Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt

pdf 106 trang thiennha21 3560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_trang_cong_tac_ke_toan_tap_hop_chi_phi_va_tin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRANG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT Trường Đại học Kinh tế Huế VÕ THỊ THẮM Khóa học: 2014 - 2018
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRANG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT Trường Đại học Kinh tế Huế Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Thắm ThS. Hoàng Thùy Dương Lớp: K48B – Kế toán MSV: 14K4051214 Huế, 04/2018
  3. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Lời Cảm Ơn Thời gian ba tháng thực tập tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt đã giúp học hỏi, tiếp thu được một số kiến thức và kinh nghiệm thực tế để hoàn thành bài khóa luận về đề tài “Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt”. Để hoàn thành bài khóa luận này, một phần có sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học kinh tế Huế, Ban giám đốc, phòng kế toán của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt và một phần là sự cố gắng của bản thân. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kế Toán - Kiểm Toán trường Đại Học Kinh Tế Huế, đặc biệt là cô Hoàng Thùy Dương đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Đốc, phòng kế toán cùng các phòng ban khác của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt. Được sự chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị tôi đã tích lũy, bổ sung được một số kiến thức, kinh nghiệm thực tế về công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Đây chắc chắn sẽ là một điều quý báu cùng với kiến thức tích lũy bốn năm trên giảng đường Đại Học Kinh Tế Huế sẽ chắp cánh cho ước mơ trở thành một kế toán viên xuất sắc của tôi. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kiến thức bản thân còn hạn chế nênTrường bài khóa luậ nĐại này s ẽhọckhông tránhKinh khỏ i tếnhữ ngHuế sai sót nhất định, rất mong được sự giúp đỡ của quý thầy cô để bài khóa luận này hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! SVTH: Võ Thị Thắm i
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC SƠ ĐỒ vii DANH MỤC BIỂU viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Kết cấu đề tài 5 7. Tính mới của đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 7 1.1. Đặc trưng của ngành xây dựng 7 1.2. Chi phí sản xuất 8 1.2.1. Các khái niệm 8 1.2.2. PhânTrường loại chi phí sản Đạixuất học Kinh tế Huế 9 1.3. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 12 1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 12 1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 13 1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 14 1.5. Nội dung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp15 1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 15 SVTH: Võ Thị Thắm ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương 1.5.2. Phương pháp tập hợp chi phí 15 1.5.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất 16 1.5.4. Đánh giá sản phẩm dở dang 25 1.5.5 Đánh giá và điều chỉnh các khoản làm giảm giá thành 27 1.6. Đối tượng, căn cứ, kỳ tính giá thành, phân loại giá thành và các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 28 1.6.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm 28 1.6.2. Căn cứ để tính giá thành sản phẩm 28 1.6.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm 29 1.6.4. Phân loại giá thành 29 1.6.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 31 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT 34 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt 34 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt 34 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt 34 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt 35 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt 37 2.1.5.TìnhTrường hình hoạt động cĐạiủa công ty học qua 3 năm Kinh 2015, 2016, tế2017 Huế 41 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt 49 2.2.1. Khái quát hoạt động xây lắp tại công ty 49 2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 50 2.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 78 2.2.4. Tính giá thành Công trình Hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú 79 SVTH: Võ Thị Thắm iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT 82 3.1 Đánh giá về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt. 82 3.1.1 Ưu điểm 82 3.1.2 Hạn chế 84 3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty 86 PHẦN III: KẾT LUẬN 91 1. Kết luận 91 2. Kiến nghị 92 3. Hướng phát triển đề tài 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Võ Thị Thắm iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp KPCĐ Kinh phí công đoàn CPSX Chi phí sản xuất MTC Máy thi công SXC Sản xuất chung DDĐK Dở dang đầu kỳ PSTK Phát sinh trong kỳ DDCK Dở dang cuối kỳ TSCĐ Tài sản cố định CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp CPSXC Chi phí sản xuất chung CPSDMTC Chi phí sản dụng máy thi công GTGT Giá trị xây lắp CPXD Chi phí xây dựng TM Thương mại QĐ-BTC Quyết định-Bộ Tài Chính CNTTSX Công nhân trực tiếp sản xuất Th.S Thạc sỹ TrườngBP ĐạiBộ ph họcận Kinh tế Huế SX Sản xuất CP Cổ phần TK Tài khoản PMKT Phần mềm kế toán SVTH: Võ Thị Thắm v
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình lao động tại công ty qua 3 năm 2015, 2016, 2017 41 Bảng 2.2: Bảng tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015, 2016, 2017 44 Bảng 2.3: Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015, 2016, 2017 47 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Võ Thị Thắm vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 14 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17 Sơ đồ 1.3: Trình tự hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp 19 Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hoạch toán chi phí sử dụng máy thi công 21 Sơ đồ 1.5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 23 Sơ đồ 1.6: Sơ đồ hoạch toán chi phí sản xuất dở dang 25 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt 35 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 37 Sơ đồ 2.3: Trình tự xử lý trên máy tính 39 Sơ đồ 2.4: Các giai đoạn thực hiện công trình 49 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Võ Thị Thắm vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1. Phiếu yêu cầu vật tư 53 Biểu 2.2. Phiếu nhập kho 54 Biểu 2.3. Phiếu xuất kho 55 Biểu 2.4. Bảng kê chứng từ nguyên vật liệu 56 Biểu 2.5. Bảng tổng hợp định khoản TK 1541 57 Biểu 2.6. Bảng chấm công tổ điện 60 Biểu 2.7. Bảng thanh toán lương 61 Biểu 2.8. Giấy đề nghị thanh toán 62 Biểu 2.9: Bảng tổng hợp định khoản TK1542 64 Biểu 2.10. Sổ cái TK 334 65 Biểu 2.11. Bảng thanh toán lương bộ phận vận hành máy 68 Biểu 2.12. Phiếu xuất kho nhiên liệu, phục vụ máy thi công 69 Biểu 2.13. Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương 72 Biểu 2.14. Hóa đơn GTGT số 00001039 74 Biểu 2.15. Phiếu chi 74 Biểu 2.16. Bảng tổng hợp định khoản 1548 76 Biểu 2.17. Bảng tổng hợp định khoản TK 154 78 Biểu 2.18. Thẻ tính giá thành 81 Biểu 3.1. Bảng chấm công làm thêm giờ 88 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Võ Thị Thắm viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập và phát triển của thế kỷ XXI, nước ta lại là một nước đang phát triển thì xây dựng cơ bản là một trong những ngành sản xuất đóng vai trò quan trọng bên cạnh những ngành kinh tế khác. Xây dựng cơ bản là nền móng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Ngành xây dựng đang ngày càng được quan tâm với nguồn đầu tư lớn của trong nước và cả của nước ngoài. Sản phẩm mà ngành xây dựng tạo ra không chỉ có giá trị lớn về mặt vật chất, có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế mà còn là những công trình kết tinh của trí óc, của sự thẩm mỹ cao, toát lên phong cách, lối sống của cả dân tộc, đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển của văn hóa xã hội. Với đặc điểm sản xuất của ngành là nhiều công trình, thời gian thi công kéo dài , trải qua nhiều giai đoạn khác nhau (thiết kế, lập dự toán, thi công, nghiệm thu ) và quy mô lớn, vấn đề đặt ra ở đây là làm sao để tranh được tình trạng lãng phí, thất thoát trong quá trình thi công, quản lý một cách có hiệu quả nhất, làm giảm chi phí hạ giá thành và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Hòa chung với sự mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới, mở ra trước mắt chúng ta rất nhiều cơ hội, bên cạnh đó cũng có không ít những khó khăn và thách thức, để tồn tại được trong guồng quay khắc nghiệt của sự cạnh tranh, đứng vững được trong sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế không phải là một điều dễ dàng đối với mỗi doanh nghiệp. Bất kể doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng vậy, muốn đứng vững trên thị trường, không bị đánh bật ra khỏi guồng quay của sự phát triển thì trươc hết tự mỗi doanh nghiệp cần phai thường xuyên cố gắng nâng cao trình độ quảnTrường lý, hiện đại hóa dây Đại chuyền sảhọcn xuất đ ểKinhtạo ra những stếản ph Huếẩm chất lượng, giá cả hợp lý, gây dựng được niềm tin, uy tín với khách hàng, được khách hàng tin dùng, tạo nên được thương hiệu và đẳng cấp cho riêng mình. Song để có thể đối mặt với nền kinh tế theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước như Việt Nam hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện và nâng cao năng lực về mọi mặt, phát triển một cách toàn diện cả về lượng và chất . Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững SVTH: Võ Thị Thắm 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương thì cần tong hòa nhiều nhân tố trong đó có khả năng ứng xử giá linh hoạt, nắm bắt và lượng hóa được các yếu tố đầu vào để tính toán chi phí, biết khai thác và sử dụng những tiềm năng sẵn có của mình để hạn chế tới mức thấp nhất những chi phí không cần thiết và đạt được lợi nhuận cao như mong muốn. Hoạch toán kế toán là một công cụ đắc lực, là cánh tay phải trong hệ thống quản lý tài chính thông qua những con số biết nói. Là một trong những khâu của hoạt toán kế toán, công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm phản ánh chính xác, trung thực và kịp thời các thông tin về chi phí sản xuất phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh là mối quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý trong doanh nghiệp. Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thánh sản phẩm là vấn đề được hết sức quan trọng bởi chi phí và giá thành của sản phẩm có mối liên quan mật thiết với lợi nhuận, có khi còn là cả vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Với đặc điểm riêng biệt của ngành xây dựng cơ bản, thể hiện rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình làm ra sản phẩm của ngành. Chính những điều này đã có ảnh hưởng không hề nhỏ đến kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp, bởi lẽ công tác kế toán vừa phải đáp ứng chắc năng, nhiệm vụ của một doanh nghiệp sản xuất vừa phải có những biến đổi linh hoạt trong phạm vi luật định để phù hợp với đặc thù của một doanh nghiệp xây lắp. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong mỗi doanh nghiệp, với những kiến thức đã tích lũy được trong quá trình học tập về chuyên ngành kế toán của một sinh viên năm cuối chuyên ngành kế toán cũng như trong thời gian thực tập tại Với mong muốn tìm hiểu sâu hơn công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong môi trường thực tiễn, tôi đã quyếTrườngt định chọn đề tài “ĐạiThực trạ nghọc công tácKinh kế toán tậ ptế hợp chiHuế phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt” 2. Mục đích nghiên cứu  Với đề tài này tôi đặt ra mục tiêu chung đó là dựa vào cơ sở lý luận về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã được học ở giảng đường kết hợp với việc khảo sát, thu thập, phân tích các số liệu về chi phí ở phòng kế toán để đánh SVTH: Võ Thị Thắm 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương giá thực trạng của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần và xây dựng thương mại Thành Đạt.  