Khóa luận Tìm hiểu kiến thức và thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu kiến thức và thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tim_hieu_kien_thuc_va_thuc_trang_su_dung_thuoc_kha.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu kiến thức và thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2020
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VŨ THỊ NGỌC QUỲNH TÌM HIỂU KIẾN THỨC VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI 2021
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC VŨ THỊ NGỌC QUỲNH TÌM HIỂU KIẾN THỨC VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC KHÁNG SINH CỦA NGƯỜI DÂN TẠI MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN QUỲNH PHỤ, TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2020 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC KHÓA: QH.2016.Y Người hướng dẫn: ThS. Bùi Thị Xuân ThS. Mạc Đăng Tuấn HÀ NỘI 2021
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC BIỂU ĐỒ ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 3 1.1. Đại cương về kháng sinh 3 1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh 5 1.2.1. Trên thế giới 5 1.2.2. Tại Việt Nam 7 1.3. Tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn 9 1.4. Một số nghiên cứu liên quan 11 1.4.1. Khảo sát sự hiểu biết và thói quen sử dụng kháng sinh của người dân huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ – Đặng Ngọc Nhi, Đại học Tây Đô, 2017 11 1.4.2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã, thị trấn trong huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ – Nguyễn Văn Huy, Đại học Dược Hà Nội, năm 2003 12 1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 12 1.5.1. Giới thiệu về huyện Quỳnh Phụ 12 1.5.2. Hệ thống y tế tại huyện Quỳnh Phụ 13 CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 15 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: 15 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 15 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: 15 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: 18 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: 18 2.4. Hạn chế của đề tài 18
- CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 19 3.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân 20 3.3. Kiến thức của người dân về kháng sinh và kháng kháng sinh 25 3.3.1. Kiến thức của người dân về kháng sinh 25 3.3.2. Kiến thức của người dân về kháng kháng sinh 28 3.3.3. Kiến thức của người dân về kháng sinh theo một số đặc điểm 29 CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN 33 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: 33 4.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân 33 4.3. Kiến thức của người dân về kháng sinh và kháng kháng sinh 35 4.3.1. Kiến thức của người dân về kháng sinh 35 4.3.2. Kiến thức của người dân về kháng kháng sinh 37 4.3.3. Kiến thức của người dân phân loại theo một số đặc điểm 38 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT PHỤ LỤC 2: ĐÁP ÁN PHẦN KIẾN THỨC
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện khóa luận tại Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Lời đầu tiên, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS. Bùi Thị Xuân – giảng viên bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược, cô đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cũng như động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới ThS. Mạc Đăng Tuấn – giảng viên bộ môn Y dược công cộng và Y dự phòng, thầy đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành khóa luận. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt 5 năm học tập tại trường. Sau cùng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, anh chị em và những người dân tại 3 xã, thị trấn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình lấy số liệu cho nghiên cứu. Cảm ơn các bạn sinh viên lớp K5 Dược học, khóa QH.2016.Y đã luôn động viên, giúp đỡ, chia sẻ cùng tôi trong suốt thời gian qua. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2021 Sinh viên Vũ Thị Ngọc Quỳnh
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Phân loại các nhóm kháng sinh theo cấu trúc hóa học 3 Bảng 2.1: Danh sách nhóm chỉ tiêu 17 Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu 19 Bảng 3.2: Kiến thức của người dân về tổng quan kháng sinh 25 Bảng 3.3: Kiến thức của người dân về nguyên tắc sử dụng kháng sinh 26 Bảng 3.4: Kiến thức của người dân về một số lưu ý khi dùng kháng sinh 27 Bảng 3.5: Kiến thức của người dân về kháng kháng sinh 28
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Biểu đồ bệnh của người dân 20 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ mức độ bệnh của người dân 21 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ sự cần thiết của việc khám/chữa bệnh 22 Biểu đổ 3.4. Biểu đồ thực trạng sử dụng thuốc của người dân 22 Biểu đồ 3.5. Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng 24 Biểu đồ 3.6: Phân loại kiến thức chung của người dân 29 Biểu đồ 3.7: Phân loại kiến thức theo giới tính 30 Biểu đồ 3.8: Phân loại kiến thức theo nhóm tuổi 31 Biểu đồ 3.9: Phân loại kiến thức theo chuyên môn 32
- ĐẶT VẤN ĐỀ Phát minh ra kháng sinh là thành tựu to lớn của nhân loại. Sự ra đời của kháng sinh đã đánh dấu một kỷ nguyên mới của y học về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, đã cứu sống hàng triệu triệu người khỏi các bệnh nhiễm khuẩn nguy hiểm. Ngoài ra, kháng sinh còn được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản, [1]. Tuy nhiên cũng do việc sử dụng rộng rãi và kéo dài, tình trạng dùng kháng sinh chưa hợp lý, an toàn; lạm dụng thuốc nên mức độ kháng thuốc của các vi sinh vật (vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm, ) ngày một gia tăng. Mức độ kháng thuốc ngày càng trầm trọng làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao, thời gian điều trị kéo dài, chi phí điều trị tốn kém, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh và cộng đồng [1]. Tình hình kháng thuốc diễn ra phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra cảnh báo đến năm 2050, tình trạng kháng thuốc kháng sinh có thể là nguyên nhân tử vong của 10 triệu người trên toàn cầu [17]. Nói riêng về Việt Nam, theo một báo cáo của nghiên cứu thực hiện năm 2007 nhằm đánh giá kiến thức về sử dụng kháng sinh ở khu vực nông thôn Việt Nam cho thấy, mặc dù đã có các tài liệu hướng dẫn, kiến thức về sử dụng kháng sinh vẫn còn rất hạn chế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe thường cung cấp kháng sinh một cách không cần thiết cho các trường hợp cảm cúm thông thường. Hiện nay, một trong các nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh là do việc mua và sử dụng kháng sinh quá dễ dàng, kiến thức về kháng sinh còn nhiều hạn chế và sai lệch. Kháng sinh dễ dàng bán không có đơn khi được yêu cầu tại 100 % các nhà thuốc, quầy thuốc tại các địa phương khảo sát. Tỷ lệ người bán thuốc tự chỉ định kháng sinh cho trẻ em tương đối cao (73,9%). Khi tự chỉ định kháng sinh cho trẻ em, cefixim phổ biến nhất (30,3%) với thời gian chủ yếu dưới 5 ngày (86,1%) [9]. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc để điều trị, phòng chống dịch bệnh trên động vật, cũng như cho mục đích sản xuất đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi 1
- khuẩn trở nên kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không có hiệu quả điều trị [16]. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Dược trong năm 2015 được duy trì ổn định, bảo đảm cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh. Tốc độ tăng trưởng giá trị tiền thuốc sử dụng năm 2015 tăng 10% so với năm 2014. Tỷ lệ thuốc giả có xu hướng giảm qua các năm (từ năm 2009 đến năm 2015). Tỷ lệ thuốc không đạt chất lượng được khống chế ở mức thấp khoảng 3% trong những năm gần đây. Tình trạng kháng thuốc đang diễn biến ngày một phức tạp và nghiêm trọng hơn. Số lượng báo cáo phản ứng có hại của thuốc gửi về Trung tâm DI & ADR Quốc gia có xu hướng tăng qua các năm [12]. Tại các vùng nông thôn, người dân có thói quen tự ý sử dụng thuốc nói chung và thuốc kháng sinh còn rất phổ biến. Mong muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này, tôi thực hiện nghiên cứu: “Tìm hiểu kiến thức và thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2020” với các mục tiêu dự kiến như sau: 1. Tìm hiểu thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại ba xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An Thanh thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. 2. Tìm hiểu kiến thức của người dân về kháng sinh và kháng kháng sinh tại ba xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An Thanh thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. 2
- 1CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN 1.1. Đại cương về kháng sinh - Định nghĩa: Kháng sinh (antibiotics) là những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) được tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, Actinomycetes), có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác. Hiện nay từ kháng sinh được mở rộng đến cả những chất kháng khuẩn có nguồn gốc tổng hợp như các sulfonamid và quinolon [1]. - Phân loại theo cấu trúc hóa học [1]: Bảng 1.1: Phân loại các nhóm kháng sinh theo cấu trúc hóa học TT Tên nhóm Phân nhóm 1 Beta-lactam Các penicilin Các cephalosporin Các beta-lactam khác Carbapenem Monobactam Các chất ức chế beta-lactamase 2 Aminoglycosid 3 Macrolid 4 Lincosamid 5 Phenicol 6 Tetracyclin Thế hệ 1 Thế hệ 2 7 Peptid Glycopeptid Polypeptid Lipopeptid 8 Quinolon Thế hệ 1 3
