Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

pdf 24 trang phuongvu95 3530
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_day_va_hoc_o_cac_trung_ta.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong vòng 5 năm qua, các Trung tâm học tập cộng đồng của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cũng đã mở được nhiều lớp chuyên đề về kỹ thuật cây trồng, vật nuôi, công nghiệp dân dụng, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, trợ giúp pháp lý, phổ cập xóa mù chữ, giúp bà con nông dân nâng cao kiến thức, trình độ, tham gia lao động sản xuất đạt hiệu quả cao. Trung bình mỗi trung tâm ở các xã mở được từ 4 đến 6 lớp/năm về học nghề ngắn hạn và khoảng trên 10 lớp chuyên đề, thu hút hàng trăm lượt người tham gia. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng còn bộc lộ nhiều yếu kém, Theo tôi vấn đề cốt lõi là khâu quản lý của các cấp đặc biệt là chính quyền cấp xã, do đó tôi chọn đề tài “Quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La, nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo đa dạng nguồn nhân lực cho huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng “xã hội học tập” của Đảng và Nhà nước. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La
  2. 2 4. Giả thuyết khoa học Thời gian qua công tác quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La đã đạt kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn có những hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo đa dạng nguồn nhân lực cho huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Nếu đề xuất được một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La phù hợp và có tính khả thi thì góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của huyện Vân Hồ nói chung và của các Trung tâm học tập cộng đồng nói riêng. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng trong bối cảnh đổi mới hiện nay. - Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới hiện nay - Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La trong bối cảnh đổi mới hiện nay 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Các nghiên cứu thực tiễn được triển khai tại các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La trong 5 năm học trở lại đây (từ năm 2013 đến năm 2018). - Giới hạn về khách thể khảo sát: + Nhóm cán bộ quản lý lãnh đạo của UBND các xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La + Nhóm cán bộ quản lý thuộc các Trung tâm học tập cộng đồng của các xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La + Nhóm người dân các xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La - Giới hạn về chủ thể quản lý: Chủ tịch xã và các Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng của các xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La
  3. 3 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi sẽ sử dụng một số nhóm phương pháp như sau: 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập trong nghiên cứu: 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục. Phần nội dung của đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm học tập cộng đồng trong bối cảnh hiện nay Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy và học ở các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La
  4. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ở TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Nghiên cứu sự phát triển mô hình tổ chức và quản lý của các TTHTCĐ trên thế giới cho thấy TTHTCĐ ở các nước dù có tên gọi khác nhau nhưng đều thể hiện rõ là một cơ chế có hiệu quả để thực hiện xoá mù chữ và GDTX và có vai trò quan trọng trong các hoạt động giáo dục, y tế, nông nghiệp, phát triển cộng đồng, nhất là ở nông thôn. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Việc nghiên cứu quản lý TTHTCĐ ở Việt Nam đã được triển khai từ khá sớm. Những nghiên cứu thực tiễn của các tác giả trong nước khá phong phú, tuy nhiên còn nặng về lí luận và quá trình phát triển mô hình TTHTCĐ, trong khi Việt Nam hiện nay đang cần các biện pháp quản lý TTHTCĐ như thế nào để nâng cao hiệu quả trong bối cảnh đổi mới hiện nay thì các nghiên cứu của các tác giả chưa đề cập nhiều. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Dạy học Dạy học là quá trình tác động qua lại giữa người dạy và người học nhằm giúp cho người học lĩnh hội những tri thức khoa học, kỹ năng hoạt động nhận thức và thực tiễn, phát triển các năng lực hoạt động sáng tạo trên cơ sở đó hình thành thế giới quan và các phẩm chất nhân cách của người học theo mục đích giáo dục. Hoạt động dạy của người giáo viên: Đó là hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của người học, giúp người học tìm tòi khám phá tri thức, qua đó thực hiện có hiệu quả chức năng học của bản thân. Hoạt động lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của người người học thể hiện như sau
