Luận văn Sự tác động của tính vị chủng và sự ác cảm trong việc đánh giá gạch ốp lát Trung Quốc và sẵn lòng mua gạch ốp lát nội của người Việt

pdf 89 trang tranphuong11 28/01/2022 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Sự tác động của tính vị chủng và sự ác cảm trong việc đánh giá gạch ốp lát Trung Quốc và sẵn lòng mua gạch ốp lát nội của người Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_su_tac_dong_cua_tinh_vi_chung_va_su_ac_cam_trong_vi.pdf

Nội dung text: Luận văn Sự tác động của tính vị chủng và sự ác cảm trong việc đánh giá gạch ốp lát Trung Quốc và sẵn lòng mua gạch ốp lát nội của người Việt

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM Lê Xuân Huy Vũ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH VỊ CHỦNG VÀ SỰ ÁC CẢM TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ GẠCH ỐP LÁT TRUNG QUỐC VÀ SẴN LÒNG MUA GẠCH ỐP LÁT NỘI CỦA NGƯỜI VIỆT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp.HCM Lê Xuân Huy Vũ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH VỊ CHỦNG VÀ SỰ ÁC CẢM TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ GẠCH ỐP LÁT TRUNG QUỐC VÀ SẴN LÒNG MUA GẠCH ỐP LÁT NỘI CỦA NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : TS.Hồ Ngọc Phương TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của Tôi, với sự hỗ trợ từ người hướng dẫn khoa học là TS.Hồ Ngọc Phương. Nội dung nghiên cứu, phân tích và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Trong nghiên cứu này một số nhận xét, phân tích, đánh giá trích dẫn nguồn tham khảo từ tác giả các bài viết đều nằm trong phần nội dung tác giả bài viết đề cập trong tài liệu tham khảo được nêu. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tp.HCM, ngày 1 tháng 10 năm 2013 Tác giả Lê Xuân Huy Vũ
  4. ii MỤC LỤC trang Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt v Danh mục các bảng, biểu vi Danh mục hình vẽ vii Chƣơng 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Giới thiệu 1 1.2. Đối tượng nghiên cứu 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 3 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 4 1.6. Kết cấu luận văn 5 Chƣơng 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 6 2.1. Giới thiệu 6 2.2. Cơ sở lý luận 6 2.2.1. Tính vị chủng tiêu dùng 6 2.2.2. Giá trị hàng ngoại nhập 7 2.2.3. Sự ác cảm 8 2.2.4. Sẵn lòng mua 8 2.3. Mô hình nghiên cứu 9 2.3.1. Mô hình lý thuyết 9 2.3.2. Mô hình cạnh tranh 11 2.4. Tóm tắt 14 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. Giới thiệu 15 3.2. Thiết kế nghiên cứu 15
  5. iii 3.2.1. Phương pháp 15 3.2.2. Qui trình nghiên cứu 16 3.3. Điều chỉnh thang đo 20 3.3.1. Thang đo tính vị chủng 22 3.3.2. Thang đo đánh giá hàng ngoại nhập 21 3.3.3. Thang đo sự ác cảm 21 3.3.4. Thang đo sẵn lòng mua hàng nội 22 3.4. Đánh giá sơ bộ thang đo 23 3.4.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha 24 3.4.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA 26 3.5. Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức 28 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Giới thiệu 29 4.2. Kiểm định thang đo 30 4.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach alpha và EFA 30 4.2.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA 32 4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA 34 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu theo hệ mô hình thứ bậc 37 4.4.1. Khám phá sự hiện diện của mô hình phù hợp : kiểm định Chi-bình phương giả 38 4.4.2 .Kiểm định mức độ phù hợp các mô hình nghiên cứu 39 4.5. Kiểm định giả thuyết 46 4.6. Ước lượng mô hình khám phá Mc2 bằng bootstrap 50 Chƣơng 5. KẾT LUẬN 51 Tài liệu tham khảo Phụ lục 1 : Dàn bài thảo luận tay đôi Phụ lục 2 : Bảng câu hỏi nghiên cứu định lượng Phụ lục 3 : Kiểm định phân phối của các biến quan sát
  6. iv Phụ lục 4a : Ước lượng các tham số trong Mt (chưa chuẩn hóa) Phụ lục 4b : Ước lượng các tham số trong Mc1 (chưa chuẩn hóa) Phụ lục 4c : Ước lượng các tham số trong Mc2 (chưa chuẩn hóa) Phụ lục 4d : Ước lượng các tham số trong Mc3 (chưa chuẩn hóa) Phụ lục 4e : Phân phối bootstrap Phụ lục 5a : Phương sai các sai số và khái niệm độc lập do ML ước lượng trong Mt Phụ lục 5b : Phương sai các sai số và khái niệm độc lập do ML ước lượng trong Mc1 Phụ lục 5c : Phương sai các sai số và khái niệm độc lập do ML ước lượng trong Mc2 Phụ lục 5d : Phương sai các sai số và khái niệm độc lập do ML ước lượng trong Mc3 Phụ lục 6 : Các hệ số phù hợp của Mc2, Mt, Mc1, Mc3
  7. v Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh CFA : Confirmatory Factor Analysis CFI : Comparative fit index EFA : Exploratory Factor Analysis GFI : Goodness of Fit index ML : Maximum likelihood RMSEA : Root mean square error approximation TLI : Tucker & Lewis index SEM : Structural Equation Modelling
  8. vi Danh mục các bảng, biểu trang Bảng 3.1. Thang đo tính vị chủng tiêu dùng 20 Bảng 3.2. Thang đo đánh giá giá trị hàng ngoại nhập 21 Bảng 3.3. Thang đo ác cảm chiến tranh 22 Bảng 3.4. Thang đo ác cảm kinh tế 22 Bảng 3.5. Thang đo sẵn lòng mua hàng nội 23 Bảng 3.6. Kết quả Cronbach alpha (định lượng sơ bộ) 25 Bảng 3.7. Kết quả EFA (định lượng sơ bộ) 27 Bảng 4.1. Kết quả Cronbach alpha (định lượng chính thức) 31 Bảng 4.2. Kết quả EFA (định lượng chính thức) 33 Bảng 4.3. Kết quả đo lường giá trị hội tụ và phân biệt của các thang đo 36 Bảng 4.4. Hệ số tương quan giữa các khái niệm 37 Bảng 4.5. Chi-bình phương, bậc tự do, mức ý nghĩa của các mô hình 39 Bảng 4.6. Kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình Mt và Ms 44 Bảng 4.7. Kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình Ms và Mc1 44 Bảng 4.8. Kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình Ms và Mc2 45 Bảng 4.9. Kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình Mc2 và Mc3 45 Bảng 4.10. Kiểm định giả thuyết mối quan hệ giữa các khái niệm 47 Bảng 4.11. Kết quả ước lượng bằng bootstrap với N = 1000 50
  9. vii Danh mục hình vẽ trang Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết Mt 10 Hình 2.2. Mô hình cạnh tranh Mc1 12 Hình 2.3. Mô hình cạnh tranh Mc2 13 Hình 2.4. Mô hình cạnh tranh Mc3 14 Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu 17 Hình 4.1. Kết quả CFA mô hình tới hạn 35 Hình 4.2. Kết quả SEM mô hình lý thuyết Mt (chuẩn hóa) 40 Hình 4.3. Kết quả SEM mô hình cạnh tranh Mc1 (chuẩn hóa) 41 Hình 4.4. Kết quả SEM mô hình cạnh tranh Mc2 (chuẩn hóa) 42 Hình 4.5. Kết quả SEM mô hình cạnh tranh Mc3 (chuẩn hóa) 43
  10. 1 Chƣơng 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Giới thiệu Trong những năm qua, các doanh nghiệp trên thế giới gặp rất nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu cho nên mỗi doanh nghiệp đều muốn tăng cường khai thác và thúc đẩy ở lĩnh vực xuất khẩu nhằm đem về nguồn lợi kinh tế. Do đó, khía cạnh trong nước, các doanh nghiệp bản địa giờ đây khó khăn hơn bao giờ hết, vì có thêm nhiều đối thủ nước ngoài. Dưới sự cạnh tranh khốc liệt đó, doanh nghiệp nào hiểu hành vi mua hàng của người tiêu dùng, hoạch định sản xuất, kinh doanh trên cơ sở đó, sẽ là doanh nghiệp chiến thắng trong cuộc đua sống còn. Vì lẽ đó, các doanh nghiệp rất quan tâm tìm hiểu các yếu tố tác động quyết định chọn mua giữa hàng trong nước và hàng nhập ngoại của người tiêu dùng. Các vấn đề trên cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức trên thế giới quan tâm, nghiên cứu trong nhiều năm qua. Trong đó, các nghiên cứu thường cho thấy rằng, các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi chọn mua giữa hàng ngoại nhập và hàng trong nước đó là (1) tính vị chủng tiêu dùng, (2) sự ác cảm do sự kiện chiến tranh, (3) ác cảm kinh tế, và (4) đánh giá giá trị sản phẩm. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng cho thấy các yếu tố nêu trên có thể tác động khác nhau ở từng lĩnh vực hay từng nước do văn hóa, thói quen tiêu dùng, hoặc trình độ phát triển khác nhau v.v. Tại Việt Nam, những năm gần đây, các quảng bá và vận động sử dụng hàng Việt, chẳng hạn như : “Hàng Việt Nam chất lượng cao”, “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”, “Ta về Ta tắm ao Ta” hay công ty Vinarack “Văn Hóa Việt dùng hàng Việt” v.v. xuất hiện ở báo đài và truyền thông khá nhiều cho thấy các tổ chức, doanh nghiệp trong nước cũng khai thác và quan tâm đến vấn đề này. Tuy nhiên, ở từng lĩnh vực, mối quan tâm này ở Việt Nam chưa nhiều hoặc chỉ đơn thuần là lời kêu gọi dùng hàng trong nước mà chưa nắm rõ, hay khai thác hết các yếu tố tác động lên hành vi mua hàng của người tiêu dùng nhằm tăng khả năng cạnh tranh.
  11. 2 Nghiên cứu này được thực hiện với mong muốn xây dựng thang đo và đo lường mức độ tác động của các yếu tố đề cập ở trên cho mặt hàng gạch ốp lát, nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh gạch ốp lát trong nước hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng chính đến hành vi chọn mua giữa gạch ốp lát trong nước và gạch ốp lát Trung Quốc, từ đó đề ra chính sách và chiến lược kinh doanh hiệu quả. Mặt hàng gạch ốp lát là sản phẩm mà hàng Trung Quốc đa dạng về chất lượng và giá cả, cạnh tranh gay gắt với hàng trong nước hiện nay. Ngoài ra, dân số Việt Nam đông, nhu cầu sửa chữa nhà và nhà xây dựng mới cao (cung không đủ cầu), do đó gạch ốp lát là một mặt hàng khi nghiên cứu, mức độ đóng góp của nghiên cứu và áp dụng thực tiễn cao. Khái niệm hàng nội và hàng ngoại nhập sử dụng trong nghiên cứu này được định nghĩa như sau : 1. Hàng (sản phẩm) ngoại nhập là gạch ốp lát Trung Quốc, được sản xuất tại Trung Quốc hoặc được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam 2. Hàng (sản phẩm) nội hay trong nước là gạch ốp lát được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước hoặc do doanh nghiệp Việt Nam liên doanh sản xuất ra 1.2. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu đề tài hướng đến là người Việt, tiêu dùng sản phẩm gạch ốp lát tại thị trường TP.HCM có độ tuổi từ 18 đến 55, đang sử dụng hoặc có hiểu biết về gạch ốp lát trong nước và gạch ốp lát Trung Quốc, có quyết định hoặc tham gia quyết định chọn mua gạch ốp lát cho gia đình. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu Tổ chức, doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát Việt Nam hiểu rõ yếu tố tác động và mức độ tác động đến quyết định chọn mua giữa gạch ốp lát trong nước và gạch ốp lát Trung Quốc sẽ thành công hơn trong việc khai thác, xây dựng và quảng bá
  12. 3 thương hiệu của mình trên thị trường. Vì vậy, nghiên cứu này có mục đích xây dựng thang đo và thiết lập mô hình biểu diễn mối quan hệ giữa các yếu tố (1) tính vị chủng, (2) sự ác cảm chiến tranh, (3) sự ác kinh tế, (4) đánh giá giá trị hàng nhập, và (5) sự sẵn lòng mua gạch ốp lát nội của người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể là : 1. Kiểm định tác động của tính vị chủng tiêu dùng, sự ác cảm chiến tranh, ác cảm kinh tế với Trung Quốc của người Việt, tới việc đánh giá giá trị gạch ốp lát Trung Quốc và quyết định mua gạch ốp lát nội của người Việt. 2. Khám phá, đo lường sự tác động giữa các yếu tố tính vị chủng tiêu dùng, đánh giá giá trị gạch ốp lát Trung Quốc, sự ác cảm kinh tế, ác cảm chiến tranh, đến việc chọn mua gạch ốp lát nội và hay gạch ốp lát Trung Quốc. 1.4. Phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại thị trường TP.HCM. Phương pháp suy diễn được sử dụng trong nghiên cứu theo lý thuyết về Marketing (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Bắt đầu từ các lý thuyết khoa học đã có, đề ra các giả thuyết về vấn đề nghiên cứu (research problems) và dùng quan sát để kiểm định các giả thuyết (hypothesis testing) này. Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước. Một là, nghiên cứu sơ bộ định tính và định lượng và bước hai là nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện bằng phương pháp thảo luận tay đôi với người tiêu dùng. Nghiên cứu sơ bộ định lượng và nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng kỹ thuật phỏng vấn qua thư thông qua bảng câu hỏi chi tiết. Dữ liệu thu thập được từ khảo sát, phân tích và được sàng lọc với các công cụ chính là hệ số độ tin cậy Cronbach alpha (Cronbach, 1951) và phân tích yếu tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Phần mềm xử lý dữ liệu thống kê SPSS 16 được dùng trong bước này. Tiếp theo, các thang đo được kiểm định thông qua phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis).
  13. 4 Phần mềm xử lý số liệu cấu trúc tuyến tính AMOS 22 (Analysis of Moment Structures) được dùng trong bước này. 1.5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài nghiên cứu này đem lại một ý nghĩa thực tiễn trước hết cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gạch ốp lát, bên cạnh đó các công ty quảng cáo và nghiên cứu thị trường, các nhà làm nghiên cứu trong lãnh vực tiếp thị, có thể áp dụng trong cùng lĩnh vực hoặc làm cơ sở để hình thành nghiên cứu cho các lĩnh vực khác. Cụ thể như sau : Trước hết, việc đo lường được tính vị chủng, và sự ác cảm của người tiêu dùng Việt Nam với sản phẩm gạch ốp lát nhập từ Trung Quốc, giúp cho doanh nghiệp, tổ chức hiểu rõ thêm một yếu tố vĩ mô bên ngoài sản phẩm có khả năng tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Trên cơ sở thuộc tính và mức ảnh hưởng của nó, doanh nghiệp hay tổ chức có một cơ sở hoạch định các chương trình xây dựng và quảng bá thương hiệu, đặc biệt là định vị thương hiệu trên thị trường có hiệu quả hơn, nhằm tăng khả năng cạnh tranh thương hiệu của doanh nghiệp, của tổ chức trong nước. Hai là, kết quả nghiên cứu ngoài việc đưa ra một đánh giá về chất lượng sản phẩm Trung Quốc theo cảm nhận của người tiêu dùng trong nước, còn giúp hiểu được kết cấu sự lượng giá của người mua với sự cân nhắc giữa chất lượng và giá cả. Bên cạnh đó, các ưu thế tương đối hoặc thất thế tương đối của hàng nội (có thể mang lại từ tính vị chủng, sự ác cảm) cũng được định vị và doanh nghiệp có những cơ sở để định hướng và điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. Ba là, kết quả của nghiên cứu giúp cho các công ty quảng cáo và nghiên cứu thị trường nắm bắt được vai trò của các yếu tố trên cũng như các thang đo lường chúng. Từ đó, có thể thực hiện các dự án nghiên cứu thị trường trong cùng ngành hoặc ở một lĩnh vực khác. Từ đó, các chương trình quảng cáo, khuyến mãi định hướng đúng và có hiệu quả để tăng giá trị thương hiệu của các công ty khách hàng.
