Khóa luận Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình

pdf 86 trang thiennha21 26/04/2022 1820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hoat_dong_tin_dung_khach_hang_ca_nhan_tai_ngan_han.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình

  1. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự ổn định và phát triển kinh tế của đất nước. Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và ổn định khi có chính sách tiền tệ đúng đắn và hệ thống ngân hàng hoạt động đủ mạnh, có hiệu quả, có khả năng tập trung, thu hút nguồn vốn và phân bổ hợp lý vào các ngành sản xuất kinh doanh. Với sự phát triển lâu dài và bền vững, ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VIETINBANK) đã khẳng định được chổ đứng của mình trên thị trường nói chung cũng như trong lĩnh vực ngân hàng nói riêng. Cùng với đó, chi nhánh Đạingân hàng học TMCP Công kinh thương ttếỉnh QuHuếảng Bình trong những năm qua đã có những chuyển biến tích cực, kết quả kinh doanh ngày càng tốt và đạt được những thành công nhất định, để lại được dấu ấn sâu sắc trong lòng khách hàng, góp phần thúc đẩy kinh tế của tỉnh Quảng Bình phát triển trong những năm qua. Tín dụng là một trong những hoạt động thiết yếu của ngân hàng, đem lại phần lớn doanh thu, tín dụng ngân hàng đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế là người trung gian điều hòa quan hệ cung cầu về vốn cho nền kinh tế. Ngày nay, khi mức sống của con người ngày càng cãi thiện thì nhu cầu tiêu dùng, mua sắm, đầu tư, SXKD của các cá nhân cũng từng bước tăng lên vì vậy tất yếu nảy sinh nhu cầu vay vốn để thỏa mãn các nhu cầu đó. Cũng một phần từ lý do này các ngân hàng thương mại đã không ngừng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho vay đối với đối tượng khách hàng cá nhân để mong phát triển và chiếm lĩnh thị phần này. Thấy được vai trò quan trọng của công tác tín dụng nói chung và tín dụng khách hàng cá nhân đối với ngân hàng nói riêng và làm thế nào để giúp ngân hàng ngày càng nâng cao hiệu quả công tác tín dụng, đặc biệt là tín dụng đối với nhóm khách hàng là cá nhân trong thời gian thực tập tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình, em đã chọn đề tài: “Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình và để nhằm tìm ra một số giải pháp đề xuất cho hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 1
  2. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng tín dụng và hoạt động tín dụng đối với đối tượng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động tín dụng đặc biệt là đối với khách hàng cá nhân tại chi nhánh. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống lại các lý luận về NHTM và hoạt động tín dụng, quản trị tín dụng. - Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân của ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh Tỉnh Quảng Bình. - Trên cơĐại sở lý luậ n,học phân tích kinh tình hình vàtế nguyên Huế nhân đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Tỉnh Quảng Bình. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương Tỉnh Quảng Bình. - Về thời gian: đối với số liệu thứ cấp đề tài sử dụng số liệu 3 năm từ 2015 đến 2017. Đối với số liệu sơ cấp được thu thập từ ý kiến khách hàng trong thời gian từ ngày 22 tháng 1 năm 2018 đến ngày 20 tháng 3 năm 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu thứ cấp - Thu thập từ các báo cáo của phòng tổ chức hành chính, phòng tổng hợp, phòng bán lẻ, phòng kế toán. - Từ báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của VIETINBANK Quảng Bình qua các năm. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 2
  3. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa - Từ sách báo, tạp chí, internet, giáo trình, các công trình nghiên cứu, khóa luận, chuyên đề trước đó. 4.1.2. Dữ liệu sơ cấp - Sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn đối với cán bộ nhân viên ngân hàng đặc biệt là cán bộ tín dụng Phòng Bán lẻ để tìm hiểu quy trình tín dụng, các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng, quản trị tín dụng, học hỏi và trao đổi cách thức làm việc kinh nghiệm làm việc của cán bộ ngân hàng. - Sử dụng phiếu khảo sát lấy ý kiến của nhóm khách hàng cá nhân để thu thập thông tin ý kiến của khách hàng đối với hoạt động tín dụng tại chi nhánh bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Đối tượng khách hàng được khảo sát, lấy ngẫu nhiên những kháchĐại hàng học cá nhân đkinhã và đang làmtế h ồHuếsơ tín dụng tại Chi nhánh được lưu trữ tại phòng bán lẻ trong thời gian gần đây để phát phiếu khảo sát, sau đó thu hồi và tiến hành tổng hợp thông tin. - Sử dụng công thức sau để tính kích cỡ mẫu điều tra khách hàng cá nhân: 2 n = Z 1- α/2 Trong đó: n: kích cỡ mẫu p: tỷ lệ mẫu được lựa chọn so với tổng thể ε: sai số cho phép = 8% α=5% mức ý nghĩa ( độ tin cậy là 95%) 2 Z 1-α/2= 1,96: giá trị Z tương ứng với khoảng tin cậy cho phép Để đảm bảo kích thước mẫu đủ lớn và đủ tin cậy, nghiên cứu này chọn p = 0,5. Khi đó kích thước mẫu tối đa sẽ là : 2 n = Z 1- α/2 = = 151 SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 3
  4. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa 4.2. Phương pháp nghiên cứu, xử lý tài liệu - Nghiên cứu các tài liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại ngân hàng để chắt lọc nội dung cần thiết cho đề tài. - Thông qua các tài liệu khác như giáo trình, sách báo, internet để tổng hợp cơ sở lý luận. - Sau khi đã thu thập được số liệu tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp thông tin để đánh giá và tìm ra biện pháp nhằm nâng cao hiểu quả hoạt động tín dụng đối với khối khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình. - Xử lý và tính toán các số liệu thu thập được liên quan đến đề tài nghiên cứu tiến hành trên Đạimáy tính vhọcới phần m kinhền EXCEL. tế Huế 4.3. Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh để phân tích đặc điểm, tính chất của hoạt động tín dụng làm cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao công tác tín dụng khách hàng cá nhân tại chi nhánh VIETINBANK Quảng Bình. - Phương pháp thống kê mô tả để mô tả những đặc tính của dữ liệu thu thập được nhằm phân tích các đặc trưng của hoạt động tín dụng tại NHTM. - Phương pháp dãy số biến động theo thời gian để phân tích biến động và nêu lên xu thế biến động của các chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tín dụng qua đó làm căn cứ để dự đoán mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đó đến chất lượng tín dụng tại chi nhánh. - Đối với số liệu thu thập được từ bảng hỏi khách hàng được tính toán và xử lý bằng phần mền EXCEL, sử dụng các phương pháp so sánh; phân tích; tổng hợp; thống kê mô tả để nắm bắt được thông tin cơ bản của khách hàng, đánh giá chất lượng dịch vụ tín dụng tại chi nhánh, qua đó có thêm những đề xuất cho chi nhánh. - Ngoài ra các phương pháp trên còn được xử dụng trong đề tài để thấy được tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong thời gian qua và đề xuất phương hướng hoạt động trong thời gian tới. 5. Kết cấu khóa luận Nội dung bài khóa luận tốt nghiệp gồm 3 phần: PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 4
  5. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình (Vietinbank Quảng Bình) Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đại học kinh tế Huế SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 5
  6. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại Có rất nhiều khái niệm về NHTM và ở mỗi quốc gia khác nhau hình thành một khái niệm khác nhau. Ở Việt Nam, theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/GH12 năm 2010, NHTM được định nghĐạiĩa như sau: họcNgân hàngkinh thương tếmại làHuế loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. Để làm rõ hơn về định nghĩa trên, Luật này còn định nghĩa: Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ: nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Như vậy, NHTM phân biệt một cách rõ ràng với các TCTD phi ngân hàng khác. NHTM cũng là một tổ chức tín dụng như những TCTD khác nhưng nó thực hiện toàn bộ các hoạt động của ngân hàng như nhận tiền gửi, thanh toán mà các TCTD phi ngân hàng không có. 1.1.2. Đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thương mại Trong giáo trình Tín dụng-Ngân hàng, Phan Thị Cúc (2008) có chỉ ra các đặc điểm kinh doanh của ngân hàng thương mại như sau: SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 6
  7. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa - Vốn và tiền vừa là phương tiện kinh doanh, vừa là mục đích kinh doanh, vừa là đối tượng kinh doanh. Các NHTM hoạt động dựa trên một phần vốn tự có và nguồn vốn từ huy động, thực hiện hai hình thức hoạt động là kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng. Ngân hàng huy động nguồn tiền nhàn rỗi từ nền kinh tế để thực hiện cấp tín dụng và các dịch vụ khác. Hoạt động kinh doanh NHTM là hình thức kinh doanh kiếm lời, theo đuổi mục tiêu lợi nhuận là chủ yếu - Ngân hàng kinh doanh chủ yếu bằng vốn của người khác. Bên cạnh nguồn vốn tự có của ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn nhất và giữ vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của NHTM là nguồn vốn huy động. Nguồn vốn này được ngân hàngĐại thu hút thọcừ các cá nhân,kinh tổ chứ c tếtrong Huếnền kinh tế. Ngân hàng có quyền sử dụng nguồn vốn này để đầu tư kiếm lời nhưng phải chịu trách nhiệm hoàn trả cả vốn gốc và tiền lãi tương ứng cho khách hàng. - Khách hàng của ngân hàng bao gồm nhiều đối tượng khác nhau và hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Hoạt động của NHTM hướng đến tất cả các đối tượng, thành phần kinh tế hoạt động trong mọi lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Bất kỳ nhu cầu nào phát sinh như gửi tiền, vay vốn hay sử dụng các dịch vụ thanh toán, thẻ, của ngân hàng đều được đáp ứng đầy đủ dựa trên các nguyên tắc hoạt động. - Trong quá trình kinh doanh, các ngân hàng có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với các ngân hàng trong và ngoài nước. Người ta gọi hiện tượng này là tính liên kết trong hệ thống ngân hàng. Hệ thống các NHTM được đặt dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của NHNN, nên tất cả các hoạt động của ngân hàng đều phải tuân theo sự điều chỉnh của NHNN. Bên cạnh đó, do nhu cầu trao đổi, thanh toán giữa các khách hàng khác ngân hàng nên trong hệ thống ngân hàng cần có sự liên kết hoạt động, hỗ trợ lẫn nhau. Đồng thời, khách hàng của ngân hàng cũng có thể là một ngân hàng khác, vì vậy mối quan hệ giữa các ngân hàng càng chặt chẽ. Ngoài ra, với xu hướng hội nhập quốc tế, hợp tác toàn cầu, nhu cầu giao lưu, hợp tác càng được mở rộng từ đó hệ thống ngân hàng trong nước cũng ngày càng liên kết với các ngân hàng nước ngoài. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 7
  8. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa - Các sản phẩm ngân hàng có quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách riêng từng sản phẩm hay nhóm sản phẩm để đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh. Trong nội bộ một ngân hàng, các sản phẩm ngày càng được đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, các sản phẩm luôn có mối quan hệ chặt chẽ, từ sản phẩm huy động đến cho vay, các dịch vụ thẻ, Sản phẩm của ngân hàng phát triển theo hướng bổ sung cho nhau, ngày càng hoàn thiện, không loại trừ lẫn nhau. Khi một sản phẩm mới ra đời thì các sản phẩm trước đây vẫn được duy trì sử dụng một cách hiệu quả. 1.1.3. Chức năng của ngân hàng thương mại Với tính chất đặc biệt của ngân hàng là kinh doanh tiền tệ, Phan Thị Cúc (2008) chỉ ra: NHTM có các chức năng cơ bản: chức năng trung gian tín dụng (trung gian tài chính), chức năngĐại trung họcgian thanh kinh toán (thủ qutếỹ c ủHuếa khách hàng) và chức năng tạo tiền. 1.1.3.1. Chức năng trung gian tín dụng Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM là cầu nối giữa những người có vốn tạm thời dư thừa và những người có nhu cầu về vốn. Ngân hàng hoạt động khai thác các khoản vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để hình thành nên quỹ cho vay cung ứng tín dụng cho nền kinh tế. Trong nền sản xuất hàng hóa phát triển, chức năng trung gian tín dụng của ngân hàng đóng vai trò hết sức quan trọng, tạo lợi ích cho các chủ thể tham gia kinh doanh và lợi ích chung của nền kinh tế. - Đối với người gửi tiền: Họ được hưởng lãi suất tiền gửi, các khoản tiền gửi được đảm bảo an toàn, được sử dụng các dịch vụ thanh toán tiện lợi. - Đối với người vay tiền: Họ sẽ được thỏa mãn nhu cầu về vốn kinh doanh, nhu cầu về chi tiêu, thanh toán mà không phải tiêu tốn nhiều chi phí sức lực, thời gian - Đối với ngân hàng: Được hưởng chênh lệch về lãi suất giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất tiền vay, được hưởng hoa hồng môi giới - Đối với nền kinh tế: Thông qua chức năng trung gian tín dụng làm thúc đẩy kinh tế tăng trưởng vì đáp ứng nhu cầu về vốn, đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách liên tục và mở rộng quy mô sản xuất. Biến vốn không hoạt động thành vốn hoạt động, kích thích quá trình luân chuyển vốn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 8
