Tiểu luận Những vấn đề cơ bản về công ty tư nhân, hợp danh, liên doanh. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

pdf 32 trang thiennha21 23/04/2022 4180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Những vấn đề cơ bản về công ty tư nhân, hợp danh, liên doanh. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftieu_luan_nhung_van_de_co_ban_ve_cong_ty_tu_nhan_hop_danh_li.pdf

Nội dung text: Tiểu luận Những vấn đề cơ bản về công ty tư nhân, hợp danh, liên doanh. Liên hệ thực tiễn tại Việt Nam

  1. HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG  TIỂU LUẬN MÔN LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY TƯ NHÂN, HỢP DANH, LIÊN DOANH. LIÊN HỆ THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM Sinh viên thực hiện MSSV 1. Đoàn Thị Vân Anh 1951010171 2. Nguyễn Thị Hòa 1951010200 3. Lê Khánh Quỳnh 1951010161 4. Trần Thị Hoài Thương 1951010197 Lớp: 19ĐHQT08 TP. Hồ Chí Minh – 2021
  2. NHẬN XÉT CỦA GIẢNGIÊN V CHẤM BÀI 1 Ngày . tháng . năm Giảng viên chấm 1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNGIÊN V CHẤM BÀI 2 Ngày . tháng . năm Giảng viên chấm 2
  3. MỤC LỤC CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TƯ NHÂN, HỢP DANH, LIÊN DOANH 1. Công ty tư nhân 1 1.1. Khái niệm 1 1.2. Những vấn đề cơ bản 1 2. Công ty hợp danh 2 2.1. Khái niệm 2 2.2. Những vấn đề cơ bản 2 3. Công ty liên doanh 5 3.1. Khái niệm 5 3.2. Những vấn đề cơ bản 5 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY TƯ NHÂN, HỢP DANH, LIÊN DOANH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 1. Công ty tư nhân ở Việt Nam trong những năm qua 7 1.1. Tình hình phát triển các công ty tư nhân của Việt Nam 7 1.2. Những tồn tại trong phát triển doanh nghiệp tư nhân 8 1.3. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam 11 2. Công ty hợp danh ở Việt Nam trong những năm qua 13 2.1. Tình hình phát triển của các công ty hợp danh của Việt Nam 13 2.2. Thực trạng về công ty hợp danh ở Việt Nam 14 2.3. Một số kiến nghị 17 3. Công ty liên doanh ở Việt Nam trong những năm qua 19 3.1. Tình hình phát triển của các công ty liên doanh của Việt Nam 19 3.2. Một số dự án lớn đầu năm 2021 21 3.3. Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 22 CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 1. Đánh giá thực trạng Việt Nam 24 2. Giải pháp 27 2.1. Về phía các cơ quan Nhà nước 27 2.2. Về phía các doanh nghiệp 27 2.3. Đối với hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  4. CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TƯ NHÂN, HỢP DANH, LIÊN DOANH 1. Công ty tư nhân 1.1. Khái niệm - Công ty tư nhân hay Doanh nghiệp tư nhân là một trong các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020, những quy định cụ thể về doanh nghiệp tư nhân được quy định cụ thể tại chương VII của luật này về vốn đầu tư, quản lý doanh nghiệp tư nhân, cho thuê doanh nghiệp tư nhân, bán doanh nghiệp tư nhân, thực hiện quyền doanh nghiệp tư nhân trong một số trường hợp đặc biệt. - Căn cứ quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì doanh nghiệp tư nhân được hiểu như sau: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. 1.2. Những vấn đề cơ bản - Không có tư cách pháp nhân: Tại điểm C khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 91/2015: Một trong các điều kiện để một tổ chức được nhận là pháp nhân khi có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Doanh nghiệp tư nhân không có sự độc lập về tài sản vì tài sản của doanh nghiệp tư nhân cũng là tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân. Do đó, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. - Quan hệ sở hữu vốn: Điều 184 luật Doanh nghiệp 2014 quy định cụ thể vốn đầu tư của doanh nghiệp: Chủ doanh nghiệp tư nhân là người duy nhất bỏ vốn thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vốn đầu tư của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Trong quá trình hoạt động chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm số tiền đầu tư, chỉ phải khai báo với cơ quan kinh doanh khi giảm số vốn xuống dưới mức đăng ký. Điều này có nghĩa là không có sự tách bạch trong tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân với tài sản của doanh nghiệp tư nhân đó. 1
  5. - Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định việc quản lý: Doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, vì vậy chủ doanh nghiệp tự nhân có toàn quyền quyết định với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật. Mặt khác, chủ doanh nghiệp tư nhân còn có quyền đối với việc thuê người khác nhằm quản lý và điều hành doanh nghiệp; còn có thể thuê người khác làm người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp, là bị đơn hoặc nguyên đơn hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trước toà án. - Chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ: Do không có sự độc lập về tài sản, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn trước mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không chỉ chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong phạm vi vốn đầu tư đăng ký mà phải chịu bằng toàn bộ tài sản trong trường hợp vốn đã đăng ký không đủ. 2. Công ty hợp danh 2.1. Khái niệm Theo Điều 172 Luật Doanh nghiệp 68/2014, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: - Phải có ít nhất 02 thành viên (là cá nhân) là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn. - Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 2.2. Những vấn đề cơ bản - Thành viên: 2
  6. Công ty hợp danh phải có tối thiểu 2 thành viên là chủ sở hữu công ty gọi; cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung; gọi là thành viên hợp danh. Ngoài ra có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.  Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.  Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.  Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại. - Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp:  Vốn điều lệ của công ty hợp danh do các thành viên hợp danh và thành viên góp vốn góp hoặc cam kết.  Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.  Thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.  Tại thời điểm góp đủ vốn như đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. - Chế độ chịu trách nhiệm tài sản của các loại thành viên: 3
