Khóa luận Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần gạch Tuynen Thừa Thiên Huế

pdf 147 trang thiennha21 25/04/2022 3182
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần gạch Tuynen Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần gạch Tuynen Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN THỊ KIM THÚY Trường Đại học Kinh tế Huế NIÊN KHÓA: 2016-2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Kim Thúy TS. Hồ Thị Thúy Nga TrườngLớp: K50D- KĐạiế toán học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016-2020 Huế, tháng 12 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành quá trình tốt nghiệp ở trường Đại học kinh tế Huế, tôi đã lựa chọn đề tài “TÌM HIỂU CÔNG TÁC TẬP HỢP KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM” làm đề tài tốt nghiệp trong suốt 4 năm học đại học của mình. Để đề tài được hoàn thiện, lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giáo trong trường Đại học kinh tế Huế nói chung và quý thầy cô trong khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng đã hỗ trợ cho tôi về kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn TS. Hồ Thị Thúy Nga - người đã quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành tốt báo cáo trong suốt quá trình thực hiện thực tập cuối khóa. Đồng thời qua đây tôi xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo, cán bộ của công ty cổ phần gạch Tuynen Huế đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình chỉ bảo và cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành tốt báo cáo thực tập, giúp cho tôi tích lũy được những bài học kinh nghiệm, những thông tin hữu ích để tôi có thể hoàn thành bài khóa luận được hoàn thiện và chính xác hơn. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã luôn đồng hành, động viên hỗ trợ tôi để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn. Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên thực hiện Trường Đại học KinhNguyễn Thị Kim tế Thúy Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG viii DANH MỤC HÌNH ix DANH MỤC BIỂU MẪU x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 3 5. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN 5 CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 5 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất 5 1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất 5 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất 5 1.1.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 8 1.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 8 1.2. Tổng quan về giá thành 10 1.2.1. Khái niệm 10 1.2.2. Bản chất và chức năngcủa giá thành 10 1.2.3. Phân loại giá thành 11 Trường1.2.4. Đối tượng và phương Đại pháp tính học giá thành Kinh tế Huế12 1.2.4.1. Đối tượng tính giá thành 12 1.2.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 12 1.3. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm 14 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.4. Kế toán chi phí sản xuất 15 1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) 16 1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) 19 1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (SXC) 22 1.5. Tổng hợp chi phí sản xuất 25 1.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 29 1.7. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành 32 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN HUẾ 33 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần gạch Tuynen Huế 33 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty 33 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty gạch Tuynen Huế 34 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty 35 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 36 2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 36 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 38 2.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 39 2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 39 2.3.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty 39 2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán 40 2.3.2. Hình thức sổ kế toán 41 2.3.3. Các chính sách chủ yếu được áp dụng tại công ty 42 2.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo 43 2.4. Các nguồn lực chính của công ty 43 2.4.1. Tình hình lao động 43 2.4.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn 47 2.4.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh 53 2.5. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại TrườngCông ty cổ phần gạch TuynenĐại Huế học Kinh tế Huế58 2.5.1. Khái quát về đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ gạch Tuynen của công ty cổ phần gạch Tuynen Huế 58 2.5.2. Thị trường tiêu thụ 58 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.6. Nội dung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại công ty Tuynen Huế 61 2.6.1. Đặc điểm chi phí sản xuất 61 2.6.2. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty 61 2.6.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 61 2.6.3.1. Kế toán chi phí theo nguyên vật liệu trực tiếp 61 2.6.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 81 2.6.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 94 2.6.4. Tổng hợp chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 109 2.6.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 109 2.6.4.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 112 2.6.5. Tính giá thành sản phẩm 115 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN HUẾ 122 3.1. Nhận xét công tác kế toán tại công ty cổ phần Tuynen Huế 122 3.1.1. Ưu điểm 122 3.1.2. Nhược điểm 123 3.2. Đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty tại công ty cổ phần Tuynen Huế 123 3.2.1. Ưu điểm 124 3.2.2. Nhược điểm 125 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế 127 3.3.2. Đối với công tác CPSX và tính giá thành sản phẩm 128 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 131 1. Kết luận 131 2. Kiến nghị 132 TrườngDANH MỤC TÀI LI ỆUĐại THAM KH ẢhọcO Kinh tế Huế 134 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC : Báo cáo tài chính BHTS : Bảo hiểm tài sản HXH : Bảo hiểm xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế BPSX : Bộ phận sản xuất BTC : Bộ tài chính BVMT + MT : Bảo vệ môi trường + môi trường CBCNV : Cán bộ công nhân viên CCDC : Công cụ dụng cụ CNSX : Công nhân sản xuất CP : Cổ phần CPSX : Chi phí sản xuất CTGS : Chứng từ ghi sổ Cty TNHH : Công ty trách nhiệm hữu hạn một MTV TVĐT thành viên tư vấn đầu tư và thương và TM mại CSPK : Công suất phản kháng DDĐK : Dở dang đầu kỳ DDCK : Dở dang cuối kỳ DIEN : Điện GCN ĐKT : Giấy chứng nhận đăng kí thuế GTGT : Giá trị gia tăng GVHB : Giá vốn hàng bán HTK : Hàng tồn kho KHTSQ3 : Khấu hao tài sản quý 03 KKĐK : Kiểm kê định kỳ KKTX : Kê khai thường xuyên TrườngKPCĐ Đại: họcKinh phí công Kinh đoàn tế Huế LNST : Lợi nhuận sau thuế LĐ : Lao động NCTT : Nhân công trực tiếp SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga NPT : Nợ phải trả NSLĐ : Năng suất lao động NVL : Nguyên vật liệu NVLTT : Nguyên vật liệu trực tiếp PDCPQ3 : Phân bổ chi phí quý 03 PVSX : Phục vụ sản xuất PXK : Phiếu xuất kho QĐ : Quy đổi QLPX : Quản lý phân xưởng SDMTC : Sử dụng máy thi công SPDD : Sản phẩm dở dang SXC : Sản xuất chung SXKD : Sản xuất kinh doanh TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TCN : Tiêu chuẩn nghề TNDN : Thu nhập doanh nghiệp TRICHL : Trích lương TSCĐ : Tài sản cố định TSDH : Tài sản dài hạn TSNH : Tài sản ngắn hạn VAT : Thuế giá trị gia tăng VCSH : Vốn chủ sở hữu VNĐ : Việt nam đồng VSCN Vệ sinh công nhân Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC SƠ ĐỒ Kí hiệu Tên sơ đồ Trang Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ tập hợp chi phí NVL trực tiếp (theo phương pháp KKTX) 18 Sơ đồ 1. 2. Sơ đồ tập hợp chi phí NVL trực tiếp (theo phương pháp KKĐK) 19 Sơ đồ 1. 3. Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 22 Sơ đồ 1. 4. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung 25 Sơ đồ 1. 5. Sơ đồ kế toán tổng hợp CPSX theo phương pháp KKTX 27 Sơ đồ 1. 6. Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK 29 Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế 37 Sơ đồ 2. 2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty CP gạch Tuynen Huế 40 Sơ đồ 2. 3. Trình tự kế toán trên máy vi tính theo hình thức chứng từ ghi sổ 42 Sơ đồ 2. 4. Quy trình công nghệ sản xuất gạch Tuynen 60 Sơ đồ 2.5: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán nguyên vật liệu trực tiếp 62 Sơ đồ 2.6: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán nhân công trực tiếp 81 Sơ đồ 2.7: trình tự luân chuyển chứng từ kế toán chi phí sản xuất chung 94 Sơ đồ 2.8. Sơ đồ kết chuyển CPSX và tính giá thành sản phẩm của công ty 109 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC BẢNG Kí hiệu Tên bảng Trang Bảng 2. 1 Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016 – 2018 44 Bảng 2. 2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần gạch Tuynen qua ba năm 2016-2018 48 Bảng 2. 3. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty cổ phần gạch Tuynen Huế qua ba năm 2016 - 2018 55 Bảng 2.4. Định mức lương theo từng nội dung công việc 86 Bảng 2. 5 Bảng kê phải trả cho CBCNV quý 03 88 Bảng 2.6. Bảng tính chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 110 Bảng 2.7. Bảng cân đối bán thành phẩm quý III năm 2019 114 Bảng 2.8. Bảng hệ số quy đổi sản phẩm gạch Tuynen 116 Bảng 2.9. Bảng quy đổi tính giá thành thành phẩm đơn vị cho gạch Tuynen 117 Bảng 2.10. Bảng phân tích giá thành sản phẩm gạch Tuynen 118 Bảng 2.11: Bảng giá thành sản phẩm gạch tuynel quý III năm 2019 119 Bảng 2.12. Bảng cân đối thành phẩm quý 03 năm 2019 121 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC HÌNH Kí hiệu Tên hình Trang Hình 2. 1. Biểu đồ thể hiện tổng số lao động của công ty CP gạch Tuynen Huế 45 Hinh 2.2 Biểu đồ thể hiện TSNH và TSDH của công ty CP gạch Tuynen Huế 50 Hình 2. 3 Biểu đồ thể hiện các khoản mục TSNH của công ty CP gạch Tuyen Huế 51 Hình 2. 4 Biểu đồ thể hiện NPT và VCSH của công ty CP gạch Tuynen Huế 52 Hình 2.5. Biểu đồ thể hiện kết quả kinh doanh của công ty CP gạch Tuynen Huế 56 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC BIỂU MẪU Kí hiệu Tên biểu mẫu Trang Biểu mẫu 2.1: Mẫu hóa đơn GTGT 65 Biểu mẫu 2.2: Mẫu phiếu nhập kho NVL 66 Biểu mẫu 2.3: Mẫu giấy yêu cầu vật tư 67 Biểu mẫu 2. 4 Mẫu phiếu xuất kho NVLTT chính 68 Biểu 2.5. Bảng Kê Phải Trả Cbcnv Quý III 96 Biểu mẫu 2.6. Mẫu phiếu chi tiền nước 72 Biểu mẫu 2.7. Mẫu hóa đơn GTGT tiền điện 73 Biếu mẫu 2.8 Mẫu phiếu yêu vầu vật tư NVLTT phụ 75 Biểu mẫu 2.9. Mẫu phiếu nhập kho dầu 76 Biểu mẫu 2. 10. Mẫu phiếu xuất kho NVLTT phụ 77 Biểu mẫu 2.11 . Bảng chấm công tổ cơ khí tháng 08 năm 2019 83 Biểu mẫu 2. 12. Mẫu phiếu chi tiền ăn ca 84 Biểu mẫu 2.13. Mẫu phiếu xuất kho CCDC 97 Biểu mẫu 2.14: Mẫu sổ cái khoản 6271 – Chi phí sản xuất chung 103 Biểu mẫu 2.15: Mẫu sổ cái tài khoản 6272 – Chi phí sản xuất chung 104 Biểu mẫu 2.16: Mẫu sổ cái khoản 6273 – Chi phí sản xuất chung 105 Biểu mẫu 2.17: Mẫu sổ cái khoản 6274 – Chi phí sản xuất chung 106 TrườngBiểu mẫu 2.18: Mẫu s ổĐạicái tài khoả nhọc6277 – Chi phíKinh sản xuất chung tế Huế107 Biểu mẫu 2.19: Mẫu sổ cái tài khoản 6278– Chi phí sản xuất chung 108 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy x
