Khóa luận Thực hiện quy trình ương nuôi cá Anh Vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

pdf 43 trang thiennha21 19/04/2022 2010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Thực hiện quy trình ương nuôi cá Anh Vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_thuc_hien_quy_trinh_uong_nuoi_ca_anh_vu_giai_doan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Thực hiện quy trình ương nuôi cá Anh Vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO ĐỨC THẮNG CHUYÊN ĐỀ: THỰC HIỆN QUY TRÌNH ƯƠNG NUÔI CÁ ANH VŨ GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC, XÃ TÂN THÁI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 - CNTY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐÀO ĐỨC THẮNG CHUYÊN ĐỀ: THỰC HIỆN QUY TRÌNH ƯƠNG NUÔI CÁ ANH VŨ GIAI ĐOẠN TỪ CÁ BỘT LÊN CÁ GIỐNG TẠI HỢP TÁC XÃ THỦY SẢN NÚI CỐC, XÃ TÂN THÁI, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Chăn nuôi Thú y Lớp: K47 - CNTY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đoàn Quốc Khánh Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này hoàn toàn là trung thực và chính xác. Là kết quả theo dõi trong quá trình thực tập không sao chép của bất cứ tác giả nào khác. Tôi xin cam đoan mọi tài liệu tham khảo đã trích dẫn đều được nêu trong tài liệu. Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Sinh viên Đào Đức Thắng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cá nhân và các tổ chức cơ quan, nhân đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới sự quan tâm giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban lãnh đạo khoa Chăn nuôi Thú ý cùng toàn thể quý thầy cô trong khoa đã tận tình giảng dạy và chỉ bảo giúp tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Hợp tác xã thủy sản Núi Cốc thuộc tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ chỉ bảo tận tình, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tại cơ sở thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: Thầy giáo Ts:Đoàn Quốc Khánh là người định hướng chính cho chuyên đề, đã tận tình hướng dẫn, theo dõi, giúp đỡ chỉ bảo chu đáo trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành nội dung khóa luận. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy. Qua đây tôi cũng xin gửi lòng biết ơn tới những người thân trong gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện và giúp đỡ em học tập trong suốt thời gian qua. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2019 Sinh viên ĐÀO ĐỨC THẮNG
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC BẢNG BIỂU v DANH MỤC HÌNH ẢNH vi PHẦN I. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề 3 2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Anh Vũ 3 2.1.2. Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá Anh vũ 8 2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 8 2.3. Hiện trạng phát triển cá Anh vũ 9 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 9 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 11 2.4. Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh Thái Nguyên 11 2.4.1. Diện tích, sản lượng NTTS 11 2.4.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản 12 2.4.3. Hiện trạng nuôi cá lồng 13 2.4.4. Hiện trạng nuôi thủy đặc sản 14 2.4.5. Hiện trạng sản xuất và cung ứng giống thủy sản 15 PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 17 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện 17 3.2. Địa điểm và thời gian 17 3.3. Nội dung thực hiện 17
  6. iv 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi 17 3.5. Phương pháp tiến hành 17 3.5.1. Quy trình ương nuôi cá từ giai đoạn cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống 18 3.5.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu môi trường 21 3.5.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 21 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu 22 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 22 4.1. Biến động môi trường nuôi 22 4.2. Kết quả theo dõi tăng trưởng cá Anh Vũ 27 4.3. Kết quả tỉ lệ sống 28 4.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Anh Vũ 29 4.5. Bảng tổng hợp tham gia các hoạt động khác ở HTX 29 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 31 5.1 Kết luận 31 5.2. Đề nghị. 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 Từ viết tắt 34 Thức ăn sử dụng 35
  7. v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cá Anh vũ 6 Bảng 2.2: Hiện trạng diện tích NTTS tỉnh Thái Nguyên theo các huyện, thị 11 Bảng 2.3: Hiện trạng sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Nguyên 13 Bảng 2.4: Hiện trạng sản xuất giống năm 2014 16 Bảng 3.1: Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc 18 Bảng 4.1: Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi: 23 Bảng 4.2: Kết quả theo dõi tăng trưởng của Anh Vũ tại bể nuôi theo các tháng 27 Bảng 4.3: Kết quả theo dõi tỉ lệ sống của Anh Vũ: 28 Bảng 4.4: Kết quả theo dõi và tính toán FCR của bể nuôi cá Anh Vũ 29 Bảng 4.5: Tổng hợp các hoạt động khác tại HTX 30
  8. vi DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 2.1: Cá Anh vũ (Semilabeo Obscurus Lin, 1881) 3 Hình 2.2: Cá Anh Vũ (Semilabeo Obscorus Lin, 1981) lưng thuôn dài 4 Hình 4.1: Biến động nhiệt độ nước của bể nuôi theo tháng 25 Hình 4.2: Biến động giá trị pH nước của bể nuôi theo tháng 25 Hình 4.3: Biến động hàm lượng oxy hòa tan của bể nuôi theo tháng 27
  9. 1 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Cá Anh vũ được xếp vào dạng “ngũ quý hà thủy” cùng với cá Lăng, cá Chiên, cá Rầm xanh và cá Bỗng. Hiện nay, các bãi đẻ tự nhiên của cá Rầm xanh và Anh Vũ gần như không còn, do việc hình thành các thuỷ điện đã làm thay đổi dòng chảy và môi trường sinh thái, đặc biệt là ảnh hưởng đến tập tính sinh sản của loài cá này. Vì vậy, phân bố của cá Anh Vũ có xu hướng lùi dần về phía thượng lưu các sông, suối, nơi có địa hình hiểm trở, phía hạ lưu không hoặc ít gặp. Ngoài ra, do việc khai thác quá mức cá Anh Vũ bằng các dụng cụ huỷ diệt như: dùng xung điện, thuốc nổ, hoá chất càng làm cho nguồn lợi cá giảm sút nghiêm trọng. Đối tượng cá được coi là đặc sản của hệ thống sông Hồng đang có nguy cơ tuyệt chủng, xếp ở mức nguy cấp bậc V (Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, 2007). Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (1992) cũng đã ghi nhận cá Anh Vũ (Semilebeo Notabilis Peters, 1980) trong Sách Đỏ Việt Nam phần Động Vật là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ. Sau đó sách này đã được sửa chữa và xuất bản năm 2000. Trước tình hình đó đã có một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh sản và qui trình công nghệ sản xuất giống cá Anh Vũ đã được thực hiện nhằm mục đích bảo tồn và đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi. Tuy nhiên, do đây là đối tượng mới được nghiên cứu nên các qui trình công nghệ về sản xuất giống và đặc biệt là qui trình ương nuôi chưa được nhân rộng. Các nghiên cứu về cá Anh Vũ chủ yếu được thực hiện tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, cụ thể là tại Trung tâm Quốc gia giống thủy sản nước ngọt được đặt tại Hải Dương và tại một số tỉnh miền núi phía bắc, bao gồm các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang và Thái Nguyên. Trong công tác sản xuất giống loài cá Anh Vũ, việc thực hiện tốt qui trình ương nuôi cá từ giai đoạn cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống có ý
  10. 2 nghĩa rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi. Vì vậy, để hiểu biết nắm vững qui trình ương nuôi cá Anh Vũ, tôi tiến hành thực hiện chuyên đề: “ Thực hiện quy trình ương nuôi cá Anh Vũ giai đoạn từ cá bột lên cá giống tại hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá hiện trạng sản xuất của hợp tác xã - Thực hiện được qui trình ương nuôi cá Anh Vũ, giai đoạn cá bột lên cá hương và giai đoạn từ cá hương lên cá giống - Thực hiện qui trình phòng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở Anh Vũ giai đoạn cá hương và cá giống. 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá được hiện trạng sản xuất của hợp tác xã - Thành thạo qui trình ương nuôi cá Anh Vũ, giai đoạn từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống - Áp dụng được qui trình phòng, chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên cá Anh Vũ giai đoạn cá hương và cá giống vào thực tiễn sản xuất.
