Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ke_toan_tap_hop_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh.pdf
Nội dung text: Khóa luận Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KẾ TOÁN TÀI CHÍNH Giảng viên hướng dẫn: THS. NGUYỄN THỊ THU THẢO Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ THU HƯƠNG MSSV: 1211180234 Lớp: 12DKTC03 TP. Hồ Chí Minh, 2016 ii
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và số liệu trong báo cáo khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH, không sao chép bất kỳ nguồn tài liệu nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Tác giả Huỳnh Thị Thu Hương iii
- LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài báo cáo này, ngoài sự nổ lực và cố gắn của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ tận tình, những lời góp ý chân thành từ cô Thu Thảo, các cô, chú, anh, chị trong Công ty TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH. Bản thân tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến: - Các thầy, cô đã tận tình truyền đạt nền tảng cơ sở, kiến thức chuyên sâu về kế toán thực sự hữu ích cho bản thân tôi trong thời gian thực tập và sau này. - Cô Nguyễn Thị Thu Thảo đã hết lòng hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình chọn đề tài, cách tiếp cận thực tiễn tại đơn vị thực tập cho đến khi hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp này. - Chị Đặng Thị Thanh Tuyền, chị Lê Như Ngọc cùng các cô, chú, anh, chị trong Công ty TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH đã nhiệt tình hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành bài báo cáo đúng thời gian, nội dung quy định. Tôi xin chúc quý thầy, cô và các cô, chú, anh, chị tại Công ty TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH dồi dào sức khỏe, thành công trong công việc. Chúc Công ty TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH ngày càng phát triển lớn mạnh trên thị trường trong và ngoài nước. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2016 Sinh viên thực tập iv
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CTY Công ty SX Sản xuất TM Thương mại Z Giá thành TNHH Trách nhiệm hữu hạn T Tháng NVKD Nhân viên kinh doanh NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung SXSP Sản xuất sản phẩm SX Sản xuất TSCĐ Tài sản cố định TK Tài khoản BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn BHTN Bảo hiểm thất nghiệp CP Chi phí NVL Nguyên vật liệu SPDD Sản phẩm dở dang KT Kế toán SP Sản phẩm GĐ Giám đốc vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Đơn vị tính: VNĐ) Biểu số 4.1: Phiếu xuất kho Biểu số 4.2: Sổ chi tiết tài khoản 6212 Biểu số 4.3: Sổ chi tiết tài khoản 15212 Biểu số 4.4: Sổ cái TK 621 Biểu số 4.5: Sổ chi tiết tài khoản 6222 Biểu số 4.6: Sổ cái TK 622 Biểu số 4.7: Sổ chi tiết tài khoản 627 Biểu số 4.8 Sổ cái tài khoản 627 Biểu số 4.9: Sổ cái TK 154 Biểu số 4.10: Thẻ tính giá thành DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung. Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ. Sơ đồ 2.6: Quy trình tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm. Sơ đồ 2.7: Quy trình tính giá thành bước không tính giá thành bán thành phẩm. Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. vii
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1 Lý do chọn đề tài 1 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu: 2 1.5 Kết cấu đề tài: 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TẬP HỢP CP VÀ TÍNH Z SP 3 2.1 Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3 2.1.1 Chi phí sản xuất 3 2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 3 2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 3 2.1.2 Giá thành sản phẩm 4 2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm 4 2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 4 2.1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5 2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí: 5 2.2.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 5 2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí: 5 2.3 Kế toán chi phí sản xuất 6 2.3.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên: 6 2.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 6 2.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 7 2.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 8 2.3.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 9 2.3.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ 10 viii
- 2.4 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 12 2.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu 12 2.4.2 Đánh giá SPDD theo PP.ước lượng SP hoàn thành tương đương 13 2.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí kế hoạch(CP. định mức) 13 2.5 Hạch toán thiệt hại trong quá trình sản xuất 14 2.5.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng 14 2.5.2 Thiệt hại ngừng sản xuất 15 2.6 Đối tượng và phương pháp tính giá thành 15 2.6.1 Đối tượng tính giá thành 15 2.6.2 Phương pháp tính giá thành 16 CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH 3.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty 20 3.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty 21 3.3. Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty 22 3.4 Tình hình công ty những năm gần đây 24 3.4.1 Sản phẩm và qui trình công nghệ 24 3.4.1.1 Các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty 24 3.4.1.2 Quy trình sản xuất 25 3.4.3 Tình hình tài chính kinh doanh của công ty 26 3.4.4 Quy mô về cơ sở hạ tầng 26 3.4.5 Quy mô về khách hàng và thị trường mục tiêu 26 3.4.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 27 3.5 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển 28 ix
- CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH 4.1 Đặc điểm chi phí sản xuất trong công ty: 29 4.2 Đối tượng tập hợp chi phí 30 4.3 Kế toán chi phí sản xuất 31 4.3.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên 31 4.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 31 4.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 37 4.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 41 4.3.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 45 4.4 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 48 4.5 Hạch toán thiệt hại trong quá trình sản xuất 48 4.5.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng 48 4.5.2 Thiệt hại ngừng sản xuất 48 4.6 Đối tượng và phương pháp tính giá thành 48 4.6.1 Đối tượng tính giá thành 48 4.6.2 Phương pháp tính giá thành 49 CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 52 5.1 Nhận xét 52 5.1.1 Nhận xét tổng quát tình hình hoạt động tại công ty 52 5.1.2 Nhận xét công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại công ty 52 5.2 Kiến nghị 55 x
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài: Hiện nay, đất nước ta đang ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới với hàng loạt các hiệp định thương mại tự do TPP, FTA do đó sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ ngày càng gay gắt, đặc biệt là hàng loạt các doanh nghiệp ngoại với tiềm lực tài chính lớn, qui trình công nghệ hiện đại sẽ nhảy vào Việt Nam. Đứng trước tình hình này, một doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến kỹ thuật, qui trình công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm và phải luôn phấn đấu tìm giải pháp quản lý tốt các khoản chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm thì mới có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường. Xét trong phạm vi một doanh nghiệp giá thành sản phẩm thấp là điều kiện để xác định giá bán hợp lý, từ đó không những giúp doanh nghiệp đẩy mạnh quá trình tiêu thụ mà còn tạo điều kiện mở rộng cho quá trình sản xuất. Xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế, hạ giá thành sản phẩm sẽ mang lại sự tiết kiệm lao động xã hội tăng tích lũy cho nền kinh tế, tăng nguồn thu cho quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác hạch toán kinh tế tại doanh nghiệp. Xuất phát từ tầm quan trọng đó trong thời gian thực tập tại công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh, được tiếp xúc với thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành nói riêng em quyết định chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh”. 1
- 1.2 Mục đích nghiên cứu: Tổng hợp những kiến thức đã học tại trường, vận dụng các phương pháp so sánh, đánh giá giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm củng cố và tích lũy kiến thức. Kết chuyển và tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm. Đánh giá công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp thực tập. 1.3 Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu và phân tích tại Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh trong suốt thời gian thực tập. Phạm vi thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài là số liệu trong tháng 04/2016. Thời gian thực tập từ 28/03/2016 đến 23/06/2016. 1.4 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập thông tin và thể hiện thông tin: o Điều tra thống kê tại phòng kế toán và các phòng liên quan. o Thu thập các thông tin trên các tài liệu đã công bố thể hiện hệ thống lý luận. Phương pháp hạch toán kế toán: o Phương pháp chứng từ và kiểm kê. o Hệ thống tài khoản và ghi sổ kế toán. o Phương pháp bảng biểu cân đối. 1.5 Kết cấu đề tài: Gồm 5 chương: o Chương 1: Giới thiệu o Chương 2: Cơ sở lý luận kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm o Chương 3: Tổng quan về Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh. o Chương 4: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh. o Chương 5: Nhận xét và kiến nghị. 2
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2.1 Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: 2.1.1 Chi phí sản xuất: 2.1.1.1 Khái niệm chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến việc chế tạo sản phẩm, lao vụ dịch vụ trong một thời kỳ nhất định được biểu hiện bằng tiền. 2.1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất: Theo yếu tố chi phí: Yếu tố chi phí nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn bộ chi phí về các loại nguyên liệu, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế sử dụng cho hoạt động sản xuất trong kỳ. Yếu tố chi phí nhiên liệu, động lực: bao gồm toàn bộ chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ. Yếu tố chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: bao gồm toàn bộ số tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho công nhân, nhân viên Yếu tố chi phí BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ: toàn bộ số tiền trích theo tỷ lệ qui định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho cán bộ, công nhân viên Yếu tố chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định sử dụng cho sản xuất kinh doanh. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm toàn bộ số tiền chi trả về các loại dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất kinh doanh như: tiền điện, tiền nước Yếu tố chi phí khác bằng tiền: bao gồm toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp đã chi trả cho hoạt động sản xuất ngoài các yếu tố chi phí đã kể trên. Theo mục đích và công dụng của chi phí: 3