  14. 5 1.6. Kết cấu luận văn Luận văn này gồm năm chương. Phần mở đầu giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2, trình bày tổng quan lý luận về các khái niệm tính vị chủng, sự ác cảm của người tiêu dùng, đồng thời xây dựng mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết cho nghiên cứu được đưa ra. Tiếp đến, Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu để kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu. Chương 4 so sánh, đánh giá mô hình và trình bày kết quả nghiên cứu. Cuối cùng, phần kết luận sẽ tóm tắt lại những kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu, bên cạnh đó, các hạn chế của nghiên cứu để định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo cũng được đưa ra trong phần này.
  15. 6 Chƣơng 2. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Giới thiệu Phần mở đầu khái quát về dự án nghiên cứu. Chương 2 này giới thiệu cơ sở lý luận cho nghiên cứu. Trên cơ sở này, bốn mô hình nghiên cứu (một mô hình lý thuyết và ba mô hình cạnh tranh) được xây dựng cùng với các giả thuyết về các mối quan hệ giữa các khái niệm trong các mô hình. Chương này bao gồm hai phần chính, (1) cơ sở lý luận về tính vị chủng tiêu dùng, đánh giá trị hàng nhập, sự ác cảm, và sẵn lòng mua hàng nội, và (2) mô hình nghiên cứu. 2.2. Cơ sở lý luận Như đã giới thiệu ở Chương 1, các yếu tố chính tác động vào sự sẵn lòng mua sản phẩm nội và ngoại nhập thường được nghiên cứu là tính vị chủng, đánh giá giá trị sản phẩm, v.v. Phần này sẽ tập trung vào bốn khái niệm chính, đó là tính vị chủng, đánh giá giá trị sản phẩm, sự ác cảm và sự sẵn lòng mua. 2.2.1. Tính vị chủng tiêu dùng Khái niệm về tính vị chủng (ethnocentrism) ra đời từ khá lâu, phần lớn khái niệm này sử dụng chủ yếu trong lãnh vực tâm lý xã hội. Summer (1906), định nghĩa tính vị chủng là cách nhìn các sự vật của một người, mà cộng đồng họ đang thuộc về là trung tâm, là mẫu mực, thước đo cho tất cả sự vật chung quanh. Mỗi cộng đồng đều nuôi dưỡng niềm tự hào, tự tôn, tán dương những thành viên của mình và không xem trọng người ngoài cộng đồng đó. Tính vị chủng thể hiện qua các hoạt động bảo vệ nền văn hóa và tồn vong của cả cộng đồng, qua sự đoàn kết, hợp tác giữa các thành viên và lòng trung thành với cộng đồng. Các đặc tính của tính vị chủng cho thấy các xu hướng hành vi sau : . Phân biệt giữa các cộng đồng . Nhận thức sự kiện theo cách của cộng đồng
  16. 7 . Xem cộng đồng của mình là trung tâm vũ trụ, với cách sống vượt trội . Nghi ngờ và xem thường các cộng đồng khác . Xem cộng đồng của mình là ưu việt, hùng mạnh và thành thật . Cho các cộng đồng khác là đáng ngờ, yếu kém và gây rắc rối Tính vị chủng được Shimp & Sharma (1987) áp dụng, khai thác trong lĩnh vực tiếp thị, nghiên cứu hành vi tiêu dùng, được đặt tên là tính vị chủng tiêu dùng (consumer ethnocentrism). Qua đó, tính vị chủng tiêu dùng được khái niệm là những niềm tin, quan niệm sẵn có về sự đúng đắn phù hợp về mặt đạo đức trong việc mua hàng nước ngoài. Với những người có tính vị chủng cao, hành vi mua hàng ngoại không chỉ là thuần túy kinh tế mà nó còn mang giá trị đạo đức. Không mua hàng ngoại là yêu nước, thích đáng, ngược lại, mua hàng ngoại là đáng trách, đi ngược lại lợi ích quốc gia. Những người này thường có xu hướng định kiến chống lại việc nhập khẩu và thích thú tiêu dùng hàng hóa được sản xuất trong nước. Nghiên cứu của Kamaruddin et al. (2002), cho thấy, người tiêu dùng của các nước như Đức, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, thường có xu hướng tiêu dùng hàng hóa được sản xuất ngay tại quốc gia của họ. 2.2.2. Giá trị hàng ngoại nhập Giá trị sản phẩm thường được đánh giá thông qua chất lượng (độ bền, độ tin cậy, công nghệ, tay nghề, hình thức) và giá cả. Do đó, giá trị sản phẩm có mối quan hệ chặc chẽ với chất lượng của nó. Tuy nhiên, trong thực tế không phải người tiêu dùng nào cũng luôn có thể đánh giá được chất lượng thực sự của một sản phẩm. Thay vào đó, họ thường giá trị sản phẩm thông qua chất lượng cảm nhận và giá cả cảm nhận (Zeithaml, 1988; Alhabeed, 2002). Khi đánh giá giá trị của một sản phẩm ngoại nhập, người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng bởi quốc gia nơi mà sản phẩm được sản xuất hơn là xuất xứ quốc tịch
  17. 8 của công ty sản xuất ra nó (Knight, 1999; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Các nghiên cứu về việc đánh giá chất lượng sản phẩm ngoại nhập đã cho thấy rằng quốc gia sản xuất có tác động đến việc nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm . 2.2.3. Sự ác cảm Klein, Ettenson & Morris (1998) định nghĩa sự ác cảm “dấu vết ác cảm từ quá khứ về chiến tranh, chính trị hay các sự kiện kinh tế”. Rằng nguồn gốc của một sản phẩm có tác động đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng qua việc đánh giá sản phẩm. Hay nói cách khác, người tiêu dùng có thể không mua hàng hóa của quốc gia thù địch không phải chỉ bởi vì sản phẩm của quốc gia này chất lượng kém mà bởi vì quốc gia thù địch có liên quan đến kinh tế, chính trị hoặc các hoạt động quân sự mà người tiêu dùng khó tha thứ. Sự ác cảm có thể được tìm thấy giữa Mỹ và Canada (Klein, Ettenson & Morris, 1998) do các sự kiện quân sự. Các ví dụ về sự ác cảm khá nhiều, các quan sát thấy rằng người tiêu dùng Do Thái tránh việc mua hàng hóa của Đức. Tương tự, sự tẩy chay sản phẩm của Pháp của người tiêu dùng ở New Zealand và Úc bởi vì liên quan đến các vụ thử hạt nhân của Pháp cũng được nghiên cứu bởi (Ettenson & Klein, 2005). Sự ác cảm này, cũng có thể được quan sát thấy giữa Nhật và Hàn Quốc. 2.2.4. Sẵn lòng mua Sẵn lòng mua (willingness to buy) là khái niệm nói lên xu hướng của người tiêu dùng trong việc thực hiện hành vi mua hàng hay tiêu dùng một sản phẩm, dịch vụ (Darling & Wood, 1990). Xu hướng tiêu dùng thường không ra quyết định mua hàng một sản phẩm, dịch vụ nào đó khi xu hướng tiêu dùng nó của họ không cao, vì vậy, hầu hết các mô hình trong lý thuyết hành vi tiêu dùng đều mô hình khái niệm xu hướng tiêu dùng (sẵn lòng mua) là biến phụ thuộc trong mô hình của mình (Ajzen & Fishbein 1980; Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang 2011).
  18. 9 2.3. Mô hình nghiên cứu Như đã đề cập, không nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa tính vị chủng tiêu dùng, sự ác cảm với đánh giá giá trị hàng ngoại nhập và việc sẵn lòng mua hàng nội của người dùng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Do đó, đề tài này xây dựng thang đo, đồng thời tìm mối liên hệ giữa chúng đến hành vi sẵn lòng mua gạch ốp lát của người tiêu dùng Việt Nam. 2.3.1. Mô hình lý thuyết Theo Klein, Ettenson & Morris (1998), tính vị chủng tiêu dùng nói lên xu hướng thiên vị trong đánh giá của người tiêu dùng đối với các giá trị của sản phẩm. Người có tính vị chủng cao thường đánh giá cao những gì thuộc về nhóm của mình và ngược lại đối với những gì không thuộc nhóm của mình. Trong hành vi tiêu dùng, những người có tính vị chủng cao có xu hướng đánh giá thấp những hàng hóa không do cộng đồng cùng văn hóa của họ sản xuất, ở đây là hàng hóa được sản xuất trong chính nước họ, và đánh giá cao những gì được sản xuất trong nước. Những người có tính vị chủng thấp thường đánh giá giá trị hàng hóa thông qua xuất xứ của quốc gia sản xuất. Hay nói cách khác, tính vị chủng có liên quan chặt chẽ đến chất lượng sản phẩm (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011) và sẵn lòng mua (Klein, Ettenson & Morris, 1998). Vì vậy các giả thuyết sau đây được đề nghị, H1 : Có mối quan hệ dương giữa tính vị chủng và sẵn lòng mua hàng nội H2 : Có mối quan hệ âm giữa tính vị chủng và đánh giá giá trị hàng ngoại nhập H3 : Có mối quan hệ tương quan âm giữa đánh giá giá trị hàng ngoại nhập và sẵn lòng mua hàng nội Sự ác cảm kinh tế, chiến tranh trong nhiều nghiên cứu cho thấy các quốc gia bản địa có mối ác cảm về chính trị và kinh tế với quốc gia gây ảnh hưởng cho họ, có
  19. 10 sự ác cảm này, xu hướng ác cảm sẽ tác động bài trừ hàng của quốc gia thù địch (Klein, Ettenson & Morris, 1998). Hay nói cách khác, khi người tiêu dùng có mối ác cảm cao về kinh tế và chiến tranh, chính trị với quốc gia khác, họ đánh giá kém sản phẩm hoặc không chấp nhận hàng của quốc gia được cho là thù địch. Do đó, sự sẵn lòng mua với hàng trong nước của họ tăng. Thái độ này sẽ giảm dần khi sự ác cảm giảm dần. Mặc dù vậy, mức độ tác động bởi sự ác cảm là độc lập với chất lượng sản phẩm. Khái niệm sự ác cảm, bao gồm ác cảm chiến tranh và ác cảm kinh tế qua nhiều nghiên cứu cho thấy chúng độc lập nhau trong tác động lên hành vi tiêu dùng lên quyết định chọn mua sản phẩm. Vì thế, các giả thuyết sau được đưa ra, H4 : Sự ác cảm chiến tranh có tác động trực tiếp, quan hệ dương với sẵn lòng mua hàng nội H5 : Sự ác cảm kinh tế có tác động trực tiếp, quan hệ dương với sẵn lòng mua Dựa trên năm giả thuyết từ H1 H5, mô hình nghiên cứu đề nghị được đưa ra : Hình 2.1. Mô hình nghiên cứu lý thuyết Mt Tính vị chủng H1 H2 H3 Sẵn lòng mua hàng Việt Giá trị hàng nhập H4 H5 Ác cảm chiến tranh Ác cảm kinh tế
  20. 11 2.3.2. Mô hình cạnh tranh Việc xây dựng mô hình cạnh tranh trên cơ sở so sánh với mô hình nghiên cứu lý thuyết sẽ giúp cho nhà nghiên cứu khám phá ra được nhiều vấn đề mới hoặc ít nhất là để kiểm định lại mô hình nghiên cứu lý thuyết. Zaltman, Lemasters & Heffring (1982), cũng cho rằng, thay vì tập trung vào việc kiểm định một mô hình chúng ta cần phải kiểm định nó với mô hình cạnh tranh. Việc xây dựng mô hình cạnh tranh không phải chỉ là một việc hợp lý cần làm mà còn là một việc làm tự nhiên trong nghiên cứu. Tuy nhiên, không nên chờ kiểm định các mô hình cạnh tranh trong các nghiên cứu khác mà phải thực hiện nó trong cùng một nghiên cứu (Bagozzi, 1984). Khi phân tích mô hình cạnh tranh ngay trong nghiên cứu thì các đối tượng nghiên cứu, đo lường, và các yếu tố môi trường khác được thiết lập như nhau cho mô hình đề nghị và các mô hình cạnh tranh cho nên mức độ tin cậy trong so sánh cao hơn. Do vậy, nghiên cứu này sẽ xem xét mô hình cạnh tranh với mô hình lý thuyết đã đưa ra. Theo đó, ba mô hình cạnh tranh được đưa ra (hình 2.2 – hình 2.4). Mô hình cạnh tranh Mc1 Những người tiêu dùng có tính vị chủng cao thường cho rằng việc tiêu dùng các sản phẩm ngoại nhập là một hành vi không đúng đắn. Vì lý do này, xu hướng tiêu dùng hàng nội của họ sẽ cao. Tuy nhiên, vấn đề đánh giá giá trị sản phẩm ngoại nhập có thể chỉ phụ thuộc chủ yếu vào cảm nhận của họ đối với chính chất lượng và giá cả của sản phẩm đó. Hay nói cách khác, họ sẽ dựa vào các thuộc tính của chúng. Vì vậy, chúng ta có thể giả thuyết là tính vị chủng tiêu dùng là yếu tố tác động vào xu hướng tiêu dùng hàng nội nhưng nó không có quan hệ vào việc đánh giá giá trị của sản phẩm ngoại nhập. Trên cơ sở này, một mô hình cạnh tranh, ký hiệu là Mc1 được đưa ra. Trong mô hình này, giả thuyết là không có mối quan hệ giữa tính vị chủng tiêu dùng và đánh giá giá trị sản phẩm ngoại nhập (Hình 2.2).
  21. 12 Hình 2.2. Mô hình cạnh tranh Mc1 Tính vị chủng H1 H3 Sẵn lòng mua hàng Việt Giá trị hàng nhập H4 H5 Ác cảm chiến tranh Ác cảm kinh tế Mô hình cạnh tranh Mc2 Khi người tiêu dùng, cho rằng một quốc gia khác không đáng tin cậy, gây bất lợi cho nền kinh tế quốc gia của họ, có khả năng họ đánh giá không cao sản phẩm của nước này. Trên giả thuyết đó, mô hình nghiên cứu khám phá thứ hai, ký hiệu là Mc2 (có mối liên hệ giữa ác cảm kinh tế đến đánh giá hàng hóa ngoại nhập), được đưa ra. H6 : Sự ác cảm kinh tế có tương quan âm đến đánh giá sản phẩm ngoại nhập
  22. 13 Hình 2.3. Mô hình cạnh tranh Mc2 Tính vị chủng H1 H2 H3 Sẵn lòng mua hàng Việt Giá trị hàng nhập H4 H6 H5 Ác cảm chiến tranh Ác cảm kinh tế Mô hình cạnh tranh Mc3 Một số nghiên cứu cho thấy, sự ác cảm chiến tranh bên cạnh tác động trực tiếp, còn tác động gián tiếp đến việc sẵn lòng mua hàng nội thông qua đánh giá sản phẩm ngoại nhập (Gordon & David, 2006). Vì vậy, mô hình khám phá thứ ba, ký hiệu là Mc3 (giả thuyết ác cảm chiến tranh tác động âm lên đánh giá gạch ốp lát nhập từ Trung Quốc). H7 : Sự ác cảm kinh tế có tác động gián tiếp đến sẵn lòng mua hàng nội, thông qua mối tương quan âm đến đánh giá sản phẩm ngoại nhập
  23. 14 Hình 2.4. Mô hình cạnh tranh Mc3 Tính vị chủng H1 H5 H2 Sẵn lòng mua hàng Việt Giá trị hàng nhập H3 H6 H7 H4 Ác cảm chiến tranh Ác cảm kinh tế 2.4. Tóm tắt Chương này trình bày tổng quan lý luận về tính vị chủng tiêu dùng, đánh giá giá trị hàng ngoại nhập, sự ác cảm chiến tranh, ác cảm kinh tế và sẵn lòng mua. Trên cơ sở này, một mô hình lý thuyết (Mt) với năm giả thuyết được đưa ra. Đồng thời, ba mô hình cạnh tranh được đề nghị để đánh giá, so sánh.
