Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây rau Tàu bay (Crassocephalum crepidioides) tại vườn ươm mô hình thực nghiệm khoa Lâm nghiệp

pdf 56 trang thiennha21 19/04/2022 2020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây rau Tàu bay (Crassocephalum crepidioides) tại vườn ươm mô hình thực nghiệm khoa Lâm nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_phan_bon_den_sinh_truong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây rau Tàu bay (Crassocephalum crepidioides) tại vườn ươm mô hình thực nghiệm khoa Lâm nghiệp

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  VŨ TUẤN ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY RAU TÀU BAY (CRASSOCEPHALUM CREPIDIOIDES) TẠI VƯỜN ƯƠM MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM KHOA LÂM NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên – Năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  VŨ TUẤN ANH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY RAU TÀU BAY (CRASSOCEPHALUM CREPIDIOIDES) TẠI VƯỜN ƯƠM MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM KHOA LÂM NGHIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Lớp : K47 LN Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn :TS. Nguyễn Tuấn Hùng Thái Nguyên – Năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn tốt nghiệp là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ các tiểu luận, luận văn nào trước đây. Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2019 Xác nhận của GVHD Người viết cam đoan Đồng ý cho bảo vệ kết quả (Ký, ghi rõ họ tên) trước hội đồng khoa học (Ký, ghi rõ họ tên) TS. Nguyễn Tuấn Hùng Vũ Tuấn Anh XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên Đã sửa chữa sai sót sau khi hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, cảm ơn các thầy cô giáo đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi đặc biệt xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm sâu sắc của thầy giáo TS. Nguyễn Tuấn Hùng đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới gia đình, bạn bè và những người thân đã quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập. Trong quá trình nghiên cứu do có những chủ quan và khách quan nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu xót và hạn chế. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các sinh viên để tôi hoàn thành khóa luận được tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, Ngày tháng năm 2019 Sinh viên Vũ Tuấn Anh
  5. iii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học. 3 2.2. Nghiên cứu về cây rau rừng trên Thế giới – Việt Nam 3 2.2.1. Trên Thế giới 3 2.2.2. Ở Việt Nam 5 2.3.3. Giá trị của cây rau Tàu Bay 6 2.4. Kết quả của việc nghiên cứu cây rau Tàu bay 8 2.4.1. Vai trò của phân bón tới sự phát triển cây trồng 9 2.5.Nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho cây 9 2.5.1. Đúng loại 9 2.5.2. Đúng liều 10 2.5.3. Đúng lúc 10 2.5.4. Đúng cách 10 2.6. Tổng quan cơ sở thực tập 11 PHẦN 3. NỘI DUNG ÀV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Vật Liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 14 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 14 3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu 16 3.2. Nội dung nghiên cứu 16 3.3. Phương pháp nghiên cứu 16 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 16
  6. iv 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 16 3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng được theo dõi trong vườn ươm 20 3.3.1.Phương pháp xử lý số liệu 20 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cây rau Tàu bay 22 4.1.1. Đặc điểm hình thái cây rau Tàu bay 22 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây (%) 23 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây (cm) 25 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số lá 28 4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số mầm 29 4.6.Chất lượng 31 4.7. Đề xuất một số giải pháp gây trồng cây rau Tàu bay 33 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35 5.1. Kết luận 35 5.2. Kiến nghị 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất 12 Bảng 3.1: Bảng thành phần của phân bón N-P-K 5:10:3*KS 14 Bảng 3.2: Thành phần hóa học phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh 14 Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân 18 Bảng 3.4: Điều tra ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây rau Tàu bay 19 Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây Tàu bay 23 Bảng 4.2: Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 1 tháng tuổi 25 Bảng 4.3: Ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn) (cm) 26 Bảng 4.4. Phân tích phương sai một nhân tố đến 26 sinh trưởng chiều cao (Hvn) (cm) của cây giai đoạn 1 tháng tuổi 26 Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số lá 28 Bảng 4.6. Phân tích phương sai một nhân tố đến 28 sinh trưởng số lá của cây giai đoạn 1 tháng tuổi 28 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số mầm 29 Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số mầm của cây giai đoạn 1 tháng tuổi 30 Bảng 4.9: Chất lượng của cây rau Tàu bay sau 30 ngày theo dõi 31
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân 17 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống cây rau Tàu bay sống sau 30 ngày sử dụng các công thức phân bón 24 Hình 4.2: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây rau Tàu bay 27 Hình 4.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của số lá của rau Tàu bay 29 Hình 4.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của số mầm của rau Tàu bay 31 Hình 4.5. Chất lượng của cây rau Tàu bay sau 30 ngày theo dõi 32
  9. vii DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT CT : Công thức CTTN : Công thức thí nghiệm Hvn : Chiều cao vút ngọn SL : Số lá TLS : Tỷ lệ sống Nxb : Nhà xuất bản TB : Trung bình
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Cây rau dại đã được con người biết đến và sử dụng từ xa xưa. Với các loài cây cỏ sẵn có trong tự nhiên, bằng những kinh nghiệm được truyền từ đời này qua đời khác, con người đã để lại cho hiện tại 1 kho tàng, kinh nghiệm sử dụng, chế biến cây rau cỏ dại hết sức đa dạng. Đặc biệt trong những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước đầy gian khổ và thiếu thốn, cây rau mọc hoang dại đã góp phần quan trọng trong bữa ăn của bộ đội và nhân dân. Rau rừng đã bổ sung một lượng dinh dưỡng cần thiết cho sức khoẻ của mọi người để hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến đấu và công tác. Ngày nay, tuy là thời bình, cây rau mọc hoang dại vẫn đóng vai trò quan trọng về dinh dưỡng cũng như làm thuốc phòng chữa bệnh đối với mọi tầng lớp nhân dân đặc biệt là ở những nơi vùng núi rừng, vùng cao, vùng sâu, vùng xa có khí hậu khắc nghiệt. Cây rau xanh là thành phần quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của nhân dân ta. Những câu nói “Cơm không rau như đau không thuốc” hoặc “Đói ăn rau, đau uống thuốc” đã được khẳng định tầm quan trọng, sự cần thiết của rau trong bữa ăn và trong đời sống con người (Nguyễn Tiến Bân và cộng sự, 1994) [1]. Là nguồn tài nguyên quý giá, là một bộ phận quan trọng của môi trường sống, luôn gắn liền với đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Cây rau rừng không chỉ cung cấp thực phẩm, dược liệu mà còn có giá trị về kinh tế, có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học, bảo tồn nguồn gen, bảo tồn đa dạng sinh học. Do vậy, để có cơ sở khoa học phát triển giống cây rau tàu bay, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời bảo tồn cây dược liệu quý đang ngày càng cạn kiệt trong tự nhiên, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
