Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thên Huế

pdf 127 trang thiennha21 25/04/2022 3502
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ke_toan_chi_phi_san_xuat_va_tinh_gia_thanh_san_pha.pdf

Nội dung text: Khóa luận Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Trường Đại học Kinh tế Huế ĐẬU THỊ TỊNH Khóa học: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: ĐậTrườngu Thị Tịnh Đại học KinhTh.S Hoàng tế Th ịHuếKim Thoa Lớp: K49C Kế toán Niên khóa: 2015 – 2019 Huế, tháng 1 năm 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành được bài khóa luận này, đầu tiên cho phép tôi gửi lời cảm ơn sâu s–ắc nhất đến quý thầy cô trường đại học kinh tế Huế, đặc biệt là thầy cô khoa Kế toán Kiểm toán đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu, đó là những hành trang đầu tiên giúp tôi mở ra cánh cửa mới sau cánh cửa trường đại học. Đặc biệt, tôi xin gửi lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên hướng dẫn Ths.Hoàng Thị Kim Thoa, người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập để hoàn thành bài khóa luận. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám đốc công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế và các anh chị phòng kế toán đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài thực tập cuối khóa của mình. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nên sẽ có nhiều thiếu sót. Mong quý thầy cô góp ý để bài khóa luận được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chúc quý thầy cô sức khỏe dồi dào và thành công trên sự nghiệp trồng người. Đồng thời, tôi kính chúc Ban giám đốc và anh chị trong quý công ty thành công trong cuộc sống. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Đậu Thị Tịnh Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp BHXH: Bảo hiểm xã hội BHYT: Bảo hiểm y tế CP: Cổ phần CPNCTT: Chi phí nhân công trực tiếp CPNVLTT: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPSX: Chi phí sản xuất CPSXC: Chi phí sản xuất chung DDĐK: Dở dang đầu kỳ DDCK: Dở dang cuối kỳ DN: Doanh nghiệp DNSX: Doanh nghiệp sản xuất GTGT: Giá trị gia tăng HTK: Hàng tồn kho KPCĐ: Kinh phí công đoàn NVL: Nguyên vật liệu SP: Sản phẩm Trường SPHT:Đại học Sản ph ẩmKinh hoàn thành tế Huế TK: Tài khoản TNHH: Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ: Tài sản cố định UBND: Ủy ban nhân dân
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 46 Bảng 2.2 - Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2015 – 2017) 49 Bảng 2.3 - Tình hình kết quả kinh doanh của công ty CP bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2015-2017) 53 Bảng 2.4 - Định mức NVL có trong 1 m3 bê tông thương phẩm Mác 250 62 Bảng 2.5 - Bảng tổng hợp nguyên vật liệu sản xuất bê tông Mac 250 70 Bảng 2.6 - Bảng tính giá thành sản phẩm bê tông Mac 250 87 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1 - Hóa đơn giá trị gia tăng 59 Biểu 2.2 - Phiếu nhập kho 60 Biểu 2.3 - Sổ chi tiết tài khoản 152 61 Biểu 2.4 - Phiếu yêu cầu vật tư 63 Biểu 2.5 - Phiếu xuất kho 64 Biểu 2.6 - Sổ chi tiết tài khoản 621B 66 Biểu 2.7 - Sổ chi tiết tài khoản 152 67 Biểu 2.8 - Bảng cân đối số phát sinh tài khoản 621 68 Biểu 2.9 - Chứng từ ghi sổ 69 Biểu 2.10 - Bảng chấm công tháng 73 Biểu 2.11 - Bảng thanh toán lương cán bô công nhân viên 74 Biểu 2.12 - Sổ chi tiết tài khoản 622B 75 Biểu 2.13 - Sổ chi tiết tài khoản 334 76 Biểu 2.14 - Hóa đơn giá trị gia tăng – tiền điện 80 Biểu 2.15 - Ủy nhiệm chi 81 Biểu 2.16 - Sổ chi tiết tài khoản 627 82 Biểu 2.17 - Bảng cân đối số phát sinh 84 Biểu 2.18 - Sổ chi tiết tài khoản 154B 86 Biểu 2.19 - Bảng tính giá thành bê tông 89 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 19 Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 21 Sơ đồ 1.3 - Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 22 Sơ đồ 1.4 - Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất 23 Sơ đồ 2.1 - Quy trình công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm 34 Sơ đồ 2.2 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP bê tông và xây dựng TT Huế 37 Sơ đồ 2.3 - Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tại công ty CP Bê tông và Xây dựng TT Huế 40 Sơ đồ 2.4 - Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán máy 43 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục đích nghiên cứu đề tài 2 3.Đối tượng nghiên cứu 2 4.Phạm vi nghiên cứu 2 5.Các phương pháp nghiên cứu 3 6.Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 5 1.1.Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 5 1.1.1.Chi phí sản xuất 5 1.1.1.1.Khái niệm chung về chi phí sản xuất 5 1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất 6 1.1.2.Giá thành sản phẩm 11 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 11 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 11 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 12 1.1.4.Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩmTrường Đại học Kinh tế Huế 13 1.1.4.1.Vai trò 13 1.1.4.2.Nhiệm vụ 14 1.2.Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 14 1.2.1.Đối tượng tập hợp chi phí và giá thành, kỳ tính giá thành 14 1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm 14
  9. 1.2.1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất 15 1.2.2.Kế toán chi phí sản xuất 17 1.2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 19 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 21 1.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 23 1.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 24 1.2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính 24 1.2.4.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 25 1.2.4.3.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương 26 1.2.4.4.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch (định mức) 27 1.2.5.Tính giá thành sản phẩm 27 1.2.5.1.Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp) 28 1.2.5.2.Phương pháp hệ số 28 1.2.5.3.Phương pháp tỷ lệ 29 1.2.5.4.Phương pháp tính giá thành phân bước 30 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 31 2.1. TổTrườngng quan về công ty Đạicổ phần xâyhọc dựng bê Kinh tông và xây dtếựng ThHuếừa Thiên Huế.31 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 31 2.1.2. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty 32 2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm bê tông 32 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 35
  10. 2.1.3.1. Chức năng 35 2.1.3.2. Nhiệm vụ 36 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 36 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 36 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 37 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty 40 2.1.6. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 42 2.1.6.1. Chế độ kế toán áp dụng 42 2.1.6.2. Hệ thống tài khoản kế toán 42 2.1.6.3. Hệ thống chứng từ kế toán 42 2.1.6.4. Tổ chức vận hành hệ thống sổ kế toán 43 2.1.6.5. Hệ thống báo cáo kế toán 44 2.1.6.6. Chính sách kế toán áp dụng 44 2.1.6. Tình hình nguồn lực của Công ty CP bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế 45 2.1.6.1. Tình hình lao động giai đoạn 2015 - 2017 45 2.1.6.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty 48 2.1.6.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty 52 2.2. Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế 56 2.2.1. Tổng quát kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 56 2.2.1.1.Trường Phân loại chi phí Đại sản xuấ thọc sản phẩm Kinhbê tông Mac 250tế Huế 56 2.2.1.2. . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 56 2.2.1.3. Đối tượng tính giá thành 56 2.2.1.4. Phương pháp tính giá thành 56 2.2.1.5. Phương pháp phân bổ chi phí 56 2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất 57
  11. 2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 57 2.2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 71 2.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất 83 2.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 87 2.2.5. Kế toán tính giá thành sản phẩm tại Công ty 87 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 90 3.1. Một số đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong Công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế 90 3.1.1. Ưu điểm 90 3.1.2. Hạn chế 92 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế 93 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 95 1.Kết luận 95 2.Kiến nghị 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 Trường Đại học Kinh tế Huế
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh tình hình khó khăn chung của nền kinh tế thế giới, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Muốn đứng vững và thành công giữa thời kỳ nhiều biến động, khi mà cạnh tranh luôn khốc liệt và sự đào thải không ngừng, đẩy các doanh nghiệp vào cuộc đua ngày một khó khăn. Họ luôn phải tìm cho mình những hướng đi và giải pháp phù hợp, hữu ích để tồn tại và phát triển. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất phải thường xuyên nghiên cứu, phân tích để tìm ra biện pháp tối ưu nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, công tác này đồng nghĩa với việc quản lý các nguồn vốn, nâng cao năng suất lao động, giảm thấp định mức tiêu hao nguyên vật liệu, Chính vì thế mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở thành một phần hành kế toán quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Trong doanh nghiệp sản xuất, chi phí phát sinh ở tất cả các giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Vì vậy, thông tin chi phí giữ vai trò quan trọng trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Nhu cầu thông tin chi phí, đặc biệt là thông tin chi phí sản xuất luôn gia tăng về tốc độ, tính linh hoạt, chính xác để phục vụ cho các quyết định kinh tế liên quan đến giá trị thành phẩm, giá vốn, giá bán, lợi nhuận. Ngày nay với những tiến bộ kỹ thuật, phương thức quản lý sản xuất kinh doanh, sự toàn cầu hóa kinh tế, mở rộng phạm vi cạnh tranh thì sự tăng nhanh nhu cầu, tính tốc độ, tính linh hoạt, tính chính xác của thông tin chi phí càng đặt ra bức thiết hơn trong điều hành doanh nghiệp. NhTrườngận thức được tầm Đại quan trọ nghọc của kế toánKinh chi phí sảtến xu ấHuết và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất, tôi quyết định chọn đề tài “Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Đây không những là cơ hội để tôi tìm hiểu sâu hơn về kế toán nói chung và kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm nói riêng, làm hoàn thiện hơn kiến thức của mình, mà còn là dịp để tôi áp dụng những hiểu SVTH: Đậu Thị Tịnh 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa biết của mình vào thực tế quan sát, học hỏi tại đơn vị thực tập và hoàn thành tốt bài khóa luận này. 2.Mục đích nghiên cứu đề tài Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp. Tìm hiểu thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở lý luận và thực trạng đã nghiên cứu để đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 3.Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế. 4.Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Do hạn chế về thời gian và nguồn lực nên tôi không thể nghiên cứu được tất cả các sản phẩm do công ty sản xuất ra. Do đó, tôi chỉ nghiên cứu công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cho thành phẩm bê tông sản xuất ra, cụ thể là sản phẩm Bê tông Mac 250. Về không gian: Tại phòng Tài chính – Kế toán của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế VềTrườngthời gian: Đại học Kinh tế Huế + Đề tài nghiên cứu này thực hiện từ ngày 24/09/2018 đến ngày 30/12/2018. + Số liệu thu thập được để phân tích tổng quan về tài sản, nguồn vốn, lao động và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2015, 2016, 2017. SVTH: Đậu Thị Tịnh 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa + Số liệu sử dụng để nghiên cứu công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bê tông Mac 250 tại công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế được lấy trong quý III/2018. 