  24. 15 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu Chương này bao gồm bốn phần chính, (1) thiết kế nghiên cứu, (2) các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, (3) đánh giá sơ bộ thang đo, và (4) giới thiệu nghiên cứu chính thức. 3.2. Thiết kế nghiên cứu 3.2.1. Phƣơng pháp Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính, (1) nghiên cứu sơ bộ và (2) nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ bao gồm hai nghiên cứu, định tính và định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định tính được thực hiện tại TP.HCM vào tháng 4 năm 2013 thông qua phương pháp thảo luận tay đôi với 10 người được mời trao đổi lấy ý kiến. Câu hỏi thảo luận tay đôi được trình bày trong phụ lục 1(dàn bài thảo luận tay đôi). Bước này, nhằm điều chỉnh thang đo trước khi thực hiện nghiên cứu sơ bộ định lượng. Nghiên cứu sơ bộ định lượng được thực hiện tại TP.HCM vào tháng 5 năm 2013, khảo sát 150 người tiêu dùng gạch ốp lát, theo phương pháp gởi bảng câu hỏi, dự kiến bảng câu hỏi thu về được là 130. Bảng câu hỏi thực tế nhận được 134 bảng, được dùng để đánh giá sơ bộ định lượng. Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sơ bộ thang đo các khái niệm nghiên cứu trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng và cũng thông qua kỹ thuật phỏng vấn qua thư đến người tiêu dùng với kích thước mẫu là 350, ước lượng thu về 300 bảng trả lời (dự trù 15% câu hỏi gởi đi không nhận được phúc đáp). Thực tế, bảng câu hỏi nhận phản hồi sau khi gởi khảo sát đạt yêu cầu 298 bảng, số lượng được dùng cho nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu chính
  25. 16 thức này dùng để kiểm định lại mô hình đo lường cũng như mô hình lý thuyết và các giả thuyết trong mô hình. Nghiên cứu chính thức này được thực hiện tại TP.HCM vào tháng 6 năm 2013. Bảng câu hỏi khảo sát dùng thang đo năm điểm, áp dụng cho cả nghiên cứu định lượng chính thức và định lượng sơ bộ. 3.2.2. Qui trình nghiên cứu Qui trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 3.1, dựa trên qui trình nghiên cứu Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011, trang 183), điều chỉnh lại cho phù hợp với nghiên cứu này.
  26. 17 Hình 3.1. Qui trình nghiên cứu Lý thuyết Thang đo Định tính (tính vị chủng, lượng giá , nháp 1 (thảo luận tay đôi) sẵn lòng mua, sự ác cảm) Định lượng sơ bộ Thang đo (bảng câu hỏi khảo sát) nháp 2 Cronbach alpha và EFA Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ Kiểm tra hệ số alpha Thang đo Loại các biến có trọng số EFA nhỏ chính thức Kiểm tra yếu tố và phương sai trích Cronbach alpha và EFA Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ Kiểm tra hệ số alpha Định lượng chính thức Loại các biến có trọng số EFA nhỏ (bảng câu hỏi khảo sát) Kiểm tra yếu tố và phương sai trích CFA Kiểm tra độ thích hợp mô hình Loại các biến có trọng số CFA nhỏ Kiểm tra tính đơn hướng, giá trị hội tụ, phân biệt SEM hệ mô hình thứ bậc So sánh và chọn mô hình phù hợp Kiểm định giá trị liên hệ lý thuyết
  27. 18 Bƣớc 1 : Xây dựng thang đo Quy trình xây dựng thang đo dựa vào qui trình do Churchill (1979) đưa ra. Tuy nhiên, công cụ đánh giá thang đo áp dụng theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2011). Vì nhược điểm của phương pháp truyền thống MTMM (multitrait-multimethod) do Churchill đề nghị có nhược điểm là đòi hỏi thực hiện nhiều nghiên cứu và nhiều phương pháp. Do đó, phân tích nhân tố khẳng định CFA được sử dụng để đánh giá giá trị thang đo được sử dụng. Thang đo được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về tính vị chủng trong tiêu dùng, sự ác cảm, đánh giá giá trị sản phẩm ngoại nhập và xu hướng tiêu dùng hàng nội cùng với các đo lường chúng đã có thị trường quốc tế. Trên cơ sở này một tập các biến quan sát (thang đo nháp I) được xây dựng để đo lường các biến tiềm ẩn (các khái niệm nghiên cứu). Bƣớc 2 : Nghiên cứu định tính Do sự khác nhau về văn hóa và trình độ phát triển kinh tế, cho nên có thể các thang đo đã được thiết lập tại các nước phát triển có thể khác khi áp dụng cho thị trường Việt Nam, vì vậy tập các thang đo được điều chỉnh và bổ sung thông qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận tay đôi (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Số lượng thảo luận tay đôi được thực hiện với 10 người. Lần lượt từng người tiêu dùng gạch ốp lát được mời trao đổi trực tiếp để lấy ý kiến. Thông qua kết quả của nghiên cứu định tính này, thang đo nháp được điều chỉnh. Sau khi điều chỉnh, thang đo nháp này được gọi là thang đo nháp II được dùng cho nghiên cứu định lượng sơ bộ tiếp theo. Bƣớc 3 : Nghiên cứu định lƣợng sơ bộ Thang đo nháp II được đánh giá thông qua nghiên cứu sơ bộ định. Như đã đề cập ở phần mở đầu, các thang đo này được điều chỉnh thông qua hai kỹ thuật chính : loại bỏ biến rác phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phương pháp phân tích
  28. 19 yếu tố khám phá EFA. Trước tiên, các biến quan sát có hệ số tương quan với biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.30, trong phân tích Cronbach alpha sẽ bị loại bỏ. Tiếp theo, các biến quan sát có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại bỏ. EFA, trong nghiên cứu này dùng phương pháp trích yếu tố principal axis factoring với phép quay promax, phép quay này phản ánh cấu trúc dữ liệu chính xác hơn dùng principal components với phép quay varimax (Gerbing & Anderson, 1988), điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue bằng 1. Tiếp đến Phương sai trích được kiểm tra, tổng phương sai trích của các yếu tố trích được (>= 50%; Nunally & Burnstein, 1994). Các biến còn lại (thang đo hoàn chỉnh) sẽ được đưa vào bảng câu hỏi dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức. Bƣớc 4 : Nghiên cứu định lƣợng chính thức Thang đo chính thức được dùng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này dùng để kiểm định thang đo và các mô hình nghiên cứu. Các thang đo này được kiểm định trở lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Tiếp theo, phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA (confirmatory factor analysis) được dùng kiểm định. Các biến quan sát có trọng số nhỏ (< 0.50) sẽ tiếp tục bị loại. Giá trị hội tụ, tính đơn hướng có giá trị phân biệt cũng được kiểm định trong bước này. Sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết và giá trị liên hệ lý thuyết. Mô hình lý thuyết sẽ được kiểm định thông qua một hệ thống mô hình thứ bậc để chọn ra mô hình phù hợp nhất (trong các mô hình Mc1, Mt, Mc2, Mc3 có bậc tự do giảm dần). Phương pháp ước lượng ML được sử dụng tiếp theo để ước lượng các tham số trong các mô hình. Lý do là khi kiểm định phân phối của các biến quan sát thì phân phối này lệch một ít so với phân phối chuẩn đa biến, tuy nhiên hầu hết các kurtosis và skewnesses đều nằm trong khoảng [-1, +1] nên ML vẫn là phương pháp ước lượng thích hợp (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2011).
  29. 20 3.3. Điều chỉnh thang đo Thang đo trong nghiên cứu này dựa vào lý thuyết và các thang đo đã có trên thế giới. Chúng được điều chỉnh, biên dịch lại và bổ sung cho phù hợp với người tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Có năm thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là tính vị chủng của người tiêu dùng (ký hiệu CE), đánh giá giá trị sản phẩm ngoại nhập (PV), ác cảm chiến tranh (WA), ác cảm kinh tế (EA), và sự sẵn lòng mua (WB). 3.3.1. Thang đo tính vị chủng Tính vị chủng tiêu dùng biểu thị niềm tin của người tiêu dùng về sự thích hợp và đạo đức trong việc tiêu dùng hàng ngoại nhập đối với nền kinh tế của nước mình. Vì vậy, thang đo tính vị chủng bao gồm các biến đo lường quan điểm này. Thang đo tính vị chủng do Shimp & Sharma (1987) xây dựng gồm 17 biến. Nghiên cứu này dựa theo thang đo được Netemyer, Durvasula & Lichtenstein (1991) điều chỉnh lại trên thang đo của Shimp & Sharma (1987) trong một nghiên cứu. Thang đo này bao gồm bảy biến quan sát. Kết quả nghiên cứu định tính, thang đo tính vị chủng cho thị trường Việt Nam cũng bao gồm bảy biến quan sát, ký hiệu từ CE1 đến CE7. Bảng 3.1. Thang đo Tính vị chủng tiêu dùng CE1 : Sản phẩm trong nước là sản phẩm trên hết, đầu tiên, cũng là cuối cùng Tôi chọn mua CE2 : Mua hàng hóa nhập ngoại không phải là hành vi đúng đắn của người Việt Nam CE3 : Không được phép mua hàng nhập ngoại, vì nó là nguyên nhân gây mất việc làm cho người Việt CE4 : Chúng ta nên mua hàng trong nước, thay vì làm giàu cho nước khác CE5 : Chúng ta chỉ mua hàng nhập ngoại chỉ khi nào trong nước không sản xuất được CE6 : Người Việt Nam mua hàng nhập ngoại phải chịu trách nhiệm cho việc gây thất nghiệp cho đồng bào mình CE7 : Mua hàng nhập ngoại gây ra tổn hại kinh doanh của người trong nước
  30. 21 3.3.2. Thang đo đánh giá giá trị hàng ngoại nhập Giá trị của một sản phẩm được đánh giá thông qua chất lượng và giá cả của nó. Vì vậy, thang đo giá trị sản phẩm ngoại nhập bao gồm các biến đo lường cảm nhận của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm, về công nghệ sản xuất, và về giá cả của nó so với chất lượng. Nghiên cứu này sử dụng thang đo đánh giá giá trị hàng ngoại nhập (PV) dựa vào thang đo của Klein, Ettenson & Morris (1998). Thang đo này bao gồm bốn biến quan sát, ký hiệu từ PV1 đến PV4. Bảng 3.2. Thang đo Đánh giá giá trị hàng ngoại nhập PV1 : Hàng hóa nhập từ Trung Quốc có chất lượng cao hơn hàng hóa trong nước làm ra PV2 : Hàng hóa nhập từ Trung Quốc có hình thức thiết kế và màu sắc rất bắt mắt PV3 : Hàng hóa nhập từ Trung Quốc có độ tin cậy cao hơn hàng hóa trong nước PV4 : Chi phí bỏ ra để mua gạch ốp lát Trung Quốc đáng đồng tiền 3.3.3. Thang đo sự ác cảm Thang đo sự ác cảm được dựa vào thang đo được đề xuất bởi Klein, Ettenson & Morris (1998) trong nghiên cứu về tiêu dùng của người Trung Quốc, Hàn Quốc, có điều chỉnh lại để thích hợp cho nghiên cứu này. Theo đó, khái niệm sự ác cảm bao gồm 2 thang đo : (1) Thang đo ác cảm chiến tranh, và (2) Thang đo ác cảm kinh tế. Thang đo ác cảm chiến tranh (WA) được đo lường bằng ba biến quan sát từ WA1 đến WA3 (Bảng 3.3)
  31. 22 Bảng 3.3. Thang đo ác cảm chiến tranh WA1 : Tôi cảm thấy giận dữ Trung Quốc đã gây ra thiệt hại cho dân Việt Nam và nước Việt Nam trong các cuộc chiến tranh WA2 : Tôi không bao giờ tha thứ tội ác chiến tranh Trung Quốc đã gây ra cho dân Việt Nam WA3 : Trung Quốc phải trả giá cho những gì đã làm người Việt Nam trong suốt các cuộc xâm lược Thang đo ác cảm kinh tế (EA) được đo lường bằng năm biến quan sát từ EA1 đến EA5 (Bảng 3.4) Bảng 3.4. Thang đo ác cảm kinh tế EA1 : Trung Quốc không là một đối tác kinh tế đáng tin cậy EA2 : Trung Quốc muốn đạt được sức mạnh kinh tế ở Việt Nam EA3 : Trung Quốc đang hưởng lợi kinh tế từ Việt Nam EA4 : Trung Quốc có quá nhiều ảnh hưởng kinh tế ở Việt Nam EA5 : Trung Quốc đang kinh doanh không công bằng với Việt Nam 3.3.4. Thang đo sẵn lòng mua hàng nội Sẵn lòng mua biểu thị xu hướng của một người tiêu dùng trong việc thực hiện một hành vi tiêu dùng. Vì vậy xu hướng tiêu dùng hàng nội nói lên xu hướng tiêu dùng hay không tiêu dùng hàng hóa được sản xuất trong nước. Thang đo xây dựng trong nghiên cứu này dựa trên thang đo của Darling & Arnold (1988), Darling & Wood (1990). Thang đo sẵn lòng mua hàng nội (WB) được đo lường bằng sáu biến quan sát, ký hiệu WB1 đến WB6. Sáu biến quan sát của thang đo được trình bày trong Bảng 3.5.
  32. 23 Bảng 3.5. Thang đo sẵn lòng mua hàng nội WB1 : Tôi cảm thấy có lỗi khi mua gạch ốp lát của Trung Quốc WB2 : Tôi không bao giờ mua gạch ốp lát Trung Quốc WB3 : Bất cứ khi nào có thể, Tôi tránh mua gạch ốp lát Trung Quốc WB4 : Khi có điều kiện, Tôi thích mua gạch ốp lát Trung Quốc WB5 : Ngay trong ý nghĩ, Tôi không thích sở hữu gạch ốp lát Trung Quốc WB6 : Nếu có hai loại gạch ốp lát ngang đồng về chất lượng, một là của Trung Quốc và một là của Việt Nam, Tôi sẵn sàng chi thêm 10% phí để sở hữu hàng hóa Việt Nam 3.4. Đánh giá sơ bộ thang đo Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này dựa theo các thang đo đã sử dụng và điều chỉnh tại các thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, khi biên dịch lại từ ngữ cho phù hợp ngôn ngữ Việt Nam, câu hỏi 11 & câu hỏi 15 (Phụ lục 1 : dàn bài thảo luận tay đôi) gây hiểu nhầm hoặc không rõ ý cho nhiều người được hỏi. Do đó, câu hỏi nghiên cứu này được điều chỉnh lại khi tiến hành khảo sát định lượng sơ bộ. Câu 11 (khởi đầu) : Tiền phải chi để mua hàng hóa nhập từ Trung Quốc không uổng Câu 11 (sửa lại) : Chi phí bỏ ra để mua gạch ốp lát Trung Quốc đáng đồng tiền Câu 15 (biến WB4) và câu 14 (biến WB3), người được phỏng vấn cho là có cùng ý nghĩa. Do vậy, câu hỏi 15 (biến WB4) bị lược bỏ. Các câu hỏi còn lại trong thảo luận tay đôi chuẩn bị cho thang đo, người tiêu dùng đều hiểu. Đồng thời, kết quả thảo luận tay đôi cho thấy chúng phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Thang đo sau khi hiệu chỉnh được dùng khảo sát trong bước định lượng sơ bộ tiếp theo để tiếp tục đánh giá thông qua hai công cụ chính (1) hệ số tin cậy
  33. 24 Cronbach alpha và phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA. Hệ số Cronbach alpha được sử dụng trước để loại các biến không phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng (item-total correlation) nhỏ hơn 0.30 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin cậy Cronbach alpha từ 0.60 trở lên. Tiếp theo, phương pháp EFA được sử dụng. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0.50 trong EFA sẽ tiếp tục bị loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng là principal axis factor với phép quay promax (oblique) và điểm dừng khi trích các yếu tố có eigenvalue = 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%. 3.4.1. Hệ số tin cậy Cronbach alpha Kết quả phân tích Cronbach alpha của năm thang đo được trình bày trong Bảng 3.6. Năm thang đo CE, PV, WA, EA, WB đều cho kết quả Cronbach alpha đạt yêu cầu ( > 0.60) và hệ số tương quan biến tổng khá cao ( > 0.30), tương quan biến tổng của thang đo CE nhỏ nhất là 0.507, của thang đo PV là 0.593, của thang đo WA là 0.608 và của thang đo EA là 0.643, và của thang đo WB là 0.671 . Như vậy, các biến thành phần của năm thang đo này đều được giữa lại để xem xét tiếp trong phân tích yếu tố khám phá EFA.
