Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

pdf 94 trang thiennha21 19/04/2022 2270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_giai_phap_phat_trien_mo_hinh_chan_nuoi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRIỆU THỊ DIÊM THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG THÔNG, HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRIỆU THỊ DIÊM THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH CHĂN NUÔI BÒ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG THÔNG, HUYỆN THÔNG NÔNG, TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng nghiên cứu Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Thị Hòa Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường. Thời gian thực tập tuy không dài nhưng đem lại cho em những kiến thức bổ ích và những kinh nghiệm quý báu, đến nay em đã hoàn thành bài tốt nghiệp khóa luận của mình. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế & PTNT, người đã giảng dạy và đào tạo, hướng dẫn chúng em và đặc biệt là cô giáo TS. Hà Thị Hòa người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận này. Em xin gửi lời cảm ơn tới các bác, cô chú, anh chị đang công tác tại , các ban ngành đoàn thể cùng nhân dân trong xã đã nhiệt tình giúp đỡ chỉ bảo em hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này. Do thời gian có hạn, lại bước đầu làm quen với phương pháp mới chắc chắn báo cáo không tránh khỏi thiếu xót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Triệu Thị Diêm
  4. ii MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên 2 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 3 2.1. Phát triển chăn nuôi bò 3 2.1.1 Khái niệm về chăn nuôi bò 3 2.1.2. Nội dung của phát triển chăn nuôi bò 4 2.1.3 Đặc điểm của chăn nuôi bò 5 2.1.4 Vai trò của ngành chăn nuôi bò 6 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi bò 9 2.2. Cơ sở thực tiễn 18 2.2.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới 18 2.2.2 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt nam 21 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30 3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài 30 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 30 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 30 3.2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT 32 3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích 33
  5. iii 3.2.4.1 Chỉ tiêu phân tích tình hình chung về chăn nuôi bò trong toàn xã 33 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 38 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 38 4.1.2. Kinh tế - xã hội 44 4.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò tại xã Lương Thông 51 4.2.1 Số lượng và tốc độ phát triển đàn bò của xã Lương Thông 51 4.2.2 Biến động cơ cấu đàn bò của xã Lương Thông 51 4.2.3. Biến động nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của xã Lương Thông 53 4.3. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò ở hộ nông dân xã Lương Thông 55 4.3.1 Quy mô chăn nuôi bò của hộ 55 4.3.2 Mục đích chăn nuôi bò của hộ 56 4.3.3 Thức ăn cho chăn nuôi bò của hộ 56 4.3.4 Phương thức chăn nuôi bò của hộ 58 4.3.5 Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng bò của hộ 59 4.3.6 Tình hình tiêu thụ bò của hộ 62 4.3.7 Tình hình thu nhập và hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò của hộ 67 4.3.8. Phân tích SWOT 71 4.4 Giải pháp phát triển chăn nuôi bò tại xã Lương Thông 72 4.4.1.Nhóm giải pháp khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò 72 4.4.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất chăn nuôi bò 74 4.4.3. Thị trường tiêu thụ 75 4.4.5. Nhóm giải pháp về chính sách 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 1. Kết luận 78 2. Kiến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất xã Lương Thông qua 3 năm (2016 - 2018) 41 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Lương Thông năm (2016 -2018) 45 Bảng 3.3: Cơ cấu kinh tế của xã Lương Thông qua 3 năm (2016 - 2018) 47 Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã qua 3 năm (2016 - 2018) 49 Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm (2016 - 2018) 50 Bảng 4.6. Bãi chăn thả và diện tích một số cây trồng có phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi chủ yếu 54 Bảng 4.7. Tổng hợp ý kiến đánh giá về nguồn thức ăn của các hộ điều tra 57 Bảng 4.8. Đối tượng mua bò 65 Bảng 4.9. Tỷ lệ hộ thường xuyên biết về thông tin giá cả bò trên thị trường 66 Bảng 4.10. Tình hình thu nhập bình quân của hộ 67 Bảng 4.11. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò của hộ theo các phương thức chăn nuôi 68 Bảng 4.12. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi bò của hộ theo cơ cấu giống 70
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH Đồ thị 4.1. Cơ cấu bò theo mục đích chăn nuôi của xã Lương Thông [11]. 52 Đồ thị 4.2. Cơ cấu về giống bò của xã Lương Thông [11]. 53 Đồ thị 4.3. Quy mô chăn nuôi bò của hộ theo xóm 55 Đồ thị 4.4. Quy mô chăn nuôi bò của hộ theo mục đích chăn nuôi 56 Đồ thị 4.5. Cơ cấu phương thức chăn nuôi bò theo xóm 58 Đồ thị 4.6. Tình hình tiêm phòng của các hộ chăn nuôi 60 Đồ thị 4.7. Phương pháp phối giống cho bò cái 62
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò nói riêng là một bộ phận chính trong hệ thống canh nông của người nông dân. Nó có vai trò thiết thực trong các hộ gia đình và đem lại một nguồn thu nhập bằng tiền đáng kể cho rất nhiều người. Nếu phát triển nghề này sẽ cơ bản giúp người dân tăng thu nhập nhanh, khắc phục cơ bản sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên một cách nặng nề, đặc biệt các xã vùng cao miền núi, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào vùng cao nói riêng, góp phần tăng thu nhập cho nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, chăn nuôi bò nước ta hiện nay chưa đạt mức chăn nuôi tiên tiến, quy mô lớn, mang tính sản xuất hàng hoá cao, đặc biệt ở các huyện vùng cao. Bên cạnh đó, một trong những trở ngại lớn đối với hoạt động phát triển sản xuất sản phẩm này nữa là mối quan ngại của người dân khâu tiêu thụ sản phẩm. Xã Lương Thông là một xã miền núi của huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, có diện tích tự nhiên là 69,76 km2, trong đó có một diện tích đáng kể để chăn nuôi và sản xuất thức ăn gia súc. Điều kiện khí hậu tương đối phù hợp với việc phát triển các giống vật nuôi. Đây là điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi để xã phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Bên cạnh đó, điều kiện xã hội có một thế mạnh lớn về nhân lực giá nhân công rẻ, người dân có nhiều kinh nghiệm trong chăn nuôi. Mặc dù có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế, điều kiện sống của người dân còn gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là người dân ở các xã vùng cao. Một trong những khó khăn lớn của người dân là lựa chọn sản phẩm sản xuất, tìm đầu ra và nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm chăn nuôi được sản xuất tại địa phương. Những tồn tại này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, khai thác lợi thế so sánh của đại phương. Vì vậy, vấn đề phát triển chăn nuôi bò là vấn đề mà cả người dân và lãnh đạo địa phương rất quan tâm. Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó tôi chọn đề tài “Thực trạng, giải pháp phát triển mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng” làm khóa luận tốt nghiệp.
  9. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò tại xã Lương Thông. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu để phát triển chăn nuôi bò của xã Lương Thông trong thời gian tới. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Là nguồn cơ sở dữ liệu cho các nghiên cứu về sau: - Củng cố kiến thức thực tiến trong lĩnh vực nông nghiệp về sau. - Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương nghiên cứu. - Nâng cao kiến thức kĩ năng và rút ra nhiều kinh nghiệm thực tế cho công tác nghiên cứu sau này. - Xác định cơ sở khoa học, làm sáng tỏ lý luận về phương thức phát triển chăn nuôi bò tại địa phương. - Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài nghiên cứu và đánh giá một cách tổng quát hiệu quả hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm từ bò cho người dân chăn nuôi bò tại xã Lương Thông, từ đó nhận thức được vị trí của chăn nuôi bò đối với sự phát triển kinh tế của địa phương. Qua kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho đội ngũ cán bộ Phòng Nông nghiệp huyện và các cơ quan liên quan trong việc phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phuơng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp nông hộ, đặc biệt là người dân chăn nuôi bò. 1.3.3. Ý nghĩa đối với sinh viên Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận với thực tế, giúp sinh viên củng cố kiến thức, kỹ năng học. Đồng thời có cơ hội vận dụng vào thực tế.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Phát triển chăn nuôi bò 2.1.1 Khái niệm về chăn nuôi bò - Khái niệm chăn nuôi bò Bò là một loại tài sản có giá trị của nông dân. Trước kia khi máy móc chưa phát triển bò được dùng làm sức kéo còn phổ biến, là đầu cơ nghiệp của nhà nông. Ngày nay, ở nhiều nơi máy móc đã thay thế dần vai trò của bò trong khâu làm đất, nhu cầu sử dụng thịt bò làm thực phẩm của người tiêu dùng ngày càng cao, con bò đã trở thành một loại tài sản đặc biệt, một loại hàng hóa có giá trị của người nông dân và chăn nuôi bò với mục đích lấy thịt đã trở thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa là một thuộc tính phổ biến, một tất yếu khách quan của sự phát triển sản xuất nói chung và chăn nuôi bò nói riêng. Các sản phẩm của chăn nuôi bò được tiêu thụ rộng khắp ở mọi nơi. Người nông dân ngày càng chú trọng phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa, điều đó thể hiện thông qua việc họ đầu tư nhiều hơn về nhân lực, tài lực, vật lực cho chăn nuôi, vận dụng các kiến thức kỹ thuật chăn nuôi bò tiên tiến như kỹ thuật cải tạo đàn bò, lựa chọn giống bò có năng suất và chất lượng cao, kỹ thuật chăm súc đàn bò, kỹ thuật sản xuất thức ăn chăn nuôi. Quy mô, cơ cấu đàn bò và phương thức chăn nuôi theo xu hướng tăng số lượng, chất lượng và chăn nuôi theo phương thức công nghiệp ngày càng cao tại các nông hộ, các hợp tác xã, các trang trại. Là sản phẩm hàng hóa nên bò không khỏi ảnh hưởng bởi sự tác động của các yếu tố thị trường như giá cả, cạnh tranh, thị phần tiêu thụ Vì vậy, để phát triển chăn nuôi bò cần phải có thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định. Chăn nuôi bò có thể là quá trình chăn nuôi khép kín (từ chăn nuôi bò cái sinh sản đến nuôi bê thịt) hoặc chăn nuôi không khép kín. Trong quy trình chăn nuôi bò không khép kín, phải chú trọng chăn nuôi bò cái sinh sản. Trong chăn nuôi bò không khép kín, phải chú ý lựa chọn chất lượng bê giống khi nuôi thịt. Thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi bò là cơ sở đảm bảo phát huy tối đa đặc
  11. 4 tính di truyền của bò giống để có năng suất cao và chất lượng thịt tốt. Sản phẩm trong chăn nuôi bò là trọng lượng thịt bò hơi thu được trong chu kỳ sản xuất, là trọng lượng thịt tăng do kết quả của quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Trọng lượng thịt tăng trong chăn nuôi bò gồm trọng lượng bê dưới 12 tháng tuổi, trọng lượng lớn lên của đàn từ 13 đến 24 tháng tuổi, trọng lượng thịt tăng của đàn bò tơ và bò loại thải vỗ béo. Trong quá trình nuôi bò với mục đích lấy thịt, nếu bê đủ tiêu chuẩn giống có thể được chuyển sang nuôi làm đàn giống sinh sản. (Cục chăn nuôi, 2016) 2.1.2. Nội dung của phát triển chăn nuôi bò Phát triển chăn nuôi bò bao gồm sự gia tăng về số lượng, năng suất và chất lượng đàn bò, đồng thời là sự biến đổi cơ cấu đàn bò, cơ cấu giá trị sản phẩm theo hướng hiệu quả và phát triển bền vững. Vì vậy, phát triển chăn nuôi bò phải thực hiện đồng thời nhiều nội dung khác nhau, trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu là: - Tăng quy mô tổng đàn bò trong vùng (thể hiện tốc độ tăng trưởng trong chăn nuôi bò) bằng cách nhân giống, mua thêm con giống và mở rộng diện tích chăn thả, áp dụng các hình thức tổ chức chăn nuôi phù hợp với điều kiện của hộ, của vùng; - Tăng năng suất, chất lượng bò bằng cách áp dụng giống mới có tầm vóc to, trọng lượng lớn và tỷ lệ thịt sẻ cao, khả năng chống chịu bệnh tật tốt, thích nghi với điều kiện chăn thả từng vùng hay khu vực. - Đảm bảo cơ cấu đàn bò phù hợp với tái sản xuất đàn. - Tổ chức các phương thức chăn nuôi phù ợh p, phát huy có hiệu quả tiềm năng kinh tế và thế mạnh của từng vùng. Áp dụng tốt quy trình kỹ thuật chăn nuôi bò, công tác chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh, tạo ra sản phẩm thịt sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phục vụ nhu cầu con người. - Phát triển chăn nuôi bò phải cân đối với sự tăng trưởng chung của sản xuất nông nghiệp gắn với tăng trưởng kinh tế của vùng và khu vực, đảm bảo vệ sinh môi trường sống cho con người. - Trong chăn nuôi bò, sự phát triển về số lượng và chất lượng có quan hệ hữu cơ với nhau, sự phát triển về chất lượng là nhân tố làm tăng nhanh sự phát triển về