5.Các phương pháp nghiên cứu Phương pháp quan sát: Quan sát cách thức làm việc, cách luân chuyển chứng từ giữa các bộ phận để bổ sung thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Phương pháp tham khảo tài liệu: Tham khảo những tài liệu có liên quan và hữu ích cho đề tài như các văn bản pháp luật về kinh tế, chuẩn mực kế toán, sách báo, khóa luận tốt nghiệp và báo cáo chuyên đề từ các khóa trước, để tìm kiếm thông tin và biết cách trình bày một bài khóa luận hoàn chỉnh. Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập các số liệu thô cần thiết cho đề tài từ phòng kế toán như Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bảng cân đối kế toán; Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp lại những số liệu đã thu thập được, tiến hành chọn lọc, xử lý thông tin, đánh giá thực trạng vấn đề đang nghiên cứu. Phương pháp mô tả: Dựa vào việc quan sát và những thông tin thu thập được để mô tả lại bộ máy kế toán, bộ máy quản lý, quy trình luân chuyển chứng từ của công tác kế toán chi phí tại Công ty. PhươngTrường pháp phỏng vĐạiấn: Tiến hànhhọc phỏ ngKinh vấn nhân viên tếtrong Huế Công ty để tìm kiếm thông tin phục vụ đề tài như: Phỏng vấn nhân viên ở bộ phận sản xuất để nắm được quy trình sản xuất sản phẩm; Phỏng vấn nhân viên kế toán để biết được phương pháp hạch toán, các chứng từ sử dụng, cách phân bổ chi phí sản xuất sản phẩm, Phương pháp kế toán: Bao gồm các phương pháp như phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tính giá , Các phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá thực SVTH: Đậu Thị Tịnh 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và nghiên cứu đưa ra các giải pháp hoàn thiện. 6.Kết cấu đề tài Đề tài gồm có 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất. Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế. Chương 3: Một số đánh giá và giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuát và tính giá thành sản phẩm trong Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đậu Thị Tịnh 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT 1.1.Những vấn đề chung về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 1.1.1.Chi phí sản xuất 1.1.1.1.Khái niệm chung về chi phí sản xuất “Chi phí bao gồm các chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp và các chi phí khác. Chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lãi tiền vay, và những chi phí liên quan đến hoạt động cho các bên khác sử dụng tài sản sinh ra lợi tức, tiền bản quyền, Những chi phí này phát sinh dưới dạng tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn kho, khấu hao máy móc, thiết bị. Chi phí khác bao gồmTrường các chi phí ngoài Đạicác chi phí học sản xuấ t,Kinh kinh doanh pháttế sinhHuế trong quá trình hoạt động kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, như: chi phí về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, các khoản tiền bị khách hàng phạt do vi phạm hợp đồng, ” (Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung, ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính). “Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ SVTH: Đậu Thị Tịnh 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm các khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu” (Chuẩn mực kế toán số 01 - Chuẩn mực chung, ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính). “Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ” (Võ Văn Nhị, Huỳnh Lợi (2002) – Kế toán chi phí, Nhà xuất bản thống kê). Trong đó, chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động và chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính. 1.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất trong doanh nghiệp sản xuất Chi phí sản xuất là hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận, do đó việc quản lý và giám sát chặt chẽ chi phí là hết sức cần thiết. Để có thể giám sát và quản lý tốt chi phí cần phải phân loại chi phí theo các tiêu thức thích hợp. Có nhiều tiêu thức để phân loại chi phí sản xuất kinh doanh, theo Giáo trình kế toán chi phí (2009) của TS Huỳnh Lợi, chủ yếu có năm tiêu thức phân loại kế toán đó là: Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế ban đầu: - Chi phí nhân công: Gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương: BHYT, BHXH, KPCĐ, của ngưTrườngời lao động. Đại học Kinh tế Huế - Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế và chi phí nguyên vật liệu khác như: chi phí về phế phẩm, phế liệu tận dụng. - Chi phí công cụ, dụng cụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua của các công cụ dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. SVTH: Đậu Thị Tịnh 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa - Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm khấu hao của tất cả tài sản cố định, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh như giá dịch vụ điện, nước, phí bảo hiểm tài sản, giá thuê nhà cửa, phương tiện, - Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh nghiệp. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ , Chi phí nguyên vật liệu chính thường chiếm tỷ lệ lớn trên tổng chi phí, dễ nhận diện và định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh. - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội của công nhân trực tiếp thực hiện từng hoạt động sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên. Như vậy, chi phí sản xuất chung thường bao gồm: Chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng; Chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc thiết bị; Chi phí công cụ dụng cụ dùng trong sản xuất; Chi phí khấu hao máy móc thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong hoạt động sản xuất; Chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như: điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tàiTrường sản tại xưởng sản xuĐạiất. học Kinh tế Huế - Chi phí bán hàng: Là những chi phí đảm bảo cho việc thực hiện chính sách, chiến lược bán hàng của doanh nghiệp. Khoản mục chi phí bán hàng bao gồm: Chi phí lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao động trực tiếp, gián tiếp hay quản lý trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ; Chi phí về nguyên vật liệu, nhiên liệu dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hoá tiêu thụ; Chi phí về công cụ, dụng cụ, bao bì sử dụng luân chuyển , dùng trong hoạt động bán SVTH: Đậu Thị Tịnh 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa hàng; Chi phí khác bằng tiền trong hoạt động bán hàng; Chi phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong bán hàng như khấu hao phương tiện vận tải ; Chi phí dịch vụ mua ngoài liên quan đến bán hàng như: chi phí quảng cáo, chi phí hội chợ, chi phí khuyến mãi, bảo hành, bảo trì ; - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động hành chính, quản trị ở phạm vi toàn doanh nghiệp. Ngoài ra, chi phí này còn bao gồm cả những chi phí mà không thể ghi nhận vào những khoản mục chi phí nói trên. Cụ thể, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí của toàn bộ lao động quản lý ở các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp; Chi phí vật liệu, nhiên liệu, năng lượng dùng trong hành chính, quản trị; Chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong hoạt động hành chính quản trị; Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định dùng trong việc hành chính quản trị; Chi phí dịch vụ điện, nước, bảo hiểm, phục vụ cho toàn doanh nghiệp; Các khoản thuế, lệ phí chưa tính vào giá trị tài sản; Các khoản chi phí liên quan đến sự giảm sút giá trị tài sản do tác động của thị trường, tình hình kinh tế dùng trong sản xuất kinh doanh như dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hao hụt trong khâu dự trữ; Các khoản chi phí khác bằng tiền liên quan đến phục vụ quản lý toàn doanh nghiệp; - Chi phí khác: Ngoài những khoản chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh chức năng của doanh nghiệp, trong chi phí của doanh nghiệp còn tồn tại những chi phí khác. Về cơ bản, chi phí khác thường bao gồm chi phí hoạt động tài chính, chi phí hoạt động bất thường. Chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ. Trong một doanh nghiệp cóTrường quy mô nhỏ, chi phíĐại này có họcthể bằng không.Kinh tế Huế  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với thời kỳ tính kết quả: - Chi phí sản phẩm: Là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc được mua vào trong kỳ. - Chi phí thời kỳ: Là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. SVTH: Đậu Thị Tịnh 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa  Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí; có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng chi phí như chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí quảng cáo,  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động: - Biến phí: Là những chi phí nếu xét về tổng số thay đổi tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động. Mức độ hoạt động có thể là: số lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy vận hành, - Định phí: Là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổi theo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. - Chi phí hỗn hợp: Là những chi phí bao gồm hỗn hợp cả định phí và biến phí.  Ngoài ra, cò một số nhận diện khác về chi phí như: - Chi phí kiểm soát được: chi phí thuê nhà, chi phí tiếp khách, - Chi phí không kiểm soát được: Là những chi phí mà nhà quản lý không thể dự đoán chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ. - Chi phí chênh lệch: Những chi phí khác biệt về chủng loại và mức chi phí giữa các phương án sản xuất kinh doanh. - ChiTrường phí chìm: Là nh ữĐạing chi phí học luôn luôn Kinh xuất hiện trong tế t ấtHuế cả các quyết định của nhà quản lý hoặc trong các phương án sản xuất kinh doanh khác nhau như: tiền thuê nhà xưởng, - Chi phí cơ hội: Là một nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hay phải hi sinh để lựa chọn , thực hiện hành động. SVTH: Đậu Thị Tịnh 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Việc phân loại chi phí có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý, thể hiện cơ cấu chi phí theo nội dung kinh tế để phân tích đánh giá tình hình thực hiện dự toán chi phí sản xuất. Là cơ sở lập dự toán chi phí sản xuất, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch quỹ tiền lương, tính toán nhu cầu sử dụng vốn lưu động định mức. Đối với công tác kế toán, nó là cơ sở để lập báo cáo tài chính, ngoài ra, nó còn là cơ sở để tính thu nhập, đánh giá khái quát tình hình tăng năng suất lao động, Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đậu Thị Tịnh 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa 1.1.2.Giá thành sản phẩm 1.1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm “Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm là một thước đo giá trị và cũng là một đòn bẩy kinh tế. Giá thành sản phẩm thường mang tính khách quan và chủ quan, đồng thời nó là một loại đại lượng cá biệt, mang tính giới hạn và là một chỉ tiêu, biện pháp quản lý chi phí.” (TS. Huỳnh Lợi (2009), Giáo trình Kế toán chi phí). Bản chất giá thành sản phẩm là sự chuyển dịch giá trị của các yếu tố vật chất và giá trị sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ. Chưa có sự chuyển dịch này thì không thể nói đến chi phí và giá thành sản phẩm. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, giá thành sản phẩm bao gồm toàn bộ các khoản hao phí vật chất thực tế cần bù đắp bất kể nó thuộc bộ phận nào trong cấu thành giá thành sản phẩm.” (PGS. TS. Võ Văn Nhị (2006), Hướng dẫn thực hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp – Nhà xuất bản Thống kê). Tùy thuộc đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành sản xuất, kết cấu giá thành sản phẩm bao gồm những khoản mục chi phí khác nhau. Cụ thể, trong ngành sản xuất giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 1.