Mục tiêu cụ thể:  Hệ thống lại những lý luận cơ bản của kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp xây dựng một cách cụ thể, chi tiết, đầy đủ để làm nền tảng lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu thông qua quá trình nghiên cứu sách vở, tài liệu tham khảo có liên quan một cách chuyên sâu.  Tập trung nghiên cứu vào trình tự, phương pháp tập hợp tổng chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành công trình tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt  Tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp để từ đó so sánh giữa kiến thức được học và thực tiễn, nhờ đó củng cố và hoàn thiện hơn về kiến thức về kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.  Tìm ra những ưu và nhược điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại công ty Tuy nhiên, do đặc thù của ngành xây dựng nên trong đề tài chỉ đi sâu vào việc tìm hiểu công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành của công trình “Hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú”. 4.TrườngPhạm vi nghiên c ứĐạiu học Kinh tế Huế  Về nội dung:  Nghiên cứu tình hình cơ bản của công ty như cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh, nguồn lực.  Nghiên cứu khái quát về tổ chức công tác kế toán. SVTH: Võ Thị Thắm 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Quy trình, phương pháp kế toán các chi phí sản xuất (nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, sản xuất chung ) và phương pháp tính giá thành.  Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện chủ yếu dựa trên số liệu của công ty thu thập từ tháng 10 cho đến tháng 12 năm 2017 và trong phạm vi báo cáo tài chính năm 2015, 2016, 2017 của công ty. Cụ thể công trình “ Hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú” bắt đầu khởi công vào ngày 29 tháng 10 năm 2017 và khánh thành vào ngày 30 tháng 12 năm 2017.  Phạm vi về không gian: Hạng mục công trình đã hoàn thành nghiệm thu và tính giá thành. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng kết hợp một số phương pháp sau: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này chủ yếu là nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu có liên quan đến công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, đặc biệt là cách hoạch toán, tập hợp chi phí và tính giá thành trong các doanh nghiệp xây lắp. Công ty áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 9 năm 2006, đây là một quyết định khá mới mẻ với bản thân tôi đã tập trung nghiên cứu kết hợp với các tài liệu hướng dẫn cách hoạch toán chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp. - Phương pháp quan sát: là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tiếp xúc trực tiếp với công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt – đối tượng mà mình cần thu thập thông tin, thông qua con mắt, giác quan ghi chép lại những thông tin cần thiết liên quan đến đối tượng như thông tin về công ty, trình tự hạch toán cũng như cách tậpTrường hợp chi phí và tính Đại giá thành họctại công Kinh ty nhằm có đưtếợc cơHuế sở để phân tích, đánh giá, nhận định về đối tượng. - Phương pháp phỏng vấn: là phương pháp sử dụng kiến thức mà mình đã được học và tích lũy được liên quan đến vấn đề kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cùng với kỹ năng giao tiếp để hỏi trực tiếp những người có hiểu biết liên quan đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành như nhân viên kế toán để được cung cấp SVTH: Võ Thị Thắm 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương các thông tin, dữ liệu cần thiết. Đây là phương pháp nghiên cứu được tôi sử dụng chủ yếu trong quá trình thực tập tại công ty. - Phương pháp thu thập số liệu: là việc thu thập các giấy tờ, sổ sách chứng minh, phản ánh được nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến công trình Hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú. Phương pháp này dựa trên các báo cáo tài chính của công ty qua các năm, chứng từ kế toán, hóa đơn sổ sách về các chi phí phát sinh trong quá trình thi công và phục vụ cho việc tính giá thành công trình. - Phương pháp so sánh, phân tích số liệu: là phương pháp được sử dụng để đối chiếu, so sánh các chỉ tiêu, các nội dung kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, cùng tính chất để có thể cho thấy được các biến động của các chỉ tiêu kinh tế trên cơ sở đó có thể phân tích được các tác nhân ảnh hưởng đến các biến động, đánh giá được mặt tốt hay xấu, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các phương pháp khắc phục vấn đề trong mỗi trường hợp cụ thể. - Phương pháp kế toán: là sự kết hợp của các phương pháp như phương pháp chứng từ kế toán, phương pháp tài khoản, phương pháp tính giá và một số phương pháp kế toán khác. Các phương pháp này được sử dụng nhằm đánh giá thực trạng kế toán tại công ty để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện. 6. Kết cấu đề tài Đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lí luận về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongTrường doanh nghiệp xâyĐại lắp. học Kinh tế Huế Chương 2: Thực trạng về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt. Phần III: Kết luận và kiến nghị SVTH: Võ Thị Thắm 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương 7. Tính mới của đề tài Đề tài tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm là một đề tài không quá mới đối với những nghiên cứu trước đây. Đã có nhiều anh chị đi trước đã nghiên cứu và bảo vệ về đề tài này và nó hầu hết giống nhau về mục tiêu nghiên cứu: Thứ 1: Hệ thống về kiến thức đã học về tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Thứ 2: Tìm hiểu về thực trạng của đề tài tại công ty. Thứ 3: Đánh giá về ưu, nhược điểm và đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty đó. Như đã đề cập ở trên thì đề tài về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đã có nhiều anh chị nghiên cứu nhưng tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt thì vẫn chưa có nghiên cứu nào về đề tài này. Do đặc điểm hoạt động, sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp không giống nhau nên đề tài nghiên cứu này sẽ có một số điểm khác cơ bản so với các đề trước đây và đặc biệt, thông qua đề tài kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm bản thân tôi sẽ có được những kinh nghiệm và kiến thức thực tế về đề tài này, bổ sung vào vốn kiến thức còn hạn hẹp của mình. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Võ Thị Thắm 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1.1. Đặc trưng của ngành xây dựng - Sản phẩm xây lắp là những công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài, giá trị công trình lớn, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Những đặc điểm này làm cho việc hạch toán kế toán khác biệt so với các ngành sản xuất kinh doanh khác: sản phẩm xây lắp phải lập dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công). Việc thực hiện thi công xây lắp công trình phải tuân theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng do nhà nước ban hành. Quy trình thi công xây lắp phải so sánh với dự toán công trình, lấy dự toán làm thức đo, đồng thời để giảm bớt rủi ro phải mua bảo hiểm cho công trình xây lắp. - Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo dự toán hoặc giá bán thỏa thuận của chủ đầu tư (giá đấu thầu) (giá thoả thuận này cũng phải xác định trên một dự toán công trình), vì vậy, tính chất của sản phẩm thể hiện không rõ (vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng thông qua hợp đồng giao nhận thầu ). - Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất khác (máy thi công, nguyên vật liệu, lao động ) phải di chuyển theo địa bàn thi công. Chính đặc điểm này làm cho công tác quản lý tài sản, thiết bị, vật tư cũng như việc hoạch toánTrường chi phí sản xu ấtĐại rất phức họctạp vì ch ịuKinhảnh hưởng nhitếều cHuếủa môi trường, dễ thất thoát và hư hỏng - Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến theo phương thức “khoán gọn” các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, ). Trong giá khoán không chỉ có tiền lương mà trong đó còn bao gồm các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí lặt vặt cho các tổ khi thực hiện thi công). SVTH: Võ Thị Thắm 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương - Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình bàn giao đưa vào sử dụng thời gian thường kéo dài. Nó phụ thuộc vào quy mô, tính phức tạp về kỹ thuật của từng công trình. Đối với những công trình lớn, quá trình thi công thường chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thường chia thành nhiều công việc khác nhau, các công việc thường diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn của môi trường như: nắng, mưa, lũ lụt Đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý thi công phải chặt chẽ sao cho bảo đảm chất lượng công trình đúng như thiết kế, dự toán đã đề ra: : các nhà đầu tư phải có trách nhiệm bảo hành công trình (chủ đầu tư giữ lại một tỷ lệ nhất định trên giá trị công trình, khi hết thời hạn bảo hành công trình mới trả lại cho đơn vị xây lắp ) 1.2. Chi phí sản xuất 1.2.1. Các khái niệm  Khái niệm chi phí Theo giáo trình Kế toán chi phí của T.S Huỳnh Lợi, xuất bản năm 2010 đã khẳng định: - "Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí về lao động sống và lao động vật hóa phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kì nhất định". - "Chi phí là những tổn thất phát sinh làm giảm nguồn lợi kinh tế của doanh nghiệp kiểm soát trong kỳ gắn liền với mục đích sản xuất kinh doanh và tác động làm giảm vốn chủ sở hữu".  Khái niệm chi phí sản xuất “ChiTrường phí sản xuất là biĐạiểu hiện bhọcằng tiền cKinhủa toàn bộ haotế phí Huế về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp đã chi ra để tiến hành sản xuất trong một thời kỳ” ( Võ Văn Nhị, Huỳnh Lợi (2002)– Kế toán chi phí – Nhà xuất bản thống kê). Trong đó: chi phí về lao động sống là những chi phí về tiền lương, thưởng, phụ cấp và các khoản trích theo lương của người lao động và chi phí lao động vật hóa là những chi phí về sử dụng các yếu tố tư liệu lao động, đối tượng lao động dưới các hình thái vật chất, phi vật chất, tài chính và phi tài chính. SVTH: Võ Thị Thắm 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương “Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là toàn bộ các khoản hao phí vật chất mà doanh nghiệp chi ra để thực hiện công tác xây lắp, nhằm tạo ra các sản phẩm khác nhau theo mục đích kinh doanh cũng như theo hợp đồng giao nhận thầu đã ký kết” (Võ Văn Nhị (2010) - Kế toán doanh nghiệp xây lắp – Nhà xuất bản tài chính). 1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất  Phân loại chi phí theo nội dung kinh tế Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có cùng tính chất kinh tế được xếp vào cùng một yếu tố, không kể chi phí đó phát sinh ở địa điểm nào và dùng vào mục đích gì trong sản xuất kinh doanh. Và cách phân loại này cũng cho biết các loại chi phí nào được dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với tỷ trọng cụ thể từng loại chi phí đó. * Chi phí nguyên vật liệu: Chi phí NVL bao gồm giá mua, chi phí mua nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh như : - Chi phí nguyên vật liệu chính - Chi phí nguyên vật liệu phụ - Chi phí nhiên liệu - Chi phí phụ tùng thay thế - Chi phí nguyên vật liệu khác * Chi phí nhân công: bao gồm các khoản tiền lương chính, phụ, phụ cấp theo lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của người lao động. * ChiTrường phí công cụ, d ụĐạing cụ: bao học gồm giá Kinhmua và chi phítế mua Huế của các công cụ, dụng cụ dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. * Chi phí khấu hao tài sản cố định: bao gồm khấu hao của tất cả các tài sản cố định, tài sản dài hạn dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. * Chi phí dịch vụ mua ngoài: bao gồm giá dịch vụ mua từ bên ngoài cung cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như : giá dịch vụ điện nước, phí SVTH: Võ Thị Thắm 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương bảo hiểm tài sản, chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, tiền thuê kiểm toán, tư vấn và các dịch vụ khác * Chi phí khác bằng tiền: là các khoản chi phí phát sinh bằng tiền ngoài các yếu tố chi phí nêu trên tại doanh nghiệp.  Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế Theo cách phân loại này, những khoản chi phí có cùng công dụng kinh tế và cùng mục đích sử dụng được xếp thành một khoản mục, không phân biệt tính chất kinh tế của nó như thế nào. * Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: khoản mục này bao gồm tòan bộ chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp trong từng hoạt động sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ . * Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục này bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào chi phí sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của lao động trực tiếp thực hiện từng hoạt động sản xuất. * Chi phí sản xuất chung: khoản mục này bao gồm các chi phí sản xuất dùng cho hoạt động sản xuất chung tại các bộ phận sản xuất như tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý, chi phí NVL dùng cho phân xưởng, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho sản xuất sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác bằng tiền phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm. *Chi phí bán hàng: là các khoản chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Bao gồm các khoản chi phí sau: - ChiTrường phí nhân viên bán Đại hàng: là học các khoả nKinh tiền lương, phtếụ c ấpHuế phải trả cho nhân viên trong hoạt động bán hàng, vận chuyển hàng hóa tiêu thụ và các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ trích theo lương theo quy định. - Chi phí vật liệu bao bì đóng gói dùng trong bán hàng - Chi phí dụng cụ đồ dùng - Chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động bán hàng SVTH: Võ Thị Thắm 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương - Chi phí bảo hành sản phẩm hàng hóa - Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí quảng cáo, chi phí bảo hành sản phẩm * Chi phí quản lý doanh nghiệp: đây là tất cả các chi phí phát sinh có liên quan đến công việc hành chính, quản lý trong phạm vi toàn doanh nghiệp, không thể tách riêng ra cho bất cứ hoạt động nào. Bao gồm: - Chi phí lương và các khoản trích theo lương của người lao động, quản lý ở các bộ phận phòng ban của doanh nghiệp - Chi phí về vật liệu, nhiên liệu, công cụ dụng cụ dùng trong công việc hành chính, quản lý - Chi phí khấu hao tài sản cố định, thiết bị dùng cho hoạt động quản lý - Chi phí phục vụ toàn doanh nghiệp như : chi phí điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm và một số chi phí bằng tiền khác liên quan đến phục vụ quản lý toàn doanh nghiệp. * Chi phí khác: bao gồm những khoản chi phí phát sinh không thuộc các nhóm chi phí nêu trên như chi phí bất thường , chi phí tài chính  Phân loại chi phí theo mối quan hệ với kỳ tính kết quả kinh doanh - Chi phí thời kỳ: là những chi phí phát sinh và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận trong một kỳ kế toán. Nó bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Việc phát sinh và bù đắp chi phí này chỉ diễn ra trong cùng một kỳ kế toán. - Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với sản phẩm được sản xuất ra hoặc muaTrường vào trong kỳ. Chi Đại phí này pháthọc sinh mKinhột kỳ và ảnh tếhưở ngHuế đến nhiều kỳ sản xuất kinh doanh và kỳ tính kết quả kinh doanh. Cụ thể với hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí sản phẩm là chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.  Phân loại chi phí theo mô hình ứng xử chi phí - Chi phí khả biến (biến phí): Là các chi phí xét về lý thuyết có sự thay đổi tỷ lệ thuận với các mức độ hoạt động. Nó phát sinh khi có các hoạt động xảy ra. Nếu SVTH: Võ Thị Thắm 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương xét trên một đơn vị sản xuất thì biến phí là một hằng số. Trong doanh nghiệp, chi phí khả biến xuất hiện khá phổ biến như là chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí bất biến (định phí): Là những chi phí xét về tồng số ít thay đổi hoặc không có sự thay đổi theo các mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một mức độ hoạt động thì tỷ lệ nghịch với mức độ hoạt động. Trong doanh nghiệp, chi phí bất biến thường là chi phí khấu hao, chi phí quảng cáo, chi phí thuê nhà xưởng - Chi phí hỗn hợp: là những chi phí mà cấu thành nên nó bao gồm cả yếu tố chi phí khả biến và chi phí bất biến.  Phân loại chi phí theo phương pháp quy nạp - Chi phí trực tiếp: là loại chi phí phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí như chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp có thể tính trực tiếp cho đối tượng đó một cách hiệu quả. Loại chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. - Chi phí gián tiếp: là loại chi phí liên quan đến đối tượng chịu chi phí nhưng không thể tính trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí đó một cách hiệu quả như chi phí nhiên liệu, NVL phụ, chi phí quảng cáo Nói cách khác, chi phí gián tiếp là chi phí lên quan đến nhiều đối tượng chi phí. Do vậy, nó được phân bổ cho các đối tượng bằng các phương pháp phân bổ chi phí.  Một số nhận diện khác về chi phí - Chi phí kiểm soát được và chi phí không kiểm soát được - ChiTrường phí chìm và chi phíĐại cơ hộ i học Kinh tế Huế 1.3. Giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp 1.3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhất định. Giá thành sản phẩm được tính dựa trên chi phí sản xuất. Đó chính là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết quả của việc sử dụng tài sản, vật tư, lao động và tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành còn là căn cứ SVTH: Võ Thị Thắm 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương quan trọng để định giá bán và là căn cứ để xác định hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh. Tùy thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của mỗi ngành sản xuất, kết cấu giá thành sản phẩm gồm những khoản mục chi phí khác nhau. “Trong ngành xây lắp, giá thành sản phẩm bao gồm các khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung”. (TS. Huỳnh Lợi (2009), Kế toán chi phí - Đại học Kinh tế TP.HCM, NXB Giao Thông Vận Tải). Tóm lại, “Giá thành sản phẩm xây lắp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp đã bỏ ra để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình theo quy định”. (Võ Văn Nhị (2010) - Kế toán doanh nghiệp xây lắp – Nhà xuất bản tài chính). 1.3.2 Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp  Phân loại theo nội dung cấu thành - Giá thành sản xuất: bao gồm tất cả các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm đã nhập kho hoặc giao cho khách hàng và là căn cứ để tính giá vốn hàng bán, tính lợi nhuận gộp của hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ ở các doanh nghiệp. - Giá thành toàn bộ: bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp của sản phẩm đã tiêu thụ. Nó cũng là căn cứ để tính toán và xác định mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp. Giá thành toàn bộ chỉ được tính khi sản phẩm, công việc được xác định là đã tiêu thụ. TrườngPhân loại theo thờ iĐại điểm xác đhọcịnh Kinh tế Huế - Giá thành kế hoạch: là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch mà việc xác định nó được tiến hành trước khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm. Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, căn cứ để so sánh, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch giá thành. - Giá thành định mức: là giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở các định mức chi phí và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành định mức cũng SVTH: Võ Thị Thắm 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất. Nó là công cụ quản lý định mức của doanh nghiệp, được xem là thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản,vật tư, tiền vốn, lao động trong sản xuất, giúp cho đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà đoanh nghiệp đã áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Giá thành thực tế: là giá thành sản phẩm được tinh dựa trên cơ sở số liệu chi phí sản xuất thực tế đã phát sinh và tập hợp được trong kỳ và sản lượng sản phẩm thực tế đã sản xuất ra trong kỳ. Gía thành thực tế của sản phẩm chỉ có thể tính toán được khi quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm đã hoàn thành 1.4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau vì nội dung cơ bản của chúng đều là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Theo giáo trình Kế toán chi phí của TS. Huỳnh Lợi, xuất bản năm 2010: “ Giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường có cùng bản chất kinh tế là hao phí lao động sống và lao động vật hóa hay phí tổn nguồn lực kinh tế khai thác trong hoạt động sản xuất nhưng khác nhau về thời kỳ, phạm vi, giới hạn” Do đó, về bản chất chúng giống nhau nhưng chi phí sản xuất là cơ sở để tính toán xác định giá thành sản phẩm. Tuy vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có những mặt khác nhau sau: - Chi phí sản xuất luôn gắn liền với một thời kỳ phát sinh chi phí, còn giá thành sản phẩm gắn liền với khối lượng sản phẩm, công việc lao vụ sản xuất đã hoàn thành. - Chi phí sản xuất còn liên quan đến sản phẩm hỏng, sản phẩm làm dở dang cuối kỳ, cả những chi phí trích trước nhưng thực tế chưa phát sinh còn giá thành sản phẩm lại liên quanTrường đến sản phẩm làmĐại dở dang học cuối kỳ Kinhtrước chuyển tếsang. Huế Sơ đồ mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm: Sơ đồ 1.1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm SVTH: Võ Thị Thắm 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Theo sơ đồ ta có: AC = AB + BD – CD - EC, Hay: Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDĐK + CPSXPSTK – CPSXDDCK – Khoản chi phí làm giảm giá thành. 1.5. NỘI DUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP 1.5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất Đối với doanh nghiệp xây lắp, do tính chất phức tạp của công nghệ và sản phẩm sản xuất mang tính đơn chiếc, có cấu tạo vật chất riêng, mỗi công trình, hạng mục công trình có dự toán, thiết kế thi công riêng nên đối tượng hạch toán chi phí sản xuất có thể công trình, hàng mục công trình, hoặc có thể là đơn đặt hàng, bô phận thi công hay từng giai đoạn công việc. Tuy nhiên, trên thực tế các đơn vị xây lắp thường hạch toán chi phí theo công trình, hạng mục công trình. 1.5.2. Phương pháp tập hợp chi phí - Phương pháp để tập hợp chi phí sản xuất là cách thức, kỹ thuật xác định, tập hợp chi phí cho từng đối tượng tập hợp chi phí. Tập hợp chi phí sản xuất là giai đoạn đầu của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế. Quy trình này được thể hiện như sau: + Những chi phí sản xuất phát sinh liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được tập hợp trực tiếp vào từng đối tượng chịu chi phí sản xuất như: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, + NhTrườngững chi phí sản xu ấĐạit liên quan học đến nhiều Kinhđối tượng tập htếợp chi Huế phí sản xuất thường tập hợp thành từng nhóm và chọn tiêu thức để phân bổ cho từng đối tượng chịu chi phí. Tổng chi phí phát sinh trong kì Hệ số bổ chi = Tổng tiêu thức phân bổ Mức phân bổ chi phí cho đối tượng i = Hệ số phân bổ chi phí * Tiêu thức phân bổ của đối tượng. SVTH: Võ Thị Thắm 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương 1.5.3. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất  Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Nội dung: Chi phí NVL trực tiếp (NVLTT) bao gồm các khoản mục chi phí nguyên vật liệu chính, phụ, nhiên liệu được sử dụng trực tiếp trong việc sản xuất sản phẩm. Chi phí NVL chính liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí thì hạch toán trực tiếp vào đối tượng đó còn chi phí NVL phụ thường được phân bổ gián tiếp theo từng tiêu thức phù hợp như phân bổ theo định mức tiêu hao, theo khối lượng sản phẩm hoàn thành hay theo hệ số.  Chứng từ sử dụng: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho bên bán, bảng phân bổ chi phí, giấy đề nghị tạm ứng, hóa đơn GTGT, phiếu chi, hợp đồng và thanh lí hợp đồng  Tài khoản sử dụng: Tài khoản 1541 - chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng để tập hợp chi phí nguyên vật liệu dùng cho sản xuất phát sinh trong kỳ.  