Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ) tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn - Tỉnh Phú Thọ

pdf 82 trang thiennha21 19/04/2022 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ) tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn - Tỉnh Phú Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_cau_truc_va_dac_diem_phan_bo_loai_de_tu.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ) tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn - Tỉnh Phú Thọ

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LOÀI DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP ( AMENTOTAXUS ARGOTAENIA (HANCE) PILG ) TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC VÀ ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ LOÀI DẺ TÙNG SỌC TRẮNG HẸP ( AMENTOTAXUS ARGOTAENIA (HANCE) PILG ) TẠI VƯỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : QLTNR Lớp : K47 - QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đăng Cường Thái Nguyên – năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào để bảo vệ khóa luận. Các hình và ảnh sử dụng trong công trình là của tác giả và tập thể cộng tác. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước Hội đồng khoa học TS. Nguyễn Đăng Cường Nông Văn Cường Xác nhận của giáo viên phản biện
  4. ii LỜI CẢM ƠN Đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp ( Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ) tại vườn quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” được hoàn thành theo chương trình đào tạo Đại học, chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng, khoá 47 (2015 - 2019). Trường Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình học tập cũng như hoàn thành khóa luận, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo và các thầy giáo, cô giáo thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái nguyên. Nhân dịp này cho tôi xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó. Đặc biệt tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đăng Cường với tư cách là người hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi cũng xin cảm ơn Vườn Quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và thu thập số liệu ngoại nghiệp để hoàn thành khóa luận này. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và hoàn thành khóa luận. Vì điều kiện thời gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên bản khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các các thầy, cô giáo, bạn bè để khóa luận được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tác giả khóa luận Nông Văn Cường
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Thành phần dân số và lao động 33 Bảng 4.1. Mật độ và trữ lượng của rừng nơi có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp 46 Bảng 4.2. Cấu trúc và mật độ cây gỗ của 3 OTC 47 Bảng 4.3 : Thông tin về vị trí phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp 49 Bảng 4.4: Phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng 54 Bảng 4.5: Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh 56 Bảng 4.6: Tọa độ cây tái sinh 61
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Cửa sổ quản lý dữ liệu 15 Hình 2.2: Cửa sổ trang in 15 Hình 2.3: Thực đơn tạo 1 lớp mới dạng Shapefile layer 15 Hình 2.4: Hộp thoại nhập các thông số cho lớp mới 16 Hình 2.5: Tuỳ chọn hệ quy chiếu 17 Hình 2.6: Kiểu thuộc tính dữ liệu 17 Hình 2.7: Thêm các trường mới 18 Hình2. 8: Lưu lớp mới 18 Hình 2.9: Xem nhanh thông tin thuộc tính 19 Hình 2.10: Bảng thuộc tính của lớp dữ liệu 20 Hình 2.11: Bảng nhập các điều kiện để tìm kiếm, truy vấn 21 Hình 2.12: Sử dụng thanh công cụ để truy vấn 22 Hình 2.13: Bảng nhập các điều kiện để tìm kiếm, truy vấn 22 Hình 2.14: Truy vấn theo không gian 24 Hình 2.15: Bảng thông tin thuộc tính đối tượng 24 Hình 2.16: Bảng chỉnh sửa thông tin thuộc tính đối tượng 25 Hình 2.17: Biên tập in ấn 26 Hình 2.18: Thiết lập tỷ lệ bản đồ 27 Hình 3.1: Vị trí các cây mẹ loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp 40 Hình 4.1: Hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ cao 50 Hình 4.2: Hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ dốc 52 Hình 4.3: Hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng 55 Hình 4.4: Cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng tại VQG Xuân 57 Hình 4.5: Hình ảnh bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ cao 59 Hình 4.6: Hình ảnh bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ dốc 60 Hình 4.7: Hình ảnh bản đồ phân bố cây tái sinh theo trạng thái rừng 62
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VQG : Vườn quốc gia QXTVR : Quần xã thực vật rừng CTTT : Công thức tổ thành OTC : Ô tiêu chuẩn ODB : Ô dạng bản Hvn : Chiều cao vút ngọn D1.3 : Đường kính 1m3 QXTV : Quần xã thực vật
  8. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC BẢNG iii DANH MỤC CÁC HÌNH iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v MỤC LỤC vi PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1.Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2.Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3.Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4 2.1 Các nghiên cứu trên thế giới về Dẻ tùng sọc trắng hẹp 4 2.1.1 Nghiên cứu về hình thái và phân bố 4 2.2. Các nghiên cứu về Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở Việt Nam 5 2.2.1. Nghiên cứu về hình thái và phân bố 5 2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm lâm học 9 2.2.3. Nghiên cứu về nhân giống và Bảo tồn 11 2.3. Tổng quan về CSDL GIS và QGIS 13 2.3.1. Khái niệm 13 2.3.2. Chức năng cơ bản của GIS 13 2.3.3. Phần mềm QGIS 14 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 28 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 28 2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội 33
  9. vii PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 38 3.2. Nội dung nghiên cứu 38 3.2.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài và ứng dụng QGIS xây dựng bản đồ phân bố cây tái sinh 38 3.2.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển loài tại VQG Xuân Sơn- Phú Thọ. 38 3.3.Phương pháp nghiên cứu 39 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 39 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu 42 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 46 4.1. Cấu trúc rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại VQG Xuân Sơn. 46 4.1.1. Sinh trưởng của rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố 46 4.1.2. Cấu trúc tổ thành rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố 46 4.2. Bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp 48 4.2.1. Thông tin về vị trí phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp 49 4.2.2. Bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ cao 49 4.2.3. Bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ dốc 51 4.2.4. Bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng (sinh cảnh)53 4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài và bản đồ phân bố cây tái sinh 56 4.3.1. Mật độ, chất lượng cây tái sinh 56 4.3.2. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh. 56 4.3.3. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ cao, độ dốc và trạng thái rừng 57 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển loài tại VQG Xuân Sơn- Phú Thọ 63 4.4.1. Giải pháp quản lý 63
  10. viii 4.4.2. Giải pháp về cơ chế và chính sách 64 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 5.1. Kết luận 65 5.2. Kiến nghị 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
  11. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp ( Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ) thuộc họ Thông đỏ (Taxaceae) còn có tên gọi khác là Sam bông sọc trắng hẹp mọc phổ biến ở rừng thường xanh núi đất hoặc núi đá nguyên sinh vùng miền Bắc Việt Nam có độ cao từ 1000m đến 1500m so với mực nước biển. Thông thường chúng phân bố ở đường đỉnh giông núi của những núi đá vôi. Các tài liệu đã ghi nhận phân bố của chúng ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hoà Bình và Thanh Hoá. Các thông tin khác ghi nhận có ở các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Phú Thọ, Lạng Sơn và Quảng Ninh chưa được chứng minh. Ngoài Việt Nam thì có một vài quần thể nhỏ phân bố ở Lào và Trung Quốc. Chúng là loài cây gỗ lớn, có thể cao đến 40m, đường kính gốc lớn hơn 1m, mọc hỗn giao với các loài cây Hạt trần khác như Kim giao, Thông tre, Đỉnh tùng, Thông 5 lá Sở dĩ chúng có tên Dẻ Tùng Sọc Trắng Hẹp là do đặc điểm nhận dạng hai sọc trắng ở mặt dưới lá hẹp hơn so với loài Dẻ tùng sọc trắng rộng (Amentotaxus yunnanensis). Trong tự nhiên Dẻ tùng sọc trắng hẹp bị khai thác để lấy gỗ làm nhà, làm các vật dụng gia đình hoặc làm cảnh. Ngoài ra, các loài trong họ Thông đỏ này còn dùng để chiết suất chất có khả năng kháng tế bào ung thư và hạt chứa hàm lượng tinh dầu cao. Tuy nhiên nhân tố đe doạ chủ yếu đến chúng lại không phải do việc khai thác lấy gỗ mà chính là sự phá rừng, khai phá nương rẫy đã làm mất môi trường sống của chúng. Trong Danh lục đỏ quốc tế IUCN chúng được liệt vào mức độ Gần Bị đe doạ, còn Sách Đỏ Việt Nam xếp ở mức độ Hiếm.
  12. 2 Tại Vườn quốc gia Xuân Sơn, theo ghi nhận được phân bố tại các đỉnh núi Ten, Cẩn và Băng đây là các khu vực rừng trên núi đá vôi có địa hình hiểm trở và xa khu dân cư. Tuy nhiên, cho đến nay tại khu vực chưa có trình nghiên cứu về loài mà chỉ dừng lại ở việc ghi nhận được 06 cây với đường kính trung bình từ 40-60 cm. Bên cạnh đó, để hỗ trợ cho bảo tồn loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp, rất cần thiết phải xác định được vị phí và khu vực phân bố, đồng thời xây dựng bản đồ phân bố cho loài. Đây sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn góp phần quản lý loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp hiệu quả hơn. Xuất phát từ lý do trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu cấu trúc và đặc điểm phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ) tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn - tỉnh Phú Thọ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Góp phần bổ sung thông tin về cấu trúc rừng và vị trí phân bố chính xác của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Xuân Sơn. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được đặc điểm cấu trúc rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố. - Ứng dụng phần mềm Qgis xây dựng bản đồ phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại khu vực nghiên cứu. - Xác định được đặc điểm đặc điểm tái sinh và xây dựng bản đồ phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh tại khu vực nghiên cứu. - Bước đầu đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở VQG Xuân Sơn.