  5. 5 Hoạt động học của người học: Học là quá trình tự giác, tích cực, chủ động, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức - học tập của mình nhằm thu nhận, xử lý và biến đổi thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, qua đó người học thể hiện mình, biến đổi mình, tự làm phong phú những giá trị của mình. 1.2.2. Hoạt động dạy và hoạt động học: Hoạt động dạy học mang tính chất hai chiều, gồm dạy và học, đó là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại và bổ sung cho nhau, phối hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau. 1.2.3. Quản lý Về khái niệm “quản lý”, theo cách giải thích của Từ điển tiếng Việt thì “Quản lý là trông coi, giữ gìn theo những yêu cầu nhất định. Là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định. 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình dạy học nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. 1.2.5. Giáo dục thường xuyên Tổ chức UNESCO đưa ra một quan niệm về giáo dục thường xuyên rất phù hợp với điều kiện phát triển hiện nay ở Việt Nam. Theo quan niệm đó, giáo dục thường xuyên bao gồm tất cả các cơ hội học tập mà mọi người đều mong muốn hoặc cần có sau xoá mù chữ cơ bản và giáo dục tiểu học. 1.2.7. Quản lý Trung tâm học tập cộng đồng Quản lý TTHTCĐ là quá trình lãnh đạo, tổ chức, điều khiển toàn bộ hoạt động của TTHTCĐ, nhằm đảm bảo cho thiết chế giáo dục này đạt được kết quả mong muốn. 1.2.8. Quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm học tập cộng đồng Ở các TTHTCĐ, hoạt động dạy và học có tính chất đặc thù riêng, hoạt động dạy và học ở đây diễn ra giữa người dạy (có thể là giáo viên
  6. 6 hoặc báo cáo viên các cấp) và người học (có thể là học sinh, là cán bộ cấp xã, bản, hoặc là nhân dân và được gọi chung là học viên). Do đó quản lý hoạt động dạy và học ở các TTHTCĐ là quản lý quá trình dạy học của người dạy và người học, 1.3. Hoạt động dạy và học ở Trung tâm học tập cộng đồng 1.3.1. Đặc trưng hoạt động dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng Hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng có chức năng là: Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, học tập suốt đời; được phổ biến kiến thức và sáng kiến kinh nghiệm trong sản xuất và cuộc sống góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng năng suất lao động, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người dân và cả cộng đồng; là nơi thực hiện việc phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật đến với mọi người dân. 1.3.2. Bối cảnh hiện nay và yêu cầu hoạt động dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng hiện nay 1.3.2.1. Bổi cảnh quốc tế và trong nước Giáo dục nước ta trong thập kỷ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu. Cách mạng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin và huyền thông, kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ, tác động trực tiếp đến sự phát triển của các nền giáo dục ữên thế giới. 1.3.2.2. Yêu cầu hoạt động dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng hiện nay. Trước bối cảnh quốc tế và trong nước nêu trên, đặt ra cho các cơ sở giáo dục nói chung, các TTHTCĐ nói riêng phải đáp ứng được những yêu cầu về “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương Đảng, khóa XI.
  7. 7 1.3.3. Mục tiêu dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI đã chỉ rõ: "Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mỗi công dân đều được học tập suốt đời". Mục tiêu xây dựng xã hội học tập là để không ngừng nâng cao dân trí, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Vì vậy mọi hoạt động dạy và học ở TTHTCĐ đều phải hướng tới mục tiêu đó. 1.3.4. Nội dung dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng Một trong những nhiệm vụ của TTHTCĐ đó là Tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; phối hợp triển khai các chương trình khuyến công, khuyến nông, khuyến ngư và các dự án, chương trình tại địa phương, giáo dục cho con em nhân dân địa phương, phòng chống tệ nạn xã hội. 1.3.5. Phương pháp, hình thức dạy và học ở TTHTCĐ. Bản chất khái niệm