Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Long Thọ

pdf 103 trang thiennha21 25/04/2022 3990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Long Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_kiem_soat_chi_phi_san_xuat_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Long Thọ

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ Trường ĐạiNGÔ học THỊ VUIKinh tế Huế Khóa học: 2015 - 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ SinhTrường viên thực hiệ n:Đại học GiáoKinh viên hư tếớng dHuếẫn: Ngô Thị Vui Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Lớp: K49B Kiểm toán Niên khóa: 2015-2019 Huế, tháng 01 năm 2019
  3. Lời Cảm ơn Để hoàn thành được khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự nỗi lực của bản thân, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo nhà trường, quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích để em có được hành trang vô cùng quý giá giúp em vững bước trong tương lai. Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn đến Cô giáo trực tiếp hướng dẫn em là Thạc Sĩ Nguyễn Thị Thu Trang đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài khóa luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo các cô chú, anh chị phòng kế toán công ty cổ phần Long Thọ đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Và cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ và hỗ trợ em trong suốt thời gian qua. Mặc dù bản thân đã nỗ lực, cố gắng để có thể hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất, song do giới hạn về mặt thời gian cũng như kiến thức nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhìn thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô; Ban lãnh đạo; Các anh chị, bạn bè để khóaTrường luận được hoàn thiĐạiện hơn. học Kinh tế Huế Em Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 01 năm 2019 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Vui
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCC : Bảng chấm công BBNTVT : Biên bản nghiệm thu vật tư ĐĐH : Đơn đặt hàng GTGT : Giá trị gia tăng KT- ĐHSX : Kỹ thuật – điều hành sản xuất KSNB : Kiểm soát nội bộ NCC : Nhà cung cấp PNK : Phiếu nhập kho PXK : Phiếu xuất kho PGH : Phiếu giao hàng PTNBNH : Phải trả người bán ngắn hạn PTNLĐ : Phải trả người lao động TSNH : Tài sản ngắn hạn TSDH : Tài sản dài hạn TGĐ : Tổng giám đốc TTLXN : Thanh toán lương xí nghiệp THTLXN : Tổng hợp lương xí nghiệp XN : Xí nghiệp YCVT : Yêu cầu vật tư Trường Đại học Kinh tế Huế
  5. DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 -2017 33 Bảng 2. 2: Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2015 -2017 35 Bảng 2. 3: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 -2017 38 Bảng 2. 4: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 -2017 40 Trường Đại học Kinh tế Huế
  6. DANH M ỤC BIỂU Biểu 2. 1 Hóa đơn giá trị gia tăng 57 Biểu 2. 2 Biên bản nghiệm thu vật tư 58 Biểu 2. 3 Phiếu Nhập Kho 59 Biểu 2. 4 Phiếu Xuất Kho 60 Biểu 2. 5 Phiếu Xuất Kho 61 Biểu 2. 6 Tổng hợp nhập - xuất - tồn 62 Biểu 2. 7 Sổ cái Tài Khoản 621 63 Biểu 2. 8 Tờ Trình Sửa Chữa TSCĐ 73 Biểu 2. 9 Biên Bản Tháo Dỡ TSCĐ 74 Biểu 2. 10 Biên Bản Nghiệm Thu Sửa Chữa TSCĐ 75 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 28 Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty 30 Sơ đồ 2. 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính 32 Sơ đồ 2. 4: Quá trình mua NVL 49 Sơ đồ 2. 5: Quá trình nhập kho NVL 51 Sơ đồ 2. 5: Quá trình nhập kho NVL 52 Sơ đồ 2. 6: Quá trình Xuất NVL 54 Sơ đồ 2. 7: Quá trình kiểm soát chi phí NCTT 67 Sơ đồ 2. 7: Quá trình kiểm soát chi phí NCTT 68 Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài 2 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài 2 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài 2 6.Cấu trúc của đề tài 3 7.Tính mới của đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 5 1.1 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 5 1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 5 1.1.2 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ 6 1.1.3 Chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ 6 1.1.4 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội 7 1.1.4.1 Môi trường kiểm soát 7 1.1.4.2 Đánh giá rủi ro 8 1.1.4.4 Thông tin và truyền thông 11 1.1.4.5 Giám sát 12 1.1.5 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ 12 1.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 13 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất 13 1.2.2 TrườngPhân loại chi phí s ảĐạin xuất học Kinh tế Huế 13 1.2.2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu 13 1.2.2.2 Phân loại theo công dụng kinh tế 14 1.2.2.3 Phân loại theo phương pháp quy nạp 14 1.2.3 Kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 15 1.2.3.1 Khái niệm kiểm soát chi phí sản xuất 15 1.2.3.2 Các nguyên tắc kiểm soát chi phí sản xuất 15
  9. 1.3 Nội dung công tác kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 16 1.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 16 1.3.1.1 Phân chia trách nhiệm 17 1.3.1.2 Kiểm soát vật chất 17 1.3.1.3 Kiểm soát quá trình ghi chép 20 1.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 20 1.3.2.1 Phân chia trách nhiệm 21 1.3.2.2 Kiểm soát vật chất 21 1.3.2.3 Kiểm soát quá trình ghi chép 22 1.3.3 Kiểm soát chi phí sản xuất chung 22 1.3.3.1 Kiểm soát vật chất 23 1.3.3.2 Kiểm soát quá trình ghi chép 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 25 2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Long Thọ 25 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 25 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 26 2.1.2.1 Chức năng 26 2.1.2.2 Nhiệm vụ 26 2.1.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 27 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 28 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý 28 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 28 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty 30 2.1.4.1Trường Tổ chức bộ máy Đại kế toán học Kinh tế Huế 30 2.1.4.2 Chế độ và chính sách kế toán 32 2.1.5 Tình hình nguồn lực của công ty qua 3 năm 2015-2017 33 2.1.5.1 Tình hình lao động 33 2.1.5.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn 34 2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 39 2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chí phí sản xuất tại công ty CP Long Thọ 42
  10. 2.2.1 Khái quát chung về môi trường Kiểm soát tại công ty CP Long Thọ 42 2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi phí sản xuất 45 2.2.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ 45 2.2.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán 45 2.2.2.3 Hệ thống báo cáo trong công ty 45 2.2.3 Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty 46 2.2.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 46 2.2.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp 64 2.2.3.3 Kiểm soát chi phí sản xuất chung 69 2.2.4 Thông tin và truyền thông 76 2.2.5 Giám sát 76 CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 77 3.1 Đánh giá công tác kiểm soát chung tại công ty cổ phần Long Thọ 77 3.1.1 Ưu điểm 77 3.1.2 Nhược điểm 78 3.2 Đánh giá công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ 79 3.2.1 Ưu điểm 79 3.2.2 Nhược điểm 80 3.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty Cổ Phần Long Thọ 81 3.3.1 Về công tác kiểm soát chung 81 3.3.2 Về công tác kiểm soát chi phí sản xuất 81 PHẦN TrườngIII - KẾT LUẬN VÀĐại KIẾN NGHhọcỊ Kinh tế Huế 83 1.Kết luận 83 2.Kiến nghị 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển như hiện nay đã tạo cho các doanh nghiệp nhiều cơ hội để phát triển nhưng kèm theo đó cũng có nhiều thách thức mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp phải không ngừng cố gắng, nỗi lực để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài nước . Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất mối quan tâm hàng đầu là chi phí. Chi phí sản xuất là yếu tố quan trọng quyết định đến giá thành và chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất là thước đo trình độ công nghệ và trình độ quản lý của một doanh nghiệp. Vì vậy việc kiểm soát chi phí sản xuất là rất cần thiết, kiểm soát tốt được chi phí sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp tránh được những chi phí không cần thiết, tạo ra sản phẩm có chất lượng với giá cả phù hợp, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác cũng như tạo ra lợi nhuận cho doanh nhiệp. Công tác kiểm soát chi phí chặt chẽ, khoa học sẽ là công cụ hữu ích để nhà quản lý đánh giá được các chi phí trong doanh nghiệp, từ đó có thể đưa ra được các quyết định kinh tế đúng đắng đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Công ty cổ phần Long Thọ là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, mà ngành nghề chính là sản xuất vật liệu xây dựng. Yếu tố chi phí là rất lớn và vô cùng quan trọng đối với công ty nên công tác kiểm soát chi phí sản xuất trong nội bộ công ty được các nhà quản lý rất quan tâm. Đặc biệt trong những năm gần đây hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có phần khó khăn hơn trước do trên địa bàn có thêm nhiTrườngều đối thủ cạnh tranhĐại mới khihọcến hoạ t Kinhđộng sản xu ấtết kinh Huế doanh của doanh nghiệp không còn thuật lợi như trước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề kiểm soát chi phí sản xuất và mong muốn được tiếp cận với thực tế hoạt động kiểm soát chi phí của một doanh nghiệp cụ thể nên qua quá trình học tập tại trường Đại học kinh tế huế và tìm hiểu các kiến thức bên ngoài em đã quyết định chọn đề tài: “Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ”. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 2.Mục tiêu nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục tiêu sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí sản xuất. Đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ. 3. Đối tượng nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ. 4. Phạm vi nghiên cứu đề tài Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần Long Thọ Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu số liệu về tình hình nguồn lực tại công ty qua 3 năm từ 2015-2017, số liệu phục vụ cho công tác kiểm soát chi phí sản xuất là quý 3 năm 2018. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để hoàn thiện đề tài có 3 phương pháp chính được sử dụng: Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu thông qua giáo trình, văn bản tài liệu, internet về công tác kiểm soát chi phí sản xuất để làm cơ sở hoàn thành phần cơ sở lý luận và là nền tảng cho quá trình nghiên cứu công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại đơn vTrườngị thực hiện đề tài nghiênĐại cứu. học Kinh tế Huế Phương pháp phỏng vấn quan sát: Thực hiện phỏng vấn và quan sát các nhân viên kế toán và một số cán bộ, nhân viên ở các phòng ban khác để tìm hiểu về chức năng, nhiệm vụ và công việc cụ thể của từng phòng ban, cá nhân trong công ty . SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Phương pháp thu thập và phân tích số liệu: Thu thập số liệu thực tế từ phòng kế toán và một số văn bản quy định của công ty. Trên cơ sở các tài liệu thu thập được tiến hành phân tích, so sánh để đánh giá công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty. 6.Cấu trúc của đề tài Đề tài có kết cấu gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty Cổ Phẩn Long Thọ. Chương 3: Đánh giá và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty Cổ Phần Long Thọ. Phần III: Kết luận và kiến nghị 7.Tính mới của đề tài Qua quá trình tìm hiểu về đề tài này ở thư viện trường đại học kinh tế huế và kết hợp với việc tìm hiểu trên internet, em nhận thấy đề tài về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp còn chưa phổ biến nhiều. Các đề tài mà các sinh viên khóa trước chọn đa phần là các đề tài về doanh thu và xác định kết quả kinh doanh, hay các đề tài về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Từ những kiến thức được học tập ở trường và kiến thức thực tế có được em nhận thấy đề tài liên quan đến hệ thống kiểm soát chi phí sản xuất là một trong những đề tài hay cần tìm hiểu. Trước đây cũng có một vài đề tài làm về hệ thống kiểm soát nội bộ như “Hoàn thiện côngTrường tác kiểm soát n ộĐạii bộ chi phí học sản xuấ tKinh tại Công ty TNHHtế Huế Gạch Tuynel Số 2 Thừa Thiên Huế ’’của sinh viên Nguyễn Thị Phương Dung, Khóa K46- Kiểm toán Trường đại học kinh tế huế ; đề tài “Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình” của sinh viên Lê Thị Cẩm Giang, Khóa 44- Kiểm toán, Trường đại học kinh tế huế hay đề tài “Thực trạng hoạt động KSNB chu trình bán hàng tại Công ty Cổ Phần Long Thọ Thừa Thiên Huế’’, của sinh viên Đặng Thị Ty Ty, Khóa K43- Kiểm toán, Trường đại học kinh tế huế. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Về cơ bản ba đề tài trên đã nghiên cứu và đánh giá khái quát được hệ thống kiểm soát nội bộ liên quan đến công tác nghiên cứu. Tuy nhiên các đề tài trên còn tồn tại một số vấn đề sau: Đề tài của tác giả Nguyễn Thị Phương Dung và tác giả Lê Thị Cẩm Giang đã thực hiện nghiên cứu về công tác kiểm soát chi phí sản xuất nhưng hai đề này chưa đi sâu vào nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ về chi phí sản xuất một cách toàn diện. Công tác nghiên cứu của hai đề tài trên được thực hiện tại Công ty TNHH Gạch Tuynel Số 2 Thừa Thiên Huế và Công ty cổ phần bia Hà Nội - Quảng Bình, chưa đề cập đến công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ. Đề tài của tác giả Đặng Thị Ty Ty mặc dù được nghiên cứu tại công ty cổ phần Long Thọ nhưng tác giả cũng chỉ mới dùng lại ở việc nghiên cứu công tác kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng, chưa đề cập đến công tác kiểm soát chi phí sản xuất. Vì vậy khóa luận này sẽ tập trung vào nghiên cứu công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty cổ phần Long Thọ một cách toàn diện và có hệ thống để đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp giúp nâng cao công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp Theo Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC): “Hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; đảm bảo độ tin cậy của thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động”. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành:“ Hệ thống kiểm soát nội bộ là các quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đợn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót; để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý; nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị Theo Coso 2013(Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway Commission - Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa Kỳ về việc chống gian lận về báo cáo tài chính):“Kiểm soát nội bộ là một quá trình do người quản lý, hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối. Nó được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu về hoạt động, báo cáo và tuân thủ” Để hiểu rõ hơn định nghĩa, ta cần lưu ý các vấn đề sau: Kiểm soát nội bộ là một quá trình: Kiểm soát nội bộ không phải là một sự kiện hay mộtTrường tình huống mà là chuĐạiỗi các hohọcạt động hiKinhện diện trong tế các bHuếộ phận, quyện chặt vào các hoạt động của đơn vị và là nội dụng cơ bản trong các hoạt động của đơn vị. Kiểm soát nội bộ hữu hiệu khi nó là một bộ phận không tách rời chứ không phải một chức năng bổ sung cho các hoạt động của đơn vị. Kiểm soát nội bộ bị chi phối bởi con người: Kiểm soát nội bộ được thiết kế và vận hành bởi con người, kiểm soát nội bộ là một công cụ được các nhà quản lý sử SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang dụng chứ không thay thế nhà quản lý. Nói cách khác, nó được thực hiện bởi những con người trong đơn vị, bởi suy nghĩ và hành động của họ. Kiểm soát nội bộ cung cấp sự đảm bảo hợp lý: Kiểm soát nội bộ chỉ có thể cung cấp sự đảm bảo hợp lý cho các nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị chứ không thể mang đến sự đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế tiêm tàng trong quá trình xây dựng và vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ. 1.1.2 Mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ Báo cáo của Coso cho thấy kiểm soát nội bộ giúp đạt được ba nhóm mục tiêu: Nhóm mục tiêu về hoạt động: Nhấn mạnh đến sự hữu hiệu và hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực. Nhóm mục tiêu về báo cáo (gồm báo cáo tài chính và báo cáo phi tài chính cho người bên ngoài và bên trong): nhấn mạnh đến tính trung thực và tin cậy của báo cáo tài chính và phi tài chính mà đơn vị cung cấp cho cả bên trong và bên ngoài. Nhóm mục tiêu về tuân thủ: nhấn mạnh đến việc tuân thủ pháp luật và các quy định. Các mục tiêu của hệ thống kiểm soát nội bộ có thể tách biệt cũng có thể trùng lắp nhau. Việc phân loại ra các mục tiêu là để cho đơn vị có thể kiểm soát được tốt mọi mặt của đối tượng. Một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ đảm bảo được các mục tiêu trên và kết quả đạt được phụ thuộc vào môi trường kiểm soát, cách thức đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, hệ thống thông tin và truyền thông và vấn đề giám sát. 1.1.3 Chức năng của hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm soát nội bộ là một chức năng thường xuyên của các đơn vị được tổ chức dựa trênTrường cơ sở xác định rủ iĐại ro có thể họcxảy ra trong Kinh từng khâu tếcông viHuếệc để tìm ra biện pháp ngăn chặn nhằm thực hiện có hiệu quả tất cả các mục tiêu của đơn vị: Bảo vệ tài sản trong đơn vị: Kiểm soát nội bộ góp phần bảo vệ được các tài sản của đơn vị bao gồm tài sản hữu hình, vô hình, các tài sản phi vật chất như sổ sách kế toán, tài liệu quan trọng tránh bị đánh cắp, lạm dụng vào các mục đích không đúng . SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Đảm bảo độ tin cậy của các thông tin: Các thông tin kinh tế, tài chính phải đảm bảo tính kịp thời, tính chính xác, tin cậy cũng như phản ánh đầy đủ, khách quan các nội dung chủ yếu của mọi hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị là cơ sở quan trọng giúp nhà quản lý đưa ra được các quyết định kinh tế. Bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý: Kiểm soát nội bộ được thiết lập trong doanh nghiệp giúp đảm bảo cho các quyết định và chế độ pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuân thủ theo đúng quy định. Cụ thể hệ thống kiểm soát nội bộ cần: Ngăn chặn và phát hiện kịp thời các sai phạm, gian lận trong doanh nghiệp để có biện pháp xử lý kịp thời; duy trì và kiểm tra việc tuân thủ các chính sách mà doanh nghiệp đã đề ra. Đảm bảo việc ghi chép chính xác, đầy đủ cũng như lập báo cáo tài chính trung thực và khách quan. 1.1.4 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội Theo báo cáo COSO 2013, hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm năm bộ phận: Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. 1.1.4.1 Môi trường kiểm soát Môi trường kiểm soát phản ánh sắc thái chung của một tổ chức, tác động đến ý thức của mọi người trong đơn vị, là nền tảng cho các bộ phận khác trong hệ thống KSNB. Môi trường kiểm soát được thiết lập bởi các nhà quản lý cấp cao trong đơn vị, thiết lập tiếng nói chung và kỷ luật cho đơn vị. Các nhân tố hợp thành môi trường kiểm soát:Trường Đại học Kinh tế Huế Tính chính trực và các giá trị đạo đức: được thể hiện thông qua quan điểm của nhà lãnh đạo cấp cao trong việc điều hành đơn vị. Các tiêu chuẩn ứng xử được thiết lập trong đơn vị nhằm hướng dẫn các nhân viên trong các hành vi, các hoạt động hàng ngày và khi đưa ra quyết định để đạt được mục tiêu của đơn vị. Và để có thể truyền tải được quan điểm này nhà quản trị cấp cao và các nhà quản lý cần phải làm gương cho nhân viên trong các nhân viên trong tổ chức noi theo. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Trách nhiệm giám sát tổng thể: Hội đồng quản trị cần độc lập với ban điều hành, có trách nhiệm kiểm tra giám sát hoạt động của hệ thống KSNB, giám sát các nhà lãnh đạo cấp cao trong việc xây dựng và vận hành HTKSNB. Thiết lập cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm: sẽ giúp cho từng nhân viên trong đơn vị có thể hiểu được công việc,quyền hạn, trách nhiệm của mình đối với đơn vị, cung cấp cơ sở để nhà quản lý có thể lập kế hoạch, điều hành, kiểm soát được các hoạt động của tổ chức. Cam kết về năng lực: Cần có chính sách nhân sự phù hợp trong hoạt động tuyển dụng, thông qua chính sách nhân sự có thể phản ánh được thông điệp của doanh nghiệp về những giá trị như tính trung thực, hành vi đạo đức, năng lực mà doanh nghiệp mong đợi từ nhân viên. Trách nhiệm giải trình: các nhân viên phải có trách nhiệm báo cáo về nghĩa vụ của họ trong các công việc được giao. Đơn vị thiết lập ra các chính sách ưu đãi và phần thưởng cũng như các phương thức kỷ luật đối với từng trường hợp như nhân viên hoàn thành tốt công việc sẽ có hình thức khen thưởng để khuyến khích . 1.1.4.2 Đánh giá rủi ro Đánh giá rủi ro là quá trình nhận dạng và phân tích rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu của đơn vị, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Các bước đánh giá rủi ro gồm: (1) Xác lập mục tiêu Các mục tiêu cần được xác lập phải phù hợp và phải hỗ trợ được cho việc thực hiện các chiến lược của đơn vị. Có hai mức độ mục tiêu của đơn vị là mục tiêu chung cho từngTrường đơn vị và mục tiêu Đạiở mức độ học từng bộ phận.Kinh tế Huế Mục tiêu chung cho toàn đơn vị: Các mục tiêu cần phải được thiết lập một cách rõ ràng thông qua các chính sách hay hướng dẫn chung của đơn vị, phải truyền đạt đến từng nhân viên, từng bộ phận. Cần có sự nhất quán giữa kế hoạch kinh doanh và ngân sách với những mục tiêu chung toàn đơn vị. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Mục tiêu ở mức độ từng bộ phận: mục tiêu từng bộ phận phải xuất phát từ mục tiêu chung. Cần có sự nhất quán giữa mục tiêu chung và mục tiêu bộ phận, để có thể thực hiện được thì cần có sự kết hợp giữa nhà quản lý ở các cấp trong việc xây dựng mục tiêu. (2) Nhận dạng rủi ro Đây là quá trình lặp đi, lặp lại và thường nằm trong quy trình lập kế hoạch của đơn vị. Nhận dạng rủi ro cũng cần phải xem xét đến các cấp độ khác nhau trong tổ chức bao gồm rủi ro ở mức độ toàn đơn vị và mức độ từng hoạt động. Rủi ro ở mức độ toàn đơn vị: các rủi ro có thể đến từ bên trong hay bên ngoài đơn vị như sự thay đổi của nền kinh tế, sự thay đổi môi trường tự nhiên, năng lực của nhân viên, đặc điểm hoạt động của đơn vị hay một sự gián đoạn trong quá trình xử lý thông tin có thể ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động của đơn vị. Rủi ro mức độ bộ phận: là rủi ro xảy ra ở cấp độ từng hoạt động, từng bộ phận, từng quy trình kinh doanh như bán hàng, mua hàng, sản xuất, marketing, (3) Phân tích rủi ro Quá trình phân tích rủi ro nhìn chung thường bao gồm đánh giá khả năng rủi ro xảy ra và ước tính tác động của chúng. Nếu rủi ro ảnh hưởng không đáng kể đến đơn vị và ít có khả năng xảy ra thì nhìn chung không cần phải quan tâm nhiều, nhưng ngược lại rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu và có khả năng cao đơn vị cần phải tập trung chú ý. (4) Đánh giá rủi ro có gian lận tiềm tàng Đơn vị cần nhận dạng các gian lận tiềm tàng có thể có và các nhân tố tác động đến việc gianTrường lận như áp lực, cơ hĐạiội, thái độ học của cá nhân Kinh khi thực hiện tế hành Huế vi gian lận. (5) Quản trị sự thay đổi Cần thu thập, xử lý và báo cáo các thông tin về sự thay đổi, xây dựng hệ thống cảnh báo nhằm nhận dạng dấu hiệu của rủi ro có thể phát sinh. 1.1.4.3 Hoạt động kiểm soát SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Hoạt động kiểm soát là tập hợp các chính sách và thủ tục nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ thị của nhà quản lý để giảm thiểu rủi ro đe dọa đến việc đạt mục tiêu của đơn vị. Hoạt động kiểm soát tồn tại ở mọi cấp độ trong đơn vị, ở các giai đoạn khác nhau của quy trình kinh doanh và bao gồm cả các kiểm soát đối với công nghệ. Các loại hoạt động kiểm soát phổ biến trên thực tế: (1) Xét duyệt Là hoạt động kiểm soát nhằm ngăn ngừa các nghiệp vụ khống hay các nghiệp vụ có diễn ra trong thực tế nhưng không tuân thủ theo quy định. Các hoạt động xét duyệt có thể là: xét duyệt bán chịu, xét duyệt mua hàng, xét duyệt thanh toán cho nhà cung cấp, xét duyệt xóa sổ các khoản nợ phải thu khó đòi, (2) Phân chia trách nhiệm hợp lý Nhà quản lý cần có sự phân chia công việc và trách nhiệm với từng phần hành công việc một cách hợp lý để có thể giảm thiểu các sai sót và gian lận có thể có trong quá trình làm việc của nhân viên. Tiêu biểu một vài chức năng cần được tách biệt như: Chức năng xét duyệt và chức năng bảo quản tài sản; chức năng kế toán và