- Các fluoroquinolon: Thế hệ 2,3,4 9 Các nhóm kháng sinh khác Sulfonamid Oxazolidion 5-nitroimidazol - Nguyên tắc sử dụng [1]: ● 5 nguyên tắc khi sử dụng kháng sinh: Dùng kháng sinh không đúng làm giảm hiệu quả của thuốc Kháng sinh không giúp điều trị các bệnh do virus như cúm, cảm lạnh Dùng kháng sinh đúng để đảm bảo hiệu quả của thuốc Không chia sẻ thuốc kháng sinh với người thân hoặc bạn bè Chỉ dùng kháng sinh khi có đơn của bác sỹ ● Lựa chọn thuốc kháng sinh phụ thuộc hai yếu tố: người bệnh và vi khuẩn gây bệnh. Yếu tố liên quan đến người bệnh cần xem xét bao gồm: lứa tuổi, tiền sử dị ứng thuốc, chức năng gan - thận, tình trạng suy giảm miễn dịch, mức độ nặng của bệnh, bệnh mắc kèm, cơ địa dị ứng Nếu là phụ nữ: cần lưu ý đối tượng phụ nữ có thai, đang cho con bú để cân nhắc lợi ích/nguy cơ. Về vi khuẩn: loại vi khuẩn, độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn. Cần cập nhật tình hình kháng kháng sinh để có lựa chọn phù hợp. Cần lưu ý các biện pháp phối hợp để làm giảm mật độ vi khuẩn và tăng nồng độ kháng sinh tại ổ nhiễm khuẩn ● Đường dùng thuốc Đường tĩnh mạch: Thường được lựa chọn do nhanh đạt nồng độ thuốc trong máu và mô tế bào. Đường tiêm bắp: có thể sử dụng nhưng không đảm bảo về tốc độ hấp thu của thuốc và không ổn định. Đường uống: Chỉ dùng khi chuẩn bị phẫu thuật trực tràng, đại tràng. 4
- Đường tại chỗ: Hiệu quả thay đổi theo từng loại phẫu thuật (trong phẫu thuật thay khớp, sử dụng chất xi măng tẩm kháng sinh). ● Thời gian dùng thuốc: Các trường hợp nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình thường đạt kết quả sau 7 - 10 ngày nhưng những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn ở những tổ chức mà kháng sinh khó thâm nhập (màng tim, màng não, xương- khớp ), bệnh lao thì đợt điều trị kéo dài hơn nhiều [1]. Tuy nhiên, một số bệnh nhiễm khuẩn chỉ cần một đợt ngắn như nhiễm khuẩn tiết niệu - sinh dục chưa biến chứng (khoảng 3 ngày, thậm chí một liều duy nhất). Không nên điều trị kéo dài để tránh kháng thuốc, tăng tỷ lệ xuất hiện tác dụng không mong muốn và tăng chi phí điều trị. ➢ Để điều trị thành công nhiễm khuẩn phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng bệnh lý, vị trí nhiễm khuẩn và sức đề kháng của người bệnh. Các kiến thức về phân loại kháng sinh, về sinh khả dụng, đường dùng thuốc sẽ giúp cho việc lựa chọn kháng sinh và xác định lại chế độ liều tối ưu cho từng nhóm kháng sinh, là cơ sở để thực hiện các nguyên tắc sử dụng kháng sinh hợp lý. Đây cũng là những nội dung quan trọng đối với mỗi thầy thuốc để bảo đảm hiệu quả - an toàn - kinh tế và giảm tỷ lệ kháng kháng sinh trong điều trị. 1.2. Tình hình sử dụng kháng sinh 1.2.1. Trên thế giới Hiện nay thị trường thuốc kháng sinh trên thế giới rất đa dạng và phong phú về chủng loại và số lượng. Thuốc kháng sinh đang được dùng một cách tràn lan, kể cả những bệnh nhẹ, bệnh không phải do vi khuẩn gây ra. Theo thống kê năm 2015, từ năm 2000 đến năm 2010, tổng lượng kháng sinh tiêu thụ trên toàn thế giới tăng 30% [14]. Xét về mặt lợi nhuận, kháng sinh được xếp vào nhóm có lợi nhuận cao. Theo báo cáo của WHO năm 2014, chi phí thiệt hại do đề kháng kháng sinh có thể lên đến 100.000 tỷ đô la, và 10 triệu người có thể chết nếu không có các biện pháp hành động kiên quyết hơn để giải quyết tình trạng đề kháng kháng sinh [17]. Bác sỹ chuyên khoa nội bệnh viện truyền nhiễm A. Beucler, bệnh viện trung tâm 5
- Juvissy-Sur.orge, cộng hoà Pháp viết rằng: “Trong bệnh học cộng đồng, nếu nghiên cứu lại bệnh án hoặc các bản thống kê sử dụng kháng sinh cho một bệnh nhất định thì thấy thuốc kháng sinh chưa được sử dụng đúng mức. Những kháng sinh mới ra đời làm cho bác sỹ kê đơn những kháng sinh mới đắt tiền mà xa rời việc sử dụng kháng sinh an toàn hợp lý”. Nhiều bệnh nhiễm khuẩn như tả, sốt rét và lao quay trở lại nhiều vùng trên thế giới. Trong khi đó thuốc kháng sinh và nhiều thuốc khác nhanh chóng mất hiệu lực do tăng vi khuẩn kháng thuốc. Vi khuẩn kháng kháng sinh chiếm tới 60% nhiễm khuẩn mắc phải tại các bệnh viện ở Mỹ. Ước tính rằng 700.000 đến vài triệu ca tử vong mỗi năm và tiếp tục là mối đe dọa lớn đối với sức khỏe cộng đồng trên toàn thế giới [17]. Mỗi năm tại Hoa Kỳ, ít nhất 2,8 triệu người bị nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh và kết quả là ít nhất 35.000 người tử vong [11]. Nhiều chủng kháng thuốc trong lao, sốt rét, tả, ỉa chảy, viêm phổi đã gây tác động lớn. Còn quá ít thuốc mới được triển khai để thay thế các thuốc đã mất hiệu lực. Mặt khác có những lượng lớn kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi sản xuất thịt. Vì vậy vi khuẩn kháng thuốc đã truyền từ chuỗi thực phẩm vào người tiêu dùng [17]. Theo thông báo của WHO, Mỹ là một điển hình sử dụng kháng sinh không đúng, một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy 61% đơn thuốc dùng Vancomycin không đúng chỉ định. Theo Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng bệnh của Mỹ, một nửa trong số 133 triệu liều thuốc kháng sinh được sử dụng hàng ngày bên ngoài bệnh viện là không cần thiết. Chúng được dùng trong các nhiễm trùng virus, vốn không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Cơ quan Quản Lý Thuốc và Thực Phẩm Mỹ đã đề nghị dán lời cảnh báo lên các lọ thuốc kháng sinh, nhắc chỉ nên kê đơn khi thật cần thiết [5]. Đến cuối thế kỷ 20, chi phí cho nghiên cứu phát triển một thứ thuốc mới trung bình là 500 triệu USD, với một thuốc kháng sinh bị kháng, để có kháng sinh mới thì phải tốn rất nhiều tiền. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo thế giới đang đứng trên bờ vực của việc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng do tình hình kháng kháng sinh của vi khuẩn gia tăng. Tại một hội nghị quốc tế họp tại Luân Đôn 16/7/1996 các nhà 5 vi trùng học bàn về kháng thuốc của vi 6
- khuẩn. Tình hình đa kháng của vi khuẩn gia tăng, nhiều bệnh nhân không còn đáp ứng với kháng sinh và tử vong do không có thuốc có hiệu lực. 1.2.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, bệnh nhiễm khuẩn là một trong các bệnh chủ yếu trong cộng đồng. Do đó việc dùng kháng sinh trong điều trị là không thể tránh khỏi. Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong 8 tháng đầu năm 2009, trị giá nhập khẩu thuốc kháng sinh vào Việt Nam đạt mức cao nhất tính đến thời điểm đó, là 154 triệu USD, tăng 75% so cùng kỳ năm ngoái. Đây là nhóm thuốc có lượng nhập khẩu lớn nhất, chiếm 25% về lượng và 24% về trị giá trong tổng số thuốc được nhập hiện nay. Theo thống kê của Bộ Y Tế, chi phí cho kháng sinh chiếm từ 40-50% tổng chi phí thuốc [8] và có khoảng 100 tấn thuốc kháng sinh nhập vào Việt Nam hàng năm. Những năm gần đây, mạng lưới cung ứng thuốc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ, đảm bảo nhu cầu phòng và chữa bệnh cho người dân, ngay cả người dân ở vùng sâu vùng xa, khắc phục tình trạng khan hiếm thuốc trước kia, đáp ứng được nhu cầu điều trị của công tác y tế. Trong đó, thuốc kháng sinh là nhóm thuốc được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thuốc nhập khẩu cũng như sản xuất hàng năm của nước ta. Giai đoạn 2012 – 2014, nhóm thuốc điều trị kí sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm 25% đến 28% trong số các thuốc nước ngoài đăng kí được cấp phép lưu hành. Trong số 20 hoạt chất có nhiều số đăng kí nhất mỗi năm, có khoảng 6 đến 9 hoạt chất là kháng sinh [6]. Mặc dù Bộ Y tế cũng như hệ thống y tế địa phương có những hướng dẫn bằng văn bản, công văn cũng như tuyên truyền, giáo dục nhưng việc sử dụng thuốc của người dân vẫn chưa thật hợp lý, còn nhiều thiếu sót và sai lệch. Việt Nam có mức độ sử dụng kháng sinh cao hơn xấp xỉ 5 lần so với số liệu được công bố từ Hà Lan [3]. Theo Luật Dược số 105/2016/QH13 nghiêm cấm bán lẻ thuốc kê đơn mà không có đơn [10]. Nhưng trên thực tế, năm 20007, một nghiên cứu đã báo cáo 78% kháng sinh được mua bán không cần đơn tại các nhà thuốc tư nhân [4]. Người bán thuốc tại các tỉnh, thành phố khác bán kháng sinh không kê đơn cho trẻ em cao hơn 4,225 lần so với người bán thuốc tại Thành phố trung ương đặc biệt (Hà Nội và TP. HCM); tại quầy thuốc nhiều hơn 1,873 lần so với nhà thuốc [9]. Theo khảo sát ở một số tỉnh 7
- chỉ 20% số lượng thuốc được mua theo đơn. Tiền thuốc các bệnh viện mua chỉ chiếm 1/10 doanh số bán ra của các doanh nghiệp dược, tỷ lệ này trái ngược với các nước tiên tiến [8]. Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh trong bệnh viện được thống kê như sau: nội trú sử dụng kháng sinh chiếm 77,1% so với tổng số, ngoại trú sử dụng kháng sinh chiếm 59,9% so với tổng số bệnh nhân, người bệnh tự mua kháng sinh chiếm 41,1% so với tổng số người mua. Kháng sinh hiện nay mua dễ dàng, người bệnh tự mua kháng sinh để điều trị mặc dù chưa đủ kiến thức để sử dụng đúng loại, đúng thời gian, dẫn đến sự kháng thuốc của vi khuẩn. Ví dụ Gentamycin có tới 70% dùng dưới 2 ngày kể cả điều trị ngoại trú và điều trị nội trú. Chỉ dùng kháng sinh 1 ngày: 43% với Chloramphenicol, 32% với Gentamycine, 26% với Ampicilin. Việc không chấp hành đầy đủ quy chế kê đơn diễn ra thường xuyên mặc dù ai cũng biết, cũng vi phạm mà không ai xử lý, điều này dẫn tới tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng gia tăng [8]. Trong những năm qua một số giải pháp được đưa ra nhằm hướng dẫn sử dụng kháng sinh hợp lý được tiến hành. Nhiều Hội đồng thuốc và điều trị ở các bệnh viện đã hoạt động có hiệu quả. Đưa ra được các nguyên tắc lựa chọn, đánh giá thuốc để điều trị, đã ban hành 119 hướng dẫn điều trị bằng kháng sinh. Quy định chỉ các xí nghiệp đạt GMP mới được phép sản xuất thuốc kháng sinh nhóm (beta-lactam để tránh nhiễm chéo. Các trung tâm thông tin thuốc, trung tâm ADR tích cực tập huấn in ấn bản tin gửi tới các cơ sở điều trị. Việc giáo dục truyền thông về sử dụng thuốc hợp lý an toàn được đẩy mạnh. Tuy vậy thành tích đạt được còn thấp, không như mong muốn. Nguyên nhân của việc sử dụng kháng sinh chưa hợp lý là: - Thiếu thông tin về thuốc. Hiện nay mạng lưới thông tin về thuốc ở nước ta chưa hoàn chỉnh từ trung ương đến cơ sở. - Cơ chế thị trường tác động đến người kê đơn. Mặc dù có các qui chế và các tài liệu hướng dẫn về kháng sinh, việc bán kháng sinh không có đơn vẫn là tình trạng diễn ra phổ biến ở Việt Nam. 8
