Khóa luận Kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

pdf 82 trang thiennha21 6180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_kiem_toan_khoan_muc_dau_tu_tai_chinh_trong_kiem_to.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kiểm toán khoản mục Đầu tư tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Trường Đại học Kinh tế Huế LÊ THỊ THÙY NGÂN Huế, tháng 4 năm 2018 1
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KẾ TOÁN-KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Kiểm toán khoản mục Đầu tư tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC TrườngHọ và tên sinh Đại viên: học KinhGiáo viêntế hư Huếớng dẫn: Lê Thị Thùy Ngân Trịnh Văn Sơn Lớp: K48A Kiểm toán MSSV: 14K4131075 Huế, tháng 4 năm 2018 i
  3. LỜI CÁM ƠN Thực tập nghề nghiệp là khoảng thời gian vô cùng quý báu và rất cần thiết cho mỗi sinh viên trang bị cho mình những kiến thức thực tế, kỹ năng cho nghề nghiệp tương lai có thể làm sau này. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, những người đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm của mình cho chúng em. Em xin cảm ơn quý thầy cô giáo khoa Kế Toán – Kiểm Toán, đặc biệt là thầy Trịnh Văn Sơn đã cho em góp ý chân thành nhất trong quá trình thực tập nghề nghiệp. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn anh chị nhân viên tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã tạo nhiều điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Do hạn chế trong kiến thức và kinh nghiệm thực tế nên khi làm bài khoá luận tốt nghiệp này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo, để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn !!! Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính ĐTTC Đầu tư tài chính DN Doanh nghiệp KTV Kiểm toán viên KSNB Kiểm soát nội bộ HĐQT Hội đồng quản trị GLV Giấy làm việc Trường Đại học Kinh tế Huế iii
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1- Xác định mức trọng yếu khoản mục đầu tư tài chính 20 Bảng 2.1- Bảng xác định mức trọng yếu 40 Bảng 3.1- Câu hỏi kiểm soát 66 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1- Sơ đồ bộ máy quản lý 28 Sơ đồ 2.1- Sơ đồ quy trình kiểm toán 30 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  7. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1 Lý do chọn đề tài: 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phạm vi nghiên cứu 2 1.5 Phương pháp nghiên cứu 2 1.6 Kết cấu đề tài 3 PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 1.1 Cơ sở lý luận về khoản mục đầu tư tài chính 4 1.1.1 Khái niệm và phân loại 4 1.1.2 Các khái niệm liên quan 6 1.1.2.1 Đồng kiểm soát 6 1.1.2.2 Ảnh hưởng đáng kể 6 1.1.2.3 Phương pháp vốn chủ sở hữu 7 1.1.2.4 Phương pháp giá gốc 7 1.1.2.5 Giá gốc của khoản đầu tư tài chính 7 1.1.2.6 Quyền chuyển nhượng 7 1.1.3 Đánh giá ảnh hưởng của khoản mục đầu tư tài chính 8 1.1.4 Trình bày trên báo cáo tài chính 8 1.1.5 Tài khoản, quy tắc và chu trình hạch toán tài khoản 9 Trường1.1.5.1 Đối với đ ầĐạiu tư tài chính học ngắn hKinhạn: tế Huế 9 1.1.5.2 Đối với đầu tư tài chính dài hạn 12 1.2 Lý luận chung về kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính 15 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính 15 1.2.1.1 Mục tiêu chung 15 1.2.1.2 Cơ sở dẫn liệu mục tiêu 16 1.2.1.3 Một số gian lận, sai sót thường gặp đối với đầu tư tài chính 16 vi
  8. 1.2.2 Nôi dung và qui trình Kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính 16 1.2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 16 1.2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 23 1.2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 26 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC 26 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 26 2.1.2 Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động 27 2.1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh 27 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý 28 2.1.5 Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh 29 2.2 Quy trình kiểm toán trong Báo cáo tài chính tại công ty AAC 30 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 31 2.2.2 Thực hiện kiểm toán 34 2.2.3 Kết thúc kiểm toán 34 2.3 Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính tại công ty cổ phần XYZ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AAC thực hiện 36 2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 36 2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 41 2.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 41 2.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản 41 2.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán 60 CHƯƠNGTrường 3: MỘT SỐ GIĐạiẢI PHÁP học NHẰM KinhHOÀN THIỆ Ntế CÔNG Huế TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY AAC 63 3.1 Đánh giá của công tác kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong kiểm toán BCTC tại công ty AAC 63 3.1.1 Ưu điểm 63 3.1.2 Hạn chế 64 vii
  9. 3.2 Một số ý kiến bổ sung nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán đầu tư tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 65 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 69 3.1 Kết luận 69 3.2 Kiến nghị 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  10. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới ở nước ta ngày nay càng mở rộng và phát triển, theo đó áp lực cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế càng gia tăng. Trong điều kiện đó, các thông tin tài chính từ các công ty không chỉ phục vụ sự kiểm tra, soát xét từ các cơ quan nhà nước nữa mà nó còn đóng vai trò thu hút nguồn đầu tư và dẫn dắt cho quyết định đầu tư của công chúng. Dù ở góc độ nào đi nữa, có thông tin tài chính có độ chính xác cao, trung thực, tin cậy là cần thiết và kiểm toán mà cụ thể là kiểm toán độc lập mang trong mình sứ mạng đó. Kết quả kiểm toán giúp cho người sử dụng thông tin biết rằng những thông tin họ được cung cấp có trung thực, hợp lý hay không và liệu nó có dựa theo những nguyên tắc và chuẩn mực quy định, từ đó làm căn cứ tin cậy cho quá trình ra quyết định. Đầu tư tài chính là một khoản mục quan trọng trong Báo cáo tài chính (BCTC). Với xu thế phát triển hiện nay một doanh nghiệp (DN) muốn phát triển lớn mạnh khó có thể chỉ tự thân sử dụng nguồn vốn hiện có của mình mà phải thu hút các nguồn đầu tư từ các nguồn khác nhau, mặt khác cũng các DN muốn bỏ vốn để đầu tư sinh lời trong tương lai. Tùy nguồn đầu tư ngắn hạn hay dài hạn mà nó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hay kinh doanh của DN, do vậy nghiệp vụ liên quan đến đầu tư tài chính (ĐTTC) đặc biệt là ĐTTC dài hạn như đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết, góp vốn liên doanh thường rất phức tạp. Bên cạnh đó, khi xem Trườngxét liệu một DN có Đạihoạt động họchiệu quả khôngKinh, ngườ i tatếkhông Huế những đánh giá lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) chính của DN đó mà còn đánh giá việc ĐTTC của DN có tốt hay không. Thế nên việc kiểm toán khoản mục ĐTTC trong BCTC là vô cùng cần thiết, cần phải đảm bảo tính hợp lý và trung thực của khoản mục này. Nhận thấy tầm quan trọng của khoản mục ĐTTC, trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, em quyết định chọn đề tài: “Kiểm toán 1
  11. khoản mục đầu tư tài chính trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” để làm bài khóa luận tốt nghiệp của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu về thực trạng kiểm toán khoản mục ĐTTC trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán AAC thực hiện, trên cơ sở thấy được các ưu điểm hay hạn chế và đưa ra một số ý kiến góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong BCTC được do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện tại công ty XYZ. 1.4 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nôi dung: Công tác kiểm toán khoản mục ĐTTC trong kiểm toán BCTC tại Công ty XYZ do Công ty Kế toán-Kiểm toán AAC thực hiện - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thành phố Đà Nẵng và tại công ty khách hàng XYZ của công ty. Số liệu thực tế kiểm toán được thu thập tại công ty XYZ trong thời gian kiểm toán. -Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu đề tài kiểm toán khoản mục ĐTTC tại công ty Kiểm toán và Kế toán AAC là vào 18/12/2017 đến 23/4/2018. Thời gian số liệu thu thập từ 1/1/2016 đến 31/12/2016. 1.5 Phương pháp nghiên cứu CácTrường phương pháp sử dĐạiụng để th ựhọcc hiện đ ềKinhtài như sau tế Huế -Phương pháp quan sát, phỏng vấn: Đến công ty quan sát cách thức làm việc, thực hiện của một cuộc kiểm toán thực sự, phỏng vấn KTV về kiểm toán BCTC nói chung và vấn đề nghiên cứu nói riêng. -Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu thập các tài liệu liên quan đến vấn đề kiểm toán, các thông tin, chế độ, chính sách, chuẩn mực kế toán và kiểm toán, hồ sơ 2
  12. kiểm toán tại công ty. Ngoài ra cần thu thập nguồn tài liệu của công ty từ các cuộc kiểm toán trước. -Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập số liệu liên quan đến khoản mục ĐTTC khách hàng XYZ của công ty AAC thông qua photo, chụp ảnh, sao chép sổ sách, chứng từ dưới sự chấp thuận của Giám đốc phòng kiểm toán. -Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Thống kê các dữ liệu thu được để rồi tổng hợp và phân tích đánh giá về khoản mục đầu tư tài chính. 1.6 Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu gồm các 3 phần PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần này sẽ nêu lên lý do chọn đề tài cũng như mục tiêu, phương pháp trong phạm vi nghiên cứu của đối tượng nghiên cứu là khoản mục đầu tư tài chính trong BCTC được áp dụng tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU -Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục ĐTTC trong kiểm toán BCTC -Chương 2: Thực trạng công tác kiểm toán khoản ĐTTC trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện -Chương 3: Một số ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán khoản mục ĐTTC trong kiểm toán BCTC tại công ty AAC PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Từ những cái đã nghiên cứu được ở trên tiến hành tổng kết, đánh giá lại đồng thời nêuTrường những những ki ếĐạin nghị v ềhọchướng nghiên Kinh cứu đề tài tế. Huế 3
  13. PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1 Cơ sở lý luận về khoản mục đầu tư tài chính 1.1.1 Khái niệm và phân loại Đầu tư tài chính (ĐTTC) là hoạt động sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp (DN) để đầu tư ra bên ngoài nhằm mục đích tăng thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Khác với đầu tư sản xuất kinh doanh, đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư hướng ra bên ngoài DN, thể hiện bằng việc bỏ vốn ra để đầu tư vào DN khác với mục đích thu lợi trong ngắn hạn hay dài hạn. Trên bảng cân đối kế toán (CĐKT) của báo cáo tài chính, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn bao gồm: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; Đầu tư ngắn hạn khác và Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn. Còn các khoản đầu tư tài chính dài hạn bao gồm : Đầu tư vào công ty con; Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết; Đầu tư tài chính dài hạn khác và Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Khoản đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết bao gồm khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và khoản đầu tư vào công ty liên kết. Về đầu tư tài chính ngắn hạn Đầu tư chứng khoán ngắn hạn bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu công ty và trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, chứng khoán có giá trị khác Kế toán đầu tư chứng khoán ngắn hạn phải được ghi sổ theo giá thực tế mua chứngTrường khoán bao gồm giáĐại mua c ộhọcng với các Kinh chi phí đầu tếtư n hưHuế môi giới, lệ phí, thuế và phí ngân hàng. Chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm cả những chứng khoán dài hạn được mua để bán ở thị trường chứng khoán mà có thể thu hồi vốn trong một năm. Về các khoản đầu tư ngắn hạn khác: là các khoản đầu tư mà không phải là đầu tư ngắn hạn, bao gồm các khoản đầu tư hay cho vay bằng tiền hoặc hiện vật 4