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm Theo giáo trình Kế toán chi phí (2009) của TS. Huỳnh Lợi: Trong doanh nghiệp, giá thành sản phẩm bao gồm: GiáTrường thành định mức: LàĐại giá thành học sản ph ẩKinhm đựơc xây dtếựng dHuếựa trên tiêu chuẩn của chi phí định mức. Giá thành định mức thường được lập cho từng loại sản phẩm trước khi sản xuất. Nó là đơn vị cơ sở để xây dựng giá thành kế hoạch, giá thành dự toán, xác định chi phí tiêu chuẩn. Giá thành kế hoạch, giá thành dự toán: Là giá thành được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn chi phí định mức nhưng có điều chỉnh theo năng lực hoạt động trong kỳ kế hoạch hoặc kỳ dự toán. Giá thành kế hoạch, giá thành dự toán có thể được lập cho SVTH: Đậu Thị Tịnh 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa từng sản phẩm hoặc một khối lượng sản phẩm, công việc nhất định trong từng kỳ sản xuất. Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính toán dựa trên cơ sở chi phí thực tế phát sinh. Giá thành thực tế thường chỉ có được sau quá trình sản xuất. 1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hóa hay phí tổn nguồn lực kinh tế khai thác trong hoạt động sản xuất nhưng khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn. Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất sản phẩm, lao vụ, dịch vụ, nó là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình, vừa là tiền đề, vừa là nguyên nhân, kết quả của nhau. Xét về mặt bản chất: Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai khái niệm tương đương nhau, đều là những hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm nhưng lại khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn. Xét về mặt nội dung: Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm lại có quan hệ mật thiết với nhau. Giá thành tính trên cơ sở chi phí đã tập hợp và số lượng sản phẩm được hoàn thành. Nội dung giá thành sản phẩm chính là các khoản mục chi phí đã tập hợp và tính cho số lượng, chủng loại sản phẩm. Xét về mặt phạm vi: Chi phí sản xuất luôn gắn với một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không cần biết nó thuộc loại sản phẩm nào, hoàn thành hay chưa hoàn thành.Trường Còn giá thành sĐạiản phẩm luônhọc luôn gKinhắn liền với mtếột kh ốHuếi lượng sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành nhất định. Xét về mặt lượng: Trong một thời kỳ tổng số chi phí sản xuất phát sinh khác với tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ đó. Vì giá thành sản phẩm không bao giờ gồm những chi phí sản xuất không liên quan đến hoạt động tạo ra sản phẩm và những chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (chuyển sang kỳ sau), nhưng nó lại chứa đựng cả phần chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ (của kỳ trước chuyển qua). SVTH: Đậu Thị Tịnh 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Ta có thể biểu thị mối quan hệ đó theo sơ đồ sau: Chi phí SXDD đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Chi phí SXDD cuối kỳ Tổng giá thành sản Chi phí sản Chi phí sản Chi phí sản xuất sản phẩm = xuất + xuất phát sinh - xuất DDCK hoàn thành DDĐK trong kỳ Xét về mặt công tác kế toán: Kế toán chi phí sản xuất và kế toán giá thành sản phẩm là hai bước kế tiếp nhau. Chỉ khi nào công tác tập hợp chi phí trong kỳ hoàn thành thì việc tính giá thành mới thực hiện được. 1.1.4.Vai trò và nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1.1.4.1.Vai trò Kế toán tập hợp chi phí sản xuất là tập hợp tất cả các chi phí phát sinh để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp theo nội dung, công dụng của chi phí. Tính giá thành sản phẩm là căn cứ vào các chi phí phát sinh về lao động sống và lao động vật hoá trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để tập hợp chúng theo từng đối tượng, nhằm xác định giá thành các loại sản phẩm. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm một cách chính xác, kịp thời là điều kiện trọng yếu để xác định kết quả kinh doanh. GiámTrường sát, kiểm tra quá Đại trình chi học phí nhằ mKinh tiết kiệm chi tế phí Huếvà hạ giá thành là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. Trong công tác quản lý kinh doanh, việc tổ chức đúng đắn, hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giúp cho bộ máy quản lý doanh nghiệp thường xuyên nắm được tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, cung cấp tài liệu cho SVTH: Đậu Thị Tịnh 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa việc chỉ đạo sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá hiệu quả kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn là cơ sở để xây dựng giá bán hợp lý. 1.1.4.2.Nhiệm vụ Tổ chức kế toán chi phí sản xuất chính xác, hợp lý, tính đúng và tính đủ giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm; Cung cấp thông tin về chi phí, giá thành để phục vụ cho việc định giá thành phẩm tồn kho, giá vốn, giá bán, lợi nhuận của các quyết định quản trị sản xuất, định hướng kinh doanh, thương lượng với khách hàng, điều chỉnh tình hình sản xuất theo thị trường; Cung cấp thông tin chi phí và giá thành sản phẩm để phục vụ tốt hơn quá trình kiểm soát chi phí, bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả và gia tăng năng lực cạnh tranh; Cung cấp thông tin chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ tốt hơn cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống định mức chi phí; Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu của công tác quản lý; Tổ chức hạch toán các loại tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lựa chọn; Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác. 1.2.KếTrườngtoán chi phí sản xuĐạiất và tính học giá thành Kinh sản phẩ mtế Huế 1.2.1.Đối tượng tập hợp chi phí và giá thành, kỳ tính giá thành 1.2.1.1 Đối tượng tập hợp chi phí và giá thành sản phẩm  Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất “Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí sản xuất. Thực chất của xác định đối tượng tập hợp chi phí là xác định nơi phát SVTH: Đậu Thị Tịnh 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận, quy trình sản xuất, ) và nơi chịu chi phí (sản phẩm A, sản phẩm B, )”. (Giáo trình Kế toán chi phí (2009), TS. Huỳnh Lợi) Xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường dựa vào những căn cứ như địa bàn sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ sản xuất, loại hình sản xuất, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể được xác định là phân xưởng, đơn đặt hàng, quy trình công nghệ, sản phẩm, công trường thi công, Trong công tác kế toán, xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là cơ sở xây dựng hệ thống chứng từ ban đầu về chi phí sản xuất, xây dựng hệ thống sổ sách chi tiết về chi phí sản xuất.  Đối tượng tính giá thành sản phẩm “Đối tượng tính giá thành sản phẩm là đại lượng, kết quả hoàn thành nhất định cần tổng hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm. Như vậy, đối tượng tính giá thành sản phẩm là khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định mà doanh nghiệp cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm”. (Giáo trình kế toán chi phí (2009), TS. Huỳnh Lợi). Xác định đối tượng tính giá thành thường căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, chủng loại và đặc điểm của sản phẩm, yêu cầu quản lý, trình độ và phương tiện của kế toán. Lựa chọn đối tượng tính giá thành là cơ sở để xây dựng phiếu tính giá thành từ đó việc tổng hợp chi phí và tính giá thành phù hợp, chính xác. 1.2.1.2.TrườngPhương pháp tập hợ pĐại chi phí sả nhọc xuất Kinh tế Huế Phương pháp trực tiếp: Áp dụng trong trường hợp các chi phí sản xuất có quan hệ trực tiếp với từng đối tượng chi phí riêng biệt. Phương pháp ghi trực tiếp đòi hỏi phải tổ chức việc ghi chép ban đầu (chứng từ gốc) theo từng đối tượng, trên cơ sở đó, kế toán tập hợp số liệu các chứng từ gốc theo từng đối tượng liên quan, ghi trực tiếp vào các tài khoản cấp 1, cấp 2 hoặc các chi tiết theo đúng đối tượng. Phương pháp ghi SVTH: Đậu Thị Tịnh 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa trực tiếp bảo đảm việc tập hợp chi phí sản xuất theo đúng đối tượng chi phí với mức độ chính xác cao. Phương pháp phân bổ: Áp dụng trong trường hợp chi phí sản xuất phát sinh có liên quan với nhiều đối tượng tập hợp chi phí sản xuất mà không thể tổ chức việc ghi chép ban đầu riêng rẽ theo từng đối tượng được. Phương pháp này đòi hỏi phải ghi chép ban đầu các chi phí sản xuất có liên quan tới nhiều đối tượng theo từng địa điểm phát sinh chi phí, trên cơ sở đó tập hợp các chứng từ kế toán theo từng địa điểm phát sinh chi phí (tổ, đội sản xuất, ). Sau đó chọn tiêu chuẩn phân bổ để tính toán phân bổ chi phí sản xuất đã tập hợp cho các đối tượng có liên quan. Xác định hệ số phân bổ: Tổng CPSX phát sinh trong kỳ Hệ số phân bổ chi phí = Tổng tiêu thức phân bổ Mức phân bổ chi phí Hệ số phân bổ Tiêu thức phân bổ = x cho đối tượng i chi phí của đối tượng i 1.2.1.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành sản phẩm là khoảng thời gian cần thiết phải tiến hành tổng hợp hợp chi phí sản xuất để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế, kỹ thuật sản xuất và nhu cầu thông tin giá thành, kỳ tính giá thành có thể được xác định khác nhau. (Theo Giáo trình Kế toán chi phí (2009), TS. Huỳnh Lợi). Các DN SX công nghiệp thường chọn kỳ tính giá thành là hàng tháng. CácTrường DN xây lắp thườ ngĐại chọn k ỳhọctính giá thành Kinh là quý ho tếặc năm. Huế Các DN nông nghiệp thường chọn kỳ tính giá thành là theo từng thời vụ hoặc theo quý, năm. Xác định kỳ tính giá thành giúp cho kế toán xác định rõ khoảng thời gian chi phí phát sinh, thời gian tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm để thu thập, cung cấp thông tin cho việc định giá, đánh giá hoạt động sản xuất theo yêu cầu của nhà quản lý trong từng thời kỳ. SVTH: Đậu Thị Tịnh 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa 1.2.2.Kế toán chi phí sản xuất 1.2.2.1.Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp a. Nội dung Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp gồm giá trị nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu được xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu trực tiếp là nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất mà cấu tạo thành thực thể của sản phẩm. Hay nói một cách khác, chi phí nguyên vật liệu là giá trị các loại nguyên vật liệu tạo thành thực thể của sản phẩm. Chi phí này có thể tính trực tiếp cho từng loại sản phẩm (Trịnh Văn Sơn, Hồ Phan Minh Đức (2016), Kế toán quản trị). Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được xác định thông qua phiếu xuất kho nguyên vật liệu. Phiếu xuất kho nguyên vật liệu là chứng từ chi tiết phản ánh chủng loại và số lượng nguyên vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất sản phẩm. b. Chứng từ sử dụng Các loại chứng từ sử dụng trong kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: - Giấy đề nghị cấp vật tư - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Hóa đơn GTGT - HóaTrường đơn bán hàng Đại học Kinh tế Huế - Ủy nhiệm chi, phiếu chi c. Tài khoản sử dụng TK 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp SVTH: Đậu Thị Tịnh 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Tài khoản này được dùng để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ trong kỳ. Bên Nợ: - Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ hạch toán. Bên Có: - Kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu thực tế sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ vào TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc TK 631 “Giá thành sản xuất” và chi tiết cho các đối tượng để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ. - Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632 - Giá vốn hàng bán. - Trị giá nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho. Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ. d. Phương pháp hạch toán 152 621 154 (1) (4) 152 111,112,331 (5) (2) 133 632 Trường Đại học Kinh(6) tế Huế (3) 138 (7) 3331 SVTH: Đậu Thị Tịnh 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Sơ đồ 1.1 - Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Trong đó: (1): Xuất kho NVL dùng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ (2): Mua NVL dùng ngay vào sản xuất sản phẩm thực hiện dịch vụ (3): Chi phí NVL sử dụng cho hợp đồng hợp tác kinh doanh (4): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp sang TK 154 (5): Nguyên vật liệu thừa dùng không hết nhập kho (6): Phần chi phí NVL trực tiếp vượt trên mức bình thường (7): Phân bổ chi phí NVL sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh 1.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp a. Nội dung Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương, tiền công, phụ cấp và các khoản trích trên lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chi phí nhân công trực tiếp được tính trực tiếp vào từng loại sản phẩm được sản xuất ra, nó có thể được xác định rõ ràng và cụ thể cho từng loại sản phẩm (Theo PGS.TS Trịnh Văn Sơn, Giáo trình Kế toán quản trị (2016) ). Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc như: Tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) (Theo thông tư 200/2014/TT-BTC). Trường hợp chi phí NCTT có liên quan đến nhiều đối tượng thì phải tiến hành phân bổTrườngtheo các đối tượng Đại chịu chi phí.học Tiêu chuKinhẩn phân b ổtếcó th ểHuếlà: giờ công định mức, giờ công thực tế, khối lượng sản phẩm, tùy từng điều kiện cụ thể. b. Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng tổng hợp lương SVTH: Đậu Thị Tịnh 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa - Phiếu chi, Giấy nộp tiền vào tài khoản - Bảng phân bổ tiền lương c. Tài khoản sử dụng TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp: dùng để phản ánh chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn, ). Bên Nợ: Chi phí nhân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ bao gồm: Tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương, tiền công theo quy định phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”; - Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường vào TK 632. Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ. d. Phương pháp hạch toán 334 622 154 (1) 335 (4) (7) (8) 338 632 Trường (2)Đại học Kinh(5) tế Huế 111,112,331 138 (3) (6) 133 3331 SVTH: Đậu Thị Tịnh 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Sơ đồ 1.2 - Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Trong đó: (1): Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm (2): Tính BHXH, BHYT,BHTN, KPCĐ cho công nhân sản xuất (3): Chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh (4): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (5): Phần chi phí nhân công trức tiếp vượt trên mức bình thường (6): Phân bổ chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh (7): Tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân (8): Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất 1.2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung a. Nội dung Chi phí SXC là chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất phát sinh ở phân xưởng, tổ đội sản xuất. Chi phí SXC bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất, khấu hao TSCĐ thuộc phân xưởng quản lý, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. b. Chứng từ sử dụng - Bảng chấm công - Hóa đơn dịch vụ - Bảng khấu hao TSCĐ - Phiếu xuất kho vật tư - PhiTrườngếu chi, Ủy nhiệm chiĐại học Kinh tế Huế c. Tài khoản sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”: Dùng để phản ánh chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh chung phát sinh ở phân xưởng, bộ phận, đội, công trường, phục vụ sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, gồm: Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, đội; Khấu hao TSCĐ sử dụng trực tiếp để sản xuất, Khoản trích bảo hiểm xã SVTH: Đậu Thị Tịnh 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp được tính theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả của nhân viên phân xưởng, bộ phận, đội sản xuất và các chi phí có liên quan trực tiếp khác đến phân xưởng. Kết cấu tài khoản: Bên Nợ: Các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung; - Chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ do mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường; - Kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang" hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”. Tài khoản 627 không có số dư cuối kỳ. d. Phương pháp hạch toán 334,338 627 154 (1) 152,153,242 (8) (2) 214 632 (3) (9) 111,112,331 (4) 111,112,138 133 (10) 111,112Trường Đại học Kinh tế Huế (5) 138 (11) 111,112,335,242 3331 (6) 352 (7) Sơ đồ 1.3 - Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung SVTH: Đậu Thị Tịnh 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Trong đó: (1): Chi phí nhân viên phân xưởng (lương BHXH,BHYT, BHTN, KPCĐ) (2): Chi phí vật liệu, dụng cụ sản xuất (3): Chi phí khấu hao TSCĐ (4): Chi phí dịch vụ mua ngoài (5): Chi phí bằng tiền khác (6): Chi phí đi vay phải trả (nếu được vốn hóa) (7): Dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp (8): Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản xuất chung vào giá thành (9): Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản xuất (10): Các khoản thu giảm chi (11): Các khoản thu giảm chi 1.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất Đây là giai đoạn phân tích chi phí đã tập hợp được để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất vào đối tượng tính giá thành. Trên cơ sở đó, tính tổng giá thành thực tế và giá thành thực tế từng đơn vị sản phẩm. Việc tổng hợp chi phí sản xuất bao gồm: Điều chỉnh các khoản xuất dùng, sử dụng phù hợp với chi phí sản xuất thực tế phát sinh và tổng hợp chi phí thực tế theo từng đối tượng tính giá thành sản phẩm. 154 621 155, 157 Trường Đại(1) học Kinh(4) tế Huế 622 (2) 632 627 (5) (3) Sơ đồ 1.4 - Sơ đồ tập hợp chi phí sản xuất SVTH: Đậu Thị Tịnh 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Trong đó: (1): Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2): Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3): Kết chuyển chi phí sản xuất chung (4): Sản phẩm hoàn thành nhập kho, gửi bán (5): Sản phẩm hoàn thành bán trực tiếp 1.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ “Sản phẩm dở dang cuối kỳ là những sản phẩm tại thời điểm tính giá thành chưa hoàn thành về mặt kỹ thuật sản xuất và thủ tục quản lý ở các giai đoạn của quy trình công nghệ chế biến sản phẩm”. (Theo TS. Huỳnh Lợi (2009), Giáo trình Kế toán chi phí). Như vậy, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không những tùy thuộc vào quy trình sản xuất mà còn phụ thuộc vào chọn lựa kỳ tính giá thành. Vấn đề này có thể làm tăng hoặc giảm số lượng sản phảm dở dang cuối kỳ. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ là xác định chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ. Tùy thuộc vào đặc điểm, mức độ chi phí sản xuất trong sản phẩm dở dang và yêu cầu quản lý về chi phí sản xuất, có thể đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ bằng một trong những phương pháp sau: 1.2.4.1. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính Phương pháp này thường áp dụng cho những doanh nghiệp mà chi phí nguyên vật liệu phát sinh trong giá thành sản phẩm chiếm tỷ trọng cao, thông thường chi phí nguyên vật liệu chính chiếm cao hơn 70% trong giá thành sản phẩm. Áp dụng đối với doanh nghiệp có sản phẩm dở dang ít so với sản phẩm hoàn thành trongTrường kỳ và các kỳ liên Đại tiếp. Các học chi phí bKinhỏ qua không tếtrọng Huếyếu. Phương pháp này khá đơn giản nhưng tính chính xác không cao. Cuối kỳ xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí sản xuất Chi phí NVL Chi phí NVL chính Số lượng = x dở dang cuối kỳ chính DDĐK + phát sinh trong kỳ sản phẩm SVTH: Đậu Thị Tịnh 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Số lượng SPHT Số lượng sản phẩm dở dở dang + trong kỳ dang cuối kỳ cuối kỳ 1.2.4.2.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Phương pháp này sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tính toán theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, còn chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung được tính vào chi phí của sản phẩm hoàn thành. Nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ .  Trường hợp nguyên vật liệu chính, phụ sử dụng ngay từ đầu quy trình sản xuất: Chi phí NVL trực Chi phí NVL trực tiếp Số lượng tiếp DDĐK + phát sinh trong kỳ Chi phí sản xuất sản phẩm = x dở dang cuối kỳ Số lượng SPHT Số lượng sản phẩm dở dở dang + trong kỳ dang cuối kỳ cuối kỳ  Trong trường hợp chi phí nguyên vật liệu chính và chi phí ngyên vật liệu phụ trực tiếp không có cùng đặc điểm là phát sinh toàn bộ từ đầu của quy trình sản xuất; Cụ thể, chi phí nguyên vật liệu chính phát sinh toàn bộ từ đầu quy trình sản xuất, chi phí nguyên vật liệu phụ phát sinh theo mức độ thực hiện quy trình sản xuất, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính chi tiết như sau: Sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính: Chi phí NVL Chi phí NVL chính Số lượng Chi phí NVL chính DDĐK + phát sinh trong kỳ sản phẩm chính dở dang = x TrườngSố lưĐạiợng SPHT học SKinhố lượng sản phtếẩm dHuếở dở dang cuối kỳ + trong kỳ dang cuối kỳ cuối kỳ Sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu phụ: Chi phí Chi phí NVL Chi phí NVL phụ phát sinh Số Tỷ lệ = + x x NVL phụ DDĐK trong kỳ lượng hoàn SVTH: Đậu Thị Tịnh 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa phụ dở Số lượng Số lượng sản Tỷ lệ sản thành dang SPHT trong + phẩm dở dang x hoàn phẩm cuối kỳ kỳ cuối kỳ thành DDCK  Vậy, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là CPSX dở dang Chi phí NVL chính dở Chi phí NVL phụ dở dang = + cuối kỳ dang cuối kỳ cuối kỳ 1.2.4.3.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương Phương pháp này tính toàn bộ chi phí sản xuất cho sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ thực hiện. Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: Chi phí nhóm 1: Những chi phí sản xuất phát sinh toàn bộ từ đầu quy trình sản xuất, tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng một mức độ như chi phí NVL chính trực tiếp, chi phí NVL phụ trực tiếp , được tính vào chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí nhóm 1 Chi phí nhóm 1 phát Số lượng DDĐK + sinh trong kỳ Chi phí nhóm 1 sản phẩm = x dở dang cuối kỳ Số lượng SPHT Số lượng sản phẩm dở dở dang + trong kỳ dang cuối kỳ cuối kỳ Chi phí nhóm 2: Những chi phí sản xuất phát sinh theo mức độ sản xuất và tham gia vào sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành như chi phí nhân côngTrường trực tiếp, chi phí Đại sản xuấ t họcchung , đưKinhợc tính vào tếchi phí Huế sản xuất dở dang cuối kỳ theo công thức: Chi phí Chi phí nhóm Chi phí nhóm 2 phát sinh Số Tỷ lệ = + x x nhóm 2 2 DDĐK trong kỳ lượng hoàn SVTH: Đậu Thị Tịnh 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa dở dang Số lượng Số lượng sản Tỷ lệ sản thành cuối kỳ SPHT trong + phẩm dở dang x hoàn phẩm kỳ cuối kỳ thành DDCK  Vậy, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ là: CPSX dở dang Chi phí nhóm 1 dở dang Chi phí nhóm 2 dở dang = + cuối kỳ cuối kỳ cuối kỳ 1.2.4.4.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí kế hoạch (định mức) Với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất ổn định hay đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất chuẩn xác, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ có thể tính theo chi phí kế hoạch hay chi phí định mức.  