Luận văn Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ năm 2014

doc 89 trang yendo 18028
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_van_nghien_cuu_tinh_hinh_tang_huyet_ap_va_mot_so_yeu_to.doc

Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền thành phố Cần Thơ năm 2014

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NGUYỄN THỊ NHÍ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN TỪ 25 TUỔI TRỞ LÊN TẠI THỊ TRẤN PHONG ĐIỀN, HUYỆN PHONG ĐIỀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2014 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Ths. THÁI THỊ NGỌC THÚY CẦN THƠ - 2015
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ về mọi mặt của các cơ quan, đơn vị, của quý thầy cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin trân trọng cám ơn: Ban giám hiệu, các phòng, khoa, bộ môn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, quý cô, trung tâm dân số, kế hoạch hóa gia đình, Trạm Y tế thị trấn Phong Điền huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cám ơn thầy cô các bộ môn Trường Đại học Y Dược Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập. Xin bày tỏ long kính trọng và biết ơn: Ths. Thái Thị Ngọc Thúy, người cô đã tận tình trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này. Xin chân thành cảm ơn: Bạn bè, người than trong gia đình những người luôn giúp đỡ và động viên tôi trong học tập cũng như trong cuộc sống. Cuối cùng chúng em xin kính chúc quí thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý của mình. Tác giả Nguyễn Thị Nhí
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ gàng và chưa từng công bố. Người thực hiện Nguyễn Thị Nhí
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BMI Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) CBVC Cán bộ viên chức ĐTĐ Đái tháo đường HA Huyết áp HATB Huyết áp trung bình HATT Huyết áp tâm thu HATTr Huyết áp tâm trương ISH International Society of Hypertension (Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế ) JNC Ủy ban quốc gia (Joint National Committee) THA Tăng huyết áp THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thong VB Vòng bụng VM Vòng mông WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) WHR Waist Hip Ratio (Tỷ số vòng bụng/vòng mông)
  5. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1 Đại cương về tăng huyết áp 3 1.2 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và trong nước 12 1.3 Các nghiên cứu về yếu tố liên quan đến tăng huyết áp tại Việt Nam 14 1.4 Một số đặc điểm về thị trấn Phong Điền 17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18 2.1 Đối tượng nghiên cứu 18 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 18 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu 18 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ 18 2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 18 2.2 Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu 18 2.2.2 Cỡ mẫu 18 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 19 2.2.4 Nội dung nghiên cứu 20 2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 26 2.2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 29 2.2.7 Sai số và cách khắc phục 30 2.3 Đạo đức trong nghiên cứu 30 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 31 3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 37 3.3 Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi 40
  6. Chương 4 BÀN LUẬN 46 4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46 4.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 51 4.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan 53 KẾT LUẬN 62 KIẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) 4 Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay 4 Bảng 1.3. Phân loại BMI theo WHO 9 Bảng 1.4. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO 10 Bảng 3.1 Đặc điểm về giới, dân tộc và nhóm tuổi của đối tượng 31 Bảng 3.2 Đặc điểm về trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng 32 Bảng 3.3 Đặc điểm về thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động và thói quen uống rượu, bia 33 Bảng 3.4 Đặc điểm về chế độ ăn 34 Bảng 3.5 Đặc điểm về hoạt động thể lực của đối tượng 35 Bảng 3.6 Đặc điểm tỷ số vòng bụng/vòng mông 36 Bảng 3.7 Đặc điểm tiền sử gia đình tăng huyết áp và tiền sử đái tháo đường 36 Bảng 3.8 Huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu 37 Bảng 3.9 Mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp của đối tượng với tăng huyết áp 40 Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuổi của đối tượng với tăng huyết áp 41 Bảng 3.11 Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và thói quen uống rượu, bia với tăng huyết áp 42 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa chế độ ăn rau quả, chế độ ăn mặn, chế độ ăn nhiều dầu mỡ với tăng huyết áp 43 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với THA 44 Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với THA 44 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa đái tháo đường và tiền sử gia đình tăng huyết áp với tăng huyết áp 45 Bảng 3.16 Mối liên quan giữa tỷ số vòng bụng/vòng mông tăng với THA 45
  8. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân loại chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu 35 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiện mắc THA của người dân từ 25 tuổi trở lên 37 Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện lúc khảo sát 38 Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính 38 Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc 39 Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn 39
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2012, ước tính trong 57 triệu ca tử vong trên toàn cầu trong năm 2008 có 36 triệu ca tử vong (63%) là do bệnh không lây. Tỷ trọng lớn nhất của bệnh không lây trường hợp tử vong là do các bệnh tim mạch (48%) [40]. Trong đó tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ hành vi và sinh lý hàng đầu. Tăng huyết áp ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Tăng huyết áp là bệnh phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe của con người, là nguyên nhân gây tàn phế và tử vong hàng đầu ở người cao tuổi [36]. Và tăng huyết áp được báo cáo là thứ tư đóng góp đến tử vong ở các nước phát triển và thứ bảy ở các nước đang phát triển. Tăng huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh toàn cầu (12,7%), cao hơn các nguyên nhân khác như sử dụng thuốc lá (8,7%) hay tăng đường máu (5,8%). Tần suất tăng huyết áp nói chung trên thế giới là khoảng 41% ở các nước phát triển và 32% ở các nước đang phát triển [39]. Báo cáo gần đây cho thấy gần 1 tỷ người lớn (hơn một phần tư dân số thế giới) bị tăng huyết áp trong 2000 và điều này được dự đoán sẽ tăng lên 1,56 tỷ vào năm 2025. Trong khu vực của tổ chức Y tế thế giới tỷ lệ tăng huyết áp trong năm 2008, cao nhất tại châu Phi 36,8% [40]. Tại Việt Nam, theo một điều tra gần đây nhất (2008) của Viện Tim mạch Việt Nam tiến hành ở người lớn (≥ 25 tuổi) tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì thấy tỷ lệ tăng huyết áp đã tăng lên đến 25,1% nghĩa là cứ 4 người lớn ở nước ta thì có 1 người bị tăng huyết áp. Với dân số của Việt Nam là khoảng 88 triệu dân thì ước tính sẽ có khoảng 11 triệu người bị tăng huyết áp [37].
  10. 2 Dự báo trong những năm tới số người mắc bệnh tăng huyết áp sẽ còn tăng do các yếu tố liên quan như: Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia, dinh dưỡng bất hợp lý, ít vận động vẫn còn phổ biến Theo tổ chức Y tế thế giới, khống chế được những yếu tố nguy cơ này có thể làm giảm được 80% bệnh tăng huyết áp. Thị trấn Phong Điền là thị trấn trung tâm của huyện Phong Điền, có dân số khá đông, trong thời gian gần đây theo nhiều báo cáo cho thấy tình hình tăng huyết áp đang diễn biến phức tạp. Song lại chưa có nghiên cứu nào được thực hiện để khảo sát tình hình tăng huyết áp tại địa phương. Với mục đích đánh giá thực trạng và yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp, nghiên cứu sẽ cung cấp các thông tin, bằng chứng để cải thiện dịch vụ y tế cũng như xây dựng chiến lược phòng và điều trị tăng huyết áp có hiệu quả hơn. Do đó, chúng tôi thực hiện “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan của người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014”. Với các mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014. 2. Xác định một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014.
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Đại cương về tăng huyết áp 1.1.1 Định nghĩa huyết áp Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể [1], [16]. Các thông số huyết áp thường được ứng dụng: Huyết áp tâm thu (HATT) là giới hạn cao nhất của những giao động có chu kỳ của HA trong mạch, thể hiện sức bơm máu của tim. Huyết áp tâm trương (HATTr) là giới hạn thấp nhất của những giao động có chu kỳ của HA trong mạch, thể hiện sức cản của mạch. Huyết áp trung bình (HATB) là áp suất tạo ra với dòng máu chảy liên tục và có lưu lượng bằng với cung lượng tim. Hiệu áp hay áp lực máu là hiệu số giữa HATT và HATTr. 1.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp Theo tổ chức Y tế thế giới thì một người lớn được gọi THA khi huyết áp tối đa, huyết áp tâm thu (HATT) ≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu, huyết áp tâm trương (HATTr) ≥ 90mmHg hoặc đang điều trị thuốc hạ áp hằng ngày hoặc có ít nhất 2 lần được bác sĩ chuẩn đoán là THA [3], [31]. Theo WHO – 1999: THA: HATT ≥ 140 mmHg và HATTr ≥ 90 mmHg. THA tâm thu: HATT ≥ 140 mmHg; HATTr < 90 mmHg. THA tâm trương: HATT < 140 mmHg; HATTr ≥ 90 mmHg. Tăng huyết áp nếu không được điều trị đúng và đầy đủ sẽ có rất nhiều biến chứng nặng nề, thậm chí có thể gây tử vong hoặc để lại các di chứng ảnh
  12. 4 hưởng đến sức khỏe, sức lao động của người bệnh và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội như: Tai biến mạch máu não, suy tim, suy mạch vành, 1.1.3 Phân loại tăng huyết áp Phân loại THA theo JNC VII (năm 2003) chia THA như sau: Bảng 1.1 Phân độ tăng huyết áp theo JNC VII (năm 2003) [43] HA tâm thu HA tâm trương Phân loại (mmHg) (mmHg) Bình thường 160 hoặc > 100 Cách phân độ THA tại Việt Nam: Xuất phát từ cách phân độ THA của WHO/ISH và JNC, Hội Tim mạch Việt Nam đã đưa ra cách phân độ như sau: Bảng 1.2 Phân loại tăng huyết áp tại Việt Nam hiện nay [3] Huyết áp (mmHg) Phân loại Tâm thu Tâm trương HA tối ưu < 120 < 80 HA bình thường 120-129 80-84 HA bình thường cao 130-139 85-89 THA độ 1 (nhẹ) 140-159 90-99 THA độ 2 (trung bình) 160-179 100-109 THA độ 3 (nặng) ≥ 180 ≥ 110 THA tâm thu đơn độc ≥ 140 < 90 Nếu HATT và HATTr ở hai phân độ khác nhau tính theo trị số HA lớn hơn.
  13. 5 Phân loại tăng huyết áp theo nguyên nhân Tăng huyết áp có thể gây ra do một bệnh khác, gọi là THA triệu chứng hay THA thứ phát nhưng đa số các trường hợp không tìm thấy nguyên nhân và được gọi là THA nguyên phát. Tăng huyết áp nguyên phát Chiếm tới 90-95% số người bị THA. Tăng huyết áp thứ phát Dưới 5-10% các trường hợp THA có nguyên nhân. Các nguyên nhân chính của THA thứ phát gồm: - Do các bệnh về thận: Bệnh thận do ĐTĐ, bệnh thận đa nang, bệnh cầu thận, thận ứ nước [16]. - Bệnh nội tiết: Hội chứng Cushing, hội chứng Conn hay u thượng thận nội tiết nhiều Aldosteron, u tủy thượng thận, bệnh to đầu chi, cường chức năng tuyến giáp, cường chức năng tuyến cận giáp [2]. - Bệnh tim mạch: Bệnh hẹp co động mạch chủ, hẹp nơi xuất phát động mạch thận, hở van động mạch chủ [16]. - Do thuốc: Các hormone ngừa thai, cam thảo, ACTH, corticoid, ciclosporin, các chất gây chán ăn, các IMAO. - Nhiễm độc thai nghén: Một số trường hợp có thai do bệnh lý ở rau thai, từ tháng thứ 7-8 có thực thể có tai biến THA đồng thời có phù, nước tiểu có protein [16]. 1.1.4 Huyết áp tâm thu đơn độc Theo phân loại THA tại Việt Nam hiện nay, HATT có xu hướng tăng và HATTr có xu hướng giảm. Khi trị số của HATT ≥ 140 mmHg và HATTr ≤ 90 mmHg, bệnh nhân được gọi là THA tâm thu đơn độc [23].
  14. 6 1.1.5 Các yếu tố liên quan đến tăng huyết áp 1.1.5.1 Ăn mặn Người thường hay ăn mặn, có nhiều chất muối natri chlorure thì nguy cơ mắc bệnh THA càng cao. Người dân ở vùng ven biển có tỷ lệ THA cao hơn so với người dân ở vùng đồng bằng và miền núi. Ở những gia đình có tiền sử THA, có thói quen ăn nhiều chất muối ngay từ khi còn nhỏ sẽ có nguy cơ THA khi trưởng thành. Chế độ ăn giảm bớt chất muối là một biện pháp quan trọng để điều trị cũng như phòng bệnh THA. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh nếu thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 6 gam muối mỗi ngày có thể làm giảm được HATB từ 4 đến 8 mmHg [9], [35]. Nghiên cứu của Trần Phi Hùng cho thấy những người ăn mặn hơn những người khác trong gia đình bị THA cao hơn 2,53 lần so với những người không có ăn mặn với p = 0,001 [13]. 1.1.5.2 Hút thuốc lá, thuốc lào Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và gây THA. Nhiều nghiên cứu ghi nhận khi người hút một điếu thuốc lá có thể làm THA tối đa, còn gọi là HATT lên tới 11 mmHg và huyết áp tối thiểu, còn gọi là HATTr lên tới 9 mmHg và kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút. Vì vậy, nếu trong sinh hoạt hàng ngày không hút thuốc lá, thuốc lào cũng là một biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp [9], [35]. Phần lớn lượng khói thuốc thoát ra không được hít vào bởi người hút. Dòng khói phụ từ đầu điếu thuốc lá đang cháy tỏa ra ngoài trộn với khói chính người hút thuốc lá nhả ra thành “khói thuốc lá tỏa ra môi trường” hay còn gọi là “khói thuốc lá thụ động” và hành động hít phải khói thuốc này gọi là “hút thuốc lá thụ động” [4].