  9. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Bên cạnh các hoạt động về tín dụng, các ngân hàng còn thực hiện dịch vụ tài chính như bảo lãnh, chiết khấu, từ đó biến NHTM trở thành trung gian tài chính và là trung gian tài chính quan trọng nhất. 1.1.3.2. Chức năng trung gian thanh toán Đây là chức năng quan trọng của NHTM. Ngân hàng đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua và người bán Khi nó thực hiện yêu cầu của khách hàng trích tiền từ tài khoản tiền gửi để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, hoặc nhập một khoản tiền vào tài khoản tiền gửi từ việc bán hàng hóa thì nó hiển nhiên trở thành thủ quỹ của khách hàng. Nhờ thực hiện chức năng này cho phép làm giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khốĐạii lượng thanhhọc toán bkinhằng chuyể n tếkho ản.Huế Điều này làm giảm bớt chi phí cho xã hội về in tiền, vận chuyển, bảo quản tiền tệ, tiết kiệm nhiều chi phí về giao dịch, thanh toán. Thêm vào đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển Tiền – Hàng. Hầu hết các khoản giao dịch thanh toán qua ngân hàng có giá trị lớn, phạm vi thanh toán không chỉ bó hẹp từng khu vực, địa phương mà còn lan rộng trong phạm vi cả nước và phát triển trên phạm vi quốc tế. Như vậy, các mối quan hệ kinh tế xã hội được thực hiện trên cả bình diện quốc nội lẫn quốc tế. Điều này không những thúc đẩy kinh tế xã hội trong nước phát triển mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế thương mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển. Các chức năng của NHTM có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Trong đó, chức năng trung gian tín dụng là cơ bản tạo cơ sở cho việc thực hiện chức năng thanh toán. Đồng thời NHTM thực hiện tốt chức năng trung gian thanh toán sẽ làm tăng nguồn vốn tín dụng, mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng. 1.1.3.3. Chức năng tạo tiền Thông qua hoạt động nhận tiền gửi, cho vay và thực hiện thanh toán, các NHTM tạo ra một khối lượng tiền tệ là Bút tệ cho nền kinh tế, đây là thành phần lớn của khối tiền tệ trong nền kinh tế hiện nay. Một ngân hàng sau khi nhận một món tiền gửi, trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng sẽ có số dư. Với số tiền này, sau khi đã để lại một khoản dự trữ bắt SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 9
  10. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa buộc, ngân hàng có thể sử dụng bằng cách đem đi đầu tư, cho vay từ đó nó sẽ chuyển sang vốn của người khác, ngân hàng khác. Số tiền ban đầu của khách hàng gửi tiền tại ngân hàng không mất đi, mà thông qua NHTM đã tạo thêm một khoản tiền mới cho nền kinh tế. Kết hợp giữa chức năng trung gian thanh toán và trung gian tín dụng tạo cho NHTM có khả năng tạo ra tiền ghi sổ thể hiện trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại NHTM. Từ một khoản tiền gửi ban đầu qua nghiệp vụ cho vay dưới hình thức chuyển khoản đã làm cho số dư trên tài khoản tiền gửi trong hệ thống NHTM tăng lên. Khối lượng tiền do các NHTM tạo ra có ý nghĩa kinh tế to lớn, nó mở ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu sử dụng tiền của xã hộiĐại bên cạnh họclượng tiề nkinh do NHTW pháttế hành.Huế 1.1.4. Các hoạt động chủ yếu của NHTM Ngân hàng thương mại luôn có những hoạt động đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi để bắt kịp với sự thay đổi chóng mặt của nền kinh tế. Theo Hồ Diệu (2001), giáo trình Tín dụng ngân hàng, NHTM có những hoạt động chính sau: 1.1.4.1. Hoạt động huy động vốn  Khái niệm Huy động vốn là việc các NHTM sử dụng các phương thức khác nhau nhằm thu hút các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội để phục vụ cho mục đích kinh doanh của mình.  Ý nghĩa Huy động vốn không chỉ mang ý nghĩa là một trong những hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của NHTM mà còn có ý nghĩa quan trọng không kém đối với bản thân khách hàng. - Đối với ngân hàng Hoạt động huy động vốn giúp ngân hàng tạo được nguồn vốn dồi dào, chất lượng đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, thông qua hoạt động huy động vốn, có thể đánh giá được uy tín và độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 10
  11. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa - Đối với khách hàng Thông qua việc gửi tiền tại ngân hàng, khách hàng có thể tăng thêm thu nhập từ tiền lãi nhận được. Đây có thể coi là một kênh đầu tư an toàn đối với khách hàng. Đồng thời, với nguồn vốn dồi dào từ công tác huy động, ngân hàng dễ dàng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, ngân hàng được coi là nơi cất giữ tiền an toàn đối với khách hàng. Khi gửi tiền vào ngân hàng, mọi người không phải lo lắng, cảnh giác như khi cất tiền ở nhà. Hơn nữa thông qua đó, khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về ngân hàng, có nhiều cơ hội để tiếp cận với các dịch vụ của ngân hàng. Các hình thức huy động vốn  NhĐạiận tiền ghọcửi kinh tế Huế Huy động vốn bằng tiền gửi là hình thức huy động vốn thường xuyên, được thực hiện qua các chủ thể: tổ chức kinh tế, dân cư, kho bạc Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác. Nhận tiền gửi từ các tổ chức kinh tế Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế gồm: một bộ phận vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng (Vốn lưu động); hoặc sử dụng cho mục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định (các quỹ, quỹ đầu tư phát triển, quỹ đầu tư tài chính, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng ). Các tổ chức kinh tế gửi tiền ở ngân hàng dưới các hình thức: tiền gửi không kỳ hạn hay tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi ký quỹ. Nhận tiền gửi từ dân cư Tiền gửi của dân cư là một bộ phận thu nhập của dân cư gửi tại ngân hàng bao gồm các loại như sau: - Tiền gửi thanh toán: ngân hàng thực hiện mở tài khoản các nhân phục vụ cho nhu cầu nhận và chuyển tiền của chủ tài khoản. Ngược lại, ngân hàng cũng huy động được nguồn vốn dưới dạng tiền gửi có tính chất không kỳ hạn và sử dụng nó vào các hoạt động kinh doanh khác của mình. - Tiền gửi tiết kiệm: mục đích của nguồn tiền gửi này là an toàn và sinh lợi. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 11
  12. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa + Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi tích luỹ, không mang tính giao dịch mà khách hàng có thể rút bất kỳ lúc nào. + Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: là loại tiền gửi mang tính truyền thống của ngân hàng và chiếm tỷ trọng lớn trong các loại tiền gửi của ngân hàng.  Phát hành giấy tờ có giá Giấy tờ có giá là chứng nhận của tổ chức tín dụng phát hành để huy động vốn trong đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả gốc và lãi, các điều khoản cam kết khác của tổ chức tín dụng với người mua. Thể hiện là các kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng Huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá là hình thức huy động không thường xuyên.Đại Nguồn v ốhọcn huy độ ngkinh gắn liền vtếới m ụHuếc đích nhất định của tổ chức huy động. Vì vậy, khi thực hiện hình thức huy động này, ngân hàng cũng cần có kế hoạch huy động hết sức cụ thể, xác định rõ các nội dung như: quy mô vốn cần huy động; loại tiền huy động, đối tượng huy động, thời hạn huy động, thời gian phát hành, lãi suất, cách thức trả lãi và nợ gốc  Đi vay, huy động tiền gửi của ngân hàng khác Ngoài hình thức nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá, các NHTM còn có thể huy động vốn thông qua việc đi vay từ các tổ chức tín dụng khác trong và ngoài nước hoặc vay NHNN dưới hình thức tái chiết khấu các giấy tờ có giá. Đây là hình thức huy động không thường xuyên và mang tính nhất thời. Hiện nay, hệ thống ngân hàng có sự liên kết rất chặt chẽ với nhau. Các NHTM thực hiện mở tài khoản tại các NHTM khác để phục vụ cho mục đích thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền, hoặc để lấy lãi. Vì vậy, ngân hàng có thể tạm thời sử dụng nguồn vốn này khi cần thiết. 1.1.4.2. Hoạt động tín dụng NHTM được cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân dưới các hình thức như cho vay, chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN. Trong đó, hoạt động cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 12
  13. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa  Cho vay Cho vay là một chức năng kinh tế hàng đầu của các ngân hàng, nó hổ trợ cho các doanh nghiệp, cá nhân và các cơ quan Chính phủ tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Đồng thời thông qua các khoản cho vay của ngân hàng, thị trường sẽ có thêm thông tin về hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng, mang lại cho ngân hàng một nguồn thu lớn về lãi tiền vay. Thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Có hai loại hình cho vay. Đó là cho vay trực tiếp, đây là loại hình tín dụng truyền thống và phổ biến của NHTM. Và cho vay gián tiếp, là một khoản vay được thực hiện duới các hình thức: chiết khấu chứng từ có giá hoặc mua lại các chứng từ nợ thương mại theoĐại thỏa thu họcận giữa ngân kinh hàng vớ itế các kháchHuế hàng, bao thanh toán.  Cho thuê tài chính Cho thuê tài chính là loại hình nghiệp vụ tín dụng trung dài hạn mới hình thành và phát triển từ những thập niên 60 của thế kỷ XX. Đây là loại hình tài trợ dưới hình thức cho thuê máy móc thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và được thực hiện qua công ty con của NHTM (Công ty cho thuê tài chính).  Bảo lãnh ngân hàng Bảo lãnh ngân hàng là tín dụng bằng chữ ký, nhờ chứng thư bão lãnh của ngân hàng mà người được bảo lãnh có thể được ký kết hoặc thực hiện các hợp đồng kinh tế, thương mại, hợp đồng tài chính một cách thuận lợi. Bảo lãnh có rủi ro vì ngân hàng bảo lãnh buộc phải thực hiện nghĩa vụ của mình (ngân hàng bảo lãnh phải đứng ra trả tiền thay cho người được bảo lãnh). Trong hoạt động kinh tế, thương mại, tài chính, các chứng thư bảo lãnh của ngân hàng đều rất có uy tín, được tin tưởng không những trong phạm vi một nước mà cả trên phạm vi quốc tế.  Hoạt động đầu tư NHTM là một tổ chức kinh tế, ngoài việc thực hiện nghiệp vụ tín dụng còn được quyền thực hiện các nghiệp vụ đầu tư tạo ra lợi nhuận ngày càng nhiều càng tốt. Đầu tư của ngân hàng có thể được phân thành hai nhóm lớn. Đầu tư trực tiếp, là hình thức ngân hàng bỏ vốn đầu tư trực tiếp, quản lý và sử dụng nguồn vốn của mình SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 13