  11. 2 hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây rau Tàu bay (Crassocephalum crepidioides) tại vườn ươm mô hình thực nghiệm khoa Lâm nghiệp” là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn sản xuất. 1.2. Mụctiêu nghiên cứu Xác định được sự ảnh hưởng một số loại phân bón đến sự sinh trưởng của cây rau Tàu bay, từ đó làm cơ sở khoa học cho công tác làm nghiên cứu và nhân rộng giống cây dược liệu quý. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu - Ý nghĩa khoa học Vận dụng kiến thức đã học làm quen với thực tế. Tích lũy những kinh nghiệm cho công việc khi đi làm. Nâng cao kiến thức thực tế. Rèn luyện về kỹ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. - Ý nghĩa thực tiễn Xác định được ảnh hưởng của việc bón phân đến sinh trưởng,phát triển của cây rau sắng. Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chínhxác. Đề xuất một số giải pháp kiến nghị về phương pháp, cách thức bón phân. Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊNỨU C 2.1. Cơ sở khoa học Rau tàu bay loài cỏ dại mọc hoang hóa khắp nơi, tưởng chừng chỉ là một loài cỏ vô chi nhưng thực tế loài cây này không chỉ là một vị thuốc, chúng ta còn có thể sử dụng cây tàu bay hàng ngày như một loại rau sạch. Rau tàu bay còn được gọi là cây kim thất. Cái tên rau Tàu bay không biết có từ khi nào nhưng chắc chắn rằng nó bắt nguồn từ những năm kháng chiến oanh liệt của quân và dân ta. Theo một số cựu chiến binh chúng tôi được biết, trong chiến tranh kháng chiến chống mỹ bộ đội ta thường phải ẩn nấp trong các tán rừng dài ngày. Lương thực thiếu thốn, rau khan hiếm nên phải hái rau rừng làm thực phẩm, trong đó loài rau phổ biến nhất là cây kim thất. Phải đối mặt với máy bay Mỹ nén bom, ăn rau rừng nên các chiến sỹ mới gọi đây là rau Tàu bay (Lê Khả Kế và cộng sự 1969 – 1976)[7]. Rau rừng có vai trò và giá trị rất lớn đối với đời sống của con người, việc phát triển cây rau rừng , an toàn đáp ứng nhu cầu của con người ngày càng khó khăn đặc biệt là các loài rau rừng có nguồn gốc từ tự nhiên. 2.2. Nghiên cứu về cây rau rừng trên thế giới – Việt Nam 2.2.1. Trên thế giới Từ xa xưa, trong quá trình hái lượm các loại cây rau cỏ để làm thức ăn, con người đã phát hiện ra những cây cỏ có độc thì tránh, những cây rau cỏ ăn được thì sử dụng làm lương thực, thực phẩm, có thể làm thuốc chữa bệnh và được truyền tụng từ đời này qua đời khác. Cùng với sự tiến hóa và phát triển của xã hội, kho tàng kiến thức về cây thuốc của nhân loại ngày càng trở nên phong phú. Theo Farmsworth et al., 1985 thì vào năm 1985 có khoảng 119 hợp chất hóa học chiết xuất từ thực vật bậc cao được sử dụng vào sản xuất thuốc trên
  13. 4 toàn thế giới. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính là có 80% người dân ở các nước đang phát triển của thế giới hiện đang phụ thuộc vào các loại thuốc truyền thống để chữa bệnh và trong khoảng 85% các loại thuốc truyền thống đó có sử dụng các chiết xuất từ thực vật. Rất nhiều nước trên thế giới quan tâm đầu tư nghiên cứu tìm các hợp chất mới từ thực vật như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Đức, Ấn Độ Trong thực tế các nghiên cứu như vậy chỉ được bắt đầu từ thế kỷ 19 và công nghệ cũng phát triển rất mạnh mẽ từ đó. Tại trung tâm Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ đã kiểm tra rất nhiều loài thực vật để tìm kiếm chất ung thư, rất nhiều loài đã chứng tỏ có hoạt 5 chất chống ung thư, một số hoạt chất đã được chiết xuất và nghiên cứu về cấu trúc để thử nghiệm chữa trị cho con người. Tại Hồng Kông vào năm 1981 với dân số gần 5,7 triệu người, Hồng Kông có ít nhất 346 người bán cây cỏ làm thuốc và 1477 cửa hàng bán thuốc từ các loại cây cỏ, trong khi đó có 3362 thầy thuốc có đăng ký và 375 hiệu thuốc. Hiệp hội các nhà thuốc Bắc ở đây có khoảng 5.000 hội viên. Có thể nói Hồng Kông là một thị trường đông dược lớn nhất thế giới, nhập khẩu vượt con số 190 triệu đô la Mỹ mỗi năm. Chỉ có khoảng 70% các loại sản phẩm thảo dược đó là được sử dụng tại chỗ, còn 30% lại được tái xuất. Theo tính toán thì mỗi năm người dân nơi đây tiêu thụ khoảng 25 đô la Mỹ cho thuốc Bắc. Đây mới chỉ là số liệu tính riêng cho Hồng Kông mà chưa hề đưa ra các số liệu cho cả Trung Quốc, một đất nước mà từ hàng nghìn năm qua người dân đã quen sử dụng thuốc dân tộc sản xuất từ thực vật để chữa bệnh. Tại Nhật Bản hệ thống y học cổ truyền được gọi là Kampo là một dạng ứng dụng y học Trung Quốc. Thuốc dân tộc bao gồm các sản phẩm từ tự nhên, mà chủ yếu là các chiết xuất từ thực vật. Tổng chi phí cho các sản phẩm thuốc tại Nhật Bản là khoảng 8,3 tỉ đô la Mỹ trong năm 196, song các loại thuốc dân tộc chỉ chiếm 12,5 triệu đô la Mỹ. Vào năm 1984, tổng chi phí
  14. 5 cho các loại thuốc đã lên tới 14,6 tỉ đô la Mỹ và chi phí cho thuốc dân tộc cũng tăng lên 150 triệu đô la Mỹ (Terasawa, 1986). Tonga Noweg và cộng sự (2003) nghiên cứu những loài cây làm rau lấy từ rừng của các cộng đồng trong khu vực Vườn quốc gia Crocker Range, Sabah, Malaysia cho thấy có đến 70,6% cộng đồng dân cư có lấy các loài rau từ rừng, 82% phụ nữ tham gia lấy các loại rau rừng phục vụ cho gia đình 18% vừa lấy để dùng vừa đem bán ở các chợ địa phương. Wang Guang-Yin và cộng sự (2002) nghiên cứu về khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên rừng tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, chỉ ra có tới 91họ, 226 chi và 415 loài. Phân bố địa lý, sự khai thác và cách thức sử dụng được chỉ rõ và 6 đặc tính của loài, đặc điểm sinh học, các phần có thể ăn được, thời gian thu hái và sinh cảnh của chúng cũng đề cập tới. Tugba Bayrak Ozbucak và cộng sự đã nghiên cứu phân bố các loài cây ăn được ở vùng biển đen Thổ Nhĩ ỳK cho thấy các loài cây ăn được rất phổ biến và được dân cư vùng này sử dụng thường xuyên, thống kê được có 52 loài cây ăn được thuộc trong 26 họ. Họ có số loài nhiều nhất là họ Lamiaceae (10 loài), tiếp theo là các họ Asteraceae (5loài), Apiaceae và Boraginaceae (4 loài), Liliaceae (3 loài), Orchidaceae và Polygonaceae (2 loài) (Bùi Văn Tân, 2010)[11]. 2.2.2. Ở Việt Nam Nước ta nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khác nhau giữa các địa phương; lượng mưa trung bình lớn nhưng phân bố không đều theo vùng lãnh thổ và trong năm. Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa dạng, do vậy nước ta có thảm thực vật phong phú và nguồn cây rau rừng để ăn và làm thuốc dồi dào. Bảo tồn và phát triển nguồn gien, giống cây rau rừng làm thuốc là một việc làm cần thiết góp phần tăng nguồn lực chăm sóc sức khỏe nhân dân (Đỗ Tất Lợi, 1995)[8].