  15. 7 Khi bắt đầu ngừng không sử dụng thuốc thì nguy cơ mắc các bệnh do sử dụng thuốc giảm đáng kể. Đối với hầu hết những người bỏ thuốc sau 5 năm, nguy cơ bị các bệnh gần như giảm bằng so với những người không hút thuốc [6]. Theo khảo sát của Phạm Thị Tâm, Lê Minh Hữu và cộng sự tại thành phố Cần Thơ năm 2011, tỷ lệ người hiện đang hút thuốc lá là 51,4%, có 13,2% đã bỏ thuốc lá, tuổi thường gặp nhiều nhất là 15-24 tuổi 23% [29]. Nghiên cứu của Lê Triều Minh ở người cao tuổi tại thành phố Vĩnh Long cho thấy người hút thuốc lá có nguy cơ tăng huyết áp cao. Hút thuốc lá càng nhiều thì nguy cơ tăng huyết áp càng cao (p < 0,001) [18]. 1.1.5.3 Đái tháo đường Ở những người bị ĐTĐ, tỷ lệ bị bệnh THA cao gấp đôi so với người không bị ĐTĐ. Khi người bệnh có cả bệnh THA và ĐTĐ sẽ làm tăng gấp đôi biến chứng ở các mạch máu lớn và nhỏ, làm tăng gấp đôi nguy cơ tử vong so với người bệnh THA đơn thuần. Vì vậy khi bị ĐTĐ, cần phải điều trị tốt bệnh này để góp phần khống chế được bệnh THA kèm theo [9], [35]. Vì ĐTĐ thường đi kèm với THA, nên việc xác định và điều trị ĐTĐ sớm chắc chắn sẽ tiết kiệm được chi phí chăm sóc sức khỏe. Theo nghiên cứu của Văn Hữu Tài nghiên cứu tỷ lệ THA và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhận ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú năm 2014 cho thấy tỷ lệ THA ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 77,5%. Có 5 yếu tố liên quan độc lập với THA ở bệnh nhân ĐTĐ type 2: tuổi bệnh nhân với PR = 1,3 (khi tăng mỗi 10 tuổi); thời gian ĐTĐ với PR = 2,0, thừa cân-béo phì với PR = 1,5; ăn mặn với PR = 1,3 và protein niệu dương tính với PR = 1,4 [27]. 1.1.5.4 Rối loạn mỡ máu Nồng độ chất cholesterol trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa động mạch, dần làm hẹp lòng các động mạch cung cấp máu
  16. 8 cho tim và các cơ quan khác trong cơ thể. Động mạch bị xơ vữa sẽ kém đàn hồi và đây cũng chính là yếu tố làm THA. Vì vậy, cần ăn chế độ giảm lipid máu sẽ giúp phòng bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng [35]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2010 tại tỉnh Hậu Giang cho thấy người ăn nhiều đồ chiên xào bị THA cao gấp 2,05 lần người ăn ít đồ chiên xào với p = 0,014. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010, sự khác biệt giữa người ăn nhiều dầu mỡ và người ăn ít dầu mỡ với THA là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [5], [34]. 1.1.5.5 Tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp Theo thống kê của nhiều nhà khoa học qua kết quả nghiên cứu ghi nhận bệnh THA có thể có yếu tố di truyền. Trong một gia đình, nếu có ông, bà, cha, mẹ bị bệnh THA thì con cái có nguy cơ mắc bệnh này nhiều hơn. Do đó, những người mà tiền sử gia đình có người thân bị bệnh THA thì cần phải cố gắng loại bỏ các yếu tố nguy cơ THA, như vậy mới có khả năng có thể phòng tránh được bệnh THA [9]. Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012, những người có tiền sử gia đình bị THA thì bị THA cao hơn 1,58 lần so với những người không có tiền sử gia đình bị THA với p = 0,037 [13]. Nghiên cứu của Hồng Mùng Hai tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau những người có tiền sử gia đình bị THA bị THA cao hơn 1,7 lần so với người không có tiền sử gia đình bị THA với OR = 1,7 và p < 0,001 [7]. 1.1.5.6 Tuổi Tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng nhiều do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa, giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn, làm cho huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu tăng cao hơn, gọi là THA tâm thu đơn thuần [9].
  17. 9 Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) trên 3563 đối tượng cho thấy tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 25-34 là 6,8%, nhóm tuổi từ 35-44 tuổi là 17,1%, nhóm tuổi từ 45-54 tuổi là 28,1%, nhóm tuổi từ 55-64 tuổi là 46,5%, nhóm tuổi từ 65-74 tuổi là 59,2%, nhóm tuổi ≥ 75 tuổi 61,5% [30]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng trên đối tượng trong độ tuổi lao động tại tỉnh Hậu Giang cho thấy nhóm tuổi càng lớn thì tỷ lệ THA càng cao (p < 0,001), tỷ lệ tăng huyết áp ở nhóm tuổi 18-24 tuổi là 3,2%, nhóm tuổi ≥ 55 tuổi là 40,5% [34]. 1.1.5.7 Thừa cân, béo phì Trọng lượng của cơ thể con người có mối quan hệ khá tương đồng với bệnh tăng huyết áp. Người béo phì hoặc người có tăng trọng lượng cơ thể theo tuổi cũng có thể làm tăng nhanh huyết áp. Vì vậy, chế độ làm việc, ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ tránh được dư thừa trọng lượng cơ thể [9], [35]. Đánh giá và phân loại BMI theo tiêu chuẩn của WHO: Bảng 1.3. Phân loại BMI theo WHO [38] Phân loại Giá trị BMI Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 - 24,9 Thừa cân ≥ 25 Tiền béo phì 25 - 29,9 Béo phì độ 1 30 - 34,9 Béo phì độ 2 35 - 39,9 Béo phì độ 3 ≥ 40
  18. 10 Đánh giá và phân loại BMI dành riêng cho người Châu Á: Bảng 1.4. Phân loại BMI dành cho người Châu Á theo IDI & WPRO [38] Phân loại Giá trị BMI Gầy 90 cm ở nam, VB > 80 cm ở nữ (châu Á). Theo WHO: Béo phì vùng bụng khi WHR > 0,90 ở nam, WHR > 0,85 ở nữ [28]. 1.1.5.8 Uống nhiều bia, rượu Người uống nhiều bia, rượu quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng. Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị THA, việc uống bia, rượu quá mức hoặc người bị nghiện rượu sẽ làm mất tác dụng của thuốc hạ huyết áp. Như vậy làm cho bệnh THA càng nặng hơn. Ngoài ra, việc uống bia, rượu quá mức còn gây bệnh xơ gan và các tổn thương thần kinh nặng nề khác. Từ đó gián tiếp làm THA. Vì vậy, không nên uống nhiều bia, rượu quá mức thì có thể phòng được bệnh THA. Hàng ngày, mỗi người có thể uống được khoảng 300 ml bia hoặc 30 ml rượu mạnh hay 50 ml rượu vang. Nếu uống nhiều hơn sẽ tạo yếu tố nguy cơ mắc nhiều bệnh nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng [9], [35]. Nghiên cứu của Nguyễn Y Phương, nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại quận Ninh Kiều, thành
  19. 11 phố Cần Thơ năm 2013, cho thấy người uống rượu có nguy cơ cao gấp 1,42 lần so với người không uống rượu bia với p = 0,041. Nghiên cứu của Trần Phi Hùng nghiên cứu trên người từ 25-64 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012, những người uống rượu bia bị THA cao hơn 1,5 lần so với những người không uống rượu bia với p = 0,024 [13], [25]. 1.1.5.9 Ít vận động thể lực Người ít vận động thể lực hay có lối sống tĩnh tại cũng được xem là một nguy cơ của bệnh THA. Việc vận động thể lực hàng ngày đều đặn trong khoảng thời gian từ 30 đến 45 phút sẽ mang lại lợi ích rõ rệt trong biện pháp làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch nói chung và bệnh THA nói riêng [9], [21]. Theo nghiên cứu của Trần Văn Sang, nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi tại huyện An Phú, tỉnh An Giang, có mối liên quan giữa đi bộ/xe đạp và tăng huyết áp. Có mối liên quan giữa số ngày đi bộ/xe đạp ≥ 30 phút/tuần và tăng huyết áp với p < 0,05 [26]. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010, người ít vận động thể lực bị THA cao gấp 1,5 lần người vận động thể lực thường xuyên với OR = 1,5 và p < 0,001 [5]. 1.1.5.10 Căng thẳng, lo âu quá mức Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được những người bị căng thẳng thần kinh, lo âu quá mức hay bị stress sẽ làm tăng nhịp tim. Vì vậy, mỗi người cần rèn luyện cho mình tính tự lập, kiên nhẫn và luôn luôn biết làm chủ bản thân trước mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Nếu thực hiện được vấn đề này thì có thể hạn chế tối đa những căng thẳng, lo âu, stress xảy ra đối với mình, đồng thời đây cũng chính là một biện pháp phòng bệnh tăng huyết áp [9]. 1.1.5.11 Các yếu tố khác Ăn nhiều rau và trái cây: Thực phẩm thực vật cũng làm giảm THA, đó là nhờ chất xơ trong trái cây và các chất chống oxy hóa như Vitamin C. Các
  20. 12 nhà chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra một bản đề nghị dùng nhiều loại rau, trái cây, các loại hạt khác. Tỏi, rau cần tây, mướp đắng, đã được dân gian ta dùng từ ngàn năm để chữa THA vì tính lợi tiểu của thực phẩm này [17]. Bệnh nhân THA cần cung cấp đủ kali (khoảng 90 mmol/ngày) chủ yếu từ trái cây tươi, rau. Nếu kali máu giảm do dùng lợi tiểu nên bù kali bằng đường uống hoặc dùng lợi tiểu tiết kiệm kali [32]. Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (2014), tỷ lệ THA ở người ăn ít rau quả cao hơn người ăn nhiều rau quả, sự khác biệt này là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,044 [30]. 1.2 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới và trong nước 1.2.1 Tình hình tăng huyết áp trên thế giới Trên toàn thế giới, THA được ước tính gây ra 7,5 triệu ca tử vong, khoảng 12,8% trong tổng số các ca tử vong này chiếm 57 triệu người khuyết tật điều chỉnh năm sống. Trên khu vực của WHO, tỷ lệ THA cao nhất là ở châu Phi, chiếm 46% cho cả hai giới cộng lại. Tỷ lệ THA thấp nhất trong khu vực của WHO là châu Mỹ, chiếm 35% cho cả hai giới. Trong tất cả các khu vực của WHO, những người đàn ông có tỷ lệ THA cao hơn một chút so với phụ nữ. Sự khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê ở châu Mỹ và châu Âu . Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy, hầu như hai phần ba nam giới lớn tuổi THA, tần suất này ở nữ giới lớn tuổi còn cao hơn. Người da đen không phải gốc Tây Ban Nha có tỷ lệ THA (80%) cao hơn người da trắng (64%) trong giai đoạn 2003-2006 [20], [44]. Hiện nay, bệnh THA ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của 65 triệu người lớn ở Mỹ [42]. Tại Canada có 7,5 triệu người bị THA, cứ 5 người Canada là có 1 người bị THA. Trong số những người bị THA thì cứ 3 người lại có 1 người có
  21. 13 huyết áp không kiểm soát được, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận [41]. 1.2.2 Tình hình tăng huyết áp tại Việt Nam Theo Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam, tần suất THA ở người lớn ngày càng gia tăng. Trong những năm 1960, tỷ lệ THA là khoảng 1%, năm 1992 là 11,2%, năm 2001 là 16,3% và năm 2005 là 18,3%. Theo một điều tra gần đây nhất của Viện Tim mạch Quốc gia tại 8 tỉnh và thành phố của nước ta thì tỷ lệ THA của những người từ 25 tuổi trở lên trên toàn quốc cho thấy, tỷ lệ THA đã tăng lên đến 25,1%. Điều đáng quan tâm là trong số người bị THA, có 52% (khoảng 5,7 triệu người) không biết mình bị THA, 30% (khoảng 1,6 triệu người) số người biết bị THA nhưng không điều trị, 64% (khoảng 2,4 triệu người) số người biết bị THA, đã được điều trị, nhưng không đạt huyết áp mục tiêu [37]. Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người bị THA là 39,4% . Năm 2010, theo điều tra của Trần Kim Phụng về tỷ lệ THA ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị là 26,6%. Năm 2009, theo điều tra của Đặng Oanh và cộng sự về tỷ lệ THA ở người trưởng thành tại tỉnh ĐắK Lắk là 30% [22], [24], [30]. 1.2.3 Tình hình tăng huyết áp tại Cần Thơ Theo nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2012 của Nguyễn Thái Hoàng, Trần Thái Thanh Tâm, Nguyễn Thị Lệ cho thấy tỷ lệ THA ở người cao tuổi ở thành phố Cần Thơ là cao với tỷ lệ THA chung là 49,89% [11]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Hoàng trên đối tượng người trên 60 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2010, với mẫu 948 đối tượng cho thấy: tỷ lệ THA là 48,89%, trong đó nam bị THA là 47,94%, nữ bị THA là 50,99% [10].
  22. 14 1.3 Các nghiên cứu về tăng huyết áp tại Việt nam Nghiên cứu của Trần Phi Hùng nghiên cứu tình hình THA và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25-64 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012. Kết quả: tỷ lệ THA chung 24,1% trong đó nam là 28,7% và nữ là 19,9%. Độ tuổi càng cao tỷ lệ THA càng cao. Những người có hút thuốc lá bị THA cao hơn 1,8 lần so với những người không hút thuốc lá. Người uống rượu bia bị THA cao hơn 1,5 lần so với những người không uống rượu bia, những người ăn mặn bị THA cao hơn 2,53 lần so với những người không ăn mặn. Người có bệnh ĐTĐ bị THA nhiều hơn 9,85 lần so với những người không bị bệnh ĐTĐ. Người có tiền sử gia đình THA bị THA cao hơn 3,44 lần so với người bị THA không có tiền sử gia đình THA [13]. Một nghiên cứu khác về tỷ lệ tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở tuổi lao động tại tỉnh Hậu Giang năm 2010 của Nguyễn Thanh Tùng. Đối tượng là người dân >18 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA chung là 16,2%, tỷ lệ THA theo giới: Nam 17,3%, nữ 15,3%; tỷ lệ THA tăng dần theo độ tuổi; tỷ lệ THA của lao động chân tay 13,3%, lao động trí ốc 20,8% và không khả năng lao động 29,55; người có trình độ học vấn thấp có khuynh hướng THA cao hơn người có trình độ học vấn cao [34]. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan độ tuổi từ 30-75 tuổi tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang năm 2010 cho thấy tỷ lệ THA chung là 24,1%, trong đó nữ chiếm 22,3%, nam chiếm 26,1%. Độ tuổi càng cao thì tỷ lệ THA càng cao. Độ tuổi từ 30-39 là 4,1%, nhóm 70-75 là 61,8%. Chỉ số BMI càng tăng tỷ lệ THA càng cao. Người ít vận động thể lực thì tỷ lệ THA cao hơn người có hoạt động thể lực. Người có tiền sử gia đình THA và tiền sử ĐTĐ có tỷ lệ cao hơn nhóm tiền sử gia đình không có THA và tiền sử ĐTĐ. Người có thói quen hút thuốc lá có tỷ lệ THA cao hơn người không hút thuốc lá [5].