  14. như tài sản cố định, hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, mà thời hạn thu hồi không quá một năm. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn: là cách thức mà nguồn lực tài chính sẽ tạo ra bằng cách trích trước vào chi phí kinh doanh nhằm mục đích giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra khi các khoản đầu tư ngắn hạn này bị giảm giá Đầu tư tài chính dài hạn Đầu tư vào công ty con: bao gồm cổ phiếu doanh nghiệp là chứng chỉ xác nhận vốn góp của doanh nghiệp đầu tư vào công ty con hoạt động theo loại hình công ty cổ phần có thể là cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi, cũng có thể là khoản đầu tư vốn vào công ty con hoạt động theo loại hình công ty Nhà nước, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác. Theo VAS 25, một khoản đầu tư vào công ty con được xác định khi công ty mẹ nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết ở công ty con (công ty mẹ có thể sở hữu trực tiếp công ty con hoặc sở hữu gián tiếp công ty con qua một công ty con khác) trừ trường hợp đặc biệt khi xác định rõ là quyền sở hữu không gắn liền với quyền kiểm soát. Trong các số trường hợp đặc biệt, quyền kiểm soát còn được thực hiện ngay cả khi công ty mẹ nắm giữ ít hơn 50% quyền biểu quyết tại công ty con: - Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết; - Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận; - Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồngTrường quản trị hoặc cấp quĐạiản lý tương học đương; Kinh tế Huế - Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương. Đầu tư vào công ty liên doanh: Theo VAS 08 có ba hình thức liên doanh, bao gồm hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh dưới hình thức liên doanh tài sản được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh và hợp 5
  15. đồng liên doanh dưới hình thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được đồng kiểm soát bởi các bên góp vốn liên doanh. Ba hình thức này có chung hai đặc điểm là hai hoặc nhiều bên góp vốn liên doanh hợp tác với nhau trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng và thỏa thuận bằng hợp đồng thiết lập quyền đồng kiểm soát. Đầu tư vào công ty liên kết: Theo VAS 07 một khoản đầu tư gọi là đầu tư vào công ty liên kết nếu bên đầu tư nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các công ty con ít nhất 20% đến dưới 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư. Trong trường hợp nhà đầu tư nắm giữ dưới 20% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư nhưng có thoả thuận giữa bên nhận đầu tư và nhà đầu tư về việc nhà đầu tư đó có ảnh hưởng đáng kể hoặc trường hợp nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết của bên nhận đầu tư nhưng có thỏa thuận về việc nhà đầu tư đó không nắm giữ quyền kiểm soát đối với bên nhận đầu tư thì vẫn được kế toán khoản đầu tư đó là khoản đầu tư vào công ty liên kết. Đầu tư tài chính dài hạn khác: đây là loại đầu tư dài hạn nằm ngoài các khác khoản như đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết. Nó bao gồm các khoản đầu tư dưới ít hơn 20% quyền biểu quyết, các khoản đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, cho vay vốn có thời hạn thu hồi vốn trên một năm Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn: là khoản dự phòng cho phần giá trị có thể bị mất đi do khoản đầu tư tài chính dài hạn của doanh nghiệp bị giảm giá, các khoản đầu tư dài hạn bị lỗ. 1.1.2 Các khái niệm liên quan 1.1.2.1 Đồng kiểm soát TrườngTheo VAS 08, đ ồĐạing kiểm soáthọc là quy ềKinhn cùng chi phtếối c ủHuếa các bên góp vốn liên doanh về các chính sách tài chính và hoạt động đối với một hoạt động kinh tế trên cơ sở thỏa thuận bằng hợp đồng. 1.1.2.2 Ảnh hưởng đáng kể Ảnh hưởng đáng kể là quyền tham gia của nhà đầu tư vào việc đưa ra các quyết định về chính sách tài chính và hoạt động của bên nhận đầu tư nhưng không kiểm soát các chính sách đó. Nhà đầu tư có ảnh hưởng đáng kể thường được thể 6
  16. hiện ở một hoặc các biểu hiện sau: có đại diện trong Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương của công ty liên kết; có quyền tham gia vào quá trình hoạch định chính sách; Có các giao dịch quan trọng giữa nhà đầu tư và bên nhận đầu tư; có sự trao đổi về cán bộ quản lý; và có sự cung cấp thông tin kỹ thuật quan trọng. 1.1.2.3 Phương pháp vốn chủ sở hữu Theo VAS 07, phương pháp vốn chủ sở hữu là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải phản ánh phần sở hữu của nhà đầu tư trong kết quả kinh doanh của bên nhận đầu tư. 1.1.2.4 Phương pháp giá gốc Theo VAS 07, phương pháp giá gốc là phương pháp kế toán mà khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc, sau đó không được điều chỉnh theo những thay đổi của phần sở hữu của nhà đầu tư trong tài sản thuần của bên nhận đầu tư. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chỉ phản ánh khoản thu nhập của nhà đầu tư được phân chia từ lợi nhuận thuần luỹ kế của bên nhận đầu tư phát sinh sau ngày đầu tư. 1.1.2.5 Giá gốc của khoản đầu tư tài chính Giá gốc của khoản đầu tư tài chính bao gồm phần vốn góp hoặc giá thực tế mua khoản đầu tư tài chính cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như chi phí môi giới, giao dịch Khi kế toán khoản đầu tư tài chính theo phương pháp giá gốc, giá trị khoản đầu tư này sẽ không được thay đổi trong suốt quá trình đầu tư, ngoại trừ DN đầu tưTrường mua thêm hoặc thanhĐại lý kho họcản đầu tư Kinh đó hoặc đượ ctếnhậ nHuế thêm phần lợi ích ngoài lợi nhuận được chia. 1.1.2.6 Quyền chuyển nhượng Doanh nghiệp đầu tư các khoản đầu tư tài chính có quyền chuyển nhượng giá trị khoản đầu tư của mình trong doanh nghiệp nhận đầu tư cho một cá nhân hay một tổ chức khác. Các chi phí liên quan đến hoạt động chuyển nhượng này sẽ không được hạch toán trên sổ kế toán của doanh nghiệp mà chỉ theo dõi chi tiết trong từng 7
  17. khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Khoản đầu tư vào công ty con khi chuyển nhượng sẽ phải làm thủ tục chuyển đổi tên chủ sở hữu và được ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay giấy phép đầu tư. 1.1.3 Đánh giá ảnh hưởng của khoản mục đầu tư tài chính Trong thời đại kinh tế thị trường càng ngày càng phát triển mạnh mẽ như hiện nay, đầu tư tài chính đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp. Làm tốt trong công tác đầu tư tài chính không những làm tăng quy mô vốn của mà tạo ra mức lợi nhuận khổng lồ cho doanh nghiệp. Đầu tiên công tác đầu tư tài chính đã làm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Nguồn vốn và tài sản nhàn rỗi được doanh nghiệp tận dụng tối đa, đem đi đầu tư giúp việc sử dụng vốn hiệu quả hơn đồng thời mang về một nguồn lợi to lớn ngoài công việc kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp. Đầu tư tài chính cũng là một cách để phân tán rủi ro đồng thời ổn định nguồn tài chính của doanh nghiệp. Đây là một khoản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn doanh nghiệp do đó khi đầu tư hiệu quả sẽ mang lại nguồn lợi tăng trưởng cao cho doanh nghiệp. Do đó khi có những biến động bất lợi xảy ra nó sẽ giảm thiểu các rủi ro về vốn, đồng thời mang lại sự ổn định cho nguồn tài chính của doanh nghiệp. Đầu tư tài chính mang lại những dấu hiệu, tác động tích cực đến hoạt động của doanh nghiệp thế nhưng cũng tiềm ẩn đầy rủi ro. Không phải doanh nghiệp nào sử dụng nguồn đầu tư của mình một cách hợp lý, hiệu quả. Đặc biệt khi xảy ra biến động hay khủng hoảng kinh tế nó ảnh hưởng nặng nề đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. 1.1.4Trường Trình bày trên báo Đại cáo tài chínhhọc Kinh tế Huế Trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp khoản đầu tư tài chính ngắn hạn được phản ánh ở khoản mục “Chứng khoán kinh doanh” - Mã số 121 và “ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn” – Mã số 123 trong Bảng cân đối kế toán. Còn đầu tư tài chính dài hạn được phản ánh ở khoản mục “Đầu tư vào công ty con” - Mã số 251, “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” - Mã số 252 , “Đầu tư dài hạn khác” - Mã số 258 trong Bảng cân đối kế toán. Cuối năm tài chính phần lợi nhuận sẽ phản ánh 8
  18. vào khoản mục “Doanh thu hoạt động tài chính”– Mã số 21 hoặc nếu lỗ sẽ phản ánh vào và “Chi phí tài chính” – Mã số 22 trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Phần chi bằng tiền để đầu tư vào công ty con được trình bày trên khoản mục “Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác” – Mã số 25 và phần thu cổ tức và lợi nhuận được chia bằng tiền trong kỳ được trình bày ở khoản mục “Tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia” – Mã số 27 trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Phần lợi nhuận hoặc lỗ xác định được vào cuối mỗi năm tài chính được thuyết minh ở mục “Doanh thu hoặt động tài chính” và “Chi phí hoặt động tài chính” trên Thuyết minh báo cáo tài chính. Giá trị các khoản đầu tư vào công ty con được phản ánh trên báo cáo tài chính hợp nhất tương tự như phản ánh trên báo cáo tài chính: Giá trị khoản đầu tư vào công ty con và khoản đầu tư dài hạn khác được phản ánh ở khoản mục: “Đầu tư vào công ty con” - Mã số 251 và “Đầu tư dài hạn khác” - Mã số 258 trong Bảng cân đối kế toán. Riêng khoản đầu tư vào công ty liên kết và khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được phản ánh ở khoản mục “Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh” - Mã số 252 trong Bảng cân đối kế toán. Phần lợi nhuận hoặc lỗ xác định được vào cuối mỗi năm tài chính được phản ánh vào khoản mục “Doanh thu hoặt động tài chính”(lãi) – Mã số 21 và “Chi phí tài chính”(lỗ) – Mã số 22 trên Báo cáo kết quả kinh doanh Ngoài ra, doanh nghiệp phải trình bày thêm các thông tin sau: Danh sách các công ty con quan trọng, bao gồm: Tên công ty, nước nơi các công ty con thành lập hoặc đặt trụ sở thường trú, vốn điều lệ của công ty con, tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ. Nếu tỷ lệ quyền biểu quyết của công ty mẹ khác với tỷ lệ lợi ích thì phải trình bày cả tỷ lệ quyền biểu quyết và tỷ lệ lợi ích của công ty mẹ. 1.1.5 Tài khoản, quy tắc và chu trình hạch toán tài khoản Trường1.1.5.1 Đối với đ ầĐạiu tư tài chínhhọc ngắ nKinh hạn: tế Huế Chứng khoán kinh doanh: TK 121 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh Bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh mua vào. Bên Có: Giá trị ghi sổ chứng khoán kinh doanh khi bán. Số dư bên Nợ: Giá trị chứng khoán kinh doanh tại thời điểm báo cáo. 9
  19. Tài khoản 121 - Chứng khoán kinh doanh, có 3 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1211 - Cổ phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán cổ phiếu với mục đích nắm giữ để bán kiếm lời. - Tài khoản 1212 - Trái phiếu: Phản ánh tình hình mua, bán và thanh toán các loại trái phiếu nắm giữ để bán kiếm lời. - Tài khoản 1218 - Chứng khoán và công cụ tài chính khác: Phản ánh tình hình mua, bán các loại chứng khoán và công cụ tài chính khác theo quy định của pháp luật để kiếm lời, như chứng chỉ quỹ, quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, thương phiếu Tài khoản này còn phản ánh cả tình hình mua, bán các loại giấy tờ có giá khác như thương phiếu, hối phiếu để bán kiếm lời. Sơ đồ hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế Đối với đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn: TK 128 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 128 Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn tăng. 10
  20. Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn hiện có tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 128 - Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có 4 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 1281 - Tiền gửi có kỳ hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của tiền gửi có kỳ hạn. - Tài khoản 1282 - Trái phiếu: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các loại trái phiếu mà doanh nghiệp có khả năng và có ý định nắm giữ đến ngày đáo hạn. - Tài khoản 1283 - Cho vay: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản cho vay theo khế ước giữa các bên nhưng không được giao dịch mua, bán trên thị trường như chứng khoán. Tùy theo từng hợp đồng, các khoản cho vay theo khế ước có thể được thu hồi một lần tại thời điểm đáo hạn hoặc thu hồi dần từng kỳ. - Tài khoản 1288 - Các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn: Phản ánh tình hình tăng, giảm và số hiện có của các khoản đầu tư khác nắm giữ đến ngày đáo hạn (ngoài các khoản tiền gửi ngân hàng, trái phiếu và cho vay), như cổ phiếu ưu đãi bắt buộc bên phát hành phải mua lại tại một thời điểm nhất định trong tương lai, thương phiếu. Sơ đồ hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế 11
  21. 1.1.5.2 Đối với đầu tư tài chính dài hạn Đầu tư vào công ty con Nguyên tắc: - Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gốc, bao gồm giá mua = các chi phí mua, như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế, ngân hàng, - Kế toán phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản đầu tư vào công ty con theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế mua vào các công ty con, - Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (lãi cổ phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào báo cáo tài chính riêng của công ty mẹ. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hàng năm của công ty mẹ. Kế toán khoản đầu tư vào công ty con Kết cấu và nội dung phản ảnh của Tài khoản 221 Bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng. Bên Có: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con của công ty mẹ. Tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con, có 2 tài khoản cấp 2 Tài khoản 2211 - Đầu tư cổ phiếu: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại cổ phiếu đầu tư vào công ty con của công ty mẹ. Tài khoản 2212 - Đầu tư khác: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại đầu tư khác vào công ty con của công ty mẹ. TrườngSơ đồ hạch toán: Đại học Kinh tế Huế 12
