Khóa luận Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế

pdf 100 trang thiennha21 25/04/2022 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_hoat_dong_cho_vay_khach_hang_ca_nhan_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ NÔNG THỊ HOA Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ Sinh viên thực hiện Giáo viên hướng dẫn Nông Thị Hoa ThS. Nguyễn Hồ Phương Thảo TrườngLớp: K50 Tài Chính Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016-2020 Huế, tháng 04 năm 2020
  3. Lời Cảm Ơn Để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến cô Nguyễn Hồ Phương Thảo, cô đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi rất tận tình để tôi hoàn thành bài khóa luận tốt nhất. Tôi cũng xin cảm ơn tới ban lãnh đạo trường đại học kinh tế - Đại học Huế và quý thầy cô giáo trong khoa Kế toán - Tài chính đã tận tình giảng dạy, trang bị cho tôi nhiều kiến thức và cảm ơn thư viện Trường Đại học Kinh Tế Huế đã giúp đỡ tôi trong quá trình tìm kiếm và mượn tư liệu để phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành bài khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế đã tạo điều kiện để tôi có thể thực tập tại ngân hàng và đặc biệt là các anh chị nhân viên trong phòng phát triển kinh doanh đã tận tình chỉ dẫn và cung cấp tài liệu cho tôi giúp tôi có thể tìm hiểu các hoạt động thực tiễn và hoàn thành bài khóa luận. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô trường Đại học kinh tế Huế, tập thể cán bộ nhân viên tại ngân hàng TMCP Đông Á - CN Huế sức khỏe, thành công. Trong quá trình thực hiện khóa luận, do khả năng và kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Thầy/Cô để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học Kinh Hutếế, tháng Huế 04 năm 2020 Sinh viên Nông Thị Hoa
  4. MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu đề tài 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6 1.1.1.Khái niệm 6 1.1.2.Nguyên tắc cho vay 6 1.1.3.Vai trò hoạt động cho vay 7 1.2.TTrườngổng quan về hoạt đ ộĐạing cho vay học khách hàng Kinh cá nhân tế Huế 9 1.2.1.Khái niệm 9 1.2.2.Đặc điểm 9 1.2.3.Vai trò hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 12 1.2.4.Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân 12
  5. 1.2.5.Các biện pháp đảm bảo tiền vay trong cho vay khách hàng cá nhân 13 1.3. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo 13 1.3.1.Khái niệm 13 1.3.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo 15 1.3.3. Một số phương pháp định giá tài sản đảm bảo cho khoản vay khách hàng cá nhân 17 1.3.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo của ngân hàng thương mại 19 1.3.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo.24 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á - CHI NHÁNH HUẾ 29 2.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế 29 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 29 2.1.2.Cơ cấu tổ chức, nhân sự của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế 30 2.1.3. Tình hình lao động của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 32 2.1.4. Tình hình tài sản, nguồn vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 35 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánhTrường Huế Đại học Kinh tế Huế 40 2.2.Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế 47 2.2.1 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế 47
  6. 2.2.2 Thực trạng về cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Huế 51 2.2.3. Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á – Chi nhánh Huế so với các ngân hàng khách trên địa bàn 71 2.3. Đánh giá chung 74 2.3.1 Kết quả đạt được 74 2.3.2 Hạn chế 75 2.3.3.Nguyên nhân 76 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á – CHI NHÁNH HUẾ 79 3.1. Phương hướng phát triển của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế trong thời gian tới 79 3.1.1. Đối với ngân hàng TMCP Đông Á 79 3.1.2. Đối với ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 79 3.2. Giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 80 3.2.1. Tăng cường hoạt động Marketing truyền bá các sản phẩm, thương hiệu DongA Bank 80 3.2.2.Trường Thực hiện linh ho ạĐạit quy trình học cho vay kháchKinh hàng cá tếnhân cóHuế TSĐB 81 3.2.3. Nâng cao chất lượng định giá tài sản đảm bảo và thường xuyên tái định giá tài sản đảm bảo 82 3.2.4. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát trước và sau khi cho vay 82
  7. 3.2.5. Áp dụng công nghệ thông tin trong công tác thẩm định và quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay KHCN có TSĐB 83 3.2.6. Phát huy nguồn lực con người 84 3.2.7. Đa dạng hóa danh mục tài sản đảm bảo 84 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86 1. Kết luận 86 2. Kiến nghị 86 2.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 86 2.2. Đối với ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CN Chi nhánh CV Cho vay DAB Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á ĐVT Đơn vị tính KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại PGĐ Phó giám đốc PTKD Phát triển kinh doanh QLTD Quản lý tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình lao động của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 33 Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 – 2019 36 Bảng 2.3: Tình hình doanh số cho vay và dư nợ cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 – 2019 40 Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 42 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế 44 Bảng 2.6: Các chỉ tiêu về cho vay KHCN có TSĐB tại ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 52 Bảng 2.7: Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN có TSĐB tại ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 53 Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 59 Bảng 2.9: Hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 60 BảngTrường 2.10: Tỷ trọng dư nĐạiợ cho vay học KHCN cóKinh TSĐB trong tế tổng Huếdư nợ cho vay của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 61 Bảng 2.11: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN có TSĐB tại ngân hàng TMCP Đông Á - CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 64
  10. Bảng 2.12: Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN có TSĐB tại ngân hàng TMCP Đông Á - CN Huế giai đoạn 2017 – 2019 65 Bảng 2.13: Nợ xấu cho vay KHCN có TSĐB phân theo nhóm nợ tại ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 66 Bảng 2.14: Chỉ tiêu về cho vay KHCN có TSĐB qua các sản phẩm của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 69 Bảng 2.15: Sản phẩm cho vay mua ô tô giữa các ngân hàng trên địa bàn TP Huế .72 Trường Đại học Kinh tế Huế
  11. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế 30 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay KHCN có TSĐB tại DongA Bank – CN Huế 47 Biểu đồ 2.1: Tình hình tài sản của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn năm 2017 -2019 37 Biểu đồ 2.2: Tình hình nguồn vốn của DongA Bank – Chi nhánh Huế giai đoạn năm 2017 - 2019 39 Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay KHCN có TSĐB theo thời hạn của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 55 Biểu đồ 2.4: Doanh số thu nợ cho vay KHCN có TSĐB của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 57 Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay KHCN có TSĐB của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 58 Biểu đồ 2.6: Vòng quay vốn tín dụng KHCN có TSĐB của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 60 Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN có TSĐB so với tổng dư nợ cho vay của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 63 Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN có TSĐB của DongA Bank – CN Huế giaiTrường đoạn 2017 - 2019 Đại học Kinh tế Huế 65 Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN có TSĐB của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 67
  12. PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam đang hội nhập sâu rộng trong nền kinh tế thế giới khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, điều này tạo nên sự thay đổi lớn đối với lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra trên thế giới cũng đã mở ra cho kinh tế Việt Nam nhiều cơ hội hơn. Với sức ép của việc hội nhập, vấn đề đặt ra đối với mỗi ngân hàng là làm thế nào để có thể nâng cao được sự cạnh tranh và khai thác được tối đa các cơ hội trên thị trường mở. Vì vậy các NHTM phải thường xuyên đổi mới, thay đổi các chiến lược kinh doanh, chủ động, linh hoạt hơn, mở rộng và đa dạng hóa nhóm khách hàng mục tiêu. Ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế cũng không nằm ngoài quy luật đó. Đối với các hoạt động của NHTM thì hoạt động cho vay là quan trọng nhất, mang lại thu nhập cao nhất cho ngân hàng. Khách hàng truyền thống của ngân hàng là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty, Tuy nhiên trong nền kinh tế hiện đại ngày nay các cá nhân ngày càng tham gia nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nhu cầu chi tiêu của mỗi cá nhân cũng ngày càng cao, vì vậy nhu cầu vay vốn của cá nhân rất cao. Từ đó việc cho vay khách hàng cá nhân là xu hướng phát triển chung của toàn hệ thống ngân hàng hiện nay. Hoạt động kinh doanh của DongA Bank có nhiều khởi sắc trong 6 tháng đầu năm 2017, cụ thể hoạt động cho vay tiếp tục dần phục hồi trở lại, trong đó dư nợ cho vayTrường khách hàng cá nhânĐại tăng ghọcần 400 tỷ Kinhđồng, tương đươngtế Huếtăng 2,35% so đầu năm 2017. Dư nợ vay khách hàng cá nhân đang có sự chuyển dịch đa dạng hơn. Theo đó, cho vay có tài sản đảm bảo đang dần tăng tỷ trọng lên bên cạnh mảng cho vay trả góp và cho vay nông nghiệp nông thôn là thế mạnh từ trước đến nay. Năm 2019, dư nợ khách hàng cá nhân đã phục hồi trở lại và ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tổng dư nợ của DongA Bank, hiện chiếm tỉ trọng 43,5%. 1
  13. Ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế là một trong những chi nhánh lớn của Ngân hàng TMCP Đông Á. Trong những năm gần đây, DAB – CN Huế đã nổ lực chứng minh năng lực và sức mạnh của mình bằng những sản phẩm mang tính chất riêng. Hiện DongA Bank – CN Huế đã đưa ra nhiều gói tín dụng cá nhân với các chương trình ưu đãi lãi suất, nâng hạn mức vốn, giải ngân nhanh chóng, cũng như kéo dài thời gian trả nợ để thu hút khách hàng vay vốn. Có thể kể đến hàng loạt các sản phẩm dịch vụ cho vay cá nhân của DongA Bank như mua bất động sản, sửa chữa nhà, mua xe ô tô kinh doanh hoặc phục vụ nhu cầu đi lại, phục vụ nhu cầu vay tiêu dùng như du học, khám chữa bệnh, mua sắm trang thiết bị gia dụng và các mục đích tiêu dùng khác Tuy nhiên, dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB của ngân hàng TMCP Đông Á hiện nay cũng gặp không ít khó khăn khi chịu nhiều sự cạnh tranh từ các ngân hàng khác trên địa bàn. Chính vì vậy để đứng vững trên thị trường cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ thì điều quan trọng DongA Bank – CN Huế cần phải nghiên cứu thị trường hiện tại và trong tương lai, phân tích nhu cầu và mong muốn của khách hàng để từ đó hiểu rõ hơn mức độ hài lòng cũng như xu hướng sử dụng dịch vụ của khách hàng, nhận biết rõ hơn điểm mạnh, điểm yếu từ đó phát huy và khắc phục để mở rộng, phát triển dịch vụ nhằm có được chất lượng dịch vụ tốt nhất. Từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn đề tài “Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế” làm đề tài khóa luận nhằm đánh giá thực trạng hoạt động cho vay và tìm kiếm những giải pháp tốt nhất để phát triển hoạt động cho vay đặc biệt về mảTrườngng cho vay khách hàngĐại cá nhân học có tài sảKinhn đảm bảo. tế Huế 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động cho vay KHCN có TSĐB, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. Tìm ra những hạn chế còn tồn 2