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là toàn bộ giá trị nguyên vật liệu chính và vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp để sản xuất sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí nhân công trực tiếp: là toàn bộ chi phí về tiền lương, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hay thực hiện dịch vụ. Chi phí sản xuất chung: là những chi phí phục vụ hoạt động sản xuất chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận sản xuất ngoài chi phí trực tiếp kể trên. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm hoàn thành: Biến phí: Là những chi phí có sự thay đổi về lượng tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản xuất trong kỳ. Định phí: Là những khoản chi phí không biến đổi khi mức độ hoạt động thay đổi, nhưng khi tính cho một đơn vị hoạt động thì chi phí này lại thay đổi. Chi phí hỗn hợp: là chi phí mà bản thân nó bao gồm các yếu tố của định phí và biến phí. 2.1.2 Giá thành sản phẩm: 2.1.2.1 Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hóa liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm lao vụ đã hoàn thành. 2.1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm: Phân loại giá thành theo thời điểm tính giá thành: Trong doanh nghiệp sản xuất giá thành sản phẩm được phân thành 3 loại: Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi kinh doanh cho tổng sản phẩm theo kế hoạch dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi kinh doanh cho một đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được. Phân loại giá thành theo nội dung cấu thành: 4
- Giá thành sản xuất: là toàn bộ chi phí sản xuất có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành nhất định. Giá thành toàn bộ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành nhất định từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm. 2.1.2.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là 2 chỉ tiêu giống nhau về chất, đều là hao phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất. Nhưng, do bộ phận chi phí sản xuất giữa các kỳ không đều nhau nên chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại khác nhau trên 2 phương diện: - Về mặt phạm vi: chi phí sản xuất bao gồm cả chi phí sản xuất sản phẩm và chi phí cho quản lý doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Còn giá thành sản phẩm chỉ bao gồm chi phí sản xuất ra sản phẩm. Mặt khác chi phí sản xuất gắn với một thời kỳ nhất định, còn giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm, công việc, lao vụ đã hoàn thành. - Về mặt lượng: chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm khác nhau khi có chi phí sản xuất dở dang. 2.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí: 2.2.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất: Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất chính là phạm vi giới hạn mà chi phí cần được tập hợp theo đó nhằm quản lý chi phí và cung cấp số liệu tính giá thành. 2.2.2 Phương pháp tập hợp chi phí: - Có 2 phương pháp tập hợp chi phí sản xuất mà các doanh nghiệp sản xuất thường áp dụng: Phương pháp tập hợp trực tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế toán chi phí sản xuất riêng biệt. Phương pháp phân bổ gián tiếp: áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phí sản xuất phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng kế toán chi phí, không tổ chức ghi chép ban đầu riêng cho từng đối tượng được. 5
- Công thức phân bổ chi phí: Tổng chi phí cần phân bổ x Tiêu thức phân bổ của n Chi phí phân bổ cho đối tượng n = Tổng tiêu thức phân bổ 2.3 Kế toán chi phí sản xuất: 2.3.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên: 2.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí NVLTT được căn cứ vào chứng từ xuất kho, phiếu xuất kho nguyên vật liệu, hóa đơn mua nguyên vật liệu, phiếu báo vật liệu còn lại cuối kỳ, nhập kho vật liệu. Đối với những vật liệu khi xuất dùng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng đó. Trường hợp có liên quan đến nhiều đối tượng thì áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp. Để theo dõi các khoản chi phí nguyên vật liệu kế toán sử dụng tài khoản 621 “chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp CP. Kết cấu tài khoản 621: Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Bên có: Giá trị vật liệu xuất dùng không hết Kết chuyển chi phí NVLTT Tài khoản 621 cuối kỳ không có số dư Hạch toán chi phí NVLTT thể hiện qua sơ đồ sau: 6
- Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 152 621 152 Xuất kho đưa vào sử dụng Nhập lại kho và còn lại đầu kỳ 632 ( ), Không sử dụng Kết chuyển chi phí vượt mức Để lại nơi SX ( ) 331,111, 154 Mua và đưa ngay vào sử dụng Kết chuyển chi phí trong mức 133 Thuế GTGT được khấu trừ 2.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí NCTT là những khoản thù lao phải trả cho công nhân trực tiếp SXSP trực tiếp thực hiện các lao vụ, dịch vụ, như tiền lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp có tính chất lương. Ngoài ra, chi phí NCTT còn bao gồm các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ theo tỷ lệ nhất định được tính vào chi phí kinh doanh do chủ sử dụng lao động chịu. Để theo dõi chi phí NCTT kế toán sử dụng tài khoản 622 “chi phí nhân công trực tiếp”. Tài khoản này cũng được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Kết cấu tài khoản 622: Bên nợ: Tập hợp chi phí NCTT sản xuất sản phẩm thực hiện lao vụ dịch vụ. Bên có: Kết chuyển NCTT vào tài khoản tính giá thành. Tài khoản 622 cuối kỳ không có số dư. Hạch toán chi phí NCTT thể hiện qua sơ đồ sau: 7
- Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp 334 622 632 Lương công nhân trực tiếp SX Kết chuyển chi phí vượt mức 338 154 Trích bảo hiểm và Kết chuyển chi phí trong mức kinh phí công đoàn 335 Trích trước lương nghỉ phép 2.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: - Chi phí sản xuất chung là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Bao gồm tiền lương nhân viên phân xưởng, vật liệu dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. - Để theo dõi và tập hợp các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng tài khoản 627 “ chi phí sản xuất chung” mở chi tiết cho từng phân xưởng, bộ phận sản xuất, dịch vụ. Kết cấu tài khoản 627: Bên nợ: Tập hợp CPSXC thực tế phát sinh. Bên có: Các khoản ghi giảm CPSXC. Kết chuyển hay phân bổ CPSXC. Tài khoản 627 cuối kỳ không có số dư. Tài khoản 627 được chi tiết thành 6 tài khoản nhỏ: TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí nguyên, vật liệu. TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất. 8
- TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6278: Chi phí bằng tiền khác. Hạch toán CPSXC thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất chung 338/334 627 111/152 Chi phí nhân viên phân xưởng Khoản thu giảm CP 152/153 (lương, BHXH, BHYT, BHTN,KPCĐ) Chi phí dụng cụ, vật liệu sản xuất 632 242,335 Chi phí cố định Phân bổ chi phí trả trước và trích trước CP vượt mức 214 154 Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí được tính 331 vào giá thành Dịch vụ mua ngoài 111/112 Chi phí bằng tiền khác 2.3.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: - Đối với doanh nghiệp áp dụng kế toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để tập hợp chi phí sản xuất cho toàn doanh nghiệp, kế toán sử dụng tài khoản 154 “Chi phí sản xuất - kinh doanh dở dang” được mở chi tiết theo từng ngành sản xuất, nhóm sản phẩm, loại sản phẩm chi tiết sản phẩm. Kết cấu tài khoản 154: Bên nợ: tổng hợp các chi phí sản xuất trong kỳ( chi phí NVLTT, chi phí NCTT, CPSXC) 9
- Bên có: các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành. Dư nợ: chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang chưa hoàn thành. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất doanh nghiệp thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên TK 621 TK 154 TK152,111 SDĐK: XXX K/c Chi phí NVLTT các khoản ghi giảm chi phí TK155 TK 622 Nhập kho K/c Chi phí NCTT Giá thành TK 157 Gửi bán thực tế TK 627 TK 632 K/c Chi phí SXC Tiêu thụ SDCK: XXX 2.3.2 Theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp kế toán không theo dõi phản ánh thường xuyên liên tục tình hình nhập xuất vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm hàng hóa trên các tài khoản tồn kho tương ứng. Giá trị vật tư hàng hóa mua vào và nhập kho trong kỳ được theo dõi phản ánh ở một tài khoản riêng là tài khoản 611 “Mua hàng” còn các tài khoản tồn kho chỉ phản ánh giá trị hàng tồn kho vào lúc đầu kỳ. 10
- Để tập hợp chi phí NVLTT, NCTT chi phí sản xuất chung kế toán vẫn sử dụng tài khoản 622,627, đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 thì phương pháp hạch toán tập hợp chi phí được ghi một lần vào cuối kỳ. Kết cấu tài khoản 621: Bên nợ: giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Bên có: kết chuyển chi phí vật liệu vào giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ. Tài khoản 621 không có số dư. Các hạch toán vật liệu - Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vật liệu chưa sử dụng Nợ TK 611 – Giá trị vật liệu chưa sử dụng. Có TK 152,151( trị giá vật liệu tồn kho, đang đi trên đường) - Trong kỳ phản ánh các nghiệp vụ làm tăng vật liệu Nợ TK 611- Giá trị vật liệu chưa có thuế Nợ TK 133- Thuế giá trị gia tăng( nếu có) Có các TK liên quan (331,311,111,112 ) - Cuối kỳ kiểm kê hàng tồn kho phản ánh giá trị vật liệu chưa sử dụng. Nợ TK 152,151( trị giá vật liệu tồn kho, đang đi trên đường) Có TK 611 – Kết chuyển trị giá vật liệu chưa sử dụng cuối kỳ - Xác định và kết chuyển trị giá vật liệu sử dụng cho các mục đích Nợ TK 621 Có TK 611- Giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ Còn các tài khoản 622,627 tập hợp chi phí tương ứng giống như kê khai thường xuyên. Riêng tài khoản 154 không dùng để tập hợp chi phí sản xuất mà để phản ánh chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ hoặc cuối kỳ. Để tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm trong kỳ kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. Kết cấu tài khoản 631: Bên nợ: Phản ánh giá trị vật liệu dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan đến chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ, lao vụ. Bên có: Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tổng giá thành sản phẩm lao vụ dịch vụ hoàn thành 11
- Tài khoản 631 cuối kỳ không có số dư Hạch toán tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ: Sơ đồ 2.5: Sơ đồ hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất sản phẩm theo phương pháp kiểm kê định kỳ TK 611 TK 621 TK 631(đ.tượng h.toán) TK 111,138,152 CPNVLTT K/c chi phí NVLTT Giá trị thu hồi TK 622 TK 154 K/c chi phí NCTT Kết chuyển chi phí dở dang cuối kỳ TK 627 TK 632 K/c chi phí SXC Kết chuyển giá thành TK 154 Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ 2.4 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: Sản phẩm dở dang là những sản phẩm mà tại thời điểm tính giá thành nó còn nằm trên dây chuyền sản xuất chưa chế tạo xong hoặc đã chế tạo xong nhưng chưa kiểm nghiệm nhập kho. Để tính được giá thành sản phẩm, doanh nghiệp cần thiết phải tiến hành kiểm kê và đánh giá SPDD. SPDD được xác định theo một trong các phương pháp sau: 2.4.1 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu: Phương pháp này chỉ áp dụng cho những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm mà chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí NVL chính chiếm tỷ lệ tượng đối lớn, còn các chi phí khác như chi phí NVL phụ, chi phí NCTT, chi phí SXC chiếm tỷ lệ nhỏ không đáng kể trong tổng chi phí. 12
