Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu

pdf 90 trang thiennha21 23/04/2022 2580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_tien_trong_kiem_toan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trịnh Ngọc Anh Sinh viên thực hiện : Lê Thị Diễm Tiên MSSV: 1154030646 Lớp: 11DKKT03 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU Ngành: KẾ TOÁN Chuyên ngành: KIỂM TOÁN Giảng viên hướng dẫn : ThS. Trịnh Ngọc Anh Sinh viên thực hiện : Lê Thị Diễm Tiên MSSV: 1154030646 Lớp: 11DKKT03 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các số liệu trong khóa luận tốt nghiệp được thực hiện tại công ty, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện (ký tên) Lê Thị Diễm Tiên
  4. LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và viết Khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự chỉ bảo và hướng dẫn nhiệt tình của cô Trịnh Ngọc Anh cùng các anh chị KTV và toàn thể nhân viên trong công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu. Tuy nhiên do những hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề tốt nghiệp của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp của thầy cô và anh chị trong công ty để Khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! TP. Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 08 năm 2015 Sinh viên thực hiện (ký tên) Lê Thị Diễm Tiên
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BCKT Báo cáo kiểm toán CĐKT Cân đối kế toán KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh CĐPS Cân đối phát sinh TSNH Tài sản ngắn hạn KTV Kiểm toán viên LNTT Lợi nhuận trước thuế KSNB Kiểm soát nội bộ TNHH Trách nhiệm hữu hạn VCSH Vốn chủ sở hữu TMCP Thương mại cổ phần VN Việt Nam BGĐ Ban Giám Đốc A/H Ảnh hưởng KCN Khu công nghiệp GTGT Giá trị gia tăng BHXH Bảo hiểm xã hội TS Tài sản ĐVT Đơn vị tính HĐ Hợp đồng HĐLĐ Hợp đồng lao động PT Phiếu thu PC Phiếu chi TK Tài khoản
  6. KT Kiểm toán CT Chứng từ TSCĐ Tài sản cố định
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.4 Thành viên Hội đồng thành viên và Ban giám đốc công ty TNHH Công nghiệp T.A VN 21 Bảng 2.5 Phân tích Bảng Cân đối kế toán (tóm tắt) 24 Bảng 2.6 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh 27 Báng 2.7 Bảng phân tích các tỷ số tài chính 29 Bảng 2.8 Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB 30 Bảng 2.9 Tỷ lệ sử dụng tính mức trọng yếu theo hướng dẫn của VACPA 31 Bảng 2.10 Xác lập mức trọng yếu 32 Bảng 2.11 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro 33 Bảng 2.12 Bảng lựa chọn nghiệp vụ kiểm tra 35 Bảng 2.13 Bảng so sánh số dư khoản mục Tiền năm 2014 và năm 2013 36 Bảng 2.14 Bảng phân tích tỷ trọng tài chính 37 Bảng 2.15 Bảng đối chiếu số dư đầu kỳ năm 2014 với năm 2013 38 Bảng 2.16 Bảng tổng hợp và đối chiếu số dư 39 Bảng 2.17 Biên bản kiểm kê quỹ 40 Bảng 2.18 Kết quả trả lời thư xác nhận 42 Bảng 2.19 Bảng kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bất thường 43 Bảng 2.20 Bảng tổng hợp đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ 44 Bảng 2.21 Bảng kiểm tra mẫu các nghiệp vu thu, chi trước và sau ngày khóa sổ 46
  8. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý tại công ty 15 Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức phòng kiểm toán tại công ty 16 Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm toán 17
  9. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 3 1.1 Nội dung và đặc điểm của khoản mục Tiền 3 1.1.1 Nội dung 3 1.1.2 Đặc điểm 3 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền 4 1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền 4 1.2.1 Yêu cầu của kiểm soát nội bộ 4 1.2.2 Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ 4 1.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền 5 1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền 6 1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền 6 1.3.1 Lập kế hoạch 6 1.3.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng 6 1.3.1.2 Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên và lập hợp đồng kiểm toán 7 1.3.1.4 Phân tích sơ bộ BCTC 8 1.3.1.5 Tìm hiểu về hệ thống KSNB 8 1.3.1.6 Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 8 1.3.1.7 Chương trình kiểm toán 9 1.3.2 Thực hiện kiểm toán 9 1.3.2.1 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 9 1.3.2.2 Thử nghiệm cơ bản 10 1.3.2.2.1 Thủ tục phân tích 10 1.3.2.2.2 Thử nghiệm chi tiết 10 1.3.3 Hoàn thành kiểm toán 12 1.3.3.1 Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ 12 1.3.3.2 Rà soát lại hồ sơ kiểm toán 12 1.3.3.3 Lập báo cáo kiểm toán 12 Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 13
  10. 2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị 13 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 13 2.1.1.1 Lịch sử hình thành 13 2.1.1.2 Quá trình phát triển 13 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại đơn vị 14 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 14 2.1.2.2 Chức năng của từng bộ phận 15 2.1.3 Giới thiệu phòng kiểm toán 16 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức 16 2.1.3.2 Chức năng từng bộ phận 16 2.1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty GAFC 17 2.1.5 Tình hình hoạt động và chiến lược phương hướng phát triển trong tương lai. 18 2.1.5.1 Tình hình hoạt động 18 2.1.5.2 Chiến lược phát triển trong tương lai 19 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu. 20 2.2.1 Lập kế hoạch 20 2.2.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng 20 2.2.1.2 Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên và lập hợp đồng kiểm toán 21 2.2.1.3 Thu thập thông tin về khách hàng 22 2.2.1.4 Phân tích sơ bộ BCTC 23 2.2.1.5 Tìm hiểu về hệ thống KSNB 30 2.2.1.6 Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán 31 2.2.1.7 Chương trình kiểm toán 33 2.2.2.1 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 34_Toc427959492 2.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản 35 2.3.3 Hoàn thành kiểm toán 47 2.2.3.1 Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ 47 2.2.3.2 Rà soát lại hồ sơ kiểm toán 47 2.2.3.3 Lập báo cáo kiểm toán 47
  11. Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 48 3.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu. 48 3.1.1 Ưu điểm 48 3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại 48 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu. 49 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 53 Phụ lục A – Giấy tờ làm việc KTV Phụ lục B – BCTC Phụ lục C – Hợp đồng kiểm toán
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hoạt động kiểm toán đã được hình thành và nhanh chóng phát triển ở Việt Nam, trở thành nhu cầu tất yếu đối với hoạt động kinh doanh và góp phần nâng cao chất lượng quản lý doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động kiểm toán thông qua kiểm toán BCTC đã tham gia tích cực vào việc kiểm tra, đánh giá, xác nhận độ tin cậy của các thông tin kinh tế tài chính, góp phần đáng kể vào hoạt động sắp xếp, đổi mới, cổ phần hóa doanh nghiệp và thu hút các hoạt động đầu tư của nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, nhu cầu kiểm toán về BCTC hiện nay là rất lớn, đòi hỏi chất lượng kiểm toán ngày càng nâng cao. Trong các doanh nghiệp hiện nay, tiền giữ vai trò rất quan trọng, vì nó có liên quan đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông qua các quan hệ thu chi, tiền liên quan đến tất cả các chu trình kế toán như mua hàng và thanh toán, bán hàng và thu tiền, tiền lương nhân viên, tiếp nhận và hoàn trả vốn Mặt khác, do đặc điểm của tiền là gọn nhẹ, dễ vận chuyển, biển thủ, gian lận nên khoản mục này có rủi ro tiềm tàng rất cao. Vì thế trong mọi cuộc kiểm toán BCTC, tiền được coi là khoản mục trọng yếu. Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn cầu, được sự giúp đỡ của các anh chị kiểm toán viên trong công ty, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã nhận thấy tầm quan trọng của khoản mục tiền trên BCTC nên đã chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu”. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm hiểu rõ hơn quy trình kiểm toán thực tế, mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền, các KSNB đối với khoản mục, các thủ tục thường áp dụng trong kiểm toán, và thủ thuật phát hiện những sai sót, gian lận cũng như những ảnh hưởng nếu có đến BCTC. 3. Phương pháp nghiên cứu - Dựa trên những cơ sở lý thuyết đã được giảng dạy ở trường. - Thực tế quy trình kiểm toán tại đơn vị thực tập - Học hỏi kinh nghiệm từ những anh,chị kiểm toán viên. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC, tìm hiểu các bước lập kế hoạch, chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán, kết thúc kiểm toán và lập BCKT. 5. Kết cầu đề tài Bài Khóa luận tốt nghiệp này gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục Tiền trong kiểm toán BCTC Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục Tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu. Chương 3: Nhận xét và kiến nghị về quy trình kiểm toán khoản mục tiền trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu. 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 1.1 Nội dung và đặc điểm của khoản mục Tiền 1.1.1 Nội dung Tiền là loại Tài sản ngắn hạn. Tiền được trình bày trên bảng CĐKT theo số tổng hợp và các nội dung chi tiết được công bố trong Bản thuyết minh BCTC bao gồm: - Tiền mặt: phản ảnh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ doanh nghiệp, bao gồm tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ. - Tiền gửi ngân hàng: là các khoản tiên gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. - Tiền đang chuyển: là các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, đã trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng1. 1.1.2 Đặc điểm - Tiền là khoản mục được trình bày đầu tiên trên bảng CĐKT và là một khoản mục quan trọng trong Tài sản ngắn hạn, Do thường được sử dụng để phân tích khả năng thanh toán của một doanh nghiệp, nên đây là khoản có thể bị cố tình trình bày sai lệch. - Tiền còn là khoản mục bị ảnh hưởng và có thể ảnh hưởng đến nhiều khoản mục quan trọng như thu nhập, chi phí, công nợ và hầu hết càc tài sản khác của doanh nghiệp. Do đó, những sai sót và gian lận trong các khoản mục khác thường có liên quan đến các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của tiền. - Do số phát sinh của các tài khoản Tiền thường lớn hơn số phát sinh của nhiều tài khoản khác, vì thế những sai phạm trong các nghiệp vụ liên quan đến tiền có nhiều khả năng xảy ra và khó bị phát hiện nếu không có một hệ thống KSNB hữu hiệu. - Tiền còn là Tài sản rất nhạy cảm nên khả năng xảy ra gian lận, biển thủ thường cao hơn các tài sản khác. Các thủ thuật gian lận rất đa dạng và thường được che giấu tinh vi để hệ thống KSNB và các thủ tục kiểm toán không ngăn chặn và phát hiện được. 1 Thông tư 200_2014_TT_BCTC 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 1.1.3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền - Hiện hữu: Số dư các khoản tiền trên BCTC là có thực. - Đầy đủ: Các khoản tiền có thực đều được ghi nhận trên BCTC. - Quyền: Doanh nghiệp có quyền sở hữu pháp lý đối với các khoản tiền được ghi nhận. - Đánh giá: Số dư tài khoản tiền được ghi nhận phù hợp với giá được xác định theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. - Ghi chép chính xác: Số liệu trong sổ chi tiết được tổng hợp đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái. - Trình bày và công bố: số dư tiền được phân loại và trình bày thích hợp trên BCTC. Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử dụng đều được khai báo. 1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền 1.2.1 Yêu cầu của kiểm soát nội bộ - Thu đủ: Mọi khoản tiền đều dược thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng hay kho bạc hay nộp vào quỹ trong khoản thời gian sớm nhất. - Chi đúng: Tất cả các khoản chi đều phải đúng mục đích, phải được xét duyệt và được ghi chép đúng đắn. - Phải duy trì số dư tồn quỹ hợp lý: Để đảm bao chi trả các nhu cầu về kinh doanh, cũng như thanh toán nợ đến hạn. Tránh việc tồn quỹ quá mức cần thiết, vì không tạo khả năng sinh lời và có thể gặp rủi ro. 1.2.2 Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ - Nhân viên phải có đủ khả năng liêm chính: Vì không thể kiểm soát nội bộ khi mà các nhân viên không có đủ khả năng hoặc không liêm chính mà cố tình gian lận. Do vậy, nhân viên có khả năng và liêm chính là nhân tố cơ bản nhất để đảm bảo cho KSNB hoạt động hữu hiệu. - Nguyên tắc phân chia phân nhiệm: Sự phân công công việc đối với tiền phải có sự phân tách đáng kể trong mối quan hệ đối với các chu trình có liên quan đến tiền. Nghĩa là không cho phép bất cứ cá nhân nào thực hiện các chức năng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc các nghiệp vụ. Nói cách khác, mỗi các nhân chỉ được phân công một chức năng từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghiệp vụ. 