  12. 5 số lượng và ngược lại. Với những giống bò có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, thích ứng được các điều kiện chăn thả, cùng việc tổ chức chăn nuôi phù hợp là cơ sở cho phát triển nhanh quy mô đàn bò, tăng lượng sản phẩm thu được. Việc phát triên nhanh quy mô đàn bò, tăng lượng sản phẩm thu được là điều kiện hiệu quả cao trong chăn nuôi. Để tạo điều kiện phát triển chăn nuôi bò thuận lợi, việc phát triển và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng và các dịch vụ phục vụ cho chăn nuôi bò là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là hệ thống dịch vụ cung cấp giống, dịch vụ thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, hệ thống tiêu thụ sản phẩm như chợ, cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến thực phẩm Thực hiện tốt các nội dung trên sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất từ chăn nuôi bò cao, thu nhập của người chăn nuôi bò tăng lên, đời sống của người chăn nuôi bò được cải thiện. Trong chăn nuôi bò, hiệu quả kinh tế thu được từ phần chênh lệch tiền thu bán sản phẩm trừ đi chi phí trong quá trình nuôi và được đánh giá qua các chỉ tiêu tổng thu nhập của hộ, thu nhập ròng/100kg thịt tăng, thu nhập ròng/công lao động, thu nhập ròng/đồng vốn bỏ ra, thu nhập ròng/tổng thu nhập từ chăn nuôi bò. Phát triển chăn nuôi bò, không chỉ chú ý các giải pháp tăng trưởng kinh tế của ngành sản xuất này mà còn phải chú ý cả đến các vấn đề nhằm cải thiện chất lượng sản phẩm, trên cơ sở bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái và đảm bảo sức khỏe cho con người. 2.1.3 Đặc điểm của chăn nuôi bò Bò là loài gia súc ăn cỏ, trong cơ cấu khẩu phần ăn hàng ngày thì cỏ và thức ăn thô xanh chiếm tới 90%, bình quân một năm bò sử dụng 9.125kg cỏ tươi/con (25kg/ngày/con) [10], đó là những loại thức ăn gia súc rẻ tiền, thậm chí không cần phải mua, nhưng lại có khả năng tăng trọng khá cao. Vì vậy, trong quy hoạch phát triển chăn nuôi bò phải tính đến diện tích đồng cỏ phù hợp, bảo đảm thức ăn cho đàn bò. Tùy theo giống, giai đoạn tuổi và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng mà bò có mức tăng trọng khác nhau. Các giống bò ngoại hướng thịt có khả năng tăng trọng 1 ngày đêm khoảng 1000g hoặc cao hơn. Thực tế cho thấy, nuôi bò sẽ thu được lợi nhuận cao hơn so với một số loại vật nuôi khác với cùng một mức đầu tư. Tuy nhiên, nuôi bò cần mức đầu tư ban đầu về giống và chuồng trại cao hơn và thời gian
  13. 6 thu lợi lâu hơn vì chu kỳ sinh học của bò dài hơn các vật nuôi khác. Bò là gia súc nhai lại có dạ dày 4 túi, nhờ có cấu tạo đặc biệt của dạ dày và sự cộng sinh của khu hệ vi sinh vật dạ cỏ mà bò có khả năng tiêu hóa các loại thức ăn như rơm lúa, cỏ và các loại thức ăn thô xơ khác, là những loại thức ăn ít có giá trị dinh dưỡng hoặc không có giá trị dinh dưỡng đối với động vật có dạ dày đơn. Vì vậy, việc phát triển chăn nuôi bò không tạo ra sự cạnh tranh lương thực giữa người và gia súc khác như là chăn nuôi các gia súc dạ dày đơn và gia cầm. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, lương thực hạn chế, chúng ta vẫn có thể chăn nuôi bò nếu biết khai thác hợp lý các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến và các thức ăn sẵn có của địa phương. Đặc điểm trên là một thuận lợi đối với các hộ nông dân, đặc biệt là các hộ nghèo không có cơ hội đầu tư nhiều thức ăn tinh, khoáng chất cho chăn nuôi bò. Trên quan điểm phát triển bền vững, việc bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề ”nóng” mà các quốc gia trên thế giới quan tâm, thì việc tận dụng các nguồn phế phụ phẩm làm thức ăn cho bò lại càng quan trọng. Nếu những phụ phẩm này không được tận dụng làm thức ăn cho gia súc thì sẽ bị thối rữa và gây ô nhiễm môi trường. Nếu các loại phế phụ phẩm và rơm lúa để đun nấu (như đang làm ở nhiều vùng đồng bằng), hoặc đốt đi lấy một ít tro bón ruộng như một số nơi đã và đang làm, thì sẽ thải vào khí quyển một lượng CO2 khổng lồ, góp phần phá hủy tầng ozôn đang hết sức mỏng manh.[10] 2.1.4 Vai trò của ngành chăn nuôi bò Thứ nhất: Chăn nuôi bò cung cấp thực phẩm quý cho con người Trong bất kỳ một nền kinh tế xã hội nào sản phẩm được tạo ra ngành nông nghiệp nói chung, ngành chăn nuôi nói riêng luôn có vị trí quan trọng trong đời sống xã hội, là nguồn lương thực, thực phẩm phục vụ cho đời sống con người. Thịt bò là một loại thực phẩm cao cấp, protein của thịt bò chứa nhiều axit amin không thay thế cần thiết cho cơ thể con người, thịt bò còn nhiều các loại khoáng và vitamin ”Trong 100g thịt bò có 21g protein, 3,8g lipit, 1860mg lysin, 564mg methionin, 243mg tryptophan, 3,1g sắt và chứa khoảng 17,1kcal” [2]. Ngoài ra, thịt bò có giá trị cảm quan cao, được nhiều người ưa chuộng thông qua màu sắc,
  14. 7 hương vị, độ mềm, độ ngọt, . Vì vậy thịt bò là loại thực phẩm không thể thiếu được, đặc biệt trong nhu cầu hiện nay khi thịt mà càng ngày càng được sử dụng ít hơn trong bữa ăn của con người. Thứ hai: Chăn nuôi bò cung cấp phân bón và tận dụng sức kéo cho ngành trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp Nhiều nơi nước ta hiện nay đã sử dụng máy móc trong khâu làm đất và vận chuyển, tuy nhiên ở những vùng nông thôn nghèo người dân không thể đầu tư được máy móc nông nghiệp và những vùng ồđ i nói có địa hình khó khăn cho cơ giới hóa thì việc sử dụng trâu bò vẫn chiếm vị trí quan trọng trong việc cày bừa đất. Ở các vùng sâu, vùng xa và những nơi mà đường sá chưa được cải tạo, việc chuyên chở phân bón, nông phẩm, hàng hóa chủ yếu vẫn dùng sức kéo của trâu bò. Ngoài sức kéo, bò còn cung cấp một lượng phân đáng kể cho trồng trọt. Phân bò tuy giá trị dinh dưỡng (NPK) không cao như phân của một số động vật khác, nhưng số lượng lớn nên lượng NPK tổng số của phân bò vẫn lớn hơn phân lợn và có ý nghĩa rất lớn để nâng cao độ tươi xốp của đất. Thời gian phân hủy chậm nên bón phân bò cây trồng luôn luôn có dinh dưỡng trong chu kỳ sống. Mặt khác phân trâu bò giá rẻ, rất phù hợp với điều kiện của nông dân, nhất là nông dân nghèo, phân bò có ý nghĩa rất lớn trong việc cải tạo đất lâu dài, giúp tăng độ phì của đất, bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đó. Do đó mặc dù ngày nay phân hóa học rất phổ biến nhưng sản xuất nông nghiệp vẫn không thể thiếu phân chuồng, trong đó có phân bò. Bên cạnh đó, bò còn cung cấp sản phẩm cho một số ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: chế biến thịt bò khô, xúc xích, các sản phẩm chế tác từ da bò , Thứ ba: Chăn nuôi bò tạo thu nhập cho nông hộ, góp phần phát triển kinh tế nông hộ: Trong thực tế người nông dân kết hợp đồng thời nhiều mục đích trong chăn nuôi bò, thường là vừa cày kéo vừa sinh sản lại vừa bán bò. Chính sự kết hợp nhiều mục đích trong chăn nuôi đã làm tăng hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò của nông dân. Ngoài vai trò cung cấp sức kéo và phân bón cho trồng trọt, góp phần làm giảm chi phí
  15. 8 đầu tư, tăng năng suất cây trồng như đã đề cập ở trên, chăn nuôi bò còn góp phần sử dụng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp (trong thời kỳ nông nhàn), tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho nông dân. Vì vậy, chăn nuôi bò đã góp phần tận dụng được thời gian nhàn rỗi của nông dân, hạn chế nông dân vào các thành phố để kiếm việc làm, giảm những vấn đề xã hội có thể xảy ra. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng giúp nông dân có thêm thu nhập như tiền cày kéo thuê, bán bò, nông dân có cơ hội cải thiện đời sống, thoát khỏi đói nghèo. Khoản thu nhập này góp phần trang trải các nhu cầu chi tiêu hàng ngày, nhu cầu tiết kiệm hay đầu tư kinh doanh, mở rộng sản xuất. Thứ tư: Chăn nuôi bò góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp: Chăn nuôi bò có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt với các quốc gia có tiềm năng về đồng cỏ. Đối với Việt Nam đất đai ít, dân số nông thôn đông và ngày càng tăng, diện tích canh tác bình quân thấp và ngày càng giảm, thu nhập ngành trồng trọt thấp, bấp bênh. Trong khi đó ngành chăn nuôi nói chung, chăn nuôi bò nói riêng với các ưu thế như trên thì ngày càng phát triển ngày càng tăng. ’’Từ năm 1986 đến nay, ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng giá trị đạt bình quân 5,27%/năm, cao hơn ngành trồng trọt” [7]. Các nghiên cứu cho thấy, trồng cỏ thâm canh 1ha có năng suất 250 tấn nuôi được 14 con bò, tạo việc làm thêm cho 2 lao động, thu được 50 triệu đồng tiền cỏ (nếu trồng lúa chỉ thu được 27 triệu). Do vậy, phát triển chăn nuôi bò đang thực sự góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, tạo việc làm tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho nông dân đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa. Mặt khác, chăn nuôi bò có thể phát triển rộng trên phạm vi toàn quốc và góp phần xoá đói giảm nghèo. Nói tóm lại, phát triển chăn nuôi bò theo hướng hàng hóa góp phần phát triển kinh tế hộ, thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, phát huy được thế mạnh của từng vùng kinh tế, làm cho sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện, ổn định vững chắc.
  16. 9 2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển chăn nuôi bò Bò là động vật có chu kỳ sinh học dài hơn các loại vật nuôi khác. Hơn nữa, bò là động vật nhai lại, có đặc điểm sử dụng thức ăn và nhu cầu về dinh dưỡng khác với lợn và gia cầm, Do vậy các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò nói chung và bò nói riêng cũng khác với các động vật khác. Một số nhóm nhân tố tác động chủ yếu đến chăn nuôi bò là: (1). Nhóm các yếu tố tự nhiên Các yếu tố tự nhiên như: khí hậu, đất, nguồn nước, địa hình có ảnh hưởng đến chăn nuôi bò, cụ thể: - Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng đến chăn nuôi bò ở hai góc độ: Thứ nhất: Bò là loài động vật có hệ thần kinh cao cấp, rất mẫn cảm với môi trường sống, do đó các yếu tố thời tiết, khí hậu có thể tác động trực tiếp đến chu kỳ sinh trưởng phát triển của đàn bò. Thực tế cho thấy, bò ở các nước châu Âu có năng suất cao hơn các nước châu Á, “Khi di chuyển gia súc đến những vùng có khí hậu khác nhau sẽ làm giảm sức sản xuất, tăng chi phí thức ăn, giảm chất lượng sản phẩm, giảm khả năng chống bệnh, ” [3]. Khí hậu, thời tiết góp phần vào sự hình thành và phát triển của một số loại bệnh, nhiều bệnh truyền nhiễm đã phát sinh và phát triển trong mùa ẩm như dịch tả, tụ huyết trùng ở gia súc nói chung, bò nói riêng. “Để giữ được cơ thể có nhiệt độ ổn định, gia súc phải tìm cách giảm gánh nặng về nhiệt bằng cách giảm lượng ăn vào, đồng thời trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao thì khả năng tiêu hóa sẽ kém đi và sức chống được bệnh tật cũng giảm sút” [9. Thứ hai: Thức ăn chính của bò là các loại cỏ tự nhiên và một số loại thảo mộc. Những loại cỏ cây này có quy luật sinh trưởng và phát triển riêng liên quan chặt chẽ tới thời tiết, khí hậu trong năm, thông thường chúng sinh trưởng vào mùa xuân, phát triển mạnh vào mùa hè và tàn lụi vào mùa đông. Tính thời vụ của thức ăn có ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn bò. Hơn nữa, “nhiệt độ môi trường cao làm cho khả năng tích lũy chất dinh dưỡng trong cỏ không cao, do vậy dinh dưỡng của gia súc không đảm bảo” [7]. Đây cũng là ếy u tố góp phần giải thích về năng suất thấp của bò nhiệt đới. Nắm chắc đặc điểm thời tiết, khí hậu
  17. 10 để giải quyết tốt vấn đề thức ăn và khâu chăm súc, công tác thú y cho đàn bò. - Đất đai: Đất đai là nơi diễn ra quá trình chăn nuôi bò, bao gồm diện tích đồng cỏ tự nhiên, diện tích cỏ trồng, diện tích chuồng trại. Diện tích, năng suất và chất lượng đồng cỏ quyết định quy mô chăn nuôi bò. Việc xây dựng và triển khai thực hiện dự án phát triển chăn nuôi bò phải chú trọng đến năng suất và chất lượng đồng cỏ chăn thả. - Nguồn nước: Nước cần cho nhu cầu sống của bò và sự sinh trưởng phát triển của cỏ và các loại thức ăn khác cho bò, “Bò trung bình mỗi ngày cần 30 - 45 lít nước. Trong quá trình làm việc nặng nhọc gia súc luôn bị mất nước thông qua mồ hôi, nếu mất 20% lượng nước cơ thể thì gia súc sẽ chết sau 4 - 8 ngày nếu không được tiếp nước”. Chất lượng của nước xét trên các đặc tính hóa học, đáng chú ý là độ pH và độ mặn có ảnh hưởng đến vật nuôi. Độ pH của nước có tác dụng gây hưng phấn hoặc ức chế hoạt động của hệ thống thần kinh, làm thay đổi sự cân bằng của hệ thống hô hấp. Tuy nhiên nguồn nước cũng là môi trường có thể dễ lây truyền bệnh dịch và. Do vậy, trong việc bố trí khu chăn nuôi, sản xuất và chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến sản phẩm thịt bò, tiêu huỷ xác chết phải chú ý đến việc quản lý, sử dụng nguồn nước nhằm giữ vệ sinh môi trường, bảo đảm vệ sinh thú y. Tóm lại, nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên đối với chăn nuôi bò để hiểu rõ sự tác động của các yếu tố tự nhiên đối với cơ thể gia súc, trên cơ sở đó có thể đề ra các biện pháp tác động nhằm khai thác hợp lí và có hiệu quả các tài nguyên thiên nhiên để phát triển chăn nuôi bò. Đồng thời hạn chế tối đa các ảnh hưởng bất lợi nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. (2) Nhóm các yếu tố về kinh tế xã hội: Nhóm yếu tố về kinh tế xã hội bao gồm: - Tổ chức và quản lý sản xuất: Đối với một ngành sản xuất, tổ chức quản lý bao trùm cả về kỹ thuật, nhân sự, phương thức sản xuất, cung ứng đầu vào và giải quyết đầu ra, Sự yếu kém hoặc ách tắc ở bất kỳ khâu nào cũng đều ảnh hưởng đến kết quả của sản xuất. Chăn nuôi bò ở nước ta hiện nay chủ yếu theo ba hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu: Hộ gia đình, hợp tác xã, trang trại, trong đó hình thức chăn nuôi hộ gia đình vẫn chiếm