Vậy, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính như sau: Đối với chi phí nhóm 1: CPSX nhóm 1 dở Số lượng sản phẩm dở Chi phí kế hoạch của mối = x dang cuối kỳ dang cuối kỳ sản phẩm Đối với chi phí nhóm 2: CPSX nhóm 2 Số lượng sản Tỷ lệ hoàn Chi phí kế hoạch = x x dở dang cuối kỳ phẩm DDCK thành của mỗi sản phẩm 1.2.5.Tính giá thành sản phẩm TínhTrường giá thành là tính Đạitổng giá thànhhọc và giá Kinh thành đơn vtếị từng Huế sản phẩm. Đây là bước cuối cùng của quy trình kế toán chi phí và tính giá thành và cũng là nội dung sau cùng của tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất , quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành và tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà các doanh nghiệp có thể áp dụng một trong các phương pháp sau: SVTH: Đậu Thị Tịnh 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa 1.2.5.1.Phương pháp giản đơn (Phương pháp trực tiếp) Áp dụng cho những quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất đựơc chọn trùng với đối tượng tính giá thành.  Công thức tính giá thành: Z = Dđk + Cps - Dck - G z = Z/Q Trong đó: Dđk, Dck: chi phí sản xuất tính cho sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ. Cps: Chi phí phát sinh trong kỳ. G: Các khoản giảm giá thành Z, Z, z: Tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm. Q: Số lượng sản phẩm hoàn thành 1.2.5.2.Phương pháp hệ số Áp dụng cho các doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn, sử dụng cùng loại các yếu tố đầu vào: nguyên vật liệu, nhân công , kết quả cho ra các sản phẩm khác nhau nhưng giữa các sản phẩm có thể quy đổi lẫn nhau do kết cấu chi phí tương ứng tỷ lệ. Đối tượng tập hợp chi phí là từng nhóm sản phẩm hoặc toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm trong nhóm hoặc quy trình. Quy trình tính toán theo phương pháp này như sau:  B1:Trường Xác định tổng giá thànhĐại thực họctế của nhóm Kinh sản phẩm tế Huế Tổng giá Chi phí Chi phí sản Chi phí sản Điều chỉnh thành thực = sản xuất + xuất phát sinh - xuất - giảm giá tế sản phẩm DDĐK trong kỳ DDCK thành  B2: Xác định hệ số quy đổi cho từng sản phẩm SVTH: Đậu Thị Tịnh 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Giá thành định mức sản phẩm i Hệ số quy đổi = Giá thành định mức nhỏ nhất của một loại sản phẩm trong nhóm sản phẩm i  B3: Xác định tổng số lượng sản phẩm chuẩn Tổng số lượng sản Tổng số lượng sản phẩm Hệ số quy đổi sản = x phẩm chuẩn i hoàn thành phẩm i  B4: Xác định giá thành đơn vị thực tế của sản phẩm chuẩn Tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm Giá thành thực tế đơn vị = s n ph m chu n ả ẩ ẩ Tổng số lượng sản phẩm chuẩn  B5: Xác định giá thành thực tế đơn vị của từng sản phẩm Giá thành thực tế Giá thành thực tế đơn vị Hệ số quy đổi sản = x đơn vị sản phẩm i sản phẩm chuẩn phẩm i  B6: Xác định tổng giá thành thực tế của từng sản phẩm Tổng giá thành thực Giá thành thực tế đơn vị Số lượng sản phẩm i = x tế của sản phẩm i sản phẩm i hoàn thành 1.2.5.3.Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, sử dụng các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc,Trường thiết bị, kết qu Đạiả cho ra mhọcột nhóm Kinhsản phẩm cùng tế lo ạHuếi với những chủng loại, phẩm cấp, quy cách khác nhau. Chi phí các sản phẩm này không có quan hệ tương ứng tỷ lệ hoặc không thể quy đổi theo hệ số. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình sản xuất, đối tượng tính giá thành là các sản phẩm hoàn thành trong nhóm sản phẩm. Xác định tổng giá thành định mức của nhóm sản phẩm theo từng nhóm khoản mục phí: SVTH: Đậu Thị Tịnh 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa  B1: Xác định giá thành thực tế của nhóm sản phẩm theo từng khoản mục chi phí Tổng giá Chi phí Chi phí sản Chi phí sản Khoản giảm thành thực = sản xuất + xuất phát sinh - xuất - giá thành tế sản phẩm DDĐK trong kỳ DDCK sản phẩm B2: Xác định giá thành định mức của sản phẩm hoàn thành theo từng khoản mục chi phí Tổng giá thành Số lượng sản Chi phí định mức cho của sản phẩm = x Σ [ phẩm hoàn thành một SP hoàn thành ] định mức  B3: Xác định tỷ lệ tính giá thành theo từng khoản mục chi phí Tổng giá thành thực tế Tỷ lệ tính giá = thành Tổng giá thành định mức  B4: Xác định giá thành đơn vị của từng sản phẩm Giá thành đơn Tỷ lệ tính giá Chi phí định mức cho = x vị của SP i Σ [ thành một SP hoàn thành ]  B5: Xác định tổng giá thành của từng loại sản phẩm Tổng giá thành của Giá thành đơn vị của sản Số lượng sản phẩm i = x sản phẩm i phẩm i hoàn thành 1.2.5.4.PhươngTrường pháp tính giá thànhĐại phân họcbước Kinh tế Huế Áp dụng cho các quy trình sản xuất phức tạp bao gồm nhiều công đoạn (giai đoạn, phân xưởng) chế biến sản phẩm kế tiếp nhau. Mỗi công đoạn sản xuất ra một loại bán thành phẩm. SVTH: Đậu Thị Tịnh 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÊ TÔNG VÀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Tên công ty: Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế Tên giao dịch quốc tế: Thua Thien Hue Concrete and Construction Joint Stock Company Địa chỉ: 84/6 Nguyễn Khoa Chiêm, Phường An Tây, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thien Huế Điện thoại: (84) 0234.3820217 Fax: (84) 0234.3820217 Mã số thuế: 3300384426 Công ty là đơn vị hạch toán độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 3300384426 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp ngày 28/12/2005. Số tài khoản: 0161000426879 tại ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế. VốTrườngn điều lệ: 12.000.000.000 Đại đồ nghọc Kinh tế Huế Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng ngày càng hoàn thiện tương ứng với sự phát triển của xã hội, các công trình kiến trúc không chỉ đòi hỏi đẹp về mặt kiến trúc mà phải đảm bảo về mặt chất lượng. Tuy nhiên, với phương thức sản xuất thủ công theo truyền thống cho ra những công trình có chất lượng thấp, không đáp ứng kịp thời nhu cầu xã hội. Đứng trước tình hình đó, công ty xây lắp Thừa Thiên Huế đã trình Sở xây dựng và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tờ trình SVTH: Đậu Thị Tịnh 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa số 35/TC – Công ty ngày 31/03/1997 xin thành lập xí nghiệp chuyên trách về bê tông và xây dựng. Năm 2006, trong bối cảnh chung của nền kinh tế, thực hiện chủ trương cổ phần hóa của Nhà nước cũng như mong muốn mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng lợi nhuận, tăng thu nhập cho người lao động, Xí nghiệp sản xuất bê tông thuộc Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế đã tách riêng thành Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế hoạt động độc lập với Công ty xây lắp Thừa Thiên Huế. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2006 theo quyết định số 4204/QĐ – UBND ngày 12 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. 2.1.2. Đặc điểm về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại công ty 2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm bê tông Bê tông là loại “vật liệu” được dùng rất phổ biến trong xây dựng. Với những tính chất riêng của mình, bê tông giúp các công trình được bền đẹp hơn.  Tính phổ biến Dù hiện nay đã có thêm một số loại vật liệu khác như kính, tôn, nhựa, nhưng bê tông thương phẩm vẫn được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng, từ các công trình nhà dân đến các tòa nhà hàng chục, hàng trăm tầng. Bê tông cũng có một tuổi đời dài, bằng chứng là có rất nhiều các công trình có tuổi đời đến hàng trăm năm nhưng vẫn bền đẹp.  Tính tiện dụng ĐểTrườngtạo nên bê tông c ầĐạin vài nguyên học liệu phKinhổ thông như tếđá, xiHuế măng, cát, nhưng ứng dụng của bê tông rất rộng, từ các bức tường, nền nhà mái nhà đến các công trình cầu cống, đập nước và cả đường bê tông nữa.  Bền đẹp, ít phải bảo dưỡng SVTH: Đậu Thị Tịnh 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Tính trơ của bê tông khiến chúng an toàn với các tác động bên ngoài và ảnh hưởng của các điều kiện thời tiết không được tốt. Công trình sẽ luôn bền đẹp và chúng ta ít phải sửa chữa, bảo dưỡng.  Tính không bắt lửa Bê tông không bắt lửa như gỗ, vì thế nếu công trình có lỡ xảy ra hỏa hoạn thì tốc độ cháy sẽ không nhanh như nhà gỗ. Nếu đám cháy không quá lớn thì công trình vẫn được bảo vệ.  Tính giữ nhiệt Bê tông là loại vật liệu giữ nhiệt, nếu sử dụng điều hòa làm mát hay quạt sưởi thì nhiệt độ trong phòng được giữ ổn định chứ không bị truyền qua môi trường bên ngoài nên sẽ tiết kiệm được năng lượng. 2.1.2.2. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm tại Công ty Bê tông là vật liệu xây dựng rất quan trọng và phổ biến đối với công trình xây dựng. Bê tông được sử dụng để thi công những hạng mục như rầm, sàn công trình, bê tông cọc, bê tông đúc sẵn  Quy trình sản xuất sản phẩm bê tông Đầu tiên, Ở trạm trộn bê tông các nguyên vật liệu cần đáp ứng về độ sạch không lẫn tạp chất, nguyên vật liệu phải rõ nguồn gốc Các nguyên vật liệu được tập trung và đưa vào máng chứa, trước khi trộn thì ngyên vật liệu được cân theo tỷ lệ mà bộ phận kỹ thuật đã định trước để đảm bảo đúng cấp phối cho từng mác bê tông. Mác bê tông thương phẩm 200, 250, 300 có từng công thức và Trườngcách trộn vật liệu khác Đại nhau. Cáchọc mác bê Kinh tông tươi càng tế cao Huế thì vật liệu sẽ tăng lên. Sau khi cân nguyên vật liệu thì hệ thống băng truyền tự động đưa thành phần nguyên vật liệu vào trong thùng trộn, đồng thời những silo chứa nước, chất phụ gia cũng tự động bơm vào thành phần nguyên liệu và trộn sau khi hoàn thành các bước SVTH: Đậu Thị Tịnh 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa trên việc xả bê tông tươi lên các thùng của xe chuyên chở bê tông tươi và được di chuyển đến các công trình như yêu cầu. Kho đá Kho cát Phều đá 1 Phều đá 2 Phều đá 3 Phụ Cân cốt liệu gia Xi măng Cân phụ gia Cân xi măng Nước Cân nước Trường Đại Chọcối Kinh tế Huế trộn Xe bồn Sơ đồ 2.1 - Quy trình công nghệ sản xuất bê tông thương phẩm Đặc điểm tổ chức sản xuất của doanh nghiệp: SVTH: Đậu Thị Tịnh 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Lĩnh vực kinh doanh của Công ty là sản xuất bê tông tươi, bê tông đúc sẵn, ống bi, đây là sản phẩm chủ yếu và đặc trưng của Công ty. Mỗi sản phẩm bê tông có sự khác nhau về định mức vật tư. Mỗi loại sản phẩm có những định mức về nguyên liệu và giá thành sản phẩm khác nhau tùy vào hình thức cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Việc trộn bê tông thực hiện bằng máy, sản phẩm được bán theo đơn đặt hàng do đó không có sản phẩm dở dang cuối kỳ. 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 2.1.3.1. Chức năng Sản xuất cung ứng ống bi các loại và bê tông thương phẩm cho các công trình, liên lạc với các chủ đầu tư cung ứng bê tông tươi và ống bi đến các nhà đầu tư, xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông thủy lợi , vận chuyển thuê cho các đơn vị khác trong và ngoài tỉnh. Trong những năm qua Công ty cổ phần bê tông và xây dựng TT-Huế đã cung ứng bê tông cho các công trình trên địa bàn TT.Huế - Quảng Trị - Quảng Bình - Đà Nẵng như: - Cọc nhồi: công trình văn phòng Tố Hữu, Biệt thự Phú Mỹ An, - Cầu đường lớn: Cầu Bến Đá, Cầu Mỹ Chánh, cầu Dài, đường tỉnh lộ 4 (đường bộ 1); - Công trình có khối lượng bê tông lớn và cao tầng như: Vin com, nhà ở xã hội, chung cư Xuân Phú, Đại học sư phạm, Ngân hàng Công Thương, Đô thị Phú Mỹ An, Điện lực, cảnh sát giao thông, Đại học y, May Hanet Phú Bài, nhà máy nước, . - CôngTrường trình công nghi Đạiệp có kh họcối lượng bêKinh tông trên 10.000mtế Huế3 như: Vin com, nhà máy xi măng Đồng Lâm, Hàng năm Công ty cung ứng 36.000 mét dài đến 44.000 mét dài ống cống ly tâm các loại cho các công trình đô thị ở thành phố Huế, Đồng Hới - Quảng Bình, Công ty CP cơ khí xây dựng cấp thoát nước VIWASEEN 2, Công ty CP xây dựng đầu tư phát triển Bạch Đằng 15, Xí nghiệp cơ khí xây lắp - Công SVTH: Đậu Thị Tịnh 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa ty CP môi trường và công trình đô thị Huế, Công ty TNHH MTV Đầu tư xây dựng Đồng Tiến. 2.1.3.2. Nhiệm vụ - Đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của trình tự xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, an toàn giao thông. - Lo đủ việc làm cho cán bộ - công nhân lao động, cải thiện đời sống công nhân, thực hiện đầy đủ chính sách cho người lao động, chấp hành tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, làm tròn nghĩa vụ trích nộp ngân sách Nhà nước và quy định của địa phương. - Bảo toàn, phát triển tốt nguồn vốn, có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung cho sản xuất kinh doanh, đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất kinh doanh để đưa Công ty ngày càng phát triển bền vững. - Thực hiện các nhiệm vụ của đại hội đồng cổ đông đề ra. 2.1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 2.1.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT GIÁM ĐỐC Trường Đại học Kinh tế Huế PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC XƯỞNG KỸ TRẠM TỔ TÀI ỐNG THUẬT BÊ ĐỘI XE CHỨC CHÍNH CỐNG KẾ TÔNG MÁY HÀNH KẾ LY HOẠCH TỨ HẢI CHÍNH TOÁN TÂM TIẾP THỊ SVTH: Đậu Thị Tịnh 36 Các thành viên liên kết
