Khóa luận Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam

pdf 60 trang thiennha21 5050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_buoc_dau_nghien_cuu_phan_loai_chi_coi_turpinia_ven.pdf

Nội dung text: Khóa luận Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== VŨ THỊ MAI BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CÔI (TURPINIA VENT.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học HÀ NỘI, 2019
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN ====== VŨ THỊ MAI BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI CÔI (TURPINIA VENT.) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Người hướng dẫn khoa học TS. Hà Minh Tâm HÀ NỘI, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ của TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô ở bộ môn Thực vật, khoa Sinh- KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; PGS. TS. Trần Thế Bách cùng tập thể cán bộ phòng Thực vật - Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); GS. TS. Phan Kế Lộc và các thầy cô ở bộ môn Thực vật học, khoa Sinh, trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trường, đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vũ Thị Mai
  4. LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vũ Thị Mai
  5. MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1. 1. Các nghiên cứu chi Côi (Turpinia Vent.) trên thế giới 3 1. 2. Các nghiên cứu chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 5 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7 2. 1. Đối tượng nghiên cứu 7 2. 2. Phạm vi nghiên cứu 7 2. 3. Thời gian nghiên cứu 7 2. 4. Nội dung nghiên cứu 7 2. 5. Phương pháp nghiên cứu 8 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 11 3. 1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 11 3. 2. Đặc điểm phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 11 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 13 3. 4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 13 3.4.1. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. – Xương cá hoa trắng 13 3.4.2. Turpinia doanii Dai & Yakovl.- Côi đoàn 17 3.4.3. Turpinia hatuyenensis Dai & Yakovl.- Côi hà tuyên 20 3.4.4. Turpinia indochinensis Merr.- Ngô vàng đông dương 22 3.4.5. Turpinia montana (Blume) Kurz- Hương viên núi 24 3.4.6. Turpinia pomifera (Roxb) DC.- Côi rào 29 3.5. Giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35
  6. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. 14 Hình 3.2. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. 15 Hình 3.3. Turpinia doanii Dai & Yakovl 18 Hình 3.4. Turpinia doanii Dai & Yakovl 19 Hình 3.5. Turpinia hatuyenensis Dai & Yakovl. 21 Hình 3.6. Turpinia indochinensis Merr. 22 Hình 3.7. Turpinia indochinensis Merr. 23 Hình 3.8. Turpinia montana (Blume) Kurz 26 Hình 3.9. Turpinia montana (Blume) Kurz 27 Hình 3.10. Turpinia pomifera (Roxb) DC. 30 Hình 3.11. Turpinia pomifera (Roxb) DC. 31
  7. MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài: Việt Nam là một nước nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên có hệ thực vật vô cùng phong phú và đa dạng. Do các tác động của tự nhiên cũng như tác động của con người làm cho hệ thực vật thường xuyên bị biến đổi. Vì vậy, nghiên cứu phân loại thực vật một cách chính xác sẽ cung cấp tài liệu cho nhiều ngành khoa học khác có liên quan. Chi Côi (Turpinia Vent.), còn gọi là Ngô vàng, Bảy bò, thuộc họ Ngô vàng (Staphyleaceae) có khoảng 23 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ (với 6 loài), nhưng chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ sinh thái rừng thứ sinh. Đến nay, đã có một số công trình đề cập đến chi Côi ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa đầy đủ và thật sự có hệ thống. Do đó, cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ để thống nhất, phục vụ việc biên soạn bộ sách Thực vật chí Việt Nam về họ Ngô vàng và cho những nghiên cứu có liên quan. Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam”. Mục đích nghiên cứu: Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi và giá trị tài nguyên về chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở cho việc nghiên cứu họ Ngô vàng (Staphyleaceae), phục vụ cho việc biên soạn Thực vật chí Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - Ý nghĩa khoa học: Cung cấp tài liệu để phục vụ cho việc viết Thực vật chí Việt Nam về họ Ngô vàng ở Việt Nam; bổ sung kiến thức cho chuyên 1
  8. ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho các ngành ứng dụng và sản xuất lâm nghiệp, y dược, sinh thái và tài nguyên sinh vật, Điểm mới của đề tài: Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống. 2
  9. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. 1. Các nghiên cứu chi Côi (Turpinia Vent.) trên thế giới Trước khi chi Turpinia được công bố, Loureiro (1790) [34, tr.184] đã công bố loài Triceros cochinchinensis (nay được xác định là tên đồng nghĩa của Turpinia cochinchinensis). Năm 1807, Ventenat đã công bố chi Turpinia trong công trình “Mémoires de la Classe des Sciences Mathématiques et Physiques de L'Institut National de France” [18, tr. 500] dựa vào loài chuẩn là T. paniculata Vent. Bentham G. & Hooker J. D (1862) khi xây dựng hệ thống phân loại cho họ Bồ hòn (Sapindaceae) đã xếp chi Turpinia trong Subordor Staphyleae cùng với chi Staphylea và Euscaphis [32, tr. 413]. A. Takhtajan (2009) đã xếp chi Turpinia vào họ Staphyleaceae, cùng với các chi Staphylea và Euscaphis [21, tr. 363]. Bên cạnh các hệ thống phân loại nêu trên, một số tác giả đã nghiên cứu công bố, sắp xếp lại vị trí của một số loài trong chi Turpinia như: De Candolle (1825) [33, tr. 3] đã chuyển loài Dalrympelea pomifera Roxb. sang chi Turpinia và với tổ hợp tên mới là Turpinia pomifera (Roxb.) DC.; Kurz (1875) (Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003) [3, tr. 1008] chuyển loài Zanthoxylum montanum Blume sang chi Turpinia với tổ hợp tên mới là Turpinia montana (Blume) Kurz; Merrill (1938) [35, tr. 43] đã chuyển loài Triceros cochinchinensis Lour. sang chi Turpinia và với tổ hợp tên mới là Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. và công bố loài Turpinia indochinensis. Gần Việt Nam, các công trình thực vật chí của các nước trong khu vực đã nghiên cứu phân loại chi Turpinia như: Linden (1960) trong công trình “Flora Malesiana” [19, tr. 49] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Malesiana đã mô tả chi Turpinia và 12 loài ở Malesiana là: T. simplicifolia, T. stipulacea, T. grandis, T. montana, T. borneensis, T. laxiflora, T. sphaerocarpa, T. nitida, T. ovalifolia, T. pomifera, 3