  22. Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết: TK 222 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 222 Bên Nợ:Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết tăng. Bên Có: Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết giảm do đã thanh lý, nhượng bán, thu hồi. Số dư bên Nợ:Số vốn đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết hiện còn cuối kỳ. Tài khoản 222 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết không có tài khoản cấp 2. Sơ đồ hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế 13
  23. Đầu tư tài chính dài hạn khác: TK 228 Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 228 Bên Nợ: Giá trị các khoản đầu tư khác tăng. Bên Có: Giá trị các khoản đầu tư khác giảm. Số dư bên Nợ: Giá trị khoản đầu tư khác hiện có tại thời điểm báo cáo. Tài khoản 228 - Đầu tư khác có 2 tài khoản cấp 2: - Tài khoản 2281 - Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác: Phản ánh các khoản đầu tư công cụ vốn nhưng doanh nghiệp không có quyền kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên được đầu tư. - Tài khoản 2288 - Đầu tư khác: Phản ánh các khoản đầu tư vào tài sản phi tài chính ngoài bất động sản đầu tư và các khoản đã được phản ánh trong các tài khoản khác liên quan đến hoạt động đầu tư. Các khoản đầu tư khác có thể gồm kim loại quý, đá quý (không sử dụng như hàng tồn kho), tranh, ảnh, tài liệu, vật phẩm khác có giá trị (ngoài những khoản được phân loại là TSCĐ) không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường nhưng được mua với mục đích nắm giữ chờ tăng giá. Sơ đồ hạch toán Trường Đại học Kinh tế Huế 14
  24. 1.2 Lý luận chung về kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính trong kiểm toán Báo cáo tài chính 1.2.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính 1.2.1.1 Mục tiêu chung Mục tiêu kiểm toán các khoản đầu tư tài chính là đưa ra ý kiến về khoản mục đầu tư tài chính ngắn hay đầu tư tài chính dài hạn trên bảng cân đối kế toán vào thời điểm cuối kỳ niên độ kế toán (31 tháng 12). Kiểm toán viên phải xác định được các khoản này đã được hoạch toán và đánh giá chính xác hay chưa, đã tuân thủ theo những chuẩn mực, luật pháp đề ra không. Thêm vào đó, kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến giúp DN xác định, trình bày lại đúng với quy định. Đối với năm kiểm toán đầu tiên thì mục tiêu đặt ra sẽ là kiểm tra sự phân loại và trình bày của các khoản mục đầu tư tài chính, đánh giá các điều kiện để ghi nhận đó là khoản đầu tư ngắn hạn hay dài hạn và hình thức đầu tư, kiểm tra được sự tồn tại của chúng tại thời điểm ghi trong bảng cân đối kế toán. Đối với các khoản đầu tư tài chính là chứng khoán kinh doanh như cổ phiếu, trái phiếu hay thì phải đảm bảo tính có thực và đầy đủ của các khoản này. Nếu khoản đầu tư tài chính theo hình thức liên doanh, liên kết hay đầu tư vào công ty con thì phải đưa ý kiến về tính đầy đủ, tính chính xác và có thật của của các khoản góp vốn. Đồng thời kiểm toán viên cần xác minh lại tiền lãi, cổ tức, thu nhập từ đầu tư tài chính đã được hoạch toán đầy đủ hay chưa. KTV cũng cần phải cẩn trọng khi xem xét một đến khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. Mục tiêu hướng đến đó là sự đầy đủ, tính chính xác trong tính giá của cácTrường khoản ĐTTC b ị Đạigiảm sụt vhọcề giá trị cKinhũng như căn ctếứ để Huếlập dự phòng giảm giá các khoản mục này. Mục tiêu cuối cùng là việc xác minh và đưa ra ý kiến về sự trình bày báo cáo tài chính của khách hàng. Trong BCTC, cụ thể là phần thuyết minh BCTC phải trình bày danh sách các công ty liên kết kèm theo các thông tin về phần sở hữu và tỷ lệ quyền biểu quyết, nếu tỷ lệ này khác với phần sở hữu; và các phương pháp được sử dụng để kế toán hạch toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết. 15
  25. 1.2.1.2 Cơ sở dẫn liệu mục tiêu -Sự tồn tại: Các khoản đầu tư tài chính trên BCTC thật sự tồn tại -Đầy đủ: Các nghiệp vụ phát sinh của các khoản đầu tư tài chính đã được phản ánh đầy đủ trên sổ sách kế toán. -Quyền và nghĩa vụ: các khoản đầu tư tài chính thuộc quyền sở hữu đồng thời có quyền kiểm soát nó. - Đúng kỳ: các khoản đầu tư tài chính và các khoản thu nhập từ nó cần được hạch toán theo đúng kỳ, đúng niên độ. - Trình bày và khai báo: các khoản đầu tư tài chính trên các BCTC được phân loại, mô tả đúng với chuẩn mực và chế độ kế toán quy định. 1.2.1.3 Một số gian lận, sai sót thường gặp đối với đầu tư tài chính - Định giá sai khoản đầu tư tài chính bằng cách trích lập dự phòng giảm giá, nhất là dự phòng rủi ro đầu tư vào cổ phiếu chưa niêm yết và đầu tư góp vốn. - Chưa ghi nhận, hoạch toán phần cổ tức, tiền lãi, thu nhập từ các khoản đầu từ tài chính. 1.2.2 Nôi dung và qui trình Kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính Khoản đầu tư tài chính có quy trình kiểm toán căn bản giống với các khoản mục khác, bào gồm ba giai đoạn thực hiện: lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 1.2.2.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán Trên cơ sở hợp đồng kiểm toán , KTV sẽ tiến hành đánh giá khả năng chấp nhận Trườngkiểm toán, nhận di Đạiện các lý dohọc kiểm toán,Kinh lựa chọn tếđội ngHuếũ nhân viên kiểm toán, phân công công việc cụ thể cho từng nhân viên dựa trên các phần công việc của kiểm toán chu trình đầu tư tài chính. Tìm hiểu về khách hàng Tìm hiểu thông tin về khách hàng là công việc cần thiết đối với môt cuộc kiểm toán, nó cung cấp những thông tin hữu ích và cần thiết để phân tích và đánh giá các diễn biến, sự việc liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. KTV phải 16
  26. luôn xem xét, đánh giá, bổ sung những thông tin mới, đồng thời phải có những xét đoán ban đầu về những sự việc, nghiệp vụ liên quan đến ĐTTC có khả năng sẽ ảnh hưởng đến BCTC. Trong giai đoạn này đầu tiên KTV sẽ thu thập thông tin cơ bản của khách hàng, tìm hiểu ngành nghề kinh doanh, hoạt động kinh doanh của họ. Đây thật sự là một công việc rất quan trọng, cho KTV bước đầu nhận thức, đánh giá được mức độ trọng yếu của khoản mục này trên BCTC. Với những khách hàng mà ngành nghề kinh doanh của họ chủ yếu là các hoạt động về đầu tư thì ĐTTC thật sự là một khoản mục vô cùng quan trọng, nhạy cảm. Hay với những công ty thương mại, hoạt động của họ nghiêng về hoạt động mua bán hàng hóa là chủ yếu thì khoản mục ĐTTC sẽ được đánh giá về tính trọng yếu thấp hơn. Không những thế, KTV còn cần phải biết khách hàng dùng phương pháp ghi nhận các khoản ĐTTC, tìm hiểu xem khách hàng sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu hay phương pháp giá gốc để ghi nhận và liệu việc sử dụng các phương pháp này có nhất quán hay không. Ngoài ra KTV cũng cần xem xét lại kết quả kiểm toán phần hành đầu tư tài chính của lần kiểm toán trước đây. Hồ sơ thường trực của các cuộc kiểm toán những năm trước rất hữu ích. Nó có nhiều thông tin về ngành nghề, hoạt động kinh doanh, các văn bản, chính sách, biên bản họp hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị liên quan đến hoạt động ĐTTC của khách hàng. Qua đó KTV sẽ tìm thấy xu hướng đầu tư của khách hàng, mục tiêu chiến lược của họ trong việc qua việc tăng hay giảm nguồn đầu tư. Việc tìm hiểu các đối tượng ĐTTC của khách hàng cũng là một công việc cần thiTrườngết của KTV ở giai Đại đoạn này. học Với kho ảKinhn đầu tư ngắ ntế hạn thìHuế phải xem khách hàng đang mua các loại cổ phiếu, trái phiếu nào, giá trị của nó được niêm yết trên thị trường ra sao Với đầu tư tài chính dài hạn thì KTV xem xem khách hàng đầu tư vào công ty con nào, công ty liên kết nào, cùng góp vốn liên doanh với công ty nào khác nữa Việc thu thập đầy đủ những thông tin về các đối tượng này sẽ giúp KTV có những xem xét, đánh giá, những dự đoán cơ bản về những vấn đề nảy sinh giữa các bên, để đề ra hướng hoạch định kế hoạch kiểm toán phù hợp. 17
  27. Nghiên cứu hệ thống KSNB của khách hàng và đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Nguyên cứu hệ thống KSNB của khách hàng nói chung và khoản mục ĐTTC nói riêng giúp KTV đánh giá các yếu kém của hệ thống kiểm soát mà từ đó có thể đưa đến sai sót trọng yếu trên BCTC. KTV sẽ tiến hành thu thập các thông tin về hệ thống KSNB của hàng hàng, đưa ra nhận định, đánh giá của mình. Đồng thời mức độ hoạt động tốt hay yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ và mức rủi ro kiểm cao hay thấp mà KTV xác định giảm bớt hay gia tăng các thử nghiệm cơ bản trên số dư và nghiệp vụ của khách hàng. KTV nghiên cứu hệ thống KSNB thông qua các bước sau đây: Bước 1: Tìm hiểu về hệ thống KSNB với khoản mục ĐTTC và mô tả chi tiết trên giấy làm việc (hồ sơ kiểm toán ) KTV tiến hành xem xét đến giá trị trung thực, năng lực của ban quản trị; các rủi ro và các thủ tục và chính sách liên quan đến việc phê chuẩn, thực hiện, ghi chép các nghiệp vụ đầu tư Các phương pháp để tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục ĐTTC có thể là: - Dựa và kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng: với các khách hàng cũ của công ty thì đa số thông tin về hệ thống KSNB đã được thu thập từ những cuộc kiểm toán trước. Các tài liệu như biên bản họp hội đồng cổ đông, các quyết định, chính sách liên quan đến ĐTTC được lưu vào hồ sơ thường trực khách hạng Trường- Phỏng vấn Ban Đạiquản trị vàhọc nhân viên Kinh của công tytế khách Huế hàng: với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên thì KTV thường xuyên sử dụng phương pháp này để nắm bắt tình hình hệ thống KSNB, cách thức quản lý và kiểm soát các khoản đầu tư. Khi phỏng vấn những khách hàng cũ thì KTV sẽ cập nhật được những thay đổi hệ thống KSNB. - Kiểm tra các tài liệu và sổ sách đã hoan tất của công ty khách hàng: Trong hồ sơ thường trực của khách hàng đã lưu các thông tin về bộ máy tổ chức, chứng từ, 18
  28. sổ sách kế toán, KTV tìm hiểu, cập nhật hệ thống sổ sách kế toán cũng như các thông tin tình hình hoạt động của của khách hàng. Sau khi thu thập các thông tin để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng đối với khoản mục ĐTTC, KTV tiến hành mô tả trên giấy tờ làm việc. Bước 2: Đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát Đây là bước để đánh giá tính hiệu lực của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp. Rủi ro kiểm soát được đánh giá thông qua việc đánh giá về hệ thống KSNB của KTV. Nếu KTV đánh giá hệ thống KSNB hoạt động yếu kém, không thể phát hiện và ngăn chặn các sai phạm trọng yếu thì rủi ro kiểm soát được đánh giá cao. Lúc này KTV không thể dựa vào hệ thống KSNB để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản về số dư và nghiệp vụ. Còn nếu doanh nghiệp có hệ thống KSNB hoạt động tốt, có thể phát hiện và ngăn ngừa các sai phạm thì rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp và kiểm toán viên dựa vào hệ thống KSNB để giảm bớt thử nghiệm cơ bản về số dư và nghiệp vụ. Bước 3: Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong chương trình kiểm toán KTV thu thập bằng chứng về sự hữu hiệu của các quy chế và thủ tục kiểm soát để giảm bớt các thử nghiệm cơ bản trên số dư và các nghiệp vụ phát sinh. Đối với các khoản đầu tư tài chính, phương pháp chủ yếu mà KTV sử dụng là kiểm tra tài liệu, thực hiện thử nghiệm kiểm soát như thủ tục phê duyệt đầu tư; theo dõi từng bước thực hiện nghiệp vụ đó trên sổ sách và đối chiếu với trong thực tế đểTrườngso sánh sự khác bi ệtĐại và đánh giáhọc hệ thố ngKinh kiểm soát đ ốtếi vớ i Huếnghiệp vụ này. Xác định mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán KTV sẽ tiến hành phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục đầu tư tài chính. KTV có thể lựa chọn một trong các khoản như lợi nhuận sau thuế, tổng doanh thu, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu để xác định mức trọng yếu. Có được mức trọng yếu chung của cuộc kiểm toán, KTV sẽ xác định mức trọng yếu thực hiện cho khoản mục đầu tư tài chính. 19