  11. 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của chuyên đề 2.1.1. Đặc điểm sinh học của cá Anh Vũ * Đặc điểm phân loại Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về phân loại cá Anh vũ đã được tiến hành từ rất sớm. Chenvery và Lemasson (1937)[3] trong sách “Đóng góp vào nghiên cứu cá ở Bắc Kỳ” ghi nhận có một loài cá Anh vũ và đặt tên khoa học là Pseudogyriocheilus Procheilus. Nghiên cứu tiếp theo của Mai Đình Yên về cá Anh vũ năm 1978 trong sách “Định loại cá nước ngọt ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam” xác định lại tên khoa học của cá Anh vũ (Semilabeo Notabilis Peters, 1880). Tên khoa học này của cá Anh vũ đã được một số tác giả ghi nhận như Nguyễn Văn Hảo (1993)[2], Kottelat (2001)[1] và vẫn được dùng cho tới nay. Tuy nhiên, theo một số tài liệu công bố gần đây của các tác giả Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình (1999)[4], Nguyễn Hữu Ninh và cs (2009)[6], Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2000)[1] cho rằng cá Anh vũ có 2 loài có tên khoa học là Semilabeo Notabilis Peters, 1880 và Semilabeo Obscurus Lin, 1881. Hình 2.1. Cá Anh vũ (Semilabeo Obscurus Lin, 1881) Theo (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2000)[1]. Cả 2 loài cá Anh vũ nói trên đều thuộc những loài cá quí hiếm được liệt kê trong sách đỏ Việt Nam. Tuy
  12. 4 nhiên loài cá Anh vũ (Semilabeo Obscurus Lin, 1881) được xác định là loài cá được dùng để tiến vua. Đây cũng là loài cá đang được sử dụng làm vật liệu nghiên cứu sinh sản nhân tạo trong Đề tài. * Đặc điểm hình thái Cá Anh vũ có thể được chia thành hai nhóm hình thái: Nhóm hình thái có thân lưng gù và nhóm hình thái thân thuôn dài. Hình 2.1: Cá Anh Vũ (Semilabeo Obscorus Lin, 1981) lưng thuôn dài Đặc điểm: thân dài, hơi dẹp bên, dày và béo. Viền lưng từ đầu về sau nhô lên, đến khởi điểm vây lưng là cao nhất, trở về sau tương đối bằng thẳng. Phần ngực bụng bằng phẳng. Chiều cao đầu nhỏ hơn chiều rộng đầu. Mõm tròn đầy nhô về phía trước, phía bên có một hàng rãnh từ gốc râu mõm đến quá góc miệng hướng về phía trong cong gấp lại thành rãnh sau môi. Trên da mõm có các mấu nhô chất sừng mọc thành hàng ngay ngắn, hình thành một hàng ngang hình đai rộng. Môi dưới rất dày, hướng cong về phía trên và vào phía trong, phía ngoài của nó cũng chứa đầy mấu nhô chất sừng nhỏ xếp thành hàng ngay ngắn. (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001)[1]. * Đặc điểm phân bố Cá Anh vũ sống ở tầng đáy của các sông suối nước trong, sâu, chảy siết, nơi nhiều rạn đá, có nhiều tảo đáy và rong rêu bám đá. Cá có sự di cư theo mùa, mà trực tiếp là độ trong của nước. Vào mùa nước lũ, nước đục cá ngược lên
  13. 5 thượng lưu, chui ngược nước vào các hang nước ngầm, trong và ấm. Vào mùa khô nước cạn và trong cá Anh vũ từ thượng lưu, sông suối nhỏ di chuyển ra sông suối lớn để kiếm ăn, sự phân bố lùi dần xuống trung lưu như trước đây trên sông Lô - Gâm, cá thượng nguồn di chuyển xuống tận Việt Trì. Cá Anh vũ (Semilabeo Obscorus) là loài cá đặc hữu của vùng Hoa Nam-Trung Quốc và của Việt Nam (Sách đỏ Việt Nam). * Đặc điểm sinh trưởng Cá Anh vũ trong điều kiện sống ở môi trường tự nhiên có tốc độ tăng trưởng không cao. Theo kết quả điều tra của (Phạm Báu và cs, 2000)[2] cho thấy sau năm thứ nhất cá có chiều dài thân dao động từ 11,07-12,32cm. Đối với cá Anh vũ trên 2 tuổi có tốc độ tăng trưởng từ 200 đến 300 gram/năm. * Đặc điểm dinh dưỡng Trong môi trường tự nhiên kết quả phân tích về đặc điểm dinh dưỡng của cá Anh vũ cho thấy cá con mới nở ăn các cặn vẩn, động vật không xương sống nhỏ (Protozoa, Rotatoria) sau chuyển sang ăn mùn bã hữu cơ và tảo bám đáy (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sĩ Vân, 2001)[1]. Đối với cá trưởng thành sử dụng thức ăn là Tảo khuê bám đáy, mùn bã hữu cơ cùng và một số loài của động vật không xương sống (Phạm Báu và cs, 2000)[2]. Trong điều kiện nuôi thuần dưỡng cá Anh vũ theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Ninh và cs (2009)[6] cho thấy sử dụng thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein trên 28% hoặc 45% đều cho kết quả sinh trưởng tốt hơn so với nuôi cá hoàn toàn bằng thức ăn tự nhiên. Như vậy, cá Anh vũ hoàn toàn có thể nuôi được bằng thức ăn ổng hợp. * Đặc điểm sinh sản Theo tập tính cá Anh vũ sống ở môi trường nước chảy có rạn đá ngầm, sỏi ở đáy nên sự thành thục của cá phụ thuộc rất nhiều vào loại thức ăn tự nhiên sẵn có và tác động của dòng chảy. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong tự nhiên cá đực thành thục ở tuổi 2+ và cá cái thành thục ở tuổi 4+. Tuy nhiên, trong điều
  14. 6 kiện nuôi, cá đực thành thục ở tuổi 2+ và cá cái thành thục muộn hơn ở tuổi 3+ (Nguyễn Hữu Ninh và cs, 2009)[6]. Kết quả nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Anh vũ của tác giả Nguyễn Hữu Ninh và cs (2009)[6] cho thấy mùa vụ sinh sản từ đầu tháng 3 đến cuối tháng 5. Cá cái bắt đầu thành thục, có trứng giai đoạn 4 ở năm thứ 4 với tần suất gặp là 29,04%. Cá đực thành thục sớm hơn cá cái, cuối năm thứ 2 đã bắt gặp cá đực có sản phẩm sinh dục trong giai đoạn 4 với tần suất gặp là 18,2%. Cá phát dục nhanh từ tháng thứ 4, hệ số thành thục đạt 1,78% tần số gặp là 33,3%, đỉnh điểm vào tháng 5, hệ số thành thục đạt 33,9%; tháng 11 đạt cực tiểu, hệ số thành thục chỉ còn đạt 0,61%, trứng đang thái hoá. Mùa vụ sinh sản cá trong năm trùng với mùa nước lũ, nước đục từ tháng 6 – 9 hàng năm. Sức sinh sản vào loại khá, đạt 19,0 trứng/g cơ thể cá. Cá cỡ 520 – 1400g sức sinh sản tuyệt đối từ 7600 – 35000 ( Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng, Nguyễn Công Thắng)[1]. Trứng cá Anh vũ có màu vàng rơm, noãn hoàng lớn, khi trương nước có xoang bao trứng lớn, đường kính trứng trên 3mm, trứng không có tính dính, thuộc dạng trứng trôi nổi. * Một số đặc điểm sinh lý và sinh hoá (ngưỡng Oxy, pH và nhiệt độ) Ngưỡng oxy, pH và nhiệt độ của cá Anh vũ được thể hiện qua bảng 2 (số liệu trích dẫn trong khuôn khổ đề án cá Anh vũ). Bảng 1.1: Một số đặc điểm sinh lý, sinh hóa của cá Anh vũ Ngưỡng ôxy Cỡ cá Nhiệt độ (°C) pH (mg/l) Cá hương 10,5 - 40,25 3,62 - 9,16 0,11 Cá giống 9,5 - 40,75 3,94 - 9,24 0,025 Ngưỡng Oxy Hàm lượng oxi hoà tan là một chỉ tiêu môi trường quan trọng, quyết định tỉ lệ sống và sinh trưởng của cá. Nguồn cung cấp oxi là từ khí quyển và quá trình quang hợp của thực vật. Sự tiêu hao oxi do quá trình hô hấp của sinh vật, khuếch
  15. 7 tán oxi trở lại khí quyển và quá trình oxi hoá các chất hữu cơ (Vũ Trung Tạng, 1995)[3]. Cá Anh vũ có thể chịu được ngưỡng oxi thấp tốt hơn nhiều loài cá khác. Với ngưỡng oxi khá thấp như vậy, việc nuôi cá Anh vũ trong điều kiện ao nước tĩnh là hoàn toàn có thể. Ngưỡng oxi của cá giống thấp hơn cá hương đồng nghĩa với việc sức chịu đựng của cá giống cao hơn cá hương khi sống trong điều kiện môi trường nước nghèo oxi. Khi hàm lượng oxi giảm xuống 2 mg/l cá bắt đầu có hiện tượng vùng vẫy tìm đường chốn. Khi hàm lượng oxi trong nước giảm xuống 1mg/l thì các hoạt động của cá yếu hẳn và cá ở trạng thái hôn mê. Khi hàm lượng oxi giảm xuống 0,5mg/l cá hương bắt đầu chết. Cá hương chết 50% sau 20 phút khi nồng độ oxi trong nước giảm xuống còn 0,11mg/l. Đối với cá giống, ở nồng độ oxi 0,11mg/l, cá có hiện tượng hôn mê và bắt đầu chết. Cá chết 50% ở nồng độ oxi trong nước là 0,025mg/l (số liệu trích dẫn trong khuôn khổ đề án cá Anh vũ). Ngưỡng nhiệt độ Ngưỡng nhiệt độ cao: Ngưỡng nhiệt độ của cá hương và cá giống là khác nhau. Nhiệt độ cao sẽ làm ảnh hưởng đến trạng thái sinh lý cá. Nhiệt độ từ 24 – 31°C là điều kiện thích hợp của cá Anh vũ. Ở 34 – 39°C, cá bắt đầu hoạt động mạnh dần, bơi nhanh và không định hướng được, sau đó hoạt động chậm lại. Ở 400C thì các hoạt động của cá yếu ớt, cá ở trạng thái hôn mê. Ở nhiệt độ này cá hương bắt đầu chết và chết 50% sau 20 – 30 phút. Cá hương chết 100% sau 50 phút. Cũng ở nhiệt độ này cá giống đang ở trạng thái hôn mê và bắt đầu chết. Và cá giống chết 100% trong vòng 15 – 20 phút khi ở nhiệt độ 41°C. Ngưỡng nhiệt độ thấp: Ở 110C thì cá hương bắt đầu yếu, trong tình trạng hôn mê và bắt đầu chết. Cá hương chết 50% ở nhiệt độ 10°C. Ở nhiệt độ 10°C cá giống bắt đầu hôn mê và chết. Cá giống chết 50% ở nhiệt độ 9°C.