  18. 11 tỷ trọng lớn nhất, đặc biệt tỷ lệ này ở các tỉnh khu vực miền núi Bắc Bộ càng cao hơn. Với các tỉnh trung du và miền núi kinh tế hộ chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá, nhiều nơi chưa thoát khỏi tập quán sản xuất tự cung tự cấp, ở nhiều nơi còn sản xuất tự phát, chưa theo quy hoạch. Điều đó thể hiện trong chăn nuôi bò như quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào trong chăn nuôi rất hạn chế, năng suất và chất lượng sản phẩm thấp. Kinh tế trang trại tuy có những bước phát triển, nhưng phổ biến là trang trại gia đình, quy mô sản xuất nhỏ, chủ trang trại thiếu kiến thức về quản lý kinh tế. Việc xác định rõ hình thức tổ chức chăn nuôi sẽ cho phép sử dụng hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất. - Vốn đầu tư: Vốn cho sản xuất là một trong những yếu tố hàng đầu trong sản xuất kinh doanh nói chung và trong phát triển chăn nuôi bò nói riêng. Trong chăn nuôi bò số lượng vốn cần thiết để xây dựng chuồng trại, mua con giống, nuôi dưỡng, chăm sóc, cho xúc tiến bán sản phẩm, cho tạo dựng các cơ sở chế biến Đối với đại đa số hộ nông dân nước ta hiện nay, đây là một khó khăn lớn khi tích luỹ từ thu nhập của họ rất thấp để dành cho đầu tư chăn nuôi, hệ số quay vòng vốn và thời gian nuôi bò dài nên không phù hợp với tâm lý của người dân, nhất là người nghèo. Điều này cũng lý giải tại sao ở vùng miền núi, nơi rất có điều kiện để nuôi bò theo lối quảng canh, nhưng rất nhiều các hộ nghèo lại không chăn nuôi bò hoặc chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ, giống bò bị thoái hóa, chăm sóc thú y không tốt, thức ăn sử dụng chủ yếu trong chăn nuôi là cỏ tự nhiên và thức ăn tận dụng khác , kết quả là số lượng và chất lượng đàn bò thấp, chưa thực sự trở thành những vùng sản xuất hàng hóa. Với thực trạng trên, nông dân rất cần sự hỗ trợ về vốn của nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội, ngân hàng và các tổ chức tín dụng để họ được tiếp cận các nguồn vốn kịp thời, giúp hoạt động chăn nuôi được phát triển. - Lao động: Lao động trong nông nghiệp nước ta chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo (chủ yếu là người già và trẻ em), nguồn lao động này còn phù hợp với phương thức sản xuất truyền thống, nhưng sẽ không thể đáp ứng được với điều kiện sản xuất cần ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật công nghệ tiên tiến vào sản xuất. “Trong xu thế phát
  19. 12 triển, phương thức chăn nuôi bò theo lối tận dụng quảng canh sẽ ngày càng thu hẹp, phương thức chăn nuôi thâm canh và bán thâm canh đang ngày càng phát triển” (Nguyễn Văn Thưởng, 1999). Do vậy, lao động trong chăn nuôi bò cũng đòi ỏh i phải có kỹ thuật nhất là các khâu như chăm sóc, nuôi dưỡng, cắt cỏ, dọn vệ sinh, Muốn chuyển giao được tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi bò thì người lao động cần được tập huấn nâng cao trình độ, chuyên môn về kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa ểđ nâng cao năng suất lao động trong chăn nuôi bò. - Giao thông và cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng là điều kiện để người nông dân tiếp cận với các thông tin thị trường, khoa học kỹ thuật chăn nuôi, giúp người dân thuận tiện trong việc mua bán và tiêu thụ, chế biến sản phẩm, giúp người nông dân có điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm sản xuất tốt. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng tốt cũng tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ phục vụ chăn nuôi như: dịch vụ thức ăn gia súc, dịch vụ thú y, dịch vụ tín dụng Đây cũng là thuận lợi cho người thu mua sản phẩm và các tác nhân khác trong nền kinh tế, xã hội. - Hệ thống khuyến nông: Khuyến nông là hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, thông tin kinh tế, thị trường nhằm nâng cao trình độ sản xuất kinh doanh tạo thu nhập cho người nông dân, làm động lực thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. Nội dung chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi bò gồm: Các giống bò mới, kỹ thuật chăn nuôi mới, công nghệ chăn nuôi mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi, kiểm tra và khuyến khích các hộ dân trong công tác vệ sinh thú y, chuồng trại Đối với phát triển chăn nuôi bò, công tác khuyến nông trong những năm qua đã góp phần đưa giống mới cùng các quy trình chăn nuôi tiên tiến đến với người nông dân, thúc đẩy công tác lai tạo giống, giúp cho việc định hướng và xây dựng các vùng chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hoá. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thị trường là tập hợp các sự thoả thuận mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá, dịch vụ. Trong phát triển chăn
  20. 13 nuôi bò, thị trường là một mắt xích quan trọng, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện qua các “kênh thị trường”. Kênh thị trường phản ánh mối quan hệ giữa người sản xuất người thu mua và người tiêu dùng. Trong đó, người sản xuất là nông dân, họ là người cung cấp ra sản phẩm bò; người thu mua (trung gian tiêu thụ) bao gồm người thu gom, người bán buôn, người chế biến, người bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng (người tiêu thụ các sản phẩm được chế biến từ bò) và được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Người chăn nuôi (Hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã) Người thu gom Người bán buôn Người giết mổ, cơ sở chế biến Người bán lẻ Người tiêu dùng Sơ đồ 1: Kênh thị trường chăn nuôi bò Thị trường là yếu tố rất quan trọng, có những lúc thị trường trở thành yếu tố quyết định sản xuất, điều chỉnh quy mô và tốc độ của sản xuất. Khi thị trường phát triển,
  21. 14 hàng hóa sản xuất ra bán được giá cao, người sản xuất thu được nhiều lợi nhuận, khi đó nó thúc đẩy sản xuất phát triển với tốc độ cao, quy mô sản xuất được mở rộng, và ngược lại. Để phát triển thị trường tiêu thụ bò, cần phân tích và đánh giá được các nhân tố tác động đến thị trường. Các nhân tố chủ yếu tác động đến thị trường tiêu thụ thịt bò như: - Số lượng, chất lượng bò cung cấp, theo quy luật cung cầu, số lượng bò bán nhiều có thể dẫn đến cạnh tranh về giá, về thị phần. Tuy nhiên, nếu quy mô chăn nuôi quá nhỏ lẻ sẽ làm tăng chi phí thu gom của trung gian tiêu thụ, nông dân bị ép giá. Đối với chất lượng bò càng cao (nhiều nạc, màu sắc thịt đẹp, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm) thì giá bán càng cao, dễ tiêu thụ. - Giá bán của sản phẩm bò và giá của các nông sản khác liên quan: Việc mua bán sản phẩm theo thỏa thuận và theo quy luật cạnh tranh, tuy nhiên nếu giá quá thấp thì không đảm bảo lợi nhuận cho người chăn nuôi, người chăn nuôi có thể thu hẹp quy mô sản xuất. Ngoài ra, giá của thịt bò còn chịu ảnh hưởng của giá các loại sản phẩm khác liên quan như: giá các sản phẩm thịt lợn, thịt gà. Nếu giá các sản phẩm này càng cao sẽ làm người tiêu dùng chuyển hướng tiêu thụ thịt bò nhiều hơn, người chăn nuôi bò có cơ hội tăng thêm lợi nhuận từ sự tăng giá bò và mở rộng được quy mô chăn nuôi và ngược lại. - Hệ thống thông tin, thông tin đóng vai trò quan trọng cho cả người bán và người mua, cả người sản xuất và người tiêu dùng. Vấn đề thông tin ở các vùng nông thôn hiện nay chưa được chú trọng và đó cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho thị trường của nông thôn chưa phát triển. - Hệ thống các cơ sở chế biến và sự đa dạng các sản phẩm được chế biến, sản phẩm bò có thể chế biến ra nhiều loại sản phẩm có giá trị gia tăng cao như: thịt bò tươi, thịt bò khô, giò bò, da bò Thông thường, các khu chăn nuôi bò nằm cách xa với thị trường tiêu thụ, vì vậy cần phải có cơ sở giết mổ hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm, có thiết bị bảo quản và phải có các phương tiện vận chuyển chuyên dùng. - Các nhân tố khác như: Thu nhập người tiêu dùng, mật độ dân số, khu vực dân cư thành thị, nông thôn, thị hiếu và tập quán người tiêu dùng về sản phẩm được chế biến từ bò
  22. 15 Hiện tại, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của ta phát triển còn chậm, chủ yếu là do sản xuất không gắn với thị trường và không xuất phát từ nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất một cách thích ứng. Vì vậy đòi hỏi người chăn nuôi phải chú ý đến các nhân tố này để có hướng chăn nuôi thích hợp đáp ứng những sản phẩm mà thị trường yêu cầu. - Các chính sách của nhà nước: Chính sách kinh tế có vai trò rất quan trọng, nếu chính sách đóng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển, ngược lại sẽ kìm hãm nền kinh tế. Phát triển chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hóa có liên quan đến các vấn đề như: Quy hoạch khu vực đất đai cho chăn thả; hỗ trợ nông dân được tiếp cận vốn ưu đãi kịp thời; Hỗ trợ người nông dân tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến và các dịch vụ khác cho chăn nuôi; Hệ thống thông tin thị trường; Các quy định, quy chế về tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, về đảm bảo môi trường sinh thái đối với các chủ thể có liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm bò Hiện nay, Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách kinh tế nhằm phát triển chăn nuôi bò như: Chương trình cải tạo đàn bò, chính sách tín dụng lãi suất ưu đãi cho nông dân, chính sách đầu tư cho các viện, trường. Ngoài ra các tổ chức, ban, ngành ở địa phương cũng có ộm t số quy định, biện pháp cụ thể về chăn nuôi bò. Các chính sách, các quy định này đã trở thành một động lực mạnh mẽ để phát triển chăn nuôi bò. Tuy nhiên, thực tế cũng đang nổi lên nhiều vấn đề đòi hỏi chúng ta phải tiếp tục nghiên cứu để thay đổi, bổ sung và hoàn thiện các chính sách vĩ mô để chính sách thực sự là một động lực thúc đẩy sản xuất chăn nuôi phát triển với tốc độ cao hơn. (3) Nhóm các yếu tố về kỹ thuật: - Giống bò: “Trong chăn nuôi, vai trò giống giữ vị trí qua trọng trong việc cải tiến di truyền, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chăn nuôi”. Giống bò có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng thịt. Trong chăn nuôi bò, giống bò phải chọn lọc theo mục đích sản xuất để lấy thịt, giống bò phải đạt được các yêu cầu về tầm vóc to, tỷ lệ thịt xẻ cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi của vùng. Hiện nay các giống bò đang nuôi dưỡng ở nước ta
  23. 16 chủ yếu là giống bò vàng địa phương (bò cóc), tuy có những ưu điểm như có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, khả năng sinh sản cao, khả năng chống chịu bệnh tật cao, nhưng tầm vóc bé, tỷ lệ thịt xẻ thấp, trọng lượng nhỏ nên năng suất không cao. Trong cùng điều kiện chăn nuôi, giống bò nội có năng suất, chất lượng vẫn thấp hơn nhiều so với các giống bò cao sản trên thế giới hoặc các giống lai, do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm, nhất là tiêu thụ trên thị trường quốc tế. Để nâng cao chất lượng giống trong chăn nuôi, một mặt cần cải tạo đàn giống hiện có theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, mặt khác phải tiến hành lai tạo để tạo ra giống mới phù hợp có chất lượng tốt hơn và năng suất vượt trội, sử dụng giống có nguồn gen cao sản của thế giới để lai tạo với các giống nội. Vì vậy trong xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi bò cần phải xây dựng một hệ thống quản lý giống vật nuôi để bảo vệ nguồn gen, chọn lọc, lai tạo và nhân giống bò; cần có kế hoạch cụ thể cho chương trình nâng cao chất lượng giống đạt hiệu quả. - Khoa học kỹ thuật và công nghệ: Khoa học kỹ thuật và công nghệ là một trong những yếu tố để phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và phát triển chăn nuôi bò nói riêng. “Tăng trưởng kinh tế và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn và sản xuất nông nghiệp cũng bắt đầu từ khoa học kỹ thuật” [9]. Trong chăn nuôi bò, yếu tố khoa học kỹ thuật và công nghệ thể hiện đó là: Quy trình nhân giống, lai tạo giống, thử nghiệm giống bò tốt có chất lượng cao và phù hợp với điều kiện chăn nuôi của từng địa phương; kỹ thuật chăn nuôi phù hợp với các phương thức chăn thả; kỹ thuật xây chuồng trại cho đàn bò; công nghệ và quy trình chế biến thức ăn gia súc; quy trình và công nghệ chế biến sản phẩm thịt bò. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã trở thành một yếu tố của lực lượng sản xuất. Vì vậy, đầu tư khoa học kỹ thuật chính là phương hướng đầu tư sớm mang lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò. - Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng bò: Sức sản xuất thịt của bò trước tiên phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng cao thì tỷ lệ mỡ và cơ trong thân thịt cao, mô liên kết và xương giảm thấp và ngược lại. Quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng bò, gồm: Đáp ứng đủ nhu cầu thức ăn về số lượng và chất dinh