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Tập trung đầu mối thu: nên hạn chế tối đa số lượng người được giữ tiền, bằng cách chỉ cho phép một số ít nhân viên được thu tiền điều này sẽ giúp hạn chế khả năng thất thoát số tiền thu được. - Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu: phân công cho một nhân viên ghi nhân kịp thời các nghiệp vụ thu tiền ngay vào thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Việc ghi nhận kịp thời các khoản thu sẽ hạn chế khả năng chiếm dụng số tiền thu được. - Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay ngân hàng: Điều này giúp ngăn chặn việc nhân viên biển thủ tiền thu được từ khách hàng. - Có biện pháp khuyến khích các người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền: khi đó người thu tiền sẽ phải nộp đủ số tiền thu được vì biết rằng số tiền này sẽ được kiểm tra bằng cách đối chiếu với các biên lai hoặc phiếu thu được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng. - Thực hiện tối đa các khoản chi qua ngân hàng, hạn chế chi bằng tiền mặt: vì khả năng gian lận rất cao từ các khoản chi bằng tiền mặt. - Cuối mỗi tháng, thực hiện đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và thực tế: Sổ cái và sổ chi tiết về số dư và số phát sinh của tài khoản Tiền gửi ngân hàng. Tài khoản tiền mặt và biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt. 1.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền - Trường hợp thu trực tiếp từ bán hàng, cung cấp dịch vụ: trong trường hợp này việc áp dụng chính sách thu tiền tập trung và phân công phân cho một nhân viên thực đảm nhận rất phổ biến, vì vậy cần phải tách rời chức năng bán hàng và thu tiền. Trong đó, việc các biên lai được đánh số trước sẽ là một phương tiện hữu hiệu để ngăn ngừa gian lận, đồng thời khuyến khích việc giao dịch qua ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, thủ tục kiểm toán tốt nhất là sử dụng các thiết bị thu tiền. Nếu không trang bị được hệ thống máy móc tiên tiến, thì phải quản lý được số thu trong ngày thông qua việc lập ra các báo cáo bán hàng hàng ngày - Trường hợp thu nợ của khách hàng: Nếu khách hàng đến nộp tiền: Khuyến khích họ yêu cầu được cấp phiếu thu hoặc biên lai. Nếu thu tiền tại cơ sở của khách hàng: Quản lý chặt chẽ giấy giới thiệu và thường xuyên đối chiếu giấy công nợ. 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Nếu thu tiền qua bưu điện: cần phân nhiệm cho các nhân viên khác nhau đảm nhận các nhiệm vụ như lập hóa đơn bán hàng – theo dõi công nợ - đối chiếu giữa sổ tổng hợp và chi tiết về công nợ - mở thư và liệt kê các séc nhận được – nộp các séc vào ngân hàng – thu tiền. 1.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền - Hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán: Nguyên tắc chung là đa số các khoản chi nên thực hiện bằng hình thức chuyển khoản, ngoại trừ một số khoản chi nhỏ mới chi bằng tiền mặt. - Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: Người quản lý nên thực hiện sự ủy quyền cho cấp dưới trong một số công việc. Vì thế đối với tiền, phải phân công cho những người xét duyệt có đủ khả năng và liêm chính, đồng thời cần ban hành văn bản chính thức về sự phân công. - Xây dựng các thủ tục xét duyệt các khoản chi: các séc chỉ được lập và ký duyệt sau khi đã kiểm tra các chứng từ có liên quan, vì cần có thể thức để theo dõi cho đến khi các séc này đã được gửi đi. - Đối chiếu hàng tháng với sổ phụ của ngân hàng: Số dư tài khoản tiền gửi ngân hàng trên sổ sách phải bằng với số dư của sổ phụ tại ngân hàng. 1.3 Quy trình kiểm toán khoản mục tiền 1.3.1 Lập kế hoạch 1.3.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng Theo VSA 220 – Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán: “Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của công ty và tính chính trực của Ban quản lý khách hàng”2. Việc chấp nhận một khách hàng mới hay tiếp tục kiểm toán cho khách hàng cũ có liên quan đến vấn đề rủi ro cho hoạt động hay uy tín của công ty kiểm toán.  Đối với khách hàng mới: - Thảo luận với kiểm toán viên tiền nhiệm. - Tự đánh giá khả năng cung cấp dịch vụ (chuyên môn, năng lực). 2 Theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Đánh giá các yếu tố tiềm tàng ảnh hưởng đến tính độc lập và rủi ro của cuộc kiểm toán. - Tìm hiểu khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin về các khía cạnh như lĩnh vực kinh doanh, tình hình tài chính. - Xem xét tính liêm chính của ban giám đốc công ty khách hàng.  Đối với khách hàng cũ - Áp dụng cho khách hàng kiểm toán năm thứ 2 - Cập nhật thông tin và đánh giá lại các khách hàng hiện hữu. - Cân nhắc tính độc lập và năng lực phục vụ khách hàng. - Lượt bớt các thủ tục đánh giá rủi ro tiềm tàng. 1.3.1.2 Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên và lập hợp đồng kiểm toán  Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên: Đoạn 12 VSA 220 yêu cầu: “ Công việc kiểm toán phải được giao cho những cán bộ, nhân viên chuyên nghiệp được đào tạo và có đầy đủ kỹ năng và năng lực chuyên môn đáp ứng được yêu cầu thực tế”3. Thông qua việc nhận diện lý do kiểm toán của khách hàng, công ty kiểm toán cần ước lượng quy mô phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó lựa chọn đội ngũ nhân viên kiểm toán thích hợp để thực hiện cuộc kiểm toán.  Hợp đồng kiểm toán: Khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng và xem xét các vấn đề nêu trên, công ty kiểm toán và công ty khách hàng thực hiện ký kết hợp đồng kiểm toán. Lập và thảo luận các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và thu phí kiểm toán. Sau khi đã thỏa thuận các điều khoản trong hợp đồng thì công ty kiểm toán trực tiếp gặp khách hàng ký hợp đồng kiểm toán. 1.3.1.3 Thu thập thông tin về khách hàng Theo chuẩn mực kiểm toán VN số 300, KTV cần thu thập thông tin về ngành nghề, công việc kinh doanh, xem xét kết quả của cuộc kiểm toán trước, hồ sơ kiểm toán chung, xem xét các chính sách của công ty đồng thời thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng như giấy phép thành lập và điều lệ công ty, các BCTC, các hợp đồng và cam kết quan trọng. Ngoài những thông tin trên, KTV còn phải thu thập: 3 Theo hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - BCTC, BCKT của năm hiện hành và năm trước; - Biên bản hợp của Hội đồng thành viên, Ban giám đốc; - Các hợp đồng hoặc cam kết quan trọng; - Các nội quy, chính sách của khách hàng; - 1.3.1.4 Phân tích sơ bộ BCTC Phân tích là một thủ tục quan trọng trong kiểm toán, đó là sự so sánh giữa những thông tin khác nhau, nhằm đánh giá về các mối quan hệ và xu hướng phát triển. Việc phân tích BCTC sẽ giúp KTV hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của khách hàng, và phát hiện những biến động bất thường từ đó giúp dự đoán về những khu vực có rủi ro cao. Ngoài ra, thông qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính (nhất là khả năng thanh toán), KTV còn xem xét liệu giả định liên tục có thể bị vi phạm hay không? Từ đó KTV sẽ quyết định có thực hiện những thủ tục xác minh cần thiết. 1.3.1.5 Tìm hiểu về hệ thống KSNB - KTV cần tìm hiểu hệ thống KSNB theo hai mặt chủ yếu sau: Thiết kế hệ thống KSNB hoạt động liên tục và có hiệu lực trên các khía cạnh. Môi tường kiểm soát, bộ máy kế toán và thủ tục kiểm soát. - Để tìm hiểu hệ thống KSNB đối với khoản mục tiền, các phương pháp KTV thường áp dụng là: Dựa vào kinh nghiệm trước đây của KTV với khách hàng; Thẩm vấn nhân viên trong công ty khách hàng; Xem xét thủ tục và chế độ của công ty khách hàng; Kiểm tra các chứng từ và sổ sách đã hoàn thành; Quan sát các mặt hoạt động và quá trình hoạt động của khách hàng. Qua việc tìm hiểu hệ thống KSNB, KTV sẽ đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát, tức là đánh giá tính hiệu lực của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai phạm trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp. 1.3.1.6 Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán  Xác lập mức trọng yếu: - Ước lượng ban đầu về mức trọng yếu tổng thể: 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Mức ước lượng ban đầu về trọng yếu cho toàn bộ BCTC là lượng tối đa mà KTV tin rằng ở mức đó, các BCTC có thể bị sai lệch nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng thông tin tài chính. Nói cách khác, đó là những sai phạm có thể chấp nhận được đối với toàn bộ BCTC. - Phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho khoản mục tiền: Mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục tiền = (Giá trị khoản mục tiền trên bảng CĐKT /tổng giá trị Tài sản) * mức trọng yếu ban đầu.  Đánh giá rủi ro kiểm toán: - Rủi ro tiềm tàng (IR): là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng lẻ hoặc tính gộp mặc dù có hay không hệ thống KSNB - Rủi ro kiểm soát (CR): là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, từng khoản mục trong BCTC khi tính riêng hoặc tính gộp mà hệ thống KSNB không ngăn ngừa hết hoặc không phát hiện ra hoặc sửa chữa kịp thời - Rủi ro phát hiện (DR): là mức độ mà KTV sẵn sàng chấp nhận là bằng chứng kiểm toán thu được cho một bộ phận hay khoản mục sẽ không phát hiện ra các sai sót cao hơn mức có thể chấp nhận, nếu sai sót đó tồn tại. - Rủi ro kiểm toán (AR): là rủi ro do công ty kiểm toán và KTV đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. AR = IR x CR x DR 1.3.1.7 Chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán là toàn bộ những chỉ đạo cho KTV tham gia vào cuộc kiểm toán và là phương tiện để theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn nội dung, lịch trình, và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể. Nói cách khác lập chương trình kiểm toán là việc hoạch định chi tiết về những công việc cần thực hiện và thời gian hoàn thành, với trọng tâm là các thủ tục kiểm toán cụ thể. 1.3.2 Thực hiện kiểm toán 1.3.2.1 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát hay còn gọi là thử nghiệm tuân thủ, là loại thử nghiệm dù để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự hữu hiệu trong thiết kế và vận hành của hệ thống KSNB. Những thử nghiệm kiểm soát được sử dụng bao gồm: - Phỏng vấn; 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Kiểm tra tài liệu; - Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát; - Thực hiện lại các thủ tục kiểm soát. Kết quả thử nghiệm giúp KTV đánh giá được hệ thống KSNB tại đơn vi, từ đó KTV sẽ cân nhắc hơn khi đưa ra các thủ tục kiểm toán phù hợp, hiệu quả. 1.3.2.2 Thử nghiệm cơ bản 1.3.2.2.1 Thủ tục phân tích Số dư tài khoản Tiền chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các quyết định và chiến lược tài chính của các nhà quản lý. Do vậy, trong quá trình kiểm toán KTV thường áp dụng các thủ tục phân tích để đạt được mục tiêu kiểm toán: Thí dụ như So sánh số dư tài khoản tiền năm hiện hành với số liệu kế hoạch, số dư năm trước, tính toán tỷ lệ giữa tiền với tổng tài sản ngắn hạn và so sánh với số liệu dự kiến. Các biến động bất thường cần được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân.  Mục tiêu kiểm toán: Hiện hữu, đầy đủ, đánh giá 1.3.2.2.2 Thử nghiệm chi tiết - Phân tích bảng kê chi tiết của tài khoản Tiền và đối chiếu số dư trên sổ cái. KTV yêu cầu đơn vị cung cấp hay tự lập một bảng kê chi tiết các tài khoản Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển theo từng loại tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, của từng đơn vị trực thuộc bao gồm đầu kỳ (hoặc số dư kiểm toán kỳ trước) và số dư cuối kỳ theo sổ cái (chưa kiểm toán).  Mục tiêu: Đảm bảo ghi chép chính xác - Gửi thư xin xác nhận mọi số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ. Thư xác nhận do KTV soạn thảo, và chữ ký là của đơn vị. Thư trả lời của ngân hàng được đơn vị yêu cầu gửi trực tiếp cho KTV và một bản sao cho đơn vị. Nếu ngân hàng không trả lời, KTV phải gửi thư lần thứ hai, hay đề nghị khách hàng gọi điện thoại cho ngân hàng. Do ngân hàng cung cấp rất nhiều dịch vụ, vì vậy, ngoài số dư trên thư xác nhận cần phải yêu cầu xác nhận đồng thời về các thông tin khác đáng quan tâm, có thể là: Mức lãi suất của các tài khoản tiền gửi ngân hàng có lãi. Các khoản vay ngân hàng. Các khoản cầm cố, thế chấp hay thỏa thuận khác với ngân hàng như mở thư tín dụng, hay các khoản tương tự. 