- Chi phí SXKD Chi phí NVLTT Trị giá SP dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ Sốlượng SP dở dang = X dở dang cuối kỳ Số lượng Số lượng SP cuối kỳ thành phẩm dở dang 2.4.2 Đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương: Phương pháp này áp dụng thích hợp trong các doanh nghiệp sản xuất có chi phí sản xuất với những khoản mục chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí. Mặc khác, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ nhiều và biến động lớn so với đầu kỳ. Trình tự được tiến hành như sau: Bước 1: Quy đổi số lượng SPDD theo tỷ lệ hoàn thành tương đương, công thức: Số lượng SPDD Số lượng SP Tỷ lệ hoàn thành quy đổi dở dang của SPDD Bước 2: Xác định chi phí NVL trực tiếp và chi phí chế biến của sản phẩm dở dang cuối kỳ theo công thức. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã được trình bày ở trên. Chi phí chế biến Chi phí chế biến Chi phí đầu kỳ phát sinh trong kỳ Số lượng chế biến = X SPDD của SPDD Số lượng Số lượng quy đổi thành phẩm SPDD quy đổi Bước 3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo công thức: Trị giá SPDD Chi phí NVLTT Chi phí chế biến Cuối kỳ của SPDD của SPDD 2.4.3 Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí kế hoạch(chi phí định mức): Phương pháp này áp dụng thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định mức chi phí sản xuất hợp lý, việc quản lý và thực hiện theo định mức là ổn định ít có sự biến động. 13
- Như vậy theo phương pháp này căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang kiểm kê cuối kỳ ở những công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí đã tính ở từng công đoạn sản xuất, để tính sản phẩm dở dang cuối kỳ. Giá trị SPDD Tổng số lượng Tỷ lệ Định mức cuối kỳ SPDD cuối kỳ hoàn thành chi phí 2.5. Hạch toán thiệt hại trong quá trình sản xuất 2.5.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng: Sản phẩm hỏng là sản phẩm không thỏa mãn các tiêu chuẩn chất lượng và đặc điểm kỹ thuật sản xuất về màu sắc, kích cỡ, trọng lượng, cách thức lắp ráp. Tùy theo mức độ hỏng mà sản phẩm hỏng được chia làm 2 loại: Sản phẩm hỏng sửa chữa được (tái chế): là những sản phẩm bị hư hỏng mà về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc đó có lợi về kinh tế. Nội dung của các khoản thiệt hại này chính là những chi phí phát sinh để sữa chữa sản phẩm hỏng. Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: là những sản phẩm bị hư hỏng mà về mặt kỹ thuật không thể sữa chữa được hoặc cũng có thể sữa chữa nhưng lại quá tốn kém, không có lợi về mặt kinh tế. Khoản thiệt hại này chính là giá trị bản thân của sản phẩm hỏng đó. Khoản thiệt hại sản phẩm hỏng = Giá trị sản phẩm hỏng – phế liệu Hạch toán thiệt hại sản phẩm hỏng - Tập hợp chi phí thiệt hại: Nợ TK 154 Có TK 621,622,627 - Xử lý: Đối với sản phẩm hỏng trong định mức: tính vào giá thành sản phẩm Đối với sản phẩm hỏng ngoài định mức: Nếu có phế liệu thu hồi: Nợ TK 152 Có TK 154 Bắt bồi thường: Nợ TK 1388 Có TK 154 14
- Sau khi trử phần bồi thường , còn lại đưa vào giá vốn Nợ TK 632 Có TK 154 2.5.2 Thiệt hại ngừng sản xuất: Thiệt hại ngừng sản xuất lả khoản thiệt hại do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định về một nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Những thiệt hại ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến và ngừng sản xuất bất thường : Ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến: Ngừng sản xuất có kế hoạch như ngừng sản xuất vì lý do thời vụ, do để bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ mà có thể dự kiến trước được. Với những khoản chi phí về ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến, kế toán đã theo dõi ở tài khoản 335 – chi phí phải trả. Ngừng sản xuất bất thường: nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu, thiên tai, Hạch toán ngừng sản xuất theo kế hoạch dự kiến Kế toán căn cứ vào dự toán để trích trước tính chi phí sản xuất kinh doanh Nợ TK 622,627 Có TK 335 Khi phát sinh chi phí thực tế Nợ TK 335 Có TK 334, 138, 15 Cuối niên độ phải điều chỉnh số trích trước theo số phát sinh Nếu trích trước> Số thực tế ghi Nợ TK 335 Có TK 622, 627 Nếu trích trước < số thực tế thì khoản chênh lệch được tính Nợ TK 622, 627 Có TK 335 Đối với thiệt hại ngừng sản xuất bất thường, tùy theo nguyên nhân phát sinh : Nợ TK 1388, 111,113,811 Có TK 154 2.6 Đối tượng và phương pháp tính giá thành 2.6.1 Đối tượng tính giá thành: 15
- Đối tượng tính giá thành là những thành phẩm, lao vụ, dịch vụ, hoàn thành đòi hỏi phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Căn cứ vào đặc điểm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, của doanh nghiệp để xác định đối tượng tính giá thành cho phù hợp. Ngoài ra cần căn cứ vào qui trình công nghệ của doanh nghiệp. Nếu qui trình giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở cuối qui trình công nghệ. Ngược lại, nếu qui trình công nghệ phức tạp theo kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành có thể là bán thành phẩm ở giai đoạn cuối. 2.6.2 Phương pháp tính giá thành: Phương pháp giản đơn: Thích hợp với sản phẩm, công việc có quy trình giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ sản xuất ngắn xen kẻ liên tục. Có đối tượng tính giá thành tương ứng phù hợp với đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Định kỳ tính giá thành hàng tháng, hàng quý. Tổng giá Trị giá sản Tổng chi phí Trị giá sản Giá trị phế thành sản = phẩm dở dang + sản xuất phát - phẩm dở dang - liệu thu hồi phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ (nếu có) Giá thành sản phẩm Tổng giá thành sản phẩm đơn vị Tổng số lượng sản phẩm hoàn thành . Phương pháp hệ số: Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều loại sản phẩm khác nhau. Vậy chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải hạch toán chung cho cả quá trình sản xuất. Trình tự tính giá thành được tiến hành như sau: 16
- Bước 1: Qui đổi số lượng thực tế tất cả các loại sản phẩm thành 1 loại sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số đã cho sẵn thành tiêu thức phân bổ. Tổng số lượng của SP qui đổi = Số lượng SP sản xuất thực tế x Hệ số qui đổi Bước 2: Xác định giá thành của sản phẩm qui đổi Giá thành 1 SP Tổng giá thành SP quy đổi qui đổi Tổng số lượng SP qui đổi Bước 3: Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm ( theo từng khoản mục). Giá thành của từng SP = Số lượng SP sản xuất thực tế x Hệ số x Giá thành 1 SP qui đổi Phương pháp tỉ lệ: Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau. Giá thành thực tế dịch Giá thành kế hoạch đơn vị Tỷ lệ vụ sản phẩm từng loại sản phẩm từng loại chi phí Tổng giá thành thực tế của tất cả sản phẩm Tỷ lệ chi phí = x 100 Tổng giá thành kế hoạch(hoặc định mức) của tất cả sản phẩm Phương pháp đơn đặt hàng: Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng. Việc tính giá thành này chỉ được tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành, đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành, thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đó coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ: 17
- Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất , bên cạnh các sản phẩm chính thu được còn có thể thu được các sản phẩm phụ như các doanh nghiệp mía đường, bia. Để tính giá trị sản phẩm chính kế toán phải loại trừ giá trị sản phẩm phụ khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Tổng giá Giá trị sản xuất Tổng chi phí Giá trị SP Giá trị sản thành SP = chính dở dang + sản xuất phát sinh - chính dở - phẩm phụ chính đầu kỳ trong kỳ dang cuối kỳ thu hồi Phương pháp chi phí định mức: Tính giá thành theo phương pháp định mức sẽ kiểm tra thường xuyên, kịp thời tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí vượt định mức. Giá Giá Chênh lệch do Chênh lệch do thành = thành + thay đổi + thực hiện so thực tế định mức định mức với định mức Phương pháp phân bước: Phương pháp tính giá thành phân bước áp dụng cho các doanh nghiệp có qui trình sản xuất qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn kế toán phải xác định đối tượng tính giá thành bán thành phẩm và thành phẩm. Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng công đoạn và được kết chuyển lần lượt từ công đoạn này sang công đoạn tiếp theo. Phương pháp tính giá thành phân bước có 2 phương pháp tính giá thành sau: - Phương pháp phân bước có tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương pháp này kế toán lần lượt tính giá thành của bán thành phẩm của giai đoạn trước kêt chuyển sang giai đoạn sau một cách tuần tự để tiếp tục tính giá thành bán thành phẩm của giai đoạn sau, cứ như vậy cho đến khi tính được giá thành thành phẩm của giai đoạn cuối cùng. Trình tự tính giá thành thể hiện qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2.6: Quy trình tính giá thành phân bước có tính giá thành bán thành phẩm 18
- Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn n Chi phí NVL Giá thành bán Giá thành bán trực tiếp thành phẩm (GĐ 1) thành phẩm GĐn-1 Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất khác (GĐ 2) khác GĐ n Khác (GĐ 1) Z và Z bán Z và Z bán thành Giá thành của phẩm (GĐ 2) thành phẩm(GĐ 1) thành phẩm GĐ n - Phương pháp phân bước không tính giá thành bán thành phẩm: Sơ đồ 2.7: Quy trình tính giá thành bước không tính giá thành bán thành phẩm CPSX giai đoạn 1 CPSX giai đoạn 2 CPSX giai đoạn n CPSX của GĐ 1 CPSX của GĐ 2 CPSX của GĐ n trong thành phẩm trong thành phẩm trong thành phẩm Giá thành thành phẩm Phương pháp liên hợp Là phương pháp kết hợp phương pháp giản đơn với các phương pháp khác như: phương pháp hệ số, phương pháp tỉ lệ để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Là phương pháp áp dụng trong các doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như các doanh nghiệp sản xuất hóa chất, dệt kim, đóng giày, may mặc. 19
- Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH 3.1 Giới thiệu về quá trình hình thành và phát triển công ty: Công ty TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH được thành lập theo Luật doanh nghiệp và được Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp phép kinh doanh số: 0303514195 với người đại diện pháp luật là ông Ngô Văn Long và đi vào hoạt động vào ngày 01/11/2004. Địa chỉ: Số 108/5 đường Huỳnh Minh Mương, Ấp 4, Xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 0839627020 – Fax: 0839620793. Wedsite: www.baobiliensinhpack.com Email: cco.cartonliensinh@gmail.com Mã số thuế: 0303514195 Đăng ký kinh doanh số: 0303514195 – ngày cấp 20/10/2004 Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất sản phẩm từ plastic. Hình thức hoạt động của công ty: Công ty sản xuất, thương mại. Vốn điều lệ: 1,8 tỷ. Ngành nghề kinh doanh: sản xuất bao bì nhựa định hình, khay nhựa định hình, túi nylon PE, HDPE, PVC , bao bì carton, hộp nhựa định hình chân không PVC, PET, PSHL. Quá trình phát triển: Khởi nghiệp vào ngày 01/11/2004. Sau nhiều năm hoạt động công ty đã phát triển và trang bị tốt các phân xưởng sản xuất trên một khu vực rộng lớn với năng lực sản xuất phong phú. Là nhà cung cấp các vật liệu bao bì đóng gói, từ bao bì giấy đến bao bì nhựa. Không phải trong phạm vi sản phẩm mà còn kinh nghiệm và kiến thức về bao bì đóng gói của công ty, công ty có thể tư vấn cho khách hàng về giải pháp đóng gói phù hợp với từng sản phẩm. Các giải pháp có thể tùy chỉnh phù hợp với khách hàng, sử dụng công nghệ mới nhất khi cần thiết. Với phương châm “Chất lượng là hàng đầu – Khách hàng làm trọng tâm”. BAO BÌ LIÊN SINH luôn hướng đến việc cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Vì thế đến nay sản phẩm của công ty đã có mặt nhiều nơi trên thị trường và từng bước mở rộng chiếm 20
- thêm nhiều thị phần. Đây là bước ngoặc lớn trong sản xuất kinh doanh, sản phẩm làm ra phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. 3.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý tại công ty: Giám đốc Phòng kế Phòng kinh Phòng kế toán hoạch doanh Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý. Giám đốc: Là người đại diện cho công ty trước pháp luật và các cơ quan nhà nước. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chỉ đạo điều hành hoạt động tài chính của công ty, huy động nguồn lực để đáp ứng nhu cầu xây dựng và thực hiện quản lý chất lượng, thực hiện cam kết về chất lượng sản phẩm với khách hàng. Trực tiếp chỉ đạo, định hướng hoạt động các phòng như: Phòng kế toán, Phòng kế hoạch có quyền quyết định cao nhất về mọi hoạt động của công ty. Phòng kế hoạch: Là phòng tham mưu tổng hợp cho GĐ có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch hằng tháng, quý, năm, dài hạn thay đổi sản xuất xây dựng cung ứng vật tư kỹ thuật theo dõi việc sản xuất, và xây dựng chương trình sản xuất kinh doanh của công ty, tổ chức hướng dẫn nghiệp vụ cho công nhân trong quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng và chịu trách nhiệm trước GĐ về chuyên môn của mình đã được GĐ giao cho. Phòng kinh doanh: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, xác lập thống nhất áp dụng các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật của các loại hình sản xuất kinh doanh trong toàn công ty. Thống nhất quản lý cung ứng vật tư, thiết bị chính cho nhu cầu về hoạt đông xây lắp, kinh doanh. Phối hợp với các phòng chức năng khác kiểm tra số lượng, chất lượng, giá cả các vật tư, thiết bị sử dụng các hợp đồng trong toàn công ty. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất, đề xuất với lãnh đạo công ty về biện 21
- pháp quản lý nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả quản lý và hiệu quả sản xuât kinh doanh. Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước giám đốc và cơ quan nhà nước theo qui định kế toán về hoạt động tài chính kế toán của công ty. Theo dõi và tập hợp các số liệu có liên quan về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Xác lập và theo hệ thống sổ sách kế toán có liên quan trong quá trình sử dụng hệ thống tài chính: thanh toán tiền hàng bằng thủ tục thông qua ngân hàng, các hoạt động thu,chi, cam kết và thanh lý hợp đồng kinh tế trong lĩnh vực hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất của công ty. 3.3 Cơ cấu tổ chức kế toán tại công ty: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán Kế toánvật Thủ quĩ thanh toán tư, kho Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán. Kế toán trưởng: có nhiệm vụ phụ trách công tác kế toán của công ty, thường xuyên theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các nhân viên làm đúng theo chế độ kế toán của nhà nước và công ty qui định, tham mưu cho giám đốc trong việc huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp số liệu từ chứng từ gốc hoặc chứng từ liên quan. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kiểm tra sự cân đối giữa số liệu chi tiết và tổng hợp, lập quyết toán văn phòng công ty. Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi tình hình công nợ, mua bán hàng hóa, theo dõi tiền gửi, rút tiền mặt hay làm thủ tục vay vốn ngân hàng, làm thủ tục thu, chi. 22
- Kế toán vật tư, kho: có nhiệm vụ là ghi chép, phản ánh đầy đủ tình hình thu mua, dự trữ nhập, xuất nguyên vật liệu. Theo dõi về số lượng và giá trị thực tế một cách kịp thời và chính xác. Thủ quỹ: quản lý về tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt khi có chứng từ hóa đơn thanh toán hợp lý, hợp lệ, theo dõi số tiền mặt thu chi hàng ngày, báo cáo tình hình tăng giảm tồn quĩ tiền mặt lên đơn vị cấp trên. Các chính sách kế toán chung: - Chế độ kế toán áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính. - Hệ thống chứng từ: Công ty thực hiện đúng mẫu biểu của Bộ tài chính và Tổng cục thống kê, ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC. - Hệ thống tài khoản áp dụng theo Thông tư số 200/2014/TT- BTC. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào 31/12 hằng năm. - Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng (VNĐ). - Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc, tính theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp khấu hao áp dụng : phương pháp đường thẳng. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ - Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. - Phần mềm kế toán sử dụng tại công ty: phần mềm kế toán Misa. -Trình tự ghi sổ: Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc từ khi kiểm tra tính hợp pháp và xử lý về mặt nghiệp vụ. Kế toán căn cứ vào số liệu ghi chi tiết trên máy, sau đó tự động máy sẽ chuyển vào sổ nhật ký chung, đồng thời chuyển vào sổ chi tiết, sổ cái. Hằng ngày kết xuất dữ liệu khi có yêu cầu. Cuối kỳ in ra sổ và báo cáo theo qui định. Ghi chú: Ghi hằng ngày Đối chiếu, kiểm tra Ghi cuối tháng 23
- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh(chứng từ gốc) Xử lý chứng từ In ra sổ cái, sổ chi Ghi vào máy Tự động chuyển số tiết, đống thành tập. liệu vào các sổ Cuối kỳ in báo cáo theo qui định Sơ đồ 3.3: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán. Hệ thống báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Thuyết minh báo cáo tài chính 3.4 Tình hình công ty những năm gần đây: 3.4.1 Sản phẩm và qui trình công nghệ: 3.4.1.1 Các mặt hàng sản xuất kinh doanh của công ty: Sản phẩm bao bì thùng carton: Do công ty nằm trên địa bàn huyện Củ Chi , nơi có nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như các khu công nghiệp tập trung đã hình thành và ngày càng phát triển. Đây chính là lợi thế của công ty để tìm kiếm các mối tiêu thụ sản phẩm từ các đơn vị kinh doanh và các khu công nghiệp. Do công ty đã không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm thùng carton cũng như mạnh dạn trong việc đầu tư công nghệ mới nên đã từng bước tạo uy tín trên thị trường. Bao bì carton được sản xuất thành thùng theo qui cách, hình dáng mà khách hàng yêu cầu, bao gồm thùng carton 3 lớp và 5 lớp, chủ yếu dùng đóng gói pizza, đóng gói mặt hàng quần áo xuất khẩu. Sản phẩm bao bì nhựa: 24
- Đây là mặt hàng truyền thống của công ty, mang lại doanh thu nhiều nhất cho công ty, và số lượng đơn đặt hàng cuả công ty không ngừng tăng nhờ việc công ty đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, công nghệ hiện đại, hình dáng và kích cỡ được sản xuất theo yêu cầu của khách hàng sản phẩm bao bì nhựa chủ yếu là PE, và HD 3.4.1.2 Quy trình sản xuất: Sản phẩm bao bì thùng carton: Bước 1: Nguyên liệu để sản xuất thùng Carton( giấy cuộn) sẽ được cho vào máy dợn sóng để ép thành giấy tấm( bán thành phẩm ). Bước 2: Bán thành phẩm được tạo thành ở bước 1 sẽ được đưa vào máy in (Flexo) để tạo thành giấy tấm đã in Flexo (bán thành phẩm 2). Bước 3: Giấy tấm được in sẽ tiếp tục qua máy dập và máy cắt khe để tạo thành từng tấm bìa carton hoàn thiện. Bước 4: Máy đóng ghim và máy dán thùng sẽ làm nhiệm vụ hoàn thiện các tấm bìa trên thành những thùng carton theo hình khối yêu cầu. Bước 5: Thành phẩm đã được hoàn thành qua khâu kiểm tra cuối cùng nếu đạt chất lượng sẽ đưa vào kho dự trữ cho quá trình vận chuyển đóng gói khác diễn ra theo đơn đặt hàng của khách hàng. Sản phẩm bao nhựa: Bước 1: Trộn nguyên liệu Nguyên liệu dùng để trộn và sản xuất bao bì nhựa PE, HD ở đây là các loại hạt nhựa polyethylene nguyên sinh trược trộn đều trong máy. Bước 2: Thổi màng film Sau khi được trộn đều, hỗn hợp sẽ được xử lý thành dạng nóng chảy ở bên trong máy thổi với nhiệt độ phù hợp với mỗi loại hạt nhựa. Hỗn hợp được thổi ra theo hình dạng ống đầy không khí thổi từ các luồng khí, sau đó được thổi thanh cuộn. Bước này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến độ bền chắc, độ dày nhất quán và độ bền chắc của màng film. Bong bóng đi qua ống làm mát cao từ 7,5m – 10m. Ở bước này, các công nhân hoặc nhân viên kiểm tra chất lượng phải kiểm soát để cho các cuộn film đúng độ dày, màng film đều độ dày và đẹp. Sau khi được làm mát, màng film sẽ được cuộn thành những cuộn lớn để chuyển sang công đoạn tiếp theo. Bước 3: Cắt và hàn nhiệt 25
- Các bên hông túi và đáy túi sẽ được thực hiện trong bước này. Trong bước này, nhiệt độ cao, tốc độ của máy sẽ quyết định độ chắc và hình dạng của phần gắn nhiệt. Đáy túi sẽ được hàn và cắt bằng máy theo đúng mẫu thiết kế. Bước 4: In Sau khi quá trình cắt và hàn nhiệt xong túi nhựa sẽ được chuyển sang khâu in ấn. Quá trình này chủ yếu sử dụng cho túi mua sắm mà nhiều công ty có thể tùy chỉnh hình ảnh in ấn với logo công ty của họ, tên thương hiệu, thông tin về các sản phẩm in ấn Bước 5: Đóng gói Túi nhựa sau khi đã được cắt sẽ được kiểm tra và đóng gói thành từng bao với trọng lượng 10kg để chuyển vào kho thành phẩm. Và được bàn giao cho khách hàng theo đúng thời gian ghi trên hợp đồng. 3.4.3 Tình hình tài chính kinh doanh của công ty: Tình hình tài chính kinh doanh của công ty có nhiều tiến triển. Công ty đã ngày càng từng bước tự chủ về tài chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh, giúp công ty đã không ngừng tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường. Tổng vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh đã không ngừng tăng lên từ 13.033.314.419 đồng năm 2014 đến năm 2015 là 13.311.106.792 đồng. Và nguồn vốn này tiếp tục tăng lên trong những tháng đầu năm 2016 3.4.4 Quy mô về cơ sở hạ tầng: Hiện nay công ty có 3 phân xưởng sản xuất đang hoạt động, phân xưởng 1 sản xuất thùng giấy carton, phân xưởng 2 sản xuất bao bì bằng nhựa PE,PP , phân xưởng 3 sản xuất giấy tấm. Điều kiện vận chuyển nội bộ giữa các phân xưởng rất thuận lợi do các phân xưởng khá gần nhau. Song hệ thống nhà xưởng được trang bị máy móc thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất như máy in Flexo 1,2,4 màu, dây chuyền cán sóng, máy chia giấy cắt lằn, máy thổi PELLD, PEHD Ngoài ra, công ty có hệ thống kho bãi được xây dựng với qui mô lớn khá kiên cố phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Bao gồm một kho chứa nguyên liệu và một kho chứa thành phẩm. 3.4.5 Quy mô về khách hàng và thị trường mục tiêu: Hiện nay công ty có khá nhiều khách hàng, trong đó nguồn hàng chủ yếu của công ty tập trung vào một số khách hàng truyền thống như: Công ty TNHH Triumph International Việt Nam, Công ty TNHH Kỹ Nghệ Gỗ Hoa Nét, Công ty TNHH Capco 26
