Tháng Tháng 10 11 12 Hình 3.4: Phân bố tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế theo tháng Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của nhân viên y tế cao nhất vào tháng 6, chiếm tỷ lệ 94,12%, sau đó lần lượt là tháng 8 và tháng 7 chiếm tỷ lệ lần lượt là 82,35%, 73,44% . Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của nhân viên y tế thấp nhất vào tháng 12, chiếm tỷ lệ 59,81%. 33
  44. Bảng 3.6. Phân bố tuân thủ vệ sinh tay thường quy theo giới tính Kết quả Không tuân Tổng Tuân thủ quan sát thủ Số Số Số Tỷ lệ p Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng (%) Giới tính (%) (%) (n) (n) (n) Nữ (n=1359) 906 66,67 453 33,33 1359 100 Nam (n=693) 462 66,67 231 33,33 693 100 1,000 Tổng 1368 66,67 684 33,33 2052 100 Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ ở nam và nữ chiếm tỷ lệ bằng nhau, với 66,67%. Sự khác biệt này không có ý nghĩath ống kê với p>0,05. Bảng 3.7. Phân bố tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thường quy theo nghề nghiệp Kết quả quan Tuân thủ Không tuân Tổng sát thủ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ p lượng (%) lượng (%) lượng (%) (n) (n) (n) Nghề nghiệp Bác sĩ 147 56,11 115 43,89 262 100 Điều dưỡng 1004 70,85 413 29,15 1417 100 Hộ lý 6 60,00 4 40,00 10 100 Học viên 211 58,13 152 41,87 363 100 Tổng 1368 66,67 684 33,33 2052 100 0,000 34
  45. Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay chung là 66,67%. Trong đó điều dưỡng là đối tượng có tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay cao nhất tương ứng 70,85%. Bác sĩ, hộ lý, học viên có tỷ lệ tuân thủ gần như nhau, chiếm tỷ lệ lần lượt là 56,11%, 60% và 58,13%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.8. Phân bố tuân thủ vệ sinh tay thường quy theo nơi làm việc Kết quả quan Không tuân Tổng Tuân thủ sát thủ Số Số Số p Tỷ lệ Tỷ lệ lượng lượng lượng Tỷlệ (%) (%) (%) Nơi công tác (n) (n) (n) Hồi sức tích cực 482 83,97 92 16,03 574 100 Ngoại chấn 175 54,52 146 45,48 321 100 thương Ngoại tổng hợp 224 53,59 194 46,41 418 100 Phẫu thuật thần 139 69,15 62 30,85 201 100 0,000 kinh Phẫu thuật thận 167 59,22 115 40,78 282 100 tiết niệu và Nam học Ung bướu 181 70,70 75 29,30 256 100 Tổng 1368 66,67 684 33,33 2052 100 Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của các nhân viên y tế thuộc khoa Hồi sức tích cực chiếm tỷ lệ cao nhất với 83,97%. Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của nhân viên y tế thuộc khoa Phẫu thuật thần kinh và ung bướu gần tương đương nhau chiếm tỷ lệ lần lượt là 69,15% và 70,70%. Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của nhân viên y tế thuộc khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học chiếm tỷ lệ 59,22 %. Và tỷ lệ không tuân 35
  46. thủ VSTTQ của nhân viên y tế thuộc khoa Ngoại chấn thương và Ngoại tổng hợp chiếm tỷ lệ cao nhất và gần tương đương nhau, lần lượt là 45,48% và 46,41 %. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.9. Tỷ lệ sử dụng găng đúng chỉ định trong chăm sóc bệnh nhân Sử dụng găng theo Số lượng (n) Tỷ lệ(%) đúng chỉ định Có 378 83,63 Không 74 16,37 Tổng 452 100 Nhận xét: Tỷ lệ đeo găng đúng chỉ định trong chăm sóc bệnh nhân của nhân viên y tế cao hơn là không đúng chỉ định, chiếm tỷ lệ 83,63%. 3.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. 3.3.1. Mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân đến tuân thủ VSTTQ của NVYT ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. Bảng 3.10. Mối liên quan giữa giới tính và tuân thủ vệ sinh tay thường quy Kết quả Không tuân Tổng Tuân thủ quan sát thủ OR Số Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ KTC 95% lượng lượng lượng (%) Giới tính (%) (%) (n) (n) (n) Nữ (n=1359) 906 66,67 453 33,33 1359 100 Nam (n=693) 462 66,67 231 33,33 693 100 1,08 Tổng 1368 66,67 684 33,33 2052 100 (0,56-2,10) 36
  47. Nhận xét: Không có mối liên quan giữa giới tính và thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế (p>0,05). Bảng 3.11. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuân thủ vệ sinh tay thường quy Không Tuân thủ tuân thủ OR Nghề nghiệp Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ KTC 95% lượng (%) lượng (%) Bác sĩ (n =262 ) 147 56,11 115 43,89 1 1,90 Điều dưỡng (n =1417 ) 1004 70,85 413 29,15 (1,45-2,49) 1,17 Hộ lý (n=10) 6 60,00 4 40,00 (0,32- 4,23) Học sinh, sinh viên 1,09 211 58,13 152 41,87 (n=363) (0,79-1,50) Nhận xét: NVYT là điều dưỡng tuân thủ VSTTQ tốt hơn so với các đối tượng còn lại, chiếm tỷ lệ cao nhất là 70,85%. Cụ thể nhóm điều dưỡng tuân thủ VSTTQ cao gấp 1,9 lần so với nhóm bác sĩ (KTC 95%: 1,45-2,49). 37