  24. 17 dưỡng cần thiết cho quá trình sinh trưởng phát triển của bò ở các độ tuổi, cung cấp nước uống, tổ chức tiêm phòng bệnh định kỳ, giữ gìn vệ sinh thú y khu vực chăn nuôi Lượng thức ăn sử dụng trong chăn nuôi bò lớn, thức ăn chính chủ yếu là cỏ, đặc điểm của loại thức ăn này là giàu chất xơ, nghèo chất dinh dưỡng, sinh trưởng và phát triển mang tính thời vụ (đặc biệt thiếu vào mùa khô). Để phát triển chăn nuôi bò, vấn đề thức ăn cần quan tâm giải quyết về cả số lượng và giá trị dinh dưỡng, cần chế biến và dự trữ thức ăn cho bò. Hiện nay, thức ăn cho bò ở nước ta chủ yếu là các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp và tận dụng chăn thả tự nhiên. Tuy nhiên, bãi chăn đang ngày càng bị thu hẹp, nhiều phế phụ phẩm đang còn bị lãng phí chưa được tận thu để nuôi bò, đặc biệt vào mùa khô, thức ăn cho bò thiếu trầm trọng. Thức ăn là cơ sở quan trọng để phát triển chăn nuôi. Năng suất chăn nuôi phụ thuộc vào hai yếu tố chủ yếu: tính năng di truyền và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Thức ăn và giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của gia súc ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, hiệu quả chăn nuôi và cả sự cảm nhiễm dịch bệnh. Ứng với mỗi giai đoạn, yêu cầu công tác chăm súc nuôi dưỡng khác nhau. Các giai đoạn chăm sóc nuôi dưỡng bò có tính kế thừa, để chăn nuôi giai đoạn sau hiệu quả thì chăn nuôi ở các giai đoạn trước cần thực hiện tốt. - Phương thức chăn nuôi: Phương thức chăn nuôi có ảnh hưởng đến công tác giống, vệ sinh thú y, việc đầu tư thâm canh cũng như việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quá trình tổ chức phát triển sản xuất. Hiện nay có các phương thức chăn nuôi như: Chăn nuôi bò quảng canh, tận dụng và sử dụng sức kéo; Chăn nuôi bò bán thâm canh; Chăn nuôi bò thâm canh. - Công tác thú y: Nước ta có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, đây là môi trường thuận lợi cho việc phát triển các loại dịch bệnh, nhất là trong các giai đoạn chuyển mùa và những thời gian có độ ẩm cao. Dịch bệnh không những ảnh hưởng đến sự phát triển về số lượng của đàn gia súc mà còn cả đến chất lượng sản phẩm và sức khỏe của con người. Bò thường mắc một số bệnh nguy hiểm như: Bệnh tụ huyết trùng, nhiệt thán, lao, lở mồm long móng Nhiệm vụ của công tác thú y là đề phòng và chống bệnh dịch cho đàn gia súc, kiểm nghiệm sản phẩm trước khi xuất bán. Công tác thú y liên
  25. 18 quan chặt chẽ đến việc bảo vệ sức khỏe cho vật nuôi và người tiêu dùng, là nhân tố làm hạn chế các rủi ro sảy ra trong quá trình chăn nuôi. Với phương thức chăn nuôi bò ở nước ta hiện nay thì tổ chức công tác thú y nhằm bảo đảm an toàn cho gia súc là vấn đề hết sức quan trọng, ngoài ra phải đáp ứng nhu cầu kinh phí cho hoạt động của mạng lưới thú y, việc cung ứng thuốc thú y và vắccin phải thường xuyên, cần phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp, trong đó đặc biệt chú ý các biện pháp phòng bệnh. Tổ chức tốt công tác tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng định kỳ cho đàn bò, khi dịch bệnh xảy ra cần huy động mọi nguồn lực để dập tắt ổ dịch, hạn chế sự lan rộng để bảo vệ sản xuất. Phải làm tốt công tác thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người chăn nuôi về vai trò, vị trí của công tác thú y trong quy trình chăn nuôi bò 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tình hình chăn nuôi bò trên thế giới Về số lượng đàn bò Chăn nuôi bò phát triển hầu hết ở các quốc gia thuộc các châu lục và các vùng trên thế giới, châu Mỹ luôn là châu lục có số lượng đàn bò chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới (khoảng 37,1%). Bảng 2.1. Biến động về số lượng đàn bò trên thế giới (ĐVT:1000con) Năm Tốc độ tăng trưởng (%) Quốc gia 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Trung bình Bra xin 207.157 205.886 199.752 -0,61 -2,98 -1,80 Ấn độ 180.837 178.703 176.594 -1,18 -1,18 -1,18 Trung Quốc 90.134 87.548 82.067 -2,87 -6,.26 -4,57 Mỹ 95.438 96.702 97.003 1,32 0,31 0,82 Achentina 50.167 50.700 50.750 1,06 0,10 0,58 Ê ti ô pi a 40.390 43.125 43.000 6,77 -0,.29 3,24 Xu đăng 40.468 40.994 41.404 1,30 1,00 1,15 Mê hi cô 28.763 31.163 31.950 8,35 2,53 5,44 Úc 27.782 28.393 28.037 2,.20 -1,26 0,47 Băng la đét 24.900 25.100 25.300 0,80 0,80 0,80 Việt Nam 5.541 6.511 6.725 17,51 3,29 10,40 Thế giới 1.350.178 1.361.540 1.357.184 0,84 -0,32 0,26 (Nguồn: Phòng thống kê của FAO, năm 2018) Từ bảng 2.1 cho thấy tổng đàn bò trên thế giới trong những năm qua tăng
  26. 19 chậm, năm 2017 là 1.357.183 nghìn con, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015-2017 là 0,26 %. Trong đó Braxin, Ấn Độ là các quốc gia có tổng đàn bò lớn nhất thế giới, năm 2017 Braxin có 199.752 nghìn con (chiếm 14,72% tổng đàn bò thế giới), Ấn Độ có 176.594 nhìn con (chiếm 13,01% tổng đàn bò thế giới). Tuy nhiên số lượng đàn bò của cả 2 quốc gia trên đều có xu hướng giảm trong những năm gần đây, tốc độ giảm bình quân trong giai đoạn 2015-2017 là 1,8% đối với Braxin và 1,18% đối với Ấn Độ. Việt Nam là một trong những quốc gia đang phát triển và được đánh giá có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, điều đó cũng được thể hiện thông qua tốc độ tăng trưởng bình quân đàn bò giai đoàn 2015-2017 là 10,4%/năm và số lượng đầu con là 6.725 nghìn con năm 2017(chiếm 0,5% tổng đàn bò thế giới). Đây là kết quả bước đầu khi Việt Nam mới tham gia là thành viên chính thức của WTO. - Về phương thức chăn nuôi: Phương thức chăm sóc nuôi dưỡng bò ở từng nước trên thế giới cũng khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi nước. Ở những nước có nền kinh tế phát triển, tổ chức chăn nuôi bò được đầu tư cao theo chiều hướng tập trung và thâm canh. Việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến và công nghệ mới vào chăn nuôi một cách triệt để ở tất cả các cung đoạn của sản xuất như công nghệ lai tạo cấy ghép gen, tự động hóa trong chăm sóc nuôi dưỡng bò và chế biến, bảo quản nâng cao giá trị sản phẩm thịt bò; kiểm soát chế độ dinh dưỡng nhằm tạo ra những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy năng suất, chất lượng của đàn bò ở các quốc gia này cao hơn các nước đang phát triển. Ở các quốc gia đang phát triển (chủ yếu ở châu Á và châu Phi), nền kinh tế còn nhiều khó khăn, đời sống kinh tế - xã hội cờn ở mức thấp nên đầu tư phát triển chăn nuôi bò hạn chế (đầu tư con giống, thức ăn, thú y ). Điều đó kéo theo là quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, trình độ chăn nuôi thấp phần lớn theo phương thức chăn nuôi quảng canh tận dụng, chủ yếu phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên ưu đãi để phát triển quy mô đàn bò, nên chất lượng và năng suất đàn bò thấp. Xu thế phát triển chăn nuôi bò trên thế giới theo hướng phát triển chăn nuôi
  27. 20 theo kiểu dây chuyền công nghiệp. Nhờ có “giao lưu thương mại”, nhất là ”giao lưu quốc tế” mà việc phát triển chăn nuôi công nghiệp đang dược áp dụng ngày càng rộng rãi không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên đối với ngành chăn nuôi bò, hiện nay vẫn còn có 3 loại hình chăn nuôi chủ yếu song song tồn tại ở các nước trên thế giới đó là: Chăn nuôi quảng canh; Chăn nuôi gia đình hay chăn nuôi kiêm dụng (bán thâm canh); Chăn nuôi thâm canh (hay chăn nuôi theo kiểu công nghiệp). Chăn nuôi quảng canh: Nền tảng của chăn nuôi quảng canh trên thế giới là đồng cỏ tự nhiên. Đó là những trang trại chăn nuôi của Nam bán cầu, có những đàn gia súc du mục trên những vùng thảo nguyên rộng lớn. Đó còn là những trang trại lớn ở Bắc Mỹ và Brazin, ngoài ra còn có những trang trại nhỏ của người dân ở Tây Ban Nha. Ở miền Trung nước Pháp và ở Úc hiện nay, cũng vẫn còn một số mô hình chăn nuôi quảng canh như vậy. Chăn nuôi gia đình hay chăn nuôi kiêm dụng (bán thâm canh):Hiện nay ở Mỹ, Canada, châu Âu và một số các nước khác đã phối hợp chăn nuôi quảng canh với sự bổ sung thêm ngũ cốc hoặc thức ăn đậm đặc công nghiệp để tăng năng suất của chăn nuôi quảng canh. Trên toàn thế giới ở trong mọi thời kỳ, chăn nuôi gia đình nông dân thường được phối hợp tốt với sự sản xuất của ngành trồng trọt và sự đa dạng về cây trồng. Kiểu chăn nuôi này thường có nhiều mục đích khác nhau theo hướng kiêm dụng, và để tận dụng thời gian nhàn rỗi (nhất là ở châu Á), nhưng số lượng bò của mỗi gia đình thường không nhiều lắm. Trung Quốc là một nước phát triển kiểu chăn nuôi này và rất hiệu quả, hàng trăm triệu nông dân làm chăn nuôi nhỏ rất thành công và đã áp dụng hài hòa chăn nuôi cổ truyền và hiện đại để khai thác tốt mọi tiềm năng của đất nước . Chăn nuôi thâm canh hay chăn nuôi theo kiểu công nghiệp: Đây là phương thức chăn nuôi thường có một số lượng bò lớn, nhưng với số người lao động rất ít và có trình độ cao trong chăn nuôi, vì trang trại chăn nuôi đã được công nghiệp hóa, hiện đại hóa và có thể đã sử dụng nhiều khâu tự động hóa ví dụ như: Nhật Bản, Mỹ, Ixraen, Bỉ, Anh Kiểu chăn nuôi này rất được phát triển trong những năm gần đây, do nhu cầu về sản phẩm chăn nuôi ngày càng phát triển. Với
  28. 21 những tiến bộ kỹ thuật về thú y, di truyền, chọn giống, sinh sản và dinh dưỡng động vật, kiểu chăn nuôi công nghiệp ngày càng có nhiều tiến bộ về ý nghĩa kinh tế. - Về công tác giống: Cùng với xu hướng về phương thức chăn nuôi thì công tác giống cũng được chú trọng, nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Với mục đích đó các nhà khoa học đã tạo ra được những giống bò có thể trọng to, tỷ lệ thịt xẻ đạt trên 60% trọng lượng cơ thể như: Bò Hereford của Anh (có tỷ lệ thịt xẻ 58-62% trọng lượng cơ thể); bò Santa-Gertrudis của Mỹ (tỷ lệ thịt xẻ đạt 60-66%); bò Charolais và Limousin của Pháp (tỷ lệ thịt xẻ 60-62%) Các giống bò trên được đưa vào chăn nuôi thực tế và được lai tạo với giống bò địa phương ở nhiều nước trên thế giới. 2.2.2 Tình hình chăn nuôi bò ở Việt nam 2.2.2.1 Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về chăn nuôi bò (1) Các chương trình cải tạo đàn bò địa phương - Chương trình Sind hoá (Zêbu hoá): Từ những năm 1960, nước ta đã có chương trình cải tiến để nâng cao năng suất của đàn bò địa phương bằng các giống bò Zêbu như bò Red Sindhi, Sahiwal và Brahman. Vào những năm 70 ngoài các giống bò nhiệt đới ra thì một số bò ôn đới như Limousine, Herefore, Simmental, Santagestrudit .v.v. đã được đưa vào nghiên cứu các công thức lai để tăng cường cải tiến đàn bò địa phương trên phạm vi và quy mô lớn hơn. - Dự án bò VIE 86/008: 225 Do UNDP tài trợ năm 1989-1992, đã hỗ trợ cho phối giống bằng thụ tinh nhân tạo được khoảng 100.000 bò cái nền địa phương với tinh bò Limousine, Herefor, Charolais, Simmental và có 65.000 bê lai ra đời. Dự án đã trang bị và tăng cường thiết bị kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và thuốc thú y cho các tỉnh tham gia dự án. Một số cán bộ tham gia dự án đã được tham quan, thực tập và học tập tại nước ngoài về các khâu giống, dinh dưỡng, đồng cỏ, thú y và quản lý giống cũng như thụ tinh nhân tạo cho bò. - Chương trình khuyến nông cải tạo đàn bò Cr.2561-VN: Dự án khuyến nông cải tạo đàn bò thuộc dự án Phục hồi Nông nghiệp 1995-1997, do kinh phí của Ngân hàng Thế giới (WB Cr. 2561 VN), tổng kinh phí 10 triệu USD trong đó 7,7 triệu USD của Ngân hàng thế giới (WB) và 2,3 triệu USD vốn đối ứng của Việt
  29. 22 Nam. Dự án hỗ trợ phối giống bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo với tinh bò Zê bu và lai tạo bằng phối giống trực tiếp giữa bò đực lai với đàn bò cái địa phương trên 27 tỉnh của cả nước. Riêng chương trình thụ tinh nhân tạo đã tạo được trên 400.000 bê lai Zebu, đã đào tạo 2035 dẫn tinh viên và 5189 khuyến nông viên. - Dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng ở xã Cư M'lan (huyện Ea Súp) do Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên, Sở Khoa học - Công nghệ (Ðác Lắc) và UBND huyện Ea Súp phối hợp triển khai. Theo đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật nông - lâm nghiệp Tây Nguyên đến nay đã có thêm 43 mô hình chăn nuôi bò dưới tán rừng trên địa bàn huyện Ea Súp được hình thành từ việc học tập và làm theo mô hình của dự án Cư M'lan. Ðiều này cho thấy hiệu quả thiết thực và sức lan tỏa mà dự án mang lại, thu nhập của các hộ tham gia dự án cao hơn trước đây khoảng 30%. Ngoài ra, dự án trang bị kiến thức chăn nuôi cho các hộ tham gia, từ đó tạo được niềm tin cho người dân trong vùng để họ sẵn sàng tiếp nhận và ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào chăn nuôi. (2) Các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi bò: Chăn nuôi bò là một trong những ngành được Bộ NN&PTNT, các địa phương quan tâm ưu tiên phát triển và được nông dân tham gia tích cực. Trên cơ sở các chính sách của Trung ương đến nay đã có 22 tỉnh và thành phố trong cả nước ban hành chính sách khuyến khích và có chương trình phát triển chăn nuôi bò. Nội dung chính của các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi bò của các địa phương tập trung các lĩnh vực sau: Giống bò: Hỗ trợ giống mới, giống chất lượng cao: Bò lai Zêbu, bò cái ngoại hỗ trợ 40% kinh phí mua giống (Cao Bằng, Yên Bái). Hỗ trợ nuôi bò đực giống: 70% kinh phí mua bò đực giống lai Zêbu, hỗ trợ kinh phí mua và vận chuyển bò cái sinh sản từ tỉnh ngoài. Hỗ trợ giống gốc theo Quyết định 125/CP của Chính phủ ban hành năm 1991. Hỗ trợ kinh phí mua tinh, vật tư phối giống, nitơ cho thụ tinh nhân tạo cải tạo đàn bò và lai tạo bò. (Hỗ trợ 50%, 70% và 100% kinh phí thụ tinh nhân tạo bò cho các khu vực I, II và III của Điện Biên ). Thức ăn, đồng cỏ: Hỗ trợ giống trồng cỏ hoặc tiền mua giống 70.000 đồng/sào cho trồng cỏ năm đầu nuôi bò; hỗ trợ các chương trình chế biến thức ăn