  7.  Điều 172 và Điều 174 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định: Tài sản của công ty hợp danh bao gồm: tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty; tài sản tạo lập được mang tên công ty; tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ các hoạt động kinh doanh của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện; các tài sản khác theo quy định của pháp luật.  Với các loại tài sản trên và căn cứ tại Điều 172 Luật doanh nghiệp năm 2014, thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. Các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của công ty.  Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kỳ thành viên nào. Nếu họ có thỏa thuận khác, lập tức công ty sẽ chuyển sang loại hình công ty hợp vốn đơn giản. Thành viên góp vốn chỉ chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong kinh doanh của công ty. - Đại diện theo pháp luật và điều hành kinh doanh:  Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.  Trong điều hành hoạt động kinh doanh công ty hợp danh, thành viên hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.  Khi một số hoặc tất cả thành viên hợp danh cùng thực hiện một số công việc kinh doanh thì quyết định được thông qua theo nguyên tắc đa số.  Hoạt động do thành viên hợp danh thực hiện ngoài phạm vi hoạt động kinh doanh của công ty đều không thuộc trách nhiệm của công ty, trừ trường hợp hoạt động đó đã được các thành viên còn lại chấp thuận. 4
  8. - Phát hành chứng khoán: Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ một loại chứng khoán nào, khả năng huy động vốn của loại hình công ty là rất hạn chế. - Tư cách pháp lý: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, có sự tách bạch rõ ràng giữa tài sản của công ty và tài sản các thành viên công ty. Các thành viên công ty phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang công ty và tài sản hình thành trong quá trình công ty hoạt động là tài sản của công ty. 3. Công ty liên doanh 3.1. Khái niệm - Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.Mỗi bên khi đăng ký liên doanh đều phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp vào để thành lập doanh nghiệp. Công ty liên doanh được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư. 3.2. Những vấn đề cơ bản - Công ty liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp định của công ty. - Thành lập công ty liên doanh là việc một công ty Việt nam liên doanh với:  Nhà đầu tư nước ngoài;  Doanh nghiệp Việt Nam;  Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứng các điều kiện do chính phủ quy định;  Người Việt Nam định cư nước ngoài; 5
  9.  Doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của doanh nghiệp liên doanh là có sự phối hợp cùng góp vốn đầu tư sản xuất kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư Việt nam - Vốn pháp định: Vốn pháp định ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn, nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận. Phần tỷ lệ góp vốn của các bên công ty liên quan trên cơ sở thỏa thuận, tuy nhiên không được thấp hơn 30% vốn pháp định của công ty liên doanh. - Lợi ích của việc liên doanh: Mang lại lợi ích thiết thực cho cả 2 bên liên doanh, giúp chủ động về vốn khoa học kỹ thuật giữa các đối tác nước ngoài và cơ sở vật chất, nhân lực của doanh nghiệp Việt Nam. Đây là hình thức kinh doanh 2 bên cùng có lợi đảm bảo tỷ lệ thành công cho cả 2 bên.  Đối với các nhà đầu tư Việt Nam, lúc tham gia Công ty liên doanh, ngoài việc tượng phân chia lợi nhuận theo tỷ lệ vốn góp, nhà đầu tư việt nam còn có điều kiện tiếp cận với khoa học hiện đại, và trình độ quản lý kinh tế tiên tiến.  Đối với bên nước ngoài, lợi thế được hưởng là được đảm bảo khả năng thành công cao hơn do môi trường buôn bán, pháp lý hoàn toàn xa lạ nếu không có bên việt nam thì sẽ gặp rất nhiều cạnh tranh. - Nhược điểm: Những vấn đề về vốn và các điều kiện phát sinh trong quá trình đầu tư, sản xuất luôn tiềm ẩn những rủi ro không nói trước với các doanh nghiệp. Nhất là cách làm ăn của các doanh nghiệp Việt Nam và đối tác nước ngoài. 6
  10. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TY TƯ NHÂN, HỢP DANH, LIÊN DOANH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA 1. Công ty tư nhân ở Việt Nam trong những năm qua 1.1. Tình hình phát triển các công ty tư nhân của Việt Nam Nếu như các doanh nghiệp Nhà nước đóng vai trò là trụ cột, xương sống đối với nền kinh tế của Việt Nam thì bộ phận công ty tư nhân lại có ý nghĩa trong việc nuôi dưỡng và mở rộng nền kinh tế, đóng góp quan trọng và chủ yếu vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Cụ thể là, trong nhóm 30 cổ phiếu có vốn hóa vượt mức 1 tỷ USD thì đã có đến 13 mã cổ phiếu thuộc công ty tư nhân (chiếm đến 41,98% tổng vốn hóa của nhóm 30 mã). Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy là công ty tư nhân đã và đang tham gia đầu tư xây dựng vào các công trình lớn, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo của đất nước. Sự xuất hiện của Vietjet Air, Bamboo Airways đã phá vỡ thế độc quyền của Vietnam Airlines và nâng cao tính cạnh tranh hơn cho thị trường hàng không, đồng thời giúp người dân được được tiếp cận hơn đến nhiều lợi ích. Hình 1: Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam năm 2010 và năm 2020 Top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong 10 năm đã có nhiều thay đổi. Đặc biệt, đã có những công ty tư nhân thực hiện đầu tư ra nước ngoài với quy mô vốn ngày càng tăng. Điển hình như Công ty cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai 7
  11. cùng với Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO) và Công ty cổ phần Golf Long Thành, thực hiện đầu tư ra nước ngoài với vốn đăng ký vượt 1 tỷ USD. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2019, Việt Nam có khoảng 17.000 doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn và 21.000 doanh nghiệp quy mô vừa. Các doanh nghiệp tư nhân lớn ở Việt Nam chỉ có quy mô vốn hóa trung bình 186 triệu USD năm 2018, trong khi mức trung bình của các doanh nghiệp tại Philippines là 1,2 tỷ USD, Singapore 1,07 tỷ USD, Thái Lan 835 triệu USD, Indonesia 809 triệu USD và Malaysia là 553 triệu USD. Một số doanh nghiệp tư nhân tiêu biểu như: doanh nghiệp SunGroup, FLC, Viettel, Habeco, VinGroup, Tập đoàn Cao su Việt Nam, Hapro, thể hiện sự phát triển mạnh mẽ, hiệu quả và bền vững của khu vực doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nghị quyết Trung ương 10 khóa XII của Đảng chỉ rõ: Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỉ trọng 39 - 40% GDP; thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế, góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách nhà nước, tạo việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội. Bên cạnh kết quả đã đạt được, trước khó khăn, thách thức sự phát triển của công ty tư nhân cũng gặp không ít vướng mắc, trở ngại. Đó là: nguồn vốn bảo đảm cho sự phát triển của công ty tư nhân vẫn còn ít so với thực tiễn đặt ra, cải cách thủ tục hành chính vẫn còn chậm; thị trường đầu ra cho sản phẩm gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đại dịch Covid - 19 vừa qua là một thực tế đã chứng minh cho điều đó, nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phải đóng cửa, cho công nhân nghỉ việc; sự liên thông, liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân với nhau, giữa doanh nghiệp tư nhân doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục để tạo ra chu trình hỗ trợ liên thông, liền mạch từ đầu vào cho đến đầu ra. 1.2. Những tồn tại trong phát triển doanh nghiệp tư nhân 8