  14. đọng trong hoạt động cho vay KHCN có TSĐB và những nguyên nhân chủ quan, khách quan dẫn đến những hạn chế đó. Dựa vào đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Huế trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo của ngân hàng thương mại. - Phân tích và đánh giá thực trạng cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo của ngân hàng thương mại. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế. - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế trong giai đoạn Trườngtừ năm 2017 đến năm Đại 2019. học Kinh tế Huế 4. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào quy trình cho vay KHCN có TSĐB tại DongA Bank – CN Huế và những thông tin, tài liệu thu thập được thông qua quá trình thực tập trực tiếp tại ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế tôi đã sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh để phân tích, sử dụng các sơ đồ và biểu đồ để miêu tả sự biến động của các chỉ 3
  15. tiêu, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay KHCN có TSĐB. Số liệu được sử dụng trong bài chủ yếu được thu thập từ các báo tổng hợp của DongA Bank – CN Huế. Ngoài ra còn cập nhập thông tin qua các nguồn sách báo, tài liệu của các nhà khoa học, internet, thư viện Từ những số liệu thu thập được tiến hành tính toán, thống kê trên phần mềm Excel. Sử dụng thông tin kết hợp phương pháp so sánh, đối chiếu, đánh giá. + Phương pháp so sánh: So sánh sự chênh lệch, tăng giảm của các chỉ tiêu qua các năm thông qua các bảng, biểu đồ. Phương pháp so sánh giúp ta thấy được những kết quả đạt được và những gì còn chưa đạt được trong hoạt động cho vay KHCN có TSĐB của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế. + Phương pháp thống kê, tổng hợp: là phương pháp để thống kê lại những tài liệu đã thu thập được. Tiến hành tổng hợp, sắp xếp, xây dựng các bảng số liệu và biểu đồ từ những số liệu thu thập được từ ngân hàng. Từ đó tạo cơ sở để tiến hành phân tích nhằm làm rõ hoạt động cho vay KHCN có TSĐB. + Phương pháp phân tích, đánh giá: Từ những số liệu thu thập được tiến hành phân tích các hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB trên Excel. Từ đó, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những khó khăn thách thức. Dựa vào đó đưa ra hướng giải pháp giải quyết và kiến nghị. 5. Kết cấu đề tài Đề tài được chia làm 3 phần: Phần 1: Đặt vấn đề TrườngPhần 2: Nội dung nghiênĐại cứu học Kinh tế Huế Chương 1: Cơ sở lý luận về cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại. Chương 2: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế. 4
  16. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế. Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 5
  17. PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 1.1.1.Khái niệm Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích đã xác định, với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc và lãi trong khoảng thời gian xác định. Theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” 1.1.2.Nguyên tắc cho vay – Thứ nhất, nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích Tất cả các khoản tín dụng phải được sử dụng đúng mục đích vay thể hiện trong hồ sơ vay vốn. Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải hướng đến mục tiêu và yêu cầu về phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn phát triển. – Thứ hai, nguyên tắc hoàn trả Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả vốn gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các NHTMTrường tồn tại và hoạt đĐạiộng bình họcthường. BKinhởi nguồn vố ntế cho vayHuế của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động. Đó là một bộ phận tài sản của các sở hữu chủ mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng, ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng các nhu cầu rút tiền của khách hàng mà họ yêu cầu. Nếu các khoản tín dụng không được hoàn trả đúng hạn thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến khả năng hoàn trả của ngân hàng. 6
  18. – Thứ ba, nguyên tắc thời hạn Các khoản tín dụng phải được hoàn trả đúng vào thời điểm đã được hai bên xác định cụ thể và được ghi nhận trong thỏa thuận vay vốn giữa khách hàng và ngân hàng. – Thứ tư, nguyên tắc trả lãi Khách hàng vay vốn phải có trách nhiệm thanh toán đầy đủ khoản gốc và cả khoản lãi tính bằng tỷ lệ % trên số tiền vay. Lãi suất này đã được thể hiện trên hợp đồng vay vốn. 1.1.3.Vai trò hoạt động cho vay  Vai trò đối với ngân hàng thương mại Hoạt động chủ yếu của NHTM là việc thu hút vốn để mở rộng cho vay và đầu tư nhằm thu lợi nhuận. Việc sử dụng vốn có hiệu quả hay không quyết định đến sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chiến lược kinh doanh quan trọng nhất của ngân hàng là chiến lược tín dụng. Trong đó hoạt động cho vay là hoạt động hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao nên các ngân hàng quan tâm đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay. Mở rộng cho vay làm tăng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng: Khi ngân hàng cho vay ngân hàng thu được tiền lãi. Tiền lãi = Lãi suất * Tổng dư nợ thực tế * Thời gian vay. Tiền lãi chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Khi ngân hàng mở rộng cho vay về chiều rộng làm tổng dư nợ tăng lên, nếu ngân hàng không gặp rủi ro lớn từ các khoản cho vay này thì chắc chắn doanh thu và lợTrườngi nhuận sẽ tăng lên. Đại Khi ngân họchàng mở rKinhộng cho vay tếvề chi Huếều sâu, chất lượng của các khoản vay tăng lên, khả năng thu hồi vốn vay là lãi cao, đặc biệt đối với các khoản vay với thời hạn dài thì doanh thu và lợi nhuận từ các khoản vay này cũng tăng lên. 7
  19. Ngoài thu từ lãi, ngân hàng còn có các khoản thu phí dịch vụ như: dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn, Nâng cao chất lượng cho vay: Giúp ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững.  Vai trò đối với khách hàng Vay vốn ngân hàng giúp khách hàng tập chung được vốn kinh doanh đồng bộ, giảm chi phí huy động và chủ động trong việc hoàn trả gốc và lãi theo hợp đồng. Bên cạnh đó việc thoã thuận giữa ngân hàng và khách hàng khi hết hợp đồng cho vay tạo điều kiện cho khách hàng kinh doanh tiếp như trợ giúp vốn, gia hạn hợp đồng. Hoạt động cho vay của NHTM giúp khách hàng cải thiện đời sống, giúp họ có cuộc sống tiện nghi đầy đủ, tinh thần thoải mái, nâng cao chất lượng cuộc sống.  Vai trò đối với nền kinh tế Thứ nhất, hoạt động cho vay có vai trò quan trọng trong việc đẩy lùi và kiềm chế lạm phát, từng bước duy trì sự ổn định giá trị đồng tiền và tỷ giá, góp phần cải thiện kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh. Thứ hai, góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh và hoạt động xuất nhập khẩu. Đây là kết quả tác động nhiều mặt của đổi mới hoạt động ngân hàng, nhất là những cố gắng của ngành ngân hàng trong việc huy động các nguồn vốn trong nước cho đầu tư phát triển, trong việc đổi mới chính sách cho vay và cơ cấu tín dụng theo hướng căn cứ vào tính khả thi và hiệu quả của từng dự án, từng lĩnh vực ngành nghề để quyết định cho vay. Thứ ba, chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay nói riêng đã đóngTrường góp tích cực cho viĐạiệc duy trì họctăng trưở ngKinh kinh tế vớ itế nhịp Huếđộ cao trong nhiều năm liên tục Thứ tư, thông qua nguồn vốn tín dụng cho các chương trình và dự án phát triển sản xuất kinh doanh, hàng năm hệ thống ngân hàng đã góp phần tạo thêm được nhiều việc làm mới, nhất là tại các vùng nông thôn. Việc sử dụng vốn ngân hàng cho mục đích này ngày càng có tính chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả. Góp 8
  20. phần hỗ trợ có hiệu quả trong việc tạo việc làm mới và thu hút lao động, góp phần cải thiện thu nhập và giảm nghèo bền vững. Thứ năm, hoạt động cho vay góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa và phát triển các ngành chủ chốt thông qua huy động và cho vay có định hướng. 1.2.Tổng quan về hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 1.2.1.Khái niệm Khách hàng là một tập hợp những cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh doanh cá thể nhỏ lẻ và có nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngân hàng và mong muốn thỏa mãn nhu cầu đó. Khách hàng cá nhân là một người hoặc nhóm người đã đang hoặc sẽ mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ phục vụ cho mục đích cá nhân của họ. Theo Nguyễn Minh Kiều (2009), trong giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại có viết: “Tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó ngân hàng thương mại đóng vai trò là người chuyển quyền sử dụng vốn của mình cho khách hàng cá nhân hoặc hộ gia đình sử dụng trong một thời hạn nhất định phải hoàn trả gốc và lãi với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.” Từ đó có thể hiểu, hoạt động cho vay KHCN là một hình thức cấp tín dụng mà NHTM cấp cho khách hàng cá nhân quyền sử dụng vốn của mình, khách hàng phải tất toán cả gốc lẫn lãi theo đúng thời hạn trong hợp đồng và sử dụng đúng mục đích vay vTrườngốn ghi trong hợp đ ồĐạing. học Kinh tế Huế 1.2.2.Đặc điểm  Về đối tượng Khách hàng của hoạt động cho vay KHCN là các cá nhân, hộ gia đình những người có mức thu nhập từ trung bình trở lên và ổn định có nhu cầu vay vốn phục vụ 9
  21. cho những mục đích tiêu dùng, sản xuất kinh doanh của cá nhân hay hộ gia đình đó. Ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của KHCN cũng khác nhau tùy thuộc vào tình hình nền kinh tế, trình độ dân trí, thu nhập, tập quán và thị hiếu tiêu dùng của dân cư. Mục đích vay: đáp ứng nhu cầu cá nhân như: mua nhà, xây dựng nhà cửa, mua xe, mua sắm vật dụng gia đình, chữa bệnh, đi học, Những cá nhân trên đều có đầy đủ năng lực pháp lý thuộc nhiều thành phần khác nhau: các công chức, viên chức nhà nước hoặc ngoài nhà nước, những người lao động tự do,  Về thời gian vay Thời gian vay vốn của KHCN khá đa dạng. Với mục đích sử dụng vốn vay khác nhau thì thời gian vay vốn cũng sẽ khác nhau. Thông thường những KHCN vay vốn nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh doanh thì thời gian vay là ngắn hạn. Còn đối với những khoản vay tiêu dùng cá nhân hay hộ gia đình thì thời gian vay thường là trung và dài hạn.  Quy mô và số lượng các khoản vay Thông thường các hợp đồng cho vay KHCN có quy mô nhỏ hơn nhiều so với cho vay đối với KHDN bởi vì KHCN vay vốn thường là để đáp ứng những nhu cầu tiêu dùng hoặc sản xuất kinh doanh trên quy mô hộ gia đình nên số vốn mà họ xin vay thường không lớn. Khi khách hàng định mua bất cứ vật dụng gì thì họ đã có một khoản tích lũy trước bởi ngân hàng không bao giờ cho vay 100% nhu Trường cầu vốn. Thêm vào Đại đó điề uhọc kiện về tàiKinh sản đảm btếảo củHuếa KHCN thường không nhiều và không có giá trị lớn ràng buộc làm cho số vốn NHTM chấp thuận cho KHCN vay không cao như các khoản cho vay KHDN. Tuy nhiên, số lượng KHCN đến vay vốn tại NHTM lại lớn hơn nhiều so với số lượng KHDN. Chính vì vậy tổng quy mô cho vay KHCN của các NHTM vẫn chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng dư nợ của ngân hàng. 10
  22.  Chi phí cho vay Khoản mục cho vay KHCN có chi phí lớn nhất trong danh mục tín dụng của ngân hàng. Bởi quy mô của mỗi khoản vay thường nhỏ thậm chí không đáng kể song số lượng các khoản vay lại rất lớn. Hơn nữa, việc cập nhật các thông tin cá nhân khó có thể đầy đủ và chính xác. Do vậy, ngân hàng phải thực hiện rất nhiều bước trong quá trình cho vay từ lúc tiếp nhận hồ sơ, thẩm định khách hàng, giải ngân cho đến lúc thu hồi nợ. Hơn nữa, nhiều hình thức cho vay còn khá mới mẻ đối với khách hàng. Do đó, các ngân hàng đã tiến hành nhiều chương trình quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hoạt động này góp phần làm cho chi phí các khoản cho vay KHCN tăng thêm.  Rủi ro tín dụng Các khoản cho vay KHCN thường là những khoản cho vay có độ rủi ro cao đối với ngân hàng vì trong danh mục cho vay KHCN có nhiều sản phẩm cho vay không cần tài sản đảm bảo và nguồn thu nợ chủ yếu của ngân hàng là thu nhập hàng tháng của khách hàng mà tình hình tài chính của KHCN thường biến đổi theo tình trạng công việc, sức khỏe của họ. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lí yếu kém, thiếu kinh nghiệm, trình độ khoa học, công nghệ lạc hậu do đó rủi ro cao, công việc kinh doanh dễ thất bại, ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngoài ra, việc thẩm định và quyết định cho vay KHCN thường gặp nhiều khó khăn do vấn đề thông tin không đầy đủ, các thông tin cá nhân đưa ra không rõ ràng và minhTrường bạch như các báo Đạicáo tài chínhhọc của doanhKinh nghiệp. tế Huế  Lãi suất cho vay Các khoản cho vay KHCN thường có lãi suất cao hơn so với các khoản cho vay KHDN của NHTM. Nguyên nhân bởi vì chi phí cho vay KHCN khá lớn, mức độ rủi ro tín dụng cao hơn so với cho vay khách hàng là doanh nghiệp. 11
