Khóa luận Phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017

pdf 110 trang thiennha21 25/04/2022 3361
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_cac_yeu_to_tac_dong_den_tinh_thanh_khoan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH LƯU NHƯ LAN PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2009 – 2017 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S TRẦN VƯƠNG THỊNH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. i TÓM TẮT Cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính năm 2008 đã có tác động nghiêm trọng đến hệ thống ngân hàng. Kết quả là, sau khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, các Ngân hàng thương mại ngày càng nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh doanh, có thể thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) được áp dụng trong phân tích với số liệu gồm 225 quan sát từ 25 Ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017. Kết quả phân tích hồi quy dữ liệu bảng cho thấy có mối quan hệ cùng chiều giữa tính thanh khoản của Ngân hàng và suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp. Ngoài ra nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tổng dư nợ cho vay trên tổng huy động và tốc độ tăng trưởng GDP. Theo kết quả, quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu có tác động không ý nghĩa về mặt thống kê đến thanh khoản của ngân hàng. Do đó, việc quản lý thanh khoản ngân hàng ở Việt Nam cần chú ý đến những yếu tố tác động này.
  3. ii ABSTRACT The global economic and financial crisis in 2008 has had a tremendous effect the banking system, raising key questions about liquidity risk. As a result, after global financial crisis 2008, commercial banks increasingly emphasize the importance of liquidity risk management in daily operations, in which several factors impacts on liquidity. This paper is aimed to identify the key determinants of commercial banks’ liquidity in Vietnam, the random effect model (REM) is applied with data of 225 observations from 25 Vietnamese commercial banks in period 2009 to 2017. The results of panel data regression analysis showed that there is a positive link between banks’ liquidity and return on assets, inflation rate and unemployment rate. We have found negative influence of the share of own capital on total assets, ratio of total loans to total deposits and GDP growth rate. According to findings, size of banks and ratio of non-performing loan to total volume of loans have a insignificant impact on banks’ liquidity. Therefore, managing bank liquidity in Vietnam needs to pay attention to these characteristics.
  4. iii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Lưu Như Lan, sinh viên lớp HQ2 – GE01, niên khóa 2014-2018, mã số sinh viên: 030630141250, Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh. Tôi cam đoan: “Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả dưới sư ̣ hướng dẫn của giảng viên. Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thưc̣ hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn”. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng , năm 2018 Kí tên Lưu Như Lan
  5. iv LỜI CÁM ƠN Sau khi kết thúc 4 năm học tại trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM. Tôi đã lựa chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2017” để làm luận văn tốt nghiệp. Để luận văn này đạt kết quả tốt đẹp, tôi đã nhận được sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô, các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Với lòng biết ơn chân thành nhất, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả quý thầy cô, các tổ chức và các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn. Đầu tiên, cho tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các quý thầy cô Trường Đại Học Ngân Hàng TP.HCM nói chung và các thầy cô trong Khoa Ngân Hàng nói riêng đã tạo điều kiện cho tôi được thưc̣ hiện khóa luận này. Những kiến thức mà thầy cô truyền đạt trong suốt bốn năm học tại ngôi trường này đã giúp tôi trưởng thành hơn rất nhiều trong chuyên môn lẫn tư duy trong suốt quãng đời đại học. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Vương Thịnh là giảng viên hướng dẫn của tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Thầy luôn luôn tận tình chỉ bảo, dành nhiều thời gian, tâm huyết để hướng dẫn tôi từng bước. Không những thế, thầy còn tận tay chỉ từng lỗi sai, nghiêm khắc, thẳng thắn đưa ra ý kiến để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè, những người đã luôn giúp đỡ, đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thưc̣ hiện khóa luận này. Với điều kiện và vốn kiến thức còn hạn chế, luận văn này không thể tránh được nhiều thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô để tôi nâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ cho quá trình công tác của tôi sau này. Trân trọng! Lưu Như Lan.
  6. v XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
  7. vi MỤC LỤC TÓM TẮT i ABSTRACT ii LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CÁM ƠN iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ix DANH MỤC BẢNG xi DANH MỤC PHỤ LỤC xii DANH MỤC CÔNG THỨC xiii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI 3 1.6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6 2.1. TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM 6 2.1.1. Khái niệm 6 2.1.2. Cung cầu về thanh khoản của NHTM 7 2.1.3. Tầm quan trọng của tính thanh khoản đối với NHTM 9 2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản của NHTM 9 2.1.5. Quản trị thanh khoản trong NHTM 13 2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM 15 2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 15 2.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 18
  8. vii 2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM 20 2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của môi trường vi mô đến tính thanh khoản của NHTM 20 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của môi trường vĩ mô đến tính thanh khoản của NHTM 23 2.3.3. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô đến tính thanh khoản của NHTM 24 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 28 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 30 3.1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 30 3.1.1. Lưạ chọn mô hình nghiên cứu 30 3.1.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu 31 3.2. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ KÌ VỌNG DẤU VỀ CÁC BIẾN 33 3.2.1. Biến phụ thuộc đại diện cho tính thanh khoản của NHTM 33 3.2.2. Các biến độc lập vi mô tác động đến tính thanh khoản của NHTM 34 3.2.3. Các biến độc lập vĩ mô tác động đến tính thanh khoản của NHTM 36 3.3. THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 40 3.3.1 Thu thập số liệu của các NHTM Việt Nam. 40 3.3.2. Thu thập số liệu của các biến số vĩ mô 42 3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 42 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 46 CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 47 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ 47 4.2. LỰA CHỌN MÔ HÌNH 50 4.3. KIỂM ĐỊNH SAU KHI LỰA CHỌN MÔ HÌNH 53
  9. viii 4.3.1. Kiểm định thừa biến 53 4.3.2. Kiểm định khuyết tật mô hình 56 4.4. PHÂN TÍCH DẤU CỦA CÁC BIẾN 59 4.4.1. Các biến độc lập vi mô 59 4.4.2. Các biến độc lập vĩ mô 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 67 5.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 67 5.2. KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM VÀ CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 68 5.2.1. Đối với các NHTM 68 5.2.2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 71 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỞ RỘNG 73 5.3.1 Hạn chế của đề tài 73 5.3.2 Hướng mở rộng nghiên cứu 73 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 PHỤ LỤC 79
  10. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CAP The share of own capital on total Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài assets sản DN Doanh nghiệp FEM Fixed Effect Model Mô hình hồi tuy tác động cố định GGDP Growth rate of GDP Tốc độ tăng trưởng GDP INF Inflation rate Tỷ lệ lạm phát LDR Ratio of total loans to total Tỷ lệ tổng cho vay trên tổng huy deposits động LQ Ratio of liquid assets to total Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng assets tài sản LQ2 Ratio of liquid assets to sum of Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng deposits and short-term borrowing tiền gửi và nợ ngắn hạn LQ3 Ratio of liquid assets to total Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng deposits tiền gửi NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước NLP Net liquidity position Trạng thái thanh khoản ròng NPL Ratio of non-performing loan to Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ cho total volume of loans vay OLS Ordinary Least Squares Mô hình bình phương nhỏ nhất REM Random Effect Model Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên ROA Return on assets Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản SIZE Size of bank Quy mô Ngân hàng
  11. x TCTC Tổ chức tài chính TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần UNEM Unemployment rate Tỷ lệ thất nghiệp VN Việt Nam VIF Variance Inflation Factors Nhân tử phóng đại phương sai
  12. xi DANH MỤC BẢNG Số thư tự Tên bảng Trang 1 Bảng 3.1 – Giải thích các biến và kỳ vọng dấu của 37 từng biến 2 Bảng 3.2 – Danh sách các NHTM 41 3 Bảng 4.1 – Thống kê mô tả các biến số 47 4 Bảng 4.2 – Kết quả hồi quy theo Pooled OLS 50 5 Bảng 4.3 – Kết quả hồi quy theo FEM 51 6 Bảng 4.4 – Kết quả kiểm định Likelihood ratio 52 7 Bảng 4.5 – Kết quả hồi quy theo REM 52 8 Bảng 4.6 – Kết quả kiểm định Hausman 53 9 Bảng 4.7 – Kết quả kiểm định Wald cho biến SIZE 54 10 Bảng 4.8 – Kết quả ước lượng theo REM sau khi loại 54 bỏ biến SIZE 11 Bảng 4.9 – Kết quả kiểm định Wald cho biến NPL 55 12 Bảng 4.10 – Kết quả ước lượng theo REM sau khi loại 55 bỏ biến NPL 13 Bảng 4.11 – Ma trận tương quan 56 14 Bảng 4.12 – Kết quả VIF của các biến độc lập 57 15 Bảng 4.13 – Kết quả hồi quy cuối cùng của các biến 59 độc lập vi mô 16 Bảng 4.14 – Kết quả hồi quy cuối cùng của các biến 62 độc lập vĩ mô 17 Bảng 4.15 –Tổng hợp kết quả nghiên cứu 64
  13. xii DANH MỤC PHỤ LỤC Stt Tên phụ lục Trang 1 Phụ lục 1 – Thống kê mô tả các biến trong mô hình hồi quy 79 2 Phụ lục 2 – Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình hồi 79 quy 3 Phụ lục 3 – Kết quả hồi quy theo Pooled OLS 79 4 Phụ lục 4 – Kết quả hồi quy theo FEM 80 5 Phụ lục 5 – Kết quả kiểm định Likelihood Ratio 81 6 Phụ lục 6 – Kết quả hồi quy theo REM (chưa loại bỏ biến không 81 cần thiết) 7 Phụ lục 7 – Kết quả kiểm định Hausman 82 8 Phụ lục 8 – Kết quả kiểm định Wald đối với biến SIZE 83 9 Phụ lục 9 – Kết quả hồi quy theo REM sau khi loại bỏ biến SIZE 83 10 Phụ lục 10 – Kết quả kiểm định Wald đối với biến NPL 84 11 Phụ lục 11 – Kết quả hồi quy mô hình theo REM sau khi loại bỏ 85 biến NPL 12 Phụ lục 12 – Kết quả kiểm định đa cộng tuyến bằng phương pháp 85 nhân tử phóng đại phương sai 13 Phụ lục 13 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc CAP 86 14 Phụ lục 14 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc LDR 86 15 Phụ lục 15 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc ROA 87 16 Phụ lục 16 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc GGDP 88 17 Phụ lục 17 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc INF 89 18 Phụ lục 18 – Kết quả hồi quy phụ với biến phụ thuộc UNEM 89 19 Phụ lục 19 – Tổng hợp số liệu đã thu thập của 25 NHTM 90
  14. xiii DANH MỤC CÔNG THỨC Số thứ tự Tên công thức Trang công thức (2.1) Chỉ số trạng thái thanh khoản ròng 7 (2.2) Chỉ số thanh toán ngắn hạn 10 (2.3) Chỉ số thanh toán nhanh 10 (2.4) Chỉ số thanh toán tiền mặt 11 (3.1) Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tổng tài sản 38 (3.2) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản 38 (3.3) Quy mô Ngân hàng 38 (3.4) Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động 39 (3.5) Tỷ lệ nợ xấu 39 (3.6) Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản 39 (4.1) Nhân tử phóng đại phương sai 57 (4.2) Công thức thống kê d cải biên của Theil – Nagar 58
  15. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ngân hàng thương mại (NHTM) là một trong những tổ chức tín dụng (TCTD) xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất hiện nay. Đây là tổ chức có vai trò trung gian tài chính, nhận tiền gửi từ nguồn tiền nhàn rỗi sau đó cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân cần vốn, chủ yếu là dưới hình thức cho vay. Ngoài ra NHTM còn có chức năng tạo tiền, với chức năng này, hệ thống NHTM góp phần làm tăng tổng phương diện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán và chi trả của xã hội; bên cạnh đó, chức năng trung gian thanh toán cũng là một trong những chức năng quan trọng của NHTM, với chức năng này NHTM sẽ cung cấp nhiều dịch vụ thanh toán tiện lợi đáp ứng nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng, nhờ đó khách hàng không phải giữ quá nhiều tiền trong túi, điều này giúp thúc đẩy lưu thông/ mua bán hàng hóa, đồng thời giúp giảm lượng tiền mặt trong lưu thông và tiết kiệm nhiều khoản chi phí cho đất nước. Ngoài ra, Ngân hàng (NH) còn giữ vai trò bão lảnh, đại lý và thực hiện chính sách. Do đó, có thể thấy NH được coi là huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động của NH gần như bao trùm lên các hoạt động kinh tế - xã hội, gắn liền với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Để vận hành tốt hệ thống NHTM, các NHTM cần hội tụ nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng và vai trò của mình đối với nền kinh tế nói chung và đất nước nói riêng. Tuy nhiên, với vai trò trung gian tài chính và trung gian thanh toán, NHTM đòi hỏi phải có tính thanh khoản tốt để đáp ứng nhu cầu rút tiền và giải ngân cho các khoản tín dụng của khách hàng đã cam kết. Có thể nói một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHTM là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Khi NH không có khả năng cung ứng đủ lượng tiền mặt đáp ứng nhu cầu sử dụng cũng như thanh toán tức thời của khách hàng thì NH đó có tính thanh khoản kém, đối diện với rủi ro thanh khoản và có thể dẫn đến khả năng mất khả năng thanh toán. Tính thanh khoản càng trở nên quan trọng hơn đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008
  16. 2 bùng nổ tại Mỹ. Cuộc khủng hoảng đã ảnh hưởng không ít đến nền kinh tế toàn cầu. Vào thời điểm cuộc khủng hoàng 2008 có nhiều NH ở nhiều nước phá sản và một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng và phá sản này là do vấn đề thanh khoản. Do đó, từ sau cuộc khủng hoảng, vấn đề thanh khoản được đa số các NHTM quan tâm vì nó là một trong các yếu tố quyết định sự sống còn của các NHTM vì nếu NH không đủ vốn cần thiết đáp ứng nhu cầu của thị trường có thể dẫn đến mất khả năng thanh khoản, mất uy tín và điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành của toàn hệ thống NH. Vì vậy, nghiên cứu về vấn đề thanh khoản của NH là vô cùng cần thiết đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đa số các NH đều rất chú tâm đến việc nâng cao khả năng thanh khoản. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn đề tài "Phân tích các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2009 - 2017" để nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung của bài nghiên cứu là phân tích tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản của các NHTM cổ phần Việt Nam (VN) giai đoạn sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đến nay, thông qua ba mục tiêu trung gian: Mục tiêu 1: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết về tính thanh khoản của NHTM và các yếu tố tác động đến tính thanh khoản NHTM. Mục tiêu 2: Phân tích tác động của từng nhân tố tác động đến thanh khoản gồm các yếu tố vi mô (tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), quy mô NH (SIZE), tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR), tỷ lệ nợ xấu (NPL), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)) và các yếu tố vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP (GGDP), tỷ lệ lạm phát (INF), tỷ lệ thất nghiệp (UNEM)) đến tính thanh khoản của các NHTM cổ phần VN giai đoạn 2009 - 2017. Mục tiêu 3: Dưạ trên kết quả phân tích, nêu lên các khuyến nghị cho các NHTM VN và gợi ý chính sách cho cơ quan nhà nước trong quản lý nhằm tăng khả năng thanh khoản.