  12. - Doanh nghiệp tư nhân phát triển đông về số lượng, nhưng yếu về chất lượng Hiệu suất sử dụng lao động, khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu suất cao nhất, đạt 18 lần, tiếp đến là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, đạt 15,5 lần và cuối cùng là khu vực doanh nghiệp FDI, đạt 12,3 lần. Đối với hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA), khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đạt thấp nhất, 1,8%, khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt hiệu suất cao hơn là 2,2%, trong khi đó khu vực doanh nghiệp FDI có ROA ở mức rất cao, đạt 7%. Còn với hiệu suất sinh lời trên doanh thu thuần (ROS), khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước có ROS thấp hơn hẳn so với hai khu vực doanh nghiệp còn lại, chỉ đạt 2,5%, trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước đạt 6,4% và khu vực doanh nghiệp FDI đạt 6,6%. Có thể thấy, khu vực doanh nghiệp tư nhân (trong bài viết này, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp ngoài nhà nước được sử dụng tương đồng nhau) có hiệu suất sử dụng lao động vừa phải so với hai khu vực doanh nghiệp khác, nhưng hiệu suất sử dụng vốn (ROA và ROS) thì thấp hơn rất nhiều. Bảng 1: Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp năm 2017 Hiệu suất sử dụng Hiệu suất sinh lợi Hiệu suất sinh lời lao động (Lần) trên tài sản (ROA) trên doanh thu (%) thuần (ROS) (%) Toàn bộ doanh 14.7 2.9 4.2 nghiệp Khu vực DN nhà 18 2.2 6.4 nước Khu vực DN 15.5 1.8 2.5 ngoài nhà nước Khu vực DN FDI 12.3 7 6.6 Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Quy mô của doanh nghiệp tư nhân vừa nhỏ và siêu nhỏ; trình độ quản lý yếu kém, công nghệ lạc hậu, hạn chế về vốn Tại thời điểm cuối năm 2017, tổng nguồn vốn sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh là 33 triệu tỷ 9
  13. đồng, tăng 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, quy mô doanh nghiệp (đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh) của nền kinh tế nói chung là 46 tỷ đồng/doanh nghiệp. Nguồn vốn khu vực doanh nghiệp nhà nước thu hút đạt 9,5 triệu tỷ đồng, chiếm 28,8% tổng nguồn vốn sử dụng cho sản xuất, kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả sản xuất, kinh doanh. Quy mô của doanh nghiệp nhà nước là 3,8 nghìn tỷ đồng/doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước thu hút 17,5 triệu tỷ đồng, chiếm 53% tổng vốn. Quy mô của doanh nghiệp ngoài nhà nước là 32,3 tỷ đồng/doanh nghiệp. Khu vực doanh nghiệp FDI có vốn là 6 triệu tỷ đồng, chiếm 18,2% và trung bình 371 tỷ đồng/doanh nghiệp. Có thể thấy, khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước đông về số lượng, sử dụng nhiều lao động nhất, nhưng quy mô vốn lại nhỏ nhất. Còn về trình độ khoa học công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam, theo Bộ Khoa học và Công nghệ, “hầu hết máy móc thiết bị của Việt Nam có công nghệ lạc hậu hàng chục năm so với thế giới. Trong đó, 76% thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ nhập từ nước ngoài thuộc thế hệ những năm 1960-1970; 75% số thiết bị đã hết khấu hao và 50% thiết bị là đồ tân trang”. - Liên kết giữa doanh nghiệp yếu, rời rạc Bản thân các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã yếu, khả năng kết nối, liên kết giữa các doanh nghiệp tư nhân và giữa doanh nghiệp tư nhân với các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam còn yếu hơn, vì thế phát triển doanh nghiệp tư nhân mang nặng tính manh mún, nhỏ lẻ, rời rạc. Theo số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có khoảng 15% doanh nghiệp tư nhân Việt Nam bán hàng hay cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sản phẩm trực tiếp chỉ 8,4%, còn tỷ lệ xuất khẩu gián tiếp qua bên thứ ba vỏn vẹn 7,4%. - Năng lực tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu hạn chế Tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu phản ánh năng lực thực sự của các doanh nghiệp tư nhân. Nếu số doanh nghiệp tham gia nhiều, tỷ lệ doanh 10
  14. nghiệp tham gia cao thì có nghĩa năng lực (công nghệ, cạnh tranh) của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam tốt; ngược lại nếu số doanh nghiệp tham gia ít và tỷ lệ doanh nghiệp tham gia thấp thì năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Theo Báo cáo của VCCI, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hiện khoảng 21%, thấp hơn khá nhiều so với một số nước trong khu vực ASEAN, chẳng hạn tỷ lệ này tại Thái Lan là 30%, Malaysia 46%. Như vậy, có thể khẳng định năng lực tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu của doanh nghiệp tư nhân Việt Nam còn yếu. Điều này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân liên quan đến hạn chế của bản thân các doanh nghiệp tư nhân, như: trình độ quản lý, năng lực công nghệ, kỹ năng của người lao động chưa đủ để có thể tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. 1.3. Giải pháp phát triển các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu có 1 triệu doanh nghiệp (năm 2020), hơn 1,5 triệu doanh nghiệp (năm 2025) và có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp (năm 2030). Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Phấn đấu tăng tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào GDP để đạt khoảng 50% GDP (năm 2020), khoảng 55% GDP (năm 2025) và 60 - 65% GDP (năm 2030). - Nhà nước: Thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng, phát triển mạnh mẽ, thông suốt và đồng bộ các thị trường, hệ thống lưu thông, phân phối hàng hóa, dịch vụ trên cả nước, đặc biệt là thị trường tư liệu sản xuất. Bên cạnh đó, phải có biện pháp bảo vệ có 11