  30. 23 thô xanh và thức ăn viên dự trữ nuôi bò; hỗ trợ xây dựng mô hình trồng cỏ, chế biến thức ăn thô xanh, ủ chua (Đồng Tháp, Bình Định). Thú y và phòng bệnh: Hỗ trợ từ 50%-100% tiền mua các loại vắcxin và hỗ trợ 500-1000 đồng tiền công/ mũi tiêm phòng cho bò. Tiêm phòng miễn phí cho các vùng khó khăn và các an toàn khu (Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Bắc Giang ). Vốn vay và lãi xuất ngân hàng: Hỗ trợ 50%-100% lãi suất vay vốn mua bò trong 3 năm (vốn vay 10-20 triệu đồng) để mua bò giống để phát triển chăn nuôi bò cho nông dân ( Đồng Tháp, Quảng Bình ). Đào tạo tập huấn, khuyến nông: Hỗ trợ kinh phí cho các chương trình đào tạo tập huấn, khuyến nông, tham quan mô hình trình diễn về chăn nuôi bò (Cao Bằng, Nghệ An, Sơn La, Bắc Giang) . Đầu tư, đất đai: Tạo mọi điều kiện thuận lợi về thủ tục đất đai, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, hỗ trợ kinh phí xây dựng hạ tầng cho các doanh nghiệp đầu tư để xây dựng trang trại sản xuất giống bò không hạn chế quy mô và lĩnh vực đầu tư. Hỗ trợ đầu tư xây dựng các trang trại nuôi bò tập trung thâm canh: cung cấp giống, vỗ béo bò. Hỗ trợ chuyển đổi diện tích sang xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc. Thị trường: Tổ chức, thành lập và mở các chợ đầu mối mua bán bò giống bò, giới thiệu sản phẩm giống và thu hút các nhà đầu tư vào chăn nuôi bò. Tìm thị trường nhập khẩu giống mới, thiết bị chăn nuôi, chế biến thức ăn, chế biến cỏ cho chăn nuôi bò và tìm thị trường trong nước cho việc kinh doanh, buôn bán sản phẩm bò. Hỗ trợ người nghèo: Hỗ trợ, ưu tiên người nghèo có cơ hội nuôi bò. Chương trình Ngân hàng bò cho người nghèo. Chính sách hỗ trợ một mái nhà, một con bò, một bể nước của tỉnh Hà Giang thực sự giúp đỡ người nghèo. Hội thi bò: Tổ chức các lễ hội thi bò, đua bò theo tập quán và truyền thống văn hóa. Tổ chức hội thi bò giống tốt, hội thi chăn nuôi bò giỏi để khuyến khích phong trào nuôi bò. Khi hội nhập WTO bên cạnh những cơ hội và tiềm năng phát triển chăn nuôi chúng ta cũng có những thách thức lớn như thiếu giống, năng xuất chăn nuôi thấp và vệ sinh an toàn thực phẩm. Để khả năng cạnh tranh tốt với sản phẩm chăn nuôi bò của các nước trong khu vực ta cần có chương trình và chính sách thống nhất chung cho cả nước
  31. 24 về phát triển bò giai đoạn 2017-2020. (3) Kế hoạch phát triển chăn nuôi bò của Bộ NN tới năm 2020 Phát triển chăn nuôi bò là một trong những định hướng chiến lược của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuôi trong nông nghiệp giai đoạn 2017-2020. Theo số liệu chưa đầy đủ, để thực hiện được mục tiêu đưa đàn bò lên 7,84 triệu con vào năm 2010, 10 triệu con năm 2015 và 12,5 triệu con 2020; đưa cơ cấu giống bò lai, bò chất lượng cao lên 32% năm 2010, 40% năm 2015 và 45% năm 2020; tổng sản lượng thịt bò hơi lên 222.000 tấn năm 2010, 310.000 tấn năm 2015 và gần 425.000 tấn năm 2020; sản lượng thịt xẻ lên 101,9 ngàn tấn năm 2010; 144,2 ngàn tấn năm 2015 và 200,5 ngàn tấn năm 2020. Cục Chăn nuôi đã đưa ra các giải pháp thưc hiện: Quy hoạch vùng chăn nuôi bò; thực hiện chiến lược về cải tiến công tác giống bò trong nước; chuyển đổi hợp lý đất canh tác sang đất trồng cỏ thâm canh và các loại cây làm thức ăn xanh cho việc chăn nuôi bò, nhất là giống cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, đảm bảo diện tích trồng cỏ từ 45.000 ha năm 2016 lên 304.000 ha năm 2010, 430.000 ha năm 2015 và 526.000 ha năm 2020, đáp ứng khoảng 40% nhu cầu ăn thô xanh cho đàn gia súc. Đồng thời sử dụng các phụ phẩm nông - công nghiệp cho bò ăn; phổ biến quy trình nuôi vỗ béo bò; thực hiện tốt khâu vệ sinh trong chăn nuôi bò và thú y để đảm bảo an toàn dịch bệnh; bên cạnh đó đề xuất chính sách về đầu tư, tín dụng cho chiến lược phát triển đàn bò. 2.2.2.2 Kết quả phát triển chăn nuôi bò ở Việt Nam - Sự biến động về số lượng đàn bò qua các năm Trong những năm qua, chăn nuôi bò của nước ta đã phát triển nhanh về số lượng và chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội về thịt bò tươi, bò khô và các sản phẩm được chế biến từ thịt bò. Chăn nuôi bò đã có nhiều cơ hội tốt để phát triển số lượng và tốc độ tăng đàn bò theo vùng. Từ năm 2001 đến 2017, đàn bò đã tăng từ 3,8997 triệu con lên 6,7247 triệu con đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 10,35% năm. Hiện nay, đã có 15 tỉnh tham gia dự án phát triển giống bò chất lượng cao. Hàng nghìn bò giống cao sản đã được nhập về nước trong những năm vừa qua nhằm đáp ứng nhu cầu giống phát triển
  32. 25 chăn nuôi bò của nhân dân. Tỷ lệ đàn bò lai cả nước chiếm trên 26% tổng đàn bò, là đàn bò nền để tiếp tục lai tạo bò chất lượng cao. Một số tỉnh đã có các trang trại bò tư nhân quy mô lớn hàng 100 con như các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Phước, Bình Dương và Lâm Đồng Đàn bò 8 vùng sinh thái đều tăng trưởng tốt, tất cả các vùng khác tăng trên 7%. Đặc biệt vùng Đồng bằng sông Cửu Long trung bình tăng 30,49%/năm. Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là các vùng có điều kiện tự nhiên phù hợp với phát triển của bò nên trên 38% tổng đàn bò của cả nước được nuôi ở hai vùng này. - Cơ cấu các giống bò và một số chỉ tiêu sản xuất Gần 70% tổng đàn bò của cả nước là bò Vàng địa phương, số còn lại chủ yếu là nhóm bò lai Zêbu, đó là kết quả của chương trình Sind hóa trong những năm gần đây. Bò Vàng có khối lượng trưởng thành nhỏ, sinh trưởng chậm, khối lượng trung bình con đực là 180-200 kg và bò cái từ 150-160 kg - Bảng 2.5. Bò vàng có tỷ lệ thịt xẻ thấp khoảng 43-44% so với trọng lượng sống. Bò lai Zê bu được tạo ra bằng sử dụng tinh bò đực Zêbu cho lai với bò cái địa phương. Bò lai hướng thịt có tốc độ tăng trọng và sinh trưởng nhanh, có trọng lượng trưởng thành từ 250-290 kg và tỷ lệ thịt xẻ cao giao động từ 49-50%. Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu sản xuất của bò vàng và bò lai Zê bu Đơn Bò Lai Red Lai Lai Zêbu Các chỉ tiêu vị vàng Sinhi Sahiwal Brahman thuần Trọng lượng sơ sinh Kg 14 20,1 22 23 27 TL. 6 tháng tuổi Kg 63,7 97,5 105 107,5 140 TL. 12 tháng tuổi Kg 85 140 160 165 215 TL. 24 tháng tuổi Kg 140 200 220 230 350 TL. Trưởng thành Kg 180 250 280 290 450 Thời gian cho sữa Ngày 150 240 270 200 200 S L sữa/chu kỳ Kg 400 1000 14000 600 1000 Tỷ lệ thịt xẻ % 44,2 49,6 49,5 50 55 (Nguồn:Lê Mạnh Hùng, 1998) Để nâng cao chất lượng của đàn bò nội, hiện nay chúng ta đang thực hiện chương trình cải tạo đàn bò (chương trình CR 2561), chúng ta đã nhập nhiều giống bò cao sản để cải tạo đàn bò nội nhằm nâng cao năng suất và chất lượng giống bò nội. Tuy nhiên kết quả đạt được của chương trình cải tạo đàn bò không giống nhau ở mỗi địa phương. Có một số vùng như Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ do làm tốt
  33. 26 công tác lai tạo nên đã có tỷ lệ bò lai khá cao trong tổng đàn, nhưng ở nhiều nơi tỷ lệ bò lai vẫn còn thấp, nhất là các tỉnh Bắc Trung Bộ, trong đó có Quảng Bình. Bò Zêbu thuần hiện có ở một số nơi như: Tuyên Quang, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hoá, Bình Định, Khánh Hoà, Lâm Đồng và Tp HCM, Bò Zêbu thuần dễ thích nghi với điều kiện khí hậu của ta, bò có khối lượng trưởng thành 400-450 kg, tỷ lệ thịt xẻ 49-50%. Bò Zêbu thích hợp với hình thức bán chăn thả và tỷ lệ thụ thai bằng thụ tinh nhân tạo thấp thường dẫn đến kết quả là khoảng cách hai lứa đẻ dài. Từ năm 2002, giống bò cao sản Brahman, Droughtmaster của Australia đã nhập vào nước ta khoảng 3000 con, đang được nuôi tại Tuyên Quang, Công ty bò sữa Tp HCM, một số địa phương khác như Bà Rịa-Vũng tàu, Thừa Thiên Huế, Bình Dương và Cần Thơ, Lâm Đồng Hiện tại Việt Nam chỉ có duy nhất một đơn vị làm chức năng nuôi giữ, sản xuất và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật chăn nuôi bò, đó là công ty Kỹ thuật truyền giống gia súc. Lượng tinh chuyên dùng cho bò thấp, chỉ chiếm 2,4% trong tổng lượng tinh tiêu thụ. Thực trạng trên cho thấy, trình độ chăn nuôi của hộ ở mức độ thấp, chưa chú ý đến ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào trong sản xuất. - Năng suất bò của Việt nam Năng suất bò nước ta thấp là do tăng trưởng chậm, tầm vóc nhỏ, tỷ lệ thịt tinh thấp. Bò Vàng địa phương, 24 tháng tuổi chỉ đạt 150kg (con cái) và 175kg (con đực). Tăng trọng bình quân từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi chỉ đạt 190-220 gam/ngày. Tỷ lệ thịt tinh cũng rất thấp từ 32-33%. Khối lượng sống thấp và tỷ lệ thịt tinh thấp nên sản lượng thịt tinh của một bò chỉ đạt từ 50-60kg Có thể thấy rõ điều này qua phép so sánh sau: Năm 2017, trên thế giới có 1.357 triệu con bò, một năm sản xuất được 59.852 triệu kg thịt, bình quân sản lượng thịt là cho 1 đầu gia súc là 44,11kg/đầu con; Ở Việt Nam, năm 2017 có 6,7 triệu con bò, sản lượng thịt 206 triệu kg, bình quân sản lượng thịt hơi cho 1 đầu gia súc là 30,7 kg (bằng 69.6% của thế giới). (Lê Viết Ly, 1995)
  34. 27 Bảng 2.3. Năng suất thịt của bò Vàng Việt Nam Chỉ tiêu ĐVT Bò cái Bò đực Khối lượng sơ sinh kg 12 14 Khối lượng 6 tháng kg 65 85 Khối lượng 12 tháng kg 80 100 Khối lượng 24 tháng kg 150 175 Khối lượng trưởng thành kg 180 250 Cao vai cm 103 112 Dài thân chéo cm 113 120 Tỷ lệ thịt xẻ % 43 44 Tỷ lệ thịt tinh % 32 33 Khối lượng thịt xẻ Kg/con 64,5 77 Khối lượng thịt tinh Kg/con 48 58 (Nguồn: Lê Mạnh Hùng, 1998) - Các phương thức chăn nuôi bò ở Việt Nam Chăn nuôi bò quảng canh: Là phương thức chăn nuôi phổ biến cho hầu hết các hộ chăn nuôi bò của ta. Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng của nước ta theo phương thức quảng canh và quy mô chăn nuôi nông hộ là chủ yếu. Nước ta có 13 triệu hộ nông dân trong đó khoảng 4 triệu nông hộ nuôi bò với quy mô bình quân 1,5-1,6 con/hộ với phương thức chăn nuôi quảng canh và tận dụng thức ăn là đồng cỏ tự nhiên, do vậy chất lượng dinh dưỡng trong thức ăn rất nghèo, Chăn nuôi bò bán thâm canh: Là phương thức chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi bò vừa và nhỏ. Phương thức này bò được chăn thả ngoài gò, bãi, ven rừng, ven đê, ven sông và các cánh đồng chờ thời vụ. Khi chăn thả về hoặc ban đêm bò được cung cấp khoảng 50% khẩu phần tại chuồng là cỏ cắt và các phụ phẩm nông nghiệp. Giống bò sử dụng trong phương thức chăn nuôi này thường là bò Lai Zêbu hoặc giống bò Zêbu thuần. Chăn nuôi bò thâm canh: Chăn nuôi bò chất lượng cao, thâm canh là một nghề rất mới mẻ đối với nông dân Việt Nam. Chăn nuôi bò thâm canh đòi hỏi dân
  35. 28 trí và kinh tế cao. Có khoảng 0,5% hộ chăn nuôi có quy mô trang trại lớn trên 100 bò trở lên với phương thức chăn nuôi thâm canh để nuôi bò sinh sản cho sản xuất con giống hoặc vỗ béo bò. Phương thức chăn nuôi này chủ yếu là bò lai, bò ngoại chuyên thịt, bò được nuôi trên đồng cỏ thâm canh luân phiên hoặc nuôi nhốt tại chuồng với khẩu phần ăn hoàn chỉnh và chuồng nuôi hiện đại. - Vấn đề thức ăn trong chăn nuôi bò Thức ăn chủ yếu của bò là cỏ và các nguồn phế phụ phẩm trồng trọt (phần lớn là rơm). Đồng cỏ, bãi chăn thả tự nhiên ở nước ta ngày càng bị thu hẹp, việc phát triển diện tích cỏ trồng ngày càng được chú trọng, hiện nay tổng diện tích cỏ trồng có khoảng 27.000 ha. Nhiều giống cỏ cho năng suất cao được nhập và trồng thử nghiệm thành công, trong đó có những giống cỏ mới đang được người chăn nuôi quan tâm, như trồng các giống cỏ hỗn hợp hoà thảo, giống cỏ họ đậu của úc và các giống cỏ Supperdan, Sweet Jumbo, Dairy Mix, Beef Mix trồng rất hiệu quả Tuy nhiên, diện tích trồng cỏ chưa phát triển ở nông hộ, nên việc thiếu thức ăn, nhất là mùa khô vẫn còn phổ biến. Mặc dù vậy, nhiều loại phụ phẩm vẫn chưa được tận dụng để làm thức ăn cho bò. Một số vùng vẫn còn tập quán đốt rơm ngay trên ruộng (nhất là ở các tỉnh miền Trung), vừa lãng phí một nguồn phụ phẩm chính cho chăn nuôi bò, vừa góp phần gây ô nhiễm môi trường hoặc sử dụng rơm và các phụ phẩm khác để ủ gốc cây, làm phân rất lãng phí. Một số hộ dùng cám gạo hoặc cho bò ăn thêm thức ăn tinh, nhưng chỉ dùng khi bò phải cày kéo nhiều, khi đau ốm chứ chưa phải dùng với mục đích chăn nuôi thâm canh. Rất ít hộ chăn nuôi biết cách xử lý, chế biến nhằm nâng cao giá trị dinh dưỡng của các nguồn phụ phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho bò. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc đưa các tiến bộ kỹ thuật về thức ăn và việc chăm sóc, nuôi dưỡng bò của các hộ nông dân còn nhiều hạn chế. - Quy mô chăn nuôi bò Quy mô nông hộ: Chăn nuôi bò quy mô nông hộ 1-2 con là phổ biến ở nước ta để sử dụng sức kéo trong nông nghiệp và tận dụng phế phụ phẩm nông sản và lao động phụ trong gia đình. Quy mô trang trại: Trang trại chăn nuôi bò cũng phát triển mạnh, nhất là các
  36. 29 tỉnh miền Nam với 4.858 trang trại, chiếm 73,9% tổng số trang trại chăn nuôi bò của cả nước (6.405 trang trại). Nhiều trang trại chăn nuôi bò có quy mô từ 100 con trở lên được tập trung ở các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Ninh Thuận và các tỉnh miền Đông Nam bộ. Các tiến bộ về giống, thức ăn, chuồng trại, quy trình kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng đàn bò được áp dụng trong chăn nuôi trang trại bò; qua đó góp phần tạo ra bò hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn nhằm tạo việc làm và tăng thu nhập cho người sản xuất đồng thời thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tư chăn nuôi bò.