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Sơ đồ 2.2 - Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP bê tông và xây dựng TT Huế (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban  Đại hội đồng cổ đông Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định về các vấn đề như báo cáo tài chính hằng năm, số lượng thành viên hội đồng quản trị, bầu, bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị và ban kiểm soát bằng hình thức bỏ phiếu kín, mức cổ tức chia cho các loại cổ phần, và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật.  Hội đồng quản trị Là cơ quan đại diện trực tiếp cho chủ sở hữu vốn của Nhà nước và các cổ đông tại công ty CP Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế, có quyền nhân danh Công ty để quyết địTrườngnh mọi vấn đề liên Đại quan đế n họcviệc xác đKinhịnh, thực hi ệntế mụ cHuế tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của cổ đông và Công ty (trừ những vấn đề thuộc Đại hội cổ đông giải quyết)  Ban kiểm soát Ban kiểm soát thực hiện nhiệm vụ theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và điều lệ Công ty đã thông qua, về công tác kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, chính xác, trung thực trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra ghi chép SVTH: Đậu Thị Tịnh 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa sổ sách kế toán, báo cáo kết quả kiểm tra tài chính và chấp hành điều lệ, các nghị quyết, quyết định của Công ty và Đại hội đồng cổ đông về mọi hoạt động của Công ty.  Giám đốc Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, thực hiện nhiệm vụ điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày cho Công ty như phụ trách tổ chức nhân sự, tài chính của Công ty, quản lý sản xuất  Phó giám đốc Phó giám đốc được Hội đồng quản trị bổ nhiệm để giúp giám đốc điều hành công việc trong Công ty theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.  Trạm bê rông Tứ Hải: Bao gồm 3 bộ phận chính với các chức năng: Bãi chứa cốt liệu: Là một khoảng đất trống để chứa cốt liệu như cát, đá, Hệ thống máy trộn bê tông: Bao gồm hệ thống thùng chứa liên kết với hệ thống định lượng dùng để xác định chính xác tỷ lệ các loại nguyên vật liệu cấu tạo nên bê tông. Băng tải dùng để đưa cốt liệu vào thùng trộn và gồm máy bơm nước, máy bơm phụ gia, xi lô chứa xi măng, vít tải xi măng, thùng trộn bê tông, hệ thống khí nén. Hệ thống cung cấp điện: Cung cấp điện cho các động cơ và thiết bị trong trạm.  Xưởng ống cống ly tâm Xưởng ống cống ly tâm bao gồm hệ thống thiết bị, máy móc và đội ngũ công nhân thực hiện sản xuất sản phẩm ống cống các loại để cung cấp ra thị trường tiêu thụ.  ĐTrườngội xe máy Đại học Kinh tế Huế Làm nhiệm vụ vận chuyển vật tư, sản phẩm cung cấp cho các đơn vị khách hàng và các đơn vị thi công một cách nhanh chóng, kíp thời, đảm bảo đúng thời gian, tiến độ. Quản lý máy móc, thiết bị trong toàn bộ công ty phục vụ sản xuất và thi công trên công trường. SVTH: Đậu Thị Tịnh 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa  Phòng tổ chức hành chính Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực thực hiện Bộ luật lao động, nội quy lao động của Công ty; Phối hợp với các phòng chức năng nghiệp vụ để kiểm tra đánh giá năng lực thực tế của cán bộ công nhân viên toàn Công ty; Chỉ đạo theo dõi thực hiện tổng kết công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tổ chức thi nâng bậc thợ, kế hoạch đào tạo; Đề xuất quy chế nội bộ trong lĩnh vực phòng quản lý.  Phòng tài chính kế toán Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý, sử dụng nguồn vốn Công ty đạt hiểu quả cao nhất; Thực hiện nguyên tắc hoạt động tài chính kế toán theo luật định; Lập kế hoạch tài chính năm trên cơ sở kế hoạch sản xuất, kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động tài chính, kế toán các đội, xưởng trực tiếp thao tác nghiệp vụ kế toán cho các bộ phận trong Công ty tạo sự thống nhất trong thanh toán và hạch toán; Tổng hợp và phân tích quyết toán hoạt động kinh tế của Công ty hàng quý và năm; Chịu trách nhiệm quản lý vốn nhà nước, cổ đông tại Công ty và thực hiện đúng chế độ sử dụng vốn, tài sản, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước và các quy chế của Công ty.  Phòng kỹ thuật, kế hoạch tiếp thị Bộ phận kế hoạch – tiếp thị: Lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từng tháng, quý, năm và báo cáo thống kê. tổng hợp, phân tích kế hoạch; Quan hệ với chủ đầu tư các ngành, khách hàng để tìm kiếm công việc, tiêu thụ sản phẩm do Công ty sản xuất; Thu thập thông tin, tìm hiểu nhu cầu thị trường để đề xuất đầu tư phùTrường hợp. Đại học Kinh tế Huế Bộ phận quản lý thi công xây lắp và sản phẩm của Công ty: Thực hiện và chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra quá trình thi công xây lắp và sản xuất sản phẩm ở các phân xưởng; Tiếp nhận hồ sơ tài liệu từ bộ phận kế hoạch nghiệm thu kỹ thuật kỹ thuật, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu bàn giao, hoàn thành hồ sơ ngiệm thu chuyển phòng tài vụ; Chỉ đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật thi công ở SVTH: Đậu Thị Tịnh 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa xưởng, trạm trộn, công trình đảm bảo chất lượng mỹ thuật, kỹ thuật, kiểm tra và đánh giá chất lượng trước khi bàn giao công trình sản phẩm cho đơn vị sử dụng. Bộ phận quản lý thiết bị và sản xuất sản phẩm: Kiểm tra việc thực hiện từng nội dung công việc theo từng loại hợp đồng với khách hàng để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất đúng tiến độ giao hàng, quản lý xe máy, thiết bị, lập kế hoạch sửa chữa và bảo hành hàng năm; Tổ chức tốt công tác thống kê ở xưởng sản xuất, theo dõi từng công đoạn của quá trình sản xuất làm cơ sở xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật, định mức lao động tiền lương cho công nhân. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty Bộ máy kế toán tại Công ty đóng vai trò quan trọng, đảm nhận việc ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty nhằm phản ánh kịp thời, chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, định kỳ lập báo cáo tài chính lên giám đốc và cơ quan quản lý thuế của Nhà nước. Phòng kế toán ở Công ty gồm 6 người, trong đó có 3 người có trình độ đại học và 3 người có trình độ cao đẳng, các nhân viên kế toán đảm nhận phần công việc phù hợp với năng lực của bản thân. KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP Kế toán Kế toán Kế toán vật tư, giá bán hàng, Thủ quỹ thanh toán thành, côngTrường nợ Đại họcHTK Kinh tế Huế Sơ đồ 2.3 - Sơ đồ tổ chức phòng kế toán tại công ty CP Bê tông và Xây dựng TT Huế (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng SVTH: Đậu Thị Tịnh 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa  Chức năng của các bộ phận:  Kế toán trưởng Là trợ thủ cho giám đốc trong kinh doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động của phòng kế toán cũng như các hoạt động của Công ty có liên quan đến tài chính và theo dõi các hoạt động tài chính của Công ty; Tổ chức công tác kế toán thống kê trong Công ty phù hợp với chế độ tài chính của Nhà nước; Thực hiện các chính sách chế độ công tác tài chính kế toán; Kiểm tra tính pháp lý của các hợp đồng; Tổng hợp vốn kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo kiểm tra, giám sát phần nghiệp vụ đối với các kế toán viên.  Kế toán tổng hợp Giúp kế toán trưởng phụ trách tổng hợp về số liệu nhập, xuất hàng và xác định kết quả kinh doanh; Theo dõi và quản lý tình hình tăng giảm tài sản cố định của toàn doanh nghiệp, bảo quản, lưu trữ các chứng từ, hồ sơ, sổ sách kế toán, lập báo cáo nội bộ cho bên ngoài doanh nghiệp theo định kỳ báo cáo hoặc có yêu cầu đột xuất.  Kế toán bán hàng, công nợ Tổ chức ghi chép tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, kiểm tra tình hình thanh toán với người mua, theo dõi các khoản nợ phải thu; Theo dõi các khoản nợ phải trả của người bán và các khoản phải thu của khách hàng, và các khoản dự phòng khó đòi của khách hàng; Theo dõi các khoản thu, chi vốn bằng tiền thực hiện kiểm tra đối chiếu sốTrườnglượng thường xuyên Đại với th ủhọcquỹ để đ ảKinhm bảo quản lýtế giám Huế sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khoản nợ khó đòi; Thực hiện việc giám sát và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về thu chi theo đúng quy định và chế độ Nhà nước.  Kế toán thanh toán Theo dõi các khoản thu, chi vốn bằng tiền; Thực hiện kiểm tra đối chiếu số lượng thường xuyên với thủ quỹ để đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ vốn bằng tiền, phát SVTH: Đậu Thị Tịnh 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa hiện kịp thời các khoản chi bằng tiền, các khoản nợ khó đòi; Thực hiện việc giám sát và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh về thu chi theo đúng quy định và chế độ Nhà nước.  Kế toán vật tư, giá thành, hàng tồn kho Chịu trách nhiệm mở các sổ sách chi tiết theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến sự hình thành và hao phí nguyên vật liệu Công ty; Tập hợp tất cả các chi phí liên quan từ đó tính đúng, tính đủ giá thành cho từng đơn vị sản phẩm của Công ty; Kiểm tra đối chiếu các số liệu về vật tư; Thực hiện việc tổ chức ghi chép, theo dõi lượng hàng nhập, xuất và theo dõi lượng hàng tồn kho theo từng ngày, tháng, quý, năm.  Thủ quỹ Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi hợp lệ có đầy đủ các chữ ký của từng người có trách nhiệm, thủ quỹ mới tiến hành việc thu, chi; Đồng thời theo dõi tồn kho quỹ tiền mặt hằng ngày, đối chiếu tồn quỹ thực tế với sổ sách để phát hiện những sai sót và xử lý kịp thời, đảm bảo tồn quỹ thực tế tiền mặt cũng bằng số dư trên sổ sách. 2.1.6. Tổ chức vận dụng chế độ kế toán 2.1.6.1. Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 và các thông tư hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính trong việc lập Báo cáo tài chính. 2.1.6.2. Hệ thống tài khoản kế toán CôngTrường ty áp dụng tất cĐạiả các tài họckhoản theo Kinh Thông tư sốtế200/2014/ Huế TT – BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp thay thế quyết định số 15/2006/ QĐ – BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Thông tư số 244/2009/ TT- BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính. 2.1.6.3. Hệ thống chứng từ kế toán Tiền tệ: Phiếu thu, Phiếu chi, Ủy nhiệm chi, Giấy đề nghị thanh toán, SVTH: Đậu Thị Tịnh 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ. Hàng tồn kho: Phiếu nhập kho; Phiếu xuất kho; Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa; Bảng kê mua hàng, Lao động tiền lương: Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương; Bảng phân bổ tiền lương và BHXH; Bảng chấm công làm thêm giờ, 2.1.6.4. Tổ chức vận hành hệ thống sổ kế toán Sổ kế toán: Chứng từ kế toán Sổ tổng hợp, sổ chi PHẦN MỀM tiết KẾ TOÁN Bảng tổng hợp Báo cáo tài chính chứng từ kế toán MÁY VI TÍNH cùng loại Sơ đồ 2.4 - Trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán máy (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái ) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Trường Đại học Kinh tế Huế Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định. SVTH: Đậu Thị Tịnh 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.1.6.5. Hệ thống báo cáo kế toán  Báo cáo kế toán tài chính: - Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B01/DNN. - Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Mẫu số B02/DNN. - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03/DNN - Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B09/DNN.  