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Nền kinh tế việt nam đang từng ngày phát triển với tốc độ nhanh chóng, kéo theo hàng nghìn doanh nghiệp ra đời. Các doanh nghiệp về thương mại, dịch vụ ngày càng mở rộng quy mô hoạt động trong lẫn ngoài nước, tuy nhiên với một nước giàu tài nguyên khoáng sản, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn lao động dồi dào nhiều kinh nghiệm thì sản xuất vẫn là một ngành công nghiệp giữ vai trò hàng đầu trong nền công nghiệp Việt Nam. Chính sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đã và đang ảnh hưởng tích cực đến công nghiệp sản xuất, nhiều doanh nghiệp sản xuất ra đời tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Để có thể tồn tại và phát triển, mỗi doanh nghiệp sản xuất cần đưa ra những chiến lược kinh doanh để nâng cao sức cạnh tranh của mình. Bên cạnh đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thì chiến lược về “GIÁ” là một công cụ cạnh tranh quan trọng nhất. Làm sao để có thể đưa ra giá bán phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng, thấp hơn so với đối thủ, mà vẩn giữ được chất lượng sản phẩm? Làm sao có thể tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm mà vẩn giữ được giá bán, đưa lại lợi nhuận tối đa? Là những mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng đến. Để có thể trả lời những câu hỏi trên, thì công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là một khâu quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất. Kế toán chi phí sản xuất không những định giá sản xuất mà còn giúp cho nhà quản trị nắm rõ được đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất của doanh nghiệp mình, giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định, chiến lược đúng đắn kịp thời trước những đối thủ cạnh tranh. Với những lý thuyết được học trên nhà trường, cũng như muốn tìm hiểu rõ hơn về công tác kế toán chi phí sản xuất ở công ty sản xuất do đó tôi đã chọn công ty cổ phần gạch Tuynen Huế là cơ sở thực tập. Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế là một Trườngdoanh nghiệp sản xuấ t vàĐại thương m ạihọc chuyên sản xuKinhất và cung cấp gạtếch cho Huếthị trường vật liệu xây dựng. Cũng như bất kì doanh nghiệp sản xuất nào, công ty cũng muốn tiết kiệm chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy, tôi đã chọn “TÌM HIẾU CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN HUẾ” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát Tìm hiểu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, từ đó đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế. Mục tiêu cụ thể Để hoàn thành bài nghiên cứu, cũng như xuất phát từ yêu cầu thực tiễn tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế, tôi đưa ra những mục tiêu sau: - Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất - Thứ hai: Tìm hiểu thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế. - Thứ ba: Đề xuất những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên để góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynen tại công ty cổ phần gạch Tuynen Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu  Về không gian TrườngĐề tài nghiên cĐạiứu trong ph ạmhọc vi giới hạn hoKinhạt động của Công tế ty c ổ phHuếần gạch Tuynen Huế.  Về thời gian - Số liệu dùng để phân tích, đánh giá tình sản xuất hoạt động kinh doanh công SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga ty là số liệu được tổng hợp qua ba năm 2016-2018. - Số liệu được thu thập để phục vụ cho việc nghiên cứu quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch Tuynen của công ty là quý III/2019.  Về nội dung - Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Gạch Tuynen tại Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế trong quý III năm 2019. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp tham khảo, nghiên cứu tài liệu - Đọc tham khảo các tài liệu liên quan đến đề tài chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nghiên cứu các bài luận văn tốt nghiệp, các thông tin trên mạng internet, các giáo trình của thầy cô giáo kinh tế để hệ thống lại cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu - Tìm hiểu về tình hình hoạt động của công ty trên các trang web của công ty. - Chụp, photo và chép lại các chứng từ sổ sách, số liệu liên quan đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty. Phương pháp quan sát, phỏng vấn - Quan sát các nhân viên kế toán thực hiện các công việc hằng ngày liên quan đến tập hợp chi phí sản xuất, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đối tượng nghiên cứu, để hiểu rõ hơn về quy trình luân chuyển chứng từ khi có nghiệp vụ phát sinh. - Phỏng vấn trực tiếp các nhân viên kế toán và kế toán trưởng để biết được phương pháp tập hợp chi phí sản xuất, phương pháp tính giá thành và phân bổ chi phí. TrườngĐồng thời phỏng vấn mĐạiột số nhân viênhọc của các bKinhộ phận khác, mộ t tếsố công Huế nhân lao động để thu thập thông tin đầy đủ về cơ cấu tổ chức và quy trình sản xuất gạch Tuynen. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Phương pháp tổng hợp và so sánh: Dùng để phân tích số liệu tuyệt đối, tương đối về tình hình tài sản nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. So sánh số liệu qua các năm để thấy được tình hình kinh doanh của công ty. - Phương pháp chứng từ kê toán: Tập hợp các chứng từ, số liệu kế toán liên quan đến chi phí. Phân tích số liệu thô để đánh giá được công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Phương pháp tính giá: Phương pháp này được áp dụng để tính các chi phí sản xuất gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung. Sau đó tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 5. Kết cấu đề tài Nội dung của đề tài nghiên cứu gồm có 03 phần: Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Hệ thống lý luận chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Chương 2: Thực trạng công tác kê toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sảm phẩm tại công ty cổ phần Tuynen Huế. Chương 3: Đánh giá công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Tuynen Huế. Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: HỆ THỐNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 1.1. Tổng quan về chi phí sản xuất 1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất - (Theo Chuẩn mực kế toán số 01) Chi phí được định nghĩa là tổng giá trị làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán, hay là những tổn thất về nguồn lực kinh tế, về tài sản được ghi nhận tại thời điểm giao dịch phát sinh hoặc có khi có khả năng tương đối chắc chắn sẽ phát sinh trong tương lai không phân biệt đã chi tiền hay chưa. - Theo Huỳnh Lợi (2010), “Chi phí sản xuất có thể được hiểu một cách trừu tượng là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống hoặc lao động vật hoá phát sinh trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) để thực hiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. - Nội dung của chi phí sản xuất (CPSX): CPSX không những bao gồm những yếu tố lao động sống cần thiết liên quan đến sử dụng lao động (tiền lương, tiền công), lao động vật hóa (khấu hao tài sản cố định, chi phí về nguyên vật liệu, ) mà còn bao gồm một số khoản mà thực chất là một phần giá trị mới sáng tạo ra (BHXH, BHYT, các khoản thuế không được hoàn lại, ). - Cuối cùng, thực chất chi phí sản xuất là sự chuyển dịch vốn – chuyển giá trị của các yếu tố sản xuất (hao phí lao động) vào đối tượng tính giá thành. 1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất - Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau. Mỗi loại đều có một nội dung, tính chất, công dụng, mục đích và yêu cầu sử dụng riêng. - Nó đòi hỏi nhà quản trị và kế toán viên phải am hiểu sâu về mỗi loại chi phí Trườngđể phục vụ tốt cho công Đại tác hạch toán,học nâng cao Kinh tính chi tiết củ a tếthông tinHuế chi phí, phục vụ đắc lực cho công tác tập hợp chi phí sản xuất trong kỳ và tính giá thành sản phẩm. Chi phí là yếu tố quan trọng và quyết định đến giá thành sản phẩm, mà giá thành quyết định đến hoạt động kinh doanh. Vì vậy, việc hiểu rõ chi phí sản xuất giúp SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga doanh nghiệp có những biện pháp quản lý tốt hơn. Do đó, nhà quản trị có xu hướng phân loại chi phí theo những đặc trưng nhất định với nhiều tiêu thức khác nhau, cụ thể như sau: 1.1.2.1. Phân loại chi phí theo nội dung nội dung kinh tế ban đầu Các chi phí có cùng nội dung, tính chất sẽ được tập hợp vào một nhóm không kể chi phí đó phát sinh ở thời điểm nào, ở đâu, dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Toàn bộ chi phí được chia thành các yếu tố sau: - Chi phí nhân công: Bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ cho người lao động. - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị thu mua nguyên vật liệu chính, phụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí CCDC: Bao gồm giá mua và chi phí mua công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ của tất cả TSCĐ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động kinh doanh, ví dụ như: chi phí vận chuyển, dịch vụ điện nước, - Chi phí khác bằng tiền: Toàn bộ các chi phí bằng tiền tại doanh nghiệp, chưa liệt kê vào những chi phí trên. Cách phân loại này giúp doanh nghiệp biết được chi phí sản xuất bao gồm những loại nào, số lượng, giá trị từng loại chi phí là bao nhiêu. 1.1.2.2. Phân theo công dụng kinh tế (khoản mục chi phí) Cách phân loại này dựa theo công dụng của chi phí, địa điểm phát sinh chi phí, nơi gánh chịu chi phí và phân bổ chi phí theo từng đối tượng. Các chi phí này có ý Trườngnghĩa trong việc tính giáĐại thành sản phhọcẩm, vì vậy toànKinh bộ chi phí đư ợctếphân theoHuế khoản mục. Bao gồm: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT): Là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, vật liệu khác, tham gia trực tiếp vào việc sản xuất sản phẩm. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Chi phí nhân công trực tiếp (NCTT): Bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương như: KPCĐ, BHYT, BHXH của công nhân trực tiếp thực hiện hoạt động sản xuất. - Chi phí sản xuất chung (SXC): Là những CPSX không thuộc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp, được sử dụng chung cho hoạt động sản xuất trong kỳ cần được phân bổ cho đối tượng chịu chi phí. Bao gồm: chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, khấu hao TSCĐ, chi phí bằng tiền khác - Chi phí bán hàng: Là toàn bộ chi phí liên quan đến quá trình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là những chi phí như: quảng cáo, tiếp thị, marketing, chi phí nhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm các khoản chi phí liên quan đến việc phục vụ và quản lý sản xuất kinh doanh, công việc hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. - Chi phí khác: Là các khoản chi phí hoạt động tài chính, chi phí bất thường. Cách phân loại này là căn cứ để tính giá thành sản phẩm, giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được giá thành thực tế so với định mức đưa ra. 1.1.2.3. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả Cách phân loại này tùy thuộc vào mức độ ảnh hưởng của các chi phí đến nhiều hay ít kỳ trong sản xuất kinh doanh. Chi phí được chia thành 2 loại: + Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc mua vào trong kỳ. Chi phí phát sinh một kỳ và ảnh hưởng đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh và kỳ tính kết quả kinh doanh. + Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi Trườngnhuận trong một kỳ k ế Đạitoán. học Kinh tế Huế 1.1.2.4. Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp Phân loại chi phí theo mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất bao gồm: SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, thường được tập hợp chung rồi sau đó phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Mục đích: Giúp nhà quản trị biết chính xác tổng chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm để có thể kiểm soát chi phí một cách dễ dàng và định giá đúng giá thành sản phẩm. 1.1.2.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động Theo cách phân loại này, chi phí bao gồm: - Chi phí biến đổi: Là những chi phí mà tổng số chi phí sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Thay đổi theo số lượng sản phẩm. Đó là những chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy Dù số lượng sản phẩm có thay đổi nhưng chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm mang tính ổn định. - Chi phí cố định: Là những chi phí xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động, nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả biến phí và định phí. Phân loại theo cách này giúp cho công tác quản trị chi phí dễ dàng hơn, doanh nghiệp phân tích được điểm hòa vốn từ đó có ích cho việc ra quyết định kinh doanh. 1.1.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 1.1.3.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất TrườngBất cứ lĩnh v ựcĐại trong đời s ốnghọc từ kinh tế đKinhến văn hóa xã h ộtếi, thì xác Huếđịnh đối tượng mà mình muốn hướng đến đóng vai trò hết sức quan trọng. Việc xác định đối tượng hoạt động giúp doanh nghiệp bết mình muốn làm gì, cho ai, ở đâu, phải vạch ra chiến lược kinh doanh như thế nào cho phù hợp với đối tượng đó, điều này quyết định SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 8