  37. 30 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là các mô hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi về không gian và thời gian nghiên cứu. - Về không gian: tại xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng - Về thời gian: Thu thập các số liệu và thông tin cần thiết phục vụ cho khóa luận từ các tài liệu đã công bố trong những năm gần đây, các số liệu thống kê của xã. Số liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2016 – 2018 3.3. Nội dung nghiên cứu của đề tài - Tìm hiểu một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng - Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi bò tại xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng - Đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển chăn nuôi bò tại xã Lương Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Địa điểm nghiên cứu được lựa chọn dựa trên các thông tin sẵn có về tình hình chăn nuôi bò trên địa bàn xã Lương Thông, do xã có nhiều hộ chăn nuôi bò với số lượng lớn của huyện Thông Nông nên tác giả đã chọn xã Lương Thông làm địa bàn nghiên cứu. 3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin 3.4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp Thông tin thứ cấp được thu thập từ các báo cáo nghiên cứu có sẵn, các tài liệu, số liệu liên quan đến cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế, qua các báo
  38. 31 cáo tổng kết hàng năm, các số liệu thống kê của xã Lương Thông, tham khảo các khóa luận tốt nghiệp. Cụ thể bao gồm: - Số liệu tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Lương Thông qua các báo cáo cuối năm năm 2017, 2018. - Số liệu về chăn nuôi bò của xã thu thập từ các báo cáo và tài liệu của ủy ban xã Lương Thông. Đây là những số liệu được công bố, đảm bảo tính chính xác và khách quan của đề tài nghiên cứu. Từ đó có những đánh giá ban đầu về tình hình sản xuất, những thuận lợi - khó khăn trong sản xuất tại địa phương mà người dân gặp phải. 3.4.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp Là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài, như: Các số liệu về tình hình cơ bản của hộ; kết quả sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất khác của hộ; vốn đầu tư của hộ; lao động và sử dụng lao động của hộ; cách tổ chức sản xuất của hộ; tình hình tiêu thụ sản phẩm bò của hộ; các khó khăn vướng mắc của hộ; sự quan tâm của chính quyền địa phương trong hoạt động sản xuất của hộ; các nhận định, đánh giá về tình hình phát triển kinh tế xã hội và phát triển chăn nuôi bò của xã Các số liệu sơ cấp được thu thập bằng phiếu điều tra, phỏng vấn được xây dựng theo mục đích nghiên cứ'u với các đối tượng thu thập thông tin là 60 hộ gia đình chăn nuôi bò thuộc 3 xóm: Lũng Rịch, Lũng Kiến và Lũng Rẩy 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối để phân tích tình hình chăn nuôi bò của các hộ dân và một số cơ sở trên địa bàn nghiên cứu đồng thời dùng để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hình thức chăn nuôi khác nhau của các hộ chăn nuôi bò. Số tuyệt đối trong thống kê là chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng của các hiện tượng kinh tế xã hội ở một số thời gian và địa điểm cụ thể. Số tuyệt đối được chia làm 2 loại là số tuyệt đối thời kỳ và số tuyệt đối thời điểm. Số tương đối trong thống kê là chỉ tiêu phản ánh sự tương quan số lượng
  39. 32 trong 2 trị số chỉ tiêu có liên hệ với nhau. Có rất nhiều loại số tương đối như số tương đối kế hoạch, số tương đối động thái, số tương đối kết cấu, số tương đối so sánh, trong đề tài chỉ sử dụng hai loại số tương đối là số tương đối kế hoạch và số tương đối so sánh. 3.2.3.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích Kết quả và hiệu quả của quá trình sản xuất được tính toán, lượng hóa mối quan hệ qua hệ thống các chỉ tiêu khác nhau như: thu nhập hỗn hợp, giá trị gia tăng, chi phí trung gian, Hệ thống các chỉ tiêu đó được phân tích đánh giá thông qua sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tổ thống kê, thống kê so sánh, cụ thể là: Phân tích so sánh giữa các xóm nhằm rút ra kết luận của sự khác nhau về thực trạng, các khó khăn cũng như tiềm năng và thuận lợi trong chăn nuôi bò giữa các xóm. Phân tích so sánh giữa các phương thức chăn nuôi để thấy rõ sự khác nhau về qui mô, trình độ, phương thức nuôi, mục đích nuôi, tình hình giải quyết thức ăn và thu nhập từ chăn nuôi bò, giữa các nhóm hộ. Phân tích so sánh giữa các giống bò nuôi để xem xét giống bò nào có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao hơn, phù hợp hơn với đièu kiện của các hộ nuôi bò và các nhân tố ảnh hưởng đến chăn nuôi bò. 2.2.3.3 Phương pháp chuyên gia Trao đổi với một số cán bộ của Sở NN &PTNT, phòng nông nghiệp các huyện, cán bộ khuyến nông của Trung tâm khuyến nông tỉnh, cán bộ thú y của các xã vùng nghiên cứu, trao đổi thảo luận với các hộ chăn nuôi bò từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu 3.2.3.4 Phương pháp phân tích SWOT Là phương pháp này giúp ta có cái nhìn từ nhiều phía để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, những nguy cơ và thách thức để có thể đưa ra những quyết định sáng suốt nhất cho phát triển chăn nuôi bò. - Strengths – Các điểm mạnh (S): Đây là những điểm mạnh để phát triển chăn nuôi bò của hộ, những yếu tố nội tại của hộ như vốn, lực lượng lao động, kinh nghiệm sản xuất
  40. 33 - Weaknesses – Các điểm yếu (W): Đây là những điểm còn chưa hoàn thiện, chưa tốt, các yếu tố yếu kém bên trong của hộ trong phát triển chăn nuôi bò như: thiếu vốn, thiếu kỹ thuật chăn nuôi, thiếu tính năng động - Opportunities – Các cơ hội (O): Đây là các yếu tố bên ngoài, là những cơ hội, yếu tố có lợi, hoặc sẽ đem lại lợi thế cho hộ chăn nuôi bò: Chính sách của Nhà nước, địa phương khuyến khích chăn nuôi bò, nhu cầu thịt bò của người tiêu dùng nhiều - Threats – Các mối nguy (T): Đây là những tác động tiêu cực từ bên ngoài mà hộ có thể phải đối mặt như sự cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi vùng khác, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cần phải tuân thủ 3.2.4 Các chỉ tiêu phân tích Nghiên cứu thực trạng phát triển chăn nuôi bò ở xã Lương Thôngnhằm đánh giá thực tế tình hình chung về chăn nuôi bò của toàn xã cũng như tình hình nuôi bò ở nông hộ. Vì vậy hệ thống các chỉ tiêu phân tích được sử dụng ở đây bao gồm có: Chỉ tiêu phân tích tình hình chăn nuôi bò của toàn xã Lương Thôngvà chỉ tiêu phân tích tình hình chăn nuôi bò ở nông hộ, cụ thể như sau: 3.2.4.1 Chỉ tiêu phân tích tình hình chung về chăn nuôi bò trong toàn xã Là những chỉ tiêu tổng quát nhằm đánh giá tình hình chung về chăn nuôi bò trong toàn xã, cụ thể là: - Số lượng và tốc độ phát triển đàn bò của xã hàng năm: Là tổng số đàn bò của xã trong những năm gần đây và tốc độ tăng đàn bình quân của đàn bò trong thời kỳ nghiên cứu. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá sự diễn biến và chiều hướng biến thiên về số lượng của đàn bò ở Lương Thông trong một số năm gần đây. - Biến động cơ cấu đàn bò của xã: Bao gồm cơ cấu đàn bò theo mục đích chăn nuôi và cơ cấu đàn bò theo giống. Cơ cấu đàn bò theo mục đích chăn nuôi là số lượng bò ở các độ tuổi khác nhau (bò hậu bị, bò trưởng thành, ) và được sử dụng theo các hướng sản xuất khác nhau (cày kéo, sinh sản, ). Cơ cấu giống là số lượng bò thuộc các giống khác nhau (bò nội, bò lai, bò ngoại thuần) trong tổng số đàn bò của xã. Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tình hình phát triển của đàn bò, và đặc biệt là đánh giá những tiến bộ về công tác giống và chương trình Sind hóa đàn bò của xã.
  41. 34 - Biến động nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò của xã: Là tất cả các nguồn chính phẩm và phụ phẩm có thể dùng cho chăn nuôi bò của xã. Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá tiềm năng về thức ăn cho chăn nuôi bò của xã như diện tích đồng cỏ, nguồn thức ăn phụ phẩm trong nông nghiệp - Công tác thú y và vệ sinh, phòng bệnh cho đàn bò của xã: Là chỉ tiêu đánh giá về công tác thú y, số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ thú y và tình hình tiêm phòng hàng năm cho đàn bò của xã. Chỉ tiêu này phản ánh tình hình hoạt động của mạng lưới thú y, công tác phòng trừ dịch bệnh và bảo vệ sức khỏe đàn gia súc của địa phương. 3.2.4.2 Thực trạng phát triển chăn nuôi bò của hộ nông dân ở xã Lương Thông Là những chỉ tiêu đánh giá tình hình phát triển chăn nuôi bò ở cấp nông hộ. Một số chỉ tiêu đã được dùng ểđ đánh giá là: - Quy mô chăn nuôi bò của hộ: Là số lượng bò được nuôi của mỗi hộ, theo từng vùng sinh thái. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá sự quan tâm và mức độ đầu tư cho chăn nuôi bò: - Mục đích chăn nuôi bò của hộ: Là chỉ tiêu để đánh giá về mục đích và trình độ chăn nuôi bò của hộ. Nếu hộ chỉ nuôi bò với mục đích cày kéo, tận dụng là chính chưa có chăn nuôi theo kiểu sản xuất hàng hóa thì chứng tỏ trình độ chăn nuôi của hộ còn hạn chế. Trên cơ sở của việc phân tích chỉ tiêu này có thể giúp hộ thay đổi về mục đích và nâng cao trình độ chăn nuôi. - Thức ăn cho chăn nuôi bò của hộ: Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá về tiềm năng cho chăn nuôi bò của hộ, đồng thời nhằm xác định một cách cụ thể hơn về các nguồn thức ăn cho chăn nuôi bò ở cấp hộ. Đặc biệt là tình hình và mức độ sử dụng các nguồn thức ăn để chăn nuôi bò của hộ. Từ đó có thể đánh giá về tiềm năng cũng như tìm ra các biện pháp nhằm tránh sự lãng phí và sử dụng hợp lý các nguồn phụ phẩm để nuôi bò và phát triển đàn bò. - Phương thức nuôi bò của hộ: Chỉ tiêu này đánh giá mức độ đầu tư cho chăn nuôi và trình độ chăn nuôi bò của hộ, trên cơ sở đó tìm ra các giải pháp để nâng cao kỹ thuật chăn nuôi và mức đầu tư cho chăn nuôi bò theo hướng sản xuất hàng hoá.