  15. hiệu quả thị trường trong nước gắn với đẩy mạnh phát triển thị trường quốc tế phù hợp với những cam kết quốc tế. Mặt khác, cần phải xóa bỏ rào cản, chính sách và các biện pháp hành chính can thiệp trực tiếp vào thị trường, cũng như sản xuất kinh doanh tạo ra những bất bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn lực xã hội, cơ hội kinh doanh ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của kinh tế tư nhân. Ngoài ra, cần phải tăng cường tính minh bạch và kiểm soát độc quyền kinh doanh, đồng thời phải đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trên thị trường. Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa công nghệ. Nhà nước cần tăng cường khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân, áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa dịch vụ hành chính nhằm tiết kiệm thời gian, cũng như chi phí thực hiện các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp. Tăng cường cơ chế đối thoại hiệu quả giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp. Từ đó, nắm bắt và xử lý kịp thời các nhu cầu nguyện vọng, cũng như những vướng mắc liên quan đến phát triển kinh tế tư nhân. Khuyến khích, hỗ trợ kinh tế tư nhân đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến. Doanh nghiệp tư nhân cần phải hoàn thiện và đảm bảo tính thực thi hiệu quả pháp luật về sở hữu trí tuệ. Kết nối doanh nghiệp, ý tưởng khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo với các nhà đầu tư, quỹ đầu tư. - Doanh nghiệp: Phát triển cơ cấu hạ tầng: Tập trung phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại. Bên cạnh đó, cần kiểm soát chặt chẽ chi phí đầu tư, vận hành 12
  16. và thu hồi vốn của các dự án kết cấu hạ tầng để giảm chi phí sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp. Tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực: Doanh nghiệp tư nhân cần cơ cấu lại và phát triển an toàn, hiệu quả các thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ và thị trường vốn. Mặt khác, cần tạo điều kiện bình đẳng, thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận vay vốn ngân hàng, huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ bảo hiểm để góp phần giảm thiểu rủi ro, tổn thất, cũng như ổn định sản xuất kinh doanh, đời sống của người dân và doanh nghiệp. 2. Công ty hợp danh ở Việt Nam trong những năm qua 2.1. Tình hình phát triển của các công ty hợp danh của Việt Nam Quy chế pháp lý về thành lập và hoạt động của công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp 12/6/1999 đã đánh dấu sự phát triển mới của Luật Doanh nghiệp, đáp ứng được yêu cầu thực tế của nền kinh tế, trong giai đoạn đất nước mở rộng hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực đặc biệt là về kinh tế, đẩy nhanh công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Loại hình doanh nghiệp mới ra đời đã tạo nhiều hơn nữa cho sự lựa chọn của các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm và trình độ quản lý của các nước phát triển. Theo số liệu thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được lựa chọn nhất, số lượng công ty hợp danh được thành lập hàng năm rất ít. Cho đến thời điểm hiện tại, công ty hợp danh chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tất cả các loại hình doanh nghiệp hiện có tại Việt Nam. Trung bình, cứ 7000 13
  17. doanh nghiệp được thành lập mới chỉ có 1 doanh nghiệp là công ty hợp danh. Điều này cho thấy loại hình công ty này chưa thực sự có sức hút tại Việt Nam. Qua nghiên cứu, các lý do dẫn đến thực trạng công ty hợp danh không phát triển như mong đợi tại Việt Nam chủ yếu đều đến từ mặt pháp lý. 2.2. Thực trạng về công ty hợp danh ở Việt Nam - Nhận thức của xã hội đối với loại hình công ty hợp danh: Loại hình công ty hợp danh chỉ mới được quy định từ Luật doanh nghiệp 1999 với 4 điều và đến nay là Luật doanh nghiệp 2005 với vẻn vẹn 11 điều luật nên đối với xã hội còn khá mới mẻ. Nhiều người chưa nhận thức được bản chất của nó nên còn xem công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp đại diện cho chủ sở hữu tư nhân. Các nhà kinh doanh khi tìm hiểu pháp luật cũng dễ dàng nhận ra những điểm yếu: công ty hợp danh không thể trở thành một bên của hợp đồng kinh tế theo pháp luật về hợp đồng của Việt Nam; khả năng huy động vốn hạn chế; những tranh chấp liên quan đến việc thành lập, tổ chức và hoạt động dễ xảy ra. Với công ty hợp danh, các nhà đầu tư chỉ có 2 lựa chọn: - Chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản và chia sẻ quyền quản lý với ít nhất là 1 người khác (TVHD). - Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản nhưng không có quyền quản lý công ty (TVGV). Với các nhà đầu tư, đây là những sự chọn lựa không thu hút và khó chấp nhận mạo hiểm đầu tư với những rủi ro cao. Những người dân chưa nhận thức được vai trò của việc Luật doanh nghiệp ghi nhận thêm một loại hình doanh nghiệp mới, không hiểu rõ về công ty hợp danh. Do đó, một số nhóm kinh doanh, hộ kinh doanh có thể có điều kiện để chuyển thành công ty hợp danh nhưng không muốn chuyển đổi. Điều kiện để được chuyển đổi là: có từ 2 trụ sở kinh doanh trở lên, thường xuyên tuyển lao động. Do vậy, nhiều nhóm kinh doanh, hộ kinh doanh đã cố gắng phá vỡ 1 trong 2 điều kiện trên để không chuyển 14
  18. thành công ty hợp danh. Họ chưa thấy rõ được lợi ích mang lại của công ty hợp danh: góp phần làm văn minh hóa hành vi kinh doanh; ở vị trí một công ty công ty hợp danh mang lại một số quyền mà các mô hình kinh doanh không có được. - Thực trạng đăng ký kinh doanh của các công ty hợp danh: Hiện nay, các công ty hợp danh chủ yếu hoạt động trong một số lĩnh vực như pháp luật, kiểm toán, vận tải công nghệ: như mua bán thiết bị phần mềm, thiết bị nghiên cứu khoa học; nghiên cứu tư vấn phát triển công nghệ, thương mại; sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa, hàng hóa là nông sản thực phẩm, thủ công mỹ nghệ, mua bán sản phẩm sinh học, hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tuy nhiên phổ biến nhất là hai lĩnh vực tư vấn luật và kiểm toán. Mặc dù có những công ty hợp danh đang hoạt động rất hiệu quả với mô hình có thành viên góp vốn hoặc chỉ có thành viên hợp danh, song số lượng ít ỏi các công ty hợp danh đang hoạt động cho chúng ta thấy, công ty hợp danh không được các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn ở Việt Nam.  Số lượng đăng ký kinh doanh ít ỏi: Đến ngày 01/07/2002: trong tổng số 56.737 doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn trong nước chiếm 54.723 DN, trong đó có 24.903 Doanh nghiệp tư nhân, 18.733 công ty cổ phần và chỉ có 14 công ty hợp danh( 4). Theo số liệu từ Trung tâm thông tin doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo Đăng ký kinh doanh từ 64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong năm 2005, toàn quốc có 39.959 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh. Trong đó có 9.259 doanh nghiệp tư nhân (chiếm 23,17%), 22.341 công ty TNHH 2 thành viên trở lên (chiếm 55,9%), 8.010 công ty cổ phần (chiếm 20,04%), 8 doanh nghiệp nhà nước bằng 0,02%, 292 công ty TNHH 1 thành viên (chiếm 0,73%) và chỉ có 13 công ty hợp danh (chiếm 0,03%). Số lượng công ty hợp danh đã được thành lập theo luật doanh nghiệp có thể rất khiêm tốn nhưng trong thực tiễn kinh doanh Việt Nam không thiếu những mô hình 15