  23. 15 Một nghiên cứu của Hồng Mùng Hai, nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên và kết quả can thiệp tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau năm 2013, tỷ lệ THA là 20,75%. Riêng ở nữ giới có tỷ lệ THA là 21,6% và ở nam giới là 19,8%. Cán bộ, viên chức có tỷ lệ THA 12,3%, người nội trợ là 19,8%, nghề nông là 25,1%. Tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi: nhóm tuổi từ 25-44 tuổi là 3,3%, từ 45-54 tuổi là 17,6%, trên 65 tuổi là 50,9% [7]. Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và việc thực hiện theo dõi và điều trị ở người từ 25 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2014 của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu, kết quả cho thấy: tỷ lệ THA là 39,4%, trong đó 27,1% đã phát hiện trước đó và 12,3% mới phát hiện trong nghiên cứu. Tỷ lệ THA ở nam là 27,34% và ở nữ là 62,6%, THA tăng dần theo tuổi, nhóm tuổi tăng huyết áp thấp nhất là 25-34 tuổi 11,2% và cao nhất là người từ 75 tuổi trở lên 19,8% [30]. Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh THA tại một số xã phường Hải Phòng năm 2012 của Lê Thị Song Hương ở người dân từ 40 tuổi trở lên, cho thấy tỷ lệ THA là 20,2%. Ở cả 2 giới: tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 80 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất (43,8%), nhóm tuổi từ 60-79 tuổi là 36,6%, nhóm từ 40-59 tuổi là 12,6%. Tỷ lệ THA ở nam giới cao hơn nữ giới ở cùng độ tuổi (22,9% và 18,1%). THA độ 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (11%) [14]. Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2011 của Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Minh Đức, Tạ Văn Trầm, cho thấy tỷ lệ THA là 48,6%. Tỷ lệ THA ở nữ là 48,7%, ở nam là 48,5%; nhóm tuổi cao hơn có tỷ lệ THA cao hơn, tỷ lệ THA cao nhất là ở nhóm tuổi ≥ 80 (p = 0,001), có mối liên quan giữa THA và hút thuốc lá, thói quen ăn mặn, hoạt động thể lực, uống rượu [15]. Nghiên cứu tỷ lệ THA và các yếu tố liên quan ở tuổi lao động tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế năm 2009 của Hoàng Văn
  24. 16 Ngoạn trên 219 người có độ tuổi từ 60-90 tuổi, tác giả ghi nhận: tỷ lệ THA là 48,86%, mức độ THA độ I là 39,25%, độ II là 35,51%, độ III là 25,24%. Các yếu tố như thói quen ăn mặn, uống bia rượu, hút thuốc lá, không hoạt động thể lực, chỉ số BMI có liên quan đến mức độ THA ở người cao tuổi [20]. Một nghiên cứu của Trần Hữu Nghĩa khảo sát 390 người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên ở phường Long Tuyền, huyện Bình Thủy, thành phố Cần Thơ năm 2012, nghiên cứu tỷ lệ THA và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ THA của người cao tuổi là 50,03%, tỷ lệ THA mới phát hiện trong nghiên cứu là 28,6%; tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi; nhóm có BMI ≥ 23 có tỷ lệ THA cao hơn nhóm có BMI < 23 là 1,624 lần (p = 0,031); Nhóm không hoạt động thể lực có tỷ lệ THA cao hơn nhóm có hoạt động thể lực 1,830 lần (p = 0,002); Nhóm không ăn rau thường xuyên có tỷ lệ THA cao gấp 1,671 lần nhóm ăn rau thường xuyên (p = 0,023) [19]. Nghiên cứu của Lê Triều Minh nghiên cứu trên 810 đối tượng người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên thành phố Vĩnh Long năm 2012. Kết quả như sau: tỷ lệ THA chung là 43%. Tuổi liên quan chặt chẽ với THA, tuổi càng cao nguy cơ THA càng cao, học vấn và mức kinh tế gia đình thấp nguy cơ THA cao. Thói quen ăn mặn, ăn dầu mỡ động vật có nguy cơ THA cao, hút thuốc lá nguy cơ THA cao. Hút thuốc lá càng nhiều thì nguy cơ THA cao (p < 0,001). Chỉ số BMI và chỉ số WHR cao nguy cơ THA cao [18]. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Minh Hiền nghiên cứu tình hình THA và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã An Thạnh III, huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng năm 2011. Kết quả: tỷ lệ THA là 46,5%. Tuổi, tiền sử gia đình tăng huyết áp, thói quen ăn mặn cao thì tỷ lệ THA cao. Hút thuốc lá, uống bia rượu càng nhiều thì THA càng cao. Hoạt động thể lực càng ít thì tỷ lệ THA càng cao. Chỉ số BMI càng lớn thì THA càng cao [8].
  25. 17 Nghiên cứu của Nguyễn Y Phương nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2013, cho thấy: tỷ lệ THA ở người trưởng thành là 38,7%, tỷ lệ THA ở nam là 45,1% cao hơn ở nữ là 35,6%, tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi, những người hút thuốc lá có nguy cơ bị THA cao hơn gấp 1,52 lần so với người không hút thuốc lá (p = 0,029), người uống rượu có nguy cơ cao gấp 1,42 lần so với người không uống rượu bia (p = 0,041) [25]. 1.4 Một số đặc điểm về thị trấn Phong Điền Thị trấn Phong Điền là thị trấn trung tâm của huyện Phong Điền, được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 2/1/2004 của Chính phủ. Diện tích 753,82 ha. Dân số: 11,852 người. Nhóm người từ 25 tuổi trở lên là 8,350 người, hiện thường trú có mặt tại địa phương là 8,229 người trong đó nam chiếm 47% (3886 người), nữ chiếm 53% (4343 người) [33]. Đơn vị hành chính: Gồm có 5 ấp: Ấp Nhơn Lộc 1, ấp Nhơn Lộc 1A, ấp Nhơn Lộc 2A, ấp Nhơn Lộc 2, ấp Thị Tứ. Vị trí địa lý: Phía đông bắc giáp với xã Giai Xuân, phía đông giáp xã Mỹ Khánh, phía tây bắc giáp xã Tân Thới, phía tây nam giáp với xã Trường Long, phía nam giáp xã Nhơn Ái.
  26. 18 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu Người dân sinh sống tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ 6 tháng trở lên kể từ thời điểm điều tra. 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn mẫu Người dân từ 25 tuổi trở lên có hộ khẩu thường trú tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ 6 tháng trở lên kể từ thời điểm điều tra. 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ Những đối tượng vắng mặt trong thời gian nghiên cứu. Người bị câm điếc. Người bị bệnh tâm thần, thiểu năng trí tuệ. Những người không đồng ý tham gia phỏng vấn. 2.1.4 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Thời gian: Từ tháng 8/2014 đến tháng 5/2015. Địa điểm: Tại các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. 2.2.2 Cỡ mẫu Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ trong quần thể:
  27. 19 p (1 p) n z 2 1 - /2 d 2 Trong đó: n: là cỡ mẫu nghiên cứu ước lượng. α: là mức ý nghĩa 0,05% (xác suất sai lầm loại 1), độ tin cậy 95%. Z: là trị số từ phân phối chuẩn (Z 0,975 =1,96 với α=0,05). p: là tỷ lệ tăng huyết áp của người dân, chọn p = 0,241 (Theo kết quả nghiên cứu của Trần Phi Hùng thì tỷ lệ tăng huyết áp chung là 24,1%) [13]. d: sai số cho phép của nghiên cứu, chọn d = 5%. Thay vào công thức ta được n = 281 người. Cộng thêm 15% sai số, hao hụt trong nghiên cứu và làm tròn, cỡ mẫu sau cùng là 400 đối tượng. 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tuổi, giới và đơn vị hành chính. Bước 1: Lập danh sách các đối tượng nghiên cứu tuổi từ 25 tuổi trở lên. Bước 2: Lập bảng phân tầng các đối tượng theo tuổi, giới. - Tuổi chia thành 5 nhóm: + Nhóm 1: Từ 25-34 tuổi. + Nhóm 2: Từ 35-44 tuổi. + Nhóm 3: Từ 45-54 tuổi. + Nhóm 4: Từ 55-64 tuổi. + Nhóm 5: Từ 65 tuổi trở lên. - Giới: Chia thành 2 nhóm nam và nữ. - Đơn vị hành chính: thị trấn Phong Điền có 5 ấp: ấp Nhơn Lộc 1, ấp Nhơn Lộc 1A, ấp Nhơn Lộc 2A, ấp Nhơn Lộc 2, ấp Thị Tứ. Từ dân sách đối
  28. 20 tượng trên 25 tuổi tại địa phương, chia đối tượng theo 5 ấp dựa trên nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của đối tượng tại địa phương (xem phụ lục 2.1). Bước 3: Chọn mẫu theo tỷ lệ dân số Mẫu nghiên cứu gồm 400 đối tượng, từ bảng phân tầng các đối tượng theo tuổi, giới và đơn vị hành chính, dựa trên tỷ lệ dân số thực tế tại mỗi ấp, chọn số đối tượng cụ thể cho mỗi ấp theo độ tuổi, nam, nữ (xem phụ lục 2.2) Bước 4: Chọn đối tượng nghiên cứu: Từ danh sách đối tượng trên 25 tuổi tại địa phương được chia theo nhóm tuổi, giới tại mỗi ấp, chọn ngẫu nhiên đối tượng đúng với số đối tượng đã tính tương ứng với mỗi ấp theo nhóm tuổi và giới (phụ lục 2.2) . Đối với một hộ gia đình có nhiều hơn một đối tượng được chọn, dùng phương pháp bốc thăm để chọn ra đối tượng được phỏng vấn. Sau đó tiếp tục chọn cho đến khi đủ đối tượng. Lập danh sách đối tượng nghiên cứu được chọn. Từ danh sách đối tượng đã chọn cụ thể tại mỗi ấp, đến từng hộ gia đình để tìm gặp đối tượng tiến hành thu thập số liệu. 2.2.4 Nội dung nghiên cứu 2.2.4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Giới tính: là biến nhị giá, được chia thành 2 nhóm nam và nữ. Dân tộc: là biến định danh, bao gồm: Kinh, Hoa, Khơ me, khác. Tuổi: được xác định theo số năm sinh dương lịch của đối tượng nghiên cứu, được chia làm 5 nhóm để so sánh: 25-34, 35-44, 45-54, 55-64, ≥ 65 tuổi. Trình độ học vấn: là biến số thứ tự, thể hiện cấp học mà đối tượng nghiên cứu đã học qua. Được chia thành các nhóm trình độ như sau: - Mù chữ: không biết đọc, biết viết. - Thấp hơn tiểu học: đã học từ lớp 1 đến lớp 5.
  29. 21 - Tốt nghiệp tiểu học: hoàn thành chương trình học tiểu học và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp tiểu học được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp tiểu học. - Tốt nghiệp THCS: hoàn thành chương trình học trung học cơ sở và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. - Tốt nghiệp THPT: hoàn thành chương trình học trung học phổ thông và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. - Tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học: hoàn thành chương trình học cao đẳng, đại học, sau đại học và vượt qua kỳ thi tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học được Bộ Giáo dục và đào tạo cấp bằng tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học. Nghề nghiệp: là biến số định danh, thể hiện qua việc làm chính thức chiếm 50% tổng số thời gian trong ngày của người dân đem lại thu nhập chính cho đời sống cá nhân và gia đình. Nghề nghiệp gồm các loại hình: - Nông dân: làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, thợ câu, thả lưới - Buôn bán: trực tiếp buôn bán trong tất cả các ngành bao gồm: Bán đồ ăn, đồ uống, quà vặt, buôn bán trên sông, buôn bán nhỏ tại nhà - CBVC: công nhân viên chức nhà nước, những người làm các công việc liên quan đến hành chính, văn bản, sổ sách bao gồm nhân viên văn phòng, kế toán, thư kí, giúp việc văn thư, làm việc văn phòng tại các ủy ban nhân dân phường/xã, quận/huyện hoặc tỉnh/thành phố, giáo viên và trưởng/phó phòng/ban hay cơ quan/đơn vị. - Làm thuê: là người nhờ vào sức lao động của mình làm việc cho người khác để nhận được tiền công.
  30. 22 - Nội trợ: là người lo mọi công việc hằng ngày trong sinh hoạt gia đình như cơm nước, giặt giũ, chăm sóc con cái - Nghỉ hưu: những đối tượng được nghỉ hưu theo quy định của nhà nước. - Nghề nghiệp khác: là công việc không ổn định hoặc các công việc chuyên ngành, đặc thù bao gồm: tài xế, thợ may, thợ tự do, sửa xe, sửa điện tử, thợ mộc, thợ hồ xây dựng, thợ cơ khí, thợ bạc, thợ in lụa, thợ hớt tóc Hút thuốc lá: là biến nhị giá gồm 2 giá trị: có và không. - Có: đối tượng đã từng sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào. - Không: đối tượng không sử dụng bất kỳ loại thuốc lá nào. Số điếu/ngày: là biến định tính, được xác định bằng số điếu thuốc mà đối tượng hút trung bình trong 24 giờ. Hút thuốc lá thụ động: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị: có và không. - Có: đối tượng có tiếp xúc với người hút thuốc trong gia đình, nơi sinh sống hoặc nơi làm việc. - Không: đối tượng không có tiếp xúc với người hút thuốc trong gia đình, nơi sinh sống hoặc nơi làm việc. Uống rượu, bia: là biến nhị giá gồm 2 giá trị: có và không. - Có sử dụng rượu bia: đối tượng trong vòng 12 tháng trước ngày điều tra có uống ít nhất 1 ly chuẩn rượu, bia. - Không sử dụng rượu bia: đối tượng trong vòng 12 tháng trước ngày điều tra không uống 1 ly chuẩn rượu, bia nào. Sử dụng đơn vị chuẩn để tính lượng ethanol đã uống. Đơn vị uống chuẩn là lượng đồ uống có rượu bao gồm 10 gram rượu nguyên chất [31]. Cách tính một đơn vị uống chuẩn ở các loại đồ uống có rượu: + Bia 6-12% 285 ml. + Rượu vang 15-17% 120 ml.