Kết cấu TK 1541: Nợ TK 1541 Có Dư đầu kỳ: x Phát sinh tăng Phát sinh giảm Dư cuối kỳ: x BênTrường nợ của TK này ghi Đại nhận tr ị giáhọc vốn NVL Kinh sử dụng tr ựtếc tiế pHuế cho sản xuất công trình. Bên có của TK này ghi nhận trị giá vốn NVL sử dụng không hết nhập lại kho, kết chuyển CPNVLTT thực tế sử dụng cho sản xuất công trình, kết chuyển CPNVLTT vượt định mức. TK 1541 có số dư bên nợ.  SVTH: Võ Thị Thắm 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Trình tự hạch toán CPNVLTT TK 152 TK 1541 TK152 (1) (3) TK 331, 111, 112, TK632 (2) (4) TK 133 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ hoạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Giải thích sơ đồ: (1) Khi xuất kho nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ. (2) Trường hợp mua nguyên vật liệu sử dụng ngay (không qua nhập kho) cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoạch toán. (3) Trường hợp số nguyên liệu, vật liệu xuất ra không sử dụng hết vào hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc thực hiện dịch vụ, hoạch toán. (4)TrườngKết chuyển CPNVLTT Đại sử dụhọcng cho công Kinh trình. tế Huế  Kế toán chi phí nhân công trực tiếp  Nội dung: Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp và lao động thuê ngoài, như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương ( BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN) theo quy định của Nhà nước. SVTH: Võ Thị Thắm 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Khoản chí phí nhân công trực tiếp vượt mức hoặc làm ra sản phẩm hỏng vượt định mức không được tính vào giá thành sản phẩm dịch vụ mà được tính vào giá vốn trong kỳ. Chi phí nhân công trực tiếp liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí nào thì hạch toán trực tiếp vào đối tượng đó. Trường hợp liên quan đến nhiều đối tượng thì phải tiến hành phân bổ theo các tiêu thức phù hợp như: khối lượng sản phẩm, giờ công định mức hoặc thực tế phát sinh  Chứng từ sử dụng: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, hợp đồng giao khoán, phiếu xác nhận khối lượng xây lắp hoặc lao vụ hoàn thành .  Tài khoản sử dụng: Tài khoản 1542 – “chi phí nhân công trực tiếp”, được mở chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Nội dung kết cấu TK 1542: Bên Nợ: Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: tiền lương, tiền công lao động và các khoản trích trên tiền lương theo quy định. Bên Có: Kết chuyển trị giá nhân công trực tiếp thực tế tham gia sản xuất kinh doanh trong kỳ khi sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc chuyển đi bán  Kết cấu TK 1542: Nợ TK 1542 Có Dư đầu kỳ: x Phát sinh tăng Phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm TrườngDư cuối kỳ: x Đại học Kinh tế Huế SVTH: Võ Thị Thắm 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Trình tự hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp: TK1542 TK154 TK 3341 (1) (4) TK 335 (2) TK 3381 (3) Sơ đồ 1.3: Trình tự hoạch toán chi phí nhân công trực tiếp Giải thích sơ đồ: (1) Tiền lương, tiền công và các khoản phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý. (2) Trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch cho CNTTSX (đối với công nhân của công ty). (3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định tính trừ vào tiền lương của CNTTSX công trình. (4) Kết chuyển CPNCTT cho công trình.  Kế toán chi phí sử dụng máy thi công TrườngNội dung: Đại học Kinh tế Huế Chi phí sử dụng máy thi công là những khoản chi phí trực tiếp phát sinh trong quá trình sử dụng xe, MTC để thực hiện khối lượng xây lắp (trong trường hợp đơn vị thi công theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa bằng máy). Chi phí sử dụng máy thi công gồm 2 loại: chi phí là chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời . SVTH: Võ Thị Thắm 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương - Chi phí thường xuyên gồm: các chi phí xảy ra hàng ngày một cách thường xuyên cho quá trình sử dụng máy thi công như chi phí về nhiên liệu, dầu mỡ, các chi phí vật liệu phụ khác; tiền lương của công nhân điều khiển và công nhân phục vụ máy thi công; tiền khấu hao TSCĐ là xe máy thi công; các chi phí về thuê máy,chi phí sửa chữa thường xuyên xe máy thi công. - Chi phí tạm thời là những chi phí phát sinh một lần có liên quan đến việc lắp, tháo, vận chuyển, di chuyển máy và các khoản chi phí về những công trình tạm phục vụ cho việc sử dụng máy thi công như lán che máy ở công trường,bệ để máyở khu vực thi công.  Chứng từ sử dụng: Phiếu theo dõi hoạt động xe máy thi công, phiếu xuất kho, phiếu chi, hóa đơn GTGT, hóa đơn mua hàng, bảng chấm công, bảng thanh toán lương  Tài khoản sử dụng: TK 1543 – “chi phí sử dụng máy thi công”.  Kết cấu TK 1543: Nợ TK 1543 Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm Tổng phát sinh tăng Tổng phát sinh giảm TrườngSố dư cuĐạiối kỳ học Kinh tế Huế Bên nợ của TK này ghi nhận các chi phí liên quan đến hoạt động của MTC (chi phí vật liệu cho máy hoạt động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều kiển máy, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa xe, MTC ), chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ khác phục vụ cho xe, MTC. SVTH: Võ Thị Thắm 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Bên có của TK này ghi nhận việc kết chuyển chi phí sử dụng xe, MTC vào tài khoản 154 để tính giá thành công trình, kết chuyển CPSDMTC vượt định mức vào TK 632.  Sơ đồ hoạch toán chi phí sử dụng MTC TK 152, 153 TK 1543 TK 152, 153 (1) (5) TK 334 (2) TK 632 TK 214 (3) (6) TK 111, 112, 331 (4a) TK 133 (4b) Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hoạch toán chi phí sử dụng máy thi công Giải thích sơ đồ: (1) Phản ánh giá trị NVL, CCDC xuất kho phục vụ cho hoạt động của MTC tại công trình thi công. (2)TrườngPhản ánh tiền lương Đại phải tr ảhọccho công nhânKinh điều khi ểtến MTC Huế tại công trình. (3) Trích khấu hao MTC sử dụng tại công trình thi công: (4a) Giá trị NVL, CCDC mua về (giá chưa có VAT) chưa thanh toán hoặc thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi xuất trực tiếp phục vụ cho hoạt động của MTC tại công trình: (4b) Thuế GTGT của NVL, CCDC mua về xuất trực tiếp phục vụ cho hoạt động của MTC tại công trình: SVTH: Võ Thị Thắm 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương (5) Số NVL sử dụng không hết nhập lại kho, phế phẩm thu hồi bằng tiền khi sử dụng MTC tại công trình: (6) Kết chuyển CPSDMTC tại công trình vào giá vốn hàng bán:  Kế toán chi phí sản xuất chung  Nội dung: Chi phí sản xuất chung là những chi phí phát sinh gián tiếp bao gồm lương nhân viên quản lý, các khoản trích theo lương ( BHYT, BHXH, KPCĐ, BHTN) theo tỷ lệ quy định, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác Chi phí sản xuất chung phải được phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành.  Chứng từ sử dụng: Phiếu chi, hóa đơn, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương  Tài khoản sử dụng: tài khoản 1548 – “chi phí sản xuất chung”. Bên Nợ: các chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ như chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất, chi phí khấu hao TSCĐ, lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, chi phí dịch vụ mua ngoài Bên Có: Các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung, kết chuyển chi phí sản xuất chung khi sản phẩm đã sản xuất xong nhập kho hoặc chuyển đi bán. Nợ TK1548 Có Số dư đầu kỳ Số phát sinh tăng Số phát sinh giảm TrườngTổng phát sinh Đại tăng họcT ổngKinh phát sinh gitếảm Huế Số dư cuối kỳ  Kết cấu TK 1548: SVTH: Võ Thị Thắm 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung: TK 334 TK1548 TK 111, 112 (1) (8) TK 338 (2) TK 152 (3) TK632 TK 153 (4) (9) TK 142, 335 (5) TK 214 (6) TK 111, 112, 331 (7) Sơ đồ 1. 5: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung GiTrườngải thích sơ đồ: Đại học Kinh tế Huế (1) Tiền lương cho công nhân quản lý công trình: (2) Khoản trích theo lương của công nhân quản lý công trình, CNTTSX, công nhân điều khiển MTC của công trình. (3) Chi phí NVL xuất dùng cho quản lý công trình. SVTH: Võ Thị Thắm 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương (4) Chi phí CCDC xuất dùng cho quản lý công trình. (5) Chi phí trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa TSCĐ công trình: (6) Khấu hao TSCĐ cho hoạt động sản xuất, quản lý công trình. (7a) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác phục vụ hoạt động sản xuất, quản lý công trình. (7b) Thuế GTGT được khấu trừ cho khoản chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ hoạt động sản xuất, quản lý công trình. (8) NVL không sử dụng hết nhập kho, phế liệu thu hồi bằng tiền tại công trình. (9) Khi công trình hoàn thành kết chuyển CPSXC.  Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất theo quyết định 48 - Sau giai đoạn tập hợp chi phí sản xuất thì đây là giai đoạn kế tiếp của quy trình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Các chi phí sản xuất liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm hay cung ứng dịch vụ, lao vụ ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất đã được hạch toán riêng theo các khoản mục chi phí nên giá thành sản phẩm phải được tập hợp lại theo từng đối tượng tập hợp chi phí, từ đó kết hợp với tình hình và kết quả sản xuất sản phẩm ở các bộ phận sản xuất để tính giá thành thực tế ở những sản phẩm công việc đã hoàn thành ở trong kỳ. - Tùy vào tình hình hoạt động của doanh nghiệp, kế toán tổng hợp chi phí sản xuất có thể được tập hợp trên các tài khoản 1541, 1542, 1548 theo từng đối tượng tính giá thành hayTrường tập hợp trực tiếp vàoĐạitài kho ảhọcn 154 – chiKinh phí sản xu ấtết kinh Huế doanh dở dang SVTH: Võ Thị Thắm 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Sơ đồ hoạch toán TK 154: TK 152 TK 154 TK 155 Chi phí NVL sử dụng cho Công trình hoàn thành, chờ công trình xây dựng bàn giao TK 111, 112 TK 632 Chi phí sử dụng MTC Công trình hoàn thành bàn giao được xác định là tiêu thụ TK 153 Chi phí CCDC TK 142, 242 Giá trị CCDC Khi phân bổ TK 334, 338 Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ TK 111, 112, 331, 334 Chi phí sản xuất chung TrườngSơ đồ 1.6: SơĐại đồ hoạ chhọc toán chi Kinh phí sản xuấ ttế dở dangHuế 1.5.4. Đánh giá sản phẩm dở dang  Sự cần thiết của việc đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ: Nhiệm vụ kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp là phải tính được giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình hoàn thành. Giá thành của công trình, hạng mục công trình xây lắp hoàn thành bàn SVTH: Võ Thị Thắm 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương giao được xác định trên cơ sở tổng cộng chi phí sản xuất kinh doanh xây lắp phát sinh từ lúc khởi công đến khi hoàn thành. Tuy nhiên, do đặc điểm của sản phẩm xây lắp, quá trình sản xuất xây lắp và phương thức thanh toán với bên giao thầu, để đáp ứng yêu cầu quản lý các doanh nghiệp xây lắp trong từng kỳ phải tính được giá thành của khối lượng xây lắp đã hoàn thành bàn giao và được thanh toán. Do đó, cần thiết phải xác định giá trị sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ. Sản phẩm xây lắp dở dang cuối kỳ là khối lượng sản phẩm, công việc xây lắp trong quá trình sản xuất xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo quy định, có thể là công trình, hạng mục công trình dở dang chưa hoàn thành hay khối lượng công tác xây lắp dở dang trong kỳ chưa được chủ đầu tư nghiệm thu chấp nhận thanh toán.  Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: Trong doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc xây lắp còn đang trong quá trình thi công, chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định, hoặc đã hoàn thành nhưng chưa đạt tiêu chuẩn. Việc đánh giá sản phẩm dở dang trong xây lắp tùy thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa đơn vị nhận thầu và chủ đầu tư. Để xác định chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ một cách chính xác phải tiến hành đo lường khối lượng xây lắp dở dang, xác định mức độ hoàn thành và dùng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang phù hợp. Căn cứ vào phương thức giao nhận thầu giữa chủ đầu tư và đơn vị xây lắp,có các phương pháp xác định sau: - ĐTrườngối với những công Đạitrình xây lhọcắp bàn giao Kinh một lần thì tếchi phí Huế sản xuất dở dang cuối kỳ thường được đánh giá theo chi phí thực tế từ khi khởi công đến thời điểm kiểm kê đánh giá. - Đối với những công trình bàn giao nhiều lần, chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ có thể đánh giá bằng một trong hai phương pháp sau: ● Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo sản lượng hoàn thành tương đương: SVTH: Võ Thị Thắm 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Giá trị SXDD Chi phí sản xuất phát sinh CPSX + đầu kỳ trong kỳ Số lượng SP d ở dang dở dang cuối cu = X ối kỳ kỳ S S ố lượng sản phẩm + ố lượng sản phẩm dở hoàn thành trong kỳ dang cuối kỳ Ưu điểm: Đảm bảo số liệu hợp lý và có độ đảm bảo tin cậy cao. Nhược điểm: Khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang trên các công đoạn của quá trình thi công khá phức tạp và mang nặng tính chủ quan. ● Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí định mức: Chi phí sản Khối lượng Định mức chi phí sản xuất công việc thi xuất dở dang = ( CPNVLTT, CPNCTT, CP công xây lắp dở x SDMTC, CPSXC) cuối kỳ dang cuối kỳ Ưu điểm: Tính toán nhanh và đã lập các bảng tính sẵn giúp cho việc xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ được nhanh hơn. Nhược điểm: Mức độ chính xác không cao vì chi phí thực tế không thể sát với chi phí định mức được. 1.5.5 Đánh giá và điều chỉnh các khoản làm giảm giá thành Các khoản làm giảm giá thành là những khoản chi phí phát sinh gắn liền với chi phí sản xuất nhưng không được tính vào giá thành hoặc những khoản chi phí phát sinh nhưng khôngTrường tạo ra được giáĐại trị sản phhọcẩm chính. Kinh Nó có thể làtế chi phíHuế sản phẩm hỏng, chi phí phế liệu, chi phí các thiệt hại trong sản xuất Kế toán đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo những nguyên tắc nhất định căn cứ vào tính trọng yếu của các khoản làm giảm giá thành. - Nếu các khoản làm giảm giá thành phát sinh nhỏ, không thường xuyên và ảnh hưởng không trọng yếu đến thông tin giá thành thì có thể đánh giá và điều chỉnh giảm giá thành theo nguyên tắc doanh thu. Theo đó, kế toán điều chỉnh giảm giá thành theo SVTH: Võ Thị Thắm 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương giá bán tại thời điểm bán và ghi giảm giá thành trực tiếp trên tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh - Nếu các khoản giảm giá phát sinh thường xuyên, có giá trị lớn và ảnh hưởng trọng yếu đến thông tin giá thành thì kế toán đánh giá và điều chỉnh giá thành theo nguyên tắc giá vốn. Theo đó, kế toán điều chỉnh giảm giá thành theo giá vốn tại thời kỳ thu hồi và ghi giảm giá thành trực tiếp trên tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh. 1.6. Đối tượng, căn cứ, kỳ tính giá thành, phân loại giá thành và các phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp 1.6.1. Đối tượng tính giá thành sản phẩm Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm, công việc, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất ra và cần phải tính được giá thành và giá thành đơn vị. Xác định đối tượng tính giá thành cũng là công việc đầu tiên trong toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm của kế toán. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp, các loại sản phẩm và lao vụ mà doanh nghiệp sản xuất, tính chất sản xuất của chúng để xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp. Trong sản xuất XDCB, sản phẩm có tính đơn chiếc, đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình đã xây dựng hoàn thành. Ngoài ra đối tượng tính giá thành có thể là từng giai đoạn hoàn thành quy ước, tuỳ thuộc vào phương thức bàn giao thanh toán giữa đơn vị xây lắp và chủ đầu tư. 1.6.2. Căn cứ để tính giá thành sản phẩm Việc xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm cũng dựa trên các cơ sở: ● TrườngDựa vào đặc điểm quyĐại trình công học nghệ sảKinhn xuất. tế Huế Với sản xuất đơn chiếc đối tượng tính giá thành ở đây là sản phẩm cuối cùng. Còn với sản xuất phức tạp đối tượng tính giá thành là thành phẩm ở các bước chế tạo cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo. SVTH: Võ Thị Thắm 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương ● Dựa vào loại hình sản xuất của doanh nghiệp Với sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Còn đối với sản xuất hàng loạt lớn phụ thuộc vào quy trình công nghệ sản xuất mà đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng hay bán thành phẩm. ● Dựa vào yêu cầu và trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh. Cũng giống như khi xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất. Việc xác định đối tượng tính giá thành còn cần phải dựa vào yêu cầu trình độ và tổ chức quản lý. Với trình độ cao có thể chi tiết đối tượng tính giá thành ở các góc độ khác nhau, ngược lại nếu trình độ thấp thì đối tượng đó có thể bị hạn chế và thu hẹp lại. 1.6.3. Kỳ tính giá thành sản phẩm - Với công trình nhỏ, thời gian thi công ngắn (nhỏ hơn 12 tháng) kỳ tính giá thành là từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình. - Với những công trình lớn, thời gian thi công dài (hơn 12 tháng) khi nào có một bộ phận hạng mục hoàn thành, có giá trị sử dụng và được nghiệm thu, kế toán tiến hành tính giá bộ phận, hạng mục đó. - Với những công trình có thời gian kéo dài nhiều năm, những bộ phận không tách ra để đưa vào sử dụng được, khi từng phần việc lắp đặt đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý theo thiết kế tính toán sẽ tính giá thành cho khối lượng công tác được hoàn thành bàn giao. Kỳ tính giá thành này là từ khi bắt đầu thi công cho đến khi đạt điểm dừng kỹ thuật. 1.6Trường.4. Phân loại giá thành Đại học Kinh tế Huế Trong quản lý, hạch toán tùy theo yêu cầu cụ thể mà giá thành sản phẩm xây lắp được phân loại thành các trường hợp sau:  Giá thành dự toán: Là toàn bộ các chi phí để hoàn thành khối lượng công tác xây lắp theo dự toán. Như vậy giá thành dự toán là một bộ phận của giá trị dự toán của từng công trình xây lắp riêng biệt, được xác định từ giá trị dự toán không có phần lợi nhuận định mức. SVTH: Võ Thị Thắm 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Căn cứ vào giá trị dự toán, ta có thể có công thức tính giá thành dự toán sản phẩm xây lắp: Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lãi định mức Trong đó: - Lãi định mức trong XDCB được Nhà nước quy định trong từng thời kỳ. - Giá trị dự toán sản phẩm xây lắp được xác định dựa vào định mức đánh giá của các cơ quan thẩm quyền và dựa trên mặt bằng giá cả của thị trường.  Giá thành kế hoạch Giá thành kế hoạch được xác định từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của một doanh nghiệp xây lắp trong một kỳ kế hoạch nhất định. Giá thành kế hoạch là một chỉ tiêu để các doanh nghiệp xây lắp tự phấn đấu để thực hiện mức lợi nhuận do hạ giá thành trong kỳ kế hoạch: Giá thành Giá thành Lãi do hạ Chênh lệch so = - +/- k ho ch d toán giá thành v i d toán ế ạ ự - ớ ự  Giá thành định mức: à tổng số chi phí để hoàn thành một khối lượng xây lắp cụ thể được tính toán dựa trên cơ sở đặc điểm kết cấu của công trình, về phương pháp tổ chức thi công và quản lý thi công theo các định mức chi phí đã đạt được ở tại doanh nghiệp, công trường tại thời điểm bắt đầu thi công. Khi đặc điểm kết cấu công trình thay đổi hay có sự thay đổi về phương pháp tổ chức, vềTrườngquản lý thi công thìĐạiđịnh m ứhọcc sẽ thay đKinhổi và khi đó giátế thành Huế định mức được tính toán lại cho phù hợp.  Giá thành thực tế: Giá thành thực tế là toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh để thực hiện hoàn thành quá trình thi công do kế toán tập hợp được. Giá thành thực tế biểu hiện chất lượng, hiệu quả về kết quả hoạt động của doanh nghiệp xây lắp. SVTH: Võ Thị Thắm 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương (Theo PGS.TS Võ Văn Nhị (2010) - Kế toán doanh nghiệp xây lắp, đơn vị chủ đầu tư, NXB Tài chính 2010 ) 1.6.5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp  Phương pháp tính giá thành giản đơn + Điều kiện áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho những quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít , sản xuất với khối lượng lớn và chu kì sản xuất ngắn. + Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được chọn là từng loại sản phẩm dịch vụ và trùng với đối tượng tính giá thành. Tổng giá CPSX CPSX CPSX thành thực tế khối lượng xây lắp = dở dang + phát sinh - dở dang hoàn thành bàn giao đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ Trường hợp chi phí sản xuất tập hợp theo công trường hoặc cả công trình nhưng giá thành thực tế phải tính riêng cho từng hạng mục công trình. Kế toán có thể căn cứ vào chi phí sản xuất của cả nhóm hoặc hệ số kinh tế kỹ thuật đã quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó. Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một công trình sản xuất đảm nhận nhưng không có điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã được tập hợp trên toàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình. Khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình sẽ là: ∑C = ∑ Gdt x H Trong đó: H là tỉ lệ phân bổ giá thành thực tế Trường ∑ĐạiC x 100 học Kinh tế Huế H = ∑ G dt ∑ C : Tổng chi phí thực tế của các công trình ∑ Gdt : Tổng dự toán của tất cả các công trình ∑ Gdti : Giá trị dự toán của hạng mục công trình SVTH: Võ Thị Thắm 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Ưu điểm: dễ hoạch toán, việc hoạch toán thường được tiến hành vào cuối tháng trùng với kì báo cáo nên dễ dàng đối chiếu, theo dõi, cho phép cung cấp kịp thời số liệu giá thành trong mỗi kỳ báo cáo và cách tính đơn giản, dễ dàng thực hiện. Nhược điểm: chỉ áp dụng được cho doanh nghiệp sản xuất số lượng mặt hàng ít khối lượng lớn, doanh nghiệp sản xuất độc quyền một loại sản phẩm, chu kì sản xuất ngắn sản phẩm dở dang (phế liệu thu hồi) ít hoặc không đáng kể như các doanh nghiệp xây lắp, khai thác than, quặng, hải sản các doanh nghiệp sản xuất động lực .  Phương pháp tổng cộng chi phí + Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp xây lắp có những công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí là các chi tiết, các bộ phận, hạng mục công trình còn đối tượng tính giá thành là công trình hoàn thành. + Giá thành thực tế của một công trình bằng tổng giá thành của các chi tiết, bộ phận, hạng mục liên quan đến công trình. Ưu điểm: theo dõi chi tiết chi phí phát sinh ở bộ phận, hạng mục liên quan đến công trình. Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian, gây khó khăn trong việc theo dõi chi phí phát sinh khi mà công ty có nhiều bộ phận, hạng mục.  Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng + Điều kiện áp dụng: phương pháp này được áp dụng cho các doanh nghiệp nhận thầu xâyTrường lắp với bên giao th Đạiầu hợp đ ồnghọc thi công Kinh nhiều công vitếệc khác Huế nhau mà không cần hạch toán riêng cho từng công việc. Do đó, toàn bộ chi phí phát sinh cho từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công xây dựng đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của đơn đặt hàng đó. Tổng giá thành Tổng CPSX thực tế tập hợp theo Giá trị các khoản thực tế của Đơn từng đơn đặt hàng đến thời điểm điều chỉnh giảm giá = - đặt hàng công việc hoàn thành thành SVTH: Võ Thị Thắm 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Ưu điểm: linh hoạt , không phân biệt phân xưởng thực hiện chỉ quan tâm đến các đơn dặt hàng. Có thể tính được chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng , từ đó xác định giá bán và tính được lợi nhuận trên từng đơn đặt hàng. Nhược điểm: + Rời rạc, chưa thống nhất nếu phân bổ ở các phân xưởng khác. + Nếu nhận đươc nhiều đơn đặt hàng sản xuất gây khó khăn trong việc sản xuất và phân bổ. + Sẽ gặp khó khăn nếu có đơn vị yêu cầu báo giá trước.  