  19. liên kết với những đặc trưng có thể so sánh được với hợp danh (hiểu theo nghĩa rộng là mọi thỏa thuận hùn vốn, tạo lập tài sản, kinh doanh chung, chia sẻ điều hành và lỗ lãi ). Điển hình là: + Các hợp đồng hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài (phổ biến trong viễn thông, thăm dò dầu khí, dịch vụ giáo dục ) + Các hợp danh đấu thầu của 2 hay nhiều đơn vị dự thầu. + Tổ hợp các nhà đầu tư (consortium). + Các liên kết đa dạng dưới tên gọi hợp đồng liên kết kinh doanh (doanh nghiệp có quyền sử dụng đất liên kết với người khác nhằm khai thác dự án chung cư, trung tâm thương mại, cho thuê ).  Lý do của thực trạng đăng ký kinh doanh công ty hợp danh hiện nay: Nếu được quyền tự do lựa chọn, người ta có thể ngần ngại trước mô hình công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp 2005 bởi những lẽ dưới đây: + Buộc thành viên chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới. + Việc quản lý cơ sở kinh doanh có thể gặp khó khăn vì tất cả các TVHD đều có quyền dự họp, thảo luận và biểu quyết, thậm chí mỗi thành viên có thể có một phiếu biểu quyết với cách thức dân chủ có thể so sánh được với các HTX, cơ chế đồng thuận này làm cho việc quyết định kinh doanh đôi khi trở nên mất thời gian + Việc rút lui, bán lại phần vốn góp trong cơ sở kinh doanh không dễ dàng vì cần phải được các thành viên hợp danh còn lại chấp nhận. + Bên cạnh đó cũng do ảnh hưởng xã hội nhìn nhận chưa đúng, chưa sâu sắc bản chất pháp lý của công ty hợp danh. Thời gian chưa đủ đài để cho các nhà đầu tư lựa chọn mô hình này (mới được quy định trong Luật). + Pháp luật chưa có những quy định cụ thể. Pháp luật kinh tế chưa đồng bộ, chưa tạo ra được môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư. Số lượng các nhóm kinh 16
  20. doanh, hộ kinh doanh đông và được tổ chức gần giống công ty hợp danh lại ngần ngại chuyển đổi mô hình hoạt động. + Thành viên hợp danh phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp với ngành nghề đăng kí kinh doanh của công ty hợp danh. Việc xin cấp chứng chỉ hành nghề không đơn giản. 2.3. Một số kiến nghị - Phân chia rõ ràng 2 loại công ty hợp danh : Đó là: Hợp danh thông thường và Hợp danh hữu hạn. Hiện nay chỉ có 1 quy định duy nhất về công ty hợp danh nên 2 loại này về cơ bản chỉ được ghi nhận trong 1 định nghĩa. Điều này dẫn đến 1 số khó khăn nhất định khi xem xét các trường hợp giải thể bắt buộc của công ty hợp danh ( vì lý do không có đủ số lượng thành viên tối thiểu theo yêu cầu trong 6 tháng liên tục). TVGV không có quyền quản lý nhưng không phủ nhận được vai trò của họ. Hai loại trên có bản chất tương đối giống nhau nhưng vẫn có những đặc điểm pháp lý khác biệt. Nên quy định việc giải thể bắt buộc rõ ràng như sau: (1) Đối với công ty hợp danh chỉ có TVHD: Không còn đủ 2 TVHD. (2) Đối với công ty hợp danh có TVHD và TVGV: Không còn đủ 3 thành viên (không đủ 2 TVHD hay không có TVGV nào). Nếu có quy định đối với Công ty hợp danh hữu hạn thì nếu loại này không đáp ứng điều kiện về số lượng thành viên có thể chuyển đổi sang công ty hợp danh thông thường nếu vẫn còn đủ 2 TVHD. công ty hợp danh là loại hình công ty đóng đặc thù nên bất kỳ một biến động nào của phạm vi thành viên hay cơ cấu vốn góp cũng để ngỏ khả năng phá vỡ nền tảng cơ sở của công ty và buộc chuyển đổi loại hình. Thay vì giải thể, có thể quy định thêm một số trường hợp chuyển đổi công ty hợp danh từ hữu hạn sang thông thường và ngược lại. - Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của Thành viên góp vốn: 17
  21. Những quy định về thành viên góp vốn hiện nay còn khá sơ sài, nhất là chưa có chế tài xử lí và dữ liệu những vi phạm của TVGV này. Nên quy định TVGV phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với những thương vụ do mình tạo lập do vượt quá thẩm quyền. Việc chuyển nhượng vốn góp của TVGV còn phụ thuộc thành viên hợp danh là một bất cập góp phần làm hạn chế hoạt động của công ty hợp danh. TVHD mới cần có sự hiện diện của yếu tố nhân thân nên quy định khắt khe về chuyển nhượng vốn là đúng. Còn TVGV chẳng qua chỉ hiện diện thông qua phần vốn góp. Luật DN quy định theo hướng bắt buộc TVGV phụ thuộc quá nhiều vào điều lệ. Cần đưa ra những điều kiện cụ thể hơn để các TVHD ở một mức độ nào đó không thể hạn chế việc chuyển nhượng vốn của các TVGV và họ được rút khỏi công ty nếu được đa số TVHD chấp nhận. - Cho phép công ty hợp danh được phát hành trái phiếu: Trên thế giới chỉ quy định công ty hợp danh không được phát hành cổ phiếu. Việc phát hành trái phiếu không ảnh hưởng đến tính chất đóng, hạn chế tiếp nhận thành viên của loại công ty này bởi: người mua trái phiếu thực chất là chủ nợ của công ti chứ không phải là thành viên của công ti. Điều này sẽ giúp cho công ty hợp danh huy động vốn một cách dễ dàng hơn, thu hút được các nhà đầu tư hơn, thuận lợi hơn trong quá trình kinh doanh, nhất là thực tế công ty hợp danh ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, lại mang bản chất đối vốn nên rất thiếu vốn hoạt động. - Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến công ty hợp danh: Biện pháp này nhằm góp phần phổ biến sâu rộng loại hình công ty hợp danh vào đời sống xã hội và đời sống doanh nghiệp hơn qua các diễn đàn, phương tiện thông tin đại chúng bởi một thực tế hiện nay ngay cả những diễn đàn của luật sư và doanh nghiệp cũng ít đề cập, thậm chí là không đề cập đến mô hình công ty hợp danh này. Bên cạnh đó, số lượng công trình nghiên cứu khoa học về Công ty hợp danh cũng chỉ ở mức hạn chế. Việc tuyên truyền sâu rộng bằng những bài viết chất lượng, đi 18