  14. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa để tạo ra lợi nhuận. Đầu tư tài chính (đầu tư chứng khoán), là hình thức đầu tư linh hoạt, nguời đầu tư có thể dể dàng thay đổi danh mục đầu tư theo hướng có lợi. 1.1.4.3. Các hoạt động khác Ngoài hai hoạt động cơ bản là huy động vốn và sử dụng vốn thì NHTM cũng thực hiện các dịch vụ trung gian cho khách hàng của mình. Các dịch vụ này được coi là hoạt động trung gian bởi vì khi thực hiện các hoạt động này ngân hàng không đứng vai trò là con nợ hay chủ nợ mà đứng ở vị trí trung gian để thỏa mãn nhu cầu khách hàng về dịch vụ mà khách hàng cần, trên cơ sở đó ngân hàng thu phí dịch vụ. Ngày nay, do nhu cầu phát triển của nền kinh tế đòi hỏi hoạt động dịch vụ ngân hàng càng mở rộng về số lượng và chất lượng. Các ngân hàng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, ápĐại dụng các học công ngh kinhệ tiên tiến vàotế ho Huếạt động ngân hàng, thực hiện tốt khâu thanh toán không dùng tiền mặt như ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán séc, thanh toán bù trừ, thực hiện chuyển tiền qua mạng máy tính, thực hiện thanh toán bằng thẻ tín dụng từ đó, góp phần làm tăng thu nhập cho ngân hàng. Đồng thời, vẫn duy trì các nghiệp vụ ngân hàng truyền thống, thông qua việc đa dạng hóa các hoạt động, các NHTM có thể vừa tăng thu nhập vừa có thể cạnh tranh với các định chế tài chính phi ngân hàng trong lĩnh vực cung ứng các sản phẩm tài chính. 1.2. Những vấn đề chung về tín dụng ngân hàng 1.2.1. Khái niệm của tín dụng ngân hàng Theo Hồ Diệu (2001), giáo trình “Tín dụng ngân hàng” định nghĩa: Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa Ngân hàng với bên đi vay (là các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nền kinh tế) trong đó ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. 1.2.2. Bản chất của tín dụng ngân hàng Về bản chất, tín dụng là một công cụ của NHTM trong việc thực hiện chức năng trung gian tài chính trong quá trình vận hành vốn của nền kinh tế. Yếu tố tất yếu trong việc tồn tại, hình thành và sử dụng nguồn vốn cho vay xuất phát từ sự cần thiết khách quan trong việc: - Giải quyết mâu thuẫn giữa việc tạo lập thường xuyên một nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, sử dụng ngân sách quốc SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 14
  15. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa gia và ngân sách gia đình với việc sử dụng nguồn vốn đó một cách tối ưu để phục vụ sản xuất kinh doanh. - Đảm bảo quá trình luân chuyển vốn một cách liên tục trong điều kiện nền kinh tế vận hành trên cơ sở hoạt động của nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành với chu kỳ luân chuyển vốn khác nhau. - Đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và nền kinh tế. 1.2.3. Chức năng của tín dụng ngân hàng Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Tín dụng thu hút đại bộ phận tiền tệ nhàn rỗi trong nền kinh tế và phân phối lại vốn đó dưới hình thức cho vay nhờ đó điều hòa vốn tín dụng từ nơi thừa vốn đến nơi thiếu vốn. Sự điĐạiều hòa manghọc tính chkinhất tạm thờ i tếvà ph ảHuếi trả lãi. Việc phân phối lại vốn tiền tệ dưới hình thức tín dụng được thực hiện bằng hai cách: phân phối trực tiếp và gián tiếp.  Phân phối trực tiếp là việc phân phối vốn từ nơi chủ thể có vốn tạm thời chưa sủ dụng sang chủ thể trực tiếp sủ dụng vốn đó cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Phương pháp này được thực hiện trong quan hệ tín dụng thương mại và việc phát hành trái phiếu của các công ty  Phân phối gián tiếp là việc thực hiện thông qua các tổ chức tài chính trung gian như ngân hàng, công ty tài chính Chức năng tiết kiệm tiền mặt: Hoạt động tín dụng ngày càng mở rộng và phát triển đa dạng trong nền kinh tế thị trường hiện nay, từ đó đã thúc đẩy việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ giữa các đơn vị kinh tế. Điều này sẽ làm giảm được khối lượng giấy bạc lưu thông, làm giảm được chi phí lưu thông giấy bạc ngân hàng, đồng thời cho phép nhà nước điều tiết một cách linh hoạt khối lượng tiền tệ nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu tiền tệ cho sản xuất và lưu thông hàng hóa phát triển. Chức năng kiểm soát các hoạt động của nền kinh tế: Trong việc thực hiện chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ nhằm phục vụ yêu cầu tái sản xuất, tín dụng có khả năng phản ánh một cách tổng hợp và nhạy bén tình hình hoạt động của nền kinh tế, do đó tín dụng còn được coi là một trong những SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 15
  16. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát, thúc đẩy quá trình thực hiện các chiến lược phát triển kinh tế. Mặt khác, trong khi thực hiện chức năng tiết kiệm tiền mặt, gắn liền với việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, tín dụng có thể phản ánh và kiểm soát quá trình phân phối sản phẩm quốc dân trong nền kinh tế. 1.2.4. Vai trò của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa cung và cầu về vốn trong nền kinh tế: Trong xã hội luôn có người thừa vốn cần đầu tư và người thiếu vốn muốn đi vay. Song những người này khó có thể trực tiếp gặp nhau hoặc có thể gặp nhau thì chi phí cao và không kịp thời. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại đã thỏa mãn những lo lắngĐại đó của nh họcững ngư ờkinhi có vốn và tếđáp ứHuếng nhu cầu của những người cần vốn, có nghĩa là các ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian nhận tiền gửi từ tất cả các thành phần kinh tế và cho vay lại các đơn vị, cá nhân trong nền kinh tế. Tín dụng ngân hàng là công cụ mạnh mẽ để thúc đẩy quá trình tập trung và điều hòa vốn trong nền kinh tế. Các NHTM đã thu hút được hầu hết các nguồn tiền nhàn rỗi về tay mình và từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của nền kinh tế. Nhờ đó đã góp phần cung ứng và điều hòa vốn trong từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, tạo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách trôi chảy đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động, bổ sung tăng cường tài sản cố định làm cho quá trình sản xuất được tuần hoàn, thúc đẩy sản xuất lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững. Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hóa, luân chuyển tiền tệ, điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông và kiểm soát lạm phát: Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền tệ trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát. Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển kinh tế với các nước: SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 16
  17. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Thông qua các hình thức như nhận ủy thác đầu tư, mở và thanh toán thư tín dụng, bảo lãnh hàng hóa xuất nhập khẩu, chuyển tiền nhanh đi các nơi tín dụng ngân hàng đã trực tiếp tham gia trong quan hệ thanh toán quốc tế, các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tài trợ cho các hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu, đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất trong nước thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển nhằm phục vụ tốt cho tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế và mở ra giao lưu giữa nước ta với các nước trên thế giới, tăng cường mối quan hệ tốt đẹp giữa nước ta với các nước trên thế giới. 1.2.5. Phân loại tín dụng Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Lê Thẩm Dương (2006) phân loại tín dụng theo cácĐại tiêu th ứhọcc sau: kinh tế Huế  Căn cứ vào mục đích cho vay: Cho vay sản xuất kinh doanh công thương nghiệp, cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay chuyển nhượng vốn bất động sản, cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu  Căn cứ vào hình thức đảm bảo: Cho vay có tài sản đảm bảo dựa trên cơ sở bảo đảm tiền vay như thế chấp, cầm cố, bảo lãnh của bên thứ 3 và cho vay không có tài sản đảm bảo dựa trên uy tín của khách hàng.  Căn cứ vào thời hạn tín dụng: Cho vay ngắn hạn (Có thời hạn đến 12 tháng), cho vay trung hạn (Có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng), cho vay dài hạn (Có thời hạn trên 60 tháng).  Căn cứ vào phương thức cho vay: Cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo hạn mức thấu chi, cho vay theo món. 1.3. Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.3.1. Các vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Phần lớn doanh thu của các NHTM thường đến từ hoạt động tín dụng vì vậy mà chú trọng đến hoạt động tín dụng là một vấn đề quan trọng tất yếu của mỗi một NHTM. Các doanh nghiệp nói chung và các NHTM nói riêng đều hoạt động hướng tới mục tiêu tồn tại và phát triển an toàn, bền vững nâng cao năng lực cạnh tranh của bản thân mình. Do vậy mà hoạt động tín dụng luôn xoay quanh các mục tiêu: SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 17
  18. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Tăng trưởng bền vững lợi nhuận: Muốn tồn tại thì kinh doanh phải trang trải đủ chi phí và tích lũy lợi nhuận để mở rộng kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh. Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh mang lợi nhuận lớn nhất của NHTM, đòi hỏi các NHTM phải có chính sách quản trị tín dụng phù hợp với điều kiện kinh tế của xã hội và bản thân mình để có đủ sức cạnh tranh đặc biệt trong thời buổi cơ chế thị trường cạnh tranh đầy khốc liệt. Gắn phát triển thị phần với kiểm soát tín dụng, hạn chế rủi ro: Tập trung đầu tư phát triển thị phần mà không có sự kiểm soát hay không thể kiểm soát được không những không có lãi mà còn không thu được vốn đầu tư, thua lỗ và hơn nữa có thể dẫn đến phá sản. VìĐại lợi nhu ậhọcn đa phầ nkinh từ tín dụng tếnên rủHuếi ro cơ bản bao trùm dẫn đến sự suy yếu của các NHTM cũng ở hoạt động tín dụng. Vậy nên muốn tồn tại phải cạnh tranh, phát triển tuy nhiên phải có hoạt động quản trị thật tốt để hạn chế tối đa các rủi ro. 1.3.2. Công cụ thực hiện hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 1.3.2.1. Công cụ trực tiếp Hạn mức tín dụng: Để đạt được mục tiêu phát triển lành mạnh và an toàn, NHTM lựa chọn khách hàng và xác định hạn mức tín dụng đối với họ. Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà khách hàng được ngân hàng cung cấp. Tùy theo những thông tin khách hàng đã cung cấp và được ngân hàng xác minh như tài sản bảo đảm, thu nhập thường xuyên, mức độ ổn định của thu nhập, nghĩa vụ trả nợ với những món nợ đang có cùng mức độ khả tín mà ngân hàng sẽ tính toán ra hạn mức này. Ngân hàng cũng sẽ theo dõi các lịch sử tín dụng và từ đó có sự điều chỉnh hạn mức thích hợp cho khách hàng. Tiêu chuẩn cấp tín dụng: NHTM quy định các điều kiện cấp tín dụng có tính bắt buộc đối với khách hàng vay vốn. Các tiêu chuẩn này phải phù hợp với các điều kiện cấp tín dụng do NHNN qui định nhằm duy trì sự an toàn và những trật tự ổn định trên thị trường tín dụng. NHTM thường đưa ra các tiêu chuẩn cấp tín dụng có tính chặt chẽ hơn qui định chung của NHNN. Cơ cấu bộ máy quản lý tín dụng: Các NHTM liên tục mở rộng mạng lưới chi nhánh, nhân sự để có thể bao quát được tất cả các khu vực, tăng cường phát triển các gói sản phẩm dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu vay vốn của khách hàng. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 18
  19. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa 1.3.2.2. Công cụ gián tiếp Lãi suất: Là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ người cho vay. Cụ thể, lãi suất là phần trăm tiền gốc phải trả cho một số lượng nhất định của thời gian mỗi thời kỳ. Các mục tiêu lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ và được tính tới khi sử lý các biến số như đầu tư, lạm phát và thất nghiệp. Đây là công cụ phổ biến được sử dụng trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: Là một quy định của NHTW về tỷ lệ giữa tiền mặt và tiền gửi mà các NHTM bắt buộc phải tuân thủ để đảm bảo tính thanh khoản. Các ngân hàng có thể giĐạiữ tiền m ặthọc cao hơn hokinhặc bằng t ỷtếlệ d ựHuếtrữ bắt buộc nhưng không được phép giữa tền mặt ít hơn tỷ lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các NHTM phải vay thêm tiền mặt, thường là từ NHTW để đảm bảo tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Dự trữ thanh toán: Là khối lượng tiền mặt tối thiểu NHTM phải duy trì tại kho tiền của mình để đảm bảo khả năng chi trả cho khách hàng. Cơ chế hoạt động giống như dự trữ bắt buộc. Bản thân NHTM sử dụng công cụ dự trữ bắt buộc và dự trữ thanh toán để điều tiết tín dụng tại các chi nhánh của mình. 1.3.3. Các hình thức bảo đảm tín dụng của ngân hàng thương mại 1.3.3.1. Giới thiệu chung về các hình thức bảo đảm tín dụng Bảo đảm tín dụng hay còn gọi là bảo đảm tiền vay là việc TCTD áp dụng các biện pháp nhằm phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để thu hồi được các khoản nợ đã cho khách hàng vay. Để đảm bảo tiền vay thực sự hiệu quả đòi hỏi giá trị bảo đảm phải lớn hơn nghĩa vụ được bảo đảm, tài sản dùng làm bảo đảm nợ vay phải tạo ra được ngân lưu (Phải có giá trị và phải có thị trường tiêu thụ), có đầy đủ cơ sở pháp lý để người cho vay có quyền xử lý tài sản dùng làm bảo đảm tiền vay. 1.3.3.2. Các hình thức bảo đảm tín dụng Theo Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12 năm 1999 của Chính phủ về việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng: bảo đảm tín dụng có thể thực hiện bằng nhiều cách, bao gồm đảm bảo bằng tài sản thế chấp, bảo đảm bằng tài sản cầm cố, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, bảo đảm bằng hình thức bảo lãnh của bên thứ ba. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 19