  31. 23 + Rượu ngọt 20-15% 60 ml. + Rượu trắng 40-45% 30 ml. Ăn ít rau quả: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không. - Có: là người ăn ít hơn 2,5 suất rau xanh, quả chín trên ngày. - Không: là người ăn nhiều hơn hoặc bằng 2,5 suất rau xanh, quả chín trên ngày. Để lượng hóa được lượng rau xanh, quả chín ta dùng đơn vị chuẩn tương đương với 80 gram rau xanh (1 chén rau lá xanh = 1/2 chén củ (carot, đậu tươi, củ hành, bí đỏ bắp, cà, )), quả chín (1 trái (lê, bom) = 3 trái chuối = 1/2 chén nước trái cây ép hoặc trái cây xay nguyên chất). Nên ăn rau xanh, quả chín ≥ 2,5 suất/ngày [30]. Ăn mặn: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không. - Có: là người thường xuyên ăn các món kho, dùng nước chấm là nước mắm, muối từ 4-7 ngày/tuần hoặc được các thành viên khác trong gia đình cho là ăn mặn. - Không: là người ăn các món kho, dùng nước chấm là nước mắm, muối ít hơn 4 ngày/tuần và các thành viên khác trong gia đình cho là không ăn mặn. Ăn nhiều dầu mỡ: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không. - Có: là người ăn thường xuyên các đồ ăn chiên, xào trong các bữa ăn hằng ngày, ăn từ 5-7 ngày/tuần. - Không: là người ăn các đồ ăn chiên, xào trong các bữa ăn hằng ngày, ít hơn 5 ngày/tuần. Vận động thể lực: là biến nhị giá chia làm 2 nhóm có và không. - Có: là người có tham gia hoạt động thể lực cường độ mạnh ít nhất 10 phút/ngày hoặc hoạt động thể lực cường độ vừa ít nhất 30 phút/ngày.
  32. 24 - Không: là người không có tham gia hoạt động thể lực cường độ mạnh ít nhất 10 phút/ngày hoặc hoạt động thể lực cường độ vừa ít nhất 30 phút/ngày. Đánh giá về hoạt động thể chất bao gồm về loại công việc, phương tiện đi lại, thể thao, vui chơi giải trí thường xuyên của các đối tượng: - Hoạt động nặng: đào đất, cày ruộng, tập tạ, chạy nhanh, khuân vác, gánh đất, cưa xẻ, chạy đường dài, thể thao gắng sức, đạp xe ≥ 16 km/giờ - Hoạt động vừa: làm ruộng, đạp xe, đi bộ vừa phải, lau chùi nhà cửa, bơi lội, leo cầu thang, chơi cầu long, bòng chuyền, công nhân điện nước - Hoạt động nhẹ: tập thể dục nhẹ, đi bộ chậm, tập dưỡng sinh, bán hàng, làm thủ công, làm vườn cắt hoa/tỉa cảnh, cán bộ văn phòng - Nghỉ hoặc không hoạt động: xem tivi, nghe nhạc, đọc sách báo, ngồi/nằm nghỉ thư giãn Các đặc điểm về hình thái - Chỉ số cơ thể (BMI): chỉ số BMI là biến định lượng. Chỉ số BMI được tính theo công thức: BMI = cân nặng/(chiều cao)2 Được đánh giá và phân loại BMI dành riêng cho người Châu Á theo IDI và WPRO [38]. - Tỷ số vòng bụng/vòng mông (WHR: Waist/Hip Ratio): tỷ số VB/VM là biến định lượng được tính theo công thức: WHR = VB/VM. Theo WHO: Béo phì vùng bụng khi WHR > 0,90 ở nam, WHR > 0,85 ở nữ [28]. Tiền sử gia đình bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường - Tiền sử gia đình THA: là biến nhị giá chia làm 2 nhóm: có và không. + Có: người có ông, bà, cha, mẹ, anh chị em được chuẩn đoán THA có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy xuất viện, ) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị.
  33. 25 + Không: là người không có ông, bà, cha, mẹ, anh chị em được chuẩn đoán THA có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy xuất viện, ) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị. - Tiền sử ĐTĐ: là biến nhị giá chia làm 2 nhóm là có hoặc không + Có: người được chuẩn đoán là bị ĐTĐ có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy ra viện) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị. + Không: người không được chuẩn đoán là bị ĐTĐ và không có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy ra viện) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị. 2.2.4.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên Tăng huyết áp: là biến nhị giá gồm 2 giá trị có và không. - Có: đối tượng được xác định là THA khi HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg, hoặc những đối tượng đã được chuẩn đoán THA có giấy chứng nhận (sổ khám bệnh, toa thuốc, giấy xuất viện, ) của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị. - Không: là những đối tượng có HATT < 140 và HATTr < 90 hoặc những đối tượng không được chuẩn đoán THA có giấy chứng nhận của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị. Huyết áp tâm thu (pha I Korotkoff): được ghi nhận khi nghe tiếng mạch đập đầu tiên. Huyết áp tâm trương (pha V Korotkoff): được ghi nhận khi mất tiếng mạch đập hoặc thay đổi âm sắc. Tăng huyết áp mới phát hiện: gồm 2 giá trị có và không -Có: là những đối tượng có HATT ≥ 140 mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90 mmHg mà trước đây chưa từng được chuẩn đoán THA của bác sĩ hoặc chưa từng điều trị THA.
  34. 26 - Không: là những đối tượng có HATT < 140 và HATTr < 90 và những đối tượng có giấy chứng nhận của bác sĩ hoặc bệnh viện điều trị là bị THA. Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới. Tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc. Tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn. 2.2.4.3. Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi - Giới tính: gồm 2 nhóm là nam và nữ. - Trình độ học vấn: chia thành 2 nhóm là < THCS và ≥ THCS. - Nghề nghiệp: gồm các nhóm nông dân, buôn bán, CBVC, làm thuê, nội trợ, nghỉ hưu, nghề khác. - Tuổi: chia thành 5 nhóm 25-34, 35-44, 45-54, 55-64, ≥ 65. - Thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động, uống rượu, bia: chia thành 2 nhóm là có và không. - Chế độ ăn ít rau quả, ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ: chia thành 2 nhóm là có và không. - Hoạt động thể lực: chia thành 2 nhóm là có và không. - Thừa cân béo phì: chia thành 2 nhóm là BMI ≥ 23 và BMI < 23. - Tiền sử ĐTĐ, tiền sử gia đình THA: chia thành 2 nhóm: có và không. - Béo phì vùng bụng ở nam và ở nữ: chia thành 2 nhóm là có và không. 2.2.5 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.5.1 Kỹ thuật thu thập số liệu Thu thập số liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp với bộ câu hỏi kết hợp với đo lường các chỉ số nhân trắc, huyết áp của đối tượng nghiên cứu. Đo huyết áp Dụng cụ: ống nghe và huyết áp kế thủy ngân có sai số tối thiểu là 1mmHg.
  35. 27 Chuẩn bị đối tượng: đo huyết áp trong phòng mát, đủ ánh sáng, yên tĩnh. Đối tượng nghiên cứu không dùng rượu, không uống cà phê trước khi đo 1 giờ, không hút thuốc lá trước khi đo 30 phút, không sử dụng thuốc cường giao cảm (phenylephrine để chữa xuất huyết niêm mạc muỗi hoặc thuốc nhỏ mắt làm giãn đồng tử). Cho đối tượng đo HA cởi bỏ quần áo chặt, đi tiểu tránh bàng quang đầy và ngồi nghỉ 10 phút trước khi đo HA. Phương pháp đo HA: đo ở tư thế ngồi, thực hiện ở cả 2 tay, cánh tay trần, để tay ngửa lên bàn sao cho phần giữa vòng bít ngang vị trí của tim (vị trí cánh tay được điều chỉnh sao cho băng quấn ở mức của nhĩ phải, khoảng gian sườn 2), thả lỏng cơ thể, cánh tay và các ngón, không nói chuyện khi đo. Đặt trung tâm túi hơi băng quấn lên động mạch cánh tay. Quấn băng của HA kế quanh tay người được đo, áp băng quấn vừa khít, túi hơi của máy đo HA phải bao phủ tối thiểu 80% vòng cánh tay và 2/3 chiều dài cánh tay, mép dưới băng quấn lên lằn khuỷu 3cm. Tiếp theo người đo bắt được mạch cánh tay ở đầu trong nếp gấp khuỷu rồi đặt ống nghe lên vị trí mạch đập. Sau đó bơm hơi vào đến khi kim đồng hồ lên đến mức không còn nghe thấy tiếng đập rồi bơm thêm 30 mmHg. Cuối cùng, xả hơi từ từ với tốc độ 2-3 mmHg/giây. Sử dụng âm thanh pha I và pha V của Korotkoff để xác định HATT, HATTr. HATT (pha I Korotkoff): được ghi nhận khi nghe tiếng mạch đập đầu tiên. HATTr (pha V Korotkoff): được ghi nhận khi mất tiếng mạch đập hoặc thay đổi âm sắc. Đo lần 2, mỗi lần cách nhau từ 3-5 phút, sau đó tính trung bình cộng, ghi kết quả dưới dạng HATT/HATTr với đơn vị mmHg. Nếu hai lần đo trên nhau > 5 mmHg, đo thêm lần nữa rồi tính trị số trung bình cộng. Nếu trị số HA hai tay chênh lệch thì lấy giá trị ở tay cao hơn. Đo chiều cao và cân nặng
  36. 28 Dụng cụ: cân và thước dây có độ chính xác 0,1 kg và 1cm để đo chiều cao, cân nặng. Chuẩn bị đối tượng và phương pháp đo: Đo chiều cao: sử dụng thuốc đo độ dài 150 cm, thước đo phải chuẩn xác, dùng thước dây chia độ cao lên tường hoặc cột nhà thẳng đúng. Người được đo đứng thẳng, hai gót chân chạm vào nhau tạo thành hình chữ V, mắt nhìn thẳng ra trước sao cho mắt ngang với mức tai. Hai gót chân, mông, vai, lưng và chẩm tựa nhẹ vào thành thước đo. Người đo dùng thanh chắn chạm nhẹ vào đỉnh đầu, sau đó cho người đo bước ra và đọc kết quả ở mức dưới thanh chắn nơi tiếp xúc trực tiếp với đỉnh đâu. Chiều cao được tính bằng cm. Cân nặng: dùng cân điện tử đã được chuẩn hóa, cân được kiểm tra trở về mức 0. Người cân cân lúc đói, tư thế thẳng đứng, mặc quần áo mỏng, bỏ hết các vật dụng có trên người ra. Tiến hành cân và ghi kết quả theo đơn vị tính là kg. Đo vòng bụng và vòng mông Dụng cụ: thước dây có độ chính xác 1 cm để đo vòng bụng (VB), vòng mông (VM). Chuẩn bị đối tượng và phương pháp đo: Đo VB: đối tượng đứng thẳng tự nhiên, hai chân mở rộng khoảng 25-30 cm trọng tâm cân bằng. Khi đo áp sát thước vào phần mềm và không đo chặt quá. Điểm đo được xác định bằng cách kẻ 1 đường thẳng đi qua điểm thấp nhất của xương sườn thứ 12 và điểm cao nhất của xương chậu, sao đó lấy trung điểm của đoạn thẳng này ở hai bên qua đó tạo một mặt phẳng song song với mặt đất để đo VB. Đo 2 lần lúc hít vào và lúc thở ra lấy kết quả trung bình. Đọc và ghi kết quả theo đơn vị cm. Đo VM: qua hai mấu chuyển lớn xương dùi tạo một mặt phẳng song song với mặt đất để đo. Đọc và ghi kết quả theo đơn vị cm.
  37. 29 2.2.5.2 Tổ chức thu thập số liệu Thời gian thu thập số liệu các buổi chiều trong tuần và ngày cuối tuần (thứ 7, chủ nhật), đến từng hộ gia đình để phỏng vấn điều tra. Điều tra viên là 6 sinh viên cử nhân y tế công cộng năm thứ 4 đã được tập huấn chia làm 3 nhóm. Mỗi nhóm gồm: - Một người cân đo nhân trắc, đo huyết áp và ghi phiếu. - Một người phỏng vấn đối tượng và kiểm tra phiếu lần cuối. 2.2.5.3 Tập huấn điều tra viên Những sinh viên có đủ năng lực được lựa chọn để làm điều tra viên và được tham dự tập huấn trước khi thu thập số liệu tại thực địa. Trong quá trình tập huấn, sinh viên được hướng dẫn sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp đối tượng một cách phù hợp và dễ hiểu, giúp đối tượng dễ dàng hiểu được câu hỏi và cung cấp thông tin thật chính xác. Và hướng dẫn thực hành sử dụng các dụng cụ, trang thiết bị chuẩn theo yêu cầu nghiên cứu. 2.2.6 Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được nhập, phân tích và xử lý bằng phần mềm SPSS 18.0. Mô tả tần số, tỷ lệ các biến số định tính như: giới, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan đến THA Biến định lượng như: tuổi, BMI, WHR gom nhóm lại thành biến định tính sau đó mô tả theo tần số và tỷ lệ. Biến định lượng như: HATT, HATTr mô tả giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị trung bình, độ lêch chuẩn. Đánh giá sự khác biệt hai biến định tính dùng test γ2. Tỷ số chênh (OR) được sử dụng khi so sánh 2 tỷ lệ áp dụng bảng 2x2. Chọn ngưỡng p = 0,05 để xác định mối liên quan giữa các biến số phân tích.
