Khóa luận Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân

pdf 84 trang thiennha21 25/04/2022 1920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hoat_dong_quan_tri_rui_ro_tin_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH ĐINH THANH TRƯỜNG NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC DÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN THS. NGÔ SỸ NAM TP. HCM, Ngày . Tháng 5 năm 2018
  2. NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Tp. HCM, ngày tháng năm 201 Người hướng dẫn khoa học
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là: Đinh Thanh Trường MSV: 030630141665 Là sinh viên lớp : HQ2-GE07 Khóa: 02_CLC Khóa luận này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận TP.HCM, ngày tháng 5 năm 2018
  4. LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên em xin giành đến Ban giám hiệu Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM cũng như các thầy cô giảng viên trong Khoa đã tạo cơ hội để em có thể hoàn thành tốt luận văn này. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy ThS. Ngô Sỹ Nam, người đã trực tiếp hướng dẫn, động viên em rất nhiệt tình trong quá trình thực hiện khóa luận, về kiến thức khoa học cũng như phương pháp thực hiện, và kinh nghiệm chính bản thân thầy là tiền đề giúp em nỗ lực để đạt được thành công trong ngày bảo vệ bài luận văn tốt nghiệp này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc, các phòng chức năng và đặc biệt các anh chị phòng công tác Tín Dụng Doanh Nghiệp để tạo mọ điều kiện thuận lợi và đã nhiệt tình giải đáp những thắc mắc cũng như cung cấp cho em những tài liệu liên quan đến công tác thực tế trong suốt quá trình thực tập tại Ngân Hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh TP.HCM Trong thời gian thực tập tại Ngân Hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh TP.HCM cũng như trong quá trình thực hiện luận văn này, mặc dù em đã cố gắng rất nhiều nhưng hản còn mắc nhiều thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến và nhận xét của các thầy cô và các cô chú anh chị để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh chị trong Ngân Hàng TMCP Quốc Dân – Chi nhánh TP.HCM công việc luôn tiến tới và đạt nhiều cột mốc trong sự nghiệp lâu dài Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên Đinh Thanh Trường
  5. TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục đích của khóa luận là nghiên cứu về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng bên trong ngân hàng TMCP Quốc Dân và tìm ra phương hướng giải pháp cho những hạn chế còn đang tồn tại trong Ngân hàng. Thông qua chương 1 tác giả đã giới thiệu đề tài, nêu vấn đề và tính cấp thiết của nghiên cứu, phương pháp và phạm vi nghiên cứu phục vụ cho công tác nghiên cứu, tác giả cho rằng hoạt động tín dụng luôn đi kèm rủi ro là tính tất yếu, và chỉ qua việc cải thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng sẽ đem lại kết quả mong muốn. Trong chương 2, tác giả đã khai thác những cơ sở lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng, các chỉ tiêu và mô hình đo lường mức độ rủi ro đang tồn tại trong ngân hàng, đặc biệt là các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng của Hiệp Ước Basel, là tiêu chuẩn quôc tế trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro mà các NHTM Việt Nam đang cố nắm bắt. Các cơ sở lý thuyết trong chương này này sẽ là nền móng phục vụ trong việc phân tích và đánh giá thực trạng mức độ rủi ro và công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Quốc Dân trong chương 3, đồng thời nếu lên điểm mạnh và điểm hạn chế của Ngân hàng. Trong chương cuối cùng, tác giả với mong muốn cải thiện hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Dân đã kiến nghị một số biện pháp làm tăng cường công tác nhận diện, đo lường, kiểm soát, tài trợ; đem lại hiệu quả cao trong hoạt động quản trị rủi ro của ngân hàng TMCP NCB.
  6. ABSTRACT Bank credits have always been one of significant activities in banking, thanks to its profitable nature, a bank can guarantee profitability if the performance of its credit department is in good standing. However, bank credits always come with credit risk, when a bank approves a loan, it risks the possibility that the customer may be unable to repay his/her obligation. On the other hand, if the loan is rejected, the bank will lose its lose its potentially profitable customer to another competitior. While higher credit risk will increase the probability of loss for a bank, it will also increase the return interest a bank can receive in time, thus making credit risk management a most critical and essential operation in banks’s management. At the beginning chapter, the author introduce the topic by raising the issue and urgency of the dissertation, Vietnam's economy has experienced tremendous progress. According to the General Statistics Office, the GDP in 2017 is estimated to increased 6.81% compared to 2016; the CPI rose 2.6% and the industrial production index increased 9.4% compared to last year. However, the situation of the financial and monetary market in Vietnam is facing many difficulties, especially the ratio of bad debts of the banking system in Vietnam has tended to increase recently, this causes the bank's profit to decline. In fact, income from credit activities is always accounted for a great proportion of total income from business activities of commercial banks. However, this activity always comes high risk, with the information system is not transparent, incomplete and the risk management level of banks are still limited. Previous researchs has shown that the existence of credit risks and bad debt in credit activities is a common problem in any bank, including leading banks in the world. If the credit risks exist too long and out of control, banks will gradually fall into a state of insolvency, leading to bankruptcy. But banks can not completely eliminate credit risks but only limiting it to an acceptable level. However, if the bank has a good performance in control credit risk, it will creates conditions for commercial banks to take initiative in utilizing capital in their business activities. This means that commercial banks will be able to achieve the goal of maximizing profits and minimizing credit risks.
  7. As a result, improving the quality of credit and improving the performance of risk management to minimize risks at commercial banks has become imperative for each bank to be able to survive, compete, develop sustainably and sustainably. the role for the economy but still ensure business efficiency. Through a series of methodlogy and theoretical basis, in a fixed scope of research, the author want to find solutions for bank credit activities, by improving the performance of credit risk management following Basel standards. Based on the urgency of the dissertation, the experience gained from working at the National People's Bank, plus the knowledge taught in the programs at the Banking University of Hồ Chí Minh. I chose the topic "Solutions to improve credit risk management in the National Citizen Bank", the reason the author chose this bank in particular is not only because the author have the opportunity to work at, but NCB has begun to restructuring its system since 2013, aiming towards the standardization of Basel to become “one of the most effective retail banks in Vietnam. About the scope of the dissertation, the research was focused on NCB as a whole, and its credit activities and credit risk management from 2015 to 2017. The aim of this dissertate is to clarify the following issues: - The theorical basis of credits, credits risk and credit risk management of commercial banks - Evaluating the performance of NCB in credit activities meanwhile assess the bank’s credit risk management. - Based on the the results of assesing NCB’s credit risk management status, the author want to propose a given set of solutions to improve the banks’ performances in identifying, evaluating and controlling credit risks. The following methods of research were used to get the results the author was looking for: - Synthesis method: Collect and Appraise secondary data collected from official Websites, such as: NCB’s Annual reports, policies; decrees, regulations annouced by the State Bank of Viet Nam or the Viet Nam’s Government.
  8. - Descriptive statistic method: The analyzed data will be evaluated and described in a chart, table combined with explanations that give readers an understanding of the current performance and status of NCB’s credit activities and credit risk management. - Comparison methods: Comparing NCB’s data about credit activities, bad debts from 2015 to 2017; comparing NCB’s status to other banks in the region The research was carried out in chapter 2, by collecting and analyze data from National Citizen Bank’s annual reports from 2015 to 2013, through analyzing and evaluating most indicators of NCB’s credits structure, the author can comment on the status of NCB’s credits activities: The total outstanding loans on NCB, the total amount of bad debts in recent years, NCB’s credit term structure, .The author ascertained NCB has good performance in credits activities. However while evaluating NCB’s credit risks and connecting the result to the status of NCB’s credit risk management, the author also discovered some limitations which affect NCB’s performance in controlling credit risks, particularly in the bank’s credit approving process. By giving wrong decisions can lead to huge losses, as a matter of fact, loan application evaluation is subjective by nature, this entails reviewing each loan application manually which impose biases including personal insight, knowledge and intuition of the credit manager. This method has been gradully replaced by credit scoring models ỏ a combination of objective and subjective of reviews to make proper credit decision. Simultaneously, credit risk assessment in NCB is also significant in reducing manual errors in credit decisions. Nevertheless, credit managers in NCB need to develop more effective models to improve the classification accuracy of credit risk decisions. At chapter 3, based on the limitations presented in the last chapter and the knowledge the author gained from research other source about credit risk management in banking, the author offered some solution to reduce the difficulties incurred in NCB’s operations, by completing the appraisal system, the risk warning system and the regulated system of credit risk.
  9. To work on this dissertation, the author also researched and tooks note from other previous work: 1. Lưu Thị Việt Hoa (2014):”Credit risk management in Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade (VietinBank)”, Graduated Thesis 2. Phùng Hương Ly (2014): ”Solutions to improve the quality of consumer credit in National Citizen Bank (NCB) – Hà Nội Branch”, Graduated thesis 3. Hoàng Như Thịnh (2014):”Appraise credit risks in Asia Commercial Joint Stock Bank (ACB) using Value at risk, Conditional Value at Risk models”, Graduated Thesis 4. Nguyễn Đăng Khoa (2014):” The applications of Basel III standards in credit risk management in Asia Commercial Joint Stock Bank (ACB)”, PhD thesis 5. Bùi Diệu Anh (2012): “Loan portfolio management in Viet Nam Commercial banks, PhD thesis 6. Lê Nguyễn Minh Phương (2012): “Credit risk management in Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam”, PhD thesis. Keywords: Credit, bad debts, credit activities, credit risk management, credit risk appraisal model, National Citizen Bank.
  10. MỤC LỤC MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Câu hỏi nghiên cứu 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4.1 Đối tượng nghiên cứu 2 4.2 Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 2 6. Ý nghĩa 3 7. Các nghiên cứu liên quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại 3 8. Cấu trúc đề tài 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 7 2.1 Một số vấn đề chung về tín dụng 7 2.1.1 Khái niệm tín dụng 7 2.1.2 Đặc điểm tín dụng 7 2.1.3 Phân loại tín dụng của NHTM 8