  10. T. pentandra, T. brachypetala, trong đó có 2 loài ở Việt Nam là: T. montana, T. pomifera. T. C. Whitmore (1972) trong công trình “Flora of Malaya” [22, tr. 446] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Malaya đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 3 loài ở Malaya là: T. ovalifolia, T. pomifera, T. sphaerocarpa, trong đó có 1 loài ở Việt Nam là: T. pomifera. T. Z. Hsu (1981) trong công trình “Flora Reipublicae Popularis Sinicae” [27, tr. 26] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Trung Quốc đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 13 loài ở Trung Quốc là: T. subsessilifolia, T. arguta, T. formosana, T. simplicifolia, T. indochinensis, T. affinis, T. ternata, T. pomifera, T. ovalifolia, T. macrosperma, T. robusta, T. montana, T. cochinchinensis, trong đó có 4 loài ở Việt Nam là: T. indochinensis, T. pomifera, T. montana, T. cochinchinensi, đưa ra hình ảnh minh họa cho 3 loài là: T. pomifera, T. montana, T. cochinchinensis. Tuy nhiên do tài liệu viết bằng tiếng Trung Quốc nên khó tra cứu. Li Dezhu, Cai Jie; Jun Wen (2007) trong công trình “Flora of China” [18, tr. 498] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Trung Quốc đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 13 loài ở Trung Quốc là: T. subsessilifolia, T. arguta, T. formosana, T. simplicifolia, T. indochinensis, T. affinis, T. ternata, T. pomifera, T. ovalifolia, T. macrosperma, T. robusta, T. montana, T. cochinchinensis, trong đó có 4 loài ở Việt Nam là: T. indochinensis, T. pomifera, T. montana, T. cochinchinensis. Hong Kong Herbarium (2008) trong công trình “Flora of Hong Kong” [15, tr. 256] khi nghiên cứu phân loại họ Staphyleaceae ở Hong Kong đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 2 loài ở Hong Kong là: T. arguta, T. montana, trong đó có 1 loài ở Việt Nam là: T. montana và đưa ra hình ảnh minh họa cho loài này. 4
  11. 1. 2. Các nghiên cứu chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam Ở Việt Nam, người đầu tiên nghiên cứu chi Côi là Loureiro. Năm 1790 [34, tr. 184], ông đã công bố loài Triceros cochinchinensis, nay được xác định là tên đồng nghĩa của Turpinia cochinchinensis. Merril (1938) đã công bố loài Turpinia indochinensis [35, tr. 43]. Gagnepain (1950), trong phần Bổ sung của Thực vật chí đại cương Đông Dương “Supplément à la Flore Générale de l'Indo-Chine” [24, tr. 991] đã mô tả chi Turpinia, xây dựng khóa định loại và mô tả 6 loài là: T. indochinensis, T. cochinchinensis, T. pomifera, T. nepalensis, T. montana, T. robusta, trong đó 5 loài có ở Việt Nam là: T. indochinensis, T. cochinchinensis, T. pomifera, T. nepalensis, T. montana và đưa ra hình ảnh minh họa cho loài T. cochinchinensis. Trần Đình Đại & Yakovlev (1985) đã công bố loài Turpinia doanii, Turpinia hatuyenensis (Theo Nguyễn Tiến Bân, 2003 [3, tr. 1008]). Nguyễn Tiến Bân (1997), trong công trình “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã xếp chi Turpinia vào họ Ngô vàng (Staphyleaceae) [2, tr. 441]. Võ Văn Chi (1997), trong công trình “Từ điển cây thuốc Việt Nam” [5, tr. 661] đã chỉnh lý về danh pháp, mô tả sơ bộ, cung cấp các thông tin cơ bản về sinh học, sinh thái và giá trị sử dụng, kèm theo hình vẽ cho 1 loài thuộc chi Côi ở Việt Nam. Tuy nhiên công trình này còn thiếu mẫu nghiên cứu, không có tài liệu trích dẫn. Nguyễn Tiến Bân (2003) trong công trình “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” [3, tr. 1008] đã chỉnh lý về danh pháp, cung cấp các thông tin cơ bản về sinh học, sinh thái cho 7 loài thuộc chi Côi ở Việt Nam. Tuy nhiên công trình này còn thiếu bản mô tả, mẫu nghiên cứu và những hình ảnh minh họa. Phạm Hoàng Hộ (2003) trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” [9, tr. 329], đã mô tả sơ bộ, kèm theo hình vẽ 6 loài thuộc chi Côi ở Việt Nam. Trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” tuy có nhiều hạn chế như: bản mô tả còn sơ sài, 5
  12. không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu, nhưng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam. Như vậy, có thể nói rằng cho đến hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. Vì vậy, công trình nghiên cứu “Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam” của chúng tôi sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. 6
  13. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2. 1. Đối tượng nghiên cứu Các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở mẫu vật và tài liệu. Tài liệu: Các tài liệu về phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) trên thế giới và của Việt Nam, nhất là các chuyên khảo. Mẫu vật: Các mẫu vật thực vật thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam, hiện được lưu giữ ở các phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (HN); phòng tiêu bản thực vật trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU). Tổng số mẫu nghiên cứu là 46 số hiệu với 81 tiêu bản và mẫu quan sát trực tiếp ngoài thực địa. 2. 2. Phạm vi nghiên cứu Các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) trên toàn lãnh thổ Việt Nam. 2. 3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 3/ 2017- 5/2019. 2. 4. Nội dung nghiên cứu - Phân tích các hệ thống phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi Côi ở Việt Nam. - Tổng hợp bản mô tả các loài để xây dựng bản mô tả chi Turpinia. - Xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. - Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. - Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. 7
  14. 2. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.), chúng tôi đã sử dụng phương pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [12]. Đây là phương pháp cổ điển nhưng cho tới nay vẫn là phương pháp chính và phổ biến nhất. Phương pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trưởng thành so sánh với cây trưởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa, ). Việc nghiên cứu được tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp (được thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tươi, quan sát về phân bố, môi trường sống và các đặc điểm khác) và nội nghiệp (được tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật được phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nước lân cận) để phân tích, so sánh và định loại), cụ thể là: Bước 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nước về chi Côi (Turpinia Vent.). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam. Bước 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) hiện có. Bước 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bước 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. 8
  15. – Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ước quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [4], thứ tự như sau: Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thường dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ước quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dưỡng (dạng sống, cành, lá, ) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi được xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác (thường do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lưỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm được tiến hành như sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm được chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). 9
  16. Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục như vậy đến khi phân biệt hết các taxon. Danh pháp của các taxon được chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [4]. 10