- 1.3. Tình hình kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn Hiện nay tính kháng thuốc của vi khuẩn thay đổi theo thời gian và theo vùng địa lý. Tình hình kháng kháng sinh rất trầm trọng ở tất cả các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự kháng thuốc của vi khuẩn, nhưng nguyên nhân chính là do sử dụng kháng sinh còn chưa đúng cách. Rất nhiều loại kháng sinh có thể mua ở bất cứ đâu mà không cần đơn thuốc. Bệnh nhân sử dụng kháng sinh với liều lượng và thời gian tùy ý không cần sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Do vậy sự đề kháng của vi khuẩn với kháng sinh ngày càng gia tăng và lan rộng gây khó khăn cho việc chẩn đoán và điều trị. Số liệu nghiên cứu giám sát ANSORP từ tháng 1/2000 đến tháng 6/2001 của 14 trung tâm từ 11 nước Đông Nam Á cho thấy tỷ lệ kháng của vi khuẩn S. pneumoniae rất cao. Trong số 685 chủng vi khuẩn S. pneumoniae phân lập được từ người bệnh, có 483 (52,4%) chủng không còn nhạy cảm với penicillin, 23% ở mức trung gian và 29,4% đã kháng với penicillin. Tỷ lệ kháng erythromycin cũng rất cao, ở Việt Nam là 92,1%, Đài Loan là 86%, Hàn Quốc là 80,6%, Hồng Kông là 76,8% và Trung Quốc là 73,9%. Các vi khuẩn thường gặp trong bệnh viện Việt Nam theo báo cáo của ASTS – Chương trình theo dõi kháng kháng sinh của nước ta năm 2006 bao gồm các vi khuẩn: E.coli, trực khuẩn mủ xanh, Klebsiella, A.baumannii, tụ cầu vàng [21]. Theo số liệu của đơn vị ASTS do GS Lê Đăng Hà - Giám đốc Bệnh Viện Y Học Lâm Sàng Các Bệnh Nhiệt Đới làm chủ nhiệm, trong 3 năm 1999 đến 2001, có 16 loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp thì vi khuẩn nhiễm trùng chủ yếu là vi khuẩn Gr (-) (64,9%). Trong số vi khuẩn Gr (-) E. Coli chiếm tỷ lệ cao nhất (22,4%). Mức độ kháng của E. Coli cũng cao (trên 50% với 4 kháng sinh: Ampicilin, Tetracyclin, Chloramphenicol, Co- trimoxazol) [8]. Tỷ lệ vi khuẩn có khả năng đề kháng với thuốc kháng sinh ngày càng tăng nhanh và viễn cảnh sẽ là những vũ khí chúng ta đã có trong tay mất dần hiệu lực. Con người rốt cuộc sẽ có thể trở thành kẻ chiến bại nếu chúng ta 9
- không có thêm các vũ khí mới hay không có một chiến lược thích hợp để sử dụng các vũ khí trong tay một cách hữu hiệu. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh xảy ra khi một loại vi sinh vật tiến hóa để đề kháng mạnh hơn hoặc hoàn toàn với kháng sinh mà trước đây có thể trị được [15,16]. Sự đề kháng phát sinh thông qua một trong ba cách: đề kháng tự nhiên trong một số loại vi khuẩn; gen đột biến; hoặc bởi một loài có được sức đề kháng từ một loài khác [20]. Kháng thể xuất hiện một cách tự nhiên do những đột biến ngẫu nhiên; hoặc do sự tích tụ dần dần theo thời gian, và vì lạm dụng thuốc kháng sinh [18]. Vi khuẩn kháng thuốc đang ngày càng khó điều trị, đòi hỏi thuốc thay thế hoặc liều lượng, có thể tốn kém hơn hoặc độc hơn. Vi khuẩn kháng nhiều loại kháng sinh được gọi là đa kháng (MDR). Tại Hoa Kỳ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật đã xác định được 18 loại vi trùng và nấm đã trở thành nên đa kháng thuốc và hiện nay đang đe dọa sức khỏe công cộng [13]. Vi khuẩn kháng thuốc xâm nhập không những ở các cơ sở y tế, mà còn có mặt rộng rãi trong cộng đồng và hệ quả là không chỉ các đối tượng có nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn như trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh mãn tính, mà cả các đối tượng khác được coi là ít nguy cơ cũng bị đe doạ. Hơn nữa hiện nay vi khuẩn đa đề kháng đã xuất hiện ngày càng nhiều hơn không chỉ trong nhiễm khuẩn bệnh viện mà ngay cả trong nhiễm khuẩn cộng đồng. Qua đó chúng ta cần xác định được tầm quan trọng của việc phòng ngừa đề kháng kháng sinh trong bối cảnh khi sự phát minh ra kháng sinh mới trên thế giới ngày càng giảm thì mức độ đề kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, ở Việt Nam đã ở mức báo động. Việc sử dụng kháng sinh không hợp lý, không hiệu quả đang là vấn đề có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp ở mọi cấp độ chăm sóc y tế, là nguyên nhân làm tăng đáng kể chi phí khám chữa bệnh, tiền mua kháng sinh luôn chiếm khoảng 50% kinh phí thuốc của các bệnh viện [1]. Biện pháp hạn chế gia tăng đề kháng kháng sinh: - Phải lựa chọn đúng kháng sinh và đường dùng thuốc thích hợp, hiểu được xu hướng đề kháng kháng sinh tạo địa phương mình. 10
- - Phải sử dụng kháng sinh đúng liều lượng, đúng khoảng cách liều và đúng thời gian quy định. - Phải có sự hiểu biết về thể trạng người bệnh, đặc biệt đối với các phụ nữ có thai, người già, người bị suy gan, suy thận - Phải biết các nguyên tắc chủ yếu về phối hợp kháng sinh. Kết hợp bừa bãi hoặc kết hợp quá nhiều kháng sinh có thể gia tăng độc tính, đối kháng dược lý và gia tăng đề kháng. - Sử dụng kháng sinh dự phòng theo đúng nguyên tắc. - Có chiến lược quay vòng kháng sinh hợp lý. - Thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn: Ngăn ngừa lây truyền vi khuẩn đề kháng mạnh giữa người bệnh với người bệnh, giữa người bệnh với nhân viên y tế hoặc ngăn ngừa lây lan từ môi trường trong các cơ sở chăm sóc y tế bằng rửa tay và phòng ngừa bằng cách ly đối với người bệnh và nhân viên y tế mang các vi khuẩn đề kháng mạnh. 1.4. Một số nghiên cứu liên quan 1.4.1. Khảo sát sự hiểu biết và thói quen sử dụng kháng sinh của người dân huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ – Đặng Ngọc Nhi, Đại học Tây Đô, 2017 [2] - Đề tài được nghiên cứu tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm 2017. - Kiến thức khảo sát: sự hiểu biết và thói quen sử dụng kháng sinh của người dân. - Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thực trạng kiến thức về thuốc kháng sinh, về bệnh của người dân còn rất hạn chế. Có tới 46,9% ở xã Vĩnh Trạch và 30,7% ở thị trấn Phú Hòa chưa nghe về thuốc kháng sinh. Sự nhận thức về bệnh nhiễm trùng cũng còn rất kém. Tỷ lệ người nhận biết sai thuốc kháng sinh thông thường còn lớn. Từ thực trạng hiểu sai về thuốc kháng sinh sẽ dẫn đến hậu quả tất yếu là sử dụng sai thuốc kháng sinh. 11
- 1.4.2. Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã, thị trấn trong huyện Tiên Du – tỉnh Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ – Nguyễn Văn Huy, Đại học Dược Hà Nội, năm 2003 [7] - Đề tài được nghiên cứu tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2003. - Kiến thức khảo sát: thực trạng sử dụng kháng sinh của người dân. - Kết quả: ● Tình hình sử dụng thuốc kháng sinh còn rất lạm dụng, nhiều người sử dụng thuốc kháng sinh mà không hề có kiến thức về thuốc kháng sinh. Số người sử dụng thuốc kháng sinh đúng bệnh chỉ chiếm 68,01% ở thị trấn Lim và 57% ở xã Phú Lâm. Còn lại 31,99% ở thị trấn Lim và 43% ở xã Phú Lâm dùng thuốc kháng sinh sai bệnh, trong đó có tới 18,66% ở thị trấn Lim và 24% ở xã Phú Lâm sử dụng thuốc kháng sinh cho cảm cúm, sổ mũi. Nguyên nhân là do người dân thiếu kiến thức về sử dụng thuốc kháng sinh. ● Nguồn thông tin về thuốc kháng sinh còn kém, thông tin để hiểu biết về thuốc kháng sinh tới người dân không có hệ thống, nhiều nguồn không có độ tin cậy cao, không có cơ sở y tế đứng ra phổ biến cho người dân về thuốc kháng sinh. Tỷ lệ người nhận biết sai thuốc kháng sinh thông thường còn lớn. Có 11,85% ở thị trấn Lim và 15,38% ở xã Phú Lâm cho rằng Panadol là thuốc kháng sinh, 14,07% ở thị trấn Lim và 14,10% ở xã Phú Lâm cho rằng Decolgen là thuốc kháng sinh. Từ thực trạng hiểu sai về thuốc kháng sinh ở trên sẽ dẫn việc sử dụng sai là điều tất yếu. 1.5. Giới thiệu về địa điểm nghiên cứu 1.5.1. Giới thiệu về huyện Quỳnh Phụ - Về tỉnh Thái Bình: ● Vị trí địa lý: là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác tăng trưởng kinh tế: Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Phía bắc giáp tỉnh Hưng Yên, Hải Dương và thành Phố Hải Phòng, phía tây và tây nam giáp tỉnh Nam Định và Hà Nam, phía đông giáp vịnh Bắc Bộ. 12
- ● Đơn vị hành chính: tỉnh có 7 huyện (Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Hưng Hà, Kiến Xương, Tiền Hải, Thái Thụy, Vũ Thư) và 01 thành phố trực thuộc tỉnh (thành phố Thái Bình), trong đó có 284 xã, phường, thị trấn. Dân số Thái Bình năm 2005 là 1860.6 nghìn người. - Về huyện Quỳnh Phụ: ● Vị trí địa lý: là huyện nằm chính giữa phía bắc tỉnh, được hợp nhất từ 2 huyện Quỳnh Côi và Phụ Dực vào năm 1969. Theo thống kê năm 2009, dân số huyện Quỳnh Phụ là 245.188 người, mật độ dân số đạt 1.170 người/km². ● Đơn vị hành chính: Huyện Quỳnh Phụ có 38 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Quỳnh Côi và An Bài. ● Giao thông: Đường bộ có quốc lộ 10 chạy qua phần phía đông huyện, theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ Hải Phòng sang huyện Đông Hưng và thành phố Thái Bình. Đường thủy: sông Luộc, sông Hóa, sông Diêm Hộ. 1.5.2. Hệ thống y tế tại huyện Quỳnh Phụ Hệ thống y tế trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ hiện có: - Bệnh viện đa khoa Phụ Dực: hiện có 4 phòng, 11 khoa với 135 cán bộ công nhân viên, quy mô 300 giường bệnh. Mỗi năm bệnh viện đón tiếp 100.000 lượt bệnh nhân, trong đó có 12.000 lượt điều trị nội trú, trung bình 350 ca phẫu thuật mỗi năm và chưa xảy ra tai biến chuyên khoa [19]. - Bệnh viện đa khoa Quỳnh Côi: hiện có 117 cán bộ, công nhân viên với quy mô 150 giường bệnh và trung bình 500 – 600 lượt bệnh nhân mỗi ngày. - Trung tâm y tế huyện Quỳnh Phụ: sát nhập với Trung tâm Dân số - KHHGĐ ngày 21/9/2018 trực thuộc Sở Y tế Thái Bình, có cơ cấu tổ chức gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc, 3 phòng, 5 khoa và 38 trạm y tế các xã, thị trấn. Trên địa bàn huyện không phát hiện ổ dịch lớn. Tổ chức giám sát và thực hiện tốt các công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là 13