  13. 3 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Về mặt khoa học: Bổ sung các thông tin khoa học về vị trí và khu vực phân bố cho các nhà quản lý bảo tồn. - Về mặt thực tiễn: Cơ sở để thực hiện nghiên cứu loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp ( Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ) làm cơ sở đề xuất hướng bảo tồn loài và giám sát đa dạng sinh học tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
  14. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Các nghiên cứu trên thế giới về Dẻ tùng sọc trắng hẹp 2.1.1 Nghiên cứu về hình thái và phân bố 2.1.1.1 Hình thái Họ Dẻ tùng (Taxaceae) có 5 chi và 21 loài, chi Dẻ tùng (Amentotaxus) được Pilger thành lập năm 1917 trên cơ sở chuyển loài Podocarpus argotaenia Hance được mô tả và công bố năm 1883 dựa trên mẫu thu được ở dãy núi Phật Sơn ở Quảng Đông (Trung Quốc) thu năm 1882, chi này chỉ có 5 đến 6 loài, đa số các loài là cây nhỏ và cây bụi. Ở Trung Quốc, Dẻ tùng sọc trắng hẹp có dạng cây bụi hoặc gỗ nhỏ cao đến 7 m, có lá khá nhỏ dài 2-11 cm, rộng 5-11 mm, gân và cuống lá vặn từ 45-950 so với cành mang lá, hai bên gân chính của lá có hai dải khí khổng màu trắng rộng 1,2-2 mm hẹp hơn phần lá màu xanh từ dải khí khổng màu trắng đến mép lá, phần này rộng 1,4-3mm. Quả hình trứng hẹp, có kích thước 1,9-2,6 x 1-1,3 cm, màu đỏ sáng khi chín, cuống quả dài 1,1-1,4 cm. Hoa giao phấn vào tháng 4 và quả chín vào tháng 10. Dẻ tùng sọc trắng gồm có 2 thứ (var) (Amentotaxus argotaenia var. Brevifolia K.M. Lan & F.H. Zhang và Amentotaxus argotaenia var. argotaenia) dựa vào kích thước lá, đặc điểm phấn hoa và chiều dài cuống quả. (Fu et al, 1999) [19]. 2.1.1.2. Phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp có phân bố ở núi đá, hẻm núi, bờ suối giâm và ẩm trong rừng tự nhiên ở độ cao từ 300 đến 1100 m ở các tỉnh Phúc Kiến, phía Nam tỉnh Cam Túc, Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu, phía Tây tỉnh Hồ Bắc, Hồ Nam, Giang Tô, Đông Bắc tỉnh Giang Tây, Đông Nam tỉnh Tứ xuyên, Đài Loan, Đông Nam khu tự trị Tây Tạng, phía nam tỉnh Chiết Giang
  15. 5 và phía bắc Việt Nam đối với Amentotaxus argotaenia var. argotaenia . Còn đối với Amentotaxus argotaenia var. brevifolia K.M. Lan & F.H. Zhang chỉ có phân bố ở núi đá ở phía nam tỉnh Quý Châu ở độ cao khoảng 900 m (Fu et al, 1999) [19]. Phan Kế Lộc và các tác giả (2017) khi nghiên cứu các loài cây hạt trần ở Việt Nam cho rằng: Dẻ tùng sọc trắng hẹp có phân bố ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam [10]. 2.1.1.3. Nghiên cứu về nhân giống và bảo tồn Danh lục đỏ của IUCN năm 2013 đánh giá Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở sắp bị đe dọa (Near threatened) [20]. Và một thứ của loài này (Amentotaxus argotaenia var. brevifolia K.M. Lan & F.H. Zhang) được đánh giá ở mức nguy cấp (CR) [21]. 2.2. Các nghiên cứu về Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở Việt Nam 2.2.1. Nghiên cứu về hình thái và phân bố 2.2.1.1. Hình thái Phạm Hoàng Hộ (1991) mô tả Dẻ tùng sọc trắng hẹp là cây gỗ nhỏ, đường kính đạt đến 30 cm. Lá thon hẹp hơi cong, dài 5-7 cm, mặt dưới có 2 dải màu xám bạc, mép uốn xuống. Chùy được có 3-6 túi phấn. Chùy cái mang 1 noãn, hạt hình trái xoan, áo hạt ban đầu màu đỏ cam sau đỏ đâm [9]. Nguyễn Đức Tố Lưu và Thomas (2004) đã mô tả Dẻ tùng sọc trắng hẹp là cây gỗ nhỏ cao 6 – 10 m, đường kính tới 50 cm, tán thưa với cành hướng lên cao. Vỏ nứt màu nâu xám, đỏ da cam ở bên dưới. Chồi ngọn vuông, vảy chồi không rụng, lá hình dải hay hình mác đôi khi hơi cong lưỡi liềm, tạo thành một góc với thân, gần như mọc đối, dài 8 cm và rộng 15 mm, mặt trên màu xanh bóng thẫm, mặt dưới có 2 dải lỗ khí phân biệt nằm giữa các dải xanh ở mép và ở hai bên dải xanh dọc gân giữa, dải lỗ khí rộng tới 1,5 lần dải xanh ở mép, gân giữa nổi ở mặt dưới, mép lá dẹt hoặc hơi cuộn lại, đỉnh lá
  16. 6 nhọn, lá ở chỗ khuất sáng và lá non mới mọc có thể dài hơn với dải lỗ khí nhạt màu hơn ở mặt dưới. Hoa đơn tính khác gốc, nón cái đơn độc, mọc từ nách lá của các chồi ngắn, áo hạt khi chín màu đỏ, nón hình bầu dục và rủ trên cuống dài 2 cm, hạt và áo hạt dài đến 2,5 cm và có đường kính 1,5 cm, hạt hơi nhô ra, chín trong năm sau, khi chín nhăn. Nón đực thành cặp hay thành chùm 2-5, thường 3 ở ngọn các cành nhỏ, dài 5-6,5 cm, mỗi lá tiểu bào tử 2-5 túi phấn. Hạt hình bầu dục trứng ngược, dài đến 2,5 cm với đường kính 1,3 cm, tím đỏ khi chín, rủ xuống đất khi chín [11]. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004) đã mô tả Dẻ tùng sọc trắng hẹp là cây gỗ nhỏ, cao trung bình 6-10 m, có thể cao đến 20m, đường kính đạt 40-50 cm, thường xanh. Tán thưa với các cành hướng lên cao. Vỏ màu nâu xám, nứt mảnh. Lá mọc đối chéo chữ thập nhưng do gốc vặn nên xếp thành hai dãy. Lá hình dải hay hình mác, đôi khi hơi cong hình lưỡi liềm, lá dài 3-11 cm, rộng 6-10mm, mặt trên xanh bóng thẫm, mặt dưới có hai dải lỗ khí phân biệt năm giữa các dải xanh ở mép, đỉnh lá nhọn. Là loài phân tính khác gốc. Nón cái mọc đơn độc từ nách lá của cành mới, ở gốc có vài đôi lá bắc mọc đối chép chữ thập. Áo hạt khi chín màu đỏ. Nón cái hình bầu dục và rủ xuống, dài 2- 2,5 cm, đường kính 1,3-1,5 cm, có 4 vảy tồn tại ở gốc. Cuống dài 2 cm. Nón đực mọc thành bông đơn độc chụm lại ở nách lá gần đầu cành dài 5-6,5 cm. Hạt hình bầu dục – trứng ngược, dài tới 2,5 cm [12]. Hoàng Văn Sâm (2013) khi nghiên cứu các loài thực vật họ hạt trần ở Vườn quốc gia Hoàng Liên đã phát hiện thấy 4 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp chiều cao từ 14- 25 m, đường kính 25-65 cm. Vỏ mảnh nứt màu nâu xám, đỏ da cam bên dưới. Lá mọc đối chéo chữ thập nhưng do gốc văn nên xếp thành hai dãy, lá dài 3-11 cm, rộng 6-10 mm, mặt trên màu xanh bóng thẫm, mặt dưới có hai dải lỗ khí phân biệt năm giữa các dải xanh ở mép và hai bên dải dải dọc gân giữa. Nón cái hình bầu dục và rủ xuống, dài 2-2,5 cm, đường kính
  17. 7 1,3-1,5 cm, có 4 vảy tồn tại ở gốc. Cuống dài 2 cm. Nón đực mọc thành bông đơn độc hay chụm lại ở nách lá gần đầu cành. Hạt hình bầu dục – trứng ngược, dài tới 2,5 cm. Trần Minh Tuấn (2013) khi nghiên cứu Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại các Vườn quốc gia Tam Đảo, Ba Vì và Xuân Sơn mô tả: Dẻ tùng sọc trắng có đường kính từ 31,4 -54,8 cm, cao 12- 17,5 m dựa trên kết quả đo 9 cây (6 cây tại Ba Vì, 1 cây tại Tam Đảo và 2 cây ở Xuân Sơn). Vỏ cây non có màu xanh thẫm, sau chuyển sang nâu đỏ vỏ mỏng, cây lớn vỏ nứt măng màu nâu xám, bên dưới có màu đỏ da cam. Lá hình mác hơi cong lưỡi liềm, dài 8 cm, rộng 15 mm, mặt trên xanh thẫm bóng, mặt dưới có hai dải khí khổng hai bên gân giữa, dải lỗ khí rộng tới 1,5 lần dải xanh ở mép, gân giữa nổi ở mặt dưới. Nón đơn tính khác gốc, nón cái đơn độc, mọc từ nách lá của các chồi ngắn, áo hạt khi chín màu đỏ, nón hình bầu dục và rủ trên cuống dài 2 cm, hạt và áo hạt dài 2,5 cm, đường kính 1,5 cm, hạt hơi nhô ra, chín trong năm sau, khi chín nhăn. Nón đực thành cặp hoặc thành chùm 2-5, thường 3 ở ngọ các cành nhỏ, dài 5-6,5 cm, mỗi lá tiểu bào tử có 2-5 túi phấn. Hạt hình bầu dục trứng ngược dài 2,5 cm, đướng kính 1,3 cm, tím đỏ khi chín, rụng xuống đất khi chín [14]. Đỗ Văn Trường và Nguyễn Bá Tâm (2017) khi nghiên cứu tính đa dạng, phân bố và hiện trạng hai loài thông tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông (Thanh Hóa) đã mô tả Dẻ tùng sọc trắng hẹp là gỗ lớn đến gỗ nhỡ, cao đến 15 m, đường kinh thân đến 90 cm, cây thường xanh, vỏ mảnh, nứt màu nâu xám, bên dưới màu đỏ. Lá đơn, mọc đối, gốc lá vặn xếp thành mặt phẳng, lá hình dải, dài 4-9 cm, rộng 0,8 – 1,3 cm, ở mặt dưới có 2 dải lỗ khí khổng màu phấn trắng ở hai bên gần giữa, rộng gấp 1,5 lần dải xanh ở mép lá, mép hơi cong, đỉnh lá nhọn. Nón đơn tính khác gốc. Nón đực tập trung thành dạng bông, đơn độc hay cụm 2-3 bông ở nách lá, gần đầu cành dài 5-6,5 cm, nhị có 2-5 bao phấn. Nón cái mọc đơn đọc ở nách lá của cành mới, trên đầu một
  18. 8 cuống ngắn hơi mập, ở gốc có vài đôi lá bắc mọc đối chéo chữ thập. Hạt mọc rủ xuống, hình trứng dài 2-2,5 cm, đường kính 1,3 cm, có 5 vảy tồn tại ở gốc, khi chín áo hạt màu da cam rồi đỏ sẫm. Phan Kế Lộc và các tác giả (2017) đã mô tả Dẻ tùng sọc trắng hẹp là cây gỗ cao 25-30 m, đường kính 60 – 80 cm, thỉnh hoảng có kích thước lớn hơn, dải sọc trắng khí khổng ở mặt dưới dưới lá hẹp hơn dải xanh hai bên giáp mép lá. Quả hình trứng dài 19-25 mm, đướng kính 10-13 mm, vỏ quả ban đầu màu đỏ sáng sau đó chuyển màu nâu đỏ khi chín [10]. 2.2.1.2. Phân bố Phạm Hoàng Hộ (1991) cho rằng: Dẻ tùng sọc trắng hẹp có phân bố ở Sapa, Braian ở độ cao từ 1000-1500 m so với mực nước biển [9]. Nguyễn Đức Tố Lưu và Thomas (2004) cho rằng: Dẻ tùng có phân bố ở Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, có phân bố ở Lào Cai, Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, có thể có ở Lạng Sơn và Quảng Ninh. Phân bố ở độ cao 950-1500m ở rừng á nhiệt đới thường xanh lá rộng, thường trên núi đa vối [11]. Nguyễn Tiến Hiệp và các tác giả (2004) khẳng định biết chắc chắn có ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Hòa Bình và Thanh Hóa [6]. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004) cho rằng: Trên thế giới, loài này có phân bố ở Việt Nam và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam có Lào Cai (VQG Hoàng Liên), Phú Thọ (VQG Xuân Sơn), Vĩnh Phú (VQG Tam Đảo), Hòa Bình (khu BTTN Hang Kia-Pà Cò), Hà Tây (VQG Ba Vì), Thanh Hóa (Khu BTTN Pù Luông) [12]. Trần Minh Tuấn (2013) cho rằng Dẻ tùng sọc trắng hẹp thường phân bố rải rác ở các kiểu rừng hỗn hợp thường xanh mưa ẩm nhiệt đới ở trạng thái IIIa1, thường chiếm lĩnh tầng cây cao, có độ tàn che từ 0,5-0,7 trở lên, ở độ cao 920 -1100 m so với mực nước biển. Hoàng Văn Sâm (2013) khi điều tra
  19. 9 Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở Vườn quốc gia Hoàng Liên phát hiện 4 cá thể ở độ cao 1800 m so với mực nước biển [14]. Phan Kế Lộc và các tác giả (2017) cho rằng: Ở Việt Nam, Dẻ tùng sọc trắng hẹp có phân bố ở các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Phú Thọ, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Bình và Quảng Trị. Loài này mọc rải rác ở trong rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên các các dãy núi đá vôi, hiếm thấy ở trên núi đất ở độ cao từ 700 đến 1600 m so với mực nước biển [10]. Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng (2017a) điều tra phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở Mộc Châu, Sơn La thấy: Dẻ tùng sọc trắng hẹp có phân bố ở núi đật, độ cao từ 1000 m đến 1600m [7]. 2.2.2. Nghiên cứu về đặc điểm lâm học - Về vật hậu: Trần Minh Tuấn (2013) cho rằng mùa hoa Dẻ tùng sọc trắng hẹp từ tháng 3 đến tháng 4, nón thành thục và chín từ tháng 5 đến tháng 7 năm sau. Đỗ Văn Trường và Nguyễn Bá Tâm (2017) cho rằng: Nón xuất hiện vào tháng 4 và chín vào tháng 8-10 năm sau. Phan Kế Lộc và các tác giả (2017) khẳng định rằng: Hoa có thể thụ phấn từ tháng 2 đến tháng 4 và quả chín vào tháng 10 – tháng 11, có một lần thấy quả chín vào tháng 3 [14]. - Về tái sinh: Nguyễn Đức Tố Lưu và Thomas (2004) cho rằng: tái sinh tự nhiên của Dẻ tùng sọc trắng hẹp ít gặp, cây mầm và cây con chịu bóng. Trần Minh Tuấn (2013) đã điều tra cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp trong tán và ngoài tán cây mẹ với 40 ô điều tra tái sinh 4 m2 chỉ thấy 26 cây tái sinh ở 5 ô, các cây có chiều cao dưới 20 cm, thuộc lớp cây mạ [11]. Hoàng Văn Sâm (2013) ghi nhận 5 cá thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh tự nhiên ở Vườn quốc gia Hoàng Liên, trong đó 02 tái sinh bằng hạt và 03 cây tái sinh chồi quanh gốc cây mẹ. Tất cả các cá thể này đều là cây mạ. Như vậy, tái sinh của