  23. 1.2.3.Vai trò hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Hiện nay dưới sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM về cung cấp dịch vụ và sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, nhiều ngân hàng đã xác định cho mình chiến lược phát triển theo định hướng ngân hàng bán lẻ. Hoạt động cho vay KHCN nói riêng và ngân hàng bán lẻ nói chung góp phần làm tăng thị phần của các NHTM, đưa hình ảnh của ngân hàng đến với đông đảo đối tượng khách hàng, cung cấp cho khách hàng danh mục sản phẩm đa dạng, phục vụ tối đa mọi nhu cầu của khách hàng. Đối với NHTM: Việc mở rộng cho vay KHCN giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ, đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, giảm tải rủi ro, nâng cao lợi nhuận. Đối với khách hàng: Hoạt động cho vay KHCN của NHTM giúp cho khách hàng tiếp cận được nguồn vốn nhanh chóng, giải quyết nhanh các vấn đề trong sản xuất kinh doanh, nâng cao đời sống của khách hàng. Đối với nền kinh tế: Cho vay KHCN có tác dụng kích cầu tiêu dùng, từ đó kích thích sản xuất phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. 1.2.4.Các hình thức cho vay khách hàng cá nhân Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay, các khoản vay KHCN bao gồm hai hình thức: vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh. Vay tiêu dùng: là các khoản vay phục vụ nhu cầu chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình như: xây dựng nhà cửa, mua sắm vật dụng gia đình, du học, TrườngVay sản xuất kinh doanh:Đại là cáchọc khoản vayKinh phục vụ vi tếệc b ổHuếsung vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh như, đầu tư, mua sắm máy móc, Thời gian cho vay đối với hai hình thức vay trên có thể là ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn. Phương thức vay có thể là: 12
  24. + Cho vay từng lần: là phương thức vay vốn mà mỗi lần vay khách hàng và ngân hàng làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. + Cho vay trả góp: là phương thức cho vay mà khi vay vốn thì khách hàng và ngân hàng thỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời gian vay. + Cho vay theo hạn mức thấu chi: là phương thức cho vay mà ngân hàng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho vay vượt số tiền khách hàng có trong tài khoản của mình phù hợp với quy định của Chính phủ và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. + Riêng đối với các khoản vay bổ sung vốn lưu động trong sản xuất kinh doanh thì phương thức cho vay là hạn mức tín dụng: ngân hàng và khách hàng thỏa thuận một hạn mức dư nợ vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Các điều khoản đảm bảo khoản vay là yếu tố quan trọng trong việc xét duyệt cho vay khách hàng của ngân hàng. Hiện tại ngân hàng xem xét cho vay khách hàng theo hai hình thức: cho vay có tài sản đảm bảo và cho vay không có tài sản đảm bảo (tín chấp). 1.2.5.Các biện pháp đảm bảo tiền vay trong cho vay khách hàng cá nhân Tại Điều 292 Bộ Luật Dân sự năm 2017 quy định 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ lần lượt bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo hành, tín chấp và cầm cố tài sản. Đây là những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực mà pháp luật Việt Nam quy đTrườngịnh, nhưng trong ho Đạiạt động củhọca ngân hàng, Kinh các biện pháptế bHuếảo đảm ngân hàng thường áp dụng đó là cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, bảo lãnh, tín chấp. 1.3. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo 1.3.1.Khái niệm Ở Việt Nam vẫn chưa có một tài liệu chính thức nào đưa ra định nghĩa trọn vẹn về khái niệm cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB, nhưng hoạt động cho vay 13
  25. có TSĐB dành cho khách hàng cá nhân vẫn diễn ra thường xuyên tại các ngân hàng thương mại. Cho vay không có tài sản đảm bảo là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay dựa vào uy tín của khách hàng vay. Cho vay có tài sản đảm bảo là loại cho vay dựa trên cơ sở các hình thức đảm bảo tiền vay như thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. Tài sản đảm bảo là tài sản của bên đảm bảo (bên đi vay) dùng làm cầm cố, thế chấp, bảo lãnh để thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay của bên đi vay. Tài sản đảm bảo đóng vai trò quan trọng trong khoản vay có TSĐB bởi TSĐB chính là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng. Bởi trong cuộc sống có nhiều lý do khác nhau dẫn tới nguồn thu nợ thứ nhất không thể thực hiện được, và nếu không có một nguồn thu nợ bổ sung nào thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Tài sản đảm bảo tiền vay phải có những đặc trưng sau: - Thứ nhất, giá trị tài sản đảm bảo phải lớn hơn nghĩa vụ được đảm bào. - Thứ hai, tài sản dùng đảm bảo phải tạo ra được ngân lưu (phải có giá trị và thị trường tiêu thụ). - Thứ ba, tài sản đảm bảo phải có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngân hàng có quyền ưu tiên về xử lý tài sản đảm bảo. - Thứ tư, tài sản đảm bảo phải thuộc sở hữu, quyền sử dụng (đối với đất đai) của người đi vay, người bảo lãnh hoặc thuộc quyền quản lý sử dụng của Doanh nghiệTrườngp nhà nước trong trưĐạiờng hợp họcdoanh nghi Kinhệp này đi vay tế hay Huếbảo lãnh. Người đi vay phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sử hữu, sử dụng hợp pháp đối với tài sản thế chấp. - Thứ năm, tài sản đảm bảo phải được pháp luật thừa nhận và không thuộc diện cấm giao dịch. 14
  26. Tóm lại: Cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo là việc khách hàng cá nhân vay vốn của ngân hàng mà theo đó nghĩa vụ trả nợ của khách hàng vay được cam kết bảo đảm thực hiện bằng tài sản cầm cố, thế chấp, tài sản hình thành từ vốn vay của khách hàng hoặc bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. 1.3.2. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo 1.3.2.1 Quy mô khoản vay nhỏ, số lượng khoản vay lớn Khách hàng cá nhân thường có hai mục đích vay: Thứ nhất là cá nhân, hộ gia đình vay để bổ sung vốn kinh doanh. Quyền hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình được pháp luật thừa nhận, nhưng do năng lực hạn chế nên hoạt động kinh doanh thường xuyên không có quy mô lớn. Thứ hai cá nhân vay đáp ứng nhu cầu vốn tiêu dùng. Khoản vay cá nhân cho mục đích này trực tiếp phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống nhưu là mua nhà đất, mua sắm vận dụng gia đình, xây dựng, sửa chữa nhà cửa Số tiền cho vay hai mục đích trên đều bị giới hạn bởi những điều kiện từ ngân hàng là: tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ và tài sản đảm bảo. Tuy nhiên số lượng các khoản vay cá nhân có tài sản đảm bảo là rất lớn do hai nguyên nhân: - Số lượng khách hàng cá nhân đông do đối tượng của loại hình cho vay này là mọi cá nhân, từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhập thấp trong xã hội. - Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cá nhân, vì khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân sẽ càng có nhu cần vay vTrườngốn để cải thiện đời sĐạiống của mình.học Kinh tế Huế 1.3.2.2 Rủi ro trong cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo  Rủi ro bất cân xứng Khi thẩm định cho vay thì thông tin của khách hàng là một yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định cho khách hàng đó vay hay không, bên cạnh tính hợp lý của nhu cầu vốn và tài sản đảm bảo. 15
  27. Đối với khách hàng là tổ chức, việc nắm bắt thông tin khách hàng là tương đối thuận lợi do có nhiều nguồn thông tin khác nhau được công khai: báo cáo tài chính, xếp hạng tín dụng, tình hình nộp thuế, uy tín của khách hàng Đối với khách hàng cá nhân thì việc đánh bắt thông tin khách hàng về nhân thân, mục đích sử dụng, nguồn trả nợ thường khó khăn hơn, ít đầy đủ hơn dẫn tới việc rủi ro thông tin bất cân xứng. Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định hàng tháng tại thời điểm vay. Nhưng có rất nhiều lý do dẫn đến việc không trả nợ được, lúc này ngân hàng dùng đến nguồn thu nợ thứ hai đó là tài sản đảm bảo mà ngân hàng đã nhận để đảm bảo cho nghĩa vụ trả nợ vay của bên đi vay với ngân hàng. Nếu không có tài sản đảm bảo tất yếu ngân hàng sẽ gặp không ít rủi ro.  Rủi ro tác nghiệp Do đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo là quy mô các khoản vay nhỏ nhưng số lượng khoản vay lại lớn, do đó để đáp ứng được tối đa nhu cầu khách hàng để nâng cao kết quả công việc đòi hỏi sự phục vụ nhanh chóng của cán bộ tín dụng. Vì thế, trong quá trình thẩm định hồ sơ tín dụng, các cán bộ tín dụng hay chủ quan, lợi dụng sự lỏng lẻo của công tác quản lý để lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng hoặc liên kết với khách hàng gây ra tổn thất cho ngân hàng. 1.3.2.3 Cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tốn kém nhiều chi phí Đặc điểm của cho vay khách hàng cá nhân là số lượng nhiều và phân tán rộng, vì vậy để duy trì và phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo sTrườngẽ tốn kém nhiều chi Đại phí cho các học công tác Kinh sau: tế Huế - Mở rộng mạng lưới cho vay, công tác quảng cáo, tiếp thị tạo thuận lợi cho việc tiếp cận khách hàng cá nhân ở từng khu vực. - Phát triển nguồn nhân lực đầy đủ nhằm phục vụ khách hàng nhanh chóng nhất, chính xác từ khâu tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, quyết dịnh cho vay, giải ngân và thu nợ. 16
  28. - Một số chi phí liên quan: chi phí quản lý, văn phòng phẩm, điện, nước, điện thoại 1.3.2.4 Quan hệ cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB thông thường có hai hoặc ba bên tham gia: bên đi vay, bên cho vay, bên thế chấp Bên đi vay: cá nhân, hộ gia đình là bên đề nghị ngân hàng cấp tài khoản tín dụng Bên cho vay: Ngân hàng là nơi nhận tài sản đảm bảo để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay cho bên đi vay. Bên đảm bảo (bên thế chấp): có hai trường hợp + Bên đi vay dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay đối với ngân hàng thì bên đi vay cũng chính là bên đảm bảo. Trường hợp này sẽ có hai bên tham gia. + Bên đi vay dùng tài sản thuộc quyên sở hữu của bên thứ ba để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ vay đối với ngân hàng, lúc này bên đi vay và bên đảm bảo là khác nhau. Trường hợp này sẽ có ba bên tham gia. Ngoài ra, quan hệ cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo còn liên quan đến các đối tượng khác như: các cơ quan nhà nước có thẩm quyên, bên bảo hiểm, 1.3.3. Một số phương pháp định giá tài sản đảm bảo cho khoản vay khách hàng cá nhân Mỗi loại tài sản nhận làm đảm bảo cho khoản vay có những đặc điểm riêng, do đó mỗi loại tài sản sẽ được định giá theo một phương pháp riêng. Dưới đây là nhữngTrường phương pháp định Đại giá chủ yếhọcu: Kinh tế Huế Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh định giá dựa trên cơ sở phân tích mức giá của tài sản tương tự với tài sản định giá đã giao dịch thành công hoặc đang mua, bán trên thị trường vào thời điểm định giá hoặc gần với thời điểm định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. 17
  29. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong định giá các tài sản có giao dịch mua, bán phổ biến trên thị trường. Phương pháp chi phí: Phương pháp chi phí là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chi phí tạo ra một tài sản cần định giá để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong định giá các tài sản chuyên dùng, ít hoặc không có mua, bán phổ biến trên thị trường, tài sản đã qua sử dụng. Phương pháp thu nhập: Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá dựa trên cơ sở chuyển đổi các dòng thu nhập ròng trong tương lai có thể nhận được từ việc khai thác tài sản cần định giá thàng giá trị vốn hiện tại của tài sản để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. Phương pháp này chủ yếu được áp dụng trong định giá tài sản đầu tư như bất động sản, động sản mà tài sản đó có khả năng tạo ra thu nhập trong tương lai và đã xác định giá trị vốn hóa trong thu nhập. Phương pháp thặng dư: Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá mà giá trị thị trường của tài sản cần định giá được xác định giá trị vốn hóa hiện có trên cơ sở ước tính bằng cách lấy giá trị ước tính giả định của tài sản trừ đi tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra sự phát triển đó. Phương pháp thặng dư được áp dụng trong định giá tài sản là bất động sản có tiềm Trườngnăng phát triển cao. Đại học Kinh tế Huế Phương pháp lợi nhuận: Phương pháp lợi nhuận là phương pháp định giá dựa trên khả năng sinh lời của việc sử dụng tài sản để ước tính giá trị thị trường của tài sản cần định giá. 18