  16. 8 Ngưỡng pH: Ngưỡng pH cao: Ở cá Anh vũ ngưỡng pH cao của cá giống và cá hương tương đối giống nhau. Khi pH môi trường nước lên giá trị pH = 9, cá bắt đầu có hiện tượng chao đảo mất định hướng và bắt đầu chết. Cá giống chết 50% ở nồng độ pH = 9,24 và cá hương chết ở nồng độ pH = 9,16. Ngưỡng pH thấp: Khi hạ xuống giá trị pH là 3,4 thì cá bắt đầu yếu và ở tình trạng hôn mê. Cá bắt đầu chết ở nồng độ pH là 3,59 – 3,65. Cá giống chết 50% khi pH = 3,62. Tiếp tục theo dõi tỷ lệ sống của cá hương khi hạ pH xuống. Cá hương chết 50% ở giá trị pH = 3,96. (Số liệu trích dẫn trong khuôn khổ đề án cá Anh vũ). 2.1.2. Một số bệnh và phương pháp phòng tránh bệnh trên cá Anh vũ Theo kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Hữu Ninh và cs, 2009[6]: Báo cáo tổng kết khoa học đề tài “Khai thác bảo tồn nguồn gen cá Anh vũ”. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Lưu Quốc Trọng, 2013[2]: Báo cáo tổng kết nhiệm vụ “Khai thác nguồn gen Cá Rầm xanh (Sinilabeo Lemassoni Bellegin & Chevey, 1932)[1] phục vụ phát triển bền vững”, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. Đối với cá Anh vũ thường xuất hiện các bệnh trên cá hương, cá giống, cá bố mẹ do các tác nhân như: Nấm, ký sinh trùng (sán, trùng bánh xe, trùng mỏ neo, ), vi khuẩn gây nên. 2.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập - Lịch sử thành lập: Hợp tác xã Núi Cốc được thành lập vào năm 2016 gồm 8 thành viên, trong đó bao gồm: + 1 Chủ tịch HĐQT + 2 Giám đốc, trong đó 1 Giám đốc kiêm kĩ sư của HTX + 5 thành viên liên quan - Cơ sở vật chất của HTX: + HTX có 1 hệ thống lồng nuôi cá gồm 10 lồng ở mặt nước Hồ Núi Cốc
  17. 9 + 2 hệ thống bể nuôi gồm 4 bể chia làm 2 dãy chạy song song nhau + 1 hệ thống dây treo trai cấy ngọc dưới hồ gồm 10 dây treo trai cấy ngọc và 1 số trai nguyên liệu để cấy ngọc + 1 nhà cấy ghép cá giống và cấy ghép trai ngọc + 1 kho chứa thức ăn và dụng cụ cho các loại cá nuôi tại HTX - Công tác tổ chức sản xuất: HTX chủ yếu là nuôi cá loại cá thương phẩm bao gồm cá Trắm đen, cá Bỗng, cá Anh Vũ, cá Lăng chấm, cá Chiên và nuôi trai cấy ngọc. - Kết quả hoạt động những năm gần đây: HTX hoạt động chủ yếu liên quan đến nuôi trồng thủy sản nước ngọt, ngoài ra còn có các đề án như nuôi cấy trai lấy ngọc. 2.3. Hiện trạng phát triển cá Anh vũ Cá Anh vũ sống ở tầng đáy của các sông suối nước trong, sâu, chảy siết, nơi nhiều rạn đá, có nhiều tảo đáy và rong rêu bám đá. Cá có sự di cư theo mùa, mà trực tiếp là độ trong của nước. Vào mùa nước lũ, nước đục cá ngược lên thượng lưu, chui ngược nước vào các hang nước ngầm, trong và ấm. Vào mùa khô nước cạn và trong cá Anh vũ từ thượng lưu, sông suối nhỏ di chuyển ra sông suối lớn để kiếm ăn, sự phân bố lùi dần xuống trung lưu như trước đây trên sông Lô - Gâm, cá thượng nguồn di chuyển xuống tận Việt Trì. Cá Anh vũ (Semilabeo Obscorus) là loài cá đặc hữu của vùng Hoa Nam-Trung Quốc và của Việt Nam (Sách đỏ Việt Nam). 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cá Anh vũ là loại cá đặc hữu của vùng Hoa Nam – Trung quốc và của Việt nam; hơn nữa lại là cá sông, suối nên các tài liệu của nước ngoài đề cập đến cá Anh vũ còn rất ít, mới ở các khâu mô tả, phân loại như Ngũ Hiến Văn (1963)[3], Chu Xinluo và Chen Yinrui (1989)[2]. Để bảo vệ, phát triển và sử dụng các nguồn lợi thủy sản địa phương trong cá quý hiếm này, trong năm 2007, cơ quan bảo vệ môi trường tỉnh Vân Nam, Trung Quốc đã phê duyệt dự án nghiên cứu
  18. 10 sinh sản nhân tạo cá Anh Vũ và thả cá vào tự nhiên. Theo phương pháp của nghiên cứu này, Domperidone và lutein giải phóng hóc môn A2 được tiêm vào cá Anh Vũ với liều lượng 1mg Domperidone và 1mug lutein được tiêm cho 1kg trọng lượng cơ thể. Sau đó, trứng và tinh trùng của cá Anh Vũ được đưa vào bể chứa, tiếp đó đổ thêm một lượng nước sạch vừa đủ ở 21°C. Sau đó, các trứng và tinh trùng được khuấy trong 30 giây bằng lông gà và được rửa bằng nước sạch ba lần trước khi tiến hành ủ. Trước hết, các trứng các trứng đã thụ tinh được đặt vào trong dung dịch nước Tuzet 0.15ppm ngâm trong 15 phút để tiệt trùng và sau đó được đặt trong các bể lớn chứa nước 60kg, 3000 trứng với đường kính trứng là 2,2-2,5 mm được đặt vào bể được nắp đặt hệ thống chảy tuần hoàn với nhiệt độ nước 21-22°C, pH 7,8-8,5, quá trình ấp kéo dài 36 giờ và cá bột thu được sau 72 giờ (Yang và cs, 2011)[5]. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nghiên cứu sinh sản nhân tạo ở Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện năm 2000 trong một nghiên cứu về nguồn lợi của bốn loài cá quý hiếm (Lăng, Chiên, Bỗng, Anh vũ) trên hệ thống sông Hồng. Trong nghiên cứu này đã thử nghiệm sử dụng kích dục tố Luteotropin Releasing Hormoned Analog (LRHa) kết hợp với Domperidon (DOM) đối với cá Anh vũ cái thu được ngoài tự nhiên có độ thành thục ở giai đoạn IV. Kết quả là đã có 1 cá cái rụng trứng sau khi tiêm kích dục tố (Phạm Báu và cs, 2000)[6]. Trong 3 năm 1997 – 1999, Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã tiến hành nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của Anh vũ, và cũng đã tiến hành thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo nhưng kết quả còn hạn chế (Đã thu được cá bột và ương nuôi thành cá hương nhưng số lượng rất ít do tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở thấp). Nguyên nhân là do chưa tìm hiểu đầy đủ khả năng sinh trưởng, phát triển cũng như khả năng tái tạo quần đàn của loài cá này. Trong 2 năm 2005 – 2006, Trung tâm giống Quốc gia giống thuỷ sản nước ngọt miền Bắc – Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã nghiên cứu nuôi vỗ
  19. 11 và cho sinh sản thành công cá Anh Vũ. Từ năm 2005 đến 2008, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã thực hiện đề án “Bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn gen cá Anh vũ (Semilabeo obscorus, Lin 1981)”. Đề án đã sản xuất được 13.000 cá giống cỡ 10g/con. Thức ăn sử dụng cho hiệu quả nhất cho nuôi thương phẩm là cho ăn 100% thức ăn công nghiệp, tỷ lệ sống tương ứng là 100% và tăng trọng được 9,1g/con/tháng. Tổng số cá thương phẩm 1.050 con cỡ 150-200g/con. Từ kết quả nghiên cứu này, trong những năm qua Viện nghiên cứu NTTS 1 đã tiến hành chuyển giao thành công công nghệ sản xuất giống cá Anh vũ cho một số tỉnh như Yên Bái, Bắc Giang, Phú Thọ, Tuyên Quang. 2.4. Hiện trạng phát triển thủy sản tỉnh Thái Nguyên 2.4.1. Diện tích, sản lượng NTTS 2.4.1.1. Diện tích tiềm năng NTTS Tỉnh Thái Nguyên có 7.155 ha diện tích mặt nước có khả năng phát triển nuôi trồng thuỷ sản, bao gồm: - 2.140 ha ao gia đình có thể nuôi thâm canh và bán thâm canh các loài thuỷ sản. - 1.515 ha hồ chứa nước thuỷ lợi vừa và nhỏ có thể thả cá hoặc nuôi cá bán thâm canh. - 1.000 ha ruộng cấy lúa có thể kết hợp nuôi cá. - 2.500 ha hồ chứa Núi Cốc có thể phát triển nuôi cá mặt nước lớn, nuôi cá lồng, khai thác nguồn lợi thuỷ sản và bảo tồn các giống loài thuỷ sản quí hiếm. Ngoài ra còn có 12.000 ha diện tích mặt nước các sông, suối có thể phát triển nuôi cá lồng, nuôi eo ngách và khai thác nguồn lợi thủy sản. 2.4.1.2. Hiện trạng diện tích NTTS Diện tích NTTS toàn tỉnh năm 2014 đạt 5.841 ha. Tốc độ tăng trưởng hàng năm 2,9%/năm. Diện tích nuôi thủy sản tại các huyện có xu hướng tăng nhanh, trong khi đó ở các vùng đô thị lại có xu hướng giảm. Diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung chủ yếu huyện Đại Từ (diện tích 2.954 ha chiếm 50,6% diện tích