  20. 10 Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở Vườn ươn quốc gia Hoàng Liên rất kém trong khi các cây phát hiện đều là cây trưởng thành nên khả năng tự phục hồi của loài này không tốt. Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng (2017b) cho rằng: Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh xuất hiện ở độ cao 1000-1300m không có cây tái sinh hạt chỉ có cây tái sinh chồi, tỷ lệ cây tái sinh trong công thức tổ thành chiếm 2,7% trở xuống. Còn độ cao 1300-1600 và trên 1600 có cả cây tái sinh hạt và chồi nhưng chủ yếu từ hạt, với tỷ lệ cây tái sinh trong công thức tổ thành tương ứng là 4,3-5,3% và 10,7-13,9%. Như vậy, càng lên cao Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh tự nhiên tốt hơn. Mật độ cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp rất thấp, chỉ có 1 cây ở đai cao 1000-1300m, 167 cây/ha ở đai cao 1300- 1600m và 250-417 cây/ha ở đai cao trên 1600m. Cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp chủ yếu phân bố nhiều ở 2 cấp chiều cao 1-2 m và trên 2 m nhưng không có thống kế chính xác số lượng [8]. - Về cấu trúc: Dẻ tùng sọc trắng hẹp thường mọc cùng các loại cây lá kim như Thông tre lá ngắn (Podocarpus pulgeri) và Thiết sam giả (Pseudotsuga sinensis) (Nguyễn Đức Tố Lưu và Thomas, 2004; Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2004) [11]. Nguyễn Tiến Hiệp và các tác giả (2004) cho rằng: Ở Hòa Bình và Sơn La và một số vùng núi đá khác loài này thỉnh thoảng hỗn giao với các loài Thông Pà Cò (Pinus kwangtungensis), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Kim giao núi đá (Nageia fleuryi), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius) and Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri). Trần Minh Tuấn (2013) điều tra tổ thành thành tầng cây cao ở 8 ô tiêu chuẩn 1000 m2 ở Ba Vì, Tam Đảo, Xuân Sơn thấy rằng: Dẻ tùng sọc trắng hẹp không phải là loài cây chiếm ưu thế tầng cây cao, trừ ô tiêu chuẩn điều tra ở Xuân Sơn có Dẻ tùng sọc trắng hẹp chiếm ưu thế cùng với các loài Trai lý và Thông tre [6]. Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng (2017a) cho rằng: ở độ cao 1000- 1300 m Dẻ tùng sọc trắng hẹp không tham gia vào tổ thành tầng cây cao, chỉ
  21. 11 có một số cây tái sinh chồi. Dẻ tùng sọc trắng hẹp đã tham gia công thức tổ thành tầng cây cao ở độ cao 1300-1600 m cùng với các loài cây Dẻ gai ấn độ, Vối thuốc, Phân mã, Kháo lá dài với chỉ số IV% từ 1,24- 2,32% chưa có ý nghĩa về mặt sinh thái. Tỷ trọng tham gia vào công thức tổ thành của loài này lớn hơn ở độ cao trên 1600 m, với chỉ số IV% từ 3,32- 4,83% vẫn chưa có ý nghĩa sinh thái, cùng tham gia tổ thành tầng cây cao với các loài Dẻ cuống, Vối thuốc, Kháo lá dài, Sồi lá to. Ở độ cao 1300 - 1600m và trên 1600 m Dẻ tùng sọc trắng hẹp có chiều cao trung bình tương ứng là 12,58 và 13,01m, tham gia vào tầng tán chính của rừng. Các tác giả cũng cho rằng: Dẻ tùng sọc trắng hẹp có quan hệ bài xích ngẫu nhiên với các loài Xoan Nhừ, Mạy châu, Vối thuốc, Đáng chân chim, Trâm vối, Dẻ gai, Ngát, Dẻ gai Ấn Độ, Phân mã, Mạ sưa, Sồi lá to. Và có quan hệ tương hỗ với các loài Đỉnh tùng, Dẻ cuống, Kháo lá dài [7]. 2.2.3. Nghiên cứu về nhân giống và bảo tồn - Về nhân giống: Nguyễn Đức Tố Lưu và Thomas (2004) cho rằng: Hạt khó thu hái. Phôi hạt phát triển chưa đầy đủ khi rụng khỏi cây. Hom cần được thu hái và mùa đông, hòm từ cây trưởng thành ra rễ tốt với tỷ lệ trên 40% trong 6 tháng. Hom chồi bên sinh trưởng theo hướng nghiêng, hom non và cây mầm cần được che sang [11]. Trần Minh Tuấn (2013) đã tiến hành chiết 22 cành của cây mẹ, đạt tỷ lệ ra rễ 60-91% tùy theo cây mẹ, trung bình 81,8% (18/22 cành). Đã sử dụng 2 loại thuốc IBA, NAA ở 3 nồng độ 250, 500, 1000 ppm để giâm hom của 3 cây mẹ cho thấy: Hom chồi ngọn của cây trưởng thành (D=50,3 cm, Hvn=12m) có tỷ lệ ra rễ 100% khi không dùng thuốc kích thích ra rễ , tỷ lệ ra rễ chỉ đạt 36,7-54,8% đối với thuốc IBA, đạt 58,3-100% đối với thuốc NAA. Còn 2 cây bé hơn có tỷ lệ ra rễ là 61,8% (D=29,3cm, H=13m) và 77,8% (D1.3=7 cm, Hvn=3,5m) khi không dùng thuốc kích thích ra rễ nhưng loại thuốc và nồng độ thuốc chưa ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ ra rễ.
  22. 12 Kết quả thí nghiệm gieo ươm ở các độ tan che 25%, 50%, 75% cho thấy: Tỷ lệ nảy mầm và sống bằng phương pháp gieo ươm thông thường đạt từ 34- 50%, cao nhất ở độ tàn che 25% đạt 50% [14]. - Về bảo tồn: Dẻ tùng sọc trắng hẹp được biết có và bảo tồn tại chỗ ở Vườn quốc gia Tam Đảo, Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia- Pà Cò, Xuân Sơn và Pù Luông. Còn bảo tồn chuyển vị chưa được thực hiện (Nguyễn Đức Tố Lưu và Thomas, 2004) [11]. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004) đánh giá số lượng cá thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp có không nhiều, ước tính không quá 250 cây trưởng thành, rất ít gặp cây tái sinh và cây mầm trong rừng nên đánh giá ở mức Nguy câp (EN) ở Việt Nam và đề nghị cần bảo vệ nghiêm ngặt tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như VQG Hoàng Liên, Xuân Sơn, Tao Đảo, Ba Vì, Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò, Pù Luông [12]. Nguyễn Tiến Hiệp và các tác giả (2004) đánh giá loài này ở mức sẽ nguy cấp (VU) do diện tích chiếm cứ dưới 5000 km2 và sự suy giảm nơi cư trú. Loài này được bảo tồn ở Vườn quốc gia Tam Đảo, Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia-Pà Cò, Pù Luông; có thông tin được bảo tồn ở Vườn quốc gia Xuân Sơn nhưng chưa chưa được kiểm chứng. Các tác giả cũng cho rằng: hiện nay chưa có chương trình bảo tồn chuyển chỗ nào đối với loài này, chỉ có một số nghiên cứu nhân giống sinh dưỡng và nhân giống hữu tính được thực hiện bởi Công ty giống lâm nghiệp Trung ương và đề nghị bảo tồn nghiêm ngặt các quần thể của loài này tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, cần tập trung các nghiên cứu về sinh thái, khả năng phục hồi tự nhiên, tiềm năng về dược liệu và các nghiên cứu nhân giống để phục vụ việc bảo tồn chuyển vị, làm cây cảnh hoặc các mục đích sử dụng khác [6]. Tóm lại, các nghiên cứu về Dẻ tùng sọc trắng hẹp ( Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ) trên thế giới và Việt Nam chủ yếu tập trung nghiên cứu mô tả đặc điểm hình thái, phân bố và đa số các nghiên cứu khẳng định
  23. 13 loài này có phân bố rải rác, là cây đơn tính khác gốc và đây là nguyên nhân dẫn đến tái sinh tự nhiên rất kém. Còn ít các nghiên cứu về nhân giống và đặc điểm lâm học loài cây này phục vụ bảo tồn. Loài này được IUCN đánh giá sắp nguy cấp, loài này ở Trung Quốc được đánh giá ở mức rất nguy cấp, còn ở Việt Nam được các tác giả đánh giá ở mức nguy cấp hoặc sẽ nguy cấp. Chính vì vậy, việc điều tra bổ sung về vị trí và khu vực phân bố nhằm hỗ trợ cho công tác bảo tồn là hết sức cần thiết. 2.3. Tổng quan về CSDL GIS và QGIS 2.3.1. Khái niệm GIS là một hệ thống thông tin (trên hệ máy tính) được thiết kế để thu thập,cập nhật, lưu trữ, tích hợp và xử lý, tra cứu, phân tích và hiển thị mọi dạng dữ liệu địa lý (có vị trí trên Trái đất). Sự khác biệt giữa GIS và các hệ thống thông tin thông thường là tính ứng dụng của nó rất rộng trong việc giải thích hiện tượng, dự báo và quy hoạch chiến lược theo không gian và thời gian. 2.3.2. Chức năng cơ bản của GIS Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu và quản lý nhất định. Một hệ thống GIS có những nhóm chức năng cơ bản sau:  Nhập và biến đổi dữ liệu địa lý  Quản lý dữ liệu  Xử lý và phân tích dữ liệu  Kết xuất dữ liệu
  24. 14 2.3.3. Phần mềm QGIS 2.3.3.1. Giới thiệu phần mềm QGIS Quantum GIS (QGIS) là một ứng dụng GIS mã nguồn mở có giao diện rất thân thiện với người dùng, chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Unix, Mac OSX, and Windows, hỗ trợ định dạng dữ liệu vector, raster, và định dạng CSDL. Quantum GIS là một dự án nguồn mở còn rất mới, triển khai từ tháng 5 năm 2002, hiện nay đang sử dụng phiên bản 3.6 và chúng ta có thể tin tưởng rằng Quantum GIS sẽ còn phát triển rất mạnh trong thời gian tới. Quantum GIS (QGIS) được phát triển trong sự hợp tác chặt chẽ với GRASS. Các chức năng biên tập, phân tích GIS khá tốt nhưng khả năng trình bày biên tập in ấn cũng chưa được hoàn chỉnh như phần mềm GIS thương mại. Ưu điểm là có phiên bản tiếng Việt. Cách cài đặt QGIS: Trong phần này giới thiệu tóm tắt về tải file và cài đặt phần mềm trực tuyến trên Internet, vào trang web để load phần mềm cài đặt: 2.3.3.2. Các cửa sổ làm việc chính của QGIS QGIS cung cấp nhiều cửa sổ làm việc, tiện lợi cho người dùng. Các cửa sổ chính trong QGIS: Cửa sổ hiển thị, quản lý dữ liệu dữ liệu. Trong cửa sổ này, có một số cửa sổ con: - Cửa sổ quản lý các lớp dữ liệu (Các lớp) - Cửa sổ duyệt dữ liệu (Trình duyệt) - Cửa sổ hiển thị thuộc tính (Attribute Table)
  25. 15 Hình 2.1: Cửa sổ quản lý dữ liệu - Cửa sổ trang in Hình 2.2: Cửa sổ trang in 2.3.3.3. Tạo mới một lớp dữ liệu Vector trong QGIS Để tạo một lớp bản đồ mới với định dạng tệp tin shapefile, từ menu chính chọn Lớp -> Mới -> New Shapefile Layer Hình 2.3: Thực đơn tạo 1 lớp mới dạng Shapefile layer
  26. 16 Khi đó xuất hiện hộp hội thoại. Hình 2.4: Hộp thoại nhập các thông số cho lớp mới Các thông số trên hộp hội thoại bao gồm: - Lựa chọn kiểu dữ liệu: có 3 kiểu dữ liệu cho phép ta lựa chọn là: Kiểu điểm, kiểu đường và kiểu vùng. Căn cứ vào đặc điểm của lớp bản đồ để chọn kiểu dữ liệu phù hợp. - Số hiệu Hệ tọa độ: Khi tạo lớp bản đồ mới thì QGIS mặc định hệ qui chiếu là WGS84. Tuy nhiên ta cũng lựa chọn hệ qui chiếu khác có sẵn hoặc chọn hệ qui chiếu do người dùng định nghĩa một hệ qui chiếu bằng cách nhấn vào nút , khi đó hộp hội thoại mới xuất hiện cho phép ta lựa chọn hệ qui chiếu:
  27. 17 Hình 2.5: Tuỳ chọn hệ quy chiếu - Thuộc tính của lớp: cho ta thêm các trường thuộc tính (các cột trong bảng dữ liệu thuộc tính của lớp). Các thông số định nghĩa một trường thuộc tính bao gồm: Tên, kiểu dữ liệu, đồ rộng, độ chính xác (nếu có). - Có 4 kiểu thuộc tính dữ liệu: Hình 2.6: Kiểu thuộc tính dữ liệu Dữ liệu văn bản: Định dạng dữ liệu là chữ (bao gồm chữ, số). Toàn bộ con số: Định dạng số nguyên. Số thập phân: Định dạng số thập phân.