  29. Bảng 1.1- Xác định mức trọng yếu khoản mục đầu tư tài chính Chỉ tiêu Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) Tỷ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu Lợi nhuận trước thuế: 5% - 10% (b) Doanh thu: 0,5% - 3% Tổng tài sản và vốn: 0.5% - 2% Mức trọng yếu tổng thể (c)=(a)*(b) Mức trọng yếu thực hiện (d)=(c)*(50%-75%) Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (e)=(d)*4% (tối đa) Mức trọng yếu khoản mục đầu tư tài chính dài hạn (g)=(d)*(f) Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua khoản (k)=(g)*4% mục đầu tư tài chính Với f: Tỷ lệ giá trị khoản đầu tư tài chính dài hạn TB/Tổng tài sản KTV cần xác định rủi ro đối với khoản mục tài chính để làm căn cứ thiết kế chương trình kiểm toán. - Đối với rủi ro tiềm tàng cần phụ thuộc vào bản chất của khoản đầu tư, tình hình biến động của nền kinh tế. Nó có thể bao gồm: rủi ro do bên mình đầu tư làm ăn lỗTrường, rủi ro do nền kinh Đại tế lạm phát, học rủi ro thanhKinh khoản khtếả năng Huế thanh toán kém, rủi ro về thông tin bị sai sót. - Về rủi ro kiểm soát thì KTV tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Trước hết KTV phải tìm hiểu môi trường kiểm soát đối với khoản mục đầu tư tài chính. Kế đó sẽ đánh giá các rủi ro có thể xảy ra đối với hoạt động đầu tư tài chính, và những cách thức, biện pháp mà nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện nhằm hạn chế những rủi ro liên quan đến khoản mục này. 20
  30. Đồng thời KTV cũng tìm hiểu các hoạt động kiểm soát gồm những chính sách và thủ tục kiểm soát đối với hoạt động đầu tư tài chính, tìm hiểu hệ thống thông tin kế toán của đơn vị đối với khoản mục đầu tư tài chính. Cuối cùng tìm hiểu các hoạt động, thủ tục để giám sát nhằm đảm bảo hoạt động kiểm soát diễn ra hiệu quả. Sau khi tìm hiểu rõ về hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp thì tiến dành đánh giá hiệu quả thiết kế hệ thống đó. Trong trường hợp doanh nghiệp không thiết kế quy trình kiểm soát nội bộ đối với khoản mục đầu tư tài chính thì rủi ro kiểm soát đạt mức cao nhất. Trường hợp có thiết kế thì KTV sẽ căn cứ sẽ xem xét để đánh giá hiệu quả của nó. - Khi xác định rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát xong thì KTV sẽ tiến hành đánh giá rủi ro phát hiện. Đây sẽ là căn cứ để KTV xác định số lượng bằng chứng cần thu thập để thực hiện các thủ tục kiểm toán. Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán KTV xây dựng một chương trình dự kiến chi tiết các công việc sẽ thực hiện, thời gian để hoàn thành nó. Đồng thời có có sự phân công công việc cho từng người trong nhóm kiểm toán cũng như dự kiến các tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Chương trình kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính được thiết kế gồm: - Kiểm toán tổng quát: Thực hiện kiểm tra các giấy chứng nhận cổ phiếu, trái phiếu hoặc các khoản ĐTTC khác mà DN có và/hoặc xác nhận các số dư đó với người đầu tư hoặc đại lý mà DN có quan hệ. Trường- Kiểm toán chính Đại thức: học Kinh tế Huế + Thu thập hoặc chuẩn bị danh mục các khoản ĐTTC thể hiện giá trị mangsang vào thời điểm trước cuối kỳ kế toán (31/12), các khoản tăng và khoản giảm trong năm, thu nhập hoặc tổn thất từ liên doanh trong năm và số dư cuối kỳ. Cộng các tổng số và đối chiếu chúng với bảng cân đối và kết quả công việc thực hiện trong thời kỳ kiểm toán tạm thời để xác định sự tồn tại của các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm cuối kỳ kế toán (31/12). 21
  31. + Kiểm tra giá của các khoản tăng ĐTTC có qui mô lớn như sau: ▪ Đối chiếu với các tài liệu hỗ trợ, ví dụ như giấy chứng nhận cổ phần hoặc hợp đồng liên doanh. ▪ Đối chiếu hồ sơ thanh toán (sổ quỹ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng) + Kiểm tra việc cổ phần của Doanh nghiệp trong liên doanh được đưa vào sổ một cách chính xác bằng cách thực hiện các công việc sau: ▪ Đối chiếu lợi nhuận được chia hoặc tổn thất trong liên doanh hoặc các giấy chứng nhận khác của liên doanh. ▪ Đối chiếu lợi nhuận được chia hoặc tổn thất của liên doanh với báo cáo lãi lỗ của doanh nghiệp. + Đánh giá sự cần thiết lập khoản dự phòng giảm giá ĐTTC bằng cách so sánh giá trị mang sang của chúng với các mục sau: ▪ Đối với các chứng khoán được mua bán trên các thị trường chứng khoán được công nhận thì đối chiếu với giá thị trường chứng khoán đó công bố vào thời điểm cuối kỳ kế toán và tại thời điểm kiểm toán. ▪ Đối với các khoản đầu tư bằng hình thức liên doanh thì phải đối chiếu với phần TSCĐ của liên doanh theo BCTC đã kiểm toán của liên doanh. ▪ Đối với các khoản ĐTTC khác, thì phải so sánh với sự đánh giá bất động sản thực tế đối với các tài sản tương tự hoặc các bằng chứng thích hợp khác. + Kiểm tra hạch toán việc thanh lý như: Trường▪ Đối chiếu giá bán Đại với hợp đhọcồng bán, vKinhới hồ sơ thanh tế toán Huế tiền. ▪ Đối chiếu giá trị mang sang tại thời điểm thanh lý với tài liệu làm việc của năm trước nếu có thể hoặc với sổ phụ theo dõi đầu tư. ▪ Tính toán lại thu nhập hoặc tổn thất từ việc thanh lý đầu tư và đối chiếu chúng với báo cáo lãi lỗ. + Đánh giá việc phân loại TSTC như: ▪ Bảo đảm không có khoản ĐTTC nào được thanh lý đến hết kỳ kế toán. 22
  32. ▪ Thu thập được văn bản của Ban lãnh đạo về việc các khoản ĐTTC được phân loại và miêu tả chính xác + Đưa ra kết luận về việc các khoản ĐTTC trong Bảng Cân đối: ▪ Thể hiện các khoản ĐTTC thực tế thuộc quyền sở hữu của DN tại thời điểm cuối kỳ kế toán. ▪ Được kê khai và đánh giá chính xác. ▪ Được phân loại và miêu tả chính xác. + Giám sát và kiểm tra + Các điểm kiểm tra cụ thể. Sau khi thiết kế được một chương trình kiểm toán đầu tư dài hạn cụ thể, KTV thực hiện kiểm toán. 1.2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán Thử nghiệm kiểm soát Theo VSA 500 có nói “Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ”. Do đó KTV chỉ thực hiên các thử nghiệm kiểm soát để thu thập bằng chứng khi rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hoặc trung bình. Giai đoạn này sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm nhằm đánh giá lại rủi ro kiểm soát đối với khoản mục đầu tư tài chính, làm cơ sở cho KTV quyết định thu hẹp hay mở rộng số lượng thử nghiệm cơ bản. Thử nghiệm cơ bản Thực hiện thủ tục phân tích: Đối với các khoản đầu tư tài tính, thủ tục phân tích mà KTV áp dụng là phân tích ngang. KTV so sánh số dư các khoản đầu tư (kể cả sốTrườngdư dự phòng) năm Đạinay với năm học trước, thKinhấy được nh ữtếng bi ếHuến động bất thường của các khoànđầu tư rồi từ đó kiểm tra sự phù hợp của các khoản đầu tư đó với chính sách hoặc thủ tục của khách hàng áp dụng. Thêm vào đó KTV tiến hành phân tích tỷ trọng các khoản đầu tư trên tổng tài sản ngắn hạn và dài hạn, và so sánh với năm trước, giải thích những biến động bất thường. Thực hiện kiểm tra chi tiết: KTV thực hiện kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính với những mục tiêu kiểm toán. Xuất 23
  33. phát từ những mục tiêu kiểm toán nêu trên sẽ có những thủ tục kiểm toán chi tiết đi cùng đảm bảo cho việc thực hiện đúng các mục tiêu kiểm toán. - Sự hiện hữu: cần phải đảm bảo các khoản đầu tư tài chính là có thực, KTV xem xét các chính sách kế toán sử dụng trong việc xác định giá trị quyết toán của các khoản đầu tư, liệu những chính sách này có phù hợp với quy định hiện hành và tình hình thực tế của doanh nghiệp hay không. Chúng có được áp dụng nhất quán hay không. Công việc của KTV trong giai đoạn này bao gồm: KTV yêu cầu đơn vị cung cấp hồ sơ liên quan đến khoản đầu tư tài chính như xác nhận vốn góp, chứng chỉ cổ phiếu, xác nhận tiền gửi của các ngân hàng cung cấp, bằng chứng những khoản đầu tư vào công ty con tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Từ đó KTV sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu hồ sơ xác nhận về mặt số lượng cổ phiếu đơn vị nắm giữ với sổ theo dõi chi tiết từng cổ phiếu, đối chiếu xác nhận giá trị vốn góp với sổ theo dõi từng khoản vốn góp. - Quyền và nghĩa vụ: Giá trị các khoản ĐTTC phản ánh trên bảng cân đối kế toán phải thuộc quyền kiểm soát của đơn vị. - Sự đầy đủ: so sánh đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp, sổ chi tiết, sổ cái và các BCTC, xem xét liệu các số liệu trình bày trên các BCTC liệu có chính xác hay không (kiểm tra các phép tính số học trên các tài liệu này). Kiểm tra các khoản đầu tư tài chính tăng, giảm trong kỳ. Ngoài ra, KTV cần xem xét các biên bản họp HĐQT trong năm để xác định xem có khoản đầu tư nào đã thực hiện nhưng chưa được ghi sổ. - Đánh giá và phân bổ: đảm bảo các khoản đầu tư tài chính trình bày trên BCTC và khoản trích dự phòng đã đánh giá hợp lý, phân bổ phù hợp Trường- Sự trình bày và khaiĐại báo : họcđể xem xétKinh các khoản tếđầu tưHuế tài chính dài hạn phản ánh trên các BCTC được phân loại, mô tả và công khai phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. KTV thực hiện một số thủ tục như xem xét phân loại đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn đúng hay chưa, đảm bảo trình bày thu nhập và chi chi từ các nguồn đầu tư tài chính đã được thể hiện đầy đủ và chính xác trên BCTC. 24
  34. 1.2.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán - Đánh giá khái niệm hoạt động liên tục: Nếu hoạt động đầu tư tài chính không hiệu quả, điều này sẽ ảnh hưởng đến khái niệm hoạt động liên tục nếu xảy ra liên tục trong nhiều năm. Tính liên tục cũng bị ảnh hưởng nếu doanh nghiệp tiến hành đầu tư tài chính dài hạn nhưng lấy nguồn đầu tư từ nguồn vốn ngắn hạn. - Các sự kiên bất thường phát sinh sau ngày kết thúc niên độ liên quan đến đầu tư tài chính: một số sự kiện bất thường có thể xảy ra như kiện tụng, tranh chấp liên quan đến đầu tư tài chính, đánh giá giảm giá trị, giảm khả năng thu hồi các khoản đầu tư . KTV thu thập Biên bản các cuộc họp của Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông, Ban giám đốc, Đồng thời phải thu thập các hồ sơ các kiện tụng, tranh chấp của hoạt động đầu tư tài chính; - Họp trao đổi với khách hàng: Trưởng nhóm phê duyệt và đưa ra tổng kết chung của cuộc kiểm toán các khoản mục đầu tư tài chính. Những ý kiến liên quan đến khoản mục này sẽ được trình bày trong cuộc họp với khách hàng, thống nhất ý kiến rồi tiến hành sẽ tổng hợp các bút toán điều chỉnh. Dựa vào đó làm căn cứ để ghi vào BCTC khoản mục đầu tài chính ngắn hạn và dài hạn. - Tổng kết công việc kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính Khi các KTV hoàn thành công việc thì trình giấy làm việc lên cho trưởng đoàn phê duyệt. Những nội dung của khoản mục đầu tư tài chính được ghi vào giấy làm việc này phải đảm bảo sự thống nhất với đơn vị khách hàng. Trưởng đoàn tổng hợp những nội dung trong kết luận của của các KTV và ghi vào Biên bản trao đổi. - Tổng hợp những bút toán điều chỉnh của khoản mục đầu tư tài chính và trình bày lên BCKT, lưu vào hồ sơ kiểm toán. Việc phát hành báo cáo kiểm toán trên cơ sở các bút toán điều chỉnh là công việc cuTrườngối cùng chính th ứĐạic kế thúc cuhọcộc kiểm Kinhtoán. Căn cứ tếnội dung Huế trong Biên bản trao đổi, tiến hành họp với kế toán trưởng của đơn vị bao gồm: Xác định doanh thu chưa thực hiện nhưng đã phát sinh của các khoản đầu tư tài chính vào cuối niên độ kế toán. Kế tiếp, trưởng nhóm kiểm toán tiến hành họp với Ban giám đốc của đơn vị khách hàng để đánh giá về hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị khách hàng, xác định thời gian hoàn thành BCKT và thống nhất những bút toán điều chỉnh. 25
  35. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH TRONG KIỂM TOÁN BCTC DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN 2.1 Tổng quan về công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC Công ty AAC có tên đầy đủ là “Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC” Tên tiếng anh là “ AAC Auditing and Accounting Co.,Ltd” Trụ sở chính tại Lô 78, 80 Đường 30/4, Phường Hoà Cường Bắc, Quận Hải Châu, Đà Nẵng 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC có tiền thân là công ty DAC, được thành lập thông qua việc sáp nhập hai chi nhánh của hai công ty kiểm toán này. Từ năm 1993, Công ty Kiểm toán AAC là một công ty Kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập theo Quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01 tháng 4 năm 1993 và Quyết định số 106/TC-BTC ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Đến ngày 7 tháng 5 năm 2006, công ty đã chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty TNHH và có tên gọi đầy đủ là Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Tháng 9 năm 2008, AAC trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế Prime Global; Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC hiện nay có văn phòng chính tại Thành phố Đà Nẵng, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và có đại diện tại nhiều tỉnh thành trong cả nước, được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệTrườngp thuộc mọi thành phĐạiần kinh thọcế. Kinh tế Huế Công ty hiện kiểm toán theo đúng các nguyên tắc, chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. Công ty có đội ngũ KTV có đội ngũ hơn 150 nhân viên chuyên nghiệp, 100% đã tốt nghiệp đại học và trên đại học, 15% đã được công nhận là chuyên gia kế toán, thạc sỹ kinh tế từ các trường đại học trong và ngoài nước được đào tạo có hệ thống ở Việt Nam, Anh, Bỉ, Pháp, Ai-len, Úc, Nhật 26