  11. 2.1.4. Nguyên tắc chung và các điều kiện cấp tín dụng ngân hàng 9 2.1.4.1 Nguyên tắc cho vay 9 2.1.4.2 Điều kiện vay vốn 10 2.1.4.3 Đối tượng cho vay 10 2.2 Lý luận chung về rủi ro tín dụng của NHTM 10 2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng 10 2.2.2 Sự phát sinh và đặc điểm rủi ro tín dụng 11 2.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng 12 2.2.4 Biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách kém hiệu quả: 13 2.3. Lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng NHTM 15 2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng 15 2.3.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel: 16 2.3.3 Quy trình quản trị RRTD 16 2.3.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng 17 2.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng 19 2.3.3.4 Tài trợ rủi ro tín dụng 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 24 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN 25 3.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Quốc Dân 25 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25 3.1.2 Họat động kinh doanh chính của ngân hàng Quốc Dân 26 3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản trị của ngân hàng Quốc Dân 27 3.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 28 3.2 Thực trạng tín dụng và RRTD tại ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 29 3.2.1 Hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng của ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 29 3.2.2 Phân tích tình hình RRTD tại ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 34 3.3 Phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD tại ngân hàng Quốc Dân 38
  12. 3.3.1 Mô hình QTRRTD tại ngân hàng Quốc Dân 38 3.3.2 Công tác phòng tránh RRTD 39 3.3.2.1 Nhận diện RRTD tại NCB 39 3.3.2.2 Đo lường RRTD tại ngân hàng Quốc Dân 42 3.3.2.3 Kiểm soát RRTD tại ngân hàng Quốc Dân 46 3.3.2.4 Tài trợ RRTD tại ngân hàng Quốc Dân 51 3.3.2 Đánh giá chung về thực trạng QTRRTD tại NCB 53 3.3.2.1 Điểm mạnh trong hoạt động QTRRTD của NCB 54 3.3.2.2 Điểm yếu trong hoạt động QTRRTD của NCB 56 3.3.2.3 Nguyên nhân 58 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 60 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN 61 4.1 Định hướng công tác quản trị RRTD của NCB chi nhánh TP.HCM trong thời gian tới 61 4.2 Một số giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng NCB chi nhánh TP.HCM 61 4.2.1 Nâng cao công tác phổ biến và truyền đạt chính sách: 61 4.2.2 Hoàn thiện hệ thống QTRRTD 62 4.2.2.1 Xây dựng quy trình cấp tín dụng hợp lý 62 4.2.2.2 Nâng cao công tác nhận diện, đo lường và kiểm soát RRTD 62 4.2.3 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên 64 4.2.4 Các giải pháp phân tán rủi ro cho hoạt động tín dụng 65 4.2.5 Đầu tư, nâng cấp xây dựng công nghệ hiện đại 66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
  13. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Diễn giải nghĩa tiếng Việt 1 NCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân 2 BCTC Báo cáo tài chính 3 CIC Trung tâm thông tin tín dụng 4 TD Tín dụng 5 NH Ngân hàng 6 QHKH Quan hệ khách hàng 7 TDTD Mô hình tín dụng tiêu dùng 8 HĐQT Hội đồng quản trị 9 KH Khách hàng 10 KHDN Khách hàng doanh nghiệp 11 KHCN Khách hàng cá nhân 12 NHTM Ngân hàng thương mại 13 HĐTD Hợp đồng tín dụng 14 DN Doanh nghiệp 15 TCTD Tổ chức tín dụng 19 TMCP Thương mại cổ phần 20 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh 22 TSBĐ Tài sản bảo đảm 23 RRTD Rủi ro tín dụng 24 QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng 25 Basel Hiếp ước vốn Basel 26 GTCG Giấy tờ có giá 27 ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 28 SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội 29 ABBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình 30 SAIGONBANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín 31 VIETABANK Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á 32 MARITIMEBANK Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam 33 OCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông 34 TPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 35 SMS Dịch vụ tin nhắn ngắn
  14. DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ STT Tên Nội dung Trang 1 Sơ đồ 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng 12 Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một 2 Bảng 2.2 14 chính sách kém hiệu quả 3 Sơ đồ 2.3 Quy trình quản trị RRTD 16 4 Sơ đồ 2.4 Một số mô hình đo lường phân tích RRTD 19 5 Bảng 2.5 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s 21 6 Bảng 2.6 Nguy cơ rủi ro đối liên quan đến khách hàng 24-25 7 Hình 3.1 25 Logo ngân hàng TMCP Quốc Dân Kết quả hoạt động kinh doanh NCB năm 2015 – 9 Bảng 3.2 28 2017 Tăng trưởng dư nợ cho vay của NCB trong giai đoạn 10 Biểu đồ 3.3 29 5 năm từ 2013 – 2017 Quy mô cho vay của một số ngân hàng trong năm 11 Biểu đồ 3.4 30 2017 Cơ cấu tín dụng của NCB theo kỳ hạn tín dụng năm 12 Bảng 3.5 31 2015 - 2017 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn cho vay của NCB 13 Biểu đồ 3.6 31 giai đoạn 2015 – 2017 Cơ cấu tín dụng của NCB theo đối tượng khách hàng 14 Bảng 3.7 32 năm 2015 – 2017 Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của NCB giai 15 Bảng 3.8 33 đoạn 2015 – 2017 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế của NCB Biểu đồ 3.9 34 giai đoạn 2015 – 2017 Tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng trong năm Biểu đồ 3.10 35 2017 Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ tại NCB năm 2015 - Bảng 3.11 36 2017
  15. Biểu đò 3.12 Tăng trưởng các nhóm nợ từ năm 2015 - 2017 36 Bảng 3.13 Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng tại NCB 42 Bảng 3.14 Điểm xếp hạng tín nhiệm KHDN và KHCN tại NCB 44 Bảng 3.15 Đo lường nợ quá hạn, nợ xấu của NCB từ 2015-2017 45 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại NCB giai đoạn Biểu đồ 3.16 45 2015 - 2017 Bảng 3.17 Cơ cấu TSBĐ tại NCB giai đoạn 2015 – 2017 47 Mức độ tăng trưởng TSBĐ tại NCB giai đoạn 2015 – Biểu đồ 3.18 48 2017 Mức tăng trưởng các loại TSBĐ tại NCB giai đoạn Biểu đồ 3.19 49 2015 - 2017 Bảng 3.20 Số liệu dự phòng RRTD tại NCB năm 2015 – 2017 51 Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD của NCB giai đoạn Bảng 3.21 52 2015 – 2017 Bảng 3.22 Tình hình bán nợ của NCB trong năm 2017 52-53
  16. CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới. Trong đó ngành ngân hàng tại Việt Nam vẫn đang là ngành tiên phong để phát triển nền kinh tế, nhờ vào tính chất đặc thù là trung gian tài chính, ngân hàng thương mại hoạt động trên hai hoạt động cơ bản là nhận tiền gửi và cho vay khách hàng có nhu cầu. Trong giai đoạn 2014 – 2017 là giai đoạn khởi sắc của hoạt động tín dụng ngân hàng, hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh và trở thành kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Tuy nhiên hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận cao sẽ cũng chưa đựng rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các rủi ro trong hoạt động cho vay ngày càng đa dạng và phức tạp, khó khăn lớn nhất trong hoạt động cho vay là khi khách hàng không có khả năng trả nợ gây tổn thất cho ngân hàng. Các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay còn nhiều bất cập trong việc xây dựng một hệ thống chính xác để nhận diện, đánh giá, đo lường và xử lý được rủi ro đến từ khách hàng vay vốn. Trên phương diện đó, việc quản lý rủi ro tín dụng phải là mối quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ ngân hàng nào ưu tiên lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng. Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) đã hoạt động hơn 20 năm, từ sau khi chính thức đổi tên là ngân hàng TMCP Quốc Dân, ngân hàng đã bắt đầu tái cấu trúc hệ thống với định hướng là một trong những ngân hàng bán lẻ hiệu quả nhất. Nhận thấy vai trò quan trọng của công tác quản lý rủi ro tín dụng (RRTD) NCB đã tập trung vào những yếu tố cốt lõi trong quá trình thực hiên tái cấu trúc, trong cơ cấu tổ chức phải có sự tách bạch giữa các khối kinh doanh, khối quản trị điều hành và khối vận hành, cải tiến các quy định, quy trình, nâng cao chất lượng cán bộ nhân viên và tăng cường quản lý, giám sát rủi ro. Tuy nhiên hoạt động quản trị tại NCB còn nhiều điểm yếu dã đến thực tế là hoạt động tín dụng trong những năm vừa qua vẫn không đem lại hiêu quả lợi nhuận cao, khi ngân hàng còn phải mất nhiều chi phí để dự phòng tổn thất đến từ nợ xấu. Xuất phát từ vấn đề đặt ra và tính cấp thiết của vấn đề, trên kinh nghiệm được kinh nghiệm được làm việc tại ngân hàng TMCP Quốc Dân, cộng với kiến thức được giảng dạy trong chương trình đào tạo tại đại học Ngân Hàng TP.HCM về lĩnh vực hoạt động tín dụng và 1
  17. quản trị rủi ro tín dụng, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Quốc Dân” 2. Mục tiêu nghiên cứu Khóa luận sẽ làm rõ các vấn đề sau - Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM theo các tiêu chuẩn về quản trị RRTD của Hiệp Ước Basel. - Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc đồng thời đánh giá tình hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. - Dựa trên cơ sở phân tích thực trạng để đưa ra giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng và công tác quan trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Dân 3. Câu hỏi nghiên cứu . Những phương pháp nào được sử dụng để quản trị và đánh giá rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Dân? . Thực trạng hoạt động QTRR tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Dân qua các năm như thế nào? Còn tồn tại những hạn chế yếu kém và nguyên nhân của hạn chế yếu kém đó là gì? . Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện hoạt động QTRRTD tại ngân hàng TMCP Quốc Dân? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Dân 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại ngân hàng TMCP Quốc Dân Về thời gian: Đề tài sẽ tập trung khai thác số liệu từ ngân hàng TMCP Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 5. Phương pháp nghiên cứu Bài khóa luận sẽ vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau 2
  18. - Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu được cung cấp và do Ngân hàng công bố trên Website (phương pháp sử dụng dữ liệu thứ cấp); các nguồn tài liệu báo cáo do ngân hàng Quốc Dân cấp; các nguồn tài liệu liên quan: Nghị định, thông tư của Chính Phủ, của Ngân hàng Nhà Nước. - Phương pháp thống kê: Các số liệu thu thập được sẽ cho thấy được tình hình tổng quan hoạt động của ngân hàng TMCP Quốc Dân, thấy được thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng TMCP Quốc Dân - Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu, chỉ tiêu từ năm 2015 – 2017 6. Ý nghĩa Ý nghĩa về mặt lý luận Khóa luận làm rõ những cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, rủi ro và cách thức quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với ngân hàng thương mại. Từ đó có thể trình bày quan điểm về việc xây dựng hệ thống QTRRTD sẽ dựa trên nền tảng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu và chi tiết hóa các yếu tố cơ bản trong hoạt động QTRRTD bao gồm nhận diện, đo lường rủi ro, kiểm soát rủi ro, và tài trợ từ đó giúp người đọc hình dung quy trình cơ bản của QTRRTD. Từ những khái quát về lý thuyết trên sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu thực trạng QTRRT đồng thời đề xuất giải pháp cho việc quản trị rủi ro tại ngân hàng TMCP Quốc Dân. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Thông qua qua trình nghiên cứu phục vụ cho bài khóa luận, tác giả có thể vận dụng những kiến thức về ngân hàng thương mại mà nhà trường đã cung cấp để có thể xem xét, phân tích và đánh giá nghiệp vụ QTRRTD tại ngân hàng TMCP Quốc Dân . Đồng thời đề xuất được vài biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng sẽ là nguồn tham khảo trong tương lai. Đề tài cũng sẽ giúp tác giả có thể tìm sự khác biệt giữa lý thuyết được học với môi trường thực tế, đây sẽ là nguồn thông tin sẽ phục vụ cho công việc của sau khi ra trường và làm việc. 7. Các nghiên cứu liên quan về quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại - Lưu Thị Việt Hoa (2014): “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank)” Luận án tốt nghiệp sinh viên 3
  19. Đề tài tập trung phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro và quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) giai đoạn 2010 - 2013, đề tài đã đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại đơn vị này. Tuy nhiên công trình chỉ giới hạn trong nghiên cứu quản trị tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) trong giai đoạn 2010 – 2013 chứ chưa nghiên cứu sâu về quản trị tín dụng của ngân hàng này trong giai đoạn hiện nay. - Phùng Hương Ly (2014): “Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Dân – Chi nhánh Hà Nội” Luận án tốt nghiệp sinh viên Luận án tập hợp những lý luận về quản trị danh mục cho vay, phân tích thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Quốc Dân – chi nhánh Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2011 – 2013, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Quốc Dân - chi nhánh Hà Nội. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu khá giới hạn khi chỉ phân tích tình hình cho vay đối tượng khách hàng cá nhân tại đơn vị này - Hoàng Như Thịnh (2013): “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu (ACB) – Sử dụng mô hình: Value at Risk, Conditional Value at Risk và các mô hình mở rộng” Luận án tốt nghiệp sinh viên Tác giả bài bài luận đã tiếp cận thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) giai đoạn 2009 – 2012, thông qua các mô hình Value at Risk, Conditional Value at Risk và một số mô hình khác, Luận án đã phân tích phân tích, nhận định tình hình quản trị rủi ro, từ đó đề xuất giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay trong cho vay đối với khách hàng cá nhân tại đơn vị này giai đoạn 2009 – 2012. Nghiên cứu khá chi tiết về cách giải thích và ứng dụng các mô hình CVaR và VaR trong việc phân tich thực trạng quản trị rủi ro tại ngân hàng Á Châu cũng như nêu được hạn chế rủi ro tín dụng theo hiệp ước Basel II. Tuy nhiên đề tài còn giới hạn tại ngân hàng Á Châu trong giai đoạn 2009 – 2012 chứ không chưa nghiên cứu chuyên sâu trong giai đoạn hiện nay. 4