- dịch Covid 19. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng được tăng cường. Chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được nâng cao, cơ sở vật chất được đầu tư chuẩn hóa và hiện đại, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân huyện Quỳnh Phụ và các vùng lân cận. 14
- 2CHƯƠNG 2 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu: Người dân tại 3 xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An Thanh thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: - Địa điểm: Nghiên cứu tiến hành tại 3 xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An Thanh và Trường Đại học Y – Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 6/2020 đến tháng 5/2021. Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 9/2020 đến tháng 02/2021. 2.3. Phương pháp nghiên cứu: 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu mô tả cắt ngang, để hoàn thành mục tiêu đề ra, nghiên cứu chia làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Thu thập thông tin và số liệu: Tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh và kiến thức người dân trên địa bàn huyện Quỳnh Phụ. - Giai đoạn 2: Phân tích thông tin và số liệu; kết luận xu hướng và hướng đi trong tương lai. Sử dụng các kỹ năng: nghiên cứu tài liệu, xử lý số liệu, phân tích thống kê, vẽ biểu đồ Mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu: Mẫu là người dân sinh sống trên địa bàn 3 xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An Thanh thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. ● Tiêu chuẩn lựa chọn: Người dân đồng ý tham gia khảo sát, tuổi từ 16 tuổi trở lên, có thời gian sinh sống tại địa phương ít nhất 3 tháng. 15
- ● Tiêu chuẩn loại trừ: người dân không đạt những tiêu chuẩn trên hoặc người không đủ hành vi năng lực dân sự. ● Cách tính cỡ mẫu: Theo tài liệu “Xác định cỡ mẫu nghiên cứu” của tác giả Nguyễn Trương Nam – Viện nghiên cứu Y – Xã hội học, áp dụng công thức tính cỡ mẫu với quần thể không xác định có số mẫu dưới 10000 và cho kết quả là các biến rời rạc nhằm xác định một tỉ lệ không có sự so sánh: ∝ .(1− ) n = Z² (1- ) . 2 ² Trong đó: ● n là cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu ● p là tỷ lệ ước tính dựa trên các nghiên cứu trước đó, hoặc là nghiên cứu thử ● d là khoảng sai lệch cho phép giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ của quần thể ∝ ● Z (1- ) phụ thuộc hệ số tin cậy (1- ∝) và được tra trong bảng tính 2 sẵn. Theo “Phương pháp tính cỡ mẫu cho một nghiên cứu y học” của tác giả Nguyễn Văn Tuấn – Viện nghiên cứu y khoa Garvan, Sydney, Australia thì hệ số Z là hằng số chuẩn, lấy ra từ phân phối chuẩn phụ thuộc vào sai số d. Một nghiên cứu bình thường chấp nhận sai sót 1-5%, ta coi sai số 3% nên d = 0,03 và Z = 1,96. Trong quá trình nghiên cứu thử với 54 mẫu tại thị trấn An Bài xác định được tỷ lệ người dùng thuốc kháng sinh đúng theo nguyên tắc chiếm khoảng 20% trong số những người tham gia khảo sát. Do đó p = 0,2. Thay vào công thức ta được: 0,2.(1−0.2) N = 1,96². = 683 0,03² 16
- Trên thực tế đề tài đã được thực hiện ở 3 xã, thị trấn: An Bài, An Ninh và An Thanh, do vị trí địa lý 3 xã, thị trấn này nằm gần nhau, thuận tiện cho quá trình lấy mẫu. Thị trấn An Bài có 5 thôn, xã An Thanh có 4 thôn, xã An Ninh có 6 thôn, tổng cộng 15 thôn. Tiến hành lấy mẫu tại tất cả 15 thôn, mỗi thôn 55 hộ, được 825 mẫu. Sau khi phân tích và xử lý số liệu, có 750 kết quả khảo sát đạt yêu cầu. - Xác định biến số: Danh sách các nhóm chỉ tiêu được thu thập qua phiếu khảo sát và được trình bày qua bảng: Bảng 2.1: Danh sách nhóm chỉ tiêu Tên biến Mô tả Loại biến Thông tin chung Giới tính Nam, nữ Nhị phân Tuổi Nhóm tuổi của người dân Định danh Nghề nghiệp Người làm trong ngành y tế Định danh Người không làm trong ngành y tế Kiến thức của người dân Kiến thức về kháng Các câu hỏi lựa chọn (Phụ lục 1) Định danh sinh Kiến thức về kháng Các câu hỏi lựa chọn (Phụ lục 1) Định danh kháng sinh Thói quen sử dụng thuốc của người dân Thực trạng sử dụng Các câu hỏi lựa chọn (Phụ lục 1) Thứ bậc thuốc Thói quen tìm hiểu, Các câu hỏi lựa chọn (Phụ lục 1) Thứ bậc trau dồi kiến thức 17
- 2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu: - Hỏi trực tiếp - Phiếu khảo sát ● Thiết kế bộ câu hỏi khảo sát: Sau quá trình tổng hợp tài liệu, tiến hành xây dựng phiếu khảo sát. Nghiên cứu tiến hành thử nghiệm tại 2 xã An Bài và An Thanh với tổng số mẫu là 54 mẫu đạt tiêu chuẩn khảo sát. Bộ câu hỏi khảo sát thử nghiệm được chỉnh sửa, bổ sung hoàn thiện, và 54 mẫu thử nghiệm không được đưa vào kết quả. ● Quá trình thử nghiệm cho thấy tỷ lệ người dân từ chối tham gia trả lời bộ câu hỏi khảo sát khá cao. Sau khi tiến hành chỉnh sửa một số nội dung và thuật ngữ cho phù hợp, phiếu khảo sát hoàn chỉnh (Phụ lục 1) bao gồm: 22 câu hỏi chọn đáp án (từ câu 1 đến câu 22), 10 câu hỏi đúng sai (từ câu 23 đến câu 32) và 8 câu hỏi mở tình huống thực tế. Các mức độ kiến thức nâng dần từ dễ, trung bình, khó với các nội dung chính như sau: Thông tin chung (tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, trình độ học vấn ) Kiến thức liên quan đến kháng sinh. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân. ● Đáp án của phần kiến thức được trình bày tại Phụ lục 2. 2.3.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: - Sử dụng phần mềm Excel 2010 và SPSS 22 để quản lý, thống kê, phân tích và xử lý số liệu. - Sử dụng kiểm định Mann - Kendall để phân tích xu hướng tiêu thụ. - Số liệu được trình bày dưới dạng tỷ lệ %, cỡ mẫu tuân theo phân phối chuẩn hoặc phân phối trung vị. 2.4. Hạn chế của đề tài Phương pháp sử dụng bộ câu hỏi khảo sát nên lượng thông tin thu thập được giới hạn trong phạm vi phiếu khảo sát. Người dân từ chối tham gia khảo sát khá nhiều, trả lời còn chống đối nên nhiều mẫu kết quả không đạt yêu cầu, không thể thống kê vào kết quả nghiên cứu. 18
- 3CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu Tiến hành khảo sát người dân tại ba xã, thị trấn: An Bài, An Ninh, An Thanh thuộc huyện Quỳnh Phụ, với tổng cộng 750 kết quả đạt yêu cầu. Bảng 3.1: Đặc điểm mẫu nghiên cứu Số lượng Tỷ lệ (%) (n=750) Giới Nam 93 12,4 Nữ 657 87,6 Tuổi 50 49 6,5 Nghề nghiệp Làm trong ngành y tế 58 7,7 Không làm trong ngành 692 92,3 y tế Nhận xét: Tỷ lệ người dân đồng ý tham gia khảo sát chủ yếu là nữ chiếm đến 87,6%, còn lại là nam chiếm tỉ lệ ít (12,4%). Sự chênh lệch về giới tính khá lớn, điều này cũng có thể ảnh hưởng khách quan một phần nào đó đến kết quả khảo sát. Độ tuổi của người dân tham gia khảo sát phần nhiều từ 25 - 50 tuổi (66,6%), người nhỏ tuổi nhất là 17 tuổi và người lớn tuổi nhất 69 tuổi. 19
- Trong số những người tham gia khảo sát, chủ yếu là người dân không có chuyên môn y - dược, ngành nghề đa dạng, chiếm (92,3%) và chỉ có 7,7% là người làm trong ngành y tế. 3.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân Tiến hành thu thập ý kiến với bộ câu hỏi gồm 8 câu trả lời ngắn và chọn đáp án đúng, nghiên cứu thu được các số liệu về bệnh và thực trạng sử dụng thuốc của người dân. Biểu đồ 3.1. Biểu đồ bệnh của người dân Biểu đồ bệnh của người dân 14,1% 4,1% Bệnh hô hấp Bệnh viêm lợi, đau răng 8,3% Bệnh viêm tai giữa Bệnh tiêu hóa 2,9% 61,8% Bệnh viêm đường tiết niệu 8,8% Bệnh khác Nhận xét: Qua khảo sát, những bệnh mà người dân gặp phải trong 1 năm trở lại đây chủ yếu là những bệnh hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản (chiếm đến 61,8%). Các bệnh khác lần lượt có số người mắc phải là: viêm lợi, đau răng (8,8%), viêm tai giữa (2,9%), bệnh đường tiêu hóa: viêm loét dạ dày, viêm đại tràng (8,3%), bệnh đường tiết niệu (4,1%) và các bệnh khác như cảm cúm, sốt xuất huyết, viêm da, chiếm 14,1%. Những bệnh này là những bệnh nhiễm khuẩn thường gặp trong cộng đồng, mức độ từ nặng đến nhẹ thường đều phải điều trị bằng thuốc kháng sinh và kết hợp với những nhóm thuốc khác. 20
- Biểu đồ 3.2. Biểu đồ mức độ bệnh của người dân Mức độ bệnh người dân 13,6% 86,4% Nghiêm trọng Không nghiêm trọng Nhận xét: Từ biểu đồ 3.1 cho thấy những bệnh mà người dân mắc phải như thống kê trên, cũng theo chính người dân đánh giá rằng mức độ bệnh mình gặp không nghiêm trọng (86,4%). Chỉ có 13,6% số người tham gia khảo sát cho rằng bệnh của mình ở mức độ nghiêm trọng. Không nghiêm trọng ở đây theo người dân có thể là do nhiều người gặp và đã khỏi, bệnh khỏi bằng cách uống thuốc thời gian ngắn và những thuốc điều trị dễ dàng mua được với giá thành không cao. 21
- Biểu đồ 3.3. Biểu đồ sự cần thiết của việc khám/chữa bệnh Ý kiến của người dân về sự cần thiết của việc khám/chữa bệnh tại cơ sở y tế 26,5% 73,5% Cần đi BS Không cần Nhận xét: Kết quả thu được ở câu hỏi về sự cần thiết của việc đến các cơ sở khám chữa bệnh để được khám và kê đơn thuốc, nghiên cứu thu được số liệu như sau: Chỉ 26,5% số người tham gia khảo sát cho rằng vấn đề của mình cần thiết phải đi khám bác sỹ, 73,5% còn lại cho rằng điều đó là không cần thiết. Điều này cũng có thể được giải thích bởi người dân cho rằng bệnh của mình không nghiêm trọng (86,4%) nên không cần đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế. Biểu đổ 3.4. Biểu đồ thực trạng sử dụng thuốc của người dân Thực trạng sử dụng thuốc của người dân 19,1% 80,9% Tự ý dùng thuốc Không tự ý dùng thuốc 22