  20. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Bảo đảm bằng tài sản thế chấp: - Thế chấp bằng bất động sản. - Thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Bảo đảm bằng tài sản cầm cố: - Tài sản hữu hình như xe cộ, máy móc, hàng hóa, vàng bạc, và các loại tài sản khác. - Tiền trên tài khoản tiền gửi hoặc tiền tệ. - Giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, thương phiếu. - Quyền tài sản phái sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, các quyền phái sinh từ tàiĐại sản khác. học kinh tế Huế - Lợi tức và quyền phát sinh từ tài sản cầm cố. Bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay: - Chính phủ, thủ tướng Chính phủ quyết định giao cho ngân hàng cho vay đối với khách hàng và đối tượng vay. - Ngân hàng cho vay trung, dài hạn với các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống nếu khách hàng vay và tài sản hình thành từ vốn vay đáp ứng được các điều kiện khách hàng vay có tín nhiệm, có khả năng tài chính để trả nợ, có dự án đầu tư khả thi. Bảo đảm bằng hình thức bão lãnh: - Bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba là việc bên thứ ba cam kết với bên cho vay về việc sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên đi vay, nếu không thực hiện hoặc không thể hiện đúng nghĩa vụ trả nợ. - Bảo lãnh bằng tín chấp của tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội là biện pháp bảo đảm tiền vay trong trường hợp cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, theo đó tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội tại cơ sở bằng uy tín của mình bảo lãnh cho bên đi vay. 1.4. Quy trình tín dụng căn bản của ngân hàng thương mại [9] Khái niệm: Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp, mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 20
  21. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Ý nghĩa: Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại. Một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng và để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn. Quy trình tín dụng căn bản: Bước 1: Lập hồ sơ vay vốn: Bước này do cán bộ tín dụng thực hiện ngay sau khi tiếp xúc khách hàng. Nhìn chung một bộ hồ sơ vay vốn cần các thông tin như: + Năng lựĐạic pháp lý, học năng lự c kinhhành vi dân tếsự củ aHuế khách hàng. + Khả năng sử dụng vốn vay. + Khả năng hoàn trả nợ vay. Bước 2: Phân tích tín dụng: Phân tích tín dụng là xác định khả năng hiện tại và tương lai của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và hoàn trả nợ vay. Mục tiêu: - Tìm kiếm những tình huống có thể xay ra dẫn đến rủi ro cho ngân hàng, dự đoán khả năng khắc phục những rủi ro đó, dự kiến biện pháp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất cho ngân hàng. - Phân tích tính chân thật của những thông tin đã thu thập được từ phía khách hàng trong bước 1, từ đó nhận xét thái độ, thiện chí của khách hàng làm cơ sở cho việc ra quyết định cho vay. Bước 3: Ra quyết định tín dụng: Ngân hàng sẽ ra quyết định đồng ý hoặc từ chối với một hồ sơ vay vốn của khách hàng. Khi ra quyết định, thường mắc hai sai lầm cơ bản: - Đồng ý cho vay với một khách hàng không tốt. - Từ chối cho vay với một khách hàng tốt. Cả hai sai lầm này đều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 21
  22. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Bước 4: Giải ngân: Ngân ngàng sẽ tiến hành phát tiền cho khách hàng theo hạn mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng tín dụng. Nguyên tắc giải ngân: Phải gắn liền sự vận động tiền tệ với sự vận động hàng hóa hoặc dịch vụ có liên quan, nhằm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và đảm bảo khả năng thu nợ. Nhưng đồng thời cũng tạo sự thuận lợi, tránh gây phiền hà cho công việc sản xuất kinh doanh của khách hàng. Bước 5: Giám sát tín dụng: Nhân viên tín dụng thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế của khách hàng, hiện trạng tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng, để đảm bảo khả năng thuĐại nợ. học kinh tế Huế Bước 6: Thanh lý hợp đồng: Đây là khâu kết thúc của quy trình tín dụng. khâu này gồm có các việc quan trọng cần xử lý như thu nợ cả gốc và lãi, tái xét hợp đồng tín dụng, thanh lý hợp đồng tín dụng 1.5. Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hoạt động tín dụng của NHTM Doanh số cho vay: Phản ánh các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho khách hàng vay, không xét đến việc khoản tín dụng đó đã được thu về hay chưa, thường được xác định theo tháng, quý, hoặc năm. Doanh số thu nợ: Phản ánh các khoản thu nợ gốc mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân hàng kể cả các khoản vay của năm nay và những năm trước đó, kể cả thanh toán dứt điểm hợp đồng và thanh toán một phần. Dư nợ cho vay: Là toàn bộ số tiền mà ngân hàng đã cho vay nhưng chưa thu hồi nợ, dư nợ được tính tại một thời điểm xác định. Dư nợ quá hạn: Phản ánh những khoản nợ vay không trả nợ đúng hạn, được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng trả nợ đúng hạn và không chấp thuận cho cơ cấu lại SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 22
  23. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa thời hạn trả nợ thì toàn bộ số dư nợ vay của hợp đồng tín dụng đó được coi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm sút, đôi khi dẫn đến thua lỗ. Nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng thấp. Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có: Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản có = (Dư nợ/ Tổng tài sản) * 100% Đánh giá sơ bộ tình hình sử dụng vốn của ngân hàng. Nguồn vốn cao, doanh số cho vay cao nhưng tỷ lệ dư nợ thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động có hiệu quả, thu nợ tăng, người vay vốn hoàn tất việc trả nợ. Hệ số thuĐại nợ: học kinh tế Huế Hệ số thu nợ = Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của ngân hàng, biểu hiện khả năng thu nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn: Tỷ lệ nợ quá hạn = (Nợ quá hạn/ Dư nợ) *100% Chỉ số này càng thấp phản ánh chất lượng tín dụng càng cao, hiệu quả hoạt động của ngân hàng cao cho thấy công tác xử lý nợ quá hạn là tốt, chất lượng tín dụng tốt, ngược lại chỉ số này càng cao phản ánh chất lượng tín dụng càng thấp, công tác thu hồi nợ thấp ảnh hưởng đến việc kinh doanh của ngân hàng Vòng quay vốn tín dụng: Cho biết số vòng chu chuyển của vốn tín dụng trong một năm, nếu vòng quay vốn tín dụng cao thì ngân hàng đạt hiệu quả cao trong việc cho vay và thu hồi nợ. Nếu vòng quay vốn tín dụng thấp thì ngân hàng sẽ gặp trở ngại trong cho vay và thu nợ. Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ kỳ hoạt động/ Dư nợ bình quân kỳ hoạt động SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 23
  24. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH (VIETINBANK QUẢNG BÌNH) 2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình 2.1.1. Giới thiệu về chi nhánh Tên đầy đủ: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh tỉnh Quảng Bình Đại học kinhTên giaotế d ịch:HuếVietinBank Quảng Bình Slogan: VietinBank Nâng giá trị cuộc sống Giấy CNĐKKD số: 0100111948 – 079 Địa chỉ: 50 Lý thường kiệt, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình Điện thoại: 0232.3844688 Fax: 0232.3840531 Hình 2.1: Trụ sở VietinBank Quảng Bình 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình được thành lập ngày 05 tháng 02 năm 2004 theo quyết định số 28/HĐQT - NHCT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam. VietinBank Quảng Bình là thành viên thuộc Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, có trụ sở chính tại 50 Lý Thường Kiệt, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình. VietinBank Quảng Bình có vai trò tạo lập vốn, đáp ứng nhu cầu tín dụng cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, cung cấp các dịch vụ Ngân hàng góp phần thực hiện các chương SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 24
  25. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa trình mục tiêu phát triển kinh tế của hệ thống Ngân hàng nhà nước Việt nam do thống đốc Ngân hàng nhà nước đề ra và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Bình. Ngay từ khi bắt đầu hoạt động, với sự thiếu thốn cả về cơ sở vật chất cũng như nhân sự chủ chốt, tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ngân hàng Nhà nước tỉnh và đặc biệt là Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam, Vietinbank Quảng Bình đã nhanh chóng vượt qua khó khăn để là một trong những NHTM giữ vững vai trò chủ đạo trong hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đến nay, Vietinbank Quảng Bình đã có 06 phòng nghiệp vụ, 5 phòng giao dịch với số lượng cánĐại bộ nhân học viên 71 ngưkinhời. Trải quatế r ấtHuế nhiều biến động về nhân sự (đặc biệt là đội ngũ Cán bộ lãnh đạo Vietinbank Quảng Bình), hiện nay đội ngũ cán bộ hiện tại có bề dày kinh nghiệm và đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, được đào tạo chính quy về lĩnh vực tài chính, ngân hàng, có kiến thức về thị trường, có khả năng thích nghi nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, Vietinbank Quảng Bình đang ngày càng củng cố vị thế của mình trên địa bàn và được nhiều khách hàng biết đến lựa chọn giao dịch. Từ định hướng cốt lõi đã được Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam đưa ra là mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng, Vietinbank Quảng Bình đang xây dựng một phong cách làm việc năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp; đề cao tính tuân thủ, hiệu quả, bền vững theo đúng chuẩn mực quốc tế. Với phương châm đó, Vietinbank Quảng Bình luôn nỗ lực không ngừng để đem lại chất lượng dịch vụ tốt nhất, hiệu quả kinh doanh cao nhất, vì lợi ích của khách hàng. 2.1.3. Chức năng của chi nhánh, nhiệm vụ của Chi nhánh VietinBank chi nhánh Quảng Bình cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước gồm huy động vốn, cho vay đầu tư, bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, thanh toán và tài trợ thương mại, chuyển tiền, thẻ và ngân hàng điện tử, tư vấn đầu tư tài chính, cho thuê tài chính như các chi nhánh khác của hệ thống ngân hàng Công Thương Việt Nam. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 25
  26. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Với slogan Nâng giá trị cuộc sống, VietinBank chi nhánh Quảng Bình đã liên tục đổi mới và phát triển trong những năm qua. Hiên nay, các hoạt động chủ yếu của chi nhánh có thể kể tới: Nhận tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kì hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ. Cho vay bằng hình thức hợp vốn, thực hiện liên kết, liên doanh với các tổ chức kinh tế. Tiếp nhĐạiận vốn vay, học tài trợ ckinhủa các tổ ch tếức kinh Huế tế, các tổ chức tiền tệ tín dụng trong nước và quốc tế. Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, các dịch vụ mua bán và chuyển đổi ngoại tệ, thanh toán thẻ và séc du lịch. Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền cho khách có yêu cầu. Tham gia thanh toán qua mạng SWIFT. Dịch vụ tư vấn trong đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và trong các lĩnh vực tiền tệ tín dụng khác. Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế như VISA, MASTER CARD. Dịch vụ Ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash Card). Thực hiện các nghiệp vụ cầm cố, chiết khấu cho vay tiêu dùng với các đối tượng khách hàng. 2.1.4. Các dịch vụ ngân hàng của chi nhánh  Huy động vốn: - Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân Việt Nam; các tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sinh sống và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 26