  20. - Nguyễn Đăng Khoa (2014): “Ứng dụng tiêu chuẩn Basel III vào quản trị rủi ro tại ngân hàng thương mại TMCP Á Châu” Luận án thạc sỹ kinh tế Bài khóa luận này phát triển từ các bài luận về quản trị rủi ro danh mục cho vay và chấm diểm tín dụng khách hàng. Bài luận không chỉ kế thừa các kết quả từ các bài luận trước đó, mà còn khai thác những đặc điểm của tiêu chuẩn Basel để giúp nâng cao Ngân hàng Á Châu theo các tiêu chuẩn Basel III, là hiệp ước quốc tế về tiêu chuẩn an toàn vốn, tăng cường quản trị toàn cầu hóa tài chính cũng như việc khai thác tối đa hệ số CAR giúp tăng tiềm năng lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Tuy nhiên bài luận vẫn còn phân tích tổng quát chứ không đi sâu vào những vấn đề cụ thể như đánh khách hàng, chất lượng nhân viên ngân hàng, nên chỉ giúp người sủ dụng số liệu có một cái nhìn toàn cảnh về tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Á Châu - Bùi Diệu Anh (2012). Quản trị danh mục cho vay tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Luận án tập hợp những lý luận về quản trị danh mục cho vay, phân tích thực trạng danh mục cho vay tại các NHTM Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2006 - 2010, từ đó chỉ ra những ưu điểm cũng như hạn chế và đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động quản trị danh mục cho vay tại các ngân hàng TMCP ở Việt Nam. 8. Cấu trúc đề tài Ngoài phần tóm tắt, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu, danh mục chữ cái viết tắt, kết cấu đề tài sẽ được chia làm bốn phần: CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ Tác giả mở bài luận văn bằng cách giới thiệu về tình hình ngành ngân hàng trong giai đoạn những năm gần đây, đôi nét về ngân hàng TMCP Quốc Dân là lí do tác giả quyết định nghiên cứu đề tài này. Ngoài ra tác giả cũng trình bày về mục tiêu đề ra và các câu hỏi cần được giải thích, tác giả thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp nào, phạm vi nghiên cứu tới đâu, các nghiên cứu trước đó. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG 5
  21. Nội dung trong chương này đã nêu được cơ sở lý thuyết về tín dụng, rủi ro tín dung và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, điểm nổi bật trong chương là nêu các nguyên tắc và quy trình quản lý RRTD theo tiêu chuẩn Basel. Nội dung còn đề cập đến các chỉ tiêu và mô hình đo lường RRTD được sử dụng phổ biến tại các ngân hàng trong hoạt động QTRRTD. Các nội dung được trình bày trong chương này là cơ sở để phân tích và đánh giá thực trạng ở chương tiếp theo. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN Nội dung trong chương 3 đã giới thiệu khái quát về ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB), việc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng TMCP Quốc Dân là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động quản trị RRTD tại ngân hàng này. Từ đó rút ra được điểm mạnh và hạn chế mà ngân hàng còn đang mắc phải, nguyên nhân tác động. CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN Trong chương 4, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và nêu quan điểm về việc hoàn thiện hoạt động QTRRTD tại ngân hàng NCB và với Chính Phủ và Ngân hàng Nhà Nước trong việc hỗ trợ công tác QTRRTD trong hệ thống ngân hàng. 6
  22. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÍN DỤNG, RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Một số vấn đề chung về tín dụng 2.1.1 Khái niệm tín dụng Theo Bùi Diệu Anh (2011) “Tín dụng ngân hàng là một giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó bên cấp tín dụng (ngân hàng/tổ chức tín dụng) chuyển giao tài sản cho bên nhận tín dụng (doanh nghiệp, cá nhân hoặc các chủ thể khác) sử dụng theo nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi” Theo Lê Thị Tuyết Hoa (2017): “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thức tiền tệ hoặc hiên vật) từ chủ thể sở hữu sang chủ thể sử dụng trên cơ sở phải có hoàn trả một lượng giá trị lớn hơn ban đầu” Theo Thông Tư 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước thì “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khỏan tiền để sử dụng vào một mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hòan trả cả gốc và lãi” Như vậy tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng tới khách hàng theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Cũng như các quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung:  Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng.  Sự chuyển nhượng này có thời hạn cụ thể.  Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí 2.1.2 Đặc điểm tín dụng Theo Bùi Diệu Anh (2011), tín dụng mang tính đặc trưng sau đây: Quan hệ tín dụng: Những hình thức trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm cho vay và cho thuê. Tài sản giao dịch trong cho vay là bằng tiền và tài sản. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng thì tiền vay được cấp trên cam kết hoàn trả vô điều kiện. Quan hệ tín dụng được hình thành trên cơ sở niềm tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả đúng hạn. 7
  23. Về mặt pháp lý: Những văn bản xác định quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước . Là những văn bản pháp lý nhằm ràng buộc những trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên cho vay và đi vay. Tính hoàn trả đủ cả gốc và lãi: Người đi vay thông thường phải thanh toán phần lãi ngoài vốn gốc, vì vậy người đi vay thanh toán mang giá trị cao hơn giá trị ban đầu đi vay và hoàn trả vô điều kiện Rủi ro mang tính tất yếu: Bản chất đặc trưng của tín dụng là tiềm ẩn rủi ro cao không thể loại trừ hoàn toàn, ngân hàng chấp nhận cho khách hàng vay mượn là ngân hàng đang chấp nhận một rủi ro khách hàng không hoàn trả đầy đủ, trên Tính thời hạn: là khoảng thời gian mà người đi vay phải hoàn trả đúng hạn vì ngân hàng thực hiện hoàn trả vốn huy động khi khách hàng gửi tiền cần rút hoặc ngân hàng thực hiện cho vay khách hàng khác. 2.1.3 Phân loại tín dụng của NHTM Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), phân loại tín dụng là việc sắp xếp các khoản vay theo từng nhóm căn cứ theo một số chỉ tiêu nhất định để phân chia thành những loại dưới đây: Căn cứ vào thời hạn cho vay - Cho vay ngắn hạn: Thời hạn đến 1 năm - Cho vay trung hạn: Thời hạn từ 1 đến 5 năm - Cho vay dài hạn: Thời hạn trên 5 năm Căn cứ vào hình thức bảo đảm của tín dụng - Tín dụng không bảo đảm: Là cho vay không có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh từ bên thứ ba - Tín dụng có bảo đảm: Là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo lãnh bên thứ ba Căn cứ vào mục đích tín dụng - Tín dụng bất động sản: Đây là các khoản tín dụng được bảo đảm bằng bất động sản, bao gồm cho vay ngắn hạn nhằm xây dựng, mở rộng đất đai và cho vay dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, trang trại, 8
  24. - Tín dụng công thương nghiệp: Đây là các khoản vay cấp cho các doanh nghiệp để trang trải các chi phí như mua hàng hóa, nguyên vật liệu, trả lương và thuế - Tín dụng nông nghiệp: Đây là các khoản vay cấp cho các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch mùa màng - Tín dụng cá nhân: Đây là các khoản vay cấp cho nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng - Tín dụng cho các tổ chức tài chính: Các khoản vay cấp cho các ngân hàng khác, công ty bảo hiểm và các tổ chức tài chính khác, - Cho thuê tài chính: Là việc ngân hàng mua máy móc thiết bị và cho thuê đại chúng - Tín dụng khác: Các khoản vay chưa được phân loại như ở trên (vd như cho vay kinh doanh chứng khoán Căn cứ vào hình thức vốn tín dụng: Cho vay bằng tiền và cho vay bằng tài sản Căn cứ vào phương pháp hoàn trả: Cho vay trả góp, phi trả góp hay hoàn trả theo yêu cầu Căn cứ vào tính chất hoàn trả: Tín dụng hoàn trả trực tiếp hay gián tiếp 2.1.4. Nguyên tắc chung và các điều kiện cấp tín dụng ngân hàng Việc NHTM cấp tín dụng sẽ đòi hỏi một số quy định pháp lý về khoản vay, là các quy định điều chỉnh mối quan hệ tín dụng phát sinh giữa các chủ thể (ngân hàng và khách hàng) khi tham gia hoạt động cho vay của ngân hàng. Những quy định này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một quy trình cấp tín dụng lành mạnh Các quy định pháp lý trong nghiệp vụ cấp tín dụng của ngân hàng tập trung vào các vấn đề sau đây: 2.1.4.1 Nguyên tắc cho vay Ngân hàng chỉ cho vay khi khách hàng đảm bảo được các nguyên tắc sau: - Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (HĐTD). - Việc hoàn trả gốc và lãi phải đúng hạn 9
  25. 2.1.4.2 Điều kiện vay vốn Điều kiện vay vốn là những quy định cụ thể mà ngân hàng đòi hỏi ở khách hàng có nhu cầu vay vốn phải đáp ứng được thì ngân hàng mới xét duyệt cho vay. Các điều kiện vay vốn bao gồm: ①. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật ②. Khả năng tài chính và đảm bảo trả nợ đúng hạn theo HĐTD đã ký kết ③. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp ④. Tài liệu chứng minh khả năng hấp thụ vốn vay phù hợp với quy định pháp luật ⑤. Phương án sản xuất kinh doanh có khả thi và đem lại lợi ích dự kiến 2.1.4.3 Đối tượng cho vay Các ngân hàng không thể từ chối nhu cầu tín dụng chính đáng của khách hàng vì lí do như chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tuổi tác hay do khách hàng không nhận được sự trợ giúp xã hội và ngân hàng phải thông báo bằng văn bản với khách hàng về việc khoản nợ bị bác bỏ kèm theo lý do từ chối. Tuy nhiên ở Việt Nam theo Thông Tư 39/2016/TT-NHNN:”quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng” của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước ban hành ngày 30/12/2016, tổ chức tín dụng không được cho vay các nhu cầu vốn để: ①. Mua sắm các tài sản và các chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán chuyển nhượng, chuyển đổi.; ②. Thanh toán các chi phí cho việc thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm; ③. Đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch mà pháp luật cấm. 2.2 Lý luận chung về rủi ro tín dụng của NHTM 2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng Có rất nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng như sau: Theo Thomas P. Fitch: “Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay không thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. Cùng với rủi ro 10
  26. lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu trong họat động cho vay của ngân hàng’. Theo Hennie van Greuning –Sonja B rajovic Bratanovic: “Rủi ro tín dụng được định nghĩa là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi, hoặc hòan trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng. Điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và gây ảnh hưởng tới khả năng thanh khỏan của ngân hàng”. Theo khoản 1 điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN:” Rủi ro tín dụng là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”. Vậy rủi ro tín dụng là những tổn thất tiềm năng có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi vay) hoặc không trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng. Đây là rủi ro gắn với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính như giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Rủi ro hoạt động tín dụng là khách quan nên người ta không thể loại trừ hẳn chúng mà chỉ hạn chế mức độ rủi ro và giữ ở mức chấp nhận được. 2.2.2 Sự phát sinh và đặc điểm rủi ro tín dụng Theo Nguyễn Quang Thu (1998), RRTD phát sinh khi khách hàng được cấp tín dụng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm gốc và lãi vay) hoặc không trả nợ đúng hạn như đã cam kết trong hợp đồng. Đặc điểm của RRTD:  Tính chất đa dạng và phức tạp: Các nguyên nhân dẫn đến RRTD, cũng như hậu quả của nó gây ra phản ánh tính chất sự đa dạng và phức tạp. Bất kỳ ngân hàng nào muốn phòng ngừa và hạn chế RRTD, phòng tránh thất thoát cần làm rõ nhận thức này để không chủ quan với bất kỳ dấu hiêu rủi ro nào, kể cả trong quá trình xử lý vi phạm hợp đồng tín dụng tìm nguyên nhân xuất phát, bản chất và hậu quả rủi ro để có thể đưa ra biện pháp phù hợp trong tương lai  Tính tất yếu: Các chuyên gia kinh tế đều xem xét việc hoạt động kinh doanh ngân hàng thực chất là hoạt động quản lý rủi ro ở mức độ phù hợp để đạt được lợi nhuận 11