  17. 3 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: tính thanh khoản của NHTM và các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của NHTM. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: 25 NHTM cổ phần VN. Gồm các NH: NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH Công Thương Việt Nam, NH Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, NH Quân Đội, NH Sài Gòn Thương Tín, NH Ngoại Thương Việt Nam, NH Á Châu, NH Quốc Dân, NH Sài Gòn – Hà Nội, NH An Bình, NH Bưu Điện Liên Việt, NH Hàng Hải Việt Nam, NH Kiên Long, NH Kỹ Thương Việt Nam, NH Nam Á, NH Phương Đông Việt Nam, NH Quốc Tế Việt Nam, NH Sài Gòn, NH Sài Gòn Công Thương, NH Tiên Phong, NH Việt Á, NH Việt Nam Thịnh Vượng, NH Xăng Dầu Petrolimex, NH Phát Triển TP.HCM, NH Đông Nam Á. Thời gian: Giai đoạn 2009 – 2017, là giai đoạn hậu khủng hoảng tài chính 2008 cho đến cuối 2017, dữ liệu được lấy theo năm với số quan sát cho 25 NH là 225 quan sát. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp định tính: sử dụng phương pháp liệt kê, tổng hợp, so sánh các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết có liên quan đến đề tài. Đồng thời sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ phần cơ sở lý thuyết về tác động của các yếu tố đến khả năng thanh khoản. Từ đó tác giả xây dưng̣ nên mô hình nghiên cứu về tác động của các yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM VN. Phương pháp định lượng: Áp dụng mô hình hồi quy đa biến với phương pháp dữ liệu bảng không cân bằng (unbalanced panel data) bằng các cách kết hợp: Pooled OLS, FEM, REM nhằm xem xét và phân tích tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản thông qua sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 8.0. 1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Việc nghiên cứu định lượng sẽ góp phần thêm bằng chứng thưc̣ nghiệm về tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô đến tính thanh khoản của các NHTM, giúp dễ dàng quản
  18. 4 lý thanh khoản và đo lường được các tác động cụ thể hơn. Cụ thể đề tài này thực hiện theo phương pháp định lượng có những đóng góp mới như sau: Một là, các nghiên cứu trước đây của VN chưa nghiên cứu sâu về việc đưa thêm biến vĩ mô (ngoài trừ tốc độ tăng trưởng GDP) vào mô hình. Còn trong nghiên cứu này, tác giả đưa ba biến vĩ mô là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp vào mô hình giúp tăng thêm tính chính xác hơn cho mô hình. Hai là, các biến đại diện cho tính thanh khoản không đơn thuần là chung chung cho doanh nghiệp (DN) mà nó được xây dưng̣ dưạ trên hoạt động kinh doanh của NH. Do đó, nó sẽ đánh giá chính xác hơn cho tính thanh khoản của NH nói riêng. Ba là, số liệu thu thập được cập nhật hơn, cụ thể nghiên cứu muốn xem xét rằng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 đến nay các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến tính thanh khoản tại một số NHTM VN như thế nào. 1.6. BỐ CỤC KHÓA LUẬN Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu Chương này đề tài sẽ nêu ra cơ sở cho việc chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, tóm lược phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và bố cục của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản của NHTM. Chương này đề tài sẽ tập trung nêu lên cơ sở lý thuyết về tính thanh khoản và các yếu tố vi mô cũng như vĩ mô. Đồng thời, trình bày kết quả của các nghiên cứu trước đây có liên quan đến vấn đề tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản của NH. Chương 3: Xây dưng̣ mô hình nghiên cứu Chương này đề tài nêu ra cơ sở dữ liệu để thưc̣ hiện nghiên cứu, cách thức đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu và cách thức thu thập dữ liệu được thưc̣ hiện. Chương 4: Thưc̣ hiện và phân tích kết quả mô hình nghiên cứu
  19. 5 Chương này đề tài thưc̣ hiện thống kê mô tả các biến trong mô hình, thưc̣ hiện hồi quy và kiểm định mô hình nghiên cứu đồng thời thảo luận về kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị Chương này đề tài nêu tóm tắt lại các vấn đề nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu chính của đề tài, những khuyến nghị cho các NHTM VN cũng như cơ quan Nhà Nước nhầm nâng cao khả năng thanh khoản. Đồng thời tác giả cũng trình bày các hạn chế mà đề tài chưa thưc̣ hiện được và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài.
  20. 6 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Trong chương này, tác giả sẽ trình bày những cơ sở lý thuyết về tính thanh khoản và tổng quan về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của NHTM. Đồng thời, chương này cũng khảo lược các nghiên cứu thưc̣ nghiệm trước đây trong và ngoài nước về tác động của các yếu tố đến tính thanh khoản NHTM. 2.1. TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM 2.1.1. Khái niệm Tính thanh khoản là mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường nhanh chóng mà giá bán của nó không giảm đáng kể. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHTM là đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Một NHTM được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng ở chi phí hợp lý và đúng lúc cần thiết. Điều này có nghĩa là NH có sẵn lượng ngân quỹ dự trữ trong tay hoặc có thể tăng thêm bằng cách vay mượn hoặc bán bớt một số tài sản mà NH đang có. Theo định nghĩa của tài liệu Principles for Sound Liquidity Risk Management and Supervision 2008, thì thanh khoản là khả năng của NH tăng thêm tài sản nhằm đáp ứng các nghĩa vụ nợ khi đến hạn mà không gây ra tổn thất cho NH. Sự khác biệt giữa thanh khoản với khả năng thanh toán của NHTM là ở tính chất thời điểm. NH sẽ vẫn còn có khả năng thanh toán trong điều kiện có vốn để chi trả các khoản chi phí. Tuy nhiên, nếu vào thời điểm các khoản nợ đến hạn mà NH không có khả năng thanh toán thì sẽ rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Như vậy, một NH bị thiếu thanh khoản trong khi vẫn còn khả năng thanh toán trong chừng mực hẹp và không kéo dài.
  21. 7 2.1.2. Cung cầu về thanh khoản của NHTM 2.1.2.1. Cung thanh khoản Cung thanh khoản là khả năng cung ứng tiền của một NHTM để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nguồn cung cấp thanh khoản cho NH bao gồm: • Các khoản tiền khách hàng gửi vào NH; • Khách hàng thanh toán nợ vay; • Thu nhập từ việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ NH; • Vay mượn từ thị trường tiền tệ; • Bán các tài sản đang kinh doanh và sử dụng (tài sản có); • Phát hành cổ phiếu tăng thêm. 2.1.2.2. Cầu thanh khoản Cầu thanh khoản là những nhu cầu thanh toán của khách hàng mà NH có nghĩa vụ đáp ứng. Những hoạt động tạo ra nhu cầu về thanh khoản bao gồm: • Khách hàng rút tiền từ khoản tiền gửi; • Đề nghị vay vốn của khách hàng; • Thanh toán các khoản nợ đến hạn; • Chi phí cho quá trình tạo ra sản phẩm và dịch vụ NH; • Lãi vay và phí dịch vụ trả cho Ngân Hàng Trung Ương (NHTW), DN khác; • Trả lãi tiền gửi; • Thanh toán cổ tức cho cổ đông bằng tiền; • Mua cổ phiếu quỹ. 2.1.2.3. Hai trạng thái của thanh khoản Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính như sau: NLPt (Net Liquidity Position) = Cung thanh khoản – Cầu thanh khoản (2.1) Ở đây xảy ra một trong hai trường hợp:
  22. 8 - NLPt > 0: điều này xảy ra khi cung thanh khoản vượt quá cầu thanh khoản và có nghĩa là NH ở trong tình trạng thặng dư thanh khoản (liquidity surplus). Nhà quản trị NH phải cân nhắc đầu tư số vốn thặng dư này vào đâu ( ví dụ như mua chứng khoán làm dự trữ thứ cấp, cho vay trên thị trường liên NH, ) để mang lại hiệu quả cho tới khi chúng cần được sử dụng đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong tương lai. • Nguyên nhân dẫn đến thặng dư thanh khoản: ❖ Khi nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả, khách hàng gửi tiền vào NH nhằm thu được lãi suất ổn định so với thị trường và hạn chế vay vốn đầu tư, sản xuất kinh doanh dẫn đến tình trạng thặng dư thanh khoản của NH. ❖ NH không khai thác hết tiềm năng sinh lời của tài sản, chiếm giữ quá nhiều tài sản “Có” ở dạng trực tiếp hay gián tiếp không có khả năng sinh lời (chẳng hạn như tồn quỹ tiền mặt quá lớn) hoặc cũng có thể do NH tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả. ❖ Nguồn vốn (số tiền huy động) tăng trưởng quá nhanh so với quy mô hoạt động (tiền huy động để đầu tư hoặc cho vay) làm cho cung thanh khoản tăng nhanh hơn cầu thanh khoản dẫn đến trạng thái thặng dư thanh khoản. - NLPt < 0: điều này xảy ra khi cầu thanh khoản lớn hơn cung thanh khoản và có nghĩa là NH ở trong tình trạng thâm hụt thanh khoản (liquidity deficit). Điều này dẫn đến tình trạng thiếu vốn để hoạt động cũng như thiếu vốn đối với nhu cầu cho vay và đầu tư cho nền kinh tế. Hậu quả của điều này làm cho NH dễ mất những cơ hội đầu tư, kinh doanh tốt có thể mang lại lợi nhuận cho NH, thậm chí mất lòng tin của khách hàng và mất khách. Nhà quản trị phải xem xét quyết định tài trợ thanh khoản lấy từ đâu, bao giờ thì có và chi phí bao nhiêu. • Nguyên nhân dẫn đến thâm hụt thanh khoản: ❖ Chiến lược và phương pháp quản trị thanh khoản. Cụ thể NH huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn sử dụng nguồn vốn này cho vay
  23. 9 với thời hạn dài hơn. Do đó, nhiều NH phải đối mặt với sự không trùng khớp về thời hạn đến hạn giữa tài sản có và tài sản nợ. ❖ Sự thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất tăng người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm kênh đầu tư khác có mức lãi suất cao hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp đã thoả thuận. Như vậy thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến dòng tiền gửi cũng như dòng tiền vay, và cuối cùng là tác động đến thanh khoản của NH. ❖ Hiệu ứng rút tiền dây chuyền trong giai đoạn khủng hoảng tài chính, vì NH cho vay phần lớn số tiền huy động vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các NH có khả năng hoàn trả các khoản nợ điều này tác động đến thanh khoản của NH. 2.1.3. Tầm quan trọng của tính thanh khoản đối với NHTM Đối với các NH – xét ở chức năng trung gian tín dụng, khi bị mất tính thanh khoản thì NH sẽ chịu thiệt hại: • Buộc phải chạy đua huy động vốn dẫn đến lãi suất huy động tăng cao; • Lãi suất huy động cao buộc phải nâng lãi suất cấp tín dụng cao từ đó dẫn đến khó cho vay; • Khi buộc phải trả lãi suất huy động nhưng không thể cho vay dẫn đến NH sẽ bị lỗ; • Không đáp ứng được nhu cầu rút tiền dẫn đến mất niềm tin của Người gửi tiền (kể cả các giao dịch liên NH), làm mất khách hàng; • Không đáp ứng nhu cầu giải ngân cho các khoản cấp tín dụng; • Đẩy NH đến tình trạng mất khả năng thanh toán và đứng trên bờ vực phá sản. 2.1.4. Các chỉ tiêu đo lường tính thanh khoản của NHTM Thông thường, để đo lường tính thanh khoản của một DN, chúng ta thường dùng ba chỉ số thanh toán ngắn hạn, thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền mặt. Ba chỉ số này đại điện cho ba cấp độ khả năng thanh toán, chỉ số đo lường thanh khoản cao nhất là
  24. 10 chỉ số thanh toán bằng tiền mặt, kế đến là chỉ số thanh toán nhanh và cuối cùng là chỉ số thanh toán ngắn hạn. Sau đây, tác giả sẽ trình bày lần lượt về các chỉ số này: Tài sản ngắn hạn ❖ Chỉ số thanh toán ngắn hạn (Current ratio) = (2.2) Nợ ngắn hạn Nguồn: CFA Level 1 Book 3 - Financial Reporting and Analysis, Kaplan (2011) Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là khả năng thanh toán hiện hành. Chỉ số này thể hiện mức độ bảo đảm của tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là những khoản nợ mà DN buộc phải thanh toán trong kỳ, do đó DN phải sử dụng những tài sản ngắn hạn mà DN thực có (gồm tiền mặt, hàng tồn kho hay các khoản phải thu, ) và DN tiến hành hoán chuyển những tài sản này thành tiền và dùng số tiền đó để thanh toán các khoản nợ đến hạn. • Nếu chỉ số này > 1: DN có khả năng thanh toán các khoản nợ vay và nếu hệ số này gia tăng thì nó phản ánh mức độ mà DN đảm bảo chi trả các khoản nợ là càng cao, rủi ro phá sản của DN thấp, tình hình tài chính được đánh giá là tốt, nhưng nếu hệ số này quá cao thì không tốt, nó cho thấy sự dồi dào của DN trong việc thanh toán nhưng lại giảm hiệu quả sử dụng vốn do DN đã đầu tư quá nhiều vào tài sản ngắn hạn. • Nếu chỉ số này < 1: Khả năng thanh toán của DN là không tốt, tài sản ngắn hạn của DN không đủ để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và các khoản nợ đến hạn phải trả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là công ty sẽ phá sản bởi vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn. ❖ Chỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio) = Tiền và các khoản tương đương tiền + các khoản phải thu + các khoản đầu tư ngắn hạn (2.3) Nợ ngắn hạn Nguồn: CFA Level 1 Book 3 - Financial Reporting and Analysis, Kaplan (2011) Chỉ số thanh toán nhanh cho biết liệu công ty có đủ các tài sản ngắn hạn để trả cho các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không. Chỉ số này thông thường biến động từ 0.5 đến 1, lúc đó khả năng thanh toán của DN được đánh giá là khả quan. Tuy nhiên, để kết luận hệ số này tốt hay xấu thì cần phải xem xét đến bản
