Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình

pdf 222 trang yendo 4230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_phat_trien_nguon_nhan_luc_nganh_nong_nghiep_tinh_hoa.pdf

Nội dung text: Luận án Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình

  1. HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ———————————— BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HOÀ BÌNH NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP
  2. 0 HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ———————————— BÙI THỊ PHƯƠNG THẢO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HOÀ BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62 31 01 05 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Dương Nga PGS.TS. Lê Thanh Hà HÀ NỘI, 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Bùi Thị Phương Thảo
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Dương Nga và PGS.TS. Lê Thanh Hà là những giáo viên trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận án tiến sĩ kinh tế này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viên Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Ban Quản lý đào tạo, tập thể giáo viên và cán bộ nhân viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn mà trực tiếp là các thầy, cô giáo Bộ môn Phân tích định lượng, cùng toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ tôi về tinh thần, vật chất và thời gian để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự tận tình giúp đỡ của các đơn vị, tổ chức, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình,Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình; Chi cục Thú y, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh Hòa Bình; UBND các huyện trong tỉnh Hòa Bình; UBND xã, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y, Trạm Bảo vệ thực vật, Trạm Khuyến nông-Khuyến lâm các huyện Cao Phong, Lạc Sơn và Thành phố Hòa Bình, các hộ nông dân tại tỉnh Hòa Bình, trường Trung học Kinh tế-Kỹ thuật Hoà Bình đã tạo điều kiện giúp tôi thu thập số liệu và những thông tin cần thiết để hoàn thành luận án. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Bùi Thị Phương Thảo ii
  5. MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vii Danh mục các bảng viii Danh mục hình, sơ đồ xii Trích yếu luận án xiii Thesis Abstract xv Phần 1. Mở đầu 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 1.4. Đóng góp mới của luận án 4 Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 5 2.1. Cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 5 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 5 2.1.2. Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 12 2.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển 16 2.1.4. Nội dung đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 19 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 23 2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 30 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp trên thế giới 30 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở một số địa phương Việt Nam 34 iii
  6. 2.3. Một số nghiên cứu về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 41 Tóm tắt phần 2 43 Phần 3. Phương pháp nghiên cứu 45 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 45 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 45 3.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội 47 3.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình 52 3.2. Phương pháp nghiên cứu 53 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 53 3.2.2. Khung phân tích 54 3.2.3. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 56 3.2.4. Phương pháp thu thập thông tin 58 3.2.5. Phương pháp phân tích 61 3.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 62 3.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 63 3.3.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 63 3.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 64 3.3.4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 64 3.3.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển của hệ thổng y tế 65 Tóm tắt phần 3 65 Phần 4. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực Ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình 66 4.1. Quy mô nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình 66 4.1.1. Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tham gia hoạt động 66 4.1.2. Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp không tham gia hoạt động 71 4.2. Chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình 72 4.2.1. Trình độ học vấn 72 4.2.3. Năng lực làm việc 76 4.2.4. Phẩm chất đạo đức 89 4.2.5. Thể lực nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình 91 4.3. Cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình 93 iv
  7. 4.3.1. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 93 4.3.2. Độ tuổi, giới tính, dân tộc 96 4.4. Kết quả sử dụng lao động ngành nông nghiệp 98 4.4.1. Năng suất lao động ngành nông nghiệp 98 4.4.2. Năng suất một số cây hàng năm 99 4.4.3. Giá trị sản phẩm thu được 100 4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình 100 4.5.1. Trình độ phát triển kinh tế 100 4.5.2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 102 4.5.3. Thu nhập của lao động ngành nông nghiệp 108 4.5.4. Tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 109 4.5.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 112 4.5.6. Thị trường lao động 113 4.5.7. Điều kiện tự nhiên, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc 115 4.5.8. Hệ thống y tế, chăm sóc sức khoẻ 117 4.6. Đánh giá chung về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình 118 Tóm tắt phần 4 119 Phần 5. Định hướng và các giải pháp chủ yếu phát triển Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh hoà bình 121 5.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 121 5.1.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 121 5.1.2. Các căn cứ để đề xuất giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 124 5.2. Các nhóm giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 128 5.2.1. Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 128 5.2.2. Nhóm giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng 130 v
  8. 5.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao thu nhập đối với lao động ngành nông nghiệp 136 5.2.4. Nhóm giải pháp về tuyển dụng, bố trí sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 137 5.2.5. Nhóm giải pháp về chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 138 5.2.6. Nhóm giải pháp về phát triển thị trường lao động 140 5.2.7. Giải pháp về nâng cao năng lực tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp 142 5.2.8. Nhóm giải pháp về thực hiện tốt chính sách y tế đối với lao động ngành nông nghiệp 143 Phần 6. Kết luận và kiến nghị 145 6.1. Kết luận 145 6.2. Kiến nghị 146 Danh mục các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 148 Tài liệu tham khảo 149 Phụ lục 160 vi
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt BCHTW Ban Chấp hành Trung ương CBCCVC Cán bộ công chức viên chức CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CHXHCNVN Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product) GTSX Giá trị sản xuất HDI Chỉ số phát triển con người (Human Development Index) HĐND Hội đồng Nhân dân KHKT Khoa học kỹ thuật LĐ Lao động LĐTBXH Lao động-Thương binh và Xã hội LHQ Liên Hợp quốc MPI Chỉ số nghèo đói đa chiều (Multidimensional Poverty Index) NN Nông nghiệp NNL Nguồn nhân lực PTBQ Phát triển bình quân PTNT Phát triển nông thôn SAVY Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (Surver Assessment of Vietnamese Youth) TCCN Trung cấp chuyên nghiệp TTDN Trung tâm dạy nghề THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông UBND Uỷ ban nhân dân UNDP Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (United Nations Development Programme) VTVL Vị trí việc làm YNTK Ý nghĩa thống kê WB Ngân hàng Thế giới (World bank) vii
  10. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Thu nhập và một số chỉ tiêu của Việt Nam năm 2011, 2013 13 Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp và mức độ đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp ở một số nước đang phát triển giai đoạn 1996-2012 17 Bảng 2.3. Tỷ lệ GDP và lao động ngành nông nghiệp Việt Nam 2011-2020 35 Bảng 2.4. Cơ cấu lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam chia theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2013 36 Bảng 2.5. Chỉ số HDI của Việt Nam giai đoạn 2011-2013 37 Bảng 2.6. Thu nhập và chi tiêu cho đời sống, giáo dục, y tế chia theo vùng thành thị, nông thôn Việt Nam năm 2010, 2012 37 Bảng 3.1. Số liệu thống kê dân số và lao động của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 47 Bảng 3.2. Lao động chia theo ngành kinh tế tỉnh Hoà Bình 2011-2013 48 Bảng 3.3. GDP theo giá hiện hành và cơ cấu GDP các ngành kinh tế của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 49 Bảng 3.4. Một số chỉ tiêu nông thôn mới của tỉnh Hòa Bình năm 2013, 2014 50 Bảng 3.5. Giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 52 Bảng 3.6. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của các huyện trong tỉnh Hoà Bình năm 2013 (giá so sánh) 56 Bảng 3.7. Số hộ trung bình chia theo lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chính của hộ 57 Bảng 3.8. Mẫu điều tra nông dân 59 Bảng 3.9. Mẫu điều tra đội ngũ cán bộ nông nghiệp 61 Bảng 4.1. Số lượng và cơ cấu lao động ngành nông nghiệp theo tính chất lao động của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 66 Bảng 4.2. Số lượng và cơ cấu cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh và cấp huyện của tỉnh Hoà Bình năm 2013 67 Bảng 4.3. Vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo chức danh nghề nghiệp của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hòa Bình năm 2014 68 viii
  11. Bảng 4.4. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo cách tiếp cận về lĩnh vực sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình năm 2006, 2011 69 Bảng 4.5. Số lượng và tỷ lệ người thất nghiệp trong tuần lễ điều tra của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 70 Bảng 4.6. Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn không tham gia hoạt động kinh tế giai đoạn 2011-2013 của tỉnh Hoà Bình và cả nước 71 Bảng 4.7. Số lượng học sinh dự kiến tốt nghiệp hệ trung cấp của trường Trung học Kinh tế - Kỹ thuật Hòa Bình giai đoạn 2014-2017 72 Bảng 4.8. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh năm 2013 73 Bảng 4.9. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh chia theo lĩnh vực đào tạo năm 2013 74 Bảng 4.10. Trình độ đào tạo của cán bộ nông nghiệp cấp huyện năm 2013 74 Bảng 4.11. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của cán bộ nông nghiệp cấp xã giai đoạn 2010-2013 75 Bảng 4.12. Cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh tự đánh giá khả năng làm việc 77 Bảng 4.13. Cán bộ nông nghiệp cấp huyện đánh giá khả năng của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh 78 Bảng 4.14. Cán bộ quản lý cấp huyện tự đánh giá về khả năng làm việc 80 Bảng 4.15. Cán bộ kỹ thuật cấp huyện tự đánh giá về khả năng làm việc 82 Bảng 4.16. Cán bộ cấp tỉnh và cán bộ cấp xã đánh giá cán bộ cấp huyện về khả năng chuyên môn, năng lực quản lý 83 Bảng 4.17. Cán bộ nông nghiệp cấp xã tự đánh giá khả năng làm việc 84 Bảng 4.18. Nông dân đánh giá năng lực của khuyến nông viên, thú y viên 86 Bảng 4.19. Nông dân tự đánh giá về kiến thức và khả năng làm việc tiếp cận theo vùng sản xuất nông nghiệp 88 Bảng 4.20. Nông dân tự đánh giá về kiến thức, năng lực làm việc theo cách tiếp cận về lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp 89 Bảng 4.21. Cán bộ cấp tỉnh tự đánh giá về phẩm chất đạo đức 90 Bảng 4.22. Cán bộ cấp huyện tự đánh giá về phẩm chất đạo đức 90 Bảng 4.23. Cán bộ nông nghiệp cấp xã tự đánh giá phẩm chất đạo đức 91 Bảng 4.24. Chỉ số phát triển con người HDI năm 2010, 2012 92 ix