  27. tương ứng, và hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất trong ngân hàng là hoạt động tín dụng. Nhiều nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan có thể xảy ra trong quy trình tín dụng và dẫn đến rủi ro, yếu tố thông tin bất cân xứng còn xảy ra và luôn phản ánh nguy cơ rủi ro đối với hoạt động tín dụng của các NHTM, do đó rủi ro tín dụng sẽ xảy ra là điều tất yếu. Chính vì thế quy trình cấp tín dụng của các NHTM luôn đòi hỏi sự chủ động các biện pháp xác định rủi ro, định lượng rủi ro, quản lý rủi ro và kiểm soát rủi ro.  Có thể hoặc không thể dự báo trước: Các rủi ro có thể dự báo trước: Các danh mục cho vay hay đầu tư tại một NHTM luôn có một khoản thất thoát có thể được xác định hoặc chưa chưa được xác định. Tuy nhiên, nếu giả định rằng các đặc điểm chung của danh much cho vay nhìn chung là giống nhau trong một giai đoạn xác định thì các NHTM có thể dự báo các khoản thất thoát này ở một mức tương đối chính xác qua việc nghiên cứu các đặc điểm diễn biến của danh mục cho vay theo thời gian. Các rủi ro không thể dự báo trước là do nhiều sự kiện xảy ra ngoài tầm kiểm soát của các NHTM, sự tác động của các cú sốc ngoại sinh và do các điều kiện phát sinh tại thời điểm ký kết một thỏa thuận kinh doanh, Đây là những nguyên nhân dẫn đến rủi ro mà các NHTM không thể dự báo trước được. 2.2.3 Phân loại rủi ro tín dụng Theo Nguyễn Văn Tiến (2010), RRTD bao trùm được chia hai phần cơ bản như sau: Rủi ro danh mục và rủi ro giao dịch Sơ đồ: 2.1: Phân loại rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng Rủi ro Rủi ro danh mục giao dịch Rủi ro Rủi ro tập Rủi ro Rủi ro Rủi ro nội tại trung lựa chọn bảo đảm nghiệp vụ (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2010)) 12
  28.  Rủi ro danh mục: Là rủi ro xuất phát từ hạn chế trong việc quản lý nhiều khoản TD với nhau trong danh mục TD của NH. Nó bao gồm hai loại rủi ro là: Rủi ro nội tại và rủi ro tập trung ①. Rủi ro thực chất: Là rủi ro liên quan đến những đặc điểm riêng có của từng loại TD như là: Cho vay tín chấp hay thế chấp, thời hạn vay dài hay ngắn, lĩnh vực hoạt động của khoản TD được cấp. ②. Rủi ro tập trung: Xuất hiện khi ngân hàng thiếu sự đa dạng trong hoạt động cấp TD như chỉ tập trung cấp TD có các khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh vực, cấp TD với lãi suất cao, Tất cả những điều này một khi có sự biến động không tốt xảy ra thì danh mục TD của NH sẽ bị tác động toàn bộ do mang tính tập trung nên hiệu ứng sẽ xảy ra cũng lúc.  Rủi ro giao dịch: Là rủi ro phát sinh trong quá trình ngân hàng cấp TD cho khách hàng. Nó bao gồm các rủi ro sau: ①. Rủi ro lựa chọn: Xuất phát từ những sai sót trong các khâu về thẩm định, xét duyệt hồ sơ cấp tín dụng cho khách hàng. ②. Rủi ro bảo lãnh phát hành: Là loại rủi ro liên quan đến những điều khoản đảm bảo và cam kết trong hợp đồng TD có chỗ chưa rõ ràng hoặc sơ hở làm cho NH không thu hồi được khoản TD đã cấp đúng như mong đợi ③. Rủi ro tác nghiệp: Phát sinh từ việc thiếu quản lý , giám sát khoản TD được cấp, để cho người đi vay sử dụng khoản TD đã cấp không đúng như cám kết dẫn đến làm ăn thua lỗ và mất khả năng hoàn trả. 2.2.4 Biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách kém hiệu quả: Dù hầu hết các ngân hàng đã xây dựng một cơ chế bảo đảm an toàn tín dụng, nhưng điều không thể tránh khỏi là một số khoản tín dụng vẫn xảy ra vấn đề và được thể hiện trên sổ sách. Ngoài ra, một chính sách kém hiệu quả cũng là nguyên nhân gia tăng mức độ RRTD trong ngân hàng. 13
  29. Bảng 2.2: Những biểu hiện của một khoản tín dụng xấu và một chính sách kém hiệu quả Biểu hiện của tín dụng có vấn đề Biểu hiện của chính sách tín dụng kém hiệu quả Trả nợ vay không đúng kỳ hạn, hoặc thất Sự lựa chọn khách hàng không đúng với cấp độ rủi thường ro của họ Thường xuyên sửa đổi thời hạn, xin gia hạn Chính sách cho vay phụ thuộc vào những sự kiện tín dụng có thể xảy ra trong tương lai (vd sự hợp nhất) Có hồ sơ đảo nợ (mỗi lần vay mới thì nợ Cho vay trên cơ sở lời hứa của khách hàng dùy trì gốc giảm xuống một ít) số dư tiền gửi lớn Lãi suất tín dụng cao không bình thường (để Thiếu kế hoạch rõ ràng để thanh lý các khoản tín bù đắp rủi ro tín dụng) dụng Tài khoản phải thu hay hàng tồn kho tăng Tỷ lệ tín dụng cao cho khách hàng có trụ sở ngoài không bình thường. lãnh địa hoạt động của ngân hàng Tỷ lệ “nợ/vốn chủ sở hữu” tăng (Hệ số đòn Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếut só hoặc không bẩy tăng) đồng bộ Thất lạc hồ sơ (đặc biệt là các báo cáo tài Tỷ lệ cho vay nội bộ cao (cán bộ công nhân viên, chính của khách hàng) hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc, các cổ đông, ) Chất lượng bảo đảm tín dụng thấp. Có xu hướng quá thái trong cạnh tranh (cấp tín dụng xấu để giữ chân khách hàng) Dựa vào đánh giá lại tài sản để tăng vốn chủ Cho vay hỗ trợ các mục đích đầu cơ sở hữu của khách hàng Thiếu báo cáo lưu chuyển luồng tiền hay dự Không nhạy cảm với sự thay đổi các điều kiện kinh báo luồng tiền. tế. Khách hàng dựa vào nguồn thu bất thường để trả nợ (vd: Nguồn từ thanh lí tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị, mua bán công cụ chứng khoán, ) (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến (2010)) 14
  30. 2.3. Lý luận chung về quản trị rủi ro tín dụng NHTM 2.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng Quản trị rủi ro vẫn luôn là hoạt động trung tâm trong các tổ chức tài chính- ngân hàng. Việc phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro là biện pháp bảo đảm an toàn nguồn vốn hoạt động, nhưng ở mặt khác nền kinh tế thị trường sẽ không thể tạo ra cơ hội đầu tư và kinh doanh mới nếu không rủi ro không tồn tại. Điều này cho thấy hoạt động quản trị rủi ro là yêu cầu tất yếu đặt ra trong quá trình tồn tại và phát triển của NHTM. Mặc dù vậy, việc quản trị rủi ro ở các NHTM luôn là công việc phức tạp và khó khăn. Như đã được đề cập, tín dụng là họat động sinh lời chủ yếu của NHTM, và cũng là nghiệp vụ có nguy cơ rủi ro cao nhất của ngân hàng. Theo Nguyễn Quang Thu (1998): “Quản trị rủi ro là một chức năng quản trị chung để nhận ra, đánh giá và đối phó với những nguyên nhân và hậu quả của tính bất định và rủi ro của tổ chức. Mục đích của quản trị rủi ro là cho phép tổ chức tiến đến những mục đích của nó bằng con đường trực tiếp, có hiệu năng và hiệu quả nhất” Theo Nguyễn Hùng Tiến (2016): “Quản lý RRTD là việc xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình tín dụng; tổ chức, điều hành, triển khai và thực hiện chiến lược, chính sách và các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng nhằm đảm bảo an toàn tín dụng, hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất mà ngân hàng có thể chấp nhân được” Theo BIS (1999) thì mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng là tối đa hóa tỉ lệ lợi nhuận đã điều chỉnh rủi ro của ngân hàng bằng cách duy trì mức rủi ro tín dụng trong phạm vi chấp nhận được. Các ngân hàng cần phải quản trị rủi ro tín dụng đối với toàn bộ danh mục đầu tư cũng như từng khoản tín dụng được cấp. Hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng là một bộ phận quan trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là vai trò nòng cốt cho sự thành công của ngân hàng trong dài hạn. Như vậy, Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại là quá trình ngân hàng tác động đến hoạt động tín dụng thông qua hệ thống và công cụ quản lý nhằm ngăn ngừa, cảnh báo, đưa ra các biện pháp an toàn tín dụng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Việc ngân hàng đối phó với RRTD là điều không thể tránh và còn đòi hỏi tồn tại mức độ RRTD trong kinh doanh là yêu cầu khách quan và hợp lý. 15
  31. 2.3.2 Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng theo Basel: Theo nghiên cứu hội thảo khoa học của Lê nguyễn Minh Phương- Đánh giá công tác quản trị RRTD tại ngân NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam theo 17 nguyên tắc Basel; của đồng tác giả Đào Lê Kiều Oanh và Nguyễn Nhi Quang - Ứng dụng các nguyên tắc Basel trong quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam thì: Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision) – BCBS) được thành lập vào năm 1974 bởi một nhóm các ngân hàng Trung ương và cơ quan giám sát của 10 nước phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ nhằm tìm cách ngăn chặn sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng vào thập kỷ 80. Ủy ban Basel chỉ xây dựng và công bố những tiêu chuẩn và những hướng dẫn giám sát rộng rãi, đồng thời giới thiệu các báo cáo thực tiễn tốt nhất trong kỳ vọng rằng các tổ chức riêng lẻ sẽ ấp dụng rộng rãi thông qua những sắp xếp chi tiết phù hợp nhất cho hệ thống quốc gia của chính họ. Các nguyên tắc QTRRTD của Basel không mang tính bắt buộc nhưng từ lâu đã được các NHTM và cơ quan giám sát ngân hàng các nước áp dụng nhằm mục đích: - Tăng cường năng lực QTRRTD nhằm giảm thiểu tổn thất trong HĐTD - Tạo môi trường hội nhập và cạnh tranh công bằng, bình đẳng, đảm bảo cho các NHTM nội địa cạn tranh và hợp tác lâu dài với các TCTD bên ngoài. Bộ nguyên tắc QTRRTD của Basel bao gồm 17 nguyên tắc chia làm 4 chủ đề lớn 2.3.3 Quy trình quản trị RRTD Sơ đồ 2.3 : Quy trình quản trị RRTD 1.Nhận biết RRTD 4. Tài trợ 2. Đo lường RRTD RRTD 3. Kiểm soát RRTD 16
  32. (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010)) Sơ đồ cho thấy quy trình QTRRTD được phân định thành 4 giai đoạn, các khâu tuy tách biệt nhưng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và tạo nên chu kỳ quản trị rủi ro các danh mục cho vay tại ngân hàng. Cụ thể các giai đoạn như sau: 2.3.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng Để nhận biết được các rủi ro tín dụng, ngân hàng không chỉ nhận biết và phân tích các nguy cơ rủi ro của từng khách hàng mà còn phải đánh giá được năng lực cho vay hiện tại của ngân hàng. Việc phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng sẽ cho biết được những rủi ro nội tại như quy mô tín dụng, cơ cấu tín dụng về ngành, về loại tiền, kỳ hạn tín dụng. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có hệ thống các chỉ tiêu và mô hình đánh giá về phía khách hàng và ngân hàng  Phân tích đánh giá RRTD ngân hàng: Chỉ tiêu Nợ quá hạn và Nợ xấu: Nợ quá hạn là chỉ tiêu biểu thị quan hệ tín dụng ngân hàng không hoàn hảo khi khách hàng vay vốn chưa thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Nợ xấu phát sinh từ nợ quá hạn đồng nghĩa với việc ngân hàng đang dối mặt với những rủi ro về mất khả năng thanh toán hoặc mất vốn do khách hàng không trả được nợ. Việc các khoản nợ nhảy nhóm nợ dẫn đến gia tăng nợ xấu là việc các ngân hàng không mong muốn vì nợ quá hạn phát sinh làm tăng chi phí của ngân hàng như chi phí đòi nợ và chi phí xử lý TSBĐ, chi phí trích lập dự phòng rủi ro, Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN:”Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, nợ của các NHTM được chia thành 5 nhóm” Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 2: Nợ cần chú ý Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 4: Nợ nghi ngờ Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn 17
  33. Quyết định 493 cũng quy định nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 là nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ ở vào khoảng 2% đến 5% là một tỷ lệ chấp nhận được. Tỷ lệ Nợ quá hạn: Nợ quá hạn là thước đo quan trọng nhất đánh giá sự lành mạnh của tổ chức. Nó tác động với tất cả các lĩnh vực hoạt động chính của các ngân hàng. Cách xác định chỉ tiêu này với kết quả thấp sẽ chứng tỏ các khoản TD của ngân hàng được đảm bảo chất lượng, mức rủi ro trong việc cấp TD ở mức chấp nhận được hay không. Ngược lại, nếu Tỷ lệ này cao thể hiện khả năng sử dụng Vốn của ngân hàng thấp. ư 푛ợ 푞 á ℎạ푛 Tỷ lệ Nợ quá hạn = *100% ổ푛𝑔 ư 푛ợ ℎ표 푣 Tỷ lệ nợ xấu: Một khoản nợ được coi là nợ xấu khi: Đã quá hạn trả lãi hoặc vốn gốc trên 90 ngày, các khoản lãi chưa chi trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc hay tái cấp vốn. Các nhóm nợ 3, 4, 5 là các khoản nợ rất khó được ngân hàng xét duyệt cho vay lại ít nhất 5 năm. Tỷ lệ nợ xấu đo lường chất lượng TD, tỷ lệ thấp đồng nghĩa chất lượng nghiệp vụ quản trị TD của ngân hàng cao. ợ ấ Tỷ lệ nợ xấu = ∗100% ổ푛𝑔 ư 푛ợ ℎ표 푣 Hệ số RRTD: Hệ số RRTD cho thấy hiêu quả của hoạt động TD, hệ số này đảm bảo an toàn hoạt động cho các ngân hàng. Hệ số này càng cao sẽ làm tăng nguy cơ RRTD ổ푛𝑔 ư 푛ợ ℎ표 푣 Hệ số RRTD = ∗100% ổ푛𝑔 푡à𝑖 푠ả푛 ó Khả năng bù đắp rủi ro: Ngân hàng thường xuyên trích lập dự phòng theo tỷ lệ quy định dựa trên thời gian quá hạn của khoản nợ. Nếu dự phòng đã trích không đủ bù đắp thù ngân hàng phải sử dụng lợi nhuận thu được trong kỳ hoạt động của mình để trang trải. Vì vậy các nhà quản trị NHTM thường xem xét chỉ tiêu như sau để đánh giá liệu ngân hàng có thể bù đắp được các khoản vay bị mất hay không: 18