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh  Mục tiêu: Hiện hữu, đầy đủ. quyền - Kiểm kê quỹ tiền mặt Khi kiểm kê tiền mặt, để ngăn ngừa khả năng hoán chuyển từ quỹ này sang quỹ khác, KTV nên đề nghị kiểm kê tất cả các quỹ trong cùng một thời điểm, với sự hiện diện của thủ quỹ, vào thời điểm tốt nhất là cuối niên độ. Khi kết thúc kiểm kê, thủ quỹ phải kí vào biên bản kiểm kê để xác nhận số thực tế. KTV cần giữ biên bản hoặc bản sao biên bản, để đối chiếu với sổ chi tiết và tổng hợp của tài khoản tiền mặt.  Mục tiêu: Hiện hữu, đầy đủ. quyền - Kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ thu, chi tiền Đối với Tiền mặt: KTV cần xem xét thời điểm phát sinh của các chứng từ thu chi được ghi nhận vào sổ kế toán vào những ngày trước và sau khi kết thúc niên độ, để xác nhận xem các khoản thu chi có được ghi nhận đúng niên độ hay không. Đối với Tiền gửi ngân hàng: KTV cần yêu cầu khách hàng cung cấp sổ phụ trong khoảng thời gian một tuần trước và sau khi kết thúc niên độ. Nhờ sổ phụ KTV có thể đối chiếu với số dư tài khỏa tiền gửi ngân hàng và phát hiện chênh lệch. KTV cần tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch để xác định đúng đắn số thực. Đối với Tiền đang chuyển: Cần lập bảng tổng hợp các séc đã chi, hoặc đã nộp nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng và những séc chưa nộp tại thời điểm khóa sổ. Xem xét bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ phụ, và các chứng từ liên quan để xác nhận khoản tiền đang chuyển được ghi chép đúng niên độ.  Mục tiêu: Hiện hữu, đầy đủ - Kiểm tra các nghiệp vụ thu chi bất thường KTV cần chọn ra một số nghiệp vụ lớn, bất thường và kiểm tra các chứng từ liên quan xem các nghiệp vụ này có được phép và được ghi chép đúng hay không, bên cạnh đó xem chúng có cần công bố trên thuyết minh BCTC hay không.  Mục tiêu: Hiện hữu, trình bày và công bố - Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam, hoặc đồng tiền được chọn để hạch toán Theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành, vào thời điểm khóa sổ, ngoại tệ phải được quy đổi về đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái tại thời điểm đó. Vì vậy, KTV cần kiểm tra việc chọn tỷ giá, việc điều chỉnh theo tỷ giá này và phản ánh sai biệt vào tài khoản thích hợp để đảm bảo chúng được đánh giá đúng đắn. 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh  Mục tiêu: Đánh giá 1.3.3 Hoàn thành kiểm toán 1.3.3.1 Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ - Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và đòi hỏi phải điểu chỉnh lại BCTC: Những sự kiện hay nghiệp vụ này cung cấp những bằng chứng bổ sung về sự kiện đã xảy ra trước ngày kết thúc niên độ và chúng ảnh hưởng đến các đánh giá trong quá trình trình bày BCTC. Việc điều chỉnh các BCTC tùy theo sự đánh giá về ảnh hưởng của các bằng chứng bổ sung về các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ có trọng yếu hay không. - Các sự kiện không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải khai báo trên BCTC: là các sự kiện chỉ thực sự xảy ra sau ngày kết thúc niên độ nên không phải điều chỉnh lại số liệu trên BCTC, nhưng cần phải khai báo trên thuyết minh BCTC. 1.3.3.2 Rà soát lại hồ sơ kiểm toán Việc rà soát lại hồ sơ kiểm toán thường được tiến hành vào thời điểm vừa kết thúc giai đoạn thực hiện kiểm toán. Công việc này thường được tiến hành qua các cấp cụ thể là: - KTV chính kiểm tra hồ sơ kiểm toán của các KTV phụ thực hiện. - Trưởng nhóm kiểm toán điều tra công việc của KTV chính và một số điểm chính trong hồ sơ kiểm toán của KTV phụ. 1.3.3.3 Lập báo cáo kiểm toán Lập báo cáo kiểm toán về BCTC là khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán BCTC. Báo cáo kiểm toán về BCTC thực chất là một bản thông báo về kết quả của cuộc kiểm toán về BCTC cho những người sử dụng. Công việc này được thực hiện bởi chủ nhiệm kiểm toán. Tóm lại Chương 1: Tiền là một khoản mục trọng yếu vì các nghiệp vụ về tiền phát sinh hàng ngày với số lượng lớn, chứa đựng nhiều khả năng sai phạm. Ngoài ra, khoản mục tiền có mối quan hệ mật thiết với các chu trình nghiệp vụ chủ yếu của doanh nghiệp, dễ xảy ra gian lận sai sót và ảnh hưởng đến các khoản mục khác của BCTC. Do đó, trong quá trình kiểm toán tiển, một số thủ tục kiểm toán có thể thực hiện không chỉ nhằm vào các mục tiêu kiểm toán tiền mà còn nhằm đạt được những mục tiêu kiểm toán của các khoản mục khác. Tuy nhiên, trước khi đưa ra các thủ tục cần thiết KTV cần xem xét, đánh giá về hệ thống KSNB để đưa ra những quyết định thích hợp và hiệu quả. 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị 2.1.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 2.1.1.1 Lịch sử hình thành Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế kéo theo sự gia tăng một cách mạnh mẽ về số lượng các doanh nghiệp ra đời và hoạt động, nhu cầu huy động vốn, cũng như đầu tư theo đó cũng tăng cao. Nhằm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư trong việc đầu tư vào các doanh nghiệp, cũng như các ngân hàng, các tổ chức tín dụng thì kiểm toán đóng một vai trò đặc biệt. Do đó nhu cầu kiểm toán cũng tăng cao, hòa nhập với xu thế chung đó, ngày 08/05/2010 công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu, Tên giao dịch: GAFC CO., LTD, được thành lập theo giấy chứng nhận kinh doanh số 0309979969 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư thành phố Hồ Chí Minh cấp với số hiệu công ty: 205. Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư vấn tài chính Toàn cầu: - Tên giao dịch: GAFC CO., LTD. - Địa chỉ: Phòng 14B05 – Tầng 14, Tòa nhà Indochina park tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM. - Đại diện pháp luật: Nguyễn Duy Vũ. - Vốn điều lệ: 6.000.000.000 ( Sáu tỷ đồng). - Điện thoại: 0862998263/264 – Fax: 0862998267. - Website: www.globalauditing.com - Email: info@globalauditing.com 2.1.1.2 Quá trình phát triển Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu là một đơn vị kiểm toán độc lập trong lĩnh vực kiểm toán, với một đội ngũ chuyên viên có trình độ cao và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kiểm toán, tài chính kế toán, quản lý doanh nghiệp. Chất lượng phục vụ mang tính chuyên nghiệp. Mặc dù chỉ mới thành lập trong thời gian ngắn nhưng công ty đã từng bước tạo chỗ đứng trên thị trường và chiếm được lòng tin của khách hàng cùng những bên quan tâm. Trong quá trình hoạt động, công ty nhận thấy nhu cầu về dịch vụ kiểm toán tại các khu vực ngày càng rất lớn. Do đó công ty đã từng bước phát triển và mở rộng quy mô, nguồn vốn cũng như phạm vi hoạt động. Các văn phòng công ty TNHH Kiểm toán và Tư 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh vấn Tài chính Toàn Cầu đã ra đời. Cùng với sự phát triển của văn phòng chính, chi nhánh tại Hà Nội, Nha Trang và Cần Thơ đã từng bước khẳng định vai trò và uy tín của mình trên thị trường góp phần tăng doanh thu cho công ty. Văn phòng Hà Nội Ông : Nguyễn Việt Hùng Địa chỉ : Vincome Center - Hà Nội , 114 Mai Hắc Đế, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Email : hung.nv@globalauditing.com Văn phòng Nha Trang Ông : Lê Duy Ngọc Địa chỉ : Đường 2/4 , P.Vĩnh Hải , Nha Trang , Khánh Hòa Email : ngoc.ld@globalauditing.com Văn phòng Cần Thơ Ông : Trần Duy Phong Địa Chỉ : Số 80, Đường B22, KDC 91B, P. An Khánh, Q.Ninh Kiều , Tp Cần Thơ Email : phong.td@globalauditing.com 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý tại đơn vị 2.1.2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán là một hoạt động hết sức mới mẻ trong khi đó hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, một công ty kiểm toán GAFC đã xây dựng cho mình một bộ máy hoạt động hoàn chỉnh, thống nhất để có thể mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ cao nhất, đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế. 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức quản lý tại công ty Chủ tịch Hội đồng quản trị Giám Đốc Phòng Kế Phòng Kiểm Phòng Tư vấn PhòngTư vấn Phòng nhân toán toán Tài chính Thuế sự (Nguồn: Công ty kiểm toán GAFC) 2.1.2.2 Chức năng của từng bộ phận - Chủ tịch hội đồng quản trị: Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty; Tổ chức việc thông qua quyết định của Hội đồng quản trị; Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị; Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. - Tổng giám đốc và Giám đốc điều hành: là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. - Bộ phận kiểm toán: trực tiếp thực hiện các cuộc kiểm toán, làm dịch vụ kế toán cho khách hàng. - Bộ phận tư vấn: chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ tư vấn về thuế, sử dụng các nguồn tài chính, tư vấn cho khách hàng. Ngoài ra còn có tư vấn và cung cấp các phần mềm quản lý, phần mềm kế toán cho khách hàng. - Bộ phận kế toán: chịu trách nhiệm cập nhật chứng từ, tiến hành kiểm tra đối chiếu, ghi chép và hạch toán kế toán, thực hiện các chế độ báo cáo kế toán. 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Bộ phận nhân sự: Đưa ra quy trình tuyển dụng chuyên nghiệp và hiệu quả; Quản lý lương và vị trí công việc trong công ty; Kế hoạch đào tạo và phát triển cho nhân viên; Có kế hoạch tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên mới. Nhìn chung, bộ máy công ty có sự tổ chức chặt chẽ, có sự phân công trách nhiệm quyền hạn rõ ràng, các bộ phận có sự liên kết và phối hợp với nhau, hoạt động thống nhất dựa trên các quy định vì mục tiêu chung của toàn công ty. 2.1.3 Giới thiệu phòng kiểm toán 2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức phòng kiểm toán tại công ty Trưởng phòng kiểm toán Kiểm toán viên Nhân viên hành Trợ lý kiểm toán chính (Nguồn: Phòng kiểm toán công ty kiểm toán GAFC) 2.1.3.2 Chức năng từng bộ phận - Trưởng phòng kiểm toán: điều hành phòng kiểm toán, hoạch định chiến lược, kế hoạch tìm kiếm khách hàng, tổ chức, giám sát các cuộc kiểm toán. - KTV: lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán , trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán và soạn thảo BCKT trình cho cấp trên xét duyệt. - Trợ lý KTV: Thực hiện các nội dung chi tiết của chương trình kiểm toán: kiểm tra chứng từ sổ sách, xác nhận công nợ, chứng kiến kiểm kê tài sản, phân tích số liệu tài chính hỗ trợ kiểm toán viên. - Nhân viên hành chính: Hỗ trợ sắp xếp, lưu trữ hồ sơ kiểm toán, lập hợp đồng kiểm toán, chăm sóc khách hàng, các công việc hỗ trợ khi cần thiết 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Hiện nay, công ty có 5 KTV có chứng chỉ KTV do Bộ trưởng Bộ tài chính cấp, với trên 5 năm kinh nghiệm ở vị trí này và 10 trợ lý kiểm toán ở trình độ Đại học trở lên. Phòng kiểm toán đang hoạt động với phương châm là cung cấp chất lượng dịch vụ tốt nhất cho khách hàng và đem lại uy tín cho công ty. Với xu hướng phát triển không ngừng, phòng kiểm toán đang ngày càng được mở rộng nâng cao về nhân lực, trang thiết bị cũng như là chất lượng dịch vụ mang lại. 2.1.4. Quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty GAFC Sơ đồ 2.3 Quy trình kiểm toán L ẬP KẾ Tìm hiểu Ký kết hợp Thu thập Xác định HOẠCH Tìm Chương khách hàng đồng&Lựa thông tin và hiểu hệ mức trình KIỂM hoặc cập chọn KTV Phân tích thống trong yếu kiểm thông tin BCTC KSNB toán TOÁN Hệ thống Khách Hệ thống hàng KSNB kế toán THỰC Thực hiện các Thực hiện thủ Thực hiện thử HIỆN KIỂM thử nghiệm cơ tục phân tích nghiệm chi tiết TOÁN bản Phỏng vấn, So sánh số dư Phân tích bảng tổng quan sát, kiểm tiền, phân tích hợp số dư, so sánh, tỷ trọng tra tài liệu đối chiếu, kiểm kê, gửi thư xác nhận, HOÀN Xem xét các sự Tổng kết công Lập BCKT vả THÀNH KIỂM kiệm phát sinh việc kiểm toán trình cấp trên TOÁN sau ngày kiểm và hợp trao đổi phê duyệt toán (Nguồn: Phòng kiểm toán công ty kiểm toán GAFC) 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 2.1.5 Tình hình hoạt động và chiến lược phương hướng phát triển trong tương lai. 2.1.5.1 Tình hình hoạt động  Đối tượng khách hàng của GAFC bao gồm, nhưng không giới hạn: - Các doanh nghiệp và cá nhân được pháp luật cho phép, kể cả trong và ngoài nước, có nhu cầu sử dụng bất kỳ loại dịch vụ nào của chúng tôi. - Các tổ chức không phải là doanh nghiệp cần xác nhận của một bên thứ ba độc lập tiến hành thẩm định từng phần hoặc toàn bộ một dự án bất kỳ.  