Khóa luận Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano loratadin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi

pdf 72 trang thiennha21 18/04/2022 3620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano loratadin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_bao_che_tieu_phan_nano_loratadin_bang_p.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano loratadin bằng phương pháp kết tủa trong dung môi

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC NGUYỄN THỊ MINH THÚY NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ TIỂU PHÂN NANO LORATADIN BẰNG PHƢƠNG PHÁP KẾT TỦA TRONG DUNG MƠI KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC HÀ NỘI - 2021
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC NGUYỄN THỊ MINH THÚY NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ TIỂU PHÂN NANO LORATADIN BẰNG PHƢƠNG PHÁP KẾT TỦA TRONG DUNG MƠI KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƢỢC HỌC Khĩa : QH2016.Y Ngƣời hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Văn Khanh HÀ NỘI – 2021
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cơ trƣờng Đại học Y Dƣợc, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho tơi trong suốt 5 năm học. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ trong bộ mơn Bào chế và Cơng nghệ dƣợc phẩm đã tạo điều kiện để tơi đƣợc thực hiện đề tài nghiên cứu này. Tơi xin bày tỏ sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Văn Khanh, thầy là ngƣời trực tiếp giao đề tài, luơn nhiệt tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và giúp đỡ tơi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện Khố luận. Đồng thời xin gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn Vũ Thị Diệu Linh – sinh viên lớp Dƣợc học khĩa QH2017.Y đã nhiệt tình hỗ trợ tơi rất nhiều. Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, ngƣời thân, bạn bè đã quan tâm, ủng hộ và hỗ trợ tơi trong quá trình thực hiện khĩa luận. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhƣng kiến thức và kinh nghiệm của tơi cịn hạn chế nên khơng thể tránh đƣợc những thiếu sĩt. Kính mong nhận đƣợc những lời nhận xét, gĩp ý của các thầy cơ để Khĩa luận tốt nghiệp của tơi đƣợc hồn thiện hơn. Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Nguyễn Thị Minh Thúy
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Từ/cụm từ đầy đủ 1 HPMC Hydroxypropylmethylcellulose 2 KTTP Kích thƣớc tiểu phân 3 NaLS Natri laurylsulfat Polydispercity Index 4 PDI (chỉ số đa phân tán) 5 PVP Polyvinylpyrrolidon 6 TCNSX Tiêu chuẩn nhà sản xuất
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Nguyên liệu, hĩa chất sử dụng trong thực nghiệm 16 Bảng 3.1. Biểu diễn độ hấp thụ quang theo nồng độ 25 Bảng 3.2. KTTP, PDI của nano loratadin khi bào chế với polymer khác nhau (n=3) 27 Bảng 3.3. KTTP và PDI của mẫu bào chế nano loratadin với nồng độ HPMC E6 khác nhau (n=3) 28 Bảng 3.4. KTTP và PDI, thế zeta của mẫu bào chế với nồng độ loratadin khác nhau 29 Bảng 3.5. KTTP và PDI, thế zeta của mẫu bào chế với tỉ lệ dung mơi và dung mơi kết tủa thay đổi 30 Bảng 3.6. KTTP, PDI, thế zeta nano loratadin khi sử dụng thiết bị khác nhau 32 Bảng 3.7. KTTP, PDI, thế zeta của nano loratadin ở nhiệt độ khác nhau 33 Bảng 3.8. KTTP và PDI, thế zeta của nano loratadin với chất diện hoạt khác nhau 34 Bảng 3.9. Độ hịa tan của nguyên liệu và nano loratadin theo thời gian 40
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1. Cơng thức loratadin 2 Hình 3.1. Phổ quét độ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn gốc loratadin với nồng độ 25 µg/ml từ bƣớc sĩng 800 nm đến 200 nm. 24 Hình 3.2. Đồ thị biễu diễn mối tƣơng quan giữa nồng độ loratadin và độ hấp thụ quang đo đƣợc tại bƣớc sĩng 247 nm 25 Hình 3.3. KTTP và PDI của nano loratadin khi bào chế với polymer khác nhau27 Hình 3.4. KTTP và PDI của nano loratadin với nồng độ HPMC E6 khác nhau . 28 Hình 3.5. KTTP và PDI của nano loratadin của nano loratadin với nồng độ loratadin khác nhau 29 Hình 3.6. KTTP và PDI của nano loratadin với tỉ lệ dung mơi và dung mơi kết tủa thay đổi 31 Hình 3.7. KTTP và PDI của nano loratadin khi sử dụng thiết bị khác nhau 32 Hình 3.8. KTTP và PDI của nano loratadin ở nhiệt độ khác nhau 33 Hình 3.9. KTTP và PDI của nano loratadin với chất diện hoạt khác nhau 34 Hình 3.10. Hình ảnh phân tích bằng kính hiển vi điện tử 36 Hình 3.11. Hình ảnh gộp phổ giản đồ nhiệt vi sai DSC 37 Hình 3.12. Hình ảnh gộp phổ hồng ngoại của nano loratadin, loratadin nguyên liệu, HPMC E6, NaLS 38 Hình 3.13. Hình ảnh phổ nhiễu xạ tia X của loratadin và nano loratadin 39 Hình 3.14. Đồ thị hịa tan của nguyên liệu và nano loratadin 40
  7. Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 2 1.1. Tổng quan về loratadin 2 1.1.1. Cơng thức hĩa học và tính chất vật lý 2 1.1.2. Tác dụng dƣợc lý 2 1.1.3. Dƣợc động học 3 1.1.4. Một số dạng bào chế 4 1.2. Tổng quan về hệ nano 4 1.2.1. Khái niệm 4 1.2.2. Ƣu nhƣợc điểm 4 1.3. Phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi 10 1.3.1. Phƣơng pháp trộn đơn giản 10 1.3.2. Phƣơng pháp trộn khác 10 1.4. Yếu tố ảnh hƣởng 11 1.4.1. Dƣợc chất 11 1.4.2. Dung mơi hịa tan và dung mơi kết tủa 12 1.4.3. Quá trình trộn 12 1.4.4. Nhiệt độ 13 1.4.5. Chất ổn định 13 1.5.Một số nghiên cứu về nano loratadin trên thế giới 13 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Nguyên liệu 16 2.2. Thiết bị, dụng cụ 16 2.2.1. Thiết bị 16 2.2.2. Dụng cụ 17 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 17 2.3.1. Phƣơng pháp định lƣợng loratadin 17
  8. 2.3.2. Xác định độ tan bão hịa của nguyên liệu loratadin và nano loratadin 18 2.3.3. Bào chế nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi 18 2.3.4. Khảo sát ảnh hƣởng của một số yếu tố đến KTTP nano loratadin 19 2.3.5. Đánh giá độ hịa tan in vitro 20 2.3.6. Đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano loratadin 21 2.3.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu 23 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ 24 3.1. Định lƣợng loratadin bằng phƣơng pháp đo quang 24 3.1.1. Xác định điểm hấp thụ cực đại 24 3.1.2. Xây dựng đƣờng chuẩn 24 3.2. Xác định độ hịa tan bão hịa của nguyên liệu loratadin 26 3.3. Bào chế hỗn dịch nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi. 26 3.3.1. Khảo sát loại polymer 26 3.3.2. Khảo sát nồng độ polyme 27 3.3.3. Khảo sát nồng độ dƣợc chất 28 3.3.4. Khảo sát tỉ lệ dung mơi hịa tan và dung mơi kết tủa 30 3.3.5. Khảo sát thiết bị trộn 31 3.3.6. Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ 32 3.3.7. Khảo sát ảnh hƣởng của chất diện hoạt 33 3.4. Đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano loratadine 35 3.4.1. Đánh giá độ hịa tan bão hịa của nano loratadin 35 3.4.2. Đánh giá trạng thái của nano loratadin 35 3.4.3. Đánh giá độ hịa tan của nguyên liệu và nano loratadin 40 CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 42 4.1. Phƣơng pháp bào chế nano loratadin 42 4.2. Kết quả đánh giá độ tan của loratadin trong các dung mơi khác nhau 42 4.3. Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hƣởng tới KTTP 42
  9. 4.4. Đặc tính của tiểu phân nano loratadin bào chế đƣợc 44 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 45 5.1. Kết luận 45 5.1.1. Đã bào chế đƣợc nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi và đánh giá ảnh hƣởng một số yếu tố ảnh hƣởng tới KTTP và thế zeta của nano loratadin 45 5.1.2. Đã đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano loratadin: độ tan bão hịa của nano, hình ảnh SEM, giản đồ nhiệt DSC, phổ nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoại, độ hịa tan 45 5.2. Kiến nghị 46
  10. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, đi kèm với sự phát triển của xã hội, cùng với các yếu tố về biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trƣờng gia tăng thì bệnh viêm mũi dị ứng, ngứa, nổi mày đay cĩ xu hƣớng ngày càng nhiều. Tuy khơng gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con ngƣời, nhƣng bệnh cĩ thể gây ra những rắc rối, phiền phức cho sinh hoạt. Loratadin là một thuốc chống dị ứng kháng histamin thế hệ thứ hai đƣợc phân phối và sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh dị ứng. Tuy nhiên, do đặc tính kém tan trong nƣớc nên sinh khả dụng đƣờng uống của loratadin thấp (khoảng 40%), dẫn đến tác dụng lâm sàng khơng đạt hiệu quả nhƣ mong muốn. Tốc độ và mức độ tan của dƣợc chất là yếu tố quan trọng, ảnh hƣởng đến sinh khả dụng. Vì vậy, các nhà nghiên cứu khơng ngừng tìm kiếm các biện pháp để tăng sinh khả dụng của thuốc. Hiện đã cĩ nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng loratadin ở kích thƣớc nano giúp tăng sinh khả dụng cũng nhƣ tăng hiệu quả điều trị [34]. Hiện nay cĩ nhiều phƣơng pháp bào chế nano loratadin đã đƣợc nghiên cứu nhƣ: dạng sợi nano bằng phƣơng pháp in 3D [24], phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi [3], dạng gel transferosome ở miệng [29], phƣơng pháp tự vi nhũ hĩa [35], Trong đĩ phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi là phƣơng pháp đơn giản, dễ áp dụng trong thực tế và tính hiệu quả cao. Phƣơng pháp đƣợc áp dụng khơng chỉ với dƣợc chất tổng hợp hĩa học mà cịn cả những hợp chất từ tự nhiên [23]. Do đĩ đề tài: ―Nghiên cứu bào chế tiểu phân nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi’’ đƣợc tiến hành với hai mục tiêu chính sau: 1. Bào chế đƣợc nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi và khảo sát đƣợc một số yếu tố ảnh hƣởng đến kích thƣớc tiểu phân (KTTP) và thế zeta của nano loratadin. 2. Đánh giá đƣợc một số đặc tính của tiểu phân nano loratadin đã bào chế. 1