  27. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa - Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, vốn ủy thác của Chính Phủ, chính quyền địa phương và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước và nước ngoài theo quy định. - Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. - Chi nhánh ngân hàng TMCP Công thương tỉnh Quảng Bình huy động vốn bằng VNĐ, ngoại tệ, cần thiết có thể huy động VNĐ bảo đảm giá trị theo giá vàng và bằng vàng.  Hoạt động tín dụng và đầu tư: - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân. - Cho vayĐại trung hạhọcn, dài h ạnkinh nhằm thự ctế hiệ n Huếcác dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân. - Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo quy định của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. - Đầu tư dưới các hình thức như: góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức kinh tế khác; đại lý cho thuê tài chính khi được ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cho phép.  Kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế: - Mua bán, thu đổi ngoại tệ - Thanh toán quốc tế trực tiếp tới các quốc gia.  Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: - Mở tài khoản cho khách hàng trong nước và ngoài nước. - Cung ứng các phương tiện thanh toán. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng. - Thực hiện thu và phát tiền mặt cho khách hàng, cung cấp dịch vụ kiểm ngân tại chổ, dịch vụ thu hộ và chi hộ theo yêu cầu của khách hàng. - Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 27
  28. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa  Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: - Thu, phát tiền mặt, mua bán vàng bạc; dịch vụ máy rút tiền tự động 24/24 (ATM), dịch vụ thẻ; nhận bảo quản, cất giữ, chiết khấu thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; thẻ thanh toán; nhận ủy thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, đại lý chứng khoán, các dịch vụ ngân hàng khác được ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam cho phép. - Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng dưới hình thức trực tiếp tư vấn cho khách hàng. 2.1.5. Cơ cấu tổ chức: Căn cứ vàĐạio Quy ch họcế hiện hành kinh của Ngân hàngtế TMCPHuế Công thương Việt Nam và các văn bản hướng dẫn, cơ cấu tổ chức của VietinBank Quảng Bình hiện nay được thống nhất tổ chức như sau: Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy ngân hàng TMCP tỉnh Quảng Bình (Nguồn: Phòng TCHC Ngân hàng TMCP Công thương tỉnh Quảng Bình) SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 28
  29. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận: - Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 02 phó giám đốc. Các phó giám đốc là người được giám đốc ủy quyền để quản lý điều hành đơn vị trong phạm vi được ủy quyền. Giám đốc trực tiếp phụ trách phòng Khách hàng doanh nghiệp, phòng kế hoạch tổng hợp, công tác tổ chức, công tác chi tiêu. Các Phó giám đốc còn lại phụ trách các phòng ban còn lại theo sự phân công ủy quyền trong từng thời kỳ. - Giám đốc: Lương Hải Lưu - Phó giám đốc: Đặng Việt Hà - Phó giám đốc: Lê Thu Đông - Phòng khách hàng doanh nghiệp: Đây là phòng có vị trí quan trọng nhất trong hoạt động kinhĐại doanh c ủhọca đơn vị. Phòngkinh khách tế hàng Huếdoanh nghiệp có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh quản lý, khai thác và bán các sản phẩm cho các khách hàng là tổ chức/Doanh nghiệp có doanh thu từ 5 tỷ trở lên. Phòng khách hàng doanh nghiệp có nhiệm vụ chính: Quan hệ khách hàng, khai thác nguồn vốn; Cung cấp nghiệp vụ tín dụng; Cung cấp các sản phẩm dịch vụ; Công tác khác (đầu mối thông tin với Trụ sở chính, đầu mối triển khai các hoạt động Marketing ) đối với toàn bộ mảng khách hàng đã được phân khúc - Phòng Bán Lẻ: Đây cũng là một trong những phòng có vị trí quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh của đơn vị. Phòng Bán lẻ có chức năng tham mưu cho Ban lãnh đạo Chi nhánh quản lý, khai thác và bán các sản phẩm cho các khách hàng là cá nhân và Doanh nghiệp có doanh thu dưới 5 tỷ. Phòng khách bán lẻ có nhiệm vụ chính: Quan hệ khách hàng, khai thác nguồn vốn; Cung cấp nghiệp vụ tín dụng; Cung cấp các sản phẩm dịch vụ; Công tác khác (đầu mối thông tin với Trụ sở chính, đầu mối triển khai các hoạt động Marketing ) đối với toàn bộ mảng khách hàng đã được phân khúc - Phòng tổ chức – hành chính: Thuộc khối hỗ trợ, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc. Phòng Tổ chức hành chính có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc toàn bộ các vấn đề liên quan đến công tác quản lý cán bộ, văn phòng, hành chính quản trị của Chi nhánh. - Phòng kế toán: Thuộc khối tác nghiệp. Hoạt động chủ yếu là kế toán thanh toán. Đóng vai trò thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc ra quyết SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 29
  30. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa định của ban giám đốc. Phòng kế toàn còn thực hiện nhiệm vụ giải ngân các hợp đồng tín dụng và giao dịch với KH. - Phòng tiền tệ kho quỹ: Với nhiệm vụ hằng ngày là thực hiện những hoạt động liên quan đến thu chi, lưu trữ và quản lý tiền mặt cho NH. - Phòng Tổng hợp: Với chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại Chi nhánh. Phòng có các nhiệm vụ chính: Theo dõi, đôn đốc chỉnh sửa sau thanh tra; Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh (biến động lãi suất, triển khai kế hoạch kinh doanh, cân đối vốn ); tính toán, phân bổ mức hoàn thành chỉ tiêu của các phòng ban; phân tích tình hình tài chính toàn chi nhánh để tham mưu chiến lược phát triển; Đầu mối trong côngĐại tác phát họctriển mạ ngkinh lưới, ISO, tếbáo cáo,Huế tổng kết; Nghiên cứu đề xuất cải tiến dịch vụ; Đầu mối trong công tác quản lý rủi ro hoạt động, phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố; Đầu mối trong công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro - Phòng giao dịch Ba Đồn, Lệ Thủy, Bố Trạch (loại 1): Đây là 03 Phòng giao dịch loại 1 của Vietinbank Quảng Bình. Phòng có đầy đủ chức năng hoạt động như một chi nhánh thu nhỏ (loại trừ các dịch vụ liên quan lĩnh vực Tài trợ thương mại) bao gồm các nghiệp vụ: Huy động tiền gửi của dân cư, cấp tín dụng cho Cá nhân và tổ chức, cung cấp hấu hết các dịch vụ theo quy định. - Phòng giao dịch Đồng Hới, Chợ Ga, Hải Đình (loại 2): Đây là 03 Phòng giao dịch loại 2 của Vietinbank Quảng Bình. Phòng hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ như Phòng giao dịch loại 1 (loại trừ nghiệp vụ cấp tín dụng cho tổ chức) SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 30
  31. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa 2.1.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2015 - 2017 ĐVT: Tỷ đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 CHỈ TIÊU SL ĐạiTL(%) họcSL kinhTL(%) SLtế HuếTL(%) SL TL(%) SL TL(%) Tổng thu nhập 100 100 100 308,971 417,560 518,131 108,589 35.15 100,571 24.09 Thu lãi tiền gửi 121,538 39,34 153,367 36,73 158,885 30,66 31,829 26.19 5,518 3.60 Thu lãi cho vay 162,856 52,71 226,282 54,19 320,299 61,82 63,426 38.95 94,017 41.55 Thu từ dịch vụ 7,245 2,34 10,132 2,43 11,771 2,27 2,887 39.85 1,639 16.18 Thu khác 17,332 5,61 27,779 6,65 27,176 5,25 10,447 60.28 (603) (2.17) Tổng chi phí 100 100 100 272,465 375,693 452,105 103,228 37.89 76,412 20.34 Chi phí trả lãi tiền gửi 82,015 30,1 102,787 27,36 112,018 24,77 20,772 25.33 9,231 8.98 Trả lãi tiền vay 133,299 48,93 190,647 50,75 246,855 54,6 57,348 43.02 56,208 29.48 Chi phí hoạt động dịch vụ 0,7 0,54 0,7 1,895 2,042 3,156 147 7.76 1,114 54.55 Chi phí nhân viên 14,497 5,32 18,592 4,95 26,427 5,85 4,095 28.25 7,835 42.14 Chi phí quản lý 3,06 5,52 4,3 8,351 20,744 19,443 12,393 148.40 (1,301) (6.27) Chi phí khác 11,89 10,88 9,78 32,408 40,881 44,206 8,473 26.14 3,325 8.13 Lợi nhuận trước thuế 36,506 41,867 66,026 5,361 14.69 24,159 57.70 (Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tỉnh Quảng Bình) SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 31
  32. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa - Về thu nhập: Tình hình thu nhập của ngân hàng trong giai đoạn 2015 - 2017 có chiều hướng tăng. Tổng thu nhập năm 2015 đạt 308,971tỷ đồng, năm 2016 tăng 108,589 tỷ đồng so với năm 2015, tăng 35.15%. Bước sang năm 2017, thu nhập tăng thêm 100,571 tỷ đồng so với năm 2016, tăng 24.09%. Điều này thể hiện tình hình kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này tương đối ổn định, tăng đều qua các năm. Trong đó, thu từ lãi tiền gửi tăng dần qua 3 năm cho thấy tiền gửi của ngân hàng vào NHNN và các tổ chức tín dụng khác tăng lên. Năm 2016 tăng 31,829 tỷ đồng so với năm 2015, tăng 26.19%; năm 2017 tăng 5,518 tỷ đồng so với năm 2016, tỷ lệ tăng là 3.60%. Thu từ dịch vụ cĐạiũng có xu học hướng tăng kinh lên, tuy nhiêntế tỷHuếlệ tăng không ổn định cũng giống như tỷ lệ tăng của thu lãi từ tiền gửi. Thu dịch vụ năm 2016 tăng 2,887 tỷ đồng, tăng 39.85% so với năm 2015. Đến năm 2017, khoản thu này tăng nhưng tỷ lệ tăng lại giảm hơn so với năm 2016. Cụ thể, thu dịch vụ năm 2017 tăng 1,639 tỷ đồng, tăng 16.18% so với năm 2016. Hiện nay, các ngân hàng trong đó có VietinBank Quảng Bình chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ hiện đại để thu hút khách hàng đến với mình nhiều hơn do đó các khoản thu từ dịch vụ dự kiến sẽ còn tăng mạnh ở các năm tiếp theo. Bên cạnh đó, thu nhập từ lãi cho là một nguồn thu chính của ngân hàng cũng có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2015, thu từ lãi cho vay đạt 162,856 tỷ đồng, năm 2016 đạt 226,282 tỷ đồng, năm 2017 đạt 320,299 tỷ đồng. Năm 2016, thu lãi cho vay tăng 63,426 tỷ đồng so với năm 2015, tăng 38.95%. Đến năm 2017, nhờ việc ngân hàng chú trọng hơn hoạt động cho vay, xây dựng thêm các gói vay mới, phù hợp với nhu cầu người vay mà tỷ lệ tăng đã cao hơn so với năm 2016, tăng 94,017 tỷ đồng chiếm 41.55%. Các nguồn thu nhập khác như phí, lệ phí, thu từ kinh doanh ngoại hối, đầu tư tài chính tăng trong năm 2016 nhưng đến năm 2017 lại giảm đi. Theo như số liệu ở bảng kết quả kinh doanh, có thể thấy các chỉ tiêu về tình hình thu nhập đều tăng. Trong đó thu lãi từ tiền cho vay luôn chiếm tỷ trọng cao trên 50% trong tổng thu nhập hằng năm, đây luôn là khoản thu nhập lớn nhất của các ngân hàng thể hiện hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng của ngân hàng. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 32
  33. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa - Về chi phí: Tổng chi phí của ngân hàng trong giai đoạn này có chiều hướng tăng. Chi phí năm 2016 tăng 103,228 tỷ, tăng 37,89% so với năm 2015; năm 2017 tăng 76,412 tỷ đạt 452,105 tỷ, tăng 20,34 so với năm 2016. Nguyên nhân do các khoản chi phí của ngân hàng đa số đều tăng như chi phí trả lãi tiền vay, chi phí dịch vụ, chi phí nhân viên Điều này cho thấy cùng với sự phát triển đầu tư kinh tế Tỉnh Quảng Bình trong các năm qua, Chi nhánh Vietinbank Quảng Bình có những chính sách tăng cường những khoản đầu tư phát triển Chi nhánh. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của ngân hàng là chi phí về lãi tiền gửi, bởi vì hầu hết các hoạĐạit động kinh học doanh, đkinhầu tư của ngântế hàngHuế được tài trợ từ nguồn vốn huy động từ tiền gửi. Năm 2015, chi phí trả lãi tiền gửi là 82,015 tỷ đồng, chiếm 30,1%; năm 2016, chi phí trả lãi tiền gửi là 102,787 tỷ đồng, chiếm 27,36%; năm 2017, chi phí này là 112,018 tỷ đồng, chiếm 24,77% trong tổng chi phí. Cùng với khoản chi phí về lãi tiền gửi thì chi phí trả lãi vay cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của ngân hàng. Nguồn vốn từ đi vay giúp ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản trong ngắn hạn và bù đắp cho các hoạt động kinh doanh khi nguồn vốn huy động không đáp ứng đủ. Tuy nhiên, chi phí cho nguồn vốn này là rất lớn, do đó ngân hàng cần cân nhắc kỹ càng khi xử dụng nguồn vốn này. Cụ thể trong năm 2015, chi phí trả lãi tiền vay chiếm 48,93%; năm 2016 chiếm 54,75%, năm 2017 chiếm 54,6% trong tổng chi phí. - Về lợi nhuận: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Theo phân tích thì tình hình thu nhập và chi phí của ngân hàng có nhiều biến động, cả hai chỉ tiêu đều có xu hướng tăng lên trong các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng là không ổn định. Lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt 36,506 tỷ đồng, năm 2016 tăng 5,361 tỷ đồng đạt 41,867 tỷ đồng, chiếm 14,69%; năm 2017 tăng so với năm 2016 24,159 tỷ đồng đạt 66,026 tỷ đồng, chiếm 57.7% . SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 33