  28. 18 Date: Định dạng thời gian. Sau khi chọn thuộc tính theo thiết kế ta bấm chọn “thêm vào danh sách thuộc tính” để thêm. Hình 2.7: Thêm các trường mới Lần lượt thêm các thuộc tính mới để có toàn bộ các trường thuộc tính theo yêu cầu. Sau khi đã định nghĩa một lớp bản đồ với các bước như trên, ở hộp hội thoại “Lớp vector mới” ta nhấn nút , khi đó hộp hội thoại “Lưu tệp tin” xuất hiện để ta đặt tên và chọn thư mục lưu trữ tệp tin lớp bản đồ vừa tạo. Hình2. 8: Lưu lớp mới Khi lưu, các tệp tin shapefile với tên xác định được lưa vào ổ đĩa. Một lớp dữ liệu dạng Shapefile của QGIS thông thường sẽ gồm các file sau:
  29. 19 Tên file Chức năng .shp Chứa thông tin không gian .dbf Chứa thông tin thuộc tính .shx Liên kết giữa thông tin không gian và thuộc tính .prj Chứa thông tin về phép chiếu .qji Chứa thông tin về phép chiếu (định dạng riêng QGIS) Để thực thi các hành động với lớp dữ liệu nào thì ta phải lựa chọn lớp dữ liệu đó và khi đó các chức năng tương ứng với lớp đó được kích hoạt. Chẳng hạn khi ta chọn lớp có kiểu dữ liệu điểm thì các chức năng thêm điểm, di chuyển điểm, xóa điểm sẽ được kích hoạt còn các chức năng của lớp dữ liệu khác kiểu (lớp bản đồ kiểu đường, kiểu vùng) sẽ bị ẩn. 2.3.3.4. Hiển thị, truy vấn và cập nhật trong QGIS Sử dụng công cụ Nhận diện đối tượng: Trên thanh công cụ Tool nhấp vào công cụ Nhận diện đối tượng nhấp chuột vào đối tượng cần tra cứu thông tin. Cửa sổ Nhận diện các kết quả cho biết thông tin của đối tượng được chọn. Hình 2.9: Xem nhanh thông tin thuộc tính
  30. 20 Tra cứu bằng bảng thuộc tính: Mở bảng thuộc tính: Để mở bảng thuộc tính của một lớp dữ liệu ta nhấp chuột phải vào lớp dữ liệu trong cửa sổ Các lớp >Mở bảng thuộc tính: Hình 2.10: Bảng thuộc tính của lớp dữ liệu Sau khi mở bảng dữ liệu thuộc tính của lớp dữ liệu thì việc tìm kiếm, truy vấn, kết xuất dữ liệu, lựa chọn các đối tượng trên bản đồ dựa theo các điều kiện khác nhau sẽ được thực hiện. Truy vấn, hỏi đáp: Truy vấn là một câu hỏi được viết bằng ngôn ngữ truy vấn đơn giản hoặc có cấu trúc (SQL). Truy vấn CSDL được sử dụng để tìm kiếm, chiết xuất thông tin (thuộc tính, không gian) thỏa mãn các điều kiện đặt ra thành nhóm dữ liệu nhỏ hơn dễ theo dõi, quản lý. QGIS có một số công cụ để khai thác các thông tin: công cụ Nhận dạng đối tượng để xem thông tin của đối tượng, công cụ truy vấn (theo thuộc tính hoặc theo không gian) để tìm các đối tượng thỏa mãn một hay nhiều điều kiện nào đó. Một lệnh truy vấn đơn giản bao gồm tên trường, toán tử và giá trị. Các lệnh truy vấn đơn giản có thể kết hợp với nhau để tạo thành các lệnh phức tạp. - Lệnh truy vấn hỏi đáp CSDL thuộc tính: Muốn truy vấn thông tin của lớp nào thì ta đặt trỏ chuột lên lớp đó trong cửa sổ Lớp, mở bảng thuộc tính. Có 2 chế độ truy vấn dữ liệu thuộc tính: chọn trực tiếp trên bảng thuộc tính hoặc câu lệnh SQL để chọn các đối
  31. 21 tượng/bản ghi thỏa mãn điều kiện trong tập hợp dữ liệu; lựa chọn các đối tượng/bản ghi thỏa mãn điều kiện và chỉ hiển thị các đối tượng đó (Query builder). Trường hợp 1: Chọn trực tiếp trên màn hình, bảng thuộc tính hoặc sử dụng công cụ (Select feature using an expression) trên bảng thuộc tính. Ví dụ: Tìm các đối lô rừng là các lô Rừng trồng đã khép tán và diện tích trên 5 ha. Câu lệnh như sau: "LDLR_TEN" = 'Rừng trồng đã khép tán' and "AREA" >5 Hình 2.11: Bảng nhập các điều kiện để tìm kiếm, truy vấn Trong cửa sổ Expression, nhập điều kiện cần truy vấn Nhấp Select để thực hiện lệnh truy vấn. Trường hợp 2: Truy vấn bằng câu lệnh Query trên thực đơn chính: Lớp>Query (hoặc dung tổ hợp phím Ctr+F).
  32. 22 Hình 2.12: Sử dụng thanh công cụ để truy vấn Sau đó nhập câu lệnh điều kiện cần truy vấn: Hình 2.13: Bảng nhập các điều kiện để tìm kiếm, truy vấn
  33. 23 Sau khi nhập điều kiện truy vấn, nhấn chọn Kiểm tra để xác nhận câu lệnh có đúng cú pháp hay không; nếu đúng, nhấn OK - Lệnh truy vấn hỏi đáp CSDL không gian: Tìm kiếm không gian tức là viết ra các lệnh truy vấn theo vị trí và mối liên hệ về không gian giữa các đối tượng như là tìm các điểm, đường và vùng nằm trong, chứa hay cắt nhau giữa các đối tượng ở một layer khác Để chọn các đối tượng dựa theo vị trí địa lý và mối liên hệ về không gian người dùng sử dụng công cụ Spatial Query thực đơn Plugins. Một số mối quan hệ không gian sử dụng trong công cụ Select By Location: Contain: Chọn các đối tượng ở 1 lớp chứa các đối tượng ở 1 lớp khác. Equal: Chọn các đối tượng có hình dạng tương đồng với các đối tượng ở lớp khác. Intersect: Chọn các đối tượng giao nhau với các đối tượng ở layer khác. Is Disjoint: Chọn các đối tượng nằm ngoài các đối tượng ở một layer khác. Overlaps: Chọn các đối tượng trùng khít với đối tượng ở một layer khác. Touches: Chọn các đối tượng có cùng chung cạnh hay đỉnh với đối tượng ở một layer khác. Within: Chọn các đối tượng nằm trọn bên trong các đối tượng của layer khác.
  34. 24 Hình 2.14: Truy vấn theo không gian - Cập nhật từng đối tượng: - Bật lớp đối tượng cần cập nhật - Di chuyển đến vị trí của đố tượng cần chỉnh sửa. Bấm vào biểu tượng Rồi chọn đối tượng cần chỉnh sửa > ra một bảng thông tin Hình 2.15: Bảng thông tin thuộc tính đối tượng Bấm vào dấu cộng (Hành động) > Chỉnh sửa hình dạng đối tượng
  35. 25 Hình 2.16: Bảng chỉnh sửa thông tin thuộc tính đối tượng Tại đây bấm vào trường muốn sửa, rồi sửa trực tiếp. 2.3.3.5. Thiết lập trang in trong QGIS Sau khi đã biên tập hoàn chỉnh các lớp bản đồ, để xuất bản bản đồ thì cần phải trình bày bản đồ bản đồ theo quy định cụ thể của từng ngành, từng lĩnh vực. Các yêu cầu đối với mỗi bộ bản đồ thành quả có thể là: - Nội dung và quy cách trình bày các lớp thông tin. - Tiêu đề bản đồ. - Tỷ lệ bản đồ. - Các yếu tố khác: chú giải, khung, lưới Trên thực đơn chính chọn thực đơn: Tập tin -> Trình biên tập In ấn Mới.
  36. 26 Hình 2.17: Biên tập in ấn Trước tiên ta phải đặt khổ giấy để in: Vào phần tổng quát Giấy và chất lượng: Kích thước: chọn khổ giấy để in Đơn vị: chọn chiều dài, rộng trong phần tuỳ chọn trang giấy, hoặc hiển thị kích cỡ giấy đã có sẵn. Hướng: đặt trang giấy là nằm ngang hay thẳng đứng. In rạng raster: đánh dấu vào để in dướng dạng ảnh. Bắt điểm: Bắt vào lưới: bắt khung vào lưới. Khoảng cách bắt: khoảng cách bắt vào lưới. Căn lệch X: căn lệch so với trục X. Căn lệch Y: căn lệch so với trục Y. Chiều dầy bút vẽ: độ dầy của đường vẽ. Mầu lưới: mầu hiển thị của lưới. Kiểu lưới: kiểu hiển thị của lưới. Đặc: lưới được hiển thị là đặc.
  37. 27 Chấm: lưới được hiển thị là các chấm. Chữ thập: lưới được hiển thị là các chữ thập. Để nạp bản đồ vào cửa sổ trình bày in ấn từ thanh công cụ chính của cửa sổ. Trình biên tập in ấn, chọn biểu tượng Thêm bản đồ mới hoặc từ thực đơn chính chọn: Trình bày->Thêm bản đồ. Để thiết lập phạm vi khung bản đồ cần in ta chọn thẻ Item Properties- >Bản đồ>. Main Properties>Tỷ lệ: Đặt tỷ lệ bản đồ. Hình 2.18: Thiết lập tỷ lệ bản đồ Phạm vi: Giới hạn không gian tọa độ bản đồ. Show grid: Hiển thị lưới chiếu bản đồ. Kiểu lưới: Đặc hoặc lưới chữ thập. Interval: Khoảng cách lưới. Offset: Độ lệch của lưới so với tọa độ thật. Chiều dày chữ thập: Độ lớn của chữ thập.