- Wai Shing Việt Nam, Cty TNHH Mỹ Liên Việt chiếm khoảng 90% sản lượng và doanh thu, còn lại là những khách hàng nhỏ, lẻ. Thị trường tiêu thụ của công ty khá rộng lớn chủ yếu là thị trường trong nước cho các khách hàng lớn như Triumph, Hoa Nét, hoặc bán cho doanh nghiệp khác để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. 3.4.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm: Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Đơn vị tính: VNĐ) Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Doanh thu bán hàng 20.585.321.394 20.959.478.543 23.755.460.889 và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt 315.443 457.683 392.774 động tài chính Thu nhập khác 705.510.054 425.543.968 680.356.436 Lợi nhuận khác 643.661.821 391.180.830 446.987.405 Tổng lợi nhuận kế 42.117.540 178.446.530 315.706.622 toán trước thuế Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh 31.588.155 139.188.293 246.251.165 nghiệp. Qua bảng phân tích kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy công ty ngày càng phát triển, lợi nhuận ngày càng tăng. Công ty có nhiều khách hàng, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn theo hợp đồng. Công ty đang ngày càng mở rộng qui mô sản xuất và từng bước đứng vững trên thị trường. Kết quả đạt được thể hiện sự nhạy bén, cố gắn nổ lực của ban lãnh đạo công ty cũng như tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Đó là sự cố gắn không ngừng và tự hoàn thiện quá trình tồn tại phát triển. Điều đó đã giúp công ty phát triển doanh thu, lợi nhuận ngày càng tăng giải quyết được công ăn việc làm và tăng mức thu nhập cho người lao động. 27
- 3.5 Thuận lợi, khó khăn, phương hướng phát triển: Thuận lợi: Luôn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi từ các cơ quan ban ngành trong huyện và từ chính quyền địa phương. Đội ngũ quản lý và công nhân viên tại công ty đa số còn trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tay nghề cao, công nhân lành nghề có đủ khả năng tiếp thu những công nghệ mới và biện pháp quản lý mới. Đội ngũ công nhân đa số là nam cần cù, chịu khó và chịu được áp lực công việc cao. Do có thâm niên trong ngành sản xuất bao bì. Công ty đã tạo dựng được uy tín lớn, tạo sự tin tưởng của khách hàng khi đàm phán kí hợp đồng với khách hàng. Máy móc thiết bị hiện đại được trang bị và đã thay dần những máy móc thiết bị cũ bằng những máy công nghiệp mới, bước đầu đã tạo nên tiến triển tốt trong sản xuất kinh doanh của công ty. Khó khăn: Sản xuất kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh không khoan nhượng giữa các doanh nghiệp cùng ngành nên công ty phải luôn vận động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Những áp lực từ phía khách hàng đòi hỏi về giá cả và chất lượng sản phẩm. Do vị trí của công ty cách khu công nghiệp không xa nên luôn có sự biến động về đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân có tay nghề cao. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của công ty. Nguồn vốn còn thiếu rất nhiều so với đầu tư mở rộng sản xuất theo chiều rộng cũng như theo chiều sâu. Phương hướng phát triển: Với tiêu chí kinh doanh linh hoạt, uy tín, quan tâm đến chất lượng sản phẩm, giá cả hợp lý, cung cấp, phục vụ khách hàng ân cần, tận tình, chu đáo “Chất lượng là hàng đầu, khách hàng là trọng tâm, công ty bao bì Liên Sinh luôn cố gắn hoàn thiện và đồng bộ trang thiết bị, nâng cao tay nghề chuyên môn, thực hiện quy trình quản lý đạt tiêu chuẩn, chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm bao bì nhựa nhằm đáp ứng nhu cầu thiêu thụ của khách hàng. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là sản xuất bao bì nhựa tự phân hủy sinh học, góp phần tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường, tăng trưởng năng suất, nâng cao tính cạnh tranh và thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước. 28
- CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH SX&TM BAO BÌ LIÊN SINH. 4.1 Đặc điểm chi phí sản xuất trong công ty: Công ty tổ chức sản xuất theo qui trình công nghệ sản xuất dây chuyền liên tục, việc sản xuất được tiến hành theo từng mã hàng của từng đơn đặt hàng. Chi phí sản xuất tại công ty bao gồm toàn bộ chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm ở từng phân xưởng thực hiện. Xuất phát từ đặc điểm của ngảnh sản xuất bao bì và để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và quản lý sản xuất , công ty đã tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo mục đích và công dụng của chi phí như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung. Để thuận tiện cho việc tập hợp chi phí sản xuất và hạch toán, công ty quản lý hàng tồn kho và phân chia thành các nhóm sau: TK 1521: “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu chính” và được tiếp tục chi tiết thành: TK 15211: “Giấy tấm mua ngoài” TK 15212: “ Hạt nhựa mua ngoài” TK 15213: “Giấy cuộn” TK 1522: “ Nguyên vật liệu phụ” ( bột mì, sút, mực in) TK 1551: “Thành phẩm/ Thành phẩm nhập kho” và được tiếp tục chi tiết thành: TK 15511: “ Thành phẩm là carton 2 lớp” TK 15512: “Thành phẩm là carton 3 lớp” TK 15513: “Thành phẩm là carton 5 lớp” TK 15514: “Thành phẩm là carton 7 lớp” TK 15521: “ Thành phẩm là PE” TK 15522: “ Thành phẩm là HD” TK 1553: “ Thành phẩm là giấy tấm” Để theo dõi và hạch toán chi phí NVLTT, công ty sử dụng tài khoản TK 621: “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và được chi tiết thành: 29
- TK 6211: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng 1 TK 6212: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng 2 TK 6213: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phân xưởng 3 Để theo dõi chi phí nhân công trực tiếp, công ty sử dụng các tài khoản sau: TK 622: “ Chi phí nhân công trực tiếp” và được chi tiết thành TK 6221: “ Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 1” TK 6222: “ Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 2” TK 6223: “Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng 3” Để theo dõi và hạch toán chi phí sản xuất chung , công ty sử dụng tài khoản: TK 627: “ Chi phí sản xuất chung” và được chi tiết thành: TK 6271: “Chi phí sản xuất chung/ Nhân viên phân xưởng TK 6272: “Chi phí sản xuất chung/ Vật liệu TK 6273: “Chi phí sản xuất chung/ Dụng cụ sản xuất TK 6274: “Chi phí sản xuất chung/ Khấu hao TSCĐ TK 6277: “Chi phí sản xuất chung/ Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: “Chi phí sản xuất chung/ Bằng tiền khác. 4.2 Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí: Đối tượng tập hợp chi phí: Do đặc điểm sản xuất kinh doanh ở công ty rất đa dạng được chia ra làm 3 phân xưởng, mỗi phân xưởng sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau, do đó kế tại đơn vị tổ chức tập hợp chi phí cho từng phân xưởng. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất: Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: trong quá trình hạch toán những nguyên vật liệu nào có liên quan đến mã hàng nào thì được tập hợp riêng cho mã hàng đó, cũng như tập hợp chi phí cho phân xưởng của mã hàng đó phát sinh. Đối với chi phí nhân công trực tiếp: khi phát sinh được hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí, trong trường hợp không tính trực tiếp được thì phải phân bổ theo tiêu thức lương chính của công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với chi phí sản xuất chung: kế toán phải tuân thủ các qui tắc sau: đối tượng tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. Chi phí sản xuất được mở chi tiết cho từng 30
- phân xưởng. Chi phí SXC phát sinh trong kỳ ở phân xưởng nào thì sẽ được phân bổ hết cho các mã hàng được sản xuất tại phân xưởng đó. 4.3 Kế toán chi phí sản xuất: 4.3.1 Theo phương pháp kê khai thường xuyên: 4.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Nội dung: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm, do đó việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí này có tầm quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong sản xuất và đảm bảo tính chính xác trong giá thành sản phẩm. Nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất sản phẩm gồm một số loại như sau: Vật liệu chính: Các loại hạt nhựa LLD PE, LDPE HP, HDPE FJ, bột nhựa PVC, hạt độn EFPE 75E, EFPE TP75 , các loại giấy tấm, giấy cuộn , ngoài ra còn có các vật liệu phụ như: mực in V-Flex 11817 Blue, băng keo, hạt màu, Giá trị nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền. Theo phương pháp này giá trị của nguyên vật liệu được tính theo giá trung bình của từng loại hàng tồn kho đầu kỳ và giá trị của hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất trong kỳ. Chứng từ sử dụng: 1. Phiếu xuất kho 2. Hóa đơn mua NVL( Phụ lục B) 3. Phiếu nhập kho . Đánh giá nguyên vật liệu nhập kho - Nguyên vật liệu nhập kho được đánh giá theo giá vốn thực tế nhập kho cụ thể đối với nguyên vật liệu mua ngoài. Giá trị Chi phí Các khoản thực tế Giá mua + - nhập kho thu mua giảm trừ 31
- - Trị giá vật liệu xuất kho: Trị giá thực tế NVL Trị giá thực tế NVL Giá thực tế tồn đầu tháng nhập trong tháng đơn vị = bình quân Số lượng tồn đầu tháng Số lượng nhập trong tháng Trị giá nguyên vật liệu Số lượng NVL Giá thực tế đơn vị xuất dùng xuất dùng bình quân Việc tính giá đơn vị bình quân và trị giá nguyên vật liệu xuất dùng sẽ do phần mềm Misa tự động tính khi có nghiệp vụ xuất nguyên vật liệu phát sinh. Kế toán sử dụng tài khoản 621 “ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” để hạch toán. Đây là tài khoản đã được cài sẵn trong máy. Để quản lý chi tiết tài khoản này tới từng phân xưởng thì tại công ty tài khoản 621 được mở chi tiết cho từng phân xưởng như sau: TK 6211- Chi phí nguyên vật chính liệu trực tiếp cho phân xưởng 1 TK 6212- Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp phân xưởng 2 TK 6213-Chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp phân xưởng 3 Kế toán sử dụng tài khoản 152 để phản ánh sự biến động và dịch chuyển nguyên vật liệu vào chi phí sản xuất, tài khoản này được mở chi tiết như sau: TK 1521: “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu chính” và được tiếp tục chi tiết thành: TK 15211: “Giấy tấm mua ngoài” TK 15212: “ Hạt nhựa mua ngoài” TK 15213: “Giấy cuộn” TK 1522: “ Nguyên vật liệu phụ” ( bột mì, sút, mực in ) Qui trình ghi sổ kế toán : Trình tự kế toán: Các vật tư khi mua về sẽ làm thủ tục nhập kho, các hóa đơn chứng từ liên quan được gửi về phòng kế toán. Hằng ngày, Kế toán sẽ căn cứ vào những chứng từ hợp lý, hợp lệ để nhập vào máy xử lý. Kết thúc quá trình nhập số liệu tự động kết chuyển vào các sổ có liên quan( Sổ cái TK 621, sổ chi tiết 621, sổ nhật ký chung). 32