Báo cáo kế toán thuế: Theo Thông tư số 60/2007-BTC ngày 16/04/2007 của Bộ Tài Chính: - Tờ khai quyết toán thuế TNDN: Mẫu số B-03/DNN. - Tờ khai thuế GTGT: Mẫu số 01/GTGT. - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu số: 01- 1/GTGT). - Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào (Mẫu số: 01- 2/GTGT). 2.1.6.6. Chính sách kế toán áp dụng Kỳ kế toán năm: bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ dùng để ghi sổ kế toán và trình bày trong Báo cáo tài chính: Việt Nam Đồng (VNĐ). Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữTrườnga giá gốc và giá trị thuĐạiần có th họcể thực hi ệnKinh được. Giá g ốtếc hàng Huế tồn kho bao gồm chi phí thu mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp khấu hao TSCĐ: TSCĐ hữu hình được khấu hao theo phương pháp đường thẳng. Mức khấu hao được xác định căn cứ vào nguyên giá và thời gian hữu SVTH: Đậu Thị Tịnh 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao phù hợp với thông tư số 45/2013/TT- BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. Cụ thể: Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 6 - 10 Máy móc, thiết bị 6 - 8 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6 – 8 Thiết bị dụng cụ quản lý 3 - 5 Phương pháp kê khai và nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ. Phương pháp tính giá xuất kho: Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ. Phương pháp tính giá thành: Theo phương pháp trực tiếp theo định mức do Công ty quy định dựa trên những tiêu chuẩn của nhà nước. 2.1.6. Tình hình nguồn lực của Công ty CP bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế 2.1.6.1. Tình hình lao động giai đoạn 2015 - 2017 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đậu Thị Tịnh 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.1 - Tình hình lao động của công ty Cổ phần Bê tông và Xây dựng Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Người Năm So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 94 100 94 100 98 100 0 0,00 4 4,26 Phân theo tính chất công việc Gián tiếp 31 32,98 31 32,98 30 30,61 0 0.00 -1 -3,23 Trực tiếp 63 67,02 63 67,02 68 69,39 0 0.00 5 7,94 Phân theo trình độ Đại học 18 19,15 18 19,15 18 18,37 0 0,00 0 0,00 Cao đẳng 4 4,26 4 4,26 5 5,10 0 0,00 1 25,00 Trung cấp 6 6,38 6 6,38 5 5,10 0 0,00 -1 -16,67 Công nhân kỹ thuật 66 70,21 66 70,21 70 71,43 0 0,00 4 6,06 Phân theo giới tính Nam 87 92,55 88 93,62 92 93,88 1 1,15 4 4,55 Nữ 7 7,45 6 6,38 6 6,12 -1 -14,29 0 0,00 Trường Đại học Kinh tế Huế(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính) SVTH: Đậu Thị Tịnh 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Lao động là một trong những nguồn đầu vào quan trọng đối với doanh nghiệp. Một cơ cấu hợp lý, trình độ lao động cao và mức lương hợp lý là yếu tố thúc đẩy cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao. Qua bảng 2.1, phân tích tình hình lao động của công ty cổ phần Bê tông & Xây dựng Thừa Thiên - Huế năm 2015-2017 ta thấy: Tổng số lao động của công ty qua 3 năm không biến động nhiều. Cụ thể, năm 2016 là 94 người và không thay đổi so với năm 2015; Đến năm 2017 là 98 người, tăng 4 người so với năm 2016, tương ứng tốc độ tăng 4,26%. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do năm 2017, Công ty có nhu cầu tuyển thêm công nhân kỹ thuật để phục vụ cho quá trình định mức sản xuất được hiệu quả hơn.  Phân theo tính chất công việc Do tính chất nghành nghề công việc nên lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ lao động trực tiếp cao hơn nhiều so với lao động gián tiếp (chiếm tỷ trọng trên 67%) và tăng lên trong năm 2017. Cụ thể, năm 2015 lao động trực tiếp là 63 người, chiếm 67,02% trong tổng số lao động và không thay đổi trong năm 2016. Năm 2017 lao động trực tiếp là 68 người tăng 5 người, tương ứng tăng 7,94% so với năm 2016 và chiếm 69,39% trong tổng lao động của công ty. Việc lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao như vậy cho thấy công ty đang ổn định lực lượng nhân công sản xuất để đảm bảo chất lượng sản phẩm và các chỉ tiêu sản lượng đề ra.  Phân theo trình độ Ta thấy trình độ lao động biến động không đều qua 3 năm. Số lượng lao động theo trình độ không thay đổi trong năm 2016 nhưng có xu hướng tăng lên trong năm 2017 chTrườngủ yếu là tăng lực lưĐạiợng công học nhân kỹ thuKinhật và cao đtếẳng, cHuếắt giảm trung cấp. Trong đó công nhân kỹ thuật luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty (trên 70%). Cụ thể: năm 2017, số lượng lao động có trình độ đại học không đổi so với năm 2016 và 2015 là 18 người, chiếm 18,37% trong cơ cấu tổng lao động. Lao động có trình độ cao đẳng tăng 1 người so với năm 2015 và 2016, tương ứng tăng 25%. Lao động có trình độ trung cấp năm 2017 giảm đi 1 người so với năm 2016, tương ứng với giảm 16,67%. Lao động kỹ thuật lại tăng lên 4 người so với năm 2016, SVTH: Đậu Thị Tịnh 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa tương ứng tăng 6,06%. Sự thay đổi này là do công ty mở rộng quy mô sản xuất nên việc bổ sung công nhân kỹ thuật, cao đẳng và cắt giảm trình độ trung cấp càng cho thấy ban lãnh đạo của công ty đã có chính sách phát triển nguồn nhân lực hợp lý, tạo điều kiện cho công nhân viên nâng cao trình độ nghề nghiệp, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế.  Phân theo giới tính Lao động nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của công ty (trên 90%) và tăng qua 3 năm. Cụ thể: lao động nam năm 2015 là 87 người, chiếm 92,55% trong tổng số lao động, năm 2016 số lao động nam là 88 người, chiếm 93,62% trong tổng lao động và tăng lên 1 lao động, tương ứng tăng 1,15% so với năm 2015, năm 2017 số lao động nam là 92 người, chiếm 93,88% trong tổng lao động và tăng 4 người, tương ứng tăng 4,55% so với năm 2016. Trong khi đó, lao động nữ lại chiếm rất ít trong cơ cấu lao động, cụ thể là năm 2015, số lượng lao động nữ là 7 người, chiếm 7,45% trong tổng số lao động. Năm 2016 và 2017 số lượng lao động nữ giảm 1 người so với năm 2015. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi ngành nghề hoạt động sản xuất của công ty luôn đòi hỏi lao động phải có sức khỏe, chịu được áp lực công việc lớn nên lao động nam chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số lao động. Lao động nữ chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và đều là lao động gián tiếp phù hợp với công tác quản lý ở phòng Tài chính- Kế toán và phòng Tổ chức- Hành chính của Công ty. 2.1.6.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đậu Thị Tịnh 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.2 - Tình hình biến động tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2015 – 2017) ĐVT: Đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 TÀI SẢN Giá trị (%) Giá trị (%) Giá trị (%) (+/-) (%) (+/-) % A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 43.944.440.721 65,04 46.420.407.797 66,2 56.280.174.432 66,6 2.475.967.076 5,63 9.859.766.635 21,24 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 4.328.063.749 6,41 6.546.087.983 9,34 9.748.901.804 11,54 2.218.024.234 51,25 3.202.813.821 48,93 II. Các kho 52,7 36.078.995.472 51,45 40.349.468.751 47,75 470.092.616 1,32 4.270.473.279 11,84 ản phải thu ngắn hạn 35.608.902.856 III. Hàng tồn kho 3.619.138.831 5,36 3.472.730.342 4,95 5.365.803.652 6,35 -146.408.489 -4,05 1.893.073.310 54,51 IV. Tài sản ngắn hạn khác 388.335.285 0,57 322.594.000 0,46 816.000.225 0,97 -65.741.285 -16,93 493.406.225 152,95 B- TÀI SẢN DÀI HẠN 23.618.225.196 34,96 23.700.076.636 33,8 28.228.831.725 33,4 81.851.440 0,35 4.528.755.089 19,11 I. Tài sản cố định 20.381.302.291 30,17 21.119.188.566 30,12 26.057.362.920 30,83 737.886.275 3,62 4.938.174.354 23,38 II. Các kho 3,73 1.935.060.401 2,76 2.036.468.805 2,41 -584.939.599 -23,21 101.408.404 5,24 ản đầu tư tài chính dài hạn 2.520.000.000 III. Tài sản dài hạn khác 716.922.905 1,06 645.827.669 0,92 135.000.000 0,16 -71.095.236 -9,92 -510.827.669 -79,1 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 67.562.665.917 100 70.120.484.433 100 84.509.006.157 100 2.557.818.516 3,79 14.388.521.724 20,52 NGUỒN VỐN A- NỢ PHẢI TRẢ 40.204.185.911 59,51 41.560.721.026 59,27 49.098.861.559 58,1 1.356.535.115 3,37 7.538.140.533 18,14 I. Nợ ngắn hạn 35.781.155.911 52,96 39.680.721.026 56,59 43.828.161.559 51,86 3.899.565.115 10,9 4.147.440.533 10,45 II. Nợ dài hạn 4.423.030.000 6,55 1.880.000.000 2,68 5.270.700.000 6,24 -2.543.030.000 -57,5 3.390.700.000 180,36 B- VỐN CHỦ SỞ HỮU 27.358.480.006 40,49 28.559.763.407 40,73 35.410.144.598 41,9 1.201.283.401 4,39 6.850.381.191 23,99 I. Vốn chủ sở hữu 27.358.480.006Trường40,49 28.559.763.407Đại học40,73 35.410.144.598Kinh tế41,9 Huế1.201.283.401 4,39 6.850.381.191 23,99 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 100 70.120.484.433 100 84.509.006.157 100 2.557.818.516 3,79 14.388.521.724 20,52 67.562.665.917 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) SVTH: Đậu Thị Tịnh 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Phân tích: Về tình hình biến động tài sản: Năm 2016, tổng tài sản của công ty là 70.120.484.433 đồng, tăng 2.557.818.516 đồng so với năm 2015. Trong đó, tài sản ngắn hạn năm 2016 là 46.420.407.797 đồng, tăng 2.475.967.076 đồng so với năm 2015, chiếm 66,20% trong tổng tài sản. Tài sản dài hạn năm 2016 là 23.700.076.636 đồng, chiếm 33,80% trong tổng tài sản. Sang năm 2017, cơ cấu tổng tài sản vẫn nghiêng hẳn về tài sản ngắn hạn với tỷ trọng là 66,20%. Trong khi tài sản dài hạn chỉ chiếm 33,4%. Nhìn chung, cơ cấu tổng tài sản của Công ty tương đối ổn định qua các năm, tài sản ngắn hạn của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng tài sản là do tỷ trọng của các khoản phải thu ngắn hạn cao, mà cụ thể là phải thu ngắn hạn khách hàng chiếm đến gần 50% cơ cấu tổng tài sản qua các năm. Vì đặc điểm hoạt động của Công ty là xây dựng và cung cấp bê tông phục vụ xây dựng nên giá trị các hợp đồng thường rất lớn, nên khoản phải thu khách hàng cao là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, Công ty nên xây dựng chính sách bán chịu phù hợp để vừa đem lại doanh thu cao mà lại tránh bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Đối với tài sản dài hạn, tài sản cố định chiếm tỷ trọng khá lớn, chiếm hơn 30% trong cơ cấu tổng tài sản của Công ty, mà cụ thể là tài sản cố định hữu hình như nhà cửa vật kiến trúc năm 2017 là 2.133.750.857 đồng, máy móc thiết bị là 9.425.976.287 đồng, phương tiện vận tải là 14.517.635.776 đồng. Với đặc điểm kinh doanh là sản xuất và cung cấp các sản phẩm bê tông và ống cống thì việc công ty tập trung đầu tư vào tài sản cố định như máy trộn bê tông và các xe chuyên chở đến công trình là điều hoàn toàn hợp lý. Về lâu dài, khi nhu cầu xây dựng nhà ở và các công trình thương mại gia tăng thì TrườngCông ty sẽ dễ dàng Đạiđáp ứng đưhọcợc một cáchKinh nhanh chóng tế n hấHuết. Năm 2016, hàng tồn kho là 3.472.730.342 đồng giảm 146.408.489 đồng (tương ứng giảm 4,05%) so với năm 2015. Đây cũng là một điều hợp lý vì giúp Công ty tránh tình trạng ứ đọng vốn lớn trong kinh doanh. Do vậy việc dự trữ hàng tồn kho của Công ty là khá hợp lý, không có rơi vào tình trạng cháy kho mà vẫn duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Sang đến năm 2017, hàng tồn kho của Công ty tại ngày 31/12 tăng 1.893.073.310 đồng, tương ứng tăng 54,51% so với năm 2016. Lượng SVTH: Đậu Thị Tịnh 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa tồn này không có hàng tồn kho ứ đọng, kém chất lượng không có khả năng tiêu thụ, điều này chứng tỏ Công ty đang duy trì lượng tồn kho cao hơn so với các năm