  11. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan về loratadin 1.1.1. Cơng thức hĩa học và tính chất vật lý Hình 1.1. Cơng thức loratadin Loratadin cĩ tên khoa học là ethyl 4-(8-chloro-5,6-dihydro-11H- benzo[5,6]cyclohepta[1,2-b]pyridin-11-yliden)piperidin-1-carboxylat [25] và cơng thức phân tử là C22H23ClN2O2. Khối lƣợng phân tử của loradin là 382,9 g/mol. Loratadin cĩ dạng bột kết tinh màu trắng hoặc trắng đục, khơng tan trong nƣớc, tan tốt trong aceton, chloroform, methanol, toluen. Theo bảng phân loại sinh dƣợc học (BCS), loratadin thuộc nhĩm II là nhĩm cĩ dƣợc chất cĩ tính thấm cao và độ tan kém. Độ tan của loratadin trong nƣớc là <1 mg/ml ở 25°C, nhạy cảm với pH - ở dạ dày thì loratadin tan tốt [34]. Nhiệt độ nĩng chảy của loratadin là 132 - 137°C, giá trị logP = 5,2 và pKa = 5,0 [26]. 1.1.2. Tác dụng dƣợc lý Loratadin là dẫn chất piperidin liên quan đến azatadin thuộc nhĩm thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai tác dụng kéo dài. Loratadin tác động đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên. Loratadin khơng qua hàng rào máu não nên hầu nhƣ khơng cĩ tác động lên thụ thể H1 của hệ thần kinh trung ƣơng, do đĩ ít gây tác dụng an thần, khơng chống nơn và khơng kháng cholinergic. Tác dụng kéo dài của loratadin là do sự phân ly chậm của thuốc sau khi gắn với thụ thể H1 và do tạo thành chất chuyển hố cĩ hoạt tính là desloratadin. 2
  12. Loratadin cĩ tác dụng giảm nhẹ triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng do giải phĩng histamin. Ngồi ra cịn cĩ tác dụng chống ngứa và chống nổi mày đay liên quan đến histamin. Tuy nhiên, loratadin khơng cĩ tác dụng bảo vệ hoặc hỗ trợ lâm sàng đối với trƣờng hợp giải phĩng histamin nặng nhƣ sốc phản vệ [1]. Loratadin đƣợc chuyển hĩa bởi CYP3A4 và CYP2D6 nên khi sử dụng đồng thời những thuốc ức chế các enzym này thì sẽ làm giảm chuyển hĩa, dẫn đến sự thay đổi về nồng độ thuốc trong huyết tƣơng. Do vậy cần thận trọng khi dùng chung với những thuốc ức chế enzym nhƣ cimetidin, erythromycin, ketoconazol, sẽ làm tăng nồng độ loratadin trong huyết tƣơng [1]. 1.1.3. Dƣợc động học Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống. Tác dụng kháng histamin xuất hiện trong vịng 1 - 4 giờ, đạt tối đa sau 8 - 12 giờ, và kéo dài hơn 24 giờ. Loratadin bị chuyển hĩa qua gan lần đầu bởi hệ enzym CYP450, hình thành chất chuyển hĩa cĩ hoạt tính là desloratadin. Thời gian đạt nồng độ đỉnh trong huyết tƣơng trung bình của loratadin và desloratadin tƣơng ứng là 1,5 và 3,7 giờ. 98% loratadin liên kết với protein huyết tƣơng. Thời gian bán thải của loratadin là 8,4 giờ và của desloratadin là 28 giờ. Thời gian bán thải biến đổi nhiều giữa các cá thể, khơng bị ảnh hƣởng bởi urê máu, tăng ở ngƣời cao tuổi và ngƣời xơ gan. Độ thanh thải của thuốc là 57 - 142 ml/phút/kg, khơng bị ảnh hƣởng bởi urê máu nhƣng giảm ở ngƣời bệnh xơ gan. Thể tích phân bố của thuốc là 80 - 120 lít/kg. Loratadin và desloratadin vào sữa mẹ nhƣng khơng qua hàng rào máu não ở liều thơng thƣờng. Hầu hết loratadin đƣợc bài tiết qua nƣớc tiểu và phân dƣới dạng chất chuyển hĩa [1]. 3
  13. 1.1.4. Một số dạng bào chế Loratadin đƣợc FDA chấp thuận và lƣu hành tại Mỹ năm 1993 và trở thành thuốc khơng kê đơn năm 2002. Loratadin thƣờng đƣợc sử dụng qua đƣờng uống với biệt dƣợc là Claritin ở dạng viên nén và viên nang 5 mg, 10 mg [32]. Ngồi ra loratadin cịn cĩ cả viên nén rã nhanh Claritin RediTabs 10mg, siro Erolin 1 mg/ml và chế phẩm viên nén giải phĩng kéo dài Claritin-D là sự kết hợp của 5 mg loratadin và 120 mg pseudoephedrin sulfat. Hiện nay thì nhiều thuốc chứa dƣợc chất loratadin đƣợc đăng ký và lƣu hành ở Việt Nam nhƣ Clarityne, Loratadin 10, Loridin rapitab, Ardin, Lisino 1.2. Tổng quan về hệ nano 1.2.1. Khái niệm Tiểu phân nano là tiểu phân phân tán hoặc tiểu phân rắn cĩ kích thƣớc 10 - 1000 nm. Hoạt chất đƣợc hịa tan, đĩng gĩi hoặc gắn lên matrix tiểu phân nano. Tùy thuộc vào phƣơng pháp mà cĩ thể cĩ chế phẩm nhƣ nang nano, nano cầu cĩ thể đƣợc tạo thành. Nang nano là hệ mà thuốc đƣợc giam giữ bên trong bởi lớp màng polymer đồng nhất xung quanh. Nano cầu là hệ matrix trong đĩ thuốc đƣợc phân tán đồng nhất [13]. 1.2.2. Ƣu nhƣợc điểm 1.2.2.1. Ƣu điểm  Giảm kích thƣớc tiểu phân xuống mức nano dẫn đến làm tăng diện tích bề mặt của tiểu phân lên gấp nhiều lần, từ đĩ cải thiện tốc độ hịa tan và độ tan của hoạt chất, tiểu phân dễ dàng thấm qua màng, tăng sinh khả dụng, tƣơng tác đặc hiệu với tế bào và mơ [31].  Thuốc nano cĩ thể dùng nhiều đƣờng khác nhau nhƣ đƣờng tiêm, đƣờng uống, qua da, phổi, mắt và kiểm sốt sự giải phĩng thuốc ở đƣờng tiêu hĩa [44]. 4
  14.  Tiểu phân thuốc nano cĩ thể biến đổi bề mặt chức năng để kéo dài thời gian tuần hồn, tránh tác động của hệ thống thực bào trong cơ thể. Các tiểu phân nano tƣơng hợp sinh học cho thấy cĩ nhiều ƣu điểm hơn so với các dạng thuốc quy ƣớc nhƣ tăng tác dụng, giảm độc tính, hấp thu vào tế bào thơng qua màng, qua đƣợc hàng rào máu não và tới các tế bào đích.  Tiểu phân nano cĩ thể giải phĩng kiểm sốt hoặc kéo dài trong suốt quá trình vận chuyển và ở vị trí cục bộ, biến đổi sự phân bố tại các cơ quan và sự thanh thải của thuốc để làm tăng hiệu quả điều trị và giảm tác dụng khơng mong muốn. 1.2.2.2. Nhƣợc điểm  Khĩ khăn trong quá trình bào chế Kích thƣớc hạt bị ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố nhƣ: dung mơi hịa tan, nồng độ dƣợc chất, tốc độ khuấy trộn, nhiệt độ, thời gian khuấy trộn. Việc đảm bảo nghiêm ngặt các điều kiện này trong suốt quá trình bào chế là tƣơng đối khĩ khăn, hơn thế các tiểu phân cĩ xu hƣớng dễ kết tụ do năng lƣợng tự do bề mặt lớn, do vậy nếu khơng kiểm sốt tốt sẽ khơng đạt đƣợc kích thƣớc tiểu phân (KTTP) mong muốn [17].  Khĩ khăn trong bảo quản Hệ nano dễ bị kết tụ tiểu phân trong quá trình bảo quản tạo thành các tiểu phân nano lớn hơn để giảm năng lƣợng bề mặt tự do, nhất là các hệ cĩ KTTP từ 10 đến 100 nm.  Độc tính của hệ nano Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, bên cạnh rất nhiều ƣu điểm nhƣ tăng sinh khả dụng, tác dụng tại đích, ổn định dƣợc chất thì một vài hệ nano cĩ thể cĩ nguy cơ gây độc cho cơ thể [9]. Các tiểu phân nano hấp thu qua đƣờng dạ dày – ruột cĩ khả năng gây độc tính do tích tụ tại các mảng Peyer. Hạt nano cĩ thể vào não thơng qua hai đƣờng chính là hấp thu qua hàng rào máu não và qua kênh 5
  15. ―trans – synaptic‖ sau tiếp xúc với niêm mạc mũi. Điện thế bề mặt của hạt nano làm thay đổi tính thấm của hàng rào máu não và gây độc cho não [9]. 1.2.3. Ứng dụng Với lợi ích của phƣơng pháp tạo hệ nano, nhiều lĩnh vực đã ứng dụng phƣơng pháp vào thực tiễn để tăng hiệu quả sử dụng của vật liệu. Tuy nhiên ở đây tập trung vào lĩnh vực dƣợc phẩm. Thuốc nano khi sử dụng theo nhiều đƣờng khác nhau cho thấy hiệu quả, thuận tiện; kéo dài đời sống của thuốc; tiết kiệm chi phí cho ngƣời bệnh; ít độc tính. Tiểu phân nano đƣợc ứng dụng cho điều trị và chẩn đốn đƣợc chia thành 2 nhĩm: tiểu phân nano hữu cơ (lyposome, micelle, polymeric, dendrimer ) và tiểu phân nano vơ cơ (vàng, sắt, bạc ). Tiểu phân nano vơ cơ đã thành cơng trong thử nghiệm tiền lâm sàng và đƣợc ứng dụng trong lâm sàng trong điều trị bệnh và chẩn đốn hình ảnh. Tiểu phân nano vàng với đặc tính dễ tổng hợp, dễ kiểm sốt hình dạng và kích thƣớc, ổn định, tƣơng thích sinh học đã ứng dụng trong trị liệu và chẩn đốn ung thƣ [42]. Và cùng với tiểu phân nano vàng thì tiểu phân nano sắt oxid cũng đƣợc ứng dụng nhƣ chất mang của thuốc điều trị ung thƣ bao gồm 5-FU [29], doxorubicin [33], paclitacel [35], Tiểu phân nano hữu cơ đƣợc ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng nhƣ vaccin (nanocovax là vaccin Việt Nam điều trị Covid-19 đang tiến hành thử nghiệm trên ngƣời [38]), thuốc điều trị ung thƣ, thuốc điều trị virus Nhiều thuốc ung thƣ đƣợc sử dụng gây nhiều tác dụng khơng mong muốn cho cơ thể bởi tính khơng đặc hiệu nhƣ thuốc hĩa trị. Với cơng nghệ nano ra đời đã tạo ra một bƣớc ngoặt trong điều trị bệnh hƣớng đích, giảm tác dụng độc hại lên những tế bào lành trong cơ thể [40]. Chất mang nano thƣờng đƣợc dùng là liposome, polymer micelle, dendrimer Một số thuốc bào chế dƣới dạng polymer micelle đƣợc sử dụng nhƣ paclitaxel, cisplastin, NK012, SP1049, Genexol PM [37]. 1.2.4. Các phƣơng pháp bào chế Hiện nay các phƣơng pháp bào chế tiểu phân nano đƣợc chia thành 2 nhĩm: Từ dƣới lên ―Bottom - up‖ và từ trên xuống ―Top - down‖. 6
  16. 1.2.4.1. Phƣơng pháp từ trên xuống Top - down gồm các phƣơng pháp làm giảm kích thƣớc tiểu phân cĩ kích thƣớc lớn thành các các tiểu phân nhỏ hơn bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau nhƣ nghiền, đồng nhất tốc độ cao, đồng nhất áp lực cao Các phƣơng pháp này khơng sử dụng dung mơi độc hại nhƣng cần năng lƣợng đầu vào cao và hiệu quả phƣơng pháp thấp và hạn chế trong giảm kích thƣớc tiểu phân, yêu cầu thời gian dài để giảm kích thƣớc tiểu phân đến dƣới 100nm. Các phƣơng pháp bao gồm: a. Kỹ thuật nghiền  Nghiền ƣớt Hỗn hợp đƣợc đƣa vào máy nghiền cĩ chứa các bi nghiền nhỏ. Bi nghiền đƣợc xoay vịng với tốc độ cao ở nhiệt độ xác định, chúng di chuyển bên trong buồng nghiền và va chạm với lớp vật liệu nằm ở thành buồng phía đối diện. Sự kết hợp của lực ma sát và lực va chạm mạnh làm giảm kích thƣớc tiểu phân [15]. Vật liệu nghiền là các bi làm bằng chất liệu cứng nhƣ: thép, kẽm oxid, thủy tinh hoặc polymer đặc biệt (polystyren siêu cứng). Hiệu quả của quá trình phụ thuộc vào: khối lƣợng dƣợc chất, số lƣợng vật liệu nghiền, tốc độ quay, thời gian nghiền và nhiệt độ. Hạn chế của phƣơng pháp: lẫn tạp chất từ thiết bị, sự phân hủy của một số dƣợc chất kém bền với nhiệt do nhiệt tạo ra trong quá trình nghiền, cĩ sự hiện diện của một lƣợng đáng kể các tiểu phân cĩ kích thƣớc trên 5 µm [6], hao hụt do dính vào vật liệu nghiền. Do vậy các thiết bị nghiền đƣợc thiết kế bằng vật liệu trơ với hoạt chất hoặc đƣợc bao để tránh xĩi mịn [16].  Nghiền khơ Trong phƣơng pháp này, hợp chất đƣợc nghiền khơ với polymer hịa tan và các đồng polymer sau đĩ phân tán trong nƣớc. Các polymer hịa tan và đồng polymer thƣờng đƣợc sử dụng là PVP, PEG, HPMC và các dẫn xuất của cyclodextrin [21]. Tính chất hĩa lý và khả năng hịa tan của các dƣợc chất kém tan cĩ thể đƣợc cải thiện bằng phƣơng pháp nghiền khơ do cải thiện mức độ 7