về phương pháp dạy học là một khái niệm mở, nên không có phương pháp dạy học nào được cho là tối ưu. Khi tổ chức hoạt động dạy học, người dạy cần phải tìm hiểu kỹ về nội dung bài dạy, tìm hiểu về đối tượng tiếp thu, điều kiện tổ chức dạy học và các yếu tố thực tiễn tại cơ sở để lựa chọn, vận dụng những phương pháp, hình thức dạy học cho phù hợp. 1.3.6. Lực lượng giảng dạy ở Trung tâm học tập cộng đồng “Giáo viên tham gia giảng dạy tại trung tâm học tập cộng đồng bao gồm: a) Giáo viên được phòng giáo dục và đào tạo biệt phái để dạy chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, củng cố chất lượng phổ cập giáo dục; b) Báo cáo viên dạy các chuyên đề; các cộng tác viên, hướng dẫn viên và những người tình nguyện tham gia hướng dẫn học tập tại trung
  8. 8 tâm học tập cộng đồng theo hợp đồng thoả thuận với giám đốc trung tâm”. 1.3.7. Đối tượng học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng Đối tượng giáo dục của TTHTCĐ là tất cả người dân trong cộng đồng. Mọi người, mọi nhà đều có quyền và đều có khả năng tham gia học tập. 1.3.8. Điều kiện dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng - Được đáp ứng cơ bản các yêu cầu về cơ sở vật chất, tài liệu dạy học và chế độ cho người dạy, người học (nếu có). 1.3.9. Kết quả dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng “1. Học hết chương trình xoá mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này, nếu đủ điều kiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên cấp huyện cấp chứng chỉ. 2. Học hết các chương trình khác quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế này thì tùy theo nội dung, thời gian học, giám đốc trung tâm học tập cộng đồng xác nhận kết quả học tập (nếu người học có nhu cầu)”. 1.4. Quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm học tập cộng đồng trong bối cảnh hiện nay 1.4.1. Phân cấp trong quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng “Trung tâm học tập cộng đồng do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý trực tiếp và chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng giáo dục và đào tạo”. 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động dạy và học ở TTHTCĐ 1.4.2.1. Quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động dạy và học Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy và học là bước đầu tiên của việc thực hiện mục tiêu dạy học, thông qua kế hoạch, người dạy xác định được hoạt động của mình và dự tính hoạt động tương ứng của người học nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động dạy và học. 1.4.2.2. Quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy và học Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình dạy và học ở TTHTCĐ là
  9. 9 nhằm đảm bảo việc tổ chức các hoạt động dạy và học trên lớp phải hướng tới mục tiêu bài học, chương trình học đặt ra và phải được thực hiện đảm bảo về mặt nội dung chương trình đã được phê duyệt. 1.4.2.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên (người dạy) Quản lý hoạt động dạy của giáo viên (người dạy) tại TTHTCĐ là quản lý việc thực hiện các hoạt động lên lớp của người dạy. 1.4.2.4. Quản lý hoạt động học của học viên Hoạt động học tập của học viên bao giờ cũng ăn nhịp (cùng nhịp điệu) với hoạt động dạy của giáo viên, do giáo viên điều khiển, nên hoạt động dạy của giáo viên thường bao gồm trong đó sự tổ chức hướng dẫn hoạt động học tập của học viên. 1.4.2.5. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học Điều kiện vật chất phục vụ dạy và học vừa là nội dung quản lý vừa là biện pháp quản lý hoạt động dạy và học. 1.4.2.6. Quản lý việc đánh giá kết quả học của học viên Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên là khâu quan trọng của quá trình dạy học. Nó có tác dụng phát hiện và điều chỉnh thực trạng hoạt động học của học viên và hoạt động dạy của giáo viên. 1.4.3. Quản lý hoạt động liên kết với các cơ sở ngoài Trung tâm Trung tâm học tập công đồng có nhiều hoạt động liên kết với các cơ sở ngoài trung tâm như: Liên kết mở lớp đào tạo nghề với Trường dạy nghề, hoặc trung tâm đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh; liên kết với phòng LĐTBXH, phòng Nông nghiệp, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện để mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng 1.5.1. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý 1.5.2. Năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy 1.5.3. Trình độ, năng lực và điều kiện của học viên 1.5.4. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học 1.5.5. Chính sách, quy định về hoạt động của TTHTCĐ 1.5.6. Điều kiện kinh tế - xã hội địa phương Kết luận chương 1