  38. 30 2.2.7 Sai số và cách khắc phục Hạn chế của nghiên cứu: nghiên cứu cắt ngang nên những đối tượng đã mắc bệnh do được sự tư vấn của cán bộ y tế nên có thể có chế độ điều trị như giảm ăn mặn, giảm ăn dầu mỡ, luyện tập thể dục, thể thao sẽ làm giảm sự kết hợp yếu tố nguy cơ và bệnh. Sai số và cách khống chế sai số: - Đối tượng từ chối tham gia nghiên cứu. Biện pháp khắc phục: cộng tác viên và cán bộ nghiên cứu đến từng nhà đối tượng tham gia nghiên cứu giải thích nội dung, các yêu cầu nghiên cứu, vận động đối tượng tham gia nghiên cứu. - Sai số do thu thập thông tin, sai số do các dụng cụ đo. Biện pháp khắc phục: dụng cụ đo được chuẩn hóa, tập huấn kỹ năng điều tra viên, giải thích cụ thể từng vấn đề, từng nội dung Điều tra được tiến hành nghiên cứu thử trên 20 đối tượng để rút kinh nghiệm trước khi đưa vào nghiên cứu chính thức. Các thông tin nghiên cứu được kiểm tra lại sau khi kết thúc mỗi trường hợp nghiên cứu để có thể bổ sung kịp thời. 2.3 Đạo đức trong nghiên cứu Nghiên cứu đã được thông qua hội đồng xét duyệt đề cương. Nghiên cứu đã được thông qua lãnh đạo tại địa bàn nghiên cứu. Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu để họ tự nguyện tham gia và hợp tác tốt trong quá trình nghiên cứu. Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu. Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.
  39. 31 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1 Đặc điểm chung về giới, dân tộc và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Đặc tính (n=400) Tần số Tỷ lệ (%) Nam 189 47,2 Giới Nữ 211 52,8 Kinh 393 98,2 Dân tộc Hoa 4 1,0 Khơ me 3 0,8 25-34 120 30,0 35-44 98 24,5 Nhóm tuổi 45-54 83 20,7 55-64 49 12,3 ≥ 65 50 12,5 Nhận xét: Về giới, nam chiếm 47,2%, nữ chiếm 52,8%. Về dân tộc, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 98,2%. Về nhóm tuổi, cao nhất là nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 30%, thấp nhất là nhóm tuổi từ 55-64 chiếm 12,3%.
  40. 32 Bảng 3.2 Đặc điểm chung về trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu Đặc tính (n=400) Tần số Tỷ lệ (%) Mù chữ 26 6,5 Thấp hơn tiểu học 75 18,7 Tốt nghiệp tiểu học 128 32,0 Trình độ học vấn Tốt nghiệp THCS 83 20,8 Tốt nghiệp THPT 68 17,0 Tốt nghiệp cao đẳng, đại học 20 5,0 Buôn bán 109 27,3 Nội trợ 90 22,5 Nông dân 68 17,0 Nghề nghiệp Nghỉ hưu 44 11,0 Làm thuê 39 9,8 CBVC 29 7,2 Nghề khác 7 5,2 Nhận xét: Về trình độ học vấn, mù chữ chiếm 6,5%, thấp hơn tiểu học là 18,7%, tốt nghiệp tiểu học là 32%, tốt nghiệp THCS là 20,8%, tốt nghiệp THPT là 17%, tốt nghiệp cao đẳng, đại học là 5%. Về nghề nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất là buôn bán 27,3%, tiếp theo là nội trợ 22,5%, nông dân 17%, nghỉ hưu 11%, làm thuê 9,8%, CBVC 7,2% và nghề khác là 5,2%.
  41. 33 Bảng 3.3. Đặc điểm về thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động và thói quen uống rượu, bia Đặc tính (n = 400) Tần số Tỷ lệ (%) Có 137 34,2 Hút thuốc lá Không 263 65,7 Hút thuốc lá ≥ 10 Có 106 26,5 điếu/ngày Không 294 73,5 Có 48 12,0 Hút thuốc lá thụ động Không 352 88,0 Có 159 39,8 Uống rượu bia Không 241 60,2 Nhận xét: Qua khảo sát có 137 người có hút thuốc lá chiếm 34,3%. Có 106 người hút thuốc lá ≥ 10 điếu mỗi ngày chiếm 26,5%. Có 48 người có hút thuốc lá thụ động, chiếm 12%. Có 352 người không hút thuốc thụ động, chiếm 88%. Có 159 người có uống rượu bia, chiếm 39,8%. Có 241 người không uống rượu bia, chiếm 60,2%.
  42. 34 Bảng 3.4. Đặc điểm về chế độ ăn Đặc tính (n = 400) Tần số Tỷ lệ (%) Ăn rau củ, trái cây ≥ 2,5 Có 116 29,0 suất chuẩn/ngày Không 284 71,0 Có 256 64,0 Ăn mặn ≥ 4 ngày/tuần Không 144 36,0 Ăn nhiều dầu mỡ ≥ 5 Có 106 26,5 ngày/tuần Không 294 73,5 Nhận xét: Có 29% người có ăn rau củ, trái cây ≥ 2,5 suất chuẩn/ngày. Có 64% người có ăn mặn ≥ 4 ngày/tuần và 36% người không ăn mặn ≥ 4 ngày/tuần. Có 26,5% người có ăn nhiều dầu mỡ ≥ 5 ngày/tuần. Bảng 3.5 Đặc điểm về hoạt động thể lực của đối tượng Hoạt động thể lực Tần số Tỷ lệ (%) Có 367 91,8 Không 33 8,2 Tổng 400 100,0 Nhận xét: Có 91,8% người có hoạt động thể lực và có 8,2% người có hoạt động thể thao.
  43. 35 Béo phì Gầy 12% 14,5% Thừa cân 17,3% Bình thường 56,2% Biểu đồ 3.1 Đặc điểm phân loại chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Trong nghiên cứu có 14,5% người có chỉ số BMI xếp loại gầy, 56,2% người có chỉ số BMI xếp loại bình thường, 17,3% người có chỉ số BMI xếp loại thừa cân, 12% người có chỉ số BMI xếp loại béo phì.
  44. 36 Bảng 3.6 Đặc điểm tỷ số vòng bụng/vòng mông Đặc tính (n = 400) Tần số Tỷ lệ (%) ≥ 0,9 53 28,0 Tỷ số vòng bụng/vòng mông ở nam < 0,9 136 72,0 ≥ 0,85 128 60,7 Tỷ số vòng bụng/vòng mông ở nữ < 0,85 83 39,3 Nhận xét: Qua kết quả nghiên cứu, có 28% nam giới có tỷ số vòng bụng/vòng mông ≥ 0,9 và 60,7% nữ giới có tỷ số vòng bụng/vòng mông ≥ 0,85. Bảng 3.7 Đặc điểm tiền sử gia đình THA và tiền sử đái tháo đường Đặc tính (n = 400) Tần số Tỷ lệ (%) Có 85 21,3 Tiền sử gia đình THA Không 315 78,7 Có 18 4,5 Đái tháo đường Không 382 95,5 Nhận xét: Có 21,3% người có tiền sử gia đình THA và 78,7% người không có tiền sử gia đình THA. Có 4,5% người bị bệnh đái tháo đường và 95,5% người không bị bệnh đái tháo đường.
  45. 37 3.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 29,3% Tăng huyết áp 70,7% Không tăng huyết áp Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hiện mắc THA của người dân từ 25 tuổi trở lên Nhận xét: Khảo sát 400 người dân tuổi từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 có 117 người bị THA với tỷ lệ là 29,3% và 283 người không bị THA với tỷ lệ 70,7%. Bảng 3.8 Huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu Trung Độ lệch Đặc tính (n = 400) Nhỏ nhất Lớn nhất bình chuẩn Huyết áp tâm thu 90 160 120 13,08 Huyết áp tâm trương 50 100 73 8,04 Nhận xét: Qua khảo sát, huyết áp tâm thu nhỏ nhất là 90mmHg, HATT lớn nhất là 160mmHg, HATT trung bình là 120mmHg, với độ lệch chuẩn là 13,08. Huyết áp tâm trương nhỏ nhất là 50mmHg, HATTr lớn nhất là 100mmHg, HATTr trung bình là 73mmHg, với độ lệch chuẩn là 8,04.
  46. 38 Không Tăng tăng huyết huyết áp áp 18,8% 81,2 % Biểu đồ 3.3 Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện lúc khảo sát Nhận xét: Trong khảo sát 400 người dân tuổi từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 có 22 người bị THA mới phát hiện lúc khảo sát chiếm 18,8%. Tăng huyết áp Không tăng huyết áp 70,9% 70,6% 29,1% 29,4% Nam Nữ Biểu đồ 3.4 Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới tính Nhận xét: Tỷ lệ tăng huyết áp giữa nam giới (29,1%) thấp hơn ở nữ giới (29,4).
  47. 39 100% 90% 25,0 80% 70% 66,7 60% 71,2 50% Tăng huyết áp 40% 75,0 Không tăng huyết áp 30% 20% 33,3 10% 28,8 0% Kinh Hoa Khơ me Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc Nhận xét: Tỷ lệ THA ở là dân tộc Hoa 75%, ở dân tộc Khơ me là 33,3%, dân tộc Kinh 28,8%. 100% 90% 80% 50,0 70% 66,5 60% 78,3 80,9 75,0 50% 40% 30% 50,0 20% 33,5 10% 21,7 19,1 25,0 0% Mù chữ Tiểu học THCS THPT Cao đẳng, đại học Tăng huyết áp Không tăng huyết áp Biểu đồ 3.6 Tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn Nhận xét: Tỷ lệ THA có xu hướng giảm dần theo trình độ học vấn. Nhóm người có tỷ lệ THA cao nhất là người mù chữ 50%, thấp nhất là nhóm người tốt nghiệp THPT 19,1%.
  48. 40 3.3 Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi Bảng 3.9 Mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn và nghề nghiệp của đối tượng với tăng huyết áp Tăng huyết áp Đặc tính Có Không OR p (n = 400) Tần số Tần số (KTC 95%) (Tỷ lệ %) (Tỷ lệ %) Nam 55 (29,1) 134 (70,9) 0,99 Giới 0,95 Nữ 62 (29,4) 149 (70,6) (0,64-1,51) 0,05.
  49. 41 Bảng 3.10 Mối liên quan giữa tuổi của đối tượng với tăng huyết áp Tăng huyết áp Nhóm Có Không OR p tuổi Tần số Tần số (KTC 95%) (Tỷ lệ %) (Tỷ lệ %) 25-34 7 (5,8) 113 (94,2) - - 3,63 35-44 18 (18,4) 80 (81,6) 0,006 (1,45-9,10) 8,22 45-54 28 (33,7) 55 (66,3) 0,001 (3,38-19,99) 25,49 55-64 30 (61,2) 19 (38,8) 0,001 (9,80-66,27) 34,30 ≥ 65 34 (68,0) 16 (32,0) 0,001 (13,03-90,26) Tổng 117 (29,3) 283 (70,7) Nhận xét: Tỷ lệ THA tăng dần theo các nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 35-44 tuổi, từ 45-54 tuổi, từ 55-64 tuổi và ≥ 65 có tỷ lệ người bị THA lần lượt gấp 3,63; 8,22; 25,49; 34,30 lần so với nhóm tuổi từ 25-34 tuổi, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  50. 42 Bảng 3.11 Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động và thói quen uống rượu, bia với tăng huyết áp Tăng huyết áp Có Không OR Đặc tính p Tần số Tần số (KTC 95%) (Tỷ lệ %) (Tỷ lệ %) Hút Có 52 (38,0) 85 (62,0) 1,86 0,006 thuốc lá Không 65 (24,7) 198 (75,3) (1,19-2,91) Hút thuốc lá Có 15 (31,3) 33 (68,7) 1,11 0,745 thụ động Không 102 (29,0) 250 (71,0) (0,58-2,14) Uống rượu, Có 56 (35,2) 103 (64,8) 1,60 0,033 bia Không 61 (25,3) 180 (74,7) (1,04-2,48) Nhận xét: Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá với tăng huyết áp là có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ tăng huyết áp ở người có hút thuốc lá cao hơn 1,86 lần so với người không hút thuốc lá, p = 0,006. Thói quen hút thuốc lá thụ động và tăng huyết áp chưa có mối liên quan, p = 0,745. Uống rượu, bia và tăng huyết áp có mối liên quan với nhau, tỷ lệ tăng huyết áp ở người có uống rượu, bia cao hơn 1,6 lần so với người không uống rượu, bia với p = 0,033.
  51. 43 Bảng 3.12 Mối liên quan giữa chế độ ăn rau quả, chế độ ăn mặn, chế độ ăn nhiều dầu mỡ với tăng huyết áp Tăng huyết áp Có Không OR Đặc tính p Tần số Tần số (KTC 95%) (Tỷ lệ %) (Tỷ lệ %) Ăn ít rau Có 92 (32,4) 192 (67,6) 1,74 0,031 quả Không 25 (21,6) 91 (78,4) (1,05-2,90) Có 85 (33,2) 171 (66,8) 1,74 Ăn mặn 0,020 Không 32 (22,2) 112 (77,8) (1,09-2,79) Ăn nhiều Có 68 (39,5) 104 (60,5) 2,39 0,001 dầu mỡ Không 49 (21,5) 179 (78,5) (1,54-3,70) Nhận xét: Đối tượng ít ăn rau quả có tỷ lệ THA cao hơn 1,74 lần so với những đối tượng ăn nhiều rau quả, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p = 0,031. Mối liên quan giữa ăn mặn và tăng huyết áp là có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ THA ở người có ăn mặn cao gấp 1,74 lần so với người không có ăn mặn với p = 0,020. Đối tượng ăn nhiều dầu mỡ có tỷ lệ THA cao hơn 2,39 lần so với những người không ăn nhiều dầu mỡ, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
  52. 44 Bảng 3.13 Mối liên quan giữa hoạt động thể lực với THA Tăng huyết áp Có Không OR Hoạt động thể lực p Tần số Tần số (KTC 95%) (Tỷ lệ %) (Tỷ lệ %) Không 20 (60,6) 13 (39,4) 4,28 0,001 Có 97 (26,4) 270 (73,6) (2,05-8,94) Tổng 117 (29,3) 283 (70,7) Nhận xét: Sự khác biệt giữa người có hoạt động thể lực và người không hoạt động thể lực với bệnh tăng huyết áp là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ THA ở người không hoạt động thể lực cao hơn 4,28 lần so với người có hoạt động thể lực với p < 0,001. Bảng 3.14 Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với THA Tăng huyết áp OR BMI Có Không p (KTC 95%) Tần số (Tỷ lệ %) Tần số (Tỷ lệ %) BMI ≥ 23 43 (36,8) 74 (63,2) 1,64 0,034 BMI < 23 74 (26,1) 209 (73,9) (1,03-2,60) Tổng 117 (29,3) 283 (70,7) Nhận xét: Có mối liên quan giữa BMI và tăng huyết áp. Người bị thừa cân, béo phì có tỷ lệ THA cao hơn 1,64 lần so với người không bị thừa cân, béo phì. Sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p = 0,034.