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, trong kế toán chi phí sản xuất, có xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì mới tổ chức đúng đắn, khoa học và hợp lý công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Đối tượng tập hợp CPSX là những giới hạn, phạm vi để tập hợp chi phí sản xuất (Huỳnh Lợi, 2010). - Thực chất của việc tập hợp CPSX là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. - Để tập hợp CPSX, người ta thường căn cứ: + Căn cứ vào đặc điểm phát sinh và công dụng của chi phí. + Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, địa bàn sản xuất, tính chất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, loại hình và đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện kế toán. + Căn cứ vào kế hoạch hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp. - Sau đó xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Là từng sản phẩm, loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm cùng loại, toàn bộ quy trình công nghệ, từng giai đoạn công nghệ, từng đội sản xuất, từng đơn đặt hàng, công trình, hạng mục công trình. 1.1.3.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Có hai phương pháp tập hợp CPSX chủ yếu trong doanh nghiệp: - Phương pháp trực tiếp: Những chi phí sản xuất liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp CPSX được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí sản xuất, như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Đây là phương pháp tập hợp dễ dàng, dễ hạch toán. Để có thể sử dụng hiệu quả phương pháp này, kế toán viên nên phân loại chi phí theo khoản mục chi phí thì sẽ tốt hơn. - Phương pháp gián tiếp: phương pháp này để tập hợp các chi phí gián tiếp, đó là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí được xác định Trườngmà kế toán không thể tĐạiập hợp trực tihọcếp các chi phí Kinh này cho từng đ ối tếtượng đó.Huế Những chi phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thì thường tập hợp thành từng nhóm có cùng nội dung, tính chất, rồi tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo những tiêu thức hợp lý. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 9
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2. Tổng quan về giá thành 1.2.1. Khái niệm - Giá thành của sản phẩm có vai trò quyết định chiến lược giá của hàng hóa đó trên thị trường tiêu thụ. Bên cạnh là căn cứ quyết định giá bán, nó còn giúp nhà quả trị xác định được hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất, từ khâu chi phí, sản xuất, đến khâu tiêu thụ và lợi nhuận kinh doanh. - Theo Huỳnh Lợi (2010) và Võ Văn Nhị (2006): “Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là một thước đo giá trị và cũng là một đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính khách quan và chủ quan, đồng thời nó là một đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chi tiêu, biện pháp quản lý chi phí”. 1.2.2. Bản chất và chức năngcủa giá thành  Bản chất của giá thành (Võ Văn Nhị, 2006) đã nêu ra bản chất của giá thành thông qua 03 quan điểm: - Giá thành là sự dịch chuyển giá trị của các yếu tố vật chật vào sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành. Nếu không có sự chuyển dịch thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. - Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần thiết được bù đắp, bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá trị sản phẩm. - Giá thành là biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa một bên là chi phí sản xuất, một bên là kết quả sản xuất trong từng giai đoạn.  Chức năng của giá thành - Việc hạch toán giá thành là tính toán sự dịch chuyển các yếu tố vật chất vào sản phẩm như thế nào, là bao nhiêu ? Nhằm mục đích thực hiện các chức năng sau Trườngcủa giá thành: Đại học Kinh tế Huế - Chức năng thước đo bù đắp chi phí: Trong quá trình sản xuất, chắc chắn sẽ xuất hiện những hao phí về lao động và vật chất, những hao phí này sẽ được phản ánh SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 10
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga và tập hợp vào giá thành. Việc xác định giá thành sẽ giúp doanh nghiệp biết những hao phí để kịp thời bù đắp, tránh gián đoạn quy trình sản xuất. - Chức năng lập giá: Sau khi tính được giá thành, ta biết được GVHB bỏ ra để sản xuất sản phẩm, từ đó đưa ra một mức giá bán phù hợp với thị trường, vừa đưa lại lợi nhuận vừa nâng cao sức cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh. Đảm bảo bù đắp được những hao phí, chi phí bỏ ra để sản xuất sản phẩm. - Chức năng đòn bẩy kinh tế: Thông qua giá cả sản phẩm, doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận kinh doanh của mình, tạo động lực phát triển kinh tế, nâng cao vị thế trên thị trường và thu hút được đầu tư từ bên ngoài. 1.2.3. Phân loại giá thành Cũng như chi phí, giá thành bao gồm nhiều loại khác nhau, tùy thuộc vào loại hình sản xuất và yêu cầu quản lý mà giá thành được chia theo từng tiêu thức nhất định. Thông thường giá thành được chia theo 02 tiêu thức sau: Phân loại theo thời điểm và nguồn số liệu để tính giá thành: - Giá thành kế hoạch: Là giá thành được tính trên cơ sở tổng chi phí sản xuất kế hoạch (chi phí dự toán) và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, công tác hạ giá thành. - Giá thành định mức: Là giá thành được tính theo các định mức chi phí hiện hành, các định mức chi phí được doanh nghiệp quy định và áp dụng và chỉ tính cho đơn vị sản phẩm. - Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh và sản lượng thực tế trong kỳ sản xuất được. Giá thành thực tế là chỉ tiêu để xác định kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, có Trườngđạt được kế hoạch đề raĐại về giá thành họchay không. Kinh tế Huế Giá thành kế hoạch và giá thành định mức được lập trước khi tiến hành sản xuất. Tuy nhiên, giá thành kế hoạch mang tính ổn định hơn. Vì giá thành định mức sẽ SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 11
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thay đổi khi các định mức chi phí thay đổi. Còn giá thành thực tế chỉ có được sau quá trình sản xuất. Phân loại theo phạm vi tính toán Theo cách phân loại này, giá thành được chia thành 02 loại: - Giá thành sản xuất: Là bao tất cả các khoản mục chi phí sản xuất cho những sản phẩm, dịch vụ, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản xuất dùng để ghi sổ cho sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng, là căn cứ để tính GVHB và lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong doanh nghiệp sản xuất. - Giá thành toàn bộ của sản phẩm tiêu thụ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ được xác định khi sản phẩm, dịch vụ, lao vụ được tiêu thụ. Chỉ tiêu này là căn cứ để tính toán, xác định mức lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp. 1.2.4. Đối tượng và phương pháp tính giá thành 1.2.4.1. Đối tượng tính giá thành - Theo Huỳnh Lợi (2010), Đối tượng tính giá thành là đối tượng mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị cho quá trình sản xuất. Đó là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. - Xác định đối tượng tính giá thành là bước đầu trong việc tính giá thành sản phẩm. Để biết được đối tượng muốn hướng đến, doanh nghiệp thường căn cứ vào: + Đặc điểm sản xuất kinh doanh + Chủng loại và đặc điểm của sản phẩm + Yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán - Dựa trên những căn cứ trên, đối tượng tính giá thành thường được chọn là Trườngsản phẩm, dịch vụ hoàn Đại thành, chi ti ếhọct hoặc bộ ph ậnKinh của sản phẩm d ịchtế vụ. Huế 1.2.4.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm Phương pháp tính giá thành là hệ thống các phương pháp, kỹ thuật sử dụng để tính tổng giá thành và giá thành đợn vị sản phẩm. Về cơ bản phương pháp tính giá SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 12
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thành bao gồm 05 phương pháp, căn cứ vào đặc điểm sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý về giá thành, kế toán có thể lựa chọn một trong 05 phương pháp sau: a. Phương pháp giản đơn (trực tiếp) Tổng Chi phí Chi phí Chi phí Điều sản xuất sản xuất sản xuất giá = + - - chỉnh thành dở dang phát sinh dở dang giảm giá đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ thành Giá thành thực Tổng giá thành thực tế sản phẩm tế đơn vị sản = phẩm chuẩn Số lượng sản phẩm hoàn thành Phương pháp này được áp phổ biến cho những quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, có số lượng mặt hàng ít, khối lượng sản xuất lớn, chu kỳ sản xuất ngắn. Đối tượng tập hợp CPSX được chọn trùng với đối tượng tính giá thành. Các phương pháp còn lại đều áp dụng trên cơ sở phương pháp này. b. Phương pháp hệ số - Áp dụng khi trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng cùng loại nguyên vật liệu, lao động, máy móc thiết bị sản xuất nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. - Đối tượng tập hợp CPSX được chọn là từng nhóm sản xuất hoặc toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm hoặc quy trình sản xuất. Theo phương pháp này, kế toán phải định ra được hệ số quy đổi cho mỗi loại sản phẩm. c. Phương pháp tỷ lệ - Áp dụng khi trong trường hợp trên cùng một quy trình công nghệ sản xuất Trườngra một nhóm sản phẩ mĐại cùng loại nhưnghọc khác nhau Kinh về phẩm cấp, quytế cách. Huế Các sản phẩm có kết cấu chi phí tương ứng theo tỷ lệ, và không thể quy đổi theo hệ số. - Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng nhóm sản phẩm, đối tượng tính giá thành là từng quy cách sản phẩm. d. Phương pháp kết chuyển song song SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 13
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Áp dụng trong trường hợp quy trình sản xuất phức tạp kiểu lắp ráp, nhiều giai đoạn. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng công đoạn, đối tượng tính giá thành là thành phẩm của giai đoạn cuối cùng. - Phương pháp này đòi hỏi sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, có thể sử dụng phương pháp giản đơn kết hợp phương pháp hệ số, phương pháp hệ số với phương pháp tỷ lệ. - Ở mỗi giai đoạn, tính lần lượt CPSX tham gia vào giá thành ở mỗi giai đoạn cuối cùng. Sau đó tổng hợp các CPSX của tất cả các giai đoạn thì sẽ được giá thành thành phẩm. e. Phương pháp kết chuyển tuần tự - Áp dụng cho quy trình sản xuất phức tạp bao gồm nhiều phân xưởng (công đoạn/giai đoạn) chế biến kế tiếp nhau. Mỗi công đoạn sản xuất ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm của phân xưởng trước chuyển sang phân xưởng sau để tiếp tục chế biến hoặc có thể tiêu thụ/bán. - Đối tượng tập hợp CPSX là từng phân xưởng, đối tượng tính giá thành là từng phân xưởng. - Ở mỗi phân xưởng, lần lượt tính CPSX dở dang cuối kỳ theo từng khoản mục chi phí (áp dụng công thức phù hợp cho từng loại chi phí) và lập bảng tính giá thành sản phẩm cho từng phân xưởng. 1.3. Mối quan hệ giữa CPSX và giá thành sản phẩm CPSX và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của một quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. CPSX là một phần của giá thành, là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, nó gắn liền với một kỳ nhất định, không phân biệt việc sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Giá thành bao gồm CPSX trong kỳ, là thước đo mức chi phí thực tế phát sinh để sản xuất ra sản phẩm. Giá thành sản phẩm là tổng hợp CPSX cho một kết quả hoàn Trườngthành nhất định, không Đại phân biệt chi học phí sản xu ấtKinh đã phát sinh ở thtếời kỳ nàoHuế và gắn liền với nhiều kỳ sản xuất. Về bản chất thì CPSX và giá thành sản phẩm đều là những biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống, lao động vật hóa và những chi phí khác của doanh SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 14
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga nghiệp, nếu không tập hợp đầy đủ CPSX thì không bao giờ có thể định giá đúng giá thành sản phẩm, mà giá thành sản phẩm không định giá đúng thì CPSX phát sinh trong kỳ xem như là một khoản lỗ mà doanh nghiệp không thể kiểm soát, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất và lợi nhuận kinh doanh. Vì vậy CPSX và giá thành sản phẩm có quan hệ biện chứng với nhau. 1.4. Kế toán chi phí sản xuất Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí thường được chia theo các khoản mục để dễ kiểm soát cũng như phân bổ đều cho đối tượng chịu phi phí. Bao gồm: chi phí nguyên vật trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Theo quy định trong các thông tư của BTC, doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán khác nhau thì nội dung công tác chi phí sản xuất khác nhau, cụ thể:  Đối với doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán ban hành theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 của BTC: - Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên sẽ sử dụng các tài khoản để hạch toán chi phí sản xuất: TK 621, TK 622, TK 627, “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”, “Chi phí nhân công trực tiếp”,”Chi phí sản xuất chung” và TK 154 “Chi phí sản xuất dở dang” để tính giá thành sản phẩm. - Nếu doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ vẫn sử dụng TK 621, TK 622, TK 627 để hạch toán chi phí sản xuất, nhưng tổng hợp vào TK 631: “Giá thành sản xuất” để tính giá thành sản phẩm.  Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ban hành theo thông tư số 133/2013/TT-BTC ban hành 10/01/2013 của BTC. - Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, tất cả các chi phí phát sinh liên quan tới sản phẩm sản xuất để tính giá thành Trườngsản phẩm đều hạch toán Đại vào TK 154: học “Chi phí sả n Kinhxuất kinh doanh dởtếdang”. Huế - Doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, tất cả các chi phí phát sinh liên quan tới sản phẩm sản xuất để tính giá thành sản phẩm đều hạch toán vào TK 631: “Giá thành sản phẩm”. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 15