  10. 10 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA 2.1. Tổ chức khảo sát 2.1.1. Mục tiêu khảo sát 2.1.2. Đối tượng khảo sát 2.1.3. Nội dung khảo sát 2.1.4. Công cụ và phương pháp khảo sát 2.1.5. Cách thức tổng hợp dữ liệu 2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội - giáo dục huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La 2.2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội Huyện Vân Hồ được thành lập theo Nghị quyết số 72/NQ-CP ngày 10/06/2013 của Chính phủ, về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mộc Châu, thành lập huyện Vân Hồ thuộc tỉnh Sơn La, với tổng diện tích tự nhiên: 97.984 ha. Gồm 14 xã với 147 bản, tiểu khu (trong đó có 10 xã vùng III; 04 xã vùng II). 2.2.2. Nhu cầu học tập trên địa bàn các xã huyện Vân Hồ Quy mô, mạng lưới trường, lớp học được phát triển đủ cả 4 cấp học từ bậc học mầm non đến cấp THPT, cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư. 2.2.3. Khái quát về các Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ Toàn huyện có 14/14 xã có trung tâm học tập cộng đồng. Các Trung tâm học tập cộng đồng nhận được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể xã hội, các ban ngành, cá nhân giúp đỡ, hỗ trợ thường xuyên về cơ sở vật chất, chủ yếu là tài liệu, trang thiết bị ;
  11. 11 2.3. Thực trạng hoạt động dạy và học ở các Trung tâm giáo dục cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La 2.3.1. Thực trạng việc thực hiện mục tiêu dạy và học Mục tiêu xây dựng xã hội học tập là để không ngừng nâng cao dân trí, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa quê hương, đất nước. Vì vậy mọi hoạt động dạy và học ở TTHTCĐ đều phải hướng tới mục tiêu đó. 2.3.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung dạy và học Bảng 2.3: Thống kê số lớp, số học viên TTHTCĐ giai đoạn 2013- 2018 Tình hình số lượng học viên GDTT sau Học nghề Bồi dưỡng XMC TT Năm học khi biết chữ ngắn hạn chuyên đề Số Học Số Học Số Học Số Học lớp viên lớp viên lớp viên lớp viên 1 2013-2014 12 385 4 95 1 35 35 1765 2 2014-2015 11 351 5 158 3 105 50 2585 3 2015-2016 9 285 7 245 3 105 76 3295 4 2016-2017 7 223 9 297 3 105 68 5190 5 2017-2018 5 86 5 125 6 210 111 7265 2.3.3. Thực trạng việc thực hiện phương pháp, hình thức dạy và học Kết quả khảo sát 70 giáo viên trường THCS, 28 giáo viên tiểu học, 28 cộng tác viên tại các TTHTCĐ, tổng số 126 người, kết quả:
  12. 12 Bảng 2.6: Mức độ thực hiện phương pháp, hình thức dạy học ở TTHTCĐ Mức độ thực hiện TT Nội dung Tốt Khá TB Yếu SL % SL % SL % SL % 1 Tinh thần tự nghiên cứu yêu cầu đổi mới 20 15,87 40 31,75 60 47,62 6 4,76 phương pháp, hình thức dạy học 2 Khả năng áp dụng các biện pháp đổi mới các 15 11,90 32 25,40 64 50,79 15 11,90 phương pháp, hình thức dạy học 3 Kỹ năng giao tiếp tốt với đối tượng người 25 19,84 65 51,59 30 23,81 6 4,76 học 4 Tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế theo 10 7,94 45 35,71 51 40,48 20 15,87 mục tiêu bài học 5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt 6 4,76 12 9,52 73 57,94 35 27,78 động dạy và học
  13. 13 2.3.4. Thực trạng lực lượng giảng dạy ở Trung tâm học tập cộng đồng Bảng 2.7: Khảo sát chất lượng lực lượng tham gia giảng dạy tại các TTHTCĐ TT Đối tượng người dạy Trình độ TS % Ghi chú Trên ĐH 0 0,00 Đại học 25 35,71 1 Giáo viên Cao đẳng 35 50,00 Trung cấp 10 14,29 Trên ĐH 2 7,14 Đại học 20 71,43 2 Báo cáo viên Cao đẳng 6 21,43 Trung cấp 0 0,00 Trên ĐH 1 3,57 Đại học 10 35,71 3 Chuyên gia Cao đẳng 15 53,57 Trung cấp 2 7,14 2.3.5. Thực trạng đối tượng học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng Hầu hết người học ở các TTHTCĐ là người nông dân, học sinh con em các dân tộc vùng sâu, vùng xa có điều kiện hoàn cảnh khó khăn nên bỏ học giữa chừng, đối tượng người học tại các TTHTCĐ có nhiều độ tuổi khác nhau, trong đó đối tượng PCGD cho người học từ 15 đến 60 tuổi mù chữ chủ yếu là phụ nữ (phụ nữ người H’Mông chiếm tỉ lệ cao nhất), 2.3.6. Thực trạng điều kiện dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng Với điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, huyện chưa bố trí được nguồn kinh phí để xây dựng trụ sở riêng cho TTHTCĐ ở mỗi xã, mà phải bố trí kết hợp chung với Nhà văn hóa xã và sử dụng kết hợp với các nhà văn hóa bản để làm nơi sinh hoạt, tổ chức các hoạt động của TTHTCĐ.