  25. 11 chất và điều kiện kinh doanh của DN. Nếu hệ số này < 0.5 thì DN đang gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ và để trả nợ thì DN có thể phải bán gấp hàng hóa, tài sản để trả nợ. Nhưng nếu hệ số này quá cao thì cũng không tốt bởi vì tiền mặt tại quỹ nhiều hoặc các khoản phải thu lớn sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sử dụng vốn. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán ngắn hạn. Nếu tỷ số này nhỏ hơn hẳn so với chỉ số thanh toán ngắn hạn thì điều đó có nghĩa là tài sản ngắn hạn của DN phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho. Tiền và các khoản tương đương tiền ❖ Chỉ số thanh toán tiền mặt (Cash ratio) = (2.4) Nợ ngắn hạn Nguồn: CFA Level 1 Book 3 - Financial Reporting and Analysis, Kaplan (2011) Chỉ số thanh toán tiền mặt cho biết một công ty có thể thanh toán các khoản nợ của mình nhanh đến đâu, vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoản cao nhất. So với các chỉ số thanh khoản khác như chỉ số thanh toán ngắn hạn (current ratio), hay chỉ số thanh toán nhanh (quick ratio), chỉ số thanh toán tiền mặt phản ánh khắt khe hơn về tính thanh khoản. Hàng tồn kho và các khoản phải thu ngắn hạn không được tính trong công thức tính do không có gì chắc chắn là hai khoản này có thể chuyển nhanh chóng sang tiền mặt để đáp ứng kịp thời các khoản nợ ngắn hạn. Mặc dù chỉ số này phản ánh được mức thanh khoản cao nhất của tài sản DN, nhưng chỉ số này rất ít khi được sử dụng trong các báo cáo tài chính và các nhà phân tích cũng ít khi dùng chỉ số này trong phân tích cơ bản. - Ngoài những chỉ số đo lường tính thanh khoản của DN thông thường đã được trình bày ở trên, các bài nghiên cứu của các tác giả nước ngoài cũng như trong nước còn sử dụng một số các chỉ số khác để đo lường khả năng thanh khoản của một NH chẳng hạn như tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tiền gửi (LQ), tỷ lệ tài sản thanh khoản/ (tiền gửi + các khoản nợ ngắn hạn) (LQ2), tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tổng tiền gửi (LQ3). Cụ thể, Lê Thanh Tâm & Nguyễn Anh Tú (2017), Pavla Vodová (2011),
  26. 12 Tafirei Mashamba (2014), đã sử dụng LQ và LQ2 để đo lường tính thanh khoản của NH trong nghiên cứu của họ. Song song đó, Lê Thanh Tâm & Nguyễn Anh Tú (2017) và Pavla Vodová (2011), cũng đã dùng chỉ số LQ3 để đại diện cho tính thanh khoản của NH. Và sau đây tác giả sẽ trình bày về các chỉ số này: ❖ Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản (LQ) Tseganesh Tesfaye 2012, cho rằng tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản cho thấy khả năng tài chính của NH khi đối mặt với rủi ro thanh khoản. Theo nguyên tắc chung, phần lớn tài sản thanh khoản trong tổng tài sản càng cao thì khả năng xử lý rủi ro thanh khoản càng cao, với điều kiện là thanh khoản của thị trường là như nhau cho tất cả các NH trong mẫu. Tuy nhiên, giá trị cao của tỷ số này có thể là không hiệu quả đối với hoạt động kinh doanh của NH do tài sản thanh khoản không đem lại thu nhập cao nên chi phí cơ hội cho NH cao. Do đó cần phải tối ưu hóa mối quan hệ giữa thanh khoản và lợi nhuận. Các tài sản thanh khoản của các NH bao gồm tiền mặt, tiền gửi tại các NH và TCTD khác và chứng khoán ngắn hạn của chính phủ. Biện pháp đo lường tính thanh khoản này được coi là thước đo chuẩn. ❖ Tỷ lệ tài sản thanh khoản/ (Tiền gửi + các khoản nợ ngắn hạn) (LQ2) Pavla Vodová 2013, nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NH ở Hungary cho rằng chỉ số đo lường tính thanh khoản này cũng sử dụng khái niệm tài sản thanh khoản. Tuy nhiên, tỷ lệ này tập trung nhiều hơn vào sự nhạy cảm của NH đối với các loại nguồn vốn bao gồm tiền gửi của các hộ gia đình, DN và các khoản huy động cũng như vay tổ chức tài chính (TCTC) khác. Do đó, tỷ lệ này cho thấy được rủi ro về thanh khoản của NH liên quan đến các nguồn tài trợ này. Giá trị này càng cao cho thấy khả năng xử lý tình huống khi gặp khó khăn về khả năng thanh khoản của NH tốt. ❖ Tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tổng tiền gửi (LQ3) Theo nghiên cứu ở Hungary của Pavla Vodová 2013, tỷ lệ này cho thấy khả năng thanh toán của NH đối với các khoản tiền gửi của khách hàng (các khoản tiền gửi ở đây chỉ tính đến tiền gửi của các DN và hộ gia đình). Vì vậy, ngược với tỷ lệ LQ2, tỷ lệ này đo
  27. 13 lường tính thanh khoản của một NH giả định rằng NH không thể vay từ các TCTD khác trong trường hợp cần thanh khoản. Đây là biện pháp tương đối chặt chẽ về tính thanh khoản nhưng nó cho phép chúng ta nắm bắt ít nhất một phần rủi ro thanh khoản của thị trường. Nếu giá trị của tỷ lệ này là 100% trở lên có nghĩa là NH có thể đáp ứng các nghĩa vụ của mình về tài chính (khối lượng tài sản lưu động cao đủ để bù đắp nguồn tài chính không ổn định). Nếu chỉ số này cho ra giá trị thấp cho thấy rủi ro thanh khoản của NH sẽ gia tăng khi nhu cầu rút tiền gửi của khách hàng tăng. 2.1.5. Quản trị thanh khoản trong NHTM Bản chất của vấn đề quản trị thanh khoản có thể hiểu như sau: ❖ Rất hiếm khi tồn tại 1 thời đểm cụ thể cung thanh khoản và cầu thanh khoản của một NH bằng với nhau. Do vậy, các NH phải thường xuyên trong tình trạng đối diện và giải quyết một trong hai trạng thái thanh khoản là thặng dư hoặc thâm hụt thanh khoản. ❖ NH phải đánh đổi giữa khả năng thanh khoản và khả năng sinh lời. Giữ nhiều nguồn vốn hơn để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thanh khoản, tuy nhiên lợi nhuận của NH thấp hơn và ngược lại. ❖ Các NH phải mất chi phí giải quyết vấn đề thanh khoản, bao gồm chi phí trả lãi các nguồn vốn vay mượn và chi phí để tìm nguồn vốn, chi phí cơ hội do phải bán các tài sản sinh lợi khiến cho lợi nhuận tương lai mất đi. Để xử lý vấn đề thanh khoản, các NH có thể tiếp cận 3 chiến lược quản trị thanh khoản sau: • Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản có Chiến lược này đòi hỏi dự trữ thanh khoản dưới hình thức tài sản có tính thanh khoản cao, chủ yếu là tiền mặt và các chứng khoán. Khi xuất hiện nhu cầu thanh khoản, NH bán các tài sản thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Ưu điểm: NH chủ động. Nhược điểm: Chi phí cao và không đảm bảo cơ cấu sử dụng vốn.
  28. 14 Điều kiện áp dụng: ❖ NH nhỏ, mới thành lập; ❖ NH chưa có hệ thống chi nhánh phát triển; ❖ NH đặt mục tiêu an toàn trên hết. • Chiến lược quản trị thanh khoản dựa trên tài sản nợ Các NH tăng nguồn vốn có tính thanh khoản thông qua vay mượn trên thị trường tiền tệ. Yêu cầu của các NH là vay mượn tức thời nguồn vốn khả dụng để trang trải tất cả nhu cầu thanh khoản đã dự phòng. Nguồn vay mượn thanh khoản chủ yếu đối với một NH bao gồm: chứng chỉ tiền gửi khả nhượng có giá trị lớn, tiền vay NHTW, vay trên thị trường tiền tệ, Ưu điểm: ❖ Cho phép duy trì cơ cấu tài sản hợp lý, nếu như NH xét thấy thỏa mãn với danh mục hiện tại; ❖ Đảm bảo cơ cấu nguồn (chỉ vay khi thực sự cần vốn). Nhược điểm: ❖ NH bị động (có thể không vay được); ❖ Chi phí vay có thể cao; ❖ Khách hàng nhận thức được khó khăn của NH bắt đầu rút vốn; ❖ Các TCTC khác nhận thức được khó khăn của NH nên không cho vay. Điều kiện áp dụng: ❖ NH có quy mô lớn, có uy tín; ❖ NH đặt mục tiêu là lợi nhuận. • Chiến lược kết hợp cả 2 hướng trên. Do những rủi ro vốn có khi phụ thuộc vào nguồn thanh khoản vay mượn và những chi phí dự trữ thanh khoản bằng tài sản, phần lớn NH đã dung hòa trong việc chọn chiến lược quản trị thanh khoản của họ, nghĩa là kết hợp đồng thời cả hai loại chiến lược trên để tạo ra chiến lược quản trị thanh khoản cân bằng.
  29. 15 2.2. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM 2.2.1. Các yếu tố thuộc môi trường vi mô Tăng trưởng tín dụng Theo sách Loan Portfolios Management 1998, cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các NHTM. Danh mục cho vay thường chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản và là nguồn đem lại thu nhập chủ yếu cho NH. Tuy nhiên nó là một trong những nguồn có rủi ro lớn nhất đối với an toàn và sự ổn định của NH. Vì cho vay là tài sản có tính thanh khoản kém nên số tiền vay tăng lên đồng nghĩa với tăng tài sản có tính thanh khoản kém trong tổng tài sản của NH. Theo Pilbeam (2005, trang 42), trên thực tế khả năng thanh khoản của các NH bị ảnh hưởng mạnh bởi tăng trưởng tín dụng. Nếu nhu cầu vay vốn từ khách hàng ít thì NH có xu hướng giữ nhiều tài sản thanh khoản hơn (tức là tài sản ngắn hạn), trong khi nếu nhu cầu vay từ khách hàng cao thì họ có xu hướng giữ tài sản có tính thanh khoản thấp hơn vì các khoản vay dài hạn nói chung có lợi hơn. Do đó, tăng trưởng tín dụng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NH. Quy mô ngân hàng Quy mô NH được đại diện bằng tổng tài sản. Tính thanh khoản của NH thường đo lường khả năng giải quyết tất cả các yêu cầu thanh toán tại một thời điểm nhất định với chi phí thấp hoặc tăng vốn ngắn hạn bằng cách bán tài sản để thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Theo Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017) cho rằng trên thực tế, các NHTM lớn có nguồn vốn dồi dào thường có một số chiến lược để tối đa hóa lợi nhuận và cho vay nhiều để kiếm được thu nhập mặc dù cho vay có rủi ro ảnh hưởng đến thanh khoản của họ. Đó là bởi vì các NH lớn hơn thường có khả năng chống lại và vượt qua khó khăn trong vấn đề thanh khoản. Do đó, quy mô của một NH rõ ràng ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NH. Vốn chủ sở hữu Theo Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017), một NH có vốn chủ cao và lớn hơn mức trung bình của ngành cho thấy nó có khả năng huy động vốn, cho vay
  30. 16 và đảm bảo thanh toán theo yêu cầu một cách tốt hơn so với các NH khác. Các NHTM thường gặp nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh. Rủi ro một khi xảy ra sẽ gây ra thiệt hại nghiêm trọng, và thậm chí đưa một NH đến bờ vực phá sản. Trong trường hợp đó, một NH có vốn chủ mạnh có thể dễ dàng bù đắp những tổn thất xảy ra và giúp họ vượt qua được mối đe dọa đó. Trong một số trường hợp NH mất khả năng thanh toán, vốn chủ của nó được sử dụng để bù đắp tổn thất và đáp ứng yêu cầu thanh khoản của khách hàng. Do vậy, vốn chủ sở hữu có tác động đến tính thanh khoản của NHTM. Nợ xấu Các khoản nợ xấu là các khoản cho vay không thu hồi gốc và lãi trong thời gian dài và trái với các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng vay. Theo đó, bất kỳ khoản vay nào không được thanh toán cả gốc và lãi, trái với các điều khoản của hợp đồng vay, đều không có hiệu quả. Qua đó, số lượng các khoản nợ xấu thể hiện chất lượng tài sản của NH. Các khoản nợ xấu có thể dẫn đến vấn đề hiệu quả đối với ngành NH. Theo Bloem và Gorter (2001), mặc dù các vấn đề liên quan đến nợ xấu có thể ảnh hưởng đến tất cả các ngành, nhưng nó tác động nghiêm trọng nhất đến các định chế tài chính như các NHTM và các TCTC có danh mục cho vay lớn. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng của các NH cũng như khả năng đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng. Nợ xấu có ảnh hưởng không nhỏ tới các chủ nợ cũng như NH, khiến cho cả 2 đều có nguy cơ mất vốn và dẫn đến các vấn đề thanh khoản. Do đó, số lượng các khoản nợ xấu có ảnh hưởng tới thanh khoản của các NH. Tỷ lệ tổng vay trên tổng huy động Vũ Thị Hồng (2011) cho rằng tỷ lê ̣ vốn huy động ngắn hạn được đo lường bằng tổng cho vay chia cho tổng huy động. Trong đó, nguồn vốn huy động ngắn hạn bao gồm tiền gửi khách hàng và tiền huy động được từ các TCTD khác hay trên thị trường tài chính, tỷ số này càng lớn chứng tỏ NH cấp tín dụng cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động được. Vì vậy, lúc NH gặp khó khăn về thanh khoản sẽ rất khó huy động được những