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Vì công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014/TT-BTC nên tôi chỉ trình bày phần kế toán chi phí sản xuất theo thông 200/2014/TT-BTC. 1.4.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) 1.4.1.1. Nguyên tắc hạch toán Chi phí NVLTT trong doanh nghiệp sản xuất bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, vật liệu liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất thành phẩm. Đối với chi phí NVLTT nên hạch toán trực tiếp vào đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành. Trong trường hợp, chi phí nguyên vật liệu liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí thì tiến hành phân bổ gián tiếp. Tiêu thức phân bổ như sau: Tổng chi phí nguyên vật liệu sử dụng thực tế Hệ số phân bổ = Tổng tiêu thức cần phân bổ Chi phí vật liệu Tiêu thức Hệ số phân bổ cho đối = phân bổ đối X phân bổ tượng i tượng i Trường hợp, chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu đã được doanh nghiệp xây dựng định mức thì phân bổ theo định mức tiêu hao còn nếu chưa xây dựng định mức thì tiến hành phân bổ như trên. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chọn tiêu thức phân bổ là số lượng sản phẩm sản xuất. Trường- Giá thực tế nguyênĐại vật li ệuhọc xuất sử dụ ngKinh được tính theo tếcác phương Huế pháp tính giá xuất kho sau: + Phương pháp thực tế đích danh: Phương pháp này áp dụng trên giá trị thực tế của từng loại hàng hóa mua vào, từng loại hàng hóa sản xuất ra. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 16
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Phương pháp bình quân gia quyền: Giá trị nguyên vật liệu xuất dùng được tính theo giá trị trung bình HTK đầu kỳ và HTK mua vào hoặc sản xuất ra trong kỳ. + Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO): Theo phương pháp này, HTK nào mua trước hoặc sản xuất trước thì xuất trước, HTK nào được mua sau hoặc sản xuất sau thì xuất sau. Giá trị hàng xuất kho được tính theo giá lô của hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị HTK cuối kỳ được tính theo giá nhập kho ở thời điểm cuối kỳ. Nếu chọn phương pháp nào thì doanh nghiệp phải đảm bảo tính nhât quán xuyên suốt trong niên độ kế toán. 1.4.1.2. Sổ sách, chứng từ và tài khoản sử dụng  Sổ sách, chứng từ sử dụng Sổ sách liên quan: Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 621; sổ chi tiết, sổ cái vật tư tài khoản 152; sổ chi tiết 111, 331 Chứng từ sử dụng như: - Phiếu yêu cầu xuất vật tư - Hóa đơn GTGT, Hóa đơn thanh toán - Phiếu nhập kho, xuất kho - Phiếu chi  Tài khoản sử dụng - Tài khoản 621 - “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” Trong các doanh nghiệp sản xuất, tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.  Kết cấu TK 621 Bên Nợ: Phản ánh giá trị nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ, lao vụ trong kỳ. TrườngBên Có: Đại học Kinh tế Huế - Kết chuyển giá trị nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang và chi tiết cho các đối tượng tính giá thành phẩm”. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 17
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vượt mức bình thường vào TK 632. - Giá NVL trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. TK 621: Cuối kỳ không có số dư 1.4.1.3. Trình tự hạch toán Theo phương pháp kê khai thường xuyên (KKTX) Phương pháp này được sử dụng ở những doanh nghiệp lớn, quy mô sản xuất và địa bạn hoạt động rộng, các mặt hàng kinh doanh có giá trị cao. Phản ánh thường xuyên tình hình nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Sử dụng phương pháp này, có thể tính được giá trị nhập, xuất, tồn vật liệu tại bất cứ thời điểm nào trên sổ tổng hợp. Quy trình tập hợp và luân chuyển chi phí NVL được thể hiện dưới sơ đồ sau: TK 152 TK 621 TK 152 Trị giá nguyên vật liệu xuất Trị giá nguyên vật liệu dùng trực tiếp vào sản xuất thừa hoặc phế liệu thu hồi nhập lại kho TK 111,112 TK 632 Chi phí nguyên vật liệu Chi phí bằng tiền khác vượt mức bình thường TK 331 Trị giá NVL mua ngoài dùng trực tiếp cho sản xuất TK 154 TK 133 Kết chuyển nguyên vật liệu TrườngThu Đạiế GTGT học Kinh tế Huế thực tế sử dụng trong kỳ Sơ đồ 1. 1: Sơ đồ tập hợp chi phí NVL trực tiếp (theo phương pháp KKTX) Theo phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK) SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 18
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Phương pháp KKĐK là phương pháp kiểm kê nguyên vật liệu theo định kỳ kế toán thay vì thường xuyên. Căn cứ vào kết quả kiểm kê đó để phản ánh giá trị HTK cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp, tính ra giá trị vật tư, hàng hóa đã xuất. Phương pháp này áp dụng ở những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên. Quy trình hạch toán và kết chuyển NVL theo phương pháp này như sau: TK 611 TK 621 TK 611 Trị giá nguyên vật liệu xuất Trị giá nguyên vật liệu dùng trực tiếp vào sản xuất thừa hoặc phế liệu thu hồi nhập lại kho TK 111,112 TK 632 Chi phí nguyên vật liệu Chi phí bằng tiền khác vượt mức bình thường TK 111, 112, 331 Trị giá NVL mua ngoài dùng trực tiếp cho sản xuất TK 631 TK 133 Kết chuyển nguyên vật liệu Thuế GTGT thực tế sử dụng trong kỳ Sơ đồ 1. 2. Sơ đồ tập hợp chi phí NVL trực tiếp (theo phương pháp KKĐK) 1.4.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) 1.4.2.1. Nguyên tắc hạch toán TrườngChi phí nhân côngĐại trực tiế p họclà những kho ảKinhn phải trả cho ngư tếời lao Huếđộng trực tiếp lao động sản xuất sản phẩm, bao gồm: - Tiền lương chính, lương phụ: Là khoản thù lao lao động phải trả trực tiếp cho công nhân sản xuất sản phẩm, trực tiếp thực hiện dịch vụ. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 19
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ do chủ sỡ hữu doanh nghiệp chịu và tính theo một tỷ lệ nhất định theo số tiền lương phát sinh của công nhân trực tiếp. Theo điều 22 QĐ 595/QĐ-BHXH và Công văn 2159/BHXH-BT của BHXH Việt Nam quy định: Tỷ lệ các khoản trích theo lương áp dụng như sau: Các khoản trích theo lương Doanh nghiệp (%) Lao động (%) Tổng (%) BHXH 17.5 8 25.5 BHYT 3 1.5 4.5 BHTN 1 1 2 KPCĐ 2 2 TỔNG 23.5 10.5 34 CPNCTT được xác định dựa vào hình thức trả lương ở mỗi doanh nghiệp. Tùy theo cách thức hoạt động mà doanh nghiệp có nhiều hình thức trả lương khác nhau. Doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, khoán, doanh thu hay thỏa thuận. Cụ thể như sau: - Trả lương theo thời gian Lương theo thời gian là việc tính trả lương cho nhân viên theo thời gian làm việc, có thể là tháng, ngày hoặc theo giờ. Thực tế doanh nghiệp tồn tại 02 cách tính lương sau: Cách 1: Phụ cấp nếu có Số ngày Lương = Lương + × làm việc tháng Ngày công chuẩn thực tế Trường Đại học củaKinh tháng tế Huế Cách 2: Lương + Phụ cấp nếu có Số ngày Lương làm việc tháng = × thực tế 26 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 20
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức trả lương cho NLĐ theo số lượng sản phẩm hoàn thành. - Hình thức trả lương lương khoán: Là hình thức trả lương khi NLĐ hoàn thành một khối lượng công việc theo đúng khối lượng được giao. - Hình thức trả lương theo doanh thu: Là hình thức trả lương mà thu nhập người lao động phụ thuộc vào doanh thu đạt được theo mục tiêu doanh số và chính sách lương thưởng của công ty. Áp dụng cho nhân viên kinh doanh, bán hàng, sale - Hình thức trả lương theo thảo thuận: Là hình thức trả lương theo thời hạn trả lương giữa hai bên ký hợp đồng lao động. 1.4.2.2. Sổ sách, chứng từ và tài khoản sử dụng  Sổ sách, chứng từ sử dụng Sổ sách liên quan: sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 622, 334, 338, 111, 112 Chứng từ sử dụng như: - Bảng chấm công - Bảng tính lương và các khoản trích theo lương - Bảng kê phải trả cán bộ công nhân viên, Giấy tạm ứng  Tài khoản sử dụng: - Tài khoản 622 - “Chi phí nhân công trực tiếp” Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí nhân công trực tiếp trả cho người lao động bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: Trườngtiền lương chính, lương Đại phụ, tiền công, học phụ cấp độKinhc hại và các kho ảntế trích theoHuế lương gồm: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN.  Kết cấu Tài khoản 622 Bên Nợ: SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 21
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Trị giá chi phí NCTT tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ, bao gồm: tiền lương và các khoản trích theo lương phát sinh trong kỳ. Bên Có: + Kết chuyển chi phí NCTT vào TK 154 + Kết chuyển chi phí NCTT vượt mức bình thường vào TK632. TK 622: Không có số dư cuối kỳ 1.4.2.3. Trình tự hạch toán Quy trình tập hợp và hạch toán chi phí nhân công trực tiếp như sau: TK 334 TK 622 TK 154 hoặc 631 Lương chính, lương phụ Kết chuyển CP NCTT cho đối phải trả cho CNTT tượng chịu chi phí theo phương pháp KKTX hoặc KKĐK TK 335 Trích trước tiền lương nghỉ phép cho CNSX TK 338 TK 632 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, Chi phí NCTT vượt mức BHTN theo tiền lương CNSX bình thường Sơ đồ 1. 3. Sơ đồ tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 1.4.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (SXC) Trường1.4.3.1. Nguyên tắc hĐạiạch toán học Kinh tế Huế Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Đây là những chi phí gián tiếp, liên quan đến phân xưởng bao gồm: Chi phí lương và các khoản trích SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 22
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga theo lương cho nhân viên quản lý phân xưởng, khấu hao TSCĐ, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác Chi phí SXC thường được tập hợp tại nơi phát sinh chi phí, cuối kỳ tiến hành phân bổ. Tùy thuộc vào số sản phẩm sản xuất ra trong một phân xưởng, bộ phận hay đội sản xuất để lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí SXC cho phù hợp. Cụ thể như sau: - Nếu chỉ sản xuất một sản phẩm thì dùng bất kì tiêu thức nào trong bảng giá thành định mức. - Nếu sản xuất từ hai loại sản phẩm trở lên nhưng cùng sử dụng một nguyên vật liệu chính thì sử dụng định mức chi phí nguyên vật liệu chính làm tiêu thức phân bổ. - Nếu sản xuất từ hai loại sản phẩm trở lên sử dụng nguyên vật liệu chính khác nhau, thì sử dụng định mức chi phí nhân công trực tiếp làm tiêu thức phân bổ. Tài khoản 627 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. 1.4.3.2. Sổ sách, chứng từ và tài khoản sử dụng  Sổ sách, chứng từ sử dụng Sổ sách liên quan: sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 6271, 6272, 6273, 6274, 6277, 6278, 111, 112, 334, 338, 153, 214, 242, Chứng từ sử dụng như: - Phiếu xuất kho, Hóa đơn GTGT - Bảng phân bổ CCDC - Bảng chấm công, bảng thanh toán lương - Bảng trích và phân bổ khấu hao TSCĐ - Giấy báo Nợ của ngân hàng, phiếu chi  Tài khoản sử dụng TrườngTài khoản sử dụĐạing: 627 - “Chi học phí sản xu ấtKinh chung” tế Huế Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, phục vụ sản xuất, thực hiện dịch vụ.  Kết cấu tài khoản 627 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 23
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí SXC. - Kết chuyển (phân bổ) chi phí SXC. - Chi phí SXC cố định không được phân bổ, do trong kỳ mức sản xuất sản phẩm ra thấp hơn công suất bình thường (ghi nhận vào GVHB). TK 627: Không có số dư cuối kỳ. Tài khoản 627 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 dưới đây: TK 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272 - Chi phí vật liệu TK 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278 - Chi phí bằng tiền khác 1.4.3.3. Trình tự hạch toán Quy trình tổng hợp và hạch toán chi phí SXC như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 24