  30. Phương pháp lợi nhuận chủ yếu được áp dụng trong định giá các tài sản mà việc so sánh những tài sản tương tự gặp khó khăn do giá trị của tài sản chủ yếu phụ thuộc vào khả năng sinh lời của tài sản như khách sạn, nhà hàng, rạp chiếu phim, Hiện nay, các tài sản mà người đi vay đem thế chấp chủ yếu là bất động sản, động sản. Do đó, các NHTM ở Việt Nam thường áp dụng phương pháp so sánh để định giá tài sản. Phương pháp này không những ít tốn kém chi phí hơn mà trình độ chuyên môn cũng không đòi hỏi cao như những phương pháp định giá khác. 1.3.4. Tiêu chí đánh giá hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo của ngân hàng thương mại  Các chỉ tiêu định tính: – Đảm bảo nguyên tắc cho vay Bất kỳ một tổ chức kinh tế nào được thành lập và đi vào hoạt động cũng phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế đặc biệt, hoạt động của nó ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Do đó, hoạt động của NHTM chịu sự giám sát chặt chẽ của nhà nước và với mỗi hình thức hoạt động sẽ có những nguyên tắc khác nhau. Để đánh giá chất lượng một khoản vay, điều đầu tiên là phải xem xét xem khoản vay đó có đảm bảo nguyên tắc cho vay hay không. Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN tại Điều 4 về nguyên tắc vay vốn: khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo hai nguyên tắc cơ bản để cho vay là: Thứ nhất, sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. TrườngThứ hai, hoàn trả đầĐạiy đủ cả gốhọcc lẫn lãi đúngKinh hạn đã thtếỏa thu Huếận trong hợp đồng tín dụng. – Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân Mức độ hài lòng về chất lượng phục vụ của cán bộ ngân hàng: khi cho vay, nếu cán bộ tín dụng có tinh thần thái độ, đạo đức nghề nghiệp tốt thì trong quá trình 19
  31. tiếp cận phục vụ khách hàng sẽ tạo cho khách hàng niềm tin và tạo một hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng. Năng lực trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng các món vay. Với năng lực trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao thì khi thẩm định cho vay sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn, có hiệu quả, khả năng rủi ro thấp. Mức độ hài lòng về cơ sở hạ tầng: vị trí chi nhánh, phòng giao dịch (thuận tiện), công nghệ (chính xác, an toàn, nhanh chóng). – Uy tín của ngân hàng Đây là một tiêu chí quan trọng, nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo nói riêng. Ngân hàng có thể tồn tại là nhờ vào sự tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng. – Mức độ hài lòng về sản phẩm dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân Sự đa dạng về sản phẩm, mức độ linh hoạt trong từng sản phẩm, sự đơn giản, rõ ràng trong thủ tục giấy tờ và quy trình thực hiện sản phẩm dịch vụ, mức khuyến mãi, quà tặng. Ngân hàng đưa ra nhiều sự lựa chọn giúp cho khách hàng thỏa mãn nhu cầu được tối ưu. Mỗi sản phẩm sẽ có mức độ linh hoạt nhất định về thời gian thực hiện, lãi suất, chi phí, tỷ lệ cho vay, .  Các chỉ tiêu định lượng – Dư nợ cho vay KHCN có TSĐB Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vayTrường bao nhiêu, và đây Đạicũng là khohọcản mà ngânKinh hàng cầ ntế phải thuHuế về. Chỉ tiêu này cho thấy biến động của tỷ trọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín. 20
  32. – Doanh số cho vay KHCN có TSĐB Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay KHCN có TSĐB trong một khoảng thời gian nào đó, không kể món cho vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, quý, năm. – Doanh số thu nợ cho vay KHCN có TSĐB Là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay KHCN có TSĐB của ngân hàng kể cả năm nay và những năm trước đó. – Vòng quay vốn tín dụng cho vay KHCN có TSĐB Vòng quay vốn tín dụng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của NHTM, cho biết số vòng luân chuyển vốn trong một thời gian nhất định. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân Trong đó dư nợ bình quân trong kì = (dư nợ đầu kì + dư nợ cuối kì)/2 Đây là chỉ tiêu thường được các ngân hàng tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chứng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, việc đầu tư an toàn. Như vậy, hệ số này càng tăng thì phản ánh tình hình tổ chức vốn tín dụng càng tốt, chất lượng tín dụng càng cao. – Hệ số sử dụng vốn cho vay KHCN có TSĐB Trường Đại học KinhVốn huy đ ộngtế Huế Hệ số sử dụng vốn = Vốn sử dụng cho vay KHCN có TSĐB Đây là chỉ tiêu hiệu quả phản ánh chất lượng dịch vụ, cho phép đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng một cách có hiệu quả nguồn vốn huy động được. – Hệ số thu nợ cho vay KHCN có TSĐB 21
  33. Doanh số thu nợ cho vay KHCN có TSĐB Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay KHCN có TSĐB Hệ số thu nợ phản ảnh hiệu quả trong việc thu nợ của ngân hàng. Nó phản ánh trong một thời kì nào đó, với doanh số cho vay nhất định ngân hàng thu về bao nhiêu đồng vốn. – Tỷ trọng dư nợ cho vay KHCN có TSĐB so với tổng dư nợ cho vay Tỷ trọng dư nợ CV KHCN có TSĐB so với tổng dư nợ Dư nợ CV KHCN có TSĐB = Tổng dư nợ vay Chỉ tiêu này phản ánh quy mô của việc cho vay KHCN có TSĐB. Tỷ lệ này cao và tăng dần sẽ cho thấy ngân hàng chú trọng đến hoạt động cho vay KHCN có TSĐB. – Tỷ trọng cho vay KHCN có TSĐB qua các sản phẩm Tỷ trọng cho vay qua các sản phẩm Dư nợ CV KHCN có TSĐB của từng sản phẩm = Tổng dư nợ CV KHCN có TSĐB Đây là chỉ tiêu phản ánh việc gia tăng quy mô hoạt động cho vay KHCN có TSĐB, thể hiện sự tập trung phát triển cho vay KHCN có TSĐB, qua đó phản ánh được năng lực cạnh tranh của NHTM trong lĩnh vực này. Sự đa dạng hóa sản phẩm cần được thực hiện trong tương quan so với nguồn lực hiện có của ngân hàng. Nếu không, việc triển khai quá nhiều sản phẩm có thể làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả. TrườngTỷ trọng cho vay kháchĐại hàng học cá nhân Kinh có TSĐB không tế đHuếều phản ánh ngân hàng tập trung phát triển những sản phẩm có dư nợ cao. Tỷ trọng cho vay KHCN có TSĐB qua các sản phẩm đồng đều thể hiện sự đa dạng về sản phẩm. Tùy mục tiêu phát triển ở từng thời kỳ mà ngân hàng có chiến lược thay đổi tỷ trọng từng loại sản phẩm của loại hình này cho phù hợp. 22
  34. Nhu cầu khách hàng ngày càng đa dạng nên ngân hàng không ngừng phát triển những sản phẩm tín dụng một cách tốt nhất về mọi mặt. Sản phẩm càng đa dạng thì ngân hàng càng khai thác được nhiều nguồn khách hàng tiềm năng, từ đó mở rộng thị phần. Ngoài ra các ngân hàng còn chủ động cạnh tranh bằng cách bán chéo sản phẩm liên quan hỗ trợ hoạt động cho vay của nhóm khách hàng như bảo hiểm tiền vay, dịch vụ nhà đất, giúp cho ngân hàng thu được lợi nhuận nhiều hơn và giảm rủi ro trong kinh doanh. – Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay KHCN có TSĐB Đây là tiêu chuẩn phản ánh chất lượng cho vay hay còn gọi là phản ánh mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay. Một khoản vay được cho là có chất lượng tốt khi mà khoản vay đó được hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng. Khoản vay như vậy được phân vào nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn). Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng của một khoản vay nhưng chỉ tiêu nợ quá hạn là được sử dụng phổ biến nhất. Nợ quá hạn là khoản nợ đến hạn nhưng chưa được thanh toán. Theo thông tư 02/2017/TT-NHTM của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2017: Nợ nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn. TrườngNợ nhóm 2 (nợ cần chúĐại ý) bao ghọcồm các kh oKinhản nợ quá hạ ntế từ 10 Huếngày đến 90 ngày. Nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 181 ngày. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) bao gồm các khoản nợ từ 181 ngày đến 360 ngày. Nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. 23
  35. Một thước đo quan trọng nhất để đánh giá chất lượng cho vay KHCN có TSĐB là tiêu chí nợ quá hạn của ngân hàng. Nó tác động đến tất cả các lĩnh vực của ngân hàng, được biểu hiện bằng công thức: Nợ quá hạn cho vay KHCN có TSĐB Tỷ lệ nợ quá hạn = Tổng dư nợ cho vay KHCN có TSĐB Nợ quá hạn từ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5. – Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN có TSĐB Phát triển cho vay KHCN có TSĐB phải đi đôi với việc phát triển chất lượng cho vay. Chất lượng cho vay được thể hiện thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng Nợ xấu cho vay KHCN có TSĐB Tỷ lệ nợ xấu = Tổng dư nợ cho vay KHCN có TSĐB Nợ xấu là nợ nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5. Cũng như tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu của một ngân hàng càng thấp thì càng tốt. Trong kinh doanh thì mức độ rủi ro là khó tránh khỏi do đó ngân hàng chấp nhận mức tỷ lệ nợ xấu được cho khá tốt là dưới 3%. 1.3.5.Các nhân tố ảnh hưởng đến cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo  Nhóm nhân tố thuộc về khách hàng Khách hàng là người lựa chọn và ra quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay KHCN có TSĐB của ngân hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn cao thì ngân hàng có điều kiện mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB. TrườngKhách hàng của ngân Đại hàng là họccá nhân vàKinh hộ gia đình tếnên nhu Huế cầu vay vốn của họ cũng rất đa dạng. Việc ngân hàng xác định được nhu cầu vay vốn của khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc mở rộng cho vay KHCN có TSĐB. Ngoài ra ngân hàng cũng cần phải tìm hiểu được khả năng tài chính, thu nhập của khách hàng. Từ đó xác định khả năng thanh toán của khách hàng đối với khoản vay. 24
  36. Khách hàng có trình độ văn hóa, có sự hiểu biết về hoạt động cho vay thì họ sẽ có trách nhiệm cao hơn về khoản vay của mình đối với ngân hàng. Khách hàng có đạo đức tốt, có ý thức trả nợ đúng hạn và đầy đủ thì rủi ro khoản vay là thấp, khi đó sẽ tạo niềm tin cho ngân hàng, ngân hàng sẽ mở rộng cho vay KHCN có TSĐB. Ngoài ra các yếu tố như: quy mô gia đình, đặc điểm, tính cách của khách hàng, tài sản đảm bảo, các giấy tờ về quyền sở hữu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu vay vốn của khách hàng.  Môi trường kinh tế - xã hội Tình trạng hiện tại của một nền kinh tế có ảnh hưởng tới tất cả mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong nó, và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo cũng không nằm ngoài quy luật đó. Khi nền kinh tế trong tình trạng hưng thịnh thì hoạt động của các NHTM cũng diễn ra mạnh mẽ, khi đó nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân cũng gia tăng, cùng với đó là sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các NHTM càng trở nên gay gắt hơn. Ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, không ổn định thì người dân sẽ muốn đảm bảo cuộc sống bình thường mà chưa nghĩ đến việc vay vốn để thỏa mãn các nhu cầu cao hơn vì lo sợ không đủ khả năng chi trả. Các yếu tố về xã hội như: trật tự xã hội, trình độ học vấn, thói quen, tâm lý, bản sắc dân tộc, cũng ảnh hưởng đến thói quen chi tiêu của người dân. Thông thường, nơi nào tập trung nhiều người có địa vị trong xã hội, có trình độ, thu nhập cao thì nhu cầu chi tiêu, mức sống ở đó sẽ cao. Ở đó nhu cầu vay vốn cao hơn những nơi khác, do đó có khả năng mở rộng hoạt động cho vay. Trường Môi trường pháp Đại lý học Kinh tế Huế Hoạt động tín dụng ngân hàng được quy định chặt chẽ bởi các văn bản quy phạm pháp luật do NHNN ban hành. Sự chặt chẽ, đồng bộ và ổn định của luật pháp sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh và ổn định để hoạt động cho vay KHCN có TSĐB nói riêng và hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung được diễn ra hiệu quả. Ngược lại, nếu những văn bản pháp luật không rõ ràng và đầy đủ 25