  48. 3.3.2. Mối liên quan giữa các yếu tố khác với tuân thủ VSTTQ của NVYT ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. Bảng 3.12. Mối liên quan giữa nơi làm việc và tuân thủ vệ sinh tay thường quy Không tuân Tuân thủ Khoa thủ OR Số Số Tỷ lệ Tỷ lệ KTC 95% lượng lượng (%) (%) (n) (n) Ngoại chấn thương (n=321) 175 54,52 146 45,48 1 Hồi sức tích cực (n=574) 482 83,97 92 16,03 5,54 (3,93-7,81) Ngoại tổng hợp (n=418) 224 53,59 194 46,41 1,09 (0,76-1,57) Phẫu thuật thần kinh 139 69,15 62 30,85 2,44 (n=201) (1,71-3,48) Phẫu thuật thận tiết niệu và 167 59,22 115 40,78 1,53 Nam học (n=282) (1,10-2,13) Ung bướu (n=256) 181 70,70 75 29,30 2,34 (1,64-3,33) Nhận xét: Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của nhân viên y tế ở khoa Hồi sức tích cực cao nhất so với các khoa còn lại, chiếm tỷ lệ 83,97%. Cụ thể việc tuân thủ VSTTQ của NVYT làm việc ở khoa Hồi sức tích cực cao gấp 5,54 lần (KTC 95%: 3,93- 7,81) so với khoa Ngoại chấn thương, tuân thủ VSTTQ của NVYT làm việc ở khoa Phẫu thuật thần kinh cao gấp 2,44 lần (KTC 95%: 1,71-3,48) so với khoa Ngoại chấn thương, tuân thủ VSTTQ của NVYT làm việc ở khoa Phẫu thuật 38
  49. thận tiết niệu và Nam học cao gấp 1,53 lần (KTC 95%: 1,10-2,13) so với khoa Ngoại chấn thương và tuân thủ VSTTQ của NVYT làm việc ở khoa Ung bướu cao gấp 2,34 lần (KTC 95%: 1,64-3,33) so với khoa Ngoại chấn thương. Bảng 3.13. Mối liên quan giữa tháng giám sát và tuân thủ vệ sinh tay thường quy Tuân thủ Không tuân thủ OR Tháng Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ KTC 95% (n) (%) (n) (%) 6 48 94,12 3 5,88 10,75 (3,15-36,67) 7 94 73,44 34 26,56 1,86 (1,18-2,93) 8 56 82,35 12 17,65 3,14 (1,60-6,15) 9 426 68,60 195 31,40 1,48 (1,11-1,94) 10 352 62,52 211 37,48 1,12 (0,84-1,48) 11 200 66,67 100 33,33 1,34 (0,97-1,87) 12 192 59,81 129 40,19 1 Nhận xét: Thời điểm tháng 6 có sự tuân thủ VSTTQ cao nhất so với các tháng còn lại, chiếm tỷ lệ 94,12%. Cụ thể sự tuân thủ VSTTQ vào tháng 6 cao gấp 10,75 lần (KTC 95%: 3,15-36,67) so với tháng 12, tuân thủ VSTTQ vào tháng 7 cao gấp 1,86 lần (KTC 95%: 1,18-2,93) so với tháng 12. 39
  50. Chương 4: BÀN LUẬN 4.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu của chúng tôi được tiến hành trên 2052 cơ hội vệ sinh tay của NVYT, được thực hiện bởi 171 nhân viên y tế tại 6 khoa lâm sàng(khoa Hồi sức tích cưc, Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Phẫu thuật thần kinh, Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học, Ung bướu ) thuộc bệnh viện E. Đối tượng tham gia nghiên cứu của chúng tôi là nữ giới chiếm 66,08%, nam giới chiếm 33,92%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Hương với nữ giới chiếm 76,8% [30]. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu đa phần là điều dưỡng chiếm 61,99%, bác sĩ chiếm 12,77%, hộ lý chiếm 0,49% và học viên chiếm 17,69%. Trong nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Hương năm 2011 thì đối tượng nghiên cứu là điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao hơn của chúng tôi (73,7%) [30]. 4.2. Mô tả thực trạng tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất trong phòng ngừa lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Việc tuân thủ của nhân viên y tế trên các khía cạnh thời gian và kỹ thuật vệ sinh tay ở các cơ sở y tế chưa tốt [28]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tiến hành quan sát thực hành vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại 6 khoa lâm sàng của bệnh viện về các lần rửa tay trước khi tiếp xúc với người bệnh, trước khi làm thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết, sau khi tiếp xúc với đồ dùng bề mặt vùng xung quanh người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hành việc tuân thủ vệ sinh tay của các nhân viên y tế còn hạn chế. Kết quả tại bảng 3.5 cho thấy, tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của NVYT trước khi làm thủ thuật vô khuẩn và sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể đạt tỷ lệ cao hơn các thời điểm khác và chiếm tỷ lệ lần lượt là 69,05% và 79,13%. NVYT tuân thủ VST tốt hơn các thời điểm khác vì đây là những thời điểm có 40