  17. phân cực bề mặt và chuyển đổi từ dạng kết tinh sang dạng vơ định hình. Phƣơng pháp áp dụng cho hoạt chất dễ bị phân hủy khi cĩ mặt của nƣớc. b. Đồng nhất hĩa phân cắt cao Thiết bị đồng nhất hĩa tốc độ cao cấu tạo gồm cĩ một roto và một stato. Roto đƣợc thiết kế bao gồm nhiều lƣỡi cắt, cịn stato cĩ nhiều khe hở hƣớng theo chiều dọc hoặc đƣờng chéo xung quanh trục đồng hĩa. Các lƣỡi cắt đƣợc đặt đồng tâm và nằm bên trong stato. Khi roto quay, chất lỏng đƣợc ly tâm buộc phải đi qua các khe hở của stato. Một lực hút đƣợc tạo ra và làm cho một lƣợng lớn chất lỏng đƣợc rút lên vào khu vực bên trong roto. Một năng lƣợng cơ học lớn đƣợc đƣa vào trong một khơng gian nhỏ với việc hình thành tối thiểu các dịng xốy làm giảm kích thƣớc các tiểu phân trong khối chất lỏng. Hai lực tác động chủ yếu của quá trình là lực ly tâm gây va chạm cơ học vào phần stato và lực phân cắt đƣợc tạo ra trong vùng hỗn loạn giữa roto và stato [19]. c. Đồng nhất hĩa áp suất cao Trong phƣơng pháp này, hỗn dịch của dƣợc chất đƣợc nén dƣới áp lực cao qua một van cĩ kích thƣớc nhỏ. Nhiều phƣơng pháp khác nhau đã đƣợc phát triển dựa trên nguyên tắc của phƣơng pháp này nhƣ dissocubes, nanopure, nanoedge [10].  Dissocubes Nguyên tắc: Khi đi qua khe hở nhỏ của van đồng nhất, áp suất động của dịng chất lỏng tăng đồng thời với việc giảm áp suất tĩnh xuống dƣới điểm sơi của nƣớc ở nhiệt độ phịng. Kết quả, nƣớc bắt đầu sơi tại nhiệt độ phịng và hình thành các bong bĩng khí, chúng bị nổ tung khi hỗn dịch ra khỏi kẽ hở hẹp và trở lại áp suất khơng khí bình thƣờng. Lực nổ của bĩng khí đủ để phá vỡ các vi hạt thành các tiểu phân nano [12]. Nhƣ vậy kích thƣớc tiểu phân giảm thơng qua quá trình tạo bọt, ngồi ra cịn nhờ lực cắt lớn và lực va chạm giữa các tiểu phân [14]. Kích thƣớc tiểu phân thu đƣợc phụ thuộc vào các yếu tố nhƣ độ cứng của tinh thể dƣợc chất, nhiệt độ, áp suất đồng nhất và số vịng đồng nhất [14]. 8
  18.  Nanopure Nanopure là kỹ thuật đồng nhất trong mơi trƣờng khơng phải là nƣớc hoặc các hỗn hợp với thành phần nƣớc tối thiểu [4]. Với kỹ thuật này, hỗn dịch đƣợc đồng nhất ở 0°C thậm chí ở dƣới mức đĩng băng, rất thích hợp với các chất khơng bền với nhiệt.  Nanoedge Trong kỹ thuật này, hỗn dịch thu đƣợc bằng phƣơng pháp kết tủa tiếp tục đƣợc đồng nhất hĩa, do đĩ kích thƣớc tiểu phân tiếp tục đƣợc làm giảm và tránh đƣợc sự lớn lên của tinh thể, khắc phục đƣợc hạn chế của phƣơng pháp kết tủa. Kết quả là kích thƣớc tiểu phân nhỏ hơn và cĩ độ ổn định tốt hơn. 1.2.4.2. Phƣơng pháp từ dƣới lên Bottom - up cịn đƣợc gọi rộng ra là quá trình ngƣng tụ bởi vì nguyên tắc áp dụng là tạo tiểu phân thuốc ngƣng tụ từ dung dịch thuốc quá bão hịa. Sự ngƣng tụ xảy ra khi tăng sự quá bão hịa của hệ bằng cách hĩa hơi dung mơi, giảm nhiệt độ hoặc trộn dung dịch với dung mơi kết tủa. Phƣơng pháp cĩ nhiều ƣu diểm nhƣ đơn giản, yêu cầu thiết bị đơn giản, ít năng lƣợng, khơng quá tốn kém, cĩ thể sử dụng cho thuốc kém bền với nhiệt [18]. Để đạt đƣợc tinh thể nano thuốc với sự phân bố kích thƣớc mong muốn thì cĩ một số phƣơng pháp kết tủa đƣợc sử dụng nhƣ kết tủa trong dung mơi, sử dụng dung mơi siêu tới hạnvà sử dụng năng lƣợng cao.  Kết tủa trong dung mơi Phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi sẽ đƣợc trình bày thành mục riêng ngay sau phần này và các yếu tố ảnh hƣởng tới quy trình.  Sử dụng dung mơi siêu tới hạn Sử dụng dung mơi siêu tới hạn bao gồm carbon dioxid, ammoniac, fluoroform, ethane và ethylen. Tuy nhiên do độc tính và khả năng dễ bốc cháy cho nên hạn chế sử dụng dung mơi này trong ứng dụng dƣợc phẩm. CO2 đƣợc sử dụng nhiều nhất bởi áp suất cần thiết tƣơng đối nhỏ, nhiệt độ cần thiết gần nhiệt 9
  19. độ xung quanh làm cho CO2 dễ chuyển thành trạng thái siêu tới hạn. Hơn nữa nĩ khơng độc, cĩ sẵn, khơng đắt, khơng dễ cháy. Kĩ thuật nhờ khả năng khuếch tán cao và bốc hơi nhanh ở áp suất thấp của dung mơi siêu tới hạn để kết tủa tiểu phân dƣợc chất [43].  Sử dụng năng lƣợng cao (kết hợp các kĩ thuật) Năng lƣợng cao đƣợc cung cấp trong suốt quá trình hoặc sau khi quá trình hồn tất. Năng lƣợng cao cĩ thể đƣợc cung cấp bằng nhiều cách nhƣ đồng nhất áp suất cao, sĩng siêu âm, trộn năng lƣợng cao [43] 1.3. Phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi Đây là phƣơng pháp đơn giản và hiệu quả nhất. Phƣơng pháp áp dụng khơng chỉ với phân tử hữu cơ tổng hợp mà cịn cả những hợp chất từ tự nhiên [23]. Trong quá trình này thì hoạt chất đƣợc hịa tan trong một dung mơi cĩ thể trộn lẫn đƣợc với nƣớc để tạo độ hịa tan phù hợp. Sau đĩ dung dịch này đƣợc trộn lẫn với dung mơi kết tủa – đa phần là nƣớc. Việc lựa chọn dung mơi và dung mơi kết tủa, tỉ lệ thể tích hai dung mơi này, thiết bị trộn là thơng số cần thiết trong quá trình. Và quá trình này cĩ thể bao gồm phƣơng pháp trộn đơn giản hoặc phƣơng pháp trộn khác. 1.3.1. Phƣơng pháp trộn đơn giản Trong quá trình này thì dung dich thuốc đƣợc trộn với dung mơi kết tủa bằng cách sử dụng lực trộn. Dung mơi thƣờng là dung mơi hữu cơ nhƣ aceton, ethanol, methanol, isopropanol Dung mơi đƣợc lựa chọn là dung mơi cho độ tan của hoạt chất cao nhất. Và dung mơi kết tủa là dung dịch thân nƣớc của chất ổn định [22]. 1.3.2. Phƣơng pháp trộn khác Tiểu phân cĩ kích thƣớc nhỏ hơn đạt dƣợc bằng cách sử dụng phƣơng pháp trộn biến đổi, kết quả của quá trình trộn nhanh hơn sẽ ảnh hƣởng tới giai đoạn tạo mầm hoặc hạn chế sự phát triển hơn nữa của tiểu phân. 10
  20.  Sĩng siêu âm Sĩng siêu âm đƣợc sử dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu để tạo sự kết tinh [11]. Năng lƣợng sĩng siêu âm cĩ thể tạo ra đơn giản bằng nhúng đầu dị siêu âm vào bình đƣợc khuấy để trộn dung mơi và dung mơi kết tủa [8]. Nguồn sĩng siêu âm thì phù hợp với thiết bị siêu âm [5]. Siêu âm làm tăng quá trình trộn mức micro, giảm sự lớn lên và kích tụ tiểu phân và cĩ thể đạt đƣợc tiểu phân vơ định hình cầu với sự phân bố kích thƣớc đồng nhất [20]. Kích thƣớc tiểu phân phụ thuộc vào thời gian siêu âm, cƣờng độ, sự tạo bong bĩng, độ sâu và chiều dài của giá.  Kĩ thuật ngƣng tụ hĩa hơi Trong quá trình này thì hoạt chất đƣợc hịa tan trong dung mơi cĩ nhiệt độ sơi thấp và đƣợc đun nĩng đến nhiệt độ sơi của dung mơi. Sau đĩ, dung dịch đun nĩng trên đƣợc phun vào dung mơi đƣợc đun nĩng thân nƣớc chứa chất ổn định [7]. 1.4. Yếu tố ảnh hƣởng 1.4.1. Dƣợc chất Tiểu phân thuốc nano với diện tích bề mặt lớn, năng lƣợng tự do bề mặt lớn nên trong quá trình bảo quản cĩ xu hƣớng tái kết tinh hoặc Ostwald ripening để ổn định. Nồng độ thuốc là một trong những thơng số ảnh hƣởng tới kích thƣớc tiểu phân. Nồng độ thuốc tối ƣu là nồng độ thuốc yêu cầu để đạt kích thƣớc tiểu phân nhỏ hơn. Tuy nhiên khi nồng độ thuốc vƣợt qua nồng độ tối ƣu thì dẫn đến tăng kích thƣớc tiểu phân [46]. Điều đĩ cho thấy khi nồng độ thuốc tăng lên thì tốc độ tạo mầm càng tăng, lớn hơn nhiều tốc độ tăng trƣởng do sự quá bão hịa càng cao. Khi tăng nồng độ hoạt chất thì sẽ tăng độ nhớt của dung dịch do vậy giảm tốc độ khuếch tán giữa hai pha. Điều đĩ dẫn đến các tiểu phân cĩ xu hƣớng kết tụ lại với nhau tạo tiểu phân cĩ kích thƣớc lớn hơn. Nhƣ vậy để 11
  21. đạt đƣợc tiểu phân thuốc nano mịn thì cần tiến hành thử nghiệm ở các nồng độ thuốc khác nhau để xác định nồng độ tối ƣu. 1.4.2. Dung mơi hịa tan và dung mơi kết tủa Thơng thƣờng dung mơi đƣợc chọn cần đáp ứng một số tiêu chí nhƣ hịa tan hoạt chất tốt, dễ loại khỏi trong quá trình để thu dạng bột nano, cĩ thể trộn lẫn đƣợc với antisolvent. Dung mơi cĩ thể là một hoặc hỗn hợp dung mơi để hịa tan hoạt chất tốt nhất. Dung mơi trong hỗn hợp trộn lẫn mà khơng đƣợc loại bỏ thì làm tăng hiện tƣợng Ostward ripening do làm tăng độ tan nội sinh của hoạt chất [44]. Do vậy việc loại bỏ dung mơi là hết sức cần thiết để tăng độ ổn định cho tiểu phân thuốc nano. Loại antisolvent khơng chỉ kiểm sốt kích thƣớc tiểu phân mà cịn đặc điểm lý tính của thuốc nhƣ sự kết tinh hoặc sự đa hình. Tỉ lệ thể tích dung mơi/dung mơi kết tủa cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình kết tủa trong dung mơi. Tỉ lệ này ảnh hƣởng tới mức độ quá bão hịa, từ đĩ dẫn đến ảnh hƣởng tới kích thƣớc tiểu phân. Tỉ lệ dung mơi/dung mơi kết tủa càng giảm thì mức độ quá bão hịa càng cao [27]. Điều này dẫn đến làm tăng tốc độ tạo mầm, giảm tốc độ tăng trƣởng, giảm kích thƣớc tiểu phân. Tuy nhiên tỉ lệ này cũng cĩ giới hạn tối ƣu, nếu vƣợt qua tỉ lệ tối ƣu thì việc giảm kích thƣớc tiểu phân ít cĩ ý nghĩa. 1.4.3. Quá trình trộn Để đạt đƣợc tiểu phân rất mịn thì dung mơi và dung mơi kết tủa phải đƣợc trộn lẫn ở mức tối đa [36]. Khi tăng tốc độ dịng sẽ làm giảm thời gian trộn lẫn giữa hai pha, do vậy quá trình bão hịa đạt nhanh và đồng nhất dẫn đến tăng tốc độ tạo mầm, giảm kích thƣớc tiểu phân [47]. Tốc độ khuấy cũng ảnh hƣởng lên kích thƣớc tiểu phân. Khi tăng tốc độ khuấy thì hỗn hợp cĩ thể đạt mức độ phân tử, quá trình quá bão hịa đạt nhanh dẫn đến giảm kích thƣớc tiểu phân, đồng thời giảm diện tích bề mặt đặc hiệu giữa 2 pha, tăng tốc độ khuếch tán của các tiểu phân giữa hai pha tránh sự kết tụ. Hơn thế nữa, việc tăng tốc độ khuấy cịn tiêu tốn năng lƣợng, gây tốn kém chi phí. Bên cạnh đĩ thời gian khuấy cũng cần 12