- Biểu số 4.1: Phiếu xuất kho CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH PHIẾU XUẤT KHO Số 18/PXK Ngày 15 tháng 04 năm 2016 Họ và tên người nhận hàng: Anh Duy STT TÊN HÀNG HÓA. ĐVT SỐ LƯỢNG GHI CHÚ A B C 1 Hạt nhựa HDPE F0952 Kg 500 CỘNG 500 Ngày 15 tháng 04 năm 2016 Người lập Người nhận Thủ kho Kế toán trưởng Giám đốc phiếu hàng ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào phiếu xuất kho trên kế toán tiến hành nhập dữ liệu vào máy tính theo các tiêu chí sau: - Số chứng từ: Số trên phiếu xuất kho - Ngày chứng từ: Nhập ngày phiếu xuất kho - Ngày hạch toán: Nhập ngày ta tiến hành nhập dữ liệu vào - Đối tượng: Nhập tên người nhận hàng - Mã hàng: Nhập cột mã VT ở phiếu xuất kho - Đơn vị tính: Máy tự động do đã khai báo đơn vị tính của các loại vật tư theo mã. 33
- - TK Nợ: Nhập mã tài khoản chi tiết nguyên vật liệu( trong biểu này là Nợ TK 6212). - TK Có: Nhập mã tài khoản chi tiết loại nguyên vật liệu( trong biểu này là Có TK 15212). Từ giao diện chính của phần mềm vào mục “Báo cáo”, sẽ xuất hiện giao diện về “sổ sách báo cáo”. Trong mục sổ sách báo cáo chọn “ Sổ chi tiết”, trong ô “TK” chọn tài khoản 6212 – chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng PE, phần mềm sẽ kết xuất ra sổ chi tiết như sau: Biểu số 4.2: Sổ chi tiết tài khoản 6212 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tháng 4 năm 2016 Tài khoản 6212-Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp PX2 Số dư Ngày, Chứng từ Số phát sinh TK đối tháng Ngày, Diễn giải C Số hiệu ứng Nợ Có Nợ ghi sổ tháng ó A B C D E 1 2 3 4 Số phát sinh trong kỳ 12/04 PXK02489 12/04 Hạt nhựa HDPE 15212 27.762.551 61.426.628 F00952 19/04 PXK02490 19/04 Hạt nhựa LDPE 4024 15212 3.604.759 107.297.018 23/04 PXK02493 23/04 Hạt độn EFPE 75-E 15212 14.234.201 206.062.480 Kết chuyển chi phí 154 460.716.027 NVLTT Cộng 460.716.027 460.716.027 Người ghi sổ Kế toán trưởng 34
- Tương tự, trong ô “TK” gõ 15212, phần mềm sẽ kết xuất ra sổ chi tiết 15212- chi tiết nguyên vật liệu phân xưởng nhựa PE. Biểu số 4.3: Sổ chi tiết tài khoản 15212 CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH ĐƠN VỊ: PHÂN XƯỞNG 2 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tháng 4 năm 2016 Tài khoản 15212-Nguyên liệu, vật liệu chính hạt nhựa Số dư Ngày, Chứng từ Số phát sinh TK đối tháng Ngày, Diễn giải C Số hiệu ứng Nợ Có Nợ ghi sổ tháng ó A B C D E 1 2 3 4 Số dư đầu kỷ: 354.092.277 Số phát sinh trong kỳ: 12/04 PXK02489 12/04 Xuất hạt nhựa HDPE 6212 27.762.551 721.511.548 F00952 19/04 PXK02490 19/04 Hạt nhựa LDPE 4024 6212 3.604.759 702.368.432 23/04 PXK02493 23/04 Hạt độn EFPE 75-E 6212 14.234.201 620.784.788 Cộng số phát sinh 487.966.029 473.227.565 Số dư cuối kỳ 368.830.741 Ngày tháng năm 2016 Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) 35
- Qui trình ghi sổ tổng hợp: Do công ty đang áp dụng phần mềm kế toán, nên quá trình ghi sổ kế toán chi tiết, kế toán nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm sẽ xử lý số liệu và chạy số liệu từ sổ chi tiết vào sổ tổng hợp thực hiện thao tác kết xuất kế toán tương tự như đã trình bày ở trên: chọn loại sổ muốn kết xuất là “sổ cái”: Trích yếu sổ kế toán tổng hợp tài khoản liên quan: Biểu số 4.4: Sổ cái TK 621 CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH ĐƠN VỊ: PHÂN XƯỞNG 2 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 4 năm 2016 Tài khoản 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Số CT Ngày Loại Diễn giải Tài TK đối Nợ Có hạch CT khoản ứng toán A B C D E F 1 2 -Số dư đầu kỳ PXK02489 12/04 Xuất Hạt nhựa HDPE 6212 15212 27.762.551 kho F00952 PXK02490 15/04 Xuất Hạt nhựa LDPE 4024 6212 15212 3.604.759 kho PXK02493 23/04 Xuất Hạt độn EFPE 75-E 6212 15212 14.234.201 kho NVK00977 30/04 Kết -Kết chuyển 6211 1541 633.362.992 chuyển CPNVLTT phân 36
- xưởng carton NVK00978 30/04 Kết chuyển Kết chyển chi phí 6212 1541 460.716.027 phân xưởng PE NVK00976 30/04 Kết Kết chyển chi phí 6213 1541 96.078.916 chuyển phân xưởng giấy Cộng số phát sinh 1.190.157.935 1.190.157.935 Số dư cuối kỳ Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 4.3.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Nội dung: Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian. Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh bao gồm: tiền lương, trách nhiệm, chuyên cần. Tại công ty không trích các khoản BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN cho công nhân trực tiếp sản xuất. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất Công ty trả lương theo giờ và nếu nghỉ không phép từ 2 ngày trở lên sẽ bị trừ lương =1/2*( số ngày nghỉ không phép)*lương ngày. Có 2 hình thức lương cho công nhân là ca làm việc 12 tiếng một ngày và ca làm việc 8 tiếng 1 ngày, công nhân ca 12 tiếng/ngày sẽ có mức lương cao hơn và sau khi làm 8 tiếng làm tiếp 4 tiếng tiếp theo sẽ không được nhân hệ số, còn công nhân làm 8 tiếng ngày mức lương thấp hơn nhưng sau 8 tiếng sẽ tính giờ tăng ca và được nhân hệ số 1,5. Lương sẽ được thanh toán làm 2 kỳ: kỳ 1 sẽ ứng lương và kỳ 2 thanh toán lương. Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công 37
- Bảng ứng lương Bảng thanh toán lương. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622- Chi phí nhân công trực tiếp TK 6221: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng carton TK 6222: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng nhựa PE TK 6223: Chi phí nhân công trực tiếp phân xưởng giấy TK 334- Phải trả người lao động TK 3341-Phải trả công nhân viên. Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết: Cuối tháng kế toán sẽ căn cứ vào bảng thanh toán lương của toàn công ty và tiến hành nhập dữ liệu vào máy phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. - Qui trình nhập liệu: Căn cứ vào bảng tính lương cuối tháng như tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất ví dụ của phân xưởng 2( phân xưởng nhựa PE) là 46.352.000đ, kế toán nhập số liệu vào máy như sau: Từ màn hình misa kế toán vào mục Nghiệp vụ Tổng hợp Chứng từ nghiệp vụ khác sẽ hiện ra cửa sổ nhập liệu, cụ thể các thông tin cần nhập như sau: Ngày hạch toán: 30/04/2016 Số CT: NVK 00967 Ngày chứng từ: 30/04/2016 Diễn giải: Hạch toán chi phí lương tháng 4/2016 TK Nợ 6222 TK ó : 3341 Số tiền: 46.352.000 Kết thúc nhấn cất Căn cứ vào số liệu đã nhập máy tự động kết chuyển vào sổ chi tiết TK 6222, và sổ cái tài khoản 622. Từ giao diện của phần mềm, chọn mục báo cáo, sổ kế toán và thực hiện thao tác kết xuất in sổ chi tiết. 38
- Biểu số 4.5: Sổ chi tiết tài khoản 6222 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tháng 4 năm 2016 Tài khoản 6222-Chi phí nhân công trực tiếp PX2 Số dư Ngày, Chứng từ Số phát sinh TK đối tháng Ngày, Diễn giải C Số hiệu ứng Nợ Có Nợ ghi sổ tháng ó A B C D E 1 2 3 4 Số phát sinh trong kỳ 30/04 NVK 00967 30/04 Hạch toán chi phí 3341 46.352.000 46.352.000 tiền lương T4/2016 30/04 NVK 00978 30/04 Kết chuyển 6222 1541 46.352.000 Cộng số phát sinh 46.352.000 46.352.000 Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm 2016 Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Qui trình ghi sổ tổng hợp: Thực hiện thao tác kết xuất sổ tổng hợp tài khoản 622 Biểu số 4.6: Sổ cái TK 622 CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH ĐƠN VỊ: PHÂN XƯỞNG 2 39
- SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 4 năm 2016 Tài khoản 622- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp Số CT Ngày Loại CT Diễn giải Tài TK Nợ Có hạch khoả đối toán n ứng A B C D E F 1 2 -Số dư đầu kỳ NVK00967 30/04 Chứng từ Lương tháng 4 phân 6222 3341 46.352.000 nghiệp vụ xưởng nhựa khác NVK00977 30/04 Kết Kết chuyển 6221 6221 1541 36.952.000 chuyển chi phí NVK00978 30/04 Kết Kết chuyển 6222 6222 1541 46.352.000 chuyển chi phí NVK00976 30/04 Kết Kết chuyển 6223 6223 1541 24.865.000 chuyển chi phí Cộng 108.169.000 108.169.000 Số dư cuối kỳ Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 40
- 4.3.1.3 Kế toán chi phí sản xuất chung: Tại công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản mục sau: - Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh tiền lương của nhân viên quản lý phân xưởng. - Chi phí vật liệu phụ dùng cho sản xuất - Chi phí công cụ dụng cụ - Chi phí khấu hao tài sản cố định - Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm các chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng như tiền điện, tiền nước, tiền thuê xưởng - Chi phí bằng tiền khác. Chứng từ liên quan: Để phản ánh các khoản chi phí sản xuất chung, kế toán sử dụng các chứng từ như: phiếu thu, phiếu chi, bảng thanh toán lương, phiếu xuất kho nguyên vật liệu Tài khoản sử dụng: Để tập hợp chi phí sản xuất chung công ty sử dụng tài khoản 627- chi phí sản xuất chung. Trong đó chi tiết thành các tài khoản cấp III để tiện theo dõi: TK 6271: chi phí nhân viên quản lý phân xưởng (chi tiết: 1: phân xưởng carton, 2: phân xưởng nhựa PE,3: phân xưởng giấy) TK 6272: Chi phí nguyên vật liệu (chi tiết: 1: phân xưởng carton, 2: phân xưởng nhựa PE,3: phân xưởng giấy) TK 6273: chi phí dụng cụ sản xuất (chi tiết: 1: phân xưởng carton, 2: phân xưởng nhựa PE,3: phân xưởng giấy) TK 6274: chi phí khấu hao TSCĐ (chi tiết: 1: phân xưởng carton, 2: phân xưởng nhựa PE,3: phân xưởng giấy) TK 6277: chi phí dịch vụ mua ngoài (chi tiết: 1: phân xưởng carton, 2: phân xưởng nhựa PE,3: phân xưởng giấy) TK 6278: Chi phí bằng tiền khác (chi tiết: 1: phân xưởng carton, 2: phân xưởng nhựa PE,3: phân xưởng giấy) 41
- Qui trình ghi sổ kế toán: - Đối với nhân viên quản lý phân xưởng: Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương tính cho sản xuất chung cho từng phân xưởng để nhập dữ liệu vào máy. Qui trình nhập liệu thao tác tương tự như phần “ Chi phí nhân công trực tiếp” đã trình bày ở trên. - Đối với chi phí nguyên vật liệu: Chi phí nguyên vật liệu tại hân xưởng nhựa gồm băng keo trong lớn, dây cột máy, xà bông, keo dán thùng, mực in Tài khoản sử dụng 6272 tài khoản này chi tiết cho từng phân xưởng. Quy trình hạch toán nhập tương tự như nguyên vật liệu trực tiếp - Công cụ dụng cụ phục vụ cho sản xuất chung Gồm có các loại như: van hơi cho máy thổi, dây curoa, tấm vải nhiệt, dao rọc giấy, dây cột máy, Khi xuất dùng trong kỳ đối với công cụ, dụng cụ có giá trị trung bình thời gian sử dụng tương đối dài kế toán sẽ hạch toán vào TK 242 sau đó phân bổ dần vào chi phí 6273(chi tiết cho từng phân xưởng) - Đối với khấu hao tài sản cố định: Khoản chi phí khấu hao TSCĐ bao gồm toàn bộ số khấu hao về máy móc thiết bị. Để tập hợp chi phí này kế toán sử dụng tài khoản 6274 chi tiết cho từng đối tượng sử dụng đối ứng với TK 214- chi phí khấu hao TSCĐ. Việc trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo thông tư 200 của Bộ tài chính. TSCĐ được tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Căn cứ vào thời gian sử dụng của TSCĐ trong khung qui định của nhà nước và tình hình thực tế sản xuất của công ty. Hằng năm đầu niên độ kế toán điều chỉnnh, định khoản, đặt mã cho đối tượng sử dụng và cài đặt tự động cho máy tính mức khấu hao theo công thức: Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ bình quân = tháng Thời gian sử dụng của TSCĐ 12 42