  15. 6 Các nhà khoa học đã phát hiện ở nước ta có 3.948 loài thực vật và nấm lớn được dùng làm thuốc, thuộc 307 họ của chín ngành và nhóm thực vật khác nhau. Trong đó có 52 loài tảo biển, 22 loài nấm, bốn loài rêu và 3.870 loài thực vật bậc cao. Mỗi loài lại có bộ gien đa dạng riêng của mình. Ðiều này làm cho kho tàng nguồn gien cây thuốc ở Việt Nam vô cùng đa dạng, từ cấp hệ sinh thái đến cấp loài và phân tử (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004)[2]. Theo sổ sách ghi chép, rau được nhập vào nước ta từ thế kỷ thứ X. Lê Quý Đôn (1721-1783) đã tổng kết vùng phân bố rau. Cho đến nay, nước ta có khoảng 70 loài thực vật đã sử dụng làm rau hoặc chế biến thành rau. Hơn 30 loài trong đó có 15 loài rau chủ lực, hơn 80% là rau ăn lá. Theo kết quả nghiên cứu của Võ Văn Chi (1983), hiện có 145 loài dùng để làm rau thuộc 61 họ thực vật, trong đó 10 họ có số cây được dùng làm rau ăn nhiều nhất. Đứng đầu là họ Đậu, tiếp đến là họ Cúc, họ Bầu bí, họ Ráy, họ Dền. Theo số liệu thống kê tại Việt Nam có khoảng 356 loài cây trồng phục vụ ăn uống, chiếm 25% tổng số cây trồng. Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu hệ thống về thực vật hoang dại xem có bao nhiêu loài có thể sử dụng được làm rau ăn. Những nghiên cứu về rau hoang dại ở Việt Nam hiện nay tập trung chủ yếu là rau rừng ở một vài nghiên cứu nhỏ như: Tác phẩm “Rau rừng” của tổng cục Hậu cần Quân đội nhân dân Việt Nam đã nêu lên 150 loài có thể sử dụng làm rau ăn, trong đó có 56 loài có thể trực tiếp, 36 loài phải qua chế biến trong đó 15 loài nấu canh, 7 loài lấy củ, 11 loài ăn quả, 10 loài làm nước uống. Tác phẩm đã miêu tả một cách sơ bộ về hình thái, bộ phận sử dụng, cách sử dụng, phân bố của 150 loài rau rừng (Hồ Vi Phương, 2012)[9]. 2.3.3. Giá trị của cây rau Tàu bay Rau tàu bay còn được biết phổ biến nhờ trong chiến tranh Việt Nam, ở những vùng rừng núi nó là một trong những loài cây rừng chủ lực được chọn để thay rau xanh.Tuy có tên là rau nhưng thực tế nó chỉ là một loài cỏ dại, có
  16. 7 thể ăn được như rau nhưng do có nguồn gốc hoang dại, còn nhiều độc tính nên không được sử dụng nhiều hoặc trồng làm rau. Ở Việt Nam, đôi khi nó được sử dụng làm thực phẩm thay thế rau xanh nhưng rất hạn chế vì có mùi hắc rất khó chịu kể cả khi đã luộc chín. Đọt non của cây có thể luộc, nấu canh, hoặc làm nộm trộn với hoa chuối. Rau tàu bay được dùng làm rau ăn sống, hoặc luộc, xào, nấu canh hay muối dưa ăn. Khi nấu canh phải để lắng, gạn bỏ hết dầu, mới thêm mắm muối để đỡ mùi hắc. Dân gian thường dùng lá tươi giã nát hoặc nhai nát đắp lên những vết rắn, rết cắn. Ở Campuchia, người ta dùng nó để trị các biến chứng sau khi sinh. Trong y học cổ truyền còn sử dụng rau tàu bay làm dược liệu. Rau tàu bay có những công dụng phòng chữa bệnh như sau: Cung cấp loại vitamin nói chung và vitamin A, C là những vitamin chống ôxy hóa, khử gốc tự do. Rau tàu bay có nhiều xơ gây nhuận tràng và giảm hấp thu chất béo, làm thức ăn kiêng cho người béo phì (Võ Văn Chi, 1997)[3]. Một số vùng dân cư người ta quen dùng rau tàu bay phòng chống côn trùng, rắn rết cắn, bằng cách giã nhuyễn xoa đắp lên chỗ bị tổn thương Trong thời gian chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh Việt Nam, nó là món ăn thường xuyên của du kích, bộ đội khi hoạt động ở những vùng rừng núi do không có điều kiện để trồng rau xanh thường xuyên để tránh bị lộ nơi đóng quân hoặc những lúc hết lương thực. Rau Tàu bay được xếp vào nhóm rau rừng. Rau Tàu bay được nổi danh đặc biệt từ trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nó đã cung cấp nguồn rau xanh sẵn có khắp nơi để ăn sống, muối dưa, luộc, xào, nấu canh cho quân dân cả nước. Rau Tàu bay mọc ở đồng bằng, trên núi, trong rừng, bên đường, bờ mương, ven suối (Phạm Hoàng Hộ 2000, Cây cỏ Việt Nam)[6] Còn với nhân dân ở thời bình như thời chiến, rau tàu bay là món rau thường thấy bên cạnh “nước chấm đại dương và nước canh toàn quốc” trong
  17. 8 bữa ăn của sinh viên. Đồng bào đi xây dựng vùng kinh tế mới vào những ngày đầu khai hoang cũng tìm đến rau Tàu bay. Có lẽ cũng vì ân tình đối với rau Tàu bay mà trong hàng trăm rau rừng ăn được thì hiếm có rau được nghiên cứu thành phần hóa học, trong rau Tàu bay cho thấy (tính theo %): nước 91,1, protein 2,5, lipid 0,2, cellulose 1,6 dẫn xuất không protein 3,7. Khoáng toàn phần 0,9. Về vitamin có 3,4mg% caroten (tiền sinh tố A), 10mg% vitamin C. Trong y học cổ truyền còn sử dụng rau tàu bay làm dược liệu. Cũng như các loại rau xanh khác, rau tàu bay cung cấp các loại vitamin nói chung và vitamin A, C là những vitamin chống ôxy hóa, khử gốc tự do. Rau Tàu bay có nhiều xơ gây nhuận tràng, làm thức ăn kiêng cho người béo phì.Một số vùng dân cư người ta quen dùng rau tàu bay phòng chống côn trùng, rắn rết cắn, bằng cách giã nhuyễn xoa đắp lên chỗ bị tổn thương. Có người khoái mùi vị đặc trưng của rau tàu bay. Nhưng có ý kiến cho rằng ăn nhiều và thường xuyên rau tàu bay sẽ bị thiếu máu. Để khắc phục tình trạng đó thì cần làm toan hóa rau tàu bay bằng cách phối hợp chấm nước mắm chanh hoặc làm rau trộn có chanh hoặc giấm để tăng hấp thu sắt tạo huyết sắc tố. Cũng có ý kiến dùng kéo dài rau tàu bay có thể bị sỏi thận. Do đó nên ăn thay đổi những món rau rừng khác. Tuy nhiên, những ý kiến này chưa được khoa học kiểm chứng. Nấu canh rau tàu bay nên lắng bỏ phần dầu để khỏi bị có mùi hắc như mùi xăng rất đặc trưng của rau tàu bay, rồi mới cho gia vị vào, thì sẽ thơm ngon (Nguyễn Văn Đàn, Đoàn Thị Nhu (chủ biên), 1990)[4]. 2.4. Kết quả của việc nghiên cứu cây rau Tàu bay Cây Tàu bay là một cây rau rừng quý, và có nhiều giá trị. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nguyên liệu tự nhiên dần cạn kiệt, vì vậy chúng ta cần nhân giống, phát triển và bảo vệ nguồn gen quý của loài cây rau rừng này.
  18. 9 Qua việc nghiên cứu này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về tác dụng của cây rau Tàu bay, những điều kiện ảnh hưởng, đặc biệt là sự ảnh hưởng của việc bón phân đến sinh trưởng của loài cây rau rừng này. 2.4.1. Vai trò của phân bón tới sự phát triển cây trồng Có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng phát triển, năng suất, chất lượng cây trồng: khí hậu, đất, giống, nước, sâu bệnh, môi trường, phân bón Trong số đó phân bón đóng vai trò hết sức quan trọng. Từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” hay “ Người đẹp vì lụa lúa tốt vì phân” để thấy được vai trò quan trọng của phân bón trong canh tác nông nghiệp và sự phát triển cân đối, ổn định của cây trồng. Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. trong tất cả các loại phân bón vô cơ, hữu cơ đều cố đầy đủ N,P,K các nguyên tố trung lượng (ca, Mg, S), các nguyên tố vi lượng (Fe, Cu, Mh, B, Mo ) cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng của cây. Phân bón là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu cho cây trồng thông qua bộ rễ của cây, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định năng suất của cây. Nếu bón phân cân đối, hợp lý thì sẽ giúp năng suất của cây tăng cao, phát triển vượt trội không có hiện tượng mất mùa, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao chất lượng nông sản. Nhưng nếu bón phân không hợp lý thì cây sẽ phát triển không cân đối, cho năng suất thấp, chất lượng nông sản kém, sâu bệnh hại nhiều (Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Mạnh Chinh. Dinh dưỡng cây trồng và phân bón, 2002)[5]. 2.5. Nguyên tắc cơ bản khi bón phân cho cây 2.5.1. Đúng loại Sử dụng đúng loại phân mà cây yêu cầu và phù hợp với từng loại đất. Vì vậy cần phải hiểu rõ yêu cầu của từng loại cây: cần loại phân gì, tỷ lệ bao nhiêu tùy theo từng thời kỳ sinh trưởng, và nó được trồng trên loại đất có tính chất ra sao.