  53. 45 Bảng 3.15 Mối liên quan giữa ĐTĐ và tiền sử gia đình THA với THA Tăng huyết áp Có Không OR Đặc tính p Tần số Tần số (KTC 95%) (Tỷ lệ %) (Tỷ lệ %) Đái tháo Có 11 (61,1) 7 (38,9) 4,09 0,002 đường Không 106 (27,7) 276 (72,3) (1,55-10,8) Tiền sử gia Có 38 (44,7) 47 (55,3) 2,42 0,001 đình THA Không 79 (25,1) 236 (74,9) (1,47-3,98) Nhận xét: Bệnh ĐTĐ và tiền sử gia đình bị THA có mối liên quan với tăng huyết áp. Người có ĐTĐ, có tiền sử gia đình bị THA có tỷ lệ THA lần lượt gấp 4,09; 2,42 lần những người còn lại, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Bảng 3.16 Mối liên quan giữa béo phì vùng bụng với tăng huyết áp Tăng huyết áp Béo phì vùng OR Có Không p bụng (KTC 95%) Tần số (Tỷ lệ %) Tần số (Tỷ lệ %) Có 25 (47,2) 28 (52,8) 3,16 Nam 0,001 Không 30 (22,1) 106 (77,9) (1,60-6,19) Có 54 (42,2) 74 (57,8) 6,84 Nữ 0,001 Không 8 (9,6) 75 (90,4) (3,05-15,36) Nhận xét: Mối liên quan giữa béo phì vùng bụng ở nam và ở nữ với tăng huyết áp là có ý nghĩa thống kê. Người có béo phì vùng bụng ở nam và ở nữ có tỷ lệ THA gấp lần lượt 3,16; 6,84 lần những người còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  54. 46 Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Dân cư tại địa phương phân bố không đồng đều giữa các xã và tỷ lệ nam nữ cũng khác nhau. Để đảm bảo cho việc chọn mẫu một cách đại diện nhất, phản ánh được tình hình tăng huyết áp của người dân tại địa phương, mẫu nghiên cứu gồm 400 đối tượng được chọn theo phương pháp chọn mẫu phân tầng theo tuổi, giới và địa lý tại 5 ấp của trị trấn Phong Điền là Nhơn Lộc 1, Nhơn Lộc 1A, Nhơn Lộc 2A, Nhơn Lộc 2, Thị Tứ. Về giới Qua khảo sát cho thấy giới nam tham gia phỏng vấn là 47,2% và nữ là 52,8%, tỷ lệ nữ tham gia phỏng vấn cao hơn nam phù hợp với đối tượng nghiên cứu tại thị trấn. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (2010) 53,9% nữ giới, 46,1% nam giới và Nguyễn Thanh Tùng tại tỉnh Hậu Giang (2010) nữ giới 54,2%, nam giới 45,8% [5], [34]. Về dân tộc Dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất 98,2%, còn lại dân tộc Hoa chiếm 1%, dân tộc Khơme chiếm 0,8%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hồng Mùng Hai tại tỉnh Cà Mau (2013) người Kinh chiếm 98,1%, Hoa chiếm 1,3%, khơ me chiếm 0,6%, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng tại tỉnh Hậu Giang (2010) người Kinh chiếm 98,2%, người Hoa chiếm 1,4%, người Khơme chiếm 0,4% và tương đương với nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (2012) người Kinh chiếm 95%, khác chiếm 5% [7], [13], [34].
  55. 47 Về tuổi Trong khảo sát đối tượng nhỏ tuổi nhất là 25 tuổi và đối tượng lớn tuổi nhất là 88 tuổi, tuổi trung bình của đối tượng là 45 tuổi. Nhóm tuổi từ 25-34 chiếm 30%, nhóm tuổi từ 35-44 chiếm 24,5%, nhóm tuổi từ 45-54 chiếm 20,7%, nhóm tuổi từ 55-64 chiếm 12,3%, nhóm tuổi ≥ 65 chiếm 12,5%. Trong đó tỷ lệ nữ và nam phân bố không đồng đều giữa các nhóm tuổi, nữ thường cao hơn nam. Kết quả này dựa theo sự phân bố nhóm tuổi của đối tượng thực tế tại địa phương, nhóm tuổi từ 25-34 chiếm tỷ lệ cao nhất và thấp nhất là nhóm tuổi từ 66-64 tuổi. Về trình độ học vấn Có 6,5% đối tượng mù chữ, thấp hơn tiểu học là 18,7%, tốt nghiệp tiểu học là 32%, tốt nghiệp THCS là 20,8%, tốt nghiệp THPT là 17%, tốt nghiệp cao đẳng, đại học là 5%. Kết quả tương đối phù hợp với nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ (2012) mù chữ 0,7%, chưa hết tiểu học 8,1%, cấp tiểu học 20,1%, THCS 31,5%, THPT 25,3%, Cao đẳng, đại học 13,7%, sau đại học 0,4%. Tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang (2010) không biết chữ là 17,5%, cấp I là 50,1%, cấp II là 28,1%, cấp III, đại học là 4,4% và nghiên cứu của Hồng Mùng Hai tại tỉnh Cà Mau (2013) mù chữ 1,7%, tiểu học 55,5%, THCS 31,6%, THPT 5,2%, cao đẳng đại học trở lên 5,9% [5], [7], [13] do đây là hai nghiên cứu được thực hiện tại Hậu Giang và Cà Mau nên thấp hơn nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ là phù hợp. Về nghề nghiệp Chiếm tỷ lệ cao nhất là buôn bán 27,3%, tiếp theo là nội trợ 22,5%, nông dân 17%, nghĩ hưu, mất sức lao động 11%, làm thuê 9,8%, công chức nhà nước 7,2%, nghề khác 5,2%. Nghề nghiệp chủ yếu là lao động chân tay 84,9%, tương ứng với nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều,
  56. 48 thành phố Cần Thơ 75,1%, Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 72%, Hồng Mùng Hai tại tỉnh Cà Mau 90,5% [5], [7], [13] lao động trí óc 7,3%, mất sức lao động 11%. Kết quả này phù hợp với đặc điểm đời sống và sinh hoạt của người dân tại thị trấn Phong Điền. Thói quen hút thuốc lá Hút thuốc lá là hành vi nguy cơ gây bệnh THA hiện nay đang được khuyến cáo rộng rãi cho người dân. Trong nghiên cứu tỷ lệ người hút thuốc lá là 34,3%. Trong đó có 26,5% người hút thuốc ≥ 10 điếu/ngày. Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010, tỷ lệ người hút thuốc lá là 36,1%, cao hơn nghiên cứu của Trần Phi Hùng ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ năm 2012, tỷ lệ người hút thuốc lá là 30% [5], [13]. Về hút thuốc lá thụ động, có 12% người có hút thuốc lá thụ động. Nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, Cần Thơ năm 2012, tỷ lệ người hút thuốc lá thụ động là 30,9% [13]. Kết quả trên cho thấy nhận thức của người dân về tác hại của việc hút thuốc lá ngày một nâng lên và giảm đáng kể qua các năm chỉ còn 12% người hút thuốc lá thụ động. Thói quen uống rượu bia Kết quả nghiên cứu cho thấy 39,8% người có uống bia rượu. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, Cần Thơ năm 2012 có 42,1% người có uống bia rượu, cao hơn nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang 25,4%, nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2010) tại tỉnh Hậu Giang tỷ lệ là 38,6% [13], [30], [34]. Điều này cho thấy thói quen uống rượu bia của người dân vẫn còn cao, lạm dụng rượu bia là yếu tố nguy cơ quan trọng trong bệnh tăng huyết ápvà các bệnh tim mạch khác. Do đó cần
  57. 49 tuyên truyền giáo dục, nâng cao ý thức cộng đồng về ảnh hưởng cũng như tác hại của rượu đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng đến xã đình, xã hội. Ăn trái cây và rau củ Qua khảo sát cho thấy có 99% người có ăn trái cây và 99,8% người có ăn rau củ trong tuần. Kết quả này gần giống với kết quả nghiên cứu của Trần Phi Hùng ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ năm 2012 tỷ lệ người ăn trái cây trong tuần là 95% và người ăn rau củ trong tuần là 99,4% [13]. Trong nghiên cứu có 29% người ăn rau quả ≥ 2,5 suất chuẩn/ngày. Kết quả này thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người ăn rau quả ≥ 2,5 suất chuẩn/ngày là 77% [30]. Thói quen ăn mặn Kết quả nghiên cứu cho thấy có 64% người ăn mặn. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2010) tại tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người ăn mặn là 80,4%, nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người ăn mặn 51,1% [30], [34]. Thói quen ăn nhiều dầu mỡ Trong nghiên cứu có 98,8% người có ăn đồ chiên xào trong tuần, kết quả này cao hơn nghiên cứu tại tỉnh Hậu Giang của Nguyễn Thanh Tùng (2010) có 88,2% người ăn đồ chiên xào [34]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có 26,5% người ăn nhiều dầu mỡ ≥ 5 ngày/tuần. Qua đó cho thấy cứ 4 người lại có 1 người ăn nhiều dầu mỡ, ăn nhiều dầu mỡ là một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh THA nói riêng và tim mạch nói chung ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của cộng đồng cần được quan tâm và cải thiện.
  58. 50 Hoạt động thể lực Kết quả nghiên cứu có 91,8% người có hoạt động thể lực và 8,2% người không có hoạt động thể lực. Theo nghiên cứu của Trần Văn Sang, nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi tại huyện An Phú, tỉnh An Giang, có mối liên quan giữa đi bộ/xe đạp và tăng huyết áp. Có mối liên quan giữa số ngày đi bộ/xe đạp ≥ 30 phút/tuần và tăng huyết áp với p < 0,05 [26]. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010 với tỷ lệ người có hoạt động thể lực là 65,6% [5]. Về phân loại chỉ số BMI của đối tượng Tỷ lệ người có BMI < 18,5 chiếm 14,5%, người có BMI 18,5-22,9 chiếm 56,3%, người có BMI 23-24,9 chiếm 17,3%, người có BMI ≥ 25 chiếm 12%. Tỷ lệ người thừa cân, béo phì chiếm 29,3%. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2010) tại tỉnh Hậu Giang có 24,8% người thừa cân béo phì, nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn năm 2010 tỷ lệ người thừa cân, béo phì là 7,8% [5], [34]. Tỉ số vòng bụng/vòng mông Béo bụng là một trong những biểu hiện của béo phì, qua đó lượng chất béo trong cơ thể tích lũy quá nhiều đến mức mà nó gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Qua nghiên cứu có 28% nam giới có tỷ số vòng bụng/vòng mông ≥ 0,9 và có 60,7% nữ giới có tỷ số vòng bụng/vòng mông ≥ 0,85. Tiền sử tăng huyết áp gia đình Trong nghiên cứu của chúng tôi có 21,3% người có tiền sử gia đình tăng huyết áp. Những người có liên quan trong gia đình bao gồm ông nội, cha mẹ ruột, anh chị em ruột. Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2010) tại tỉnh Hậu Giang có 20,6% người có tiền sử gia đình bị tăng huyết
  59. 51 áp, nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, Cần Thơ năm 2012 17,9%, cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010 tỷ lệ 32,4% [5], [13]. Tiền sử đái tháo đường bản thân Qua nghiên cứu có 4,5% đối tượng có tiền sử bị bệnh đái tháo đường. Kết quả này cao hơn kết quả của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, Cần Thơ năm 2012 có 3,4% người bị đái tháo đường, nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng (2010) tại tỉnh Hậu Giang tỷ lệ 2,8% [13], [34]. 4.2 Tỷ lệ tăng huyết áp của người dân từ 25 tuổi trở lên 4.2.1 Tỷ lệ tăng huyết áp hiện mắc Khảo sát 400 người dân tuổi từ 25 tuổi trở lên tại 5 xã của thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 có 29,3% người bị THA. Kết quả nghiên cứu này thấp hơn kết quả của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang tỷ lệ người bị THA là 39,4%, trong nghiên cứu này tỷ lệ người ≥ 35 tuổi tham gia nghiên cứu là 88,8%, còn trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ người ≥ 35 tuổi chỉ chiếm 70% [30]. Theo Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam, tuổi càng cao càng dễ bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thường xảy ra ở người trên 35 tuổi. Vì thế tỷ lệ THA trong nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu cao hơn nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp. So sánh với nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010 với tỷ lệ là 24,1%, nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012 tỷ lệ là 24,1%, tỷ lệ THA trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn 29,3% [5], [13]. Tuy nhiên các nghiên cứu này được thực hiện ở các thời điểm khác nhau (Huỳnh Văn Cỏn năm 2010 và Trần Phi Hùng năm 2012). Còn đối với nghiên cứu của chúng
  60. 52 tôi được thực hiện năm 2014, trong khi xu thế bệnh tăng huyết áp tăng dần theo thời gian nên kết quả nghiên cứu của chúng tôi là phù hợp. 4.2.2 Huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương Huyết áp tâm thu trung bình là 120 mmHg ± 13,08, HATT nhỏ nhất là 90 mmHg, HATT lớn nhất là 160 mmHg. Huyết áp tâm trương trung bình là là 73 mmHg ± 8,04, HATTr lớn nhất là 100 mmHg, HATTr nhỏ nhất là 50 mmHg (bảng 3.10). Kết quả nghiên cứu này gần giống như kết quả nghiên cứu của Trần Phi Hùng năm 2012 (HATT 121 mmHg ± 16,59, HATTr 77 mmHg ± 11,28). Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn năm 2010 (HATT 124,58 ± 16,17, HATTr 77,89 mmHg ± 9,14) [13]. 4.2.3 Tỷ lệ tăng huyết áp mới phát hiện lúc khảo sát Qua nghiên cứu của chúng tôi có 5,5% người bị THA nhưng không được phát hiện trong cộng đồng. Chính vì thế bản thân họ không có những biện pháp phòng ngừa hay kiểm soát các yếu tố nguy cơ làm tăng các biến chứng của THA. Do đó, cán bộ y tế cần tăng cường các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn người dân có ý thức bảo vệ sức khỏe của mình, hạn chế các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, và thực hiện các thói quen có lợi cho sức khỏe. 4.2.4 Tỷ lệ tăng huyết áp theo giới Qua khảo sát tỷ lệ tăng huyết áp ở nữ giới 29,4% cao hơn tỷ lệ tăng huyết áp ở nữ giới 29,4%. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của Hồng Mùng Hai tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau năm 2013 cũng có tỷ lệ THA ở nữ giới (52,9%) cao hơn nam giới (47,02%), nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010 tỷ lệ THA ở nữ giới là 26,1% cao nam tỷ lệ THA ở nam giới 22,3% [5], [7].