  31. 17 nguồn vốn rẻ nếu cho vay quá nhiều, làm cho khả năng thanh khoản sẽ giảm đi trông thấy. Ngược lại, trong trường hợp tỷ số này thấp chứng tỏ NH cho vay ít hơn so với nguồn vốn huy động được hoặc có thể có các nguồn khác như vay trên thị trường liên NH, phát hành giấy tờ có giá, thấp hơn so với các khoản huy động làm tăng khả năng thanh khoản của NH. Do đó, tỷ lệ cho vay trên tổng huy động có tác động đến thanh khoản. Lợi nhuận của NH Wahiu (1999) nghiên cứu và cho thấy rằng hai trong các yêu cầu quan trọng nhất của hoạt động NH là tính thanh khoản và lợi nhuận. Khả năng sinh lời và thanh khoản phải được quan tâm và triệt để trong quản lý. Demburg (1985), quan sát thấy rằng trong việc quản lý danh mục đầu tư, các NHTM có hai mục đích chính có thể xung đột; duy trì tài sản thanh khoản để đảm bảo khả năng thanh khoản và mong muốn có được tỷ suất lợi nhuận cao trên tài sản của mình nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Ông cũng lưu ý rằng cho vay những khách hàng vay rủi ro cao và các khoản đầu tư dài hạn có xu hướng thu được lợi nhuận cao hơn cho các NH. Ngược lại, rủi ro thấp và các nhà đầu tư ngắn hạn sẽ mang lại cho DN lợi nhuận thấp. Vì vậy, việc theo đuổi lợi nhuận, các NH muốn giữ một tỷ lệ nhỏ tài sản thanh khoản. Đồng thời, thận trọng về tài chính sẽ yêu cầu các NH giữ đủ tiền mặt và các tài sản thanh khoản khác để đáp ứng nghĩa vụ của họ khi đến hạn. Do đó, các NH phải đối mặt với sự lựa chọn xung đột giữa chứng khoán ngắn hạn và dài hạn. Tỷ lệ lợi nhuận cao liên quan đến thanh khoản thấp. Do đó, khả năng sinh lợi có tác động đến thanh khoản. Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu Nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017) cho biết chỉ tiêu này miêu tả cấu trúc tài chính của một NHTM. Như vậy, nó cung cấp cho các nhà đầu tư một cái nhìn tổng quan về sức mạnh tài chính của NH bởi vì nó cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ phải trả. Về cơ bản, các NHTM huy động vốn để thực hiện cho vay. Thực tế cho thấy nếu nợ ngắn hạn nhiều hơn vốn chủ, cấu trúc vốn của NH
  32. 18 khá rủi ro do NH vay nhiều hơn số vốn tự có. Khi tỷ lệ này cao hơn mức trung bình của ngành, có thể kết luận rằng vốn của NH chủ yếu là từ các nguồn vốn ngắn hạn không ổn định. Điều này dẫn đến sự cần thiết phải tăng thanh khoản ngắn hạn và do đó giảm thanh khoản tổng thể. Do đó, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên vốn chủ sở hữu có tác động đến tính thanh khoản của NHTM. 2.2.2. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô Trong các nghiên cứu trên thế giới, đã có rất nhiều bài nghiên cứu tìm ra được nhiều nhân tố vĩ mô tác động đến tính thanh khoản của NH. Vậy nên, trong bài nghiên cứu này, tác giả xin trình bày một số các nhân tố: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp làm đại diện cho môi trường vĩ mô trong việc xem xét tác động của môi trường vĩ mô đến tính thanh khoản của NH. Tốc độ tăng trưởng GDP Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, nó còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. GDP là một yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến thanh khoản của NH. Theo bài Luận văn của thạc sĩ Berhanu BerihunEngida (2015) đã trích dẫn từ bài nghiên cứu của tác giả Gavin & Hausmann (1998) rằng “Có thể thấy một cuộc suy thoái nghiêm trọng hoặc khủng hoảng trong hoạt động kinh doanh làm giảm khả năng của khách hàng thanh toán khoản vay, làm tăng nợ xấu của NH và cuối cùng là dẫn đến phá sản”. Đối với Painceira (2010), nghiên cứu về tính thanh khoản của NH trong các chu kỳ kinh doanh khác nhau và cho thấy rằng các NH lựa chọn tài sản thanh khoản thấp trong giai đoạn bùng nổ kinh tế. Ngoài ra, các NH tăng lợi nhuận bằng cách mở rộng các khoản cho vay để duy trì sự bùng nổ kinh tế, trong khi hạn chế các khoản vay vốn trong thời kỳ suy thoái kinh tế để ưu tiên thanh khoản. Tóm lại, các NH thích thanh khoản cao do sự tự tin trong việc thu lợi nhuận trong thời suy thoái kinh tế. Aspachs, Nier và Tiesset (2005) cũng cho rằng
  33. 19 các NH ưu tiên thanh khoản khi nền kinh tế tụt dốc, trong thời gian cho vay rủi ro. Tuy nhiên, NH sẽ bỏ qua thanh khoản trong thời kỳ bùng nổ kinh tế khi cơ hội cho vay có thể thuận lợi. Và nghiên cứu trong nước của Lê Thanh Tâm & Nguyễn Anh Tú Ngân (2017) đã cho thấy một mối quan hệ ngược chiều giữa thanh khoản và tăng trưởng thực của GDP. Tỷ lệ lạm phát Lạm phát phản ánh tình trạng mà nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ vượt quá cung trong nền kinh tế. Lạm phát gây ra nhiều biến dạng trong nền kinh tế. Nó ảnh hưởng sức mua của đồng tiền vì khi lạm phát tăng thì người tiêu dùng không thể mua được nhiều như trước đây mặc dù với cùng 1 lượng tiền. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc hoàn trả các khoản vay và không khuyến khích tiết kiệm vì thực tế tiền hiện tại có giá trị hơn trong tương lai. Thêm vào đó, tỷ lệ lạm phát cao và sự thay đổi đột ngột của lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực lên lãi suất thực và vốn của NH. Về mặt này, các khoản nợ xấu của NH sẽ tăng lên, giá trị của các tài sản giảm xuống và giá trị khoản cho vay của các NH sụt giảm. Do đó, ta thấy rằng tỷ lệ lạm phát có tác động đáng kể tính thanh khoản của NH (Heffernan, 2005). Tỷ lệ thất nghiệp Theo Horváth et al. (2014), thất nghiệp có ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến thanh khoản. Thất nghiệp lớn làm giảm vốn và cản trở việc tạo ra thanh khoản. Phát hiện này phù hợp với thực tế là các NH bị giảm khả năng thanh toán và tạo ra thanh khoản thấp hơn trong thời điểm kinh tế khó khăn. Kết quả của nghiên cứu Doris Madhi (2017) cũng đồng tình với ý kiến trên. Tuy nhiên qua nghiên cứu của Anamika Singh & Anil Kumar Sharma (2016), Ionica Munteanu (2012) cho ra kết quả ngược lại rằng tỷ lệ thất nghiệp tăng lên của nền kinh tế đã làm tăng tính thanh khoản của NH.
  34. 20 2.3. NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN TÍNH THANH KHOẢN CỦA NHTM 2.3.1. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của môi trường vi mô đến tính thanh khoản của NHTM Kamoyo Elias Maore (2002) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NH ở Kenya. Nghiên cứu thu thập số liệu của 30 NH ở Kenya trong giai đoạn từ 1995 đến 2004. Kết quả nghiên cứu từ phân tích dữ liệu chéo kết hợp với phương pháp thống kê mô tả và sử dụng mô hình hồi quy OLS cho thấy các yếu tố quan trọng quyết định tính thanh khoản của các NHTM ở Kenya là nợ thanh khoản, cơ hội tăng trưởng của công ty và thời gian đáo hạn khoản vay dài hạn. Nợ thanh khoản và thời gian đáo hạn của các khoản vay dài hạn có tương quan thuận với thanh khoản trong khi cơ hội tăng trưởng của công ty có tương quan nghịch. Các yếu tố khác như tài sản lưu động và tiền mặt có tác động cùng chiều nhưng không đáng kể đến tính thanh khoản của các NHTM. Tương tự theo kết quả định lượng, đòn bẩy, quy mô, tỷ suất sinh lợi và cam kết cho vay có tác động ngược chiều không đáng kể đến thanh khoản của các NH. Vũ Thị Hồng (2011) nghiên cứu về đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến thanh khoản của NHTM VN” dùng mẫu của 37 NHTM VN trong giai đoaṇ 2006-2011 với phương pháp nghiên cứ u thống kê mô tả và mô hình FEM. Nghiên cứ u đa ̃ tìm thấy sư ̣ tác đông̣ của môṭ số yếu tố đến khả năng thanh khoản của các NHTM VN. Cụ thể là, “Tỷ lê ̣vốn chủ sở hữu”, “Tỷ lê ̣nơ ̣ xấu” và “Tỷ lê ̣lơị nhuâṇ ” có mối tương quan thuân;̣ ngươc̣ lai,̣ “Tỷ lê ̣cho dư nợ vay/ huy đông̣ ” có mối tương quan nghicḥ vớ i khả năng thanh khoản của các NHTM VN. Tuy nhiên, nghiên cứ u này không tìm thấy ảnh hưở ng của “Tỷ lê ̣ dư ̣ phòng rủi ro tín dụng”, “Quy mô NH” đối với khả năng thanh khoản của các NHTM VN. Nghiên cứ u này không những giúp nhâṇ đinḥ đươc̣ môṭ cách khách quan những yếu tố nào tác đông̣ đến thanh khoản mà còn giúp cho các nhà quản lý trong NH, chính phủ và NHNN có thể đưa ra những chính sách quản lý hê ̣thống NH có hiêụ quả.
  35. 21 Doriana Cucinelli (2013) nghiên cứu ở khu vực Châu Âu với đề tài những nhân tố tác động đến rủi ro thanh khoản của NH trong phạm vi khu vực Châu Âu. Thời gian nghiên cứu là 2006-2010. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là phân tích mối quan hệ tồn tại giữa rủi ro thanh khoản, được đo bằng “Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản” và “Tỷ lệ vốn ổn định ròng”, và một số biến số cấu trúc NH cụ thể (quy mô, vốn, chất lượng tài sản). Mẫu bao gồm 1080 NH ở Eurozone được liệt kê và không được liệt kê. Phương pháp áp dụng trong phân tích là hồi quy OLS dựa trên dữ liệu bảng. Các kết quả cho thấy rằng các NH lớn hơn có rủi ro thanh khoản cao hơn, trong khi các NH có vốn hóa lớn hơn thì có tính thanh khoản tốt hơn trong dài hạn. Chất lượng tài sản chỉ ảnh hưởng đến mức độ rủi ro thanh khoản trong ngắn hạn. Tafirei Mashamba (2014) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NH ở Zimbabwe bằng cách phân tích nhân tố nội bộ của NH. Giai đoạn nghiên cứu từ 2009 đến 2014 . Biến phụ thuộc gồm “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản”, “tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn”, “tỷ lệ nợ/ tổng tài sản” và “tỷ lệ nợ/ tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn”. Các biến độc lập gồm hệ số CAR, quy mô NH, logarit của tốc độ tăng trưởng nợ và tỷ lệ nợ xấu. Qua phương pháp thống kê mô tả, sử dụng mô hình hồi quy OLS và một số kiểm định, kết quả nghiên cứu xác định rằng tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến thanh khoản của NH. Đồng thời kết quả chỉ ra rằng tương quan cùng chiều giữa quy mô NH, tỷ lệ an toàn vốn, tăng trưởng tín dụng và thanh khoản đã được thiết lập. Angela Roman & Alina Camelia Sargu (2014) nghiên cứu về đề tài phân tích rủi ro thanh khoản của các NHTM ở các nước thành viên EU mới như Bulgaria và Romania. Nghiên cứu thu thập số liệu từ 15 NH ở Romania và 11 NH ở Bulgaria. Thời gian nghiên cứu là 2003 đến 2011 với phương pháp nghiên cứu là thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan và mô hình hồi quy OLS. Biến “tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tổng tài sản” được sử dụng làm biến phụ thuộc và 6 biến độc lập như “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “tỷ lệ nợ có vấn đề/ tổng nợ”, ROE, ROA, “ tỷ lệ chi phí lãi/ tiền gửi”, “tỷ lệ tổng tài
  36. 22 sản/ tổng tài sản ngành”. Kết quả cho ta thấy “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “tỷ lệ nợ có vấn đề” có tác động ý nghĩa đối với rủi ro thanh khoản của các NH ở Romania và Bulgaria. Đến với nghiên cứu ở các nước Trung và Đông Âu của Angela Romana & Alina Camelia Sargu (2015) về tác động của các yếu tố đặc thù của NH đối với tính thanh khoản của các NHTM cụ thể ở các nước Trung và Đông Âu. Số mẫu NH được chọn để nghiên cứu gồm tất cả 86 ngân hàng ở 7 nước khu vực Trung và Đông Âu. Biến phụ thuộc là “tỷ lệ tổng nợ/ tổng tài sản” và các biến độc lập gồm “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”; “tỷ lệ nợ không hoàn vốn trong tổng dư nợ”; “tỷ lệ chi phí lãi trên tổng tiền gửi” ; ROAE; ROAA; “tỷ lệ tài sản trên tổng tài sản của hệ thống NH”. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy OLS và phương pháp thống kê mô tả và kết quả thu được là các yếu tố nội bộ có ảnh hưởng lớn nhất đến thanh khoản tổng thể của các NH được phân tích là “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “tỷ lệ nợ không hoàn vốn/ tổng dư nợ” và ROAE. Tuy nhiên, tác động của các chỉ số này đối với thanh khoản tổng thể của các NH được phân tích đã có kết quả tác động cùng chiều trong một số trường hợp và tác động ngược chiều đối với các NH khác, tùy thuộc vào đặc điểm môi trường kinh tế vĩ mô địa phương. Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017) nghiên cứu các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NHTM ở VN trong giai đoạn 2009-2016. Dữ liệu nghiên cứu thu thập từ 32 NHTM tại VN. Mô hình có biến phụ thuộc thể hiện cho tính thanh khoản của NH là “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản” và các biến độc lập gồm quy mô NH, ROA, “tỷ lệ nợ ngắn hạn/ tổng tài sản”, “tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tiền gửi”, “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”. Bằng các phương pháp thống kê mô tả, mô hình OLS, phân tích ma trận tương quan và kiểm định đa cộng tuyến thu được kết quả nghiên cứu là có ba yếu tố chính tác động đến tính thanh khoản của các NHTM ở VN, bao gồm quy mô của NH, “tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/ tổng huy động” và “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”. Trong số đó, quy mô của một NH có tác động cùng chiều trong khi hai nhân tố kia có tác động ngược chiều đến thanh khoản.