  20. 12 NTTS toàn tỉnh); huyện Phú Bình 649 ha (chiếm 11,1% diện tích NNTTS toàn tỉnh); huyện Phú Lương 640 ha (chiếm 11,0% diện tích NTTS toàn tỉnh) huyện Định Hóa 568 ha (chiếm 9,7% diện tích NTTS toàn tỉnh) . Bảng 2.2: Hiện trạng diện tích NTTS tỉnh Thái Nguyên theo các huyện, thị Đơn vị: Ha (%/năm) TĐTTBQ TT Theo các đơn vị 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2005-2014 Toàn tỉnh 4.506 4.784 4.466 4.784 4.775 5.841 2,9 1 TP. Thái Nguyên 260 208 153 208 208 205 -2,6 2 TP. Sông Công 120 113 85 113,0 113 76 -4,9 3 H. Định Hóa 480 576 420 576,0 575 568 1,9 4 H. Võ Nhai 149 253 207 253,0 252 236 5,2 5 H. Phú Lương 339 389 485 389 388 640 7,3 6 H. Đồng Hỷ 182 207 191 207 207 246 3,4 7 H. Đại Từ 2.066 2.114 2.165 2.113,0 2.109 2.954 4,1 8 H. Phú Bình 491 649 490 650,0 649 649 3,1 9 TX. Phổ Yên 419 275 270 275 274 267 -4,9 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014 2.4.2. Sản lượng nuôi trồng thủy sản Năng suất NTTS trung bình toàn tỉnh năm 2014 là 1,33 tấn/ha; sản lượng NTTS đạt 7.620 tấn (đạt tốc độ tăng trưởng 8,6%/năm giai đoạn 2005 -2014). Sản lượng NTTS tập trung chủ yếu ở huyện Phú Bình 2.031tấn (chiếm 26,7% sản lượng NTTS toàn tỉnh) mặc dù diện tích nuôi thủy sản không nhiều. Lý do là tỷ lệ diện tích nuôi thâm canh cao hơn các huyện khác trong tỉnh. Ngược lại, sản lượng NTTS huyện Đại Từ là 1.932 tấn (chiếm 25,4% sản lượng NTTS toàn tỉnh) trong khi đó huyện có diện tích NTTS cao nhất tỉnh (chiếm 50,6% diện tích NTTS toàn tỉnh). Nguyên nhân là có đến 86% diện tích nuôi quảng canh dẫn đến năng suất và sản lượng NTTS thấp.
  21. 13 Sản lượng cá nuôi có thể chia 2 nhóm là nhóm cá truyền thống và nhóm cá giống mới. Trong đó nhóm cá truyền thống đóng góp chính vào sản lượng nuôi trồng và tổng sản lượng ngành thủy sản của tỉnh (chiếm khoảng 50 -60% sản lượng). Bảng 2.3: Hiện trạng sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Thái Nguyên Đơn vị: Tấn; %/năm TĐTTBQ TT Theo các đơn vị 2005 2010 2011 2012 2013 2014 2005-2014 Toàn tỉnh 3.627 5.713 6.022 6.724 7.196 7.620 8,6 1 TP Thái Nguyên 523 376 386 481 512 553 0,6 2 TP. Sông Công 191 211 196 247 264 287 4,6 3 H. Định Hóa 445 585 555 593 625 671 4,7 4 H. Võ Nhai 148 179 168 178 185 199 3,3 5 H. Phú Lương 372 432 499 582 633 681 6,9 6 H. Đồng Hỷ 300 285 275 319 344 372 2,4 7 H. Đại Từ 791 1.325 1.503 1.630 1.777 1.932 10,4 8 H. Phú Bình 345 1.618 1.711 1.886 1.994 2.031 21,8 9 TX. Phổ Yên 512 703 730 808 862 895 6,4 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2014 2.4.3. Hiện trạng nuôi cá lồng Trước năm 2006 nghề nuôi cá lồng trên địa bàn tỉnh phát triển mạnh ở TX. Sông Công và hồ Núi Cốc, song từ năm 2006 trở lại đây do đối tượng nuôi là cá Trắm cỏ hay bị bệnh, hiệu quả kinh tế không cao và do đặc thù của các sông suối miền núi về mùa mưa nước chảy mạnh khó nuôi cá lồng, nên nghề nuôi cá lồng trong tỉnh không phát triển hiện nay chỉ còn một số hộ nuôi cá lồng trên các hồ chứa lớn như hồ Bảo Linh và hồ Núi Cốc. Năm 2014 toàn tỉnh còn tổng số khoảng 30 lồng nuôi cá, đối tượng nuôi là chính là cá Trắm cỏ và Rô phi.
  22. 14 2.4.4. Hiện trạng nuôi thủy đặc sản Ngoài nuôi cá ao, cá hồ nước lớn và cá ruộng, Thái Nguyên còn nuôi các đối tượng đặc sản như ba ba, ếch, lươn tập trung chủ yếu tại TP.Thái Nguyên, TP. Sông Công, TX. Phổ Yên, Định Hóa. Các đối tượng này cũng mới được đưa vào nuôi, chưa có mô hình rộng, hiệu quả kinh tế cao nhưng chưa đóng góp nhiều vào phát triển của ngành. Sản lượng ba ba hàng năm ước tính khoảng 500kg. Nuôi cá tầm Từ cuối tháng 11/2009, Trung tâm Thuỷ sản tỉnh Thái Nguyên đã bắt đầu thả hơn 1.000 con giống cá tầm tại các bể nuôi thử nghiệm tại khu vực xóm Kẹo (xã La Bằng, huyện Đại Từ) và suối Mỏ Gà (xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai). Đây là hai địa điểm đã được lựa chọn kỹ, đảm bảo nguồn nước sạch, quanh năm nhiệt độ nước dưới 25°C, phù hợp với việc nuôi cá tầm quy mô lớn. Đầu năm 2011, có 2 công ty đã đầu tư nuôi cá tầm: Công ty CP Đầu tư Tuấn Vinh đã đầu tư nuôi cá tầm tại La Bằng và Công ty Đầu tư và Phát triển Đông Bắc ở Võ Nhai. Công ty đã đầu tư xây dựng nhà điều hành, bể nuôi, hệ thống cung cấp và xả nước thải. Khi hệ thống bể nuôi được hoàn thiện, Công ty đã nhập trên 8.500 cá thể giống. Để chủ động về con giống, Công ty đã nhập giống cá Tầm nhỏ từ Hà Lan về ươm thành giống lớn để cung cấp cho thị trường. Đơn vị đã giành riêng 6 bể để ươm và nuôi cá giống. Các doanh nghiệp đã xác định ngoài việc nuôi cá thương phẩm nhiệm vụ trọng tâm sẽ là cơ sản sản xuất cá giống chất lượng cao để một phần chủ động con giống trong chăn nuôi và đồng thời phục vụ bà con nhân dân khi có nhu cầu. Ngoài 2 công ty trên hiện nay đã có 4 hộ dân tham gia nuôi cá tầm tại xã La Bằng (Đại Từ). Đến nay sản lượng cá tầm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 30 tấn/năm, với sự thành công của việc nuôi loại đặc sản này đã góp phần mở thêm hướng đi mới cho bà con nông dân, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao. Đến nay sản lượng cá tầm trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 30 tấn/năm.
  23. 15 2.4.5. Hiện trạng sản xuất và cung ứng giống thủy sản Trong tỉnh hiện có 2 trại giống trực thuộc trung tâm thủy sản và 1 xí nghiệp thủy sản núi Cốc thuộc Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi và 1 trung tâm trực thuộc ĐH Nông lâm Thái Nguyên. Tổng diện tích các cơ sở sản xuất cá giống trên địa bàn tỉnh là 368.000m2. Trong đó: trại giống Hòa Sơn 33.945 m², trại giống Cù vân 59.055 m², trại giống Núi Cốc 125.000 m², trại giống Đại học Nông Lâm 50.000 m², 3 trại giống tư nhân thuộc huyện Phú Bình có diện tích 100.000 m². Sản xuất cá bột: Năm 2006 toàn tỉnh cung ứng được 150 triệu cá bột, năm 2010 được 180 triệu còn và năm 2014 sản xuất được 500 triệu con cá bột trong đó trại giống Hòa Sơn sản xuất được 215 triệu con, trại giống Cù Vân 35 triệu con, trung tâm thủy sản Đại học Nông Lâm 5 triệu con, 3 trại giống tự nhiên thuộc huyện Phú Bình là 245 triệu con. Sản xuất cá hương giống: Năm 2006 sản xuất 35 triệu con cá giống, năm 2010 sản xuất 45 triệu con và năm 2014 sản xuất được 55 triệu con. Trong đó: trại giống Hòa Sơn sản xuất 2,8 triệu con, trại giống Cù Vân sản xuất 8,2 triệu con, trại giống Núi Cốc sản xuất 9 triệu con, Trung tâm Thủy sản Đại học Nông Lâm 5 triệu con, 3 trại giống tư nhân ở Phú Bình và các hộ ương cá giống trong tỉnh sản xuất 30 triệu con. Cơ cấu đàn cá bố mẹ như sau: Các loài cá truyền thống như cá trắm cỏ, cá mè trắng, mè hoa, cá chép, cá trôi, chiếm 60% trong tổng khối lượng đàn cá bố mẹ hiện có. Một số loài cá có giá trị kinh tế như: Chép lai, Rô phi, Chim trắng chỉ chiếm 40% trong tổng khối lượng đàn cá bố mẹ hiện có. Trong khi đó hiện nay các giống cá này đang được người dân chọn là đối tượng chính trong cơ cấu giống nuôi thương phẩm.