  34. 25 Bảng 3.6. Kết quả Cronbach alpha (định lƣợng sơ bộ) Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if Deleted Item Deleted Correlation Correlation Item Deleted Thang đo CE : Cronbach's Alpha = 0.810 CE1 20.46 10.325 0.530 0.304 0.788 CE2 20.69 9.958 0.553 0.331 0.785 CE3 20.63 10.053 0.591 0.362 0.777 CE4 20.58 10.050 0.548 0.304 0.785 CE5 20.55 10.264 0.547 0.318 0.785 CE6 20.66 10.603 0.507 0.277 0.792 CE7 20.74 10.495 0.550 0.324 0.785 Thang đo PV : Cronbach's Alpha = 0.810 PV1 9.80 4.764 0.606 0.377 0.775 PV2 9.96 5.246 0.593 0.366 0.778 PV3 9.94 4.808 0.667 0.465 0.743 PV4 9.89 5.093 0.652 0.444 0.752 Thang đo WA : Cronbach's Alpha = 0.782 WA1 6.63 2.296 0.608 0.370 0.719 WA2 6.69 2.277 0.635 0.403 0.690 WA3 6.64 2.352 0.619 0.384 0.707 Thang đo EA : Cronbach's Alpha = 0.854 EA1 13.89 8.596 0.668 0.464 0.823 EA2 13.99 8.105 0.691 0.483 0.817 EA3 13.99 8.865 0.643 0.433 0.830 EA4 14.04 8.126 0.651 0.435 0.830 EA5 13.86 8.829 0.696 0.499 0.818 Thang đo WB : Cronbach's Alpha = 0.874 WB1 14.15 10.729 0.671 0.487 0.854 WB2 14.10 10.079 0.700 0.498 0.847 WB3 14.13 10.262 0.688 0.484 0.850 WB5 14.03 9.247 0.776 0.612 0.828 WB6 14.10 10.645 0.680 0.505 0.852
  35. 26 3.4.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA Sau khi phân tích hệ số tin cậy Cronbach alpha, các thang đo được đánh giá tiếp bằng phương pháp phân tích yếu tố EFA. Kết quả EFA của các thang đo được trình bày trong bảng. Kết quả này cho thấy có 5 yếu tố được trích tại eigenvalue là 1.62 và tổng phương sai trích được là 52.62%. Các trọng số của các thang đo đều đạt yêu cầu (> 0.50).
  36. 27 Bảng 3.7. Kết quả EFA (định lƣợng sơ bộ) Thang đo Biến quan sát WB EA CE PV WA CE1 -0.11 0.01 0.65 0.10 0.00 CE2 0.11 -0.01 0.59 0.03 0.13 CE3 0.07 -0.07 0.65 0.00 -0.03 CE4 0.05 -0.03 0.59 -0.02 0.02 CE5 0.17 0.06 0.58 0.06 -0.03 CE6 -0.14 0.10 0.62 -0.17 -0.07 CE7 -0.07 -0.04 0.63 -0.04 0.00 PV1 0.04 0.10 0.02 0.69 -0.12 PV2 -0.14 0.21 -0.04 0.57 -0.03 PV3 0.02 -0.01 0.00 0.79 0.15 PV4 0.00 -0.18 -0.04 0.81 -0.05 WA1 0.04 0.00 -0.01 0.11 0.71 WA2 0.01 0.06 -0.11 -0.12 0.79 WA3 -0.05 -0.01 0.13 -0.02 0.74 EA1 0.17 0.75 -0.06 -0.03 -0.08 EA2 -0.03 0.75 0.01 0.06 0.04 EA3 -0.01 0.72 0.02 -0.09 0.04 EA4 -0.05 0.70 0.12 0.11 0.02 EA5 -0.03 0.77 -0.07 -0.03 0.03 WB1 0.73 0.03 -0.04 0.03 0.09 WB2 0.78 -0.12 0.01 0.04 0.10 WB3 0.73 0.04 -0.01 -0.03 -0.02 WB5 0.83 0.05 -0.03 -0.09 -0.04 WB6 0.75 0.03 0.07 0.02 -0.12 Phương sai trích 17.72 12.92 10.12 6.90 4.97 Eigenvalue 4.70 3.54 2.95 2.10 1.62 Phương pháp trích : Principal Axis Factoring. Phương pháp quay : Promax Phép quay hội tụ tại vòng lặp thứ 6
  37. 28 Như vậy, thông qua đánh giá sơ bộ, các khái niệm nghiên cứu đều đạt yêu cầu. Tất cả các biến quan sát của các thang đo tiếp tục được sử dụng cho nghiên cứu chính thức và được đánh giá tiếp theo dựa vào dữ liệu của nghiên cứu này bằng hệ số Cronbach alpha, phân tích yếu tố khám phá EFA, và phân tích yếu tố khẳng định CFA. Như vậy, bảng câu hỏi dùng trong nghiên cứu sơ bộ định lượng tiếp tục được dùng cho nghiên cứu định lượng chính thức. 3.5. Mẫu nghiên cứu định lƣợng chính thức Phương pháp phân tích dữ liệu chính được sử dụng cho nghiên cứu này là phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính bậc hai. Các nhà nghiên cứu trong lãnh vực này đều đồng ý là phương pháp này đòi hỏi phải có kích thước mẫu lớn vì nó dựa vào lý thuyết phân phối mẫu lớn. Tuy nhiên, kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Các nhà nghiên cứu cho rằng tùy theo phương pháp ước lượng sử dụng mà kích thước mẫu đủ lớn cần thiết là khác nhau. Hair et al. (1998), cho rằng nếu sử dụng phương pháp ước lượng ML thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150. Hoelter (1983), cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200. Nhà nghiên cứu khác Bollen (1989), cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng. Nghiên cứu này chọn kích thước mẫu n = 350. Để đạt được dự định n = 300 mẫu thực hiện cho nghiên cứu, nghiên cứu này, 350 bảng câu hỏi được gởi khảo sát với tỉ lệ dự trù 15% bảng câu hỏi không đạt yêu cầu. Sau khi gởi đi, bảng khảo sát nhận phản hồi được 314 bảng, có 16 bảng câu hỏi bị loại do có quá nhiều ô trống. Vì vậy, mẫu thực tế cho nghiên cứu chính thức là 298 mẫu.
  38. 29 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Giới thiệu Chương 4 này trình bày kết quả kiểm định mô hình thang đo và mô hình nghiên cứu cũng như các giả thuyết đưa ra trong mô hình. Nội dung của chương này gồm hai phần chính. Kết quả kiểm định thang đo được giới thiệu đầu tiên và tiếp theo là kết quả của phần kiểm định mô hình cũng như các giả thuyết. Phương pháp phân tích sử dụng trong nghiên cứu là phân tích cấu trúc tuyến tính, theo cách tiếp cận hệ mô hình thứ bậc. Để đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, nghiên cứu này sử dụng chỉ tiêu chính là Chi-bình phương, Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do CMIN/df, chỉ số phù hợp GFI (Goodness of Fit index) chỉ số thích hợp so sánh CFI (comparative fit index), chỉ số TLI (Tucker-Lewis index), và chỉ số RMSEA (root mean square error approximation). Một mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường khi phép kiểm định Chi-bình phương có giá trị p > 5%. Tuy nhiên vì Chi- bình phương có nhược điểm là nó phụ thuộc vào kích thước mẫu. Do vậy, một mô hình nhận được giá trị TLI và CFI từ 0.9 đến 1, CMIN/df có giá trị < 2, RMSEA có giá trị < 0.08 thì mô hình này được xem là phù hợp với dữ liệu thị trường (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Phương pháp ước lượng ML (maximum likelihood) được sử dụng để ước lượng các tham số trong các mô hình vì các biến quan sát không lệch nhiều so với phân phối chuẩn (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011).
  39. 30 4.2. Kiểm định thang đo Nghiên cứu này có năm khái niệm, hình thành năm thang đo lường đó là : tính vị chủng tiêu dùng (CE), đánh giá giá trị hàng nhập (PV), sự ác cảm chiến tranh (WA), sự ác cảm kinh tế (EA), và sẵn lòng mua hàng nội (WB). Các thang đo này được đánh giá sơ bộ thông qua phương pháp hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA với một mẫu kích thước n = 134 (Chương 3). Phần này sẽ đánh giá lại hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích EFA với dữ liệu của nghiên cứu chính thức (n=298). Sau đó, các thang đo này sẽ được kiểm định tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA. 4.2.1. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach alpha và EFA Kết quả phân tích Cronbach alpha của năm thang đo được trình bày trong bảng. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về hệ số tương quan biến-tổng (>0.3) và Cronbach alpha (>0.6)
  40. 31 Bảng 4.1. Kết quả Cronbach alpha (định lƣợng chính thức) Scale Mean Scale Corrected Squared Cronbach's if Item Variance if Item-Total Multiple Alpha if Deleted Item Deleted Correlation Correlation Item Deleted Thang đo CE : Cronbach's Alpha = 0.866 CE1 20.88 11.624 0.623 0.396 0.849 CE2 20.85 11.480 0.638 0.413 0.847 CE3 20.81 11.497 0.633 0.418 0.848 CE4 20.83 11.251 0.668 0.453 0.843 CE5 20.83 11.467 0.635 0.414 0.847 CE6 20.86 11.509 0.627 0.400 0.849 CE7 20.84 11.337 0.639 0.427 0.847 Thang đo PV : Cronbach's Alpha = 0.816 PV1 9.74 4.650 0.639 0.409 0.768 PV2 9.74 4.884 0.626 0.395 0.773 PV3 9.72 4.773 0.660 0.437 0.757 PV4 9.76 4.918 0.620 0.385 0.776 Thang đo WA : Cronbach's Alpha = 0.793 WA1 6.46 2.195 0.626 0.393 0.727 WA2 6.37 2.208 0.649 0.421 0.703 WA3 6.37 2.235 0.628 0.396 0.724 Thang đo EA : Cronbach's Alpha = 0.880 EA1 12.69 8.423 0.702 0.496 0.857 EA2 12.76 8.393 0.684 0.472 0.862 EA3 12.69 8.215 0.738 0.553 0.849 EA4 12.77 8.567 0.698 0.495 0.858 EA5 12.74 8.145 0.745 0.558 0.847 Thang đo WB : Cronbach's Alpha = 0.886 WB1 14.01 11.057 0.737 0.553 0.858 WB2 13.98 11.094 0.691 0.482 0.869 WB3 13.96 11.062 0.700 0.495 0.867 WB5 13.96 10.813 0.736 0.556 0.859 WB6 13.97 10.831 0.757 0.575 0.854
  41. 32 4.2.2. Phân tích yếu tố khám phá EFA Sau khi phân tích hệ số tin cậy alpha, các thang đo được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố EFA. Kết quả EFA của các thang đo được trình bày trong bảng dưới đây. Kết quả này cho thấy có 5 yếu tố trích được tại eigenvalue 1.42 (>1) và phương sai trích đạt được là 55.6%, đạt yêu cầu (>50%) Các trọng số của các thang đo đều đạt yêu cầu (>0.50). Như vậy, thông qua đánh giá sơ bộ, các thang đo này đều đạt yêu cầu. Các biến quan sát của các thang đo này sẽ được đánh giá tiếp theo bằng phương pháp phân tích yếu tố khẳng định CFA.
  42. 33 Bảng 4.2. Kết quả EFA (định lƣợng chính thức) Thang đo Biến quan sát CE EA WB PV WA CE1 0.72 -0.03 -0.11 -0.02 0.06 CE2 0.65 -0.02 0.13 0.02 -0.06 CE3 0.68 0.05 0.02 0.03 -0.03 CE4 0.74 0.05 -0.05 -0.04 -0.04 CE5 0.70 0.02 -0.02 0.02 0.01 CE6 0.66 -0.02 0.05 0.00 0.03 CE7 0.70 -0.05 -0.01 0.01 0.02 PV1 -0.01 0.00 0.02 0.74 -0.02 PV2 0.02 -0.06 -0.03 0.69 0.04 PV3 0.02 0.04 -0.01 0.77 -0.01 PV4 -0.02 0.01 -0.04 0.68 0.01 WA1 -0.04 0.05 -0.01 -0.04 0.71 WA2 0.04 -0.09 -0.03 -0.04 0.80 WA3 0.00 0.06 0.06 0.09 0.73 EA1 0.02 0.76 -0.11 -0.07 0.06 EA2 -0.05 0.75 0.05 0.08 0.01 EA3 0.03 0.80 -0.03 -0.02 -0.01 EA4 0.05 0.74 0.08 0.04 -0.04 EA5 -0.05 0.81 0.02 -0.02 -0.02 WB1 -0.05 0.00 0.84 0.02 -0.03 WB2 0.03 0.03 0.70 -0.04 0.02 WB3 0.07 0.01 0.68 -0.08 0.03 WB5 -0.01 0.01 0.78 0.02 0.08 WB6 -0.02 -0.04 0.85 0.00 -0.05 Phương sai trích 22.78 12.81 9.29 6.55 4.18 Eigenvalue 5.90 3.54 2.65 2.01 1.42 Phương pháp trích : Principal Axis Factoring. Phương pháp quay : Promax Phép quay hội tụ tại vòng lặp thứ 5
  43. 34 4.3. Kiểm định thang đo bằng phân tích CFA Các chỉ tiêu đánh giá bao gồm tính đơn hướng (unidimensionality), giá trị phân biệt (discriminant validity), và giá trị hội tụ. Các chỉ tiêu từ 1 đến 3 được đánh giá trong mô hình thang đo tới hạn (saturated model, mô hình trong đó các khái niệm nghiên cứu được tự do quan hệ với nhau, có bậc tự do thấp nhất). Thang đo đạt giá trị hội tụ nếu các trọng số chuẩn hóa đều cao (>0.50) và có ý nghĩa thống kê p < 0.05 (Anderson & Gerbing, 1988). Kết quả của phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình tới hạn có giá trị thống kê Chi-bình phương là 252.93 với 241 bậc tự do, p = 0.286 có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, các chỉ tiêu khác cũng đạt được yêu cầu (Chi square/df = 1.050, GFI = 0.935, TLI = 0.995, CFI = 0.996, RMSEA = 0.013). Vì vậy, có thể kết luận mô hình tới hạn đạt được độ tương thích với dữ liệu thị trường.
  44. 35 Hình 4.1. Kết quả CFA mô hình tới hạn Các trọng số các biến thành phần trong năm khái niệm đều cao (> 0.50), đồng thời đạt mức ý nghĩa thống kê (p < 0.05), do đó các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đều đạt được giá trị hội tụ.
  45. 36 Trong mô hình tới hạn, thang đo CE, sai số của hai biến CE5 và CE7 có tương quan với nhau nên thang đo này không đạt được tính đơn hướng. Các thang đo còn lại PV, EA, WA, WB đều đạt được tính đơn hướng. Các trọng số của các biến đạt yêu cầu (>0.5), đồng thời đạt mức ý nghĩa thống kê (tất cả các giá trị p đều bằng 0.000). Ngoại trừ thang đo CE có phương sai trích nhỏ hơn điều kiện hội tụ (>50%) một chút, tuy nhiên, các trọng số độ tin cậy tổng hợp và trọng số trung bình đều cao (Bảng 4.3). Ngoài ra, lần đầu tiên đo lường lĩnh vực này nên có thể chấp nhận được (Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2003). Như vậy, các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu đều đạt giá trị hội tụ. Bảng 4.3. Kết quả đo lƣờng giá trị hội tụ và phân biệt của các thang đo Số biến Độ tin cậy Phƣơng sai trích Trung bình Thang đo quan sát tổng hợp (Joreskog, 1971) trọng số CE 7 0.864 48% 0.690 PV 4 0.816 53% 0.726 WA 3 0.767 52% 0.723 EA 5 0.861 55% 0.744 WB 5 0.887 61% 0.781 Các hệ số tương quan kèm với sai lệch chuẩn cho thấy chúng đều khác với 1. Hay nói cách khác, các khái niệm nghiên cứu đạt được giá trị phân biệt.