GAFC hiện đang cung cấp các dịch vụ: - Dịch vụ kiểm toán và bảo đảm GAFC cung cấp dịch vụ kiểm toán và dịch vụ đảm bảo với tiêu chuẩn và chuyên môn đáng tin cậy. Ngoài việc đáp ứng các yêu cầu kiểm toán thông thường, chúng tôi còn nghiên cứu sâu hơn các hoạt động của khách hàng, qua đó giúp doanh nghiệp sớm phát hiện các rủi ro tiềm ẩn trong kinh doanh, tài chính và các vấn đề quản lý có liên quan. Quá trình kiểm toán của chúng tôi luôn gắn liền với việc hỗ trợ thông tin và tư vấn thông qua phát hành thư quản lý nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ, hoàn thiện công tác tổ chức kế toán, quản lý tài chính doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng và bí mật kinh doanh của khách hàng. - Dịch vụ tư vấn thuế Quá trình cải cách và hoàn thiện các chính sách thuế của Việt Nam hiện nay diễn ra nhanh chóng. Điều này tạo ra không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc cập nhật và vận dụng các thay đổi pháp lý về thuế cho hoạt động kinh doanh. Dịch vụ tư vấn thuế chuyên sâu và thường xuyên của chúng tôi nhằm giúp khách hàng có thể bảo vệ trước những rủi ro về chi phí thuế tăng đột biến cũng như tranh thủ một cách tối đa những ưu đãi từ các chính sách thuế. - Dịch vụ kế toán Luôn song hành cùng doanh nghiệp trên mỗi bước đường kinh doanh. Chi phí dịch vụ luôn thấp hơn thuê kế toán viên đủ trình độ. Luôn cập nhật kịp thời về luật và chế độ kế toán hiện hành mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. - Dịch vụ tài chính và đầu tư 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Đây cũng là lĩnh vực chúng tôi thực sự chuyên sâu và tin tưởng sẽ mang đến những thay đổi chiến lược trong quá trình phát triển bền vững của khách hàng. Đội ngũ nhân lực của chúng tôi tham gia tư vấn trực tiếp quý khách hàng là các chuyên gia làm việc nhiều năm ở cấp quản lý tại các quỹ đầu tư, công ty tư vấn và dịch vụ tài chính có uy tín trong và ngoài nước. - Dịch vụ tuyển dụng Hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức trong lĩnh vực tuyển dụng các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên ngành tài chính kế toán và kiểm toán đáp ứng được yêu cầu công việc chuyên môn được khách hàng đánh giá cao về mặt chất lượng. - Trung tâm đào tạo doanh nghiệp GAFC cung cấp các chương trình đào tạo hoặc hợp tác với các Trường đại học, các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức các khóa đào tạo và bồi dưỡng nâng cao kiến. 2.1.5.2 Chiến lược phát triển trong tương lai GAFC mong muốn trở thành người bạn đồng hành cùng khách hàng, để có thể chia sẻ những khó khăn và tìm kiếm giải pháp góp phần gia tăng giá trị doanh nghiệp. GAFC luôn phấn đấu cho nhiệm vụ: - Cung cấp gói dịch vụ chất lượng cao với chi phí tối ưu cho khách hàng; - Đảm bảo chất lượng dịch vụ và thời gian thực hiện; - Tuân thủ các chuẩn mực nghề nghiệp, tôn trọng khách hàng và nhiệt tình với công việc; - Xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua tính chuyên nghiệp của công việc; - Bảo vệ quyền lợi chính đáng cho khách hàng. Mục tiêu của GAFC là mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ cao nhất thông qua hướng tiếp cận chuyên nghiệp, sáng tạo, và khả năng cung cấp dịch vụ trọn gói với mức phí cạnh tranh. Định hướng trong tương lai công ty sẽ trở thành một trong những tổ chức cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam thông qua uy tín, chất lượng dịch vụ và vị thế trên thị trường. 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu. 2.2.1 Lập kế hoạch 2.2.1.1 Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng Năm 2014 công ty TNHH Công nghiệp T.A VN yêu cầu dịch vụ kiểm toán từ công ty kiểm toán GAFC. Do công ty đã thực hiện kiểm toán đối với khách hàng này một lần vào năm 2013 cho nên bên cạnh những kinh nghiệm có từ kiểm toán lần trước, các KTV chỉ xác định xem có những thay đổi quan trọng nào so với niên độ kế toán trước có thể ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Thông tin chung về khách hàng công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam:  Thành lập ngày 20/9/2004 theo giấy phép chứng nhận đầu tư 472043000045 do Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp. - Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần 1 số 472043000045 ngày 29 tháng 12 năm 2006. - Giấy chứng nhận đầu tư thay đổi lần 2 số 472043000045 ngày 26 tháng 12 năm 2012 về việc tăng quy mô sản xuất, diện tích đất và thay đổi người đại diện pháp luật của Công ty.  Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH một thành viên, 100% vốn nước ngoài.  Địa chỉ trụ sở chính: KCN Nhơn Trạch I, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.  Điện thoại: (061) 3560459, 3560458, 3560460 - Fax: (061) 3560461.  Email: t_avietnam@vnn.vn  Người đại diện pháp luật: Ông Nam Pyong Uk, quốc tịch Hàn Quốc, chức vụ Tổng Giám đốc.  Thành viên Hội đồng thành viên và Ban giám đốc công ty bao gồm: 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Bảng 2.4 Thành viên Hội đồng thành viên và Ban giám đốc công ty TNHH Công nghiệp T.A VN Hội Đồng Thành Viên Họ và tên Quốc tịch Chức vụ Ông TONY U.YI Hoa Kỳ Chủ Tịch Ông YONG KI YI Hàn Quốc Phó Chủ Tịch Ban Giám Đốc Họ và tên Quốc tịch Chức vụ Ông NAM, PYONG UK Hàn Quốc Tổng Giám Đốc Bà CAO THỊ HỒNG Việt Nam Kế Toán Trưởng  Tại ngày 31 tháng 12 năm 2014 Công ty có 1.071 nhân viên đang làm việc.  Ngành, nghề kinh doanh: - Sản xuất các sản phẩm khác từ plastic (các loại cửa gió, linh kiện và phụ tùng cửa gió dùng cho các hệ thống máy lạnh). - Sản xuất các sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (linh kiện, phụ tùng máy lạnh).  Vốn điều lệ: 152.000.000.000 (một trăm năm mươi hai tỷ) đồng Việt Nam, tương đương 9.500.000 (chín triệu năm trăm nghìn) đô la Mỹ. Nhận xét: - Năm 2014 so với năm 2013 thì công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam không có thay đổi quan trọng nào làm ảnh hưởng trọng yếu đến hoạt động kinh doanh. - Đánh giá rủi ro hợp đồng ở mức độ thấp. - Kết luận: Chấp nhận duy trì khách hàng. 2.2.1.2 Lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên và lập hợp đồng kiểm toán  Công ty kiểm toán sẽ lựa chọn các KTV có kinh nghiệm và am hiểu loại hình kinh doanh của khách hàng, đồng thời phải độc lập về mặt quan hệ huyết thống cũng như lợi ích kinh tế của khách hàng.Nhóm KTV sẽ thực hiện kiểm toán cho công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam như sau: - Ông Nguyễn Duy Vũ: Chủ nhiệm kiểm toán - Ông Lê Duy Ngọc: KTV chính - Ông Nguyễn Thượng Trọng: Trợ ký kiểm toán - Bà Lê Thị Diễm Tiên: Trợ ký kiểm toán 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh  Hợp đồng kiểm toán ký với công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam có nội dung như sau: - Mục tiêu kiểm toán: đưa ra các ý kiến về việc lập và trình bày BCTC của công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam. - Phạm vi kiểm toán: các BCTC của công ty Công nghiệp T.A Việt Nam. - Trách nhiệm ban giám đốc khách hàng: Lập BCTC trung thực và hợp lý, tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam, hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan. - Trách nhiệm của KTV: Đưa ra ý kiến về việc lập và trình bày BCTC của công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam. - Mức phí kiểm toán.4 2.2.1.3 Thu thập thông tin về khách hàng Đối với công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam thì công ty kiểm toán đã qua một lần kiểm toán nên KTV chỉ cần xem xét lại hồ sơ kiểm toán lần trước và thực hiện phỏng vấn với khách hàng xem có gì thay đổi đáng kể không:  Kỳ kế toán năm: Năm tài chính: bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.  Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đơn vị sử dụng Đồng Việt Nam trong hạch toán kế toán  Chế độ và chuẩn mực kế toán áp dụng: Chế độ kế toán áp dụng: Doanh nghiệp thực hiện công tác kế toán theo Hệ thống Chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính và Thông tư Số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009.  Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung.  Các chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp: - Nguyên tắc xác định các khoản tiền và các khoản tương đương tiền: Là các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá 03 tháng có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. 4 Xem chi tiết Phụ lục C – Hợp đồng kiểm toán 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác ra đồng tiền sử dụng trong kế toán: Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế phát sinh nghiệp vụ. Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính, chênh lệch tỷ giá được tính vào thu nhập hoặc chi phí tài chính và được phản ánh trên Báo cáo kết quả kinh doanh trong kỳ. Đánh giá chênh lệch tiền bằng ngoại tệ cuối kỳ theo thông tư 179/2012/TT- BTC ngày 24/10/2012. Qua tìm hiểu và đối chiếu với hồ sơ kiểm toán năm trước, KTV kết luận các quy định, chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị không có thay đổi so với năm trước và phù hợp với chuẩn mực kế toán. Sau khi hoàn thành bước tìm hiểu, thu thập thông tin khách hàng, KTV sẽ tiến hành phân tích sơ bộ BCTC bao gồm: Bàng CĐKT, KQHĐKD, tỷ số tài chính. 2.2.1.4 Phân tích sơ bộ BCTC Để có thể hiểu được tổng quan về tình hình kinh doanh trong năm và khoanh vùng kiểm toán, KTV tiến hành phân tích Bàng CĐKT, báo cáo KQHĐKD, Bảng phân tích các tỷ số tài chính qua các công cụ phân tích so sánh, xu hướng, và các tỷ số tài chính để tìm ra những biến động bất thường của một khoản mục. Từ đó, KTV sẽ thận trọng hơn khi xác định mức độ và phạm vi áp dụng các thủ tục kiểm toán khác. Ngược lại, nếu qua phân tích không phát hiện những biến động bất thường thì có thể giảm bớt các thử nghiệm. Tuy nhiên trong những trường hợp tổng quát như vậy càng đòi hỏi nhiều minh nghiệm và năng lực phán đoán của KTV.  Phân tích xu hướng: Mục tiêu: dựa vào BCTC, KTV lập bảng phân tích ngang, tính toán chênh lệch số liệu năm hiện hành với số liệu đã được kiểm toán năm trước. Khi phát hiện những biến động lớn, sẽ tìm hiểu nguyên nhân và thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho những giải thích. - Phân tích Bảng CĐKT : 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh KTV tiến hành thu thập bảng CĐKT 2014 và năm 2013 đã kiểm toán. Sau đó, KTV sẽ tổng hợp số dư các khoản mục trên bảng CĐKT và so sánh tất cà chi tiêu của năm 2014 và năm 2013 theo số tuyệt đối và số tương đối dựa vào công thức sau: Số tuyệt đối: Chênh lệch = Số dư năm 2014 – số dư năm 2013 Số dư năm 2014 – số dư năm 2013 Số tương đối: Tỷ lệ % = Số dư năm 2013 Bảng CĐKT được phân tích như Bảng 2.5 sau: Bảng 2.5 Phân tích Bảng Cân đối kế toán (tóm tắt) ĐVT: đồng Số dư ngày Số dư ngày Chênh lệch Tài sản 31/12/2013 31/12/2014 Số tiền % A. Tài sản ngắn hạn 445,640,974,657 470,412,871,144 24,771,896,487 6 1.Tiền 22,280,636,431 33,357,242,648 11,076,606,217 50 2.Đầu tư ngắn hạn 29,929,080,000 0 -29,929,080,000 -100 3.Phải thu khách hàng 332,951,948,971 368,981,607,275 36,029,658,304 11 4.Trả trước cho người bán 14,171,099,079 19,406,862,507 5,235,763,428 37 5.Các khoản phải thu khác 85,885,222 174,406,304 88,521,082 103 6. Dự phòng phải thu ngắn 0 0 0 hạn khó đòi (*) 7.Hàng tồn kho 37,001,997,344 36,114,038,541 -887,958,803 -2 8.Chi phí trả trước ngắn hạn 109,595,733 348,273,931 238,678,198 218 9.Thuế GTGT được khấu trừ 8,857,551,571 10,469,525,119 1,611,973,548 18 10.Thuế và các khoản khác 153,585,706 225,499,219 71,913,513 47 phải thu từ Nhà nước 11.Tài sản ngắn hạn khác 99,594,600 1,335,415,600 1,235,821,000 1241 B. Tài sản dài hạn 140,896,450,397 164,485,237,018 23,588,786,621 17 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 1.Tài sản cố định hữu hình 100,671,480,616 107,409,251,843 6,737,771,227 7 - Nguyên giá 231,810,955,638 259,498,716,756 27,687,761,118 12 - Hao mòn lũy kế -131,139,475,022 -152,089,464,913 -20,949,989,891 16 2.Tài sản cố định vô hình 57,512,000 306,102,174 248,590,174 432 - Nguyên giá 101,392,500 376,039,000 274,646,500 271 - Hao mòn lũy kế -43,880,500 -69,936,826 -26,056,326 59 3. Chi phí xây dựng cơ bản dở 38,287,153,086 53,098,846,637 14,811,693,551 39 dang 4.Chi phí trả trước dài hạn 1,880,304,695 3,671,036,364 1,790,731,669 95 Tổng tài sản 586,537,425,054 634,898,108,162 48,360,683,108 8 Nguồn vốn A. Nợ phải trả 282,441,016,965 237,243,105,360 -45,197,911,605 -16 1. Vay và nợ ngắn hạn 184,387,167,332 174,308,173,160 -10,078,994,172 -5 2. Phải trả người bán 84,407,234,489 51,477,326,262 -32,929,908,227 -39 4. Thuế và các khoản phải nộp 1,002,777,093 1,544,247,514 541,470,421 54 Nhà nước 5. Phải trả công nhân viên 3,590,869,875 4,765,762,145 1,174,892,270 33 6. Chi phí phải trả 3,227,666,500 3,856,146,500 628,480,000 19 9. Các khoản phải trả, phải 281,838,702 651,634,394 369,795,692 131 nộp ngắn hạn khác 4. Vay và nợ dài hạn 5,543,462,974 639,815,385 -4,903,647,589 -88 B. Vốn chủ sở hữu 304,096,408,089 397,655,002,802 93,558,594,713 31 