  51. nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho người bệnh và chính bản thân mình cao hơn những thời điểm khác. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Phùng Văn Thủy tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc năm 2014 với tỷ lệ lần lượt là 52% và 76,4% [31], tuy nhiên kết quả này lại thấp hơn so với báo cáo tổng kết vệ sinh tay năm 2019 tại bệnh viện E với tỷ lệ lần lượt là 77,8% và 79,5% [32]. Năm 2002, Nonile và cộng sự đã chỉ ra tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế tại thời điểm trước khi chăm sóc người bệnh đạt 60% và sau chăm sóc đạt 72,5% [33]. Kết quả này tương đương so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi khi tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT trước khi tiếp xúc với người bệnh chiếm 62,64% và tỷ lệ tuân thủ VST của NVYT sau khi tiếp xúc với người bệnh chiếm 73,18%. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại cao hơn so với báo cáo tổng kết vệ sinh tay năm 2019 tại bệnh viện E [32] với tỷ lệ lần lượt là 57,2% và 59,7%. Sự khác nhau về tỷ lệ tuân thủ VSTTQ theo từng thời điểm cho thấy NVYT chỉ chú ý VST ở những thời điểm có nguy cơ lây nhiễm rõ ràng, có thể dẫn đến hậu quả xấu đối với người bệnh hoặc chính bản thân NVYT. Còn ở những cơ hội mà nguy cơ lây nhiễm không thấy rõ thì NVYT ít tuân thủ VST, như vậy sẽ dự báo một nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các người bệnh với nhau do bàn tay của các NVYT. Do đó, đối với người bệnh, việc NVYT vệ sinh tay trước và sau khi khám, chăm sóc bệnh nhân là một điều rất quan trọng. Phương thức VSTTQ của NVYT trong nghiên cứu này tại bảng 3.4 cho thấy, loại dung dịch vệ sinh tay thường quy thường là sử dụng dung dịch VST có chứa cồn/cồn (89,04%). Kết quả này tương tự với kết quả báo cáo tổng kết vệ sinh tay năm 2019 tại bệnh viện E [32] với tỷ lệ là 87,7%, nhưng kết quả này lại cao hơn nghiên cứu của Phùng Văn Thủy tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc năm 2014 với tỷ lệ 71,3% [31]. Có thể lý giải việc thường xuyên sử dụng dung dịch VST có chứa cồn/cồn là do phương thức VSTTQ bằng sát khuẩn tay nhanh hiện nay đang ngày càng phổ biến và được điều dưỡng, hộ sinh trong nghiên cứu này lựa chọn để vừa tiết kiệm thời gian và dung dịch vệ sinh tay chứa cồn như dung dịch sát khuẩn tay nhanh được trang bị ở hầu hết mỗi xe thủ thuật và tại các cửa của mỗi buồng bệnh. Kết quả trên cho thấy rõ ràng rằng dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn có thể là một lựa chọn tốt hơn vì 41
  52. sự tiện dụng mà nó mang lại, không cần lau khô tay sau khi sử dụng, có thể mang theo khi làm chuyên môn, không gây kích ứng da, mất ít thời gian thực hiện, hiệu quả diệt khuẩn tốt. Việc sử dụng loại dung dịch này không cần đầu tư xây dựng bồn VST, nước và khăn lau tay mà chỉ cần đầu tư hóa chất và lắp đặt hệ thống các bình đựng trong buồng bệnh và trên các xe làm thủ thuật, sẽ ít tốn kém hơn so với lắp đặt các bồn VST. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc VST với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn/cồn có khả năng diệt vi khuẩn tốt hơn nhiều phương pháp VST với nước và xà phòng. Sát khuẩn tay với dung dịch sát khuẩn chứa cồn 70 độ có khả năng diệt được trên 99,99% vi khuẩn trên da tay và duy trì hiệu quả diệt khuẩn trong 180 phút. Trong khi đó việc VST với xà phòng diệt khuẩn chỉ tiêu diệt dược khoảng 85,0% vi khuẩn và VST với xà phòng thường chỉ diệt được khoảng 60,0% vi khuẩn [34]. Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.8 cho thấy tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của NVYT tại khoa Hồi sức tích cực (89,37%), khoa Ung bướu (70,70%) và khoa Phẫu thuật thần kinh (69,15%) cao hơn khoa Ngoại chấn thương (54,52%), khoa Ngoại tổng hợp(53,59%) và khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học (59,22%). Điều này có thể do tính chất bệnh tại khoa Hồi sức cấp cứu tập trung nhiều NB nặng, nguy cơ NKBV cao nên NVYT có ý thức tuân thủ VST tốt hơn. Tại khoa Phẫu thuật thần kinh, NVYT thường xuyên phải tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của NB có thể gây nguy hại trực tiếp cho họ nên NVYT có ý thức tuân thủ VST tốt hơn. Khoa Ung bướu, tỷ lệ VST cũng khá cao(70,70%), có thể do lượng bệnh nhân không quá nhiều nên NVYT có nhiều thời gian chăm sóc bệnh nhân cũng như tuân thủ VST. Khoa Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học, tỷ lệ tuân thủ VSTTQ chỉ đạt lần lượt là 54,52%, 53,59% và 59,22%, có thể do lượng NB tại khoa quá đông, NVYT phải làm quá nhiều việc nên nhiều khi họ đã bỏ bớt một số bước trong thực hành VSTTQ và cũng có thể do thói quen và ý thức tuân thủ VST của NVYT chưa cao, họ chưa thấy được tầm quan trọng của VST. Các kết quả này đều cho thấy rằng tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế còn chưa cao. Chính vì vậy cần có những giải pháp để NVYT tuân thủ VSTTQ và các biện pháp bảo vệ khác để bảo đảm an toàn cho NB và 42