  34. ự ℎò푛𝑔 푅푅 đượ 푡 í ℎ 푙ậ Hệ số khả năng bù đắp RRTD = ∗100% ợ 푞 á ℎạ푛 ℎó đò𝑖 2.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng Ngân hàng sử dụng các mô hình để đo lường RRTD đến từ khách hàng, trên thực tế có thể sử dụng nhiều mô hình khác nhau. Chủ yếu các mô hình này vẫn thuộc trong hai loại cơ bản sau đây: Mô hình định tính và mô hình định lượng Sơ đồ 2.4: Một số mô hình đo lường phân tích RRTD Mô hình định Mô hình 6C tính Mô hình điểm số Đo lường RRTD Z Mô hình xếp Mô hình định hạng của lượng Moody's hình điểm số TDTD (Nguồn: Tự tổng hợp)  Mô hình định tính RRTD: Mô hình 6C: Đây là mô hình đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng khi đến hạn, dựa trên 6 tiêu chí: Character (tư cách người vay): Khách hàng phải có mục đích vay vốn rõ ràng và có thiện chí trả nợ khi đến hạn Capacity (năng lực người vay): Khách hàng phải có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp Cash (Thu nhập của người vay): Là cơ sở để ngân hàng xác định nguồn trả nợ. Người đi vay có khả năng tạo ra tiền thông qua: ①. Luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; ②. bán thanh lý tài sản; 19
  35. ③. Tiền từ phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vợ. Bất cứ nguồn thu nào từ khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng ưu tiên hơn cả là khả năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ ngân hàng. Collateral (bảo đảm khoản vay): Là nguồn để thu hồi nợ khi khách hàng không còn khả năng trả nợ Conditions (điều kiện): Ngân hàng sẽ có các chính sách tín dụng tùy theo xu hướng phát triển nền kinh tế, đây là những điều kiện quy định cho khách hàng trong từng thời kỳ Control (kiểm soát): Những vấn đề sau cần được làm rõ: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu TD của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý chất lương tín dụng? (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010))  Mô hình định lượng RRTD: Mô hình điểm số Z (Z-Credit scoring model): Mô hình điểm số “Z” do E.I. Altman hình thành để cho điểm tín dụng đối với các công ty sản xuất tại Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào: 1. Trị số của các chỉ số tài chính của người vay (Xj) 2. Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó Altman đi đến mô hình cho điểm như sau: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.6X4 + 1.0X5 Trong đó: X1 = Tỷ số “Vốn lưu động ròng/ Tổng tài sản” X2 = Tỷ số “Lợi nhuận giữ lại/ Tổng tài sản” X3 = Tỷ số “Lợi nhuận trước thuế và tiền lãi/ Tổng tài sản” X4 = Tỷ số “Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn” X5 = Tỷ số “Doanh thu/ Tổng tài sản 20
  36. Sau khi thay lần lượt các giá trị X vào mô hình, ta tính được nếu: - Z 2.99: Doanh nghiệp có rủi ro vỡ nợ thấp Trị số giá trị Z càng cao. Thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Như vậy, khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình cho điểm “Z” của Altman, bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ RRTD cao. Căn cứ vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1.81 (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010)) Mô hình xếp hạng của Moody’s: Đây là mô hình xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này có thể thay đổi qua từng năm. Các doanh nghiệp đầu tư tỷ lệ rủi ro dưới 0.1%, còn các doanh nghiệp đầu cơ thì tỷ lệ thường dao động từ 0.2% đến 0.8% Bảng 2.5 : Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s STT Xếp hạng Tình trạng Tỷ lệ rủi ro hàng năm 1 Aaa Chất lượng cao nhất 0.02% 2 Aa Chất lượng cao 0.04% 3 A Chất lượng khá 0.08% 4 Baa Chất lượng vừa 0.2% 5 Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1.8% 6 B Đầu cơ 8.3% (Nguồn: Theo báo cáo của Moody’s) Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng: Nhiều ngân hàng sử dụng phương pháp cho điểm để xử lý các đơn xin vay của người tiêu dùng. Mô hình được các ngân hàng chủ yếu sử dụng để đánh giá những khoản tín dụng mua sắm xe hơi, trang thiết bị gia đình, bất động sản và kinh doanh nhỏ. Điểm mạnh về sự thuận tiện và nhanh chóng khi các yêu cầu tín dụng mau chóng được xử lý theo hệ thống tự động cũng tạo sự thu hút đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn nhanh. 21
  37. Các yếu tố quan trọng liên quan đến khách hàng sử dụng trong mô hình điểm số tín dụng bao gồm: Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian công tác. (Nguồn: Nguyễn Văn Tiến(2010)) 2.3.3.3 Kiểm soát rủi ro tín dụng: Sau khi nhận diện và tiến hành đo lường rủi ro, thì bước tiếp theo trong hoạt động quản trị rủi ro cần được đề cập tới đó chính là kiểm soát rủi ro. Kiểm soát rủi ro được hiểu là việc dùng các biện pháp kỹ thuật, công cụ, chiến thuật để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu những tổn thất do rủi ro mang đến cho ngân hàng. - Né tránh rủi ro: Bằng các chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra hoặc loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro. Tuy nhiên, lợi nhuận đi liền rủi ro, ngân hàng cũng có thể mất những lợi ích có thể có từ những rủi ro gây ra, và trong nhiều trường hợp việc né tránh tuyệt đối không thể thực hiện được, đặc biệt là RRTD trong ngân hàng. - Ngăn ngừa tổn thất: Các biện pháp ngăn ngừa rủi ro bằng cách giảm bớt số lượng rủi ro xảy ra (tức là giảm tần suất tổn thất) hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. - Giảm thiểu rủi ro: Các biện pháp giảm thiểu tổn thất tấn công vào rủi ro bằng cách làm giảm bớt giá trị hư hại khi tổn thất đã xảy ra (tức là giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất, giảm mức độ thiệt hại). - Quản trị thông tin: Thông tin bắt nguồn từ phòng QTRR của ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng trong việc giảm thiểu những bất định của những người có quyền lợi gắn liền liên quan, ở đây có thể hình dung là các đơn vị kinh doanh, các phòng, ban trong hệ thống ngân hàng. Phòng QTRR của ngân hàng phải cung cấp thông tin để xác định hiệu quả của việc đo lường kiểm soát rủi ro và những mục tiêu trong tương lai cần đạt được. Những thông tin đáng tin cậy từ phòng này có thể cung cấp cho những người có quyền lợi gắn liền với tổ chức sự đảm bảo rằng tổ chức không và sẽ không hành động có hại đến lợi ích của họ. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng hiểu biết về tiến trình những mối hiểm họa xảy ra gây ra tổn thất, ngân hàng sử dụng phương pháp báo cáo và hệ thống tưởng thưởng cho những nhân viên có đề nghị những hoạt động an toàn hơn. 22
  38. - Chuyển giao rủi ro: Luân phiên hậu quả rủi ro và giao trách nhiệm quản lý cho bên thứ ba. Ở đây, chuyển giao rủi ro không có nghĩa là đã loại bỏ được rủi ro. - Đa dạng hoá rủi ro: Thực hiện phân chia tổng rủi ro của ngân hàng thành nhiều dạng khác nhau, thực hiện đa dạng thị trường, khách hàng, để phòng chống rủi ro và tận dụng sự khác biệt để dùng may mắn của rủi ro này bù đắp tổn thất cho rủi ro khác. Đây là một nỗ lực của tổ chức làm giảm sự tác động của rủi ro lên toàn bộ ngân hàng. 2.3.3.4 Tài trợ rủi ro tín dụng Như vậy, dựa trên cơ sở về tần suất xảy ra rủi ro và mức độ tổn thất từ công tác đo lường rủi ro đã trình bày ở trên đã cho phép nhà QTRR ra quyết định như sau: rủi ro nào được chấp nhận, rủi ro nào sẽ chuyển giao; phương pháp kiểm soát tổn thất như thế nào; loại tổn thất nào được tài trợ, hình thức tài trợ và mức tài trợ cụ thể. Theo công bố của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, ngân hàng cần phải thường xuyên dự trữ các nguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh. Tùy theo tính chất của từng loại tổn thất, NH được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp. + Đối với các tổn thất đã lường trước được rủi ro, NH có thể sử dụng nguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bù đắp. Mặc dù nguồn vốn này được trích lập từ chi phí kinh doanh nhưng nếu tỷ lệ trích lập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi các cổ đông làm giảm uy tín của NH trên thị trường. + Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, NH phải dùng vốn tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp. Nếu khả năng QTRR yếu kém gây ra mức tổn thất cao, vốn tự có của NH bị hao mòn, quy mô tài chính và khả năng cạnh tranh của NH sẽ ảnh hưởng. + Ngoài ra ngân hàng cần áp dụng biện pháp khác để tài trợ rủi ro như: tham gia bảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Nguyễn Văn Tiến (2010) cho rằng khi khoản tín dụng có vấn đề, theo các chuyên gia ngân hàng, các giải pháp nhằm thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề thực hiện theo một số bước như sau: ①. Luôn luôn đặt mục tiêu: Tận dụng tối đa các cơ hội thu hồi đầy đủ nợ đã cho vay; 23
  39. ②. Khẩn trương khám phá và báo cáo kịp thời mọi vấn đề thực chất liên quan đến tín dụng, mọi chậm trễ đều làm cho tình hình tín dụng trở lên xấu hơn; ③. Trách nhiệm xử lý tín dụng có vấn đề phải được độc lập với chức năng cho vay nhằm tránh những xung đột có thể xảy ra với quan điểm cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay; ④. Chuyên gia xử lý tín dụng cần hội chuẩn ý khẩn với khách hàng về các giải pháp có thể, đặc biệt là tinh giảm chi phí, tăng nguồn thu và tăng cường công tác quản lý; ⑤. Dự tính những nguồn có thể dùng để thu nợ có vấn đề; ⑥. Chuyên gia cần tiến hành nghiên cứu nghĩa vụ thuế và những tranh chấp; ⑦. Đối với doanh nghiệp, chuyên gia cần đánh giá chất lượng, năng lực và sự nhất quán trong quản lý, đồng thời trực tiếp tiến hành khảo sát các hoạt động và các tài sản của doanh nghiệp; Chuyên gia phải cân nhắc mọi phương án có thể để hoàn thành việc thu hồi nợ có vấn đề, bao gồm cả việc thỏa thuận gia hạn nợ tạm thời nếu khách hàng chỉ gặp khó khăn trước mắt, hoặc tìm kiếm giải pháp nhằm tăng cường lưu chuyển tiền tệ cho khách hàng. Các khả năng khác có thể là bổ sung tài sản bảo đảm tín dụng, yêu cầu có bảo lãnh của người thứ ba, cơ cấu lại doanh nghiệp, sát nhập, hay thanh lý công ty, nộp đơn xin phá sản. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã trình bày một cách khái quát các lý thuyết cần biết về RRTD và công tác QTRRTD tại ngân hàng. Chương này đã trình bày quan điểm xây dựng hệ thống QTRRTD tại NHTM là dựa trên nền tảng nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu và đi sâu vào các nội dung cơ bản của công tác QTRRTD bao gồm nhận biết rủi ro, đánh giá rủi ro, kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro từ đó giúp người đọc hình dung quy trình cơ bản của hoạt động quản lý RRTD của ngân hàng. Từ những khái quát về lý thuyết trên sẽ làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu thực trạng QTRRTD tại NCB trong chương tiếp theo. 24
  40. CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC DÂN 3.1 Giới thiệu chung về ngân hàng Quốc Dân 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Tên ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân Tên giao dịch quốc tế: National Citizen Bank Tên gọi tắt: NCB Logo Ngân hàng: Hình 3.1: Logo ngân hàng TMCP Quốc Dân Hội sở: 28C – 28D Bà Triệu, phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội Điện thoại: (04) 6269 3355 – Fax: (04) 6269 3355 Website: www.ncb-bank.vn Email: ncb@ncb-bank.vn Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) được thành lập từ năm 1995 theo giấy phép số 00057/NH-CP vào ngày 18/09/1995 của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 1217/GP-UB ngày 17/10/1995 với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP Sông Kiên. Ngày 18/05/2006, được sự chấp thuận của NHNN, Ngân hàng từ mô hình hoạt động ngân hàng nông thôn đã chuyển đổi quy mô thành ngân hàng TMCP đô thị, đổi tên thành Ngân hàng TMCP Nam Việt (NaviBank) và sau đó chuyển trụ sở chính về hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh. 25