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 154,199,412,166 154,199,412,166 0 0 10. Lợi nhuận sau thuế chưa 149,896,995,923 243,455,590,636 93,558,594,713 62 phân phối Tổng nguồn vốn 586,537,425,054 634,898,108,162 48,360,683,108 8 Căn cứ kết quả phân tích của Bảng 2.5 ta thấy các chỉ tiêu trên bảng CĐKT giữa 2 năm tài chính 2014 và 2013 đều tăng, ngoài trừ vay và nợ ngắn hạn giảm 88% tương ứng 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 4,903,647,589, phải trả người bán giảm 39% tương ứng 32,929,908,227, đầu tư ngắn hạn giảm hoàn toàn. - Các khoản tăng cao đáng chú ý: Chi phí trả trước ngắn hạn tăng 218% tương ứng tăng 238,678,198 đồng, có nhiều khoản chi phí trả trước và được phân bổ dần. Tài sản ngắn hạn khác tăng 1241% tương ứng tăng 1,235,821,000 đồng, do khoản tiền tạm ứng trước cho nhà cung cấp. Tài sản vô hình tăng 432% tương ứng tăng 248,590,174 đồng, do công ty lắp đặt thêm hệ thống camera. Các khoản phải trả, phải nộp khác tăng 131% tương ứng tăng 369,795,692 đồng, do các khoản bảo hiểm, kinh phí công đoàn và BHXH giữ lại 2% tăng nhiều so với năm trước. Riêng đối với khoản mục tiền tăng 50% so với năm 2013 tương ứng 11,076,606,217 đồng, do các khoản tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn trên 6 tháng, doanh nghiệp không ghi nhận vào các khoản đầu tư tài chính mà cho vào tài khoản tiền gửi. - Phân tích Báo cáo KQKD: KTV tiến hành thu thập Báo cáo KQHĐKD năm 2014 và năm 2013 đã kiểm toán. Sau đó, KTV tổng hợp các khoản mục doanh thu và chi phí phát sinh. KTV sẽ tính toán chênh lệch, tỷ lệ phần trăm theo số tuyệt đối và số tương đối dựa vào công thức sau: Số tuyệt đối: Chênh lệch = Số phát sinh năm 2014 – số phát sinh năm 2013 Số phát sinh năm 2014 – Số phát sinh năm 2013 Số tương đối: Tỷ lệ % = Số phát sinh năm 2013 Kết quả phân tích báo cáo KQHĐKD được thể hiện ở Bảng 2.6: 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Bảng 2.6 Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Đồng Số dư Số dư Chênh lệch Khoản mục 31/12/2013 31/12/2014 Số tiền % 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 570,988,574,495 611,978,948,700 40,990,374,205 7 2. Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 570,988,574,495 611,978,948,700 40,990,374,205 7 4. Giá vốn hàng bán 404,800,814,633 464,332,324,580 59,531,509,947 15 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 166,187,759,862 147,646,624,120 -18,541,135,742 -11 6. Doanh thu hoạt động tài chính 5,802,767,313 8,512,436,029 2,709,668,716 47 7. Chi phí tài chính 12,778,876,826 10,731,051,269 -2,047,825,557 -16 - Trong đó : chi phí lãi vay 8,518,178,535 7,843,563,566 -674,614,969 -8 8. Chi phí bán hàng 96,141,810,563 44,275,034,938 -51,866,775,625 -54 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 8,013,864,838 8,437,176,536 423,311,698 5 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 55,055,974,948 92,715,797,406 37,659,822,458 68 11. Thu nhập khác 4,345,483,266 6,411,056,603 2,065,573,337 48 12. Chi phí khác 818,759,409 744,794,218 -73,965,191 -9 13. Lợi nhuận khác 3,526,723,857 5,666,262,385 2,139,538,528 61 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 58,582,698,805 98,382,059,791 39,799,360,986 68 15. Chi phí thuế thu nhập hiện hành 4,500,316,163 4,823,465,078 323,148,915 7 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 0 0 0 0 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 54,082,382,642 93,558,594,713 39,476,212,071 73 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Qua kết quả phân tích ở Bảng 2.6, ta thấy số dư cuối niên độ giữa năm 2013 và 2014 có những biến động như sau: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không tăng cao chỉ 7% tương ứng 40,990,374,205, bên cạnh đó thì doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 47% tương ứng 2,709,668,716 do khoản lãi do chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện và chênh lệch tỷ giá đã thực hiện, thu nhập khác tăng 48% tương ứng 2,065,573,337 từ việc bán phế liệu. - Chi phí bán hàng giảm đáng kể trong năm 2014, giảm đến 51,866,775,625, tương ứng giảm 54%, công ty áp dụng chính sách bán hàng mới khá hiệu quả. - Từ sự tăng doanh thu và giảm chi phí dẫn đến lợi nhuận kế toán trước thuế cũng tăng khá cao là 68%, tương ứng với 39,799,360,986.  Phân tích tỷ số: Mục tiêu: Tính toán các tỷ số dựa trên thông tin tài chính và phi tài chính, đối chiếu với tỷ số kỳ trước, để nhận diện những điểm bất thường, những biến động lớn còn xem xét. Để phân tích các tỷ số tài chính, KTV cần thu thập bảng CĐKT và Báo cáo KQHĐKD năm 2014 và năm 2013 đã kiểm toán. Sau đó, KTV tiến hành lập bảng phân tích các tỷ số theo các nhóm: Bố trí cơ cấu tài sản và nguồn vốn; khả năng thanh toán; tỷ suất sinh lời. Cuối cùng, KTV sẽ so sánh, đối chiếu, kiểm tra chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra kết luận. Kết quả phân tích các tỷ số tài chính được thể hiện trong Bảng 2.7 như sau: 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Báng 2.7 Bảng phân tích các tỷ số tài chính Chỉ tiêu 31/12/2014 31/12/2013 1. Bố trí cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn 1.1 Bố trí cơ cấu tài sản ( % ) - Tài sản dài hạn / Tổng Tài sản 0.26 0.24 - Tài sản ngắn hạn / Tổng Tài sản 0.74 0.76 1.2 Bố trí cơ cấu nguồn vốn ( % ) - Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn 0.38 0.48 - nguồn vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn 0.62 0.52 2. Khả năng thanh toán 2.1 Khả năng thanh toán tổng quát (Tổng TS/Nợ phải trả) ( lần ) 2.64 2.08 2.2 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ( lần ) (Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn) 1.96 1.61 2.3 Khả năng thanh toán nhanh ( lần ) (Tiền/Nợ ngắn hạn) 0.00 0.08 3. Tỷ suất sinh lời 3.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuầ n ( % ) - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần 0.16 0.10 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần 0.15 0.09 3.2 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản ( % ) - Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên Tổng Tài sản 0.15 0.10 - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên Tổng Tài sản 0.14 0.09 3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu 0.23 0.18 Căn cứ theo kết quả đã phân tích ở Bảng 2.7, ta thấy: Tài sản dài hạn chiếm 0.26 trên tổng giá trị tài sản, trong khi đó tài sản ngắn hạn chiếm 0.74, tăng 0.02 so với năm trước do Tài sản ngắn hạn khác tăng khá cao. VCSH chiếm 0.62 tồng giá trị nguồn vốn, tăng 0.1 và nợ phải trả giảm 0.1 so với năm trước, chỉ chiếm 0.38 tổng nguồn vốn. Khả năng thanh toán nhìn chung có tăng so với năm trước, trừ khả năng thanh toán nhanh đã giảm về 0. Các tỷ suất sinh lời đều tăng hơn so với năm 2013, cho thấy tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đang rất tốt. 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Tóm lại: Qua việc phân tích sơ bộ BCTC bao gồm phân tích bảng CĐKT, KQHĐKD, và các tỷ số tài chính, KTV bước đầu nhận thấy số dư tiền năm 2014 tăng khá cao so với 2013. Vì vậy, KTV sẽ tiến hành kiểm tra vào các tài khoản chi tiết của tiền thông qua việc đối chiếu việc kết chuyển số dư giữa các sổ, xác nhận lại với ngân hàng, và kiểm tra mẫu các nghiệp vụ có số phát sinh lớn Sau khi phân tích sơ bộ BCTC, KTV tiến hành bước kế tiếp là tìm hiểu về hệ thống KSNB tại đơn vị. 2.2.1.5 Tìm hiểu về hệ thống KSNB Mục đích: Thông qua tìm hiểu vể hệ thống KSNB, KTV đánh giá được những điểm mạnh và điểm yếu của KSNB nói chung cũng như của từng bộ phận, từng khoản mục. Trên cơ sở hiểu biết về KSNB, KTV tính toán khối lượng và mức độ phức tạp của công việc, đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát. Từ đó, KTV xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế thủ tục kiểm toán. Để tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá sơ bộ về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc ngăn ngừa và phát hiện những gian lận sai sót. Theo một số nội dung như phỏng vấn một số nhân viên trong công ty và tham khảo kinh nghiệm của KTV tiền nhiệm. Sau đây là bảng câu hỏi về KSNB được chuẩn bị sẵn để tiến hành cuộc phỏng vấn: Bảng 2.8 Bảng câu hỏi tìm hiểu hệ thống KSNB Câu hỏi 1.Công việc của thủ quỹ và kế toán có do từng người phụ trách riêng biệt hay không? 2.Các phiếu thu, phiếu chi có đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng không? 3.Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi trước khi thu hoặc chi tiền hay không? 4.Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký hoặc đóng dấu xác nhận lên chứng từ hay không? 5. Hàng tháng kế toán và thủ quỹ có đối chiếu số dư hay không? 6. Việc đối chiếu sổ phụ ngân hàng có được tiến hành hàng tháng hay không? 7. Các khoản ngoại tệ có được mở sổ theo dõi riêng hay không? 8. Các nghiệp vụ phát sinh có được ghi chép đúng chứng từ hay không? 9. Các nghiệp vụ phát sinh có được ghi chép đúng kỳ hay không? Thông qua việc phỏng vấn một số nhân viên công ty và kinh nghiệm của KTV trong lần kiểm toán trước đó, KTV nhận thấy đơn vị có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, quá 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh trình xét duyệt chứng từ đúng quy định, việc cất giữ và lưu trữ chừng từ cẩn thận, nhà quản lý có quan tâm đến việc kiểm soát hoạt động các bộ phận. Tuy nhiên, kế toán chưa tiến hành đối chiếu số phụ hàng tháng, điều này KTV sẽ góp ý cho đơn vị. KTV kết luận ban đầu về hệ thống KSNB đơn vị khá tốt. Trên cơ sở tìm hiểu về hệ thống KSNB, KTV tiến hành xác định mức trọng yếu tổng thể BCTC và khoản mục tiền. 2.2.1.6 Xác lập mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán  Xác lập mức trọng yếu: Mức trọng yếu là sổ tiền sai lệch tối đa có thể chấp nhận được của thông tin, nghĩa là nếu sai lệch vượt khỏi số tiền đó sẽ làm người đọc hiểu sai về thông tin. Mức trọng yếu tổng thể thường được tính bằng một tỷ lệ phần trăm so với tài sản, doanh thu hoặc lợi nhuận. Lợi nhuận thì được nhiều KTV lựa chọn vì đó là chỉ tiêu được đông đảo người sử dụng BCTC quan tâm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tài sản hoặc doanh thu lại dễ áp dụng hơn, vì nhiều lý do như công ty không có lợi nhuận hoặc người dùng quan tâm nhiều hơn về khả năng thanh toán. Ngoài ra, KTV cũng chọn cách sử dụng phối hợp các chỉ tiêu trên để xác lập mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC 5. Tỷ lệ sử dụng để tính mức trọng yếu theo hướng dẫn của VACPA Bảng 2.9 Tỷ lệ sử dụng tính mức trọng yếu theo hướng dẫn của VACPA Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng Tài sản 2% Doanh thu 0.5%-3% Lợi nhuận trước thuế 5%-10% Dựa vào bảng CĐKT và KQHĐKD, KTV nhận thấy công ty có lợi nhuận và cả 3 chỉ tiêu tài sản, doanh thu, LNTT đều có thể chọn làm tiêu thức để tính mức trọng yếu nên KTV quyết định lựa chọn phối hợp cả 3 chỉ tiêu tài sản, doanh thu và lợi nhuận để đánh giá mức trọng yếu của toàn bộ BCTC. KTV chọn tỷ lệ thấp nhất làm tỷ lệ tính mức trọng yếu và mức trọng yếu tổng thể là mức nhỏ nhất trong 3 chỉ tiêu. Mức trọng yếu của khoản mục tiền được tính dựa trên cơ sở mức trọng yếu của tổng thể BCTC như Bảng 2.10 sau: Tổng số dư tiền trên bảng CĐKT năm 2014 = 33,357,242,648 VND. 5 Theo Giáo trình Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế TPHCM 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Cơ sở xác lập mức trọng yếu khoản mục tiền: Lợi nhuận trước thuế = 98,382,059,791 VND (a), Doanh thu = 611,978,948,700 VND (b), Tổng Tài sản = 634,898,108,162 VND (c). Tỷ lệ sử dụng để tính mức trọng yếu: LNTT: 5%, Doanh thu: 0.5%, Tổng Tài sản: 2% Công thức áp dụng : (a) * 5% (b) * 0.5% (c) * 2% Bảng 2.10 Xác lập mức trọng yếu Tổng giá Chỉ tiêu LNTT Doanh thu trị tài sản Số tiền 98,382,059,791 611,978,948,700 634,898,108,162 Tỷ lệ 5% 0,5% 2% Mức trọng yếu 4,919,102,989.55 3,059,894,743.50 12,697,962,163.24 Mức trọng yếu được  chọn Căn cứ vào Bảng 2.10, KTV chọn giá trị nhỏ nhất trong 3 chỉ tiêu đề làm cơ sở tính mức trọng yếu của khoản mục tiền. Mức trọng yếu của khoản mục tiền = (Giá trị khoản mục tiền/Tổng Tài sản) * Mức trọng yếu ban đầu. Căn cứ vào mức trọng yếu tổng thể theo Bảng 2.10, ta tính được mức độ trọng yếu của công ty TNHH Công nghiệp T.A VN đối với khoản mục tiền là: Như vậy, khoản mục tiền có mức trọng yếu là 160,765,404, trên cơ sờ này KTV sẽ chọn mẫu các giá trị > 160,765,404 và những mẫu bất thường khác kiềm tra. Qua kết quả tính toán mức trọng yếu tổng thể và khoản mục, KTV có bước đánh giá về rủi ro kiểm toán trước khi tiến hành các thử nghiệm.  