trước để đảm bảo cung ứng tốt hơn cho các công trình trong đầu năm 2018. Tài sản dài hạn biến động chủ yếu là do sự tăng giảm không đều của tài sản cố định. Năm 2016 tài sản cố định là 21.119.188.566 đồng tăng 737.886.275 đồng (tương ứng tăng 3,62%) so với năm 2015 do công ty đã đầu tư mua sắm thêm phương tiện vận tải để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Sang năm 2017, tài sản cố định của Công ty tiếp tục tăng 4.938.174.354 đồng, tương ứng tăng 23,38% so với năm 2016. Đây là tín hiệu khả quan đối với Công ty, điều này vừa giúp cho cơ cấu TSNH và TSDH cân bằng hơn, vừa phản ánh chính sách đầu tư cho tương lai ngày càng mở rộng hơn đáp ứng nhu cầu xây dựng ngày càng cao cho khách hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư cho TSCĐ sẽ góp phần gia tăng qui mô của Công ty, giúp cho việc huy động vốn hiệu quả hơn vì lượng TSCĐ lớn sẽ đảm bảo cho việc thanh toán các khoản nợ tốt hơn, khả năng tạo ra tiền từ việc sử dụng TSCĐ gia tăng, từ đó mức độ tin cậy của các nhà cung cấp cũng tăng lên. Về tình hình biến động nguồn vốn: Dựa vào bảng số liệu 2.2, Nợ phải trả có tỷ trọng lớn hơn so với vốn chủ sở hữu. Điều này chứng tỏ vốn Công ty huy động từ bên ngoài lớn hơn nguồn vốn tự có, Công ty đang sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động từ nên ngoài, tuy nhiên thì khả năng bảo đảm về mặt tài chính của Công ty sẽ thấp, an ninh tài chính thiếu bền vững hơn. Tuy nhiên, càng về sau thì vốn chủ sở hữu có tỷ trọng tăng lên trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Năm 2016, tỷ trọng của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn khá biến động nhưng nhìn chung lạTrườngi thì tỷ trọng nợ ph Đạiải trả và vhọcốn chủ s ởKinhhữu hầu như tếkhông Huế thay đổi nhiều so với năm 2015. Cụ thể: nợ phải trả năm 2016 là 41.560.721.026 đồng, tăng 3.899.565.115 đồng so với năm 2015 và vốn chủ sở hữu là 28.559.763.407 đồng, tăng 1.201.283.401 đồng so với năm 2015. Đáng chú ý là khoản mục nợ dài hạn lại tiếp tục giảm mạnh, giảm 2.543.030.000 đồng so với năm 2015, cho thấy được khả năng trả nợ dài hạn của Công ty được đảm bảo qua từng năm. SVTH: Đậu Thị Tịnh 51
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Sang đến năm 2017, tỷ trọng nợ phải trả tiếp tục giảm nhẹ trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Cụ thể: nợ phải trả là 49.098.861.559 đồng, chiếm 58,10% và vốn chủ sở hữu là 35.410.144.598 đồng, chiếm 41,90% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Có thể thấy, tỷ trọng nợ phải trả giảm là do tỷ trọng của nợ ngắn hạn giảm nhẹ, mà cụ thể hơn là tỷ trọng khoản phải trả người bán giảm xuống, còn chiếm 22,87%. Nợ phải trả của công ty chủ yếu xuất phát từ khoản phải trả nhà cung cấp, điều này giúp cho Công ty giảm bớt áp lực về chi phí tài chính so với việc đi vay từ ngân hàng. Tuy nhiên, tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn cao cho thấy dấu hiệu không mấy tích cực về khả năng chi trả các khoản nợ của Công ty, điều này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến uy tín của Công ty đối với các nhà cung cấp. 2.1.6.3. Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đậu Thị Tịnh 52
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Bảng 2.3 - Tình hình kết quả kinh doanh của công ty CP bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2015-2017) ĐVT: Đồng Chênh lệch 2016/2015 Chênh lệch 2017/2016 CHỈ TIÊU Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 (+/-) % (+/-) % 1. Doanh thu bán hàng và cung c 126.174.566.000 158.325.624.732 39.133.812.732 44,96 32,.151.058.732 25,48 ấp dịch vụ 87.040.753,268 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 23.845.456 13.488.636 23.845.456 (10.356.820) (43,43) 3. Doanh thu thu àng và cung c ần về bán h ấp dịch 126.150.720.544 158.312.136.096 39.109.967.276 44,93 32.161.415.552 25,49 vụ 87.040.753.268 4. Giá vốn hàng bán 74.183.426.498 106.997.662.785 134.723.932.054 32.814.236.287 44,23 27.726.269.269 25,91 5. L àng và cung c 19.153.057.759 23.588.204.042 6.295.730.989 48,97 4.435.146.283 23,16 ợi nhuận gộp về bán h ấp dịch vụ 12.857.326.770 6. Doanh thu hoạt động tài chính 7.553.256 8.456.058 9.740.409 902.802 11,95 1.284.351 15,19 7. Chi phí tài chính 1.435.048.178 1.607.357.011 954.476.920 172.308.833 12,01 (652.880.091) (40,62) Trong đó: Chi phí lãi vay 1.435.048.178 1.022.417.412 1.055.885.324 (412.630.766) (28,75) 33.467.912 3,27 8. Chi phí bán hàng 4.633.663.915 2.680.713.135 5.338.234.909 (1.952.950.780) (42,15) 2.657.521.774 99,13 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.698.595.635 9.479.486.878 7.511.268.147 5.780.891.243 156,30 (1.968.218.731) (20,76) 10. L 5.393.956.793 9.793.964.475 2.296.384.495 74,13 4.400.007.682 81,57 ợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.097.572.298 11. Thu nhập khác 1.659.127.982 1.892.408.342 2.306.792.488 233.280.360 14,06 414.384.146 21,90 1.101,8 12. Chi phí khác 16.954.846 203.765.440 103.655.694 186.810.594 (100.109.746) (49,13) 1 13. Lợi nhuận khác 1.642.173.136 1.688.642.902 2.203.136.794 46.469.766 2,83 514.493.892 30,47 14. T 7.082.599.695 11.997.101.269 2.342.854.261 49,43 4.914.501.574 69,39 ổng lợi nhuận kế toán trước thuế 4.739.745.434 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1.039.498.698 1.541.266.947 2.515.520.166 501.768.249 48,27 974.253.219 63,21 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.700.246.736 5.541.332.748 9.481.581.103 1.841.086.012 49,76 3.940.248.355 71,11 (Nguồn phòng tài chính kế toán) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Đậu Thị Tịnh 53
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Phân tích: Số liệu từ bảng 2.3 cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2017, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có nhiều biến động, lợi nhuận kế toán sau thuế năm 2016 tăng 1.841.086.012 đồng so với năm 2015, tương ứng tăng 49,76%. Đến năm 2017, lợi nhuận sau thuế là 9.481.581.103 đồng, tăng mạnh so với năm 2016, tăng lên 3.940.248.355 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 71,11%. Điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty hết sức khả quan, góp phần làm cho giá tri cổ phiếu của Công ty ngày càng tăng, uy tín Công ty cũng ngày một được nâng cao hơn. Doanh thu thuần về bán hàng năm 2016 so với năm 2015 tăng 39.109.967.276 đồng tương ứng với tốc độ tăng 44,93% do doanh thu về bán hàng tăng mạnh. Năm 2017 so với năm 2016, doanh thu thuần về bán hàng tăng 32.161.415.552 đồng tương ứng với tốc độ tăng 25,49% do doanh thu về bán hàng tăng trong khi các khoản giảm trừ doanh thu giảm. Điều này khẳng định được rằng Công ty đã áp dụng các chính sách bán hàng hợp lý, nhân sự và việc triển khai các hoạt động marketing tăng lên. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán có xu hướng tăng lên nhưng với tốc độ chậm hơn so với doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Cụ thể: Giá vốn hàng bán năm 2016 so với năm 2015 tăng 32.814.236.287 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 44,23%. Năm 2017 giá vốn hàng bán tiếp tục tăng 27.726.269.269 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 25,91%. Do đó lợi nhuận gộp về bán hàng có xu hướng tăng lên. Năm 2016 so với năm 2015, lợi nhuận gộp tăng 6.295.730.989 đồng tương ứng với tốc độ tăng 48,97%. Năm 2017 so với năm 2016 lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 4.435.146.283 đồng tương ứng với tốc độ tăng 23,16%. DoanhTrường thu hoạt động Đại tài chính học có xu hư ớKinhng tăng nh ẹ.tế Năm Huế 2016 so với năm 2015 doanh thu hoạt động tài chính tăng 902.802 đồng tương ứng với tốc độ tăng 11,95%. Năm 2017 so với năm 2015 khoản mục này cũng tăng thêm 1.284.351 đồng tương ứng với tốc độ tăng 15,19%. Chi phí tài chính của Công ty có sự biến động qua 3 năm. Chi phí tài chính công ty năm 2016 so với năm 2015 tăng 172.308.833 đồng tương ứng với tốc độ tăng 12,01%. Đến năm 2017 chi phí tài chính giảm 652.880.091 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 40,62%. SVTH: Đậu Thị Tịnh 54
  66. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa Chi phí bán hàng có xu hướng biến động qua 3 năm. Chi phí bán hàng năm 2016 so với năm 2015 giảm 1.952.950.780 đồng tương ứng với tốc độ giảm 42,15%, tốc độ giảm nhanh. Năm 2017 tăng 2.657.521.774 đồng so với năm 2014 tương ứng với tốc độ tăng 99,13%. Chi phí quản lí doanh nghiệp biến động tăng giảm thất thường qua các năm. Năm 2016 so với năm 2015 chi phí quản lí doanh nghiệp tăng mạnh, tăng 5.780.891.243 đồng tương ứng với tốc độ tăng 156,30%. Chi phí quản lí doanh nghiệp năm 2017 so với năm 2016 giảm 1.968.218.731 đồng tương ứng với tốc độ giảm 20,76%. Do sự biến động của các khoản doanh thu và chi phí trên làm cho lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có xu hướng tăng khá mạnh theo thời gian. Cụ thể: Năm 2016 so với năm 2015 tăng 2.296.384.495 đồng tương ứng với tốc độ tăng 74,13%. Năm 2017 so với năm 2016 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 4.400.007.682 đồng tương ứng với tốc độ tăng 81,57%. Thu nhập khác của Công ty năm 2016 so với năm 2015 tăng 233.280.360 đồng tương ứng với tốc độ tăng 14,06%. Chi phí khác năm 2016 so với năm 2015 tăng mạnh, tăng 186.810.594 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1.101,81%, làm cho lợi nhuận khác năm 2016 so với năm 2015 tăng nhẹ, tăng 46.469.766 đồng tương ứng với tốc độ tăng 2,83%. Năm 2017 so với năm 2016 lợi nhuận khác tăng 233.280.360 đồng tương ứng với mức tăng 14,06% và chi phí khác năm 2017 so với năm 2016 tăng 414.384.146 đồng tương ứng với mức tăng là 21,90%. Dẫn đến lợi nhuận khác năm 2017 so với năm 2016 tăng 514.493.892 đồng tương ứng với mức tăng 30,47%. Từ những nguyên nhân trên làm cho lợi nhuận trước thuế của Công ty có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Năm 2016 so với năm 2015 tổng lợi nhuận trước thuế tăng thêmTrường 2.342.854.261 đĐạiồng, tương họcứng v ớiKinh tốc độ tăng tế 49,43%. Huế Năm 2017 lợi nhuận trước thuế tăng 4.914.501.574 đồng tương ứng với tốc độ tăng 69,39% so với năm 2016. Qua phân tích trên ta thấy được tình hình kinh doanh của Công ty hết sức khả quan, lợi nhuận tăng lên qua các năm giúp cho uy tín và địa vị Công ty ngày càng được nâng cao. SVTH: Đậu Thị Tịnh 55
  67. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:ThS. Hoàng Thị Kim Thoa 2.2. Thực trạng về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế 2.2.1. Tổng quát kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. 2.2.1.1. Phân loại chi phí sản xuất sản phẩm bê tông Mac 250 Chi phí để sản xuất sản phẩm bê tông Mac 250 (phân loại theo khoản mục chi phí) bao gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, gồm: + Nguyên vật liệu chính: cát vàng, đá dăm, xi măng, nước và chất phụ gia. + Nhiên liệu: Dầu Diesel; Chi phí nhân công trực tiếp: Tiền lương nhân công trực tiếp sản xuất và các khoản trích theo lương. Chi phí sản xuất chung: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. 2.2.1.2. . Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm sản xuất trong Công ty bê tông và xây dựng Thừa Thiên Huế, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty là phân xưởng sản xuất bê tông và ống bi, nếu sản xuất bê tông thì chi phí được tính vào sản phẩm bê tông. 2.2.1.3. Đối tượng tính giá thành Đối tượng tính giá thành của Công ty là thành phẩm bê tông và ống bi Công ty sản xuất ra. Cụ thể, trong khóa luận này tôi chọn đối tượng tính giá thành là thành phẩm bê tông Mac 250. 2.2.1.4. Phương pháp tính giá thành CôngTrường ty có quy trình sĐạiản xuất gi ảhọcn đơn, đ ốKinhi tượng tính giátế thành Huế và đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn trùng với nhau. Sản phẩm của công ty được sản xuất ra hàng loạt với quy cách khác nhau nhưng chi phí đầu vào gần như là giống nhau. Vì vậy, phương pháp tính giá thành mà Công ty lựa chọn là tính giá thành theo phương pháp giản đơn. 2.2.1.5. Phương pháp phân bổ chi phí SVTH: Đậu Thị Tịnh 56