  46. 37 Bảng 4.4. Hệ số tƣơng quan giữa các khái niệm Mối quan hệ r se cr P-value CE WB 0.374 0.054 11.61 0.000 PV CE -0.161 0.057 20.24 0.000 CE EA 0.069 0.058 16.06 0.000 CE WA -0.023 0.058 17.61 0.000 PV WA -0.133 0.058 19.67 0.000 WA EA 0.143 0.058 14.90 0.000 PV EA -0.217 0.057 21.45 0.000 EA WB 0.276 0.056 12.96 0.000 WA WB 0.303 0.055 12.58 0.000 PV WB -0.534 0.049 31.22 0.000 Như vậy, tất cả các biến quan sát dùng để đo lường các thang đo đều đạt yêu cầu, không biến nào bị loại, đồng thời các khái niệm của các thang đo phân biệt nhau. 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu theo hệ mô hình thứ bậc Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính được sử dụng để kiểm định các mô hình nghiên cứu theo cấu trúc hệ mô hình thứ bậc (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Với phương pháp này, một hệ năm mô hình theo thứ bậc được so sánh, đó là : 1. Mô hình lý thuyết, ký hiệu là Mt 2. Mô hình cạnh tranh 1, ít ràng buộc hơn mô hình lý thuyết, ký hiệu Mc1 3. Mô hình cạnh tranh 2, nhiều ràng buộc hơn mô hình lý thuyết, ký hiệu Mc2 4. Mô hình cạnh tranh 3, nhiều ràng buộc hơn mô hình cạnh tranh 2, ký hiệu Mc3 5. Mô hình tới hạn, ký hiệu là Ms 6. Mô hình không, ký hiệu là Mn
  47. 38 Các mô hình trong hệ thứ bậc có bậc tự do giảm dần như sau : Mn  Mc1  Mt  Mc2  Mc3  Ms Phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính theo cách tiếp cận với hệ mô hình thứ bậc cho phép : . Khám phá sự hiện diện của một mô hình phù hợp với dữ liệu thị trường . So sánh mô hình nghiên cứu (Mt) với ba mô hình cạnh tranh (Mc1), (Mc2) và (Mc3) để chọn một mô hình phù hợp nhất. 4.4.1. Khám phá sự hiện diện của mô hình phù hợp: kiểm định Chi-bình phƣơng giả Phương pháp kiểm định Chi-bình phương giả (Benler & Bonett, 1980) được thực hiện để khám phá khả năng phù hợp dữ liệu thị trường của một mô hình. Phép kiểm định dựa vào giá trị Chi-bình phương của mô hình tới hạn Ms với bậc tự do của mô hình không Mn. Phép kiểm định này cho biết khả năng hiện diện một mô hình phù hợp với thị trường. Nếu phép kiểm định có ý nghĩa thống kê (p 0.05). Kết quả này cho thấy có ít nhất một mô hình giữa Mn và Ms phù hợp với dữ liệu của thị trường (Bảng 4.5).
  48. 39 Bảng 4.5. Chi-bình phƣơng, bậc tự do, mức ý nghĩa của các mô hình Mô hình Chỉ số thống kê Mn Mc1 Mt Mc2 Mc3 Ms Chi-bình phương 276.00 270.56 260.95 258.44 252.93 Bậc tự do 231 247 246 245 244 241 Mức ý nghĩa p 0.099 0.135 0.231 0.251 0.286 4.4.2. Kiểm định mức độ phù hợp các mô hình nghiên cứu Kết quả SEM kiểm định các mô hình nghiên cứu Mt, Mc1, Mc2, Mc3 cho thấy cả bốn mô hình này đều phù hợp với dữ liệu thị trường (mức ý nghĩa p của Chi-bình phương > 0.05). Vì vậy, cần so sánh các mô hình với nhau để quyết định chọn lựa một mô hình phù hợp nhất (phụ lục 4 cho giá trị các tham số do ML và do bootstrap ước lượng; phụ lục 6 cho các chỉ tiêu phù hợp còn lại của các mô hình Mt, Mc1, Mc2, Mc3).
  49. 40 Hình 4.2. Kết quả SEM mô hình lý thuyết Mt (chuẩn hóa)
  50. 41 Hình 4.3. Kết quả SEM mô hình cạnh tranh Mc1 (chuẩn hóa)
  51. 42 Hình 4.4. Kết quả SEM mô hình cạnh tranh Mc2 (chuẩn hóa)
  52. 43 Hình 4.5. Kết quả SEM mô hình cạnh tranh Mc3 (chuẩn hóa)
  53. 44 4.4.3. So sánh mô hình : Kiểm định chuỗi khác biệt Chi-bình phƣơng Mô hình lý thuyết Mt (bậc tự do cao) được so sánh với mô hình tới hạn Ms (bậc tự do thấp nhất). Nếu mức khác biệt Chi-bình phương không có ý nghĩa, tức Mt-Ms = 0 (p>0.05), thì nguyên tắc chọn lựa là chọn mô hình có bậc tự do cao hơn (mô hình có ít ràng buộc hơn). Nếu có sự khác biệt, Mt-Ms ≠ 0, thì chọn mô hình có độ tương thích với thị trường cao hơn, tức mô hình có bậc tự do thấp hơn (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Mô hình được chọn từ kết quả so sánh, sẽ tiếp tục thực hiện so sánh với mô hình cạnh tranh khác. So sánh giữa Mt và Ms Bảng 4.6. Kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình Mt và Ms Chi-bình Bậc Mức ý GFI TLI CFI phƣơng tự do nghĩa p Mô hình lý thuyết Mt 0.931 0.991 0.992 270.56 246 0.135 Mô hình tới hạn Ms 0.935 0.995 0.996 252.93 241 0.286 Sai biệt 0.004 0.004 0.004 17.63 5 0.003 Kết quả cho thấy, giữa mô hình lý thuyết Mt và mô hình tới hạn Ms, có sự khác biệt (p<0.05), do đó mô hình Ms (mô hình có ràng buộc nhiều hơn) được chọn để tiếp tục so sánh tìm ra mô hình phù hợp nhất. So sánh giữa Ms và Mc1 Bảng 4.7. Kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình Ms và Mc1 Mức ý Chi-bình Bậc GFI TLI CFI nghĩa phƣơng tự do p Mô hình cạnh tranh Mc1 0.930 0.989 0.990 276.00 247 0.099 Mô hình tới hạn Ms 0.935 0.995 0.996 252.93 241 0.286 Sai biệt 0.005 0.006 0.006 23.07 6 0.001
  54. 45 Kết quả kiểm định cho thấy, mô hình tới hạn Ms có khác biệt với mô hình cạnh tranh Mc1 (p 0.05). Do đó, mô hình có bậc tự do cao hơn (có ràng buộc ít hơn), Mc2, được chọn để so sánh với mô hình nghiên cứu còn lại (mô hình cạnh tranh Mc3). So sánh giữa Mc2 và Mc3 Bảng 4.9. Kiểm định sự khác biệt giữa hai mô hình Mc2 và Mc3 Chi- Mức ý Bậc GFI TLI CFI bình nghĩa tự do phƣơng p Mô hình cạnh tranh Mc2 0.933 0.994 0.995 260.95 245 0.231 Mô hình cạnh tranh Mc3 0.934 0.995 0.995 258.44 244 0.251 Sai biệt 0.001 0.001 0.000 2.51 1 0.113 Kết quả kiểm định giữa mô hình cạnh tranh Mc2 và mô hình cạnh tranh Mc3 không có ý nghĩa thống kê về sự khác biệt. Nói cách khác là không có sự khác biệt giữa Mc2 và Mc3 (p>0.05). Vì vậy, mô hình có bậc tự cao hơn (ít ràng buộc hơn) Mc2 được chọn. Như vậy, qua bước khám phá, mô hình nghiên cứu lý thuyết Mt mặc dù phù hợp với dữ liệu thị trường, nhưng tìm thấy mô hình tốt hơn là Mc2 (tốt hơn mô hình Mt và hai mô hình cạnh tranh Mc1, Mc3).
  55. 46 Hiện tượng không lý giải được (Heywood, 1931) không xuất hiện trong mô hình (phương sai của sai số không có giá trị nào âm). Đồng thời trọng số của các biến quan sát thay đổi không đáng kể. Sai số chuẩn (standardised residuals) đều nhỏ hơn |2.58| (Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011). Do đó, có thể kết luận mô hình nghiên cứu phù hợp. 4.5. Kiểm định giả thuyết Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) của các tham số chính được trình bày bảng dưới cho thấy, mối quan hệ giữa ác cảm chiến tranh và đánh giá giá trị hàng nhập không có ý nghĩa thống kê (p = 0.112, >0.5), còn lại các mối quan hệ nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê (p<0.05).
  56. 47 Bảng 4.10. Kiểm định giả thuyết : mối quan hệ giữa các khái niệm Mô hình lý thuyết (chuẩn hóa) Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P PV < CE -0.161 0.070 -2.289 0.022 WB < WA 0.248 0.061 4.079 0.000 WB < EA 0.157 0.056 2.820 0.004 WB < PV -0.442 0.067 -6.624 0.000 WB < CE 0.307 0.062 4.968 0.000 Mô hình cạnh tranh Mc1 (chuẩn hóa) Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P WB < WA 0.252 0.062 4.08 0.000 WB < EA 0.160 0.057 2.82 0.004 WB < PV -0.454 0.068 -6.72 0.000 WB < CE 0.324 0.062 5.22 0.000 Mô hình cạnh tranh Mc2 (chuẩn hóa) Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P PV < CE -0.148 0.069 -2.16 0.031 PV < EA -0.209 0.069 -3.03 0.002 WB < WA 0.246 0.060 4.09 0.000 WB < EA 0.140 0.056 2.48 0.014 WB < PV -0.437 0.067 -6.48 0.000 WB < CE 0.305 0.061 5.03 0.000 Mô hình cạnh tranh Mc3 (chuẩn hóa) Mối quan hệ Estimate S.E. C.R. P PV < CE -0.151 0.069 -2.20 0.028 PV < EA -0.197 0.068 -2.90 0.004 PV < WA -0.113 0.071 -1.59 0.112 WB < WA 0.236 0.060 3.92 0.000 WB < EA 0.141 0.056 2.53 0.012 WB < PV -0.428 0.067 -6.40 0.000 WB < CE 0.304 0.060 5.04 0.000 Estimate : ước lượng ML, S.E : sai lệch chuẩn, C.R : giá trị tới hạn, P : mức ý nghĩa
  57. 48 H1 : mối quan hệ tƣơng quan dƣơng giữa tính vị chủng và sẵn lòng mua hàng nội Kết quả cho thấy giả thuyết H1 được chấp nhận ở mức ý nghĩa p = 0.000. Như vậy, khi người có tính vị chủng cao, sự sẵn lòng mua hàng nội của họ cũng cao. Ngược lại, người có tính vị chủng thấp, xu hướng sẵn lòng mua hàng nội của họ không cao. Bên cạnh đó, hệ số tương quan giữa mối quan hệ này cũng tương đối cao (0.304), cho thấy tính vị chủng tiêu dùng đóng vai trò khá quan trọng trong quyết định lựa chọn tiêu dùng giữa hàng nội và hàng nhập H2 : mối tƣơng quan âm (nghịch chiều) giữa tính vị chủng và đánh giá sản phẩm nhập Giả thuyết này được chấp nhận ở mức ý nghĩa p = 0.031. Như vậy, tính vị chủng không chỉ tác động trực tiếp đến quyết định chọn mua hàng nội mà còn tác động gián tiếp đến việc đánh giá sản phẩm nhập. Người có tính vị chủng cao, xu hướng họ đánh giá thấp hàng nhập từ Trung Quốc, và khi một người đánh giá cao hàng nhập, tính vị chủng của người này thấp. H3 : mối quan hệ nghịch giữa đánh giá giá trị hàng nhập và sẵn lòng mua hàng nội Kết quả cho thấy giả thuyết H2 được chấp nhận ở mức ý nghĩa p = 0.000. Đồng nghĩa, người đánh giá cao sản phẩm nhập, tương ứng với sẵn lòng mua hàng nội của họ thấp. Ngược lại, khi người tiêu dùng đánh giá thấp sản phẩm nhập, khả năng mua hàng nội của họ cao. Hệ số tương quan giữa đánh giá sản phẩm nhập và sẵn lòng mua hàng nội rất cao, điều này cho thấy quyết định chọn mua hàng nội phụ thuộc rất nhiều vào đánh giá của người tiêu dùng khi họ đánh giá sản phẩm nhập về chất lượng, giá cả, độ tin cậy, và hình thức.
  58. 49 H4 : mối tƣơng quan dƣơng (cùng chiều) giữa ác cảm chiến tranh và sẵn lòng mua hàng nội Giả thuyết này được chấp nhận ở mức ý nghĩa p = 0.000. Như vậy, khi một người có ác cảm từ vết tích chiến tranh do Trung Quốc gây ra cho Việt Nam, xu hướng phản bác hàng Trung Quốc của họ cao, thay vào đó họ ủng hộ hàng trong nước. Với người có ác cảm chiến tranh quá khứ không cao, xu hướng sẵn lòng mua hàng nội kém hơn người ác cảm Trung Quốc gây ra chiến tranh ở Việt Nam H5 : mối tƣơng quan dƣơng (cùng chiều) giữa ác cảm kinh tế và sẵn lòng mua hàng nội Giả thuyết này được chấp nhận ở mức ý nghĩa p = 0.014. Cho thấy, người tiêu dùng có ác cảm kinh tế cao, họ có xu hướng ủng hộ hàng trong nước và ngược lại. H6 : mối tƣơng quan âm (nghịch chiều) giữa ác cảm kinh tế và đánh giá sản phẩm nhập Giả thuyến này cũng được chấp nhận ở mức ý nghĩa p = 0.002. Điều này cho thấy người có ác cảm về kinh tế không chỉ tác động trực tiếp lên quyết định mua hàng nội mà còn tác động gián tiếp lên hành vi mua hàng khi họ đánh giá sản phẩm nhập. Ác cảm với Trung Quốc về kinh tế cao, xu hướng đánh giá thấp sản phẩm nhập và ngược lại. H7 : mối tƣơng quan âm (nghịch chiều) giữa ác cảm chiến tranh và đánh giá sản phẩm nhập Mô hình cạnh tranh Mc3 cho thấy giả thuyết này bị loại bỏ ở mức ý nghĩa 0.05 (p = 0.112). Như vậy, người có ác cảm chiến tranh do Trung Quốc gây ra không đồng nghĩa với việc họ đánh giá thấp sản phẩm gạch ốp lát nhập.
  59. 50 4.6. Ƣớc lƣợng mô hình khám phá Mc2 bằng bootstrap Vì phương pháp phân tích cấu trúc tuyến tính thường đòi hỏi mẫu lớn, tốn kém nhiều thời gian và chi phí (Anderson & Gerbing, 1988). Do đó, phương pháp bootstrap, lấy mẫu lại có thay thế được sử dụng để kiểm tra lại các ước lượng trong mô hình. Trong phương pháp này, mẫu ban đầu đóng vai trò là đám đông được thực hiện để đánh giá thay cho phương pháp nghiên cứu định lượng bằng phương pháp lấy mẫu thông thường (Schumacker & Lomax, 1996). Bảng 4.11. Kết quả ƣớc lƣợng bằng bootstrap với N = 1000 ƢỚC LƢỢNG ƢỚC LƢỢNG BẰNG BOOTSTRAP ML (N=1000) Mối quan hệ Estimate SE SE SE-SE Mean Bias SE-Bias PV < CE -0.148 0.069 0.074 0.002 -0.150 -0.002 0.002 PV < EA -0.209 0.069 0.070 0.002 -0.208 0.002 0.002 W WB < 0.246 0.060 0.062 0.001 0.245 -0.001 0.002 A WB < EA 0.140 0.056 0.053 0.001 0.139 0.000 0.002 WB < PV -0.437 0.067 0.067 0.001 -0.442 -0.005 0.002 WB < CE 0.305 0.061 0.060 0.001 0.303 -0.002 0.002 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp bootstrap với số lượng mẫu lặp lại N = 1000. Kết quả ước lượng từ 1000 mẫu được tính trung bình kèm theo độ chệch được trình bày trong Bảng 4.11 (phụ lục 4 thể hiện các tham số còn lại trong mô hình và phân phối bootstrap). Kết quả bootstrap cho thấy độ chệch tuy xuất hiện nhưng không nhiều và lớn. Vì vậy, chúng ta có thể kết luận là các ước lượng trong mô hình có thể tin cậy được.