  22. sâu làm nổi bật bản chất và vai trò của công ty hợp danh có thể giúp mọi người hiểu rõ được bản chất pháp lý của mô hình có nhiều tiềm năng và ý nghĩa to lớn này. 3. Công ty liên doanh ở Việt Nam trong những năm qua 3.1. Tình hình phát triển của các công ty liên doanh của Việt Nam - Thực trạng thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam: Từ khi bắt đầu mở cửa đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các cải cách trong nước khác, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến ngày 20/12/2020, cả nước có 33.070 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký là 384 tỷ USD; vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 231,86 tỷ USD, bằng 60,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Theo lĩnh vực đầu tư, các doanh nghiệp (DN) FDI đã đầu tư vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với khoảng 58% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản (chiếm 16%); và sản xuất, phân phối điện (hơn 7%). Theo địa phương, FDI đã có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố, trong đó TP. Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu thu hút FDI; tiếp theo là Hà Nội; Bình Dương. Theo đối tác đầu tư, đến thời điểm 20/12/2020, có 137 quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam. Trong đó, đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký gần 70,6 tỷ USD; Thứ hai là Nhật Bản (60,3 tỷ USD). Các nước, vùng lãnh thổ tiếp theo là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông. Riêng Trung Quốc đại lục trong 5 năm gần đây đứng thứ 7. - Tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2021: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thống kê, tính đến ngày 20/6/2021, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 15,27 tỷ USD, bằng 97,4% so với cùng kỳ năm 19
  23. 2020. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 9,24 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2020. Cụ thể, có 804 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 43,3%), tổng vốn đăng ký đạt gần 9,55 tỷ USD (tăng 13,2% so với cùng kỳ); 460 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 12,5%), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 4,12 tỷ USD (tăng 10,6% so với cùng kỳ); 1.855 lượt GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 55%), tổng giá trị vốn góp đạt gần 1,61 tỷ USD (giảm 54,3% so với cùng kỳ). Theo lĩnh vực đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt 6,98 tỷ USD, chiếm 45,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,34 tỷ USD, chiếm gần 35% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt 1,15 tỷ USD và 476 triệu USD. Còn lại là các lĩnh vực khác. Theo đối tác đầu tư, đã có 80 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư của một số đối tác lớn như Xinh-ga-po, Nhật Bản, Hàn Quốc đều tăng lên so với cùng kỳ. Trong đó, Xinh-ga-po dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 5,64 tỷ USD, chiếm gần 36,9% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,44 tỷ USD, chiếm gần 16% tổng vốn đầu tư và tăng 66,8% so với cùng kỳ. Vốn đầu tư của Xinh-ga-po và Nhật Bản chủ yếu theo hình thức đầu tư mới, chiếm lần lượt 84% và 67,8% tổng vốn đăng ký của 2 quốc gia này. Hàn Quốc đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký 2,05 tỷ USD, chiếm 13,4% tổng vốn đầu tư, tăng 43,6% so với cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Theo địa bàn đầu tư, các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 56 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó, Long An dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,57 tỷ USD, chiếm 23,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai với tổng vốn đăng 20
  24. ký 1,43 tỷ USD, chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư. Cần Thơ đứng thứ ba với 1,32 tỷ USD, chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo lần lượt là Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội, Tính lũy kế đến ngày 20/6/2021, cả nước có 33.787 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 397,89 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 241,1 tỷ USD, bằng 60,6% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực. Kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tiếp tục tăng mạnh. Xuất khẩu kể cả dầu thô ước đạt trên 116 tỷ USD, tăng 32,2% so với cùng kỳ, chiếm 74,1% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 115,3 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ, chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN ước đạt trên 102,6 tỷ USD, tăng 38,7% so cùng kỳ và chiếm 64,9% kim ngạch nhập khẩu cả nước. Tính chung trong 6 tháng đầu năm 2021, khu vực ĐTNN xuất siêu 13,4 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 12,7 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu 14,9 tỷ USD. 3.2. Một số dự án lớn đầu năm 2021 (1) Dự án Nhà máy điện LNG Long An I và II (Xinh-ga-po), tổng vốn đăng ký trên 3,1 tỷ USD với mục tiêu truyền tải và phân phối điện, sản xuất điện tại Long An (cấp GCNĐKĐT ngày 19/3/2021). (2) Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn II (Nhật Bản), tổng vốn đăng ký trên 1,31 tỷ USD với mục tiêu xây dựng một nhà máy nhiệt điện nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp điện cho lưới điện khu vực và hệ thống điện quốc gia tại Cần Thơ (cấp GCNĐKĐT ngày 22/01/2021). (3) Dự án LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 750 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 04/02/2021). 21
  25. (4) Dự án Nhà máy Công ty TNHH Polytex Far Eastern Việt Nam (Đài Loan), điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 610 triệu USD (GCNĐT điều chỉnh cấp ngày 13/5/2021). (5) Dự án Công nghệ tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam (Hồng Kông), tổng vốn đầu tư đăng ký 498 triệu USD với mục tiêu sản xuất tấm quang năng và sản xuất thiết bị điện khác tại Quảng Ninh (GCNĐKĐT ngày 29/3/2021)./. 3.3. Giải pháp thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Để không bỏ lỡ cơ hội tăng thu hút FDI chất lượng cao, phấn đấu đạt tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến, quản trị hiện đại, bảo vệ môi trường, hướng đến công nghệ cao tăng 50% vào năm 2025 và 100% vào năm 2030 so với năm 2018 theo tinh thần Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, Việt Nam cần triển khai đồng bộ các giải pháp, cần thực hiện các nội dung sau:  Thứ nhất, để thu hút được đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia, nhất là từ những nước phát triển như: Mỹ và khối EU, ngoài những vấn đề liên quan đến môi trường đầu tư nói chung, Việt Nam cần chú trọng quan tâm đến đòi hỏi của những nhà đầu tư về một số khía cạnh như: Tính công khai, minh bạch, ổn định, dễ dự báo về thể chế, chính sách và luật pháp; Thực thi pháp luật nghiêm minh, thống nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; Thủ tục hành chính đơn giản, bảo đảm thời gian đã quy định  Thứ hai, đối với các địa phương đã phát triển đang cần thu hút dự án công nghệ cao, công nghệ tương lai, dịch vụ hiện đại; Chú trọng đến việc đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia về thời gian đàm phán, ký thỏa thuận và triển khai thực hiện  Thứ ba, các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực nâng cao năng lực về tất cả các mặt, từ công nghệ đến năng lực, trình độ của đội ngũ người lao động, quản lý. Cần yêu cầu và khuyến khích các doanh nghiệp FDI thực hiện các hoạt động nghiên cứu 22