  17. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3. 1. Vị trí và hệ thống phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) và họ Ngô vàng (Staphyleaceae), có 2 quan điểm sắp xếp chi Turpinia: quan điểm 1 là xếp chi này vào họ Bồ hòn (Sapindaceae), quan điểm 2 xếp chi này vào trong họ Ngô vàng (Staphyleaceae). Trong công trình này, tôi lựa chọn hệ thống của Takhtajan (2009) xếp chi Côi (Turpinia Vent.) vào trong họ Ngô vàng (Staphyleaceae). Vì đây là hệ thống được đa số các nhà thực vật học hiện nay sử dụng. Ở Việt Nam, các công trình phân loại của Nguyễn Tiến Bân (1997, 2003) và Phạm Hoàng Hộ (2003) cũng theo quan điểm này. Trên cơ sở của hệ thống này, chi Côi (Turpinia Vent.) được xếp vào họ Ngô vàng (Staphyleaceae), bộ Bồ hòn (Sapindales), lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae). Cho đến nay, chi này ở Việt Nam có 6 loài. 3. 2. Đặc điểm phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam Turpinia Vent. 1807, nom. cons.- Côi Vent. 1807. Mem. Cl. Sci. Math. Inst. Natl. France. (1): 3, nom. cons.; Hook. 1875. Fl. Brit. Ind. 1: 698; Gagnep. 1950, Supp. Fl. Gen. Indoch. Tom. I (4), pp. 991; Linden, 1960. Fl. Males. 6(1): 51; Back. & Bakh. 1965. Fl. Java. 2: 145-146; T. Z. Hsu, 1981. Fl. Reip. Pop. Sin. 46: 27; Li. 1993. Fl. Taiwan. 3: 661; Li & al. 2007. Fl. China. 11: 498; Hong Kong Herbarium, 2008. Fl. Hongkong. 2: 256; Takht.2009. Flowering Plants, 363. - Côi, Ngô vàng, Bảy bò. Cây gỗ hoặc cây bụi, thường xanh hoặc rụng lá; sống nhiều năm; cành hình trụ, mọc đối (theo Gagnepain, 1950); phần non không hoặc có lông đơn. Lá kép lông chim lẻ (trừ Turpinia indochinensis); mọc đối chữ thập; cuống lá có rãnh; đốt (gốc của cuống lá, mấu của trục lá) co lại khi khô; gần chỗ đính của cuống lá chét có 2 tuyến nhỏ (đôi khi được gọi là lá kèm nhỏ). Lá kèm tạo thành cặp ở mấu, một phần được đính vào trong nách của cuống lá, nguyên, 11
  18. chóp và gốc lá kèm hiếm khi nhọn, sớm rụng (trừ loài T. stipulacea), để lại sẹo dạng nhẫn. Lá chét 3-11; dạng giấy đến dạng da; hầu hết có chiều dài gấp 2-3 lần chiều rộng; chóp nhọn đến thuôn dài; gốc tù đến tròn, đôi khi men xuống; mép có răng cưa hoặc khía tai bèo; gân hình lông chim, gân chính nổi rõ; gân mạng dạng lưới. Cuống lá chét ở đỉnh dài hơn rất nhiều so với các lá chét bên. Cụm hoa dạng chùy (chùm kép), mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hầu hết không có lông; lá bắc có kích thước nhỏ, cuống hoa có 1-2 lá bắc nhỏ hoặc không có. Hoa nhỏ, trắng, đều, lưỡng tính (ở Việt Nam), mẫu 5. Lá đài 5, rời, xếp lợp, tồn tại ở quả, 2 lá đài bên ngoài rộng hơn so với những cái bên trong, hình trứng, đỉnh tròn, nạc, ít nhiều có lông rung ở mép; phần lá đài đính vào đế hoa to hơn các phần khác. Cánh hoa 5, dài hơn lá đài, không cuống, rời, xếp lợp, hình thìa hoặc hình bầu dục hẹp, hoặc hình trứng ngược, có kích thước bằng nhau, dạng màng, ít nhiều có lông rung ở mép, sớm rụng; gốc của cánh hoa chỉ đính vào đế hoa 1 phần. Nhị 5 (luôn bằng với số cánh hoa và mọc xen kẽ với cánh hoa), đều nhau, đính bên ngoài đĩa mật; chỉ nhị dẹt, phình to dần về phía gốc, không có lông, sớm rụng; bao phấn tròn hoặc hình trứng, đính lưng, mở trong theo chiều dọc, thỉnh thoảng mở ở phần đỉnh. Đĩa mật dễ thấy, hình nhẫn, không có lông và có khía tròn, nạc, mép lượn sóng. Bộ nhụy gồm (2-)3(-4) lá noãn tạo thành bầu thượng có số ô bằng số lá noãn, không có cột nhụy; vòi nhụy ngắn, rời hoặc hợp lại với nhau; núm nhụy thường có 3 thùy, hình đầu; mỗi ô của bầu có một đến nhiều noãn (khi đó sắp xếp theo 2 hàng). Quả mọng (không mở), gần hình cầu, hơi có 3 thùy, thỉnh thoảng gần như hình nón có dấu vết của vòi nhụy ở đỉnh; vỏ quả ít nhiều nạc (khi khô trở nên khá cứng), đường kính tới 2,5 cm, mỗi ô thường có 1 hạt. Hạt có hình dạng thay đổi từ gần tròn đến hình thận hoặc dẹp, màu vàng nâu đến nâu đậm khi khô; vỏ hạt dạng màng cứng hoặc dạng hóa gỗ; rốn hạt lớn; có nội nhũ; lá mầm phẳng hơi tròn. Typus: T. paniculata Vent. Trên thế giới, chi Côi có 23 loài, phân bố ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Lào, Campuchia, Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Malaisia, Myanmar, Ne-pal, Thái Lan. Ở Việt Nam, chi Côi có 6 loài, mọc rải rác khắp cả nước trong rừng nguyên sinh và thứ sinh từ Lai 12
  19. Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia lai, Đác Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai. 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 1A. Lá kép. 2A. Nhánh non không có lông, cụm hoa ở đỉnh cành hoặc nách lá 3A. Bầu có lông, gốc lá hơi lệch, quả có 3 gai ngắn 1. T. cochinchinensis 3B. Bầu không lông, gốc lá cân, quả không có gai. 4A. Đài có lông mịn; gần hình tròn, số đôi gân bên 8-10 cặp 2. T. montana 4B. Đài không lông; hình trứng, số đôi gân bên 7-9 cặp 3. T. pomifera 2B. Nhánh non có lông, cụm hoa ở đỉnh cành. 5A. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu thượng 3 ô; mỗi ô có 2 noãn 4. T. doanii 5B. Bộ nhụy gồm 6 lá noãn hợp thành bầu thượng 3 ô 5. T. hatuyenensisis 1B. Lá đơn 6. T. indochinensis 3. 4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam 3.4.1. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. – Xương cá hoa trắng Merr. 1938. Journ. Arn. Arb. 19: 43; Gagnep. 1950, Supp. Fl. Gen. Indoch. Tom. I (4): 992; Zhongguo ke xue yuan. 1972. Iconographia Cormophytorum Sinicorum. 2: 692; Wu C. Y. 1979. Fl. Yunnanica. Vol. 2(1): 361; T. Z. Hsu, 1981. Fl. Reip. Pop. Sin. 46: 37; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1008; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 329; Li & al. 2007. Fl. China, 11: 504. - Triceros cochinchinensis Lour. 1790. Fl. Cochinch. 1: 184. 13
  20. - Maurocenia cochinchinensis (Lour.) Kuntze. 1891. Revis. Gen. Pl. 1: 150. - Turpinia microcarpa Wight & Arn. 1834. Prodr. Fl. Ind. Orient. 1: 156. - Turpinia nepalensis Wall. 1911. Forest Fl. Burma 1: 292. - Côi nam bộ, Hương viên, Ấu rừng, Ngô vàng hoa nhẵn, Côi hoa nhẵn, Côi nepal. Hình 3.1. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. 1. cành mang hoa; 2. lá; 3. hoa; 4. cánh hoa (mặt ngoài); 5. bộ nhụy và 1 nhị; 6. bầu (lát cắt ngang); 7. một phần cành mang quả (hình theo Vũ Văn Dũng và Nguyễn Văn Chính, 1981) 14
  21. Hình 3.2. Turpinia cochinchinensis (Lour.) Merr. Cành mang quả (Vũ Thị Mai, 2019, chụp từ mẫu N. Q. Binh & D. D. Cuong VN 1997 (HN)) Cây gỗ nhỏ, rụng lá, cao 8-12 m, đường kính 25-30 cm; cành non màu xám, không có lông, gióng dài, cành già màu nâu sẫm hoặc nâu đen; lỗ vỏ 15
  22. nâu. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, dài khoảng 15-21 cm, gồm 5-9 lá chét. Lá chét hình bầu dục; phiến lá chét hình thuôn đến hình trứng ngược, kích thước khoảng (6-)10-12(-13) × 2,5-4(-5) cm; dày; không có lông; màu xám trắng hay oliu lúc khô; chóp lá có mũi nhọn, mũi dài 1,5-2 cm; mép lá có răng cưa; gốc hơi lệch; gân bên 6-9 cặp, cong nhiều và vấn hợp ở mép, gân con hình mạng. Cuống lá chét ở đỉnh dài 3,5-4 cm, ở bên dài 0,5-0,7 mm. Cụm hoa dạng chùm kép, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, dài 8-14(-23) cm, có nhiều hoa. Hoa màu trắng, thơm; lá bắc và lá bắc nhỏ có kích thước nhỏ, sớm rụng. Lá đài 5; rời, xếp lợp; hình trứng rộng; kích thước 1-1,5 mm, mép màu trắng. Cánh hoa 5; hình thuôn; cao 3-4 mm. Nhị 5, không có lông; bao phấn gần tròn. Đĩa mật lượn sóng. Bộ nhụy gồm 2-3 lá noãn hợp thành bầu thượng 2-3 ô; có lông; núm nhụy gần như hơi nhọn. Quả mọng, màu nâu đậm, hình cầu, khi chín màu đỏ, kích thước cỡ 1,5 cm, với 3 gai ngắn (vết tích còn lại của vòi nhụy). Loc.class: Vietnam Typus: J & M. S. Clemens, #3791, (BM), BM000521081 Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 600-1800 m. Ra hoa tháng 3-4, mùa quả tháng 6-7. Phân bố: Lai Châu, Lào Cai (Sa Pa, Ô Quy Hồ), Cao Bằng (Khao Son), Bắc Cạn, Hà Nội, Hòa Bình, Quảng Trị (Bến Trạm, Động Cô Pat), Thừa Thiên Huế (Hôi Mit), Đà Nẵng (Bà Nà, Hải Vân), Kon Tum, Lâm Đồng (Đà Lạt, Di Linh, Lang Hanh), Khánh Hòa (Nha Trang, Vọng Phu), Ninh Thuận (Cà Ná), Tây Ninh (Núi Bà Đen). Còn có ở Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar, Ne-pal, Thái Lan. Mẫu nghiên cứu: PHÚ THỌ (Xuân Sơn), Sine coll. Phương 7912 (HN).- VĨNH PHÚC (Ngọc Thanh, Mê Linh), Phương 2776 (HN).- HÒA BÌNH (Chi nê), Nông Văn Doanh 2265 (HNU); (Lương Sơn, xã Lâm Sơn), Bùi Đức Bình B-1185 (HNU).- NGHỆ AN (Tương Dương, xã Tam Đình, Pha Ngoạng), Vũ Văn Cần VVC 230 (HNU); Vũ Văn Cần VVC 229 (HNU).- QUẢNG TRỊ (Hướng Hóa), N. Q. Binh & D. D. Cuong VN 1765 (HN).- 16