Đánh giá rủi ro kiểm toán: Mối quan hệ giữa các loại rủi ro được xác lập theo bảng ma trận để xác định rủi ro phát hiện như sau: 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Bảng 2.11 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro Đánh giá của KTV về rủi ro kiểm soát Cao Trung bình Thấp Đánh giá của Cao Tối thiểu Thấp Trung bình KTV về rủi Trung bình Thấp Trung bình Cao ro tiềm tàng Thấp Trung bình Cao Tối đa Trong bảng trên rủi ro phát hiện (in nghiêng và đậm) được xác định dựa trên rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Rủi ro phát hiện luôn tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.6 Căn cứ vào các thông tin thu thập về đặc điểm và tình hình kinh doanh, hệ thống KSNB và kinh nghiệm KTV, ta thấy: Rủi ro tiềm tàng đối với khoản muc tiền ở mức cao, do đây là loại tài sản nhạy cảm; thông qua việc đánh giá hệ thống KSNB ở Bảng 2.8 thì rủi ro kiểm soát khá cao. Vì vậy, rủi ro phát hiện của mức độ thấp và rủi ro kiểm toán ở mức chấp nhận được. Dựa vào kết quả xác lập mức trọng yếu và đánh giá rủi ro kiểm toán, KTV sẽ xây dựng chương trình kiểm toán cụ thể. 2.2.1.7 Chương trình kiểm toán Qua các bước tìm hiểu, đánh giá sơ bộ về quy mô, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Công nghiệp T.A VN, KTV tiến đến thiết kế một chương trình kiểm toán để giúp cuộc kiểm toán tiến hành có hiệu quả và đúng hạn. Sau đây là chương trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty T.A VN: - Đánh giá KSNB và điều tra sự chấp nhận các thủ tục kiểm soát. - Thực hiện kỹ thuật phân tích số dư các khoản tiền bằng cách so sánh số dư kỳ này với số dư tương ứng ở kỳ trước. - Thực hiện hay yêu cầu cung cấp một bảng số dư chi tiết về các khoản tiền và đối chiếu với sổ chi tiết từng đối tượng: tiền mặt VND, tiền mặt ngoại tê, tiền gửi ngân hàng SHB, ngân hàng VCB - Gửi thư xác nhận đến 2 ngân hàng và phân tích kết quả hồi âm. - Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ. - Kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ thu, chi tiền. 6 Theo Giáo trình Kiểm toán - Trường Đại học Kinh tế TPHCM 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh - Kiểm tra các nghiệp vụ thu, chi bất thường. - Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam. Sau khi KTV xây dựng chương trình kiểm toán cho cuộc kiểm toán, KTV sẽ tiến hành bước đầu trong các thử nghiệm cơ bản là thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. 2.2.2 Thực hiện kiểm toán Trong giai đoạn thực hiên kiểm toán, KTV cần tiến hành thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát. Từ kết quả thử nghiệm kiểm soát, KTV sẽ thực hiện các thử nghiệm cơ bản bao gồm: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Mục đích các thử nghiệm này nhằm đảm bảo hệ thống KSNB của đơn vị hoạt động hữu hiệu, các số liệu đơn vị phản ảnh trên BCTC là trung thực, hợp lý. 2.2.2.1 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát Ở bước thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát KTV tiến hành phỏng vấn các nhân viên, quan sát việc thực hiện việc xét duyệt, luân chuyển chứng từ tại phòng kế toán và chọn mẫu nghiệp vụ, kiểm tra chứng từ gốc. Dựa vào kết quả thử nghiệm kiểm soát, KTV có thể đánh giá về hệ thống KSNB tại đơn vị. Đối với công ty TNHH Công nghiệp T.A VN, KTV thực hiện các thử nghiệm kiểm soát: - Phỏng vấn: KTV tiến hành phỏng vấn kế toán tiền mặt và thủ quỹ về qui chế chi tiêu của công ty, thẩm quyền phê duyệt của các khoản chi tiêu và thủ tục kiểm kê quỹ tiền mặt. - Quan sát: KTV quan sát việc phân chia trách nhiệm, việc thực hiện việc ký duyệt, việc kiểm kê quỹ và thái độ của ban giám đốc đối với việc quản lý tiền mặt. - Kiểm tra: KTV tiến hành kiểm tra và xem xét các qui định về quản lý thu chi tiền mặt và thủ tục lập, luân chuyển, lưu trữ, bảo quản chứng từ. Ngoài ra, KTV còn chọn một số nghiệp vụ kế toán và tiến hành kiểm tra hình thức của phiếu chi như chữ ký, số tiền để khẳng định các mục tiêu phê chuẩn, tính toán, hạch toán cộng dồn được thỏa mãn. Tiếp đó, KTV kiểm tra chứng từ gốc như hợp đồng, giấy đề nghị mua hàng, hóa đơn, giấy đề nghị thanh toán để kiểm tra mục tiêu có căn cứ hợp lý. 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Có 3 phương pháp để lựa chọn phần tử kiểm tra: Chọn mẫu toàn bộ (kiểm tra 100%); Lựa chọn phần tử đặc biệt; và lấy mẫu kiểm toán. Đối với công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam, KTV thực hiện lựa chọn phần tử đặc biệt: Các nghiệp vụ có số tiền lớn hơn hoặc bằng mức trọng yếu = 160,765,404 thì KTV sẽ kiểm tra các nghiệp vụ có số tiền lớn, bất thường. Các nghiệp vụ còn lại, KTV sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số nghiệp vụ để kiểm tra. Kết quả của cả hai sẽ sử dụng phối hợp để đánh giá khoản mục: Bảng 2.12 Bảng lựa chọn nghiệp vụ kiểm tra Phiếu thu Phiếu chi Giấy báo nợ Giấy Báo Có Tổng số 523 728 956 983 >160,765,404 158 273 342 263 <160,765,404 365 445 614 720 Lựa chọn 50 50 50 50 Kiểm tra V V V V Sau khi tiến hành chọn mẫu và kiểm tra các chứng từ phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy báo nợ, ta thấy các nghiệp vụ phát sinh đều có sự xét duyệt, có chứng từ rõ ràng, số phát sinh đúng với số ghi nhận. Tóm lại: Qua các thử nghiệm kiểm soát đã thực hiện, ta thấy BGĐ có quan tâm đến việc quản lý đối với khoản mục tiền, phòng kế toán có sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, các nghiệp vụ được kiểm tra có đầy đủ chứng từ hợp lệ, các thủ tục kiểm soát tại công ty khá hiệu quả. Do đó, KTV có thể kết luận hệ thống KSNB tại đơn vị hoạt động hữu hiệu, KTV sẽ lựa chọn và lọc bớt các thủ tục kiểm toán cho phù hợp đảm bảo hiệu quả, đúng tiến độ. Tiếp sau các thử nghiệm kiểm soát KTV sẽ thực hiện thử nghiệm cơ bản bao gồm: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. 2.2.2.2 Thử nghiệm cơ bản Dựa vào kết quả của các thử nghiệm kiểm soát, KTV tiếp tục tiến hành các thử nghiệm cơ bản bao gồm: thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết để đảm bảo các số liệu mà đơn vị phản ảnh trên BCTC là trung thực , hợp lý. 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh  Thủ tục phân tích: Trong thủ tục phân tích này, KTV cần đối chiếu, so sánh, tìm hiểu biến động của số dư khoản mục Tiền năm 2014 so với năm 2013 và phân tích tỷ trọng tiền/TSNH, khả năng thanh toán, so sánh với năm 2013. So sánh số dư tiền và các khoản tương đương tiền năm nay so với năm trước; giải thích những biến động bất thường. KTV cần đạt được mục tiêu: số dư tiền trong sổ sách là có thực, đánh giá được sự biến động của số dư tiền qua 2 năm tài chính, số dư tiền cuối niên độ đều được ghi chép đầy đủ. Vì vậy, KTV tiến hành thu thập sổ chi tiết tài khoản 111, 112, 113 và sau đó là lập bảng tổng hợp số dư các tài khoản, so sánh chênh lệch, tính toán tỷ lệ như Bảng 2.13 sau: Bảng 2.13 Bảng so sánh số dư khoản mục Tiền năm 2014 và năm 2013 Giá trị Biến động Số dư năm 2014 Số dư năm 2013 Giá trị Tỷ lệ đã kiểm toán - TK 111 - Tiền 236,509,802 306,353,439 (69,843,637) -22.80% mặt - TK 112 - Tiền 33,120,732,846 1,092,282,992 32,028,449,854 2932.25% gửi ngân hàng - Các khoản - 20,882,000,000 (20,882,000,000) -100.00% tương đương tiền Cộng 33,357,242,648 22,280,636,431 11,076,606,217 50% Qua bảng phân tích số dư Bảng 2.13 , ta thấy trong ba khoản mục thì tiền gửi ngân hàng có sự biến động lớn nhất 2932.25% tương ứng 32,028,449,854, KTV đã kiểm tra sổ chi tiết tài khoản 112, sổ phụ ngân hàng và các hợp đồng tín dụng và phát hiện ra các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng mà công ty đã cộng gộp vào tài khoản tiền gửi, điều này dẫn đến số dư tiền gửi cuối năm 2014 tăng đột biến. Phân tích tỷ trọng số dư tiền trên tổng tài sản ngắn hạn, các tỷ suất tài chính về tiền và khả năng thanh toán và so sánh với số dư cuối năm trước, giải thích những biến động bất thường. 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Mục tiêu của thủ tục này là: số dư tiền trong sổ sách là có thực, đánh giá được những biến động và tỷ trọng Tiền/TSNH, khả năng thanh toán năm 2014 so với năm 2013, số dư tiền cuối niên độ đều được ghi chép đầy đủ Vì vậy KTV sẽ thu thập sổ chi tiết tài khoản 111, 112, 113 và tính toán các tỷ trọng tiền/tài sản ngắn hạn; khả năng thanh toán nhanh và giải thích những biến động bất thường. Bảng 2.14 Bảng phân tích tỷ trọng tài chính Giá trị Biến động Số dư năm Số dư năm Giá trị Tỷ lệ 2014 2013 - Tiền 33,357,242,648 22,280,636,431 11,076,606,217 49.71% - Tổng tài sản ngắn 470,412,871,144 445,640,974,657 24,771,896,487 5.56% hạn (CĐKT) Tiền /TSNH 7.09% 5.00% 2.09% - Khoản đầu tư tài - 29,929,080,000 (29,929,080,000) -100.00% chính ngắn hạn - Tổng nợ ngắn hạn 236,603,289,975 276,897,553,991 (40,294,264,016) -14.55% Khả năng thanh 14.10% 18.86% 4.76% toán nhanh (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn)/ Tổng nợ ngắn hạn Căn cứ vào bảng phân tích Bảng 2.14, ta thấy tiền tăng khá cao gần 50% tương ứng là 11,076,606,217 so với năm 2013, TSNH biến động không nhiều, các khoản đầu tư tài chính giảm 100%, tổng nợ ngắn hạn giảm 14.55% tương ứng 40,294,264,016 so với năm 2013. Tỷ số Tiền/TSNH năm nay cao hơn năm trước 2.09%, điều này cho thấy tiền có thể đáp ứng được khả năng thanh toán hiện hành, nhưng cũng phát sinh rủi ro sai sót và gian lận nếu tiền được lưu trữ nhiều và có mặt thường xuyên trong các nghiệp vụ phát sinh. Xét về khả năng thanh toán nhanh năm nay thấp hơn năm trước 4.76%, cho thấy việc các tài sản có thể chuyển nhanh thành tiền đang giảm so với nợ ngắn hạn. Tóm lại: Qua kết quả thực hiện các thủ tục phân tích, KTV đặc biệt chú ý đến số dư tiền gửi ngân hàng vì sô dư năm 2014 tăng 32,028,449,854 tương ứng 2932.25% so với 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh năm 2013. KTV sẽ tiến hành các thử nghiệm chi tiết và xác nhận với ngân hàng để làm rõ nguyên nhân sự biến động trên.  Thử nghiệm chi tiết Trong thử nghiệm chi tiết, KTV sẽ đối chiếu số dư đầu kỳ năm 2014 với hồ sơ kiểm toán năm 2013; Lập bảng tổng hợp chi tiết số dư và đối chiếu với sổ cái, sổ chi tiết; Thu thập biên bản kiêm kê quỹ tại ngày 31/12/2014; Gửi thư xác nhận đến các ngân hàng; Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ các số tiền lớn, không thường xuyên, đối chiếu với chứng từ gốc; Kiểm tra các nghiệp vụ trước và sau ngày khóa sổ; Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ. Tất cả thử nghiệm nhằm đạt được các mục tiêu kiểm toán: hiện hữu, quyền, đầy đủ, ghi chép chính xác, đánh giá. Đối chiếu số dư đầu kỳ trên sổ kế toán với số dư trên hồ sơ kiểm toán năm 2013. Mục tiêu của thử nghiệm này là xem việc kết chuyển số dư cuối năm trước sang đằu năm nay có chính xác không. KTV tiến hành thu thập BCTC năm 2013 đã kiểm toán và BCTC năm 2014. Từ đó, KTV sẽ tổng số dư các khoản mục, tiến hành đối chiếu xem có chênh lệch không. Bảng 2.15 Bảng đối chiếu số dư đầu kỳ năm 2014 với năm 2013 Số dư đầu kỳ Số dư trên sổ kế Số dư trên hồ sơ Chênh lệch toán năm 2014 kiểm toán năm 2013 - TK 111 - Tiền mặt 306,353,439 306,353,439 - - TK 112 - Tiền gửi ngân 1,092,282,992 1,092,282,992 - hàng - Các khoản tương đương 20,882,000,000 20,882,000,000 - tiền Cộng 22,280,636,431 22,280,636,431 - Căn cứ vào việc thu thập và đối chiếu so sánh với sổ sách kế toán năm 2014 và BCTC năm 2013 như Bảng 2.15, ta thấy không có sự chênh lệch giữa số dư cuối kỳ trước và đầu kỳ này => đạt được mục tiêu kiểm toán. 