  38. 28 Line style: Kiểu hiển thị lưới. Bled mode: Các chế độ lưới đặc biệt. Grid frame: Khung bản đồ. Draw coordinates: Hiển thị nhãn lưới. Frame: Hiển thị khung bản đồ. Nền: Hiển thị màu nền bản đồ. Đang kết xuất: Đặt chế độ trong suốt. Muốn thêm chú giải vào cửa sổ trình bày trang in bản đồ, từ menu chính ta chọn Trình bày -> Add Legend hoặc trên thanh công cụ chính nhấn chuột vào biểu tượng , sau đó nhấn chuột trái vào vị trí muốn chèn bảng chú giải trên cửa sổ trình bày trang in. Sau đã hoàn thành việc trình bày trang in bản đồ, để tiến hành in bản đồ, từ menu chính ta chọn Trình biên tập -> In, hoặc nhấn chuột vào biểu tượng trên thanh công cụ chính. Khi đó hộp hội thoại in bản đồ được mở ra cho phép ta chọn máy in cũng như thiết lập kiểu, thông số trang in, số bản cần in Trong nghiên cứu này, tôi ứng dụng phần mềm QGIS để xây dựng bản đồ phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ cao, độ dốc và trạng thái rừng. 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1. Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1. Vị trí địa lý Vườn quốc gia Xuân Sơn với tọa độ địa lý: Từ 21°03' đến 21°12' vĩ bắc và từ 104°51' đến 105°01' kinh đông, nằm ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80km, Hà Nội 120km, có phạm vi ranh giới được xác định như sau: - Phía Đông: Giáp các xã Tân Phú, Minh Đài, Long Cốc, huyện Tân Sơn.
  39. 29 - Phía Tây: Giáp huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La), huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình). - Phía Nam: Giáp huyện Đà Bắc (tỉnh Hòa Bình). - Phía Bắc: Giáp xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn. 2.4.1.2. Địa hình Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trong một vùng đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên. Vùng đồi núi thấp này toả rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến tả ngạn sông Đà bao gồm cả huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ. Sông Bứa và các chi lưu của nó toả nhiều nhánh gần như khắp vùng. Nhìn toàn cảnh, các dãy đồi núi chỉ cao chừng 600 - 700m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo bởi các loại đá phiến biến chất quen thuộc. Trong đó cao nhất là đỉnh núi Voi 1386m tiếp đến là núi Ten, núi Cẩn đều cao trên 1200 - 1300m. Dạng địa hình núi này tạo ra cái nền tảng cơ bản mà sự sống về sau tận dụng và chịu ảnh hưởng sâu sắc, đồng thời là yếu tố tạo nên nét khác biệt giữa khu hệ động thực vật ở Xuân Sơn với các vườn quốc gia và khu bảo tồn khác ở Miền Bắc. Ngoài địa hình núi, trong vùng còn có các thung lũng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp. Sự chia cắt theo chiều sâu cũng khá lớn, các sườn núi dốc, bình quân 200. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc với những dấu ấn văn hoá bản địa đặc sắc còn đọng lại trong các nếp sinh hoạt cổ truyền. 2.4.1.3. Diện tích Vườn quốc gia Xuân Sơn có diện tích vùng đệm 18.369 ha, trong đó diện tích vùng lõi là 15.048 ha khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11.148 ha, phân khu phục hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3.000 ha phân khu hành chính, dịch vụ: 900 ha. Điểm đặc trưng của Xuân Sơn là vườn quốc gia duy nhất có rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2.432 ha). Xuân Sơn được đánh
  40. 30 giá là rừng có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến tạo nên đa dạng cảnh quan. Diện tích vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn là 18.639 ha, bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng, Minh Đài và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài, đều cùng huyện. 2.4.1.4. Khí hậu Cùng với địa hình, khí hậu cũng góp phần tạo nên nền tảng cơ bản của sự sống, quy định sắc thái cảnh quan khu vực. Đất, thực vật, động vật đều là những thành phần tự nhiên của cảnh quan nhưng là của tự nhiên sống. Đây là những đối tượng mà con người từ rất xa xưa đã tìm cách sử dụng để đảm bảo cuộc sống của chính mình. ”Các thể tổng hợp" khí hậu - đất - đá mẹ" từ xa xưa đã thúc đẩy sự hình thành các quần hệ thực vật tự nhiên quen được gọi là "các quần hệ cao đỉnh - Quần hệ nằm trong trạng thái cân bằng với thể tổng hợp”. Như vậy, có thể coi khí hậu là 1 thành tố quan trọng của cảnh quan. - Chế độ nhiệt: tại khu vực vườn quốc gia Xuân Sơn, nhiệt độ trung bình năm biến động từ 220 - 230, tương đương với tổng nhiệt năng từ 83000C - 85000C (nằm trong vành đai nhiệt đới). Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này xuống dưới 200C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1. Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam nên thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên 250C, nóng nhất là vào tháng 7 (280C). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,70C vào tháng 6. - Chế độ mưa ẩm: Lượng mưa đạt mức trung bình từ 1660mm ở Tân Sơn đến 1826 mm ở Minh Đài, tập trung gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm), hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8, 9 hàng năm. Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa chỉ còn chiếm đưới 10% tổng lượng mưa trong năm, nhưng hạn hán ít xảy ra do có
  41. 31 mưa phùn làm hạn chế sự khô hạn trong mùa khô. Tháng 12 và tháng 1 là những tháng hanh khô nhất và lượng bốc hơi cũng thường lớn hơn lượng nước rơi. Độ ẩm không khí trong vùng bình quân đạt 86%, những tháng có mưa phùn thường độ ẩm không khí đạt chỉ số cao nhất. Lượng bốc hơi không cao (653mm/n), điều đó đánh giá khả năng che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế được lượng nước bốc hơi, làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực. 2.4.1.5. Thủy Văn Hệ thống sông Bứa và các chi lưu của nó toả rộng khắp các vùng không chỉ đơn thuần giữ vai trò cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của địa phương mà còn có vai trò quan trọng trong giao thông đường thủy nội tỉnh và mở rộng giao lưu giữa Phú Thọ và các địa phương khác, đồng thời góp phần tạo nên nét "hồn" với những đường chyển linh hoạt của núi rừng Tân Sơn. Hơn nữa, lưu vực sông Bứa khá rộng, địa hình lưu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thuỷ lợi để phục vụ sản xuất. Sông Bứa có 2 chi lưu lớn, đó là sông Mua bắt nguồn từ các vùng núi cao phía Đông huyện Phù Yên tỉnh Sơn La và sông Gian bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa Phú Thọ và Hoà Bình. Hai sông này hợp nhau tại Làng Kệ Sơn rồi đổ vào Sông Hồng tại Phong vực. Tổng chiều dài của sông là 120km, chiều rộng trung bình 200m có khả năng vận chuyển lâm thổ sản từ thượng nguồn về sông Hồng khá thuận lợi. Vườn quốc gia chỉ nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Mua với nhiều nhánh suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong vườn. 2.4.1.6. Địa chất, thổ nhưỡng. Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực vườn quốc gia có các quá trình phát triển địa chất phức tạp, các nhà địa chất gọi đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp
  42. 32 lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp. Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng các lọai đá trầm tích và biến chất mầu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura - creta. Từ trung tâm xã Xuân Sơn theo hướng Tây Bắc, có những dãy núi đá vôi khá cao (1200m). Đá vôi có mầu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung . Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung làng Lạng, làng Dù, làng Lấp Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm. Những thung biến thành cánh đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù xa màu mỡ. Vườn quốc gia Xuân Sơn đựơc hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau), cùng với sự phân hoá khí hậu, thủy văn đa dạng và phong phú nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này với những gía trị riêng biệt. - Đất feralit có mùn trên núi trung bình: được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không có nước đọng, không có kết von và tầng mùn dầy, tỷ lệ mùn cao (8 - 10%), phân bố ở độ cao từ 700 - 1386m, tập trung ở phía Tây của khu vực, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), Phù Yên (Sơn La). - Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp: đây là loại đất có quá trình feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm của đất. Phân bố dưới 700m, thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, ýt đá lẫn, đất khá màu mỡ, thích hợp cho các loại cây rừng phát triển. - Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi): Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đó. Do vậy, đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá. - Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng: Là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon. Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù xa mới khá màu mỡ.
  43. 33 2.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội Vườn quốc gia Xuân Sơn bao bọc trong nó đời sống của 10 xóm gồm : Cái, Lấp, Dù, Lạng, Lùng Mằng(xã Xuân Sơn), Thân (xã Đồng Sơn), Nước Thang (xã Xuân Đài) , Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng (xã Kim Thượng). Các xóm này phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở độ cao từ 200- 400m so với mực nước biển , tập trung ở phía Đông , một phần phía Bắc và Nam của vườn quốc gia. Dân cư của các xóm này chủ yếu là hai dân tộc chính : Dao(Mán) chiếm 65,42 %và Mường chiếm 34,43% dân số , chỉ có 4 khẩu người Kinh sinh sống tại đây. Những thích ứng trong đời sống và sáng tạo văn hoá của đồng bào dân tộc Mường - Dao ở nước ta, đặc biệt ở Xuân Sơn- Phú Thọ là những tài sản có giá trị đặc sắc đang được bảo tồn, khai thác làm giàu thêm vốn văn hoá nước ta. Bảng 2.1: Thành phần dân số và lao động TT Xóm Dân số Nữ Lao động Lao động nữ 1 Lạng 278 145 85 45 2 Dù 175 84 40 21 3 Cái 341 268 102 56 4 Lấp 175 86 38 20 5 Lùng Mằng 107 57 31 16 6 Xoan 207 112 45 23 7 Tân Ong 149 80 34 16 8 Hạ Bằng 362 195 97 45 9 Nước Thang 455 242 125 70 10 Xóm Thân 481 251 142 75 Tổng cộng 2730 1520 739 387 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp Ban Quản Lý vườn Quốc Gia Xuân Sơn) * Trồng trọt: Tạo ra sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là lúa nước, lúa nương khoa sắn và một số sản phẩm từ chăn nuôi. ở Xuân Sơn, ngành kinh tế quan trọng nhất là làm ruộng nước ở những vùng ruộng trong thung lũng chân
  44. 34 núi, được hỗ trợ bởi hệ thống thủy lợi: nương, phai, các hệ thống tre, bương, vận chuyển nước từ xa đến gần, từ ruộng cao đến ruộng thấp với những khâu kỹ thuật liên hoàn: Cầy bừa, bón phân, làm mạ, gieo trồng và thu hoạch. Ngoài ra, người dân còn biết cách làm nương theo cách đốt nương, tia hạt, trồng lúa nếp, lúa lốc, sắn, ngô, bông hay lập một số những trang trại vừa canh tác lúa nước, vừa chăn nuôi ở trong các khu rừng theo cách đốt nương, tra hạt, trồng lúa nếp, lúa lốc, sắn, ngô, bông hay lập một số những trang trại vừa canh tác lúa nước, vừa chăn nuôi ở trong các khu rừng già cách xa thôn xóm. Lúa nương đựơc canh tác ở các vùng đồi, lúa dốc và hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, sản lượng rất bấp bênh. Diện tích lúa nương không ổn định hàng năm mà thường đựơc du canh qua nhiều vùng khác nhau xung quanh các điểm dân cư. Các loại hoa màu thường chỉ có sắn, khoai, ngô, đậu, lạc được trồng ở những khu đất cao, bằng phẳng, không chỉ đủ điều kiện để làm ruộng nước. * Thủy lợi: ở Xuân Sơn, có một số thung lũng thụân lợi cho việc làm thuỷ lợi cung cấp nước cho đất trồng trọt. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư nên người dân xón thường tự phát đắp các đập nhỏ không cố định, hoặc mương nước, ống nước tự chảy để làm ruộng. Những loại đập và mương nước này chỉ tồn tại được trong mùa khô. Đến mùa mưa, chúng nhanh chóng bị nước cuốn trôi. Chính vì vậy, hầu hết ruộng nước trong khu vực chỉ làm đựơc một vụ những khu vực cao hơn có thể làm đựơc ruộng nước, nhưng người dân không chỉ đủ khả năng đưa nước tới. Sản xuất nông nghiệp của các xóm thực sự chưa thấy cái lợi của thuỷ. Sản phẩm canh tác của họ còn trông chờ nhiều vào thời tiết. Nếu năm nào mưa thuận gió hoà thì cuộc sống sung tóc, Êm no, còn thời tiết không thuận lợi thì đói kém. Làm tốt công tác thủy lợi có thể mở rộng ruộng nước, thâm canh ruộng hiện có sẽ đảm bảo an ninh