  23. KON TUM (Dak Glei), N. Q. Binh & D. D. Cuong VN 1997 (HN); (Ngọc Linh), L. Averyanov, N. T. Ban, N. Q. Binh, A. Budantzev, L. Budantzev, N. T. Hiep, D. D. Huyen, P. K. Loc, N. X. Tam, G. Yakovlev VH 012 (HN); (Sa Thầy, xã Sa Sơn), P. K. Lộc, H. V. Tuấn, V. V. Đức, H. Đ. Sinh P 8338 (HNU).- Sine loc. & Sine coll. 2257 (HN).- Sine loc. & Sine coll. 2202 (HN).- Sine loc. & Sine coll. 6750 (HN).- Sine loc. & Sine coll. 6793 (HN).- Sine loc. & Sine coll. 3563 (HN). Giá trị sử dụng: Gỗ màu nâu vàng nhạt, nhẹ, dai khó chế biến, kém bền với mối mọt. Thường chỉ làm các đồ dùng tạm thời, mau hỏng. Cây có dáng đẹp, cành lá xanh thẫm, tán mở rộng có thể trồng làm cây cảnh. [7] 3.4.2. Turpinia doanii Dai & Yakovl.- Côi đoàn Dai & Yakovl. 1985. Novosti Sist. Vyssh. Rast. 22: 150; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1008; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 329. 17
  24. Hình 3.3. Turpinia doanii Dai & Yakovl 1. cành mang hoa; 2. cụm hoa; 3. quả (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2003) 18
  25. Hình 3.4. Turpinia doanii Dai & Yakovl Cành mang hoa (Vũ Thị Mai, 2019, chụp từ mẫu Lâm Sư Đoàn 201 (HN)) Cây gỗ trung bình, cao 10 m; nhánh non có lông mịn. Lá kép lông chim lẻ, mọc đối, gồm 5-7 lá chét. Lá chét hình bầu dục hoặc hình trứng ngược, kích thước 5-10 x 3-5 cm; chóp lá có mũi dài 1 cm; mép có răng cưa; gốc bất xứng; gân bên 4-5 cặp, cuống lá chét 3-5 mm. Cụm hoa chùy ở đỉnh cành, có nhiều hoa. Hoa nhỏ; nụ có đường kính khoảng 2-3 mm, cuống hoa dài 2-3 mm. Lá đài 5, rời, xếp lợp, tồn tại ở quả, 2 lá đài bên ngoài rộng hơn so với những cái bên trong, hình trứng. Cánh hoa 5, dài hơn lá đài, rời, xếp lợp, kích 19
  26. thước bằng nhau, dài cỡ 3-4 mm, dạng màng, sớm rụng, mép có lông. Nhị 5, chỉ nhị dài 2-3 mm. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu thượng 3 ô; mỗi ô có 2 noãn. Quả mọng, hình cầu, kích thước cỡ 7 mm. Loc.class: Vietnam (Ha Giang) Typus: Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng Phân bố: Mới thấy ở Hà Giang (Vị Xuyên, Bắc Quang). Mẫu nghiên cứu: HÀ GIANG (Vị Xuyên, xã Minh Tân), Lâm Sư Đoàn 201 (HN); Lâm Sư Đoàn 281 (HN). Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ dùng đóng đồ thông thường, làm cán nông cụ 3.4.3. Turpinia hatuyenensis Dai & Yakovl.- Côi hà tuyên Dai & Yakovl. 1985. Novosti Sist. Vyssh. Rast. 22: 149; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1009; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn.2: 330. Cây gỗ trung bình, cao 10-15 m; cành non có lông. Lá kép lông chim lẻ; mang 5-7 lá chét. Lá kèm sớm rụng. Lá chét hình thuôn đến hình tam giác, kích thước khoảng 12-16 x 5-6 cm; chóp nhọn đến có đuôi; mép có răng cưa; gốc thường lệch, nhọn đến tròn; cuống lá chét bên dài 5-10 mm, cuống lá chét đỉnh dài hơn rất rõ. Cụm hoa chùy ở ngọn nhánh, cao 15-20 cm, có nhiều hoa. Hoa nhỏ; nụ có đường kính khoảng 1,5-2 mm. Lá đài 5, kích thước 1,5-2 mm, không lông. Cánh hoa dài khoảng 2-3 mm. Nhị dài 2-3 mm. Đĩa mật rõ. Bầu 3 ô, mỗi ô có 2 noãn. 20
  27. Hình 3.5. Turpinia hatuyenensis Dai & Yakovl. cành mang hoa (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2003) Loc.class: Vietnam (Hatuyen) Typus: Tran Minh Thuan, #1 (LE00014903) (LE) Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng. Phân bố: Mới thấy ở Hà Giang. Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ thông thường. 21
  28. Ghi chú: Thông tin về loài Turpinia hatuyenensis chỉ được biết qua các công trình của Nguyễn Tiến Bân (2003) và Phạm Hoàng Hộ (2003). Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa tìm được mẫu vật nào phù hợp với loài này. 3.4.4. Turpinia indochinensis Merr.- Ngô vàng đông dương Merr. 1938. J. Arnold Arbor. 19: 43; Gagnep. 1950, Supp. Fl. Gen. Indoch. Tom. I (4): 992; Wu C. Y. 1979. Fl. Yunnanica. 2(1): 357; T. Z. Hsu, 1981. Fl. Reip. Pop. Sin. 46: 30; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1009; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 330; Li & al. 2007. Fl. China, 11: 502. - Bảy bò, Côi đông dương Hình 3.6. Turpinia indochinensis Merr. 1. một phần cành mang hoa; 2. hoa (hình theo Phạm Hoàng Hộ, 2003) 22
  29. Hình 3.7. Turpinia indochinensis Merr. Cành mang lá (Vũ Thị Mai, 2019, chụp từ mẫu H483 (HNU)) 23
  30. Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cao đến 10 m; vỏ cây màu nâu vàng đến nâu nhạt, không lông. Lá đơn, mọc đối; cuống lá dài 6-30 mm, gốc phình ra; phiến lá hình bầu dục, kích thước 8-19 x 4-10 cm, không có lông; chóp lá có mũi nhọn dài 1 cm; mép thưa thớt có răng cưa, với răng tương đối cứng hoặc cứng như xương; gốc hình nêm đến rất rộng; mặt trên bóng màu xanh lá cây, mặt dưới hơi lục, lúc khô màu nâu; gân bên 6-8 cặp, mặt trong dễ thấy và mặt ngoài nhô lên. Cụm hoa chùy ở đỉnh cành, dài 7-12 cm. Hoa nhỏ, đường kính cỡ 5 mm; cuống dài cỡ 2 mm. Lá đài dạng da, dài 3-5 mm. Cánh hoa mỏng, hình thìa, dài 3,5(-4) mm, trắng khi khô, không có lông. Nhị 5, dài khoảng 3,5 mm; chỉ nhị dẹt, dài khoảng 1,2 mm, gốc được mở rộng đến cỡ 1 mm, có lông măng trắng; đĩa mật rõ, lượn sóng. Bầu 3 ô, hình bầu dục, đường kính cỡ 1,5 mm, có lông măng trắng, mỗi ô có 4 noãn; 3 vòi nhụy ngắn, rời. Quả mọng, gần hình cầu, đường kính (6-)10 mm, vỏ quả ngoài dày cỡ 1,5 mm. Hạt hình cầu méo, đường kính cỡ 5 mm, màu nâu. Loc.class: Vietnam (Tonkin: Tam Dao) Typus: Pételot 3881 (P) Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 900-1200 m. Ra hoa tháng 10-12. Phân bố: Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Bắc Giang, còn có ở Trung Quốc (Hải Nam, Vân Nam). Mẫu nghiên cứu: BẮC GIANG (Thanh Sơn, Sơn Động), TVC 678 (HN).- NGHỆ AN (Pù Mát), Sine coll. H 483 (HNU), Sine coll. H 484 (HNU), Sine coll. NT 985808 (HNU). Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ thông thường. 3.4.5. Turpinia montana (Blume) Kurz- Hương viên núi Kurz, 1875. J. Asiat. Soc. Bengal, Pt. 2, Nat. Hist. 46(2): 182; Gagnep. 1950, Supp. Fl. Gen. Indoch. Tom. I (4): 995; Linden, 1960. Fl. Males. Ser. I, Vol. 6(1): 55; Wu C. Y. 1979. Fl. Yunnanica. Vol. 2(1): 360; T. Z. Hsu, 1981. Fl. Reip. Pop. Sin. 46: 36; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1009; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 330; Li & al. 2007. Fl. China, 11: 503; Hong Kong Herbarium, 2008. Fl. Hongkong. 2: 257. 24
  31. - Zanthoxylum montanum Blume, 1825. Bijdr. Fl. Ned. Ind. 5: 248. - Turpinia glaberrima Merr. 1931. Lingnan Sci. J. 7: 312. - Turpinia montana var. glaberrima T. Z. Hsu. 1978. Fl. Yunnan. 2: 360. - Turpinia montana var. stenophylla T. Z. Hsu. 1981. Fl. Reipubl. Popularis Sin. 46: 35. - Côi núi. 25
  32. Hình 3.8. Turpinia montana (Blume) Kurz 1. cành mang quả; 2. hoa; 3. nhụy; 4. quả (hình theo H. P. Yu, 2008) 26
  33. Hình 3.9. Turpinia montana (Blume) Kurz Cành mang lá (Vũ Thị Mai, 2019) Cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, cao 6-7 m, đường kính 10 cm; nhánh mảnh, không lông, màu xanh nhạt. Lá mọc đối, kép lông chim lẻ, cuống dài cỡ 15 cm, mang 3-7 lá chét. Lá kèm cỡ 3 mm, có lông tơ, chóp chẻ đôi. Phiến lá 27