  14. 14 Bảng 2.9: Tình hình trụ sở làm việc của TTHTCĐ trong toàn huyện Trong Cơ sở vật chất TTHTCĐ Số đơn đó số TT vị hành Tổng số TT Năm học kết họp TTcó TT có TTcó chính TTHTCĐ trụ sở tủ sách phòng với nhà cấp xã riêng riêng TB riêng VH xã 1 2013-2014 14 14 14 0 14 0 2 2014-2015 14 14 14 0 14 0 3 2015-2016 14 14 14 0 14 0 4 2016-2017 14 14 14 0 14 0 5 2017-2018 14 14 14 0 14 0 2.3.7. Thực trạng học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng Với đối tượng người học chủ yếu là người nông dân, hoạt động học ở các TTHTCĐ rất linh hoạt, không bị gò bó bởi nhiều quy định và thường diễn ra trong thời gian ngắn, có thể là 2,3 tháng, 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm học tập cộng đồng 2.4.1. Thực trạng việc phân cấp trong quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng Căn cứ Điều 6, Quy chế Tổ chức và hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng tại xã, phường, thị trấn Ban hành kèm theo Quyết định số: 10/VBHN-BGDĐT ngày 14/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2.4.2. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng Quản lý hoạt động dạy và học ở các TTHTCĐ thực chất là quản lý hoạt động của người dạy và hoạt động của người học. Trên cơ sở tham khảo báo cáo của các TTHTCĐ và các báo cáo năm của ngành giáo dục, có thể đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng trên địa bàn huyện như sau: 2.4.2.1. Thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch hoạt động dạy và học Theo quy định thì giáo viên, báo cáo viên, hướng dẫn viên và các cộng tác viên khác (gọi chung là người dạy) khi tham gia giảng dạy, lên
  15. 15 lớp tại các TTHTCĐ đều phải có kế hoạch bài dạy, trên cơ sở nội dung bài dạy được thẩm định phê duyệt. 2.4.2.2. Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy và học Trên cơ sở các nội dung chương trình dạy và học ở các TTHTCĐ, qua kết quả giám sát quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động dạy và học cho thấy, hầu hết các kế hoạch bài dạy cảu người dạy đã xác định cơ bản đúng mục tiêu, yêu cầu theo nội dung bài dạy. Các nội dung tập huấn, tuyên truyền phổ biến kiến thức về pháp luật, về chuyển giao khoa học kỹ thuật cơ bản đáp ứng được mục tiêu truyền đạt trực tiếp cho người học theo nội dung chương trình đề ra. 2.4.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy của người dạy Bảng 2.11: Mức độ thực hiện hoạt động dạy của người dạy Tổng số Mức độ thực hiện người Trung T Tốt Khá Yếu Nội dung dạy bình T khảo SL % SL % SL % SL % sát Người dạy nắm chắc và 1 thực hiện đúng mục tiêu 126 11 8,7 64 50,8 45 35,7 6 4,8 giáo dục môn học Thực hiện đầy đủ đúng 2 nội dung chương trình 126 58 46,0 20 15,9 43 34,1 5 4,0 dạy học Nắm chắc phương pháp 3 giảng dạy theo đặc 126 12 9,5 65 51,6 43 34,1 6 4,8 chưng của từng bộ môn Sử dụng thiết bị, phương 4 126 61 48,4 58 46,0 3 2,4 4 3,2 tiện dạy học Tổ chức dạy học phù 5 hợp với từng đối tượng 126 38 30,2 75 59,5 9 7,1 4 3,2 học viên Tich cực đổi mới 6 phương pháp và hình 126 15 11,9 40 31,7 67 53,2 4 3,2 thức học tập