  36. Bản và có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán - thuế ở Việt Nam và quốc tế. ), AAC luôn nằm trong top 10 công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên hành nghề nhiều nhất tại Việt Nam và luôn nằm trong nhóm 7 công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam. 2.1.2 Nguyên tắc và mục tiêu hoạt động Phương châm hoạt động của AAC là “Chất lượng trong từng dịch vụ” qua đó cho thấy AAC luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các giao kết dịch vụ. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. Bởi luôn đề cao “chất lượng” các dịch vụ cung cấp, trong quá trình mở rộng và phát triển của mình đội ngũ cán bộ và nhân viên của AAC luôn phấn đấu không ngừng trong việc cải thiện và nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu, lợi ích của khách hàng. Và đó cũng chính là lý do đó AAC được đông đảo khách hàng trong nước và quốc tế thừa nhận và tín nhiệm. AAC được các cơ quan Nhà nước, các tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng đánh giá cao về năng lực, chất lượng dịch vụ cũng như những đóng góp cho cộng đồng. 2.1.3 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC cung cấp các dịch vụ : Kế toán, Kiểm toán, Tư vấn tài chính và quản lý, Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng, Tư vấn thuế và TinTrường học. Trong đó, haiĐại lĩnh v ựchọc chính y ếKinhu là Kiểm toántế và Huế Tư vấn tài chính, quản lý. Dịch vụ kiểm toán bao gồm: Kiểm toán BCTC, Kiểm toán Báo cáo quyết toán dự án, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế, Kiểm toán nội bộ, Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận và Quyết toán vốn đầu tư hoàn thành. 27
  37. Dịch vụ tư vấn tài chính và quản lý bao gồm: Tư vấn thành lập, quản lý doanh nghiệp, Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ, Tư vấn việc sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán - tài chính phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, Soát xét Báo cáo tài chính, Xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa hoặc phá sản và Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản tranh chấp. Dịch vụ kế toán bao gồm : Ghi sổ, giữ sổ kế toán, Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán, Lập báo cáo tài chính định kỳ, Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS và Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán. Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng bao gồm : Đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán, kế toán ( đến nay đã đào tạo được trên 10 lớp kế toán trưởng ), Cập nhập kiến thức Tài chính, Kiểm toán, Kế toán và Hỗ trợ tuyển dụng nhân viên kế toán và kiểm toán nội bộ. 2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý Được thể hiện qua sơ đồ sau Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 1.1- Sơ đồ bộ máy quản lý Tổng Giám đốc: đây là người đại diện của công ty, và chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động công ty. Đồng thời là người đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán; duy trì các mối quan hệ với khách hàng của công ty; 28
  38. Phó Tổng Giám đốc: giúp việc cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công uỷ quyền giải quyết những công việc cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ; chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và pháp luật nhà nước về các vấn đề được phân công và uỷ quyền. Giám đốc các khối: Phụ trách chuyên môn nghiệp vụ, nhân sự, hành chính, tổ chức phối hợp công việc giữa các nhóm làm việc trên hai lĩnh vực hoạt động Xây dựng cơ bản và BCTC Kế toán trưởng: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm toán nội bộ, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như: Lập BCTC, cung cấp số liệu công khai tài chính, lập kế hoạch tài chính, . Trưởng phòng: Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc các khối và đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của công ty đặc biệt là các vấn đề liên quan đến nhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhiệm các công việc hành chính. Họ giữ vai trò lãnh đạo trong Ban quản lý của phòng và có chức năng như cầu nối giữa ban giám đốc, ban quản lý và các nhóm nhân viên; có chức năng quan trọng đối với hoạt động của công ty trong việc tạo ra môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp cho các nhân viên Kiểm toán viên chính: Đảm nhận trọng trách sau Ban quản lý, bao gồm: Giám sát công việc của các trợ lý nhân viên thử việc; thực hiện hợp đồng kiểm toán lớn với khách hàng; báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán; ký báo cáo kiểm toán; soát xét các giấy tờ làm việc, bố trí nhân sự cho các hoạt động kiểm toán. TrườngTrợ lý kiểm toán viênĐại: là ngư họcời chịu tráchKinh nhiệm trư tếớc Ki Huếểm toán viên hoặc người quản lý công việc của mình về tất cả những vấn đề liên quan đến việc thực hiện một công việc. Trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp là cấp 1, cấp 2 và cấp 3 tuỳ vào năng lực thâm niên công tác. 2.1.5 Tổng quan về kết quả hoạt động kinh doanh AAC đã được Bộ Công thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam và được trao cúp “Thương mại dịch vụ - Top Trade 29
  39. Services”. AAC được Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich bình chọn và trao cúp vàng “Doanh nghiệp Việt Nam tiêu biểu”; được Hiệp hội kinh doanh Chứng khoán Việt Nam (VASB), Tạp chí Chứng khoán Việt Nam (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước), Trung tâm thông tin Tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) trao tặng danh hiệu “Tổ chức kiểm toán niêm yết uy tín” 2.2 Quy trình kiểm toán trong Báo cáo tài chính tại công ty AAC Công ty áp dụng chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AAC thực hiện qua ba giai đoạn sau: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Quy trình biểu thị qua sơ đồ sau: Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.1- Sơ đồ quy trình kiểm toán 30
  40. 2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán Đây giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán, bao quát tất cả quá trình kiểm toán, giúp kiểm soát chung đảm bảo cuộc kiểm toán tiến hành một cách thuận, hiệu quả. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng - Trong trường hợp là khách hàng mới, công ty tiến hành xem xét, thu thập thông tin cơ bản về khách hàng như loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, những quy định, luật lệ áp dụng trong công ty khách hàng mà tất cả các đối tượng phải tuân theo. Ngoài ra cũng cần tìm hiểu các chuẩn mực, chế độ kế toán, phương pháp kế toán đang áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC tại công ty. Từ đó KTV đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng đồng thời là khả năng chấp nhận kiểm toán. - Trong trường khách hàng cũ mà công ty đã kiểm toán, những thông tin cơ bản về khách hàng đã được lưu vào hồ sơ thường trực. Tuy nhiên KTV cũng phải lưu ý đến những thay đổi trong công ty khách hàng, những cái mới được áp dụng mà nó có ảnh hưởng đến báo cáo tài chính hợp nhất kinh doanh, hay việc thay đổi chính sách kế toán, kiện tụng, tranh chấp kinh tế, Ký hợp đồng kiểm toán, lập kế hoạch kiểm toán, lựa chọn nhóm kiểm toán Khi đã đạt được thỏa thuận, công ty sẽ tiến hành kí hợp đồng kiểm toán với công ty khách hàng, qua đó cam kết các công việc mà công ty thực hiện, phí kiểm toán với khách hàng Rồi công ty sẽ đưa ra kế hoạch kiểm toán cho khách hàng, yêu cầu bên khách hàng cung cấp những tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán. Công ty sẽ đảm bảo sự độc lập của các thành viên trong nhóm kiểm toán vơi công ty kháchTrường hàng để cuộc ki Đạiểm toán BCTC học diễn raKinh minh bạch, tếtrung Huếthực, hợp lý Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Đây là một công việc vô cùng cần thiết khi kiểm toán công ty khách hàng. KTV ở giai đoạn này sẽ kết hợp với thông tin đã được tìm hiểu về môi trường hoạt động và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khách hàng như: môi trường kinh doanh chung, các vấn đề về ngành nghề, pháp lý trong giai đoạn chấp nhận khách hàng nhưng sẽ được tìm hiểu chuyên sâu hơn về các yếu tố nội tại của khách hàng 31
  41. như: tình hình kinh doanh, cấu trúc tổ chức, sở hữu của khách hàng, các thay đổi lớn về quy mô, những chi tiết mang tính đặc thù của đơn vị, Tìm hiểu chính sách kế toán và các chu trình kinh doanh quan trọng Ngoài các thông tin cần thiết nêu trên, ở giai đoạn này KTV sẽ thu thập thông tin về các chu trình quan trọng của đơn vị khách hàng như chu trình bán hàng, phải thu, thu tiền; chu trình mua hàng, phải trả, trả tiền; chu trình hàng tồn kho, giá thành, giá vốn; chu trình lương và trích theo lương. Những thông tin này sẽ là cơ sở cần thiết để KTV đánh giá hệ thống KSNB với từng chu trình và thiết kế nên thủ tục kiểm tra phù hợp với nó. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính KTV phân tích biến động số liệu năm kiểm toán với số liệu sau kiểm toán năm trước của các báo cáo tài chính. Từ những biến động đó, KTV có thể có một cái nhìn tổng quát tình hình tài chính của chính của doanh nghiệp, cũng như một số rủi ro mà kiểm toán sẽ gặp phải. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận Bằng cách phỏng vấn, quan sát và kiểm tra tài liệu KTV sẽ tổng hợp phân tích thông tin, kết hợp sử dụng xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. KTV sẽ đánh giá qua 3 thành phần cấu thành của hệ thống KSNB là: Môi trường kiểm soát; Quy trình đánh giá rủi ro; và Giám sát các hoạt động kiểm soát. Việc đánh giá hệ thống KSNB giúp KTV xác định sơ bộ nhân tố rủi ro, gian lận, lập kế hoạch kiểm toán và xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán, chú trọng đến những khoản mục có rủi ro cao. TrườngXác định mức trọ ngĐại yếu và phương học pháp Kinh chọn mẫu, c ỡtếmẫu kHuếế hoạch - thực hiện Với những thông tin đã có về đơn vị khách hàng, các thông tin được chú trọng trên báo cáo tài chính của người sử dụng, rủi ro, KTV sẽ lựa chọn tiêu chí để xác định mức trọng yếu tổng thể và thực hiện nhằm mục đích xác định các công việc và thủ tục kiểm toán sẽ được thực hiện. Từ đó, KTV sẽ lựa chọn phương pháp chọn mẫu phù hợp sẽ thực hiện trong quá trình kiểm toán: thống kê hoặc phi thống kê. 32
  42. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán: Sau khi thực hiện tất cả các bước công việc trên, KTV tiến hành tổng hợp tất cả các vấn đề cần lưu ý trước khi thực hiện kiểm toán, thể hiện toàn bộ nội dung cơ bản cần thực hiện sẽ được nhóm kiểm toán đảm nhiệm là công cụ để kiểm soát chung toàn cuộc kiểm toán giữa của thành viên Ban Giám đốc và thành viên nhóm kiểm toán. Nội dung chi tiết: • Phạm vi công việc và yêu cầu dịch vụ khách hàng. • Mô tả doanh nghiệp, môi trường kinh doanh và các thay đổi lớn trong nội bộ doanh nghiệp. • Phân tích sơ bộ và xác định sơ bộ khu vực rủi ro cao. • Xác định ban đầu chiến lược kiểm toán dựa vào kiểm tra kiểm soát hay kiểm tra cơ bản. • Mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch. • Xem xét các vấn đề từ cuộc kiểm toán năm trước mang sang. • Xem xét sự cần thiết phải sử dụng chuyên gia cho hợp đồng kiểm toán này. • Tổng hợp các rủi ro trọng yếu bao gồm cả rủi ro gian lận được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch. Cuối cùng trong giai đoạn này, KTV sẽ thiết kế nên chương trình làm việc. Mỗi chương trình là những chu trình khác nhau: • Chương trình kiểm toán tiền và tương đương tiền • Chương trình kiểm toán các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn Trường• Chương trình kiĐạiểm toán phhọcải thu n ộKinhi bộ, phải thu tế khác Huế • Chương trình kiểm toán chi phí trả trước, tài sản khác dài hạn, ngắn hạn • Chương trình kiểm toán vay, nợ ngắn hạn, dài hạn • Chương trình kiểm toán phải trả nhà cung cấp • Chương trình kiểm toán hàng tồn kho, giá vốn hàng bán 33
  43. 2.2.2 Thực hiện kiểm toán Với kế hoạch đã được lập ra trong giai đoạn trước, KTV sử dụng các phương pháp, kỹ thuật kiểm toán cho từng đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán, đảm bảo về cả hai mặt số lượng (đầy đủ) lẫn chất lượng (tin cậy) của bằng chứng, làm cơ sở cho những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Trưởng nhóm kiểm toán sẽ đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm toán, thực hiện các nhiệm vụ là trao đổi với khách hàng, yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ, chứng từ, sổ sách liên quan, đánh giá mức trọng yếu của từng vấn đề, từng quy trình mỗi nghiệp vụ phát sinh và phân công cho từng thành viên cho phù hợp. Theo đó, mỗi thành viên sẽ thực hiện thử nghiệm kiểm soát và thực hiện thử nghiệm cơ bản. Các thử nghiệm chi tiết trên số dư và nghiệp vụ được thực hiện đảm bảo các mục tiêu kiểm toán: Kiểm tra tính hiện hữu của các khoản đầu tư và kiểm tra việc phân loại đầu tư ngắn hạn/dài hạn Quyền sở hữu với các khoản đầu tư tài chính Sự đầy đủ thông qua tổng hợp nghiệp vụ tăng/ giảm các khoản đầu tư và kiểm tra ước tính lãi lỗ từ các khoản đầu tư Kiểm tra sự đánh giá và phân bổ khoản ĐTTC Kiểm tra trình bày và công bố BCTC 2.2.3 Kết thúc kiểm toán Kết thúc cuộc kiểm toán, KTV tiến hành một số công việc sau: Trường Đánh giá khĐạiả năng ho họcạt động liên Kinh tục tế Huế Các sự kiểm bất thường Tổng kết công việc kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính Họp trao đổi với khách hàng Tổng hợp những bút toán điều chỉnh của khoản mục đầu tư tài chính và trình bày lên BCKT, lưu vào hồ sơ kiểm toán 34