  45. 35 lương thực trong khu vực từ đó góp phần bảo tồn và làm giàu thêm sắc thái văn hoá của khu vực. * Chăn nuôi: Đối với cư dân ở Xuân Sơn nói riêng, con trâu, con bò là được coi trọng nhất, thậm chí họ còn coi đó là thước đo sự giàu nghèo, nhà nào có việc đều phải mổ trâu làm lễ. Song vẫn cần thấy rằng, chăn nuôi trong khu vực chưa đựơc chú trọng đầu tư, thành phần đàn gia sóc, gia cầm còn tương đối đơn giản. Giống chăn nuôi lại chủ yếu là các loại giống cũ cổ truyền, chậm lớn. Tuy nhiên, những loại này cho thịt rất ngon như lợn Mán, gà ri, vịt, ngan Khi cải tạo vật nuôi tăng năng xuất cần chú ý giữ lại những đặc sản hấp dẫn khách du lịch. Trong thời gian gần đây đã có một số hộ gia đình chú ý xây dựng ao để phát triển chăn nuôi cá. Tuy nhiên, số hộ này không nhiều. Ao cá chỉ đựơc làm tạm bợ, chưa có kỹ thụât chăn nuôi phát triển cá. Điều kiện tự nhiên trong khu vực cho phép phát triển chăn nuôi gia sóc, gia cầm, đào ao thả cá. Có nhiều vùng có thể trở thành đồng cỏ, có nhiều nguồn cung cấp thức ăn, có đủ nguồn nước để phát triển nuôi cá. Song khi phát triển trăn nuôi cần phải có đủ nguồn nước để phát triển nuôi cá. Song khi phát triển chăn nuôi cần phải có quy hoạch rõ ràng và rào cẩn thận để không ảnh hưởng tới công tác bảo tồn của vườn quốc gia, giữ gìn nguyên trạng những giá trị hiện có. * Lâm nghiệp: Núi rừng là nơi cung cấp cho đời sống của đồng bào nhiều nguồn lợi thức ăn hàng ngày. Bởi vậy, sản xuất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là việc thu hái lâm sản tự phát của nhân dân. Trước đây lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng là gỗ, các loài động vật để phục vụ làm nhà và nguồn thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, hiện tượng săn bắt và khai thác gỗ đã giảm. Các sản phẩm lâm nghiệp người dân thu hái chủ yếu là mật ong, song mây, sa nhân, lá cọ, các
  46. 36 loài cây thuốc Tuy nhiên, trong quá trình thu hái do không có định mức nên nguồn tài nguyên này cũng đã suy giảm Ngoài ra, người dân xã Xuân Sơn còn tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng bằng cây bản địa do ban quản lý vườn quốc gia triển khai. Hiện nay, mỗi xã kể cả vùng lõi và vùng đệm đều có một cán bộ Lâm nghiệp xã hợp đồng với Ban quản lý thực thi công tác theo dõi, quản lý bảo vệ rừng. Trong năm 2001, một số hộ gia đình đã nhận đất rừng giao nhưng đã nhượng lại cho lâm trường trồng rừng keo lai làm gỗ nhiên liệu. Diện tích rừng này tuy không lớn nhưng cần có giải pháp thu hồi và đền bù cho lâm trường hoặc sau 7 năm lâm trường sẽ khai thác rồi tiếp tục tiến hành trồng rừng cây bản địa. Ngoài hai nghề nông và lâm, dân cư bản địa còn bảo lưu đựơc khá nhiều nghề thủ công đặc sắc với những sản phẩm đạt dung lượng thẩm mỹ cao như: vỏ chăn, vỏ gối, rổ, giá, đồ đánh bắt cá, đồ điện, quần áo Đặc biệt, người Mường với chiếc cạp váy đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thụât, còn người Dao lại thổi hồn vào thứ bạc lạnh lẽo làm nên đồ trang sức mang cái hồn rất riêng của núi rừng và con người Xuân Sơn. * Đời sống sinh hoạt: Theo các chỉ tiêu phân loại hộ gia đình quốc gia, toàn bộ các gia đình trong vườn quốc gia được xếp vào diện tích nghèo đói. Thu nhập bình quân các hộ gia đình chưa đạt 700.000đ/năm. Điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình hết sức đơn giản. Hiện nay chỉ có khoảng 30% hộ có thủy điện nhỏ thắp sáng 5% hé gia đình có ti vi. Tuy sống gần rừng có nhiều loại gỗ quý, nhưng đồ đạc trong nhà người dân như bàn ghế, giường, tủ rất tạm bợ. Theo người dân thì do cuộc sống còn thiếu thốn nên họ chỉ lo tìm đủ nguồn lương thực, thực phẩm. Hầu hết các hộ gia đình thiếu lương thực từ 1 tháng trở lên, nhiều hộ thiếu tới 4 - 5 tháng và thường xuyên bị "đứt bữa".
  47. 37 Nhận xét chung về những thuận lợi và khó khăn của địa phương * Thuận lợi: - Vườn quốc gia Xuân Sơn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ có diện tích đất đai rộng lớn và tính chất đất còn tốt do vậy đây là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự đa dạng về thành phần loài và hệ sinh thái của địa phương. - Địa hình phức tạp hiểm trở do vậy việc khai thác trái phép và các hoạt động làm suy giảm giá trị đa dạng sinh học ít. * Khó khăn. - Vườn quốc gia có hệ động thực vật phong phú là nơi nhòm ngó của các đối tượng khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên, địa hình hiểm trở khiến cho công tác quản lý và bảo vệ còn gặp khó khăn.
  48. 38 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Phần mềm QGIS và phân bố của loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg ). Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu ứng dụng phần mềm QGIS xây dựng bản đồ phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại VQG Xuân Sơn- Tỉnh Phú Thọ. 3.2. Nội dung nghiên cứu 3.2.1.Đánh giá cấu trúc rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại VQG Xuân Sơn - Sinh trưởng rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố. - Cấu trúc tổ thành rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố. 3.2.2. Ứng dụng QGIS xây dựng bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp - Bản đồ phân bố theo đai cao. - Bản đồ phân bố theo độ dốc. - Bản đồ phân bố theo theo trạng thái rừng (sinh cảnh). 3.2.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài và ứng dụng QGIS xây dựng bản đồ phân bố cây tái sinh - Mật độ, chất lượng cây tái sinh. - Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh. - Bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ cao, độ dốc và trạng thái rừng. 3.2.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển loài tại VQG Xuân Sơn- Phú Thọ. - Giải pháp về kỹ thuật. - Giải pháp về cơ chế, chính sách và thu hút nguồn vốn đầu tư.
  49. 39 - Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật. - Giải pháp về kinh tế - xã hội. 3.3.Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.3.1.1. Phương pháp kế thừa số liệu Kế thừa tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của khu vực nghiên cứu. Kế thừa tài liệu có liên quan đến đối tượng đã được nghiên cứu trong khu vực. 3.3.1.2. Phương pháp điều tra thực địa Thu thập số liệu tầng cây cao, cây bụi thảm tươi, cây tái sinh trong các OTC điển hình nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo các bước sau: Sơ thám: Sử dụng bản đồ hiện trạng rừng đi theo tuyến để xác định vị trí các trạng thái rừng trên thực địa nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố. Sau khi xác định được khu vực phân bố tôi nhận thấy rằng loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố chính ở 3 vị trí như hình 3.1. Dựa trên thực tế phân bố loài Dẻ Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại 3 vị trí và kết hợp với quan sát thành phần các loài cây bạn sống cùng, đề tài tiến hành lập 3 OTC điển hình tạm thời nơi có cây mẹ phân bố và cây tái sinh quanh gốc cây mẹ. a. Điều tra tỷ mỷ: * Đối với tầng cây cao Lập OTC: Lập các 03 OTC điển hình tạm thời, có tính đại diện cao cho khu vực nghiên cứu, diện tích mỗi ô là 1000m2 (25m x 40m). Điều tra tầng cây cao: Trên ô tiêu chuẩn đo đếm các chỉ tiêu sau: Xác định tên cây của tất cả các cây có D1.3≥ 6 cm.
  50. 40 Đường kính ở vị trí 1.3m (D1.3) dùng thước kẹp kính, độ chính xác tính theo cm., Đường kính tán (Dt): Đo theo hai chiều Đông Tây- Nam Bắc (ĐT- NB) rồi lấy giá trị bình quân với độ chính xác đến 0,1m. Hình 3.1: Vị trí các cây mẹ loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp Chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành: Đo chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành bằng thước Blume- Leiss với độ chính xác đến 0,5m. Kết quả điều tra ghi vào biểu đo đếm tầng cây cao sau: Biểu 3.1: Điều tra tầng cây cao Vị trí: Ngày điều tra: Hướng dốc: Người điều tra: Độ dốc: Số hiệu OTC:
  51. 41 Trạng thái rừng: Tọa độ Tên loài D1.3 Dt (m) STT Hvn Hdc (cây cây (cm) ĐT NB TB mẹ) X: 1 Y: * Điều tra cây tái sinh: Trong mỗi OTC 1000m2 lập 5 ô dạng bản (ODB) 25m2. Trên mỗi ODB tiến hành điều tra: Tên loài, chiều cao, chất lượng, nguồn gốc, tọa độ. Các chỉ tiêu đo đếm được ghi vào biểu điều tra cây tái sinh: Biểu 3.2: Điều tra cây tái sinh Vị trí: Ngày điều tra: Hướng dốc: Người điều tra: Độ dốc: Số hiệu OTC: Trạng thái rừng: Cấp chiều cao (m) Cấp chất lượng Nguồn gốc Tọa độ Tên loài STT 1 Tốt TB Xấu Hạt Chồi 5 1 X: 1 Y: Phân cấp chất lượng cây tái sinh theo ba cấp: Tốt, Trung bình, Xấu. - Cây tốt: Là những cây có tán phát triển đều, tròn, có trục chính rõ ràng không bị sâu bệnh, lá màu xanh, không bị khuyết tật. - Cây trung bình: Là những cây có tán thưa, lá màu xanh, không bị khuyết tật.
  52. 42 - Cây xấu: Là những cây có tán lệch, lá tập trung ở ngọn, sinh trưởng kém, khuyết tật nhiều, bị xâu bệnh. 3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu Việc chỉnh lý tài liệu quan sát, lập các phân bố thực nghiệm, biểu đồ thực nghiệm, tính toán được xử lý đồng bộ trên máy tính theo chương trình ứng dụng phần mềm Excel 2013. 3.3.2.1. Đối với tầng cây cao Trong mỗi OTC, các nhân tố cấu trúc được tính toán bao gồm: mật độ (N), đường kính bình quân ( D 1.3), chiều cao bình quân ( ̅ ), tổng tiết diện ngang (G), và trữ lượng (M). a. Mật độ loài, đường kính trung bình, chiều cao trung bình và trữ lượng Công thức xác định mật độ như sau: 푛 N/ha= * 10.000 (2.1) 푠 Trong đó: n là số lượng cá thể của loài hoặc tổng số cá thể trong OTC S là diện tích OTC (m2) Công thức xác định đường kính trugn bình như sau: 1 n D1.3 =  D1.3i (2.2) n 1 Công thức xác định chiều cao trung bình như sau: 1 n Hvn =  H vni (2.3) n 1 Công thức xác định trữ lượng/ thể tích từng cây như sau: 1.8786 0.9697 V = 0.00006341*D1.3 *Hvn (Vũ Tiến Hinh, 2012) (2.4) b. Xác định tổ thành tầng cây cao Tổ thành loài cây theo trị số IV% Để xác định tổ thành loài cây, đề tài sử dụng phương pháp xác định mức độ quan trọng của Daniel Marmillod (Đào Công Khanh, 1969):
  53. 43 N%+G% % = (2.5) 2 Trong đó: IV%: Là chỉ số giá trị quan trọng N%: Tỷ lệ % theo số cây của loài i trong QXTVR G%: Tỷ lệ % theo tổng tiết diện ngang của loài i trong QXTVR Ni N% *1 0 0 N (2.6) Gi G% *100 G (2.7) Khi viết công thức tổ thành, những loài có hệ số tổ thành lớn thì viết trước, những loài có hệ số tổ thành bé thì viết sau, tên loài có thể viết tắt xong phải có giải thích. 3.3.2.2. Nghiên cứu đặc điểm tái sinh - Xác định tỷ lệ tổ thành của từng loài được tính theo công thức: ni n% m .100 ni i 1 (2.8) ni là số lượng cá thể loài i. Nếu: ni ≥ 5% thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành. ni < 5% thì loài đó không được tham gia vào công thức tổ thành. - Mật độ cây tái sinh: Mật độ cây tái sinh được xác định theo công thức: 10000 N = ∗ 훴푛표 (2.9) 훴푆표 Trong đó: N là mật độ cây tái sinh Σnodb tổng các cây tái sinh trong các ODB ΣSodb diện tích ODB - Chất lượng cây tái sinh:
  54. 44 Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình, xấu đồng thời xác định cây tái sinh có triển vọng. Tính tỷ lệ % cây tái sinh tốt, trung bình, xấu theo công thức: 푛 N% = *100 (2.10) Trong đó: N%: Tỷ lệ tương ứng của cây tốt, trung bình, xấu (%) n: Số cây tốt, trung bình, xấu tương ứng N: Tổng số cây 3.3.2.3 Ứng dụng QGIS xây dựng đồ phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp - Kế thừa bản đồ hiện trạng rừng Vườn Quốc gia Xuân Sơn năm 2015. Cơ sở dữ liệu về phần bố loài sẽ được lưu trữ dưới dạng bản đồ phân bố trong nền tảng phần mềm Quantum GIS (QGIS). Để xây dựng cơ sở dữ liệu về bản đồ phân bố phục vụ bảo tồn các bước được thực hiện như sau: Bước 1. Chuẩn bị dữ liệu Cần chuẩn bị 2 lớp thông tin trong QGIS gồm có: Lớp bản đồ hiện trạng rừng và lớp bản đồ đường bình độ. Bước 2. Chuyển đổi dữ liệu Đối với lớp thông tin về bản đồ, cần phải chuyển lớp thông tin bản đồ về định dạng shape file để làm việc trong môi trường QGIS. Đối với thu thập về loài: sau khi các thông tin được thu thập đầy đủ về tọa độ vị trí cây mẹ và cây tái sinh, dữ liệu được lưu trữ dưới dạng CSV. Bước 3. Xây dựng cơ sở dữ liệu trong QGIS theo trình tự sau: - Mở bản đồ trong QGIS. - Mở lớp dữ liệu về loài với định dạng CSV. - Chuyển đổi file CSV thành định dạng shape file dạng điểm (point) thể hiện vị trí cây mẹ và cây tái sinh của loài Dẻ Tùng Sọc Trắng Hẹp. Bước 4. Xây dựng bản đồ độ cao: sử dụng QGIS/GRASS plugin để tạo DEM từ nền đường bình độ đã thu thập được trước đó.