  16. 16 2.4.2.4. Thực trạng quản lý hoạt động học của học viên Học viên học tại TTHTCĐ có nhiều đối tượng khác nhau, nhiều lứa tuổi khác nhau khi cùng học chung một chuyên đề, nên hoạt động học của học viên trong một lớp học rất phức tạp, qua thực tế đánh giá về ý thức, thái độ, tinh thần học tập của học viên cho thấy đa số học viên có tinh thần học tập tốt, cơ bản chấp hành các quy định về nội quy lớp học, lớp tập huấn. 2.4.2.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ hoạt động dạy và học Mặc dù đã được quan tâm đầu tư, cấp kinh phí, nhưng sự đầu tư đó chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu cần thiết để tổ chức các hoạt động ở trung tâm. 2.4.2.6. Thực trạng quản lý việc đánh giá kết quả học nghề của học viên Việc tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng mang tính hình thức, đa phần là công nhận kết quả cho học viên sau khi kết thúc chương trình đào tạo, chưa quan tâm chú trọng đến hiệu quả chất lượng. 2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động liên kết với các cơ sở ngoài Trung tâm Qua số liệu thống kê cho thấy trong 5 năm (từ năm 2013 đến 2018) toàn huyện chỉ liên kết được với 03 đơn vị trường dạy nghề mở được 16 lớp với 560 học viên tham gia học nghề, con số này nói lên rằng hoạt động liên kết đào tạo với các cơ sở ngoài TTHTCĐ rất ít được quan tâm 2.5. Thực trạng những ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La 2.5.1. Thực trạng ảnh hưởng về năng lực đội ngũ cán bộ quản lý 2.5.2. Thực trạng ảnh hưởng về năng lực đội ngũ giáo viên giảng dạy 2.5.3. Thực trạng ảnh hưởng trình độ, năng lực và điều kiện của học viên 2.5.4. Thực trạng ảnh hưởng điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ dạy và học
  17. 17 2.5.5. Thực trạng ảnh hưởng chính sách, quy định về hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng 2.5.6. Thực trạng ảnh hưởng về điều kiện kinh tế - xã hội địa phương 2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm giáo dục cộng đồng huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La 2.6.1. Những mặt mạnh 2.6.2. Những mặt yếu 2.6.3. Nguyên nhân Kết luận chương 2
  18. 18 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ở CÁC TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.3. Đảm báo tính khả thi 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học ở Trung tâm học tập cộng đồng huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của cúc cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành về xây dựng, phát triển TTHTCĐ 3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp: Nâng cao nhận thức của xã hội về TTHTCĐ chính là nền tảng vững chắc để duy trì, phát triển TTHTCĐ, tạo những khả năng to lớn huớng tới việc đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mỗi người dân trong cộng đồng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế và xây dựng xã hội học tập. Vì vậy việc đổi mới, nâng cao nhận thức về TTHTCĐ là giải pháp hết sức cần thiết. 3.2.1.2. Nội dung biện pháp: - Đổi mới và nâng cao nhận thức của lãnh đạo Đảng và chỉnh quyền các cấp về TTHTCĐ - Nâng cao nhận thức của cản bộ các Phòng GD&ĐT - Nâng cao nhận thức của cán bộ các trung tâm GDTX: - Nâng cao nhận thức của cán bộ TTHTCĐ: 3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp + Ban hành các Nghị quyết, Chương trình hành động của cấp ủy và chính quyền về việc quản lý, xây dựng và phát triển TTHTCĐ tại địa phương.