  22. quan tâm. Tăng thời gian khuấy cũng gây tiêu tốn năng lƣợng, chi phí và làm tăng kích thƣớc tiểu phân. 1.4.4. Nhiệt độ Nhiệt độ cĩ vai trị quan trọng ảnh hƣởng đến kích thƣớc tiểu phân, và dải phân bố kích thƣớc tiểu phân thơng qua kiểm sốt quá trình quá bão hịa và độ tan. Khi giảm nhiệt độ thì giảm độ tan của hoạt chất và tăng mức độ quá bão hịa, dẫn đến tăng tốc độ tạo mầm, giảm hiện tƣợng Ostward ripening, giảm kích thƣớc tiểu phân. Đồng thời khi giảm nhiệt độ làm độ nhớt của hệ tăng lên, giảm sự chuyển động của các tiểu phân, giảm sự va chạm giữa các tiểu phân dẫn đến giảm hiện tƣợng kết tụ [39]. 1.4.5. Chất ổn định Việc giảm kích thƣớc tiểu phân xuống mức nano làm tăng diện tích bề mặt và năng lƣợng tự do bề mặt dẫn đến kém bền về mặt nhiệt động học, tiểu phân cĩ xu hƣớng kết tập lại với nhau để tối thiểu năng lƣợng bề mặt. Các chất ổn định sẽ bao gĩi hoặc ngăn cản thuốc khỏi sự kết tập hoặc hấp phụ lên bề mặt tiểu phân thuốc. Chất ổn định sẽ ổn định theo 2 cơ chế là cản trở về khơng gian hoặc tĩnh điện trên bề mặt tiểu phân để đẩy nhau khi đứng gần nhau tránh hiện tƣợng kết tụ tiểu phân [43]. 1.5. Một số nghiên cứu về nano loratadintrên thế giới Năm 2014, Li Haiyan và cộng sự đã nghiên cứu đánh giá độ hịa tan in vitro và sinh khả dụng in vivo của dạng bào chế tự vi nhũ hĩa của loratadin. Kết quả cho thấy sau tiến hành quá trình tự vi nhũ hĩa thu đƣợc kích thƣớc tiểu phân là 26,57 ± 0,71 nm, thế zeta là -30,5 ± 4,5 mV. Thí nghiệm đánh giá độ hịa tan in vitro đƣợc thực hiện ở mơi trƣờng với giá trị pH khác nhau và kết quả cho thấy loratadin bào chế bằng phƣơng pháp tự vi nhũ hĩa giải phĩng hồn tồn trong tất cả mơi trƣờng với pH khác nhau trong khi chế phẩm thƣơng mại chỉ giải phĩng tốt ở mơi trƣờng pH là 1,2. Hơn nữa sinh khả dụng đƣờng uống và dƣợc động học của hệ nano tự vi nhũ hĩa này khi tiến hành thử nghiệm với liều 13
  23. 1 mg/kg trên chĩ săn thì cho thấy Cmax và AUC gấp 9 và 5 lần so với chế phẩm thƣơng mại [34]. Năm 2014, M. Yousefi và cộng sự nghiên cứu bào chế nano loratadin kết tủa bằng sử dụng máy trộn dƣới tác động của vịi phun. Nghiên cứu sử dụng nƣớc cất là dung mơi kết tủa, methanol là dung mơi hịa tan dƣợc chất và đánh giá ảnh hƣởng của nồng độ, tốc độ dịng của dung dịch hoạt chất và tỉ lệ tốc độ dịng của dung mơi kết tủa/dung mơi. Kết quả cho thấy khi giảm nồng độ và tăng tốc độ dịng của dung dịch hoạt chất thì giảm kích thƣớc tiểu phân với điều kiện tối ƣu là nồng độ hoạt chất là 20 mg/ml, tốc độ dịng là 50 ml/phút, tỉ lệ tốc độ dịng của dung mơi kết tủa/dung mơi là 9:1 [45]. Năm 2017, Mohammed H. Elkomy và cộng sự đã nghiên cứu bào chế loratadin dạng gel transferosom ở miệng và đánh giá đặc tính in vitro, in vivo, dƣợc động học trên ngƣời tình nguyện. Kết quả dạng bào chế transferosom tối ƣu cĩ kích thƣớc tiểu phân là 380 nm, hình cầu, khả năng nạp chính xác liều nạp là 60%. Lƣợng dƣợc chất thấm, % giải phĩng, thời gian bám dính niêm mạc thì dạng gel transferosom cho sự vƣợt trội hơn so với nhĩm chứng [30]. Năm 2018, Areen Alshweiat và cộng sự đã nghiên cứu bào chế hỗn dịch nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa dƣới sự hỗ trợ của thiết bị siêu âm. Nghiên cứu thực hiện tiến hành bào chế nano loratadin sử dụng các chất ổn định khác nhau với nồng độ khác nhau. Sau khi thu đƣợc cơng thức tối ƣu thì thu bột nano bằng phƣơng pháp đơng khơ. Kết quả nghiên cứu bào chế hệ hỗn dịch nano loratadin bằng cách sử dụng 0,2% w/v poloxame 188 nhƣ là chất ổn định độc lập hoặc kết hợp với 0,2 hoặc 0,4% w/v PVP - K25 thì thu đƣợc kích thƣớc tiểu phân nhỏ nhất 353 - 441 nm, chỉ số đa phân tán 0,167 - 0,229, thế zeta từ -25,7 đến -20,7 mV. Nghiên cứu cũng chỉ ra sự tƣơng tác giữa các thành phần trong cơng thức trong quá trình đơng khơ. Thử nghiệm đánh giá độ hịa tan tiểu phân bột nano thu đƣợc cho thấy giải phĩng 30 - 42% sau 10 phút [3]. Năm 2018, Miao SHI và cộng sự nghiên cứu bào chế chế phẩm hỗn dịch nano loratadin và đồng thời đánh giá sự ổn định của chế phẩm. Nghiên cứu thực 14
  24. hiện bằng phƣơng pháp kết tủa với tác nhân chống kết tập. Kết quả cho thấy chất ổn định tối ƣu cho thuốc là natri docecyl sulphat và dung mơi hữu cơ là ethanol với tỉ lệ liều nạp của thuốc là 1:2, tỉ lệ ethanol/nƣớc là 5:10, thời gian phân cắt là 5 phút. Hỗn dịch thu đƣợc cĩ màu xanh nhạt cùng sự nhũ hĩa đồng nhất. Tiểu phân nano thu đƣợc cĩ dạng hình cầu với kích thƣớc tiểu phân trung bình là 112,8 nm, chỉ số đa phân tán là 0,095 và thế zeta là -38.6 mV. Hỗn dịch khi đƣợc đánh giá độ ổn định thì cho thấy sự ổn định về mặt vật lý, hĩa học ở nhiệt độ phịng [41]. Năm 2019, Rita Ambrus và cộng sự đã nghiên cứu bào chế dạng sợi nano loratadin bằng phƣơng pháp in 3D. Kết quả cho thấy bề mặt nhẵn, mịn của sợi nano cĩ đƣờng kính là 372 nm và sợi nano tồn tại ở trạng thái vơ định hình – loratadin mất đi cấu trúc tinh thể. Mẫu cho thấy độ hịa tan tăng gấp 26 lần so với nguyên liệu tinh khiết ở mơi trƣờng đệm phosphat 7,4. Nghiên cứu độ hịa tan cho thấy 66% hoạt chất giải phĩng từ sợi nano trong 10 phút đầu tiên, cao hơn cĩ ý nghĩa so với 4% của mẫu chứng trong cùng thời gian [24]. 15
  25. CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu Bảng 2.1. Nguyên liệu, hĩa chất sử dụng trong thực nghiệm STT Nguyên liệu, hĩa chất Nguồn gốc, xuất xứ Tiêu chuẩn Viện kiểm nghiệm Chuẩn đối 1 Loratadin chuẩn thuốc Trung Ƣơng chiếu thứ cấp 2 Loratadin Ấn Độ TCNSX Hydroxypropylmethylcellulose 3 Trung Quốc TCNSX (HPMC) E6 Polyvinyl Pyrrolidon (PVP) - 4 Trung Quốc TCNSX K30 5 Natri laurylsulfat (NaLS) Trung Quốc TCNSX Hydroxypropylmethylcellulose 6 Trung Quốc TCNSX (HPMC) E15 7 Tween 80 Mỹ TCNSX 8 Poloxame 188 Trung Quốc TCNSX 9 Ethanol Việt Nam TCNSX 10 Methanol Việt Nam TCNSX 11 Aceton Việt Nam TCNSX 12 Nƣớc cất Việt Nam DĐVN V Tinh khiết hĩa 13 Natri hydroxid (NaOH) Trung Quốc học Kali dihydrophosphat Tinh khiết hĩa 14 Trung Quốc (KH2PO4) học 2.2. Thiết bị, dụng cụ 2.2.1. Thiết bị - Máy khuấy từ IKA – RCT basic (Đức) - Máy khuấy tốc độ cao IKA RW200 digital (Đức) 16
  26. - Máy siêu âm Elmasonic S100H (Đức) - Hệ thống thiết bị đo kích thƣớc tiểu phân và thế zeta Horiba SZ100 (Nhật Bản). - Máy đo quang UV–2600 Shimadzu (Nhật Bản) - Máy thử độ hịa tan 708-DS DissolutionApparatus Agilent Technologies (Mỹ) - Máy ly tâm biocen 22R (Tây Ban Nha) - Cân kỹ thuật Sartorius PRACTUM612 - 1S (Đức) - Cân phân tích Sartorius QUINTIX224 - 1S (Đức) - Kính hiển vi điện tử quét (SEM). - Máy phun sấy Eyela SD 1000 (Nhật Bản) - Máy phân tích nhiệt quét vi sai DSC LINSEIS (Đức) - Máy đo phổ hồng ngoại IR Cary 630 FTIRAgilent Technologies (Mỹ) - Máy đo phổ nhiễu xạ tia X D8 Advance, Bruker (Đức). 2.2.2. Dụng cụ - Cốc cĩ mỏ, đũa thủy tinh, ống đong, bình định mức. - Nhiệt kế, máy lọc hút chân khơng. - Màng lọc cellulose acetat 0,45 µm. - Pipet, pipet bầu, pipet pasteur, micropipet, xi lanh. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.3.1. Phƣơng pháp định lƣợng loratadin Loratadin đƣợc định lƣợng bằng phƣơng pháp đo quang  Xác định đỉnh cực đại hấp thụ của loratadin Cân chính xác khoảng 25 mg chất chuẩn loratadin vào bình định mức 100 ml. Bổsung methanol tới vạch, lắc đều. Hút chính xác 10 ml dung dịch trên cho vào bình định mức 100 ml, pha lỗng bằng methanol và thu đƣợc dung dịch chuẩn gốc. Mẫu trắng: Dung dịch methanol. 17
  27. Tiến hành quét độ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn gốc ở dải bƣớc sĩng từ 800 - 200 nm với mẫu trắng là methanol. Xác định bƣớc sĩng tại đỉnh hấp thụ cực đại (λmax).  Xây dựng đƣờng chuẩn Từ dung dịch chuẩn gốc, pha lỗng với methanol thành các dung dịch cĩ nồng độ lần lƣợt là 5 µg/ml; 7,5 µg/ml; 10 µg/ml; 12,5 µg/ml; 15 µg/ml. Tiến hành đo độ hấp thụ quang các mẫu với mẫu trắng là dung dịch methanol ở bƣớc sĩng cực đại. Xây dựng đƣờng chuẩn và phƣơng trình tuyến tính biểu diễn mối tƣơng quan giữa độ hấp thụ quang và nồng độ loratadin để tính tốn. 2.3.2. Xác định độ tan bão hịa của nguyên liệu loratadin và nano loratadin Cho một lƣợng dƣ loratadinhoặc nano loratadin vào các mơi trƣờng là ethanol, methanol, aceton, nƣớc. Khuấy từ ở nhiệt độ phịng trong 24 giờ, sau đĩ đem đi ly tâm và lọc qua màng lọc cellulose acetat 0,45 µm. Dịch thu đƣợc đem đi xác định độ hịa tan bão hịa bằng phƣơng pháp đo quang với bƣớc sĩng hấp thụ cực đại tại bƣớc sĩng cực đại. 2.3.3. Bào chế nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi Bƣớc 1: Chuẩn bị các dung dịch sau: Dung dịch dƣợc chất: Loratadin đƣợc hịa tan trong dung mơi hữu cơ, lọc qua màng lọc cellulose acetat 0,45 µm (dung dịch 1). Dung dịch chất ổn định trong nƣớc gồm polymer và chất diện hoạt, đƣợc lọc qua màng lọc cellulose acetat 0,45 µm (dung dịch 2). Bƣớc 2: Tạo tiểu phân nano Phối hợp dung dịch 1 vào dung dịch 2: phun từ từ bằng kim tiêm với tốc độ 120 giọt/phút hoặc phun bằng súng phun ở áp suất 10 kPa. Khuấy trộn bằng máy khuấy trộn tốc độ cao liên tục hoặc khuấy từ với tốc độ 1500 vịng/phút. 18
  28. Hỗn hợp thu đƣợc đem đi đo kích thƣớc tiểu phân (KTTP), chỉ số đa phân tán (PDI). Tất cả các lần đo đƣợc tiến hành 3 lần và lấy kết quả trung bình. Bƣớc 3: Thu bột nano bằng phƣơng pháp phun sấy Thu bột bằng phƣơng pháp phun sấy ở nhiệt độ đầu vào là 160°C, áp suất súng phun là 10 kPa. Tốc độ thổi khí là 0,6 m3/phút. Tốc độ phun dịch 1000 ml/h. Sau khi phun sấy bột đƣợc lấy ra cho vào túi bảo quản trong bình hút ẩm ở điều kiện nhiệt độ phịng. 2.3.4. Khảo sát ảnh hƣởng của một số yếu tố đến KTTP nano loratadin Tiến hành bào chế nano loratadin theo quy trình với các yếu tố thay đổi. Dựa trên thơng số KTTP và PDI để đánh giá, lựa chọn điều kiện tối ƣu.  Khảo sát loại polymer Tiến hành khảo sát với 3 loại polymer là Hydroxypropylmethylcellulose E6 (HPMC E6), Hydroxypropylmethylcellulose E15 (HMPC E15), Polyvinylpyrrolidon K30 (PVP - K30) với nồng độ 0,2% trong 100ml dung mơi kết tủa.  Khảo sát nồng độ polymer Tiến hành bào chế mẫu với các nồng độ polymer khác nhau là 0,2 %, 0,4 %, 0,6 % trong 100ml dung mơi kết tủa.  Khảo sát nồng độ dược chất Tiến hành bào chế mẫu với các nồng dộ dƣợc chất khác nhau là 20 mg/ml, 40 mg/ml, 60 mg/ml, 80 mg/ml, 100 mg/ml, 120 mg/ml.  Khảo sát tỉ lệ dung mơi hịa tan và dung mơi kết tủa Tiến hành khảo sát với tỉ lệ thay đổi là 1/20, 1/40, 1/60, 1/80, 1/100.  Khảo sát thiết bị trộn Tiến hành bào chế mẫu và khảo sát thiết bị là máy khuấy trộn tốc độ cao, khuấy từ, súng phun dƣới áp suất cao (10 kPa). 19