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga TK 334 TK 627 TK 154 hoặcTK 631 Tiền lương nhân viên phân xưởng Kết chuyển chi phí SXC TK 338 Các khoản trích theo lương, BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN TK 152,153,611 TK 111, 138 Chi phí vật liệu, CCDC Các khoản giảm chi phí SXC phục vụ cho sản xuất TK 214 TK 632 Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí SXC cố định phân bổ cho công suất dưới mức TK 112,113, 141 bình thường. Chi phí bằng tiền khác. TK 111, 112, 331 Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 133 Thuế GTGT Sơ đồ 1. 4. Sơ đồ kế toán chi phí sản xuất chung Trường1.5. Tổng hợp chi phíĐại sản xuất học Kinh tế Huế Sau khi kế toán tất cả các khoản mục chi phí, kế toán viên sẽ tiến hành kết chuyển vào tài khoản tổng hợp CPSX để tính giá thành. Tuỳ theo phương pháp hạch SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 25
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga toán HTK mà doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp tổng hợp chi phí vào bên nợ TK 154 (KKTX) hoặc TK 631 (KKĐK). 1.5.1. Theo phương pháp KKTX 1.5.1.1. Nguyên tắc hạch toán TK 154: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” phản ánh CPSX kinh doanh trong kỳ, CPSX kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ ở các đơn vị sản xuất hoặc đơn vị kinh doanh dịch vụ. Chi phí sản xuất doanh dở dang phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí, theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm Trong doanh nghiệp sản xuất, những chi phí được kết chuyển vào “Chi phí sản xuất dở dang” bao gồm những chi phí sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm và thực hiện dịch vụ. Phần chi phí nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp, sản xuất chung vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành mà phải tính vào GVHB cuối kỳ kế toán. 1.5.1.2. Sổ sách và tài khoản sử dụng  Sổ sách, chứng từ sử dụng Sổ sách liên quan: Sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 154; sổ chi tiết, sổ cái 621, 622, 627,  Tài khoản sử dụng: TK 154 - “ Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” Đối với ngành giao thông vận tải, tài khoản này dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành về vận tải đường bộ (ô tô, tàu điện, vận tải bằng phương tiện thô sơ khác), vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, vận tải đường ống, Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có hoạt động thuê ngoài gia công Trườngchế biến, cung cấp lao Đại vụ, dịch vụ rahọc bên ngoài hoKinhặc phục vụ cho tếviệc s ảnHuế xuất sản phẩm thì những chi phí của hoạt động này cũng được tập hợp vào TK 154. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 26
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Kết cấu TK 154 Bên Nợ: - Tổng hợp các CPSX trong kỳ (NVLTT, NCTT, SXC, SDMCT). - Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK). Bên Có: - Các khoản giảm chi phí. - Tổng giá thành thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. - TK 154: Được chi tiết theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm. Số dư nợ: Chi phí thực tế của sản phẩm, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. 1.5.1.3. Trình tự hạch toán Quy trình tổng hợp và hạch toán CPSX như sau: TK 621 TK 154 TK 152, 153 Kết chuyển chi phí NVLTT Giá trị phế liệu thu hồi TK 622 TK 155,157, 632 Kết chuyển chi phí NCTT Sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán, bán ngay TK 627 TK 138, 334,811 Kết chuyển chi phí SXC Giá trị sản phẩm hỏng. TrườngSơ đồ 1. 5. Sơ Đại đồ kế toán tổhọcng hợp CPSX Kinh theo phương pháp tế KKTX Huế 1.5.2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 1.5.2.1. Nguyên tắc hạch toán SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 27
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Cũng hạch toán tương tự phương pháp KKTX, nhưng sử dụng tài khoản 631 trong phương pháp KKĐK thay vì tài khoản 154. Chi phí bộ phận sản xuất, kinh doanh dịch vụ cho sản xuất, kinh doanh, trị giá vốn hàng hóa, nguyên vật liệu và chi phí thuê gia công chế biến cũng được phản ánh vào TK 631. 1.5.2.2. Sổ sách và tài khoản sử dụng  Sổ sách, chứng từ sử dụng Sổ sách liên quan: sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 631; sổ chi tiết, sổ cái tài khoản 154, 611, 334, 338, 111, 112, 331, 214  Tài khoản 631 – “Giá thành sản xuất” Tài khoản này phản ánh tổng hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm, dịch vụ ở các đơn vị sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và các đơn vị kinh doanh dịch vụ: bưu chính, vận tải, khách sạn trong trường hợp hạch toán HTK theo phương pháp kiểm kê định kỳ. + Đối với ngành nông nghiệp giá thành thực tế của sản phẩm được xác định vào cuối vụ. Sản phẩm thu hoạch năm nào thì tính giá thành năm đó, có nghĩa là năm nay phát sinh chi phí nhưng năm sau mới thu hoạch thì giá thành được tính vào năm sau. + Trong hoạt động kinh doanh khách sạn tài khoản 631 phải được theo dõi chi tiết theo từng loại hoạt động: ăn uống, phòng nghỉ, vui chơi giải trí, dịch vụ khác (giặt là, massage .) + Còn đối với ngành giao thông vận tải tài khoản 631 phải hạch toán chi tiết cho từng loại hoạt động.  Kết cấu tài khoản 631 Bên Nợ: - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ Trường- Chi phí s ảnĐại xuất kinh doanh học phát sinh trongKinh kỳ tế Huế Bên Có: - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ kết chuyển vào TK 154 - Giá thành sản phẩm nhập kho, dịch vụ hoàn thành kết chuyển vào TK 632 TK 631: Không có số dư cuối kỳ SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 28
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.5.2.3. Trình tự hạch toán Quy trình tổng hợp và hạch toán CPSX như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 29
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga TK 154 TK 631 TK 154 Giá trị SPDD kết Kiểm kê, xác định, kết chuyển vào giá thành chuyển giá trị sản phẩm TK 611 Kết chuyển chi phí NVLTT TK 632 TK 334 Giá thành sản xuất của thành phẩm nhập kho, Kết chuyển chi phí NCTT dịch vụ hoàn thành đem tiêu thụ TK338 TK 611 Kết chuyển các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, Ph li u thu h i BHTN, KPCĐ ế ệ ồ TK 111, 112, 331, 214 TK 138 Chi phí SXC thực tế phát Bồi thường sản phẩm sinh trong kỳ hỏng Sơ đồ 1. 6. Sơ đồ tổng hợp chi phí sản xuất theo phương pháp KKĐK 1.6. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ Trong doanh nghiệp sản xuất, việc liên tục sản xuất sản phẩm trong kỳ thường không tránh khỏi sản phẩm dở dang. Sản phẩm dở dang (SPDD) cuối kỳ là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn Trườngcủa quy trình công ngh ệĐạisản xuất. (Hu họcỳnh Lợi, và VõKinh Văn Nhị, 2002). tế Huế Việc đánh giá sản phẩm dở dang giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình sản xuất trong kỳ, số lượng sản phẩm hoàn thành và chưa hoàn thành, từ đó tính giá thành chính xác theo số lượng sản phẩm hoàn thành và xác định chi phí sản xuất của sản phẩm ddck. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 29
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm, mức độ chi phí trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về CPSX mà đánh giá SPDD cuối kỳ có 03 phương pháp sau: - Đánh giá spddck theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. - Đánh giá spddck theo sản lượng hoàn thành tương đương. - Đánh giá spddck theo chi phí định mức. 1.6.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đây là phương pháp được xem là thông dụng, phổ biến rộng rãi trong doanh nghiệp sản xuất. Nhất là những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành (khoảng 65%-80% trở lên). (1) Nếu tất cả nguyên vật liệu trực tiếp được sử dụng ngay từ đầu của quá trình sản xuất, tham gia trong sản phẩm dở dang và sản phẩm hoàn thành ở cùng một mức độ thì tính như sau: Chi phí sản Chi phí nguyên vật xuất dở dang + liệu trực tiếp phát Số lượng Giá trị sản đầu kỳ sinh trong kỳ (1) sản phẩm dở phẩm dở dang = X dang cuối kỳ (2)cuối kỳ Số lượng sản Số lượng sản phẩm hoàn + phẩm dở dang thành cuối kỳ (3) Nếu chi phí NVL chính sử dụng ngay từ đầu quy trình sản xuất và tham gia trong spdd và thành phẩm cùng một mức độ; chi phí NVL phụ sử dụng theo mức độ sản xuất và chi phí tham gia vào sản phẩm hoàn thành và spdd theo mức độ hoàn thành thì chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ tính theo công thức sau: (4) Chi phí NVLTT dở + Chi phí NVLTT chính S ng Giá trị sản dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ ố lượ Trường Đại học Kinh tếsản phHuếẩm dở phẩm chính dở X = dang cu i k dang cuối kỳ ố ỳ Số lượng sản Số lượng sản phẩm hoàn thành + phẩm dở dang trong kỳ cuối kỳ SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 30
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Chi phí NVL Chi phí nguyên phụ dở dang + vật liệu phụ phát Số T l Giá trị sản đầu kỳ sinh trong kỳ lượng ỷ ệ X hoàn phẩm phụ = X spdd cu i k thành ddck Số lượng Số lượng Tỷ lệ ố ỳ s n ph m ả ẩ + spdd cuối X hoàn hoàn thành kỳ thành Tổng giá trị sản phẩm chính cộng với sản phẩm phụ dở dang cuối kỳ, ta được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. 1.6.2. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Phương pháp này thường được áp dụng phổ biến tại những doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau. Đặc điểm của phương pháp này là CPSX tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm đầy đủ các khoản mục chi phí trong CPSX sản phẩm, vì vậy nó cung cấp thông tin có độ chính xác cao. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương chia chi phí sản xuất thành 02 nhóm: - Nhóm 1: Những chi phí phát sinh từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và SPDD cuối kỳ: chi phí nguyên vật liệu chính được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo cách tính chi phí NVLTT. - Nhóm 2: Những chi phí phát sinh theo mức độ tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành sẽ tính đổi số lượng sản phẩm dở dang thành số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Sau đó, tính chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang theo công thức: Chi phí sản xuất + Chi phí sản xuất Trườngd Đạiu k học Kinh tế Huế Giá trị ở dang đầ ỳ phát sinh trong kỳ Số lượng Tỷ lệ spdd cu i spdd ố = X X hoàn kỳ cuối kỳ Số lượng Số lượng Tỷ lệ thành sản phẩm spdd cuối X hoàn hoàn thành + kỳ thành SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 31
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Tổng chi phí Nhóm 1 và Nhóm 2 ta có được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ 1.6.3. Đánh giá spdd cuối kỳ theo chi phí định mức Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính theo chi phí định mức (kế hoạch). Phương pháp này chỉ phát huy tác dụng đối với những doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định. Ưu điểm của phương pháp này là cung cấp thông tin nhanh chóng và chính xác, được áp dụng nhiều trong thực tế. Chi phí sản Số lượng sản Tỷ lệ Chi phí định X X xuất dở dang = ∑ phẩm dở dang hoàn mức của mỗi cuối kỳ cuối kỳ thành sản phẩm 1.7. Đánh giá, điều chỉnh các khoản giảm giá thành Các khoản giảm giá thành là những khoản chi phí phát sinh gắn liền với chi phí sản xuất chung nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí phát sinh nhưng không tạo ra giá trị sản phẩm chính như: sản phẩm phụ, sản phẩm song song, phế liệu thu hồi, chi phí thiệt hại sản xuất, chi phí sản phẩm hỏng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 32
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GẠCH TUYNEN HUẾ 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần gạch Tuynen Huế 2.1.1. Giới thiệu chung về công ty - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế - Tên viết tắt: TUYNEN HUE - Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài: Hue Tuynen Brick Joint Stock Compan - Loại hình hoạt động: Công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân - Loại hình tổ chức: Tổ chức kinh tế SXKD dịch vụ, hàng hóa - Tình trạng hoạt động: Đang hoạt động (Đã được cấp GCN ĐKT) - Mã số thuế: 3300414222 - Nơi đăng ký quản lý: Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế - Ngày cấp giấy phép: 13/10/2006 - Ngày hoạt động: 01/10/2006 - Năm tài chính: 2000 - Cấp Chương Loại khoản: 555-087 (Kinh tế tư nhân – Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác) - Vốn điều lệ: 8.500.000.000 đồng - Địa chỉ: 132 Dạ Lê, Phường Thủy Phương, Thị xã Hương Thủy, T.T Huế Trường- Điện thoại: 0453864626 Đại học Kinh tế Huế - Fax: 0543854180 - Đại diện pháp luật: DƯƠNG MINH TRỊ - Địa chỉ người đại diện pháp luật: 4A/40 Lịch Đợi, Phường Phường Đúc, TP. Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 33