  41. Vào ngày 06/05/2014, được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà Nước, NCB chính thức được đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân (National Citizen Bank) theo quyết định số 86/QĐ-NHNN ngày 22/01/2014. Công ty Quản lý nợ và Khai thác Tài sản Ngân hàng Quốc Dân (AMC) là công ty con của NCB, được thành lập theo Quyết định số 24/06/QĐ-NHNN vào ngày 19/12/2006 của NHNN, hoạt động trên lĩnh vực tiếp nhận, quản lý các khoản nợ tồn đọng của NCB và tài sản bảo đảm nợ vay. Trải qua 22 năm hoạt động, NCB đã có những bước phát triển nhanh chóng và vượt bậc về mọi mặt. Để phù hợp với xu thế chiến lược hội nhập kinh tế quốc, từ đầu năm 2013 cũng như duy trì vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh của ngành, Ngân hàng TMCP Quốc Dân đã bắt đầu tiến hành tái cấu trúc hệ thống, hướng đến sự chuẩn hóa và hoàn thiện các dịch vụ tài chính trên phương châm:”trở thành một trong các ngân hàng thương mại hoạt động bán lẻ hiệu quả nhất tại Việt Nam trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng (nhà và xe và Ngân hàng phục vụ kinh doanh với giải pháp tài chính ngắn hạn và trung hạn linh hoạt, đồng hành cùng với sự phát triển của khách hàng qua dịch vụ tư vấn hoàn hảo” Và để hoàn thành mục tiêu này, NCB đã nỗ lực tập trung vào những yếu tố cốt lõi như: Thay đổi cơ cấu tổ chức hướng đến việc tách bạch giữa các khối kinh doanh với các khối quản trị và hỗ trợ, cải tiến các quy định, thay đổi cấu trúc kinh doanh, củng cố và nâng cao năng lực cán bộ nhân viên, tăng cường quản trị rủi ro, Nâng cao năng lực kinh doanh qua sự cải tiến về công tác quản trị rủi ro, năng lực cạnh tranh tài chính và công nghệ thông tin. NCB ngày càng thành công rực rỡ và là chỗ dựa tài chính hỗ trợ khách hàng đạt được ước mơ, hoài bão. NCB từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường tài chính Việt Nam. 3.1.2 Họat động kinh doanh chính của ngân hàng Quốc Dân Như các NHTM khác, NCB hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiền tệ, căn cứ theo quyết định số 49/2014/QĐ-HĐQT về Quy chế các hoạt động, dịch vụ chính hiện nay được cung cấp tại NCB chủ yếu là: 26
  42. - Hoạt động huy động vốn: NCB nhận tiền gửi từ các chủ thể trong nền kinh tế với đa dạng các kỳ hạn gửi bao gồm ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. - Hoạt động tín dụng: NCB tiến hành tài trợ vốn cho nền kinh tế với đa dạng các kỳ hạn và thông qua nhiều sản phẩm, phương thức tài trợ đa dạng, phù hợp, đáp ứng nhu cầu đặc thù từng chủ thể. - Hoạt động dịch vụ: Bên cạnh 2 hoạt động cốt lõi trên, NCB ngày càng đa dạng các hoạt động dịch vụ thu phí ngoài lãi như: Bảo lãnh, chiết khẩu, hoạt động liên quan đến thanh toán trong và ngoài nước, dịch vụ thu chi hộ, giữ hộ vàng, chi trả lương, Ngoài ra NCB còn cung ứng đầy đủ các dịch vụ tài chính hợp pháp cụ thể như sau: - Kinh doanh ngân hàng theo các quy định của NHNN Việt Nam; - Cung ứng sản phẩm phái sinh theo quy định của Pháp luật; - Đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật; - Kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định pháp luật; - Mua bán, gia công, chế tác vàng; - Thực hiện nghiệp vụ nhận ủy thác, làm đại lý trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, quản lý tài sản theo quy định của Pháp luật và của Ngân hàng; - Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn đầu tư theo quy định của Pháp luật và của Ngân hàng. 3.1.3 Cơ cấu tổ chức quản trị của ngân hàng Quốc Dân Trong năm 2014, NCB đã chuyển trụ sở ra Hà Nội, mạng lưới hoạt động trên 90 điểm giao dịch trên toàn quốc, gồm; 1 sở giao dịch, 19 chi nhánh, 68 phòng giao dịch và 2 quỹ tiết kiệm được chia trong 5 khu vực: Khu vực Hà Nội và các tỉnh phí Bắc; khu vực Duyên Hải; khu vực miền Trung; khu vực Tây Nam Bộ; khu vực Đông Nam Bộ; khu vực TP.HCM Riêng tại khu vực TP.HCM hệ thống ngân hàng bao gồm 1 trụ sở chính đặt tại quận 1 TP.HCM, 26 chi nhánh và 1 công ty con được đặt trên 14 quận huyện của TP.HCM.Trong năm 2014, NCB đã đẩy mạnh tái cấu trúc, hoàn thiện, chuẩn hóa theo mô hình ngân hàng đô thị. Tái cơ cấu tổ chức ngân hàng thông qua việc thành lập 9 khối kinh doanh, ngoài việc tập trung năng lực quản lý mà còn phân định rõ ràng giữa chức năng của hoạt động kinh doanh, 27
  43. chức năng quản trị điều hành và chức năng hỗ trợ, xuyên suốt từ hội sở đến chi nhánh sao cho phù hợp với thông lệ của các NHTM hiện đại khác. Đồng thời NCB từng bước chuẩn hóa trang thiết bị nội ngoại thất theo mô hình bán lẻ hàng đầu hiện đại, đảm bảo về kỹ thuật, mỹ thuật và nhận diện thương hiệu. 3.1.4 Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 Bảng 3.2 : Kết quả hoạt động kinh doanh NCB năm 2015 – 2017 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) S So sánh Năm Năm Năm T Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 T +/- % +/- % 1 Tổng tài sản 48,231 69,048 71,907 20,818 43.16 2,859 4.14 2 Tổng doanh thu 768 1,052 1,244 284 36.99 192 18.25 3 Lợi nhuận trước dự phòng 110 211 265 100 91.90 54 25.58 4 Chi phí dự phòng rủi ro 32 83 62 51 162.42 (21) -25.02 Các khoản xử lý theo đề án 5 72 115 172 115 58 50.48 tái cấu trúc ngân hàng 6 Thuế TNDN hiện hành 1 2 8 2 175.68 6 224.44 7 Lợi nhuận ròng 5 11 22 5 104.93 11 97.67 (Nguồn: Báo cáo thường niên NCB năm 2015 – 2017) - Về tổng tài sản: nhìn chung tổng tài sản NCB tăng trưởng qua các năm và tính đến cuối năm 2017 đạt khoảng 72 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 23 nghìn tỷ đồng so với năm 2015 - Về doanh thu: tổng doanh thu từ HĐKD của NCB tăng trưởng qua các năm và đạt hơn 1,2 nghìn tỷ đồng. Điều này cho thấy sự khởi sắc trong HĐKD của NCB trong tình hình kinh tế đổi mới, đặc biệt là giai đoạn 2015 - 2017. Chi tiết cơ cấu doanh thu của NCB các năm qua như sau: - Lợi nhuận trước dự phòng: Có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2015 đạt 110 tỷ đồng, năm 2016 đạt 211 tỷ đồng, tăng 101 tỷ đồng tương ứng 91.9% và đến năm 2017 đạt 265 tỷ đồng, tăng 54 tỷ đồng tương ứng 25.58%. Lợi nhuận trước dự phòng tăng mạnh đến cuối năm 2016, đến cuối năm 2017 cũng tăng nhưng chưa cao so với mức tăng của năm 2016. 28
  44. - Về lợi nhuận ròng: Đây là chỉ tiêu giúp đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Quốc Dân. Năm 2015 lợi nhuận ròng đạt được là 6 tỷ đồng, năm 2016 đạt 11 tỷ đồng tăng 5 tỷ tương ứng 104.93%, đến năm 2017 lợi nhuận ròng đạt 22 tỷ đồng tăng 11 tỷ đồng tưởng ứng 97.67%. Ngân hàng NCB đã trích phần lớn lợi nhuận vào các khoản dự phòng rủi ro, các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc của ngân hàng và thuế thu nhập doanh nghiệp, việc các khoản này tăng hàng năm nhưng ngân hàng vẵn đạt mức tăng trong lơi nhuận ròng cho thấy ngân hàng đang hiệu quả hoạt động kinh doanh tốt. Nhìn tổng quát, kết quả kinh doanh của NCB giai đoạn 2015 – 2017 cho thấy mức độ khả quan tương đối, mang tính ổn định trong giai đoạn nền kinh tế mang có nhiều biến động và nhất là ngành ngân hàng cạnh tranh gay gắt. NCB đã phát triển mạnh mẽ thể hiện qua tổng tài sản NCB tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên dự phòng RRTD tại NCB lại tăng nhanh qua các năm đã ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng và phần nào thể hiện RRTD tại NH có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây. 3.2 Thực trạng tín dụng và RRTD tại ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 3.2.1 Hoạt động tín dụng và cơ cấu tín dụng của ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 NCB có mức tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn năm 2015-2017 với tổng dư nợ đạt 32,111 tỷ đồng tại thời điểm cuối năm 2017. iểu đồ 3.3: Tăng trưởng dư nợ cho vay của NCB trong giai đoạn 5 năm từ 2013 – 2017 (Đơn vị: Tỷ đồng) 32,111 27,703 20,816 19,141 13,475 2013 2014 2015 2016 2017 (Nguồn: Tự tổng hợp theo báo cáo thường niên của NCB từ 2013 - 2017) 29
  45. Theo biểu đồ, ta thấy tình hình hoạt động cho vay tại NCB từ năm 2013-2017 nhìn chung có xu hướng tăng. Tổng dư nợ cho vay cuối năm 2013 đạt 13,475 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 32,111 tỷ đồng, tăng gấp đôi (cụ thể 238.3%) so với thời điểm cuối năm năm 2013. NCB đã tối ưu tốt trong việc cân đối các nguồn vốn huy động, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng tín dụng theo yêu cầu của NHNN. Biểu đồ 3.4 : Quy mô cho vay của một số ngân hàng trong năm 2017 (Đơn vị: Tỷ đồng) 201,677 203,945 56,851 51,190 49,098 38,737 35,226 32,111 14,130 (Nguồn: Tự tổng hợp theo số liệu công bố dư nợ cho vay trong năm 2017 của các ngân hàng trên website: Qua biểu đồ cho thấy, khi so với các ngân hàng trong khu vực có quy mô tổng tài sản tương đương, NCB là ngân hàng có tổng dư nợ cho vay ở mức khá, nhưng khi so sánh với hai ngân hàng lớn như ngân hàng Á Châu và ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội, quy mô cho vay của NCB còn nhỏ. Việc so sánh NCB với các ngân hàng lớn cho thấy vị trí hiện tại của NCB trong cơ cấu hệ thống ngân hàng tại Việt Nam. Sau đây là chi tiết cơ cấu tín dụng tại NCB trong giai đoạn 2015-2017:  Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn cho vay Tại NCB phân loại kỳ hạn tín dụng như sau: Tín dụng ngắn hạn có thời hạn dưới 1 năm, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm, tín dụng dài hạn là các khoản vay trên 5 năm. Chi tiết: 30
  46. Bảng 3.5: Cơ cấu tín dụng của NCB theo kỳ hạn tín dụng năm 2015 - 2017 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) So sánh S Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 T Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 T Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ +/- % +/- % 1 Ngắn hạn 7,495 37 8,080 32 13,415 42 585 7.80 5,335 66.03 2 Trung hạn 6,984 34 8,856 35 8,733 27 1,871 26.79 (123) -1.38 3 Dài hạn 5,952 29 8,417 33 9,962 31 2,464 41.40 1,546 18.36 Tổng dư 20,431 100 25,352 100 32,111 100 4,921 24.08 6,758 26.66 nợ (Nguồn: Báo cáo thường niên của NCB từ 2015 - 2017) Số liệu từ bảng cho thấy cả ba loại kỳ hạn tín dụng ở NCB có tỷ lệ khá cân bằng, dao động ở khoảng 30%-35% tổng dư nợ, mặc dù tỷ lệ cho vay ngắn hạn có xu hướng gia tăng qua các năm và cao hơn hai loại kỳ hạn tín dụng kỳ hạn cuối năm 2017. Năm 2015, dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 7,495 tỷ đồng tương ứng 37% tổng dư nợ, cao hơn hai khoản vay còn lại. Năm 2016 dư nợ cho vay ngắn hạn tiếp tục tăng nhưng không nhiều, đạt 8,080 tỷ đồng tương ứng 32% tổng dư nợ, tăng 585 tỷ đồng khác 7.8% so với năm 2015, dư nợ ngắn hạn trong năm này chiếm tỷ trọng trên tổng dư nợ thấp nhất.Năm 2017 dư nợ vay ngắn hạn tăng mạnh, đạt 13,415 tỷ đồng tương ứng 42%, tăng 5,335 tỷ đồng khác 66.03% so với năm 2016, chiểm tỷ trọng trong tổng dư nợ cho vay cao nhất trong năm Biểu đồ 3.6: Cơ cấu dư nợ tín dụng theo kỳ hạn cho vay của NCB giai đoạn 2015 – 2017 14,000 12,000 10,000 8,000 6,000 4,000 2,000 0 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn (Nguồn: Tự tổng hợp theo báo cáo thường niên của NCB) 31
  47. Việc gia tăng cho vay ngắn hạn ở NCB là phù hợp với phương châm hoạt động của ngân hàng NCB, xuất phát từ hoạt động huy động vốn ngắn hạn là hoạt động huy động vốn chủ yếu của NHTM, khoản thời hạn thu hồi vốn nhanh nên rủi ro của khoản cho vay ngắn hạn sẽ thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn, mức lãi suất ngắn hạn cũng thấp hơn nên dễ dàng thu hút khách hàng, NCB sẽ dễ dàng kiểm soát được dòng tiền của khách hàng. Tuy nhiên, việc gia tăng các khoản tín dụng ngắn hạn có nguy cơ mất kiểm soát nếu phê duyệt cấp tín dụng không hợp lý với nhu cầu vốn vay, nguy cơ khách hàng sử dụng vốn vay bất hợp lý và không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với NCB khi đến hạn.  Cơ cấu tín dụng theo đối tượng khách hàng: Trong giai đoạn vừa qua, NCB đã thực hiện cung cấp tín dụng đối với 3 nhóm đối tượng khách hàng, cụ thể như sau: Bảng 3.7: Cơ cấu tín dụng của NCB theo đối tượng khách hàng năm 2015 – 2017 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu 2015 2016 Tỷ trọng 2017 Tỷ trọng 2016/ 2015 2017/ 2016 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Cho vay các tổ chức kinh tế, cá 20,274 99.2% 25,098 99% 31,922 99.4% nhân trong nước 23.8% 27.2% Cho vay chiết khấu công cụ 9 0.05% 26 0.1% 182.02% 11 0.03% (57.8%) chuyển nhượng và GTCG Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy 148 0.72% 228 0.9% 54.19% 178 0.6% (21.9%) thác đầu tư Tổng cộng 20,431 100% 25,352 100% 54.19% 32,111 100% 26.7% (Nguồn: Tự tổng hợp theo báo cáo thường niên NCB) 32
  48. Nhìn chung, như các NHTM khác, tại NCB chủ yếu cho vay nhóm các tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước và gia tăng cho vay nhóm này qua hằng năm. Năm 2015, dư nợ cho vay của nhóm này đạt 20,274 tỷ đồng tương ứng 99.2%/Tổng dư nợ cho vay; năm 2016 đạt 25,098 tỷ đồng tương ứng 99%/Tổng dư nợ cho vay, tăng 4,824 tỷ đồng khác 23.8% so với năm 2015. Đến năm 2017 dư nợ cho vay của nhóm này đạt 31,922 tỷ đồng tương ứng 99.4%/Tổng dư nợ cho vay, tăng 6,824 tỷ đồng khác 27.2% so với năm 2016. Hai nhóm còn lại chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng dư nợ cho vay và gia tăng không ổn định qua các năm. Cho vay chiết khấu công cụ chuyển nhượng và GTCG tại NCB chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng dư nợ cho vay của NCB  Cơ cấu tín dụng theo ngành: Ngân hàng Quốc Dân chủ yếu thực hiện cho vay với các ngành kinh tế phù hợp với nền kinh tế đang phát triển tại Việt Nam như ngành xây dựng, công nghiệp chế biến chế tạo, buôn bán và sửa chữa ô tô, vận tải, Bảng 3.8: Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế của NCB giai đoạn 2015 – 2017 (Đơn vị: Tỷ đồng) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Công nghiêp chế biến, chế tạo 1,486 7% 493 2% 1,233 4% Xây dựng 7,812 38% 8,377 33% 6,473 20% môi giới và bán lẻ, sửa chữa ô 1,771 9% 1,349 5% 1,408 4% tô, xe máy và động cơ khác Vận tải kho bãi 1,477 7% 422 2% 7,274 23% Sản xuất hàng hóa và dịch vụ 1,725 8% 3,691 15% 7,320 23% tiêu dùng gia đình Hoạt động dịch vụ khác 6,160 30% 11,022 43% 8,401 26% Tổng cộng 20,431 100% 25,352 100% 32,111 100% (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên NCB từ 2015-2017) 33