  19. 10 Nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển. Có loại cây ở giai đoạn sinh trưởng cần kali hơn đạm; cũng có loại cây ở thời kỳ phát triển lại cần đạm hơn kali. Bón đúng loại phân mà cây cần mới phát huy hiệu quả[5]. Cây trồng yêu cầu phân gì bón phân đó. Phân bón có nhiều loại, nhưng có 4 loại chính là: N, P, K, S; mỗi loại có chức năng riêng. Bón phân không đúng yêu cầu, không phát huy được hiệu quả còn gây hại cho cây. Bón đúng không những đáp ứng được yêu cầu của cây mà còn giữ ổn định của môi trường đất. Đất chua tuyệt đối không bón những loại phân có tính axít cao quá ngưỡng ; đất kiềm không bón các loại phân có tính kiềm cao quá ngưỡng[5]. 2.5.2.Đúng liều Liều dùng là bao nhiêu? Hầu hết trên nhãn bao bì đều có hướng dẫn. Để sử dụng đúng liều lượng phân bón nhằm tiết kiệm được kinh tế, phù hợp với yêu cầu của cây trồng, tránh lãng phí phân bón, thì người sử dụng phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kết hợp với quan sát hình thái và tình trạng của cây, đất đai nơi trồng cây, thời tiết, mùa vụ để quyết định bón lượng phân thích hợp[5]. 2.5.3.Đúng lúc Đúng lúc là bón đúng lượng phân và đúng loại phân khi cây trồng cần. Trong suốt thời kỳ sống, cây trồng luôn luôn có nhu cầu các chất dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển, vì vậy nên chia ra bón nhiều lần theo quy trình và bón vào lúc cây phát triển mạnh, không bón một lúc quá nhiều, sai nguyên tắc. Việc bón quá nhiều phân một lúc sẽ gây ra thừa lãng phí, ô nhiễm môi trường, cây sử dụng không hết sẽ làm biến dạng dễ nhiễm bệnh, năng suất chất lượng nông sản thấp. 2.5.4.Đúng cách Bón đúng cách là bón phân sao cho cây trồng hấp thu hiệu quả nhất lượng phân bón vào (đúng theo hướng dẫn của nhà Sản xuất).
  20. 11 Một khi đã xác định được đúng phân, thuốc, pha đúng liều lượng và chọn đúng thời điểm để xử lý mà cách dùng lại không đúng thì làm giảm tối đa hiệu quả sử dụng[5]. Sử dụng phân phun qua lá sẽ không mang lại hiệu quả mà ngược lại sẽ làm tổn thương cây (cháy lá) nếu sử dụng không đúng cách. Lá cây trồng, ngoài chức năng quang hợp còn có vai trò thoát hơi nước qua hệ thống khí khổng, đó là những lỗ nhỏ li ti nằm phần lớn ở mặt dưới lá và cũng chính nơi đây mới có điều kiện hấp thu phân qua lá. Do đó khi sử dụng phân phun qua lá cần phải phun tập trung ở mặt dưới lá[5]. Bón phân có nhiều cách nhưng tập trung chủ yếu 3 cách sau: Bón bề mặt là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất đối với các loại phân đạm. Nếu là phân bón hữu cơ thì nên lấp đất lên hoặc trộn đều với đất bề mặt. Bón cho đất: Đây là phương pháp rất phù hợp cho các loại phân hòa tan, ví dụ như phốt pho và kali. Có thể đưa phân vào các lỗ hoặc rãnh xung quanh cây, sau đó dùng nước tưới để phân ngấm nhanh vào trong đất[5]. Phun lá: Đây là phương pháp rất hiệu quả nhất là bón phân giàu hàm lượng sắt, kẽm hoặc các nguồn đạm ít quan trọng đối với cây nhưng là phương án rất khó tính toán được chính xác hàm lượng phân mà cây nhận được nhất là phốt pho và kali. Tưới nước: Tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân là phương pháp tốt nhất để bảo vệ phân và giúp cây tiếp cận nhanh nguồn phân bón. Tuy nhiên nếu tưới quá nhiều nước bề mặt sẽ làm rửa trôi phân bón và gây ô nhiễm nguồn đất và nước[5]. 2.6. Tổng quan cơ sở thực tập Địa điểm xây dựng mô hình vườn thực vật nằm trong Mô hình khoa Lâm nghiệp và nằm trong diện tích của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên do
  21. 12 vậy cũng có các yếu tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc trưng của xã Quyết Thắn, thành phố Thái Nguyên . a. Đất đai Đất đai của xã Quyết Thắng được hình thành do hai nguồn gốc: Đất hình thành tại chỗ do phong hoá đá mẹ và đất hình thành do phù sa bồi tụ. Nhóm đất phù sa chiếm tỷ lệ ít, là nhóm đất ở địa hình bằng, được bồi đắp bởi sản phẩm phù sa của dòng chảy của các suối và do thời tiết, thời gian được chia thành. Đất phù sa không được bồi tụ hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ. Nhóm đất xám bạc màu: phát triển trên đất phù sa cổ có sản phẩm Feralitic trên nền cơ giới nặng, đây là đất bạc màu có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị xói mòn, rửa trôi. Nhóm đất Feralit: Phân bố chủ yếu ở địa hình đồi núi, được phát triển trên phù sa cổ, dăm cuội kết và cát kết, loại đất này diện tích khá lớn. Đất khu vực vườn ươm là đất dốc tụ pha cát lẫn với đá nhỏ, đất có màu xám đen, hàm lượng dinh dưỡng trong đất thấp do đã sử dụng nhiều năm. Đất là đất feralit, nguồn gốc của đất xuất phát từ đá sa thạch, độ pH của đất thấp, đất nghèo mùn. Đất có độ màu mỡ thấp nên cây con sinh trưởng và phát triển mức trung bình, đôi khi có cây phát triển kém. Bảng 2.1. Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất tầng Mùn N P205 K20 N P205 K20 Ph đất(cm) 1 – 10 1.766 0.024 0.241 0.035 3.64 4.65 0.90 3.5 10 – 30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 0.12 0.44 3.9 30 - 60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.05 3.7
  22. 13 b. Đặc điểm khí hậu, thời tiết Mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm nằm trong khu vực xã Quyết Thắng thành phố Thái Nguyên nên mang đầy đủ các đặc điểm khí hậu của thành phố Thái Nguyên. Khí hậu nhiệt đới gió mùa,thời tiết chia làm 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Có 2 mùa chính: Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10,mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau.