  44. Tất cả các công việc hoàn thành KTV lưu vào hồ sơ làm việc và bản thảo báo cáo kiểm toán sau khi được đoàn kiểm toán lập sẽ được gửi lên cấp trên để xét duyệt, gồm 3 cấp: • Chủ nhiệm kiểm toán (trưởng phòng, phó phòng) • Thành viên ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán (phó giám đốc, giám đốc) • Thành viên ban giám đốc soát xét độc lập Sau đó, KTV phụ trách sẽ hoàn thiện hồ sơ theo thống nhất giữa KTV và ban kiểm soát; phát hành báo cáo kiểm toán chính thức, viết thư quản lý có chữ ký của KTV và ký duyện của ban soát xét, đóng dấu gửi cho đơn vị khách hàng. Khách hàng khi nhận được báo cáo kiểm toán đính kèm với số liệu kế toán đã thống nhất các bên sẽ phát hành báo cáo tài chính đã kiểm toán đồng thời gửi lại 1 bản cho công ty AAC để lưu vào hồ sơ kiểm toán. Về tổ chức hồ sơ, đối với mỗi đơn vị khách hàng được AAC cung cấp dịch vụ kiểm toán đều được lưu trữ hồ sơ bao gồm: • Hồ sơ thường trực: là hồ sơ lưu trữ những thông tin, tài liệu về khách hàng mà kiểm toán viên sử dụng thường xuyên cho nhiều năm kiểm toán. Hồ sơ thường trực gồm các nội dung sau: - Các thông tin chung về khách hàng như giấy phép kinh doanh, điều lệ, báo cáo thành lập, các thông tin pháp luật, thuế. - Tài liệu về nhân sự như hợp đồng thuê nhân công, quy chế trả lương Trường- Tài liệu liên quan Đại tới kế toán,học phát hànhKinh cổ phiế u,tế tăng Huếvốn, - Các hợp đồng quan trọng như hợp đồng mua bán, vay trung, dài hạn, thuê tài sản, • Hồ sơ làm việc: được tổ chức theo từng năm, bao gồm tất cả giấy tờ liên quan đến cuộc kiểm toán năm cụ thể. Các giai đoạn của cuộc kiểm toán sẽ được trình bày theo thứ tụ lưu trong hồ sơ, giấy làm việc và các bằng chứng kiểm toán khác thể hiện quá trình làm việc của các kiểm toán viên và trợ lý kiểm toán. 35
  45. • Báo cáo tài chính đã kiểm toán theo từng năm: bao gồm báo cáo của các năm tài chính đã được chính AAC thực hiện kiểm toán cho đơn vị và có thể cả báo cáo do công ty kiểm toán khác phát hành (được sử dụng trong kiểm toán năm đầu tiên với khách hàng mới, hoặc khách hàng không liên tục được kiểm toán bởi AAC). 2.3 Thực trạng công tác kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính tại công ty cổ phần XYZ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do AAC thực hiện 2.3.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng Công ty cổ phần XYZ là khách hàng cũ của AAC, sau khi đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, xem xét các rủi ro hợp đồng KTV chấp nhận kiểm toán công ty khách hàng. Đây là lần kiểm toán thứ 2 năm trong, trước đó công ty đã có kiểrm toán một lần cho 6 tháng đầu năm 2016 (30/6/2016). Công việc thực hiện được lưu vào GLV A120 (xem Phụ lục 1– Chấp nhận duy trì khách hàng cũ và đánh giá rủi ro). Ký hợp đồng kiểm toán, lựa chọn nhóm kiểm toán Ban Giám đốc AAC chấp nhận kiểm toán cho XYZ, tiến hành ký hợp đồng kiểm toán, gửi thư hẹn kiểm toán cho khách hàng (xem Phụ lục 2 – Thư hẹn kiểm toán) quyết định kiểm toán trong 3 ngày từ 15/2/2017 đến 17/2/2017 kiểm toán công ty khách hàng. Đồng thời KTV gửi thư khách hàng về kế hoạch kiểm toán để xem xét điều chỉnh sao cho cuộc kiểm toán diễn ra thuận lợi (xem Phụ lục 3 – Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán). KTV cũng gửi bảng các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp làm căn cứ thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp ( xem Phụ luc 4 – Danh mục tài liệu cần cung cấp). Riêng khoản mục đầu tư tài chính, một sTrườngố tài liệu cần có đó Đạilà: học Kinh tế Huế - Danh mục các khoản đầu tư tài chính: cho vay, tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn, cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết - Danh mục dự phòng giảm giá cho từng khoản đầu tư tại ngày 31/12/2016. - Biên bản xác nhận và chứng từ, tài liệu liên quan đến từng khoản đầu tư tài chính. 36
  46. Theo đó sẽ lựa chọn đội ngũ cán bộ KTV thích hợp để tham gia kiểm toán công ty khách hàng, các thành viên nhóm kiểm toán phải đảm bảo tính độc lập để có thể đưa ra ý kiến về BCTC một cách trung thực, hợp lý (xem Phụ lục 5 – Cam kết độc lập của thành viên nhóm kiểm toán). Và tính độc lập này phải được soát xét một cách cẩn thận và được lưu lại tai GLV 270 (xem Phụ lục 6 – Soát xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính độc lập). Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động Do công ty XYZ là khách hàng cũ của công ty AAC nên cơ bản các thông tin về công ty này đã được thu thập từ những lần kiểm toán trước và lưu trong hồ sơ thường trực. Trong đợt kiểm toán này, KTV khi tiếp nhận kiểm toán sẽ lưu ý đến những thay đổi, biến động trong một năm vừa qua tại công ty. Công ty cổ phần XYZ thành lập ngày 09 tháng 08 năm 2004. Công ty cổ phần XYZ kinh doanh trên nhiều ngành nghề, lĩnh vực như xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, và kinh doanh bất động sản, khai thác đá các sỏi Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty cổ phần XYZ có vốn điều lệ: 24.960.000.000 đồng (xem Phụ lục 7 - Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần). Năm 2015, công ty thông qua việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 24.960.000.000 đồng lên 49.920.000.000 đồng từ nguồn vốn thặng dư của công ty (xem Phụ lục 8 – Nghị quyết của HĐQT “Về phương án phát hành cổ để tăng vốn điều lệ từ nguồn vốn thặng dư của Công ty theo nghị quyết HĐCĐ 2015”). Các khoản đầu tư tài chính trong năm 2016 tại công ty XYZ như sau: - Đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu SDC và tiền gửi có kỳ hạn vào ngân hàng BIDVTrường Gia Lai, ngân hàng Đại Agribank học Láng H ạ,Kinh ngân hàng Công tế thương Huế Hà Tây. - Về đầu tư dài hạn thì công ty tăng góp vón vào công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu DATC, đầu tư vào công ty CP Năng lượng Đa Tẻh và công ty CP Thủy điện Sông Ông. Những công ty được đơn vị đầu tư là các công ty liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty XYZ tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi để đầu tư vào cổ phiếu ngắn hạn, đồng thời đầu tư gửi tiền có kỳ hạn vào ngân hàng để thu lãi. 37
  47. Trong năm, công ty đầu tư cho công ty con để phát triển kinh doanh. Tất cả các khoản đầu tư tài chính của công ty nhằm tăng lợi nhuận và mở rộng, phát triển hoạt động. Tìm hiểu chính sách kế toán KTV kiểm tra tính pháp lý của những tài liệu chứng minh quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với khoản đầu tư, để chứng minh những tài liệu đó là phù hợp với pháp luật hiện hành và có hiệu lực tại thời điểm xem xét. Những điều ràng buộc trong tài liệu, giúp KTV phát hiện ra những sai phạm mà đơn vị phạm phải, như tiến độ góp vốn Ngoài ra, việc xác định giá trị vốn góp giúp cho KTV biết được đơn vị đơn vị đã hạch toán đầy đủ các khoản đầu tư không, bằng việc so sánh với sổ sách kế toán của đơn vị chính sách kế toán năm nay áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng (xem Phụ lục 9 – Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng ). Công ty XYZ áp dung một số chính sách cho khoản đầu tư tài chính như sau: - Các khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết, công ty liên doanh và các khoản đầu tư tài chính khác được ghi nhận theo giá gốc. - Dự phòng tổn thất đầu tư và dự phòng giảm giá được lập cho các khoản giảm giá đầu tư nếu phát sinh tại ngày kết thúc kỳ kế toán: + Đối với chứng khoán kinh doanh và các khoản đầu tư con, liên doanh, liên kết, đầu tư khác: trích lập dự phòng tổn thất đầu tư Trường+ Đối với đầu tư nĐạiắm giữ đến học ngày đáo Kinh hạn: ghi giảm tế giá trịHuế đầu tư Tuy nhiên cần lưu ý một số thông tin mới về pháp lý như: - Biên bản họp Hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị hoặc Ban giám đốc, các cuộc họp bất thường. - Các quyết định, nghị quyết, các hợp đồng góp vốn, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, hợp đồng tiền gửi, 38
  48. Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính Từ những phân tích sơ bộ biến động số liệu năm kiểm toán với số liệu sau kiểm toán năm trước của BCTC nói chung và riêng khoản mục đầu tư tài chính nói riêng, KTV có thể có một cái nhìn tổng quát tình hình đầu tư tài chính của chính của doanh nghiệp, cũng như một số rủi ro mà kiểm toán sẽ gặp phải. Công ty phát sinh khoản đầu tư vào công con trong năm, số tiền: 13.133.600.000 đồng, đầu tư vào công ty liên kết 5.662.000.000 đồng. KTV thu thập Nghị quyết HĐQT, chứng từ liên quan đảm bảo việc trình bày và phân loại phù hợp. Các thủ tục phân tích rất ít khi được thực hiện đầy đủ, dù việc phân tích này sẽ giúp các KTV nhận ra các sai sót tổng quát một cách nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian và công sức để thực hiện các thử nghiệm chi tiết, phát hiện ra những biến động bất thường của năm nay so với năm trước. Kiểm toán viên bỏ qua thủ tục phân tích sơ bộ. Thủ tục phân tích sẽ được thực hiện khi tiến hành thử nghiệm cơ bản. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm toán KTV tiến hành đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, kết quả làm việc được lưu ở GLV A610 (xem Phụ lục 10 – Đánh giá hệ thống KSNB ở cấp độ doanh nghiệp). Đồng thời KTV cần phải tiến hành trao đổi, phỏng vấn Ban Giám đốc và các cá nhân trong đơn vị được kiểm toán để thu thập thông tin nhằm xác định rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận (xem Phụ lục 11 – Phỏng vấn BGĐ và cá nhân về gian lận). Thêm vào đó cũng cần phải phỏng vấn bộ phận kiểm toán nội bộ hay ban kiểm soát về các thủ tục mà họ đã thực hiện trong năm nhằm phát hiện Trườnggian lận và biện pháp Đại xử lý chọcủa ban Giám Kinh đốc đối v ớtếi các Huếphát hiện đó (xem Phụ lục 12 – Trao đổi với bộ phận KSNB về gian lận). Cuối cùng rà soát một lần nữa các yếu tố rủi ro do gian lận gây ra (xem Phụ lục 13 – Rà soát yếu tố rủi ro có gian lận). Qua tìm hiểu, được biết đơn vị xây dựng quy trình kiểm soát, do đó, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát của khoản mục ở mức trung bình, KTV cũng cần thực hiện chương trình kiểm toán nhằm hạn chế mức rủi ro phát hiện. 39
  49. Xác định mức trọng yếu Khoản mục đầu tư tài chính có rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức cao, nên KTV xác định mức trọng yếu cho khoản mục ở mức thấp nhất có thể. KTV chọn tiêu chí để ước tính mức trọng yếu là tổng tài sản. KTV tiến hành ước tính mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện cho khoản mục. Tiếp theo, KTV tiến hành phân bổ cho khoản mục các khoản đầu tư dài hạn dựa trên mức trọng yếu thực hiện. Mức trọng yếu của khoản mục các khoản đầu tư tài chính dài hạn được xác định theo bảng sau: Bảng 2.1- Bảng xác định mức trọng yếu Chỉ tiêu Tiêu chí được sử dụng để ước tính mức trọng yếu Tổng tài sản Giá trị tiêu chí được lựa chọn (a) 782.898.559.438 Tổng tài sản 0.5% Mức trọng yếu tổng thể (b) = (a)*0.5% 3.914.492.797 Mức trọng yếu thực hiện (c) = (b)*50% 1.957.246.399 Ngưỡng sai sót không đáng kể/ sai sót có thể bỏ qua (d) = (c)*4% 78.289.856 Mức trọng yếu khoản mục đầu tư tài chính dài hạn (e) = (c)*(f) 378,588,801 Ngưỡng sai sót có thể bỏ qua khoản mục đầu tư tài chính dài 7.314.624,33 hạn (k) = (e)*4% Trong đó f: tổng đầu từ tài tài chính/ tổng tài sản TrườngTổng các khoản đ ầĐạiu tư học Kinh tế Huế 73.146.243.254 tài chính f= = = 9.34 Tổng tài sản 782.898.559.438 40
  50. Xây dựng kế hoạch và chương trình kiểm toán Sau khi xác định mức trọng yếu, kiểm toán viên sẽ tổng hợp lại tất cả những rủi ro có được từ những thủ tục phân tích và việc tìm hiểu khách hàng ở trên, KTV trao đổi với ban giám đốc đơn vị về kế hoạch kiểm toán (xem Phụ lục 14 – Trao đổi với ban giám đốc kế hoạch kiểm toán), soát xét nội dung các vấn đề cần trao đổi và phương thức trao đổi với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán, đảm bảo tuân thủ các quy định và hướng dẫn của chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (xem Phụ lục 15 – Soát xét các vấn đề cần trao đổi với ban quản trị khách hàng). Kế đó thiết kế nên chương trình kiểm toán (xem Phụ lục 16 – Chương trình kiểm toán) liệt kê chi tiết các thủ tục kiểm toán cần được thực hiện, được lập bởi trưởng đoàn kiểm toán. Đây cũng là phần thể hiện tổng quát các nội dung sẽ được thực hiện đối với khoản mục ĐTTC. Sau khi các thành viên khác đã hoàn thiện, sẽ tập hợp các ý kiến về các phát hiện vào phần kết luận cuối tờ chương trình để trưởng đoàn kiểm soát vấn đề toàn cuộc kiểm toán, đồng thời gửi bảng các tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp để có thể hoàn thành cuộc kiểm toán. Công ty đã thiết kế sẵn form tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp, mẫu thư này được gửi đến khách hàng trước ngày thực hiện kiểm toán để khách hàng chuẩn bị trước, giúp cho cuộc kiểm toán được tiến hành nhanh chóng, đỡ mất thời gian hơn. 2.3.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 2.3.2.1 Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Trong giai đoạn này, KTV không tiến hành các thử nghiệm kiểm soát mà tập trung vào các thử nghiệm cơ bản bởi vì trong bước “Đánh giá rủi ro kiểm toán” KTVTrường đánh giá rủi ro kiể mĐại soát cao. học Kinh tế Huế 2.3.2.2 Thực hiện các thử nghiệm cơ bản Lập bảng tổng hợp, thực hiện thủ tục phân tích KTV lập bảng tổng hợp số liệu đối chiếu số dư đầu năm trên bảng tổng hợp, bảng cân đối số phát sinh, sổ chi tiết với số dư cuối năm trước trong BCĐKT năm trước đã kiểm toán và hồ sơ kiểm toán năm trước. Đối chiếu số liệu cuối kỳ trên bảng tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết. 41