  24. 16 Hiện nay việc cung ứng giống của các trại giống và các hộ tự sản xuất giống mới đáp ứng được khoảng 85% nhu cầu cá giống hiện nay của toàn tỉnh, lượng giống còn lại nhập từ Bắc Giang, Hà Nội về. Bảng 2.4: Hiện trạng sản xuất giống năm 2014 3 trại tư T Hòa Cù Núi ĐHN Nội dung ĐVT Tổng nhân và hộ T Sơn vân Cốc L tự ươm 1 Diện tích m² 368.000 33.945 59.055 125.000 50.000 100.000 Tr. 2 Cá bột 500 215 35 - 5 245 con Cá hương Tr. 3 55 2,8 8,2 9 5 30 giống con Nguồn: Phòng Thủy sản - Sở NN và PTNT
  25. 17 PHẦN III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3.1. Đối tượng, phạm vi thực hiện * Đối tượng nghiên cứu: cá Anh Vũ ( Semilabeo Notabilis) * Phạm vi: giai đoạn cá hương, cá giống 3.2. Địa điểm và thời gian * Địa điểm: Hợp tác xã thủy sản Núi Cốc, xóm Gốc Mít, xã Tân Thái, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. * Thời gian: từ ngày 08/11/2018 đến ngày 26/05/2019 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá hiện trạng hoạt động của HTX - Tham gia thực hiện qui trình ương nuôi cá Anh vũ giai đoạn cá bột lên cá hương và giai đoạn cá hương lên cá giống - Xác định tình hình nhiễm bệnh và thực hiện công tác phòng trị bệnh cho cá Anh vũ; - Tham gia các hoạt động sản xuất khác của HTX. 3.4. Các chỉ tiêu theo dõi - Tỉ lệ sống của cá giai đoạn cá hương, cá giống - Tốc độ sinh trưởng của cá - Tỉ lệ nhiễm bệnh - Tỉ lệ khỏi bệnh. 3.5. Phương pháp tiến hành * Hệ thống bể nuôi: bao gồm 2 bể nuôi cá giống và 2 lò sấy. Các bể có thể tích là 10x3x1,7m và được xếp thành 2 hàng dọc đặt liên tiếp và sát cạnh nhau tạo thành một hình chữ nhật sau nhà ghép giống , là nơi thoáng khí, có nhiều ánh sáng và nước được luân chuyển bằng hệ thống ống dẫn nước được bơm từ dưới hồ lên. Xung quanh được rắc vôi và dọn vệ sinh sạch sẽ nhằm để khử trùng và ổn định môi trường nước trong bể nuôi.
  26. 18 Dụng cụ thí nghiệm: +Thau nhựa, cốc đựng cám, lưới kéo, vợt, cân, thước đo dùng để đo chiều dài và để đo trọng lượng mỗi đợt bắt kiểm tra cá. +Thiết bị kiểm tra yếu tố môi trường gồm: Nhiệt kế thủy ngân, máy đo oxy hòa tan, test pH. +Sổ ghi nhật kí thí nghiệm. 3.5.1. Quy trình ương nuôi cá từ giai đoạn cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống *Chuẩn bị bể nuôi: Đây là một khâu quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá thương phẩm nếu làm tốt khâu này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho cá hoạt động, sinh trưởng tốt, tránh được thất thoát cá ra ngoài trong quá trình nuôi. Điều kiện tự nhiên: khu vực đặt bể nuôi có mặt bằng rộng rãi, khô ráo. Xa khu dân cư tập trung, các tiêu chuẩn của nước đạt QCVN 02-22:2015 /BNNPTNT [9]. Các thông số môi trường nuôi được thể hiện ở bảng 2.4 sau đây: Bảng 3.1: Thông số môi trường nước tại Hồ Núi Cốc STT Thông số Đơn vị Giá trị giới hạn 1 pH 6,5-8,5 2 DO mg/l ≥ 4 3 Amoni( NH4+ tính theo N) mg/l <1 4 Độ trong cm ≥ 50 5 Độ kiềm CaCO3 (mg/l) 60-180 Nguồn: Do hợp tác xã cung cấp *Vị trí đặt bể nuôi: bể nuôi được đặt tại khu vực có địa hình bằng phẳng, thoáng khí, nhiều ánh sáng mặt trời và có nguồn nước sạch sẽ được cung cấp từ hồ (vì bể nuôi đặt trên bờ), cách xa mặt nước hồ (60m). Bể được xây dựng kiên cố, bề mặt bể nuôi được láng 1 lớp si măng. Khu vực đặt bể được bố trí cạnh nhà ghép giống. Bể nuôi được xây dựng vững chắc, nền bể nuôi được láng mịn
  27. 19 và được nén chặt tránh trường hợp bị sụt lún.Hệ thống bể nuôi gồm có 2 bể, có kích cỡ mỗi bể nuôi là 10x3x2 m, được đặt cạnh nhau thành một hàng dọc theo nhà cấy ghép giống, có lưới đen để che nắng trực tiếp chiếu vào bể nuôi. * Thả cá giống: Đưa cá bột vào lưới quây trong bể nuôi, từ từ để cá bơi ra. - Thời gian thả: Thời gian thả cá vào sáng sớm hoặc chiều muộn, thời gian tốt nhất là: buổi sáng từ 6h - 8h, buổi chiều từ 16h - 18h, tránh thả cá vào giữa trưa, trời sắp mưa, những ngày mưa lớn kéo dài. Chú ý khi thả cá phải có máy sục khí để cá không bị ngột do thiếu oxy. - Mật độ cá thả: 169 con/m2 * Thức ăn và khẩu phần ăn cho cá trong từng giai đoạn: - Giai đoạn cá bột lên cá hương: Từ lúc thả cá bột vào lưới quây tới khi cá nuôi được khoảng 1 tháng: Thức ăn là lòng đỏ trứng gà, bột đậu tương, thức ăn công nghiệp dạng viên nổi. Hàng ngày cho ăn 2 lần với tỉ lệ cho ăn dự tính theo % khối lượng cơ thể, có thể điều chỉnh thức ăn khi thời tiết thay đổi, tình trạng môi trường trong bể nuôi và tình trạng sức khỏe của cá nuôi, cá ngày cho ăn 2 lần vào 7h sáng và 17h chiều. Giai đoạn này cá đạt tỉ lệ sống trên 90% và cá lớn nhanh. + Cách thức cho ăn: Thức ăn là lòng đỏ trứng: trứng được luộc chín loại bỏ phần lòng trắng, lấy phần lòng đỏ trứng cho vào túi lưới mắt nhỏ bóp vỡ, hòa tan với một lượng nước nhất định đổ xuống từng chỗ khác nhau để cá ăn. Đối với thức ăn là bột đậu cũng làm tương tự như lòng đỏ trứng, hòa tan với lượng nước nhất định và đổ cho cá ăn. Sau khi cá bột nuôi khoảng 1 tháng cho cá ăn thức ăn công nghiệp dạng viện nổi có kích thước phù hợp với kích cỡ miệng cá, thức ăn có hàm lượng đạm cao >40% protein và 11% lipit, lượng thức ăn cho cá ăn bằng 2-3% trọng lượng cá, để cá làm quen với thức ăn mới. + Chăm sóc và quản lí cá: Hằng ngày kiểm tra hệ thống lưới quây trong bể có bị tung ra không, tránh trường hợp cá trong quây lưới thoát ra ngoài khó kiểm tra và quan sát. Định kì 1 lần/tuần dọn các tạp chất bám ở trong và ngoài
  28. 20 lưới, thường xuyên quan sát hoạt động của cá trong lưới vào sáng sớm và chiều tối để có những phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường nhằm kịp thời xử lí. Đối với cá khi nuôi được 1 tháng, trước khi cho ăn cần vớt bỏ thức ăn dư thừa, cho cá ăn thức ăn mới, sạch sẽ. Lưới quây nuôi cá bột bị bẩn, có rêu bám quanh là vấn đề khó tránh khỏi, đặc biệt giai đoạn cá còn nhỏ sử dụng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ. Sau 1 tháng nuôi bỏ lưới quây cá ra cho cá thích nghi với bể nuôi, mở rộng mật độ cá nuôi ra, đồng thời loại bỏ rêu và các tạp chất bám quanh lưới quây và bể nuôi đảm bảo môi trường nước nuôi sạch sẽ. Duy trì mực nước trong bể nuôi ổn định, tránh bị cạn, vớt rêu nổi trên mặt nước đảm bảo mặt nước sạch sẽ tránh rêu nổi cản trở cá ăn. Vệ sinh khu vực quanh bể nuôi sạch sẽ, rắc vôi quanh đảm bảo môi trường sạch, phòng tránh các bệnh gây cho cá. Những ngày trời âm u, mưa nhiều cần đảm bảo oxy đầy đủ, cần có sục khí đảm bảo oxy cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường, căng lưới đen đảm bảo ánh sáng mặt trời ít ảnh hưởng tới bể nuôi vào những ngày nắng nóng kéo dài. - Giai đoạn từ cá hương lên cá giống: Mật độ cá thả: 61 con/m2 Lúc cá tách ra khỏi lưới quây có độ tuổi trên 1 tháng: Thức ăn cho cá giai đoạn này là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi có kích cỡ viên 0,6-1mm tùy theo cỡ miệng cá, thức ăn có hàm lượng đạm cao 40% protein và 8-10% lipit. Lượng thức ăn cho cá lúc này bằng 3-5% trọng lượng cá, hàng ngày cho cá ăn 2 lần vào buổi sáng (8h) và chiều tối (17h). + Cách thức cho ăn: Thức ăn đưa xuống bể nuôi thành nhiều đợt để tất cả cá đều được ăn, quan sát hoạt thức ăn hàng ngày cho cá ăn có thể điều chỉnh khi điều kiện thời tiết thay đổi, tình trạng cá, môi trường nước trong bể. + Chăm sóc và quản lí cá: Hàng ngày kiểu tra mặt nước nuôi, loại bỏ thức ăn dư thừa, tạp chất, rêu bám quanh bể. Định kì 1 lần/tuần vệ sinh bề mặt bể, cọ rửa thay mới nước, hàng ngày trước khi cho cá ăn vớt thức ăn dư thừa, tạp chất đảm bảo cá được ăn thức ăn mới. Duy trì mực nước ổn định để theo dõi tình