  34. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tỉnh Quảng Bình có xu hướng tăng, lợi nhuận trước thuế tăng dần qua 3 năm. Đây có thể coi là kết quả tốt đối với ngân hàng trong giai đoạn 2015 – 2017. Bảng 2.2: Tình hình cho vay của ngân hàng giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: tỷ đồng Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL SL SL SL TL(%) SL TL(%) Doanh số cho vayĐại5.688 học6.457 kinh8.169 tế Huế769 13,52 1712 26,51 Doanh số thu nợ 5.173 6.587 7.108 1414 27,33 521 7,9 Dư nợ ngày 31/12 2.800 3.640 4.797 840 30 1157 31,79 Nợ xấu ngày 31/12 27,7 15,7 18,4 (12) (43,32) 2,7 17,2 Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,99 0,43 0,88 (0,56) 0,45 (Nguồn: Phòng Tổng hợp NH TMCP Công thương tỉnh Quảng Bình) Hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng, vì vậy hoạt động cho vay được coi là hoạt động tín dụng của ngân hàng. Hoạt động này mang lại nguồn thu chính cho ngân hàng và có thể quyết định đến quy mô, uy tín, sự tồn tại của ngân hàng. Đây là hoạt động luôn được chú trọng và có doanh số tăng qua các năm, năm 2016 đạt 6.457 tỷ đồng tăng 769 tỷ so với năm 2015; năm 2017 đạt 8.169 tỷ, tăng 1.712 tỷ so với năm 2016. Mức dư nợ cho vay của ngân hàng trong những năm qua đều tăng. Năm 2016 tăng 840 tỷ đồng, tăng 30% so với năm 2015; năm 2017 tăng 1157 tỷ đồng, tăng 31,79% so với năm 2017. Mức tăng trưởng trên là khả quan, giúp chi nhánh có thể tự sử dụng nguồn vốn huy động để đáp ứng nhu cầu vay vốn, tăng chênh lệch lãi suất thu về từ đó làm tăng lợi nhuận. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm các khoản nợ quá hạn, nợ nghi ngờ và nợ dưới tiêu chuẩn. Chính vì vậy, chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 34
  35. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Trong giai đoạn 2015 – 2017, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có sự biến động không ổn định giảm từ từ 0,99% – 0,043% từ năm 2015 đến năm 2016; năm 2017 tăng lên 0,88%, tuy nhiên trong giai đoạn 2015 đến 2017 tỷ nợ xấu giảm và nằm trong mức quy định của NHNN, điều này cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn này tốt. Một phần nguyên nhân do mục đích sử dụng tiền vay của khách hàng đúng mục đích, hoạt động kinh doanh thuận lợi, do công tác quản trị tốt của Ngân hàng và CBTD theo sát việc nhắc nợ cho khách hàng. Kết quả này còn cho thấy đã có sự kiểm soát chặt chẽ hơn trong hoạt động tín dụĐạing của ngân học hàng, ckinhhất lượng qu tếản lý Huếtín dụng, công tác thu hồi nợ được đẩy mạnh, ngày một nâng cao. 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Quảng Bình 2.2.1. Phân tích tình hình tín dụng cá nhân tại Chi nhánh giai đoạn 2015 - 2017 Đối tượng khách hàng cá nhân là nhóm khách hàng có thời gian vay vốn đa dạng, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, trung dài hạn. Đối với những khoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân như: mua sắm nhà cửa, mua xe ô tô thường là những khoản vay trung, dài hạn. Đối với những khoản vay phục vụ nhu cầu SXKD chủ yếu là những món vay ngắn hạn. Nhóm đối tượng này có đặc điểm có số lượng rất lớn, có nhu cầu vay đa dạng nhưng không thường xuyên và các khoản vay thường nhỏ, mỗi khu vực khác nhau thì nhu cầu vay vốn lại khác nhau bởi vì vậy mà chi phí Ngân hàng phải bỏ ra cho đối tượng khách hàng cá nhân là tương đối lớn gây nên việc lãi suất cho vay có xu hướng cao hơn nhóm khách hàng doanh nghiệp. Đối với VietinBank Quảng Bình hoạt động với định hướng “Ngân hàng bán lẻ” tập trung chủ yếu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hộ kinh doanh cá thể, các cá nhân hộ gia đình là thành phần kinh tế chủ yếu của địa phương thì nhóm khách hàng cá nhân là một thị phần tương đối quan trọng. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 35
  36. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa 2.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay đôi với khách hàng cá nhân Bảng 2.3: Tình hình cho vay nhóm cá nhân tại VietinBank Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch Chênh lệch Đại học kinh tế Huế 2016/2015 2017/2016 SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Doanh số cho vay 1.643 100 1.836 100 2.417 100 193 11,74 581 31,64 Theo thời hạn  Ngắn hạn 1.334,28 81,21 1.509 82,19 2.177 90,07 174,72 13.09 668 44,27  Trung, dài hạn 308,72 18,79 327 17,81 240 9,93 18,28 05,92 (87) (26,61) Theo mục đích vay  Tiêu dùng 1.096,87 66,76 1.233,98 67,21 1667,78 69 137,11 12,5 433,8 35,15  SXKD 546,13 33,24 602,02 32,79 749,27 31 55,89 10,23 147,25 24,46 (Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Quảng Bình) SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 36
  37. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Theo số liệu thu được từ thực tế tại VietinBank Quảng Bình trong giai đoạn 2015 – 2017, doanh số cho vay tại Chi nhánh liên tục tăng qua các năm trong đó có các khoản vay cá nhân. Doanh số cho vay cá nhân năm 2016 tăng 193 tỷ so với năm 2015, đạt 11,74%; năm 2017 đạt mức 2.417 tỷ tăng 581 tỷ so với năm 2016, đạt 31,64%. Khoảng thời gian này Chi nhánh VietinBank Quảng Bình chú trọng bám sát mục tiêu mở rộng đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình, các DNSVM theo như định hướng phát triển “Ngân hàng bán lẻ”, luôn có những chính sách ưu đãi dành riêng cho nhóm khách hàng này nên số lượng khách hàng cá nhân tìm đến Chi nhánh để vay vốn ngày càng tăng, dẫn đến doanh số cho vay giai đoạn này liên tục tăng. Hoạt độngĐại cho vay nghọcắn hạn luônkinh chiếm tỷtếtrọng Huế cao trong tổng doanh số cho vay nhóm khách hàng cá nhân, loại cho vay này có thời hạn đến 12 tháng và được sử dụng để phục vụ nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân. Năm 2016 doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng cá nhân đạt 1.509 tỷ tăng 174,72 tỷ So với năm 2015, chiếm 13.09 %; năm 2017 con số này tăng lên 2.177 tỷ tăng 668 tỷ so với năm 2016, chiếm 44,27 %. Tốc độ tăng trưởng 31,18%. Những khoản vay ngắn hạn thường có độ an toàn hơn so với khoản vay trung dài hạn do thời gian thu hồi vốn nhanh hơn và ngân hàng cũng có thể chủ động hơn trong công tác huy động vốn khi các khoản huy động vốn của ngân hàng thường là ngắn hạn. Đối với các khoản vay trung dài hạn, là những khoản vay có thời gian dài trên 12 tháng và có thể tối đa đến 20 năm, cá biệt có thể 40 năm đối với dài hạn. Những khoản vay này đối với khách hàng cá nhân thường để đầu tư mua sắm tài sản, xây dựng nhà ở phục vụ mục đích cải thiện nhu cầu sống. Đây là các khoản vay có doanh số chiếm tỷ trọng thấp hơn khoản cho vay ngắn hạn. Năm 2016 tăng 18,28 tỷ, đạt 105,92; tuy nhiên đến năm 2017 các khoản vay trung dài hạn lại giảm đi còn 240 tỷ, giảm 26,61% so với năm 2016. Đây là khoản vay có độ rủi ro cao hơn cho vay ngắn hạn, tuy nhiên việc trả lãi theo tháng và trả gốc theo từng kỳ một giúp khách hàng không gặp nhiều khó khăn trong việc trả nợ và ngân hàng phần nào hạn chế được rủi ro việc mất toàn bộ vốn, lợi nhuận mang lại cho ngân hàng từ những khoản vay này cũng cao hơn. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 37
  38. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Đối với nhóm khách hàng là cá nhân, phần lớn các khoản vay được sử dụng cho mục đích tiêu dùng. Bởi lẻ cuộc sống của con người ngày càng được cải thiện kéo theo đó nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao, các khoản vay được sử dụng vào các mục đích như xây dựng nhà ở, mua sắm trang thiết bị, mua xe ô tô, đầu tư cho con đi du học Vì vậy mà các khoản vay tiêu dùng có tỷ lệ cao, tỷ lệ này đạt trung bình khoảng 70% qua các năm. Cụ thể, năm 2015 tỷ lệ cho vay tiêu dùng chiếm 66,76%, vay SXKD chiếm 33,24%; tỷ lệ này ở năm 2016 là 67,21% và 32,79%; năm 2018 là 69% và 31%. Đại học kinh tế Huế SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 38
  39. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa 2.2.1.2. Phân tích doanh số thu nợ khách hàng cá nhân Bảng 2.4: Tình hình thu nợ nhóm cá nhân tại VietinBank Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng NămĐại 2015 họcNăm kinh2016 tếNăm Huế 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Doanh số thu nợ 1.162 100 1.372 100 1.966 100 210 18,07 594 43,3 Theo thời hạn  Ngắn hạn 933,79 80,36 1.111,59 81,02 1.604 81,59 670,21 71,77 149,41 437,4  Trung, dài hạn 228,21 19,64 260,41 18,98 362 18,41 32,2 14,11 101,59 39,01 Theo mục đích vay  Tiêu dùng 925,88 79,68 928,43 67,67 1311,91 66,73 2,55 0,28 383,48 41,3  SXKD 236,12 20,32 443,57 32,33 654,09 33,27 207,45 87,86 210,52 47,46 (Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Quảng Bình) SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 39
  40. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Cùng với việc cho vay thì việc thu nợ cũng là một việc làm hết sức quan trọng, nó đánh giá được tình hình tốt hay không tốt của Ngân hàng về hoạt động kinh doanh nói chung và tín dụng nói riêng. Thực tế tại VietinBank Quảng Bình việc nhắc nợ và thu nợ được ban Giám đốc chú trọng chú ý, luôn chỉ đạo kịp thời đến các bộ phận liên quan để có biện pháp thu hồi nợ đúng hạn. Đối với các khoản nợ khách hàng cá nhân, CBTD Phòng Bán lẻ tiến hành thực hiện thường xuyên việc nhắc nợ và đôn đốc khách hàng trả nợ nhằm mục đích thu hồi được vốn đầy đủ đúng hạn để tiếp tục dùy trì phát triển hoạt động cho vay. Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân năm 2016 đạt 1.372 tỷ tăng 210 tỷ chiếm 18,07% so với năm 2015; năm 2017 tăng 594 tỷ lên 1.966Đại tỷ so vớ i họcnăm 2016, kinh chiếm 43,3%. tếVi ệHuếc thu nợ càng cao thì công tác tín dụng của Ngân hàng càng hiệu quả, để mang lại lợi nhuận cao nhất thì việc cho vay và việc thu hồi nợ phải được tiến hành nhịp nhàng cùng nhau. Song song với doanh số cho vay ngắn hạn thì tình hình thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Tình hình thu nợ ngắn hạn đối với khách hàng là cá nhân năm 2016 đạt 1.111,59 tỷ, tăng 670,21 tỷ chiếm tỷ lệ 71,77%, đến năm 2017 tăng 149,41 tỷ, đạt 437,4%. Có sự gia tăng doanh số thu nợ hàng năm một phần vì doanh số cho vay tăng, cùng với đó việc nhắc nợ của CBTD diễn ra kịp thời, đem lại hiệu quả cao. Đồng thời đây là những khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng nên việc thu hồi vốn cũng diễn ra nhanh hơn. Quan trọng hơn hết, mục đích các món vay ngắn hạn của khách hàng được sử dụng đúng mục đích làm cho công tác thu nợ của Ngân hàng diễn ra thuận lợi. Đối với việc thu nợ các khoản vay trung đài hạn, đây là những khoản vay có đặc điểm vốn vay sẽ được chia đều và trả theo từng kỳ nên việc đánh theo năm tương đối khó. Trên thực tế, giá trị các khoản vay trung, dài hạn khá lớn mà việc thu nợ diễn ra theo kỳ nên doanh số thu nợ trong năm khá thấp. Tuy nhiên Chi nhánh cũng đạt được những kết quả tốt. Doanh số này tăng đều qua các năm. Năm 2016 có 260,41 tỷ được thu về từ khoản vay trung dài hạn của khách hàng cá nhân, tăng 32,2 SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 40
  41. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa tỷ, chiếm 114,11% so với năm 2015; năm 2017 tăng 101,59 tỷ so với năm 2016, chiếm tỷ lệ 39,01%. Cùng với tỷ lệ cho vay tiêu dùng cao hơn SXKD thì tỷ lệ này cũng tương đồng ở doanh số thu nợ. Cụ thể, Doanh số thu nợ khách hàng cá nhân qua 3 năm theo mục đích vay đạt trung bình 28,64% (Theo tiêu dùng) và 75,36% (Theo SXKD). Có được kết quả này cho thấy Chi nhánh đang cần bằng được việc cho vay và việc thu nợ, điều này góp phần làm tốt hơn kết quả kinh doanh của Chi nhánh. * Hệ số thu nợ Doanh số thu nợ HệĐạisố thu n ợhọc( % ) = kinh tế Huếx 100% Doanh số cho vay Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng của Ngân hàng trong việc thu hồi nợ, nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì Ngân hàng thu về bao nhiêu vốn, đối với các Ngân hàng có tỷ lệ này càng cao thì hiệu quả tín dụng càng tốt. Tỷ lệ này đối với nhóm khách hàng cá nhân tại VietinBank Quảng Bình khá cao đạt 70,72% năm 2015; 74,73%; 81,34% ở các năm 2016 và 2017. Đây là những con số cao thể hiện chất lượng thu nợ tại Chi nhánh rất tốt, do các khoản vay cá nhân đa phần là các khoản vay ngắn hạn nên có thời gian thu hồi nhánh, hơn vậy nửa giữa khách hàng và CBTD có sự liên kết, giám sát lẫn nhau nên CBTD bám sát tương đối thông tin của khách hàng để có biện pháp giúp đỡ khách hàng, đôn đốc nhắc nhở khách hàng lịch trả nợ, đa số khách hàng đều có lịch sử tín dụng tốt được CBTD tìm hiểu trước khi cho vay nên việc thu nợ nhóm khách hàng cá nhân của Ngân hàng diễn ra tương đối thuận lợi. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 41