  60. 51 Chƣơng 5. KẾT LUẬN Mục đích chính của nghiên cứu này là khám phá một số yếu tố chính tác động vào xu hướng chọn mua giữa gạch ốp lát nội và gạch ốp lát Trung Quốc, từ đó giúp cho các tổ chức và doanh nghiệp Việt Nam khai thác, định vị, quảng bá hiệu quả dựa trên kết quả này. Cụ thể là xem xét tác động tính vị chủng tiêu dùng, sự ác cảm, và đánh giá giá trị sản phẩm đến việc sẵn lòng mua gạch ốp lát nội so với gạch ốp lát Trung Quốc của người tiêu dùng Việt Nam. Những thang đo lường các khái niệm trong nghiên cứu này đã được thiết kế và kiểm định trên thị trường thế giới. Sau khi điều chỉnh cho thị trường Việt Nam thông qua các bước, nghiên cứu sơ bộ định tính, nghiên cứu sơ bộ định lượng và nghiên cứu chính thức định lượng, để đánh giá và sàn lọc thang đo cho thấy các thang đo này đều đạt được độ tin cậy và giá trị. Tiếp đến, dựa vào cơ sở lý thuyết đã có, một mô hình nghiên cứu và ba mô hình cạnh tranh được xây dựng để so sánh, chọn lựa một mô hình phù hợp nhất. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các mô hình lý thuyết và cạnh tranh đều phù hợp với dữ liệu thị trường. Tuy nhiên, qua bước khám phá, đề xuất mô hình cạnh tranh, nghiên cứu phát hiện ra mô hình cạnh tranh Mc2 là mô hình phù hợp nhất. Kết quả nghiên cứu này có những ý nghĩa và sau đây : Trước hết, nghiên cứu này bổ sung vào hệ thống thang đo lường các khái niệm tính vị chủng, sự ác cảm, đánh giá giá trị sản phẩm hàng ngoại nhập và sẵn lòng mua hàng sản xuất trong nước tại thị trường Việt Nam, cụ thể là gạch ốp lát. Hai là, kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa tính vị chủng tiêu dùng và sẵn lòng mua hàng nội tương đối cao (0.31). Điều này cho thấy, tính vị chủng tiêu dùng có tác động và đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định mua gạch ốp lát nội. Khi một người tiêu dùng có tính vị chủng cao, người này có xu hướng tôn vinh hàng được sản xuất trong chính nước và có xu hướng tiêu dùng
  61. 52 gạch ốp lát trong nước cao. Ngoài ra, mối quan hệ âm tính giữa tính vị chủng tiêu dùng và đánh giá giá trị sản phẩm ngoại nhập (-0.15), cho thấy tính vị chủng tiêu dùng cũng góp phần trong việc đánh giá thấp giá trị hàng ngoại nhập. Như vậy, tính vị chủng tiêu dùng không những góp phần trực tiếp mà còn gián tiếp vào xu hướng tiêu dùng hàng nội. Hay nói cách khác, khi một người tiêu dùng đánh giá giá trị gạch ốp lát Trung Quốc cao thì họ ít có xu hướng tiêu dùng hàng nội. Thông qua mối liên hệ này nghiên cứu kiến nghị các tổ chức và doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát trong nước cần khai thác khía cạnh quảng bá, chẳng hạn như “Văn hóa Việt dùng hàng Việt”, tuyên truyền sử dụng sản phẩm trong nước, kêu gọi tính vị chủng của người Việt nhằm tăng lợi thế cạnh tranh. Ba là, sự ác cảm chiến tranh và ác cảm kinh tế có tác động trực tiếp đến sẵn lòng mua, tương quan đồng biến tương ứng 0.14 và 0.25. Khi người tiêu dùng có sự ác cảm cao đối với Trung Quốc do các sự kiện kinh tế, chính trị gây bất lợi cho Việt nam, thì xu hướng họ chuộng sản phẩm gạch ốp lát trong nước thay vì gạch ốp lát Trung Quốc. Bên cạnh đó, nghiên cứu cho thấy khái niệm thành phần ác cảm kinh tế và ác cảm chiến tranh là phân biệt nhau và tác động khác nhau lên khía cạnh sẵn lòng mua của người tiêu dùng và cách nhìn nhận đánh giá sản phẩm. Tuy nhiên, ác cảm chiến tranh do Trung Quốc gây cho Việt Nam trong quá khứ không tác động lên việc người tiêu dùng khi đánh giá sản phẩm nhập từ Trung Quốc (không có ý nghĩa thống kê). Ngược lại, ác cảm kinh tế với Trung Quốc làm cho người tiêu dùng đánh giá thấp gạch ốp lát nước này (tương quan nghịch biến -0.21), ác cảm này tác động gián tiếp, đến sẵn lòng mua. Cuối cùng, tác động âm (-0.44) giữa đánh giá sản phẩm gạch ốp lát Trung Quốc, đến sẵn lòng mua hàng nội của người tiêu dùng, có tác động mạnh nhất so với các mối quan hệ khác. Điều này cho thấy, trong quyết định chọn mua gạch ốp lát, người tiêu dùng Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều từ vấn đề giá cả và chất lượng gạch ốp lát Trung Quốc. Khi chất lượng hoặc giá cả gạch Trung Quốc tốt hơn, người tiêu dùng trong nước vẫn có xu hướng mạnh chọn hàng Trung Quốc. Do đó,
  62. 53 bên cạnh việc vận động sử dụng hàng trong nước, các tổ chức, doanh nghiệp sản xuất gạch ốp lát Việt Nam muốn đẩy cao năng lực cạnh tranh cần chú trọng quan tâm xây dựng chất lượng và giá cả gạch ốp lát nội phải cạnh tranh khi so sánh với gạch ốp lát Trung Quốc. Kết quả trên có ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, các công ty quảng cáo, nghiên cứu thị trường tại Việt Nam trong việc hoạch định chương trình định vị và quảng bá thương hiệu trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh gạch ốp lát. Tính vị chủng và sự ác cảm chiến tranh, ác cảm kinh tế là các yếu tố có tác động đến quyết định chọn mua gạch ốp lát nội hay gạch ốp lát Trung Quốc. Trên cơ sở này, các doanh nghiệp, tổ chức có thể định vị, thiết lập các chương trình thích hợp hướng người trong nước sử dụng, tôn vinh sản phẩm Việt Nam, giảm xu hướng quan tâm chất lượng và giá cả gạch ốp lát Trung Quốc. Ngoài ra, mức tác động có khác nhau giữa tính vị chủng lên sẵn lòng mua (0.31) cao hơn sự ác cảm chiến tranh và ác cảm kinh tế đến sẵn lòng mua gạch nội (0.21 và 0.25), do đó doanh nghiệp, tổ chức cần đặt mức độ ưu tiên khi xây dựng chiến dịch quảng bá, ngoài ra cần khai thác thêm các khía cạnh còn chưa quan tâm trong ba yếu tố trên. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo Thứ nhất là, nghiên cứu này chỉ được thực hiện cho một mặt hàng gạch ốp lát. Do đó, kết quả này không thể đảm bảo mối tương quan như nhau khi dùng cho dạng sản phẩm khác hoặc lĩnh vực khác. Thứ hai là nghiên cứu này chỉ thực hiện tại TPHCM với phương pháp chọn mẫu thuận tiện để phân tích cho mô hình tổng quát. Khả năng tổng quát hóa kết quả của nghiên cứu sẽ cao hơn nếu nó được lặp lại tại một số thành phố khác nữa tại Việt Nam với một phương pháp chọn mẫu có tính đại diện cao hơn. Vì vậy, hướng nghiên cứu tiếp theo là thực hiện các nghiên cứu lặp lại tại các thành phố khác ở Việt Nam. Tiếp nữa là, nghiên cứu này chưa đi vào phân tích đa nhóm dựa trên mô
  63. 54 hình phù hợp nhất được chọn (Mc2) để khám phá sự khác biệt nếu có giữa các nhóm theo độ tuổi, giới tính, thu nhập, trình độ thông qua mô hình khả biến và bất biến từng phần (bất biến thành phần cấu trúc, khả biến thành phần đo lường). Do đó đây cũng là hướng nghiên cứu cần ưu tiên thực hiện. Cuối cùng là nghiên cứu này chỉ xem xét bốn khái niệm tác động đến sẵn lòng mua hàng nội (tính vị chủng tiêu dùng, đánh giá giá trị hàng ngoại nhập, và ác cảm kinh tế và ác cảm chiến tranh). Có thể còn nhiều yếu tố khác nữa góp phần vào việc giải thích sự sẵn lòng mua hàng nội cần được xem xét, chẳng hạn, ấn tượng về quốc gia xuất xứ của sản phẩm, độ nhạy văn hóa của người tiêu dùng v.v. Do đó, các yếu tố này cũng mở ra các hướng nghiên cứu tiếp theo.
  64. Tài liệu tham khảo Danh mục tài liệu tiếng Việt Nguyễn Đình Thọ và cộng sự, 2003. Đề tài nghiên cứu khoa học : Đo lường chất lượng dịch vụ vui chơi giải trí ngoài trời tại TP.HCM. Đại học kinh tế TP.HCM. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2007. Nghiên cứu thị trường. TP.HCM : Nhà xuất bản đại học quốc gia. Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2011. Nghiên cứu khoa học Marketing ứng dụng mô hình cấu trúc tuyến tính SEM. TP.HCM: Nhà xuất bản lao động. Danh mục tài liệu tiếng Anh Ajzen, I. & Fishbein, M., 1980. Understanding Attitudes and Predicting Social Behaviour. New Jersey: Prentice Hall. Alhabeed, M.J., 2002. Perceived Product Quality, Purchase Value, and Price. Academies International Conference, Vol.7, No1. Bagozzi, R.P., 1984, A Prospectus for Theory Construction in Marketing. Journal of Marketing, Vol.48, 11-29. Bentler, P.M., & Bonett, D.G., 1980. Significant test and goodness of fit in the analysis of covariance structures. Psychological Bulletin, 88(3):588-606. Bollen, K.A., 1989. Structural Equations with Latent Variables. Wiley Series in Probability and Mathematical Statistics. New York : Wiley. Churchill, G.A., Jr. & Lacobucci, D., 2002. Marketing Research – Methodological Foundations. 8th Edition. Harcourt College Publishers. Cronbach, L.J., 1951. Coefficient alpha and the internal structure of test. Psychometrika. Vol.16, 297-334
  65. Darling, J.R., & Arnold D.R., 1988. The Competitive Position Abroad of Products and Marketing Practices of the United States, Japan, and Seected European Coutries. Journal of Consumer Marketing, Vol.5, 61-68. Darling, J.R., & Wood V.R., 1990. A Longitudinal Study of Comparing Perception of U.S and Japanese Consumer Products in a Third/Neutral Country : Finland 1975 to 1985, Journal of International Business Studies, Vol.21, 427-450. Ettenson, R.E., & Klein, J.G., 2005. The fallout from French Nuclear Testing in the South Pacific. International Marketing Review, Vol.22, 199-244. Ericsson et al., 2006. Multi- and Megavariate Data Analysis, Principles and Applications. Umetrics Academy. Gerbing, W.D., & Anderson J.C., 1988. An Update Paradigm for Scale Development Incorporating Unidimensionality and Its Assessments, Journal of Marketing Research. Vol.25, No.2 : 186-192. Gordon, G.M., & David, K.A., 2006. The Effect of Consumer Animosity and Ethnocentrism on Product Evaluations and Willingness to Buy : An Example from Ghana. Troy University. Hair, J.F et al., 1998. Mutivariate Data Analysis. 5th Edition. Prentice-Hall International, Inc. Upper Saddle River. Heywood, H.B., 1931. On finite sequences of real numbers. Proceeding of the Royal Society of London, 134: 486-501. Hoelter, J.W., 1983. The Analysis of Covariance Structure : Goodness of Fit Indices, Sociological Methods and Research, Vol.11, 325 – 344. Kamaruddin, A.R et al., 2002. Ethnocentrism Orientation and Choice decisions of Malaysian Consumers : the Effect of Socio – Cultural and Demographic Factor. Asia Pacific Management Review. Vol.7, 553 – 572.
  66. Klein, J., & Ettenson, R., 1999. Consumer animosity and consumer ethnocentrism : An analysis of unique antecedents. Journal of International Consumer Marketing, Vol.11, 5-24. Klein, J.G., Ettenson, R., & Morris, M.D., 1998. The Animosity Model of Foreign Product Purchase : An Empirical Test in the People’s Republic of China, Journal of Marketing, Vol.62, 89-100. Knight, G.A., 1999. Consumer preferences for foreign and domestic products. Journal of Consumer Marketing, 16(2):151-162. Netemyer, R.G., Durvasula, S., & Lichtenstein, D.R., 1991. A Cross-National Assessment of the Reliability and Validity of the CETSCALE. Journal of Marketing Research, Vol.28 (August), 320-327. Nunnally, J., & Bernstei, I.H., 1994. Pschychometric Theory. 3rded. New York: McGraw-Hill. Schumacker, R.E., & Lomax, R.G., 2010. A Beginner’s Guide to Structural Equation Modelling. 3rd Edition. NY : Routledge Press. Shimp, T.A., & Sharma, S., 1987. Consumer ethnocentrism : Construction and Validation of The CETSCALE, Journal of Marketing Research, Vol.24, 280-289. Summer, G.A, 1906. Folkways. New York: Ginn Custom. Zaltman, G., Lemasters, K., & Heffring, M., 1982. Theory Construction in Marketing: Some Thoughts on Thinking. New York : Wiley. Zeithaml, V.A., 1988. Consumer Perceptions of Price, Quality and Value : A Mean-end Model and Synthesis of Evidence. Journal of Marketing, Vol.52, 2-22.
  67. PHỤ LỤC Phụ lục 1 : Dàn bài thảo luận tay đôi Xin chào Anh/Chị, Tôi là học viên cao học ngành quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Hiện nay, Tôi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu sự sẵn lòng mua gạch ốp lát của người Việt Nam đối với gạch trong nước. Nội dung cuộc thảo luận rất quí giá đối với Tôi nói riêng và có thể đóng góp ít nhiều cho các doanh nghiệp trong hoạt động tiếp thị, kinh doanh với tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay. Trong cuộc thảo luận này, không có quan điểm, thái độ nào là đúng hay sai mà tất cả đều là các thông tin hữu ích. Do vậy, Tôi rất mong được sự cộng tác và giúp đỡ chân tình nhất của Anh/Chị. 1. Với Gạch ốp lát có trên thị trường các Anh/Chị thường mua gạch ốp lát của trong nước hay nước ngoài? Nước nào Anh/Chị chọn để mua gạch ốp lát? 2. Theo Anh/Chị, giữa gạch ốp lát nội và gạch ốp lát ngoại, loại nào chiếm ưu thế hơn. Khi phải mua gạch ốp lát ngoại nhập, Anh/Chị có suy nghĩ, mong muốn gì ở gạch ốp lát tự cung trong nước không? Vì sao? 3. Theo Anh/Chị việc nhập khẩu gạch ốp lát như hiện nay là tốt hay xấu, có ảnh hưởng gì đối với gia đình Anh/Chị, đối với đất nước? Vì sao? Nên như thế nào thì tốt hơn? 4. Khi có nhu cầu mua gạch ốp lát, Anh/Chị nghĩ ngay đến điều gì ? 5. Với gạch ốp lát Trung Quốc, Anh/Chị có nhận xét đánh giá gì về chất lượng, hình thức, giá cả so với gạch ốp lát Việt Nam. 6. Anh/Chị có ý kiến gì với kết luận “người Việt chuộng hàng ngoại”? Về phía cá nhân, người Việt nên xử sự ra sao khi chọn mua gạch ốp lát? 7. Với mặt hàng gạch ốp lát, Anh/Chị có ưa thích gạch ốp lát Trung Quốc?