chức năng bảo vệ tài sản; chức năng xét duyệt và chức năng kế toán. (3) Kiểm soát quá trình xử lý thông tin Công nghệ thông tin được ứng dụng càng nhiều vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý cần phải có các biện pháp phù hợp để có thể kiểm soát được lượng thông tin của doanh nghiệp. Kiểm soát này bao gồm kiểm soát chung và kiểm soát ứng dụng: KiTrườngểm soát chung: là hoĐạiạt động áphọc dụng cho Kinhtoàn thể các tế ứng Huếdụng trong đơn vị gồm kiểm soát việc truy cập hệ thống thông tin; lên kế hoạch, sắp xếp lịch trình, sao lưu, phục hồi dữ liệu nếu xảy ra các sự cố bất thường. Kiểm soát ứng dụng: là hoạt động kiểm soát áp dụng cho từng chu trình cụ thể. Được biểu hiện thông qua các hoạt động như sự ủy quyền và xét duyệt ở các cấp trong đơn vị; kiểm soát hệ thống chứng từ, sổ sách mà đơn vị sử dụng bằng đánh số thứ tự lên các chứng từ trước khi sử dụng, chứng từ cần được lập ngay khi có nghiệp vụ phát sinh, SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang (4) Kiểm soát vật chất Là hoạt động kiểm soát nhằm giảm thiểu mất mát, lãng phí, giúp bảo đảm cho các tài sản của đơn vị được bảo vệ một cách chặt chẽ. Đơn vị cần có các hoạt động kiểm soát như hạn chế những người không liên quan tiếp cận tài sản, thực hiện kiểm kê tài sản định kỳ, sử dụng các thiết bị bảo vệ như lắp camera, lắp đặt các thiết bị báo cháy, (5) Phân tích rà soát Mục đích của thủ tục kiểm soát này là phát hiện ra các biến động bất thường, xác định nguyên nhân và tìm ra cách xử lý kịp thời. Để thực hiện hoạt động kiểm soát này đơn vị thường thực hiện việc so sánh giữa số liệu thực tế phát sinh với kế hoạch đề ra để xem xét các biến động, hay thực hiện việc đối chiếu định kỳ sổ tổng hợp với sổ chi tiết của các tài khoản kế toán. 1.1.4.4 Thông tin và truyền thông Thông tin là những tin tức cần thiết cho việc thực thi trách nhiệm kiểm soát trong đơn vị nhằm hỗ trợ cho việc đạt được mục tiêu đã đề. Truyền thông là quá trình cung cấp, chia sẻ và trao đổi thông tin cho các đối tượng bên trong và bên ngoài. Thông tin trong đơn vị cần phải đáp ứng được các yêu cầu như tính thích hợp của thông tin, tính kịp thời, cập nhật và sự chính xác cao. Hệ thống thông tin trong đơn vị gồm: hệ thống thông tin kế toán, hệ thống thông tin sản xuất, hệ thống thông tin nhân sự, Truyền thông trong một doanh nghiệp có hai loại chính là truyền thông bên trong và truyền thông bên ngoài: TruyTrườngền thông bên trong Đại: là việc truyềnhọc đi cácKinh thông tin cần tế thiết Huế cho việc vận hành hệ thống kiểm soát nội bộ: thông tin được truyền từ cấp trên xuống cấp dưới, từ cấp dưới lên cấp trên và thông tin được truyền giữa các cá nhân hay bộ phận trong doanh nghiệp. Truyền thông bên ngoài: đơn vị cần thông tin cho các đồi tương bên ngoài biết về một số thông tin của doanh nghiệp, các đối tượng có thể là nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan báo chí, cơ quan nhà nước, SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.1.4.5 Giám sát Giám sát là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ theo thời gian, là cơ sở quan trọng giúp cho đơn vị nhận biết về sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Giám sát bao gồm giám sát thường xuyên và giám sát định kỳ: Giám sát thường xuyên là việc đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ ngay trong quá trình điều hành doanh nghiệp hàng ngày. Giám sát thường xuyên thông thường được thực hiện bởi các nhà quản lý ở các cấp trong doanh nghiệp. Giám sát định kỳ là hoạt động kiểm soát giúp đơn vị có một cái nhìn khách quan, độc lập hơn về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Giám định kỳ thường được thực hiện bởi kiểm toán nội bộ hay kiểm toán độc lập. Các bộ phận của hệ thống kiểm soát nội bộ có quan hệ chặt chẽ với nhau. Môi trường kiểm soát tạo ra không gian và khuôn khổ cho mỗi cá nhân thực hiện trách nhiệm giải trình của mình. Nhà quản lý thực hiện đánh giá các rủi ro đe dọa đến các mục tiêu của đơn vị. Hoạt động kiểm soát được tiến hành nhằm đảm bảo rằng các chỉ thị của nhà quản lý nhằm xử lý các rủi ro được thực hiện. Khi đó các thông tin thích hợp cần phải được thu thập và trao đổi trong toàn bộ đơn vị. Quá trình trên cần được đánh giá và điều chỉnh lại khi cần thiết. 1.1.5 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống kiểm soát nội bộ Hệ thống kiểm soát nội bộ dù được thiết kế và vận hành tốt như thế nào thì cũng chỉ đảm bảo một cách hợp lý, không thể đảm bảo một cách tuyệt đối các rủi ro và sai phạm không xảy ra. Điều đó xuất phát từ các hạn chế tiềm tàng sau: -SaiTrường lầm của các nhà quĐạiản lý khi học đưa ra các Kinh quyết định kinhtế tế .Huế -Sự lạm quyền của nhà quản lý dẫn đến vượt khỏi hệ thống kiểm soát nội bộ. -Sự bất cẩn của các nhân viên trong quá trình làm việc. -Sự thông đồng của các cá nhân trong nội bộ đơn vị. -Môi trường hoạt động của doanh nghiệp thay đổi dẫn tới những thủ tục kiểm soát được thiết lập không còn phù hợp. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất Theo bách khoa toàn thư “Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hóa nhằm mục đích thu lợi nhuận” TS Huỳnh Lợi (2010) đã định nghĩa rằng: “Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hóa được biểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm)”. 1.2.2 Phân loại chi phí sản xuất 1.2.2.1 Phân loại theo nội dung kinh tế ban đầu Theo tiêu thức này, chi phí trong kế toán của doanh nghiệp gồm: Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm giá mua và chi phí mua của những loại nguyên liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.Trong chi phí NVL gồm có Chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu, chi phí phụ tùng thay thế, chi phí NVLkhác. Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ. Chi phí công cụ dụng cụ: Bao gồm giá mua và chi phí mua các công cụ dùng vào hoạt độngTrườngSXKD. Đại học Kinh tế Huế Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm khấu hao của tất cả TSCĐ, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động SXKD. Chi phí dịch vụ thuê ngoài: Gồm giá mua bên ngoài cung cấp cho hoạt động SXKD của DN như giá dịch vụ điện nước, giá bảo hiểm tài sản, giá thuê nhà cửa phương tiện, SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Chi phí khác bằng tiền: bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh bằng tiền tại doanh nghiệp. 1.2.2.2 Phân loại theo công dụng kinh tế Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Gồm toàn bộ chi phí NVL sử dụng trực tiếp trong quá trình sản xuất sản phẩm như chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ Chi phí này thường chiếm tỷ lệ lớn trên tổng chi phí nhưng dễ nhận diện, định lượng chính xác, kịp thời khi phát sinh. Trong quản lý chi phí, chi phí NVL trực tiếp thường được định mức theo từng loại sản phẩm và có thể nhận diện trên hồ sơ kỹ thuật sản xuất, định mức vật tư trực tiếp. Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục này gồm tiền lương, các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như BHYT, BHXH,KPCĐ của công nhân trực tiếp thực hiện từng quá trình sản xuất. Trong quản lý, chi phí nhân công trực tiếp được định mức theo từng loại sản phẩm, dịch vụ. Chi phí sản xuất chung: bao gồm tất cả các chi phí sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí trên, gồm: Chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức quản lý tại phân xưởng; chi phí công cụ, dụng cụ dùng trong sản; chi phí nguyên vật liệu dùng trong máy móc, thiết bị; chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước, sửa chữa, bảo hiểm tài sản tại phân xưởng sản xuất. 1.2.2.3 Phân loại theo phương pháp quy nạp Theo tiêu thức này, chi phí trong kỳ kế toán của doanh nghiệp gồm: ChiTrường phí trực tiếp: là nhĐạiững chi học phí phát Kinh sinh liên quan tế trực Huế tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí, có thể quy nạp vào từng đối tượng chịu chi phí như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Loại chi phí này thường chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng chi phí. Tuy nhiên chúng dễ nhận dạng và hạch toán chính xác. Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng như chi phí NVL phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí quản cáo, Các chi phí này thường SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang khó có thể nhận dạng nên các chi phí này thường được tập hợp chung, sau đó lựa chọn tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. 1.2.3 Kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp 1.2.3.1 Khái niệm kiểm soát chi phí sản xuất Theo TS Nguyễn Đại Thắng: “Kiểm soát chi phí sản xuất được hiểu là điều khiển việc hình thành chi phí sản xuất sao cho không phá vỡ hạn mức đã được xác định trong từng giai đoạn, là việc làm thường xuyên, liên tục điều chỉnh những phát sinh trong suốt quá trình quản lý nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh tế cao”. (TS Nguyễn Đại Thắng , Kiểm soát chi phí, NXB Trẻ.) 1.2.3.2 Các nguyên tắc kiểm soát chi phí sản xuất Để có thể kiểm soát tốt được chi phí sản xuất doanh nghiệp cần phải thiết lập ra các tiêu chuẩn, nội dung và mục tiêu kiểm soát chi phí dựa trên điều kiện thực tế của công ty. Các nguyên tắc kiểm soát chi phí sản xuất có thể: Luôn giám sát chi phí thuộc khả năng kiểm soát của doanh nghiệp: Trong doanh nghiệp có nhiều khoản mục chi phí và có giá trị khác nhau, doanh nghiệp không thể kiểm soát được tất cả các khoản mục chi phí đó vì vậy doanh nghiệp cần tập trung vào những khoản mục có tính biến động lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Các khoản chi phí mà doanh nghiệp không thể thay đổi: Doanh nghiệp cần khai thác tối đa hiệu quả những khoản chi phí cố định mà doanh nghiệp không thể thay đổi trong quá trình sản xuất như chi phí thuê mặt bằng, chi phí khấu hao tài sản cố định, Lập báo cáo thường xuyên về các khoản mục chi phí: Các nhà quản trị trong doanh nghiTrườngệp cần có được Đạicác thông họcbáo về các Kinh khoản mục tếchi phí Huế một cách thường xuyên, kịp thời, chính xác để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định kinh tế. Nguyên tắc khách quan: Các nguyên tắc kiểm soát chi phí đưa ra phải dựa trên điều kiện thực tế của doanh nghiệp, các nhà quản lý mà không khách quan sẽ đưa ra các quyết định kinh tế theo ý kiến riêng của bản thân sẽ gây ra tác động xấu đến doanh nghiệp. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nguyên tắc kinh tế: Các nguyên tắc kiểm soát chi phí đưa ra phải mang lại được lợi ích lớn hơn chi phí bỏ ra để thực hiện chức năng kiểm soát, tránh tình trạng lãng phí cho những công việc không cần thiết đi ngược lại với mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Mỗi một đơn vị sẽ có cơ cấu tổ chức, hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau nên tùy thuộc vào điều kiện thực tế của doanh nghiệp mình mà các nhà quản lý sẽ xây dựng nên các thủ tục, hoạt động kiểm soát khác nhau phù hợp với doanh nghiệp của mình. 1.3 Nội dung công tác kiểm soát chi phí sản xuất trong doanh nghiệp Công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại các doanh nghiệp sản xuất tập trung vào 3 khoản mục chính gồm: Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp, kiểm soát chi phí sản xuất chung. 1.