  37. 23 2.3.2. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của môi trường vĩ mô đến tính thanh khoản của NHTM Johannes P. S. Sheefeni & Jacob M. Nyambe (2016) nghiên cứu về tác động của các nhân tố vĩ mô đến tính thanh khoản của NHTM ở Nambia. Dữ liệu nghiên cứu thu thập theo quý và bắt đầu từ quý I/2001 đến quý II/2014. Biến “tỷ lệ nợ/ tổng tài sản” được chọn làm biến phụ thuộc và một số biến độc lập như GDP, tỷ lệ lạm phát và lãi suất repo. Bằng cách sử dụng mô hình ARDL và kiểm định đồng liên kết, kết quả cho thấy GDP là yếu tố tác động chính và có tác động cùng chiều đến tính thanh khoản của các NHTM ở Nambia. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy lãi suất repo có tác động cùng chiều đến thanh khoản của các NH mặc dù không có ý nghĩa thống kê. Ngược lại, kết quả cho thấy tương quan nghịch giữa lạm phát và thanh khoản của các NHTM. Doris Madhi (2017) nghiên cứu tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với rủi ro thanh khoản và đánh giá tính thanh khoản của hệ thống NH Albanian. Phân tích được tiến hành dựa trên 13 NH Albanian trong 5 năm, từ năm 2010 đến năm 2014 và phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng là mô hình hồi quy tác động cố định (FEM). Các biến số kinh tế vĩ mô độc lập là: tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, tăng trưởng GDP, thâm hụt ngân sách, lãi suất liên NH và lãi suất cho vay. Biến phụ thuộc thể hiện tính thanh khoản gồm “Tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản”, “Tỷ lệ tài sản thanh khoản/ nợ ngắn hạn”, “Tỷ lệ tài sản thanh khoản/tiền gửi + tài trợ ngắn hạn”, “Tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản” và “Tỷ lệ cho vay/ tiền gửi + tài trợ ngắn hạn”. Các kết quả của phân tích kết luận không tìm thấy mối liên quan giữa thâm hụt ngân sách và chỉ số thanh khoản của các NHTM. Mối quan hệ giữa chỉ số thanh khoản và tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát không đáng kể. Tuy nhiên lãi suất liên NH, tỷ lệ thất nghiệp, có tác động đến từng biến phụ thuộc theo chiều hướng khác nhau.
  38. 24 2.3.3. Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cả môi trường vi mô và vĩ mô đến tính thanh khoản của NHTM Aspachs và các cộng sự (2005) nghiên cứu về tính thanh khoản của các NH ở Anh và các nhân tố tác động đến tính thanh khoản. Mô hình nghiên cứu với số liệu theo quý thu thập từ 57 NH ở Anh, trong giai đoạn từ Quý I/1985 đến Quý IV/2003. Biến phụ thuộc thể hiện tính thanh khoản là “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản” và “tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tổng tiền gửi”. Các biến tác động đến tính thanh khoản trong mô hình gồm các biến vi mô (gồm sự hỗ trợ của NHTW trong trường hợp thiếu thanh khoản, chi phí cơ hội giữa việc giữ tài sản thanh khoản và cho vay với lợi suất cao hơn, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng cho vay, hệ số q của Tobin và quy mô NH) và các biến vĩ mô (gồm tốc độ tăng trưởng GDP và lãi suất trái phiếu chính phủ thời hạn 3 tháng). Từ kết quả của mô hình FEM, ước lượng GMM và các kiểm định, nghiên cứu cho thấy sự hỗ trợ của NHTW, lãi suất trái phiếu chính phủ ngắn hạn, chi phí cơ hội, tốc độ tăng trưởng cho vay, tốc độ tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến tính thanh khoản của NH tuy nhiên lợi nhuận tác động cùng chiều và đặc biệt quy mô có tác động cùng chiều với tính thanh khoản NH sở hữu nước ngoài và ngược lại với NH trong nước. Tseganesh Tesfaye (2012) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NHTM và tác động của chúng đến hoạt động tài chính của NH ở Ethiopia trong giai đoạn 2000-2011 với 8 NH ở Ethiopia được nghiên cứu. Mô hình nghiên cứu được sử dụng là mô hình FEM và REM, cùng với các kiểm định khuyết tật. Biến độc lập là “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản” và “tỷ lệ nợ/ tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn”. Biến độc lập có 8 biến: hệ số an toàn vốn (CAR), quy mô NH, tỷ lệ nợ xấu, hệ số NIM, tỷ lệ lạm phát, lãi suất ngắn hạn, GDP, tăng trưởng dư nợ cho vay. Kết quả phân tích hồi quy dữ liệu bảng cho thấy mức độ an toàn vốn, quy mô NH, tỷ lệ nợ xấu, lãi suất, tỷ lệ lạm phát và lãi suất ngắn hạn có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê đến thanh khoản của NH. Tốc độ tăng trưởng GDP thực và tăng trưởng tín dụng có tác động không đáng kể về mặt thống kê đối với thanh khoản của các NH.
  39. 25 Ionica Munteanua (2012) có đề tài nghiên cứu về tính thanh khoản NH và những nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NH ở Romania trong giai đoạn 2002 - 2010, nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 27 NH ở Romania. Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy Pooled OLS và thực hiện kiểm định đa cộng tuyến. Biến phụ thuộc của mô hình gồm “tỷ lệ nợ/ tổng tài sản” và “tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn”. Biến độc lập gồm hệ số CAR, hệ số chất lượng tài sản, “chi phí huy động vốn”, và hệ số CIR, lãi suất ROBOR, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ thất nghiệp. Bài nghiên cứu có 3 giai đoạn nghiên cứu từ 2002-2010, 2002-2007 và 2008-2010. Tùy theo từng giai đoạn mà các biến độc lập tác động đến tính thanh khoản của các NH với chiều hướng khác nhau. Pavla Vodová (2013) nghiên cứu ở Hungary về tác động các nhân tố đến tính thanh khoản của NH. Giai đoạn nghiên cứu từ 2001 đến 2010 và nghiên cứu thu thập số liệu từ 41 NH ở Hungary. Biến phụ thuộc của mô hình gồm “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản”; “tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn” và “tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tiền gửi”. Kết quả phân tích hồi quy dữ liệu bảng cho thấy thanh khoản của NH có liên quan đến “tỷ lệ vốn chủ sở hữu” của các NH, lãi suất cho vay và khả năng sinh lời của NH và các biến có tác động ngược chiều là quy mô của NH, lãi suất biên, chính sách tiền tệ và lãi suất giao dịch liên NH. Ngoài ra, kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng của GDP và tính thanh khoản của NH là mơ hồ. C. Deléchat và các cộng sự (2014) nghiên cứu về các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các NH ở Trung Mỹ. Với dữ liệu từ 96 NHTM được thu thập ở Trung Mỹ, Panama và Cộng Hòa Dominica trong giai đoạn 2006 - 2010, Biến phụ thuộc là “Tỷ lệ tài sản thanh khoản trên tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn” biến độc lập là quy mô NH, “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, hệ số NIM, “tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng”, “tỷ lệ cấp tín dụng/ GDP”. Kết quả cho thấy tính thanh khoản của NH liên quan đến các thước đo về quy mô NH, khả năng sinh lời và “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”. Ngoài ra, khả năng thanh khoản cao hơn cũng liên quan đến đô la hóa tiền gửi.
  40. 26 Ở các nước liên minh Châu Âu (EU), Agnieszka Wójcik-Mazur & Marek Szajt (2015) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản của các NH ở khu vực liên minh Châu Âu. Số lượng NH nghiên cứu là 527 NH. Biến phụ thuộc gồm “Tỷ lệ tài sản thanh khoản/ (tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn)” và “tỷ lệ nợ ròng/ tổng tiền gửi”. Biến độc lập gồm các yếu tố vi mô (rủi ro tín dụng, khả năng sinh lời, quy mô của NH, đòn bẩy tài chính, sự tham gia thị trường liên NH) và các yếu tố vĩ mô (tỷ lệ cấp tín dụng / GDP, lạm phát, GDP). Kết quả, có thể xác định một nhóm các yếu tố chủ yếu trong nội bộ ảnh hưởng đến mức độ rủi ro thanh khoản bất kể hình thức của biện pháp rủi ro thanh khoản và nước hoạt động. Các yếu tố quyết định này bao gồm mức độ rủi ro tín dụng và sự tham gia thị trường liên NH. Các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản theo hướng và mức độ tác động khác nhau. Mohamed Aymen Ben Moussa (2015) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NH ở Tunisia, với dữ liệu bảng thu thập được ở 18 NH ở Tunisia trong giai đoạn 2000 - 2010. Biến thể hiện tính thanh khoản của mô hình nghiên cứu là “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản” và “ tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/ tổng tiền gửi”. Kết quả cho thấy rằng “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “tỷ lệ chi phí hoạt động/ tổng tài sản”, tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, thanh khoản của kỳ trước có ảnh hưởng đáng kể đến thanh khoản của NH trong khi quy mô NH, “tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng tài sản”, “tỷ lệ chi phí tài chính/ tổng tín dụng” và “tỷ lệ tổng huy động/ tổng tài sản” có tác động không đáng kể đến thanh khoản của NH. Ở Ấn độ, Anamika Singh & Anil Kumar Sharma (2016) đã phân tích thực nghiệm các yếu tố kinh tế vĩ mô và yếu tố đặc thù NH ảnh hưởng đến thanh khoản của các NH Ấn Độ, tập dữ liệu thu thập từ 59 NH từ năm 2000 đến năm 2013. Biến phụ thuộc là “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản”. Các yếu tố vi mô trong mô hình bao gồm quy mô NH, lợi nhuận, chi phí huy động vốn, “tỷ lệ vốn chủ sở hữu” và tiền gửi của khách hàng. Ngoài ra, GDP, tỷ lệ lạm phát và thất nghiệp là những yếu tố vĩ mô được xem xét. Bài nghiên cứu phân tích xu hướng thanh khoản của các NH Ấn Độ dựa trên “tỷ lệ
  41. 27 vốn chủ” và phát hiện ra rằng quyền sở hữu NH ảnh hưởng đến tính thanh khoản của các NH. Dựa vào mô hình hồi quy dữ liệu bảng Pooled OLS và mô hình REM/ FEM. ta thấy các yếu tố chi tiêu NH (ngoại trừ chi phí huy động vốn) và kinh tế vĩ mô (ngoại trừ thất nghiệp) đều ảnh hưởng đến thanh khoản của NH, chúng bao gồm quy mô NH, tiền gửi, khả năng sinh lời, “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, GDP và tỷ lệ lạm phát. Hơn nữa, quy mô NH và GDP có tác động ngược chiều đến tính thanh khoản NH. Mặt khác, tiền gửi, khả năng sinh lời, “tỷ lệ vốn chủ” và lạm phát có tác động cùng chiều đến thanh khoản của NH. Chi phí huy động vốn và thất nghiệp cho thấy ảnh hưởng không có ý nghĩa về mặt thống kê trong tác động đến tính thanh khoản của NH. Farooq Ahmad & Nasir Rasool (2017) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NH ở Pakistan với số mẫu nghiên cứu trong mô hình là 31 NHTM được niêm yết ở Pakistan trong giai đoạn nghiên cứu từ 2005 đến 2014. Phương pháp định lượng được sử dụng là thống kê mô tả và hồi quy mô hình FEM. Biến phụ thuộc thể hiện tính thanh khoản của mô hình là “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản”. Biến độc lập của mô hình gồm “Tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, quy mô NH, tỷ lệ nợ xấu, ROE, GDP và tỷ lệ lạm phát. Kết quả của mô hình cho thấy các biến độc lập như “Tỷ lệ vốn chủ” và GDP có tác động cùng chiều đến thanh khoản của NH trong khi tỷ lệ nợ xấu và quy mô có tác động ngược chiều. Đồng thời thấy rằng ảnh hưởng của ROE và tỷ lệ lạm phát đến tính thanh khoản không có ý nghĩa về mặt thống kê. Hơn nữa, các NHTM ở Pakistan không chỉ tập trung vào các biến cụ thể của NH mà còn phải xem xét cả yếu tố nội bộ và bên ngoài trong việc phát triển các chiến lược để cải thiện vị thế thanh khoản của các NH. Lê Thanh Tâm & Nguyễn Anh Tú (2017) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tính thanh khoản của NH ở VN, với số mẫu nghiên cứu 20 NHTM VN giai đoạn 2008 đến 2014. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là thống kê mô tả và mô hình hồi quy REM. Mô hình hồi quy có biến phụ thuộc là “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản” và các biến độc lập gồm hệ số NIM, quy mô NH, “tỷ lệ lợi nhuận sau thuế/ Tổng
  42. 28 tài sản”, “tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay”, “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, chính sách lãi suất và tốc độ tăng trưởng GDP. Kết quả cho thấy không có sự đánh đổi giữa thanh khoản và lợi nhuận; chính sách lãi suất có tác động cùng chiều đến thanh khoản của NH; chi phí cơ hội để giữ tài sản thanh khoản, quy mô NH và tăng trưởng GDP có tác động ngược chiều đến thanh khoản của các NH. Tổng kết các nghiên cứu thực nghiệm Qua các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước đã trình bày. Có thể thấy rằng các biến phụ thuộc thể hiện tính thanh khoản thường được sử dụng trong các nghiên cứu là “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản”, “tỷ lệ tài sản thanh khoản/ tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn”, “tỷ lệ nợ/ tổng tài sản” và “tỷ lệ nợ/ tiền gửi và các khoản tài trợ ngắn hạn”. Đồng thời các biến độc lập đặc thù của NH trong các mô hình nghiên cứu trước thường được đề cập đến là hệ số an toàn vốn (CAR), quy mô NH, tỷ lệ nợ xấu, hệ số NIM, tăng trưởng dư nợ cho vay, lợi nhuận của NH, “tỷ lệ vốn chủ sở hữu”, “tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng huy động”, Các biến vĩ mô gồm tỷ lệ lạm phát, GDP, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thị trường liên NH, Dữ liệu các nghiên cứu thực nghiệm trước đây thường ở dữ liệu bảng và các phương pháp định lượng thường được dùng trong mô hình là thống kê mô tả, mô hình hồi quy OLS, Pooled OLS, FEM và FEM. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương này, tác giả đã trình bày tổng quan về tính thanh khoản của NHTM và các yếu tố tác động đến tính thanh khoản cả về biến vi mô đặc trưng của NHTM và biến vĩ mô nền kinh tế. Từ đó giúp ta có cái nhìn khái quát về vai trò của tính thanh khoản đối với NHTM và cách xác định thặng dư hay thâm hụt thanh khoản cũng như bản chất của quản trị thanh khoản và các chiến lược quản trị thanh khoản. Tiếp đến, tác giả cũng trình bày các nghiên cứu thực nghiệm trong nước và nước ngoài có liên quan đến tính thanh khoản của các NHTM và sự tác động của các nhân tố đến tính thanh khoản của NHTM làm cơ sở cho bài nghiên cứu của tác giả.