  53. chính là để bảo vệ an toàn cho NVYT. Bệnh viện cần nhắc nhở các NVYT tại các buổi giao ban, tập huấn và tăng cường giám sát việc tuân thủ VSTTQ đặc biệt là tại các thời điểm có tỷ lệ tuân thủ VSTTQ thấp. 4.3. Xác định một số yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy trong chăm sóc người bệnh của nhân viên y tế ở các khoa lâm sàng tại Bệnh viện E năm 2020. Nghiên cứu của chúng tôi tiến hành phân tích mối liên quan giữa một số đặc trưng cá nhân như giới tính, nghề nghiệp và mối liên quan giữa nơi làm việc, tháng giám sát với việc tuân thủ VSTTQ của NVYT. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước cũng đã phân tích mối liên quan giữa các yếu tố đặc trưng cá nhân của NVYT và tuân thủ vệ sinh tay của họ. Các kết quả nghiên cứu khác nhau tuỳ theo các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau. Thông thường, ở các quốc gia phát triển, có rất ít mối liên quan giữa các đặc trưng cá nhân và thực hành rửa tay trong kiểm soát nhiễm khuẩn. Các lý do được đưa ra là (1) các NVYT được đào tạo bài bản về kiểm soát nhiễm khuẩn trong nhà trường đồng thời họ cũng được đào tạo lại thường xuyên trong quá trình làm việc tại bệnh viện, (2) quy chế giám sát tuân thủ rửa tay kiểm soát nhiễm khuẩn tại bệnh viện được thực hiện thường xuyên, (3) Kiến thức và thái độ của NVYT tốt trong kiểm soát nhiễm khuẩn [28]. Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy không có mối liên quan giữa giới tính với việc tuân thủ VSTTQ, nhưng lại có mối liên quan giữa nghề nghiệp, nơi làm việc và tháng giám sát với sự tuân thủ VSTTQ. Kết quả bảng 3.12 cho thấy sự tuân thủ VSTTQ của các nhân viên y tế thuộc khoa Hồi sức tích cực chiếm tỷ lệ cao nhất và cao hơn sự tuân thủ VSTTQ của các nhân viên y tế thuộc các khoa khác. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 và việc tuân thủ VSTTQ của NVYT làm việc ở khoa Hồi sức tích cực cao gấp 5,54 lần (KTC 95%: 3,93-7,81) so với khoa Ngoại chấn thương, tuân thủ VSTTQ của NVYT làm việc ở khoa Phẫu thuật thần kinh cao gấp 2,44 lần (KTC 95%: 1,71-3,48) so với khoa Ngoại chấn thương, tuân thủ VSTTQ của NVYT làm việc ở khoa Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học cao gấp 1,53 lần (KTC 95%: 1,10-2,13) so với khoa Ngoại chấn thương và tuân thủ 43
  54. VSTTQ của NVYT làm việc ở khoa Ung bướu cao gấp 2,34 lần (KTC 95%: 1,64-3,33) so với khoa Ngoại chấn thương. Có sự khác biệt về tuân thủ VSTTQ của NVYT thuộc các khoa khác nhau. Điều này có thể giải thích do số lượng NB rất đông, tần suất VSTTQ nhiều sẽ ảnh hưởng đến thời gian chăm sóc để NB phải chờ đợi lâu nên NVYT cắt bớt các bước trong quy trình rửa tay để kịp chăm sóc, cũng cóể th do thói quen của NVYT và họ chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của VSTTQ đối với việc giảm nhiễm khuẩn chéo tại bệnh viện nên NVYT chưa có ý thức tốt đối với việc tuân thủ VSTTQ. Dựa trên kết quả bảng 3.11 cho thấy, nhóm điều dưỡng tuân thủ VSTTQ cao nhất và tốt hơn so với các nhóm khác còn lại, cụ thể nhóm điều dưỡng tuân thủ VSTTQ cao gấp 1,9 lần so với nhóm bác sĩ (KTC 95%: 1,45-2,49). Theo báo cáo tổng kết vệ sinh tay tại bệnh viện E năm 2019 , tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ở nhóm điều dưỡng chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 75,3%. [32]. Theo nghiên cứu của Pamela A.Lipsett và Sandra M.Swoboda, điều dưỡng cũng là đối tượng có tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay cao hơn so với các bác sĩ (87% so với 15%, p<0.001) [35]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Hoàng Thị Xuân Hương năm 2011 tại Bệnh viện Đa khoa Đống Đa cũng cho thấy tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của điều dưỡng đạt 55,8% cao hơn so với các bác sỹ là 44,7% [30]. Nghiên cứu của Bệnh viện Việt Đức Hà Nội cũng có kết quả tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của các bác sỹ thấp hơn điều dưỡng (39,3% so với 69,8%) [36]. Giải thích về điều này, một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã cho rằng điều dưỡng là người gần gũi bệnh nhân hơn các bác sĩ [33]. Công việc chính của điều dưỡng là chăm sóc bệnh nhân về cả tinh thần và thể chất, họ gần gũi bệnh nhân hơn do đó họ quan tâm tới sự an toàn của người bệnh điều đó dẫn đến việc họ tuân thủ vệ sinh tay tốt hơn. Còn tại Việt Nam, việc điều dưỡng tuân thủ vệ sinh tay tốt hơn còn cóthể do họ dễ dàng tiếp cận với các phương tiện vệ sinh tay hơn các bác sĩ. Thực tế cho thấy, các bác sĩ khi thăm khám người bệnh thường chỉ mang theo các công cụ phục vụ thao tác thăm khám. Khi muốn vệ sinh tay họ phải tới các vị trí vệ sinh tay cố định trong buồng bệnh. Việc vệ sinh tay với nước và xà phòng tại bồn rửa sẽ bị ảnh hưởng nếu bệnh viện chưa trang bị khăn lau tay đi kèm hoặc bồn vệ sinh tay hoặc lọ sát khuẩn tay nhanh đặt ở vị trí không thuận tiện, xa vị trí khám bệnh của bác sỹ. Do điều kiện 44