- Nhận xét: Từ bảng câu hỏi phỏng vấn về thực trạng sử dụng thuốc, ta thấy có đến 80,9% người dân tự ý dùng thuốc, trong khi chỉ có 19,1% người dân không tự ý dùng thuốc. Không tự ý ở đây bao gồm việc mua thuốc theo đơn kê của bác sĩ và việc mua thuốc theo sự tư vấn của dược sĩ bán thuốc, đúng thuốc, đúng thời gian và liều lượng. Còn 80,9% tự ý dùng thuốc bao gồm tự ý dùng những thuốc không kê đơn và tự ý dùng cả thuốc kê đơn. Con số này ngang bằng với nhau ở cả 3 xã. Cụ thể, trong số 607 người thừa nhận đã tự ý dùng thuốc, có 312 người (51,4%) tự ý dùng thuốc kê đơn, chủ yếu là kháng sinh. Những thuốc mà người dân tự ý dùng do có thể mua và sử dụng dễ dàng tại các nhà thuốc, quầy thuốc gần nhà. Từ câu hỏi các bệnh thường gặp, thu thập được những thuốc kháng sinh người dân dùng như sau: - Viêm họng, viêm amidan: cephalexin 500mg, amoxicillin 125mg, amoxicillin 625mg, augmentin, cefuroxim 500mg, cefuroxim 200mg. - Viêm tai giữa: levofloxacin, augclamox, droxikid (dùng cho trẻ em). - Viêm loét dạ dày: amoxicillin, ospamox 500mg, clarithromycin 500mg. - Viêm da: doxycillin, tetracyclin, cefixim. - Viêm lợi, đau răng: cephalexim, zidocin, napacogyl, rodogyl. Những thuốc kháng sinh người dân sử dụng như trên đều là thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng khi có đơn kê của bác sĩ hoặc người phụ trách chuyên môn có thẩm quyền kê đơn. Qua khảo sát thu được kết quả, có 85,6% (267 người) trong số 312 người biết được thuốc mình dùng là kháng sinh, và thuốc đó điều trị đúng bệnh mình gặp phải. Số còn lại dùng kháng sinh mà thậm chí không biết đó là kháng sinh, dùng theo thói quen sai lầm hoặc do được giới thiệu từ bạn bè, người thân. Có người chỉ dùng kháng sinh 3-5 ngày, thậm chí 1-2 ngày khi thấy dấu hiệu bệnh thuyên giảm, hoặc tự ý tăng liều, hoặc yêu cầu được dùng thuốc đắt hơn khi bệnh không thuyên giảm. Trong số những thuốc để điều trị bệnh mà người tham gia khảo sát sử dụng, có những thuốc không kê đơn như paracetamol (giảm đau, hạ sốt), 23
- acyclovir dùng ngoài với hàm lượng acyclovir < 5%, nystatin dùng ngoài, omeprazol với hàm lượng omeprazol < 20mg và thời gian dùng thuốc < 14 ngày, cimetidin với hàm lượng cimetidin < 200mg/đơn vị. Những thuốc không kê đơn này, theo nguyên tắc có thể sử dụng được. Tuy nhiên cũng cần hiểu đúng thuốc dùng trong trường hợp nào, cách phối hợp, thời gian và liều lượng. Biểu đồ 3.5. Biểu đồ các yếu tố ảnh hưởng Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng sử dụng thuốc của người dân 4,7% 38,2% 57,1% Điều kiện kinh tế Tự tìm hiểu Người thân Nhận xét: Tỉ lệ người dân tự ý dùng thuốc cao, cũng do ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như nghe theo lời khuyên của bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm (chiếm 4,7%); điều kiện kinh tế (57,1%) và kiến thức tự tìm hiểu trên mạng, báo đài, chiếm 38,2%. Do người dân sinh sống ở vùng nông thôn nên mức độ truyền tin bằng cách truyền miệng còn phổ biến. Một người sử dụng sai có thể kéo theo rất nhiều người khác hiểu không đúng và sử dụng sai tiếp theo. Tuy đã có ý thức tự tìm hiểu qua nhiều nguồn tin khác nhau như báo đài, mạng xã hội, nhưng người dân không xác định đúng bệnh và mức độ bệnh của mình dẫn đến mua thuốc và sử dụng chưa đúng. 24
- 3.3. Kiến thức của người dân về kháng sinh và kháng kháng sinh 3.3.1. Kiến thức của người dân về kháng sinh Tiến hành khảo sát kiến thức của người dân về kháng sinh bằng bộ câu hỏi bao gồm 32 câu với những nội dung chính: tổng quan về kháng sinh, các nguyên tắc sử dụng, đối tượng cần lưu ý đặc biệt khi dùng kháng sinh, một số kháng sinh thông dụng và tác dụng không mong muốn khi sử dụng kháng sinh. Bảng 3.2: Kiến thức của người dân về tổng quan kháng sinh Nội dung Số người trả lời đúng Tỷ lệ (%) Nhận biết 365 48,7 Nguồn gốc 327 43,6 Vai trò 464 61,8 Tác dụng 177 23,6 Nhận xét: Thông tin được lấy từ các câu hỏi trong phiếu khảo sát: - Câu 3, 6, 28, 31: Nhận biết kháng sinh - Câu 2: Nguồn gốc của kháng sinh - Câu 1: Vai trò của kháng sinh - Câu 4: Tác dụng của kháng sinh Số người trả lời đúng những câu hỏi nguồn gốc là 327 người, chiếm 43,6%. Nhận biết nhóm kháng sinh, người dân còn nhầm lẫn kháng sinh với corticoid, nên số người có đáp án đúng câu này là 365 người, chiếm 48,7%. Khi gặp những bệnh nhiễm khuẩn thông thường, các quầy thuốc, nhà thuốc ở địa phương thường kê giảm đau, chống viêm kèm với kháng sinh. Điều này khiến người dân còn nhầm lẫn và chưa phân biệt được đúng thuốc. Ví dụ ở câu hỏi nhận biết kháng sinh điều trị đau răng, thuộc nhóm các bệnh phổ biến, 25
- dễ mắc, ít nguy hiểm có số lượng người tham gia khảo sát trả lời đúng là 33,6%. Phần lớn người tham gia khảo sát nắm được vai trò của kháng sinh. Câu hỏi này có 61,8% người tham gia khảo sát có câu trả lời đúng là 464 người. Người dân đã biết kháng sinh có tác dụng như thế nào đối với cơ thể, các trường hợp dùng kháng sinh và cũng hiểu được sự quan trọng của kháng sinh trong việc đẩy lùi bệnh tật. Ở các câu hỏi về cơ chế và đích tác dụng của kháng sinh, số đáp án đúng cho câu hỏi này là 177, chiếm 23,6%. Bảng 3.3: Kiến thức của người dân về nguyên tắc sử dụng kháng sinh Nội dung Số người trả lời đúng Tỷ lệ (%) Thời gian 153 20,4 Liều 355 47,4 Nguyên tắc 267 35,6 Phối hợp 225 30,0 Phác đồ 216 28,8 Nhận xét: Thông tin được lấy từ các câu hỏi trong phiếu khảo sát: - Câu 12, 23: Thời gian sử dụng - Câu 5, 26: Liều lượng sử dụng - Câu 8, 11: Nguyên tắc sử dụng - Câu 10, 15, 29: Cách phối hợp kháng simh - Câu 14, 32: Phác đồ điều trị Về thời gian sử dụng kháng sinh, đây là kiến thức cơ bản mà người dân nên hiểu đúng để có thể sử dụng đúng cách, đủ thời gian. Tuy nhiên, số đáp án đúng cho câu hỏi này chỉ là 153 người, chiếm 20,4%. Đa số người dân cho rằng thời gian dùng kháng sinh đủ liều là từ 5-7 ngày. Câu hỏi này cũng khá 26
- nhạy cảm, vì phân loại theo từng loại bệnh có thời gian điều trị khác nhau. Những bệnh nhiễm khuẩn nhẹ khỏi sau 3 ngày dùng kháng sinh, thậm chí 1 liều duy nhất. Những bệnh nhiễm khuẩn nặng có thể dùng kháng sinh 7 – 10 ngày, có thể dài hơn. Câu hỏi về liều và nguyên tắc, tỉ lệ người trả lời đúng lần lượt là 355 người và 267 người (chiếm khoảng 47,4% và 35,6%). Chỉ có khoảng 30% số người tham gia khảo sát có đáp án chính xác ở câu hỏi về nguyên tắc phối hợp thuốc và phác đồ điều trị. Bảng 3.4: Kiến thức của người dân về một số lưu ý khi dùng kháng sinh Nội dung Số người trả lời đúng Tỷ lệ (%) Đối tượng đặc biệt 496 66,1 Tác dụng không mong muốn 595 79,3 Chống chỉ định 339 45,2 Nhận xét: Thông tin được lấy từ các câu hỏi trong phiếu khảo sát: - Câu 13, 16, 17, 24: Đối tượng đặc biệt - Câu 7, 25, 27: Tác dụng không mong muốn - Câu 9: Chống chỉ định Về tác dụng không mong muốn khi dùng kháng sinh, số người có câu trả lời đúng khá cao: 595 người - 79,3%. Mọi người đều biết được tác dụng không mong muốn của kháng sinh liên quan đến gan, thận, dạ dày Cụ thể ở câu hỏi kháng sinh gây vàng men răng, có rất nhiều người trả lời đúng đáp án là Tetracyclin. Đối với những đối tượng đặc biệt khi dùng kháng sinh như trẻ em, phụ nữ có thai và cho con bú, người có bệnh lý gan thận số người trả lời đúng là 496 người, chiếm 66,1%. Con số này phần nào nói lên được kiến thức của người dân cũng đã ý thức được đối tượng đặc biệt. Tuy nhiên, từ đối tượng đặc biệt đến chống chỉ định, số người trả lời đúng chỉ là 339 người (45,2%). 27
- 3.3.2. Kiến thức của người dân về kháng kháng sinh Bảng 3.5: Kiến thức của người dân về kháng kháng sinh Nội dung Số người trả lời đúng Tỷ lệ (%) Lây lan 287 38,3 Nguyên nhân 231 30,8 Hậu quả 374 49,9 Biện pháp 402 53,6 Tác hại 384 51,2 Nhận xét: Thông tin được lấy từ các câu hỏi trong phiếu khảo sát: - Câu 18: Cách lây lan của vi khuẩn kháng thuốc - Câu 19, 30: Nguyên nhân kháng thuốc - Câu 20, 22: Hậu quả và tác hại của kháng kháng sinh - Câu 21: Biện pháp phòng tránh kháng thuốc Về kháng kháng sinh, số người trả lời đúng về sự lây lan của vi khuẩn kháng thuốc cũng như nguyên nhân dẫn đến kháng kháng sinh lần lượt 287 người và 231 người (khoảng 38,3% và 30,8%). Hầu như mọi người cũng đều biết đến và có những kiến thức cơ bản về hậu quả, tác hại cũng như biện pháp hạn chế sự kháng thuốc của vi khuẩn, cụ thể là: có 374 người trả lời đúng câu hỏi về hậu quả, 384 người có đáp án chính xác câu hỏi tác hại và số người biết các biện pháp phòng ngừa kháng thuốc là 402 người. Nhìn chung mọi người đều biết đến sự kháng kháng sinh khi dùng thuốc không đúng cách, hiểu được tác hại và hậu quả mà nó có thể gây ra, nhưng thói quen sử dụng thuốc lại chưa đúng với kiến thức bản thân hiểu 28
- được. Người dân còn chưa có ý thức áp dụng các giải pháp vào thực tế cuộc sống để ngăn chặn kháng kháng sinh trong cộng đồng. 3.3.3. Kiến thức của người dân về kháng sinh theo một số đặc điểm Trong SPSS, thang đo thứ bậc (Ordinal scale) là loại thang đo dành cho các đặc điểm thuộc tính, các thành quả được sắp đặt theo trật tự tăng hoặc giảm dần và có sự kết nối thứ bậc hơn kém. Kết quả khảo sát kiến thức của người dân về kháng sinh theo một số đặc điểm sau khi xử lý và phân tích được sắp xếp theo thang đo có 4 bậc: - Tốt: Kết quả phiếu khảo sát có số đáp án đúng từ 25 câu trở lên. - Khá: Kết quả phiếu khảo sát có số đáp án đúng từ 18 – 24 câu. - Trung bình: Kết quả phiếu khảo sát có số đáp án đúng từ 10 – 17 câu. - Kém: Kết quả phiếu khảo sát có số đáp án đúng dưới 10 câu. Đa số người dân có kiến thức ở mức độ trung bình (43,1%), tiếp theo là khá (28,0%), tốt (21,6%) và kém (7,3%). Con số này thể hiện ở mức độ khó dễ của câu hỏi trong phiếu khảo sát và ở trình độ kiến thức của người dân tham gia khảo sát. Biểu đồ 3.6: Phân loại kiến thức chung của người dân 29