  12. Bảng 4.25. Một số chỉ tiêu về y tế của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 92 Bảng 4.26. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2010-2013 93 Bảng 4.27. Lao động qua đào tạo ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình chia theo trình độ đào tạo năm 2010, 2013 94 Bảng 4.28. Cơ cấu trình độ lao động kỹ thuật ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình năm 2010, 2013 95 Bảng 4.29. So sánh ngành nghề đào tạo với vị trí việc làm đối với cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh Hòa Bình 96 Bảng 4.30. Cơ cấu tuổi, giới tính, dân tộc của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh năm 2013 97 Bảng 4.31. Cơ cấu tuổi, giới tính của cán bộ nông nghiệp cấp huyện 2013 98 Bảng 4.32. Năng suất lao động các ngành tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 99 Bảng 4.33. Năng suất một số cây hàng năm tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 99 Bảng 4.34. Giá trị sản phẩm thu được của ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 (tính theo giá hiện hành) 100 Bảng 4.35. Số lao động được giải quyết việc làm của tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 101 Bảng 4.36. Kết quả điều tra về đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ nông nghiệp các cấp của tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2011-2013 102 Bảng 4.37. Sự khác biệt về kỹ năng làm việc của lao động ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình 103 Bảng 4.38. Kết quả đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân tỉnh Hoà Bình từ các cơ sở dạy nghề 104 Bảng 4.39. Cán bộ nông nghiệp đánh giá chất lượng lớp đào tạo, bồi dưỡng 105 Bảng 4.40. Nông dân đánh giá về các khóa học 106 Bảng 4.41. Quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề tại tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2010-2020 107 Bảng 4.42. Thu nhập bình quân nhân khẩu một tháng phân theo thành thị, nông thôn tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2011-2013 (tính theo giá hiện hành) 108 Bảng 4.43. Cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh, huyện, xã so sánh tiền lương với mức sống trung bình của xã hội 109 x
  13. Bảng 4.44. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của khuyến nông viên cấp xã của tỉnh Hoà Bình năm 2013 111 Bảng 4.45. Cán bộ nông nghiệp xã nhận định nguyên nhân làm cho trình độ nông dân còn hạn chế 116 Bảng 4.46. Nông dân tự đánh giá về kiến thức và khả năng làm việc tiếp cận theo dân tộc 116 Bảng 4.47. Một số chỉ tiêu về hệ thống y tế của tỉnh Hoà Bình 2011-2013 117 Bảng 4.48. Phân tích SWOT của phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình 118 Bảng 5.1. Dự báo dân số, số lượng và tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 124 Bảng 5.2. Dự báo nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến 2020 125 Bảng 5.3. Dự báo nhu cầu lao động ngành nông nghiệp qua đào tạo của tỉnh Hoà Bình đến năm 2020 125 Bảng 5.4. Dự báo lao động ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình chia theo trình độ đào tạo đến năm 2020 126 Bảng 5.5. Tỷ lệ nông dân có nhu cầu bổ sung kiến thức sản xuất 127 Bảng 5.6. Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình đến 2020 127 xi
  14. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1. Thu nhập bình quân đầu người của một số nước 1996-2012 26 Trang Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp tỉnh của tỉnh Hòa Bình 52 Sơ đồ 3.2. Khung phân tích sự phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình 55 xii
  15. TRÍCH YẾU LUẬN ÁN 1. Tóm tắt luận án - Tên tác giả: Bùi Thị Phương Thảo - Tên luận án: Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình - Chuyên ngành: Kinh tế phát triển - Mã số: 62 31 01 05 - Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2. Nội dung bản trích yếu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa và làm rõ các luận cứ khoa học vể phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001-2014. Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đến năm 2020. 2.2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập tại Chi cục thống kê tỉnh, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ tỉnh Hòa Bình. Số liệu sơ cấp được thông qua điều tra 179 lao động nông nghiệp và 85 cán bộ nông nghiệp cấp xã, huyện, tỉnh; và phương pháp ý kiến chuyên gia. Phương pháp phân tích số liệu bao gồm phương pháp thống kê mô tả và so sánh (sử dụng kiểm định t-test, phân tích số bình quân, phân tích số tương đối, số tuyệt đối); phương pháp phân tích ma trận SWOT; và phương pháp dự báo đơn giản sử dụng tốc độ phát triển bình quân. 2.3. Kết quả đạt được, phát hiện chính và kết luận Luận án đã hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp theo 3 khía cạnh chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Luận án đã tổng hợp được các yếu tố chính ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp làm căn cứ khoa học để nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hòa Bình. xiii
  16. Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn 2001-2014 về số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp theo các cách tiếp cận gồm: lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, tính chất lao động, vùng sản xuất nông nghiệp và xã hội học. Luận án đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình bao gồm: Trình độ phát triển kinh tế; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp; thu nhập của lao động ngành nông nghiệp; tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp; chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp; thị trường lao động; điều kiện tự nhiên, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc; hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe. Luận án đã chỉ ra rằng để phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa bình cần chú trọng đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua cải thiện sức khỏe, nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động, tăng cường khả năng làm việc, phẩm chất đạo đức của lao động ngành nông nghiệp; đồng thời việc bố trí, sử dụng lao động hợp lý là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Mức độ phát triển kinh tế tác động lớn đến sự dịch chuyển của lao động ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác dẫn đến giảm tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp, đồng thời tái cơ cấu nền sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra xu hướng dịch chuyển lao động giữa các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Đây là cơ sở để các nhà hoạch định chính sách, các địa phương tham khảo trong định hướng chính sách và phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. xiv
  17. THESIS ABSTRACT 1. General information Author: Bùi Thị Phương Thảo Thesis Title: Human Resource Development in Agriculture Sector, Hoa Binh province Specialization field: Development Economics Code: 62 31 01 05 Education Organization: Vietnam National University of Agriculture 2. Content of summary 2.1. Objectives Review the scientific literature on human resource development in agriculture sector Evaluate the development of human resource in agriculture sector in Hoa Binh province, period 2001-2014. Propose key recommendations to develop human resource in agriculture sector in Hoa Binh province towards 2020. 2.2. Methods Several approaches are employed in the study, namely those by region, production activity, types of labor, and social approach. Secondary data on human resource and labor in agriculture sector in Hoa Binh province is collected from statistic office, department of agricultural and rural development (DARD), Department of Labor, Invalids and Social Affair, and Department of Home Affair in Hoa Binh province. Primary data is collected through survey of 179 farmer and 85 officers working in DARD and the lower levels, and also expert opinion. Descriptive and comparative statistics (with t-test), simple forecasting with compound growth rate, and SWOT are applied. 2.3. Main findings and conclusions The thesis provides a literature review on human resource development in agriculture sector, with three main pillars: size, quality, and structure of human resource. Main factors affecting the development of human resource in agriculture sector are summarized on theory. A system of criteria on human resource development in agriculture sector is built, serving as a scientific ground for the study in Hoa Binh province. xv
  18. Situation on human resource development in agriculture sector in Hoa Binh province during period 2001-2014 is described and analyzed in terms of size, quality, and structure of human resources. The analysis is done in accordance with the approaches. Factors affecting the development of human resource in agriculture sector in Hoa Binh are analyzed, which are: level of economic development, training for agricultural labors, agricultural labor’s income, recruitment, job assignments and use of human resource in agriculture sector; labor market; natural conditions, customs and cultures; and health care system. Key recommendations to foster the development of human resources in agriculture in Hoa Binh provinces are proposed. Quality of human resources can be improved through strengthening health care, improving labor’s education and technical knowledge, enhancing labor’s working capacity as well as attitudes of labors; an appropriate job assignment is necessary for improving labor performance. Level of economic development has great effects on labor movement from agriculture to other sectors, and the process of re-structuring of agriculture will create labor movement within agriculture sector. The recommendations are useful and valuable for policy makers and local leaders in design and implement policy in human resource development. xvi
  19. PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Việt Nam là một nước đang phát triển, trong đó lao động ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhưng giá trị do ngành nông nghiệp tạo ra lại thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của ngành nông nghiệp chiếm tới 46,9%, nhưng chỉ tạo ra 18,4% giá trị tổng sản phẩm trong nước (Tổng cục Thống kê, 2014a). Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp với số lượng đông, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, thiếu tác phong làm việc công nghiệp. Vì vậy, những lao động trình độ thấp và thanh niên ở khu vực nông thôn gặp khó khăn khi chuyển đổi sang khu vực kinh tế tư nhân đang mở rộng và thường bị rớt lại trong ngành nông nghiệp hoặc khu vực kinh tế phi chính thức (Worldbank, 2014a). Năm 2010, tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp đã qua đào tạo rất thấp chỉ chiếm 15,5%; để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ này lên 50% vào năm 2020 thì cần phải nỗ lực rất lớn (Chính phủ Nước CHXHCNVN, 2011b). Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp trên thế giới hiện nay áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng lao động trí óc thay cho lao động chân tay đã tạo ra năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm rất cao, đặc biệt là sự cơ giới hoá, hóa học hóa và sinh học hoá trong nông nghiệp. Chính vì vậy, phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đang là vấn đề rất được quan tâm của Đảng, Nhà nước và các địa phương. Hoà Bình là một tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam. Trong những năm qua, kinh tế nông nghiệp của tỉnh từng bước phát triển, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm tăng, cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, vật nuôi bước đầu chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa và hình thành một số vùng sản xuất hàng hoá như vùng trồng cây có múi ở huyện Cao Phong, vùng mía nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy, vùng chè ở Lương Sơn, Lạc Thủy Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa đáp ứng được so với yêu cầu nhiệm vụ đề ra và chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế về phát triển nông nghiệp của tỉnh; phát triển nông nghiệp chưa bền vững, sức cạnh tranh thấp, chưa tạo ra những vùng nguyên liệu lớn phục vụ cho sản xuất, chế biến nông lâm thuỷ sản; chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới các hình thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, chủ yếu vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, năng 1