  19. 19 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp: - Các TTHTCĐ cần thực hiện một cách nghiêm túc nhiệm vụ khảo sát nhu cầu học tập của nhân dân, xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt các kế hoạch dạy và học của trung tâm. 3.2.2. Biện pháp 2: Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức đối với các trung tâm học tập cộng đồng 3.2.2.1. Mục tiêu biện pháp Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức đối với TTHTCĐ, giúp đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ nâng cao năng lực và kỹ năng quản lý đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của TTHTCĐ trong bối cảnh đổi mới hiện nay. 3.2.2.2. Nội dung biện pháp Thực hiện tốt quy chế tổ chức và hoạt động của TTHTCĐ, linh hoạt, sáng tạo vận dụng mô hình tổ chức phù họp với đặc điểm kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã. 3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên của TTHTCĐ các xã, thường xuyên củng cố tăng cường lực lượng công tác viên là những nhà khoa học, người có uy tín, để tham gia vào các hoạt động giảng dạy của TTHTCĐ trên địa bàn. 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc xây dựng xã hội học tập và phát triển TTHTCĐ; 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ quản lý TTHTCĐ 3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp: Giúp đội ngũ cán bộ quản lý TTHTCĐ nâng cao năng lực quản lý để có thể hoàn thành nhiệm vụ quản lý TTHTCĐ trong bối cảnh đổi mới hiện nay. 3.2.3.2. Nội dung biện pháp Cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, vận hành một bộ máy nói chung, một thiết chế giáo dục nói riêng. Cũng như các
  20. 20 cơ sở giáo dục khác, chất lượng và hiệu quả hoạt động của TTHTCĐ phụ thuộc một phần lớn vào vai trò định hướng, quán xuyến, giám sát của những người quản lý TTHTCĐ. 3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Cấp ủy, chính quyền phải thường xuyên rà soát, kiểm tra đánh giá năng lực cán bộ của TTHTCĐ, xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo TTHTCĐ hàng năm. 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Để thực hiện giải pháp này thì cấp quản lý vĩ mô đối với các TTHTCĐ cần có chiến lược lâu dài về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý TTHTCĐ. 3.2.4. Biện pháp 4: Đa dạng hóa nội dung, chương trình, hình thức tổ chức hoạt động dạy và học của trung tâm học tập cộng đồng 3.2.4.1. Mục tiêu biện pháp: Mục tiêu của biện pháp này là phải làm sao thu hút được ngày càng nhiều người tham gia vào các hoạt động dạy và học của TTHTCĐ, muồn vậy thì chương trình giáo dục, các hoạt động dạy và học phải thật sự phong phú, đa dạng, có nội dung hấp dẫn người học. 3.2.4.2. Nội dung biện pháp Nhiệm vụ và đối tượng giáo dục của TTHTTCĐ hết sức đa dạng. TTHTCĐ phải thực hiện các nhiệm vụ như tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác XMC; tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, phổ biến kiến thức nhằm mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân trong cộng đồng; 3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Cấp ủy, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm đến khâu hoạch định chính sách, chỉ đạo điều tra nhu cầu học tập của người dân, chỉ đạo TTHTCĐ xây dựng nội dung chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động dạy và học đảm bảo chất lượng, thực sự đáp ứng nhu cầu của người dân. 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biên pháp - Cán bộ quản lý TTHTCĐ phải nắm vững cách thức điều tra nhu
  21. 21 cầu, điều kiện và khả năng học tập của người dân trên địa bàn. 3.2.5. Biện pháp 5: Giám sát, đánh giá hoạt động dạy và học của trung tâm học tập cộng đồng 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp Giúp cho cán bộ quản lý thấy rõ ý nghĩa quan trọng của công tác giám sát, đánh giá, từ đó nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục của TTHTCĐ. 3.2.5.2. Nội dung của biện pháp - Xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc giám sát, đánh giá các hoạt động dạy và học của TTHTCĐ. 3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp - Ban giám đốc TTHTCĐ xây dựng nội dung, phương pháp, cách thức, thời điểm đánh giá phù hợp với từng nội dung, hình thức dạy và học, đối tượng người học, xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc giám sát đánh giá. 