- Qui trình hạch toán: Hằng tháng kế toán vào mục Tài sản cố định/Trích khấu hao TSCĐ, kế toán chọn kỳ tính cho tháng 4, sau đó trích vào ô đồng ý, máy sẽ tự tính khấu hao. - Kế toán dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phí về lao vụ, dịch vụ mua ngoài phục vụ cho hoạt động chung ở các phân xưởng. Hằng tháng căn cứ vào hóa đơn thanh tóa tiền điện, nước, điện thoại của phân xưởng kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho sản xuất ở từng phân xưởng theo hệ số phân bổ được công ty xây dựng phù hợp với đặc điểm của công ty. Sau phân loại, tính được chi phí dịch vụ mua ngoài của từng phân xưởng kế toán tiến hành nhập liệu để phân bổ các chi phí này. - Chi phí bằng tiền khác: gồm tiền tiếp khách, cước phí vận chuyển phục vụ sản xuất của 3 phân xưởng. Căn cứ chứng từ chi phí bằng tiền khác kế toán tiến hành phân loại chứng từ theo đối tượng là từng phân xưởng. Để xem chi tiết chi phí sản xuât chung cuối tháng, kế toán viên vào mục báo cáo chọn sổ sách kế toán và chọn sổ chi tiết tài khoản 627. Biểu số 4.7: Sổ chi tiết tài khoản 627 SỔ CHI TIẾT CÁC TÀI KHOẢN Tháng 4 năm 2016 Tài khoản 62722-Chi phí nhân vật liệu PX2 Số dư Ngày, Chứng từ Số phát sinh TK đối tháng Ngày, Diễn giải C Số hiệu ứng Nợ Có Nợ ghi sổ tháng ó A B C D E 1 2 3 4 Số phát sinh trong kỳ 43
- 05/04 PXK 02610 05/04 Băng keo trong lớn 1522 178.572 178.572 18/04 PXK 02612 18/04 Băng keo trong lớn 1522 178.572 357.144 29/04 PXK 02614 29/04 Băng keo trong lớn 1522 214.286 571.430 30/04 PXK 02614 30/04 Kết chuyển 62722 1541 571.430 Cộng số phát sinh 571.430 571.430 Số dư cuối kỳ Ngày tháng năm 2016 Người ghi sổ Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) Qui trình ghi sổ kế toán tổng hợp: Để xem sổ cái chi phí sản xuất chung cuối tháng, kế toán vào mục báo cáo chọn sổ sách kế toán, chọn sổ cái và chọn tài khoản 627. Biểu số 4.8 Sổ cái tài khoản 627 SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 4 năm 2016 Tài khoản 627- Chi phí sản xuất chung Số CT Ngày Loại CT Diễn giải Tài TK Nợ Có hạch khoản đối toán ứng A B C D E F 1 2 -Số dư đầu kỳ NVK00967 30/04 Chứng từ Lương tháng 4 bộ 62712 3341 6.763.000 nghiệp vụ phận quản lý phân 44
- khác xưởng nhựa PE PC 03121 01/04 Phiếu chi Chi tiền mua dây 62732 1111 349.000 curoa, chai RP7, cóc băng keo NVK00975 30/04 Hạch toán Phân bổ công cụ 62732 242 2.098.667 phân bổ dụng cụ tháng 4 CCDC NVK00983 30/04 Hạch toán Khấu hao TSCĐ 62742 2141 1.125.000 chi phí khấu phân xưởng nhựa hao TSCĐ PE tháng 4/ 2016 NVK00983 30/04 Kết chuyển Kết chuyển chi phí 62721 1541 7.229.388 chi phí SXC 62721 phân xưởng carton NVK00983 30/04 Kết chuyển Kết chuyển chi phí 62722 1541 571.430 chi phí SXC 62722 phân xưởng nhựa NVK00983 30/04 Kết chuyển Kết chuyển chi phí 62723 1541 10.325.818 chi phí SXC 62723 phân xưởng giấy Cộng 107.751.167 107.751.167 Số dư cuối kỳ Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 4.3.1.4 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất: Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong tháng của công ty được tập hợp theo 3 khoản mục: chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SXC. Cuối tháng các khoản mục này được tập hợp lại để phục vụ cho công tác tính giá thành sản phầm. Do công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên tài khoản dùng để tập hợp chi phí 45
- sản xuất trong kỳ là tài khoản 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Đối với tài khoản này cả ba phân xưởng đều được tập hợp vào 1541. Qui trình hạch toán: định kỳ vào thời điểm cuối tháng sau khi chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đã tập hợp, kế toán tiến hành kết chuyển phân bổ các tài khoản 621,622,627 sang tài khoản 1541. Thao tác kết chuyển phân bổ được tiến hành trên phần mềm Misa như sau: Trên giao diện màn hình kế toán chọn phân hệ giá thành/ chọn kỳ tính giá thảnh/ chọn bút toán kết chuyển chi phí khi đó màn hình nhập liệu xuất hiện. Kế toán nhập đầy đủ thông tin lúc này chương trình sẽ tự động kết chuyển vào 1541. Sau khi kết thúc bút toán kết chuyển vào báo cáo/ chọn sổ kế toán( sổ chi tiết, sổ cái). Biểu số 4.9: Sổ cái TK 154 CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH SỔ CÁI TÀI KHOẢN Tháng 4 năm 2016 Tài khoản 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Số CT Ngày Loại CT Diễn giải Tài TK Nợ Có hạch khoả đối toán n ứng A B C D E F 1 2 -Số dư đầu kỳ NVK00977 30/04 Kết Kết chuyển chi phí 1541 6211 633.362.99 chuyển chi NVLTT phân xưởng 2 phí carton NVK00978 30/04 Kết Kết chuyển chi phí 1541 6212 460.716.02 chuyển chi NVLTT phân xưởng 7 phí nhựa NVK00976 30/04 Kết Kết chuyển chi phí 1541 6212 96.078.916 46
- chuyển chi NVLTT phân xưởng phí giấy NVK00977 30/04 Kết Kết chuyển 6222 1541 6221 36.952.000 chuyển chi phí NVK00978 30/04 Kết Kết chuyển 6222 1541 6222 46.352.000 chuyển chi phí NVK00976 30/04 Kết Kết chuyển 6223 1541 6223 24.865.000 chuyển chi phí NVK00977 30/04 Kết Kết chuyển 627_carton 1541 627 48.955.089 chuyển chi CT phí NVK00978 30/04 Kết Kết chuyển 627-nhựa 1541 627 41.220.464 chuyển chi Nhựa phí NVK00976 30/04 Kết Kết chuyển 627-giấy 1541 627 32.005.485 chuyển chi Giấy phí NVK00979 30/04 Kết Kết chuyển chi phí sản 155 1541 1.420.507.973 chuyển xuất kinh doanh dở CPSXKD dang DD Cộng 1.420.507. 973 Số dư cuối kỳ Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu) 47
- 4.4 Kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang: Công ty bao bì liên sinh sản xuất mặt hàng nhiều chủng loại, chu kỳ sản xuất ngắn, sản xuất theo đơn đặt hàng nên khối lượng sản phẩm dở dang cuối tháng ít, công ty không tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ. 4.5. Hạch toán thiệt hại trong quá trình sản xuất 4.5.1 Thiệt hại về sản phẩm hỏng: Tại công ty sản phẩm hỏng là những sản phẩm bị rách, độ dày mỏng, màu không đều,bị biến dạng, không đúng yêu cầu kỹ thuật nhưng hầu hết khách hàng có định mức bù hao nguyên vật liệu, và sản phẩm hỏng tương đối ít không đáng kể nên khoản thiệt hại này không ảnh hưởng nhiều đến giá thành. 4.5.2 Thiệt hại ngừng sản xuất: Tại công ty việc ngừng sản xuất có thể là do máy móc hỏng, mấ điện. Máy hỏng thì có đội ngũ bảo trì máy trực tiếp sửa chữ không lâu. Còn việc mất điện thường được điện lực thông báo trước, thời gian mất điện cũng ít khi kéo dài và công ty có máy phát điện nên công ty chủ động lập kế hoạch ngừng sản xuất. Vì công nhân hưởng lương theo thời gian nhưng khi ngừng sản xuất sẽ phải làm bù thời gian nghỉ, nếu ngừng sản xuất do máy hỏng hay mất điện công nhân sẽ chờ và tiếp tục làm việc khi mọi việc trở lại bình thường. Nhưng nếu thời gian ngừng sản xuất kéo dài, làm ảnh hưởng đến lượng công việc hoàn thành thì công ty sẽ tổ chức cho công nhân tăng ca, làm bù vào ngày chủ nhật để đảm bảo hoàn thành kế hoạch giao cho khách hàng, do vậy khoản thiệt hại cũng không đáng kể. 4.6 Đối tượng và phương pháp tính giá thành: 4.6.1 Đối tượng và kỳ tính giá thành: Đối tượng tính giá thành: Tại công ty đối tượng tính giá thành là thành phẩm thùng giấy carton và bao bì nhựa hoàn thành các công đoạn chế biến và kiểm tra chất lượng và bán thành phẩm là giấy tấm đã hoàn thảnh công đoạn chạy sóng. Việc xác định giá thành ở công ty là hoàn toàn phù hợp với kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nói chung và công tác tính giá thành nói riêng. 48
- Kỳ tính giá thành: Do công ty hiện đang sản xuất các sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm nhập kho liên tục nên công ty tổ chức tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo tại công ty. Kỳ tính giá thành là hàng tháng có rất nhiều ưu điểm: cung cấp kịp thời phục vụ công tác quản lý và tính giá thành , giúp bộ máy quản lý nhanh chóng đề ra biện pháp quản lý chi phí hiệu quả nhằm hạ giá thành sản phẩm. 4.6.2 Phương pháp tính giá thành: Công ty sử dụng phương pháp hệ số để tính giá thành sản phẩm hoàn thành. Mỗi sản phẩm hoàn thành sẽ được gắn một hệ số do công ty thiết lập. Căn cứ vào số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết các tài khoản 621, 622, 627 cũng như tài khoản 154 kế toán tiến hành lập thẻ tính giá thành cho sản phẩm. Do công ty sử dụng phần mềm misa tính giá thành nên trình tự tính giá thành như sau: kế toán chọn phân hệ giá thành/ chọn mục sản xuất liên tục/ rồi tiến hành chọn kỳ tính giá thành tháng 4 / tiếp đến tập hợp chi phí trực tiếp/ phân bổ chi phí/ kết chuyển chi phí /đánh giá sản phẩm dở dang/ cuối cùng chọn thẻ tính giá thành trong thẻ tính giá thành ta cần khai báo kỳ tính giá thành: tháng 4, phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số rồi chọn tính giá thành tiếp đến chọn số lượng sản phẩm hoàn thành và chọn cất. Sau đó bấm chọn cập nhật giá nhập kho khi sản phẩm sản xuất đã hoàn thành nhập kho và cập nhật giá xuất kho nếu sản phẩm hoàn thành đã được xuất bán. Tính giá thành của sản phẩm HD 86.4 x 122cm –WANE – 79331 + Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 0 đ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ: 548.288.491 đ Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ: 0 đ Các khoản giảm giá thành: 35.757.400 đ Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho là 4.954Kg, Hệ số giá thành sản phẩm là 0,916, tổng số sản phẩm chuẩn là 16.172,53 Tổng giá thành thực tế = 0 + 548.288.491– 0 – 35.757.400 = 512.531.091 đ 49
- 512.531.091 Giá thành đơn vị sản phẩm chuẩn = = 31.691,460 đ/kg 16.172,53 Tổng giá thành sản phẩm = 31.691,460 x 0,916 x 4954 = 143.811.535,4 đ Giá thành đơn vị sản phẩm =31.691,460 x 0,916 = 29.029,377 đ/kg Biểu số 4.10: Thẻ tính giá thành CÔNG TY TNHH SX & TM BAO BÌ LIÊN SINH THẺ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, DỊCH VỤ Tháng 4 năm 2016 Đối tượng tập hợp chi phí: Phân xưởng PE - HD Tên sản phẩm, dịch vụ: HD 86.4 x 122cm –WANE – 79331 Số lượng sản phẩm, dịch vụ: 4954 Chỉ tiêu Tổng số tiền Chia ra theo khoản mục Nguyên vật Chi phí Chi phí sử Chi phí sản liệu nhân công dụng máy xuất chung thi công A 1 2 3 4 5 1. Chi phí SXKD 0 0 dở dang đầu kỳ 2. Chi phí SXKD 548.288.491 460.716.027 46.352.000 41.220.464 phát sinh trong kỳ 3.Chi phí SXKD dở 0 0 dang cuối kỳ 4. Các khoản 35.757.400 35.757.400 50
- giảm giá thành 5. Tổng giá thành 512.531.091 424.958.627 46.352.000 41.220.464 thực tế 6. Tổng số sản 16.172,53 phẩm chuẩn 7. Hệ số sản phẩm 0,916 8. Giá thành sản 143.811.535,4 phẩm 9. Giá thành đơn 29.029,377 vị sản phẩm Ngày tháng năm 2016 Người lập Kế toán trưởng (ký, họ tên) (ký, họ tên) 51
- CHƯƠNG 5 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Nhận xét 5.1.1 Nhận xét tổng quát tình hình hoạt động tại công ty: Công ty TNHH bao bì Liên Sinh là một doanh nghiệp được thành lập đã lâu trên thị trường nên có khá nhiều kinh nghiệm trong ngành sản xuất bao bì. Vì vậy, tuy tình hình kinh tế có biến động tuy nhiên công ty vẫn hoạt động ổn định và không ngừng phát triển: Điểm mạnh Điểm mạnh của Công ty trước hết là trình độ máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất tương đối hiện đại so với nhiều công ty trong cùng ngành. Đặc biệt là chiến lược phát triển sản xuất của công ty luôn hướng đến việc nâng cao trình độ kỹ thuật, công nghệ và đảm bảo mục tiêu thân thiện với môi trường. Tiếp đến, doanh nghiệp có kết quả hoạt động kinh doanh tương đối tốt và tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận tương đối ổn định trong thời gian qua. Bên cạnh đó, khả năng sinh lời và khả năng thanh toán nhanh của công ty tương đối tốt. Theo đó, vay vốn mở rộng hoạt dộng sản xuất kinh doanh trong tương lai sẽ dễ dàng hơn. Điểm yếu: Quy mô sản xuất kinh doanh và nguồn lực hiện tại hơi nhỏ, sẽ khó đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng của ngành trong thời gian tới. 5.1.2 Nhận xét công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: Với những kiến thức đã được trang bị ở trường, sau thời gian tìm hiểu thực tế về công tác kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tại công ty, tôi xin được nêu một số nhận xét của mình về công tác kế toán trong phạm vi đề tài nghiên cứu như sau: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ được tập hợp đầy đủ phù hợp với khoản mục chi phí, hệ thống tài khoản sử dụng về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối đầy đủ, phù hợp với qui định hiện hành của nhà nước về chế độ kế toán. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phù hợp với đặc điểm sản xuất tại công ty. 52