  26. và phát triển (R&D) tại Việt Nam. Những hoạt động này sẽ tác động tích cực đến quá trình chuyển giao công nghệ.  Thứ tư, rà soát lại việc sử dụng FDI hiện tại để có kế hoạch điều chỉnh, cơ cấu lại hợp lý; Ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược; tạo lập chuỗi sản xuất toàn cầu; ưu tiên doanh nghiệp công nghệ cao và chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam.  Thứ năm, kiểm soát chặt chẽ những dự án đầu tư không phù hợp với nhu cầu phát triển của Việt Nam hoặc những lĩnh vực mà doanh nghiệp trong nước đủ năng lực về công nghệ (cụ thể là không cấp phép hoặc không cho phép đầu tư ở các khu công nghiệp có chất lượng cao, không áp dụng các ưu đãi về thuế ). Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn dịch chuyển dòng vốn nước ngoài và những lợi thế về việc sớm ký kết FTA với EU. Dịch bệnh đang diễn ra nhưng đây lại “cơ hội vàng” để Việt Nam bứt tốc thu hút vốn FDI. Tuy nhiên, để tận dụng lợi thế này thì trước mắt Việt Nam cần giải quyết các vấn đề lớn còn tồn đọng, triển khai các biện pháp để tạo: Môi trường kinh doanh lành mạnh; Sở hữu trí tuệ được đảm bảo, bản quyền, thương quyền cải cách hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp châu Âu nói riêng và các doanh nghiệp có vốn FDI nói chung được cấp phép đầu tư 23
  27. CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP 1. Đánh giá thực trạng Việt Nam - Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới trong 3 tháng đầu năm 2021 giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước nhưng có vốn đăng ký tăng 27,5%. Số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 28,2% so với cùng kỳ năm 2020; doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tăng 26,4%, đây phần lớn là doanh nghiệp trẻ, quy mô nhỏ, dễ chịu tổn thương do tác động tiêu cực từ bên ngoài. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy các doanh nghiệp kỳ vọng sản xuất kinh doanh trong quý II/2021 khả quan hơn quý I/2021. - Trong tháng 3/2021, cả nước có 11.171 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 113 nghìn tỷ đồng và số lao động đăng ký 72,8 nghìn người, tăng 39% về số doanh nghiệp, giảm 37,1% về vốn đăng ký và tăng 27,8% về số lao động so với tháng 02/2021. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 10,1 tỷ đồng, giảm 54,8% so với tháng trước và giảm 5,5% so với cùng kỳ năm trước. - Trong tháng, cả nước còn có 4.529 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1,6% so với tháng trước và tăng 32,3% so với cùng kỳ năm trước; 2.213 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, giảm 38,4% và giảm 9,7%; 3.458 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 32,7% và tăng 24,2%; 1.608 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 7,2% và tăng 22,2%. - Tính chung 3 tháng đầu năm 2021, cả nước có 29,3 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 447,8 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 245,6 nghìn lao động, giảm 1,4% về số doanh nghiệp, tăng 27,5% về vốn đăng ký và tăng 0,8% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 3 tháng đạt 15,3 tỷ đồng, tăng 29,2% so với cùng kỳ năm trước. Nếu tính cả 525,3 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của 9,6 nghìn doanh nghiệp thay đổi tăng vốn thì tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 3 tháng đầu năm 2021 là 973,1 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, còn có 24
  28. 14,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm trước, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 3 tháng đầu năm 2021 lên 44 nghìn doanh nghiệp, trung bình mỗi tháng có gần 14,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động. - Theo khu vực kinh tế, trong 3 tháng đầu năm nay có 472 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2020; 8,1 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 0,4%; 20,7 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, giảm 2,3%. Một số lĩnh vực hoạt động có số doanh nghiệp thành lập mới tăng: Kinh doanh bất động sản tăng 27,1% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất phân phối điện, nước, gas tăng 16,4%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội tăng 12%; khai khoáng tăng 7%; vận tải kho bãi tăng 6%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,4%; giáo dục và đào tạo tăng 0,1%. Có 8 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: Dịch vụ lưu trú ăn uống giảm 18%; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác giảm 13,5%; thông tin và truyền thông giảm 11,8%; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác giảm 6,5%; nghệ thuật, vui chơi giải trí giảm 4,1%; tài chính, ngân hàng và bảo hiểm giảm 3,5%; xây dựng giảm 3,1%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy giảm 1,9%. - Cũng trong 3 tháng đầu năm nay, có 40,3 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm: 23,8 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trước; 11,3 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 7,3%; 5,2 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 26,4%, trong đó có 4,7 nghìn doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng, tăng 27,6%; 49 doanh nghiệp có vốn trên 100 tỷ đồng, giảm 21%. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 1.946 doanh nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo có 616 doanh nghiệp; xây dựng có 462 doanh nghiệp; khoa 25