  61. 53 4.2.5 Tỷ lệ tăng huyết áp theo dân tộc Đặc điểm phân bố dân cư của đồng bằng sông Cửu Long người Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất và một số dân tộc khác như Hoa, Khơme sống xen kẽ trong cộng đồng dân cư. Qua nghiên cứu cho thấy tỷ lệ THA ở dân tộc Hoa 75% cao hơn dân tộc Khơme 33,3% và Kinh 28,8% và tuy nhiên do nghiên cứu được thực hiện ở vùng nông thôn và sự phân bố không đồng đều giữa các dân tộc trong nên tỷ lệ này chưa nói lên tình hình mắc bệnh THA giữa các dân tộc chưa thể kết luận được. 4.2.6 Tỷ lệ tăng huyết áp theo trình độ học vấn Tỷ lệ THA có xu hướng giảm dần theo trình độ học vấn. Nhóm người mù chữ có tỷ lệ THA cao nhất 50%, tỷ lệ THA thấp nhất 19,1% ở nhóm người tốt nghiệp THPT. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010 tỷ lệ THA cao nhất ở nhóm người không biết chữ chiếm 31,7% [5]. 4.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan 4.3.1 Mối liên quan giữa giới tính, trình độ học vấn với tăng huyết áp 4.3.1.1 Mối liên quan giữa giới tính với tăng huyết áp Qua nghiên cứu cho thấy phân bố tỷ lệ nam, nữ trong nghiên cứu phù hợp với sự phân bố tự nhiên của dân số tại địa phương. Tỷ lệ THA ở nữ 29,4% cao hơn nam 29,1%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,95. Tuy nhiên trong nghiên cứu này, tỷ lệ nữ (52,8%) nhiều hơn nam (47,2) nên chưa thể kết luận mối liên quan giữa giới tính và THA. Kết quả nghiên cứu này gần giống với kết quả nghiên cứu của Hồng Mùng Hai tại huyện Tân Phú, tỉnh Cà Mau năm 2013, tỷ lệ THA của nữ cao hơn nam sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,37 [7].
  62. 54 4.3.1.2 Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tăng huyết áp Trong nghiên cứu của chúng tôi có 52,3% người có trình độ học vấn thấp hơn THCS và 42,7% người có trình độ học vấn từ THCS trở lên, người có trình độ học vấn thấp hơn THCS bị THA (35,4%) cao hơn so với người có trình độ học vấn từ THCS trở lên (21,1%) 2,05 lần. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với tăng huyết áp có ý nghĩa thống kê với p = 0,002. Kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Cỏn năm 2010 cũng cho thấy trình độ văn hóa càng kém thì tỷ lệ THA càng cao với p < 0,01 [5]. Tỷ lệ THA càng cao trong nhóm người có trình độ văn hóa càng thấp và giảm dần ở nhóm có trình độ học vấn cao, bởi chịu sự tác động của nhiều yếu tố, những người có trình độ học vấn thấp tập trung ở người nghèo, người già, người lớn tuổi. Trình độ học vấn cao họ sẽ có ý thức tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Những người học vấn thấp thường kèm theo hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ít có điều kiện, thời gian để tiếp thu những kiến thức về ý tế trong đó có kiến thức phòng chống bệnh THA. 4.3.2 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với nghề nghiệp của đối tượng Một số tài liệu y học dẫn chứng yếu tố nghề nghiệp có liên quan đến tỷ lệ THA. Qua nghiên cứu của chúng tôi cho thấy THA có sự khác biệt giữa người buôn bán và nông dân. Người buôn bán bị tăng huyết áp thấp hơn so với nông dân 0,47 lần với p = 0,04. THA có sự khác biệt giữa người nghỉ hưu, mất sức lao động và nông dân. Người nghỉ hưu, mất sức lao động bị THA cao hơn so với nông dân 5,33 lần với p < 0,001. Chưa tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người làm công chức nhà nước, làm thuê, nội trợ, nghề khác với THA. Kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Văn Cỏn (2010) cho thấy có mối liên quan giữa nhóm cán bộ công chức có tỷ lệ THA cao nhất là người mất
  63. 55 sức lao động 52,4% cao hơn những nghề nghiệp khác và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,001) [5]. 4.3.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tuổi của đối tượng Qua nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa tuổi của đối tượng với THA là có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ THA ở nhóm tuổi từ 35-44 tuổi cao hơn nhóm 25-34 tuổi 3,63 lần với p = 0,006. Tỷ lệ THA ở nhóm từ 45-54 tuổi cao hơn nhóm 25-34 tuổi 8,22 lần với p < 0,001. Tỷ lệ THA ở nhóm từ 35-44 tuổi cao hơn nhóm 25-34 tuổi 25,49 lần với p < 0,001. Tỷ lệ THA ở nhóm tuổi ≥ 65 tuổi cao hơn nhóm 25-34 tuổi 34,3 lần với p < 0,001. Theo tác giả Trần Phi Hùng (2012) tỷ lệ THA tăng dần theo tuổi của đối tượng ở nhóm tuổi < 55 tuổi là 17,9%, nhóm tuồi ≥ 55 tuổi là 43,1%. Mối liên quan giữa THA và tuổi có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001 [13]. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn (2010), tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuổi của đối tượng nhóm tuổi từ 30-39 là 4,1%, nhóm tuổi từ 40-49 tuổi 16,8%, nhóm tuổi từ 50-59 tuổi 26,9%, nhóm tuổi 60-69 tuổi là 42,9%, nhóm tuổi từ 70-75 tuổi 61,8%. Mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [5]. Khi so sánh tỷ lệ THA ở các nhóm tuổi với tỷ lệ của các nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ này phù hợp các kết quả của những nghiên cứu trước đây và xu hướng tăng tỷ lệ THA theo lứa tuổi muộn hơn. Tuổi bắt đầu tăng huyết áp là 26 tuổi cho đến trên 60 tuổi kết quả này phù hợp với lý thuyết sinh lý học về huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi. 4.3.4 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với thói quen hút thuốc lá Trong nghiên cứu của chúng tôi có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa hút thuốc lá với THA. Tỷ lệ THA ở người hút thuốc lá cao hơn 1,86 lần so với người không hút thuốc lá với p = 0,006.
  64. 56 Theo tác giả Trần Phi Hùng năm 2012, có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa thói quen hút thuốc lá với THA, người có hút thuốc lá bị THA cao hơn gấp 1,81 lần người không hút thuốc lá với p = 0,002 [13]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2010 đối tượng nghiên cứu là người lao động tại tỉnh Hậu Giang, có 25,7% người có hút thuốc lá bị THA và 12,3% người không hút thuốc lá bị THA. Mối liên quan giữa THA thói quen hút thuốc lá với THA là có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ người có hút thuốc lá bị THA cao gấp 2,457 lần người không hút thuốc lá với p 0,05. 4.3.5 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với thói quen uống rượu bia Người uống nhiều bia, rượu quá mức cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp nói riêng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, người uống rượu bị THA cao hơn người không uống rượu 1,60 lần với OR = 1,6; KTC 95% (1,04-2,48) và p = 0,033. THA có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa người có uống rượu và người không uống rượu bị THA. Theo tác giả Trần Phi Hùng nghiên cứu trên người từ 25-64 tuổi tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012, kết quả nghiên cứu có 28,4% người có uống rượu bị THA và 24,4% người không có uống rượu bị THA. Mối liên quan giữa thói quen uống rượu bia với THA là có ý nghĩa thống kê, những người uống rượi bia bị THA cao hơn 1,5 lần so với những người không uống rượu bia với p = 0,024 [13].
  65. 57 Nghiên cứu của chúng tôi tương đương với nghiên cứu Nguyễn Thanh Tùng năm 2010 tại tỉnh Hậu Giang, cho thấy tỷ lệ người THA có uống rượu cao hơn người không uống rượu 1,651 lần, sự khác biệt này là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [34]. Trong nghiên cứu này, tuổi bắt đầu uống rượu bia là từ 25 tuổi là tuổi bắt đầu trong nghiên cứu và người cao tuổi nhất vẫn còn uống rượu bia là 83 tuổi, cho thấy nhiều người đã bắt đầu uống rượu bia từ rất sớm và vẫn duy trì đến lúc già, thời gian uống rượu bia kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng sức khỏe, cũng như là bệnh THA, vì thế cần thay đổi thói quen, hạn chế sử dụng rượu bia để bảo vệ sức khỏe. 4.3.6 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với chế độ ăn rau quả, chế độ ăn mặn, chế độ ăn nhiều dầu mỡ 4.3.6.1 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với chế độ ăn rau quả Trong nghiên cứu của chúng tôi, người ăn ít rau quả bị THA cao hơn người nhiều ăn rau củ 1,74 lần, KTC 95% (1,05-2,90) và p = 0,031. Mối liên quan giữa chế độ ăn rau quả với bệnh THA là có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014), tỷ lệ người ăn ít rau quả bị THA 40,3% cao hơn tỷ lệ người ăn nhiều rau quả bị THA 36,4%, sự khác biệt này là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,044 [30]. Nghiên cứu của Trần Hữu Nghĩa năm 2012, nghiên cứu trên đối tượng người cao tuổi cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi THA ở nhóm không có ăn rau cao hơn nhóm ăn rau, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,023. Tỷ lệ THA ở nhóm không có ăn rau cao hơn 1,671 lần so với nhóm có ăn rau KTC 95% (1,073-2,603) [19].
  66. 58 4.3.6.2 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với chế độ ăn mặn Trong nghiên cứu của chúng tôi, sự khác biệt giữa những người có ăn mặn và không ăn mặn bị THA là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Người có ăn mặn bị THA cao hơn người không ăn mặn 1,74 lần với OR = 1,74; KTC 95% (1,09-2,79) và p = 0,02. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả của các nghiên cứu khác. Theo tác giả Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt, Lê Minh Hữu (2014) tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, trong nghiên cứu có 43,2% người có ăn mặn ≥ 4 ngày/tuần bị THA cao hơn người không ăn mặn ≥ 4 ngày/tuần bị THA 35,9%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [30]. Nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012, những người ăn mặn hơn những người trong gia đình bị THA cao hơn 2,53 lần so với những người không có ăn mặn với OR = 2,53; KTC 95% (1,61-3,95) với p = 0,0001 [13]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2010 tại Hậu Giang, tỷ lệ người ăn mặn bị THA 17,7%, tỷ lệ người không ăn mặn bị THA 11,2%. Người ăn mặn bị THA cao găp 1,695 lần người không ăn mặn bị THA. Mối liên quan giữa ăn mặn với THA là có ý nghĩa thống kê với p = 0,011 [34]. 4.3.6.3 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với chế độ ăn nhiều dầu mỡ Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi mối liên quan giữa mức độ ăn mặn với tăng huyết áp là có ý nghĩa thống kê. Những người ăn mặn bị tăng huyết áp cao hơn 2,39 lần người không ăn mặn bị tăng huyết áp, KTC 95% (1,54-3,70), với p < 0,001. Nghiên cứu của chúng tôi có sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tùng năm 2010. Tỷ lệ THA ở người ăn nhiều đồ chiên xào là 17,2%, tỷ lệ THA ở người ăn ít đồ chiên xào là 9,2%. Mối liên quan giữa người ăn nhiều đồ chiên xào với THA là có ý nghĩa thống kê với p = 0,014
  67. 59 Người ăn nhiều đồ chiên xào bị THA cao gấp 2,05 lần người ăn ít đồ chiên xào [34]. Nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010, sự khác biệt giữa người ăn nhiều dầu mỡ và người ăn ít dầu mỡ với THA là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [5]. 4.3.7 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với hoạt động thể lực, thể thao Sự khác biệt giữa người có hoạt động thể lực và người không hoạt động thể lực với bệnh THA là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ THA ở người không hoạt động thể lực cao hơn 4,28 lần so với người có hoạt động thể lực với p < 0,001. Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn tại huyện Châu thành, tỉnh Hậu Giang năm 2010, những người ít hoạt động thể lực bị tăng huyết áp là 32,6%, người hoạt động thể lực nhiều bị tăng huyết áp 19,6%. Người ít vận động thể lực bị tăng huyết áp cao gấp 1,5 lần người vận động thể lực nhiều bị tăng huyết áp và p < 0,001 [5]. 4.3.8 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tình trạng thừa cân, béo phì Trong nghiên cứu của chúng tôi có 29,3% người có BMI ≥ 23, 70,7% người có BMI < 23. Người có thừa cân béo phì bị tăng huyết áp cao hơn người không bị thừa cân, béo phì 1,64 lần và p = 0,034. Mối liên quan giữa tình trạng thừa cân, béo phì với tăng huyết áp là có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những người có chỉ số BMI ≥ 25 và những người có BMI < 25 với THA. Những người có BMI ≥ 25 bị THA nhiều hơn 1,86 lần so với những người có BMI < 25 với OR = 1,86; KTC 95% (1,14-2,98) với p = 0,007 [13]. Nghiên cứu của Hồng Mùng Hai tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, có 20,8% người có chỉ số BMI ≥ 25 bị THA, có 79,2% người có chỉ số BMI < 25
  68. 60 bị THA. Những người béo phì bị tăng huyết cao hơn người không bị béo phì, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [7]. Như vậy thừa cân, béo phì đang có xu hướng tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng Việt Nam. Do đó, chế độ làm việc, ăn uống hợp lý, luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên sẽ tránh được dư thừa trọng lượng cơ thể; Đây cũng là biện pháp rất quan trọng để làm giảm nguy cơ tăng huyết áp, nhất là đối với những người cao tuổi. 4.3.9 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với đái tháo đường và tiền sử gia đình bị tăng huyết áp 4.3.9.1 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với đái tháo đường Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, mối liên quan giữa ĐTĐ và THA có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ THA ở người có ĐTĐ bị THA cao hơn 4,09 lầm so với người không bị ĐTĐ với OR = 4,09 và p = 0,002. Kết quả này cao hơn nghiên cứu của Huỳnh Văn Cỏn (2010), nhóm ĐTĐ bị THA là 56,8% so với nhóm không bị ĐTĐ là 21,35% với p < 0,001 và của tác giả Nguyễn Thanh Tùng (2010), nhóm ĐTĐ bị THA cao hơn 7,891 lần so với nhóm không bị ĐTĐ với p < 0,001 [5], [34]. So sánh với kết quả nghiên cứu của Trần Phi Hùng năm 2012 tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ thì nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu này, trong nghiên cứu, những người có bệnh ĐTĐ bị THA nhiều hơn 9,85 lần so với những người không bị ĐTĐ với p < 0,001 [13]. 4.3.9.2 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tiền sử gia đình bị tăng huyết áp Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ THA ở người có tiền sử gia đình THA bị THA cao hơn 2,42 lần so với người không có tiền sử gia đình bị THA với OR = 2,42; KTC 95% (1,47-3,98). Sự khác biệt giữa người có tiền sử gia đình bị THA và người không có tiền sử gia đình bị THA với THA là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
  69. 61 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Trần Phi Hùng tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2012, cho thấy mối liên quan giữa người có tiền sử gia đình bị THA với THA là có ý nghĩa thống kê. Những người có tiền sử gia đình bị THA thì bệnh THA cao hơn 1,58 lần so với những người không có tiền sử gia đình bị THA với p = 0,037. Nghiên cứu của tác giả Hồng Mùng Hai tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau, mối liên quan giữa tiền sử gia đình bị THA với THA là có ý nghĩa thống kê, những người có tiền sử gia đình bị THA bị THA cao hơn 1,7 lần so với người không có tiền sử gia đình bị THA với OR = 1,7 và p < 0,001 [7], [13]. Khảo sát của tác giả Nguyễn Thanh Tùng năm 2010 tại Hậu Giang, cũng cho thấy tỷ lệ người có tiền sử gia đình bị THA bị THA là 29,8% và người không có tiền sử gia đình bị THA bị THA là 12,6%. Những người có tiền sử gia đình bị THA bị THA cao hơn 2,924 lần so với người không có tiền sử gia đình bị tăng huyết áp với OR = 2,924 và p < 0,001 [34]. 4.3.10 Mối liên quan giữa tăng huyết áp với tình trạng béo phì vùng bụng Mối liên quan giữa béo phì vùng bụng của nam và nữ với THA là có ý nghĩa thống kê. Người có béo phì vùng bụng ở nam và ở nữ có tỷ lệ THA gấp lần lượt 3,16, 6,84 lần những người còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Nghiên cứu của Hồng Mùng Hai tại huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Những người có tỷ số vòng bụng/vòng mông tăng có tỷ lệ THA cao hơn người có tỷ số vòng bụng không tăng. Sự khác biệt này là sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Nghiên cứu của Trần Phi Hùng năm 2012 cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa những người có tỷ số vòng bụng/vòng mông tăng và những người có tỷ số vòng bụng/vòng mông không tăng bị THA là có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 [7], [13].