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty gạch Tuynen Huế Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước, việc xây dựng cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật hiện đại là điều cấp thiết, vì vậy nhu cầu thị trường về nguyên vật liệu xây dựng gia tăng. Nhận thấy được tiềm năng đó, các công ty sản xuất vật liệu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế mở rộng quy mô và năng lực sản xuất của mình, Xí nghiệp gạch Tuynen thuộc công ty xây lắp Thừa Thiên Huế cũng không ngoại lệ. Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn, cũng như gia tăng sức cạnh tranh, Công ty Xây lắp Thừa Thiên Huế đã tiến hành đầu tư xây dựng thêm một xí nghiệp sản xuất gạch Tuynen ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên Huế. Ngày 19/05/2001 Xí nghiệp gạch Tuynen III chính thức đi vào hoạt động (Tiền thân của Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế). Sau 10 năm đi vào hoạt động, xí nghiệp đã xây dựng được chỗ đứng trên thị trường và tạo được uy tín đối với khách hàng, có nhiều chi nhánh sản xuất và phân phối gạch ở nhiều tỉnh thành miền Trung như: Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh Để có thể tiếp tục đứng vững và phát triển, yêu cầu xí nghiệp phải thay đổi loại hình kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng cường tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh. Ngày 01/10/2006 Xí nghiệp tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (Xí nghiệp gạch Tuynen III) theo quyết định số: 1884/QĐ-UBND ngày 15/08/2006 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế cho đến bây giờ. Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3103000196 ngày 25/09/2006. Công ty kinh doanh với mục tiêu: không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu lợi tối đa, tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động, đảm bảo lợi ích của cổ đông và Trườnglàm tròn nghĩa vụ Nhà Đại nước theo luhọcật định. Thự cKinh hiện phát triển kinhtế tế nhiHuếều thành phần theo chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm góp phần tạo ra sản phẩm và thu nhập cho xã hội, phát triển nền kinh tế theo hướng hiện đại. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 34
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty 2.1.3.1. Chức năng Công ty cổ phần gạch Tuynen có chức năng chủ yếu là sản xuất gạch Tuynen các loại, sản xuất gạch trang trí, chế tạo gia công và lắp ráp các sản phẩm cơ khí cung cấp cho thị trường vật liệu xây dựng. 2.1.3.2. Nhiệm vụ Để thực hiện được chức năng trên, công ty thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã đăng ký, đảm bảo các điều kiện kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Xem “sản xuất” là nhiệm vụ trung tâm để phát triển. - Nắm bắt được nhu cầu thị trường, khả năng kinh doanh của doanh nghiệp để tổ chức các phương án kinh doanh có hiệu quả, tổ chức tiêu thụ hàng hóa với nhiều hình thức phân phối phù hợp với nhu cầu khách hàng. - Đảm bảo và chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa, dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký. - Huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực tài chính của công ty. Quản lý sử dụng vốn theo chế độ, chính sách của Nhà nước. - Quan tâm đến đội ngũ lao động, đảm bảo lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của pháp luật, phân phối thu nhập hợp lý nhằm chăm lo đời sống tinh thần vật chất của người lao động. 3. Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề chính của công ty sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét (gạch TrườngTuynen các loại, gạch trangĐại trí) Ngoài học ra công tyKinh còn hoạt động trên tế lĩnh vựHuếc chế tạo gia công và lắp ráp các sản phẩm cơ khí, tráng phủ kim loại, buôn bán vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 35
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.2.1. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng, biểu hiện sự phân công theo chiều dọc và thực hiện chế độ quản lý một thủ trưởng. Cấp trên phân công quyền hạn, trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban cán bộ quản lý, tạo cho việc hoàn thành mục tiêu của công ty, đảm bảo tính nhịp nhàng, hài hòa, xuyên suốt, gắn kết trong quá trình làm việc cũng như nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 36
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga ĐẠI HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC CÔNG TY PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH SẢN XUẤT PHÒNG TỔ CHỨC PHÒNG TÀI CHÍNH PHÒNG KINH PHÒNG KẾ HOẠCH HÀNH CHÍNH – KẾ TOÁN DOANH – KỸ THUẬT TỔ CƠ KHÍ TỔ BÁN TỔ PHƠI TỔ XẾP TỔ ĐỐT TỔ THÀNH TẠO HÌNH THÀNH PHẨM GỘP GÒONG LÒ PHẨM Sơ đồ 2. 1. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành Chính) SVTH: Nguyễn Thị KimTrường Thúy Đại học Kinh tế Huế 37
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Đại hội đồng quản trị: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, có nhiệm vụ thông qua các chiến lược phát triển, các báo báo của hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định các phương án nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, chuẩn bị dự thảo, xem xét tất cả các văn bản nghị quyết thuộc thẩm quyền để trình đại hội cổ đông quyết định. - Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành công ty của Hội đồng quản trị và giám đốc. Kiểm tra tính trung thực, hợp lý, hợp pháp, mức độ cẩn trọng của các hoạt động trong doanh nghiệp. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của luật Doanh nghiệp. - Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và một phó giám đốc điều hành sản xuất. + Giám đốc: Điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đồng thời trực tiếp phụ trách công tác tài chính, kế toán và tổ chức bộ máy nhân sự. + Phó giám đốc: Tham mưu, có trách nhiệm hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ chung, làm việc theo lĩnh vực đã được phân công của Giám đốc. - Phòng tổ chức – hành chính: Tham mưu và thực hiện nhất quán các chế độ chính sách, bảo trợ xã hội và công tác quản trị hành chính của công ty. Xây dựng kế hoạch nhân sự theo yêu cầu của kế hoạch sản xuất, thực hiện kế hoạch tuyển dụng lao động và đào tạo lao động. - Phòng tài chính – kế toán: Thực hiện đúng các chuẩn mực, các chế độ về hạch toán kế toán, lập và quản lý tài chính một cách có hiệu quả trong suốt quá trình kinh doanh. Phân tích thông tin, số liệu, chịu trách nhiệm thu chi, thu hồi công nợ, thanh toán và báo cáo phân tích tài chính định kỳ của công ty. - Phòng kinh doanh: Thu thập xử lý thông tin về kinh tế, thị trường, khách Trườnghàng, lập kế hoạch sả n Đạixuất dài hạn vàhọc ngắn hạn. ThamKinh mưu xây d ựng,tế quả ngHuế bá, phát triển thương hiệu của công ty, đồng thời tích cực tìm kiếm khách hàng, đơn hàng và tổ chức thực hiện. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 38
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Phòng kế hoạch – kỹ thuật: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch, bố trí sản xuất, theo dõi tiến độ sản xuất. Chịu trách nhiệm về kỹ thuật thi công và tổ chức thi công cho các công trình, hạng mục công trình, làm cơ sở cho công tác chỉ đạo kiểm tra thi công, đảm bảo cho việc thi công đúng tiến độ đề ra. Quản lý kỹ thuật, máy móc thiết bị trong quá trình sản xuất kinh doanh. - Tổ cơ khí tạo hành: Có trách nhiệm sữa chữa, bảo dưỡng, vận hành máy móc thiết bị, tạo hình và kiểm tra chất lượng của gạch bán thành phẩm. - Tổ bán thành phẩm: Kiểm tra số lượng bán thành phẩm qua mỗi giai đoạn. - Tổ phơi gộp: Sắp gạch bán thành phẩm ra sân phơi - Tổ xếp gòong: Sản phẩm gạch mộc (bán thành phẩm) sau khi phơi khô sẽ được xếp lên xe gòong đưa vào hầm sấy. - Tổ đốt lò: Thực hiện quy trình sấy và nung bán thành phẩm theo quy trình kỹ thuật mà công ty đã ban hành. - Tổ thành phẩm: Có nhiệm vụ vận chuyển gạch đã nung từ xe gò ong đén kho thành phẩm, rồi kiểm tra và phân loại sản phẩm, vận chuyển ra thị trường tiêu thụ đến các đại lý chi nhánh của công ty. 2.3. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 2.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán 2.3.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty Công ty cổ phần gạch Tuynen Huế hoạt động trên địa bàn rộng, quy mô sản xuất lớn, vì vậy để đảm bảo tính thống nhất với công tác kế toán, cũng như yêu cầu cung cấp thông tin một cách kịp thời, chính xác và đầy đủ nên công ty đã lựa chọn mô hình kế toán theo kiểu vừa tập trung vừa phân tán. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 39
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán Kế toán chi Kế toán Thủ quỹ vật tư phí, tính giá thanh toán thành Sơ đồ 2. 2. Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty CP gạch Tuynen Huế Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) 2.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán - Kế toán trưởng: Là cán bộ chủ chốt của công ty, tham mưu cho Giám đốc về mặt tài chính, trực tiếp chỉ đạo bộ máy kế toán công ty. Kế toán trưởng kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác hạch toán và là người chịu trách nhiệm trước giám đốc, cấp trên về sự chính xác của số liệu và việc chấp hành chế độ kế toán theo quy định của nhà nước. - Kế toán tổng hợp: Là người phụ trách tất cả các phần hành kế toán của công ty, hướng dẫn các kế toán viên khác và tổng hợp lập báo cáo kế toán. - Kế toán vật tư: Thực hiện kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho hoạt động sản xuất. Kiểm tra, giảm sát, quản lý tình trạng vật tư, công cụ dụng cụ để phát hiện tình trạng kém chất lượng, hư hỏng, mất của nguyên vật liệu để trình lên Trườngcấp trên, kịp thời khắ c phĐạiục, tránh gián học đoạn sản xuKinhất. tế Huế - Kế toán chi phí, tính giá thành: Thực hiện công tác tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm gạch vào cuối mỗi quý. Tham mưu cho Giám đốc và bộ phận kinh doanh trong việc định giá bán sản phẩm. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 40
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Kế toán thanh toán: Thực hiện công tác kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền lương, tiền vay, các khoản bán hàng thu tiền ngay. Kiểm tra, khảo sát giá cả, so sánh chi phí bán hàng của Công ty so với định mức để đưa ra những giải pháp kịp thời. - Kế toán bán hàng công nợ: Là người thực hiện công tác kế toán phải thu khách hàng trong công ty, theo dõi tình hình công nợ giữa công ty với khách hàng để đề xuất biện pháp đôn thúc thu hồi nợ. Bên cạnh đó theo dõi tình hình tạm ứng của nhân viên, kiêm việc giao dịch với khách hàng. - Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu, chi tiền mặt, tiền gửi theo các chứng từ đã được phê duyệt. Nộp kịp thời và đầy đủ tiền bán hàng vào ngân hàng, rút tiền mặt tại ngân hàng để chi, bảo đảm sự phù hợp giữa tiền mặt tồn quỹ thực tế và sổ sách. Thực hiện tốt chế độ kiểm kê đột xuất và định kỳ quỹ tiền mặt. 2.3.2. Hình thức sổ kế toán Công ty cổ phần gạch Tuyen Huế áp dụng hình thưc kế toán trên máy vi tính với phần mềm kế toán Bravo7 dựa trên hệ thống sổ của hình thức Chứng từ ghi sổ. Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kế toán trưởng đã kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ như: Hóa đơn GTGT, Phiếu Thu, Phiếu xuất kho, Bảng sinh lương xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có, tiền thuế GTGT để nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào chứng từ ghi sổ có liên quan. Nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đối tượng kinh tế nào sẽ được tổng hợp và chuyển thẳng vào các sổ sách trong máy để theo dõi đối tượng đó. Cuối tháng, cuối quý hoặc cuối năm (hay khi có yêu cầu từ ban quản lý) kế toán trưởng khóa sổ và lập BCTC. Phần mềm kế toán tự động xử lý kiểm tra đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết . Đồng thời sổ kế toán tổng hợp in ra giấy, đóng Trườngthành quyển và thực hi ệĐạin các thủ tụ c họcpháp lý theo quyKinh định về sổ kế toántế ghi Huếbằng tay. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 41