- - Theo giới tính: Biểu đồ 3.7: Phân loại kiến thức theo giới tính Kiến thức của người dân phân loại theo giới tính 350 288 300 250 200 168 152 150 100 42 49 50 35 10 6 0 Tốt Khá Trung bình Kém Nam Nữ Nhận xét: Ở cả 2 giới tính, mức độ kiến thức mức độ khá và trung bình là chủ yếu: giới tính nam 77/93 người (82,8%) và giới tính nữ 456/657 người (69,4%). Giới tính nam, số người có kiến thức ở mức độ tốt là 10/93 người (10,7%) và mức độ kém là 6/93 người (6,5%). Giới tính nữ, số người có kiến thức ở mức độ tốt là 152/657 người (23,1%) và mức độ kém là 49/657 người (7,5%). 30
- - Theo nhóm tuổi: Biểu đồ 3.8: Phân loại kiến thức theo nhóm tuổi Kiến thức của người dân phân loại theo nhóm tuổi 250 200 226 150 165 100 84 76 50 66 12 37 8 21 23 24 8 0 Tốt Khá Trung bình Yếu Nhỏ hơn 25 tuổi Từ 25-50 tuổi Lớn hơn 50 tuổi Nhận xét: Khi thực hiện khảo sát theo độ tuổi cho thấy có sự khác biệt nhất định về kiến thức ở những lứa tuổi khác nhau, tuy nhiên phần lớn hiểu biết vẫn ở mức độ trung bình - khá và sự khác biệt về mức kiến thức không có sự khác biệt rõ rệt để có thể so sánh. 31
- - Theo chuyên môn: Biểu đồ 3.9: Phân loại kiến thức theo chuyên môn Nhận xét: Dựa vào kết quả khảo sát thu được cho thấy, người làm trong ngành y tế thì có kiến thức tốt hơn. Cụ thể có đến 94,8% số người đạt kết quả khảo sát kiến thức ở mức độ tốt; 5,2% số người có kiến thức khá và không có ai dừng lại ở mức kiến thức trung bình và kém. Ngược lại ở nhóm người không làm trong ngành y tế, tỉ lệ người có kiến thức tốt thấp hơn nhiều (15,5%), chủ yếu vẫn là mức kiến thức khá (29,9%) và trung bình (46,7%), vẫn còn 55 người kiến thức ở mức độ kém (chiếm 7,9%). 32
- 4CHƯƠNG 4 - BÀN LUẬN 4.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu: Địa điểm khảo sát gồm thị trấn An Bài và hai xã An Ninh, An Thanh, cả ba đều là những xã gần đường quốc lộ số 10 (là tuyến đường liên tỉnh) nên giao thông thuận tiện, kinh tế cũng phát triển hơn so với những xã khác trong huyện Quỳnh Phụ. Tuy nhiên kiến thức và thói quen sử dụng thuốc kháng sinh của người dân ở 3 xã chưa thực sự tốt. Từ bảng 3.1 về đặc điểm mẫu nghiên cứu cho thấy 87,6% là phụ nữ, điều này phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình Việt Nam, người phụ nữ luôn quan tâm chăm sóc đến vấn đề sức khỏe của các thành viên trong gia đình, nên số liệu thu được cũng phản ánh điều đó. Độ tuổi trung bình của cỡ mẫu là 38,9 tuổi, trong đó phần lớn là những người đã có gia đình và từng nuôi con nhỏ, nên việc phỏng vấn về hành vi mua thuốc là dễ dàng. Tuy nhiên, kết quả về kiến thức cũng chưa cao và còn có những hành vi không đúng về kháng sinh. Những con số này cũng dễ hiểu một phần vì tư tưởng bảo thủ, ngại học hỏi thay đổi cũng như khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin chưa tốt. Một phần nhỏ trong cỡ mẫu nghiên cứu là những cán bộ, công nhân viên làm trong ngành y tế (bác sỹ, dược sỹ, y tá, ) chiếm 7,7%. Những người này có kiến thức cơ bản khá tốt, nắm chắc kiến thức về kháng sinh cũng như có thói quen và hành vi đúng, vì họ được đào tạo về chuyên môn và có kinh nghiệm trong quá trình công tác, làm việc. Số những người không làm trong ngành y tế, chiếm tỉ lệ lớn (92,3%) và cũng đại diện cho vùng nông thôn huyện Quỳnh Phụ. 4.2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân Kết quả từ biểu đồ 3.5 cho thấy có đến 80,9% số người tham gia khảo sát đã tự ý dùng thuốc khi để giải quyết vấn đề sức khỏe của bản thân và người nhà. Đáng nói hơn cả là người dân dùng kháng sinh ngay cả khi không cần thiết. Nhiều người dùng kháng sinh mà không hề biết thuốc mình đang 33
- dùng là kháng sinh. Lý do cho thói quen này được người dân cho rằng dùng kháng sinh có thể điều trị bệnh dễ dàng và chỉ sử dụng thuốc 3 – 5 ngày, dừng khi dấu hiệu bệnh có sự giảm sút. Điều này hoàn toàn không nên. Nhưng vì do điều kiện không phải lúc nào có vấn đề về sức khỏe cũng có thể đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám và có đơn thuốc để sử dụng. Chính vì vậy, khi cần được tư vấn, nhà thuốc/quầy thuốc gần nhà chính là lựa chọn đầu tiên của người dân, nên vai trò của người dược sĩ đứng quầy là vô cùng quan trọng đối với tình hình sử dụng kháng sinh và hạn chế sự kháng kháng sinh trong cộng đồng. Một số ít người dân tham gia khảo sát (8,1%) nhận định là bản thân thường xuyên chủ động yêu cầu với người bán thuốc để được sử dụng đầy đủ liệu trình, trong khi phân nửa người dân lại chưa từng yêu cầu điều này (53,7%). Tức là họ có thói quen sử dụng thuốc phụ thuộc hoàn toàn vào người bán thuốc tại địa phương, điều này đôi khi không đúng với kiến thức sử dụng kháng sinh an toàn, hợp lý. Thực trạng sử dụng thuốc của người dân còn chịu ảnh hưởng bởi lối sống, phong tục địa phương, học hỏi kinh nghiệm từ người xung quanh (4,7%), ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế (57,1%) và thói quen sử dụng thuốc theo kiến thức tự tìm hiểu được của bản thân (38,2%). Khi gặp những vấn đề cơ bản về sức khỏe hay muốn mua những kháng sinh thông thường như Amoxicillin, Tetracyclin đều tự ý đi mua và sử dụng hầu như không đủ thời gian. Đây là một thói quen sai lầm và ảnh hưởng không nhỏ đến bản thân, cộng đồng, làm gia tăng tình trạng kháng thuốc và giảm hiệu quả cũng như tăng chi phí điều trị. Cuộc sống luôn không ngừng phát triển, đời sống người dân ở vùng nông thôn không ngừng được nâng cao, và huyện Quỳnh Phụ cũng không ngoại lệ. Các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội đã làm nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời chuyên môn của người dược sỹ đứng quầy tại các nhà thuốc trên địa bàn cũng góp phần không nhỏ vào việc giúp người dân thay đổi và hình thành các thói quen tốt, đúng khi sử dụng kháng sinh. 34
- Xu hướng của người dân đang chuyển dần tự tự ý mua thuốc, dùng thuốc không đủ thời gian, nghe theo bạn bè, người thân bây giờ đã thành tìm đến bác sỹ, dược sỹ khi gặp vấn đề về sức khỏe, có ý thức trong việc sử dụng đúng liều lượng, thời gian. Ngoài ra mọi người cũng quan tâm hơn đến sức khỏe, tự tìm kiếm kiến thức với thái độ học hỏi và cầu tiến, ít bảo thủ hơn. Qua nhiều năm, việc hiểu sai dẫn đến hình thành thói quen không đúng đã in sâu trong cách sống, ý thức của người dân, nên việc dịch chuyển còn chậm chạp và cần nhiều thời gian, tuy nhiên đó cũng là dấu hiệu đáng mừng, từng bước trở thành cộng đồng hiểu biết và dùng thuốc an toàn, hiệu quả. 4.3. Kiến thức của người dân về kháng sinh và kháng kháng sinh 4.3.1. Kiến thức của người dân về kháng sinh Đa số người dân tham gia khảo sát đều có kiến thức cơ bản về kháng sinh ở mức độ trung bình - khá, vẫn còn hiểu nhầm nguồn gốc tuy đã nắm được vai trò quan trọng của kháng sinh. Nguồn gốc kháng sinh được phân lập từ đâu, câu hỏi này trong quá trình lấy số liệu, nghiên cứu thấy rằng hầu như người dân chỉ quan tâm tác dụng chứ không nắm được nguồn gốc. Hầu hết các câu hỏi đều có số người trả lời đúng trong khoảng 30-40%. Những câu hỏi khó hơn so với kiến thức thông thường như cơ chế tác dụng, phần lớn người dân không trả lời được. Ở câu hỏi phân biệt kháng sinh với các nhóm thuốc khác, người dân không phân biệt được những nhóm kháng sinh cơ bản với corticoid, thậm chí có những người trả lời rằng kháng sinh dùng cho trường hợp suy dinh dưỡng. Với các nguyên tắc sử dụng và phối hợp kháng sinh, mọi người còn mơ hồ về nguyên tắc, tỷ lệ trả lời đúng còn thấp, chưa biết cách phối hợp kháng sinh có tác dụng gì và phối hợp khi nào. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là mảng kiến thức khó và với kiến thức phổ thông thì không biết được. Có thể vì đa số người tham gia khảo sát có độ tuổi nằm trong khoảng 25 - 50 tuổi, là những người sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước còn nghèo, lúc đó trực tiếp dùng Tetracyclin và tác dụng không mong muốn nhìn thấy rõ rệt đó họ đã từng trải qua. Hầu như mọi người đều nắm được những đối tượng cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng kháng sinh như phụ nữ có thai, người cho con bú, người 35
- già hay trẻ em, những người suy gan suy thận hay có những bệnh lý đặc biệt. Tuy nhiên thì số đông vẫn cho rằng phụ nữ có thai tuyệt đối không dùng kháng sinh, vì vậy nên không nhận biết được những kháng sinh ưu tiên dùng ở phụ nữ có thai. Dù vậy thì kiến thức của người dân cũng đã tốt khi biết rằng trẻ em phải được sử dụng có chỉ định và liều lượng riêng chứ không được chia nhỏ liều của người lớn cho trẻ em. Con số này cũng dễ hiểu vì đây là câu hỏi khó, kiến thức sâu, những người có chuyên môn y tế hoặc những người quan tâm, chăm tìm tòi học hỏi mới có thể biết những kiến thức này. Lý do có con số này đã được xem qua những câu trả lời sai, mọi người còn cho rằng phụ nữ có thai tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh. Điều này là một sự hiểu biết sai lệch và hơi thái quá, có thể dẫn đến việc các bà mẹ mang thai và cho con bú không dùng kháng sinh để điều trị những bệnh cần thiết. Đối với các câu hỏi về tác dụng không mong muốn, người dân có câu trả lời khá tốt khi nhận biết được kháng sinh gây vàng men răng ở trẻ dưới 7 tuổi và cũng nhận định đúng được tác dụng kháng sinh bị giảm khi sử dụng cùng sữa, nước ép hay trà. Ở câu hỏi nhận định đúng - sai, kháng sinh có tác dụng phụ trên gan thận, có đến 78,3% người trả lời đúng. Kết quả này cũng gần giống với kết quả của các đề tài nghiên cứu tương tự được thực hiện tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang năm 2017 và tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh năm 2003 [2], [7]. 36