Phương pháp định mức Theo phương pháp này, giá thành thực tế của sản phẩm được tính như sau: Giá thành Chênh lệch thực tế Gía thành Chênh lệch = +/- do thay đổi +/- sản phẩm định mức thoát ly định mức Ưu điểm: Phương pháp này cho phép phát hiện một cách nhanh chóng những khoản chênh lệch về chi phí phát sinh thực tế so với định mức nên giúp cho nhà quản lý có những căn cứ đề ra những quyết định hữu ích, kịp thời nhằm tiết kiệm chi phí, ngăn chặn được những hiện tượng lãng phí, sử dụng chi phí đúng mục đích, có hiệu quả nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm. Nhược điểm: Khi tính giá thành định mức các loại sản phẩm, kế toán phải tính riêng từng khỏan mục chi phí cấu tạo nên giá thành sản phẩm theo những cách thức khác nhau.TrườngDo đó sử dụng phươngĐại pháp học này rất phKinhức tạp. tế Huế SVTH: Võ Thị Thắm 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt  Thông tin về công ty: Công ty cổ phần xây dựng và thương mại được Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Hà Tĩnh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2803000355 vào ngày 05 tháng 02 năm 2007. Công ty do bà TRƯƠNG KHÁNH PHƯỢNG làm đại diện pháp lý, công ty có tư cách pháp nhân và có con dấu riêng. Có cơ cấu bộ máy tổ chức chặt chẽ theo điều lệ của công ty, tự chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ trong phạm vi vốn điều lệ của công ty. Lập ra kế hoạch về tài chính và tự chịu trách nhiệm về kết qủa kinh doanh của mình. Trụ sở của công ty được đặt ở xóm Thanh Tiến - Xã Thạch Môn -Thành phố Hà Tĩnh - Hà Tĩnh. Mã số thuế của công ty là 3000399855 được Chi cục Thuế Thành phố Hà Tĩnh cấp vào ngày 05 tháng 02 năm 2007. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt CôngTrường ty cổ phần xây dĐạiựng và thương học mại ThànhKinh Đạt là mtếột t ổHuếchức sản xuất kinh doanh về xây dựng các công trình không chỉ trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh mà ở trong cả nước. Mục tiêu kinh doanh yếu không chỉ riêng của công ty Thành Đạt mà tất cả các doanh nghiệp khác là tổ chức sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận nhưng trong SVTH: Võ Thị Thắm 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương khuôn khổ luật định, tạo công ăn, việc làm cho người lao động, đóng góp các nghĩa vụ vào ngân sách nhà nước, góp phần nhỏ của mình vào sự phát triển của địa phương. Mười năm thành lập, với sự cố gắng nổ lực hết mình của ban lãnh đạo cũng như sự phấn đấu không biết mệt mỏi của toàn công ty, Thành Đạt đã có những bước đi vững chãi trên thị trường trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sau: xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi; xây dựng công trình cấp, thoát nước; xây dựng công trình đường giao thông nông thôn, các trường học 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt  Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Giám đốc Bộ phận kế Bộ phận kỹ Bộ phận Chỉ huy công toán thuật hành chính trường Thủ kho công K thu t công B o v công Vận hành máy ỹ ậ ả ệ trình trình trình Giám sát TTrườngổ nề Tổ điệ nĐạiT ổhọccopha KinhTổ cơ khí tếT ổHuếvôi, sơn Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ hỗ trợ SVTH: Võ Thị Thắm 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận ● Giám đốc công ty: Là người đứng đầu, quản lý chung công ty, đại diện cho toàn thể cán bộ, công viên chức trong công ty và điều hành mọi hoạt động SXKD của công ty trong khuôn khổ luật định. ● Bộ phận kế toán: Ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiêp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động SXKD theo đúng chế độ, chính sách của nhà nước. Phân tích, đánh giá các biến động kinh tế để từ đó đề xuất các ý kiến cho giám đôc trong công tác quản lý sử dụng bà điều tiết nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất trong quá trình SXKD của công ty. Lập kế hoạch tài chính, quản lý chứng từ, hóa đơn. Đối chiếu, kiểm tra công nợ, thu hồi công nợ ● Nhân viên hành chính: Nắm bắt các quy định, các quy chế của công ty liên quan đến lĩnh vực, chuyên môn của mình để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phản ánh một cách nhanh chóng, kịp thời các vướng mắc trong quá trình thực hiện các chức năng của mình nhằm giúp cho phòng hành chính điều chỉnh cho phù hợp để phòng hoạt động có hiệu quả nhất. ● Thủ kho văn phòng và thủ kho công trường: Theo dõi trực tiếp vật tư, thiết bị nhập và xuất sử dụng tại công trường. ● Chỉ huy công trình: là người tham mưu cho giám đốc doanh nghiệp về các phương án để thực hiện tốt nhât quá trình SXKD. Điều hành, kiểm tra, giám sát, đôn đốc quản lý công trình cụ thể mà doanh nghiệp giao, phụ trách công tác kỹ thuật thi công, an toàn và thiết bị của công trình mà khách hàng yêu cầu. ● TrườngKỹ thuật: Có trách Đạinhiệm thi ếhọct kê, lập dKinhự toán cho từtếng h ạHuếnh mục cùng phối hợp với phòng kế toán và chỉ huy công trình để điều hành thi công hạng mục công trình. ● Kỹ thuật công trình: Có trách nhiệm thực hiện thi công công trình theo đúng yêu cầu thiết kế. ● Bảo vệ công trình: Bảo vệ toàn bộ cơ sở vật chất của xí nghiệp và giữ an ninh trật tự trong khu vực đang thi công. SVTH: Võ Thị Thắm 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương ● Giám sát công trình: Giám sát, kiểm tra tiến độ, kỹ thuật, chất lượng toàn bộ các công tác thi công tại công trình. ● Các tổ nề - tổ copha – tổ cơ khí – tổ sơn vôi – tổ điện nước: Các tổ trưởng của mỗi tổ có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện thi công của công nhân trong tổ do mình phụ trách. Tổ chức thi công thi công dưới sự chỉ đạo của cán bộ kỹ thuật, chỉ huy trưởng công trình trên cơ sở bản vẽ thiết kế. 2.1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt  Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Kế toán trưởng (1 người) Kế toán tổng hợp Kế toán vật tư Kế toán công nợ Thủ quỹ (2 người) (2 người) (3 người) (1 người) Kế toán tại công trình thi công Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty Ghi chú: : Quan hệ chỉ đạo Quan hệ phối hợp TrườngChức năng, nhiệm vĐạiụ của từ nghọc bộ phận Kinh: tế Huế ● Kế toán trưởng: Là người đứng đầu trực tiếp theo dõi, kiểm tra, chỉ đạo và hướng dẫn bộ phận kế toán. Phân tích hoạt động kinh doanh, lập báo cáo tài chính, báo cáo thuế nộp cho cơ quan chức năng, phê duyệt các hóa đơn chứng từ. Kế toan trưởng cũng là người tham mưu cho giám đốc trong việc ra quyết định kinh doanh cũng như báo cáo kịp thời tình hình tài chính của đơn vị. Kế toán trưởng là người chịu trách nhiệm về kế toán trước ban giám đốc công ty và trước pháp luật. SVTH: Võ Thị Thắm 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương ● Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ, hóa đơn phản ánh các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh để theo dõi tập hợp các chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: TK 1541, 1542, 1543, 1548, 154. Tổng hợp toàn bộ quá trình công tác kế toán của từng phần hành, định kỳ tính toán, hoạch toán theo chế độ hiện hành. ● Kế toán vật tư: Theo dõi, ghi chép, tính toán việc nhập xuất vật liệu, vật liệu còn tồn kho, CCDC đã xuất dùng đã phân bổ vào công trình, số chưa phân bổ, các loại vật liệu đã cung cấp cho công trình để tiến hành xây dựng. ● Kế toán công nợ: Có trách nhiệm theo dõi việc thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản tạm ứng, các khoản vay và các khoản phải thu khác. ● Thủ quỹ: Thực hiện, kiểm soát việc thu chi hàng ngày, lập báo cáo quỹ hằng ngày và đối chiếu số liệu sổ sách ● Kế toán tại công trình thi công: Tại các công trình công tác kế toán mang tính chất thống kê, tập hợp xử lý sơ bộ, việc hạch toán các tài khoản cũng tương đối giống ở công ty, do tính chất khoán nên công việc kế toán tại các công trình cũng bao gồm hạch toán NVL, lương phải trả cho nhân viên đội thi công, các chi phí chung tại công trình, tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cho một công trình hoặc một hạng mục công trình cụ thể. Cuối tháng trong một vài ngày nhất định kế toán công trình tập hợp các chứng từ gốc cùng bảng kê gửi về phòng kế toán công ty để kế toán tổng hợp và thanh toán lại cho các công trình, do vậy các báo cáo ở công trình mang tính chất chi tiết làm  Tổ chức hình thức kế toán tại công ty TrườngHình thức kế toán Đại học Kinh tế Huế Hiện nay, công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt đang áp dụng hình thức kế toán trên máy vi tính trên phần mềm MISA.  Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Tại công ty sử dụng phầm mềm MISA để hoạch toán. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán. SVTH: Võ Thị Thắm 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Các loại sổ của Hình thức kế toán trên máy vi tính: Phần mềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không bắt buộc hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.  Trình tự ghi sổ kế toán theo Hình thức kế toán trên máy vi tính Hiện nay Công ty áp dụng hình thức ghi sổ kế toán máy vi tính. CHỨNG TỪ GHI SỔ KẾ TOÁN S PH N M M K Ổ Ầ Ề Ế - SỔ TỔNG HỢP TOÁN MISA BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ CÙNG LOẠI Máy vi tính - BÁO CÁO TÀI CHÍNH - BÁO CÁO KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Sơ đồ 2.3: Trình tự xử lý trên máy tính Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra HằTrườngng ngày, kế toán cănĐại cứ vào cáchọc chứng Kinhtừ kế toán ho tếặc b ảngHuế tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập liệu vào máy tính theo các bảng biểu được thiết lập sẵn trên phần mềm. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ, kế toán chi tiết liên quan. SVTH: Võ Thị Thắm 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Cuối tháng, quý, năm, hoặc khi nào cần thiết, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ (cộng sổ) và lập BCTC. Việc đối chiếu số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Cuối tháng, quý, năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đống thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán bằng tay. Thực hiện các thao tác để in BCTC theo quy định.  Tổ chức hệ thống báo cáo Hệ thống báo cáo của công ty bao gồm: - Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01 - DNN) - Báo cáo kết quả hoạt động SXKD (Mẫu số B 02 - DNN) - Thuyết minh BCTC (Mẫu số B 09 - DNN)  Các chính sách kế toán áp dụng chủ yếu ● Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 14 tháng 09 năm 2006 của bộ trưởng Bộ Tài Chính. ● Niên độ kế toán: Năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm. ● Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng (VNĐ). ● Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên. ● Phương pháp tính giá hàng tồn kho: Nhập trước xuất trước. ● Phương pháp trích khấu hao TSCĐ: Theo đường thẳng định kỳ hàng tháng. ● Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp đường thẳng. TrườngTổ chức hệ thống chĐạiứng từ học Kinh tế Huế Hệ thống chứng từ hiện tại của Công ty bao gồm hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn, được xây dựng dựa trên hệ thống chứng từ do Bộ Tài Chính ban hành. Trong đó, hệ thống chứng từ bắt buộc được công ty tuân thủ theo đúng chế độ, còn chứng từ hướng dẫn vẫn có đủ những yếu tố quy định của chứng từ và có thêm một số chỉ tiêu khác phục vụ cho yêu cầu quản lý. - Chứng từ lao động tiền lương (bảng chấm công, ) SVTH: Võ Thị Thắm 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương - Chứng từ hàng tồn kho (phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư hàng hóa, thẻ kho ) - Chứng từ bán hàng (hóa đơn bán hàng, ) - Chứng từ về TSCĐ (hợp đồng mua hàng, hóa đơn GTGT, thẻ TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ. 