  34. chét có hình thuôn đến hình bầu dục, kích thước khoảng (4-)4,5-6 x 1,5-4 cm, mỏng như giấy, không có lông; chóp lá có mũi nhọn dài 5-7 mm; mép có khía tai bèo hoặc có răng cưa thưa; gốc hình nêm rộng; mặt trên màu xanh lá cây, mặt dưới màu xanh nhạt; gân bên 8-10 cặp, gần đều nhau, nối với nhau ở gần mép lá, mặt dưới rõ và mặt trên mờ; cuống lá chét ở đỉnh dài đến 15 mm, mảnh, màu xanh lá cây; cuống lá chét bên khoảng 2-3 mm. Cụm hoa dạng chùy thưa, ở đỉnh cành hoặc nách lá, xòe rộng, dài cỡ 8-12 cm, có hoa dày đặc, gốc cụm hoa đôi khi có 1 lá chét. Hoa nhỏ, cỡ 3 mm. Lá đài 5, hình bầu dục, kích thước khoảng 1-1,25 x 1,25-2 mm, có lông mịn. Cánh hoa 5, hình trứng ngược đến bầu dục, cỡ 1-5 mm, màu vàng nhạt, có lông măng hoặc sớm rụng. Nhị 5, dài cỡ 1,5 mm, nhẵn, ngắn hơn cánh hoa; chỉ nhị không có lông, dài 1-1,3 mm; bao phấn gần hình tim, dài tới 0,5 mm. Đĩa mật chia thùy. Bầu 2-3 ô, không lông, mỗi ô có 2 noãn. Quả mọng, hình cầu, màu tía, đôi khi có 3 khía tỏa ra từ đỉnh, đường kính 8-12 mm; vỏ quả mỏng, dày đến 0,5 mm. Hạt 3-4; đường kính cỡ 4 mm; vỏ hạt dày 0,2-0,3 mm. Loc.class: Malaysia Typus: Clemens 29391 (L) , L0526163 Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ven suối, ở độ cao 300- 900 m. Ra hoa tháng 8-10, quả chín quả tháng 10-12. Phân bố: Lai Châu (Phong Thổ), Lào Cai, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hòa Bình (Chợ Bờ), Ninh Bình, Nghệ An (Vinh), Quảng Trị (Động Cô Pat), Thừa Thiên Huế (Hải Vân), Đà Nẵng (Bà Nà, Liên Chiểu), Gia Lai (Kon Hà Nừng), Đác Lắc (Krông Pắc, Khuê Ngọc Điền; Đác Nông, Quảng Phú), Lâm Đồng (Lang Bian, Xuân Trường, Di Linh), Ninh Thuận (Tháp Chàm), Đồng Nai (Chứa Chan). Còn có ở Ấn Độ, Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Hải Nam), Indonesia (Java, Sumatra), Myanmar, Lào, Thái Lan. Mẫu nghiên cứu: HÒA BÌNH (Mai Châu, xã Pà Cò), Bân- Phương- Khôi- Bình- Bách 1876 (HN); Bân- Phương- Khôi- Bình- Bách 2000 (HN).- NGHỆ AN (Pù Mát), Sine Coll. H 395 (HNU); Sine coll. 2204 (HNU).- QUẢNG TRỊ (Hướng Hóa), N. Q. Binh & D. D. Cuong VN 1781 (HN).- KON TUM (Dak Glei), N. Q. Binh & D. D. Cuong VN 2018 (HN); (Ngọc Linh), L. Averyanov, N. T. Ban, N. Q. Binh, A. Budantzev, L. Budantzev, N. 28
  35. T. Hiep, D. D. Huyen, P. K. Loc, N. X. Tam, G. Yakovlev VH 236 (HN); Sine coll. LX-VN 585 (HN).- GIA LAI (An Khê), P. K. Lộc, Lê Xuân Thám P 2790 (HNU); P. K. Lộc P 2617 (HNU).- ĐẮK NÔNG (Quảng Phú), T. Đ. Đại, Bân 272 (HN).- Sine loc. & Sine coll. Bân 351. Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ thông thường. 3.4.6. Turpinia pomifera (Roxb) DC.- Côi rào DC. 1825. Prodr. 2: 3; Gagnep. 1950. Supp. Fl. Gen. Indoch. Tom. I (4): 993; Linden, 1960. Fl. Males. Ser. I, Vol. 6(1): 58; T. C. Whitmore, 1972. Tree Fl. Mal. 1: 448; Wu C. Y. 1979. Fl. Yunnanica. Vol. 2(1), pp. 358; T. Z. Hsu, 1981. Fl. Reip. Pop. Sin. 46: 36; N. T. Ban, 2003. Checkl. Pl. Sp. Vietn. 2: 1009; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn.2: 330; Li & al. 2007. Fl. China, 11: 503. - Dalrympelea pomifera Roxb.1820. Pl. Coromandel 3: 76. - Côi pom, Cọc rào; Xương cá, Long, Ko u linh (Tày), Chum mau (Mọi), Co khi mu (Mường). 29
  36. Hình 3.10. Turpinia pomifera (Roxb) DC. 1. cành mang hoa; 2. hoa; 3. quả (hình theo Hsu Ting-zhi, 1981) 30
  37. Hình 3.11. Turpinia pomifera (Roxb) DC. Cành mang quả (Vũ Thị Mai, 2019, chụp từ mẫu VH 475 (HN)) 31
  38. Cây gỗ trung bình hoặc cây bụi, rụng lá, cao đến 18-20 m; nhánh tròn, màu xám, không có lông, lóng dài, mấu phình to. Lá kép lông chim lẻ, dài đến 15-50 cm, mang 3-7 lá chét. Lá kèm 2, hình tam giác đến hình bầu dục, sớm rụng. Cuống lá dài 4-6 cm. Phiến lá chét hình bầu dục hẹp, hiếm khi hình trái xoan, kích thước khoảng 8-14(-20) × (2,5-) 5-7(-8) cm, mỏng như da, không có lông; chóp nhọn mũi; mép có răng cưa; gốc rộng hình nêm; gân bên 7-8(- 9) cặp, vấn hợp ở gần mép lá, rõ ở cả hai mặt; cuống lá chét đỉnh dài cỡ 5 cm, ở bên dài 5-15 mm, có rãnh. Cụm hoa dạng chùy ở đỉnh cành hoặc ở nách lá gần đỉnh, dài 10-30 cm, thỉnh thoảng hơi có lông; hoa màu vàng hay màu xanh, đường kính 3,5-4 mm, khi mới nở; cuống hoa dài bằng nụ. Lá đài 5, có dạng trứng, không đều nhau, dầy, không có lông, 2-3,5 x 1,25-2 mm. Cánh hoa 5, hình thuôn, mảnh, có ít lông mịn, kích thước khoảng 3-3,5 x 1-1,5 mm. Nhị 5, không lông, dài 3 mm; chỉ nhị cỡ 2,5 mm; bao phấn hình bầu dục, thường có mũi nhọn, dài 0,8-1 mm. Đĩa mật chia thùy hình tam giác. Bầu 3 ô, mỗi ô 4 noãn xếp thành 2 dãy, không lông; vòi nhụy có 3 vạch, không lông; đầu nhụy có 3 thùy như răng. Quả mọng, hình cầu, đường kính lên đến 2,5 cm, thường có 3 cạnh; vỏ quả rất dày, vỏ quả ngoài ngoài dày 2-5 mm khi trưởng thành. Hạt nhỏ, màu nâu, bóng. Loc.class: Thailand Typus: Hosseus, C. C. 457, (M), M0168850 Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng, ở độ cao 500-1300 m. Ra hoa tháng 3-4, có quả tháng 6-7. Phân bố: Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Hà Tây (Ba Vì), Thanh Hóa (La Hán, Phong Y), Thừa Thiên Huế (Bo Giang, Bạch Mã), Đà Nẵng (Bà Nà), Kon Tum ( Đác Giây, Đác Môn; Sa Thày, Kon Plông), Gia Lai (Mang Yang, Đác Đoa), Lâm Đồng (Di Linh, Braian), Ninh Thuận (Phan Rang, Cà Ná, Ka Rom). Còn có ở Ấn Độ, Bhutan, Trung Quốc (Quảng Tây, Vân Nam), Malaixia, Nepal, Lào, Campuchia, Thái Lan. Mẫu nghiên cứu: LAI CHÂU (Sin Ho), N. Q. Binh & D. D. Cuong VN 1792 (HN).- SƠN LA (Chiêng Yên), Nguyễn Hữu Hiến & Bastien David VN 236.- LẠNG SƠN (Hữu Lũng, xã Hòa Thắng), P. K. Lộc & Kiều Văn P 1050 (HN); (Hữu Lũng), Sine coll. 3914 (HN).- QUẢNG NINH (Ngọc Sơn), Lê 32
  39. Văn Thuận 5910 (HN).- NINH BÌNH (Cúc Phương), Sine coll. 8574 (HN); Trần Đình Đại 936 (HN); Sine coll. 8627 (HN).- NGHỆ AN (Tương Dương, xã Tam Đình, Tùng Lâm), Vũ Văn Cần VVC 1200 (HNU).- KON TUM (Ngọc Linh), Sine coll. VH 745 (HN).- Sine loc. & Sine coll. 2575 (HN).- Sine loc., Trần Đình Đại 118 (HN).- Sine loc. K. Đào 227 (HN). Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ thông thường. Toàn cây được dùng ở Vân Nam (Trung Quốc) làm thuốc khư phong hoạt huyết và thông kinh hoạt lạc.[5] 3.5. Giá trị tài nguyên của các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam Cho đến nay, thông tin về các loài trong chi này là rất ít. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu không có loài nào nằm trong diện quý hiếm; nhưng có 2 loài được coi là đặc hữu ở Việt Nam là: Turpinia Hatuyenensis mới thấy ở Hà Giang, Turpinia Doanii mới thấy ở Hà Giang (Vị Xuyên). Về giá trị sử dụng, các loài thuộc chi Côi ở Việt nam có giá trị kinh tế không lớn, hầu hết cho gỗ có phẩm chất thông thường, một số loài được dùng làm thuốc và làm cảnh. (Bảng 1). Bảng 1: Loài đặc hữu Cho gỗ Làm Làm cảnh thuốc T. cochinchinensis X X T. doanii X X T. hatuyenensis X X T. indochinensis X T. montana X T. pomifera X X 33
  40. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN: Qua quá trình nghiên cứu phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam, tôi đã thu được một số kết quả như sau: Chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam có 6 loài với đa số các loài là cây gỗ và gỗ trung bình hoặc cây bụi nên chúng đều có khả năng cho gỗ. Về hình thái, chi này đặc trưng bởi lá kép lông chim lẻ, mọc đối (trừ Turpinia indochinensis); mép lá chét có răng cưa, quả mọng. - Đã xây dựng bản mô tả đặc điểm hình thái chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. - Đã mô tả đặc điểm hình thái của 6 loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam cùng các thông tin về mẫu chuẩn, đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu. - Xây dựng khóa định cho 6 loài trong chi Côi (Turpinia Vent.) hiện biết ở Việt Nam chủ yếu dựa vào các đặc điểm như: lá, nhánh non, cụm hoa và đặc điểm của chúng. - Đã thống kê giá trị sử dụng làm thuốc của 1 loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. KIẾN NGHỊ Các loài cây thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) trong dân gian vẫn chưa có nghiên cứu chuyên sâu về giá trị sử dụng, chỉ có một loài là Turpinia pomifera được sử dụng làm thuốc. Vì vậy, tôi cho rằng, cần có những nghiên cứu tiếp theo để xác định giá trị làm thuốc của các loài trên, giúp cho việc sử dụng các loài này đạt hiệu quả cao hơn. 34