  20. suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều sản phẩm nông nghiệp còn thấp (UBND tỉnh Hòa Bình, 2011b). Chuyển dịch cơ cấu lao động giữa các ngành kinh tế của tỉnh còn chậm dẫn đến tỷ lệ lao động nông nghiệp của tỉnh vẫn ở mức cao. Năm 2013, lao động ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình chiếm tỷ lệ 66,98% tổng số lao động của cả tỉnh; nhưng nếu xét về đóng góp vào GDP của tỉnh, toàn ngành chỉ tạo ra 22,14% GDP của toàn tỉnh. Cơ cấu lao động trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp chưa đáp ứng được nhiệm vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt vẫn ở mức cao, lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp chưa thu hút được nhiều lao động. Chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp còn hạn chế với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp, cơ cấu lao động kỹ thuật chưa hợp lý, thiếu lao động chuyên môn kỹ thuật ở tất cả các cấp trình độ, kỹ năng làm việc của cán bộ nông nghiệp cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và nông dân vẫn còn ở mức trung bình; bố trí sử dụng lao động còn chưa hợp lý; nông dân còn thiếu kiến thức cơ bản và kỹ năng làm việc cần thiết, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa; nhận thức của nông dân về học tập nâng cao trình độ còn thấp dẫn đến năng suất lao động chưa cao (UBND tỉnh Hòa Bình, 2012b). Nhằm thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã đặc biệt nhấn mạnh đến phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp (UBND tỉnh Hoà Bình, 2008). Năm 2012, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hoà Bình nhằm cụ thể hoá một bước chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020, được xem như kế hoạch dài hạn của tỉnh về phát triển nhân lực, trong đó làm rõ phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh. Đây là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của ngành nhằm phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu về nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình đã có đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cán bộ nông nghiệp xã, phường, thị trấn phục vụ sự phát triển nông nghiệp tỉnh Hòa Bình” (Nguyễn Tuấn Sơn, 2010). Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ nghiên cứu đến đối tượng là cán bộ nông nghiệp xã, chưa bao gồm toàn bộ NNL ngành nông nghiệp của tỉnh. 2
  21. Chính vì vậy, nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình, đánh giá được những điểm mạnh và thành tựu đạt được, những hạn chế và nhược điểm của quá trình phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở tỉnh Hoà Bình thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hoà Bình là cần thiết, không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình, đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2020. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và làm rõ các luận cứ khoa học về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. - Đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2001-2014. - Đề xuất các nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hoà Bình đến năm 2020. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp; thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của tỉnh, từ đó đưa ra các định hướng, các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình. Nghiên cứu nội dung phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp theo cách tiếp cận về tính chất lao động đối với cán bộ nông nghiệp và nông dân. 3
  22. - Về lĩnh vực nghiên cứu: Nhân lực trong các lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp đó là trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản. - Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001-2014; thời gian khảo sát tính cho năm 2013; và thời gian dự kiến đến năm 2020. - Về không gian: Luận án nghiên cứu ở tỉnh Hoà Bình và địa bàn nghiên cứu tập trung ở 3 huyện trong tỉnh, đại diện cho 3 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp của tỉnh là thành phố Hòa Bình (đại diện cho tiểu vùng đô thị công nghiệp), huyện Lạc Sơn (đại diện cho tiểu vùng phía Đông và Nam) và huyện Cao Phong (đại diện cho tiểu vùng phía Tây và Tây Bắc). 1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Về lý luận: Luận án góp phần hệ thống hóa và luận giải cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp theo 3 khía cạnh chính là số lượng, chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Luận án đã tổng hợp được các yếu tố chính ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và xây dựng hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp làm căn cứ khoa học để nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hòa Bình. Về thực tiễn: Luận án đã đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp tỉnh Hòa Bình, làm rõ nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển đó và đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực cả về mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn của tỉnh Hòa Bình. 4
  23. PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 2.1.1.1. Nguồn nhân lực Nhân lực là sức lực con người, nằm trong mỗi con người và làm cho con người hoạt động. Sức lực đó ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể con người và đến một mức độ nào đó, con người đủ điều kiện tham gia vào quá trình lao động, con người có sức lao động (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008). Trong khi đó, Nguyễn Tiệp (2005) định nghĩa nhân lực là thể lực, trí lực, tâm lực của mỗi người được sử dụng trong quá trình thực hiện công việc. Theo khái niệm này nhân lực được hiểu như sau: thể lực phản ánh tình trạng sức khoẻ; trí lực phản ánh trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật, kỹ năng, khả năng làm việc tương ứng với công việc; tâm lực là thái độ của người lao động đối với công việc. Như vậy, nhân lực là năng lực sẵn có của mỗi con người trong một tổ chức, một ngành kinh tế hay nền kinh tế. Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, yếu tố quan trọng, năng động nhất của tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội. Thực tiễn quá trình phát triển của thế giới đã khẳng định vai trò rất quan trọng của nguồn nhân lực đó chính là yếu tố con người đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Khái niệm nguồn nhân lực được phổ biến ở các nước có nền kinh tế phát triển từ những năm giữa thế kỷ thứ XX. Nhật Bản đưa ra 3 nguyên tắc trong phát triển kinh tế - xã hội tất cả đều liên quan đến con người, trong đó lấy phát triển nguồn nhân lực là biện pháp quyết định (Phạm Minh Hạc, 2001). Đối với nước ta, từ khi ĐCSVN chủ trương đổi mới nền kinh tế vào năm 1986 thì khái niệm nguồn nhân lực mới được sử dụng rộng rãi (Nguyễn Tiệp, 2005). Liên hợp quốc định nghĩa “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” (Khuyết danh, 1999). Khái niệm này 5
  24. đề cập chủ yếu đến mặt chất lượng của mỗi cá nhân, để từ đó nhấn mạnh vai trò của mỗi cá nhân đối với sự phát triển của đất nước. Cũng đề cập đến mặt chất lượng của mỗi con người, Begg et al.(1995) cho rằng “Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai”. Theo Phạm Minh Hạc (2001) “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức người lao động. Nó là tổng thể nguồn nhân lực hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay địa phương nào đó ”. Khái niệm này nhấn mạnh đến chất lượng của nguồn nhân lực, nhưng không giới hạn độ tuổi của người tham gia vào quá trình lao động, chỉ phản ánh tổng của những người thực tế đang lao động và những lao động tiềm năng. Lê Thị Ngân (2005) định nghĩa “Nguồn nhân lực được quan niệm là tổng thể sức lao động của xã hội đang và sẽ được vận dụng cho quá trình sản xuất xã hội hay nói một cách rõ hơn: nguồn nhân lực là tổng thể những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong tổng số lực lượng lao động của xã hội và được họ đang và sẽ đem ra vận dụng để sản xuất ra hàng hoá tiêu dùng cho xã hội”. Khái niệm này phản ánh được mặt số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực. Nguyễn Tiệp (2005) định nghĩa “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội.”. Khái niệm này xác định nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội. Nếu xét theo khả năng đảm đương lao động chính của xã hội thì “Nguồn nhân lực bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng lao động (do pháp luật lao động quy định). Khái niệm này đã giới hạn độ tuổi của lao động và phản ánh nhóm nhân lực chính của xã hội. Chu Tiến Quang và cộng sự (2005) cho rằng “Nguồn nhân lực bao gồm cả số lượng, chất lượng của dân số và người lao động được chuẩn bị ở một mức độ nhất định, sẵn sàng được huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội”. Ở cách tiếp cận rộng, nguồn nhân lực trong khái niệm này là toàn bộ nguồn lực con người bao gồm cả người trong độ tuổi lao động và người ngoài độ tuổi lao động; ở cách tiếp cận hẹp, nguồn nhân lực được giới hạn bởi những người trong độ tuổi 6
  25. lao động; đồng thời khái niệm này nhấn mạnh đến chất lượng của lao động, đó là lao động phải có được năng lực làm việc để tham gia vào các hoạt động kinh tế. Trong khi đó, Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012) nêu “Nguồn nhân lực là nguồn lực con người, là một bộ phận quan trọng trong dân số, đóng vai trò tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội. Tùy theo cách tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực có thể khác nhau, do đó, quy mô nguồn nhân lực cũng khác nhau”. Theo khái niệm này nguồn nhân lực được tiếp cận theo các cách sau: 1) Theo khả năng lao động của con người thì nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, của toàn bộ những người có cơ thể phát triển bình thường có khả năng lao động; 2) Theo trạng thái hoạt động kinh tế của con người thì nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người đang hoạt động trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội ; 3) Theo khả năng lao động của con người và giới hạn tuổi lao động thì nguồn nhân lực gồm toàn bộ những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động không kể đến trạng thái có việc làm hay không; 4) Theo độ tuổi lao động và trạng thái không hoạt động kinh tế thì đó là nguồn nhân lực dự trữ gồm những người trong độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia lao động; Nguồn nhân lực được xem xét và nghiên cứu theo số lượng và chất lượng (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012). Như vậy, tổng hợp các cách tiếp cận trên thì nguồn nhân lực là những người đang tham gia lao động và trong tương lai là những người sẽ tham gia lao động (gồm những người đang đi học, không có nhu cầu việc làm, nội trợ ), có độ tuổi từ giới hạn dưới của độ tuổi lao động trở lên mới có đủ năng lực nhận thức và năng lực sáng tạo, trình độ và sức khoẻ. Khái niệm nguồn nhân lực của Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012) đã phản ánh đầy đủ về số lượng, chất lượng của lao động ở hiện tại và lao động trong tương lai. Vì vậy, đây sẽ là khái niệm được tác giả sử dụng trong luận án để xây dựng khung phân tích, đánh giá cũng như đề xuất các giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. 2.1.1.2. Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp i) Khái niệm Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003) định nghĩa “Ngành nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ 7
  26. yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một số nguyên liệu cho công nghiệp. Là một ngành sản xuất lớn, bao gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nông sản; theo nghĩa rộng, còn bao gồm cả lâm nghiệp, thuỷ sản”. Từ các khái niệm nguồn nhân lực và khái niệm ngành nông nghiệp, nghiên cứu đưa ra khái niệm nguồn nhân lực ngành nông nghiệp như sau: Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia, bao gồm toàn bộ những người lao động từ giới hạn dưới của độ tuổi lao động trở lên đang làm việc trong trong ngành nông nghiệp và lao động tiềm tàng trong ngành nông nghiệp (có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động). Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp gồm: - Nguồn nhân lực tham gia vào các hoạt động của ngành: i) cán bộ nông nghiệp là những người đang làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước của ngành nông nghiệp; ii) những người làm việc trong các đơn vị kinh doanh của ngành; iii) nông dân làm việc trong các lĩnh vực sản xuất của ngành (Bộ NN và PTNT, 2011). - Nguồn nhân lực chưa tham gia vào các hoạt động của ngành là những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia làm việc như: những người đang đi học về chuyên môn kỹ thuật của ngành, những người không có nhu cầu việc làm, những người nội trợ ) (Nguyễn Tiệp, 2005). ii) Phân loại nguồn nhân lực ngành nông nghiệp Phân loại nguồn nhân lực ngành nông nghiệp theo 3 cách tiếp cận đó là theo tính chất lao động, lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp và vùng sản xuất nông nghiệp, cụ thể: - Tiếp cận theo tính chất lao động: Bộ NN và PTNT (2011) xác định nguồn nhân lực ngành nông nghiệp gồm cán bộ nông nghiệp, lao động làm việc tại các doanh nghiệp của ngành nông nghiệp và nông dân. a) Cán bộ nông nghiệp gồm công chức, viên chức khối Trung ương của ngành nông nghiệp; công chức, viên chức khối địa phương của ngành nông nghiệp ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Cán bộ nông nghiệp bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. Cán bộ lãnh đạo, quản lý là người được bổ nhiệm giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý, thực hiện chức năng quản lý ở lĩnh vực công tác nhất định. Cán 8