  55. kinh tế nên đa phần các bệnh viện chỉ trang bị hộp chứa khăn lau tay tại các vị trí dành riêng cho nhân viên y tế ví dụ như các bồn vệ sinh tay trong phòng hành chính, buồng nghỉ của nhân viên y tế hoặc trong phòng thay băng, thủ thuật. Tại các buồng bệnh, các bồn vệ sinh tay không được trang bị khăn lau tay. Đối với dung dịch sát khuẩn tay chỉ các bệnh viện lớn mới có khả năng trang bị các chai chứa dung dịch tại mỗi đầu giường bệnh nhân hoặc trong buồng bệnh một chai dung dịch sát khuẩn hoặc hay để hành lang bên ngoài các phòng bệnh. Do đó, kèm với áp lực công việc phải khám nhiều bệnh nhân trong một khoảng thời gian nhất định, các bác sỹ sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện vệ sinh bàn tay. Còn đối với điều dưỡng, khi họ khám hoặc thực hiện các thao tác chăm sóc, thủ thuật trên người bệnh nhân, họ thường mang theo xe tiêm hoặc xe thay băng, khay tiêm để đựng dụng cụ. Trên những xe thủ thuật đó được trang bị các chai sát khuẩn tay nhanh, gang tay. Sau mỗi thao tác trên người bệnh, họ có ngay chai dung dịch sát khuẩn trên xe tiêm bên cạnh để vệ sinh tay. Ngoài ra chúng tôi thấy rằng, trên thực tế, số lượng bệnh nhân rất đông, số lượng các bác sĩ/ bệnh nhân thường thấp hơn đáng kể so với số lượng điều dưỡng/ bệnh nhân. Trong khi đó, việc bác sĩ thường xuyên phải thăm khám cho bệnh nhân là những việc cần làm luôn, cấp thiết còn đối với điều dưỡng, việc chăm sóc cho bệnh nhân thường vào những thời điểm định sẵn (tiêm, truyền ), áp lực thăm khám cho bệnh nhân là rất lớn. Do đó, việc các bác sĩ vô tình quên/bỏ qua các bước vệ sinh tay thường quy hoặc vệ sinh tay trước và sau khi thăm khám bệnh nhân là có cơ sở. Tất cả các lý do trên có thể phần nào lý giải được lý do điều dưỡng tuân thủ vệ sinh tay hơn so với bác sĩ. Kết quả bảng 3.13 cho thấy, thời điểm tháng 6 có sự tuân thủ VSTTQ cao nhất so với các tháng còn lại. Cụ thể sự tuân thủ VSTTQ vào tháng 6 cao gấp 10,75 lần KTC( 95%: 3,15-36,67) so với tháng 12, tuân thủ VSTTQ vào tháng 7 cao gấp 1,86 lần KTC ( 95%: 1,18-2,93) so với tháng 12, tuân thủ VSTTQ vào tháng 8 cao gấp 3,14 lần (KTC 95%: 1,60-6,15) so với tháng 12 và tuân thủ VSTTQ vào tháng 9 cao gấp 1,48 lần KTC( 95%: 1,11-1,94) so với tháng 12. Giải thích về điều này, có thể cho rằng ở các tháng 12 là thời điểm mùa đông, có thể NVYT thường ngại tiếp xúc với nước và thời tiết mùa đông da 45
  56. tay thường nhạy cảm hơn, tác dụng phụ của hóa chất có thể khiến da họ khô hơn nhiều nên họ có thể bỏ qua các bước VSTTQ hoặc vệ sinh tay trước và sau khi thăm khám bệnh nhân. Các hình thức kiểm tra giám sát được thực hiện hàng tháng, hàng quý, các cách giám sát trên đều là giám sát trực tiếp. Nhược điểm của phương pháp này là khi biết mình bị quan sát, đối tượng bị giám sát có thể thay đổi hành vi. Điều này thường khiến kết quả bị nhiễu. Vậy nên, ngoài các yếu tố trên, ý thức của NVYT đối với thực hành VSTTQ cũng là một yếu tố quan trọng. Vì vậy cần phải tăng cường việc tập huấn giúp cho NVYT không những hiểu về quy định VSTTQ mà còn nhận thức rõ được tầm quan trọng của VSTTQ trong phòng ngừa và kiểm soát NKBV. 4.4. Hạn chế trong nghiên cứu Mặc dù có nhiều cố gắng, nỗ lực của các nghiên cứu viên và nghiên cứu cũng đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ Ban giám đốc, nhân viên trong bệnh viện nhưng nghiên cứu cũng còn một số hạn chế nhất định. Trước hết, chúng tôi sử dụng kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Như vậy, cỡ mẫu nghiên cứu có thể chưa đại diện được cho quẩn thể nghiên cứu là toàn bộ nhân viên y tế Bệnh viện E. Trong nghiên cứu này, khi đánh giá tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên y tế, chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát trực tiếp nên đối tượng nghiên cứu có thể phát hiện ra mình đang bị quan sát do đó có thể sẽ có ý thức tuân thủ vệ sinh tay tốt hơn tại thời điểm quan sát. Đây có thể coi là sai số quan trọng trong việc đánh giá tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay. 46
