Khóa luận Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC

pdf 174 trang thiennha21 25/04/2022 7840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_doanh_thu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC Sinh viên thực hiện : Giáo viên hƣớng dẫn: TrườngNguyễn Ngọc Oanh Đại học Kinh TS. H ồtế Th ị ThúyHuế Nga Lớp: K48D – Kiểm toán Niên khóa : 2014 – 2018 Huế, tháng 05 năm 2018
  2. Lời Cảm Ơn Trong suốt thời gian thực tập cuối khóa, với sự quan tâm giúp đỡ của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC và sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Hồ Thị Thúy Nga, cùng với sự nổ lực của bản thân em đã hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC”. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Nhà trường, đến các Thầy Cô trong Khoa Kế toán – Kiểm toán, Trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập ở trường, cũng như tạo điều kiện để em có cơ hội thực tập học hỏi kinh nghiệm thực tế. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Hồ Thị Thúy Nga, người đã quan tâm, hỗ trợ và hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này. Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn đến công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC, phòng Kiểm toán Báo cáo tài chính 3 của Công ty, đã tạo điều kiện cho em có cơ hội được thực tập, được tiếp xúc với công việc thực tế theo đúng chuyên ngành mà em đang theo học, đã giúp em có thể hoàn thành tốt quá trình thực tập của mình. Và em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Anh Kiểm toán viên – Nguyễn Văn Thiện đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành khóa luận này. Em xin kính chúc Bán Giám hiệu Nhà trường, quý Thầy Cô trong trường Đại học Kinh tế Huế dồi dào sức khỏe. Kính chúc các Anh Chị trong Công ty có thật nhiều sức khỏe, may mắn và gặt hái được nhiều thành công trong công việc. Kính chúc công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC ngày càng phát triển và vững mạnh hơn nữa. Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện đề tài tốt nhất, nhưng do hạn chế về mặt thời gian tiếp xúc thực tế, kinh nghiệm nghiên cứu còn ít nên bài khóa luận không tránh khỏi cònTrường nhiều thiếu sót. Em Đại mong nh họcận được lờKinhi nhận xét và tếý kiế nHuế góp ý từ các Thầy Cô cũng như các bạn đọc, để góp phần giúp cho khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 05 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Ngọc Oanh
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Công ty AAC : Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC HTKSNB : Hệ thống Kiểm soát nội bộ KTV : Kiểm toán viên VACPA : Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam XYZ : Công ty Cổ phần XYZ BCTC : Báo cáo tài chính GLV : Giấy làm việc DN : Doanh nghiệp TK : Tài khoản CĐPS : Cân đối phát sinh GTGT : Thuế GTGT TTĐB : Thuế TTĐB Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu 18 Bảng 1.2. Ma trận rủi ro phát hiện 29 Bảng 1.3. Mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán 33 Bảng 2.1. Mô tả chu trình bán hàng phải thu và thu tiền của công ty XYZ 59 Bảng 2.2. Tổng hợp và kết luận của chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền 62 Bảng 2.3. Xác định mức trọng yếu 64 Bảng 2.4. Bảng tổng hợp số liệu 67 Bảng 2.5. Tổng hợp doanh thu theo từng tháng 68 Bảng 2.6. Phân tích doanh thu theo hoạt động hoặc sản phẩm 71 Bảng 2.7. Đối chiếu giá trị với báo cáo bán hàng 72 Bảng 2.8. Bảng đối chiếu doanh thu hạch toán với kê khai thuế GTGT 74 Bảng 2.9. Kiểm tra nghiệp vụ bất thường 76 Bảng 2.10. Kiểm tra chọn mẫu doanh thu ghi nhận trong năm 78 Bảng 2.11. Kiểm tra tính đúng niên độ 81 Bảng 2.12. Kiểm tra tính đúng niên độ (tiếp theo) 82 Bảng 2.13. Kiểm tra trình bày BCTC, thông tin thuyết minh 84 Bảng 2.14. Kết luận 85 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14 Sơ đồ 1.2: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 20 Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty AAC 44 Sơ đồ 2.2 Chu trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC 47 Sơ đồ 2.3: Đồ thị so sánh doanh thu các tháng năm 2015 – 2016 69 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phạm vi nghiên cứu 2 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 1.6. Kết cấu đề tài 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC 5 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC 5 1.1.2. Mục tiêu của kiểm toán BCTC 5 1.2. Khái quát về khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8 1.2.1. Khái niệm về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 8 1.2.2. Cách thức xác định và điều kiện để ghi nhận Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 9 1.2.2.1. Cách thức xác định 9 1.2.2.2. Điều kiện ghi nhận 10 1.2.3. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchTrường vụ Đại học Kinh tế Huế 12 1.2.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng 12 1.2.3.2. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng 13 1.2.4. Quy trình hạch toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 14 1.3. Khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với vấn đề kiểm toán 16 1.3.1. Tầm quan trọng của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC 16 SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.3.2. Mục tiêu của việc kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC 17 1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 19 1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán 19 1.4.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán 20 1.4.1.2. Tìm hiểu về khách hàng 22 1.4.1.3. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 23 1.4.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 25 1.4.1.5. Xây dựng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán 29 1.4.2. Thực hiện kiểm toán 31 1.4.2.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ 31 1.4.2.2. Thử nghiệm cơ bản 32 1.4.3. Kết thúc kiểm toán 36 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 40 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 40 2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty AAC 40 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển 41 2.1.3. Phương châm và mục tiêu hoạt động 41 2.1.4. Các dịch vụ cung cấp 42 2.1.4.1. TrườngDịch vụ kiểm toán vàĐại đảm bả ohọc Kinh tế Huế 42 2.1.4.2. Dịch vụ tư vấn thuế 42 2.1.4.3. Dịch vụ tư vấn kế toán 43 2.1.4.4. Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư 43 2.1.4.5. Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng 43 2.1.5. Bộ máy tổ chức của Công ty 43 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức 44 SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.5.2. Chức năng nhiệm vụ 45 2.1.6. Khái quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện 46 2.1.6.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 47 2.1.6.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 48 2.1.6.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 49 2.2. Thực trạng áp dụng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 50 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán cho Công ty Cổ phần XYZ 50 2.2.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 50 2.2.1.2. Hợp đồng kiểm toán, kế hoạch kiểm toán và nhóm kiểm toán 52 2.2.1.3. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 54 2.2.1.4. Tìm hiểu chính sách kế toán, chu trình bán hàng, phải thu và thu tiền của công ty XYZ 57 2.2.1.5. Đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp 63 2.2.1.6. Xác định mức trọng yếu 63 2.2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty cổ phần XYZ 65 2.2.2.1. Chương trình kiểm toán 65 2.2.2.2. Thủ tục chung 65 2.2.2.3. Thủ tục phân tích 68 2.2.3. Kết thúc kiểm toán 85 2.2.3.1. Chuẩn bị hoàn thành kiểm toán 85 2.2.3.2. Phát hành Báo cáo kiểm toán 86 CHƢƠNGTrường 3: NHẬN XÉT Đại VÀ M ỘhọcT SỐ Ý Kinh KIẾN GÓP tế PHẦ NHuế HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 88 3.1.Đánh giá về công tác quản lý và cách thức tổ chức chung cho các cuộc kiểm toán 88 3.1.1. Ưu điểm 88 SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 3.1.2 Một số tồn tại 91 3.2. Đánh giá về quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 91 3.2.1. Ưu điểm 91 3.2.2. Một số tồn tại 94 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 96 3.3.1. Bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn lực 97 3.3.3. Hoàn thiện mô hình đánh giá HTKSNB 98 3.3.4. Hoàn thiện thủ tục kiểm tra chi tiết, các thủ tục khác 98 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100 3.1. Kết luận 100 3.2. Kiến nghị và hướng phát triển đề tài 102 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103 PHỤ LỤC 104 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lý do chọn đề tài Những năm gần đây hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng phổ biến hơn trong đời sống kinh tế. Đó là một xu hướng tất yếu trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, trước làn sóng đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam và sự ra đời ngày càng nhiều của các Công ty Cổ phần. Kiểm toán Báo cáo tài chính là một phần quan trọng trong kiểm toán độc lập. Trong kiểm toán báo cáo tài chính các kiểm toán viên sẽ kiểm tra và đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính xét trên các khía cạnh trọng yếu của một đơn vị. Kiểm toán là một hoạt động dịch vụ giúp người sử dụng đánh giá được độ tin cậy của các thông tin trên báo cáo tài chính, tránh trường hợp các tổ chức, cá nhân cung cấp những thông tin sai lệch. Kết quả của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính phục vụ cho nhiều đối tượng khác nhau như đơn vị được kiểm toán, nhà nước, cổ đông, nhà đầu tư, tổ chức tín dụng, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC đã được Bộ Công Thương bình chọn là một trong năm công ty kiểm toán tốt nhất Việt Nam. Ngay từ khi thành lập đã đến nay, công ty luôn hoạt động với mục tiêu là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. Trong các khoản mục trên BCTC, khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là khoản mục được KTV đặc biệt quan tâm. Bởi vì trong BCTC của doanh nghiệp, doanh thu là khoản mục mang tính trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu và các khoản mục khác trên BCTC. Đây cũng là chỉ tiêu cơ bản mà những người quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp dùng để phân tích khả năng thanh toán, hiệTrườngu năng kinh doanh, Đại triển vọng học phát triể nKinh cũng như rủ itế ro ti ềmHuế tàng trong tương lai. Do đó, khoản mục này chứa đựng nhiều khả năng sai sót, gian lận là khó tránh khỏi, dễ bị bóp méo để đáp ứng mục tiêu riêng của từng doanh nghiệp. Vì vậy kiểm toán khoản mục doanh thu tại các doanh nghiệp là một trong những phần quan trọng trong kiểm toán báo cáo tài chính được các KTV tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC hết sức chú trọng. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Sau khoảng thời gian thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị Kiểm toán viên, trợ lý Kiểm toán viên trong Công ty kết hợp với các kiến thức đã học ở trường, nhận thấy tầm quan trọng của kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng và kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung. Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về quy trình kiểm toán khoản mục này, em quyết định lựa chọn đề tài: “Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC” để làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Tìm hiểu thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC với 3 mục tiêu chính:  Tổng hợp và hệ thống hóa các lý luận về quy trình kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ nói riêng tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC.  