  27. bộ chuyên môn nghiệp vụ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn tương ứng với vị trí việc làm nhất định. Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ gồm cán bộ hành chính và cán bộ kỹ thuật. Cán bộ kỹ thuật là đội ngũ trực tiếp nhất với các hoạt động sản xuất nông nghiệp thuộc lĩnh vực công tác. Cán bộ nông nghiệp ở cấp Trung ương gồm các cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc Bộ. Cán bộ nông nghiệp ở cấp tỉnh gồm các cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại Sở NN và PTNT và các đơn vị trực thuộc Sở ở các tỉnh (các Chi cục chuyên ngành, các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở). Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Sở NN và PTNT gồm có: Ban Lãnh đạo Sở (Giám đốc và các Phó giám đốc); Trưởng phòng và Phó Trưởng phòng các đơn vị Văn phòng Sở, Thanh tra Sở, phòng Kế hoạch-Tài chính, phòng Tổ chức cán bộ và các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở như phòng Trồng trọt, phòng Chăn nuôi, phòng Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản, phòng Quản lý xây dựng công trình. Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các chi cục gồm Chi cục trưởng, Chi cục phó, Trưởng và Phó Trưởng các phòng thuộc chi cục. Cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở gồm Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng và Phó Trưởng các phòng thuộc Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư, trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường, trung tâm Giống, Ban Quản lý (Bộ NN và PTNT và Bộ Nội vụ, 2008). Cán bộ nông nghiệp ở cấp huyện gồm các cán bộ cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ làm việc tại Phòng NN và PTNT huyện (hoặc phòng Kinh tế đối với quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), các Trạm, Hạt thuộc các chi cục đặt trên địa bàn huyện. Cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện gồm: Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc phòng NN và PTNT; Trạm trưởng, Trạm phó các trạm (Bộ NN và PTNT và Bộ Nội vụ, 2008). Cán bộ nông nghiệp ở cấp xã gồm các nhân viên chuyên môn kỹ thuật và cộng tác viên ở các lĩnh vực thú y, bảo vệ thực vật, thuỷ lợi (Bộ NN và PTNT và Bộ Nội vụ, 2008). b) Đội ngũ lao động làm việc tại các doanh nghiệp của ngành nông nghiệp (gồm các cơ sở sản xuất kinh doanh, công ty, nông, lâm trường trong 9
  28. lĩnh vực nông nghiệp) gồm cán bộ quản lý doanh nghiệp và lao động trực tiếp (gọi là công nhân). c) Nông dân: Là những người làm việc trực tiếp trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản của ngành nông nghiệp. Đối tượng lao động của họ là ruộng đất, cây con giống Họ sử dụng sức lao động, công cụ lao động, áp dụng khoa học kỹ thuật để tạo ra sản phẩm nông nghiệp. - Tiếp cận theo vùng sản xuất nông nghiệp: Với mỗi vùng sản xuất nông nghiệp, đặc điểm về điều kiện tự nhiên sẽ hình thành lợi thế về sản xuất nông nghiệp, từ đó sự phân bố nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở từng vùng cũng có sự khác nhau cho phù hợp với lợi thế sản xuất của từng vùng. - Tiếp cận theo lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp: Bộ NN và PTNT (2011) xác định nguồn nhân lực ngành nông nghiệp gồm nguồn nhân lực làm việc trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. 2.1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực Bùi Văn Nhơn (2006) định nghĩa “Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội trong từng giai đoạn phát triển”. Tác giả cũng giải thích về chất lượng nguồn nhân lực gồm các yếu tố về tinh thần, thể lực và trí lực. Thể lực của nguồn nhân lực đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Trí lực của nguồn nhân lực được xem xét đánh giá trên các giác độ: trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động thực hành của người lao động. Phẩm chất tâm lý xã hội của nguồn nhân lực thể hiện ở tính kỷ luật, tự giác, có tinh thần hợp tác và tác phong công nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao Tác giả cũng nêu chỉ số HDI là chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Theo Viện Kinh tế thế giới (2003) “Phát triển nguồn nhân lực, xét từ góc độ một đất nước là quá trình tạo dựng lực lượng lao động năng động có kỹ năng và sử dụng chúng có hiệu quả, xét từ góc độ cá nhân là việc nâng cao kỹ năng, năng lực hành động và chất lượng cuộc sống nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập. Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động nhằm nâng cao và khuyến khích đóng góp tốt hơn kiến thức và thể lực của người lao động, đáp ứng tốt hơn cho nhu cầu sản xuất. Kiến thức có được nhờ quá trình đào tạo và tiếp thu 10
  29. kinh nghiệm, trong khi đó thể lực có được nhờ chế độ dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và chăm sóc y tế”. Khái niệm này đề cập đến phát triển nguồn nhân lực của một đất nước thông qua các hoạt động nâng cao kiến thức, thể lực cho người lao động. Đối với một quốc gia các hoạt động kể trên chính là những chính sách vĩ mô về các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế. Các khái niệm trên đã bao hàm mặt chất lượng của nguồn nhân lực đó là thể lực, trí lực, phẩm chất đạo đức, phát triển nguồn nhân lực nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập, tuy nhiên, các khái niệm chưa đề cập đến mặt số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực. Với định nghĩa phát triển nguồn nhân lực theo cách tiếp cận phát triển từ góc độ xã hội, Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2008) nêu “Phát triển nguồn nhân lực là quá trình tăng lên về số lượng (quy mô) nguồn nhân lực và nâng cao về mặt chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra cơ cấu nguồn nhân lực ngày càng hợp lý. Cả ba mặt số lượng, chất lượng và cơ cấu trong phát triển nguồn nhân lực gắn chặt với nhau, trong đó yếu tố quyết định nhất của phát triển là chất lượng nguồn nhân lực phải được nâng cao. Phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội hoặc phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và đến lượt nó, phát triển kinh tế-xã hội đòi hỏi phải phát triển nhanh nguồn nhân lực”. Khái niệm này đã phản ánh được sự tăng lên về các mặt số lượng, nâng cao chất lượng và hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực, trong đó đề cập đến chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định nhất. Tuy nhiên, trên thực tế sự thay đổi về mặt số lượng nguồn nhân lực có thể theo xu hướng tăng hoặc giảm tuỳ theo ngành, lĩnh vực cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Trên cơ sở các khái niệm trên, theo tác giả, phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là sự hợp lý hoá về số lượng (quy mô), nâng cao về chất lượng, phù hợp về cơ cấu và sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả, được biểu hiện thông qua các mặt cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý, nâng cao thể lực, trí lực, tâm lực nhằm nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động trong ngành nông nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đòi hỏi sự tham gia của Nhà nước, các tổ chức và cá nhân người lao động. Nhà nước với vai trò kế hoạch hóa nguồn nhân lực, xây dựng các chính sách phát triển nguồn nhân lực 11
  30. nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội trong mỗi giai đoạn. Các tổ chức tham gia trong việc đào tạo, đào bồi dưỡng lao động của đơn vị thông qua các chính sách riêng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của đơn vị. Cá nhân người lao động tham gia trong việc nâng cao thể lực, kỹ năng, năng lực làm việc, trình độ chuyên môn kỹ thuật của bản thân nhằm đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp có sự điều chỉnh giảm về số lượng và tỷ lệ lao động của ngành nông nghiệp so với tổng số lao động của cả nền kinh tế, chất lượng ngày càng được nâng lên, nguyên nhân là do sự cơ giới hoá trong quá trình sản xuất ngày càng tăng và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất làm cho năng suất lao động ngành nông nghiệp tăng lên, dẫn đến nhu cầu lao động nông nghiệp có xu hướng giảm; cùng với đó là sự phát triển các ngành kinh tế công nghiệp xây dựng và ngành dịch vụ đã thu hút lao động từ nông nghiệp chuyển sang. 2.1.2. Ý nghĩa của phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp Nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội ở nông thôn nói riêng và của một đất nước nói chung. Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp không chỉ nâng cao sức khỏe, chất lượng lao động mà sẽ mở ra cho lao động nông nghiệp cơ hội và năng lực lựa chọn nghề nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đặc biệt quan trọng trong giai đoạn nền kinh tế đang phát triển, các ngành kinh tế sử dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, đồng thời nhân lực của các ngành này được lấy từ ngành nông nghiệp chuyển sang. Trên thực tế, một số nước có được sự phát triển trên cơ sở phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc. 2.1.2.1. Tăng thu nhập và cải thiện các chỉ tiêu về đời sống, y tế, giáo dục của lao động ngành nông nghiệp Mulligan and Sala-i-Martin (1997) cho rằng “trình độ của một người liên quan đến mức tiền lương mà người đó nhận được trên thị trường”. Cùng quan điểm đó, Mankiw (2003) và Park (1977) cũng nhận định rằng sự khác nhau về chất lượng của nguồn nhân lực giữa các nước đang phát triển và nước phát triển dẫn đến sự khác nhau về năng suất lao động và từ đó có sự khác nhau về thu nhập của người lao động. Vì vậy, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động càng cao 12
  31. thì thu nhập của người lao động cũng cao hơn. Đối với sản xuất nông nghiệp theo lối truyền thống không cần đến áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nên trình độ của lao động ngành nông nghiệp, năng suất lao động, giá trị kinh tế của sản phẩm thấp, kéo theo thu nhập của lao động trong ngành thấp. Nghiên cứu của Welch (1970) về ảnh hưởng của yếu tố lao động tới thu nhập đã chỉ ra rằng trình độ giáo dục có ảnh hưởng tới sản xuất và thu nhập của nông dân, thể hiện qua việc nâng cao hiệu quả sử dụng đầu vào, sử dụng thông tin về công nghệ sản xuất và gia tăng mức độ phản ứng của nông hộ với những thay đổi của thị trường và công nghệ. Nghiên cứu của Hossain and Sen (1992) với 1.212 nông hộ ở Bangladeh và nghiên cứu của Khan (1993) thông qua mô hình hồi qui đa biến với 10.258 hộ điều tra ở 28 tỉnh thành của Trung Quốc cũng cho thấy thu nhập của hộ nông dân có tác động cùng chiều với trình độ giáo dục. Trong nghiên cứu của Phạm Minh Đức về thu nhập của nông hộ của thành phố Hải Phòng cho thấy, những chủ hộ nông dân có trình độ văn hóa tối thiểu là phổ thông trung học luôn có mức thu nhập bình quân cao hơn những chủ hộ có trình độ học vấn dưới mức này (Mai Ngọc Anh và Phạm Minh Đức, 2013). Như vậy, khi lao động ngành nông nghiệp có trình độ chuyên môn, áp dụng được khoa học kỹ thuật vào sản xuất sẽ cho năng suất lao động cao, sản phẩm mang lại giá trị kinh tế cao, giá trị gia tăng lớn, là điều kiện để nâng cao thu nhập. Khi thu nhập được cải thiện, người lao động có cơ hội tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản về y tế, văn hoá, giáo dục, an sinh xã hội, giảm hộ nghèo, giảm phân hoá giàu nghèo và chênh lệch mức sống. Chính điều này lại tác động trở lại, làm cho nguồn nhân lực càng phát triển hơn. Tại Việt Nam, giai đoạn 2011-2013, tăng mức thu nhập bình quân đầu người đã tác động đến giảm tỷ lệ hộ nghèo, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng và tăng mức chi tiêu cho giáo dục (Bảng 2.1). Như vậy, tăng thu nhập dẫn đến các chỉ tiêu về đời sống, y tế và giáo dục đều có xu hướng được cải thiện hơn. Bảng 2.1. Thu nhập và một số chỉ tiêu của Việt Nam năm 2011, 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2013 1.GDP bình quân đầu người USD/năm 1.517 1.908 2.Tỷ lệ hộ nghèo % 11,76 9,8 3.Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi SDD thể nhẹ cân % 16,8 15,3 4.Tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên % 94,2 94,8 Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014b), Viện Dinh dưỡng (2015) 13