  41. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Tiến Bân (1996), Hướng dẫn viết tắt tên tác giả và tài liệu thực vật, 60 tr., Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 2. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, tr.441, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Nguyễn Tiến Bân [N. T. Ban] (2003), “Staphyleaceae – Họ Ngô vàng”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam [Checkl. Pl. Sp. Vietn.], 2, tr. 1008- 1009, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam, 9 tr., Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. 5. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, 1, tr. 611-612, Nxb Y học, Tp Hồ Chí Minh. 6. Nguyễn Anh Diệp (chủ biên), Trần Ninh, Nguyễn Xuân Quýnh (2007), Nguyên tắc phân loại sinh vật, 225 tr., Nxb KH & KT, Hà Nội. 7. Vũ Văn Dũng, Nguyễn Văn Chính (1981), Cây gỗ rừng Việt Nam, 4, Tr. 44-45, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm Hoàng Hộ [Phamh.] (1992), Cây cỏ Việt Nam [Illustr. Fl. Vietn.], 1, tr. 329-330, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 9. Phạm Hoàng Hộ [Phamh.] (2003), Cây cỏ Việt Nam [Illustr. Fl. Vietn.], 2, tr. 329-330, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 10. Nguyễn Bội Quỳnh, Vũ Văn Dũng, Nguyễn Ngọc Chính, Cao Thúy Chung (1980), Cây gỗ rừng Việt Nam, 3, Tr. 112-113, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật, 223 tr.47 và tr. 75 Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, 171 tr., Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. 35
  42. TIẾNG ANH 13. Backer C. A., R. C. Bakhuizen van den Brink [Back. & Bakh.] (1965), “Staphyleaceae”, Flora of Java [Fl. Java], Vol. 2, pp. 145-146, Netherlands. 14. Heywood V. H. (1996), “Staphyleaceae”, Flowering Plants of the World, pp. 190-191, London. 15. Hong Kong Herbarium (2008), “Staphyleaceae”, Flora of Hong Kong [Fl. Hongkong], Vol. 2, pp. 256-257, Agriculture, Fisheries and Conservation Department, Government of the Hong Kong special Administrative Region, Hong Kong. 16. Hooker J. D. [Hook.] (1875), “Turpinia”, The flora of British India [Fl. Brit. Ind.], vol. 1, pp. 698-699, India. 17. Lee Joongku, Tran The Bach, Kae Sun Chang (2014), Floristic Diversity of Hon Ba Nature Reserve Vietnam, pp. 638, Korea National Arboretum, Korea. 18. Li Dezhu, Cai jie, Jun Wen [Li & al.] (2007), “Staphyleaceae”, Flora of China [Fl. China], Vol. 11, pp. 498-504, Peikin. 19. Linden B. L. van der (1960), “Staphyleaceae”, Flora Malesiana [Fl. Males.], Ser. I, Vol. 6(1), pp. 49-59, Leiden, Netherlands. 20. Seung Chul Kim, Nguyen Van Sinh, Do Van Hai (2015), “Turpinia montana (Blume) Kurz.”, Biodiversity of Me Linh Station, Vietnam Vascular Plants, pp.145, GeoBook Publishing Co, Korea. 21. Takhtajan Armen L. [Takht.] (2009), “Staphyleaceae”, Flowering Plants, ed. 1, pp. 363, Springer. 22. Whitmore T. C. (1972), “Staphyleaceae”, Tree Flora of Malaya [Tree Fl. Mal.], Vol. 1, pp. 446-448, Forest Research Institute, Kepong. 23. Wu Te-lin (2001), “Staphyleaceae”, Check List of Hong Kong Plants, pp. 194, Agriculture, Fisheries and Conservation Department, Bulletin 1, Hong Kong. 36
  43. TIẾNG PHÁP 24. Gagnepain F. [Gagnep.] (1950), “Turpinia”, Supplément à la Flore Générale de l'Indo-Chine [Supp. Fl. Gen. Indoch.], Tom. I (4), pp. 991-997, Paris. 25. Merrill E. D. [Merr.] (1938), “Staphyleaceae”, J. Arnold Arbor. 19, pp. 43-44. TIẾNG NGA 26. Takhtajan Armen (1987), “Staphyleaceae”, Systema Magnoliophytorum, pp. 170, Leninopolitana. (nội dung viết bằng tiếng Nga) TIẾNG TRUNG QUỐC 27. Hsu Ting-zhi [T. Z. Hsu] (1981), “Staphyleaceae”, Flora Reipublicae Popularis Sinicae [Fl. Reip. Pop. Sin.], Tom. 46, pp. 26-37, Peikin. (nội dung viết bằng tiếng Trung Quốc). 28. Huang Hong Wen Bian (2014), “Staphyleaceae”, A Checklist of Ex Situ Cultivated Flora of China, pp. 461-462, Science Press, China. 29. Li Hui-Lin [Li] (1993), “Staphyleaceae”, Flora of Taiwan, Vol. 3, pp. 661- 665, Taipei, Taiwan, Roc. (nội dung viết bằng tiếng Trung Quốc). 30. Wu C.Y. (1979), “Staphyleaceae”, Flora Yunnanica, Vol. 2(1), pp. 354- 361, Peikin. (nội dung viết bằng tiếng Trung Quốc). 31. Zhongguo ke xue yuan (1972), “Turpinia”, Iconographia Cormophytorum Sinicorum, Tomus II, pp. 692, Peikin. (nội dung viết bằng tiếng Trung Quốc). TIẾNG LATINH 32. Bentham G. & Hooker J. D. [Benth. & Hook. f.] (1862), “Sapindaceae- Họ Bồ hòn”, Genera Plantarum [Gen. Pl.], 1(1), pp. 412-413, London. 33. De Candolle Aug. P. [DC.] (1825), Prodromus systematis naturalis regni vegetabilis [Prodr.], 2: 3, Paris. 37
  44. 34. Loureiro Joao de [Lour.] (1790), Flora cochinchinensis [Fl. Cochinch.], 1: 184, Berolini. 35. Merrill E. D. [Merr.] (1938), Journal of the Arnold Arboretum [J. Arnold Arb.], 19:43. TÀI LIỆU TRÊN INTERNET 36. (= National Herbarium Nederland On-line Collections.htm – Trang web của phòng tiêu bản Leiden – Hà Lan, để tra cứu mẫu Typ). 37. (trang web của vườn thực vật hoàng gia Anh – Kew, dùng để tra tên khoa học). 38. (Trang web của PTB New York, để tra cứu mẫu Typ). 39. (xem typus và mẫu) 40. (dùng để tra tên khoa học) 38
  45. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI Vũ Thị Mai, Hà Minh Tâm (2019), “Đặc điểm phân loại chi Côi (Turpinia Vent.)”, Hội nghị khoa học sinh viên khoa sinh- KTNN, năm học 2018-2019.
  46. ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CHI CÔI (TURPINIA VENT.) Ở VIỆT NAM Vũ Thị Mai Sinh viên, trường ĐHSP Hà Nội 2 Hà Minh Tâm Khoa Sinh-KTNN, trường ĐHSP Hà Nội 2 Chi Côi (Turpinia Vent.) thuộc họ Ngô vàng (Staphyleaceae) có khoảng 23 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Hiện ở Việt Nam hiện chi này có 6 loài. Trong công trình này, chúng tôi đã tiến hành xây dựng bản mô tả đặc điểm nhận biết, cung cấp các thông tin tóm tắt về phân bố, sinh thái và giá trị tài nguyên cho chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam và xây dựng khoá định loại cho 6 loài ở Việt Nam. Mở đầu Chi Côi (Turpinia Vent.), còn gọi là Ngô vàng, Bảy bò, thuộc họ Ngô vàng (Staphyleaceae). Ở Việt Nam, tuy là một chi nhỏ, nhưng chúng có vai trò vô cùng quan trọng trong các hệ sinh thái rừng thứ sinh, một số loài được sử dụng để đóng đồ dùng gia đình, một số loài cho gỗ tương đối bền và đẹp. Cho nên, bên cạnh giá trị về khoa học, chi này còn có giá trị về kinh tế. Đến nay, đã có một số công trình đề cập đến chi Côi ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa đầy đủ và thật sự có hệ thống. Do đó, cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ để thống nhất, phục vụ việc biên soạn bộ sách Thực vật chí Việt Nam về họ Ngô vàng và cho những nghiên cứu có liên quan. 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Gồm tất cả các taxon thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở là tư liệu và mẫu nghiên cứu gồm 31 số hiệu mẫu với 55 tiêu bản thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam, được lưu giữ tại phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN) và trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU).