Tìm hiểu và phân tích thực trạng kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện và thực tế áp dụng quy trình kiểm toán này tại một công ty khách hàng cụ thể.  Dựa vào các kiến thức đã học so sánh với thực tế tại Công ty để đưa ra những nhận xét. Đồng thời, đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. 1.3. ĐốTrườngi tƣợng nghiên cứĐạiu học Kinh tế Huế Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu và cung cấp dịch vụ tại một công ty khách hàng đang hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu giày da mà đơn vị kiểm toán. Để đảm bảo tính bảo mật thông tin cho khách hàng, nên em xin gọi là Công ty Cổ phần XYZ. 1.4. Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu về quy trình kiểm toán khoản mục SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty XYZ của công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện.  Thời gian: Thời gian cho nghiên cứu đề tài: từ ngày 02/01/2018 đến ngày 02/04/2018. Thu thập số liệu cho đề tài từ các giấy tờ làm việc của năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2016. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính. Phương pháp này bao gồm các phương pháp thu thập số liệu chính sau đây:  Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu các văn bản pháp luật; Hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán Việt Nam; Chương trình kiểm toán mẫu của Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA); Các giấy làm việc liên quan đến khoản mục đang nghiên cứu. Nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán năm trước tại Công ty. Tham khảo các khóa luận tốt nghiệp và các bài viết có liên quan để hiểu rõ hơn về đề tài. Tìm hiểu các thông tin chung như đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ và bộ máy quản lý của Công ty qua trang web: www.aac.com.vn .  Phương pháp quan sát, phỏng vấn, cập nhật số liệu: Quan sát: Quan sát quy trình KTV thực hiện kiểm toán, cách các KTV đặt vấn đề phỏng vấn với đơn vị. Quan sát cách KTV trao đổi với trưởng phòng kiểm toán về các vấn đề liên quan đến điều chỉnh các khoản doanh thu của đơn vị được kiểm toán. Phỏng vấn: Phỏng vấn các KTV về quy trình kiểm toán cụ thể, các bước chuẩn bị trướcTrường khi đến đơn vị ki ểĐạim toán cũng học như các Kinh bước công vitếệc trong Huế quá trình kiểm toán và sau kiểm toán tại đơn vị. Phỏng vấn kế toán làm khoản doanh thu của đơn vị để hiểu về quy trình đơn vị thực hiện ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến các khoản doanh thu. Cập nhật số liệu: Số liệu được xuất từ sổ kế toán của đơn vị, trực tiếp thu thập bằng cách xin số liệu từ các thành viên tham gia nhóm kiểm toán, thu thập các bằng SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga chứng kiểm toán tại đơn vị. Số liệu được sự cho phép của trường phòng Kiểm toán BCTC tại đơn vị thực tập. 1.6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm có 3 phần như sau:  Phần I: Đặt vấn đề.  Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu, gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC. Chương 3: Nhận xét và một số ý kiến góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện.  Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC 1.1.1. Khái niệm về kiểm toán BCTC “Kiểm toán là quá trình thu thập và đánh giá bằng chứng về những thông tin được kiểm tra nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập. Quá trình kiểm toán phải được thực hiện bởi các kiểm toán viên đủ năng lực và độc lập”. (Trích giáo trình “Kiểm toán” của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh). Căn cứ theo mục đích kiểm toán thì kiểm toán được chia thành: Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán BCTC. Trong đó, kiểm toán Báo cáo tài chính là một hoạt động đặc trưng của kiểm toán. Kiểm toán BCTC là cuộc kiểm tra để đưa ra ý kiến nhận xét về sự trình bày trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán và BCTC của một đơn vị nhằm phục vụ đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên BCTC của đơn vi. Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Báo cáo tài chính được định nghĩa như sau: “Báo cáo tài chính là sự trình bày một cách hệ thống về các thông tin tài chính quá khứ, bao gồm các thuyết minh có liên quan, với mục đích công bố thông tin về tình hình tài chính và các nghĩa vụ của đơn vị tTrườngại một thời điểm hoĐạiặc những học thay đổi trongKinh một th ờtếi kỳ, phùHuế hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC.” 1.1.2. Mục tiêu của kiểm toán BCTC Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, đoạn 11,12 có nêu rõ: SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Mục tiêu chung: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?”.  Trung thực: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.  Hợp lý: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận.  Hợp pháp: Là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận). Bên cạnh đó, kiểm toán BCTC còn làm cơ sở giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Mục tiêu cụ thể (cơ sở dẫn liệu quản lý – management assertions):  Sự hiện hữu hoặc phát sinh (có thật) Mục tiêu kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn liệu về tính hiện hữu hoặc phát sinh là nhằm thu thập các bằng chứng để khẳng định rằng các tài sản, công nợ và vốn chủ sở hữu thực sự tồn tại và các nghiệp vụ doanh thu, chi phí đã thực sự phát sinh. Do đó, KTV có thể phải kiểm kê tiền và hàng tồn kho hoặc tài sản khác, lấy xác nhận các khoản phải thu và thực hiện các thủ tục khác để thu thập các bằng chứng liên quan tới các mục tiêu cụ thể nhằm xác định xem liệu tiền, hàng tồn kho, các khoản phải thu và các tài sản khác có thực sự hiện đang tồn tại không.  Tính trọn vẹn (đầy đủ) MụTrườngc tiêu kiểm toán liên Đại quan đ ếhọcn cơ sở d ẫKinhn liệu về tính tế trọn vHuếẹn là thu thập các bằng chứng nhằm khẳng định tất cả các nghiệp vụ và các khoản mục cần được trình bày trên BCTC đã được trình bày đầy đủ. Chẳng hạn, mục tiêu của kiểm toán viên là thu thập bằng chứng kiểm toán để xác nhận xem liệu tất cả hàng tồn kho hiện có đã được trình bày đầy đủ trên BCTC hay không (kể cả hàng tồn kho gửi bán hoặc ký gửi). SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Quyền và nghĩa vụ Mục tiêu kiểm toán liên quan đến cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ là thu thập bằng chứng kiểm toán để khẳng định những con số được báo cáo là tài sản của Công ty phải đại diện cho quyền về tài sản của Công ty và những con số được trình bày là công nợ của Công ty thì chúng đại diện như nghĩa vụ đối với Công ty. Khi xem xét cơ sở dẫn liệu này KTV cần lưu ý về khái niện quyền vì có lúc mặc dù Công ty đang nắm giữ một tài sản nào đó nhưng trên thực tế tài sản đó lại không thuộc quyền sở hữu của đơn vị. Ví dụ như tài sản đi thuê hoạt động.  Tính giá và đo lường Mục tiêu kiểm toán liên quan đến cơ sở dẫn liệu tính giá và đo lường là thu thập bằng chứng kiểm toán để xác định liệu các tài sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí có được tập hợp, cộng dồn và ghi sổ đúng số tiền hợp lý không.  Ghi chép chính xác Mục tiêu kiểm toán liên quan đến cơ sở dẫn liệu ghi chép chính xác là thu thập bằng chứng kiểm toán để xác nhận liệu các chỉ tiêu trên BCTC không bị sai sót về mặt số học.  Trình bày và khai báo KTV cần xác định xem liệu các chính sách tài chính kế toán, các nguyên tắc kế toán có được lựa chọn và áp dụng một cách hợp lý không và các thông tin cần khai báo có đầy đủ và thích đáng không. Chi tiết hơn đối với cơ sở dẫn liệu này là việc sắp xếp, phân loại, tổng hợp và trình bày các khoản mục trên BCTC có phù hợp với chuẩn mực kế toán, nguyên tắc kế toán hay không. 1.1.3. Vai trò của kiểm toán BCTC ĐứTrườngng với góc độ xã hĐạiội: Hoạt đhọcộng kiểm Kinh toán độc lập tếđối v ớHuếi BCTC, khi được pháp luật quy định sẽ trở thành một công cụ giúp bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế, đặc biệt là đối với các quốc gia mà thị trường chứng khoán giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Đứng ở góc độ doanh nghiệp: Kiểm toán độc lập góp phần tạo nên giá trị gia tăng của doanh nghiệp bằng cách nâng cao độ tin cậy và chất lượng thông tin tài chính SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga trên BCTC của đơn vị. Ngoài ra, họ còn có thể tư vấn giúp doanh nghiệp hạn chế khả năng xảy ra các sai phạm về kế toán, tài chính, Đối với các nhà đầu tƣ: Nhà đầu tư cần có tài liệu tin cậy để đưa ra các quyết định kinh tế chính xác, đúng đắn, điều hành, sử dụng vốn đầu tư và các tài liệu trung thực về phân phối kết quả đầu tư. Dựa vào BCTC của đơn vị, các đối tượng sử dụng thông tin tài chính của đơn vị như chủ nợ, ngân hàng, các nhà đầu tư, cơ quan chức năng, đưa ra các quyết định kinh tế quan trọng như tiếp tục cho vay vốn, mua cổ phiếu, thu thuế, Đối với đơn vị đƣợc kiểm toán: Kiểm toán BCTC góp phần nâng cao độ tin cậy của BCTC và nâng cao chất lượng thông tin tài chính của đơn vị. Bên cạnh đó, kiểm toán BCTC giúp cho đội ngũ cán bộ của đơn vị nhận ra sai sót của bản thân và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị, giúp đơn vị có cơ sở đưa ra quyết định về hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào thông tin trên BCTC đáng tin cậy. 1.2. Khái quát về khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.1. Khái niệm về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo Chuẩn mực Kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, trong hệ thống Chuẩn mực Kế toán Việt Nam: “ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:  Doanh thu nội bộ: là số tiền thu được do bán hàng hóa, sản phẩm cung cấp dịch vụ tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc trong cùng một công ty hay tổng công ty.Trường Đại học Kinh tế Huế  Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm: Tiền lãi: Lãi cho vay; lãi tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm, trả góp; lãi đầu tư trái phiếu, Thu nhập từ cho thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế, nhãn mác thương hiệu, ) Cổ tức, lợi nhận được chia SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Thu nhập từ hoạt động đầu tư mua bán chứng khoán Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng Thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn.  Doanh thu từ các hoạt động bất thường (Thu nhập khác): là các khoản thu từ các hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu từ việc các vật tư hàng hóa, tài sản dôi thừa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết, ; Các khoản phải trả nhưng không cần trả, các khoản thu từ việc chuyển nhượng thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xóa nay thu hồi được, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho,  Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ số tiền thu được hoặc sẽ thu được từ các giao dịch và các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp các dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài (nếu có).  Các khoản giảm trừ doanh thu: Chiết khấu thương mại: Là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hóa kém phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu. Hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.  Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã khấu trừ các khoản đưTrườngợc giảm trừ, như chiĐạiết khấu họcthương m ạKinhi, giảm giá hàngtế bán, Huế giá trị hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo, làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của DN. 1.2.2. Cách thức xác định và điều kiện để ghi nhận Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.2.1. Cách thức xác định Theo Chuẩn mực Kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, cách thức xác định doanh thu được nêu rõ như sau: SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu phát sinh từ giao dịch được xác định bởi thỏa thuận giữa doanh nghiệp với bên mua hoặc bên sử dụng tài sản. Nó được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản đã thu được hoặc sẽ thu được sau khi trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán và giá trị hàng bán bị trả lại. Đối với các khoản tiền hoặc tương đương tiền không được nhận ngay thì doanh thu được xác định bằng cách quy đổi giá trị danh nghĩa của các khoản sẽ thu được trong tương lai về giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu theo tỷ lệ lãi suất hiện hành. Giá trị thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu có thể nhỏ hơn giá trị danh nghĩa sẽ thu được trong tương lai. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Khi hàng hóa hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hóa hoặc dịch vụ khác không tượng tự thì việc trao đổi đó được coi là một giao dịch tạo ra doanh thu. Trường hợp này doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. Khi không xác định được giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ nhận về thì doanh thu được xác định bằng giá trị hợp lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu thêm. 1.2.2.2. Điều kiện ghi nhận TheoTrường chuẩn mực kế toán Đại số 14 –học Doanh thu Kinh và thu nhậ p tếkhác , Huếđiều kiện ghi nhận doanh thu được quy định như sau:  Doanh thu bán hàng Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn tất cả năm (5) điều kiện sau: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua. Với điều kiện này, để ghi nhận doanh SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga thu, doanh nghiệp phải xác định thời điểm chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích, thông thường thì thời điểm này trùng với thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hay quyền kiểm soát. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu sản phẩm hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hóa. Lúc này hàng hóa không còn là tài sản của đơn vị, giá trị của hàng hóa được chuyển vào chi phí và doanh thu được ghi nhận. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh thu bán hàng được đo lường trên số lượng sản phẩm, hàng hóa bán ra và giá bán trên hóa đơn bán hàng. Doanh nghiệp đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Đối với những giao dịch mà chưa chắn thu được lợi ích thì doanh thu được ghi nhận khi đã xử lý xong các yếu tố không chắc chắn. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Theo nguyên tắc phù hợp, doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời.  Doanh thu cung cấp dịch vụ Dịch vụ là sản phẩm không có hình thái vật chất cụ thể vì vậy nguyên tắc ghi nhận có điểm giống và điểm khác so với ghi nhận doanh thu bán hàng. Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thỏa mãn tất cả bốn (4) điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Trường hợp giao dịch liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận tương ứng với phần công việc đã hoàn thành trongTrường kỳ. Đại học Kinh tế Huế Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó. Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng Cân đối kế toán. Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2.3. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng trong hạch toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.2.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng  Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng Hóa đơn GTGT (mẫu số 01/ GTKT-3LL và 01/GTKT-2LK): Là chứng từ của đơn vị bán xác nhận số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm, hàng hóa cho người mua. Hóa đơn bán hàng: Là chứng từ của đơn vị bán xác nhận mẫu mã, số lượng, chất lượng, đơn giá và số tiền bán sản phẩm hàng hóa cho người mua. Hóa đơn bán hàng là căn cứ để người bán ghi sổ doanh thu và các sổ kế toán liên quan, là chứng từ cho người mua vận chuyển hàng đi đường, lập phiếu nhập kho, thanh toán tiền mua hàng và ghi sổ kế toán.  Phiếu xuất kho Phiếu xuất kho là văn bản được lập để theo dõi chi tiết số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ đã xuất cho các bộ phận trong doanh nghiệp sử dụng, làm căn cứ để hạch toán chi phí và kiểm tra sử dụng, thực hiện định mức tiêu hao vật tư.  Đơn đặt hàng Đơn đặt hàng là những yêu cầu của khách hàng hoặc những thỏa thuận giữa doanh nghiệp và khách hàng về loại hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp có khả năng cung cấp cho khách hàng, các văn bản này đồng thời cũng là cơ sở pháp lý ràng buộc cả hai bên.  Bảng thanh toán đại lý Bảng thanh toán đại lý là chứng từ phản ánh tình hình thanh toán hàng đại lý (ký gửi) giữa đơn vị có hàng và đơn vị nhận bán hàng. Là chứng từ để đơn vị có hàng và đơn vị nhận đại lý ký gửi thanh toán tiền và ghi sổ kế toán.  BảTrườngn quyết toán thanh Đạilý hợp đ ồhọcng bán hàng Kinh và cung ctếấp d ịchHuế vụ. Là chứng từ minh chứng cho việc chấm dứt một hoạt động giao dịch thương mại.  Thẻ quầy hàng Thẻ quầy hàng là chứng từ theo dõi số lượng và giá trị hàng hóa trong quá trình nhập và bán tại quầy hàng, giúp cho người bán hàng thường xuyên nắm bắt được tình hình nhập, xuất, tồn quầy. Là căn cứ để kiểm tra, quản lý hàng hóa và lập bảng kê bán hàng từng ngày hoặc từng kỳ. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Các hợp đồng, khế ước tín dụng Các hợp đồng, khế ước tín dụng là các văn bản về chính sách tín dụng thương mại của công ty với khách hàng như chính sách bán hàng, phương thức bán hàng, Các chứng từ, tài liệu trên đều có vai trò nhất định trong doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 1.2.3.2. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng Trường hợp doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán sổ Nhật ký chung trong hạch toán bán hàng thì theo quy định về chế độ sổ sách kế toán của Bộ tài chính ban hành, doanh nghiệp sẽ thực hiện các số kế toán sau đây:  Số nhật ký chung: Là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian. Bên cạnh đó thực hiện việc phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản tiền. Các con số tổng hợp hàng ngày ghi vào sổ này được đối chiếu với hóa đơn bán hàng. Cuối tháng, các số tổng hợp chi tiết của những sổ này sẽ được ghi vào sổ cái tài khoản.  Số nhật ký thu tiền: Là sổ nhật ký đặc biệt để ghi chép các nghiệp vụ thu tiền của đơn vị. Mẫu sổ này được mở riêng cho các nghiệp vụ thu tiền mặt từ hoạt động kinh doanh, doanh thu tiền mặt và tất cả các khoản thu khác bằng tiền thu qua ngân hàng, cho từng loại tiền hoặc cho từng nơi thu tiền.  Sổ nhật ký mua hàng: Là sổ nhật ký đặc biệt dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo từng nhóm hàng tồn kho của đơn vị như: Nguyên vật liệu, công cụ, hàng hóa. Sổ nhật ký mua hàng dùng để ghi chép các nghiệp vụ mua hàng theo hình thức trả tiền sau.  Số cái: Là sổ kế toán tổng hợp để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong niên độ kế toán theo tài khoản kế toán được quy định trong hệ thống tài khoản kTrườngế toán áp dụng cho Đại doanh nghi họcệp. Mỗ iKinh tài khoản đư tếợc m ởHuế một hoặc một số trang liên tiếp trên sổ Cái đủ để ghi chép trong một niên độ kế toán.  Các sổ và thẻ kế toán chi tiết sử dụng trong hạch toán nghiệp vụ bán hàng và theo hình thức sổ nhật ký chung. Các sổ, thẻ kế toán chi tiết dùng để ghi chép chi tiết các đối tượng kế toán cần phải theo dõi chi tiết nhằm phục vụ yêu cầu tính toán một số chỉ tiêu, tổng hợp, phân tích và kiểm tra của đơn vị mà các sổ kế toán tổng hợp không thể đáp ứng được. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.2.4. Quy trình hạch toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong việc kiểm toán khoản mục doanh thu thì việc tìm hiểu cụ thể về quá trình hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là cơ sở giúp KTV có cái nhìn rõ hơn về việc hạch toán, ghi nhận các nghiệp vụ liên quan tới phần hành doanh thu. Từ đó , giúp cho KTV có thể dễ dàng phát hiện ra các rủi ro, sai phạm xảy ra đối với phần hành này. Dưới đây là sơ đồ nhằm mô tả ngắn gọn quy trình hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và các khoản mục giảm trừ doanh thu: Quy trình hạch toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ : 521 511 111, 112, 131 Kết chuyển các khoản Tiền hàng đã thu lần đầu giảm trừ DT và số còn phải thu 3332, 3333 3331 Ghi nhận thuế TTĐB Thuế GTGT phải nộp Thuế XK 911 Kết chuyển doanh thu thuần Trường Đại học Kinh tế Huế 515 3387 Kết chuyển Ghi nhận lãi bán hàng doanh thu tài chính trả góp Sơ đồ 1.1: Sơ đồ Kế toán Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Theo Phan Đình Ngân, 2009, Sơ đồ kế toán doanh nghiệp) SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Theo thông tư 89/2002/TT-BTC của Bộ Tài Chính ban hành hướng dẫn Chuẩn mực Kế toán số 14 – Doanh thu và thu nhập khác, nêu rõ: Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB hoặc thuế xuất khẩu thì doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán (bao gồm cả thuế TTBĐ hoặc thuế xuất khẩu). Đối với hàng hóa nhận bán đại lý, ký gửi theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng thì hạch toán vào doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phần hoa hồng bán hàng mà doanh nghiệp được hưởng. Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp thì doanh nghiệp ghi nhận doanh thu bán hàng theo giá bán trả ngay và ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính về phần lãi tính trên khoản phải trả nhưng trả chậm phù hợp với thời điểm ghi nhận doanh thu được xác nhận. Trường hợp trong kỳ doanh nghiệp đã viết hóa đơn bán hàng và đã thu tiền bán hàng nhưng đến cuối kỳ vẫn chưa giao hàng cho người mua, thì giá trị số hàng này không được coi là tiêu thu và không được ghi vào TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” mà chỉ được hạch toán vào bên Có TK 131 “Phải thu của khách hàng” về khoản tiền đã thu của khách hàng. Khi thực giao hàng cho người mua sẽ hạch toán vàoTrường TK 511 “Doanh thuĐại bán hàng học và dị chKinh vụ” về trị giátế hàng Huế đã giao, đã thu trước tiền bán hàng, phù hợp với các điều kiện ghi nhận doanh thu. Đối với doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, được Nhà nước trợ cấp, trợ giá theo quy định thì doanh thu trợ cấp, trợ giá là số tiền được Nhà nước chính thức thông báo, hoặc thực tế trợ cấp, trợ giá. Doanh thu trợ cấp, trợ giá được phản ánh trên TK 5114 “Doanh thu trợ cấp, trợ giá”. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 14, doanh nghiệp không hạch toán vào doanh thu trong các trường hợp sau: Trị giá sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các đơn vị thành viên trong một công ty, Tổng công ty hạch toán toàn ngành (sản phẩm, bán thành phẩm, dịch vụ tiêu thụ nội bộ). Số tiền thu được về nhượng bán, thanh lý Tài sản cố định. Trị giá sản phẩm. hàng hóa đang gửi bán; dịch vụ hoàn thành đã cung cấp cho khách hàng nhưng chưa được người mua chấp nhận thanh toán. Trị giá hàng gửi bán theo phương thức gửi bán đại lý, ký gửi (chưa được xác định là tiêu thụ). Các khoản thu nhập khác không được coi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 1.3. Khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ với vấn đề kiểm toán 1.3.1. Tầm quan trọng của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC Trong BCTC của doanh nghiệp, doanh thu là khoản mục có tính trọng yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến các chỉ tiêu, khoản mục trên BCTC. Doanh thu có liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền, đến các hoạt động tài chính của doanh nghiệp, do đó có liên quan chặt chẽ đến các chỉ tiêu trọng yếu trên Bảng cân đối kế toán và Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể trên Bảng cân đối kế toán là các khoản thu bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu; chỉ tiêu lợi nhuận chưa phân phối, các chỉ tiêu về thực hiện nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp, Trườngcác chỉ tiêu thuế và Đạicác khoả nhọc phải nộp NhàKinh nước. tế Huế Trên Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu doanh thu luôn có quan hệ chặt chẽ với các chỉ tiêu thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, xuất vật tư, hàng hóa. Đó là những yếu tố hay biến động và dễ xảy ra gian lận nhất. Vì vậy, khi kiểm tra chỉ tiêu doanh thu có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận trong việc hạch toán các chỉ tiêu có liên quan được phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán và ngược lại thông qua việc SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga kiểm tra đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán chi tiết các chỉ tiêu trên Bảng Cân đối kế toán có thể phát hiện ra những sai sót, gian lận về doanh thu. Doanh thu là cơ sở để xác định các chỉ tiêu lợi nhuận và các loại thuế khác nên dễ xảy ra các gian lận trong việc xác định mức lợi nhuận, thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghiệp vụ khác của doanh nghiệp đối với Nhà nước. Do đó, từ việc kiểm tra đối chiếu và thực hiện các thủ tục kiểm toán đối với các chỉ tiêu doanh thu có thể phát hiện những sai sót, gian lận trong việc hạch toán và xác định chỉ tiêu đó. 1.3.2. Mục tiêu của việc kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kiểm toán BCTC Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, đoạn 11 xác định: “Mục tiêu của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phán ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?”. Các mục tiêu kiểm toán giúp cho đơn vị kiểm toán thấy được những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin của đơn vị. Đối với khoản mục doanh thu trên BCTC, mục tiêu kiểm toán thường được thể hiện như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 1.1 Mục tiêu kiểm toán khoản mục doanh thu Mục tiêu kiểm toán Diễn giải doanh thu Mục tiêu hợp lý chung Doanh thu bán hàng đã ghi sổ là có căn cứ hợp lý Tính hiện hữu Các khoản doanh thu bán hàng được ghi nhận phải thật sự phát sinh và thuộc về đơn vị Tính trọn vẹn (đầy đủ) Mọi khoản doanh thu bán hàng phát sinh đều được ghi nhận Quyền và nghĩa vụ Hàng hóa tiêu thụ thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp Ghi chép chính xác Số liệu chi tiết của tài khoản doanh thu khớp đúng với số liệu trên sổ cái. Các phép tính liên quan đến tài khoản doanh thu đều chính xác về mặt số học. Trình bày và công bố Các khoản doanh thu được trình bày, phân loại đúng, diễn đạt dễ hiểu và đầy đủ các thuyết minh cần thiết. Kịp thời Doanh thu bán hàng được ghi sổ đúng kỳ Định giá Doanh thu bán hàng được định giá đúng đắn (Trích Giáo trình “Kiểm toán”, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh) Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng số tiền ghi trên khoản mục doanh thu trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác. Nếu KTV không nhận thấy được mục tiêu hợp lý chung đãTrường đạt được thì tất y ếĐạiu phải dùng học đến các Kinhmục tiêu chung tế khác Huế bao gồm: Mục tiêu hiện hữu: Doanh thu được ghi nhận là thực sự đã phát sinh và đã hoàn thành tương ứng với số tiền mà khách hàng thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Hàng hóa được chấp nhận vận chuyển bán cho khách hàng không tồn tại hoặc có tồn tại nhưng chưa chấp nhận mua hàng. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Mục tiêu trọn vẹn (đầy đủ): Mọi nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận doanh thu đều đã được ghi sổ, doanh nghiệp không bỏ ngoài sổ bất kỳ một khoản doanh thu nào khi nó đã thỏa mãn các tiêu chuẩn để ghi nhận doanh thu. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: Hàng hóa đã bán thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp không phải là hàng hóa ký gửi đại lý, tài sản nhận hộ, giữ hộ. Đồng thời doanh thu ghi nhận cũng phải thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tương ứng với trách nhiệm vật chất mà doanh nghiêp phải thực hiện với khách hàng. Mục tiêu chính xác: Các nghiệp vụ ghi vào sổ tổng hợp, chi tiết thích hợp và khớp đúng số tổng hợp. Doanh thu, giảm giá, chiết khấu thương mại, hàng hóa bị trả lại đều được tính toán chính xác dựa trên số lượng và đơn giá cụ thể của từng nghiệp vụ bán hàng. Mục tiêu tình bày và công bố: Các nghiệp vụ bán hàng được phân loại thích hợp, sử dụng các tài khoản chi tiết để hạch toán doanh thu, phân loại đúng doanh thu tiêu thụ ra bên ngoài và doanh thu nội bộ, giữa giảm giá và chiết khấu thương mại và những thông tin cần công bố được thuyết minh thích hợp, đầy đủ theo quy định. Các mục tiêu trong kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phải được cụ thể hóa theo công việc tương ứng với mỗi mục tiêu của kiểm toán nội bộ nói riêng và hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung. (Nguồn: Cơ sở lí luận về kiểm toán khoản mục doanh thu/ voer.edu.vn) 1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được thực hiện theo quy trình kiểm chuẩn của VACPA, bao gồm 3 giai đoạn: Lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. 1.4.1. LậTrườngp kế hoạch kiểm toán Đại học Kinh tế Huế Trong kiểm toán BCTC, khi kiểm toán bất cứ một phần hành cụ thể nào thì việc lập kế hoạch kiểm toán là việc quan trọng trong các cuộc kiểm toán. Thực hiện tốt giai đoạn này sẽ giúp KTV tập trung vào các phần hành quan trọng trong cuộc kiểm toán để thu thập được bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị; giúp KTV xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra để đưa ra những thủ tục kiểm toán phù hợp; giúp SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga KTV tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán tiến hành hiểu quả cao nhất. Giai đoạn lập kế hoạch gồm các công việc sau: Chuẩn bị kiểm toán Tìm hiểu khách hàng Xác định mức trọng yếu và rủi ro trong kiểm toán Tìm hiểu hệ thống KSNB và đánh giá rủi ro kiểm toán Xây dựng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán Sơ đồ 1.2: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán KTV có thể tiến hành lập kế hoạch kiểm toán khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo các bước sau: 1.4.1.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán  Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán Để đưa ra quyết định chấp nhận hay duy trì một khách hàng, KTV cần xem xét các vấn đề sau: Tính độc lập của công ty kiểm toán; khả năng phục vụ tốt khách hàng; tính minh bạch của Ban Quản trị đơn vị được kiểm toán; hệ thống kế toán của khách hàng phải cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh nghiệp vụ kinh tế phát sinh; thỏa thuận phíTrường kiểm toán với khách Đại hàng. học Kinh tế Huế Đối với khách hàng mới: trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán, KTV phải tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng, tìm hiểu các thông tin của khách hàng như lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính, thông qua các kênh thông tin như BCTC, sách báo, tạp chí chuyên ngành; hay từ các đơn vị, các bên có liên quan đến đơn vị như ngân hàng, luật sư của khách hàng, tư vấn pháp lý, các KTV khác hoặc các doanh nghiệp có liên hệ với khách hàng. Đồng thời còn có thể tìm hiểu thông qua SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga KTV tiền nhiệm nếu khách hàng đó đã được kiểm toán trước đó qua việc trao đổi trực tiếp. KTV cũng cần đảm bảo tính độc lập và năng lực phục vụ khách hàng. Đối với khách hàng cũ: Đây là những khách hàng đã được chính công ty kiểm toán vào những năm trước. KTV sẽ dựa vào hồ sơ kiểm toán, kinh nghiệm của các kỳ trước và cập nhật những thông tin về sự thay đổi của công ty diễn ra trong năm kiểm toán này như cơ cấu tổ chức, chính sách kế toán áp dụng, điều lệ công ty, để xem xét có nên tiếp tục kiểm toán hay không? Có nên thay đổi nội dung của hợp đồng kiểm toán hay không?  Tìm hiểu lý do mời kiểm toán của khách hàng Đây là cơ sở để thiết kế phương pháp kiểm toán và lựa chọn đội ngũ KTV thích hợp. các lý do kiểm toán BCTC có thể là: Đáp ứng yêu cầu công khai tài chính hàng năm. Phục vụ cho nhà quản lý doanh nghiệp. Kiểm toán để vay vốn ngân hàng hoặc đấu thầu. Kiểm toán trước khi cổ phần hóa. Kiểm toán khi giai thể, phá sản hoặc sát nhập. Kiểm toán theo yêu cầu của cấp trên hay pháp luật.  Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 200 “Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viện chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế”. Lưu ý đối với những khách hàng cũ, không nên thay đổi thường xuyên KTV vì họ đã nắm vững những nét đặc thù trong kinh doanh của từng đơn vị, có mối quan hệ với đơn vị được kiểm toán. Tuy nhiên, để đảm bảoTrường tính độc lập và tính Đại khách quanhọc thì ph Kinhải thay đổi luântế chuy Huếển KTV đối với những khách hàng đã lâu năm và quen thuộc.  Ký kết hợp đồng kiểm toán Sau khi thỏa thuận sơ bộ với khách hàng thì công ty kiểm toán và khách hàng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng kiểm toán. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán, đoạn 4 “Hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (công ty kiểm toán) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phí, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng”. Hợp đồng kiểm toán phải được lập và ký chính thức trước khi tiền hành công việc kiểm toán nhằm bảo vệ quyền lợi của khách hàng và của công ty kiểm toán. Trong trường hợp đặc biệt, có thể sử dụng văn bản cam kết thay cho hợp đồng kiểm toán. 1.4.1.2. Tìm hiểu về khách hàng Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 – Xác định đánh giá rủi ro, “ KTV phải tìm hiểu các thông tin sau: (a) Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng; (b) Đặc điểm của đơn vị, bao gồm: (i) Lĩnh vực hoạt động; (ii) Loại hình sở hữu và bộ máy quản lý; (iii) Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào các đơn vị có mục đích đặc biệt; (iv) Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị. Các thông tin này giúp KTV hiểu được các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh cần được trình bày trên BCTC của đơn vị. (c) Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có). KTV phải đánh giá các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất quán với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán mà các đơn vị trong cùng lĩnh vực hoạt động đangTrường áp dụng hay không. Đại học Kinh tế Huế (d) Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu. (e) Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị.” SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.4.1.3. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Đây là việc cần thực hiện đối với những khách hàng kiểm toán năm đầu tiên. Tuy nhiên đối với các khách hàng cũ đã có hồ sơ lưu về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ của họ từ những năm trước rồi nên chỉ cần cập nhật nếu có sự thay đổi trong hệ thống.  