- Huyện Quỳnh Huyện Tiên Du – Huyện Thoại Sơn Phụ - Thái Bình Bắc Ninh – An Giang Độ tuổi 25 – 50 tuổi: 20 – 46 tuổi: 18 – 60 tuổi: 66,6% >92% 85,9% Giới tính nữ 87,6% 82,7% 44,0% Tỉ lệ người dùng 80,9% 79,3% 83,6% thuốc không đơn Tỉ lệ người dùng 51,4% 39,2% 37,6% thuốc kháng sinh không đơn Nhận xét: Ba nghiên cứu tại 3 địa phương khác nhau (Thái Bình, Bắc Ninh, An Giang), vào 3 thời điểm khác nhau (năm 2003, 2017, 2020). Tuy nhiên đều có những số liệu chính khá tương đồng. Tỷ lệ người đi mua thuốc kháng sinh chủ yếu nằm trong độ tuổi lao động, và phần lớn trong số đó là phụ nữ. Như vậy, có thể nói, người phụ nữ là người chăm lo sức khỏe gia đình có ảnh hưởng phần nào đến việc sử dụng thuốc trong cộng đồng. Số người tự ý dùng thuốc cao ở cả 3 nghiên cứu, và kết quả này đến từ những thói quen cũng giống nhau (mua thuốc dễ dàng, ảnh hưởng từ người thân và tự tìm hiểu). Trong số thuốc tự ý mua thì tỉ lệ mua kháng sinh ở Thái Bình cao nhất (chiếm 51,4%), trong khi 2 nghiên cứu trước đây ở Bắc Ninh và An Giang lần lượt là 39,2% (năm 2003) và 37,6% (năm 2017). Những thực trạng trên là hồi chuông cảnh báo về tình hình lạm dụng thuốc kháng sinh, làm gia tăng tỉ lệ vi khuẩn kháng thuốc ngày càng phức tạp và khó điều trị. 4.3.2. Kiến thức của người dân về kháng kháng sinh Từ kết quả khảo sát cho thấy, người dân cũng đã có kiến thức cơ bản về kháng kháng sinh. Họ hiểu được hậu quả và tác hại của kháng kháng sinh là vô cùng nguy hiểm, nhưng lại chưa nắm được nguyên nhân và hình thức 37
- lây lan của việc này chính từ người sử dụng không có kiến thức, không được hướng dẫn sử dụng đúng. Tuy nhiên thì đa số cũng đã biết được một số phương pháp hạn chế tình trạng này, tuy thực hiện được hay không lại là câu chuyện khác, gặp nhiều khó khăn và cần có thời gian. 4.3.3. Kiến thức của người dân phân loại theo một số đặc điểm Kết quả khảo sát nhìn chung cho thấy kiến thức của người dân còn chưa tốt, kết quả khảo sát phần lớn đạt mức kiến thức trung bình và khá, còn 7,3% số người tham gia khảo có kiến thức kém. Với việc phân loại kiến thức theo một số đặc điểm nhu giới tính, nhóm tuổi, ngành nghề, kết quả cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa những người có chuyên môn và những người không, còn phân loại theo giới tính hay nhóm tuổi có sự khác biệt không có ý nghĩa so sánh. Nói tóm lại, dù phân loại thế nào thì kiến thức cũng nằm ở mỗi cá nhân độc lập. Nhóm người lớn tuổi nếu tìm tòi học hỏi để nâng cao kiến thức là một điều tốt, tuy nhiên họ đã ở tuổi có người chăm sóc và tư vấn nên việc dùng thuốc của họ lại phụ thuộc vào bản thân và người thân. Nên độ tuổi dưới 25 và từ 25 - 50 tuổi, việc tự ý thức để nâng cao kiến thức của bản thân thông qua việc tự học, kinh nghiệm cá nhân, qua các phương tiện truyền thông hay tham dự những buổi nói chuyện với các chuyên gia là cực kỳ cần thiết và phải cập nhật kiến thức hàng ngày. 38
- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Nghiên cứu tiến hành tại 3 xã An Bài, An Ninh, An Thanh thuộc huyện Quỳnh Phụ với 750 người tham gia khảo sát, kết quả nghiên cứu được như sau: 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Mẫu nghiên cứu là những người có độ tuổi từ 17 đến 69 tuổi, trong đó nhóm người từ 25 – 50 tuổi chiếm đa số (66,6%). Đây là nhóm tuổi trong độ tuổi lao động, có khả năng độc lập về tài chính và ảnh hưởng đến quyết định tự mua và sử dụng kháng sinh. Tỉ lệ về giới tính cũng có sự chênh lệch lớn, nữ giới chiếm 87,6% tổng số người tham gia khảo sát. Về chuyên môn, phần lớn người dân không làm trong ngành y tế (92,3%). Người tham gia khảo sát phần lớn là nông dân, người buôn bán. Nghề nghiệp đặc thù cũng ảnh hưởng đến kiến thức và thói quen sử dụng kháng sinh của người dân. 2. Thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân Nghiên cứu thu được kết quả về thói quen sử dụng thuốc của người dân: - Có 80,9% người dân tự ý dùng thuốc cho mình và người thân, trong đó 51,4% tự ý dùng kháng sinh. - Có 13,6% cho rằng bệnh mình gặp phải là nghiêm trọng, số còn lại (chiếm 86,4%) cho rằng bệnh không nghiêm trọng. - Có 26,5% cho rằng việc đến khám/chữa bệnh tại các cơ sở y tế là cần thiết. - Liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh do người dân tự điều chỉnh trong các trường hợp bệnh nặng nhẹ khác nhau. Một phần do người bán bất chấp vì lợi nhuận mà bán kháng sinh khi được yêu cầu mà bỏ qua quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn. Thực trạng này rất nguy hiểm và đáng báo động. 39
- 3. Kiến thức của người dân về kháng sinh và kháng kháng sinh Kiến thức của đa số người dân đạt mức trung bình và khá. - Xếp theo giới tính, số người nam có kiến thức trung bình và khá chiếm 82,8%, trong đó tỉ lệ người nữ là 69,4%. - Theo nhóm tuổi, nhóm người từ 25 – 50 tuổi có kết quả trung bình và khá chiếm 78,3% (391/499 người). - Về chuyên môn, 100% người làm trong ngành y tế có kết quả tốt, trong khi nhóm người còn lại chỉ có 15,5% đạt kết quả tốt, còn lại 76,6% đạt kết quả trung bình và khá, có 7,9% đạt kết quả kém. - Trong 22 câu hỏi trắc nghiệm chọn đáp án và 10 câu hỏi nhận định đúng - sai, người dân trả lời đúng trung bình 17/32 câu hỏi. Người trả lời đúng cao nhất là 32/32 câu, rơi vào người có chuyên môn trong ngành y tế, người trả lời đúng thấp nhất là 7/32 câu, kiến thức ở mức độ kém. Trong tổng số 750 người tham gia khảo sát, số người có kiến thức xếp loại theo mức độ Tốt - Khá - Trung bình - Kém lần lượt là 162 người (21,6%), 210 người (28,0%), 323 người (43,1%) và 55 người (7,3%). ĐỀ XUẤT Sau khi thực hiện nghiên cứu, chúng tôi đề xuất một số ý kiến dưới đây: - Các nghiên cứu tiếp theo có thể mở rộng đối tượng nghiên cứu sang các xã khác, huyện khác trong tỉnh, cân bằng về giới tính, độ tuổi để có đánh giá khách quan và toàn diện hơn. - Tăng cường các biện pháp tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức, thay đổi thói quen không tốt cho người dân. 40
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tiếng Việt [1] Bộ Y Tế (2015), Quyết định số 708/QĐ-BYT về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn sử dụng kháng sinh”, ban hành ngày 02/03/2015. [2] Đặng Ngọc Nhi (2017), “Khảo sát sự hiểu biết và thói quen sử dụng kháng sinh của người dân huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang”, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Đại học Tây Đô năm 2017. [3] GARP Việt Nam (2009), “Báo cáo sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh tại 15 bệnh viện Việt Nam 2008 – 2009”. [4] GARP Việt Nam (2010), “Phân tích thực trạng: Sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh ở Việt Nam”. [5] Hoàng Tích Huyền (2014), Hướng dẫn sử dụng kháng sinh, Nhà xuất bản y học, Tr. 21- 30. [6] Nguyễn Thị Hương (2015), “Phân tích cơ cấu thuốc nước ngoài đã được cấp số đăng kí lưu hành tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2014”, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Đại học Dược Hà Nội năm 2015. [7] Nguyễn Văn Huy (2003), “Khảo sát thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh của người dân tại một số xã, thị trấn trong huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh”, Khóa luận tốt nghiệp dược sĩ Đại học Dược Hà Nội năm 2003. [8] Nguyễn Xuân Hùng (2002), “Tình hình kháng kháng sinh gần đây và những giải pháp ngăn ngừa”, Tạp chí dược học, số tháng 7/2002, Tr. 6-7. [9] Nguyễn Thị Phương Thúy, Đỗ Xuân Thắng, Vũ Đình Hòa, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thanh Bình (2020), “Đánh giá thực trạng bán kháng sinh tại cơ sở bán lẻ thuốc ở Việt Nam thông qua phương pháp đóng vai khách hàng”, Tạp chí Dược học, Tập 527 (Số tháng 3/2020), Tr. 8-14. [10] Quốc hội (2016), Luật số 105/2016/QH13 Luật Dược, ban hành ngày 06/04/2016.
- [11] Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (2019), “Các mối đe dọa kháng kháng sinh lớn nhất ở Hoa Kỳ”, ban hành ngày 06/11/2019. [12] Trương Quốc Cường, Hoàng Thanh Mai, Ngô Thị Hương Minh (2016), “Phân tích thực trạng về các nguy cơ từ thuốc ảnh hưởng đến sức khỏe con người giai đoạn 2008 – 2015”, Tạp chí Dược học, số tháng 12/2016, Tr. 4-7. 2. Tiếng Anh [13] Centers for Disease Control and Prevention, USA (2009), “Antibiotic Resistance Questions & Answers”, ban hành ngày 30/06/2009. [14] CDDEP (2015), The state of the world’s antibiotic 2015, Washington DC + New Delhi. [15] Jim O’Neill (2014), “Antimicrobial Resistance: Tackling a crisis for the health and wealth of nations”, Tạp chí Review on Antimicrobial Resistance, số tháng 12/2014. [16] WHO (2015), Antimicrobial resistance, Fact sheet N 194. [17] WHO (2014), “WHO’s first global report on antibiotic resistance reveals serious, worldwide threat to public health”, ban hành ngày 30/4/2014. 3. Trang Web [18] About Antimicrobial Resistance, truy cập ngày 19/3/2021 tại www.cdc.gov [19] Bệnh viện Đa khoa Phụ Dực kỉ niệm 10 năm thành lập, truy cập ngày 19/3/2021 tại phu-duc-ky-niem-10-nam-thanh-lap.html [20] General Background: About Antibiotic Resistance, truy cập ngày 19/3/2021 tại www.tufts.edu [21] Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh: Thực trạng đáng báo động, truy cập ngày 19/3/2021 tại sinh:-thuc-trang-dang-bao-dong.htm
- PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Mã phiếu: Trường Đại học Y Dược PHIẾU KHẢO SÁT Thưa anh/chị! Tôi là sinh viên Khoa Y Dược - ĐHQG Hà Nội. Hiện nay tôi đang làm khóa luận tốt nghiệp về kiến thức và thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh tại một số xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình năm 2020. Rất mong anh/chị dành chút thời gian giúp tôi hoàn thành bộ câu hỏi dưới đây. Câu trả lời của anh/chị sẽ là tư liệu quý giá để tôi hoàn thành đề tài khóa luận này. Hãy yên tâm rằng câu trả lời của anh/chị sẽ được bảo mật tuyệt đối.