  51. Từ bảng số liệu đã lập KTV đồng thời phân tích, so sánh số dư đầu tư tài chính cuối kỳ với cuối năm trước, tìm hiểu nguyên nhân các biến động. KTV tiến hành phân tích biến động chỉ tiêu nhằm đảm bảo các khoản đầu ngắn hạn và dài hạn là có thực, được phản ánh đầy đủ và chính xác. KTV tiến hành so sánh số dư các khoản đầu tư (kể cả dự phòng) của năm nay so với năm trước, giải thích các biến động bất thường Kết quả công việc được KTV lưu tại GLV D210. => Nhận xét của KTV: Số dư đầu năm 2016 trên bảng cân đối số phát sinh, sổ chi tiết khớp với số dư cuối năm 2015 trong BCĐKT năm trước đã kiểm toán. Số liệu cuối kỳ năm 2016 khớp nhau giữa bảng tổng hợp với sổ cái, sổ chi tiết. Qua phân tích có thể giải thích các vấn đề bất thường như sau: [1] Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn giảm 23.4% do tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp giảm hơn năm trước. [2] Đầu tư vào công ty con tăng 18.5% do góp vốn vào công ty CP TM&DT Toàn Cầu DATC. [3] Phần đầu tư vào công ty liên doanh liên kết giảm 16.8% do rút vốn lại từ công ty Cp Thùy điện Á Đông, nhưng lại đồng thời đầu tư vào Công ty CP Năng lượng Đa Tẻh và Công ty Cp Thủy điện Sông Ông [4] Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh giảm do giá chứng khoán của công ty mua tăng so với thời điểm 31/12/2015. Trường[5] Dự phòng tổn Đạithất đầu tưhọc vào đơn vKinhị khác tăng gitếảm doHuế bán khoản đầu tư vào Công ty CP Thủy điện Sông Chảy 5 và Công ty CP Thủy điện sông Ông hết lỗ. 42
  52. Trính GLV D210- Lead sheet- phân tích biến động chỉ tiêu CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Soát xét 1: Khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Soát xét 2: Niên độ: 31/12/2016 Soát xét 3: Nội dung:Lập bảng tổng hợp số liệu so với năm trước - phân tích biến động chỉ tiêu TK Nội dung Số trước Đ Số sau Số năm Chênh % Ghi KiT C KiT trước lệch chú 121 Chứng khoán kinh doanh 193.292.552 193.292.552 193.292.552 0.0 % 128 Đầu tư nắm giữ đến ngày 64.000.000.000 64.000.000.000 79.000.000.000 (15.000.000.000) -23.4% [1] đáo hạn 221 Đầu tư vào công ty con 70.923.600.000 70.923.600.000 57.790.000.000 13.133.600.000 18.5% [2] 222 Đầu tư vào công ty liên 42.182.000.000 42.182.000.000 49.265.200.000 (7.083.200.000) -16.8% [3] doanh, liên kết 228 Đầu tư khác 20.224.000.000 20.224.000.000 12.224.000.000 8.000.000.000 39.6% 229 Dự phòng tổn thất tài sản (125.088.552) (125.088.552) (2635.459.756) 3.510.371.204 -2806.3% 2291 DP giảm giá chứng khoán (125.008.552) (125.008.552) (136.378.152) 11.289.600 -9.0% [4] kinh doanh 2292 DP tổn thất đầu tư vào (3.449.081.604) 3.499.081.604 [5] đơn vị khác Tổng cộng Trường197.397.808.000 Đại197.397.808.000 học Kinh194.837.036.796 tế Huế2.560.771.204 1.3% 43
  53. Kiểm tra chi tiết: - Kiểm tra tính hiện hữu của các khoản đầu tư và kiểm tra việc phân loại đầu tư ngắn hạn/dài hạn Kiểm tra tính hiện hữu của các khoản đầu tư, đảm bảo các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn của công ty là có thực, thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Đồng thời phân loại đầu tư ngắn hạn và dài hạn phù hợp Cách thực thực hiện: KTV xem xét tính hữu hiệu hoặc kiểm tra các giấy tờ cần thiết chứng minh quyền sở hữu của các đơn vị đối với các khoản đầu tư tài chính cuối kỳ. Căn cứ vào các hợp đồng vay, sổ tiền gửi, chứng nhận sở hữu chứng khoán, biên bản góp vốn, các chứng từ liên quan để thực hiện. Kết quả làm việc được lưu tại GLV 241. => Nhận xét của KTV: Các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn đều thuộc quyền sở hữu của công ty và được phân loại phù hợp. Trường Đại học Kinh tế Huế 44
  54. GLV D241- Kiểm tra tính hiện hữu của các khoản đầu tư kiểm tra việc phân loại đầu tư ngắn hạn/dài hạn CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Soát xét 1: Khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Soát xét 2: Niên độ: 31/12/2016 Soát xét 3: Nội dung: Kiểm tra tính hiện hữu của các khoản đầu tư kiểm tra việc phân loại đầu tư ngắn hạn/dài hạn Tỷ lệ góp Phân Thời gian đầu STT Bên nhận đầu tư Số cổ phần Số tiền Mục đích đầu tư vốn đầu loại đầu tư còn lại tư tư Tk_121: Chứng khoán kinh doanh I 1 SDC 4.704 193.296.552 Chờ tăng giá Ngắn hạn Tk_128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn II 1 Tiền gởi có kỳ hạn 64.000.000.000 Chờ đến hạn lấy lãi TGCL<12 tháng Ngắn hạn Tk_221: Đầu tư vào Công ty con III Công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu DATC Dài hạn 1 7.092.360 70.923.600.000 52,5% Tk_222: Đầu tư vào Công ty liên doanh, liên kết IV 1 Công ty CP Thủy điện Sông Ông 2.498.000 41.082.000.000 33,8% Dài hạn V Tk_228: Đầu tư khác Công ty CP Năng lượng Đa tẻh Dài hạn 1 110.000 1.100.000.000 5,5% Công ty CP ĐT&PT điện Tây Bắc Dài hạn 2 224.000 224.000.000 0,1% 3 Công ty CP Đầu tư Anzen Trường2.000.000 Đại học20.000.000.000 Kinh tế Huế19% Dài hạn 45
  55. - Xác nhận quyền đối với khoản ĐTTC: Để đảm bảo gía trị các khoản ĐTTC trên bảng cân đối kế toán phải thuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp, KTV tiến hành kiểm tra tài liệu, đối chiếu các tài liệu liên quan đến quyền sở hữu của đơn vị đối với khoản đầu tư vào tại ngày kết thúc niên độ. KTV kiểm tra một số tài liệu như chứng chỉ chứng khoán, hợp đồng tiền gửi, biên bản xác nhận vốn góp, KTV lập và gửi thư xác nhận đối với các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn để kiểm tra quyền đối với ĐTTC cũng sự sự hiện hữu của các khoản này. KTV gửi thư xác nhận cho bên thứ ba, tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu các số dư trên sổ chi tiết. Từ đó sẽ giải thích các khoản chênh lệch nếu có. Kết quả làm việc được lưu tại GLV 242. => Nhận xét của KTV: - Về đầu tư tài chính ngắn hạn, phần tiền gửi tiết kiện của công ty sau khi gửi thư xác nhận thì KTV nhận được 3 thư xác nhận của ngân hàng BIDV Gia Lai, ngân hàng Agribank Láng Hạ, ngân hàng Công thương Hà Tây (xem Phụ lục 17 – Thư xác nhận ngân hàng) chiếm tỷ lệ 100% thư phản hồi với tổng giá trị 64.000.000.000 đồng. - Về đầu tư tài chính dài hạn đã nhận được 4 thư phản hồi (xem Phụ lục 18 – Thư xác nhận đầu tư) từ 5 thư được gửi với tổng giá trị 133.105.600.000 đồng chiếm 99.8% tổng giá trị thư đã gửi. Trường Đại học Kinh tế Huế 46
  56. GLV D242- Lập và gửi thư xác nhận đối với các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Soát xét 1: Niên độ: 31/12/2016 Soát xét 2: Nội dung: Lập và gửi thư xác nhận đối với các khoản đầu tư Soát xét 3: Sổ sách Đối chiếu xác nhận Chênh lệch Ghi Mã Tên Công ty Số lượng Số Giá trị Số lượng CP Giá trị Giá trị chú CP lượng Tk_121: Chứng khoán kinh doanh SDC 4.704 193.296.552 4.704 Tk_128: Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Ngân hàng BIDV Gia Lai 54.000.000.000 54.000.000.000 Ngân hàng Agribank- CN Láng Hạ 5.000.000.000 5.000.000.000 Ngân hàng Công thương Hà Tây 5.000.000.000 5.000.000.000 Tk_221: Đầu tư vào Công ty con 22110 Công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu DATC 7.092.360 70.923.600.000 7.092.360 70.923.600.000 Cộng 7.092.360 70.923.600.000 7.092.360 70.923.600.000 Tk_222: Đầu tư vào Công ty liên doanh, liên kết Công ty CP Th ủy điện Sông Ông 2.498.000 41.082.000.000 2.498.000 41.082.000.000 Cộng 2.498.000 41.082.000.000 2.498.000 41.082.000.000 Tk_228: Đầu tư khác 110.000 1.100.000.000 Công ty CP Năng lượng Đa tẻh 22.400 1.100.000.000 - TrườngCông ty CP ĐT&PT điĐạiện Tây Bắc học77.600 Kinh224.000.000 tế Huế - Công ty CP Đầu tư Anzen 2.000.000 20.000.000.000 2.000.000 20.000.000.000 - Cộng 2.100.000 21.324.000.000 47
  57. - Kiểm tra sự đầy đủ thông qua tổng hợp nghiệp vụ tăng/ giảm các khoản đầu tư và kiểm tra ước tính lãi lỗ từ các khoản đầu tư KTV đảm bảo các giao dịch mua, bán các khoản đầu tư và các khoản lãi lỗ đầu tư được ghi nhận đầy đủ trong kỳ. KTV tiến hành thu thập và lập bảng tổng hợp mua/bán các khoản đầu tư trong năm, thống kê cả về số lượng và giá trị; lãi cổ tức và lãi cho vay nhận được; lãi/lỗ do bán các khoản đầu tư; và giá trị thị trường của các khoản đầu tư cuối năm. Đối với khoản đầu tư ngắn hạn, để đảm bảo toàn bộ các phát sinh trong năm tài chính của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn phản ánh đầy đủ trên sổ sách thì KTV tiến hành kiểm tra các hợp đồng tiền gửi với sổ cái tài khoản 128. Ngoài ra KTV cần lưu ý đến việc thay đổi lãi suất qua các năm để tính lãi dự cho đúng. Đối với các khoản đầu tư dài hạn, KTV cũng tiến hành kiểm tra chứng từ gốc và đối chiếu với sổ cái tài khoản 221, 222, 228. Ngoài ra, KTV còn xem xét các biên bản họp HĐQT trong năm, các nghị định, nghị quyết, KTV kiểm tra chứng từ gốc và đối chiếu với sổ cái các tài khoản này để phát hiện ra những phát sinh nào trong kỳ có chứng từ nhưng chưa được hạch toán. Thêm vào đó có thể một số phát sinh không có trong tập hồ sơ chứng từ gốc của đơn vị nên KTV xem xét các biên bản họp HĐQT, các nghị định, nghị quyết trong năm để xác định xem có khoản đầu tư nào đã thực hiện nhưng chưa được ghi sổ. Kết quả làm việc được lưu tại GLV 243. => Nhận xét của KTV: - Đối với đầu tư ngắn hạn, cụ thể các khoản tiền gửi doanh nghiệp, đã từng kiểmTrường toán một lần vào 30/6/2016, Đại kihọcểm tra c ũngKinh như bổ sung tế các Huếnghiệp vụ tiền gửi phát sinh sau ngày này (xem Phụ luc 19 – Hợp đồng tiền gửi). Lãi được tính như sau: Tiền gửi*Số ngày*Lãi suất Lãi = 360 Có thể kết luận rằng công ty chưa tính lãi dự thu, đề nghị doanh nghiệp tính lãi dự thu bổ sung. 48
  58. - Đối với đầu tư dài hạn [1] Tăng nguồn đầu tư với công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu DATC, đối chiếu với giấy báo nợ ngày 01/04/2016. [2] Doanh nghiệp quyết định thoái vốn với công ty CP Thủy điện Á Đông. Hồ sơ thoái vốn bao gồm: + Nghị quyết số 04B/S55-NQ-HĐQT ngày 02/01/2016 vv” Thông qua phương án thoái vốn tại Công ty Cp Thủy điện Á Đông” + Quyết định số 04C/QĐ-S55-HĐQT ngày 02/01/2016 vv “Phê duyệt phương án thoái vốn tại Công ty Cp Thủy điện Á Đông” + Hợp đồng ủy thác đầu tư với các cá nhân (chuyển nhượng phần vốn góp tại Á Đông cho các cá nhân). Giá chuyển nhượng là 11.400 đồng với số lượng 1.224.520 cổ phần. Trong đó bù trừ vói phần thoái vốn ủy thác đầu tư tại công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu DATC 10.500.000.000 đồng. Phần chuyển nhượng được trả như sau: Ngày 15/2/2016 500.000.000 đồng Ngày 18/2/2016 500.000.000 đồng Ngày 24/2/2016 1.000.000.000 đồng Ngày 25/2/2016 470.000.000 đồng Ngày 26/2/2016 500.000.000 đồng TrườngNgày 18/3/2016 Đại 249.917.500học Kinhđồng tế Huế Ngày 08/4/2016 239.528.000 đồng Ngày 29/6/2016 82.500 đồng Tổng cộng 3.459.528.000 đồng (Đã được thanh toán hết) [3] Công ty mua cổ phần của ông Trần Văn Hậu tại Công ty CP thủy điện Sông Ông 49
  59. Hồ sơ gồm: Hợp đồng chuyển nhượng CP số 01/2016-HĐCNCP ngày 25/05/2016 với giá chuyển nhượng là 19.000 đồng/ cp, 300.000 cổ phiếu với tổng giá trị 5.700.000.0000 đồng. Đã chuyển trả ngày 25/05/2016 5.694.300.000 đồng. Bán lại cho Trần Thái Bình 2.000 cổ phiếu với giá 19.000 đồng/cp. Công ty xác định bán theo giá vừa mua lô sau cùng, không phát sinh lỗ từ nghiệp vụ này (xem Phụ luc 20.1 – Hợp đồng chuyển nhượng công ty cổ phần Sông Ông). [4] Doanh nghiệp góp vốn vào công ty CP Năng lượng Đạ Tẻh. Hồ sơ gồm: + Biên bản họp HĐQT số 10/BB-S55-HĐQT ngày 06/01/2016 vv “ Tham gia góp vốn thành lập và cử người đại người quản lý góp vốn tại công ty CP Năng lượng Đạ Tẻh”. + Quyết định só 11/QĐ-S55-HĐQT NGÀY 06/01/2016 vv” Tham gia thành lập và của người đại diện quản lý góp vốn” Số lượng vốn góp là 960.000 cổ phần với tổng giá trị là 9.600.00.000 đồng ( tương đương với 48% điều lệ vào công ty CP Năng lượng Đạ Tẻh). [5] Doanh nghiệp cũng thoái vốn tại công ty cổ phần CP Sông Chảy 5. Hồ sơ thoái vốn bao gồm: + Nghị quyết ngày 15/6/2016 số 317/-NQ-HĐQT. + Quyết định ngày 15/06/2016 số 318/QĐ-HĐQT. Giá chuyển nhượng là 10.000 đồng/ cổ phần. [6] Doanh nghiệp đầu tư tăng vốn vào công ty CP Đầu tư ANZEN. Hồ sơ bao gồm: Trường+ Quyết định 447/QĐ Đại–SS55 học-HĐQT ngàyKinh 29/8/2016 tế giá muaHuế bằng mệnh giá (xem Phụ lục 20.2 - Quyết định 447 vv “Phê duyệt phương án mua cổ phần Công ty cổ phần đầu tư Anzen để đầu tư dự án thủy điện Krông Kmar”) + Quyết nghị ngày 29/8/2016 số 456/S55/NQ-HĐQT (xem Phụ lục 20.3 - Quyết nghị 456 vv “Thông qua phương án mua cổ phần Công ty cổ phần AnZen để đầu tư dự án thủy điện Krông Kmar”). 50