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Lập bảng tổng hợp số dư tiền và các khoản tương đương tiền tại các quỹ và các ngân hàng tại ngày khóa sổ, tiến hành đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết, Sổ Cái và BCTC. Mục tiêu của thử nghiêm này là xem xét việc ghi chép chính xác đầy đủ số dư giữa các sổ chi tiết có khớp với nhau không, các số dư cuối niên độ là có thực. Vì vậy, KTV cần thu thập sổ cái tiền mặt, tiền gửi. Sau đó, KTV lập bảng tổng hợp số dư tiền tại ngày khóa sổ và đối chiếu số dư tiền mặt trên sổ chi tiết, sổ cái, BCTC. Bảng 2.16 Bảng tổng hợp và đối chiếu số dư TK Diễn giải Số dư cuối Sổ quỹ/ Sổ Sổ Cái BCTC năm 2014 phụ 111 Tiền mặt tại 236,509,802 236,509,802 236,509,802 236,509,802 quỹ 1111 Tiền mặt 236,509,802 236,509,802 236,509,802 236,509,802 VND 1112 Tiền mặt - - - - ngoại tệ 112 Tiền gửi 33,120,732,846 33,120,732,846 33,120,732,846 33,120,732,846 Ngân hàng 1121 Tiền gửi 32,733,785,287 32,733,785,287 32,733,785,287 32,733,785,287 Ngân hàng VND 1122 Tiền gửi 386,947,559 386,947,559 386,947,559 386,947,559 Ngân hàng Ngoại tệ Tổng 1,008,554,015 1,008,554,015 1,008,554,015 1,008,554,015 cộng Dựa vào các số liệu tổng hợp theo Bảng 2.16 và việc đối chiếu số dư trên các sổ quỹ, sổ phụ, sổ cái với BCTC năm 2014, ta thấy các số dư đều được chi chép chính xác, không có sự chênh lệch giữa giữa sổ cái và BCTC => đạt được mục tiêu kiểm toán. Chứng kiến kiểm kê quỹ tiền mặt tại ngày khóa sổ và đối chiếu với số dư của sổ quỹ và sổ chi tiết tại ngày khoá sổ, đảm bảo toàn bộ các quỹ của DN đều được kiểm kê. Thử nghiệm này nhẳm đạt mục tiêu số dư tiền thực tế tại quỹ khớp với số liệu sổ sách, tất cả các khoản thu chi đều được ghi chép đầy đủ. KTV cần thu thập sổ cái, sổ chi 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh tiết tiền mặt tại ngày 31/12/2014. Sau đó, KTV tham dự chứng kiến kiểm kê tiền mặt tại ngày cuối kỳ kế toán, thu thập biên bản kiểm kê tiền mặt tại quỹ cuối kỳ kế toán, đối chiếu với các sổ chi tiết tại ngày khóa sổ. Biên bản kiểm kê quỹ được tóm tắt như Bảng 2.17 sau: Bảng 2.17 Biên bản kiểm kê quỹ Địa điểm kiểm kê: công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam Thời điểm kiểm kê: 10h30 ngày 31/12/2014 Đại diện khách hàng tham gia kiểm kê: 1. Cao Thị Hồng: Kế toán trưởng 2. Hoàng Ngọc Mai: Thủ quỹ 3. Lê Thị Thanh Thùy: Kế toán Stt Diễn giải Số lượng Số tiền I. Số dư theo sổ quỹ X 236,509,802 II. Số kiểm kê thực tế X 236,509,000 Trong đó: Loại tiền: 500.000 305 152,500,000 200.000 266 53,200,000 100.000 213 21,300,000 50.000 143 7,150,000 20.000 79 1,580,000 10.000 64 640,000 2.000 46 92,000 1.000 47 47,000 III. Chênh lệch (III = I –II) 802 Dựa vào biên bản kiểm kê Bảng 2.17, ta thấy số dư tiền theo biên bảng kiểm kê so với số dư tiền theo sổ quỹ tại thời điểm khóa sổ có sự chênh lệch không đáng kể, nguyên nhân là do chi lẻ và không cần điều chỉnh. Kết luận, tài khoản tiền mặt tại đơn vị phản 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh ánh trung thực hợp lý, đúng với số thực tế kiểm kê và sổ sách ghi nhận => đạt được mục tiêu kiểm toán. Lập và gửi thư xác nhận số dư tài khoản để gửi đến ngân hàng. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). Thử nghiệm này thực hiên nhằm đạt được mục tiêu: số dư tiền gửi trên sổ sách là có thực và khớp với số dư trên sổ sách ngân hàng. Qua kết quả thu thập, KTV thấy hiện tại thì công ty đang mở tài khoàn tại các ngân hàng: Ngân hàng TNHH MTV Shinhan Việt Nam - chi nhánh Đồng Nai Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - chi nhánh Nhơn Trạch Do hiện tại công ty chỉ có tiền gửi tại 2 ngân hàng, KTV gửi thư xác nhận đến cả hai ngân hàng. KTV sẽ tiến hành soạn thảo thư xác nhận, có chữ ký của đơn vị và trực tiếp gửi đến Ngân hàng VCB và Ngân hàng SHB. Sau khi nhận được thư xác nhận, KTV lần theo số dư của tài khoản này đến số dư trên Bảng CĐPS, nếu có chênh lệch thì làm rõ nguyên nhân. Kết quả trả lời thư xác nhận được thể hiện theo Bảng 2.18 sau: 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Bảng 2.18 Kết quả trả lời thư xác nhận Ngân Tài khoản Số xác nhận Số dư trên sổ Chên h lệch hàng sách đơn vị VND Ngoại tệ Ngân 11211 - Tiền gửi ngân hàng 186,521,610 186,521,610 - hàng VCB- TK VCB, chi 4211.012.1.00.047759.2 nhánh Nhơn 11213 - Tiền gửi ngân hàng - Trạch 21,207,130,000 21,207,130,000 VCB có kỳ hạn 11222 - Tiền gửi ngân hàng - VCB- TK 16,089.4 16,089.4 4221.012.1.37.047762.1 11223 - Tiền gửi ngân hàng 248.13 248.13 - VCB- TK 4224.012.1.37.066160.3 Ngân 11212 Tiền gửi ngân hàng 198,575,044 198,575,044 - hàng Shinhan- TK 241-07- SHB, chi 000662 nhánh Đồng Nai - 11214 Tiền gửi ngân hàng 11,141,558,633 11,141,558,633 Shinhan có kỳ hạn 11224 Tiền gửi ngân hàng - Shinhan Vina Đồng Nai - 1,772.82 1,772.82 TK241- 67-000157 Tổng 32,733,785,287 18,358.48 - cộng Qua kết quả trả lời thư xác nhận từ ngân hàng Bảng 2.18 và đối chiếu với số liệu trên sổ sách tại đơn vị, ta thấy số liệu đơn vị phản ánh là chính xác, không có chênh lệch => đạt được mục tiêu kiểm toán. Sau khi thực hiện đối chiếu, so sánh số dư Tiền đầu kỳ và cuối kỳ, KTV sẽ tiến hành kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh không thường xuyên, hoặc có số tiền lớn. 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Thu thập và đọc lướt Sổ Cái để phát hiện những nghiệp vụ bất thường về giá trị, về tài khoản đối ứng hoặc về bản chất nghiệp vụ. Kiểm tra đến chứng từ gốc (nếu cần). Mục tiêu của thử nghiệm cần đạt được là các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ được ghi chép chính xác, đầy đủ. Để thực hiện thử nghiệm KTV tiến hành thu thập sổ cái tiền mặt, tiền gửi. Sau đó, KTV sẽ đọc lướt qua sổ chi tiết tài khoản 111, 112 nếu phát hiện các nghiệp vụ bất thường: giao dịch số tiền lớn (>160,765,404), các khoản không thường xuyên, các khoản bên liên quan, các đối tượng không liên quan đến các nghiệp vụ công ty, các tài khoản đối ứng không bình thường và chọn mẫu 6- 8 nghiệp vụ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc như: phiếu thu – chi, Giấy báo nợ - có, biên bản thu hồi lương, hợp đồng thuê nhà, hóa đơn mua hàng – cung cấp dịch vụ, hợp đồng tín dụng Các nghiệp vụ được chọn và kiểm tra thể hiện trong Bảng 2.19 sau: Bảng 2.19 Bảng kiểm tra mẫu các nghiệp vụ bất thường SỐ CT NGÀY CT DIỄN GIẢI SỐ TIỀN Kiểm tra PT008 23/1/2014 Thu hồi tiền lương T12/2013 của người lao 24,000,071 V động phải bồi thường do vi phạm HĐLĐ theo BB số:01 và 02-01/2014/BB-TAVN (17/01) PT005 12/3/2014 Hoàn lại tiền thuê nhà đã đặt cọc cho căn 56,030,000 V hộ: 6C3-1-4 KP Panorama HĐ ngày 18/12/2012 (Mr.Nam) PC062 22/4/2014 Chi mua vé máy bay cho Mrs.Lim An Na 18,204,576 V theo QĐ:05-TA2014/QĐ (22/04/2014) PC007 2/10/2014 Chi trả tiền khám chữa bệnh và trợ cấp tai 17,166,573 V nạn lao động cho Công nhân N.T.Thu Thúy PT007 20/1/2014 Thu tiền do bán nhôm phế liệu_ HĐ 0191 89,100,000 V VCB122 5/12/2014 Nhận lãi tiền gửi ngân hàng VCB kỳ hạn 147,286,028 V 3tháng số TK: 0405000606524 VCB128 21/1/2014 Thu tiền do bán thép phế liệu_ HĐ 0200 225,570,000 V VCB021 21/11/2014 Nhận tiền từ T.A Industries Inc. 23,707,782,306 V Sau khi chọn được mẫu cần kiểm tra, KTV tiến hành đối chiếu, kiểm tra chứng từ gốc như: phiếu thu – chi, Giấy báo nợ - có, biên bản thu hổi lương, hợp đồng thuê nhà, hóa đơn mua hàng – cung cấp dịch vụ, hợp đồng tín dụng ta thấy các nghiệp vụ đều co chứng từ hợp lý, số phát sinh khớp với số ghi nhận trên sổ sách, có sự xét duyệt rõ ràng. 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Qua kết quả kiểm tra, đối chiếu theo Bảng 2.19, ta thấy từ các nghiệp vụ chọn mẫu lần đến chứng từ gốc đều có thực và số liệu được phản ánh cách trung thực, hợp lý, chính xác=> đạt được mục tiêu kiểm toán. Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng tiền hạch toán đối với các số dư tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm khoá sổ. Kiểm tra cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá. Mục tiêu của thử nghiệm này là đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc áp dụng tỉ giá chuyển đổi số dư tiền có gốc ngoại tệ (Đánh giá). Để đạt được mục tiêu kiểm toán, KTV cần thu thập sổ cái tổng hợp tài khoản 111, 112, 113, sổ chi tiết tài khoản 111, 112, 113. KTV tổng hợp các tài khoản có số dư cuối kỳ là ngoại tệ, kiểm tra việc áp dụng tỷ giá chuyển đổi sang đồng VN đối với các số dư tiền có gốc ngoại tệ tại thời điểm khoá sổ, kiểm tra cách tính toán và hạch toán chênh lệch tỷ giá. Dưới đây là Bảng 2.20 do KTV thực hiện lại việc đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ: Bảng 2.20 Bảng tổng hợp đánh giá chênh lệch tỷ giá ngoại tệ Loại Chênh Nguyên tệ Tỷ giá Kiểm toán Đơn vị tiền tệ lệch Tiền mặt USD Tiền gửi Ngân hàng USD 0 - 386,947,565 386,947,559 5 Ngân hàng VCB 16,337.54 349,133,303.8 349,133,308 4.4 +TK 16,089.41 21,370 343,830,774.4 343,830,770 4.3 4221.012.1.37.047762.1 +TK 248.13 21,370 5,302,538.1 5,302,538 0.1 4224.012.1.37.066160.3 NH Shinhan Vina 1,772.82 37,814,250.6 37,814,251 0.6 Đồng Nai TK241-67-000157 1,772.82 21,330 37,814,250.6 37,814,251 0.6 Căn cứ vào bảng tính toán lại chênh lệch tỷ giá ngoại tệ cuối kỳ Bảng 2.20, cho thấy giữa số liệu KTV thực hiện đánh giá lại chênh lệch tỷ giá với số liệu công ty đã đánh giá có sự chênh lệch nhỏ không đáng kể nguyên nhân do đơn vị làm tròn số thập phân và không cần điều chỉnh => đạt được mục tiêu kiểm toán. 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Đối với các khoản tương đương tiền: Kết hợp với KTV thực hiện kiểm tra chỉ tiêu “Các khoản đầu tư tài chính” để xem xét tính hợp lý của các khoản tương đương tiền. KTV cần đạt được mục tiêu là đảm bảo hợp lý của các khoàn tương đương tiền. Để thực hiện được mục tiêu thử nghiệm, KTV thu thập sổ chi tiết tiền gửi, các khoản đầu tư tài chính. Sau đó, KTV tiến hành kiểm tra, đối chiếu số dư các khoản tiền gửi có kỳ hạn, kiểm tra các hợp đồng tín dụng về khoản tiền gửi và thời hạn gửi, phân loại các khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 3 tháng và trên 6 tháng. Qua kiểm tra các hợp đồng tín dụng trong năm, sau đây là các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng, loại ra khoản tài khoàn 112 và cho vào tài khoản 128: Các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng Shinhan Việt Nam chi nhánh Đồng Nai gồm 02 sổ tiết kiệm số: 703-000-525570 trị giá 2.491.588.633 VND và 703- 000-586500 trị giá 8.650.000.000 VND đã được dùng để thế chấp cho hợp đồng tín dụng số: 1300.000.161.627 ngày 07 tháng 6 năm 2014. Các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam gồm 02 sổ tiết kiệm số: 040.500.059.8487 trị giá 10.621.000.000 VND và 040.500.059.9063 trị giá 10.586.130.000 VND đã được dùng để thế chấp cho các hợp đồng tín dụng số: 2014265/NHNT ngày 23 tháng 07 năm 2014 và 2014.316/NHNT ngày 23 tháng 08 năm 2014. Bút toán điều chỉnh: Nợ 128: 32,348,688,633 Có 112: 32,348,688,633 Kiểm tra các khoản thu, chi lớn hoặc bất thường trước và sau ngày khóa sổ, xác định xem chúng có được ghi nhận đúng kỳ không. Mục tiêu KTV đạt được sau thử nghiệm là sự đảm bảo hợp lý về việc thu, chi tiền được ghi nhận đúng không. KTV tiến hành thu thập sổ chi tiết tiền. Phiếu thu, phiếu chi kèm theo chứng từ gốc. Sau đó, KTV rà soát các nghiệp vụ trên sổ tiền mặt sau niên độ để xem các nội dung thu - chi liên quan đến năm trước. Chọn mẫu kiểm tra 3-5 nghiệp vụ thu-chi tiền tại ngày trước, sau khóa sổ và các nghiệp vụ bất thường xảy ra gần ngày khóa sổ. Đối chiếu các nghiệp vụ này với phiếu thu, chi kèm theo các chứng từ. Các nghiệp vụ được chọn mẫu và kiểm tra đối chiếu trong Bảng 2.21 như sau: 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Bảng 2.21 Bảng kiểm tra mẫu các nghiệp vu thu, chi trước và sau ngày khóa sổ Số CT Ngày CT Diễn giải Số tiền Kiểm tra PC069 30/12/2014 Chi phúc lợi cho công nhân tổ 25,156,000 sơn A+B_HĐ78772/ V HĐ78777/78773 PC072 29/12/2014 Chi mua mũi khoan các 15,560,000 V loại_HĐ76938 PC041 2/1/2015 Chi mua dầu diesel 10,041,818 V (600lít)_HĐ69682 SHB009 30/12/2014 Thanh toán 70% còn lại HĐ 1,096,379,064 NK nhôm số: MO20141105-1 (05/11/2014)_TK: V 100242591630(30/12/2014)_M One VCB150 3/1/2015 Thu tiền do bán nhôm phế 55,500,000 V liệu_ HĐ0319(3/1/2014) Căn cứ vào kết quả chọn mẫu và việc kiểm tra đối chiếu chứng từ gốc của Bảng 2.21, KTV nhận thấy các khoản thu, chi tiền đã được ghi nhận đúng kỳ, các nghiệp vụ được chọn mẫu để kiểm tra đều có chứng từ hợp lý, số liệu phát sinh khớp với số liệu ghi nhận, các khoản thu-chi bất thường đã được giải trình phù hợp => đạt được mục tiêu kiểm toán. Tóm lại: Các thử nghiệm chi tiết thực hiện đều đạt mục tiêu kiểm toán: hiện hữu, đẩy đủ, ghi chép chính xác, đánh giá. Số dư tiền năm 2014 được phản ảnh hợp lý, trung thực ngoài trừ sai sót của kế toán khi cộng gộp các khoản tiền gửi có kỳ hạn trên 6 tháng vào tài khoản tiền gửi ngân hàng. KTV đã thực hiện điều chỉnh và đơn vị cũng đồng ý với ý kiến của KTV. Sau khi thực hiện các thử nghiệm chi tiết và đạt được các mục tiêu kiểm toán, KTV tiến hành tổng hợp lại các bằng chứng thu thập được, chuyển sang giai đoạn tổng kết hoàn thành kiểm toán. 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh 2.3.3 Hoàn thành kiểm toán Trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán, KTV cần kiểm tra xem có sự kiện nào xảy ra sau ngày kết thúc niên độ mà ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC không, sau đó tổng hợp, rà soát lại hồ sơ kiểm toán, và bước cuối cùng là lập BCKT. 2.2.3.1 Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Đối với khách hàng là công ty TNHH Công Ngiệp T.A VN, KTV cũng soát xét những sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo kiểm toán nhưng công ty không có sự kiện gì xảy ra làm ảnh hưởng đến BCTC của doanh nghiệp. 2.2.3.2 Rà soát lại hồ sơ kiểm toán Kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Công Ngiệp T.A VN đã được KTV thực hiện khá đầy đủ và nêu được tất cả những thông tin cần thiết về đối tượng. Mục tiêu kiểm toán khoản mục tiền đã hoàn thành. 