Tìm hiểu HTKSNB đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ KTV phải có một sự hiểu biết đầy đủ về các bộ phận hợp thành HTKSNB để phục vụ cho việc lập kế hoạch kiểm toán và xác định bản chất, thời hạn và phạm vi các cuộc khảo sát phải thực hiện. Đánh giá kiểm soát nôi bộ là thủ tục đầu tiên và rất quan trọng làm nền móng cho KTV áp dụng các thủ tục kiểm toán phù hợp trong quá trình kiểm toán. Trong quá trình soát xét HTKSNB các KTV phải đặc biệt chú ý đến: Việc soát xét các quy định, việc hướng dẫn chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các quy định Các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với các nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ từ khâu nghiên cứu yêu cầu của khách hàng; khả năng cung cấp dịch vụ của đơn vị; nội dung hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ; phương thức giao hàng, cung ứng dịch vụ; hạch toán bán hàng, cung ứng dịch vụ; quy định theo dõi công nợ; thanh toán tiền hàng, tiền công dịch vụ; Thực hiện kiểm tra mẫu (có thể chọn mẫu ngẫu nhiên) để đánh giá đúng thực trạng tình hình tuân thủ các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nghiêp vụ bán hàng. KTV thực hiện kiểm tra mẫu (có thể chọn mẫu ngẫu nhiên) một số nghiệp vụ phát sinh theo dõi từ lúc đặt hàng đến lúc thanh toán (toàn bộ chu trình) nhằm đánhTrường giá đúng thực trĐạiạng tình hìnhhọc tuân thKinhủ các thủ tụ c tếkiểm Huếsoát nội bộ đối với nghiệp vụ phát sinh doanh thu. KTV thực hiện kiểm tra đối với các thủ tục kiểm soát các nghiệp vụ phát sinh doanh thu như sau:  Kiểm tra tính liên tục của hóa đơn, đơn đặt hàng (trong một số tháng hoặc trong cả năm).  Kiểm tra việc ký duyệt đối với: Việc chấp nhận đơn đặt hàng (kể cả việc xét duyệt bán chịu) SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Lệnh giao hàng Hóa đơn GTGT Quy định giá, thay đổi giá và chiết khấu Hóa đơn hủy do hàng bị trả lại và hóa đơn giảm giá  Kiểm tra sự chính xác trong tính toán các lệnh giao hàng, hóa đơn,  Đối chiếu lệnh giao hàng với hóa đơn, đơn đặt hàng; hoặc credit notes (nếu có) với phiếu nhập hàng trả lại  Đối chiếu số liệu doanh thu với số liệu của phòng kinh doanh hoặc phòng kế hoạch.  Kiểm tra xem nghiệp vụ bất kỳ có được ghi sổ không? Có bị ghi trùng hay không?  Định kỳ có đối chiếu giữa tổng hợp với chi tiết không? Có gửi thư đối chiếu công nợ hay không?  Các khoản nợ có được phân tích thường xuyên? Khách hàng chậm thanh toán có được đòi nợ thường xuyên? Các khách hàng nợ khó đòi có được lập dự phòng không?  Đảm bảo sự phân chia nghiệp vụ giữa kế toán, thủ quỹ, thủ kho và phòng kinh doanh. Đồng thời, để tìm hiểu HTKSNB của khách hàng, KTV thường dùng bảng câu hỏi, được thiết kế dưới dạng câu trả lời “Có” hay “Không”. Ngoài ra, KTV có thể thực hiện thêm phép thử “Walk through” (thủ tục để kiểm tra chu trình nghiệp vụ của doanh nghiệp), cụ thể KTV sẽ chọn một vài nghiệp vụ và làm theo từng bước thực hiện xem có diễn ra phù hợp với bảng câu hỏi hay không.  Đánh giá rủi ro kiểm soát đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịchTrường vụ Đại học Kinh tế Huế Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ: Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và HTKSNB, KTV và công ty kiểm toán phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. Rủi ro kiểm soát của khoản mục doanh thu chính là khả năng xảy ra sai phạm trọng yếu về doanh thu mà HTKSNB của khách hàng không ngăn chặn được. Đánh SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga giá ban đầu của KTV về rủi ro kiểm soát sẽ ở mức tối đa nếu hoạt động của kiểm soát nội bộ không hiệu quả. Khi đó, KTV sẽ tiến hành thực hiện các thử nghiệm cơ bản (kiểm tra chi tiết với số dư và nghiệp vụ bán hàng). Ngược lại, nếu KTV đánh giá rủi ro kiểm soát với mức thấp hoặc trung bình thì KTV sẽ xác định các thử nghiệm kiểm soát cần thiết để thu thập những bằng chứng về sự hiện hữu tương ứng của HTKSNB. Kết quả của thử nghiệm kiểm soát là cơ sở để KTV xác định quy mô, phạm vi của thử nghiệm cơ bản. Một số công việc thường được thực hiện khi tiến hành đánh giá rủi ro kiểm soát: Xác định lại sai sót và quan hệ có thể xảy ra. Đánh giá khả năng của HTKSNB trong việc ngăn chặn, phát hiện các gian lận, sai sót trong nghiệp vụ bán hàng (tính hiện hữu của HTKSNB). Tùy thuộc mức độ rủi ro để tiến hành các thử nghiệm tuân thủ cần thiết. Tiếp theo là đánh giá xem liệu có thể hạ thấp mức đô rủi ro kiểm soát bằng các thử nghiệm tuân thủ không để thu được những bằng chứng nhằm có sự hiểu biết kỹ hơn về HTKSNB. KTV thường sử dụng một số kỹ thuật kiểm toán khi thực hiện thử nghiệm tuân thủ: Phỏng vấn nhân viên của khách hàng, đặc biệt là những người có trách nhiệm và liên quan trực tiếp đến khâu bán hàng như nghiệp vụ bán hàng, kế toán doanh thu, Kiểm tra chứng từ, sổ kế toán, báo cáo về khoản mục doanh thu. 1.4.1.4. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấpTrường dịch vụ Đại học Kinh tế Huế  Đánh giá tính trọng yếu đối với khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 định nghĩa: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính. Thông tin được coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định kinh tế của người sử dụng BCTC”. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Trong kiểm toán BCTC, việc vận dụng khái niệm trọng yếu được quy định bởi Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 – Mức trọng yếu trong lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, đó là: “Kiểm toán viên phải áp dụng khái niệm mức trọng yếu cả khi lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán, khi đánh giá ảnh hưởng của các sai sót đã phát hiện trong quá trình kiểm toán, kể cả ảnh hưởng của những sai sót chưa được điều chỉnh (nếu có) đối với báo cáo tài chính và khi hình thành ý kiến kiểm toán”. Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 320 cũng nhấn mạnh mức trọng yếu “ được xác định tùy thuộc vào tầm quan trọng và tính chất của thông tin hay sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể”. Chuẩn mực này cũng yêu cầu mức trọng yếu được xác lập gồm mức trọng yếu tổng thể của BCTC và mức trọng yếu thực hiện. Ngoài ra, theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 450 – Đánh giá các sai sót phát hiện trong quá trình kiểm toán, KTV cũng cần xác định ngưỡng sai sót không đáng kể. Sau đây là khái niệm và cách thức xác định từng chỉ tiêu trên:  Mức trọng yếu tổng thể của BCTC(PM) là mức trọng yếu mà KTV xác định ở mức độ toàn bộ BCTC, có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng BCTC. Mức trọng yếu này là cơ sở để KTV kết luận rằng BCTC có trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. Nó thường được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm dựa trên một số tiêu chí nhất định, đó là: Các chỉ tiêu được sử dụng thường là các yếu tố hoặc các khoản mục của BCTC như tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu. Việc lựa chọn tiêu chí tùy thuộc vào nhiều vấn đề như sự quan tâm của người sử dụng BCTC, đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và tính chất ổn định của khoản mục được chọn. Đối với khoản mục doanh thu thì mức ước lượng thông thường là vào khoảng 0.5% – 3% tổng doanh thu tùy theo từng loại hình doanh nghiệp. Trường Tỷ lệ phần trăm Đạiđược xác họcđịnh trên sKinhự xét đoán củtếa KTV Huế và nó phụ thuộc vào đặc điểm của tiêu chí được chọn. Ví dụ, mức trọng yếu được xác định trên cơ sở lợi nhuận sẽ dùng tỷ lệ phần trăm cao hơn so với mức trọng yếu tính trên doanh thu.  Mức trọng yếu thực hiện (MP) là một mức giá trị hoặc các mức giá trị do KTV xác định thấp hơn mức trọng yếu tổng thể BCTC, được sử dụng trong việc lập kế hoạch hay đánh giá kết quả kiểm toán trong các thử nghiệm cụ thể. Việc xác lập mức trọng yếu thấp hơn này nhằm ngăn chặn những sai sót nhỏ khác khi tổng hợp lại có thể SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga làm cho tổng thể bị sai sót trọng yếu. Việc thiết lập mức trọng yếu thực hiện dựa trên xét đoán cụ thể của KTV. Họ sẽ dựa trên hiểu biết của mình về đơn vị được kiểm toán, có cập nhật những thay đổi trong quá trình thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro, và bản chất, phạm vi của những sai sót trong kỳ hiện tại, thường có tỷ lệ 50% – 70% mức trọng yếu tổng thể.  Ngưỡng sai sót không đáng kể: Đây không phải là mức trọng yếu nhưng việc xác định ngưỡng này giúp KTV loại bỏ những sai sót quá nhỏ mà ngay cả khi tổng hợp lại cũng không đủ gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. Các sai sót dưới ngưỡng sai sót không đáng kể không cần tổng hợp lại khi trao đổi với đơn vị và quyết định ý kiến kiểm toán. Ngưỡng sai sót không đáng kể chủ yếu được sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, tuy nhiên nó cũng được xác định cùng lúc với xác định mức trọng yếu. Thường ngưỡng này bằng một tỷ lệ phần trăm khá nhỏ của mức trọng yếu thực hiện. Thường có tỷ lệ 0% – 4% mức trọng yếu thực hiện. Việc thiết lập mức trọng yếu được tiến hành trong giai đoạn lập kế hoạch nhằm giúp KTV: xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro; nhận biết và đánh giá các rủi ro có sai sót trọng yếu; xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo.  Đánh giá rủi ro kiểm toán trong kiểm toán khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400, các thuật ngữ được định nghĩa như sau: Rủi ro kiểm toán – AR : Là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm ba bộ phận: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiệTrườngn. Đại học Kinh tế Huế Đánh giá rủi ro kiểm toán: Là việc KTV và công ty kiểm toán xác định mức độ rủi ro kiểm toán có thể xảy ra là cao hay thấp, bao gồm đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện. Rủi ro kiểm toán được xác định trước khi lập kế hoạch và trước khi thực hiện kiểm toán. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Rủi ro tiềm tàng – IR: Là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có HTKSNB. Rủi ro kiểm soát – CR: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống kế toán và HTKSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Rủi ro phát hiện – DR: Là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà trong quá trình kiểm toán KTV và công ty kiểm toán không phát hiện được. Xây dựng mô hình tính rủi ro kiểm toán cho khoản mục Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dựa trên công thức: AR = IR x CR x DR Hay DR = AR / (CRxIR) Trong đó: IR (Inherent Rick): Rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục doanh thu là sai sót trọng yếu trong khoản mục này mà chưa tính đến bất kỳ hoạt động kiểm toán và kiểm soát nội bộ đối với khoản mục doanh thu. Tùy vào đặc thù của ngành nghề kinh doanh và quy mô hoạt động kinh doanh của từng doanh nghiệp thì sẽ có những rủi ro khác nhau. CR (Control Rick): Rủi ro kiểm soát đối với khoản mục doanh thu là sai sót trọng yếu còn tồn tại trong khoản mục này mà hệ thống kiểm soát khách hàng không phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Chẳng hạn như những sai sót trong khâu bán hàng, sai phạm trong ghi nhận doanh thu (bỏ sót không ghi nhận những khoản doanh thu phát sinh trongTrường kỳ, ghi nhận doanh Đại thu sai niênhọc độ k ế Kinhtoán, ). tế Huế DR (Detection Rick): Rủi ro phát hiện đối với khoản mục doanh thu là sai sót trọng yếu mà KTV không xác định được khi kiểm khoản mục này. AR (Audit Rick): Rủi ro kiểm toán đối với khoản mục doanh thu là rủi ro mà KTV có thể mắc phải khi đưa ra nhận xét không xác đáng về các thông tin tài chính. Khi những sai sót trọng yếu đối với doanh thu còn tồn tại trên BCTC mà KTV không phát hiện ra sẽ dẫn đến những kết luận mà KTV đưa ra không chính xác. Ma trận rủi ro phát hiện được thể hiện vào bảng