  57. KẾT LUẬN Qua nghiên cứu khảo sát trên 2052 cơ hội vệ sinh tay được thực hiện bởi 171 NVYT của 6 khoa lâm sàng thuộc bệnh viện, chúng tôi rút ra kết luận như sau: 1. Thực trạng tuân thủ VSTTQ của NVYT: - Tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay chung của nhân viên y tế được quan sát là 66,67% - Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của NVYT bằng nhau ở cả hai giới (66,67%) - Tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của NVYT cao nhất vào 3 thời điểm sau khi tiếp xúc với máu, dịch cơ thể người bệnh( 79,13%), sau khi tiếp xúc với người bệnh(73,17%) và trước khi thực hiện các thủ thuật sạch, vô khuẩn (69,05%). - Phương thức VSTTQ của NVYT thường sử dụng dung dịch VST có chứa cồn/cồn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều (89,04%) so với sử dụng dung dịch VST bằng nước và xà phòng - Tỷ lệ đeo găng đúng chỉ định trong chăm sóc bệnh nhân của nhân viên y tế cao hơn là không đúng chỉ định, chiếm tỷ lệ 83,63%. 2. Một số yếu tố liên quan đến tuân thủ VSTTQ của NVYT. - Chưa tìm được mối liên quan giữa giới tính với việc tuân thủ VSTTQ của NVYT - Có mối liên quan giữa nghề nghiệp và tuân thủ VSTTQ: điều dưỡng tuân thủ VSTTQ cao gấp 1,9 lần so với bác sĩ (95%CI: 1,45-2,49). - Có mối liên quan giữa nơi làm việc và tuân thủ VSTTQ: NVYT khoa Hồi sức tích cực tuân thủ VSTTQ cao nhất và cao gấp 5,54 lần so với khoa Ngoại chấn thương (95%CI: 3,93-7,81). - Có mối liên quan giữa tháng quan sát và tuân thủ VSTTQ : Thời điểm tháng 6 có sự tuân thủ VSTTQ cao nhất so với các tháng còn lại và cao gấp 10,75 lần (95%CI: 3,15-36,67) so với tháng 12. 47
  58. KHUYẾN NGHỊ Đối với bệnh viện Căn cứ vào kết quả giám sát: tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay thấp vào các tháng cuối năm và các khoa thuộc khối ngoại như Ngoại chấn thương, Ngoại tổng hợp, Phẫu thuật thận tiết niệu và Nam học, ở nhóm bác sĩ và ở thời điểm trước khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi tiếp xúc với bề mặt xung quanh người bệnh. Do vậy cần tăng cường giám sát, phản hồi sau giám sát nhằm tăng tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ở các đối tượng, thời điểm, thời gian đó trong thời gian tới. - Tập huấn giám sát tuân thủ thời điểm và quy trình vệ sinh tay thường quy cho mạng lưới viên kiểm soát nhiễm khuẩn và đánh giá kiến thức giám sát sau tập huấn. - Tăng cường giám sát thường xuyên, liên tục và phản hồi kết quả tuân thủ VSTTQ của NVYT tại các khoa lâm sàng. - Báo cáo phương tiện vệ sinh tay thường quy, tác dụng phụ của hóa chất vệ sinh tay thường quy theo quý, và theo năm. - Tổ chức lễ phát động vệ sinh tay vào ngày vệ sinh bàn tay thế giới 5/5. - Căn cứ vào kết quả giám sát hàng năm đề xuất Giám đốc bệnh viện khen thưởng cá nhân, tập thể tuân thủ tốt quy trình vệ sinh tay thường quy. Đối với cán bộ nhân viên - Tham dự đầy đủ các buổi tập huấn về VSTTQ và kiểm soát nhiễm khuẩn do bệnh viện tổ chức. - Tuân thủ nghiêm quy trình VSTTQ, đặc biệt là tuân thủ đầy đủ các cơ hội VST. 48
  59. PHỤ LỤC PHIẾU GIÁM SÁT TUÂN THỦ VỆ SINH TAY Bệnh viện: Đơn vị: Tên giám sát viên: Ngày (Ngày/tháng/năm): / / Buổi giám sát số: Giai đoạn: Giờ bắt đầu/kết thúc: Nghề nghiệp: Nghề nghiệp: Nghề nghiệp: Nghề nghiệp: Số lượng Số lượng Số lượng Số lượng NVYT: NVYT: NVYT: NVYT: Cơ Chỉ Hành Cơ Chỉ Hành Cơ Chỉ Hành Cơ Chỉ Hành hội định động hội định động hội định động hội định động 1 □ T-□ C 1 □ T-□ C 1 □ T-□ C 1 □ T-□ C NB □ N NB □ N NB □ N NB □ N □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K VK VK VK VK □ G □ G □ G □ G □ S- □ S- □ S- □ S- □ Đ □ Đ □ Đ □ Đ DCT DCT DCT DC □ S □ S □ S □ S □ S- □ S- □ S- T NB NB NB □ S- □ S- □ S- □ S- NB XQ XQ XQ □ S- NB NB NB XQ NB 2 □ T-□ C 2 □ T-□ C 2 □ T-□ C 2 □ T-□ C
  60. NB □ N NB □ N NB □ N NB □ N □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K VK □ G VK □ G VK □ G VK □ G □ S-□ Đ □ S-□ Đ □ S-□ Đ □ S-□ Đ DCT DCT DCT DC □ S □ S □ S □ S □ S- □ S- □ S- T NB NB NB □ S- □ S- □ S- □ S- NB XQ XQ XQ □ S- NB NB NB XQ NB 3 □ T-□ C 3 □ T-□ C 3 □ T-□ C 3 □ T-□ C NB □ N NB □ N NB □ N NB □ N □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K VK VK VK VK □ G □ G □ G □ G □ S- □ S- □ S- □ S- □ Đ □ Đ □ Đ □ Đ DCT DCT DCT DC □ S □ S □ S □ S □ S- □ S- □ S- T NB NB NB □ S- □ S- □ S- □ S- NB XQ XQ XQ □ S- NB NB NB XQ NB 4 □ T-□ C 4 □ T-□ C 4 □ T-□ C 4 □ T-□ C NB □ N NB □ N NB □ N NB □ N □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K VK VK VK VK □ G □ G □ G □ G □ S- □ S- □ S- □ S- □ Đ □ Đ □ Đ □ Đ DC
  61. DCT □ S DCT □ S DCT □ S T □ S □ S- □ S- □ S- □ S- NB NB NB NB □ S- □ S- □ S- □ S- XQ XQ XQ XQ NB NB NB NB 5 □ T-□ C 5 □ T-□ C 5 □ T-□ C 5 □ T-□ C NB □ N NB □ N NB □ N NB □ N □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K VK VK VK VK □ G □ G □ G □ G □S- □S- □S- □S- □ Đ □ Đ □ Đ □ Đ DCT DCT DCT DC □ S □ S □ S □ S □S- □S- □S- T NB NB NB □S- □S- □S- □S- NB XQ XQ XQ □S- NB NB NB XQ NB 6 □ T-□ C 6 □ T-□ C 6 □ T-□ C 6 □ T-□ C NB □ N NB □ N NB □ N NB □ N □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K VK VK VK VK □ G □ G □ G □ G □S- □S- □S- □S- DCT DCT DCT DC □ Đ □ Đ □ Đ □ Đ □S- □S- □S- T NB □ S NB □ S NB □ S □S- □ S □S- □S- □S- NB XQ XQ XQ □S- XQ