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Chứng từ kế Sổ kế toán: toán Phần + Sổ chi tiết mềm kế + Sổ tổng hợp toán Bravo7 Bảng tổng Báo cáo tài hợp chứng chính từ kế toán Máy vi tính cùng loại Ghi hằng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra Sơ đồ 2. 3. Trình tự kế toán trên máy vi tính theo hình thức chứng từ ghi sổ (Nguồn: Phòng Tài Chính – Kế toán) 2.3.3. Các chính sách chủ yếu được áp dụng tại công ty - Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hàng kèm theo Quyết định số 15/2006/ QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế kế toán doanh nghiệp. - Niên độ kế toán của công ty được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch. - Đơn vị tiền tệ công ty sử dụng để ghi sổ và lập báo cáo tài chính là Đồng Việt Nam (VNĐ). Trường- Phương pháp Đạitính thuế GTGT: học Khấu trừ .Kinh tế Huế - TSCĐ được phản ánh theo nguyên giá và khấu hao lũy kế. - Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 42
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Nguyên tắc ghi nhận giá trị HTK: HTK được ghi nhận theo giá gốc. - Phương pháp tính giá trị HTK cuối kỳ: phương pháp bình quân gia quyền. 2.3.4. Tổ chức hệ thống báo cáo Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Ngoài ra, để phục vụ cho nhu cầu quản lý, công ty còn sử dụng một số báo cáo quản trị như: Báo cáo bán hàng, Báo cáo công nợ phải thu 2.4. Các nguồn lực chính của công ty 2.4.1. Tình hình lao động Lao động là yếu tố đầu vào quan trọng, là yếu tố cơ bản quyết định trong quá trình sản xuất, bên cạnh các yếu tố như tài chính, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu Có lao động mới có sản xuất. Một cơ cấu lao động hợp lý, có logic, có trình độ chuyên môn sẽ thúc đẩy các hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành một cách thuận lợi, góp phần nâng cao năng suất lao động và đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao. Hiểu được tầm quan trọng đó, công ty cổ phần gạch Tuynen Huế luôn chú trọng đến việc tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực một cách có chất lượng. Với phương châm “Đội ngũ lao động là tài sản có giá trị nhất của công ty” vì vậy công ty luôn chú trọng đến việc trang bị đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm cho nhân viên của mình. Bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên và người lao động sao cho phù hợp với ngành nghề đào tạo và năng lực sở trường nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Điều này được thể hiện rõ thông qua bảng cơ cấu tình hình sử dụng lao động của Công ty dưới đây: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 43
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2. 1 Tình hình lao động của công ty qua ba năm 2016 – 2018 Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số LĐ 143 100,00 140 100,00 128 100,00 (3) (2,10) (12) (9,38) 1. Phân theo giới tính A. Nam 108 75,52 102 72,86 96 75,00 (6) (5,56) (6) (6,25) B. Nữ 35 24,48 38 27,14 32 25,00 3 8,57 (6) (18,75) 2. Phân theo tính chất công việc A. LĐ trực 115 80,42 113 80,71 107 83,59 (2) (1,74) (6) (5,61) tiếp B. LĐ gián 28 19,58 27 19,29 21 16,41 (1) (3,57) (6) (28,57) tiếp 3. Phân theo trình độ chuyên môn A. Đại học 10 6,99 12 8,57 11 8,59 2 20,00 (1) (9,09) B. Cao 9 6,29 8 5,71 8 6,25 (1) (11,11) 0 0,00 đẳng, trung cấp C.Phổ 124 86,71 120 85,71 109 85,16 (4) (3,23) (11) (10,09) thông,sơ cấp 4. Phân theo hình thức tuyển dụng A. HĐ ngắn 58 40,56 53 37,86 46 35,94 (5) (8,62) (7) (15,22) hạn B. HĐ dài 85 59,44 87 62,14 82 64,06 2 2,35 (5) (6,10) hạn (Nguồn: Phòng Tổ chức - Hành chính) TrườngQua bảng 2.1, taĐại đánh giá cơ họccấu nhân sự cKinhủa công ty như sau: tế Huế Thứ nhất, nhận xét chung: Nhìn chung tổng số lao động của công ty qua 03 năm có xu hướng giảm. Năm 2016, tổng số lao động của công ty là 143 người, năm 2017 là 140 người và năm 2018 SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 44
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga là 128 người. Tổng số lao động của công ty có xu hướng giảm, năm 2017 giảm giảm 2,10% so với 2016. Đến năm 2018 giảm 9,38% so với năm 2017. TỔNG SỐ LAO ĐỘNG 145 140 135 130 125 120 2016 2017 2018 Hình 2. 1. Biểu đồ thể hiện tổng số lao động của công ty CP gạch Tuynen Huế Công ty cổ phần gạch Tuynen là một doanh nghiệp sản xuất lớn trên địa bàn thành phố Huế tuy nhiên tổng số lượng lao động chưa đến 500 người, bên cạnh đó lao động cũng có xu hướng giảm dần qua các năm. Việc lao động giảm đi ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp kịp thời sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị trường, khả năng cạnh tranh sản phẩm. Mặc dù vậy, với công nghệ sản xuất hiện đại và TSCĐ được đầu tư mới nên công ty không cần lao động nhiều mà vẫn gia tăng được NSLĐ. Việc cắt giảm lao động giúp công ty tiết kiệm được chi phí, hạ giá thành sản phẩm làm tăng khả năng sức cạnh tranh, nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Thứ hai, nhận xét riêng: Đánh giá chi tiết nguồn lao động theo các chỉ tiêu. - Phân theo giới tính: Do đặc thù và tính chất công việc nặng đòi hỏi sức lực nên lao động trong công ty chủ yếu là nam dẫn đến sự chênh lệch giữa tỷ lệ lao động nam và nữ luôn ở mức cao. Lao động nam chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%) gấp nhiều lần so với tỷ trọng nữ (<30%) trong trog tổng số lao động. Cụ thể, năm 2016, nam là 106 Trườngngười chiếm 75,52%, nămĐại 2017 là 102học người chi Kinhếm 72,86%, năm tế2018 làHuế 96 người chiếm 75%. Mặc dù có biến động giảm qua các năm tuy nhiên không đáng kể (không quá 10%). SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 45
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - Phân theo tính chất công việc: Ta thấy, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều lần so với lao động gián tiếp, điều này hoàn toàn phù hợp vì chức năng chính của công ty là sản xuất. Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: + LĐ trực tiếp: Năm 2016 là 115 người, năm 2017 giảm 2 người thành 113 người tương ứng giảm 1,74%, năm 2018 tiếp tục giảm 6 người còn 107 người tương ứng giảm 5,61%. + LĐ gián tiếp: Năm 2016 là 28 người chỉ chiếm 19,58% trong tổng số lao động, năm 2017 là 27 người tương ứng giảm 3,57%, năm 2018 giảm 06 người thành 21 người tương ứng giảm 28,57% so với 2017. Nguyên nhân mà hai chỉ tiêu này giảm là do công ty đã đưa những dây chuyền hiện đại vào sản xuất, thay thế sức người nên không cần đến nhiều lao động, nhất là lao động gián tiếp. - Phân theo trình độ chuyên môn: Với tính chất sản xuất, nên công ty có xu hướng tuyển công nhân lao động phổ thông, sơ cấp lớn. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động quản lý. Cụ thể: + Số lao động có trình độ đại học năm 2016 là 10 người, năm 2017 là 12 người. Đến năm 2018, 01 nhân viên quản lý đã nghỉ hưu, vì vậy giảm xuống còn 11 người. Đây là bộ phận quản lý của công ty. + Số lao động cao đẳng, trung cấp: chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng lao động. Năm 2016 là 9 người tương ứng chiếm 6,29% trong cơ cấu lao động, đến năm 2017 và 2018 thì giảm còn 08 người. + Số lao động phổ thông, sơ cấp: Năm 2016 là 124 người, năm 2017 là 120 người giảm 04 người tương ứng giảm 3.23% so với năm 2016. Năm 2018 tiếp tục giảm thêm 11 người, thành 109 tương ứng giảm 10,09%. Mặc dù giảm nhưng số lượng Trườnglao động này luôn chi ếmĐại tỷ trọng lớ nhọc nhất trên 80% Kinh trong tổng sổ lư ợtếng lạ o Huếđộng, đây là nguồn lực chủ yếu của công ty, đóng vai trò lớn trong quá trình hoạt động sản xuất. - Phân theo hình thức tuyển dụng: Công ty luôn có chủ trương tuyển dụng, ký hợp đồng dài hạn với các lao động, vì vậy số lượng lao động dài hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn ngắn hạn. Cụ thể: SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 46
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga + Năm 2016, LĐ dài hạn là 85 người chiếm 59,44%, năm 2017 tăng lên thành 87 người, chiếm 62,14%, năm 2018 thì có giảm 05 người thành 82 người chiểm 64,06% trong tổng cơ cấu lao động. + LĐ ngắn hạn: đang có xu hướng giảm. Năm 2016 là 58 người, chiếm 40,56%, năm 2017 là 53 người giảm 05 người tương ứng giảm 8,62%. Đến năm 2018 tiếp tục giảm 07 người thành 46 người tương ứng giảm 15,22%. Nguyên nhân nguồn lực này giảm là do công ty thực hiện chính sách cắt giảm nguồn lực, mặc dù chiểm tỷ trọng thấp hơn lao động dài hạn nhưng tỷ trọng của lao động ngắn hạn trong tổng lao động cũng đáng kể, với quy trình sản xuất nhiều giai đoạn việc công ty sử dụng lao động ngắn hạn giúp công ty khắc phục tình trạng thiếu nhân lực khi muốn gia tăng sản xuất mở rộng quy mô hoạt động trong một thời gian ngắn. Có thể thấy rằng, cơ cấu lao động trên là phù hợp với hình thức, tính chất, đặc điểm hoạt động sản xuất của công ty gạch Tuynen Huế. Việc phân bổ nguồn nhân lực trên nếu phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 2.4.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn Tài sản, nguồn vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất, thể hiện cơ sở vật chất, tiềm lực kinh tế của công ty cổ phần gạch Tuynen Huế dùng vào hoạt động kinh doanh của mình. Việc phân tích khái quát tài sản, nguồn vốn cho chúng ta biết được tiềm lực, quy mô, hiệu quả sản xuất ở hiện tại cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai của công ty. Giúp cho nhà quản trị hiểu được tình hình tài chính để đưa ra những quyết định nên hay không nên đầu tư, tiếp tục sử dụng nợ hay không ? Để hiểu rõ về vai trò ta sẽ nhận xét tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty được phản ánh khá khách quan thông qua bảng cân đối kế toán sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 47
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2. 2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty cổ phần gạch Tuynen qua ba năm 2016-2018 (ĐVT: Đồng) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2017/2016 Năm 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị % Giá trị % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 15.156.199.707 15.795.106.972 14.433.911.550 638.907.265 4,22 (1.361.195.422) (8,62) I.Tiền và tương đương tiền 4.926.734 3.230.816 278.987.658 (1.695.918) (34.42) (1.361.195.442) (8,62) 1. Tiền 4.926.734 3.230.816 278.987.658 (1.695.918) (34,42) 275.756.842 8.535,21 2. Các khoản tương đương tiền - - - - - - - II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - - - - III. Các khoản phải thu ngắn hạn 2.211.203.324 2.392.645.009 1.765.176.365 181.441.685 8,21 (627.468.644) (26,22) 1. Phải thu khách hàng 2.292.426.314 2.438.455.364 1.608.077.355 146.029.050 6,37 (830.378.009) (34,05) 2. Trả trước cho người bán - - 172.703.000 - - 172.703.000 - 3. Phải thu ngắn hạn khác 47.151.090 47.601.225 47.807.590 450.135 0,95 206.365 0,43 4. Dự phòng phải thu khó đòi (128.374.080) (93.411.580) (63.411.580) 34.962.500 (27,23) 30.000.000 (32,12) 5. Tài sản thiếu chờ xử lý - - - - - - - IV. Hàng tồn kho 12.940.069.649 13.399.231.147 12.389.747.527 459.161.498 3,55 (1.009.483.620) (7,53) 1. Hàng tồn kho 12.940.069.649 13.399.231.147 12.389.747.527 459.161.498 3,55 (1.009.483.620) (7,53) 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - - - - V. Tài sản ngắn hạn khác - - - - - - - B. TÀI SẢN DÀI HẠN 5.797.572.066 5.044.480.323 7.589.183.016 (753.091.743) (12,99) 2.544.702.693 50,45 I. Các khoản phải thu dài hạn - - - - - - - II. Tài sản cố định 5.560.102.905 4.697.729.921 5.973.508.402 (862.372.984) (15,51) 1.275.778.481 27,16 1. Tài sản cố định hữu hình 5.560.102.905 4.697.729.921 5.973.508.402 (862.372.984) (15,51) 1.275.778.481 27,16 15.753.508.962 15.753.508.962 17.233.246.543 1.479.737.581 9,39 Nguyên giá - - - Giá trị hao mòn lũy kế (10.193.406.057) (11.055.779.041) (11.259.738.141) (862.372.984) 8,46 (203.959.100) 1,84 2. Tài sản cố định vô hình - - - - - - III. Bất động sản đầu tư - - - - - - - IV. Tài sản dở dang dài hạn - - 1.171.725.328 - - 1.171.725.328 - - Xây dựng cơ bản dở dang - - 1.171.725.328 - - 1.171.725.328 - V. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - - - SVTH: Nguyễn ThịTrườngKim Thúy Đại học Kinh tế Huế 48