dưới đây: SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 1.2. Ma trận rủi ro phát hiện Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của Cao Tối thiểu Thấp Trung bình KTV về rủi ro Trung bình Thấp Trung bình Cao tiềm tàng Thấp Trung bình Cao Tối đa (Trích nguồn: Phụ lục Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400) 1.4.1.5. Xây dựng kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán Báo cáo tài chính, đoạn 07: “KTV phải xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể giúp xác định phạm vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để làm cơ sở lập kế hoạch kiểm toán”. Kế hoạch kiểm toán tổng quát thường có những nội dung sau: Tình hình kinh doanh của khách hàng Những rủi ro kinh doanh khách hàng thường gặp Những mục tiêu kiểm toán trọng tâm Những vấn đề kiểm toán rút ra từ những hợp đồng trước đó Đánh giá sơ bộ hệ thống kiểm soát nội bộ Chính sách kế toán của khách hàng Những thay đổi về luật định ảnh hưởng đến báo cáo tài chính Khả năng hoạt động liên tục của khách hàng Nhân viên kiểm toán và chuyên gia TheoTrường đoạn 06 của Chu Đạiẩn mực Kihọcểm toán ViKinhệt Nam số 300tế – HuếLập kế hoạch kiểm toán: “Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vị các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành”. Xây dựng một chương trình kiểm toán phù SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga hợp sẽ giúp KTV có thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán với chi phí và thời gian kiểm toán hợp lý. Chương trình kiểm toán được thiết kế thành ba phần:  Thử nghiệm kiểm soát: Được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện, sửa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu và thường được áp dụng khi rủi ro kiểm soát được đánh giá thấp hoặc trung bình. Các thử nghiệm thường được sử dụng là: Phỏng vấn: KTV đặt câu hỏi cho nhân viên của đơn vị được kiểm toán liên quan đến các thủ tục kiểm soát. Quan sát: KTV quan sát nhân viên của đơn vị thực hiện các nhiệm vụ thường lệ của mình để xem họ có tuân thủ các kiểm soát được thiết kế không. Kiểm tra tài liệu: KTV kiểm tra chứng từ để xem xét các dấu vết kiểm soát còn lưu trên chứng từ đó có phù hợp với thủ tục đã thiết kế không. Thực hiện lại: KTV thực hiện lại một cách độc lập các thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thực hiện trước đó.  Thủ tục phân tích: Được thực hiện để đánh giá thông tin tài chính qua việc phân tích các mối quan hệ hợp lý giữa các dữ liệu tài chính với nhau và giữa dữ liệu tài chính và dữ liệu phi tài chính. Thủ tục này gồm việc điều tra các biến động hoặc các mối quan hệ không nhất quán với các thông tin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch đáng kể so với các giá trị dự tính.  Thử nghiệm chi tiết: Đây là việc kiểm tra trực tiếp đối với các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh, và thường được thực hiện qua các cách sau: Kiểm tra nghiệp vụ: KTV tiến hành kiểm tra chi tiết một số hay toàn bộ nghiệp vụ phát sinh để xem xét về mức độ trung thực của khoản mục. TrườngKiểm tra số dư: ki ểĐạim tra để đánhhọc giá vềKinh mức độ trung tế th ựHuếc của số dư các tài khoản có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Kiểm tra thuyết minh: KTV cần phải kiểm tra tính đầy đủ và đúng đắn của các thuyết minh trên BCTC theo yêu cầu của các chuẩn mực và chế độ kế toán. KTV thường thực hiện phối hợp giữa thử nghiệm cơ bản và thủ tục phân tích để công việc kiểm toán đạt được hiệu quả cao hơn. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 1.4.2. Thực hiện kiểm toán Các KTV sẽ sử dụng các phương pháp, kỹ thuật thích hợp với từng đối tượng cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Thực chất của quá trình này là việc triển khai các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra ý kiến xác thực về tính trung thực và hợp lý của các thông tin trên BCTC dựa vào các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, có giá trị. Đây là giai đoạn các KTV thực hiện các thủ tục kiểm soát, thủ tục phân tích và thủ tục kiểm tra chi tiết. Mục tiêu của giai đoạn này là đảm bảo các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ; được phân loại và trình bày phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. 1.4.2.1. Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ KTV có thể thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát sau:  Chọn mẫu từ các hóa đơn phát hành trong kỳ để: Đối chiếu với đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, chứng từ chuyển hàng về chủng loại, quy cách, số lượng, giá cả, chữ ký, nhằm thu thập bằng chứng rằng hóa đơn được lập trên cơ sở các nghiệp vụ bán hàng thực sự xảy ra và quy trình thực hiện nghiệp vụ đã tuân thủ đúng các quy định của đơn vị. Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem việc bán chịu có được phê duyệt không. Xem xét số tổng cộng của từng loại hàng, tổng cộng từng loại hóa đơn, so sánh giá trên hóa đơn với bảng giá được duyệt tại mỗi thời điểm. KTV cần tìm hiểu chính sách bán hàng hưởng chiết khấu của đơn vị và kiểm tra xem Trườngđơn vị có thực hiệ n Đạiđúng như họcchính sách Kinh đã đặt ra hay tế không Huế.  Xem xét sự xét duyệt và ghi chép về hàng bán bị trả lại, hay bị hư hỏng. Để kiểm tra sự hiện hữu cũng như sự hữu hiệu của thủ tục kiểm soát trên, KTV có thể chọn mẫu chứng từ liên quan (chứng từ nhận hàng bị trả lại) để kiểm tra chữ ký xét duyệt của người có thẩm quyền và đối chiếu quy trình thực tế với quy định của đơn vị. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Kiểm tra số thứ tự của các đơn đặt hàng, chứng từ chuyển hàng và hóa đơn bán hàng, tiến hành đối chiếu với các sổ sách liên quan. Thử nghiệm này nhằm đảm bảo các nghiệp vụ bán hàng đều được ghi chép đầy đủ vào sổ sách. 1.4.2.2. Thử nghiệm cơ bản  Thủ tục chung Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng. Lập Bảng số liệu tổng hợp có so sánh với số năm trước. Đối chiếu các số liệu trên Bảng số liệu tổng hợp với Bảng CĐPS, Số cái, sổ chi tiết và giấy tờ làm việc của kiểm toán năm trước (nếu có).  Thủ tục phân tích Để kiểm tra tính hợp lý chung của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, KTV có thể sử dụng một số thủ tục phân tích sau đây: Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc, và xem xét các trường hợp tăng hay giảm bất thường. So sánh doanh thu của kỳ này với kỳ trước theo từng tháng. Các biến động bất thường cần được giải thích nguyên nhân. Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước. Phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng. Mục tiêu của KTV khi thực hiện các thủ tục kiểm toán trên là để đảm bảo cơ sở dẫn liệu phát sinh và đầy đủ.  Kiểm tra chi tiết Bảng dưới đây thể hiện các mục tiêu kiểm toán mà KTV cần đạt được khi tiến hành cácTrường thủ tục kiểm toán. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Bảng 1.3. Mục tiêu kiểm toán và thủ tục kiểm toán Thử nghiệm Mục tiêu Thủ tục kiểm toán kiểm toán kiểm toán Kiểm tra chi - Kiểm tra chứng từ gốc của các khoản doanh thu Phát sinh tiết bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi chép. - Kiểm tra việc khóa sổ nghiệp vụ bán hàng và cung Phát sinh, cấp dịch vụ. Đầy đủ - Kiểm tra việc tổng hợp, chuyển sổ doanh thu bán Ghi chép hàng và cung cấp dịch vụ. chính xác - Kiểm tra việc tính giá, phân bổ và ghi nhận các Đánh giá và khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Phân bổ - Kiểm tra sự phân loại doanh thu và việc công bố Trình bày và các thuyết mình cần thiết. Thuyết minh  Kiểm tra chứng từ gốc của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được ghi chép Mục tiêu thử nghiệm này là để phát hiện các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không xảy ra nhưng lại được ghi trên sổ nhật ký bán hàng. KTV có thể đạt được mục tiêu này bằng các thủ tục sau: Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên Nhật ký bán hàng với các chứng từ gốc liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng hoặc phiếu xuất kho, vận đơn, hóa đơn, Còn đối với doanh thu cung cấp dịch vụ, các Trườngchứng từ gốc chứng Đại minh cho họcnghiệp v ụ Kinhphát sinh rấ t đatế dạ ngHuế vì phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng đơn vị. Trong trường hợp này, KTV căn cứ vào hiểu biết của mình về HTKSNB để lựa chọn thủ tục kiểm toán phù hợp. Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền, đối với các khoản đã được thanh toán, đó là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng đã thực sự xảy ra. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ Việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ không đúng niên độ sẽ dẫn đến những sai sót trong doanh thu và lợi nhuận. Vì thế cần thử nghiệm này để phát hiện các nghiệp vụ phát sinh của niên độ này có bị ghi sang niên độ sau hay không và ngược lại các nghiệp vụ phát sinh của niên độ này có bị ghi vào niên độ trước hay không. KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khóa sổ để kiểm tra chứng từ gốc, so sánh giữa ngày ghi trên vận đơn với ngày ghi trên hóa đơn, Nhật ký bán hàng và các sổ chi tiết. Ngoài ra, KTV cần thực hiện các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện các nghiệp vụ bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không được ghi trên sổ kế toán. Chẳng hạn, KTV sẽ xuất phát từ những chứng từ gốc để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ trên Nhật ký bán hàng. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại chứng từ gốc nào thì cần dựa trên đặc điểm kiểm soát nội bộ của đơn vị trong nghiệp vụ bán hàng; thông thường nên chọn loại chứng từ được lập ra cho mọi nghiệp vụ bán hàng. Ví dụ các vận đơn. Trong trường hợp, công ty không sử dụng vận đơn, KTV có thể tìm kiếm các tài liệu khác như thẻ kho, sổ theo dõi xuất hàng ở bộ phận bảo vệ, và dựa vào đó để xác định.  Kiểm tra việc tổng hợp, chuyển sổ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong doanh nghiệp có thể phát sinh nhiều khoản và nhiều loại doanh thu khác nhau nên KTV cần kiểm tra xem đơn vị đã tổng hợp và chuyển sổ có chính xác về mặt số học hay không, bằng cách yêu cầu đơn vị cung cấp bảng kê chi tiết doanh thu và đối chiếu với số phát sinh trên sổ cái tài khoản doanh thu cũng như giữa sổ cái và số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh.  TrườngKiểm tra việc tính giáĐại phân bhọcổ và ghi nhKinhận các khoả ntế doanh Huế thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam 14 quy định: “Doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hay sẽ thu được”. Đối với những hoạt động bán hàng hoặc cung cấp bình thường, doanh thu được ghi nhận theo số trên hóa đơn. Ngoài ra, có một số hoạt động kinh doanh, doanh thu cần được xác định dựa trên những quy định khác của chuẩn mực và chế độ kế toán. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Đối với các hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ thông thường, mục đích của thử nghiệm nhằm bảo đảm các nghiệp vụ này được tính giá đúng. Thông thường, KTV cần kiểm tra những nội dung sau đây của hóa đơn: So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng, để xác định về chủng loại và số lượng hàng hóa tiêu thụ. Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng, để xác định đơn giá của hàng hóa tiêu thụ. Rà soát lại các khoản chiết khấu, giảm giá để xem có phù hợp với chính sách bán hàng của đơn vị hay không. Kiểm tra việc tính toán trên hóa đơn. Đối với các trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về tiền Việt Nam. Ngoài ra, KTV cần tìm hiểu việc ghi nhận và phân bổ doanh thu xem có phù hợp với các điều kiện đã được quy định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không. Chẳng hạn, đối với doanh thu bán hàng, KTV cần xem xét phần lớn lợi ích, rủi ro gắn với quyền sở hữu đã được chuyển giao cho bên mua hay chưa; bên bán đã chuyển giao quyền quản lý hay chưa; số tiền doanh thu đã được xác định tương đối chắc chắn và đơn vị đã hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế trong tương lai hay không; đơn vị có xác định được những chi phí có liên quan đến giao dịch bán hàng hay chưa. Bên cạnh đó, có một số hoạt động kinh doanh, doanh thu được ghi nhận theo quy định riêng của chuẩn mực và chế độ kế toán. Vì thế, KTV phải xem xét giá trị doanh thu được ghi nhận có phù hợp với các quy định này hay không. Dưới đây là một số ví dụ minh họa: Trong hoạt động bán hàng trả chậm, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ baoTrường gồm giá trị hiệ n Đạitại của các học khoản ti ềKinhn sẽ thu. Ph ầntế chênh Huế lệch sẽ được ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính. Trong hoạt động trao đổi tài sản không tương tự, doanh thu được xác định theo giá trị hợp lý của tài sản nhận về sau khi điều chỉnh các khoản tiền (hoặc tương đương tiền) trả thêm hoặc nhận thêm. Nếu không xác định được giá trị hợp lý của tài sản nhận về, đơn vị có thể dùng giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi để điều chỉnh khoản tiền (hoặc tương đương tiền) trả thêm hoặc nhận bù. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Đối với hoạt động cung cấp dịch vụ có liên quan đến nhiều niên độ, doanh thu được ghi nhận theo phương pháp tỷ lệ hoàn thành. Theo đó, doanh thu được ghi nhận vào kỳ kế toán theo tỷ lệ phần trăm công việc hoàn thành. Trong những trường hợp trên, KTV bắt đầu bằng việc phỏng vấn đơn vị về phương pháp kế toán sử dụng, xem xét sự phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và tính nhất quán.  Kiểm tra việc phân loại doanh thu và việc công bố các thuyết minh cần thiết Thử nghiệm này nhằm tránh những trường hợp không phân loại đúng nên dẫn đến việc ghi chép, hay trình bày sai về doanh thu trên thuyết minh. Cụ thể, KTV sẽ xem xét về sự phân biệt giữa: Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay. Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và các khoản doanh thu hoạt động tài chính như các khoản lãi phát sinh do bán trả góp, Các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau (thuế GTGT, thuế TTĐB, ), có thuế suất khác nhau, hoặc khác nhau về cơ sở xác định doanh thu chịu thuế. Loại sai phạm này sẽ dẫn đến việc tính thuế không đúng, ví dụ như:  Giữa hàng do đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị mua về để bán.  Giữa hàng do đơn vị sản xuất và hàng do đơn vị nhận để gia công.  Giữa hàng đơn vị mua về để bán và hàng do đơn vị làm đại lý tiêu thụ. Từ đó, KTV kiểm tra việc công bố trên thuyết minh doanh thu bán hàng có thật, thuộc về đơn vị, đầy đủ, chính xác về số tiền, diễn đạt dễ hiểu và phân loại đúng hay không. 1.4.3. KTrườngết thúc kiểm toán Đại học Kinh tế Huế Để hoàn thành cuộc kiểm toán, KTV cần phải xem xét một số vấn đề sau:  Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ Các cuộc kiểm toán được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế toán. Do đó trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ kế toán đến khi hoàn thành Báo cáo kiểm toán có thể xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp, KTV cần phải có trách nhiệm xem xét, thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga việc liệu các sự kiện phát sinh từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán đến ngày lập báo cáo kiểm toán cần được điều chỉnh hoặc thuyết minh trong BCTC, đã được phản ánh phù hợp trong BCTC theo khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng hay chưa. Ngoài ra, KTV cần đưa ra các biện pháp xử lý một cách thích hợp đối với những sự việc mà KTV biết được sau ngày lập báo cáo kiểm toán, mà nếu các sự việc này được biết đến tại ngày lập báo cáo kiểm toán thì có thể làm cho KTV phải thay đổi ý kiến.  Đánh giá và tổng hợp kết quả kiểm toán Dựa vào những công việc, thủ tục kiểm toán đã thực hiện KTV tiến hành tổng hợp, xem xét và đưa ra ý kiến cuối cùng, trong trường hợp cần thiết KTV cần tham khảo ý kiến của trưởng đoàn và nhóm kiểm toán để đưa ra ý kiến phù hợp. Giấy làm việc được chuyển đến cho trưởng đoàn kiểm toán xét duyệt và đưa ra ý kiến cuối cùng trước khi đưa lên báo cáo kiểm toán. Ý kiến của KTV phải nêu lên được các mục tiêu kiểm toán của khoản mục doanh thu có thỏa mãn hay không, doanh thu trên BCTC có được trình bày một cách trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không. KTV cũng nêu ra các giới hạn phạm vi kiểm toán và các yếu tố có tính chất tùy thuộc có thể ảnh hưởng đến kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu và ảnh hưởng tới kết quả kiểm toán BCTC (Khi doanh thu là khoản mục trọng yếu). Các yếu tố giới hạn phạm vi kiểm toán khoản mục doanh thu có thể là do KTV không thực hiện kiểm toán toàn bộ khoản mục này, nhưng đã thưc hiện các thủ tục để đảm bảo cho kết quả kiểm toán. Hoặc cũng có thể là do khách hàng không thể hoặc cố ý không cung cấp đầy đủ chứng từ, sổ sách và tài liệu có liên quan đến doanh thu. Các yếu tố tùy thuộc với khoản mục doanh thu là yếu tố liên quan đến giá bán của hàng hóa tiêu thụ, đó là khi giá bán có sự biến động mạnh trong năm tài chính tiếp theo. Biến động này nằm ngoài khả năng kiểm soát của đơn vị và KTV (do thị trường biến động,Trường do chính sách kinhĐại tế, ) họclàm ảnh hưKinhởng đến doanh tế thu Huế của đơn vị trong năm tài chính tiếp theo. Nói chung, mức độ ảnh hưởng của kết quả kiểm toán khoản mục doanh thu đến kết quả kiểm toán BCTC là khác nhau ở mỗi cuộc kiểm toán. Nhưng khi doanh thu có ảnh hưởng trọng yếu lên BCTC thì ý kiến của KTV tùy thuộc vào kết quả kiểm toán của khoản mục này sẽ là ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần, trái ngược hay từ chối đưa ra ý kiến. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Ý kiến chấp nhận toàn phần: được trình bày trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của đơn vị, kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ của đơn vị được kiểm toán, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Ý kiến chấp nhận toàn phần không có nghĩa là BCTC được kiểm toán hoàn toàn đúng, mà vẫn có thể có sai phạm nhưng sai phạm đó không trọng yếu. Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 705 – Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần có 3 dạng: 1. Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Là ý kiến được đưa ra khi: Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan toả đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC. 2. Ý kiến kiểm toán trái ngược: KTV phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với BCTC. 3. Từ chối đưa ra ý kiến: KTV phải từ chối đưa ra ý kiến khi KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với váo BCTC. TrườngKhi ý kiến kiểm toán Đại không phhọcải là ý ki ếKinhn chấp nhận toàntế phHuếần, trong Báo cáo kiểm toán cần trình bày rõ các nguyên nhân, cơ sở dẫn đến việc đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần. Trong trường hơp, Báo cáo kiểm toán cũng có thể đưa ra các kiến nghị để khắc phục sai sót và các tồn tại của HTKSNB bằng cách phát hành Thư quản lý. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Tóm tắt chƣơng 1 Chương 1 trình bày cho người đọc có được cái nhìn tổng quát về Kiểm toán BCTC, biết được cơ bản về Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, về quy trình kiểm toán khoản mục này trong kiểm toán BCTC. Tất cả những kiến thức được trình bày ở chương 1 này, sẽ giúp người đọc có thể hiểu và tiếp cận tốt hơn ở những chương tiếp theo. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC 2.1. Khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC 2.1.1. Giới thiệu khái quát về công ty AAC Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Tên tiếng Anh: Auditing and Acounting Co.Ltd (AAC) Tên viết tắt: AAC Logo Công ty:  Trụ sở chính: Lô 78-80, Đường 30 tháng 4, TP. Đà Nẵng Tel: +84 511 3655 886 Fax: +84 511 3655 887 Email: aac@dng.vnn.vn Website: www.aac.com.vn  Chi nhánh tại TP.HCM 47-49 Hoàng Sa (Tầng 4, Tòa nhà Hoàng Đan), Quận 1, TP. Hồ Chí Minh Tel: +84.28.39102235 Fax: +84.28.39102349 TrườngEmail: aac.hcm@aac.com.vn Đại học Kinh tế Huế  Chi nhánh tại Hà Nội Tầng 6 Tòa nhà Việt Á, Số 9 Duy Tân, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội Tel: +84.2432242403 ;+84.2466666369 Fax: +84.432242402 Email: aac.hn@aac.com.vn SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (thành viên của PrimeGlobal) trước đây là một trong năm Công ty kiểm toán trực thuộc Bộ Tài chính, được thành lập từ năm 1993 và tái cơ cấu vào năm 1995, là một số ít các Công ty kiểm toán đầu tiên ra đời và hoạt động tại Việt Nam. Đến tháng 5 năm 2007, AAC chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính thành Công ty trách nhiệm hữu hạn và lấy tên là Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC Việt Nam. Tháng 9 năm 2008, AAC trở thành thành viên của tổ chức kiểm toán quốc tế PrimeGlobal – một trong số ít các tổ chức kiểm toán hàng đầu thế giới, có trụ sở chính tại Hoa Kỳ. Hiện nay, AAC có văn phòng chính tại Thành phố Đà Nẵng, chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, chi nhánh tại Hà Nội và có văn phòng đại diện tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Đội ngũ AAC có hơn 170 nhân viên chuyên nghiệp. Trong đó có 27% là KTV cấp quốc gia (CPA), 10% có bằng quốc tế về kế toán, kiểm toán, luật và trên đại học. Theo công bố của VACPA từ năm 2009 đến nay, AAC luôn nằm trong nhóm 7 công ty kiểm toán có số lượng kiểm toán viên cấp quốc gia đông đảo nhất tính trên hơn 170 công ty kiểm toán và tư vấn đang hoạt động tại Việt Nam. AAC cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyên ngành về kiểm toán, định giá, tư vấn thuế, tư vấn tài chính – kế toán và đào tạo. AAC được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện như: Kiểm toán các tổ chức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán, các công ty đại chúng, các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoản, Hiện tại, AAC đang thực hiện cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hơn 1000 khách hàng trên toàn quốc. Khách hàng của AAC là các doanh nghiệp và tổ chức thuộc mTrườngọi thành phần kinh tĐạiế trong c ả họcnước. Kinh tế Huế 2.1.3. Phương châm và mục tiêu hoạt động AAC hoạt động theo phương châm: “Chất lượng trong từng dịch vụ”, và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng. Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AAC hiểu rằng: Lợi ích và niềm tin của khách hàng là thước đo của chất lượng dịch vụ. Trong suốt quá trình hình thành và SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga phát triển, đội ngũ cán bộ và nhân viên của AAC luôn phấn đấu không ngừng trong việc cải thiện và nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lợi ích của khách hàng. Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát triển và ngăn ngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. AAC thực hiện kiểm toán theo nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam. 2.1.4. Các dịch vụ cung cấp 2.1.4.1. Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo Cung cấp các dịch vụ kiểm toán độc lập luôn là thế mạnh của AAC, các dịch vụ chuyên ngành của AAC bao gồm: Kiểm toán báo cáo tài chính Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế Kiểm toán hoạt động Kiểm toán tuân thủ Kiểm toán nội bộ Kiểm toán thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước Các dịch vụ khác về kiểm toán 2.1.4.2. Dịch vụ tư vấn thuế Với đội ngũ chuyên gia tư vấn thuế được đào tạo bài bản và giàu kinh nghiệm, AAC cung cấp những dịch vụ về thuế sau: Tư vấn thuế trọn gói Soát xét và đánh giá việc tuân thủ nghĩa vụ thuế TrườngTư vấn kê khai và quyĐạiết toán thuhọcế Kinh tế Huế Tư vấn thực hiện các quy định về tránh đánh thuế hai lần Lập kế hoạch và cấu trúc thuế Tư vấn về các ảnh hưởng về thuế đối với các hợp đồng tương lai, các quyết định tài chính Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế Các dịch vụ tư vấn khác về thuế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.4.3. Dịch vụ tư vấn kế toán Ghi chép và giữ sổ kế toán Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán Tư vấn lập Báo cáo tài chính Tư vấn chuyển đổi Báo cáo tài chính theo IAS, IFRS Tư vấn lựa chọn phương pháp kế toán và hoàn thiện hệ thống kế toán Các dịch vụ khác về kế toán 2.1.4.4. Dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp Tư vấn thiết lập cơ chế tài chính nội bộ Dịch vụ định giá tài sản, xác định giá trị doanh nghiệp Soát xét các báo cáo tài chính cho mục đích mua bán – sáp nhập Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài phán Tư vấn thủ tục mua bán, giải thể doanh nghiệp Các dịch vụ tư vấn tài chính đầu tư khác 2.1.4.5. Dịch vụ đào tạo và tuyển dụng Đào tạo, bồi dưỡng kế toán trưởng Đào tạo kiểm toán viên nội bộ Cập nhật kiến thức tài chính, kế toán, kiểm toán Đào tạo kỹ năng thực hành kế toán Các khóa học về thuế Hỗ trợ tuyển dụng, tổ chức thi tuyển về kế toán viên, kiểm toán viên nội bộ Dịch vụ đăng ký giấy phép lao động và tiền lương TrườngCác dịch vụ đào tạ oĐại khác theo học yêu cầu Kinh tế Huế 2.1.5. Bộ máy tổ chức của Công ty SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.5.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM ĐỐC P. TỔNG GIÁM P. TỔNG GIÁM ĐỐC BCTC ĐỐC BCTC Phụ trách kỹ thuật kiểm toán ĐỐC XDCB ĐỐC XDCB BCTC KHỐI XDCB THƯ KÝ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TƯ VẤN TÀI CHÍNH ĐÀO TẠO GIÁM ĐỐC KHỐI P1 P2 P3 P4 P5 Chi nhánh BAN KIỂM SOÁT CHẤT P1 P2 P3 LƯỢNG KIỂM TOÁN Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến TrườngSơ đồ 2.1 Sơ đồ Đạibộ máy tổ học chức của Kinh công ty AAC tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga 2.1.5.2. Chức năng nhiệm vụ  Tổng giám đốc Là người đại diện toàn quyền của Công ty, chịu trách nhiệm trước Bộ Tài chính và trước Pháp luật về toàn bộ hoạt động của Công ty: Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán; giải đáp các thắc mắc về kế toán và kiểm toán có tầm quan trọng cao; đánh giá các công việc kiểm toán đã thực hiện; ký Báo cáo kiểm toán và Thư quản lý; duy trì mối quan hệ với các cán bộ cao cấp của Công ty.  Phó tổng giám đốc Được Tổng giám đốc phân công và ủy quyền giải quyết những công việc cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân lực, hành chính, khách hàng và nghiệp vụ. Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và Pháp luật Nhà nước về những vấn đề được phân công và ủy quyền.  Giám đốc các khối Phụ trách chuyên môn nghiệp vụ, nhân sự, hành chính, tổ chức phối hợp công việc giữa các nhóm làm việc trên hai lĩnh vực hoạt động Xây dựng cơ bản và BCTC.  Kế toán trưởng Kế toán trưởng có nhiệm vụ giúp Giám đốc công ty tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm soát nội bộ, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như: Lập BCTC, công khai số liệu tài chính, tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hồ sơ kế toán theo đặc điểm kinh doanh của công ty.  Trưởng, phó phòng Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc và đóng vai trò quan trọng trongTrường lĩnh vực hoạt đĐạiộng của cônghọc ty. Trư Kinhởng phòng gitếữ vai Huế trò lãnh đạo trong ban quản lý của công ty, họ có chức năng như một cầu nối giữa Tổng Giám đốc, ban quản lý và các nhân viên trong Công ty, chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến nhân sự, đảm nhận các vấn đề về công việc hành chính. Phó phòng là người tham mưu trực tiếp cho trưởng phòng, thay mặt trưởng phòng điều hành toàn bộ công việc trong thời gian trưởng phòng đi vắng và thực hiện các công việc do trưởng phòng ủy quyền. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga  KTV chính Giám sát công việc của các trợ lý. Báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán. Xem xét giấy tờ làm việc sơ bộ, hỗ trợ đào tạo nhân viên, sắp xếp nhân sự cho các cuộc kiểm toán. Được ký vào các Báo cáo kiểm toán theo sự phân công của trưởng phòng.  Trợ lý KTV Là những người tham gia thực hiện công tác kiểm toán nhưng chưa được Nhà nước công nhận trúng tuyển kỳ thi KTV cấp Quốc gia. Chịu trách nhiệm trước KTV hoặc người quản lý công việc về tất cả những vấn đề liên quan đến việc thực hiện công việc. Tùy vào năng lực thâm niên công tác mà trợ lý KTV chia làm ba cấp: Cấp 1, cấp 2 và cấp 3. 2.1.6. Khái quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện Hiện tại AAC đang áp dụng chương trình kiểm toán mẫu do Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) gợi ý. Tùy theo từng loại hình kinh doanh của khách hàng, phạm vi, mức độ rủi ro của cuộc kiểm toán AAC sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Chương trình kiểm toán mẫu được các chuyên gia về kiểm toán hàng đầu Việt Nam và cả các chuyên gia quốc tế hợp tác xây dựng. Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được soạn lập trên cơ sở tuân thủ những Chuẩn mực kiểm toán, Quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành, đồng thời có sự so sánh đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Thông lệ được chấp nhận chung của Quốc tế. Quy trình này cho phép KTV AAC lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách khoa học và hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu đề ra cho mỗi cuộc kiểm toán. Quy trình của cuộTrườngc kiểm toán được minh Đại họa trong học sơ đồ sau:Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Sơ đồ 2.2 Chu trình kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC (Nguồn tài liệu của công ty TNHH Kiểm toán và kế toán AAC) 2.1.6.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán Mục tiêu của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là giúp KTV xác định vùng rủi ro cao, thông qua đó thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp, việc lập kế hoạch kiểm toán do một KTV giàu kinh nghiệm thực hiện dựa trên quy mô khách hàng và phân công nhân sựTrường. Quy trình lập kế ho Đạiạch kiểm họctoán bao gKinhồm các bước côngtế viHuếệc sau: Xem xét khả năng chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng:  Đối với khách hàng mới: Đòi hỏi KTV phải xem xét kỹ lưỡng, công việc của KTV là tìm hiểu lý do mời kiểm toán của đơn vị, lý do thay đổi công ty kiểm toán (nếu có), tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ.  Đối với khách hàng cũ: Khi có yêu cầu tiếp tụ kiểm toán từ đơn vị, KTV sẽ dựa vào hồ sơ làm việc của những năm trước, bản đánh giá khách hàng hàng năm để xem xét việc có chấp nhận kiểm toán hay không. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga Lựa chọn nhóm kiểm toán: KTV cần phải lựa chọn các KTV có chuyên môn phù hợp sẽ tham gia kiểm toán cho khách hàng, sau khi đã chọn xong KTV cần phải đánh giá tính độc lập của các thành viên sẽ tham gia nhóm kiểm toán. Lập hợp đồng kiểm toán: Khi đã quyết định chấp nhận khách hàng và xem xét các vấn đề liên quan, Ban Giám đốc sẽ ký hợp đồng kiểm toán với khách hàng. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động: Mục tiêu của bước công việc này nhằm giúp cho KTV xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, từ đó đưa ra cơ sở cho việc thiết kế các thủ tục kiểm toán cho rủi ro sai sót trọng yếu đã đánh giá. Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng: KTV xác định và đánh giá chính sách kế toán áp dụng cho các giao dịch của chu trình kinh doanh quan trọng; đánh giá việc thiết kế và thực hiên các thủ tục kiểm soát của các chu trình kinh doanh quan trọng này và cuối cùng KTV xem xét có nên áp dụng thử nghiệm kiểm soát cho các chu trình này hay không. Phân tích sơ bộ BCTC: Nhằm giúp KTV xác định các hệ số tài chính bất thường, các giao dịch và khoản mục bất thường đồng thời khoanh vùng có nguy cơ sai sót trọng yếu. Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận: Xác định hệ thống KSNB có kiểm soát hiệu quả và xử lý thông tin có tin cậy không và xác định rủi ro gian lận. Xác định mức trọng yếu, phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu: Xác định mức trọng yếu, phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu áp dụng cho cuộc kiểm toán làm cơ sở cho việc thiết lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán: Sau khi thực hiện tất cả các bước công việc trên, KTV tiếTrườngn hành tổng hợp t ấtĐại cả các v ấhọcn đề cần lưuKinh ý trước khi tế thự c Huếhiện kiểm toán, và đây cũng là công cụ để giao tiếp hiệu quả giữa thành viên Ban Giám đốc và thành viên nhóm kiểm toán. 2.1.6.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, KTV tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc ra kết luận kiểm toán. Để đưa ra được kết luận kiểm toán, KTV sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán tương ứng với từng đối tượng SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Thúy Nga kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán. Đó là quá trình triển khai các kế hoạch, chương trình nhằm đưa ra ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở thu thập các bằng chứng kiểm toán một cách đầy đủ và thích hợp. Trong quá trình thực hiện, KTV có thể điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm toán cho phù hợp. Phương pháp kiểm toán được áp dụng trong giai đoạn này phụ thuộc vào việc đánh giá sơ bộ HTKSNB ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán:  Nếu KTV dựa vào HTKSNB của khách hàng để kiểm toán thì tiến hành đánh giá lại sự hữu hiệu của HTKSNB, sau đó căn cứ vào kết quả để điều chỉnh khối lượng thử nghiệm cơ bản thực hiện  Nếu KTV không dựa vào HTKSNB của khách hàng thì tiến hành ngay các thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục. Nếu trong quá trình thực hiện phát sinh các vấn đề ngoài dự kiến, KTV dùng năng lực chuyên môn, kinh nghiệm, khả năng phán đoán để đánh giá, nếu KTV không chắc chắn về cách giải quyết thì phải thông báo với cấp trên và xin ý kiến xử lý. 2.1.6.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán Đây là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán BCTC, KTV tiến hành tổng hợp kết quả kiểm toán, nêu ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành Báo cáo kiểm toán. Để tổng hợp kết quả kiểm toán, KTV tiến hành thực hiện như sau: Xác định ngưỡng chênh lệch có thể chấp nhận được để tổng hợp các sai sót phát hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán: Nếu nội dung của các sai sót phát hiện và tình huống xảy ra sai sót có thể cho thấy sự tồn tại của các sai sót khác thì KTV cần phải xem lại việc sửa đổi kế hoạch kiểm toán nếu cần; Sau đó KTV cần phải trao đổi các sai sót phát hiện được kịp thời với BanTrường Giám đốc khách hàng. Đại học Kinh tế Huế Nếu các sai sót được giải quyết, không có bất cứ bất đồng nào giữa hai bên như: bên khách hàng đồng ý điều chỉnh theo hướng dẫn của phía kiểm toán hoặc phía DN đưa ra những giải thích hợp lý mà KTV thấy chấp nhận được thì KTV sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ đối với BCTC. Nếu vẫn còn tồn tại bất đồng thì tùy theo tính trọng yếu của vấn đề thì KTV cần phải đánh giá ảnh hưởng của chúng đến BCTC và lưu ý trong ý kiến kiểm toán. SVTH: Nguyễn Ngọc Oanh 49