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí NVLTT là chi phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp trong hoạt động sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí này chiếm tỷ trọng đáng kể trong chỉ tiêu giá thành sản xuất của sản phẩm. Mục đích chủ yếu của công tác kiểm soát chi phí NVLTT là để giảm thiểu được các rủi ro có liên quan đến khoản mục chi phí này, các rủi ro có thể là: -Mua NVL với giá cao hơn giá thị trường gây thiệt hại cho đơn vị. -Tính toán, đánh giá NVL dùng cho sản xuất không chính xác hoặc cố tình tính toán sai để thực hiện hành vi gian lận. -Bảo quản NVL không đúng quy định làm giảm chất lượng NVL, hay gây ra tình trạng thấtTrường thoát NVL. Đại học Kinh tế Huế -Xuất kho vật tư không đúng số lượng, chủng loại. Xuất vật tư không kịp thời làm gián đoạn quá trình sản xuất. -Các nghiệp vụ nhập, xuất kho vật tư không được ghi chép kịp thời, đầy đủ, chính xác dẫn đến đơn vị khó kiểm soát được lượng vật tư trong kho. Để có thể kiểm soát tốt được khoản mục chi phí NVLTT các nhà quản lý cần thực hiện các thủ tục kiểm soát sau: SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.3.1.1 Phân chia trách nhiệm Doanh nghiệp cần có sự phân chia trách nhiệm một cách đầy đủ, nên tách biệt các bộ phận mua NVL, xét duyệt mua NVL, lựa chọn nhà cung cấp, nhận và bảo quản NVL, Cụ thể: Chức năng xét duyệt mua hàng cần tách biệt với chức năng mua hàng. Chức năng lựa chọn nhà cung cấp cần phải độc lập với chức năng mua hàng. Bộ phận mua hàng cần tách biệt với bộ phận nhận hàng. Kế toán không được kiêm nhiệm thủ kho. 1.3.1.2 Kiểm soát vật chất (1) Kiểm soát quá trình mua NVL Đây là một quy trình quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, sự hữu hiệu và hiệu quả của quy trình này có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.Quá trình kiểm soát này gồm: (a) Kiểm soát việc lập kế hoạch, đề nghị mua NVL Kế hoạch mua hàng cần dựa trên tình hình khả năng sản xuất của doanh nghiệp, số lượng hàng tồn kho tại đơn vị để có kế hoạch thu mua hàng một cách hợp lý. Tất cả phiếu đề nghị mua hàng cần được người có thẩm quyền phê duyệt, chỉ những người có thẩm quyền mới được lập phiếu đề nghị mua hàng. Giấy đề nghị mua hàng cần có đầy đủ các thông tin về bộ phận đề nghị mua, tên, quy cách, số lượng hàng cần mua. GiTrườngấy đề nghị mua hàng Đạicần đư ợchọc đánh số Kinh thứ tự liên ttếục tr ưHuếớc khi sử dụng và giao cho người phụ trách mua hàng bảo quản. (b) Lựa chọn nhà cung cấp Đề nghị nhà cung cấp báo giá ngay khi có nhu cầu mua hàng, bảng báo giá cần phải chi tiết, rõ ràng, thể hiện đầy đủ các thông tin về chất lượng, số lượng, phương thức giao nhận, SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Đối với hàng hóa có giá trị lớn cần thực hiện đấu thầu để lựa chọn được nhà cung cấp thích hợp. Việc phê duyệt nhà cung cấp hàng nên để nhà quản lý cấp cao trực tiếp thực hiện, hoặc ủy quyền cho lãnh đạo bộ phận mua hàng. Các thông tin về nhà cung cấp , bảng báo giá cần phải cập nhật thường xuyên và phải ghi chép, lưu trữ đúng theo quy đinh. (c) Kiểm soát công tác mua NVL Các nghiệp vụ mua hàng cần phải lập đơn đặt hàng và phải được người có thẩm quyền phê duyệt trước khi thực hiện nghiệp vụ đặt hàng. Bộ phận mua hàng cần thường xuyên theo dõi tiến trình mua hàng, và thực hiện đúc thúc nhà cung cấp khi cần thiết. Doanh nghiệp nên có sự phân công các nhân viên mua hàng một cách hợp lý tránh tình trạng nhân viên mua hàng có quan hệ với nhà cung cấp trong thời gian dài dễ xảy ra tình trạng nhân viên mua hàng thông đồng với nhà cung cấp gây thiệt hại cho công ty. (2) Kiểm soát quá trình nhập kho NVL Bộ phận nhận hàng cần được tổ chức độc lập với bộ phận đặt hàng để đảm bảo chất lượng hàng nhận. Khi nhận hàng, bộ phận nhận hàng cần kiểm tra về số lượng, chất lượng hàng thực nhận có đúng với đơn đặt hàng không. Đối với mặt hàng có quy cách, phẩm chất phức tạp mà nhân viên nhận hàng không thể đánh giá chính xác được, cần bố trí nhân viên có Trườngchuyên môn hỗ trợ viĐạiệc kiểm trahọc hàng. Kinh tế Huế Nhân viên nhận hàng phải từ chối nhận hàng nếu hàng mua không đảm bảo chất lượng, không đúng với đơn đặt hàng. Tất cả các nghiệp vụ nhận hàng cần phải lập báo cáo nhận hàng (phiếu nhập kho nếu bộ phận kho thực hiện nhận hàng), các báo cáo này cần được đánh số thứ tự trước và bảo quản cẩn thận. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nhanh chóng chuyển hàng đã nhận đến đúng vị trí tồn trữ phù hợp hoặc chuyển ngay cho bộ phận cần sử dụng để tránh tình trạng đề nghị mua hàng lần thứ hai đối với hàng đã nhận. (3) Kiểm soát quá trình bảo quản và xuất NVL Hàng phải được bảo quản cẩn thận ở kho, để đảm bảo hàng không bị hư hỏng thất thoát trong quá trình bảo quản. Hàng phải được bố trí, sắp xếp một cách hợp lý, đúng khu vực quy định đối với từng loại hàng. Giao trách nhiệm bảo quản, trông coi hàng trong suốt quá trình bảo quản hàng cho một cá nhân ( thường là thủ kho) và ban hành quy định hạn chế tiếp cận hàng đối với những người không có nhiệm vụ. Thủ kho nên mở sổ chi tiết nhập - xuất - tồn kho cho từng loại hàng. Xây dựng mức tồn kho tối thiểu, đặt hàng ngay khi số lượng hàng trong kho thấp hơn mức dự trữ tối thiểu . Thủ kho chỉ thực hiện xuất kho khi có chỉ thị của người có thẩm quyền, thường là phiếu yêu cầu vật tư đã được phê duyệt, dựa trên phiếu yêu cầu vật tư này thủ kho lập phiếu xuất kho. Trên phiếu yêu cầu vật tư và phiếu xuất kho cần khi rõ về số lượng, chủng loại hàng cần xuất. Hàng trong kho cần tiến hành các cuộc kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất để xác định lượng hàng tồn kho thực tế, đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán, từ đó phát hiện ra các chênh lệch và có biện pháp xử lý kịp thời. (4) Kiểm soát quá trình sử dụng NVL và nhập lại NVL ThiTrườngết lập các định mức Đại về NVL họchợp lý, so Kinh sánh giữa thực tế tế lưHuếợng NVL sử dụng và định mức NVL. Phổ biến các văn bản, hướng dẫn công nhân cách thức sử dụng NLV một cách phù hợp, tiết kiệm. Đối với NVL xuất kho chưa sử dụng hết cần phải thực hiện nhập lại kho, hay tiến hành bảo quản tại nơi sản xuất một cách phù hợp để đảm bảo được chất lượng của NVL. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.3.1.3 Kiểm soát quá trình ghi chép Để tiến hành quá trình kiểm soát vật tư doanh nghiệp có thể sử dụng hai phương pháp hạch toán kế toán đó là kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ. Tuy nhiên thực tế đa số các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với đơn vị áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên thường sử dụng một hệ thống sổ chi tiết để theo dõi tình hình nhập -xuất -tồn của từng mặt hàng cả về số lượng và giá trị. Phương pháp này giúp đơn vị kiểm soát được lượng hàng trong kho tại mọi thời điểm. Các chứng từ thường được sử dụng đối với kiểm soát chi phí NVL trực tiếp gồm: Giấy đề nghị vật tư, đơn đặt hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Các loại sổ sách liên quan được sử dụng gồm: Bảng kê chứng từ xuất vật tư, thẻ kho, sổ chi tiết NVL trực tiếp, sổ tổng hợp NVL, 1.3.2 Kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp Chi phí NCTT là các chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất gồm chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương. Mục đích của công tác kiểm soát chi phí NCTT là để giảm thiểu được các rủi ro liên quan đến khoản mục chi phí này, các rủi ro có thể xảy ra: -Tuyển dụng những nhân viên kém năng lực dẫn đến chi phí đào tạo cao, tạo nên các khoản chi không đáng có. -Sai sót hay gian lận có thể xảy ra trong quá trình chấm công như chấm công cho những nhânTrường viên không có thĐạiật. học Kinh tế Huế -Tính sai tiền lương phải trả, tính lương cho những nhân viên đã nghỉ việc hoặc đang chờ nghỉ việc. -Bảng tính lương, bảng tổng hợp chi phí tiền lương và nhật ký tiền lương có thể không khớp dẫn tới việc phân bổ chi phí nhân công sẽ không chính xác Để kiểm soát tốt được khoản mục chi phí này nhà quản lý cần thực hiện các thủ tục kiểm soát sau: SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 1.3.2.1 Phân chia trách nhiệm Để kiểm soát tốt chi phí nhân công trực tiếp cần tách biệt các bộ phận sau: Bộ phận nhân sự: chịu trách nhiệm tuyển dụng, ký kết hợp đồng và quản lý hồ sơ lao động. Bộ phận sử dụng lao động : chịu trách nhiệm quản lý lao động và chấm công Bộ phận tính lương: chịu trách nhiệm tính lương và các khoản khấu trừ có liên quan, lập bảng thanh toán tiền lương nhằm theo dõi chặt chẽ những biến động của chi phí tiền lương. Bộ phận trả lương: Chịu trách nhiệm phát lương cho người lao động và kiểm soát chặt chẽ các khoản lương người lao động chưa nhận. 1.3.2.2 Kiểm soát vật chất Để thủ tục kiểm soát này có hiệu quả, đơn vị cần kiểm soát các quá trình sau: (1) Kiểm soát quá trình chấm công và các tài liệu liên quan để tính lương Phải lập các chứng từ ban đầu làm cơ sở để tính lương như thẻ theo dõi lao động, bảng chấm công, thẻ bấm giờ, bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành. Nhân viên phụ trách tính lương phải kiểm tra sự đầy đủ của các chứng từ ban đầu về lương, đối chiếu với danh sách lao động hiện tại của đơn vị. Nhân viên tính lương cần kiểm tra các chứng từ ban đầu về lương đã có chữ ký của trưởng bộ phận hay chưa. Có sự đánh dấu của trưởng bộ phận đối với số giờ làm thêm của người lao động trên bảng chấm công. NếuTrường trên bảng chấm Đại công có sốhọc giờ nghỉ Kinh phép, nghỉ ốm,tế nghỉHuế không lương, nhân viên tính lương cần kiểm tra tính hợp lý và đối chiếu với các chứng từ khác như đơn xin nghỉ phép, giấy bác sỹ, (2) Kiểm soát quá trình tính lương và các khoản khấu trừ Đơn vị nên ban hành các chính sách tiền lương một cách rõ ràng. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bộ phận nhân sự phải có trách nhiệm thông báo mọi biến động về tình hình lao động cho bộ phận tính lương. Phân công người có thẩm quyền phê duyệt các thay đổi trong chương trình tính lương, phê duyệt bảng lương. Dựa vào số tiền lương tính được, kế toán tiến hành trích lập các khoản BHXH, BHYT, CPCĐ theo quy định của chế độ tài chính. Định kỳ tiến hành đối chiếu chi phí tiền lương thực tế với kế hoạch. (3) Kiểm soát quá trình trả lương Quá trình trả lương phải được một nhân viên độc lập với bộ phận nhân sự, bộ phận theo dõi lao động và tính lương, thường thủ quỹ sẽ đảm nhiệm việc trả lương. Thủ quỹ sẽ căn cứ vào bảng lương để phát lương cho từng lao động. Đối với đơn vị thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng thì công việc trả lương sẽ đơn giản hơn. Đơn vị mở các tài khoản cá nhân cho nhân viên ở ngân hàng và tiền lương sẽ được chuyển trực tiếp vào tài khoản này. Bảng thanh toán tiền lương sẽ được chuyển cho phòng kế toán ghi nhận vào sổ chi tiết tiền lương và sau đó ghi vào sổ cái. 1.3.2.3 Kiểm soát quá trình ghi chép Kiểm soát kế toán thông qua các chứng từ và sổ sách kế toán như: Bảng chấm công, bảng tổng hợp thành phẩm sản xuất, bảng thanh toán tiền lương, phiếu chi hay lệnh chi lương qua ngân hàng, bảng kê nộp BHXH, BHYT,KPCĐ và các loại sổ chi tiết, sổ tổngTrường hợp. Đại học Kinh tế Huế 1.3.3 Kiểm soát chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là toàn bộ những khoản chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất ngoài hai khoản mục chi phí NVLTT và NCTT. Mục đích của công tác kiểm soát chi phí sản xuất chung là để giảm thiểu các rủi ro sau: SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang -Tập hợp và phân bổ chi phí SXC không phù hợp với đối tượng chịu chi phí. -Trích khấu hao TSCĐ không phù hợp, không tuân thủ theo chế độ quy định hiện hành. -Các chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí bằng tiền khác có thể xảy ra các rủi ro như: thanh toán sai số tiền vì khi chưa có đầy đủ chứng từ, hay thanh toán cho những nghiệp vụ không có thực. Để có thể kiểm soát tốt khoản mục chi phí này nhà quản lý cần thực hiện các thủ tục kiểm soát sau: 1.3.3.1 Kiểm soát vật chất Thủ tục kiểm soát này gồm: (1) Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu Chi phí nguyên vật liệu bao gồm các chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, phụ tùng thay thế dùng cho các loại máy móc, thiết bị. Quá trình kiểm soát chi phí NVL trong khoản mục này cũng tương tự như kiểm soát chi phí NVL trực tiếp. (2) Kiểm soát chi phí nhân công Chi phí nhân công bao gồm chi phí lao động gián tiếp, chi phí phục vụ, chi phí tổ chức quản lý sản xuất tại phân xưởng. Vì đây cũng là chi phí nhân công nên quá trình kiểm soát cũng giống như kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp. (3) Kiểm soát chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí khấu hao TSCĐ đây là khoản chi phí liên quan đến việc mua sắm, quản lý và sử dụng TSCĐ, do đó để kiểm soát được chi phí khấu hao TSCĐ trước tiên đơn vị cần kiểmTrường soát: Đại học Kinh tế Huế Công tác mua sắm TSCĐ: mua sắm tài sản cố định phải được người có thẩm quyền phê duyệt, phải phù hợp với dự toán và kế hoạch đặt ra. Xây dựng quy định về thời gian tính khấu hao:Thông thường thời gian tính khấu hao và phương pháp tính khấu hao TSCĐ do đơn vị tự xây dựng thời gian cụ thể nhưng phải tuân thủ theo khung khấu hao của BTC. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Ngoài ra kiểm soát chi phí khấu hao TSCĐ còn thể hiện ở việc kiểm soát vật chất đối với tài sản cố định và công tác kế toán đối với tài sản thực hiện trích khấu hao. Các nguyên tắc kiểm soát: Tách biệt công tác bảo quản với ghi chép các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định. Cụ thể người quản lý, sử dụng tài sản cố định không được đồng thời là kế toán tài sản cố định. So sánh chi phí khấu hao năm hiện hành và năm trước. Định kỳ tiến hành kiểm tra việc trích khấu hao bằng cách kiểm tra tình trạng tài sản, hồ sơ tăng giảm tài sản cố định. Tránh tình trạng tài sản đã khấu hao hết hay tài sản không dùng chờ xử lý mà đơn vị vẫn thực hiện trích khấu hao. (4) Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác Chi phí này bao gồm chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí bảo hiểm tài sản cố định tại phân xưởng sản xuất, chi phí bảo hộ lao đông, Đây là các chi phí phát sinh thường xuyên trong kỳ, ảnh hưởng đến khoản mục tiền của doanh nghiệp nên dễ phát sinh sai sót, gian lận. Các thủ tục kiểm soát có thể thực hiện: Định kỳ xây dựng kế hoạch, dự toán và định mức chi phí sử dụng của các dịch vụ như: điện, nước, điện thoại, Nếu vượt mức quy định, gây ra tình trạng lãng phí không đáng có thì có biện pháp xử lý thích hợp. Các chi phí này khi phát sinh cần có đầy đủ chứng từ hợp lệ như: Hóa đơn, giấy báo nợ ngân hàng, ThTrườngủ quỹ chỉ thực hiện Đại chi tiền khihọc có các chứngKinh từ phát tế sinh vHuếà có sự phê duyệt của người có thẩm quyền. 1.3.3.2 Kiểm soát quá trình ghi chép Các chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT, hóa đơn cung cấp dịch vụ, bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, bảng tính tiền lương, phiếu xuất kho, Các loại sổ sách: sổ chi tiết tài sản cố định, sổ cái chi phí sản xuất chung. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ 2.1 Giới thiệu về công ty cổ phần Long Thọ -Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN LONG THỌ -Tên tiếng anh: LONG THO JOINT STOCK COMPANY -Tên viết tắt: LTCO -Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần -Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Văn Trung -Địa chỉ: 423 Bùi Thị Xuân, Phường Thủy Biểu, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế -Mã số thuế: 3300101519 -Số điện thoại: 02343822083 -Fax: 0234 3826300 -Website: www.longthohue.com.vn -Email: longthohueco@gmail.com 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Công ty Cổ phần Long Thọ tiền thân là Công ty SXKDVLXD Long Thọ, thành lập năm 1975, là một đơn vị SXKDVLXD của tỉnh Thừa Thiên Huế được xây dựng và phát triển trên cơ sở nhà máy Vôi nước Long Thọ được hình thành từ thời Pháp thuộc cách đâyTrường hơn 120 năm. Đại học Kinh tế Huế Tháng 9/1994 – 30/11/2005 là doanh nghiệp Nhà nước hạng I, với tên gọi là Công ty SXKDVLXD Long Thọ. Tháng 12/2005 chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Long Thọ. Tổng số CBCNV hiện nay là 402 người, 04 đơn vị trực thuộc gồm: Xí nghiệp Khai thác đá, Xí nghiệp Xi măng, Xí nghiệp Gạch Terrazzo, Xí nghiệp Điện Nước và 5 bộ phận phòng ban. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Từ năm 2005, sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty Cổ phần, Công ty đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình từ phía người tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty ngày càng chiếm được vị trí vững chắc trên thương trường. Các sản phẩm của Công ty gồm: xi măng PCB30, PCB40 mang nhãn hiệu đầu rồng, gạch lát terrazzo, ngói màu, gạch block, tấm lợp Fibro, hầu hết các sản phẩm đều được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Ngoài quy mô sản xuất lớn, trang thiết bị tiên tiến, đội ngũ công nhân lành nghề, Công ty Cổ phần Long Thọ còn tạo cho mình một thế mạnh vượt trội so với các doanh nghiệp cùng ngành là có một hệ thống phân phối trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua các đại lý và nhiều nhà phân phối trải dài từ các tỉnh Quảng Bình đến Bình Định, các tỉnh vùng cao Tây Nguyên và các tỉnh thành Miền Tây với đội ngũ nhân viên tiếp thị dày dặn kinh nghiệm. 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1 Chức năng Sản xuất vật liệu xây dựng bao gồm: các sản phẩm xi măng, gạch lát Terrazo, ngói màu và gạch block nhằm phục vụ cho việc xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Tổ chức đầu tư và phát triển hệ thống cơ sở sản vật chất kỹ thuật để đảm bảo sản xuất sản phẩm có chất lượng với giá thành hợp lý mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty và đặc biệt là giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng của việc sản xuất tới môi trường. 2.1.2.2 Nhiệm vụ Cung cấp các sản phẩm có chất lượng để phục vụ cho việc xây dựng, không ngừng cTrườngải tiến kỹ thuật công Đạinghệ, m ẫhọcu mã phát Kinhhuy hiệu qu ảtếsản xuHuếất kinh doanh, giữ vững uy tín của công ty trên thị trường. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn của cổ đông. Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán, lập và nộp báo cáo tài chính trung thực, chính xác, SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang đúng thời hạn quy định của pháp luật. Kê khai và nộp đầy đủ các loại thuế theo quy định của pháp luật Thực hiện đúng các chính sách về lao động .Chú trọng chăm lo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, công nhân viên của công ty. 2.1.2.3 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Trong suốt gần 120 năm kể từ khi khai sinh Xí nghiệp Vôi nước Long Thọ cho đến Công ty Cổ phần Long Thọ ngày nay, ban lãnh đạo và toàn thể chuyên viên công ty đã không ngừng phát triển doanh nghiệp, phát huy tối đa lợi nhuận, tăng lợi tức cho các cổ đông, cải thiện đời sống tăng thu nhập cho người lao động và hoàn thành nghĩa vụ Ngân sách đối với Nhà nước. Công ty hoạt động trên các lĩnh vực: -Sản xuất kinh doanh xi măng, gạch lát Terrazzo, gạch không nung block, ngói màu và tấm lợp Fibro. -Khai thác mỏ đá vôi nguyên liệu và phụ gia. -Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. -Gia công lắp đặt các sản phẩm cơ khí. -Kinh doanh vật liệu xây dựng và thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng. Các sản phẩm chính, quy mô, năng lực của công ty: -Khai thác đá: 90.000 m3/năm -Sản xuất xi măng: 200.000 tấn/năm -STrườngản xuất gạch lát Terrazzo: Đại 300.000 học m2/năm. Kinh tế Huế -Sản xuất ngói màu Long Thọ: 60.000 m2/năm. -Sản xuất gạch block Long Thọ: 15.000.000 viên/năm. -Sản xuất tấm lợp Fibro Long Thọ: 1.300.000 tấm/năm. Trong những năm tới Công ty Cổ phần Long Thọ sẽ tập trung mọi nguồn lực phát triển ngành kinh doanh chính là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm sau xi măng nghiền như gạch lát Terrazzo, ngói màu, gạch block. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bên cạnh đó, công ty định hướng nghiên cứu đầu tư xây dựng sản xuất gạch không nung nhẹ đây là một chiến lược hết sức đúng đắn phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của thị trường và quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: khuyến khích đầu tư phát triển và sử dụng vật liệu không nung, hạn chế tối đa việc sản xuất vật liệu xây dựng từ đất nông nghiệp. 2.1.3 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý Trường Đại học Kinh tế Huế Ghi Chú Quan hệ trực tuyến Sơ đồ 2. 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty 2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Ban kiểm soát: thực hiện nhiệm vụ theo điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty và các nhiệm vụ do Đại hội đồng cổ đông giao, báo cáo và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông về công tác kiểm tra, giám sát trong quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Tổng giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành công việc sản xuất kinh doanh hằng ngày của Công ty, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao. Phó Tổng giám đốc kỹ thuật: trực tiếp quản lý điều hành phòng kỹ thuật, xí nghiệp xi măng , xí nghiệp gạch terrazzo, ngói màu. Thực hiện chức năng tham mưu, quản lý, điều hành về các lĩnh vực kỹ thuật sản xuất, chất lượng, an toàn. Phó Tổng giám đốc kinh doanh: trực tiếp quản lý điều hành phòng thị trường, tham mưu cho TGĐ kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch marketing. Tổ chức tiêu thụ sản phẩm của công ty theo đúng quy chế tiêu thụ của Công ty. Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo công ty các giải pháp kỹ thuật công nghệ, quản lý sản xuất, an toàn lao động. Kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty, soát xét các điều khoản kỹ thuật, công nghệ trong các hợp đồng kinh tế. Xí nghiệp xi măng: Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất xi măng mà TGĐ giao hàng tháng, quý, năm. Kiểm tra số lượng chất lượng nguyên vật liệu đầu vào cũng như sản phẩm sản xuất ra. XNTrường Gạch Terrozzo-Ngoái Đại màu: họcTổ chức sKinhản xuất hoàn tếthành Huế kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm gạch Terrazo-ngoái màu do công ty giao khoán. Phòng kế toán: Tham mưu cho TGĐ trong công tác quản lý, sử dụng và điều tiết nguồn vốn Công ty đạt hiệu quả cao nhất. Tổ chức thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán theo quy định của nhà nước. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Phòng kế hoạch: Lập kế hoạch hàng tháng, quý, năm; phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh; chủ trì công tác xây dựng giá thành các sản phẩm của công ty, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm. Phòng vật tư: Tham mưu cho TGĐ ký kết các hợp đồng mua bán vật tư, nguyên nhiên liệu, máy móc thiết bị đầu vào. Chủ trì việc thu mua vật tư, nguyên nhiên liệu phục vụ nhu cầu của các đơn vị trong sản xuất kinh doanh đúng số lượng chất lượng và giá cả phù hợp. Phòng tổ chức-hành chính-bảo vệ: Tham mưu cho TGĐ trong quá trình thực hiện Luật lao động, thỏa ước lao động tập thể. Quản lý hồ sơ nhân sự toàn công ty, tham mưu cho TGĐ tuyển chọn nhân sự. Chỉ đạo việc thực hiện công tác an ninh quốc phòng tại các cơ sở thuộc quản lý công ty. Phòng thị trường:Tham mưu cho TGĐ kinh doanh về chiến lược phát triển thị trường, phát triển thương hiệu của công ty.Khảo sát nghiên cứu và tổng hợp các nguồn thông tin thị trường, đối thủ cạnh tranh. Tổ chức thực hiện việc quảng cáo bán hàng và các chương trình khuyến mãi. 2.1.4 Tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán Kế toán trưởng K Kế ế toán Kế toán Kế vốn toán thuế, toán Thủ bằng tổng KT vật quỹ tiền, Trườnghợp Đạicông họct Kinh tế Huế ư KT nợ lương Sơ đồ 2. 2: Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng: có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán của công ty, giúp TGĐ quản lý công tác tài chính và hạch toán kế toán tại Công ty theo đúng pháp luật. Trực SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang tiếp quản lý, điều hành phòng kế toán, tổ chức hướng dẫn và kiểm tra công tác kế toán tại đơn vị trực thuộc. Tổ chức ghi chép tính toán và phản ánh kịp chính xác, trung thực, kịp thời, đầy đủ toàn bộ tài sản và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kế toán tổng hợp: quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất theo đúng đối tượng và khoản mục chi phí. Tổng hợp số liệu kế toán, xác định kết quả kinh doanh; kiểm tra cân đối số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp; Lập báo cáo tài chính theo quy định. Kế toán thuế: Kiểm tra hóa đơn GTGT với bảng kê đầu vào, đầu ra; Lập các chứng từ, báo cáo, tờ khai thuế gửi cục thuế; theo dõi, báo cáo tình hình nộp ngân sách, tồn đọng ngân sách, hoàn thuế.Trực tiếp làm việc với cơ quan thuế khi có phát sinh. Ngoài ra kế toán thuế còn kiêm công việc của kế toán công nợ: quản lý các khoản phải thu, các khoản phải trả nội bộ và khách hàng; tổ chức thực hiện đối chiếu công nợ và lập báo cáo về tình hình công nợ cho kế toán trưởng, Tổng giám đốc. Kế toán vật tư: Quản lý kho vật tư công ty và vật tư các đơn vị bộ phận; tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển vật tư. Viết phiếu nhập, xuất, kho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ. Tham gia công tác kiểm kê, đánh giá, phân tích tình hình thu mua, bảo quản, dự trữ vật tư. Lập cáo báo cáo về vật tư theo quy định. Kế toán vốn bằng tiền: Theo dõi, thanh toán tình hình thực hiện thu chi quỹ tiền mặt, tiền gửi, tiền vay ngân hàng. Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý các chứng từ kế toán thu chi trước khi trình kế toán trưởng ký duyệt; mở sổ chi tiết theo dõi, đối chiếu hàng ngày với thủ quỹ; hàng ngày báo cáo cho kế toán trưởng về công tác thu chi tồn quỹ tiền mặt,Trường tiền gửi ngân hàng. Đại Ngoài rahọc kế toán vKinhốn bằng tiề ntế còn kiêmHuế công việc của kế toán tiền lương: quản lý lao động và tiền lương, bảo hiểm; theo dõi, đối chiếu tình hình lao động, tiền lương cơ bản của người lao động với phòng tổ chức hành chính. Thủ quỹ: quản lý, bảo quản kho quỹ cẩn thận, an toàn; thu chi tiền hàng ngày đúng người, đúng đối tượng; đối chiếu với kế toán về tồn quỹ, lập báo cáo tồn quỹ trình kế toán trưởng. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nhìn chung các nhân viên kế toán tại công ty đều là người có năng lực, trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm đối với công việc tại công ty. Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức phù hợp với quy mô hoạt động của công ty. 2.1.4.2 Chế độ và chính sách kế toán Công ty áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 200/2014-BTC ngày 22/12/2014 Các chính sách kế toán công ty áp dụng: -Niên độ kế toán bắt đầu ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 -Đơn vị tiển tệ sử dụng: VNĐ -Phương pháp khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường thẳng -Phương pháp hạch toán HTK: Kê khai thường xuyên -Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền Công ty cổ phần Long Thọ là công ty có quy mô lớn, các nghiệp phát sinh hàng ngày nhiều nên để có thể hỗ trợ cho bộ phận kế toán có thể làm việc có hiệu quả công ty đã sử dụng hình thức kế toán trên máy vi tính - phần mềm kế toán BRAVO sử dụng bộ chứng từ của hình thức nhật ký chung. Với phần mềm này thì trình tự ghi sổ đã được thiết lập sẵn trong máy tính nên nhân viên phụ trách từng phần hành chỉ cần nhập liệu các thông tin từ chứng từ vào phần mềm, hệ thống sẽ tự động cập nhật vào sổ sách kế toán phù hợp. Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2. 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 2.1.5 Tình hình nguồn lực của công ty qua 3 năm 2015-2017 2.1.5.1 Tình hình lao động Bảng 2. 1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm 2015 -2017 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Số Số Số Số Số % % % % % lượng lượng lượng lượng lượng Tổng số lao động 352 100 267 100 279 100 (85) (24.15) 12 4.49 1. Phân theo tính chất sản xuất Lao động trực tiếp 287 81.53 215 80.52 224 80.29 (72) (25.09) 9 4.19 Lao động gián tiếp 65 18.47 52 19.48 55 19.71 (13) (20.00) 3 5.77 2. Phân theo trình độ chuyên môn Đại học, Thạc sĩ 38 10.80 38 14.23 38 13.62 0 0.00 0 0.00 Cao đẳng 6 1.70 3 1.12 4 1.43 (3) (50.00) 1 33.33 Trung cấp 23 6.53 15 5.62 20 7.17 (8) (34.78) 5 33.33 Lao động phổ thông 285 80.97 211 79.03 217 77.78 (74) (25.96) 6 2.84 3. Phân theo giới tính Nam 283 80.40 210 78.65 215 77.06 (73) (25.80) 5 2.38 Nữ 69 19.60 57 21.35 64 22.94 (12) (17.39) 7 12.28 (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính - công ty Cổ phần Long Thọ và tính toán của tác giả ) Qua bảng 2.1, Ta thấy tình hình lao động của công ty trong qua 3 năm 2015-2017 có xu hướng biến động lớn. Cụ thể năm 2015 tổng số lao động là 352 người đến năm 2016 giảm đi 85 lao động giảm 24.15%. Năm 2017 số lượng lao động trong công ty có xu hướngTrườngtăng lên lại, cụ th Đạiể năm 2017 học là 279 laoKinh động, tăn g tế4.49% Huế so với năm 2016. Để tìm rõ hơn về tình hình lao động của công ty ta sẽ xem xét trên từng khía cạnh cụ thể sau: Xét theo tính chất sản xuất: Vì công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên số lao động trực tiếp của công ty chiếm tỷ trọng cao hơn lao động gián tiếp cụ thể tỷ lệ lao động trực tiếp và gián tiếp qua 3 năm là: năm 2015 lao động trực tiếp chiếm 81.53%, lao động gián tiếp chiếm 18.47%; năm 2016 là 80.52% và 19.48%; năm 2017 SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang là 80.29% và 19.71% . Xét về biến động lao động của công ty qua 3 năm: năm 2016 lao động trực tiếp và lao động gián tiếp đều giảm mạnh, cụ thể lao động trực tiếp giảm 25.09%, lao động gián tiếp giảm 20 % so với năm 2015; đến năm 2017 tỷ lệ lao động này có xu hướng tăng lên trở lại, so với năm 2016 lao động trực tiếp tăng 4.19% và lao động gián tiếp tăng chiếm 5.77% . Sự tăng giảm lao động nhiều như vậy qua 3 năm chủ yếu là do công ty phải di dời sản xuất nên số lao độ giảm năm 2016 đến năm 2017 khi công ty đã ổn định lao động tăng trở lại. Xét theo trình độ chuyên môn: Qua 3 năm xét về trình độ lao động trong công ty cổ phần Long Thọ thì lao động phổ thông luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động có trình độ. Cụ thể năm 2015 lao động phổ thông chiếm 80.97%, lao động từ trung cấp lên đại học chiếm 19.03%; năm 2016 lao động phổ thông là 79.03%, lao động từ trung cấp trở lên là 20.97 %; năm 2017 lao động phổ thông là 77.78% và lao động từ trung cấp trở lên là 22.22%. Xét sự biến động về trình độ lao động qua 3 năm thì ta thấy số lao động phổ thông và trung cấp năm 2016 giảm đáng kể so với năm 2015, cụ thể năm 2016 lao động phổ thông giảm 25.96% và lao động trung cấp giảm 34.78%, đến năm 2017 tỷ lệ lao động phổ thông và trung cấp tăng lên trở lại, lao động phổ thông tăng 2.84% và trung cấp tăng 33.33%. Về lao động có trình độ từ cao đẳng trở lên qua 3 năm cũng có sự biến động lên xuống khác nhau. Xét theo giới tính: Do đặc thù ngành nghề hoạt động của công ty là sản xuất vật liệu xây dựng, môi trường làm việc có tính chất nặng nhọc, khói bui, độc hại đòi hỏi lao động có sức khỏe tốt, có khả năng chống chịu tốt nên tỷ lệ lao động nam trong công ty luôn chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ cụ thể tỷ lên lao động nam và nữ qua 3 năm : năm 2015 là 80.46% Trườngvà 19.60%; năm 2016 Đại là 78.65 họcvà 21.35 %;Kinh năm 2017 là tế 77.06% Huế và 22.94 %.Tỷ lệ lao động nam và nữ tại công ty qua 3 năm cũng có xu hướng biến động lên xuống năm 2016 lao động nam giảm đi 73 người giảm 25.80%, lao động nữ giảm giảm 12 người giảm 17.39% so với năm 2015. Năm 2017 tỷ lệ lao động nam và nữ biến động tăng so với năm 2016 lao động nam tăng lên 2.38 % và lao động nữ tăng lên 12.28%. 2.1.5.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn (1) Tình hình tài sản SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2. 2: Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm 2015 -2017 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % A.Tài sản ngắn hạn 59,691,914,681 66.45 54,633,895,426 67.28 63,549,486,921 71.42 (5,058,019,255) (8.47) 8,915,591,495 16 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 4,177,984,445 4.65 13,669,587,123 16.83 5,496,901,350 6.18 9,491,602,678 227.18 (8,172,685,773) (59.79) 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 0.00 2,300,000,000 2.83 14,500,000,000 16.30 2,300,000,000 12,200,000,000 530.43 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 5,686,920,956 6.33 4,801,393,894 5.91 15,330,450,102 17.23 (885,527,062) (15.57) 10,529,056,208 219.29 4. Hàng tồn kho 49,362,861,167 54.95 33,838,176,763 41.67 27,847,461,036 31.30 (15,524,684,404) (31.45) (5,990,715,727) (17.70) 5. Tài sản ngắn hạn khác 464,148,113 0.52 24,737,646 0.03 374,674,433 0.42 (439,410,467) (94.67) 349,936,787 1,414.59 B. Tài sản dài hạn 30,134,298,656 33.55 26,568,227,299 32.72 25,428,626,249 28.58 (3,566,071,357) (11.83) (1,139,601,050) (4.29) 1. Tài sản cố định 24,499,599,724 27.27 22,838,768,880 28.13 21,265,578,764 23.90 (1,660,830,844) (6.78) (1,573,190,116) (6.89) 2. Tài sản dở dang dài hạn 1,196,198,814 1.33 122,525,726 0.15 804,575,832 0.90 (1,073,673,088) (89.76) 682,050,106 557 3. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 2,596,255,100 2.89 2,096,255,100 2.58 1,590,000,000 1.79 (500,000,000) (19.26) (506,255,100) (24.15) 4. Tài sản dài hạn khác 1,842,245,018 2.05 1,510,677,593 1.86 1,768,471,653 1.99 (331,567,425) (18.00) 257,794,060 17.06 Tổng tài sản 89,826,213,337 100.00 81,202,122,725 100.00 88,978,113,170 100.00 (8,624,090,612) (9.60) 7,775,990,445 9.58 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần Long Thọ và tính toán của tác giả) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Qua bảng 2.2, ta thấy tình hình tài sản của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng giảm khác nhau. Năm 2015 Tổng tài sản của công ty là 89,826,213,337 đồng đến năm 2016 tổng tài sản giảm đi (8,624,090,612) đồng, giảm đi 9.6%. Đến năm 2017 tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng lên lại cụ thể năm 2017 tổng tài sản của công ty là 88,978,113,170 đồng, tăng lên 9.58 % so với năm 2016. Để hiểu rõ hơn về tốc độ tăng giảm của tài sản ta đi vào xem xét chi tiết từng khoản mục trong cơ cấu tài sản của công ty: Trong cơ cấu tài sản của công ty thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trong cao hơn tài sản dài hạn qua cả 3 năm từ 2015 đến 2017. Cụ thể năm 2015 tài sản ngắn hạn là 59,691,914,681 đồng chiếm 66.45% và tài sản dài hạn là 30,134,298,656 đồng chiếm 33.55% trong cơ cấu tài sản của công ty. Năm 2016 tỷ lệ tài sản ngắn hạn và dài hạn là 67.28% và 32.72%, năm 2107 là 71.42% và 28.58%. Vì đặc thù của công ty là sản xuất vật liệu và các sản phẩm sản xuất ra đều có thời hạn sử dụng nhất định nên tỷ lệ tài sản ngắn hạn chiếm nhiều hơn tài sản dài hạn là đều hợp lý. Tài sản ngắn hạn: tình hình tài sản ngắn hạn của công ty qua 3 năm có xu hướng tăng giảm khác nhau năm 2016 tỷ lệ tài sản ngắn hạn của công ty giảm đi (5,058,019,255) đồng giảm 8.47% so với năm 2015 nhưng đến năm 2017 tỷ lệ tài sản ngắn hạn của công ty lại có xu hướng tăng lên lại cụ thể năm 2017 tăng lên 8,915,591,495 đồng tăng 16%. Tốc độ tăng giảm tài sản ngắn hạn tại công ty chủ yếu do các khoản mục trong TSNH như tiền, đầu tư tài chính, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản khác có sự biến động khác nhau .Cụ thể năm 2016 tỷ lệ tài sản ngắn hạn của công ty giảm đi do khoản mục hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớnTrường đã giảm đi (15,524,684,404) Đại học đổng giảmKinh 31.45% ,tế KPT Huế của công ty cũng giảm đi 15.57% dẫn đến khoản mục tiền của công ty tăng lên 9,491,602,678 đồng, từ đây ta thấy mặc dù tình hình tài sản của công ty trong năm 2016 so xu hướng giảm đi nhưng đây không phải là một tín hiệu xấu vì hàng tồn kho của công ty luôn chuyển nhanh và các khoản tiền cũng tăng lên. Năm 2017 tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng lên và nguyên nhân chủ yếu của việc tăng này là do công ty tăng khoản đầu tư tài chính ngắn hạn lên 12,200,000,000 đồng tăng 530.43% và các khoản phải SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang thu của công ty cũng tăng lên cao, tăng 10,529,056,208 đồng tăng 219.29% nguyên nhân này chủ yếu do đẩy mạnh công tác bán hàng làm hàng tồn kho giảm đi nhưng các khoản phải thu lại tăng lên cao. Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn của công ty qua 3 năm có biến động nhưng không cùng chiều với tình hình tài sản chung của công ty mà tài sản dài hạn giảm dần qua 3 năm từ 2015 đến 2017. Tỷ lệ này giảm đi chủ yếu do tài sản cố định của công ty giảm đi qua 3 năm, năm 2016 giảm (1,660,830,844) đồng giảm 6.78% so với năm 2015; năm 2017 giảm (1,573,190,116) đồng giảm 6.89% , tài sản dở dang dài hạn của công ty trong năm 2016 giảm đi (1,073,673,088) đồng giảm 89.76% so với năm 2015, nhưng năm 2017 tài sản dở dang dài hạn lại có xu hướng tăng lên lại tăng 682,050,106 đồng tăng 557%. Các biến động này cho thấy công ty trong 3 năm đã có sự thanh lý bớt các tài sản cố định không dùng nữa và có xu hướng đầu tư thêm các tài sản cố định mới. (2)Tình hình nguồn vốn Cũng giống như chỉ tiêu Tổng tài sản, qua 3 năm tình hình nguồn vốn của công ty cũng có những biến động lên xuống khác nhau. Việc phân tích cơ cấu và biến động của nguồn vốn trong công ty sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn rõ hơn về tình hình công ty. Tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm từ 2015 đến 2017 có sự biến động lên xuống. Cụ thể năm 2015 tổng nguồn vốn của công ty là 89,826,213,337 đồng nhưng đến năm 2016 nguồn vốn của công ty là 81,202,122,725 đồng giảm đi (8,624,090,612) đồng giảm đi 9.60%. Năm 2017 Tổng nguồn vốn của công ty là 88,978,113,170 đồng, tăng lên 7,775,990,445 tăng 9.58% so với năm 2016. Sự biến động này là do tác động của hai Trườngkhoản mục chính l àĐại Nợ phải trảhọc và Vốn Kinhchủ sở hữu. Trongtế Huếđó khoản mục vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn trong công ty nhưng qua 3 năm có sự biến động không đáng kể, còn khoản mục nợ phải trả mặc dù chiếm tỷ trọng nhỏ hơn vốn chủ sở hữu nhưng có sự biến động lên xuống cùng chiều với biến động của nguồn vốn. Để có thể thấy rõ tác động của Nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu ta sẽ đi vào xem xét chi tiết sự tác động của từng khoản mục này đến nguồn vốn của công ty. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2. 3: Tình hình nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015 -2017 CHỉ TIÊU 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % A. Nợ phải trả 20,397,586,571 22.71 12,019,543,870 14.80 17,181,842,580 19.31 (8,378,042,701) (41.07) 5,162,298,710 42.95 I. Nợ ngắn hạn 20,397,586,571 22.71 12,019,543,870 14.80 17,181,842,580 19.31 (8,378,042,701) (41.07) 5,162,298,710 42.95 1. Phải trả người bán ngắn hạn 5,988,554,502 6.67 4,268,577,460 5.26 3,876,983,934 4.36 (1,719,977,042) (28.72) (391,593,526) (9.17) 2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn 60,941,753 0.07 1,151,782,706 1.42 7,663,700 29.00 1,090,840,953 1789.97 (1,144,119,006) (99.33) 3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 1,406,522,164 1.57 649,012,447 0.80 1,638,046,023 1.84 (757,509,717) (53.86) 989,033,576 152.39 4. Phải trả người lao động 5,556,647,742 6.19 1,742,998,739 2.15 6,463,397,660 7.26 (3,813,649,003) (68.63) 4,720,398,921 270.82 5. Phải trả ngắn hạn khác 1,450,296,630 1.61 694,745,237 0.86 3,838,363,861 4.31 (755,551,393) (52.10) 3,143,618,624 452.49 6. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 5,934,623,780 6.61 3,512,427,281 4.33 1,357,387,402 1.53 (2,422,196,499) (40.81) (2,155,039,879) (61.35) B. Nguồn vốn chủ sở hữu 69,428,626,766 77.29 69,182,578,855 85.20 71,796,270,590 80.69 (246,047,911) (0.35) 2,613,691,735 3.78 I. Vốn chủ sở hữu 69,428,626,766 77.29 69,182,578,855 85.20 71,796,270,591 80.69 (246,047,910) (0.35) 2,613,691,735 3.78 1. Vốn góp của chủ sở hữu 9,540,000,000 10.62 9,540,000,000 11.75 9,540,000,000 10.72 0 0.00 0 0.00 2. Quỹ đầu tư phát triển 55,993,954,265 62.34 55,993,954,265 68.96 55,993,954,265 62.93 0 0.00 0 0.00 3. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3,894,672,501 4.34 3,648,624,590 4.49 6,262,316,325 7.04 (246,047,911) (6.32) 2,613,691,735 71.63 Tổng nguồn vốn 89,826,213,337 100.00 81,202,122,725 100.00 88,978,113,170 100.00 (8,624,090,612) (9.60) 7,775,990,445 9.58 Trường(Nguồn: ĐạiBảng cân họcđối kế toán Kinh của công ty tếcổ ph ầHuến Long Thọ và tính toán của tác giả) SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Nợ phải trả: Nợ phải trả là chỉ tiêu có sự biến động qua 3 năm, biến động cùng chiều với tổng nguồn vốn của công ty. Cụ thể năm 2015 nợ phải trả của công ty là 20,397,586,571 đồng đến năm 2016 là 12,019,543,870 đồng giảm đi (8,378,042,701) đồng giảm 41.07%. Nhưng đến năm 2017 con số này đã tăng lên lại là 17,181,842,580 đồng tăng lên 5,162,298,710 đồng tăng 42.95%. kết quả của sự tăng giảm khoản mục nợ phải trả là do ảnh hưởng của các khoản nợ ngắn hạn, công ty không có khoản nợ dài hạn nào. Trong khoản mục nợ phải trả ngắn hạn các khoản mục chiếm tỷ trọng lớn là khoản mục phải trả người bán ngắn hạn, phải trả người lao động, quỹ khen thưởng phúc lợi. Trong đó khoản mục PTNBNH, quỹ khen thưởng phúc lợi qua 3 năm có sự biến động giảm đi năm sau ít hơn năm trước. Khoản mục PTNLĐ thì có sự biến động cùng chiều với khoản mục phải trả chung của công ty qua 3 năm. Cụ thể năm 2015 PTNLĐ là 5,556,647,742 đồng, năm 2016 giảm xuống (3,813,649,003) giảm 68.63% còn 1,742,998,739 đồng, đến năm 2017 con số phải trả người lao động lại có biến động tăng trở lại, cụ thể năm 2017 là 6,463,397,660 đồng tăng lên 270.82%. Sự biến động tăng giảm của các khoản mục này nguyên nhân chủ yếu là do công ty đang trong công cuộc di dời nhà máy, xây dựng cơ sở hạ tầng, máy mọc thiết bị nên năm 2016 có sự sụt giảm tỷ lệ lao động nên PTNLĐ giảm và đến năm 2017 lao động tại công ty tăng lên lại kéo theo khoản phải trả người lao động tăng. Vốn chủ sở hữu: Mặc dù khoản mục vốn chủ sở hữu trong công ty chiếm tỷ trọng lớn trên 75% tổng nguồn vốn của công ty qua 3 năm, nhưng nhìn chung khoản mục này ít có sự biến động. Cụ thể năm 2015 là 69,428,626,766 đồng, năm 2016 là 69,182,578,855 đồng giảm đi 0.35 %, đến năm 2017 con số này là 71,796,270,591 đồng tăngTrường 3.78 % so với nă Đạim 2016. Shọcự biến đ ộngKinh tăng của vốtến ch ủHuếsở hữu năm 2017 chủ yếu là do sự tăng lên của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, LNSTCPP năm 2017 tăng lên 2,613,691,735 tăng 71.63% so với năm 2016. Từ những phân tích trên ta thấy công ty có mức độ tự chủ về tài chính cao, độc lập và ít phụ thuộc vào bên ngoài. 2.1.5.3 Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bảng 2. 4: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 -2017 2016/2015 2017/2016 CHỈ TIÊU 2015 2016 2017 ± % ± % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 151,269,358,899 131,339,755,243 130,445,298,049 (19,929,603,656) (13.17) (894,457,194) (0.68) 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 16,265,500 304,562,319 522,852,614 288,296,819 1,772.44 218,290,295 71.67 3. Doanh thu thuần về bán 40ang và cung cấp dịch vụ 151,253,093,399 131,035,192,924 129,922,445,435 (20,217,900,475) (13.37) (1,112,747,489) (0.85) 4. Giá vốn bán hàng 132,552,201,474 114,217,435,870 110,488,739,558 (18,334,765,604) (13.83) (3,728,696,312) (3.26) 5. Lợi nhuận gộp về bán 40ang và cung cấp dịch vụ 18,700,891,925 16,817,757,054 19,433,705,877 (1,883,134,871) (10.07) 2,615,948,823 15.55 6.Doanh thu hoạt động tài chính 278,546,327 397,539,645 1,279,215,012 118,993,318 42.72 881,675,367 221.78 7. Chi phí tài chính 1,000,916,667 521,825,441 506,255,100 (479,091,226) (47.87) (15,570,341) (2.98) Chi phí lãi vay 916,667 21,825,441 0 20,908,774 2,280.96 (21,825,441) (100.00) 8. Chi phí bán hàng 4,324,520,607 3,546,028,918 4,243,192,925 (778,491,689) (18.00) 697,164,007 19.66 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,681,247,567 8,498,645,903 8,322,814,893 (182,601,664) (2.10) (175,831,010) (2.07) 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 4.972.753.411 4,648,796,437 7,640,657,971 (323.956.974) (6,51) 2,991,861,534 64.36 11. Thu nhập khác 163,637,263 18,227,185 209,636,490 (145,410,078) (88.86) 191,409,305 1,050.13 12. Chi phí khác 114,936,325 95,149,350 48,611,244 (19,786,975) (17.22) (46,538,106) (48.91) 13. Lơi nhuận khác 48,700,938 -76,922,165 161,025,246 (125,623,103) (257.95) 237,947,411 (309.34) 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 5.021.454.349 4,571,874,272 7,801,683,217 (449.580.077) (8,95) 3,229,808,945 70.65 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 1,126,781,848 923,249,682 1,539,366,892 (203,532,166) (18.06) 616,117,210 66.73 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 3.894.672.501 3,648,624,590 6,262,316,325 (246.047.911) (6,32) 2,613,691,735 71.63 Trường(Nguồn: Báo cáo Đại kết quả họckinh doanh Kinh của công ty ctếổ ph ầHuến Long Thọ và tính toán của tác giả) SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Qua bảng số liệu ta thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm có nhiều biến động. Cụ thể năm 2015 doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty là 151,269,359,899 đồng nhưng năm 2016 giảm xuống chỉ còn 131,339,755,243 đồng giảm (19,929,603,656) và năm 2017 giảm xuống 0.68% ở mức 130,445,298,049 đồng.Việc doanh thu của công ty giảm đi liên tục trong 3 năm cho thấy dấu hiệu hoạt động kinh doanh của công ty không được ổn định. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do hoạt động sản xuất của công ty giảm trong năm 2016 vì phải thực hiện di dời sản xuất, và một phần cũng do tác động của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường làm sụt giảm doanh thu của đơn vị. Sự giảm sút trong doanh thu cũng kéo theo sự sụt giảm của giá vốn hàng bán qua 3 năm: năm 2015 giá vốn hàng bán là 132,552,201,474 đồng đến năm 2016 giảm (18,334,765,604) đồng, giảm 13.83% và đến năm 2017 tiếp tục giảm so với năm 2016 còn 110,488,739,558 đồng. Doanh thu hoạt động tài chính: qua 3 năm có sự tăng lên. Năm 2015 là 278,546,327 đồng đến năm 2016 là 397,539,645 đồng và năm 2017 là 1,279,215,012 đồng tăng 221.78% so với năm 2016, bên cạnh đó chi phí tài chính của công ty qua 3 năm có sự sụt giảm đi , điều này cho thấy hoạt động tài chính trong công ty có mang lại hiệu quả. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: năm 2015 là 4.972.753.411 đồng, năm 2016 con số này giảm đi còn 4,648,796,437 đồng giảm đi 6.51% sự giảm sút này chủ yếu do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm năm 2016 so với năm 2015. Đến năm 2017 chỉ tiêu lợi nhuận thuần này có xu hướng tăng lên so với năm 2016, đạt 7,640,657,971 đồng tăng 64.36 % so với năm 2016 sự tăng lên lại này chủ yếu là do tỷ lệ giá vốn năm 2017 giảm nhiều hơn tỷ lệ giảm của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ,( giá vốn năm 2017 giảm 3,26%, doanh thu bán hàng cung cấp dịch vụ giảm 0,68%) so với năm 2016 và doanh thuTrường hoạt động tài chính Đại năm 2017 học tăng hơn Kinhnăm 2016. tế Huế Các chỉ tiêu khác trên báo cáo như Thu nhập khác, chi phi khác qua 3 năm cũng có sự biến động khác nhau nhưng các chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng không đáng kể nên xét về tổng thể không làm thay đổi kết quả hoạt động của công ty. Và chỉ tiêu lợi nhuận kế toán trước thuế cũng không thay đổi nhiều so với lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 2.2 Thực trạng công tác kiểm soát chí phí sản xuất tại công ty CP Long Thọ 2.2.1 Khái quát chung về môi trường Kiểm soát tại công ty CP Long Thọ Môi trường kiểm soát của công ty chịu ảnh hưởng của các nhân tố bên trong và bên ngoài công ty. (1) Các nhân tố bên trong (a) Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty cổ phần Long Thọ có cơ cấu tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, với cơ cấu này công ty có một bộ máy quản lý xuyên suốt, liên kết hỗ trợ giữa các phòng ban. Các phòng ban trong công ty đóng vai trò tư vấn, hỗ trợ cho nhà quản lý trong công ty về các lĩnh vực chuyên môn như kế toán, tài chính, kỹ thuật, nhân sự, marketting, giúp nhà quản lý trong công ty có được những thông tin và hiểu biết cần thiết đưa ra được các quyết định chính xác, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty. Ngoài cơ cấu tổ chức hợp lý cho toàn công ty thì cơ cấu tổ chức tại các phòng ban trong công ty cũng được tổ chức một cách rất khoa học. Tiêu biểu như phòng kế toán trong công ty, mỗi nhân viên kế toán đảm nhiệm một phần hành công việc riêng và chịu sự chỉ đạo, giám sát của kế toán trưởng. (b) Phong cách điều hành của nhà lãnh đạo trong công ty Ban lãnh đạo công ty Cổ Phần Long Thọ là những người gắn bó lâu dài với công ty, có trình độ chuyên môn và dày dặn kinh nghiệm. Có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm đối với công ty, luôn biết lắng nghe ý kiến của mọi người, chính điều này đã tác động tích cực đến công tác quản lý, điều hành các mặt hoạt động SXKD của công ty Trườngnói chung và công tácĐại KSNB nóihọc riêng. Kinh tế Huế Ban lãnh đạo công ty xây dựng nên các chính sách, quy định và cách thức kiểm tra, kiểm soát phù hợp cho từng hoạt động của đơn vị, thể hiện qua quy chế, quy định cụ thể cho từng phòng ban. Cụ thể hệ thống quy chế nội bộ tại công ty bao gồm: -Điều lệ tổ chức hoạt động của công ty do HĐQT ban hành. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang -Quy chế quản lý nội bộ, quy chế lao động và tiền lương, quy chế quản lý tài sản do HDQT ban hành. -Các quy trình đào tạo, hướng dẫn, hạch toán cho các bộ phận, đơn vị trong công ty do BGĐ ban hành. Ban lãnh đạo công ty cổ phần Long Thọ luôn xem chất lượng sản phẩm là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Nhà lãnh đạo công ty luôn tập trung mọi nguồn lực và điều kiện thuận lợi nhất để cải tiến công nghệ, nâng có chất lựơng sản phẩm, đem lại sự hài lòng cao nhất có thể cho khách hàng. Phương châm hoạt động của công ty: “Mỗi thành viên của công ty cổ phần Long Thọ đều suy nghĩ và hành động theo phương châm: Chất lượng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; Uy tín quý hơn vàng, khách hàng là ân nhân” (c) Chính sách nhân sự Ban lãnh đạo công ty luôn quan tâm và chú trọng đến nguồn nhân lực của công ty. Mục tiêu của công ty là xây dựng được đội ngũ cán bộ, công nhân viên có trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức và tinh thần trách nhiệm đối với công việc. Công ty đã: -Thiết lập nên các chính sách nhân sự và hoạt động tuyển dụng của công ty được quy định thành văn bản cụ thể -Công ty có chính sách khen thưởng đối với những cá nhân có đóng góp tích cực. Đồng thTrườngời, công ty cũng cóĐại những hìnhhọc thức kKinhỷ luật nghiêm tế khắ cHuế đối với những cá nhân không tuân thủ theo quy định gây thiệt hại cho công ty. -Công ty thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên. -Đối với các vị trí quan trọng trong công ty như giám đốc điều hành, các nhà quản lý cấp cao công ty luôn có kế hoạch dự phòng nhân sự thay thế để đảm bảo rằng SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang các mục tiêu của đơn vị vẫn đạt được cho dù vắng bóng các cá nhân đang đảm trách các vị trí này. (d) Phân chia quyền hạn và trách nhiệm Tại Công ty cổ phẩn Long Thọ việc phân chia trách nhiệm và quyền hạn cho từng bộ phận, từng nhân viên khá chi tiết và cụ thể thông qua các văn bản, quy định do nhà quản lý ban hành. Điều này giúp các nhân viên trong công ty hiểu rõ công việc mình cần làm từ đó giúp nâng cao hiệu quả công việc. (e) Công tác kế hoạch và dự toán sản xuất của công ty Hằng năm các bộ phận, phòng ban công ty sẽ xây dựng kế hoạch cho năm tài chính tiếp theo như kế hoạch sản xuất, kế hoạch tuyển dụng lao động, kế hoạch đầu tư xây dựng hay sửa chữa tài sản cố định , trình ban giám đốc công ty phê duyệt. (f) Ban kiểm soát Ban kiểm soát của công ty cổ phần Long Thọ được thành lập theo quy định của nhà nước chủ yếu thực hiện mục tiêu giám sát việc tuân thủ và chấp hành pháp luật, kiểm tra báo cáo tài chính của công ty, các thành viên trong ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, là những người có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm lâu dài, đảm bảo được yêu cầu đối với công việc được giao. (2) Các nhân tố bên ngoài Cũng giống như các đơn vị khác môi trường kiểm soát tại công ty cổ phần Long Thọ còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài. Các yếu tố này không thuộc sự kiểm soát của các nhà quản lý trong công ty nhưng có ảnh hưởng đến thái độ và phong cách điều hành củTrườnga nhà quản lý cũng Đạinhư sự thi ếhọct kế và v ậKinhn hành của h ệtếthố ngHuế kiểm soát nội bộ. Các yếu tố này là: sự kiểm tra của cục thuế, thanh tra lao động, vệ sinh môi trường, Và nhờ sự kiểm tra này mà những sai phạm tồn tại trong công ty được phát hiện và điều chỉnh kịp thời giúp cho hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang 2.2.2 Hệ thống thông tin kế toán phục vụ công tác kiểm soát chi phí sản xuất 2.2.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ Hệ thống chứng từ của công ty được tổ chức tương đối đầy đủ, được luân chuyển và phê duyệt theo đúng trình tự. Cụ thể quá trình kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty đã tổ chức hệ thống chứng từ cho các khoản mục chi phí như sau: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Giấy đề nghị mua vật tư, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bảng giao nhận hàng, hóa đơn GTGT, giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi, Hợp đồng mua bán, Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: Bảng chấm công, bảng tổng hợp thanh toán tiền lương, bảng kê nộp BHXH,BHYT, KPCĐ, Chi phí khấu hao TSCĐ: bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Chi phí dịch vụ mua ngoài: Hóa đơn tiền điện, tiền nước, phiếu chi, 2.2.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán Hiện nay công ty áp dụng hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán theo thông tư 200/2014 TT-BTC, hệ thống tài khoản của công ty được thiết lập phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất của đơn vị. Cụ thể hệ thống tài khoản chi phí sản xuất như sau: TK 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 622 Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 Chi phí sản xuất chung 2.2.2.3 Hệ thống báo cáo trong công ty Hệ thTrườngống báo cáo tài chính Đại được l ậphọc bao gồm: Kinh tế Huế -Bảng cân đối kế toán -Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ -Thuyết minh báo cáo tài chính SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Ngoài ra công ty còn tổ chức báo cáo phục vụ cho việc kiểm soát chi phí sản xuất như: -Bảng tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng từng tháng, quý, năm. -Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp -Bảng tổng hợp chi phí sản xuất chung 2.2.3 Thực trạng công tác kiểm soát chi phí sản xuất tại công ty 2.2.3.1 Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hiện nay, tại công ty các NVL chính dùng trong sản xuất bao gồm: -Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất xi măng: Clinker, đá vôi, thạch cao, dầu Diezel, phụ gia. -Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất gạch lát nền Terrazzo và Ngoái màu: Cát, bột đá, bột đá trắng, sơn nước, sơn màu -Nguyên vật liệu dùng cho sản xuất tấm lợp Fibro: Xi măng, Amiăng, bột giấy. -Các vật liệu dùng để khai thác đá: Kíp điện, thuốc nổ, Các thủ tục kiểm soát đối với chi phí NVL trực tiếp tại công ty như sau: (1) Phân chia trách nhiệm Công ty có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận trong công tác kiểm soát chi phí NVL trực tiếp. Có sự tách biệt giữa các bộ phận như bộ phận lập kế hoạch vật tư cần sử dụng, bộ phận đề nghị mua vật tư, bộ phận mua vật tư, bộ phận nhận vật tư, bộ phận bảo quản vật tư, bộ phận thanh toán. Cụ thể như sau: BộTrườngphận lập kế hoạch Đại vật tư cầ nhọc sử dụng: KinhPhòng Kế ho tếạch sẽHuếlà bộ phận lập kế hoạch các sản phẩm sản xuất trong năm, các loại vật tư cần sử dụng cho việc sản xuất, kế hoạch này sẽ được giao cho phòng vật tư để thực hiện kế hoạch mua vật tư sử dụng. Bộ phận đề nghị mua vật tư: là các bộ phận có nhu cầu về vật tư, bộ phận này thường là các đơn vị sản xuất: xí nghiệp sản xuất gạch, xi măng, Khi có nhu cầu vật tư mà trong kho của đơn vị sản xuất không có vật tư, bộ phận này sẽ lập phiếu đề nghị mua vật tư. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Bộ phận thu mua vật tư: Phòng vật tư là trung tâm và đóng vai trò then chốt trong quá trình mua vật tư của công ty. Phòng vật tư sẽ tiếp nhận, xử lý nhu cầu mua vật tư của các đơn vị sản xuất, kế hoạch vật tư cần sử dụng trong năm cho việc sản xuất từ Phòng kế hoạch từ đó phòng vật tư sẽ lập kế hoạch mua vật tư và lựa chọn nhà cung cấp. Bộ phận nhận vật tư: Thường thì thủ kho và bộ phận vật tư sẽ phối hợp để nhận hàng và kiểm tra số lượng, chủng loại hàng. Nếu vật tư có số lượng lớn hay phẩm chất phức tạp thì sẽ lập Hội đồng nghiệm thu vật tư. Bộ phận bảo quản vật tư: Bộ phận kho sẽ là bộ phận có trách nhiệm bảo quản vật tư. Bộ phận kho ở đây bao gồm bộ phận kho của các đơn vị sản xuất và bộ phận kho quản lý kho chung của công ty. Nếu vật tư mua về sau khi nghiệm thu được chuyển vào kho của đơn vị tiếp nhận, hay kho chung của công ty thì đơn vị tiếp nhận có trách nhiệm tổ chức sắp xếp vị trí bảo quản, lưu trữ vật tư hợp lý và thực hiện mở sổ kho cập nhật số lượng, chủng loại vật tư nhận về theo thực tế phát sinh. Bộ phận thanh toán: Phòng kế toán có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của các chứng phát sinh trong nghiệp vụ mua vật tư và tùy từng trường hợp cụ thể sẽ tổ chức việc thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền mặt, chuyển khoản hay ghi sổ công nợ nhà cung cấp. (2) Kiểm soát vật chất (a) Kiểm soát quá trình mua nguyên vật liệu và nhập kho -Quá trình mua nguyên vật liệu Căn cứ trên kế hoạch sản xuất năm, lượng vật tư tồn kho, định mức vật tư, phòng vật tư xácTrường định nhu cầu sĐạiử dụng vậhọct tư, lập Kinh kế hoạch mua tế vậ t Huế tư năm theo mẫu B01.QT-LT-20 (xem phụ lục 01). Căn cứ vào kế hoạch vật tư năm, Trưởng phòng vật tư lập kế hoạch mua vật tư tháng theo mẫu B02.QT-LT-20 (xem phụ lục 02). Kế hoạch vật tư tháng, kế hoạch vật tư năm sẽ trình giám đốc phê duyệt. Khi kế hoạch vật tư tháng được phê duyệt, Phòng vật tư thông báo tới các nhà cung cấp có trong danh sách nhà cung cấp được phê duyệt đồng thời lựa chọn nhà cung cấp có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của Công ty. Ở đây đa phần các nhà cung SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang cấp của công ty đều là nhà cung cấp có quan hệ lâu dài với công ty nên không cần phải lập ra hội đồng đánh giá nhà cung cấp. Nếu công ty có nhà cung cấp mới tốt hơn hay số lượng nhà cung cấp tăng lên thì những nhà cung cấp này sẽ được lập bổ sung và lập hội đồng đánh giá, lựa chọn. Phòng vật tư sau khi xác định được nhà cung cấp sẽ tiến hành đàm phán, soạn thảo hợp đồng hoặc đơn đặt hàng theo mẫu B04.QT-LT-20 (xem phụ lục 03). Sau khi thống nhất các điều khoản của hợp đồng, đơn hàng, cán bộ phụ trách trình Tổng giám đốc ký hợp đồng hoặc trưởng phòng ký đơn hàng. Hợp đồng hoặc đơn đặt hàng sẽ được lập thành 2 bản mỗi bên giữ một bản. Căn cứ hợp đồng hoặc đơn đặt hàng, phòng vật tư tiến hành thực hiện việc mua hàng. Ngoài ra, đối với các trường hợp đột xuất, khi có yêu cầu, phòng vật tư tiếp nhận xem xét phiếu yêu cầu vật tư ( xem phụ lục 04) và trình Tổng giám đốc Cty phê duyệt. Nhìn chung công tác mua hàng, lựa chọn nhà cung cấp được công ty rất chú trọng, và thực hiện nghiêm túc theo quy trình. Vào cuối năm công ty còn lập hội đồng đánh giá nhà cung cấp vật tư cho công ty trong năm vừa qua với sự tham gia của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Trưởng phòng kỹ thuật, Trưởng phòng vật tư, Trưởng phòng kế hoạch thị trường, Giám đốc các xí nghiệp xi măng, xí nghiệp gạch terrazzo– ngoái màu. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang Phòng Kế Hoạch Phòng Vật tư Giám Đốc Phòng KH XN KH sản xuất YCVT Xem xét, lập Xét duyệt KH mua VT YCVT KH mua vật NCC tư YCVT KH mua vật Lựa chọn tư NCC, Lập ĐĐH YCVT KH vật tư ĐĐH tháng N NCC Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2. 4: Quá trình mua NVL SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD:Th.S Nguyễn Thị Thu Trang -Kiểm soát quá trình nhập kho NVL Khi hàng về Thủ kho kết hợp với phòng vật tư tiến hành nhận vật tư, đồng thời kiểm tra về số lượng, chủng loại vật tư nhập đối chiếu giữa hóa đơn GTGT, phiếu giao hàng của nhà cung cấp với đơn đặt hàng của đơn vị xem hàng mua có đúng theo hợp đồng (đơn đặt hàng) hay không. Trường hợp hàng có phẩm chất phức tạp thì hội đồng nghiệm thu sẽ được thành lập. Thành viên hội đồng nghiệm thu gồm: Trưởng phòng KT- ĐHSX; Đại diện phòng vật tư; Thủ kho; Đại diện nhà cung cấp. Hội đồng nghiệm thu có trách nhiệm kiểm tra chất lượng hàng mua về, kết quả kiểm nghiệm (phiếu báo kết quả kiểm nghiệm hoặc biên bản nghiệm thu vật tư) sẽ được lập và các thành viên trong hội đồng nghiệm thu sẽ ký vào biên bản kiểm nghiệm nếu vật tư mua về đáp ứng nhu cầu. Trường hợp vật tư không đạt yêu cầu ghi trong hợp đồng thì tuỳ mức độ nặng nhẹ để hội đồng nghiệm thu xử lý như sau : Nếu mức độ sai lệch lớn thì lập biên bản sản phẩm không phù hợp và trả lại nhà cung ứng. Nếu mức độ sai lệch không đáng kể, vật tư có thể sử dụng được thì hội đồng nghiệm thu vẫn tiến hành nghiệm thu, nhập kho để sử dụng. Trong một số trường hợp đặc biệt, trưởng phòng vật tư phải trình Tổng giám đốc công ty để xử lý. Sau đó căn cứ vào kết luận của hội đồng nghiệm thu (Biên bản nghiệm thu vật tư) thủ kho làm thủ tục nhập kho theo quy định. Nhân viên phòng vật tư sẽ tập hợp các chứng từ nhà cung cấp như phiếu giao hàng, hóa đơn mua hàng, đơn đặt hàng, biên bản kiểm nghiệm vật tư và giao cho kế toán vật tư. Kế toán sẽ đối chiếu, kiểm tra và làm căn cứ lập phiếu nhập kho (gồm 2 liên), phiếu nhập kho sẽ được trình kế toán trưởng ký và thủ kho ký xác nhận. Sau đó thủ kho sẽ giữ lại một liên làm căn cứ vào thẻ kho,Trường liên còn lại sẽ cùng Đại với hóa đơn,học phiế u Kinhgiao hàng, biên tế bả nHuế nghiệm thu vật tư sẽ chuyển cho kế toán tiền thanh toán tiền cho nhà cung cấp. Trong quá trình mua hàng phòng vật tư sẽ mở sổ theo dõi quá trình thực hiện của nhà cung cấp theo mẫu B06.QT-LT-20(xem phụ lục 05). Định kỳ thủ kho sẽ giao lại các phiếu nhập kho cho kế toán vật tư, kế toán sẽ đối chiếu lại các phiếu nhập kho với bảng kê mua hàng của công ty và lưu giữ lại các phiếu nhập kho này. SVTH: Ngô Thị Vui – K49B Kiểm Toán 50