  42. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa 2.2.1.3. Phân tích dư nợ cho vay khách hàng cá nhân Bảng 2.5: Tình hình dư nợ nhóm cá nhân tại VietinBank Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm Năm Năm Chênh lệch Chênh lệch 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL TL % SL TL % Tổng dư nợ 1.003 1.425 2.007 422 42,07 582 40,84 Theo thời hạn  Ngắn hạn Đại 689,26học 828,5kinh1.405 tế Huế139,24 20,2 576,5 69,58  Trung, dài hạn 313,74 596,5 602 282,76 90,13 5,5 0.93 Theo mục đích vay  Tiêu dùng 695,78 1.064,47 1.430,66 368,69 52,99 366,19 34,4  SXKD 307,22 360,53 666,34 53,31 17,35 305,81 84.82 (Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Quảng Bình) Cũng như các tiêu chí trên, dư nợ cho vay cũng mang ý nghĩa quan trọng trong hoạt động tín dụng của các Ngân hàng, nó phản ánh số tiền mà Ngân hàng hiện còn cho vay bao nhiêu và cũng là số tiền phải thu về tại một thời điểm. Nó cũng phản ánh được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thực tế tại VietinBank Quảng Bình, tổng dư nợ tăng đều qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017. Năm 2016 tổng dư nợ đối với khách hàng cá nhân của Ngân hàng Công thương Quảng Bình đạt 1.425 tỷ, tăng 422 tỷ, chiếm 42,07% so với năm 2015; đến năm 2017 chỉ tiêu này tăng thêm 582 tỷ so với năm 2016, chiếm 40,84%. Có thể thấy mức độ tăng trưởng khá nhanh và ổn định, thể hiện Chi nhánh rất chú trọng phát triển tín dụng nhóm khách hàng cá nhân, phần nào thấy được công tác tín dụng tại VietinBank Quảng Bình đang thực hiện là khá tốt. Dư nợ theo thời hạn năm 2016 đạt mức 689,26 tỷ tăng 139,24 tỷ so với năm 2015, chiếm tỷ lệ 20,2%; năm 2017 tăng 576,5 tỷ so với năm 2016, chiếm 69,58% tính theo nhóm cho vay ngắn hạn. Điều này cho thấy khách hàng vẩn ưa chuộng các khoản vay ngắn hạn do có mức lãi suất thấp hơn. Theo nhóm trung, dài hạn năm 2016 tăng 282,76 tỷ so với năm 2015, đạt 90,13%; Tuy nhiên năm 2017 tỷ lệ cho vay trung, dài hạn có tăng nhưng không đáng kể chỉ tăng 0,93% sao với năm 2016, có sự chênh lệch cao này một phần do năm 2016 có một phần dư nợ các năm trước chuyển qua và năm 2017 đã thu được phần nào các món nợ trung, dài hạn. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 42
  43. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa 2.2.1.4. Phân tích dư nợ quá hạn khách hàng cá nhân Bảng 2.6: Tình hình nợ quá hạn nhóm cá nhân tại VietinBank Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu NămĐại 2015 họcNăm 2016 kinhNăm tế 2017 Huế2016/2015 2017/2016 SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % Tổng dư nợ quá hạn 0.988 100 3,46 100 4,51 100 2,472 250,2 1,05 250,2 Theo thời hạn  Ngắn hạn 0,26 26,32 0.629 18,18 2,1 46,56 0,369 141,9 1,471 141,9  Trung, dài hạn 0,728 73,68 2,831 81,82 2,41 53,44 2,103 288,87 (0,421) 288,87 Theo mục đích vay  Tiêu dùng 0,69 70,32 2,51 72,36 3,1 68,8 1,82 263.77 0,59 263.77  SXKD 0,298 29,68 0,95 27,64 1,41 31,2 0,652 218,79 0,46 218,79 (Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Quảng Bình) SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 43
  44. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng mang trong mình yếu tố rủi ro, rủi ro càng cao thì lợi nhuận đem lại càng cao và ngược lại. Lĩnh vực kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng cũng không ngoại lệ, rủi ro mà nó mang lại có thể dẫn đến khả năng bị mất vốn cho vay bởi những khoản nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cao thể hiện hiệu quả tín dụng của Ngân hàng không tốt. Tỷ lệ nợ quá tại VietinBank Quảng Bình có xu hướng tăng qua các năm, năm 2016 tăng mạnh so với năm 2015 từ 0,988 tỷ lên đến 3,46 tỷ, con số này lên đến 4,51 tỷ vào năm 2017. Có mức độ tăng như vậy một phần do khách hàng không trả được nợ, do CBTD còn chưa nắm bắt được hầu hết mục đích sử dụng vốn của khách hàng gây nên tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích dẫn đến khó có khả năng trả nợ, mộĐạit phần do doanhhọc số chokinh vay tăng tếnhanh Huếtrong năm 2016 và năm 2017 nên có tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng theo. Để tránh tình trạng khách hàng không trả được nợ đúng hạn dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng làm cho chất lượng tín dụng bị suy giảm, Chi nhánh cần cân nhắc hơn trong quyết định cho vay, việc đánh giá mục đích sử dụng vốn và khả năng trả nợ của khách hàng trước khi cho vay cần được thực hiện nghiêm túc hơn, chú trọng hơn công tác nhắc nợ cho khách hàng để giảm tỷ nợ quá hạn xuống mức thấp nhất, tránh gây nên việc mất vốn. Năm 2015, tỷ lệ nợ quá hạn theo thời hạn đối với khách hàng cá nhân là 26,32% đối với các khoản vay ngắn hạn và 27,68% đối với các khoản vay trung dài hạn. Năm 2016 tỷ lệ này là 18,18% và 81,82%; năm 2017 46,56% và 53,44%. Tỷ lệ nợ quá hạn ở nhóm trung, dài hạn cao hơn so với nhóm ngắn hạn do các khoản vay ngắn hạn có thời gian thu hồi nợ nhanh hơn nên rủi ro mang lại thấp hơn. Các khoản vay trung, dài hạn thường khó nắm bắt được tình hình kinh tế của khách hàng tong tương lai nên rủi ro se cao hơn. Vì vậy tuy tỷ lệ cho vay trung, dài hạn thấp hơn nhưng lại có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn so với ngắn hạn. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 44
  45. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa * Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn ( % ) = x 100 Tổng dư nợ Đây là chỉ tiêu cho thấy tình hình nợ quá hạn tại Ngân hàng và phản ánh khả năng quản lý tín dụng của Ngân hàng trong việc cho vay, thu hồi nợ của Ngân hàng đối với các khoản vay. Tại VietinBank Quảng Bình tỷ lệ này đối với nhóm khách hàng cá nhân qua 3 năm 2015 – 2016 – 2017 là: 0,099% - 0,24% - 0,23%; tỷ lệ này nằm dưới mức quy định của NHNN, cho thấy tuy tỷ lệ nợ quá hạn qua 3 năm có tăng nhưng chất lượng tín dụng nằm trong mức Đạiđược coi làhọc tốt. Thể kinhhiện Chi nhánh tế đ ãHuế chú ý quan tâm đến việc xử lý các khoản nợ quá hạn và có các biện pháp hỗ trợ khách hàng để tránh nợ quá hạn. Mặc dù vậy, Chi nhánh cũng cần có thêm các giải pháp đối với nhóm khách hàng cá nhân để nâng cao doanh số cho vay nhưng không làm tỷ lệ nợ quá tăng lên. 2.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại chi nhánh  Quy trình phê duyệt tín dụng Cán bộ tín dụng Lãnh đạo phòng Phó Giám đốc phòng bán lẻ bán lẻ phụ trách phòng Thẩm định khách Kiểm tra hồ sơ, Phê duyệt cho hàng có nhu cầu vay thẩm định lại vay/không cho vay vốn, làm hồ sơ cho vay vốn Sơ đồ 2.2: Quy trình phê duyệt tín dụng khối khách hàng cá nhân (Nguồn: Phòng bán lẻ NH TMCP Công thương Quảng Bình) Khi có thông tin về việc khách hàng cần vay vốn, cán bộ tín dụng liên lạc và xác định rõ nhu cầu vay của khách hàng. Phòng thành lập tổ thẩm định bao gồm 1 lãnh đạo phòng và ít nhất 1 cán bộ tín dụng đi thẩm định khách hàng và tài sản thế chấp. Cán bộ tín dụng tiến hành lập hồ tín dụng bao gồm: Hồ sơ cho vay; Hồ sơ tài sản; Hồ sơ pháp lý. Lãnh đạo phòng tín dụng trực tiếp kiểm tra hồ sơ, thẩm định lại tài sản và phê duyệt trình SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 45
  46. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa lên Phó giám đốc phụ trách phòng ra quyết định. Phó giám đốc phụ trách phòng sau khi xem xét các điều kiện, điều khoản sẽ phê duyệt cho vay hoặc không cho vay. Trong trường hợp giá trị giao dịch vượt quá thẩm quyền phê duyệt của Phó giám đốc phụ trách phòng, trình lên Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Khi tài sản đảm bảo vượt quá khả năng thẩm định của chi nhánh, Giám đốc chi nhánh gửi tờ trình lên Ngân hàng cấp trên phê duyệt. Ngân hàng cấp trên phê duyệt đồng ý/không đồng ý và thông báo bằng văn bản trực tiếp về cho chi nhánh. Đối với những hồ sơ cho vay thêm hoặc cho vay lại, cán bộ tín dụng phải lập hồ sơ định giá lại tài sản thế chấp, bổ xung thêm tài sản thế chấp khi giá trị hợp đồng vượt quá giá trị tài sản thếĐạichấp. học kinh tế Huế Ngoài việc cán bộ cán bộ phòng bán lẻ lập và lãnh đạo duyệt hồ sơ, sau khi hồ sơ hoàn thành được chuyển đến phòng Hỗ trợ tín dụng rà soát lại, không có sai sót gi nữa mới làm hồ sơ giải ngân.  Lãi suất cho vay Lãi suất cho vay là yếu tố quan trọng trong việc ra quyết định vay ở TCTD nào của khách hàng. Hiện tại, VietinBank Quảng Bình sử dụng nhiều gói sản phẩm vay với các mức lãi suất khác nhau và hướng tới ngày càng hợp lý hơn tạo điều kiện cho khách hàng trong việc sử dụng hiệu quả các món vay. Đối với phòng Bán lẻ phụ trách các khoản vay đối với các cá nhân, hộ gia đình và DNSVM chi nhánh đang có mức lãi suất tương đối cạnh tranh cụ thể ở Bảng 2.8 Có thể thấy Chi nhánh đã xây dựng được nhiều mức lãi suất khác nhau phù hợp với các nhu cầu vay vốn của khách hàng, lãi suất cho vay ngắn hạn luôn thấp hơn lãi suất cho vay trung, dài dạn. Đây là điều tất yếu vì các khoản vay trung, dài hạn luôn có độ rủi ro cao hơn so với các khoản vay ngắn hạn. Lãi suất tại sàn chi nhánh có xư hướng cao hơn so với tại sàn trụ sở chính. NHNN đã tạo điều kiện cho các NHTM bằng việc chỉ đưa ra mức lãi suất trần nhờ đó các NHTM có thể chủ động điều chỉnh lãi suất cho vay cho phù hợp với tình hình của thị trường. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 46
  47. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Đối với việc áp dụng lãi suất cho vay tại chi nhánh, Giám đốc căn cứ Công văn chỉ đạo lãi suất trong hệ thống ngân hàng Công thương và diễn biến mặt bằng lãi suất trên thị trường đề suất lãi suất cho vay theo từng đối tượng. Trong một số trường hợp, tùy vào từng đối tượng khách hàng và để giữ chân những khách hàng thân thiết, có quan hệ tốt và lâu dài với ngân hàng, chi nhánh có thể ưu tiên giảm lãi suất cho vay so với Mức sàn lãi suất cho vay Chi nhánh nhưng không được thấp hơn Sàn lãi suất Ngân hàng công thương Việt Nam trong từng thời kỳ. Tuy nhiên việc giảm lãi suất này phải căn cứ vào thẩm quyền của người ra quyết định giảm lãi suất ưu đãi cụ thể như sau: Bảng 2.7: Mức giảm trừ lãi suất ưu tiên TT ĐạiM ứhọcc giảm tr ừkinhtối đa so vtếới lãi Huếsuất cho vay Chi nhánh Trưởng phòng Thực hiện theo lãi suất cho vay chi nhánh Phó Giám đốc 0,3% Giám đốc Theo mức giảm trừ tối đa quy định tại Công văn chủ động lãi suất của VietinBank trong từng thời kỳ. (Nguồn: Phòng bán lẻ NH TMCP Công thương Quảng Bình) SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 47
  48. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Bảng 2.8: Bảng lãi suất cho vay đối với khối bán lẻ ĐVT: % Khoản vay ngắn hạn (%/năm) Khoản vay trung, dài hạn (%/năm) T Kỳ hạn/thời hạn Dưới 1 Đến 03 Đến 06 Đến 09 Đến 12 Đến 06 Đến 12 Đến 24 Đến 36 T ưu đãi chương trình Tháng Tháng Tháng Tháng tháng tháng tháng tháng tháng Sàn SànĐạiSàn họcSàn Sàn kinhSàn Sàn Sàntế SànHuếSàn Sàn Sàn Sàn Sàn Sàn Sàn Sàn Sàn TSC CN TSC CN TSC CN TSC CN TSC CN TSC CN TSC CN TSC CN TSC CN 1 Hợp tác vươn xa Khách hàng ưu tiên 5,80 6,50 7,20 7,50 8,20 8,20 8,50 8,50 9,00 9,00 Khách hàng thông thường 5,80 6,50 7,70 7,70 8,50 8,50 8,75 8,75 9,00 9,00 2 Lãi suất nhỏ, Ước mơ lớn Tiêu dùng Khách hàng thông thường 7,70 7,90 7.50 7,70 7.70 8,50 Lãi suất nhỏ, Ước mơ lớn 7,70 7,70 8,00 8,70 SXKD Khách hàng thông thường 7,00 7,50 7,20 7,50 8,20 8,20 8,50 8,70 8,20 8,50 Lãi suất nhỏ, Ước mơ lớn 7,20 7,70 7,70 7,70 8.50 8,50 8,70 8,70 8,50 8,70 3 Lãi gắn kết thỏa sức vay Khách hàng thông thường 7,70 8,50 8,62 9,50 9,50 10,0 Lãi suất nhỏ, Ước mơ lớn 7,90 8,50 9,19 9,20 9,87 9,90 (Nguồn: Phòng Bán lẻ VietinBank Quảng Bình) SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 48