  23. 14 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật Liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Cây rau Tàu bay Tên khoa học: Crassocephalum crepidioides Thuộc họ: Asteraceae Cây được nhân giống từ hạt được mua tại Định Hóa – Thái Nguyên Ba loại phân bón (phân N-P-K; phân chuồng hoai; phân vi sinh)  Phân N-P-K 5:10:3*KS Bảng 3.1: Bảng thành phần của phân bón N-P-K 5:10:3*KS Nitơ (N) 5% Đồng (Cu) 20-30 ppm Lân (P2O5) 10% Kẽm (Zn) 40-50 ppm Kali oxit (K2O) 3% Lưu huỳnh (S) 8-10% Canxi (CaO) 18-20% Magie oxit (MgO) 2-2.5% Silic điôxít (SiO2) 4-5% Loại phân này chủ yếu dùng để bón lót.  Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh Bảng 3.2: Thành phần hóa học phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh Hàm lượng vi sinh vật Thành phần hóa học (đơn vị hình thành khuẩn lạc CFU) Hàm lượng chất hữu cơ 15% Azotobacter sp 1x106 CFU/g Axit Humic 1,5% Bacillus sp 1x106 CFU/g 6 Lân (P2O5 hh) 3% Streptomyces sp 1x10 CFU/g Silic điôxít (SiO2) 2,5% Canxi (CaO) 2,5% Magie oxit (MgO) 2%
  24. 15 Ngoài ra còn có một số nguyên tố trung vi lượng cần thiết cho cây trồng. Phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh có tác dụng: Cung cấp các dưỡng chất cân đối cho cây trồng, giúp cây phát triển nhanh, toàn diện, chắc khỏe, giúp cây đẻ nhánh, trổ hoa, lá mượt. Phân bón có ba loại chính cho lâm nghiệp đó là phân vô cơ, phân hữu cơ và phân hữu cơ vi sinh. Phân hữu cơ dễ sản xuất và chi phí thấp, có thể áp dụng toàn diện, khó bị rửa trôi và không bị biến tính, có tác dụng lâu dài. Tuy nhiên, phân hữu cơ sử dụng trong sản xuất mang tính thủ công và khó áp dụng trên qui mô lớn cho rừng trồng nguyên liệu công nghiệp do khối lượng lớn khó vận chuyển. Mặt khác, phân hữu cơ phân huỷ chậm nên không cung cấp kịp thời các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Phân hữu cơ vi sinh có thành phần gồm than bùn, N, P, K và các vi sinh vật có ích. Loại phân này có tác dụng làm tăng hiệu quả của phân vô cơ do bản thân nó hấp thụ phân vô cơ, có khả năng ngăn cản quá trình rửa trôi hay keo hóa với hạt đất, ngăn cản sự tiếp xúc trực tiếp của phân khoáng với môi trường pH thấp giữ cho phân khoáng luôn ở dạng dễ tiêu, ngoài ra vi sinh vật cộng sinh thúc đẩy hệ rễ hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn. Đối với phân vô cơ, đặc biệt là phân phức hợp (NPK) có hiệu quả cung cấp dinh dưỡng toàn diện, có hiệu lực nhanh hơn phân hữu cơ vi sinh do đó giảm được công bón phân, tiện lợi cho bón phân trên diện rộng. Tuy nhiên, loại phân này lại có một nhược điểm là dễ bị rửa trôi. Loại phân bón vô cơ được áp dụng chủ yếu ở phía Bắc là phân NPK (5:10:3*KS). Phân NPK (5:10:3*KS) dạng hạt, phân giải chậm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt phù hợp với đất nghèo lân. Loại phân này có tác dụng kích hoạt các vi sinh vật có ích trong đất như hình thành cộng sinh nấm rễ Mycorhiza và vi khuẩn cố định đạm Rhizobium. Ở điều kiện lập địa xấu, NPK (5:10:3*KS) thường được bón phối hợp với phân hữu cơ vi sinh để tăng hiệu lực của lân (Ngô Đình Quế, 2001)[10].
  25. 16 3.1.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu - Địa điểm nhiên cứu: tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/01 đến 30 /05/2019 3.2. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm sinh thái học cây rau tàu bay - Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ sống của cây rau Tàu bay - Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn) (cm) - Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số lá - Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số mầm 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến cây rau Tàu bay ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, hình thái, sinh trưởng, năng suất, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chăm sóc ). Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng từ các cơ quan, cán bộ ngành, người dân tại khu vực nghiên cứu. Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát ngoài thực địa: Khảo sát theo các tuyến điều tra, lấy mẫu Tàu bay nhằm so sánh về một số đặc điểm sinh thái, hình thái. Bố trí các thí nghiệm về mùa vụ trồng, mật độ trồng, phương thức trồng khác nhau nhằm đánh giá sinh trưởng, năng suất của cây Tàu bay tại khu vực nghiên cứu. 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.3.2.1 Công tác chuẩn bị - Giống rau - Làm đất lên luống - Giàn che
  26. 17 - Giấy A4, bút - Thước đo chiều cao Thí nghiệm được thực hiện theo các phương thức trồng khác nhau, 3 lần lặp/công thức, diện tích cho một công thức là 2m2.theo hố ngẫu nhiên theo khối (RCBD) CT.3 CT.1 CT.4 CT2 CT4 CT2 CT1 CT3 CT1 CT2 CT4 CT3 Hình 3.1 Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân 3.3.2.2. Bố trí thí nghiệm - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Để nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây con, đề tài thử nghiệm 4 công thức thí nghiệm, 25 cây/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức bón phân trội nhất. Cụ thể như sau: CT 1: Phân chuồng hoai CT 2: Phân Đầu trâu (NPK) CT 3: Phân Vi sinh (Sông Danh) CT 4: Không bón phân (Công thức đối chứng)
  27. 18 Từ 4 công thức sẽ chọn ra được công thức được bón bởi phân đem lại chất lượng, hiệu quả tốt nhất, đáp ứng yêu cầu thực tiễn (bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 100-200kg/ ha, phân Đầu trâu khoảng 80-100kg/ha, phân Vi sinh khoảng 100-150kg/ha) theo khuyến cáo kỹ thuật [12]. Các công thức được rút thăm ngẫu nhiên: CT.1, CT.2, CT.3 và CT.4 được bón phân với nồng độ khác nhau (bón lót bằng phân chuồng hoai khoảng 0,4kg trong một công thức, phân NPK khoảng 0,2kg trong một công thức, phân Vi sinh khoảng 0,15kg trong một công thức). Bảng 3.3. Sơ đồ bố trí thí nghiệm bón phân Lần lặp lại Công thức thí nghiệm 1 CT.3 CT.1 CT.4 CT.2 2 CT.4 CT.2 CT.1 CT.3 3 CT.1 CT.2 CT.4 CT.3 - Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 25 cây/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 10 ngày theo dõi 1 lần và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con. - Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1 đặt thước sát miệng đến hết ngọn cây. - Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao của các công thức. - Số mầm: Đếm số mầm theo thứ tự của các cây đo chiều cao của các công thức. Các chỉ tiêu theo dõi được nghi ở biểu điều tra sau:
  28. 19 Bảng 3.4: Điều tra ảnh hưởng của chế độ bón phân đến sinh trưởng của cây rau Tàu bay Ngày điều tra: Người điều tra: VŨ TUẤN ANH Nơi điều tra: Vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Số Chất lượng STT Hvn Số lá Ghi chú mầm Tốt TB Xấu 1 2 3 Tổng số cây trên 1 công thức là: 25 cây. Tổng số cây của 4 công thức là: 100 cây. Đặc điểm cây giống được thí nghiệm: Giống cây Tàu bay được nhân giống từ hạt có kích thước trung bình là: Hvn = 9 Số lá = 6 Số mầm = 2 Không sâu bệnh, sinh trưởng tốt đủ tiêu chuẩn chiều cao, số lá, số mầm. - Biện pháp kĩ thuật: Chọn vùng bố trí thí nghiệm: Đất được chọn bố trí thí nghiệm là khu đất nằm trong khu vực quản lý của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng ,Thành phố Thái Nguyên. - Làm đất : Đất có tầng canh tác dài trên 40cm, thoát nước tốt, không ngập úng. Đất được làm kỹ, sạch cỏ, tươi xốp.