  32. Hiện nay, giữa khu vực nông thôn và khu vực thành thị vẫn còn tồn tại khoảng cách quá lớn về đời sống, điều kiện sản xuất, chăm sóc sức khoẻ, phúc lợi xã hội mà nguyên nhân chính vẫn là khoảng cách về thu nhập. Theo Tổng cục Thống kê (2014b), thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế ở thành thị là 3.071 nghìn đồng và ở nông thôn là 1.541 nghìn đồng vào năm 2012. Chính khoảng cách thu nhập đã làm cho chất lượng lao động, điều kiện sống ở nông thôn thấp hơn nhiều so với thành thị, cơ hội tiếp cận với văn hoá, y tế, giáo dục đều ít hơn. 2.1.2.2. Tạo động lực trong phát triển lực lượng sản xuất nói chung, lực lượng lao động nói riêng trong nông thôn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là điều kiện để lao động ngành nông nghiệp có cơ hội nâng cao thu nhập, đảm bảo nhu cầu cơ bản của cuộc sống đó là ăn, mặc, ở và đi lại; xoá bỏ tình trạng nghèo đói, nhà ở tạm, thiếu nguồn nước sạch, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Khi nhu cầu cơ bản được thoả mãn sẽ tạo ra động lực để người lao động làm việc đạt được nhu cầu cao hơn (Moorhead and Griffin, 1998). Người lao động có động lực làm việc là điều kiện để phát triển sản xuất, từ đó hoàn thành được nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Đối với những nước đang phát triển, nông thôn là khu vực sinh sống của đa số lao động ngành nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là cơ sở nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, bảo đảm ổn định tình hình chính trị xã hội và sự phát triển hài hoà, bền vững giữa hai khu vực thành thị - nông thôn. Trung Quốc với số đông dân sống ở vùng nông thôn, trong điều kiện đất nông nghiệp hạn chế chỉ cần khoảng 100 triệu lao động, đang còn khoảng 500 triệu lao động nông nghiệp sẽ chuyển sang làm việc phi nông nghiệp. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân làm cho khoảng 300 triệu lao động đang xếp hàng chờ việc là khả năng làm việc kém và ít được giáo dục. Vì vậy, phát triển nguồn nhân lực nông thôn là cơ sở để giải quyết vấn đề “tam nông” gồm nông dân, nông thôn và nông nghiệp của Trung Quốc (Xiao, 2008). Ở Việt Nam, BCHTW Đảng (2008) đã nhận định vai trò của nông nghiệp quốc gia, đó là “Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung 14
  33. cấp nguyên liệu cho công nghiệp; xuất khẩu nông sản đem lại nguồn ngoại tệ quan trọng cho nền kinh tế; tạo việc làm và thu nhập cho đa số người dân”. 2.1.2.3. Nâng cao năng suất lao động ngành nông nghiệp, dịch chuyển lao động ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác Một trong những điều kiện để nâng cao năng suất lao động là nâng cao trình độ học vấn và văn hóa của quần chúng nhân dân (Lenin, 1918). Timmer (2009) cho rằng “Thông qua tăng năng suất lao động trong khu vực nông nghiệp, tăng trưởng toàn diện của nền kinh tế được thúc đẩy. Điều này dẫn tới suy giảm tương đối của khu vực nông nghiệp trong cả GDP và lực lượng lao động”. Cũng theo Timmer (2012) “Nguyên nhân và kết quả căn bản của quá trình chuyển dịch cấu trúc là gia tăng năng suất lao động nông nghiệp. Có ba cách để tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, trong đó hai cách đầu thường đi liền với nhau là: (1) Áp dụng công nghệ và khoa học kỹ thuật để sản xuất nhiều hàng hóa nông nghiệp hơn cùng một quy mô nông nghiệp). (2) Cho phép người lao động trong khu vực nông nghiệp chuyển sang các ngành nghề khác, mà không làm giảm sản lượng nông nghiệp”. Nghiên cứu của Lewis (1954) cũng có điểm tương đồng với Timmer đó là: quá trình chuyển dịch lao động dư thừa ở khu vực nông thôn-nông nghiệp sẽ đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế trên cơ sở tăng trưởng của khu vực công nghiệp và dịch vụ và tăng trưởng nông nghiệp theo chiều sâu (tăng trưởng trên cơ sở tăng năng suất lao động nông nghiệp). Như vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành nông nghiệp, phát triển ngành nông nghiệp theo chiều sâu, từ đó tăng năng suất lao động trong ngành nông nghiệp. Đồng thời, với việc nâng cao chất lượng, nguồn nhân lực ngành nông nghiệp sẽ có cơ hội chuyển dịch sang các ngành kinh tế khác, làm cơ sở dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ hơn. 2.1.2.4. Góp phần nâng cao giá trị sản xuất, năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp Theo Đặng Xuân Thao (2004) việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật là cơ sở để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh đối với sản phẩm sản xuất ra; lao động nông nghiệp khi được học tập và đào tạo, biết kết hợp giữa sử dụng đất với bảo vệ tài nguyên-môi trường, giữa sử 15
  34. dụng phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, thức ăn gia súc với vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe con người , thì chắc hẳn các sản phẩm làm ra sẽ không chỉ ngày càng nhiều về số lượng, mà còn có chất lượng, đủ sức cạnh tranh với thị trường khu vực và quốc tế. Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp là cơ sở để lao động nông nghiệp áp dụng được kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm có năng suất cao, sản phẩm mới, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp. 2.1.2.5. Góp phần phát triển khoa học công nghệ trong nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới và hợp tác quốc tế Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp nhất là đội ngũ nhân lực chất lượng cao là tạo ra đội ngũ lao động có tri thức, có khả năng tiếp thu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp; chú trọng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin trong quản lý và sản xuất, là cơ sở đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới. Nông dân đóng vai trò chủ thể trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vì vậy, nâng cao chất lượng lao động nông nghiệp để xây dựng đời sống văn hoá, thực hiện chuyển đổi các mô hình sản xuất theo hướng tiến bộ, nâng cao năng suất lao động, gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Mở rộng hình thức kinh tế hộ theo hướng trang trại thay thế cho kinh tế hộ truyền thống, phát triển kinh tế ở nông thôn theo hướng sản xuất hiện đại, quy mô lớn. Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp và hợp tác quốc tế có tác động qua lại với nhau. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao là điều kiện mở rộng và phát triển hợp tác quốc tế và ngược lại. 2.1.3. Đặc điểm nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở các nước đang phát triển Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội khác nhau, nguồn nhân lực ngành nông nghiệp có sự thay đổi và được phản ánh thông qua cơ cấu lao động của xã hội. Giai đoạn nền kinh tế phát triển, lao động ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng dưới 2% trong tổng số lao động của cả nền kinh tế. Giai đoạn nền kinh tế đang phát triển, nguồn nhân lực ngành nông nghiệp có sự thay đổi cả về số lượng và chất lượng để thích ứng với sự thay đổi của nền kinh tế. Sự phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp giai đoạn này có những đặc điểm cơ bản sau: 16
  35. 2.1.3.1. Lao động ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp và sự đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế thấp Đối với các nền kinh tế đang phát triển có chung đặc điểm quy mô dân số tăng nhanh, lao động ở khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế, dẫn đến số lượng lao động ngành nông nghiệp tăng nhanh và tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm dần khi nền kinh tế có sự tăng trưởng, phát triển. Lao động ngành nông nghiệp của các nước đang phát triển chiếm tỷ trọng cao trong tổng số lao động của nền kinh tế, trong đó nông dân chiếm tỷ lệ chủ yếu với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp. Mức độ đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Cùng với quá trình phát triển kinh tế của các nước, lao động ngành nông nghiệp phát triển theo chiều giảm cả số lượng và tỷ lệ lao động do có sự dịch chuyển lao động ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác (Bảng 2.2). Bảng 2.2. Tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp và mức độ đóng góp vào GDP của ngành nông nghiệp ở một số nước đang phát triển giai đoạn 1996-2012 Tỷ lệ lao động nông nghiệp (%) (1) và tỷ lệ đóng góp của ngành nông nghiệp vào GDP (%) (2) Tên nước Năm 1996 Năm 2000 Năm 2004 Năm 2008 Năm 2012 (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) (1) (2) 1.Trung Quốc 50,50 19,69 50,00 15,06 46,90 13,39 39,59 10,73 34,79 10,08 2.Indonexia 44,00 16,67 45,29 15,60 43,29 14,33 40,29 14,70 35,08 14,40 3.Philippines 41,70 20,61 37,09 13,96 36,00 13,30 35,29 12,72 32,20 11,83 4.Thái Lan 50,00 9,50 48,79 9,02 42,29 10,30 42,50 13,30 39,59 12,20 5.Việt Nam 70,00 27,75 65,30 22,73 57,90 20,04 - - 47,40 19,66 Chú thích: “-” là không có số liệu Nguồn: Worldbank (2014b) Với xuất phát điểm của nguồn nhân lực ngành nông nghiệp thấp, lao động ít được đào tạo cả về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật. Số liệu của Worldbank (2014c) cho thấy chất lượng nguồn nhân lực của các nước đang phát triển rất thấp, lao động có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao như Thái Lan là 39,2% năm 2012; trong khi đó, ở các nước phát triển như Đức, Anh, 17
  36. lao động có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ rất thấp, lao động có trình độ trung học và đại học là chủ yếu. Trình độ lao động ngành nông nghiệp có thể hạn chế sự góp phần của lao động ngành nông nghiệp đối với sự phát triển kinh tế, cản trở tăng năng suất lao động và là hạn chế trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế. 2.1.3.2. Lao động ngành nông nghiệp phân bố hầu hết ở các vùng trong cả nước, sản xuất với quy mô nhỏ, chủ yếu dựa vào nguồn lực gia đình Xuất phát điểm của các nước đang phát triển là sản xuất nông nghiệp, lao động ngành nông nghiệp phân bố rộng khắp các vùng trong cả nước nên có thành phần dân tộc đa dạng, mang nhiều đặc trưng văn hóa vùng miền khác nhau; dẫn đến trình độ lao động có sự không đồng đều giữa các vùng do trình độ phát triển kinh tế-xã hội, trình độ dân trí và mức sống của các vùng có sự khác biệt nhau (Nguyễn Tiệp, 2005). Lao động ngành nông nghiệp với trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật thấp, với nguồn vốn đầu tư thấp, không tiếp cận được thị trường tiêu thụ sản phẩm, thiếu khả năng lựa chọn công nghệ do vậy, sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân chủ yếu là quy mô nhỏ, sử dụng lao động và đất đai sẵn có của gia đình, hạn chế khả năng phát triển doanh nghiệp, trang trại sản xuất hàng hóa (Nguyễn Tiệp, 2005). 2.1.3.3. Lao động ngành nông nghiệp là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế khác trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Lao động ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của nền kinh tế. Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế, ngành công nghiệp-xây dựng và ngành dịch vụ phát triển, tạo ra nhiều chỗ làm việc mới với thu nhập cao hơn ngành nông nghiệp. Vì vậy, xu hướng dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác theo các hướng cơ bản, đó là di chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị, lao động đến làm việc tại các khu công nghiệp. Quá trình dịch chuyển lao động này phải gắn với nâng cao chất lượng lao động ngành nông nghiệp để đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp-xây dựng và ngành dịch vụ. Tuy nhiên, với chất lượng lao động ngành nông nghiệp thấp đã hạn chế sự dịch chuyển này. 18
  37. Trung Quốc là đất nước có dân số sống ở khu vực nông thôn lớn, có sự khác biệt lớn trong giáo dục giữa khu vực thành thị và nông thôn. Dân số có chất lượng thấp sống ở khu vực nông thôn. Năm 2000, số năm đi học trung bình của người từ 15 tuổi trở lên ở khu vực nông thôn Trung Quốc là 6,85 năm, ít hơn 3 năm so với khu vực thành thị, cùng với đó là hơn 90% số người thất học và mù chữ sống ở khu vực nông thôn (Xiao, 2008). Với trình độ thấp như vậy, lao động khu vực nông nghiệp không thể cung cấp hay nói cách khác là không thể chuyển sang được khu vực kinh tế khác. Điều này, cũng đang đúng đối với Việt Nam hiện nay, một bộ phận lao động ở nông thôn không có trình độ khó có cơ hội để chuyển việc, tìm được việc làm đòi hỏi có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Vì vậy, để lao động ngành nông nghiệp là nguồn cung cấp lao động cho các ngành kinh tế khác, cần thiết phải nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lao động ngành nông nghiệp là cơ sở chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ nhằm thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 2.1.4. Nội dung đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 2.1.4.1. Quy mô nguồn nhân lực Lao động ngành nông nghiệp có sự thay đổi theo hướng tăng hoặc giảm về số lượng và tỷ lệ từng loại lao động trong ngành nông nghiệp và các lĩnh vực cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và nội ngành nông nghiệp nói riêng. Số lượng và tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp có xu hướng giảm dần so với tổng số lao động của nền kinh tế. Số lượng lao động cần phản ánh chính xác cầu lao động trong ngành nông nghiệp, phải phù hợp với nguồn lực sản xuất (đất đai, vốn), trình độ phát triển sản xuất (cơ giới hoá, sinh học hoá ) và nhu cầu sản phẩm nông nghiệp của thị trường. 2.1.4.2. Chất lượng nguồn nhân lực a) Thể lực Theo Nguyễn Tiệp (2005), thể lực của nguồn nhân lực phụ thuộc vào sức khỏe của dân cư, có sức khỏe người lao động mới phát huy được trí tuệ, khả năng của mình trong lao động; sức khỏe là sự phát triển hài hòa của con người cả về thể chất và tinh thần; sức khỏe thể chất là năng lực lao động chân tay, còn sức khỏe tinh thần là khả năng vận động của trí tuê. 19