  29. học, công nghệ, dịch vụ tư vấn thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác có 318 doanh nghiệp; dịch vụ lưu trú và ăn uống có 289 doanh nghiệp; dịch vụ việc làm, du lịch, cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng, các dịch vụ hỗ trợ khác có 254 doanh nghiệp; vận tải, kho bãi có 247 doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản có 243 doanh nghiệp; giáo dục, đào tạo có 181 doanh nghiệp; thông tin truyền thông có 164 doanh nghiệp; sản xuất phân phối điện, nước, gas 108 doanh nghiệp. Trung bình mỗi tháng có 13,4 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. - Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh của các doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp quý I/2021, có 55,1% số doanh nghiệp cho rằng khả năng cạnh tranh cao của hàng hóa trong nước là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; 49,5% số doanh nghiệp cho rằng do nhu cầu thị trường trong nước thấp; 33,1% số doanh nghiệp cho rằng gặp khó khăn về tài chính; 27,1% số doanh nghiệp cho rằng thiếu nguyên, nhiên, vật liệu; 27% số doanh nghiệp cho rằng không tuyển được lao động theo yêu cầu; 26,6% số doanh nghiệp cho rằng nhu cầu thị trường quốc tế thấp; 23,9% số doanh nghiệp cho rằng lãi suất vay vốn cao; 21,3% số doanh nghiệp cho rằng tính cạnh tranh của hàng nhập khẩu cao; 21,2% số doanh nghiệp cho rằng thiết bị công nghệ lạc hậu. - Hiện nay, uy tín và vị thế của Việt Nam đang được cộng đồng quốc tế đánh giá cao qua những thành công đạt được từ công cuộc phòng, chống đại dịch Covid-19 vừa qua. Đây là cơ hội “vàng” để thế giới biết tới Việt Nam với lợi thế đặc biệt về “sự tin cậy chiến lược”, là điểm đến đầu tư an toàn và sẵn sàng đón nhận các dòng vốn chuyển dịch. - Giai đoạn bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 cũng là cơ hội để các DN tự kiểm chứng được sức chịu đựng và khả năng thích nghi của mình; tự đánh giá về thực trạng sản xuất kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và lợi thế cạnh tranh, cải tiến mô hình sản xuất kinh doanh theo hướng hiệu quả và bền vững. 26
  30. Ảnh hưởng của dịch Covid-19 cũng tạo ra thay đổi về cầu đối với một số sản phẩm, dịch vụ; đem lại cơ hội thị trường mới cho các DN Việt Nam có thể tận dụng. Bên cạnh đó, một số chính sách hội nhập quốc tế mới được ký kết và có hiệu lực sẽ tạo điều kiện cho các DN Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, hình thành chuỗi giá trị mới. 2. Giải pháp 2.1. Về phía các cơ quan Nhà nước Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp đã được ban hành về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh (Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020, Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020, Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020, Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020, ), trong đó cần tập trung triển khai các nhóm giải pháp sau: - Thực hiện nhất quán và triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung giải quyết các điểm nghẽn, bất cập làm cản trở DN phát triển. - Phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy; xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới: Xây dựng chuỗi cung ứng nguyên vật liệu đầu vào bền vững, tự chủ; Phát triển thị trường nội địa, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch. - Hỗ trợ phục hồi, đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. - Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng, phát triển nhân lực. - Khai thác tối đa lợi thế của các hiệp định thương mại tự do mới. - Hỗ trợ chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. 2.2. Về phía các doanh nghiệp 27
  31. - Tiếp tục nêu cao tinh thần dân tộc, phát huy tính chủ động tự lực, tự cường, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức; chủ động đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc DN; chú trọng đào tạo nâng cao năng lực quản trị DN, tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học công nghệ để biến thách thức thành cơ hội, tạo chuẩn giá trị mới; quan tâm hơn đến phục vụ người dân và nhu cầu trong nước, mở rộng thị trường, tiến tới tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, tạo đà phát triển bền vững, bứt phá. - Phát huy sức mạnh đoàn kết, tăng cường liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong cộng đồng DN trong nước, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài; chung sức cùng các cấp, các ngành thực hiện tốt các chính sách, giải pháp để vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh, đóng góp chung cho nền kinh tế. - Có chiến lược khuyến mại hấp dẫn, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. - Tăng cường kết nối với các cơ sở đào tạo để xây dựng nguồn nhân lực phù hợp, ưu tiên sử dụng, tạo việc làm cho người lao động trong nước, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. - Chủ động tìm hiểu thông tin, trang bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tận dụng cơ hội, lợi thế của các FTAs mới để chuyển hướng, tạo chuỗi giá trị mới, củng cố và mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Việt trên trường quốc tế. 2.3. Đối với hiệp hội doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan - Chủ động nghiên cứu, đánh giá thách thức và thời cơ của ngành, lĩnh vực để kịp thời chia sẻ, hướng dẫn, hỗ trợ tư vấn cho DN hội viên và ngành hàng đổi mới mô hình sản xuất kinh doanh, tận dụng cơ hội mới và thực hiện sản xuất kinh doanh an toàn và hiệu quả; tăng cường các hoạt động liên kết, chia sẻ thị trường, thông tin, khách hàng, nguyên vật liệu, Đồng thời, kịp thời đề xuất với Chính phủ và các cấp, các ngành liên quan các giải pháp, sáng kiến để phát triển DN, phục hồi nền kinh tế. 28
  32. - Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động, thực hiện tốt vai trò hỗ trợ các DN hội viên, là cầu nối hiệu quả giữa DN với các cơ quan Chính phủ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Website: Mof.gov.vn (Bộ Tài chính), business.gov.vn, tapchitaichinh.vn, mpi.gov.vn, luatsu.vn, Mục luật kinh tế. 2. Một số khía cạnh pháp lý về Công ty Hợp danh, Trần Thùy Anh, Luận văn Thạc sĩ khoa học, ĐH Luật Hà Nội, ĐH Paris II Panthenon – ASSAS, 2001. 3. Một số vấn đề pháp lý về Công ty Hợp danh, Vũ Đặng Hải Yến, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2003. 4. Giáo trình Luật Kinh tế, tập 1, Khoa Luật ĐH Quốc Gia Hà Nội, NXB.ĐH Quốc gia Hà Nội 5. Phạm Thế Vinh (2009), "Hình thức công ty hợp danh: không cần thiết phải qui định cụ thể", Báo Doanh nhân 6. Vũ Đặng Hải Yến (2003), Một số vấn đề pháp lý về công ty hợp danh, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội. 7. dau-nam-2021- 791.html?fbclid=IwAR0YisBo2L1HrInbI4LoLlgn6SFWfj_NtQt_mnmRhuQlG biqai8g6XBYGfc 8. ngoai%C2%A0vao-viet-nam-trong-boi-canh-moi-331915.html 9. 29