  29. 20 Tiến hành làm cỏ dại , phá váng ( 5 ngày / lần ) Lên luống cao 25-30 cm - Cách thức trồng: Hàng cách hàng 30x30cm cây cách cây 20x20cm Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh: sau khi trồng xong tiến hành tưới nước đủ ấm (01 lần/ngày) để cây có thể bám rễ nhanh. 3.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng được theo dõi trong vườn ươm - Chỉ tiêu sinh trưởng về chiều cao: 10 ngày đo 1 lần, dùng thước mét để đo - Chỉ tiêu sinh trưởng về tỉ lệ sống: 10 ngày kiểm tra 1 lần - Động thái ra lá: 10 ngày theo dõi 1 lần. Đếm số và đánh giá số lá trên cây - Động thái ra mầm: 10 ngày theo dõi 1 lần, đếm số mầm trên cây 3.3.1.Phương pháp xử lý số liệu Trong đó: Thống kê mô tả Thông qua việc thu thập, điều tra các số liệu, sử dụng các chỉ tiêu như chiều cao, số lá, số mầm để đánh giá sinh trưởng của cây trồng. * Thống kê so sánh số lá, số mầm So sánh hiệu quả của việc bón phân, khoảng cách trồng để phân tích đề tài. - Tỷ lệ sống: Trong đó: C%: Tỷ lệ sống n: Số cây sống N: Tổng số cây trồng trong mô hình. - Chiều cao trung bình của cây ở mỗi lần đo: Trong đó: : Là chiều cao trung bình của cây ∑h: Là tổng số đo chiều cao các cây M: là tổng số cây
  30. 21 Số cây Chất lượng sống CTTN Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ sau 30 Tốt TB Xấu ngày (%) (%) (%) 1 2 3 4 Đánh giá chất lượng cây sau khi trồng Cây tốt: Là cây phát triển cân đối về chiều dài, chiều cao không sâu bệnh cụt ngọn Cây trung bình: Là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây phát triển không đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn Cây xấu: Là những cây có chỉ tiêu sinh trường số lá số mầm chiều cao kém hơn cây trung bình, sâu bệnh cụt ngọn
  31. 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái của cây rau Tàu bay 4.1.1. Đặc điểm hình thái cây rau Tàu bay Rau Tàu bay là cây rau rừng thân thảo mập, có rãnh mọc đứng, cao khoảng 0,4m đến 0,5m nhưng cũng có thể tới 1m. Có rễ cái màu trắng hoặc nâu. Lá to, mỏng, hình trứng dài, mép có răng cưa to hoặc có khía, có mùi thơm. Hoa lưỡng tính, tự hình đầu, hợp thành ngù, màu hồng nhạt đến đỏ và đỏ nâu, có mào lông mịn, trắng, mềm. * Hoa, quả Quả bé có mào lông. Hoa nở từ tháng 9 năm trước đến tháng 2 năm sau, ra quả từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau. Đầu các nhụy hoa lúc khô biến thành các túm bông nhẹ, bay theo gió, đem theo nhụy và hạt cây đi đến những nơi thuận lợi để sinh sôi. * Nguồn gốc, phân bố Mặc dù được gọi là rau Tàu bay nhưng đây không phải là loại rau trồng mà thực ra là một loại cây hoang dại, rau Tàu bay mọc hoang hóa ở ven các sườn đồi. Khắp các tỉnh từ Bắc vào Nam đều có loài cây này ở đồng bằng ít gặp mà thường chỉ có ở miền núi. Rau Tàu bay hay còn gọi kim thất ( có tên khoa học là: Crassocephalum crepidioides) là một loài thực vật có hoa trong họ Cúc. Loài này được (Benth.) S.Moore mô tả khoa học đầu tiên năm 1912. Cây thân thảo hàng năm mọc hoang dại ở những nơi thoáng, len lỏi trong các cánh rừng hoặc bìa rừng, ven suối ở các vùng núi rừng nhiệt đới. Phân bố ở các vùng có khí hậu nhiệt đới: phần lớn Châu Á, Châu Phi. Cũng tìm thấy ở một số bang của Mỹ, các đảo ở đông nam Địa Trung Hải, Quần
  32. 23 đảo Cook Là loài cây một năm, thích hợp với đất ẩm, phân bố rộng. Có thể mọc ở những nơi có độ cao tới 2.500m. 4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây (%) Bảng 4.1: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến tỷ lệ sống của cây Tàu bay Tỷ lệ sống của cây Tàu bay CTTT 10 ngày 20 ngày 30 ngày Số cây % Số cây % Số cây % Công thức 1 71 94,67 71 94,67 70 93,3 Công thức 2 74 98,67 74 98,67 73 97,3 Công thức 3 71 94,67 68 90,67 68 90,7 Công thức 4 70 91,33 68 90,67 67 89,3 Trung bình 71,5 95,33 70,25 93,67 69,5 92,67 Dẫn liệu từ bảng 4.1 ta thấy: Các công thức thí nghiệm khác nhau cho tỷ lệ sống của cây rau Tàu bay là khác nhau. Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi ngày 10 đạt tỷ lệ 95,33% đến ngày 20 tỷ lệ sống trung bình là 93,67% và đến ngày 30 thì tỷ lệ sống trung bình là 92,67%. Sau 30 ngày theo dõi có thể nhận thấy công thứ 2 (phân NPK) cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 97,3%, công thức 4 (công thức đối chứng) có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 92,67%.
  33. 24 Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ sống cây rau Tàu bay sống sau 30 ngày sử dụng các công thức phân bón
  34. 25 Bảng 4.2: Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 1 tháng tuổi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 17,58333 3 5,861111 10,04762 0,004343 4,066181 Within Groups 4,666667 8 0,583333 Total 22,25 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 10,04762 > F05 = 4,066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến tỷ lệ sống của cây rau Tàu bay. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.1 có thể thấy CT.2 (phân NPK) có ảnh hưởng tốt nhất đến tỉ lệ sống cây rau Tàu bay so với các công thức còn lại. 4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây (cm) Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao cây rau Tàu bay được tổng hợp tại bảng 4.3:
  35. 26 Bảng 4.3: Ảnh hưởng các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây (Hvn) (cm) Sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây rau Công thức Tàu bay (cm) Trung bình 10 ngày 20 ngày 30 ngày Công thức 1 12,56 22,12 34,34 23,01 Công thức 2 14,65 34,70 48,24 32,53 Công thức 3 10,28 13,72 25,61 16,53 Công thức 4 10,51 13,54 23,08 15,71 Theo kết quả từ bảng 4.3 chiều cao của cây rau Tàu bay qua các lần đo tăng lên rõ rệt. Tăng trưởng chiều cao của cây rau Tàu bay sử dụng các công thức bón phân khác nhau là không giống nhau. Kết quả lần đo thứ 3 cho thấy chiều cao trung bình 3 lần đo cây rau Tàu bay sử dụng công thức 2 (phân NPK) là cao nhất đạt 32,53cm, chiều cao trung bình 3 lần đo cây rau Tàu bay sử dụng công thức 4 (công thức đối chứng) là thấp nhất đạt 15,71cm. Bảng 4.4. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) (cm) của cây giai đoạn 1 tháng tuổi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 1161,22298 3 387,0743 149,3757 2,31E-07 4,066181 Within Groups 20,73024 8 2,59128 Total 1181,95322 11
  36. 27 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 149,3757 > F05 = 4,066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng chiều cao của cây rau Tàu bay. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.3 có thể thấy CT.2 (phân NPK) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây rau Tàu bay so với các công thức còn lại. Hình 4.2: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng chiều cao của cây rau Tàu bay