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp - Cán bộ quản lý TTHTCĐ phải nắm vững mục đích, yêu cầu của việc giám sát, đánh giá hoạt động dạy và học của TTHTCĐ. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất Thông qua việc nghiên cứu đánh giá những tồn tại hạn chế của các hoạt động dạy và học tại các TTHTCĐ, tôi đã đê ra 05 biện pháp cơ bản nhằm khắc phục những hạn chế nêu trên, trên thực tế cả 05 biện pháp đều rất quan trọng và chúng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ nhau để thực hiện tốt mục tiêu xây dựng và phát triển các TTHTCĐ trên địa bàn huyện Vân Hồ trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 3.4. Khảo sát sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích khảo sát 3.4.2. Đối tượng khảo sát 3.4.3. Quy trình khảo sát 3.4.4. Kết quả khảo sát
  22. 22 Bảng 3.3: Tổng hợp đánh giá mức độ cần thiết, tính khả thi của các biện pháp Xếp thứ bậc Xếp thứ mức độ bậc tính TT Kết quả và xếp hạng biện pháp cần thiết khả thi Tổng Xếp Tông Xếp điểm bậc điểm bậc Đổi mới nâng cao nhận thức của các cấp uỷ 1 Đảng, chính quyền, các ngành về xây dụng 174 1 178 1 phát triển trung tâm học tập cộng đồng Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức đối với các 2 165 2 166 3 trung tâm học tập cộng đồng Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản 3 156 3 168 2 lý trung tâm học tập cộng đồng Đa dạng hóa nội dung, chương trình, hình thức 4 tổ chức hoạt động dạy và học của trung tâm 155 4 161 4 học tập cộng đông Tăng cường giám sát, đánh giá hoạt động dạy 5 154 5 155 5 và học của trung tâm học tập cộng đồng Do các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau trong quá trình quản lý TTHTCĐ, muốn TTHTCĐ hoạt động thực sự hiệu quả và bền vững, trong quá trình quản lý tổ chức các hoạt động dạy và học cần thực hiện đồng thời các biện pháp trên. Kết luận chương 3
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua nghiên cứu đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1.1. Xây dựng xã hội học tập và yêu cầu học tập suốt đời là một xu thế lớn, xu thế chung của thế giới hiện đại. 1.2. Các kết quả khảo sát thực tiễn xây dựng, phát triển, quản lý hoạt động dạy và học ở TTHTCĐ cho thấy, huyện Vân Hồ là một huyện có tốc độ phát triển TTHTCĐ khá nhanh. 1.3. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn, đề tài đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động dạy và học ở TTHTCĐ trên địa bàn huyện Vân Hồ. 1.4. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp quản lý các hoạt động dạy và học ở TTHTCĐ đã cho thấy các biện pháp này đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Để áp dụng thành công hệ thống biện pháp quản lý TTHTCĐ trên địa bàn huyện Vân Hồ trong bối cảnh đổi mới hiện nay, đòi hỏi thực hiện đồng bộ hệ thống 5 biện pháp do đề tài đề xuất ở các cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, các cơ sở giáo dục, TTHTCĐ và các tầng lớp nhân dân. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Tổ chức điều tra cơ bản về TTHTCĐ trên phạm vi toàn quốc. Từ đó có sự chỉ đạo kịp thời, cụ thể về các hoạt động TTHTCĐ. Bộ GD&ĐT phải là cơ quan đầu mối tổ chức xây dựng và tuyển chọn những tài liệu phục vụ giảng dạy và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ TTHTCĐ. 2.2. Đối với tỉnh Sơn La Chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền, đoàn thể tổ chức tuyên truyền và thực hiện các văn bản, chế độ, chính sách về XHH giáo dục trong đó có TTHTCĐ. 2.3. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La Thực hiện quản lý nhà nước về TTHTCĐ theo phân cấp.
  24. 24 2.4. Đối với Uỷ ban mặt trận tổ quốc, Hội Khuyến học và các đoàn thể của tỉnh Sơn La Hội Khuyến học tỉnh phối họp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các cấp Hội Khuyến học ở cơ sở tuyên truyền, vận động mọi tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng xã hội học tập, tham gia xây dựng TTHTCĐ ở các lớp học chuyên đề tại các TTHTCĐ. 2.5. Uỷ ban nhân dân và Phòng GD&ĐT huyện, thành phố Nghiên cứu triển khai thí điểm hệ thống biện pháp do Luận văn đề xuất; 2.6. Ủy ban nhân dân cấp xã và các TTHTCĐ Tổ chức triển khai các biện pháp do Luận văn đề xuất một cách đồng bộ và hiệu quả.