  38. WHO (1946) đã nêu “Sức khỏe là một trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần chức không chỉ có bệnh tật hay thương tật”. b) Trí lực Đối với cán bộ nông nghiệp: Được đào tạo đúng chuyên môn của ngạch chức danh, vị trí việc làm thuộc lĩnh vực công tác; Có đủ khả năng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác; Có khả năng đề xuất các phương án giải quyết khi cần thiết; Có khả năng viết báo cáo công tác thuộc lĩnh vực chuyên môn; Có đủ năng lực chuyên môn để kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương; có khả năng nghiên cứu tiến bộ khoa học công nghệ và ứng dụng vào điều kiện sản xuất nông nghiệp thực tế tại từng địa phương; có năng lực thực hành, thí nghiệm, kỹ năng truyền đạt, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân. Riêng đối với cán bộ quản lý còn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước; vì vậy, đối với đội ngũ này yêu cầu về năng lực lãnh đạo, quản lý rất cao, cần phải có kiến thức, khả năng quản lý điều hành, tổ chức chỉ đạo các hoạt động thuộc lĩnh vực quản lý, đáp ứng yêu cầu của công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành và thực thi công vụ; Có khả năng hiểu biết pháp luật là một yêu cầu có tính bắt buộc đối với cán bộ quản lý, vì pháp luật vừa là công cụ, đồng thời vừa là phương tiện để cán bộ thực thi nhiệm vụ; Có khả năng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc lĩnh vực quản lý; Có khả năng trong việc thể chế bằng văn bản các chủ trương của ngành, điều hành quản lý, tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ ở lĩnh vực chuyên môn được giao; Có khả năng phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ với các ngành, các đơn vị có liên quan để kịp thời giải quyết công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ đã được giao; Có khả năng tiếp thu, nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ thuộc lĩnh vực chuyên môn quản lý. Đối với nông dân: Nông dân phải hiểu được và áp dụng được kiến thức về khoa học kỹ thuật vào sản xuất đảm bảo yêu cầu lao động ngành nông nghiệp làm việc ở lĩnh vực nào thì phải nắm được các kiến thức cơ bản thuộc lĩnh vực đó về kiến thức, kỹ năng, mức độ hiểu biết, cụ thể: - Nông dân làm việc trong lĩnh vực trồng trọt: quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc một số loại cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả; có 20
  39. kỹ năng cơ bản trong điều tra, phát hiện, phòng trừ sâu bệnh hại trên các loại cây nông nghiệp; các phương án dập dịch hại, ngăn chặn sự lây lan của sâu, bệnh hại - Nông dân làm việc trong lĩnh vực chăn nuôi: lựa chọn, nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi; giống và kỹ thuật truyền giống, dinh dưỡng và thức ăn cho vật nuôi; các loại bệnh trên vật nuôi - Nông dân làm việc trong lĩnh vực lâm nghiệp: quy trình nuôi trồng các loại cây lâm nghiệp, phát hiện và xử lý được sâu bệnh hại cây lâm nghiệp, lựa chọn được cây trồng phù hợp với từng vùng rừng - Nông dân làm việc trong lĩnh vực thủy sản: quy trình nuôi trồng các loài thủy sản, giống và thức ăn, môi trường nước, cách phòng trừ và chữa bệnh cho các loài thủy sản Ngoài ra, nông dân cần có thêm kiến thức về kinh tế thị trường, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm, môi trường sinh thái, an toàn vệ sinh thực phẩm , các thành tựu khoa học kỹ thuật nông nghiệp, các mô hình tốt, hiệu quả kinh tế cao để người lao động có thể áp dụng vào điều kiện sản xuất thực tế của chính họ. c) Tâm lực Đối với cán bộ nông nghiệp cần phải có tinh thần trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ như trong việc cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực khách quan trong giải quyết công việc; có ý thức cải tiến phương pháp làm việc để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; Tinh thần hợp tác, phối hợp tốt với các bên có liên quan trong công việc; Tính chịu trách nhiệm trong phạm vi nhiệm vụ được giao, đảm bảo cho bộ máy quản lý được thông suốt, giảm thiệt hại cho Nhà nước; Có ý thức chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nội quy, quy chế của đơn vị. Đối với nông dân cần phải có nhận thức tốt trong việc thực hiện các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm, các quy định về pháp luật liên quan đến các hoạt động sản xuất của ngành. 2.1.4.3. Cơ cấu nguồn nhân lực Theo cách tiếp cận về tính chất lao động: Cán bộ nông nghiệp có sự tăng lên về số lượng và tỷ lệ so với tổng số lao động ngành nông nghiệp, nông dân có sự giảm về số lượng và tỷ lệ so với tổng số lao động ngành nông 21
  40. nghiệp; về cấu trình độ đào tạo đó là giảm tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên, tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở bậc trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học, sau đại học (Bộ NN và PTNT, 2011). Theo cách tiếp cận lĩnh vực sản xuất của ngành nông nghiệp: Cơ cấu lao động làm việc trong các lĩnh vực của ngành nông nghiệp phát triển theo xu hướng giảm số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi; tăng số lượng và tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực thủy sản (Bộ NN và PTNT, 2011). Theo cách tiếp cận vùng sản xuất nông nghiệp: phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp cần tập trung đào tạo nhân lực đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng cho các lĩnh vực mũi nhọn, chủ lực của ngành nông nghiệp trong từng vùng (Bộ NN và PTNT, 2011). Từ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của vùng, địa phương để xây dựng quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của địa phương và xác định cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào yếu tố điều kiện tự nhiên như địa hình, khí hậu, đất, nguồn nước, không khí Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp cần căn cứ vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên của từng vùng để từ đó xác định lợi thế sản xuất, các lĩnh vực trọng điểm, mũi nhọn của vùng và căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của địa phương để xác định cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp. Từ cơ cấu lao động đã xác định có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực nông nghiệp cho phù hợp với lợi thế của vùng, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với Việt Nam, phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp từ nay đến năm 2020 theo hướng: Trước mắt, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động đang tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp còn thấp, thì đào tạo nghề được xác định là mang tính chất tình thế của thời kỳ quá độ, nhằm tạo ra lực lượng lao động có kiến thức và nâng cao tỷ lệ nông dân qua đào tạo ở trình độ sơ cấp và dạy nghề thường xuyên (Bộ NN và PTNT, 2011). Còn về lâu dài, giảm tỷ lệ lao động có trình độ đào tạo nghề, tăng tỷ lệ lao động có trình độ CMKT ở trình độ cao hơn, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có kiến thức phục vụ cho sự phát triển của ngành nông nghiệp, cụ thể: 22
  41. - Về số lượng và tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm dần so với tổng số lao động của nền kinh tế và đạt khoảng 24 triệu lao động tương đương 38% tổng nhân lực của cả nước vào năm 2020; trong đó, cán bộ nông nghiệp có sự tăng lên về số lượng và tỷ lệ cán bộ so với tổng số lao động ngành nông nghiệp từ 124 nghìn người (0,50%) năm 2015 tăng lên 141,6 nghìn người (0,59%) năm 2020, đội ngũ nông dân có xu hướng giảm về số lượng và tỷ lệ nông dân trong tổng số lao động của ngành nông nghiệp từ 24,54 triệu lao động năm 2015 (khoảng 98,1% tổng nhân lực toàn ngành nông nghiệp) xuống còn 23,48 triệu lao động năm 2020 (khoảng 97,8% tổng nhân lực ngành NN) (Bộ NN và PTNT, 2011). - Về chất lượng: Bộ NN và PTNT (2011) đưa ra mục tiêu tăng nhanh tỷ lệ lao động qua đào tạo trong toàn ngành bằng các hình thức và trình độ khác nhau (năm 2020 có 50% lao động qua đào tạo); có chất lượng cơ bản ngang tầm với các nước trung bình trong khu vực, từng bước đáp ứng các yêu cầu của toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tăng tỷ lệ cán bộ có trình độ đại học trở lên; nâng cao năng lực làm việc, phẩm chất đạo đức của cán bộ. Như vậy, đối với ngành nông nghiệp, chất lượng ngày càng nâng lên xu hướng và hình thành đội ngũ nhân lực có chất lượng cao. - Về cơ cấu trình độ đào tạo: Giai đoạn 2015-2020, giảm tỷ lệ lao động có trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên; tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo ở bậc trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, cao đẳng, cao đẳng nghề, đại học, sau đại học (Bộ NN và PTNT, 2011). - Về năng suất lao động, thu nhập của nông dân: Nâng cao năng suất lao động trong ngành nông nghiệp, thu nhập, đời sống của dân cư nông thôn trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp (BCHTW Đảng, 2008). 2.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp 2.1.5.1. Trình độ phát triển kinh tế Số lượng và cơ cấu nguồn nhân lực ngành nông nghiệp phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, mà có thể được đo lường bằng GDP/người (Đinh Phi Hổ và Nguyễn Khánh Duy, 2014). Mức độ phát triển của nền kinh tế cao sẽ tạo ra được nhiều việc làm ở khu vực công nghiệp, dịch vụ làm cho xu hướng dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác nhanh hơn. 23
  42. Việc dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác làm cho năng suất lao động của toàn bộ nền kinh tế tăng lên (Nafziger, 1997). Fisher (1935) và Clark (1940) cho rằng tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp của nền kinh tế có xu hướng giảm dần tương ứng với quá trình thay đổi nền kinh tế từ thấp lên cao hơn. Nghiên cứu của Rostow (1960) phân chia sự phát triển kinh tế thành 5 giai đoạn. Với mỗi giai đoạn phát triển, sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động và cơ cấu lao động có đặc điểm khác nhau, trong đó tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp thay đổi theo hướng tỷ lệ nghịch với sự phát triển của nền kinh tế. Ở giai đoạn xã hội truyền thống, cơ cấu lao động của nền kinh tế mang nặng tính thuần nông với lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất cao khoảng trên 70%. Ở giai đoạn nền kinh tế chuẩn bị cất cánh, tạo ra sự thay đổi trong phân công lao động xã hội, đó là một bộ phận lao động nông nghiệp dịch chuyển sang làm việc tại các ngành nghề mới. Ở giai đoạn cất cánh, mức độ cơ giới hóa trong ngành nông nghiệp cao, tạo ra năng suất lao động và sử dụng ít nhân lực làm cho sự dịch chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành khác với tốc độ nhanh. Ở giai đoạn trưởng thành, cơ giới hóa quá trình sản xuất nông nghiệp, năng suất lao động cao và tốc độ dịch chuyển lao động nông nghiệp sang các ngành khác nhanh. Ở giai đoạn tiêu dùng hàng loạt ở mức độ cao, lao động nông nghiệp chỉ còn khoảng dưới 5% trong tổng số lao động cả nền kinh tế. Điển hình cho giai đoạn tiêu dùng hàng loạt ở mức độ cao là nước Mỹ, cường quốc kinh tế số một của thế giới. Năm 2011, nông dân Mỹ chiếm chưa đầy 2% dân số nhưng là nước có năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp cao nhất thế giới. Sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu của Mỹ chiếm 11,3% thế giới, toàn bộ sản xuất nông nghiệp đã cơ giới hoá, tự động hoá. Ngay từ năm 1987, giá trị bình quân một lao động nông nghiệp Mỹ đạt tới 55.300 USD/giờ, gấp 4 lần mức bình quân của các nước công nghiệp phát triển. Trên 30% nông dân Mỹ có trình độ đại học, trong đó có hơn 50% có trình độ trên đại học (Kiều Tỉnh, 2011). Tỷ lệ người trong độ tuổi đi học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp của Mỹ tăng nhanh từ 56% năm 1970 lên 76% năm 1990 và đến nay là 78% (Phạm Việt Dũng, 2012). Thực tiễn các công trình nghiên cứu đã chứng minh cơ cấu lao động phân bố theo ngành có quan hệ chặt chẽ với GDP/người. Nếu GDP/người tăng lên thì tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm và tỷ lệ lao động 24