  29.  Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ Tiến hành bào chế mẫu và khảo sát ở nhiệt độ 5°C, 15°C, 25°C.  Khảo sát chất diện hoạt Tiến hành bào chế mẫu và khảo sát chất diện hoạt là Tween 80, poloxame 188, natri laurylsulfat (NaLS) với nồng độ 0,01% trong 100 ml dung mơi kết tủa. 2.3.5. Đánh giá độ hịa tan in vitro Đánh giá độ hịa tan của loratadin nguyên liệu và nano loratadin bằng máy thử độ hịa tan 708-DS Dissolution Apparatus. Phép thử độ hịa tan thực hiện với các thơng số sau: • Thiết bị cánh khuấy, tốc độ: 100 ± 2 vịng/phút. • Nhiệt độ mơi trƣờng thử: 37ºC ± 0,5ºC. • Mơi trƣờng hịa tan: 200 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,8. • Khối lƣợng mẫu: cân chính xác khoảng 10 mg nguyên liệu loratadin và khoảng 45 mg bột nano loratadin tƣơng ứng với 10 mg loratadin. Tiến hành: Vận hành máy, cho mơi trƣờng hịa tan vào cốc và đợi nhiệt độ mơi trƣờng đạt 37ºC ± 0,5ºC. Cho mẫu thử vào cốc. Sau các khoảng thời gian 5, 10, 15, 30, 60 phút thì hút mẫu đem định lƣợng. Mỗi lần hút 10 ml dung dịch thử sau đĩ bổ sung ngay 10 ml dung dịch đệm phosphat pH 6,8 vào cốc thử độ hịa tan; dung dịch thử vừa hút ra đƣợc lọc qua màng cellulose acetat 0,45 µm, thêm chuẩn hoặc pha lỗng tới nồng độ thích hợp, sau đĩ định lƣợng bằng phƣơng pháp đo quang tại bƣớc sĩng hấp thụ cực đại là 247 nm. Hàm lƣợng loratadin đã hịa tan ở lần thứ n đƣợc tính theo cơng thức nhƣ sau: Cn= Cn0 +∑ Ct0 20
  30. Trong đĩ: Cn: nồng độ loratadin đã hiệu chỉnh ở lần hút thứ n (µg/ml). Cn0: nồng độ loratadin định lƣợng đƣợc ở lần hút thứ n (µg/ml). V0: thể tích dịch hịa tan đã hút (ml). V: thể tích mơi trƣờng hịa tan (ml). 2.3.6. Đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano loratadin 2.3.6.1. Đánh giá độ hịa tan bão hịa của nano loratadin Cho một lƣợng dƣ loratadin nguyên liệu và nano loratadin vào trong mơi trƣờng nƣớc rồi khuấy từ trong 24 giờ. Dịch sau đĩ đƣợc đem đi lọc qua màng lọc 0,45 µm, pha lỗng tới nồng độ thích hợp và đo quang tại bƣớc sĩng hấp thụ cực đại. 2.3.6.2. Kính hiển vi điện tử (SEM) Hình thái học của nguyên liệu loratadin và nano loratadin đƣợc đánh giá bằng kính hiển vi điện tử quét (SEM). 2.3.6.3. Phƣơng pháp phân tích nhiệt quét vi sai (DSC) Đƣờng cong dịng nhiệt của nano loratadin đƣợc so sánh với loratadin nguyên liệu. Nguyên lý: Buồng mẫu gồm hai đĩa cân, một đĩa cân chuẩn khơng chứa mẫu và làm bằng vật liệu đƣợc chuẩn hĩa thơng tin nhiệt. Đĩa cân cịn lại chứa mẫu cần phân tích. Đĩa đƣợc đặt trên hệ thống vi cân cho phép cân chính xác khối lƣợng mẫu, cùng với hệ thống cảm biến nhiệt độ đặt bên dƣới đĩa cân cho phép xác định nhiệt độ của mẫu. Cả hệ thống này đƣợc đặt trong buồng đốt mà tốc độ đốt nhiệt thƣờng đƣợc thay đổi bằng các dịng khí thổi. Từ các cảm biến đo đạc, dịng nhiệt thu tỏa từ mẫu sẽ đƣợc xác định nhƣ một hàm của nhiệt độ: = C p + f(T,t) 21
  31. Trong đĩ: H là enthalpy ẩn nhiệt, Cp là nhiệt dung của mẫu, f(T,t) là một hàm của nhiệt độ và thời gian. Cách tiến hành: Sử dụng đĩa nhơm chứa mẫu 40 µl, khối lƣợng mẫu khoảng 6 mg, gia nhiệt liên tục để thu đƣợc các tín hiệu nhiệt trong điều kiện nhiệt độ quét từ 40°C đến 300°C, tốc độ gia nhiệt là 10°C/phút. Dựa vào phổ quét DSC để nhận xét, đánh giá. 2.3.6.4. Đo quang phổ hồng ngoại Nguyên tắc: Hoạt động dựa trên sự hấp thụ bức xạ hồng ngoại của vật chất cần nghiên cứu. Cách tiến hành: Lấy khoảng 5 - 10 mg mẫu thử đặt trực tiếp lên mặt kim cƣơng. Tiến hành quét phổ trên máy hồng ngoại với dải bƣớc sĩng từ 4000 – 400 cm-1. 2.3.6.5. Phổ nhiễu xạ tia X Nguyên tắc: Mạng tinh thể cấu tạo từ nguyên tử hay ion đĩng vai trị nhƣ một cách tử nhiễu xạ đặc biệt khi chiếu chùm tia X qua. Dải nhiễu xạ đƣợc ghi lại bằng một máy đếm. Trên nhiễu xạ đồ, các đỉnh nhiễu xạ đƣợc thể hiện bằng một pic cĩ cƣờng độ xác định tƣơng ứng với gĩc giữa tia tới và tia nhiễu xạ. Phần kết tinh cho ra các pic nhọn và hẹp trong khi phần vơ định hình lại là một pic rộng. Cách tiến hành: Mẫu bột nano cần phân tích đƣợc đƣa vào thiết bị nhận tia X với các điều kiện cụ thể nhƣ sau: Quét mẫu gĩc 5°C - 50°C với tốc độ quay gĩc là θ = 1º/phút, nhiệt độ 25ºC. Dựa vào mức độ và cƣờng độ pic trong phổ cĩ thể kết luận đƣợc trạng thái của loratadin nguyên liệu và loratadin trong hệ nano. 22
  32. 2.3.6.6. Đánh giá độ hịa tan của nano loratadin Tiến hành tƣơng tự nhƣ mục 2.3.5 2.3.7. Phƣơng pháp xử lý số liệu Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel 2016 và đƣợc trình bày dƣới dạng là X±SD Trong đĩ: X là giá trị trung bình, SD là độ lệch chuẩn (n=3). 23
  33. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ 3.1. Định lƣợng loratadin bằng phƣơng pháp đo quang 3.1.1. Xác định điểm hấp thụ cực đại Tiến hành pha dung dịch loratadin chuẩn gốc cĩ nồng độ 25 µg/ml, đem quét độ hấp thụ quang ở bƣớc sĩng từ 800 nm đến 200 nm. Kết quả thu đƣợc biểu diễn ở hình 2 cho thấy đỉnh hấp thụ cực đại ở bƣớc sĩng 247 nm. Do đĩ các nghiên cứu định lƣợng tiếp theo sẽ tiến hành bằng phƣơng pháp đo quang UV - VIS ở bƣớc sĩng 247 nm. Hình 3.1. Phổ quét độ hấp thụ quang của dung dịch chuẩn gốc loratadin với nồng độ 25 µg/ml từ bước sĩng 800 nm đến 200 nm. 3.1.2. Xây dựng đƣờng chuẩn Tiến hành pha các mẫu thử với các nồng độ là là 5 µg/ml; 7,5 µg/ml; 10 µg/ml; 12,5 µg/ml; 15 µg/ml. Các mẫu thử đƣợc đem đo quang ở bƣớc sĩng 247 nm. Kết quả đƣợc thể hiện trong bảng 3.1 và hình 3.2. 24
  34. Bảng 3.1.Biểu diễn độ hấp thụ quang theo nồng độ Nồng độ (µg/ml) Độ hấp thụ quang 5,0 0,222 7,5 0,315 10,0 0,411 12,5 0,509 15,0 0,598 Hình 3.2. Đồ thị biễu diễn mối tương quan giữa nồng độ loratadin và độ hấp thụ quang đo được tại bước sĩng 247 nm Nhận xét: Hệ số tƣơng quan R2 = 0,9998 (>0,995), cho thấy trong khoảng nồng độ từ 5 - 15 µg/ml, cĩ sự tƣơng quan tuyến tính chặt chẽ giữa độ hấp thụ quang và nồng độ loratadin. Đƣờng chuẩn đƣợc xây dựng cĩ độ độ tuyến tính cao, đảm bảo để thực hiện phân tích định lƣợng loratadin. Phƣơng trình đƣờng chuẩn: y = 0,037x + 0,032 Trong đĩ: y là độ hấp thụ quang, x là nồng độ loratadin (µg/ml). 25
  35. 3.2. Xác định độ hịa tan bão hịa của nguyên liệu loratadin Cho lƣợng dƣ loratadin vào 4 dung mơi là ethanol, aceton, methanol, nƣớc. Dung dịch thu đƣợc đem ly tâm và lọc lấy dịch qua màng cellulose acetat 0,45 µm. Dịch lọc đƣợc pha lỗng rồi đem đo quang ở bƣớc sĩng 247 nm. Kết quả thu đƣợc độ tan bão hịa của nguyên liệu loratadin trong ethanol là 350 mg/ml, trong acetone là 157,5 mg/ml, trong methanol là 179,5 mg/ml, nƣớc là 0,769 mg/ml. Nhận xét: Dựa trên độ tan bão hịa của nguyên liệu loratadin trong 4 dung mơi thì loratadin tan tốt nhất trong dung mơi ethanol (350 mg/ml).Kết quả cũng cho thấy dƣợc chất tan kém trong nƣớc (0,769 mg/ml) do bề mặt sơ nƣớc của phân tử loratadin. Kết quả chỉ ra tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của Alshweiat Areen và cộng sự [3], do vậy ethanol đƣợc chọn làm dung mơi hịa tan dƣợc chất loratadin. 3.3. Bào chế hỗn dịch nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi. 3.3.1. Khảo sát loại polymer Bào chế hỗn dịch nano loratadin từ dung dịch dƣợc chất trong ethanol cĩ nồng độ 60 mg/ml nhƣ mơ tả trong mục 2.3.3. Tiến hành khảo sát với các polymer là HPMC E6, HPMC E15, PVP - K30 với quy trình nhƣ sau: - Cân chính xác khoảng 0,3 g loratadin hịa tan trong 5 ml ethanol, lọc qua màng lọc cellulose acetat 0,45 µm (dung dịch 1). - Chuẩn bị 100 ml dung dịch polymer 0,2 % trong cốc cĩ mỏ 250 ml, lọc qua màng lọc cellulose acetat 0,45 µm (dung dịch 2). - Dùng bơm tiêm hút dung dịch 1 để phun từ từ vào dung dịch 2, khuấy bằng máy khuấy trộn tốc độ cao ở tốc độ 1500 vịng/phút. -Sau khi phối hợp, hỗn hợp thu đƣợc đem đi đo KTTP. Kết quả thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.3. 26
  36. Bảng 3.2. KTTP, PDI của nano loratadin khi bào chế với polymer khác nhau (n=3) Loại KTTP (nm) PDI Thế Zeta Mẫu polymer M1 HPMC E6 877,2 ± 19,0 0,260 ± 0,028 -8,2±2,5 M2 HPMC E15 1120,5 ± 11,7 0,830 ± 0,190 -10,6±3,4 M3 PVP - K30 Nhìn thấy rõ tiểu phân bằng mắt thƣờng Hình 3.3. KTTP và PDI của nano loratadin khi bào chế với polymer khác nhau Nhận xét: Dựa vào kết quả bảng 3.2 thấy rằng polymer HPMC E6 cho nano loratadin với KTTP nhỏ nhất (877,2 nm). Thế zeta của mẫu M1 và M2 khơng cao khoảng -10 tới -8 mV. Kết luận: Mẫu M1 (HMPC E6) đƣợc lựa chọn làm polymer để tiến hành các thí nghiệm sau. 3.3.2. Khảo sát nồng độ polymer Bào chế hỗn dịch nano loratadin tƣơng tự nhƣ mẫu M1 nhƣng chỉ khác nhau về nồng độ HPMC E6. Kết quả thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.4. 27
  37. Bảng 3.3. KTTP và PDI của mẫu bào chế nano loratadin với nồng độ HPMC E6 khác nhau (n=3) Nồng độ KTTP Thế zeta Mẫu PDI polymer (%) (nm) (mV) M1 0,2 877,0 ± 18,9 0,520 ± 0,040 -8,7 ± 2,1 M4 0,4 611,5 ± 35,2 0,466 ± 0,060 -10,2 ± 3,6 M5 0,6 563,9 ± 23,3 0,282 ± 0,210 -13,8 ± 3,4 Hình 3.4. KTTP và PDI của nano loratadin với nồng độ HPMC E6 khác nhau Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.3 cho thấy nồng độ 0,6% HPMC E6 là cho KTTP nhỏ nhất. Vì nồng độ HPMC E6 càng cao thì khả năng hấp phụ lên bề mặt tiểu phân loratadin càng tốt dẫn đến tạo tiểu phân cĩ kích thƣớc nhỏ hơn[43]. Kết luận: Nồng độ HPMC 0,6% đƣợc chọn để tiến hành thí nghiệm sau. 3.3.3. Khảo sát nồng độ dƣợc chất Bào chế hỗn dịch nano loratadin tƣơng tự nhƣ mẫu M5 nhƣng chỉ khác nhau về nồng độ dƣợc chất loratadin. Kết quả thể hiện ở bảng 3.4 và hình 3.5. 28
  38. Bảng 3.4. KTTP và PDI, thế zeta của mẫu bào chế với nồng độ loratadin khác nhau Nồng độ loratadin Thế zeta Mẫu KTTP (nm) PDI (µg/ml) (mV) M6 20 447,5 ± 31,5 0,821 ± 0,051 -10,3 ± 3,6 M7 40 630,7 ± 7,4 0,972 ± 0,010 -12,5 ± 3,8 M5 60 368,2 ± 17,9 0,195 ± 0,023 -7,3 ± 1,9 M8 80 837,2 ± 25,6 0,895 ± 0,047 -9,1 ± 2,6 M9 100 938,9 ± 4,9 0,795 ± 0,065 -1,9 ± 3,1 M10 120 957,4 ± 15,6 0,735 ± 0,068 -9,7 ± 3,4 Hình 3.5. KTTP và PDI của nano loratadin của nano loratadin với nồng độ loratadin khác nhau Nhận xét: Từ kết quả bảng 3.4 cho thấy nồng độ 60 mg/ml cho KTTP nano loratadin nhỏ nhất, PDI < 0,3 chứng tỏ mẫu nano cĩ khoảng phân bố hẹp. Khi nồng độ càng tăng thì dƣợc chất sẽ phân tán khơng đều trong dung dịch đồng thời khơng đủ lƣợng polymer để hấp phụ lên bề mặt tiểu phân dƣợc chất nên dễ cĩ xu hƣớng kết tụ. Tại nồng độ 40 mg/ml và 20 mg/ml cho kích thƣớc 29