  43. 29 Qua các bằng chứng thưc̣ nghiệm trước đó, mặc dù sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, thời gian khác nhau và ở những nền kinh tế khác nhau, nhưng đa số đều chỉ ra được một số các yếu tố đặc trưng cả vi mô và vĩ mô tác động đến tính thanh khoản của NHTM. Qua đó càng có cơ sở để kì vọng rằng có các nhân tố vi mô và vĩ mô tác động đến khả năng thanh khoản của các NHTM VN. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của các NHTM VN một lần nữa sẽ là bằng chứng thưc̣ nghiệm về các yếu tố có tác động đến tính thanh khoản hay không và nếu có thì đó là tác động cùng chiều hay ngược chiều. Các nghiên cứu thưc̣ nghiệm được trình bày trong chương này cũng là cơ sở để tác giả thiết lập, lưạ chọn mô hình nghiên cứu sẽ được trình bày trong chương sau.
  44. 30 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương này, dưạ trên các cơ sở lý thuyết đã trình bày trong chương trước, tác giả sẽ giới thiệu về mô hình nghiên cứu, đồng thời giải thích các biến trong mô hình cũng như đưa ra những giả thuyết kì vọng về dấu của từng biến. Kế đến, tác giả sẽ trình bày việc thu thập số liệu và phương pháp thưc̣ hiện mô hình nghiên cứu làm cơ sở cho việc thưc̣ hiện nghiên cứu trong chương sau. 3.1. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1.1. Lưạ chọn mô hình nghiên cứu Trong các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả trước đã được trình bày ở chương 2, nhiều mô hình kinh tế lượng khác nhau được sử dụng để thưc̣ hiện nghiên cứu như mô hình hồi quy đa biến OLS, mô hình hồi quy đa biến với dữ liệu bảng đồng thời thực hiện các ước lượng Pooled OLS, REM, FEM, Tuy nhiên, trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả quyết định chọn mô hình hồi quy đa biến sử dụng dữ liệu bảng. Thứ nhất là do mô hình này đã được nhiều nghiên cứu của các tác giả trước sử dụng như: Doriana Cucinelli (2013), Tafirei Mashamba (2014), Angela Romana & Alina Camelia Sargu (2015), Doris Madhi (2017), Tseganesh Tesfaye (2012), Pavla Vodová (2013), Anamika Singh & Anil Kumar Sharma (2016), Farooq Ahmad & Nasir Rasool (2017), và trong các bài nghiên cứu tại VN như Lê Thanh Tâm & Nguyễn Anh Tú (2017), Vũ Thị Hồng (2011). Ngoài ra, mô hình hồi quy đa biến sử dụng dữ liệu bảng còn đem lại nhiều ưu điểm hơn so với mô hình hồi quy thông thường: Thứ nhất, dữ liệu bảng cho phép giải thích sự khác biệt hay sự không đồng nhất của các đơn vị chéo. Các đơn vị chéo khác nhau thường không đồng nhất với nhau. Dữ liệu bảng cung cấp dữ liệu nhiều đơn vị chéo theo thời gian, nên cũng chứa những đặc điểm không đồng nhất giữa chúng. Thứ hai, nhờ vào kết hợp chuỗi thời gian của các quan sát chéo, dữ liệu bảng cho chúng ta dữ liệu chứa nhiều thông tin hữu ích hơn, gia tăng số lượng quan sát, gia tăng bậc tự do theo đó là sức mạnh của kiểm định. Ngoài ra, việc kết hợp nhiều dữ liệu chéo
  45. 31 trong một khoảng thời gian nhất định còn làm giảm bớt hiện tượng đa cộng tuyến thường gặp trong mô hình dữ liệu chuỗi thời gian nhiều biến giải thích. Thứ ba, dữ liệu bảng giúp ta nghiên cứu những vấn đề rộng hơn và giải quyết các vấn đề phức tạp hơn. Dữ liệu bảng cho phép vừa phân tích được tính động theo thời gian vừa phân tích được sự khác nhau giữa các đơn vị chéo nhờ thành phần chéo trong dữ liệu. Thứ tư, các mô hình dữ liệu bảng cho phép xây dựng và kiểm định những mô hình hành vi phức tạp hơn so với dữ liệu chéo hay dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy. Thứ năm, những thiên lệch (chệch) do tổng hợp số liệu về các công ty hoặc cá nhân sẽ giảm đi hoặc triệt tiêu trong dữ liệu bảng. Do đó dữ liệu bảng sẽ tạo ra những biến chính xác hơn so với số liệu thu thập và đo lường ở giác độ vĩ mô. 3.1.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu Mô hình trong bài nghiên cứu này chủ yếu kế thừa từ nghiên cứu của tác giả Pavla Vodová (2013), Anamika Singh & Anil Kumar Sharma (2016). Trong 2 bài nghiên cứu này, các tác giả đã chọn “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản” làm biến phụ thuộc đại diện cho khả năng thanh khoản của NHTM. Biến độc lập vi mô được các tác giả sử dụng là quy mô của NH (SIZE) và “tỷ lệ vốn chủ sở hữu” (CAP) và các biến vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng GDP (GGDP), tỷ lệ lạm phát (INF) và tỷ lệ thất nghiệp (UNEM) làm các yếu tố tác động đến tính thanh khoản của NHTM. Dữ liệu của các tác giả được thu thập theo phương pháp dữ liệu bảng và sử dụng các mô hình hồi quy đơn giản như Pooled OLS. Vì vậy, ngoài kế thừa nghiên cứu của các tác giả trên, tác giả sẽ vẫn sử dụng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng tuy nhiên sẽ kết hợp ước lượng mô hình hồi quy Pooled OLS với mô hình hồi quy tác động cố định (FEM) và tác động ngẫu nhiên (REM) nhằm tăng thêm tính chính xác cho mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, trong các bài nghiên cứu Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017) và Vũ Thị Hồng (2011) có đề cập đến biến “tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng huy động” (LDR) đóng vai trò là biến độc lập trong số những yếu tố vi mô tác động đến
  46. 32 tính thanh khoản của NHTM. Nhận thấy biến LDR có góp phần tác động đáng kể đến khả năng thanh khoản của hệ thống NHTM VN, nên tác giả quyết định thêm biến này vào mô hình nhằm tăng thêm ý nghĩa thưc̣ tiễn cho bài nghiên cứu. Song song đó, trong các bài nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố tác động đến khả năng thanh khoản của NHTM của nhiều tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu có tác động đến tính thanh khoản của NHTM như bài nghiên cứu của Tseganesh Tesfaye (2012), Farooq Ahmad & Nasir Rasool (2017), Pavla Vodová (2013), Tafirei Mashamba (2014) và Vũ Thị Hồng (2011), Trong khi đó, rất nhiều tác giả khác đã chứng minh được sư ̣ tác động của khả năng sinh lời (ROA) đến khả năng thanh khoản của các NHTM, cụ thể là các bài nghiên cứu của Tseganesh Tesfaye (2012), Agnieszka Wójcik-Mazur & Marek Szajt (2015), Kamoyo Elias Maore (2002), Aspachs và các tác giả (2005), Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017) và Lê Thanh Tâm & Nguyễn Anh Tú (2017), Do đó, để tăng chính tính xác cũng như ổn định cho mô hình nghiên cứu, tác giả đã chọn thêm 2 biến gồm tỷ lệ nợ xấu và khả năng sinh lời (ROA) làm biến độc lập trong mô hình để phân tích tác động của chúng đến tính thanh khoản của các NHTM VN. Tóm lại, dưạ trên các cơ sở lý thuyết mà tác giả đã trình bày ở trên kết hợp với mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, tác giả sẽ trình bày mô hình nghiên cứu của đề tài được tóm gọn như sau: LQit = β1 + β2CAPit + β3SIZEit + β4LDRit + β5NPLit + β6ROAit + β7GGDPit + β8INFit + β9UNEMit + uit Trong đó: β1: Hệ số chặn. β2, , β9: Các hệ số hồi quy riêng của các biến độc lập. i: ký hiệu cho các NH, t ký hiệu cho các năm và u đại diện cho sai số của mô hình. Biến phụ thuộc: LQ: tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản (được tính theo tỷ lệ phần trăm).
  47. 33 Biến độc lập vi mô: CAP: đại diện cho tỷ lệ vốn chủ sở hữu (được tính theo tỷ lệ phần trăm); SIZE: đại diện cho quy mô NH (được tính theo logarit cơ số e của tổng tài sản); LDR: đại diện cho tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (được tính theo tỷ lệ phần trăm); NPL: đại diện cho tỷ lệ nợ xấu (được tính theo tỷ lệ phần trăm); ROA: suất sinh lời trên tổng tài sản, đại diện cho khả năng sinh lời (được tính theo tỷ lệ phần trăm). Biến độc lập vĩ mô: GGDP: đại diện cho tốc độ tăng trưởng GDP (được tính theo tỷ lệ phần trăm); INF: đại diện cho tỷ lệ lạm phát của Việt Nam (được tính theo tỷ lệ phần trăm); UNEM: đại diện cho tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam (được tính theo tỷ lệ phần trăm). 3.2. GIẢI THÍCH CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH VÀ KÌ VỌNG DẤU VỀ CÁC BIẾN 3.2.1. Biến phụ thuộc đại diện cho tính thanh khoản của NHTM Các chỉ tiêu đại diện cho khả năng thanh khoản của NHTM đã trình bày ở chương 2 gồm có 3 chỉ tiêu thanh khoản thường được áp dụng trong DN và 4 chỉ tiêu thường được các nhà nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước sử dụng. Tuy nhiên trên thực tế khi thực hiện nghiên cứu rất nhiều nhà nghiên cứu đã ưu tiên sử dụng “tỷ lệ tài sản thanh khoản trong tổng tài sản” làm biến phụ thuộc đại diện cho tính thanh khoản của NHTM trong bài nghiên cứu của họ như các tác giả Tafirei Mashamba (2014), Angela Roman & Alina Camelia Sargu (2014), Doris Madhi (2017), Tseganesh Tesfaye (2012), Pavla Vodová (2013), Mohamed Aymen Ben Moussa (2015), Anamika Singh & Anil Kumar Sharma (2016), Farooq Ahmad & Nasir Rasool (2017), Lê Thanh Tâm & Nguyễn Anh Tú (2017), Ngoài ra, tỷ số này cung cấp một thông tin chung cho các nhà quản trị về khả năng thanh khoản của NH. Tức là trong tổng tài sản của NH thì tỷ trọng tài sản thanh khoản là bao nhiêu. Tỷ lệ này được tính bằng tỷ lệ
  48. 34 giữa tài sản thanh khoản (gồm tiền mặt và các khoản tương đương tiền, tiền gửi tại NHNN và các TCTD khác) và tổng tài sản. 3.2.2. Các biến độc lập vi mô tác động đến tính thanh khoản của NHTM 3.2.2.1. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) Tỷ lê ̣này thể hiêṇ tình trạng đủ vốn, sự an toàn và lành mạnh về tài chính của một NH cũng như khả năng bù đắp tổn thất để bảo vệ người gửi tiền và chủ nợ đồng thời duy trì sự ổn định của hệ thống NH. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu cao hơn cung cấp tính thanh khoản cao cho các NH. Tỷ số này thấp chứng tỏ NH sử dụng đòn bẩy tài chính cao, điều này chứa đựng rất nhiều rủi ro và có thể làm cho lợi nhuận của NH giảm khi chi phí vốn vay cao. Do đó, nghiên cứu này kỳ vọng rằng tỷ lê ̣ vốn chủ sở hữu sẽ có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản của các NHTM. 3.2.2.2. Quy mô NH (SIZE) Nếu quy mô NH (SIZE) có mối tương quan dương với khả năng thanh khoản của NH chứng tỏ NH càng mở rộng quy mô thì khả năng thanh khoản càng tăng, mở ra cơ hội cho các NH có thể tiếp tục huy động nhiều nguồn vốn khác nhau nhằm nâng cao khả năng thanh khoản của mình. Ngược lại, trường hợp xuất hiêṇ mối tương quan âm chứng tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa có thể làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến cho rủi ro của NH tăng cao, trong đó có rủi ro thanh khoản. Tuy nhiên, với tình hình của Viêṭ Nam hiêṇ nay, các NH càng tăng quy mô thì dễ huy động nhiều nguồn vốn khác nhau với giá cả rẻ hơn. Vì vậy, nghiên cứu kỳ vọng sẽ tìm ra mối quan hê ̣ đồng biến giữa quy mô ngân hàng và khả năng thanh khoản của các NH. 3.2.2.3. Tỷ lệ tổng dư nợ cho vay/ tổng huy động (LDR) Nguồn vốn huy động ở đây bao gồm tiền gửi của khách hàng và tiền huy động từ các TCTD khác hoặc trên thị trường tài chính, tỷ số này càng cao chứng tỏ NH cho vay với tỷ lệ cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động được. Vì vậy, lúc NH gặp khó khăn về thanh khoản do nguồn vốn huy động còn lại không đủ để đáp ứng, nếu huy động bằng
  49. 35 mọi cách lúc đó sẽ không huy động được những nguồn vốn rẻ, nói cách khác tính thanh khoản đã bị giảm đi. Tuy nhiên, trong trường hợp tỷ lệ này thấp chứng tỏ NH cho vay với tỷ lệ thấp hơn so với nguồn vốn huy động được, nên khi gặp khó khăn về thanh khoản NH có thể sử dụng nguồn vốn huy động hiện có của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà không cần huy động thêm, điều này làm cho khả năng thanh khoản của NH tăng. Do đó, trong bài nghiên cứu này tác giả kỳ vọng sẽ tìm ra mối tương quan âm giữa chỉ số này và khả năng thanh khoản của các NHTM. 3.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa – Vụ trưởng Vụ chiến lược phát triển NH (NHNN), định nghĩa nợ xấu của VN tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của NHNN như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)”. Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ không được thanh toán đầy đủ. Tỷ lệ nợ xấu được đo lường bằng tổng dư nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 so với tổng dư nợ cho vay. Tỷ lệ này còn dùng để đánh giá chất lượng tài sản của các NH. Khác với các loại hình DN khác, tài sản của NH bao gồm nhiều khoản cho vay. Nếu khoản cho vay được coi là không thể thu hồi được, dẫn đến giảm lợi nhuận của NH và làm cho số lượng lớn người gửi tiền mất lòng tin vào NH. Như vậy, nợ xấu có ảnh hưởng không nhỏ tới các chủ nợ/ người gửi tiền cũng như NH, khiến cho cả 2 đều có nguy cơ mất vốn, từ đó tài sản của NH giảm đi và khả năng thanh khoản của NH cũng kém đi. Vì vậy, nghiên cứu này tác giả kỳ vọng rằng tỷ lệ nợ xấu tăng sẽ làm cho khả năng thanh khoản của NHTM giảm. 3.2.2.5. Lợi nhuận (ROA) Chỉ tiêu lợi nhuận ở đây được đại diện bởi ROA (Return on Assets) được xác định bằng lợi nhuận sau thuế chia cho tổng tài sản. Thông thường, các NHTM rơi vào tình