  43. trong các ngành kinh tế khác ngày càng tăng (Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008). Như vậy, các yếu tố GDP/người, năng suất lao động của nền kinh tế, năng suất lao động ngành nông nghiệp có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp. 2.1.5.2. Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp được thông qua: i) đào tạo chính thức qua hệ thống giáo dục quốc dân ở hệ nghề và hệ giáo dục. ii) đào tạo không chính thức qua hệ thống khuyến nông, tập huấn ngắn ngày Đào tạo cho lao động có 4 dạng cơ bản: đào tạo mới, đào tạo lại, đào tạo bổ sung và đào tạo nâng cao. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng, lao động ngành nông nghiệp được nâng cao trình độ, đáp ứng được yêu cầu của việc làm ở các ngành kinh tế khác, nơi có mức thu nhập cao hơn ngành nông nghiệp sẽ có xu hướng dịch chuyển sang các ngành kinh tế khác, dẫn tới việc giảm số lượng và tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995) nêu “Một lao động được coi là cao hơn, phức tạp hơn so với lao động xã hội trung bình thì nó là biểu hiện của một sức lao động đòi hỏi những chi phí cao hơn. Người ta phải tốn nhiều thời gian lao động hơn để tạo ra nó và vì vậy, nó có một giá trị cao hơn so với sức lao động giản đơn”. Trong tiến trình xây dựng đất nước trở thành nước công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Đảng CSVN cũng đã xác định “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người; yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững (Đảng CSVN, 1997). Trên thực tế, có sự chênh lệch về mức độ phát triển của hệ thống giáo dục, đào tạo giữa khu vực thành thị và nông thôn. Khu vực nông thôn bị hạn chế nhiều về hệ thống trường lớp, chất lượng giáo viên, chi phí đầu tư cho giáo dục của cả địa phương và dân cư thấp đã hạn chế sự phát triển của nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. 2.1.5.3. Trình độ trang bị các phương tiện lao động Theo Phan Công Nghĩa (1999) thì cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc tác động đến kết quả của lao động, năng suất lao động; trình độ kỹ thuật của sản 25
  44. xuất được biểu hiện thông qua tính năng của công cụ sản xuất, trình độ sáng chế và sử dụng các đối tượng lao đông, các quá trình công nghệ sản xuất. Như vậy, chất lượng lao động bị tác động một phần bởi phương tiện lao động, trình độ trang bị các phương tiện lao động càng cao phản ánh chất lượng lao động càng cao và ngược lại. 2.1.5.4. Thu nhập của lao động ngành nông nghiệp Theo các chuyên gia của Ngân hàng thế giới, khi so sánh về tỷ lệ nhập học ròng tính theo ngũ phân vị về mức độ giàu có giữa 5 nhóm thu nhập cho thấy, nhóm nghèo nhất có tỷ lệ nhập học ở các cấp học từ tiểu học đến trung học cơ sở thấp hơn cả so với các nhóm còn lại, tỷ lệ nhập học trung học cơ sở giảm tới khoảng 60% so với tỷ lệ nhập học tiểu học. Các nhóm có thu nhập càng cao thì tỷ lệ nhập học ở các cấp học càng cao (Worldbank, 2014a). Điều này cho thấy giáo dục đào tạo bị ảnh hưởng rất lớn bởi yếu tố thu nhập. Khu vực nông thôn là nơi sinh sống của đa số lao động ngành nông nghiệp. Thu nhập của các hộ gia đình ở khu vực nông thôn luôn thấp hơn khu vực thành thị dẫn đến hạn chế trong chi tiêu cho giáo dục, đào tạo, y tế, chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng cho các thành viên trong gia đình, là nguyên nhân cản trở sự phát triển của nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. Đơn vị tính: USD/người/tháng 50000 40000 30000 20000 10000 0 Đức Anh Mỹ Indonexia Thái Lan Ấn Độ 1996 2008 2012 Hình 2.1. Thu nhập bình quân đầu người của một số nước 1996-2012 Nguồn: Worldbank (2014d) 26
  45. Qua phân tích số liệu ở trên cho thấy trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động ở các nước đang phát triển thấp hơn nhiều so với các nước phát triển. Từ đó so sánh với thu nhập bình quân đầu người giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển tại hình 2.1 cho thấy, thu nhập đã tác động đến trình độ học vấn, trình độ CMKT của lao động. Đối với các nước phát triển như Đức, Anh, Mỹ, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nên thu nhập bình quân đầu người của các nước này cao hơn rất nhiều so với các nước đang phát triển với trình độ lao động thấp như Indonexia, Thái Lan, Ấn Độ. 2.1.5.5. Tuyển dụng, bố trí, sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp Việc tuyển dụng tập trung chủ yếu trong các cơ quan quản lý nhà nước để tuyển công chức, viên chức. Tuyển dụng công chức, viên chức được thực hiện theo quy trình thủ tục pháp luật quy định. Tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế (Quốc hội Nước CHXHCNVN, 2008). Tuyển dụng viên chức phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập (Quốc hội Nước CHXHCNVN, 2010). Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp hợp lý là cơ sở để tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc và tác động trở lại phát triển trình độ của người lao động. Ngược lại, chuyên môn đào tạo của người lao động không phù hợp với vị trí việc làm sẽ gây khó khăn cho người lao động trong quá trình làm việc, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, hiệu quả công việc. Trong ngành nông nghiệp có nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau; căn cứ định hướng phát triển của từng lĩnh vực để bố trí nguồn nhân lực cho phù hợp về số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động. Bố trí, sử dụng lao động trong các đơn vị quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp của ngành nông nghiệp, ngoài nội dung cơ bản là phải phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo cần phù hợp với công tác tuyển dụng, quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ; có chính sách trọng dụng nhân tài thông qua việc cử đi đào tạo, trả công thoả đáng, tạo điều kiện tốt về sinh hoạt Chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý, tạo điều kiện tuyển dụng cán bộ có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng; phát huy năng lực, sở trường công tác của từng cán bộ. 27
  46. Đối với nông dân, các chính sách vĩ mô là cơ sở để thu hút lao động sang các ngành kinh tế, các lĩnh vực của ngành nông nghiệp phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế-xã hội, tái cơ cấu ngành nông nghiệp của từng vùng, từng địa phương. 2.1.5.6. Chính sách phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp Phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp thông qua các hoạt động quản lý vĩ mô và được biểu hiện bằng các chủ trương chính sách, từ đó tác động đến quy mô, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. Có thể phân thành 2 nhóm chính sách: - Nhóm các chính sách tác động trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp như: Chính sách giáo dục phổ thông tác động đến tỷ lệ lao động biết chữ, số năm đi học, tỷ lệ lao động tốt nghiệp ở các bậc tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ; Chính sách quy hoạch, tuyển dụng nhằm xây dựng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động ngành nông nghiệp, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp; Chính sách chăm sóc y tế, bảo hiểm xã hội tác động đến nâng cao sức khoẻ, thể lực cho nguồn nhân lực ngành nông nghiệp (Nguyễn Tiệp, 2005). - Nhóm các chính sách tác động gián tiếp đến phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp như: Chính sách đất đai phù hợp sẽ tạo điều kiện cho nông dân yên tâm, đầu tư vào sản xuất, tạo việc làm, cải thiện thu nhập; Chính sách mở rộng, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tạo điều kiện cho nông dân phát triển sản xuất, tăng sản lượng, tác động đến tăng thu nhập; Chính sách tín dụng giúp nông dân có thêm cơ hội đầu tư cho sản xuất; Chính sách xoá đói giảm nghèo, hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm đối với hộ gia đình khó khăn, các vùng, các hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai (Nguyễn Tiệp, 2005). Tại Việt Nam, phần lớn dân số vẫn đang sống phụ thuộc vào ngành nông nghiệp với 46,9% lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành nông nghiệp trong năm 2013 (Tổng cục Thống kê, 2014b). Tuy nhiên, chất lượng lao động ngành nông nghiệp lại là điều đáng quan tâm với tỷ lệ lao động qua đào tạo, năng suất lao động của ngành thấp hơn nhiều so với các ngành kinh tế khác. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách 28
  47. nhằm hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, bồi dưỡng, tập huấn truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế, một số chính sách quan trọng như: Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCHTW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. 2.1.5.7. Thị trường lao động Thị trường lao động phát triển tạo ra cơ hội việc làm cho lao động nông nghiệp, giúp người lao động tiếp cận được với việc làm, giảm thất nghiệp và đẩy nhanh quá trình dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác và dịch chuyển lao động giữa các lĩnh vực của ngành nông nghiệp. Cung lao động trên thị trường lao động phụ thuộc vào quy mô nguồn nhân lực và tỷ lệ lao động trong lực lượng lao động. Cung lao động cũng bị tác động bởi xuất khẩu lao động làm giảm số lượng cung lao động; tuy nhiên xuất khẩu lao động có tác động tích cực làm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động. Chất lượng của cung lao động tỷ lệ thuận với trình độ học vấn, trình độ chuyên môn của lao động và mức độ phát triển của nền kinh tế; đồng thời với chất lượng của cung lao động được nâng cao sẽ tác động đến sự phát triển của các ngành, lĩnh vực và tác động đến mở rộng cầu lao động (Nguyễn Tiệp, 2011). Cung trên thị trường lao động lớn hơn cầu lao động, dẫn đến sự dịch chuyển lao động sang ngành nông nghiệp làm tăng quy mô nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. Cầu lao động phản ánh nhu cầu về sức lao động ở một thời kỳ nhất định, bao gồm cả số lượng, chất lượng, cơ cấu và thường được xác định thông qua chỉ tiêu việc làm. Quá trình tăng trưởng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế mở ra nhiều ngành nghề mới, tạo ra nhiều việc làm, điều này tác động đến việc dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác, dẫn đến giảm quy mô nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. 2.1.5.8. Điều kiện tự nhiên, tập quán và bản sắc văn hóa dân tộc Các yếu tố vị trí địa lý, điều kiện địa hình ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của ngành nông nghiệp trong việc lựa chọn lĩnh vực sản xuất phù hợp, xây 29
  48. dựng và hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố về điều kiện tự nhiên cũng tác động đến hệ thống giao thông, giao lưu trao đổi sản phẩm và các tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp. Tập quán sinh sống và bản sắc văn hoá dân tộc ảnh hưởng đến phương thức sản xuất, nhận thức về học tập, nâng cao trình độ, khả năng tiếp thu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất. Với các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, sinh sống ở các vùng cao thường sinh sống rải rác, không tập trung, tập quán sản xuất lạc hậu, thủ công, chưa có nhận thức đúng đắn về học tập nâng cao trình độ, do vậy trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp đã tác động đến chất lượng nguồn nhân lực. 2.1.5.9. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khoẻ Tính hiệu quả của hệ thống y tế và khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ các thế hệ của nguồn nhân lực. Thông qua năng lực của mạng lưới y tế như đội ngũ thầy thuốc, vật tư y tế, trang thiết bị y tế, phương pháp điều trị, áp dụng kịp thời những tiến bộ khoa học y tế vào dự phòng và chữa bệnh cho nhân dân, sẽ có tác động đến nâng cao tuổi thọ, sức khoẻ dân cư. Cơ chế, chính sách y tế phù hợp sẽ tạo cơ hội cho các tầng lớp dân cư, người lao động có khả năng tiếp cận với các dịch vụ y tế, dịch vụ tư vấn chăm sóc dinh dưỡng và phòng bệnh thường xuyên (Nguyễn Tiệp, 2005). Thông qua chăm sóc sức khoẻ sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em, tư vấn về dinh dưỡng, phòng bệnh tật tạo ra khả năng đảm bảo cho thế hệ nhân lực tương lai có thể lực, tinh thần khoẻ mạnh. Các nội dung trên tác động đến nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực ngành nông nghiệp nói riêng. 2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NÔNG NGHIỆP 2.2.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp trên thế giới Trên thế giới có rất nhiều quốc gia đạt được thành công trong tăng trưởng và phát triển kinh tế nông nghiệp nhờ chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp. Để có được nguồn nhân lực chất lượng, trước tiên các nước đều chủ trương xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học sau đó đến trung học cơ sở. Họ coi đây là nền tảng về tư duy và nhận thức để có được đội ngũ nhân lực có trình độ. Đa phần các quốc gia phát triển ở châu Á, nơi có nhiều nét 30