  37. thì sẽ tạo những khe hở pháp luật gây tổn hại đến lợi ích các bên tham gia trong quan hệ với hoạt động cho vay của ngân hàng.  Khoa học - công nghệ Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của khoa học, công nghệ đã tạo ra nhiều cơ hội cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực phát triển trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Sự phát triển của khoa học, công nghệ giúp việc xử lý giao dịch của ngân hàng trở nên nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn, các nghiệp vụ cũng được xử lý theo một trình tự chặt chẽ. Lao động thủ công dần được thay bằng máy móc giúp giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong việc phân tích, thẩm định tín dụng, từ đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa ra các sản phẩm mới đối với hoạt động cho vay KHCN có TSĐB.  Đối thủ cạnh tranh Hiện nay khi Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thì sự gia tăng trong cạnh tranh giữa các NHTM càng trở nên gay gắt hơn. Các NHTM cần phải tìm ra các chiến lược phát triển làm sao để thu hút được lượng khách hàng lớn nhất, không chỉ giữ chân khách hàng cũ mà còn thu hút thêm khách hàng mới. Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh sẽ khiến cho thị phần cho vay KHCN có TSĐB của ngân hàng bị chia nhỏ, điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc mở rộng quy mô cho vay KHCN có TSĐB. Trong hoạt động cho vay KHCN có TSĐB không chỉ có sự tham gia của ngân hàng, khách hàng mà có thể có bên thứ ba tham gia như bên thế chấp tài sản (nếu tài sản đóTrường không thuộc sở hĐạiữu của ngư họcời đi vay). Kinh Nên hoạt đtếộng choHuế vay KHCN có TSĐB còn phụ thuộc vào sự kết hợp của các bên tham gia.  Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng Sự phát triển hoạt động cho vay KHCN có TSĐB ở một ngân hàng chủ yếu do chính nội lực của ngân hàng quyết định. Trong đó phải kể đến một số nhân tố chính như: 26
  38. - Định hướng phát triển của ngân hàng, đây là điều kiện tiên quyết đẩy mạnh hoạt động cho vay KHCN có TSĐB. Nếu trong kế hoạch phát triển của ngân hàng không quan tâm đến lĩnh vực này thì khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng sẽ không có nhiều lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu. Còn nếu ngân hàng muốn phát triển thì họ sẽ đưa ra những chiến lược phát triển cụ thể để thu hút khách hàng. Khi đó ngân hàng sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB. - Năng lực tài chính của ngân hàng. Năng lực này được xác định dựa trên các yếu tố như số lượng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lợi nhuận năm sau so với năm trước, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ, số lượng tài sản thanh khoản. Khi ngân hàng vững về năng lực tài chính thì có thể dễ dàng đầu tư vào danh mục mà mình quan tâm, vì vậy hoạt động cho vay KHCN có TSĐB dễ có cơ hội phát triển. - Chính sách tín dụng của ngân hàng. Đây là một yếu tố không nhỏ tạo nên sự thành công của hoạt động cho vay KHCN có TSĐB của ngân hàng. Chính sách cho vay của ngân hàng là hệ thống các chủ trương, quy định chi phối hoạt động cho vay do hội đồng quản trị đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho doanh nghiệp, cá nhân và hộ gia đình. 3 yếu tố có ảnh hưởng chính là: chính sách lãi suất, phương thức cho vay và tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay + Lãi suất: đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và đầu tiên đến quyết định vay vốn của khách hàng. Ngân hàng có lãi suất cho vay thấp hơn thì sẽ thu hút được nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên ngân hàng cũng không thể nào hạ lãi suất cho vay thấp hơn các ngân hàng khách mà lãi suất phải phụ thuộc vào quy định chung về lãi suất ngân hàng, phù hợp với lợi nhuận của ngân hàng, Trường+ Phương thức cho Đại vay: Phương học thức choKinh vay đa d ạtếng, phongHuế phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng theo đúng thời điểm sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn. + Tài sản đảm bảo tiền vay: ngân hàng có các chính sách về bảo đảm tiền vay linh hoạt sẽ góp phần quan trọng đối với mục tiêu mở rộng quy mô tín dụng. 27
  39. - Trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ: Cán bộ ngân hàng là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, là người trực tiếp thẩm định, đánh giá khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo của khách hàng, đánh giá mục đích khoản vay, Nếu cán bộ tín dụng có trình độ chuyên môn và am hiểu về pháp luật sẽ phân tích thẩm định tốt nhất từ đó báo cáo đề xuất tín dụng chính xác. Ngoài ra, cán bộ ngân hàng cần có đạo đức nghề nghiệp và tận tâm với công việc, nhiệt tình hỗ trợ khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 28
  40. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á - CHI NHÁNH HUẾ 2.1.Tổng quan về ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Đông Á được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/07/1992 với số vốn điều lệ 20 tỷ đồng, 56 cán bộ công nhân viên và 3 phòng ban nghiệp vụ, trải qua 27 năm hoạt động với tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược hướng đến lĩnh vực bán lẻ, DongA Bank đã khẳng định vị trí hàng đầu về việc phát triển ứng dụng công nghệ không ngừng của mình trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam. Trong suốt gần 3 thập niên hoạt động, nhiều thế hệ DongA Bank đã sống, làm việc và cống hiến cả tuổi thanh xuân để ngân hàng có thể phát triển một cách trọn vẹn. Với thế hệ trẻ, DongA Bank là môi trường làm việc lý tưởng để các bạn trẻ phát triển kỹ năng, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp. Ngân hàng TMCP Đông Á đã thành lập chi nhánh tại thành phố Huế vào ngày 29/07/2009. Tiền thân là Công ty Kiều hối Đông Á – Chi nhánh Huế thành lập ngày 24/06/2002 và năm 2006 chuyển sang thành DongA Bank – Phòng giao dịch Huế. Đánh giá tiềm năng phát triển tại khu vực này, ban lãnh đạo ngân hàng Đông Á đã xây dựng tòa nhà trụ sở mới DongA Bank tại TP Huế theo mô hình tòa nhà hội sở, khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu giao dịch tài chính không ngừng tăng lên theo sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội của người dân địa phương. Sự ra đời của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế là bước ngoặc lớn đối với ngân hàng Đông Á và kỳ vọng phát triển lâu dài của DongA Bank tại khu vực miền Trung,Trường đặc biệt là tại TP HuĐạiế. DongA học Bank – CNKinhHuế đi vào tế hoạt đHuếộng với một phòng giao dịch trực thuộc và một trung tâm giao dịch ngay trong trụ sở chi nhánh, hy vọng là đáp ứng đủ và tốt nhất những sản phẩm dịch vụ dành cho khách hàng tại Huế. Địa chỉ: 26 Lý Thường Kiệt, Phường Vĩnh Ninh, Thành phố Huế. Website: www.dongabank.com.vn 29
  41. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức, nhân sự của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC GĐ KHU GĐ CHI NHÁNH PHÓ GIÁM GIÁM ĐỐC ĐỐC TP. PKTD TP. TP. TP. NGÂN TP. PGĐ QLT DVK QUỸ QTT PP. D D H PP. DVK QLTD PTK BP. H DVKH BP. DVKH BP. KHCN TTKQ BP. BP. KẾ TOÁN N I THẨM Ộ BỘ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế Trường(Ngu Đạiồn: Phòng học phát tri ểKinhn kinh doanh tếDongA Huế Bank – CN Huế) 2.1.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban  Ban giám đốc: + Giám đốc: Phụ trách điều hành mọi hoạt động của CN như đã được phân, chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về các hành động, quyết định của mình. 30
  42. + Phó giám đốc: Phó giám đốc sẽ thay mặt giám đốc điều hành công việc của chi nhánh khi giám đốc vắng mặt và báo cáo lại cho giám đốc  Phòng phát triển kinh doanh: + Phó phòng sẽ trực tiếp quản lý hoạt động của phòng PTKD dưới sự giám sát của trưởng phòng. + Phát triển kinh doanh thông qua việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. + Đẩy mạnh công tác bán hàng hiệu quả đồng thời đánh giá các sản phẩm cũ của ngân hàng để có thể cải thiện cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.  Phòng quản lý tín dụng: + Kiểm soát các giao dịch giải ngân và tất toán khoản vay tại chi nhánh. + Tổ chức lưu giữ, bảo quản hồ sơ cấp tín dụng đang lưu hành, đã hoàn tất và các hồ sơ đã từ chối cho vay để tham khảo, cung cấp khi có yêu cầu. + Thông báo nhắc nhở nội bộ các phòng ban có liên quan, theo dõi và báo cáo với Ban lãnh đạo cùng các bộ phận liên quan về tình hình thu vốn, lãi, diễn biến của từng món vay. + Trực tiếp gặp khách hàng đánh giá, phân tích, thẩm định năng lực tài chính của khách hàng và xem xét kỹ trước khi giải ngân cho khách hàng.  Phòng dịch vụ khách hàng: Bao gồm bộ phận dịch vụ khách hàng và bộ phận kế toán. Trường+ Bộ phận dịch vụ Đạikhách hàng: học Giải đáp Kinh các thắc m ắtếc củ a Huếkhách hàng về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hay chất lượng dịch vụ của DongA bank. Phối hợp các bộ phận khác trong phòng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ của phòng. + Bộ phận kế toán: Theo dõi sổ sách thu chi chuyển tiền tại ngân hàng. Đồng thời, theo dõi tình hình tài sản và nguồn vốn của ngân hàng từ đó có những kiến nghị phù hợp cho sự phát triển của ngân hàng. 31
  43.  Phòng ngân quỹ: + Trưởng phòng ngân quỹ có nhiệm vụ kiểm soát các giao dịch do nhân viên nghiệp vụ giao dịch – ngân quỹ thực hiện theo đúng thủ tục kiểm soát các quy trình nghiệp vụ. + Phòng ngân quỹ chủ yếu là thu chi tiền mặt theo sổ sách mà phòng kế toán cung cấp, thực hiện chuyển tiền trong nước và các dịch vụ khác có liên quan đến bảo quản và lưu trữ hồ sơ. + Xây dựng mục tiêu hoạt động của phòng trên cơ sở mục tiêu kinh doanh của đơn vị, hiệu quả và an toàn vận hành.  Phòng quản trị tổng hợp: + Quản lý cơ sở vật chất, các thiết bị, máy móc, tại ngân hàng. Bên cạnh đó, phối hợp với các phòng ban khác để thực hiện tốt chức năng đối nội, đối ngoại của ngân hàng và hạn chế các rủi ro có thể xảy ra. + Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của lãnh đạo cấp trên, thực hiện các chương trình Đảng, Đoàn tại đơn vị. 2.1.3. Tình hình lao động của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế Nguồn nhân lực còn được hiểu với tư cách là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Với mục tiêu trở thành ngân hàng hiện đại và vững mạnh, DongA Bank xác định nguồn nhân lực là một yếu tố vô cùng quan trọng quyết định đến hiệu quả của công việc. Do đó, ngân hàng TMCP Đông Á – CNTrườngHuế luôn đổi m ớĐạii chính sách học về ngu ồKinhn nhân lực từ tếviệc tuyHuếển dụng, đãi ngộ nhằm giúp người lao động phát huy tối đa tính sáng tạo và làm việc hết mình đem lại hiệu quả cao nhất. 32
  44. Bảng 2.1: Tình hình lao động của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 ĐVT: Người Chỉ tiêu Năm So sánh 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng lao động 60 100 65 100 48 100 5 8,33 -17 -26,15 Phân theo giới tính Nam 23 38,33 25 38,46 13 27,08 2 8,70 -12 -48 Nữ 37 61,67 40 61,54 35 72,92 3 8,11 -5 -12,50 Phân theo trình độ chuyên môn Đại học, cao đẳng 54 90 59 90,77 45 93,75 5 9,26 -14 -23,73 Trung cấp, sơ cấp 5 8,33 5 7,69 3 6,25 0 0 -2 -40 Lao động phổ thông 1 1,67 1 1,54 0 0 0 0 -1 -100 Phân theo tính chất công việc Trực tiếp 55 91,67 57 87,69 42 87,5 2 3,64 -15 -26,32 Gián tiếp 5 8,33 8 12,31 6 12,5 3 60 -2 -25 Trường Đại(Ngu họcồn: Phòng Kinh PTKD ngân tế hàng Huế TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế) 33
  45. Dựa vào bảng 2.1 ta thấy giai đoạn 2017 - 2019 cơ cấu lao động tại DongA Bank – CN Huế có sự thay đổi. Cụ thể năm 2017, tổng số lao động là 60 người. Năm 2018 số lượng lao động tại ngân hàng tăng thêm 5 người và đến năm 2019 thì số lượng lao động lại giảm 17 người, còn 48 người. DongA Bank qua mỗi năm đã có sự điều chỉnh lao động để phù hợp với tình hình kinh doanh của mình. Dựa vào bảng 2.1 ta thấy số lượng lao động nữ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nam qua các năm. Năm 2017 chiếm 61,67%, năm 2018 chiếm 61,54% và năm 2019 chiếm 72,92% trong tổng số lao động. Cụ thể là năm 2018 số lao động nữ tăng 3 người, tương ứng tăng 8,11% so với năm 2017, còn năm 2019 lao động nữ giảm 5 người, tương ứng giảm 12,50% so với năm 2018. Do đặc thù của ngành nên trong ngân hàng số cán bộ nhân viên nữ luôn chiếm đa số, trên 58% tổng số lao động. Cán bộ nhân viên nữ thường có tính tỉ mỉ, cẩn trọng, kiên nhẫn, biết lắng nghe và kiềm chế cảm xúc tốt hơn nhân viên nam do đó dễ tạo thiện cảm cho khách hàng nên đa số các nhân viên nữ thường tập trung ở các bộ phận giao dịch trực tiếp và chăm sóc khách hàng. Vì vậy đa số trong cơ cấu lao động tại ngân hàng lao động nữ thường chiếm tỉ lệ cao hơn lao động nam. Tại DongA Bank – CN Huế lao động phân theo trình độ chuyên môn được chia làm 3 nhóm: Đại học, cao đẳng; trung cấp, sơ cấp và lao động phổ thông. Dựa vào bảng 2.1 ta thấy lao động có trình độ đại học, cao đẳng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, còn trình độ lao động phổ thông có tỷ lệ rất bé và luôn thấp nhất. Cụ thể là năm 2017 chiếm 90%, năm 2018 chiếm 90,77% và năm 2019 chiếm 93,75% trong tổng số lao động. Nếu xét ở từng năm thì năm 2018 tăng 5 lao động tương ứng tăng 9,26%Trường so với năm 2017, Đại còn năm học 2019 l ạiKinhgiảm 14 lao tế độ ngHuếtương ứng giảm 23,73% so với năm 2018. Qua đó cho thấy DongA Bank luôn quan tâm về chính sách tuyển dụng và xây dựng nguồn lao động chất lượng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của ngân hàng luôn tăng trưởng tích cực qua các năm. Dựa vào bảng 2.1, Xét theo tính chất của công việc thì số lao động trực tiếp chiếm số lượng lớn hơn so với lao động gián tiếp. Năm 2017 chiếm 91,67% lao 34