  62. NB NB NB NB 7 □ T-□ C 7 □ T-□ C 7 □ T-□ C 7 □ T-□ C NB □ N NB □ N NB □ N NB □ N □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K □ T-□ K VK VK VK VK □ G □ G □ G □ G □ S- □ S- □ S- □ S- □ Đ □ Đ □ Đ □ Đ DCT DCT DCT DC □ S □ S □ S □ S □ S- □ S- □ S- T NB NB NB □ S- □ S- □ S- □ S- NB XQ XQ XQ □ S- NB NB NB XQ NB Các chữ viết tắt: T-NB: Trước khi động chạm NB; T-VK: Trước khi thực hiện thủ thuật sạch/ vô khuẩn; S-DCT: Sau khi có nguy cơ tiếp xúc dịch cơ thể; S-NB: Sau khi động chạm NB; S-XQ NB: Sau khi động chạm bề mặt xung quanh NB. C: Chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn, N: Rửa tay bằng nước và xà phòng thường, K: Không VST G: Có sử dụng găng, Đ: Sử dụng găng đúng chỉ định, S: Sử dụng găng không đúng chỉ định hoặc không thay găng khi cần Hướng dẫn chung 1. Giám sát viên thông báo lý do có mặt của mình tới NVYT và bệnh nhân được giám sát (có thể thực hiện hoặc không). 2. Giám sát viên có thể quan sát đồng thời 3 NVYT nếu tần suất cơ hội VST cho phép (tần suất này được tính bằng số cơ hội cần VST trung bình/giờ). 3. Giám sát viên có thể quan sát những NVYT tiếp theo có mặt trong buổi giám sát.
  63. 4. Lựa chọn vị trí quan sát phù hợp để không gây ảnh hưởng tới các hoạt động chăm sóc, điều trị của NVYT, giám sát viên có thể di chuyển theo sau NVYT nhưng không được gây cản trở công việc của họ. Kết quả quan sát cần được phản hồi tới NVYT sau buổi giám sát. Hướng dẫn cách điền phiếu 5. Sử dụng bút chì để điền phiếu và dùng tẩy để chữa sai sót. Phiếu giám sát được kẹp vào file/bìa cứng trong buổi giám sát để có thể ghi chép dễ dàng. 6. Điền toàn bộ thông tin chi tiết vào phần trên của phiếu (ngoại trừ thời gian kết thúc và toàn bộ thời gian buổi giám sát). 7. Ngay khi tính cơ hội đầu tiên cho VST, điền thông tin thích hợp (chỉ định, cơ hội có VST) vào những ô “cơ hội cần VST” đầu tiên được đánh số. Thông tin được điền trong các ô này theo trình tự từ trên xuống dưới. Điền các thông tin vào cột tương ứng với nghề nghiệp của NVYT được quan sát. 8. Mỗi cơ hội VST liên quan tới một dòng trong mỗi cột chỉ định VST; mỗi dòng độc lập giữa các cột khác nhau. 9. Điền dấu (x) vào ô vuông nhỏ hoặc vòng tròn để lựa chọn tình huống đúng. Với những tình huống có ô vuông, có thể lựa chọn nhiều tình huống. Với tình huống có vòng tròn, chỉ được lựa chọn một tình huống duy nhất. 10. Trong trường hợp một cơ hội VST thuộc nhiều chỉ định khác nhau, điền dấu (x) vào ô vuông tương ứng với mỗi chỉ định. 11. Mỗi cơ hội cần VST được đánh giá có hoặc không thực hiện VST. 12. Điền thời gian kết thúc để tính thời gian của buổi giám sát và kiểm tra dữ liệu trước khi điền phiếu mới.
  64. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Việt Hùng (2010), Vệ sinh tay, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Mai Thị Tiết (2014), "Giám sát nhiễm khuẩn vết mổ của 810 người bệnh có phẫu thuật tại bệnh viện đa khoa Đồng Nai", Tạp Chí y học thực hành 904, 53-56. 3. P. Prabhakar, D. Raje, D. Castle và các cộng sự (1983), "Nosocomial surgical infections: incidence and cost in a developing country", Am J Infect Control, 11(2), 51-56. 4. WHO (2003), "A multicentre collaboration to investigate the cause of severe acute respiratory syndethe", The Lancet, 361(2), 1730-1733. 5. WHO (2002), Prevention of hospital acquired infections – Practise Guide, World Health Organization, Geneva. 6. Bộ Y tế (2012), Tài liệu đào tạo liên tục cho cán bộ y tế tuyến cơsở, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 7. WHO (2009), Who Guidelines on Hand Hygiene in Health Care, World Health Organization, Geneva. 8. Institute for Healtheare Improvement (2006), "How-to guide: Improving Hand hygiene- A guide for improving Practises among health eare workers", CDC, 3(1), 125-131. 9. Phạm Đức Mục (2010), "Vai trò Vệ sinh bàn tay trong Phòng ngừa Nhiễm khuẩn bệnh viện", Tập huấn giáo viên về Vệ sinh bệnh viện, 35- 41. 10. Võ Tuấn (2010), "Nhiễm trùng bệnh viện tại Việt Nam: Nguy cơ nhiễm bệnh cho trên 600.000 người mỗi năm", Tạp chí y học dự phòng, 26-29. 11. Bộ y tế (2009), "Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh", Thông tư 18/2009/ TT-BYT ngày 14 tháng 10 năm 2009. 12. Hội điều dưỡng Việt Nam (2012), "Tài liệu đào tạo Kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế tuyến cơ sở", Tạp chí Y học thực hành, 60-63.