  47. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp Hình thái so sánh, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [10]. Phương pháp này dựa trên đặc điểm hình thái và cấu tạo các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trường. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển. Việc thu thập mẫu vật được tiến hành trên phạm vi khắp cả nước. Công tác định loại được tiến hành tại phòng Thực vật học (viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) và phòng thí nghiệm Thực vật học (trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2). 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Đặc điểm phân loại chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam Turpinia Vent.- Côi Vent. 1807. Mem. Cl. Sci. Math. Inst. Natl. France. (1): 3, nom. cons.; J. D. Hooker , 1875. The flora of British India. 1: 698; Gagnep. 1950, Supp. Fl. Gen. Indoch. Tom. I (4), pp. 991; Linden, 1960. Fl. Males. 6(1): 51; C. A. Backer, R. C. Bakhuizen van den Brink, 1965. Fl. Java. 2: 145-146; T. Z. Hsu, 1981. Fl. Reip. Pop. Sin. 46: 27; Li, Hui-Lin, 1993. Flora of Taiwan. 3: 661; Li Dezhu, Cai Jie, Jun Wen, 2007. Fl. China 11: 498; Hong Kong Herbarium, 2008. Fl. Hongkong. 2: 256; Takht.2009. Flowering Plants, 363. - Côi, Ngô vàng, Bảy bò.
  48. Hình 1. Turpinia montana (Blume) Kurz 1. cành mang quả; 2. hoa; 3. nhụy; 4. quả (hình theo H. P. Yu, 2008) Cây gỗ hoặc cây bụi, thường xanh hoặc rụng lá; sống nhiều năm; cành hình trụ, mọc đối (theo Gagnepain, 1950); phần non không hoặc có lông đơn. Lá kép lông chim lẻ (trừ Turpinia indochinensis); mọc đối chữ thập; cuống lá có rãnh; đốt (gốc của cuống lá, mấu của trục lá) co lại khi khô; gần chỗ đính của cuống lá chét có 2 tuyến nhỏ (đôi khi được gọi là lá kèm nhỏ). Lá kèm tạo
  49. thành cặp ở mấu, một phần được đính vào trong nách của cuống lá, nguyên, chóp và gốc lá kèm hiếm khi nhọn, sớm rụng (trừ loài T. stipulacea), để lại sẹo dạng nhẫn. Lá chét 3-11; dạng giấy đến dạng da; hầu hết có chiều dài gấp 2-3 lần chiều rộng; chóp nhọn đến thuôn dài; gốc tù đến tròn, đôi khi men xuống; mép có răng cưa hoặc khía tai bèo; gân hình lông chim, gân chính nổi rõ; gân mạng dạng lưới. Cuống lá chét ở đỉnh dài hơn rất nhiều so với các lá chét bên. Cụm hoa dạng chùy (chùm kép), mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá, hầu hết không có lông; lá bắc có kích thước nhỏ, cuống hoa có 1-2 lá bắc nhỏ hoặc không có. Hoa nhỏ, trắng, đều, lưỡng tính (ở Việt Nam), mẫu 5. Lá đài 5, rời, xếp lợp, tồn tại ở quả, 2 lá đài bên ngoài rộng hơn so với những cái bên trong, hình trứng, đỉnh tròn, nạc, ít nhiều có lông rung ở mép; phần lá đài đính vào đế hoa to hơn các phần khác. Cánh hoa 5, dài hơn lá đài, không cuống, rời, xếp lợp, hình thìa hoặc hình bầu dục hẹp, hoặc hình trứng ngược, có kích thước bằng nhau, dạng màng, ít nhiều có lông rung ở mép, sớm rụng; gốc của cánh hoa chỉ đính vào đế hoa 1 phần. Nhị 5 (luôn bằng với số cánh hoa và mọc xen kẽ với cánh hoa), đều nhau, đính bên ngoài đĩa mật; chỉ nhị dẹt, phình to dần về phía gốc, không có lông, sớm rụng; bao phấn tròn hoặc hình trứng, đính lưng, mở trong theo chiều dọc, thỉnh thoảng mở ở phần đỉnh. Đĩa mật dễ thấy, hình nhẫn, không có lông và có khía tròn, nạc, mép lượn sóng. Bộ nhụy gồm (2-)3(-4) lá noãn tạo thành bầu thượng có số ô bằng số lá noãn, không có cột nhụy; vòi nhụy ngắn, rời hoặc hợp lại với nhau; núm nhụy thường có 3 thùy, hình đầu; mỗi ô của bầu có một đến nhiều noãn (khi đó sắp xếp theo 2 hàng). Quả mọng (không mở), gần hình cầu, hơi có 3 thùy, thỉnh thoảng gần như hình nón có dấu vết của vòi nhụy ở đỉnh; vỏ quả ít nhiều nạc (khi khô trở nên khá cứng), đường kính tới 2,5 cm, mỗi ô thường có 1 hạt. Hạt có hình dạng thay đổi từ gần tròn đến hình thận hoặc dẹp, màu vàng nâu đến nâu đậm khi khô; vỏ hạt dạng màng cứng hoặc dạng hóa gỗ; rốn hạt lớn; có nội nhũ; lá mầm phẳng hơi tròn. Typus: T. paniculata Vent. Phân bố: Trên thế giới có 23 loài, phân bố ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, Tứ Xuyên, Vân Nam), Lào, Campuchia, Bhutan, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Ne-pal, Thái Lan. Ở Việt Nam có 6 loài,
  50. mọc rải rác khắp cả nước trong rừng nguyên sinh và thứ sinh từ Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Kon Tum, Gia lai, Đác Lắc, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Tây Ninh, Đồng Nai. Sinh học và sinh thái: Mọc dải rác trong rừng ở độ cao lên đến 1300 m. Mùa hoa chủ yếu tháng 3-4 và 10-12, quả chín tháng 6-7 và 8-12. Giá trị tài nguyên: Cho đến nay, thông tin về các loài trong chi này là rất ít. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu không có loài nào nằm trong diện quý hiếm; nhưng có 2 loài được coi là đặc hữu ở Việt Nam là: Turpinia indochinensis mới thấy ở Vĩnh Phúc (Tam Đảo), Turpinia Hatuyenensis mới thấy ở Hà Giang, Turpinia Doanii mới thấy ở Hà Giang (Vị Xuyên); một số cây cho gỗ và trồng làm cảnh và làm thuốc khư phong hoạt huyết và thông kinh lạc. 2.2. Khóa định loại các loài thuộc chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam. 1A. Lá kép 2A. Nhánh non không có lông, cụm hoa ở đỉnh cành hoặc nách lá 3A. Bầu có lông, gốc lá hơi lệch, quả có 3 gai ngắn 1.T. cochinchinensis 3B. Bầu không lông, gốc lá hình nêm, quả không có gai 4A. Đài có lông mịn; gần hình tròn, số đôi gân bên 8-10 cặp 2. T. montana 4B. Đài không lông; có dạng trứng, số đôi gân bên 7-9 cặp 3. T. pomifera 2B. Nhánh non có lông, cụm hoa ở đỉnh cành. 5A. Bộ nhụy gồm 3 lá noãn hợp thành bầu thượng 3 ô; mỗi ô có 2 noãn .4. T. doanii 5B. Bộ nhụy gồm 6 lá noãn hợp thành bầu thượng 3 ô .5. T. hatuyenensisis
  51. 1B. Lá đơn 6. T. indochinensis Kết luận Chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam hiện biết có 6 loài, có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái hệ sinh thái rừng nguyên sinh và thứ sinh nơi chúng có mặt. Trên cơ sở những dữ liệu hiện có, chúng tôi đã tiến hành xây dựng bản mô tả đặc điểm nhận biết, cung cấp các thông tin tóm tắt về phân bố, sinh thái và giá trị tài nguyên cho chi Côi (Turpinia Vent.) ở Việt Nam đồng thời xây dựng khoá định loại cho 6 loài có ở Việt Nam. Lời cảm ơn: Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ về tài liệu và mẫu nghiên cứu của GS. TS. NGUT Phan Kế Lộc và ThS. Nguyễn Anh Đức tại trường Đại học Khoa học Tự nhiên; phòng Thực vật học, Viện Sinh thái và Tài Nguyên sinh vật; Ban chủ nhiệm khoa Sinh - KTNN – Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu tham khảo chính 1. Nguyễn Tiến Bân [N. T. Ban] (2003), “Staphyleaceae – Họ Ngô vàng”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam [Checkl. Pl. Sp. Vietn.], 2, tr. 1008-1009, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Phạm Hoàng Hộ [Phamh.] (2003), “Staphyleaceae – Họ Ngô vàng”, Cây cỏ Việt Nam [Illustr. Fl. Vietn.], 2, tr. 329-330, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 3. Linden B. L. van der (1960), “Staphyleaceae – Họ Ngô vàng”, Flora Malesiana [Fl. Males.], Ser. I, Vol. 6(1), pp. 49-59, Leiden, Netherlands. 4. Li Dezhu, Cai jie, Jun Wen (2007), “Staphyleaceae – Họ Ngô vàng”, Flora of China [Fl. China], Vol. 11, pp. 498-504, Peikin. 5. Hong Kong Herbarium (2008), “Staphyleaceae – Họ Ngô vàng”, Flora of Hong Kong [Fl. Hongkong], Vol. 2, pp. 256-257, Agriculture, Fisheries and Conservation Department, Government of the Hong Kong special Administrative Region, Hong Kong.