  46. động trực tiếp còn 8,33% là lao động gián tiếp, năm 2018 chiếm 87,69% lao động trực tiếp và 12,31% là gián tiếp. Năm 2019 lao động trực tiếp chiếm 87,50% và gián tiếp chiếm 12,50% trong tổng số lao động. 2.1.4. Tình hình tài sản, nguồn vốn tại ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế Tài sản và nguồn vốn đối với mỗi ngân hàng đều có vai trò quan trọng, bởi đây là hai yếu tố phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để biết được tình trạng hiện tại của ngân hàng là như thế nào để đưa ra các biện pháp khắc phục và phát triển cho ngân hàng. Đây cũng là nội dung phân tích mang đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát về tài sản, nguồn vốn của ngân hàng cũng như mối quan hệ cân đối của hai khoản mục này trên bảng cân đối kế toán. Vì vậy, để thấy một cách khái quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn thì ta tiến hành so sánh tỷ trọng của từng loại, cụ thể là tài sản trong tổng tài sản và nguồn vốn trong tổng nguồn vốn, từ những phân tích đó tìm hiểu những nguyên nhân và giải thích lý do cho sự biến động đó. Tình hình tài sản, nguồn vốn của DongA Bank – CN Huế được thể hiện ở bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 35
  47. Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 GT % GT % GT % +/- % +/- % I.Tài sản 590.708 100 767.920 100 751.867 100 177.212 30 -16.053 -2,09 1.Tiền mặt tại quỹ 10.574 1,79 16.125 2,10 14.715 1,96 5.551 52,50 -1.410 -8,74 2.Ti n g i NHNN và ề ử 8.506 1,44 14.898 1,94 14.898 1,98 6.392 75,15 0 0 tổ chức tín dụng 3.Cho vay t ch c ổ ứ 459.630 77,81 605.889 78,90 620.127 82,48 146.259 31,82 14.238 2,35 kinh tế và cá nhân 4.Tài sản cố định 14.531 2,46 13.823 1,80 12.950 1,72 -708 -4,87 -873 -6,32 5.Tài sản có khác 97.467 16,50 117.185 15,26 89.177 11,86 19.718 20,23 -28.008 -23,90 II.Nguồn vốn 590.708 100 767.920 100 751.867 100 177.212 30 -16.053 -2,09 1.Ti n g i t ch c ề ử ổ ứ 525.931 89,03 697.118 90,78 683.163 90,86 171.187 32,55 -13.955 -2,00 kinh tế, cá nhân 2.Phát hành gi y t ấ ờ 15.217 2,58 15.358 2,00 15.358 2,04 141 0.93 0 0 có giá 3.Vốn và các quỹ 14.118 2,39 20.811 2,71 19.750 2,63 6.693 47,41 -1.061 -5,10 4.Tài sản nợ khác 35.442 6,00 34.633 4,51 33.596 4,47 -809 -2,28 -1.037 -2,99 Trường Đại học(Ngu ồKinhn: Phòng PTKD tế Ngân Huế hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế) 36
  48. Về tài sản: Từ bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy được tổng tài sản của DongA Bank – CN Huế có sự biến động. Cụ thể năm 2017 tổng tài sản là 590.708 triệu đồng đến năm 2018 thì tăng lên 767.920 triệu đồng, tăng 177.212 triệu đồng, tương ứng tăng 30% so với năm 2017. Đến năm 2019 thì tài sản có xu hướng giảm nhẹ, từ 767.920 triệu đồng năm 2018 đến năm 2019 giảm xuống còn 751.867 triệu đồng, giảm 16.053 triệu đồng, tức giảm 2,09% so với năm 2018. 620.127 605.889 459.630 117.185 97.476 89.177 16.125 14.898 14.898 14.715 14.531 13.823 12.950 10.574 8.506 2017 2018 2019 1.Tiền mặt tại quỹ 2.Tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng 3.Cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân 4.Tài sản cố định 5.Tài sản có khác (Nguồn: Báo cáo tổng hợp DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.1: Tình hình tài sản của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn năm 2017 -2019 Trong tổng tài sản của ngân hàng thì khoản mục cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân Trườngluôn chiếm tỷ trọng Đại cao nhấ t,học vì nghiệ pKinh vụ cho vay làtế ho ạtHuế động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng nói chung và của DongA Bank nói riêng. Do đó sự thay đổi của khoản mục trên có tác động lớn đến sự thay đổi của tổng tài sản. Cụ thể từ năm 2017 đến 2018: Tiền mặt tại quỹ tăng lên 5.551 triệu đồng tương ứng tăng 52,50%, tiền gửi NHNN và tổ chức tín dụng cũng tăng 6.392 triệu đồng tức tăng 75,15%. Về cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân tăng lên 146.259 triệu 37
  49. đồng tướng ứng tăng 31,82%. Chỉ tiêu cho vay tăng đều qua các năm cho thấy DongA Bank – CN Huế đã nổ lực tập trung toàn diện phát triển hoạt động này, thông qua việc nghiêm túc thực hiện tốt các chính sách tín dụng phù hợp do Hội sở đề ra và đa dạng hóa các gói sản phẩm cho vay với lãi suất ưu đãi đối với các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung vốn kinh doanh. Bên cạnh đó tài sản cố định giảm nhẹ 4,87% do ngân hàng đầu tư vào trang thiết bị để đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng để thu hút lượng khách hàng đến với ngân hàng. Cuối cùng là tài sản có khác thì tăng 20,23%. Đây là một diễn biến tốt của ngân hàng trong giai đoạn này vì nguồn lãi thu được tăng lên và làm cho khoản mục tài sản có khác cũng tăng lên theo. Từ năm 2018 đến 2019: tổng tài sản ở giai đoạn này giảm 16.053 triệu đồng tức giảm 2,09%. Trong đó tiền mặt tại quỹ, tài sản cố định và tài sản có khác đều giảm, cụ thể là tiền mặt ở giai đoạn này giảm 1.410 triệu đồng tương ứng giảm 8,74%, tài sản cố định giảm 873 triệu đồng tương ứng giảm 6,32%, và tài sản có khác giảm xuống 28.008 triệu đồng tương ứng giảm 23,30%. Ngoài ra trong giai đoạn này thì cho vay tổ chức kinh tế, cá nhân vẫn tăng do NHNN đã ráo riết thực hiện đồng bộ các giải pháp làm giảm lãi suất cho vay và hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Về nguồn vốn: Sự thay đổi của nguồn vốn tương tự như tình hình tài sản ở trong giai đoạn 2017 - 2019. Giai đoạn 2017 - 2018 tăng mạnh 177.212 triệu đồng tương ứng tăng 30%. Giai đoạn 2018 - 2019 giảm nhẹ 16.053 triệu đồng tức giảm 2,09%. Trường Đại học Kinh tế Huế 38
  50. 800,000 697.118 683.163 700,000 600,000 525.931 500,000 400,000 300,000 200,000 34.363 33.596 35.442 20.811 14.118 9.750 100,000 15.217 15.358 15.358 0 2017 2018 2019 1.Tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân 2.Phát hành giấy tờ có giá 3.Vốn và các quỹ 4.Tài sản nợ khác (Nguồn: Báo cáo tổng hợp DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.2: Tình hình nguồn vốn của DongA Bank – Chi nhánh Huế giai đoạn năm 2017 - 2019 Nhìn vào biểu đồ 2.4 ta thấy từ năm 2017 - 2018 thì tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân tăng, cụ thể 171.187 triệu đồng tương ứng tăng 32,51%, ở giai đoạn 2018 - 2019 tiền gửi tổ chức kinh tế, cá nhân có xu hướng giảm, giảm nhẹ 13.955 triệu đồng tức giảm 2%. Việc phát hành giấy tờ có giá lại chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng nguồn vốn, chỉ chiếm khoản 2,5%, mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn vốn nhưng nó đem lại nguồn vốn quan trọng trong ngân hàng. Vốn và các quỹ ở giai đoạn 2017 - 2018 tăng 6.693 triệu đồng tương ứng tăng 47,41%, nhưng đến năm 2019 thì giảm xuống 1.061 triệu đồng tương ứng giảm 5,10% so với năm 2018. Tài sản nợ khác giảm qua các năm, cụ thể là năm 2018 giảm 809 triệu đồng tương ứng giTrườngảm 2,28% so với nămĐại 2017, nămhọc 2019 Kinhgiảm 1.037 tri tếệu đ ồHuếng tức giảm 2,99% so với năm 2018. 39
  51. 2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế 2.1.5.1 Tình hình doanh số cho vay và dư nợ cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 Bảng 2.3: Tình hình doanh số cho vay và dư nợ cho vay của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 – 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 GT % GT % GT % +/- % +/- % Doanh số cho vay 157.046 100 192.110 100 211.862 100 35.064 22,33 19.752 10,28 Ngắn hạn 51.974 33,09 58.927 30,67 56.351 26,60 6.953 13,38 - 2.576 -4,37 Trung và dài hạn 105.073 66,91 133.183 69,33 155.511 73,40 28.110 26,75 22.328 16,76 Dư nợ cuối kỳ 170.580 100 241.418 100 276.081 100 70.838 41,53 34.663 14,36 Ngắn hạn 75.087 44,02 83.261 34,49 75.509 27,35 8.174 10,89 - 7.752 -9,31 Trung và dài hạn 95.493 55,98 158.157 65,51 200.572 72,65 62.664 65,62 42.415 26,82 Trường Đại học(Nguồ n:Kinh Phòng PTKD tế Ngân Huế hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế) 40
  52.  Doanh số cho vay Dựa vào bảng 2.3 ta thấy doanh số cho vay của DongA Bank – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 có xu hướng tăng dần. Năm 2017 đạt 157.046 triệu đồng đến năm 2018 doanh số cho vay đạt 192.110 triệu đồng, tăng 35.064 triệu đồng (tương ứng tăng 22,33%) so với năm 2018. Năm 2019 doanh số cho vay đạt 221.861 triệu đồng tăng 19,75 triệu đồng (tương ứng tăng 10,28%) so với năm 2018. Trong đó doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với ngắn hạn và liên tục tăng qua 3 năm. Năm 2017 cho vay trung và dài hạn đạt 105.073 triệu đồng đến năm 2018 đạt 133.183 triệu đồng tăng 28.110 triệu đồng (tương đương tăng 26,75%) so với năm 2017. Năm 2019 đạt 155.511 triệu đồng, tăng 22.238 triệu đồng tương đương 16,76% so với năm 2018.  Dư nợ cho vay Qua bảng 2.3 trên ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay của DongA Bank – CN Huế tăng đều trong giai đoạn 2017 - 2019. Năm 2017 tổng dư nợ cho vay đạt 170.580 triệu đồng đến năm 2018 dư nợ cho vay đạt giá trị 241.418 triệu đồng tăng 69.838 triệu đồng tương đương tăng 41,53% so với năm 2017, đến năm 2019 dư nợ cho vay đạt 276.081 triệu đồng tăng 34.663 triệu đồng tương đương tăng 14,36%. Giống như doanh số cho vay, dư nợ cho vay cũng có tỷ lệ trung và dài hạn tăng trưởng cao hơn so với ngắn hạn và con số này tăng đều qua các năm. Năm 2017 đạt 95.493 triệu đồng, năm 2018 đạt 158.157 tăng 62.664 triệu đồng (tương đương 65,62%) so với năm 2017. Đến năm 2019 đạt 200.572 triệu đồng tăng 26,82% tương đương tăng 42.415 triệu đồng so với năm 2018. Trường Đại học Kinh tế Huế 41
  53. 2.1.5.2. Tình hình huy động vốn của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 Bảng 2.4: Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 GT % GT % GT % +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động 525.931 100 697,118 100 683.163 100 171.187 32,55 -13.955 -2 Huy động theo thời gian Không kỳ hạn 55.840 10,62 74.870 10,74 73.875 10,81 19.030 34,08 -995 -1,33 Có kỳ hạn 470.091 89,38 622.248 89,26 609.288 89,19 152.157 32,37 -12.960 -2,08 Huy động theo loại tiền Nội tệ 523.777 99,59 695.133 99,72 609.288 99,42 171.356 32,72 -85.845 -12,35 Ngoại tệ 2.154 0,41 1.985 0,28 3.580 0,58 -169 -7,85 1.595 80,35 Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Báo cáo ttếổng hHuếợp của DongA Bank – Chi nhánh Huế) 42
  54. Từ năm 2017 đến năm 2019 nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của DongA Bank – CN Huế tăng, trong đó tiền gửi có kỳ hạn cũng tăng cùng với tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2017 ngân hàng huy động được 525.931 triệu đồng. Năm 2018 vốn huy động tăng 171.187 triệu đồng, đạt 697.118 triệu đồng (tương ứng tăng 32,55%). Năm 2019 ngân hàng huy động được 683.163 triệu đồng, tuy giảm so với năm 2018 là 13.955 triệu đồng (tương ứng giảm 2%) nhưng cũng đạt giá trị cao. Sự tăng trưởng này là do ngân hàng đã xây dựng nhiều chương trình khuyến mãi thu hút khách hàng như là gửi tiết kiệm để tham gia các chương trình quay số, trúng thưởng, Bên cạnh đó là ngân hàng đã đưa ra nhiều kỳ hạn phù với với nhiều đối tượng khách hàng hơn. Trong đó, vốn huy động được từ tiền gửi không kỳ hạn năm 2018 đạt 74.870 triệu đồng, tăng 19.030 triệu đồng (tương ứng tăng 32,55%) so với năm 2017 là 55.840 triệu đồng. Năm 2019 ngân hàng huy động vốn từ tiền gửi không kỳ hạn đạt 73.875 triệu đồng, giảm 995 triệu đồng (tương ứng giảm 1,33%) so với năm 2018. Về vốn huy động có kỳ hạn thì năm 2017 huy động được 470.091 triệu đồng, chiếm 89% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2018 đạt 622.248 triệu đồng, tăng lên 152.157 triệu đồng (tương ứng tăng 32,37%) so với năm trước. Năm 2019 huy động được 609.288 triệu đồng, giảm 12.960 triệu đồng (tương ứng giảm 2,08%) so với năm 2018. Vốn huy động phân theo loại tiền (nội tệ và ngoại tệ) cũng có xu hướng tăng dần. Nguồn vốn huy động nội tệ luôn chiếm tỷ trọng rất cao so với ngoại tệ, giai đoạn 2017 - 2019 đều chiếm trên 99%. Vốn huy động nội tệ đạt 523.777 triệu đồng năm 2017. Năm 2018 đạt 695.133 triệu đồng, tăng 171.356 triệu đồng (chiếm 32,72%) so với năm 2017. Năm 2019 huy động được 609.288 triệu đồng, giảm 85.845 triệu đồng, tương ứng giảm 12,35% so với năm trước đó. Năm 2017 ngoại tệ ngân Trườnghàng huy động đư ợĐạic là 2.154 học triệu đồ ng,Kinh đến năm 2018 tế gi ảHuếm 169 triệu đồng, đạt 1.985 triệu đồng, tương ứng giảm 7,85% so với năm 2017. Đến năm 2019 nguồn vốn ngoại tệ ngân hàng huy động được đã tăng lên 1.595 triệu đồng, đạt giá trị 3.580 triệu đồng, tương ứng tăng 80,35% so với năm 2018. Nguồn vốn huy động từ ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, nhưng cũng góp phần làm cho nguồn vốn huy động của ngân hàng lớn mạnh hơn và phong phú hơn. 43