  49. tương đồng với Vịêt Nam đều xác định là giáo dục bắt buộc và miễn học phí ít nhất là đối với bậc tiểu học. Qua đó, tạo nền tảng cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Sau khi thực hiện thành công phổ cập giáo dục tiểu học, các nước này tiếp tục thực hiện giáo dục trung học, nghề và đại học. Kinh phí dành cho giáo dục tiểu học do Chính phủ đảm nhận 100% và tỷ lệ trẻ em đến trường và hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học ở các nước rất cao như Hồng Kông 98%, Hàn Quốc 100%, Malaysia 92%, Philippin 95%, Singapo 100%, Thái Lan 92% (Chu Tiến Quang, 2014). Kinh nghiệm thành công ở các nước trên đã chỉ ra rằng, giáo dục văn hoá ứng xử, văn hoá làm việc và văn hoá học tập trong các trường học phổ thông và đại học có ý nghĩa và vị trí vô cùng quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực xã hội nói chung và nguồn nhân lực ngành nông nghiệp nói riêng có chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. 2.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của Nhật Bản Về xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực nông nghiệp: Ngay từ những năm 1868 trong quá trình xoá bỏ nền kinh tế phong kiến để tiến tới canh tân kinh tế đất nước, Vua Minh Trị đã có cách nhìn mới về nguồn nhân lực. Theo đó, lao động ngành nông nghiệp được Nhà vua giao đất và khuyến cáo phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá với quy mô phù hợp, tạo thành các vùng nông nghiệp gọi là vùng khuyến khích sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung. Chiến lược về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp được xây dựng dài hạn đi đôi với quy hoạch phát triển các vùng nông nghiệp tập trung, đã tạo ra nền tảng cho chiến lược phát triển nhân lực nông thôn ở Nhật Bản ra đời và được thực thi trong suốt những năm sau này khi đất nước bước vào quá trình hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp với công nghệ cao và công nghiệp hoá nông nghiệp. Dựa trên quy hoạch dài hạn về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp, Chính phủ Nhật Bản đã đề ra và thực thi chiến lược với các chính sách như khuyến khích lao động tăng năng suất nông nghiệp tối đa trên cơ sở quy mô nhỏ, đồng thời chú trọng cải thiện đời sống nông dân, tạo khả năng cho nông dân tích luỹ; thực hiện chính sách công nghiệp nhỏ để định hướng cho nông dân chuyển nghề, đưa sản xuất công nghiệp về nông thôn, gắn nông nghiệp với công nghiệp trên địa bàn nông thôn (Chu Tiến Quang, 2014). 31
  50. Về giáo dục - đào tạo: Nhật Bản rất coi trọng yếu tố con người và đặc biệt quan tâm đến giáo dục đào tạo, coi đây là quyết sách hàng đầu để phát triển kinh tế. Nhật Bản đã thực hiện chương trình giáo dục bắt buộc đối với bậc tiểu học và trung học cơ sở và thực hiện miễn học phí từ 6 đến 15 tuổi và đã đạt được kết quả cao, trở thành cường quốc về giáo dục và kinh tế (Khuyết danh, 2011). Về phát triển thể lực: Nhật Bản đã thực hiện thành công các giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao hợp lý đối với con người từ bào thai đến 18 tuổi, để trực tiếp tác động đến hệ xương, nâng cao tầm vóc thân thể, chức năng cơ thể đồng thời tác động đến thể lực. Ngay từ những năm 50 của thế kỷ 20, Nhật Bản đã chú trọng chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em từ bào thai đến 5 tuổi. Nhờ vậy, những thanh niên độ tuổi trung bình 20 ở Nhật Bản những năm 1980 đã cao hơn các thanh niên không thụ hưởng chương trình khoảng 10cm (Vân Thùy, 2013). 2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của Đài Loan Đài Loan chủ trương phát triển ngành nông nghiệp dựa trên quy hoạch phát triển và sử dụng triệt để nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ngay tại chỗ ngày một tăng về chất lượng, khả năng tiếp cận công nghệ sản xuất về canh tác nông nghiệp, chế biến và dịch vụ đi kèm. Để thực hiện chính sách này, Đài Loan nhất quán thực hiện chiến lược và chính sách về đất đai, tín dụng hướng vào chủ thể nông dân cùng tham gia vào quá trình hiện đại hoá nông nghiệp và công nghiệp hoá nông thôn. Đài Loan xây dựng các thể chế “Nông Hội” ở từng vùng sinh thái để tạo cơ hội cho người dân nông thôn tự ra các quyết định phát triển hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cao cho chính họ, Chính phủ Đài Loan đã mạnh dạn sử dụng tới 2/3 nguồn viện trợ của Mỹ vào việc đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nông thôn (Chu Tiến Quang, 2014). 2.2.1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của Hàn Quốc Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của Hàn Quốc mang những nét đặc thù riêng về giáo dục-đào tạo cho nông dân, cụ thể: Chính phủ Hàn Quốc đã tăng đầu tư ngân sách vào đào tạo người dân nông thôn với mục tiêu cao nhất là làm thay đổi suy nghĩ thụ động, trông chờ ỷ lại của người dân vào Nhà nước đã ngự trị trong phần lớn nông dân nước này qua nhiều thế kỷ, giúp họ có niềm tin mãnh liệt vào chính mình trước những khó khăn về vật chất và tinh thần để họ trở nên tích cực, năng động, sáng tạo đối với sự nghiệp phát triển (Chu Tiến Quang, 2014). Chính phủ đã triển khai chính sách 32
  51. tín dụng hỗ trợ cho lực lượng lao động nông nghiệp trẻ để họ học nghề mới, đặc biệt là lao động mới bước vào nghề. Chính phủ đưa ra chương trình đào tạo nghề mới vào năm 2005. Chương trình này được triển khai sâu rộng ở các khu vực nông thôn, là cầu nối giữa các chuyên gia và các nhà nông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp, sau đó bổ nhiệm những người này vào các vị trí tư vấn và giám hộ cho các đối tượng lao động trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong các hoạt động liên quan tới nông nghiệp. Nhà nước Hàn Quốc đứng ra chi trả các khoản chi phí về tư vấn, đào tạo và giám hộ cho những người thực hiện hoạt động này (Khuyết danh, 2013). 2.2.1.4. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của Trung Quốc Trung Quốc, ngay từ khi bắt đầu thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, với quy mô nguồn nhân lực rất lớn, lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn và làm việc trong ngành nông nghiệp, chất lượng lao động rất thấp. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định “ muốn phát triển nhanh nền kinh tế đất nước, cần phải dựa vào khoa học và giáo dục, trong đó tập trung trước mắt vào giáo dục tiểu học, sau đó đến giáo dục phổ thông. Chương trình phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 11 (2006-2010) đã đề ra mục tiêu thúc đẩy giáo dục bắt buộc ở nông thôn bằng cách miễn học phí ở khu vực nông thôn; điều này đã làm cho giáo dục của Trung Quốc ở khu vực nông thôn đạt được nhiều tiến bộ (Nguyễn Mai Hương, 2011). Trung Quốc triển khai các chương trình đào tạo nghề cho nguồn nhân lực theo hướng đào tạo cơ bản tại các trường rồi sau đó đào tạo nâng cao bằng các chương trình ngắn hạn, gắn với sản xuất để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ngoài ra, Trung Quốc còn triển khai chính sách đưa lao động có đào tạo, có tri thức về nông thôn tham gia các hoạt động kinh tế tiêu biểu ở từng vùng, từ đó hỗ trợ thúc đẩy nhanh phát triển kinh tế nông thôn, nhất là thu hút lao động có đào tạo về làm việc ở 15 tỉnh khó khăn và chậm phát triển về kinh tế, gồm 12 tỉnh ở miền Tây và 2 tỉnh ở Đông Bắc (Chu Tiến Quang, 2014). 2.2.1.5. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp của Philipin Phipipin có kinh nghiệm trong phát triển kỹ năng và tay nghề cho nguồn nhân lực theo phương châm “vừa làm vừa học” trong suốt những giai đoạn 2000- 33
  52. 2004 để phát triển chất lượng cho nguồn nhân lực theo đúng yêu cầu của từng ngành. Chương trình được triển khai với 12 ngành nghề cơ bản được ưu tiên, trong đó ưu tiên số một là nông nghiệp và thuỷ sản, số hai là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm và tiếp theo là các ngành khác. Trong từng ngành, ưu tiên số một là đào tạo tăng năng lực cho người lao động tiếp cận việc làm với năng suất cao nhất. Để xây dựng và thực hiện được chương trình này, Chính phủ yêu cầu các ngành, lĩnh vực kinh tế phải xác định và đề xuất nhu cầu về số lượng và chất lượng lao động cần có cho ngành, lĩnh vực. Để đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong nước có chất lượng cao, Chính phủ đã triển khai một chương trình học bổng quy mô lớn thuộc những lĩnh vực liên quan đến các khu vực sản xuất vật chất, trong đó có ngành nông nghiệp, thuỷ sản và các hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn. Chương trình học bổng này dành cho các cấp cử nhân khoa học, kỹ sư và kỹ thuật viên sẽ được cấp cho các sinh viên nghèo, nhất là học sinh nông thôn có tài năng và họ phải phục vụ đất nước suốt đời ở lĩnh vực đã được đào tạo. Điều này đã duy trì được đội ngũ lao động được đào tạo, có chuyên môn cao trong ngành nông nghiệp (Chu Tiến Quang, 2014). 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở một số địa phương Việt Nam 2.2.2.1. Kết quả chung về phát triển nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ở Việt Nam i) Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong cơ cấu nhân lực ngày càng giảm Với đặc điểm nền kinh tế Việt Nam thuần nông, cùng với quy mô dân số tăng nhanh, làm cho quy mô nguồn nhân lực ngành nông nghiệp lớn, lao động ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số lao động của nền kinh tế. Kể từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới năm 1986, ngành công nghiệp-xây dựng và dịch vụ đã tạo ra nhiều chỗ làm việc mới, vì vậy, diễn ra sự dịch chuyển lao động ngành nông nghiệp sang các ngành kinh tế khác. Nghiên cứu dữ liệu thực tiễn của Việt Nam, Đinh Phi Hổ (2014) cho thấy “chuyển dịch cơ cấu kinh tế được đo lường qua 2 thước đo: cơ cấu GDP và cơ cấu lao động”. Với trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam đã tác động đến giảm tỷ lệ GDP ngành nông nghiệp trong tổng số GDP của toàn nền kinh tế và giảm tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp trong giai đoạn 2011-2013 (Bảng 2.3). 34
  53. Bảng 2.3. Tỷ lệ GDP và lao động ngành nông nghiệp Việt Nam 2011-2020 Đơn vị tính:% Năm Năm Năm Dự kiến Dự kiến Năm 2011 2012 2013 năm 2015 năm 2020 Tỷ lệ GDP ngành nông nghiệp 20,1 20,0 18,39 - - trong GDP của cả nước Tỷ lệ lao động ngành nông 48,4 47,5 46,9 46,0 38,0 nghiệp so với tổng số lao động Chú thích: “-“ là không có số liệu Nguồn: Tổng cục Thống kê (2014b); Chính phủ Nước CHXHCNVN (2012) Tuy nhiên, theo nghiên cứu về phát triển kỹ năng lao động Việt Nam của Ngân hàng thế giới, những năm gần đây, tốc độ dịch chuyển lao động từ ngành nông nghiệp sang các ngành khác đã chậm lại, do trình độ lao động ở khu vực nông thôn thấp nên gặp khó khăn khi chuyển đổi sang khu vực kinh tế khác đòi hỏi trình độ cao. Vì thế, một bộ phận lao động nông nghiệp bị rớt lại trong ngành nông nghiệp (Worldbank, 2014a). ii) Chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp ngày càng được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của phát triển kinh tế Với việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực ngành nông nghiệp đã có sự cải thiện với tỷ lệ lao động qua đào tạo ngày càng tăng lên. Chất lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở nông thôn qua đào tạo ngày càng tăng lên, với 90,8% lao động không có CMKT năm 2011 (Tổng cục Thống kê, 2012a) giảm xuống còn 88,5% năm 2013 (Bảng 2.4). Tuy nhiên, sự chênh lệch về trình độ giữa lao động thành thị và lao động nông thôn là quá lớn đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của cả nước (Dương Bảo Thanh, 2013). Đặc biệt, thiếu nhân lực trình độ cao phục vụ cho công tác quản lý cũng như sản xuất kinh doanh, còn thiếu cán bộ kỹ thuật chuyên môn tốt cho công tác chuyển giao khoa học công nghệ, nên mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công ở cơ sở còn manh mún (Nguyễn Thị Nguyệt, 2014). Từ phân tích trên có thể thấy, chất lượng lao động nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi đất 35