  29. 21 hình cá, thường xuyên quan sát trạng thái hoạt động của cá trong bể để có những biện pháp xử lí kịp thời. Định kì 7- 10 ngày dọn dẹp khu vực quanh bể nuôi, rắc vôi bột quanh bể nuôi đề phòng các bệnh gây cho cá, làm sạch môi trường xung quanh. Định kì 1 tuần/lần dùng vitamin C trộn vào thức ăn công nghiệp với liều lượng 2-3 g/kg thức ăn để tăng sức đề kháng cho cá.Những ngày trời âm u, mưa nhiều cần có sục khí đảm bảo oxy cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường. Còn những ngày nắng nóng kéo dài căng lưới đen chống ánh sáng mặt trời trực tiếp rọi vào bể nuôi. 3.5.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu môi trường *Xác định nhiệt độ nước bằng nhiệt kế bách phân: Cho nhiệt kế vào một chai nước và buộc một sợi dây dài khoảng 0,5m vào chai, sau đó thả xuống khu vực bể nuôi và đặt tại 3 điểm của bể nuôi. Sau 20 phút kéo lên rồi xem nhanh nhiệt độ của nhiệt kế và tính giá trị trung bình. Thời gian đo vào lúc 7h30 sáng và 5h chiều mỗi ngày. *Xác định pH bằng bộ kiểm tra nhanh pH: dùng lọ thủy tinh đong lấy 5ml nước trong bể nuôi sau đó nhỏ 4 giọt thuốc thử vào lắc đều và tiến hành so sánh màu thay đổi trong lọ với màu trên bảng hộp so màu, trùng với màu nào thì đọc chỉ số pH trên bảng so màu. *Xác định hàm lượng Oxy hòa tan bằng máy đo cầm tay: thả một đầu dây của máy đo xuống nước rồi đọc chỉ số oxy trên máy. Ngày đo 2 lần vào buổi sáng từ 5h - 6h và 14 -15h. Cân mẫu cá: Sử dụng lưới đánh cá để lấy mẫu cá, sử dụng chậu đã đong 1kg nước để lên cân đồng hồ. Dùng vợt đánh mẫu cá thả vào trong chậu đã chuẩn bị xem khối lượng cá trong chậu sau đó đếm số lượng cá có trong trong chậu. 3.5.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu Tỷ lệ sống của cá: Từ lúc bắt đầu thí nghiệm đến lúc kết thúc thí nghiệm Tính tỷ lệ sống (TLS)
  30. 22 Số lương cá khi kết thúc thí nghiệm Tỉ lệ sống (%)= x100 Số lượng cá khi bắt đầu thí nghiệm Giá trị tăng trưởng trung bình: Giá trị trung bình (X) 1 n X =  X i n i 1 Trong đó : X: là giá trị trung bình n: là số lần kiểm tra Xi :là giá trị lần kiểm tra thứ i Hệ số thức ăn (FCR) Khối lượng thức ăn tiêu tốn (g) FCR = Khối lượng cá tăng trọng (g) Tốc độ tăng trưởng bình quân ADG (gam/con/ngày) W2 - W1 ADG = (g/ngày)t2 – t1 Trong đó : ADG : Tốc độ sinh trưởng trung bình ngày (gam/con/ngày) W1 : Khối lượng cá trung bình lần kiểm tra trước (gam/con) W2 : Khối lượng cá trung bình lần kiểm tra sau (gam/con) t2 : Là thời điểm đang kiểm tra t1 : Là thời điểm của lần kiểm tra trước đó 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được phân tích thống kê dựa trên phần mềm Microsoft Excel 2010. Các giá trị chủ yếu được tính toán là giá trị trung bình, độ lệch chuẩn. PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Biến động môi trường nuôi
  31. 23 Các yếu tố môi trường là yếu tố có vai trò quan trọng. Việc xác định một số yếu tố môi trường như nhiệt độ nước, oxy hòa tan, pH cho phép đánh giá sự đồng nhất về điều kiện thí nghiệm giữa các nghiệm thức và sự phù hợp của các yếu tố này với sinh trưởng, phát triển của cá Anh vũ. Trong quá trình theo dõi nuôi cá Anh vũ trong bể nuôi. Chúng tôi đã thu mẫu môi trường kiểm tra các thông số môi trường tại khu vực nuôi. Kết quả kiểm tra được thể hiện ở bảng 4.1 sau đây: Bảng 4.1: Kết quả theo dõi môi trường nước trong khu vực nuôi: DO(mg/l) pH Nhiệt độ (ºC) Tháng ( X ± ̅) ( ± ̅) ( ± ̅) 11 5,35±0,08 6,9±0,07 24,75±0,40 12 7,23±0,06 6,7±0,10 19,90±0,45 1 7,34±0,07 6,8±0,06 19,35±0,38 2 5,41±0,05 7,1±0,08 24,10±0,41 3 6,85±0,04 6,7±0,06 20,65±0,47 4 6,91±0,09 6,9±0,10 20,55±0,44 5 5,04±0,06 6,6±0,07 25,95±0,30 - Biến động của nhiệt độ nước Đối với động vật sống nói chung thì nhiệt độ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự sống. Tuy nhiên đối với thủy sản nói chung và cá Anh Vũ nói riêng thì yếu tố này còn ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Động vật thủy sản thuộc nhóm biến nhiệt, nhiệt độ môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệt độ của cá. Ở thời điểm nhiệt độ môi trường xuống thấp (mùa đông) nhiệt độ thân nhiệt cá cũng giảm, làm toàn bộ quá trình trao đổi chất của cá giảm xuống, có thể dừng hẳn khi nhiệt độ môi trường xuống quá thấp. Ngược lại khi nhiệt độ môi trường tăng lên thì quá trình trao đổi chất tăng lên. Tuy nhiên đối với mỗi loài thủy sản đều có ngưỡng nhiệt độ hoạt động của mình. Trong quá trình thực hiện thí nghiệm từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 05
  32. 24 năm 2019, nhiệt độ nước dao động ở khoảng 19 - 26oC. Nhiệt độ trung bình nước tại khu vực bể nuôi có xu hướng giảm dần vào cuối tháng 12 đầu tháng 1 do chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh phía Bắc. Kết quả theo dõi nhiệt độ cũng cho thấy không có sự khác biệt lớn giữa các bể nuôi do các bể nuôi được bố trí trong cùng 1 khu vực nuôi. Nhiệt độ nước trong khoảng từ 19°C - 21°C nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá Anh vũ. Trong tự nhiên, chúng phân bố ở những thượng lưu sông, cá Anh vũ chỉ sống sâu trong các hang đá vì chúng ưa nhiệt độ lạnh. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của cá Anh Vũ từ 5 - 22°C , cá Anh Vũ là loài có sức chịu đựng kém về nhiệt độ cao, khi nước trong môi trường nuôi nóng quá giới hạn chịu đựng thì cá nổi lên mặt nước và chết. Nhiệt độ phù hợp cho sinh sản và phát triển của trứng nằm trong khoảng từ 15°C đến 22°C. Nhiệt độ nước có sự biến động theo các tháng: nhiệt độ trung bình cao nhất >250C vào tháng 5 và nhiệt độ trung bình thấp nhất là 150C vào các ngày trong tháng 1. Tháng 2 nhiệt độ lại tăng lên do chịu ảnh hưởng của áp thấp nóng phía Tây kéo dài nên nền nhiệt độ tăng cao và giảm dần vào các tháng 3 và 4 do chịu ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh phía Bắc tăng cường. Tới đầu tháng 5 khi bước vào mùa hè nền nhiệt lại quay lại với nhiệt độ trung bình nước các ngày tăng cao. Do địa điểm đặt bể nuôi đều có mức nước sâu >= 1,3m nên khi nhiệt độ không khí tăng hay giảm ảnh hưởng ít nhiều đến sinh trưởng của cá Anh Vũ. Biến động nhiệt độ nước được thể hiện qua hình 4.1
  33. 25 28 25,95 24,75 26 24,1 24 20,65 20,55 22 19,9 19,35 nhiệt độ 20 nước 18 16 14 toc 12 10 8 6 4 2 0 11 12 1 2 3 4 5 Tháng Hình 4.1: Biến động nhiệt độ nước của bể nuôi theo tháng - Biến động pH trong nước Kết quả theo dõi pH trong các lồng cho thấy pH dao động trong khoảng 6,0 - 7,5. Kết quả theo dõi giá trị pH cũng cho thấy không có sự khác biệt giữa các bể nuôi do được bố trí trong cùng 1 khu vực nuôi. pH của nước trong khoảng 6,0 – 7,5 nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá Anh Vũ. Giá trị pH của nước trong khoảng 6,0 – 7,5 nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá Anh Vũ. Giá trị pH nước có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới cá nuôi: độ pH quá cao hoặc quá thấp đều gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cá, pH thấp hơn 4 hay cao hơn 11 có thể gây chết cho cá ( Nguyễn Đức Hội, 2004 [5]). Biến động giá trị pH nước được thể hiện qua hình 4.2