  55. 2.1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á - Chi nhánh Huế giai đoạn 2017 - 2019 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Đông Á – Chi nhánh Huế Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 GT % GT % GT % +/- % +/- % Thu nhập 67.234 100 70.250 100 67.889 100 3.016 4,49 -2.361 -3,36 -Thu lãi cho vay 65.359 97,21 68.110 96,95 65.754 96,86 2.751 4,21 -2.356 -3,46 -Thu lãi tiền gửi 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 -Thu nhập từ DVTT & NQ 1.869 2,78 2.125 3,03 2.125 3,13 256 13,70 0 0 -Thu từ hoạt động khác 6 0,01 15 0,02 10 0,02 9 150 -5 -33,33 Chi phí 41.849 100 48.309 100 48.832 100 6.460 15,44 523 1,08 -Chi trả lãi tiền gửi 25.155 60,11 27.255 56,42 27.245 55,79 2.100 8,35 -10 -0,04 -Chi lãi phát hành giấy tờ có giá 1.393 3,33 1.495 3,10 1.655 3,39 102 7,32 160 10,70 -Chi dịch vụ thanh toán và ngân hàng 297 0,71 336 0,70 345 0,71 39 13,13 9 10,70 -Chi hoạt động khác 15.004 35,85 19.223 39,79 19.587 40,11 4.219 28,12 364 2,68 Lợi nhuận 25.385 100 21.941 100 19.057 100 -3.444 -13,57 -2.884 -13,14 Trường Đại học(Ngu Kinhồn: Báo cáo ttếổng hHuếợp của DongA Bank – Chi nhánh Huế) 44
  56. Về thu nhập: Dựa vào bảng 2.5 ta thấy được tổng thu nhập của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017- 2019 có sự biến động nhẹ. Trong đó khoản thu lãi cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập trên 96%. Cụ thể là năm 2018 đạt 68.110 triệu đồng, tăng 2.751 triệu đồng, tương ứng tăng 4,21% so với năm 2017. Năm 2019 giảm 2.356 triệu đồng tương ứng giảm 3,46% so với năm trước. Và không có thu lãi tiền gửi qua 3 năm. Còn xét về thu nhập từ DVTT & NQ mặc dù chiếm tỷ trọng không cao nhưng nó vẫn tăng ổn định từng năm, và nó cũng đem lại một khoản lợi nhuận tương đối cho chi nhánh nhờ vào hệ thống ATM được nâng cấp và hoàn thiện hơn với số lượng máy khá nhiều trên địa bàn thành phố. Vì vậy thu nhập từ DVTT & NQ tăng lên góp phần làm tăng tổng thu nhập cho chi nhánh. Cụ thể từ năm 2018 đạt 2.125 triệu đồng tăng 256 triệu đồng, tức tăng 13,70% so với năm 2017. Năm 2019 có xu hướng ổn định. Thu nhập từ những hoạt động khác chỉ chiếm chưa đến 1% trong tổng thu nhập của ngân hàng nên sự biến động không đáng kể. Có được kết quả này do ngân hàng đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn để đầu tư vào các sản phẩm cho vay với nhiều hình thức khác nhau như: mua sửa chữa nhà, máy tính thiết bị điện tử, cho vay trả góp mua ô tô, dịch vụ mở thẻ thanh toán, đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của khách hàng đưa ra. Bên cạnh đó thì ngân hàng cũng thu về cho mình một số lượng lớn về khách hàng đến với ngân hàng giao dịch. Đều đó cho thấy ngân hàng đã thực hiện tốt công tác này. Về chi phí: Tổng chi phí của ngân hàng tăng dần qua mỗi năm, từ 41.849 triệu đồng năm 2017 tăng 6.460 triệu đồng tức 48.309 triệu đồng năm 2018, tương ứng tăng 15,44% so với năm 2017. Năm 2019 tổng chi phí tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng Trường có giảm, đạt giá trịĐại48.832 trihọcệu đồng, Kinh tăng 523 tri ệtếu đồ ngHuế, tương ứng tăng 1,08% so với năm 2018. Hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay nên chi phí chủ yếu là số tiền phải trả cho việc huy động vốn, tức là trả lãi tiền gửi. Vì vậy, khoản chi trả tiền gửi luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí. 45
  57. Chi trả lãi tiền gửi luôn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, cụ thể giai đoạn 2017 - 2018 tăng 2.100 triệu đồng, tương ứng tăng 8,35%, giai đoạn 2018 - 2019 giảm nhẹ 10 triệu đồng tức giảm 0,04%. Bên cạnh đó, chi lãi phát hành giấy tờ có giá lại chiếm một tỷ trọng rất thấp trong tổng chi phí, năm 2018 so với 2017 tăng 102 triệu đồng (tương ứng tăng 7,32%), năm 2019 so với 2018 tăng 160 triệu đồng (tương ứng tăng 10,70%). Còn đối với chi dịch vụ thanh toán và ngân quỹ chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng chi phí khoản 0,7%, cụ thể năm giai đoạn 2017 - 2018 tăng 39 triệu đồng tức tăng 13,13%, còn giai đoạn 2018 - 2019 tăng nhẹ là 9 triệu đồng (tương ứng tăng 2,68%). Từ đó, có thể thấy rằng ngân hàng đang đầu tư để cải thiện tốt hơn các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ để thu hút khách hàng. Khoản chi cho hoạt động khác cũng có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu chi phí, cụ thể trong năm 2017 là 15.004 triệu đồng, năm 2018 là 19.223 triệu đồng, tăng 4.219 triệu đồng (tăng 28,12%) và năm 2019 là 19.587 triệu đồng, tăng 364 triệu đồng (tăng 1.894). Điều này chứng tỏ trong giai đoạn 2017 - 2019 ngân hàng TMCP Đông Á tăng cường chi cho hoạt động marketing, chi cho cán bộ công nhân viên, đầu tư máy móc, Về lợi nhuận: Lợi nhuận của DongA Bank – CN Huế liên tục giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2017 đạt 25.385 triệu đồng nhưng đến 2018 thì lợi nhuận giảm đạt 21.941 triệu đồng, giảm 3.444 triệu đồng, tương ứng giảm 13,57%. Năm 2019 lợi nhuận của ngân hàng tiếp tục giảm, đạt 19.057 triệu đồng, giảm 2.884 triệu đồng, tương ứng giảm 13,14% so với năm 2018. Lợi nhuận của ngân hàng trong giai đoạn 2017 - 2019 giảm bởi tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của thu. Vì vậy việc cắt giảm chi phí đang được ban lãnh đạo quan tâm để tăng lợi nhuận cho ngânTrường hàng trong nh ữĐạing năm tớ i.học Kinh tế Huế 46
  58. 2.2.Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế 2.2.1 Quy trình cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á - Chi nhánh Huế Quy trình cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo Tiếp nhận hồ Quản lý khoản sơ, xử lý hồ vay và thu hồi sơ vay nợ sau vay Tiếp nhận hồ sơ Kí kết hợp đồng và giải ngân Thẩm định khách hàng Quản lý hồ sơ vay - Thu vay hồi nợ Phân tích hồ sơ Lập tờ trình và đề xuất Trườngcấp tín dụ ngĐại học Kinh tế Huế Xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay KHCN có TSĐB tại DongA Bank – CN Huế (Nguồn: Phòng phát triển kinh doanh DongA Bank – CN Huế) 47
  59. Phần 1: Tiếp nhận hồ sơ, xử lý hồ sơ vay Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Sau khi đã làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của khách hàng, nhân viên tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng cách làm hồ sơ: - Hồ sơ pháp lý của khách hàng: + Chứng minh nhân dân/ hộ chiếu + Sổ hộ khẩu/giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên + Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn) - Hồ sơ vay vốn: + Giấy đề nghị vay vốn và phương án vay/ phương án kinh doanh + Chứng từ chính minh mục đích sử dụng vốn vay + Hồ sơ tài chính: chứng từ chứng minh thu nhập (bảng lương, thu nhập khác ) Bước 2: Thẩm định khách hàng vay Đây là khâu nhằm xác định tính chính xác của giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng, đồng thời làm căn cứ cho quyết định về việc cho vay vốn hay không và quyết định đó có chính xác hay không cũng dựa vào quyết định này. Sau khi tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn của khách hàng, nhân viên KHCN đề xuất lên Giám đốc và tiến hành thẩm định về: - Thẩm định tài sản đảm bảo Trường- Thẩm định tài chính Đại của khách học hàng Kinh tế Huế - Đánh giá về tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan - Đánh giá về thông tin nhân thân khách hàng - Đánh giá về mục đích và kế hoạch sử dụng vốn vay của khách hàng 48
  60. Bước 3: Phân tích hồ sơ vay Phân tích tín dụng là một bước trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân nhằm xác định rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích tín dụng thường bao gồm: Thu nhập và phân tích thông tin nhằm xác định uy tín, tư cách pháp lý, khả năng tài chính và khả năng thanh toán của người đi vay trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai. Tiến hàng thẩm định, đánh giá, xử lý thông tin ở mức độ sâu bao gồm những việc sau: - Thẩm định tài sản đảm bảo: Dựa vào các công cụ và phương tiện nhằm đánh giá được tính pháp lý của tài sản, giá trị của TSĐB để đảm bảo cho khoản vay, đồng thời phải xem xét nhiều khía cạnh, lợi ích, giá trị, khả năng thanh toán của TSĐB nhằm mục đích phục vụ cho quyết định cấp tín dụng, đảm bảo cho nguồn vốn của ngân hàng. - Thẩm định tài chính của khách hàng: Nhân viên tín dụng phân tích hiện trạng tài chính và các dự báo về tài chính trong tương lai của khách hàng, cụ thể là phân tích, đánh giá khách hàng có khả năng đảm bảo tiền vay hay không Thu thập các chứng từ liên quan như: Hợp đồng lao động, bảng lương, chứng từ chứng minh các nguồn thu nhập khác. - Đánh giá về tình hình quan hệ tín dụng của nhóm khách hàng liên quan: Việc xác minh có thể thực hiện thông qua các nguồn sau: hồ sơ vay vốn trước đây vàTrường hiện tại của khách Đại hàng, qua học trung tâmKinh tín dụng (CIC),tế Huếcác cơ quan khách hàng trực tiếp xin vay (UBND, cơ quan thuế), các ngân hàng khách hàng đã từng hoặc đang vay vốn ở đó. - Đánh giá thông tin nhân thân của khách hàng: tìm hiểu và phân tích về tư cách và năng lực hành vi nhân sự. 49
  61. - Đánh giá về mục đích và kế hoạch sử dụng vốn vay của khách hàng: trên cơ sở mục đích sử dụng vốn vay ở bước 1, ngân hàng xem xét và quyết định cho khách hàng vay đúng với mục đích mà khách hàng đề xuất. - Đánh giá phương án kinh doanh, phương án trả nợ có khả thi hay không để quyết định cho vay. Bước 4: Lập tờ trình và đề xuất cấp tín dụng Sau khi nhân viên khách hàng cá nhân tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng và có kết quả báo cáo thẩm định tài sản của bộ phận thẩm định, nhân viên KHCN tiến hành lập tờ trình đề xuất cấp tín dụng trình lãnh đạo phê duyệt. Bước 5: Xét duyệt hồ sơ vay vốn của khách hàng Sau quá trình xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, phương thức và lãi suất cho vay, nhân viên tư vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để tiến hành kiểm tra, xem xét đồng thời có thể tái thẩm định, sau đó trình lên giám đốc duyệt. Khi đó giám đốc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định để xem xét việc cho vay hay không. Nếu hồ sơ được duyệt thì nhân viên khách hàng cá nhân sẽ thông báo đến khách hàng và tiến hành gặp để ký kết hợp đồng vay vốn. Phần 2: Quản lý khoản vay và thu hồi nợ sau vay Bước 6: Ký kết hợp đồng và giải ngân Bộ phận quản lý tín dụng tiến hành kiểm tra lại thông tin và ký kết hợp đồng vay vốn. Hợp đồng vay vốn là văn bản ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng.Trường Hai bên có trách nhiĐạiệm tuân học thủ đún gKinh các yêu cầu tếhợp đHuếồng quy định. Nội dung chính của hợp đồng vay vốn bao gồm: - Khách hàng: họ và tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân - Mục đích sử dụng khoản vay - Số lượng tín dụng 50