  50. 36 trạng tiến thoái lưỡng nan trong việc lựa chọn giữa duy trì khả năng thanh khoản (nắm giữ các tài sản thanh khoản) theo quy định của pháp luật và tối ưu hóa lợi nhuận theo kỳ vọng của các cổ đông và các nhà đầu tư. Đây là những mâu thuẫn vốn có giữa hai bên và sự cần thiết phải cân bằng cả hai bên. Do đó cần phải cân nhắc giữa đánh đổi chi phí cơ hội để giữ tài sản thanh khoản và lợi tức đầu tư cao. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng cho thấy hiệu quả trong việc quản lý tài sản của NH. Nếu chỉ số này và khả năng thanh khoản có tương quan dương tức là một NH có ROA cao hơn và ổn định hơn có xu hướng quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tài sản cũng như rủi ro của họ, bao gồm cả rủi ro thanh khoản. Do đó, ROA sẽ tác động hai chiều đến tính thanh khoản của các NHTM. 3.2.3. Các biến độc lập vĩ mô tác động đến tính thanh khoản của NHTM 3.2.3.1. Tốc độ tăng trưởng GDP (GGDP) Bối cảnh kinh tế vĩ mô có thể sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh NH. Cụ thể nhu cầu về các sản phẩm tài chính sẽ có sự khác biệt hơn trong giai đoạn kinh tế phát triển và có thể dẫn đến khả năng các NH thực hiện mở rộng hoạt động cho vay hoặc danh mục đầu tư chứng khoán với tỷ lệ cao hơn vì các NH tự tin cao về khả năng sinh lời của họ, đồng nghĩa với bỏ qua thanh khoản trong thời kỳ bùng nổ kinh tế vì cho vay có thể thuận lợi. Tương tự, trong giai đoạn nền kinh tế rơi vào suy thoái thì lợi nhuận của tài sản dự kiến giảm xuống nên các NH ưu tiên thanh khoản hơn và hạn chế cấp tín dụng do khả năng của khách hàng không thể thanh toán khoản vay tăng làm tăng nợ xấu của NH và có thể dẫn đến phá sản. Yếu tố đại diện cho sự phát triển của nền kinh tế được dùng trong bài nghiên cứu là tốc độ tăng trưởng GDP. Dựa vào những lập luận đã nêu trên, tác giả kỳ vọng tìm ra mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng GDP và khả năng thanh khoản của các NHTM. 3.2.3.2. Tỷ lệ lạm phát (INF) Nghiên cứu sử dụng chỉ số CPI để đo lường lạm phát. Có thể thấy tác động của lạm phát thường có hai mặt. Nếu duy trì ở mức lạm phát vừa phải nó sẽ thúc đẩy nền kinh
  51. 37 tế phát triển, góp phần cho hoạt động kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế thuận lợi và khu vực tài chính sẽ giảm được vốn vay, giảm phân bổ nguồn lực kém hiệu quả, và hoạt động trung gian giảm đi những tác động bất lợi cho những nguồn đầu tư dài hạn , thanh khoản NH có khả năng gia tăng. Tuy nhiên, khi lạm phát ở trên mức 10% đối với nước ta, và khó kiểm soát có thể sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề, cụ thể người vay có khả năng không hoàn trả được nợ và người gửi tiền sẽ rút những khoản tiền gửi của mình do lãi suất NH không theo kịp lạm phát của thị trường (đồng tiền hôm nay có giá trị hơn so với trong tương lai), thanh khoản NH dễ bị sụt giảm. Do đó, lạm phát sẽ tác động hai chiều đến khả năng thanh khoản của các NH. 3.2.3.3. Tỷ lệ thất nghiệp (UNEM) Đối với các quốc gia, thất nghiệp là sự phí phạm nguồn nhân lực, không thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời dễ dẫn đến những xáo trộn về xã hội, thậm chí dẫn đến biến động về chính trị. Tóm lại thất nghiệp làm suy giảm các điều kiện kinh tế nói chung. Đối với cá nhân, thất nghiệp làm mất nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động gây ra mất khả năng hoàn trả các khoản nợ vay. Điều này gây áp lực cho NH về việc bù đắp những tổn thất này, thanh khoản NH dễ bị sụt giảm. Tuy nhiên, thất nghiệp gia tăng sẽ làm cho người dân tăng cường tiết kiệm nhiều hơn để phòng ngừa cho tương lai, dẫn đến NH có thể huy động được nhiều hơn và dễ dàng hơn. Trong khi đó, việc cho vay của các NH sẽ giảm đi và sẽ chặt chẽ hơn do khả năng không trả được nợ tăng cao. Điều này làm cho tính thanh khoản của NH tăng lên. Vì vậy, tỷ lệ thất nghiệp cũng có tác động hai chiều đến khả năng thanh khoản của NH tương tự như lạm phát. Bảng 3. 1 - Giải thích các biến và kỳ vọng dấu của từng biến Các nghiên cứu Ký Dấu kỳ Ý nghĩa Công thức tính trước đã sử dụng hiệu vọng biến Biến phụ thuộc
  52. 38 Pavla Vodová (2013), Anamika Singh & Anil Kumar Sharma Tỷ lệ tài sản (2016); Tafirei thanh khoản Tài sản thanh khoản Mashamba (2014); LQ LQ = (3.1) / trong tổng Tổng tài sản Angela Roman & tài sản Alina Camelia Sargu (2014); Nguyễn Thị Ngọc Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017). Biến độc lập vi mô Doriana Cucinelli (2013); Farooq Tỷ lệ vốn Vốn chủ sở hữu Ahmad & Nasir CAP CAP = (3.2) + chủ sở hữu Tổng tài sản Rasool (2017); Pavla Vodová (2013); Vũ Thị Hồng (2011). Tseganesh Tesfaye (2012); Tafirei Mashamba (2014); SIZE = Ln (Tổng tài sản) SIZE Quy mô NH + Nguyễn Thị Ngọc (3.3) Diệp & Thanh Lâm Nguyên (2017), Aspachs và các cộng
  53. 39 sự (2005). Tỷ lệ cho Vũ Thị Hồng vay trên Dư nợ cho vay (2011); Nguyễn Thị LDR LDR= (3.4) - tổng huy Vốn huy động Ngọc Diệp & Thanh động Lâm Nguyên (2017). Farooq Ahmad & Nợ xấu NPL = Nasir Rasool (2017); NPL Tỷ lệ nợ xấu Tổng dư nợ cho vay - (3.5) Tafirei Mashamba (2014). Vũ Thị Hồng Tỷ suất sinh Lợi nhuận sau thuế (2011); Aspachs và ROA = ROA lời trên vốn Tổng tài sản +/- các cộng sự (2005); chủ sở hữu (3.6) Kamoyo Elias Maore (2002). Biến độc lập vĩ mô Anamika Singh & Anil Kumar Sharma, Tốc độ tăng GGDP = Tốc độ tăng GDP (2016); Lê Thanh GGDP - trưởng GDP của năm sau so với năm trước Tâm & Nguyễn Anh Tú (2017), Aspachs và các cộng sự (2005) Anamika Singh & Anil Kumar Sharma Tỷ lệ lạm INF = Tốc độ tăng CPI bình INF +/- (2016); Farooq phát quân năm sau so với năm trước Ahmad & Nasir Rasool (2017),
  54. 40 Johannes P. S. Sheefeni & Jacob M. Nyambe (2016). Doris Madhi (2017); Anamika Singh & Tỷ lệ thất UNEM = Tỷ lệ thất nghiệp qua UNEM +/- Anil Kumar Sharma nghiệp các năm (2016); Ionica Munteanu (2012). Nguồn: tác giả tự tổng hợp. Ghi chú: + là tác động cùng chiều, - là tác động ngược chiều. 3.3. THU THẬP SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1 Thu thập số liệu của các NHTM Việt Nam. Tác giả thu thập số liệu từ 25 NH TMCP (xem bảng 3.2) với dữ liệu theo năm do NH công bố trên website của các NH đã được kiểm toán từ các công ty kiểm toán độc lập và các nguồn dữ liệu thứ cấp. Ngoài ra, tổng tài sản của 25 NHTM cổ phần được thu thập chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản của các NHTM tại VN do đó có thể mang tính đại diện cho hệ thống NHTM VN (do chỉ loại bỏ vài NH TMCP nhỏ khó thu thập số liệu). Mẫu quan sát bắt đầu từ năm 2009 đến năm 2017. Tác giả quyết định chọn giai đoạn này với mục tiêu nghiên cứu đề tài trong giai đoạn hậu khủng hoảng 2008 cho đến thời điểm gần nhất mà tác giả có thể thu thập số liệu được. Số liệu các biến được thu thập từ nguồn dữ liệu thứ cấp, chủ yếu là từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán, theo chuẩn mưc̣ kế toán VN và trình bày trên các trang website chính thức của các NH hoặc các trang Thông qua việc thu thập các thông số: tiền và các khoản tương đương tiền, tiền gửi NHNN và các TCTD khác, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng nợ phải trả, tổng tiền gửi, tổng dư nợ cho vay và ứng trước, lợi nhuận sau thuế, tổng nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5 và sử dụng các công thức tính toán như đã
  55. 41 trình bày ở trên để tính toán dữ liệu của các biến độc lập vi mô CAP, SIZE, NPL, LDR và ROA. Bảng 3. 2 - Danh sách các NHTM STT Tên NH Ký hiệu 1 NH TMCP An Bình ABB 2 NH TMVP Á Châu ACB 3 NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV 4 NH TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam EXIM 5 NH TMCP phát triển TP.HCM HDB 6 NH TMCP Kiên Long KLB 7 NH Bưu Điện Liên Việt LPB 8 NH TMCP Quân Đội MBB 9 NH TMCP Hàng Hải Việt Nam MSB 10 NH TMCP Nam Á Nam A Bank 11 NH TMCP Quốc Dân NCB 12 NH TMCP Phương Đông OCB 13 NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex PGB 14 NH TMCP Sài Gòn Thương Tín STB 15 NH TMCP Sài Gòn Công Thương SGB 16 NH TMCP Sài Gòn SCB 17 NH TMCP Đông Nam Á SEAB 18 NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB 19 NH TMCP Kỹ Thương việt Nam TCB 20 NH TMCP Tiên Phong TPB 21 NH TMCP Quốc Tế Việt Nam VIB 22 NH TMCP Việt Á Viet A Bank
  56. 42 23 NH TMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB 24 NH TMCP Công Thương Việt Nam CTG 25 NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. 3.3.2. Thu thập số liệu của các biến số vĩ mô Các số liệu về tốc độ tăng trưởng GDP, chỉ số CPI và tỷ lệ thất nghiệp được lấy từ Tổng cục thống kê, chuyên mục Tình hình kinh tế xã hội. Số liệu được lấy theo năm và từ năm 2009 đến năm 2017 dưạ trên các báo cáo Tình hình kinh tế xã hội theo từng năm. 3.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Tác giả thực hiện mô hình nghiên cứu bằng cách tiến hành xây dựng mô hình và kiểm định mô hình với sự hỗ trợ của phần mềm Eviews 8 thông qua các 4 bước. Cụ thể các bước như sau: Bước 1: Thống kê mô tả Thống kê mô tả đưa ra các tiêu chí thống kê giúp ta có được một số nhận định ban đầu về chuỗi dữ liệu nghiên cứu thông qua những đặc tính cơ bản của dữ liệu nghiên cứu được thống kê như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của dữ liệu, ngoài ra kết quả còn cho ra giá trị trung vị, độ nghiêng, độ nhọn, độ lệch chuẩn, phương sai, sai số chuẩn giữa các giá trị của dữ liệu. Bước 2: Phương pháp lưạ chọn mô hình hồi quy Phân tích hồi quy được dùng để đo lường tác động của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc, từ đó cho thấy chiều hướng tác động cũng như mức độ tác động của từng biến độc lập lên biến phụ thuộc. Kết quả hồi quy được xem là bằng chứng thưc̣ nghiệm để xem xét tác động. Các mô hình hồi quy được tác giả xem xét để lựa chọn sử dụng trong bài nghiên cứu gồm có: Pooled OLS, FEM và REM. Sau đây tác giả sẽ đưa ra một số đặc điểm của từng mô hình đã nêu trên để làm cơ sở chọn ra mô hình ước lượng phù hợp cho bài nghiên cứu:
  57. 43 Mô hình Pooled OLS: ngoài cách tiếp cận đơn giản nhất và thô sơ nhất của mô hình hồi quy gộp Pooled OLS thì mô hình này hầu như không có ưu điểm. Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của mô hình này là tất cả các hệ số (hệ số chặn và hệ số gốc) của mô hình đều không đổi theo thời gian và theo các đối tượng nghiên cứu hay nói cách khác mô hình này bỏ qua sư ̣ không đồng nhất, sư ̣ khác biệt đặc trưng giữa các đối tượng nghiên cứu. Chính điểm yếu này khiến cho mô hình dễ xảy ra hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình hồi quy có nhiều biến giải thích. Mô hình FEM: mô hình này thể xem xét đến tác động của đặc điểm riêng của từng đối tượng trong mẫu nghiên cứu đến biến giải thích như thế nào và trong đó có những thuộc tính ta không quan sát được bằng giá trị. Có thể thấy, ưu điểm của mô hình FEM so với Pooled OLS là mô hình FEM xem xét đến sư ̣ khác biệt, đặc điểm riêng và tính không đồng nhất giữa các đối tượng nghiên cứu trong mẫu nghiên cứu theo sư ̣ thay đổi (theo không gian) của tung độ gốc mỗi NH. Tuy nhiên, tung độ gốc này không thay đổi theo thời gian và để xem xét sư ̣ thay đổi tung độ gốc giữa các NH thì chúng ta có thể dùng biến giả. Mô hình này có thể được minh hoạ như sau: Yit = β1i + β2X1it + β3X2it + + βkXkit + uit Trong đó: β1i đại điện cho sư ̣ khác biệt giữa các NH nghiên cứu tuy nhiên sư ̣ khác biệt này không thay đổi theo thời gian. Khi đó, β1i được triển khai theo các biến giả để xem xét những đặc điểm riêng biệt của từng đối tượng nghiên cứu. Mô hình REM: mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) cho thấy sư ̣ khác biệt giữa các đối tượng nghiên cứu ngẫu nhiên theo không gian và thời gian. Và cách tiếp cận của mô hình này là dưạ trên phần dư. Mô hình này có thể được minh họa như sau: Yit = β1i + β2X1it + β3X2it + + βkXkit + uit β1i = β1 + εi Yit = β1 + β2X1it + β3X2it + + βkXkit + εi + uit Wit = εi + uit Trong đó:
  58. 44 Wit là phần dư tổng hợp gồm hai thành phần: • εi là thành phần sai số chéo, đại diện cho chênh lệch ngẫu nhiên của từng hệ số chặn của các đối tượng nghiên cứu trong mẫu với giá trị trung bình, nói cách khác là đại diện cho các đặc điểm riêng của từng đối tượng nghiên cứu; • uit là sai số thành phần kết hợp giữa các đặc điểm riêng của các đối tượng nghiên cứu và chuỗi thời gian. • β1 là giá trị trung bình của tất cả các hệ số chặn (tung độ gốc) của các đối tượng nghiên cứu. Dưạ vào các lập luận nêu trên, có thể thấy mô hình ước lược FEM và REM có nhiều ưu điểm hơn so với mô hình ước lượng Pooled OLS. Tuy nhiên để chọn mô hình ước lượng tốt hơn, tác giả sẽ tiến hành ước lượng mô hình Pooled OLS trước, tiếp đến tiến hành ước lượng mô hình FEM. Bước kế tiếp, chúng ta cần kiểm định xem hệ số chặn của hàm hồi quy của từng NH có khác nhau không, bằng cách sử dụng công cụ Redundant Fixed Effects trên Eviews 8. Nếu không có sư ̣ khác nhau, Pooled OLS có thể được lựa chọn làm mô hình ước lượng cho bài nghiên cứu. Ngược lại, mô hình Pooled OLS không phù hợp, tác giả sẽ tiến hành ước lượng mô hình REM và sử dụng kiểm định Hausman test để so sánh mô hình FEM và REM xem mô hình nào phù hợp hơn. Bước 3: Phương pháp kiểm định các hệ số hồi quy và sư ̣ phù hợp của mô hình Sau khi đã chọn được mô hình phù hợp tác giả sẽ tiến hành kiểm định thừa biến để loại bỏ biến không cần thiết ra khỏi mô hình bằng cách sử dụng kiểm định Wald để kiểm tra sư ̣ cần thiết của các biến không có ý nghĩa thống kê ở kết quả ước lượng của các mô hình đã chọn. Sau khi loại bỏ biến thừa (nếu có), tác giả sẽ hồi quy lại mô hình phù hợp được lưạ chọn với biến độc lập còn lại, rồi tiếp tục tiến hành kiểm định t (T-test) để kiểm tra sư ̣ phù hợp của các hệ số hồi quy. Thông thường, một hệ số hồi quy được xem là phù hợp khi có mức ý nghĩa thống kê là 1%, 5% hoặc 10%, tương ứng với độ tin cậy là 99%,
  59. 45 95% và 90%. Đối với nghiên cứu này, tác giả chọn cả 3 mức ý nghĩa 1%, 5% và 10% để đánh giá mức độ phù hợp của các hệ số hồi quy, tức là biến độc lập được xem là tác động đến biến phụ thuộc chỉ khi hệ số hồi quy có giá trị P-value nhỏ hơn 0,1. Bước 4: Kiểm định các khuyết tật của mô hình Do giả thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển là không có hiện tượng phương sai thay đổi, tư ̣ tương quan và đa cộng tuyến. Nên bước này tác giả thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình: • Đối với kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến giải thích trong mô hình phụ thuộc tuyến tính lẩn nhau. Một trong những dấu hiệu để nhận biết có đa cộng tuyến trong mô hình là hệ số xác định R2 có giá trị cao, trong khi các giá trị t quan sát lại nhỏ, kiểm định t mâu thuẫn với kiểm định F, dấu của một số hệ số hồi quy không như kỳ vọng. Để xem xét và kết luận hiện tương đa cộng tuyến trong mô hình tác giả sẽ tiến hành kiểm định đa cộng tuyến 2 lần. Kiểm định thứ nhất là tác giả sẽ phân tích tương quan thông qua ma trận tương quan nhằm xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc lẫn nhau. Hệ số tương quan (Pearson) được tính bằng cách chia hiệp phương sai của biến với tích độ lệch chuẩn của chúng. Trong trường hợp các biến độc lập có mối tương quan cao (lớn hơn hoặc bằng 0.8) và có ý nghĩa, đây có thể là dấu hiệu của hiện tượng đa cộng tuyến. Kiểm định lần thứ hai là thông qua phương pháp Nhân tử phóng đại phương sai VIF nhằm kiểm định đa cộng tuyến giữa 1 biến độc lập so với các biến độc lập còn lại. Nếu hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, tác giả sẽ tiến hành loại bỏ biến ra khỏi mô hình. • Đối với kiểm định hiện tượng tư ̣ tương quan: Tự tương quan là sự tương quan giữa các thành phần của chuỗi các quan sát theo thời gian hay không gian. Để xem xét và kết luận hiện tượng tự tương quan trong mô hình tác giả sẽ tiến hành kiểm định dưạ trên quy tắc kiểm định Durbin – Watson theo kinh nghiệm và sử dụng thống kê d cải biên của Theil – Nagar.
  60. 46 • Đối với kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi: Để xem xét và kết luận hiện tương phương sai thay đổi trong mô hình tác giả sẽ tiến hành kiểm định White để kiểm tra phương sai thay đổi. Tuy nhiên nếu trong trường hợp mô hình REM được chọn thì đề tài chỉ dừng lại ở kiểm định tư ̣ tương quan (do mô hình này chưa có cách thức kiểm định phương sai thay đổi). Nếu mô hình có tồn tại một trong hai hoặc cả hai khuyết tật phương sai thay đổi và tư ̣ tương quan thì đề tài tiến hành khắc phục mô hình nghiên cứu bằng cách sử dụng phương pháp GLS để ước lượng lại mô hình được chọn. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương này, tác giả đã nêu ra những lập luận để lựa chọn mô hình phù hợp với nghiên cứu đồng thời thiết kế mô hình nghiên cứu. Ngoài ra tác giả còn giới thiệu về phương pháp cũng như các bước thực hiện mô hình nghiên cứu làm cơ sở cho các ước lượng, kiểm định và phân tích trong các chương sau. Ở phần giới thiệu mô hình nghiên cứu, tác giả lưạ chọn mô hình nghiên cứu dưạ trên cơ sở lý thuyết đã nêu ở chương trước, tiếp theo tác giả đã đi đến việc xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài thông qua xác định các biến phụ thuộc và độc lập cũng như đi sâu vào chỉ rõ công thức và nêu ý nghĩa của từng biến làm cơ sở cho các phân tích ở chương sau. Song song đó, tác giả cũng tiến hành đưa ra những giả thuyết để thiết lập dấu kì vọng cho các biến trong mô hình. Ở phần thu thập số liệu, tác giả đã trình bày việc thu thập số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp của 25 NH TMCP cũng như các số liệu vĩ mô và lập thành dữ liệu bảng, làm cơ sở dữ liệu nghiên cứu cho đề tài. Cuối cùng, tác giả đã trình bày phương pháp thưc̣ hiện nghiên cứu của mình, từ phương pháp thống kê mô tả đến cách thức lựa chọn mô hình rồi các loại kiểm định để có được mô hình phù hợp.
  61. 47 CHƯƠNG 4: THỰC HIỆN VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Trong chương này, tác giả sẽ thực hiện thống kê mô tả với dữ liệu đã thu thập. Tiếp đến tác giả sẽ thực hiện ước lượng các mô hình đã nêu ở chương trước và lựa chọn mô hình phù hợp với nghiên cứu. Sau khi đã lựa chọn mô hình nghiên cứu tác giả sẽ thực hiện kiểm định các khuyết tật của mô hình đã chọn và phân tích dấu của các biến. 4.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ Bảng 4. 1 – Thống kê mô tả các biến số Trung Trung Giá trị Giá trị Độ Số bình vị lớn nhất nhỏ nhất lệch chuẩn quan sát LQ 16.82986 14.48 60.64 3.846 9.5310 222 CAP 9.748615 8.54 25.48 3.498 4.3342 222 SIZE 160540.7 89404.07 1202284 7478.452 206620.4 222 LDR 74.83014 73.909 130.82 22.578 18.4010 222 NPL 2.105888 1.96 11.40 0.000 1.3647 222 ROA 0.815354 0.761 4.73 -5.512 0.7552 222 GGDP 6.010856 5.98 6.81 5.030 0.6287 222 INF 6.416937 6.6 15.58 0.630 4.1738 222 UNEM 2.347162 2.24 2.9 1.960 0.3113 222 Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ phần mềm Eviews 8.0 Từ dữ liệu đã thu thập từ 25 NH TMCP trong giai đoạn 2009 – 2017 đã trình bày ở chương trước, tác giả sử dụng thống kê mô tả để mô tả các giá trị của các biến số trong mô hình nghiên cứu thông qua các tiêu chí giá trị trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất và độ lệch chuẩn. Kết quả của thống kê mô tả được trình bày ở bảng 4.1. Dựa vào bảng thống kê, ta thấy biến LQ có giá trị trung bình là 16.82%, giá trị trung vị là 14.48%. Giá trị LQ cao nhất đạt 60.64% thuộc về NH SeABank vào năm 2011, và
  62. 48 giá trị nhỏ nhất rơi vào NH VPBank với LQ đạt 3.846% vào năm 2016. Độ lệch chuẩn của LQ là 9.531. Sau khủng hoảng từ 2009, một số ít NH như BIDV, OCB, TPBank, Vietinbank rơi vào tình trạng thanh khoản thấp (thấp hơn mức trung bình). Tuy nhiên giai đoạn hầu như các NH đều nắm giữ tỷ lệ tài sản thanh khoản thấp là từ 2013 – 2017, đặc biệt NH VPBank có tỷ lệ LQ biến động khá nhiều và từ 2013 tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản bắt đầu giảm xuống mức thấp. Có thể thấy sau giai đoạn khủng hoảng các NH đã chú trọng nhiều vào thanh khoản, tuy nhiên đến những năm gần đây dường như các NH giảm bớt tỷ lệ nắm giữ tài sản thanh khoản. Đối với tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP), ta thấy giá trị trung bình CAP đạt 9.748% và giá trị trung vị của hệ số này là 8.54%. Giá trị lớn nhất là 25.48% thuộc về NH Kiên Long vào năm 2010. Tuy nhiên giá trị nhỏ nhất là 3.498% ở NH SCB vào năm 2017. Độ lệch chuẩn của CAP là 4.3342. Từ năm 2010, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN được ban hành, nâng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu lên 9% và phương pháp tính toán đã từng bước tiếp cận Basel II. Do đó sau khủng hoảng trong giai đoạn 2010 – 2014 đa phần các NH đều có tỷ lệ CAP cao hơn mức trung bình. Quy mô NH (SIZE) có giá trị trung bình là 160540.7 tỷ đồng cùng với giá trị trung vị đạt 89404.07 tỷ đồng. Quy mô NH lớn nhất thuộc về NH BIDV với giá trị là 1202284 tỷ đồng vào năm 2017. NH Kienlongbank có quy mô nhỏ nhất vào năm 2009 với giá trị là 7478.452 tỷ đồng. Độ lệch chuẩn của SIZE là 206620.4. Sau khủng hoảng giai đoạn 2014 – 2017 đại đa số các NH đều có SIZE cao hơn mức trung bình, đặc biệt là ở các NH lớn như ACB BIDV, Vietinbank, Sacombank có giá trị SIZE đều cao hơn mức trung bình từ năm 2009 đến nay. Điều này cho thấy sau khủng hoảng quy mô của các NH đều tương đối cao, đặc biệt là những năm gần đây tổng tài sản các NH cao phần nào giúp cho NH chống chọi với những khó khăn trong thanh khoản. Tỷ lệ cho vay trên tổng huy động (LDR) có giá trị trung bình là 74.83%, giá trị LDR dao động trong khoảng từ 22.578% (NH Tiên Phong năm 2011) đến 130.83% (NH VPBank năm 2017). Độ lệch chuẩn của LDR là 18.40. Theo thông tư số: 13/2010/TT-
  63. 49 NHNN về Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD, điều 18 về tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của NH là 80%, có thể thấy tỷ lệ LDR sau khủng hoảng của một số NH như BIDV, OCB, SGB và Vietinbank có tỷ lệ LDR cao (lớn hơn 1), tuy nhiên khi áp dụng thông tư các NH đã tuân thủ giảm dần hệ số này xuống nhằm đảm bảo khả năng chi trả và chấp hành quy định của NHNN. Tỷ lệ nợ xấu (NPL) của các NH trong mẫu có giá trị trung bình đạt 2.105%. Tỷ lệ nợ xấu cao nhất là của NH SCB có giá trị là 11.40% vào năm 2010 và thấp nhất là của NH TPbank có tỷ lệ nợ xấu là 0% vào năm 2009. Nhìn chung, giai đoạn 2011- 2013 các NH có tỷ lệ nợ xấu cao, cao hơn mức trung bình. Một phần là do NH tập trung vào tăng trưởng tín dụng và công tác phê duyệt, thẩm định tín dụng còn yếu kém nên tỷ lệ nợ xấu các NH trong giai đoạn này tăng cao, ngoài ra trong giai đoạn này hoạt động sản xuất của nhiều công ty thua lỗ dẫn đến tỷ lệ nợ xấu cao. Tuy nhiên có thể thấy những năm gần đây các NH thắt chặt hơn trong việc cấp tín dụng nên tỷ lệ nợ xấu cũng giảm đáng kể (dưới 2%). Về lợi nhuận (ROA), ta thấy giá trị trung bình đạt 0.815%, và ROA có giá trị dao động trong khoảng từ -5.512% của NH TPBank vào năm 2011 đến 4.73% của NH SGB vào năm 2010. Giai đoạn sau khủng hoảng một số NH có ROA thấp hơn mức trung bình, cụ thể như NH NVB từ 2009 chỉ số ROA đều thấp hơn 0.8%. Ngoài ra TPBank có ROA biến động nhiều trong giai đoạn 2009 – 2012, có cả giá trị âm. Qua đó ta thấy sau khủng hoảng hoạt động kinh doanh của nhiều NH rơi vào tình trạng khó khăn. Đối với tình hình tăng trưởng kinh tế (GGDP), trong 8 năm hậu khủng hoảng, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 6%. Trung vị của GGDP là 5.98%, ta thấy các năm 2010, 2015, 2016 và 2017, GGDP có giá trị cao hơn trung vị. Năm có tốc độ tăng trưởng GDP cao nhất là năm 2017, và năm có tốc độ tăng trưởng GDP thấp nhất là năm 2012. Nhìn lại giai đoạn 2002 - 2007, VN có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8%. Với việc gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, tốc độ tăng trưởng GDP lên tới gần 8,5%. Qua đó có thể thấy giai đoạn đầu hậu khủng hoảng nền