  65. 13. Nguyễn Thị Hồng Anh (2012), "Thực trạng và các yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng viên lâm sàng bệnh viện Xanh Pôn", Tạp chí y học lâm sàng bệnh viện Xanh Pôn, 16(2), 56-60. 14. Ducel G (2002), Prevention of hospital-acquired infections: a practical guide, World Health Organization, Geneva. 15. Adriana Cristina de Oliveira, Christine Tassone Kovner và Rafael Souza da Silva (2010), "Nosocomial infection in an intensive care unit in a Brazilian university hospital", Revista latino-americana de enfermagem, 18(2), 233-239. 16. Sugata Dasgupta, Soumi Das, Neeraj S Chawan và các cộng sự (2015), "Nosocomial infections in the intensive care unit: Incidence, risk factors, outcome and associated pathogens in a public tertiary teaching hospital of Eastern India", Indian journal of critical care medicine: peer-reviewed, official publication of Indian Society of Critical Care Medicine, 19(1), 14-15. 17. Vũ Hải Vinh Lương Quốc Hùng, Vũ Đức Định(2014), "Thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện E năm 2014",Tạp chí Y học Việt Nam 2014, số đặc biệt(435), 396-405. 18. Lê Quang Đông Đinh Thị Minh Nguyệt, Vương Thị Mai Phương và cộng sự(2018), " Đặc điểm nhiễm khuẩn bệnh viện và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân điều trị tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí từ 1/2017 đến 12/2017", Tạp Chí y học Việt Nam 2018, số đặc biệt(465), 85-90. 19. Nguyễn Thúy Ly (2008), Bước đầu đánh giá kiến thức và tuân thủ vệ sinh bàn tay thường quy của điều dưỡng tại Viện lão khoa quốc gia, Đại học Y Hà Nội, Hà Nội. 20. Bộ Y tế (2012), "Hướng dẫn Phòng ngừa chuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh", Ban hành kèm theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 của Bộ Y tế.
  66. 21. Hoàng Đức Trường (2012), "Thực trạng nhiễm khuẩn bàn tay của nhân viên y tế huyện tỉnh Đắc Lắc năm 2012 và một số yếu tố liên quan", Tạp chí Y học thực hành, 42-45. 22. WHO (2009), WHO guideline in Hand hygiene, World Health Organization, Geneva. 23. Khaled M et al (2008), "Assessment of knowledge, attitude and practice of hand washing among health care worker in Ain Shams University hospital in Cairo", The Egyption journal of Community Medicine, 26(2), 137-141. 24. Allen C. Steere and Geogre F.Mallison (1975), "Handwashing practices for the prevention of nosocomial infection", Anals of Internal Medicine, 83(2), 683-685. 25. Đặng Thị Vân Trang và Lê Anh Thư (2010), "Tỷ lệ tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế theo 5 thời điểm của Tổ chức Y tế thế giới", Hội nghị khoa học kỹ thuật Bệnh viện Chợ Rẫy, 9(2), 58-61. 26. Đỗ Hoàng Yến (2012), "Khảo sát thực trạng sự tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại bệnh viện Tim Hà Nội", Báo cáo đề tài cơ sở Bệnh viện Tim Hà Nội, 10(1), 45-48. 27. Dương Duy Quang và Nguyễn Thị Liên (2015), "Kiến thức, thái độ và hành vi về vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán năm 2015", Báo cáo đề tài cơ sở Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán năm 2015, 23(2),34- 37. 28. Nguyễn Thị Mai Hương (2017), "Kiến thức, thái độ, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩncủa nhân viên y tế, học viên tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và một số yếu tố liên quan, năm 2017", Tạp chí Y học thực hành, 103-107 29. Bộ y tế (2007), "Huớng dẫn thực hiện quy trình vệ sinh tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn", Công văn số 7517/BYT-ÐTr ngày 12/10/2007.
  67. 30. Hoàng Thị Xuân Hương (2010), "Đánh giá kiến thức, thái độ và tỉ lệ vệ sinh bàn tay của nhân viên y tế tại bệnh viện Đống Đa Hà Nội", Tạp chí Y học thực hành, 98-101 31. Phùng Văn Thủy (2014), "Thực trạng và các yếu tố liên quan đến tuân thủ vệ sinh tay thường quy của nhân viên y tế tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014", Tạp chí Y học thực hành, 53-56. 32. Phạm Thị Thoa (2019), Báo cáo tổng kết vệ sinh tay tại bệnh viện E năm 2019. 33. Montuori P Nobile CG, Diaco E và các cộng sự (2002), "Healthcare personnel and hand decontamination in intensive care units: knowledge, attitudes, and behaviour in Italy", 51(3), 226-232. 34. Hoàng Thị Huyền Trang và cộng sự (2011), "Kiến thức và thực trạng tuân thủ rửa tay của nhân viên y tế tại 4 khoa lâm sàng bệnh viện Đại học Y Hà Nội”, Y học thực hành, 103-105. 35. Pamela A. Lipsett and Sandra M.Swoboda (2004), "Hand-washing Compliance Depends on Professional Status”, Surgical Infection, 2(3), 241-245. 36. Nguyễn Tiến Thành và cộng sự Bùi Thị Kim Nhung (2009), "Đánh giá sự tuân thủ vệ sinh tay của cán bộ, nhân viên y tế tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức năm 2009”, Các công trình nghiên cứu khoa học Hội nghị Khoa học Điều dưỡng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức lần thứ II – 2009, 61-67.