  55. 45 Bước 5. Xây dựng bản đồ độ dốc: sử dụng QGIS/raster/ Phân tích/ Độ dốc từ nền DEM đã tạo trước đó. Bước 6. Phân tích và đánh giá phân bố loài theo độ cao, độ dốc và trạng thái. Bước 7. Biên tập bản đồ
  56. 46 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Cấu trúc rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố tại VQG Xuân Sơn 4.1.1. Mật độ và trữ lượng của rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố Một số chỉ tiêu về sinh trưởng của rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố được tổng hợp trong bảng 4.1. Bảng 4.1. Mật độ và trữ lượng của rừng nơi có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp D13tb Hvntb N M G OTC (cm) (m) (cây/ha) (m3/ha) (m2/ha) 1 23,4 16.10 290 203,46 19,64 2 18,60 13,47 360 122,50 13,83 3 17,11 10,39 360 53,73 9,21 Bảng 4.1 cho thấy mật độ quần thụ dao động trong khoảng từ 290 cây/ha đến 360 cây/ha. Đường kính trung bình dao động từ 17,11cm đến 23,4 cm. Chiều cao trung bình cũng khác nhau giữa các ô tiêu chuẩn, cụ thể chiều cao trung bình lớn nhất ở ô tiêu chuẩn 1, và thấp nhất là ở ô tiêu chuẩn 3. Tượng tự, tổng tiết diện ngang lớn nhất ở ô tiêu chuẩn 1 và thấp nhất ở ô tiêu chuẩn 3. Trữ lượng quần thụ cũng khác nhau rõ rệt giữa 3 vị trí lập ô tiêu chuẩn dao động từ 53,73 m3/ha đến 203,46 m3/ha 4.1.2. Cấu trúc tổ thành rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố Theo Daniel Marmillod (1958), những loài có chỉ số IV≥ 5% mới có ý nghĩa thực sự về mặt sinh thái trong lâm phần. Theo Thái Văn Chừng (1978), trong một lâm phần loài cây nào chiếm 50% tổng số cá thể của tầng cây cao thì loài đó được coi là loài ưu thế. Chính vì vậy, chúng tôi tính tổng của loài những loài có trị số này lớn hơn 5%, sắp xếp từ cao xuống thấp và dừng lại khi
  57. 47 tổng IVI đạt 50%. Kết quả cấu trúc tổ thành và mật độ tầng cây gỗ được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Cấu trúc và mật độ cây gỗ của 3 OTC Tổng số cây Tổng D1.3 Stt Tên loài cây N% G% IV% (cây) (cm) 1 Trai lý 19 324,2 19% 16% 18% 2 Mò lá to 14 313,7 14% 16% 15% 3 Trâm trắng 8 147,5 8% 7% 8% 4 Xi đá 7 142,7 7% 7% 7% 5 Gội nếp 6 152,2 6% 8% 7% 6 Bồ quân rừng 4 150,3 4% 8% 6% 7 Côm tầng 6 101,6 6% 5% 6% 8 Cà lồ 4 130,3 4% 7% 5% 8 loài có IV%≥ 5% 68 1462,4 67% 74% 71% 14 loài IV%< 5% 33 512,1 33% 26% 29% Cộng 101 1974,52 100% 100% 100% Công thức tổ thành sinh thái: 18Trl + 15 Mlt + 8 Trtr + 7 Xđ+ 7Gn+6Bqr+6Ct+5Cl (Ghi chú: Trl - Trai lý, Mlt - Mò lá to, Trtr - Trân Trắng, Xđ - Xi Đá, Gn - Gội Nếp, Bqr - Bồ Quân Rừng, Ct - Côm Tầng, Cl - Cà Lồ ) Qua kết cho thấy có 8 loài được xuất hiện trong công thức tổ thành, loài Trai Lý là loài ưu thế nhất trong khu vực nơi loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố.
  58. 48 4.2. Bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp Đề tài ứng dụng phần mềm QGIS 3.6 để xây dựng bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ cao, độ dốc và trạng thái rừng. 4.2.1. Thông tin về vị trí phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp Bảng 4.3 : Thông tin về vị trí phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp Stt Vị trí Tọa độ (X,Y) Độ cao (mét) Độ dốc (độ) 514872 1 Đỉnh 933 11 2338682 516529 2 Đỉnh 968 31 2341192 516531 3 Đỉnh 968 31 2341197 514787 4 Đỉnh 968 31 2338917 514787 5 Đỉnh 1163 23 2338943 516528 6 Đỉnh 1140 6 2341220 516556 7 Đỉnh 779 12 2341217 516763 8 Đỉnh 779 45 2337894 516816 9 Đỉnh 778 45 2337908 516778 10 Đỉnh 778 45 2337881
  59. 49 Qua bảng 4.3 cho thấy 10 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân ở độ cao từ 778 m đến 1163 m và phân bố ở độ dốc từ 6 độ đến 45 độ. 4.2.2. Bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ cao Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ cao được cho ở hình 4.1. Ngoài ra, tọa độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo độ cao được phân tích và liệt kê ở bảng 4.3. Kết quả cho thấy tổng số cây mẹ loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp có 10 cây. Trong tổng số 10 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 03 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ cao dưới 900 m. - 04 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ cao từ 900 m đến 1100 m. - 03 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ cao trên 1100 m. Từ kết quả phân bố theo độ cao cho thấy loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo dải đai cao hẹp từ 900m đến dưới 1200m. Kết quả này cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Phan Kế Lộc và các tác giả (2017) và nghiên cứu của Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng (2017a). Các tác giả cho thấy loài này phân bố rải rác ở trong rừng nguyên sinh lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới trên các dãy núi đá vôi từ 700m đến 1600m.
  60. 50 Hình 4.1: Hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ cao
  61. 51 4.2.2. Bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ dốc Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ dốc được cho ở hình 4.2. Ngoài ra, tọa độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo độ dốc được phân tích và liệt kê ở bảng 4.3. Kết quả cho thấy tổng số cây mẹ loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp có 10 cây. Trong tổng số 10 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 01 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc dưới 10 độ. - 03 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc từ 10 độ đến 25 độ. - 03 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc từ 25 độ đến 35 độ. - 03 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc lớn hơn 35 độ. Từ kết quả phân bố theo độ dốc cho thấy loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở các địa hình có độ đốc khác nhau từ địa hình ít dốc cho đến rất dốc, từ dưới 10 độ đến trên 35 độ.
  62. 52 Hình 4.2: Hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo độ dốc
  63. 53 4.2.3. Bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng (sinh cảnh) Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng được cho ở hình 4.3. Ngoài ra, tọa độ cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố theo trạng thái rừng được phân tích và liệt kê ở bảng 4.4. Theo bản đồ hiện trạng kế thừa, trong tổng số 10 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 04 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh giàu nguyên sinh. - 06 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh trung bình. Theo tính toán về hiện trạng rừng theo trữ lượng, trong tổng số 10 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 04 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh giàu nguyên sinh. - 03 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh trung bình. - 03 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh nghèo. Tuy nhiên trong đề tài này, tác giả chỉ đưa ra bản đồ phân bố loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái đã được kế thừa từ bản đồ hiện trạng năm 2015. Từ kết quả phân bố theo trạng thái hay sinh cảnh cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp mọc rải rác ở rừng thứ sinh lá rộng thường xanh trên núi đá. Kết quả cũng tương tự như nghiên cứu của tác giả Phan Kế Lộc và các tác giả (2017) và nghiên cứu của Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng ( 2017a). Các tác giả cho thấy loài này phân bố rải rác ở trong rừng nguyên
  64. 54 sinh lá rộng thường xanh mưa nhiệt đới trên các dãy núi đá vôi. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra sự tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hiệp và các tác giả (2004) về tổ thành rừng nơi Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố cho thấy Dẻ tùng sọc trắng hẹp không phải là loài cây chiếm ưu thế tầng cây cao và loài chiếm ưu thế là Trai Lý. Bảng 4.4: Phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng Mã Căn cứ Trạng thái Số cây trạng thái Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TXDG 4 Theo bản đồ giàu nguyên sinh hiện trạng Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TXDB 6 trung bình nguyên sinh Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TXDG 4 Theo giàu nguyên sinh tính toán Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TXDB 3 trung bình nguyên sinh Rừng gỗ tự nhiên núi đá LRTX TXDN 3 nghèo nguyên sinh
  65. 55 Hình 4.3: Hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp theo trạng thái rừng
  66. 56 4.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của loài và bản đồ phân bố cây tái sinh 4.3.1. Mật độ và tổ thành cây tái sinh Kết quả điều tra tổ thành và mật độ cây tái sinh dưới rừng có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp cho thấy: Phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp ở Vườn quốc gia Xuân Sơn trên núi đá có mật độ cây tái sinh thấp chỉ đạt 3787 cây/ha với các loài tái sinh chiếm ưu thế là Trai lý, Gội nếp, Mò lá nhỏ, Chò xanh, Trâm trắng, Phân mã, trong đó Trai lý là loài có số cây chiếm lớn nhất (chiếm 20,4%). Cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp chiếm dưới 5% (chỉ 3,5%), thực tế chỉ thấy 5 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng trên tổng số 15 ô dạng bản 25 m2 điều tra, gồm: 1 cây có chiều cao dưới 20 cm, 3 cây có chiều cao từ 50-100 cm và 1 cây cao trên 1 m. Tổ thành cây tái sinh rừng có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp: 20,4 Tr + 12,0 Gn + 9,2 Mln + 8,5 Chx + 5,6 Tra + 5,6 Phm + 3,5 Dt+ 35,2 Lk Ghi chú: Tr: Trai lý, Gn: Gội nếp, Mln: Mò lá nhỏ, Chx: Chò xanh, Tra: Trâm trắng, Phm: Phân mã, Trt: Trai trắng, Qb: Quế bạc, N: Nghiến, Đ: Đen, Lk: Loài khác. 4.3.2. Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh. Để đánh giá cây tái sinh toàn diện chúng tôi xem xét nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh và thấy rằng: 05 Cây tái sinh tại 03 ô tiêu chuẩn chủ yếu có nguồn gốc từ hạt là 100% và tất cả các cây tái sinh đều có chất lượng từ trung bình đến tốt. Bảng 4.5: Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh Tên cây tái Nguồn gốc (%) Chất lượng (%) TT sinh Hạt Chồi Tốt TB Xấu 1 DTSTH1 100% 0% 0% 100% 0% 2 DTSTH2 100% 0% 100% 0% 0% 3 DTSTH3 100% 0% 100% 0% 0% 4 DTSTH4 100% 0% 100% 0% 0% 5 DTSTH5 100% 0% 100% 0% 0%
  67. 57 Hình 4.4: Cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại VQG Xuân 4.3.3. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ cao, độ dốc và trạng thái rừng 4.3.3.1. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ cao Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh theo độ cao được cho ở hình 4.5. Kết quả cho thấy tổng số cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp có 5 cây. Trong tổng số 05 tái sinh cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 03 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ cao từ 900 m đến 1200 m. - 02 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ cao từ 600 m đến 900 m.