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga VI. Tài sản dài hạn khác 237.469.161 346.750.402 443.949.286 109.281.241 46,02 97.198.884 28,03 1. Chi phí trả trước dài hạn 237.469.161 346.750.402 443.949.286 109.281.241 46,02 97.198.884 28,03 2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại - - - - - - - TỔNG TÀI SẢN 20.953.771.773 20.839.587.295 22.023.094.566 (114.184.478) (0,54) 1.183.507.271 5,68 C. NỢ PHẢI TRẢ 11.512.091.604 9.164.470.909 8.738.664.044 (2.347.620.695) (20,39) (425.806.865) (4,65) I. Nợ ngắn hạn 11.512.091.604 9.164.470.909 8.738.664.044 (2.347.620.695) (20,39) (425.806.865) (4,65) 1. Phải trả người bán 1.096.542.770 1.113.871.611 210.644.778 17.328.841 1,58 (903.226.833) (81,09) 2. Người mua trả tiền trước 99.963.953 814.909.178 1.512.508.528 714.945.225 715,20 697.599.350 85,60 3. Thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước 315.703.564 630.008.905 346.617.361 314.305.341 99,56 (283.391.544) (44,98) 4. Phải trả người lao động 1.303.476.362 1.374.698.292 1.695.368.045 71.221.930 5,46 320.669.753 23,33 5. Chi phí phải trả ngắn hạn 23.481.791 63.352.960 77.392.604 39.871.169 169,80 14.039.644 22,16 6. Doanh thu chưa thực hiện ngắn hạn - - - - - - - 48.072.860 51.866.844 33.701.775 3.793.984 (18.165.069) (35,02) 7. Phải trả ngắn hạn khác 7,89 8. Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 8.774.072.822 5.218.772.009 4.831.701.227 (3.555.300.813) (40,52) (387.070.782) (7,42) 9. Dự phòng phải trả ngắn hạn khác - - - - - - 10. Quỹ khen thưởng và phúc lợi (149.222.518) (103.008.890) 30.729.726 46.213.628 (30,97) 133.738.616 (129,83) II. Nợ dài hạn - - - - - - - D. VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.441.680.169 11.675.116.386 13.284.430.522 2.233.436.217 23,66 1.609.314.136 13,78 I. Vốn chủ sở hữu 9.441.680.169 11.675.116.386 13.284.430.522 2.233.436.217 23,66 1.609.314.136 13,78 1. Vốn góp của chủ sỡ hữu 8.500.000.000 8.500.000.000 8.500.000.000 - - - - 2. Thặng dư vốn cổ phần - - - - - - - 3. Cổ phiếu quỹ - - - - - - - 4. Quỹ đầu tư phát triển 17.407.614 109.834.870 1.121.377.770 92.427.256 530,96 1.011.542.900 920,97 5. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 924.272.555 3.065.281.516 3.663.052.752 2.141.008.961 231,64 597.771.236 19,50 - LNST chưa phân phối lũy kế đến cuối (1.121.973.427) 59.631.671 - 1.181.605.098 (105,31) (59.631.671) (100,00) kỳ trước - LNST chưa phân phối kỳ này 2.046.245.982 3.005.649.845 3.663.052.752 959.403.863 46,89 657.402.907 21,87 TỔNG NGUỒN VỐN 20.953.771.773 20.839.587.295 22.023.094.566 (114.184.478) (0,54) 1.183.507.271 5,68 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán mẫu số B01-DN – Phòng kế toán) SVTH: Nguyễn ThịTrườngKim Thúy Đại học Kinh tế Huế 49
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thông qua bảng 2.2 ta thấy rằng, tài sản và nguồn vốn năm 2016 là 20.953.771.773 đồng, năm 2017 giảm 114.184.478 đồng thành 20.839.587.295 đồng tương ứng giảm 0,54%. Đến năm 2018 thì tăng thêm 1.183.507.271 đồng thành 22.023.094.566 đồng tương ứng tăng 5,86%. Mặc dù có biến động không ổn định, tuy nhiên nhìn chung tổng tài sản và nguồn vốn của công ty vẫn tăng, tỷ lệ giảm không đáng kể và luôn ở mức cao. Cụ thể như sau: Về tài sản TSNH VÀ TSDH 16,000,000,000 8,000,000,000 7,000,000,000 15,500,000,000 6,000,000,000 15,000,000,000 5,000,000,000 4,000,000,000 14,500,000,000 3,000,000,000 2,000,000,000 14,000,000,000 1,000,000,000 13,500,000,000 - Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 A. TÀI SẢN NGẮN HẠN B. TÀI SẢN DÀI HẠN Hình 2. 2. Biểu đồ thể hiện TSNH và TSDH của công ty CP gạch Tuynen Huế Tài sản ngắn hạn: có xu hướng biến động Năm 2016, TSNH của công ty là 15.156.199.707 đồng, năm 2017 tăng lên thành 15.795.106.972 tương ứng tăng 4.22% so với năm 2016. Đến năm 2018 thì lại giảm 1.361.195.422 đồng tương ứng giảm 8.62% so với năm 2017. Nguyên nhân là do biến động các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho, tiền và tương đương tiền. - Năm 2016, các khoản phải thu ngắn hạn của công ty là 2.211.203.324 đồng. TrườngNăm 2017 2.392.645.009 Đại đồng, học năm 2018 Kinh giảm 627.468.644 tế đồng Huế thành 1.765.176.365 đồng. Việc các khoản phải thu ngắn hạn giảm chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của công ty tốt, cải thiện tình hình bị lạm dụng vốn, dự phòng phải thu khó đòi cũng giảm mạnh qua 03 năm, tránh được tình trạng nợ xấu xảy ra. SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 50
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga - HTK: Năm 2016, HTK của công ty là 12.940.069.649 đồng, năm 2017 HTK tăng thêm 459.161.498 đồng lên thành 13.399.231.147 đồng, tương ứng tăng 3,55% so với 2016. Năm 2018, khoản mục này lại có xu hướng giảm xuống 1.009.483.620 đồng thành 12.389.747.527 đồng, tương ứng giảm 7.53% so với năm 2017. Việc HTK giảm xuống năm 2018 được xem là một dấu hiệu tốt, với một công ty sản xuất việc HTK luôn ở mức cao cũng là một điều bình thường vì công ty sẽ có xu hướng sản xuất liên tục để đáp ứng đủ nhu cầu thị trường khi cần trong những năm tiếp theo. Tuy nhiên, rõ ràng HTK chiếm giá trị lớn trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty gạch Tuynen, việc dự trữ quá nhiều HTK như vậy có thể dẫn đến những rủi ro thường gặp như: mất, hỏng, lỗi , chi phí bão dưỡng, chi phí kho Gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. CÁC KHOẢN MỤC TSNH 15,000,000,000 300,000,000 250,000,000 10,000,000,000 200,000,000 150,000,000 5,000,000,000 100,000,000 50,000,000 - - Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Các khoản phải thu ngắn hạn Hàng tồn kho Tiền và các khoản tương đương tiền Hình 2. 3 Biểu đồ thể hiện các khoản mục TSNH của công ty CP gạch Tuyen Huế - Bên cạnh hai khoản mục trên thì khoản mục tiền và tương đương tiền cũng ảnh hưởng đáng kể đến TSNH. Năm 2016, tiền mặt của công ty là 4.926.734 đồng. Năm 2017, tiền giảm 1.695.918 đồng, tương ứng giảm 34.42% so với năm 2016. Đến năm 2018, thì tiền mặt lại tăng thêm 275.756.842 đồng thành 278.987.658 đồng, tức tăng lên tới 8.535,21% Trườngso với năm 2017, một Đạitốc độ tăng rấthọc lớn chứng tỏKinh năm 2018 là mộttế năm hoạtHuế động cực kì hiệu quả của công ty. Điều đặc biệt ở đây, trong khoản mục tiền và tương đương tiền, thì không có khoản mục tương đương tiền, việc có nhiều tiền mặt nó đảm bảo khả năng thanh toán cao của công ty, có nguồn vốn thanh khoản tốt cho việc sử SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 51
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga dụng kịp thời để đầu tư hoặc cho vay, tuy nhiên nếu nguồn vốn này được dùng không đúng cách thì đòn bẩy tài chính của công ty kém hiệu quả nếu tình trạng lạm phát xảy ra. Tài sản dài hạn: chiếm tỷ trọng thấp hơn so với TSNH trong tổng tài sản và cũng có xu hướng biến động không ổn định. - Năm 2016, TSDH của công ty là 5.797.572.066 đồng, năm 2017 là 5.044.480.323 đồng giảm (12.99%). Nguyên nhân là do TSCĐ giảm từ 5.560.102.905 đồng xuống còn 4.697.729.921 đồng. Mặc dù tài sản dài hạn khác tăng từ 237.469.161 đồng lên thành 346.750.402 đồng và có tốc độ tăng (46.02%) cao hơn tốc độ giảm của TSCĐ (15.51%) nhưng về mặt giá trị thì lại thấp hơn 08 lần vì vậy TSDH trong năm 2017 vẫn giảm so với 2016. Việc TSDH giảm là do công ty thanh lý nhiều TSCĐ hết công suất sử dụng như máy đúc gạch, lò nung Chính vì vậy, năm 2017 là một năm hoạt động không có hiệu quả nhất trong 03 năm, vì NSLĐ không được cao do thiếu máy móc thiết bị. - Đến năm 2018, TSDH của công ty là 7.589.183.016 đồng tức tăng thêm 2.544.702.693 đồng tương ứng tăng 50.45% so với năm 2017. Năm này, công ty đầu tư thêm 1.275.778.481 đồng cho TSCĐ, máy móc thiết bị sản xuất. TSDH khác vẫn tăng 28.03%. Bên cạnh đó, còn có tài sản dở dang dài hạn là 1.171.725.328 đồng. Chứng tỏ công ty có chính sách mở rộng quy mô sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng đủ nhu cầu thị trường và tìm kiếm lợi nhuận. Về nguồn vốn NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỠ HỮU 15,000,000,000 15,000,000,000 10,000,000,000 10,000,000,000 5,000,000,000 5,000,000,000 - - Trường Đại Năm 2016học Năm 2017 Kinh Năm 2018 tế Huế VỐN CHỦ SỞ HỮU NỢ PHẢI TRẢ Hình 2. 4 Biểu đồ thể hiện NPT và VCSH của công ty CP gạch Tuynen Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 52
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Nợ phải trả: có xu hướng giảm qua các năm. Và chỉ có nguồn nợ phải trả ngắn hạn, ngoài ra công ty không sử dụng bất cứ nguồn nợ dài hạn nào. Cụ thể: Năm 2016, NPTNH của công ty là 11.512.091.604 đồng, năm 2017 là 9.164.470.909 đồng giảm 2.347.620.695 đồng 20,39%. Năm 2018 giảm thêm 4.65% thành 8.738.664.044 đồng so với năm 2017. Việc NPTNH giảm được xem là một dấu hiệu tốt, cho thấy khả năng trả nợ của công ty tốt, công ty có đủ tiền mặt đế thanh toán nợ, ít sử dụng nợ bên ngoài để tự chủ về mặt tài chính. Điều này, sẽ thu hút được đầu tư cũng như tạo uy tín của công ty đối với nhà cung cấp nguyên vật liệu, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thuận lợi và hiệu quả. Bên cạnh đó, mặc dù tiền và tương đương tiền có đủ khả năng chi trả các khoản chi cần thiết, nhưng doanh nghiệp vẫn sử dụng nợ. Cho thấy doanh nghiệp lợi dụng được các khoản vay không tốn chi phí này để xoay vòng vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. VCSH: liên tiếp tăng qua ba năm và chiếm tỷ trọng lớn hơn so với NPT trong tổng nguồn vốn, năm 2016 VCSH là 9.441.680.169 đồng. Năm 2017, VCSH tăng thêm 2.233.436 đồng thành 11.675.116.386 đồng tương ứng tăng 23.66%. Đến năm 2018, VCSH tiếp tục tăng thêm 1.609.314.136 đồng tương ứng tăng với tốc độ 13.78% so với năm 2017. Nguyên nhân là do hai khoản mục quỹ đầu tư và phát triển, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng mạnh với tốc độ tăng trên 100%. Điều này chứng tỏ, công ty có lợi nhuận kinh doanh lớn và luôn có chính sách tái đầu tư phát triển quy mô sản xuất của mình, tạo uy tín trên thị trường. Việc VCSH tăng giúp công ty thu hút được đối tác và nhà đầu tư Nhìn chung, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của công ty rất ổn định, khả năng chi trả, thanh toán và đầu tư của công ty rất tốt. Công ty còn biết sử dụng triệt để nguồn vốn bên ngoài để sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả. 2.4.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh TrườngVới vị thế là mĐạiột công ty cônghọc nghiệp sảnKinh xuất nằm trong tếtop những Huế doanh nghiệp sản xuất có quy mô lớn trên địa bàn thành phố Huế, thì tình hình hoạt động kinh doanh của công ty là điều đáng quan tâm của những nhà kinh tế. Việc công ty kinh doanh có lãi hay lỗ, và được chia bao nhiêu cổ tức sau mỗi kỳ kế toán sẽ giúp SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 53
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga nhà đầu tư định hướng trong việc ra quyết định nên hay không nên đầu tư vào công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Kim Thúy 54
  68. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 2. 3. Tình hình kết quả kinh doanh của công ty cổ phần gạch Tuynen Huế qua ba năm 2016 - 2018 (ĐVT: Đồng) CHỈ TIÊU Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2016/2017 Năm 2017/2018 Giá trị Giá trị Giá trị Lượng tăng % Lượng tăng % giảm (+/-) giảm (+/-) 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 27.403.041.098 33.211.323.069 34.082.584.424 5.808.281.971 21,20 871.261.355 2,62 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - - 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 27.403.041.098 33.211.323.069 34.082.584.424 5.808.281.971 21,20 871.261.355 2,62 dịch vụ (10= 01-02) 4. Giá vốn hàng bán 20.873.544.018 25.083.015.408 24.514.245.507 4.209.471.390 20,17 (568.769.901) (2,27) 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 6.529.497.080 8.128.307.661 9.568.338.917 1.598.810.581 24,49 1.440.031.256 17,72 vụ (20=10-11) 6. Doanh thu hoạt động tài chính 759.272 712.891 1.005.373 (46.381) (6,11) 292.482 41,03 7. Chi phí tài chính 587.852.963 459.303.173 299.754.924 (128.549.790) (21,87) (159.548.249) (34,74) - Trong đó: Chi phí lãi vay 587.852.963 459.303.173 299.754.924 (128.549.790) (21,87) (159.548.249) (34,74) 8. Chi phí bán hàng 1.455.347.283 1.657.555.731 2.007.876.205 202.208.448 13,89 350.320.474 21,13 9. Chi phí quản lý kinh doanh 2.178.498.086 2.237.671.159 2.701.944.159 59.173.073 2,72 464.273.000 20,75 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.308.558.020 3.774.490.489 4.559.769.002 1.465.932.469 63,50 785.278.513 20,80 (30 = 20 + 21 - 22 - 24) 11. Thu nhập khác - 29.150.231 37.053.636 29.150.231 - 7.903.405 27,11 12. Chi phí khác 5.138.182 28.862.731 4.325.358 23.724.549 461,73 (24.537.373) (85,01) 13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) (5.138.182) 287.500 32.728.278 5.425.682 (105,60) 32.440.778 11.283,75 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 2.303.419.838 3.774.777.989 4.592.497.280 1.471.358.151 63,88 817.719.291 21,66 40) 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 257.173.856 769.128.144 929.444.528 511.954.288 199,07 160.316.384 20,84 16, Chi phí thuế TNDN hoãn lại - - - - - - - 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 2.046.245.982 3.005.649.845 3.663.052.752 959.403.863 46,89 657.402.907 21,87 nghiệp (60=50 - 51) (Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán) SVTH: Nguyễn ThịTrườngKim Thúy Đại học Kinh tế Huế 55