2.1.5.Tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm 2015, 2016, 2017  Tình hình lao động tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt qua 3 năm 2015, 2016, 2017 Với đặc trưng của ngành xây dựng thì nguồn lao động là một trong những nguồn lực quan trọng trong việc góp phần phát triền của công ty. Chính vì nhận thức được vấn đề này mà nguồn lao động của công ty đã có sự tuyển chọn và đầu tư tạo nên một đội ngũ lao động có trình độ, uy tín, kinh nghiệm Bảng 2.1: Tình hình lao động tại công ty qua 3 năm 2015, 2016, 2017 ĐVT: Người Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 SL % SL % SL % +/- % +/- % Tổng số lao động 238 100 219 100 248 100 (19) (7,98) 29 13,24 1. Theo HĐLĐ Lao động hợp đồng 53 22,27 56 25, 57 57 22,98 3 5,35 1 1,79 Lao động thời vụ 185 77,73 163 74,43 191 77,02 (22) (11,89) 28 17,18 2. Theo tính chất SX Lao động trực tiếp 216 90,76 198 90,41 227 91,53 (18) (8,33) 29 14,65 Lao động gián tiếp 22 9,24 21 9,59 21 8,47 (1 ) (4,55) 0 0,00 3. Theo trình độ Đại học 8 3,36 9 4,11 9 3,23 1 12,5 0 0,00 Trung cấpTrường2 Đại0,84 1 học0,46 1Kinh0,40 (1 )tế (5Huế0) 0 0,00 Từ 9/12 đến 12/12 98 41,18 94 42,92 96 38,71 (4) (4,26) 2 2,13 Dưới 9/12 130 54,62 115 52,51 142 57,66 (15) (11,54) 27 23,48 4. Theo giới tính Nam 219 92,02 206 94,06 224 90,32 (13) (5,94) 18 8,74 Nữ 19 7,98 13 5,94 24 9,68 (6) (31,58) 11 84,62 (Nguồn – Phòng kế toán công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt) SVTH: Võ Thị Thắm 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Nhận xét: Dựa vào bảng biến động của công ty qua các năm 2015, 2016, 2017 ta thấy: Nhìn chung tổng số lao động có sự biến động tăng, giảm. Cụ thể năm 2016 giảm so với năm 2015 là 19 người tương ứng với tốc độ giảm là 7,98% còn năm 2017 lại tăng 29 người so với năm 2016 tương ứng với tốc độ tăng là 13,24%, trong đó: ● Xét theo hợp đồng lao động thì lao động thời vụ chiếm phần lớn tổng số lao động, năm 2015 chiếm 77,73% , năm 2016 chiếm 74,43%, năm 2016 chiếm 77,02% tổng số lao động của công ty. Sự biến động của tồng lao động của công ty chủ yếu bị tác động bởi sự biến động tăng, giảm của lao động thời vụ. Lao động thời vụ năm 2016 so với năm 2015 giảm 22 người (năm 2016 là 163 người), tương ứng với tốc độ giảm 11,89% nhưng đến năm 2017 lại tăng 28 người (năm 2017 là 191 người), tương ứng với tốc độ tăng 17,18%. Còn với lao động hợp đồng qua 3 năm 2015, 2016, 2017 ít biến động. Năm 2016 tăng 3 người so với năm 2015, tương ứng với tốc độ tăng 5,35%, năm 2017 chỉ tăng 1 người so với năm 2016 tương ứng với tốc độ tăng 1,79%. Sự biến động này cũng dễ thấy đối với đặc thù của ngành kinh doanh xây lắp. Năm 2016 số lượng công trình nhận thầu của công ty giảm nên dẫn đến nhu cầu về lao động thời vụ cũng giảm so với năm 2015. Năm 2017 số lượng các công trình xây dựng mà doanh nghiệp nhận thầu tăng lên, do đó, doanh nghiệp cần tuyển thêm lao động bên ngoài để đáp ứng được nhân công cho các công trình mới, đồng thời vẫn đảm bảo tiến độ của các công trình đang thi công dở dang. Lao động thời vụ mà công ty tuyển chủ yếu là công nhân nề, công nhân copha, công nhân điện ● TrườngXét theo tính chất sảĐạin xuất thì họclao động trKinhực tiếp lại chi tếếm phHuếần cao hơn so với lao động gián tiếp và qua các năm có xu hướng tăng, giảm. Năm 2016, lao động trực tiếp giảm 18 người so với năm 2015, tương ứng với tốc độ giảm là 8,33%. Năm 2017 lại tăng 29 người so với năm trước, tương ứng với mức tăng 14,65%. Sự biến động này cũng là do đặc thù của ngành xây lắp, công ty trúng thầu các công trình càng nhiều hoặc trúng các công trình lớn thì nhu cầu về lao động trực tiếp SVTH: Võ Thị Thắm 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương càng nhiều, dẫn đến lao động trực tiếp chiếm tỷ lệ cao hơn và ngược lại, khi số công trình mà công ty trúng thầu giảm thì lao động trực tiếp sẽ giảm theo. Xét theo trình độ thì công ty đang tập trung vào lao động phổ thông, chính vì vậy mà lao động phổ thông qua các năm 2015, 2016, 2017 có sự biến động: trình độ từ 9/12 đến 12/12 năm 2016 giảm 4 người so với năm 2015, tương ứng với tốc độ giảm 4,26%, năm 2017 tăng 2 người so với năm trước, tương ứng với tốc độ tăng 2,13%; trinh độ dưới 9/12 qua 3 năm 2015, 2016, 2017 đều chiếm trên 50% tổng số lao động và có xu hướng tăng, giảm. Năm 2016 giảm 15 người tương ứng với giảm 11,54% so với năm 2015, tăng 27 người vào năm 2017 tương ứng với tốc độ tăng 23,48%. Do tính chât của ngành xây dựng, cần nhiều các lao động phổ thông có kinh nghiệm và có tay nghề trong xây dựng. Tuyển các lao động phổ thông và sau đó công ty sẽ giành một khoảng thời gian để đào tay ngề cho các lao động. Việc thu hút tay nghề phổ thông của công ty đã giúp xã hội giảm bớt gánh nặng việc làm, từ đó góp phần giảm các tệ nạn xã hội , tuy nhiên công ty không ngừng cải thiện việc nâng cao chất lượng lao động. ● Xét theo giới tính thì do công việc xây lắp mang tính nặng nhọc và cần đến sức khỏe nên lao động nam chiếm tỷ trọng đa phần (Năm 2015 chiếm 92,02% ,năm 2016 chiếm 94,06%, năm 2017 chiếm 90,32%). Lao động nữ chủ yếu làm công việc trong văn phòng.  Tình hình tài sản – nguồn vốn Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Võ Thị Thắm 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Bảng 2.2: Bảng tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2015, 2016, 2017 ĐVT: Đồng 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 +/- % +/- % A. Tài sản ngắn hạn 25 695 983 728 11 527 446 589 12 368 465 947 (14 168 537 140) (55,14) 841 019 358 7,30 I.Tiền và các khoản tương đương tiền 16 451 868 673 2 000 644 855 2 953 407 588 (1 445 122 382) (87,84) 952 762 733 47,62 III.Các khoản phải thu ngắn hạn 6 927 829 083 5 504 279 829 7 211 989 927 (1 423 549 254) (20,55) 1 707 710 098 31,03 1.Phải thu của khách hàng 5 193 119 004 3 623 423 464 5 273 284 904 (1 569 665 540) (30,23) 1 649 861 440 45,53 2. Trả trước cho người bán 1 518 350 039 15 365 17 131 1 524 365 789 18 167 092 1,20 (12 151 342) (0,79) IV.Hàng tồn kho 1 291 561 144 2 581 763 541 1 065 986 055 1 290 202 397 99,89 ( 1 515 777 486) (58,71) V.Tài sản ngắn hạn khác 1 024 724 828 1 440 758 364 1 137 082 377 416 033 536 40,60 (303 675 987) (21,08) B.Tài sản dài hạn 2 691 983 180 14 708 936 156 12 096 306 003 1 201 695 298 446,40 (2 612 630 153) (17,76) I.Tài sản cố định 2 491 806 258 11 894 659 234 9 282 029 081 9 402 852 976 377,35 (2 612 630 153) (2,19) II.Tài sản dài hạn khác 200 176 922 2 814 276 922 2 814 276 922 2 614 100 000 1305,89 0 0 Tổng cộng tài sản 28 387 966 908 26 236 382 745 24 464 771 950 (2 151 584 163) (7,58) (1 771 610 795) (6,75) NGUỒN VỐN A.Nợ phải trả 23 695 828 723 21 333 918 009 19 339 207 961 (2 361 910 714) (9,97) (1 994 710 048) (9,35) I.Nợ ngắn hạn 23 695 828 723 21 333 918 009 19 339 207 961 (2361910714) (9,97) (1 994 710 048) (9,35) 1.Vay ngắn hạn 3 089 455 200 2 156 194 200 2 180 000 000 (933 261 000) (30,20) 23 805 800 1,10 2.Phải trả cho người bán 4 138 103 868 2 398 501 924 4 639 823 662 (1 739 601 944) (42.04) 2 241 321 738 93,44 3.Người mua trả tiền trước 16 082 997 000 16 459 035 000 12 015 562 640 376 038 000 2,34 (4 443 472 360) (26,77) B.VỐN CHỦ SỞ HỮU 4 692 138 185 4 902 464 736 5 125 563 989 210 326 551 4,48 223 099 253 4,55 3.Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 240 134 554 232 949 698 456 048 951 (7 184 856) (2,99) 2 230 992 453 95,77 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 28 387 966 908 26 236 382 745 24 464 771 950 (2 151 584 163) (7,58) (1 771 610 795) (6,75) Trường(Ngu Đạiồn – Phòng học kế toán Kinh công ty cổ ph tếần xây Huế dựng và thương mại Thành Đạt) SVTH: Võ Thị Thắm 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Nhận xét: Từ bảng phân tích tình hình tài sản,nguồn vốn năm 2015, 2016, 2017 ta thấy tình hình tài sản cũng như nguồn vốn biến động tăng giảm qua các năm: ● Tổng TSNH năm 2016 so với năm 2015 giảm 1 416 853 714 đồng tương ứng với tốc độ giảm là 55,14%, nhưng đến năm 2017 thì lại tăng, với giá trị tăng là 841 019 358 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 7,30%. Cụ thể: + Trong năm 2016, khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền đã giảm mạnh, giảm 1 445 122 382 đồng so với năm 2015, tương ứng với giảm 87,84% do công ty đầu tư tiền để mua một số máy móc phục vụ cho việc xây dựng như máy xúc, máy ủi, máy sàn cát và một số máy hàn và đem vốn đi đầu tư thêm. Việc giảm tiền mặt chưa hẳn là một biến động xấu, nó chung tỏ khả năng quay vòng vốn của công ty tốt, vốn không bị ứ đọng. Nhưng đến năm 2017, thì khoản mục này lại tăng, tăng về giá trị là 952 762 733 đồng tương ứng tăng 47,62%, sự biến động này là do công ty tiến hành bán và thanh lý một số máy móc đã cũ không còn đảm bảo được năng suất hoạt động và từ việc vốn thặng dư cổ phần tăng lên Tiền mặt tăng đảm bảo khả năng thanh toán của công ty cao. + Các khoản phải thu ngắn hạn khác: Là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị đơn vị khác chiếm dụng (gồm các khoản phải thu, phải thanh thanh toán với nhau giữa các đơn vị trực thuộc, phải thu của khách hàng, khoản ứng trước cho người bán, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng ), nếu giảm được các khoản phải thu được đánh giá là tích cực nhất. Dựa vào bảng phân tích biến động tài sản, ta thấy các khoản phải thu năm 2017 giảm 1 423 549 254 đồng tương ứng giảm 20,55%. Điều này cho thấy có Trườngsự chuyển biến tích Đại cực trong học việc giả mKinh thiểu khoả ntế bị chi Huếếm dụng từ khách hàng. Nhưng đến năm 2017 thì lại tăng lên, tăng 1 707 710 098 đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 31,03%. Như vậy, đến năm 2017 thì công ty đã có thay đổi trong chính sách bán hàng đối với khách hàng, nới lỏng chính sách công nợ cho khách hàng. + Hàng tồn kho là toàn bộ giá trị hiện có của nguyên vật liệu, vật tư dự trữ cho quá trình thi công và kinh doanh của doanh nghiệp. Hàng tồn kho năm 2016 so với năm 2015 SVTH: Võ Thị Thắm 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương tăng, cụ thể tăng 1 290 202 397 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 99,89%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng dự trữ hàng tồn kho để thực hiện những công trình chưa hoàn thành và tránh trường hợp các vật liệu có xu hướng tăng cao. Nhưng đến năm 2017 lại giảm 1 515 777 486 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 58,71%. Năm 2017 công ty đã xuất nhiều nguyên vật liệu, vật tư phục vụ cho quá trình thi công. + Tài sản ngắn hạn khác: Qua bảng phân tích tình hình tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp, ta thấy: năm 2017 tăng 416 033 536 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 40,60%. Nhưng đến năm 2017 thì khoản mục này lại giảm 30 367 598 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 21,08% do doanh nghiệp thanh lý một số máy móc như máy đào, máy xúc, máy sàn cát đã hết giá trị sử dụng. ● Tổng TSDH qua các năm có sự biến động tăng giảm. Cụ thể: năm 2016, tổng TSDH tăng, tăng về giá trị là 1 201 695 298 đồng tương ứng với tốc độ tăng là 446,40%. Đến năm 2017 thì lại giảm 2 612 630 153 đồng. Sự tăng giảm tổng TSDH là do sự biến động của TSCĐ, năm 2016 TSCĐ tăng mạnh, tăng 2 614 100 000 đồng, tương ứng với tốc độ tăng lên đến 1305,89%, việc tăng cường TSCĐ và TSDH vào năm 2016 chỉ chủ yếu phục vụ các công trình. ● Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty, ta thấy tổng nguồn vốn của công ty giảm qua các năm. Năm 2016 giảm 2 151 584 163 đồng so với năm 2015, tương ứng với tốc độ giảm 7,58%, năm 2017 lại tiếp tục giảm 1 771 610 795 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 6,75%. Trong đó: + Nợ phải trả năm 2016 giảm, nhưng giảm nhẹ, chỉ giảm 9,97%. Đến năm 2017 vẫn tiếp tục giảm 1 994 710 048 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 9,35%. Theo số liệu phân tích trên, từ năm 2015 đến năm 2017 nợ phải trả giảm đều, ta thấy công ty đang giảTrườngm việc huy động v ốĐạin từ bên ngoài.học Kinh tế Huế + Vốn chủ sở hữu qua ba năm đều tăng, cụ thể, năm 2016 tăng 4,48% so với năm 2015, tăng về giá trị là 210 326 551 đồng. Sự biến động này chủ yếu bị tác động mạnh bởi sự tăng lên qua các năm của thặng dư vốn cổ phẩn, năm 2016 tăng 217 511 407 đồng so với năm trước, ứng với tốc độ tăng 48,12%năm 2017 tiếp tục tăng nhẹ, tăng 223 099 253 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 4,55%. Điều này do sự tác động chủ yếu của lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng mạnh. SVTH: Võ Thị Thắm 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 2.3: Bảng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015, 2016, 2017 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % 1. Doanh thu BH và CCDV 11 250 000 000 9 523 112 909 11 658 243 636 (1 726 887 091) (15,35) 2 135 130 727 22,42 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần về BH và CCDV 11 250 000 000 9 523 112 909 11 658 243 636 (1 726 887 091) (15,35) 2 135 130 727 22,42 4. Giá vốn hàng bán 9 088 740 210 8 725 217 059 10 462 532 946 (363 523 151) (4) 1 737 315 887 19,91 5. Lợi nhuận gộp về BH và CCDV 2 161 259 790 797 895 850 1 195 710 690 (1 363 363 940) (63,08) 397 814 840 49,86 6. Doanh thu hoạt động tài chính 3 562 000 2 945 074 36 706 (616 926) (17,32) (2 908 368) (98,75) 7. Chi phí