  68. 8. Giả sử Anh/Chị cần mua gạch ốp lát, sản phẩm đang cần này có hai nguồn sản xuất : Việt Nam, Trung Quốc với chất lượng, hình thức tương đương, Anh/Chị sẽ chọn hàng nào và với chênh lệch giá chấp nhận bao nhiêu? 9. Theo Anh/Chị hàng hóa nhập từ Trung Quốc nói chung, có đang cạnh tranh công bằng với hàng Việt Nam? Trung Quốc có phải là đối tác thương mại đáng tin cậy ? 10. Anh/Chị có cho là Trung Quốc phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất của người Việt Nam, nước Việt Nam trong chiến tranh ? 11. Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc trước đây, các vấn đề mâu thuẫn về chính trị, kinh tế có ảnh hưởng đến quyết định khi bạn chọn mua giữa hai mặt hàng Trung Quốc và Việt Nam ? ĐÁNH GIÁ THANG ĐO Dưới đây Tôi đưa ra các phát biểu, Anh/Chị vui lòng cho biết có hiểu rõ nghĩa ? Anh/Chị hiểu thế nào về nghĩa của chúng ? Theo Anh/Chị cần bổ sung gì thêm : 1. Sản phẩm trong nước là sản phẩm trên hết, đầu tiên, cũng là cuối cùng Tôi chọn mua 2. Mua hàng hóa nhập ngoại không phải là hành vi đúng đắn của người Việt Nam 3. Không được phép mua hàng nhập ngoại, vì nó là nguyên nhân gây mất việc làm cho người Việt 4. Chúng ta nên mua hàng trong nước, thay vì làm giàu cho nước khác 5. Chúng ta chỉ mua hàng nhập ngoại chỉ khi nào trong nước không sản xuất được 6. Người Việt Nam mua hàng nhập ngoại phải chịu trách nhiệm cho việc gây thất nghiệp cho đồng bào mình 7. Mua hàng nhập ngoại gây ra tổn hại kinh doanh của người trong nước 8. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc có chất lượng cao hơn hàng hóa trong nước làm ra 9. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc có hình thức thiết kế và màu sắc rất bắt mắt
  69. 10. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc có độ tin cậy cao hơn hàng hóa trong nước 11. Tiền phải chi để mua hàng hóa nhập từ Trung Quốc không uổng 12. Tôi cảm thấy có lỗi khi mua một hàng hóa của Trung Quốc 13. Tôi không bao giờ mua hàng hóa Trung Quốc 14. Bất cứ khi nào có thể, Tôi tránh mua hàng hóa Trung Quốc 15. Khi có điều kiện, Tôi thích mua gạch ốp lát Trung Quốc 16. Ngay trong ý nghĩ, Tôi không thích sở hữu hàng hóa Trung Quốc 17. Nếu có hai loại hàng hóa ngang đồng về chất lượng, một là của Trung Quốc và một là của Việt Nam, Tôi sẵn sàng chi thêm 10% phí để sở hữu hàng hóa Việt Nam 18. Tôi cảm thấy giận dữ Trung Quốc đã gây ra thiệt hại cho dân Việt Nam và nước Việt Nam trong các cuộc chiến tranh 19. Tôi không bao giờ tha thứ tội ác chiến tranh Trung Quốc đã gây ra cho dân Việt Nam 20. Trung Quốc phải trả giá cho những gì đã làm người Việt Nam trong suốt các cuộc xâm lược 21. Trung Quốc không là một đối tác kinh tế đáng tin cậy 22. Trung Quốc muốn nắm lấy sức mạnh kinh tế ở Việt Nam 23. Trung Quốc đang hưởng lợi ích từ Việt Nam cho mục đích riêng 24. Trung Quốc có quá nhiều ảnh hưởng kinh tế ở Việt Nam 25. Trung Quốc đang cạnh tranh kinh tế không công bằng với Việt Nam Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báo của Anh/Chị đã dành thời gian cung cấp ý kiến và đóng góp cho đề tài Tôi nghiên cứu.
  70. Phụ lục 2 : Bảng câu hỏi định lượng Xin chào Anh/Chị, Tôi là học viên cao học ngành quản trị kinh doanh thuộc trường Đại học kinh tế TP.HCM. Hiện nay, Tôi đang tiến hành thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến xu hướng mua gạch ốp lát trong nước của người Việt Nam. Cuộc phỏng vấn qua thư này là giai đoạn rất quan trọng của nghiên cứu. Trong cuộc phỏng vấn này, không có quan điểm, thái độ nào là đúng hay sai mà tất cả đều là các thông tin hữu ích. Do vậy, Tôi rất mong được sự cộng tác và giúp đỡ chân tình nhất của Anh/Chị. Khái niệm xin nêu rõ : 1. Gạch ốp lát Trung Quốc là hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc hoặc được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam 2. Gạch ốp lát trong nước là gạch được sản xuất bởi các doanh nghiệp trong nước hoặc do doanh nghiệp Việt Nam liên doanh sản xuất ra Mở đầu, Anh/Chị vui lòng trả lời câu hỏi sau bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp Gia đình của Anh/Chị có mua gạch ốp lát không? Có Tiếp tục Không Ngưng
  71. Tiếp theo, Anh/Chị vui lòng trả lời bằng cách cho biết mức độ đồng ý của các Anh/Chị qua các phát biểu dưới đây với các quy ước sau : Hoàn toàn Tương đối Trung Đồng Hoàn toàn không đồng ý không đồng ý hòa ý đồng ý 1 2 3 4 5 1. Sản phẩm trong nước là sản phẩm trên hết, đầu tiên, cũng là 1 2 3 4 5 cuối cùng Tôi chọn mua 2. Mua hàng hóa nhập ngoại không phải là hành vi đúng đắn 1 2 3 4 5 của người Việt Nam 3. Không được phép mua hàng nhập ngoại, vì nó là nguyên 1 2 3 4 5 nhân gây mất việc làm cho người Việt 4. Chúng ta nên mua hàng trong nước, thay vì làm giàu cho 1 2 3 4 5 nước khác 5. Chúng ta chỉ mua hàng nhập ngoại chỉ khi nào trong nước 1 2 3 4 5 không sản xuất được 6. Người Việt Nam mua hàng nhập ngoại phải chịu trách 1 2 3 4 5 nhiệm cho việc gây thất nghiệp cho đồng bào mình 7. Mua hàng nhập ngoại gây ra tổn hại kinh doanh của người 1 2 3 4 5 trong nước 8. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc có chất lượng cao hơn hàng 1 2 3 4 5 hóa trong nước làm ra 9. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc có hình thức thiết kế và màu 1 2 3 4 5 sắc rất bắt mắt 10. Hàng hóa nhập từ Trung Quốc có độ tin cậy cao hơn hàng 1 2 3 4 5 hóa trong nước 11. Chi phí bỏ ra để mua gạch ốp lát Trung Quốc đáng đồng 1 2 3 4 5 tiền 12. Tôi cảm thấy có lỗi khi mua một hàng hóa của Trung Quốc 1 2 3 4 5 13. Tôi không bao giờ mua gạch ốp lát Trung Quốc 1 2 3 4 5 14. Bất cứ khi nào có thể, Tôi tránh mua gạch ốp lát Trung 1 2 3 4 5 Quốc 15. Ngay trong ý nghĩ, Tôi không thích sở hữu hàng hóa Trung 1 2 3 4 5 Quốc
  72. 16. Nếu có hai loại hàng hóa ngang đồng về chất lượng, một là của Trung Quốc và một là của Việt Nam, Tôi sẵn sàng chi 1 2 3 4 5 thêm 10% phí để sở hữu hàng hóa Việt Nam 17. Tôi cảm thấy giận dữ Trung Quốc đã gây ra thiệt hại cho dân Việt Nam và nước Việt Nam trong các cuộc chiến 1 2 3 4 5 tranh 18. Tôi không bao giờ tha thứ tội ác chiến tranh Trung Quốc đã 1 2 3 4 5 gây ra cho dân Việt Nam 19. Trung Quốc phải trả giá cho những gì đã làm người Việt 1 2 3 4 5 Nam trong suốt các cuộc xâm lược 20. Trung Quốc không là một đối tác kinh tế đáng tin cậy 1 2 3 4 5 21. Trung Quốc muốn đạt được sức mạnh kinh tế ở Việt Nam 1 2 3 4 5 22. Trung Quốc đang hưởng lợi ích kinh tế từ Việt Nam 1 2 3 4 5 23. Trung Quốc có quá nhiều ảnh hưởng kinh tế ở Việt Nam 1 2 3 4 5 24. Trung Quốc đang cạnh tranh kinh tế không công bằng với 1 2 3 4 5 Việt Nam Xin anh/ vui lòng cho biết thêm một số thông tin cá nhân : Tuổi : ___ Giới tính : Nam Nữ Học vấn : Dưới đại học Từ đại học trở lên Nghề nghiệp : ___ Thu nhập bình quân của hộ gia đình đã trừ chi tiêu sinh hoạt : Dưới 4 triệu/tháng Từ 4 – 7 triệu/tháng Trên 7 triệu/tháng Xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình cộng tác của Anh/Chị.
  73. Phụ lục 3 : Kiểm định phân phối của các biến quan sát Biến min max skew c.r. kurtosis c.r. WB6 2 5 0.011 0.076 -0.999 -3.519 WB1 2 5 -0.022 -0.152 -0.945 -3.330 WB2 2 5 0.058 0.406 -1.044 -3.677 WB3 1 5 -0.080 -0.561 -0.950 -3.348 WB5 2 5 -0.068 -0.478 -1.062 -3.743 EA1 2 5 0.260 1.835 -0.590 -2.077 EA2 2 5 0.374 2.634 -0.575 -2.025 EA3 2 5 0.220 1.548 -0.683 -2.408 EA4 2 5 0.222 1.564 -0.657 -2.316 EA5 2 5 0.224 1.576 -0.779 -2.743 WA1 1 5 0.207 1.458 -0.605 -2.133 WA2 2 5 0.111 0.783 -0.685 -2.413 WA3 2 5 0.274 1.929 -0.487 -1.717 CE1 2 5 0.053 0.375 -0.274 -0.966 CE2 2 5 -0.095 -0.669 -0.338 -1.189 CE3 2 5 0.039 0.276 -0.319 -1.125 CE4 2 5 0.034 0.238 -0.357 -1.259 CE5 2 5 -0.136 -0.956 -0.340 -1.198 CE6 2 5 0.004 0.028 -0.329 -1.158 CE7 2 5 -0.131 -0.927 -0.397 -1.398 PV1 2 5 0.207 1.461 -0.846 -2.983 PV2 2 5 0.118 0.835 -0.776 -2.736 PV3 2 5 0.222 1.563 -0.645 -2.272 PV4 2 5 0.157 1.110 -0.734 -2.586
  74. Phụ lục 4a : Ước lượng các tham số trong Mt (chưa chuẩn hóa) ƯỚC LƯỢNG ML ƯỚC LƯỢNG BẰNG BOOTSTRAP (N=1000) Ước SE- Mối quan hệ lượn S.E. C.R. P SE SE-SE Mean Bias Bias g - PV < CE 0.083 -2.293 0.022 0.093 0.002 -0.194 -0.004 0.003 0.190 WB < WA 0.310 0.076 4.105 0.000 0.082 0.002 0.311 0.001 0.003 WB < EA 0.172 0.061 2.843 0.004 0.059 0.001 0.172 0.000 0.002 - WB < PV 0.085 -6.612 0.000 0.093 0.002 -0.571 -0.008 0.003 0.563 WB < CE 0.462 0.093 4.987 0.000 0.096 0.002 0.463 0.001 0.003 PV4 < PV 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 PV3 < PV 1.076 0.098 10.995 0.000 0.104 0.002 1.084 0.008 0.003 PV2 < PV 1.016 0.096 10.549 0.000 0.106 0.002 1.019 0.004 0.003 PV1 < PV 1.090 0.102 10.639 0.000 0.093 0.002 1.095 0.005 0.003 CE7 < CE 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 CE6 < CE 0.986 0.097 10.142 0.000 0.097 0.002 0.997 0.010 0.003 CE5 < CE 0.963 0.088 10.939 0.000 0.081 0.002 0.970 0.007 0.003 CE4 < CE 1.070 0.100 10.672 0.000 0.102 0.002 1.084 0.014 0.003 CE3 < CE 0.998 0.097 10.281 0.000 0.103 0.002 1.007 0.009 0.003 CE2 < CE 1.010 0.097 10.392 0.000 0.104 0.002 1.021 0.011 0.003 CE1 < CE 0.944 0.094 9.997 0.000 0.108 0.002 0.955 0.011 0.003 WA3 < WA 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 WA2 < WA 1.029 0.098 10.487 0.000 0.107 0.002 1.041 0.012 0.003 WA1 < WA 1.001 0.097 10.369 0.000 0.095 0.002 1.007 0.006 0.003 EA5 < EA 1.000 0.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 EA4 < EA 0.884 0.064 13.831 0.000 0.062 0.001 0.884 0.000 0.002 EA3 < EA 0.980 0.066 14.811 0.000 0.069 0.002 0.979 -0.001 0.002 EA2 < EA 0.908 0.068 13.331 0.000 0.075 0.002 0.908 0.000 0.002 EA1 < EA 0.906 0.066 13.714 0.000 0.066 0.001 0.907 0.001 0.002 WB5 < WB 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 WB3 < WB 0.944 0.070 13.536 0.000 0.069 0.002 0.943 -0.001 0.002 WB2 < WB 0.926 0.070 13.173 0.000 0.066 0.001 0.927 0.001 0.002 WB1 < WB 0.942 0.067 14.112 0.000 0.057 0.001 0.940 -0.001 0.002 WB6 < WB 0.990 0.068 14.583 0.000 0.062 0.001 0.990 0.001 0.002
  75. Phụ lục 4b : Ước lượng các tham số trong Mc1 (chưa chuẩn hóa) ƯỚC LƯỢNG ML ƯỚC LƯỢNG BẰNG BOOTSTRAP (N=1000) Ước Mối quan hệ S.E. C.R. P SE SE-SE Mean Bias SE-Bias lượng WB < WA 0.310 0.076 4.102 0.000 0.082 0.002 0.311 0.001 0.003 WB < EA 0.172 0.061 2.842 0.004 0.059 0.001 0.172 0.000 0.002 WB < PV -0.571 0.085 -6.738 0.000 0.093 0.002 -0.578 -0.008 0.003 WB < CE 0.480 0.092 5.238 0.000 0.093 0.002 0.482 0.002 0.003 PV4 < PV 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 PV3 < PV 1.080 0.099 10.967 0.000 0.105 0.002 1.088 0.008 0.003 PV2 < PV 1.019 0.097 10.525 0.000 0.107 0.002 1.023 0.004 0.003 PV1 < PV 1.092 0.103 10.602 0.000 0.093 0.002 1.097 0.005 0.003 CE7 < CE 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 CE6 < CE 0.985 0.097 10.136 0.000 0.098 0.002 0.994 0.010 0.003 CE5 < CE 0.963 0.088 10.943 0.000 0.081 0.002 0.970 0.007 0.003 CE4 < CE 1.069 0.100 10.669 0.000 0.102 0.002 1.082 0.014 0.003 CE3 < CE 0.998 0.097 10.288 0.000 0.104 0.002 1.007 0.009 0.003 CE2 < CE 1.008 0.097 10.381 0.000 0.104 0.002 1.019 0.011 0.003 CE1 < CE 0.945 0.094 10.010 0.000 0.108 0.002 0.956 0.011 0.003 WA3 < WA 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 WA2 < WA 1.029 0.098 10.487 0.000 0.107 0.002 1.041 0.012 0.003 WA1 < WA 1.001 0.097 10.369 0.000 0.095 0.002 1.007 0.006 0.003 EA5 < EA 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 EA4 < EA 0.884 0.064 13.831 0.000 0.062 0.001 0.884 0.000 0.002 EA3 < EA 0.980 0.066 14.811 0.000 0.069 0.002 0.979 -0.001 0.002 EA2 < EA 0.908 0.068 13.331 0.000 0.075 0.002 0.908 0.000 0.002 EA1 < EA 0.906 0.066 13.714 0.000 0.066 0.001 0.907 0.001 0.002 WB5 < WB 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 WB3 < WB 0.944 0.071 13.273 0.000 0.069 0.002 0.943 -0.001 0.002 WB2 < WB 0.926 0.072 12.918 0.000 0.066 0.001 0.927 0.001 0.002 WB1 < WB 0.942 0.068 13.835 0.000 0.057 0.001 0.940 -0.001 0.002 WB6 < WB 0.990 0.069 14.294 0.000 0.062 0.001 0.990 0.001 0.002