- A. BỘ CÂU HỎI I. Câu hỏi khảo sát thực trạng sử dụng thuốc của người dân Viết câu trả lời ngắn 1. Lần gần đây nhất anh/chị ốm là khi nào? 2. Khi đó, anh/chị ốm bệnh gì? □ Viêm họng / Viêm phế quản □ Viêm tai giữa □ Viêm lợi, đau răng □ Viêm loét dạ dày, tá tràng □ Viêm ruột thừa □ Viêm đường tiết niệu □ Khác (Bệnh: ) 3. Khi đó, anh/chị có uống thuốc không? □ Có □ Không Nếu có, anh/chị uống thuốc kháng sinh không, trong bao lâu? Lần dùng thuốc đó anh/chị được kê đơn hay tự sử dụng? Chọn câu trả lời theo mức độ: 1- Rất không nghiêm trọng; 2 – Không nghiêm trọng; 3 – Trung bình; 4 – Nghiêm trọng; 5 – Rất nghiêm trọng. 4. Theo anh/chị, bệnh của mình có nghiêm trọng không? Rất không nghiêm trọng □ □ □ □ □ Rất nghiêm trọng 5. Theo anh/chị, kháng (nhờn) thuốc kháng sinh có nguy hiểm không?
- Rất không nguy hiểm □ □ □ □ □ Rất nguy hiểm 6. Kinh nghiệm, lời khuyên từ bạn bè, người thân, hàng xóm có ảnh hưởng tới quyết định dùng thuốc của anh/chị không? Rất không ảnh hưởng □ □ □ □ □ Rất ảnh hưởng 7. Theo anh/chị, điều kiện kinh tế có ảnh hưởng đến thói quen sử dụng thuốc không? Rất không ảnh hưởng □ □ □ □ □ Rất ảnh hưởng 8. Theo anh/chị, hình thức tuyên truyền, giáo dục về sử dụng thuốc đúng cách qua mạng Internet hiện nay có hiệu quả không? Rất không hiệu quả □ □ □ □ □ Rất hiệu quả II. Câu hỏi khảo sát kiến thức của người dân Chọn một đáp án đúng 1 Vai trò của kháng sinh? A. Kìm khuẩn hoặc diệt khuẩn B. Dự phòng C. Ngăn cản sự phát triển tế bào ung thư D. Cả 3 phương án trên 2 Kháng sinh được tổng hợp từ? A. Vi sinh vật B. Bán tổng hợp C. Tổng hợp D. Cả 3 phương án trên
- 3 Đâu không phải tên của một nhóm kháng sinh? A. Tetracyclin B. Corticoid C. Quinolon D. Phenicol 4 Thuốc kháng sinh dùng để? A. Điều trị đau B. Dùng cho bệnh suy dinh dưỡng C. Chữa bệnh nhiễm khuẩn D. Không cần có phác đồ 5 Liều dùng kháng sinh được quyết định bởi? A. Thể trạng của bệnh nhân B. Mức độ nặng, nhẹ của bệnh C. Tương tác với các thuốc khác D. Cả ba phương án trên 6 Kháng sinh dùng để điều trị đau răng? A. Penicillin B. Streptomycin C. Spiramycin D. Tetracyclin 7 Kháng sinh gây vàng men răng ở trẻ dưới 7 tuổi? A. Cephalexin B. Tetracyclin
- C. Cloramphenicol D. Ampicillin 8 Kháng sinh không chống lại yếu tố gây bệnh nào? A. Ký sinh trùng B. Nấm C. Vi khuẩn D. Virus 9 Trường hợp nào chống chỉ định dùng kháng sinh? A. Nhiễm siêu vi B. Ung thư C. Suy dinh dưỡng D. Cả 3 phương án trên 10 Dùng kháng sinh phải? A. Tránh lạm dụng, tránh tương kị, phù hợp cơ địa B. Có vi khuẩn xâm nhập C. A&B đúng D. A&B sai 11 Nguyên tắc sử dụng kháng sinh? A. Chỉ dùng kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn B. Sử dụng đúng liều lượng, đủ thời gian C. Sử dụng đúng loại kháng sinh D. Cả 3 phương án trên
- 12 Thời gian sử dụng kháng sinh để có tác dụng với bệnh nhiễm khuẩn thông thường? A. 5-7 ngày B. 7-10 ngày C. 10-14 ngày D. 14-30 ngày 13 Các yếu tố làm giảm hiệu lực thuốc kháng sinh ở người cao tuổi? A. Mắc nhiều bệnh phối hợp B. Giảm số lượng các tế bào hấp thụ, hấp thu kém C. Sinh khả dụng kém D. Cả 3 phương án đều đúng 14 Trước khi dùng kháng sinh cần phải? A. Hỏi tiền sử dị ứng B. Làm kháng sinh đồ C. Thử phản ứng D. Cả 3 phương án trên 15 Mục tiêu kết hợp 2-3 loại kháng sinh nhằm đạt được? A. Sự cộng hưởng hoạt lực của các kháng sinh kết hợp B. Làm giảm đề kháng của vi khuẩn C. Mở rộng phổ kháng khuẩn, giảm độc tính, giảm liều của từng loại D. Cả 3 phương án trên 16 Những đối tượng cần lưu ý khi sử dụng kháng sinh? A. Người cao tuổi
- B. Phụ nữ có thai và cho con bú C. Trẻ em D. Cả 3 phương án trên 17 Kháng sinh nào dùng được ở phụ nữ có thai và cho con bú? A. Erythromycin, Penicillin B. Peflacin, Streptomycin C. Rovamycin, Cefoperazol D. Phenicol, Metronidazol 18 Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh có thể lây lan bằng hình thức nào? A. Tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh B. Tiếp xúc với những đồ vật mà người có vi khuẩn kháng kháng sinh đã sử dụng C. Tiếp xúc với động vật sống, thực phẩm hoặc nguồn nước chứa vi khuẩn kháng kháng sinh D. Cả 3 phương án trên 19 Nguyên nhân gây kháng kháng sinh? A. Dùng thuốc không đúng bệnh B. Tự ý bỏ dở thuốc, không đủ thời gian C. Tự ý mua thuốc kháng sinh tại địa phương quá dễ dàng D. Cả 3 phương án trên 20 Hậu quả của kháng kháng kháng sinh? A. Dẫn đến các bệnh viêm phổi, lao, nhiễm trùng nhẹ trở nên không thể chữa khỏi B. Tăng chi phí điều trị và gặp nhiều tác dụng không muốn của kháng
- sinh C. Tăng tỉ lệ mắc bệnh tử vong D. Cả 3 phương án trên 21 Các biện pháp hạn chế kháng thuốc kháng sinh, ngoại trừ: A. Kiểm soát chặt chẽ việc bán thuốc kháng sinh tại các cơ sở bán lẻ B. Tất cả các kháng sinh bắt buộc phải bán theo đơn C. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức cho người dân D. Không có phương án nào đúng 22 Tác hại khi lạm dụng kháng sinh trong điều trị bệnh cho trẻ em? A. Tạo ra vi khuẩn siêu kháng thuốc B. Tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột C. Hạn chế sự phát triển của hệ miễn dịch ở trẻ, tăng nguy cơ mắc các bệnh tự miễn. D. Tất cả phương án trên
- Đánh dấu (x) vào ô anh/chị cho là đúng Nội dung Đúng Sai 23 Kể từ khi bắt đầu dùng thuốc, kháng sinh có tác dụng trong 48-72h 24 Phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng kháng sinh 25 Uống thuốc với sữa, nước ép, trà có thể làm giảm sự hấp thu thuốc 26 Liều dùng cho trẻ em có thể lấy liều người lớn chia nhỏ tương ứng với cân nặng của trẻ 27 Thuốc kháng sinh hầu như có tác dụng không mong muốn trên gan, thận 28 Clarithromycin được sử dụng phổ biến trong điều trị viêm loét dạ dày 29 Có thể tự ý tăng liều nếu sử dụng liều được tư vấn mà không thấy bệnh tiến triển 30 Kháng kháng sinh xảy ra khi cơ thể người bệnh kháng lại kháng sinh 31 Nystatin là kháng sinh dùng để điều trị nấm 32 Lựa chọn kháng sinh để điều trị viêm phổi ở trẻ em chỉ cần phụ thuộc vào lứa tuổi, cân nặng
- B. THÔNG TIN CÁ NHÂN 1. Họ tên: Tuổi: 2. Giới tính: □ Nam □ Nữ 3. Địa chỉ: 4. Nghề nghiệp: □ Lao động tự do, công nhân, người buôn bán □ Công chức, viên chức, nhân viên văn phòng □ Người làm trong ngành y tế □ Khác Cảm ơn anh/chị đã hoàn thành phiếu khảo sát!
- PHỤ LỤC 2: ĐÁP ÁN PHẦN KIẾN THỨC Chọn đáp án đúng nhất: Câu hỏi Câu trả lời Câu 1 D Câu 2 D Câu 3 B Câu 4 C Câu 5 D Câu 6 B Câu 7 B Câu 8 D Câu 9 D Câu 10 C Câu 11 D Câu 12 B Câu 13 D Câu 14 D Câu 15 D Câu 16 D Câu 17 A Câu 18 D Câu 19 D Câu 20 D Câu 21 B Câu 22 D
- Nhận định đúng sai: STT Nội dung Đúng Sai 23 Kể từ khi bắt đầu dùng thuốc, kháng sinh có tác x dụng trong 48-72h 24 Phụ nữ mang thai tuyệt đối không dùng kháng sinh x 25 Uống thuốc với sữa, nước ép, trà có thể làm giảm sự x hấp thu thuốc 26 Liều dùng cho trẻ em có thể lấy liều người lớn chia x nhỏ tương ứng với cân nặng của trẻ 27 Thuốc kháng sinh hầu như có tác dụng không mong x muốn trên gan, thận 28 Clarithromycin được sử dụng phổ biến trong điều trị x viêm loét dạ dày 29 Có thể tự ý tăng liều nếu sử dụng liều được tư vấn x mà không thấy bệnh tiến triển 30 Kháng kháng sinh xảy ra khi cơ thể người bệnh x kháng lại kháng sinh 31 Nystatin là kháng sinh dùng để điều trị nấm x 32 Lựa chọn kháng sinh để điều trị viêm phổi ở trẻ em x chỉ cần phụ thuộc vào lứa tuổi, cân nặng