  52. 6. Takhtajan Armen L. [Takht.] (2009), “Staphyleaceae – Họ Ngô vàng”, Flowering Plants, ed. 1, pp. 363, Springer. 7. Gagnepain F. [Gagnep.] (1950), “Turpinia- Chi Côi”, Supplément à la Flore Générale de l'Indo-Chine [Supp. Fl. Gen. Indoch.], Tom. I (4), pp. 991-997, Paris. 8. Hsu Ting-zhi [T. Z. Hsu] (1981), “Staphyleaceae – Họ Ngô vàng”, Flora Reipublicae Popularis Sinicae [Fl. Reip. Pop. Sin.], Tom. 46, pp. 26-37, Peikin. (nội dung viết bằng tiếng Trung Quốc). 9. Bentham G. & Hooker J. D. [Benth. & Hook. f.] (1862), “Sapindaceae- Họ Bồ hòn”, Genera Plantarum [Gen. Pl.], 1(1), pp. 412-413, London. 10. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, 171 tr., Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. TAXONOMICAL CHARACTERISTICS OF TURPINIA VENT. IN VIETNAM Vu Thi Mai, Ha Minh Tam, Abstract Genus Turpinia of Staphyleaceae has 23 species, widespread from China, Laos, Cambodia, Bhutan, India, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Ne- pal, Thailand. In Vietnam, the Turpinia has 6 species, can be found in primary and secondary forests. In this acticle, we described characteristic of genus Turpinia in Vietnam, added summary informations about distribution, habitat, ecology and use of this genus in Vietnam, and propose to establish classification key to the 6 species belong to Turpinia in flora of Vietnam.
  53. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: BẢNG PHÂN BIỆT CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA CHI CÔI (TURPINIA VENT.) Ở VIỆT NAM (BẢNG KHÓA MỞ) a Đặc điềm cochinchinensis T. doanii T. hatuyenensis T. indochinensis T. montan T. pomifera T. Thân Gỗ nhỏ Gỗ Gỗ trung Gỗ nhỏ Gỗ nhỏ Gỗ trung nhỏ bình hoặc cây hoặc bình bụi cây bụi hoặc cây bụi Nhánh Không Có lông Có lông Không Không Không non lông mịn lông lông lông Lá Kép lông Kép lông Kép lông Đơn Kép Kép lông chim lẻ chim lẻ chim lẻ lông chim lẻ chim lẻ Lá chét 5-9 5-7 5-7 3-7 3-7 Mép lá Có răng Có răng . Có răng Mép Có răng cưa cưa thưa cưa thưa thưa có cưa khía tai bèo hoặc có răng cưa Hình Hình bầu Hình bầu . Hình bầu Hình Hình bầu dạng dục dục hoặc dục tròn thuôn dục hẹp, phiến lá hình dài đến hiếm khi
  54. trứng hình trái xoan ngược bầu dục Chóp lá Có mũi Có mũi Chóp Có mũi Có mũi Có mũi nhọn dài dài 1cm nhọn có nhọn dài nhọn nhọn dài 1,5-2 cm đuôi 1 cm dài 1,5 cm 5-7mm Gốc lá Hơi lệch Bất xứng Bất xứng Hình Hình Hình nêm đến nêm nêm rất rộng Số đôi 6-9 cặp 4-5 cặp 6-8 cặp 8-10 7-9 cặp gân bên cặp Cuống lá Ở đỉnh Cuống lá Cuống lá Cuống lá Ở đỉnh Ở đỉnh (cm) dài 3-4 chét bên chét bên dài 6-30 dài 15 dài 5 cm cm dài 3-5 dài 5-10 mm mm Ở bên Ở bên mm mm Ở bên dài 5-15 dài 0,5- dài 2-3 mm 0,7 mm mm Cụm hoa ở đỉnh ở đỉnh ở đỉnh ở đỉnh ở đỉnh ở đỉnh cành cành cành cành cành cành hoặc hoặc hoặc nách lá nách lá nách lá Cụm hoa . Mép không không Có lông Thỉnh có lông cánh hoa măng thoảng có lông hoặc hơi có sớm lông rụng Hình Hình Dạng da Gần Dạng dạng đài trứng hình trứng rộng tròn
  55. Đài có không có lông Không lông mịn Hình Hình Hình thìa Dạng Hình dạng thuôn trứng thuôn cánh hoa ngược ngoài đến bầu dục Nhị Chỉ nhị Dài 2-3 cỡ 3,5 Nhị dài dài 2-3 mm mm, chỉ 1,5 mm mm nhị cỡ Chỉ nhị 1,2 mm không lông dài 1-1,3 mm Bộ nhụy 2-3 lá 3 lá noãn 6 lá noãn 3- ô, mỗi 2 hoặc 3-ô, mỗi noãn hợp hợp hợp ô với 4 3-ô, ô 4 noãn thành thành thành noãn mỗi ô xếp 2 bầu bầu bầu với 2 dãy thượng thượng 3 thượng 3 noãn 2-3 ô ô; mỗi ô ô. có 2 noãn Bầu Có lông Có lông Không Không măng lông lông trắng Quả có 3 Có Không Không Không Không Không gai ngắn
  56. PHỤ LỤC 2: KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÒNG TIÊU BẢN (Thường gặp trong các mục “Typus” và “Mẫu nghiên cứu”) Kí hiệu viết tắt Tên các phòng tiêu bản BM British Museum (Natural History), London, UK. HN Herbarium, Institute of Ecology and Biological Resources, Hanoi Vietnam. (Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật). HNU Herbarium, Hanoi National University, Hanoi, Vietnam. (phòng tiêu bản thực vật, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội). L Rijksherbarium, Nonnensteeg, Leiden, The Netherlands. LE Botanical Institute Komarov, Leningrad (St. Petersbourg), RFR. (USSR). M Botanische Staatssamlung, Muenchen, Germany. P Museum National d' Histoire Naturalle, Paris, France.
  57. PHỤ LỤC 3. BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC LOÀI TRONG CHI TURPINIA VENT. Ở VIỆT NAM
  58. PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH VÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tài liệu đến 2003)
  59. 1. Lai Châu 24. Hà Nam 45. Bình Thuận 2. Điện Biên 25. Nam Định 46. Bình Phước 3. Lào Cai 26. Ninh Bình 47. Bình Dương 4. Sơn La 27. Thanh Hóa 48. Tây Ninh 5. Yên Bái 28. Nghệ An 49. Đồng Nai 6. Hà Giang 29. Hà Tĩnh 50. Bà Rịa-Vũng Tàu 7. Tuyên Quang 30. Quảng Bình 51. Tp. Hồ Chí Minh 8. Cao Bằng 31. Quảng Trị 52. Long An 9. Bắc Kạn 32. Thừa Thiên-Huế 53. Tiền Giang 10. Thái Nguyên 33. Tp. Đà Nẵng 54. Bến Tre 11. Lạng Sơn 33A. QĐ. Hoàng Sa 55. Đồng Tháp 12. Quảng Ninh 34. Quảng Nam 56. An Giang 13. Phú Thọ 35. Quảng Ngãi 57. Vĩnh Long 14. Vĩnh Phúc 36. Bình Định 58. Trà Vinh 15. Bắc Giang 37. Kon Tum 59. Cần Thơ 16. Bắc Ninh 38. Gia Lai 60. Hậu Giang 17. Hà Tây 39. Đắk Lắk 61. Sóc Trăng 18. Tp. Hà Nội 40. Đắk Nông 62. Kiên Giang 19. Hòa Bình 41. Lâm Đồng 63. Bạc Liêu 20. Hải Dương 42. Phú Yên 64. Cà Mau 21. Hưng Yên 43. Khánh Hòa 22. Tp. Hải Phòng 43A. QĐ. Trường Sa 23. Thái Bình 44. Ninh Thuận