  42. 35 - Tình hình chăm sóc và nuôi dưỡng bò của hộ: Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá tình hình cũng như trình độ của chủ hộ về việc chăm sóc, nuôi dưỡng bò như: Sử dụng thức ăn và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho đàn bò, công tác vệ sinh phòng bệnh và chữa bệnh cho bò, công tác giống Từ đó tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao việc chăm sóc và nuôi dưỡng đàn bò. - Tình hình tiêu thụ bò của hộ: Nhằm đânh giá mức độ tiêu thụ, các kênh tiêu thụ, thời điểm tiêu thụ và khả năng nắm bắt thông tin thị trường tiêu thụ bò của hộ nông dân. Từ đó xác định những giải pháp cần thiết để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của hộ. - Thu nhập từ chăn nuôi bò của hộ: Là chỉ tiêu về mức thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ, từ đó có thể so sánh về mức thu nhập từ chăn nuôi bò của hộ so với tổng thu và so với thu nhập từ chăn nuôi nói chung. Từ đó đánh giá sự đóng góp của việc chăn nuôi bò vào thu nhập của hộ, trên cơ sở đó sẽ tìm các biện pháp nhằm phát triển nuôi bò để nâng cao tỷ trọng thu nhập từ ngành sản xuất này trong tổng thu của hộ. - Một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế chăn nuôi bò của hộ: Sử dụng các chỉ tiêu này nhằm xác định, so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi bò theo các vùng sinh thái, theo phương thức chăn nuôi và so với các vật nuôi khác. Để tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi của hộ, các chỉ tiêu kinh tế được sử dụng cụ thể như sau: (1) Giá trị sản xuất (GO): - Giá trị sản xuất (GO) của hộ: là phần giá trị sản xuất tạo ra trong năm của hộ từ bò đã bán, bò đang nuôi hiện tại, được tính cụ thể như sau: GO = QiPi Trong đó: Q: Số lượng bò P: Giá đơn vị của sản phẩm bò i: Loại bò Giá trị sản xuất (2018) = GO tăng lên của bò đang nuôi + GO tăng lên của bò đã bán trong năm + chi phí giống đầu tư trong năm 2018 Trong thực tế điều tra người dân không có thói quen cân đo, trọng lượng của
  43. 36 bò vào đầu năm hoặc cuối năm để so sánh mức độ tăng trọng của bò được nuôi. Giá trị bò nuôi thường được hộ định lượng bằng giá trị (cáp giá) vào 2 thời điểm: thứ nhất vào lúc bò đẻ 6 tháng tuổi (hoặc là chi phí mua giống); thứ hai vào thời điểm bán thịt (hoặc giá trị hiện tại cáp theo giá thị trường với bò đang nuôi). Do đó, GO tăng lên của bò được tính chung cho cả chu kỳ nuôi của mỗi con bò sau đó được phân bổ trở lại theo thời gian nuôi trong năm 2015, cụ thể là: GO tăng lên của bò = [giá trị hiện tại (với bò đang nuôi) hoặc giá trị bán (với bò đã bán) – chi phí giống ban đầu] * thời gian nuôi trong năm / tổng thời gian nuôi bò. (2) Tổng chi phí sản xuất trung gian (IC), gồm những chi phí vật chất đã sử dụng để tạo ra giá trị sản xuất trong năm 2018, bao gồm các loại: chi phí giống đầu tư trong năm 2018, chi phí thú y, thức ăn, chi phí thuê lao động, chi phí lãi vay và các chi phí sản xuất vật chất khác. Đối với chi phí lao động, do thực tiễn trong sản xuất chăn nuôi bò ở các nông hộ chủ yếu là tận dụng các lao động dư thừa do đó những khó khăn trong việc tính toán một cách tách biệt số giờ lao động được đầu tư vào mỗi loại hoạt động trong ngày. Đồng thời với hộ gia đình chăn nuôi bò vì người chăn nuôi vừa là chủ vừa là người lao động nên không thể tách riêng tiền lương ra khỏi tiền lãi. Vì vậy, trong chi phí trung gian không tính phần công lao động của hộ đã đầu tư vào sản xuất chăn nuôi. (3) Giá trị gia tăng (VA): Là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong quá trình sản xuất của 1 năm về chăn nuôi bò: VA = GO – IC Trong đó: VA: Giá trị gia tăng GO: Giá trị sản xuất IC: Chi phí trung gian (4) Thu nhập hỗn hợp (MI) MI = VA – F Trong đó: MI: Thu nhập hỗn hợp VA: Giá trị gia tăng F: Chi phí cố định (mức khấu hao tài sản cố định) - Mức khấu hao tài sản cố định: trong chỉ tiêu này đối tượng để tính khấu hao gồm chuồng trại và các loại tài sản cố định khác phục vụ cho chăn nuôi bò có giá trị
  44. 37 sử dụng trên một năm như máy cắt cỏ, máy bơm nước, dụng cụ thú y, Với chuồng trại và các loại tài sản cố định khác được tính chung cho tổng đàn trâu và bò, sau đó được phân bổ trở lại theo số lượng bò trong năm (Vì bò có chu kỳ sinh học và thời gian nuôi dài hơn so với lợn và gà, nên để tính toán hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò của hộ bằng cách tính kết quả theo thời gian chăn nuôi (từ khi nuôi đến khi bán) sau đó tính trung bình 1 năm)(5) Tỷ suất thu nhập hỗn hợp trên giá trị sản xuất: Được tính bằng tỷ số giữa thu nhập hỗn hợp và tổng thu nhập từ chăn nuôi bò trung bình 1 năm, theo công thức: Tỷ suất thu nhập hỗn hợp giá trị sản xuất = MI/GO Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của lao động gia đình. (6) Tỷ suất thu nhập hỗn hợp chi phí trung gian: Được tính bằng tỷ số giữa thu nhập hỗn hợp và tổng số chi phí trung gian chăn nuôi bò thị trung bình 1 năm, theo công thức: Tỷ suất thu nhập hỗn hợp chi phí sản xuất = MI/IC Đây là chỉ tiêu nhằm xác định hiệu quả chi phí của việc đầu tư. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay việc xác định hiệu quả chăn nuôi bò gặp rất nhiều khó khăn vì có nhiều yếu tố chi phối, khó có thể xác định chính xác được. Đối với chỉ tiêu hiệu quả của lao động gia đình, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả chăn nuôi nhưng trong điều kiện thực tế hiện nay không thể xác định được chỉ tiêu này, vì khó phân bổ thời gian sử dụng trong chăn nuôi bò và khó quy đổi giá trị lao động trẻ em và người già theo lao động trong độ tuổi lao động (vì trong chăn nuôi bò chủ yếu là người già và trẻ em). Hơn nữa, giá cả đầu vào và đầu ra của chăn nuôi luôn biến động và việc sử dụng được các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho chăn nuôi ở các địa phương rất khác nhau. Do vậy, việc tính toán các chỉ tiêu trong nội dung nghiên cứu chỉ mang tính chất thời điểm và chỉ mang tính tương đối.
  45. 38 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Xã Lương Thông nằm ở phía bắc huyện Thông Nông cách trung tâm huyện là 12 km. Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 7.220,11 ha với các vị trí tiếp giáp như sau: + Phía Bắc giáp với xã Cần Yên, xã Vị Quang + Phía Nam giáp với xã Ngọc Động, xã Đa Thông + Phía Tây giáp với xã Hồng An huyện Bảo Lạc + Phía Đông giáp với xã Quý Quân và xã Sóc Hà huyện Hà Quảng. Trên địa bàn có tỉnh lộ 204 chạy qua, nối liền với các địa phương khác. Đây là một lợi thế quan trọng, kích thích phát triển kinh tế - xã hội của xã. Xã Lương Thông được chia thành các xóm: Lũng Có, Lũng Vai, Trà Dù, Đông Chia, Giẽ, Lũng Po, Lũng Toản, Lũng Kiến, Lũng Rịch, Lũng Tỳ, Lòn Phìn, Nà Tôm, Rặc Rậy, Tình Khoang, Tà Bốc, Bản Dịch, Lũng Pèo, Cằn Thôm, Nà Kê, Bản Giế, Nội Phan, Lũng Khoen, Lũng Đẩy, Lũng Nặp, Lũng Tôm Địa hình Là xã vùng cao có nhiều núi cao với độ cao trung bình từ 500 – 800m so với mặt nước biển và chạy theo hướng Bắc - Nam, với cấu trúc chủ yếu là núi đá vôi có độ phong hóa tương đối cao. Có con sông Dẻ Rào chạy qua địa phận xã nên hình thành 2 dải đất phù sa với đất đỏ ở hai bên bờ sông. + Về thảm thực vật tự nhiên là cây sa mộc, nghiến, thông. + Thảm thực vật trồng các loại cây nông nghiệp là cây lúa, cây ngô và một số các loại cây rau, củ quả, các loại cây lâu năm như cam quýt, nhãn, xoài, cây lấy gỗ nghiến, lát, thông, sa mộc.
  46. 39 Do xã có đặc điểm địa hình đặc trưng của vùng núi cao nên có 2 dạng địa hình chính: - Địa hình thung lũng chạy dọc theo hai bên bờ suối, ở đây chủ yếu là đất trồng lúa, tương đối màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng. - Phía đông và phía tây địa hình có nhiều đồi núi cao xen lẫn bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi với diện tích trồng lúa và màu rải rác, không tập trung. Do đặc điểm địa hình đồi núi cao phức tạp nên ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại, bố trí mạng lưới thuỷ lợi, việc tưới tiêu không chủ động, mặt khác cũng gây khó khăn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp. * Khí hậu - Thuỷ văn: Xã Lương Thông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa (mùa nóng) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô (mùa lạnh) từ tháng 01 đến tháng 4 và tháng 11, 12 hàng năm. Mùa đông nhiệt độ thấp, thường xuyên xuất hiện sương muối, ít mưa; mùa hè lại nắng nóng và mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm chênh lệch giữa các vùng núi đá và các vùng lòng máng chỉ khoảng 2oC. Nhiệt độ trung bình hàng năm 19,8 – 21,60C. Nhiệt độ tháng lạnh nhất từ tháng 1-2 khoảng từ 9 – 12oC. Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 84%, thấp nhất là 24%, cao nhất là 92%. Lượng bốc hơi nước mặt từ 45-50%. Trên địa bàn xã Lương Thông có một nhánh suối chính của sông Dẻ Rào chảy từ phía bắc qua thung lũng giữa xã và về phía nam. Ngoài ra còn có một số con suối nhỏ nhưng trữ lượng nước không nhiều hầu như cạn vào mùa khô. Những nguồn nước nhỏ và những bể chứa nước mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
  47. 40 Do đặc điểm là xã vùng cao núi đá vôi có địa hình phức tạp nên thường xuyên thiếu nước vào mùa khô. Các nguồn tài nguyên Tài nguyên đất đai: Xã Lương Thông có quỹ đất khá đa dạng, vì vậy việc đánh giá đúng tiềm năng đất đai về lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo ra căn cứ để xác định định hướng sử dụng đất nhằm khai thác hợp lý quỹ đất đai, có hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của xã. Trên địa xã Lương Thông gồm 2 loại đất chính là đất phù sa được bồi đắp bởi sông Dẻ Rào và đất đỏ thích hợp với trồng cây lương thực và cây công nghiệp hàng năm.
  48. 41 Bảng 4.1: Tình hình sử dụng đất xã Lương Thông qua 3 năm (2016 - 2018) Năm 2016 2017 2018 STT Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu Diện tích Cơ cấu (ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Tiêu chí Tổng diên tích đất tự nhiên 7.220,11 100,00 7.220,11 100,00 7.220,11 100,00 1 Tổng diện tích đất nông nghiệp 6.725,72 93,15 6.765,72 93,70 6.765,72 93,70 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.442,4 19,97 1.464,11 20,28 1.171,97 16,23 1.2 Đất lâm nghiệp 5.281,71 73,16 5.300 73,40 5.592,14 77.45 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1,61 0,02 1,61 0,02 1,61 0,02 2 Đất phi nông nghiệp 127,275 1,76 127,275 1,76 127,275 1,76 2.1 Đất ở 52,525 0,73 52,525 0,73 52,525 0,73 2.2 Đất chuyên dụng 30,93 0,43 30,93 0,43 30,93 0,43 2.3 Đất nghĩa trang. nghĩa địa 1,01 0,01 1,01 0,01 1,01 0,01 Đất sông suối và mặt nước chuyên 2.4 42,74 0,59 42,74 0,59 42,74 0,59 dùng 3 Đất chưa sử dụng 367,115 5,09 327,115 4,54 327,115 4,54 (Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018)
  49. 42 Qua bảng số liệu thống kê ta thấy: - Tổng diện tích đất nông nghiệp qua 3 năm đều chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên (DTTN), cụ thể: + Năm 2016 là 6.725,72 ha, chiếm 93,15% DTTN. + Năm 2017 là 6.765,72 ha, chiếm 93,70% DTTN. + Năm 2018 là 6.765,72 ha, chiếm 93,70% DTTN. Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: Chiếm 13,12% tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2016, diện tích này tăng nhẹ năm 2017 là 13,98%, và năm 2018 diện tích giảm xuống là 9,93% chủ yếu là trồng lúa nước. + Đất lâm nghiệp: Trên địa bàn xã Lương Thông hoàn toàn là rừng sản xuất, tăng nhẹ qua các năm chiếm 73,16% năm 2014, chiếm 73,40% năm 2017, chiếm 77,45% năm 2018 . + Đất nuôi trồng thủy sản: Chủ yếu là nuôi cá chép,cá trắm chiếm tỷ lệ diện tích không lớn và không có nhiều thay đổi về diện tích qua các năm. - Diện tích đất phi nông nghiệp không thay đổi qua các năm từ năm tổng diện tích là 127,275 ha chiếm 1,76 % DTTN. Trong đó: + Đất chuyên dùng: Nhìn chung các loại đất chuyên dùng trong xã sắp xếp khá hợp lý và sử dụng có hiệu quả. Hạng mục các công trình văn hóa, công cộng phúc lợi cũng như cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế, nhưng hiện nay đang được nâng cấp, làm mới. + Đất ở: Do địa hình nhiều gò đồi, núi nên dân cư phân bố không đồng đều, nhiều xóm có đường đi lại khá khó khăn, nên chậm phát triển kinh tế. + Các loại đất khác: Chiếm tỷ lệ không nhiều và ít thay đổi về diện tích qua các năm.
  50. 43 * Tài nguyên nước: - Nguồn nước mặt: Xã có nguồn nước mặt rất phong phú được hình thành từ lượng bước mưa hàng năm dao động từ 1.500mm đếm 2.500mm, bao gồm nguồn nước sông Dẻ Rào và các dòng chảy nhỏ từ các khe núi đá vôi nhân dân sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt. - Nguồm nước ngầm: Đã có tiến hành khoan thăm dò thử nguồn nước ngầm ở địa bàn nhưng trên thực tế nguồn nước ngầm ở rất sâu, nếu muốn khai thác sử dụng thì cần phải có sự đầu tư khá cao nên người dân trên địa bàn xã chưa sử dụng. * Tài nguyên khoáng sản: - Trên địa bàn xã chủ yếu là những dãy núi đá vôi có trữ lượng dồi dào có thể khai thác để làm vật liệu xây dựng. * Tài nguyên rừng: Lương Thông là một trong những xã thuộc huyện Thông Nông có tài nguyên rừng khá phong phú. Diện tích đất lâm nghiệp 5.592,14 ha (năm 2018), với độ che phủ khoảng 58%, trong đó đất trồng rừng sản xuất 516,0 ha, đất trồng rừng phòng hộ 2.039,20 ha. Rừng còn góp phần không nhỏ bảo vệ môi trường sinh thái, tạo tầng che phủ cho đất, hạn chế quá trình sói mòn, rửa trôi, cung cấp nguyên liệu một số cơ sở chế biến lâm sản trong địa bàn xã và góp phần tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, cung cấp vật liêu cho ngành xây dựng cơ bản và cung cấp cho nguồn chất đốt cho nhân dân địa phương. * Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên: - Thuận lợi: + Lương Thông có vị trí tương đối thuận lợi có trục đường tỉnh lộ 204 chạy qua nên đã tạo điều kiện tốt cho giao lưu kinh tế hàng hoá với huyện và các xã lân cận. + Bình quân diện tích đất nông còn ở mức tương đối cao cho nên vẫn có thể thực hiện đầu tư quảng canh, thâm canh.