  49. Biểu đồ 3.9 : Cơ cấu dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế của NCB giai đoạn 2015 – 2017 Tổng Khác Sản xuất hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng gia đình Năm 2017 Vận tải kho bãi Năm 2016 môi giới và bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và động cơ khác Năm 2015 Xây dựng Công nghiêp chế biến, chế tạo 0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên NCB từ 2015-2017) Nhìn chung, ngành có tỷ trọng dư nợ cao nhất tại NCB là ngành xây dựng, tại năm 2015 đạt 7,812 tỷ đồng tương ứng 38%/Tổng dư nợ cho vay, đến năm 2016 đạt 8,377 tỷ đồng tương ứng 33%/Tổng dư nợ cho vay. Tuy nhiên năm 2017 ngành xây dựng bị thay thế bởi ngành vận tải kho bãi và ngành sản xuất hàng hóa dịch vụ tiêu dùng gia đình là hai ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trên tổng dư nợ, cùng chiếm tỷ trọng 23%/ Tổng dư nợ cho vay trong khi ngành xây dựng chỉ chiếm tỷ trọng 20%/Tổng dư nợ cho vay. Cho vay các ngành liên quan đến ngành nông nghiệp chiếm rất ít hoặc không có phát sinh. Cũng như các ngành nghề được NCB cho vay không thường xuyên hoặc dư nợ ít được gộp chung vào nhóm hoạt động dịch vụ khác, như: Cho vay bất động sản, ngành dệt may, lưu trú và ăn uống, .Được xem là những ngành dễ xuất hiện nợ nhóm 2 và nợ xấu cao. Cơ cấu cho vay theo ngành tại NCB có sự phân biệt tuy nhiện việc NCB chú trọng cho vay các ngành công nghiệp mũi nhọn như trên được đánh giá là phù hợp với điều kiện kinh tế Việt Nam đang phát triển hiện nay. 3.2.2 Phân tích tình hình RRTD tại ngân hàng Quốc Dân giai đoạn 2015 - 2017 34
  50. Biểu đồ 3.10: Tình hình nợ xấu tại một số ngân hàng trong năm 2017 5,000 3.50% 4,624 4,500 2.98% 3.00% 4,000 3,500 2.47% 2.50% 2.33% 2.27% 3,000 2.00% 2,500 1.76% 1.49% 1.53% 1.50% 2,000 1.35% 1,327 1,389 1,500 1.00% 958 1,000 864 689 0.69% 526 421 492 0.50% 500 0 0.00% Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu (Nguồn: Tổng hợp theo báo cáo thường niên các ngân hàng trong năm 2017) Thông qua biểu đồ cho thấy tình hình nợ xấu tại NCB và một số ngân hàng trong khu vực có quy mô cơ cấu vốn tương đương. NCB là ngân hàng đứng thứ hai về dư nợ xấu thấp nhất, đạt 526 tỷ đồng; đứng sau SaigonBank với dư nợ xấu đạt 421 tỷ đồng, ngân hàng có dư nợ xấu cao nhất là ngân hàng Sài Gòn-Hà Nội, đạt 4,624 tỷ đồng. Ttuy nhiên ta phải nhìn trên góc độ tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay mới cho thấy chính xác tình hình nợ xấu đang xảy ra giữa các ngân hàng. Trong đó ACB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất (0,69%); đứng thứ hai là ngân hàng TPB (1,35%); ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất lại là SAIGONBANK, ở mức cao nhất (2.98%); NCB là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu nằm ở mức trung bình (1.53%) cùng với những ngân hàng khác như VIETABANK (1.49%), OCB (1.76%). Tỷ lệ nợ xấu tại NCB vẫn thấp dưới ngưỡng an toàn theo thông lệ quốc tế là 3% 35
  51. Bảng 3.11: Cơ cấu tín dụng theo nhóm nợ tại NCB năm 2015 - 2017 (Đơn vị tính: Tỷ đồng) ST Năm 2015 Năm 2016 Tỷ trọng Năm 2017 Tỷ trọng T Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 1 Nợ nhóm 1 19,422 95% 23,493 93% 21% 30,440 95% 30% 2 Nợ nhóm 2 570 3% 1,482 6% 160% 1,178 4% -21% 3 Nợ nhóm 3 157 1% 150 1% -4% 118 0% -21% 4 Nợ nhóm 4 29 0% 22 0% -24% 91 0% 306% 5 Nợ nhóm 5 253 1% 204 1% -19% 284 1% 39% Tổng dư 20,431 100% 25,352 100% 24% 32,111 100% 27% nợ (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên NCB năm 2015 – 2017) Số liệu từ bảng cho thấy tỷ trọng tăng giảm qua các năm tại NCB có sự tập trung mạnh trong nợ nhóm 1 và đặc biệt tăng trưởng nhanh. Điều này cho thấy tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn trên tổng dư nợ cho vay ở ngân hàng Quốc Dân cao. Năm 2015 cho đến 2017 là những năm đầy biến động trong nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng. Ngân hàng TMCP Quốc Dân cũng như các ngân hàng khác đều chịu những ảnh hưởng mạnh mẽ. Lạm phát tăng cao, thị trường bất động sản đóng băng, tài cấu trúc ngân hàng, Tình hình kinh tế biến động ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đặc biêt là tình hình tín dụng của ngân hàng Biểu đồ 3.12: Tăng trưởng các nhóm nợ từ năm 2015 - 2017 . 35,000 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0 Nợ nhóm 1 Nợ nhóm 2 Nợ nhóm 3 Nợ nhóm 4 Nợ nhóm 5 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 36
  52. (Nguồn: Báo cáo thường niên NCB từ 2015-2017) Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng có thể thấy rõ nợ nhóm 1 hay nợ đủ tiêu chuẩn tăng mạnh qua các năm 2015-2017. Năm 2015 đạt 19,422 tỷ đồng tương ứng 95% tổng dư nợ cho vay. Đến năm 2016 đạt 23,493 tỷ đồng tương ứng 93% tổng dư nợ cho vay, tăng 4071 tỷ đồng khác 21% so với năm 2015. Năm 2017 đạt 30,440 tỷ đồng tương ứng 95% tổng dư nợ cho vay, tăng 6947 tỷ đồng khác 30% so với 2016. Tỷ lệ tăng trưởng trong giai đoạn 2016- 2017 vượt qua cả tỷ lệ tăng trưởng 2015-2016. Các nhóm nợ 2,3,4,5 luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay, nhóm nợ 2, 3 có xu hướng giảm trong khi nhóm nợ 4, 5 có xu hướng tăng. Nổi bật trong các nhóm này là nợ nhóm 2, năm 2015 đạt 570 tỷ đồng tương đương 3%. Năm 2016 đạt 1,482 tỷ đồng tương đương 6%, tăng 912 tỷ đồng khác 160% so với năm 2015. Năm 2017 đạt 1,178 tỷ đồng tương đương 4%, giảm 304 tỷ đồng khác 21% so với năm 2016. Nợ nhóm 2 hay nợ nghi ngờ là nhóm nợ xếp cao thứ hai sau nợ nhóm 1 tại ngân hàng Quốc Dân, điều này cho thấy rủi ro tín dụng tại NCB chủ yếu tập trung ở nợ nhóm 2, tuy nhiên tỷ trọng của nợ nhóm 2 trên tổng dư nợ cho vay vẫn nằm ở mức thấp. Có thể nói sự giảm đột biến của nợ nhóm 2 đa phần là do sự dịch chuyển trả về nợ nhóm 1, tránh được nguy cơ nhảy nhóm nợ, do trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều biến động, khách hàng thận trọng hơn trong đầu tư kinh doanh nên lượng vốn thu hồi về kịp, cũng như công tác quản trị của ngân hàng giúp việc thanh toán cho ngân hàng kịp thời, ít nhảy nợ nhóm, trễ hẹn trong khoảng 10-90 ngày. Số liệu đã cho thấy tình hình dư nợ của NCB rất khả quan. Sự giám sát các khoản vay tại ngân hàng Quốc Dân luôn được chú trọng và cải thiện. Nhìn chung đến hết năm 2017, NCB tiếp tục là một NH có hoạt động tín dụng tốt, hoạt động QTRRTD hiệu quả với tỷ lệ nợ xấu nằm ở mức bình quân ngành. Tuy năm 2017 đã có sự cải thiện về tình hình nợ quá hạn và nợ xấu, số liệu về nợ quá hạn, nợ xấu vẫn đang có xu hướng gia tăng. Điều này đòi hỏi NCB cần phải có những biện pháp xử lý rủi ro quyết liệt hơn nữa, chương trình QTRRTD chặt chẽ hiệu quả hơn nữa nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. 37
  53. 3.3 Phân tích thực trạng hoạt động QTRRTD tại ngân hàng Quốc Dân Từ sau năm 2014, NCB đã không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình với mục tiêu phát triển bền vững và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Hoạt động tín dụng tại NCB được tăng trưởng mạnh mẽ, biểu hiện thông qua số liệu tổng dư nợ cho vay tăng mạnh qua từng năm. Bên cạnh đó RRTD trong hoạt động tín dụng được phòng ngừa và hạn chế để đem lại lợi nhuận cao nhất đến từ hoạt động cho vay các đối tượng khách hàng. Những thành tựu này đạt được là nhờ vào quá trình xây dựng hệ thống QTRRTD được định hướng và tiếp cận các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel II. 3.3.1 Mô hình QTRRTD tại ngân hàng Quốc Dân Trong năm 2014, NCB thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý rủi ro có ba vòng kiểm soát chặt chẽ, đây là mô hình ba tuyến phòng thủ theo chuẩn Basel II được các ngân hàng quốc tế khuyến khích sử dụng và dần được thực hiện tại một số ngân hàng trong nước. Cơ cấu tổ chức của hệ thống QTRRTD hoạt động như sau: Vòng kiểm soát thứ nhất: Là các đơn vị trực tiếp kinh doanh như khối Ngân hàng bán lẻ, chuyên viên thẩm định tín dụng, tái thẩm định tín dụng và quản lý tín dụng .Đóng vai trò là đơn vị trực tiếp chịu trách nhiệm từ khâu nhận diện, đánh giá, kiểm soát và giảm thiểu rủi ro. Vòng kiểm soát thứ hai: Là các đơn vị quản lý rủi ro như khối Quản trị rủi ro và các khối hỗ trợ. ①. Khối Quản trị rủi ro bao gồm các bộ phận QLRR chuyên trách như bộ phận QLRR tín dụng, bộ phận QLRR hoạt động, bộ phận QLRR thị trường, phòng Giám sát tín dụng và phòng Pháp chế và Xử lý nợ. Các đơn vị quản lý rủi ro này có trách nhiệm thiết lập các chính sách, nguyên tắc, hạn mức kiểm soát và giám sát các nghiệp vụ và sản phẩm liên quan đến tín dụng. ②. Khối hỗ trợ gồm khối Vận hành, khối Công nghệ sẽ triển khai hỗ trợ các nghiệp vụ mang tính kỹ thuật công nghệ cho khối Quản trị rủi ro nhằm phát hiện ra rủi ro, xác định nguyên nhân rủi ro Vòng kiểm soát thứ ba: Là đơn vị kiểm toán nội bộ, trực thuộc Ban kiểm soát và không thuộc Ban điều hành nên việc đánh giá sẽ độc lập và khách quan so với việc đánh giá của hai vòng 1 và 2, điều này đảm bảo tính hợp lý và chính xác của việc quản lý rủi ro tại vòng 1 và 2. Bộ phận Kiểm toán nội bộ sẽ báo cáo số liệu đã được kiểm toán tới Hội đồng quản trị và 38
  54. Ủy ban QLRR, ngoài ra bộ phận này còn báo cáo các thiếu sót, sai phạm trong hoạt động của các đơn vị thuộc hai vòng trước có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, mục đích vẫn là xác định và sửa chữa các kẽ hở còn xuất hiện trong quy trình tín dụng tại ngân hàng, đảm bảo tính tuân thủ đối với các quy định hiện hành của ngân hàng. Ngoài ra để phòng ngừa các rủi ro phát sinh từ nội bộ, ngân hàng Quốc Dân đã xây dựng mô hình QTRRTD theo hướng mô hình tập trung nên có sự tách bạch trong 3 chức năng: Kinh doanh, tác nghiệp và quản trị rủi ro. Nên trách nhiệm trong việc kiểm soát các khoản vay được nâng cao và phát huy chuyên môn của từng vị trí cán bộ mỗi bộ phận. Mô hình này đảm bảo mọi rủi ro phát sinh trong hoạt động của NCB đều được nhận dạng, đánh giá và đo lường, kiểm soát và xử lý. NCB từng bước xây dựng và đồng bộ nâng cao chất lượng an toàn hoạt động. 3.3.2 Công tác phòng tránh RRTD 3.3.2.1 Nhận diện RRTD tại NCB Hiện tại NCB chưa có bộ phận chuyên trách hay hệ thống dự báo RRTD hiệu quả mà chủ yếu phụ thuộc vào các công văn chỉ đạo, chính sách tín dụng từ khối Quản trị rủi ro của NCB và dựa vào kinh nghiệm của mỗi cán bộ tín dụng để nhận diện, phân loại rủi ro đến từ khách hàng. Tại NCB chỉ thực hiện nhận biết RRTD thông qua đo lường, đánh giá cá dấu hiệu rủi ro đến tu khách hàng (chỉ tiêu tài chính, phi tài chính và tốc độ tăng trưởng ngành) và ngân hàng(cơ cấu tín dụng, tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng trích lập phòng), theo đó NCB có thể ban hành các chính sách tín dụng, thiết lập một quy trình cấp tín dụng chung cho khách hàng. Các cán bộ tín dụng tại mỗi đơn vị sẽ tự cập nhật chỉ đạo liên quan việc phòng tránh rủi ro, thông qua nghiệp vụ chuyên môn và công cụ hỗ trợ để nhận diện và phân loại rủi ro. Chính vì vậy công tác nhận diện rủi ro tại NCB chưa thể tổng hợp các loại rủi ro và thường đưa ra kết quả chậm, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng.  Về chính sách tín dụng: Để thực hiện bước đầu tiên trong quy trình quản lý RRTD, NCB phải hoạch định chiến lược quản trị và ban hành chính sách tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật và NHNN Việt Nam. Trong điều kiện kinh tế Việt Nam còn đang trong tình trạng khó khăn và để phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố, NCB ban hành chính sách tín dụng như sau 39