2.2.3.3 Lập báo cáo kiểm toán Đối với công ty TNHH ABC, KTV phát hành báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần bởi các khoản mục chênh lệch không đáng kể và không ảnh hưởng BCTC. Nhận xét: Sau khi xem xét các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ và rà soát lại hồ sơ kiểm toán KTV nhận thấy các bằng chứng thu thập được đã đầy đủ, không có sự kiện nào xảy ra làm ảnh hưởng đến BCTC. Từ đó, KTV tiến hành tổng hợp, lưu trữ lại các hồ sơ, giấy tờ làm việc, là cơ sở cho BCKT năm 2014. Tóm lạị Chương 2: Những thủ tục kiểm toán được thực hiện trên đã đạt được các mục tiêu kiểm toán đề ra, phù hợp với tình hình thực tế, và phát hiện được một số sai sót tồn tại trong khoản mục. Tuy nhiên, việc tìm hiểu về hệ thống KSNB còn hạn chế ở việc chỉ sử dụng bảng câu hỏi. Ngoài ra, việc chọn mẫu còn chưa hiệu quả, khi chỉ chọn và kiểm tra các nghiệp vụ bất thường, có giá trị lớn, trong khi những sai sót có thể xảy ra ở những nghiệp vụ khác. Chương trình kiểm toán theo mẫu sẵn có và theo sự chỉ đạo của trưởng nhóm chưa thật sự mang lại hiệu quả cao cho công tác kiểm toán. Công ty cần có biện pháp kịp thời để khắc phục những hạn chế trên, vì vậy một số đề xuất sẽ được nêu trong Chương 3. 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh Chương 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 3.1 Nhận xét về quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu. 3.1.1 Ưu điểm - Chương trình kiểm toán của công ty khá khoa học, được dựa trên những quy định và chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Chương trình kiểm toán của công ty đã đáp ứng đủ các thử nghiệm cơ bản, thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết nhằm đảm bảo các mục tiêu kiểm toán. - Tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh và yêu cầu của mỗi khách hàng, đồng thời dựa vào kinh nghiệm của mình, KTV sẽ chủ động bổ sung hoặc lược bỏ bớt 1 số thủ tục kiểm toán nhằm giúp chương trình kiểm toán sát với thực tế và khi thực hiện sẽ giảm được thời gian và chi phí kiểm toán. - Kiểm kê tiền mặt cuối niên độ là rất quan trọng trong qui trình kiểm toán khoản mục tiền, do đó hầu hết các cuộc kiểm toán, công ty đều phân công cho KTV trực tiếp chứng kiến kiểm kê tiền mặt cuối niên độ. - Đối với 1 số hợp đồng kiểm toán được ký kết sớm, công ty tiến hành kiểm toán giữa niên độ để góp phần giảm bớt khối lượng cũng như áp lực công việc của KTV vào thời điểm cuối niên độ. - Trước khi phát hành báo cáo kiểm toán, công ty luôn thực hiện việc soát xét công việc kiểm toán trên hồ sơ kiểm toán bởi những KTV có trình độ và kinh nghiệm. - Báo cáo kiểm toán của công ty đưa ra ngắn gọn, đủ ý, đánh giá chính xác, rõ ràng, lập luận chặt chẽ, phù hợp với chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Công ty cũng thường đưa ra thư quản lý với nội dung phù hợp và thiết thực cho khách hàng. - Các kết luận của công ty đưa ra độc lập, khách quan, trung thực, hợp lý tạo được niềm tin cho những người quan tâm và sự hài lòng của khách hàng. 3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại ● Về việc tìm hiểu hệ thống KSNB Ở giai đoạn này KTV chủ yếu dựa vào bảng câu hỏi có sẵn và tiến hành phỏng vấn các đối tượng. Còn việc sử dụng lưu đồ và bảng tường thuật để mô tả hệ thống KSNB thì ít được áp dụng. 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh ● Về việc chọn mẫu Theo qui định của công ty, việc chọn mẫu được thực hiện theo 2 phương pháp là phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phương pháp lựa chọn những phần tử đặc biệt, trong đó các phần tử đặc biệt có giá trị lớn hoặc có giá trị từ một số tiền nào đó trở lên. Việc chọn mẫu thường được dựa vào phán đoán của KTV. Một số KTV thường lựa chọn một số nghiệp vụ có số tiền phát sinh lớn để kiểm tra, đối với phần còn lại vẫn chưa được thực hiện kiểm tra ngẫu nhiên để giảm thiểu sai sót. Hậu quả của việc này là rủi ro lấy mẫu sẽ cao và thông tin những phần tử được chọn không đại diện cho tổng thể. ● Về việc áp dụng các thủ tục phân tích Do thủ tục phân tích chỉ đem lại những bằng chứng mang tính định hướng mà không cung cấp một bằng chứng cụ thể, do đó KTV thường ít tin vào các bằng chứng do thủ tục phân tích đem lại, nên mặc dù trong các chương trình kiểm toán của công ty đã có đưa ra khá đầy đủ các thủ tục phân tích cho từng khoản mục nhưng KTV thường không thực hiện các thủ tục phân tích này hoặc chỉ dừng lại ở những phân tích đơn giản, công thức tính còn đơn giản, nguồn thông tin chưa đủ nên hiệu quả thực sự của thủ tục phân tích còn chưa cao. Về việc xây dựng chương trình kiểm toán Công ty thực hiện kiểm toán theo chương trình kiểm toán mẫu phân chia theo khoản mục, việc phân chia này khá đơn giản nhưng hạn chế khi tách biệt các khoản mục ở vị trí khác nhau song chúng lại có mối liên hệ với nhau. ● Về việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán Mùa kiểm toán thường bắt đầu từ giữa năm tài chính này và kết thúc vào giữa năm tài chính sau. Vào thời gian này, các công ty kiểm toán thường nhận được rất nhiều đơn đặt hàng của các khách hàng khác nhau ở các địa điểm khác nhau, do đó công việc của KTV vào mùa kiểm toán là vô cùng bận rộn và căng thẳng do khối lượng công việc rất khổng lồ phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian giới hạn. Vì vậy áp lực đối với KTV là rất lớn, nhất là công việc của chủ nhiệm kiểm toán và ban giám đốc sẽ nhiều hơn và căng thẳng hơn nên sai sót là một điều khó tránh khỏi. 3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tiền tại công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Toàn Cầu. Hoàn thiện giai đoạn tìm hiểu hệ thống KSNB 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh KTV nên sử dụng thêm một số phương pháp tìm hiểu hệ thống KSNB như: lưu đồ, bảng tường thuật, hoặc sử dụng phối hợp các phương pháp, để từ đó giúp KTV có sự đánh giá chính xác về những điểm mạnh, điểm yếu về KSNB tại đơn vị. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương pháp còn tùy thuộc vào thời gian và chi phí kiểm toán, cho nên KTV cần cân nhắc kĩ. Hoàn thiện công tác chọn mẫu Chọn mẫu kiểm tra nghiệp vụ là một quá trình quan trọng trong quy trình kiểm toán, nếu việc chọn mẫu không mang lại hiệu quả sẽ dẫn đến những kết luận sai lầm của KTV. Vì vậy, KTV không nên chỉ chọn các mẫu có số phát sinh lớn, bất thường mà cần sử dụng bổ sung bảng số ngẫu nhiên, lựa chọn hệ thống, hoặc lựa chọn bất kỳ, để có thể đảm bảo kết quả chọn mẫu có thể đại diện và đánh giá được tổng thể. Sử dụng phân tích tỷ suất trong quá trình thực hiện phân tích Trong kiểm toán khoản mục tiền thì thủ tục phân tích là một thủ tục tương đối quan trọng. KTV cần phải tiến hành phân tích số liệu năm nay so với năm trước để xem xét biến động bất thường. Ngoài ra việc sử dụng các tỷ suất tài chính có rất nhiều ưu điểm bởi vì điểm mạnh của thủ tục phân tích tài chính là đánh giá được các chỉ tiêu trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác và nó được đánh giá là rất hữu hiệu trong qua trình kiểm toán các khoản mục trên báo cáo KQHĐKD. Vì vậy, KTV cần nâng cao hơn nữa thủ tục phân tích và kết hợp phân tích tỷ suất trong quá trình thực hiện thủ tục phân tích. Trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV nên tăng cường và nâng cao thủ tục phân tích đối với khoản mục trên BCTC, kết hợp với xét đoán nghề nghiệp của mình để tiến hành phân tích sự biến động các khoản mục, xác định nguyên nhân chênh lệch và phát hiện sự kiện bất thường. Đối với khoản mục tiền, KTV sử dụng phân tích các tỷ suất thanh toán nhanh, tỷ suất thanh toán tức thời, tỷ suất thanh toán hiện hành Hoàn thiện xây dựng chương trình kiểm toán Công ty nên xem xét xây dựng chương trình kiểm toán tiếp cận theo chu trình kế toán. Mỗi chu trình sẽ chứa dựng các khoản mục có mối liên hệ với nhau, từ đó giúp KTV có thể kết nối các vấn đề một cách dễ dàng. Việc tiếp cận theo hướng này sẽ có hiểu quả hơn do thu gom được các đầu của các mối liên hệ. ● Hoàn thiện về việc kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán Để tránh áp lực công việc cho các chủ nhiệm kiểm toán và ban giám đốc vào cuối niên độ, theo em công ty nên có một bộ phận kiểm soát chất lượng của các hồ sơ kiểm 50
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh toán. Bộ phận này sẽ hỗ trợ cho giám đốc rà soát lại các bước tiến hành trong hồ sơ kiểm toán. Việc chuyên môn hóa công việc này sẽ giúp công ty tránh được sai sót khi cùng một lúc phải kiểm toán nhiều khách hàng với một số lượng nhân viên hạn chế. Tóm lại Chương 3: Thành công của bất kỳ cuộc kiểm toán nào không chỉ phụ thuộc vào yếu tố con người, mà còn thể hiện qua quy trình kiểm toán. Một quy trình kiểm toán được căn cứ vào kinh nghiệm của KTV và sự hiểu biết về tình hình hoạt động của khách hàng, mỗi thủ tục kiểm toán sẽ có những ưu, nhược điểm tồn tại song song. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu khách hàng, và mang lại lợi ích cho công ty, thì công ty cũng cần phát huy những mặt tích cực, và hạn chế mặt tiêu cực. Những ý kiến đề nghị trên là ý kiến cá nhân, chỉ mang tính chất góp ý, tham khảo để ngày càng hoàn thiện cách thức tổ chức cuộc kiểm toán. 51
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh KẾT LUẬN Thực sự kiểm toán có đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế nước ta hiện nay. Kiểm toán là công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế vĩ mô, giúp các nhà đầu tư tìm được thông tin trung thực khách quan để có hướng đầu tư đúng đắn và những quyết định đầu tư này được đảm bảo về lợi ích kinh tế và pháp lý.Thông qua hoạt động kiểm toán, các doanh nghiệp đã tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh và hạn chế được các sai phạm tiềm tàng. Kiểm toán đối với tiền trong kiểm toán BCTC không thể tách rời việc kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan. Mặt khác khả năng sai phạm đối với khoản mục tiền là rất lớn và khoản mục này thường được đánh giá là trọng yếu trong mọi cuộc kiểm toán, điều này càng làm cho việc kiểm toán đối với tiền càng trở nên quan trọng trong kiểm toán BCTC của doanh nghiệp. Với khóa luận tốt nghiệp này, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, cũng như sự hiểu biết nên sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Vì thế, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô để bài viết thêm hoàn thiện. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể các anh chị trong công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong thời gian vừa qua. Đồng thời, em xin trân trọng cảm ơn cô Trịnh Ngọc Anh– người trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành đề tài này. Em xin chân thành cảm ơn! 52
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình Kế toán tài chính– Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh 2. Thực hành kiểm toán – Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh 3. Kiểm toán Lý thuyết và Thực hành – Th.S Phan Trung Kiên – Đại học Kinh tế Quốc Dân 4. Kiểm toán – Đại học Kinh tế TPHCM 5. 6. 53
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Trịnh Ngọc Anh PHỤ LỤC A – GIẤY TỜ LÀM VIỆC KTV D110 GLOBAL AUDITING Người thực hiện Diễm Tiên Tên KH: Công ty TNHH Công nghiệp T.A Việt Nam Ngày khóa sổ: 31/12/2014 Nội dung: Bảng số liệu tổng hợp tiền và tương đương tiền Người soát xét 1 Thượng Trọng Ngày soát xét 2 Duy Ngọc Số dư cuối kỳ Đ/chỉnh Số dư cuối kỳ Số dư đầu kỳ thuần TK Diễn giải Trước KT Sau KT Sau KT 111 Tiền mặt tại 236,509,802 236,509,802 306,353,439 quỹ 1111 Tiền mặt VND 236,509,802 236,509,802 306,353,439 1112 Tiền mặt ngoại - tệ 112 Tiền gửi Ngân 33,120,732,846 33,120,732,846 1,092,282,992 hàng 1121 Tiền gửi Ngân 32,733,785,287 32,733,785,287 607,081,294 hàng VND 1122 Tiền gửi Ngân 386,947,559 386,947,559 485,201,698 hàng Ngoại tệ Các khoản tương 20,882,000,000 đương tiền Tổng cộng 33,357,242,648 - 33,357,242,648 22,298,449,653 TB,GL Vvv Xxx PX TB,GL: Khớp với số liệu trên bảng CĐPS và Sổ Cái vvv: Tham chiếu đến bảng tổng hợp điều chỉnh kiểm toán xxx: Tham chiếu đến số liệu trên BCTC đã được kiểm toán PX: Đối chiếu số dư sau kiểm toán cuối kỳ trước với BCDSPS-> kết quả như sau: Số dư đầu kỳ SL theo SL theo Chênh lệch Ref kiểm toán số đơn vị 111 Tiền mặt tại 324,166,661 324,166,661 - quỹ 112 Tiền gửi 1,092,282,992 1,092,282,992 - Ngân hàng 113 Tiền đang - - chuyển Các khoản tương 20,882,000,000 20,882,000,000 - đương tiền Tổng cộng 22,298,449,653 22,298,449,653 - K ết luận: Chấp nh ận số liệu đơn vị