  62. - Lãi suất cho vay - Thời hạn tín dụng - Các loại đảm bảo - Điều kiện thanh toán Trưởng bộ phận quản lý tín dụng ký kết hợp đồng Thế chấp TSĐB, hợp đồng Tín dụng và tiến hành công chứng. Thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo, sau khi có kết quả của đăng ký giao dịch đảm bảo thì tiến hành giải ngân. Nhân viên tín dụng vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát khoản vay của khách hàng có được sử dụng đúng mục đích hay không. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hoặc chiếm đoạt thì ngân hàng có quyền thu hồi khoản vay bất cứ lúc nào. Bước 7: Quản lý hồ sơ vay – Thu hồi nợ Nhân viên quản lý tín dụng tiến hàng rà soát hồ sơ và lưu trữ hồ sơ khách hàng theo quy định. Nhân viên tín dụng theo dõi các khoản vay của khách hàng để tiến hành thu hồi nợ theo đúng kỳ hạn. Một số trường hợp trả nợ trễ hoặc không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp. Một điều cần chú ý đó là bất cứ lúc nào khách hàng chưa trả hết nợ của khỏan vay thì khi đó quy trình cho vay vẫn chưa kết thúc. Quy trình cho vay KHCN có TSĐB kết thúc khi khách hàng tất toán khoản vay khi đến hạn. 2.2.2 Thực trạng về cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo tại ngân hàngTrường thương mại Đại cổ phầhọcn Đông Kinh Á – tếChi Huếnhánh Huế 51
  63. Bảng 2.6: Các chỉ tiêu về cho vay KHCN có TSĐB tại ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1. Doanh số cho vay CN có TSĐB 69.323 100 69.882 100 69.421 100 559 0,81 -461 -0,66 - Ngắn hạn 40.767 58,81 40.193 57,52 41.693 60,06 -574 -1,41 1.500 3,73 - Trung hạn 25.791 37,2 27.658 39,58 26.361 22,81 1.867 7,24 -1.297 -4,69 - Dài hạn 2.765 3,99 2.031 2,91 1.367 0,45 -734 -26,55 -664 -32,69 2. Doanh số thu nợ 32.259 100 49.250 100 63.960 100 16.991 52,67 14.710 29,87 - Ngắn hạn 25.745 79,81 37.652 76,45 45.749 71,53 11.907 46,25 8.097 21,50 - Trung hạn 5.489 17,02 10.479 21,28 1.753 23,07 4.990 90,91 4.274 40,79 - Dài hạn 1.025 3,18 1.119 2,27 2.458 3,84 94 9,17 1.339 11,66 3. Dư nợ cuối kỳ 113.554 100 134.186 100 130.312 100 20.632 18,17 -3.874 -2,89 - Ngắn hạn 66.791 58,82 69.332 51,67 65.384 50,18 2.541 3,8 -3.948 -5,69 - Trung hạn 37.058 32,64 54.237 40,42 55.800 42,82 17.179 46,36 1.563 2,88 - Dài hạn 9.705 8,55 10.617 7,91 9.128 7,01 0.912 9,4 -1.489 -14,03 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của DongA Bank – Chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  64. Bảng 2.7: Nợ quá hạn và nợ xấu cho vay KHCN có TSĐB tại ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 GT % GT % GT % +/- % +/- % 1. Nợ quá hạn (NQH) 176 100 960 100 379 100 784 445,45 -581 -60,52 - Ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 - Trung hạn 176 100 860 89,58 312 82,32 684 388,64 -548 -63,72 - Dài hạn 0 0 100 10,42 67 17,68 100 -33 -33 2. Nợ xấu 150 150 267 0 0 117 78 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của DongA Bank – Chi nhánh Huế) Trường Đại học Kinh tế Huế 53
  65. 2.2.2.1. Doanh số cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB Nhìn vào bảng số liệu 2.6, ta thấy rằng doanh số cho vay cá nhân có tài sản đảm bảo qua 3 năm có sự biến động tăng giảm nhẹ: Năm 2017 đạt 69.323 triệu đồng, đến năm 2018 doanh số tăng 559 triệu đồng so với năm 2017, tương ứng tăng 0,81%, đạt 69.882 triệu đồng. Năm 2019 doanh số cho vay lại giảm 461 triệu đồng, tương ứng giảm 0,66% so với năm 2018, đạt giá trị 69.421 triệu đồng. Cụ thể: Doanh số cho vay ngắn hạn: năm 2017 doanh số cho vay đạt 40.767 triệu đồng. Năm 2018 doanh số cho vay đạt 40.193 triệu đồng, giảm 574 triệu đồng, tương ứng giảm 1,41%. Năm 2019 doanh số cho vay là 41.693 triệu đồng, tăng 1.500 triệu đồng, tương ứng tăng 3,73% bởi trong năm 2019 DongA Bank – CN Huế đã triển khai nhiều gói lãi suất ưu đãi đối với hoạt động cho vay ngắn hạn. Đặc biệt nhờ hỗ trợ lãi suất ngắn hạn nên đã góp phần đẩy doanh số cho vay của ngân hàng tăng. Doanh số cho vay trung hạn: năm 2018 đạt giá trị 27.658 triệu đồng, tăng 1,867 triệu đồng, tương ứng tăng 7.239 triệu đồng so với năm 2017. Năm 2019 doanh số cho vay là 26.361 triệu đồng, giảm 1.297 triệu đồng, tương ứng giảm 4,69% so với năm 2018. Doanh số cho vay dài hạn: năm 2019 doanh số cho vay là 2.765 triệu đồng. Năm 2018 doanh số cho vay giảm xuống 734 triệu đồng, tức giảm 26.546 triệu đồng so với năm 2017 và có giá trị là 2.031 triệu đồng. Sang năm 2019 doanh số cho vayTrườngtiếp tục giảm 664 Đại triệu đ ồnghọc là 1.367 Kinh triệu đồng, gitếảm 32,Huế69% so với năm 2018. Doanh số cho vay dài hạn KHCN có TSĐB liên tục giảm bởi DongA Bank thắt chặt cho vay dài hạn đối với khách hàng không đủ điều kiện để hạn chế tối đa rủi ro. Nhìn chung doanh số cho vay KHCN có TSĐB có sự biến động nhẹ nhờ chính sách tiền tệ, công tác quản lý, điều hành tại ngân hàng được triển khai phù hợp, hiệu 54
  66. quả. Chủ trương ngăn chặn suy giảm nền kinh tế của Chính phủ tạo điều kiện cho ngân hàng tăng trưởng trong giai đoạn 2017 - 2019. 45,000 41.693 40.767 40.193 40,000 35,000 30,000 27.658 25.791 26.361 25,000 20,000 15,000 10,000 2.765 5,000 2.031 1.367 0 2017 2018 2019 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn (Nguồn: Báo cáo tổng hợp DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.3: Doanh số cho vay KHCN có TSĐB theo thời hạn của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 2.2.2.2. Doanh số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB Ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì việc thu nợ là hết sức quan trọng bởi có cho vay thì phải thu. Thu nợ ngắn hạn: trong giai đoạn 2017 - 2019 thu nợ ngắn hạn KHCN có TSĐB tăng, cụ thể: năm 2017 thu được 25.745 triệu đồng, chiếm gần 80% trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2018 tăng 11.907 triệu đồng, tương ứng tăng 46,25%, đạt giáTrường trị 37.652 triệu đồĐạing so vớ ihọc năm trư ớcKinh đó. Năm 2019 tế thu Huế được 45.749 triệu đồng, tăng 8.097 triệu đồng, tương ứng tăng 21,50% so với năm 2018. Thu nợ hai năm liền đều tăng bởi nền kinh tế Việt Nam trong 2 năm 2018, 2019 phát triển mạnh, do thu nhập bình quân đầu người của cả nước cũng như tỉnh Thừa Thiên Huế đều tăng nên việc trả nợ ngân hàng của KHCN cũng tốt. 55
  67. Thu nợ trung hạn cũng tăng trong 3 năm: năm 2017 ngân hàng thu được 5,489 triệu đồng đến năm 2018 đã tăng lên 4.900 triệu đồng đạt 10.479 triệu đồng, tương ứng tăng 90,91%. Năm 2019 doanh số thu nợ trung hạn đạt 14.753 triệu đồng, tăng 4.274 triệu đồng, tương ứng tăng 40,79% so với năm 2018 bởi năm 2019 chính phủ đã đưa ra các gói kích cầu khiến lãi suất cho vay giảm đã tạo điều kiện để thu hồi nợ cho ngân hàng và trả nợ của khách hàng. Thu nợ dài hạn: tăng đều qua 3 năm: năm 2017 thu được 1.025 triệu đồng. Năm 2018 thu được 1.119 triệu đồng, tăng 94 triệu đồng, tương ứng tăng 9,17% so với năm 2017. Năm 2019 thu được 2.458 triệu đồng, mức thu cao hơn nhiều so với năm trước đó 119,66%, tăng 1.339 triệu đồng. Có được kết quả như vậy là nhờ các cán bộ nhân viên ngân hàng TMCP Đông Á – CN Huế đã không ngừng nỗ lực trong công tác kiểm tra chặt chẽ tình trạng thu nhập của khách hàng vay bằng cách kiểm tra định kỳ bảng kê khai lương hay hóa đơn thuế thu nhập cá nhân của khách hàng. Luôn quan tâm công tác thu nợ trong cho vay KHCN có TSĐB bằng cách sàng lọc khi vay một cách tốt nhất để công tác thu nợ KHCN có TSĐB được cải thiện hơn, phân công các cán bộ theo dõi từng khách hàng và luôn nhắc nhở khách hàng trong việc thu nợ vay đến từng khách hàng. Khi đến hạn khách hàng chưa trả thì ngân hàng sẽ gọi điện, gửi văn bản hoặc gặp trực tiếp khách hàng để nhắc nhở đến khách hàng về khoản vay. Tại DongA Bank – CN Huế, khi khách hàng có khoản vay đến hạn mà chưa trả thì nhân viên tín dụng cá nhân sẽ gọi điện nhắc nhở khách hàng lần 1, sau khi quá hạn 10 ngày sẽ nhắc nhở bằng văn bản hoặc hẹn gặp trực tiếp khách hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 56
  68. Đơn vị tính: Triệu đồng 50000 45.479 45000 40000 37.652 35000 30000 25.745 25000 20000 15.753 15000 10.479 10000 5.489 5000 1.025 1.119 2.458 0 2017 2018 2019 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn (Nguồn: Báo cáo tổng hợp DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.4: Doanh số thu nợ cho vay KHCN có TSĐB của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 2.2.2.3. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB Trong cơ cấu dư nợ cho vay khách hàng cá nhân có TSĐB thì dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2017, dư nợ ngắn hạn đạt 66.791 triệu đồng, năm 2018 dư nợ tăng, đạt 69.332 triệu đồng, tăng 2.541 triệu đồng, tương ứng tăng 3,80%. Năm 2019 so với năm 2018 giảm 3.948 triệu đồng, tương ứng giảm 5,69%. Dư nợ cho vay trung hạn năm 2017 đạt 37.058 triệu đồng, năm 2018 dư nợ là 54.237 triệu đồng, tăng 17.179 triệu đồng, tương ứng tăng 46,36% so với năm 2017, năm 2019 dư nợ đạt 55.800 triệu đồng, tăng 1.563 triệu đồng, tương ứng 2,88%, dư nợ cóTrường tăng nhưng mức đ ộĐạităng thấ phọc hơn nhiề uKinh so với giai đo tếạn 2017 Huế- 2018. Dư nợ cho vay dài hạn năm 2017 là 9.705 triệu đồng, năm 2018 tăng lên 912 triệu đồng là 8.547 triệu đồng, tương ứng tăng 9,40%, năm 2019 dư nợ dài hạn là 9.128 triệu đồng, đã giảm 1.489 triệu đồng, tương ứng giảm 14,03% so với năm trước đó. 57
  69. Đơn vị tính: Triệu đồng 80000 69.332 70000 66.791 65.384 60000 54.237 55.800 50000 40000 37.058 30000 20000 9.705 10.617 9.128 10000 0 2017 2018 2019 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn (Nguồn: Báo cáo tổng hợp DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.5: Dư nợ cho vay KHCN có TSĐB của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 Trong đó dư nợ trung hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và luôn tăng, đó là do ngân hàng đang phát triển các loại hình cho vay như: mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, đó là những gói sản phẩm cho vay có thời gian vay tương đối dài. Và phù hợp với từng đối tượng có nhu cầu nhưng tài chính có hạn nên họ vay theo hình thức này sẽ phù hợp với tài chính của mình. Chẳng hạn như hoạt động cho vay sửa chữa nhà ở thường là các khoản vay có thời hạn từ 12 tháng đến 3 năm, vì thời gian thu hồi nợ kéo dàiTrường nên dư nợ của ho Đạiạt động cho học vay này Kinhcũng tăng lên. tế Tuy Huếnhiên, nhìn vào kết quả có được ở trên thì cho thấy DongA Bank – CN Huế đã nổ lực rất nhiều trong công tác cho vay này. Dư nợ càng tăng cũng chứng tỏ mức độ phát triển tín dụng của DongA Bank – CN Huế càng lớn, DongA Bank – CN Huế càng có uy tín đối với khách hàng. Để có thể đảm bảo tốt nhất cho hoạt động cho vay này, thì ngân hàng cần 58
  70. phải thực hiện song song giữa hai yếu tố đó là mở rộng hoạt động cho vay KHCN có TSĐB và chất lượng thẩm định tài sản, kiểm tra và giám sát phải đi cùng nhau. 2.2.2.4. Vòng quay vốn tín dụng Bảng 2.8: Vòng quay vốn tín dụng cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2018/2017 2019/2018 2016 2017 2018 2019 +/- % +/- % 1. Doanh số thu nợ 32.705 32.259 49.250 63.960 16.991 52,67 14.710 29,87 2. Dư nợ cuối kỳ 76.490 113.554 134.186 130.312 20.632 18,17 -3.874 -2,89 3. Dư nợ bình quân 95.022 123.870 132.249 28.848 30,36 8.379 6,76 Vòng quay vốn tín 0,339 0,398 0,484 0,058 0,086 dụng (vòng) (1)/(3) (Nguồn: Báo cáo tổng hợp DongA Bank – CN Huế) Nhìn vào bảng số liệu 2.8 ta thấy vòng quay vốn tín dụng tăng liên tục từ năm 2017 đến năm 2019. Điều này chứng tỏ đồng vốn mà ngân hàng bỏ ra sử dụng ngày càng càng hiệu quả. Cụ thể như sau: năm 2017 có 0,339 vòng đến năm 2018 có 0,Trường398 vòng tương ứng Đạităng lên 0,học058 vòng, Kinh năm 2019 làtế0,48 Huế4 vòng, tương ứng tăng 0,086 vòng. Vòng quay vốn tín dụng có xu hướng tăng dần và tốc độ tăng cũng nhanh dần là một dấu hiệu rất tốt đối với ngân hàng, trong giai đoạn này dư nợ cho vay cá nhân có TSĐB thấp và có xu hướng giảm vào năm 2019 nhưng doanh số thu nợ tăng nhanh. 59
  71. Như vậy công tác thu hồi nợ và luân chuyển vốn của ngân hàng trong giai đoạn này đang rất tốt. Vì vậy DongA Bank – CN Huế cần giữ vững và phát huy, làm cho vòng quay vốn tín dụng ngày càng nhanh, lúc đó khả năng sinh lời từ đồng vốn mà ngân hàng đầu tư sẽ cao hơn. 60.% 0.484 50.% 0.398 40.% 0.339 30.% 20.% 10.% 0.% 2017 2018 2019 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp DongA Bank – CN Huế) Biểu đồ 2.6: Vòng quay vốn tín dụng KHCN có TSĐB của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 2.2.2.5. Hệ số thu nợ Bảng 2.9: Hệ số thu nợ cho vay khách hàng cá nhân có tài sản đảm bảo của DongA Bank – CN Huế giai đoạn 2017 - 2019 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2018/2017 2019/2018 Trường Đại2017 2018học 2019Kinh tế Huế +/- % +/- % 1. Doanh số thu nợ 32.259 49.250 63.960 16.991 52,67 14.710 29,87 KHCN có TSĐB 2. Doanh số cho vay 69.323 69.882 69.421 559 1 -461 -0,66 60