  39. lớn hơn so với nồng độ 60 mg/ml, điều này đƣợc giải thích là do khi nồng độ dƣới mức nồng độ tối ƣu thì quá trình quá bão hịa đạt chậm dẫn đến tốc độ tăng trƣởng lớn hơn tốc độ tạo mầm do vậy thì tiểu phân cĩ kích thƣớc lớn hơn [46]. Kết luận: Nồng độ loratadin 60 mg/ml đƣợc sử dụng để tiến hành các thí nghiệm sau. 3.3.4. Khảo sát tỉ lệ dung mơi hịa tan và dung mơi kết tủa Bào chế hỗn dịch nano loratadintƣơng tự nhƣ mẫu M5 nhƣng chỉ khác nhau về tỉ lệ dung mơi hịa tan và dung mơi kết tủa. Kết quả thể hiện ở bảng 3.5 và hình 3.6. Bảng 3.5. KTTP và PDI, thế zeta của mẫu bào chế với tỉ lệ dung mơi và dung mơi kết tủa thay đổi Tỉ lệ dung Thế zeta Mẫu mơi/dung mơi KTTP (nm) PDI (mV) kết tủa M5 1/20 585,5 ± 3,5 0,554 ± 0,151 -7,6 ± 6,5 M11 1/40 590,8 ± 3,5 0,456 ± 0,061 -10,6 ± 5,6 M12 1/60 569,1 ± 4,8 0,255 ± 0,032 -10,9 ± 4,9 M13 1/80 570,2 ± 15,5 0,455 ± 0,093 -12,4 ± 7,8 M14 1/100 509,2 ± 0,9 0,294 ± 0,078 -13,8 ± 6,9 30
  40. Hình 3.6. KTTP và PDI của nano loratadin với tỉ lệ dung mơi và dung mơi kết tủa thay đổi Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy với tỉ lệ 1/100 cho KTTP nano bé nhất. Khi tỉ lệ dung mơi hịa tan/dung mơi kết tủa càng tăng thì mức độ quá bão hịa càng giảm dẫn đến làm giảm tốc độ tạo mầm, tăng quá trình lớn dần của tiểu phân, từ đĩ làm tăng KTTP [27]. Do vậy khi nhìn vào bảng trên thì khi tỉ lệ dung mơi hịa tan/dung mơi kết tủa lớn hơn thì KTTP thu đƣợc lớn hơn so với tỉ lệ 1/100. Kết luận: Tỉ lệ dung mơi hịa tan/dung mơi kết tủa là 1/100 đƣợc lựa chọn để tiếp tục thí nghiệm sau. 3.3.5. Khảo sát thiết bị trộn Bào chế hỗn dịch nano loratadin tƣơng tự nhƣ mẫu M14 nhƣng chỉ khác nhau về thiết bị sử dụng: Máy khuấy trộn tốc độ cao với tốc độ 1500 vịng/phút Máy khuấy từ tốc độ 1500 vịng/phút Súng phun với áp suất 10 kPa, tốc độ 10 ml/phút. Kết quả thể hiện ở bảng 3.6 và hình 3.7. 31
  41. Bảng 3.6. KTTP, PDI, thế zeta nano loratadin khi sử dụng thiết bị khác nhau Thế zeta Mẫu Thiết bị KTTP (nm) PDI (mV) Máy khuấy trộn M14 394,2 ± 19,9 0,253 ± 0,152 -7,7 ± 5,7 tốc độ cao M15 Máy khuấy từ 422,2 ± 1,5 0,146 ± 0,014 -10,5 ± 9,7 M16 Súng phun 577,1 ± 36,1 0,284 ± 0,153 -8,3 ± 6,8 Hình 3.7. KTTP và PDI của nano loratadin khi sử dụng thiết bị khác nhau Nhận xét: Từ kết qủa bảng trên cho thấy nano loratadin khi sử dụng thiết bị máy khuấy trộn tốc độ cao thì cho kích thƣớc tiểu phân nhỏ nhất (394,2 nm) và PDI (0,253) nhỏ hơn 0,3. Kết luận: Máy khuấy trộn tốc độ cao đƣợc lựa chọn cho các thí nghiệm sau 3.3.6. Khảo sát ảnh hƣởng của nhiệt độ Bào chế hỗn dịch nano loratadintƣơng tự nhƣ mẫu M14 nhƣng chỉ khác nhau về nhiệtđộ thí nghiệm. Kết quả thể hiện ở bảng 3.7 và hình 3.8. 32
  42. Bảng 3.7. KTTP, PDI, thế zeta của nano loratadin ở nhiệt độ khác nhau Thế zeta Mẫu Nhiệt độ (°C) KTTP (nm) PDI (mV) M17 5 ± 0,5 984,8 ± 33,5 0,629 ± 0,013 -6,7 ± 12,3 M18 15 ± 0,5 464,4 ± 15,7 0,426 ± 0,149 -7,2 ± 13,7 M14 25 ± 0,5 394,2 ± 19,9 0,251 ± 0,157 -7,8 ± 9,4 Hình 3.8. KTTP và PDI của nano loratadin ở nhiệt độ khác nhau Nhận xét: Từ kết quả bảng trên cho thấy khi tiến hành bào chế nano loratadin ở nhiệt độ 25°C thì cho KTTP nhỏ nhất và PDI đáp ứng yêu cầu. Do vậy lựa chọn nhiệt độ 25°C để cho thí nghiệm sau. 3.3.7. Khảo sát ảnh hƣởng của chất diện hoạt Bào chế hỗn dịch nano loratadin tƣơng tự nhƣ mẫu M14 nhƣng chỉ khác nhau về chất diện hoạt. Kết quả thể hiện ở bảng 3.8 và hình 3.9. 33
  43. Bảng 3.8. KTTP và PDI, thế zeta của nano loratadin với chất diện hoạt khác nhau Chất diện hoạt KTTP (nm) PDI Thế zeta (mV) NaLS 273,9 ± 18,4 0,066 ± 0,014 -32,2 ± 0,1 Poloxame 188 305,3 ± 5,5 0,188 ± 0,142 -9,0 ± 5,6 Tween 80 Nhìn thấy tiểu phân bằng mắt thƣờng -8,8 ± 4,9 Hình 3.9.KTTP và PDI của nano loratadin với chất diện hoạt khác nhau Nhận xét: Từ kết quả bảng trên thì cho thấy KTTP nhỏ nhất khi bào chế cĩ thêm chất diện hoạt là NaLS và đồng thời thế zeta cao giúp hệ ổn định, bền vững do NaLS là chất diện hoạt ion hĩa nên nĩ tạo lực đẩy tĩnh điện giữa các tiểu phân trong dung dịch đồng thời kết hợp với polymer HPMC E6 tạo lực cản về khơng gian do vậy tạo tiểu phân cĩ kích thƣớc nhỏ hơn [28]. Trong khi đĩ poloxame 188 và Tween 80 là chất diện hoạt khơng ion hĩa nên chủ yếu là cản trở về khơng gian của các tiểu phân, đồng thời cũng khơng làm hệ ổn định[28]. Kết luận: Lựa chọn chất diện hoạt NaLS làm chất diện hoạt của cơng thức. Nhƣ vậy qua quá trình khảo sát các yếu tố, đề tài đã lựa chọn các thơng số cho quá trình bào chế nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi nhƣ sau: 34
  44. + Nồng độ dung dịch Loratadin trong ethanol là 60 mg/ml + Nồng độ dung dịch HPMC E6 trong nƣớc là 0,6% + Nồng độ dung dịch NaLS trong nƣớc là 0,01% +Tỉ lệ dung mơi hịa tan/dung mơi kết tủa là 1/100 + Nhiệt độ bào chế: 25°C + Thiết bị sử dụng là máy khuấy trộn tốc độ cao, tốc độ 1500 vịng/phút + Tốc độ tiêm bằng kim tiêm xi lanh với tốc độ 120 giọt/phút. 3.4. Đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano loratadin Hỗn dịch nano sau khi bào chế đƣợc ở mục 3.3 theo cơng thức và thơng số quy trình đã lựa chọn đƣợc sấy phun thu lấy bột nhƣ mơ tả trong mục 2.3.3. Bột nano loratadin đƣợc đĩng trong túi zip kín, bảo quản ở nhiệt độ phịng trong bình tránh ẩm để đánh giá một số đặc tính. 3.4.1. Đánh giá độ hịa tan bão hịa của nano loratadin Độ tan bão hịa của nguyên liệu loratadin trong nƣớc ở nhiệt độ phịng là 0,769 mg/ml, cịn của nano loratadin là 1,579 mg/ml, tăng gấp 2,5 lần so với nguyên liệu. Nhƣ vậy là nano loratadin cĩ độ hịa tan cao hơn so với dạng nguyên liệu. Nguyên nhân là do trong cơng thức bào chế nano loratadin cĩ sử dụng các chất mang cĩ bản chất là polymer thân nƣớc (HPMC E6) và chất diện hoạt (NaLS). 3.4.2. Đánh giá đặc tính của nano loratadin 3.4.2.1. Kính hiển vi quét điện tử (SEM) 35
  45. a. Loratadin nguyên liệu b. Nano loratadin Hình 3.10. Hình ảnh phân tích bằng kính hiển vi điện tử Nhận xét: Hình ảnh SEM cho thấy hình thái của nguyên liệu loratadin giống nhƣ ở dạng kết tinh hình que với trạng thái nhiều gĩc cạnh, KTTP lớn hơn 10 µm, và phân bố kích thƣớc tiểu phân tƣơng đối rộng. Trong khi đĩ tiểu phân nano loratadin cĩ hình thái cầu hơn, các tiểu phân cũng cho thấy sự đồng đều kích thƣớc hơn khi so sánh với nguyên liệu thơ. Bề mặt tiểu phân nano cũng cĩ thấy sự mịn hơn so với nguyên liệu. 3.4.2.2. Phƣơng pháp quét phổ vi sai (DSC) 36
  46. Hình 3.11. Hình ảnh gộp phổ giản đồ nhiệt vi sai DSC Nhận xét: Giản đồ phân tích nhiệt quét vi sai (DSC) cho thấy ở nguyên liệu loratadin cĩ pic thu nhiệt ở 136,1°C, đây chính là điểm chảy của nguyên liệu. HPMC E6 cĩ một pic tỏa nhiệt ở 278,6°C. Trong khi đĩ NaLS lại cho thấy nhiều pic thu nhiệt khác nhau ở khoảng nhiệt độ 105 - 120°C, 170 - 180°C và 265 - 275°C. Sự vắng mặt của pic ở khoảng nhiệt độ xung quanh 135°C trên giản đồ pha của nano loratadin chứng tỏ nguyên liệu gần nhƣ đã chuyển hết từ trạng thái tinh thể sang trạng thái vơ định hình. 3.4.2.3. Đo phổ hồng ngoại 37
  47. Hình 3.12. Hình ảnh gộp phổ hồng ngoại của nano loratadin, loratadin nguyên liệu, HPMC E6, NaLS Nhận xét: Kết quả phân tích phổ hồng ngoại cho thấy loratadin nguyên liệu cĩ các pic ở bƣớc sĩng 995,2 cm-1 đặc trƣng cho liên kết aryl C-Cl; 1222,6 cm-1 đặc trƣng cho liên kết C-N của nhĩm aryl của N; dải bƣớc sĩng 1558,7 cm-1 tới 1699,7 cm-1 đặc trƣng cho liên kết C-O của nhĩm amid hoặc nhĩm ester; dải bƣớc sĩng 2862,6 cm-1 tới 2981,9 cm-1 đặc trƣng cho liên kết C-H. Phổ hồng ngoại cho thấy sự tƣơng đồng giữa phổ của nano loratadin với phổ của polymer HPMC E6. Điều này cĩ thể là do hàm lƣợng loratadin trong hệ nano thấp (khoảng 20 %) cịn HPMC E6 chiếm tỷ lệ cao khoảng 60%, từ đĩ dẫn đến đỉnh hấp thụ đặc trƣng của loratadin bị che khuất bởi đỉnh hấp thụ của HPMC E6. Phổ hồng ngoại của nano loratadin chƣa cho thấy sự tƣơng tác rõ ràng giữa dƣợc chất và chất mang trong quá trình bào chế nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa và kết hợp với quá trình phun sấy. 38
  48. 3.4.2.4. Phổ nhiễu xạ tia X Hình 3.13. Hình ảnh phổ nhiễu xạ tia X của loratadin và nano loratadin Nhận xét: Phổ nhiễu xạ tia X cho thấy loratadin cĩ nhiều pic nhiễu xạ, đặc biệt từ vùng từ 10o tới 20o, chứng tỏ loratadin nguyên liệu tồn tại ở trạng thái kết tinh trong khi đĩ các đỉnh đặc trƣng của nano loratadin đã bị biến mất ở khoảng vùng này, chỉ cĩ một số rất ít đỉnh ở vùng khác nhƣ 5o hoặc ngồi 20o. Hiện tƣợng này chứng minh rằng trạng thái kết tinh đã bị biến mất trong quá trình kết tủa và phun sấy. Giả thuyết này cũng đƣợc chứng minh ở giản đồ DSC ở bên trên càng làm tăng tính chính xác của trạng thái của nguyên liệu loratadin và nano loratadin bào chế đƣợc. 39
  49. 3.4.3. Đánh giá độ hịa tan của nguyên liệu và nano loratadin Bảng 3.9. Độ hịa tan của nguyên liệu và nano loratadin theo thời gian Tỉ lệ loratadin hịa tan (%) Thời gian (phút) Nano Nguyên liệu 5 31,72 ± 2,15 8,44 ± 2,18 10 38,37 ± 1,23 8,96 ± 2,63 15 47,81 ± 2,71 9,61 ± 2,84 30 58,42 ± 2,66 10,69 ± 2,34 60 67,51 ± 3,10 11,82 ± 2,59 Hình 3.14. Đồ thị hịa tan của nguyên liệu và nano loratadin Nhận xét: Nhìn chung, độ hịa tan của loratadin nguyên liệu sau 5 phút hầu nhƣ khơng tăng nhƣng nano loratadin thì tăng đều đặn theo thời gian. Cụ thể là loratadin nguyên liệu sau 5 phút hịa tan đƣợc 8,44% trong khi đĩ của nano là 31,72%, gấp 3,76 lần so với nguyên liệu ban đầu. Cịn ở các thời điểm sau thì nguyên liệu nano cho độ hịa tan hầu nhƣ khơng tăng, điều này chứng tỏ nguyên 40