  34. 26 Độ pH 7,4 7,2 7,1 7 6,9 6,9 6,8 6,7 6,7 pH 6,8 6,6 6,6 6,4 6,2 6 11 12 1 2 3 4 5 Tháng Hình 4.2: Biến động giá trị pH nước của bể nuôi theo tháng - Biến động của oxy hòa tan Hàm lượng oxy hòa tan trung bình trong quá trình nuôi dao động trong khoảng 5,0 - 7,35 mg/l, nằm trong khoảng phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá Anh Vũ. Độ oxy hòa tan phù hợp cho sinh trưởng và phát triển các loài cá ≥ 4mg/l (QCVN 02-22:2015/BNNPTNT). Oxy hòa tan cao trong bể nuôi cũng là lý do mà có thể nuôi Anh vũ trong bể nuôi mật độ (67 con/m²) cao hơn nuôi cá giống trong lồng nuôi (20 - 45con/m²). Giúp tận dụng tối đa thức ăn ở các tầng nước cũng như tránh lãng phí thức ăn. Các tháng 11, tháng 2, tháng 5 nhiệt độ nước tăng, quá trình ôxy hóa các chất hữu cơ xảy ra với cường độ mạnh, trong khi đó độ hoà tan của oxy vào nước lại giảm xuống. Vì vậy độ thiếu hụt oxy cao hơn so với các tháng 12, 1, 3 và 4. Tuy nhiên, giá trị DO tại các tháng này vẫn đáp ứng được yêu cầu về DO cho cá Anh Vũ. Biến động hàm lượng oxy hòa tan được thể hiện qua hình 4.3
  35. 27 8 7,23 7,34 6,85 6,91 7 5,41 5,35 6 5,04 5 Hàm lượng 4 DO DO DO (mg/l) 3 2 1 0 11 12 1 2 3 4 5 Tháng Hình 4.3: Biến động hàm lượng oxy hòa tan của bể nuôi theo tháng Qua biểu đồ trên ta thấy được rằng chỉ số DO các tháng có nhiệt độ nước cao > 240C thì thấp hơn chỉ số DO của các tháng có nhiệt độ 240C là tháng 11, tháng 2 và tháng 5 chỉ số DO trong khoảng từ 5,0 - 7,35 mg/l. Còn các tháng có nhiệt dộ thấp dưới 240C ( tháng 12, 1, 3, 4) chỉ số DO trong khoảng 6,85 - 7,35 mg/l. Điều này là do ở các tháng có nhiệt độ nước cao tảo, vi sinh vật và các thực vật thủy sinh khác trong nước phát triển mạnh hơn so với các tháng có nhiệt độ nước thấp, vì thề mà hàm lượng oxy hòa tan trong nước các tháng có nhiệt độ cao sẽ thấp hơn so với các tháng có nhiệt độ thấp hơn vì được tảo, vi sinh vật và các thực vật thủy sinh khác trong nước sử dụng. 4.2. Kết quả theo dõi tăng trưởng cá Anh Vũ Sau 180 ngày nuôi, cá Anh Vũ từ khối lượng trung bình 0,01g/con đạt khối lượng trung bình đến tháng thứ 6 là 3,3 - 3,4 g/con, sinh trưởng tương đối của cá là 3,25 - 3,3g/con. Tốc độ tăng trưởng trung bình của cá Anh Vũ theo ngày trong quá trình nuôi là 0,018g/con/ngày. Kết quả theo dõi sinh trưởng của Anh vũ tại bể nuôi được thể hiện ở bảng 4.2 sau đây: Bảng 4.2: Kết quả theo dõi tăng trưởng của Anh Vũ tại bể nuôi theo các tháng
  36. 28 Cỡ cá thả đầu Khối lượng trung bình của cá theo các tháng Tháng tháng [(g/con) ± 풙̅] [(g/con) ± (0,005)] 11 0,01 0,47 ± 0,007 12 0,51 1,05 ± 0,018 1 1,1 1,52 ± 0,014 2 1,55 2,04 ± 0,0175 3 2,1 2,5 ± 0,012 4 2,52 2,87 ± 0,011 5 2,9 3,3 ± 0,015 Bảng kết quả trên được ghi lại khi thu mẫu lần cuối vào ngày 26 tháng 5 năm 2019. Từ kết quả theo dõi cho thấy tốc độ sinh trưởng của cá trong bể nuôi chưa ổn định, cá lớn nhất đạt 3,37 g/con sau 6 tháng nuôi, cá nhỏ nhất đạt khoảng 2,95 g/con. Kết quả này cho thấy khối lượng cá chưa đồng đều trong bể nuôi. Tốc độ sinh trưởng trung bình của cá trong thời gian theo dõi đạt từ 0,007 – 0,018 g/con/ngày. Tăng trưởng trung bình của cá Anh Vũ được nuôi trong bể nuôi của hợp tác xã (0,0172 g/con/ngày) cao hơn tăng trưởng trung bình của cá Anh Vũ (g/con/ngày) sinh sống tại môi trường nuôi tự nhiên. Sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng giữa bể nuôi được cho là liên quan đến công tác chăm sóc, quản lý, số lượng cá tạp cạnh tranh thức ăn. 4.3. Kết quả tỉ lệ sống Kết quả theo dõi từ ngày 08/11/2018 - 26/05/2019 sau khoảng 180 ngày nuôi, tỷ lệ sống của cá Anh Vũ đạt trung bình 72,7%. Tỷ lệ sống của cá Anh Vũ qua các tháng được thể hiện qua bảng 4.3 Bảng 4.3: Kết quả theo dõi tỉ lệ sống của Anh Vũ: Số cá khi thu Bể nuôi Số cá thả (con) Tỉ lệ sống (%) hoạch (con) 1 20300 14759 72,7 %
  37. 29 Tỉ lệ sống tại bể nuôi cao vậy là do nguồn nước tại hồ là nguồn nước sạch, diện tích mặt nước rộng nên ít biến động về các yếu tố môi trường như DO, NH3/NH4, pH, nhiệt độ hơn so với trong ao nuôi. Một vài cá thể chết do quá trình vận chuyển và kéo cá đo mẫu gây xước xát trên da, cơ hội cho một số loại vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Tỷ lệ sống trung bình của cá Anh Vũ nuôi được 6 tháng ở bể nuôi của hợp tác xã (72,7%) cao hơn so với cá sinh sống ở ngoài môi trường tự nhiên. Nhưng vì cá Anh vũ nuôi ở bể nuôi mới được 6 tháng và chưa đạt khối lượng thương phẩm nên chưa thể đánh giá chính xác được. 4.4 Hệ số chuyển đổi thức ăn của cá Anh Vũ Hệ số chuyển đổi thức ăn là thông số quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng thức ăn và dinh dưỡng của các dòng cá khác nhau. Bảng 4.4: Kết quả theo dõi và tính toán FCR của bể nuôi cá Anh Vũ Số cá Số cá Trọng Trọng Tổng thả từ còn lượng lượng lượng Tổng khối Bể lúc sống cá đo từ cá thu thức lượng cá thu FCR nuôi theo sau 180 lúc theo trung ăn đã (kg) dõi ngày dõi bình cho (con) (con) (g/con) (g/con) (kg) 1 20300 14759 0,01 3,3 48,7 155 3,18 Theo tính toán thực tế, từ ngày 08/11/2018 đến ngày 26/05/2019, bể nuôi đã sử dụng hết 155kg thức ăn công nghiệp. Hệ số chuyển đổi thức ăn của bể nuôi là 3,18. Tuy nhiên, vì mật độ cá nuôi trong bể nuôi dày hơn ở lồng nuôi nên tiêu tốn thức ăn sẽ thấp và do ở giai đoạn nhỏ sinh trưởng của cá nhanh hơn ở giai đoạn sau và cá nuôi ở bể nuôi mới được 6 tháng từ giai đoạn cá giống nên cũng không thể khẳng định được chắc chắn điều này. 4.5. Bảng tổng hợp tham gia các hoạt động khác ở HTX Hằng ngày ngoài thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, ở hợp tác xã còn tham gia các công tác khác như nuôi các loại cá thịt khác, theo dõi, kiểm tra, phòng và trị bệnh cho cá, và làm các công việc khác tại hợp tác xã:
  38. 30 - Nuôi các loại cá khác như cá rô phi, cá trắm đen, cá bỗng, cá lăng chấm, cá chiên và trai cấy ngọc. - Làm các công việc khác tại HTX như quan sát, kiểm tra, vệ sinh trai cấy ngọc, dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực bể nuôi và nhà cấy giống. Bảng 4.5: Tổng hợp các hoạt động khác tại HTX Số lượng Đối tượng (lồng TT Nội dung công việc (Cá/Trai) nuôi/dây treo) Hàng ngày cho cá ăn 2 lần/ngày, 1 Chăn cá Rô Phi 1 (sáng 7h, chiều 17h) Hàng ngày cho cá ăn 2 lần/ngày (sáng 7h, Chăn cá Trắm chiều 17h). Định kì 2 tuần/lần kéo cá kiểm 2 2 Đen tra, trộn thuốc vào thức ăn cho cá Hàng ngày cho cá ăn 2 lần/ngày (sáng 7h, 3 Chăn cá Bỗng 1 chiều 17h). Định kì 3 ngày/lần cắt cỏ cho cá ăn, 3 tuần/lần kéo cá kiểm tra. Chăn cá Chiên và 2 ngày/lần cho cá ăn các loại thịt cá khác 4 1 cá Lăng Chấm băm nhỏ, 3 tuần/lần kéo cá kiểm tra Hằng ngày kiểm tra trai, loại bỏ những trai Trai cấy ngọc và 5 10 nguyên liệu chết, vệ sinh, cọ rửa bên ngoài Trai nguyên liệu vỏ trai, thay nước bể trai nguyên liệu Nội dung công việc Phát cỏ, vệ sinh Định kì 15 ngày/lần phát cỏ, dọn vệ sinh quanh nhà cấy quanh nhà cấy ghép giống, rắc vôi bột và dọn dẹp vệ sinh quanh khu vực 6 ghép giống và bể bể nuôi cá giống. Hằng ngày trước khi chăn cá dưới lồng nuôi cá giống, nuôi, vớt rác quanh khu vực lồng nuôi cá trên mặt hồ. vớt rác quanh lồng nuôi.