  60. GLV D243- Tổng hợp nghiệp vụ tăng/ giảm các khoản đầu tư và kiểm tra ước tính lãi lỗ từ các khoản đầu tư CÔNG TY TNHH KI À K Người lập: ỂM TOÁN V Ế TOÁN AAC Soát xét 1: Khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Soát xét 2: Niên độ: 31/12/2016 Soát xét 3: Nội dung: 1. Đối với chứng khoán kinh doanh 2. Đối với khoản tiền gởi Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gốc Lãi Ngày đến Kỳ hạn Đã tính lãi Số ngày Lãi dự thu Ngày gởi suất hạn đến tính đến tiền 31/12/2016 Tương đương tiền 15.000.000.000 Hợp đồng tiền gửi số: 15.000.000.000 5,00% 06-07-2016 1 tháng Chưa tính, lãi 06-06-2016 07/369585/2016/HĐ nhận 1 lần vào 30 62.500.000 ngày đáo hạn TGCKH trên 3 tháng 74.000.000.000 Hợp đồng tiền gửi số: 20.000.000.000 6,30% 06-11-2016 6 tháng Chưa tính, lãi 06-05-2016 03/369585/2016/HĐ nhận 1 lần vào 184 644.000.000 ngày đáo hạn Hợp đồng tiền gửi số: 20.000.000.000 6,50% 15-04-2017 12 tháng Chưa tính, lãi 15-04-2016 01/369585/2016/HĐ nhận 1 lần vào 260 938.888.889 ngày đáo hạn Hợp đồng tiền gửi số: 20.000.000.000 6,80% 06-06-2017 13 tháng Chưa tính, lãi 06-05-2016 04/369585/2016/HĐ nhận 1 lần vào 239 902.888.889 ngày đáo hạn Hợp đồng tiền gửi số: 14.000.000.000 6,80% 06-06-2017 13 tháng Chưa tính, lãi 06-05-2016 05/369585/2016/HĐ nhận 1 lần vào 239 632.022.222 Trường Đại học Kinhngày tế đáo Huế hạn Agribank Láng Hạ 51
  61. Hợp đồng tiền gửi số: 5.000.000.000 6,00% 01-12-2016 12 tháng Chưa tính, lãi 01-12-2015 101/2015 nhận 1 lần vào 335 279.166.667 ngày đáo hạn Vietinbank Hà Tây 5.000.000.000 6,80% 09-06-2017 12 tháng Chưa tính, lãi 09-06-2016 Hợp đồng tiền gửi số: nhận 1 lần vào 205 193.611.111 320/2016/06/002/HĐTG ngày đáo hạn 3. Đối với khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư khác Đối chiếu với Tên Công ty Tăng /giảm Lãi/lỗ nhận được thông báo chia Ghi chú cổ tức Công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu DATC 13.133.600.000 [1] Công ty CP Thủy điện Á Đông (13.845.200.000) [2] Công ty CP Thủy điện Sông Ông 5.662.000.000 [3] Công ty CP Năng lượng Đa tẻh 1.100.000.000 [4] Công ty CP Thủy điện Sông Chảy 5 (12.000.000.000) [5] Công ty CP Đầu tư Anzen 20.000.000.000 [6] Công ty CP ĐT&PT điện Tây Bắc 224.000.000 Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  62. - Kiểm tra sự đánh giá và phân bổ khoản ĐTTC KTV kiểm tra việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư: đảm bảo chi phí dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn và dài hạn được ghi nhận đầy đủ và phù hợp. KTV kiểm tra cơ sở trích lập, cách tính toán và cách ghi ché đối với các khoản dự phòng giảm giá các khoản đầu tư, đảm bảo các khoản dự phòng đã được pahr ánh đầy đủ và hợp lý. Đồng thời thu thập giá trị thị trường của các loại cổ phiếu, trái phiếu. Khi lập dự phòng khoản đầu tư tài chính cần lưu ý một số điều như sau: + Đối với các khoản cho vay ngắn hạn và dài hàn thì không trính dự phòng + Đối với các khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh và đầu tư dài hạn vào công ty niêm yết thì căn cứ vào giá đóng cửa trên thị trường để xác định mức dự phòng + Đối với các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn thì giảm giá trị đầu tư + Còn đối với các công ty đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cũng không trích lập dự phòng + Với các khoản đầu tư tài chính dài hạn vào công ty con, liên kết chưa niêm yết thì phải trích lập dự phòng khi bị lỗ. Kết quả làm việc được lưu tại GLV 242-1, 242-2 => Nhận xét của KTV: Đối với dự phòng đầu tư vào công ty niêm yết: chứng khoán SDC được đánh giá lại theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá niêm yết trên thị trường. Giá hợp lý của nó là Trường68.208.000 đồng, cầĐạin trích m ộhọct khoản dựKinhphòng 125.088.552 tế Huếđồng. Đối với dự phòng khoản dự phòng vào các công ty chưa niêm yết: [1] Công ty công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu DATC đang trong giai đoạn đầu tư, không có KQKD do đó không lập dự phòng. Toàn bộ cổ phiếu đầu tư này chưa được niêm yết tại sàn giao dịch và công ty cũng không có nguồn dữ liệu tham khảo nào đáng tin cậy về thị giá của chúng tại 30/6/2016. 53
  63. [2] Các công ty công ty CP Năng lượng Đa tẻh, công ty CP ĐT&PT điện Tây Bắc, công ty CP Đầu tư Anzen XYZ đánh giá lại rằng giá trị ghi nhận các khoản đầu tư này là hợp lý. Do đó, giá trị các cổ phiếu đã được đầu tư ghi nhận theo giá gốc và không lập dự phòng. Vậy nên có thể kết luận rằng chưa có cơ sở để KTV xem xét trích lập dự phòng công ty CP Năng lượng Đa tẻh, công ty CP ĐT&PT điện Tây Bắc, công ty CP Đầu tư Anzen. Trường Đại học Kinh tế Huế 54
  64. Trích GLV D244-1- Kiểm tra trích lập dự phòng các khoản đầu tư ngắn hạn CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Quang Khách hàng: Công ty XYZ Soát xét 1: Niên độ: 31-12-2016 Soát xét 2: Nội dung: Kiểm tra việc trích lập dự phòng giảm giá đầu tư Soát xét 3: D244-1 I. Dự phòng đối với khoản đầu tư vào các công ty niêm yết BẢNG THEO KIỂM TRA TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ (Việc trích lập dự phòng các khoản đầu tư căn cứ theo TT228& TT89_BTC) Giá trị số sách Giá Giá trị Số lượng Mã Tên Công ty Mã CK tham thị Chênh lệch Ghi chú Tại 31/12/2016 CP chiếu trường Tk_121: Chứng khoán kinh doanh SDC 193.296.552 4.704 14.500 (125.088.552) Khớp 2291 Cộng Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  65. GLV D244-2- Kiểm tra trích lập dự phòng các khoản đầu tư dài hạn CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Quang Khách hàng: Công ty CP XYZ Soát xét 1: Niên độ: 31-12-2016 Soát xét 2: Nội dung: Kiểm tra trích lập dự phòng các khoản đầu tư Soát xét 3: D244-2 II. Dự phòng đối với khoản đầu tư vào các công ty chưa niêm yết BẢNG THEO KIỂM TRA TRÍCH LẬP DỰ PHÒNG CÁC KHOẢN ĐẦU TƯ Số dự Số liệu Vốn điều lệ Số liệu trên báo cáo Công ty đầu tư Số dự Tại báo cáo phòng đã Ghi của các Công phòng đã Mã công ty Mẹ trích lập kiểm chú TT Tên Công ty con ty con trích lập Mã 411 412 Mã 410 kỳ này toán Vôn đầu tư VND Vốn CSH _221,228 I. Các Công ty con Công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu 135.000.000.000 135.000.000.000 - 135.000.000.000 70.923.600.000 - - (1) Đang đầu tư 1 DATC II. Các Công ty liên doanh, liên kết 1 Công ty CP Thủy điện Sông Ông 74.000.000.000 74.000.000.000 - 73.372.755.101 41.082.000.000 Đang hoạt động III. Các Công ty đầu tư khác 1 Công ty CP Thủy điện Sông Chảy 5 150.000.000.000 150.000.000.000 137.616.904.847 - - - 2 Công ty CP ĐT&PT điện Tây Bắc 300.000.000.000 300.000.000.000 - 132.102.669.870 224.000.000 - - (2) Đang hoạt động 3 Công ty CP Năng lượng Đa Tẻh 20.000.000.000 20.000.000.000 20.000.000.000 1.100.000.000 - - (2) Đang hoạt động 4 Công ty CP Đầu tư Anzen 105.000.000.000 105.000.000.000 105.000.000.000 20.000.000.000 (2) Đang đầu tư Trường Đại học Kinh tế Huế 56
  66. - Kiểm tra trình bày và công bố BCTC Mục tiêu của giai đoạn này là xác minh công ty đã trình bày trung thực và hợp lý khoản mục đầu tư tài chính lên BCTC hay chưa. Nó có trình bày phù hợp với chuẩn mực và quy định hiện hành của chuẩn mực kế toán Việt Nam không. Các thông tin trên thuyết minh báo cáo tài chính đã đầy đủ, trình bày hay chưa. Kết quả làm việc được lưu tại GLV 220. => Nhận xét của KTV: Các thông tin trên BCTC đã được trình bày một cách hợp lý. Trường Đại học Kinh tế Huế 57
  67. GLV D220- Kiểm tra thông tin trình bày thuyết minh BCTC CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Soát xét 1: Khách hàng: Công ty cổ phần XYZ Soát xét 2: Niên độ: 31/12/2016 Soát xét 3: Nội dung: Kiểm tra thông tin trình bày thuyết minh BCTC 31-12-2016 31-12-2015 Giá gốc Số lượng Dự phòng Giá gốc Số lượng Dự phòng Chứng khoán kinh doanh - Cổ phiếu SDC 193.296.552 4.704 (125.088.552) 193.296.552 4.704 (136.378.152) Tổng cộng 193.296.552 4.704 (125.088.552) 193.296.552 4.704 (136.378.152) Check Đầu tư góp vốn vào đơn vị khác - Đầu tư vào công ty con - Công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu DATC 70.923.600.000 7.092.360 57.790.000.000 5.779.000 - Đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết Công ty CP Thủy điện Sông Ông 41.082.000.000 2.498.000 35.420.000.000 2.200.000 2.067.295.194 Công ty CP Năng lượng Đa tẻh 1.100.000.000 77.600 - Đầu tư vào đơn vị khác Công ty CP Thủy điện Á Đông Trường Đại học- Kinh tế13.845.200.000 Huế 1.224.520 Công ty CP Thủy điện Sông Chảy 5 - 12.000.000.000 1.200.000 1.431.786.410 58
  68. Công ty CP Đầu tư Anzen 20.000.000.000 2.000.000 Công ty CP ĐT&PT điện Tây Bắc 224.000.000 22.400 224.000.000 22.400 Tổng cộng 133.329.600.000 11.690.360 - 119.279.200.000 10.425.920 3.499.081.604 Check 31-12-2016 31-12-2016 Giá trị ghi Giá gốc sổ Giá gốc Giá trị ghi sổ Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn Ngắn hạn 64.000.000 64.000.000 64.000.000 64.000.000 - Tiền gửi có kỳ hạn - - - - Chi tiết theo Hợp đồng 64.000.000 64.000.000 64.000.000 64.000.000 Tham chiếu D243 Tổng cộng 64.000.000 64.000.000 64.000.000 64.000.000 Check Trường Đại học Kinh tế Huế 59
  69. 2.3.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán - Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khoản mục đầu tư tài chính Các khoản đầu tư tài chính của thừng đầu tư bằng nguồn vốn nhàn rỗi của đơn vị và nguồn vốn này thường là dài hạn Đơn vị chưa xây dựng hệ thống kiểm soát đối với hoạt động đầu tư tài chính. Do giá trị đầu tư tài chính của đơn vị là lớn và hoạt động này chứa đựng nhiều rủi ro, nên việc không xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ gia tăng rủi ro cho nguồn vốn của đơn vị. - Các sự kiện bất thường KTV phỏng vấn nhà quản lý của đơn vị khách hàng, đảm bảo không có nghiệp vụ nào lạ, bất thường không được kiểm soát. Kết quả làm việc được lưu tại GLV 245 => Nhận xét của KTV: Sau khi kiểm tra thì không có phát sinh nghệp vụ bất thường nào phát sinh trong kỳ. Trường Đại học Kinh tế Huế 60
  70. GLV- D245 Kiểm tra nghiệp vụ kinh tế phát sinh, xem xét các nghiệp vụ bất thường CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Người lập: Khách hàng: Công ty CP XYZ Soát xét 1: Niên độ: 31-12-2016 Soát xét 2: Nội dung: Thủ tục kiểm toán khác - Kiểm tra nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bất thường Soát xét 3: TK 221 PSN TK 112 Góp vốn bổ sung vào công ty CP TM&ĐT Toàn Cầu DATC TK 222 PSN TK 112 Góp vốn thanh lập công ty CP Năng lượng Đạ Tẻh TK 112 Mua phần vốn của cá nhân tại công ty CP Thủy điện Sông Ông TK 3388 Thuế TNCN giữ lại PSC TK 1388 Thoái vốn tại công ty CP Thủy điện Á Đông Trường Đại học Kinh tế Huế 61
  71. - Tổng kết công việc kiểm toán khoản mục đầu tư tài chính Khi các KTV hoàn thành công việc thì trình giấy làm việc và các giấy tờ liên quan lên cho trưởng phòng phê duyệt (xem Phụ lục 21 – Phê duyệt BCTC và Thư quản lý). Những nội dung của khoản mục đầu tư tài chính được ghi vào giấy làm việc này phải đảm bảo sự thống nhất với đơn vị khách hàng. - Họp trao đổi với khách hàng Trưởng đoàn tiến hành trao đổi với khách hàng về những nội dung đã được nêu trong kết luận của các khoản mục. Trưởng đoàn tổng hợp những nội dung trong kết luận của của các KTV và ghi vào Biên bản trao đổi. - Tổng hợp những bút toán điều chỉnh của khoản mục đầu tư tài chính và trình bày lên BCKT, lưu vào hồ sơ kiểm toán Khi kết thúc cuộc kiểm toán thì KTV mở cuộc họp với khách hàng, góp ý giúp hoàn thiện khoản mục đầu tư tài chính. Việc phát hành báo cáo kiểm toán trên cơ sở các bút toán điều chỉnh là công việc cuối cùng chính thức kế thúc cuộc kiểm toán, căn cứ nội dung trong Biên bản trao đổi tiến hành họp với kế toán trưởng của đơn vị bao gồm: Xác định doanh thu chưa thực hiện nhưng đã phát sinh của các khoản đầu tư tài chính vào cuối niên độ kế toán. Kế tiếp, Trưởng đoàn tiến hành họp với Ban giám đốc của đơn vị khách hàng để đánh giá về hoạt động của bộ máy kế toán tại đơn vị khách hàng, xác định thời gian hoàn thành BCKT và thống nhất những bút toán điều chỉnh. Đồng thời đưa ra ý kiến kiểm toán BCTC nói chung và khoản mục ĐTTC nói riêng (xem Phụ lục 22 - Hình thành ý kiến kiểm toán). Khoản mục đầu tư tài chính được thể hiện trên BCTC là 5.068.208.000 đồng đối với khoTrườngản đầu tư tài chính Đại ngắn h ạhọcn và 68.078.035.254 Kinhđ ồtếng đ ốHuếi với khoản đầu tư tài chính dài hạn (xem Phụ lục 23 – Báo cáo tài chính). Mọi GLV và giấy tờ liên quan KTV lưu vào hồ sơ kiểm toán. 62