  50. liệu ít tan trong mơi trƣờng đệm phosphat 6,8. Ngƣợc lại với nano loratadin ở một số thời điểm thì độ hịa tan tăng lên rõ rệt: tại thời điểm 60 phút cho thấy độ hịa tan là 67,51% cao gấp 5,71 lần so với nguyên liệu. Điều này chứng tỏ, KTTP bé và sự cĩ mặt của các chất ổn định nhƣ polymer và chất diện hoạt trong cơng thức bào chế đã làm tăng độ hịa tan của nano loratadin. Ngồi ra loratadin ở trạng thái vơ định hình cũng làm tăng tốc độ hịa tan của dạng nano. 41
  51. CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN 4.1. Phƣơng pháp bào chế nano loratadin Trong nghiên cứu này, phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi đƣợc lựa chọn để bào chế nano loratadin. Phƣơng pháp này cĩ nhiều ƣu điểm nhƣ: đơn giản, dễ thực hiện, khơng địi hỏi các thiết bị phức tạpnhƣ các phƣơng pháp top – down, việc tạo ra tiểu phân nano cĩ thể tiến hành trong thời gian ngắn, dễ đạt đƣợc kích thƣớc mong muốn. Các thiết bị, dụng cụ sử dụng rất phổ biến, thơng dụng. 4.2. Kết quả đánh giá độ tan của loratadin trong các dung mơi khác nhau Lựa chọn ethanol là dung mơi hịa tan dƣợc chất là thích hợp. Với ƣu điểm là an tồn, cho độ tan của loratadin tốt nhất, dễ loại bỏ, đảm bảo kinh tế. Đây cũng là dung mơi đƣợc sử dụng trong nghiên cứu của Alshweiat Areen [3]. Trong khi đĩ methanol và aceton mặc dù cho độ tan tốt nhƣng độc, gây ảnh hƣởng tới sức khỏe và mơi trƣờng nên hạn chế sử dụng. 4.3. Kết quả khảo sát yếu tố ảnh hƣởng tới KTTP Lựa chọn HPMC E6 làm polymer cho KTTP nhỏ nhất. Điều đĩ đƣợc giải thích do HPMC E6 hấp phụ lên bề mặt tiểu phân gây cản trở về mặt khơng gian giữa các tiểu phân cho nên tránh đƣợc sự kết tụ. Trong khi đĩ PVP - K30 mặc dù là polymer khơng ion hĩa nhƣng lại cho KTTP quá lớn cĩ thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng. Điều đĩ cĩ thể giải thích là do sự hấp phụ kém của polymer lên bề mặt loratadin cùng với sự tƣơng tác lƣỡng cực - lƣỡng cực kém giữa loratadin và polymer bởi bề mặt kém phân cực của loratadin [3]. Lựa chọn nồng độ HPMC E6 là 0,6% cho KTTP nhỏ nhất. Điều này đƣợc giải thích khi nồng độ polymer tăng lên thì tăng khả năng hấp phụ lên bề mặt dƣợc chất tránh sự kết tập của tiểu phân dƣợc chất. Đồng thời khi nồng độ tăng lên thì độ nhớt của dung dịch cũng tăng lên theo do đĩ sẽ giảm sự dịch chuyển của tiểu phân trong dung dịch từ đĩ tránh hiện tƣợng kết tập tiểu phân dƣợc chất [43]. 42
  52. Lựa chọn nồng độ dƣợc chất là 60 mg/ml cho tiểu phân cĩ kích thƣớc nhỏ nhất. Đây là nồng độ tối ƣu của loratadin. Khi nồng độ càng tăng thì dƣợc chất sẽ phân tán khơng đều trong dung dịch đồng thời khơng đủ lƣợng polymer để hấp phụ lên bề mặt tiểu phân dƣợc chất đĩ nên dễ cĩ xu hƣớng kết tụ vào nhau. Tại nồng độ 40 mg/ml và 20 mg/ml cho kích thƣớc lớn hơn so với nồng độ 60mg/ml, điều này đƣợc giải thích là do khi nồng độ dƣới mức nồng độ tối ƣu thì quá trình quá bão hịa đạt chậm dẫn đến tốc độ tăng trƣởng lớn hơn tốc độ tạo mầm do vậy thì tiểu phân cĩ kích thƣớc lớn hơn [46]. Lựa chọn tỉ lệ dung mơi/dung mơi kết tủa là 1/100 cho KTTP nhỏ nhất. Điều này đƣợc giải thích do khi tỉ lệ này giảm thì dẫn đến mức độ quá bão hịa càng cao [27], dẫn đến tăng tốc độ tạo mầm, giảm tốc độ tăng trƣởng, từ đĩ giảm KTTP, đảm bảo cho sự phân tán đều của tiểu phân dƣợc chất trong dung dịch. Tuy nhiên với tỉ lệ 1/100 thì sẽ gây tốn kém về dung mơi trong quá trình làm thí nghiệm. Lựa chọn thiết bị khuấy trộn với tốc độ 1500 vịng/phút là thiết bị cho KTTP nhỏ nhất. Do với cánh khuấy trộn thì sẽ phân cắt các tiểu phân làm cho tiểu phân cĩ kích thƣớc nhỏ hơn so với khuấy từ. Mặc dù súng phun đƣợc cho là thiết bị tạo ra tiểu phân cĩ kích thƣớc nhỏ, nhƣng khi sử dụng thì cho kích thƣớc lớn hơn. Điều này cĩ thể giải thích là với tốc độ súng phun mạnh khi phun vào thì polymer sẽ xu hƣớng chuyển động hỗn loạn khĩ hấp phụ đƣợc lên bề mặt tiểu phân dƣợc chất hơn, do vậy tiểu phân cĩ kích thƣớc lớn hơn. Lựa chọn nhiệt độ 25°C là nhiệt độ tối ƣu cho cơng thức. Khi tiến hành ở nhiệt độ thấp hơn đặc biệt là nhiệt độ 5°C thì KTTP lại tăng lên cao. Điều này cĩ thể giải thích khi nhiệt độ càng thấp thì quá trình kết tinh càng nhanh, cùng với các điều kiện tiến hành khác thì tiểu phân nano bị kết tụ và tăng kích thƣớc tiểu phân [2]. Lựa chọn NaLS là chất diện hoạt cho KTTP nhỏ nhất và thế zeta ổn định. Điều này đƣợc giải thích là do NaLS là chất diện hoạt ion hĩa cho nên khi hấp thụ lên bề mặt dƣợc chất thì sẽ gây cản trở do sự tích điện ở bề mặt, những tiểu 43
  53. phân cĩ điện tích giống nhau sẽ đẩy nhau, từ đĩ tránh sự kết tụ. Kết hợp với sự cản trở khơng gian của polymer thì tiểu phân càng cho kích thƣớc nhỏ hơn. Đồng thời, sự tích điện dẫn đến đẩy nhau trong khơng gian đủ duy trì hệ ổn định theo thời gian [28]. 4.4. Đặc tính của tiểu phân nano loratadin bào chế đƣợc Nano loratadin cĩ KTTP nhỏ, khoảng phân bố hẹp, độ ổn định cao. Mẫu nano nhỏ nhất bào chế đƣợc cĩ KTTP 273,95 nm, PDI là 0,06, thế zeta là -32,2 mV. So với nghiên cứu [3] (KTTP từ 353 đến 441 nm, PDI từ 0,167 đến 0,229, thế zeta là từ -25.7 mV đến -20,7 mV) thì KTTP của nghiên cứu này nhỏ hơn, thế zeta lớn hơn cho thầy hệ ổn định hơn. Điều này cĩ thể là do kỹ thuật bào chế khác nhau, sử dụng chất ổn định khác nhau, máy mĩc thiết bị khác nhau, điều kiện kiểm sốt cũng khác nhau dẫn đến KTTP của nano loratadin bào chế đƣợc cũng khác nhau. Nano loratadin bào chế đƣợc cho thấy độ tan bão hịa trong nƣớc cao gấp 2,05 lần so với nguyên liệu. Điều này chứng tỏ dạng nano đã làm tăng độ hịa tan của loratadin trong mơi trƣờng nƣớc nhờ KTTP nhỏ, sự tăng thấm ƣớt bề mặt của chất ổn định. Hình ảnh SEM cho thấy tiểu phân nano loratadin đồng nhất và bề mặt mịn hơn khi so sánh với nguyên liệu thơ. Giản đồ nhiệt DSC và phổ nhiễu xạ tia X chứng minh nano loratadin tồn tại ở trạng thái vơ định hình, cịn nguyên liệu ở trạng thái kết tinh. Điều này cho thấy sự thay đổi đặc tính của nano, nhƣng cần đánh giá thêm sự ổn định để đảm bảo trạng thái tồn tại này là bền cĩ ý nghĩa trong thực tiễn. Trong khi đĩ phổ hồng ngoại bƣớc đầu chứng minh khơng cĩ xảy ra tƣơng tác nhĩm chức giữa dƣợc chất và các thành phần tá dƣợc cĩ trong cơng thức. Độ hịa tan của nano loratadin cao gấp 3,76 lần so với nguyên liệu loratadin tại thời điểm 5 phút, và tại thời điểm 60 phút cao gấp 5,71 lần. Đây đƣợc coi là đặc tính mới của nano loratadin, điều này khẳng định việc ứng dụng cơng nghệ nano vào để bào chế nano loratadin là cĩ ý nghĩa và hữu ích. 44
  54. CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong suốt quá trình thực hiện, đề tài đã tiến hành một loạt các thực nghiệm bám sát theo mục tiêu nghiên cứu và đã đạt đƣợc một số kết quả sau: 5.1.1. Đã bào chế đƣợc nano loratadin bằng phƣơng pháp kết tủa trong dung mơi và đánh giá ảnh hƣởng một số yếu tố ảnh hƣởng tới KTTP và thế zeta của nano loratadin Mẫu nano loratadin nhỏ nhất bào chế đƣợc cĩ KTTP là 273,9 nm, PDI là 0,06 và thế zeta -32,2 mV với các thơng số cho quá trình bào chế nhƣ sau: nồng độ dung dịch Loratadin trong ethanol là 60 mg/ml, nồng độ dung dịch HPMC E6 trong nƣớc là 0,6 %, nồng độ dung dịch NaLS trong nƣớc là 0,01 %, tỉ lệ dung mơi hịa tan/dung mơi kết tủa là 1/100, nhiệt độ bào chế: 25°C, thiết bị sử dụng là máy khuấy trộn tốc độ cao, tốc độ 1500 vịng/phút, tốc độ tiêm bằng kim tiêm xi lanh với tốc độ 120 giọt/phút. 5.1.2. Đã đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano loratadin: độ tan bão hịa của nano, hình ảnh SEM, giản đồ nhiệt DSC, phổ nhiễu xạ tia X, phổ hồng ngoại, độ hịa tan. Độ tan bão hịa và độ hịa tan của nano loratadin cao hơn so với loratadin nguyên liệu. Nano loratadin thu đƣợc cĩ bề mặt mịn hơn và đồng đều về kích thƣớc hơn so với nguyên liệu. Theo giản đồ phân tích nhiệt vi sai và phổ nhiễu xạ tia X thì nano loratadin chuyển từ trạng thái tinh thể sang trạng thái vơ định hình. Phổ IR thì khơng thấy sự tƣơng tác giữa loratadin và tá dƣợc khác. 45
  55. 5.2. Kiến nghị + Đánh giá độ ổn định của mẫu loratadin bào chế đƣợc + Tiếp tục khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng để tối ƣu hĩa quy trình bào chế nano loratadin + Nghiên cứu bào chế một số dạng thuốc từ nano loratadin bào chế đƣợc. 46
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 1. Bộ Y Tế (2018), Dƣợc thƣ quốc gia. 923-925. 2. Vũ Văn Thƣởng (2019), "Nghiên cứu bào chế và đánh giá một số đặc tính của tiểu phân nano aspirin. ",Khĩa luận tốt nghiệp đại học ngành Dƣợc,Đại học Y- Dƣợc, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tài liệu Tiếng Anh 3. Alshweiat Areen, et al. (2018), "Design and characterization of loratadine nanosuspension prepared by ultrasonic-assisted precipitation".European Journal of Pharmaceutical Sciences. 122: p. 94-104. 4. Bansal Sanjay, et al. (2012), "Nanocrystals: current strategies and trends".Int J Res Pharm Biomed Sci. 4: p. 10. 5. Beck Christian, et al. (2010), "Controlled liquid antisolvent precipitation using a rapid mixing device".Chemical Engineering Science. 65(21): p. 5669-5675. 6. Chaurasia Toshi, et al. (2012), "A Review on Nanosuspensionspromising Drug Delivery Strategy".Journal of Current Pharma Research. 3(1): p. 764. 7. Chen Xiaoxia, et al. (2002), "Preparation of cyclosporine A nanoparticles by evaporative precipitation into aqueous solution".International journal of pharmaceutics. 242(1-2): p. 3-14. 8. Dhumal Ravindra S, et al. (2008), "Preparation of amorphous cefuroxime axetil nanoparticles by sonoprecipitation for enhancement of bioavailability".European Journal of Pharmaceutics and Biopharmaceutics. 70(1): p. 109-115. 9. Gupta Ram B and Kompella, Uday B (2006), "Nanoparticle technology for drug delivery". Taylor & Francis New York. 10. Kreuter Jưrg (2007), "Nanoparticles—a historical perspective".International journal of pharmaceutics. 331(1): p. 1-10. 11. Kumar Varun, et al. (2009), "Formulation and stability of itraconazole and odanacatib nanoparticles: governing physical parameters".Molecular Pharmaceutics. 6(4): p. 1118-1124. 12. Lakshmi Prasanna and Kumar, Giddam Ashwini (2010), "Nanosuspension technology: A review".Int J Pharm Sci. 2(4): p. 35-40.