  39. 31 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Nhiệt độ nước trung bình ở bể nuôi thí nghiệm dao động trong khoảng 17,5 - 25oC, nằm trong khoảng thích hợp cho sinh trưởng của cá Anh Vũ. pH trong bể nuôi nuôi dao động trong khoảng 6,0 – 7,5 nằm trong khoảng phù hợp với nước nuôi cá Anh Vũ. Oxy hòa tan trong bể nuôi dao động trong khoảng 5,0 - 7,35mg/l, nằm trong khoảng phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá Anh Vũ. Tốc độ sinh trưởng sau khoảng 180 ngày nuôi (6 tháng), từ cỡ ban đầu cá Anh Vũ trung bình là 0,01g/con, đến khối lượng trung bình khi nuôi ở tháng thứ 6 là 3,3 g/con, tốc độ tăng trưởng theo ngày trong khoảng từ 0,007 - 0,018 (g/con/ngày). * Cá Anh Vũ là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Hồ Núi Cốc nói riêng, tỉnh Thái Nguyên nói chung. Cá Anh Vũ nuôi được 6 tháng đã cho thấy được sự thích nghi, sinh trưởng và phát triển tốt của chúng khi nuôi trong bể nuôi tại Hồ Núi Cốc. 5.2. Đề nghị. Trong ứng dụng này, do hạn chế về điều kiện thời gian và kinh phí nên ứng dụng chỉ được thực hiện trong thời gian 6 tháng tương ứng với giai đoạn đầu nuôi thương phẩm. Xuất phát từ nhận định này, tôi đề xuất tiếp tục thực hiện ứng dụng để tiếp tục phát triển nuôi cá Anh Vũ trong bể nuôi để đạt hiệu quả cao được nhân rộng ra các sông suối huyện thị có điều kiện tự nhiên phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi dưỡng giống cá hiếm có nguy cơ tuyệt chủng này.
  40. 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng và Nguyễn Công Thắng, 2000. Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quí hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá Anh vũ (Semilabeo notabilis Peters, 1881); Cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima,1926); Cá Lăng (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803); (Bagarius yarrelli Sykes, 1841). Báo cáo tổng kết đề tài. 2. Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 3. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2000. Sách đỏ Việt Nam-Phần Động Vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 262-269. 4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1992. Sách đỏ Việt Nam-Phần Động Vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 251-252. 5. Bộ Thủy Sản, 1996. Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 216-217. 6. Lưu Quốc Trọng, 2013. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ: Khai thác nguồn gen Cá Rầm xanh (Sinilabeo lemassoni Bellegin & Chevey, 1932) phục vụ phát triển bền vững. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I. 7. Mai Đình Yên, 1963. Bước đầu tìm hiểu ý nghĩa kinh tế của ngư giới sông Hồng và vấn đề hợp lý hoá khai thác nguồn lợi tại đây. Tập san sinh vật - địa học. 8. Mai Đình Yên, 1978. Các loài cá nước ngọt Việt Nam. Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. 9. Mai Đình Yên, 1998. Hiện trạng nguồn lời thuỷ sản nước ngọt và đề suât trương trình hành động bảo vệ và phát triển bền vững nguồn lợi này. Báo cáo tại hội thảo phát triển thuỷ sản bền vững. Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1.
  41. 33 10. Ngô Sĩ Vân, 1999. Điều tra nghiên cứu hiện trạng khu hệ cá hồ chứa Thác Bà - Yên Bại. Luận văn thạc sĩ, trường đại học thuỷ sản Nha Trang. 11. Nguyễn Hữu Ninh và ctv, 2009. Khai thác bảo tồn nguồn gen cá Anh vũ. Báo cáo tổng kết khoa học. 12. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, 2000. Cá nước ngọt Việt Nam tập 1, họ (Cyprinidae). Nhà xuất bản Nông nghiệp. 13. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sĩ Vân, 2001. Cá nước ngọt Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội. 14. Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình, 1999. Kết quả bước đầu nghiên cứu về thành phần phân bố cá sông Lô Gâm. Tuyển tập các công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, 3-20. 15. Nguyễn Văn Hảo, 1993. Ngư loại học tập II. Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, 121-122. 16. Ngũ Hiến Văn, (1963). Các loài cá nước ngọt có giá trị kinh tế của Trung quốc (Bản dịch của Nguyễn Bá Mão). Nhà xuất bản khoa học. 17. Vũ Trung Tạng, 2003. Sách Cơ sở sinh thái học. Nhà xuất bản giáo dục, 265 trang. II. Tài liệu tiếng anh. 18. Semilabeo notabilis (TSN 690092) tại Hệ thống Thông tin Phân loại Tích hợp (ITIS). Semilabeo notabilis Peters, 1881 tại Encyclopedia of Life. Cá Anh Vũ tại trang Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI) 19. Hwang, H.C., I.Y. Chen and P.C. Yueh, 1988. The freshwater fishes of China in colored illustrations. Vol. 2. Shanghai Sciences and Technology Press, Shanghai, China. 201 p. (Ref. 26563) 20. Michael C. C., Zhang J. and Zhou (2004). Black Carp Fingerling Production with Soy-Maximized Feeds. Results of ASA/China 2004 Feeding Trial 35-04-82. American Soybean Association Room 902, China World Tower 2 No. 1 Jianguomenwai Avenue Beijing 100004, P.R. China.
  42. 34 21. Peters, W. (C. H.). 1881. Über eine Sammlung von Fischen, welche Hr. Dr. Gerlach in Hongkong gesandt hat. Monatsb. Akad. Wiss. Berlin 1880: 1029-1037, 1 pl. 22. Altigena Lemassoni Pellegrin et Chevey, 1937. www.fishbase.orgChuxinluo et Chen Yinrui, 1989. The Fishes ofy Yunnan China, part I, Chinise. 23. Chuxinluo et Chen Yinrui 1990. The Fishes ofy Yunnan China, part I, Chinise. 24. Kottelat M., 2001. Freshwater fishes of Northern Viet Nam. Environment and Social Development Unit East Asia and Pacific Region, The World Bank. Book, 184p. 25. Yang Junxing, Wang Xiao, Pan Xiao, Li Zaiyun, 2012. Effects of Four Penetrating Cryoprotectants on Cryopreservation of Semilabeo obscurus Sperm. Journal of Hydroecology. Nguồn PHỤ LỤC: Từ viết tắt: HTX: Hợp tác xã HĐQT: Hội Đồng Quản Trị NTTS: Nuôi Trồng Thủy Sản Cs, 2000: Cộng sự, 2000
  43. 35 Thức ăn sử dụng - Thức ăn công nghiệp viên nổi của công ty CJ VINA AGRI - Thành phần dinh dưỡng, cỡ viên, hàm lượng đạm, mã thức ăn sử dụng được trình bày ở bảng sau đây: Thành phần dinh dưỡng Tỉ lệ phối trộn Protein thô (min) 40% Chất béo (min) 8% - 10% Xơ thô (max) 4% Độ ẩm (max) 11% Lysine tổng (min) 2,0% methionine+cysteine (min) 1,0% Ca(min-max) 1,5 - 2,0% Kháng sinh Không có Các thành phần khác 19 - 20,5 % Cỡ viên thức ăn 0,8mm Mã thức ăn GALAXY FF -8000 Nguồn: Thông tin ghi trên bao bì sản phẩm