  37. 28 4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số lá Bảng 4.5: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số lá Số lá của cây rau Tàu bay Trung bình Công thức 10 ngày 20 ngày 30 ngày Công thức 1 6,96 13,04 16,93 12,31 Công thức 2 7,86 19,54 23,26 16,89 Công thức 3 5,61 6,56 13,22 8,46 Công thức 4 5,66 6,213 11,62 7,83 Từ kết quả bảng 4.5 ta thấy các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra lá của cây rau Tàu bay. Kết quả theo dõi số lượng lá cây rau Tàu bay cho thấy trung bình 3 lần đo công thức 2 (phân NPK) cho số lượng lá trung bình nhiều nhất đạt 16,89 lá/cây, công thức 4 (công thức đối chứng) cho số lượng lá trung bình ít nhất đạt 7,83 lá/cây. Bảng 4.6. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số lá của cây giai đoạn 1 tháng tuổi ANOVA Source of P- Variation SS df MS F value F crit Between 5,41E- Groups 203,3956 3 67,79853 36,00687 05 4,066181 Within Groups 15,06347 8 1,882933 Total 218,4591 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm So sánh: ta thấy FA = 36,00687 > F05 = 4,066181
  38. 29 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng số lá của cây rau Tàu bay. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.5 có thể thấy CT.2 (phân NPK) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng số lá của cây rau Tàu bay so với các công thức còn lại. Hình 4.3: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của số lá của rau Tàu bay 4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số mầm Bảng 4.7: Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của số mầm Số lá mầm của cây rau Tàu bay Công thức Trung bình 10 ngày 20 ngày 30 ngày Công thức 1 2,08 4,96 5,6 4,21 Công thức 2 2,94 6,16 7,13 5,41 Công thức 3 1,90 2,98 4,25 3,04 Công thức 4 1,77 2,42 3,24 2,48 Từ kết quả bảng 4.7 ta thấy các công thức phân bón khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra mầm của cây rau Tàu bay. Kết quả theo dõi
  39. 30 số lượng mầm cây rau Tàu bay cho thấy trung bình 3 lần đo công thức 2 (phân NPK) cho số lượng mầm trung bình nhiều nhất đạt 5,41 mầm/cây, công thức 4 (công thức đối chứng) cho số lượng mầm trung bình ít nhất đạt 2,48 mầm/cây. Bảng 4.8. Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số mầm của cây giai đoạn 1 tháng tuổi ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 22,23947 3 7,413156 53,25543 1,25E-05 4,066181 Within Groups 1,1136 8 0,1392 Total 23,35307 11 Đặt nhân tố A là các công thức phân bón ở thí nghiệm - Đặt giả thuyết H0: nhân tố A tác động đều lên kết quả thí nghiệm - Đặt đối thuyết H1: nhân tố A tác động không đồng đều lên kết quả thí nghiệm. So sánh: ta thấy FA = 53,25543 > F05 = 4,066181 Vậy giả thuyết H0 bị bác bỏ, chấp nhận đối thuyết H1 tức là nhân tố A tác động không đồng đều đến sinh trưởng số mầm của cây rau Tàu bay. Ảnh hưởng ở các công thức khác nhau là không giống nhau, có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.7 có thể thấy CT.2 (phân NPK) có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng số mầm của cây rau Tàu bay so với các công thức còn lại.
  40. 31 Hình 4.4: Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của số mầm của rau Tàu bay 4.6. Chất lượng Bảng 4.9: Chất lượng của cây rau Tàu bay sau 30 ngày theo dõi Số cây Chất lượng CTTN sống sau Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tốt TB Xấu 30 ngày (%) (%) (%) 1 70 60 85,71 7 10 3 4,29 2 73 65 89,04 5 6,82 3 4,68 3 68 57 83,82 8 11,77 3 4,41 4 67 46 68,65 12 17,91 9 13,44 Cây tốt: Là những cây phát triển cân đối về chiều cao và đường kính, cây mọc dài, không sâu bệnh, không cụt ngọn Cây trung bình: là những cây có chiều cao thấp hơn so với cây tốt, cây không tròn đều, không sâu bệnh, không cụt ngọn Cây xấu: là những cây có các chỉ tiêu về sinh trưởng D00, Hvn thấp hơn cây trung bình; Là những cây cong queo, sâu bệnh, cụt ngọn, còi cọc
  41. 32 Từ kết quả bảng 4.9 ta thấy cây rau Tàu bay sử dụng các công thức phân bón khác nhau nhau thì có chất lượng khác nhau. Trong đó, CT.2 (phân NPK) có tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất đạt 89,04%, cây chất lượng xấu chỉ là 4,68%. CT.4 (công thức đối chứng) có tỷ lệ cây chất lượng tốt thấp nhất chỉ đạt 68,65%, cây có chất lượng xấu là 13,44%. Hình 4.5. Chất lượng của cây rau Tàu bay sau 30 ngày theo dõi
  42. 33 4.8. Đề xuất một số giải pháp gây trồng cây rau Tàu bay 1. Tưới nước Đối với loại cây rau Tàu bay, từng giai đoạn phát triển khác nhau mà nhu cầu cây trồng cần nhiều hay ít nước. Để cây sinh trưởng phát triển tốt thì độ ẩm vườn ươm cần đảm bảo 75 - 80%. Nên tưới nước vào buổi sáng, khi cây ở giai đoạn cần nhiều nước thì nên tưới 1 lần/ngày. Kiểm tra độ ẩm theo kinh nghiệm bằng cách nắm chặt đất trong tay rồi mở ra thấy đất vẫn còn nguyên hình dạng nhưng không có nước rỉ ra kẽ tay là độ ẩm đảm bảo và không cần tưới, nếu đất tơi ra là thiếu nước và nếu thấy nước rỉ ra thì độ ẩm dư thừa.Tưới rãnh (tưới ngấm) được khuyến khích ở tất cả các giai đoạn. Nước được dẫn vào các dõng luống sao cho mức nước dõng bằng 1/3 hoặc 1/2 chiều cao luống tùy từng giai đoạn. Trong trường hợp nước không đủ thì có thể dùng gáo tưới cây, cần chú ý tưới vào gốc cây để tránh làm hỏng lá, mầm. Tưới bằng nước sạch, không dùng nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý để tưới cho rau. 2. Bón phân Sử dụng các loại phân bón chuyên dùng cho cây rau vì các loại phân này khi được bón vào đất sẽ cung cấp cân đối dinh dưỡng cho cây và ít bị mất phân khi gặp thời tiết bất lợi nắng nóng hay mưa nhiều. Khuyến khích sử dụng phân NPK bón cho rau Tàu bay. Đây là phân bón hiệu quả trong việc tăng năng suất cây trồng, an toàn cho người sử dụng và bảo vệ môi trường. 3. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh mới phát sinh, gây hại. Nếu phát hiện trên luống có một số cây rau bị bệnh phải nhổ bỏ và tiêu hủy các cây bị bệnh và áp dụng các biện pháp ngăn chặn để tránh lây lan.Nếu có điều kiện nên làm vòm ni-lông che nắng cho cây khỏi chết. Phun phòng
  43. 34 kịp thời các loại thuốc trừ sâu, nấm. Dừng bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch 5 - 7 ngày. - Cập nhật quy trình kỹ thuật trồng cây rau Tàu bay phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu. - Công tác quy hoạch, điều tra, khảo sát các vùng trồng cây rau Tàu bay phải đi trước một bước để chủ động kế hoạch và thời vụ trồng mới cây. - Điều chỉnh công tác thiết kế để phù hợp với địa hình, hướng gió. - Tìm được loại giống cây rau Tàu bay tốt không bị sâu bệnh. - Cần nghiên cứu thêm về đặc tính sinh học, đặc trưng phân bố trong tự nhiên, nhằm đưa vào sản xuất cây trồng theo hướng sinh thái và sản xuất rau an toàn vì các loài rau dại thường có phổ thích nghi rộng, khả năng chống chịu với dịch bệnh rất cao. - Cần nâng cao công tác giống vì hiện nay bà con nông dân trồng rau không trồng được một số loài rau là do thiếu giống. - Hình thành các vùng trồng cây rau vừa được sử dụng làm rau vừa dùng làm thuốc nhằm tăng hệ số sử dụng và hệ số kinh tế của loài cây rau. - Tuyên truyền và hướng dẫn, phổ biến bà con trồng và sử dụng rau. - Tuyên truyền về giá trị dược liệu của các cây rau. - Nghiên cứu và tăng sản xuất các loài cây rau có giá trị và có thể cung cấp cho ngành dược liệu (đông y và tây y) các cây cung cấp tinh dầu methanon hoặc cho tinh dầu nước hoa.