  70. 62 KẾT LUẬN Qua nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25 tuổi trở lên tại thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 trên 400 đối tượng. Có thể nêu ra một số kết luận sau: 1. Tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp Tỷ lệ hiện mắc THA ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ là 29,3%. Tỷ lệ THA mới phát hiện trong lúc khảo sát là 5,5%. Tỷ lệ tăng huyết áp giữa nam giới 29,1% thấp hơn ở nữ giới 29,4%. Dân tộc có tỷ lệ THA cao nhất là dân tộc Hoa 75%, thấp nhất là dân tộc Kinh 28,8%. Tỷ lệ THA có xu hướng giảm dần theo trình độ học vấn. Nhóm người có tỷ lệ THA cao nhất là người mù chữ 50%, thấp nhất là nhóm người tốt nghiệp THPT 19,1%. 2. Một số yếu tố liên quan tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi Mối liên quan giữa trình độ học vấn của đối tượng với bệnh THA có ý nghĩa thống kê. Người có trình độ học vấn thấp hơn THCS bị THA cao hơn 2,05 lần so với người có trình độ học vấn từ THCS trở lên với p = 0,002. THA có sự khác biệt giữa người buôn bán, người nghĩ hưu, mất sức lao động và nông dân. Người buôn bán bị tăng huyết áp thấp hơn so với nông dân 0,47 lần với p = 0,04. Người nghĩ hưu, mất sức lao động bị THA cao hơn so với nông dân 5,33 lần với p = 0,001. Tỷ lệ THA tăng dần theo các nhóm tuổi. Mối liên quan giữa các nhóm tuổi với THA là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mối liên quan giữa thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia với tăng huyết áp là có ý nghĩa thống kê, tỷ lệ người có hút thuốc lá bị THA cao hơn
  71. 63 1,86 lần tỷ lệ người không hút thuốc lá; tỷ lệ người có uống rượu, bia bị THA cao hơn người không uống rượu, bia 1,6 lần với p < 0,05. Người ít ăn rau quả, ăn mặn, ăn nhiều dầu mỡ có tỷ lệ THA lần lượt gấp 1,74; 1,74; 2,39 lần so với những đối tượng còn lại, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mối liên quan giữa hoạt động thể lực và tình trạng thừa cân, béo phì với THA là có ý nghĩa thống kê. Tỷ lệ người không hoạt động thể lực bị THA cao hơn người có hoạt động thể lực 2,98 lần; Người bị thừa cân, béo phì có tỷ lệ THA cao hơn 1,64 lần so với người không bị thừa cân, béo phì với p < 0,05. Bệnh đái tháo đường và tiền sử gia đình bị THA có mối liên quan với tăng huyết áp. Người có đái tháo đường, có tiền sử gia đình bị THA có tỷ lệ THA lần lượt gấp 4,09; 2,42 lần những người còn lại, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Mối liên quan giữa béo phì vùng bụng ở nam và ở nữ với THA là có ý nghĩa thống kê. Người có béo phì vùng bụng ở nam và ở nữ có tỷ lệ THA gấp lần lượt 3,16; 6,84 lần những người còn lại, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
  72. 64 KIẾN NGHỊ Tỷ lệ tăng huyết áp ở người dân trên 25 tuổi ở thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ năm 2014 là 29,3% là điều đáng báo động, trên cơ sở đó chúng tôi đề xuất một số kiến nghị sau để góp phần làm giảm tỷ lệ mắc và các yếu tố nguy cơ bệnh tăng huyết áp: 1. Mở rộng nghiên cứu thêm trên nhiều đối tượng và tìm hiểu trêm các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp, để có cách đánh giá sâu hơn về tình trạng THA ở thị trấn Phong Điền. 2. Trong chương trình phòng chống tăng huyết áp tại thị trấn Phong Điền, cần tăng cường truyền thông cho cộng đồng, giúp họ xây dựng lối sống lành mạnh hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá, tăng cường hoạt động thể lực, ăn nhiều rau quả, giảm ăn mặn để giảm nguy cơ bị tăng huyết áp. 3. Tổ chức khám sàng lọc, nhằm phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và bệnh tăng huyết áp trong cộng đồng, giúp dự phòng và điều trị đạt huyết áp mục tiêu, tiến tới kiểm soát tốt bệnh tăng huyết áp.
  73. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đào Duy An (2012), "Tăng huyết áp: Sát thủ thầm lặng", nhà xuất bản thành phố Hồ Chí Minh. 2. Nguyễn Quang Bảy (2008), "Tăng huyết áp thứ phát và cách chữa", Truy cập ngày 20/9/2014, có sẳn trên wed: chuyen-khoa/tang-huyet-ap-thu-phat-va-cach-chua-200892217657578.htm 3. Bộ Y tế (2010), "Hướng dẫn chuẩn đoán và điều trị tăng huyết áp", Quyết định số 3192/QĐ-BYT, Bộ trưởng Bộ Y tế, trang 1. 4. Chương trình phòng chống tác hại hút thuốc lá quốc gia (2013), "Tác hại của thuốc lá và thuốc lá thụ động". Truy cập ngày 20/1/2014, có sẳn trên wed: cua-thuoc-la/2013/08/81E2108B/tac-hai-cua-thuoc-la-va-hut-thuoc-thu-dong/ 5. Huỳnh Văn Cỏn (2010), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan độ tuổi từ 30- 75 tuổi tại huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang", Luận văn chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 6. Nguyễn Tấn Đạt (2014), "Thuốc lá và sức khỏe", Giáo trình Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe, Khoa Y Tế Công Cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 7. Hồng Mùng Hai (2013), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên và kết quả can thiệp tại huyện Phú Tân tỉnh Cà Mau năm 2013", Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa cấp II, Trường Đại học y dược Cần Thơ. 8. Nguyễn Thị Minh Hiền (2011), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã An Thạnh III, huyện Cù
  74. Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng", Luận Văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược cần Thơ. 9. Nguyễn Võ Hinh (2011), "10 yếu tố nguy cơ tăng huyết áp", Truy cập vào ngày 20/09/2014, có sẳn trên wed: qn/vn/portal/InfoDetail.jsp?area=58&cat=1133&ID=4945. 10. Nguyễn Thái Hoàng (2010), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ", Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 11. Nguyễn Thái Hoàng, Trần Thái Thanh Tâm & Nguyễn Thị Lệ (2012), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của người cao tuổi tại thành phố Cần Thơ ", Y học thực hành thành phố Hồ Chí Minh, tập 16, trang 154-160. 12. Phạm Mạnh Hùng & và cộng sự (2010), "Tìm hiểu và kiểm soát tăng huyết áp, Hội tim mạch học quốc gia Việt Nam. 13. Trần Phi Hùng (2012), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người dân từ 25-64 tuồi tại quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ", Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 14. Lê Thị Song Hương (2013), "Nghiên cứu tỷ lệ mắc bệnh THA của người dân từ 40 tuổi trở lên tại một số xã phường Hải Phòng", Tạp chí Y học Việt Nam, tháng 5-số 1- 2013- tập 406, trang 96. 15. Nguyễn Tuấn Khanh, Nguyễn Đức Minh & Tạ Văn Trầm (2012), "Nghiên cứu tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi tại thành phố Mỹ Tho năm 2011", Tạp chí Y hoch thành phố Hồ Chí Minh, tập 16(số 4). 16. Bùi Quang Kinh (2011), "Bệnh tăng huyết áp", Nhà xuất bản Nghệ An, thành phố Vinh. 17. Đại Minh (2014), "Bệnh tăng huyết áp: Ăn uống và điều trị, Tủ sách Y học phổ thông: Nhà xuất bản Văn hóa thông tin.
  75. 18. Lê Triều Minh (2012), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại thành phố Vĩnh Long", Luận văn chuyên khoa cấp I, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 19. Trần Hữu Nghĩa (2012), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại phường Long Tuyền-Bình Thủy- Cần Thơ", Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y tế công cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 20. Hoàng Văn Ngoạn (2009), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế", Tạp chí khoa học, Đại học Huế, số 52, trang 89. 21. Trương Bá Nhẫn (2013), "Dịch tễ học bệnh tim mạch", Giáo trình Dịch tễ học bệnh không truyền nhiễm (2013), Khoa Y Tế Công Cộng: Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 22. Đặng Oanh và cộng sự (2009), "Tình trạng tăng huyết áp của người trưởng thành tại Đắk Lắk năm 2009 và một số yếu tố liên quan", Tạp trí Y tế công cộng, số 14(14), trang 36-42. 23. Phân Hội Tăng uyết áp Việt Nam (2014), "Một số định nghĩa tăng huyết áp", Truy cập ngày 22/10/2014, có sẳn trên wed: 24. Trần Kim Phụng (2010), "Tình hình bệnh tăng huyết áp tại thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị", Tạp chí Y tế công cộng, số 16 (16). 25. Nguyễn Y Phương (2013), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ", Luận văn tốt nghiệp cử nhân Y Tế Công Cộng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
  76. 26. Trần Văn Sang (2013), "Nghiên cứu tình hình, các yếu tố liên quan và sự tuân thủ điều trị tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện An Phú, tỉnh An Giang", Luận văn chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y dược Cần Thơ. 27. Văn Hữu Tài (2014), "Tỉ lệ tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân Đái tháo đường type điều trị ngoại trú", Truy cập ngày 22/10/2014, có sẳn trên wed: ap-va-mot-so-yeu-to-lien-quan-o-benh-nhan-dai-thao-duong-type-2-dieu- tri#sthash.nfjbzgv2.dpuf 28. Phạm Thị Tâm & và cộng sự (2012), "Nghiên cứu tình trạng rối loạn lipid máu ở phụ nữ 20-39 tuổi tại thành phố Cần Thơ năm 2011", Tập san nghiên cứu khoa học, số 5(4/2012), trang 53-57. 29. Phạm Thị Tâm, Lê Minh Hữu & và cộng sự (2011), "Khảo sát tần suất hút thuốc lá và kiến thức thái độ phòng, chống hút thuốc lá ở nam giới thành phố Cần Thơ năm 2011", Tập san nghiên cứu khoa học, Số 3(8/2011), trang 176-177. 30. Phạm Thị Tâm, Nguyễn Tấn Đạt & Lê Minh Hữu (2014), "Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp và việc thực hiện theo dõi và điều trị ở ngưởi từ 25 tuổi trở lên tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang", Y học thực hành, số 944-2014, trang 312-314. 31. Chu Hồng Thắng (2008), "Nghiên cứu thực trạng tăng huyết áp và một số rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên", Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược – Đại học Thái Nguyên. 32. Mai Long Thủy (2014), "Tăng huyết áp, Giáo trình các bênh cấp cứu thông thường và các bệnh thường gặp tại cộng đồng: Bộ môn nội, Trường Đại học Y dược Cần Thơ.