  55.  Hạn chế cho vay các doanh nghiệp lớn nhằm tránh rủi ro tập trung ở các doanh nghiêp lớn; tăng cường cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ để phù hợp với nguồn vốn huy động có hạn tại NCB, mang lại hiệu quả lợi nhuận cao.  Tập trung cho vay các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất mũi nhọn ít nhạy cảm với thời tiết hoặc biến động kinh tế như ngành xây dựng, buôn bán sửa chữa ô tô, vận tải, công nghiệp chế biến. Ngoài ra hoạt động cho vay tại NCB không phân biệt thành phần kinh tế, lĩnh vực kinh doanh mà đánh giá dựa trên các, tiêu chí về năng lực tài chính, phi tài chính; hiệu quả hoạt động kinh doanh, phương án kinh doanh  Tăng cường và mở rộng cho vay các sản phẩm tín dụng có kỳ hạn ngắn, vừa nhanh chóng gia tăng lợi nhuận vừa giảm thiểu rủi ro tín dụng. Đồng thời, ngân hàng vẫn tiếp tục cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư mang lại hiêu quả.  Xác định các mục tiêu tổng quát về dư nợ, cơ cấu tài chính của khách hàng, lĩnh vực hoạt động/ ngành nghề kinh doanh, quan hệ tín dụng giữa khách hàng với ngân hàng, tỷ lệ nợ quá hạn trong khoảng thời gian gần nhất (từ 3 năm đến 10 năm).  Ưu tiên những khoản vay có TSBĐ nhằm mục đích bảo đảm lợi ích của ngân hàng, vừa là cơ sở thu hồi vốn khi phát sinh tình hình nợ quá hạn và nợ xấu, vừa nâng cao thiện chí trả nợ của khách hàng vay vốn  Thực hiện đinh kỳ công tác phân loại nợ để kiểm tra, giám sát thường xuyên các khoản nợ với mục đích phát hiện sớm các dấu hiệu của khoản vay có vấn đề, từ đó liên hệ với khách hàng để đưa ra phướng hướng giải quyết tình hình nợ xấu.  Về tuân thủ quy trình cho vay: Căn cứ theo Quyết định số 49/ 2014/QĐ-TGĐ của HĐQT vào ngày 25/01/2014 về việc ban hành Quy chế cho vay của cho vay của Ngân hàng TMCP Nam Việt, NCB áp dụng quy trình có sự độc lập về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của 3 bộ phận: Bán hàng, tác nghiệp và quản lý tín dụng. Trong quy đinh áp dụng cho KH DN hay KHCN đến vay vốn tại NCB sẽ được xét duyệt hợp đồng theo cơ chế qua nhiều cấp, cụ thể quy trình cho vay tại NCB gồm 10 bước: - Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu, tư vấn hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ 40
  56. - Bước 2: Thẩm định hồ sơ và lập tờ trình thẩm định - Bước 3: Tái thẩm định tín dụng - Bước 4: Thông báo kết quả và bàn giao hồ sơ tín dụng - Bước 5: Thực hiên thủ tục bảo đảm tiền vay - Bước 6: Thực hiện thủ tục tín dụng - Bước 7: Giải ngân - Bước 8: Kiểm tra sau cho vay, thay đổi lãi suất va thu nợ - Bước 9: Tất toán và thanh lý hợp đồng tín dụng - Bước 10: Xử lý nợ quá hạn NCB thực hiện tốt việc tuân thủ quy trình cho vay để đem lại hiệu quả chất lượng tín dụng cho khách hàng và cho ngân hàng, từ khâu thẩm định đến khâu giải ngân đều được tăng cường quản lý. Một số điểm nổi bật trong quy trình cho vay tại NCB được cụ thể như sau:  Luôn thực hiện tra cứu CIC cho khách hàng pháp nhân và khách hàng thể nhân trước khi thực hiện thẩm định cho vay; lịch sử quan hệ tín dụng, tình trạng nợ và tình trạng tài sản bảo đảm của khách hàng tại các TCTD khác luôn được cập nhật đầy đủ là cơ sở để đi đến quyết định cho vay  Việc xác định thời hạn cho vay khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh và chu kỳ luân chuyển vốn của đối tượng cho vay, vì NCB chủ yếu cho vay khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tập trung ở một số lĩnh vực ngành nghề nhất định.  Quy trình cho vay tại NCB khá chi tiết và yêu cầu mức độ an toàn cao, có 10 bước cụ thể như sau:  NCB được quyền từ chối cấp tín dụng nếu khách hàng có phát sinh nợ xấu (nhóm 3 – 5) tại NCB, hoặc phát sinh nợ nhóm 2 tại bất kỳ TCTD nào khác, khách hàng phải có phương án kinh doanh khả thi đủ khả năng trả nợ và thực hiện trả nợ trước khi xin được cấp thêm tín dụng. Ngoài ra đối với khách hàng cá nhân có nhu cầu vay tiêu dùng, NCB chỉ thực hiện cơ chế phê duyệt tự động và áp dụng cho 3 sản phẩm: Cho vay tín chấp, cho vay tiêu dùng và thẻ Visa. Tuy nhiên cơ chế này chưa thực sự khởi sắc và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu tín dụng của NCB. 41
  57. 3.3.2.2 Đo lường RRTD tại ngân hàng Quốc Dân  Đo lường rủi ro ở cấp độ giao dịch: NCB sau khi tiếp nhận hồ sơ khách hàng tại phòng Quan hệ khách hàng sẽ tiến hành thẩm định và đánh giá liên tục thông qua hệ thống xếp hạng tín nhiệm nhằm xác định mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của khách hàng Hệ thống xếp hạng nội bộ của ngân hàng Quốc Dân cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng khác, là đều hướng tới mục đích đánh giá về RRTD của ngân hàng, các rủi ro xuất phát từ việc khách hàng không có khả năng hoàn trả vốn vay cũng như rủi ro do ngân hàng phải thực hiện cam kết bảo lãnh cho khách hàng với một bên thứ ba .Việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của NCB dựa trên hệ thống xếp hạng quốc tế như Moody’s hay Standard & Poor tuy nhiên vẫn có sự khác biệt tùy vào điều kiện khác nhau và do phương pháp luận. Ngân hàng Quốc Dân xếp hạng tín nhiệm của khách hàng doanh nghiệp và cá nhân thành 5 hạng mức có độ rủi ro từ thấp lên cao Bảng 3.13 : Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng tại NCB STT Xếp hạng Diễn giải Doanh nghiệp Cá nhân Tốt, mức xếp hạng uy tín cao nhất, khả năng hoàn trả 1 AA aa rất tốt Khá, khả năng hoàn trả tốt, tuy nhiên còn bị ảnh hưởng 2 A a bởi điều kiện kinh tế, tài chính Trung bình, khả năng trả nợ suy giảm nhưng vẫn còn 3 BB bb khả năng chi trả, tuy nhiên dễ bị ảnh hưởng bởi điều kiện kinh doanh, tài chính Trung bình yếu, khả năng trả nợ yếu và có nguy cơ phá 4 B b sản Yếu kém, xếp hạng uy tín thấp nhất, mất khả năng trả 5 C c nợ và tổn thất đã xảy ra (Nguồn: Quyết định số 49/ 2014/QĐ-TGĐ của HĐQT vào ngày 25/01/2014 về việc ban hành Quy chế cho vay của NCB) Quy trình chấm điểm và xếp hàng khách hàng tại NCB được tiến hành như sau, bao gồm 6 bước Bước 1: Thu thập thông tin 42
  58. Chuyên viên QHKH tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn: - Hồ sơ do khách hàng cung cấp: Giấy phép kinh doanh, báo cáo tài chính, giấy ủy quyền, giấy tờ pháp lý (Chứng minh nhân dân, xác nhận của tổ chức quản lý lao động, của chính quyền đại phương, văn bằng, chứng chỉ, ) - Phỏng vấn trực tiếp khách hàng - Các nguồn khác Bước 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngân hàng áp dụng biểu điểm khác nhau cho 4 loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác nhau, gồm: Nông, lâm, ngư nghiệp; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng;Công nghiệp Đối với cho vay tiêu dùng, chuyên viên QHKH tiến hành chấm điểm thông tin cá nhân (Tuổi; trình độ học vấn; tình trạng nhà ở; tình trạng gia đình; kinh nghiệm liên quan đến công việc hiện tại; ) Bước 3: Xác định quy mô doanh nghiệp Ngân hàng Quốc Dân xác định quy mô doanh nghiệp dựa trên 3 định mức sau - Doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp có tổng tài sản ≥ 100 tỷ đồng - Doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp có tổng tài sản ≥ 20 tỷ đồng - Doanh nghiệp có quy mô lớn là doanh nghiệp có tổng tài sản ≤ 20 tỷ đồng Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính Trên cơ sở xác định quy mô và ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp, chuyên viên QHKH chấm điểm các chỉ số tài chính của doanh nghiệp, dựa trên phương pháp định lượng và phân tích số liệu BCTC những năm gần nhất, bao gồm kết quả hoạt động kinh doanh, nhóm chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu cơ cấu vốn và chỉ tiêu sinh lợi. Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính Chuyên viên QHKH chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp bằng phương pháp định tính hay định lượng: a) Quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với Ngân hàng (Thời gian QHTD; Nợ quá hạn, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Ý thức trả nợ trong QHTD; Số TCTD doanh nghiệp đang có QHTD; Tình hình QHTD với các TCTD khác) (tương tự tiêu chí này còn được dùng để chấm điểm khách hàng cá nhân) 43
  59. b) Năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp (Kinh nghiệm làm việc; Kinh nghiệm lãnh đạo; Sự ổn định của lãnh đạo điều hành; Trình độ lãnh đạo; Khả năng hoạch định chiến lược; Khả năng kiểm soát của lãnh đạo) c) Kinh nghiệm hoạt động, vị thế và khả năng cạnh tranh (Số năm hoạt động của doanh nghiệp; Tiềm năng phát triển lâu dài của DN; Sự đa dạng hóa sản phẩm; Sự nổi tiếng của thương hiệu; Phụ thuộc và đối tác; Khả năng cạnh tranh) Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng Chuyên viên QHKH tiến hành chấm điểm, tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng cho khách hàng theo công thức sau: Điểm của KH = Điểm các chỉ tiêu tài chính * Trọng số phần tài chính + Điểm các chỉ tiêu phi tài chính * Trọng số phần phi tài chính Sau khi xác dịnh được điểm tổng hợp, chuyên viên QHKH xếp hạng DN như sau: Bảng 3.14 : Điểm xếp hạng tín nhiệm KHDN và KHCN tại NCB STT Số điểm đạt được Hạng khách hàng Doanh nghiệp Cá nhân 1 4.3 – 5 AA aa 2 3.5 – 4.2 A a 3 2.7 – 3.4 BB bb 4 1.9 – 2.6 B b 5 < 1.9 C c (Nguồn: Quyết định số 49/ 2014/QĐ-TGĐ của HĐQT vào ngày 25/01/2014 về việc ban hành Quy chế cho vay của NCB) Hệ thống xếp hạng cho vay doanh nghiệp hoặc cá nhân là nhằm hướng tới mục tiêu xác định RRTD từ phía khách hàng trong hoạt động cho vay, kết quả xếp hạng sẽ là cơ sở ngân hàng đưa ra quyết định cho vay hay không, thời gian xét duyệt nhanh chóng phụ thuộc vào mức độ thông tin chính xác và đầy đủ mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng.  Đo lường rủi ro ở cấp độ danh mục: Tại NCB chỉ thực hiện đo lường rủi ro danh mục thông qua chỉ số nợ quá hạn và nợ xấu, công tác đo lường sẽ được thực hiện tại Hội sở của ngân hàng Quốc Dân. 44
  60. Bảng 3.15: Đo lường nợ quá hạn, nợ xấu của NCB từ 2015-2017 (Đơn vị: Tỷ đồng) STT Năm 2015 Năm 2016 Tỷ trọng Năm 2017 Tỷ trọng Chỉ tiêu Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ 2016/2015 Giá trị Tỷ lệ 2017/2016 1 Nợ quá hạn 1,009 4.9% 1,859 7.3% 84% 1,670 5.2% -10% 2 Nợ xấu 439 2.1% 1,482 5.8% 238% 492 1.5% -67% Tổng dư nợ 20,431 100% 25,352 100% 24% 32,111 100% 27% (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên NCB từ 2015-2017) Nợ quá hạn năm 2015 đạt 1,009 tỷ đồng tương ứng 4.9%/Tổng dư nợ. Đến năm 2016 đạt 1,859 tỷ đồng tương ứng 7.3%/Tổng dư nợ, tăng 84% so với năm 2015. Đến năm 2017, nợ quá hạn đạt 1,670 tỷ đồng, tương ứng 5.2%/Tổng dư nợ, giảm 10% so với năm 2016 Nợ xấu năm 2015 đạt 439 triệu đồng tương ứng 2.1%/Tổng dư nợ. Đến năm 2016 đạt 1,482 tỷ đồng tương ứng 5.8%. Tổng dư nợ, tăng 238% so với năm 2015. Đến năm 2017 Nợ xấu đạt 492 triệu đồng tương ứng 1.5%/Tồng dư nợ, giảm 67% so với năm 2016. Biểu đồ 3.16: Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu tại NCB giai đoạn 2015 - 2017 8.0% 7.0% 6.0% 5.0% 4.0% 3.0% 2.0% 1.0% 0.0% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ quá hạn Nợ xấu (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên NCB từ 2015-2017) Từ bảng và biểu đồ, ta có thể thấy nợ quá hạn và nợ xấu tại NCB trong năm 2015 và 2017 nằm ở mức ổn định trong khoảng từ 2% dến 5%, năm 2016 lại cho thấy nợ quá hạn và 45
  61. nợ xấu tăng mạnh, lần lượt ở mức 7% và 6%, vượt qua ngưỡng an toàn theo quy định. Nợ xấu có ảnh hưởng rất lớn trong hiệu quả TD của chi nhánh, điều này đặt ra thách thức cho NCB trong việc cần thiết phải áp dụng ngay các biện pháp kiểm soát xử lý nợ kịp thời, hiệu quả, triệt để và quyết liệt nhằm giảm thiểu tối đa tác động RRTD có thể mang. Và cụ thể ở đây là nợ quá hạn, nợ xấu của NCB trong năm 2017 đã có sự cải thiện, mặc dù tỷ lệ nợ xấu thấp hơn so với quy định làm giảm cơ hội kinh doanh của ngân hàng. 3.3.2.3 Kiểm soát RRTD tại ngân hàng Quốc Dân Công tác kiểm soát RRTD là nội dung quan trọng trong QTRRTD tại NCB, thực hiện theo phương án: Phòng, chống và kiểm soát rủi ro phát sinh trong hoạt động ngân hàng; đảm bảo các hoạt động của các bộ phận , từng cán bộ trong ngân hàng đều được tuân thủ các quy định của pháp luật và NHNN; triển khai các chiến lược, chính sách, quy trình và quyết định ban hành bởi HĐQT phải được chặt chẽ và hiệu quả. Tại NCB thực hiện kiểm soát RRTD qua 3 biện pháp kiểm soát chính:  Kiểm soát bằng quy trình đánh giá liên tục Kiểm soát trước khi cho vay: Ngân hàng thực hiện thiết lập chính sách, thủ tục, quy trình cho vay; cán bộ thực hiện kiểm tra hồ sơ vay vốn và thẩm định, hồ sơ vay vốn phải đầy đủ thông tin về tính pháp lý và lịch sử quan hệ của khách hàng với ngân hàng, công tác thẩm định phải chính xác về số liệu và đưa ra được quan điểm của cán bộ tín dụng về khoản vay; hồ sơ phải có ý kiến của bộ phận phụ trách tín dụng và phải được xét duyệt thoogn qua của giám đốc quản lý. Kiểm soát trong khi cho vay: Sau khi giải ngân, ngân hàng ngoài giám sát khoản vay được thực hiện kiểm tra HĐTD một lần nữa, kiểm tra quá trình giải ngân bao gồm đối chiếu xác nhận của khách hàng với số liệu tại ngân hàng để có thể phát hiện ra các trường hợp như vay hộ, kê khai khống TSBĐ, điều tra sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng mục đích xin vay, ngoài ra còn để phát hiện lỗ hỗng trong ngân hàng xảy ra trường hợp cán bộ tín dụng thu nợ, lãi không nộp ngân hàng Kiểm soát sau khi cho vay: NCB thực hiện đôn đốc thu hồi nợ, kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập, đánh giá lại các khoản vay cũng như phương án kinh doanh, phương án trả nợ của khách hàng sau khi thu hồi nợ là cơ sở để nghiên cứu xác định phân khúc thị trường mục tiêu 46