  44. 35 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Sau khi hoàn thành đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây rau Tàu bay (Crassocephalum crepidioides) tại vườn ươm mô hình thực nghiệm khoa Lâm nghiệp” tôi kết luận như sau: Trong các giai đoạn theo dõi khác nhau thì ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng của cây rau Tàu bay là khác nhau. Trong thời gian 10 ngày sau khi sử dụng phân bón quán trình sinh trưởng về chiều cao vút ngọn và động thái ra lá, ra mầm diễn ra chậm, sau 20 ngày và 30 ngày cây rau Tàu bay có sự tăng trưởng nhanh về chiều cao vút ngọn và ra nhiều lá và mầm hơn. Điều này cho thấy các loại phân bón sử dụng trong thì nghiệm có hiệu quả lâu dài. Các công thức khác nhau sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình sinh trưởng của cây rau Tàu bay. Về tỷ lệ sống thì công thức 2 (phân NPK) có hiệu quả cao nhất cho tỷ lệ sống cao đạt 97,3%, công thức 4 (công thức đối chứng) có tỷ lệ sống thấp nhất 89,3%. Chiều cao của cây rau Tàu bay thể hiện rõ nhất ở công thức 2 (phân NPK) cao nhất so với các công thức còn lại đạt 32,53cm, công thức 4 (công thức đối chứng) có chiều cao thấp nhất 15,71cm. Về số lá công thức 2 (phân NPK) ra lá nhiều nhất so với các công thức còn lại đạt 16,89 lá/cây , công thức 4 (công thức đối chứng) số lá ra ít nhất 7,83 lá/cây. Số mầm của rau Tàu bay ra nhiều nhất ở công thức 2 (phân NPK) đạt 5,41 mầm/cây và ra ít nhất ở công thức 4 (công thức đối chứng) đạt 2,48 mầm/cây.
  45. 36 Công thức 2 (phân NPK) có hiệu quả cao nhất cho tỷ lệ sống cao, cây tăng trưởng nhanh về chiều cao và ra nhiều lá, nhiều mầm. Cây giống có chất lượng tốt đạt 89,04%. Công thức 4 (công thức đối chứng) cây có tỷ lệ sống thấp, cây sinh trưởng chiều cao hậm và ít lá, ít mầm hơn. Cấy giống có phẩm chất tốt ít đạt 68,65%, nhiều cây chất lượng trung bình và xấu. Việc lựa chọn phân bón phù hợp cho cây giống là vô cùng quan trọng góp phần quan trọng trong công tác sản xuất cây rau rừng. 5.2. Kiến nghị Để đánh giá chính xác hơn ảnh hưởng của các loại phân bón đối với sinh trưởng của cây rau rừng Tàu bay nói riêng cũng như các loại cây trồng khác nói chung tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau: - Cần thử nghiệm với các công thức bón phân khác nhau - Thực hiện thí nghiệm với các loại cây trồng khác - Tiến hành thí nghiệm vào các mùa trong năm - Việc tiến hành nghiên cứu cần được thực hiện lại nhiều lần để đánh giá kết quả chính xác hơn.
  46. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Tiến Bân và cộng sự 1994. Một số rau dại ăn được ở Việt Nam. NXB Quân đội nhân dân Việt Nam. 2. Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt. 3. Võ Văn Chi 1997. Từ điển cây thuốc Việt Nam. NXB Y học Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Đàn, Đoàn Thị Nhu (chủ biên), 1990. Cây thuốc Việt Nam. NXB KH&KT Hà Nội. 5. Nguyễn Mạnh Hùng - Nguyễn Mạnh Chinh. Dinh dưỡng cây trồng và phân bón (2002). 6. Phạm Hoàng Hộ 2000. Cây cỏ Việt Nam. Nhà xuất bản trẻ TP Hồ Chí Minh. 7. Lê Khả Kế và cộng sự 1969 – 1976. Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 8. Đỗ Tất Lợi 1995. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam NXB Khoa học và kỹ thuật Hà Nội. 9. Hồ Vy Phương - Nghiên cứu sự đa dạng về thành phần loài và đặc điểm phân bố của các cây rau ở huyện hòa vang, thành phố đà nẵng (2012). 10. Ngô Đình Quế, Đỗ Đình Sâm, Đinh Văn Quang, Vũ Tấn Phương (2001), Tóm tắt kết quả nghiên cứu xác định tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng sinh thái ở Việt Nam (1999- 2000). Kết quả nghiên cứu về trồng rừng và phục hồi rừng tự nhiên, Viện khoa Học Lâm Nghiệp Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 11. Bùi Văn Tân - Nghiên cứu đặc điểm sinh thái sinh vật học một số loài rau rừng và đề xuất giải pháp quản lý sử dụng (2010). 12. Trang thông tin điện tử cong-dung-255/
  47. 13. Trang thông tin điện tử 14. Trang thông tin điện tử bon-phan-cho-cay-trong 15. Trang thông tin điện tử voi-cay-trong.html Tiếng Anh 1. National Instiute of Materia Medica, 1999. Selected Medicinal Plants in Vietnam. Science and Technology Publisching House, Hanoi. 2. Smitinand Tem & Kai Larsen (Editors), 1984-1997. Flora of Thailand (not compled). Bangkok. 3. Takhtajan A.L 1996. Diversity and Classification of Flowering Plants. Columbia University Press. New York. 4. Willis J.C 1973. A Dictionary of the Flowering Plants and Ferns. Cambridge.
  48. PHỤ LỤC 1 Phân tích phương sai một nhân tố đến tỷ lệ sống của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Anova: Tỷ lệ sống SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 10 3,333333 0,333333 CT2 3 2 0,666667 0,333333 CT3 3 10 3,333333 0,333333 CT4 3 11 3,666667 1,333333 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 17,58333 3 5,861111 10,04762 0,004343 4,066181 Within Groups 4,666667 8 0,583333 Total 22,25 11
  49. PHỤ LỤC 2 Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) (cm) của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Anova: Chiều cao SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 103,032 34,344 5,331648 CT2 3 144,754 48,25133 1,899305 CT3 3 76,85 25,61667 1,247633 CT4 3 69,26 23,08667 1,886533 ANOVA Source of P- Variation SS df MS F value F crit Between 2,31E- Groups 1161,22298 3 387,0743 149,3757 07 4,066181 Within Groups 20,73024 8 2,59128 Total 1181,95322 11
  50. PHỤ LỤC 3: Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số lá của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Anova: Số lá SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 54,84 18,28 7,1056 CT2 3 68,04 22,68 0,0208 CT3 3 41,64 13,88 0,1216 CT4 3 36,16 12,05333 0,283733 ANOVA Source of P- Variation SS df MS F value F crit Between 5,41E- Groups 203,3956 3 67,79853 36,00687 05 4,066181 Within Groups 15,06347 8 1,882933 Total 218,4591 11
  51. PHỤ LỤC 4: Phân tích phương sai một nhân tố đến sinh trưởng số mầm của cây giai đoạn 1 tháng tuổi Anova: Số mầm SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 18,08 6,026667 0,059733 CT2 3 20,88 6,96 0,3504 CT3 3 13,6 4,533333 0,091733 CT4 3 10,24 3,413333 0,054933 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 22,23947 3 7,413156 53,25543 1,25E-05 4,066181 Within Groups 1,1136 8 0,1392 Total 23,35307 11
  52. PHỤ LỤC 5 HÌNH ẢNH TRIỂN KHAI THÍ NGHIỆM