tài chính 225 000 000 80 822 634 438 666 796 (144 177 366) (64,08) 357 844 162 442,75 8. Chi phí quản lý kinh doanh 1 125 000 000 465 718 501 481138352 (659 281 499) (58,60) 15 419 851 3,31 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 814 821 790 254 299 789 275942248 (560 522 001) (68,79) 21 642 459 8,51 10.Thu nhập khác 0 16 363 636 0 16 363 636 0 (16 363 636) (100) 11. Chi phí khác 0 0 0 0 0 0 0 12. Lợi nhuận khác 0 16 363 636 0 16 363 636 0 (16 363 636) (100) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 814 821 790 270 663 425 275 942 248 (544 158 365) (66,78) 5 278 823 1,95 14. Thuế TNDN hiện hành 162 964 358 54 132 685 0 (108 831 673) (66,78) (54 132 685) (100) 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN Trường651 857 Đại432 216học 530 740 Kinh275 942 248tế (435Huế 326 692) (66,78) 59 411 508 27,44 (Nguồn – Phòng kế toán công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt) SVTH: Võ Thị Thắm 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Nhận xét: Dựa vào bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ta thấy: tổng lợi nhuận sau thuế qua 3 năm 2015, 2016, 2017 của công ty có sự biến động tăng giảm. Năm 2016 giảm 435 326 692 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 66,78%, năm 2017 lại có xu hướng tăng, tăng 59 411 508 đồng so với năm 2016, tương ứng với tốc độ tăng 27,44%. Mặc dù vậy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế qua các năm đều dương và đây là một dấu hiệu tốt. Cụ thế: ● Trong năm 2016, doanh thu thuần giảm 1 726 887 091 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 15,35%. Giá vốn hàng bán giảm 363 523 151 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 4%. GVHB giảm do giá các nguyên vật liệu đầu như cát, xi măng, sắt, thép năm nay giảm so với năm trước và công ty thanh lý các máy cũ nên việc lãng phí nguyên vật liệu trong quá trình thi công được hạn chế Mặc dù GVHB giảm nhưng tốc độ giảm của doanh thu thuần lớn hơn, dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm so với năm trước, với tốc độ gỉam 63,08 %, giảm về giá trị là 1 363 363 940 đồng. Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 616 926 đồng. Chi phí tài chính và chi phí quản lý đều gỉam so với năm trước. Cụ thể, chi phí tài chính giảm 144 177 366 đồng, tương ứng với tốc độ giảm 64,08% và chi phí quản lý giảm 659 281 499 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 58,60%. Mặc dù chi phí tài chính và chi phí kinh doanh giảm mạnh và năm 2016 có thêm16 363 636 đồng từ thu nhập khác nhưng doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thuTrường thuần giảm mạnh Đạinên tổng học lợi nhuậ nKinh kế toán trướ ctế thu ếHuếgiảm 544 158 365 đồng so với năm trước, điều này dễ thấy khi tốc độ giảm của chi phí nhỏ hơn tốc độ giảm của doanh thu. ● Trong năm 2017 thì doanh thu thuần tăng so với năm trước, tăng 2 135 130 727 đồng, tương ứng với tốc độ tăng 22,42%. GVHB lại tăng lên 1 737 315 887 đồng nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần cho nên lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng so với năm trước, với tốc độ tăng là 19,91%. Doanh SVTH: Võ Thị Thắm 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh, giảm 2 908 368 đồng. Các khoản chi phí như chi phí tài chính và chi phí quản lý năm 2017 tăng mạnh. Cụ thể, chi phí tài chính tăng 357 844 162 đồng với tốc độ tăng 442,75% và chi phí quản lý tăng 15 419 851 đồng. Năm 2017, mặc dù các khoản chi phí tăng nhưng nhỏ hơn tốc độ tăng của lợi nhuận gộp mạnh nên lợi nhuận trước thuế năm 2017 tăng 5 278 823 đồng so với năm trước, với tốc độ giảm 1,95%. Tóm lại, nhìn chung qua 3 năm, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang hoạt động tốt bởi chỉ tiêu lợi nhuận phản ánh hiệu quả quá trình kiểm soát chi phí của công ty. 2.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt. 2.2.1. Khái quát hoạt động xây lắp tại công ty Công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt mang đặc thù của ngành xây dựng cơ bản do đó quá trình sản xuất thi công công trình có tính liên tục đa dạng, kéo dài và phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng, địa điểm sản xuất thi công khác nhau. Do đó quy trình sản xuất kinh doanh của công ty là quá trình liên tục khép kín từ giai đoạn thiết kế đến giai đoạn hoàn thiện và bàn giao công trình. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú công ty thực hiện theo quy tình sản xuất sau: Mua vật tư, tổ chức công nhân Nghiệm NhậnTrường thầu Đại học KinhTổ chức thi tế Huếthu bàn công giao công trình Lập kế hoạch thi công Sơ đồ 2.4: Các giai đoạn thực hiện công trình (Nguồn công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt) SVTH: Võ Thị Thắm 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Các giai đoạn thực hiện công trình hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú: - Nhận thầu: Công ty chuẩn bị các hồ sơ để tham gia đấu thầu. Nếu trúng thầu công ty sẽ tiến hành nhận thầu, ký hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư công trình (Bên A); trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết. - Lập kế hoạch thi công: Công ty bắt đầu tiến hành lập dự toán về các khoản chi phí cần thiết cho việc thực hiện công trình. Công ty nhận bản thiết kế từ chủ đầu tư giao cho phòng kỹ thuật để tổ chức lập kế hoạch thi công cho công trình hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú . - Mua vật tư, tổ chức công nhân: Công ty tiến hành mua các nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, các máy thi công, thiết bị cần thiết cho quá trình thi công công trình, tổ chức đội thi công của công ty và thuê ngoài thêm công nhân thời vụ cho việc thi công công trình. - Tổ chức thi công: Công ty tổ chức quá trình sản xuất thi công công trình; khảo sát địa hình, địa chất, giải phóng mặt bằng để lấy mặt bằng thi công; tổ chức lao động, bố trí máy móc thi công, cung cấp vật tư; xây dựng, lắp ráp hoàn thiện công trình. - Nghiệm thu bàn giao công trình: Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của tư vấn giám sát, chủ đầu tư công trình về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công; công ty tiến hành nghiệm thu, bàn giao công trình hoàn thành và quyết toán hợp đồng xây dựng với trường mầm non Trần Phú. 2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm  Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí TrườngĐối tượng tập hợp chiĐại phí học Kinh tế Huế Tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại Thành Đạt, tất cả các chi phí phát sinh được tập hợp theo công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công trình hoàn thành đã được nghiệm thu thanh toán. Cụ thể ở đề tài này, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú. SVTH: Võ Thị Thắm 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương  Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Các chi phí trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp cho từng công trình cụ thể. Đối với chi phí sử dụng máy thi công, trường hợp công ty thuê ngoài thì phân bổ trực tiếp cho từng công trình, đối với máy móc của công ty thì tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình, tùy theo mức độ sử dụng. Còn chi phí sản xuất nào phát sinh liên quan trực tiếp đến công trình nào thì tập hợp trực tiếp cho công trình đó, các chi phí liên quan đến nhiều công trình thì kế toán tập hợp lại, định kỳ phân bổ cho từng hạng mục công trình.  Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp  Nội dung: CPNVLTT trong công ty là toàn bộ số tiền bỏ ra để mua NVL và các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển, bốc dỡ NVL không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí chung và chi phí MTC. CPNVLTT là loại chi phí chiến tỷ trọng lớn trong giá thành công trình nên việc hạch toán phải chính xác và đầy đủ. NVL chính của công trình hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú bao gồm: + Nguyên vật liệu chính: xi măng, sắt, thép, gạch, cát, đá, sỏi + Nguyên vật liệu phụ: sơn, vôi, bột màu, que hàn + Vật liệu kết cấu như bê tông đúc sẵn.  Chứng từ, sổ sách sử dụng: PhiTrườngếu yêu cầu vật tư, Đạiphiếu xuấ thọc kho, Bảng Kinh tổng hợp đị nhtế kho Huếản TK154.  Quy trình luân chuyển chứng từ và phương pháp hạch toán: Khi có yêu cầu sử dụng nguyên vật liệu để thi công công trình, bộ phận kỹ thuật xem xét thấy số lượng vật liệu trong kho không đủ để đáp ứng tiến độ thi công sẽ tiến hành lập phiếu yêu cầu vật tư và xin xét duyệt của Giám đốc công ty. Sau khi phiếu yêu cầu được xét duyệt sẽ chuyển cho kế toán vật tư. Căn cứ vào phiếu yêu cầu cấp vật tư, kế toán gọi điện đặt hàng cho người bán. SVTH: Võ Thị Thắm 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Dựa vào số lượng, loại vật tư và giá đã thỏa thuận, bên bán tiến hành giao hàng và gửi hóa đơn GTGT cho công ty. Nhận được vật tư và hàng hóa do bên bán giao, kế toán tiến hành in phiếu nhập kho làm 2 liên, 1 liên chuyển cho thủ kho để làm căn cứ vào thẻ kho, 1 liên được lưu tại phòng kế toán. Khi có đủ vật tư để tiến hành thi công công trình. Căn cứ vào phiếu yêu cầu cấp vật tư, kế toán in phiếu xuất kho làm 2 liên rồi chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt: 1 liên chuyển cho thủ kho làm căn cứ vào thẻ kho, 1 liên được lưu tại phòng kế toán. Từ các số liệu, kế toán nhập vào máy, sau đó được PMKT tự động xử lý và tập hợp vào các chứng từ tổng hợp và các sổ kế toán liên quan. Kế toán của từng phần hành có nhiệm vụ đối chiếu lại rồi chuyển lên cho kế toán trưởng đơn vị kiểm tra để kịp thời xử lý các trường hợp sai sót. Đánh giá NVL nhập kho: NVL nhập kho được đánh giá theo giá vốn thực tế nhập kho cụ thể đối với nguyên vật liệu mua ngoài. Giá trị thực tế = Giá mua + Chi phí - Các khoản nhập kho thu mua giảm trừ Trị giá NVL xuất kho được tính theo phương pháp nhập trước xuất trước do đó giá xuất của NVL xuất dùng chính bằng giá thực tế nhập kho của NVL đó từ ngày nhập về. Trị giá NVL = Số lượng X Giá thực tế xuất dùng NVL xuất dùng Việc tính giá NVL xuất dùng theo phương pháp nhập trước xuất trước sẽ do phần mềm kế toán Misa tự động tính khi có nghiệp vụ xuất NVL phát sinh. Đối với các NVL phụ xuất dùng cho công trình hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú với số lượng nhỏ KTV vẫn hạch toán và tính giá theo phương pháp nhập trước xuất trước. Kế toán sử dụng TK 1541 để hạch toán, đây là TK chi tiết của TK 154 đã được cài sẵn trong máyTrường và được kế toán Đại vật tư vàhọc kho mã Kinh hóa theo công tế trình Huế hạ tầng kỹ thuật trường mầm non Trần Phú.  Nghiệp vụ minh họa: Tại các công trình, ông Nguyễn Văn Phong phòng kỹ thuật công trình nhận thấy khối lượng vật tư có trong kho không đáp ứng đủ tiến độ thi công thì sẽ lập Phiếu yêu cầu vật tư (Biểu 2.1). SVTH: Võ Thị Thắm 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Thùy Dương Biểu 2.1. Phiếu yêu cầu vật tư CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI THÀNH ĐẠT Thanh Tiến - Thạch Môn -TP Hà Tĩnh PHIẾU YÊU CẦU VẬT TƯ 1. Người yêu cầu: Nguyễn Văn Phong 2. Đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ THANH MẠI THÀNH ĐẠT 3. Công trình: HẠ TẦNG KỸ THUẬT TRƯỜNG MẦM NON TRẦN PHÚ TT Tên vật tư, quy cách ĐVT Số lượng Mục đích 1 Ống UPVC 110 C2 m 28 Phục vụ công trình 2 Ống UPVC 60C2 m 160 Phục vụ công trình 3 Ống UPVC 34C2 m 80 Phục vụ công trình 4 Ống UPV 90C2 m 80 Phục vụ công trình 5 Nối góc 90 độ phổ thông UPVC 90 cái 10 Phục vụ công trình 6 Nối góc 90 độ phổ thông UPVC 110 cái 10 Phục vụ công trình 7 Nối 45 chếch độ phổ thông UPVC 110 cái 10 Phục vụ công trình 8 Dè theo 91,5 độ UPV UC 60 cái 20 Phục vụ công trình 9 90 độ phổ thông UPVC 60 cái 5 Phục vụ công trình 10 90 độ phổ thông UPVC 42 cái 50 Phục vụ công trình Ngày 10 tháng 11 năm 2017 Người lập Người duyệt TrườngNguyễn Văn Phong Đại học KinhTrương tế ThHuếị Linh Phiếu yêu cầu sau khi được ký duyệt sẽ chuyển qua phòng kế toán vật tư để gọi điện cho người bán đặt hàng và phiếu yêu cầu này được lưu tại phòng kế toán. Dựa vào số lượng, loại vật tư và giá đã thỏa thuận, bên bán tiến hành giao hàng. Sau khi nhận được hàng, kế toán in phiếu nhập kho (Biểu 2.2) làm 2 liên, 1 liên chuyển cho thủ kho để làm căn cứ vào thẻ kho, 1 liên được lưu tại phòng kế toán. SVTH: Võ Thị Thắm 53