  51. 44 + Xã vẫn còn một phần quỹ đất chưa sử dụng có thể khai thác để đưa vào trồng rừng, trồng cây lâu năm, cây hoa màu. Nếu có sự đầu tư khai thác sử dụng có hiệu quả thì đây sẽ là một lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội của xã. - Khó khăn: + Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, thu nhập bình quân thấp. + Trình độ dân trí còn thấp khiến cho việc tiếp cận và ứng dựng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn rất hạn chế, nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển sản xuất, năng suất lao động còn ở mức khá thấp. + Địa hình phức tạp, đường giao thông đi lại khó khăn, điều kiện thời tiết khí hậu không thuận lợi mùa mưa, ngập úng cục bộ, sạt lở đất; mùa khô hạn kéo dài thiếu nước làm ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất trong xã. 4.1.2. Kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Xã hội Xã Lương Thông có 25 xóm hành chính với tổng số hộ là 872 hộ, với dân số trung bình 4.679 nhân khẩu, bao gồm 5 dân tộc cùng sinh sống: Kinh 02 hộ chiếm 0,1 %, Tày 245 hộ chiếm 26,7 % , Nùng 135 hộ chiếm 14,8%; Dao 280 hộ chiếm 30,8 %; Mông 250 hộ chiếm 27,5% các hộ nhân dân sống rải rác,toàn xã có 665 hộ nghèo chiếm 73,0% số hộ (số liệu năm 2016 ). Xã có 1 trạm Y tế, có 2 y sĩ, có 2 bác sỹ, 01 nữ hộ sinh, 01 điều dưỡng. Có 11/25 xóm có đường ô tô đến trung tâm xóm, 16/25 xóm có điện. Đến thời điểm hiện nay 15/25 xóm đã có công trình nước sinh hoạt đáp ứng 47,9% nhu cầu tổng dân số. Về Giáo dục: Xã có 9 trường gồm 5 trường Tiểu học, 3 trường mầm non và 01 trường Trung học cơ sở.
  52. 45 Bảng 4.2: Tình hình dân số và lao động xã Lương Thông năm (2016 -2018) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu ĐVT Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) I. Tổng nhân khẩu Khẩu 4.559 100,00 4.650 100,00 4.679 100,00 II. Tổng số hộ Hộ 861 100,00 866 100,00 872 100,00 III. Tổng số lao động Người 2.552 100,00 2.622 100,00 2.691 100,00 1. Lao động nông nghiệp Người 1.929 75,59 1.949 74,34 1.979 73,5 2. Lao động phi nông nghiệp Người 623 24,41 673 25,66 712 26,5 IV. Một số chỉ tiêu bình quân - - - - - - - 1. BQ khẩu/ hộ Kh/hộ 5,295 - 5,248 - 5,076 - 2. BQ lao động/hộ LĐ/ hộ 2,963 - 2,959 - 2,917 - 3.BQ Số lao động/ khẩu LĐ/ khẩu 0,559 - 0,572 - 0,574 - (Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018)
  53. 46 Qua bảng 4.2 ta thấy: Bình quân khẩu/hộ năm 2016 là 5,295%. Năm 2018 bình quân khẩu/hộ là 5,076% khẩu.Như vậy cho thấy dân số có xu hướng giảm xuống nhưng không nhanh. Ta thấy cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có xu hướng giảm dần qua 3 năm cụ thể: Lao động nông nghiệp năm 2016 chiếm 75,59%, năm 2017 là 74,34%, năm 2018 là 73,5%. Lao động phi nông nghiệp năm 2018 là 26,5% tăng 2% so với năm 2016. Nguồn lao động toàn xã khá dồi dào, phong phú thích hợp cho sản xuất phi nông nghiệp. 4.1.2.2. Kinh tế Cây trồng chính trên địa bàn xã là Lúa, Ngô, Thuốc lá, đỗ tương, rau, đậu, khoai sắn các loại. Mỗi năm trồng được 2 vụ lúa, 2 vụ ngô nhưng do thời tiết khắc nghiệt, khả năng áp dụng khoa học kỹ thuật, khả năng thâm canh chưa cao nên năng suất chưa cao, chưa tận dụng hết diện tích. Vật nuôi chủ yếu là Bò, Trâu, Lợn, Gà, Vịt. Người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp là chính. Mương thuỷ lợi được kiên cố hoá; đáp ứng khoảng 70% diện tích đất ruộng. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là tự cung tự cấp chưa thành hàng hoá, một số cây trồng thành hàng hoá nhưng còn hạn chế thông tin tiếp cận thị trường. * Những thuận lợi: - Đất lâm nghiệp còn rộng: Là một xã vùng cao núi đá có điều kiện để phát triển tài nguyên rừng, nhân dân chịu khó, có nhiều điều kiện để phát triển trồng trọt chăn nuôi. - Khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. * Những khó khăn: - Dân trí không đồng đều, bà con nông dân chưa mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chưa đầu tư chuyên canh do đó sản phẩm nông nghiệp chưa thành hàng hoá. Một số hộ dân còn tập quán canh tác lạc hậu, phong tục tập quán một số nơi còn lạc hậu gây lãng phí ảnh hưởng đến kinh tế của dân. - Giao thông đi lại còn khó khăn, nhân dân thiếu thông tin thị trường.
  54. 47 Bảng 4.3: Cơ cấu kinh tế của xã Lương Thông qua 3 năm (2016 - 2018) Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 STT Chỉ tiêu Giá trị Giá trị Giá trị CC (%) CC (%) CC (%) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) (Tỷ đồng) 1 Tổng giá trị sản xuất 51.035 100 53.027 100 56.966 100 1.1 Nông nghiệp 41.807 81,91 44.167 83,29 47.824 83,95 1.1.1 Trồng trọt 32.472 63,62 34.203 64,51 37.700 66,18 1.1.2 Chăn nuôi 9.269 18,16 9.846 18,56 10.000 17,56 1.1.4 Lâm nghiệp 66 0.13 118 0,22 123 0.21 2 Công nghiệp – TTCN 3.224 6,32 2.340 4,41 2.523 4,43 3 Thương mại và dịch vụ 6.004 11,77 6.520 12,3 6.619 11,62 (Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018)
  55. 48 Qua bảng 4.3 ta thấy: Tổng giá trị sản xuất kinh tế của xã Lương Thông tăng lên qua 3 năm 2016 – 2018. Được thể hiện cụ thể: - Năm 2018: Tổng giá trị sản xuất là 56.966 (tỷ đồng), tăng mạnh so với các năm, năm 2017 là 53.027 (tỷ đồng), năm 2016 là 51.035 (tỷ đồng). - Về sản xuất nông nghiệp: Chủ yếu được chia ra làm 3 ngành chính đó là trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Qua bảng ta thấy giá trị sản xuất của ngành trồng trọt chiếm tỷ lệ rất lớn so với các ngành và tăng lên qua các năm. + Trồng trọt: Trồng lúa, trồng ngô, cây hoa màu và cây thuốc lá vẫn là cây sản xuất mũi nhọn mang lại giá trị sản xuất cao cho toàn xã. Năm 2016 giá trị sản đạt 32.472 tỷ đồng, chiếm 63,62% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2016. Năm 2017 đạt 34.203 tỷ đồng, chiếm 64,51%, tăng lên 1.574 tỷ đồng so với năm 2016. Năm 2018 đạt 37.700 tỷ đồng, chiếm 66,18%. + Chăn nuôi: Cũng là ngành mang lại giá trị cao cho người dân, chủ yếu ở đây là chăn lợn, gà, và trâu, bò giá trị sản xuất cũng tăng qua các năm. + Lâm nghiệp: Với diện tích trồng gồm cả rừng sản xuất và rừng phòng hộ nên rừng sản xuất đến tuổi thu hoạch của toàn xã trải qua 3 năm cũng thay đổi đáng kể góp phần đẩy mạnh cơ cấu sản xuất trong các ngành. - Phi nông nghiệp: Chủ yếu là thu nhập từ công nghiệp& TTCN, thương mại và dịch vụ. Phi nông nghiệp không có sự thay đổi lớn qua các năm thu nhập từ công nghiệp & TTCN còn có xu hương giảm xuống. 4.1.2.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp * Về nông nghiệp: Một trong những vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của sản xuất nông nghiệp là cung cấp lương thực, thực phẩm cho đời sống dân cư. Song bên cạnh đó cũng quan âmt đến phát triển kinh tế giúp người dân sống tại địa phương có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chính vì vậy, trong những năm qua, xã Lương Thông không ngừng phấn đấu, đưa vào sản xuất các giống cây trồng cho năng suất và chất lượng cao vừa đảm bảo đủ lương thực cho người dân như: cây lúa, cây ngô, vừa phát triển được kinh tế như: cây thuốc lá, cây lạc.
  56. 49 Bảng 4.4: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã qua 3 năm (2016 - 2018) 2016 2017 2018 Chỉ tiêu DT NS SL DT NS SL DT NS SL (ha) (Tấn/ha) (Tấn) (ha) (Tấn/ha) (Tấn) (ha) (Tấn/ha) (Tấn) Lúa 167,7 38,66 648,29 123,02 37,43 460,51 167,7 38,05 638,03 Ngô 452,7 33,25 1505,32 487,3 32,95 1605,46 448 32,23 1443,99 Lạc 58,9 18,36 108,14 61,5 18,67 114,80 60 18,36 110,16 Khoai 30 54,16 162,49 30 54,16 162,49 30 54,16 162,49 Đậu tương 185 11,22 207,57 185,7 11,42 212,14 160 11,42 182,78 Thuốc lá 82 20,91 171,46 86,9 21,62 187,91 86 23,46 201,76 Đỗ các 54 7,85 42,41 54 7,85 42,41 54 7,85 42,41 loại (Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018)
  57. 50 Qua bảng 4.4 ta thấy, diện tích các loại cây trồng ít thay đổi nhưng năng suất và sản lượng của một số cây trồng qua các năm tăng. Nguyên nhân là chính quyền địa phương đã rất chú trọng đến các hoạt động sản xuất của người dân, đầu tư vào hệ thống thủy lợi, giao thông, cung cấp các loại giống mới với năng suất cao, có cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp, mở các lớp tập huấn về sản xuất, làm cánh đồng mẫu để nhân giống, tăng cường làm giao thông, thủy lợi nội đồng, phòng trừ sâu bệnh đúng lúc, đúng thời điểm, đúng thuốc, đúng liều lượng. * Về chăn nuôi: Thường xuyên quan tâm đến công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm.Tổ chức triển khai thực hiện tốt việc tiêm phòng cho đàn gia súc, lập kế hoạch phòng chống dịch bệnh chống rét nhằm ổn định đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn xã. Tổng đàn gia súc năm 2018 là khoảng 7.858 con, gia cầm là khoảng 33.558 con. Bảng 4.5: Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm (2016 - 2018) ĐVT: Con Năm Năm Năm So sánh % Chỉ tiêu 2016 2017 2018 17/16 18/17 BQ Tổng đàn bò 2.184 2.269 2.310 103,89 101,8 102,84 Tổng đàn trâu 608 518 600 85,17 115,7 100,43 Tổng đàn lợn 4.490 5.356 5.503 101,40 102,8 102,1 Tổng đàn gia cầm 34.163 28.510 33.558 83,45 117,7 100,57 (Nguồn: UBND xã Lương Thông năm 2018) Qua bảng trên ta thấy tổng đàn gia súc và gia cầm tăng lên theo từng năm, cụ thể qua 3 năm tổng đàn bò bình quân tăng 2,84%, đàn trâu tăng 0,43%. Vì người dân nuôi trâu, bò để lấy sức kéo, lấy thịt và nhờ tận dụng được các phụ phẩm nông nghiệp như: rơm rạ, lá ngô, cây lạc để chăn nuôi nên đàn trâu bò tăng dần qua các năm.
  58. 51 4.2. Thực trạng phát triển chăn nuôi bò tại xã Lương Thông 4.2.1 Số lượng và tốc độ phát triển đàn bò của xã Lương Thông Trong vòng 3 năm (2016-2018), số lượng đàn bò của xã Lương Thông tăng từ 2.184 lên 2.310 con, cùng với sự ảnh hưởng tích cực của thị trường thịt bò đây còn là kết quả của chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của xã Lương Thông và sự tài trợ về vốn, con giống, kỹ thuật của một số chương trình dự án của Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Dự án giảm nghèo hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bò cái sinh sản tại các xã vùng cao. Kết quả trên cũng cho thấy, đàn bò ở xã Lương Thông có tốc độ tăng bình quân/năm là 9,39% cao hơn so với tốc tăng của đàn bò của cả tỉnh là 6,14%, điều đó chứng tỏ Lương Thông có tiềm năng để phát triển chăn nuôi bò và người dân, chính quyền địa phương đã chú trọng phát triển lĩnh ựv c kinh tế này trong những năm gần đây. 4.2.2 Biến động cơ cấu đàn bò của xã Lương Thông 4.2.2.1 Cơ cấu đàn bò theo mục đích chăn nuôi Qua đồ thị 4.1 cho thấy, bò cái sinh sản chiếm tỷ lệ cao nhất (37%), bê đực và bò vỗ béo là 33,4%, bê cái hậu bị là 19,57%, bò đực cày kéo là 9,71% số còn lại là bò đực giống 0,37%, kết quả trên so với các chỉ tiêu tương ứng của năm 2016 là 43,7%; 21,46%; 22,08%; 12,58%; 0,18% . Điều đó cho thấy đã có sự thay đổi đáng kể về mục đích chăn nuôi bò của các hộ dân trong xã, tỷ trọng bê đực, bò vỗ béo và bò đực giống có xu hướng tăng lên trong đó bê đực và bò vỗ béo tăng lên khá cao (từ 21,46% lên 33,4%); Tỷ trọng bò cái sinh sản, bê cái hậu bị và bò đực cày kéo có xu hướng giảm và đặc biệt bò tỷ trọng bò cái sinh sản giảm mạnh trong những năm gần đây, nguyên nhân là do một phần số bò cái già chuyển sang nuôi vỗ béo và một số hộ chăn nuôi đã và đang chuyển dần sang hướng chăn nuôi bò hàng hóa.
  59. 52 33.3 37 Bß c¸i ®ang sinh s¶n Bß ®ùc cµy kÐo Bß ®ùc gièng Bª c¸i hËu bÞ Bª ®ùc vµ bß vç bÐo 20 0.37 9.7 Đồ thị 4.1. Cơ cấu bò theo mục đích chăn nuôi của xã Lương Thông Đối với bò cái sinh sản và bò đực cày kéo được chăn nuôi với mục đích kiêm dụng sinh sản kết hợp với cày kéo. Trong những năm gần đây, việc áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp ở xã Lương Thôngngày càng cao, tuy nhiên chủ yếu thuộc các xã vùng ngoài. Còn hầu hết các xã vùng cao vẫn sử dụng trâu bò cày kéo là chủ yếu. Mục đích chăn nuôi bò vỗ béo tập chung ở các xã vùng ngoài, vùng ruột. Xét theo hình thức chăn nuôi bò sinh sản kết hợp nuôi lấy thịt thì phần lớn các xóm trong xã đã có cơ cấu đàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện chăn nuôi bò hàng hoá thì số lượng và kết cấu đàn bò như trên cần theo xu hướng tỷ lệ đàn bê và bò vỗ béo phải đẩy lên cao hơn nữa. 4.2.2.2. Cơ cấu đàn bò theo giống Số liệu ở đồ thị 4.2 cho thấy, giống bò ở Lương Thông chủ yếu vẫn là giống bò vàng địa phương (94,12%), tỷ lệ bò Laisind 5,88%, (kém xa so với tỷ lệ bò lai bình quân cả nước gần 30%) và không có chuyển biến nhiều hơn so với năm 2016 (tỷ lệ bò vàng địa phương là 95,4%, bò Laisind là 4,6%).