  49. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa  Sản phẩm cho vay Nhu cầu của mỗi thị trường là khác nhau, mỗi khách hàng, mỗi món vay đều có mục đích sử dụng khác nhau. Vì vậy mà chi nhánh luôn quan tâm đến viêc tung ra các sản phẩm vay đa dạng, liên tục cung cấp các gói vay ưu đãi phù hợp. Cụ thể hiện tại đối với đối tượng khối bán lẻ (Gồm cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp siêu vi mô) chi nhánh sử dụng các gói tín dụng ưu đãi: “Hợp tác vươn xa”; “Lãi suất nhỏ, ước mơ lớn”; “lãi gắn kết thỏa sức vay” với các mức lãi suất ưu đãi và mục đích sử dụng khác nhau nhằm có sức cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn. Lợi ích của các gói vay ưu đãi: - “Hợp tácĐại vươn xa” họclà chương kinh trình tín d ụtếng c ủHuếa VietinBank được triển khai dành riêng cho DNSVM. Mục tiêu của chương trình là đảm bảo cung cấp nguồn vốn ổn định cho DNSVM, giúp đơn vị yên tâm, ổn định phát triển SXKD. Với việc duy trì mức lãi suất cạnh tranh, VietinBank mang đến cho các DNSVM những lựa chọn tối ưu, giúp DNSVM chủ động cân đối nguồn tài chính và các kết hoạch kinh doanh trung – dài hạn. Điều này cũng thể hiện nỗ lực của VietinBank trong việc cam kết mang đến những lợi ích tốt nhất cho khách hàng, đúng với thông điệp “Nâng giá trị cuộc sống”. - “Lãi suất nhỏ, ước mơ lớn” là chương trình hấp dẫn của VietinBank áp dụng cho các khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn để phục vụ SXKD, tiêu dùng. Khách hàng vay SXKD ngắn hạn sẽ được hỗ trợ mức lãi suất ưu đãi chỉ từ 7,0%/năm. Mức lãi suất cho vay SXKD trung, dài hạn được ưu đãi 8,2%/năm và lãi suất cho vay tiêu dùng trung dài hạn từ 7,5%/năm. Ngân hàng cam kết hỗ trợ tối đa mọi thủ tục, từ bước tư vấn đến thẩm định hồ sơ vay vốn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn giá rẻ của ngân hàng. - “Lãi gắn kết thỏa sức vay” đây là cơ hội tốt cho khách hàng cá nhân/hộ gia đình và DNSVM vay vốn phục vụ tiêu dùng và SXKD những tháng cuối năm. Chương trình ưu đãi cho các sản phẩm đang được triển khai tại VietinBank như: Cho vay mua ô tô; Cho vay theo gói ô tô kết hợp bảo hiểm; Cho vay mua nhà dự án; Cho vay mua, xây dựng, sửa chửa nhà ở, nhận quyền sử dụng đất; Cho vay du học; Các mục đích cho vay phục vụ SXKD. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 49
  50. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa Có thể thấy các gói vay của Chi nhánh đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu vay vốn của khách hàng, đáp ứng được các mục đích khác nhau của khách hàng khi cần vay vốn. điều này chứng tỏ Chi nhánh đã quan tâm và làm tương đối tối công tác phát triển đa dạng hóa các sản phẩm cho vay góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Chi nhánh.  Hoạt động phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng Đây là việc làm hết sức quan trong của các NHTM để giảm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Hoạt động này nhằm nhận biết tình trạng tín dụng của khách hàng, nhận biết lịch sử tín dụng của khách hàng và nhằm bù đắp lại một phần tổn thất do rủi ro tín dụng. Thực hiĐạiện tốt công học tác này kinh có thể phầ ntế nào giúpHuế Ngân hàng tránh được các rủi ro mất vốn khi cho vay và khi trường hợp xấu nhất xảy ra là mất vốn thì Ngân hàng có thể chủ động trong việc bù đắp. Phòng Bán lẻ Ngân hàng TMCP Công thương tỉnh Quảng Bình thực hiện việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng theo Quy định phận loại nợ trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ của NHNN Việt Nam. Khách hàng sẽ được phân loại thành 5 nhóm như sau Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn. Gồm: - Các khoản nợ trong hạn; - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày. Nếu khách hàng trả chậm từ 1 đến 10 ngày sẽ bị tính phí phạt trễ hạn tùy theo quy định của các tổ chức tài chính, thông thường là 150% tiền lãi. Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý. Nhóm này là những khách hàng có: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu. Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn. - Là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 50
  51. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ. - Là các khoản nợ quá hạn từ 180 đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ đã được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai. Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn. - Là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - CácĐại khoản nợhọc cơ cấu lạikinh thời hạn trả tế nợ lầnHuếđầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. Khách hàng được đánh giá có lịch sử tín dụng là tốt khi có khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 (Đủ tiêu chuẩn) và được chấp nhận cho vay vốn. Ở nhóm 3 (Dưới tiêu chuẩn, nhóm 4 (Nghi ngờ), và nhóm 5 (Khả năng mất vốn cao) đối với những khách hàng có lịch sử tín dụng được đánh giá là kém (Nợ xấu), khi rơi vào các nhóm này chi nhánh sẽ từ chối cho vay. Đối với khách hàng có khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 (Cần chú ý) thì chi nhánh tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng để có thể xét duyệt có chấp nhận cho vay vốn tiếp hay không. Khi được phân vào nợ nhóm 2, khách hàng sẽ không nhận được các mức lãi suất ưu đãi của chi nhánh khi được chấp nhận cho vay vốn. Để công tác phân loại nợ diễn ra hiệu quả, chính xác Chi nhánh hiện sử dụng hệ thống CIC – Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia, đây là nơi lưu trữ; phân tích; dự áo thông tin tín dụng để phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của NHNN, thực hiện các dịch vụ thông tin ngân hàng theo quy định của NHNN. Tại đây các ngân hàng và TCTD cập nhật và chia sẽ thông tin vay nợ của khách hàng, qua đó các ngân hàng có thể nắm SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 51
  52. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa bắt được tình hình lịch sử vay vốn của khách hàng để thuận tiện cho việc ra quyết định cho vay. Tại chi nhánh VietinBank Quảng Bình việc cập nhật thông tín dụng của nhóm đối tượng khách hàng cá nhân được thực hiện bởi cán bộ tín dụng Phòng Bán lẻ trong từng tháng một. Những cán bộ này thường nắm bắt rõ thông tin, lịch sử trả nợ của khách hàng, thường xuyên theo dõi lịch trả nợ của những khách hàng của mình và có các biện pháp nhắc nợ cho khách hàng trước ngày đến hạn trả nợ tránh trường hợp khách hàng quên hay vì lý do nào đó mà không trả nợ đúng hạn gây nên trình trạng bị chuyển nhóm nợ xuống nhóm thấp hơn (Khách hàng từ Nhóm 1 xuống Nhóm 2) dẫn đến trình trạng lịch sử tín dụng của kháchĐại hàng kém học hơn và gâykinh khó khăn tế khi Huế khách hàng có nhu cầu vay thêm hoặc vay lại. Đối với việc trích dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể với các nhóm như sau: - Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn): 0% - Nhóm 2 (Nợ cần chú ý): 2% - Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn): 25% - Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ mất vốn): 50% - Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn): 100% Số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức: R = (A – C) x r Trong đó: - R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích - A: số dư nợ gốc của khoản nợ - C: giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm - r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể của mỗi nhóm Thời gian qua công tác phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng đối với nhóm khách hàng cá nhân tại Chi nhánh luôn được bộ phận cán bộ tín dụng và lãnh đạo Phòng bán lẻ thực hiện nghiêm túc chính vì vậy mà tránh được các trường hợp xấu xảy ra. Tuy nhiên vẫn còn có trường hợp khách hàng không trả lãi và gốc đúng hạn mặc dù cán bộ tín dụng đã thường xuyên nhắc nhở, gây nên việc khách bị chuyển từ nhóm 1 xuống nhóm 2 điều này có thể ảnh hưởng tới việc vay vốn về sau của khách hàng. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 52
  53. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa  Hoạt động nhận biết và quản lý nợ có vấn đề Đây là công việc giúp VietinBank Quảng Bình nắm bắt được thông tin đối với các món tín dụng nhằm giám sát, kiểm tra, phòng ngừa đối với những món có vấn đề để xây dựng các biện pháp giảm thiểu thấp nhất mức độ rủi ro của các món tín dụng. Quy trình quản lý nợ có vấn đề đối với khối khách hàng cá nhân Nhận biết các Kiểm tra hồ sơ Trao đổi và làm dấu hiệu của các của các món nợ việc với khách món nợ có vấn đề có vấn đề hàng Đại học kinh tế Huế Quản lý, theo dõi Tổ chức phương Xây dựng và báo cáo việc án xử lý nợ phương án xử lý xử lý nợ Sơ đồ 2.3: Quy trình quản lý nợ có vấn đề (Nguồn: Phòng bán lẻ NH TMCP Công thương Quảng Bình) Chi nhánh thực hiện việc nắm bắt thông tin các món nợ của khách hàng qua các đợt kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất về việc thực hiện mục đích các khoản vay, qua các thông tin thực tế tại địa phương nơi khách hàng sinh sống và thông tin trên hệ thống CIC của NHNN. Trong trường hợp phát hiện ra dấu hiệu khách hàng đang gặp phải vấn đề về tài chính suy giảm, tình hình SXKD không thuận lợi, cán bộ tín dụng sẽ phải cân nhắc về các khoản nợ hiện có của khách hàng tại chi nhánh. Trao đổi và cảnh báo cho khách hàng về các khoản nợ sắp đến hạn. Trường hợp xấu nhất khi các khoản nợ được phân loại lại nằm ở các nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 thì báo cáo với lãnh đạo phòng và lãnh đạo phụ trách phòng nhằm mục đích nghiên cứu tìm biện pháp hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn hoặc để xây dựng phương án xử lý nợ khi mà khách hàng không đủ khả năng để trả nợ. Trường hợp nặng có thể ngân hàng sẽ phải phát mãi tài sản bảo đảm của khách hàng thông qua hình thức bán đấu giá nhằm thu lại vốn đã cho vay, phần chênh lệch sẽ có thỏa thuận riêng cho khách hàng. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 53
  54. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS: Nguyễn Thị Minh Hòa  Phát triển mạng lưới huy động vốn và cho vay Qua quá trình phát triển, để có đủ nguồn lực cạnh tranh với các TCTD khác trên địa bàn, hiện nay ngoài hội sở chính đặt tại 50 – Lý Thường Kiệt – TP Đồng Hới – Tỉnh Quảng Bình ra chi nhánh đã phát triển thêm 6 phòng giao dịch đặt tại Thành phố Đồng Hới và các Huyện lân cận, trong thời gian tới sẽ tiếp tục mở thêm các phòng giao dịch khác trên địa bàn nhằm thu hút thêm và tạo ra sự thuận tiện cho khách hàng. Tuy còn khá ít so với các TCTD khác trên địa bàn đặc biệt là so với các ngân hàng TMCP Nhà nước, xong VietinBank Quảng Bình đã làm tương đối tốt công tác phát triển mạng lưới hoạt động trong thời gian qua. Mạng lướiĐại này làm học nhiệm v ụkinhhuy động vtếốn, cungHuếứng dịch vụ ngân hàng, làm nhiệm vụ cho vay. Đây là chiến lược mở rộng và chiếm lĩnh thị trường hoạt động bán lẻ tới cá nhân và doanh nghiệp. Cho phép thực hiện cho vay hiệu quả, phát triển khách hàng vay vốn tại chỗ, nắm sát tình hình khinh doanh của khách hàng, thẩm định và kiểm tra sau khi cho vay hiệu quả. Liên tục phát triển mạng lưới cán bộ tín dụng, tăng cường và nâng cao trình độ cán bộ tín dụng về cả số lượng và chất lượng. Đối với đối tượng nhóm khách hàng cá nhân có nhu cầu rất đa dạng và thay đổi liên tục, chi nhánh có một bộ phận cán bộ tín dụng chuyên bán sát thị trường, tìm hiểu nhu cầu thị trường nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng, tập trung giảm thiểu đến thấp nhất việc khách hàng tìm đến các TCTD khách khi cần vốn.  Chính sách bảo đảm tiền vay Hiện nay, để hạn chế và giảm thiểu rủi ro không thu hồi được nợ khi khách hàng không có khả năng trả được nợ, VietinBank Quảng Bình thực hiện chính sách cho vay có tài sản bảo đảm. Tài sản bảo đảm phải được hội đồng định giá của chi nhánh thẩm định và định giá. Các khoản vay không được vượt quá giá trị của tài sản được bảo đảm, trường hợp vay thêm vượt quá tài sản bảo đảm phải có hình thức bổ sung thêm tài sản bảo đảm cho phù hợp với giá trị khoản vay. Về giá trị tài sản bảo đảm phải được tính theo hiện giá thực tế thị trường tại thời điểm khách hàng vay vốn. SVTH: Hoàng Mạnh Đức_K48-QTKD(Đông Hà) 54