  68. 58 Hình 4.5: Hình ảnh bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ cao
  69. 59 4.3.3.2. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ dốc Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh theo độ dốc được cho ở hình 4.6. Kết quả cho thấy tổng số cây tái sinh loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp có 5 cây. Trong tổng số 05 tái sinh cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 01 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc từ 20 độ đến 30 độ. - 02 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc từ 30 độ đến 40 độ. - 02 cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố ở độ dốc lớn hơn 40 độ. Từ kết quả phân bố theo độ dốc cho thấy loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp có thể tái sinh ở địa hình dốc đến rất dốc, từ 20 độ đến trên 40 độ.
  70. 60 Hình 4.6: Hình ảnh bản đồ phân bố cây tái sinh theo độ dốc
  71. 61 4.3.3.3. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo trạng thái rừng Qua ứng dụng phần mềm QGIS, hình ảnh bản đồ phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh theo trạng thái được cho ở hình 4.7. Kết quả cho thấy tổng số cây tái sinh loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp có 5 cây. Theo hiện trạng rừng kế thừa, trong tổng số 05 tái sinh cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp có: - 01 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh giàu nguyên sinh. - 04 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp phân bố trong rừng gỗ tự nhiên núi đá lá rộng thường xanh trung bình. Kết quả phân bố cây tái sinh cho thấy loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp tái sinh đều dưới tán rừng của trạng thái rừng lá rộng thường xanh trên núi đá. Từ kết quả thống kê ở bảng 4.6 cho thấy 05 cây đều tái sinh xung quanh gốc mẹ. Cụ thể, có 03 cây tái sinh trong khoảng từ 0 m - 10 m xung quanh gốc mẹ và 02 cây khoảng cách từ 10 m - 50 m quanh gốc mẹ. Bảng 4.6: Tọa độ cây tái sinh Cây tái sinh Vị trí X Y Cách cây mẹ 1 Đỉnh 514878 2338690 10 2 Đỉnh 516535 2341200 10 3 Đỉnh 516589 2341215 50 5 Đỉnh 516770 2337890 10 6 Đỉnh 516790 2337929 50
  72. 62 Hình 4.7: Hình ảnh bản đồ phân bố cây tái sinh theo trạng thái rừng
  73. 63 4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý bảo tồn và phát triển loài tại VQG Xuân Sơn- Phú Thọ Trên cơ sở những kết quả điều tra đánh giá hiện trạng quần thể loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp cho đây là loài chưa được gây trồng, số lượng cây con tái sinh ít (5 cây). Để bảo tồn các loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp quý hiếm và cạn kiệt này tôi đưa ra một số giải pháp như sau: 4.4.1. Giải pháp quản lý Đối với các cả thể của Dẻ tùng sọc trắng hẹp đang còn tồn tại và khu vực phân bố của chúng tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra và bảo vệ nghiêm ngặt bởi số lượng loài còn rất ít. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, người dân thôn bản trong việc tuần tra, kiểm soát và tháo rỡ các lán trại khai thác gỗ trong rừng. Tuyên truyền nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của bảo tồn, nâng cao nhận thức về khu bảo vệ nghiêm ngặt, nghiêm cấm việc khai thác và các tác động ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển cũng như khả năng tái sinh tự nhiên của loài. Hướng dẫn xây dựng các hương ước, quy ước của làng bản về bảo tồn bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ Dẻ tùng sọc trắng hẹp nói riêng. Xây dựng thùng thư phát giác để kịp thời ngăn chặn xử lý những đối tượng có những hành vi phá rừng trái phép. Với điều kiện thực tế cụ thể có thể tiến hành xúc tiến tái sinh tự nhiên dưới gốc cây mẹ cũng như mở rộng khu vực phân bố và khả năng tái sinh của loài. Vào những mùa quả chín có thể thu quả về khi gặp điều kiện thuận lợi mang hạt vào rừng reo sau khi đã làm đất dưới tán rừng nơi các loài thường phân bố đảm bảo nhiệt độ ẩm, án sáng để cây tái sinh có thể sống sót sinh trưởng và phát triển tốt.
  74. 64 Cần xây dựng các trương trình nâng cao nhận thức của người dân vùng lõi và vùng đệm đến mọi lứa tuổi, đặc biệt đến những người lãnh đạo địa phương, già làng, trưởng bản bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau để người dân trong khu vực chung tay với các nhà quản lý, nhà khoa học cùng nhau bảo tồn các loài động, thực vật và bảo tồn Đa dạng sinh học. 4.4.2. Giải pháp về cơ chế và chính sách - VQG Xuân Sơn cần xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển các loài ngành hạt trần ở địa phương dựa trên chiến lược, đề án và kế hoạch hành động về bảo tồn đã được phê duyệt - Đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tổ chức cho cán bộ tham gia các khóa học chuyên ngành dài hạn, ngắn hạn; tăng cường học tập kinh nghiệm ở các khu bảo tồn đã làm tốt công tác bảo tồn thiên nhiên - Dành một phần vốn ngân sách từ các chương trình như chương trình bảo vệ và phát triển rừng, chương trình nông thôn mới, chương trình bảo tồn, xóa đói giảm nghèo, định canh, định cư. Dành một phần kinh phí từ Khuyến lâm hàng năm cho xây dựng mô hình đào tạo, chuyển giao kiến thức gây trồng tới hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng. Một phần kinh phí hàng năm dành cho chọn giống, chuyển giao kỹ thuật gây trồng thực vật ngành hạt trần. - Thu hút nguồn vốn từ nhiều nguồn cho phát triển cây ngành hạt trần như vốn tự có của dân, các doanh nghiệp tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.
  75. 65 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Dẻ tùng sọc trắng hẹp là cây gỗ lớn thường xanh, loài này phân bố ở rừng tự nhiên trên núi đá có độ cao từ 700 - 1200 m và độ dốc từ 6 - 45 độ - Đã phát hiện thấy 10 cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp đường kính từ 22 - 89 cm ở 3 tuyến điều tra và không thấy quả. - Tầng cây cao của rừng có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp có mật độ khá thấp từ 155 - 200 cây/ha, với các loài chiếm ưu thế Trai lý, Mò lá nhỏ, Bồ Quân, Gội nếp, Mò lá to, Cà lồ, Xi đá, Nhội đối hệ sinh thái rừng núi đá. - Cây tái sinh dưới rừng có phân bố Dẻ tùng sọc trắng hẹp có mật độ thấp chỉ từ 2000 - 4120 cây/ha với các loài chiếm ưu thế trong tổ thành cây tái sinh là các loài Trai lý, Gội nếp, Mò lá nhỏ, Chò xanh, Trâm trắng, Phân mã, Trai trắng, Quế bạc, Nghiến và Đen đối với hệ sinh thái núi đá; cây tái sinh chủ yếu ở cấp chiều cao 0,5 - 1m và trên 1 m (cây tái sinh có triển vọng) và thiếu hụt cây tái sinh ở lớp cây mạ (<0,5 m) chứng tỏ thiếu hụt cây mẹ gieo giống hoặc điều kiện tái sinh không thuận lợi. Cây tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt (100%) và có chất lượng trung bình đến tốt (100%). - Đề tài đã xây dựng được bản đồ phân bố cây mẹ theo độc cao, độ dốc và trạng thái rừng. Bản đồ phân bố cây tái sinh theo theo độc cao, độ dốc và trạng thái rừng. 5.2. Kiến nghị - Cần có thêm các cuộc điều tra theo nhiều tuyến khác để khẳng định được số lượng cây mẹ và cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp tại VQG Xuân Sơn. - Cần có nghiên cứu về đa dạng di truyền cá thể và quần thể Dẻ tùng sọc trắng hẹp làm cơ sở bảo tồn gen.
  76. 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1996. Sách đỏ Việt Nam, Phần Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 2. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần thực vật. Nhà xuất bản khoa học tư nhiên và công nghệ, Hà Hội. 3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2016. Quyết định số 3158/QĐ- BNN-TCLN ngày 27 tháng 7 năm 2016 về việc Công bố hiện trạng rừng năm 2015. 4. Lê Xuân Cảnh (2004). Biodiversity Researches in Vietnam. Asean Biodiversity, Volume 40: 40-44. 5. Võ Văn Chi, Trần Hợp, 2002. Cây cỏ có ích ở Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 6. Nguyen Tien Hiep, Phan Ke Loc, Nguyen Duc To Luu, Philip Ian Thomas, Aljos Farjon, Leonid Averyanov and Jacinto Regalado Jr. (2004). Vietnam Conifers: Conservation Status Review 2004. Fauna and Flora International, Vietnam Program, Hanoi, 174pp. Vũ Tiến Hinh (2012). Phương pháp lập biểu thể tích thân cây rừng tự nhiên ở VN, NXB Nông nghiệp 7. Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng (2017a). Một số đặc điểm cấu trúc rừng tự nhiên nơi có loài Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) phân bố tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4: 64-73. 8. Phan Thị Thanh Huyền và Nguyễn Văn Hùng (2017b). Đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên nơi có loài cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp (Amentotaxus
  77. 67 argotaenia (Hance) Pilg.) phân bố tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4: 74-82. 9. Phạm Hoàng Hộ, 1991. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 10. Phan Ke Loc, Pham Van The, Phan Ke Long, Regalado, J., Averyanov, L.V. and Maslin, B. (2017). Native conifers of Vietnam – A review. Pakistan Journal of Botany 49(5): 2037-2068 11. Nguyễn Đức Tố Lưu, Thomas, P.L. (2004). Cây lá kim Việt Nam. Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 12. Nguyễn Hoàng Nghĩa (2004). Các loại cây lá kim ở Việt nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 14. Trần Minh Tuấn (2013). Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học loài Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia (Hance) Pilg.) làm cơ sở cho bảo tồn và phát triển tại Vườn quốc gia Ba Vì. Báo cáo tổng kết đề tài, Vườn quốc gia Ba Vì. 15. Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam. Phần Thực vật. Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. 16. Các tài liệu tập huấn về OpenGIS biên soạn tại Trung tâm tư vấn và Thông tin lâm nghiệp trong giai đoạn 2009-2012. 17. Nguyễn Hồng Phương, Đinh Văn Ưu (2007). Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và một số ứng dụng trong Hải Dương học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2007. 18. Phạm Vọng Thành, "Bài giảng cơ sở hệ thống thông tin địa lý", 2000 Tài liệu tiếng anh 19. Fu, L.G., Li, N. & Mill, R.R. (1999). Taxaceae. In: (Eds.): Wu, Z.Y. and P.H. Raven. Flora of China. Beijing and St. Louis, 4: 11-96.
  78. 68 20. Hilton-Taylor, C., Yang, Y., Rushforth, K. & Liao, 2013. Amentotaxus argotaenia. The IUCN Red List of Threatened Species 2013: e.T42545A2986540. 2545A2986540.en. 21. Liao, W. & Yang, Y. 2013. Amentotaxus argotaenia var. brevifolia. The IUCN Red List of Threatened Species2013: e.T32492A2820574. 22. Pilger, R.K.F. (1917). Kritische Ubersicht uber die neuere Literatur betreffend die Familie der Taxaceae. Bot. Jahrb. Syst. 54: 41.
  79. PHỤ LỤC Ảnh cây Dẻ tùng sọc trắng hẹp
  80. Ảnh cây tái sinh Dẻ tùng sọc trắng hẹp