  76. Phụ lục 4c : Ước lượng các tham số trong Mc2 (chưa chuẩn hóa) ƯỚC LƯỢNG BẰNG BOOTSTRAP ƯỚC LƯỢNG ML (N=1000) Ước SE- Mối quan hệ S.E. C.R. P SE SE-SE Mean Bias lượng Bias PV < CE -0.175 0.081 -2.151 0.031 0.090 0.002 -0.179 -0.004 0.003 PV < EA -0.179 0.059 -3.057 0.002 0.063 0.001 -0.178 0.001 0.002 WB < WA 0.311 0.076 4.109 0.000 0.082 0.002 0.311 0.001 0.003 WB < EA 0.154 0.062 2.470 0.014 0.060 0.001 0.154 0.000 0.002 WB < PV -0.564 0.087 -6.471 0.000 0.094 0.002 -0.573 -0.009 0.003 WB < CE 0.463 0.092 5.011 0.000 0.095 0.002 0.465 0.001 0.003 PV4 < PV 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 PV3 < PV 1.073 0.098 10.960 0.000 0.102 0.002 1.081 0.008 0.003 PV2 < PV 1.022 0.097 10.587 0.000 0.106 0.002 1.025 0.003 0.003 PV1 < PV 1.090 0.103 10.627 0.000 0.092 0.002 1.095 0.005 0.003 CE7 < CE 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 CE6 < CE 0.986 0.097 10.146 0.000 0.097 0.002 0.996 0.010 0.003 CE5 < CE 0.962 0.088 10.940 0.000 0.081 0.002 0.969 0.007 0.003 CE4 < CE 1.069 0.100 10.674 0.000 0.102 0.002 1.083 0.014 0.003 CE3 < CE 0.997 0.097 10.282 0.000 0.103 0.002 1.006 0.009 0.003 CE2 < CE 1.010 0.097 10.395 0.000 0.104 0.002 1.021 0.011 0.003 CE1 < CE 0.944 0.094 10.004 0.000 0.108 0.002 0.955 0.011 0.003 WA3 < WA 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 WA2 < WA 1.029 0.098 10.488 0.000 0.107 0.002 1.041 0.012 0.003 WA1 < WA 1.001 0.097 10.369 0.000 0.095 0.002 1.007 0.006 0.003 EA5 < EA 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 EA4 < EA 0.883 0.064 13.853 0.000 0.061 0.001 0.883 0.000 0.002 EA3 < EA 0.979 0.066 14.852 0.000 0.069 0.002 0.977 -0.002 0.002 EA2 < EA 0.905 0.068 13.312 0.000 0.075 0.002 0.904 0.000 0.002 EA1 < EA 0.906 0.066 13.764 0.000 0.066 0.001 0.907 0.001 0.002 WB5 < WB 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 WB3 < WB 0.944 0.069 13.684 0.000 0.069 0.002 0.943 -0.001 0.002 WB2 < WB 0.926 0.070 13.315 0.000 0.066 0.001 0.927 0.001 0.002 WB1 < WB 0.942 0.066 14.266 0.000 0.057 0.001 0.940 -0.001 0.002 WB6 < WB 0.990 0.067 14.745 0.000 0.062 0.001 0.990 0.001 0.002
  77. Phụ lục 4d : Ước lượng các tham số trong Mc3 (chưa chuẩn hóa) ƯỚC LƯỢNG BẰNG BOOTSTRAP ƯỚC LƯỢNG ML (N=1000) Ước SE- Mối quan hệ S.E. C.R. P SE SE-SE Mean Bias lượng Bias PV < CE -0.178 0.081 -2.198 0.028 0.088 0.002 -0.182 -0.005 0.003 PV < EA -0.168 0.058 -2.889 0.004 0.065 0.001 -0.167 0.001 0.002 PV < WA -0.111 0.070 -1.591 0.112 0.076 0.002 -0.112 -0.001 0.002 WB < WA 0.302 0.077 3.934 0.000 0.084 0.002 0.303 0.001 0.003 WB < EA 0.157 0.062 2.519 0.012 0.060 0.001 0.156 -0.001 0.002 WB < PV -0.557 0.087 -6.365 0.000 0.095 0.002 -0.566 -0.010 0.003 WB < CE 0.464 0.092 5.019 0.000 0.095 0.002 0.465 0.001 0.003 PV4 < PV 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 PV3 < PV 1.074 0.098 10.948 0.000 0.103 0.002 1.083 0.009 0.003 PV2 < PV 1.020 0.097 10.549 0.000 0.106 0.002 1.023 0.003 0.003 PV1 < PV 1.091 0.103 10.617 0.000 0.093 0.002 1.097 0.006 0.003 CE7 < CE 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 CE6 < CE 0.986 0.097 10.144 0.000 0.097 0.002 0.996 0.010 0.003 CE5 < CE 0.962 0.088 10.940 0.000 0.081 0.002 0.970 0.007 0.003 CE4 < CE 1.070 0.100 10.675 0.000 0.102 0.002 1.083 0.014 0.003 CE3 < CE 0.998 0.097 10.282 0.000 0.103 0.002 1.006 0.009 0.003 CE2 < CE 1.010 0.097 10.395 0.000 0.104 0.002 1.021 0.011 0.003 CE1 < CE 0.944 0.094 10.002 0.000 0.108 0.002 0.955 0.011 0.003 WA3 < WA 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 WA2 < WA 1.039 0.099 10.496 0.000 0.109 0.002 1.051 0.012 0.003 WA1 < WA 1.010 0.097 10.378 0.000 0.097 0.002 1.016 0.006 0.003 EA5 < EA 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 EA4 < EA 0.883 0.064 13.853 0.000 0.061 0.001 0.883 0.000 0.002 EA3 < EA 0.979 0.066 14.851 0.000 0.069 0.002 0.978 -0.002 0.002 EA2 < EA 0.905 0.068 13.313 0.000 0.075 0.002 0.904 0.000 0.002 EA1 < EA 0.906 0.066 13.758 0.000 0.066 0.001 0.907 0.001 0.002 WB5 < WB 1.000 0.000 0.000 1.000 0.000 0.000 WB3 < WB 0.944 0.068 13.801 0.000 0.069 0.002 0.943 -0.001 0.002 WB2 < WB 0.926 0.069 13.429 0.000 0.066 0.001 0.927 0.001 0.002 WB1 < WB 0.942 0.065 14.391 0.000 0.057 0.001 0.940 -0.001 0.002 WB6 < WB 0.990 0.067 14.875 0.000 0.062 0.001 0.990 0.001 0.002
  78. Phụ lục 4e : Phân phối bootstrap ML discrepancy (implied vs sample) (Default model) ML discrepancy (implied vs pop) (Default model) | | 408.744 |* 297.082 |* 428.118 | 305.68 | 447.492 | 314.279 | 466.866 | 322.878 | 486.24 | 331.477 | 505.614 | 340.076 | 524.989 | 348.675 | N = 1000 544.363 | N = 1000 357.273 | Mean = 526.558 563.737 | Mean = 333.273 365.872 | S. e. = 1.372 583.111 | S. e. = .461 374.471 |* 602.485 | 383.07 |* 621.859 | 391.669 |* 641.234 |* 400.267 | 660.608 |* 408.866 | 679.982 |* 417.465 |* | | K -L overoptimism (unstabilized) (Default model) K -L overoptimism (stabilized) (Default model) | | -303.837 |* 31.605 |* -244.543 | 49.556 |* -185.249 |* 67.506 | -125.955 | 85.456 | -66.662 | 103.407 | -7.368 | 121.357 | 51.926 | 139.307 | N = 1000 111.22 | N = 1000 157.258 | Mean = 145.641 170.514 | Mean = 141.830 175.208 | S. e. = 3.976 229.808 | S. e. = 1.123 193.158 | 289.102 | 211.109 | 348.396 | 229.059 |* 407.69 | 247.009 |* 466.983 |* 264.959 |* 526.277 |* 282.91 |* | |
  79. Phụ lục 5a : Phương sai các sai số và khái niệm độc lập do ML ước lượng trong Mt Biến Estimate S.E. C.R. P CE 0.268 0.044 6.130 0.000 WA 0.388 0.059 6.532 0.000 EA 0.508 0.063 8.088 0.000 e25 0.365 0.057 6.378 0.000 e26 0.353 0.050 7.041 0.000 e5 0.324 0.031 10.405 0.000 e6 0.296 0.028 10.463 0.000 e7 0.310 0.030 10.453 0.000 e8 0.271 0.027 9.968 0.000 e9 0.285 0.027 10.351 0.000 e10 0.277 0.027 10.253 0.000 e11 0.289 0.027 10.571 0.000 e17 0.270 0.029 9.191 0.000 e19 0.319 0.032 10.035 0.000 e23 0.346 0.035 9.785 0.000 e1 0.374 0.039 9.537 0.000 e14 0.339 0.041 8.295 0.000 e13 0.282 0.039 7.223 0.000 e12 0.312 0.039 7.936 0.000 e18 0.356 0.035 10.253 0.000 e16 0.294 0.030 9.962 0.000 e22 0.440 0.042 10.369 0.000 e21 0.412 0.041 10.168 0.000 e24 0.329 0.035 9.392 0.000 e20 0.362 0.038 9.599 0.000 e15 0.265 0.029 9.007 0.000 e3 0.369 0.039 9.416 0.000 e2 0.325 0.038 8.635 0.000 e4 0.406 0.044 9.285 0.000 Estimate : Ước lượng, S.E. : sai lệch chuẩn, C.R. : Giá trị tới hạn, P : mức ý nghĩa
  80. Phụ lục 5b : Phương sai các sai số và khái niệm độc lập do ML ước lượng trong Mc1 Biến Estimate S.E. C.R. P PV 0.373 0.058 6.376 0.000 CE 0.269 0.044 6.134 0.000 WA 0.388 0.059 6.532 0.000 EA 0.508 0.063 8.088 0.000 e26 0.352 0.051 6.974 0.000 e5 0.323 0.031 10.391 0.000 e6 0.296 0.028 10.463 0.000 e7 0.309 0.030 10.439 0.000 e8 0.272 0.027 9.966 0.000 e9 0.284 0.027 10.339 0.000 e10 0.278 0.027 10.257 0.000 e11 0.288 0.027 10.557 0.000 e17 0.270 0.029 9.191 0.000 e19 0.319 0.032 10.035 0.000 e23 0.346 0.035 9.775 0.000 e1 0.376 0.039 9.549 0.000 e14 0.339 0.041 8.295 0.000 e13 0.282 0.039 7.223 0.000 e12 0.312 0.039 7.936 0.000 e18 0.356 0.035 10.253 0.000 e16 0.294 0.030 9.962 0.000 e22 0.440 0.042 10.362 0.000 e21 0.412 0.041 10.160 0.000 e24 0.329 0.035 9.379 0.000 e20 0.362 0.038 9.588 0.000 e15 0.265 0.029 9.007 0.000 e3 0.368 0.039 9.388 0.000 e2 0.323 0.038 8.591 0.000 e4 0.407 0.044 9.273 0.000 Estimate : Ước lượng, S.E. : sai lệch chuẩn, C.R. : Giá trị tới hạn, P : mức ý nghĩa
  81. Phụ lục 5c : Phương sai các sai số và khái niệm độc lập do ML ước lượng trong Mc2 Biến Estimate S.E. C.R. P CE 0.269 0.044 6.133 0.000 WA 0.388 0.059 6.532 0.000 EA 0.509 0.063 8.107 0.000 e25 0.348 0.055 6.336 0.000 e26 0.353 0.050 7.073 0.000 e5 0.323 0.031 10.401 0.000 e6 0.296 0.028 10.462 0.000 e7 0.310 0.030 10.452 0.000 e8 0.272 0.027 9.970 0.000 e9 0.285 0.028 10.352 0.000 e10 0.277 0.027 10.253 0.000 e11 0.289 0.027 10.568 0.000 e17 0.270 0.029 9.207 0.000 e19 0.318 0.032 10.036 0.000 e23 0.346 0.035 9.791 0.000 e1 0.374 0.039 9.569 0.000 e14 0.339 0.041 8.295 0.000 e13 0.282 0.039 7.222 0.000 e12 0.312 0.039 7.937 0.000 e18 0.358 0.035 10.288 0.000 e16 0.295 0.030 9.981 0.000 e22 0.440 0.042 10.374 0.000 e21 0.412 0.040 10.173 0.000 e24 0.329 0.035 9.398 0.000 e20 0.362 0.038 9.605 0.000 e15 0.264 0.029 9.003 0.000 e3 0.365 0.039 9.375 0.000 e2 0.328 0.038 8.732 0.000 e4 0.407 0.044 9.317 0.000 Estimate : Ước lượng, S.E. : sai lệch chuẩn, C.R. : Giá trị tới hạn, P : mức ý nghĩa
  82. Phụ lục 5d : Phương sai các sai số và khái niệm độc lập do ML ước lượng trong Mc3 Biến Estimate S.E. C.R. P CE 0.269 0.044 6.133 0.000 WA 0.383 0.059 6.495 0.000 EA 0.509 0.063 8.107 0.000 e25 0.344 0.054 6.316 0.000 e26 0.354 0.050 7.109 0.000 e5 0.323 0.031 10.402 0.000 e6 0.296 0.028 10.464 0.000 e7 0.310 0.030 10.453 0.000 e8 0.271 0.027 9.968 0.000 e9 0.285 0.028 10.352 0.000 e10 0.277 0.027 10.252 0.000 e11 0.289 0.027 10.569 0.000 e17 0.270 0.029 9.204 0.000 e19 0.318 0.032 10.037 0.000 e23 0.346 0.035 9.796 0.000 e1 0.374 0.039 9.574 0.000 e14 0.336 0.041 8.256 0.000 e13 0.279 0.039 7.169 0.000 e12 0.316 0.039 8.074 0.000 e18 0.358 0.035 10.286 0.000 e16 0.295 0.030 9.979 0.000 e22 0.440 0.042 10.377 0.000 e21 0.412 0.040 10.177 0.000 e24 0.328 0.035 9.403 0.000 e20 0.362 0.038 9.610 0.000 e15 0.264 0.029 9.001 0.000 e3 0.366 0.039 9.408 0.000 e2 0.327 0.037 8.723 0.000 e4 0.406 0.044 9.311 0.000 Estimate : Ước lượng, S.E. : sai lệch chuẩn, C.R. : Giá trị tới hạn, P : mức ý nghĩa
  83. Phụ lục 6 : Các hệ số phù hợp của Mc2, Mt, Mc1, Mc3 Chỉ số phù hợp của Mc2 CMIN Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF Default model 55 260.947 245 .231 1.065 Saturated model 300 .000 0 Independence model 24 3295.466 276 .000 11.940 RMR, GFI Model RMR GFI AGFI PGFI Default model .035 .933 .918 .762 Saturated model .000 1.000 Independence model .200 .372 .317 .342 Baseline Comparisons NFI RFI IFI TLI Model CFI Delta1 rho1 Delta2 rho2 Default model .921 .911 .995 .994 .995 Saturated model 1.000 1.000 1.000 Independence model .000 .000 .000 .000 .000 Parsimony-Adjusted Measures Model PRATIO PNFI PCFI Default model .888 .817 .883 Saturated model .000 .000 .000 Independence model 1.000 .000 .000 FMIN Model FMIN F0 LO 90 HI 90 Default model .879 .054 .000 .198 Saturated model .000 .000 .000 .000 Independence model 11.096 10.167 9.556 10.802 AIC Model AIC BCC BIC CAIC Default model 370.947 381.057 574.287 629.287 Saturated model 600.000 655.147 1709.128 2009.128
  84. Model AIC BCC BIC CAIC Independence model 3343.466 3347.878 3432.196 3456.196 ECVI Model ECVI LO 90 HI 90 MECVI Default model 1.249 1.195 1.394 1.283 Saturated model 2.020 2.020 2.020 2.206 Independence model 11.257 10.647 11.892 11.272 HOELTER HOELTER HOELTER Model .05 .01 Default model 322 341 Independence model 29 31 Chỉ số phù hợp của Mt CMIN Model NPAR CMIN DF P CMIN/DF Default model 54 270.564 246 .135 1.100 Saturated model 300 .000 0 Independence model 24 3295.466 276 .000 11.940 RMR, GFI Model RMR GFI AGFI PGFI Default model .046 .931 .916 .763 Saturated model .000 1.000 Independence model .200 .372 .317 .342 Baseline Comparisons NFI RFI IFI TLI Model CFI Delta1 rho1 Delta2 rho2 Default model .918 .908 .992 .991 .992 Saturated model 1.000 1.000 1.000 Independence model .000 .000 .000 .000 .000