  57. 13. Mohanraj VJ and Chen, Y (2006), "Nanoparticles-a review".Tropical journal of pharmaceutical research. 5(1): p. 561-573. 14. Patel Mitesh, et al. (2011), "Nanosuspension: A novel approach for drug delivery system".Jpsbr. 1(1): p. 1-10. 15. Patravale VB, et al. (2004), "Nanosuspensions: a promising drug delivery strategy".Journal of pharmacy and pharmacology. 56(7): p. 827-840. 16. Peltonen Leena and Hirvonen, Jouni (2010), "Pharmaceutical nanocrystals by nanomilling: critical process parameters, particle fracturing and stabilization methods".Journal of pharmacy and pharmacology. 62(11): p. 1569-1579. 17. Pinto Reis Catarina, et al. (2006), "Nanoencapsulation I. Methods for preparation of drug-loaded polymeric nanoparticles".Nanomedicine: Nanotechnology, Biology and Medicine. 2(1): p. 8-21. 18. Rasenack Norbert, et al. (2004), "Preparation of microcrystals by in situ micronization".Powder Technology. 143: p. 291-296. 19. Triplett Michael David (2004), "Enabling solid lipid nanoparticle drug delivery technology by investigating improved production techniques",The Ohio State University 20. Xia Dengning, et al. (2010), "Preparation of stable nitrendipine nanosuspensions using the precipitation–ultrasonication method for enhancement of dissolution and oral bioavailability".European Journal of Pharmaceutical Sciences. 40(4): p. 325-334. 21. Yadav Geeta Vikram and Singh, Sushma R (2012), "Nanosuspension: A promising drug delivery system".Pharmacophore. 3(5): p. 217-243. 22. Zhang Ji-Yao, et al. (2006), "Preparation of amorphous cefuroxime axetil nanoparticles by controlled nanoprecipitation method without surfactants".International journal of pharmaceutics. 323(1-2): p. 153-160. 23. Zhao Xiaoyu, et al. (2009), "Development of silymarin nanocrystals lyophilized power applying nanosuspension technology".Zhongguo Zhong yao za zhi= Zhongguo zhongyao zazhi= China journal of Chinese materia medica. 34(12): p. 1503-1508. 24. Ambrus Rita, et al. (2019), "3D-printed electrospinning setup for the preparation of loratadine nanofibers with enhanced physicochemical properties".International Journal of Pharmaceutics. 567: p. 118455.
  58. 25. Bayer Glen (2015), "Martindale: the complete drug reference".Australian Prescriber. 38(2): p. 59. 26. Convention United States Pharmacopeial (2017), "The United State Pharmacopoeia 40". p. 2805-2806. 27. D'Addio Suzanne M and Prud'homme, Robert K (2011), "Controlling drug nanoparticle formation by rapid precipitation".Advanced drug delivery reviews. 63(6): p. 417-426. 28. Dalvi Sameer V and Dave, Rajesh N (2009), "Controlling particle size of a poorly water-soluble drug using ultrasound and stabilizers in antisolvent precipitation".Industrial & Engineering Chemistry Research. 48(16): p. 7581-7593. 29. Egodawatte Shani, et al. (2017), "Solvent effects in the development of a drug delivery system for 5-fluorouracil using magnetic mesoporous silica nanoparticles".Microporous and Mesoporous Materials. 237: p. 108-116. 30. Elkomy Mohammed H., et al. (2017), "Loratadine bioavailability via buccal transferosomal gel: formulation, statistical optimization, in vitro/in vivo characterization, and pharmacokinetics in human volunteers".Drug Delivery. 24(1): p. 781-791. 31. Holister Paul, et al. (2003), "Nanoparticles".Technology white papers. 3: p. 1-11. 32. Hoofnagle Jay H, et al., LiverTox: a website on drug‐induced liver injury. 2013, Wiley Online Library. 33. Ji Fan, et al. (2018), "A dual pH/magnetic responsive nanocarrier based on PEGylated Fe3O4 nanoparticles for doxorubicin delivery".Journal of nanoscience and nanotechnology. 18(7): p. 4464-4470. 34. Li Haiyan, et al. (2015), "Dissolution evaluation in vitro and bioavailability in vivo of self-microemulsifying drug delivery systems for pH-sensitive drug loratadine".Journal of microencapsulation. 32(2): p. 175-180. 35. Li Xinyi, et al. (2017), "Enhanced tumor targeting effects of a novel paclitaxel-loaded polymer: PEG–PCCL-modified magnetic iron oxide nanoparticles".Drug delivery. 24(1): p. 1284-1294. 36. Mersmann A (1999), "Crystallization and precipitation".Chemical Engineering and Processing: Process Intensification. 38(4-6): p. 345-353.
  59. 37. Oerlemans Chris, et al. (2010), "Polymeric micelles in anticancer therapy: targeting, imaging and triggered release".Pharmaceutical research. 27(12): p. 2569-2589. 38. Park Cyn-Young, et al. (2021), "Getting Ready for the COVID-19 Vaccine Rollout". 39. Shariare Mohammad H, et al. (2018), "The impact of process parameters on carrier free paracetamol nanosuspension prepared using different stabilizers by antisolvent precipitation method".Journal of Drug Delivery Science and Technology. 43: p. 122-128. 40. Shen Beibei, et al. (2016), "Smart multifunctional magnetic nanoparticle- based drug delivery system for cancer thermo-chemotherapy and intracellular imaging".ACS applied materials & interfaces. 8(37): p. 24502-24508. 41. Shi Miao, et al. (2018), "Preparation and Stability of Loratadine Nanoparticle Suspension".Herald of Medicine. 37(11): p. 1381-1385. 42. Singh P., et al. (2018), "Gold Nanoparticles in Diagnostics and Therapeutics for Human Cancer".19(7). 43. Sinha Biswadip, et al. (2013), "Bottom-up approaches for preparing drug nanocrystals: formulations and factors affecting particle size".International journal of pharmaceutics. 453(1): p. 126-141. 44. Tao Jinsong, et al. (2019), "Application of flash nanoprecipitation to fabricate poorly water-soluble drug nanoparticles".Acta pharmaceutica sinica B. 9(1): p. 4-18. 45. Yousefi M, et al. (2014), "Nano precipitation of Loratadine by Impinging Jet". 46. Zhang Hai-Xia, et al. (2009), "Micronization of atorvastatin calcium by antisolvent precipitation process".International journal of pharmaceutics. 374(1-2): p. 106-113. 47. Zhang X, et al. (2006), "Preparation of all-trans retinoic acid nanosuspensions using a modified precipitation method".Drug development and industrial pharmacy. 32(7): p. 857-863.
  60. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH KTTP VÀ THẾ ZETA CỦA MẪU NANO BÀO CHẾ ĐƢỢC PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH PHỔ HỒNG NGOẠI IR PHỤ LỤC 3: HÌNH ẢNH GIẢN ĐỒ NHIỆT VI SAI DSC PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH PHỔ NHIỄU XẠ TIA X PHỤ LỤC 5: HÌNH ẢNH SEM
  61. PHỤ LỤC 1: HÌNH ẢNH KTTP VÀ THẾ ZETA CỦA MẪU NANO BÀO CHẾ ĐƢỢC Hình 1: Đồ thị biểu diễn sự phân bố kích thƣớc tiểu phân của nano loratadin KTTP = 260,9 nm, PI =0,069
  62. Hình 2: Đồ thi biểu diễn sự phân bố thế zeta của nano loratadin với KTTP = 260,9 nm
  63. Hình 3: Đồ thị biểu diễn sự phân bố kích thƣớc tiểu phân của nano loratadin KTTP = 287,0 nm, PI = 0,054
  64. Hình 4: Đồ thị biểu diễn sự phân bố thế zeta của nano loratadin với KTTP = 287,0 nm
  65. PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH PHỔ HỒNG NGOẠI IR Hình 1: Phổ hồng ngoại của loratadin nguyên liệu Hình 2: Phổ hồng ngoại của nano loratadin
  66. Hình 3:Phổ hồng ngoại của HPMC E6 Hình 4:Phổ hồng ngoại của NaLS
  67. PHỤ LỤC 3:HÌNH ẢNH GIẢN ĐỒ NHIỆT VI SAI DSC Hình 1: Hình ảnh giản đồ nhiệt vi sai của nano loratadin
  68. Hình 2: Hình ảnh giản đồ nhiệt vi sai của loratadin nguyên liệu
  69. Hình 3: Hình ảnh giản đồ nhiệt vi sai của NaLS
  70. Hình 4: Hình ảnh giản đồ nhiệt vi sai của HPMC E6
  71. PHỤ LỤC 4: HÌNH ẢNH PHỔ NHIỄU XẠ TIA X AnhYD LORATADIN 300 290 280 270 260 d=4.529 250 d=4.198 240 230 220 d=5.829 210 200 190 180 170 d=5.339 160 150 d=3.725 140 Lin (Cps) Lin d=3.878 130 d=5.418 d=3.773 d=4.346 120 d=4.706 d=3.644 110 d=4.407 d=4.110 d=2.927 100 d=6.856 90 d=3.443 80 d=4.774 d=3.340 d=3.561 d=11.607 70 d=3.181 d=2.712 d=2.730 60 d=13.603 50 d=2.610 d=2.265 d=6.643 d=1.995 d=2.542 40 d=1.913 30 d=8.274 20 10 0 2 10 20 30 40 50 60 2-Theta - Scale AnhYD LORATADIN - File: AnhYD LORATADIN.raw - Type: 2Th/Th locked - Start: 2.000 ° - End: 60.000 ° - Step: 0.020 ° - Step time: 1. s - Temp.: 25 °C (Room) - Time Started: 0 s - 2-Theta: 2.000 ° - Theta: 1.000 ° - Chi: 0 Hình 1:Hình ảnh phổ nhiễu xạ tia X của loratadin nguyên liệu
  72. PHỤ LỤC 5: HÌNH ẢNH SEM Hình 1: Hình ảnh SEM nano loratadin Hình 2: Hình ảnh SEM loratadin nguyên liệu