- Về kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Đối với sản phẩm sản xuất tại công ty chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng khá lớn, công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng này. Vì thế nhằm đảm bảo cho nguyên vật liệu không bị hao hụt hư hỏng công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh hiện có 2 kho 1 kho chứa nguyên liệu và một kho chứa thành phẩm nhằm bảo quản nguyên vật liệu một cách tốt nhất. Việc quản lý nguyên vật liệu hiện nay ở công ty là tương đối chặc chẽ và đảm bảo nguyên tắc nhập – xuất – nguyên vật liệu. Tuy nhiên, việc giao nhận các loại nguyên vật liệu này thường không được cân đong đo đếm kỹ lưỡng nên dễ bị thất thoát một lượng lớn nguyên vật liệu. Về đánh giá chi phí NVL công ty tính giá xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền là phù hợp với đặc thù của công ty có số lần nhập – xuất tương đối nhiều. Giúp giảm nhẹ được công việc trong quá trình hạch toán. Mặc khác về công tác hạch toán chi phí NVLTT tuy kế toán có chia làm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ nhưng khi xuất kho phục vụ cho sản xuất kế toán chỉ hạch toán: Nợ 6211(chi phí NVL PX 1),6212(CPNVL PX 2), 6213(CPNVL PX3) Có 15211, 15212, 15213(NVL chính) Có 1522(NVL phụ) Kế toán đã không phân ra khoản chi phí nguyên vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất, điều này sẽ làm cho khoản chi phí nguyên vật liệu chính biến động bất thường, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cũng như nhà quản lý sẽ không phân biệt được khoản biến động chi phí là do nguyên vật liệu chính hay nguyên vật liệu phụ. Về kế toán chi phí nhân công trực tiếp: Chi phí nhân công chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong giá thành sản phẩm. Ban quản lý tại công ty luôn tạo điều kiện tốt nhất về lương, thưởng, chuyên cần để tạo động lực cho người lao động Tuy nhiên, công tác quản lý tại công ty về chi phí nhân công còn nhiều bất cập như việc chấm công cho công nhân chưa sử dụng máy móc hỗ trợ công ty vẫn sử dụng yếu tố con người để quản lý lý vì thế việc công nhân đi trễ về sớm nhưng vẫn được chấm đủ ngày công thường xuyên xảy ra làm cho năng suất sản xuất của công ty sụt giảm là yếu tố góp phần làm cho chi phí nhân công tại công ty chưa tiết giảm được. 53
- Vấn đề tiếp theo là tại công ty chưa trích các khoản trích theo lương cho người lao động theo qui định của Nhà Nước: như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn(nếu có), bảo hiểm thất nghiệp, mà chỉ có tiền lương chính và tiền trách nhiệm, dẫn đến việc người lao động chưa gắn bó mật thiết với công ty đã khiến công ty thất thoát khoản đào tạo công nhân có tay nghề rồi lại chuyển đi làm Cty khác. Bên cạnh đó việc hạch toán chi phí nhân công trực tiếp cũng còn những điểm cần khắc phục, tại công ty sẽ có vài công nhân ở lại trực tại phân xưởng để tiếp tục sản xuất khi hết giờ làm việc chính thức và được công ty hỗ trợ tiền cơm tăng ca nhưng kế toán lại hạch toán: Nợ 62783 Có 1111 Đối với tiền cơm tăng ca kế toán hạch toán như trên là chưa phù hợp với qui định sẽ làm biến động đến chi phí sản xuât chung tăng lên. Về kế toán chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung trong kỳ được tập hợp khá đầy đủ tuy nhiên nhà xưởng của công ty hiện tại đã cũ, cũng như máy móc thiết bị cũng rất dễ hư hỏng và thường phải sửa chữa thay mới thiết bị tuy nhiên công ty chưa trích trước khoản chi phí sửa chữa lớn, nên khi sữa chữa thực tế phát sinh thì hạch toán luôn vào chi phí sản xuất chung : Nợ TK 62781, 62782,62783. Có TK 1111,1121 Điều này sẽ đẩy chi phí sản xuất tháng đó tăng lên. Do đó sẽ không đảm bảo ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ. Về hạch toán xuất kho dây cột máy, dây cột phế liệu, keo dán thùng là công cụ dụng cụ xuất kho cho phân xưởng nhưng kế toán đã hạch toán: Nợ TK 62721, 62722, 62723 Có TK 1522 54
- Việc hạch toán như vậy là chưa đúng qui định sẽ gây khó khăn cho công ty quản lý theo khoản mục chi phí. Mặc khác công ty chưa đóng các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho nhân viên quản lý xưởng điều này sẽ làm mất quyền lợi người lao động và họ sẽ không gắn bó lâu dài với công ty. Về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty đã đáp ứng được yêu cầu quản lý chi phí và giá thành sản phẩm, việc tập hợp chi phí và tính giá thành theo tháng là phù hợp với kỳ báo cáo, cung cấp thông tin kịp thời cho lãnh đạo công ty, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp nhằm tiết kiệm chi phí mang lại lợi ích cho công ty. Tuy nhiên vẫn có những mặt hạn chế cần khắc phục như việc kế toán xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm, và đối tượng tập hợp chi phí là từng phân xưởng nhưng toàn bộ chi phí phát sinh chỉ được tập hợp vào một tài khoản 1541 mà không tập hợp riêng cho từng phân xưởng. - Kế toán hạch toán tập hợp chi phí sản xuất: Nợ TK 1541 Có TK 621, 622,627( chi tiết cho từng phân xưởng) Việc tập hợp như vậy đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo từng thời điểm phát sinh chi phí, từng đối tượng chịu chi phí nhưng không đáp ứng được yêu cầu của hạch toán kinh tế nội bộ. 5.2 Kiến nghị về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty: Về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: . Chi phí NVL của công ty rất cao, do vậy tiết kiệm chi phí có ý nghĩa vô cùng quan trọng, công ty phải tăng cường đội ngũ quản lý có tình độ kỹ thuật cao và nên xây dựng một định mức tiêu hao nguyên vật liệu hợp lý, hiện tại công ty chưa xây dựng định mức này. Và công ty nên có biện pháp khuyến khích người lao động tiết kiệm chi phí nguyên phụ liệu như thưởng nếu đội, tổ nào làm ra thành phẩm có chất lượng mà ít tiêu hao nguyên vật liệu Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu công ty phải không ngừng cải tiến kỹ thuật trang bị những thiết bị, máy móc tiên tiến đồng thời sử dụng tối 55
- đa công suất của máy móc để tạo ra sản phẩm với chất lượng tốt duy trì lòng tin với khách hàng cũ, tạo ấn tượng tốt với khách hàng mới. Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng thất thoát NVL do không được cân đong đo đếm khi nhập kho công ty nên bố trí thủ kho kiêm luôn việc kiểm tra hàng trước khi nhập. Mặc khác, việc hạch toán CPNVLTT kế toán nên phân thành chi phí NVL chính và nguyên vật liệu phụ để quản lý hiệu quả khoản chi phí này biết được sự biến động giá thành là do chi phí nào theo em kế toán nên hạch toán chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp sản xuất như sau: Nợ TK 62111(CPNVL chính PX1), 62112(PX2), 62113(PX3) Có TK 15211,15212,15213 Chi phí nguyên vật liệu phụ trực tiếp sản xuất: Nợ TK 62121(CPNVL phụ PX1), 62122,62123. Có TK 1522 Về chi phí nhân công trực tiếp: Hiện tại nếu vẫn giữ hình thức trả lương theo thời gian thì công ty nên trang bị máy chấm công để quản lý tốt hơn, nhưng tốt nhất công ty nên chuyển sang trả lương cho nhân công trực tiếp sản xuất theo hình thức trả lương theo sản phẩm. Tiền lương sẽ căn cứ vào sản phẩm làm ra và đơn giá tiền lương sản phẩm, đồng thời Cty nên kiểm tra chặc chẽ sản phẩm từng công đoạn để hạn chế việc sản phẩm sản xuất hư hỏng, kém chất lượng quá nhiều. Bên cạnh đó, Cty nên trích các khoản trích theo lương và đóng đầy đủ các khoản này nhằm tạo sự sự gắn bó, vừa thể hiện sự quan tâm của ban lãnh đạo Cty. Mặc khác về hạch toán tiền cơm tăng ca của công nhân trực tiếp sản xuất kế toán nên hạch toán vào tài khoản 622 ( chi tiết cho từng phân xưởng) và được hạch toán như sau: Nợ TK 6221, 6222, 6223 Có TK 3341 Về chi phí sản xuất chung: Công ty nên trích trước chi phí sửa chữa lớn nhằm ổn định chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong kỳ, việc xác định chi phí sửa chữa lớn hàng tháng có thể căn cứ vào kế hoạch sửa chữa lớn trong năm nay hoặc chi phí sửa chữa lớn phát sinh trong năm trước. 56
- - Hằng tháng khi tiến hành trích trước chi phí sửa chữa lớn: Nợ TK 627 Có TK 335 - Khi phát sinh: Nợ TK 2413 Có TK 111,112, - Khi quyết toán: Nợ TK 335 Có TK 2413 - Cuối kỳ nếu trích trước chi phí sửa chữa lớn lớn hơn thực tế ghi: Nợ TK 627 Có TK 335 Tiếp đến là khoản hạch toán xuất kho dây cột máy, dây cột phế liệu cho phân xưởng kế toán nên hạch toán: Nợ TK 62731, 62732,62733 Có TK 153 Bên cạnh đó công ty nên trích các khoản trích theo lương và đóng các khoản này cho nhân viên quản lý phân xưởng nhằm tạo sự gắn bó lâu dài của nhân viên với công ty. Về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: - Kế toán nên tập hợp chi phí cho từng phân xưởng để dễ quản lý và tính giá thành sản phẩm chính xác hơn. Nợ TK 1541, 1542, 1543 Có TK 621,622,627( chi tiết cho từng phân xưởng). 57
- KẾT LUẬN Qua nghiên cứu thực tiễn về quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh cũng như công tác tổ chức quản lý, công tác kế toán tại công ty tôi thấy rằng công ty có đội ngũ nhân sự trẻ, kỷ luật, năng động và đặc biệt là năng lực quản lý điều hành của giám đốc sẽ là nền tản tốt và rất thuận lợi cho việc phát triển vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, góp phần ổn định và nâng cao năng lực tài chính của đơn vị. Mặt khác sản phẩm của công ty sản xuất ra đã có chỗ đứng vững trên thị trường cũng như những thành quả to lớn mà đơn vị đã đạt được trong những năm gần đây là đáng ghi nhận. Đề tài này với mục tiêu nghiên cứu là làm thến nào để chi phí của công ty ngày càng hợp lý, giá thành càng giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất và đây là mục tiêu hướng tới của công ty. Thông qua đó đề tài này đã đề ra phương hướng hoàn thiện công tác tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty bao bì Liên Sinh. Tuy nhiên do bước đầu tiên tiếp cận với thực tế nên những vấn đề được trình bày ở đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và anh chị. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn ban Giám đốc cùng các anh chị phòng kế toán, các anh chị công nhân viên trong công ty và cô Nguyễn Thị Thu Thảo đã hướng dẫn chỉ bảo và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 06 năm 2016 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Thu Hương 58
- TÀI LIỆU THAM KHẢO Tập thể tác giả khoa Kế toán – Kiểm toán trường ĐH Kinh Tế TP.HCM (2014). “Giáo trình kế toán tài chính” . NXB Lao động. Th.s Phạm Thị Phụng (2014). Kế toán chi phí . Trường ĐH Công Nghệ TP.HCM. Trang wed thuvienluanvan.info Trang wed slideshare.net Sổ sách báo cáo và tư liệu của Công ty TNHH SX & TM bao bì Liên Sinh. 59
- PHỤ LỤC